SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC THỌ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC THỌ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực. Đây là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS Thân Thị Thu Thủy trừ những nội dung đã được trích dẫn theo quy định.
Nghiên cứu này cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước
đây.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước Hội
đồng đánh giá luận văn cũng như kết quả tốt nghiệp của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Lê Quốc Thọ
ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Thân Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Xin cảm ơn Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên,
hỗ trợ thời gian cho tôi vượt qua các khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ....................................................................... viii
TÓM TẮT...........................................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................................1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................................2
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................................4
CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ TỶ
SUẤT SINH LỢI................................................................................................................5
2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng......................................5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................5
2.1.2. Mô hình hoạt động....................................................................................................7
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................................8
2.2. Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng...................10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................14
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN.......................................................................................................................15
3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân..................................................................15
iv
3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân.........................................................................15
3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân..................................................................15
3.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân........................................................................16
3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân.......................................................17
3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi......................................................................................17
3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi...................................................................18
3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân ...........19
3.3.1. Các yếu tố nội tại....................................................................................................19
3.3.2. Các yếu tố vĩ mô .....................................................................................................20
3.4. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của
các quỹ tín dụng nhân dân.............................................................................................21
3.4.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự ..........................................................22
3.4.2. Nghiên cứu của Masood và Ashraf.......................................................................23
3.4.3. Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự.............................................................23
3.4.4. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc.......................................................................24
3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................24
3.5.1. Các mô hình ước lượng..........................................................................................25
3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp....................................................................................26
3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy.....................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH
LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG.................30
4.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng
...................................................................................................................................30
4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản...........................................................................30
4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.....................................................................31
4.2. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tíndụng nhân dân tỉnh
Lâm Đồng ..........................................................................................................................32
4.2.1. Các yếu tố nội tại....................................................................................................32
v
4.2.2. Các yếu tố vĩ mô .....................................................................................................36
4.3. Phân tíchcác yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...............................................................................................38
4.3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................................38
4.3.2. Mô tả các biến.........................................................................................................39
4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................41
4.3.4. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................42
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...............................................................................................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CÁC
YẾU TỐ TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH
LÂM ĐỒNG......................................................................................................................54
5.1. Kết luận......................................................................................................................54
5.2. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tíchcực đến tỷ suất sinh lợi
của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng........................................................56
5.2.1. Tăng quy mô tổng tài sản.......................................................................................56
5.2.2. Tăng vốn chủ sở hữu..............................................................................................57
5.2.3. Dự đoán lạm phát kỳ vọng.....................................................................................60
5.3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêucực đến tỷ suất sinh lợi của
các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...............................................................60
5.3.1. Hạn chế tỷ lệ nợ xấu...............................................................................................60
5.3.2. Giảm thiểu tác động bất lợi của tăng trưởng kinh tế..........................................62
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................63
5.4.1. Hạn chế của đề tài...................................................................................................63
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPI Lạm phát
DEPOSIT Tăng trưởng vốn huy động
EQUITY Vốn chủ sở hữu
FEM Mô hình ảnh hưởng cố định
FGLS Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
GDP Tăng trưởng kinh tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NPLS Tỷ lệ nợ xấu
Pooled OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
SIZE Quy mô tổng tài sản
TCTD Tổ chức tín dụng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng............................................................................6
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2009 - 2018 ..........................................................................................................................9
Bảng 2.3: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018.........................11
Bảng 2.4: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 .........................12
Bảng 4.1: ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 ...................31
Bảng 4.2: ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018....................32
Bảng 4.3: Quy mô tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-
2018.....................................................................................................................................33
Bảng 4.4: Vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 34
Bảng 4.5: Tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2009-2018..........................................................................................................................35
Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018.......36
Bảng 4.7: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu....................................................41
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu...................................42
Bảng 4.9: Phân tích tương quan ROA với các biến độc lập.........................................44
Bảng 4.10: Phân tích tương quan ROE với các biến độc lập.......................................44
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Pooled OLS........................................................................45
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo FEM............................................................................46
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo REM ...........................................................................46
Bảng 4.14: Kiểm định nhân tử Breusch-Pagan Lagrange .............................................47
Bảng 4.15: Kiểm định Hausman.......................................................................................47
Bảng 4.16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..........................................................48
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................49
Bảng 4.18: Kết quả ước lượng FGLS..............................................................................49
Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................55
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND.................................................................................8
Biểu đồ 2.1: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 ....................12
Biểu đồ 2.2: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018....................13
Biểu đồ 4.1: GDP Việt Nam giai đoạn 2009-2018.......................................................37
Biểu đồ 4.2: CPI Việt Nam giai đoạn 2009-2018.........................................................38
ix
TÓM TẮT
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm phân tích các yếu tố
tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại tỉnh Lâm
Đồng. Sử dụng số liệu của 18 QTDND tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2009 –
2018, với mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), nghiên cứu tìm
thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, tỷ lệ
vốn chủ sở hữu và lạm phát nhưng lại có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu và
tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, luận văn còn tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng
tăng trưởng vốn huy động không có tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND.
Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý các nhà quản trị của QTDND tỉnh Lâm Đồng có một
số giải pháp giúp tăng tỷ suất sinh lợi, đảm bảo cho các QTDND hoạt động kinh
doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình hoạt động.
Từ khóa: QTDND, Lâm Đồng, tỷ suất sinh lợi, FGLS
ABSTRACT
Title: Factors affecting the profitability ratio of people's credit funds in Lam
Dong province
Abstract: The research objective of this thesis is to analyze the factors
affecting the probability ratio of people's credit funds (PCFs) in Lam Dong
province. Using data from 18 PCFs in Lam Dong province in the period 2009-2018,
with the feasible generalized least squares model (FGLS), the study found the
probability ratio of the PCFs have a positive relationship with the size, equity ratio
and inflation but have negative relationship with non performing loans ratio and
economic growth. In addition, the thesis finds evidence to conclude that mobilized
capital growth has no effect on PCFs' probability ratio. The research results help
suggest that the managers of PCF in Lam Dong province have some solutions to
increase the profitability rate, ensure PCFs to operate effectively from there to have
x
high resistance to opeation risks.
Keywords: PCFs, Lam Dong, probability ratio, FGLS
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu cuối cùng và chủ yếu của hầu hết các tổ chức kinh doanh trong nền
kinh tế là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho chủ sở
hữu. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài mục
tiêu trên. Mặt khác, với vai trò là trung gian tài chính huyết mạch trong nền kinh tế,
hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể ảnh hưởng mạnh đến sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Một tổ chức tín dụng tạo ra được lợi nhuận lớn và có sự
tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm có thể có khả năng đề kháng tốt hơn đối
với các cú sốc kinh tế và góp phần ổn định hệ thống tài chính (Lê Tấn Phước và Bùi
Xuân Diễn, 2016).
Chính vì sự quan trọng của hiệu quả kinh doanh với một tổ chức tín dụng nói
riêng cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung, trên thế giới và Việt
Nam đã có nhiều học giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của các tổ chức tín dụng trong một quốc gia hay một khu vực để từ đó đưa ra các
gợi ý, giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khu
vực nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ và
chiều hướng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các tổ chức tín
dụng là không giống nhau.
Là một tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, quỹ tín dụng nhân dân được phép
thực hiện một số hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho
vay. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chủ yếu tại các địa bàn nông thôn nơi ít có
mạng lưới của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của mình,
ngoài mục tiêu hỗ trợ các thành viên, quỹ tín dụng nhân dân cũng cần có các biện
pháp tối đa hóa lợi nhuận để có sức chịu đựng đối với các rủi ro có thể gặp phải.
Trong năm 2017, rủi ro thanh khoản đã xảy ra đối với một số quỹ tín dụng
nhân dân tỉnh Đồng Nai. Là tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, các quỹ tín dụng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực này biểu hiện
rõ nhất thông qua chỉ số tăng trưởng vốn huy động của các quỹ tín dụng nhân dân
2
tỉnh Lâm Đồng giảm mạnh chỉ đạt 2,33%, thấp nhất trong suốt giai đoạn 2009 –
2018. Đến cuối năm 2017, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của hầu hết quỹ tín
dụng nhân dân đều thấp hơn năm 2016.
Nếu hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh
Lâm Đồng sẽ có nhiều khó khăn trong việc tạo được lòng tin của khách hàng, đặc
biệt là người gửi tiền và nhạy cảm hơn với các rủi ro có thể gặp phải. Trong bối
cảnh như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ
tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng có ý nghĩa quan trọng để từ đó có các giải pháp
phù hợp nâng cao khả năng sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân. Với lý do trên,
tác giả chọn “Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân
tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Hiện nay, tổng số lượng các quỹ tín dụng nhân dân
tỉnh Lâm Đồng là 25 quỹ tuy nhiên trong đó có 07 quỹ được thành lập sau năm
2009. Vì vậy, để cho số liệu của luận văn được thống nhất và liên tục, phạm vi
không gian của luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trên 18 quỹ tín dụng nhân dân
thành lập trước năm 2009.
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 – 2018.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của
các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
- Mục tiêu cụ thể
+ Xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng.
+ Đo lường tác động của các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất
3
sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
+ Đề xuất các giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh
hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau:
- Những yếu tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng?
- Các yếu tố nội tại bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng
trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế,
lạm phát tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân
tỉnh Lâm Đồng?
- Những giải pháp nào để gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế
ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng thông qua việc thực hiện hồi quy bằng dữ liệu bảng với 3 mô hình
gồm Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó, luận văn sử dụng các phương pháp kiểm
định như F-test, Bruesch-Pagan và Hausman để lựa chọn giữa 3 mô hình trên, tiến
hành kiểm định các giả thiết của mô hình và khắc phục các khuyết tật của mô hình
nếu có. Phần mềm Stata 14.0 được sử dụng để xử lý dữ liệu.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn sẽ cho biết được những yếu tố
nào tác động với tỷ suất sinh lợi, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó
đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Qua kết quả
nghiên cứu, ban lãnh đạo của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có các
giải pháp thích hợp nhằm tăng tỷ suất sinh lợi, giảm thiểu được các rủi ro phát sinh
có thể dẫn đến mất an toàn đơn vị mình nhằm góp phần ổn định hệ thống quỹ tín
4
dụng nhân dân.
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài bao gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Cơ sơ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân.
Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín
dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Chương 5: Kết luận và giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn
chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín
dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
5
CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI
2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ở Việt Nam loại hình tín dụng hợp tác xã được hình thành và phát triển
mạnh mẽ trong những năm từ 1956 - 1990, theo thống kê đến năm 1985 cả nước có
7.160 hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và quỹ tín dụng ở đô thị. Tuy nhiên, các hợp
tác xã tín dụng ra đời trong thời kỳ này không căn cứ nhu cầu thực tế của nền kinh
tế, hoạt động chủ yếu dựa vào NHNN, tính tự nguyện không cao, cán bộ thiếu trình
độ, kiến thức về quản lý hoạt động. Do đó, khi nền kinh tế đổi mới theo hướng thị
trường thì hầu hết các hợp tác xã tín dụng này không chuyển hướng kịp theo cơ chế
mới dẫn đến mất khả năng chi trả phải ngừng hoạt động. Đến tháng 6/1993, chỉ có
62 hợp tác xã tín dụng, 10 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được NHNN
cấp giấy phép tiếp tục hoạt động.
Năm 1993, Thống đốc NHNN trình Chính phủ đề án thí điểm thành lập
QTDND ở Việt Nam dựa trên việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các hợp tác xã
tín dụng trước đây và mô hình quỹ tín dụng ở một số nước phát triển. Ngày
27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/TTg cho phép đề án thí điểm
thành lập hệ thống QTDND được triển khai với mục tiêu phát triển một mô hình tín
dụng hợp tác mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn.
Tới 30/6/2018, cả nước có 1.181 QTDND hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với
tổng số thành viên tham gia là 1.590.963 thành viên.
Tại Lâm Đồng, thực hiện Quyết định của Thủ tướng, ngày 08/01/2015
NHNN Chi nhánh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho QTDND
đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng hoạt động tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Cũng trong
năm này, NHNN chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện cấp phép hoạt động cho 11
QTDND khác bao gồm 02 QTDND tại thành phố Đà Lạt, 02 QTDND tại huyện
Đức Trọng, 03 QTDND tại huyện Di Linh, 04 QTDND tại thị xã Bảo Lộc (nay là
thành phố Bảo Lộc).
6
Đến cuối năm 2018, tại tỉnh Lâm Đồng có 25 QTDND hoạt động phân bố
chủ yếu trên địa bàn thành phố Bảo Lộc (11 đơn vị), huyện Di Linh (05 đơn vị),
huyện Đức Trọng (04 đơn vị), thành phố Đà Lạt (03 đơn vị) và huyện Lâm Hà (02
đơn vị) với tổng số 54.002 thành viên tham gia.
Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng
Stt QTDND Ngày cấp giấy phép
1 Lộc An 08/01/1995
2 B'Lao 10/6/1995
3 Phường 2 20/6/1995
4 Phường 12 03/7/1995
5 Lộc Sơn 03/7/1995
6 Lộc Thanh 13/7/1995
7 Tân Châu 17/7/1995
8 Di linh 18/7/1995
9 Liên Nghĩa 28/7/1995
10 Xuân Trường 29/9/1995
11 Liên Hiệp 21/11/1995
12 Đinh Lạc 24/11/1995
13 Gia Hiệp 07/02/1996
14 Liên Đầm 23/7/1996
15 Liên Phương 05/08/1996
16 Bình Thạnh 26/11/1996
17 Tân Hội 08/12/1996
18 Lộc Thắng 21/8/2007
19 Lộc Phát 25/02/2011
20 Lộc Tiến 17/01/2012
21 Tân Hà 19/01/2012
22 Lộc Châu 31/12/2015
23 Nam Ban 18/3/2016
24 Lộc Nam 21/9/2017
25 Lộc Ngãi 25/12/2017
(Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ thành lập các QTDND)
7
2.1.2. Mô hình hoạt động
Căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư số
04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân thì
QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo mô hình hợp tác xã.
Cơ cấu tổ chức của QTDND bao gồm Hội đồng quản trị (do Đại hội thành viên
QTDND bầu ra với số lượng tối thiểu là 3 thành viên), Ban kiểm soát (tối thiểu 3
thành viên) và người điều hành là Giám đốc của QTDND. Ngoài các thành phần
trên, QTDND còn phải bố trí một cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ theo
yêu cầu và quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định
về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Các QTDND mới thành lập hoặc quy mô còn nhỏ thì thành
viên Ban kiểm soát có thể kiêm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ. Các bộ phận nghiệp
vụ chính của QTDND bao gồm bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán và bộ phận ngân
quỹ.
Những thành viên QTDND giữ các chức danh về quản lý, điều hành, kiểm
soát và kiểm toán nội bộ của QTDND phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo
quy định của pháp luật như: Có bằng cấp với chuyên ngành phù hợp hoặc đã tham
gia các lớp đào tạo theo quy định, có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, từng giữ
chức vụ quản lý,...
Đại hội thành viên của QTDND phải họp ít nhất 01 lần trong năm với ít nhất
3/4 tổng số thành viên tham dự. Đại hội thông qua một số nội dung quan trọng liên
quan đến hoạt động của QTDND như bầu các thành viên trong Hội đồng quản trị,
các thành viên Ban kiểm soát, đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động năm tiếp
theo, quyết định việc tăng/giảm vốn điều lệ, việc chia, tách hoặc sát nhập, hợp nhất
QTDND,...
8
CHÚ DẪN
Quan hệ bầu
Quan hệ kiểm tra
Quan hệ kinh
doanh
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN
KIỂM
SOÁT
TÍN DỤNG
NGOÀI THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN
KHÁCH HÀNG
NGÂN QUỸ
KẾ TOÁN
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN
`
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND
(Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 04/2015/TT-NHNN)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 liên tục
tăng qua các năm. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt
4.914 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2009 (1.237 tỷ đồng). 03
QTDND có tổng tài sản lớn nhất là QTDND Phường 2, Lộc Sơn và B’Lao với tổng
tài sản lần lượt đạt 807 tỷ đồng, 687 tỷ đồng và 616 tỷ đồng, QTDND Liên Đầm có
tổng tài sản thấp nhất là 52 tỷ đồng.
- Cũng như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng
tăng trưởng đều qua các năm từ 2009-2018. Đến cuối năm 2018, tổng vốn chủ sở
hữu của tất cả các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt 355,63 tỷ đồng, trung bình 19,75 tỷ
CHỦ SỞ HỮU
THÀNH VIÊN
9
đồng/QTDND. QTDND có vốn chủ sở hữu lớn nhất là QTDND Phường 2 đạt 59,79
tỷ đồng, QTDND thấp nhất là QTDND Tân Châu chỉ đạt 3,91 tỷ đồng.
- Chất lượng tín dụng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng rất tốt. Nợ xấu bình
quân trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2018 luôn thấp hơn 1%. Tính đến cuối năm
2018, tỷ lệ nợ xấu các QTDND là 0,09% (4,3 tỷ đồng) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ
nợ xấu của các NHTM tại tỉnh Lâm Đồng (0,44%). QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao
nhất là QTDND Đinh Lạc (1,16%) trong khi có đến 07/18 QTDND không phát sinh
nợ xấu. Các QTDND còn lại nợ xấu đều thấp dưới 0,6%.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh các năm trong giai đoạn 2009 - 2018 của
các QTDND đều có sự tăng trưởng. Tổng lợi nhuận các QTDND đến cuối năm
2018 là 72,47 tỷ đồng, tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2009. 03 QTDND có lợi
nhuận lớn nhất là QTDND Phường 2, Lộc Sơn và B’Lao với lợi nhuận lần lượt đạt
13,5 tỷ đồng, 12,6 tỷ đồng và 12,5 tỷ đồng. QTDND có lợi nhuận thấp nhất trong
năm 2018 là QTDND Đinh Lạc 0,4 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2009 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận
2009 1.237.700 76.242 17.632
2010 1.669.979 95.290 24.104
2011 1.897.706 117.245 31.462
2012 2.410.994 142.358 44.403
2013 2.822.669 173.316 52.079
2014 3.387.709 200.249 54.359
2015 3.679.192 206.405 55.554
2016 4.284.986 230.543 59.451
2017 4.584.840 320.909 66.326
2018 4.914.059 355.632 72.468
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
10
2.2. Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Trong giai đoạn 2009 – 2013, ROA trung bình của các QTDND tỉnh Lâm
Đồng có sự tăng trưởng đều đặn tuy nhiên từ năm 2014 đến 2018 ROA của các
QTDND giảm mạnh từ 1,74% năm 2013 xuống chỉ còn 1,28% năm 2018. Tương
tự, tỷ số ROE trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng giảm từ 27,24%
năm 2012 xuống còn 22,73% năm 2014 sau đó có sự tăng trưởng nhẹ trong giai
đoạn 2014 – 2016 tuy nhiên không đáng kể và tiếp tục giảm mạnh xuống còn
17,51% năm 2018. Có thể thấy, tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng đã
có xu hướng giảm rõ rệt trong 5 tới 6 năm liên tục trở lại đây cho thấy hiệu quả hoạt
động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng ngày càng đi xuống và chưa có dấu hiệu
dừng lại.
Thêm vào đó, tỷ suất sinh lợi giữa các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng không
đồng đều, có sự chênh lệch cao giữa các QTDND với nhau. Trong giai đoạn 2009 -
2018, một số thời điểm tỷ số ROA của QTDND cao nhất và thấp nhất cách biệt trên
3 lần như trong các năm 2009, 2014, 2015, 2017 và 2018, tương tự tỷ số ROE cách
biệt trên 3 lần trong các năm 2009, 2014, 2015, 2016 và 2018. Một số QTDND tỉnh
Lâm Đồng một số thời điểm có tỷ suất sinh lợi rất thấp so với trung bình của các
QTDND tỉnh Lâm Đồng, thậm chí kinh doanh thua lỗ như trường hợp phát sinh
trong năm 2014 đối với QTDND Phường 12 với tỷ số ROA là -1,38%, tỷ số ROE là
– 22,43%.
Đến cuối năm 2018, ROA của QTDND cao nhất là QTDND B’Lao đạt
2,04% tuy nhiên QTDND thấp nhất là QTDND Liên Phương chỉ đạt 0,36%, thấp
hơn 4,6 lần so với Quỹ cao nhất (-1,68%). Tương tự, chênh lệch tỷ số ROE của
QTDND cao nhất là QTDND Lộc Sơn (24,8%) cũng gấp 3,1 lần QTDND thấp nhất
là QTDND Đinh Lạc (8%). Có tổng cộng 09 QTDND có ROA thấp hơn trung bình
các QTDND và 06 QTDND có tỷ số ROE thấp hơn trung bình các QTDND, điều
đáng lưu ý là các QTDND này đều đã hoạt động trên 20 năm, cơ cấu tổ chức và
hoạt động đã ổn định tuy nhiên hiệu quả hoạt động vẫn không cao. Điển hình 02
QTDND cùng thành lập năm 1995 là QTDND B’Lao và QTDND Đinh Lạc, trong
11
khi QTDND B’Lao đến cuối năm 2018 là QTDND có ROA cao nhất và ROE đứng
thứ 2 (sau QTDND Lộc Sơn) thì QTDND Đinh Lạc lại là QTDND có ROE thấp
nhất và ROA chỉ cao hơn QTDND Liên Phương.
Bảng 2.3: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018
Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 1,62% 1,73% 1,86% 2,08% 2,11% 1,58% 1,80% 1,80% 2,09% 2,04%
2 Lộc Sơn 1,87% 1,53% 1,87% 2,08% 2,17% 1,91% 1,88% 1,58% 1,59% 1,83%
3 Phường 2 1,85% 1,50% 1,77% 2,13% 2,22% 1,98% 1,80% 1,59% 1,66% 1,68%
4 Gia Hiệp 0,46% 0,85% 1,16% 1,42% 1,24% 1,74% 1,19% 1,36% 1,41% 1,66%
5 Lộc Thắng 1,62% 1,50% 1,76% 1,20% 1,65% 1,43% 1,60% 1,45% 1,52% 1,66%
6 Di linh 0,85% 0,91% 1,40% 1,82% 1,70% 1,60% 1,71% 1,69% 1,23% 1,52%
7
Xuân
Trường
1,74% 1,42% 1,54% 1,61% 2,13% 1,51% 1,58% 1,30% 1,37% 1,45%
8 Bình Thạnh 2,14% 1,57% 2,00% 1,62% 2,08% 2,41% 1,74% 1,47% 1,63% 1,39%
9 Lộc Thanh 1,20% 1,37% 1,71% 2,03% 1,83% 1,87% 1,44% 1,43% 1,32% 1,38%
10 Liên Nghĩa 1,24% 1,65% 1,86% 1,91% 1,61% 1,44% 1,11% 0,95% 1,25% 1,23%
11 Lộc An 1,37% 1,10% 1,35% 1,23% 1,34% 1,30% 1,14% 1,05% 1,08% 1,21%
12 Tân Hội 0,95% 1,16% 1,35% 1,24% 0,95% 1,34% 1,29% 1,12% 1,16% 1,19%
13 Liên Đầm 0,82% 1,57% 1,41% 2,17% 1,84% 1,62% 1,10% 1,16% 1,13% 1,13%
14 Liên Hiệp 0,77% 0,89% 1,18% 1,34% 1,29% 1,16% 1,12% 0,90% 1,07% 1,06%
15 Phường 12 1,23% 1,47% 1,27% 1,11% 1,08% -1,38% 0,45% 1,47% 0,87% 0,88%
16 Tân Châu 0,04% 1,36% 0,98% 1,64% 2,38% 1,77% 1,50% 1,38% 1,24% 0,87%
17 Đinh Lạc 1,09% 1,20% 1,12% 2,83% 2,64% 2,02% 1,19% 1,29% 0,90% 0,52%
18
Liên
Phương
1,12% 1,09% 1,16% 1,27% 1,14% 1,15% 0,69% 0,65% 0,69% 0,36%
Trung bình 1,22% 1,33% 1,49% 1,71% 1,74% 1,47% 1,35% 1,31% 1,29% 1,28%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
12
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
Biểuđồ 2.1: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018
Bảng 2.4: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018
Stt Tên QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Lộc Sơn 32,0% 27,8% 30,7% 35,0% 36,4% 33,4% 34,2% 31,6% 22,8% 24,8%
2 B'Lao 31,8% 33,8% 34,2% 36,8% 36,5% 30,0% 32,4% 32,6% 25,5% 23,8%
3 Lộc Thắng 21,7% 29,3% 27,1% 24,5% 32,3% 30,1% 34,2% 36,4% 25,2% 23,2%
4 Phường 2 31,4% 27,0% 28,2% 36,5% 36,6% 34,8% 34,9% 31,2% 23,3% 22,7%
5 Gia Hiệp 10,3% 20,0% 19,8% 22,4% 26,1% 27,0% 28,5% 31,5% 22,4% 20,7%
6 Lộc Thanh 19,4% 24,0% 28,3% 32,2% 29,4% 27,0% 24,5% 24,7% 20,0% 19,6%
7 Di linh 17,5% 20,4% 29,3% 39,1% 32,0% 28,9% 29,9% 28,7% 17,2% 19,3%
8 Lộc An 18,7% 25,1% 23,9% 19,5% 19,4% 20,0% 24,8% 24,2% 19,5% 18,7%
9 Liên Nghĩa 22,4% 31,2% 26,9% 36,1% 28,9% 26,7% 19,8% 16,4% 17,8% 18,5%
10 Xuân Trường 17,7% 15,7% 26,0% 31,5% 31,9% 24,4% 25,5% 22,5% 18,3% 18,2%
11 Liên Hiệp 15,0% 18,2% 22,1% 22,6% 19,7% 20,1% 21,0% 19,3% 18,6% 18,1%
12 Tân Hội 12,6% 16,6% 17,6% 17,1% 13,5% 18,4% 20,3% 19,1% 18,1% 18,0%
13 Liên Đầm 8,1% 15,5% 11,5% 16,7% 17,3% 21,8% 23,4% 21,8% 15,3% 14,9%
14 Tân Châu 0,4% 17,7% 14,4% 19,0% 20,5% 20,6% 22,0% 21,1% 17,8% 13,7%
15 Phường 12 19,1% 18,6% 18,4% 18,7% 16,9% -22,4% 10,9% 28,5% 14,7% 13,6%
16 Bình Thạnh 17,0% 17,2% 22,5% 17,4% 18,4% 17,7% 9,7% 10,5% 10,8% 11,3%
17 Liên Phương 14,5% 18,3% 21,6% 24,5% 23,9% 23,0% 14,5% 14,1% 13,5% 8,1%
18 Đinh Lạc 16,1% 16,8% 14,9% 40,9% 36,8% 27,7% 20,8% 22,9% 13,2% 8,0%
Trung bình 18,10% 21,84% 23,19% 27,24% 26,47% 22,73% 23,97% 24,28% 18,55% 17,51%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
3,50%
3,00%
2,83%
2,64%
2,41%
2,50% 2,14%
2,00% 2,09%
1,88%
2,04%
2,00% 1,73% 1,71% 1,74% 1,80%
1,50% 1,22% 1,33%
1,49% 1,47%
1,35% 1,31% 1,29% 1,28%
0,98%
1,11%
0,95%
1,00%
0,85%
0,65% 0,69%
0,45% 0,36%
0,50%
0,04%
0,00%
-0,50%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
-1,00% -1,38%
-1,50%
-2,00%
Cao nhất Trung bình Thấp nhất
13
50,0%
40,9%
40,0%
32,0% 33,8% 34,2%
36,8%
34,8% 34,9% 36,4%
30,0%
27,24% 26,47%
24,28%
25,5% 24,8%
18,10%
20,0%
21,84%
15,49%
23,19% 22,73% 23,97%
16,66%
18,55% 17,51%
11,55%
13,49%
10,47% 10,83%
10,0%
0,0%
-10,0%
-20,0%
-30,0%
Cao nhất Trung bình Thấp nhất
9,72% 7,97%
0,44%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
-22,43%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
Biểu đồ 2.2: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018
Qua các phân tích trên, có thể thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm
Đồng đang có chiều hướng giảm sút rõ rệt. Đặc biệt, một số QTDND có tỷ suất sinh
lợi quá thấp, hiệu quả kinh doanh không cao thậm chí thua lỗ do đó có sức chịu
đựng kém đối với các rủi ro liên quan đến lòng tin của người gửi tiền cũng như các
thành viên tham gia góp vốn và các rủi ro khác.
Thực tế cho thấy, dưới ảnh hưởng thông tin tiêu cực từ các QTDND tại tỉnh
Đồng Nai cuối năm 2017, một số QTDND tỉnh Lâm Đồng đã có hiện tượng thành
viên rút tiền gửi cũng như rút vốn góp ảnh hưởng một phần tới khả năng thanh
khoản của các QTDND. Nếu như trước năm 2017 các QTDND đều có sự tăng
trưởng huy động dương qua các năm thì đến cuối năm 2017 có 7/18 QTDND tăng
trưởng vốn huy động âm với tổng số chênh lệch so với năm 2016 là 56,9 tỷ đồng.
Trong các QTDND có hiện tượng khách hàng rút tiền, giảm số dư vốn huy động có
cả các QTDND có tỷ suất sinh lợi cao trên tỉnh Lâm Đồng như QTDND B’Lao,
Phường 2, Lộc Sơn. Đến 2018, mặc dù vẫn có 6/18 QTDND tăng trưởng vốn huy
động âm tuy nhiên tổng số chênh lệch so với năm 2017 đã giảm còn 54 tỷ đồng.
Đặc biệt, ở 03 QTDND có tỷ suất sinh lợi cao nêu trên không còn hiện tượng khách
14
hàng rút tiền gửi, tăng trưởng vốn huy động đạt lần lượt là 1,4%, 7% và 10,8%.
Thêm vào đó, nếu có biến cố xảy ra, người gửi tiền lo ngại trước những tin đồn
không tốt về hoạt động của QTDND dẫn đến rút tiền hàng loạt thì một QTDND có
tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận tích lũy nhiều có thể tạm thời sử dụng nguồn
vốn tự có, lợi nhuận tích lũy để tạm thời sử dụng chi trả cho những yêu cầu rút tiền
này và duy trì việc đảm bảo khả năng chi trả trong thời gian lâu hơn so với các
QTDND có tình hình kinh doanh kém hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh
Lâm Đồng liên tục giảm sút trong thời gian qua cùng với nhiều thông tin tiêu cực từ
các QTDND trong nước thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi
của các QTDND tỉnh Lâm Đồng là việc rất cần thiết để từ đó có các giải pháp nhằm
gia tăng tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng, đảm bảo cho các QTDND
hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể
xảy ra trong quá trình hoạt động.
Mặt khác, trên thế giới và tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu
về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của TCTD. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì
hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ
suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng được công bố.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu mô hình hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển, kết
quả hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Chương 2 đã tập trung làm nổi bật
xu hướng đi xuống của tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng trong
những năm qua, liên hệ thực tế với những thông tin tiêu cực về QTDND trong nước
ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng từ đó nêu lên sự
cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND
tỉnh Lâm Đồng cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
15
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, QTDND (tên gọi ở Việt Nam) được xem
như là một ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán
lẻ. Tại Việt Nam, QTDND là một tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động ngân
hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho vay như ngân hàng thương mại
(Trương Đông Lộc, 2016). Do chức năng hoạt động tín dụng khá tương đồng như
vậy nên ngoài lược khảo bài nghiên cứu đối tượng là QTDND, luận văn lược khảo
thêm một vài nghiên cứu tiêu biểu khác về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi
của các ngân hàng thương mại.
3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân
3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân
Theo Seibel (2009), QTDND là một tổ chức tài chính chính thức hoạt động
dưới dạng hợp tác xã tín dụng nông thôn, tự huy động các nguồn lực để hoạt động
kinh doanh và mở rộng phát triển từ nguồn lợi nhuận tạo ra tuy nhiên phải tuân thủ
các khung pháp lý, thực thi đầy đủ các tiêu chuẩn thận trọng dưới sự kiểm tra, giám
sát của cơ quan quản lý.
Theo Trần Thị Thanh Tú và Trần Bình Minh (2016), QTDND là hợp tác xã
kết hợp tiết kiệm và tín dụng phục vụ người nghèo ở khu vực nông thôn và người có
hoàn cảnh khó khăn nơi không có tổ chức tài chính chính thức khác.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010), QTDND là tổ chức tín dụng được
thành lập một cách tự nguyện dưới mô hình hợp tác xã bởi các pháp nhân, cá nhân
hay hộ gia đình. QTDND thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ
các thành viên phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống.
3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư 04/2015/TT-NHNN thì
hoạt động của QTDND bao gồm:
16
- Huy động vốn: QTDND được thực hiện nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của các khách hàng là
thành viên của QTDND và các khách hàng không phải là thành viên của QTDND
tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ nhận tiền gửi trong thành viên phải bảo
đảm tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND. Ngoài huy động vốn
bằng nhận tiền gửi, QTDND còn có thể huy động vốn thông qua việc vay vốn điều
hòa, vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, vay vốn từ các tổ chức tín dụng,
tổ chức tài chính khác (trừ QTDND khác) và nhận ủy thác vốn cho vay từ Chính
phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.
- Hoạt động cho vay: QTDND thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối
với các khách hàng là thành viên của QTDND. Riêng đối với trường hợp khách
hàng chưa phải là thành viên, QTDND chỉ thực hiện cho vay đối với khách hàng có
tiền gửi tại QTDND và khách hàng là hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn
hoạt động của QTDND. Trong hoạt động cho vay, cũng như các NHTM, QTDND
phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD đối
với khách hàng và phải tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định trong hoạt động
cho vay của mình.
- Hoạt động khác: Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay,
QTDND còn được phép thực hiện một số hoạt động dịch vụ khác như cung ứng các
dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, các dịch vụ về tư vấn tài chính, ngân hàng cho
các thành viên của quỹ…
3.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân
- Tương trợ các thành viên cùng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và
cải thiện đời sống: Được thành lập dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành
viên là các cá nhân, hộ gia đình sinh sống với nhau trên cùng một địa bàn do đó
QTDND là tổ chức đầu mối liên kết các thành viên giúp đỡ nhau cùng phát triển rất
hiệu quả. Các thành viên tham gia QTDND có thể giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho nhau để
cùng nhau phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho các nhu cầu
tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống của các thành viên. Ngoài ra, khi tham gia
17
QTDND, các thành viên còn có thể được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của
mình và hỗ trợ ngược lại các thành viên khác. Thành viên QTDND cũng được
hưởng các quyền lợi của QTDND với tư cách là chủ sở hữu như được chi lãi vốn
góp, được tham gia biểu quyết quyết định các vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt
động của QTDND thông qua Đại hội thành viên được tổ chức hàng năm.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, hỗ trợ người dân tiếp cận
với các dịch vụ tín dụng, ngân hàng đặc biệt là người dân ở khu vưc kinh tế nông
nghiêp - nông thôn: QTDND góp phần tạo thêm một kênh cung cấp các dịch vụ về
tín dụng, ngân hàng cho người dân trên địa bàn hoạt động của mình đặc biệt là các
địa bàn nông thôn nơi mạng lưới NHTM chưa có. Người dân khi tham gia thành
viên của QTDND sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm, dịch vụ do QTDND cung cấp
với tư cách vừa là khách hàng vừa là thành viên của QTDND. Qua hoạt động huy
động vốn của QTDND, người dân sẽ nâng cao được ý thức tiết kiệm và tích lũy.
Đồng vốn nhàn rỗi của người dân sẽ được huy động để tiếp tục phục vụ cho phát
triển sản xuất, kinh doanh từ đó hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa
phương. Mặt khác, thông qua hoạt động tư vấn tài chính, ngân hàng, cung cấp thông
tin sẽ nâng cao dần trình độ, nhận thức của người dân ở vùng nông thôn, tránh được
các tệ nạn về cho vay nặng lãi.
3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân
3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi
- Lợi nhuận: Theo Rose và Hudgins (2004) lợi nhuận của ngân hàng là phần
chênh lệch giữa các khoản thu nhập của ngân hàng (thu nhập từ lãi cho vay, các loại
phí dịch vụ, thu nhập khác) và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra các
khoản thu nhập này (lãi chi trả cho tiền gửi của khách hàng, tiền lương người lao
động, tiền thuế, chi phí dự phòng…). Lợi nhuận là tiêu chí quan trọng tuy nhiên khi
dùng lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thì chưa đầy đủ
vì lợi nhuận không phản ánh được tỷ lệ thu nhập đạt được của ngân hàng trên 1 đơn
vị tài sản. Do đó, để đánh giá chính xác hơn tình hình họat động của ngân hàng
18
người ta sử dụng tỷ suất sinh lợi.
- Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi là các tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi từ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào có tỷ suất sinh lợi càng cao thì
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó càng hiệu quả và ngược lại.
3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi
3.2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA)
- Khái niệm: Theo Rose và Hudgins (2004), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
là một tỷ số thể hiện tính hiệu quả của công tác quản lý, tỷ số này phản ánh năng lực
của ban lãnh đạo trong việc chuyển đổi tài sản của ngân hàng trở thành thu nhập
ròng.
- Công thức tính:
ROA =
Thu nhập ròng
Tổng tài sản
- Ý nghĩa: ROA cho thấy được một đồng tài sản của ngân hàng tạo ra được
bao nhiêu đồng thu nhập. ROA giúp các nhà quản lý ngân hàng và các nhà đầu tư
thấy được tài sản của ngân hàng có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Tỷ
số ROA càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả.
Về cấu trúc, tài sản ngân hàng gồm nguồn vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả.
Các ngân hàng có đòn bẩy tài chính thấp hay nợ phải trả thấp thường sẽ có ROA
cao trong khi ROE thấp do vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó lớn. Việc phân tích
dựa vào ROE sẽ bỏ qua các rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính do ROE chỉ tập
trung vào nguồn vốn chủ sở hữu nên ROA được xem như là tỷ số tài chính đánh giá
lợi nhuận tốt hơn ROE.
3.2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE)
- Khái niệm: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đo lường thu
nhập từ phần vốn góp của các chủ sở hữu ngân hàng. Nó phản ánh thu nhập mà các
cổ đông của ngân hàng có thể nhận được từ việc đầu tư tài sản của mình vào ngân
hàng.
Công thức tính:
19
ROE =
Thu nhập ròng
Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: ROE phản ánh lợi nhuận mà các cổ đông có thể được hưởng dựa
trên vốn góp của họ và được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của các cổ đông. Nó
cho thấy được số tiền lợi nhuận có thể tạo ra được từ một đồng vốn chủ sở hữu.
ROE càng cao cho thấy ngân hàng sử dụng vốn của các cổ đông càng hiệu quả.
ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả. Ngoài ra, đối với một ngân
hàng có ROE thấp sẽ thiếu lợi nhuận tích lũy từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng
mở rộng hoạt động kinh doanh do các yếu tố pháp lý ràng buộc liên quan đến tỷ lệ
vốn được đầu tư tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. ROE bằng
ROA nhân với tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu do đó ROE còn thường được gọi là
hệ số nhân vốn ngân hàng.
3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân
3.3.1. Các yếu tố nội tại
3.3.1.1. Quy mô tổng tài sản
Trong hầu hết các nghiên cứu về tài chính, quy mô ngân hàng thường được
đo lường dựa trên quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Tài sản là nguồn lực do ngân
hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế
trong tương lai mà tài sản mang lại là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản
tương đương tiền của ngân hàng hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà ngân hàng
chi ra. Khi nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi, biến quy mô tổng tài sản thường được đưa
vào để xem xét tác động trong nhiều công trình nghiên cứu như Anbar và Alper
(2011), Masood và Ashraf (2012), Owoputi và cộng sự (2014), Phạm Thị Anh Thư
và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018).
3.3.1.2 Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu đầu tư nên ngân hàng không phải cam
kết thanh toán. Ngân hàng có quyền sử dụng linh hoạt nguồn vốn này một cách chủ
động sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng số nguồn vốn nhưng lại là điều kiện cần thiết để ngân hàng hoạt động. Nguồn
20
vốn chủ sở hữu ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển quy mô ngân hàng, là cơ sở
để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Điển hình các công trình nghiên cứu đã
tìm ra tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Abreu và
Mendes (2001), Alexiou và Sofoklis (2009), Ramadan và cộng sự (2011), Hồ Thị
Lam và cộng sự (2017).
3.3.1.3. Tăng trưởng vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được từ các cá nhân
và tổ chức trong nền kinh tế. Tại một số nghiên cứu thực nghiệm, tăng trưởng vốn
huy động là tiêu chí đo lường tăng trưởng của các ngân hàng. Các ngân hàng có tốc
độ tăng trưởng vốn huy động càng cao thì càng có nhiều điều kiện để có thể mở
rộng hoạt động cho vay và vì vậy lợi nhuận sẽ gia tăng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng
nguồn vốn này không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì lợi
nhuận ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của việc sử dụng vốn (Dietrich
và Wanzenried, 2011; Dietrich và Wanzenried, 2014; Trương Đông Lộc, 2016).
3.3.1.4. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là những khoản cho vay mà ngân hàng không còn được người vay trả
nợ tiền gốc hoặc tiền lãi theo lịch trả nợ đã thỏa thuận trước. Tỷ lệ nợ xấu thường
được dùng làm chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, nó thể hiện sức khỏe tài chính của
ngân hàng và có mối quan hệ mật thiết với lợi nhuận ngân hàng. Ảnh hưởng đầu
tiên của nợ xấu đến lợi nhuận của ngân hàng là ngân hàng sẽ không còn thu được
tiền lãi từ tài sản tài chính của mình, tiếp theo là việc phải trích lập dự phòng dẫn
đến những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Một số nghiên cứu đã đánh giá
tác động của tỷ lệ nợ xấu đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Masood và Ashraf
(2012), Owoputi và cộng sự (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành
(2014), Abel và Roux (2016).
3.3.2. Các yếu tố vĩ mô
3.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản
lượng quốc gia. Nền kinh tế càng phát triển giúp các ngân hàng hoạt động càng có
21
hiệu quả thông qua việc kích cầu tiêu dùng và đầu tư cũng như tạo triển vọng lạc
quan đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Gul và cộng sự (2011) khi nghiên
cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
Pakistan trong giai đoạn 2005 - 2009 đã kết luận tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh
hưởng đến ROA và ROE của ngân hàng. Một số công trình nghiên cứu của các tác
giả khác cũng tìm ra kết quả tương tự như Dietrich và Wanzenried (2011), Phạm
Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018).
3.3.2.2. Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm
cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Khi
tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để
đánh giá. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh lạm phát có tác
động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Abreu và Mendes (2001), Athanasoglou và
cộng sự (2006), Gul và cộng sự (2011), Owoputi và cộng sự (2014), Dietrich và
Wanzenried (2014).
3.4. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi
của các quỹ tín dụng nhân dân
Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã chia các yếu tố tác động đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng thành ba nhóm nhân tố chính bao gồm: Đặc điểm nội tại
của ngân hàng (Bank specific factor), đặc điểm cấu trúc ngành ngân hàng (Banking
industry specific factor) và đặc điểm kinh tế vĩ mô (Macroeconomic factor)
(Athanasoglou và cộng sự, 2006; Karim và cộng sự, 2010; Owoputi và cộng sự,
2014).
Một số nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng dựa vào các biến đại diện cho cả ba nhân tố như Athanasoglou và
cộng sự (2006) nghiên cứu ngân hàng tại Hy Lạp; Karim và cộng sự (2010) nghiên
cứu ngân hàng Hồi giáo Châu Phi; Owoputi và cộng sự (2014) nghiên cứu ngân
hàng tại Nigeria… Trong khi một số nghiên cứu khác chỉ tiến hành nghiên cứu các
biến thuộc nhóm nhân tố về đặc điểm nội sinh của ngân hàng và đặc điểm kinh tế vĩ
22
mô như Sufian và Habibullah (2009) nghiên cứu ngân hàng tại Trung Quốc; Anbar
và Alper (2011) nghiên cứu ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Masood và Ashraf (2012)
nghiên cứu các ngân hàng Hồi giáo tại 12 quốc gia khác nhau;.... Đặc biệt, một số
nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu duy nhất nhóm nhân tố liên quan đến các đặc
điểm nội sinh của ngân hàng tác động tới tỷ suất sinh lợi như Al-Omar và Al-
Mutairi (2008) nghiên cứu ngân hàng tại Kuwait, Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu
ngân hàng tại Paskistan, Rahaman và Akhter (2015) nghiên cứu ngân hàng Hồi giáo
tại Bangladesh.
Đối tượng của các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết khác nhau về không gian
hoặc thời gian. Một số nghiên cứu được thực hiện trên một quốc gia cụ thể trong khi
một số nghiên cứu khác được thực hiện trên nhiều quốc gia, khu vực. Điển hình cho
những nghiên cứu đối với các ngân hàng nằm trong một quốc gia cụ thể như Rosly
và Bakar (2003) nghiên cứu tại Malaysia, Athanasoglou và cộng sự (2006) tại Hy
Lạp hay Owoputi và cộng sự (2014) nghiên cứu tại Nigeria. Trong khi đó, các
nghiên cứu liên quan đến nhiều quốc gia được thực hiện bởi Molyneux và Thornton
(1992) nghiên cứu tại khu vực Châu Âu, Karim và cộng sự (2010) nghiên cứu tại
các quốc gia Châu Phi hay Masood và Ashraf (2012) nghiên cứu tại 12 quốc gia ở
Châu Á và Châu Phi.
3.4.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự
Athanasoglou và cộng sự (2006) đã chia các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh
lợi của ngân hàng thành ba nhóm tương ứng với ba giả thuyết cần kiểm định, cụ thể:
- Nhóm thứ nhất là nhóm các yếu tố nội tại liên quan đến hiệu quả hoạt động,
rủi ro tài chính và quy mô ngân hàng.
- Nhóm yếu tố quyết định thứ hai là các yếu tố cấu trúc ngành tác động đến
lợi nhuận ngân hàng không liên quan đến hoạt động quản lý của ngân hàng bao gồm
mức độ tập trung và tình trạng sở hữu.
- Nhóm các yếu tố quyết định thứ ba liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô
mà hệ thống ngân hàng hoạt động.
Athanasoglou và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố nội tại, cấu trúc
23
ngành và kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại
Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 bằng mô hình GMM. Nghiên cứu cho kết quả
là ngoại trừ quy mô thì các yếu tố nội tại đều có tác động đến ROA trong đó vốn
chủ sở hữu, năng suất lao động tác động tích cực trong khi yếu tố về chi phí hoạt
động và rủi ro tín dụng thì tác động tiêu cực. Đối với các yếu tố cấu trúc ngành thì
cấu trúc sở hữu và sự tập trung ngành tác động không đáng kể đến ROA. Cuối
cùng, các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát và chu kỳ kinh tế tác động tích cực đến
ROA của các ngân hàng.
3.4.2. Nghiên cứu của Masood và Ashraf
Masood và Ashraf (2012) xem xét các yếu tố nội tại và vĩ mô tác động đến tỷ
suất sinh lợi của ngân hàng Hồi giáo dựa trên số liệu của 25 ngân hàng Hồi giáo
thuộc 12 quốc gia tại Trung Đông, Đông Á, Châu Phi và Nam Á bao gồm Bahrain,
Bangladesh, Indonesia, Kuwait, Malaysia, Pakistan, Qatar, Ả Rập Saudi, Sudan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen trong giai đoạn
2005 – 2010. Sử dụng mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định, kết quả nghiên cứu
cho thấy trong các yếu tố nội tại tác động đối với ROA thì các yếu tố về quy mô
tổng tài sản, hiệu quả quản lý tài sản, đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính tác động
cùng chiều trong khi các yếu tố tỷ lệ nợ xấu, tiền gửi huy động, chi phí hoạt động
tác động ngược chiều. Về tác động đối với ROE, các yếu tố về hiệu quả quản lý tài
sản và rủi ro tài chính có tác động cùng chiều, các yếu tố về tỷ lệ nợ xấu, vốn chủ sở
hữu, chi phí hoạt động và đòn bẩy tài chính tác động nghịch chiều. Nghiên cứu
không tìm thấy bằng chứng cho thấy các biến vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế và
lạm phát có ảnh hưởng tới ROA và ROE của ngân hàng.
3.4.3. Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự
Tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi đối với
đối tượng là các NHTM tại Việt Nam, điển hình như nghiên cứu của Hồ Thị Hồng
Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017), Phạm Thị Anh
Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Trong đó, nghiên cứu Hồ Thị Lam và cộng
sự (2017) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
24
Nam giai đoạn 2007 - 2015 thông qua 02 tỷ số ROA và ROE dựa trên mẫu dữ liệu
của 35 NHTM. Nghiên cứu đã lần lượt thực hiện hồi quy trên cả 03 mô hình OLS,
FEM, REM và sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục khuyết tật của mô hình.
Nghiên cứu cho kết quả các biến quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn cho vay so với tiền
gửi, vốn chủ sở hữu và GDP tác động cùng chiều với ROA; các biến thời gian hoạt
động và chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tác động nghịch chiều với ROA.
Đối với ROE, các biến quy mô tổng tài sản, thị phần NHTM, lãi suất, tỷ lệ vốn cho
vay so với tổng tiền gửi, GDP tác động cùng chiều trong khi các biến vốn chủ sở
hữu, chi phí dự phòng, chi phí hoạt động, thời gian hoạt động, lạm phát tác động
nghịch chiều. Nghiên cứu không tìm thấy tác động của thị phần NHTM, lãi suất và
lạm phát đến ROA của ngân hàng.
3.4.4. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc
Đối với đối tượng nghiên cứu là các QTDND tại Việt Nam có nghiên cứu
của Trương Đông Lộc (2016) dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của
121 QTDND khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012 với tổng số
363 quan sát. Mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định được sử dụng để tìm ra mối
quan hệ giữa các biến quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn
huy động, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát với biến ROA. Kết quả cho
thấy ROA của các QTDND khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mối tương quan
thuận với quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng vốn huy động
nhưng lại có tương quan nghịch chiều với nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát không tác động tới ROA của các QTDND khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu dạng
bảng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh
Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu dựa
trên việc đo lường số lượng do đó nó được áp dụng cho việc nghiên cứu các hiện
tượng có thể được thể hiện dưới dạng số lượng (Kothari, 2004).
25
Đối với việc lựa chọn dữ liệu bảng vì do dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp được
cả tính chất của dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. Theo Gujarati (2011) thì dữ
liệu bảng giúp phát hiện và đo lường những ảnh hưởng mà ta không thể quan sát
được nếu chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo theo không gian.
Việc kết hợp dữ liệu theo thời gian và không gian làm cho dữ liệu bảng có nhiều
thông tin hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến hơn và hiệu quả hơn.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 18 QTDND tỉnh Lâm Đồng (dữ liệu chéo
theo không gian) trong khoảng thời gian 10 năm từ 2009 – 2018 (dữ liệu chuỗi thời
gian) vì vậy việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ phù hợp hơn so với việc chỉ sử dụng dữ
liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo theo không gian.
Sử dụng phần mềm Stata 14.0 để xử lý dữ liệu.
3.5.1. Các mô hình ước lượng
- Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least
Squares - Pooled OLS)
Việc ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng có thể được thực hiện bằng
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp ước lượng bình phương nhỏ
nhất (Ordinary Least Squares) được coi phương pháp tiếp cận đơn giản nhất khi
không xem xét tới phương diện thời gian và không gian của dữ liệu gộp (Gujarati,
2011). Phương pháp này xếp chồng lên nhau 10 quan sát của từng QTDND, qua đó
ta có tổng cộng 180 quan sát cho từng biến trong mô hình.
- Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM)
Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS giả định rằng tất cả các hệ
số trong mô hình đều không thay đổi qua các năm và theo từng QTDND. Tuy
nhiên, thực tế, mỗi QTDND là những thực thể riêng biệt có những đặc điểm riêng
và những đặc điểm này đều có thể ảnh hưởng đến từng biến độc lập trong mô hình.
Như vậy, phương pháp Pooled OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi
không kiểm soát được các tác động riêng biệt này. Với mô hình ảnh hưởng có định
hoặc mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt
này. Trong đó mô hình FEM xem xét đến đặc điểm của từng QTDND với giả định
26
đặc điểm của từng QTDND bất biến theo thời gian và có sự tương quan giữa phần
dư của mô hình và các biến độc lập (Gujarati, 2011).
- Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM)
Giống như FEM, REM xem xét đến sự khác biệt giữa đặc điểm riêng của các
QTDND tuy nhiên REM cho rằng sự khác biệt trong đặc điểm của từng đối tượng
được chứa đựng trong sai số ngẫu nhiên và nó không tương quan với các biến độc
lập trong mô hình. Mỗi đối tượng sẽ tồn tại một hệ số cắt riêng và hệ số này không
phải là tham số cố định (Gujarati, 2011).
3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp
Luận văn sử dụng các công cụ để kiểm định những giả thuyết quan trọng của
mỗi mô hình đã trình bày, từ đó lựa chọn mô hình ước phù hợp nhất, cụ thể:
- Lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM
Hạn chế của phương pháp OLS là không phản ánh được sự khác biệt của
từng QTDND đến tỷ suất sinh lợi chung. Mỗi QTDND sẽ có những đặc điểm và tỷ
suất sinh lợi không giống nhau do có sự khác nhau về quy mô tổng tài sản, vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ nợ xấu… Do vậy, để lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM luận văn sử
dụng kiểm định F test với giả định:
H0: Không có sự khác nhau giữa đặc điểm của các QTDND
H1: Có sự khác nhau giữa đặc điểm các QTDND
Nếu kiểm định F-test cho giá trị p-value < 5% thì bác bác bỏ giả thiết H0,
chấp thuận giả thiết H1 điều này nghĩa là có sự khác nhau giữa đặc điểm các
QTDND tác động vào mô hình. Do đó, FEM là mô hình phù hợp hơn trong trường
hợp này hoặc ngược lại.
- Lựa chọn giữa Pooled OLS và REM
Phương pháp nhân tử Lagrange với kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng
để xác định sự phù hợp trong việc lựa chọn giữa Pooled OLS và REM. Phương
pháp kiểm định này có các giả thiết như sau:
H0: Phần sai số của mô hình không tồn tại tác động ngẫu nhiên.
H1: Phần sai số của mô hình có tác động ngẫu nhiên.
27
Nếu kết quả kiểm định Bruesch-Pagan cho giá trị p-value < 5% thì bác bỏ giả
thuyết H0 và chấp thuận giả thuyết H1 tức là phần sai số của mô hình tồn tại tác
động ngẫu nhiên. Do đó, ta có thể kết luận trong trường hợp này REM là phù hợp
hơn so với Pooled OLS hoặc ngược lại.
- Lựa chọn giữa FEM và REM
Điểm khác biệt giữa FEM và REM xoay quanh mối tương quan giữa thành
phần sai số theo từng đơn vị εi và các biến độc lập. Nếu giả định rằng εi và các biến
độc lập không tương quan thì REM phù hợp hơn, ngược lại nếu εi và các biến độc
lập tương quan thì FEM phù hợp hơn. Kiểm định do Hausman xây dựng vào năm
1978 giúp lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM (Gujarati, 2011).
Kiểm định Hausman xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc
lập hay không. Kiểm định có các giả thiết bao gồm:
H0: εi và các biến độc lập không tương quan;
H1: εi và các biến độc lập có tương quan
Nếu kết quả kiểm định Hausman cho kết quả p-value < 0,05 thì bác bỏ giả
thiết H0, chấp thuận giả thiết H1 tức là có sự tương quan giữa εi và các biến độc lập,
do vậy mô hình ước lượng FEM là phù hợp hơn so với REM hoặc ngược lại.
3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy
Theo Gujarati (2011) kết quả ước lượng mô hình hồi quy chỉ có hiệu quả giải
thích nếu các điều kiện giả định của mô hình được thỏa mãn. Một mô hình có một
hoặc một số các điều kiện giả định không thỏa mãn gọi là mô hình có tồn tại các
khuyết tật. Các khuyết tật của mô hình có mức ảnh hưởng khác nhau đến kết quả
hồi quy trong đó có một số khuyết tật ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tượng đa cộng
tuyến cao, tự tương quan và phương sai thay đổi là các khuyết tật ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kết quả hồi quy.
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, một trong những giả định quan
trọng là không có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập. Nếu có
một hoặc nhiều mối quan hệ tuyến tính như vậy giữa các biến độc lập thì chúng ta
28
gọi là đa cộng tuyến. Khi các biến giải thích bị hiện tượng đa cộng tuyến cao thì kết
quả thống kê trở nên không vững vì khó tách biệt tác động riêng của mỗi biến lên
biến phụ thuộc (Gujarati, 2011).
Sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) có thể kiểm tra việc có hay không
hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến độc lập.
- Kiểm định phương sai của sai số thay đổi
Trong hồi quy dữ liệu chéo, một trong các vấn đề thường gặp là phương sai
của sai số thay đổi. Khi có hiện tương phương sai của sai số thay đổi, các kiểm định
t và F dựa trên các giả định chuẩn của mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu
bảng thông thường không còn đáng tin cậy dẫn đến kết luận sai lầm về ý nghĩa
thống kê của các hệ số hồi quy trong mô hình. Phương pháp kiểm định nhân tử
Breusch-Pagan Lagrange là một trong những phương pháp phát hiện được vấn đề
này (Gujarati, 2011).
Các giả thiết của kiểm định Breusch-Pagan Lagrange như sau:
H0: Phần sai số của mô hình không tồn tại tác động ngẫu nhiên.
H1: Phần sai số của mô hình có tác động ngẫu nhiên.
Nếu kết quả kiểm định Bruesch-Pagan cho giá trị p-value < 5% thì bác bỏ giả
thuyết H0 và chấp thuận giả thuyết H1 tức là phần sai số của mô hình tồn tại tác
động ngẫu nhiên hay có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình hoặc ngược
lại.
- Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Một vấn đề phổ biến trong phân tích hồi quy liên quan đến chuỗi thời gian là
hiện tượng tự tương quan tức là tồn tại sự tương quan giữa các sai số trong mô hình.
Cũng giống như hiện tượng phương sai thay đổi, nếu các sai số có hiện tượng tự
tương quan trong mô hình thì các sai số chuẩn ước lượng không còn đáng tin cậy
dẫn đến các kiểm định t và F không có hiệu lực (Gujarati, 2011).
Để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình, luận văn dùng kiểm
định Wooldridge tại phần mềm Stata với các giả thiết như sau:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình;
29
H1: Có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình.
Nếu kết quả kiểm định Wooldridge cho kết quả p-value < 0,05 thì bác bỏ giả
thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 nghĩa là có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong
mô hình hoặc ngược lại.
- Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi hoặc/và tự tương quan
Nếu kết quả từ các kiểm định trên phát hiện mô hình có hiện tượng phương
sai thay đổi hoặc/và tự tương quan, phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu
tổng quát khả thi sẽ được sử dụng để khắc phục các khuyết tật này của mô hình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày tổng quan về QTDND, cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh
lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại QTDND. Các yếu tố tác động đến
tỷ suất sinh lợi QTDND được phân tích bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở
hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Chương 3 cũng trình bày các công trình nghiên cứu trước đây nghiên cứu các yếu tố
tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM và công trình nghiên cứu của tác giả
Trương Đông Lộc áp dụng đối với đối tượng là QTDND. Ngoài ra, nội dung
chương cũng đề cập đến phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận văn làm cơ sở
để phân tích các yếu tố tác động đến tỷ sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng
trình bày trong chương 4.
30
Đồng
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
4.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm
4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Trong giai đoạn 2009 - 2018, hầu hết các QTDND tỉnh Lâm Đồng đều có
ROA dương, chỉ có QTDND Liên Phương có ROA -1,38% năm 2014. Nhìn chung,
ROA trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng chia thành 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2009 – 2012 ROA trung bình của các QTDND tăng trưởng liên
tục từ 1,22% lên 1,74%. Trong đó, QTDND Tân Châu có ROA tăng trưởng cao
nhất, nếu như năm 2009 ROA của QTDND này chỉ đạt 0,09% thì đến năm 2013 đạt
2,38% (tăng 2,34%).
+ Giai đoạn tiếp theo 2013 – 2018 ROA trung bình của các QTDND tỉnh
Lâm Đồng lại có sự suy giảm liên tục. Đến cuối năm 2018, ROA trung bình giảm
chỉ còn 1,28% (giảm 0,46% so với năm 2013). Trong đó, QTDND Đinh Lạc là có
ROA giảm mạnh nhất chỉ còn 0,52% năm 2018 (giảm 2,12% so với năm 2013).
QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất cũng có sự dịch chuyển trong giai
đoạn 2009 – 2018. Năm 2009, QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất lần lượt là
QTDND Bình Thạnh (2,14%) và QTDND Tân Châu (0,04%), đến năm 2018
QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất lần lượt là QTDND B’Lao (2,04%) và
QTDND Liên Phương (0,36%).
31
Bảng 4.1: ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: %
Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 1,62 1,73 1,86 2,08 2,11 1,58 1,80 1,80 2,09 2,04
2 Phường 2 1,85 1,50 1,77 2,13 2,22 1,98 1,80 1,59 1,66 1,68
3 Lộc Sơn 1,87 1,53 1,87 2,08 2,17 1,91 1,88 1,58 1,59 1,83
4 Liên Nghĩa 1,24 1,65 1,86 1,91 1,61 1,44 1,11 0,95 1,25 1,23
5 Tân Hội 0,95 1,16 1,35 1,24 0,95 1,34 1,29 1,12 1,16 1,19
6 Liên Phương 1,12 1,09 1,16 1,27 1,14 1,15 0,69 0,65 0,69 0,36
7 Liên Hiệp 0,77 0,89 1,18 1,34 1,29 1,16 1,12 0,90 1,07 1,06
8 Lộc Thanh 1,20 1,37 1,71 2,03 1,83 1,87 1,44 1,43 1,32 1,38
9 Xuân Trường 1,74 1,42 1,54 1,61 2,13 1,51 1,58 1,30 1,37 1,45
10 Di linh 0,85 0,91 1,40 1,82 1,70 1,60 1,71 1,69 1,23 1,52
11 Lộc An 1,37 1,10 1,35 1,23 1,34 1,30 1,14 1,05 1,08 1,21
12 Bình Thạnh 2,14 1,57 2,00 1,62 2,08 2,41 1,74 1,47 1,63 1,39
13 Lộc Thắng 1,62 1,50 1,76 1,20 1,65 1,43 1,60 1,45 1,52 1,66
14 Gia Hiệp 0,46 0,85 1,16 1,42 1,24 1,74 1,19 1,36 1,41 1,66
15 Phường 12 1,23 1,47 1,27 1,11 1,08 -1,38 0,45 1,47 0,87 0,88
16 Đinh Lạc 1,09 1,20 1,12 2,83 2,64 2,02 1,19 1,29 0,90 0,52
17 Liên Đầm 0,82 1,57 1,41 2,17 1,84 1,62 1,10 1,16 1,13 1,13
18 Tân Châu 0,04 1,36 0,98 1,64 2,38 1,77 1,50 1,38 1,24 0,87
Trung bình 1,22 1,33 1,49 1,71 1,74 1,47 1,35 1,31 1,29 1,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Gần giống với ROA, trong giai đoạn 2009 – 2012 ROE của các QTDND tỉnh
Lâm Đồng cũng có sự tăng trưởng liên tục. Đến năm 2012 ROE các QTDND đạt
27,2%, tăng 9,1% so với năm 2009 tuy nhiên lại sụt giảm trong 02 năm 2013
(26,5%) và 2014 (22,7%). Năm 2014 – 2015, ROE các QTDND có sự phục hồi tuy
nhiên không đáng kể và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2017 – 2018. Cuối năm
2018, ROE trung bình các QTDND chỉ còn 17,5%, giảm 9,7% so với thời điểm cao
nhất năm 2012 và giảm 0,6% so với năm 2009. Trong đó, 8/18 QTDND có ROE
năm 2018 đều giảm so với năm 2009.
Tương tự như ROA, ROE trong giai đoạn 2009 – 2018 của hầu hết các
QTDND tỉnh Lâm Đồng đều dương, riêng QTDND Phường 12 có ROE âm năm
32
2014 (-2,4%).
Bảng 4.2: ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: %
Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 31,8 33,8 34,2 36,8 36,5 30,0 32,4 32,6 25,5 23,8
2 Phường 2 31,4 27,0 28,2 36,5 36,6 34,8 34,9 31,2 23,3 22,7
3 Lộc Sơn 32,0 27,8 30,7 35,0 36,4 33,4 34,2 31,6 22,8 24,8
4 Liên Nghĩa 22,4 31,2 26,9 36,1 28,9 26,7 19,8 16,4 17,8 18,5
5 Tân Hội 12,6 16,6 17,6 17,1 13,5 18,4 20,3 19,1 18,1 18,0
6 Liên Phương 14,5 18,3 21,6 24,5 23,9 23,0 14,5 14,1 13,5 8,1
7 Liên Hiệp 15,0 18,2 22,1 22,6 19,7 20,1 21,0 19,3 18,6 18,1
8 Lộc Thanh 19,4 24,0 28,3 32,2 29,4 27,0 24,5 24,7 20,0 19,6
9 Xuân Trường 17,7 15,7 26,0 31,5 31,9 24,4 25,5 22,5 18,3 18,2
10 Di linh 17,5 20,4 29,3 39,1 32,0 28,9 29,9 28,7 17,2 19,3
11 Lộc An 18,7 25,1 23,9 19,5 19,4 20,0 24,8 24,2 19,5 18,7
12 Bình Thạnh 17,0 17,2 22,5 17,4 18,4 17,7 9,7 10,5 10,8 11,3
13 Lộc Thắng 21,7 29,3 27,1 24,5 32,3 30,1 34,2 36,4 25,2 23,2
14 Gia Hiệp 10,3 20,0 19,8 22,4 26,1 27,0 28,5 31,5 22,4 20,7
15 Phường 12 19,1 18,6 18,4 18,7 16,9 -22,4 10,9 28,5 14,7 13,6
16 Đinh Lạc 16,1 16,8 14,9 40,9 36,8 27,7 20,8 22,9 13,2 8,0
17 Liên Đầm 8,1 15,5 11,5 16,7 17,3 21,8 23,4 21,8 15,3 14,9
18 Tân Châu 0,4 17,7 14,4 19,0 20,5 20,6 22,0 21,1 17,8 13,7
Trung bình 18,1 21,8 23,2 27,2 26,5 22,7 24,0 24,3 18,5 17,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.2. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân
dân tỉnh Lâm Đồng
4.2.1. Các yếu tố nội tại
4.2.1.1. Quy mô tổng tài sản
Tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng liên tục từ năm
2009 - 2018. Đến cuối năm 2018 tổng tài sản các QTDND đạt 4.914 tỷ đồng, tăng
hơn gấp 5 lần so với năm 2009 (tăng 3.939 tỷ đồng), QTDND có tổng tài sản cao
nhất đạt 807 tỷ đồng, thấp nhất đạt 52 tỷ đồng.
Các QTDND có tổng tài sản trên 500 tỷ đồng bao gồm các QTDND B’Lao,
Phường 2, Lộc Sơn, Liên Nghĩa, đây cũng là các QTDND có ROA và ROE cao
33
trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, QTDND B’Lao và Lộc Sơn là 02
QTDND có ROA và ROE cao nhất trong số 18 QTDND nghiên cứu. Ngược lại, các
QTDND có tổng tài sản dưới 100 tỷ đồng bao gồm QTDND Bình Thạnh, Phường
12, Đinh Lạc, Gia Hiệp, Tân Châu và Liên Đầm. Các QTDND này là cũng là các
QTDND có ROA và ROE thấp nhất trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng.
Bảng 4.3: Quy mô tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 190 248 299 360 432 544 517 572 580 616
2 Phường 2 179 257 300 376 478 596 658 743 754 807
3 Lộc Sơn 183 256 286 345 404 472 496 613 630 687
4 Liên Nghĩa 207 265 238 346 375 426 426 446 474 567
5 Tân Hội 74 87 92 107 120 126 148 179 224 241
6 Liên Phương 55 76 89 101 124 133 134 140 152 183
7 Liên Hiệp 84 109 124 148 171 210 225 285 310 337
8 Lộc Thanh 80 109 123 143 168 173 207 231 271 276
9 Xuân Trường 39 59 89 133 116 139 140 165 171 172
10 Di linh 26 35 43 58 74 88 97 116 133 138
11 Lộc An 24 49 67 89 90 104 146 182 197 189
12 Bình Thạnh 16 26 35 53 60 57 63 82 89 99
13 Lộc Thắng 8 15 14 26 56 115 171 235 257 241
14 Gia Hiệp 12 18 24 31 45 55 61 75 86 79
15 Phường 12 25 24 32 42 45 52 56 60 78 85
16 Đinh Lạc 11 11 15 27 37 47 63 71 77 83
17 Liên Đầm 13 14 12 12 16 24 36 46 48 52
18 Tân Châu 10 12 16 15 13 26 36 43 54 61
Tổng 1.238 1.670 1.898 2.411 2.823 3.388 3.679 4.285 4.585 4.914
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.2.1.2. Vốn chủ sở hữu
Trong giai đoạn 2009 – 2018, tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các QTDND
tỉnh Lâm Đồng có sự tăng trưởng đều đặn. Đến cuối năm 2018 tổng vốn chủ sở hữu
của tất cả các QTDND đạt 355,6 tỷ đồng, tăng 279,4 tỷ đồng so với năm 2009 (gấp
hơn 4,6 lần). Vốn chủ sở hữu của QTDND lớn nhất đạt 59,8 tỷ đồng, QTDND thấp
34
nhất đạt 3,9 tỷ đồng, trung bình vốn chủ sở hữu đạt 14,2 tỷ đồng/QTDND
Tương tự tổng tài sản, các QTDND có vốn chủ sở hữu cao (trên 50 tỷ đồng)
bao gồm QTDND Phường 2, Lộc Sơn, B’Lao cũng là các QTDND có tỷ suất sinh
lợi cao nhất trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Trong giai đoạn 2009 - 2018, hầu
hết các QTDND đều có sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu qua các năm, riêng QTDND
Bình Thạnh năm 2018 bị giảm vốn chủ sở hữu là 1,2 tỷ đồng
Bảng 4.4: Vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 9,7 12,7 16,3 20,4 25,0 28,6 28,7 31,7 47,4 53,0
2 Phường 2 10,6 14,4 18,8 22,0 29,0 33,9 34,0 37,8 53,7 59,8
3 Lộc Sơn 10,7 14,1 17,4 20,5 24,1 27,0 27,3 30,7 43,8 50,7
4 Liên Nghĩa 11,5 14,0 16,4 18,3 20,9 23,1 23,8 25,9 33,3 37,7
5 Tân Hội 5,6 6,1 7,0 7,7 8,5 9,2 9,4 10,5 14,3 16,0
6 Liên Phương 4,3 4,5 4,8 5,2 5,9 6,6 6,3 6,5 7,8 8,2
7 Liên Hiệp 4,4 5,3 6,6 8,8 11,2 12,2 12,0 13,2 17,9 19,6
8 Lộc Thanh 4,9 6,3 7,4 9,0 10,5 12,0 12,1 13,4 17,9 19,4
9 Xuân Trường 3,8 5,3 5,3 6,8 7,8 8,6 8,7 9,6 12,7 13,7
10 Di linh 1,3 1,6 2,0 2,7 3,9 4,9 5,6 6,8 9,6 10,8
11 Lộc An 1,8 2,2 3,8 5,6 6,2 6,7 6,7 7,9 11,0 12,2
12 Bình Thạnh 2,0 2,3 3,1 4,9 6,8 7,8 11,2 11,6 13,4 12,2
13 Lộc Thắng 0,6 0,8 0,9 1,2 2,8 5,5 8,0 9,4 15,5 17,3
14 Gia Hiệp 0,5 0,8 1,4 2,0 2,2 3,6 2,6 3,2 5,4 6,3
15 Phường 12 1,6 1,9 2,2 2,5 2,9 3,2 2,3 3,1 4,6 5,4
16 Đinh Lạc 0,7 0,8 1,1 1,9 2,6 3,5 3,6 4,0 5,2 5,4
17 Liên Đầm 1,4 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,7 2,4 3,6 4,0
18 Tân Châu 0,9 0,9 1,1 1,3 1,5 2,2 2,5 2,8 3,7 3,9
Tổng 76,2 95,3 117,2 142,4 173,3 200,2 206,4 230,5 320,9 355,6
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.2.1.3. Tăng trưởng vốn huy động
Trong giai đoạn 2009 – 2016, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các
QTDND tỉnh Lâm Đồng luôn đạt trên 15%. Từ năm 2017, tăng trưởng vốn huy
động của các QTDND giảm mạnh, từ tăng trưởng 32,8% năm 2016 chỉ còn 4,9%
35
năm 2017 và tiếp tục giảm trong năm 2018. Trong đó, QTDND có tốc độ tăng
trưởng vốn huy động giảm mạnh nhất là QTDND Gia Hiệp giảm 23,7%, QTDND
Lộc Thắng giảm 7% và QTDND Di Linh giảm 6,5%. QTDND Liên Phương có tốc
độ tăng trưởng vốn huy động tốt nhất năm 2018 đạt 22,5%.
Bảng 4.5: Tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: %
Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 39,1 47,0 27,8 27,9 21,1 26,6 -5,2 10,0 -0,9 1,4
2 Phường 2 25,7 56,3 17,3 31,9 26,1 26,4 10,9 13,3 -1,2 7,0
3 Lộc Sơn 31,3 58,3 15,3 21,0 16,2 17,9 4,5 24,9 -3,6 10,8
4 Liên Nghĩa 17,1 28,3 -12,1 47,4 9,0 14,1 0,2 4,5 6,4 20,1
5 Tân Hội 20,4 40,8 37,9 52,7 -8,0 51,5 6,3 39,9 12,0 8,1
6 Liên Phương 1,8 43,6 17,8 12,8 12,2 17,2 -0,3 5,0 8,8 22,5
7 Liên Hiệp 14,2 39,8 52,5 24,6 13,6 50,7 6,9 29,2 0,1 9,8
8 Lộc Thanh 27,8 93,8 8,4 28,2 4,5 34,5 -15,5 58,7 4,3 1,6
9 Xuân Trường 27,8 76,5 61,0 52,1 -14,7 21,5 0,7 18,7 -0,8 -2,2
10 Di linh 7,4 57,4 25,4 40,9 19,8 77,0 14,3 45,5 4,9 -6,5
11 Lộc An 13,2 188,5 32,4 31,1 -4,0 58,8 24,4 58,9 15,1 3,6
12 Bình Thạnh 47,9 109,3 15,8 57,4 18,5 65,5 12,0 39,2 -21,1 -0,9
13 Lộc Thắng 76,0 88,3 -19,6 111,9 99,3 130,8 71,3 51,3 15,0 -7,0
14 Gia Hiệp 25,5 52,8 36,3 56,0 20,8 63,1 22,3 58,5 -12,9 -23,7
15 Phường 12 20,9 13,5 30,3 25,1 26,1 20,8 7,8 6,4 31,9 6,9
16 Đinh Lạc -4,2 3,2 66,1 55,7 34,1 69,7 12,4 51,1 18,8 0,0
17 Liên Đầm 71,3 -40,0 -4,3 100,4 30,2 127,1 56,9 48,7 -0,3 -5,1
18 Tân Châu 10,3 73,1 8,8 -18,4 10,5 203,1 49,3 25,6 12,2 9,1
Trung bình 26,3 57,2 23,2 42,1 18,6 59,8 15,5 32,8 4,9 3,1
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.2.1.4. Tỷ lệ nợ xấu
Có thể thấy, chất lượng tín dụng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng rất tốt. Tỷ
lệ nợ xấu trung bình trong suốt giai đoạn nghiên cứu luôn thấp hơn 1% và có xu
hướng giảm dần. Trong giai đoạn 2009 – 2018, QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là
36
QTDND Phường 12 với tỷ lệ 16,5% năm 2014 tuy nhiên đến năm 2018 chỉ còn
0,18%. Đến cuối năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trung bình đạt 0,1%, QTDND có tỷ lệ nợ
xấu cao nhất là QTDND Đinh Lạc với tỷ lệ 1,16%, có 08/18 QTDND không phát
sinh nợ xấu.
Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018
Đơn vị tính: %
Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 B'Lao 0,69 0,58 0,71 0,62 0,22 0,32 0,13 0,37 0,93 0,11
2 Phường 2 0,05 0,00 0,00 0,27 0,36 0,05 0,02 0,16 0,10 0,01
3 Lộc Sơn 0,03 0,50 0,79 0,48 0,50 0,99 0,00 0,00 0,00 0,00
4 Liên Nghĩa 0,23 0,53 1,15 1,12 1,37 0,46 0,49 0,19 0,10 0,06
5 Tân Hội 0,55 0,30 0,58 0,99 1,07 0,50 0,30 0,00 0,00 0,00
6 Liên Phương 2,08 0,52 0,48 2,83 2,60 1,29 1,24 1,78 1,04 0,00
7 Liên Hiệp 0,29 0,90 0,84 0,74 0,55 0,24 0,00 0,00 0,00 0,00
8 Lộc Thanh 0,05 0,31 0,56 0,69 0,37 0,70 0,00 0,00 0,57 0,59
9 Xuân Trường 0,71 1,62 0,87 1,15 0,59 0,44 0,71 1,53 0,41 0,21
10 Di linh 1,75 1,82 1,12 0,97 0,73 0,71 0,13 0,08 0,00 0,00
11 Lộc An 0,09 0,00 0,50 0,05 0,16 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00
12 Bình Thạnh 0,09 0,29 0,13 0,14 0,58 0,33 0,29 0,52 0,72 0,00
13 Lộc Thắng 1,31 0,59 4,89 1,18 0,32 0,15 0,14 0,08 0,19 0,05
14 Gia Hiệp 2,76 1,35 1,04 0,58 0,18 0,15 0,15 0,53 0,01 0,34
15 Phường 12 0,00 0,00 0,00 0,68 0,69 16,50 9,28 2,76 0,59 0,18
16 Đinh Lạc 8,37 4,43 2,65 0,35 0,29 0,08 0,02 0,11 0,58 1,16
17 Liên Đầm 2,26 2,35 2,73 3,31 0,95 0,69 0,32 0,00 0,00 0,00
18 Tân Châu 1,04 2,80 2,37 3,11 2,17 2,52 1,19 0,44 0,82 0,34
Trung bình 0,51 0,55 0,71 0,76 0,63 0,65 0,29 0,27 0,28 0,10
(Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
4.2.2. Các yếu tố vĩ mô
4.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2009 - 2018, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá ổn định
giao động quanh mốc 6%. Kết thúc năm 2009, GDP Việt Nam đạt 5,4% và tăng
mạnh lên mức 6,42% năm 2010 sau đó giảm xuống 6,24% năm 2011 và 5,25 năm
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân

More Related Content

What's hot

Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Potter VietHung
 
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toánBài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Duy Nguyễn
 
Chuong 5 tctt
Chuong 5 tcttChuong 5 tctt
Chuong 5 tctt
Tú Titi
 
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giaiBai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
xuanduong92
 
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
gamaham3
 

What's hot (20)

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đYếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng, 9đ
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toánBài tập và bài giải nguyên lý kế toán
Bài tập và bài giải nguyên lý kế toán
 
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toánTài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinh
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
 
Chuong 5 tctt
Chuong 5 tcttChuong 5 tctt
Chuong 5 tctt
 
Định giá bất động sản bằng phương pháp thu nhập
Định giá bất động sản bằng phương pháp thu nhậpĐịnh giá bất động sản bằng phương pháp thu nhập
Định giá bất động sản bằng phương pháp thu nhập
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt NamĐề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
 
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giaiBai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
 
Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
 
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân HàngHệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
trái phiếu.ppt
trái phiếu.ppttrái phiếu.ppt
trái phiếu.ppt
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân (20)

Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân ĐộiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao  Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
Nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản tại Công ty, HAY!
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAYBÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
 
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOTĐề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
Đề tài: Kế toán các khoản phải trả người lao động, HOT
 
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.doc
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.docLuận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.doc
Luận Văn Hoạt Động Thương Mại Điện Tử B2c Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa.doc
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC THỌ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC THỌ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Đây là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy trừ những nội dung đã được trích dẫn theo quy định. Nghiên cứu này cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước Hội đồng đánh giá luận văn cũng như kết quả tốt nghiệp của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Quốc Thọ
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thân Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện. Xin cảm ơn Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ thời gian cho tôi vượt qua các khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ....................................................................... viii TÓM TẮT...........................................................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................................1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................................2 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu .................................................................................4 CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI................................................................................................................5 2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng......................................5 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................5 2.1.2. Mô hình hoạt động....................................................................................................7 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................................8 2.2. Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng...................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................14 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN.......................................................................................................................15 3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân..................................................................15
  • 6. iv 3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân.........................................................................15 3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân..................................................................15 3.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân........................................................................16 3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân.......................................................17 3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi......................................................................................17 3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi...................................................................18 3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân ...........19 3.3.1. Các yếu tố nội tại....................................................................................................19 3.3.2. Các yếu tố vĩ mô .....................................................................................................20 3.4. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân.............................................................................................21 3.4.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự ..........................................................22 3.4.2. Nghiên cứu của Masood và Ashraf.......................................................................23 3.4.3. Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự.............................................................23 3.4.4. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc.......................................................................24 3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................24 3.5.1. Các mô hình ước lượng..........................................................................................25 3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp....................................................................................26 3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy.....................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................29 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG.................30 4.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................................................................30 4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản...........................................................................30 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.....................................................................31 4.2. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tíndụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ..........................................................................................................................32 4.2.1. Các yếu tố nội tại....................................................................................................32
  • 7. v 4.2.2. Các yếu tố vĩ mô .....................................................................................................36 4.3. Phân tíchcác yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...............................................................................................38 4.3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................................38 4.3.2. Mô tả các biến.........................................................................................................39 4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................41 4.3.4. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................42 4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...............................................................................................53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG......................................................................................................................54 5.1. Kết luận......................................................................................................................54 5.2. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tíchcực đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng........................................................56 5.2.1. Tăng quy mô tổng tài sản.......................................................................................56 5.2.2. Tăng vốn chủ sở hữu..............................................................................................57 5.2.3. Dự đoán lạm phát kỳ vọng.....................................................................................60 5.3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêucực đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...............................................................60 5.3.1. Hạn chế tỷ lệ nợ xấu...............................................................................................60 5.3.2. Giảm thiểu tác động bất lợi của tăng trưởng kinh tế..........................................62 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................63 5.4.1. Hạn chế của đề tài...................................................................................................63 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...............................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPI Lạm phát DEPOSIT Tăng trưởng vốn huy động EQUITY Vốn chủ sở hữu FEM Mô hình ảnh hưởng cố định FGLS Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GDP Tăng trưởng kinh tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NPLS Tỷ lệ nợ xấu Pooled OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất QTDND Quỹ tín dụng nhân dân REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng............................................................................6 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 ..........................................................................................................................9 Bảng 2.3: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018.........................11 Bảng 2.4: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 .........................12 Bảng 4.1: ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 ...................31 Bảng 4.2: ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018....................32 Bảng 4.3: Quy mô tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009- 2018.....................................................................................................................................33 Bảng 4.4: Vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 34 Bảng 4.5: Tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018..........................................................................................................................35 Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018.......36 Bảng 4.7: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu....................................................41 Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu...................................42 Bảng 4.9: Phân tích tương quan ROA với các biến độc lập.........................................44 Bảng 4.10: Phân tích tương quan ROE với các biến độc lập.......................................44 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Pooled OLS........................................................................45 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo FEM............................................................................46 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo REM ...........................................................................46 Bảng 4.14: Kiểm định nhân tử Breusch-Pagan Lagrange .............................................47 Bảng 4.15: Kiểm định Hausman.......................................................................................47 Bảng 4.16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..........................................................48 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................49 Bảng 4.18: Kết quả ước lượng FGLS..............................................................................49 Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................55
  • 10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND.................................................................................8 Biểu đồ 2.1: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 ....................12 Biểu đồ 2.2: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018....................13 Biểu đồ 4.1: GDP Việt Nam giai đoạn 2009-2018.......................................................37 Biểu đồ 4.2: CPI Việt Nam giai đoạn 2009-2018.........................................................38
  • 11. ix TÓM TẮT Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại tỉnh Lâm Đồng. Sử dụng số liệu của 18 QTDND tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2009 – 2018, với mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), nghiên cứu tìm thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và lạm phát nhưng lại có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, luận văn còn tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng tăng trưởng vốn huy động không có tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND. Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý các nhà quản trị của QTDND tỉnh Lâm Đồng có một số giải pháp giúp tăng tỷ suất sinh lợi, đảm bảo cho các QTDND hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Từ khóa: QTDND, Lâm Đồng, tỷ suất sinh lợi, FGLS ABSTRACT Title: Factors affecting the profitability ratio of people's credit funds in Lam Dong province Abstract: The research objective of this thesis is to analyze the factors affecting the probability ratio of people's credit funds (PCFs) in Lam Dong province. Using data from 18 PCFs in Lam Dong province in the period 2009-2018, with the feasible generalized least squares model (FGLS), the study found the probability ratio of the PCFs have a positive relationship with the size, equity ratio and inflation but have negative relationship with non performing loans ratio and economic growth. In addition, the thesis finds evidence to conclude that mobilized capital growth has no effect on PCFs' probability ratio. The research results help suggest that the managers of PCF in Lam Dong province have some solutions to increase the profitability rate, ensure PCFs to operate effectively from there to have
  • 12. x high resistance to opeation risks. Keywords: PCFs, Lam Dong, probability ratio, FGLS
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Mục tiêu cuối cùng và chủ yếu của hầu hết các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Mặt khác, với vai trò là trung gian tài chính huyết mạch trong nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một tổ chức tín dụng tạo ra được lợi nhuận lớn và có sự tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm có thể có khả năng đề kháng tốt hơn đối với các cú sốc kinh tế và góp phần ổn định hệ thống tài chính (Lê Tấn Phước và Bùi Xuân Diễn, 2016). Chính vì sự quan trọng của hiệu quả kinh doanh với một tổ chức tín dụng nói riêng cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều học giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các tổ chức tín dụng trong một quốc gia hay một khu vực để từ đó đưa ra các gợi ý, giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các tổ chức tín dụng là không giống nhau. Là một tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, quỹ tín dụng nhân dân được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho vay. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chủ yếu tại các địa bàn nông thôn nơi ít có mạng lưới của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài mục tiêu hỗ trợ các thành viên, quỹ tín dụng nhân dân cũng cần có các biện pháp tối đa hóa lợi nhuận để có sức chịu đựng đối với các rủi ro có thể gặp phải. Trong năm 2017, rủi ro thanh khoản đã xảy ra đối với một số quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Đồng Nai. Là tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực này biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số tăng trưởng vốn huy động của các quỹ tín dụng nhân dân
  • 14. 2 tỉnh Lâm Đồng giảm mạnh chỉ đạt 2,33%, thấp nhất trong suốt giai đoạn 2009 – 2018. Đến cuối năm 2017, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của hầu hết quỹ tín dụng nhân dân đều thấp hơn năm 2016. Nếu hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có nhiều khó khăn trong việc tạo được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là người gửi tiền và nhạy cảm hơn với các rủi ro có thể gặp phải. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng có ý nghĩa quan trọng để từ đó có các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân. Với lý do trên, tác giả chọn “Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Hiện nay, tổng số lượng các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng là 25 quỹ tuy nhiên trong đó có 07 quỹ được thành lập sau năm 2009. Vì vậy, để cho số liệu của luận văn được thống nhất và liên tục, phạm vi không gian của luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trên 18 quỹ tín dụng nhân dân thành lập trước năm 2009. + Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 – 2018. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. - Mục tiêu cụ thể + Xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. + Đo lường tác động của các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất
  • 15. 3 sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. + Đề xuất các giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau: - Những yếu tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? - Các yếu tố nội tại bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? - Những giải pháp nào để gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thực hiện hồi quy bằng dữ liệu bảng với 3 mô hình gồm Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó, luận văn sử dụng các phương pháp kiểm định như F-test, Bruesch-Pagan và Hausman để lựa chọn giữa 3 mô hình trên, tiến hành kiểm định các giả thiết của mô hình và khắc phục các khuyết tật của mô hình nếu có. Phần mềm Stata 14.0 được sử dụng để xử lý dữ liệu. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn sẽ cho biết được những yếu tố nào tác động với tỷ suất sinh lợi, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Qua kết quả nghiên cứu, ban lãnh đạo của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có các giải pháp thích hợp nhằm tăng tỷ suất sinh lợi, giảm thiểu được các rủi ro phát sinh có thể dẫn đến mất an toàn đơn vị mình nhằm góp phần ổn định hệ thống quỹ tín
  • 16. 4 dụng nhân dân. 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của đề tài bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Chương 3: Cơ sơ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân. Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Chương 5: Kết luận và giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
  • 17. 5 CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI 2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ở Việt Nam loại hình tín dụng hợp tác xã được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm từ 1956 - 1990, theo thống kê đến năm 1985 cả nước có 7.160 hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và quỹ tín dụng ở đô thị. Tuy nhiên, các hợp tác xã tín dụng ra đời trong thời kỳ này không căn cứ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, hoạt động chủ yếu dựa vào NHNN, tính tự nguyện không cao, cán bộ thiếu trình độ, kiến thức về quản lý hoạt động. Do đó, khi nền kinh tế đổi mới theo hướng thị trường thì hầu hết các hợp tác xã tín dụng này không chuyển hướng kịp theo cơ chế mới dẫn đến mất khả năng chi trả phải ngừng hoạt động. Đến tháng 6/1993, chỉ có 62 hợp tác xã tín dụng, 10 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được NHNN cấp giấy phép tiếp tục hoạt động. Năm 1993, Thống đốc NHNN trình Chính phủ đề án thí điểm thành lập QTDND ở Việt Nam dựa trên việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các hợp tác xã tín dụng trước đây và mô hình quỹ tín dụng ở một số nước phát triển. Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/TTg cho phép đề án thí điểm thành lập hệ thống QTDND được triển khai với mục tiêu phát triển một mô hình tín dụng hợp tác mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn. Tới 30/6/2018, cả nước có 1.181 QTDND hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với tổng số thành viên tham gia là 1.590.963 thành viên. Tại Lâm Đồng, thực hiện Quyết định của Thủ tướng, ngày 08/01/2015 NHNN Chi nhánh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho QTDND đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng hoạt động tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Cũng trong năm này, NHNN chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện cấp phép hoạt động cho 11 QTDND khác bao gồm 02 QTDND tại thành phố Đà Lạt, 02 QTDND tại huyện Đức Trọng, 03 QTDND tại huyện Di Linh, 04 QTDND tại thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc).
  • 18. 6 Đến cuối năm 2018, tại tỉnh Lâm Đồng có 25 QTDND hoạt động phân bố chủ yếu trên địa bàn thành phố Bảo Lộc (11 đơn vị), huyện Di Linh (05 đơn vị), huyện Đức Trọng (04 đơn vị), thành phố Đà Lạt (03 đơn vị) và huyện Lâm Hà (02 đơn vị) với tổng số 54.002 thành viên tham gia. Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng Stt QTDND Ngày cấp giấy phép 1 Lộc An 08/01/1995 2 B'Lao 10/6/1995 3 Phường 2 20/6/1995 4 Phường 12 03/7/1995 5 Lộc Sơn 03/7/1995 6 Lộc Thanh 13/7/1995 7 Tân Châu 17/7/1995 8 Di linh 18/7/1995 9 Liên Nghĩa 28/7/1995 10 Xuân Trường 29/9/1995 11 Liên Hiệp 21/11/1995 12 Đinh Lạc 24/11/1995 13 Gia Hiệp 07/02/1996 14 Liên Đầm 23/7/1996 15 Liên Phương 05/08/1996 16 Bình Thạnh 26/11/1996 17 Tân Hội 08/12/1996 18 Lộc Thắng 21/8/2007 19 Lộc Phát 25/02/2011 20 Lộc Tiến 17/01/2012 21 Tân Hà 19/01/2012 22 Lộc Châu 31/12/2015 23 Nam Ban 18/3/2016 24 Lộc Nam 21/9/2017 25 Lộc Ngãi 25/12/2017 (Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ thành lập các QTDND)
  • 19. 7 2.1.2. Mô hình hoạt động Căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân thì QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Cơ cấu tổ chức của QTDND bao gồm Hội đồng quản trị (do Đại hội thành viên QTDND bầu ra với số lượng tối thiểu là 3 thành viên), Ban kiểm soát (tối thiểu 3 thành viên) và người điều hành là Giám đốc của QTDND. Ngoài các thành phần trên, QTDND còn phải bố trí một cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ theo yêu cầu và quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các QTDND mới thành lập hoặc quy mô còn nhỏ thì thành viên Ban kiểm soát có thể kiêm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ. Các bộ phận nghiệp vụ chính của QTDND bao gồm bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ. Những thành viên QTDND giữ các chức danh về quản lý, điều hành, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của QTDND phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật như: Có bằng cấp với chuyên ngành phù hợp hoặc đã tham gia các lớp đào tạo theo quy định, có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, từng giữ chức vụ quản lý,... Đại hội thành viên của QTDND phải họp ít nhất 01 lần trong năm với ít nhất 3/4 tổng số thành viên tham dự. Đại hội thông qua một số nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của QTDND như bầu các thành viên trong Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát, đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động năm tiếp theo, quyết định việc tăng/giảm vốn điều lệ, việc chia, tách hoặc sát nhập, hợp nhất QTDND,...
  • 20. 8 CHÚ DẪN Quan hệ bầu Quan hệ kiểm tra Quan hệ kinh doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT TÍN DỤNG NGOÀI THÀNH VIÊN THÀNH VIÊN KHÁCH HÀNG NGÂN QUỸ KẾ TOÁN ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN ` Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND (Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 04/2015/TT-NHNN) 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh - Tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 liên tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt 4.914 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2009 (1.237 tỷ đồng). 03 QTDND có tổng tài sản lớn nhất là QTDND Phường 2, Lộc Sơn và B’Lao với tổng tài sản lần lượt đạt 807 tỷ đồng, 687 tỷ đồng và 616 tỷ đồng, QTDND Liên Đầm có tổng tài sản thấp nhất là 52 tỷ đồng. - Cũng như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng đều qua các năm từ 2009-2018. Đến cuối năm 2018, tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt 355,63 tỷ đồng, trung bình 19,75 tỷ CHỦ SỞ HỮU THÀNH VIÊN
  • 21. 9 đồng/QTDND. QTDND có vốn chủ sở hữu lớn nhất là QTDND Phường 2 đạt 59,79 tỷ đồng, QTDND thấp nhất là QTDND Tân Châu chỉ đạt 3,91 tỷ đồng. - Chất lượng tín dụng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng rất tốt. Nợ xấu bình quân trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2018 luôn thấp hơn 1%. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu các QTDND là 0,09% (4,3 tỷ đồng) thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại tỉnh Lâm Đồng (0,44%). QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là QTDND Đinh Lạc (1,16%) trong khi có đến 07/18 QTDND không phát sinh nợ xấu. Các QTDND còn lại nợ xấu đều thấp dưới 0,6%. - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh các năm trong giai đoạn 2009 - 2018 của các QTDND đều có sự tăng trưởng. Tổng lợi nhuận các QTDND đến cuối năm 2018 là 72,47 tỷ đồng, tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2009. 03 QTDND có lợi nhuận lớn nhất là QTDND Phường 2, Lộc Sơn và B’Lao với lợi nhuận lần lượt đạt 13,5 tỷ đồng, 12,6 tỷ đồng và 12,5 tỷ đồng. QTDND có lợi nhuận thấp nhất trong năm 2018 là QTDND Đinh Lạc 0,4 tỷ đồng. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận 2009 1.237.700 76.242 17.632 2010 1.669.979 95.290 24.104 2011 1.897.706 117.245 31.462 2012 2.410.994 142.358 44.403 2013 2.822.669 173.316 52.079 2014 3.387.709 200.249 54.359 2015 3.679.192 206.405 55.554 2016 4.284.986 230.543 59.451 2017 4.584.840 320.909 66.326 2018 4.914.059 355.632 72.468 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018)
  • 22. 10 2.2. Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Trong giai đoạn 2009 – 2013, ROA trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng có sự tăng trưởng đều đặn tuy nhiên từ năm 2014 đến 2018 ROA của các QTDND giảm mạnh từ 1,74% năm 2013 xuống chỉ còn 1,28% năm 2018. Tương tự, tỷ số ROE trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng giảm từ 27,24% năm 2012 xuống còn 22,73% năm 2014 sau đó có sự tăng trưởng nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2016 tuy nhiên không đáng kể và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 17,51% năm 2018. Có thể thấy, tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng đã có xu hướng giảm rõ rệt trong 5 tới 6 năm liên tục trở lại đây cho thấy hiệu quả hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng ngày càng đi xuống và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thêm vào đó, tỷ suất sinh lợi giữa các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng không đồng đều, có sự chênh lệch cao giữa các QTDND với nhau. Trong giai đoạn 2009 - 2018, một số thời điểm tỷ số ROA của QTDND cao nhất và thấp nhất cách biệt trên 3 lần như trong các năm 2009, 2014, 2015, 2017 và 2018, tương tự tỷ số ROE cách biệt trên 3 lần trong các năm 2009, 2014, 2015, 2016 và 2018. Một số QTDND tỉnh Lâm Đồng một số thời điểm có tỷ suất sinh lợi rất thấp so với trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng, thậm chí kinh doanh thua lỗ như trường hợp phát sinh trong năm 2014 đối với QTDND Phường 12 với tỷ số ROA là -1,38%, tỷ số ROE là – 22,43%. Đến cuối năm 2018, ROA của QTDND cao nhất là QTDND B’Lao đạt 2,04% tuy nhiên QTDND thấp nhất là QTDND Liên Phương chỉ đạt 0,36%, thấp hơn 4,6 lần so với Quỹ cao nhất (-1,68%). Tương tự, chênh lệch tỷ số ROE của QTDND cao nhất là QTDND Lộc Sơn (24,8%) cũng gấp 3,1 lần QTDND thấp nhất là QTDND Đinh Lạc (8%). Có tổng cộng 09 QTDND có ROA thấp hơn trung bình các QTDND và 06 QTDND có tỷ số ROE thấp hơn trung bình các QTDND, điều đáng lưu ý là các QTDND này đều đã hoạt động trên 20 năm, cơ cấu tổ chức và hoạt động đã ổn định tuy nhiên hiệu quả hoạt động vẫn không cao. Điển hình 02 QTDND cùng thành lập năm 1995 là QTDND B’Lao và QTDND Đinh Lạc, trong
  • 23. 11 khi QTDND B’Lao đến cuối năm 2018 là QTDND có ROA cao nhất và ROE đứng thứ 2 (sau QTDND Lộc Sơn) thì QTDND Đinh Lạc lại là QTDND có ROE thấp nhất và ROA chỉ cao hơn QTDND Liên Phương. Bảng 2.3: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 1,62% 1,73% 1,86% 2,08% 2,11% 1,58% 1,80% 1,80% 2,09% 2,04% 2 Lộc Sơn 1,87% 1,53% 1,87% 2,08% 2,17% 1,91% 1,88% 1,58% 1,59% 1,83% 3 Phường 2 1,85% 1,50% 1,77% 2,13% 2,22% 1,98% 1,80% 1,59% 1,66% 1,68% 4 Gia Hiệp 0,46% 0,85% 1,16% 1,42% 1,24% 1,74% 1,19% 1,36% 1,41% 1,66% 5 Lộc Thắng 1,62% 1,50% 1,76% 1,20% 1,65% 1,43% 1,60% 1,45% 1,52% 1,66% 6 Di linh 0,85% 0,91% 1,40% 1,82% 1,70% 1,60% 1,71% 1,69% 1,23% 1,52% 7 Xuân Trường 1,74% 1,42% 1,54% 1,61% 2,13% 1,51% 1,58% 1,30% 1,37% 1,45% 8 Bình Thạnh 2,14% 1,57% 2,00% 1,62% 2,08% 2,41% 1,74% 1,47% 1,63% 1,39% 9 Lộc Thanh 1,20% 1,37% 1,71% 2,03% 1,83% 1,87% 1,44% 1,43% 1,32% 1,38% 10 Liên Nghĩa 1,24% 1,65% 1,86% 1,91% 1,61% 1,44% 1,11% 0,95% 1,25% 1,23% 11 Lộc An 1,37% 1,10% 1,35% 1,23% 1,34% 1,30% 1,14% 1,05% 1,08% 1,21% 12 Tân Hội 0,95% 1,16% 1,35% 1,24% 0,95% 1,34% 1,29% 1,12% 1,16% 1,19% 13 Liên Đầm 0,82% 1,57% 1,41% 2,17% 1,84% 1,62% 1,10% 1,16% 1,13% 1,13% 14 Liên Hiệp 0,77% 0,89% 1,18% 1,34% 1,29% 1,16% 1,12% 0,90% 1,07% 1,06% 15 Phường 12 1,23% 1,47% 1,27% 1,11% 1,08% -1,38% 0,45% 1,47% 0,87% 0,88% 16 Tân Châu 0,04% 1,36% 0,98% 1,64% 2,38% 1,77% 1,50% 1,38% 1,24% 0,87% 17 Đinh Lạc 1,09% 1,20% 1,12% 2,83% 2,64% 2,02% 1,19% 1,29% 0,90% 0,52% 18 Liên Phương 1,12% 1,09% 1,16% 1,27% 1,14% 1,15% 0,69% 0,65% 0,69% 0,36% Trung bình 1,22% 1,33% 1,49% 1,71% 1,74% 1,47% 1,35% 1,31% 1,29% 1,28% (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018)
  • 24. 12 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018) Biểuđồ 2.1: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018 Bảng 2.4: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 Stt Tên QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Lộc Sơn 32,0% 27,8% 30,7% 35,0% 36,4% 33,4% 34,2% 31,6% 22,8% 24,8% 2 B'Lao 31,8% 33,8% 34,2% 36,8% 36,5% 30,0% 32,4% 32,6% 25,5% 23,8% 3 Lộc Thắng 21,7% 29,3% 27,1% 24,5% 32,3% 30,1% 34,2% 36,4% 25,2% 23,2% 4 Phường 2 31,4% 27,0% 28,2% 36,5% 36,6% 34,8% 34,9% 31,2% 23,3% 22,7% 5 Gia Hiệp 10,3% 20,0% 19,8% 22,4% 26,1% 27,0% 28,5% 31,5% 22,4% 20,7% 6 Lộc Thanh 19,4% 24,0% 28,3% 32,2% 29,4% 27,0% 24,5% 24,7% 20,0% 19,6% 7 Di linh 17,5% 20,4% 29,3% 39,1% 32,0% 28,9% 29,9% 28,7% 17,2% 19,3% 8 Lộc An 18,7% 25,1% 23,9% 19,5% 19,4% 20,0% 24,8% 24,2% 19,5% 18,7% 9 Liên Nghĩa 22,4% 31,2% 26,9% 36,1% 28,9% 26,7% 19,8% 16,4% 17,8% 18,5% 10 Xuân Trường 17,7% 15,7% 26,0% 31,5% 31,9% 24,4% 25,5% 22,5% 18,3% 18,2% 11 Liên Hiệp 15,0% 18,2% 22,1% 22,6% 19,7% 20,1% 21,0% 19,3% 18,6% 18,1% 12 Tân Hội 12,6% 16,6% 17,6% 17,1% 13,5% 18,4% 20,3% 19,1% 18,1% 18,0% 13 Liên Đầm 8,1% 15,5% 11,5% 16,7% 17,3% 21,8% 23,4% 21,8% 15,3% 14,9% 14 Tân Châu 0,4% 17,7% 14,4% 19,0% 20,5% 20,6% 22,0% 21,1% 17,8% 13,7% 15 Phường 12 19,1% 18,6% 18,4% 18,7% 16,9% -22,4% 10,9% 28,5% 14,7% 13,6% 16 Bình Thạnh 17,0% 17,2% 22,5% 17,4% 18,4% 17,7% 9,7% 10,5% 10,8% 11,3% 17 Liên Phương 14,5% 18,3% 21,6% 24,5% 23,9% 23,0% 14,5% 14,1% 13,5% 8,1% 18 Đinh Lạc 16,1% 16,8% 14,9% 40,9% 36,8% 27,7% 20,8% 22,9% 13,2% 8,0% Trung bình 18,10% 21,84% 23,19% 27,24% 26,47% 22,73% 23,97% 24,28% 18,55% 17,51% (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018) 3,50% 3,00% 2,83% 2,64% 2,41% 2,50% 2,14% 2,00% 2,09% 1,88% 2,04% 2,00% 1,73% 1,71% 1,74% 1,80% 1,50% 1,22% 1,33% 1,49% 1,47% 1,35% 1,31% 1,29% 1,28% 0,98% 1,11% 0,95% 1,00% 0,85% 0,65% 0,69% 0,45% 0,36% 0,50% 0,04% 0,00% -0,50% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 -1,00% -1,38% -1,50% -2,00% Cao nhất Trung bình Thấp nhất
  • 25. 13 50,0% 40,9% 40,0% 32,0% 33,8% 34,2% 36,8% 34,8% 34,9% 36,4% 30,0% 27,24% 26,47% 24,28% 25,5% 24,8% 18,10% 20,0% 21,84% 15,49% 23,19% 22,73% 23,97% 16,66% 18,55% 17,51% 11,55% 13,49% 10,47% 10,83% 10,0% 0,0% -10,0% -20,0% -30,0% Cao nhất Trung bình Thấp nhất 9,72% 7,97% 0,44% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 -22,43% (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018) Biểu đồ 2.2: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018 Qua các phân tích trên, có thể thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng giảm sút rõ rệt. Đặc biệt, một số QTDND có tỷ suất sinh lợi quá thấp, hiệu quả kinh doanh không cao thậm chí thua lỗ do đó có sức chịu đựng kém đối với các rủi ro liên quan đến lòng tin của người gửi tiền cũng như các thành viên tham gia góp vốn và các rủi ro khác. Thực tế cho thấy, dưới ảnh hưởng thông tin tiêu cực từ các QTDND tại tỉnh Đồng Nai cuối năm 2017, một số QTDND tỉnh Lâm Đồng đã có hiện tượng thành viên rút tiền gửi cũng như rút vốn góp ảnh hưởng một phần tới khả năng thanh khoản của các QTDND. Nếu như trước năm 2017 các QTDND đều có sự tăng trưởng huy động dương qua các năm thì đến cuối năm 2017 có 7/18 QTDND tăng trưởng vốn huy động âm với tổng số chênh lệch so với năm 2016 là 56,9 tỷ đồng. Trong các QTDND có hiện tượng khách hàng rút tiền, giảm số dư vốn huy động có cả các QTDND có tỷ suất sinh lợi cao trên tỉnh Lâm Đồng như QTDND B’Lao, Phường 2, Lộc Sơn. Đến 2018, mặc dù vẫn có 6/18 QTDND tăng trưởng vốn huy động âm tuy nhiên tổng số chênh lệch so với năm 2017 đã giảm còn 54 tỷ đồng. Đặc biệt, ở 03 QTDND có tỷ suất sinh lợi cao nêu trên không còn hiện tượng khách
  • 26. 14 hàng rút tiền gửi, tăng trưởng vốn huy động đạt lần lượt là 1,4%, 7% và 10,8%. Thêm vào đó, nếu có biến cố xảy ra, người gửi tiền lo ngại trước những tin đồn không tốt về hoạt động của QTDND dẫn đến rút tiền hàng loạt thì một QTDND có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận tích lũy nhiều có thể tạm thời sử dụng nguồn vốn tự có, lợi nhuận tích lũy để tạm thời sử dụng chi trả cho những yêu cầu rút tiền này và duy trì việc đảm bảo khả năng chi trả trong thời gian lâu hơn so với các QTDND có tình hình kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng liên tục giảm sút trong thời gian qua cùng với nhiều thông tin tiêu cực từ các QTDND trong nước thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng là việc rất cần thiết để từ đó có các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng, đảm bảo cho các QTDND hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Mặt khác, trên thế giới và tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của TCTD. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng được công bố. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 giới thiệu mô hình hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển, kết quả hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Chương 2 đã tập trung làm nổi bật xu hướng đi xuống của tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua, liên hệ thực tế với những thông tin tiêu cực về QTDND trong nước ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng từ đó nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
  • 27. 15 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Tại nhiều quốc gia trên thế giới, QTDND (tên gọi ở Việt Nam) được xem như là một ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ. Tại Việt Nam, QTDND là một tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho vay như ngân hàng thương mại (Trương Đông Lộc, 2016). Do chức năng hoạt động tín dụng khá tương đồng như vậy nên ngoài lược khảo bài nghiên cứu đối tượng là QTDND, luận văn lược khảo thêm một vài nghiên cứu tiêu biểu khác về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại. 3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân 3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân Theo Seibel (2009), QTDND là một tổ chức tài chính chính thức hoạt động dưới dạng hợp tác xã tín dụng nông thôn, tự huy động các nguồn lực để hoạt động kinh doanh và mở rộng phát triển từ nguồn lợi nhuận tạo ra tuy nhiên phải tuân thủ các khung pháp lý, thực thi đầy đủ các tiêu chuẩn thận trọng dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. Theo Trần Thị Thanh Tú và Trần Bình Minh (2016), QTDND là hợp tác xã kết hợp tiết kiệm và tín dụng phục vụ người nghèo ở khu vực nông thôn và người có hoàn cảnh khó khăn nơi không có tổ chức tài chính chính thức khác. Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010), QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập một cách tự nguyện dưới mô hình hợp tác xã bởi các pháp nhân, cá nhân hay hộ gia đình. QTDND thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ các thành viên phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống. 3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư 04/2015/TT-NHNN thì hoạt động của QTDND bao gồm:
  • 28. 16 - Huy động vốn: QTDND được thực hiện nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của các khách hàng là thành viên của QTDND và các khách hàng không phải là thành viên của QTDND tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ nhận tiền gửi trong thành viên phải bảo đảm tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND. Ngoài huy động vốn bằng nhận tiền gửi, QTDND còn có thể huy động vốn thông qua việc vay vốn điều hòa, vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác (trừ QTDND khác) và nhận ủy thác vốn cho vay từ Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước. - Hoạt động cho vay: QTDND thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng là thành viên của QTDND. Riêng đối với trường hợp khách hàng chưa phải là thành viên, QTDND chỉ thực hiện cho vay đối với khách hàng có tiền gửi tại QTDND và khách hàng là hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của QTDND. Trong hoạt động cho vay, cũng như các NHTM, QTDND phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng và phải tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định trong hoạt động cho vay của mình. - Hoạt động khác: Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, QTDND còn được phép thực hiện một số hoạt động dịch vụ khác như cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, các dịch vụ về tư vấn tài chính, ngân hàng cho các thành viên của quỹ… 3.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân - Tương trợ các thành viên cùng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống: Được thành lập dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên là các cá nhân, hộ gia đình sinh sống với nhau trên cùng một địa bàn do đó QTDND là tổ chức đầu mối liên kết các thành viên giúp đỡ nhau cùng phát triển rất hiệu quả. Các thành viên tham gia QTDND có thể giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho nhau để cùng nhau phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống của các thành viên. Ngoài ra, khi tham gia
  • 29. 17 QTDND, các thành viên còn có thể được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình và hỗ trợ ngược lại các thành viên khác. Thành viên QTDND cũng được hưởng các quyền lợi của QTDND với tư cách là chủ sở hữu như được chi lãi vốn góp, được tham gia biểu quyết quyết định các vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động của QTDND thông qua Đại hội thành viên được tổ chức hàng năm. - Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ tín dụng, ngân hàng đặc biệt là người dân ở khu vưc kinh tế nông nghiêp - nông thôn: QTDND góp phần tạo thêm một kênh cung cấp các dịch vụ về tín dụng, ngân hàng cho người dân trên địa bàn hoạt động của mình đặc biệt là các địa bàn nông thôn nơi mạng lưới NHTM chưa có. Người dân khi tham gia thành viên của QTDND sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm, dịch vụ do QTDND cung cấp với tư cách vừa là khách hàng vừa là thành viên của QTDND. Qua hoạt động huy động vốn của QTDND, người dân sẽ nâng cao được ý thức tiết kiệm và tích lũy. Đồng vốn nhàn rỗi của người dân sẽ được huy động để tiếp tục phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh từ đó hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, thông qua hoạt động tư vấn tài chính, ngân hàng, cung cấp thông tin sẽ nâng cao dần trình độ, nhận thức của người dân ở vùng nông thôn, tránh được các tệ nạn về cho vay nặng lãi. 3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân 3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi - Lợi nhuận: Theo Rose và Hudgins (2004) lợi nhuận của ngân hàng là phần chênh lệch giữa các khoản thu nhập của ngân hàng (thu nhập từ lãi cho vay, các loại phí dịch vụ, thu nhập khác) và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra các khoản thu nhập này (lãi chi trả cho tiền gửi của khách hàng, tiền lương người lao động, tiền thuế, chi phí dự phòng…). Lợi nhuận là tiêu chí quan trọng tuy nhiên khi dùng lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thì chưa đầy đủ vì lợi nhuận không phản ánh được tỷ lệ thu nhập đạt được của ngân hàng trên 1 đơn vị tài sản. Do đó, để đánh giá chính xác hơn tình hình họat động của ngân hàng
  • 30. 18 người ta sử dụng tỷ suất sinh lợi. - Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi là các tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào có tỷ suất sinh lợi càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó càng hiệu quả và ngược lại. 3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi 3.2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA) - Khái niệm: Theo Rose và Hudgins (2004), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một tỷ số thể hiện tính hiệu quả của công tác quản lý, tỷ số này phản ánh năng lực của ban lãnh đạo trong việc chuyển đổi tài sản của ngân hàng trở thành thu nhập ròng. - Công thức tính: ROA = Thu nhập ròng Tổng tài sản - Ý nghĩa: ROA cho thấy được một đồng tài sản của ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. ROA giúp các nhà quản lý ngân hàng và các nhà đầu tư thấy được tài sản của ngân hàng có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Tỷ số ROA càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả. Về cấu trúc, tài sản ngân hàng gồm nguồn vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả. Các ngân hàng có đòn bẩy tài chính thấp hay nợ phải trả thấp thường sẽ có ROA cao trong khi ROE thấp do vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó lớn. Việc phân tích dựa vào ROE sẽ bỏ qua các rủi ro liên quan đến đòn bẩy tài chính do ROE chỉ tập trung vào nguồn vốn chủ sở hữu nên ROA được xem như là tỷ số tài chính đánh giá lợi nhuận tốt hơn ROE. 3.2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) - Khái niệm: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đo lường thu nhập từ phần vốn góp của các chủ sở hữu ngân hàng. Nó phản ánh thu nhập mà các cổ đông của ngân hàng có thể nhận được từ việc đầu tư tài sản của mình vào ngân hàng. Công thức tính:
  • 31. 19 ROE = Thu nhập ròng Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: ROE phản ánh lợi nhuận mà các cổ đông có thể được hưởng dựa trên vốn góp của họ và được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của các cổ đông. Nó cho thấy được số tiền lợi nhuận có thể tạo ra được từ một đồng vốn chủ sở hữu. ROE càng cao cho thấy ngân hàng sử dụng vốn của các cổ đông càng hiệu quả. ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả. Ngoài ra, đối với một ngân hàng có ROE thấp sẽ thiếu lợi nhuận tích lũy từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh do các yếu tố pháp lý ràng buộc liên quan đến tỷ lệ vốn được đầu tư tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. ROE bằng ROA nhân với tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu do đó ROE còn thường được gọi là hệ số nhân vốn ngân hàng. 3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân 3.3.1. Các yếu tố nội tại 3.3.1.1. Quy mô tổng tài sản Trong hầu hết các nghiên cứu về tài chính, quy mô ngân hàng thường được đo lường dựa trên quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Tài sản là nguồn lực do ngân hàng kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của ngân hàng hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà ngân hàng chi ra. Khi nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi, biến quy mô tổng tài sản thường được đưa vào để xem xét tác động trong nhiều công trình nghiên cứu như Anbar và Alper (2011), Masood và Ashraf (2012), Owoputi và cộng sự (2014), Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). 3.3.1.2 Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu đầu tư nên ngân hàng không phải cam kết thanh toán. Ngân hàng có quyền sử dụng linh hoạt nguồn vốn này một cách chủ động sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn nhưng lại là điều kiện cần thiết để ngân hàng hoạt động. Nguồn
  • 32. 20 vốn chủ sở hữu ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển quy mô ngân hàng, là cơ sở để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Điển hình các công trình nghiên cứu đã tìm ra tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Abreu và Mendes (2001), Alexiou và Sofoklis (2009), Ramadan và cộng sự (2011), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017). 3.3.1.3. Tăng trưởng vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Tại một số nghiên cứu thực nghiệm, tăng trưởng vốn huy động là tiêu chí đo lường tăng trưởng của các ngân hàng. Các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vốn huy động càng cao thì càng có nhiều điều kiện để có thể mở rộng hoạt động cho vay và vì vậy lợi nhuận sẽ gia tăng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vì lợi nhuận ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của việc sử dụng vốn (Dietrich và Wanzenried, 2011; Dietrich và Wanzenried, 2014; Trương Đông Lộc, 2016). 3.3.1.4. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là những khoản cho vay mà ngân hàng không còn được người vay trả nợ tiền gốc hoặc tiền lãi theo lịch trả nợ đã thỏa thuận trước. Tỷ lệ nợ xấu thường được dùng làm chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng, nó thể hiện sức khỏe tài chính của ngân hàng và có mối quan hệ mật thiết với lợi nhuận ngân hàng. Ảnh hưởng đầu tiên của nợ xấu đến lợi nhuận của ngân hàng là ngân hàng sẽ không còn thu được tiền lãi từ tài sản tài chính của mình, tiếp theo là việc phải trích lập dự phòng dẫn đến những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của tỷ lệ nợ xấu đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Masood và Ashraf (2012), Owoputi và cộng sự (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Abel và Roux (2016). 3.3.2. Các yếu tố vĩ mô 3.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản lượng quốc gia. Nền kinh tế càng phát triển giúp các ngân hàng hoạt động càng có
  • 33. 21 hiệu quả thông qua việc kích cầu tiêu dùng và đầu tư cũng như tạo triển vọng lạc quan đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Gul và cộng sự (2011) khi nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2005 - 2009 đã kết luận tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến ROA và ROE của ngân hàng. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác cũng tìm ra kết quả tương tự như Dietrich và Wanzenried (2011), Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). 3.3.2.2. Lạm phát Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để đánh giá. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh lạm phát có tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Abreu và Mendes (2001), Athanasoglou và cộng sự (2006), Gul và cộng sự (2011), Owoputi và cộng sự (2014), Dietrich và Wanzenried (2014). 3.4. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã chia các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thành ba nhóm nhân tố chính bao gồm: Đặc điểm nội tại của ngân hàng (Bank specific factor), đặc điểm cấu trúc ngành ngân hàng (Banking industry specific factor) và đặc điểm kinh tế vĩ mô (Macroeconomic factor) (Athanasoglou và cộng sự, 2006; Karim và cộng sự, 2010; Owoputi và cộng sự, 2014). Một số nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng dựa vào các biến đại diện cho cả ba nhân tố như Athanasoglou và cộng sự (2006) nghiên cứu ngân hàng tại Hy Lạp; Karim và cộng sự (2010) nghiên cứu ngân hàng Hồi giáo Châu Phi; Owoputi và cộng sự (2014) nghiên cứu ngân hàng tại Nigeria… Trong khi một số nghiên cứu khác chỉ tiến hành nghiên cứu các biến thuộc nhóm nhân tố về đặc điểm nội sinh của ngân hàng và đặc điểm kinh tế vĩ
  • 34. 22 mô như Sufian và Habibullah (2009) nghiên cứu ngân hàng tại Trung Quốc; Anbar và Alper (2011) nghiên cứu ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Masood và Ashraf (2012) nghiên cứu các ngân hàng Hồi giáo tại 12 quốc gia khác nhau;.... Đặc biệt, một số nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu duy nhất nhóm nhân tố liên quan đến các đặc điểm nội sinh của ngân hàng tác động tới tỷ suất sinh lợi như Al-Omar và Al- Mutairi (2008) nghiên cứu ngân hàng tại Kuwait, Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu ngân hàng tại Paskistan, Rahaman và Akhter (2015) nghiên cứu ngân hàng Hồi giáo tại Bangladesh. Đối tượng của các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết khác nhau về không gian hoặc thời gian. Một số nghiên cứu được thực hiện trên một quốc gia cụ thể trong khi một số nghiên cứu khác được thực hiện trên nhiều quốc gia, khu vực. Điển hình cho những nghiên cứu đối với các ngân hàng nằm trong một quốc gia cụ thể như Rosly và Bakar (2003) nghiên cứu tại Malaysia, Athanasoglou và cộng sự (2006) tại Hy Lạp hay Owoputi và cộng sự (2014) nghiên cứu tại Nigeria. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến nhiều quốc gia được thực hiện bởi Molyneux và Thornton (1992) nghiên cứu tại khu vực Châu Âu, Karim và cộng sự (2010) nghiên cứu tại các quốc gia Châu Phi hay Masood và Ashraf (2012) nghiên cứu tại 12 quốc gia ở Châu Á và Châu Phi. 3.4.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự Athanasoglou và cộng sự (2006) đã chia các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thành ba nhóm tương ứng với ba giả thuyết cần kiểm định, cụ thể: - Nhóm thứ nhất là nhóm các yếu tố nội tại liên quan đến hiệu quả hoạt động, rủi ro tài chính và quy mô ngân hàng. - Nhóm yếu tố quyết định thứ hai là các yếu tố cấu trúc ngành tác động đến lợi nhuận ngân hàng không liên quan đến hoạt động quản lý của ngân hàng bao gồm mức độ tập trung và tình trạng sở hữu. - Nhóm các yếu tố quyết định thứ ba liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mô mà hệ thống ngân hàng hoạt động. Athanasoglou và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố nội tại, cấu trúc
  • 35. 23 ngành và kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 bằng mô hình GMM. Nghiên cứu cho kết quả là ngoại trừ quy mô thì các yếu tố nội tại đều có tác động đến ROA trong đó vốn chủ sở hữu, năng suất lao động tác động tích cực trong khi yếu tố về chi phí hoạt động và rủi ro tín dụng thì tác động tiêu cực. Đối với các yếu tố cấu trúc ngành thì cấu trúc sở hữu và sự tập trung ngành tác động không đáng kể đến ROA. Cuối cùng, các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát và chu kỳ kinh tế tác động tích cực đến ROA của các ngân hàng. 3.4.2. Nghiên cứu của Masood và Ashraf Masood và Ashraf (2012) xem xét các yếu tố nội tại và vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Hồi giáo dựa trên số liệu của 25 ngân hàng Hồi giáo thuộc 12 quốc gia tại Trung Đông, Đông Á, Châu Phi và Nam Á bao gồm Bahrain, Bangladesh, Indonesia, Kuwait, Malaysia, Pakistan, Qatar, Ả Rập Saudi, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Yemen trong giai đoạn 2005 – 2010. Sử dụng mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định, kết quả nghiên cứu cho thấy trong các yếu tố nội tại tác động đối với ROA thì các yếu tố về quy mô tổng tài sản, hiệu quả quản lý tài sản, đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính tác động cùng chiều trong khi các yếu tố tỷ lệ nợ xấu, tiền gửi huy động, chi phí hoạt động tác động ngược chiều. Về tác động đối với ROE, các yếu tố về hiệu quả quản lý tài sản và rủi ro tài chính có tác động cùng chiều, các yếu tố về tỷ lệ nợ xấu, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động và đòn bẩy tài chính tác động nghịch chiều. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy các biến vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát có ảnh hưởng tới ROA và ROE của ngân hàng. 3.4.3. Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự Tại Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi đối với đối tượng là các NHTM tại Việt Nam, điển hình như nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017), Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Trong đó, nghiên cứu Hồ Thị Lam và cộng sự (2017) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
  • 36. 24 Nam giai đoạn 2007 - 2015 thông qua 02 tỷ số ROA và ROE dựa trên mẫu dữ liệu của 35 NHTM. Nghiên cứu đã lần lượt thực hiện hồi quy trên cả 03 mô hình OLS, FEM, REM và sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục khuyết tật của mô hình. Nghiên cứu cho kết quả các biến quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn cho vay so với tiền gửi, vốn chủ sở hữu và GDP tác động cùng chiều với ROA; các biến thời gian hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tác động nghịch chiều với ROA. Đối với ROE, các biến quy mô tổng tài sản, thị phần NHTM, lãi suất, tỷ lệ vốn cho vay so với tổng tiền gửi, GDP tác động cùng chiều trong khi các biến vốn chủ sở hữu, chi phí dự phòng, chi phí hoạt động, thời gian hoạt động, lạm phát tác động nghịch chiều. Nghiên cứu không tìm thấy tác động của thị phần NHTM, lãi suất và lạm phát đến ROA của ngân hàng. 3.4.4. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc Đối với đối tượng nghiên cứu là các QTDND tại Việt Nam có nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2016) dựa trên số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 121 QTDND khu vực đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012 với tổng số 363 quan sát. Mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định được sử dụng để tìm ra mối quan hệ giữa các biến quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát với biến ROA. Kết quả cho thấy ROA của các QTDND khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mối tương quan thuận với quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng vốn huy động nhưng lại có tương quan nghịch chiều với nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát không tác động tới ROA của các QTDND khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 3.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu dạng bảng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đo lường số lượng do đó nó được áp dụng cho việc nghiên cứu các hiện tượng có thể được thể hiện dưới dạng số lượng (Kothari, 2004).
  • 37. 25 Đối với việc lựa chọn dữ liệu bảng vì do dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp được cả tính chất của dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. Theo Gujarati (2011) thì dữ liệu bảng giúp phát hiện và đo lường những ảnh hưởng mà ta không thể quan sát được nếu chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo theo không gian. Việc kết hợp dữ liệu theo thời gian và không gian làm cho dữ liệu bảng có nhiều thông tin hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 18 QTDND tỉnh Lâm Đồng (dữ liệu chéo theo không gian) trong khoảng thời gian 10 năm từ 2009 – 2018 (dữ liệu chuỗi thời gian) vì vậy việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ phù hợp hơn so với việc chỉ sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu chéo theo không gian. Sử dụng phần mềm Stata 14.0 để xử lý dữ liệu. 3.5.1. Các mô hình ước lượng - Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS) Việc ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares) được coi phương pháp tiếp cận đơn giản nhất khi không xem xét tới phương diện thời gian và không gian của dữ liệu gộp (Gujarati, 2011). Phương pháp này xếp chồng lên nhau 10 quan sát của từng QTDND, qua đó ta có tổng cộng 180 quan sát cho từng biến trong mô hình. - Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM) Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS giả định rằng tất cả các hệ số trong mô hình đều không thay đổi qua các năm và theo từng QTDND. Tuy nhiên, thực tế, mỗi QTDND là những thực thể riêng biệt có những đặc điểm riêng và những đặc điểm này đều có thể ảnh hưởng đến từng biến độc lập trong mô hình. Như vậy, phương pháp Pooled OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không kiểm soát được các tác động riêng biệt này. Với mô hình ảnh hưởng có định hoặc mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt này. Trong đó mô hình FEM xem xét đến đặc điểm của từng QTDND với giả định
  • 38. 26 đặc điểm của từng QTDND bất biến theo thời gian và có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập (Gujarati, 2011). - Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) Giống như FEM, REM xem xét đến sự khác biệt giữa đặc điểm riêng của các QTDND tuy nhiên REM cho rằng sự khác biệt trong đặc điểm của từng đối tượng được chứa đựng trong sai số ngẫu nhiên và nó không tương quan với các biến độc lập trong mô hình. Mỗi đối tượng sẽ tồn tại một hệ số cắt riêng và hệ số này không phải là tham số cố định (Gujarati, 2011). 3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp Luận văn sử dụng các công cụ để kiểm định những giả thuyết quan trọng của mỗi mô hình đã trình bày, từ đó lựa chọn mô hình ước phù hợp nhất, cụ thể: - Lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM Hạn chế của phương pháp OLS là không phản ánh được sự khác biệt của từng QTDND đến tỷ suất sinh lợi chung. Mỗi QTDND sẽ có những đặc điểm và tỷ suất sinh lợi không giống nhau do có sự khác nhau về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu… Do vậy, để lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM luận văn sử dụng kiểm định F test với giả định: H0: Không có sự khác nhau giữa đặc điểm của các QTDND H1: Có sự khác nhau giữa đặc điểm các QTDND Nếu kiểm định F-test cho giá trị p-value < 5% thì bác bác bỏ giả thiết H0, chấp thuận giả thiết H1 điều này nghĩa là có sự khác nhau giữa đặc điểm các QTDND tác động vào mô hình. Do đó, FEM là mô hình phù hợp hơn trong trường hợp này hoặc ngược lại. - Lựa chọn giữa Pooled OLS và REM Phương pháp nhân tử Lagrange với kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng để xác định sự phù hợp trong việc lựa chọn giữa Pooled OLS và REM. Phương pháp kiểm định này có các giả thiết như sau: H0: Phần sai số của mô hình không tồn tại tác động ngẫu nhiên. H1: Phần sai số của mô hình có tác động ngẫu nhiên.
  • 39. 27 Nếu kết quả kiểm định Bruesch-Pagan cho giá trị p-value < 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp thuận giả thuyết H1 tức là phần sai số của mô hình tồn tại tác động ngẫu nhiên. Do đó, ta có thể kết luận trong trường hợp này REM là phù hợp hơn so với Pooled OLS hoặc ngược lại. - Lựa chọn giữa FEM và REM Điểm khác biệt giữa FEM và REM xoay quanh mối tương quan giữa thành phần sai số theo từng đơn vị εi và các biến độc lập. Nếu giả định rằng εi và các biến độc lập không tương quan thì REM phù hợp hơn, ngược lại nếu εi và các biến độc lập tương quan thì FEM phù hợp hơn. Kiểm định do Hausman xây dựng vào năm 1978 giúp lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM (Gujarati, 2011). Kiểm định Hausman xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không. Kiểm định có các giả thiết bao gồm: H0: εi và các biến độc lập không tương quan; H1: εi và các biến độc lập có tương quan Nếu kết quả kiểm định Hausman cho kết quả p-value < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0, chấp thuận giả thiết H1 tức là có sự tương quan giữa εi và các biến độc lập, do vậy mô hình ước lượng FEM là phù hợp hơn so với REM hoặc ngược lại. 3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy Theo Gujarati (2011) kết quả ước lượng mô hình hồi quy chỉ có hiệu quả giải thích nếu các điều kiện giả định của mô hình được thỏa mãn. Một mô hình có một hoặc một số các điều kiện giả định không thỏa mãn gọi là mô hình có tồn tại các khuyết tật. Các khuyết tật của mô hình có mức ảnh hưởng khác nhau đến kết quả hồi quy trong đó có một số khuyết tật ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tượng đa cộng tuyến cao, tự tương quan và phương sai thay đổi là các khuyết tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hồi quy. - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, một trong những giả định quan trọng là không có mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo giữa các biến độc lập. Nếu có một hoặc nhiều mối quan hệ tuyến tính như vậy giữa các biến độc lập thì chúng ta
  • 40. 28 gọi là đa cộng tuyến. Khi các biến giải thích bị hiện tượng đa cộng tuyến cao thì kết quả thống kê trở nên không vững vì khó tách biệt tác động riêng của mỗi biến lên biến phụ thuộc (Gujarati, 2011). Sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF) có thể kiểm tra việc có hay không hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến độc lập. - Kiểm định phương sai của sai số thay đổi Trong hồi quy dữ liệu chéo, một trong các vấn đề thường gặp là phương sai của sai số thay đổi. Khi có hiện tương phương sai của sai số thay đổi, các kiểm định t và F dựa trên các giả định chuẩn của mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu bảng thông thường không còn đáng tin cậy dẫn đến kết luận sai lầm về ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy trong mô hình. Phương pháp kiểm định nhân tử Breusch-Pagan Lagrange là một trong những phương pháp phát hiện được vấn đề này (Gujarati, 2011). Các giả thiết của kiểm định Breusch-Pagan Lagrange như sau: H0: Phần sai số của mô hình không tồn tại tác động ngẫu nhiên. H1: Phần sai số của mô hình có tác động ngẫu nhiên. Nếu kết quả kiểm định Bruesch-Pagan cho giá trị p-value < 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp thuận giả thuyết H1 tức là phần sai số của mô hình tồn tại tác động ngẫu nhiên hay có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình hoặc ngược lại. - Kiểm định hiện tượng tự tương quan Một vấn đề phổ biến trong phân tích hồi quy liên quan đến chuỗi thời gian là hiện tượng tự tương quan tức là tồn tại sự tương quan giữa các sai số trong mô hình. Cũng giống như hiện tượng phương sai thay đổi, nếu các sai số có hiện tượng tự tương quan trong mô hình thì các sai số chuẩn ước lượng không còn đáng tin cậy dẫn đến các kiểm định t và F không có hiệu lực (Gujarati, 2011). Để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình, luận văn dùng kiểm định Wooldridge tại phần mềm Stata với các giả thiết như sau: H0: Không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình;
  • 41. 29 H1: Có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình. Nếu kết quả kiểm định Wooldridge cho kết quả p-value < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 nghĩa là có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình hoặc ngược lại. - Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi hoặc/và tự tương quan Nếu kết quả từ các kiểm định trên phát hiện mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi hoặc/và tự tương quan, phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi sẽ được sử dụng để khắc phục các khuyết tật này của mô hình. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày tổng quan về QTDND, cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại QTDND. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi QTDND được phân tích bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Chương 3 cũng trình bày các công trình nghiên cứu trước đây nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM và công trình nghiên cứu của tác giả Trương Đông Lộc áp dụng đối với đối tượng là QTDND. Ngoài ra, nội dung chương cũng đề cập đến phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận văn làm cơ sở để phân tích các yếu tố tác động đến tỷ sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng trình bày trong chương 4.
  • 42. 30 Đồng CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG 4.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm 4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Trong giai đoạn 2009 - 2018, hầu hết các QTDND tỉnh Lâm Đồng đều có ROA dương, chỉ có QTDND Liên Phương có ROA -1,38% năm 2014. Nhìn chung, ROA trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng chia thành 02 giai đoạn: + Giai đoạn 2009 – 2012 ROA trung bình của các QTDND tăng trưởng liên tục từ 1,22% lên 1,74%. Trong đó, QTDND Tân Châu có ROA tăng trưởng cao nhất, nếu như năm 2009 ROA của QTDND này chỉ đạt 0,09% thì đến năm 2013 đạt 2,38% (tăng 2,34%). + Giai đoạn tiếp theo 2013 – 2018 ROA trung bình của các QTDND tỉnh Lâm Đồng lại có sự suy giảm liên tục. Đến cuối năm 2018, ROA trung bình giảm chỉ còn 1,28% (giảm 0,46% so với năm 2013). Trong đó, QTDND Đinh Lạc là có ROA giảm mạnh nhất chỉ còn 0,52% năm 2018 (giảm 2,12% so với năm 2013). QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất cũng có sự dịch chuyển trong giai đoạn 2009 – 2018. Năm 2009, QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất lần lượt là QTDND Bình Thạnh (2,14%) và QTDND Tân Châu (0,04%), đến năm 2018 QTDND có ROA cao nhất và thấp nhất lần lượt là QTDND B’Lao (2,04%) và QTDND Liên Phương (0,36%).
  • 43. 31 Bảng 4.1: ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: % Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 1,62 1,73 1,86 2,08 2,11 1,58 1,80 1,80 2,09 2,04 2 Phường 2 1,85 1,50 1,77 2,13 2,22 1,98 1,80 1,59 1,66 1,68 3 Lộc Sơn 1,87 1,53 1,87 2,08 2,17 1,91 1,88 1,58 1,59 1,83 4 Liên Nghĩa 1,24 1,65 1,86 1,91 1,61 1,44 1,11 0,95 1,25 1,23 5 Tân Hội 0,95 1,16 1,35 1,24 0,95 1,34 1,29 1,12 1,16 1,19 6 Liên Phương 1,12 1,09 1,16 1,27 1,14 1,15 0,69 0,65 0,69 0,36 7 Liên Hiệp 0,77 0,89 1,18 1,34 1,29 1,16 1,12 0,90 1,07 1,06 8 Lộc Thanh 1,20 1,37 1,71 2,03 1,83 1,87 1,44 1,43 1,32 1,38 9 Xuân Trường 1,74 1,42 1,54 1,61 2,13 1,51 1,58 1,30 1,37 1,45 10 Di linh 0,85 0,91 1,40 1,82 1,70 1,60 1,71 1,69 1,23 1,52 11 Lộc An 1,37 1,10 1,35 1,23 1,34 1,30 1,14 1,05 1,08 1,21 12 Bình Thạnh 2,14 1,57 2,00 1,62 2,08 2,41 1,74 1,47 1,63 1,39 13 Lộc Thắng 1,62 1,50 1,76 1,20 1,65 1,43 1,60 1,45 1,52 1,66 14 Gia Hiệp 0,46 0,85 1,16 1,42 1,24 1,74 1,19 1,36 1,41 1,66 15 Phường 12 1,23 1,47 1,27 1,11 1,08 -1,38 0,45 1,47 0,87 0,88 16 Đinh Lạc 1,09 1,20 1,12 2,83 2,64 2,02 1,19 1,29 0,90 0,52 17 Liên Đầm 0,82 1,57 1,41 2,17 1,84 1,62 1,10 1,16 1,13 1,13 18 Tân Châu 0,04 1,36 0,98 1,64 2,38 1,77 1,50 1,38 1,24 0,87 Trung bình 1,22 1,33 1,49 1,71 1,74 1,47 1,35 1,31 1,29 1,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Gần giống với ROA, trong giai đoạn 2009 – 2012 ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng có sự tăng trưởng liên tục. Đến năm 2012 ROE các QTDND đạt 27,2%, tăng 9,1% so với năm 2009 tuy nhiên lại sụt giảm trong 02 năm 2013 (26,5%) và 2014 (22,7%). Năm 2014 – 2015, ROE các QTDND có sự phục hồi tuy nhiên không đáng kể và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2017 – 2018. Cuối năm 2018, ROE trung bình các QTDND chỉ còn 17,5%, giảm 9,7% so với thời điểm cao nhất năm 2012 và giảm 0,6% so với năm 2009. Trong đó, 8/18 QTDND có ROE năm 2018 đều giảm so với năm 2009. Tương tự như ROA, ROE trong giai đoạn 2009 – 2018 của hầu hết các QTDND tỉnh Lâm Đồng đều dương, riêng QTDND Phường 12 có ROE âm năm
  • 44. 32 2014 (-2,4%). Bảng 4.2: ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: % Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 31,8 33,8 34,2 36,8 36,5 30,0 32,4 32,6 25,5 23,8 2 Phường 2 31,4 27,0 28,2 36,5 36,6 34,8 34,9 31,2 23,3 22,7 3 Lộc Sơn 32,0 27,8 30,7 35,0 36,4 33,4 34,2 31,6 22,8 24,8 4 Liên Nghĩa 22,4 31,2 26,9 36,1 28,9 26,7 19,8 16,4 17,8 18,5 5 Tân Hội 12,6 16,6 17,6 17,1 13,5 18,4 20,3 19,1 18,1 18,0 6 Liên Phương 14,5 18,3 21,6 24,5 23,9 23,0 14,5 14,1 13,5 8,1 7 Liên Hiệp 15,0 18,2 22,1 22,6 19,7 20,1 21,0 19,3 18,6 18,1 8 Lộc Thanh 19,4 24,0 28,3 32,2 29,4 27,0 24,5 24,7 20,0 19,6 9 Xuân Trường 17,7 15,7 26,0 31,5 31,9 24,4 25,5 22,5 18,3 18,2 10 Di linh 17,5 20,4 29,3 39,1 32,0 28,9 29,9 28,7 17,2 19,3 11 Lộc An 18,7 25,1 23,9 19,5 19,4 20,0 24,8 24,2 19,5 18,7 12 Bình Thạnh 17,0 17,2 22,5 17,4 18,4 17,7 9,7 10,5 10,8 11,3 13 Lộc Thắng 21,7 29,3 27,1 24,5 32,3 30,1 34,2 36,4 25,2 23,2 14 Gia Hiệp 10,3 20,0 19,8 22,4 26,1 27,0 28,5 31,5 22,4 20,7 15 Phường 12 19,1 18,6 18,4 18,7 16,9 -22,4 10,9 28,5 14,7 13,6 16 Đinh Lạc 16,1 16,8 14,9 40,9 36,8 27,7 20,8 22,9 13,2 8,0 17 Liên Đầm 8,1 15,5 11,5 16,7 17,3 21,8 23,4 21,8 15,3 14,9 18 Tân Châu 0,4 17,7 14,4 19,0 20,5 20,6 22,0 21,1 17,8 13,7 Trung bình 18,1 21,8 23,2 27,2 26,5 22,7 24,0 24,3 18,5 17,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.2. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng 4.2.1. Các yếu tố nội tại 4.2.1.1. Quy mô tổng tài sản Tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng liên tục từ năm 2009 - 2018. Đến cuối năm 2018 tổng tài sản các QTDND đạt 4.914 tỷ đồng, tăng hơn gấp 5 lần so với năm 2009 (tăng 3.939 tỷ đồng), QTDND có tổng tài sản cao nhất đạt 807 tỷ đồng, thấp nhất đạt 52 tỷ đồng. Các QTDND có tổng tài sản trên 500 tỷ đồng bao gồm các QTDND B’Lao, Phường 2, Lộc Sơn, Liên Nghĩa, đây cũng là các QTDND có ROA và ROE cao
  • 45. 33 trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, QTDND B’Lao và Lộc Sơn là 02 QTDND có ROA và ROE cao nhất trong số 18 QTDND nghiên cứu. Ngược lại, các QTDND có tổng tài sản dưới 100 tỷ đồng bao gồm QTDND Bình Thạnh, Phường 12, Đinh Lạc, Gia Hiệp, Tân Châu và Liên Đầm. Các QTDND này là cũng là các QTDND có ROA và ROE thấp nhất trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Bảng 4.3: Quy mô tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 190 248 299 360 432 544 517 572 580 616 2 Phường 2 179 257 300 376 478 596 658 743 754 807 3 Lộc Sơn 183 256 286 345 404 472 496 613 630 687 4 Liên Nghĩa 207 265 238 346 375 426 426 446 474 567 5 Tân Hội 74 87 92 107 120 126 148 179 224 241 6 Liên Phương 55 76 89 101 124 133 134 140 152 183 7 Liên Hiệp 84 109 124 148 171 210 225 285 310 337 8 Lộc Thanh 80 109 123 143 168 173 207 231 271 276 9 Xuân Trường 39 59 89 133 116 139 140 165 171 172 10 Di linh 26 35 43 58 74 88 97 116 133 138 11 Lộc An 24 49 67 89 90 104 146 182 197 189 12 Bình Thạnh 16 26 35 53 60 57 63 82 89 99 13 Lộc Thắng 8 15 14 26 56 115 171 235 257 241 14 Gia Hiệp 12 18 24 31 45 55 61 75 86 79 15 Phường 12 25 24 32 42 45 52 56 60 78 85 16 Đinh Lạc 11 11 15 27 37 47 63 71 77 83 17 Liên Đầm 13 14 12 12 16 24 36 46 48 52 18 Tân Châu 10 12 16 15 13 26 36 43 54 61 Tổng 1.238 1.670 1.898 2.411 2.823 3.388 3.679 4.285 4.585 4.914 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.2.1.2. Vốn chủ sở hữu Trong giai đoạn 2009 – 2018, tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các QTDND tỉnh Lâm Đồng có sự tăng trưởng đều đặn. Đến cuối năm 2018 tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các QTDND đạt 355,6 tỷ đồng, tăng 279,4 tỷ đồng so với năm 2009 (gấp hơn 4,6 lần). Vốn chủ sở hữu của QTDND lớn nhất đạt 59,8 tỷ đồng, QTDND thấp
  • 46. 34 nhất đạt 3,9 tỷ đồng, trung bình vốn chủ sở hữu đạt 14,2 tỷ đồng/QTDND Tương tự tổng tài sản, các QTDND có vốn chủ sở hữu cao (trên 50 tỷ đồng) bao gồm QTDND Phường 2, Lộc Sơn, B’Lao cũng là các QTDND có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong số các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Trong giai đoạn 2009 - 2018, hầu hết các QTDND đều có sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu qua các năm, riêng QTDND Bình Thạnh năm 2018 bị giảm vốn chủ sở hữu là 1,2 tỷ đồng Bảng 4.4: Vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 9,7 12,7 16,3 20,4 25,0 28,6 28,7 31,7 47,4 53,0 2 Phường 2 10,6 14,4 18,8 22,0 29,0 33,9 34,0 37,8 53,7 59,8 3 Lộc Sơn 10,7 14,1 17,4 20,5 24,1 27,0 27,3 30,7 43,8 50,7 4 Liên Nghĩa 11,5 14,0 16,4 18,3 20,9 23,1 23,8 25,9 33,3 37,7 5 Tân Hội 5,6 6,1 7,0 7,7 8,5 9,2 9,4 10,5 14,3 16,0 6 Liên Phương 4,3 4,5 4,8 5,2 5,9 6,6 6,3 6,5 7,8 8,2 7 Liên Hiệp 4,4 5,3 6,6 8,8 11,2 12,2 12,0 13,2 17,9 19,6 8 Lộc Thanh 4,9 6,3 7,4 9,0 10,5 12,0 12,1 13,4 17,9 19,4 9 Xuân Trường 3,8 5,3 5,3 6,8 7,8 8,6 8,7 9,6 12,7 13,7 10 Di linh 1,3 1,6 2,0 2,7 3,9 4,9 5,6 6,8 9,6 10,8 11 Lộc An 1,8 2,2 3,8 5,6 6,2 6,7 6,7 7,9 11,0 12,2 12 Bình Thạnh 2,0 2,3 3,1 4,9 6,8 7,8 11,2 11,6 13,4 12,2 13 Lộc Thắng 0,6 0,8 0,9 1,2 2,8 5,5 8,0 9,4 15,5 17,3 14 Gia Hiệp 0,5 0,8 1,4 2,0 2,2 3,6 2,6 3,2 5,4 6,3 15 Phường 12 1,6 1,9 2,2 2,5 2,9 3,2 2,3 3,1 4,6 5,4 16 Đinh Lạc 0,7 0,8 1,1 1,9 2,6 3,5 3,6 4,0 5,2 5,4 17 Liên Đầm 1,4 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,7 2,4 3,6 4,0 18 Tân Châu 0,9 0,9 1,1 1,3 1,5 2,2 2,5 2,8 3,7 3,9 Tổng 76,2 95,3 117,2 142,4 173,3 200,2 206,4 230,5 320,9 355,6 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.2.1.3. Tăng trưởng vốn huy động Trong giai đoạn 2009 – 2016, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng luôn đạt trên 15%. Từ năm 2017, tăng trưởng vốn huy động của các QTDND giảm mạnh, từ tăng trưởng 32,8% năm 2016 chỉ còn 4,9%
  • 47. 35 năm 2017 và tiếp tục giảm trong năm 2018. Trong đó, QTDND có tốc độ tăng trưởng vốn huy động giảm mạnh nhất là QTDND Gia Hiệp giảm 23,7%, QTDND Lộc Thắng giảm 7% và QTDND Di Linh giảm 6,5%. QTDND Liên Phương có tốc độ tăng trưởng vốn huy động tốt nhất năm 2018 đạt 22,5%. Bảng 4.5: Tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: % Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 39,1 47,0 27,8 27,9 21,1 26,6 -5,2 10,0 -0,9 1,4 2 Phường 2 25,7 56,3 17,3 31,9 26,1 26,4 10,9 13,3 -1,2 7,0 3 Lộc Sơn 31,3 58,3 15,3 21,0 16,2 17,9 4,5 24,9 -3,6 10,8 4 Liên Nghĩa 17,1 28,3 -12,1 47,4 9,0 14,1 0,2 4,5 6,4 20,1 5 Tân Hội 20,4 40,8 37,9 52,7 -8,0 51,5 6,3 39,9 12,0 8,1 6 Liên Phương 1,8 43,6 17,8 12,8 12,2 17,2 -0,3 5,0 8,8 22,5 7 Liên Hiệp 14,2 39,8 52,5 24,6 13,6 50,7 6,9 29,2 0,1 9,8 8 Lộc Thanh 27,8 93,8 8,4 28,2 4,5 34,5 -15,5 58,7 4,3 1,6 9 Xuân Trường 27,8 76,5 61,0 52,1 -14,7 21,5 0,7 18,7 -0,8 -2,2 10 Di linh 7,4 57,4 25,4 40,9 19,8 77,0 14,3 45,5 4,9 -6,5 11 Lộc An 13,2 188,5 32,4 31,1 -4,0 58,8 24,4 58,9 15,1 3,6 12 Bình Thạnh 47,9 109,3 15,8 57,4 18,5 65,5 12,0 39,2 -21,1 -0,9 13 Lộc Thắng 76,0 88,3 -19,6 111,9 99,3 130,8 71,3 51,3 15,0 -7,0 14 Gia Hiệp 25,5 52,8 36,3 56,0 20,8 63,1 22,3 58,5 -12,9 -23,7 15 Phường 12 20,9 13,5 30,3 25,1 26,1 20,8 7,8 6,4 31,9 6,9 16 Đinh Lạc -4,2 3,2 66,1 55,7 34,1 69,7 12,4 51,1 18,8 0,0 17 Liên Đầm 71,3 -40,0 -4,3 100,4 30,2 127,1 56,9 48,7 -0,3 -5,1 18 Tân Châu 10,3 73,1 8,8 -18,4 10,5 203,1 49,3 25,6 12,2 9,1 Trung bình 26,3 57,2 23,2 42,1 18,6 59,8 15,5 32,8 4,9 3,1 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.2.1.4. Tỷ lệ nợ xấu Có thể thấy, chất lượng tín dụng của các QTDND tỉnh Lâm Đồng rất tốt. Tỷ lệ nợ xấu trung bình trong suốt giai đoạn nghiên cứu luôn thấp hơn 1% và có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn 2009 – 2018, QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là
  • 48. 36 QTDND Phường 12 với tỷ lệ 16,5% năm 2014 tuy nhiên đến năm 2018 chỉ còn 0,18%. Đến cuối năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trung bình đạt 0,1%, QTDND có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là QTDND Đinh Lạc với tỷ lệ 1,16%, có 08/18 QTDND không phát sinh nợ xấu. Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 Đơn vị tính: % Stt QTDND 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 B'Lao 0,69 0,58 0,71 0,62 0,22 0,32 0,13 0,37 0,93 0,11 2 Phường 2 0,05 0,00 0,00 0,27 0,36 0,05 0,02 0,16 0,10 0,01 3 Lộc Sơn 0,03 0,50 0,79 0,48 0,50 0,99 0,00 0,00 0,00 0,00 4 Liên Nghĩa 0,23 0,53 1,15 1,12 1,37 0,46 0,49 0,19 0,10 0,06 5 Tân Hội 0,55 0,30 0,58 0,99 1,07 0,50 0,30 0,00 0,00 0,00 6 Liên Phương 2,08 0,52 0,48 2,83 2,60 1,29 1,24 1,78 1,04 0,00 7 Liên Hiệp 0,29 0,90 0,84 0,74 0,55 0,24 0,00 0,00 0,00 0,00 8 Lộc Thanh 0,05 0,31 0,56 0,69 0,37 0,70 0,00 0,00 0,57 0,59 9 Xuân Trường 0,71 1,62 0,87 1,15 0,59 0,44 0,71 1,53 0,41 0,21 10 Di linh 1,75 1,82 1,12 0,97 0,73 0,71 0,13 0,08 0,00 0,00 11 Lộc An 0,09 0,00 0,50 0,05 0,16 0,04 0,00 0,00 0,00 0,00 12 Bình Thạnh 0,09 0,29 0,13 0,14 0,58 0,33 0,29 0,52 0,72 0,00 13 Lộc Thắng 1,31 0,59 4,89 1,18 0,32 0,15 0,14 0,08 0,19 0,05 14 Gia Hiệp 2,76 1,35 1,04 0,58 0,18 0,15 0,15 0,53 0,01 0,34 15 Phường 12 0,00 0,00 0,00 0,68 0,69 16,50 9,28 2,76 0,59 0,18 16 Đinh Lạc 8,37 4,43 2,65 0,35 0,29 0,08 0,02 0,11 0,58 1,16 17 Liên Đầm 2,26 2,35 2,73 3,31 0,95 0,69 0,32 0,00 0,00 0,00 18 Tân Châu 1,04 2,80 2,37 3,11 2,17 2,52 1,19 0,44 0,82 0,34 Trung bình 0,51 0,55 0,71 0,76 0,63 0,65 0,29 0,27 0,28 0,10 (Nguồn: Báo cáo tài chính các QTDND tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2009 – 2018) 4.2.2. Các yếu tố vĩ mô 4.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2009 - 2018, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá ổn định giao động quanh mốc 6%. Kết thúc năm 2009, GDP Việt Nam đạt 5,4% và tăng mạnh lên mức 6,42% năm 2010 sau đó giảm xuống 6,24% năm 2011 và 5,25 năm