SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
HOÀNG ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
HOÀNG ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi với sự hướng dẫn
của PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Những số liệu thống kê trong nghiên cứu này
được lấy từ nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn rõ ràng. Nội dung và kết quả của
nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước
đó.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Anh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................................... vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................4
1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài .................................................................................................4
1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ....................................................................................................5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................7
2.1. Các khái niệm liên quan...................................................................................................................7
2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development) .........................................................................7
2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers)........................................9
2.1.3. Đo lường độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng......................................... 11
2.2. Tổng quan lý thuyết......................................................................................................................... 12
2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information)...................................... 12
2.2.2. Giảm bất cân xứng thông tin của các cơ quan tham chiếu tín dụng.......................... 14
2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ..................................................................................... 16
2.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính.................................. 16
2.3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên phát triển tài chính............................................................... 21
2.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư lên phát triển tài chính ................................................................... 22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ii
2.3.4. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài chính......................................... 23
2.3.5. Ảnh hưởng của độ mở thương mại lên phát triển tài chính .......................................... 23
2.3.6. Ảnh hưởng của viện trợ nước ngoài lên phát triển tài chính........................................ 24
2.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................................. 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................. 27
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................................... 27
3.2. Phương pháp ước lượng................................................................................................................ 27
3.3. Mô hình nghiên cứu......................................................................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................................ 35
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu............................................................................................................ 35
4.1.1. Thống kê mô tả................................................................................................................................. 35
4.1.2. Ma trận tương quan ........................................................................................................................ 38
4.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................................................. 40
4.2.1. Kiểm định một số giả định cơ bản của phương pháp ước lượng................................ 40
4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ....................................................................................... 45
4.2.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy....................................................................... 51
4.3. Bình luận kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 51
4.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính.................................. 51
4.3.2. Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng trong việc thúc đẩy phát triển tài
chính................................................................................................................................................................... 53
4.3.3. Mối quan hệ phi tuyến giữa độ bao phủ của cơ quan đăng kí tín dụng công và
phát triển tài chính ....................................................................................................................................... 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN................................................................................................................. 59
5.1. Kết luận.................................................................................................................................................. 59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iii
5.2. Kiến nghị................................................................................................................................................ 60
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 64
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................... 67
DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 73
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ tắt Diễn giải
1 FDSD Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính và cấu trúc
2 FEM Fixed effects model (Mô hình tác động cố định)
3 IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)
4 OECD
Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
5 PCB Public Credit Registries (Cơ quan đăng kí tín dụng công)
6 PCR Private Credit Bureaus (Văn phòng thông tin tín dụng tư nhân)
7 REM Random effects model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)
8 WBES Khảo sát môi trường kinh doanh Ngân hàng Thế giới
9 WDI chỉ số phát triển của World Bank
10
World
Ngân hàng Thế giới
Bank
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1 So sánh PCR và PCB ............................................................................................................. 10
Bảng 3-1 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu............................................................................................ 30
Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu............................................................................................... 32
Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................................... 35
Bảng 4-2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (1) .................................. 38
Bảng 4-3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (2) .................................. 39
Bảng 4-4 Hệ số VIF .................................................................................................................................... 41
Bảng 4-5 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian.................................................. 41
Bảng 4-6 Kết quả kiểm định Hausman Test..................................................................................... 42
Bảng 4-7 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.................................................. 44
Bảng 4-8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................................. 44
Bảng 4-9 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (1 và 2)............................................................... 46
Bảng 4-10 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (3 và 4)............................................................ 48
Bảng 4-11 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (5 và 6)............................................................ 50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu................................................................................... 29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vii
ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI
CHÍNH Ở CHÂU Á
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển
tài chính ở các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở
khu vực châu Á. Dựa trên nghiên cứu gốc của Asongu et al. (2016), độ bao phủ của các
cơ quan tham chiếu tín dụng được sử dụng làm thước đo cho vai trò giảm bất cân xứng
thông tin, tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng và tỷ trọng tín dụng trên tiền
gửi của khu vực tài chính là hai thước đo cho phát triển tài chính. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập từ World Bank trong giai đoạn từ năm 2004 đến hết năm 2017, bao gồm
dữ liệu của 33 quốc gia, tương ứng với 463 quan sát, được tổ chức dưới dạng dữ liệu
bảng không cân. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba kết luận đáng chú ý như sau: (i) Thứ
nhất, hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng có tác động thúc đẩy phát triển tài
chính thông qua việc giảm tình trạng bất cân xứng thông tin và hai hệ quả của tình
trạng bất cân xứng thông tin. (ii) Thứ hai, cơ quan đăng kí tín dụng công có vai trò
mạnh mẽ hơn so với văn phòng thông tin tín dụng tư nhân trong việc thúc đẩy phát
triển tài chính. (iii) Thứ ba, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa
hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và phát triển tài chính.
Từ khóa: Cơ quan tham chiếu tín dụng, phát triển tài chính, châu Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
viii
INFORMATION ASYMMETRY AND FINANCIAL DEVELOPMENT IN
ASIA Abstract
This thesis examines the impact of information asymmetry on financial
development in low-income, lower-middle-income, and upper-middle-income
countries in Asia. In particular, this study focuses on public credit registries (PCR) and
private credit bureaus (PCB) in increasing financial development in the Asia region.
Based on the study of Asongu et al. (2016), the coverage of PCR and PCB are used as
proxies for reducing information asymmetry whereas financial development is
measured in terms of bank credit on bank deposits and financial credit on financial
deposits. Research data were collected from the World Bank database for the period
2004-2017, including 33 Asia countries, corresponding to 463 observations, organized
in the form of unbalanced panel data. The results show the following conclusions: (i)
First, both PCR and PCB effect on increasing financial development by reducing
information asymmetry and two information asymmetry problems. (ii) Second, PCR
has a stronger role than PCB in increasing financial development. (iii) Third, there is a
non-linear relationship between the operation of information sharing offices and
financial development.
Keywords: Information sharing offices, financial development, Asia countries.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lí do chọn đề tài
Doanh nghiệp đi vay thường bị hạn chế khả năng truy cập tài chính bởi sự
không sẵn có của thông tin về uy tín tín dụng của họ, đặc biệt là tại các nền kinh tế
chậm phát triển do tình trạng bất cân xứng thông tin (Asongu et al., 2016). Sự ra đời
của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp cải thiện thông tin có sẵn về các công ty vay
(và cá nhân), trong nỗ lực giảm bớt các hạn chế tài chính này. Thông tin do các cơ
quan tham chiếu tín dụng cung cấp - từ tổng số khoản vay hiện tại, lịch sử trả nợ, phá
sản trước đây, … - có thể cho phép người cho vay gia hạn tín dụng lớn hơn với lãi suất
ưu đãi hơn đối với người vay. Nhiều nghiên cứu đã minh họa làm thế nào thông tin
toàn diện giúp người cho vay dự đoán tốt hơn rủi ro vỡ nợ của người vay. Kallberg và
Udell (2003) phát hiện ra rằng thông tin lịch sử được thu thập bởi cơ quan tham chiếu
tín dụng có sức mạnh dự đoán rủi ro vỡ nợ mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Barron và
Staten (2003) cho thấy những người cho vay có thể giảm đáng kể tỷ lệ rủi ro vỡ nợ của
họ bằng cách đưa thông tin người vay toàn diện hơn vào các mô hình dự đoán rủi ro vỡ
nợ của họ. Một nghiên cứu tương tự - cụ thể ở Brazil và Argentina - đã tìm thấy tỷ lệ
rủi ro vỡ nợ tương tự giảm khi có nhiều thông tin hơn về người vay (Powell, et al.
2004). Có thể thấy, các cơ quan tham chiếu tín dụng đang dần trở thành trung gian
cung cấp thông tin tín dụng hữu ích cho các bên cho vay, qua đó góp phần tăng cường
khả năng truy cập tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính. Nhiều nghiên cứu lý thuyết
đã chỉ ra tình trạng bất cân xứng thông tin đã và đang trở thành rào cản ảnh hưởng đến
phát triển tài chính của các châu lục nhưng vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng
có thể là tích cực và/hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài
chính cũng như cơ chế vận hành của các hình thức cơ quan tham chiếu tín dụng
(Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko,
2003; Triki & Gajigo, 2012). Do đó, yêu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu về những bất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
cập trong thông tin ảnh hưởng như thế nào đến phát triển tài chính được đặt ra, đặc biệt
là đối với các thị trường tài chính dễ tổn thương.
Thị trường tài chính châu Á đang là tâm điểm đáng chú ý của cả thế giới dưới
bóng ma của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài. Theo nhận định của
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế và
Ngân hàng Thế giới năm 2018, tăng trưởng kinh tế Châu Á được dự báo ở mức 5,4%
trong năm 2019, giảm 0,2 phần trăm so với báo cáo đưa ra trước đó, thậm chí có thể
giảm đến 0,9 phần trăm trong vài năm tới. Mặc dù nhận định nền kinh tế Châu Á đạt
được nhiều thành công đáng chú ý trong năm thập kỷ qua, IMF cũng đánh giá rằng xu
hướng thị trường tại các nền kinh tế mới nổi có thể tồi tệ hơn. Nguyên nhân chính là do
tác động từ căng thẳng thị trường tài chính và thắt chặt tiền tệ ở một số nền kinh tế, đặc
biệt là từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng cho biết chiến
tranh thương mại không chỉ gây tổn thất cho chính tổng sản phẩm quốc nội của hai
quốc gia này mà còn ảnh hưởng đáng kể đến các nước xuất khẩu hàng sang Trung
Quốc thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiêm trọng hơn, căng thẳng thương mại
kéo dài thậm chí có thể làm tổn thương thị trường tài chính, ngăn cản đầu tư cũng như
thương mại của Châu Á và lan rộng mức ảnh hưởng cả toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của
chiến tranh thương mại, thị trường tài chính Châu Á trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ
hết. Do đó, áp lực của cuộc chiến tranh thương mại leo thang hiện nay đã đặt ra một
yêu cầu cấp thiết cần có một nghiên cứu về những bất cập trong thông tin ảnh hưởng
như thế nào đến phát triển của thị trường tài chính, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện phù
hợp cho các nước ở Châu Á. Đây chính là động lực để tác giả hướng đến đề tài nghiên
cứu “Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của bất cân xứng thông
tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia ở Châu Á. Trong đó, đề tài chọn nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
trên nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao để nghiên cứu tổng
quan cho Châu Á vì đây là khu vực có thể tồn tại bất cân xứng thông tin cao.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phân tích ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin thông qua vai trò của các cơ
quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân đối với
phát triển tài chính ở các nước Châu Á.
- Đưa ra các hàm ý chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển tài chính ở
các nước Châu Á.
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đưa ra các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
- Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp làm giảm bất cân xứng
thông tin như thế nào?
- Bất cân xứng thông tin tác động đến phát triển tài chính như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của vấn đề bất cân xứng thông tin
đến phát triển tài chính tại các nước Châu Á. Trong đó, vấn đề bất cân xứng thông tin
được xác định thông qua vai trò của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng
thông tin tín dụng tư nhân. Đồng thời, phát triển tài chính được xem xét ở khía cạnh độ
sâu tài chính vì có liên quan trực tiếp đến vấn đề bất cân xứng thông tin. Hai thước đo
đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên
tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu
vực tài chính (kí hiệu biến FcFd).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian là giai đoạn 2004-2017. Tương ứng
với năm bắt đầu 2004 là năm đầu tiên World Bank công bố chính thức các số liệu liên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
quan đến hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín
dụng tư nhân.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là các nước thuộc nhóm nước
có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. Dựa trên phân
loại của World Bank tính cho năm 2017, có 33 quốc gia thuộc các nhóm phân loại trên.
Danh sách các quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày
cụ thể tại phần phụ lục của luận văn này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xây
dựng mô hình thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát
triển tài chính cho các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Các phương pháp ước lượng mô
hình hồi quy dành cho bảng không cân được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm
phương pháp bình phương tối thiểu (Pool OLS), phương pháp đánh giá tác động cố
định (Fixed Effects Model – FEM), phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên
(Random Effects Model – REM).
Ngoài ra, do sự tồn tại (có thể có) của vấn đề nội sinh tiềm tàng trong mô hình
hồi quy theo các nghiên cứu trước đó của (Asongu và cộng sự, 2016; Ivashina, 2009;
Triki & Gajigo, 2012), luận văn sẽ giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng này bằng cách
lấy độ trễ 1 kỳ của các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi thực hiện ước lượng
mô hình hồi quy với phương pháp vừa chọn trong ba phương pháp ước lượng kể trên.
1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài
Các nghiên cứu trước đó cho thấy, hệ thống thông tin tín dụng ngày càng phát
triển hoàn chỉnh và đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của hệ thống tài chính ở
mỗi quốc gia và khu vực. Các nghiên cứu dành cho các quốc gia ở Châu Phi và các
nước khu vực OECD đã được các tác giả (Asongu et al., 2016; Love & Mylenko, 2003;
Triki & Gajigo, 2012) thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở
khu vực Châu Á. Nhằm khai thác khoảng trống nghiên cứu trên đây, luận văn tiến hành
thực nghiệm cho các nước ở khu vực Châu Á, qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết
quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới.
1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu được bố cục bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 1 trình bày về các vấn đề tổng quan của đề tài nghiên cứu, bao
gồm lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, tính mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu và cấu trúc sơ bộ của đề
tài nghiên cứu.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nội dung chương 2 trình bày về các khái niệm liên quan được đề cập trong đề
tài nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng xoay quanh đề tài nghiên cứu và tổng quan các
nghiên cứu liên quan từ trước đến nay.
Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 3 trình bày về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp ước lượng và
xây dựng các biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 4 trình bày kết quả hồi quy, bao gồm các kiểm định về các giả
định của mô hình hồi quy, kết quả ước lượng mô hình hồi quy và bình luận các kết quả
ước lượng này.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung chương 5 trình bày về kết luận chung của đề tài nghiên cứu, các hàm ý
chính sách được đề xuất từ kết quả nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo
của đề tài.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy tình trạng bất cân xứng thông tin đang trở
thành rào cản đến phát triển tài chính của châu lục (Asongu et al., 2016; Barth et al.,
2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho các quốc gia thuộc nhóm nước có thu
nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á, lục địa đang trở nên
dễ tổn thương dưới áp lực của chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung
Quốc. Đây là động lực thúc đẩy tác giả hướng đến luận văn với đề tài “Ảnh hưởng
của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”. Kế thừa nghiên cứu
của (Asongu et al., 2016), luận văn tiến hành thực nghiệm cho các quốc gia ở khu vực
Châu Á, thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao, qua đó
cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu
vực khác trên thế giới, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho các quốc gia ở Châu Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development)
Theo World Bank, khu vực tài chính được định nghĩa là một tập hợp trong đó
bao gồm các thành tố là các tổ chức hoạt động trên thị trường, công cụ của thị trường,
khung pháp lý ràng buộc và các quy định về việc thực hiện các giao dịch qua phương
thức mở rộng tín dụng. Về cơ bản, sự phát triển của ngành tài chính là về việc khắc
phục các chi phí phát sinh trong hệ thống tài chính. Quá trình giảm chi phí để có được
thông tin, thực thi hợp đồng và thực hiện các giao dịch dẫn đến sự xuất hiện của hợp
đồng tài chính, thị trường và trung gian. Các loại và sự kết hợp khác nhau của thông
tin, thực thi và chi phí giao dịch kết hợp với các hệ thống pháp lý, quy định và thuế
khác nhau đã thúc đẩy các hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian khác nhau giữa
các quốc gia và trong suốt lịch sử. Năm chức năng chính của một hệ thống tài chính là:
(i) tạo ra thông tin về các khoản đầu tư tiềm năng và phân bổ vốn; (ii) giám sát các
khoản đầu tư và thực hiện quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính; (iii) tạo
điều kiện cho giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (iv) huy động và tích lũy tiền
tiết kiệm; và (v) nới lỏng việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Do đó, sự phát triển của
ngành tài chính xảy ra khi các công cụ tài chính, thị trường và trung gian giảm bớt tác
động của thông tin, thực thi và chi phí giao dịch và do đó thực hiện công việc tương
ứng tốt hơn trong việc cung cấp các chức năng chính của ngành tài chính trong nền
kinh tế.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển của khu vực tài chính đóng một vai trò
rất lớn trong phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn
và tiến bộ công nghệ bằng cách tăng tỷ lệ tiết kiệm, huy động và tập hợp tiết kiệm, sản
xuất thông tin về đầu tư, tạo điều kiện và khuyến khích dòng vốn nước ngoài, cũng như
tối ưu hóa việc phân bổ vốn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển tốt hơn có xu hướng tăng trưởng
nhanh hơn trong thời gian dài và nhiều bằng chứng cho thấy hiệu ứng này là mối quan
hệ nhân quả: phát triển tài chính không chỉ đơn giản là kết quả của tăng trưởng kinh tế;
bản thân nó đóng góp cho sự tăng trưởng này. Ngoài ra, phát triển tài chính giúp giảm
nghèo và bất bình đẳng bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho các nhóm
nghèo và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện quản lý rủi ro bằng cách giảm tính dễ bị tổn
thương của họ, và tăng đầu tư và năng suất dẫn đến thu nhập cao hơn.
Phát triển khu vực tài chính có thể giúp tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME) bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập vào tài chính. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng nhiều lao động và tạo ra nhiều việc làm hơn so với
các doanh nghiệp lớn. Họ đóng một vai trò lớn trong phát triển kinh tế đặc biệt là ở các
nền kinh tế mới nổi. Phát triển khu vực tài chính không chỉ là có các trung gian tài
chính và cơ sở hạ tầng. Nó đòi hỏi phải có chính sách mạnh mẽ để điều chỉnh và giám
sát tất cả các thực thể quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn mạnh
những hậu quả tai hại của các chính sách tài chính yếu kém. Cuộc khủng hoảng tài
chính đã minh họa những hậu quả tai hại tiềm tàng của các chính sách của khu vực tài
chính yếu đối với sự phát triển tài chính và tác động của chúng đối với kết quả kinh tế.
Tài chính quan trọng cho sự phát triển - cả khi nó hoạt động tốt và khi nó gặp trục trặc.
Cuộc khủng hoảng đã thách thức tư duy thông thường trong các chính sách của khu
vực tài chính và đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về cách tốt nhất để đạt được sự phát
triển bền vững.
Một thước đo tốt về phát triển tài chính là rất quan trọng để đánh giá sự phát
triển của khu vực tài chính và hiểu được tác động của phát triển tài chính đối với tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để đo lường sự phát triển
tài chính vì đây là một khái niệm rộng lớn và có nhiều khía cạnh. Công việc thực
nghiệm được thực hiện cho đến nay thường dựa trên các chỉ số định lượng tiêu chuẩn
có sẵn trong một chuỗi thời gian dài cho một loạt các quốc gia. Chẳng hạn, tỷ lệ tài sản
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
của các tổ chức tài chính trên GDP, tỷ lệ nợ phải trả trên GDP và tỷ lệ tiền gửi trên
GDP.
Tuy nhiên, vì khu vực tài chính của một quốc gia bao gồm nhiều tổ chức tài
chính, thị trường và sản phẩm, các biện pháp này là ước tính sơ bộ và không nắm bắt
được tất cả các khía cạnh của phát triển tài chính. Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính
toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã phát triển một khung gồm 4x2 khái niệm toàn diện
nhưng tương đối đơn giản để đo lường sự phát triển tài chính trên toàn thế giới. Khung
này xác định bốn bộ biến proxy đặc trưng cho một hệ thống tài chính hoạt động tốt: độ
sâu tài chính, quyền truy cập, hiệu quả và tính ổn định. Bốn khía cạnh này sau đó được
đo lường cho hai thành phần chính trong lĩnh vực tài chính, đó là các tổ chức tài chính
và thị trường tài chính.
2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers)
Nghiên cứu của (Asongu et al., 2016) sử dụng thuật ngữ cơ quan tham chiếu tín
dụng là các tổ chức thu thập thông tin liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân và người vay
thương mại từ nhiều nguồn: nguồn công khai và điều tra trực tiếp (đối với doanh
nghiệp), ngân hàng và công ty thẻ tín dụng (cho cá nhân) và người cho vay bán lẻ. Các
thông tin thu thập sau đó được tổng hợp sau khi kiểm tra chéo cho một báo cáo toàn
diện. Sau khi báo cáo được thiết lập, nó có thể được sử dụng bởi các chủ nợ trong
tương lai. Dữ liệu từ các báo cáo về lịch sử tín dụng thường là thông tin có tính chất
tiêu cực và tích cực, đáng chú ý là (i) thông tin tích cực (bao gồm chi tiết về tất cả số
tiền mở và đóng cũng như về hành vi trả nợ) và (ii) thông tin tiêu cực.
Các cơ quan tham chiếu tín dụng rất cần thiết cho việc cung cấp tín dụng cần
thiết cho sự thịnh vượng của nền kinh tế vì chúng cho phép giảm thiểu sự bất cân xứng
thông tin nhằm hạn chế khả năng của người cho vay đánh giá toàn diện hồ sơ rủi ro của
người vay. Một mặt, dữ liệu từ lịch sử tín dụng cho phép giải quyết vấn đề lựa chọn bất
lợi từ các chủ nợ vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ có uy tín, đặc biệt là
trong các tình huống cần thông tin đầy đủ. Mặt khác, các cơ quan tham chiếu tín dụng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
giảm rủi ro đạo đức bằng cách giải quyết các mối lo ngại xung quanh hành vi không
hấp dẫn của người vay về việc trả nợ, nhờ đó, tăng cường tỷ lệ trả nợ và trả nợ. Việc
tăng cho vay tiếp theo là rất quan trọng đối với các ngành có những hạn chế tài chính
đáng kể như doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Hai loại tổ chức chính của cơ quan tham chiếu tín dụng để thu thập và chia sẻ
thông tin về các giao dịch tín dụng là văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) và cơ
quan đăng ký tín dụng công (PCR). PCB thường được tạo ra bởi khu vực tư nhân, trong
khi PCR phần lớn là các tổ chức công. Sự phân biệt này rất quan trọng. PCB có khả
năng được tạo ra do nhu cầu trên thị trường về thông tin tín dụng đáng tin cậy về người
vay. Do đó, sự hiện diện của PCB trong một nền kinh tế là để đáp ứng nhu cầu của
những người cho vay khi lợi ích từ việc chia sẻ dữ liệu giao dịch tín dụng vượt quá lợi
ích khi chỉ dựa vào tiền thuê thông tin cụ thể cho một người cho vay (Pagano và
Jappelli 1993). Mặt khác, PCR thường là các tổ chức công được tạo ra với mục tiêu
chính là giám sát lĩnh vực ngân hàng (Powell et al. 2004. Trong khi những người cho
vay có thể sử dụng thông tin được thu thập bởi PCR để đánh giá tốt hơn về giá trị tín
dụng của người vay, thì đây là sản phẩm hơn là động lực chính cho sự sáng tạo của họ.
Một điểm khác biệt chính giữa hai tổ chức là sự tham gia của các ngân hàng trong việc
chia sẻ thông tin với PCR là bắt buộc (Jappelli và Pagano 2002). Mặt khác, phạm vi
bảo hiểm được cung cấp bởi PCB có thể toàn diện hơn so với PCR vì mặc dù sau này
chỉ tập trung vào các tổ chức tài chính được giám sát, trước đây có thể bao gồm thông
tin về các giao dịch tín dụng của các tổ chức đa dạng như nhà bán lẻ và tiện ích (Miller
2003). Cũng đáng để chỉ ra rằng thiết kế và quy định của từng PCB và PCR riêng lẻ ở
các nước có thể rất khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ mà các tổ chức
này đóng vai trò là nhà môi giới thông tin trong thị trường tín dụng. Nhìn chung, sự
khác biệt cơ bản giữa PCR và PCB được tóm lược thông qua bảng sau đây.
Bảng 2-1 So sánh PCR và PCB
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Tiêu chí PCR PCB
Mục đích Giám sát ngân hàng
Chia sẻ thông tin tín dụng để giúp người
cho vay đưa ra quyết định đúng
Chủ yếu là doanh nghiệp Tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và các cá
lớn.
nhân.
Độ bao phủ Giới hạn về lịch sử và
Dữ liệu được cung cấp với lịch sử lâu hơn
loại dữ liệu được cung
và phong phú hơn.
cấp.
Chính phủ hoặc Ngân
Chính phủ/ngân hàng trung ương, người
Sở hữu cho vay, hiệp hội cho vay, bên thứ ba độc
hàng trung ương
lập
Mục tiêu
Không vì lợi nhuận Chủ yếu vì lợi nhuận
hoạt động
Đơn vị sử Ngân hàng và tổ chức tài Ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân
dụng dịch vụ chính phi ngân hàng hàng, PCR, thuế, tòa án
Truy cập
Hạn chế cho các nhà Mô hình mở cho tất cả các loại hình cho
cung cấp thông tin vay
Nguồn: Triki & Gajigo, 2014
2.1.3. Đo lường độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng
Theo World Bank, cơ quan đăng ký tín dụng công được định nghĩa là cơ sở dữ
liệu được quản lý bởi khu vực công, thường là bởi ngân hàng trung ương, thu thập
thông tin về uy tín của người vay và tạo điều kiện trao đổi thông tin tín dụng giữa các
ngân hàng và tổ chức tài chính. Ngược lại, các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân
được thiết lập để đáp ứng với các cơ hội thương mại và điều kiện thị trường. Mặc dù
họ là các thực thể tư nhân và hoạt động trong lĩnh vực thương mại tư nhân, các văn
phòng thông tin tín dụng tư nhân được quy định bởi luật pháp cho phép chia sẻ dữ liệu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
giữa ngân hàng và người vay. Các quy định về quyền riêng tư, bảo mật ngân hàng và
bảo vệ dữ liệu quy định loại thông tin có thể được chia sẻ giữa các ngân hàng và văn
phòng thông tin tín dụng tư nhân. Các quy định về quyền truy cập vào thông tin tín
dụng chỉ định dữ liệu nào có thể có sẵn cho các ngân hàng và người vay. Một số nền
kinh tế, chẳng hạn như Jordan, Kazakhstan, Kenya, Uganda và Các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất, thậm chí ủy thác theo luật rằng dữ liệu được chia sẻ với văn phòng
thông tin tín dụng tư nhân. Các nền kinh tế như Ecuador và Morocco đã thành lập một
cơ quan đăng ký tín dụng công trong ngân hàng trung ương với mục tiêu rõ ràng là xây
dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng mà sau này có thể được chuyển sang văn phòng
thông tin tín dụng tư nhân. Trên toàn cầu, độ bao phủ của các cơ quan đăng ký tín dụng
công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân đã tăng từ mức trung bình 21% dân số
trưởng thành năm 2005 lên 38% vào năm 2011. Theo số liệu cập nhất từ World Bank,
độ bao phủ của các cơ quan đăng kí tín dụng công tính trung bình trên toàn thế giới vào
năm 2017 vào khoảng 14% dân số trưởng thành, trong khi số liệu này dành cho các văn
phòng thông tin tín dụng tư nhân vào khoảng 31% dân số trưởng thành.
2.2. Tổng quan lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information)
Lý thuyết bất cân xứng thông tin nêu lên tình trạng mà trong đó mức độ thông
tin phản ánh không chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn biến của thị trường. Tức là
trong một giao dịch, một bên có đầy đủ thông tin quan trọng trong khi bên kia không
có hoặc có nhưng không đầy đủ. George Akerlof (1970) là người đầu tiên giới thiệu về
lý thuyết bất cân xứng thông tin. G. A. Akelof đưa ra giả định rằng xác suất để mua
được xe tốt trên thị trường xe cũ là q và xác suất mua được xe xấu là (1-q). Khi đó mức
giá mua trung bình là P= P1q + P2(1-q), với P1 là giá xe tốt và P2 là giá xe xấu. Theo
ông, một phương pháp giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin là thông qua các tổ
chức trung gian trên thị trường. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn thông
tin sản phẩm với người mua. Điều này sẽ làm cho các bên cân bằng hơn về thông tin.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
Nghiên cứu tiếp theo của Michael Spence (1973) tiếp tục phát triển lý thuyết bất cân
xứng thông tin thông qua phát tín hiệu với nghiên cứu trên thị trường lao động.
M.Spence xem lao động là một quyết định đầu tư không đúng đắn. Tính không chắc
chắn ở đây là việc thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp,
khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Một trong những cách giúp
chủ thuê được lao động có năng lực là xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm….
của người lao động. Đó gọi là những tín hiệu được phát ra từ người lao động. Như vậy,
việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động
và ông chủ. Còn Joseph Stilitz (1975) phát triển lý thuyết bất cân xứng thông tin qua cơ
chế sàng lọc. Theo ông, bất cứ hàng hóa nào cũng có đặc điểm khác nhau. Với người
lao động cũng vậy, nên không thể trả lương theo một mức cân bằng. Do đó, việc phân
nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả
năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến
chính trị và đời sống xã hội. Hai hệ quả phổ biến của tình trạng bất cân xứng thông tin
là vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Lựa chọn bất lợi là tình huống mà trong
đó, một bên giao dịch do thiếu thông tin hoặc bị che đậy thông tin dẫn đến việc đưa ra
quyết định sai lầm. Đây là rủi ro xảy ra trước khi giao dịch được tiến hành. Rủi ro đạo
đức là tình huống mà trong đó, một bên giao dịch thực hiện hành động làm tổn hại đến
lợi ích của bên còn lại nhằm mục đích tư lợi. Khác với lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức
thường xảy ra sau khi giao dịch được tiến hành.
Trong hoạt động tín dụng, tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra giữa hai bên
trong giao dịch tín dụng là bên cho vay và bên đi vay. Trong giao dịch này, hoạt động
vay mượn giữa bên cho vay và bên đi vay được lập thành hợp đồng tín dụng. Cũng
giống như quá trình giao dịch và thực thi các hợp đồng khác, nếu một bên trong hợp
đồng tín dụng có nhiều thông tin hơn so với bên còn lại, họ có thể có những hành vi
gây tổn hại đến lợi ích của bên còn lại. Đây chính là tình trạng bất cân xứng thông tin
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
xảy ra trong hoạt động tín dụng. Hai hệ quả phổ biến của tình trạng này là lựa chọn bất
lợi và rủi ro đạo đức. Trong khi lựa chọn bất lợi xảy ra trước khi ký kết hợp đồng tín
dụng do bên có nhiều thông tin gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn thì tâm lý ỷ lại xảy
ra sau khi kí kết hợp đồng tín dụng. Cụ thể, bên cho vay thường là bên có ít thông tin
về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn so với bên đi vay. Do đó,
để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, bên cho vay phải đưa ra giải pháp xử lý
tình trạng thông tin bất cân xứng để hạn chế hệ quả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức
nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để bên đi vay có hành
vi đúng đắn nhằm đảm việc trả nợ gốc và lãi vay. Trong một nền kinh tế, hầu như
không một bên cho vay cá biệt nào có đủ khả năng tự mình giải quyết được tình trạng
bất cân xứng thông tin mà cần phải có một cơ sở hạ tầng tài chính và những điều kiện
cần thiết cho nền kinh tế đó nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ thống ảnh hưởng
tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này ám chỉ đến sự phát triển của khu vực tài
chính.
2.2.2. Giảm bất cân xứng thông tin của các cơ quan tham chiếu tín dụng
Mối liên hệ giữa các cơ quan tham chiếu tín dụng và truy cập tài chính có thể
được hiểu theo hai cách tiếp cận, đó là lựa chọn bất lợi từ người cho vay và rủi ro đạo
đức từ người vay. Các cơ quan tham chiếu tín dụng tận dụng những người cho vay với
thông tin và lịch sử tín dụng đối với người vay cho phép họ giảm lãi suất cao được thúc
đẩy bởi lựa chọn bất lợi. Khi người vay đã được cho vay, họ trở nên chịu trách nhiệm
về rủi ro đạo đức khi họ có thể tránh được việc trả các nghĩa vụ tài chính của mình đối
với ngân hàng bằng cách che giấu các hoạt động kinh tế mà khoản vay được cấp. Do
đó, vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng là kỷ luật người vay về hậu quả tiêu
cực của việc không tuân thủ. Nhiều lần, các cơ quan tham chiếu tín dụng giáo dục
người vay về những bất tiện của việc vỡ nợ và những nguy cơ tìm nơi ẩn náu trong khu
vực tài chính phi chính thức như một sự thay thế bền vững cho khu vực tài chính chính
thức (Tchamyou & Asongu, 2016).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm các các quan đăng kí tín dụng công và
văn phòng tín dụng tư nhân là những phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng tài chính tạo điều
kiện tiếp cận với tài chính chính thức. Bằng cách chia sẻ thông tin tín dụng, họ giúp
giảm bất cân xứng thông tin, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ, giảm lãi suất, cải thiện kỷ luật người vay và hỗ trợ giám sát ngân hàng và giám sát
rủi ro tín dụng.
Người vay thường có nhiều thông tin về tình hình tài chính và cơ hội đầu tư của
họ hơn người cho vay. Thông tin bất cân xứng này trong thị trường tín dụng ảnh hưởng
đến mối quan hệ giữa người cho vay và người vay, đặc biệt là người vay là doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng có nhiều khả năng cho vay các công ty lớn hơn,
thường minh bạch hơn và sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chia sẻ thông tin về
người vay thông qua các cơ quan đăng ký tín dụng công hoặc văn phòng thông tin tín
dụng tư nhân là một cách để khắc phục những bất cân xứng này. Hệ thống báo cáo tín
dụng giúp người cho vay tìm hiểu về người vay bao gồm đặc điểm người đi vay, hành
vi trong quá khứ, lịch sử trả nợ và tình trạng nợ hiện tại.
Cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân là một cách
để tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Với quyền truy
cập tốt hơn, rẻ hơn và nhanh hơn vào thông tin tín dụng, nhân viên cho vay có thể sử dụng
dữ liệu chính xác và khách quan để đưa ra quyết định không thiên vị trong việc cung cấp
các khoản vay. Và khi họ có thể đánh giá rủi ro vỡ nợ, các ngân hàng có nhiều động lực
hơn để cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Được hỗ trợ bởi các hệ thống
báo cáo tín dụng, các ngân hàng có thể dựa trên các quyết định tín dụng của họ đối với
hành vi của người vay trong quá khứ và do đó mở rộng tín dụng hợp lý cho các công ty
nhỏ hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy các quyết định tín dụng dựa trên thông tin khách quan
có thể cải thiện khả năng cung cấp tín dụng cho người nghèo và tăng cơ hội thành công
của các doanh nhân, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại các nền
kinh tế đang phát triển. Một nghiên cứu gần
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
đây cũng cho thấy sau khi hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng mới ra đời ở
các nền kinh tế đang phát triển, tiếp cận tín dụng tăng nhanh gấp đôi đối với các doanh
nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, chia sẻ thông tin tín dụng làm giảm sự không chắc chắn của người vay
về vấn đề vay nợ, giảm tổng chi phí sàng lọc và giảm lãi suất. Bằng cách giúp trao đổi
thông tin giữa những người cho vay, cơ quan đăng ký tín dụng công và văn phòng
thông tin tín dụng tư nhân giúp chủ nợ phân loại người vay tốt khỏi những người xấu
và cho vay đúng giá.
Đối với các cơ quan quản lý, hệ thống thông tin tín dụng bao gồm các cơ quan
tham chiếu tín dụng cung cấp một công cụ mạnh mẽ để giám sát ngân hàng và giám sát
rủi ro tín dụng và xu hướng tín dụng trong nền kinh tế. Các cơ quan quản lý thường sử
dụng thông tin từ các cơ quan tham chiếu tín dụng để đánh giá xem việc trích lập dự
phòng hiện tại có đầy đủ hay không và để phân tích sự phát triển trong thị trường tín
dụng và lãi suất. Các kết quả có thể hướng đến những thay đổi trong pháp luật điều
chỉnh các tổ chức tài chính. Nghiên cứu ở Argentina, Brazil và Mexico cho thấy các cơ
quan tham chiếu tín dụng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá rủi ro tín dụng và
giám sát, bao gồm cả việc tính toán rủi ro tín dụng đối với vốn hoặc kiểm tra xếp hạng
nội bộ của ngân hàng. Các cơ quan tham chiếu tín dụng cũng hỗ trợ cạnh tranh trong
thị trường tín dụng. Khi có nhiều thông tin tín dụng hơn, cạnh tranh giữa các ngân hàng
và tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ tăng lên. Nghiên cứu ở Trung Đông và Bắc Phi
cho thấy thiếu hệ thống thông tin tín dụng có thể hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính
Có sự đồng thuận rộng rãi từ các tài liệu gần đây rằng chất lượng tăng trưởng
cần thiết để giảm nghèo được thúc đẩy tích cực bởi sự phát triển tài chính (Asongu,
2015; Asongu & De Moor, 2015). Các nghiên cứu cũng cho thấy sự ra đời của các cơ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
quan đăng ký tín dụng công (PCR) và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) giúp
giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin liên quan đến phát triển tài chính (Triki & Gajigo,
2014). Các biện pháp cơ bản đối với việc giảm sự bất cân xứng thông tin về cơ bản có
liên quan đến sự bắt buộc phải tăng chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng để giảm lựa
chọn bất lợi và rủi ro đạo đức giữa người cho vay và người vay. Điều này được hỗ trợ
bởi một số lượng lớn tài liệu chứng minh rằng việc tiếp cận tài chính cơ bản ở Châu
Phi (như tín dụng, thanh toán, bảo hiểm tư nhân và doanh nghiệp) đã bị hạn chế đáng
kể bởi rất nhiều yếu tố giới hạn, liên kết: đủ điều kiện, quyền truy cập và khả năng chi
trả (Batuo & Kupukile, 2010; Allen và cộng sự, 2011).
Đã có một số lượng đáng kể các nghiên cứu lý thuyết ủng hộ quan điểm rằng
thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người vay ảnh hưởng đến sự phát triển
tài chính bằng cách giảm phân bổ vốn hiệu quả (Jappelli & Pagano, 2002). Về bản
chất, người cho vay thường phải đối mặt với các vấn đề lựa chọn bất lợi do thiếu thông
tin về đặc điểm của người vay, đặc biệt là khi gặp rủi ro liên quan đến khoản đầu tư mà
người vay muốn huy động các nguồn tài chính. Ngoài ra, mối lo ngại thậm chí còn
đáng lo ngại hơn khi những người cho vay không thể kiểm soát hành động của người
vay sau khi tín dụng đã được cấp. Theo đó, một người đi vay có thể quyết định che
giấu số tiền thu được từ khoản đầu tư cơ bản để giảm trách nhiệm trong trường hợp vỡ
nợ hoặc ngăn trả khoản nợ tiềm ẩn. Những xu hướng như vậy không chỉ xuất hiện ở
những người vay không có khả năng thanh toán vì những người vay đủ khả năng cũng
có thể phải đối mặt với sự cám dỗ của việc gian lận để tránh phải tuân thủ các nghĩa vụ
tài chính liên quan đến khoản vay. Cuối cùng, để người cho vay thận trọng trước những
rủi ro như vậy, tín dụng thường được đặc trưng bởi hoạt động phân phối và lãi suất
cao, có tác động bất lợi đáng kể cho phát triển tài chính, tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo. Những nhược điểm này có thể được hạn chế bằng cách chia sẻ thông tin về đặc
điểm khả năng thanh toán của người vay. Lúc này, PCB và PCR đóng vai trò là nhà
môi giới bằng cách cung cấp thông tin rất cần thiết cho các ngân hàng, thống nhất với
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
nghiên cứu của Jappelli và Pagano (2002): bằng cách chia sẻ thông tin mà các nhà môi
giới này cho phép phân bổ vốn hiệu quả, nới lỏng các hạn chế tín dụng và tăng cạnh
tranh thị trường tín dụng.
Còn theo (Claus & Grimes, 2003) thì có hai quan điểm chính chi phối nền tảng
lý thuyết về mối quan hệ giữa giảm bất cân xứng thông tin và phát triển tài chính. Quan
điểm thứ nhất được định hướng theo hướng chuyển đổi các đặc điểm rủi ro của tài sản
ngân hàng trong khi quan điểm thứ hai tập trung vào các kênh thông qua đó có thể tăng
cường khả năng truy cập tài chính. Hai quan điểm này phù hợp với vai trò cơ bản của
các ngân hàng trong chức năng trung gian là chuyển đổi tiền gửi huy động thành tín
dụng cho các bên liên quan. Nhận thức này cũng phù hợp rộng rãi với các tài liệu lý
thuyết về sự liên quan của việc chia sẻ thông tin tín dụng trong việc tiếp cận tài chính,
cụ thể là: giao tiếp của các tổ chức tài chính đối với các nhà đầu tư (Leland & Pyle,
1977), hệ quả trước và sau của tình trạng bất cân xứng thông tin (Diamond & Dybyig,
1983), đa dạng hóa trung gian tài chính (Diamond, 1984) và mô hình phân bổ tín dụng
(Williamson, 1986; Stiglitz & Weiss, 1981; Jaffee & Russell, 1976). Các kết quả
nghiên cứu chỉ ra trên đây tương ứng với giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: PCR và PCB tác động đồng biến với phát triển tài chính.
Galindo và Miller (2001) đã cung cấp bằng chứng kinh tế vĩ mô để xác định
rằng các quốc gia có sự phát triển tiên tiến hơn trong các cơ quan đăng ký tín dụng
được thưởng ít hạn chế tài chính hơn so với các quốc gia có văn phòng tín dụng kém
phát triển. Đặc biệt, các cơ quan đăng ký tín dụng đang hoạt động tốt, làm giảm đáng
kể độ nhạy cảm của công ty trong các quyết định đầu tư đối với dòng tiền khả dụng,
một đại diện điển hình trong tài liệu về các hạn chế tài chính. Đối với các nước Mỹ
Latinh, các tác giả kết luận rằng đã giảm khoảng 50% hiệu suất của các cơ quan đăng
ký tín dụng đối với các quyết định đầu tư nhạy cảm với các quỹ nội bộ như thế nào.
Love và Mylenko (2003) đã kết hợp dữ liệu cấp độ doanh nghiệp từ Khảo sát môi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
trường kinh doanh ngân hàng Thế giới (WBES) với dữ liệu về các cơ quan đăng ký tín
dụng công và tư để đánh giá xem: (i) từ nhận thức của các nhà quản lý và (ii) chia sẻ
tài chính từ ngân hàng cao hơn, sự tồn tại của các cơ quan đăng ký tín dụng có liên
quan tiêu cực đến tài trợ tín dụng ràng buộc. Các phát hiện cho thấy rằng sự hiện diện
của các cơ quan đăng ký tư nhân có liên quan đến cổ phần tài chính ngân hàng cao hơn
và các ràng buộc tài chính thấp hơn, trong khi sự hiện diện của các cơ quan đăng ký
công cộng dường như không gây ra tác động đáng kể nào đối với các hạn chế tài chính
cơ bản.
Barth và cộng sự (2009) điều tra tác động của cạnh tranh giữa người cho vay và
người đi vay cũng như việc chia sẻ thông tin thông qua các cơ quan đăng ký tín dụng /
phòng chống tham nhũng trong việc cho vay của các ngân hàng sử dụng WBES bao
gồm 4000 công ty trên 56 quốc gia và tín dụng tư nhân ở 129 quốc gia. Hai phát hiện
chính được thiết lập. Đầu tiên, cả chia sẻ thông tin và cạnh tranh ngân hàng đều giảm
thiểu ‘cho vay tham nhũng và việc chia sẻ thông tin đóng vai trò tích cực trong việc
ảnh hưởng đến cạnh tranh nhằm hạn chế tham nhũng trong cho vay. Thứ hai, người ta
cũng thấy rằng môi trường pháp lý, cạnh tranh vững chắc và cơ cấu sở hữu của các
ngân hàng và doanh nghiệp, có tác động đáng kể đến việc cho vay tham nhũng.
Triki và Gajigo (2014) đã xem xét: (i) tác động của các cơ quan đăng ký tín
dụng công và tư nhân đối với việc tiếp cận tài chính của các công ty và (ii) ảnh hưởng
của thiết kế PCR đối với mức độ nghiêm trọng của các hạn chế tài chính ở 42 quốc gia
châu Phi. Phát hiện của họ cho thấy (i) khả năng tiếp cận tài chính trung bình cao hơn ở
các quốc gia có PCB, so với những quốc gia có PCR hoặc không có tổ chức nào và (ii)
có sự không đồng nhất đáng kể trong việc tiếp cận tài chính và thiết kế các tổ chức chia
sẻ thông tin giữa các quốc gia có PCR. Các kết quả nghiên cứu này cũng đưa đến giả
thuyết nghiên cứu H2 như sau:
H2: PCB tác động mạnh hơn PCR đến phát triển tài chính.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Asongu et al. (2016) làm việc trên 53 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2004-
2011. Cơ quan đăng ký tín dụng công (PCR) và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân
(PCB) được sử dụng làm proxy để giảm sự bất cân xứng thông tin trong khi phát triển
tài chính bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính được xác định bởi cơ sở dữ liệu cấu
trúc và phát triển tài chính (FDSD) của Ngân hàng Thế giới, cụ thể là: độ sâu, hiệu quả,
hoạt động và kích thước. Nghiên cứu đưa ra bốn kết luận đáng chú ý. Đầu tiên, PCR và
PCB có tác động tiêu cực đến chiều sâu tài chính, với cường độ tác động của PCR cao
hơn. Thứ hai, trái với các PCR có tác dụng không đáng kể, PCB có tác động tiêu cực
đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Thứ ba, PCR và PCB có tác động tiêu cực đến
hoạt động tài chính, với cường độ tác động của của PCB cao hơn. Hơn nữa, cả hai hiệu
ứng cận biên của chúng đều là tiêu cực. Thứ tư, PCR và PCB có tác động tích cực đến
quy mô tài chính, với hiệu quả tác động của PCR cao hơn. Nghiên cứu của Asongu et
al. (2016) cũng đưa ra giả thuyết rằng tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng
lên phát triển tài chính có thể là phi tuyến do mối quan hệ này còn phụ thuộc vào các
yếu tố như mức độ phát triển của thị trường tài chính, hình thức hoạt động của các cơ
quan tham chiếu tín dụng tương ứng. Nối tiếp nghiên cứu này, (Asongu et al., 2017)
tiếp tục điều tra làm thế nào việc tăng cường chia sẻ thông tin ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tài chính. Cũng với mẫu dữ liệu bao gồm 53 quốc gia châu Phi trong giai đoạn
2004-2011, các tác giả sử dụng hồi quy phân vị để xem xét tác động của các cơ quan
tham chiếu tín dụng lên phát triển tài chính ở các mức độ phát triển tài chính khác
nhau. Trong đó, các thước đo phát triển tài chính liên quan đến chiều sâu, hiệu quả,
hoạt động và quy mô được sử dụng. Nghiên cứu này tìm thấy hai phát hiện quan trọng.
Thứ nhất, hiệu quả của việc tăng các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân không rõ
ràng đối với khả năng tiếp cận tài chính, có thể là do các văn phòng thông tin tín dụng
tư nhân vẫn được thành lập ở nhiều quốc gia. Thứ hai, tăng các cơ quan đăng kí tín
dụng công cải thiện hiệu quả và hoạt động phân bổ tài chính (hoặc tín dụng) giữa các
phân vị 25 và phân vị 75. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý chính sách chính cho các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
quốc gia đứng đầu (hoặc mức phát triển tài chính cao nhất) và cuối cùng (hoặc mức
phát triển tài chính thấp nhất) nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thông qua tăng cường
hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công. Như vậy, với các kết quả nghiên cứu
trên, tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng đến phát triển tài chính có thể là phi
tuyến tính với giả thuyết nghiên cứu H3 như sau:
H3: Mối quan hệ giữa PCR, PCB và phát triển tài chính là phi tuyến.
Có thể thấy, các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin
lên phát triển tài chính đã được thực nghiệm cho nhiều khu vực, từ châu Âu, các nước
thuộc OECD đến châu Phi và nhiều quốc gia khác. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu
thực nghiệm dành cho các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp
và trung bình cao ở khu vực Châu Á.
2.3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên phát triển tài chính
Một số tác giả đã nghiên cứu lý thuyết và cả thực nghiệm về tác động của lạm
phát đối với phát triển tài chính và đi đến kết luận rằng các nền kinh tế duy trì lạm phát
thấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tài chính. Cụ thể, (Huybens & Smith, 1999)
tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng lạm phát và hoạt động trên thị trường tài chính
có mối tương quan ngược chiều mạnh mẽ (trong dài hạn), tương ứng với mối quan hệ
ngược chiều giữa lạm phát và tỷ lệ lợi nhuận thực tế của vốn chủ sở hữu. (Boyd,
Levine, & Smith, 2001) tiến hành thực nghiệm giả thuyết về cơ chế can thiệp của tỷ lệ
lạm phát kỳ vọng lên khả năng phân bổ nguồn lực của khu vực tài chính. Kết quả cho
thấy rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát với sự phát triển khu vực tài chính
lẫn các hoạt động thị trường vốn. Hơn nữa, mối quan hệ này là phi tuyến tính. Ví dụ, ở
các quốc gia lạm phát thấp, dữ liệu chỉ ra rằng lạm phát nhiều hơn không phù hợp với
lợi nhuận danh nghĩa lớn hơn. Tuy nhiên, trong các nền kinh tế lạm phát cao, lợi nhuận
chứng khoán danh nghĩa di chuyển chủ yếu theo từng bước với tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ.
Về mặt phát triển ngân hàng và thị trường chứng khoán, dữ liệu cũng thể hiện tính phi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
tuyến. Hoạt động cho vay của ngân hàng, các vấn đề trách nhiệm ngân hàng, quy mô
và thanh khoản thị trường chứng khoán cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh mẽ với
lạm phát, nhưng chỉ đối với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình. Khi lạm
phát tăng, tác động biên của mức lạm phát tăng thêm đối với phát triển ngân hàng và
thị trường chứng khoán giảm nhanh chóng. Dữ liệu cũng cho thấy rằng đối với các nền
kinh tế có tỷ lệ lạm phát hàng năm trên ngưỡng 15%, có sự sụt giảm lớn trong phát
triển khu vực tài chính so với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát dưới ngưỡng này.
2.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư lên phát triển tài chính
Nghiên cứu của (Huang, 2011) đã cho thấy tác động nhân quả tích cực hai chiều
tồn tại giữa đầu tư tư nhân và phát triển tài chính. Điều này ngụ ý rằng, trong một thế
giới toàn cầu hóa, đầu tư tư nhân vừa là động cơ vừa là người theo dõi sự phát triển tài
chính và ngược lại. Phân tích này đã tạo ra những hiểu biết đáng kể về sự tương tác
giữa hai khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển, đầu tư
tư nhân và phát triển tài chính. Thứ nhất, phát hiện về tác động tích cực của đầu tư tư
nhân đối với sự phát triển tài chính có ý nghĩa phong phú đối với sự phát triển của thị
trường tài chính. Phát hiện này có thể làm sáng tỏ một kênh truyền dẫn mà thông qua
đó các nhân tố khác cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển tài chính. Ví dụ, cả mở cửa
thương mại và mở tài chính dường như thúc đẩy phát triển tài chính (Baltagi,
Demetriades, & Law, 2009), và cải tiến thể chế cũng đã được tìm thấy mang lại sự phát
triển tài chính (Huang, 2010). Thứ hai, phát hiện về phát triển tài chính tốt hơn dẫn đến
sự bùng nổ đầu tư tư nhân có ý nghĩa rõ ràng đối với việc thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển. Phát hiện này hỗ trợ cho khung phát triển tài
chính do (McKinnon, 1973) và (Shaw, 1973) đề xuất. Các tác giả này nhấn mạnh rằng
tự do hóa tài chính và phát triển tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách
thúc đẩy đầu tư và năng suất của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu này ảnh hưởng đáng
kể đến các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển kể từ những năm 1970.
Nghiên cứu này cũng đóng góp cho các nghiên cứu hiện có về mối liên hệ giữa phát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng cách gợi ý rằng phát triển tài chính có thể
tăng cường tăng trưởng kinh tế thông qua sự bùng nổ đầu tư tư nhân.
2.3.4. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài chính
Nhiều nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển tài chính (Asongu, 2015; Greenwood & Jovanovic, 1990; Saint-Paul, 1992).
Theo đó, sự thịnh vượng kinh tế trong điều kiện tăng trưởng kinh tế có liên quan đến
việc giảm chi phí trung gian tài chính do cạnh tranh mạnh mẽ, liên quan đến một quy
mô lớn các quỹ dành cho đầu tư sản xuất. Hơn nữa, tầm quan trọng của mức thu nhập
trong phát triển tài chính đã được ghi nhận rộng rãi trong lý thuyết (Asongu, 2012;
Levine, 1999). Chẳng hạn, nghiên cứu của (Jaffee & Levonian, 2001) đã chỉ ra rằng
mức thu nhập có tác động tích cực đến cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hay (Asongu,
2012) nghiên cứu cho khu vực châu Phi và đưa ra kết luận rằng các quốc gia có mức
thu nhập cao hơn có liên quan đến sự phát triển tài chính tốt hơn. Điều này được giải
thích là do sự liên kết giữa các yếu tố thể chế và thị trường tài chính. Bởi vì các quốc
gia có Chính phủ phát triển tốt hơn sẽ ưu tiên thị trường chứng khoán có giá trị vốn hóa
thị trường cao hơn, tỷ lệ doanh thu tốt hơn, giá trị giao dịch cổ phiếu cao hơn và số
lượng các công ty niêm yết lớn hơn.
2.3.5. Ảnh hưởng của độ mở thương mại lên phát triển tài chính
Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng các chính sách thương mại cởi mở có
liên quan tích cực với mức độ phát triển tài chính cao hơn (Do & Levchenko, 2007;
Huang & Temple, 2005). Nghiên cứu của (Do & Levchenko, 2007) đi đến kết luận
rằng các quốc gia xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc tài chính có mức độ phát triển tài
chính cao hơn các quốc gia có xuất khẩu chủ yếu trong các lĩnh vực không phụ thuộc
vào tài chính bên ngoài. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của thương mại đối với sự
phát triển tài chính nhưng không ngụ ý rằng khối lượng giao dịch hoặc mô hình thương
mại là yếu tố quyết định chính cho sự phát triển tài chính. Bởi vì các yếu tố khác như
nguồn lực, hệ thống pháp lý, thể chế hoặc mức độ phát triển chung của khu vực tài
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
chính cũng đóng vai trò rất quan trọng đến mức độ phát triển tài chính. Nghiên cứu của
(Huang & Temple, 2005) xuất phát từ giả định rằng thương mại và phát triển tài chính
có thể được liên kết, vì lý do kinh tế chính trị, hoặc vì cạnh tranh nước ngoài và tiếp
xúc với các cú sốc dẫn đến thay đổi nhu cầu tài chính bên ngoài. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự gia tăng về độ mở của thị trường hàng hóa thường được theo sau bởi sự gia
tăng bền vững về chiều sâu tài chính.
2.3.6. Ảnh hưởng của viện trợ nước ngoài lên phát triển tài chính
Nghiên cứu của (Aggarwal, Demirgüç-Kunt, & Pería, 2011; Uchenna, Evans, &
Stephen, 2015) cho thấy, kiều hối, cũng như viện trợ nước ngoài nói chung được chi
tiêu ở các nước nhận tiền và không bị chiếm đoạt bởi các dịch vụ tư vấn ở các quốc gia
tiên tiến có nhiều khả năng thúc đẩy phát triển tài chính. Kiều hối được nhận định là
loại dòng chảy lớn thứ hai sau đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển
và có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các nước nhận. Xuất phát từ luận
điểm này, (Aggarwal et al., 2011) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với mẫu dữ liệu
gồm 109 nước đang phát triển trong giai đoạn 1975-2007. Kết quả nghiên cứu đã cung
cấp bằng chứng về mối liên hệ tích cực, có ý nghĩa và mạnh mẽ giữa kiều hối và phát
triển tài chính ở các nước đang phát triển. Ngược lại, nghiên cứu của (Uchenna et al.,
2015) kiểm tra mối quan hệ giữa chuyển tiền và độ rộng ngân hàng ở Nigeria, sử dụng
dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình của Ngân hàng Thế giới năm 2011 cho dự án di cư châu
Phi ở Nigeria. Kết quả cho thấy chuyển tiền có mối quan hệ nghịch đảo với độ rộng
ngân hàng. Lý do đưa ra là người nhận thích giữ ngoại hối từ chuyển tiền và họ không
tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng. Một trong những ý nghĩa chính của phát hiện này
là sự cần thiết của các ngân hàng thương mại vượt ra ngoài vai trò là người liên lạc để
chuyển tiền nhưng kết hợp các yếu tố của dịch vụ tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là
những người thường xuyên nhận chuyển tiền, nhằm tư vấn cho họ cách để sử dụng tốt
nhất số tiền nhận được vào các hoạt động hiệu quả.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Sự ra đời của các cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm cơ quan đăng kí tín
dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân nhằm đáp ứng yêu cầu về việc chia
sẻ thông tin tín dụng giữa các bên liên quan. Điều này cho phép giải quyết hai hệ quả
của tình trạng bất cân xứng thông tin là vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức vốn
có ảnh hưởng không nhỏ lên phát triển tài chính tại các châu lục, đặc biệt là đối với các
khu vực chậm phát triển. Nhiều nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra tình trạng bất cân xứng
thông tin đã và đang trở thành rào cản ảnh hưởng đến phát triển tài chính của các châu
lục nhưng vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng có thể là tích cực và/hoặc tiêu
cực tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính cũng như cơ chế vận hành
của các hình thức cơ quan tham chiếu tín dụng này (Asongu et al., 2016; Barth et al.,
2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm cho các quốc gia vốn tồn tại
tình trạng kém minh bạch và bất cân xứng thông tin ở khu vực Châu Á. Luận văn của
tác giả khai thác khoảng trống nghiên cứu trên thông qua thực nghiệm với nhóm nước
có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á qua đó cho phép
so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác
trên thế giới.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Cơ sở lý luận của nghiên cứu này xoay quanh lý thuyết bất cân xứng thông tin
và hai hệ quả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong hoạt động cấp tín dụng. Để giải
quyết tình trạng bất cân xứng thông tin và giảm tác động của hai hệ quả trên, bắt buộc
các bên cho vay phải tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng dưới hình thức bắt buộc
và/hoặc tự nguyện. Trước yêu cầu chia sẻ thông tin tín dụng này, các cơ quan tham
chiếu tín dụng ra đời, bao gồm cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin
tín dụng tư nhân. Đến nay, các cơ quan tham chiếu tín dụng đã trở thành trung gian
cung cấp thông tin tín dụng hữu ích cho các bên cho vay. Nhiều nghiên cứu truớc đó
cho thấy hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng có ảnh hưởng tích cực
và/hoặc tiêu cực đến phát triển tài chính tại các quốc gia ở châu Phi và các nước phát
triển như OECD (Asongu et al., 2016; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012).
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm cho các quốc gia khu vực Châu Á.
Luận văn của tác giả khai thác khoảng trống nghiên cứu trên thông qua thực nghiệm
với nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ World
Bank trong giai đoạn từ 2004-2017. Trong đó, các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên
cứu được lựa chọn dựa trên phân nhóm theo tiêu chuẩn mức thu nhập của World Bank
là các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao. Dữ
liệu được thu thập theo tần suất năm, kể từ thời điểm World Bank chính thức công bố
số liệu về hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng vào năm 2004 cho đến thời
điểm cập nhất vào năm 2017. Do trong giai đoạn này, một số quốc gia không có đầy đủ
dữ liệu nên dữ liệu thu thập được phân bố theo dạng dữ liệu bảng không cân, tương
ứng với 33 quốc gia và 463 quan sát.
3.2. Phương pháp ước lượng
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu, luận văn sử dụng các
phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dành cho bảng không cân bao gồm phương
pháp bình phương tối thiểu (Pool OLS), phương pháp đánh giá tác động cố định (Fixed
Effects Model – FEM), phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên (Random Effects
Model – REM). Trình tự thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn phương pháp ước
lượng mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng không cân được thực hiện như sau.
Bước 1: Thống kê mô tả, phân tích tương quan.
Bước 2: Sử dụng kiểm định Breusch – Pagan LM Test để lựa chọn giữa hai
phương pháp ước lượng Pool OLS và REM. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phương
pháp ước lượng Pool OLS phù hợp thì xem xét lại các giả định của mô hình hồi quy,
nếu các giả định của mô hình bị vi phạm thì sử dụng REM hoặc FEM để có kết quả
ước lượng đáng tin cậy hơn.
Bước 3: Sử dụng Hausman Test để lựa chọn giữa hai phương pháp ước lượng
FEM và REM. Sau khi lựa chọn được phương pháp ước lượng phù hợp, tiến hành kiểm
tra các giả định của mô hình hồi quy gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
định hiện tượng tự tương quan và kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Sau
đó, tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình hồi quy (nếu có) với phương pháp
ước lượng vừa chọn được.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng nhắc đến vấn đề nội sinh tiềm tàng
trong mô hình hồi quy (Asongu và cộng sự, 2016; Ivashina, 2009; Triki & Gajigo,
2012). Do đó, luận văn sẽ giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng này bằng cách lấy độ trễ
1 kỳ của các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi thực hiện ước lượng mô hình
hồi quy với phương pháp vừa chọn được trước đó.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Các bước thực hiện được trình bày theo sơ đồ cụ thể sau đây:
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu
Xác định biến nghiên cứu Thu thập xử lý số liệu
Kiểm định sự phù hợp của Pool
OLS và REM
Pool OLS
Lựa chọn phương pháp ước
lượng và tiến hành hồi quy
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Kiểm định sự phù hợp giữa FEM
và REM
Phân tích kết quả hồi quy
Nguồn: tác giả thiết kế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
3.3. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu gốc của (Asongu và cộng sự, 2016) và các nghiên cứu liên
quan, luận văn xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất các mô hình thực nghiệm về
ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính ở Châu Á như sau.
Bảng 3-1 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung
H1 PCR và PCB tác động đồng biến với phát triển tài chính
H2 PCB tác động mạnh hơn PCR đến phát triển tài chính
H3 Mối quan hệ giữa PCR, PCB và phát triển tài chính là phi tuyến
Nguồn: Asongu và cộng sự, 2016
Thứ nhất, mô hình thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của các cơ quan tham
chiếu tín dụng lên phát triển tài chính:
BcBdi,t = β0 BcBdi, t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCBi,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet
+ β6 NODAt + ε (1)
FcFdi,t = β0 FcFdi, t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCBi,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet
+ β6 NODAt + ε (2)
Trong đó:
- BcBd và FcFd lần lượt là hai thước đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính
được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến
BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến
FcFd);
- PCR là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ
bao phủ của cơ quan đăng ký tín dụng công;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
- PCB là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ
bao phủ của văn phòng thông tin tín dụng tư nhân;
- GDPg, Inflation, Trade, NODA lần lượt là các biến kiểm soát tăng trưởng kinh
tế; lạm phát, độ mở thương mại và viện trợ nước ngoài.
- β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 lần lượt là các hệ số ước lượng của mô hình hồi quy; ε
là phần dư của mô hình.
Thứ hai, mô hình thực nghiệm nhằm đánh giá mối quan hệ phi tuyến (có thể)
tồn tại giữa các cơ quan tham chiếu tín dụng và phát triển tài chính:
BcBdi,t = β0 BcBdi,t-1 + β1 PCBi,t + β2 PCB2
i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5
Tradet + β6 NODAt + ε (3)
FcFdi,t = β0 FcFdi,t-1 + β1 PCBi,t + β2 PCB2
i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet
+ β6 NODAt + ε (4)
BcBdi,t = β0 BcBdi,t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCR2
i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5
Tradet + β6 NODAt + ε (5)
FcFdi,t = β0 FcFdi,t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCR2
i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet
+ β6 NODAt + ε (6)
Trong đó:
- BcBd và FcFd lần lượt là hai thước đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính
được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến
BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến
FcFd);
- PCR là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ
bao phủ của cơ quan đăng ký tín dụng công;
- PCR2
là biến PCR bình phương;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
- PCB là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ
bao phủ của văn phòng thông tin tín dụng tư nhân;
- PCB2
là biến PCB bình phương;
- GDPg, Inflation, Trade, NODA lần lượt là các biến kiểm soát tăng trưởng kinh
tế; lạm phát, độ mở thương mại và viện trợ nước ngoài.
- β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 lần lượt là các hệ số ước lượng của mô hình hồi quy; ε
là phần dư của mô hình.
Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu
Biến Ký hiệu Cách tính Nguồn
BcBd
Tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của
Biến phụ Phát triển ngân hàng (%) World Bank
thuộc tài chính (FDSD)
FcFd
Tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của
khu vực tài chính (%)
Độ bao phủ của cơ quan đăng ký
tín dụng công là số lượng cá nhân
và doanh nghiệp được liệt kê trong
PCB
sổ đăng ký tín dụng công với thông World Bank
tin hiện tại về lịch sử trả nợ, nợ
(WDI)
Bất cân chưa thanh toán hoặc dư nợ tín
Biến độc
xứng thông dụng. Số liệu này được biểu thị
lập
tin bằng phần trăm dân số trưởng
thành.
Độ bao phủ của văn phòng thông
PCR
tin tín dụng tư nhân là số lượng cá World Bank
nhân hoặc công ty được liệt kê bởi (WDI)
một văn phòng thông tin tín dụng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
tư nhân với thông tin hiện tại về
lịch sử trả nợ, các khoản nợ chưa
thanh toán hoặc dư nợ tín dụng. Số
liệu này được biểu thị bằng phần
trăm dân số trưởng thành.
Tăng trưởng
GDPg Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)
World Bank
kinh tế (WDI)
Biến Lạm phát Inflation Tỷ lệ lạm phát (%/năm)
World Bank
(WDI)
kiểm
Độ mở nền Giá trị tổng kim ngạch xuất nhập World Bank
soát Trade
kinh tế khẩu/GDP (%/năm) (WDI)
Viện trợ
NODA
Tổng giá trị hỗ trợ phát triển chính World Bank
nước ngoài thức ròng/GNI (%/năm) (WDI)
Chú thích: WDI – chỉ số phát triển của World Bank;
FDSD – Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính và cấu trúc.
Nguồn: Asongu và cộng sự, 2016
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày về các phương pháp và mô hình nghiên
cứu chính. Theo đó, trong các mô hình đề xuất, tác giả sử dụng thước đo độ bao phủ
của các cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm cơ quan đăng kí tín dụng công (PCR) và
văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) để đại diện cho việc giảm bất cân xứng
thông tin, tỷ trong tín dụng khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng trên GDP
(BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (FcFd) là hai thước đo
cho phát triển tài chính. Ngoài ra, các biến kiểm soát khác bao gồm tăng trưởng kinh
tế (GDPg), lạm phát (Inflation), viện trợ nước ngoài (NODA) và độ mở thương mại
(Trade) cũng được đưa vào mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên
quan trước đó.
Đồng thời, trong nghiên cứu này, các phương pháp ước lượng Pool OLS,
phương pháp đánh giá tác động cố định FEM (Fixed effect model) và tác động ngẫu
nhiên REM (Random effect model) và các phương pháp kiểm định mô hình hồi quy sẽ
được áp dụng vào các mô hình nghiên cứu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
4.1.1. Thống kê mô tả
Để có được một cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu và các biến quan sát,
luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu. Các số liệu thống kê mô tả bao
gồm các chỉ tiêu đo lường số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất. Bảng 4.1 dưới đây trình bày các thông số thống kê mô tả đối với
các biến nghiên cứu theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.
Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Biến
Quan Trung Độ lệch Giá trị thấp Giá trị cao
sát bình chuẩn nhất nhất
BcBd 431 42.34 33.53 1.27 156.81
FcFd 428 55.25 46.73 -16.38 215.24
PCB 399 13.03 22.66 0 100
PCR 399 9.89 17.88 0 95.3
GDPg 451 5.60 6.96 -37.15 64.07
Inflation 451 7.79 8.11 -36.52 39.18
NODA 407 4.29 7.46 -0.22 51.42
Trade 444 80.32 40.48 0.17 210.37
Nguồn: thu thập từ phần mềm Stata
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc (8)

Thực Trạng Về Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh.doc
Thực Trạng Về Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh.docThực Trạng Về Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh.doc
Thực Trạng Về Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất - Kinh Doanh.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docLuận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Ứng Dụng Thẻ Điểm Cân Bằng Vào Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Cho Công Ty Tài C...
Ứng Dụng Thẻ Điểm Cân Bằng Vào Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Cho Công Ty Tài C...Ứng Dụng Thẻ Điểm Cân Bằng Vào Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Cho Công Ty Tài C...
Ứng Dụng Thẻ Điểm Cân Bằng Vào Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Cho Công Ty Tài C...
 
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hoá Theo Thủ Tục Sơ Thẩm.docx
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Bất Cân Xứng Thông Tin Đến Phát Triển Tài Chính .doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ HOÀNG ANH ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ HOÀNG ANH ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Những số liệu thống kê trong nghiên cứu này được lấy từ nguồn đáng tin cậy và được trích dẫn rõ ràng. Nội dung và kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đó. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Anh
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 i MỤC LỤC MỤC LỤC..........................................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................................... vi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................4 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài .................................................................................................4 1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ....................................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................7 2.1. Các khái niệm liên quan...................................................................................................................7 2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development) .........................................................................7 2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers)........................................9 2.1.3. Đo lường độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng......................................... 11 2.2. Tổng quan lý thuyết......................................................................................................................... 12 2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information)...................................... 12 2.2.2. Giảm bất cân xứng thông tin của các cơ quan tham chiếu tín dụng.......................... 14 2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ..................................................................................... 16 2.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính.................................. 16 2.3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên phát triển tài chính............................................................... 21 2.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư lên phát triển tài chính ................................................................... 22
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ii 2.3.4. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài chính......................................... 23 2.3.5. Ảnh hưởng của độ mở thương mại lên phát triển tài chính .......................................... 23 2.3.6. Ảnh hưởng của viện trợ nước ngoài lên phát triển tài chính........................................ 24 2.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................................. 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 26 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................. 27 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................................................... 27 3.2. Phương pháp ước lượng................................................................................................................ 27 3.3. Mô hình nghiên cứu......................................................................................................................... 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................................ 35 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu............................................................................................................ 35 4.1.1. Thống kê mô tả................................................................................................................................. 35 4.1.2. Ma trận tương quan ........................................................................................................................ 38 4.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................................................. 40 4.2.1. Kiểm định một số giả định cơ bản của phương pháp ước lượng................................ 40 4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ....................................................................................... 45 4.2.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy....................................................................... 51 4.3. Bình luận kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 51 4.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính.................................. 51 4.3.2. Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng trong việc thúc đẩy phát triển tài chính................................................................................................................................................................... 53 4.3.3. Mối quan hệ phi tuyến giữa độ bao phủ của cơ quan đăng kí tín dụng công và phát triển tài chính ....................................................................................................................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN................................................................................................................. 59 5.1. Kết luận.................................................................................................................................................. 59
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iii 5.2. Kiến nghị................................................................................................................................................ 60 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 64 PHỤ LỤC....................................................................................................................................................... 67 DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 73
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ tắt Diễn giải 1 FDSD Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính và cấu trúc 2 FEM Fixed effects model (Mô hình tác động cố định) 3 IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) 4 OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) 5 PCB Public Credit Registries (Cơ quan đăng kí tín dụng công) 6 PCR Private Credit Bureaus (Văn phòng thông tin tín dụng tư nhân) 7 REM Random effects model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) 8 WBES Khảo sát môi trường kinh doanh Ngân hàng Thế giới 9 WDI chỉ số phát triển của World Bank 10 World Ngân hàng Thế giới Bank
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2-1 So sánh PCR và PCB ............................................................................................................. 10 Bảng 3-1 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu............................................................................................ 30 Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu............................................................................................... 32 Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu............................................................................... 35 Bảng 4-2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (1) .................................. 38 Bảng 4-3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (2) .................................. 39 Bảng 4-4 Hệ số VIF .................................................................................................................................... 41 Bảng 4-5 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian.................................................. 41 Bảng 4-6 Kết quả kiểm định Hausman Test..................................................................................... 42 Bảng 4-7 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.................................................. 44 Bảng 4-8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................................. 44 Bảng 4-9 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (1 và 2)............................................................... 46 Bảng 4-10 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (3 và 4)............................................................ 48 Bảng 4-11 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (5 và 6)............................................................ 50
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu................................................................................... 29
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vii ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á Tóm tắt Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực châu Á. Dựa trên nghiên cứu gốc của Asongu et al. (2016), độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng được sử dụng làm thước đo cho vai trò giảm bất cân xứng thông tin, tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính là hai thước đo cho phát triển tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ World Bank trong giai đoạn từ năm 2004 đến hết năm 2017, bao gồm dữ liệu của 33 quốc gia, tương ứng với 463 quan sát, được tổ chức dưới dạng dữ liệu bảng không cân. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba kết luận đáng chú ý như sau: (i) Thứ nhất, hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng có tác động thúc đẩy phát triển tài chính thông qua việc giảm tình trạng bất cân xứng thông tin và hai hệ quả của tình trạng bất cân xứng thông tin. (ii) Thứ hai, cơ quan đăng kí tín dụng công có vai trò mạnh mẽ hơn so với văn phòng thông tin tín dụng tư nhân trong việc thúc đẩy phát triển tài chính. (iii) Thứ ba, nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và phát triển tài chính. Từ khóa: Cơ quan tham chiếu tín dụng, phát triển tài chính, châu Á.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 viii INFORMATION ASYMMETRY AND FINANCIAL DEVELOPMENT IN ASIA Abstract This thesis examines the impact of information asymmetry on financial development in low-income, lower-middle-income, and upper-middle-income countries in Asia. In particular, this study focuses on public credit registries (PCR) and private credit bureaus (PCB) in increasing financial development in the Asia region. Based on the study of Asongu et al. (2016), the coverage of PCR and PCB are used as proxies for reducing information asymmetry whereas financial development is measured in terms of bank credit on bank deposits and financial credit on financial deposits. Research data were collected from the World Bank database for the period 2004-2017, including 33 Asia countries, corresponding to 463 observations, organized in the form of unbalanced panel data. The results show the following conclusions: (i) First, both PCR and PCB effect on increasing financial development by reducing information asymmetry and two information asymmetry problems. (ii) Second, PCR has a stronger role than PCB in increasing financial development. (iii) Third, there is a non-linear relationship between the operation of information sharing offices and financial development. Keywords: Information sharing offices, financial development, Asia countries.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do chọn đề tài Doanh nghiệp đi vay thường bị hạn chế khả năng truy cập tài chính bởi sự không sẵn có của thông tin về uy tín tín dụng của họ, đặc biệt là tại các nền kinh tế chậm phát triển do tình trạng bất cân xứng thông tin (Asongu et al., 2016). Sự ra đời của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp cải thiện thông tin có sẵn về các công ty vay (và cá nhân), trong nỗ lực giảm bớt các hạn chế tài chính này. Thông tin do các cơ quan tham chiếu tín dụng cung cấp - từ tổng số khoản vay hiện tại, lịch sử trả nợ, phá sản trước đây, … - có thể cho phép người cho vay gia hạn tín dụng lớn hơn với lãi suất ưu đãi hơn đối với người vay. Nhiều nghiên cứu đã minh họa làm thế nào thông tin toàn diện giúp người cho vay dự đoán tốt hơn rủi ro vỡ nợ của người vay. Kallberg và Udell (2003) phát hiện ra rằng thông tin lịch sử được thu thập bởi cơ quan tham chiếu tín dụng có sức mạnh dự đoán rủi ro vỡ nợ mạnh mẽ. Một nghiên cứu của Barron và Staten (2003) cho thấy những người cho vay có thể giảm đáng kể tỷ lệ rủi ro vỡ nợ của họ bằng cách đưa thông tin người vay toàn diện hơn vào các mô hình dự đoán rủi ro vỡ nợ của họ. Một nghiên cứu tương tự - cụ thể ở Brazil và Argentina - đã tìm thấy tỷ lệ rủi ro vỡ nợ tương tự giảm khi có nhiều thông tin hơn về người vay (Powell, et al. 2004). Có thể thấy, các cơ quan tham chiếu tín dụng đang dần trở thành trung gian cung cấp thông tin tín dụng hữu ích cho các bên cho vay, qua đó góp phần tăng cường khả năng truy cập tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính. Nhiều nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra tình trạng bất cân xứng thông tin đã và đang trở thành rào cản ảnh hưởng đến phát triển tài chính của các châu lục nhưng vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng có thể là tích cực và/hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính cũng như cơ chế vận hành của các hình thức cơ quan tham chiếu tín dụng (Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Do đó, yêu cầu cấp thiết về việc nghiên cứu về những bất
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 cập trong thông tin ảnh hưởng như thế nào đến phát triển tài chính được đặt ra, đặc biệt là đối với các thị trường tài chính dễ tổn thương. Thị trường tài chính châu Á đang là tâm điểm đáng chú ý của cả thế giới dưới bóng ma của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài. Theo nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm 2018, tăng trưởng kinh tế Châu Á được dự báo ở mức 5,4% trong năm 2019, giảm 0,2 phần trăm so với báo cáo đưa ra trước đó, thậm chí có thể giảm đến 0,9 phần trăm trong vài năm tới. Mặc dù nhận định nền kinh tế Châu Á đạt được nhiều thành công đáng chú ý trong năm thập kỷ qua, IMF cũng đánh giá rằng xu hướng thị trường tại các nền kinh tế mới nổi có thể tồi tệ hơn. Nguyên nhân chính là do tác động từ căng thẳng thị trường tài chính và thắt chặt tiền tệ ở một số nền kinh tế, đặc biệt là từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng cho biết chiến tranh thương mại không chỉ gây tổn thất cho chính tổng sản phẩm quốc nội của hai quốc gia này mà còn ảnh hưởng đáng kể đến các nước xuất khẩu hàng sang Trung Quốc thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiêm trọng hơn, căng thẳng thương mại kéo dài thậm chí có thể làm tổn thương thị trường tài chính, ngăn cản đầu tư cũng như thương mại của Châu Á và lan rộng mức ảnh hưởng cả toàn cầu. Dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, thị trường tài chính Châu Á trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Do đó, áp lực của cuộc chiến tranh thương mại leo thang hiện nay đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có một nghiên cứu về những bất cập trong thông tin ảnh hưởng như thế nào đến phát triển của thị trường tài chính, từ đó tìm ra giải pháp cải thiện phù hợp cho các nước ở Châu Á. Đây chính là động lực để tác giả hướng đến đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở các quốc gia ở Châu Á. Trong đó, đề tài chọn nghiên cứu
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 trên nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao để nghiên cứu tổng quan cho Châu Á vì đây là khu vực có thể tồn tại bất cân xứng thông tin cao. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Phân tích ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin thông qua vai trò của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân đối với phát triển tài chính ở các nước Châu Á. - Đưa ra các hàm ý chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển tài chính ở các nước Châu Á. Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng giúp làm giảm bất cân xứng thông tin như thế nào? - Bất cân xứng thông tin tác động đến phát triển tài chính như thế nào? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của vấn đề bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính tại các nước Châu Á. Trong đó, vấn đề bất cân xứng thông tin được xác định thông qua vai trò của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Đồng thời, phát triển tài chính được xem xét ở khía cạnh độ sâu tài chính vì có liên quan trực tiếp đến vấn đề bất cân xứng thông tin. Hai thước đo đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến FcFd). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian là giai đoạn 2004-2017. Tương ứng với năm bắt đầu 2004 là năm đầu tiên World Bank công bố chính thức các số liệu liên
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 quan đến hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt không gian là các nước thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. Dựa trên phân loại của World Bank tính cho năm 2017, có 33 quốc gia thuộc các nhóm phân loại trên. Danh sách các quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể tại phần phụ lục của luận văn này. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính cho các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dành cho bảng không cân được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp bình phương tối thiểu (Pool OLS), phương pháp đánh giá tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Ngoài ra, do sự tồn tại (có thể có) của vấn đề nội sinh tiềm tàng trong mô hình hồi quy theo các nghiên cứu trước đó của (Asongu và cộng sự, 2016; Ivashina, 2009; Triki & Gajigo, 2012), luận văn sẽ giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng này bằng cách lấy độ trễ 1 kỳ của các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp vừa chọn trong ba phương pháp ước lượng kể trên. 1.5. Tính mới và đóng góp của đề tài Các nghiên cứu trước đó cho thấy, hệ thống thông tin tín dụng ngày càng phát triển hoàn chỉnh và đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia và khu vực. Các nghiên cứu dành cho các quốc gia ở Châu Phi và các nước khu vực OECD đã được các tác giả (Asongu et al., 2016; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012) thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. Nhằm khai thác khoảng trống nghiên cứu trên đây, luận văn tiến hành thực nghiệm cho các nước ở khu vực Châu Á, qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới. 1.6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu Cấu trúc của đề tài nghiên cứu được bố cục bao gồm 5 chương cụ thể như sau: Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nội dung chương 1 trình bày về các vấn đề tổng quan của đề tài nghiên cứu, bao gồm lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới và đóng góp của đề tài nghiên cứu và cấu trúc sơ bộ của đề tài nghiên cứu. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Nội dung chương 2 trình bày về các khái niệm liên quan được đề cập trong đề tài nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng xoay quanh đề tài nghiên cứu và tổng quan các nghiên cứu liên quan từ trước đến nay. Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung chương 3 trình bày về dữ liệu nghiên cứu, phương pháp ước lượng và xây dựng các biến nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nội dung chương 4 trình bày kết quả hồi quy, bao gồm các kiểm định về các giả định của mô hình hồi quy, kết quả ước lượng mô hình hồi quy và bình luận các kết quả ước lượng này. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nội dung chương 5 trình bày về kết luận chung của đề tài nghiên cứu, các hàm ý chính sách được đề xuất từ kết quả nghiên cứu và hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy tình trạng bất cân xứng thông tin đang trở thành rào cản đến phát triển tài chính của châu lục (Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á, lục địa đang trở nên dễ tổn thương dưới áp lực của chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là động lực thúc đẩy tác giả hướng đến luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin đến phát triển tài chính ở Châu Á”. Kế thừa nghiên cứu của (Asongu et al., 2016), luận văn tiến hành thực nghiệm cho các quốc gia ở khu vực Châu Á, thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao, qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho các quốc gia ở Châu Á.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Phát triển tài chính (Financial development) Theo World Bank, khu vực tài chính được định nghĩa là một tập hợp trong đó bao gồm các thành tố là các tổ chức hoạt động trên thị trường, công cụ của thị trường, khung pháp lý ràng buộc và các quy định về việc thực hiện các giao dịch qua phương thức mở rộng tín dụng. Về cơ bản, sự phát triển của ngành tài chính là về việc khắc phục các chi phí phát sinh trong hệ thống tài chính. Quá trình giảm chi phí để có được thông tin, thực thi hợp đồng và thực hiện các giao dịch dẫn đến sự xuất hiện của hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian. Các loại và sự kết hợp khác nhau của thông tin, thực thi và chi phí giao dịch kết hợp với các hệ thống pháp lý, quy định và thuế khác nhau đã thúc đẩy các hợp đồng tài chính, thị trường và trung gian khác nhau giữa các quốc gia và trong suốt lịch sử. Năm chức năng chính của một hệ thống tài chính là: (i) tạo ra thông tin về các khoản đầu tư tiềm năng và phân bổ vốn; (ii) giám sát các khoản đầu tư và thực hiện quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính; (iii) tạo điều kiện cho giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (iv) huy động và tích lũy tiền tiết kiệm; và (v) nới lỏng việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Do đó, sự phát triển của ngành tài chính xảy ra khi các công cụ tài chính, thị trường và trung gian giảm bớt tác động của thông tin, thực thi và chi phí giao dịch và do đó thực hiện công việc tương ứng tốt hơn trong việc cung cấp các chức năng chính của ngành tài chính trong nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển của khu vực tài chính đóng một vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ bằng cách tăng tỷ lệ tiết kiệm, huy động và tập hợp tiết kiệm, sản xuất thông tin về đầu tư, tạo điều kiện và khuyến khích dòng vốn nước ngoài, cũng như tối ưu hóa việc phân bổ vốn.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển tốt hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian dài và nhiều bằng chứng cho thấy hiệu ứng này là mối quan hệ nhân quả: phát triển tài chính không chỉ đơn giản là kết quả của tăng trưởng kinh tế; bản thân nó đóng góp cho sự tăng trưởng này. Ngoài ra, phát triển tài chính giúp giảm nghèo và bất bình đẳng bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho các nhóm nghèo và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện quản lý rủi ro bằng cách giảm tính dễ bị tổn thương của họ, và tăng đầu tư và năng suất dẫn đến thu nhập cao hơn. Phát triển khu vực tài chính có thể giúp tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) bằng cách cung cấp cho họ quyền truy cập vào tài chính. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng nhiều lao động và tạo ra nhiều việc làm hơn so với các doanh nghiệp lớn. Họ đóng một vai trò lớn trong phát triển kinh tế đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Phát triển khu vực tài chính không chỉ là có các trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng. Nó đòi hỏi phải có chính sách mạnh mẽ để điều chỉnh và giám sát tất cả các thực thể quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn mạnh những hậu quả tai hại của các chính sách tài chính yếu kém. Cuộc khủng hoảng tài chính đã minh họa những hậu quả tai hại tiềm tàng của các chính sách của khu vực tài chính yếu đối với sự phát triển tài chính và tác động của chúng đối với kết quả kinh tế. Tài chính quan trọng cho sự phát triển - cả khi nó hoạt động tốt và khi nó gặp trục trặc. Cuộc khủng hoảng đã thách thức tư duy thông thường trong các chính sách của khu vực tài chính và đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về cách tốt nhất để đạt được sự phát triển bền vững. Một thước đo tốt về phát triển tài chính là rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của khu vực tài chính và hiểu được tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để đo lường sự phát triển tài chính vì đây là một khái niệm rộng lớn và có nhiều khía cạnh. Công việc thực nghiệm được thực hiện cho đến nay thường dựa trên các chỉ số định lượng tiêu chuẩn có sẵn trong một chuỗi thời gian dài cho một loạt các quốc gia. Chẳng hạn, tỷ lệ tài sản
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 của các tổ chức tài chính trên GDP, tỷ lệ nợ phải trả trên GDP và tỷ lệ tiền gửi trên GDP. Tuy nhiên, vì khu vực tài chính của một quốc gia bao gồm nhiều tổ chức tài chính, thị trường và sản phẩm, các biện pháp này là ước tính sơ bộ và không nắm bắt được tất cả các khía cạnh của phát triển tài chính. Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đã phát triển một khung gồm 4x2 khái niệm toàn diện nhưng tương đối đơn giản để đo lường sự phát triển tài chính trên toàn thế giới. Khung này xác định bốn bộ biến proxy đặc trưng cho một hệ thống tài chính hoạt động tốt: độ sâu tài chính, quyền truy cập, hiệu quả và tính ổn định. Bốn khía cạnh này sau đó được đo lường cho hai thành phần chính trong lĩnh vực tài chính, đó là các tổ chức tài chính và thị trường tài chính. 2.1.2. Cơ quan tham chiếu tín dụng (Information Sharing Officers) Nghiên cứu của (Asongu et al., 2016) sử dụng thuật ngữ cơ quan tham chiếu tín dụng là các tổ chức thu thập thông tin liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân và người vay thương mại từ nhiều nguồn: nguồn công khai và điều tra trực tiếp (đối với doanh nghiệp), ngân hàng và công ty thẻ tín dụng (cho cá nhân) và người cho vay bán lẻ. Các thông tin thu thập sau đó được tổng hợp sau khi kiểm tra chéo cho một báo cáo toàn diện. Sau khi báo cáo được thiết lập, nó có thể được sử dụng bởi các chủ nợ trong tương lai. Dữ liệu từ các báo cáo về lịch sử tín dụng thường là thông tin có tính chất tiêu cực và tích cực, đáng chú ý là (i) thông tin tích cực (bao gồm chi tiết về tất cả số tiền mở và đóng cũng như về hành vi trả nợ) và (ii) thông tin tiêu cực. Các cơ quan tham chiếu tín dụng rất cần thiết cho việc cung cấp tín dụng cần thiết cho sự thịnh vượng của nền kinh tế vì chúng cho phép giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin nhằm hạn chế khả năng của người cho vay đánh giá toàn diện hồ sơ rủi ro của người vay. Một mặt, dữ liệu từ lịch sử tín dụng cho phép giải quyết vấn đề lựa chọn bất lợi từ các chủ nợ vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ có uy tín, đặc biệt là trong các tình huống cần thông tin đầy đủ. Mặt khác, các cơ quan tham chiếu tín dụng
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 giảm rủi ro đạo đức bằng cách giải quyết các mối lo ngại xung quanh hành vi không hấp dẫn của người vay về việc trả nợ, nhờ đó, tăng cường tỷ lệ trả nợ và trả nợ. Việc tăng cho vay tiếp theo là rất quan trọng đối với các ngành có những hạn chế tài chính đáng kể như doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Hai loại tổ chức chính của cơ quan tham chiếu tín dụng để thu thập và chia sẻ thông tin về các giao dịch tín dụng là văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) và cơ quan đăng ký tín dụng công (PCR). PCB thường được tạo ra bởi khu vực tư nhân, trong khi PCR phần lớn là các tổ chức công. Sự phân biệt này rất quan trọng. PCB có khả năng được tạo ra do nhu cầu trên thị trường về thông tin tín dụng đáng tin cậy về người vay. Do đó, sự hiện diện của PCB trong một nền kinh tế là để đáp ứng nhu cầu của những người cho vay khi lợi ích từ việc chia sẻ dữ liệu giao dịch tín dụng vượt quá lợi ích khi chỉ dựa vào tiền thuê thông tin cụ thể cho một người cho vay (Pagano và Jappelli 1993). Mặt khác, PCR thường là các tổ chức công được tạo ra với mục tiêu chính là giám sát lĩnh vực ngân hàng (Powell et al. 2004. Trong khi những người cho vay có thể sử dụng thông tin được thu thập bởi PCR để đánh giá tốt hơn về giá trị tín dụng của người vay, thì đây là sản phẩm hơn là động lực chính cho sự sáng tạo của họ. Một điểm khác biệt chính giữa hai tổ chức là sự tham gia của các ngân hàng trong việc chia sẻ thông tin với PCR là bắt buộc (Jappelli và Pagano 2002). Mặt khác, phạm vi bảo hiểm được cung cấp bởi PCB có thể toàn diện hơn so với PCR vì mặc dù sau này chỉ tập trung vào các tổ chức tài chính được giám sát, trước đây có thể bao gồm thông tin về các giao dịch tín dụng của các tổ chức đa dạng như nhà bán lẻ và tiện ích (Miller 2003). Cũng đáng để chỉ ra rằng thiết kế và quy định của từng PCB và PCR riêng lẻ ở các nước có thể rất khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ mà các tổ chức này đóng vai trò là nhà môi giới thông tin trong thị trường tín dụng. Nhìn chung, sự khác biệt cơ bản giữa PCR và PCB được tóm lược thông qua bảng sau đây. Bảng 2-1 So sánh PCR và PCB
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Tiêu chí PCR PCB Mục đích Giám sát ngân hàng Chia sẻ thông tin tín dụng để giúp người cho vay đưa ra quyết định đúng Chủ yếu là doanh nghiệp Tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và các cá lớn. nhân. Độ bao phủ Giới hạn về lịch sử và Dữ liệu được cung cấp với lịch sử lâu hơn loại dữ liệu được cung và phong phú hơn. cấp. Chính phủ hoặc Ngân Chính phủ/ngân hàng trung ương, người Sở hữu cho vay, hiệp hội cho vay, bên thứ ba độc hàng trung ương lập Mục tiêu Không vì lợi nhuận Chủ yếu vì lợi nhuận hoạt động Đơn vị sử Ngân hàng và tổ chức tài Ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân dụng dịch vụ chính phi ngân hàng hàng, PCR, thuế, tòa án Truy cập Hạn chế cho các nhà Mô hình mở cho tất cả các loại hình cho cung cấp thông tin vay Nguồn: Triki & Gajigo, 2014 2.1.3. Đo lường độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng Theo World Bank, cơ quan đăng ký tín dụng công được định nghĩa là cơ sở dữ liệu được quản lý bởi khu vực công, thường là bởi ngân hàng trung ương, thu thập thông tin về uy tín của người vay và tạo điều kiện trao đổi thông tin tín dụng giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. Ngược lại, các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân được thiết lập để đáp ứng với các cơ hội thương mại và điều kiện thị trường. Mặc dù họ là các thực thể tư nhân và hoạt động trong lĩnh vực thương mại tư nhân, các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân được quy định bởi luật pháp cho phép chia sẻ dữ liệu
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 giữa ngân hàng và người vay. Các quy định về quyền riêng tư, bảo mật ngân hàng và bảo vệ dữ liệu quy định loại thông tin có thể được chia sẻ giữa các ngân hàng và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Các quy định về quyền truy cập vào thông tin tín dụng chỉ định dữ liệu nào có thể có sẵn cho các ngân hàng và người vay. Một số nền kinh tế, chẳng hạn như Jordan, Kazakhstan, Kenya, Uganda và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thậm chí ủy thác theo luật rằng dữ liệu được chia sẻ với văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Các nền kinh tế như Ecuador và Morocco đã thành lập một cơ quan đăng ký tín dụng công trong ngân hàng trung ương với mục tiêu rõ ràng là xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng mà sau này có thể được chuyển sang văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Trên toàn cầu, độ bao phủ của các cơ quan đăng ký tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân đã tăng từ mức trung bình 21% dân số trưởng thành năm 2005 lên 38% vào năm 2011. Theo số liệu cập nhất từ World Bank, độ bao phủ của các cơ quan đăng kí tín dụng công tính trung bình trên toàn thế giới vào năm 2017 vào khoảng 14% dân số trưởng thành, trong khi số liệu này dành cho các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân vào khoảng 31% dân số trưởng thành. 2.2. Tổng quan lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) Lý thuyết bất cân xứng thông tin nêu lên tình trạng mà trong đó mức độ thông tin phản ánh không chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn biến của thị trường. Tức là trong một giao dịch, một bên có đầy đủ thông tin quan trọng trong khi bên kia không có hoặc có nhưng không đầy đủ. George Akerlof (1970) là người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất cân xứng thông tin. G. A. Akelof đưa ra giả định rằng xác suất để mua được xe tốt trên thị trường xe cũ là q và xác suất mua được xe xấu là (1-q). Khi đó mức giá mua trung bình là P= P1q + P2(1-q), với P1 là giá xe tốt và P2 là giá xe xấu. Theo ông, một phương pháp giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin là thông qua các tổ chức trung gian trên thị trường. Tổ chức trung gian này có thể giới thiệu rõ hơn thông tin sản phẩm với người mua. Điều này sẽ làm cho các bên cân bằng hơn về thông tin.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 Nghiên cứu tiếp theo của Michael Spence (1973) tiếp tục phát triển lý thuyết bất cân xứng thông tin thông qua phát tín hiệu với nghiên cứu trên thị trường lao động. M.Spence xem lao động là một quyết định đầu tư không đúng đắn. Tính không chắc chắn ở đây là việc thuê lao động mà người chủ không biết được khả năng đóng góp, khả năng tạo ra năng suất của người lao động là bao nhiêu. Một trong những cách giúp chủ thuê được lao động có năng lực là xem qua chất lượng bằng cấp, kinh nghiệm…. của người lao động. Đó gọi là những tín hiệu được phát ra từ người lao động. Như vậy, việc phát tín hiệu này đã làm giảm thông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ. Còn Joseph Stilitz (1975) phát triển lý thuyết bất cân xứng thông tin qua cơ chế sàng lọc. Theo ông, bất cứ hàng hóa nào cũng có đặc điểm khác nhau. Với người lao động cũng vậy, nên không thể trả lương theo một mức cân bằng. Do đó, việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến chính trị và đời sống xã hội. Hai hệ quả phổ biến của tình trạng bất cân xứng thông tin là vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Lựa chọn bất lợi là tình huống mà trong đó, một bên giao dịch do thiếu thông tin hoặc bị che đậy thông tin dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm. Đây là rủi ro xảy ra trước khi giao dịch được tiến hành. Rủi ro đạo đức là tình huống mà trong đó, một bên giao dịch thực hiện hành động làm tổn hại đến lợi ích của bên còn lại nhằm mục đích tư lợi. Khác với lựa chọn bất lợi, rủi ro đạo đức thường xảy ra sau khi giao dịch được tiến hành. Trong hoạt động tín dụng, tình trạng bất cân xứng thông tin xảy ra giữa hai bên trong giao dịch tín dụng là bên cho vay và bên đi vay. Trong giao dịch này, hoạt động vay mượn giữa bên cho vay và bên đi vay được lập thành hợp đồng tín dụng. Cũng giống như quá trình giao dịch và thực thi các hợp đồng khác, nếu một bên trong hợp đồng tín dụng có nhiều thông tin hơn so với bên còn lại, họ có thể có những hành vi gây tổn hại đến lợi ích của bên còn lại. Đây chính là tình trạng bất cân xứng thông tin
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 xảy ra trong hoạt động tín dụng. Hai hệ quả phổ biến của tình trạng này là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Trong khi lựa chọn bất lợi xảy ra trước khi ký kết hợp đồng tín dụng do bên có nhiều thông tin gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn thì tâm lý ỷ lại xảy ra sau khi kí kết hợp đồng tín dụng. Cụ thể, bên cho vay thường là bên có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn so với bên đi vay. Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, bên cho vay phải đưa ra giải pháp xử lý tình trạng thông tin bất cân xứng để hạn chế hệ quả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để bên đi vay có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc trả nợ gốc và lãi vay. Trong một nền kinh tế, hầu như không một bên cho vay cá biệt nào có đủ khả năng tự mình giải quyết được tình trạng bất cân xứng thông tin mà cần phải có một cơ sở hạ tầng tài chính và những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế đó nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ thống ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này ám chỉ đến sự phát triển của khu vực tài chính. 2.2.2. Giảm bất cân xứng thông tin của các cơ quan tham chiếu tín dụng Mối liên hệ giữa các cơ quan tham chiếu tín dụng và truy cập tài chính có thể được hiểu theo hai cách tiếp cận, đó là lựa chọn bất lợi từ người cho vay và rủi ro đạo đức từ người vay. Các cơ quan tham chiếu tín dụng tận dụng những người cho vay với thông tin và lịch sử tín dụng đối với người vay cho phép họ giảm lãi suất cao được thúc đẩy bởi lựa chọn bất lợi. Khi người vay đã được cho vay, họ trở nên chịu trách nhiệm về rủi ro đạo đức khi họ có thể tránh được việc trả các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng bằng cách che giấu các hoạt động kinh tế mà khoản vay được cấp. Do đó, vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng là kỷ luật người vay về hậu quả tiêu cực của việc không tuân thủ. Nhiều lần, các cơ quan tham chiếu tín dụng giáo dục người vay về những bất tiện của việc vỡ nợ và những nguy cơ tìm nơi ẩn náu trong khu vực tài chính phi chính thức như một sự thay thế bền vững cho khu vực tài chính chính thức (Tchamyou & Asongu, 2016).
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm các các quan đăng kí tín dụng công và văn phòng tín dụng tư nhân là những phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng tài chính tạo điều kiện tiếp cận với tài chính chính thức. Bằng cách chia sẻ thông tin tín dụng, họ giúp giảm bất cân xứng thông tin, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm lãi suất, cải thiện kỷ luật người vay và hỗ trợ giám sát ngân hàng và giám sát rủi ro tín dụng. Người vay thường có nhiều thông tin về tình hình tài chính và cơ hội đầu tư của họ hơn người cho vay. Thông tin bất cân xứng này trong thị trường tín dụng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người cho vay và người vay, đặc biệt là người vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng có nhiều khả năng cho vay các công ty lớn hơn, thường minh bạch hơn và sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chia sẻ thông tin về người vay thông qua các cơ quan đăng ký tín dụng công hoặc văn phòng thông tin tín dụng tư nhân là một cách để khắc phục những bất cân xứng này. Hệ thống báo cáo tín dụng giúp người cho vay tìm hiểu về người vay bao gồm đặc điểm người đi vay, hành vi trong quá khứ, lịch sử trả nợ và tình trạng nợ hiện tại. Cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân là một cách để tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Với quyền truy cập tốt hơn, rẻ hơn và nhanh hơn vào thông tin tín dụng, nhân viên cho vay có thể sử dụng dữ liệu chính xác và khách quan để đưa ra quyết định không thiên vị trong việc cung cấp các khoản vay. Và khi họ có thể đánh giá rủi ro vỡ nợ, các ngân hàng có nhiều động lực hơn để cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Được hỗ trợ bởi các hệ thống báo cáo tín dụng, các ngân hàng có thể dựa trên các quyết định tín dụng của họ đối với hành vi của người vay trong quá khứ và do đó mở rộng tín dụng hợp lý cho các công ty nhỏ hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy các quyết định tín dụng dựa trên thông tin khách quan có thể cải thiện khả năng cung cấp tín dụng cho người nghèo và tăng cơ hội thành công của các doanh nhân, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tại các nền kinh tế đang phát triển. Một nghiên cứu gần
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 đây cũng cho thấy sau khi hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng mới ra đời ở các nền kinh tế đang phát triển, tiếp cận tín dụng tăng nhanh gấp đôi đối với các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, chia sẻ thông tin tín dụng làm giảm sự không chắc chắn của người vay về vấn đề vay nợ, giảm tổng chi phí sàng lọc và giảm lãi suất. Bằng cách giúp trao đổi thông tin giữa những người cho vay, cơ quan đăng ký tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân giúp chủ nợ phân loại người vay tốt khỏi những người xấu và cho vay đúng giá. Đối với các cơ quan quản lý, hệ thống thông tin tín dụng bao gồm các cơ quan tham chiếu tín dụng cung cấp một công cụ mạnh mẽ để giám sát ngân hàng và giám sát rủi ro tín dụng và xu hướng tín dụng trong nền kinh tế. Các cơ quan quản lý thường sử dụng thông tin từ các cơ quan tham chiếu tín dụng để đánh giá xem việc trích lập dự phòng hiện tại có đầy đủ hay không và để phân tích sự phát triển trong thị trường tín dụng và lãi suất. Các kết quả có thể hướng đến những thay đổi trong pháp luật điều chỉnh các tổ chức tài chính. Nghiên cứu ở Argentina, Brazil và Mexico cho thấy các cơ quan tham chiếu tín dụng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá rủi ro tín dụng và giám sát, bao gồm cả việc tính toán rủi ro tín dụng đối với vốn hoặc kiểm tra xếp hạng nội bộ của ngân hàng. Các cơ quan tham chiếu tín dụng cũng hỗ trợ cạnh tranh trong thị trường tín dụng. Khi có nhiều thông tin tín dụng hơn, cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ tăng lên. Nghiên cứu ở Trung Đông và Bắc Phi cho thấy thiếu hệ thống thông tin tín dụng có thể hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 2.3.1. Ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính Có sự đồng thuận rộng rãi từ các tài liệu gần đây rằng chất lượng tăng trưởng cần thiết để giảm nghèo được thúc đẩy tích cực bởi sự phát triển tài chính (Asongu, 2015; Asongu & De Moor, 2015). Các nghiên cứu cũng cho thấy sự ra đời của các cơ
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 quan đăng ký tín dụng công (PCR) và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) giúp giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin liên quan đến phát triển tài chính (Triki & Gajigo, 2014). Các biện pháp cơ bản đối với việc giảm sự bất cân xứng thông tin về cơ bản có liên quan đến sự bắt buộc phải tăng chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng để giảm lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức giữa người cho vay và người vay. Điều này được hỗ trợ bởi một số lượng lớn tài liệu chứng minh rằng việc tiếp cận tài chính cơ bản ở Châu Phi (như tín dụng, thanh toán, bảo hiểm tư nhân và doanh nghiệp) đã bị hạn chế đáng kể bởi rất nhiều yếu tố giới hạn, liên kết: đủ điều kiện, quyền truy cập và khả năng chi trả (Batuo & Kupukile, 2010; Allen và cộng sự, 2011). Đã có một số lượng đáng kể các nghiên cứu lý thuyết ủng hộ quan điểm rằng thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người vay ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính bằng cách giảm phân bổ vốn hiệu quả (Jappelli & Pagano, 2002). Về bản chất, người cho vay thường phải đối mặt với các vấn đề lựa chọn bất lợi do thiếu thông tin về đặc điểm của người vay, đặc biệt là khi gặp rủi ro liên quan đến khoản đầu tư mà người vay muốn huy động các nguồn tài chính. Ngoài ra, mối lo ngại thậm chí còn đáng lo ngại hơn khi những người cho vay không thể kiểm soát hành động của người vay sau khi tín dụng đã được cấp. Theo đó, một người đi vay có thể quyết định che giấu số tiền thu được từ khoản đầu tư cơ bản để giảm trách nhiệm trong trường hợp vỡ nợ hoặc ngăn trả khoản nợ tiềm ẩn. Những xu hướng như vậy không chỉ xuất hiện ở những người vay không có khả năng thanh toán vì những người vay đủ khả năng cũng có thể phải đối mặt với sự cám dỗ của việc gian lận để tránh phải tuân thủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến khoản vay. Cuối cùng, để người cho vay thận trọng trước những rủi ro như vậy, tín dụng thường được đặc trưng bởi hoạt động phân phối và lãi suất cao, có tác động bất lợi đáng kể cho phát triển tài chính, tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Những nhược điểm này có thể được hạn chế bằng cách chia sẻ thông tin về đặc điểm khả năng thanh toán của người vay. Lúc này, PCB và PCR đóng vai trò là nhà môi giới bằng cách cung cấp thông tin rất cần thiết cho các ngân hàng, thống nhất với
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 nghiên cứu của Jappelli và Pagano (2002): bằng cách chia sẻ thông tin mà các nhà môi giới này cho phép phân bổ vốn hiệu quả, nới lỏng các hạn chế tín dụng và tăng cạnh tranh thị trường tín dụng. Còn theo (Claus & Grimes, 2003) thì có hai quan điểm chính chi phối nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa giảm bất cân xứng thông tin và phát triển tài chính. Quan điểm thứ nhất được định hướng theo hướng chuyển đổi các đặc điểm rủi ro của tài sản ngân hàng trong khi quan điểm thứ hai tập trung vào các kênh thông qua đó có thể tăng cường khả năng truy cập tài chính. Hai quan điểm này phù hợp với vai trò cơ bản của các ngân hàng trong chức năng trung gian là chuyển đổi tiền gửi huy động thành tín dụng cho các bên liên quan. Nhận thức này cũng phù hợp rộng rãi với các tài liệu lý thuyết về sự liên quan của việc chia sẻ thông tin tín dụng trong việc tiếp cận tài chính, cụ thể là: giao tiếp của các tổ chức tài chính đối với các nhà đầu tư (Leland & Pyle, 1977), hệ quả trước và sau của tình trạng bất cân xứng thông tin (Diamond & Dybyig, 1983), đa dạng hóa trung gian tài chính (Diamond, 1984) và mô hình phân bổ tín dụng (Williamson, 1986; Stiglitz & Weiss, 1981; Jaffee & Russell, 1976). Các kết quả nghiên cứu chỉ ra trên đây tương ứng với giả thuyết nghiên cứu sau: H1: PCR và PCB tác động đồng biến với phát triển tài chính. Galindo và Miller (2001) đã cung cấp bằng chứng kinh tế vĩ mô để xác định rằng các quốc gia có sự phát triển tiên tiến hơn trong các cơ quan đăng ký tín dụng được thưởng ít hạn chế tài chính hơn so với các quốc gia có văn phòng tín dụng kém phát triển. Đặc biệt, các cơ quan đăng ký tín dụng đang hoạt động tốt, làm giảm đáng kể độ nhạy cảm của công ty trong các quyết định đầu tư đối với dòng tiền khả dụng, một đại diện điển hình trong tài liệu về các hạn chế tài chính. Đối với các nước Mỹ Latinh, các tác giả kết luận rằng đã giảm khoảng 50% hiệu suất của các cơ quan đăng ký tín dụng đối với các quyết định đầu tư nhạy cảm với các quỹ nội bộ như thế nào. Love và Mylenko (2003) đã kết hợp dữ liệu cấp độ doanh nghiệp từ Khảo sát môi
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 trường kinh doanh ngân hàng Thế giới (WBES) với dữ liệu về các cơ quan đăng ký tín dụng công và tư để đánh giá xem: (i) từ nhận thức của các nhà quản lý và (ii) chia sẻ tài chính từ ngân hàng cao hơn, sự tồn tại của các cơ quan đăng ký tín dụng có liên quan tiêu cực đến tài trợ tín dụng ràng buộc. Các phát hiện cho thấy rằng sự hiện diện của các cơ quan đăng ký tư nhân có liên quan đến cổ phần tài chính ngân hàng cao hơn và các ràng buộc tài chính thấp hơn, trong khi sự hiện diện của các cơ quan đăng ký công cộng dường như không gây ra tác động đáng kể nào đối với các hạn chế tài chính cơ bản. Barth và cộng sự (2009) điều tra tác động của cạnh tranh giữa người cho vay và người đi vay cũng như việc chia sẻ thông tin thông qua các cơ quan đăng ký tín dụng / phòng chống tham nhũng trong việc cho vay của các ngân hàng sử dụng WBES bao gồm 4000 công ty trên 56 quốc gia và tín dụng tư nhân ở 129 quốc gia. Hai phát hiện chính được thiết lập. Đầu tiên, cả chia sẻ thông tin và cạnh tranh ngân hàng đều giảm thiểu ‘cho vay tham nhũng và việc chia sẻ thông tin đóng vai trò tích cực trong việc ảnh hưởng đến cạnh tranh nhằm hạn chế tham nhũng trong cho vay. Thứ hai, người ta cũng thấy rằng môi trường pháp lý, cạnh tranh vững chắc và cơ cấu sở hữu của các ngân hàng và doanh nghiệp, có tác động đáng kể đến việc cho vay tham nhũng. Triki và Gajigo (2014) đã xem xét: (i) tác động của các cơ quan đăng ký tín dụng công và tư nhân đối với việc tiếp cận tài chính của các công ty và (ii) ảnh hưởng của thiết kế PCR đối với mức độ nghiêm trọng của các hạn chế tài chính ở 42 quốc gia châu Phi. Phát hiện của họ cho thấy (i) khả năng tiếp cận tài chính trung bình cao hơn ở các quốc gia có PCB, so với những quốc gia có PCR hoặc không có tổ chức nào và (ii) có sự không đồng nhất đáng kể trong việc tiếp cận tài chính và thiết kế các tổ chức chia sẻ thông tin giữa các quốc gia có PCR. Các kết quả nghiên cứu này cũng đưa đến giả thuyết nghiên cứu H2 như sau: H2: PCB tác động mạnh hơn PCR đến phát triển tài chính.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Asongu et al. (2016) làm việc trên 53 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2004- 2011. Cơ quan đăng ký tín dụng công (PCR) và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) được sử dụng làm proxy để giảm sự bất cân xứng thông tin trong khi phát triển tài chính bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính được xác định bởi cơ sở dữ liệu cấu trúc và phát triển tài chính (FDSD) của Ngân hàng Thế giới, cụ thể là: độ sâu, hiệu quả, hoạt động và kích thước. Nghiên cứu đưa ra bốn kết luận đáng chú ý. Đầu tiên, PCR và PCB có tác động tiêu cực đến chiều sâu tài chính, với cường độ tác động của PCR cao hơn. Thứ hai, trái với các PCR có tác dụng không đáng kể, PCB có tác động tiêu cực đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Thứ ba, PCR và PCB có tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính, với cường độ tác động của của PCB cao hơn. Hơn nữa, cả hai hiệu ứng cận biên của chúng đều là tiêu cực. Thứ tư, PCR và PCB có tác động tích cực đến quy mô tài chính, với hiệu quả tác động của PCR cao hơn. Nghiên cứu của Asongu et al. (2016) cũng đưa ra giả thuyết rằng tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng lên phát triển tài chính có thể là phi tuyến do mối quan hệ này còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ phát triển của thị trường tài chính, hình thức hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng tương ứng. Nối tiếp nghiên cứu này, (Asongu et al., 2017) tiếp tục điều tra làm thế nào việc tăng cường chia sẻ thông tin ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính. Cũng với mẫu dữ liệu bao gồm 53 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2004-2011, các tác giả sử dụng hồi quy phân vị để xem xét tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng lên phát triển tài chính ở các mức độ phát triển tài chính khác nhau. Trong đó, các thước đo phát triển tài chính liên quan đến chiều sâu, hiệu quả, hoạt động và quy mô được sử dụng. Nghiên cứu này tìm thấy hai phát hiện quan trọng. Thứ nhất, hiệu quả của việc tăng các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân không rõ ràng đối với khả năng tiếp cận tài chính, có thể là do các văn phòng thông tin tín dụng tư nhân vẫn được thành lập ở nhiều quốc gia. Thứ hai, tăng các cơ quan đăng kí tín dụng công cải thiện hiệu quả và hoạt động phân bổ tài chính (hoặc tín dụng) giữa các phân vị 25 và phân vị 75. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý chính sách chính cho các
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 quốc gia đứng đầu (hoặc mức phát triển tài chính cao nhất) và cuối cùng (hoặc mức phát triển tài chính thấp nhất) nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thông qua tăng cường hoạt động của các cơ quan đăng kí tín dụng công. Như vậy, với các kết quả nghiên cứu trên, tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng đến phát triển tài chính có thể là phi tuyến tính với giả thuyết nghiên cứu H3 như sau: H3: Mối quan hệ giữa PCR, PCB và phát triển tài chính là phi tuyến. Có thể thấy, các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính đã được thực nghiệm cho nhiều khu vực, từ châu Âu, các nước thuộc OECD đến châu Phi và nhiều quốc gia khác. Nhưng vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm dành cho các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á. 2.3.2. Ảnh hưởng của lạm phát lên phát triển tài chính Một số tác giả đã nghiên cứu lý thuyết và cả thực nghiệm về tác động của lạm phát đối với phát triển tài chính và đi đến kết luận rằng các nền kinh tế duy trì lạm phát thấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tài chính. Cụ thể, (Huybens & Smith, 1999) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng lạm phát và hoạt động trên thị trường tài chính có mối tương quan ngược chiều mạnh mẽ (trong dài hạn), tương ứng với mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tỷ lệ lợi nhuận thực tế của vốn chủ sở hữu. (Boyd, Levine, & Smith, 2001) tiến hành thực nghiệm giả thuyết về cơ chế can thiệp của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng lên khả năng phân bổ nguồn lực của khu vực tài chính. Kết quả cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát với sự phát triển khu vực tài chính lẫn các hoạt động thị trường vốn. Hơn nữa, mối quan hệ này là phi tuyến tính. Ví dụ, ở các quốc gia lạm phát thấp, dữ liệu chỉ ra rằng lạm phát nhiều hơn không phù hợp với lợi nhuận danh nghĩa lớn hơn. Tuy nhiên, trong các nền kinh tế lạm phát cao, lợi nhuận chứng khoán danh nghĩa di chuyển chủ yếu theo từng bước với tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ. Về mặt phát triển ngân hàng và thị trường chứng khoán, dữ liệu cũng thể hiện tính phi
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 tuyến. Hoạt động cho vay của ngân hàng, các vấn đề trách nhiệm ngân hàng, quy mô và thanh khoản thị trường chứng khoán cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh mẽ với lạm phát, nhưng chỉ đối với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình. Khi lạm phát tăng, tác động biên của mức lạm phát tăng thêm đối với phát triển ngân hàng và thị trường chứng khoán giảm nhanh chóng. Dữ liệu cũng cho thấy rằng đối với các nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát hàng năm trên ngưỡng 15%, có sự sụt giảm lớn trong phát triển khu vực tài chính so với các quốc gia có tỷ lệ lạm phát dưới ngưỡng này. 2.3.3. Ảnh hưởng của đầu tư lên phát triển tài chính Nghiên cứu của (Huang, 2011) đã cho thấy tác động nhân quả tích cực hai chiều tồn tại giữa đầu tư tư nhân và phát triển tài chính. Điều này ngụ ý rằng, trong một thế giới toàn cầu hóa, đầu tư tư nhân vừa là động cơ vừa là người theo dõi sự phát triển tài chính và ngược lại. Phân tích này đã tạo ra những hiểu biết đáng kể về sự tương tác giữa hai khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển, đầu tư tư nhân và phát triển tài chính. Thứ nhất, phát hiện về tác động tích cực của đầu tư tư nhân đối với sự phát triển tài chính có ý nghĩa phong phú đối với sự phát triển của thị trường tài chính. Phát hiện này có thể làm sáng tỏ một kênh truyền dẫn mà thông qua đó các nhân tố khác cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển tài chính. Ví dụ, cả mở cửa thương mại và mở tài chính dường như thúc đẩy phát triển tài chính (Baltagi, Demetriades, & Law, 2009), và cải tiến thể chế cũng đã được tìm thấy mang lại sự phát triển tài chính (Huang, 2010). Thứ hai, phát hiện về phát triển tài chính tốt hơn dẫn đến sự bùng nổ đầu tư tư nhân có ý nghĩa rõ ràng đối với việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển. Phát hiện này hỗ trợ cho khung phát triển tài chính do (McKinnon, 1973) và (Shaw, 1973) đề xuất. Các tác giả này nhấn mạnh rằng tự do hóa tài chính và phát triển tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư và năng suất của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu này ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển kể từ những năm 1970. Nghiên cứu này cũng đóng góp cho các nghiên cứu hiện có về mối liên hệ giữa phát
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng cách gợi ý rằng phát triển tài chính có thể tăng cường tăng trưởng kinh tế thông qua sự bùng nổ đầu tư tư nhân. 2.3.4. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên phát triển tài chính Nhiều nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính (Asongu, 2015; Greenwood & Jovanovic, 1990; Saint-Paul, 1992). Theo đó, sự thịnh vượng kinh tế trong điều kiện tăng trưởng kinh tế có liên quan đến việc giảm chi phí trung gian tài chính do cạnh tranh mạnh mẽ, liên quan đến một quy mô lớn các quỹ dành cho đầu tư sản xuất. Hơn nữa, tầm quan trọng của mức thu nhập trong phát triển tài chính đã được ghi nhận rộng rãi trong lý thuyết (Asongu, 2012; Levine, 1999). Chẳng hạn, nghiên cứu của (Jaffee & Levonian, 2001) đã chỉ ra rằng mức thu nhập có tác động tích cực đến cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hay (Asongu, 2012) nghiên cứu cho khu vực châu Phi và đưa ra kết luận rằng các quốc gia có mức thu nhập cao hơn có liên quan đến sự phát triển tài chính tốt hơn. Điều này được giải thích là do sự liên kết giữa các yếu tố thể chế và thị trường tài chính. Bởi vì các quốc gia có Chính phủ phát triển tốt hơn sẽ ưu tiên thị trường chứng khoán có giá trị vốn hóa thị trường cao hơn, tỷ lệ doanh thu tốt hơn, giá trị giao dịch cổ phiếu cao hơn và số lượng các công ty niêm yết lớn hơn. 2.3.5. Ảnh hưởng của độ mở thương mại lên phát triển tài chính Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng các chính sách thương mại cởi mở có liên quan tích cực với mức độ phát triển tài chính cao hơn (Do & Levchenko, 2007; Huang & Temple, 2005). Nghiên cứu của (Do & Levchenko, 2007) đi đến kết luận rằng các quốc gia xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc tài chính có mức độ phát triển tài chính cao hơn các quốc gia có xuất khẩu chủ yếu trong các lĩnh vực không phụ thuộc vào tài chính bên ngoài. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của thương mại đối với sự phát triển tài chính nhưng không ngụ ý rằng khối lượng giao dịch hoặc mô hình thương mại là yếu tố quyết định chính cho sự phát triển tài chính. Bởi vì các yếu tố khác như nguồn lực, hệ thống pháp lý, thể chế hoặc mức độ phát triển chung của khu vực tài
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 chính cũng đóng vai trò rất quan trọng đến mức độ phát triển tài chính. Nghiên cứu của (Huang & Temple, 2005) xuất phát từ giả định rằng thương mại và phát triển tài chính có thể được liên kết, vì lý do kinh tế chính trị, hoặc vì cạnh tranh nước ngoài và tiếp xúc với các cú sốc dẫn đến thay đổi nhu cầu tài chính bên ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng về độ mở của thị trường hàng hóa thường được theo sau bởi sự gia tăng bền vững về chiều sâu tài chính. 2.3.6. Ảnh hưởng của viện trợ nước ngoài lên phát triển tài chính Nghiên cứu của (Aggarwal, Demirgüç-Kunt, & Pería, 2011; Uchenna, Evans, & Stephen, 2015) cho thấy, kiều hối, cũng như viện trợ nước ngoài nói chung được chi tiêu ở các nước nhận tiền và không bị chiếm đoạt bởi các dịch vụ tư vấn ở các quốc gia tiên tiến có nhiều khả năng thúc đẩy phát triển tài chính. Kiều hối được nhận định là loại dòng chảy lớn thứ hai sau đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển và có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các nước nhận. Xuất phát từ luận điểm này, (Aggarwal et al., 2011) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với mẫu dữ liệu gồm 109 nước đang phát triển trong giai đoạn 1975-2007. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về mối liên hệ tích cực, có ý nghĩa và mạnh mẽ giữa kiều hối và phát triển tài chính ở các nước đang phát triển. Ngược lại, nghiên cứu của (Uchenna et al., 2015) kiểm tra mối quan hệ giữa chuyển tiền và độ rộng ngân hàng ở Nigeria, sử dụng dữ liệu từ Khảo sát hộ gia đình của Ngân hàng Thế giới năm 2011 cho dự án di cư châu Phi ở Nigeria. Kết quả cho thấy chuyển tiền có mối quan hệ nghịch đảo với độ rộng ngân hàng. Lý do đưa ra là người nhận thích giữ ngoại hối từ chuyển tiền và họ không tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng. Một trong những ý nghĩa chính của phát hiện này là sự cần thiết của các ngân hàng thương mại vượt ra ngoài vai trò là người liên lạc để chuyển tiền nhưng kết hợp các yếu tố của dịch vụ tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là những người thường xuyên nhận chuyển tiền, nhằm tư vấn cho họ cách để sử dụng tốt nhất số tiền nhận được vào các hoạt động hiệu quả.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 2.4. Khoảng trống nghiên cứu Sự ra đời của các cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân nhằm đáp ứng yêu cầu về việc chia sẻ thông tin tín dụng giữa các bên liên quan. Điều này cho phép giải quyết hai hệ quả của tình trạng bất cân xứng thông tin là vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức vốn có ảnh hưởng không nhỏ lên phát triển tài chính tại các châu lục, đặc biệt là đối với các khu vực chậm phát triển. Nhiều nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra tình trạng bất cân xứng thông tin đã và đang trở thành rào cản ảnh hưởng đến phát triển tài chính của các châu lục nhưng vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng có thể là tích cực và/hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính cũng như cơ chế vận hành của các hình thức cơ quan tham chiếu tín dụng này (Asongu et al., 2016; Barth et al., 2009; Galindo & Miller, 2001; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm cho các quốc gia vốn tồn tại tình trạng kém minh bạch và bất cân xứng thông tin ở khu vực Châu Á. Luận văn của tác giả khai thác khoảng trống nghiên cứu trên thông qua thực nghiệm với nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á qua đó cho phép so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó ở các khu vực khác trên thế giới.
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu này xoay quanh lý thuyết bất cân xứng thông tin và hai hệ quả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong hoạt động cấp tín dụng. Để giải quyết tình trạng bất cân xứng thông tin và giảm tác động của hai hệ quả trên, bắt buộc các bên cho vay phải tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng dưới hình thức bắt buộc và/hoặc tự nguyện. Trước yêu cầu chia sẻ thông tin tín dụng này, các cơ quan tham chiếu tín dụng ra đời, bao gồm cơ quan đăng kí tín dụng công và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân. Đến nay, các cơ quan tham chiếu tín dụng đã trở thành trung gian cung cấp thông tin tín dụng hữu ích cho các bên cho vay. Nhiều nghiên cứu truớc đó cho thấy hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng có ảnh hưởng tích cực và/hoặc tiêu cực đến phát triển tài chính tại các quốc gia ở châu Phi và các nước phát triển như OECD (Asongu et al., 2016; Love & Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm cho các quốc gia khu vực Châu Á. Luận văn của tác giả khai thác khoảng trống nghiên cứu trên thông qua thực nghiệm với nhóm nước có thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở khu vực Châu Á.
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu phục vụ nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ World Bank trong giai đoạn từ 2004-2017. Trong đó, các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa trên phân nhóm theo tiêu chuẩn mức thu nhập của World Bank là các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao. Dữ liệu được thu thập theo tần suất năm, kể từ thời điểm World Bank chính thức công bố số liệu về hoạt động của các cơ quan tham chiếu tín dụng vào năm 2004 cho đến thời điểm cập nhất vào năm 2017. Do trong giai đoạn này, một số quốc gia không có đầy đủ dữ liệu nên dữ liệu thu thập được phân bố theo dạng dữ liệu bảng không cân, tương ứng với 33 quốc gia và 463 quan sát. 3.2. Phương pháp ước lượng Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu, luận văn sử dụng các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dành cho bảng không cân bao gồm phương pháp bình phương tối thiểu (Pool OLS), phương pháp đánh giá tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM). Trình tự thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng không cân được thực hiện như sau. Bước 1: Thống kê mô tả, phân tích tương quan. Bước 2: Sử dụng kiểm định Breusch – Pagan LM Test để lựa chọn giữa hai phương pháp ước lượng Pool OLS và REM. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng Pool OLS phù hợp thì xem xét lại các giả định của mô hình hồi quy, nếu các giả định của mô hình bị vi phạm thì sử dụng REM hoặc FEM để có kết quả ước lượng đáng tin cậy hơn. Bước 3: Sử dụng Hausman Test để lựa chọn giữa hai phương pháp ước lượng FEM và REM. Sau khi lựa chọn được phương pháp ước lượng phù hợp, tiến hành kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy gồm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 định hiện tượng tự tương quan và kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Sau đó, tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình hồi quy (nếu có) với phương pháp ước lượng vừa chọn được. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng nhắc đến vấn đề nội sinh tiềm tàng trong mô hình hồi quy (Asongu và cộng sự, 2016; Ivashina, 2009; Triki & Gajigo, 2012). Do đó, luận văn sẽ giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng này bằng cách lấy độ trễ 1 kỳ của các biến giải thích trong mô hình hồi quy khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp vừa chọn được trước đó.
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Các bước thực hiện được trình bày theo sơ đồ cụ thể sau đây: Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu Xác định biến nghiên cứu Thu thập xử lý số liệu Kiểm định sự phù hợp của Pool OLS và REM Pool OLS Lựa chọn phương pháp ước lượng và tiến hành hồi quy Xây dựng mô hình nghiên cứu Kiểm định sự phù hợp giữa FEM và REM Phân tích kết quả hồi quy Nguồn: tác giả thiết kế
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 3.3. Mô hình nghiên cứu Dựa trên nghiên cứu gốc của (Asongu và cộng sự, 2016) và các nghiên cứu liên quan, luận văn xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất các mô hình thực nghiệm về ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin lên phát triển tài chính ở Châu Á như sau. Bảng 3-1 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung H1 PCR và PCB tác động đồng biến với phát triển tài chính H2 PCB tác động mạnh hơn PCR đến phát triển tài chính H3 Mối quan hệ giữa PCR, PCB và phát triển tài chính là phi tuyến Nguồn: Asongu và cộng sự, 2016 Thứ nhất, mô hình thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của các cơ quan tham chiếu tín dụng lên phát triển tài chính: BcBdi,t = β0 BcBdi, t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCBi,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (1) FcFdi,t = β0 FcFdi, t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCBi,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (2) Trong đó: - BcBd và FcFd lần lượt là hai thước đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến FcFd); - PCR là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ bao phủ của cơ quan đăng ký tín dụng công;
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 - PCB là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ bao phủ của văn phòng thông tin tín dụng tư nhân; - GDPg, Inflation, Trade, NODA lần lượt là các biến kiểm soát tăng trưởng kinh tế; lạm phát, độ mở thương mại và viện trợ nước ngoài. - β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 lần lượt là các hệ số ước lượng của mô hình hồi quy; ε là phần dư của mô hình. Thứ hai, mô hình thực nghiệm nhằm đánh giá mối quan hệ phi tuyến (có thể) tồn tại giữa các cơ quan tham chiếu tín dụng và phát triển tài chính: BcBdi,t = β0 BcBdi,t-1 + β1 PCBi,t + β2 PCB2 i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (3) FcFdi,t = β0 FcFdi,t-1 + β1 PCBi,t + β2 PCB2 i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (4) BcBdi,t = β0 BcBdi,t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCR2 i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (5) FcFdi,t = β0 FcFdi,t-1 + β1 PCRi,t + β2 PCR2 i,t + β3 GDPgt + β4 Inflationt + β5 Tradet + β6 NODAt + ε (6) Trong đó: - BcBd và FcFd lần lượt là hai thước đo của biến phụ thuộc phát triển tài chính được đo lường bằng tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của ngân hàng (kí hiệu biến BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (kí hiệu biến FcFd); - PCR là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ bao phủ của cơ quan đăng ký tín dụng công; - PCR2 là biến PCR bình phương;
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 - PCB là biến độc lập bất cân xứng thông tin được đo lường bằng thước đo độ bao phủ của văn phòng thông tin tín dụng tư nhân; - PCB2 là biến PCB bình phương; - GDPg, Inflation, Trade, NODA lần lượt là các biến kiểm soát tăng trưởng kinh tế; lạm phát, độ mở thương mại và viện trợ nước ngoài. - β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 lần lượt là các hệ số ước lượng của mô hình hồi quy; ε là phần dư của mô hình. Bảng 3-2 Tóm tắt các biến nghiên cứu Biến Ký hiệu Cách tính Nguồn BcBd Tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của Biến phụ Phát triển ngân hàng (%) World Bank thuộc tài chính (FDSD) FcFd Tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (%) Độ bao phủ của cơ quan đăng ký tín dụng công là số lượng cá nhân và doanh nghiệp được liệt kê trong PCB sổ đăng ký tín dụng công với thông World Bank tin hiện tại về lịch sử trả nợ, nợ (WDI) Bất cân chưa thanh toán hoặc dư nợ tín Biến độc xứng thông dụng. Số liệu này được biểu thị lập tin bằng phần trăm dân số trưởng thành. Độ bao phủ của văn phòng thông PCR tin tín dụng tư nhân là số lượng cá World Bank nhân hoặc công ty được liệt kê bởi (WDI) một văn phòng thông tin tín dụng
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 tư nhân với thông tin hiện tại về lịch sử trả nợ, các khoản nợ chưa thanh toán hoặc dư nợ tín dụng. Số liệu này được biểu thị bằng phần trăm dân số trưởng thành. Tăng trưởng GDPg Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm) World Bank kinh tế (WDI) Biến Lạm phát Inflation Tỷ lệ lạm phát (%/năm) World Bank (WDI) kiểm Độ mở nền Giá trị tổng kim ngạch xuất nhập World Bank soát Trade kinh tế khẩu/GDP (%/năm) (WDI) Viện trợ NODA Tổng giá trị hỗ trợ phát triển chính World Bank nước ngoài thức ròng/GNI (%/năm) (WDI) Chú thích: WDI – chỉ số phát triển của World Bank; FDSD – Cơ sở dữ liệu về phát triển tài chính và cấu trúc. Nguồn: Asongu và cộng sự, 2016
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trong chương 3, tác giả đã trình bày về các phương pháp và mô hình nghiên cứu chính. Theo đó, trong các mô hình đề xuất, tác giả sử dụng thước đo độ bao phủ của các cơ quan tham chiếu tín dụng bao gồm cơ quan đăng kí tín dụng công (PCR) và văn phòng thông tin tín dụng tư nhân (PCB) để đại diện cho việc giảm bất cân xứng thông tin, tỷ trong tín dụng khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng trên GDP (BcBd) và tỷ trọng tín dụng trên tiền gửi của khu vực tài chính (FcFd) là hai thước đo cho phát triển tài chính. Ngoài ra, các biến kiểm soát khác bao gồm tăng trưởng kinh tế (GDPg), lạm phát (Inflation), viện trợ nước ngoài (NODA) và độ mở thương mại (Trade) cũng được đưa vào mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đó. Đồng thời, trong nghiên cứu này, các phương pháp ước lượng Pool OLS, phương pháp đánh giá tác động cố định FEM (Fixed effect model) và tác động ngẫu nhiên REM (Random effect model) và các phương pháp kiểm định mô hình hồi quy sẽ được áp dụng vào các mô hình nghiên cứu.
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 4.1.1. Thống kê mô tả Để có được một cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu và các biến quan sát, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu. Các số liệu thống kê mô tả bao gồm các chỉ tiêu đo lường số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Bảng 4.1 dưới đây trình bày các thông số thống kê mô tả đối với các biến nghiên cứu theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải. Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Biến Quan Trung Độ lệch Giá trị thấp Giá trị cao sát bình chuẩn nhất nhất BcBd 431 42.34 33.53 1.27 156.81 FcFd 428 55.25 46.73 -16.38 215.24 PCB 399 13.03 22.66 0 100 PCR 399 9.89 17.88 0 95.3 GDPg 451 5.60 6.96 -37.15 64.07 Inflation 451 7.79 8.11 -36.52 39.18 NODA 407 4.29 7.46 -0.22 51.42 Trade 444 80.32 40.48 0.17 210.37 Nguồn: thu thập từ phần mềm Stata