SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
LỜI CẢM ƠN
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực
hiện tiểu luận. Em xin cảm ơn Thầy Cô của Bộ môn Luật đã tận tình dạy bảo cho em
về kiến thức chuyên môn lẫn những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống để em có
thể làm người có ích cho xã hội.
Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Ngọc Hiếu đã tận tình giúp
đỡ, nhiệt thành truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và luôn quan tâm cũng như đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, nên bài khóa luận không tránh được những
sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để bài khóa
luận hoàn chỉnh hơn.
Em chân thành cảm ơn!
Ngày …… tháng …… năm 2021
Sinh viên thực hiện
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS năm 1985 Bộ luật hình sự năm 1985
BLHS năm 1999 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009
BLHS năm 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
MỤC LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5
6. Bố cục của đề tài nghiên cứu.......................................................................................6
Chương 1: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ...........................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự .....................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự......................................7
1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.................11
1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự........................14
1.1.4. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự..................24
1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017...................................................25
1.2.1. Quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017 .....................................................................................................26
1.2.2. Quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017 .....................................................................................................40
1.2.3. Phân biệt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết định
khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.................................................................40
MỤC LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ...........................................................................................................................43
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự ...................................................................................................................43
2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 49
2.2.1. Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự...................50
2.2.2. Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không phù hợp...........51
2.2.3. Nhận định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng quy
định của pháp luật.......................................................................................................53
2.2.4.Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18
tuổi phạm tội”...............................................................................................................54
2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự và nguyên nhân.......................................................56
2.3.1. Ưu điểm trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ..........................................................................56
2.3.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự..................................................................56
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, sai lầm..................58
2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự ........................................................................................................60
2.4.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự...........................................................................................................................60
2.4.2. Các giải pháp khác............................................................................................62
KẾT LUẬN........................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................68
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 1 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
1. Tính cấpthiết của đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành ổn định của đạo đức và xã hội; là công cụ
quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước nói chung và vai trò của pháp luật hình sự
trong phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm thông qua hình phạt để
răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện
nói riêng đã và đang thực hiện đúng vai trò của mình trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Sự ra đời của Bộ luật hình sự đã góp phần rất lớn vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, thiết lập một trật tự xã hội ổn định. Để thực hiện
được nhiệm vụ đó, cần đảm bảo một trong nhiều nguyên tắc quan trọng của pháp
luật hình sự, chính là hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện
kịp thời, đúng lúc và nhanh chóng được xử lý một cách công bằng, nghiêm túc
theo đúng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự năm
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định cụ thể về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự và cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án có thể đưa ra những
quyết định tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội trong phạm vi khung hình
phạt. Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ
thể tại Điều 52 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã và
đang thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật hình sự đối với các hành vi
phạm tội. Đồng thời, góp phần ngăn chặn tội phạm xảy ra, không bỏ lọt tội phạm,
xử lý đúng người, đúng tội, có tính răn đe, giáo dục cao, phòng ngừa hành vi
phạm tội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là cơ sở pháp lý để tòa án căn
cứ quyết định mức hình phạt phù hợp cho người phạm tội. Tuy nhiên, để quyết
định một mức hình phạt phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội thì đòi hỏi hội đồng xét xử cần hiểu rõ nội dung của điều
luật được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, cũng như cần có các kỹ năng
quan trọng nhằm phân tích nội dung của các tình tiết có trong vụ án để có thể áp
dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách phù hợp, tương xứng
với tính chất, mức độ nghiêm trọng mà người thực hiện hành vi phạm tội đã gây
ra. Có thể thấy, ngoài việc cần có nguồn kiến thức chuyên môn về pháp luật vững
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 2 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
vàng thì hội đồng xét xử còn cần các kỹ năng quan trọng khác phục vụ cho công
việc như: phân tích các tình tiết có trong vụ án; nhận định tính chất, mức độ
nghiêm trọng của hành vi phạm tội,... để có thể đưa ra một bản án phù hợp dành
cho người phạm tội.
Về mặt lý luận, việc nghiên cứu và xác định rõ những vấn đề xung quanh
việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm trách nhiệm hình sự là điều cần
thiết bởi các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự giữ một vai trò nhất định
trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và trong việc quyết định hình phạt
một cách phù hợp nói riêng. Mặc dù cho đến nay, đã có không ít những công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả về những ưu, khuyết điểm của các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các tình
tiết là điều cần thiết.
Về mặt lập pháp, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được ghi nhận
lần đầu trong BLHS năm 1985, cụ thể tại Điều 39: “Những tình tiết tăng nặng”.
Theo thời gian, cùng với quá trình phát triển của đất nước, những nhà làm luật
đã nhận thấy những bất cập của các tình tiết tăng nặng trong BLHS năm 1985
đã không còn phù hợp với xã hội thời điểm đó. Cho nên, BLHS năm 1999 ra
đời trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực, những điều phù hợp với
thực tiễn bên cạch đó cần khắc phục những hạn chế và thiếu sót ở BLHS năm
1985. Trên tinh thần đó, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
ra đời để kế thừa và phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những khuyết
điểm và thiếu sót trong Bộ luật hình sự năm 2015. Bộ luật hình sự năm 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017 ra đời cũng đã ghi nhận và từng bước thay đổi những
quy phạm nhằm phù hợp với xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự được xây dựng như những căn
cứ quan trọng để xem xét, quyết định tăng nặng hình phạt được quy định một
cách xuyên suốt qua các thời kì, nên khi xây dựng nội dung của Bộ luật hình sự
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự luôn được quan tâm hoàn thiện, kế
thừa và phát huy.
Về mặt thực tiễn, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đóng vai trò
nhất định trong việc xem xét, quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Mục
đích mà luật hình sự hướng đến là phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn những hành
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 3 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
vi được quy định có thể gây nguy hiểm cho Nhà nước và con người, luật hình sự
tác động mạnh mẽ không chỉ đến người phạm tội mà còn đối với toàn bộ người
dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Về nhiệm vụ mà luật hình sự
hướng đến chính là trở thành phương tiện, là công cụ để Nhà nước thực hiện việc
quản lý xã hội, đảm bảo phòng chống và ngăn chặn tội phạm. Từ đó răn đe, giáo
dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện và những người
khác không vi phạm pháp luật hình sự. Góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong nhân dân.
Từ những lý do phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Bộ luật hình sự quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ
quan trọng để toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Đã có không ít nhà
khoa học đã lựa chọn đề tài để thực hiện nghiên cứu và những giáo trình, sách chuyên
khảo hay tạp chí khoa học nghiên cứu về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điển
hình phải kể đến các công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Hòa Bình (2017), “Những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới
trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Số 24),
Trang 12-13. Bài viết chỉ ra những điểm mới của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi,
bổ sung năm 2009.
Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Thế giới, Hà Nội. Bình luận khoa học
của Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng nêu lên khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự cũng như khái niệm của từng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được
quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015.
Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự quy định tại điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 4 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
(Số 9), Trang 36-40, 48. Bài viết chỉ ra những điểm bất cập còn tồn tại trong những
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015.
Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn
lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội. Công trình nghiên cứu của nhà
nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đề cập đến khái niệm, đặc điểm, thực tiễn và
thực trạng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình. Tuy nhiên luận văn thạc sĩ chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS năm 1999.
Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), NXB Tư pháp, Hà Nội. Bình
luận khoa học chỉ ra được khái niệm, đặc điểm của từng tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015.
Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ
nhất những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tinvà truyền thông,
Hà Nội. Bình luận khoa học nghiên cứu nêu lên khái niệm, đặc điểm cũng như những
hạn chế, bất cập trong từng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
chung) khái niệm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như chỉ ra những
đặc điểm của những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đồng thời, giáo trình còn
phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành từng nhóm tình tiết dựa
trên đặc điểm của từng tình tiết tăng nặng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đưa ra khái niệm, đặc điểm,
cũng như phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình thành từng nhóm dựa trên
đặc điểm của các tình tiết tăng nặng, hay chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong các
quy định của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Qua đó, tác giả làm căn cứ
để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tác giả sẽ làm rõ những
vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 5 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực tiễn các quy định về tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự, tìm ra những thiếu sót, bất cập trong quy định cũng như việc áp dụng
tình tiết này trong xét xử. Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng áp dụng các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong các bản án của Tòa án, từ đó chỉ ra những
bất cập còn tồn tại trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong việc quyết định hình phạt. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu nghiên cứu về cơ sở lý luận và những quy
định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình
sự hiện hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, tại điều 52 Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng
áp dụng pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên phạm
vi toàn quốc.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về nguyên tắc xử lý tội phạm và chính sách
hình sự trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
Để thực hiện đề tài, tác giả cũng có sử dụng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung trong đề tài nghiên cứu, cụ thể:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng ở cả hai
chương của đề tài. Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích -
tổng hợp khái niệm, đặc điểm và các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 6 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đồng thời, trong Chương 2 tác
giả sử dụng phương pháp này để phân tính – đánh giá thực trạng trong các quy
định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Chương 2 của bài khóa luận để thấy được tính
nghiêm minh, công bằng của pháp luật hình sự trong việc xét xử, xử phạt, áp
dụng hình phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội của pháp luật ở
nước ta.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này sử dụng chủ yếu ở
Chương 1 nhằm đối chiếu các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự của Bộ luật hình sự hiện hành với các quy định của các Bộ luật hình sự
trước đó, từ đó đánh giá được ưu điểm và những bất cập của Bộ luật hình sự hiện
hành về vấn đề nghiên cứu để có thể đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện
những quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự pháp luật hình sự
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu điển hình chủ yếu được sử dụng ở Chương 2, bằng
cách nghiên cứu các bản án điển hình nhằm làm rõ những bất cập, chứng minh
cho những vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn được nghiên cứu bằng các phương pháp quy
nạp, diễn dịch hay tổng hợp về các khái niệm, các quy định hay các quan điểm
cá nhân để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu. Từ đó, kết hợp lý luận với thực
tiễn, đánh giá một cách chính xác nhất, tổng thể nhất, đưa ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng.
6. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắc,
nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm 2 chương:
Chương 1: Những lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Chương 2: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự
về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 7 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT
TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự
1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần căn cứ vào ba yếu tố
là các quy định của pháp luật hình sự được quy định tại Điều 50: “Căn cứ quyết
định hình phạt” trong BLHS năm 2015, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội
do hành vi của người phạm tội gây ra. Đồng thời, còn phải căn cứ vào tình tiết
tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới có thể đưa ra quyết định về hình
phạt một cách đúng nhất, phù hợp với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện
nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa ngoài xã hội nói chung và đối với người phạm
tội nói riêng. Như vậy, việc nghiên cứu và làm rõ những khái niệm của các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, hỗ
trợ việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự vào giải quyết những vụ
án hình sự.
Theo Từ điển tiếng Việt, cụm từ “Tình tiết” có nghĩa là những sự việc nhỏ, chi
tiết nhỏ trong quá trình hay diễn biến của một sự vật, sự việc1. Thì“Tăng nặng” có
thể được hiểu là được hiểu là làm nhiều lên, tăng lên về số lượng, tính chất, mức độ
hoặc sự nghiêm trọng của một sự vật, sự việc hay một vấn đề nào đó2.
Từ những phân tích trên, khi kết hợp hai khái niệm trên ta có khái niệm mới về
các tình tiết tăng nặng như sau: “Các tình tiết tăng nặng là những tình huống, những
chi tiết hay những sự việc có tính chất, mức độ tăng lên về tính nghiêm trọng của tình
huống, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng lên tính chất, mức độ của sự việc.”.
Hiện nay, trong BLHS năm 2015 vẫn chưa có một khái niệm về “Trách nhiệm
hình sự” gây ra những khó khăn nhất định trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về trách
1 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
2 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 8 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
nhiệm hình sự. Nên tác giả muốn làm rõ khái niệm của những nhà nghiên cứu khoa
học trước về trách nhiệm hình sự để từ đó hiểu hơn và có thể tự đúc kết một khái
niệm về trách nhiệm hình sự.
Theo quan điểm của GT.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn trong
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “Trách nhiệm hình sự là một dạng của
trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy
cứu truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của
trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích”3. Quan
điểm của GT.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn chỉ ra rằng: Trách
nhiệm hình sự được hiểu là một dạng của trách nhiệm pháp lý, trong đó người
phạm tội phải có nghĩa vụ chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự, có nghĩa vụ phải chịu bị kết tội về một hoặc nhiều tội danh đã gây ra,
cũng như chịu các biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật hình sự như: Hình phạt và biện pháp tư pháp khác. Đồng thời,
người phạm tội phải chịu mang theo án tích cho đến khi án tích được xóa. Tác
giả đồng tình với quan điểm của hai nhà nghiên cứu khoa học vì đã đưa ra một
khái niệm giải thích rõ ràng khi một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình
sự về một hoặc nhiều tội danh khác nhau thì phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi về những hành vi do chính người đó gây ra, cũng như phải chịu những biện
pháp cưỡng chế, giáo dục do chính cơ quan có thẩm quyền là Tòa án kết án.
TS. Phạm Văn Beo thì cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là một dạng trách
nhiệm pháp lý, buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về
hành vi phạm tội của mình, được thể hiện bằng việc Tòa án nhân danh Nhà nước,
tuân theo một thủ tục tố tụng riêng, kết án người phạm tội”4. Tác giả có sự đồng
tình với khái niệm mà TS. Phạm Văn Beo đưa ra. Bởi vì, TS. Phạm Văn Beo đã
đưa ra một khái niệm có nội dung ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa về trách
nhiệm hình sự. Khái niệm chỉ ra được khi một người phạm tội bị kết án bởi Tòa
án nhân danh Nhà nước thì người phạm tội đó phải chịu trách nhiệm trách nhiệm
3 Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), Từ điển giải thích thuật ngữluật học, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, Trang 126.
4 Phạm Văn Beo (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, Trang 316.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 9 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
pháp lý, gánh chịu những hậu quả bất lợi do chính hành vi phạm tội mà người đó
đã gây ra và phải tuân theo một thủ tục tố tụng riêng.
Qua phân tích và đánh giá những quan điểm của những nhà nghiên cứu
khoa học, tác giả đã có đúc kết riêng về trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình
sự có thể được tách ra thành “Trách nhiệm” và “Hình sự”. Trong đó, thuật ngữ
“Trách nhiệm” theo tác giả hiểu có nghĩa là: Những trọng trách, nghĩa vụ,
nhiệm vụ mà một người được nhận hay phải nhận cần được thực hiện đúng,
nghiêm túc và có tính tự giác. Như vậy, khi ghép lại ta có: Trách nhiệm hình
sự là những trách nhiệm pháp lý mà một người bị xem là tội phạm phải chịu.
Trong đó, người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý và hậu quả
bất lợi do chính những hành vi mà người đó đã gây ra cho xã hội. Trách nhiệm
hình sư này được Tòa án nhân danh Nhà nước đảm bảo thực hiện theo đúng
thủ tục tố tụng và kết án người phạm tội.
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, khi quyết định hình phạt đối với
người phạm tội cần căn cứ vào ba yếu tố là quy định của pháp luật, tính chất mức độ
nguy hiểm của hành vi và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong
quy định của pháp luật hình sự, cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 chưa đưa ra
một khái niệm cụ thể về “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Pháp luật hình sự
đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm này, cùng với đó có không ít nhà
nghiên cứu khoa học luật đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm của “Tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, cụ thể:
Theo quan điểm của TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng trong Bình luận
khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì: “Các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, là căn cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm
tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự
khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó. Trong Luật hình sự Việt Nam, các tình
tiết tăng nặng đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự”5. Tác
giả cho rằng với quan điểm của TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng có sự phù
hợp nhưng vẫn chưa đầy đủ. Bởi vì, hai nhà nghiên cứu khoa học đưa ra khái niệm
5 Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sựnăm2015 (sửa đổi,bổ sung năm
2017),NXB Thế giới, Hà Nội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 10 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:“Các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, căn cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm
vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không
có tình tiết tăng nặng”. Có thể thấy, hai nhà nghiên cứu nhìn nhận các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS năm 2015 là các tình tiết làm
tăng nặng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như vậy là phù hợp nhưng hai nhà
nghiên cứu vẫn chưa nêu lên được vai trò mà các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự mang lại chính là sự cải tạo, giáo dục và răn đe người phạm tội một cách cần thiết
giúp người phạm tội biết về tính nghiêm trọng và sự nguy hiểm của hành vi phạm tội
từ đó có thể tái hòa nhập cộng đồng nói riêng và phòng ngừa chung cho những người
khác trong xã hội nói chung. Cho nên, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là
các tình tiết được xem là nguy hiểm gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự còn được xem là căn cứ để xác định tính nghiêm trọng
của người phạm tội thông qua hành vi phạm tội do chính họ gây ra cho xã hội.
Trong Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (Phần chung) của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: “Các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự chủ yếu mới chỉ được liệt kê mà không được mô tả cụ
thể. Việc xác định nội dung của một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể
dựa vào nội dung quy định của một số điều luật trong Phần thứ nhất của BLHS năm
2015 như tình tiết phạm tội có tổ chức được giải thích qua quy định về đồng phạm
tại Điều 17 BLHS năm 2015; tái phạm, tái phạm nguy hiểm được giải thích tại Điều
53 BLHS năm 2015. Đối với các tình tiết còn lại, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì
Tòa án phải tự xác định khi áp dụng.”6, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cũng không đưa
ra một khái niệm chung nhất về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng
vẫn chỉ ra được tại điều 52 BLHS năm 2015 chỉ mới liệt kê các tình tiết được
xem là tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng lại không có mô tả điều luật một
cách cụ thể. Khi cần xác định nội dung của một hay một số tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự thì cần dựa vào các điều luật được nêu trong phần thứ nhất
của BLHS năm 2015. Điển hình như, tại điều 17 BLHS năm 2015 có quy định
6 Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm
2017 (Phần chung), NXB Tư pháp, Hà Nội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 11 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
về “Đồng phạm” hay tại điều 53 là quy định về “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”
và các Tòa án cần tự xác định khi cần phải các tình tiết còn lại. Tác giả nhận thấy
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã chỉ ra điểm bất cập chính của quy định trong BLHS
năm 2015 về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”7 là vẫn chưa có một
khái niệm chung nhất như thế nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà
chỉ là liệt kê các tình tiết tăng nặng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng cần phải có một khái niệm chung
nhất về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” nhằm giải quyết vấn đề
trong quá trình quyết định hình phạt đối với hành vi do người phạm tội gây ra thì
cần có một sự nhận thức được ý nghĩa và vai trò mà các tình tiết tăng nặng mang
đến. Từ đó, có sự cân nhắc và xem xét trước khi áp dụng một hay nhiều tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội. Từ những nhận định
trên, tác giả đưa ra định nghĩa về khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự như sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy
định trong pháp luật hình sự làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã
hội và là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể phòng ngừa chung
cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội.
1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được nhà làm luật ghi nhận cụ
thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà không phải
là một văn bản pháp luật nào khác. Bởi chính tầm quan trọng mà quy định này
mang lại, khi có một vụ án hình sự xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ
bị chính những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tác động tác động theo
chiều hướng nghiêm khắc hơn và giới hạn trong phạm vi của quyết định hình
phạt tương ứng. Lúc này, những hành vi phạm tội nghiêm trọng sẽ có những tình
tiết tăng nặng tương ứng là căn cứ đóng vai trò trong việc quyết định hình phạt
đối với một hoặc nhiều tội danh thích đáng. Có thể liệt kê ra một số đặc điểm
trong các tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự như sau:
Thứ nhất, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có đặc điểm là tình tiết
tăng nặng có yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với một tội
7 Điều 52 Bộ luật hình sựViệt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 12 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
phạm tương ứng. Có thể hiểu, tình tiết tăng nặng này được liệt kê trong một điều
luật cụ thể về một tội danh, trong đó mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho
xã hội có sự thay đổi. Đồng thời là căn cứ để Tòa án xem xét và tăng mức hình
phạt đối với người phạm tội. Vì vậy, khi quyết định một hình phạt Tòa án không
được xem tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự. Điển hình, phạm tội “có tổ chức”8 và phạm tội “có
tính chất chuyên nghiệp”9 trong tội trộm cắp tài sản (tại điểm a và b khoản 2 điều
173 BLHS năm 2015) hay phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”10 để pham
tội và phạm tội “tính chất côn đồ”11 trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe của người khác (căn cứ điểm e và i tại khoản 1 điều 134 BLHS năm
2015).
Thứ hai, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có đặc điểm làm tăng tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, dẫn đến mức hình phạt mà tội phạm đó phải
chịu cao hơn so với những trường hợp thông thường khác. Cho nên, khi quyết
định hình phạt đối với người phạm tội Tòa án cần xem xét, cân nhắc một cách kĩ
lưỡng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có quy định trong BLHS
năm 2015. Tuyệt đối không được áp dụng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự mà không được quy định trong BLHS năm 2015 khi tiến hành truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đây chính là đặc điểm làm cho tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, bởi lẽ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngoài những quy định
được liệt kê trong BLHS năm 2015 thì khi áp dụng Tòa án vẫn có thể xem xét,
áp dụng những tình tiết khác có lợi dù không quy định trong điều luật này, do
đây là những tình tiết có lợi cho người phạm tội.
Thứ ba, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được pháp luật hình sự quy
định trong BLHS năm 2015. Có thể thấy, không giống với các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015, các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự là những quy phạm bắt buộc, đồng thời các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự mang một nét đặc trưng so với những tình tiết giảm nhẹ
8 Điểm a khoản 2 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
9 Điểm b khoản 2 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
10 Điểm e khoản 1 Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm2017.
11 Điểm i khoản 1 Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 13 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
trách nhiệm hình sự. Bởi lẻ, ngoài việc quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự mang tính bắt buộc tại Điều 51 BLHS năm 2015, thì các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự còn mang tùy nghi khi áp dụng trong việc quyết định hình phạt
quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015, song khi áp dụng các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự còn có thể được tham khảo tại Mục 5 Nghị quyết số
01/2000/NQ-HĐTP quy định các tình tiết sau được coi là tình tiết giảm nhẹ khác
quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 199912. Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự chỉ mới được quy định trong khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015,
ngoài những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này, khi quyết định hình phạt
Tòa án không được áp dụng bất kỳ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào khác
mà không được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, việc áp dụng những
tình tiết tăng nặng không được quy định trong BLHS năm 2015 sẽ bị xem là những
tình tiết tăng nặng không có giá trị áp dụng, gây bất lợi cho người phạm tội và là
hành vi trái pháp luật.
Thứ tư, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được thực
hiện khi đã định tội danh và khung hình phạt phải được xác định trước. Qua đó, có
thể thấy khi giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn
khi thực hiện việc giải quyết vụ án hình sự cần tuân thủ những trình tự, thủ tục luật
định. Tương tự, khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết
định một hình phạt một cách phù hợp cũng không ngoại lệ, khi cần tuân thử theo
một trình tự, thủ tục nhất định, đây là thứ tự có tính bắt buộc cao khi áp dụng các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt. Trong đó, thứ tự
cần tuân thủ trước khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là cần
xác định tội danh, sau khi xác định hành vi của một người đủ yếu tố cấu thành tội
phạm thì cần xác định chính xác tội danh người thực hiện hành vi phạm tội đã phạm
phải, tiếp đó là khung hình phạt được áp dụng. Dựa trên cơ sở về tội danh, khung
hình phạt được áp dụng, lúc này Tòa án mới có thể xem xét các căn cứ để quyết
định hình phạt, trong đó có những căn cứ xem xét để có thể áp dụng các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự.
12 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao,
Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 14 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Khi thực hiện nghiên cứu khoa học, tìm và phân loại đối tượng nghiên cứu
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc phân loại đối tượng nghiên cứu cần
dựa vào những đặc điểm, tiêu chí nhất định được nhiều nhà nghiên cứu khác công
nhận làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Từ đó, tác giả có thể
hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng có thể nhận biết và tự đưa ra
những tiêu chí riêng. Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ có thể có những cách phân loại
khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tổng hợp những tiêu chí phân
loại đối tượng nghiên cứu giúp đề tài nghiên cứu khoa học thêm phong phú, đa
dạng và toàn diện, đầy đủ.
Các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự là sự tổng hợp của nhiều tình
tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội được nhà làm luật
ghi nhận trong Bộ luật hình sự qua các giai đoạn, đối với những giai đoạn khác
nhau thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng có sự thay đổi về mặt
nội dung sao cho phù hợp với đối tượng áp dụng. Vì vậy, phân loại các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự là một điều cần thiết.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo trong luận văn
thạc sĩ “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”13 có đề cập: “Đối với tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự cũng vậy, đây là tổng hợp các tình tiết khác nhau có cùng
bản chất làm tăng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm, do đó, việc
phân loại là có thể và rất cần thiết khi nghiên cứu đối tượng là tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, về tiêu chí phân loại tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự có hai tiêu chí cơ bản và quan trọng cần sử dụng,
đó là: tiêu chí về tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tiêu
chí về ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Nhà
nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết
trong việc phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm như thế nào. Đồng
thời, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cũng phân loại các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sư theo hai tiêu chí là: về tính chất của tình tiết tăng
13 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 15 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
nặng trách nhiệm hình sự và về ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
Phân loại trên tiêu chí căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự
Qua đó, cùng với việc đưa ra những phân tích những đánh giá về các tiêu
chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong đó nhà nghiên
cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng dựa vào tiêu chí căn cứ vào ý nghĩa pháp lý
của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì có thể phân loại các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự thành ba loại, gồm: Tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự có cấu thành tội phạm nặng hơn cùng loại (tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự định tội); Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định
khung và Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.
Trong đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có cấu thành tội phạm
nặng hơn cùng loại (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội) được nhà
nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau: “Tình tiết tăng nặng định
tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo
hướng tăng lên một cách đáng kể. Tội phạm bị xử lý về tội danh cùng loại nặng
hơn. Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vì thế nếu như
không có tình tiết này (nếu pháp luật không quy định đó là tình tiết tăng nặng)
thì hành vi cũng đã cấu thành một tội phạm cùng loại nhẹ hơn. Tình tiết đó chỉ
đóng vai trò tăng thêm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm
đó làm cho tội phạm thay đổi về tính chất và mức độ. Tuy nhiên, cũng cần lưu
ý, đây là các tội phạm mang tính chất đặc biệt, vì vậy, mặc dù cùng một loại
tội có bản chất như nhau nhưng cần thiết phải tách thành các điều luật và tội
danh khác nhau bởi yếu tố đặc biệt cần pháp luật bảo vệ trong đó”14. Có thể
thấy, trong định nghĩa nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã chỉ ra rằng về
tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể. Về mức độ nguy hiểm
mà tình tiết tăng nặng định tội mang lại cho xã hội là “đáng kể”, là tội phạm
đặc biệt, bởi vì trong tình tiết tăng nặng định tội cho dù người phạm tội thực
14 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh
Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 13-14.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 16 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
hiện hành vi phạm tội thuộc cùng loại tội phạm có bản chất như nhau thì lúc
này lại không dùng chỉ để làm một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được
mà cần tách ra hẳn một thành một tội danh mới và thành một điều luật cụ thể.
Điển hình, trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 142 “Tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và Điều 144 “Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi”
thì cấu thành tội phạm của hai tội danh có khách thể bị xâm phạm là người dưới
16 tuổi, mặc dù tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định: “Phạm
tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên”15
thì phạm tội đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của Điều 52 BLHS năm
2015 là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng do tính nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội phạm thay đổi về tính
chất và mức độ nên được tách ra thành một điều luật cụ thể.
Tiếp theo, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung được nhà
nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau: “Tình tiết tăng nặng
định khung hình phạt là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm một cách đáng kể nhưng vẫn trong cùng một tội phạm. Trách nhiệm
hình sự đối với những trường hợp này cũng cao hơn thể hiện ở chế tài được
quy định ở khung cao hơn đối với chế tài của khung hình phạt cơ bản.”16. Như
vậy, trong những nhóm tội, tội phạm khác nhau việc áp dụng tình tiết tăng
nặng khung hình phạt trở nên phổ biến hơn khi hành vi phạm tội có mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể. Việc áp dụng tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt đôi khi chỉ được sử dụng đối với một số nhóm
tội được xem có đặc trưng của chính tình tiết này, điển hình là tình tiết tăng
nặng khung hình phạt nhiều người thực hiện hành vi phạm tội đối với một
người thường xuất hiện trong nhóm tội về xâm hại tình dục (căn cứ tại Điều
141, 142, 143, 144 BLHS năm 2015) hay tiết tăng nặng khung hình phạt biết
bản thân bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội cũng thường
xuất hiện trong nhóm tội về xâm hại tình dục (căn cứ tại Điều 141, 142, 143,
144, 145 BLHS năm 2015).
15 Điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
16 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 14.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 17 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Cuối cùng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được định nghĩa
như sau: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung là những tình tiết làm
cho tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên ở mức độ nhỏ hơn hai
trường hợp trên, làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
trong một khung hình phạt cụ thể của một tội phạm cụ thể. Ý nghĩa pháp lý của
những tình tiết này nhằm đảm bảo cá thể hóa hình phạt được chính xác, triệt
để.”. Theo nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã đưa ra định về tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự chung cho thấy so với tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự định tội và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung thì tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được cho là có mức độ nguy hiểm cho
xã hội của tội phạm không cao bằng hai tiêu chí đã phân tích ở trên. Bởi lẽ, để
đảm bảo áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được chính xác và
triệt để cần áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung một cách
phù hợp, chính xác đối với từng loại tội phạm và người phạm tội khác nhau.
Dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có thể sắp xếp thứ tự
của các tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì nhà
nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã sắp xếp theo một trật tự như sau: Tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.
Phân loại trên tiêu chí căn cứ vào tính chất của các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự
Có thể nói, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói lên tính nguy
hiểm của hành vi đối với xã hội của tội phạm, cũng như tăng tính giáo dục, cải
tạo đối với người phạm tội. Dựa vào tính chất của các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã chỉ ra có thể phân loại
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự dựa tính chất của chính các tình tiết
đó, có thể phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm thành bốn loại, bao gồm:
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm,
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của tội phạm, tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ thể của tội phạm và tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách thể của tội phạm.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 18 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Trong đó, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã định nghĩa về mặt khách
quan của tội phạm như sau: “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài
của tội phạm bao gồm những dấu hiệu của tội phạm diễn ra trong thế giới khách
quan: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu thể hiện khi thực hiện hành vi phạm
tội nó gắn liền với công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời
gian và hoàn cảnh phạm tội.”17. Mặt khách quan của tội phạm được nhà nghiên
cứu khoa học định nghĩa và liệt kê những dấu hiệu của tội phạm, những dấu
hiệu này ở mức độ nào cũng đều mang tính quyết định đến tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó, ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự
của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ngoài ra, trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm còn có các dấu
hiệu khác như: Phương thức thực hiện tội phạm, công cụ, phương tiện thực hiện
tội phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Đa số trong các cấu thành
tội phạm, các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu định tội, không phải là dấu
hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, nhưng các dấu hiệu này có thể
đóng vai trò là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: Xúi giục người dưới 18 tuổi
phạm tội (điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Có hành động xảo quyệt
hoặc hung hãn nhằm trốn tránh che giấu tội phạm (điểm p khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác phạm tội (điểm
m khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả
năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015); Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch
bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản
1 Điều 52 BLHS năm 2015), Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015).
Tiếp theo, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về mặt chủ
quan của tội phạm theo nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng: “Mặt
17 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 16.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 19 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội.”18,
mặt chủ quan của tội phạm theo quan điểm của nhà nghiên cứu khoa học Lê
Thị Hảo là một hoạt động tâm lý của người phạm tội, hoạt động tâm lý có
nội dung chủ yếu bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội... Trong đó lỗi
được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu định tội.
Các yếu tố khác của mặt chủ quan là động cơ, mục đích phạm tội xuất hiện
ở một số tội phạm cụ thể, có thể là với tư cách dấu hiệu định tội, có thể là
với tư cách tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc là tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: Phạm tội vì động cơ đê hèn
(điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Cố tình thực hiện tội phạm đến
cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015).
Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về chủ thể của tội phạm
nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đề cập như sau: “Chủ thể của tội phạm
là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do
pháp luật hình sự quy định.”. Đối với một số cấu thành tội phạm cụ thể quy
định rõ về chủ thể của tội phạm ngoài hai điều kiện về tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự còn phải thoả mãn thêm các dấu hiệu như: có chức vụ, giới
tính, nghề nghiệp, quan hệ gia đình... Những chủ thể này gọi là chủ thể đặc
biệt của tội phạm. Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt có thể quy định là dấu hiệu
định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự chung như lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội là tình tiết tăng nặng chung được quy định tại Điều 52 Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015.
Cuối cùng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về khách thể
của tội phạm được nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau:
“Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ nhưng bị hành vi phạm tội xâm hại. Căn cứ khách thể của tội phạm có thể
xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể tội phạm thực hiện và
18 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh
Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 17.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 20 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
là cơ sở chung nhất để xác định tính nguy hiểm của tội phạm đó.”19. Trong
đó, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng không thể chỉ căn cứ vào
khách thể của tội phạm để xác định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của
người phạm tội. Tất cả các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu về khách thể
của tội phạm. Các bộ phận cấu thành khách thể của tội phạm lại có ảnh hưởng
đến mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội khác nhau. Đặc biệt, trong
bộ phận của khách thể tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm là một trong
các căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đó có thể là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội như phân loại ở trên. Và cũng
có thể là tình tiết tăng nặng định khung như tình tiết đối với người dưới 18
tuổi là tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý truyền HIV cho người khác
quy định tại Điều 148 BLHS năm 2015.
Còn theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị
Sơn cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được phân
loại thành các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội và các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội.”20.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn đã đưa ra hai tiêu chí để
phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết ảnh hưởng
đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo
người phạm tội. Trong đó:
Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được
hai nhà nghiên cứu khoa học định nghĩa như sau: “Đây là các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng đặc biệt
(cần được bảo vệ đặc biệt), phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả,
mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.”21. Có thể thấy, GS.TS. Nguyễn Ngọc
Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn cho rằng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự theo tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì
19 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh
Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 19.
20 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, Trang 308.
21 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, Trang 308.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 21 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
đối tượng bị xâm hại là những đối tượng đặc biệt không có khả năng tự bảo
vệ bản thân hoặc có nhưng không đủ để tự bảo vệ bản thân trước những tình
huống xâm hại. Như vậy, những tình tiết tăng nặng này sẽ được áp dụng nhằm
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có hành vi xâm hại đối
với những đối tượng đặc biệt và những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm,
hậu quả cao, mức độ lỗi cùng với đặc điểm của nhân thân người phạm tội gây
ra ảnh hưởng một cách nguy hiểm đối với xã hội mà hai nhà nghiên cứu khoa
học đã nêu ra. Điển hình, hai nhà nghiên cứu chỉ ra những tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,
cụ thể đối tượng là những đối tượng đặc biệt bị xâm hại, bao gồm: Phạm tội
đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên (Căn
cứ điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội đối với người ở trong
tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc
biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về
mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (Căn cứ điểm k khoản 1
Điều 52 BLHS năm 2015); Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (Căn cứ điểm
o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của
xã hội để phạm tội (Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015). Hoặc những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh tính
chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người
phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
bao gồm: Phạm tội có tổ chức (Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015); Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (Căn cứ điểm
m khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có
khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội (Căn cứ điểm n khoản 1
Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (Căn cứ điểm
b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội có tính chất côn đồ (Căn cứ
điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội vì động cơ đê hèn (Căn
cứ điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Cố tình thực hiện tội phạm đến
cùng (Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội 2 lần trở
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 22 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
lên (Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm (Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015).
Cuối cùng, tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm
tội cũng được hai nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015: “Có
hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”
định nghĩa như sau: “Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người
phạm tội đã có những hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc hành vi dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực đối với người khác nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”22.
Như vậy, theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê
Thị Sơn đã chỉ ra hai tiêu chí cơ bản là tình tiết phản ánh khả năng giáo dục,
cải tạo của người phạm tội và tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tác giả đồng tình với quan điểm về hai tiêu chí trên của hai nhà nghiên cứu
khoa học, bởi vì:
Một là, hai nhà nghiên cứu khoa học đã phân loại các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự dựa trên hai tiêu chí là tình tiết phản ánh khả năng giáo dục,
cải tạo của người phạm tội và tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội, giúp cho người đọc dễ hiểu và dễ tiếp cận được vấn đề mà hai
nhà nghiên cứu cần truyền đạt.
Hai là, cách phân loại của hai nhà nghiên cứu là dựa vào những đặc điểm
đặc trưng tồn tại của những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điển hình
như: Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà đối tượng là những đối
tượng đặc biệt bị xâm hại thì đặc điểm đặc trưng của những tình tiết này là
đối tượng bị tác động bởi hành vi phạm tội này có thể là người bị hại (điểm c,
i, k, l khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) hoặc bị người khác xúi giục, kích
động thực hiện những hành vi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm
2015) và điểm chung của những đối tượng này là không có khả năng tự bảo
vệ, chống trả trước những tác động xấu hay có thể nhưng khả năng tự bảo vệ
chưa đủ, hậu quả là gây nguy hiểm cho chính những đối tượng này.
22 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, Trang 313.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 23 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Tác giả cho rằng, từ những phân tích, đánh giá dựa trên quan điểm của
những nhà nghiên cứu là GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS. Lê Thị Sơn và
nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo. Tác giả đồng tình với quan điểm của
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn hơn so với quan điểm về
tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của nhà nghiên
cứu khoa học Lê Thị Hảo. Nên tác giả cho rằng nên có hai tiêu chí cơ bản
nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chính là: Một là,
tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hai là, tiêu chí phân loại các tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của
người phạm tội. Trong đó, các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội và tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người
phạm tội được hai nhà nghiên cứu khoa học định nghĩa và liệt kê cụ thể rõ
ràng và dễ dàng phân tích, đánh giá.
Theo quan điểm của tác giả, thì tiêu chí các tình tiết ảnh hưởng đến mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chính là Đối tượng bị xâm hại là những đối
tượng đặc biệt không có khả năng tự bảo vệ bản thân hoặc có nhưng không đủ
để tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xâm hại và những tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức
độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó, những tình tiết tăng nặng này sẽ
được áp dụng nhằm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có
hành vi xâm hại đối với những đối tượng đặc biệt và những hành vi phạm tội
có mức độ nguy hiểm, hậu quả cao, mức độ lỗi cùng với đặc điểm của nhân
thân người phạm tội gây ra ảnh hưởng một cách nguy hiểm đối với xã hội.
Về tiêu chí tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm
tội, tác giả cho rằng: Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm
tội đã có những hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực đối với người khác nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Như vậy, theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê
Thị Sơn đã chỉ ra hai tiêu chí cơ bản. Một là, tình tiết phản ánh khả năng giáo
dục, cải tạo của người phạm tội. Hai là, tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 24 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
hiểm của hành vi phạm tội nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự. Cùng với đó, quan điểm của tác giả về tiêu chí phân loại các tình tiết
tăng nặng tránh nhiệm hình sự có sự đồng tình với quan điểm về hai tiêu chí
trên của hai nhà nghiên cứu khoa học trên.
1.1.4. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng tính
nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội được quy định trong pháp luật hình
sự Việt Nam, cụ thể là Bộ luật hình sự hiện hành. Tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự còn là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với
tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể
phòng ngừa chung cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Có
thể thấy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện cụ thể đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đường lối hướng đến và quan
điểm nhất quán là: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không
phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.”.
Về mặt chính sách, thì riêng các đối tượng có vai trò lớn hoặc có dấu hiệu làm
tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội, chính sách được hướng đến là “Nghiêm
trị chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh,
côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người
phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố
ý gây hậu quả nghiêm trọng đối với những khách thể được pháp luật hình sự
bảo vệ”.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thể
hiện rõ đường lối xử lý nghiêm trị kết hợp với nhân đạo đối với người phạm
tội. Việc quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong
Bộ luật hình sự thể hiện chính sách xử lý có sự phân chia trong xác định trách
nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, đồng thời giáo dục, khuyến
khích người phạm tội tích cực sửa chữa sai lầm, cải tạo họ trở thành người có
ích cho xã hội.
Như đã đề cập ở phần khái niệm thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự là các tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội.
Cho nên, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa tăng nặng
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 25 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
trách nhiệm hình sự cùng với hình phạt đối với những người thực hiện hành
vi phạm tội. Qua đó, các tình tiết này mang một ý nghĩa rất quan trọng trong
việc cụ thể hóa hình phạt ở chỗ cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội đã được thực hiện, là một trong những cơ sở cho việc
xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Vì vậy, khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được
chính xác trong vụ án hình sự cụ thể và đối với người phạm tội có ý nghĩa
trong việc trong việc đảm bảo cho sự phù hợp giữa những hành vi mang tính
nguy hiểm cho xã hội đối với trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải
chịu khi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định
trong pháp luật hình sự làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã
hội và là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với tính chất
nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể phòng ngừa
chung cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội.
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 trên tinh thần kế
thừa những quy định ở Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009
nên vẫn giữ nguyên hầu hết các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong
đó, BLHS năm 2015 đã bỏ đi hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được
quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015, tác giả cho rằng cần tìm hiểu và làm rõ những nội dung của quy
định trong điều luật từ đó có căn cứ thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học, các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52 BLHS và tại khoản
2 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định về việc sử dụng tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 26 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
1.2.1. Quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017
1.2.1.1. Nhóm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng
đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Các tình tiết phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ
lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, bao gồm:
Một là, tình tiết “Phạm tội có tổ chức” (Điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015)
Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng: “Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều
người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực
hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm
tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò
của người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và
phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.”23 trong khái niệm được chính
Th.S. Đinh Văn Quế đưa ra đã chỉ ra việc phạm tội có tổ chức là một trường
hợp phạm tội cần sự hợp tác của nhiều chủ thể, trong đó có chủ thể thực hiện
việc cầm đầu, dẫn dắt, phân công những chủ thể khác thực hiện hành vi phạm
tội. Tình tiết “Phạm tội có tổ chức” khác với người tổ chức trong đồng phạm,
bởi vì tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” chỉ quy mô của tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội còn người tổ chức trong đồng phạm chỉ
vai trò, nhiệm vụ của người cầm đầu, chủ mưu trong một vụ án có đồng phạm.
Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng cũng là
yếu tố định khung hình phạt, chủ yếu xuất hiện trong các tội phạm có tính
chất, mức độ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, điển hình trong
“Tội cướp tài sản” (điểm a khoản 2 Điều 168 BLHS năm 2015); “Tội trộm
cắp tài sản” (điểm a khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015)… Phạm tội có tổ
chức trong một số trường hợp còn là yếu tố để định tội, điển hình là “Tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 109 BLHS năm 2015).
23 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung
(Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 270.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 27 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
Hai là, tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” (Điểm b khoản 1
Điều 52 BLHS năm 2015)
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp có thể được hiểu như sau: “Phạm
tội có tính chất chuyên nghiệp là người người phạm tội lấy việc phạm tội là
nguồn sống cho chính mình.”24 trong đó Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp vì việc phạm tội
có thể chính là nguồn sống của người phạm tội. Nhưng lại không thể xem việc
thực hiện hành vi phạm tội của họ là một nghề nghiệp chính đáng, pháp luật
hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung không công nhận việc thực
hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp là một nghề nghiệp. BLHS năm
2015 có quy định coi trường hợp phạm tội chuyên nghiệp là một tình tiết định
khung tăng nặng khung hình phạt thì sẽ không coi đó là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự và ngược lại. Cũng cần phải phân biệt tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với tình tiết
“Phạm tội nhiều lần”, bởi lẽ việc phạm tội nhiều lần với phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội phải thực hiện ít nhất
từ hai lần trở lên, nhưng trong tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất
chuyện nghiệp” thì việc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bởi vì là
nguồn sống của chính người phạm tội, còn phạm tội nhiều lần là thực hiện
hành vi phạm tội nhiều lần nhưng những lần phạm tội không vì phục vụ nguồn
sống của chính người phạm tội.
Ba là, tình tiết “Phạm tội có tính chất côn đồ” (Điểm d khoản 1 Điều 52
BLHS năm 2015)
Theo pháp luật hình sự Việt Nam cụ thể trong BLHS năm 2015 có quy
định tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất côn đồ” khi quyết định hình
phạt đối với một số tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người và
các tội phạm khác, nhưng tình tiết “Phạm tội có tính chất côn đồ” lại là tình
tiết định khung hình phạt đối với hai tội phạm xâm phạm về sức khỏe, tính
mạng của con người là “Tội giết người” (Điều 123 BLHS năm 2015) và “Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều
24 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung
(Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 272.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam
GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 28 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam
134 BLHS năm 2015). Theo định nghĩa của Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng:
“Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ
ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang
ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên
cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự để phạm tội.”25 có thể thấy hành vi
phạm tội của người phạm tội có tính chất côn đồ xuất phát từ những suy nghĩ,
tính cách thiếu sự chính chắn có phần ngang ngược, bất chấp những quy tắc
đạo đức và những quy định của pháp luật. Hay theo quan điểm của Th.S. Phan
Thị Thu Lê thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất
côn đồ” được hiểu như sau: “Phạm tội có tính chất côn đồ (áp dụng đối với
các tội có tính chất bạo lực) là trường hợp người phạm tội thể hiện sự coi
thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, phạm tội
không cần lý do hoặc lý do rất đơn giản.”26, quan điểm của Th.S. Phan Thị
Thu Lê cũng chỉ ra nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội là những lý do
đơn giản như: va chạm, mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày,...
Trong đó, Th.S. Phan Thị Thu Lê cho rằng đây là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự được áp dụng đối với những tội có tính chất bạo lực, người thực
hiện hành vi pháp luật đã không tôn trọng pháp luật, cũng như không quan
tâm đến sức khỏe, tính mạng của người xung quanh. Tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất côn đồ” khi được sử dụng trong quyết
định hình phạt cho người phạm tội thì Tòa án cần xác định hai yếu tố: nhân
thân của người phạm tội và không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội.
Bởi lẽ, đối với không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội có thể là một
phần nguyên nhân không nhỏ tác động hành vi phạm tội được xảy ra, không
thể cho rằng hành vi phạm tội của người phạm tội có tính chất côn đồ xảy ra
thì không gian, địa điểm sẽ là nguyên nhân gây ra sự việc, nhưng cũng không
thể nói không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội sẽ không có tác động
đến hành vi phạm tội. Về nhân thân của người phạm tội Tòa án không chỉ xem
xét đến tính cách, thái độ của người phạm tội trong lúc thực hiện và sau khi
25
Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung
(Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 276
26 Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điều 52
Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí tòa án nhân dân, (Số 9), Trang 37.
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hotluan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 

Similar to Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx

Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx (20)

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMCÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.docKhóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
Khóa luận tốt nghiệp - Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docxGiải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
 
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
 
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Về Quyền Con Người, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Về Quyền Con Người, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Luật Về Quyền Con Người, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Về Quyền Con Người, 9 điểm.docx
 
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.docNầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
Nầng Cao Hiệu Quả Quản Lý Hộ Tịch Trên Địa Bàn Xã Hùng Mỹ.doc
 
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
Báo Cáo Thực Tập công tác soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản tại ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.doc
 
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
Định Tội Danh Đối Với Tội Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam (Trên Cơ Sở S...
 
Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạ...
Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạ...Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạ...
Nhận thức mới về pháp luật và thực hiện pháp luật trong bối cảnh cuộc Cách mạ...
 
Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước.doc
Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước.docPháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước.doc
Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước.doc
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docxKhóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
Khóa Luận Pháp Luật Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi, 9 Điểm.docx
 
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.docLuận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần.doc
 
Chuyên Đề Thực Tập kinh Tế – Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường.docx
Chuyên Đề Thực Tập kinh Tế – Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường.docxChuyên Đề Thực Tập kinh Tế – Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường.docx
Chuyên Đề Thực Tập kinh Tế – Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường.docx
 
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docxBáo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
Báo cáo thực tập chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật VN.docx
 
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – thực trạng và...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – thực trạng và...Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – thực trạng và...
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam – thực trạng và...
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 

Recently uploaded

Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 

Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx

  • 1. LỜI CẢM ƠN Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận. Em xin cảm ơn Thầy Cô của Bộ môn Luật đã tận tình dạy bảo cho em về kiến thức chuyên môn lẫn những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống để em có thể làm người có ích cho xã hội. Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Ngọc Hiếu đã tận tình giúp đỡ, nhiệt thành truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và luôn quan tâm cũng như đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, nên bài khóa luận không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để bài khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em chân thành cảm ơn! Ngày …… tháng …… năm 2021 Sinh viên thực hiện
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS năm 1985 Bộ luật hình sự năm 1985 BLHS năm 1999 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 BLHS năm 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
  • 3. MỤC LỤC Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................4 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5 6. Bố cục của đề tài nghiên cứu.......................................................................................6 Chương 1: LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ...........................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .....................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự......................................7 1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.................11 1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự........................14 1.1.4. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự..................24 1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017...................................................25 1.2.1. Quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 .....................................................................................................26 1.2.2. Quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 .....................................................................................................40 1.2.3. Phân biệt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.................................................................40
  • 4. MỤC LỤC Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ...........................................................................................................................43 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ...................................................................................................................43 2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 49 2.2.1. Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự...................50 2.2.2. Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không phù hợp...........51 2.2.3. Nhận định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật.......................................................................................................53 2.2.4.Áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”...............................................................................................................54 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và nguyên nhân.......................................................56 2.3.1. Ưu điểm trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ..........................................................................56 2.3.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự..................................................................56 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, sai lầm..................58 2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ........................................................................................................60 2.4.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự...........................................................................................................................60 2.4.2. Các giải pháp khác............................................................................................62 KẾT LUẬN........................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................68
  • 5. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 1 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam 1. Tính cấpthiết của đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành ổn định của đạo đức và xã hội; là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước nói chung và vai trò của pháp luật hình sự trong phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện nói riêng đã và đang thực hiện đúng vai trò của mình trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự ra đời của Bộ luật hình sự đã góp phần rất lớn vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, thiết lập một trật tự xã hội ổn định. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần đảm bảo một trong nhiều nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự, chính là hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, đúng lúc và nhanh chóng được xử lý một cách công bằng, nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định cụ thể về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án có thể đưa ra những quyết định tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội trong phạm vi khung hình phạt. Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 52 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã và đang thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật hình sự đối với các hành vi phạm tội. Đồng thời, góp phần ngăn chặn tội phạm xảy ra, không bỏ lọt tội phạm, xử lý đúng người, đúng tội, có tính răn đe, giáo dục cao, phòng ngừa hành vi phạm tội. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là cơ sở pháp lý để tòa án căn cứ quyết định mức hình phạt phù hợp cho người phạm tội. Tuy nhiên, để quyết định một mức hình phạt phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì đòi hỏi hội đồng xét xử cần hiểu rõ nội dung của điều luật được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, cũng như cần có các kỹ năng quan trọng nhằm phân tích nội dung của các tình tiết có trong vụ án để có thể áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng mà người thực hiện hành vi phạm tội đã gây ra. Có thể thấy, ngoài việc cần có nguồn kiến thức chuyên môn về pháp luật vững
  • 6. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 2 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam vàng thì hội đồng xét xử còn cần các kỹ năng quan trọng khác phục vụ cho công việc như: phân tích các tình tiết có trong vụ án; nhận định tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội,... để có thể đưa ra một bản án phù hợp dành cho người phạm tội. Về mặt lý luận, việc nghiên cứu và xác định rõ những vấn đề xung quanh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm trách nhiệm hình sự là điều cần thiết bởi các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự giữ một vai trò nhất định trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và trong việc quyết định hình phạt một cách phù hợp nói riêng. Mặc dù cho đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về những ưu, khuyết điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các tình tiết là điều cần thiết. Về mặt lập pháp, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được ghi nhận lần đầu trong BLHS năm 1985, cụ thể tại Điều 39: “Những tình tiết tăng nặng”. Theo thời gian, cùng với quá trình phát triển của đất nước, những nhà làm luật đã nhận thấy những bất cập của các tình tiết tăng nặng trong BLHS năm 1985 đã không còn phù hợp với xã hội thời điểm đó. Cho nên, BLHS năm 1999 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực, những điều phù hợp với thực tiễn bên cạch đó cần khắc phục những hạn chế và thiếu sót ở BLHS năm 1985. Trên tinh thần đó, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ra đời để kế thừa và phát huy những ưu điểm cũng như khắc phục những khuyết điểm và thiếu sót trong Bộ luật hình sự năm 2015. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ra đời cũng đã ghi nhận và từng bước thay đổi những quy phạm nhằm phù hợp với xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự được xây dựng như những căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định tăng nặng hình phạt được quy định một cách xuyên suốt qua các thời kì, nên khi xây dựng nội dung của Bộ luật hình sự các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự luôn được quan tâm hoàn thiện, kế thừa và phát huy. Về mặt thực tiễn, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đóng vai trò nhất định trong việc xem xét, quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Mục đích mà luật hình sự hướng đến là phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn những hành
  • 7. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 3 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam vi được quy định có thể gây nguy hiểm cho Nhà nước và con người, luật hình sự tác động mạnh mẽ không chỉ đến người phạm tội mà còn đối với toàn bộ người dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Về nhiệm vụ mà luật hình sự hướng đến chính là trở thành phương tiện, là công cụ để Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, đảm bảo phòng chống và ngăn chặn tội phạm. Từ đó răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện và những người khác không vi phạm pháp luật hình sự. Góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong nhân dân. Từ những lý do phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Bộ luật hình sự quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ quan trọng để toà án quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Đã có không ít nhà khoa học đã lựa chọn đề tài để thực hiện nghiên cứu và những giáo trình, sách chuyên khảo hay tạp chí khoa học nghiên cứu về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điển hình phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Hòa Bình (2017), “Những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (Số 24), Trang 12-13. Bài viết chỉ ra những điểm mới của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Thế giới, Hà Nội. Bình luận khoa học của Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng nêu lên khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như khái niệm của từng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015. Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
  • 8. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 4 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam (Số 9), Trang 36-40, 48. Bài viết chỉ ra những điểm bất cập còn tồn tại trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015. Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội. Công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đề cập đến khái niệm, đặc điểm, thực tiễn và thực trạng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên luận văn thạc sĩ chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS năm 1999. Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), NXB Tư pháp, Hà Nội. Bình luận khoa học chỉ ra được khái niệm, đặc điểm của từng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015. Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tinvà truyền thông, Hà Nội. Bình luận khoa học nghiên cứu nêu lên khái niệm, đặc điểm cũng như những hạn chế, bất cập trong từng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) khái niệm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như chỉ ra những đặc điểm của những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đồng thời, giáo trình còn phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành từng nhóm tình tiết dựa trên đặc điểm của từng tình tiết tăng nặng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, cũng như phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình thành từng nhóm dựa trên đặc điểm của các tình tiết tăng nặng, hay chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong các quy định của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Qua đó, tác giả làm căn cứ để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • 9. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 5 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực tiễn các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tìm ra những thiếu sót, bất cập trong quy định cũng như việc áp dụng tình tiết này trong xét xử. Đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong các bản án của Tòa án, từ đó chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu nghiên cứu về cơ sở lý luận và những quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, tại điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Phạm vi nghiên cứu về không gian: phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng áp dụng pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên phạm vi toàn quốc. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về nguyên tắc xử lý tội phạm và chính sách hình sự trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Để thực hiện đề tài, tác giả cũng có sử dụng sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm làm rõ nội dung trong đề tài nghiên cứu, cụ thể: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng ở cả hai chương của đề tài. Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp khái niệm, đặc điểm và các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
  • 10. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 6 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đồng thời, trong Chương 2 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tính – đánh giá thực trạng trong các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Chương 2 của bài khóa luận để thấy được tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật hình sự trong việc xét xử, xử phạt, áp dụng hình phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội của pháp luật ở nước ta. Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này sử dụng chủ yếu ở Chương 1 nhằm đối chiếu các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự hiện hành với các quy định của các Bộ luật hình sự trước đó, từ đó đánh giá được ưu điểm và những bất cập của Bộ luật hình sự hiện hành về vấn đề nghiên cứu để có thể đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện những quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự pháp luật hình sự Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu điển hình chủ yếu được sử dụng ở Chương 2, bằng cách nghiên cứu các bản án điển hình nhằm làm rõ những bất cập, chứng minh cho những vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn được nghiên cứu bằng các phương pháp quy nạp, diễn dịch hay tổng hợp về các khái niệm, các quy định hay các quan điểm cá nhân để làm rõ nội dung của đề tài nghiên cứu. Từ đó, kết hợp lý luận với thực tiễn, đánh giá một cách chính xác nhất, tổng thể nhất, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. 6. Bố cục của đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắc, nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm 2 chương: Chương 1: Những lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chương 2: Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • 11. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 7 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần căn cứ vào ba yếu tố là các quy định của pháp luật hình sự được quy định tại Điều 50: “Căn cứ quyết định hình phạt” trong BLHS năm 2015, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi của người phạm tội gây ra. Đồng thời, còn phải căn cứ vào tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới có thể đưa ra quyết định về hình phạt một cách đúng nhất, phù hợp với hành vi mà người phạm tội đã thực hiện nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa ngoài xã hội nói chung và đối với người phạm tội nói riêng. Như vậy, việc nghiên cứu và làm rõ những khái niệm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, hỗ trợ việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự vào giải quyết những vụ án hình sự. Theo Từ điển tiếng Việt, cụm từ “Tình tiết” có nghĩa là những sự việc nhỏ, chi tiết nhỏ trong quá trình hay diễn biến của một sự vật, sự việc1. Thì“Tăng nặng” có thể được hiểu là được hiểu là làm nhiều lên, tăng lên về số lượng, tính chất, mức độ hoặc sự nghiêm trọng của một sự vật, sự việc hay một vấn đề nào đó2. Từ những phân tích trên, khi kết hợp hai khái niệm trên ta có khái niệm mới về các tình tiết tăng nặng như sau: “Các tình tiết tăng nặng là những tình huống, những chi tiết hay những sự việc có tính chất, mức độ tăng lên về tính nghiêm trọng của tình huống, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng lên tính chất, mức độ của sự việc.”. Hiện nay, trong BLHS năm 2015 vẫn chưa có một khái niệm về “Trách nhiệm hình sự” gây ra những khó khăn nhất định trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về trách 1 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 2 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
  • 12. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 8 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam nhiệm hình sự. Nên tác giả muốn làm rõ khái niệm của những nhà nghiên cứu khoa học trước về trách nhiệm hình sự để từ đó hiểu hơn và có thể tự đúc kết một khái niệm về trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của GT.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn trong Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích”3. Quan điểm của GT.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn chỉ ra rằng: Trách nhiệm hình sự được hiểu là một dạng của trách nhiệm pháp lý, trong đó người phạm tội phải có nghĩa vụ chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, có nghĩa vụ phải chịu bị kết tội về một hoặc nhiều tội danh đã gây ra, cũng như chịu các biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự như: Hình phạt và biện pháp tư pháp khác. Đồng thời, người phạm tội phải chịu mang theo án tích cho đến khi án tích được xóa. Tác giả đồng tình với quan điểm của hai nhà nghiên cứu khoa học vì đã đưa ra một khái niệm giải thích rõ ràng khi một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về một hoặc nhiều tội danh khác nhau thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về những hành vi do chính người đó gây ra, cũng như phải chịu những biện pháp cưỡng chế, giáo dục do chính cơ quan có thẩm quyền là Tòa án kết án. TS. Phạm Văn Beo thì cho rằng: “Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình, được thể hiện bằng việc Tòa án nhân danh Nhà nước, tuân theo một thủ tục tố tụng riêng, kết án người phạm tội”4. Tác giả có sự đồng tình với khái niệm mà TS. Phạm Văn Beo đưa ra. Bởi vì, TS. Phạm Văn Beo đã đưa ra một khái niệm có nội dung ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa về trách nhiệm hình sự. Khái niệm chỉ ra được khi một người phạm tội bị kết án bởi Tòa án nhân danh Nhà nước thì người phạm tội đó phải chịu trách nhiệm trách nhiệm 3 Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), Từ điển giải thích thuật ngữluật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Trang 126. 4 Phạm Văn Beo (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, Trang 316.
  • 13. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 9 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam pháp lý, gánh chịu những hậu quả bất lợi do chính hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra và phải tuân theo một thủ tục tố tụng riêng. Qua phân tích và đánh giá những quan điểm của những nhà nghiên cứu khoa học, tác giả đã có đúc kết riêng về trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự có thể được tách ra thành “Trách nhiệm” và “Hình sự”. Trong đó, thuật ngữ “Trách nhiệm” theo tác giả hiểu có nghĩa là: Những trọng trách, nghĩa vụ, nhiệm vụ mà một người được nhận hay phải nhận cần được thực hiện đúng, nghiêm túc và có tính tự giác. Như vậy, khi ghép lại ta có: Trách nhiệm hình sự là những trách nhiệm pháp lý mà một người bị xem là tội phạm phải chịu. Trong đó, người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý và hậu quả bất lợi do chính những hành vi mà người đó đã gây ra cho xã hội. Trách nhiệm hình sư này được Tòa án nhân danh Nhà nước đảm bảo thực hiện theo đúng thủ tục tố tụng và kết án người phạm tội. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần căn cứ vào ba yếu tố là quy định của pháp luật, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong quy định của pháp luật hình sự, cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Pháp luật hình sự đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm này, cùng với đó có không ít nhà nghiên cứu khoa học luật đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm của “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, cụ thể: Theo quan điểm của TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng trong Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó. Trong Luật hình sự Việt Nam, các tình tiết tăng nặng đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự”5. Tác giả cho rằng với quan điểm của TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng có sự phù hợp nhưng vẫn chưa đầy đủ. Bởi vì, hai nhà nghiên cứu khoa học đưa ra khái niệm 5 Trần Văn Biên - Đinh Thế Hưng (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sựnăm2015 (sửa đổi,bổ sung năm 2017),NXB Thế giới, Hà Nội.
  • 14. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 10 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, căn cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng”. Có thể thấy, hai nhà nghiên cứu nhìn nhận các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS năm 2015 là các tình tiết làm tăng nặng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như vậy là phù hợp nhưng hai nhà nghiên cứu vẫn chưa nêu lên được vai trò mà các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mang lại chính là sự cải tạo, giáo dục và răn đe người phạm tội một cách cần thiết giúp người phạm tội biết về tính nghiêm trọng và sự nguy hiểm của hành vi phạm tội từ đó có thể tái hòa nhập cộng đồng nói riêng và phòng ngừa chung cho những người khác trong xã hội nói chung. Cho nên, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết được xem là nguy hiểm gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn được xem là căn cứ để xác định tính nghiêm trọng của người phạm tội thông qua hành vi phạm tội do chính họ gây ra cho xã hội. Trong Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung) của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chủ yếu mới chỉ được liệt kê mà không được mô tả cụ thể. Việc xác định nội dung của một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể dựa vào nội dung quy định của một số điều luật trong Phần thứ nhất của BLHS năm 2015 như tình tiết phạm tội có tổ chức được giải thích qua quy định về đồng phạm tại Điều 17 BLHS năm 2015; tái phạm, tái phạm nguy hiểm được giải thích tại Điều 53 BLHS năm 2015. Đối với các tình tiết còn lại, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì Tòa án phải tự xác định khi áp dụng.”6, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cũng không đưa ra một khái niệm chung nhất về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng vẫn chỉ ra được tại điều 52 BLHS năm 2015 chỉ mới liệt kê các tình tiết được xem là tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng lại không có mô tả điều luật một cách cụ thể. Khi cần xác định nội dung của một hay một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì cần dựa vào các điều luật được nêu trong phần thứ nhất của BLHS năm 2015. Điển hình như, tại điều 17 BLHS năm 2015 có quy định 6 Nguyễn Ngọc Hòa (2017), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), NXB Tư pháp, Hà Nội.
  • 15. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 11 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam về “Đồng phạm” hay tại điều 53 là quy định về “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm” và các Tòa án cần tự xác định khi cần phải các tình tiết còn lại. Tác giả nhận thấy GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã chỉ ra điểm bất cập chính của quy định trong BLHS năm 2015 về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”7 là vẫn chưa có một khái niệm chung nhất như thế nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà chỉ là liệt kê các tình tiết tăng nặng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng cần phải có một khái niệm chung nhất về “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” nhằm giải quyết vấn đề trong quá trình quyết định hình phạt đối với hành vi do người phạm tội gây ra thì cần có một sự nhận thức được ý nghĩa và vai trò mà các tình tiết tăng nặng mang đến. Từ đó, có sự cân nhắc và xem xét trước khi áp dụng một hay nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội. Từ những nhận định trên, tác giả đưa ra định nghĩa về khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong pháp luật hình sự làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội và là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể phòng ngừa chung cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội. 1.1.2. Đặc điểm của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được nhà làm luật ghi nhận cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà không phải là một văn bản pháp luật nào khác. Bởi chính tầm quan trọng mà quy định này mang lại, khi có một vụ án hình sự xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị chính những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tác động tác động theo chiều hướng nghiêm khắc hơn và giới hạn trong phạm vi của quyết định hình phạt tương ứng. Lúc này, những hành vi phạm tội nghiêm trọng sẽ có những tình tiết tăng nặng tương ứng là căn cứ đóng vai trò trong việc quyết định hình phạt đối với một hoặc nhiều tội danh thích đáng. Có thể liệt kê ra một số đặc điểm trong các tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự như sau: Thứ nhất, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có đặc điểm là tình tiết tăng nặng có yếu tố định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với một tội 7 Điều 52 Bộ luật hình sựViệt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • 16. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 12 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam phạm tương ứng. Có thể hiểu, tình tiết tăng nặng này được liệt kê trong một điều luật cụ thể về một tội danh, trong đó mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã hội có sự thay đổi. Đồng thời là căn cứ để Tòa án xem xét và tăng mức hình phạt đối với người phạm tội. Vì vậy, khi quyết định một hình phạt Tòa án không được xem tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điển hình, phạm tội “có tổ chức”8 và phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”9 trong tội trộm cắp tài sản (tại điểm a và b khoản 2 điều 173 BLHS năm 2015) hay phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”10 để pham tội và phạm tội “tính chất côn đồ”11 trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (căn cứ điểm e và i tại khoản 1 điều 134 BLHS năm 2015). Thứ hai, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có đặc điểm làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, dẫn đến mức hình phạt mà tội phạm đó phải chịu cao hơn so với những trường hợp thông thường khác. Cho nên, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội Tòa án cần xem xét, cân nhắc một cách kĩ lưỡng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có quy định trong BLHS năm 2015. Tuyệt đối không được áp dụng những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà không được quy định trong BLHS năm 2015 khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đây chính là đặc điểm làm cho tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bởi lẽ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngoài những quy định được liệt kê trong BLHS năm 2015 thì khi áp dụng Tòa án vẫn có thể xem xét, áp dụng những tình tiết khác có lợi dù không quy định trong điều luật này, do đây là những tình tiết có lợi cho người phạm tội. Thứ ba, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được pháp luật hình sự quy định trong BLHS năm 2015. Có thể thấy, không giống với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những quy phạm bắt buộc, đồng thời các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mang một nét đặc trưng so với những tình tiết giảm nhẹ 8 Điểm a khoản 2 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 9 Điểm b khoản 2 Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 10 Điểm e khoản 1 Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm2017. 11 Điểm i khoản 1 Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • 17. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 13 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam trách nhiệm hình sự. Bởi lẻ, ngoài việc quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mang tính bắt buộc tại Điều 51 BLHS năm 2015, thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn mang tùy nghi khi áp dụng trong việc quyết định hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015, song khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn có thể được tham khảo tại Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP quy định các tình tiết sau được coi là tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 199912. Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ mới được quy định trong khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, ngoài những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này, khi quyết định hình phạt Tòa án không được áp dụng bất kỳ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào khác mà không được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, việc áp dụng những tình tiết tăng nặng không được quy định trong BLHS năm 2015 sẽ bị xem là những tình tiết tăng nặng không có giá trị áp dụng, gây bất lợi cho người phạm tội và là hành vi trái pháp luật. Thứ tư, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi đã định tội danh và khung hình phạt phải được xác định trước. Qua đó, có thể thấy khi giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn khi thực hiện việc giải quyết vụ án hình sự cần tuân thủ những trình tự, thủ tục luật định. Tương tự, khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định một hình phạt một cách phù hợp cũng không ngoại lệ, khi cần tuân thử theo một trình tự, thủ tục nhất định, đây là thứ tự có tính bắt buộc cao khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt. Trong đó, thứ tự cần tuân thủ trước khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là cần xác định tội danh, sau khi xác định hành vi của một người đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì cần xác định chính xác tội danh người thực hiện hành vi phạm tội đã phạm phải, tiếp đó là khung hình phạt được áp dụng. Dựa trên cơ sở về tội danh, khung hình phạt được áp dụng, lúc này Tòa án mới có thể xem xét các căn cứ để quyết định hình phạt, trong đó có những căn cứ xem xét để có thể áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 12 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999.
  • 18. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 14 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam 1.1.3. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Khi thực hiện nghiên cứu khoa học, tìm và phân loại đối tượng nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc phân loại đối tượng nghiên cứu cần dựa vào những đặc điểm, tiêu chí nhất định được nhiều nhà nghiên cứu khác công nhận làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài khoa học. Từ đó, tác giả có thể hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng có thể nhận biết và tự đưa ra những tiêu chí riêng. Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ có thể có những cách phân loại khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tổng hợp những tiêu chí phân loại đối tượng nghiên cứu giúp đề tài nghiên cứu khoa học thêm phong phú, đa dạng và toàn diện, đầy đủ. Các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự là sự tổng hợp của nhiều tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật hình sự qua các giai đoạn, đối với những giai đoạn khác nhau thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng có sự thay đổi về mặt nội dung sao cho phù hợp với đối tượng áp dụng. Vì vậy, phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một điều cần thiết. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo trong luận văn thạc sĩ “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”13 có đề cập: “Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng vậy, đây là tổng hợp các tình tiết khác nhau có cùng bản chất làm tăng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm, do đó, việc phân loại là có thể và rất cần thiết khi nghiên cứu đối tượng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, về tiêu chí phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có hai tiêu chí cơ bản và quan trọng cần sử dụng, đó là: tiêu chí về tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tiêu chí về ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm như thế nào. Đồng thời, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cũng phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sư theo hai tiêu chí là: về tính chất của tình tiết tăng 13 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.
  • 19. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 15 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam nặng trách nhiệm hình sự và về ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Phân loại trên tiêu chí căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Qua đó, cùng với việc đưa ra những phân tích những đánh giá về các tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, trong đó nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng dựa vào tiêu chí căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì có thể phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thành ba loại, gồm: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có cấu thành tội phạm nặng hơn cùng loại (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội); Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Trong đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có cấu thành tội phạm nặng hơn cùng loại (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội) được nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau: “Tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể. Tội phạm bị xử lý về tội danh cùng loại nặng hơn. Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vì thế nếu như không có tình tiết này (nếu pháp luật không quy định đó là tình tiết tăng nặng) thì hành vi cũng đã cấu thành một tội phạm cùng loại nhẹ hơn. Tình tiết đó chỉ đóng vai trò tăng thêm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội phạm thay đổi về tính chất và mức độ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đây là các tội phạm mang tính chất đặc biệt, vì vậy, mặc dù cùng một loại tội có bản chất như nhau nhưng cần thiết phải tách thành các điều luật và tội danh khác nhau bởi yếu tố đặc biệt cần pháp luật bảo vệ trong đó”14. Có thể thấy, trong định nghĩa nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã chỉ ra rằng về tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể. Về mức độ nguy hiểm mà tình tiết tăng nặng định tội mang lại cho xã hội là “đáng kể”, là tội phạm đặc biệt, bởi vì trong tình tiết tăng nặng định tội cho dù người phạm tội thực 14 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 13-14.
  • 20. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 16 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam hiện hành vi phạm tội thuộc cùng loại tội phạm có bản chất như nhau thì lúc này lại không dùng chỉ để làm một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được mà cần tách ra hẳn một thành một tội danh mới và thành một điều luật cụ thể. Điển hình, trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 142 “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và Điều 144 “Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi” thì cấu thành tội phạm của hai tội danh có khách thể bị xâm phạm là người dưới 16 tuổi, mặc dù tại điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định: “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên”15 thì phạm tội đối với người dưới 16 tuổi theo quy định của Điều 52 BLHS năm 2015 là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng do tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội phạm thay đổi về tính chất và mức độ nên được tách ra thành một điều luật cụ thể. Tiếp theo, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung được nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau: “Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể nhưng vẫn trong cùng một tội phạm. Trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp này cũng cao hơn thể hiện ở chế tài được quy định ở khung cao hơn đối với chế tài của khung hình phạt cơ bản.”16. Như vậy, trong những nhóm tội, tội phạm khác nhau việc áp dụng tình tiết tăng nặng khung hình phạt trở nên phổ biến hơn khi hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể. Việc áp dụng tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đôi khi chỉ được sử dụng đối với một số nhóm tội được xem có đặc trưng của chính tình tiết này, điển hình là tình tiết tăng nặng khung hình phạt nhiều người thực hiện hành vi phạm tội đối với một người thường xuất hiện trong nhóm tội về xâm hại tình dục (căn cứ tại Điều 141, 142, 143, 144 BLHS năm 2015) hay tiết tăng nặng khung hình phạt biết bản thân bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội cũng thường xuất hiện trong nhóm tội về xâm hại tình dục (căn cứ tại Điều 141, 142, 143, 144, 145 BLHS năm 2015). 15 Điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 16 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 14.
  • 21. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 17 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Cuối cùng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được định nghĩa như sau: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung là những tình tiết làm cho tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên ở mức độ nhỏ hơn hai trường hợp trên, làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong một khung hình phạt cụ thể của một tội phạm cụ thể. Ý nghĩa pháp lý của những tình tiết này nhằm đảm bảo cá thể hóa hình phạt được chính xác, triệt để.”. Theo nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã đưa ra định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung cho thấy so với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung được cho là có mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không cao bằng hai tiêu chí đã phân tích ở trên. Bởi lẽ, để đảm bảo áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được chính xác và triệt để cần áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung một cách phù hợp, chính xác đối với từng loại tội phạm và người phạm tội khác nhau. Dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có thể sắp xếp thứ tự của các tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã sắp xếp theo một trật tự như sau: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Phân loại trên tiêu chí căn cứ vào tính chất của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Có thể nói, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói lên tính nguy hiểm của hành vi đối với xã hội của tội phạm, cũng như tăng tính giáo dục, cải tạo đối với người phạm tội. Dựa vào tính chất của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã chỉ ra có thể phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự dựa tính chất của chính các tình tiết đó, có thể phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm thành bốn loại, bao gồm: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của tội phạm, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ thể của tội phạm và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách thể của tội phạm.
  • 22. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 18 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Trong đó, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đã định nghĩa về mặt khách quan của tội phạm như sau: “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dấu hiệu của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu thể hiện khi thực hiện hành vi phạm tội nó gắn liền với công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian và hoàn cảnh phạm tội.”17. Mặt khách quan của tội phạm được nhà nghiên cứu khoa học định nghĩa và liệt kê những dấu hiệu của tội phạm, những dấu hiệu này ở mức độ nào cũng đều mang tính quyết định đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó, ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm còn có các dấu hiệu khác như: Phương thức thực hiện tội phạm, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Đa số trong các cấu thành tội phạm, các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu định tội, không phải là dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, nhưng các dấu hiệu này có thể đóng vai trò là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh che giấu tội phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015), Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015). Tiếp theo, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về mặt chủ quan của tội phạm theo nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng: “Mặt 17 Lê Thị Hảo (2017), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 16.
  • 23. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 19 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội.”18, mặt chủ quan của tội phạm theo quan điểm của nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo là một hoạt động tâm lý của người phạm tội, hoạt động tâm lý có nội dung chủ yếu bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội... Trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu định tội. Các yếu tố khác của mặt chủ quan là động cơ, mục đích phạm tội xuất hiện ở một số tội phạm cụ thể, có thể là với tư cách dấu hiệu định tội, có thể là với tư cách tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015). Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về chủ thể của tội phạm nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo đề cập như sau: “Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do pháp luật hình sự quy định.”. Đối với một số cấu thành tội phạm cụ thể quy định rõ về chủ thể của tội phạm ngoài hai điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự còn phải thoả mãn thêm các dấu hiệu như: có chức vụ, giới tính, nghề nghiệp, quan hệ gia đình... Những chủ thể này gọi là chủ thể đặc biệt của tội phạm. Dấu hiệu của chủ thể đặc biệt có thể quy định là dấu hiệu định tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tình tiết tăng nặng chung được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. Cuối cùng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về khách thể của tội phạm được nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo định nghĩa như sau: “Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng bị hành vi phạm tội xâm hại. Căn cứ khách thể của tội phạm có thể xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể tội phạm thực hiện và 18 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 17.
  • 24. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 20 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam là cơ sở chung nhất để xác định tính nguy hiểm của tội phạm đó.”19. Trong đó, nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo cho rằng không thể chỉ căn cứ vào khách thể của tội phạm để xác định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của người phạm tội. Tất cả các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu về khách thể của tội phạm. Các bộ phận cấu thành khách thể của tội phạm lại có ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội khác nhau. Đặc biệt, trong bộ phận của khách thể tội phạm, đối tượng tác động của tội phạm là một trong các căn cứ tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đó có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội như phân loại ở trên. Và cũng có thể là tình tiết tăng nặng định khung như tình tiết đối với người dưới 18 tuổi là tình tiết tăng nặng định khung của tội cố ý truyền HIV cho người khác quy định tại Điều 148 BLHS năm 2015. Còn theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn cho rằng: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được phân loại thành các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội.”20. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn đã đưa ra hai tiêu chí để phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Trong đó: Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được hai nhà nghiên cứu khoa học định nghĩa như sau: “Đây là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh đối tượng bị xâm hại là đối tượng đặc biệt (cần được bảo vệ đặc biệt), phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.”21. Có thể thấy, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn cho rằng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì 19 Lê ThịHảo (2017), “Các tình tiết tăng nặngtráchnhiệmhình sự theopháp luật hìnhsự Việt Namtừ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Viện hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam, Hà Nội.Trang 19. 20 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Trang 308. 21 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Trang 308.
  • 25. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 21 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam đối tượng bị xâm hại là những đối tượng đặc biệt không có khả năng tự bảo vệ bản thân hoặc có nhưng không đủ để tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xâm hại. Như vậy, những tình tiết tăng nặng này sẽ được áp dụng nhằm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có hành vi xâm hại đối với những đối tượng đặc biệt và những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm, hậu quả cao, mức độ lỗi cùng với đặc điểm của nhân thân người phạm tội gây ra ảnh hưởng một cách nguy hiểm đối với xã hội mà hai nhà nghiên cứu khoa học đã nêu ra. Điển hình, hai nhà nghiên cứu chỉ ra những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cụ thể đối tượng là những đối tượng đặc biệt bị xâm hại, bao gồm: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên (Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (Căn cứ điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (Căn cứ điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015). Hoặc những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, bao gồm: Phạm tội có tổ chức (Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (Căn cứ điểm m khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội (Căn cứ điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội có tính chất côn đồ (Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội vì động cơ đê hèn (Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Phạm tội 2 lần trở
  • 26. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 22 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam lên (Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015); Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015). Cuối cùng, tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội cũng được hai nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015: “Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm” định nghĩa như sau: “Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội đã có những hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người khác nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm”22. Như vậy, theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn đã chỉ ra hai tiêu chí cơ bản là tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội và tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tác giả đồng tình với quan điểm về hai tiêu chí trên của hai nhà nghiên cứu khoa học, bởi vì: Một là, hai nhà nghiên cứu khoa học đã phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự dựa trên hai tiêu chí là tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội và tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, giúp cho người đọc dễ hiểu và dễ tiếp cận được vấn đề mà hai nhà nghiên cứu cần truyền đạt. Hai là, cách phân loại của hai nhà nghiên cứu là dựa vào những đặc điểm đặc trưng tồn tại của những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điển hình như: Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà đối tượng là những đối tượng đặc biệt bị xâm hại thì đặc điểm đặc trưng của những tình tiết này là đối tượng bị tác động bởi hành vi phạm tội này có thể là người bị hại (điểm c, i, k, l khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) hoặc bị người khác xúi giục, kích động thực hiện những hành vi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) và điểm chung của những đối tượng này là không có khả năng tự bảo vệ, chống trả trước những tác động xấu hay có thể nhưng khả năng tự bảo vệ chưa đủ, hậu quả là gây nguy hiểm cho chính những đối tượng này. 22 Trường đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, Trang 313.
  • 27. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 23 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Tác giả cho rằng, từ những phân tích, đánh giá dựa trên quan điểm của những nhà nghiên cứu là GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS. Lê Thị Sơn và nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo. Tác giả đồng tình với quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn hơn so với quan điểm về tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của nhà nghiên cứu khoa học Lê Thị Hảo. Nên tác giả cho rằng nên có hai tiêu chí cơ bản nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, chính là: Một là, tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hai là, tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Trong đó, các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội được hai nhà nghiên cứu khoa học định nghĩa và liệt kê cụ thể rõ ràng và dễ dàng phân tích, đánh giá. Theo quan điểm của tác giả, thì tiêu chí các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội chính là Đối tượng bị xâm hại là những đối tượng đặc biệt không có khả năng tự bảo vệ bản thân hoặc có nhưng không đủ để tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xâm hại và những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó, những tình tiết tăng nặng này sẽ được áp dụng nhằm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có hành vi xâm hại đối với những đối tượng đặc biệt và những hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm, hậu quả cao, mức độ lỗi cùng với đặc điểm của nhân thân người phạm tội gây ra ảnh hưởng một cách nguy hiểm đối với xã hội. Về tiêu chí tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội, tác giả cho rằng: Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội đã có những hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người khác nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. Như vậy, theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và GS.TS. Lê Thị Sơn đã chỉ ra hai tiêu chí cơ bản. Một là, tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội. Hai là, tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy
  • 28. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 24 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam hiểm của hành vi phạm tội nhằm phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cùng với đó, quan điểm của tác giả về tiêu chí phân loại các tình tiết tăng nặng tránh nhiệm hình sự có sự đồng tình với quan điểm về hai tiêu chí trên của hai nhà nghiên cứu khoa học trên. 1.1.4. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể là Bộ luật hình sự hiện hành. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể phòng ngừa chung cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Có thể thấy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện cụ thể đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đường lối hướng đến và quan điểm nhất quán là: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.”. Về mặt chính sách, thì riêng các đối tượng có vai trò lớn hoặc có dấu hiệu làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội, chính sách được hướng đến là “Nghiêm trị chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng đối với những khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ”. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thể hiện rõ đường lối xử lý nghiêm trị kết hợp với nhân đạo đối với người phạm tội. Việc quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự thể hiện chính sách xử lý có sự phân chia trong xác định trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, đồng thời giáo dục, khuyến khích người phạm tội tích cực sửa chữa sai lầm, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Như đã đề cập ở phần khái niệm thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội. Cho nên, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa tăng nặng
  • 29. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 25 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam trách nhiệm hình sự cùng với hình phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội. Qua đó, các tình tiết này mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc cụ thể hóa hình phạt ở chỗ cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã được thực hiện, là một trong những cơ sở cho việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Vì vậy, khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được chính xác trong vụ án hình sự cụ thể và đối với người phạm tội có ý nghĩa trong việc trong việc đảm bảo cho sự phù hợp giữa những hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội đối với trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu khi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội. 1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong pháp luật hình sự làm tăng tính nguy hiểm của tội phạm cho chính xã hội và là căn cứ để Tòa án quyết định một hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội một cách cần thiết để vừa có thể phòng ngừa chung cũng như răn đe, giáo dục và cải tạo người phạm tội. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 trên tinh thần kế thừa những quy định ở Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 nên vẫn giữ nguyên hầu hết các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong đó, BLHS năm 2015 đã bỏ đi hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, tác giả cho rằng cần tìm hiểu và làm rõ những nội dung của quy định trong điều luật từ đó có căn cứ thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52 BLHS và tại khoản 2 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định về việc sử dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • 30. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 26 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam 1.2.1. Quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 1.2.1.1. Nhóm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Các tình tiết phản ánh tính chất của hành vi, mức độ hậu quả, mức độ lỗi và đặc điểm nhân thân người phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, bao gồm: Một là, tình tiết “Phạm tội có tổ chức” (Điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng: “Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.”23 trong khái niệm được chính Th.S. Đinh Văn Quế đưa ra đã chỉ ra việc phạm tội có tổ chức là một trường hợp phạm tội cần sự hợp tác của nhiều chủ thể, trong đó có chủ thể thực hiện việc cầm đầu, dẫn dắt, phân công những chủ thể khác thực hiện hành vi phạm tội. Tình tiết “Phạm tội có tổ chức” khác với người tổ chức trong đồng phạm, bởi vì tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” chỉ quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội còn người tổ chức trong đồng phạm chỉ vai trò, nhiệm vụ của người cầm đầu, chủ mưu trong một vụ án có đồng phạm. Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng cũng là yếu tố định khung hình phạt, chủ yếu xuất hiện trong các tội phạm có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, điển hình trong “Tội cướp tài sản” (điểm a khoản 2 Điều 168 BLHS năm 2015); “Tội trộm cắp tài sản” (điểm a khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015)… Phạm tội có tổ chức trong một số trường hợp còn là yếu tố để định tội, điển hình là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 109 BLHS năm 2015). 23 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 270.
  • 31. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 27 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam Hai là, tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” (Điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp có thể được hiểu như sau: “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống cho chính mình.”24 trong đó Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp vì việc phạm tội có thể chính là nguồn sống của người phạm tội. Nhưng lại không thể xem việc thực hiện hành vi phạm tội của họ là một nghề nghiệp chính đáng, pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung không công nhận việc thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp là một nghề nghiệp. BLHS năm 2015 có quy định coi trường hợp phạm tội chuyên nghiệp là một tình tiết định khung tăng nặng khung hình phạt thì sẽ không coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và ngược lại. Cũng cần phải phân biệt tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” đối với tình tiết “Phạm tội nhiều lần”, bởi lẽ việc phạm tội nhiều lần với phạm tội có tính chất chuyên nghiệp đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội phải thực hiện ít nhất từ hai lần trở lên, nhưng trong tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất chuyện nghiệp” thì việc người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bởi vì là nguồn sống của chính người phạm tội, còn phạm tội nhiều lần là thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần nhưng những lần phạm tội không vì phục vụ nguồn sống của chính người phạm tội. Ba là, tình tiết “Phạm tội có tính chất côn đồ” (Điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015) Theo pháp luật hình sự Việt Nam cụ thể trong BLHS năm 2015 có quy định tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất côn đồ” khi quyết định hình phạt đối với một số tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người và các tội phạm khác, nhưng tình tiết “Phạm tội có tính chất côn đồ” lại là tình tiết định khung hình phạt đối với hai tội phạm xâm phạm về sức khỏe, tính mạng của con người là “Tội giết người” (Điều 123 BLHS năm 2015) và “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 24 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 272.
  • 32. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự theo luật hình sự Việt Nam GVHD: TS. Trần Thị Ngọc Hiếu 28 SVTH:Đặng Hồ Quốc Nam 134 BLHS năm 2015). Theo định nghĩa của Th.S. Đinh Văn Quế cho rằng: “Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn của người khác, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng cũng cố tình gây sự để phạm tội.”25 có thể thấy hành vi phạm tội của người phạm tội có tính chất côn đồ xuất phát từ những suy nghĩ, tính cách thiếu sự chính chắn có phần ngang ngược, bất chấp những quy tắc đạo đức và những quy định của pháp luật. Hay theo quan điểm của Th.S. Phan Thị Thu Lê thì tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất côn đồ” được hiểu như sau: “Phạm tội có tính chất côn đồ (áp dụng đối với các tội có tính chất bạo lực) là trường hợp người phạm tội thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, phạm tội không cần lý do hoặc lý do rất đơn giản.”26, quan điểm của Th.S. Phan Thị Thu Lê cũng chỉ ra nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội là những lý do đơn giản như: va chạm, mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày,... Trong đó, Th.S. Phan Thị Thu Lê cho rằng đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với những tội có tính chất bạo lực, người thực hiện hành vi pháp luật đã không tôn trọng pháp luật, cũng như không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của người xung quanh. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tính chất côn đồ” khi được sử dụng trong quyết định hình phạt cho người phạm tội thì Tòa án cần xác định hai yếu tố: nhân thân của người phạm tội và không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội. Bởi lẽ, đối với không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội có thể là một phần nguyên nhân không nhỏ tác động hành vi phạm tội được xảy ra, không thể cho rằng hành vi phạm tội của người phạm tội có tính chất côn đồ xảy ra thì không gian, địa điểm sẽ là nguyên nhân gây ra sự việc, nhưng cũng không thể nói không gian, địa điểm nơi xảy ra hành vi phạm tội sẽ không có tác động đến hành vi phạm tội. Về nhân thân của người phạm tội Tòa án không chỉ xem xét đến tính cách, thái độ của người phạm tội trong lúc thực hiện và sau khi 25 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), NXB Thông tin và truyền thông,Hà Nội, Trang 276 26 Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí tòa án nhân dân, (Số 9), Trang 37.