SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
******
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn : Đoàn Thị Thu Trang
Người thực hiện : Hoàng Thị Loan
Lớp : NCTN7A
MSSV :13087001
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Đại học Công Nghiệp
TPHCM, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý
thầy cô khoa Kế toán đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực
hành trong suốt năm học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh em đã
có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời
học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với sự nổ lực của bản
thân, em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:
 Quý thầy cô trường Đại học Công Nghiệp TPHCM, đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là cô Đoàn Thị Thu Trang đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
 Ban Giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Chi
Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời
gian thực tập. Và em cũng xin cám ơn các anh, chị trong phòng Kế toán – Tài chính
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách
hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
Ban lãnh đao, các anh chị trong phòng giao dịch để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết
quả tốt hơn.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày….tháng…..năm 2015
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: .....................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày........tháng ....... năm 2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ ...... Error!
Bookmark not defined.
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.......... Error! Bookmark not
defined.
1.1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM..............Error! Bookmark not defined.
1.1.2.Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn..Error! Bookmark not defined.
1.2. Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM ..........Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi..............Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Huy động vốn qua phỏt hành giấy tờ cú giỏ ...Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ Ngân hàng Nhà nướcError!
Bookmark not defined.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của Ngân hàng thương mại...... Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Các nhân tố khách quan ..................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan ......................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – HÀ
NỘI CHI NHÁNH TP.HCM.......................................................................................1
2.1. Khái quát về NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội CN TP.Hồ Chí Minh........................1
2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh ..........................................................................................4
2.1.3.Sản phẩm của SHB.............................................................................................5
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng..........................................................................7
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2012 – 2014...............................................................................................13
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..................16
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014.........................................16
2.2.1. Quy trình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ..............................................16
5
2.2.2. Kết quả huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014.........................................................................27
2.3. Đánh giá chung về huy động vốn NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội .......................30
chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh............................................................................30
2.3.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................30
2.3.2. Những hạn chế tồn tại .....................................................................................31
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................32
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................34
ĐÁNH GIÁ NỘI DỤNG THỰC TẬP TAI SHB TP.HCM VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA SHB TP.HCM34
3.1.Đánh giá nội dụng tực tập tại Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM. .... Error!
Bookmark not defined.
3.1.1.Nhận thức của sinh viên sau thời gian thực tập ở Ngân hàng SHB – Chi Nhánh
TP.HCM....................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2.Nhận xét về qui trình thực tập..........................Error! Bookmark not defined.
3.1.3.Mối quan hệ làm việc.......................................Error! Bookmark not defined.
3.1.4.Học hỏi từ các quy định ở Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.5 Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc thực tập ................. Error!
Bookmark not defined.
3.2 Giải pháp mở rộng huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng SHB – Chi
Nhánh TP.HCM. .......................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Tăng cường công tác quảng cáo và tiếp thị......Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm chi nhánh ..............Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội..................9
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội .....................10
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của SHB HCM giai đoạn 2012-2014................13
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 ..............................................15
Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn
giai đoạn 2012 - 2014 ........................................................................................27
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn...................28
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua tiền gửi ký quỹ giai đoạn 2012 - 2014..29
Bảng 2.6: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2012 – 2014...............................29
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
TMCP : Thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín dung
HĐV : Huy động vốn
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN –
HÀ NỘI CHI NHÁNH TP.HCM
2.1. Khái quát về NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội CN TP.Hồ Chí Minh
Giới thiệu vài nét về NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội
Tên giao dịch : NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI.
Tên viết tắt : SHB
Trụ sở chính : 77 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Điện thoại : (84)44923388
Fax : (84)49420844
Website : www.shb.com.vn
Hình 1.1. Hình ảnh logo của NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội
Hiện tại SHB có hơn 100 Chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành
phố trong cả nước.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn
Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống
đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. SHB
được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển mình từ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo Chủ
trương của Chính phủ, có thể nói đây là giai đoạn đổi mới của kinh tế đất nước và
gắn liền với việc thực hiện pháp lệnh NH , hợp tác xã và công ty tài chính.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ra đời với số vốn điều lệ ban đầu là 400
triệu đồng, mạng lưới hoạt động lúc bấy giờ chỉ có một trụ sở chính đặt tại số 341 -
Ấp Nhơn Lộc 2, Thị Tứ Phong Điền, Huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ), nay là
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ. Địa bàn hoạt động lúc bấy giờ chỉ gói gọn trong
vài xã thuộc huyện Châu Thành và đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ nông dân
với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Lượng nhân viên trong thời điểm
ấy mặc dù chỉ có tám người, trong đó có một người có trình độ đại học nhưng vẫn
thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn và công tác quản lý điều hành vẫn diễn ra
chặt chẽ.
Ngày 20 tháng 01 năm 2006, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định
số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ
NHTMCP Nông thôn sang NHTMCP đô thị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
NHnâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đặc
biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải
Phòng…, đủ sức cạnh tranh và phát triển. Điều này đánh dấu một giai đoạn phát
triển mới của SHB và đây là NHTMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành
Phố Cần Thơ - Trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông Thôn với quy mô và
phạm vi hoạt động hẹp sang NHTMCP Đô Thị với sự mở rộng về quy mô, phạm vi
hoạt động, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa sẽ là
một giai đoạn phát triển mới của SHB. Mục tiêu phát triển của SHB là trở thành
một NH TMCP bán lẻ đa năng, NH hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền
vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2006, SHB đã tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Năm
2007, theo công văn số 77/CTH7 của NHNN Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần
Thơ về việc chấp thuận cho SHB thay đổi mức vốn điều lệ , SHB đã tăng vốn điều
lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tháng 02/2013, NHNN Việt Nam đã có công văn số
1351/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc NHNN về việc đồng ý tăng
vốn điều lệ của SHB lên gần 3.500 tỷ đồng, với việc tham gia của ba cổ đông lớn là
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn
T&T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long. Mới
đây, theo công văn số 79/NHNN-TTGSNH ký ngày 06/01/2014,Thống đốc NHNN
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Việt Nam đã chấp thuận cho SHB được tăng vốn điều lệ từ 3.497 tỷ đồng lên 4.995
tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chuyển đổi đã phát hành thành công trong năm 2013.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của đông đảo KH,
SHB cũng đã mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của mình trên khắp các tỉnh
thành trong cả nước với 112 Chi nhánh và phòng giao dịch. Đồng thời áp dụng công
nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông
thoáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao
và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm nền tảng
cho việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, cải tổ
cơ cấu tổ chức và điều hành kinh doanh, tiến hành tập trung hoá quản trị rủi ro,
quản lý nguồn vốn và xử lý nghiệp vụ theo các thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả
hoạt động.
Qua 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB vinh dự, tự hào đã
không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng, đối tác…
mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giới
chuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý dành
cho tập thể và cá nhân lãnh đạo SHB.
Năm 2011, SHB vinh dự là một trong 30 thương hiệu được nhận giải thưởng
“Sao Vàng Thủ Đô” , “Thương hiệu mạnh năm 2011”, “Sao Vàng Đất Việt năm
2011”.
Năm 2012, “Top 20 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2012”, “SHB - Top
30 sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng tin và dùng năm 2012”, “Giải thưởng
doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2012”, “Cúp sản phẩm/dịch vụ Thương hiệu
Việt hội nhập WTO”.
Ngày 2/12/2013 tại Khách sạn Intercontinental Park Lane Hotel - London,
Anh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã vinh dự trở thành Ngân hàng duy nhất
tại Việt Nam nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013” do tạp chí
The Banker trao tặng. Đây là giải thưởng quốc tế uy tín thứ 3 mà SHB nhận được
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
trong năm 2013 sau 02 giải “NHTài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do Global
Finance và Finance Asia trao tặng.
Năm 2014, SHB vinh dự nhận liên tiếp những giải thưởng:
 Giải thưởng “SHB – Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán Quốc
tế xuất sắc năm 2013” do Wells Fargo trao tặng.
 Giải thưởng “Ngân hàng triển khai phần mềm Ngân hàng lõi tốt
nhất Châu Á” do The Asian Banker bình chọn.
 Giải thưởng Ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất Top 500 doanh
nghiệp Việt Nam năm 2013.
 Giải Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2013 do Thời báo Kinh tế
Việt Nam trao tặng.
 Giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc
năm 2013” do Bank of New York (BNY Mellon) trao tặng,…
Một trong những Chi nhánh đầu tiên của SHB là SHB TP HCM, toạ lạc tại số
41-43-45 đường Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh. Chi nhánh được thành lập vào tháng 3/2006 và sau 6 năm hoạt động, hiện
nay trên toàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 16 Phòng giao dịch rộng khắp thành
phố.
2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh
 Huy động vốn.
 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước khi được NHNN cho phép.
 Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
 Chiết khấu phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
 Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
 Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện hoạt động ngoại hối
theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày
09/10/2006.
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
2.1.3.Sản phẩm của SHB
 Khách hàng cá nhân
- Tài khoản tiền gửi
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường.
+ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ.
- Tiền gửi tiết kiệm
+ Tiết kiệm điều chỉnh - Lãi suất cao nhất.
+ Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - VNĐ.
+ Tiết kiệm bậc thang theo số tiền - VNĐ/USD.
+ Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn - USD.
+ Tiết kiệm trả lãi trước - VNĐ/USD.
+ Tiết kiệm trả lãi hàng tháng - VNĐ/USD.
- Dịch vụ ngân quỹ
+ Thu đổi ngoại tệ.
+ Kiểm đếm tiền mặt.
+ Thu chi tại hộ tại chỗ.
- Dịch vụ khác
+ Dịch vụ thu tiền điện tại SHB.HCM.
+ Thu hộ cước cho VNPT Hồ Chí Minh.
+ Tận hưởng cuộc sống hiện đại VNPT & SHB Đà Nẵng.
- Dịch vụ thẻ
+ Thẻ ghi nợ Solid.
- Sản phẩm cho vay
+ Ô tô Trường Hải.
+ Ô tô năng động.
+ Ô tô doanh nhân.
+ Cho vay mua nhà trả góp.
+ Hỗ trợ du học trọn gói.
+ Cho vay tín chấp tiêu dùng.
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
+ Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán.
+ Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
+ Thấu chi tài khoản cán bộ công nhân viên.
+ Thấu chi tài khoản chủ DN và cán bộ quản lý.
+ Thấu chi tài khoản có TSĐB phục vụ tiêu dùng.
+ Thấu chi tài khoản có tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Dịch vụ chuyển tiền
+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước.
+ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối.
- NH điện tử
+ Dịch vụ thanh toán điện tử SHB – VNPAY.
+ Dịch vụ truy vấn số dư tài khoản.
+ Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc - Etransfer.
+ Dịch vụ thanh toán điện tử - Ezpay.
+ Dịch vụ Phone Banking.
+ Mua hàng qua mạng cùng SHB - Ngân lượng.
 Khách hàng doanh nghiệp
- Tài khoản tiền gửi
+ Tài khoản tiền gửi thanh toán.
+ Kỳ phiếu ghi danh.
+ Tiền gửi có kỳ hạn.
- Sản phẩm cho vay
+ Cho vay bổ sung vốn lưu động.
+ Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
+ Chiết khấu bộ chứng từ có giá.
+ Cho vay đầu tư tài sản cố định.
+ Cho vay theo dự án.
+ Cho vay tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi.
- Thanh toán quốc tế
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Nhận tiền chuyển đến.
+ Chuyển tiền đi.
+ Nhờ thu nhập khẩu.
+ Nhờ thu xuất khẩu.
+ TD thư (LC) nhập khẩu.
+ TD thư (LC) xuất khẩu.
- Bảo lãnh
+ Bảo lãnh trong nước.
+ Bảo lãnh quốc tế.
+ SHB hợp tác với VDB bảo lãnh cho KH vay vốn.
- Dịch vụ ngân quỹ
+ Thu đổi ngoại tệ.
+ Kiểm đếm tiền mặt.
+ Thu chi tại văn phòng của KH.
- Dịch vụ khác
+ Dịch vụ trả lương qua tài khoản cho DN.
+ Dịch vụ ngoại hối cho DN.
+ Ưu đãi KH thân thiết.
- Hỗ trợ lãi suất
+ Cho vay hỗ trợ lãi suất đối với DNV&N.
+ Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn.
+ Hỗ trợ khu vực nông thôn.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
a. Cơ cấu tổ chức của SHB
Cơ cấu tổ chức của SHB bao gồm Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn
đề cao nhất về phương hướng, đường lối hoạt động của Ngân hàng, sau Đại hội
đồng cổ đông là HĐQT. HĐQT quyết định những công việc được qui định trong
điều lệ của Ngân hàng, thông qua những phương hướng hoạt động đã thống nhất tại
Đại hội cổ đông nhằm đưa SHB phát triển ổn định, bền vững. Để đảm bảo cho
HĐQT thực hiện đúng chức năng của mình thì có Ban Kiểm soát, cùng với Phòng
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
kiểm toán nội bộ kiểm tra, giám sát tính sát thực của hoạt động SHB có đúng
phương hướng đã đề ra hay không. Dưới HĐQT là các Ủy ban và văn phòng
HĐQT.
Ban Tổng Giám đốc sẽ điều hành công việc hàng ngày của Ngân hàng, quyết
định những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị. Để thực hiện các nghiệp vụ cụ thể thì có các phòng ban chức
năng: Phòng Nhân sự và Đào tạo, Phòng Phát triển hệ thống, Phòng Công nghệ
thông tin, Phòng Quản lý tín dụng, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách
hàng cá nhân, Phòng Thẻ, Phòng Kế toán, Phòng Pháp chế,…
Tổ chức của SHB cũng như các Ngân hàng khác là Hội sở và các Chi nhánh
trực thuộc, dưới Chi nhánh có các Phòng giao dịch.
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
b. Cơ cấu tổ chức của SHB Chi nhánh HCM
Tính đến cuối năm 2013, cơ cấu tổ chức của SHB.HCM bao gồm 11 phòng,
ban chức năng và 16 phòng giao dịch trực thuộc.
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
PHÒNG
HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANHNGHIỆP
PHÒNG
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
PHÒNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHÒNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHÒNG GIAO DỊCH
TÂN BÌNH
PHÒNG GIAO DỊCH
HOÀNG VĂN THỤ
PHÒNG GIAO DỊCH
ĐẶNG VĂN BI
PHÒNG GIAO DỊCH
TÂN PHÚ
PHÒNG GIAO DỊCH
CÁCH MẠNG THÁNG 8
PHÒNG GIAO DỊCH
HÒA HƯNG
PHÒNG GIAO DỊCH
GÒ VẤP
PHÒNG
TÁI THẨM ĐỊNH
PHÒNG QUẢN LÝ VÀ
XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ
PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN VĂN NGHI
PHÒNG GIAO DỊCH
HỒNG BÀNG
PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN THIỆN THUẬT
PHÒNG GIAO DỊCH
LÊ VĂN LƯƠNG
TỔ
THẺ
PHÒNG GIAO DỊCH
LẠC LONG QUÂN
PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
PHÒNG GIAO DỊCH
BÌNH THẠNH
PHÒNG GIAO DỊCH
CHỢ LỚN
TỔ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HỖ TRỢ TÍN DỤNG
PHÒNG GIAO DỊCH
HUỲNH TẤN PHÁT
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
c. Chức năng cơ bản các phòng ban tại SHB Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh
- Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
+ Giám đốc: Phụ trách chung các phòng ban trong Chi nhánh, điều hành mọi
hoạt động kinh doanh, ký duyệt các loại văn bản giấy tờ của Chi nhánh, đồng thời
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
+ Phó Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp quản lý hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh, giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Phòng hành chính quản trị: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc
về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực,
những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Chi nhánh
theo đúng quy định của pháp luật và của SHB.
- Phòng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện việc hỗ trợ cho phòng tín dụng khách hàng
doanh nghiệp và phòng tín dụng khách hàng cá nhân để hoàn thành các thủ tục cấp
tín dụng.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế
toán của Chi nhánh. Phòng kế toán tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát
tài chính. Ngoài ra, phòng còn đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc
hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản,
định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ và đúng chế độ.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng chủ yếu phục vụ đối tượng
khách hàng doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, có quy mô lớn, dự án lớn.
Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và
bán sản phẩm của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề
xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra,
giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Phòng có nhiệm vụ đôn
đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, và các nhiệm vụ
khác có liên quan.
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
- Phòng khách hàng cá nhân: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát
triển khách hàng cá nhân. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình
Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các
sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân. Xây dựng kế
hoạch bán sản phẩm đối với kế hoạch cá nhân. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử
dụng sản phẩm bán lẻ, triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. Phòng tái thẩm định:
Thực hiện việc định giá lại tài sản cố định sau khi cán bộ tín dụng trình.
- Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với
khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh
theo quy định của Nhà nước và của SHB. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các
giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý,
tính đầy đủ, tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch.
- Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài
trợ thương mại với khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp
cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.
Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối
ngoại của Chi nhánh.
- Phòng quản lý và xử lý nợ có vấn đề: Theo dõi hoạt động kinh doanh, các
vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề và đề xuất
các giải pháp xử lý, trả lời các vướng mắc cụ thể về nghiệp vụ xử lý nợ; phân tích
chất lượng tín dụng, đánh giá các khoản nợ, cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm
ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng; nghiên cứu, đề xuất định hướng xử lý
nợ trong từng giai đoạn; kiểm soát phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
của các Chi nhánh được phân công.
- Tổ công nghệ thông tin: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin,
hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, đơn trực thuộc Chi nhánh, các cán
bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo.
- Tổ thẻ: thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu, hướng dẫn và phát hành thẻ ATM
của SHB cho các khách hàng.
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
- Phòng tái thẩm định: Thực hiện việc định giá lại tài sản cố định sau khi nhân
viên tín dụng trình.
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2012 – 2014
Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực cạnh
tranh như hiện nay nhưng SHB HCM vẫn hoạt động có hiệu quả, phòng giao dịch
liên tục được mở rộng, doanh thu ngày càng tăng, hình ảnh của ngân hàng ngày
càng được biết đến rộng rãi. Được thành lập từ năm 2006, SHB HCM là một trong
những ngân hàng còn khá mới mẻ so với người dân địa phương, nhưng Chi nhánh
không ngừng phấn đấu đi lên và đạt được những kết quả nhất định. Kết quả kinh
doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của SHB HCM giai đoạn 2012-2014
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Thu nhập từ lãi tiền gửi 202,873 497,505 1,056,423
Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay KH 163,543 378,467 861,305
Thu lãi từ KD, đầu tư Chứng khoán 39,330 119,038 195,118
Thu khác từ hoạt động TD 34,582 36,330 51,174
Tổng thu nhập 237,455 533,835 1,107,598
Chi phí lãi và các khoản tương tự
Trả lãi tiền gửi 145,240 314,886 754,934
Trả lãi tiền vay 345 9,046 25,174
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá - 35,997 60,274
Chi phí hoạt động TD khác 29 167 114
Tổng chi phí 145,615 360,097 840,496
Lãi/lỗ thuần từ lãi và các khoản tương tự 91,840 173,738 267,102
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Đơn vị tính: triệu đồng
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của SHB HCM ngày càng phát
triển. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng Chi
nhánh vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt trong năm 2014. Trong tất cả các
khoản thu nhập của Chi nhánh thì thu nhập từ lãi tiền gửi là có bước đột phá đáng
kể, từ 202,873 triệu đồng năm 2012, sang năm 2013 con số này là 497,505 triệu
đồng tăng 245% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã lên đến 1,056,423 triệu
đồng tăng 521% so với năm 2012. Sự đột phá này đã góp phần đáng kể vào sự tăng
Thu phí dịch vụ 5,606 18,092 36,621
Hoạt động thanh toán 2,582 4,506 8,547
Hoạt động bảo lãnh 1,945 2,582 13,001
Hoạt động ngân quỹ 108 589 1,058
25 12 5
Dịch vụ đại lý 946 10,403 14,011
Chi phí dịch vụ liên quan (2,564) (2,883) (5,404)
Hoạt động thanh toán (597) (1,041) (1,406)
Hoạt động ngân quỹ - (442) (531)
Chi phí dịch vụ khác (1,967) (1,400) (3,467)
Lãi/lỗ thuần từ các hoạt động dịch vụ 3,042 15,209 31,217
Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 24,039 13,395 15,828
Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay 21,569 10,388 10,745
Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 2,470 3,007 5,083
Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 16,540 (5,804) (8,005)
Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay 13,008 (2,549) (4,394)
Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
3,532 (3,254) (3,611)
Lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối 40,579 7,591 7,823
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
lên của tổng thu nhập. So với năm 2012, tổng thu nhập năm 2013 tăng 225%, và
năm 2014 đã tăng 466%.
Đi đôi với sự tăng lên của thu nhập là sự gia tăng của chi phí. Tổng chi phí
năm 2013 tăng 214,482 triệu đồng so với năm 2012, và tổng chi phí năm 2014 tăng
694,881 triệu đồng, một sự gia tăng đáng kể. Việc gia tăng chi phí là con dao 2 lưỡi,
một mặt nó chứng tỏ Chi nhánh dang rất nỗ lực hoạt động với mục đích gia tăng lợi
nhuận, nhưng mặt khác nó sẽ làm giảm thu nhập của Chi nhánh nếu những hoạt
động của Chi nhánh không có hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
của NH. Điều đáng mừng là lãi thuần của Chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, chứng
tỏ Chi nhánh hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua.
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của bất
kỳ ngân hàng nào. Cho vay được coi là một hoạt động sinh lời cao do đó các ngân
hàng luôn tìm mọi cách để huy động được khối lượng tiền lớn. Nó quyết định sự
thành công của mỗi ngân hàng. Với các hình thức phong phú và thích hợp với nhu
cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu ghi danh, tài khoản lợn đất, tiết kiệm
điều chỉnh lãi suất cao nhất, gửi bậc thang, qua hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các
tổ chức kinh tế,... Do đó, Chi nhánh SHB HCM đã đạt được những kết quả rất đáng
tự hào trên các phương diện, cụ thể về quy mô của lượng vốn huy động được thể
hiện như sau:
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 2013 2014
Dư nợ tín dụng: 1.832.678 3.482.227 4.172.602
Theo loại nguồn vốn: 1.832.678 3.482.227 4.172.602
- Bằng VNĐ 1.521.123 2.820.604 3.630.164
- Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi
VNĐ
311.555 661.623 542.438
Theo thời hạn cấp tín dụng: 1.832.678 3.482.227 4.172.602
- Ngắn hạn 1.079.382 2.221.639 2.643.401
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
- Trung hạn 560.640 786.960 915.034
- Dài hạn 192.656 473.628 614.167
(Nguồn: Phòng Kế toán SHB HCM)
Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2013 dư nợ
tăng so với năm 2012 là 1,649,549 triệu đồng, năm 2014 tăng 2,339,924 triệu đồng.
Qua 3 năm , cả cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đều tăng, số tiền
cho vay trung và dài hạn càng ngày càng lớn, song cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ
trọng lớn.
Có được kết quả như vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn phải
chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng truyền thống, tìm
kiếm các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp
thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phong
cách giao dịch, chất lượng giao dịch và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi
nhánh đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, trở thành đối tác quan
trọng cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
2.2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Quy trình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
 Hồ sơ pháp lý để mở tài khoản
- Hồ sơ pháp lý của Người cư trú là tổ chức bao gồm:
+ Giấy phép/ Quyết định thành lập hoặc Giấy phép/ Quyết định đặt văn phòng
của tổ chức hoặc Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
tờ khác tương đương;
+ Các văn uỷ quyền hoặc cho phép mở tài khoản của cơ quan cấp trên (nếu
khách hàng không được chủ động mở tài khoản tại ngân hàng);
+ Văn bản chỉ định, bổ nhiệm hoặc phân công đối với Chủ tài khoản, Kế toán
trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán) phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế
hoạt động của tổ chức đó;
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Các văn bản cần thiết khác tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB
để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, bao gồm Điều lệ hoặc quy định hoạt
động của cấp trên hoặc công ty mẹ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; các văn bản
khác.
- Hồ sơ pháp lý của Người cư trú là cá nhân bao gồm:
+ Bản sao chứng minh thư hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực, được SHB đối chiếu
với bản chính. Cán bộ SHB thực hiện việc đối chiếu với bản chính phải ký và khi rõ
họ tên lên bản sao.
+ Các văn bản cần thiết khác tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tincuar SHB
để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Hồ sơ pháp lý của Người không cư trú là tổ chức bao gồm:
+ Quyết định thành lập/ Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương do quốc gia nơi tổ chức đăng ký hoạt động cấp;
+ Các văn bản giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức tại Việt
Nam (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
+ Văn bản chỉ định, bổ nhiệm hoặc phân công đối với chủ tài khoản, Kế toán
trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán) phù hợp với quy định của pháp luật van quy
chế hoạt động của tổ chức đó;
+ Các văn bản cần thiết tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB để
đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật:
 Điều lệ, Quy định hoạt động của cơ quan cấp trên hoặc công ty mẹ;
 Hợp đồng thầu; hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hợp đồng hợp tác
kinh doanh giữa các chủ sở hữu;
 Các văn bản khác.
- Hồ sơ pháp lý của Người không cư trú là cá nhân:
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Hộ chiếu, thị thực nhập, xuất cảnh còn hiệu lực, được SHB đối chiếu với
bản chính. Cán bộ SHB thực hiện việc đối chiếu với bản chính phải ký và ghi rõ họ
tên lên bản sao.
+ Các văn bản khác cần thiết tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB
để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
 Trường hợp đặc biệt: Đối với tài khoản chung của từ hai đồng Chủ tài khoản
trở lên, các Chủ tài khoản phải xuất trình thêm bản gốc hợp đồng thương mại, Hợp
đồng hợp tác kinh doanh hoặc các thoả thuận khác, trong đó quy định về việc mở và
sử dụng tài khoản này. Trường hợp cần thiết, SHB có thể yêu cầu các Hợp đồng/
Thoả thuận này phải có chứng thực của cơ quan công chứng.
 Các giấy tờ trong bộ hồ sơ mở tài khoản có thể là bản gốc hoặc bản sao có
xác nhận của cơ quan cấp bản chính hoặc có công chứng, chứng thực của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Các yếu tố kê khai trong bộ hồ sơ mở tài khoản phải
chính xác, đúng sự thật; khách hàng phải chịu trách nhiệm về các nội dung đã đăng
ký trong bộ hồ sơ mở tài khoản.
 Mở tài khoản tiền gửi lần đầu theo yêu cầu của khách hàng
- Tiếp nhận hồ sơ tài khoản từ khách hàng: Khách hàng mở tào khoản tiền gửi
tại SHB cần cung cấp đầy đủ cho nhân viên dịch vụ tài khoản của SHB các giấy tờ
tài liệu sau:
+ Các hồ sơ pháp lý theo quy định của SHB;
+ Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của SHB);
+ Các thoả thuận riêng với SHB bằng văn bản liên quan đến tài khoản đề nghị
mở (nếu có).
- Thẩm định và phê duyệt:
+ Trưởng phòng nghiệp vụ các đơn vị kinh doanh SHB có trách nhiệm kiểm
tra và thẩm định hồ xin mở tài khoản của khách hàng do Nhân viên nghiệp vụ tiếp
nhận từ khách hàng.
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Nếu thấy hồ sơ đã hợp lệ, trưởng phòng nghiệp vụ ghi kết quả, ý kiến thẩm
định và ký xác nhận lên Giấy đăng mở tài khoản. Sau đó, trình Giám đốc hoặc
người được Giám đốc uỷ quyền xem xét, phê duyệt.
+ Nếu khách hàng có yêu cầu riêng liên quan tài khoản mở tại SHB thì hai
bên phải ký thoả thuận để thống hot thực hiện, phù hợp với quy định của pháp luật
van khả năng cung cấp dịch vụ của SHB.
- Cập nhật thông tin khách hàng và cấp số hiệu tài khoản cho khách hàng:
+ Sau khi có chấp nhận của Giám đốc, Nhân viên thông tin quản lý hồ sơ
khách hàng (Nhân viên giao dịch) thực hiện việc cập nhật các thông tin về khách
hàng vào hệ thống vi tính. Sau đó, Nhân viên giao dịch chuyển hồ sơ cho Kiểm soát
viên phê duyệt van chuyển cho phòng kế toán.
+ Trưởn phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra các thông tin của khách hàng
mà Nhân viên giao dịch đã nhập và tiến hành cấp Mã khách hàng và số hiệu tài
khoản cho khách hàng, sau đó điền vào Giấy đăng ký mở tài khoản cho khách hàng.
- Thời gian mở tài khoản: Việc đăng ký mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng
phải được thực hiện trong vòng tối đa là 01 giờ làm việc, kể từ khi khách hàng cung
cấp bộ hồ sơ tài khoản hoàn chỉnh và các thoả thuận riêng (nếu có) đã được ký.
 Phong toả và chấm dứt hoạt động của tài khoản
- Các cơ sở để tiến hành phong toả hoặc chấm đứt hoạt động của tài khoản:
+ Theo yêu cầu bằng văn bản của khách hàng;
+ Theo yêu cầu bằng văn bản của Bên thứ ba có thẩm quyền do pháp luật quy
định;
+ Khách hàng đã cam kết trong hợp đồng, thoả thuận nghiệp vụ, các văn bản
đã ký với SHB;
+ Theo quy định của pháp luật;
+ Theo nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ của SHB;
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Các trường hợp khác theo quy định của Tổng giám đốc SHB.
- Thẩm quyền quyết định phong toả hoặc chấm dứt hoạt động của tài khoản:
+ Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc uỷ quyền;
+ Giám đốc đơn vị kinh doanh SHB hoặc người được Giám đốc uỷ quyền đối
với tài khoản do Đơn vị kinh doanh quản lý;
+ Các cán bộ SHB có thẩm quyền theo quy định hiện hành của SHB, nhằm
bảo đảm thực hiện các cam kết của khách hàng.
- Các hình thức phong toả tài khoản:
+ Phong toả toàn bộ hoạt động của tài khoản;
+ Phong toả trên cơ sở khống chế số dư tối thiểu hoặc tối đa của tài khoản.
- Chấm dứt hoạt động của tài khoản:
+ SHB sẽ không chấm dứt tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng nếu
tài khoản đó còn liên quan đến các nghĩa vụ chưa được thực hiện của khách hàng
đối với SHB.
+ Đối với việc chấm dứt tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản tiền
khác của khách hàng không mở tài khoản tại SHB thì đơn vị kinh doanh SHB phải
thông báo cho khách hàng trước 30 ngày. Trong đó, SHB yêu cầu khách hàng rút
hết số dư còn lại thông qua tài khoản khác của khách hàng để SHB chuyển toàn bộ
số dư này khi chấm dứt hoạt động.
+ Đối với các tài khoản khác, sau khi chấm dứt hoạt động của tài khoản, SHB
làm thông báo gửi khách hàng. Trong đó, SHB nêu cụ thể số dư khi chấm dứt hoạt
động và tài khoản mà SHB đã kết chuyển số dư đó (nếu số dư khác không).
- Phương thức phong toả và chấm dứt hoạt động của tài khoản:
Khi phong toả hoặc chấm dứt hoạt động của tài khoản, cấp có thẩm quyền
phải ra quyết định hoặc thông báo bằng văn bản. Đồng thời, SHB phải sử dụng hệ
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
thống vi tính ngăn chặn không cho các giao dịch vi phạm quyết định này có thể thực
hiện được.
 Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm
Căn cứ theo Quyết định 127/QĐ – HĐQT ngày 04/12/2006 của HĐQT, có
một số nội dung chính:
Đối tượng áp dụng
- Đơn vị nhận và chi trả tiền tiết kiệm: Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao
dịch thuộc hệ thống SHB.
- Người gửi tiền tiết kiệm gồm:
+ Các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và sinh hoạt
hợp pháp tại Việt Nam đối với những trường hợp gửi tiền tiết kiệm bằng đồng Việt
Nam.
+ Các cá nhân Việt Nam và cá nhân cư trú tại Việt Nam đối với những trường
hợp là tiền gửi tiết kiệm là ngoại tệ.
Hình thức gửi tiền tiết kiệm
- Hình thức gửi tiền tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do Tổng
Giám Đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ.
- Hình thức gửi tiền tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí hoặc sản phẩm khác
do Tổng Giám Đốc quy định trong từng thời kỳ.
Thủ tục gửi tiền tiết kiệm
- Người gửi tiền trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại các đơn vị trong hệ
thống SHB và xuất trình các loại giấy tờ sau;
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn hiệu lực;
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài: phải xuất trình hộ chiếu còn
hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); hoặc xuất trình
hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có
thị thực); hoặc giấy thông hành còn thời hạn hiệu lực;
+ Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật,
ngoài việc xuất trình các giấy tờ pháp lý nêu trên, phải xuất trình Giấy chứng minh
nhân dân với tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực
hành vi dân sự;
+ Đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng,
ngoài việc xuất trình các giấy tờ pháp lý nêu trên, phải xuất trình giấy tờ để chứng
minh số tiền gửi SHB là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng,
hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào SHB là tài sản của mình.
+ Đối với trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì phải có thêm văn bản
cam kết đồng sở hữu theo mẫu và có xác nhận của SHB, văn bản uỷ quyền cho một
người đại diện các chủ sở hữu thực hiện việc gửi tiền hoặc tất cả các chủ sở hữu
phải cùng đến thực hiện việc gửi tiền.
- Người gửi tiền phải đăng ký chữ ký mẫu lưu tại SHB, trường hợp người gửi
tiền không thể viết hoặc ký được dưới bất kỳ hình thức nào thì SHB hướng dẫn cho
người đăng ký mã số bảo mật hoặc điểm chỉ dấu vân tay trên ngón trỏ của hai bàn
tay thay cho chữ ký mẫu.
- Người gửi tiền có trách nhiệm kiểm tra các yếu tố ghi trên sổ tiết kiệm trước
khi rời khỏi nơi giao dịch.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm:
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Tổng giám đốc quy định đối với từng loại sản
phẩm tiết kiệm van căn cứ vào diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ hoặc
từng khu vực cụ thể.
- Thời hạn áp dụng lãi suất tiết kiệm thay đổi:
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
+ Áp dụng ngay đối với các giao dịch phát sinh tiền gửi tại ngày thông báo
thay đổi lãi suất có hiệu lực.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Tổng giám đốc quy định cụ thể về thời
hạn áp dụng lãi suất thay đổi với từng loại sản phẩm tiết kiệm.
Thanh toán tiền gửi tiết kiệm:
Loại tiền thanh toán:
- Khách hàng gửi tiết kiệm bằng loại tiền nào (VND hay ngoại tệ) thì được
thanh toán (rút gốc hoặc lãi) bằng loại tiền đó.
- Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng muốn rút ra VND
thì SHB sẽ quy đổi theo tỷ giá mua ngoại tệ do SHB công bố tại thời điểm rút tiền.
Tỷ giá mua được áp dụng như sau:
+ Tỷ giá mua tiền mặt đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm đã gửi dưới 15
ngày.
+ Tỷ giá mua chuyển khoản đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm đã gửi
được từ 15 ngày trở lên.
- Trường hợp khách hàng lĩnh ngoại tệ lẻ dưới hàng đơn vị thì số ngoại tệ
được đổi ra VND theo tỷ giá mua chuyển khoản quy định tại thời điểm lĩnh tiền.
Hình thức thanh toán:
- Tiền mặt.
- Chuyển khoản mua kỳ phiếu, trái phiếu hoặc chuyển sang loại hình tiết kiệm
khác (nếu có) đối với VND và ngoại tệ.
- Tài khoản tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trú chỉ được sử dụng
để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc
đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại SHB hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác
do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là
chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó.
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
- Trường hợp chuyển khoản bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của Tổng
giám đốc SHB.
Thời gian thanh toán:
- Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng được thanh toán gốc và
lãi bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng SHB.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
+ SHB sẽ thanh toán gốc cho khách hàng vào ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm.
Nếu ngày đáo hạn trùng vào ngày lễ, tết hoặc ngày nghỉ giao dịch (gọi chung là
ngày nghỉ) thì khách hàng có thể rút tiền vào ngày làm việc đầu tiên liền sau ngày
nghĩ đó.
+ Trường hợp khách hàng đăng ký thanh toán lãi theo định kỳ (trả lãi định kỳ
01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm; trả lãi theo thoả thuận giữa SHB và ngân
hàng.
+ Trường hợp ngày đến hạn thanh toán lãi định kỳ trùng với ngày SHB không
làm việc thì SHB sẽ thanh toán lãi cho khách hàng vào ngày làm việc tiếp theo đầu
tiên của SHB. Số tiền lãi được tính tròn định kỳ trả lãi.
+ Trường hợp đến hạn thanh toán lãi, khách hàng không đến lĩnh và không có
yêu cầu gì khác thì tuỳ từng sản phẩm huy động tiết kiệm do Tổng giám đốc SHB
công bố, lãi có thể được nhập gốc hàng tháng và tiếp tục được tính lãi hoặc được
nhập gốc khi đến hết kỳ hạn gửi (ngày đáo hạn).
- Đối với các hình thức gửi tiết kiệm khác: do Tổng giám đốc quy định cụ thể
trong từng thời kỳ.
Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm:
- Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
+ Xuất trình sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác liên quan theo quy định sau:
 Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ
chiếu còn thời hạn hiệu lực.
25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
 Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn
thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực), xuất
trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất
cảnh có thị thực) hoặc giấy thông hành còn thời hạn hiệu lực.
 Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháo luật, người gửi tiền ngoài việc xuất trình các loại giấy tờ nêu trên còn
phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh với tư cách của người giám hộ hoặc
người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 Đối với trường hợp đồng chủ sở hữu sổ tiết kiệm thì có văn bản uỷ quyền
hợp pháp cho một người đại diện các chủ sở hữu thực hiện rút tiền theo mẫu Giấy
uỷ quyền của SHB hoặc tất cả các chủ sở hữu phải cùng đến SHB thực hiện việc rút
tiền (trừ trường hợp các chủ sở hữu khác có thoả thuận khác).
+ Nộp sổ tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại SHB.
+ Ký và ghi rõ họ tên sổ tiết kiệm đã tất toán.
- Giao dịch viên nhận sổ tiết kiệm và thực hiện các thủ tục tất toán sổ tiết
kiệm, lập bảng kê tiền, giao tiền cho khách hàng và nhận lại bảng kê đã có chữ ký
xác nhận của khách hàng.
- Giao dịch viên trả lại các giấy tờ cá nhân của khách hàng như: Giấy chứng
minh nhân dân, hộ chiếu, bảng cam kết đồng sở hữu, giấy xác nhận người giám hộ
(người đại diện theo pháp luật) cho khách hàng.
- Trường hợp khách hàng chỉ rút lãi thì giao dịch viên của SHB trả lại sổ tiết
kiệm chưa tất toán sau khi đã thực hiện các thủ tục chi trả lãi cho khách hàng.
Cầm cố và chiết khấu sổ tiết kiệm:
- Sổ tiết kiệm mở tại SHB được cầm cố để vay vốn tại SHB theo Quy chế cho
vay đối với khách hàng của SHB.
- Sổ tiết kiệm mở tại SHB được SHB nhận chiết khấu theo quy định về chiết
khấu chứng từ có giá của SHB.
26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
- Sổ tiết kiệm mở tại hệ thống SHB được phép cầm cố để vay vốn tại tổ chức
tín dụng khác nếu được tổ chức tín dụng đó chấp nhận.
- Khi sử dụng sổ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm
hoặc đổng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải thực hiện theo các quy định của SHB
và của pháp luật về cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm.
Phong toả sổ tiết kiệm
- Sổ tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại SHB được phong toả
trong những trường hợp sau:
+ Khi khách hàng yêu cầu (chủ sở hữu/ đồng chủ sở hữu…) trực tiếp yêu cầu.
+ Yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Khách hàng báo mất sổ tiết kiệm.
+ Sổ tiết kiệm được cầm cố tại SHB hoặc các tổ chức khác theo quy định hiện
hành.
+ Tổng giám đốc SHB quy định việc phong toả sổ tiết kiệm trong các trường
hợp: phát hiện gian lận trong giao dịch tiết kiệm, phát hiện sai sót trong giao dịch
tiết kiệm cần xử lý trách nhiệm tài chính khác của khách hàng đối với SHB.
+ Các trường hợp khác do Tổng giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
2.2.2. Kết quả huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014
a.Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn
Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: triệu đồng
Năm 2014 2013 2012
Tiền gửi không kỳ hạn:
613,057 594,385 583,755
- Bằng VNĐ
518,650 535,820 555,159
- Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ
94,408 58,565 28,596
Nhìnvào bảng trên ta thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn huy động được tăng dần
theo từng năm. Năm 2013, huy động được 594,385 triệu đồng tăng 10,630 triệu
đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 101.82%. Năm 2014, NHTMCP
SHB – CN TP.HCM đã huy động được lượng tiền gửi không kỳ hạn là 613,057
triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 18,672 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là
103.14%. Điều này chứng tỏ NH đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận nguồn
vốn này, đặc biệt là vàng và ngoại tệ quy đổi ra VNĐ đã tăng lên đáng kể. Năm
2013, huy động vàng và ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam là chiếm tỷ trọng chủ
yếu với 9.85% trong tổng lượng tiền huy động không kỳ hạn so với năm 2012 con
số này là 4.90%. Năm 2014, tỷ trọng này là 15.40%, tăng 161.2% so với năm 2013.
28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
b. Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
ĐVT: triệu đồng
Năm 2014 2013 2012
Tiền gửi có kỳ hạn:
4,333,989 3,050,598 1,487,507
- Bằng VNĐ
4,049,157 2,801,229 1,313,361
- Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ
284,831 249,369 174,147
Năm 2013, doanh số huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là
3,050,598 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 1,563,091 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 205.1%. Năm 2014, khoản mục này là 4,333,989 triệu đồng tăng so
với năm 2013 là 1,283,391 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 142.1%. Trong
đó, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ lẫn tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ quy
đổi VNĐ đều tăng lên đáng kể.
Riêng tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ năm 2013 là 2,801,229 triệu đồng tăng so
với năm 2012 là 1,487,868 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 213.3%. Năm
2014, doanh số huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ là 4,049,157 triệu đồng tăng
so với năm 2013 là 1,247,928 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 144.55%.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ năm 2013 đạt
249,369 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 75,222 triệu đồng tương ứng với tốc độ
tăng là 143.2%. Năm 2014, con số này là 284,831 triệu đồng tăng so với năm 2012
là 35,462 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 114.22%.
29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
c. Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ký quỹ
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua tiền gửi ký quỹ giai đoạn 2012 - 2014
ĐVT: triệu đồng
Năm 2014 2013 2012
Tiền gửi ký quỹ: 22,326 16,965 26,165
Năm 2013, huy động vốn bằng tiền gửi ký quỹ giảm đi 9,200 triệu đồng tương
ứng với tốc độ tăng chỉ còn 64.84% so với năm 2012. Năm 2014, lượng tiền gửi ký
quỹ là 22,326 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 5,361 triệu đồng tương ứng với
tốc độ tăng là 131.6%
Bảng 2.6: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán SHB HCM
Bảng số liệu trên cho ta thấy rõ khả năng huy động vốn của Chi nhánh liên tục tăng
mạnh. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.75 lần, đạt 3,661,948 triệu đồng , năm
2014 đạt 4,969,372 triệu đồng tăng lên 2,871,945 triệu đồng. Đây là một điều đáng
khích lệ và tự hào đối với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên của Chi nhánh. Theo bảng 2.2, ta thấy quy mô huy động vốn của Chi nhánh
STT
Năm 2012 2013 2014
Doanh số huy động: 2,097,427 3,661,948 4,969,372
1 Không kỳ hạn: 583,755 594,385 613,057
- Bằng VNĐ 555,159 535,820 518,650
- Bằng vàng và ngoại tệ quy
đổi VNĐ
28,596 58,565 94,408
2 Có kỳ hạn: 1,487,507 3,050,598 4,333,989
- Bằng VNĐ 1,313,361 2,801,229 4,049,157
- Bằng vàng và ngoại tệ quy
đổi VNĐ
174,147 249,369 284,831
3 Tiền gửi ký quỹ: 26,165 16,965 22,326
30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
ngày càng tăng lên chứng tỏ uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, Chi
nhánh đã có nhiều cố gắng để tăng số dư tiền gửi của mọi thành phần kinh tế. Đạt
được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu tình
hình hoạt động của các NH trên cùng địa bàn, theo dõi diễn biến lãi suất huy động
trên thị trường và điều chỉnh kịp thời tình hình huy động vốn tại Chi nhánh.
Chi nhánh không những phát triển mạnh mà còn mở rộng hơn 10 phòng giao dịch,
từ đó đã thu hút được luồng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư.
Với việc đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn thì việc sử dụng vốn an toàn, hiệu
quả luôn được Chi nhánh chú trọng và quan tâm hàng đầu vì nghiệp vụ TD là nguồn
thu chủ yếu của NH, riêng đối với SHB HCM thì cho vay là hoạt động chính.
2.3. Đánh giá chung về huy động vốn NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội
chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1. Những thành tựu đạt được.
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội CN TP HCM là một trong những ngân hàng
TMCP có lịch sử lâu đời. Với lợi thế như vậy đã góp phần rất lớn trong hoạt động
kinh doanh của mình trong thời gian qua đặc biệt là trong lĩnh vực huy động tiền
gửi tiết kiệm của dân cư.
Điều này sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thông qua kết quả kinh doanh của ngân
hàng trong thời gian qua. Công tác huy động vốn của ngân hàng được xác định là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng bởi vì ngân hàng kinh doanh dựa trên
nguyên tắc vay để cho vay. Để có được một kết quả cao thì ngân hàng đã rất nổ lực
và tăng cường công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thông qua các
điểm giao dịch của mình.
Chiến lược huy động nguồn vốn trong dân cư rất được ngân hàng coi trọng vì
đây là một nguồn vốn tương đối lớn và ổn định cho ngân hàng. Theo thực tế hiện
nay nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân còn rất nhiều mà ngân hàng chưa khai thác hết
được, theo điều tra của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê thì phần lớn người
dân cất giữ tiền nhàn rỗi của mình bằng cách mua vàng, ngoại tệ cất trữ tại nhà hay
họ đầu tư vào bất động sản, với tình hình như vậy thì một bộ phận vốn đã không sử
dụng hiệu quả trong khi xã hội rất cần nguồn vốn này.
31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Nguồn vốn huy động ngân hàng ngày càng tăng theo nhu cầu của xã hội và
trong thời gian qua ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn rất tốt và mang lại
nhiều hiệu quả lớn cho ngân hàng.
SHB CN TP HCM hiện nay địa điểm rất thuận tiện, nằm ở trung tâm thành
phố. Điều này rất thuận tiện cho người đến gửi tiền. Bên cạnh đó thì ngân hàng
cũng đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng, nhiều
chương trình huy động để thu hút nguồn tiền gửi cho khách hàng nhiều chọn lựa.
Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kì, tiết kiệm rut gốc linh hoạt,tiết kiệm bậc
thang số tiền, bậc thang kỳ hạn gửi… của SHB CN TP HCM đã thu hút được một
lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi này. Với sự đa dạng về sản
phẩm tiền gửi như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc
thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh
tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng
khác trên cùng địa bàn thành phố.
Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng
cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch
vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao.
Vì vậy mà ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.Đặc biệt với
khả năng làm việc là nhiệt tình đầy kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng
đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua.
2.3.2. Những hạn chế tồn tại
Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn
của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc
phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian
tới được hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh
chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ
xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động tiền gửi tiết
kiệm tại SHB CN TP HCM trong thời gian qua:
32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều
hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đến với khách hàng nhưng đã chưa chú ý đến
công tác quảng cáo tiếp thị quảng cáo. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy
đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các
hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh
lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Như chúng ta đã biết để cho một
sản phẩm mới thì ngân hàng phải tốn thời gian cũng như chi phí , nhưng đến khi ra
đời lại không được khách hàng hưởng ứng thì điều này sẽ gây nên một sự lãng phí
rất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng
như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch vơí ngân hàng.
Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngoài sự
cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách
hàng để giành khách hàng về mình.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Chưa có sự chủ động giao dịch giữa
ngân hàng với công chúng, ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên đảm trách công
việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng, vì thế mà ngân hàng vẫn
chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.
Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục có những kế hoạch cụ thể để nhanh
chóng giải quyết một số vấn đề hạn chế mà ngân hàng còn gặp phải trong công tác
huy động vốn của mình. Qua đó góp phần hoàn thiện công tác này và đồng thời
nâng cao khả năng thu hút nguồn tiền tiết kiệm tại ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn
cho xã hội.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Về đối thủ cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của SHB CN TP HCM được thực
hiện trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, với một địa bàn có rất nhiều
ngân hàng thương mại cùng tồn tại, nằm san sát nhau trên cùng một con đường. Vì
thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng bị ngày càng giảm đi vì phải
san sẻ cho các ngân hàng khác. Ngoài với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
với nhau trên địa bàn đã tạo cho SHB CN TP HCM không ít những khó khăn trong
hoạt động huy động vốn kinh doanh của ngân hàng.
Về phía khách hàng, với mật độ ngân hàng TMCP dày đặt trên địa bàn là cho
khách hàng có nhiều sự lựa chọn và so sánh.Vì thế, ngân hàng cũng gặp phải không
ít khó khăn trong chính sách huy động tiền gửi nói chung và giữ chân những khách
hàng truyền thống nói riêng.
Hiện nay qua khảo sát cho thấy trên địa bàn thành phố nguồn tiền gửi tiết kiệm
vẫn là nguồn vốn chủ yếu cho các ngân hàng họat động. Mỗi một ngân hàng với
cách thức huy động riêng của mình để có được nguồn vốn này. Các ngân hàng cạnh
tranh rất gay gắt với nhau trong hoạt động huy động vốn. Trước những áp lực như
vậy đã tạo cho SHB CN TP HCM trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong
việc huy động tiền gửi tiết kiệm.
34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang
SVTH: Hoàng Thị Loan
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ NỘI DỤNG THỰC TẬP TAI SHB TP.HCM VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI DÂN CƯ CỦA SHB TP.HCM

More Related Content

Similar to Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx

Similar to Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx (20)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm caoĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
 
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đĐề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docxThực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
 
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
 
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.docThực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
 
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
 
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docxIntrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
 
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docxCơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
 
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
 
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.docBáo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
 
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
 
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.docKế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.docKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
 
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
 
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
 
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.docKế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docxBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
 
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docxBáo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
 
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỪƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ****** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn : Đoàn Thị Thu Trang Người thực hiện : Hoàng Thị Loan Lớp : NCTN7A MSSV :13087001 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  • 2. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Đại học Công Nghiệp TPHCM, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kế toán đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt năm học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:  Quý thầy cô trường Đại học Công Nghiệp TPHCM, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là cô Đoàn Thị Thu Trang đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.  Ban Giám đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Và em cũng xin cám ơn các anh, chị trong phòng Kế toán – Tài chính đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và Ban lãnh đao, các anh chị trong phòng giao dịch để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.
  • 3. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày….tháng…..năm 2015 NGƯỜI NHẬN XÉT (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. 3 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Giảng viên hướng dẫn: ..................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Ngày........tháng ....... năm 2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 5. 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ ...... Error! Bookmark not defined. HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.......... Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Hoạt động huy động vốn của NHTM..............Error! Bookmark not defined. 1.1.2.Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn..Error! Bookmark not defined. 1.2. Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM ..........Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi..............Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Huy động vốn qua phỏt hành giấy tờ cú giỏ ...Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ Ngân hàng Nhà nướcError! Bookmark not defined. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của Ngân hàng thương mại...... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Các nhân tố khách quan ..................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ......................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH TP.HCM.......................................................................................1 2.1. Khái quát về NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội CN TP.Hồ Chí Minh........................1 2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh ..........................................................................................4 2.1.3.Sản phẩm của SHB.............................................................................................5 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng..........................................................................7 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014...............................................................................................13 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..................16 Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014.........................................16 2.2.1. Quy trình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ..............................................16
  • 6. 5 2.2.2. Kết quả huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014.........................................................................27 2.3. Đánh giá chung về huy động vốn NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội .......................30 chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh............................................................................30 2.3.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................30 2.3.2. Những hạn chế tồn tại .....................................................................................31 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................32 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................34 ĐÁNH GIÁ NỘI DỤNG THỰC TẬP TAI SHB TP.HCM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA SHB TP.HCM34 3.1.Đánh giá nội dụng tực tập tại Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM. .... Error! Bookmark not defined. 3.1.1.Nhận thức của sinh viên sau thời gian thực tập ở Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM....................................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.2.Nhận xét về qui trình thực tập..........................Error! Bookmark not defined. 3.1.3.Mối quan hệ làm việc.......................................Error! Bookmark not defined. 3.1.4.Học hỏi từ các quy định ở Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM........ Error! Bookmark not defined. 3.1.5 Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc thực tập ................. Error! Bookmark not defined. 3.2 Giải pháp mở rộng huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng SHB – Chi Nhánh TP.HCM. .......................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Tăng cường công tác quảng cáo và tiếp thị......Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm chi nhánh ..............Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
  • 7. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội..................9 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội .....................10 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của SHB HCM giai đoạn 2012-2014................13 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 ..............................................15 Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014 ........................................................................................27 Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn...................28 Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua tiền gửi ký quỹ giai đoạn 2012 - 2014..29 Bảng 2.6: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2012 – 2014...............................29
  • 8. 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội TMCP : Thương mại cổ phần NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dung HĐV : Huy động vốn
  • 9. 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH TP.HCM 2.1. Khái quát về NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội CN TP.Hồ Chí Minh Giới thiệu vài nét về NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội Tên giao dịch : NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI. Tên viết tắt : SHB Trụ sở chính : 77 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Điện thoại : (84)44923388 Fax : (84)49420844 Website : www.shb.com.vn Hình 1.1. Hình ảnh logo của NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội Hiện tại SHB có hơn 100 Chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành phố trong cả nước. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993. SHB được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển mình từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo Chủ trương của Chính phủ, có thể nói đây là giai đoạn đổi mới của kinh tế đất nước và gắn liền với việc thực hiện pháp lệnh NH , hợp tác xã và công ty tài chính. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ra đời với số vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động lúc bấy giờ chỉ có một trụ sở chính đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2, Thị Tứ Phong Điền, Huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ), nay là
  • 10. 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ. Địa bàn hoạt động lúc bấy giờ chỉ gói gọn trong vài xã thuộc huyện Châu Thành và đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Lượng nhân viên trong thời điểm ấy mặc dù chỉ có tám người, trong đó có một người có trình độ đại học nhưng vẫn thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn và công tác quản lý điều hành vẫn diễn ra chặt chẽ. Ngày 20 tháng 01 năm 2006, Thống Đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông thôn sang NHTMCP đô thị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NHnâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…, đủ sức cạnh tranh và phát triển. Điều này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là NHTMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ - Trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông Thôn với quy mô và phạm vi hoạt động hẹp sang NHTMCP Đô Thị với sự mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa sẽ là một giai đoạn phát triển mới của SHB. Mục tiêu phát triển của SHB là trở thành một NH TMCP bán lẻ đa năng, NH hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, SHB đã tăng vốn điều lệ từ 400 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Năm 2007, theo công văn số 77/CTH7 của NHNN Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần Thơ về việc chấp thuận cho SHB thay đổi mức vốn điều lệ , SHB đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Tháng 02/2013, NHNN Việt Nam đã có công văn số 1351/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc NHNN về việc đồng ý tăng vốn điều lệ của SHB lên gần 3.500 tỷ đồng, với việc tham gia của ba cổ đông lớn là Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long. Mới đây, theo công văn số 79/NHNN-TTGSNH ký ngày 06/01/2014,Thống đốc NHNN
  • 11. 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Việt Nam đã chấp thuận cho SHB được tăng vốn điều lệ từ 3.497 tỷ đồng lên 4.995 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chuyển đổi đã phát hành thành công trong năm 2013. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của đông đảo KH, SHB cũng đã mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của mình trên khắp các tỉnh thành trong cả nước với 112 Chi nhánh và phòng giao dịch. Đồng thời áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lấy công nghệ thông tin làm nền tảng cho việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành kinh doanh, tiến hành tập trung hoá quản trị rủi ro, quản lý nguồn vốn và xử lý nghiệp vụ theo các thông lệ quốc tế nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Qua 18 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB vinh dự, tự hào đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng, đối tác… mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giới chuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý dành cho tập thể và cá nhân lãnh đạo SHB. Năm 2011, SHB vinh dự là một trong 30 thương hiệu được nhận giải thưởng “Sao Vàng Thủ Đô” , “Thương hiệu mạnh năm 2011”, “Sao Vàng Đất Việt năm 2011”. Năm 2012, “Top 20 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2012”, “SHB - Top 30 sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng tin và dùng năm 2012”, “Giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2012”, “Cúp sản phẩm/dịch vụ Thương hiệu Việt hội nhập WTO”. Ngày 2/12/2013 tại Khách sạn Intercontinental Park Lane Hotel - London, Anh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã vinh dự trở thành Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013” do tạp chí The Banker trao tặng. Đây là giải thưởng quốc tế uy tín thứ 3 mà SHB nhận được
  • 12. 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan trong năm 2013 sau 02 giải “NHTài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” do Global Finance và Finance Asia trao tặng. Năm 2014, SHB vinh dự nhận liên tiếp những giải thưởng:  Giải thưởng “SHB – Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán Quốc tế xuất sắc năm 2013” do Wells Fargo trao tặng.  Giải thưởng “Ngân hàng triển khai phần mềm Ngân hàng lõi tốt nhất Châu Á” do The Asian Banker bình chọn.  Giải thưởng Ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất Top 500 doanh nghiệp Việt Nam năm 2013.  Giải Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2013 do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.  Giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2013” do Bank of New York (BNY Mellon) trao tặng,… Một trong những Chi nhánh đầu tiên của SHB là SHB TP HCM, toạ lạc tại số 41-43-45 đường Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh được thành lập vào tháng 3/2006 và sau 6 năm hoạt động, hiện nay trên toàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 16 Phòng giao dịch rộng khắp thành phố. 2.1.2.Lĩnh vực kinh doanh  Huy động vốn.  Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước khi được NHNN cho phép.  Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.  Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.  Chiết khấu phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.  Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.  Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.
  • 13. 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan 2.1.3.Sản phẩm của SHB  Khách hàng cá nhân - Tài khoản tiền gửi + Tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường. + Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. + Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ. - Tiền gửi tiết kiệm + Tiết kiệm điều chỉnh - Lãi suất cao nhất. + Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - VNĐ. + Tiết kiệm bậc thang theo số tiền - VNĐ/USD. + Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn - USD. + Tiết kiệm trả lãi trước - VNĐ/USD. + Tiết kiệm trả lãi hàng tháng - VNĐ/USD. - Dịch vụ ngân quỹ + Thu đổi ngoại tệ. + Kiểm đếm tiền mặt. + Thu chi tại hộ tại chỗ. - Dịch vụ khác + Dịch vụ thu tiền điện tại SHB.HCM. + Thu hộ cước cho VNPT Hồ Chí Minh. + Tận hưởng cuộc sống hiện đại VNPT & SHB Đà Nẵng. - Dịch vụ thẻ + Thẻ ghi nợ Solid. - Sản phẩm cho vay + Ô tô Trường Hải. + Ô tô năng động. + Ô tô doanh nhân. + Cho vay mua nhà trả góp. + Hỗ trợ du học trọn gói. + Cho vay tín chấp tiêu dùng.
  • 14. 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. + Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán. + Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. + Thấu chi tài khoản cán bộ công nhân viên. + Thấu chi tài khoản chủ DN và cán bộ quản lý. + Thấu chi tài khoản có TSĐB phục vụ tiêu dùng. + Thấu chi tài khoản có tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh. - Dịch vụ chuyển tiền + Dịch vụ chuyển tiền trong nước. + Dịch vụ chuyển tiền kiều hối. - NH điện tử + Dịch vụ thanh toán điện tử SHB – VNPAY. + Dịch vụ truy vấn số dư tài khoản. + Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc - Etransfer. + Dịch vụ thanh toán điện tử - Ezpay. + Dịch vụ Phone Banking. + Mua hàng qua mạng cùng SHB - Ngân lượng.  Khách hàng doanh nghiệp - Tài khoản tiền gửi + Tài khoản tiền gửi thanh toán. + Kỳ phiếu ghi danh. + Tiền gửi có kỳ hạn. - Sản phẩm cho vay + Cho vay bổ sung vốn lưu động. + Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. + Chiết khấu bộ chứng từ có giá. + Cho vay đầu tư tài sản cố định. + Cho vay theo dự án. + Cho vay tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi. - Thanh toán quốc tế
  • 15. 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Nhận tiền chuyển đến. + Chuyển tiền đi. + Nhờ thu nhập khẩu. + Nhờ thu xuất khẩu. + TD thư (LC) nhập khẩu. + TD thư (LC) xuất khẩu. - Bảo lãnh + Bảo lãnh trong nước. + Bảo lãnh quốc tế. + SHB hợp tác với VDB bảo lãnh cho KH vay vốn. - Dịch vụ ngân quỹ + Thu đổi ngoại tệ. + Kiểm đếm tiền mặt. + Thu chi tại văn phòng của KH. - Dịch vụ khác + Dịch vụ trả lương qua tài khoản cho DN. + Dịch vụ ngoại hối cho DN. + Ưu đãi KH thân thiết. - Hỗ trợ lãi suất + Cho vay hỗ trợ lãi suất đối với DNV&N. + Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn. + Hỗ trợ khu vực nông thôn. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng a. Cơ cấu tổ chức của SHB Cơ cấu tổ chức của SHB bao gồm Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề cao nhất về phương hướng, đường lối hoạt động của Ngân hàng, sau Đại hội đồng cổ đông là HĐQT. HĐQT quyết định những công việc được qui định trong điều lệ của Ngân hàng, thông qua những phương hướng hoạt động đã thống nhất tại Đại hội cổ đông nhằm đưa SHB phát triển ổn định, bền vững. Để đảm bảo cho HĐQT thực hiện đúng chức năng của mình thì có Ban Kiểm soát, cùng với Phòng
  • 16. 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan kiểm toán nội bộ kiểm tra, giám sát tính sát thực của hoạt động SHB có đúng phương hướng đã đề ra hay không. Dưới HĐQT là các Ủy ban và văn phòng HĐQT. Ban Tổng Giám đốc sẽ điều hành công việc hàng ngày của Ngân hàng, quyết định những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Để thực hiện các nghiệp vụ cụ thể thì có các phòng ban chức năng: Phòng Nhân sự và Đào tạo, Phòng Phát triển hệ thống, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Quản lý tín dụng, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Thẻ, Phòng Kế toán, Phòng Pháp chế,… Tổ chức của SHB cũng như các Ngân hàng khác là Hội sở và các Chi nhánh trực thuộc, dưới Chi nhánh có các Phòng giao dịch.
  • 17. 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh b. Cơ cấu tổ chức của SHB Chi nhánh HCM Tính đến cuối năm 2013, cơ cấu tổ chức của SHB.HCM bao gồm 11 phòng, ban chức năng và 16 phòng giao dịch trực thuộc.
  • 18. 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANHNGHIỆP PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG GIAO DỊCH TÂN BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG VĂN THỤ PHÒNG GIAO DỊCH ĐẶNG VĂN BI PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ PHÒNG GIAO DỊCH CÁCH MẠNG THÁNG 8 PHÒNG GIAO DỊCH HÒA HƯNG PHÒNG GIAO DỊCH GÒ VẤP PHÒNG TÁI THẨM ĐỊNH PHÒNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN VĂN NGHI PHÒNG GIAO DỊCH HỒNG BÀNG PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THIỆN THUẬT PHÒNG GIAO DỊCH LÊ VĂN LƯƠNG TỔ THẺ PHÒNG GIAO DỊCH LẠC LONG QUÂN PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THỊ ĐỊNH PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH THẠNH PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ LỚN TỔ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH HUỲNH TẤN PHÁT
  • 19. 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan c. Chức năng cơ bản các phòng ban tại SHB Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc + Giám đốc: Phụ trách chung các phòng ban trong Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động kinh doanh, ký duyệt các loại văn bản giấy tờ của Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. + Phó Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng. - Phòng hành chính quản trị: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của SHB. - Phòng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện việc hỗ trợ cho phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và phòng tín dụng khách hàng cá nhân để hoàn thành các thủ tục cấp tín dụng. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh. Phòng kế toán tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Ngoài ra, phòng còn đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ và đúng chế độ. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có chức năng chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, có quy mô lớn, dự án lớn. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Phòng có nhiệm vụ đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, và các nhiệm vụ khác có liên quan.
  • 20. 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan - Phòng khách hàng cá nhân: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với kế hoạch cá nhân. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm bán lẻ, triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. Phòng tái thẩm định: Thực hiện việc định giá lại tài sản cố định sau khi cán bộ tín dụng trình. - Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của SHB. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, tính đúng đắn của các chứng từ giao dịch. - Phòng thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh. - Phòng quản lý và xử lý nợ có vấn đề: Theo dõi hoạt động kinh doanh, các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý và xử lý nợ có vấn đề và đề xuất các giải pháp xử lý, trả lời các vướng mắc cụ thể về nghiệp vụ xử lý nợ; phân tích chất lượng tín dụng, đánh giá các khoản nợ, cảnh báo những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng; nghiên cứu, đề xuất định hướng xử lý nợ trong từng giai đoạn; kiểm soát phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các Chi nhánh được phân công. - Tổ công nghệ thông tin: Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, đơn trực thuộc Chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo. - Tổ thẻ: thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu, hướng dẫn và phát hành thẻ ATM của SHB cho các khách hàng.
  • 21. 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan - Phòng tái thẩm định: Thực hiện việc định giá lại tài sản cố định sau khi nhân viên tín dụng trình. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014 Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực cạnh tranh như hiện nay nhưng SHB HCM vẫn hoạt động có hiệu quả, phòng giao dịch liên tục được mở rộng, doanh thu ngày càng tăng, hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi. Được thành lập từ năm 2006, SHB HCM là một trong những ngân hàng còn khá mới mẻ so với người dân địa phương, nhưng Chi nhánh không ngừng phấn đấu đi lên và đạt được những kết quả nhất định. Kết quả kinh doanh của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của SHB HCM giai đoạn 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Thu nhập từ lãi tiền gửi 202,873 497,505 1,056,423 Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay KH 163,543 378,467 861,305 Thu lãi từ KD, đầu tư Chứng khoán 39,330 119,038 195,118 Thu khác từ hoạt động TD 34,582 36,330 51,174 Tổng thu nhập 237,455 533,835 1,107,598 Chi phí lãi và các khoản tương tự Trả lãi tiền gửi 145,240 314,886 754,934 Trả lãi tiền vay 345 9,046 25,174 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá - 35,997 60,274 Chi phí hoạt động TD khác 29 167 114 Tổng chi phí 145,615 360,097 840,496 Lãi/lỗ thuần từ lãi và các khoản tương tự 91,840 173,738 267,102
  • 22. 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Đơn vị tính: triệu đồng Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của SHB HCM ngày càng phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt trong năm 2014. Trong tất cả các khoản thu nhập của Chi nhánh thì thu nhập từ lãi tiền gửi là có bước đột phá đáng kể, từ 202,873 triệu đồng năm 2012, sang năm 2013 con số này là 497,505 triệu đồng tăng 245% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 đã lên đến 1,056,423 triệu đồng tăng 521% so với năm 2012. Sự đột phá này đã góp phần đáng kể vào sự tăng Thu phí dịch vụ 5,606 18,092 36,621 Hoạt động thanh toán 2,582 4,506 8,547 Hoạt động bảo lãnh 1,945 2,582 13,001 Hoạt động ngân quỹ 108 589 1,058 25 12 5 Dịch vụ đại lý 946 10,403 14,011 Chi phí dịch vụ liên quan (2,564) (2,883) (5,404) Hoạt động thanh toán (597) (1,041) (1,406) Hoạt động ngân quỹ - (442) (531) Chi phí dịch vụ khác (1,967) (1,400) (3,467) Lãi/lỗ thuần từ các hoạt động dịch vụ 3,042 15,209 31,217 Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối 24,039 13,395 15,828 Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay 21,569 10,388 10,745 Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 2,470 3,007 5,083 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 16,540 (5,804) (8,005) Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay 13,008 (2,549) (4,394) Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 3,532 (3,254) (3,611) Lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối 40,579 7,591 7,823
  • 23. 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan lên của tổng thu nhập. So với năm 2012, tổng thu nhập năm 2013 tăng 225%, và năm 2014 đã tăng 466%. Đi đôi với sự tăng lên của thu nhập là sự gia tăng của chi phí. Tổng chi phí năm 2013 tăng 214,482 triệu đồng so với năm 2012, và tổng chi phí năm 2014 tăng 694,881 triệu đồng, một sự gia tăng đáng kể. Việc gia tăng chi phí là con dao 2 lưỡi, một mặt nó chứng tỏ Chi nhánh dang rất nỗ lực hoạt động với mục đích gia tăng lợi nhuận, nhưng mặt khác nó sẽ làm giảm thu nhập của Chi nhánh nếu những hoạt động của Chi nhánh không có hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của NH. Điều đáng mừng là lãi thuần của Chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, chứng tỏ Chi nhánh hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua. Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào. Cho vay được coi là một hoạt động sinh lời cao do đó các ngân hàng luôn tìm mọi cách để huy động được khối lượng tiền lớn. Nó quyết định sự thành công của mỗi ngân hàng. Với các hình thức phong phú và thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu ghi danh, tài khoản lợn đất, tiết kiệm điều chỉnh lãi suất cao nhất, gửi bậc thang, qua hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế,... Do đó, Chi nhánh SHB HCM đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào trên các phương diện, cụ thể về quy mô của lượng vốn huy động được thể hiện như sau: Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng: 1.832.678 3.482.227 4.172.602 Theo loại nguồn vốn: 1.832.678 3.482.227 4.172.602 - Bằng VNĐ 1.521.123 2.820.604 3.630.164 - Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ 311.555 661.623 542.438 Theo thời hạn cấp tín dụng: 1.832.678 3.482.227 4.172.602 - Ngắn hạn 1.079.382 2.221.639 2.643.401
  • 24. 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan - Trung hạn 560.640 786.960 915.034 - Dài hạn 192.656 473.628 614.167 (Nguồn: Phòng Kế toán SHB HCM) Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2013 dư nợ tăng so với năm 2012 là 1,649,549 triệu đồng, năm 2014 tăng 2,339,924 triệu đồng. Qua 3 năm , cả cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đều tăng, số tiền cho vay trung và dài hạn càng ngày càng lớn, song cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Có được kết quả như vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phong cách giao dịch, chất lượng giao dịch và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, trở thành đối tác quan trọng cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả. 2.2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2014 2.2.1. Quy trình huy động vốn qua tài khoản tiền gửi  Hồ sơ pháp lý để mở tài khoản - Hồ sơ pháp lý của Người cư trú là tổ chức bao gồm: + Giấy phép/ Quyết định thành lập hoặc Giấy phép/ Quyết định đặt văn phòng của tổ chức hoặc Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác tương đương; + Các văn uỷ quyền hoặc cho phép mở tài khoản của cơ quan cấp trên (nếu khách hàng không được chủ động mở tài khoản tại ngân hàng); + Văn bản chỉ định, bổ nhiệm hoặc phân công đối với Chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán) phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của tổ chức đó;
  • 25. 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Các văn bản cần thiết khác tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, bao gồm Điều lệ hoặc quy định hoạt động của cấp trên hoặc công ty mẹ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; các văn bản khác. - Hồ sơ pháp lý của Người cư trú là cá nhân bao gồm: + Bản sao chứng minh thư hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực, được SHB đối chiếu với bản chính. Cán bộ SHB thực hiện việc đối chiếu với bản chính phải ký và khi rõ họ tên lên bản sao. + Các văn bản cần thiết khác tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tincuar SHB để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật. - Hồ sơ pháp lý của Người không cư trú là tổ chức bao gồm: + Quyết định thành lập/ Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do quốc gia nơi tổ chức đăng ký hoạt động cấp; + Các văn bản giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức tại Việt Nam (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền ban hành; + Văn bản chỉ định, bổ nhiệm hoặc phân công đối với chủ tài khoản, Kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng kế toán) phù hợp với quy định của pháp luật van quy chế hoạt động của tổ chức đó; + Các văn bản cần thiết tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật:  Điều lệ, Quy định hoạt động của cơ quan cấp trên hoặc công ty mẹ;  Hợp đồng thầu; hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các chủ sở hữu;  Các văn bản khác. - Hồ sơ pháp lý của Người không cư trú là cá nhân:
  • 26. 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Hộ chiếu, thị thực nhập, xuất cảnh còn hiệu lực, được SHB đối chiếu với bản chính. Cán bộ SHB thực hiện việc đối chiếu với bản chính phải ký và ghi rõ họ tên lên bản sao. + Các văn bản khác cần thiết tuỳ theo nhu cầu thẩm định thông tin của SHB để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.  Trường hợp đặc biệt: Đối với tài khoản chung của từ hai đồng Chủ tài khoản trở lên, các Chủ tài khoản phải xuất trình thêm bản gốc hợp đồng thương mại, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc các thoả thuận khác, trong đó quy định về việc mở và sử dụng tài khoản này. Trường hợp cần thiết, SHB có thể yêu cầu các Hợp đồng/ Thoả thuận này phải có chứng thực của cơ quan công chứng.  Các giấy tờ trong bộ hồ sơ mở tài khoản có thể là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản chính hoặc có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các yếu tố kê khai trong bộ hồ sơ mở tài khoản phải chính xác, đúng sự thật; khách hàng phải chịu trách nhiệm về các nội dung đã đăng ký trong bộ hồ sơ mở tài khoản.  Mở tài khoản tiền gửi lần đầu theo yêu cầu của khách hàng - Tiếp nhận hồ sơ tài khoản từ khách hàng: Khách hàng mở tào khoản tiền gửi tại SHB cần cung cấp đầy đủ cho nhân viên dịch vụ tài khoản của SHB các giấy tờ tài liệu sau: + Các hồ sơ pháp lý theo quy định của SHB; + Giấy đăng ký mở tài khoản (theo mẫu của SHB); + Các thoả thuận riêng với SHB bằng văn bản liên quan đến tài khoản đề nghị mở (nếu có). - Thẩm định và phê duyệt: + Trưởng phòng nghiệp vụ các đơn vị kinh doanh SHB có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ xin mở tài khoản của khách hàng do Nhân viên nghiệp vụ tiếp nhận từ khách hàng.
  • 27. 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Nếu thấy hồ sơ đã hợp lệ, trưởng phòng nghiệp vụ ghi kết quả, ý kiến thẩm định và ký xác nhận lên Giấy đăng mở tài khoản. Sau đó, trình Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền xem xét, phê duyệt. + Nếu khách hàng có yêu cầu riêng liên quan tài khoản mở tại SHB thì hai bên phải ký thoả thuận để thống hot thực hiện, phù hợp với quy định của pháp luật van khả năng cung cấp dịch vụ của SHB. - Cập nhật thông tin khách hàng và cấp số hiệu tài khoản cho khách hàng: + Sau khi có chấp nhận của Giám đốc, Nhân viên thông tin quản lý hồ sơ khách hàng (Nhân viên giao dịch) thực hiện việc cập nhật các thông tin về khách hàng vào hệ thống vi tính. Sau đó, Nhân viên giao dịch chuyển hồ sơ cho Kiểm soát viên phê duyệt van chuyển cho phòng kế toán. + Trưởn phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra các thông tin của khách hàng mà Nhân viên giao dịch đã nhập và tiến hành cấp Mã khách hàng và số hiệu tài khoản cho khách hàng, sau đó điền vào Giấy đăng ký mở tài khoản cho khách hàng. - Thời gian mở tài khoản: Việc đăng ký mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng phải được thực hiện trong vòng tối đa là 01 giờ làm việc, kể từ khi khách hàng cung cấp bộ hồ sơ tài khoản hoàn chỉnh và các thoả thuận riêng (nếu có) đã được ký.  Phong toả và chấm dứt hoạt động của tài khoản - Các cơ sở để tiến hành phong toả hoặc chấm đứt hoạt động của tài khoản: + Theo yêu cầu bằng văn bản của khách hàng; + Theo yêu cầu bằng văn bản của Bên thứ ba có thẩm quyền do pháp luật quy định; + Khách hàng đã cam kết trong hợp đồng, thoả thuận nghiệp vụ, các văn bản đã ký với SHB; + Theo quy định của pháp luật; + Theo nhu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ của SHB;
  • 28. 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Các trường hợp khác theo quy định của Tổng giám đốc SHB. - Thẩm quyền quyết định phong toả hoặc chấm dứt hoạt động của tài khoản: + Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc uỷ quyền; + Giám đốc đơn vị kinh doanh SHB hoặc người được Giám đốc uỷ quyền đối với tài khoản do Đơn vị kinh doanh quản lý; + Các cán bộ SHB có thẩm quyền theo quy định hiện hành của SHB, nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết của khách hàng. - Các hình thức phong toả tài khoản: + Phong toả toàn bộ hoạt động của tài khoản; + Phong toả trên cơ sở khống chế số dư tối thiểu hoặc tối đa của tài khoản. - Chấm dứt hoạt động của tài khoản: + SHB sẽ không chấm dứt tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng nếu tài khoản đó còn liên quan đến các nghĩa vụ chưa được thực hiện của khách hàng đối với SHB. + Đối với việc chấm dứt tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản tiền khác của khách hàng không mở tài khoản tại SHB thì đơn vị kinh doanh SHB phải thông báo cho khách hàng trước 30 ngày. Trong đó, SHB yêu cầu khách hàng rút hết số dư còn lại thông qua tài khoản khác của khách hàng để SHB chuyển toàn bộ số dư này khi chấm dứt hoạt động. + Đối với các tài khoản khác, sau khi chấm dứt hoạt động của tài khoản, SHB làm thông báo gửi khách hàng. Trong đó, SHB nêu cụ thể số dư khi chấm dứt hoạt động và tài khoản mà SHB đã kết chuyển số dư đó (nếu số dư khác không). - Phương thức phong toả và chấm dứt hoạt động của tài khoản: Khi phong toả hoặc chấm dứt hoạt động của tài khoản, cấp có thẩm quyền phải ra quyết định hoặc thông báo bằng văn bản. Đồng thời, SHB phải sử dụng hệ
  • 29. 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan thống vi tính ngăn chặn không cho các giao dịch vi phạm quyết định này có thể thực hiện được.  Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm Căn cứ theo Quyết định 127/QĐ – HĐQT ngày 04/12/2006 của HĐQT, có một số nội dung chính: Đối tượng áp dụng - Đơn vị nhận và chi trả tiền tiết kiệm: Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch thuộc hệ thống SHB. - Người gửi tiền tiết kiệm gồm: + Các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và sinh hoạt hợp pháp tại Việt Nam đối với những trường hợp gửi tiền tiết kiệm bằng đồng Việt Nam. + Các cá nhân Việt Nam và cá nhân cư trú tại Việt Nam đối với những trường hợp là tiền gửi tiết kiệm là ngoại tệ. Hình thức gửi tiền tiết kiệm - Hình thức gửi tiền tiết kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn gửi tiền cụ thể do Tổng Giám Đốc quy định và công bố trong từng thời kỳ. - Hình thức gửi tiền tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí hoặc sản phẩm khác do Tổng Giám Đốc quy định trong từng thời kỳ. Thủ tục gửi tiền tiết kiệm - Người gửi tiền trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại các đơn vị trong hệ thống SHB và xuất trình các loại giấy tờ sau; + Đối với người gửi tiền là cá nhân Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn hiệu lực;
  • 30. 22 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài: phải xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực); hoặc xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực); hoặc giấy thông hành còn thời hạn hiệu lực; + Đối với người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình các giấy tờ pháp lý nêu trên, phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân với tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nhưng có tài sản riêng, ngoài việc xuất trình các giấy tờ pháp lý nêu trên, phải xuất trình giấy tờ để chứng minh số tiền gửi SHB là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng, hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào SHB là tài sản của mình. + Đối với trường hợp đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm thì phải có thêm văn bản cam kết đồng sở hữu theo mẫu và có xác nhận của SHB, văn bản uỷ quyền cho một người đại diện các chủ sở hữu thực hiện việc gửi tiền hoặc tất cả các chủ sở hữu phải cùng đến thực hiện việc gửi tiền. - Người gửi tiền phải đăng ký chữ ký mẫu lưu tại SHB, trường hợp người gửi tiền không thể viết hoặc ký được dưới bất kỳ hình thức nào thì SHB hướng dẫn cho người đăng ký mã số bảo mật hoặc điểm chỉ dấu vân tay trên ngón trỏ của hai bàn tay thay cho chữ ký mẫu. - Người gửi tiền có trách nhiệm kiểm tra các yếu tố ghi trên sổ tiết kiệm trước khi rời khỏi nơi giao dịch. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Tổng giám đốc quy định đối với từng loại sản phẩm tiết kiệm van căn cứ vào diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ hoặc từng khu vực cụ thể. - Thời hạn áp dụng lãi suất tiết kiệm thay đổi:
  • 31. 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan + Áp dụng ngay đối với các giao dịch phát sinh tiền gửi tại ngày thông báo thay đổi lãi suất có hiệu lực. + Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Tổng giám đốc quy định cụ thể về thời hạn áp dụng lãi suất thay đổi với từng loại sản phẩm tiết kiệm. Thanh toán tiền gửi tiết kiệm: Loại tiền thanh toán: - Khách hàng gửi tiết kiệm bằng loại tiền nào (VND hay ngoại tệ) thì được thanh toán (rút gốc hoặc lãi) bằng loại tiền đó. - Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng muốn rút ra VND thì SHB sẽ quy đổi theo tỷ giá mua ngoại tệ do SHB công bố tại thời điểm rút tiền. Tỷ giá mua được áp dụng như sau: + Tỷ giá mua tiền mặt đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm đã gửi dưới 15 ngày. + Tỷ giá mua chuyển khoản đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm đã gửi được từ 15 ngày trở lên. - Trường hợp khách hàng lĩnh ngoại tệ lẻ dưới hàng đơn vị thì số ngoại tệ được đổi ra VND theo tỷ giá mua chuyển khoản quy định tại thời điểm lĩnh tiền. Hình thức thanh toán: - Tiền mặt. - Chuyển khoản mua kỳ phiếu, trái phiếu hoặc chuyển sang loại hình tiết kiệm khác (nếu có) đối với VND và ngoại tệ. - Tài khoản tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của người cư trú chỉ được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại SHB hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó.
  • 32. 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan - Trường hợp chuyển khoản bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc SHB. Thời gian thanh toán: - Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng được thanh toán gốc và lãi bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng SHB. - Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: + SHB sẽ thanh toán gốc cho khách hàng vào ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm. Nếu ngày đáo hạn trùng vào ngày lễ, tết hoặc ngày nghỉ giao dịch (gọi chung là ngày nghỉ) thì khách hàng có thể rút tiền vào ngày làm việc đầu tiên liền sau ngày nghĩ đó. + Trường hợp khách hàng đăng ký thanh toán lãi theo định kỳ (trả lãi định kỳ 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm; trả lãi theo thoả thuận giữa SHB và ngân hàng. + Trường hợp ngày đến hạn thanh toán lãi định kỳ trùng với ngày SHB không làm việc thì SHB sẽ thanh toán lãi cho khách hàng vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên của SHB. Số tiền lãi được tính tròn định kỳ trả lãi. + Trường hợp đến hạn thanh toán lãi, khách hàng không đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì tuỳ từng sản phẩm huy động tiết kiệm do Tổng giám đốc SHB công bố, lãi có thể được nhập gốc hàng tháng và tiếp tục được tính lãi hoặc được nhập gốc khi đến hết kỳ hạn gửi (ngày đáo hạn). - Đối với các hình thức gửi tiết kiệm khác: do Tổng giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm: - Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: + Xuất trình sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác liên quan theo quy định sau:  Đối với cá nhân Việt Nam phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.
  • 33. 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan  Đối với người gửi tiền là cá nhân nước ngoài phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miễn thị thực), xuất trình hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn hiệu lực (đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực) hoặc giấy thông hành còn thời hạn hiệu lực.  Đối với trường hợp người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháo luật, người gửi tiền ngoài việc xuất trình các loại giấy tờ nêu trên còn phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh với tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Đối với trường hợp đồng chủ sở hữu sổ tiết kiệm thì có văn bản uỷ quyền hợp pháp cho một người đại diện các chủ sở hữu thực hiện rút tiền theo mẫu Giấy uỷ quyền của SHB hoặc tất cả các chủ sở hữu phải cùng đến SHB thực hiện việc rút tiền (trừ trường hợp các chủ sở hữu khác có thoả thuận khác). + Nộp sổ tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại SHB. + Ký và ghi rõ họ tên sổ tiết kiệm đã tất toán. - Giao dịch viên nhận sổ tiết kiệm và thực hiện các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm, lập bảng kê tiền, giao tiền cho khách hàng và nhận lại bảng kê đã có chữ ký xác nhận của khách hàng. - Giao dịch viên trả lại các giấy tờ cá nhân của khách hàng như: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bảng cam kết đồng sở hữu, giấy xác nhận người giám hộ (người đại diện theo pháp luật) cho khách hàng. - Trường hợp khách hàng chỉ rút lãi thì giao dịch viên của SHB trả lại sổ tiết kiệm chưa tất toán sau khi đã thực hiện các thủ tục chi trả lãi cho khách hàng. Cầm cố và chiết khấu sổ tiết kiệm: - Sổ tiết kiệm mở tại SHB được cầm cố để vay vốn tại SHB theo Quy chế cho vay đối với khách hàng của SHB. - Sổ tiết kiệm mở tại SHB được SHB nhận chiết khấu theo quy định về chiết khấu chứng từ có giá của SHB.
  • 34. 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan - Sổ tiết kiệm mở tại hệ thống SHB được phép cầm cố để vay vốn tại tổ chức tín dụng khác nếu được tổ chức tín dụng đó chấp nhận. - Khi sử dụng sổ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đổng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải thực hiện theo các quy định của SHB và của pháp luật về cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm. Phong toả sổ tiết kiệm - Sổ tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại SHB được phong toả trong những trường hợp sau: + Khi khách hàng yêu cầu (chủ sở hữu/ đồng chủ sở hữu…) trực tiếp yêu cầu. + Yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. + Khách hàng báo mất sổ tiết kiệm. + Sổ tiết kiệm được cầm cố tại SHB hoặc các tổ chức khác theo quy định hiện hành. + Tổng giám đốc SHB quy định việc phong toả sổ tiết kiệm trong các trường hợp: phát hiện gian lận trong giao dịch tiết kiệm, phát hiện sai sót trong giao dịch tiết kiệm cần xử lý trách nhiệm tài chính khác của khách hàng đối với SHB. + Các trường hợp khác do Tổng giám đốc quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
  • 35. 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan 2.2.2. Kết quả huy động vốn của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2014 a.Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: triệu đồng Năm 2014 2013 2012 Tiền gửi không kỳ hạn: 613,057 594,385 583,755 - Bằng VNĐ 518,650 535,820 555,159 - Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ 94,408 58,565 28,596 Nhìnvào bảng trên ta thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn huy động được tăng dần theo từng năm. Năm 2013, huy động được 594,385 triệu đồng tăng 10,630 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 101.82%. Năm 2014, NHTMCP SHB – CN TP.HCM đã huy động được lượng tiền gửi không kỳ hạn là 613,057 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 18,672 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 103.14%. Điều này chứng tỏ NH đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận nguồn vốn này, đặc biệt là vàng và ngoại tệ quy đổi ra VNĐ đã tăng lên đáng kể. Năm 2013, huy động vàng và ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam là chiếm tỷ trọng chủ yếu với 9.85% trong tổng lượng tiền huy động không kỳ hạn so với năm 2012 con số này là 4.90%. Năm 2014, tỷ trọng này là 15.40%, tăng 161.2% so với năm 2013.
  • 36. 28 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan b. Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ĐVT: triệu đồng Năm 2014 2013 2012 Tiền gửi có kỳ hạn: 4,333,989 3,050,598 1,487,507 - Bằng VNĐ 4,049,157 2,801,229 1,313,361 - Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ 284,831 249,369 174,147 Năm 2013, doanh số huy động vốn qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là 3,050,598 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 1,563,091 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 205.1%. Năm 2014, khoản mục này là 4,333,989 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 1,283,391 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 142.1%. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ lẫn tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ đều tăng lên đáng kể. Riêng tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ năm 2013 là 2,801,229 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 1,487,868 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 213.3%. Năm 2014, doanh số huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ là 4,049,157 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 1,247,928 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 144.55%. Đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ năm 2013 đạt 249,369 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 75,222 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 143.2%. Năm 2014, con số này là 284,831 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 35,462 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 114.22%.
  • 37. 29 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan c. Kết quả huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ký quỹ Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua tiền gửi ký quỹ giai đoạn 2012 - 2014 ĐVT: triệu đồng Năm 2014 2013 2012 Tiền gửi ký quỹ: 22,326 16,965 26,165 Năm 2013, huy động vốn bằng tiền gửi ký quỹ giảm đi 9,200 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng chỉ còn 64.84% so với năm 2012. Năm 2014, lượng tiền gửi ký quỹ là 22,326 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 5,361 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 131.6% Bảng 2.6: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2012 – 2014 ĐVT: triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán SHB HCM Bảng số liệu trên cho ta thấy rõ khả năng huy động vốn của Chi nhánh liên tục tăng mạnh. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1.75 lần, đạt 3,661,948 triệu đồng , năm 2014 đạt 4,969,372 triệu đồng tăng lên 2,871,945 triệu đồng. Đây là một điều đáng khích lệ và tự hào đối với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Theo bảng 2.2, ta thấy quy mô huy động vốn của Chi nhánh STT Năm 2012 2013 2014 Doanh số huy động: 2,097,427 3,661,948 4,969,372 1 Không kỳ hạn: 583,755 594,385 613,057 - Bằng VNĐ 555,159 535,820 518,650 - Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ 28,596 58,565 94,408 2 Có kỳ hạn: 1,487,507 3,050,598 4,333,989 - Bằng VNĐ 1,313,361 2,801,229 4,049,157 - Bằng vàng và ngoại tệ quy đổi VNĐ 174,147 249,369 284,831 3 Tiền gửi ký quỹ: 26,165 16,965 22,326
  • 38. 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan ngày càng tăng lên chứng tỏ uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng để tăng số dư tiền gửi của mọi thành phần kinh tế. Đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu tình hình hoạt động của các NH trên cùng địa bàn, theo dõi diễn biến lãi suất huy động trên thị trường và điều chỉnh kịp thời tình hình huy động vốn tại Chi nhánh. Chi nhánh không những phát triển mạnh mà còn mở rộng hơn 10 phòng giao dịch, từ đó đã thu hút được luồng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Với việc đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn thì việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả luôn được Chi nhánh chú trọng và quan tâm hàng đầu vì nghiệp vụ TD là nguồn thu chủ yếu của NH, riêng đối với SHB HCM thì cho vay là hoạt động chính. 2.3. Đánh giá chung về huy động vốn NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1. Những thành tựu đạt được. NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội CN TP HCM là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời. Với lợi thế như vậy đã góp phần rất lớn trong hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian qua đặc biệt là trong lĩnh vực huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Điều này sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thông qua kết quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua. Công tác huy động vốn của ngân hàng được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng bởi vì ngân hàng kinh doanh dựa trên nguyên tắc vay để cho vay. Để có được một kết quả cao thì ngân hàng đã rất nổ lực và tăng cường công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thông qua các điểm giao dịch của mình. Chiến lược huy động nguồn vốn trong dân cư rất được ngân hàng coi trọng vì đây là một nguồn vốn tương đối lớn và ổn định cho ngân hàng. Theo thực tế hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân còn rất nhiều mà ngân hàng chưa khai thác hết được, theo điều tra của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê thì phần lớn người dân cất giữ tiền nhàn rỗi của mình bằng cách mua vàng, ngoại tệ cất trữ tại nhà hay họ đầu tư vào bất động sản, với tình hình như vậy thì một bộ phận vốn đã không sử dụng hiệu quả trong khi xã hội rất cần nguồn vốn này.
  • 39. 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Nguồn vốn huy động ngân hàng ngày càng tăng theo nhu cầu của xã hội và trong thời gian qua ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn rất tốt và mang lại nhiều hiệu quả lớn cho ngân hàng. SHB CN TP HCM hiện nay địa điểm rất thuận tiện, nằm ở trung tâm thành phố. Điều này rất thuận tiện cho người đến gửi tiền. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng, nhiều chương trình huy động để thu hút nguồn tiền gửi cho khách hàng nhiều chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kì, tiết kiệm rut gốc linh hoạt,tiết kiệm bậc thang số tiền, bậc thang kỳ hạn gửi… của SHB CN TP HCM đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố. Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.Đặc biệt với khả năng làm việc là nhiệt tình đầy kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua. 2.3.2. Những hạn chế tồn tại Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn thì ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại SHB CN TP HCM trong thời gian qua:
  • 40. 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đến với khách hàng nhưng đã chưa chú ý đến công tác quảng cáo tiếp thị quảng cáo. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Như chúng ta đã biết để cho một sản phẩm mới thì ngân hàng phải tốn thời gian cũng như chi phí , nhưng đến khi ra đời lại không được khách hàng hưởng ứng thì điều này sẽ gây nên một sự lãng phí rất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch vơí ngân hàng. Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Chưa có sự chủ động giao dịch giữa ngân hàng với công chúng, ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên đảm trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng, vì thế mà ngân hàng vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục có những kế hoạch cụ thể để nhanh chóng giải quyết một số vấn đề hạn chế mà ngân hàng còn gặp phải trong công tác huy động vốn của mình. Qua đó góp phần hoàn thiện công tác này và đồng thời nâng cao khả năng thu hút nguồn tiền tiết kiệm tại ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Về đối thủ cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của SHB CN TP HCM được thực hiện trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, với một địa bàn có rất nhiều ngân hàng thương mại cùng tồn tại, nằm san sát nhau trên cùng một con đường. Vì thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng bị ngày càng giảm đi vì phải san sẻ cho các ngân hàng khác. Ngoài với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
  • 41. 33 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan với nhau trên địa bàn đã tạo cho SHB CN TP HCM không ít những khó khăn trong hoạt động huy động vốn kinh doanh của ngân hàng. Về phía khách hàng, với mật độ ngân hàng TMCP dày đặt trên địa bàn là cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn và so sánh.Vì thế, ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn trong chính sách huy động tiền gửi nói chung và giữ chân những khách hàng truyền thống nói riêng. Hiện nay qua khảo sát cho thấy trên địa bàn thành phố nguồn tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn vốn chủ yếu cho các ngân hàng họat động. Mỗi một ngân hàng với cách thức huy động riêng của mình để có được nguồn vốn này. Các ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt với nhau trong hoạt động huy động vốn. Trước những áp lực như vậy đã tạo cho SHB CN TP HCM trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm.
  • 42. 34 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Thu Trang SVTH: Hoàng Thị Loan CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ NỘI DỤNG THỰC TẬP TAI SHB TP.HCM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA SHB TP.HCM