SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
VÕ THANH HẢI
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI
CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
VÕ THANH HẢI
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI
CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn "Tác động của Chính sách hỗ trợ tài chính đến
tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh" là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Khánh Nam,
không sao chép từ các công trình nghiên cứu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu khác đều có
nguồn gốc rõ ràng và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nghiên cứu của tôi
dựa vào tài liệu chính "Cẩm nang Đánh giá Tác động: các phương pháp định lượng
và thực hành" do Khandker, Koolwal và Samad viết năm 2010. Các dữ liệu sử dụng
trong luận văn là hoàn toàn đúng như thực tế đã thu thập được từ cuộc Điều tra
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh
chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu này.
Người thực hiện
VÕ THANH HẢI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1 – Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 – Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3 – Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4 – Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 5
2.1 – Lược khảo lý thuyết ................................................................................................... 5
2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công ............................................... 8
2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách ............................................................... 8
2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 10
2.2.3 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 11
2.3 – Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan .................................................. 12
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 15
3.1 – Khung phân tích chung: .......................................................................................... 15
3.2 – Mô hình phân tích .................................................................................................... 15
3.3 – Khung đo lường tác động........................................................................................ 16
3.3.1 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 16
3.3.2 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 19
3.3.3 – Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM .... 20
3.3.4 – Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát ....................................................... 21
3.4 – Dữ liệu ....................................................................................................................... 28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 30
4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 30
4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính .................................................. 30
4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động ...................................................................... 31
4.2 – Tác động của chính sách đến tăng trưởng ............................................................ 36
4.2.1 – Tác động đến tăng trưởng doanh thu .......................................................... 36
4.2.2 – Tác động đến tăng trưởng năng suất .......................................................... 36
4.3 – Kiểm định độ tin cậy của các kết quả ................................................................... 37
4.3.1 – Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm tra điều kiện cân bằng ..................... 37
4.3.2 – Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu ................... 38
4.3.3 – Kiểm tra độ tin cậy của hiệu quả can thiệp bình quân ............................... 40
4.4 – Phân tích ảnh hưởng của các biến kiểm soát ........................................................ 43
4.4.1 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp PSM .......................................... 43
4.4.2 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID ........................................... 45
4.4.3 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID-PSM .................................. 47
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 50
5.1 – Kết luận ..................................................................................................................... 50
5.2 – Hàm ý chính sách..................................................................................................... 51
5.3 – Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................. 51
5.4 – Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa tiếng Việt – tiếng Anh
ATT
Hiệu quả can thiệp trung bình trên đối tượng can thiệp
Average Treatment Effect on the Treated
CIEM
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
Central Institute for Economic Management
DID
Phương pháp Sai biệt kép (hay Khác biệt trong khác biệt)
Difference in Difference methodology
Phương pháp Sai biệt kép kết hợp phương pháp kết nối điểm xu
DID-PSM
hướng
Difference in Difference methodology - Propensity Score Matching
methodology
DN
Doanh nghiệp
Enterprise
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Small and Medium Enterprise
ISIC
Phân loại ngành công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
International Standard Industrial Classification
GSO
Tổng cục Thống kê
General Statistic Office
OLS
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Ordinary Least Squares methodology
PSM
Phương pháp Kết nối điểm xu hướng
Propensity Score Matching methodology
SME
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Small and Medium Enterprise
SMEs
Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa
Small and Medium Enterprise survey
SXKD
Sản xuất kinh doanh
Manufacturing Business
TOT
Hiệu quả can thiệp trên đối tượng can thiệp
Treatment Effect on the Treated
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
World Trade Organization
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc trong mô hình ....................................................... 23
Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn................. 26
Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình ..................................................... 27
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp................. 32
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động........................ 33
Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô doanh nghiệp................... 34
Bảng 4.4: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng sở hữu........................... 34
Bảng 4.5: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng đa dạng sản phẩm......... 35
Bảng 4.6: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng xuất khẩu...................... 35
Bảng 4.7: Tác động của chính sách đến tăng trưởng doanh thu .............................. 36
Bảng 4.8: Tác động của chính sách đến tăng trưởng năng suất............................... 37
Bảng 4.9: Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu ................ 39
Bảng 4.11: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2015...................... 43
Bảng 4.12: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2013-2015 ............ 44
Bảng 4.13: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng doanh
thu 45
Bảng 4.14: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng năng
suất 46
Bảng 4.15: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng
doanh thu 47
Bảng 4.16: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng
năng suất 48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động .................................................. 9
Hình 3.1: Mô hình phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính ................... 15
Hình 4.1: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2015............ 37
Hình 4.2: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2013-2015... 38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm tắt
Với vai trò là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, DNNVV
đã được Nhà nước triển khai các chính sách trợ giúp trong các lĩnh vực tài chính,
mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc
tiến mở rộng thị trường… tạo điều kiện cho DNNVV tồn tại và phát triển. Trong đó,
chính sách hỗ trợ tài chính có ý nghĩa thực tiễn đối với DNNVV.
Đã có một số nghiên cứu về tác động chính sách đến DNNVV ở trong và
ngoài nước trong đó đề cập đến chính sách hỗ trợ tài chính,… thể hiện các góc độ
và quan điểm khác nhau. Các nghiên cứu nước ngoài thực hiện với những điều kiện
rất khác biệt so với Việt Nam. Còn các nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu
vai trò và giải pháp để thúc đẩy việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV, chưa có nhiều
nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến chỉ số
tăng trưởng của DNNVV.
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Kết nối điểm xu hướng PSM, Sai biệt kép
DID và Sai biệt kép DID kết hợp với Kết nối điểm xu hướng PSM để đo lường tác
động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng
suất của DNNVV. Sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 457
doanh nghiệp tham gia năm 2015 và 356 doanh nghiệp tham gia cả 2 năm 2013 và
2015, nghiên cứu chưa tìm thấy tác động tích cực của chính sách đến chỉ số tăng
trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp.
Abstract
As an important component of the national economy, SMEs have been
supported by the State by various policies in the fields of finance, production
ground, innovation, improve technology capacity, technical level, or market
promotion that potentially facilitates the existence and development of SMEs. In
particular, financial support has been considered one of the important policies for
SMEs.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Studies on impacts of financial support policy on the growth of SME in
Vietnam and in other countries have shown mixed results. Studies conducted in
other countries based on different contexts compared to Vietnam. While studies in
Vietnam focused on the role and solutions to promote financial support for SMEs,
there are few quantitative studies assessing the impact of financial support policies
on the growth of SME.
This study uses Propensity Score Matching (PSM), Difference in Difference
(DID), and a combination of PSM and DID to measure the impact of financial
support policy on SME revenue growth and productivity growth. Using the survey
data of 457 SME enterprises participated in the 2015 survey and 356 enterprises
participating in both 2013 and 2015 surveys, the study has not found a positive
impact of the policy on revenue growth and productivity growth index of
businesses.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU
1.1 – Đặt vấn đề
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế.
Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư
phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa
triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…
Số tiền thuế và phí mà các DNNVV đã nộp cho Nhà nước đã tăng gần 20 lần
sau 17 năm kể từ năm 2001. Sự đóng góp này đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các
công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo ra 40% cơ hội
cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền
đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất,
kinh doanh.
Có thể thấy rằng, cộng đồng DNNVV trong thời gian vừa qua đã đạt được
những kết quả vô cùng quan trọng, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn
thách thức đã và đang nảy sinh trong tình hình mới. Quá trình tăng trưởng của
DNNVV lại đang diễn ra trong điều kiện môi trường hạn chế nên thường dẫn đến
việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Trong khi một số DNNVV gặp phải những
khó khăn về tín dụng và tài chính thì một số doanh nghiệp khác lại gặp những thách
thức từ sự thiếu linh hoạt của môi trường pháp lý.
Nhận định vai trò đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế và hiểu
được môi trường DNNVV đang hoạt động cũng như những trở ngại mà DNNVV
đang đối mặt và cơ hội mà họ đang có là rất quan trọng để đưa ra được các chính
sách có lợi cho một sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ đã ban hành các chính sách
định hướng, phát triển DNNVV được xem là một trong những chính sách ưu tiên
hàng đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, góp phần đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Trong các chính sách điều tiết nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát
triển của DNNVV thì chính sách tài chính là một trong những công cụ quan trọng
thường được Chính phủ sử dụng. Bản chất của các chính sách này là việc Chính phủ
sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư từ các tổ chức,
cá nhân nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Cụ thể, thông qua 2 công cụ chủ yếu
thường được sử dụng là thuế và tín dụng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hỗ
trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy tính chủ động,
sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước.
Một trong những văn bản quan trọng thể hiện sự khuyến khích phát triển
DNNVV là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Nghị định này là
văn bản chính thức của nhà nước khẳng định vai trò của các DNNVV trong nền
kinh tế và các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Đây cũng được coi là bước
đột phá nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, tăng cường hoạt
động trợ giúp phát triển DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
và nền kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh
tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập
quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước.
Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay,
thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất
khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách
quốc gia. Trong đó, DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm 96% tổng số doanh
nghiệp trên địa bàn và giữ vai trò, đóng góp lớn đối với kinh tế thành phố.
Các chính phủ, nhà tài trợ và những thành phần khác trong cộng đồng phát
triển mong muốn xây dựng hiệu quả những chương trình có mục tiêu sâu rộng như
tăng trưởng, giảm đói nghèo hay tăng việc làm. Những yêu cầu về chính sách này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
thường chỉ có thể đạt được thông qua đánh giá tác động dựa trên bằng chứng xác
thực từ dữ liệu khảo sát hay thông qua các phương thức định lượng liên quan.
Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, nghiên cứu sẽ
phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đối với tăng trưởng của DNNVV
tại Tp. Hồ Chí Minh.
1.2 – Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đến tăng
trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. Hồ Chí Minh hay không?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ
trợ tài chính đến hoạt động của DNNVV tại TP.HCM cũng như đề xuất những giải
pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của
DNNVV.
Trong nghiên cứu này sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh
thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV tại TP.HCM bằng cách so sánh chỉ số
tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp nhận được hỗ trợ và nhóm không nhận được hỗ
trợ của chính sách.
- Đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ
trợ đối với tăng trưởng của DNNVV tại địa phương nói riêng và DNNVV cả nước
nói chung.
1.3 – Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp năm 2015 gồm 467 DNNVV trong đó có
17 DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính và dữ liệu thứ cấp năm 2013-2015
gồm 356 DNNVV được khảo sát liên tục qua 2 năm 2013 và 2015 trong đó có là 13
DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PSM, phương pháp DID và phương
pháp kết hợp giữa PSM và DID để đánh giá tác động can thiệp của chính sách đến
tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV. Cả ba phương pháp này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
đều xây dựng tình huống phản thực từ dữ liệu thống kê, giúp chọn lọc các DNNVV
có những đặc điểm tương đồng nhau trước khi có can thiệp của chính sách, từ đó
giúp cho việc so sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của DN trước và sau khi có can thiệp.
1.4 – Cấu trúc luận văn
Đề tài trình bày các vấn đề theo cấu trúc 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1 – Giới thiệu: cung cấp thông tin ngắn gọn về vấn đề cần nghiên cứu, trình
bày mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 – Tổng quan lý thuyết: trình bày cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ tài
chính, phương pháp đánh giá tác động của chính sách, lược khảo các nghiên cứu
thực nghiệm liên quan để từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: trình bày về khung đo lường tăng trưởng
doanh thu, tăng trưởng năng suất và đánh giá tác động chính sách, phương pháp
đánh giá bằng PSM và DID, DID kết hợp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả và bàn luận về các phát hiện liên
quan đến kết quả chính.
Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: trình bày những kết luận, các hàm ý
chính sách liên quan đến nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Phần cuối cùng là các phụ lục đính kèm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 – Lược khảo lý thuyết
DNNVV tại Việt Nam
Khái niệm DNNVV: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn,
lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ
vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động
từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có
từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí
riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 6,
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng
hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của
năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ
theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm
không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không
phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc
tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham
gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của
năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng
không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1,
khoản 2 Điều này.
Vai trò của DNNVV: Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một
số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNNVV thường chiếm tỷ
trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các
doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào
tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là
những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại
các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là
thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều
chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV
thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành
một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ
sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo
công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp giá trị GDP cho quốc gia.
Chính sách trợ giúp phát triển DNNVV
Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng
tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn tăng: tính hết năm 2009, gần 85.000 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008. Sự phát triển tích
cực của khu vực DNNVV trong những năm qua đã góp phần cơ bản tạo việc làm
mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an sinh xã
hội. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn còn có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc
trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô
doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu,
việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh
nghiệp lớn còn thấp.
Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển DNNVV đáp ứng các yêu
cầu mới về hội nhập và phát triển, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay
thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về trợ
giúp phát triển DNNVV.
Theo nội dung của Nghị định này, Nhà nước có chính sách trợ giúp DNNVV
trong các lĩnh vực tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công
nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho DNNVV
tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp
phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp.
Chính sách hỗ trợ tài chính
Chính sách hỗ trợ tài chính là một công cụ rất quan trọng, mang tính sống
còn của Nhà nước trong việc điều hành và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đặc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách về thị
trường chứng khoán, … có tác động đến việc tồn tại và phát triển DNNVV.
Dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật tài chính, sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà
nước đối với các DNNVV được thực hiện thông qua chính sách tài chính vĩ mô
(ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước) và qua các thị trường tài chính (thị
trường tín dụng ngân hàng, thị trường vốn), ngoài ra còn có một số chính sách khác.
Sự hỗ trợ này góp phần giúp cho các DNNVV giải quyết những khó khăn trong quá
trình hoạt động, nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong
điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Các chính sách nói trên của Nhà nước chủ yếu
là hướng vào việc phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xu thế hội
nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công
2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách
Đánh giá tác động của một chính sách là tìm hiểu xem những thay đổi trong
phúc lợi có thực sự là kết quả của can thiệp chính sách hay không, bằng cách thực
hiện so sánh kết quả của những đối tượng tham gia dưới tác động của chính sách
với kết quả của chính những đối tượng tham gia này nếu không có chính sách.
Khó khăn chính trong đánh giá tác động là xác định xem điều gì sẽ xảy ra
đối với đối tượng thụ hưởng nếu không có chương trình. Nhưng ta không thể làm
được điều này vì tại một thời điểm nào đó, một đối tượng sẽ không thể tồn tại vừa ở
nhóm can thiệp và đối chứng cùng lúc. Hiệu quả của chính sách không thể tính cho
một đối tượng, mà thay vào đó cần phải xây dựng tình huống phản thực để tính toán
hiệu quả chính sách trung bình của các đối tượng trong một mẫu khảo sát chọn từ
tổng thể. Kết quả của tình huống này gọi là tình huống phản thực (counterfactual)
trình bày ở Hình 2.1.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Kết quả
Y
2 Nhóm tham gia
Đã nhận can thiệp
Tác động
Y1
Y
Nhóm không tham gia
không nhận can thiệp
0
Trước Sau Thời gian
can thiệp can thiệp
Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động
Nguồn: dựa theo ý tưởng của Khandker và cộng sự (2010)
Tổng quát hóa, tác động trung bình của chính sách sẽ được tính bởi biểu thức:
D = E(Yi | T=1) - E(Yi | T=0) (2.1)
Tác động trung bình của Kết quả của đối tượng Kết quả của đối tượng
chính sách - ATE tham gia không tham gia
Trong đó:
+ T: biến chính sách, 0 = không tham gia, 1 = có tham gia.
+ Yi: biến kết quả chẳng hạn tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất.
+ Yi | T = 1: biến kết quả của đối tượng thứ i với điều kiện đối tượng i
có tham gia.
+ Yi | T = 0: biến kết quả của đối tượng thứ i khi đối tượng i không tham gia.
Do tình huống phản thực không quan sát được nên không thể ước lượng D
một cách chính xác tuyệt đối. Để đánh giá tác động chính xác, ta cần phải loại bỏ sai
số của việc chọn mẫu hoặc tìm cách để xử lý cho sai số này ở mức tối thiểu . Để giải
quyết vấn đề này, có hai hướng tiếp cận: một là "Lựa chọn ngẫu nhiên -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
randomization " và hai là "Thí nghiệm tự nhiên - natural experiments" hay "Bán
thực nghiệm - quasi experiments".
Mỗi phương pháp đều có những giả định khác nhau để tính toán mức độ sai số có
thể có trong lựa chọn đối tượng tham gia, có thể ảnh hưởng đến cơ cấu của các tác
động can thiệp của chương trình. Trong đánh giá tác động chính sách, người ta
thường quan tâm đến Hiệu quả can thiệp trung bình của nhóm tham gia (ATT) hơn
là Hiệu quả can thiệp trung bình (ATE).
Phương pháp "lựa chọn ngẫu nhiên" được áp dụng để loại bỏ sai số do chọn
mẫu bằng cách phân bổ ngẫu nhiên đối tượng vào nhóm can thiệp hoặc đối chứng,
lúc này đặc điểm của hai nhóm là hoàn toàn tương đồng nhau ngoại trừ điểm khác
biệt duy nhất giữa hai nhóm chính là sự can thiệp của chương trình. Vì vậy, tình
huống phản thực chính là hiệu quả của nhóm đối chứng, sai số chọn mẫu ε = 0 và
khi đó D = ATT. Tuy nhiên, phương pháp “lựa chọn ngẫu nhiên” thường không khả
thi trong thực tế do những hạn chế về mục đích chính sách, chọn đối tượng tham gia
và đạo đức. Phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" là dựa vào các thiết kế nghiên cứu,
dữ liệu sẽ được xử lý bằng các kỹ thuật thống kê để tạo thành nhóm can thiệp và
nhóm đối chứng có đặc điểm gần giống nhau nhất, sai số chọn mẫu ε ≈ 0 và khi đó
D ≈ ATT. Phương pháp Kết nối điểm xu hướng, Sai biệt kép, Biến công cụ, Gián
đoạn hồi quy thuộc nhóm "thí nghiệm tự nhiên" này.
2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM
Lý thuyết căn bản về PSM được Robin giới thiệu lần đầu năm 1977, sau đó
được các nhóm nghiên cứu của Rosembaun và Robin (năm 1983), Heckman,
Ichimura và ToDID (năm 1997) và Dehejia và Wahba (năm 1999) tiếp tục bổ sung
hoàn thiện thêm. Phương pháp PSM sau đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng trong các mô hình thực nghiệm về đánh giá tác động.
Phương pháp PSM tiếp cận theo hướng dùng kỹ thuật thống kê để xây dựng
nhóm đối chứng càng gần giống với nhóm can thiệp càng tốt. Dựa trên những đặc
tính quan sát được và không chịu ảnh hưởng của chương trình, PSM tính xác suất
tham gia can thiệp (tức là điểm xu hướng) của các đối tượng. Dựa vào xác suất này,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
mỗi đối tượng nhận can thiệp được so khớp với một đối tượng không nhận can thiệp
tương ứng. Các đối tượng không có đối tượng so khớp sẽ được loại ra. Sau đó, hiệu
quả can thiệp bình quân của chương trình được tính bằng sai biệt trung vị trong kết
quả giữa hai nhóm (Khandker và cộng sự, 2010, p55).
Về lý thuyết, phương pháp PSM là một công cụ đánh giá tác động hoàn thiện
(Khandker và cộng sự, 2010, p55). Tính hợp lý của phương pháp Điểm xu hướng
PSM phụ thuộc vào hai điều kiện: a) thỏa mãn tính độc lập có điều kiện (tức là các
yếu tố không quan sát được không ảnh hưởng đến tình trạng tham gia), b) tồn tại
vùng hỗ trợ chung giữa nhóm can thiệp và đối chứng lớn. Có nhiều cách để so sánh
giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng dựa trên điểm xu hướng gồm các phương pháp
so sánh: cận gần nhất, trong phạm vi bán kính, phân tầng và hạt nhân.
2.2.3 – Phương pháp Sai biệt kép DID
Nghiên cứu khoa học đầu tiên sử dụng một cách rõ ràng cách tiếp cận Sai
biệt kép DID là của Snow tiến hành năm 1855. Kể từ đó đến nay, lý thuyết của
phương pháp DID đã được bổ sung hoàn thiện thêm và được áp dụng trong nhiều
mô hình thực nghiệm bởi các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi.
Phương pháp DID dựa trên dữ liệu so sánh đối tượng tham gia và không
tham gia chương trình ở cả giai đoạn trước và sau khi có can thiệp. Đầu tiên là phải
thực hiện khảo sát đầu kỳ cho cả đối tượng không tham gia và tham gia chương
trình, sau đó khi đã có can thiệp của chương trình, sẽ cần phải tiến hành một điều tra
tiếp theo cho cả hai nhóm đối tượng này. Từ dữ liệu thu được, ta sẽ tính toán được
sai biệt trung vị giữa các kết quả của nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can
thiệp.
Ta có thể tính toán được tác động bằng cách giả định tính không đồng nhất
không quan sát được là không đổi theo thời gian và không có liên hệ với can thiệp
trong thời kỳ.
Phương pháp tính toán DID giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu phản thực bằng
cách dùng cơ chế song song để tính kết quả của đối tượng tham gia và không tham
gia trong thời kỳ trước và sau can thiệp. Về cơ bản, phương pháp DID so sánh các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
nhóm can thiệp và đối chứng dựa trên những khác biệt trong kết quả sau can thiệp
ứng với những kết quả trước can thiệp.
2.3 – Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hỗ trợ chính phủ. Có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm ước lượng tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ cho các
doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (Bergström, 2000, Almus, 2001 Crepon and
Duguet, 2003, Girma Görg và Strobl, 2003, Ege, 2009, Sissoko, 2011; Criscuolo,
Martin, Overman và Van Reenen, 2012). Bằng chứng của Estonia về các yếu tố
quyết định sự tăng trưởng của công ty là rất ít. Trong các nghiên cứu thực nghiệm,
khái niệm hiệu quả bao gồm nhiều lĩnh vực và cơ hội khác nhau - hiệu quả được
xác định thông qua việc sử dụng công nghệ, tăng năng suất hoặc tăng khả năng tồn
tại của doanh nghiệp (Masso và Vildo, 2006). Nghiên cứu thực nghiệm Bergström
(2000) cho thấy trong trường hợp của Thụy Điển trợ cấp có tương quan dương với
tăng trưởng và tăng năng suất của các công ty được trợ cấp dường như tăng lên
trong năm đầu tiên sau khi được trợ cấp.
Nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của các khoản tài trợ ban đầu lên
hiệu quả của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lukason và Masso (2010) đã phân tích
hiệu suất của 39 công ty mới thành lập ở Estonia đã nhận được hỗ trợ tài chính từ
tiểu bang dưới hình thức trợ cấp khởi động trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả cho
thấy mặc dù nhiều doanh nghiệp không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra (về
doanh thu, lợi nhuận và số người làm việc) và hơn một nửa số công ty còn nợ thuế,
các khoản thuế lao động ước tính do các công ty trả được cao hơn nhiều với tổng số
tiền trợ cấp, do đó chỉ ra tác động tích cực ròng của các khoản tài trợ đối với vị trí
tài chính của bang. Ngoài ra, Masso và Vildo (2006) nhận thấy rằng các khoản tài
trợ ban đầu đã có tác động tích cực lên việc tạo ra việc làm trong năm thứ hai sau
khi nhận được khoản trợ cấp, nhưng trong tất cả các năm nhìn lại liên quan đến tăng
trưởng doanh thu. Đồng thời, họ kết luận rằng các khoản tài trợ khởi đầu không làm
tăng cơ hội sống sót của công ty.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Nghiên cứu liên quan đến chính sách và môi trường doanh nghiệp. Abdullah
(1999) đã phân tích về khả năng tiếp cận của các chương trình hỗ trợ do chính phủ
tài trợ đối với DNNVV ở Penang. Hartšenko et al (2013) phân tích vai trò của tiếp
cận tài chính cho hoạt động của các DNNVV trong khu vực Muhoza, Rwanda. Các
nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực nhưng rất nhỏ đối với việc cải thiện môi trường,
chính sách đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, có thể thấy việc triển khai
chính sách nhà nước thường có độ trễ và phải có sự hấp thụ của doanh nghiệp mới
đạt được hiệu quả của chính sách đối với nền kinh tế.
Nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính
lên DNNVV và sự phát triển của nền kinh tế. Hartsenko và Sauga (2013) đã phân
tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV ở Estonia, dữ liệu
phân tích là DNNVV đăng ký kinh doanh tại Estonia trong giai đoạn 2004-2010.
Chính sách tài chính hỗ trợ trong nghiên cứu này tập trung vào một số chương trình
như tài trợ khởi nghiệp và phát triển, nghiên cứu và phát triển (R&D), phát triển
kiến thức và kỹ năng, đầu tư công nghệ và tài trợ xuất khẩu. Nghiên cứu chỉ ra tác
động tích cực đối với các chỉ số doanh thu bán hàng và năng suất lao động của các
DNNVV được nhận hỗ trợ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đánh giá được việc tiếp cận
chính sách hỗ trợ tài chính của các DNNVV được cải thiện đã ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế ở Estonia thông qua năng suất tăng lên.
Qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên có thể thấy có nhiều cách đánh giá
tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp đều có tác
động tích cực. Đặc biệt, nghiên cứu của Hartsenko và Sauga (2013) cho thấy chính
sách hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đối với chỉ số doanh thu bán hàng và năng
suất lao động, bên cạnh đó cũng cho thấy tác động tích cực đối với nền kinh tế
thông qua tăng trưởng của DNNVV. Với dữ liệu điều tra DNNVV, nghiên cứu này
muốn đo lường tác động của chính sách hỗ trợ tài chính của chính phủ đến chỉ số
tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV có tích cực hay không,
xác định độ lớn của tác động. Trường hợp, nghiên cứu chưa tìm thấy tác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
động tích cực và đáng kể đến hai chỉ số tăng trưởng của DNNVV thì nghiên cứu
xem tác động của chính sách đến khía cạnh khác của những DNNVV tham gia.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này nêu ra khung phân tích, phương pháp tính toán các chỉ số tăng
trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV, khung đo lường tác động của
chính sách hỗ trợ tài chính đến chỉ số tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất
của DNNVV. Ở phần cuối chương trình bày quy trình xử lý, trích lọc dữ liệu từ bộ
dữ liệu khảo sát DNNVV ở Tp. HCM năm 2013, 2015 và quy trình phân tích dữ
liệu.
3.1 – Khung phân tích chung:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ
tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Tp. Hồ Chí
Minh, khung phân tích được đưa ra dựa trên ý tưởng về mối liên hệ giữa các đặc
điểm của doanh nghiệp với chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng năng
suất của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa tác động của việc nhận hỗ trợ tài chính
đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp, vì vậy mô
hình khung phân tích được thể hiện như sau:
NHÓM ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP --------------
---------------------
1. Loại hình
2. Lĩnh vực hoạt động
3. Vốn
4. Số lao động
5. Quy mô
6. Tình trạng sở hữu
7. Đa dạng sản phẩm
8. Tình trạng xuất khẩu
Đánh giá tác động Đánh giá tác động
Phương pháp điểm xu hướng - PSM Phương pháp sai biệt kép - DD
NHÓM DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG
ĐỐI CHỨNG DOANH THU
CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ TÀI
CHÍNH
NHÓM DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG
XỬ LÝ NĂNG SUẤT
Hình 3.1: Mô hình phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo lý thuyết
3.2 – Mô hình phân tích
Mô hình kinh tế lượng
Cách tiếp cận của phân tích dựa trên mô hình đánh giá tác động của chính
sách đối với doanh nghiệp của Bertrand, Duflo và Mullianatathan (2004);
Khandker, Samad và Koolwal (2009). Phương trình hồi quy như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
=0+ +∑ +
(3.1)
trong đó Yit là tăng trưởng doanh thu; tăng trưởng năng suất (trong nghiên cứu tác
giả thay sản lượng bằng tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất) của
doanh nghiệp i tại thời điểm t, Hit là biến giả mô tả doanh nghiệp i tại thời điểm t có
nhận hỗ trợ tài chính hay không, Hit nhận giá trị 1 là doanh nghiệp được nhận hỗ trợ
tài chính và 0 là doanh nghiệp không được nhận hỗ trợ tài chính, và Xit là tập hợp
các biến về đặc điểm của doanh nghiệp i tại thời điểm t.
3.3 – Khung đo lường tác động
3.3.1 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM
Lý thuyết về phương pháp PSM được tóm tắt như sau: Bản chất của phương
pháp PSM là ước lượng kết quả phản thực bằng các phương pháp thống kê sử dụng
dữ liệu chéo. Hai giả định quan trọng cần thoả mãn nếu muốn áp dụng PSM là độc
lập có điều kiện và tồn tại vùng hỗ trợ chung đủ lớn, vì vậy nếu càng nhiều quan sát
và nhiều biến kiểm soát càng tốt vì dữ liệu như vậy sẽ dễ đáp ứng hai giả định này.
Phương pháp PSM xây dựng nhóm đối chứng bằng mô hình thống kê xác
suất tham gia chương trình (còn gọi là điểm xu hướng) dựa trên các đặc tính quan
sát được nhưng không chịu ảnh hưởng của chương trình. Các đối tượng can thiệp
sau đó được so khớp với đối tượng không tham gia dựa trên xác suất này. Hiệu quả
can thiệp bình quân của chương trình sau đó được tính toán bằng sai biệt trung vị
trong các kết quả giữa hai nhóm.
Bước 1: Tính toán xác xuất tham gia chương trình
Từ bộ số liệu điều tra DNNVV năm 2013 và 2015, nghiên cứu dùng mô hình
Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tham gia chính sách của DN
(gọi là phương trình tham gia). Đối với phân tích hồi quy Probit, biến phụ thuộc là
biến giả, biến này nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp đối chứng (không tham gia chính
sách) hoặc giá trị 1 nếu là doanh nghiệp nhận can thiệp (có tham gia chính sách).
Y =
0
+ N X
i
(3.2)
i 1i
với Xi là các biến độc lập thể hiện các đặc điểm của doanh nghiệp và βi là các hệ số
cần ước lượng của mô hình. Sau đó, từ phương trình tham gia này tính xác suất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
tham gia chính sách cho từng doanh nghiệp i của cả hai nhóm. Lưu ý hồi quy
Logit/Probit không quan tâm nhiều ảnh hưởng của Xi đối với Yi mà nó xem xét ảnh
hưởng của Xi đến xác suất để Yi nhận giá trị bằng 1. Giá trị xác suất dự đoán này
chính là "điểm xu hướng - propensity score", nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 và
được tính bởi biểu thức (3.3):
e0 + 1
N
i X i
Pi =
1 + eβ0 + 1
N
βi X i
Để ước lượng được phương trình trên, ta có thể biến đối thành:
P
) = + N
log( i
X
0 1 i
1 − P i
i
Bước 2: Xác định Vùng hỗ trợ chung và Kiểm định cân bằng
(3.3)
(3.4)
Tiếp theo, ta cần xác định vùng hỗ trợ chung trong đó phân bổ điểm xu
hướng của nhóm can thiệp và đối chiếu trùng nhau. Theo Khandker và cộng sự
(2010), những quan sát có điểm xu hướng khác nhau quá lớn hoặc không nằm trong
vùng hỗ trợ chung sẽ bị loại. Như vậy cần càng nhiều quan sát trong vùng hỗ trợ
chung của cả 2 nhóm càng tốt. Tuy vậy, vẫn có thể còn sai số chọn mẫu, nếu các
quan sát đối tượng không tham gia bị loại bỏ có sự khác biệt một cách hệ thống
trong các đặc tính quan sát được so với mẫu không tham gia còn lại; những khác
biệt này cần phải được theo dõi kỹ lưỡng để góp phần diễn giải hiệu quả can thiệp.
Cũng có thể thực hiện các kiểm định cân bằng để biết trong từng ngũ phân vị
phân bổ điểm xu hướng, điểm xu hướng bình quân và trung vị của X có bằng nhau
hay không. Để PSM có kết quả, các nhóm can thiệp và đối chiếu phải cân bằng, thể
hiện bằng mức điểm xu hướng giống nhau dựa trên tham số X được quan sát tương
tự. Tuy nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp đối xứng có thể có điểm xu hướng
như nhau nhưng không hẳn sẽ là những nhóm tương tự khi quan sát nếu trong
phương trình tham gia xác định sai biến số. Cân bằng có nghĩa là phân bổ giữa
nhóm can thiệp và nhóm đối chiếu phải giống nhau (Khandker và cộng sự, 2010).
Tóm lại, ta cần kiểm tra phương trình P(X |T = 1) =P(X |T = 0).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Bước 3: So sánh đối tượng tham gia và không tham gia
Có thể sử dụng các tiêu chí so sánh khác nhau để phân nhóm doanh nghiệp
tham gia và không tham gia dựa trên điểm xu hướng và tính toán gia quyền của
từng cặp tham gia – không tham gia. Việc chọn lựa kỹ thuật đối chiếu cụ thể sẽ ảnh
hưởng đến ước tính chương trình qua mức gia quyền sử dụng (Khandker và cộng
sự, 2010):
▪
So sánh cận gần nhất (Nearest Neighbor): Đây là kỹ thuật so sánh được sử
dụng thường xuyên nhất, trong đó mỗi đơn vị can thiệp được so sánh với một
đơn vị đối chiếu có điểm xu hướng gần nhất.
▪
So sánh trong phạm vi hay bán kính (Radius): Phương pháp này so sánh các
doanh nghiệp có điểm số xu hướng trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên,
nếu số lượng doanh nghiệp tham gia bị loại trừ cao thì sẽ có khả năng làm
tăng sai số chọn mẫu.
▪
So sánh phân tầng (Stratification): Quy trình này phân chia hỗ trợ chung
thành nhiều tầng (hay khoảng thời gian) khác nhau và tính toán tác động của
chính sách trong từng khoảng thời gian.
▪
So sánh hạt nhân (Kernel): Tất cả các trường hợp tham gia được so sánh với
trọng số trung bình của tất cả nhóm kiểm soát sử dụng trọng số là tỷ lệ
nghịch đảo khoảng cách giữa điểm xu hướng của doanh nghiệp tham gia và
kiểm soát.
Bước 4: Tính toán tác động can thiệp bình quân
Nếu giả định về độc lập có điều kiện và có vùng hỗ trợ chung về điểm xu
hướng giữa nhóm tham gia và không tham gia tương ứng đủ lớn thì hiệu quả can
thiệp bình quân PSM sẽ bằng với sai biệt trung vị trên kết quả trong vùng hỗ trợ
chung (Khandker và cộng sự, 2010).
Tác động trung bình của dự án ATT được ước lượng bằng cách tính sự khác
biệt giữa các trung bình các hộ thuộc nhóm xử lý và nhóm kiểm soát. Ý tưởng tính
toán thể hiện bằng công thức sau:
D = E(Yi |Ti = 1) - E(Yi |Ti = 0) (3.5)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Ký hiệu:
- i:doanh nghiệp thứ i
- Ti:biến can thiệp của chính sách của doanh nghiệp i; (Ti =1
có can thiệp) và (Ti =0 không can thiệp)
- Yi:chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp i
- Yi | Ti:chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp i với điều kiện Ti
Thể hiện ý tưởng trên bằng phương pháp PSM:
ATT = E )|T =1
{E[Y 1 | T = 1, p( X )] − E[Y 1 | T = 0, p( X )]}
P( X
PSM i i i i i i
i i
(3.6)
với ATT là tác động trung bình của can thiệp chính sách; Y1
i và Y0
i là kết quả của 2
tình huống phản thực ở nhóm có tham gia và không tham gia chính sách, p(Xi)|Ti=1
là điểm xu hướng của các doanh nghiệp có tham gia chính sách, với đặc điểm doanh
nghiệp là Xi.
3.3.2 – Phương pháp Sai biệt kép DID
Theo Khandker và cộng sự (2010), "Phương pháp DID đang ngày càng được
sử dụng rộng rộng rãi trong các nghiên cứu phân tích tác động của chương trình hay
chính sách". Để đánh giá dự án bằng phương pháp DID cần phải có dữ liệu bảng,
tức là dữ liệu vừa theo thời gian vừa theo không gian của tập hợp nhiều quan sát
khác nhau. Phương pháp DID sẽ chia các đối tượng quan sát thành hai nhóm là
nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.
Sai biệt bình quân trong kết quả của nhóm đối tượng tham gia và không tham
gia trong đầu kỳ và cuối kỳ sẽ cho kết quả tác động theo DID. Cần chú ý rằng trong
phương pháp DID, các đặc điểm không quan sát được làm nảy sinh cách biệt giữa
các kết quả đối chứng đo đạc được và kết quả phản thực thực tế được giả định là
không đổi theo thời gian, với điều kiện chênh lệch giữa hai xu hướng là như nhau
trong thời kỳ.
Để đánh giá tác động của dự án cần có dữ liệu bảng. Phương pháp này
thường được dùng kết hợp với mô hình hồi quy Pool-OLS (Khandker và cộng sự,
2010), mô hình này giúp ta tính được ATTDID bằng bằng cách chạy hồi quy OLS
sau đây:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
= 0+ + 1∗ + 2∗( ∗ )+∑ + (3.7)
Trong đó:
• Gọi Y là đầu ra của chính sách đang cần đánh giá tác động, trong nghiên
cứu này là chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh
nghiệp.
• H là biến giả về tình trạng tham gia, H=1 là doanh nghiệp thuộc nhóm can
thiệp (có tham gia chính sách) và H=0 là doanh nghiệp thuộc nhóm đối
chứng (không tham gia chính sách).
• time là biến giả về thời gian: time = 1 là sau khi có can thiệp và time = 0 là
trước khi có can thiệp của chính sách.
• H * time là biến tương tác của hai biến giả H và time.
• X là véc-tơ các biến kiểm soát gồm các đặc điểm của doanh nghiệp
Cuối cùng, ta sẽ có ước lượng tác động của can thiệp chính sách đến tăng
trưởng của doanh nghiệp theo phương pháp Sai biệt kép. Ý tưởng này được thể hiện
bằng biểu thức dưới đây:
ATT =E(Y 1 −Y 0 | T =1) − E(Y 1−Y 0 | T = 0)
DD i i i i i i
(3.8)
3.3.3 – Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM
Ta có thể hoàn thiện phương pháp DID theo một số cách. Một trong những
cách đó là sử dụng so sánh điểm xu hướng PSM với dữ liệu ban đầu để tạo nhóm
đối chiếu nhất định tương tự như nhóm can thiệp, sau đó sử dụng các sai biệt kép
trong mẫu đối chiếu. Như vậy, ta sẽ xử lý được yếu tố không đồng nhất quan sát
được trong các điều kiện ban đầu.
Phương pháp gồm 2 bước, đầu tiên kết hợp các doanh nghiệp từ cả hai nhóm
can thiệp và nhóm đối chứng rồi áp dụng PSM để loại bỏ các sai lệch lựa chọn do
sự khác biệt quan sát được. Sau đó áp dụng DID để loại bỏ những sai lệch có thể có
do sự khác biệt trong đặc điểm không quan sát được giữa hai nhóm.
Bước 1: Lọc dữ liệu quan sát để loại bỏ sai lệch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Từ bộ số liệu điều tra DNNVV năm 2013 và 2015, áp dụng phương pháp
PSM để xác định điểm xu hướng, vùng hỗ trợ chung và thuộc tính cân bằng của
PSM với các biến tham gia năm 2015 được tính hồi quy với các biến ngoại sinh
tham gia năm 2013.
Sau đó, giữ lại những doanh nghiệp có điểm xu hướng phù hợp với năm gốc
và trộn dữ liệu này với dữ liệu tổng quát năm 2013 và 2015 để tách ra những doanh
nghiệp tương ứng trong mẫu tổng quát. Kết quả sẽ loại bỏ sai lệch do sự khác biệt
quan sát thu được dữ liệu phục vụ cho việc tính toán.
Bước 2: Tính toán tác động can thiệp bình quân
Sau khi sử dụng điểm xu hướng để so sánh các doanh nghiệp tham gia và đối
chứng trong năm gốc, áp dụng phương pháp DID để tính toán tác động can thiệp ở
cả các doanh nghiệp tham gia và đối chứng trong khuôn khổ vùng hỗ trợ chung.
Đối với trường hợp hai thời kỳ t={0,1}, kết quả phương pháp DID của khu
vực can thiệp i sẽ được tính bằng công thức:
ATT =E(Y 1 −Y 0 | T =1) − (i, j) * E(Y 1 −Y 0 |T =0)
j j
DD i i i i
j {0,1}
(3.9)
Trong đó, (i,j) là trọng số được tính trên khu vực đối chứng thứ j đối chiếu
với khu vực can thiệp i.
Trong cơ chế hồi quy Hirano, Imbens và RiDIDer (2003) chứng minh rằng
hồi quy bình phương gia quyền nhỏ nhất, khi sử dụng quyền trên các quan sát đối
chứng theo điểm xu hướng sẽ cho kết quả với hiệu quả đầy đủ.
3.3.4 – Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát
Biến phụ thuộc: là chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng năng suất.
Cách tính: chỉ số tăng trưởng doanh thu
Là tỷ lệ phần % giữa hiệu doanh thu kỳ sau và doanh thu kỳ trước trên doanh
thu kỳ trước.
ă ưở ℎ ℎ 2013 =
ℎ ℎ 2013 − ℎ ℎ 2011
100% (3.10)
ℎ ℎ 2011
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
ă ưở ℎ ℎ 2015 = ℎ ℎ 2015 − ℎ ℎ 2013 100% (3.11) ℎ ℎ 2013
Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kỳ sau
tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu của doanh nghiệp kỳ trước. Chỉ số
càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp SXKD càng hiệu quả và ngược lại.
Cách tính: chỉ số tăng trưởng năng suất.
Là tỷ lệ phần % giữa hiệu của năng suất kỳ sau và năng suất kỳ trước chia
cho năng suất kỳ trước.
ă ưỏ ă ấ 2013 =
ă ấ 2013 − ă ấ 2011
100% (3.12)
ă ấ 2011
ă ưở ă ấ 2015 = ă ấ 2015 − ă ấ 2013 100% (3.13)
ă ấ 2013
Trong đó:
Có khá nhiều định nghĩa về năng suất dựa trên những góc độ và quan điểm
khác nhau. Nhà kinh tế học Adam Smith (1723 – 1790) là tác giả đầu tiên đưa ra
thuật ngữ năng suất (productivity) vào năm 1776, trong một bài báo nói về hiệu quả
sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng sản xuất của lao động. Khái
niệm năng suất dần thay đổi, mở rộng theo thời gian và theo sự phát triển của quản
lý sản xuất. Tangen (2005), đã tổng kết định nghĩa năng suất của nhiều nhà nghiên
cứu và kết luận: năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa của nó có thể
thay đổi tuỳ thuộc vào phạm vi sử dụng.
Trong bài viết này, tôi sử dụng định nghĩa năng suất được nhiều người thừa
nhận và sử dụng rộng rãi nhất: năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Năng suất
phản ánh khả năng sản xuất của một doanh nghiệp.
Áp dụng cho cách tính, năng suất là tỷ lệ giữa tổng doanh thu từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh
trong năm của doanh nghiệp chia (:) cho tổng lao động làm toàn thời gian, tính bằng
%. Chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu do doanh nghiệp tạo ra trong một năm gấp bao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
nhiêu lần so với số lao động mà doanh nghiệp hiện đang có. Hiệu suất (số lần) càng
cao, doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả.
Ngoài dữ liệu năm 2013 và 2015, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2 chỉ số là
Doanh thu và Tổng số lao động năm 2011 để tính chỉ số đầu kỳ là Năng suất 2011.
ă ấ 2011 =
ℎ ℎ 2011
(3.14)
ổ ố độ 2011
ă ấ 2013 =
ℎ ℎ 2013
(3.15)
ổ ố độ 2013
ă ấ 2015 =
ℎ ℎ 2015
(3.16)
ổ ố độ 2015
Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp kỳ sau
tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năng suất của doanh nghiệp kỳ trước.
Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc trong mô hình
STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng
1 G_Revenue Biến tăng trưởng doanh thu % +
2 G_Productivity Biến tăng trưởng năng suất % +
Nguồn: Lựa chọn của tác giả
Các biến kiểm soát: việc lựa chọn biến kiểm soát rất quan trọng trong phương
pháp hồi quy DID và PSM, đặc biệt PSM sẽ cho sai số nếu các biến đồng thời quyết
định tình trạng tham gia không được đưa vào phương trình tham gia vì dữ liệu chất
lượng thấp hay thiếu đối với nơi chương trình được triển khai. Do chưa có hướng
dẫn về cách chọn các biến số kiểm soát bằng kiểm định thống kê nên các đặc tính
quan sát được có vai trò quyết định tình trạng tham gia thường được xác định dựa
trên dữ liệu và tùy thuộc vào hoàn cảnh (Khandker và cộng sự, 2010).
Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan, nghiên cứu này
sẽ chọn các biến kiểm soát là những đặc điểm quan sát được của các doanh nghiệp
để đưa vào mô hình phân tích mức độ ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tài chính đối
với doanh nghiệp. Các biến kiểm soát gồm 8 biến đặc điểm của doanh nghiệp được
mô tả dưới đây:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
1. Loại hình doanh nghiệp:
Biến này là biến phân loại theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp tương tự
như Tổng cục Thống kê (2014; 2015b). Trong bộ dữ liệu điều tra DNNVV tập trung
vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những doanh nghiệp không có vốn của
nhà nước, cả cấp Trung ương hoặc địa phương. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
những doanh nghiệp được thành lập từ nguồn vốn tư nhân trong nước, nguồn vốn
đó có thể được sở hữu bởi một cá nhân hay một nhóm người. Các loại hình doanh
nghiệp thuộc khu vực chính thức được tập trung trong nghiên cứu này gồm: doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không
có vốn của Nhà nước. Dữ liệu cũng bao gồm cả đối tượng là các hộ kinh doanh,
những cơ sở kinh doanh được định nghĩa là tổ chức kinh tế do tư nhân sở hữu và
không đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh tại một
địa chỉ xác định và có ít nhất một lao động làm việc toàn thời gian (GSO 2015b).
2. Lĩnh vực hoạt động:
Biến này là biến định tính nhằm phân loại nhóm ngành của doanh nghiệp căn
cứ vào ngành sản xuất kinh doanh chính của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
chỉ được phân vào một ngành kinh tế duy nhất - là ngành sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp. Ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành
chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất trong doanh nghiệp, hoặc là ngành sản
xuất kinh doanh theo thiết kế khi xây dựng doanh nghiệp, là ngành quyết định
phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mã ngành được
xác định dựa trên mã phân ngành quốc tế (ISIC).
3. Vốn của doanh nghiệp:
Biến này là số nguyên không âm cho biết toàn bộ số vốn của doanh nghiệp
được hình thành từ các nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp. Nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty
cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
+ Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải
thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay
trong nước, vaynước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước,
các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền phụ cấp...) và các khoản
phải trả khác.
Nghiên cứu này dự kiến vốn của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của
chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
Trong mô hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn
vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến
tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
4. Số lao động của doanh nghiệp:
Biến này là số nguyên không âm cho biết toàn bộ số lao động làm việc toàn
thời gian do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.
Với các doanh nghiệp tư nhân thì những người là thành viên trong gia đình
có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất, nhưng không nhận tiền lương,
tiền công - thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp, bao gồm cả lãi kinh doanh - cũng
được tính là lao động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp sử dụng số lao động càng lớn thì tác
động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
Trong mô hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn
vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến
tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
5. Quy mô của doanh nghiệp:
Biến này là biến phân loại quy mô của doanh nghiệp dựa trên Tiêu chí xếp
loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ.
Phân loại quy mô doanh nghiệp theo định nghĩa mà Ngân hàng Thế giới hiện
đang áp dụng. Phòng DNNVV của Ngân hàng Thế giới đang hoạt động dựa trên cơ
sở 3 nhóm doanh nghiệp gồm siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
không quá 10 lao động, các doanh nghiệp có từ trên 10 đến 50 lao động và các
doanh nghiệp quy mô vừa với từ trên 50 đến 300 lao động, trong khi đó doanh
nghiệp có trên 300 lao động thuộc nhóm có quy mô lớn. Phân nhóm quy mô dựa
trên số lao động toàn thời gian, lao động bán thời gian và lao động thời vụ. Định
nghĩa này được Chính phủ Việt Nam thừa nhận và sử dụng bắt đầu từ khi ban hành
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa” và sau đó là
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP cũng nêu rõ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động
bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn
Quy mô Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
siêu nhỏ
Khu vực
Số lao động
Tổng nguồn Số lao Tổng nguồn Số lao
vốn động vốn động
I. Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
nghiệp và xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến
thủy sản 200 người tỷ đồng 300 người
II. Công 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
nghiệp và xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến
xây dựng 200 người tỷ đồng 300 người
III. Thương 10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
mại và dịch xuống trở xuống người đến đồng đến 50 tỷ người đến
vụ 50 người đồng 100 người
Nguồn: phân loại theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
Nghiên cứu này dự kiến quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của
chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
6. Tình trạng sở hữu:
Biến nhị phân với giá trị 0 là một chủ sở hữu, 1 là có từ 2 chủ sở hữu trở lên.
Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu
có tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách.
7. Tình trạng đa dạng sản phẩm:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp SXKD 1 loại sản phẩm, 1 là
doanh nghiệp SXKD từ 2 sản phẩm trở lên. Một doanh nghiệp được xác định là đa
dạng hóa nếu doanh nghiệp đó sản xuất từ 2 loại sản phẩm trở lên phân theo ngành
cấp 4 (4 digit ISIC). Đa dạng hóa trong sản xuất có thể giúp doanh nghiệp hạn chế
tổn thương từ các cú sốc, và vì vậy tăng khả năng sống sót của mình.
Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm có
tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách.
8. Tình trạng xuất khẩu:
Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm trong nước, 1 là
doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp có xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài
thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao.
Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình
STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Kỳ vọng
1 H Biến giả về tình trạng = 0. là DN không nhận hỗ
tham gia chính sách trợ tài chính (không tham
gia chính sách)
= 1. là DN có nhận hỗ trợ
tài chính (tham gia chính
sách)
2 time Biến giả về thời gian = 0: nếu là năm 2013 –
trước khi có can thiệp
= 1: nếu là năm 2015 – sau
khi có can thiệp
3 H*time Biến tương tác giữa Điểm % +
tham gia chính sách của
DN và thời gian, hệ số
ước lượng của biến này
trong phương pháp DID
chính là tác động của
việc nhận hỗ trợ tài
chính đối với chỉ số
tăng trưởng
4 F_Legal Loại hình doanh
nghiệp
5 F_Sector Nhóm ngành SXKD
của doanh nghiệp
6 F_lnCapital Logarithm của biến Điểm % Vốn +
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Vốn (đơn vị Triệu
VNĐ)
7 F_lnLabour Logatithm của biến Lao Điểm % Lao động +
động (đơn vị Người)
8 F_Size Quy mô doanh nghiệp = 0: DN có quy mô siêu +
nhỏ
= 1: DN có quy mô nhỏ
= 2: DN có quy mô vừa
9 F_Owners Tình trạng sở hữu = 0: DN có 1 chủ sở hữu +/-
doanh nghiệp = 1: DN có từ 2 chủ sở hữu
trở lên
10 F_Diver Tình trạng đa dạng sản = 0: là DN SXKD 1 loại sản +/-
phẩm của doanh nghiệp phẩm
= 1: là DN SXKD từ 2 loại
sản phẩm trở lên
11 F_Export Tình trạng sản phẩm = 0: là DN chỉ bán sản +
xuất khẩu của doanh phẩm trong nước
nghiệp = 1: là DN xuất khẩu sản
phẩm ra nước ngoài
Nguồn: Lựa chọn của tác giả
3.4 – Dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu có sẵn từ cuộc khảo sát DNNVV tại
Việt Nam được thu thập năm 2013 và 2015.
Bộ dữ liệu SMEs (Small and Medium Enterprise Survey) là bộ dữ liệu điều
tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Bộ dữ liệu SMEs thực hiện khảo sát các
DNNVV lần đầu tiên vào năm 2002 và thực hiện liên tục 2 năm một lần từ năm
2005 cho đến nay. Tất cả đều được tổng hợp dưới định dạng Stata. Đây sẽ là tài
nguyên hữu ích để tìm hiểu và đánh giá về thành phần kinh tế năng động nhất trong
phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Dự án điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện khảo sát 2.500
doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất của 10 tỉnh thành ở Việt Nam gồm: Hà Nội (bao gồm Hà Tây), Hải Phòng, Tp.
Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long
An. Các thành phần chính của bộ dữ liệu này bao gồm ba phần: (i) một bảng câu
hỏi dành cho doanh nghiệp; (ii) một bảng câu hỏi dành cho nhân viên; và (iii) một
bảng hỏi về tài khoản kinh tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Dữ liệu thu thập được dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/
quản lý và nhân viên công ty và thường được thu thập trong các tháng 6, 7, 8. Các
doanh nghiệp được khảo sát được phân phối trên khoảng 18 ngành như: chế biến
thực phẩm, sản phẩm kim loại giả, và sản xuất sản phẩm gỗ. Các doanh nghiệp nhỏ
được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới hiện nay, với các doanh
nghiệp nhỏ có tối đa 10 nhân viên, doanh nghiệp quy mô nhỏ có tới 50 nhân viên,
doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 300 người, và các doanh nghiệp lớn có hơn 300
nhân viên.
Các điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đã được tiến hành 7 lần, gần
đây nhất là các năm 2011, 2013 và 2015. Cuộc khảo sát đã được tiến hành dưới sự
hợp tác giữa ba đối tác: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và
đầu tư của Việt Nam (Bộ KH & ĐT); Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao
(ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát
triển Kinh tế Research Group (DERG) của Đại học Copenhagen. Các cuộc khảo sát
đã được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong Chương trình Hỗ trợ
Phát triển Doanh nghiệp (BSPS). Các vấn đề liên quan đến phát triển DNNVV vẫn
ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam và thách thức mới đang nổi
lên liên tục có nhu cầu phân tích.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã vận dụng lý thuyết về đánh giá tác động dự án theo phương pháp "thí
nghiệm tự nhiên" và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ở chương 2 để xây dựng
khung phân tích đánh giá tác động chính sách dựa vào chỉ số tăng trưởng doanh thu
và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp và áp dụng theo phương pháp PSM,
DID và DID-PSM. Phần cuối của chương 3 mô tả sơ lược về bộ dữ liệu điều tra
DNNVV. Khung phân tích đánh giá tác động chính sách và dữ liệu điều tra
DNNVV này sẽ làm cơ sở để hiện thực hóa khung phân tích được trình bày ở
Chương 4 bằng phần mềm Stata để tính toán tác động chính sách và kết quả nhận
được.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày các kết quả của nghiên cứu gồm: tác động của chính sách hỗ trợ
tài chính đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV tại Tp.
HCM; kiểm tra sự tin cậy của kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê
mô tả, so sánh điểm xu hướng (PSM), khác biệt kép (DID) và khác biệt kép kết hợp
so sánh điểm xu hướng (DID-PSM). Ở cuối mỗi phần trình bày về kết quả tính toán,
nghiên cứu có thêm những nhận xét, bình luận và lý giải những số liệu nhận được.
4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính
Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2015, khoảng 97% trong
tổng số trên 800.000 doanh nghiệp trên cả nước là DNNVV, riêng TP. Hồ Chí Minh
có gần 152.000 doanh nghiệp chiếm gần 20%.
Các DN này không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất
nước mà còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động
chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…
Tuy có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nhưng hầu hết
các DNNVV đang rất khó khăn về tài chính, công nghệ hạn chế, thiếu các thông tin
về thị trường. Các DNNVV thiếu vốn sản xuất - kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn
tự có. Tín dụng cho các DNNVV tăng trưởng rất chậm, chỉ có khoảng 30%
DNNVV có thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại.
Để giải quyết khó khăn cho các DN, trong thời gian qua, TP. HCM đã triển
khai nhiều giải pháp hỗ trợ: tiếp cận các nguồn lực (tài chính, công nghệ, khởi
nghiệp…) theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài
ra, TP. HCM còn có chương trình kích cầu hỗ trợ lãi vay cho những DN hoạt động
trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xử lý môi trường ví dụ như Chương trình kích cầu
theo Quyết định 33 và Quyết định 38 của UBND TP. HCM.
Hơn 80% các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV không có kết quả để
đánh giá hiệu quả, thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ
tham gia của các DN.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hồ Chí Minh được xem là
một trong những tỉnh thành có các chương trình hoạt động tích cực nhất trên cả
nước nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Theo sở công thương Tp, HCM, trong những năm qua, không nhiều DN
được hỗ trợ bởi những chương trình nói trên.
Nguyên nhân là do hoạt động trợ giúp DNNVV chưa có trọng tâm, trình tự,
thủ tục để thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều
bất cập, gây khó khăn cho các DN trong việc tiếp cận.
4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động
Đặc điểm của mẫu điều tra là được phân tầng theo hình thức sở hữu ở tất cả
các địa bàn được điều tra nhằm đảm bảo mẫu sẽ bao gồm tất cả các doanh nghiệp
thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trong khu vực ngoài nhà nước: hộ kinh
doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh/hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần.
Bảng 4.1 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo hình thức
pháp lý. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và
2015 thì tỷ lệ lớn nhất trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 53.99%) và công ty
TNHH (chiếm 34.55%). Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm
khoảng 88.54% trong tổng mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều
tra này. Số liệu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng
nằm trong loại hình hộ kinh doanh là 4 (chiếm 2.08%) và công ty TNHH là 7
(chiếm 5.69%). Đối với loại hình công ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty
cổ phần là 1 (chiếm 16.66%).
Tương tự, số liệu tính toán doanh nghiệp điều tra năm 2015 thì tỷ lệ lớn nhất
trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 52.08%) và công ty TNHH (chiếm 36.98%).
Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm khoảng 89.06% trong tổng
mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều tra này. Số liệu cũng cho
thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng nằm trong loại hình hộ kinh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
doanh là 4 (chiếm 1.68%) và công ty TNHH là 11 (chiếm 6.50%). Đối với loại hình
công ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty cổ phẩn là 1 (chiếm 12.5%).
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp
Năm 2013 - 2015 Năm 2015
Đ. chứng Can thiệp Tổng Đ. chứng Can thiệp Tổng
Hộ kinh doanh 188 4 192 234 4 238
Doanh nghiệp tư nhân 27 0 27 34 0 34
Công ty hợp danh 7 1 8 7 1 8
Công ty TNHH 116 7 123 158 11 169
Công ty cổ phần 5 1 6 7 1 8
Tổng 343 13 356 440 17 457
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Trong cả 2 bộ số liệu này, loại hình
doanh nghiệp tư nhân không có doanh nghiệp tham gia chính sách. Vì vậy, đánh giá
tác động của chính sách chỉ tập trung cho các loại hình doanh nghiệp hộ kinh
doanh, công ty hợp danh, công ty TNHH và
công ty cổ phần.
Bảng 4.2 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra
cả 2 năm 2013 và 2015 thì 4 ngành có tỷ lệ lớn trong mẫu là thực phẩm đồ uống
(ISIC 15), sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (ISIC 28), sản phẩm từ sao su và nhựa
(ISIC 25) và sản phẩm trang phục (ISIC 18). Số liệu doanh nghiệp can thiệp trong
các ngành: thực phẩm chức năng là 5 (chiếm 5.61%), sản xuất trang phục là 1
(chiếm 2.63%), gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 (chiếm 14.28%), sản phẩm từ cao su và
nhựa là 1 (chiếm 2.27%), sản phẩm từ kim loại đúc sẵn là 2 (chiếm 4.16%), máy
móc là 1 (chiếm 5.55%) và nội thất là 2 (chiếm 14.28%). Đối với các nhóm ngành
còn lại không có doanh nghiệp tham gia chính sách.
Tương tự, số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015 thì 4 ngành
trên cũng có tỷ lệ lớn trong mẫu là thực phẩm đồ uống (ISIC 15), sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn (ISIC 28), sản phẩm từ sao su và nhựa (ISIC 25) và sản phẩm trang phục (ISIC
18). Số liệu doanh nghiệp can thiệp trong các ngành: thực phẩm chức năng là 5 (chiếm
4.16%), sản xuất trang phục là 2 (chiếm 4.25%), gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 (chiếm
10.0%), sản phẩm từ cao su và nhựa là 2 (chiếm 3.63%), sản phẩm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
từ kim loại đúc sẵn là 2 (chiếm 3.57%), máy móc là 1 (chiếm 4.76%) và nội thất là
2 (chiếm 11.11%). Ngoài ra cũng xuất hiện doanh nghiệp ở ngành giấy và sản phẩm
từ giấy là 1 (chiếm 4.34%) và In ấn, xuất bản,… là 1 (chiếm 4.54%). Còn các nhóm
ngành còn lại không có doanh nghiệp tham gia chính sách.
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động
Mã
Tên ngành
Năm 2013 - 2015 Năm 2015
ISIC Đ.chứng C. thiệp Tổng Đ.chứng C. thiệp Tổng
15 Thực phẩm và đồ uống 84 5 89 115 5 120
17 Dệt 12 0 12 12 0 12
18 Sản xuất trang phục,… 37 1 38 45 2 47
19 Thuộc da và sơ chế da 11 0 11 16 0 16
20 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 6 1 7 9 1 10
21 Giấy và sản phẩm từ giấy 19 0 29 22 1 23
22 In ấn, xuất bản,… 13 0 13 21 1 22
24 Sản xuất hoá chất,… 10 0 10 15 0 15
25 Sản phẩm từ cao su và nhựa 43 1 44 53 2 55
26 Sản phẩm từ khoáng phi kim 14 0 14 18 0 18
27 Kim loại cơ bản 7 0 7 7 0 7
28 Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 46 2 48 54 2 56
29- Máy móc 17 1 18 20 1 21
32
34 Xe có động cơ,… 7 0 7 7 0 7
35 Phương tiện vận tải 1 0 1 1 0 1
36 Nội thất,… 12 2 14 16 2 18
37 Tái chế 1 0 1 2 0 2
SER Dịch vụ 3 0 3 7 0 7
Tổng 343 13 356 440 17 457
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.3 cho thấy số lượng doanh
nghiệp được điều tra phân theo quy mô của doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán
doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm
2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với 1-9 lao động
chiếm tới 67.17%. Doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm 26.4% và vừa chiếm 6.46%. Số
liệu doanh nghiệp can thiệp theo quy mô siêu nhỏ là 6 (chiếm 2.51%), nhỏ là 5
(chiếm 5.31%) và vừa là 2 (chiếm 8.69%).
Tương tự, đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015,
chúng ta thấy rằng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với 1-9 lao động chiếm tới
67.83%. Doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm 25.38% và vừa chiếm 6.78%. Số liệu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
doanh nghiệp can thiệp theo quy mô siêu nhỏ là 8 (chiếm 2.58%), nhỏ là 6 (chiếm
5.17%) và vừa là 3 (chiếm 9.67%).
Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô doanh nghiệp
Năm 2013 - 2015 Năm 2015
Đối chứng Can thiệp Tổng Đối chứng Can thiệp Tổng
Siêu nhỏ 233 6 239 302 8 310
Nhỏ 89 5 94 110 6 116
Vừa 21 2 23 28 3 31
Tổng 343 12 356 440 17 457
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.4 cho thấy số lượng doanh
nghiệp được điều tra phân theo tình trạng sở hữu doanh nghiệp. Đối với số liệu tính
toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm
2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một chủ sở hữu chiếm tới
80.62%. Còn lại là doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên chiếm 19.38%. Số liệu
doanh nghiệp can thiệp theo nhóm một chủ sở hữu là 8 (chiếm 2.78%) và nhiều chủ
sở hữu là 5 (chiếm 7.24%).
Tương tự, đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015,
chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một chủ sở hữu chiếm tới 81.84%. Còn lại là
doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên chiếm 18.16%. Số liệu doanh nghiệp can
thiệp theo nhóm một chủ sở hữu là 8 (chiếm 2.13%) và nhiều chủ sở hữu là 9
(chiếm 10.84%).
Bảng 4.4: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng sở hữu
Năm 2013 - 2015 Năm 2015
Đối chứng Can thiệp Tổng Đối chứng Can thiệp Tổng
Một chủ sở hữu 279 8 287 366 8 374
Nhiều chủ sở hữu 64 5 69 74 9 83
Tổng 343 13 356 440 17 457
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.5 cho thấy số lượng doanh
nghiệp được điều tra phân theo tình trạng đa dạng sản phẩm của doanh nghiệp. Đối
với số liệu tính toán doanh nghiệp được
điều tra cả 2 năm 2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một sản phẩm
duy nhất chiếm tới 94.10%. Còn lại là doanh nghiệp có từ hai sản phẩm trở lên
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc

Similar to Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc (20)

Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.docLuận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Rời Mạng Của Khách Hàng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Kinh Tế TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Kinh Tế TpHCM.docKhóa luận tốt nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Kinh Tế TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Kinh Tế TpHCM.doc
 
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đơn V...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sự Hài Lòng Của Đoàn Viên Đối Với Hoạt Động Tổ Chức Côn...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sự Hài Lòng Của Đoàn Viên Đối Với Hoạt Động Tổ Chức Côn...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sự Hài Lòng Của Đoàn Viên Đối Với Hoạt Động Tổ Chức Côn...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sự Hài Lòng Của Đoàn Viên Đối Với Hoạt Động Tổ Chức Côn...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Quầy Tại Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Với Tổ Chức.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.docLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu.doc
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THANH HẢI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ THANH HẢI TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn "Tác động của Chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh" là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Khánh Nam, không sao chép từ các công trình nghiên cứu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu khác đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nghiên cứu của tôi dựa vào tài liệu chính "Cẩm nang Đánh giá Tác động: các phương pháp định lượng và thực hành" do Khandker, Koolwal và Samad viết năm 2010. Các dữ liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn đúng như thực tế đã thu thập được từ cuộc Điều tra Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu này. Người thực hiện VÕ THANH HẢI
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 – Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 1.2 – Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.3 – Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4 – Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 5 2.1 – Lược khảo lý thuyết ................................................................................................... 5 2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công ............................................... 8 2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách ............................................................... 8 2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 10 2.2.3 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 11 2.3 – Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan .................................................. 12 CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 15 3.1 – Khung phân tích chung: .......................................................................................... 15 3.2 – Mô hình phân tích .................................................................................................... 15 3.3 – Khung đo lường tác động........................................................................................ 16 3.3.1 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM............................................... 16 3.3.2 – Phương pháp Sai biệt kép DID .................................................................. 19 3.3.3 – Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM .... 20 3.3.4 – Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát ....................................................... 21 3.4 – Dữ liệu ....................................................................................................................... 28
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 30 4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 30 4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính .................................................. 30 4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động ...................................................................... 31 4.2 – Tác động của chính sách đến tăng trưởng ............................................................ 36 4.2.1 – Tác động đến tăng trưởng doanh thu .......................................................... 36 4.2.2 – Tác động đến tăng trưởng năng suất .......................................................... 36 4.3 – Kiểm định độ tin cậy của các kết quả ................................................................... 37 4.3.1 – Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm tra điều kiện cân bằng ..................... 37 4.3.2 – Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu ................... 38 4.3.3 – Kiểm tra độ tin cậy của hiệu quả can thiệp bình quân ............................... 40 4.4 – Phân tích ảnh hưởng của các biến kiểm soát ........................................................ 43 4.4.1 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp PSM .......................................... 43 4.4.2 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID ........................................... 45 4.4.3 – Biến kiểm soát dùng trong phương pháp DID-PSM .................................. 47 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 50 5.1 – Kết luận ..................................................................................................................... 50 5.2 – Hàm ý chính sách..................................................................................................... 51 5.3 – Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................. 51 5.4 – Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa tiếng Việt – tiếng Anh ATT Hiệu quả can thiệp trung bình trên đối tượng can thiệp Average Treatment Effect on the Treated CIEM Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Central Institute for Economic Management DID Phương pháp Sai biệt kép (hay Khác biệt trong khác biệt) Difference in Difference methodology Phương pháp Sai biệt kép kết hợp phương pháp kết nối điểm xu DID-PSM hướng Difference in Difference methodology - Propensity Score Matching methodology DN Doanh nghiệp Enterprise DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprise ISIC Phân loại ngành công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế International Standard Industrial Classification GSO Tổng cục Thống kê General Statistic Office OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares methodology PSM Phương pháp Kết nối điểm xu hướng Propensity Score Matching methodology SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprise SMEs Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Small and Medium Enterprise survey SXKD Sản xuất kinh doanh Manufacturing Business TOT Hiệu quả can thiệp trên đối tượng can thiệp Treatment Effect on the Treated TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc trong mô hình ....................................................... 23 Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn................. 26 Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình ..................................................... 27 Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp................. 32 Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động........................ 33 Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô doanh nghiệp................... 34 Bảng 4.4: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng sở hữu........................... 34 Bảng 4.5: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng đa dạng sản phẩm......... 35 Bảng 4.6: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng xuất khẩu...................... 35 Bảng 4.7: Tác động của chính sách đến tăng trưởng doanh thu .............................. 36 Bảng 4.8: Tác động của chính sách đến tăng trưởng năng suất............................... 37 Bảng 4.9: Kiểm tra tác động của chính sách với các kỹ thuật và dữ liệu ................ 39 Bảng 4.11: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2015...................... 43 Bảng 4.12: Biến kiểm soát trong hồi quy Probit – dữ liệu năm 2013-2015 ............ 44 Bảng 4.13: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng doanh thu 45 Bảng 4.14: Biến kiểm soát trong phương pháp DID – ước lượng tăng trưởng năng suất 46 Bảng 4.15: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng doanh thu 47 Bảng 4.16: Biến kiểm soát trong phương pháp DID-PSM – ước lượng tăng trưởng năng suất 48
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động .................................................. 9 Hình 3.1: Mô hình phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính ................... 15 Hình 4.1: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2015............ 37 Hình 4.2: Phân bố điểm xu hướng phương pháp PSM – dữ liệu năm 2013-2015... 38
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm tắt Với vai trò là một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia, DNNVV đã được Nhà nước triển khai các chính sách trợ giúp trong các lĩnh vực tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường… tạo điều kiện cho DNNVV tồn tại và phát triển. Trong đó, chính sách hỗ trợ tài chính có ý nghĩa thực tiễn đối với DNNVV. Đã có một số nghiên cứu về tác động chính sách đến DNNVV ở trong và ngoài nước trong đó đề cập đến chính sách hỗ trợ tài chính,… thể hiện các góc độ và quan điểm khác nhau. Các nghiên cứu nước ngoài thực hiện với những điều kiện rất khác biệt so với Việt Nam. Còn các nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu vai trò và giải pháp để thúc đẩy việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV, chưa có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến chỉ số tăng trưởng của DNNVV. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Kết nối điểm xu hướng PSM, Sai biệt kép DID và Sai biệt kép DID kết hợp với Kết nối điểm xu hướng PSM để đo lường tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV. Sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 457 doanh nghiệp tham gia năm 2015 và 356 doanh nghiệp tham gia cả 2 năm 2013 và 2015, nghiên cứu chưa tìm thấy tác động tích cực của chính sách đến chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp. Abstract As an important component of the national economy, SMEs have been supported by the State by various policies in the fields of finance, production ground, innovation, improve technology capacity, technical level, or market promotion that potentially facilitates the existence and development of SMEs. In particular, financial support has been considered one of the important policies for SMEs.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Studies on impacts of financial support policy on the growth of SME in Vietnam and in other countries have shown mixed results. Studies conducted in other countries based on different contexts compared to Vietnam. While studies in Vietnam focused on the role and solutions to promote financial support for SMEs, there are few quantitative studies assessing the impact of financial support policies on the growth of SME. This study uses Propensity Score Matching (PSM), Difference in Difference (DID), and a combination of PSM and DID to measure the impact of financial support policy on SME revenue growth and productivity growth. Using the survey data of 457 SME enterprises participated in the 2015 survey and 356 enterprises participating in both 2013 and 2015 surveys, the study has not found a positive impact of the policy on revenue growth and productivity growth index of businesses.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1 – Đặt vấn đề Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các DNNVV đã nộp cho Nhà nước đã tăng gần 20 lần sau 17 năm kể từ năm 2001. Sự đóng góp này đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy rằng, cộng đồng DNNVV trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả vô cùng quan trọng, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức đã và đang nảy sinh trong tình hình mới. Quá trình tăng trưởng của DNNVV lại đang diễn ra trong điều kiện môi trường hạn chế nên thường dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Trong khi một số DNNVV gặp phải những khó khăn về tín dụng và tài chính thì một số doanh nghiệp khác lại gặp những thách thức từ sự thiếu linh hoạt của môi trường pháp lý. Nhận định vai trò đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế và hiểu được môi trường DNNVV đang hoạt động cũng như những trở ngại mà DNNVV đang đối mặt và cơ hội mà họ đang có là rất quan trọng để đưa ra được các chính sách có lợi cho một sự tăng trưởng ổn định. Chính phủ đã ban hành các chính sách định hướng, phát triển DNNVV được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Trong các chính sách điều tiết nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của DNNVV thì chính sách tài chính là một trong những công cụ quan trọng thường được Chính phủ sử dụng. Bản chất của các chính sách này là việc Chính phủ sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Cụ thể, thông qua 2 công cụ chủ yếu thường được sử dụng là thuế và tín dụng, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một trong những văn bản quan trọng thể hiện sự khuyến khích phát triển DNNVV là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Nghị định này là văn bản chính thức của nhà nước khẳng định vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế và các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Đây cũng được coi là bước đột phá nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, tăng cường hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nước. Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Trong đó, DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn và giữ vai trò, đóng góp lớn đối với kinh tế thành phố. Các chính phủ, nhà tài trợ và những thành phần khác trong cộng đồng phát triển mong muốn xây dựng hiệu quả những chương trình có mục tiêu sâu rộng như tăng trưởng, giảm đói nghèo hay tăng việc làm. Những yêu cầu về chính sách này
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 thường chỉ có thể đạt được thông qua đánh giá tác động dựa trên bằng chứng xác thực từ dữ liệu khảo sát hay thông qua các phương thức định lượng liên quan. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, nghiên cứu sẽ phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đối với tăng trưởng của DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh. 1.2 – Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. Hồ Chí Minh hay không? Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính đến hoạt động của DNNVV tại TP.HCM cũng như đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của DNNVV. Trong nghiên cứu này sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV tại TP.HCM bằng cách so sánh chỉ số tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp nhận được hỗ trợ và nhóm không nhận được hỗ trợ của chính sách. - Đề xuất những giải pháp để thực hiện đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với tăng trưởng của DNNVV tại địa phương nói riêng và DNNVV cả nước nói chung. 1.3 – Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp năm 2015 gồm 467 DNNVV trong đó có 17 DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính và dữ liệu thứ cấp năm 2013-2015 gồm 356 DNNVV được khảo sát liên tục qua 2 năm 2013 và 2015 trong đó có là 13 DNNVV tham gia chính sách hỗ trợ tài chính. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PSM, phương pháp DID và phương pháp kết hợp giữa PSM và DID để đánh giá tác động can thiệp của chính sách đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV. Cả ba phương pháp này
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 đều xây dựng tình huống phản thực từ dữ liệu thống kê, giúp chọn lọc các DNNVV có những đặc điểm tương đồng nhau trước khi có can thiệp của chính sách, từ đó giúp cho việc so sánh các chỉ tiêu tăng trưởng của DN trước và sau khi có can thiệp. 1.4 – Cấu trúc luận văn Đề tài trình bày các vấn đề theo cấu trúc 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1 – Giới thiệu: cung cấp thông tin ngắn gọn về vấn đề cần nghiên cứu, trình bày mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 – Tổng quan lý thuyết: trình bày cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ tài chính, phương pháp đánh giá tác động của chính sách, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan để từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu: trình bày về khung đo lường tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất và đánh giá tác động chính sách, phương pháp đánh giá bằng PSM và DID, DID kết hợp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả và bàn luận về các phát hiện liên quan đến kết quả chính. Chương 5 – Kết luận và hàm ý chính sách: trình bày những kết luận, các hàm ý chính sách liên quan đến nghiên cứu, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần cuối cùng là các phụ lục đính kèm.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 – Lược khảo lý thuyết DNNVV tại Việt Nam Khái niệm DNNVV: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định: 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Vai trò của DNNVV: Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau: - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. - Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNNVV thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. - Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. - Đóng góp giá trị GDP cho quốc gia. Chính sách trợ giúp phát triển DNNVV Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn tăng: tính hết năm 2009, gần 85.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008. Sự phát triển tích cực của khu vực DNNVV trong những năm qua đã góp phần cơ bản tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn còn có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp. Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển DNNVV đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo nội dung của Nghị định này, Nhà nước có chính sách trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tài chính Chính sách hỗ trợ tài chính là một công cụ rất quan trọng, mang tính sống còn của Nhà nước trong việc điều hành và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đặc
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách về thị trường chứng khoán, … có tác động đến việc tồn tại và phát triển DNNVV. Dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật tài chính, sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước đối với các DNNVV được thực hiện thông qua chính sách tài chính vĩ mô (ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước) và qua các thị trường tài chính (thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường vốn), ngoài ra còn có một số chính sách khác. Sự hỗ trợ này góp phần giúp cho các DNNVV giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động, nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Các chính sách nói trên của Nhà nước chủ yếu là hướng vào việc phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xu thế hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.2 – Nguyên lý đánh giá tác động của Chính sách công 2.2.1 – Đánh giá tác động của chính sách Đánh giá tác động của một chính sách là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc lợi có thực sự là kết quả của can thiệp chính sách hay không, bằng cách thực hiện so sánh kết quả của những đối tượng tham gia dưới tác động của chính sách với kết quả của chính những đối tượng tham gia này nếu không có chính sách. Khó khăn chính trong đánh giá tác động là xác định xem điều gì sẽ xảy ra đối với đối tượng thụ hưởng nếu không có chương trình. Nhưng ta không thể làm được điều này vì tại một thời điểm nào đó, một đối tượng sẽ không thể tồn tại vừa ở nhóm can thiệp và đối chứng cùng lúc. Hiệu quả của chính sách không thể tính cho một đối tượng, mà thay vào đó cần phải xây dựng tình huống phản thực để tính toán hiệu quả chính sách trung bình của các đối tượng trong một mẫu khảo sát chọn từ tổng thể. Kết quả của tình huống này gọi là tình huống phản thực (counterfactual) trình bày ở Hình 2.1.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Kết quả Y 2 Nhóm tham gia Đã nhận can thiệp Tác động Y1 Y Nhóm không tham gia không nhận can thiệp 0 Trước Sau Thời gian can thiệp can thiệp Hình 2.1: Mô hình phương pháp đánh giá tác động Nguồn: dựa theo ý tưởng của Khandker và cộng sự (2010) Tổng quát hóa, tác động trung bình của chính sách sẽ được tính bởi biểu thức: D = E(Yi | T=1) - E(Yi | T=0) (2.1) Tác động trung bình của Kết quả của đối tượng Kết quả của đối tượng chính sách - ATE tham gia không tham gia Trong đó: + T: biến chính sách, 0 = không tham gia, 1 = có tham gia. + Yi: biến kết quả chẳng hạn tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất. + Yi | T = 1: biến kết quả của đối tượng thứ i với điều kiện đối tượng i có tham gia. + Yi | T = 0: biến kết quả của đối tượng thứ i khi đối tượng i không tham gia. Do tình huống phản thực không quan sát được nên không thể ước lượng D một cách chính xác tuyệt đối. Để đánh giá tác động chính xác, ta cần phải loại bỏ sai số của việc chọn mẫu hoặc tìm cách để xử lý cho sai số này ở mức tối thiểu . Để giải quyết vấn đề này, có hai hướng tiếp cận: một là "Lựa chọn ngẫu nhiên -
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 randomization " và hai là "Thí nghiệm tự nhiên - natural experiments" hay "Bán thực nghiệm - quasi experiments". Mỗi phương pháp đều có những giả định khác nhau để tính toán mức độ sai số có thể có trong lựa chọn đối tượng tham gia, có thể ảnh hưởng đến cơ cấu của các tác động can thiệp của chương trình. Trong đánh giá tác động chính sách, người ta thường quan tâm đến Hiệu quả can thiệp trung bình của nhóm tham gia (ATT) hơn là Hiệu quả can thiệp trung bình (ATE). Phương pháp "lựa chọn ngẫu nhiên" được áp dụng để loại bỏ sai số do chọn mẫu bằng cách phân bổ ngẫu nhiên đối tượng vào nhóm can thiệp hoặc đối chứng, lúc này đặc điểm của hai nhóm là hoàn toàn tương đồng nhau ngoại trừ điểm khác biệt duy nhất giữa hai nhóm chính là sự can thiệp của chương trình. Vì vậy, tình huống phản thực chính là hiệu quả của nhóm đối chứng, sai số chọn mẫu ε = 0 và khi đó D = ATT. Tuy nhiên, phương pháp “lựa chọn ngẫu nhiên” thường không khả thi trong thực tế do những hạn chế về mục đích chính sách, chọn đối tượng tham gia và đạo đức. Phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" là dựa vào các thiết kế nghiên cứu, dữ liệu sẽ được xử lý bằng các kỹ thuật thống kê để tạo thành nhóm can thiệp và nhóm đối chứng có đặc điểm gần giống nhau nhất, sai số chọn mẫu ε ≈ 0 và khi đó D ≈ ATT. Phương pháp Kết nối điểm xu hướng, Sai biệt kép, Biến công cụ, Gián đoạn hồi quy thuộc nhóm "thí nghiệm tự nhiên" này. 2.2.2 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM Lý thuyết căn bản về PSM được Robin giới thiệu lần đầu năm 1977, sau đó được các nhóm nghiên cứu của Rosembaun và Robin (năm 1983), Heckman, Ichimura và ToDID (năm 1997) và Dehejia và Wahba (năm 1999) tiếp tục bổ sung hoàn thiện thêm. Phương pháp PSM sau đó đã được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong các mô hình thực nghiệm về đánh giá tác động. Phương pháp PSM tiếp cận theo hướng dùng kỹ thuật thống kê để xây dựng nhóm đối chứng càng gần giống với nhóm can thiệp càng tốt. Dựa trên những đặc tính quan sát được và không chịu ảnh hưởng của chương trình, PSM tính xác suất tham gia can thiệp (tức là điểm xu hướng) của các đối tượng. Dựa vào xác suất này,
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 mỗi đối tượng nhận can thiệp được so khớp với một đối tượng không nhận can thiệp tương ứng. Các đối tượng không có đối tượng so khớp sẽ được loại ra. Sau đó, hiệu quả can thiệp bình quân của chương trình được tính bằng sai biệt trung vị trong kết quả giữa hai nhóm (Khandker và cộng sự, 2010, p55). Về lý thuyết, phương pháp PSM là một công cụ đánh giá tác động hoàn thiện (Khandker và cộng sự, 2010, p55). Tính hợp lý của phương pháp Điểm xu hướng PSM phụ thuộc vào hai điều kiện: a) thỏa mãn tính độc lập có điều kiện (tức là các yếu tố không quan sát được không ảnh hưởng đến tình trạng tham gia), b) tồn tại vùng hỗ trợ chung giữa nhóm can thiệp và đối chứng lớn. Có nhiều cách để so sánh giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng dựa trên điểm xu hướng gồm các phương pháp so sánh: cận gần nhất, trong phạm vi bán kính, phân tầng và hạt nhân. 2.2.3 – Phương pháp Sai biệt kép DID Nghiên cứu khoa học đầu tiên sử dụng một cách rõ ràng cách tiếp cận Sai biệt kép DID là của Snow tiến hành năm 1855. Kể từ đó đến nay, lý thuyết của phương pháp DID đã được bổ sung hoàn thiện thêm và được áp dụng trong nhiều mô hình thực nghiệm bởi các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi. Phương pháp DID dựa trên dữ liệu so sánh đối tượng tham gia và không tham gia chương trình ở cả giai đoạn trước và sau khi có can thiệp. Đầu tiên là phải thực hiện khảo sát đầu kỳ cho cả đối tượng không tham gia và tham gia chương trình, sau đó khi đã có can thiệp của chương trình, sẽ cần phải tiến hành một điều tra tiếp theo cho cả hai nhóm đối tượng này. Từ dữ liệu thu được, ta sẽ tính toán được sai biệt trung vị giữa các kết quả của nhóm can thiệp và đối chứng trước và sau can thiệp. Ta có thể tính toán được tác động bằng cách giả định tính không đồng nhất không quan sát được là không đổi theo thời gian và không có liên hệ với can thiệp trong thời kỳ. Phương pháp tính toán DID giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu phản thực bằng cách dùng cơ chế song song để tính kết quả của đối tượng tham gia và không tham gia trong thời kỳ trước và sau can thiệp. Về cơ bản, phương pháp DID so sánh các
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 nhóm can thiệp và đối chứng dựa trên những khác biệt trong kết quả sau can thiệp ứng với những kết quả trước can thiệp. 2.3 – Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hỗ trợ chính phủ. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ước lượng tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau (Bergström, 2000, Almus, 2001 Crepon and Duguet, 2003, Girma Görg và Strobl, 2003, Ege, 2009, Sissoko, 2011; Criscuolo, Martin, Overman và Van Reenen, 2012). Bằng chứng của Estonia về các yếu tố quyết định sự tăng trưởng của công ty là rất ít. Trong các nghiên cứu thực nghiệm, khái niệm hiệu quả bao gồm nhiều lĩnh vực và cơ hội khác nhau - hiệu quả được xác định thông qua việc sử dụng công nghệ, tăng năng suất hoặc tăng khả năng tồn tại của doanh nghiệp (Masso và Vildo, 2006). Nghiên cứu thực nghiệm Bergström (2000) cho thấy trong trường hợp của Thụy Điển trợ cấp có tương quan dương với tăng trưởng và tăng năng suất của các công ty được trợ cấp dường như tăng lên trong năm đầu tiên sau khi được trợ cấp. Nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của các khoản tài trợ ban đầu lên hiệu quả của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lukason và Masso (2010) đã phân tích hiệu suất của 39 công ty mới thành lập ở Estonia đã nhận được hỗ trợ tài chính từ tiểu bang dưới hình thức trợ cấp khởi động trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả cho thấy mặc dù nhiều doanh nghiệp không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra (về doanh thu, lợi nhuận và số người làm việc) và hơn một nửa số công ty còn nợ thuế, các khoản thuế lao động ước tính do các công ty trả được cao hơn nhiều với tổng số tiền trợ cấp, do đó chỉ ra tác động tích cực ròng của các khoản tài trợ đối với vị trí tài chính của bang. Ngoài ra, Masso và Vildo (2006) nhận thấy rằng các khoản tài trợ ban đầu đã có tác động tích cực lên việc tạo ra việc làm trong năm thứ hai sau khi nhận được khoản trợ cấp, nhưng trong tất cả các năm nhìn lại liên quan đến tăng trưởng doanh thu. Đồng thời, họ kết luận rằng các khoản tài trợ khởi đầu không làm tăng cơ hội sống sót của công ty.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Nghiên cứu liên quan đến chính sách và môi trường doanh nghiệp. Abdullah (1999) đã phân tích về khả năng tiếp cận của các chương trình hỗ trợ do chính phủ tài trợ đối với DNNVV ở Penang. Hartšenko et al (2013) phân tích vai trò của tiếp cận tài chính cho hoạt động của các DNNVV trong khu vực Muhoza, Rwanda. Các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực nhưng rất nhỏ đối với việc cải thiện môi trường, chính sách đối với hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, có thể thấy việc triển khai chính sách nhà nước thường có độ trễ và phải có sự hấp thụ của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả của chính sách đối với nền kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính lên DNNVV và sự phát triển của nền kinh tế. Hartsenko và Sauga (2013) đã phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV ở Estonia, dữ liệu phân tích là DNNVV đăng ký kinh doanh tại Estonia trong giai đoạn 2004-2010. Chính sách tài chính hỗ trợ trong nghiên cứu này tập trung vào một số chương trình như tài trợ khởi nghiệp và phát triển, nghiên cứu và phát triển (R&D), phát triển kiến thức và kỹ năng, đầu tư công nghệ và tài trợ xuất khẩu. Nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực đối với các chỉ số doanh thu bán hàng và năng suất lao động của các DNNVV được nhận hỗ trợ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đánh giá được việc tiếp cận chính sách hỗ trợ tài chính của các DNNVV được cải thiện đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Estonia thông qua năng suất tăng lên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên có thể thấy có nhiều cách đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp đều có tác động tích cực. Đặc biệt, nghiên cứu của Hartsenko và Sauga (2013) cho thấy chính sách hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đối với chỉ số doanh thu bán hàng và năng suất lao động, bên cạnh đó cũng cho thấy tác động tích cực đối với nền kinh tế thông qua tăng trưởng của DNNVV. Với dữ liệu điều tra DNNVV, nghiên cứu này muốn đo lường tác động của chính sách hỗ trợ tài chính của chính phủ đến chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của DNNVV có tích cực hay không, xác định độ lớn của tác động. Trường hợp, nghiên cứu chưa tìm thấy tác
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 động tích cực và đáng kể đến hai chỉ số tăng trưởng của DNNVV thì nghiên cứu xem tác động của chính sách đến khía cạnh khác của những DNNVV tham gia.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung chương này nêu ra khung phân tích, phương pháp tính toán các chỉ số tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV, khung đo lường tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến chỉ số tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV. Ở phần cuối chương trình bày quy trình xử lý, trích lọc dữ liệu từ bộ dữ liệu khảo sát DNNVV ở Tp. HCM năm 2013, 2015 và quy trình phân tích dữ liệu. 3.1 – Khung phân tích chung: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng của doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Tp. Hồ Chí Minh, khung phân tích được đưa ra dựa trên ý tưởng về mối liên hệ giữa các đặc điểm của doanh nghiệp với chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa tác động của việc nhận hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp, vì vậy mô hình khung phân tích được thể hiện như sau: NHÓM ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP -------------- --------------------- 1. Loại hình 2. Lĩnh vực hoạt động 3. Vốn 4. Số lao động 5. Quy mô 6. Tình trạng sở hữu 7. Đa dạng sản phẩm 8. Tình trạng xuất khẩu Đánh giá tác động Đánh giá tác động Phương pháp điểm xu hướng - PSM Phương pháp sai biệt kép - DD NHÓM DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG ĐỐI CHỨNG DOANH THU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH NHÓM DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG XỬ LÝ NĂNG SUẤT Hình 3.1: Mô hình phân tích tác động của chính sách hỗ trợ tài chính Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo lý thuyết 3.2 – Mô hình phân tích Mô hình kinh tế lượng Cách tiếp cận của phân tích dựa trên mô hình đánh giá tác động của chính sách đối với doanh nghiệp của Bertrand, Duflo và Mullianatathan (2004); Khandker, Samad và Koolwal (2009). Phương trình hồi quy như sau:
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 =0+ +∑ + (3.1) trong đó Yit là tăng trưởng doanh thu; tăng trưởng năng suất (trong nghiên cứu tác giả thay sản lượng bằng tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất) của doanh nghiệp i tại thời điểm t, Hit là biến giả mô tả doanh nghiệp i tại thời điểm t có nhận hỗ trợ tài chính hay không, Hit nhận giá trị 1 là doanh nghiệp được nhận hỗ trợ tài chính và 0 là doanh nghiệp không được nhận hỗ trợ tài chính, và Xit là tập hợp các biến về đặc điểm của doanh nghiệp i tại thời điểm t. 3.3 – Khung đo lường tác động 3.3.1 – Phương pháp Kết nối điểm xu hướng PSM Lý thuyết về phương pháp PSM được tóm tắt như sau: Bản chất của phương pháp PSM là ước lượng kết quả phản thực bằng các phương pháp thống kê sử dụng dữ liệu chéo. Hai giả định quan trọng cần thoả mãn nếu muốn áp dụng PSM là độc lập có điều kiện và tồn tại vùng hỗ trợ chung đủ lớn, vì vậy nếu càng nhiều quan sát và nhiều biến kiểm soát càng tốt vì dữ liệu như vậy sẽ dễ đáp ứng hai giả định này. Phương pháp PSM xây dựng nhóm đối chứng bằng mô hình thống kê xác suất tham gia chương trình (còn gọi là điểm xu hướng) dựa trên các đặc tính quan sát được nhưng không chịu ảnh hưởng của chương trình. Các đối tượng can thiệp sau đó được so khớp với đối tượng không tham gia dựa trên xác suất này. Hiệu quả can thiệp bình quân của chương trình sau đó được tính toán bằng sai biệt trung vị trong các kết quả giữa hai nhóm. Bước 1: Tính toán xác xuất tham gia chương trình Từ bộ số liệu điều tra DNNVV năm 2013 và 2015, nghiên cứu dùng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tham gia chính sách của DN (gọi là phương trình tham gia). Đối với phân tích hồi quy Probit, biến phụ thuộc là biến giả, biến này nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp đối chứng (không tham gia chính sách) hoặc giá trị 1 nếu là doanh nghiệp nhận can thiệp (có tham gia chính sách). Y = 0 + N X i (3.2) i 1i với Xi là các biến độc lập thể hiện các đặc điểm của doanh nghiệp và βi là các hệ số cần ước lượng của mô hình. Sau đó, từ phương trình tham gia này tính xác suất
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 tham gia chính sách cho từng doanh nghiệp i của cả hai nhóm. Lưu ý hồi quy Logit/Probit không quan tâm nhiều ảnh hưởng của Xi đối với Yi mà nó xem xét ảnh hưởng của Xi đến xác suất để Yi nhận giá trị bằng 1. Giá trị xác suất dự đoán này chính là "điểm xu hướng - propensity score", nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 và được tính bởi biểu thức (3.3): e0 + 1 N i X i Pi = 1 + eβ0 + 1 N βi X i Để ước lượng được phương trình trên, ta có thể biến đối thành: P ) = + N log( i X 0 1 i 1 − P i i Bước 2: Xác định Vùng hỗ trợ chung và Kiểm định cân bằng (3.3) (3.4) Tiếp theo, ta cần xác định vùng hỗ trợ chung trong đó phân bổ điểm xu hướng của nhóm can thiệp và đối chiếu trùng nhau. Theo Khandker và cộng sự (2010), những quan sát có điểm xu hướng khác nhau quá lớn hoặc không nằm trong vùng hỗ trợ chung sẽ bị loại. Như vậy cần càng nhiều quan sát trong vùng hỗ trợ chung của cả 2 nhóm càng tốt. Tuy vậy, vẫn có thể còn sai số chọn mẫu, nếu các quan sát đối tượng không tham gia bị loại bỏ có sự khác biệt một cách hệ thống trong các đặc tính quan sát được so với mẫu không tham gia còn lại; những khác biệt này cần phải được theo dõi kỹ lưỡng để góp phần diễn giải hiệu quả can thiệp. Cũng có thể thực hiện các kiểm định cân bằng để biết trong từng ngũ phân vị phân bổ điểm xu hướng, điểm xu hướng bình quân và trung vị của X có bằng nhau hay không. Để PSM có kết quả, các nhóm can thiệp và đối chiếu phải cân bằng, thể hiện bằng mức điểm xu hướng giống nhau dựa trên tham số X được quan sát tương tự. Tuy nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp đối xứng có thể có điểm xu hướng như nhau nhưng không hẳn sẽ là những nhóm tương tự khi quan sát nếu trong phương trình tham gia xác định sai biến số. Cân bằng có nghĩa là phân bổ giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chiếu phải giống nhau (Khandker và cộng sự, 2010). Tóm lại, ta cần kiểm tra phương trình P(X |T = 1) =P(X |T = 0).
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Bước 3: So sánh đối tượng tham gia và không tham gia Có thể sử dụng các tiêu chí so sánh khác nhau để phân nhóm doanh nghiệp tham gia và không tham gia dựa trên điểm xu hướng và tính toán gia quyền của từng cặp tham gia – không tham gia. Việc chọn lựa kỹ thuật đối chiếu cụ thể sẽ ảnh hưởng đến ước tính chương trình qua mức gia quyền sử dụng (Khandker và cộng sự, 2010): ▪ So sánh cận gần nhất (Nearest Neighbor): Đây là kỹ thuật so sánh được sử dụng thường xuyên nhất, trong đó mỗi đơn vị can thiệp được so sánh với một đơn vị đối chiếu có điểm xu hướng gần nhất. ▪ So sánh trong phạm vi hay bán kính (Radius): Phương pháp này so sánh các doanh nghiệp có điểm số xu hướng trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, nếu số lượng doanh nghiệp tham gia bị loại trừ cao thì sẽ có khả năng làm tăng sai số chọn mẫu. ▪ So sánh phân tầng (Stratification): Quy trình này phân chia hỗ trợ chung thành nhiều tầng (hay khoảng thời gian) khác nhau và tính toán tác động của chính sách trong từng khoảng thời gian. ▪ So sánh hạt nhân (Kernel): Tất cả các trường hợp tham gia được so sánh với trọng số trung bình của tất cả nhóm kiểm soát sử dụng trọng số là tỷ lệ nghịch đảo khoảng cách giữa điểm xu hướng của doanh nghiệp tham gia và kiểm soát. Bước 4: Tính toán tác động can thiệp bình quân Nếu giả định về độc lập có điều kiện và có vùng hỗ trợ chung về điểm xu hướng giữa nhóm tham gia và không tham gia tương ứng đủ lớn thì hiệu quả can thiệp bình quân PSM sẽ bằng với sai biệt trung vị trên kết quả trong vùng hỗ trợ chung (Khandker và cộng sự, 2010). Tác động trung bình của dự án ATT được ước lượng bằng cách tính sự khác biệt giữa các trung bình các hộ thuộc nhóm xử lý và nhóm kiểm soát. Ý tưởng tính toán thể hiện bằng công thức sau: D = E(Yi |Ti = 1) - E(Yi |Ti = 0) (3.5)
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Ký hiệu: - i:doanh nghiệp thứ i - Ti:biến can thiệp của chính sách của doanh nghiệp i; (Ti =1 có can thiệp) và (Ti =0 không can thiệp) - Yi:chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp i - Yi | Ti:chỉ số tăng trưởng của doanh nghiệp i với điều kiện Ti Thể hiện ý tưởng trên bằng phương pháp PSM: ATT = E )|T =1 {E[Y 1 | T = 1, p( X )] − E[Y 1 | T = 0, p( X )]} P( X PSM i i i i i i i i (3.6) với ATT là tác động trung bình của can thiệp chính sách; Y1 i và Y0 i là kết quả của 2 tình huống phản thực ở nhóm có tham gia và không tham gia chính sách, p(Xi)|Ti=1 là điểm xu hướng của các doanh nghiệp có tham gia chính sách, với đặc điểm doanh nghiệp là Xi. 3.3.2 – Phương pháp Sai biệt kép DID Theo Khandker và cộng sự (2010), "Phương pháp DID đang ngày càng được sử dụng rộng rộng rãi trong các nghiên cứu phân tích tác động của chương trình hay chính sách". Để đánh giá dự án bằng phương pháp DID cần phải có dữ liệu bảng, tức là dữ liệu vừa theo thời gian vừa theo không gian của tập hợp nhiều quan sát khác nhau. Phương pháp DID sẽ chia các đối tượng quan sát thành hai nhóm là nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Sai biệt bình quân trong kết quả của nhóm đối tượng tham gia và không tham gia trong đầu kỳ và cuối kỳ sẽ cho kết quả tác động theo DID. Cần chú ý rằng trong phương pháp DID, các đặc điểm không quan sát được làm nảy sinh cách biệt giữa các kết quả đối chứng đo đạc được và kết quả phản thực thực tế được giả định là không đổi theo thời gian, với điều kiện chênh lệch giữa hai xu hướng là như nhau trong thời kỳ. Để đánh giá tác động của dự án cần có dữ liệu bảng. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với mô hình hồi quy Pool-OLS (Khandker và cộng sự, 2010), mô hình này giúp ta tính được ATTDID bằng bằng cách chạy hồi quy OLS sau đây:
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 = 0+ + 1∗ + 2∗( ∗ )+∑ + (3.7) Trong đó: • Gọi Y là đầu ra của chính sách đang cần đánh giá tác động, trong nghiên cứu này là chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp. • H là biến giả về tình trạng tham gia, H=1 là doanh nghiệp thuộc nhóm can thiệp (có tham gia chính sách) và H=0 là doanh nghiệp thuộc nhóm đối chứng (không tham gia chính sách). • time là biến giả về thời gian: time = 1 là sau khi có can thiệp và time = 0 là trước khi có can thiệp của chính sách. • H * time là biến tương tác của hai biến giả H và time. • X là véc-tơ các biến kiểm soát gồm các đặc điểm của doanh nghiệp Cuối cùng, ta sẽ có ước lượng tác động của can thiệp chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp theo phương pháp Sai biệt kép. Ý tưởng này được thể hiện bằng biểu thức dưới đây: ATT =E(Y 1 −Y 0 | T =1) − E(Y 1−Y 0 | T = 0) DD i i i i i i (3.8) 3.3.3 – Phương pháp Sai biệt kép kết hợp So sánh điểm xu hướng DID-PSM Ta có thể hoàn thiện phương pháp DID theo một số cách. Một trong những cách đó là sử dụng so sánh điểm xu hướng PSM với dữ liệu ban đầu để tạo nhóm đối chiếu nhất định tương tự như nhóm can thiệp, sau đó sử dụng các sai biệt kép trong mẫu đối chiếu. Như vậy, ta sẽ xử lý được yếu tố không đồng nhất quan sát được trong các điều kiện ban đầu. Phương pháp gồm 2 bước, đầu tiên kết hợp các doanh nghiệp từ cả hai nhóm can thiệp và nhóm đối chứng rồi áp dụng PSM để loại bỏ các sai lệch lựa chọn do sự khác biệt quan sát được. Sau đó áp dụng DID để loại bỏ những sai lệch có thể có do sự khác biệt trong đặc điểm không quan sát được giữa hai nhóm. Bước 1: Lọc dữ liệu quan sát để loại bỏ sai lệch
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Từ bộ số liệu điều tra DNNVV năm 2013 và 2015, áp dụng phương pháp PSM để xác định điểm xu hướng, vùng hỗ trợ chung và thuộc tính cân bằng của PSM với các biến tham gia năm 2015 được tính hồi quy với các biến ngoại sinh tham gia năm 2013. Sau đó, giữ lại những doanh nghiệp có điểm xu hướng phù hợp với năm gốc và trộn dữ liệu này với dữ liệu tổng quát năm 2013 và 2015 để tách ra những doanh nghiệp tương ứng trong mẫu tổng quát. Kết quả sẽ loại bỏ sai lệch do sự khác biệt quan sát thu được dữ liệu phục vụ cho việc tính toán. Bước 2: Tính toán tác động can thiệp bình quân Sau khi sử dụng điểm xu hướng để so sánh các doanh nghiệp tham gia và đối chứng trong năm gốc, áp dụng phương pháp DID để tính toán tác động can thiệp ở cả các doanh nghiệp tham gia và đối chứng trong khuôn khổ vùng hỗ trợ chung. Đối với trường hợp hai thời kỳ t={0,1}, kết quả phương pháp DID của khu vực can thiệp i sẽ được tính bằng công thức: ATT =E(Y 1 −Y 0 | T =1) − (i, j) * E(Y 1 −Y 0 |T =0) j j DD i i i i j {0,1} (3.9) Trong đó, (i,j) là trọng số được tính trên khu vực đối chứng thứ j đối chiếu với khu vực can thiệp i. Trong cơ chế hồi quy Hirano, Imbens và RiDIDer (2003) chứng minh rằng hồi quy bình phương gia quyền nhỏ nhất, khi sử dụng quyền trên các quan sát đối chứng theo điểm xu hướng sẽ cho kết quả với hiệu quả đầy đủ. 3.3.4 – Các biến phụ thuộc và biến kiểm soát Biến phụ thuộc: là chỉ số tăng trưởng doanh thu và chỉ số tăng trưởng năng suất. Cách tính: chỉ số tăng trưởng doanh thu Là tỷ lệ phần % giữa hiệu doanh thu kỳ sau và doanh thu kỳ trước trên doanh thu kỳ trước. ă ưở ℎ ℎ 2013 = ℎ ℎ 2013 − ℎ ℎ 2011 100% (3.10) ℎ ℎ 2011
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 ă ưở ℎ ℎ 2015 = ℎ ℎ 2015 − ℎ ℎ 2013 100% (3.11) ℎ ℎ 2013 Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp kỳ sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu của doanh nghiệp kỳ trước. Chỉ số càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp SXKD càng hiệu quả và ngược lại. Cách tính: chỉ số tăng trưởng năng suất. Là tỷ lệ phần % giữa hiệu của năng suất kỳ sau và năng suất kỳ trước chia cho năng suất kỳ trước. ă ưỏ ă ấ 2013 = ă ấ 2013 − ă ấ 2011 100% (3.12) ă ấ 2011 ă ưở ă ấ 2015 = ă ấ 2015 − ă ấ 2013 100% (3.13) ă ấ 2013 Trong đó: Có khá nhiều định nghĩa về năng suất dựa trên những góc độ và quan điểm khác nhau. Nhà kinh tế học Adam Smith (1723 – 1790) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất (productivity) vào năm 1776, trong một bài báo nói về hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng sản xuất của lao động. Khái niệm năng suất dần thay đổi, mở rộng theo thời gian và theo sự phát triển của quản lý sản xuất. Tangen (2005), đã tổng kết định nghĩa năng suất của nhiều nhà nghiên cứu và kết luận: năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào phạm vi sử dụng. Trong bài viết này, tôi sử dụng định nghĩa năng suất được nhiều người thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất: năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Năng suất phản ánh khả năng sản xuất của một doanh nghiệp. Áp dụng cho cách tính, năng suất là tỷ lệ giữa tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong năm của doanh nghiệp chia (:) cho tổng lao động làm toàn thời gian, tính bằng %. Chỉ tiêu phản ánh mức doanh thu do doanh nghiệp tạo ra trong một năm gấp bao
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 nhiêu lần so với số lao động mà doanh nghiệp hiện đang có. Hiệu suất (số lần) càng cao, doanh nghiệp sử dụng lao động càng hiệu quả. Ngoài dữ liệu năm 2013 và 2015, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 2 chỉ số là Doanh thu và Tổng số lao động năm 2011 để tính chỉ số đầu kỳ là Năng suất 2011. ă ấ 2011 = ℎ ℎ 2011 (3.14) ổ ố độ 2011 ă ấ 2013 = ℎ ℎ 2013 (3.15) ổ ố độ 2013 ă ấ 2015 = ℎ ℎ 2015 (3.16) ổ ố độ 2015 Ý nghĩa: Chỉ số phản ánh mức độ tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp kỳ sau tăng/giảm bao nhiêu phần trăm so với năng suất của doanh nghiệp kỳ trước. Bảng 3.1: Mô tả biến phụ thuộc trong mô hình STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Dấu kỳ vọng 1 G_Revenue Biến tăng trưởng doanh thu % + 2 G_Productivity Biến tăng trưởng năng suất % + Nguồn: Lựa chọn của tác giả Các biến kiểm soát: việc lựa chọn biến kiểm soát rất quan trọng trong phương pháp hồi quy DID và PSM, đặc biệt PSM sẽ cho sai số nếu các biến đồng thời quyết định tình trạng tham gia không được đưa vào phương trình tham gia vì dữ liệu chất lượng thấp hay thiếu đối với nơi chương trình được triển khai. Do chưa có hướng dẫn về cách chọn các biến số kiểm soát bằng kiểm định thống kê nên các đặc tính quan sát được có vai trò quyết định tình trạng tham gia thường được xác định dựa trên dữ liệu và tùy thuộc vào hoàn cảnh (Khandker và cộng sự, 2010). Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan, nghiên cứu này sẽ chọn các biến kiểm soát là những đặc điểm quan sát được của các doanh nghiệp để đưa vào mô hình phân tích mức độ ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp. Các biến kiểm soát gồm 8 biến đặc điểm của doanh nghiệp được mô tả dưới đây:
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 1. Loại hình doanh nghiệp: Biến này là biến phân loại theo hình thức sở hữu của doanh nghiệp tương tự như Tổng cục Thống kê (2014; 2015b). Trong bộ dữ liệu điều tra DNNVV tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những doanh nghiệp không có vốn của nhà nước, cả cấp Trung ương hoặc địa phương. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp được thành lập từ nguồn vốn tư nhân trong nước, nguồn vốn đó có thể được sở hữu bởi một cá nhân hay một nhóm người. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức được tập trung trong nghiên cứu này gồm: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước. Dữ liệu cũng bao gồm cả đối tượng là các hộ kinh doanh, những cơ sở kinh doanh được định nghĩa là tổ chức kinh tế do tư nhân sở hữu và không đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh tại một địa chỉ xác định và có ít nhất một lao động làm việc toàn thời gian (GSO 2015b). 2. Lĩnh vực hoạt động: Biến này là biến định tính nhằm phân loại nhóm ngành của doanh nghiệp căn cứ vào ngành sản xuất kinh doanh chính của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phân vào một ngành kinh tế duy nhất - là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất trong doanh nghiệp, hoặc là ngành sản xuất kinh doanh theo thiết kế khi xây dựng doanh nghiệp, là ngành quyết định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mã ngành được xác định dựa trên mã phân ngành quốc tế (ISIC). 3. Vốn của doanh nghiệp: Biến này là số nguyên không âm cho biết toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Nguồn vốn gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 + Nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ phát sinh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vaynước ngoài), các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền phụ cấp...) và các khoản phải trả khác. Nghiên cứu này dự kiến vốn của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. Trong mô hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. 4. Số lao động của doanh nghiệp: Biến này là số nguyên không âm cho biết toàn bộ số lao động làm việc toàn thời gian do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công. Với các doanh nghiệp tư nhân thì những người là thành viên trong gia đình có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất, nhưng không nhận tiền lương, tiền công - thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp, bao gồm cả lãi kinh doanh - cũng được tính là lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp sử dụng số lao động càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. Trong mô hình hồi quy, biến vốn được logarithm và được đo lường bằng đơn vị điểm % vốn, chỉ số này có giá trị lớn thì kỳ vọng tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. 5. Quy mô của doanh nghiệp: Biến này là biến phân loại quy mô của doanh nghiệp dựa trên Tiêu chí xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ. Phân loại quy mô doanh nghiệp theo định nghĩa mà Ngân hàng Thế giới hiện đang áp dụng. Phòng DNNVV của Ngân hàng Thế giới đang hoạt động dựa trên cơ sở 3 nhóm doanh nghiệp gồm siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 không quá 10 lao động, các doanh nghiệp có từ trên 10 đến 50 lao động và các doanh nghiệp quy mô vừa với từ trên 50 đến 300 lao động, trong khi đó doanh nghiệp có trên 300 lao động thuộc nhóm có quy mô lớn. Phân nhóm quy mô dựa trên số lao động toàn thời gian, lao động bán thời gian và lao động thời vụ. Định nghĩa này được Chính phủ Việt Nam thừa nhận và sử dụng bắt đầu từ khi ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa” và sau đó là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP cũng nêu rõ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Bảng 3.2: Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên số lao động và vốn Quy mô Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Khu vực Số lao động Tổng nguồn Số lao Tổng nguồn Số lao vốn động vốn động I. Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 nghiệp và xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến thủy sản 200 người tỷ đồng 300 người II. Công 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 nghiệp và xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến xây dựng 200 người tỷ đồng 300 người III. Thương 10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 mại và dịch xuống trở xuống người đến đồng đến 50 tỷ người đến vụ 50 người đồng 100 người Nguồn: phân loại theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Nghiên cứu này dự kiến quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. 6. Tình trạng sở hữu: Biến nhị phân với giá trị 0 là một chủ sở hữu, 1 là có từ 2 chủ sở hữu trở lên. Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu có tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách. 7. Tình trạng đa dạng sản phẩm:
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp SXKD 1 loại sản phẩm, 1 là doanh nghiệp SXKD từ 2 sản phẩm trở lên. Một doanh nghiệp được xác định là đa dạng hóa nếu doanh nghiệp đó sản xuất từ 2 loại sản phẩm trở lên phân theo ngành cấp 4 (4 digit ISIC). Đa dạng hóa trong sản xuất có thể giúp doanh nghiệp hạn chế tổn thương từ các cú sốc, và vì vậy tăng khả năng sống sót của mình. Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm có tác động như thế nào đến tăng trưởng khi nhận hỗ trợ từ chính sách. 8. Tình trạng xuất khẩu: Biến nhị phân với giá trị 0 là doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm trong nước, 1 là doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Nghiên cứu này dự kiến doanh nghiệp có xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì tác động của chính sách đến tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao. Bảng 3.3: Mô tả các biến độc lập trong mô hình STT Tên biến Định nghĩa Đơn vị Kỳ vọng 1 H Biến giả về tình trạng = 0. là DN không nhận hỗ tham gia chính sách trợ tài chính (không tham gia chính sách) = 1. là DN có nhận hỗ trợ tài chính (tham gia chính sách) 2 time Biến giả về thời gian = 0: nếu là năm 2013 – trước khi có can thiệp = 1: nếu là năm 2015 – sau khi có can thiệp 3 H*time Biến tương tác giữa Điểm % + tham gia chính sách của DN và thời gian, hệ số ước lượng của biến này trong phương pháp DID chính là tác động của việc nhận hỗ trợ tài chính đối với chỉ số tăng trưởng 4 F_Legal Loại hình doanh nghiệp 5 F_Sector Nhóm ngành SXKD của doanh nghiệp 6 F_lnCapital Logarithm của biến Điểm % Vốn +
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Vốn (đơn vị Triệu VNĐ) 7 F_lnLabour Logatithm của biến Lao Điểm % Lao động + động (đơn vị Người) 8 F_Size Quy mô doanh nghiệp = 0: DN có quy mô siêu + nhỏ = 1: DN có quy mô nhỏ = 2: DN có quy mô vừa 9 F_Owners Tình trạng sở hữu = 0: DN có 1 chủ sở hữu +/- doanh nghiệp = 1: DN có từ 2 chủ sở hữu trở lên 10 F_Diver Tình trạng đa dạng sản = 0: là DN SXKD 1 loại sản +/- phẩm của doanh nghiệp phẩm = 1: là DN SXKD từ 2 loại sản phẩm trở lên 11 F_Export Tình trạng sản phẩm = 0: là DN chỉ bán sản + xuất khẩu của doanh phẩm trong nước nghiệp = 1: là DN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Nguồn: Lựa chọn của tác giả 3.4 – Dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu có sẵn từ cuộc khảo sát DNNVV tại Việt Nam được thu thập năm 2013 và 2015. Bộ dữ liệu SMEs (Small and Medium Enterprise Survey) là bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Bộ dữ liệu SMEs thực hiện khảo sát các DNNVV lần đầu tiên vào năm 2002 và thực hiện liên tục 2 năm một lần từ năm 2005 cho đến nay. Tất cả đều được tổng hợp dưới định dạng Stata. Đây sẽ là tài nguyên hữu ích để tìm hiểu và đánh giá về thành phần kinh tế năng động nhất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dự án điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thực hiện khảo sát 2.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của 10 tỉnh thành ở Việt Nam gồm: Hà Nội (bao gồm Hà Tây), Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Các thành phần chính của bộ dữ liệu này bao gồm ba phần: (i) một bảng câu hỏi dành cho doanh nghiệp; (ii) một bảng câu hỏi dành cho nhân viên; và (iii) một bảng hỏi về tài khoản kinh tế.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Dữ liệu thu thập được dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với chủ sở hữu/ quản lý và nhân viên công ty và thường được thu thập trong các tháng 6, 7, 8. Các doanh nghiệp được khảo sát được phân phối trên khoảng 18 ngành như: chế biến thực phẩm, sản phẩm kim loại giả, và sản xuất sản phẩm gỗ. Các doanh nghiệp nhỏ được phân loại theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới hiện nay, với các doanh nghiệp nhỏ có tối đa 10 nhân viên, doanh nghiệp quy mô nhỏ có tới 50 nhân viên, doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 300 người, và các doanh nghiệp lớn có hơn 300 nhân viên. Các điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đã được tiến hành 7 lần, gần đây nhất là các năm 2011, 2013 và 2015. Cuộc khảo sát đã được tiến hành dưới sự hợp tác giữa ba đối tác: Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và đầu tư của Việt Nam (Bộ KH & ĐT); Viện Khoa học Lao động và Xã hội giao (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA); và Phát triển Kinh tế Research Group (DERG) của Đại học Copenhagen. Các cuộc khảo sát đã được tài trợ bởi Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong Chương trình Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp (BSPS). Các vấn đề liên quan đến phát triển DNNVV vẫn ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam và thách thức mới đang nổi lên liên tục có nhu cầu phân tích. Tóm tắt chương 3 Chương 3 đã vận dụng lý thuyết về đánh giá tác động dự án theo phương pháp "thí nghiệm tự nhiên" và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ở chương 2 để xây dựng khung phân tích đánh giá tác động chính sách dựa vào chỉ số tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp và áp dụng theo phương pháp PSM, DID và DID-PSM. Phần cuối của chương 3 mô tả sơ lược về bộ dữ liệu điều tra DNNVV. Khung phân tích đánh giá tác động chính sách và dữ liệu điều tra DNNVV này sẽ làm cơ sở để hiện thực hóa khung phân tích được trình bày ở Chương 4 bằng phần mềm Stata để tính toán tác động chính sách và kết quả nhận được.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 4 trình bày các kết quả của nghiên cứu gồm: tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng năng suất của DNNVV tại Tp. HCM; kiểm tra sự tin cậy của kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh điểm xu hướng (PSM), khác biệt kép (DID) và khác biệt kép kết hợp so sánh điểm xu hướng (DID-PSM). Ở cuối mỗi phần trình bày về kết quả tính toán, nghiên cứu có thêm những nhận xét, bình luận và lý giải những số liệu nhận được. 4.1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4.1.1 – Tổng quan về chính sách hỗ trợ tài chính Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2015, khoảng 97% trong tổng số trên 800.000 doanh nghiệp trên cả nước là DNNVV, riêng TP. Hồ Chí Minh có gần 152.000 doanh nghiệp chiếm gần 20%. Các DN này không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội… Tuy có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nhưng hầu hết các DNNVV đang rất khó khăn về tài chính, công nghệ hạn chế, thiếu các thông tin về thị trường. Các DNNVV thiếu vốn sản xuất - kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có. Tín dụng cho các DNNVV tăng trưởng rất chậm, chỉ có khoảng 30% DNNVV có thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại. Để giải quyết khó khăn cho các DN, trong thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ: tiếp cận các nguồn lực (tài chính, công nghệ, khởi nghiệp…) theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài ra, TP. HCM còn có chương trình kích cầu hỗ trợ lãi vay cho những DN hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xử lý môi trường ví dụ như Chương trình kích cầu theo Quyết định 33 và Quyết định 38 của UBND TP. HCM. Hơn 80% các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV không có kết quả để đánh giá hiệu quả, thậm chí có chương trình không thể đánh giá được mức độ tham gia của các DN.
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hồ Chí Minh được xem là một trong những tỉnh thành có các chương trình hoạt động tích cực nhất trên cả nước nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong đợi. Theo sở công thương Tp, HCM, trong những năm qua, không nhiều DN được hỗ trợ bởi những chương trình nói trên. Nguyên nhân là do hoạt động trợ giúp DNNVV chưa có trọng tâm, trình tự, thủ tục để thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các DN trong việc tiếp cận. 4.1.2 – Đối tượng đánh giá tác động Đặc điểm của mẫu điều tra là được phân tầng theo hình thức sở hữu ở tất cả các địa bàn được điều tra nhằm đảm bảo mẫu sẽ bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trong khu vực ngoài nhà nước: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh/hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Bảng 4.1 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo hình thức pháp lý. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015 thì tỷ lệ lớn nhất trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 53.99%) và công ty TNHH (chiếm 34.55%). Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm khoảng 88.54% trong tổng mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều tra này. Số liệu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng nằm trong loại hình hộ kinh doanh là 4 (chiếm 2.08%) và công ty TNHH là 7 (chiếm 5.69%). Đối với loại hình công ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty cổ phần là 1 (chiếm 16.66%). Tương tự, số liệu tính toán doanh nghiệp điều tra năm 2015 thì tỷ lệ lớn nhất trong mẫu là các hộ kinh doanh (chiếm 52.08%) và công ty TNHH (chiếm 36.98%). Theo dữ liệu của tổng điều tra thì khu vực này chiếm khoảng 89.06% trong tổng mẫu, điều này cho thấy đây là nhóm chính của cuộc điều tra này. Số liệu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp can thiệp ngẫu nhiên cũng nằm trong loại hình hộ kinh
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 doanh là 4 (chiếm 1.68%) và công ty TNHH là 11 (chiếm 6.50%). Đối với loại hình công ty hợp danh là 1 (chiếm 12.5%) và công ty cổ phẩn là 1 (chiếm 12.5%). Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo loại hình doanh nghiệp Năm 2013 - 2015 Năm 2015 Đ. chứng Can thiệp Tổng Đ. chứng Can thiệp Tổng Hộ kinh doanh 188 4 192 234 4 238 Doanh nghiệp tư nhân 27 0 27 34 0 34 Công ty hợp danh 7 1 8 7 1 8 Công ty TNHH 116 7 123 158 11 169 Công ty cổ phần 5 1 6 7 1 8 Tổng 343 13 356 440 17 457 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Trong cả 2 bộ số liệu này, loại hình doanh nghiệp tư nhân không có doanh nghiệp tham gia chính sách. Vì vậy, đánh giá tác động của chính sách chỉ tập trung cho các loại hình doanh nghiệp hộ kinh doanh, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. Bảng 4.2 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015 thì 4 ngành có tỷ lệ lớn trong mẫu là thực phẩm đồ uống (ISIC 15), sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (ISIC 28), sản phẩm từ sao su và nhựa (ISIC 25) và sản phẩm trang phục (ISIC 18). Số liệu doanh nghiệp can thiệp trong các ngành: thực phẩm chức năng là 5 (chiếm 5.61%), sản xuất trang phục là 1 (chiếm 2.63%), gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 (chiếm 14.28%), sản phẩm từ cao su và nhựa là 1 (chiếm 2.27%), sản phẩm từ kim loại đúc sẵn là 2 (chiếm 4.16%), máy móc là 1 (chiếm 5.55%) và nội thất là 2 (chiếm 14.28%). Đối với các nhóm ngành còn lại không có doanh nghiệp tham gia chính sách. Tương tự, số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015 thì 4 ngành trên cũng có tỷ lệ lớn trong mẫu là thực phẩm đồ uống (ISIC 15), sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (ISIC 28), sản phẩm từ sao su và nhựa (ISIC 25) và sản phẩm trang phục (ISIC 18). Số liệu doanh nghiệp can thiệp trong các ngành: thực phẩm chức năng là 5 (chiếm 4.16%), sản xuất trang phục là 2 (chiếm 4.25%), gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 (chiếm 10.0%), sản phẩm từ cao su và nhựa là 2 (chiếm 3.63%), sản phẩm
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 từ kim loại đúc sẵn là 2 (chiếm 3.57%), máy móc là 1 (chiếm 4.76%) và nội thất là 2 (chiếm 11.11%). Ngoài ra cũng xuất hiện doanh nghiệp ở ngành giấy và sản phẩm từ giấy là 1 (chiếm 4.34%) và In ấn, xuất bản,… là 1 (chiếm 4.54%). Còn các nhóm ngành còn lại không có doanh nghiệp tham gia chính sách. Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động Mã Tên ngành Năm 2013 - 2015 Năm 2015 ISIC Đ.chứng C. thiệp Tổng Đ.chứng C. thiệp Tổng 15 Thực phẩm và đồ uống 84 5 89 115 5 120 17 Dệt 12 0 12 12 0 12 18 Sản xuất trang phục,… 37 1 38 45 2 47 19 Thuộc da và sơ chế da 11 0 11 16 0 16 20 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 6 1 7 9 1 10 21 Giấy và sản phẩm từ giấy 19 0 29 22 1 23 22 In ấn, xuất bản,… 13 0 13 21 1 22 24 Sản xuất hoá chất,… 10 0 10 15 0 15 25 Sản phẩm từ cao su và nhựa 43 1 44 53 2 55 26 Sản phẩm từ khoáng phi kim 14 0 14 18 0 18 27 Kim loại cơ bản 7 0 7 7 0 7 28 Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 46 2 48 54 2 56 29- Máy móc 17 1 18 20 1 21 32 34 Xe có động cơ,… 7 0 7 7 0 7 35 Phương tiện vận tải 1 0 1 1 0 1 36 Nội thất,… 12 2 14 16 2 18 37 Tái chế 1 0 1 2 0 2 SER Dịch vụ 3 0 3 7 0 7 Tổng 343 13 356 440 17 457 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.3 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo quy mô của doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với 1-9 lao động chiếm tới 67.17%. Doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm 26.4% và vừa chiếm 6.46%. Số liệu doanh nghiệp can thiệp theo quy mô siêu nhỏ là 6 (chiếm 2.51%), nhỏ là 5 (chiếm 5.31%) và vừa là 2 (chiếm 8.69%). Tương tự, đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với 1-9 lao động chiếm tới 67.83%. Doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm 25.38% và vừa chiếm 6.78%. Số liệu
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 doanh nghiệp can thiệp theo quy mô siêu nhỏ là 8 (chiếm 2.58%), nhỏ là 6 (chiếm 5.17%) và vừa là 3 (chiếm 9.67%). Bảng 4.3: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô doanh nghiệp Năm 2013 - 2015 Năm 2015 Đối chứng Can thiệp Tổng Đối chứng Can thiệp Tổng Siêu nhỏ 233 6 239 302 8 310 Nhỏ 89 5 94 110 6 116 Vừa 21 2 23 28 3 31 Tổng 343 12 356 440 17 457 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.4 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo tình trạng sở hữu doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một chủ sở hữu chiếm tới 80.62%. Còn lại là doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên chiếm 19.38%. Số liệu doanh nghiệp can thiệp theo nhóm một chủ sở hữu là 8 (chiếm 2.78%) và nhiều chủ sở hữu là 5 (chiếm 7.24%). Tương tự, đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra năm 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một chủ sở hữu chiếm tới 81.84%. Còn lại là doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên chiếm 18.16%. Số liệu doanh nghiệp can thiệp theo nhóm một chủ sở hữu là 8 (chiếm 2.13%) và nhiều chủ sở hữu là 9 (chiếm 10.84%). Bảng 4.4: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo tình trạng sở hữu Năm 2013 - 2015 Năm 2015 Đối chứng Can thiệp Tổng Đối chứng Can thiệp Tổng Một chủ sở hữu 279 8 287 366 8 374 Nhiều chủ sở hữu 64 5 69 74 9 83 Tổng 343 13 356 440 17 457 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra Bảng 4.5 cho thấy số lượng doanh nghiệp được điều tra phân theo tình trạng đa dạng sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với số liệu tính toán doanh nghiệp được điều tra cả 2 năm 2013 và 2015, chúng ta thấy rằng doanh nghiệp có một sản phẩm duy nhất chiếm tới 94.10%. Còn lại là doanh nghiệp có từ hai sản phẩm trở lên