SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
QUÁCH THỊ DIỆU
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ SINH KẾ NGƯỜI
DÂN: TRƯỜNG HỢP CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH
ĐỒNG THÁP.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
QUÁCH THỊ DIỆU
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ SINH KẾ NGƯỜI
DÂN: TRƯỜNG HỢP CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH
ĐỒNG THÁP.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG
Mã số: 8 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS; TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Học viên
Quách Thị Diệu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
________
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.TÍNH CẤP THIẾT ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5
4.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ........................................................................... 6
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 6
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 6
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 7
Chương mở đầu ................................................................................................... 7
Chương 1: Lý thuyết tổng quan ......................................................................... 7
Chương 2 : Thực trạng chính sách đào tạo nghề lao động nông các xã Vùng
Đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp ................. 7
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị ................................................................. 7
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN ...................................................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm nghề, đào tạo và đào tạo nghề ........................................... 8
1.1.2 Khái niệm lao động, lao động nông thôn và bền vững ..................... 11
1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo: ..................................................... 12
1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn .............................................................. 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ............................. 13
1.4 Phân loại và các hình thức đào tạo nghề ................................................... 17
1.5 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm. .................................................. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ LAO
ĐỘNG NÔNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................. 19
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã Vùng đệm
Vườn Quốc Gia Tràm chim huyện Tam Nông ................................................... 19
2.1.1 Về đại lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên ...................................................... 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng
đệm Vườn Quốc gia Tràm chim..................................................................................... 21
2.1.2.1 Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cấp huyện...................................................................................... 21
2.1.2.2 Việc phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Đề án
........................................................................................................................................................ 22
2.1.2.3. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn................................................. 23
2.1.2.4. Việc xây dựng Kế hoạch đào tạo bôi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã:...................................................................................................................................... 23
2.1.2.5. Hàng năm, UBND huyện đều bố trí 01 công chức chuyên trách
quản lý đào tạo nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Tam Nông............................................................................................................................... 23
2.2 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2011-2016....................................................................................... 24
2.2.1 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã Vùng đệm
Vườn Quốc gia Tràm Chim...................................................................................... 25
2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn......................................................................................................................26
2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trong giai đoạn 2011 - 2016......................................................................... 30
2.2.3.1. Những mặt được........................................................................................... 30
2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 31
a. Tồn tại, hạn chế...........................................................................................................31
b. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế................................................................. 31
c. Bài học kinh nghiệm................................................................................................ 32
2.3 Hạn chế của đào tạo nghề nông thôn............................................................... 33
2.4 Bài học kinh nghiệm cho đào tạo nghề lao động nông thôn các xã
vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông........................................................................... 33
2.5 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................... 35
2.5.1 Khung phân tích .................................................................................................. 35
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 36
2.5.2.1 Thông tin thứ cấp........................................................................................... 36
2.5.2.2 Thông tin sơ cấp............................................................................................. 37
2.5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 38
2.6 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................... 39
2.6.1 Tổng hợp kết qủa khảo sát các học viên (điều tra điển hình)39
2.6.2 Tóm tắt ý kiến khảo sát của lao động qua đào tạo .................. 46
2.6.3 Hiệu quả đào tạo nghềicho lao động nông thôn các xã vùng đệm
trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp........................................ 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.1 Kết luận........................................................................................................................... 49
3.2 Một số giải pháp nâng cao kết quả đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện nói chung và các xã vùng đệm nói
riêng ........................................................................................................................................... 49
3.3 Kiến nghị........................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt
01 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
02 ĐTN Đào tạo nghề
03 HĐND Hội đồng nhân dân
04 LĐNT Lao động nông thôn
05 UBND Ủy ban nhân dân
06 VQGTC Vườn Quốc gia Tràm Chim
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề ........................ 16
Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đệm VQG ................................................ 20
Bảng 2.2. Dân số vùng đệm VQG năm 2013 ................................................... 21
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 ....................................... 24
Bảng 2.4. Số lao động tham gia học nghề lao động nông thôn giai đoạn
2011-2016............................................................................................................ 25
Bảng 3.1 Nguồn thu thập thông tin ................................................................. 36
Bảng 3.2 Lựa chọn số lượng điều tra tại mỗi xã, thị trấn ............................. 37
Bảng 4.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát .................................................... 39
Bảng 4.2 Đánh giá của học viên ....................................................................... 40
Bảng 4.3 Cách nhận biết thông tin và đánh giá về đào tạo nghề .................. 42
Bảng 4.4 Nhu cầu ngành nghề đào tạo do học viên đề nghị .......................... 43
Bảng 4.5 Nguyện vọng người học nghề ........................................................... 45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về
công tác an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nông thôn
nước ta nhằm giải quyết việc làm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình
chính sách, có công cách mạng, trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn,….
Chính phủ đã đầu tư gần 26.000 tỷ đồng để thực hiện “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” theo quyết định 1956/QĐ-TTg với mục tiêu làm
cho người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao nhận thức khi có
việc làm họ không trông chờ chính sách hỗ trợ, tạo lòng tự trọng và có thu
nhập ổn định và bền vững. Chính sách đào tạo nghề của Đảng và nhà nước ta
thật đúng đắn và đầu tư kinh phí rất cao để đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu
lao động nông thôn, trong đó: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề,
nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng
100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực
thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;. Do đó, đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một
nhiệmvụ chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về các Chương
trình Mục tiêu quốc gia đào tạo nghề; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-
BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành theo Quyết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh
đó, UBND tỉnh ban hành số QĐ 498/QĐ-UBND.HC của tỉnh Đồng Tháp, đề
án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và được triển khai
thực hiện trên địa bàn huyện với mục đích là đào tạo nguồn nhân lực nông
thôn, giải quyết việc làm cho lao động gắn liền với tiềm năng phát triển của
địa phương. Tính chất của các ngành nghề phù hợp nhằm tận dụng lao
động nhàn rỗi. Ưu tiên các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công
nghiệp sử dụng nguyên liệu khai thác được ở địa phương. Cụ thể hóa chủ
trương trên, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông Ban hành Quyết định số
69/QĐ-UBND-TL ngày 28 tháng 6 năm 2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo
đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và Ban
hành các Kế hoạch số 124/KH -UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Uỷ
ban nhân dân huyện về việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, giai đoạn 2016-2020; Sau 5 năm thực hiện triển khai đề án tỷ lệ
lao động nông thôn qua đào tạo tăng lên từ 17% từ năm 2010 lên 25% năm
2015. Tuy đạt được về số lượng tham gia học nghề qua đào tạo nghề nông
thôn trên địa bàn huyện nhưng chất lượng đầu ra sau khi qua đào tạo nghề
chưa bền vững, cụ thể bà con các xã vùng đệm chưa tận dụng và khai thác
phát huy lợi thế từ điểm du lịch VQGTC mà họ chỉ làm theo mùa vụ có việc
thì làm không có thì thôi, bên cạnh đó họ chưa tự tạo cho mình việc làm ổn
định, đôi lúc còn trông chờ, ỉ lại vào địa phương tìm sản phẩm đầu ra.
Từ khái quát trên cho thấy, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn
chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng đào tạo nghề chạy theo thành
tích, sau khi đào tạo nghề họ chưa có việc làm ổn định, chủ yếu dựa vào tục
quán, phong tục, thoái quen; vẫn còn thiếu lực lượng lao động làm nghề phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, chưa
gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chưa áp dụng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
kiến thức vào thực tiễn... Do đó, việc đào tạo nghề lao động nông thôn hết
sức cần thiết và để họ trở thành lao động làm các công việc trong lĩnh vực
nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò quan trọng
đối với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây
dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để
tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập ổn định, bền vững và đời
sống của dân cư nông thôn góp phần xây dựng huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp thành một huyện có nông nghiệp và dịch vụ phát triển nhằm
giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và các vấn đề an ninh trật tự...
Xuất phát từ tình hình trên, để tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và
rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn
và đưa ra nhiều phương án nhằm phát triển nâng cao tay nghề và tiếp cận
công nghệ máy móc vào sản xuất nhằm mang lại thu nhập bền vững cho
người dân các xã Vùng đệm VQGTC nên tôi chọn đề tài nghiên cứu giải
pháp nào nhằm mang lại thu nhập bền vững cho người dân các xã vùng
đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim qua công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn để làm luận văn Thạc sỹ, với lý do các xã vùng đệm VQG Tràm
chim trên địa bàn huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp gồm các 05 xã và 01
thị trấn (Thị Trấn Tràm Chim, Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Hiệp
và Phú Thành B), hiện nay huyện Tam Nông đang tập trung phát triển du
lịch sinh thái, gắn kết làng nghề và khởi nghiệp đổi mới sáng nhằm mang
lại hiệu quả thực hiện đạt tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới
(NTM) theo quyết định 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính Phủ, đó là giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nông. Đây là tiêu
chí rất quan trọng về thu nhập, cơ cấu lao động, giáo dục và giảm tỷ lệ hộ
nghèo nên em chọn các xã Vùng đệm VQGTC để nghiên cứu thực hiện.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn làm rõ thực trạng, kết quả đạt được và những tồn tại
hạn chế qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã vùng
đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim, từ đó đề xuất các giải pháp để thực
hiện và mang lại thu nhập bền vững cho các hộ dân các xã vùng đệm
Vườn Quốc gia Tràm chim kết hợp với du lịch trên địa bàn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn các xã
Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim; Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã vùng đệm.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề cho lao
động nông thôn các xã Vùng đệm VQG Tràm Chim thời gian qua; những vấn
đề đặt ra đối với quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề trong thời gian tới.
Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với
kỳ vọng giảm gánh nặng cho xã hội và tạo công ăn việc làm cho tất cả người
dân tham gia học nghề nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững trên địa
bàn huyện Tam Nông nói chung và người dân các xã Vùng đệm VQGTC huyện
Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn?
Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo nghề lao
động nông thôn và làm sau mang lại thu nhập bền vững cho người dân
ở các xã Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim sau khi học nghề?
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lao động nông thôn tham gia
học nghề, nhà nước, giáo viên, cơ sở vật chất- tài chính, những vấn đề có liên
quan đến công tác đào tạo nghề, kết quả đầu ra cho lao động nông thôn các
xã vùng đệm VQG Tràm chim trên địa bàn huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: giai đoạn 2016 - 2017.
- Không gian: các xã vùng đệm VQG Tràm chim trên địa bàn huyện
Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp gồm các 05 xã và 01 thị trấn (Thị Trấn Tràm
Chim, Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Thành B).
- Nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung
như: những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề lao động nông thôn;
phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề trong thời gian qua từ đó đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo với kỳ vọng mang lại
thu nhập bền vững cho các lao động nông thôn các xã vùng đệm.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu: Tiến hành đọc, phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các
nguồn tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là một phương pháp phỏng
vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều nội dung theo một bảng
hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình, bằng cách cung cấp
thông tin hoặc đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
- Phương pháp phỏng vấn sâu: là cuộc đối thoại được lặp đi
lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thôn tin.
- Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin thông
qua tri giác như nghe, nhìn, … để thu thập thông tin từ thực tế nhằm đáp
ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phương pháp này được sử dụng để
kiểm tra kết quả thông tin thu thập được từ nhóm hộ được khảo sát.
- Phương pháp xử lý: Xử lý số liệu thu được, tổng hợp, trình bày, tính toán
các số đo: kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
5.1.Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hóa các khái niệm, phạm trù và lý thuyết
liên quan đến vấn đề đào tạo nghề lao động nông thôn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản đào tạo
nghề lao đông nông thôn. Từ đó, xây dựng được khung lý thuyết,
nghiên cứu thực tiễn thực hiện công tác đào tạo nghề lao động nông
thôn các xã vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đề xuất những giải pháp với kỳ vọng nhằm mang lại hiệu quả và thu
nhập bền vững cho các hộ dân qua công tác đào tạo nghề lao đông nông
thôn các xã Vùng đệm VQGTC trên địa bàn huyện Tam Nông thời gian tới.
Kết quả rút ra từ nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy và nghiên cứu và là cơ sở phục vụ cho quá trình chỉ đạo
thực tiển nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập ổn định và giảm nghèo cho người
dân các xã vùng đệm VQG Tràm Chim thông qua hoạt động lồng ghép về đa dạng
hóa sản xuất, phát triển làng nghề truyền thống có lợi thế của
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
địa phương, phát triển thị trường và định chế tổ chức để phát
triển cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Từ hiệu quả mong đợi từ đề án đã được liệt kê trên, sẽ hỗ trợ tốt cho
bảo tồn và quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó, với mong muốn qua công tác đào
tạo nghề bà con các xã vùng đệm có thu nhập bền vững và mở rộng tầm nhìn
xa hơn cụ thể không nên sản xuất tại một xã mà nên nhìn lại như ngoài lợi thế
của địa phương để khai thác nên kết hơp lại với các xã khác nhằm tạo thế
mạnh của các xã vùng đệm trong quá trình sản xuất với sản phẩm đầu ra làm
sau mang đến an toàn, chất lượng, mẫu mã và cách phục vụ văn minh, lịch sự
mang đến hài lòng đến với khách du lịch tại địa phương và quốc tế.
6. Kết cấu luận văn
Chương mở đầu
Chương 1: Lý thuyết tổng quan
Chương 2 : Thực trạng chính sách đào tạo nghề lao động nông các
xã Vùng Đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm nghề, đào tạo và đào tạo nghề
* Nghề là gì
Giáo trình kinh tế lao động của Trường Đại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội: “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ
thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết)
và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt
động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”.
Hiện nay, ở các quốc gia đều có quan niệm khác nhau về nghề và được
định nghĩa khác nhau. Khái niệm “nghề” ở Pháp: “Là một loại lao động có thói
quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống”.
Khái niệm “nghề” ở Đức: “Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực
lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó”. Đối với Nga,
“Nghề” được định nghĩa “là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo
nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn”.
Ở Việt Nam có nhiều định nghĩa nghề đưa ra, trong đó có định nghĩa:
“Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà
giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát
triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội”.
Tuy nhiên, khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau
song chúng ta có thể nhận thấy được một số nét đặc trưng sau: “Nghề là hoạt
động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân
công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
sống; là lao động kỹ năng, kỷ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định”.
* Đào tạo là gì
Đào tạo là sự đào luyện, gây dựng, làm phát triển và bồi dưỡng khả
năng. Tóm lại, đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có kỹ năng, kỹ
xảo trong lý thuyết và thực tiễn, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức
nhằm tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp
đáp ứng nhu cầu xã hội. Hay nói cách khác: “đào tạo là sự phát triển có hệ
thống về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một
nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện
bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ
làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và
hiệu quả của công việc chuyên môn”.
* Đào tạo nghề
Theo điều 5 Luật dạy nghề: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy
và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự
tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”.
Đào tạo nghề gồm hai quá trình có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đó là
dạy nghề và học nghề. Dạy nghề “là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể
tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”.
Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Tóm lại: Đào tạo nghề cho lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề
mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Giáo trình Kinh tế lao động của
Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội: “Đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân
lực, là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người
lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”.
Như vậy, các khái niệm trên đã không chỉ dừng lại ở kỹ năng
cơ bản , trang bị kiến thức, mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ
bản. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,
đề cao người lao động ngay trong quan hệ về lao động chứ không
chỉ coi lao động là một nguồn vốn nhân lực, coi công nhân như
cái máy sản xuất với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay.
Thực tế trong đời sống xã hội, các từ ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo
nghề” được dùng khá rộng rãi và phổ biến, còn thuật ngữ “đào tạo lao động
kỹ thuật” chỉ mới xuất hiện gần đây. Đây cũng chính là bước phát triển mới về
tư duy nhằm làm rõ hơn và năng lên tầm cao mới hệ thống giáo dục nghề
nghiệp so với quan niệm truyền thống trước đây coi đào tạo nghề chỉ là đào
tạo lực lượng lao động chân tay, mang tính cơ bắp, trong quá trình lao động
chủ yếu sử dụng lao động cơ bắp của con người. Quan niệm này về dạy nghề
không còn phù hợp với nền sản xuất hiện đại. Khái niệm dạy nghề theo quan
niệm mới phải phù hợp với điều kiện và công nghệ phát triển, sử dụng trong
sản xuất ngày càng phổ biến như hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tự động
hóa. Bởi vậy, thực chất hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo định hướng mới
là hệ thống đào tạo cho lao động với kỹ thuật trong thời kỳ mới. Hệ thống này
có nhiệm vụ đào tạo người lao động về kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở
các cấp trình độ,… Sau khi đào tạo họ có đủ khả năng tìm việc làm và năng
lực tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm
trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Hiện nay chúng ta
phải thống nhất đúng khái niệm “đào tạo lao động kỹ thuật” thay thế
cho khái niệm “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” trong các văn bản pháp
quy và trong đời sống xã hội. Trong trường hợp còn sử dụng thuật ngữ
“dạy nghề” và “đào tạo nghề” thì phải hiểu với nội dung mới, đó là “đào
tạo lao động kỹ thuật” trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành.
Như vậy: “Đào tạo nghề chính là đào tạo lao động kỹ thuật có tổ
chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm
hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân
người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc
phức tạp với nâng suất và hiệu quả cao, đồng thời thích ứng với sự
biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế”.
1.1.2 Khái niệm lao động, lao động nông thôn và bền vững
C.Mác-Ph.Ăngghen, 1993. Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lao động “trước hết là một quá trình
diễn ra giữa con người và tự nhiên, một qua trình trong đó, bằng
hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và
kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao
động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế
nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và các dịch vụ trong nông thôn.
Bền vững là sự phát triển lâu dài và ổn định cho sự phát triển về mọi
mặt trong xã hội hiện tại và tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm
này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa...
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo:
*Chất lượng là gì
Theo từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (1999):
Chất lượng: “là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của
sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định, tính tương đối của sự vật phân biệt
nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật”.
Theo Iso 9000 (2000): “Chất lượng là mức độ mà một tập
hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách
hàng và những người khác có quan tâm”.
* Chất lượng đào tạo nghề là gì
Là một khái niệm khó xác định, khó đo lường và mỗi người
có cách hiểu khác nhau. Vì vậy, khái niệm chất lượng trong giáo
dục được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo quan niệm truyền thống, nếu xét chất lượng về một
khóa học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ
là kỹ năng, kiến thức, mà khóa học đã cung cấp, mức độ nắm, vận
dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khóa học...
Luật Dạy nghề (2006): Theo định nghĩa về mục tiêu dạy nghề “chất lượng
đào tạo ở cấp độ nghề là sự đáp ứng các mục tiêu đề ra của nhà trường. Đó là
đào tạo tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người
học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước”.
Nguyễn Thị Tính (2007, p.24), cho rằng: “Chất lượng giáo dục - đào tạo
được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra đối với một chương
trình giáo dục - đào tạo: Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo
được phản ánh ở các đặc trưng vệ phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức
lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu, chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”.
Nguyễn Văn Nhiên (2011), “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả
tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo
nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định”.
1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông
nghiệp nên luận văn đưa ra một số đăc điểm của lao động nông thôn như sau:
Lao động nông thôn có thời gian nhàn rỗi, mang tính thời vụ.
Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ, đời sống sản
xuất và thu nhập của lao động nông thôn.
Thu nhập lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng nhưng trình độ lao
động nông thôn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Theo các tiêu chí đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế, gọi tắt là tiêu
chuẩn ILO 500 (2007) cho rằng, hiệu qủa ĐTN phụ thuộc vào nhiều điều kiện,
nhiều yếu tố. Trong đó, những nhân tố quan trọng nhất: Chính sách đào
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ GV, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
và học. Căn cứ Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 7 năm 2010
của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tại chương I điều 4, có Quy định
hệ thông tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trung tâm dạy nghề,
các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổ chức và quản lý;
hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình và giáo
trình; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học; quản lý tài
chính; các dịch vụ cho người học nghề. Đề đảm bảo hiệu quả, chất lượng
ĐTN. Do đó, cần xét một số yếu tố chính như sau:
Chương trình đào tạo nghề
Chương trình đàoitạo nghề là điều kiện không thể thiếu trong
quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động đào tạo nghề.
Gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: Mục tiêu dạy
học của chương trình, nội dung dạy học, phương pháp dạy học,
hình thức tổ chức; quy trình kế hoạch triển khai; đánh giá kết quả.
Chươngitrình đào tạo gồm: phần lý thuyết và phần thực
hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần
này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.
Đội ngũ giáo viên
Là người có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cũng như các kỹ
năng, kỹ xảo của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học
hiện có. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác đó
là ngành nghề đào tạo đa dạng, thường xuyên cập nhật kiến thức, yêu cầu
kỹ thuật cao, kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật; học
viên học nghề có rất nhiều trình độ văn hóa, độ tuổi khác nhau, do đó đội
ngũ giáo viên dạy nghề cũng đa dạng với nhiều trình độ khác nhau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Học viên
Học viên là người tham gia học nghề và là nhân tố quan trọng nhất, có
tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, đòi hỏi học viên phải có trình độ học vấn, sự hiểu biết, tâm lý, nhu
cầu... các nhân tố này đều có ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng đào tạo.
Mặc khác, trình độ vấn hoá cũng như khả năng tư duy của người lao động
càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng
tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao và ngược lại.
Cơ sở vật chất và tài chính
Cơ sở vật chất bao gồm: Phòng học, trang thiết bị, phương
tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập…. là các yếu tố hết
sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề.
Tài chính
Tài chính trong đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là một trong
những yếu tố quan trọng trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn
như: xuất từ nguồn thu ngân sách nà nước để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật
chất, hỗ trợ tiền ăn cho học viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên,…
Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề
Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận
thức đầy đủ và đúng đắn như thứ nhất vì những hạn chế, những rào
cản của đào tạo nghề. Thứ hai do Lâm lý ưa chuộng, bằng cấp của gia
đình, người học nghề và xã bội. Không ít các gia đình coi việc vào đại
học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc nhàn hạ.
Tóm lại, Nếu mọi người lao động trong xã hội đánh giá đúng về tầm
quan trọng của đào tạo nghề, thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ
có cơ cấu trẻ hơn, đa đạng hơn. Mặc khác, nếu người lao động nhận thức
được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của mình, là cơ sở vững
chắc để có việc làm và thu nhập ổn định và bền vững thì công tác đào tạo
nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội.
Các nhân tố trên có thể khát quát theo mô hình sau:
Môi trường
Giáo viên Học viên
Nội dung
đào tạo
Phương pháp
và phương tiện
đào tạo
Cơ sở vật chất, tài chính
Hình 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề Nguồn:
Tác giả tổng hợp từ các tổng hợp liên quan ảnh hưởng đến kết
quả đào tạo nghề như điều kiện, môi trường đào tạo nghề; đối tượng
học nghề; chương trình, giáo trình đào tạo; giáo viên, học viên, cán
bộ quản lý; cơ sở vật chất; nhận thức của người học và xã hội ảnh
hưởng đến quá trình đào tạo; ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
1.4 Phân loại và các hình thức đào tạo nghề
Đào tạo nghề có nhiều hình thức đa dạng và phong phú gồm: Đào
tạo nghề dài hạn; đào tạo nghề ngắn hạn; đào tạo nghề theo module; đào
tạo nghề kèm cặp; đào tạo nghề lưu động (Bùi Đức Tùng, 2007). Trong đề
tài này chỉ đề cặp đến loại hình ĐTN ngắn hạn: Là loại hình đào tạo có thời
bạn dưới một năm, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3
tháng. Ưu điểm của hình thức đào tạo này là có thể tập hợp được lực
lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập
tập trung, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị
thu hồi đất canh tác, hộ cận nghèo, đối tượng khác... với sự hỗ trợ của các
Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. (Tổng Cục DN, 2011).
1.5 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm.
Cho đến nay tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều luận án, luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến rất nhiều chính
sách đào tạo nghề lao đông nông thôn, cụ thể như:
- Tăng Minh Lộc, Phó Cục trưởng Cục kinh tế và phát triển nông
thôn, với bài viết: “Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”. Đăng
trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những mặt làm được,
thành công của Đề án khi một năm đưa và triển khai thực hiện, tuy nhiên,
việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn,
bất cấp cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.
- Nguyễn Văn Đại (2012), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Vùng
Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án
tiến sĩ Đại học Quản trị kinh doanh. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng
Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời
chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn và đẩy mạnh đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ LAO
ĐỘNG NÔNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã
Vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm chim huyện Tam Nông
2.1.1 Về đại lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên
Huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 47.426,54
ha (quy mô diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh Đồng Tháp, sau huyện Tháp
Mười và huyện Cao Lãnh), là địa bàn thuộc vùng sâu của tỉnh Đồng
Tháp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, lũ lụt. Kinh tế của huyện chủ
yếu là nông nghiệp và thủy sản, mức thu nhập của dân cư còn thấp,
khả năng huy động các nguồn nội lực hạn chế. Dân số toàn huyện là
116.539 người với 28.710 hộ, mật độ 215 người /km2
(UBND huyện Tam
Nông, 7/2014). Huyện có 01 Thị trấn Tràm Chim và 11 xã gồm: An Hòa,
An Long, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú
Đức, Phú Cường, Tân Công Sính và Hòa Bình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đệm VQG
Nguồn: Tác giả trích từ địa giới hành chính của UBND huyện Tam Nông
Vùng đệm VQG Tràm Chim nằm trong địa giới hành chính của 5 xã và 1 thị
trấn (hình 1), dân số 47,973 người, chiếm tỷ lệ xấp xĩ 45% dân số toàn
huyện, trong đó thị trấn Tràm Chim và xã Phú Thọ có dân cư đông
nhất so với 4 xã còn lại trong vùng đệm. Tỷ lệ nam và nữ của các xã
vùng đệm tương đối đều và đa phần sống ở khu vực nông thôn,
ngoại trừ dân cư của Thị trấn Tràm Chim sống ở thành thị (bảng 1).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
Bảng 2.2. Dân số vùng đệm VQG năm 2013 (ĐVT: người)
Giới tính Khu vực
Chỉ tiêu Tổng số
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Huyện Tam Nông 105,710 52,702 53,008 10,315 95,395
Các xã VĐ VQG 47,973 23,909 24,064 10,315 37,658
- Thị trấn Tràm Chim 10,315 5,131 5,184 10,315
- Xã Phú Thọ 10,992 5,485 5,507 10,992
- Xã Phú Thành B 4,594 2,290 2,304 4,594
- Xã Phú Hiệp 8,167 4,071 4,096 8,167
- Xã Phú Đức 7,994 3,985 4,009 7,994
- Xã Tân Công Sính 5,911 2,947 2,964 5,911
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông, 2014)
2.1.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn
các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm chim
2.1.2.1 Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn cấp huyện
Thực hiện Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nôngthôn đến năm 2020”, UBND huyện Tam Nông đã ban hành Quyết
định số 69/ QĐ-UBND-TL ngày 28 tháng 6 năm 2010 về việc thành lập Ban Chỉ
đạo và Tổ giúpviệc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020. Ngày 30 tháng 8 năm 2016, Uỷ ban nhân dân huyện ban hành
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Quyết định số 114/ QÐ-UBND.TL Về việc kiện toàn bổ sung Ban
chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020.
2.1.2.2 Việc phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Đề án Hàng
năm, Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời
các chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh có liên quan
đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể:
Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Quyết định số 46/2015/ QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015
của Thủ tướng Chính phủ Về việc quy định chính sách hỗ trợ đào
tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
Thông tư liên tịch số 30/2012/ TTLT-BLĐTBXH-BNV-
BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 về việc Hướng dẫn trách
nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Quyết định số 1170/ QĐ- UBND.HC ngày 13 tháng 12 năm 2010
của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 201 1 - 2020.
Kế hoạch số 72/ KH - UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, giai đoạn 2012-2015.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
2.1.2.3. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
Căn cứ Quyết định số 1170/ QÐ-UBND.HC ngày 13 tháng 12 năm
2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020. Uỷ ban nhân
dân huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 01/ KH-UBND
ngày 04 tháng 01 năm 2012 về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2020. Hàng năm Ban Chỉ đạo thực hiện
Đề án 1956 Huyện đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn Huyện, đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo cho Uỷ ban nhân dân các xã, thị
trấn, các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo
chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương.
2.1.2.4. Việc xây dựng Kế hoạch đào tạo bôi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã:
Uỷ ban nhân dân huyện đã triển khai Quyết định số 423/ QĐ-
UBND - HC ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, giai
đoạn 2013-2015. Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ công chức cấp xã
tham dự các lớp bồi dưỡng, giai đoạn 2013-2015 đúng theo Kế hoạch.
2.1.2.5. Hàng năm, UBND huyện đều bố trí 01 công chức chuyên trách
quản lý đào tạo nghề tại Phòng Lao động - TB và Xã hội huyện Tam Nông
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
2.2 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016
Đvt: Triệu đồng
Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2016
S
T Nội dung
T
1 Phổ biến quán triệt đề án
Chuyên mục, chuyên đề, tin,
bài…công tác tuyền truyền
2 đào tạo nghề
Điều tra, khảo sát, rà soát
3 nhu cầu đào tạo
Hỗ trợ lao động nông thôn
4 học nghề
- Nghề Nông nghiệp
- Nghề Phi nông nghiệp
Cán bộ, CC cấp xã được đào
5 tạo, bồi dưỡng
Công tác kiểm tra, giám sát
6 công tác đào tạo nghề
ĐVT
Lượt
Lượt
Lượt
Người
Người
Người
Người
Lượt
Số
lượng
26
217
24
480
40
440
11
13
Năm 2011
Kinh phí (triệu
đồng)
Số
TW
Đ Nguồn lượng
P khác
25
198
24
463,3 - -
18,5
444,8
12
13
Năm 2012
Kinh phí (triệu đồng)
Nguồn
TW ĐP khác
715,0 - -
60,0
655,0
Số
lượng
27
202
24
-
11
13
Năm 2013 Năm 2014
Kinh phí (triệu đồng)
Số
Kinh phí (triệu đồng)
Số
TW Đ Nguồn lượng TW ĐP Nguồn lượng
P khác khác
24 27
231 218
24 24
2.298,9 - - 938,6 - -
90,0 141,0
2.208,9 797,6
24 25
13 13
Năm 2015
Kinh phí (triệu đồng)
Số
Nguồn lượng
TW ĐP khác
25
241
24
2.523,1 - - -
116,0
2.407,1
12
13
Năm 2016
Kinh phí (triệu đồng)
Đ Nguồn
TW
Pkhác
2.988,9 0 0
135,0
2.853,9
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai
đoạn 2011-2016 (Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, giai đoạn 2011 – 2016)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
2.2.1 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã
Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim
Giai đoạn năm 2011 - 2016, các xã Vùng đệm tham gia học nghề
lao động nông thôn mở trên địa bàn được 160 lớp, có 4.156 học viên
tham dự. Trong đó: Nghề phi nông nghiệp mở 134 lớp, 3.376 học viên;
nghề nông nghiệp mở được 26 lớp, 780 học viên, cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Số lao động tham gia học nghề lao động nông thôn các
xã Vùng đẹm VQGTC giai đoạn 2011 - 2016
Năm Các xã, Thị trấn
2011 –
Thị Trấn Tràm
Chim
2016
2011 –
Phú Hiệp
2016
2011 –
Phú Đức
2016
2011 –
Tân Công Sính
2016
2011 –
Phú Thọ
2016
2011 –
Phú Thành B
2016
Tổng cộng
Nghề phi nông Nghề nông
Tổng
Tổng nghiệp nghiệp
số học
số lớp viên
Số lớp
Số học
Số lớp
Số học
viên viên
98 297 94 2.432 04 120
10 280 06 160 04 120
21 545 13 305 08 240
13 324 10 234 03 90
11 280 07 160 04 120
07 175 04 85 03 90
160 4.156 134 3.376 26 780
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, giai đoạn 2011 - 2016
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Đào tạo nghề có địa chỉ: mở được 134 lớp, 3.886 học viên.
Hiện nay toàn huyện có 31 tổ nghề, 528 hội viên.
Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo theo Quyết
định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 trên địa bàn huyện:
+ Nghề nông nghiệp: 1.276 người, số tiền hỗ trợ: 520,905 triệu đồng.
+ Nghề phi nông nghiệp: 7.014 người, số tiền hỗ trợ: 9.307,111 triệu
đồng.
2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
* Công tác chỉ đạo điều hành
- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án của địa
phương trong việc triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, cụ thể:
+ Kế hoạch số 01/ KH-BCĐ ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Ban Chỉ
đạo huyện về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956/2009/QĐ - TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
+ Quyết định số 01/ QĐ- UBND. HC ngày 06 tháng 01 năm 2011
của Uỷ ban nhân dân huyện về việc ban hành Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
+ Kế hoạch số 01/ KH -UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Uỷ ban
nhân dân huyện về thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện, giai đoạn 201 1-2020.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
+ Kế hoạch số 95/ KH - UBND ngày 01 tháng 8 năm 2012 của
Uỷ ban nhândân huyện về thực hiện công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, giai đoạn 2012-2015.
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp
+ Hàng năm, Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã đều phối hợp chặt
chẽ với các ban, ngành có liên quan trong công tác triển khai thực hiện
Đề án như: Hội nghị triển khai kế hoạch, tổ chức rà soát nhu cầu học
nghề của người lao động, sử dụng lao động qua đào tạo,...
+ Ban Chỉ đạo huyện phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức
kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn và các đơn vị trực tiếp quản lý công
tác đào tạo nghề chongười lao động. Định kỳ sáu tháng, năm đều tổ
chức sơ, tổng kết công tác dạy nghề, đánh giá những kết quả và tồn tại
hạn chế, đề ra mục tiêu phương hướng cho các năm tiếp theo.
* Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm
đối với lao động nông thôn
- Trong giai đoạn 2011-2016, Đài Truyền thanh huyện đã phát sóng 312
tiết mục Lao động - Việc làm, trong đó có hơn 750 tin và 245 bài viết tuyên 3
truyền về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng
thời, hàng tháng huyện có văn bản chỉ đạo cho các xã, thị trấn chỉ đạo Trạm
Truyền thanh tiếp sóng Đài phát thanh huyện về sàn giao dịch việc làm cho
Nhân dân biết để tham gia. Ngoài ra các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội
cũng chỉ đạo các chi, tổ hội tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên về
công tác dạy nghề nông thôn và việc làm vào các buổi sinh hoạt định kỳ.
- Số lượng lao động được tư vấn học nghề và việc làm trong
giai đoạn 2011 - 2016 là 29.723 lao động.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho
lao động nông thôn, giai đoạn 2011 - 2016 từ cấp huyện đến cấp xã luôn được
các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai, tuyên truyền kịp thời
các nghị quyết của Đảng, chủ trương, chỉ thị, các chính sách pháp luật của
nhà nước về lĩnh vực dạy nghề, việc làm cho lao động nông thôn.
* Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông
thôn
Hàng năm huyện đều chỉ đạo cho các xã, thị trấn tổ chức điều tra, khảo
sát nhu cầu học nghề của người lao động. Kết quả, giai đoạn 2011-
2016 đã thực hiện điều tra, khảo sát được 144 cuộc, có 8.452 lao
động nông thôn có nhu cầu và đăng ký học nghề. Trong đó nghề phi
nông nghiệp 6.881 lao động; nghề nông nghiệp 1.771 lao động.
Nhìn chung, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu dạy nghề cho
người lao động được tiến hành định kỳ hàng năm để làm căn cứ xây
dựng kế hoạch dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề
cho lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua
đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
* Các mô hình có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
Qua tổng hợp hiện nay toàn huyện còn một số mô hình dạy nghề
cho lao động nông thôn đang duy trì hoạt động có hiệu quả như:
- Nghề phi nông nghiệp: Kết hạt cườm, may áo mưa, đan ghế nhựa,
đan giỏ xách nhựa, may công nghiệp; may dân dụng, tạo sản phẩm từ lục
bình, làm móng và tóc, làm nhan, sửa chữa máy phun xịt thuốc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
- Nghề nông nghiệp: Ươm cây giống bạch đàn, chế biến khô
cá lóc, chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng ớt...
- Thu nhập Bình quân khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng trở
lên/người/tháng. Ngoài ra, phối hợp dạy nghề có địa chỉ cho các
Công ty, doanh nghiệp như: chế biến thủy sản, may công nghiệp...
Hiện nay các ngành nghề nêu trên đang được các địa phương
tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn xã.
Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án
Ngay từ khi triển khai thực hiện đến nay Ban Chỉ đạo huyện thường
xuyên kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, các ngành có liên quan về công tác
tuyên truyền tư vấn, vận động Nhân dân đi học nghề, công tác mở lớp dạy
nghề nông thôn, giải quyết việc làm sau khi học nghề và các chính sách có
liên quan, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất; chủ động trao đổi và chỉ đạo giải
quyết kịp thời; tổ chức sơ, tổng kết đúng quy định. Bên cạnh đó, các Đoàn
kiểm tra của Tỉnh, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, Ban Chỉ đạo huyện
đã tổ chức giám sát tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm
Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện và các xã, thị trấn định kỳ và đột
xuất đúng theo quy định. Nhìn chung, công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện thời gian qua được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến
xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ khâu điều tra,
khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, năng lực dạy nghề của các cơ
sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn huyện. Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu
học nghề của người lao động, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung đầu tư cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề của huyện...
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Bên cạnh đó, khuyến khích, huy động các cơ sở sản xuất kinh
doanh tổ chức tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và giải
quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Qua 6 năm
triển khai thựchiện Đề án công tác dạy nghề cho lao động nông
thôn, huyện Tam Nông cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2016
2.2.3.1. Những mặt được
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh, sự hỗ trợ về
chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện và các xã, thị trấn.
Huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội huyện, xã tham gia
tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra, giám
sát thực hiện Đề án, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả của các Trung tâm
Văn hóa học tập cộng đông tại các xã, thị trấn, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục
thường xuyên huyện được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
nghề để phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
Đối tượng học nghề được mở rộng, có chính sách hỗ trợ học nghề
theo nhóm đối tượng, kinh phí dạy nghề được cấp đầy đủ và kịp thời, đáp
ứng được nguyện vọng học nghề của đa số người dân. Các lớp học được
tổ chức rộng rãi đến tận các xã, cụm tuyến dân cư, tạo điều kiện thuận lợi
cho người lao động có cơ hội tham gia học nghề theo đúng với nhu câu
thực tế ở địa phương. Qua đó, đã tác động đến nhận thức của lao động về
công tác đào tạo nghề được chuyển biến tích cực, số lượng lao động nông
thôn tham gia học nghề tăng hàng năm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
Phối hợp tốt với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đào tạo nghề theo
nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể sau khi học nghề họ có việc làm ngay, hạn chế
phải tìm việc. Do đó các ngành, nghề đào tạo cơ bản phù hợp với nhu cầu của
người lao động; phần lớn lao động sau khi được đào tạo nghề đã phát huy, vận
dụng kiến thức trong lao động sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống,
góp phần giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
a. Tồn tại, hạn chế
+ Còn một vài địa phương chưa thật sự quan tâm trong công
tác tuyên truyền, vận động; công tác theo dõi, đánh giá chất
lượng sau học nghề và hiệu quả dạy nghề, chỉ giao cho các tổ
chức chính trị - xã hội phụ trách vận động là chính.
+ Công tác kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, khảo sát nhu cầu
học nghề cho người lao động ở một số xã còn hạn chế.
+ Nguyên liệu cung cấp không ổn định, từ đó người lao động
không có việc làm thường xuyên, dẫn đến gián đoạn thu nhập.
+ Một số nghề qua đào tạo chưa duy trì được lâu dài; việc
theo dõi và biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ duy trì nghề đã được
đào tạo của các địa phương còn nhiều hạn chế.
b. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
Đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu không đáp ứng
đầy đủ nhu cầu sản xuất, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
Đa số lao động nông thôn tham gia học nghề đều có trình độ học
vấn thấp và không đồng đều, mong muốn sớm có việc làm, có thu nhập
cao nên chỉ lựa chọn các nghề đơn giản, thời gian đào tạo ngắn để học.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Sản phẩm làm ra có thu nhập thấp, nên một số lao động trong
độ tuổi lao động đã đi tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn.
c. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp uỷ, chính quyền, cán
bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ vai trò của công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập thì
công tác đào tạo nghề ở địa phương đó được thực hiện tốt.
Định kỳ hàng năm, cấp xã tập trung điều tra, khảo sát nhu cầu học
nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, của xã hội và xác định đối tượng lao động được hỗ trợ học nghề.
Cấp huyện là cơ quan thực hiện Đề án, xác nhận nghề đào tạo phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây
dựng nông thôn mới của địa phương: lựa chọn cơ sở kinh doanh đủ điều
kiện, có uy tín, chất lượng để ký hợp đồng dạy nghề.
Lựa chọn đối tượng tham gia học nghề trong độ tuổi lao động thực sự
có nhu cầu học nghề và cam kết học nghề để sản xuất và làm giàu bằng nghề
học đề cử đi học nhằm giảm số lượng học viên không có nhu cầu để tăng
kinh phí hỗ trợ, động viên người học và tạo hiệu quả cho đào tạo nghề.
Tổ chức dạy và học nghề khi người lao động được dự báo nơi
làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.
Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích Nhân
dân, doanh nghiệp và lao động có đủ điều kiện tích cực tham gia
vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
2.3 Hạn chế của đào tạo nghề nông thôn
Tính đến năm 2017 cả nước hiện có 201 trường cao đẳng nghề, 303
trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề. Nhiềuitrường thuộc
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được xây dựng bề thế. Thế
nhưng việc dạy nghề trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu như
nhiềuingười học xong không tìm được việc làm hoặc tìm được việc nhưng
nơi tuyển dụng họ phảiitốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại, chưa
gắn kết với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, của thị trường lao động.
Mặc khác, Cũng có nguyên nhân do các trường này thiếu trang thiết bị cần
thiết cho việc dạy và học, thiếu giáo viên giỏi, địa điểm tổ chức lớp đôi khi
không thuận tiện cho việc đi lại của học viên.
2.4 Bài học kinh nghiệm cho đào tạo nghề lao động nông
thôn các xã vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông
Sau 5 năm triển khai Đề án 1956, các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm
Chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp đạt được những kết quả tích cực nhưng
cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như: Việc triển khaiicông tác dạy nghề còn chậm,
chưa đồng bộ, chưaiphù hợp vớiiđặc điểm từng vùng, từng địa phương chưa đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… Một số
nơiidạy nghề còn chạy theo số lượng đôi lúc chấtilượng thấp, chưa phù hợp với
nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Trên thực tế, một số nghề
như: Sửa chữa, cài đặt máy vi tính; sửa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di
động... được chính người học đánh giá không cao, bởi thời gian học chỉ có 3
tháng thì người lao động khó mà thành thạo được nghề. Theo đánh giá của nhiều
địa phương, bài toán phát triển bền vững cho công tác dạy nghề - việc làm đối với
lao động nông thôn hiện nay còn rất nan giải bởi lao động địa phương chưa thực
sự mặn mà với việc học nghề. Người học
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
nghề chưa xác định đúng mục tiêu học tập dẫn đến việc học
xongikhông tìm được việc làm phù hợp hoặc không đi làm.
Do đó, để gắn kết đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng
đệm với du lịch Vườn Quốc Gia Tràm Chim trong thời gian tới nhằm tạo
thu nhập bền vững, chất lượng an toàn, mẫu mã bền vững để phục vụ
khách du lịch đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện với mục tiêu
dân giàu nước mạnh do đó, cần đề ra phương án trong thời gian tới.
Với huyện nghèo, do đó muốn dân giàu thì đối với nhà lãnh đạo cần
phải có tâm để chăm lo cho dân không vì mục đích cá nhân, tư lợi; có tầm
nhìn xa, sâu, rộng và làm cách nào để lao động nông thôn tham gia học nghề
và kết quả đầu ra với kỳ vọng làm sau họ có thu nhập ổn định và bềnvững và
từng bước bỏ dần lao động chân tay chuyển sang ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất và tìm đầu ra để xuất khẩu các sản phẩm của họ để thực
hiện tốt cần quán triệt đến cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tăng
cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào tạo nghề cho
người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương.
Xác định ưu, khuyết của từng địa phương, tìm ra các cơ hội
lợi thế, tìm các giải pháp điểm yếu của địa phương và các thách
thức của từng địa phương.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề,
cũng như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên
tham gia công tác đào tạo nghề.
Tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu
của các doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng mối liên kết chật chẽ
giữa các cơ sơ đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
Tạo mối liên kết các xã vùng đệm với nhau với kỳ vọng để tạo thế
mạnh của từng địa phương vạch ra chiến lược chính sách đào tạo nghề
và tìm các đối tác cho lao động sau khi tham gia học nghề với mục tiêu
thu nhập ổn định và bền vững giảm gánh nặng cho xã hội .
2.5 Thiết kế nghiên cứu
2.5.1 Khung phân tích
Nghiên cứu
thực trạng đào
tạo nghề
Thực trạng đào
tạo nghề
Kết quả đào
tạo nghề
Đề xuất một số
phương án
nâng cao kêt
quả đào tạo
nghề
Mức độ đáp
ứng yêu cầu
Nguồn: tổng hợp của tác giả năm 2017
Để tài nghiên cứu về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
các xã Vùng đệm VQGTC trên địa bàn huyện Tam Nông, từ thực tế đúc kết và
đưa ra nhận xét về kết qủa đào tạo nghề có đạt được mục tiêu của đề án
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
không? Đồng thời, lập bảng hỏi phỏng vấn để biết được tình hình đào tạo
nghề hiện nay của các xã vùng đệm có đáp ứng được yêu cầu của người học
nghề hay không. Từ đó, đề ra phương án nhằm nâng cao hiệu quả đầu ra và
kết quả đào tạo nghề lao động nông thông nói chung và trên địa bàn huyện
Tam Nông nói riêng nhất là các xã Vùng đệm VQGTC.
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.2.1 Thông tin thứ cấp
Bảng 2.5 Nguồn thu thập thông tin
Thông tin thu thập
Nguồn thu thập thông
tin
Phương pháp thu
thập thông tin
Tiến hành đọc, phân
tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát
Số liệu về nghề và
Sách tham khảo,
hóa trong nghiên
1 đào tạo nghề cho lao
Internet, báo chí cứu các nguồn tài
động nông thôn.
liệu liên quan đến đề
tài. Tra cứu, chọn
Số liệu thực trạng, địa bàn
2 nghiên cứu: Đặc điểm điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Số liệu về thực trạng công
tác đào tạo nghề cho lao
3 động nông thôn các xã
vùng đệm VQGTC trên
địa bàn huyện Tam Nông
Báo cáo hàng năm, định kỳ
của Ủy ban nhân dân huyện
Tam Nông; Chi cục thống kê
huyện Tam Nông; Phòng
Lao động- Thương binh và
xã hội ; Phòng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
huyện; Trung tâm giáo dục
nghề nghiệp huyện
Thu thập thông qua các
cán bộ làm công tác quản
lý, công tác đào tạo của
huyện trên địa bàn huyện
tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
lọc, thông tin
Đối thoại được lặp đi
lặp lại giữa nhà
nghiên cứu và người
cung cấp thôn tin;
quan sát, nghe, nhìn,
tìm hiểu, tổng hợp từ
các báo cáo
Tổng hợp số liệu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
2.5.2.2 Thông tin sơ cấp
* Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn 90 học viên các xã vùng đệm: Thị trấn Tràm Chim, Phú Đức, Phú
Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành B và Phú Thọ. Mỗi xã chọn 15 học viên để
điều tra, phỏng vấn về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tam Nông.
Bảng 2.6 Lựa chọn số lượng điều tra tại mỗi xã, thị trấn
STT Xã vùng đệm Số người
1 Thị trấn Tràm Chim 15
2 Phú Đức 15
3 Phú Hiệp 15
4 Tân Công Sính 15
5 Phú Thành B 15
6 Phú Thọ 15
Tổng cộng 90
Cách phỏng vấn
Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với người lao động và tiến
hành đi điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Phỏng vấn trực tiếp 90 học viên các xã vùng đệm và các học viên
được lựa chọn liên hệ thông qua mối quan hệ và được sự đồng ý của họ.
Qua đó sẽ thăm dò một số ý kiến nhằm làm rõ phương hướng và đề ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu ra sau khi được đào tạo. Mặc khác, tìm
hiểu những khó khăn, hạn chế để đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan
cấp trên, địa phương nhằm tăng thu nhập bền vững cho các vùng đệm.
2.5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu điều tra từ các học viên, tiến hành
xử lý số liệu bằng công cụ sử dụng Microsoft Excel trên máy vi
tính. Các phương pháp phân tích số liệu được áp dụng là:
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả lại thực trạng và kết qủa đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, cũng như các hoạt động có liên quan đến công
tác đào tạo nghề thông qua thu thập tài liệu và điều tra chọn mẫu. Đồng thời,
qua điều tra, khảo sát học viên có thể đánh giá được trình độ học vấn của học
viên, chương trình, giáo trình. đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất
của cơ sở dạy nghề, nhu cầu ngành nghề đào tạo của học viên có được đáp
ứng hay không? và thông tin về chính sách đào tạo nghề cũng như thông tin
về hỗ trợ tìm việc làm từ chính quyền địa phương.
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng
rãi nhất, nhằm thấy rõ được sự khác biệt về tình hình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn diễn ra từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn các
xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim. Từ đó, đánh giá được kết qủa
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
2.6 Kết quả nghiên cứu
2.6.1 Tổng hợp kết qủa khảo sát các học viên (điều tra điển hình)
Bảng 2.7 Thông tin chung về mẫu khảo sát
STT Nội dung Số người Tỷ lệ %
Tổng số điều tra, quan sát 90 100
1 Giới tính 90 100
1.1 Nữ 65 72,22
1.2 Nam 25 27,78
2 Trình độ học vấn 90 100
2.1 Lớp 1-5 10 11,11
2.2 Lớp 6 – 9 51 56,67
2.3 Lớp 10 -12 29 32,22
Nguồn: tổng hợp điều tra
Bảng 2.7 cho thấy, số người tham gia học nghề chủ yếu là
lao động nữ, chiếm 72,22%: nam chiếm 27,78%, Trình độ học vấn
chủ yếu từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 11,11%, lớp 6 đến lớp 9 chiếm
56,67%, lớn 10 đến lớp 12 chiếm 32,22%.
Lao động nữ chiếm đa số vì việc đào tạo nghề của huyện
Tam Nông nói chung và các xã vùng đệm nói riêng trong thời gian
qua chú trọng vào đối tượng nữ và những việc làm thích hợp với
nữ. Người lao động sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên
cũng ảnh hướng đến trình độ học vấn của người dân.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
Bảng 2.8 Đánh giá của học viên
STT Nội dung
Số lượt
Tỷ lệ %
trả lời
1 Chương trình, giáo trình 90 100
1.1 Đáp ứng được yêu cầu 79 87,78
1.2 Chưa đáp ứng được yêu cầu 11 12,22
2 Đội ngũ giáo viên 90 100
2.1 Cán bộ quản lý lớp đa số trẻ nên chưa có kinh
13 14,44
nghiệm chuyên môn
2.2 Giảng viên ít, cần tăng cường đội ngũ giảng viên 6 6,67
2.3 Có trình độ chuyên môn hóa về đào tạo nghề 57 63,33
2.4 Thay đổi phương pháp dạy: nên đưa hình ảnh
vào công tác giảng dạy, trình chiếu nhằm tạo 14 15,56
cho buổi giảng dạy thêm sinh động
3. Trang bị, cơ sở vật chất 90 100
3.1 Đảm bảo 42 46,67
3.2 Chưa đảm bảo 48 53,33
Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
41
Bảng 2.8 cho thấy, giáo trình của cơ sở dạy nghề đưa ra là phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương và học viên chiếm 87,78%,
chưa đáp ứng yêu cầu chiếm 12,22%. Cán bộ quản lý lớp đa số trẻ
nên chưa có kinh nghiệm chuyên môn chiếm 14,44%; Giảng viên ít,
cần tăng cường đội ngũ giảng viên chiếm 6,67%; Thay đổi phương
pháp dạy: nên đưa hình ảnh vào công tác giảng dạy, trình chiếu
nhằm tạo cho buổi giảng dạy thêm sinh động chiếm 15,56%; Trang bị
cơ sở vật chất đảm bảo chiếm 46,67%, Chưa đảm bảo chiếm 53,33%
Qua kết quả trên cho thấy giáo trình của giáo viên đảm bảo yêu cầu của
đào tạo nghề và đáp ứng được yêu cầu của học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý
đa số còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ giáo viên có trình độ
về chuyên môn của nghề được đào tạo nhưng còn giảng dạy theo phương
pháp truyền thống, chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giúp cho
việc giảng dạy được sinh động và lôi cuốn học viên hơn. Bên cạnh đó, trang
thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo.
Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến giáo viên và học
viên. Giáo viên không đủ thiết bị để giảng dạy, học viên không
được tiến xúc với máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để thực
hành và thực tập, nó cũng ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề.
Đa số các cơ sở dạy nghề chưa được hỗ trợ kinh phí để mua
mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết. Đa số các cơ sở dạy
nghề đều là công lập nênphải phụ thuộc vào nguồn thu của ngân
sách nhà nước, cơ sở không tự chủ đượcnguồn kinh phí.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
42
Bảng 2.9 Cách nhận biết thông tin và đánh giá về đào tạo nghề
STT Nội dung
1 Biết chính sách đào tạo nghề từ kênh thông
tin
1.1 Biết thông qua sự tuyên truyền của cán bộ xã
1.2 Biết thông tin qua đài truyền thanh
1.3 Biết thông tin qua người đã học nghề xong
2 Đáp ứng được nhu cầu học nghề hay không
2.1 Đáp ứng được nhu cầu học nghề
Số lượt
Tỷ lệ %
trả lời
90 100
45 50
24 26,67
21 23,33
90 100
79 87,78
2.2 Chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề 10 11,11
2.3 Không đáp ứng được nhu cầu học nghề 1 1,11
Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
Bảng: 2.9 cho thấy, người lao động biết thông tin về chính sách đào tạo
nghề chủ yếu qua sự tuyên truyền của cán bộ xã chiếm 50%, biết thông qua
đài truyền thanh chiếm 26,67% và thông qua người đã học nghề xong 23,33
%. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo nghề nhìn chung đáp ứng
được nhu cầu học nghề của người dân chiếm 87,78%, còn một số
ít là chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
43
Bảng 2.10 Nhu cầu ngànhnighề đào tạo do học viên đề nghị
STT Nội dung
Số lượt
Tỷ lệ %
trả lời
1 May dân dụng 9 10
2 Kết cườm 8 8,89
3 Đan thảm lục bình 6 6,67
4 Móc len 4 4,44
5 Nữ công gia chánh 5 5,56
6 Sửa xe gắn máy 7 7,78
7 Tạo sản phẩm dây nhựa 4 4,44
8 Kỷ thuật chăm sóc móng và tóc 4 4,44
9 Kỹ thuật nuôi mật ong 6 6,67
10 Kỹ thuật nuôi ếch 4 4,44
11 Kỹ thuật trồng nấm 5 5,56
12 Kỹ thuật trồng lúa 7 7,78
13 Kỹ thuật trồng rau 6 6,67
14 Kỹ thuật trồng bắp 6 6,67
15 Kỹ thuật trồng ớt 4 4,44
16 Kỹ thuật nuôi bò 5 5,55
TỔNG CỘNG 90 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
44
Bảng 2.10 cho thấy, nhu cầu học nghề may dân dụng là cao nhất
chiếm 10%; kết cườm chiếm 8,89%; sửa chữa xe gắn máy và kỹ thuật
trồng lúa chiếm 7,78%; đan lục bình, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật nuôi
mật ong, kỹ thuật trồng bắp đồng chiếm tỷ lệ 6,67%; Nữ công gia chánh,
kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật nuôi bò đồng chiếm tỷ lệ 5,56%; còn lại các
nghề móc len, trồng ớt, tạo sản phẩm dây nhựa, kỹ thuật nuôi ếch và kỷ
thuật chăm sóc móng và tóc đồng chiếm tỷ lệ 4,44 %.
Điều này cho thấy, người dân nhận thức được với tiềm năng của địa
phương về phát triển du lịch họ cũng đã chọn ngành nghề tương đối phổ
biến và phù hợp với từng vùng với mục đích tăng thu nhập bền vững, để
tạo ra cơ hội việc làm, giải quyết được sinh kế. Do đó, lao động qua đào
tạo nghề đa dạng, cơ hội có thể làm việc tại các khu công nghiệp hoặc làm
thuê cho hộ gia đình, hoặc tự sản xuất tại nhà với thu nhập cao và bền
vững đảm bảo được đời sống của người dân các xã vùng đệm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
45
Bảng 2.11 Nguyện vọng người học nghề
STT Nội dung
Số lượt Tỷ lệ
trả lời %
1
Thông tin về hỗ trợ tìm việc 90 100
1.1 Tự tạo việc làm (làm tại nhà); học nghề để nâng cao kiến
thực nghề nghiệp
33 36,67
1.2 Thông qua tư vấn cuả trung tâm giới thiệu việc làm 9 10
1.3 Thông qua giới thiệu của ban ngành, đoàn thể xã 48 53,33
2 Đề xuất, kiến nghị
2.1 Cơ sở dạy nghề cần bổ sung thêm giáo viên, nhất là khâu
hướng dẫn thực hành
37 41,11
2.2 Bổ sung thêm hình ảnh, phóng sự thực tế khi giảng dạy
lý thuyết
21 23,33
2.3 Dụng cụ dạy nghề cần được trang bị nhiều hơn, hiện tại,.. 32 35,56
2.4 Cán bộ quản lý phải năng động, bám sát lớp học thường
xuyên
4 4,44
2.5 Nhà nước cần hỗ trợ chính sách về nguồn vốn để mở
rộng sản xuất
36 40
Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
Bảng 2.11 cho thấy, số người lao động học nghề để nâng cao kiến thức
nghề nghiệp và làm việc tại nhà để có thể phụ giúp gia đình chiếm 36,67%. Vì
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc
Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc

More Related Content

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 

Recently uploaded

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Phimngn
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Sinh Kế Người Dân.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH QUÁCH THỊ DIỆU CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ SINH KẾ NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH QUÁCH THỊ DIỆU CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ SINH KẾ NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS; TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Học viên Quách Thị Diệu
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC ________ Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng CHƯƠNG MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.TÍNH CẤP THIẾT ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4 2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 4.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ........................................................................... 6 5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 6 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 6 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 7 Chương mở đầu ................................................................................................... 7 Chương 1: Lý thuyết tổng quan ......................................................................... 7 Chương 2 : Thực trạng chính sách đào tạo nghề lao động nông các xã Vùng Đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp ................. 7 Chương 3. Giải pháp và kiến nghị ................................................................. 7 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN ...................................................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm nghề, đào tạo và đào tạo nghề ........................................... 8 1.1.2 Khái niệm lao động, lao động nông thôn và bền vững ..................... 11 1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo: ..................................................... 12 1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn .............................................................. 13 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ............................. 13 1.4 Phân loại và các hình thức đào tạo nghề ................................................... 17 1.5 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm. .................................................. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................. 19 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã Vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm chim huyện Tam Nông ................................................... 19 2.1.1 Về đại lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên ...................................................... 19
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm chim..................................................................................... 21 2.1.2.1 Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp huyện...................................................................................... 21 2.1.2.2 Việc phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Đề án ........................................................................................................................................................ 22 2.1.2.3. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn................................................. 23 2.1.2.4. Việc xây dựng Kế hoạch đào tạo bôi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:...................................................................................................................................... 23 2.1.2.5. Hàng năm, UBND huyện đều bố trí 01 công chức chuyên trách quản lý đào tạo nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tam Nông............................................................................................................................... 23 2.2 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016....................................................................................... 24 2.2.1 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim...................................................................................... 25 2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn......................................................................................................................26 2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2016......................................................................... 30 2.2.3.1. Những mặt được........................................................................................... 30 2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 31 a. Tồn tại, hạn chế...........................................................................................................31 b. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế................................................................. 31 c. Bài học kinh nghiệm................................................................................................ 32 2.3 Hạn chế của đào tạo nghề nông thôn............................................................... 33 2.4 Bài học kinh nghiệm cho đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông........................................................................... 33 2.5 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................... 35 2.5.1 Khung phân tích .................................................................................................. 35 2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 36 2.5.2.1 Thông tin thứ cấp........................................................................................... 36 2.5.2.2 Thông tin sơ cấp............................................................................................. 37 2.5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu........................................................... 38 2.6 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................... 39 2.6.1 Tổng hợp kết qủa khảo sát các học viên (điều tra điển hình)39 2.6.2 Tóm tắt ý kiến khảo sát của lao động qua đào tạo .................. 46 2.6.3 Hiệu quả đào tạo nghềicho lao động nông thôn các xã vùng đệm trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp........................................ 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 49
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.1 Kết luận........................................................................................................................... 49 3.2 Một số giải pháp nâng cao kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nói chung và các xã vùng đệm nói riêng ........................................................................................................................................... 49 3.3 Kiến nghị........................................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 55
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 01 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 02 ĐTN Đào tạo nghề 03 HĐND Hội đồng nhân dân 04 LĐNT Lao động nông thôn 05 UBND Ủy ban nhân dân 06 VQGTC Vườn Quốc gia Tràm Chim
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề ........................ 16 Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đệm VQG ................................................ 20 Bảng 2.2. Dân số vùng đệm VQG năm 2013 ................................................... 21 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 ....................................... 24 Bảng 2.4. Số lao động tham gia học nghề lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016............................................................................................................ 25 Bảng 3.1 Nguồn thu thập thông tin ................................................................. 36 Bảng 3.2 Lựa chọn số lượng điều tra tại mỗi xã, thị trấn ............................. 37 Bảng 4.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát .................................................... 39 Bảng 4.2 Đánh giá của học viên ....................................................................... 40 Bảng 4.3 Cách nhận biết thông tin và đánh giá về đào tạo nghề .................. 42 Bảng 4.4 Nhu cầu ngành nghề đào tạo do học viên đề nghị .......................... 43 Bảng 4.5 Nguyện vọng người học nghề ........................................................... 45
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nông thôn nước ta nhằm giải quyết việc làm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, có công cách mạng, trong độ tuổi lao động có trình độ học vấn,…. Chính phủ đã đầu tư gần 26.000 tỷ đồng để thực hiện “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo quyết định 1956/QĐ-TTg với mục tiêu làm cho người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao nhận thức khi có việc làm họ không trông chờ chính sách hỗ trợ, tạo lòng tự trọng và có thu nhập ổn định và bền vững. Chính sách đào tạo nghề của Đảng và nhà nước ta thật đúng đắn và đầu tư kinh phí rất cao để đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;. Do đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệmvụ chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về các Chương trình Mục tiêu quốc gia đào tạo nghề; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT- BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành theo Quyết
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành số QĐ 498/QĐ-UBND.HC của tỉnh Đồng Tháp, đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện với mục đích là đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động gắn liền với tiềm năng phát triển của địa phương. Tính chất của các ngành nghề phù hợp nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi. Ưu tiên các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên liệu khai thác được ở địa phương. Cụ thể hóa chủ trương trên, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông Ban hành Quyết định số 69/QĐ-UBND-TL ngày 28 tháng 6 năm 2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và Ban hành các Kế hoạch số 124/KH -UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2016-2020; Sau 5 năm thực hiện triển khai đề án tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng lên từ 17% từ năm 2010 lên 25% năm 2015. Tuy đạt được về số lượng tham gia học nghề qua đào tạo nghề nông thôn trên địa bàn huyện nhưng chất lượng đầu ra sau khi qua đào tạo nghề chưa bền vững, cụ thể bà con các xã vùng đệm chưa tận dụng và khai thác phát huy lợi thế từ điểm du lịch VQGTC mà họ chỉ làm theo mùa vụ có việc thì làm không có thì thôi, bên cạnh đó họ chưa tự tạo cho mình việc làm ổn định, đôi lúc còn trông chờ, ỉ lại vào địa phương tìm sản phẩm đầu ra. Từ khái quát trên cho thấy, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng đào tạo nghề chạy theo thành tích, sau khi đào tạo nghề họ chưa có việc làm ổn định, chủ yếu dựa vào tục quán, phong tục, thoái quen; vẫn còn thiếu lực lượng lao động làm nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, chưa gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chưa áp dụng
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 kiến thức vào thực tiễn... Do đó, việc đào tạo nghề lao động nông thôn hết sức cần thiết và để họ trở thành lao động làm các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập ổn định, bền vững và đời sống của dân cư nông thôn góp phần xây dựng huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thành một huyện có nông nghiệp và dịch vụ phát triển nhằm giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và các vấn đề an ninh trật tự... Xuất phát từ tình hình trên, để tìm ra những nguyên nhân, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn và đưa ra nhiều phương án nhằm phát triển nâng cao tay nghề và tiếp cận công nghệ máy móc vào sản xuất nhằm mang lại thu nhập bền vững cho người dân các xã Vùng đệm VQGTC nên tôi chọn đề tài nghiên cứu giải pháp nào nhằm mang lại thu nhập bền vững cho người dân các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để làm luận văn Thạc sỹ, với lý do các xã vùng đệm VQG Tràm chim trên địa bàn huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp gồm các 05 xã và 01 thị trấn (Thị Trấn Tràm Chim, Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Thành B), hiện nay huyện Tam Nông đang tập trung phát triển du lịch sinh thái, gắn kết làng nghề và khởi nghiệp đổi mới sáng nhằm mang lại hiệu quả thực hiện đạt tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) theo quyết định 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ, đó là giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nông. Đây là tiêu chí rất quan trọng về thu nhập, cơ cấu lao động, giáo dục và giảm tỷ lệ hộ nghèo nên em chọn các xã Vùng đệm VQGTC để nghiên cứu thực hiện.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn làm rõ thực trạng, kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim, từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện và mang lại thu nhập bền vững cho các hộ dân các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm chim kết hợp với du lịch trên địa bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn các xã Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim; Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã vùng đệm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã Vùng đệm VQG Tràm Chim thời gian qua; những vấn đề đặt ra đối với quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề trong thời gian tới. Rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với kỳ vọng giảm gánh nặng cho xã hội và tạo công ăn việc làm cho tất cả người dân tham gia học nghề nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững trên địa bàn huyện Tam Nông nói chung và người dân các xã Vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn? Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn và làm sau mang lại thu nhập bền vững cho người dân ở các xã Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim sau khi học nghề?
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lao động nông thôn tham gia học nghề, nhà nước, giáo viên, cơ sở vật chất- tài chính, những vấn đề có liên quan đến công tác đào tạo nghề, kết quả đầu ra cho lao động nông thôn các xã vùng đệm VQG Tràm chim trên địa bàn huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: giai đoạn 2016 - 2017. - Không gian: các xã vùng đệm VQG Tràm chim trên địa bàn huyện Tam Nông – tỉnh Đồng Tháp gồm các 05 xã và 01 thị trấn (Thị Trấn Tràm Chim, Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Thành B). - Nội dung: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung như: những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề lao động nông thôn; phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề trong thời gian qua từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo với kỳ vọng mang lại thu nhập bền vững cho các lao động nông thôn các xã vùng đệm. 4.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích số liệu: Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều nội dung theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình, bằng cách cung cấp thông tin hoặc đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 - Phương pháp phỏng vấn sâu: là cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thôn tin. - Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua tri giác như nghe, nhìn, … để thu thập thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phương pháp này được sử dụng để kiểm tra kết quả thông tin thu thập được từ nhóm hộ được khảo sát. - Phương pháp xử lý: Xử lý số liệu thu được, tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo: kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5.1.Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hóa các khái niệm, phạm trù và lý thuyết liên quan đến vấn đề đào tạo nghề lao động nông thôn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản đào tạo nghề lao đông nông thôn. Từ đó, xây dựng được khung lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn thực hiện công tác đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Đề xuất những giải pháp với kỳ vọng nhằm mang lại hiệu quả và thu nhập bền vững cho các hộ dân qua công tác đào tạo nghề lao đông nông thôn các xã Vùng đệm VQGTC trên địa bàn huyện Tam Nông thời gian tới. Kết quả rút ra từ nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu và là cơ sở phục vụ cho quá trình chỉ đạo thực tiển nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập ổn định và giảm nghèo cho người dân các xã vùng đệm VQG Tràm Chim thông qua hoạt động lồng ghép về đa dạng hóa sản xuất, phát triển làng nghề truyền thống có lợi thế của
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 địa phương, phát triển thị trường và định chế tổ chức để phát triển cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội vùng. Từ hiệu quả mong đợi từ đề án đã được liệt kê trên, sẽ hỗ trợ tốt cho bảo tồn và quản lý tài nguyên. Bên cạnh đó, với mong muốn qua công tác đào tạo nghề bà con các xã vùng đệm có thu nhập bền vững và mở rộng tầm nhìn xa hơn cụ thể không nên sản xuất tại một xã mà nên nhìn lại như ngoài lợi thế của địa phương để khai thác nên kết hơp lại với các xã khác nhằm tạo thế mạnh của các xã vùng đệm trong quá trình sản xuất với sản phẩm đầu ra làm sau mang đến an toàn, chất lượng, mẫu mã và cách phục vụ văn minh, lịch sự mang đến hài lòng đến với khách du lịch tại địa phương và quốc tế. 6. Kết cấu luận văn Chương mở đầu Chương 1: Lý thuyết tổng quan Chương 2 : Thực trạng chính sách đào tạo nghề lao động nông các xã Vùng Đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp Chương 3. Giải pháp và kiến nghị
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm nghề, đào tạo và đào tạo nghề * Nghề là gì Giáo trình kinh tế lao động của Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội: “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”. Hiện nay, ở các quốc gia đều có quan niệm khác nhau về nghề và được định nghĩa khác nhau. Khái niệm “nghề” ở Pháp: “Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống”. Khái niệm “nghề” ở Đức: “Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó”. Đối với Nga, “Nghề” được định nghĩa “là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn”. Ở Việt Nam có nhiều định nghĩa nghề đưa ra, trong đó có định nghĩa: “Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội”. Tuy nhiên, khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể nhận thấy được một số nét đặc trưng sau: “Nghề là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 sống; là lao động kỹ năng, kỷ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định”. * Đào tạo là gì Đào tạo là sự đào luyện, gây dựng, làm phát triển và bồi dưỡng khả năng. Tóm lại, đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có kỹ năng, kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức nhằm tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Hay nói cách khác: “đào tạo là sự phát triển có hệ thống về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn”. * Đào tạo nghề Theo điều 5 Luật dạy nghề: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Đào tạo nghề gồm hai quá trình có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy nghề và học nghề. Dạy nghề “là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Tóm lại: Đào tạo nghề cho lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Giáo trình Kinh tế lao động của Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội: “Đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực, là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. Như vậy, các khái niệm trên đã không chỉ dừng lại ở kỹ năng cơ bản , trang bị kiến thức, mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động ngay trong quan hệ về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn vốn nhân lực, coi công nhân như cái máy sản xuất với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Thực tế trong đời sống xã hội, các từ ngữ “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” được dùng khá rộng rãi và phổ biến, còn thuật ngữ “đào tạo lao động kỹ thuật” chỉ mới xuất hiện gần đây. Đây cũng chính là bước phát triển mới về tư duy nhằm làm rõ hơn và năng lên tầm cao mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp so với quan niệm truyền thống trước đây coi đào tạo nghề chỉ là đào tạo lực lượng lao động chân tay, mang tính cơ bắp, trong quá trình lao động chủ yếu sử dụng lao động cơ bắp của con người. Quan niệm này về dạy nghề không còn phù hợp với nền sản xuất hiện đại. Khái niệm dạy nghề theo quan niệm mới phải phù hợp với điều kiện và công nghệ phát triển, sử dụng trong sản xuất ngày càng phổ biến như hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tự động hóa. Bởi vậy, thực chất hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo định hướng mới là hệ thống đào tạo cho lao động với kỹ thuật trong thời kỳ mới. Hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo người lao động về kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ,… Sau khi đào tạo họ có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Hiện nay chúng ta phải thống nhất đúng khái niệm “đào tạo lao động kỹ thuật” thay thế cho khái niệm “dạy nghề” hoặc “đào tạo nghề” trong các văn bản pháp quy và trong đời sống xã hội. Trong trường hợp còn sử dụng thuật ngữ “dạy nghề” và “đào tạo nghề” thì phải hiểu với nội dung mới, đó là “đào tạo lao động kỹ thuật” trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành. Như vậy: “Đào tạo nghề chính là đào tạo lao động kỹ thuật có tổ chức và có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành nghề, làm công việc phức tạp với nâng suất và hiệu quả cao, đồng thời thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế”. 1.1.2 Khái niệm lao động, lao động nông thôn và bền vững C.Mác-Ph.Ăngghen, 1993. Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lao động “trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một qua trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ trong nông thôn. Bền vững là sự phát triển lâu dài và ổn định cho sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại và tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. 1.1.3 Chất lượng và chất lượng đào tạo: *Chất lượng là gì Theo từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (1999): Chất lượng: “là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định, tính tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật”. Theo Iso 9000 (2000): “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm”. * Chất lượng đào tạo nghề là gì Là một khái niệm khó xác định, khó đo lường và mỗi người có cách hiểu khác nhau. Vì vậy, khái niệm chất lượng trong giáo dục được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống, nếu xét chất lượng về một khóa học nghề cụ thể thì chất lượng sẽ được xem xét trên góc độ là kỹ năng, kiến thức, mà khóa học đã cung cấp, mức độ nắm, vận dụng các kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khóa học... Luật Dạy nghề (2006): Theo định nghĩa về mục tiêu dạy nghề “chất lượng đào tạo ở cấp độ nghề là sự đáp ứng các mục tiêu đề ra của nhà trường. Đó là đào tạo tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”. Nguyễn Thị Tính (2007, p.24), cho rằng: “Chất lượng giáo dục - đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra đối với một chương trình giáo dục - đào tạo: Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng vệ phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”. Nguyễn Văn Nhiên (2011), “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định”. 1.2 Đặc điểm của lao động nông thôn Lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên luận văn đưa ra một số đăc điểm của lao động nông thôn như sau: Lao động nông thôn có thời gian nhàn rỗi, mang tính thời vụ. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ, đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông thôn. Thu nhập lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng nhưng trình độ lao động nông thôn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề Theo các tiêu chí đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế, gọi tắt là tiêu chuẩn ILO 500 (2007) cho rằng, hiệu qủa ĐTN phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhiều yếu tố. Trong đó, những nhân tố quan trọng nhất: Chính sách đào
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ GV, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học. Căn cứ Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 7 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tại chương I điều 4, có Quy định hệ thông tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng Trung tâm dạy nghề, các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổ chức và quản lý; hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình và giáo trình; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học; quản lý tài chính; các dịch vụ cho người học nghề. Đề đảm bảo hiệu quả, chất lượng ĐTN. Do đó, cần xét một số yếu tố chính như sau: Chương trình đào tạo nghề Chương trình đàoitạo nghề là điều kiện không thể thiếu trong quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động đào tạo nghề. Gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: Mục tiêu dạy học của chương trình, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức; quy trình kế hoạch triển khai; đánh giá kết quả. Chươngitrình đào tạo gồm: phần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học. Đội ngũ giáo viên Là người có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cũng như các kỹ năng, kỹ xảo của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác đó là ngành nghề đào tạo đa dạng, thường xuyên cập nhật kiến thức, yêu cầu kỹ thuật cao, kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật; học viên học nghề có rất nhiều trình độ văn hóa, độ tuổi khác nhau, do đó đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng đa dạng với nhiều trình độ khác nhau.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Học viên Học viên là người tham gia học nghề và là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đòi hỏi học viên phải có trình độ học vấn, sự hiểu biết, tâm lý, nhu cầu... các nhân tố này đều có ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng đào tạo. Mặc khác, trình độ vấn hoá cũng như khả năng tư duy của người lao động càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao và ngược lại. Cơ sở vật chất và tài chính Cơ sở vật chất bao gồm: Phòng học, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập…. là các yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Tài chính Tài chính trong đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác đào tạo nghề lao động nông thôn như: xuất từ nguồn thu ngân sách nà nước để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, hỗ trợ tiền ăn cho học viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giảng viên,… Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn như thứ nhất vì những hạn chế, những rào cản của đào tạo nghề. Thứ hai do Lâm lý ưa chuộng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã bội. Không ít các gia đình coi việc vào đại học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc nhàn hạ. Tóm lại, Nếu mọi người lao động trong xã hội đánh giá đúng về tầm quan trọng của đào tạo nghề, thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa đạng hơn. Mặc khác, nếu người lao động nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định và bền vững thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội. Các nhân tố trên có thể khát quát theo mô hình sau: Môi trường Giáo viên Học viên Nội dung đào tạo Phương pháp và phương tiện đào tạo Cơ sở vật chất, tài chính Hình 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các tổng hợp liên quan ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề như điều kiện, môi trường đào tạo nghề; đối tượng học nghề; chương trình, giáo trình đào tạo; giáo viên, học viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất; nhận thức của người học và xã hội ảnh hưởng đến quá trình đào tạo; ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 1.4 Phân loại và các hình thức đào tạo nghề Đào tạo nghề có nhiều hình thức đa dạng và phong phú gồm: Đào tạo nghề dài hạn; đào tạo nghề ngắn hạn; đào tạo nghề theo module; đào tạo nghề kèm cặp; đào tạo nghề lưu động (Bùi Đức Tùng, 2007). Trong đề tài này chỉ đề cặp đến loại hình ĐTN ngắn hạn: Là loại hình đào tạo có thời bạn dưới một năm, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng. Ưu điểm của hình thức đào tạo này là có thể tập hợp được lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, những người không có điều kiện học tập tập trung, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, hộ cận nghèo, đối tượng khác... với sự hỗ trợ của các Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. (Tổng Cục DN, 2011). 1.5 Các công trình nghiên cứu thực nghiệm. Cho đến nay tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án, luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến rất nhiều chính sách đào tạo nghề lao đông nông thôn, cụ thể như: - Tăng Minh Lộc, Phó Cục trưởng Cục kinh tế và phát triển nông thôn, với bài viết: “Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”. Đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa và triển khai thực hiện, tuy nhiên, việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cấp cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo. - Nguyễn Văn Đại (2012), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Vùng Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án tiến sĩ Đại học Quản trị kinh doanh. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các xã Vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm chim huyện Tam Nông 2.1.1 Về đại lý kinh tế và đặc điểm tự nhiên Huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 47.426,54 ha (quy mô diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh Đồng Tháp, sau huyện Tháp Mười và huyện Cao Lãnh), là địa bàn thuộc vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, lũ lụt. Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản, mức thu nhập của dân cư còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực hạn chế. Dân số toàn huyện là 116.539 người với 28.710 hộ, mật độ 215 người /km2 (UBND huyện Tam Nông, 7/2014). Huyện có 01 Thị trấn Tràm Chim và 11 xã gồm: An Hòa, An Long, Phú Ninh, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Tân Công Sính và Hòa Bình.
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng đệm VQG Nguồn: Tác giả trích từ địa giới hành chính của UBND huyện Tam Nông Vùng đệm VQG Tràm Chim nằm trong địa giới hành chính của 5 xã và 1 thị trấn (hình 1), dân số 47,973 người, chiếm tỷ lệ xấp xĩ 45% dân số toàn huyện, trong đó thị trấn Tràm Chim và xã Phú Thọ có dân cư đông nhất so với 4 xã còn lại trong vùng đệm. Tỷ lệ nam và nữ của các xã vùng đệm tương đối đều và đa phần sống ở khu vực nông thôn, ngoại trừ dân cư của Thị trấn Tràm Chim sống ở thành thị (bảng 1).
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 Bảng 2.2. Dân số vùng đệm VQG năm 2013 (ĐVT: người) Giới tính Khu vực Chỉ tiêu Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Huyện Tam Nông 105,710 52,702 53,008 10,315 95,395 Các xã VĐ VQG 47,973 23,909 24,064 10,315 37,658 - Thị trấn Tràm Chim 10,315 5,131 5,184 10,315 - Xã Phú Thọ 10,992 5,485 5,507 10,992 - Xã Phú Thành B 4,594 2,290 2,304 4,594 - Xã Phú Hiệp 8,167 4,071 4,096 8,167 - Xã Phú Đức 7,994 3,985 4,009 7,994 - Xã Tân Công Sính 5,911 2,947 2,964 5,911 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông, 2014) 2.1.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm chim 2.1.2.1 Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp huyện Thực hiện Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nôngthôn đến năm 2020”, UBND huyện Tam Nông đã ban hành Quyết định số 69/ QĐ-UBND-TL ngày 28 tháng 6 năm 2010 về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúpviệc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Ngày 30 tháng 8 năm 2016, Uỷ ban nhân dân huyện ban hành
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Quyết định số 114/ QÐ-UBND.TL Về việc kiện toàn bổ sung Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 2.1.2.2 Việc phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Đề án Hàng năm, Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh có liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Quyết định số 46/2015/ QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Thông tư liên tịch số 30/2012/ TTLT-BLĐTBXH-BNV- BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Quyết định số 1170/ QĐ- UBND.HC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 201 1 - 2020. Kế hoạch số 72/ KH - UBND ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2012-2015.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 2.1.2.3. Việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Căn cứ Quyết định số 1170/ QÐ-UBND.HC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020. Uỷ ban nhân dân huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 01/ KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2020. Hàng năm Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 Huyện đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện, đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo cho Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương. 2.1.2.4. Việc xây dựng Kế hoạch đào tạo bôi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Uỷ ban nhân dân huyện đã triển khai Quyết định số 423/ QĐ- UBND - HC ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, giai đoạn 2013-2015. Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ công chức cấp xã tham dự các lớp bồi dưỡng, giai đoạn 2013-2015 đúng theo Kế hoạch. 2.1.2.5. Hàng năm, UBND huyện đều bố trí 01 công chức chuyên trách quản lý đào tạo nghề tại Phòng Lao động - TB và Xã hội huyện Tam Nông
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 2.2 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 Đvt: Triệu đồng Kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2016 S T Nội dung T 1 Phổ biến quán triệt đề án Chuyên mục, chuyên đề, tin, bài…công tác tuyền truyền 2 đào tạo nghề Điều tra, khảo sát, rà soát 3 nhu cầu đào tạo Hỗ trợ lao động nông thôn 4 học nghề - Nghề Nông nghiệp - Nghề Phi nông nghiệp Cán bộ, CC cấp xã được đào 5 tạo, bồi dưỡng Công tác kiểm tra, giám sát 6 công tác đào tạo nghề ĐVT Lượt Lượt Lượt Người Người Người Người Lượt Số lượng 26 217 24 480 40 440 11 13 Năm 2011 Kinh phí (triệu đồng) Số TW Đ Nguồn lượng P khác 25 198 24 463,3 - - 18,5 444,8 12 13 Năm 2012 Kinh phí (triệu đồng) Nguồn TW ĐP khác 715,0 - - 60,0 655,0 Số lượng 27 202 24 - 11 13 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí (triệu đồng) Số Kinh phí (triệu đồng) Số TW Đ Nguồn lượng TW ĐP Nguồn lượng P khác khác 24 27 231 218 24 24 2.298,9 - - 938,6 - - 90,0 141,0 2.208,9 797,6 24 25 13 13 Năm 2015 Kinh phí (triệu đồng) Số Nguồn lượng TW ĐP khác 25 241 24 2.523,1 - - - 116,0 2.407,1 12 13 Năm 2016 Kinh phí (triệu đồng) Đ Nguồn TW Pkhác 2.988,9 0 0 135,0 2.853,9 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2016 (Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, giai đoạn 2011 – 2016)
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 2.2.1 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã Vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim Giai đoạn năm 2011 - 2016, các xã Vùng đệm tham gia học nghề lao động nông thôn mở trên địa bàn được 160 lớp, có 4.156 học viên tham dự. Trong đó: Nghề phi nông nghiệp mở 134 lớp, 3.376 học viên; nghề nông nghiệp mở được 26 lớp, 780 học viên, cụ thể như sau: Bảng 2.4. Số lao động tham gia học nghề lao động nông thôn các xã Vùng đẹm VQGTC giai đoạn 2011 - 2016 Năm Các xã, Thị trấn 2011 – Thị Trấn Tràm Chim 2016 2011 – Phú Hiệp 2016 2011 – Phú Đức 2016 2011 – Tân Công Sính 2016 2011 – Phú Thọ 2016 2011 – Phú Thành B 2016 Tổng cộng Nghề phi nông Nghề nông Tổng Tổng nghiệp nghiệp số học số lớp viên Số lớp Số học Số lớp Số học viên viên 98 297 94 2.432 04 120 10 280 06 160 04 120 21 545 13 305 08 240 13 324 10 234 03 90 11 280 07 160 04 120 07 175 04 85 03 90 160 4.156 134 3.376 26 780
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, giai đoạn 2011 - 2016
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Đào tạo nghề có địa chỉ: mở được 134 lớp, 3.886 học viên. Hiện nay toàn huyện có 31 tổ nghề, 528 hội viên. Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo theo Quyết định 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 trên địa bàn huyện: + Nghề nông nghiệp: 1.276 người, số tiền hỗ trợ: 520,905 triệu đồng. + Nghề phi nông nghiệp: 7.014 người, số tiền hỗ trợ: 9.307,111 triệu đồng. 2.2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn * Công tác chỉ đạo điều hành - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án của địa phương trong việc triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: + Kế hoạch số 01/ KH-BCĐ ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Ban Chỉ đạo huyện về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956/2009/QĐ - TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. + Quyết định số 01/ QĐ- UBND. HC ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân huyện về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. + Kế hoạch số 01/ KH -UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân huyện về thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, giai đoạn 201 1-2020.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 + Kế hoạch số 95/ KH - UBND ngày 01 tháng 8 năm 2012 của Uỷ ban nhândân huyện về thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2012-2015. - Hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp + Hàng năm, Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã đều phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan trong công tác triển khai thực hiện Đề án như: Hội nghị triển khai kế hoạch, tổ chức rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, sử dụng lao động qua đào tạo,... + Ban Chỉ đạo huyện phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn và các đơn vị trực tiếp quản lý công tác đào tạo nghề chongười lao động. Định kỳ sáu tháng, năm đều tổ chức sơ, tổng kết công tác dạy nghề, đánh giá những kết quả và tồn tại hạn chế, đề ra mục tiêu phương hướng cho các năm tiếp theo. * Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn - Trong giai đoạn 2011-2016, Đài Truyền thanh huyện đã phát sóng 312 tiết mục Lao động - Việc làm, trong đó có hơn 750 tin và 245 bài viết tuyên 3 truyền về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, hàng tháng huyện có văn bản chỉ đạo cho các xã, thị trấn chỉ đạo Trạm Truyền thanh tiếp sóng Đài phát thanh huyện về sàn giao dịch việc làm cho Nhân dân biết để tham gia. Ngoài ra các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cũng chỉ đạo các chi, tổ hội tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên về công tác dạy nghề nông thôn và việc làm vào các buổi sinh hoạt định kỳ. - Số lượng lao động được tư vấn học nghề và việc làm trong giai đoạn 2011 - 2016 là 29.723 lao động.
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn, giai đoạn 2011 - 2016 từ cấp huyện đến cấp xã luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai, tuyên truyền kịp thời các nghị quyết của Đảng, chủ trương, chỉ thị, các chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực dạy nghề, việc làm cho lao động nông thôn. * Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn Hàng năm huyện đều chỉ đạo cho các xã, thị trấn tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Kết quả, giai đoạn 2011- 2016 đã thực hiện điều tra, khảo sát được 144 cuộc, có 8.452 lao động nông thôn có nhu cầu và đăng ký học nghề. Trong đó nghề phi nông nghiệp 6.881 lao động; nghề nông nghiệp 1.771 lao động. Nhìn chung, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu dạy nghề cho người lao động được tiến hành định kỳ hàng năm để làm căn cứ xây dựng kế hoạch dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. * Các mô hình có hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Qua tổng hợp hiện nay toàn huyện còn một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn đang duy trì hoạt động có hiệu quả như: - Nghề phi nông nghiệp: Kết hạt cườm, may áo mưa, đan ghế nhựa, đan giỏ xách nhựa, may công nghiệp; may dân dụng, tạo sản phẩm từ lục bình, làm móng và tóc, làm nhan, sửa chữa máy phun xịt thuốc.
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 - Nghề nông nghiệp: Ươm cây giống bạch đàn, chế biến khô cá lóc, chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng ớt... - Thu nhập Bình quân khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng trở lên/người/tháng. Ngoài ra, phối hợp dạy nghề có địa chỉ cho các Công ty, doanh nghiệp như: chế biến thủy sản, may công nghiệp... Hiện nay các ngành nghề nêu trên đang được các địa phương tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn xã. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án Ngay từ khi triển khai thực hiện đến nay Ban Chỉ đạo huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn, các ngành có liên quan về công tác tuyên truyền tư vấn, vận động Nhân dân đi học nghề, công tác mở lớp dạy nghề nông thôn, giải quyết việc làm sau khi học nghề và các chính sách có liên quan, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất; chủ động trao đổi và chỉ đạo giải quyết kịp thời; tổ chức sơ, tổng kết đúng quy định. Bên cạnh đó, các Đoàn kiểm tra của Tỉnh, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức giám sát tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện và các xã, thị trấn định kỳ và đột xuất đúng theo quy định. Nhìn chung, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện thời gian qua được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ khâu điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề của huyện...
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Bên cạnh đó, khuyến khích, huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Qua 6 năm triển khai thựchiện Đề án công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện Tam Nông cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2016 2.2.3.1. Những mặt được Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh, sự hỗ trợ về chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện và các xã, thị trấn. Huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội huyện, xã tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả của các Trung tâm Văn hóa học tập cộng đông tại các xã, thị trấn, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên huyện được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề để phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Đối tượng học nghề được mở rộng, có chính sách hỗ trợ học nghề theo nhóm đối tượng, kinh phí dạy nghề được cấp đầy đủ và kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng học nghề của đa số người dân. Các lớp học được tổ chức rộng rãi đến tận các xã, cụm tuyến dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội tham gia học nghề theo đúng với nhu câu thực tế ở địa phương. Qua đó, đã tác động đến nhận thức của lao động về công tác đào tạo nghề được chuyển biến tích cực, số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề tăng hàng năm.
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 Phối hợp tốt với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể sau khi học nghề họ có việc làm ngay, hạn chế phải tìm việc. Do đó các ngành, nghề đào tạo cơ bản phù hợp với nhu cầu của người lao động; phần lớn lao động sau khi được đào tạo nghề đã phát huy, vận dụng kiến thức trong lao động sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, góp phần giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. 2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân a. Tồn tại, hạn chế + Còn một vài địa phương chưa thật sự quan tâm trong công tác tuyên truyền, vận động; công tác theo dõi, đánh giá chất lượng sau học nghề và hiệu quả dạy nghề, chỉ giao cho các tổ chức chính trị - xã hội phụ trách vận động là chính. + Công tác kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, khảo sát nhu cầu học nghề cho người lao động ở một số xã còn hạn chế. + Nguyên liệu cung cấp không ổn định, từ đó người lao động không có việc làm thường xuyên, dẫn đến gián đoạn thu nhập. + Một số nghề qua đào tạo chưa duy trì được lâu dài; việc theo dõi và biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ duy trì nghề đã được đào tạo của các địa phương còn nhiều hạn chế. b. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế Đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Đa số lao động nông thôn tham gia học nghề đều có trình độ học vấn thấp và không đồng đều, mong muốn sớm có việc làm, có thu nhập cao nên chỉ lựa chọn các nghề đơn giản, thời gian đào tạo ngắn để học.
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Sản phẩm làm ra có thu nhập thấp, nên một số lao động trong độ tuổi lao động đã đi tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn. c. Bài học kinh nghiệm Từ thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập thì công tác đào tạo nghề ở địa phương đó được thực hiện tốt. Định kỳ hàng năm, cấp xã tập trung điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh, của xã hội và xác định đối tượng lao động được hỗ trợ học nghề. Cấp huyện là cơ quan thực hiện Đề án, xác nhận nghề đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương: lựa chọn cơ sở kinh doanh đủ điều kiện, có uy tín, chất lượng để ký hợp đồng dạy nghề. Lựa chọn đối tượng tham gia học nghề trong độ tuổi lao động thực sự có nhu cầu học nghề và cam kết học nghề để sản xuất và làm giàu bằng nghề học đề cử đi học nhằm giảm số lượng học viên không có nhu cầu để tăng kinh phí hỗ trợ, động viên người học và tạo hiệu quả cho đào tạo nghề. Tổ chức dạy và học nghề khi người lao động được dự báo nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích Nhân dân, doanh nghiệp và lao động có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 2.3 Hạn chế của đào tạo nghề nông thôn Tính đến năm 2017 cả nước hiện có 201 trường cao đẳng nghề, 303 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề. Nhiềuitrường thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được xây dựng bề thế. Thế nhưng việc dạy nghề trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu như nhiềuingười học xong không tìm được việc làm hoặc tìm được việc nhưng nơi tuyển dụng họ phảiitốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại, chưa gắn kết với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, của thị trường lao động. Mặc khác, Cũng có nguyên nhân do các trường này thiếu trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học, thiếu giáo viên giỏi, địa điểm tổ chức lớp đôi khi không thuận tiện cho việc đi lại của học viên. 2.4 Bài học kinh nghiệm cho đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm VQGTC huyện Tam Nông Sau 5 năm triển khai Đề án 1956, các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm Chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp đạt được những kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như: Việc triển khaiicông tác dạy nghề còn chậm, chưa đồng bộ, chưaiphù hợp vớiiđặc điểm từng vùng, từng địa phương chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn… Một số nơiidạy nghề còn chạy theo số lượng đôi lúc chấtilượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Trên thực tế, một số nghề như: Sửa chữa, cài đặt máy vi tính; sửa xe gắn máy; sửa chữa điện thoại di động... được chính người học đánh giá không cao, bởi thời gian học chỉ có 3 tháng thì người lao động khó mà thành thạo được nghề. Theo đánh giá của nhiều địa phương, bài toán phát triển bền vững cho công tác dạy nghề - việc làm đối với lao động nông thôn hiện nay còn rất nan giải bởi lao động địa phương chưa thực sự mặn mà với việc học nghề. Người học
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 nghề chưa xác định đúng mục tiêu học tập dẫn đến việc học xongikhông tìm được việc làm phù hợp hoặc không đi làm. Do đó, để gắn kết đào tạo nghề lao động nông thôn các xã vùng đệm với du lịch Vườn Quốc Gia Tràm Chim trong thời gian tới nhằm tạo thu nhập bền vững, chất lượng an toàn, mẫu mã bền vững để phục vụ khách du lịch đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện với mục tiêu dân giàu nước mạnh do đó, cần đề ra phương án trong thời gian tới. Với huyện nghèo, do đó muốn dân giàu thì đối với nhà lãnh đạo cần phải có tâm để chăm lo cho dân không vì mục đích cá nhân, tư lợi; có tầm nhìn xa, sâu, rộng và làm cách nào để lao động nông thôn tham gia học nghề và kết quả đầu ra với kỳ vọng làm sau họ có thu nhập ổn định và bềnvững và từng bước bỏ dần lao động chân tay chuyển sang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tìm đầu ra để xuất khẩu các sản phẩm của họ để thực hiện tốt cần quán triệt đến cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương. Xác định ưu, khuyết của từng địa phương, tìm ra các cơ hội lợi thế, tìm các giải pháp điểm yếu của địa phương và các thách thức của từng địa phương. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề. Tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng mối liên kết chật chẽ giữa các cơ sơ đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động.
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 Tạo mối liên kết các xã vùng đệm với nhau với kỳ vọng để tạo thế mạnh của từng địa phương vạch ra chiến lược chính sách đào tạo nghề và tìm các đối tác cho lao động sau khi tham gia học nghề với mục tiêu thu nhập ổn định và bền vững giảm gánh nặng cho xã hội . 2.5 Thiết kế nghiên cứu 2.5.1 Khung phân tích Nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề Thực trạng đào tạo nghề Kết quả đào tạo nghề Đề xuất một số phương án nâng cao kêt quả đào tạo nghề Mức độ đáp ứng yêu cầu Nguồn: tổng hợp của tác giả năm 2017 Để tài nghiên cứu về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn các xã Vùng đệm VQGTC trên địa bàn huyện Tam Nông, từ thực tế đúc kết và đưa ra nhận xét về kết qủa đào tạo nghề có đạt được mục tiêu của đề án
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 không? Đồng thời, lập bảng hỏi phỏng vấn để biết được tình hình đào tạo nghề hiện nay của các xã vùng đệm có đáp ứng được yêu cầu của người học nghề hay không. Từ đó, đề ra phương án nhằm nâng cao hiệu quả đầu ra và kết quả đào tạo nghề lao động nông thông nói chung và trên địa bàn huyện Tam Nông nói riêng nhất là các xã Vùng đệm VQGTC. 2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.5.2.1 Thông tin thứ cấp Bảng 2.5 Nguồn thu thập thông tin Thông tin thu thập Nguồn thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát Số liệu về nghề và Sách tham khảo, hóa trong nghiên 1 đào tạo nghề cho lao Internet, báo chí cứu các nguồn tài động nông thôn. liệu liên quan đến đề tài. Tra cứu, chọn Số liệu thực trạng, địa bàn 2 nghiên cứu: Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Số liệu về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao 3 động nông thôn các xã vùng đệm VQGTC trên địa bàn huyện Tam Nông Báo cáo hàng năm, định kỳ của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông; Chi cục thống kê huyện Tam Nông; Phòng Lao động- Thương binh và xã hội ; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện Thu thập thông qua các cán bộ làm công tác quản lý, công tác đào tạo của huyện trên địa bàn huyện tam Nông tỉnh Đồng Tháp. lọc, thông tin Đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thôn tin; quan sát, nghe, nhìn, tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo Tổng hợp số liệu
  • 46. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 2.5.2.2 Thông tin sơ cấp * Chọn địa điểm nghiên cứu Chọn 90 học viên các xã vùng đệm: Thị trấn Tràm Chim, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành B và Phú Thọ. Mỗi xã chọn 15 học viên để điều tra, phỏng vấn về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tam Nông. Bảng 2.6 Lựa chọn số lượng điều tra tại mỗi xã, thị trấn STT Xã vùng đệm Số người 1 Thị trấn Tràm Chim 15 2 Phú Đức 15 3 Phú Hiệp 15 4 Tân Công Sính 15 5 Phú Thành B 15 6 Phú Thọ 15 Tổng cộng 90 Cách phỏng vấn Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với người lao động và tiến hành đi điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
  • 47. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 Phỏng vấn trực tiếp 90 học viên các xã vùng đệm và các học viên được lựa chọn liên hệ thông qua mối quan hệ và được sự đồng ý của họ. Qua đó sẽ thăm dò một số ý kiến nhằm làm rõ phương hướng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu ra sau khi được đào tạo. Mặc khác, tìm hiểu những khó khăn, hạn chế để đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan cấp trên, địa phương nhằm tăng thu nhập bền vững cho các vùng đệm. 2.5.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Sau khi thu thập số liệu điều tra từ các học viên, tiến hành xử lý số liệu bằng công cụ sử dụng Microsoft Excel trên máy vi tính. Các phương pháp phân tích số liệu được áp dụng là: Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả lại thực trạng và kết qủa đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cũng như các hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo nghề thông qua thu thập tài liệu và điều tra chọn mẫu. Đồng thời, qua điều tra, khảo sát học viên có thể đánh giá được trình độ học vấn của học viên, chương trình, giáo trình. đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề, nhu cầu ngành nghề đào tạo của học viên có được đáp ứng hay không? và thông tin về chính sách đào tạo nghề cũng như thông tin về hỗ trợ tìm việc làm từ chính quyền địa phương. Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất, nhằm thấy rõ được sự khác biệt về tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn diễn ra từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim. Từ đó, đánh giá được kết qủa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua.
  • 48. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 2.6 Kết quả nghiên cứu 2.6.1 Tổng hợp kết qủa khảo sát các học viên (điều tra điển hình) Bảng 2.7 Thông tin chung về mẫu khảo sát STT Nội dung Số người Tỷ lệ % Tổng số điều tra, quan sát 90 100 1 Giới tính 90 100 1.1 Nữ 65 72,22 1.2 Nam 25 27,78 2 Trình độ học vấn 90 100 2.1 Lớp 1-5 10 11,11 2.2 Lớp 6 – 9 51 56,67 2.3 Lớp 10 -12 29 32,22 Nguồn: tổng hợp điều tra Bảng 2.7 cho thấy, số người tham gia học nghề chủ yếu là lao động nữ, chiếm 72,22%: nam chiếm 27,78%, Trình độ học vấn chủ yếu từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 11,11%, lớp 6 đến lớp 9 chiếm 56,67%, lớn 10 đến lớp 12 chiếm 32,22%. Lao động nữ chiếm đa số vì việc đào tạo nghề của huyện Tam Nông nói chung và các xã vùng đệm nói riêng trong thời gian qua chú trọng vào đối tượng nữ và những việc làm thích hợp với nữ. Người lao động sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên cũng ảnh hướng đến trình độ học vấn của người dân.
  • 49. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 Bảng 2.8 Đánh giá của học viên STT Nội dung Số lượt Tỷ lệ % trả lời 1 Chương trình, giáo trình 90 100 1.1 Đáp ứng được yêu cầu 79 87,78 1.2 Chưa đáp ứng được yêu cầu 11 12,22 2 Đội ngũ giáo viên 90 100 2.1 Cán bộ quản lý lớp đa số trẻ nên chưa có kinh 13 14,44 nghiệm chuyên môn 2.2 Giảng viên ít, cần tăng cường đội ngũ giảng viên 6 6,67 2.3 Có trình độ chuyên môn hóa về đào tạo nghề 57 63,33 2.4 Thay đổi phương pháp dạy: nên đưa hình ảnh vào công tác giảng dạy, trình chiếu nhằm tạo 14 15,56 cho buổi giảng dạy thêm sinh động 3. Trang bị, cơ sở vật chất 90 100 3.1 Đảm bảo 42 46,67 3.2 Chưa đảm bảo 48 53,33 Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
  • 50. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 41 Bảng 2.8 cho thấy, giáo trình của cơ sở dạy nghề đưa ra là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và học viên chiếm 87,78%, chưa đáp ứng yêu cầu chiếm 12,22%. Cán bộ quản lý lớp đa số trẻ nên chưa có kinh nghiệm chuyên môn chiếm 14,44%; Giảng viên ít, cần tăng cường đội ngũ giảng viên chiếm 6,67%; Thay đổi phương pháp dạy: nên đưa hình ảnh vào công tác giảng dạy, trình chiếu nhằm tạo cho buổi giảng dạy thêm sinh động chiếm 15,56%; Trang bị cơ sở vật chất đảm bảo chiếm 46,67%, Chưa đảm bảo chiếm 53,33% Qua kết quả trên cho thấy giáo trình của giáo viên đảm bảo yêu cầu của đào tạo nghề và đáp ứng được yêu cầu của học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý đa số còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ giáo viên có trình độ về chuyên môn của nghề được đào tạo nhưng còn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giúp cho việc giảng dạy được sinh động và lôi cuốn học viên hơn. Bên cạnh đó, trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo. Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến giáo viên và học viên. Giáo viên không đủ thiết bị để giảng dạy, học viên không được tiến xúc với máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để thực hành và thực tập, nó cũng ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề. Đa số các cơ sở dạy nghề chưa được hỗ trợ kinh phí để mua mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết. Đa số các cơ sở dạy nghề đều là công lập nênphải phụ thuộc vào nguồn thu của ngân sách nhà nước, cơ sở không tự chủ đượcnguồn kinh phí.
  • 51. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 42 Bảng 2.9 Cách nhận biết thông tin và đánh giá về đào tạo nghề STT Nội dung 1 Biết chính sách đào tạo nghề từ kênh thông tin 1.1 Biết thông qua sự tuyên truyền của cán bộ xã 1.2 Biết thông tin qua đài truyền thanh 1.3 Biết thông tin qua người đã học nghề xong 2 Đáp ứng được nhu cầu học nghề hay không 2.1 Đáp ứng được nhu cầu học nghề Số lượt Tỷ lệ % trả lời 90 100 45 50 24 26,67 21 23,33 90 100 79 87,78 2.2 Chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề 10 11,11 2.3 Không đáp ứng được nhu cầu học nghề 1 1,11 Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra Bảng: 2.9 cho thấy, người lao động biết thông tin về chính sách đào tạo nghề chủ yếu qua sự tuyên truyền của cán bộ xã chiếm 50%, biết thông qua đài truyền thanh chiếm 26,67% và thông qua người đã học nghề xong 23,33 %. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo nghề nhìn chung đáp ứng được nhu cầu học nghề của người dân chiếm 87,78%, còn một số ít là chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
  • 52. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 43 Bảng 2.10 Nhu cầu ngànhnighề đào tạo do học viên đề nghị STT Nội dung Số lượt Tỷ lệ % trả lời 1 May dân dụng 9 10 2 Kết cườm 8 8,89 3 Đan thảm lục bình 6 6,67 4 Móc len 4 4,44 5 Nữ công gia chánh 5 5,56 6 Sửa xe gắn máy 7 7,78 7 Tạo sản phẩm dây nhựa 4 4,44 8 Kỷ thuật chăm sóc móng và tóc 4 4,44 9 Kỹ thuật nuôi mật ong 6 6,67 10 Kỹ thuật nuôi ếch 4 4,44 11 Kỹ thuật trồng nấm 5 5,56 12 Kỹ thuật trồng lúa 7 7,78 13 Kỹ thuật trồng rau 6 6,67 14 Kỹ thuật trồng bắp 6 6,67 15 Kỹ thuật trồng ớt 4 4,44 16 Kỹ thuật nuôi bò 5 5,55 TỔNG CỘNG 90 100 Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra
  • 53. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 44 Bảng 2.10 cho thấy, nhu cầu học nghề may dân dụng là cao nhất chiếm 10%; kết cườm chiếm 8,89%; sửa chữa xe gắn máy và kỹ thuật trồng lúa chiếm 7,78%; đan lục bình, kỹ thuật trồng rau, kỹ thuật nuôi mật ong, kỹ thuật trồng bắp đồng chiếm tỷ lệ 6,67%; Nữ công gia chánh, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật nuôi bò đồng chiếm tỷ lệ 5,56%; còn lại các nghề móc len, trồng ớt, tạo sản phẩm dây nhựa, kỹ thuật nuôi ếch và kỷ thuật chăm sóc móng và tóc đồng chiếm tỷ lệ 4,44 %. Điều này cho thấy, người dân nhận thức được với tiềm năng của địa phương về phát triển du lịch họ cũng đã chọn ngành nghề tương đối phổ biến và phù hợp với từng vùng với mục đích tăng thu nhập bền vững, để tạo ra cơ hội việc làm, giải quyết được sinh kế. Do đó, lao động qua đào tạo nghề đa dạng, cơ hội có thể làm việc tại các khu công nghiệp hoặc làm thuê cho hộ gia đình, hoặc tự sản xuất tại nhà với thu nhập cao và bền vững đảm bảo được đời sống của người dân các xã vùng đệm.
  • 54. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 45 Bảng 2.11 Nguyện vọng người học nghề STT Nội dung Số lượt Tỷ lệ trả lời % 1 Thông tin về hỗ trợ tìm việc 90 100 1.1 Tự tạo việc làm (làm tại nhà); học nghề để nâng cao kiến thực nghề nghiệp 33 36,67 1.2 Thông qua tư vấn cuả trung tâm giới thiệu việc làm 9 10 1.3 Thông qua giới thiệu của ban ngành, đoàn thể xã 48 53,33 2 Đề xuất, kiến nghị 2.1 Cơ sở dạy nghề cần bổ sung thêm giáo viên, nhất là khâu hướng dẫn thực hành 37 41,11 2.2 Bổ sung thêm hình ảnh, phóng sự thực tế khi giảng dạy lý thuyết 21 23,33 2.3 Dụng cụ dạy nghề cần được trang bị nhiều hơn, hiện tại,.. 32 35,56 2.4 Cán bộ quản lý phải năng động, bám sát lớp học thường xuyên 4 4,44 2.5 Nhà nước cần hỗ trợ chính sách về nguồn vốn để mở rộng sản xuất 36 40 Nguồn: Tác giả tổng hợp điều tra Bảng 2.11 cho thấy, số người lao động học nghề để nâng cao kiến thức nghề nghiệp và làm việc tại nhà để có thể phụ giúp gia đình chiếm 36,67%. Vì