SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –
CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM
Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301)
Lớp : 11DTNH7
TP. Hồ Chí Minh, 2015
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –
CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM
Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301)
Lớp : 11DTNH7
TP. Hồ Chí Minh, 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung khóa luận là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa. Những kết quả và các số liệu trong
khóa luận tốt nghiệp là trung thực được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – CN Điện Biên Phủ TPHCM, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa, Nhờ sự
hướng dẫn nhiệt tình của Thầy mà em đã có định hướng và những kiến thức bổ ích về
cách thức nghiên cứu đề tài này, giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của
mình cả về nội dung và hình thức.
Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM đã vô cùng tận tâm trong việc truyền đạt những kiến thức quý giá cho các em,
đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng trong qúa trình em học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo ngân hàng, tới
toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Điện Biên
Phủ về sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt là
sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Bộ phận xử lý giao dịch và các anh chị trong các
phòng ban khác của Chi nhánh. Gần 3 tháng thực tập tại đây, em đã học hỏi được rất
nhiều từ các anh chị và rút ra được nhiều bài học đáng quý. Qua quan sát và được thực
hành, em đã nắm bắt được một số nghiệp vụ cần thiết và hiểu được quy trình làm việc nơi
đây. Em biết được cách làm việc rất nhanh nhẹn, cẩn thận và chuyên nghiệp của các anh
chị. Điều đó cho thấy kinh nghiệm đào tạo chuyên môn của ngân hàng rất cao, đó là lý do
mà khách hàng đến giao dịch tại đây khá đông. Những học hỏi này đều là tiền đề để em
có thể hoàn thành tốt kỳ báo cáo của mình và làm tốt công việc trong tương lai. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
ngày càng phát triển, kính chúc các anh chị luôn thành đạt trên cương vị của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
v
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG .......................................................................................3
1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ......................................3
1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt......................................3
1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt..........................3
1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền.......................................................3
1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng......................................................................4
1.3.3 Quy định về phía ngân hàng............................................................................4
1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt......................................................5
1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc........................................................................5
1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền ......................................9
1.4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) ..........................................................12
1.4.4 Thanh tóan bằng thư tín dụng (L/C)..............................................................13
1.4.5 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng....................................................14
1.5 Tóm tắt Chương 1 ................................................................................................16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC
TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CN ĐIỆN BIÊN PHỦ TPCHM ...18
2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank...................................................18
2.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập_Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Điện Biên
Phủ .......................................................................................................................19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các Phòng ban tại Ngân hàng
Sacombank– CN Điện Biên Phủ.................................................................................20
2.2 Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank –
CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .....................................................................25
2.2.1 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Chi nhánh25
2.3 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP..................38
2.3.1 Thuận lợi........................................................................................................38
2.3.2 Khó khăn........................................................................................................39
vi
2.4 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK - CN ĐIỆN BIÊN PHỦ.........................................................................41
3.1 Sự cần thiết phải mở rộng và các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức
TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ..........................................41
3.1.1 Sự cần thiết để mở rộng hình thức TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank –
CN ĐBP ......................................................................................................................41
3.1.2 Các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN
Điện Biên Phủ .............................................................................................................41
3.2 Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM của Ngân hàng Sacombank – CN
ĐBP trong những năm tới ..............................................................................................42
3.3 Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nói
chung ..............................................................................................................................43
3.4 Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank-
Chi nhánh Điện Biên Phủ...............................................................................................44
3.4.1 Giải pháp về con người..................................................................................44
3.4.2 Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................................44
3.4.3 Giải pháp trong hoạt động Ngân hàng...........................................................45
3.5 Kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hệ thống TTKDTM ..............................46
3.5.1 Kiến nghị với chính phủ ................................................................................46
3.5.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước..............................................................46
3.5.3 Kiến nghị với ngân hàng Sacombank............................................................47
KẾT LUẬN.......................................................................................................................49
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................50
vii
CHÚ THÍCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
KÝ TỰ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
ATM Automated Teller Machine
CBNV Cán Bộ Nhân Viên
CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch
GDV Giao dịch viên
KH Khách hàng
L/C Letter of Credit: Thư tín dụng
M&A Mergers and Aquisitions:Sáp nhập và mua bán
NQH Nợ Quá Hạn
NHNN Ngân hàng nhà nước
POS Point of Sale
SPDV Sản phẩm dịch vụ
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
TCTD Tổ chức tín dụng
UNC Ủy Nhiệm Chi
UNT Ủy Nhiệm Thu
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP năm 2014...............22
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012 – 2014..........................................26
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện
Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................26
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của Ngân hàng Sacombank – CN Điện
Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................27
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP.........32
Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014..............34
Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012
– 2014.................................................................................................................................36
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN
ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 ..............................................................................................37
ix
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán Séc thông thường ..............................................................7
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi.......................................................................8
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Thẻ .................................................................................15
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank – CN Điện Biên Phủ.........................20
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán Séc tại Sacombank – CN ĐBP.......................................29
Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo chi Séc .......................................................................................31
Sơ đồ 2.4: Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank – CN ĐBP..............................................31
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán UNC tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP.........33
1
LỜI MỞ ĐẦU
 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua 40 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những
thành tựu nhất định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Chính
vì vậy, lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế để phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân là
rất lớn. Câu hỏi đặt ra: “ liệu rằng phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống
hiện nay còn an toàn và thuận tiện nữa hay không?”.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại không nhỏ của nền kinh tế tiền mặt: chi phí
tốn kém cho việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, thất thoát, rửa tiền, buôn bán gian lận, trốn
thuế và nhiều tác hại phát sinh khác. Trên cơ sở đó, nhằm hạn chế những tiêu cực nêu
trên, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống
Ngân hàng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để cung ứng một phương thức thanh
toán hiệu quả cũng như an toàn, đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và đa dạng hóa
các hình thức thanh toán, bên cạnh đó phải đề ra các giải pháp để từng bước nâng cao
hoạt động TTKDTM tại đơn vị mình, coi hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như
một sản phẩm dịch vụ quan trọng và cấp thiết.
Qua khoảng thời gian được thực tập ở Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên
Phủ TPHCM, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán
không dùng tiền mặt của Ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được giảng dạy
tại trường ĐH Công Nghệ TPHCM, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN
Điện Biên Phủ “. Những giải pháp và kiến nghị nêu ra trong đề tài với mong muốn góp
phần mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP để đáp ứng nhu cầu thanh
toán nội địa. Từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng và tạo điều kiện cho
các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài khóa luận phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, đồng thời rút ra nguyên nhân, thuận
lợi, khó khăn làm cho hoạt động này chưa được phát triển rộng rãi. Từ đó, đưa ra giải
pháp mở rộng hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ.
2
 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Số liệu để nghiên cứu viết bài khóa luận này được trích từ Tài liệu
hội nghị tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – CN Điện
Biên Phủ các năm 2012, 2013, và 2014. Tập trung nghiên cứu hoạt đông thanh toán
không dùng tiền mặt tại Chi nhánh như: hình thức thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi,
Thẻ ngân hàng, Thư tín dụng L/C và một số hình thức thanh toán khác.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ trong giai đoạn từ 2012 – 2014.
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị. Dữ liệu bên
trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài bao
gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa luận liên quan…
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thực tập ở chi nhánh.
Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp của một số khách hàng đến giao dịch và
nhân viên phòng thanh toán tại chi nhánh.
Phương pháp xử lí số liệu: tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được
nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể trong quá trình xử lý số liệu tôi đã sử
dụng các phương pháp sau: thống kê, tổng hợp so sánh, và phân tích.
 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Bài khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng.
Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Sacombank – CN Điện Biên Phủ.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) hay còn gọi là thanh toán chuyển khoản
là phương thức trả thực hiện bằng cách trính một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển
sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung
gian của các cung ứng dịch vụ thanh toán.
TTKDTM là một nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh
toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài
khoản tại Ngân hàng. Trong quan hệ TTKDTM, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung
gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức dịch vụ thích hợp.
1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của
đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự ra đời lớn mạnh này đã tạo
điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực
hiện việc thanh toán trong và ngoài hệ thống.
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như
trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng
tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kê toán buộc các
bên tham gia phải mở tài khoản tại Ngân hàng để giao dịch. Vai trò của Ngân hàng trong
hình thức này là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán, trở thành
trung tâm thanh toán đối với khách hàng của mình.
Nếu như Ngân hàng thực hiện tốt được vai trò của mình thì hình thức TTKDTM sẽ
phát triển mạnh góp phần phát triển cho nền kinh tế hiện nay. Giảm bớt sự hiện diện của
tiền mặt, tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể, mặt khác khi giao dịch qua Ngân
hàng thì Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn tiền, tăng tính minh bạch của các giao
dịch và hạn chế được tình trạng “rửa tiền”.
1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền
Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh
toán do Ngân hàng cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định, chủ tài
4
khoản phải có đủ số dư trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán
phải thực hiện
Khách hàng phải được sự hướng dẫn nghiệp vụ của Giao dịch viên về các công cụ
thanh toán, yêu cầu về tính chính xác – kịp thời – nhanh chóng, ít bị phiền hà, ít tốn phí
nhất. Chủ tài khoản phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả khoản tiền của
mình, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh
toán theo mẫu do ngân hàng quy định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải nộp
theo mẫu in sẳn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ
các yếu tố, chữ ký, con dấu đã đăng ký tại ngân hàng
Khi thanh toán qua Tổ chức dịch vụ cung ứng thanh toán, khách hàng phải tuân
thủ đúng quy định và hướng dẫn của Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập
chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức dịch vụ thanh toán
1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng
Quy định này thường áp dụng đối với UNT: Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ
theo đúng quy định của hợp đồng đã ký kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa
thuận ghi trên hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ chứng từ và nộp chứng từ vào ngân hàng
phục vụ mình đúng thời gian quy định. Nếu vi phạm điều khoản ghi trong hợp đồng về
chứng từ đều không có giá trị thanh toán.
1.3.3 Quy định về phía ngân hàng
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có nghĩa vụ kiểm soát chứng từ thanh
toán của khách hàng trước khi hoạch toán và thanh toán trước đảm bảo lập đúng thủ tục
quy định, dấu chữ ký đúng mẫu đã đăng ký với ngân hàng và chữ ký trên chứng từ thanh
toán phải đúng với mẫu đăng ký tại ngân hàng (đối với chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký
điện tử do Ngân hàng cấp (nếu chữ ký điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn
đủ để chi trẻ số tiền trên chứng từ.
Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện ủy thác thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo
chính xác an toàn và thuận tiện đối chứng từ hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán.
Sử dụng tài khoản kế toán thích hợp để hoạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật
về số dư tài khoản tiền gửi của khách hang theo đúng quy định của pháp luật, thông báo
đầy đủ kịp thời số dư tài khoản cho chủ tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có hàng
tháng, hoặc theo yêu cầu hợp lệ của chủ tài khoản. Ngân hàng có quyền từ chối đối với
5
những chứng từ không hợp lệ, không đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu
trách nhiệm về nội dung liên quan đến hai bên khách hàng.
Trên đây là những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia
hình thức TTKDTM. Tùy từng hình thức thanh toán mà trách nhiệm của các bên sẽ có
từng quy định cụ thể khác nhau.
1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Theo quyết định 22/NH 21/01/1994, thông tư 08/TT – NH2 do Thống đốc NHNN ban
hành, các hình thức TTKDTM được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm: Séc, Ủy
nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ thanh toán và một số phương tiện thanh toán
khác. Trong đó mọi vấn đề về TTKDTM như phạm vi, thời gian hiệu lực, quyền hạn và
nghĩa vụ các bên tham gia đều được quy định rõ ràng cụ thể.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hầu hết các NHTM
hiện nay:
1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc
Séc (Check, Cheque) là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình
thức chứng từ in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền
nhất định cho người thụ hưởng. Thời gian hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành
Séc
1.4.1.1 Các chủ thể tham gia thanh toán Séc bao gồm:
- Người ký phát (người phát hành): là người lập và ký tên trên tờ Séc để ra lệnh cho
người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc.
- Người được trả tiền: là người mà người ký phát chỉ định có quyền hoặc chuyển
nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ Séc.
- Người thụ hưởng: là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả tiền
là chính mình, hoặc không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ:”Trả cho
người cầm Séc”; hoặc đã chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy
chữ ký chuyển nhượng liên tục.
- Người thực hiện thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài
khoản, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán theo quy định tại Điều 2
Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không
dùng tiền mặt và Điều 1 Quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1994 của Thống
6
đốc NHNN về điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các quỹ
tín dụng nhân dân.
- Đơn vị thu hộ: là đơn vị cùng hoặc khác hệ thống với đơn vị thanh toán, được
phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán, nhận các tờ séc do người thụ hưởng
nộp vào để thu hộ tiền.
- Thời hạn xuất trình: là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến hết ngày mà tờ
Séc được xuất trình để thanh toán.
1.4.1.2 Phân loại Séc:
- Séc chuyển khoản: là loại Séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích
tiền từ tài khoản của mình để để chuyển sang một tài khoản khác của một người
khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng
được và không thể lĩnh tiền mặt được.
- Séc bảo chi: là loại séc được Ngân hàng xác nhận có đủ tiền bảo chứng và đảm
bảo chi trả tờ Séc khi xuất trình cho Ngân hàng. Séc này cũng đưojc xem là tờ Séc
chuyển khoản thông thường nhưng được NH bảo đảm chi trả bằng cách trích trước
số tiền ghi trên tờ Séc từ TK của bên trả tiền đưa vào một TK riêng (TK tiền ký
gửi bảo đảm thanh toán Séc) được NH làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi
Séc trước khi giao Séc cho KH.
- Séc rút tiền mặt: là loại Séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát
hành Séc phải chịu rủi ro khi mất Séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm Séc không cần
sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.
- Séc du lịch: Séc du lịch là loại Séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất
cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành Séc cũng
đồng thời là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khach du lịch có tiền tại Ngân
hàng phát hành Séc. Trên Séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi, khi lĩnh
tiền phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng ngân hàng mới trả tiền. Thời
gian của Séc có hiệu lực do ngân hàng phát hành Séc và người hưởng lợi thỏa
thuận, có thể có hạn hoặc có thể vô hạn. Trên Séc du lịch phải ghi rõ khu vực các
ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, Séc không có giá trị lĩnh tiền.
7
1.4.1.3 Quy trình thanh toán Séc
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán Séc thông thường
Chú thích:
(1) Người ký phát phát hành séc đưa cho người thụ hưởng
(2a) Người thụ hưởng nộp tờ séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng
thu hộ) nhờ thu hộ
(2b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký
phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán
(3) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, sau đó chuyển cho ngân hàng thanh
toán
(4) Ngân hàng thanh toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, thời hạn thanh
toán và các điều kiện khác, nếu đúng thì ghi “Nợ” tài khoản người ký phát. Sau đó, ngân
hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ
thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân
hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thu hộ thông qua NHNN
(5) Khi nhận được thông báo séc được thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và ghi
“Có” vào tài khoản người thụ hưởng
(3)
(4)
(5)
(2b)
(1)
(4)
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng
thanh toán
Ngân hàng
thu hộ
(2a)
8
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi
Chú thích:
(1) Người ký phát ghi đầy đủ thông tin và gửi séc đến ngân hàng phục vụ mình (ngân
hàng thanh toán) để yêu cầu bảo chi tờ séc.
(2) Nếu đồng ý bảo chi séc thì ngân hàng thanh toán ghi cụm từ “Bảo chi” và ký trên
tờ séc, thực hiện phong tỏa số tiền trên tài khoản thanh toán và đưa lại tờ séc cho người
ký phát.
(3) Nười ký phát đưa tờ séc bảo chi cho người thụ hưởng
(4a) Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng
thu hộ)
(4b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký
phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán.
(5) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, hạch toán lệnh chuyển nợ đi, sau đó
chuyển séc và bảng kê cho ngân hàng thanh toán.
(6) Ngân hàng thanh toán kiểm tra séc, hạch toán và gửi thông báo chấp nhận hoặc
không chấp nhận cho ngân hàng thu hộ. Sau đó, ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê
nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ thông qua trung tâm thanh toán bù
trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân
hàng thu hộ thông qua NHNN.
(7) Khi nhận được thông báo từ ngân hàng thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và
hạch toán xử lý thích hợp.
(4b)
(4a)
(7)
(6)
(5)
(1)
Người ký phát Người thụ hưởng
Ngân hàng
thanh toán
Ngân hàng
thu hộ
(2)
(3)
9
 Lưu ý:
Người ký phát có thể phát hành séc cho chính mình, khi đó người ký phát và
người thụ hưởng là một.
Nếu người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản cùng ngân hàng thì ngân
hàng thu hộ và ngân hàng thanh toán là một.
Đối với quy trình thanh toán séc bảo chi, nếu người ký phát và người thụ hưởng
mở tài khoản cùng một ngân hàng thì ngân hàng có thể ghi “Có” ngay cho người thụ
hưởng sau khi kiểm tra thấy tờ séc đó là hợp pháp, hợp lệ.
1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền
UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số
tiền nhất định, từ tài khoản hưởng để thanh toán tiền mua hàng, cung ứng hàng hóa, dịch
vụ hoăc nộp thuế, thanh toán nợ...
UNC được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng có tài khoản cùng một Ngân
hàng, khác hệ thống Ngân hàng khác tỉnh.
Mẫu chứng từ UNC bao gồm các yếu tố chính sau:
- Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi;
- Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
- Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
- Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
- Nội dung thanh toán; số tiền thanh toán bằng chữ và số;
- Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán;
- Chữ ký và mộc dấu theo đúng đã đăng ký.
Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên UNC cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý và
đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
1.4.2.1 Quy trình thanh toán UNC
 Lập và giao nhận UNC
Bên trả tiền lập lệnh UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở TKTT) để trích
tài khoản trả cho bên người thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn KH lập, phương thức giao
nhận UNC tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp vơi quy đinh.
10
 Kiểm soát UNC
Khi nhận được UNC, Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ
của chứng từ, cụ thể:
- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy
định của NHNN về chế độ chứng từ kê toán ngân hàng, trong đó: chứng từ phải
lập đúng mẫu, đủ số liên để hoạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ
ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, đầy đủ chữ ký và
mộc dấu đã đăng ký của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên.
- Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ
thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại khuôn dạng dữ
liệu, mã chứng từ.. theo đúng quy định về chứng từ điện tử.
- Ngân hàng phải kiểm tra số dư và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
- Nếu trường hợp UNC không hợp lệ thì báo bên trả tiền bổ sung, chỉnh sửa hoặc trả
lại
 Xử lý chứng từ và hoạch toán
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
Sau khi kiểm soát, nếu UNC hợp pháp, hợp lệ và đảm bảo khả năng thanh toán thì xử
lý:
+ Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có TKTT cùng một ngân hàng thì chậm nhất
trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa
thuận khác), ngân hàng hoạch toán vào TKTT bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ
cho bên trả tiền, báo Có bên người thụ hưởng.
+ Nếu bên thụ hưởng không có TKTT tại Ngân hàng phục vụ bên trả tiền, thì chậm
nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa
thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ
cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
theo hệ thống thanh toán phù hợp.
- Tại Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do Ngân hàng do Ngân hàng phục vụ bên trả tiền
chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
11
+ Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm
nhận lệnh chuyển tiền, ngân hàng phụ vụ bên thụ hưởng phải hoạch toán vào tài
khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu lệnh chuyển tiền sai sót, chậm nhất 01 ngày làm việc kể cả thời điểm nhận
được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc
hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Khi nhận được trả lời
tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phụ vụ bên
trả tiền.
+ Nếu tài khoản bên người thụ hưởng đã đóng, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh
chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
- Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:
+ Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất 01 ngày làm việc, ngân hàng kiể2m
soát chứng từ, hoạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên người thụ
hưởng. Trường hợp người thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:
+ Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền KH phải xuất trình giấy chứng
minh nhân dân hoặc hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Trong trường hợp người
nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy
định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến
nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tòe chứng
minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
+ Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã được
ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ đưojc
với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả cho ngân hàng phục vụ bên trả
tiền.
+ Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ kịp thời ch khách hàng theo phương
thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng
phù hợp với quy định của pháp luật.
12
1.4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT)
Ùy nhiệm thu (UNT) là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho
đơn vị bên mua theo hợp đồng thỏa thuận.
Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh
NH hoặc các chi nhánh NH khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống. Hai bên
thực hiện thanh toán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải
thanh toán bằng văn bản cho bên NH thụ hưởng có căn cứ thực hiện UNT
Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau:
- Chữ nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, số chứng từ;
- Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm thu;
- Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
- Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
- Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
- Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng
chứng từ kèm theo;
- Nội dung thanh toán; số tiền thanh toán bằng chữ và số;
- Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán;
- Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán;
- Chữ ký và mộc dấu theo đúng đã đăng ký.
Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên UNC cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý và
đặc thù hoạt động của đơn vị minhg nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
1.4.3.1 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
 Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ huởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên
thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ
mình hoặc nhân hàng phụ vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn KH lập, phương thức
giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định.
 Kiểm soát Ủy nhiệm thu
13
Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được UNT và các chứng từ kèm theo
của KH, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của UNT theo
đúng quy định và chế độ chứng từ kế toán NH.
Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán UNT, ngân hàng tiến
hành kiểm soát UNT hợp pháp, kiểm tra số dư trên TKTT và khả năng thanh toán của
bên trả tiền
Nếu UNT sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNT, ngân
hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại UNT cho ngân hàng phục vụ
bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu TK bên trả tiền đã đóng, chậm nhất 01 ngày làm
việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm
thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
 Xử lý chứng từ hoạch toán
Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ kịp thời ch khách hàng theo phương thức,
thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp vơi
quy định của pháp luật.
1.4.4 Thanh tóan bằng thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết có điều kiện, được ngân hảng mở theo yêu
cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó Ngân
hàng thực hiện yêu cầu của người mở TTD để trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng
khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình
phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng
Tại chi nhánh Điện Biên Phủ, thư tín dụng (L/C) khá phổ biến trong thanh toán quốc tế,
con thanh toán trong nước hầu như không áp dụng vì thư tín dụng có nhược điểm là quá
trình thanh toán phức tạp kéo dài lại phải ký gửi tiền tại Ngân hàng làm ứ đọng vốn của
người mua...
Thực hiện mở thư tín dụng tại Sacombank – ĐBP phải tuân thủ quy định pháp luật của
Quản lý ngoại hối, quản lý vay, và trả nợ nước ngoài của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
và các quy định khác có liên quan. Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ
(Uniform Custom and Pratice for Documentary Credits – UCP. Chi nhánh sử dụng bản
mơí nhất UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng do ICC
phát hành (International Standard banking practice_ISBP 681-2007 ICC)
14
Incoterm 2000, luật hối phiếu, các tập quán quốc tế có liên quan, các quy trình, thông báo
của Sacombank liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
1.4.5 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng
 Thanh toán bằng thẻ thanh toán điện tử:
Là một phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các
điều kiện và điều khoản do các bên thỏa thuận.
 Đặc tính của Thẻ thanh toán
 Tính tiện ích: Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưu thông, mang
đến cho khách hàng sự tiện lợi hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Nó có thể giúp
cho người sự dụng thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần phải mang
theo tiền mặt. Bên cạnh đó, kích cỡ của tấm thẻ chỉ bằng giấy chứng minh thư nhân dân
nên khách hàng không phải lo lắng khi mang theo trong người.
 Tính linh hoạt: Với nhiều loại đa dạng và phong phú, thẻ thanh toán thích hợp cho
mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng có thu
nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt cho tới giải trí, mua sắm hàng hoá… Do đó,
thẻ cung cấp cho khách hàng độ thỏa mãn tối đa nhu cầu cần sử dụng của mọi đối tượng
khách hàng.
 Tính an toàn và nhanh chóng: Với quy trình và nghiệp vụ thanh toán thẻ mà Ngân
hàng cung ứng cho khách hàng, khách hàng sử dụng thẻ có thể hoàn toàn yên tâm trước
nguy cơ bị mất thẻ vì Ngân hàng vẫn bảo vệ được tiền trong tài khoản của khách hàng
bằng mã số Pin, chữ ký trên thẻ, mã tài khoản thẻ…Điều này cho thấy tính an toàn hơn
của thanh toán thẻ so với các phương tiện thanh toán khác.
 Tính sinh lời: Đối với thẻ tín dụng, khách hàng có thể sử dụng tiền của ngân hàng
mà không trả lãi nếu thanh toán đúng hạn; nghĩa là khách hàng đã được cho vay không
tính lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Còn đối với thẻ ghi nợ thì chủ thẻ sẽ được
hưỡng lãi trên số dư của tài khoản (lãi suất không kỳ hạn). Như vậy, khách hàng vừa chi
tiêu và tiền vẫn sinh lời.
 Hiện tại, phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ gồm 3 loại
sau:
 Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi giá trị tiền được nạp trong thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước
cho tổ chức phát hành thẻ
15
 Thẻ thanh toán (Debit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm
vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn
 Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi
hạn mức đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:
 Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành, được giao
dịch trên lãnh thổ Việt Nam
 Thẻ quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao
dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam; hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài
phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Việt Nam.
Quy trình thanh toán thẻ
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Thẻ
 Chú thích:
(1) Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu giao dịch thanh toán thẻ liên hệ với ngân hàng
phát hành để được sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán.
(2) Ngân hàng phát hành tiến hành việc phát hành thẻ và cung cấp thẻ thanh toán
cho khách hàng theo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện quy định
(3) Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và giao thẻ cho
người tiếp nhận kiểm tra. Nếu đảm bảo an toàn, hợp lệ và chính xác thi ĐVCNT
sẽ thực hiện cà thẻ qua máy và in biên lai thanh toán phù hợp với giá trị hàng hoá,
dịch vụ để trừ vào giá trị của thẻ rồi trả lại thẻ cho người sử dụng.
16
(4) Chủ thẻ cũng có thể yêu cầu ngân hàng đại lý thanh toán thẻ cho rút tiền mặt
hoặc tự mình rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM).
(5) ĐVCNT nộp biên lai cùng các hoá đơn chứng từ hàng hoá liên quan vào ngân
hàng đại lý thanh toán để thu tiền.
(6) Ngân hàng đại lý tiến hành trả tiền cho ĐVCNT theo số tiền đã phản ánh ở
biên lai bằng cách ghi "Có" vào tài khoản của ĐVCNT.
(7) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán
cho ngân hàng phát hành thẻ.
(8) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán
trên cơ sở các biên lai hợp lệ.
1.5 Tóm tắt Chương 1
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người dân
Việt Nam, và sẽ là một xu thế tất yếu phù hợp với hai xu hướng lớn đang diễn ra trên thế
giới ngày nay: Chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử và mức độ kết nối kỹ thuật
số đang ngày càng gia tăng. Việc phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở
quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ thanh toán. Việc làm này đem lại
lợi ích tổng hoà cho cả nền kinh tế: (i) Ngân hàng tiết kiệm được chi phí hoạt động trong
việc vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt; (ii) Khách hàng không cần phải để tồn
quỹ, để trong nhà nhiều tiền mặt vừa mất an toàn, không tiện lợi và tốn kém khi thanh
toán; (iii) Nền kinh tế tiết kiệm nhiều nguồn lực cho việc in ấn, phát hành tiền mặt, và
thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ giao dịch
thanh toán trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, và an toàn với chi phí thấp.
Ngày nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Séc, UNC, UNT, Thẻ…
trong khu vực doanh nghiệp được đẩy mạnh, mạng lưới chấp nhận các phương tiện
thanh toán được mở rộng. Trong đó, thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và
thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng, thông qua các phương tiện thanh toán điện
tử, thanh toán bằng thẻ và trực tuyến qua mạng, không ngừng được mở rộng, tạo tiền đền
cho việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử. Trong đó, các phương tiện và dịch
vụ thanh toán tiên tiến, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phải được quan
tâm phát triển. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn, cho phép một số tổ
chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu đủ điều kiện, như
vậy sẽ huy động được nhiều nguồn lực của nền kinh tế đầu tư cho lĩnh vực này.
Hoạt động TTKDTM ở nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có
bước phát triển tích cực mạnh mẽ trong thời gian tới, tạo sự chuyển biến mới trong nhận
17
thức và thói quen của doanh nghiệp và người dân. Các NHTM phải ra sức chủ động, tích
cực tiếp cận các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mở tài khoản
và tiếp cận các dịch vụ thanh toán. Đối với những khách hàng lớn là doanh nghiệp, tổ
chức của NHTM, phải đạt trên 98% giao dịch thanh toán dưới hình thức chuyển khoản
thực hiện qua ngân hàng.
18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH
THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK –
CN ĐIỆN BIÊN PHỦ TPCHM
2.1Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank
Nguồn: www.sacombank.com.vn)
Tên tổ chức: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Tên tổ chức: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: SACOMBANK
Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp. HCM
Điện thoại: (84-8) 39 320 420
Fax: (84-8) 39 320 424
Email: info@sacombank.com
Website: www.sacombank.com.vn
Logo:
Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng
Mạng lưới hoạt động:
Nhân sự: 60.000 cổ đông và gần 11.000 cán bộ nhân viên
Giấy phép thành lập số: 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam
Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301103908 do Sở kế hoạch và đầu tư
TP Hồ Chí Minh cấp
Đầu những năm 90, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng, Ngân hàng
Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ
Gia đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sáp nhập thành NHTMCP Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank) vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Sacombank là một
trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, chứng
tỏ bước đổi mới quan trọng của Ngân hàng nhà nước theo hướng tạo ra một thị trường
mở cửa, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng nhằm đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn
vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
19
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Sacombank đã đạt được những thành tựu rất đáng
ghi nhận, từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu đến nay đã lên 12.425 tỷ đồng, từ 100 cán bộ
nhân viên ban đầu dến nay Sacombank có gần 11,000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó,
Sacombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam
với mạng lưới hoạt động gồm 428 điểm giao dịch trong đó tại Việt Nam 417 điểm và tại
khu vực Đông Dương 11 điểm
Có rất nhiều yếu tố để nói về sự thành công cũng như vị thế mà Sacombank đạt được cho
đến bây giờ. Một trong những giá trị cốt lõi của Sacombank đó chính là tính tiên phong –
điều mà chúng ta có thể nhận thấy qua từng năm để tạo nên một Sacombank như ngày
hôm nay.
Năm 2006, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu với mệnh giá 200.000 đồng/
cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia đóng góp khi
thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Một năm sau đó
tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nếu chưa có Sacombank trú đóng) để đưa
vốn về nông thôn góp phần cải thiện đời sống các hộ dân và hạn chế tình trạng cho vay
nặng lãi trong nền kinh tế. Sacombank còn có mô hình đặc thù cho Phụ nữ Việt Nam
cũng như cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tại VN bằng việc thành lập Chi
nhánh 8 tháng 3 năm 2005 và Chi nhánh Hoa Việt năm 2007. Sacombank còn thành lập
Chi nhánh ở Lào – Campuchia và đang có kế hoạch vươn xa hơn ra ngoài lãnh thổ VN,
ngày càng khẳng định mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
2.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập_Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Điện Biên Phủ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Điện Biên Phủ được thành lập từ
25/09/2007 có trụ sở đặt tại số 549 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
là một trong những chi nhánh có tuổi đời còn khá trẻ với tiền thân Chi nhánh Quận 10.
Trên cơ sở thừa kế và phát huy các giá trị truyền thống và thế mạnh thương hiệu,
qua hơn 5 năm hoạt động, vai trò và vị thế của Sacombank trên địa bàn giao dịch đã được
khẳng định và minh chứng bằng việc ngày càng được nhiều người dân tin tưởng, lựa
chọn giao dịch.
Cơ cấu hoạt động của Chi nhánh bao gồm: Chi nhánh tại 549 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3 và
04 Phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:
 PGD Nguyễn Tri Phương tại số 539A đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10,
TP Hồ Chí Minh
20
 PGD Quận 10 tại số 187 đường Ngô Gia Tự, Phường 3, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
 PGD Bắc Hải tại Khu A – số 24, đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí
Minh
 PGD Sư Vạn Hạnh tại số 836 – 838 đường Sư Vạn Hạnh (nối dài), Phường 13, Quận 10,
TP Hồ Chí Minh
Tổng số cán bộ nhân viên của toàn Chi nhánh là 125 nhân sự
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các Phòng ban tại Ngân hàng
Sacombank– CN Điện Biên Phủ
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức tại Sacombank – chi nhánh Điện Biên phủ
Sơ đồ 2.1: cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank – CN Điện Biên Phủ
21
2.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
Hiện tại, Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ có 125 nhân viên chính thức với
trình độ chuyên môn cao, trình độ Cao đẳng – Đại học chiếm trên 85% tổng nguồn nhân
lực. Con số này cho thấy được sự chọn lựa rất kĩ đầu vào cho các vị trí vào Chi nhánh với
tiêu chí tuyển dụng những con người có lượng tri thức và trình độ nhất định. Khi trở
thành một nhân viên chính thức của Sacombank, thì mỗi cá nhân sẽ nhận định được việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là một mục tiêu trọng điểm của Sacombank –
CN ĐBP, các chương trình đào tào tại chi nhánh được xây dựng phù hợp với từng vị trí
và được triển khai với nhiều hình thức đa dạng từ lớp học trực tuyến online, hội thảo đến
lớp học trực tuyến trên hệ thống môi trường ngân hàng ảo
PHÒNG/ BAN CHỨC VỤ SỐ LƯỢNG
Ban GiámĐốc Giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Phòng
KinhDoanh
Trưởng phòng 1
Phó phòng 1
Chuyên viên tưvấn 2
Chuyên viên TTQT 3
Chuyên viên khách hàng 9
Phòng Kế Toán
Và Quỹ
Trưởng phòng 1
Phó phòng 2
Trưởng bộ phận 3
Giao dịch viên 10
Giao dịch viên quỹ 4
Kế toán 3
Nhân viên hành chính 4
Tạp vụ 1
Bảo vệ, tàixế 5
Phòng Kiểm Soát
Rủi Ro
Trưởng phòng 1
Phó phòng 1
CV QLTD, QL Nợ, KSRR, NV hỗtrợ 7
22
Phòng Giao dịch
(Gồm 04 PGD)
Trưởng PGD/ Phó PGD 8
Chuyên viên tư vấn 4
Giao dịch viên 30
Chuyên viên khách hàng 15
Bảo vệ 8
TỔNG CỘNG 125
Nguồn: Tài liệu hội nghị tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP năm 2014
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP năm 2014
 Phòng kinh doanh:
a) Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.
b) Tiếp thị, quản lý và chăm sóc khách hàng: Thực hiện công tác bán hàng,
duy trì, phát triển và mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
c) Kinh doanh tiền tệ và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
d) Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát, thu hồi nợ sau cho vay.
 Phòng kế toán và quỹ: Bao gồm bộ phận xử lý giao dịch, ngân quỹ, kế toán tổng hợp và
hành chính với các chức năng nhiệm vụ như sau:
Bộ phận xử lý giao dịch: Bao gồm giao dịch viên, kiểm soát viên sử lý giao dịch và phó
phòng phụ trách xử lý giao dịch.
 Giao dịch viên:
Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền nhanh, thanh
toán thẻ tín dụng, thu đổi ngoại tệ
Thực hiện gửi, rút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, các chứng chỉ có giá khác.
Hướng dẫn KH làm thủ tục nộp, lĩnh tiền, giải đáp thắc mắc cho KH về giao dịch có liên
quan
Thực hiện nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi vay, ứng vốn. Lên bảng kê thu/chi tiền
khớp đúng với chứng từ và thực tế
Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành. Chọn lọc
tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu,
chi: chữ ký, chứng minh thư nhân dân, số tiền.
23
Nhập số liệu vào máy, cân đối quỹ cuối ngày. In kiểm tra chứng từ cuối ngày. Lưu trữ
chứng từ đúng quy định.
 Kiểm soát viên xử lý giao dịch:
Triển khai giám sát, kiểm soát, xử lý các giao dịch nghiệp vụ tại quầy, đảm bảo tuân thủ
việc hoạch toán, kế toán, các chế độ chứng từ kế toán và các quy định nghiệp vụ ngân
hàng được phép triển khai
Tổ chức việc phối hợp với nhân viên chuyên trách công tác giải ngân, để thực hiện hoàn
tất quy trình giải ngân. Tổ chức việc kiểm soát các giao dịch thu nợ, chịu trách nhiệm
kiểm tra, tất toán đảm bảo thu chính xác
Thực hiện và kiểm soát tác nghiệp thủ tục sổ sách, kế toán vốn cổ phần do Sacombank
phát hành; kiểm soát và duyệt trên hệ thống Công nghệ của Ngân hàng các giao dịch xử
lý nghiệp vụ liên quan; theo dõi biến động, doanh số giao dịch của khách hàng. Triển
khai thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Báo cáo định kỳ. và đột xuất hoạt động
thanh toán quốc tế ở các phòng giao dịch.
Triển khai giám sát các giao dịch thu chi tiền mặt, quản lý ấn chỉ, ấn phẩm. kiểm soát
chặt chẽ công tác cất giữ tại quầy đảm bảo theo quy định của Ngân hàng; quản lý các ấn
chỉ, ấn phẩm, thẻ pin và các loại ấn chỉ khác; tổ chức công tác chăm sóc, phục vụ khách
hàng tại quầy mang lại sự hài lòng và tin cậy cho khách hàng.
 Phó phòng (phụ trách xử lý giao dịch):
Thực hiện triển khai và kiểm soát các tác nghiệp của nhân viên trong quá trình xử lý giao
dịch, đảm bảo tuân thủ việc hoạch kế toán, các chế độ chứng từ kế toán, nghiệp vụ kế
toán theo quy định. Kiểm soát các chứng từ kế toán liên quan theo quy định.
Theo dõi sự biến động về số lượng, doanh số giao dịch của KH, số dư về tình hình lưu
động tiền gửi và đề xuất các biện pháp xử lý. Tham gia công tác hướng dẫn, kiểm soát
hoạt động kế toán Chi nhánh
Bộ phận ngân quỹ: Gồm có thủ quỹ, phụ quỹ và giao dịch viên quỹ:
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý kho của CN. Thực hiện xuất/nhập quỹ, giao
nhận với KH tiền mặt, vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá… Điều chuyển vốn tiền mặt
giữa các PGD và các đơn vị theo lệnh chuyển vốn tiền mặt. Quản lý thanh khoản
không để vượt hạn mức quy định và báo cáo cho Trưởng/ Phó phòng kịp thời xử
lý. Ghi chép và cập nhật sổ sách quỹ kịp thời theo đúng quy định. Thực hiện kiểm
24
kê tồn quỹ hằng ngày hoặc đột xuất nhằm đảm bảo an toàn tồn quỹ thực tế và sổ
sách, đảm bảo trùng khớp số liệu hằng ngày.
- Phụ quỹ: Hỗ trợ thủ quỹ thực hiện kiểm soát các hoạt động thu/chi với KH. Mở
sổ quỹ và ghi chép sổ sách cần thiết, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Kiểm tra chứng
từ đầy đủ hợp lệ trước khi xuất/nhập quỹ. Hỗ trợ thủ quỹ các công việc khác được
phân công
- Giao dịch viên quỹ: Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ đầy đủ, hợp lệ trước
khi tiến hành thu/chi, kiểm đếm tiền của KH. Nhận phân loại tiền kiểm đếm chính
xác, rồi đóng bó niêm phong lại theo quy định và giao lại cho thủ quỹ/phụ quỹ.
Kịp thời phát hiện và xử lý tiền giả, tiền bị rách. Hỗ trợ thủ quỹ, phụ quỹ trong
công tác quản lý, theo dõi dám sát quá trình vận chuyển tiền. Cuối ngày, kiểm quỹ
con của GDV và của PGD.
Bô phận Kế toán tổng hợp: Gồm các chuyên viên kế toán và nhân viên lưu trữ hồ sơ
chứng từ:
- Chuyên viên kế toán có nhiệm vụ: Theo dõi và hoạch toán chi phí hoạt động,
hoạch toán thu chi, lập các chứng từ kế toán có liên quan, lập thủ tục tạm ứng,
thanh toán chi phí cho các đơn vị trực thuộc. Lập lệnh điều hòa vốn nội bộ giữa
CN và các PGD, hội sở. Hỗ trợ thực hiện báo cáo nhanh, lập báo cáo hàng
tháng/quý/năm. Lập tờ khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm. Nhận chứng
từ hàng tuần từ các PGD chuyển về
- Nhân viên lưu trữ hồ sơ chứng từ có nhiệm vụ: phân loại và lưu giữ chứng từ
kế toán tại CN, quản lý kho chứng từ. Thực hiện kiêm nhiệm hậu kiểm toàn bộ
chứng từ phát sinh tại CN theo chế độ chứng từ kế toán. Kiểm tra phát hiện và
cảnh báo sai phạm về các chứng từ kế toán lên cấp có thẩm quyền. Đề xuất các
biện pháp xử lý, chỉnh sữa các sai sót trong các chứng từ kế toán.
Bộ phận Hành chính:
Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ nhân viên thực hiện các chế độ
chính sách và pháp luật về nhiệm vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người
lao động. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi
nhánh.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới,
thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh.
25
Thực hiện quản lý các công tác văn thư in ấn, sự kiện, văn phòng phẩm, mua sắm.
Thực hiện các công tác hậu cần, lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản, công cụ lao
động. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho con người và tài sản.
 Phòng kiểm soát rủi ro:
Tổ chức, thực hiện công tác quản lý và kiểm soát tín dụng. Từ đó, tham mưu đề xuất các
chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó,
hướng dẫn thực hiện các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của
Sacombank
 Phòng giao dịch:
Chi nhánh Điện Biên Phủ có 4 Phòng giao dịch trực thuộc mỗi phòng giao dịch có chức
năng nhiệm vụ như một Chi nhánh thu nhỏ
2.2 Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014
2.2.1 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Chi nhánh
Việc đổi mới cơ chế thanh toán qua Ngân hàng và đưa ứng dụng công nghệ tin học
vào công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại
Sacombank – CN ĐBP không ngừng nâng cao và đổi mới
Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có thể xem là hoạt động chiếm tỷ lệ chính
yếu của một Ngân hàng. Cùng với sự bùng nổ về phương tiện thông tin đại chúng, và nhận
thức rõ được tầm quan trọng trong công tác thanh toán, Chi nhánh đã không ngừng phát
triển và đổi mới trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại nối mạng vi tính thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống, thanh toán bù
trừ trên địa bàn, đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết, đủ tầm tiếp cận công nghệ hiện đại,
sử dụng thành thạo vi tính phục vụ công tác kế toán thanh toán, giao dịch tức thời tiến tới
nội mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng trung gian, cả nước và quốc tế.
Thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và thục hiện thanh toán qua Ngân
hàng với thủ tục đơn giản và tiện lợi nhất. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng nắm rõ thủ tục
thanh toán của từng thể thức thanh toán, để khách hàng có thể lựa chọn được hình thức
thanh toán phù hợp
Trong thời gian qua hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ
có sự chuyển biến mạnh mẽ. Những bước phát triển tại Ngân hàng thể hiện ở các khía
cạnh sau:
26
Những con số biết nói
Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm,
sự tăng trưởng của hoạt động TTKDTM qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán
càng ngày càng tăng của nền kinh tế, việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng dễ dàng,
dần người dân thấy được tính hữu dụng, thuận tiện và an toàn trong việc sử dụng thanh
toán qua các tài khoản với nhau dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại.
Đơn vị: tỷ đồng
PHƯƠNGTHỨC
THANH TOÁN
NĂM
2012
TỶ
TRỌNG
NĂM
2013
TỶ
TRỌNG
NĂM
2014
TỶ
TRỌNG
TT TIỀN MẶT 20,476 31.46% 16,852 21.59% 25,227 20.46%
TT KHÔNG DÙNG TM 44,618 68.54% 61,211 78.41% 98,078 79.54%
TỔNG 65,094 100% 78,063 100% 123,305 100%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012 – 2014
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện
Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014
Qua bảng số liệu từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, ta thấy tỷ trọng hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 doanh số TT không dùng
TM là 98,078 tỷ đồng tăng 36,867 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 53,460 tỷ đồng so
với năm 2012. Điều này cho thấy tình hình TTKDTM của Chi nhánh được cải thiện cùng
vơi sự phát triển chung của nền kinh tế khác đáp ứng đúng yêu cầu thanh toán chung của
cá nhân và doanh nghiệp. Tỷ trọng của hình thức thanh toán bằng tiền mặt giảm dần qua
các năm, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể, con số này vẫn còn khá cao so với trên
Thế giới. Tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0.7%, Na Uy là 1%, Trung
Quốc là nước đang phát triển nhưng tỷ trọng TTDTM vẫn chỉ là 10%. Ở Mỹ tỷ lệ thanh
TTT
M
31%
TTKD
TM
69%
NĂM 2012
TTT
M
22%
TTKD
TM
78%
NĂM 2013
TTT
M
20%
TTK
DT
M
80%
NĂM 2014
27
toán không dùng tiền mặt trong tiêu dùng chiếm 80%, trào lưu thanh toán điện tử rộn
ràng trở lại ở nước này trong năm 2014, sau sự xuất hiện của Apple Pay, Microsoft cùng
nhiều hãng công nghệ khác, với những chiếc đồng hồ có kèm chức năng thanh toán.
Ngoài ra, một số nước như Pháp, Bỉ tỷ lệ thanh toán KDTM trong tiêu dùng chiếm phần
lớn tổng tỷ trọng thanh toán từ 92% - 93%, với những quy định hạn chế tiêu tiền mặt trên
3.000 euro. Song nghiêm khắc hơn Pháp, Bỉ quy định phạt tới 225.000 euro đối với các
trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, hình thức TTKDTM đang dần được cải thiện và đổi mới cả về số
lượng và chất lượng để hòa nhập với nền kinh tế đất nước, giúp khoản thu nhập về dịch
vụ tăng đáng kể, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần tăng trình độ dân trí
cho người dân.
CHỈ TIÊU
NĂM
2012
NĂM
2013
NĂM
2014 2013/2012 2014/2013
I. TỔNG BÚT TOÁN
GIAO DỊCH 223,157 412,086 539,186 188,929 84.6% 127,100 30.8%
1. TIỀN MẶT 70,205 85,394 108,484 15,189 21.6% 23,090 27.0%
2. TTKDTM 142,463 347,485 480,377 205,022 143.9% 132,892 38.2%
a. SÉC (MÓN) 1,325 3,405 6,486 2,080 157.0% 3,080 90.4%
b. UNC (MÓN) 115,751 289,106 399,914 173,355 149.7% 110,808 38.3%
c. THẺ (GIAO
DỊCH) 26,313 54,974 73,977 28,661 108.9% 19,003 34.5%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP
Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của Ngân hàng Sacombank – CN Điện
Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014
Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy được quy mô doanh số thanh toán của Chi nhánh khá
nhanh, tính đến 31/12/2014 tổng bút toán giao dịch thanh toán là 539,186 bút toán tăng
127,100 bút toán so với năm 2013, tương đương tăng 30.8% và tăng 316,029 bút toán so
với năm 2012, tương đương với tăng 141.6%.
Trong năm 2014, doanh số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh đáng
kể. Tổng số món giao dịch của hình thức này đều tăng dần qua các năm, tổng số món
giao dịch tính đến 31/12/2014 đạt 480,377 món tăng 132,892 món so với năm 2013,
tương đương tăng 38.2%. Như vậy, qua 2 năm 2013, 2014 hình thức TTKDTM phát triển
tương đối ổn định thể hiện qua giá trị thanh toán đều tăng. Tuy nhiên, đa số khách hàng
28
đều sử dụng hình thức thanh toán bằng UNC thể hiện qua tỷ trọng trong 3 năm qua là lớn
nhất. Hình thức thanh toán bằng Séc và Thẻ ngân hàng tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng
vẫn có xu hướng phát triển qua các năm. Để bắt kịp tốc độ phát triển của xu hướng trong
ngành ngân hàng, Chi nhánh không ngừng nổ lực để tìm ra những sản phẩm dịch vụ tốt
nhất, để phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
Sự phát triển các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh được phân tích qua các mục sau:
29
2.2.1.1 Hình thức thanh toán bằng Séc:
2.2.1.1.1 Quy trình xử lý thanh toán Séc tại Sacombank - CN ĐBP
Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán Séc tại Sacombank – CN ĐBP
Thanh toán
một phần
Từ chối
thanh toán
Đúng
Đủ khả năng
thanh toán
Không đủ khả
năng thanh toán
Người thụ hưởng
hay người thu hộ
Séc, bảng kê
Giao dịch
viên
Kiểm tra
Thông báo
Séc
Séc
Lệnh thu
Séc
Bảng kê
Sai
Người thụ
hưởng/
Người thu
hộ
Thanh
toán theo
lệnh
Người thụ
hưởng/
Người thu
hộ
Ghi Có
TK Thích
hợp
Ghi Nợ
TK Người
ký phát
30
Chú thích:
- Người thụ hưởng/Người thu hộ gửi séc kèm bảng kê nộp séc vào ngân hàng GDV
tiến hành kiểm tra séc có đủ điều kiện thanh toán không, đối chiếu giữa séc và bảng kê
nộp séc có khớp không. Khi bảng kê nộp séc có sai sót hoặc séc thiếu một trong các điều
kiện để được thanh toán thì GDV trả lại cho người nộp séc, yêu cầu lập lại bảng kê nộp
séc khác phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán.
- Nếu Séc đủ khả năng thanh toán, GDV thực hiện thanh toán dựa trên các thông tin
trên séc và bảng kê nộp séc. Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, GDV in “Phiếu hạch
toán giao dịch khách hàng”. Riêng đối với séc bảo chi, trước khi thanh toán, chi nhánh
phải thực hiện giải tỏa số tiền bị phong tỏa.
- Nếu Séc không đủ khả năng thanh toán:
+ Chi nhánh lập “Thông báo Séc không đủ khả năng thanh toán” gửi cho người ký
phát và người xuất trình. Chi phí dịch vụ này do người ký phát chịu.
+ Căn cứ chữ ký xác nhận của người thụ hưởng trên thông báo Séc không đủ khả
năng thanh toán gửi lại, chi nhánh lập “Giấy xác nhận từ chối thanh toán Séc” đối với
toàn bộ số tiền trên Séc kèm tờ Séc và các chứng từ khác trả cho người thụ hưởng/Người
thu hộ.
+ Nếu người thụ hưởng đề nghị thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, GDV
kiểm tra nội dung, chữ ký và mẫu dấu (nếu có) trên “Lệnh thu” và trên Bảng kê nộp séc,
thời gian còn hiệu lực thanh toán của tờ séc, sau đó tiến hành thanh toán. Đồng thời,
GDV cũng lập “Giấy xác nhận từ chối thanh toán séc” đối với số tiền chưa thanh toán
của tờ séc.
31
b) Sacombank là Ngân hàng người thụ hưởng
Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo chi Séc
Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy doanh số Séc đạt 6,486 món tăng 3,080 món so với
năm 2013 tương đương tăng 90.4 %, và tăng 5,161 món so với năm 2012. Séc có một
thời điểm chỉ dùng một loại Séc cho cá nhân và pháp nhân. Séc có thể thanh toán bằng
chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt ở đơn vị thanh toán hoặc dùng để bảo chi cho đơn vị khi
có nhu cầu. Mặt khác có thể chuyển nhượng, có thể là séc ký danh hay vô danh sử dụng
thuận tiện. Với các hình thức đa dạng của Séc, nên khách hàng có thể lựa chọn được
nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ, Chi nhánh sử dụng phổ biến 2 hình thức
phổ biến của Séc đó là: Séc chuyển khoản và Séc lĩnh tiền mặt, nhưng phương thức thanh
toán chủ yếu của CN vẫn là Séc lĩnh tiền mặt.
Sơ đồ 2.4: Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank – CN ĐBP
Báo Séc bị từ chối thanh
toán/ Báo Có vào TK
Thông báo
Chấp nhận/Từ chối thanh toán
Đúng
Người thụ
hưởng
Séc, bảng kê
Giao dịch viên
(SacomBank)
Kiểm tra
Sai
Ngân hàng bị
ký phát
SacomBank
Phong tỏa số tiền
tương ứng
Người ký
phát
Giao dịch
viên
Kiểm tra
Séc, Giấy yêu cầu
bảo chi séc, UNC
(nếu dùng TGTT
để ký quỹ)
Séc đã đóng
dấu bảo chi
32
Nguồn: Biểu đồ trích số liệu từ bảng 2.3
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP
Nhìn vào biểu đồ 2.2 thể hiện tỷ trọng giữa Séc chuyển khoản và Séc lĩnh tiền mặt của
Chi nhánh trong giai đoạn từ 2012 – 2014, ta vẫn thấy nhu cầu sử dụng Séc lĩnh tiền mặt
vẫn chiếm ưu thế hơn luôn chiếm tỷ trọng từ 61% - 75%, còn lại Séc chuyển khoản tuy
chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, tỷ trọng Séc
chuyển khoản chỉ chiếm 39%, chỉ tiêu này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hình
thức TTKDTM, nhưng nó lại là hình thức thanh toán rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế rất
lớn. Cũng chính vì lý do đó, trong thời gian gần đây CN đưa ra nhiều biện pháp để ra sức
đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản, để đưa tỷ trọng TTKDTM tăng
dần trong những năm tới.
Thực tế, tại Chi nhánh Điện Biên Phủ, một số loại Séc ít được sử dụng: Séc bảo
chi, Séc cá nhân ít phổ biến, phạm vi thanh toán còn bó hẹp, chẳng hạn trong trường hợp
thanh toán khác hệ thống, khách hàng nộp Séc vào Ngân hàng thu hộ nhưng không tham
gia thanh toán bù trừ theo quy định thì tờ Séc cũng không có thể thanh toán được vì phạm
vi thanh toán không đúng, nên trường hợp này chỉ thanh toán được khi các NH mở tài
khoản thanh toán tại NHNN tham gia thanh toán bù trừ mới có thể thanh toán với nhau
bằng Séc dc.
Đó cũng chính là những lý do khiến cho tỷ trọng thanh toán bằng Séc chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Séc
lĩnh
tiền
mặt
62%
Séc
ck
38%
Doanh số
Séc 2012
Séc
lĩnh
tiền
mặt
75%
Séc
ck
25%
Doanh số
Séc 2013
Séc
lĩnh
tiền
mặt
61%
Séc
ck
39%
Doanh số
Séc 2014
33
2.2.1.2 Hình thức thanh toán bằng UNC:
UNC là một trong những hình thức TTKDTM mà Sacombank – CN Điện Biên Phủ đang
áp dụng rất tốt mang đến nhiều tiện ích: vận chuyển tiền an toàn, báo Có vào tài khoản
nhanh chóng, bảo mật thông tin các khoản thu chi, thủ tục đơn giản nhưng tính an toàn
cao, được áp dụng trong phạm vi rộng, trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân
hàng. Cũng chính vì những tiện ích đó mà doanh số UNC luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm gần đây, luôn
chiếm từ 80% - 92%. Hình thức thanh toán UNC chuyển tiền được sử dụng phổ biến
nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số tiền và và tổng số món giao dịch.
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán Ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP
Chú thích:
(1) Khách hàng lập UNC (02 liên) nộp vào ngân hàng
(2) GDV kiểm tra tính hợp lệ của UNC: kiểm tra biểu mẫu, số tiền bằng số có phù hợp
với số tiền bằng chữ, chữ ký của chủ tài khoản, con dấu, khả năng thanh toán… Nếu
UNC đủ điều kiện hạch toán:
(3a) Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và ghi
Có vào tài khoản người thụ hưởng.
(3b) Chuyển tiền ngoài hệ thống Sacombank, GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và
chọn kênh chuyển tiền phù hợp (TTSP/TTĐP, TTĐTLNH…)
KSV kiểm tra, đối chiếu giữa UNC và lệnh chuyển tiền GDV thực hiện để quyết định
thoái về (3a) để GDV xử lý điều chỉnh hoặc duyệt lệnh đi (3b). Nếu lệnh chuyển tiền
34
được duyệt (3b), Flexcube phân hệ chuyển tiền sẽ xử lý chuyển các lệnh này. Đồng thời,
GDV sẽ in chi tiết giao dịch lên 2 liên UNC (Nếu đó là mẫu của Sacombank phát hành)
hoặc in 2 liên “Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng”. Liên 1 để lưu tại ngân hàng, liên 2
trả cho khách hàng.
Lưu ý: Theo nguyên tắc, trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền, GDV phải kiểm tra số dư
tài khoản của KH có đủ để thanh toán hay không, nếu lỡ GDV không kiểm tra mà số dư
tài khoản không đủ để thanh toán thì hệ thống sẽ tự động từ chối thực hiện.
Trích từ bảng số liệu 2.3 ta có:
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Sacombank – CN ĐBP
Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014
Doanh số UNC qua từng năm, tăng rất nhanh tính đến 31/12/2014 tổng số món
UNC đạt 399,914 món tăng 110,808 món so với năm 2013 tương đương tăng 38.32% và
tăng 284,163 món so với năm 2012, tương đương tăng 245%.
Tại Sacombank – CN ĐBP thực hiện thanh toán khi KH gửi UNC cho ngân hàng, giao
dịch viên kiểm tra số dư, chữ ký, con dấu và nhưng thông tin cần thiết khác:
Trường hợp 2 bên đối tác có cùng hệ thống Sacombank, thì giao dịch được xử lý duyệt
ngay lập tức không phân biệt cùng địa bàn hay khác địa bàn hoạt động.
2012 2013 2014
115.751
289,106
399,914
DOANH SỐ UNC
DOANH SỐ UNC
35
Trường hợp 2 bên đối tác khác ngân hàng, cùng địa bàn hay khác địa bàn thì lệnh cắt vào
lúc 9h30 và 15h30, thông thường chuyển tiền có liền ngay trong ngày, chậm nhất là sang
ngày hôm sau. Thời gian đi lệnh hiện nay rất ngắn, nhanh chóng, an toàn và chính xác vì
các ngân hàng đã tham gia điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ với nhau…
Tuy vậy, hình thức thanh toán bằng UNC cũng tồn tại những hạn chế như: hình
thưc chỉ phù hợp cho 2 bên đối tác tín nhiệm nhau, dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ
đã hoàn thành. Vì bản chất ủy nhiệm chi có sự chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiện
tượng tín dụng thương mại gây rủi ro và thiệt hại cho người bán. Tuy có mặt hạn chế,
nhưng hình thức thanh toán này vẫn luôn đứng đầu về số món giao dịch trong những năm
gần đây, và được định hướng là ổn định phát triển trong tương lai.
2.2.1.3 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng
Trong thời gian gần đây, Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt được sử dụng rộng rãi tại Chi nhánh với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn, người
sử dụng có thể có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận
thanh toán, hay rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc các máy rút tiền
ATM. Sự sôi động của hình thức thanh toán qua Thẻ ngân hàng chỉ mới rộ lên trong thời
gian ngắn khi có sự tham gia hàng loạt các Ngân hàng tham gia và thanh toán.
Trong thời gian đầu mới phát triển hình thức này, các Ngân hàng ra sức giải bài
toán đầu tư và phát triển dịch vụ Thẻ không phải là điều dễ dàng, cần có thời gian để
nhân viên làm quen với công việc mới, khách hàng quen dần thói quen với việc sử dụng
sản phẩm dịch vụ mới. Tình trạng các Ngân hàng chạy đua với việc lắp đặt máy ATM
(Automated Teller Machine) hình thức đang được nhiều ngân hàng phát triển tại các
thành phố lớn nhằm giảm tải việc giao dịch bằng tiên mặt quá lớn. Nhưng không phải
ngân hàng nào cũng áp dụng được công tác này hiệu quả, chi phí mua máy là 40,000
USD/máy không nặng bằng chi phí vận hành và bảo trì máy. Sacombank – CN ĐBP cũng
phải chi bạc tỷ cho Trung tâm Thẻ hoạt động. Việc mở rộng hệ thống ATM cũng giúp
cho Chi nhánh có phương tiện để kinh doanh hiệu quả. Ngoài việc lắp đặt hệ thống ATM,
Chi nhánh đẩy mạnh công tác lắp đặt hệ thống máy POS (Point Of Sale) ở các trung tâm
mua sắm, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, khách sạn… tuy nhiên vẫn còn một hạn chế là
hiện nay một số hệ thống máy POS chưa kết nối với các hệ thống với các ngân hàng
khác, dẫn đến hạn chế cho việc thanh toán của một số thẻ ATM nội địa của các Ngân
hàng Việt Nam.
36
Hệ thống máy POS của toàn Chi nhánh Điện Biên Phủ bao gồm cả 4 PGD trực thuộc là
1,921 máy tăng 14% so với năm 2013. Con số này cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt
công tác mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh doanh số Thẻ
thanh toán tại Ngân hàng lên một con số ổn định.
LOẠI THẺ 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
THẺ GHI NỢ 1224 1374 1576 12.23% 14.71%
THẺ TRẢ TRƯỚC 108 122 137 12.69% 12.75%
THẺ TÍN DỤNG 125 139 165 11.25% 18.65%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP
Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012
– 2014
Trong năm 2014, Doanh số tất cả các loại thẻ đều tăng qua các năm, Chi nhánh đã ký
được nhiều hợp đồng chi lương cho các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà nước,
một số các trường học trọng điểm của quận 10, quận 3…Nên số lượng thẻ ghi nợ trong
năm tăng nhanh, tăng 202 thẻ tương đương tăng 14.71% so với năm 2013 và luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại thẻ. Các loại thẻ trả trước và thẻ tín dụng cũng tăng
nhẹ qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng thẻ tín dụng đạt 154 thẻ tăng
18.65% so với năm 2013, doanh số thẻ trả trước đạt 137 thẻ, tăng 12.75 % so với năm
2013.
Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, chính sách tín dụng của trung tâm Thẻ là chủ
trương mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh thẻ qua nhiều kênh quảng cáo và nhiều
hình thức khuyến mãi hấp dẫn: miễn phí thường niên trong năm đầu cho khách hàng,
được ưu đãi giảm giá khi mua sắm tại các trung tâm, cửa hàng đối tác liên kết với
Sacombank. Hơn nữa, hệ thống liên kết để giao dịch thẻ của các ngân hàng phát triển khá
nhanh, chỉ cần dùng thẻ Sacombank KH có thể đến giao dịch hầu hết tất cả các ATM, và
các đơn vị chấp nhận thanh toán với mức phí khá ưu đãi.
Hiện tại, máy chấp nhận thẻ của Sacombank chấp nhận thanh toán các loại thẻ quốc tế là
Visa, Master, JCB, Union Pay và các loại thẻ tín dụng, thanh toán nội địa của
Sacombank, do đó hàng triệu chủ thẻ Visa, Master, JCB, Union Pay trên khắp thế giới và
hơn 350,000 chủ thẻ của Sacombank đều tận dụng được tiện ích này.
37
2.2.1.4 Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C
NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014
DOANH SỐ THANH TOÁN BẰNG L/C 90 triệu USD 95 triệu USD 167 triệu USD
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN
ĐBP giai đoạn 2012 – 2014
Tuy chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, nhưng hoạt động thanh toán
hàng nhập khẩu khẩu của Sacombank – CN Điện Biên phủ vẫn không ngừng tăng trưởng
và CN cũng được biết đến là một trong những đơn vị phát triển mạnh về mảng thanh toán
quốc tế trong toàn khu vực Tp.HCM. Năm 2013, doanh số thanh toán bằng L/C đạt 95
triệu USD tăng 5 triệu USD so với năm 2013, tương đương tăng 5.56 %. Sang năm 2014,
doanh số thanh toán bằng hình thức này tăng mạnh đạt 167 triệu USD, tăng 72 triệu
USD, tương đương tăng 75.79% so với năm 2013. Sự gia tăng đáng kể này, phần lớn sự
gia tăng trong doanh số và gia tăng trong giá trị lô hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực y tế như các công ty dược,
công ty thuốc sát trùng… và các lĩnh vực khác như sản xuất nhựa, phụ liệu in…
Xét về mặt doanh số cơ cấu, doanh số thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao so với
phương thức thanh toán khác. Nguyên nhân, trong thời buổi hiện nay, niềm tin giữa các
đối tác doanh nghiệp dành cho nhau hầu như không có, nên việc thanh toán đa phần đều
áp dụng theo phương thức thanh toán L/C, để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho 2 bên
nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu. Vì phương thức này được xem là phương thức
tiên tiến nhất hiện nay, các điều khoản về hàng hóa, và điều khoản về thanh toán được
quy định chặt chẽ trong L/C và các tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết dựa trên thông lệ
quốc tế và các điều luật theo quy định của UCP 600. Nên đa phần trong các hợp đồng
ngoại thương người ta thường ưu chuộng và chọn phương thức này, cụ thể doanh số
thanh toán bằng L/C tại Chi nhánh ĐBP cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán nhờ
thu và không ngừng tăng trưởng trong từng năm qua. Năm 2014, doanh số thanh toán
L/C tăng 75.79 % và đạt 6.3 lần so với phương thức thanh toán nhờ thu, đạt 167 triệu
USD cao hơn doanh số thanh toán nhờ thu 6.2 lần.
38
2.3 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP
Nhìn chung, trong thời qua công tác TTKDTM tại Sacombank – CN Điện Biên Phủ,
đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thức thanh toán sử dụng tại CN đa dạng,
phong phú, thái độ phục vụ của GDV, chuyên viên tư vấn nhiệt tình chăm sóc khách
hàng chu đáo, làm việc cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu phần đông của KH, thu hút được
hơn nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số TTKDTM.
2.3.1 Thuận lợi
- Hệ thống khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển tiên tiến:
Sacombank là một trong những ngân hàng được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công
nghệ hiện đại, hệ thống mạng nội bộ được phủ sóng toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ trong ngân hàng phát
triển mạnh hơn so với trước đây, nhiều ứng dụng công nghệ tin học đã được áp dụng
trong các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng,
thông tin báo cáo phục vụ công tác quản lý và các nghiệp vụ khác.
Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền liên ngân hàng được thực hiện tốt và ổn
định, Chi nhánh đã thực hiện đúng thời gian quy định về gửi lệnh và nhận lệnh, tiếp nhận
và xử lý kịp thời mọi chứng từ điện đi và điện đến xử lý các sai lầm nhanh chóng và hầu
như không để xãy ra sai lầm. Cán bộ được đào tào tích cực, nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn thường xuyên.
- Biện pháp tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng:
Tuân thủ và áp dụng đúng các quy định, thông tư, chính sách mà Nhà nước ban
hành về hình thức TTKDTM. Nhờ sự tuyên truyền hiệu quả của các Ngân hàng và các cơ
quan truyền thông, hình thức TTKDTM ngày càng được phổ biến đang dần trở thành
công cụ thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng tiến bộ của nhiều người dân. Để
thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt, mới đây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành “ Thông tư số
09/2015/TT-BTC vào ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh
nghiệp, theo quy định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt”. Thông tư sẽ có
hiệu lực kể từ ngày 17/03/2015. Theo thông tư này quy định các doanh nghiệp không sử
dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển
nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các
hình thức khác như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền
hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thươngLV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
 
Luận Văn Chất Lương DịcH Vụ Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng VCB
Luận Văn Chất Lương DịcH Vụ Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng VCBLuận Văn Chất Lương DịcH Vụ Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng VCB
Luận Văn Chất Lương DịcH Vụ Cho Vay Cá Nhân Tại Ngân Hàng VCB
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đĐề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
Đề tài: Các giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân Hàng OCB, 9đ
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 

Similar to GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...nataliej4
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149 (20)

Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN - TẢI FREE ZALO: 093 457 ...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI - TẢI FREE QUA ZALO: 093 45...
 
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
 
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCHĐề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
 
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY!
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docxThực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301) Lớp : 11DTNH7 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ TPHCM Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền ( 1154020301) Lớp : 11DTNH7 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung khóa luận là đề tài nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Điện Biên Phủ TPHCM, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Trọng Nghĩa, Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy mà em đã có định hướng và những kiến thức bổ ích về cách thức nghiên cứu đề tài này, giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình cả về nội dung và hình thức. Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đã vô cùng tận tâm trong việc truyền đạt những kiến thức quý giá cho các em, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng trong qúa trình em học tập tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Điện Biên Phủ về sự tận tình giúp đỡ của các anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Bộ phận xử lý giao dịch và các anh chị trong các phòng ban khác của Chi nhánh. Gần 3 tháng thực tập tại đây, em đã học hỏi được rất nhiều từ các anh chị và rút ra được nhiều bài học đáng quý. Qua quan sát và được thực hành, em đã nắm bắt được một số nghiệp vụ cần thiết và hiểu được quy trình làm việc nơi đây. Em biết được cách làm việc rất nhanh nhẹn, cẩn thận và chuyên nghiệp của các anh chị. Điều đó cho thấy kinh nghiệm đào tạo chuyên môn của ngân hàng rất cao, đó là lý do mà khách hàng đến giao dịch tại đây khá đông. Những học hỏi này đều là tiền đề để em có thể hoàn thành tốt kỳ báo cáo của mình và làm tốt công việc trong tương lai. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ngày càng phát triển, kính chúc các anh chị luôn thành đạt trên cương vị của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hiền
  • 5.
  • 6. v MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG .......................................................................................3 1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ......................................3 1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt......................................3 1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt..........................3 1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền.......................................................3 1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng......................................................................4 1.3.3 Quy định về phía ngân hàng............................................................................4 1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt......................................................5 1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc........................................................................5 1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền ......................................9 1.4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) ..........................................................12 1.4.4 Thanh tóan bằng thư tín dụng (L/C)..............................................................13 1.4.5 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng....................................................14 1.5 Tóm tắt Chương 1 ................................................................................................16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CN ĐIỆN BIÊN PHỦ TPCHM ...18 2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank...................................................18 2.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập_Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Điện Biên Phủ .......................................................................................................................19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các Phòng ban tại Ngân hàng Sacombank– CN Điện Biên Phủ.................................................................................20 2.2 Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .....................................................................25 2.2.1 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Chi nhánh25 2.3 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP..................38 2.3.1 Thuận lợi........................................................................................................38 2.3.2 Khó khăn........................................................................................................39
  • 7. vi 2.4 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CN ĐIỆN BIÊN PHỦ.........................................................................41 3.1 Sự cần thiết phải mở rộng và các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ..........................................41 3.1.1 Sự cần thiết để mở rộng hình thức TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP ......................................................................................................................41 3.1.2 Các tiêu chí đánh giá sự mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN Điện Biên Phủ .............................................................................................................41 3.2 Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP trong những năm tới ..............................................................................................42 3.3 Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nói chung ..............................................................................................................................43 3.4 Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Điện Biên Phủ...............................................................................................44 3.4.1 Giải pháp về con người..................................................................................44 3.4.2 Giải pháp về khoa học công nghệ..................................................................44 3.4.3 Giải pháp trong hoạt động Ngân hàng...........................................................45 3.5 Kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hệ thống TTKDTM ..............................46 3.5.1 Kiến nghị với chính phủ ................................................................................46 3.5.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước..............................................................46 3.5.3 Kiến nghị với ngân hàng Sacombank............................................................47 KẾT LUẬN.......................................................................................................................49 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................50
  • 8. vii CHÚ THÍCH CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT KÝ TỰ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ ATM Automated Teller Machine CBNV Cán Bộ Nhân Viên CN/PGD Chi nhánh/Phòng giao dịch GDV Giao dịch viên KH Khách hàng L/C Letter of Credit: Thư tín dụng M&A Mergers and Aquisitions:Sáp nhập và mua bán NQH Nợ Quá Hạn NHNN Ngân hàng nhà nước POS Point of Sale SPDV Sản phẩm dịch vụ TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TCTD Tổ chức tín dụng UNC Ủy Nhiệm Chi UNT Ủy Nhiệm Thu
  • 9. viii DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP năm 2014...............22 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012 – 2014..........................................26 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................26 Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................27 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP.........32 Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014..............34 Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014.................................................................................................................................36 Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 ..............................................................................................37
  • 10. ix DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán Séc thông thường ..............................................................7 Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi.......................................................................8 Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Thẻ .................................................................................15 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank – CN Điện Biên Phủ.........................20 Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán Séc tại Sacombank – CN ĐBP.......................................29 Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo chi Séc .......................................................................................31 Sơ đồ 2.4: Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank – CN ĐBP..............................................31 Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán UNC tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP.........33
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU  TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua 40 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Chính vì vậy, lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế để phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân là rất lớn. Câu hỏi đặt ra: “ liệu rằng phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống hiện nay còn an toàn và thuận tiện nữa hay không?”. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại không nhỏ của nền kinh tế tiền mặt: chi phí tốn kém cho việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, thất thoát, rửa tiền, buôn bán gian lận, trốn thuế và nhiều tác hại phát sinh khác. Trên cơ sở đó, nhằm hạn chế những tiêu cực nêu trên, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, để cung ứng một phương thức thanh toán hiệu quả cũng như an toàn, đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thanh toán, bên cạnh đó phải đề ra các giải pháp để từng bước nâng cao hoạt động TTKDTM tại đơn vị mình, coi hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như một sản phẩm dịch vụ quan trọng và cấp thiết. Qua khoảng thời gian được thực tập ở Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ TPHCM, nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng này, kết hợp với phần lý thuyết đã được giảng dạy tại trường ĐH Công Nghệ TPHCM, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ “. Những giải pháp và kiến nghị nêu ra trong đề tài với mong muốn góp phần mở rộng hình thức TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa. Từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài khóa luận phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, đồng thời rút ra nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn làm cho hoạt động này chưa được phát triển rộng rãi. Từ đó, đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ.
  • 12. 2  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Số liệu để nghiên cứu viết bài khóa luận này được trích từ Tài liệu hội nghị tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ các năm 2012, 2013, và 2014. Tập trung nghiên cứu hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh như: hình thức thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Thẻ ngân hàng, Thư tín dụng L/C và một số hình thức thanh toán khác. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Điện Biên Phủ trong giai đoạn từ 2012 – 2014.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị. Dữ liệu bên trong bao gồm các báo cáo tài chính, tài liệu khác của ngân hàng. Dữ liệu bên ngoài bao gồm giáo trình, sách, tạp chí, internet, các khóa luận liên quan… Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Được tiến hành trong thời gian thực tập ở chi nhánh. Phương pháp phỏng vấn: hỏi ý kiến trực tiếp của một số khách hàng đến giao dịch và nhân viên phòng thanh toán tại chi nhánh. Phương pháp xử lí số liệu: tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Cụ thể trong quá trình xử lý số liệu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: thống kê, tổng hợp so sánh, và phân tích.  KẾT CẤU ĐỀ TÀI Bài khóa luận được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank - CN Điện Biên Phủ. Chương 3: Giải pháp mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) hay còn gọi là thanh toán chuyển khoản là phương thức trả thực hiện bằng cách trính một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các cung ứng dịch vụ thanh toán. TTKDTM là một nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Trong quan hệ TTKDTM, ngân hàng đóng vai trò tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức dịch vụ thích hợp. 1.2 Đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Sự ra đời của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự ra đời lớn mạnh này đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực hiện việc thanh toán trong và ngoài hệ thống. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kê toán buộc các bên tham gia phải mở tài khoản tại Ngân hàng để giao dịch. Vai trò của Ngân hàng trong hình thức này là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán, trở thành trung tâm thanh toán đối với khách hàng của mình. Nếu như Ngân hàng thực hiện tốt được vai trò của mình thì hình thức TTKDTM sẽ phát triển mạnh góp phần phát triển cho nền kinh tế hiện nay. Giảm bớt sự hiện diện của tiền mặt, tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể, mặt khác khi giao dịch qua Ngân hàng thì Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn tiền, tăng tính minh bạch của các giao dịch và hạn chế được tình trạng “rửa tiền”. 1.3 Các nguyên tắc trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.3.1 Quy định đối với Khách hàng bên trả tiền Người sử dụng dịch vụ thanh toán được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do Ngân hàng cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định, chủ tài
  • 14. 4 khoản phải có đủ số dư trên tài khoản thanh toán tại thời điểm mà giao dịch thanh toán phải thực hiện Khách hàng phải được sự hướng dẫn nghiệp vụ của Giao dịch viên về các công cụ thanh toán, yêu cầu về tính chính xác – kịp thời – nhanh chóng, ít bị phiền hà, ít tốn phí nhất. Chủ tài khoản phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả khoản tiền của mình, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về mở và sử dụng tài khoản, giấy tờ thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định. Các chứng từ nộp vào ngân hàng đều phải nộp theo mẫu in sẳn do ngân hàng in ấn nhượng bán. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ ký, con dấu đã đăng ký tại ngân hàng Khi thanh toán qua Tổ chức dịch vụ cung ứng thanh toán, khách hàng phải tuân thủ đúng quy định và hướng dẫn của Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở tổ chức dịch vụ thanh toán 1.3.2 Quy định đối với bên thụ hưởng Quy định này thường áp dụng đối với UNT: Bên thụ hưởng phải giao hàng đầy đủ theo đúng quy định của hợp đồng đã ký kết, lập giấy đòi tiền theo đúng thể thức đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng, kiểm soát chặt chẽ chứng từ và nộp chứng từ vào ngân hàng phục vụ mình đúng thời gian quy định. Nếu vi phạm điều khoản ghi trong hợp đồng về chứng từ đều không có giá trị thanh toán. 1.3.3 Quy định về phía ngân hàng Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có nghĩa vụ kiểm soát chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hoạch toán và thanh toán trước đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu chữ ký đúng mẫu đã đăng ký với ngân hàng và chữ ký trên chứng từ thanh toán phải đúng với mẫu đăng ký tại ngân hàng (đối với chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do Ngân hàng cấp (nếu chữ ký điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trẻ số tiền trên chứng từ. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện ủy thác thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác an toàn và thuận tiện đối chứng từ hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán. Sử dụng tài khoản kế toán thích hợp để hoạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư tài khoản tiền gửi của khách hang theo đúng quy định của pháp luật, thông báo đầy đủ kịp thời số dư tài khoản cho chủ tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có hàng tháng, hoặc theo yêu cầu hợp lệ của chủ tài khoản. Ngân hàng có quyền từ chối đối với
  • 15. 5 những chứng từ không hợp lệ, không đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về nội dung liên quan đến hai bên khách hàng. Trên đây là những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hình thức TTKDTM. Tùy từng hình thức thanh toán mà trách nhiệm của các bên sẽ có từng quy định cụ thể khác nhau. 1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Theo quyết định 22/NH 21/01/1994, thông tư 08/TT – NH2 do Thống đốc NHNN ban hành, các hình thức TTKDTM được áp dụng trong hệ thống ngân hàng bao gồm: Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ thanh toán và một số phương tiện thanh toán khác. Trong đó mọi vấn đề về TTKDTM như phạm vi, thời gian hiệu lực, quyền hạn và nghĩa vụ các bên tham gia đều được quy định rõ ràng cụ thể. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hầu hết các NHTM hiện nay: 1.4.1 Hình thức thanh toán bằng Séc Séc (Check, Cheque) là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình thức chứng từ in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Thời gian hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành Séc 1.4.1.1 Các chủ thể tham gia thanh toán Séc bao gồm: - Người ký phát (người phát hành): là người lập và ký tên trên tờ Séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc. - Người được trả tiền: là người mà người ký phát chỉ định có quyền hoặc chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên tờ Séc. - Người thụ hưởng: là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình, hoặc không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ:”Trả cho người cầm Séc”; hoặc đã chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục. - Người thực hiện thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và Điều 1 Quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1994 của Thống
  • 16. 6 đốc NHNN về điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các quỹ tín dụng nhân dân. - Đơn vị thu hộ: là đơn vị cùng hoặc khác hệ thống với đơn vị thanh toán, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán, nhận các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền. - Thời hạn xuất trình: là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến hết ngày mà tờ Séc được xuất trình để thanh toán. 1.4.1.2 Phân loại Séc: - Séc chuyển khoản: là loại Séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình để để chuyển sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được. - Séc bảo chi: là loại séc được Ngân hàng xác nhận có đủ tiền bảo chứng và đảm bảo chi trả tờ Séc khi xuất trình cho Ngân hàng. Séc này cũng đưojc xem là tờ Séc chuyển khoản thông thường nhưng được NH bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ Séc từ TK của bên trả tiền đưa vào một TK riêng (TK tiền ký gửi bảo đảm thanh toán Séc) được NH làm thủ tục bảo chi và đánh dấu bảo chi Séc trước khi giao Séc cho KH. - Séc rút tiền mặt: là loại Séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát hành Séc phải chịu rủi ro khi mất Séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm Séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền. - Séc du lịch: Séc du lịch là loại Séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành Séc cũng đồng thời là ngân hàng trả tiền. Người hưởng lợi là khach du lịch có tiền tại Ngân hàng phát hành Séc. Trên Séc du lịch phải có chữ ký của người hưởng lợi, khi lĩnh tiền phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng ngân hàng mới trả tiền. Thời gian của Séc có hiệu lực do ngân hàng phát hành Séc và người hưởng lợi thỏa thuận, có thể có hạn hoặc có thể vô hạn. Trên Séc du lịch phải ghi rõ khu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu vực đó, Séc không có giá trị lĩnh tiền.
  • 17. 7 1.4.1.3 Quy trình thanh toán Séc Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán Séc thông thường Chú thích: (1) Người ký phát phát hành séc đưa cho người thụ hưởng (2a) Người thụ hưởng nộp tờ séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thu hộ) nhờ thu hộ (2b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán (3) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, sau đó chuyển cho ngân hàng thanh toán (4) Ngân hàng thanh toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác, nếu đúng thì ghi “Nợ” tài khoản người ký phát. Sau đó, ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thu hộ thông qua NHNN (5) Khi nhận được thông báo séc được thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và ghi “Có” vào tài khoản người thụ hưởng (3) (4) (5) (2b) (1) (4) Người ký phát Người thụ hưởng Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ (2a)
  • 18. 8 Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán Séc bảo chi Chú thích: (1) Người ký phát ghi đầy đủ thông tin và gửi séc đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thanh toán) để yêu cầu bảo chi tờ séc. (2) Nếu đồng ý bảo chi séc thì ngân hàng thanh toán ghi cụm từ “Bảo chi” và ký trên tờ séc, thực hiện phong tỏa số tiền trên tài khoản thanh toán và đưa lại tờ séc cho người ký phát. (3) Nười ký phát đưa tờ séc bảo chi cho người thụ hưởng (4a) Người thụ hưởng nộp séc và bảng kê vào ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thu hộ) (4b) Người thụ hưởng cũng có thể nộp trực tiếp séc vào ngân hàng phục vụ người ký phát (ngân hàng thanh toán) để được thanh toán. (5) Ngân hàng thu hộ kiểm tra tờ séc và bảng kê, hạch toán lệnh chuyển nợ đi, sau đó chuyển séc và bảng kê cho ngân hàng thanh toán. (6) Ngân hàng thanh toán kiểm tra séc, hạch toán và gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận cho ngân hàng thu hộ. Sau đó, ngân hàng thanh toán chuyển bảng kê nộp séc và bảng kê thanh toán cho ngân hàng thu hộ thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Nếu không tham gia thanh toán bù trừ thì ngân hàng thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng thu hộ thông qua NHNN. (7) Khi nhận được thông báo từ ngân hàng thanh toán, ngân hàng thu hộ kiểm tra và hạch toán xử lý thích hợp. (4b) (4a) (7) (6) (5) (1) Người ký phát Người thụ hưởng Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ (2) (3)
  • 19. 9  Lưu ý: Người ký phát có thể phát hành séc cho chính mình, khi đó người ký phát và người thụ hưởng là một. Nếu người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản cùng ngân hàng thì ngân hàng thu hộ và ngân hàng thanh toán là một. Đối với quy trình thanh toán séc bảo chi, nếu người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản cùng một ngân hàng thì ngân hàng có thể ghi “Có” ngay cho người thụ hưởng sau khi kiểm tra thấy tờ séc đó là hợp pháp, hợp lệ. 1.4.2 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( UNC)- chuyển tiền UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định, từ tài khoản hưởng để thanh toán tiền mua hàng, cung ứng hàng hóa, dịch vụ hoăc nộp thuế, thanh toán nợ... UNC được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng có tài khoản cùng một Ngân hàng, khác hệ thống Ngân hàng khác tỉnh. Mẫu chứng từ UNC bao gồm các yếu tố chính sau: - Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số chứng từ; - Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi; - Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền; - Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền; - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng; - Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; - Nội dung thanh toán; số tiền thanh toán bằng chữ và số; - Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán; - Chữ ký và mộc dấu theo đúng đã đăng ký. Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên UNC cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. 1.4.2.1 Quy trình thanh toán UNC  Lập và giao nhận UNC Bên trả tiền lập lệnh UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở TKTT) để trích tài khoản trả cho bên người thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn KH lập, phương thức giao nhận UNC tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp vơi quy đinh.
  • 20. 10  Kiểm soát UNC Khi nhận được UNC, Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, cụ thể: - Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của NHNN về chế độ chứng từ kê toán ngân hàng, trong đó: chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hoạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, đầy đủ chữ ký và mộc dấu đã đăng ký của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. - Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng kiểm soát nội dung chứng từ, thông tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ.. theo đúng quy định về chứng từ điện tử. - Ngân hàng phải kiểm tra số dư và khả năng thanh toán của bên trả tiền. - Nếu trường hợp UNC không hợp lệ thì báo bên trả tiền bổ sung, chỉnh sửa hoặc trả lại  Xử lý chứng từ và hoạch toán - Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Sau khi kiểm soát, nếu UNC hợp pháp, hợp lệ và đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý: + Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có TKTT cùng một ngân hàng thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hoạch toán vào TKTT bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có bên người thụ hưởng. + Nếu bên thụ hưởng không có TKTT tại Ngân hàng phục vụ bên trả tiền, thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNC của KH (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán phù hợp. - Tại Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do Ngân hàng do Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
  • 21. 11 + Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận lệnh chuyển tiền, ngân hàng phụ vụ bên thụ hưởng phải hoạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng. + Nếu lệnh chuyển tiền sai sót, chậm nhất 01 ngày làm việc kể cả thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phụ vụ bên trả tiền. + Nếu tài khoản bên người thụ hưởng đã đóng, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. - Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng: + Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất 01 ngày làm việc, ngân hàng kiể2m soát chứng từ, hoạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên người thụ hưởng. Trường hợp người thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau: + Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền KH phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Trong trường hợp người nhận là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến nhận tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tòe chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó. + Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ đưojc với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. + Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ kịp thời ch khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • 22. 12 1.4.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT) Ùy nhiệm thu (UNT) là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đơn vị bên mua theo hợp đồng thỏa thuận. Phạm vi áp dụng của hình thức này là giữa các đơn vị mở tài khoản ở cùng một chi nhánh NH hoặc các chi nhánh NH khác trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống. Hai bên thực hiện thanh toán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức UNT, đồng thời phải thanh toán bằng văn bản cho bên NH thụ hưởng có căn cứ thực hiện UNT Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau: - Chữ nhờ thu hoặc ủy nhiệm thu, số chứng từ; - Ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm thu; - Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng; - Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng; - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền; - Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền; - Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo; - Nội dung thanh toán; số tiền thanh toán bằng chữ và số; - Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán; - Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán; - Chữ ký và mộc dấu theo đúng đã đăng ký. Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên UNC cho phù hợp vơi yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị minhg nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. 1.4.3.1 Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu  Lập, giao nhận ủy nhiệm thu Bên thụ huởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ mình hoặc nhân hàng phụ vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn KH lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định.  Kiểm soát Ủy nhiệm thu
  • 23. 13 Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được UNT và các chứng từ kèm theo của KH, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của UNT theo đúng quy định và chế độ chứng từ kế toán NH. Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán UNT, ngân hàng tiến hành kiểm soát UNT hợp pháp, kiểm tra số dư trên TKTT và khả năng thanh toán của bên trả tiền Nếu UNT sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận UNT, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại UNT cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu TK bên trả tiền đã đóng, chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.  Xử lý chứng từ hoạch toán Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ kịp thời ch khách hàng theo phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thõa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp vơi quy định của pháp luật. 1.4.4 Thanh tóan bằng thư tín dụng (L/C) Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết có điều kiện, được ngân hảng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó Ngân hàng thực hiện yêu cầu của người mở TTD để trả tiền hoặc ủy quyền cho Ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng Tại chi nhánh Điện Biên Phủ, thư tín dụng (L/C) khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, con thanh toán trong nước hầu như không áp dụng vì thư tín dụng có nhược điểm là quá trình thanh toán phức tạp kéo dài lại phải ký gửi tiền tại Ngân hàng làm ứ đọng vốn của người mua... Thực hiện mở thư tín dụng tại Sacombank – ĐBP phải tuân thủ quy định pháp luật của Quản lý ngoại hối, quản lý vay, và trả nợ nước ngoài của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các quy định khác có liên quan. Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Uniform Custom and Pratice for Documentary Credits – UCP. Chi nhánh sử dụng bản mơí nhất UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng do ICC phát hành (International Standard banking practice_ISBP 681-2007 ICC)
  • 24. 14 Incoterm 2000, luật hối phiếu, các tập quán quốc tế có liên quan, các quy trình, thông báo của Sacombank liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 1.4.5 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng  Thanh toán bằng thẻ thanh toán điện tử: Là một phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản do các bên thỏa thuận.  Đặc tính của Thẻ thanh toán  Tính tiện ích: Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưu thông, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Nó có thể giúp cho người sự dụng thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà không cần phải mang theo tiền mặt. Bên cạnh đó, kích cỡ của tấm thẻ chỉ bằng giấy chứng minh thư nhân dân nên khách hàng không phải lo lắng khi mang theo trong người.  Tính linh hoạt: Với nhiều loại đa dạng và phong phú, thẻ thanh toán thích hợp cho mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp đến khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt cho tới giải trí, mua sắm hàng hoá… Do đó, thẻ cung cấp cho khách hàng độ thỏa mãn tối đa nhu cầu cần sử dụng của mọi đối tượng khách hàng.  Tính an toàn và nhanh chóng: Với quy trình và nghiệp vụ thanh toán thẻ mà Ngân hàng cung ứng cho khách hàng, khách hàng sử dụng thẻ có thể hoàn toàn yên tâm trước nguy cơ bị mất thẻ vì Ngân hàng vẫn bảo vệ được tiền trong tài khoản của khách hàng bằng mã số Pin, chữ ký trên thẻ, mã tài khoản thẻ…Điều này cho thấy tính an toàn hơn của thanh toán thẻ so với các phương tiện thanh toán khác.  Tính sinh lời: Đối với thẻ tín dụng, khách hàng có thể sử dụng tiền của ngân hàng mà không trả lãi nếu thanh toán đúng hạn; nghĩa là khách hàng đã được cho vay không tính lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Còn đối với thẻ ghi nợ thì chủ thẻ sẽ được hưỡng lãi trên số dư của tài khoản (lãi suất không kỳ hạn). Như vậy, khách hàng vừa chi tiêu và tiền vẫn sinh lời.  Hiện tại, phân loại theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ gồm 3 loại sau:  Thẻ trả trước (prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp trong thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ
  • 25. 15  Thẻ thanh toán (Debit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn  Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:  Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành, được giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam  Thẻ quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam; hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Việt Nam. Quy trình thanh toán thẻ Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán Thẻ  Chú thích: (1) Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu giao dịch thanh toán thẻ liên hệ với ngân hàng phát hành để được sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán. (2) Ngân hàng phát hành tiến hành việc phát hành thẻ và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng theo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện quy định (3) Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và giao thẻ cho người tiếp nhận kiểm tra. Nếu đảm bảo an toàn, hợp lệ và chính xác thi ĐVCNT sẽ thực hiện cà thẻ qua máy và in biên lai thanh toán phù hợp với giá trị hàng hoá, dịch vụ để trừ vào giá trị của thẻ rồi trả lại thẻ cho người sử dụng.
  • 26. 16 (4) Chủ thẻ cũng có thể yêu cầu ngân hàng đại lý thanh toán thẻ cho rút tiền mặt hoặc tự mình rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM). (5) ĐVCNT nộp biên lai cùng các hoá đơn chứng từ hàng hoá liên quan vào ngân hàng đại lý thanh toán để thu tiền. (6) Ngân hàng đại lý tiến hành trả tiền cho ĐVCNT theo số tiền đã phản ánh ở biên lai bằng cách ghi "Có" vào tài khoản của ĐVCNT. (7) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ. (8) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán trên cơ sở các biên lai hợp lệ. 1.5 Tóm tắt Chương 1 Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người dân Việt Nam, và sẽ là một xu thế tất yếu phù hợp với hai xu hướng lớn đang diễn ra trên thế giới ngày nay: Chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử và mức độ kết nối kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng. Việc phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ thanh toán. Việc làm này đem lại lợi ích tổng hoà cho cả nền kinh tế: (i) Ngân hàng tiết kiệm được chi phí hoạt động trong việc vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt; (ii) Khách hàng không cần phải để tồn quỹ, để trong nhà nhiều tiền mặt vừa mất an toàn, không tiện lợi và tốn kém khi thanh toán; (iii) Nền kinh tế tiết kiệm nhiều nguồn lực cho việc in ấn, phát hành tiền mặt, và thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ giao dịch thanh toán trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, và an toàn với chi phí thấp. Ngày nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Séc, UNC, UNT, Thẻ… trong khu vực doanh nghiệp được đẩy mạnh, mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán được mở rộng. Trong đó, thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng, thông qua các phương tiện thanh toán điện tử, thanh toán bằng thẻ và trực tuyến qua mạng, không ngừng được mở rộng, tạo tiền đền cho việc phát triển và ứng dụng thương mại điện tử. Trong đó, các phương tiện và dịch vụ thanh toán tiên tiến, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phải được quan tâm phát triển. Môi trường kinh doanh thẻ được thông thoáng hơn, cho phép một số tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu đủ điều kiện, như vậy sẽ huy động được nhiều nguồn lực của nền kinh tế đầu tư cho lĩnh vực này. Hoạt động TTKDTM ở nước ta nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có bước phát triển tích cực mạnh mẽ trong thời gian tới, tạo sự chuyển biến mới trong nhận
  • 27. 17 thức và thói quen của doanh nghiệp và người dân. Các NHTM phải ra sức chủ động, tích cực tiếp cận các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mở tài khoản và tiếp cận các dịch vụ thanh toán. Đối với những khách hàng lớn là doanh nghiệp, tổ chức của NHTM, phải đạt trên 98% giao dịch thanh toán dưới hình thức chuyển khoản thực hiện qua ngân hàng.
  • 28. 18 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC TTKDTM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – CN ĐIỆN BIÊN PHỦ TPCHM 2.1Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Sacombank Nguồn: www.sacombank.com.vn) Tên tổ chức: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Tên tổ chức: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: SACOMBANK Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: (84-8) 39 320 420 Fax: (84-8) 39 320 424 Email: info@sacombank.com Website: www.sacombank.com.vn Logo: Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng Mạng lưới hoạt động: Nhân sự: 60.000 cổ đông và gần 11.000 cán bộ nhân viên Giấy phép thành lập số: 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP Hồ Chí Minh Giấy phép hoạt động số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301103908 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp Đầu những năm 90, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng, Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép sáp nhập thành NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, chứng tỏ bước đổi mới quan trọng của Ngân hàng nhà nước theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng nhằm đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
  • 29. 19 Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Sacombank đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu đến nay đã lên 12.425 tỷ đồng, từ 100 cán bộ nhân viên ban đầu dến nay Sacombank có gần 11,000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Sacombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hoạt động gồm 428 điểm giao dịch trong đó tại Việt Nam 417 điểm và tại khu vực Đông Dương 11 điểm Có rất nhiều yếu tố để nói về sự thành công cũng như vị thế mà Sacombank đạt được cho đến bây giờ. Một trong những giá trị cốt lõi của Sacombank đó chính là tính tiên phong – điều mà chúng ta có thể nhận thấy qua từng năm để tạo nên một Sacombank như ngày hôm nay. Năm 2006, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu với mệnh giá 200.000 đồng/ cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia đóng góp khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Một năm sau đó tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nếu chưa có Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn góp phần cải thiện đời sống các hộ dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế. Sacombank còn có mô hình đặc thù cho Phụ nữ Việt Nam cũng như cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tại VN bằng việc thành lập Chi nhánh 8 tháng 3 năm 2005 và Chi nhánh Hoa Việt năm 2007. Sacombank còn thành lập Chi nhánh ở Lào – Campuchia và đang có kế hoạch vươn xa hơn ra ngoài lãnh thổ VN, ngày càng khẳng định mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay 2.1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập_Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Điện Biên Phủ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Điện Biên Phủ được thành lập từ 25/09/2007 có trụ sở đặt tại số 549 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh là một trong những chi nhánh có tuổi đời còn khá trẻ với tiền thân Chi nhánh Quận 10. Trên cơ sở thừa kế và phát huy các giá trị truyền thống và thế mạnh thương hiệu, qua hơn 5 năm hoạt động, vai trò và vị thế của Sacombank trên địa bàn giao dịch đã được khẳng định và minh chứng bằng việc ngày càng được nhiều người dân tin tưởng, lựa chọn giao dịch. Cơ cấu hoạt động của Chi nhánh bao gồm: Chi nhánh tại 549 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3 và 04 Phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:  PGD Nguyễn Tri Phương tại số 539A đường Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
  • 30. 20  PGD Quận 10 tại số 187 đường Ngô Gia Tự, Phường 3, Quận 10, TP Hồ Chí Minh  PGD Bắc Hải tại Khu A – số 24, đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh  PGD Sư Vạn Hạnh tại số 836 – 838 đường Sư Vạn Hạnh (nối dài), Phường 13, Quận 10, TP Hồ Chí Minh Tổng số cán bộ nhân viên của toàn Chi nhánh là 125 nhân sự 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các Phòng ban tại Ngân hàng Sacombank– CN Điện Biên Phủ 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức tại Sacombank – chi nhánh Điện Biên phủ Sơ đồ 2.1: cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank – CN Điện Biên Phủ
  • 31. 21 2.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban Hiện tại, Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ có 125 nhân viên chính thức với trình độ chuyên môn cao, trình độ Cao đẳng – Đại học chiếm trên 85% tổng nguồn nhân lực. Con số này cho thấy được sự chọn lựa rất kĩ đầu vào cho các vị trí vào Chi nhánh với tiêu chí tuyển dụng những con người có lượng tri thức và trình độ nhất định. Khi trở thành một nhân viên chính thức của Sacombank, thì mỗi cá nhân sẽ nhận định được việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là một mục tiêu trọng điểm của Sacombank – CN ĐBP, các chương trình đào tào tại chi nhánh được xây dựng phù hợp với từng vị trí và được triển khai với nhiều hình thức đa dạng từ lớp học trực tuyến online, hội thảo đến lớp học trực tuyến trên hệ thống môi trường ngân hàng ảo PHÒNG/ BAN CHỨC VỤ SỐ LƯỢNG Ban GiámĐốc Giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng KinhDoanh Trưởng phòng 1 Phó phòng 1 Chuyên viên tưvấn 2 Chuyên viên TTQT 3 Chuyên viên khách hàng 9 Phòng Kế Toán Và Quỹ Trưởng phòng 1 Phó phòng 2 Trưởng bộ phận 3 Giao dịch viên 10 Giao dịch viên quỹ 4 Kế toán 3 Nhân viên hành chính 4 Tạp vụ 1 Bảo vệ, tàixế 5 Phòng Kiểm Soát Rủi Ro Trưởng phòng 1 Phó phòng 1 CV QLTD, QL Nợ, KSRR, NV hỗtrợ 7
  • 32. 22 Phòng Giao dịch (Gồm 04 PGD) Trưởng PGD/ Phó PGD 8 Chuyên viên tư vấn 4 Giao dịch viên 30 Chuyên viên khách hàng 15 Bảo vệ 8 TỔNG CỘNG 125 Nguồn: Tài liệu hội nghị tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP năm 2014 Bảng 2.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP năm 2014  Phòng kinh doanh: a) Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. b) Tiếp thị, quản lý và chăm sóc khách hàng: Thực hiện công tác bán hàng, duy trì, phát triển và mở rộng mối quan hệ với khách hàng. c) Kinh doanh tiền tệ và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. d) Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ sau cho vay.  Phòng kế toán và quỹ: Bao gồm bộ phận xử lý giao dịch, ngân quỹ, kế toán tổng hợp và hành chính với các chức năng nhiệm vụ như sau: Bộ phận xử lý giao dịch: Bao gồm giao dịch viên, kiểm soát viên sử lý giao dịch và phó phòng phụ trách xử lý giao dịch.  Giao dịch viên: Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền nhanh, thanh toán thẻ tín dụng, thu đổi ngoại tệ Thực hiện gửi, rút tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, các chứng chỉ có giá khác. Hướng dẫn KH làm thủ tục nộp, lĩnh tiền, giải đáp thắc mắc cho KH về giao dịch có liên quan Thực hiện nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi vay, ứng vốn. Lên bảng kê thu/chi tiền khớp đúng với chứng từ và thực tế Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi: chữ ký, chứng minh thư nhân dân, số tiền.
  • 33. 23 Nhập số liệu vào máy, cân đối quỹ cuối ngày. In kiểm tra chứng từ cuối ngày. Lưu trữ chứng từ đúng quy định.  Kiểm soát viên xử lý giao dịch: Triển khai giám sát, kiểm soát, xử lý các giao dịch nghiệp vụ tại quầy, đảm bảo tuân thủ việc hoạch toán, kế toán, các chế độ chứng từ kế toán và các quy định nghiệp vụ ngân hàng được phép triển khai Tổ chức việc phối hợp với nhân viên chuyên trách công tác giải ngân, để thực hiện hoàn tất quy trình giải ngân. Tổ chức việc kiểm soát các giao dịch thu nợ, chịu trách nhiệm kiểm tra, tất toán đảm bảo thu chính xác Thực hiện và kiểm soát tác nghiệp thủ tục sổ sách, kế toán vốn cổ phần do Sacombank phát hành; kiểm soát và duyệt trên hệ thống Công nghệ của Ngân hàng các giao dịch xử lý nghiệp vụ liên quan; theo dõi biến động, doanh số giao dịch của khách hàng. Triển khai thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Báo cáo định kỳ. và đột xuất hoạt động thanh toán quốc tế ở các phòng giao dịch. Triển khai giám sát các giao dịch thu chi tiền mặt, quản lý ấn chỉ, ấn phẩm. kiểm soát chặt chẽ công tác cất giữ tại quầy đảm bảo theo quy định của Ngân hàng; quản lý các ấn chỉ, ấn phẩm, thẻ pin và các loại ấn chỉ khác; tổ chức công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng tại quầy mang lại sự hài lòng và tin cậy cho khách hàng.  Phó phòng (phụ trách xử lý giao dịch): Thực hiện triển khai và kiểm soát các tác nghiệp của nhân viên trong quá trình xử lý giao dịch, đảm bảo tuân thủ việc hoạch kế toán, các chế độ chứng từ kế toán, nghiệp vụ kế toán theo quy định. Kiểm soát các chứng từ kế toán liên quan theo quy định. Theo dõi sự biến động về số lượng, doanh số giao dịch của KH, số dư về tình hình lưu động tiền gửi và đề xuất các biện pháp xử lý. Tham gia công tác hướng dẫn, kiểm soát hoạt động kế toán Chi nhánh Bộ phận ngân quỹ: Gồm có thủ quỹ, phụ quỹ và giao dịch viên quỹ: - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý kho của CN. Thực hiện xuất/nhập quỹ, giao nhận với KH tiền mặt, vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá… Điều chuyển vốn tiền mặt giữa các PGD và các đơn vị theo lệnh chuyển vốn tiền mặt. Quản lý thanh khoản không để vượt hạn mức quy định và báo cáo cho Trưởng/ Phó phòng kịp thời xử lý. Ghi chép và cập nhật sổ sách quỹ kịp thời theo đúng quy định. Thực hiện kiểm
  • 34. 24 kê tồn quỹ hằng ngày hoặc đột xuất nhằm đảm bảo an toàn tồn quỹ thực tế và sổ sách, đảm bảo trùng khớp số liệu hằng ngày. - Phụ quỹ: Hỗ trợ thủ quỹ thực hiện kiểm soát các hoạt động thu/chi với KH. Mở sổ quỹ và ghi chép sổ sách cần thiết, đầy đủ, kịp thời và chính xác. Kiểm tra chứng từ đầy đủ hợp lệ trước khi xuất/nhập quỹ. Hỗ trợ thủ quỹ các công việc khác được phân công - Giao dịch viên quỹ: Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ đầy đủ, hợp lệ trước khi tiến hành thu/chi, kiểm đếm tiền của KH. Nhận phân loại tiền kiểm đếm chính xác, rồi đóng bó niêm phong lại theo quy định và giao lại cho thủ quỹ/phụ quỹ. Kịp thời phát hiện và xử lý tiền giả, tiền bị rách. Hỗ trợ thủ quỹ, phụ quỹ trong công tác quản lý, theo dõi dám sát quá trình vận chuyển tiền. Cuối ngày, kiểm quỹ con của GDV và của PGD. Bô phận Kế toán tổng hợp: Gồm các chuyên viên kế toán và nhân viên lưu trữ hồ sơ chứng từ: - Chuyên viên kế toán có nhiệm vụ: Theo dõi và hoạch toán chi phí hoạt động, hoạch toán thu chi, lập các chứng từ kế toán có liên quan, lập thủ tục tạm ứng, thanh toán chi phí cho các đơn vị trực thuộc. Lập lệnh điều hòa vốn nội bộ giữa CN và các PGD, hội sở. Hỗ trợ thực hiện báo cáo nhanh, lập báo cáo hàng tháng/quý/năm. Lập tờ khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm. Nhận chứng từ hàng tuần từ các PGD chuyển về - Nhân viên lưu trữ hồ sơ chứng từ có nhiệm vụ: phân loại và lưu giữ chứng từ kế toán tại CN, quản lý kho chứng từ. Thực hiện kiêm nhiệm hậu kiểm toàn bộ chứng từ phát sinh tại CN theo chế độ chứng từ kế toán. Kiểm tra phát hiện và cảnh báo sai phạm về các chứng từ kế toán lên cấp có thẩm quyền. Đề xuất các biện pháp xử lý, chỉnh sữa các sai sót trong các chứng từ kế toán. Bộ phận Hành chính: Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ nhân viên thực hiện các chế độ chính sách và pháp luật về nhiệm vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của Chi nhánh.
  • 35. 25 Thực hiện quản lý các công tác văn thư in ấn, sự kiện, văn phòng phẩm, mua sắm. Thực hiện các công tác hậu cần, lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản, công cụ lao động. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho con người và tài sản.  Phòng kiểm soát rủi ro: Tổ chức, thực hiện công tác quản lý và kiểm soát tín dụng. Từ đó, tham mưu đề xuất các chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của Sacombank  Phòng giao dịch: Chi nhánh Điện Biên Phủ có 4 Phòng giao dịch trực thuộc mỗi phòng giao dịch có chức năng nhiệm vụ như một Chi nhánh thu nhỏ 2.2 Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Chi nhánh Việc đổi mới cơ chế thanh toán qua Ngân hàng và đưa ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại Sacombank – CN ĐBP không ngừng nâng cao và đổi mới Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có thể xem là hoạt động chiếm tỷ lệ chính yếu của một Ngân hàng. Cùng với sự bùng nổ về phương tiện thông tin đại chúng, và nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác thanh toán, Chi nhánh đã không ngừng phát triển và đổi mới trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nối mạng vi tính thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống, thanh toán bù trừ trên địa bàn, đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết, đủ tầm tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng thành thạo vi tính phục vụ công tác kế toán thanh toán, giao dịch tức thời tiến tới nội mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng trung gian, cả nước và quốc tế. Thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và thục hiện thanh toán qua Ngân hàng với thủ tục đơn giản và tiện lợi nhất. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng nắm rõ thủ tục thanh toán của từng thể thức thanh toán, để khách hàng có thể lựa chọn được hình thức thanh toán phù hợp Trong thời gian qua hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ có sự chuyển biến mạnh mẽ. Những bước phát triển tại Ngân hàng thể hiện ở các khía cạnh sau:
  • 36. 26 Những con số biết nói Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm, sự tăng trưởng của hoạt động TTKDTM qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán càng ngày càng tăng của nền kinh tế, việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng dễ dàng, dần người dân thấy được tính hữu dụng, thuận tiện và an toàn trong việc sử dụng thanh toán qua các tài khoản với nhau dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Đơn vị: tỷ đồng PHƯƠNGTHỨC THANH TOÁN NĂM 2012 TỶ TRỌNG NĂM 2013 TỶ TRỌNG NĂM 2014 TỶ TRỌNG TT TIỀN MẶT 20,476 31.46% 16,852 21.59% 25,227 20.46% TT KHÔNG DÙNG TM 44,618 68.54% 61,211 78.41% 98,078 79.54% TỔNG 65,094 100% 78,063 100% 123,305 100% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.2: Tình hình thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn năm 2012 – 2014 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh giá trị thanh toán tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 Qua bảng số liệu từ bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, ta thấy tỷ trọng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 doanh số TT không dùng TM là 98,078 tỷ đồng tăng 36,867 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 53,460 tỷ đồng so với năm 2012. Điều này cho thấy tình hình TTKDTM của Chi nhánh được cải thiện cùng vơi sự phát triển chung của nền kinh tế khác đáp ứng đúng yêu cầu thanh toán chung của cá nhân và doanh nghiệp. Tỷ trọng của hình thức thanh toán bằng tiền mặt giảm dần qua các năm, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể, con số này vẫn còn khá cao so với trên Thế giới. Tỷ trọng này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển là 0.7%, Na Uy là 1%, Trung Quốc là nước đang phát triển nhưng tỷ trọng TTDTM vẫn chỉ là 10%. Ở Mỹ tỷ lệ thanh TTT M 31% TTKD TM 69% NĂM 2012 TTT M 22% TTKD TM 78% NĂM 2013 TTT M 20% TTK DT M 80% NĂM 2014
  • 37. 27 toán không dùng tiền mặt trong tiêu dùng chiếm 80%, trào lưu thanh toán điện tử rộn ràng trở lại ở nước này trong năm 2014, sau sự xuất hiện của Apple Pay, Microsoft cùng nhiều hãng công nghệ khác, với những chiếc đồng hồ có kèm chức năng thanh toán. Ngoài ra, một số nước như Pháp, Bỉ tỷ lệ thanh toán KDTM trong tiêu dùng chiếm phần lớn tổng tỷ trọng thanh toán từ 92% - 93%, với những quy định hạn chế tiêu tiền mặt trên 3.000 euro. Song nghiêm khắc hơn Pháp, Bỉ quy định phạt tới 225.000 euro đối với các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, hình thức TTKDTM đang dần được cải thiện và đổi mới cả về số lượng và chất lượng để hòa nhập với nền kinh tế đất nước, giúp khoản thu nhập về dịch vụ tăng đáng kể, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần tăng trình độ dân trí cho người dân. CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 2013/2012 2014/2013 I. TỔNG BÚT TOÁN GIAO DỊCH 223,157 412,086 539,186 188,929 84.6% 127,100 30.8% 1. TIỀN MẶT 70,205 85,394 108,484 15,189 21.6% 23,090 27.0% 2. TTKDTM 142,463 347,485 480,377 205,022 143.9% 132,892 38.2% a. SÉC (MÓN) 1,325 3,405 6,486 2,080 157.0% 3,080 90.4% b. UNC (MÓN) 115,751 289,106 399,914 173,355 149.7% 110,808 38.3% c. THẺ (GIAO DỊCH) 26,313 54,974 73,977 28,661 108.9% 19,003 34.5% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.3: Báo cáo tổng hợp tình hình thanh toán của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy được quy mô doanh số thanh toán của Chi nhánh khá nhanh, tính đến 31/12/2014 tổng bút toán giao dịch thanh toán là 539,186 bút toán tăng 127,100 bút toán so với năm 2013, tương đương tăng 30.8% và tăng 316,029 bút toán so với năm 2012, tương đương với tăng 141.6%. Trong năm 2014, doanh số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh đáng kể. Tổng số món giao dịch của hình thức này đều tăng dần qua các năm, tổng số món giao dịch tính đến 31/12/2014 đạt 480,377 món tăng 132,892 món so với năm 2013, tương đương tăng 38.2%. Như vậy, qua 2 năm 2013, 2014 hình thức TTKDTM phát triển tương đối ổn định thể hiện qua giá trị thanh toán đều tăng. Tuy nhiên, đa số khách hàng
  • 38. 28 đều sử dụng hình thức thanh toán bằng UNC thể hiện qua tỷ trọng trong 3 năm qua là lớn nhất. Hình thức thanh toán bằng Séc và Thẻ ngân hàng tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn có xu hướng phát triển qua các năm. Để bắt kịp tốc độ phát triển của xu hướng trong ngành ngân hàng, Chi nhánh không ngừng nổ lực để tìm ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, để phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Sự phát triển các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh được phân tích qua các mục sau:
  • 39. 29 2.2.1.1 Hình thức thanh toán bằng Séc: 2.2.1.1.1 Quy trình xử lý thanh toán Séc tại Sacombank - CN ĐBP Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán Séc tại Sacombank – CN ĐBP Thanh toán một phần Từ chối thanh toán Đúng Đủ khả năng thanh toán Không đủ khả năng thanh toán Người thụ hưởng hay người thu hộ Séc, bảng kê Giao dịch viên Kiểm tra Thông báo Séc Séc Lệnh thu Séc Bảng kê Sai Người thụ hưởng/ Người thu hộ Thanh toán theo lệnh Người thụ hưởng/ Người thu hộ Ghi Có TK Thích hợp Ghi Nợ TK Người ký phát
  • 40. 30 Chú thích: - Người thụ hưởng/Người thu hộ gửi séc kèm bảng kê nộp séc vào ngân hàng GDV tiến hành kiểm tra séc có đủ điều kiện thanh toán không, đối chiếu giữa séc và bảng kê nộp séc có khớp không. Khi bảng kê nộp séc có sai sót hoặc séc thiếu một trong các điều kiện để được thanh toán thì GDV trả lại cho người nộp séc, yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán. - Nếu Séc đủ khả năng thanh toán, GDV thực hiện thanh toán dựa trên các thông tin trên séc và bảng kê nộp séc. Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, GDV in “Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng”. Riêng đối với séc bảo chi, trước khi thanh toán, chi nhánh phải thực hiện giải tỏa số tiền bị phong tỏa. - Nếu Séc không đủ khả năng thanh toán: + Chi nhánh lập “Thông báo Séc không đủ khả năng thanh toán” gửi cho người ký phát và người xuất trình. Chi phí dịch vụ này do người ký phát chịu. + Căn cứ chữ ký xác nhận của người thụ hưởng trên thông báo Séc không đủ khả năng thanh toán gửi lại, chi nhánh lập “Giấy xác nhận từ chối thanh toán Séc” đối với toàn bộ số tiền trên Séc kèm tờ Séc và các chứng từ khác trả cho người thụ hưởng/Người thu hộ. + Nếu người thụ hưởng đề nghị thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, GDV kiểm tra nội dung, chữ ký và mẫu dấu (nếu có) trên “Lệnh thu” và trên Bảng kê nộp séc, thời gian còn hiệu lực thanh toán của tờ séc, sau đó tiến hành thanh toán. Đồng thời, GDV cũng lập “Giấy xác nhận từ chối thanh toán séc” đối với số tiền chưa thanh toán của tờ séc.
  • 41. 31 b) Sacombank là Ngân hàng người thụ hưởng Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo chi Séc Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy doanh số Séc đạt 6,486 món tăng 3,080 món so với năm 2013 tương đương tăng 90.4 %, và tăng 5,161 món so với năm 2012. Séc có một thời điểm chỉ dùng một loại Séc cho cá nhân và pháp nhân. Séc có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt ở đơn vị thanh toán hoặc dùng để bảo chi cho đơn vị khi có nhu cầu. Mặt khác có thể chuyển nhượng, có thể là séc ký danh hay vô danh sử dụng thuận tiện. Với các hình thức đa dạng của Séc, nên khách hàng có thể lựa chọn được nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tại Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ, Chi nhánh sử dụng phổ biến 2 hình thức phổ biến của Séc đó là: Séc chuyển khoản và Séc lĩnh tiền mặt, nhưng phương thức thanh toán chủ yếu của CN vẫn là Séc lĩnh tiền mặt. Sơ đồ 2.4: Quy trình thu hộ Séc tại Sacombank – CN ĐBP Báo Séc bị từ chối thanh toán/ Báo Có vào TK Thông báo Chấp nhận/Từ chối thanh toán Đúng Người thụ hưởng Séc, bảng kê Giao dịch viên (SacomBank) Kiểm tra Sai Ngân hàng bị ký phát SacomBank Phong tỏa số tiền tương ứng Người ký phát Giao dịch viên Kiểm tra Séc, Giấy yêu cầu bảo chi séc, UNC (nếu dùng TGTT để ký quỹ) Séc đã đóng dấu bảo chi
  • 42. 32 Nguồn: Biểu đồ trích số liệu từ bảng 2.3 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh số sử dụng Séc tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP Nhìn vào biểu đồ 2.2 thể hiện tỷ trọng giữa Séc chuyển khoản và Séc lĩnh tiền mặt của Chi nhánh trong giai đoạn từ 2012 – 2014, ta vẫn thấy nhu cầu sử dụng Séc lĩnh tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn luôn chiếm tỷ trọng từ 61% - 75%, còn lại Séc chuyển khoản tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, tỷ trọng Séc chuyển khoản chỉ chiếm 39%, chỉ tiêu này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hình thức TTKDTM, nhưng nó lại là hình thức thanh toán rất tốt mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Cũng chính vì lý do đó, trong thời gian gần đây CN đưa ra nhiều biện pháp để ra sức đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản, để đưa tỷ trọng TTKDTM tăng dần trong những năm tới. Thực tế, tại Chi nhánh Điện Biên Phủ, một số loại Séc ít được sử dụng: Séc bảo chi, Séc cá nhân ít phổ biến, phạm vi thanh toán còn bó hẹp, chẳng hạn trong trường hợp thanh toán khác hệ thống, khách hàng nộp Séc vào Ngân hàng thu hộ nhưng không tham gia thanh toán bù trừ theo quy định thì tờ Séc cũng không có thể thanh toán được vì phạm vi thanh toán không đúng, nên trường hợp này chỉ thanh toán được khi các NH mở tài khoản thanh toán tại NHNN tham gia thanh toán bù trừ mới có thể thanh toán với nhau bằng Séc dc. Đó cũng chính là những lý do khiến cho tỷ trọng thanh toán bằng Séc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Séc lĩnh tiền mặt 62% Séc ck 38% Doanh số Séc 2012 Séc lĩnh tiền mặt 75% Séc ck 25% Doanh số Séc 2013 Séc lĩnh tiền mặt 61% Séc ck 39% Doanh số Séc 2014
  • 43. 33 2.2.1.2 Hình thức thanh toán bằng UNC: UNC là một trong những hình thức TTKDTM mà Sacombank – CN Điện Biên Phủ đang áp dụng rất tốt mang đến nhiều tiện ích: vận chuyển tiền an toàn, báo Có vào tài khoản nhanh chóng, bảo mật thông tin các khoản thu chi, thủ tục đơn giản nhưng tính an toàn cao, được áp dụng trong phạm vi rộng, trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. Cũng chính vì những tiện ích đó mà doanh số UNC luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm gần đây, luôn chiếm từ 80% - 92%. Hình thức thanh toán UNC chuyển tiền được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số tiền và và tổng số món giao dịch. Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thanh toán Ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP Chú thích: (1) Khách hàng lập UNC (02 liên) nộp vào ngân hàng (2) GDV kiểm tra tính hợp lệ của UNC: kiểm tra biểu mẫu, số tiền bằng số có phù hợp với số tiền bằng chữ, chữ ký của chủ tài khoản, con dấu, khả năng thanh toán… Nếu UNC đủ điều kiện hạch toán: (3a) Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng. (3b) Chuyển tiền ngoài hệ thống Sacombank, GDV thực hiện ghi Nợ tài khoản KH và chọn kênh chuyển tiền phù hợp (TTSP/TTĐP, TTĐTLNH…) KSV kiểm tra, đối chiếu giữa UNC và lệnh chuyển tiền GDV thực hiện để quyết định thoái về (3a) để GDV xử lý điều chỉnh hoặc duyệt lệnh đi (3b). Nếu lệnh chuyển tiền
  • 44. 34 được duyệt (3b), Flexcube phân hệ chuyển tiền sẽ xử lý chuyển các lệnh này. Đồng thời, GDV sẽ in chi tiết giao dịch lên 2 liên UNC (Nếu đó là mẫu của Sacombank phát hành) hoặc in 2 liên “Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng”. Liên 1 để lưu tại ngân hàng, liên 2 trả cho khách hàng. Lưu ý: Theo nguyên tắc, trước khi thực hiện lệnh chuyển tiền, GDV phải kiểm tra số dư tài khoản của KH có đủ để thanh toán hay không, nếu lỡ GDV không kiểm tra mà số dư tài khoản không đủ để thanh toán thì hệ thống sẽ tự động từ chối thực hiện. Trích từ bảng số liệu 2.3 ta có: Nguồn: Báo cáo tổng hợp Sacombank – CN ĐBP Biểu đồ 2.3: Doanh số UNC tại Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 Doanh số UNC qua từng năm, tăng rất nhanh tính đến 31/12/2014 tổng số món UNC đạt 399,914 món tăng 110,808 món so với năm 2013 tương đương tăng 38.32% và tăng 284,163 món so với năm 2012, tương đương tăng 245%. Tại Sacombank – CN ĐBP thực hiện thanh toán khi KH gửi UNC cho ngân hàng, giao dịch viên kiểm tra số dư, chữ ký, con dấu và nhưng thông tin cần thiết khác: Trường hợp 2 bên đối tác có cùng hệ thống Sacombank, thì giao dịch được xử lý duyệt ngay lập tức không phân biệt cùng địa bàn hay khác địa bàn hoạt động. 2012 2013 2014 115.751 289,106 399,914 DOANH SỐ UNC DOANH SỐ UNC
  • 45. 35 Trường hợp 2 bên đối tác khác ngân hàng, cùng địa bàn hay khác địa bàn thì lệnh cắt vào lúc 9h30 và 15h30, thông thường chuyển tiền có liền ngay trong ngày, chậm nhất là sang ngày hôm sau. Thời gian đi lệnh hiện nay rất ngắn, nhanh chóng, an toàn và chính xác vì các ngân hàng đã tham gia điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ với nhau… Tuy vậy, hình thức thanh toán bằng UNC cũng tồn tại những hạn chế như: hình thưc chỉ phù hợp cho 2 bên đối tác tín nhiệm nhau, dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành. Vì bản chất ủy nhiệm chi có sự chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến hiện tượng tín dụng thương mại gây rủi ro và thiệt hại cho người bán. Tuy có mặt hạn chế, nhưng hình thức thanh toán này vẫn luôn đứng đầu về số món giao dịch trong những năm gần đây, và được định hướng là ổn định phát triển trong tương lai. 2.2.1.3 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng Trong thời gian gần đây, Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi tại Chi nhánh với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn, người sử dụng có thể có thể dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thanh toán, hay rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc các máy rút tiền ATM. Sự sôi động của hình thức thanh toán qua Thẻ ngân hàng chỉ mới rộ lên trong thời gian ngắn khi có sự tham gia hàng loạt các Ngân hàng tham gia và thanh toán. Trong thời gian đầu mới phát triển hình thức này, các Ngân hàng ra sức giải bài toán đầu tư và phát triển dịch vụ Thẻ không phải là điều dễ dàng, cần có thời gian để nhân viên làm quen với công việc mới, khách hàng quen dần thói quen với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ mới. Tình trạng các Ngân hàng chạy đua với việc lắp đặt máy ATM (Automated Teller Machine) hình thức đang được nhiều ngân hàng phát triển tại các thành phố lớn nhằm giảm tải việc giao dịch bằng tiên mặt quá lớn. Nhưng không phải ngân hàng nào cũng áp dụng được công tác này hiệu quả, chi phí mua máy là 40,000 USD/máy không nặng bằng chi phí vận hành và bảo trì máy. Sacombank – CN ĐBP cũng phải chi bạc tỷ cho Trung tâm Thẻ hoạt động. Việc mở rộng hệ thống ATM cũng giúp cho Chi nhánh có phương tiện để kinh doanh hiệu quả. Ngoài việc lắp đặt hệ thống ATM, Chi nhánh đẩy mạnh công tác lắp đặt hệ thống máy POS (Point Of Sale) ở các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, khách sạn… tuy nhiên vẫn còn một hạn chế là hiện nay một số hệ thống máy POS chưa kết nối với các hệ thống với các ngân hàng khác, dẫn đến hạn chế cho việc thanh toán của một số thẻ ATM nội địa của các Ngân hàng Việt Nam.
  • 46. 36 Hệ thống máy POS của toàn Chi nhánh Điện Biên Phủ bao gồm cả 4 PGD trực thuộc là 1,921 máy tăng 14% so với năm 2013. Con số này cho thấy Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh doanh số Thẻ thanh toán tại Ngân hàng lên một con số ổn định. LOẠI THẺ 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 THẺ GHI NỢ 1224 1374 1576 12.23% 14.71% THẺ TRẢ TRƯỚC 108 122 137 12.69% 12.75% THẺ TÍN DỤNG 125 139 165 11.25% 18.65% Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.4: Doanh số Thẻ của Ngân hàng Sacombank – CN Điện Biên Phủ giai đoạn 2012 – 2014 Trong năm 2014, Doanh số tất cả các loại thẻ đều tăng qua các năm, Chi nhánh đã ký được nhiều hợp đồng chi lương cho các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên nhà nước, một số các trường học trọng điểm của quận 10, quận 3…Nên số lượng thẻ ghi nợ trong năm tăng nhanh, tăng 202 thẻ tương đương tăng 14.71% so với năm 2013 và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại thẻ. Các loại thẻ trả trước và thẻ tín dụng cũng tăng nhẹ qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng thẻ tín dụng đạt 154 thẻ tăng 18.65% so với năm 2013, doanh số thẻ trả trước đạt 137 thẻ, tăng 12.75 % so với năm 2013. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, chính sách tín dụng của trung tâm Thẻ là chủ trương mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh thẻ qua nhiều kênh quảng cáo và nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn: miễn phí thường niên trong năm đầu cho khách hàng, được ưu đãi giảm giá khi mua sắm tại các trung tâm, cửa hàng đối tác liên kết với Sacombank. Hơn nữa, hệ thống liên kết để giao dịch thẻ của các ngân hàng phát triển khá nhanh, chỉ cần dùng thẻ Sacombank KH có thể đến giao dịch hầu hết tất cả các ATM, và các đơn vị chấp nhận thanh toán với mức phí khá ưu đãi. Hiện tại, máy chấp nhận thẻ của Sacombank chấp nhận thanh toán các loại thẻ quốc tế là Visa, Master, JCB, Union Pay và các loại thẻ tín dụng, thanh toán nội địa của Sacombank, do đó hàng triệu chủ thẻ Visa, Master, JCB, Union Pay trên khắp thế giới và hơn 350,000 chủ thẻ của Sacombank đều tận dụng được tiện ích này.
  • 47. 37 2.2.1.4 Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 DOANH SỐ THANH TOÁN BẰNG L/C 90 triệu USD 95 triệu USD 167 triệu USD Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sacombank – CN ĐBP Bảng 2.5: Tình hình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) của Ngân hàng Sacombank – CN ĐBP giai đoạn 2012 – 2014 Tuy chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, nhưng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu khẩu của Sacombank – CN Điện Biên phủ vẫn không ngừng tăng trưởng và CN cũng được biết đến là một trong những đơn vị phát triển mạnh về mảng thanh toán quốc tế trong toàn khu vực Tp.HCM. Năm 2013, doanh số thanh toán bằng L/C đạt 95 triệu USD tăng 5 triệu USD so với năm 2013, tương đương tăng 5.56 %. Sang năm 2014, doanh số thanh toán bằng hình thức này tăng mạnh đạt 167 triệu USD, tăng 72 triệu USD, tương đương tăng 75.79% so với năm 2013. Sự gia tăng đáng kể này, phần lớn sự gia tăng trong doanh số và gia tăng trong giá trị lô hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực y tế như các công ty dược, công ty thuốc sát trùng… và các lĩnh vực khác như sản xuất nhựa, phụ liệu in… Xét về mặt doanh số cơ cấu, doanh số thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao so với phương thức thanh toán khác. Nguyên nhân, trong thời buổi hiện nay, niềm tin giữa các đối tác doanh nghiệp dành cho nhau hầu như không có, nên việc thanh toán đa phần đều áp dụng theo phương thức thanh toán L/C, để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho 2 bên nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu. Vì phương thức này được xem là phương thức tiên tiến nhất hiện nay, các điều khoản về hàng hóa, và điều khoản về thanh toán được quy định chặt chẽ trong L/C và các tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết dựa trên thông lệ quốc tế và các điều luật theo quy định của UCP 600. Nên đa phần trong các hợp đồng ngoại thương người ta thường ưu chuộng và chọn phương thức này, cụ thể doanh số thanh toán bằng L/C tại Chi nhánh ĐBP cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán nhờ thu và không ngừng tăng trưởng trong từng năm qua. Năm 2014, doanh số thanh toán L/C tăng 75.79 % và đạt 6.3 lần so với phương thức thanh toán nhờ thu, đạt 167 triệu USD cao hơn doanh số thanh toán nhờ thu 6.2 lần.
  • 48. 38 2.3 Đánh giá thực trạng tình hình TTKDTM tại Sacombank – CN ĐBP Nhìn chung, trong thời qua công tác TTKDTM tại Sacombank – CN Điện Biên Phủ, đã có những bước phát triển đáng kể. Hình thức thanh toán sử dụng tại CN đa dạng, phong phú, thái độ phục vụ của GDV, chuyên viên tư vấn nhiệt tình chăm sóc khách hàng chu đáo, làm việc cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu phần đông của KH, thu hút được hơn nhiều khách hàng mới, góp phần tăng doanh số TTKDTM. 2.3.1 Thuận lợi - Hệ thống khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển tiên tiến: Sacombank là một trong những ngân hàng được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại, hệ thống mạng nội bộ được phủ sóng toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ trong ngân hàng phát triển mạnh hơn so với trước đây, nhiều ứng dụng công nghệ tin học đã được áp dụng trong các nghiệp vụ ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng, thông tin báo cáo phục vụ công tác quản lý và các nghiệp vụ khác. Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền liên ngân hàng được thực hiện tốt và ổn định, Chi nhánh đã thực hiện đúng thời gian quy định về gửi lệnh và nhận lệnh, tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi chứng từ điện đi và điện đến xử lý các sai lầm nhanh chóng và hầu như không để xãy ra sai lầm. Cán bộ được đào tào tích cực, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên. - Biện pháp tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng: Tuân thủ và áp dụng đúng các quy định, thông tư, chính sách mà Nhà nước ban hành về hình thức TTKDTM. Nhờ sự tuyên truyền hiệu quả của các Ngân hàng và các cơ quan truyền thông, hình thức TTKDTM ngày càng được phổ biến đang dần trở thành công cụ thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng tiến bộ của nhiều người dân. Để thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt, mới đây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành “ Thông tư số 09/2015/TT-BTC vào ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp, theo quy định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt”. Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 17/03/2015. Theo thông tư này quy định các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các hình thức khác như thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật