SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN THẠC SỸ
“CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG:
TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP”
HỒ THANH TÙNG
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN THẠC SỸ
“Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển
điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp”
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH CÔNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
HỌC VIÊN: HỒ THANH TÙNG
LỚP: TÀI CHÍNH CÔNG- ĐỒNG THÁP
Mã số sinh viên: 7701271520A
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của
Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây.
Số liệu trong các phụ lục, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được thu thập từ các nguồn rõ ràng; nếu phát hiện có sự gian lận tôi sẽ chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thi./.
Đồng Tháp, ngày 30/6/2019
Học viên
Hồ Thanh Tùng
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................3
MỤC LỤC....................................................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................7
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................9
1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU..................................................................................................9
2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................... 10
3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU.............................................. 11
4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................ 12
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................... 12
1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG .................................................................... 12
1.1.1- Chính sách phát triển điện năng................................................................................ 12
1.1.2- Chí nh sách p hát triển điện ở nông thôn, ............................................................. 13
1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CS PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG... 13
1.2.1 - Đầu tư phát triển điện năng........................................................................................ 13
1 . 2 . 2 - Đầu tư phát triển điện năng ở nông thôn,....................................................... 14
1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà...................................... 15
1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG ................. 15
1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC TA.............. 17
1.4.1- Khái quát............................................................................................................................. 17
1.4.2- Bài học kinh nghiệm ...................................................................................................... 18
TÓM TẮT CHƯƠNG I ............................................................................................................. 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP............................................. 21
2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP........................ 21
2.1.1- Về phát triển điện năng................................................................................................. 21
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
2.1.2- Về phát triển điện NLTT.............................................................................................. 24
2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN...................................... 24
2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV ................................... 24
2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung hạ thế.............................................25
2.2.3- Đối với việc đầu tư CT&PT đường dây điện từ sau công tơ về nhà..........29
2.2.4- Đối với việc đầu tư điện NLTT...................................................................................30
2.3- HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN ....................................................... 31
2.3.1- Hiện trạng lưới điện........................................................................................................ 31
2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện................................................................................................ 31
2.4- ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ................................................................................................................. 32
2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính..................................................... 32
2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện ..................................................... 36
TÓM TẮT CHƯƠNG II............................................................................................................ 40
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP....................................................................... 41
3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN NĂNG............................................... 41
3.1.1- Định hướng phát triển.................................................................................................... 41
3.1.2- Mục tiêu phát triển.......................................................................................................... 41
3.1.3- Khối lượng lưới điện ĐTXD...................................................................................... 42
3.1.4- Vốn đầu tư .......................................................................................................................... 42
3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT- XH......................................................................................... 43
3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP................................................................................................. 46
3.2.1- Các giải pháp tài chính ............................................................................................................. 46
3.1.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư............................................................................................ 46
3.1.1.2) Giải pháp đầu tư.......................................................................................................... 48
3.2.2- Các giải pháp bổ trợ................................................................................................................... 49
3.2.2.1) Giải pháp sử dụng điện TK&HQ.......................................................................... 49
3.2.2.2) Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch....................................50
3.2.2.3) Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính......................................... 51
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
3.2.2.4) Giải pháp tham quan học tập kinh nghiệm ...................................................... 51
3.2.2.5) Giải pháp tuyên truyền, vận động........................................................................ 52
3.2.3- Chủ thể thực hiện các giải pháp............................................................................................ 52
3.2.3.1) Đối với Trung ương.................................................................................................... 52
3.2.3.2) Đối với tỉnh Đồng Tháp............................................................................................ 54
3.2.3.3) Đối với Ngành điện..................................................................................................... 56
3.2.3.4) Đối với khách hàng sử dụng điện......................................................................... 59
TÓM TẮT CHƯƠNG III.......................................................................................................... 60
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 62
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 63
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCNCKT
BT- GPMB
CT&PT
ĐTXD
EVN
EVN NPT
EVN SPC
ĐMT
PC Đồng Tháp
FDI
SDĐ
Ngành điện
NLTT
Tiêu chí N-1
Báo cáo nghiên cứu khả thi
Bồi thường giải phóng mặt bằng
Cải tạo và phát triển
Đầu tư xây dựng
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia
Tổng công ty Điện lực miền Nam
Điện mặt trời
Công ty Điện lực Đồng Tháp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sử dụng điện
Chỉ EVN và các đơn vị thuộc EVN
Năng lượng tái tạo
“Là một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây
dựng và vận hành hệ thống điện đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ
thống điện hoặc khi một phần tử tách khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ
thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận
hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục”.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Danh mục Trang
Phụ lục 01: Thống kê kết quả thực hiện quy hoạch GĐ: 2011-2015 ................. 64
Phụ lục 02 : Thống kê lưới điện tỉnh Đồng Tháp .............................................. 66
Phụ lục 03: Thống kê chi tiết sự cố lưới 110kV ............................................... 67
Phụ lục 04: Thống kê chi tiết sự cố lưới 22kV và lưới 0,4kV ........................... 68
Phụ lục 05: Thống kê kết quả thực hiện các chỉ số đánh giá độ tin cậy cung
cấp điện của lưới trung thế .......................................................................................... 70
Phụ lục 06 : Thống kê số hộ dân sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ....................... 71
Phụ lục 07: Thống kê sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ........................................ 72
Phụ lục 08: Thống kê khối lượng lưới điện ĐTXD GĐ: 2016-2035 ................. 73
Phụ lục 09: Thống kê nhu cầu vốn GĐ: 2016-2035 ........................................... 75
Phụ lục 10: Kết quả phân tích, tính toán hiệu quả KT-XH ............................... 76
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây được
triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình chung gặp nhiều khó khăn, thách thức,
nhưng với sự vận dụng hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương; sự
đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, cộng đồng dân cư và doanh
nghiệp, đã duy trì phát triển mức khá. Tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 2011- 2015
đạt 9,5%/năm (theo giá năm 1994).
Với vị trí khá thuận lợi, nhất là từ khi cầu Vàm Cống hoàn thành (tháng
5/2019) kết nối tuyến lộ N2 đi ngang, cùng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh,
KT- XH của Tỉnh sẽ có bước phát triển nhanh và ổn định trong thời gian tới.
Để giúp KT- XH của Tỉnh phát triển nhanh và ổn định thì nguồn điện cung
cấp phải đảm bảo an toàn, liên tục và tin cậy. Theo Báo cáo Quy hoạch điện năng
tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt, hiện tại lưới điện
tỉnh Đồng Tháp còn nhiều khiếm khuyết cần đầu tư CT & PT để phục vụ tốt nhu
cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chí N-1.
Bên cạnh đó, các lưới hạ thế sau điện kế cụm (điện kế dùng chung) và các đường
dây hạ thế sau điện kế mua điện về nhà do người dân tự đầu tư đều không đảm bảo
an toàn theo tiêu chí điện nông thôn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28
tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương. Theo kế hoạch của Tỉnh đến năm 2020 sẽ
có 100% xã (119/119 xã) đạt tiêu chí điện nông thôn, nhưng đến nay chỉ mới công
nhận có 55/119 xã đạt (tỷ lệ 47,9%), cho thấy còn khá chậm so với kế hoạch. Bên
cạnh đó, tình hình tai nạn điện xảy ra cũng chưa có chiều hướng giảm theo mục tiêu
của Đề án an toàn điện GĐ: 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ-
UBND-HC ngày 22/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế trên, trong quá trình lập Quy hoạch điện
tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035, Tỉnh đã phối hợp với đơn vị tư
vấn rà soát, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đưa ra phương án khắc phục. Như
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
vậy, việc thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến
2035 đã phê duyệt, đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách phát triển điện năng
của tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, để thực hiện quy hoạch đòi hỏi kinh phí đầu tư khoảng 15.197 tỷ
đồng; trong đó, giai đoạn 2016- 2020 là 4.982,0 tỷ đồng, giai đoạn 2021- 2025 là
3.372,4 tỷ đồng, giai đoạn 2026- 2030 là 4.708,4 tỷ đồng và giai đoạn 2031- 2035 là
2.134,8 tỷ đồng.
Do kinh phí thực hiện quy hoạch quá lớn, nên việc thu xếp kinh phí để thực
hiện quy hoạch là một gánh nặng của các cấp, các ngành có liên quan; đòi hỏi các
cấp, các ngành có liên quan phải nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp
thời để thực hiện; trong đó, các giải pháp tài chính được xem là nồng cốt.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Các giải pháp tài chính thực hiện
chính sách phát triển điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” được đề xuất và
nghiên cứu là cần thiết.
2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1- Mục tiêu
Chính sách tài chính có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện chính
sách phát triển điện năng. Thời gian qua, chính sách tài chính đã đóng góp đáng kể
vào việc thực hiện các chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng cần có các
giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện.
Với lý do trên, đề tài nghiên cứu đã tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, xác
định những ưu điểm, hạn chế của thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính
sách phát triển điện năng; những ưu điểm, hạn chế của lưới điện tỉnh Đồng Tháp;
những tồn tại, bất cập của pháp luật, để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài
chính nhằm đảm bảo thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh.
2.2- Câu hỏi nghiên cứu
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
- Chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng
Tháp hiện nay như thế nào? Mục tiêu chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng
Tháp trong thời gian tới ra sao?
- Các giải pháp tài chính để thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh
Đồng Tháp trong thời gian tới là gì?
3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
3.1- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, kết hợp với việc
phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách phát triển điện năng, chính sách
tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác
định những ưu điểm, hạn chế để xem xét, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp
trong các giai đoạn tới.
3.2- Cách tiếp cận nghiên cứu
Sử dụng phương pháp rà soát, thống kê trên cơ sở tập hợp thông tin, số liệu
từ các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành; các báo cáo…phát triển điện
năng; nhằm xem xét, có cái nhìn tổng quan về chính sách tài chính thực hiện chính
sách phát triển điện năng, kinh nghiệm phát triển điện năng trong thời gian qua; qua
đó để có cơ sở đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát
triển điện năng ở tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu xác định mục tiêu chính sách phát
triển điện năng và đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong thời gian tới.
4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;
- Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển
điện năng ở tỉnh Đồng Tháp;
- Chương 3: Khuyến nghị và giải pháp;
- Phần tài liệu tham khảo;
- Phần phụ lục các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt do việc sản xuất, truyền tải, phân phối và
sử dụng diễn ra đồng thời. Ngày nay, điện năng đã trở thành một dạng năng lượng
thiết yếu không thể thiếu trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Với lý do trên, thời gian qua Trung ương và chính quyền địa phương các cấp
đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển điện năng; sản lượng điện, chất lượng điện
và số hộ sử dụng điện không ngừng tăng lên; pháp luật về điện năng ngày càng
được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho điện năng phát triển, kèm theo
đó là những chính sách tài chính cơ bản để thực hiện chính sách phát triển điện năng
bền vững, hiệu quả.
1.1.1- Chính sách phát triển điện năng
a) Phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực,
đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển KT- XH với
chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc
phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Ưu tiên phát triển điện phục vụ
nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
b) Chú ý xây dựng và phát triển thị trường điện năng theo nguyên tắc công
khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao
hiệu quả trong hoạt động điện năng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn
vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia
hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên
ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
c) Phải áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện
năng, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng
lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng
thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện năng.
d) Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng
lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà
máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
1.1.2- Chính sách phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo,
biên giới”
a) Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy
nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử
dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
c) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm
phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung
cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ĐIỆN NĂNG
1 . 2 . 1 - Đầu tư phát triển điện năng:
Việc đầu tư phát triển điện năng cần phải tuân thủ các chính sách tài chính
như sau:
a) Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư
xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện. Ngoài
ra:
- Đối với đơn vị phát điện, tại Điểm I Khoản 2 Điều 39 Luật Đ iện lực quy
địn h: “Đ ơn vị phát điện có nghĩa vụ đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị
truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện; bảo đảm quyền lợi giữa
các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
- Đối với đơn vị truyền tải điện, tại Điểm e Khoản 2 Điều 40 Lu ật Điện lực
quy đị nh: “Đ ơn vị truyền tải điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư phát
triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng
nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm
điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện,
đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện; bảo đảm quyền lợi giữa các
bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
- Đối với đơn vị phân phối điện, tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 L u ật Điện lực
quy định: “Đ ơn vị phân phối điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu
cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện
đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện;
bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
b) Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình
điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với
các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định.
1 . 2 . 2 - Đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo, biên
giới”
Để khuyến khích đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải
đảo, biên giới”, cần triển khai thực hiện chính sách tài chính như sau:
a) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu
vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
b) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công
tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương.
c) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm:
- Hỗ trợ về vốn đầu tư;
- Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá
nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới.
1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà (đến nơi sử
dụng điện)
a) Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ
sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện.
b) Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ
đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Ghi chú: Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng,
không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực phát triển điện năng.
Trong đó:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển điện năng trong phạm
vi cả nước.
- Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về phát triển điện năng.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
phát triển điện năng.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng tại địa
phương. Cụ thể:
+ Quản lý, phát triển điện năng theo chủ trương, chính sách, pháp luật hiện
hành.
+ Quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn quản
lý (Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, vùng, quốc gia); đảm bảo đáp ứng đủ nhu
cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với
chất lượng ngày càng cao, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó cần có các giải pháp tài
chính để thực hiện.
Giải pháp tài chính, theo thuật ngữ thông thường, nói đến giải pháp nghĩa là
đề cập đến cách thức giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong thực tế. Cách
thức được các chủ thể lựa chọn để giải quyết vấn đề nào đó phải đảm bảo sự thống
nhất, phải phản ánh được mục tiêu, quan điểm của lãnh đạo. Ở góc độ khác, giải
pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể dựa trên cơ sở khoa học là các định
hướng của cơ quan, tổ chức và sử dụng các công cụ nhất định để đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Từ đó, có thể đưa ra trình tự giải quyết một vấn đề bao gồm: (1) Xác
định vấn đề cần giải quyết - (2) xác định mục tiêu - (3) Xác định quan điểm của
lãnh đạo - (4) hoạch định chính sách và công cụ thực hiện - (5) Lựa chọn giải pháp
để thực hiện mục tiêu.
Giải pháp không phải là chính sách nhưng không thể tách rời với chính sách.
Một hệ thống chính sách tốt nhưng các giải pháp không thích hợp hoặc không ăn
nhập với chính sách thì các giải pháp đó sẽ vô hiệu. Ngược lại, một hệ thống các
giải pháp tối ưu, phù hợp với chính sách, đúng với thực tiễn sẽ đạt được hiệu quả
mong muốn. Qua quá trình thực thi, có thể còn giúp cho các chủ thể đánh giá được
những bất cập của chính sách đã ban hành, để trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung,
thay thế cho phù hợp với thực tế.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Như vậy giải pháp tài chính được hiểu là tổng thể các giải pháp, cách thức để
quản lý tài chính trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo đạt những mục tiêu
nhất định.
Từ những phân tích trên có thể khái quát “Giải pháp tài chính thực hiện
chính sách phát triển điện năng là tổng thể các giải pháp, cách thức để quản lý tài
chính trong việc thực hiện các các mục tiêu chính sách phát triển điện năng đề ra”.
Ngoài ra, Nhà nước còn có vai trò chính trong việc định hướng, xác định
mục tiêu phát triển điện năng cho phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH của đất
nước trong từng thời kỳ, đảm bảo phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác
tối ưu mọi nguồn lực.
1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC
TA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.4.1- Khái quát:
Phát triển điện năng ở nước ta trải qua nhiều chặng đường thăng trầm. Trong
thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lưới điện được hình thành và phát
triển từ cuối thập kỷ 50 đến khi thống nhất đất nước (1975). Trong giai đoạn này,
điện năng chủ yếu cấp điện cho các trạm bơm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và cơ
khí nhỏ phục vụ chương trình Hợp tác hóa nông nghiệp để tập trung sản xuất các
sản phẩm thiết yếu phục vụ chiến trường miền Nam.
Sau năm 1975, phát triển điện năng gặp không ít khó khăn về vốn. Đến năm
1990 chương trình cấp điện nông thôn mới được quan tâm; đến cuối năm 1996, tỷ lệ
hộ dân nông thôn có điện đạt 50,76%.
Đến năm 1998 phát triển điện có định hướng, dần đi vào chiều sâu, nhất là từ
khi Chính phủ ban hành Đề án điện nông thôn với mục tiêu đến cuối năm 2000 đưa
điện đến 80% số xã (QĐ số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999). Theo đó, cơ chế tài
chính, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và ngành điện được quy định rõ với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng
làm”. Với hình thức đầu tư đa dạng hóa, cùng với việc EVN chịu trách nhiệm đầu tư
lưới trung áp, Ủy ban nhân dân các tỉnh đầu tư lưới hạ áp và các hộ dân chịu
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
trách nhiệm đầu tư nhánh rẽ đấu nối vào nhà; đến cuối năm 2000, kết quả có 100%
số huyện có điện; 81,9% số xã có điện ; số hộ dân nông thôn có điện đạt 73,45%.
Tháng 12 năm 2004, Quốc hội thông qua Luật Điện lực, đánh dấu bước phát
triển điện khí hóa nông thôn.
Để có vốn đầu tư lưới điện nông thôn, Chính phủ đã cùng với EVN vay vốn
nước ngoài để đầu tư một số dự án điện khí hóa. Trong các dự án này, EVN không
chỉ đầu tư lưới trung áp mà còn đầu tư cả lưới hạ áp và bán điện trực tiếp đến các hộ
dân, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng lưới điện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và
các hộ dân được mua điện trực tiếp từ EVN theo giá quy định.
Trong thời gian này, một số dự án cấp điện nông thôn vốn các Tổ chức quốc
tế tài trợ đã được triển khai và đã có những tác động tích cực đến sự nghiệp điện khí
hóa nông thôn. Chính sách mới của Chính phủ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 85%
tổng mức đầu tư, 15% do EVN thu xếp (Cơ chế 85-15), mở đầu bằng Dự án cấp
điện những vùng sâu, vùng xa chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên. Tiếp theo Dự án
này, một loạt dự án đầu tư theo cơ chế 85-15 đã được triển khai.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế
và sự cố gắng của EVN trong việc huy động các nguồn vốn, cùng với sự cố gắng
đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân đã thực hiện thành công chương
trình phát triển điện năng, đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng điện cả nước đạt rất cao,
trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh Đồng Tháp đạt 99,98%.
1.4.2- Bài học kinh nghiệm
Việc thực hiện chính sách phát triển điện năng thành công trong thời gian qua
là nhờ có sự tổng hòa của các yếu tố cơ bản sau:
- Có chủ trương đúng đắn: Phương châm “Nhà nước và nhân dân, Trung ương
và Địa phương cùng làm” đã huy động được các nguồn vốn của xã hội để đầu tư
phát triển điện năng.
- Chính sách chia sẽ chi phí và huy động các nguồn kinh phí, nghĩa là kết hợp
nhiều nguồn tài chính sử dụng với tỷ lệ tương ứng của từng nguồn đã giúp huy động
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
tối đa các nguồn vốn (Ngân sách, Nhân dân đóng góp, Khách hàng mua điện, Nhà
đầu tư điện, vay trong nước, vay quốc tế…).
- Tranh thủ đối đa sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của
các nhà tài trợ quốc tế, sự đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân…
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương 1: Giới thiệu tổng quan, cơ sở lý luận về chính sách phát triển điện
năng; chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; giải pháp tài
chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; những kinh nghiệm phát triển điện
năng ở nước ta trong thời gian qua.
Qua đó, cho thấy Trung ương và các địa phương rất quan tâm đến công tác
phát triển điện năng và đã có những chỉ đạo thực hiện phát triển điện năng từ rất
sớm, và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đến năm 2004 Quốc hội đã
ban hành Luật Điện lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để lĩnh vực điện năng phát
triển bền vững, đồng bộ, hiệu quả.
Việc nghiên cứu chương 1 nhằm có kiến thức nền tảng để phân tích, nhận
xét, đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện
năng của tỉnh Đồng Tháp; từ đó nhằm xác định những ưu điểm, hạn chế và nghiên
cứu đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trong thời gian tới.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG
THÁP
2.1.1- Về phát triển điện năng
2.1.1.1) Thực hiện pháp luật về điện năng, từ năm 2000 đến nay, Sở Công
Thương đã tham mưu UBND tỉnh Đồng Tháp lập 04 Quy hoạch phát triển điện
năng. Các quy hoạch được lập nhằm tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động đầu tư
CT & PT lưới điện trên địa bàn tỉnh.
Theo Khoản 1 Đi ề u 11 Luật Điện lực quy định : “việc đầu tư CT & PT lưới
điện phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Các dự án chưa có trong quy
hoạch chỉ thực hiện khi được UBND Tỉnh cho phép”.
Hiện tỉnh Đồng Tháp đang quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng
GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035. Quy hoạch gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 là Quy
hoạch hệ thống điện 110kV (được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số
2877 ngày 15/8/2018) và Hợp phần 2 là Quy hoạch lưới điện trung và hạ áp sau các
trạm 110kV (được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt tại Quyết định số 1461/QĐ-
UBND-HC ngày 26/11/2018).
2.1.1.2) Thực hiện Quyết định số 2081 ngày 08/11/2013 của Chính phủ phê
duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo GĐ: 2013-2020”, tỉnh
Đồng Tháp đã phối hợp với ngành điện, đơn vị tư vấn lập BCNCKT “Dự án cấp
điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020” và đã
trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 11832/QĐ-BCT
ngày 30/10/2015. Theo đó, mục tiêu dự án là cấp điện cho khoảng 13.206 hộ dân ở
nông thôn và khoảng 387 trạm bơm điện, với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng. Trong
đó, ngân sách Trung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng;
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp
vốn đối ứng để thực hiện.
Bảng 2.1: Chi tiết phạm vi cấp điện của Dự án
Diện tích Số hộ
Số
STT Đơn vị hành chính Số xã Số ấp Trạm
(km2
) (hộ) bơm
1 Thành phố Cao Lãnh 7 107 23
2 Huyện Cao Lãnh 18 87 491 3.678 37
3 Huyện Tháp Mười 13 59 528 4.434 14
4 Huyện Thanh Bình 14 43 341 1.266 63
5 Huyện Tam Nông 5 14 474 229 63
6 TX Hồng Ngự 5 122 18
7 Huyện Tân Hồng 6 16 311 273 53
8 Huyện Hồng Ngự 8 29 210 187 20
9 Thành phố Sa Đéc 4 60 9
10 Huyện Châu Thành 12 64 246 1.509 43
11 Huyện Lai Vung 12 54 238 1.095 8
12 Huyện Lấp Vò 9 41 246 535 36
Tổng 113 407 3.374 13.206 387
(Nguồn: Dự án “Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015- 2020” do
Công ty Tư vấn điện miền Nam lập)
2.1.1.3) Thực hiện Quyết định 1600 ngày 16/8/2016 của Chính phủ phê
duyệt “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới GĐ: 2016 – 2020”, Quyết
định 4293 ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực
hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Quyết định số 508/QĐ-UBND-HC ngày 22/5/2017 về việc ban hành Đề án an toàn
điện GĐ: 2017- 2020.
Về nguồn vốn thực hiện đề án, PC Đồng Tháp có trách nhiệm tìm nguồn vốn
thực hiện đầu tư CT & PT các lưới điện do mình quản lý (phía trước điện kế khách
hàng SDĐ) đạt tiêu chí điện nông thôn theo quy định. Còn khách hàng SDĐ có
trách nhiệm đầu tư cải tạo hệ thống điện sau điện kế của mình đạt tiêu chí điện nông
thôn và đầu tư lắp thiết bị chống rò điện, tiếp đất vỏ mô tơ bơm nước theo quy định
của Đề án.
Để hỗ trợ thực hiện đề án, trong GĐ: 2017- 2020 ngân sách tỉnh hỗ trợ các
huyện, thị xã, thành phố đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo tiêu chí điện nông
thôn với tổng kinh phí 22 tỷ đồng, phân kỳ mỗi năm là 5,5 tỷ đồng (trong đó, ngân
sách tỉnh là 2,75 tỷ và ngân sách huyện đối ứng là 2,75 tỷ).
2.1.1.4) Thực hiện Luật Điện lực, trong thời gian qua các đơn vị điện lực
luôn thiếu vốn trong đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy hoạch đã phê duyệt,
trong đó, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn để đạt tiêu chí điện nông
thôn là bức xúc nhất.
Để hỗ trợ ngành điện trong đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn (tại
những nơi đầu tư lưới điện không hiệu có quả kinh tế), trong thời gian chờ Trung
ương hướng dẫn thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành
Công văn số 114/UBND-KTN ngày 02/3/2016 về việc đầu tư lưới điện phân phối
và Công văn số 512 ngày 27/10/2011 về việc hỗ trợ xây dựng công trình lưới điện
trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tỉnh có chủ trương cho địa phương thực hiện huy động
các nguồn vốn ở địa phương để hỗ hợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế ở
nông thôn theo phương châm “Ngành điện đầu tư lưới trung thế, địa phương đầu tư
lưới hạ thế”. Giao Sở Công Thương hàng năm chủ trì, phối hợp với PC Đồng Tháp,
các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá
nhu cầu đầu tư lưới điện, cân đối khả năng các nguồn vốn, thống nhất lập kế hoạch
trình UBND Tỉnh ban hành để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Riêng việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV, tỉnh Đồng Tháp kiến
nghị Ngành điện có nghĩa vụ thực hiện đầu tư theo Luật Điện lực và quy hoạch đã
phê duyệt.
2.1.1.5) Bên cạnh đó, theo đề xuất của Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị
có liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH
ngày 14/12/2018 về việc vay vốn để đầu tư lưới điện nông thôn; Theo đó, tỉnh Đồng
Tháp đồng ý cho Công ty Điện lực Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33
tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong năm
2019, với thời hạn hoàn trả trong vòng 03 năm (bắt đầu từ cuối năm 2019 đến năm
2021), số tiền hoàn trả mỗi năm là 11 tỷ đồng. Hiện tại nguồn vốn này đang được
giải ngân.
2.1.2- Về phát triển điện NLTT
Tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm chỉ đạo phát triển điện NLTT theo các chủ
trương, chính sách đã ban hành, nhất là các dạng điện NLTT tỉnh có tiềm năng, như:
điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện chất thải rắn.
Về vốn đầu tư, ngoài việc hỗ trợ thực hiện thí điểm một số mô hình điện mặt
trời trên mái nhà, tỉnh Đồng Tháp tích cực triển khai thực hiện các chính sách
khuyến khích của Nhà nước nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
phát triển các dạng NLTT, năng lượng mới.
Tóm lại, chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp hiện nay là tập
trung các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp
GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt (do các nhu cầu phát triển điện năng
của Tỉnh đã được tích hợp vào Quy hoạch này).
2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV
Thực hiện Luật Điện lực, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp luôn kiến nghị EVN
NPT, EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo
quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, theo phân cấp quản lý, vận hành, khai
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
thác sử dụng lưới điện, EVN NPT có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV và
EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 110 kV.
Thời gian qua, thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2011- 2015 có
xét đến 2020, tổng vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV trong giai
đoạn 2011- 2015 là 506,5 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư lưới điện 220 kV là 45 tỷ
đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 12,88 % và vốn đầu tư lưới điện 110 kV
là 461,5 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 55,14%.
Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy cấp điện theo tiêu chí N-1 trong thời gian
tới, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV rất lớn, đòi hỏi
EVN NPT và EVN SPC có các giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để
đảm bảo thực hiện. Bên cạnh đó, Tỉnh cần phối hợp với EVN NPT và EVN SPC có
các chính sách thu hút nhà đầu tư ngoài EVN thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện
220- 110 kV phù hợp, nhằm giúp giảm bớt áp lực vốn đầu tư lưới điện cho các đơn
vị nêu trên.
Tính đến tính tháng 12 năm 2018, tổng khối lượng lưới truyền tải 220kV,
110 kV hiện có như sau:
- Lưới điện 220 kV: ĐD 220kV dài 78 km; 02 trạm 220kV với dung lượng
750 MVA.
- Lưới điện 110 kV: ĐD 110kV dài 265 km; 11 trạm 110kV với dung lượng
818MVA.
Hiện tại các lưới điện 220 kV do Công ty Truyền tải Điện 4 thuộc EVN NPT
quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và các lưới điện 110 kV do Công ty Điện lực
Đồng Tháp quản lý, vận hành, khai thác sử dụng.
2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế
2.2.2.1) Thực hiện chủ trương, hướng dẫn của UBND Tỉnh trong việc huy
động vốn ở địa phương để hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT các lưới điện nông thôn
theo nhu cầu cấp điện của các địa phương; trong đó, ngân sách địa phương và nhân
dân đóng góp đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn theo phương châm “Ngành
đầu tư lưới trung thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế”.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Theo đó, từ năm 2012 đến nay, hàng năm Sở Công Thương đã chủ trì, phối
hợp với Công ty Điện lực Đồng Tháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và UBND
các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp, đánh giá nhu cầu đầu tư CT&PT các
công trình bức xúc, cân đối khả năng các nguồn vốn, thống nhất lập kế hoạch để
trình UBND Tỉnh ban hành, làm cơ sở triển khai thực hiện.
Theo đó, tổng số vốn huy động trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018 đạt
khoảng 893 tỷ đồng (trong đó, ngành điện 735 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 82,30% ; ngân
sách địa phương và sự đóng góp nhân dân 158 tỷ đồng, chiếm 17,70%).
Bảng 2.2: Tổng hợp vốn huy động thực hiện đầu tư lưới điện trung, hạ thế
trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018 của Tỉnh
Stt Năm Tổng vốn Trong đó: Ghi chú
huy động Ngành Ngân Khác
(tỷ đồng) điện sách ĐP
1 Năm 2012 114 95 19
2 Năm 2013 127 88 32 7
3 Năm 2014 162 127 31 4
4 Năm 2015 139 106 33
5 Năm 2016 131 116 15
6 Năm 2017 114 103 11
7 Năm 2018 106 100 6
Tổng cộng 893 735 147 11
(Nguồn: Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm
của UBND tỉnh Đồng Tháp)
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình huy động các nguồn vốn ở địa phương
để đầu tư CT&PT lưới điện gặp khó khăn, đặc biệt là các nguồn ngân sách và nhân
dân đóng góp đã giảm đáng kể, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, đặc biệt là việc thực hiện tiêu chí
điện nông thôn.
Bên cạnh đó, đối với những lưới điện có nhu cầu đầu tư đột xuất (không có
trong kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện của UBND Tỉnh ban hành hàng năm), nếu
PC Đồng Tháp không cân đối được vốn để thực hiện đầu tư thì UBND Tỉnh xem
xét, trích ngân sách để thực hiện đầu tư, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT- XH
của địa phương.
2.2.2.2) Thực hiện Đề án an toàn điện GĐ: 2017-2020, hàng năm (trong giai
đoạn 2017-2020) ngân sách tỉnh cấp 2,75 tỷ đồng/năm (tổng cộng 11 tỷ đồng) và
UBND các huyện, thị xã, thành phố phải đối ứng 2,75 tỷ đồng/năm (tổng cộng 11 tỷ
đồng) để hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn đạt theo tiêu
chí điện nông thôn. Đến nay, đề án này đã thực hiện được 02 năm (năm 2017 và
2018) với tổng vốn ngân sách thực hiện theo kế hoạch là 11 tỷ đồng. Riêng phần
kinh phí thực hiện đề án của ngành điện và các khách hàng sử dụng điện chưa có số
liệu cụ thể.
Về tình hình thực hiện mục tiêu của Đề án về giảm số vụ tai nạn điện trong
thời gian qua như sau:
- Năm 2015 xảy ra 31 vụ, làm 26 người chết;
- Năm 2016 xảy ra 29 vụ, làm 24 người chết;
- Năm 2017 xảy ra 27 vụ, làm 23 người chết;
- Năm 2018 xảy ra 25 vụ, làm 25 người chết.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD điện năng hàng năm của PC Đồng Tháp) Xem
số liệu thống kê số vụ tai nạn điện nêu trên cho thấy số số vụ tai nạn điện có giảm,
nhưng mức giảm không đáng kể; số người chết do tai nạn điện chưa
giảm và đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân do các chủ thể có liên quan
chưa tích cực triển khai thực hiện giải pháp của đề án (thiếu vốn đầu tư), chưa có
các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với các chủ thể cố tình không triển khai thực hiện
đề án...
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
2.2.2.3) Căn cứ CV số 621 ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp về
việc vay vốn để đầu tư lưới điện nông thôn; Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đồng
ý cho PC Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu
tư CT&PT hệ thống điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2019. Ngoài ra, PC
Đồng Tháp được vay 43 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư tỉnh để thực hiện đầu tư CT&PT các
lưới điện khác. Hiện tại các nguồn vốn này đang được giải ngân.
Việc bổ sung thêm các nguồn vốn nêu trên đã góp phần đáng kể vào kết quả
thực hiện CT&PT các lưới điện của Ngành điện trong năm 2019.
2.2.2.4) Căn cứ QĐ số 11832 ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương “Phê
duyệt BCNCKT Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015-2020”, với
vốn đầu tư dự án 741,3 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương cấp 85% tổng mức đầu,
phần còn lại 15% là vốn đối ứng của ngành điện. Do đến nay Trung ương chưa phân
bổ vốn nên dự án vẫn chưa triển khai thực hiện.
2.2.2.5) Tóm lại, kết quả thực hiện đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế
trong thời gian qua có thể được đánh giá qua kết quả thực hiện quy hoạch điện
năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2011-2015. Theo đó, trong GĐ: 2011-2015 tổng vốn
thực hiện đầu tư CT&PT lưới trung, hạ thế là 980 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn
nêu trên và vốn của EVN SPC thực hiện các dự án nông thôn (vốn vay Ngân hàng
Tái thiết Đức- KfW), Dự án CT&PT lưới trung, hạ thế khu vực trung tâm thị xã,
thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp (vốn vay ODA của Chính phủ Đức)... Trong đó,
vốn đầu tư lưới trung thế là 741 tỷ đồng đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là
106,73% và vốn đầu tư lưới điện hạ thế là 239 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy
hoạch là 106,13%.
(Xem chi tiết tại Phụ lục 01 đính kèm)
Tính đến tính tháng 12 năm 2018, tổng khối lượng lưới điện như sau:
- Đường dây trung thế dài 3.287 km;
- Đường dây hạ thế dài 4.506 km;
- Tổng dung lượng máy biến áp phân phối 1.383 MVA.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Hiện nay, hầu hết các lưới trung, hạ thế do PC Đồng Tháp quản lý, vận hành,
khai thác sử dụng. Hiện còn khoảng 30 km đường dây hạ thế với khoảng 4.000
khách hàng sử dụng điện do HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò
đang quản lý.
Nhìn chung, các giải pháp tài chính của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua
đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện phát triển lưới trung, hạ thế ở tỉnh, tạo sự
gắn kết giữa tỉnh Đồng Tháp với các đơn vị ngành điện trong công tác đầu tư phát
triển lưới điện. Tuy nhiên, để các lưới điện trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí điện nông
thôn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó, trong thời gian tới tỉnh Đồng Tháp và các
đơn vị ngành điện cần có các giải pháp tài chính khả thi, kịp thời, hiệu quả để thực
hiện.
2.2.3- Đối với việc đầu tư đường dây điện từ sau công tơ mua điện về
nhà:
Ngành chức năng hướng dẫn khách hàng SDĐ chịu kinh phí thực hiện đầu
tư theo quy định tại Đ iểm i Kho ản 2 Đ iề u 46 Luật Điện lự c , kể cả đố i với các
khách hàng sử dụng điện thuộc diện chính sách xã hội theo quy định tại Điều 61
Luật Điện lực (do Trung ương chưa có hướng dẫn hỗ trợ).
Theo ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, số hộ chính
sách xã hội của Tỉnh khá cao (Số liệu năm 2018 là 25.006 hộ và dự kiến năm 2019
khoảng 26.600 hộ), cho nên việc chưa có sự hướng dẫn hỗ trợ của Trung ương đã
ảnh hưởng đến công tác phát triển điện nông thôn của Tỉnh.
Bên cạnh đó, đối với khách hàng SDĐ công suất lớn (phục vụ cho các ngành
sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh hoặc là những khách hàng
mua buôn điện để bán lẻ lại điện) cần đầu tư lưới trung thế để cấp điện (bán điện),
do thiếu vốn đầu tư nên phần lớn những trường hợp này ngành điện đã đề nghị
khách hàng SDĐ đầu tư.
Hiện nay chính sách đối với khách hàng SDĐ đầu tư lưới trung thế để mua
điện còn tùy thuộc vào việc thỏa thuận giữa các đơn vị ngành điện với đơn vị mua
điện theo Điểm c Khoản 2 Điều 41 L uật Điện lực, chưa đ ả m bảo đầ y đủ
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
các nội dun g thỏa thuận theo quy đị n h (do chưa có sự h ướng dẫn cụ thể) làm phát
sinh những vấn đề cần quan tâm giải quyết . Tron g trường hợp này , n ếu ngành
điện đầu tư thì khách hàng sử dụng điện phải ký thỏa thuận với ngành điện về số
tiền bảo đảm thực hiện đầu tư, về công suất sử dụng, về sản lượng điện sử
dụng…nên có những trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng SDĐ,
làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của Tỉnh.
Tính đến tháng 12 năm 2018 toàn tỉnh hiện có 550.682 khách hàng sử dụng
điện, trong đó, có 545.920 khách hàng sử dụng điện một pha và 4.762 khách hàng
sử dụng điện ba pha. Tỷ lệ hộ sử dụng điện của Tỉnh đạt 99,98%.
2.2.4- Đối với việc đầu tư phát triển NLTT:
Tỉnh Đồng Tháp không có tiềm năng phát triển về thủy điện nhỏ, nhưng có
thể phát triển điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối từ trấu, điện rác thải, điện khí
sinh học...
Thực hiện kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh
Đồng Tháp về việc sử dụng năng lượng TK&HQ GĐ: 2016 – 2020; trong 02 năm
2017 và 2018, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho các cơ sở, hộ gia đình thực hiện thí
điểm 07 mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà hòa lưới điện công cộng với
tổng công suất là 32 kWp, mức hỗ trợ là 50 % kinh phí dự án, nhưng không quá 40
triệu đồng/dự án; qua đó đã đánh giá các mô hình này mang lại hiệu quả cao (do
tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực có bức xạ mặt trời cao, khoảng 4,5
kWh/kWp/ngày).
Tính đến tháng 9/2019 tỉnh Đồng Tháp đã có 402 khách hàng sử dụng điện
lắp đặt ĐMT trên mái nhà với tổng công suất 4.700 kWp. Dự báo trong thời gian
tới ĐMT trên mái nhà ở tỉnh Đồng Tháp còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Đối với dự án ĐMT trên mặt đất, đến nay UBND Tỉnh đã phê duyệt chủ
trương đầu tư 02 dự án với tổng công suất 37 MWp (trong đó, dự án ĐMT xã Phú
Cường, huyện Tam Nông có công suất 14 MWp và dự án ĐMT xã Bình Thạnh, thị
xã Hồng Ngự có công suất 23 MWp). Hiện tại 02 dự án này đang được Tỉnh đề nghị
cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt bổ sung vào quy hoạch để có cơ sở triển
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
khai thực hiện các bước tiếp theo. Theo dự báo khả năng phát triển các dự án dạng
này không nhiều do đất đai ở tỉnh Đồng Tháp là đất nông nghiệp hiệu quả cao, dẫn
đến giá thành cao, nên đầu tư các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế (do các dự
án này chiếm diện tích đất lớn).
2.3- HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Ở TỈNH ĐỒNG
THÁP
2.3.1- Hiện trạng lưới điện
Tỉnh Đồng Tháp được cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia, qua các
đường dây và trạm biến áp 220kV, các đường dây và trạm biến áp 110kV, các
đường dây trung thế, trạm biến áp phân phối và đường dây hạ thế (Xem chi tiết tại
Phụ lục 02 đính kèm).
- Tình hình sự cố lưới điện 110kV: Xem chi tiết tại Phụ lục 03 đính kèm.
- Tình hình sự cố lưới điện 22kV: Xem chi tiết tại Phụ lục 04 đính kèm.
- Trong năm 2018, các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện đáng kể
so với năm trước. Tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân SAIDI = 578,82
phút, giảm 29,2% so với 2017 và thấp hơn 16,43 phút so với kế hoạch giao. Tần
suất mất điện kéo dài bình quân SAIFI là 2,593 lần/khách hàng, MAIFI là 0,168
lần/khách hàng.
(Xem chi tiết tại Phụ lục 05 đính kèm)
2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện
Hiện nay 100% huyện, thị xã, thành phố; 100% phường, xã, thị trấn và 100%
khóm, ấp của tỉnh Đồng Tháp đã có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ dân SDĐ của Tỉnh
đạt tỷ lệ 99,98% (514.933/ 515.011 hộ).
Hầu hết các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng Tháp, hiện
còn khoảng 4.000 hộ mua điện từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành,
huyện Lấp Vò. Nhìn chung các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng
Tháp và từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành đều đảm bảo giá mua điện
theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng điện
chia hơi (câu đuôi), sử dụng điện lưới hạ thế sau điện kế cụm- dùng chung không
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
đảm bảo an toàn phải chịu giá mua điện cao hơn giá quy định do tổn thất điện năng
cao, điện kế chạy không chính xác...
(Xem chi tiết tại Phụ lục 06 đính kèm)
- Tình hình tiêu thụ điện năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Xem chi tiết tại
Phụ lục 07 đính kèm
2.4- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính thực hiện chính sách
phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp
Là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Đồng
Tháp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương
mại- dịch vụ- nông nghiệp kỹ thuật cao; bên cạnh đó, tỉnh đang tập trung các nguồn
lực để xây dựng nông thôn mới, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và
nông thôn.
Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua tỉnh Đồng
Tháp luôn rất quan tâm đến công tác phát triển điện năng. Đến nay, lưới điện quốc
gia đã về đến 100% xã, phường, thị trấn và 100 % khóm, ấp trong tỉnh. Tỷ lệ hộ có
của Tỉnh đạt 99,98%.
Đạt được kết quả trên, không thể phủ nhận sự đóng góp của các giải pháp tài
chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh trong thời gian qua. Tuy
nhiên, quá trình thực thi các giải pháp tài chính đã bộc lộ những ưu điểm, hạn chế
như sau:
2.4.1.1) Ưu điểm:
a) Việc tỉnh Đồng Tháp tổ chức lập quy hoạch phát triển điện năng theo quy
định trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp ý để cho các đơn vị ngành điện thực hiện
đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy định, nhờ đó đến nay hệ thống các lưới 220-
110 kV và kể cả lưới 22 kV trên địa bàn tỉnh đã cơ bản phát triển đồng bộ, có dự
phòng công suất. Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch nêu trên còn giúp cho các cấp
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
chính quyền địa phương thuận lợi trong công tác quản lý, thực hiện đầu tư phát triển
lưới điện.
b) Việc Tỉnh kiến nghị EVN NPT, EVN SPC thực hiện đầu tư CT&PT các
lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch cho thấy phù hợp với quy định hiện
hành; thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Tỉnh trong công tác quản lý, thực hiện
quy hoạch. Đến nay độ tin cậy cung cấp điện của các lưới 220 kV, 110 kV đã cơ
bản đạt tiêu chí N-1, đáp ứng tốt nhu cầu điện phục vụ phát triển KT- XH của địa
phương.
c) Việc tỉnh Đồng Tháp thống nhất ban hành các công văn chủ trương,
hướng dẫn huy động vốn ở địa phương để cùng ngành điện thực hiện đầu tư
CT&PT các lưới điện nông thôn, trong đó, nguồn NSĐP và nhân dân đóng góp thực
hiện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo phương châm “Ngành đầu tư lưới trung
thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế” đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu vốn để
đầu tư CT&PT các công trình lưới điện bức xúc ở nông thôn, đặc biệt là nhu cầu
vốn để thực hiện tiêu chí điện, nhằm giúp các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn
xây dựng nông thôn mới; thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Luật Điện lực là “ Ưu
tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
d) Việc tỉnh Đồng Tháp ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH ngày
14/12/2018 chấp thuận cho PC Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ
đồng để thực hiện đầu tư CT&PT hệ thống lưới điện nông thôn trong năm 2019 đã
đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng
của Tỉnh, cụ thể trong trường hợp này là thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện trên
địa bàn huyện Tháp Mười đạt theo tiêu chí điện, để đến năm 2020 huyện Tháp
Mười được công nhận là huyện đạt chuẩn xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra.
e) Việc ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư CT&PT các lưới hạ thế để đạt
tiêu chí điện nông thôn theo Đề án an toàn điện và xem xét, giải quyết vốn đầu tư
đối với các công trình lưới điện có nhu cầu đầu tư đột xuất (không có trong kế
hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm của Tỉnh) thể hiện sự quan tâm tích cực
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
của Tỉnh trong công tác đầu tư phát triển điện năng để phục vụ phát triển kinh tế- xã
hội.
f) Việc tỉnh Đồng Tháp tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện phát triển các dự
án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà hòa lưới điện công cộng trong thời gian
qua cho thấy kết quả đạt khá tốt, với tổng công suất lắp đặt 2.108 kWp cho thấy
Tỉnh đã thực hiện tốt mục tiêu chính sách phát triển điện năng theo quy định của
Luật Điện lực và Luật Sử dụng NLTK&HQ, đã góp phần giúp ngành điện giảm
đáng kể áp lực vốn để thực hiện CT&PT nguồn và lưới điện, giúp khách hàng SDĐ
tiết kiệm chi phí tiền điện…
2.4.1.2) Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chính sách tài chính thực hiện chính sách
phát triển điện năng của Tỉnh cũng có những hạn chế. Việc chỉ rõ những tồn tại, hạn
chế đó là cơ sở để xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan, giúp đảm bảo
việc nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nói chung và giải pháp tài chính nói riêng
đạt hiệu quả cao nhất. Những hạn chế như sau:
a) Việc triển khai đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV tuy đã
có nhiều cố gắng từ phía tỉnh Đồng Tháp và ngành điện, nhưng mức độ hoàn thành
đạt khá thấp so với quy hoạch được phê duyệt, điển hình là kết quả thực hiện quy
hoạch cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV là
45 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch chỉ 12,88 % và vốn đầu tư CT&PT
lưới điện 110 kV là 461,5 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành chỉ 55,14%.
Nguyên nhân chủ yếu chưa đạt so với quy hoạch là do ngành điện gặp khó
khăn về vốn đầu tư nên chỉ tập trung đầu tư các công trình bức xúc nhất, do tốc độ
phát triển kinh tế của Tỉnh đạt quá thấp so với kế hoạch đề ra (Do quy hoạch điện
lập trên cơ sở nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP
trong GĐ: 2011-2015 là 13%/năm, nhưng thực tế GRDP chỉ đạt 6,7%/năm nên dẫn
đến nhu cầu phát triển lưới điện 220- 110kV không đạt kế hoạch). Do đó, việc lập
quy hoạch trong thời gian tới cần lưu ý trong công tác dự báo phụ tải sao cho sát
thực với nhu cầu của địa phương, tính toán hợp lý khối lượng quy hoạch lưới điện
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
cho phù hợp với thực tế, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn đầu tư của ngành
điện, địa phương và các nguồn vốn khác.
b) Việc huy động vốn ở địa phương để thực hiện CT&PT các lưới điện nông
thôn trong thời gian gần đây gặp khó khăn do nguồn ngân sách của các địa phương
và nhân dân đóng góp giảm đáng kể, cụ thể trong năm 2018 chỉ đạt 06/106 tỷ
(chiếm 5,66%), thấp hơn nhiều so với mức trung bình từ năm 2012 đến 2018 (chiếm
17,7%).
Nguyên nhân chủ yếu do ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố còn khó
khăn và người dân nông thôn còn nghèo nên khả năng đóng góp rất hạn chế. Mặt
khác, do các địa phương còn trông chờ Trung ương có hướng dẫn cụ thể việc thực
hiện Điều 61 Luật Điện lực, ngoài ra còn trông chờ việc Trung ương và Ngành điện
bố trí vốn để thực hiện dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2015-2020” đã phê duyệt với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng, trong
đó, vốn Trung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng; phần còn
lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp vốn đối
ứng để thực hiện dự án.
c) Nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện đầu tư CT&PT lưới hạ
thế đạt tiêu chí điện theo Đề án an toàn điện quá ít, chưa tác động mạnh đến kết quả
thực hiện. Các chủ thể có liên quan chưa tích cực triển khai thực hiện nội dung đề
án; chính quyền địa phương chưa có các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với các chủ
thể thực hiện đề án...nên dẫn đến kết quả thực hiện đề án chưa đạt yêu cầu, điển
hình là số người chết do tai nạn điện chưa có chiều hướng giảm.
d) Công tác tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch có một số hạn chế, như:
chưa tổng kết, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện quy hoạch hàng năm, dẫn đến
kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng đạt thấp, lưới điện phát triển chưa đồng
bộ (chưa tập trung cho việc phát triển lưới hạ thế), chưa có các giải pháp tài chính
khả thi, kịp thời, hiệu quả để thực hiện quy hoạch.
e) Việc thỏa thuận giữa các đơn vị mua bán điện trong việc đầu tư phát triển
các lưới điện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 Lu ật Điện lực chưa
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
công khai, minh bạch. Việc chậm tr iển k hai phát triể n thị t rường bán lẻ điện cạnh
tranh hi ệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển điện năng của Tỉnh,
trước mắt là ảnh hưởng đến các khách hàng sử dụng điện công suất lớn (phục vụ
cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh hoặc là
những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại điện) cần đầu tư lưới trung thế để
phục vụ cấp điện (bán điện).
2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện
a) Đối với lưới điện 220 kV, 110 kV:
- Ưu điểm:
Trong giai đoạn 2011 đến 2016, ngành điện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới
điện với khối lượng lớn, đặc biệt là các công trình 110kV, đã góp phần đẩy mạnh
phát triển KT- XH của địa phương, cải thiện đáng kể chất lượng cấp điện; Nhu cầu
chuyển tải cấp điện ổn định giữa khu vực phía Bắc và phía Nam Sông Tiền đã được
thực hiện. Toàn bộ các lưới điện 220 kV trên địa bàn tỉnh do Công ty Truyền tải
Điện 4 thuộc EVN NPT quản lý vận hành, nên đảm bảo an toàn điện theo quy định.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó
là: lưới điện 110kV vẫn còn 1 đường dây hình tia (ĐD Cao Lãnh 2 – Tháp Mười-
Tam Nông). Theo kế hoạch giai đoạn tới sẽ khắc phục hạn chế này.
b) Đối với lưới điện phân phối (lưới điện trung, hạ thế):
- Ưu điểm:
Trong giai đoạn 2011 – 2015, ngành điện đã chú trọng đến công tác đầu tư
nâng cấp, sửa chữa lưới điện, như: thay dây dẫn các tuyến đường trục trung thế có
tiết diện lớn hơn, hoàn thành việc nâng cấp điện áp từ 15kV lên 22kV, xây dựng các
đường trục nối tuyến giữa các trạm 110kV, cải tạo, sửa chữa một phần khối lượng
lưới hạ thế nông thôn tiếp nhận từ địa phương, nâng cao chất lượng điện cung cấp
cho khu vực.
Toàn bộ các lưới 110 kV và hầu hết các lưới điện trung thế đều do PC Đồng
Tháp quản lý vận hành. Có một số lưới điện trung thế là tài sản của khách hàng sử
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
dụng hoặc của các cơ quan, đơn vị…đầu tư xây dựng nhưng đã bàn giao cho PC
Đồng Tháp quản lý vận hành, nên hầu hết các lưới điện này đều đảm bảo an toàn
cấp điện.
Riêng đối với lưới hạ thế, hầu hết đã được bàn giao cho PC Đồng Tháp vận
hành, bán điện trực tiếp đến người dân. Việc bàn giao lưới hạ thế cho PC Đồng
Tháp có ưu điểm là đảm bảo các hộ dân mua điện trực tiếp ngành điện với giá điện
do nhà nước quy định và Công ty có trách nhiệm cải tạo, sửa chữa lại lưới điện khi
bị xuống cấp.
Tất cả các lưới hạ thế hiện nay đã được bọc hóa, điệp áp cuối nguồn được
đảm bảo, nên góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất điện năng, giảm các nguy
cơ gây mất an toàn.
Tóm lại, hầu hết các lưới điện do Công ty Điện lực Đồng Tháp quản lý, kể cả
lưới hạ thế do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành quản lý đều đảm bảo an
toàn theo tiêu chí điện đã quy định.
- Hạn chế:
+ Còn một số khu vực chưa có trạm biến áp 110kV (Cụm công nghiệp Mỹ
Hiệp, Dinh Bà…) dẫn đến lưới điện trung thế phải vươn xa, làm cho tổn thất điện,
chất lượng điện áp của những khu vực này còn cao.
+ Kết cấu lưới 1 pha vẫn còn có tỷ trọng lớn, gây mất cân bằng phụ tải giữa
các pha, làm tăng tổn thất điện, không đáp ứng nhu cầu cấp điện 3 pha cho sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp.
+ Lưới hạ thế: Lưới hạ thế nông thôn chủ yếu là lưới 1 pha (kể cả ở nơi đã có
lưới trung thế 3 pha) nên vẫn còn hạn chế trong việc phục vụ nhu cầu điện cho sản
xuất ngoài ánh sáng sinh hoạt.
+ Khối lượng lưới trung hạ thế xây dựng mới đạt thấp so với quy hoạch và
nhu cầu thực tế, ảnh hưởng phần nào đến nhiệm vụ cấp điện phục vụ phát triển KT-
XH của Tỉnh.
+ Ở nông thôn còn các lưới hạ thế độc lập bán kính cấp điện xa (1km) nên
gây sụt áp cuối nguồn. Ngoài ra, tại các vị trí có điện kế cụm, lưới điện sau điện kế
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
này do dân tự kéo có bán kính xa, sử dụng dây dẫn nhỏ, chất lượng kém nên không
đảm bảo an toàn …
+ Đối với các trạm biến áp phân phối, trong điều kiện vận hành bình thường
mang tải ở mức từ 50%-70%. Tuy nhiên hiện có một số khu vực tốc độ tăng trưởng
phụ tải nhanh, đột biến do người dân tự phát thực hiện không có trong quy hoạch
như: Trồng cây thanh long tại huyện Lai Vung, Nuôi cá lóc tại huyện Hồng Ngự, ...
nên các đường dây hạ thế nhanh chóng đầy tải, quá tải làm khó khăn cho công tác
cấp điện.
c) Về khả năng kết nối lưới điện
Liên kết của lưới điện tỉnh Đồng Tháp với hệ thống lưới điện khu vực như
sau:
- Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Thốt Nốt liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng
Tháp với trạm 500/220kV Ô Môn thành phố Cần Thơ.
- Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Mỹ Tho liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng
Tháp với trạm 500/220kV Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
- Lưới điện 110kV liên kết tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang, Vĩnh Long,
Tiền Giang, thành phố Cần Thơ qua các tuyến ĐD 110 kV liên kết giữa các trạm
220kV.
- Liên kết lưới phân phối: các tuyến trục trung thế trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp hầu hết đã được liên kết với nhau, vận hành linh động và hỗ trợ qua lại lẫn
nhau trong trường hợp sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho tỉnh.
- Ngoài ra, lưới điện Đồng Tháp có khả năng liên kết để cấp điện với các tỉnh
An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang qua các khu vực sau:
+ Nhận điện từ tỉnh Tiền Giang cấp điện cho CCN Mỹ Hiệp, huyện Cao
Lãnh.
+ Nhận điện từ tỉnh An Giang cấp điện cho khu vực Cù Lao Tây, huyện
Thanh Bình và khu vực Cù Lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự.
+ Cấp điện cho huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ trạm 110kV Sông Hậu,
huyện Lai Vung.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
+ Cấp điện cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ trạm 110kV Thạnh Hưng,
huyện Lấp Vò.
+ Cấp điện cho tỉnh PrâyVeng, Campuchia qua 02 cửa khẩu Dinh Bà và
Thường Phước.
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại các lưới điện truyền tải 220 kV, 110 kV
và kể cả lưới điện phân phối có sự liên kết cấp điện đạt yêu cầu, tuy nhiên để các
lưới điện đạt độ tin cậy cấp điện theo Tiêu chí N-1, đòi hỏi phải đầu tư nâng cấp các
lưới điện hiện hữu và xây dựng mới các tuyến đường dây để kết nối lưới điện các
tỉnh .
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Chương 2: Tập trung rà soát, phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính
sách phát triển điện năng, chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện
năng, kết quả thực hiện phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác định
những ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển
điện năng và những ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện tỉnh Đồng Tháp, để
nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong thời gian tới.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
41
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP
Định hướng phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới là tập
trung các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-
2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt; trong đó, đảm bảo 100% số xã đạt tiêu chí điện
nông thôn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công
Thương; kéo giảm số vụ sự cố, tai nạn điện theo mục tiêu của Đề án an toàn điện
GĐ: 2017- 2020 và phát triển các dạng NLTT, năng lượng mới theo chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước và tiềm năng hiện có của Tỉnh.
3.1.1- Định hướng phát triển
Theo Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035
định phát triển điện năng đã phê duyệt như sau:
- Phát triển lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối phải gắn với định
hướng phát triển KT- XH, nâng cao chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện.
- Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài
trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng
cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ
đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại
hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu
đến cảnh quan, môi trường.
- Phát triển các dự án ĐMT tại các khu vực tiềm năng trên cơ sở đánh giá
hiệu quả kinh tế và tác động môi trường.
- Phát triển các dự án điện sinh khối, điện khí sinh học, điện rác thải tại các
khu vực có tiềm năng.
3.1.2- Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển trong thời gian tới là phát triển đồng bộ lưới điện truyền
tải và lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của
địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 là 10,0%/năm,
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
42
giai đoạn 2021-2025 là 7,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 6,5%/năm, giai đoạn
2031-2035 là 6,0%/năm. Cụ thể:
- Đến năm 2020: Công suất cực đại (Pmax) đạt 504,9 MW, sản lượng điện
thương phẩm đạt 2.761 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng
năm GĐ: 2016- 2020 đạt 8,5%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt
1.294 kWh/người/năm.
- Đến năm 2025: Công suất cực đại (Pmax) đạt 699,7 MW, sản lượng điện
thương phẩm đạt 3.998 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng
năm GĐ: 2021-2025 đạt 7,7%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt
1.806 kWh/người/năm.
- Đến năm 2030: Công suất cực đại (Pmax) đạt 940,7 MW, sản lượng điện
thương phẩm đạt 5.508 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng
năm GĐ: 2026- 2030 đạt 6,6%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt
2.415 kWh/người/năm.
- Năm 2035: Công suất cực đại (Pmax) đạt 1.255,4 MW, sản lượng điện
thương phẩm đạt 7.413 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng
năm GĐ: 2031-2035 đạt 6,1%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt
3.170 kWh/người/năm.
3.1.3- Khối lượng lưới điện ĐTXD
Khối lượng CT&PT các lưới điện từ 220- 22kV trong giai đoạn 2016 – 2035 được
tính toán phù hợp với sơ đồ và các giải pháp thiết kế để đảm bảo cung cấp điện cho 12/12
huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Tháp.
Riêng khối lượng và vốn đầu tư cho lưới hạ thế chỉ là số liệu ước tính.
(Xem chi tiết tại Phụ lục 08 đính kèm)
3.1.4- Vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho công tác CT&PT lưới điện tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-
2035 được thực hiện căn cứ theo giá trị dự toán hoặc tổng mức đầu tư đối với công
trình có số liệu hoặc lấy theo suất đầu tư bình quân cho các công trình điển hình.
(Xem chi tiết tại Phụ lục 09 đính kèm)
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
43
3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT-XH
3.1.5.1) Điều kiện phân tích:
a) Các quan điểm và phương pháp luận tính toán
Mục đích của việc phân tích kinh tế nhằm đánh giá tính hiệu quả của quy
hoạch trên góc độ lợi ích cho kinh tế quốc dân.
Hiệu quả quy hoạch được đánh giá thông qua:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV);
- Suất hoàn vốn nội tại về kinh tế (EIRR);
- Tỉ số hiệu ích so với chi phí (B/C).
Các chỉ tiêu trên được tính toán dựa trên cơ sở so sánh 2 dòng chi phí và lợi
nhuận đã được chiết khấu trong suốt đời sống kinh tế của quy hoạch.
Dòng chi phí trong quy hoạch này bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành, bảo
dưỡng, chi phí mua điện, không tính trả lãi vốn vay và đóng thuế các loại.
Dòng lợi nhuận trong quy hoạch này chính là doanh thu bán điện tăng thêm.
b) Các điều kiện, giả thiết về số liệu đầu vào:
- Năm bắt đầu xây dựng : 2016
- Thời gian xây dựng : 10 năm
- Năm bắt đầu vận hành : 2017
- Tuổi thọ kinh tế của quy hoạch : 25 năm
- Tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư được tính từ lưới truyền tải cho đến lưới phân
phối.
- Bảng 3.1: Tổng hợp vốn đầu tư lưới điện (tỷ đồng):
Vốn đầu tư 2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035
Lưới 220, 110kV 2.785,6 1.640,0 3.623,4 1.269,7
Lưới 22kV, 0,4kV 2.196,4 1.732,4 1.085,0 874,1
Tổng 4.982,0 3.372,4 4.708,4 2.143,8
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
44
- Bảng 3.2: Tổng hợp điều kiện vay vốn
Hạng mục Vốn vay
- Lãi suất vay(%) 10
- Thời gian trả vốn(năm) 10
- Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Hệ số
khấu hao 10%.
- Giá mua điện tại thanh cái 110kV: bằng 70% giá bán điện.
- Giá bán điện hạ thế bình quân năm 2016 của tỉnh Đồng Tháp là: 1.515
đ/kWh (chưa tính thuế VAT). Giá bán điện hạ thế dự kiến cho các năm sau dựa trên
tiến trình tăng điện chung của EVN được tính bằng bình quân gia quyền giá điện 5
thành phần phụ tải. Giá bán điện cho tiêu dùng dân cư được tính theo giá bán điện
sinh hoạt bậc thang và định mức tiêu thụ điện sinh hoạt. Giá bán điện bình quân vào
năm 2020 dự kiến đạt 2.205 đồng/kWh.
- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng hàng năm: 1,5% tổng chi phí xây
dựng ban đầu.
- Thuế GTGT: 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% tổng thu nhập gộp.
- Hệ số chiết khấu chuẩn: 10%/ năm.
- Kế hoạch sản xuất :
Bảng 3.3: Tổng hợp kế hoạch sản xuất:
Năm 2017
Điện thương phẩm 2.027,
(GWh) 6
2020 2025 2030 2035
2.761,0 3.998,0 5.507,7 7.413,2
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
45
3.1.5.2) Phân tích kinh tế
a) Phân tích hiệu quả kinh tế:
Phân tích kinh tế cho quy hoạch được tiến hành cho phương án chọn cho
trường hợp cơ sở.
- Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả phân tích kinh tế- tài chính
Chỉ tiêu Đơn vị Kinh tế
NPV Triệu đồng 6.499.091
IRR % 15,59
Thời gian hoàn vốn năm 17
(Xem chi tiết tại Phụ lục 10 đính kèm)
b) Phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy được tiến hành cho các trường hợp có biến động đối với
các dữ liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quy hoạch, như:
- Vốn đầu tư tăng thêm 10%
- Điện năng bán ra giảm 10%
- Vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10%
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tính toán phân tích độ nhạy kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị Vốn ĐT Điện năng Vốn tăng 10%
tăng 10% giảm 10% và điện năng
giảm 10%
NPV 106
đ 6.465.298 4.928.000 4.876.851
EIRR % 15,53% 14,39% 14,32%
Thời gian hoàn vốn Năm 17 18 19
Đánh giá kết quả phân tích kinh tế: dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế trong các
trường hợp cơ sở và trong cả các trường hợp tăng vốn đầu tư và phụ tải giảm 10%.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
46
3.1.5.3) Đánh giá hiệu quả kinh tế chính sách phát triển điện năng
Chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp đã chứng tỏ được tính hiệu
quả cao về kinh tế qua kết quả phân tích kinh tế. Đồng Tháp là tỉnh có nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng nên có nhu cầu sử dụng điện khá
cao, nên mức đầu tư cho phát triển lưới điện tương xứng với nhu cầu sử dụng điện.
Mặt khác, việc đầu tư phát triển lưới điện các cấp điện áp cũng là đầu tư cho cơ sở
hạ tầng, một trong các điều kiện tiên quyết cho việc phát triển KT- XH và nâng cao
chất lượng và mức sống của người dân, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư trong
và ngoài nước. Kết quả phân tích cho thấy mục tiêu chính sách đưa ra đạt hiệu quả
cao về mặt kinh tế và việc đầu tư cho mục tiêu chính sách là cần thiết và có tính khả
thi.
3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP
3.2.1- Các giải pháp tài chính
Để thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp nói chung
và Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có xét đến 2035 đã phê
duyệt nói riêng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, cần phải có hệ thống các giải pháp khả
thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện, trong đó, các giải pháp tài chính được xem là
nồng cốt.
UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có chức
năng quản lý, thực hiện Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có
xét đến 2035 nên cần có sự chủ động nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả,
kịp thời để đảm bảo thực hiện quy hoạch, trong đó, đối với các giải pháp tài chính
như sau:
3.2.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Điện lực: “Đơn vị phát điện, truyền
tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây
dẫn điện đến công tơ để bán điện”.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
47
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP của Chính
phủ còn quy định: “ Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư
xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản
lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Do vốn đầu tư CT&PT các lưới điện trong thời gian tới rất lớn, nên việc thu
xếp đủ vốn để thực hiện quy hoạch là một gánh nặng đối với các đơn vị điện lực nêu
trên; do đó, các cấp có thẩm quyền cần có chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời,
hiệu quả để đảm bảo các mục tiêu chính sách phát triển điện năng đã đề ra.
Theo quy định hiện hành, các lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối như
sau:
- Lưới truyền tải bao gồm: Các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp
220kV, 110kV.
- Lưới phân phối bao gồm: Các đường dây trung áp, trạm biến áp phân phối
và đường dây hạ áp.
Như vậy, theo phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành và khai thác sử dụng
lưới điện của Ngành điện, các nguồn vốn đầu tư CT&PT lưới điện trong thời gian
tới được huy động chủ yếu từ các nguồn như sau:
- Đối với lưới điện 220kV: Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN
NPT để đầu tư.
- Đối với lưới điện 110kV : Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN
- Đối với lưới phân phối (lưới trung, hạ thế): Huy động chủ yếu từ các nguồn
vốn của EVN SPC và PC Đồng Tháp để đầu tư. Một số dự án huy động từ các
nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, nhân dân đóng góp do UBND các địa
phương làm chủ đầu tư.
Riêng đường dây điện từ sau công tơ mua điện đến nhà của khách hàng SDĐ
do khách hàng SDĐ tự đầu tư.
Ngoài ra, đối với một số lưới điện phân phối có điều kiện thì cần huy động
vốn khách hàng sử dụng điện đầu tư, thực hiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc
Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc

Similar to Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc (8)

Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán và Kế toán T...
Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán và Kế toán T...Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán và Kế toán T...
Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán và Kế toán T...
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.docNhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
 
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.docTổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
Tổ Chức Không Gian Lãnh Thổ Kinh Tế Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Luận Văn Giải Pháp Giảm Tình Trạng Nghỉ Việc Tại Công Ty Nuôi Hòa Phước.doc
Luận Văn Giải Pháp Giảm Tình Trạng Nghỉ Việc Tại Công Ty Nuôi Hòa Phước.docLuận Văn Giải Pháp Giảm Tình Trạng Nghỉ Việc Tại Công Ty Nuôi Hòa Phước.doc
Luận Văn Giải Pháp Giảm Tình Trạng Nghỉ Việc Tại Công Ty Nuôi Hòa Phước.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tƣ Xây Dựng Cơ Bản.doc
Luận Văn Đánh Giá Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tƣ Xây Dựng Cơ Bản.docLuận Văn Đánh Giá Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tƣ Xây Dựng Cơ Bản.doc
Luận Văn Đánh Giá Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tƣ Xây Dựng Cơ Bản.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.docPhát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 

Recently uploaded

Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 

Luận Văn Giải Pháp Tài Chính Thực Hiện Phát Triển Điện Năng.doc

  • 1. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ “CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP” HỒ THANH TÙNG
  • 2. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ “Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” Chuyên ngành: TÀI CHÍNH CÔNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH HỌC VIÊN: HỒ THANH TÙNG LỚP: TÀI CHÍNH CÔNG- ĐỒNG THÁP Mã số sinh viên: 7701271520A
  • 3. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của Giáo sư, Tiến sĩ Sử Đình Thành. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây. Số liệu trong các phụ lục, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn rõ ràng; nếu phát hiện có sự gian lận tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng thi./. Đồng Tháp, ngày 30/6/2019 Học viên Hồ Thanh Tùng
  • 4. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................3 MỤC LỤC....................................................................................................................................................4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................7 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................................8 PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................9 1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU..................................................................................................9 2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................... 10 3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU.............................................. 11 4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................ 12 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................... 12 1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG .................................................................... 12 1.1.1- Chính sách phát triển điện năng................................................................................ 12 1.1.2- Chí nh sách p hát triển điện ở nông thôn, ............................................................. 13 1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CS PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG... 13 1.2.1 - Đầu tư phát triển điện năng........................................................................................ 13 1 . 2 . 2 - Đầu tư phát triển điện năng ở nông thôn,....................................................... 14 1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà...................................... 15 1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG ................. 15 1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC TA.............. 17 1.4.1- Khái quát............................................................................................................................. 17 1.4.2- Bài học kinh nghiệm ...................................................................................................... 18 TÓM TẮT CHƯƠNG I ............................................................................................................. 20 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP............................................. 21 2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP........................ 21 2.1.1- Về phát triển điện năng................................................................................................. 21
  • 5. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 2.1.2- Về phát triển điện NLTT.............................................................................................. 24 2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN...................................... 24 2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV ................................... 24 2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung hạ thế.............................................25 2.2.3- Đối với việc đầu tư CT&PT đường dây điện từ sau công tơ về nhà..........29 2.2.4- Đối với việc đầu tư điện NLTT...................................................................................30 2.3- HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN ....................................................... 31 2.3.1- Hiện trạng lưới điện........................................................................................................ 31 2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện................................................................................................ 31 2.4- ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ................................................................................................................. 32 2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính..................................................... 32 2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện ..................................................... 36 TÓM TẮT CHƯƠNG II............................................................................................................ 40 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP....................................................................... 41 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN NĂNG............................................... 41 3.1.1- Định hướng phát triển.................................................................................................... 41 3.1.2- Mục tiêu phát triển.......................................................................................................... 41 3.1.3- Khối lượng lưới điện ĐTXD...................................................................................... 42 3.1.4- Vốn đầu tư .......................................................................................................................... 42 3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT- XH......................................................................................... 43 3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP................................................................................................. 46 3.2.1- Các giải pháp tài chính ............................................................................................................. 46 3.1.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư............................................................................................ 46 3.1.1.2) Giải pháp đầu tư.......................................................................................................... 48 3.2.2- Các giải pháp bổ trợ................................................................................................................... 49 3.2.2.1) Giải pháp sử dụng điện TK&HQ.......................................................................... 49 3.2.2.2) Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch....................................50 3.2.2.3) Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính......................................... 51
  • 6. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 3.2.2.4) Giải pháp tham quan học tập kinh nghiệm ...................................................... 51 3.2.2.5) Giải pháp tuyên truyền, vận động........................................................................ 52 3.2.3- Chủ thể thực hiện các giải pháp............................................................................................ 52 3.2.3.1) Đối với Trung ương.................................................................................................... 52 3.2.3.2) Đối với tỉnh Đồng Tháp............................................................................................ 54 3.2.3.3) Đối với Ngành điện..................................................................................................... 56 3.2.3.4) Đối với khách hàng sử dụng điện......................................................................... 59 TÓM TẮT CHƯƠNG III.......................................................................................................... 60 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 62 PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 63
  • 7. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCNCKT BT- GPMB CT&PT ĐTXD EVN EVN NPT EVN SPC ĐMT PC Đồng Tháp FDI SDĐ Ngành điện NLTT Tiêu chí N-1 Báo cáo nghiên cứu khả thi Bồi thường giải phóng mặt bằng Cải tạo và phát triển Đầu tư xây dựng Tập đoàn Điện Lực Việt Nam Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia Tổng công ty Điện lực miền Nam Điện mặt trời Công ty Điện lực Đồng Tháp Đầu tư trực tiếp nước ngoài Sử dụng điện Chỉ EVN và các đơn vị thuộc EVN Năng lượng tái tạo “Là một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ thống điện hoặc khi một phần tử tách khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục”.
  • 8. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Danh mục Trang Phụ lục 01: Thống kê kết quả thực hiện quy hoạch GĐ: 2011-2015 ................. 64 Phụ lục 02 : Thống kê lưới điện tỉnh Đồng Tháp .............................................. 66 Phụ lục 03: Thống kê chi tiết sự cố lưới 110kV ............................................... 67 Phụ lục 04: Thống kê chi tiết sự cố lưới 22kV và lưới 0,4kV ........................... 68 Phụ lục 05: Thống kê kết quả thực hiện các chỉ số đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của lưới trung thế .......................................................................................... 70 Phụ lục 06 : Thống kê số hộ dân sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ....................... 71 Phụ lục 07: Thống kê sử dụng điện tỉnh Đồng Tháp ........................................ 72 Phụ lục 08: Thống kê khối lượng lưới điện ĐTXD GĐ: 2016-2035 ................. 73 Phụ lục 09: Thống kê nhu cầu vốn GĐ: 2016-2035 ........................................... 75 Phụ lục 10: Kết quả phân tích, tính toán hiệu quả KT-XH ............................... 76
  • 9. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1- SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình chung gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự vận dụng hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương; sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, đã duy trì phát triển mức khá. Tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 2011- 2015 đạt 9,5%/năm (theo giá năm 1994). Với vị trí khá thuận lợi, nhất là từ khi cầu Vàm Cống hoàn thành (tháng 5/2019) kết nối tuyến lộ N2 đi ngang, cùng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, KT- XH của Tỉnh sẽ có bước phát triển nhanh và ổn định trong thời gian tới. Để giúp KT- XH của Tỉnh phát triển nhanh và ổn định thì nguồn điện cung cấp phải đảm bảo an toàn, liên tục và tin cậy. Theo Báo cáo Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt, hiện tại lưới điện tỉnh Đồng Tháp còn nhiều khiếm khuyết cần đầu tư CT & PT để phục vụ tốt nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chí N-1. Bên cạnh đó, các lưới hạ thế sau điện kế cụm (điện kế dùng chung) và các đường dây hạ thế sau điện kế mua điện về nhà do người dân tự đầu tư đều không đảm bảo an toàn theo tiêu chí điện nông thôn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương. Theo kế hoạch của Tỉnh đến năm 2020 sẽ có 100% xã (119/119 xã) đạt tiêu chí điện nông thôn, nhưng đến nay chỉ mới công nhận có 55/119 xã đạt (tỷ lệ 47,9%), cho thấy còn khá chậm so với kế hoạch. Bên cạnh đó, tình hình tai nạn điện xảy ra cũng chưa có chiều hướng giảm theo mục tiêu của Đề án an toàn điện GĐ: 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 508/QĐ- UBND-HC ngày 22/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Để giải quyết những tồn tại, hạn chế trên, trong quá trình lập Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035, Tỉnh đã phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đưa ra phương án khắc phục. Như
  • 10. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 vậy, việc thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt, đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, để thực hiện quy hoạch đòi hỏi kinh phí đầu tư khoảng 15.197 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2016- 2020 là 4.982,0 tỷ đồng, giai đoạn 2021- 2025 là 3.372,4 tỷ đồng, giai đoạn 2026- 2030 là 4.708,4 tỷ đồng và giai đoạn 2031- 2035 là 2.134,8 tỷ đồng. Do kinh phí thực hiện quy hoạch quá lớn, nên việc thu xếp kinh phí để thực hiện quy hoạch là một gánh nặng của các cấp, các ngành có liên quan; đòi hỏi các cấp, các ngành có liên quan phải nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện; trong đó, các giải pháp tài chính được xem là nồng cốt. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” được đề xuất và nghiên cứu là cần thiết. 2- MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1- Mục tiêu Chính sách tài chính có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện chính sách phát triển điện năng. Thời gian qua, chính sách tài chính đã đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng cần có các giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện. Với lý do trên, đề tài nghiên cứu đã tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, xác định những ưu điểm, hạn chế của thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; những ưu điểm, hạn chế của lưới điện tỉnh Đồng Tháp; những tồn tại, bất cập của pháp luật, để từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh. 2.2- Câu hỏi nghiên cứu
  • 11. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 - Chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp hiện nay như thế nào? Mục tiêu chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới ra sao? - Các giải pháp tài chính để thực hiện chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới là gì? 3- PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU 3.1- Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, kết hợp với việc phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách phát triển điện năng, chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác định những ưu điểm, hạn chế để xem xét, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong các giai đoạn tới. 3.2- Cách tiếp cận nghiên cứu Sử dụng phương pháp rà soát, thống kê trên cơ sở tập hợp thông tin, số liệu từ các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành; các báo cáo…phát triển điện năng; nhằm xem xét, có cái nhìn tổng quan về chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng, kinh nghiệm phát triển điện năng trong thời gian qua; qua đó để có cơ sở đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng ở tỉnh Đồng Tháp, nghiên cứu xác định mục tiêu chính sách phát triển điện năng và đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong thời gian tới. 4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; - Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng ở tỉnh Đồng Tháp; - Chương 3: Khuyến nghị và giải pháp; - Phần tài liệu tham khảo; - Phần phụ lục các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  • 12. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt do việc sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng diễn ra đồng thời. Ngày nay, điện năng đã trở thành một dạng năng lượng thiết yếu không thể thiếu trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Với lý do trên, thời gian qua Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển điện năng; sản lượng điện, chất lượng điện và số hộ sử dụng điện không ngừng tăng lên; pháp luật về điện năng ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho điện năng phát triển, kèm theo đó là những chính sách tài chính cơ bản để thực hiện chính sách phát triển điện năng bền vững, hiệu quả. 1.1.1- Chính sách phát triển điện năng a) Phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển KT- XH với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia. Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. b) Chú ý xây dựng và phát triển thị trường điện năng theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện năng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống
  • 13. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. c) Phải áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động điện năng, sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển điện năng. d) Đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để phát điện; có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư phát triển nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 1.1.2- Chính sách phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới” a) Thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực, đẩy nhanh quá trình điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới. b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống. c) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lưới điện hoặc các trạm phát điện sử dụng năng lượng tại chỗ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới. 1.2- CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG 1 . 2 . 1 - Đầu tư phát triển điện năng: Việc đầu tư phát triển điện năng cần phải tuân thủ các chính sách tài chính như sau: a) Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện. Ngoài ra: - Đối với đơn vị phát điện, tại Điểm I Khoản 2 Điều 39 Luật Đ iện lực quy địn h: “Đ ơn vị phát điện có nghĩa vụ đầu tư trạm điện, công tơ và đường dây
  • 14. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 dẫn điện đến công tơ cho bên mua, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện hoặc bên mua điện; bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”. - Đối với đơn vị truyền tải điện, tại Điểm e Khoản 2 Điều 40 Lu ật Điện lực quy đị nh: “Đ ơn vị truyền tải điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện; bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”. - Đối với đơn vị phân phối điện, tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 L u ật Điện lực quy định: “Đ ơn vị phân phối điện có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện; bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật”. b) Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 1 . 2 . 2 - Đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới” Để khuyến khích đầu tư phát triển điện năng ở “nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới”, cần triển khai thực hiện chính sách tài chính như sau: a) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.
  • 15. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 b) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương. c) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: - Hỗ trợ về vốn đầu tư; - Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư; d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo, biên giới. 1.2.3- Đầu tư đường dây điện sau công tơ mua điện về nhà (đến nơi sử dụng điện) a) Khách hàng sử dụng điện có trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện. b) Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân địa phương. Ghi chú: Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác. 1.3- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực phát triển điện năng. Trong đó: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phát triển điện năng trong phạm vi cả nước. - Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng. - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng.
  • 16. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 - Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng tại địa phương. Cụ thể: + Quản lý, phát triển điện năng theo chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành. + Quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn quản lý (Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, vùng, quốc gia); đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với chất lượng ngày càng cao, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó cần có các giải pháp tài chính để thực hiện. Giải pháp tài chính, theo thuật ngữ thông thường, nói đến giải pháp nghĩa là đề cập đến cách thức giải quyết một vấn đề nào đó phát sinh trong thực tế. Cách thức được các chủ thể lựa chọn để giải quyết vấn đề nào đó phải đảm bảo sự thống nhất, phải phản ánh được mục tiêu, quan điểm của lãnh đạo. Ở góc độ khác, giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể dựa trên cơ sở khoa học là các định hướng của cơ quan, tổ chức và sử dụng các công cụ nhất định để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ đó, có thể đưa ra trình tự giải quyết một vấn đề bao gồm: (1) Xác định vấn đề cần giải quyết - (2) xác định mục tiêu - (3) Xác định quan điểm của lãnh đạo - (4) hoạch định chính sách và công cụ thực hiện - (5) Lựa chọn giải pháp để thực hiện mục tiêu. Giải pháp không phải là chính sách nhưng không thể tách rời với chính sách. Một hệ thống chính sách tốt nhưng các giải pháp không thích hợp hoặc không ăn nhập với chính sách thì các giải pháp đó sẽ vô hiệu. Ngược lại, một hệ thống các giải pháp tối ưu, phù hợp với chính sách, đúng với thực tiễn sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Qua quá trình thực thi, có thể còn giúp cho các chủ thể đánh giá được những bất cập của chính sách đã ban hành, để trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tế.
  • 17. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Như vậy giải pháp tài chính được hiểu là tổng thể các giải pháp, cách thức để quản lý tài chính trong những điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo đạt những mục tiêu nhất định. Từ những phân tích trên có thể khái quát “Giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng là tổng thể các giải pháp, cách thức để quản lý tài chính trong việc thực hiện các các mục tiêu chính sách phát triển điện năng đề ra”. Ngoài ra, Nhà nước còn có vai trò chính trong việc định hướng, xác định mục tiêu phát triển điện năng cho phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH của đất nước trong từng thời kỳ, đảm bảo phát triển điện năng bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực. 1.4- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG Ở NƯỚC TA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.4.1- Khái quát: Phát triển điện năng ở nước ta trải qua nhiều chặng đường thăng trầm. Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, lưới điện được hình thành và phát triển từ cuối thập kỷ 50 đến khi thống nhất đất nước (1975). Trong giai đoạn này, điện năng chủ yếu cấp điện cho các trạm bơm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và cơ khí nhỏ phục vụ chương trình Hợp tác hóa nông nghiệp để tập trung sản xuất các sản phẩm thiết yếu phục vụ chiến trường miền Nam. Sau năm 1975, phát triển điện năng gặp không ít khó khăn về vốn. Đến năm 1990 chương trình cấp điện nông thôn mới được quan tâm; đến cuối năm 1996, tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 50,76%. Đến năm 1998 phát triển điện có định hướng, dần đi vào chiều sâu, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Đề án điện nông thôn với mục tiêu đến cuối năm 2000 đưa điện đến 80% số xã (QĐ số 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/02/1999). Theo đó, cơ chế tài chính, trách nhiệm của các cơ quan liên quan và ngành điện được quy định rõ với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm”. Với hình thức đầu tư đa dạng hóa, cùng với việc EVN chịu trách nhiệm đầu tư lưới trung áp, Ủy ban nhân dân các tỉnh đầu tư lưới hạ áp và các hộ dân chịu
  • 18. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 trách nhiệm đầu tư nhánh rẽ đấu nối vào nhà; đến cuối năm 2000, kết quả có 100% số huyện có điện; 81,9% số xã có điện ; số hộ dân nông thôn có điện đạt 73,45%. Tháng 12 năm 2004, Quốc hội thông qua Luật Điện lực, đánh dấu bước phát triển điện khí hóa nông thôn. Để có vốn đầu tư lưới điện nông thôn, Chính phủ đã cùng với EVN vay vốn nước ngoài để đầu tư một số dự án điện khí hóa. Trong các dự án này, EVN không chỉ đầu tư lưới trung áp mà còn đầu tư cả lưới hạ áp và bán điện trực tiếp đến các hộ dân, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng lưới điện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các hộ dân được mua điện trực tiếp từ EVN theo giá quy định. Trong thời gian này, một số dự án cấp điện nông thôn vốn các Tổ chức quốc tế tài trợ đã được triển khai và đã có những tác động tích cực đến sự nghiệp điện khí hóa nông thôn. Chính sách mới của Chính phủ: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 85% tổng mức đầu tư, 15% do EVN thu xếp (Cơ chế 85-15), mở đầu bằng Dự án cấp điện những vùng sâu, vùng xa chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên. Tiếp theo Dự án này, một loạt dự án đầu tư theo cơ chế 85-15 đã được triển khai. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế và sự cố gắng của EVN trong việc huy động các nguồn vốn, cùng với sự cố gắng đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân đã thực hiện thành công chương trình phát triển điện năng, đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng điện cả nước đạt rất cao, trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của tỉnh Đồng Tháp đạt 99,98%. 1.4.2- Bài học kinh nghiệm Việc thực hiện chính sách phát triển điện năng thành công trong thời gian qua là nhờ có sự tổng hòa của các yếu tố cơ bản sau: - Có chủ trương đúng đắn: Phương châm “Nhà nước và nhân dân, Trung ương và Địa phương cùng làm” đã huy động được các nguồn vốn của xã hội để đầu tư phát triển điện năng. - Chính sách chia sẽ chi phí và huy động các nguồn kinh phí, nghĩa là kết hợp nhiều nguồn tài chính sử dụng với tỷ lệ tương ứng của từng nguồn đã giúp huy động
  • 19. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 tối đa các nguồn vốn (Ngân sách, Nhân dân đóng góp, Khách hàng mua điện, Nhà đầu tư điện, vay trong nước, vay quốc tế…). - Tranh thủ đối đa sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, sự đóng góp của chính quyền địa phương và nhân dân…
  • 20. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 TÓM TẮT CHƯƠNG I Chương 1: Giới thiệu tổng quan, cơ sở lý luận về chính sách phát triển điện năng; chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng; những kinh nghiệm phát triển điện năng ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó, cho thấy Trung ương và các địa phương rất quan tâm đến công tác phát triển điện năng và đã có những chỉ đạo thực hiện phát triển điện năng từ rất sớm, và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đến năm 2004 Quốc hội đã ban hành Luật Điện lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để lĩnh vực điện năng phát triển bền vững, đồng bộ, hiệu quả. Việc nghiên cứu chương 1 nhằm có kiến thức nền tảng để phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; từ đó nhằm xác định những ưu điểm, hạn chế và nghiên cứu đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trong thời gian tới.
  • 21. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1- CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1.1- Về phát triển điện năng 2.1.1.1) Thực hiện pháp luật về điện năng, từ năm 2000 đến nay, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh Đồng Tháp lập 04 Quy hoạch phát triển điện năng. Các quy hoạch được lập nhằm tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động đầu tư CT & PT lưới điện trên địa bàn tỉnh. Theo Khoản 1 Đi ề u 11 Luật Điện lực quy định : “việc đầu tư CT & PT lưới điện phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Các dự án chưa có trong quy hoạch chỉ thực hiện khi được UBND Tỉnh cho phép”. Hiện tỉnh Đồng Tháp đang quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035. Quy hoạch gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 là Quy hoạch hệ thống điện 110kV (được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2877 ngày 15/8/2018) và Hợp phần 2 là Quy hoạch lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV (được UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt tại Quyết định số 1461/QĐ- UBND-HC ngày 26/11/2018). 2.1.1.2) Thực hiện Quyết định số 2081 ngày 08/11/2013 của Chính phủ phê duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo GĐ: 2013-2020”, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với ngành điện, đơn vị tư vấn lập BCNCKT “Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020” và đã trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt tại Quyết định số 11832/QĐ-BCT ngày 30/10/2015. Theo đó, mục tiêu dự án là cấp điện cho khoảng 13.206 hộ dân ở nông thôn và khoảng 387 trạm bơm điện, với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng;
  • 22. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp vốn đối ứng để thực hiện. Bảng 2.1: Chi tiết phạm vi cấp điện của Dự án Diện tích Số hộ Số STT Đơn vị hành chính Số xã Số ấp Trạm (km2 ) (hộ) bơm 1 Thành phố Cao Lãnh 7 107 23 2 Huyện Cao Lãnh 18 87 491 3.678 37 3 Huyện Tháp Mười 13 59 528 4.434 14 4 Huyện Thanh Bình 14 43 341 1.266 63 5 Huyện Tam Nông 5 14 474 229 63 6 TX Hồng Ngự 5 122 18 7 Huyện Tân Hồng 6 16 311 273 53 8 Huyện Hồng Ngự 8 29 210 187 20 9 Thành phố Sa Đéc 4 60 9 10 Huyện Châu Thành 12 64 246 1.509 43 11 Huyện Lai Vung 12 54 238 1.095 8 12 Huyện Lấp Vò 9 41 246 535 36 Tổng 113 407 3.374 13.206 387 (Nguồn: Dự án “Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015- 2020” do Công ty Tư vấn điện miền Nam lập) 2.1.1.3) Thực hiện Quyết định 1600 ngày 16/8/2016 của Chính phủ phê duyệt “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới GĐ: 2016 – 2020”, Quyết định 4293 ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành
  • 23. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Quyết định số 508/QĐ-UBND-HC ngày 22/5/2017 về việc ban hành Đề án an toàn điện GĐ: 2017- 2020. Về nguồn vốn thực hiện đề án, PC Đồng Tháp có trách nhiệm tìm nguồn vốn thực hiện đầu tư CT & PT các lưới điện do mình quản lý (phía trước điện kế khách hàng SDĐ) đạt tiêu chí điện nông thôn theo quy định. Còn khách hàng SDĐ có trách nhiệm đầu tư cải tạo hệ thống điện sau điện kế của mình đạt tiêu chí điện nông thôn và đầu tư lắp thiết bị chống rò điện, tiếp đất vỏ mô tơ bơm nước theo quy định của Đề án. Để hỗ trợ thực hiện đề án, trong GĐ: 2017- 2020 ngân sách tỉnh hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo tiêu chí điện nông thôn với tổng kinh phí 22 tỷ đồng, phân kỳ mỗi năm là 5,5 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh là 2,75 tỷ và ngân sách huyện đối ứng là 2,75 tỷ). 2.1.1.4) Thực hiện Luật Điện lực, trong thời gian qua các đơn vị điện lực luôn thiếu vốn trong đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy hoạch đã phê duyệt, trong đó, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn để đạt tiêu chí điện nông thôn là bức xúc nhất. Để hỗ trợ ngành điện trong đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn (tại những nơi đầu tư lưới điện không hiệu có quả kinh tế), trong thời gian chờ Trung ương hướng dẫn thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Công văn số 114/UBND-KTN ngày 02/3/2016 về việc đầu tư lưới điện phân phối và Công văn số 512 ngày 27/10/2011 về việc hỗ trợ xây dựng công trình lưới điện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Tỉnh có chủ trương cho địa phương thực hiện huy động các nguồn vốn ở địa phương để hỗ hợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế ở nông thôn theo phương châm “Ngành điện đầu tư lưới trung thế, địa phương đầu tư lưới hạ thế”. Giao Sở Công Thương hàng năm chủ trì, phối hợp với PC Đồng Tháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu đầu tư lưới điện, cân đối khả năng các nguồn vốn, thống nhất lập kế hoạch trình UBND Tỉnh ban hành để làm cơ sở triển khai thực hiện.
  • 24. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Riêng việc đầu tư CT&PT các lưới 220 kV, 110 kV, tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Ngành điện có nghĩa vụ thực hiện đầu tư theo Luật Điện lực và quy hoạch đã phê duyệt. 2.1.1.5) Bên cạnh đó, theo đề xuất của Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH ngày 14/12/2018 về việc vay vốn để đầu tư lưới điện nông thôn; Theo đó, tỉnh Đồng Tháp đồng ý cho Công ty Điện lực Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2019, với thời hạn hoàn trả trong vòng 03 năm (bắt đầu từ cuối năm 2019 đến năm 2021), số tiền hoàn trả mỗi năm là 11 tỷ đồng. Hiện tại nguồn vốn này đang được giải ngân. 2.1.2- Về phát triển điện NLTT Tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm chỉ đạo phát triển điện NLTT theo các chủ trương, chính sách đã ban hành, nhất là các dạng điện NLTT tỉnh có tiềm năng, như: điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện chất thải rắn. Về vốn đầu tư, ngoài việc hỗ trợ thực hiện thí điểm một số mô hình điện mặt trời trên mái nhà, tỉnh Đồng Tháp tích cực triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích của Nhà nước nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các dạng NLTT, năng lượng mới. Tóm lại, chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp hiện nay là tập trung các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt (do các nhu cầu phát triển điện năng của Tỉnh đã được tích hợp vào Quy hoạch này). 2.2- THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 2.2.1- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV Thực hiện Luật Điện lực, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp luôn kiến nghị EVN NPT, EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, theo phân cấp quản lý, vận hành, khai
  • 25. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 thác sử dụng lưới điện, EVN NPT có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV và EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT lưới điện 110 kV. Thời gian qua, thực hiện Quy hoạch điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2011- 2015 có xét đến 2020, tổng vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV trong giai đoạn 2011- 2015 là 506,5 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư lưới điện 220 kV là 45 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 12,88 % và vốn đầu tư lưới điện 110 kV là 461,5 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 55,14%. Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy cấp điện theo tiêu chí N-1 trong thời gian tới, nhu cầu vốn đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV rất lớn, đòi hỏi EVN NPT và EVN SPC có các giải pháp tài chính khả thi, hiệu quả, kịp thời để đảm bảo thực hiện. Bên cạnh đó, Tỉnh cần phối hợp với EVN NPT và EVN SPC có các chính sách thu hút nhà đầu tư ngoài EVN thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện 220- 110 kV phù hợp, nhằm giúp giảm bớt áp lực vốn đầu tư lưới điện cho các đơn vị nêu trên. Tính đến tính tháng 12 năm 2018, tổng khối lượng lưới truyền tải 220kV, 110 kV hiện có như sau: - Lưới điện 220 kV: ĐD 220kV dài 78 km; 02 trạm 220kV với dung lượng 750 MVA. - Lưới điện 110 kV: ĐD 110kV dài 265 km; 11 trạm 110kV với dung lượng 818MVA. Hiện tại các lưới điện 220 kV do Công ty Truyền tải Điện 4 thuộc EVN NPT quản lý, vận hành, khai thác sử dụng và các lưới điện 110 kV do Công ty Điện lực Đồng Tháp quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. 2.2.2- Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế 2.2.2.1) Thực hiện chủ trương, hướng dẫn của UBND Tỉnh trong việc huy động vốn ở địa phương để hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT các lưới điện nông thôn theo nhu cầu cấp điện của các địa phương; trong đó, ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn theo phương châm “Ngành đầu tư lưới trung thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế”.
  • 26. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Theo đó, từ năm 2012 đến nay, hàng năm Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực Đồng Tháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp, đánh giá nhu cầu đầu tư CT&PT các công trình bức xúc, cân đối khả năng các nguồn vốn, thống nhất lập kế hoạch để trình UBND Tỉnh ban hành, làm cơ sở triển khai thực hiện. Theo đó, tổng số vốn huy động trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018 đạt khoảng 893 tỷ đồng (trong đó, ngành điện 735 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 82,30% ; ngân sách địa phương và sự đóng góp nhân dân 158 tỷ đồng, chiếm 17,70%). Bảng 2.2: Tổng hợp vốn huy động thực hiện đầu tư lưới điện trung, hạ thế trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2018 của Tỉnh Stt Năm Tổng vốn Trong đó: Ghi chú huy động Ngành Ngân Khác (tỷ đồng) điện sách ĐP 1 Năm 2012 114 95 19 2 Năm 2013 127 88 32 7 3 Năm 2014 162 127 31 4 4 Năm 2015 139 106 33 5 Năm 2016 131 116 15 6 Năm 2017 114 103 11 7 Năm 2018 106 100 6 Tổng cộng 893 735 147 11 (Nguồn: Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm của UBND tỉnh Đồng Tháp) Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình huy động các nguồn vốn ở địa phương để đầu tư CT&PT lưới điện gặp khó khăn, đặc biệt là các nguồn ngân sách và nhân dân đóng góp đã giảm đáng kể, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các
  • 27. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, đặc biệt là việc thực hiện tiêu chí điện nông thôn. Bên cạnh đó, đối với những lưới điện có nhu cầu đầu tư đột xuất (không có trong kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện của UBND Tỉnh ban hành hàng năm), nếu PC Đồng Tháp không cân đối được vốn để thực hiện đầu tư thì UBND Tỉnh xem xét, trích ngân sách để thực hiện đầu tư, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển KT- XH của địa phương. 2.2.2.2) Thực hiện Đề án an toàn điện GĐ: 2017-2020, hàng năm (trong giai đoạn 2017-2020) ngân sách tỉnh cấp 2,75 tỷ đồng/năm (tổng cộng 11 tỷ đồng) và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải đối ứng 2,75 tỷ đồng/năm (tổng cộng 11 tỷ đồng) để hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế nông thôn đạt theo tiêu chí điện nông thôn. Đến nay, đề án này đã thực hiện được 02 năm (năm 2017 và 2018) với tổng vốn ngân sách thực hiện theo kế hoạch là 11 tỷ đồng. Riêng phần kinh phí thực hiện đề án của ngành điện và các khách hàng sử dụng điện chưa có số liệu cụ thể. Về tình hình thực hiện mục tiêu của Đề án về giảm số vụ tai nạn điện trong thời gian qua như sau: - Năm 2015 xảy ra 31 vụ, làm 26 người chết; - Năm 2016 xảy ra 29 vụ, làm 24 người chết; - Năm 2017 xảy ra 27 vụ, làm 23 người chết; - Năm 2018 xảy ra 25 vụ, làm 25 người chết. (Nguồn: Báo cáo hoạt động SXKD điện năng hàng năm của PC Đồng Tháp) Xem số liệu thống kê số vụ tai nạn điện nêu trên cho thấy số số vụ tai nạn điện có giảm, nhưng mức giảm không đáng kể; số người chết do tai nạn điện chưa giảm và đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân do các chủ thể có liên quan chưa tích cực triển khai thực hiện giải pháp của đề án (thiếu vốn đầu tư), chưa có các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với các chủ thể cố tình không triển khai thực hiện đề án...
  • 28. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 2.2.2.3) Căn cứ CV số 621 ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc vay vốn để đầu tư lưới điện nông thôn; Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đồng ý cho PC Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT hệ thống điện nông thôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2019. Ngoài ra, PC Đồng Tháp được vay 43 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư tỉnh để thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện khác. Hiện tại các nguồn vốn này đang được giải ngân. Việc bổ sung thêm các nguồn vốn nêu trên đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện CT&PT các lưới điện của Ngành điện trong năm 2019. 2.2.2.4) Căn cứ QĐ số 11832 ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương “Phê duyệt BCNCKT Dự án cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015-2020”, với vốn đầu tư dự án 741,3 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương cấp 85% tổng mức đầu, phần còn lại 15% là vốn đối ứng của ngành điện. Do đến nay Trung ương chưa phân bổ vốn nên dự án vẫn chưa triển khai thực hiện. 2.2.2.5) Tóm lại, kết quả thực hiện đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế trong thời gian qua có thể được đánh giá qua kết quả thực hiện quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2011-2015. Theo đó, trong GĐ: 2011-2015 tổng vốn thực hiện đầu tư CT&PT lưới trung, hạ thế là 980 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn nêu trên và vốn của EVN SPC thực hiện các dự án nông thôn (vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức- KfW), Dự án CT&PT lưới trung, hạ thế khu vực trung tâm thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp (vốn vay ODA của Chính phủ Đức)... Trong đó, vốn đầu tư lưới trung thế là 741 tỷ đồng đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 106,73% và vốn đầu tư lưới điện hạ thế là 239 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch là 106,13%. (Xem chi tiết tại Phụ lục 01 đính kèm) Tính đến tính tháng 12 năm 2018, tổng khối lượng lưới điện như sau: - Đường dây trung thế dài 3.287 km; - Đường dây hạ thế dài 4.506 km; - Tổng dung lượng máy biến áp phân phối 1.383 MVA.
  • 29. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Hiện nay, hầu hết các lưới trung, hạ thế do PC Đồng Tháp quản lý, vận hành, khai thác sử dụng. Hiện còn khoảng 30 km đường dây hạ thế với khoảng 4.000 khách hàng sử dụng điện do HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò đang quản lý. Nhìn chung, các giải pháp tài chính của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào kết quả thực hiện phát triển lưới trung, hạ thế ở tỉnh, tạo sự gắn kết giữa tỉnh Đồng Tháp với các đơn vị ngành điện trong công tác đầu tư phát triển lưới điện. Tuy nhiên, để các lưới điện trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí điện nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, do đó, trong thời gian tới tỉnh Đồng Tháp và các đơn vị ngành điện cần có các giải pháp tài chính khả thi, kịp thời, hiệu quả để thực hiện. 2.2.3- Đối với việc đầu tư đường dây điện từ sau công tơ mua điện về nhà: Ngành chức năng hướng dẫn khách hàng SDĐ chịu kinh phí thực hiện đầu tư theo quy định tại Đ iểm i Kho ản 2 Đ iề u 46 Luật Điện lự c , kể cả đố i với các khách hàng sử dụng điện thuộc diện chính sách xã hội theo quy định tại Điều 61 Luật Điện lực (do Trung ương chưa có hướng dẫn hỗ trợ). Theo ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, số hộ chính sách xã hội của Tỉnh khá cao (Số liệu năm 2018 là 25.006 hộ và dự kiến năm 2019 khoảng 26.600 hộ), cho nên việc chưa có sự hướng dẫn hỗ trợ của Trung ương đã ảnh hưởng đến công tác phát triển điện nông thôn của Tỉnh. Bên cạnh đó, đối với khách hàng SDĐ công suất lớn (phục vụ cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh hoặc là những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại điện) cần đầu tư lưới trung thế để cấp điện (bán điện), do thiếu vốn đầu tư nên phần lớn những trường hợp này ngành điện đã đề nghị khách hàng SDĐ đầu tư. Hiện nay chính sách đối với khách hàng SDĐ đầu tư lưới trung thế để mua điện còn tùy thuộc vào việc thỏa thuận giữa các đơn vị ngành điện với đơn vị mua điện theo Điểm c Khoản 2 Điều 41 L uật Điện lực, chưa đ ả m bảo đầ y đủ
  • 30. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 các nội dun g thỏa thuận theo quy đị n h (do chưa có sự h ướng dẫn cụ thể) làm phát sinh những vấn đề cần quan tâm giải quyết . Tron g trường hợp này , n ếu ngành điện đầu tư thì khách hàng sử dụng điện phải ký thỏa thuận với ngành điện về số tiền bảo đảm thực hiện đầu tư, về công suất sử dụng, về sản lượng điện sử dụng…nên có những trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng SDĐ, làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của Tỉnh. Tính đến tháng 12 năm 2018 toàn tỉnh hiện có 550.682 khách hàng sử dụng điện, trong đó, có 545.920 khách hàng sử dụng điện một pha và 4.762 khách hàng sử dụng điện ba pha. Tỷ lệ hộ sử dụng điện của Tỉnh đạt 99,98%. 2.2.4- Đối với việc đầu tư phát triển NLTT: Tỉnh Đồng Tháp không có tiềm năng phát triển về thủy điện nhỏ, nhưng có thể phát triển điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối từ trấu, điện rác thải, điện khí sinh học... Thực hiện kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc sử dụng năng lượng TK&HQ GĐ: 2016 – 2020; trong 02 năm 2017 và 2018, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho các cơ sở, hộ gia đình thực hiện thí điểm 07 mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà hòa lưới điện công cộng với tổng công suất là 32 kWp, mức hỗ trợ là 50 % kinh phí dự án, nhưng không quá 40 triệu đồng/dự án; qua đó đã đánh giá các mô hình này mang lại hiệu quả cao (do tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực có bức xạ mặt trời cao, khoảng 4,5 kWh/kWp/ngày). Tính đến tháng 9/2019 tỉnh Đồng Tháp đã có 402 khách hàng sử dụng điện lắp đặt ĐMT trên mái nhà với tổng công suất 4.700 kWp. Dự báo trong thời gian tới ĐMT trên mái nhà ở tỉnh Đồng Tháp còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đối với dự án ĐMT trên mặt đất, đến nay UBND Tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 02 dự án với tổng công suất 37 MWp (trong đó, dự án ĐMT xã Phú Cường, huyện Tam Nông có công suất 14 MWp và dự án ĐMT xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự có công suất 23 MWp). Hiện tại 02 dự án này đang được Tỉnh đề nghị cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt bổ sung vào quy hoạch để có cơ sở triển
  • 31. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 khai thực hiện các bước tiếp theo. Theo dự báo khả năng phát triển các dự án dạng này không nhiều do đất đai ở tỉnh Đồng Tháp là đất nông nghiệp hiệu quả cao, dẫn đến giá thành cao, nên đầu tư các dự án không mang lại hiệu quả kinh tế (do các dự án này chiếm diện tích đất lớn). 2.3- HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 2.3.1- Hiện trạng lưới điện Tỉnh Đồng Tháp được cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia, qua các đường dây và trạm biến áp 220kV, các đường dây và trạm biến áp 110kV, các đường dây trung thế, trạm biến áp phân phối và đường dây hạ thế (Xem chi tiết tại Phụ lục 02 đính kèm). - Tình hình sự cố lưới điện 110kV: Xem chi tiết tại Phụ lục 03 đính kèm. - Tình hình sự cố lưới điện 22kV: Xem chi tiết tại Phụ lục 04 đính kèm. - Trong năm 2018, các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện đáng kể so với năm trước. Tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân SAIDI = 578,82 phút, giảm 29,2% so với 2017 và thấp hơn 16,43 phút so với kế hoạch giao. Tần suất mất điện kéo dài bình quân SAIFI là 2,593 lần/khách hàng, MAIFI là 0,168 lần/khách hàng. (Xem chi tiết tại Phụ lục 05 đính kèm) 2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện Hiện nay 100% huyện, thị xã, thành phố; 100% phường, xã, thị trấn và 100% khóm, ấp của tỉnh Đồng Tháp đã có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ dân SDĐ của Tỉnh đạt tỷ lệ 99,98% (514.933/ 515.011 hộ). Hầu hết các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng Tháp, hiện còn khoảng 4.000 hộ mua điện từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò. Nhìn chung các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng Tháp và từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành đều đảm bảo giá mua điện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng điện chia hơi (câu đuôi), sử dụng điện lưới hạ thế sau điện kế cụm- dùng chung không
  • 32. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 đảm bảo an toàn phải chịu giá mua điện cao hơn giá quy định do tổn thất điện năng cao, điện kế chạy không chính xác... (Xem chi tiết tại Phụ lục 06 đính kèm) - Tình hình tiêu thụ điện năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Xem chi tiết tại Phụ lục 07 đính kèm 2.4- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ 2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp Là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại- dịch vụ- nông nghiệp kỹ thuật cao; bên cạnh đó, tỉnh đang tập trung các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua tỉnh Đồng Tháp luôn rất quan tâm đến công tác phát triển điện năng. Đến nay, lưới điện quốc gia đã về đến 100% xã, phường, thị trấn và 100 % khóm, ấp trong tỉnh. Tỷ lệ hộ có của Tỉnh đạt 99,98%. Đạt được kết quả trên, không thể phủ nhận sự đóng góp của các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình thực thi các giải pháp tài chính đã bộc lộ những ưu điểm, hạn chế như sau: 2.4.1.1) Ưu điểm: a) Việc tỉnh Đồng Tháp tổ chức lập quy hoạch phát triển điện năng theo quy định trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp ý để cho các đơn vị ngành điện thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy định, nhờ đó đến nay hệ thống các lưới 220- 110 kV và kể cả lưới 22 kV trên địa bàn tỉnh đã cơ bản phát triển đồng bộ, có dự phòng công suất. Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch nêu trên còn giúp cho các cấp
  • 33. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 chính quyền địa phương thuận lợi trong công tác quản lý, thực hiện đầu tư phát triển lưới điện. b) Việc Tỉnh kiến nghị EVN NPT, EVN SPC thực hiện đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch cho thấy phù hợp với quy định hiện hành; thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Tỉnh trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch. Đến nay độ tin cậy cung cấp điện của các lưới 220 kV, 110 kV đã cơ bản đạt tiêu chí N-1, đáp ứng tốt nhu cầu điện phục vụ phát triển KT- XH của địa phương. c) Việc tỉnh Đồng Tháp thống nhất ban hành các công văn chủ trương, hướng dẫn huy động vốn ở địa phương để cùng ngành điện thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện nông thôn, trong đó, nguồn NSĐP và nhân dân đóng góp thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo phương châm “Ngành đầu tư lưới trung thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế” đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu vốn để đầu tư CT&PT các công trình lưới điện bức xúc ở nông thôn, đặc biệt là nhu cầu vốn để thực hiện tiêu chí điện, nhằm giúp các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới; thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Luật Điện lực là “ Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. d) Việc tỉnh Đồng Tháp ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH ngày 14/12/2018 chấp thuận cho PC Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT hệ thống lưới điện nông thôn trong năm 2019 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, cụ thể trong trường hợp này là thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện trên địa bàn huyện Tháp Mười đạt theo tiêu chí điện, để đến năm 2020 huyện Tháp Mười được công nhận là huyện đạt chuẩn xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra. e) Việc ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư CT&PT các lưới hạ thế để đạt tiêu chí điện nông thôn theo Đề án an toàn điện và xem xét, giải quyết vốn đầu tư đối với các công trình lưới điện có nhu cầu đầu tư đột xuất (không có trong kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm của Tỉnh) thể hiện sự quan tâm tích cực
  • 34. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 của Tỉnh trong công tác đầu tư phát triển điện năng để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. f) Việc tỉnh Đồng Tháp tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà hòa lưới điện công cộng trong thời gian qua cho thấy kết quả đạt khá tốt, với tổng công suất lắp đặt 2.108 kWp cho thấy Tỉnh đã thực hiện tốt mục tiêu chính sách phát triển điện năng theo quy định của Luật Điện lực và Luật Sử dụng NLTK&HQ, đã góp phần giúp ngành điện giảm đáng kể áp lực vốn để thực hiện CT&PT nguồn và lưới điện, giúp khách hàng SDĐ tiết kiệm chi phí tiền điện… 2.4.1.2) Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh cũng có những hạn chế. Việc chỉ rõ những tồn tại, hạn chế đó là cơ sở để xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan, giúp đảm bảo việc nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nói chung và giải pháp tài chính nói riêng đạt hiệu quả cao nhất. Những hạn chế như sau: a) Việc triển khai đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV tuy đã có nhiều cố gắng từ phía tỉnh Đồng Tháp và ngành điện, nhưng mức độ hoàn thành đạt khá thấp so với quy hoạch được phê duyệt, điển hình là kết quả thực hiện quy hoạch cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV là 45 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch chỉ 12,88 % và vốn đầu tư CT&PT lưới điện 110 kV là 461,5 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành chỉ 55,14%. Nguyên nhân chủ yếu chưa đạt so với quy hoạch là do ngành điện gặp khó khăn về vốn đầu tư nên chỉ tập trung đầu tư các công trình bức xúc nhất, do tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh đạt quá thấp so với kế hoạch đề ra (Do quy hoạch điện lập trên cơ sở nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP trong GĐ: 2011-2015 là 13%/năm, nhưng thực tế GRDP chỉ đạt 6,7%/năm nên dẫn đến nhu cầu phát triển lưới điện 220- 110kV không đạt kế hoạch). Do đó, việc lập quy hoạch trong thời gian tới cần lưu ý trong công tác dự báo phụ tải sao cho sát thực với nhu cầu của địa phương, tính toán hợp lý khối lượng quy hoạch lưới điện
  • 35. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 cho phù hợp với thực tế, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn đầu tư của ngành điện, địa phương và các nguồn vốn khác. b) Việc huy động vốn ở địa phương để thực hiện CT&PT các lưới điện nông thôn trong thời gian gần đây gặp khó khăn do nguồn ngân sách của các địa phương và nhân dân đóng góp giảm đáng kể, cụ thể trong năm 2018 chỉ đạt 06/106 tỷ (chiếm 5,66%), thấp hơn nhiều so với mức trung bình từ năm 2012 đến 2018 (chiếm 17,7%). Nguyên nhân chủ yếu do ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố còn khó khăn và người dân nông thôn còn nghèo nên khả năng đóng góp rất hạn chế. Mặt khác, do các địa phương còn trông chờ Trung ương có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, ngoài ra còn trông chờ việc Trung ương và Ngành điện bố trí vốn để thực hiện dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020” đã phê duyệt với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng; phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp vốn đối ứng để thực hiện dự án. c) Nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện đầu tư CT&PT lưới hạ thế đạt tiêu chí điện theo Đề án an toàn điện quá ít, chưa tác động mạnh đến kết quả thực hiện. Các chủ thể có liên quan chưa tích cực triển khai thực hiện nội dung đề án; chính quyền địa phương chưa có các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với các chủ thể thực hiện đề án...nên dẫn đến kết quả thực hiện đề án chưa đạt yêu cầu, điển hình là số người chết do tai nạn điện chưa có chiều hướng giảm. d) Công tác tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch có một số hạn chế, như: chưa tổng kết, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện quy hoạch hàng năm, dẫn đến kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng đạt thấp, lưới điện phát triển chưa đồng bộ (chưa tập trung cho việc phát triển lưới hạ thế), chưa có các giải pháp tài chính khả thi, kịp thời, hiệu quả để thực hiện quy hoạch. e) Việc thỏa thuận giữa các đơn vị mua bán điện trong việc đầu tư phát triển các lưới điện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 Lu ật Điện lực chưa
  • 36. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 công khai, minh bạch. Việc chậm tr iển k hai phát triể n thị t rường bán lẻ điện cạnh tranh hi ệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển điện năng của Tỉnh, trước mắt là ảnh hưởng đến các khách hàng sử dụng điện công suất lớn (phục vụ cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh doanh hoặc là những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại điện) cần đầu tư lưới trung thế để phục vụ cấp điện (bán điện). 2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện a) Đối với lưới điện 220 kV, 110 kV: - Ưu điểm: Trong giai đoạn 2011 đến 2016, ngành điện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện với khối lượng lớn, đặc biệt là các công trình 110kV, đã góp phần đẩy mạnh phát triển KT- XH của địa phương, cải thiện đáng kể chất lượng cấp điện; Nhu cầu chuyển tải cấp điện ổn định giữa khu vực phía Bắc và phía Nam Sông Tiền đã được thực hiện. Toàn bộ các lưới điện 220 kV trên địa bàn tỉnh do Công ty Truyền tải Điện 4 thuộc EVN NPT quản lý vận hành, nên đảm bảo an toàn điện theo quy định. - Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là: lưới điện 110kV vẫn còn 1 đường dây hình tia (ĐD Cao Lãnh 2 – Tháp Mười- Tam Nông). Theo kế hoạch giai đoạn tới sẽ khắc phục hạn chế này. b) Đối với lưới điện phân phối (lưới điện trung, hạ thế): - Ưu điểm: Trong giai đoạn 2011 – 2015, ngành điện đã chú trọng đến công tác đầu tư nâng cấp, sửa chữa lưới điện, như: thay dây dẫn các tuyến đường trục trung thế có tiết diện lớn hơn, hoàn thành việc nâng cấp điện áp từ 15kV lên 22kV, xây dựng các đường trục nối tuyến giữa các trạm 110kV, cải tạo, sửa chữa một phần khối lượng lưới hạ thế nông thôn tiếp nhận từ địa phương, nâng cao chất lượng điện cung cấp cho khu vực. Toàn bộ các lưới 110 kV và hầu hết các lưới điện trung thế đều do PC Đồng Tháp quản lý vận hành. Có một số lưới điện trung thế là tài sản của khách hàng sử
  • 37. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 dụng hoặc của các cơ quan, đơn vị…đầu tư xây dựng nhưng đã bàn giao cho PC Đồng Tháp quản lý vận hành, nên hầu hết các lưới điện này đều đảm bảo an toàn cấp điện. Riêng đối với lưới hạ thế, hầu hết đã được bàn giao cho PC Đồng Tháp vận hành, bán điện trực tiếp đến người dân. Việc bàn giao lưới hạ thế cho PC Đồng Tháp có ưu điểm là đảm bảo các hộ dân mua điện trực tiếp ngành điện với giá điện do nhà nước quy định và Công ty có trách nhiệm cải tạo, sửa chữa lại lưới điện khi bị xuống cấp. Tất cả các lưới hạ thế hiện nay đã được bọc hóa, điệp áp cuối nguồn được đảm bảo, nên góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất điện năng, giảm các nguy cơ gây mất an toàn. Tóm lại, hầu hết các lưới điện do Công ty Điện lực Đồng Tháp quản lý, kể cả lưới hạ thế do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành quản lý đều đảm bảo an toàn theo tiêu chí điện đã quy định. - Hạn chế: + Còn một số khu vực chưa có trạm biến áp 110kV (Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, Dinh Bà…) dẫn đến lưới điện trung thế phải vươn xa, làm cho tổn thất điện, chất lượng điện áp của những khu vực này còn cao. + Kết cấu lưới 1 pha vẫn còn có tỷ trọng lớn, gây mất cân bằng phụ tải giữa các pha, làm tăng tổn thất điện, không đáp ứng nhu cầu cấp điện 3 pha cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. + Lưới hạ thế: Lưới hạ thế nông thôn chủ yếu là lưới 1 pha (kể cả ở nơi đã có lưới trung thế 3 pha) nên vẫn còn hạn chế trong việc phục vụ nhu cầu điện cho sản xuất ngoài ánh sáng sinh hoạt. + Khối lượng lưới trung hạ thế xây dựng mới đạt thấp so với quy hoạch và nhu cầu thực tế, ảnh hưởng phần nào đến nhiệm vụ cấp điện phục vụ phát triển KT- XH của Tỉnh. + Ở nông thôn còn các lưới hạ thế độc lập bán kính cấp điện xa (1km) nên gây sụt áp cuối nguồn. Ngoài ra, tại các vị trí có điện kế cụm, lưới điện sau điện kế
  • 38. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 này do dân tự kéo có bán kính xa, sử dụng dây dẫn nhỏ, chất lượng kém nên không đảm bảo an toàn … + Đối với các trạm biến áp phân phối, trong điều kiện vận hành bình thường mang tải ở mức từ 50%-70%. Tuy nhiên hiện có một số khu vực tốc độ tăng trưởng phụ tải nhanh, đột biến do người dân tự phát thực hiện không có trong quy hoạch như: Trồng cây thanh long tại huyện Lai Vung, Nuôi cá lóc tại huyện Hồng Ngự, ... nên các đường dây hạ thế nhanh chóng đầy tải, quá tải làm khó khăn cho công tác cấp điện. c) Về khả năng kết nối lưới điện Liên kết của lưới điện tỉnh Đồng Tháp với hệ thống lưới điện khu vực như sau: - Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Thốt Nốt liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng Tháp với trạm 500/220kV Ô Môn thành phố Cần Thơ. - Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Mỹ Tho liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng Tháp với trạm 500/220kV Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. - Lưới điện 110kV liên kết tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ qua các tuyến ĐD 110 kV liên kết giữa các trạm 220kV. - Liên kết lưới phân phối: các tuyến trục trung thế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hầu hết đã được liên kết với nhau, vận hành linh động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau trong trường hợp sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho tỉnh. - Ngoài ra, lưới điện Đồng Tháp có khả năng liên kết để cấp điện với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang qua các khu vực sau: + Nhận điện từ tỉnh Tiền Giang cấp điện cho CCN Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh. + Nhận điện từ tỉnh An Giang cấp điện cho khu vực Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình và khu vực Cù Lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự. + Cấp điện cho huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ trạm 110kV Sông Hậu, huyện Lai Vung.
  • 39. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 + Cấp điện cho huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ trạm 110kV Thạnh Hưng, huyện Lấp Vò. + Cấp điện cho tỉnh PrâyVeng, Campuchia qua 02 cửa khẩu Dinh Bà và Thường Phước. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại các lưới điện truyền tải 220 kV, 110 kV và kể cả lưới điện phân phối có sự liên kết cấp điện đạt yêu cầu, tuy nhiên để các lưới điện đạt độ tin cậy cấp điện theo Tiêu chí N-1, đòi hỏi phải đầu tư nâng cấp các lưới điện hiện hữu và xây dựng mới các tuyến đường dây để kết nối lưới điện các tỉnh .
  • 40. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 TÓM TẮT CHƯƠNG II Chương 2: Tập trung rà soát, phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách phát triển điện năng, chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng, kết quả thực hiện phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác định những ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng và những ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện tỉnh Đồng Tháp, để nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong thời gian tới.
  • 41. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 41 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP Định hướng phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới là tập trung các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt; trong đó, đảm bảo 100% số xã đạt tiêu chí điện nông thôn theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương; kéo giảm số vụ sự cố, tai nạn điện theo mục tiêu của Đề án an toàn điện GĐ: 2017- 2020 và phát triển các dạng NLTT, năng lượng mới theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tiềm năng hiện có của Tỉnh. 3.1.1- Định hướng phát triển Theo Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016- 2025 có xét đến 2035 định phát triển điện năng đã phê duyệt như sau: - Phát triển lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối phải gắn với định hướng phát triển KT- XH, nâng cao chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện. - Xây dựng các đường dây truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với các thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. - Phát triển các dự án ĐMT tại các khu vực tiềm năng trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường. - Phát triển các dự án điện sinh khối, điện khí sinh học, điện rác thải tại các khu vực có tiềm năng. 3.1.2- Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển trong thời gian tới là phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 là 10,0%/năm,
  • 42. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 42 giai đoạn 2021-2025 là 7,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 là 6,5%/năm, giai đoạn 2031-2035 là 6,0%/năm. Cụ thể: - Đến năm 2020: Công suất cực đại (Pmax) đạt 504,9 MW, sản lượng điện thương phẩm đạt 2.761 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm GĐ: 2016- 2020 đạt 8,5%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.294 kWh/người/năm. - Đến năm 2025: Công suất cực đại (Pmax) đạt 699,7 MW, sản lượng điện thương phẩm đạt 3.998 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm GĐ: 2021-2025 đạt 7,7%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.806 kWh/người/năm. - Đến năm 2030: Công suất cực đại (Pmax) đạt 940,7 MW, sản lượng điện thương phẩm đạt 5.508 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm GĐ: 2026- 2030 đạt 6,6%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 2.415 kWh/người/năm. - Năm 2035: Công suất cực đại (Pmax) đạt 1.255,4 MW, sản lượng điện thương phẩm đạt 7.413 triệu kWh. Tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm GĐ: 2031-2035 đạt 6,1%/năm. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 3.170 kWh/người/năm. 3.1.3- Khối lượng lưới điện ĐTXD Khối lượng CT&PT các lưới điện từ 220- 22kV trong giai đoạn 2016 – 2035 được tính toán phù hợp với sơ đồ và các giải pháp thiết kế để đảm bảo cung cấp điện cho 12/12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Tháp. Riêng khối lượng và vốn đầu tư cho lưới hạ thế chỉ là số liệu ước tính. (Xem chi tiết tại Phụ lục 08 đính kèm) 3.1.4- Vốn đầu tư Vốn đầu tư cho công tác CT&PT lưới điện tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016- 2035 được thực hiện căn cứ theo giá trị dự toán hoặc tổng mức đầu tư đối với công trình có số liệu hoặc lấy theo suất đầu tư bình quân cho các công trình điển hình. (Xem chi tiết tại Phụ lục 09 đính kèm)
  • 43. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 43 3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT-XH 3.1.5.1) Điều kiện phân tích: a) Các quan điểm và phương pháp luận tính toán Mục đích của việc phân tích kinh tế nhằm đánh giá tính hiệu quả của quy hoạch trên góc độ lợi ích cho kinh tế quốc dân. Hiệu quả quy hoạch được đánh giá thông qua: - Giá trị hiện tại ròng (NPV); - Suất hoàn vốn nội tại về kinh tế (EIRR); - Tỉ số hiệu ích so với chi phí (B/C). Các chỉ tiêu trên được tính toán dựa trên cơ sở so sánh 2 dòng chi phí và lợi nhuận đã được chiết khấu trong suốt đời sống kinh tế của quy hoạch. Dòng chi phí trong quy hoạch này bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí mua điện, không tính trả lãi vốn vay và đóng thuế các loại. Dòng lợi nhuận trong quy hoạch này chính là doanh thu bán điện tăng thêm. b) Các điều kiện, giả thiết về số liệu đầu vào: - Năm bắt đầu xây dựng : 2016 - Thời gian xây dựng : 10 năm - Năm bắt đầu vận hành : 2017 - Tuổi thọ kinh tế của quy hoạch : 25 năm - Tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư được tính từ lưới truyền tải cho đến lưới phân phối. - Bảng 3.1: Tổng hợp vốn đầu tư lưới điện (tỷ đồng): Vốn đầu tư 2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035 Lưới 220, 110kV 2.785,6 1.640,0 3.623,4 1.269,7 Lưới 22kV, 0,4kV 2.196,4 1.732,4 1.085,0 874,1 Tổng 4.982,0 3.372,4 4.708,4 2.143,8
  • 44. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 44 - Bảng 3.2: Tổng hợp điều kiện vay vốn Hạng mục Vốn vay - Lãi suất vay(%) 10 - Thời gian trả vốn(năm) 10 - Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Hệ số khấu hao 10%. - Giá mua điện tại thanh cái 110kV: bằng 70% giá bán điện. - Giá bán điện hạ thế bình quân năm 2016 của tỉnh Đồng Tháp là: 1.515 đ/kWh (chưa tính thuế VAT). Giá bán điện hạ thế dự kiến cho các năm sau dựa trên tiến trình tăng điện chung của EVN được tính bằng bình quân gia quyền giá điện 5 thành phần phụ tải. Giá bán điện cho tiêu dùng dân cư được tính theo giá bán điện sinh hoạt bậc thang và định mức tiêu thụ điện sinh hoạt. Giá bán điện bình quân vào năm 2020 dự kiến đạt 2.205 đồng/kWh. - Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng hàng năm: 1,5% tổng chi phí xây dựng ban đầu. - Thuế GTGT: 10%. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% tổng thu nhập gộp. - Hệ số chiết khấu chuẩn: 10%/ năm. - Kế hoạch sản xuất : Bảng 3.3: Tổng hợp kế hoạch sản xuất: Năm 2017 Điện thương phẩm 2.027, (GWh) 6 2020 2025 2030 2035 2.761,0 3.998,0 5.507,7 7.413,2
  • 45. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 45 3.1.5.2) Phân tích kinh tế a) Phân tích hiệu quả kinh tế: Phân tích kinh tế cho quy hoạch được tiến hành cho phương án chọn cho trường hợp cơ sở. - Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả phân tích kinh tế- tài chính Chỉ tiêu Đơn vị Kinh tế NPV Triệu đồng 6.499.091 IRR % 15,59 Thời gian hoàn vốn năm 17 (Xem chi tiết tại Phụ lục 10 đính kèm) b) Phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy được tiến hành cho các trường hợp có biến động đối với các dữ liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quy hoạch, như: - Vốn đầu tư tăng thêm 10% - Điện năng bán ra giảm 10% - Vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10% Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tính toán phân tích độ nhạy kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị Vốn ĐT Điện năng Vốn tăng 10% tăng 10% giảm 10% và điện năng giảm 10% NPV 106 đ 6.465.298 4.928.000 4.876.851 EIRR % 15,53% 14,39% 14,32% Thời gian hoàn vốn Năm 17 18 19 Đánh giá kết quả phân tích kinh tế: dự án đạt hiệu quả về mặt kinh tế trong các trường hợp cơ sở và trong cả các trường hợp tăng vốn đầu tư và phụ tải giảm 10%.
  • 46. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 46 3.1.5.3) Đánh giá hiệu quả kinh tế chính sách phát triển điện năng Chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp đã chứng tỏ được tính hiệu quả cao về kinh tế qua kết quả phân tích kinh tế. Đồng Tháp là tỉnh có nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng nên có nhu cầu sử dụng điện khá cao, nên mức đầu tư cho phát triển lưới điện tương xứng với nhu cầu sử dụng điện. Mặt khác, việc đầu tư phát triển lưới điện các cấp điện áp cũng là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, một trong các điều kiện tiên quyết cho việc phát triển KT- XH và nâng cao chất lượng và mức sống của người dân, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả phân tích cho thấy mục tiêu chính sách đưa ra đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế và việc đầu tư cho mục tiêu chính sách là cần thiết và có tính khả thi. 3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.1- Các giải pháp tài chính Để thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp nói chung và Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt nói riêng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, cần phải có hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện, trong đó, các giải pháp tài chính được xem là nồng cốt. UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, thực hiện Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có xét đến 2035 nên cần có sự chủ động nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp thời để đảm bảo thực hiện quy hoạch, trong đó, đối với các giải pháp tài chính như sau: 3.2.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Điện lực: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện”.
  • 47. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 47 Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định: “ Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Do vốn đầu tư CT&PT các lưới điện trong thời gian tới rất lớn, nên việc thu xếp đủ vốn để thực hiện quy hoạch là một gánh nặng đối với các đơn vị điện lực nêu trên; do đó, các cấp có thẩm quyền cần có chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời, hiệu quả để đảm bảo các mục tiêu chính sách phát triển điện năng đã đề ra. Theo quy định hiện hành, các lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối như sau: - Lưới truyền tải bao gồm: Các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp 220kV, 110kV. - Lưới phân phối bao gồm: Các đường dây trung áp, trạm biến áp phân phối và đường dây hạ áp. Như vậy, theo phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành và khai thác sử dụng lưới điện của Ngành điện, các nguồn vốn đầu tư CT&PT lưới điện trong thời gian tới được huy động chủ yếu từ các nguồn như sau: - Đối với lưới điện 220kV: Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN NPT để đầu tư. - Đối với lưới điện 110kV : Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN - Đối với lưới phân phối (lưới trung, hạ thế): Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN SPC và PC Đồng Tháp để đầu tư. Một số dự án huy động từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, nhân dân đóng góp do UBND các địa phương làm chủ đầu tư. Riêng đường dây điện từ sau công tơ mua điện đến nhà của khách hàng SDĐ do khách hàng SDĐ tự đầu tư. Ngoài ra, đối với một số lưới điện phân phối có điều kiện thì cần huy động vốn khách hàng sử dụng điện đầu tư, thực hiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh