SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN MINH QUÝ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH THÁI
NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN MINH QUÝ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH THÁI
NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Hằng
THÁI NGUYÊN -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Minh Quý, xin cam đoan Luận văn này công trình nghiên
cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị
Thanh Hằng không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số
liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình
khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./.
Tác giả
Nguyễn Minh Quý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan
Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt
nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài nguyên và Môi
trường, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
tập không chỉ là phục vụ cho quá trình nghiên cứu, viết luận văn mà còn là
hành trang quí báu để tôi tiếp tục vững bước trên con đường sự nghiệp. Xin
chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, nhân viên Văn phòng
Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm Quan trắc tài nguyên
và Môi trường Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nguồn số liệu
phong phú để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn gia đình đã luôn
ở bên, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
hơn trong sự nghiệp cao quý!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 4 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Minh Quý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu..........................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tàu nghiên cứu ..............................................2
4. Những đóng góp mới của đề tài............................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................4
1.1. Tổng quan về đánh giá hiện trạng môi trường nước.......................4
1.2. Những kết quả nghiên cứu về môi trường nước trên thế giới và ở
Việt Nam.........................................................................................6
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường nước trên
thế giới ............................................................................................6
1.2.2. Tình hình sử dụng tài nguyên nước và thực trạng môi trường nước
ở Việt Nam......................................................................................7
1.2.3. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................9
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
11
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý .................................................11
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................13
1.4. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên ........................21
1.4.1. Tài nguyên nước mặt.....................................................................21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.4.2. Tài nguyên nước dưới đất .............................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................26
2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................29
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................29
2.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu.......................................................29
2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................29
2.4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................29
2.4.1. Vấn đề nghiên cứu.........................................................................29
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................29
2.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................29
2.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ...................................29
2.5.2. Phương pháp kế thừa....................................................................30
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................30
2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nước........................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 33
3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Thái Nguyên .....................33
3.1.1. Diễn biến chất lượng nước sông Cầu và các phụ lưu chính của sông
Cầu ................................................................................................33
3.1.2. Hiện trạng, diễn biến chất lượng nước Sông Công và phụ lưu Sông Công
44
3.1.3. Nhận xét chung về chất lượng nước sông Cầu, sông Công và phụ
lưu từ 2011 đến 2017, xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường nước .........................................................52
3.2. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Nguyên..............55
3.3. Thực trạng công tác Quản tài nguyên nước ở tỉnh Thái Nguyên 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3.1. Kết quả ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................60
3.3.2. Kết quả thực hiện công tác cấp phép về tài nguyên nước.............60
3.3.3. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch tài nguyên nước, điều tra cơ
bản tài nguyên nước và các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ phục
vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn....61
3.3.4. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về tài nguyên nước.................................................................62
3.3.5. Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh
chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.......................62
3.3.6. Kết quả phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên....................................................................63
3.3.7. Tổng hợp kết quả phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập
hành lang bảo vệ nguồn nước và việc triển khai thực hiện ..........64
3.3.8. Những khó khăn, vướng mắc........................................................64
3.4. Đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên
64
3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, hành chính và tổ chức ...............64
3.4.2. Giải pháp kinh tế ...........................................................................67
3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục ..............................................68
3.4.4. Giải pháp kỹ thuật .........................................................................68
3.4.5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường....70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
1. Kết luận ...............................................................................................71
2. Kiến nghị.............................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. GRDP : Tổng sản phẩm bình quân đầu người
2. GP : Giấy phép
3. KCN : Khu công nghiệp
4. QCCP : Quy chuẩn cho phép
5. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
6. QĐ : Quyết định
7. TP : Thành phố
8. UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng hình thái các sông ở Thái Nguyên .....................22
Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên sông Cầu,
sông Công và các phụ lưu được lựa chọn đánh giá............26
Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất..............................28
Bảng 2.3: Mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .................................12
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sông Cầu....................................................22
Hình 3.1. Diễn biến hàm lượng pH trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017
33
Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017 .. 34
Hình 3.3: Diễn biến DO trên sông Cầu và phụ lưu 2011- 2017 .........35
Hình 3.4: Diễn biến BOD5 trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017......36
Hình 3.5: Diễn biến COD trên sông Cầu và phụ lưu 2011 - 2017......37
Hình 3.6: Diễn biến hàm lượng NO3
-
trên phụ lưu sông Cầu 2011 đến 2017
38
Hình 3.7: Diễn biến hàm lượng Cd trên sông Cầu và phụ lưu 2011
đến 2017..............................................................................39
Hình 3.8: Diễn biến hàm lượng Hg trên sông Cầu và phụ lưu từ 2011
đến 2017..............................................................................40
Hình 3.9: Diễn biến hàm lượng Pb trên sông Cầu từ 2011 - 2017 .....41
Hình 3.10: Diễn biến Coliform trên sông Cầu và phụ lưu từ 2011-2017 .. 42
Hình 3.11: Diễn biến WQI trên sông cầu và phụ lưu từ 2015-2017.....43
Hình 3.12. Diễn biến DO trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017....45
Hình 3.13 Diễn biến BOD5 trên công Công và phụ lưu từ 2011-2017
46
Hình 3.14: Diễn biến COD trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017 47
Hình 3.15: Diễn biến Cd trên sông Công từ 2011 - 2017 .....................48
Hình 3.16: Diễn biến As trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017 .....49
Hình 3.17: Diễn biến Hg trên sông Công 2011 đến 2017.....................50
Hình 3.18: Diễn biến Coliform trên sông Công và phụ lưu 2011-2017 51
Hình 3.19: Diễn biến WQI trên sông Công và phụ lưu từ 2015-2017 52
Hình 3.20: Diễn biến độ cứng nước dưới đất 2011-2017 .....................56
Hình 3.21: Diễn biến Pb nước dưới đất 2011-2017..............................57
Hình 3.22: Diễn biến Nitrat nước dưới đất 2011-2017.........................57
Hình 3.23: Diễn biến Mn nước dưới đất 2011-2017.............................58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hình 3.24: Diễn biến Coliform nước dưới đất 2011-2017....................59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người, là thành
phần thiết yếu không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Ngày
nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do sự biến đổi của khí hậu.
Bên cạnh đó là các yếu tố như: tốc độ tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển
của công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội…là nguyên nhân dẫn
tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường
nước mặt nói riêng ngày càng thêm trầm trọng. Quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Vì
vậy, nguồn nước càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nước đang là mối quan tâm trên
toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong
quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức được
đặt ra đối với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực
Đông Bắc, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội và được coi là một trung
tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của cả nước. Nguồn tài nguyên nước
của tỉnh khá phong phú, đây là nguồn tài nguyên quý giá làm cơ sở cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của
người dân, cung cấp nguồn lợi đa dạng sinh học.
Trong những năm gần đây Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả, song song với đó Thái
Nguyên thực hiện nhiều giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường cho sự phát
triển bền vững, điển hình như Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên
đến năm 2020 [23]; Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2011-2015 [24]. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ môi trường vẫn còn gặp
nhiều khó khăn bất cập.
Sự phát triển nhanh về kinh tế làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, cơ sở
sản xuất, khai thác khoáng sản, cơ sở y tế... Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng đã làm gia tăng dân số đáng kể, do đó nhu cầu sử dụng nguồn nước và
lượng xả thải ngày càng tăng dẫn đến môi trường nước mặt bị suy thoái và ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhiễm, đặc biệt là sông Cầu đoạn từ thành phố Thái Nguyên đến hết tỉnh Thái
Nguyên là khu vực đã có mức độ phát triển cao với đa dạng các hoạt động
kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành nghề. Theo thống kê, đoạn sông này đã
và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều
(riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt
động công nghiệp) (Cục QLTTN, 2012) [7].
Qua số liệu quan trắc từ năm 2011 - 2015 tại 8 cơ sở tiêu biểu trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên có thể thấy phần lớn các cơ sở chưa đạt yêu cầu về xử
lý nước thải theo các QCVN. Các cơ sở có các thông số ô nhiễm cao nhất là:
Bãi rác Đá Mài; Bệnh viện đa khoa; KCN Sông Công; Nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ; nước thải đô thị phường Hoàng Văn Thụ; đặc biệt nước thải khu Hà
Thượng - Đại Từ (có xu hướng gia tăng hàm lượng TSS, kim loại nặng: Pb,
Hg, As từ 2011 đến nay). Cùng với chất thải từ các khu vực khai thác khoáng
sản, các KCN, đô thị đây là các nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng, TSS,
hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh cho lưu vực sông Cầu, sông Công và phụ lưu [20]
Tài nguyên nước dưới đất cũng chịu tác động ô nhiễm bởi các nguồn
nước thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khi chưa xử lý đạt tiêu
chuẩn thải ra môi trường đều có nguy cơ ảnh hưởng nguồn nước ngầm khi
ngấm xuống đất.
Trước những thực trạng môi trường nói chung và môi trường nước nói
riêng của tỉnh, việc Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường nước tỉnh Thái Nguyên là cần thiết, nhằm góp phần bảo vệ môi
trường, phát triển theo hướng bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường nước tỉnh Thái Nguyên
- Làm sáng tỏ các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước và đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tàu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận
nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường nước
theo địa bàn nghiên cứu cấp tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học xây dựng các đề án bảo vệ môi
trường nước cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường
nước trên địa bàn cấp tỉnh.
- Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng
dạy trong lĩnh vực môi trường nước và quản lý tài nguyên môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về đánh giá hiện trạng môi trường nước
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ
là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn
nước bị ô nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn
khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các
tác động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con
người, kinh tế và phúc lợi xã hội. Đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò
như một bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và
con người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ
quá trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững. Trong đó, đánh giá hiện
trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất
lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên
nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước quốc gia. Trên
cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà
nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai
thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng môi trường nước ta cần tìm hiểu
một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, nguyên
nhân và các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu:
- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường.
- Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
- Quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm
soát ô nhiễm môi trường nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật.
Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi
phép thì sự ô nhiễm nước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự huỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi
trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô
nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới co người và các sinh vật khác.
Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông
suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô
thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm
cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt
động công nghiệp, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện các chất độc hại,…)
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:
- Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong
nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD5, COD
- Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy
nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp
chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng
còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các
khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Ô nhiễm các chất dinh dưỡng: hiện tượng phú dưỡng là sự gia tăng hàm
lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng
trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn
trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước
bị suy giảm và ô nhiễm.
- Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các
thuỷ vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô
nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới
hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích
luỹ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người.
- Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh
hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh
vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
- Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan
truyền và tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp
thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn.
1.2. Những kết quả nghiên cứu về môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã
(Lê Văn Khoa và cs, 2011) [13]. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2
triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công
nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang
phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần
lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển
ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển
là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và
các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo trong 15
năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước
và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Báo cáo của UNICEF cho
biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2
triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp
nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử
vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc UNICEF công bố. Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và
Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe
dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiễm a-sen và flo (fluoride) trong nước
ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân
trong khu vực. Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico
ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn
với sự sống vì không có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao
nhất khi không được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em
dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500
trẻ em mỗi ngày. Điểm phân phát nước ở Bắc Darfur, Sudan trong một chiến
dịch phân phát 40.000 lít nước sạch đến cộng đồng. Dù số lượng hạn hẹp,
nhiều người phải vượt quãng đường ít nhất 15km để có thể đến được điểm
phát nước gần nhất (Võ Dương Mộng Huyền và cs, 2013) [25]. Ví dụ về ô
nhiễm nước ở một số nước trên thế giới: Hàm lượng nước ngầm ở Vapi (Ấn
Độ) cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do tổ chức y tế thế giới quy
định. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurul (Rumani) đã thải
ra 50 - 100 tấn Xianua và kim loại nặng vào dòng sông gần Baia Mare khiến
các loài thủy sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn
nguồn nước sạch ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.
1.2.2. Tình hình sử dụng tài nguyên nước và thực trạng môi trường nước ở
Việt Nam
Hiện nay nguồn nước cấp cho các đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân
số được cấp nước ở đô thị còn thấp (tỷ lệ dân số được cấp nước máy tại đô thị
đặc biệt đạt từ 85-90%, đô thị loại I, II đạt từ 60- 85%, trong khi đó đô thị loại
III chỉ đạt từ 40 - 45%). Số lượng và chất lượng nước cấp còn thiếu và chưa
đảm bảo. Nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trong khi nguồn nước sạch thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ngày càng cạn kiệt, khan hiếm đặc biệt vào mùa khô (Tổng cục môi trường,
2012) [22].
Tính đến tháng 6/2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước, quản
lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc. Tỷ lệ dân số
đô thị được cung cấp nước sạch là 81%, mức sử dụng nước sinh hoạt bình
quân đạt 105 lít/người/ngày đêm. Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn
còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân
số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm
vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa
ổn định. Tỷ lệ thất thoát nước trong hệ thống cấp nước đô thị của nước ta còn
cao, trung bình khoảng 26-29%. Chất lượng nước của một số trạm cấp nước
còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định [6].
Môi trường nước tại các sông, hồ khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn từ
các nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát
triển kinh tế. Tỷ lệ phần trăm lượng nước thải được xử lý còn khá thấp đã ảnh
hưởng lớn đến hiện trạng chất lượng môi trường nước sông, hồ đô thị. Tại các
sông chảy qua khu vực đô thị, chất lượng nước một số đoạn sông đã bị suy giảm.
Đối với những sông có lưu lượng nước lớn, như sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Đồng Nai có khả năng tự làm sạch tốt, chất lượng nước sông vẫn còn khá
ổn định. Đối với những sông có lưu lượng nước nhỏ hơn, khả năng phục hồi hạn
chế, chất lượng nước bị suy giảm đáng kể ở các khu vực chảy qua nội thành, nội
thị, điển hình như sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn... Trên cùng một lưu vực
sông, những đoạn chảy qua các đô thị lớn có chất lượng nước bị suy giảm rõ rệt
so với các đoạn sông chảy qua các đô thị nhỏ. Nước mặt ở các hồ, kênh, mương
nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm. Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện
thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các khu vực này vẫn
đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay. Tại nhiều đô thị, các
kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt, nước thải
sản xuất, điển hình như tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Ô nhiễm nước mặt trong
khu vực nội thành xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn xảy ra ở cả các
đô thị nhỏ. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chất dinh dưỡng và vi sinh. Cục bộ tại một số khu vực, mức độ ô nhiễm đã
khá nghiêm trọng.
Phần lớn chất lượng nước dưới đất khu vực đô thị còn tương đối tốt. Tuy
nhiên tại một số khu vực đô thị, thành phố lớn, ghi nhận nước dưới đất đã bị ô
nhiễm. Điển hình như ô nhiễm Amoni, kim loại nặng (Mn, As, Pb) ở một số
khu vực của đồng bằng Bắc Bộ; vấn đề nhiễm mặn ở một số khu vực thuộc
duyên hải miền Trung, hạ lưu sông Đồng Nai, các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Nước biển ven bờ tại một số đô thị ven biển đã có hiện tượng ô nhiễm
chất hữu cơ, TSS, dầu mỡ khoáng như Quảng Ninh, Đà Nẵng… Đặc biệt, việc
tập trung phát triển các khu kinh tế ven biển trong thời gian gần đây đã dẫn
đến nguy cơ xảy ra ô nhiễm và sự cố môi trường do hoạt động kiểm soát, xử
lý chất thải không được quản lý chặt chẽ (Tổng cục môi trường, 2016) [6].
1.2.3. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
Đối với tỉnh Thái Nguyên, cho đến nay có một số công trình, đề tài
nghiên cứu về môi trường nước tiêu biểu như:
- Dự án "Môi trường lưu vực sông Cầu" (2002) là dự án khoa học công
nghệ cấp Nhà nước, phục vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được
Viện Địa lý chủ trì thực hiện từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002. Kết quả
nghiên cứu của dự án đã đánh giá hiện trạng môi trường sông Cầu, các tác
động môi trường của các hoạt động kinh tế - xã hội thuộc lưu vực sông và dự
báo diễn biến môi trường lưu vực sông Cầu đến năm 2010; Đề xuất giải pháp
tổng thể nhằm bảo vệ môi trường lưu vực, nâng cao năng lực quản lý chất
lượng môi trường lưu vực sông Cầu.
- Dự án quốc tế “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu” hợp tác giữa Viện
Hàn lâm KH&CN Việt Nam và INRS Québec Canada được tiến hành từ 2007
đến 2013 do INRS chủ trì thực hiện. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng cơ
sở dữ liệu và mô hình quản lý tổng hợp về tài nguyên và môi trường nước cho
lưu vực sông Cầu trên cơ sở mô hình GIBSI do phía Canada cung cấp. Dự án
đã cung cấp cơ sở khoa học, số liệu ban đầu, công cụ và đào tạo đội ngũ cán
bộ để tiến hành các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu
vực sông ở Việt Nam nói chung và áp dụng cụ thể cho lưu vực sông Cầu nói
riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu
vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên” (2014)
Do viện Công nghệ môi trường thực hiện, đã xây dựng phương pháp đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước trong lưu vực sông sử
dụng kết hợp các mô hình khí hậu, thủy văn và chất lượng nước; Áp dụng
phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước
phần thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; Đề
xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng
nước lưu vực sông Cầu.
- Đề tài cấp nhà nước“Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi
trường nước và tảo độc tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); đề xuất các giải pháp
quản lý tổng hợp nước hồ”, (2010) Trần Văn Tựa, Viện Công nghệ Môi trường
thực hiện. Trong nghiên cứu đã xây dựng được mô hình xử lý ô nhiễm nước hồ
đặc biệt là chất dinh dưỡng N và P và giảm thiểu tảo độc bằng công nghệ sinh
thái sử dụng thực vật thủy sinh; Xác định các giải pháp quản lý tổng hợp tài
nguyên nước Hồ Núi Cốc phục vụ cấp nước sinh hoạt, du lịch và nông nghiệp.
- Bài báo “Đánh giá hiện trạng nước mặt Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên”,
(2013). Tạp chí Khoa học và Công nghệ do Hoàng Văn Hùng, Phạm Tất Đạt,
Trần Thị Mai Anh nghiên cứu. Tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng các
sông, suối, cửa xả đổ vào Hồ Núi Cốc; diễn biến môi trường nước và Đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường
nước mặt Hồ Núi Cốc phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.
- Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tài nguyên nước và ứng dụng
GIS & SWAT để quản lý lưu lượng và chất lượng nước của lưu vực sông Công
- Tỉnh Thái Nguyên” (2013) Do tác giả Nguyễn Văn Hiểu, Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên thực hiện. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng công cụ viễn thám
& GIS và SWAT để đánh giá lưu lượng và chất lượng nước của lưu vực sông
qua nhiều năm. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, đánh giá hiện trạng
tài nguyên nước và xây dựng mô hình dự báo lưu lượng và chất lượng nước
trong tương lai của lưu vực sông Công Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hiện trạng và giải pháp Quản lý môi trường
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” (2013) do học viên cao học Nguyễn
Văn Thuận thực hiện. Đề tài đã đánh giá thực trạng môi trường nước và chỉ ra
nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và đề xuất các giải pháp quản lý môi
trường.
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Ứng dụng mô hình SWAT và hệ thống thông
tin địa lý (GIS) để đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến lưu
lượng dòng chảy tại lưu vực sông Cầu” (2014) do học viên cao học Nguyễn
Nam Trung thực hiện. Kết quả đạt được đã đánh giá được ảnh hưởng của sự
thay đổi sử dụng đất đến lưu lượng dòng chảy tại lưu vực sông Cầu bằng việc
ứng dụng GIS và mô hình SWAT.
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu
vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu”(2012)
do học viên Nguyễn Thế Giang, Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện. Đề tài
đã đánh giá nguyên nhân ô nhiễm nước, tác động của nước thải khu vực trung
tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu. Xây dựng cơ sở
khoa học giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn nhằm cải thiện chất lượng nước sông
Cầu.
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc, giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh
Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ
đô Hà Nội ở phía Nam, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3536,4
km2.
. Về mặt hành chính tỉnh Thái Nguyên có 6 huyện, hai thành phố và một
thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106
xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa
vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống giao
thông nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh gồm có: Đường quốc lộ số 3
từ Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng; các tuyến quốc lộ 37, 1B,
cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những
mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh; tuyến
đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công
nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.
- Địa hình: được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao; vùng đồi cao,
núi thấp; vùng đồi gò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ
rệt, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và
Đông Nam. Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Thủy văn: Chế độ thủy văn các sông ở Thái Nguyên phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có
thể chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn.
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 ước tính tăng 12,6% so với năm
2016 (kế hoạch là 12%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng
3,32%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 17,3%, đóng góp 10,02 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 7,23%, đóng góp 2,18 điểm phần trăm vào tốc
độ tăng trưởng chung .
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2017, do ngành công nghiệp tăng cao trong 4
năm trở lại đây nên khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch rất nhanh,
năm 2017 chiếm 55,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
12,6%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 32% [8].
* Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh Thái
Nguyên năm 2017 ước đạt 65 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 7 triệu
đồng/người/năm so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo Đô la
Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2017 đạt 2.880
USD/người/năm (bình quân chung cả nước năm 2016 là 48,5 triệu đồng,
tương đương 2.215 USD/người/năm) [8].
1.3.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2017 (theo giá so
sánh năm 2010) ước đạt 12.515 tỷ đồng, tăng 4,1% so cùng kỳ; bao gồm:
ngành Nông nghiệp là 11.718,6 tỷ đồng tăng 3,9% so cùng kỳ (trồng trọt tăng
2,1%; chăn nuôi tăng 4,5% và dịch vụ tăng 10%); giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp là 437 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản
là 360 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Trồng trọt
- Cây hàng năm:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2017 đạt 117,8 nghìn ha, giảm
3% (tương ứng giảm 3,6 nghìn ha) so với năm 2016 (vụ Đông Xuân là 63,2
nghìn ha, giảm 4,2%; vụ Mùa 54,6 nghìn ha, giảm 1,6% cùng kỳ). Trong đó,
cây lương thực có hạt diện tích là 88,8 nghìn ha, giảm 3,6% cùng kỳ và chiếm
75,4% tổng diện tích gieo trồng; cây chất bột có củ đạt 8,1 nghìn ha, giảm
2,3% so cùng kỳ; cây công nghiệp hàng năm đạt 5 nghìn ha, giảm 0,6% so
cùng kỳ; Nhóm cây có diện tích tăng chỉ có cây rau, đậu các loại đạt 14,7
nghìn ha, tăng 3,5% cùng kỳ (tăng gần 500 ha) và chiếm 12,5% tổng số diện
tích cây hàng năm.
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2017 ước đạt 462 nghìn tấn,
giảm 1,8% so với năm 2016 và bằng 106% kế hoạch.
- Cây chè: Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2017
ước đạt 1.055 ha, bằng 105,5% kế hoạch và giảm 12,2% (-147 ha) so với năm
2016. Trong đó chè trồng mới là 211 ha và trồng cải tạo là 844 ha.
Tổng diện tích chè hiện có tính đến cuối năm 2017 là 21.573 ha, tăng
1% so cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 18.872 ha, tăng 0,65%.
Dự ước năng suất chè bình quân chung đạt 113,9tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha
(+1,06%) nên sản lượng chè búp tươi ước đạt 218,4 nghìn tấn, tăng 1,7% so
với sản lượng năm 2016 và bằng 103,4% kế hoạch cả năm[8].
* Chăn nuôi:
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2017: Đàn trâu 57,2
nghìn con, giảm 7,7% cùng kỳ; đàn bò 44,2 nghìn con, giảm 0,6%; tổng đàn
lợn toàn tỉnh 681 nghìn con, giảm 8,6% (tương ứng giảm 64,2 nghìn con); đàn
gia cầm 11,3 triệu con, tăng 4,8% so với thời điểm cùng kỳ (1/10/2016)
Về phát triển trang trại: Theo kết quả điều tra trang trại thời điểm ngày 01/7
hàng năm, năm 2017 toàn tỉnh có 753 trang trại (743 trang trại chăn nuôi; 1 trang
trại trồng trọt; 3 trang trại lâm nghiệp; 4 trang trại thủy sản và 2 trang trại tổng
hợp). So với thời điểm 1/7/2016 số trang trại giảm 5,8%; trong đó giảm toàn bộ
ở trang trại chăn nuôi (giảm 48 trang trại) so với cùng kỳ. Tổng số lao động của
trang trại 2.472 người, trong đó lao động thuê ngoài thường xuyên là 667 người.
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bán ra của trang trại là 2.188 tỷ đồng (chiếm khoảng 25% giá trị ngành chăn
nuôi toàn tỉnh)[8].
* Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm
2017 là 7.391,42 ha, tăng 343 ha (+4,9%) so với diện tích trồng mới năm
2016 (bao gồm 7.030,09 ha rừng sản xuất; 361,33 ha rừng phòng hộ).
Ngoài trồng rừng tập trung, năm 2017 diện tích rừng trồng phân tán được
562 nghìn cây, tương đương 281,12 ha, vượt 12,4% so kế hoạch, bằng 77,6%
so cùng kỳ; chăm sóc rừng 1.322,69 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.130 ha;
khoán bảo vệ rừng 19.060 ha [8].
* Thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 ước khoảng 5.850 ha, tương
đương năm 2016. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 10,6 nghìn tấn, tăng
12,6%, trong đó sản lượng cá các loại khoảng 10,3 nghìn tấn, tăng 12,8%
cùng kỳ; tôm 70 tấn, thủy sản khác 224 tấn [8].
1.3.2.3. Sản xuất công nghiệp
Ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân bố các nhóm ngành theo địa
bàn các TP, huyện, thị xã như sau:
- Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản: chủ yếu phân bố ở các
huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc của tỉnh: Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ…Đặc
biệt từ 2011 đến nay mỏ đa kim Núi Pháo tại huyện Đại Từ, một trong các mỏ
có trữ lượng wolfram lớn trên thế giới đã đi vào hoạt động.
- Công nghiệp luyện kim: là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh, một
trong các trung tâm luyện kim lớn của đất nước, phân bố khắp các huyện, thị
xã nhưng tập trung nhiều ở Khu Gang Thép Thái Nguyên - Thái Nguyên và
TP Sông Công, hiện nay, mới phát triển
- Công nghiệp điện tử-tin học: từ năm 2013 đến nay phát triển rất nhanh,
với sự phát triển của Công ty Samsung - Thái Nguyên, từ là địa phương hầu
như không có ngành công nghiệp này chỉ sau 2 năm Thái Nguyên trở thành
trung tâm sản xuất thiết bị điện tử dân dụng lớn nhất cả nước, đóng góp tỷ
trọng rất cao trong tổng GDP của tỉnh. Ngành này tập trung chủ yếu ở TX Phổ
Yên và huyện Phú Bình [20].
- Công nghiệp năng lượng: nhóm ngành năng lượng chiếm tỷ lệ không
cao trong GDP công nghiệp, và chỉ có nhiệt điện: nhà máy nhiệt điện An
Khánh - huyện Đại Từ; Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn - TP Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Công nghiệp cơ khí: phân bố trên tất cả các huyện, thị xã, nhưng tập
trung nhiều và ở TP Sông Công, TP Thái Nguyên.
- Công nghiệp dệt may: phát triển rộng, chủ yếu là các nhà máy may
mặc, phân bố ở các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, TP Thái
Nguyên, Sông Công.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất gạch (tại Đồng Hỷ,
Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên...), ximăng (Quán Triều -TP Thái Nguyên,
Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai), khai thác cát sỏi (chủ yếu khai thác cát lòng
sông Cầu và sông Công trên địa bàn các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP Thái
Nguyên, TP Sông Công).
- Công nghiệp quốc phòng: các nhà máy thuốc phóng, thuốc nổ nằm trên
địa bàn TP Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, huyện Phổ Yên.
- Công nghiệp hóa chất: loại hình sản xuất này hầu như không có, chỉ có
các đơn vị sản xuất điều chế axít để phục vụ mục đích sản xuất tại chỗ như
nhà máy kẽm điện phân. Ngoài ra công nghiệp quốc phòng (chủ yếu là sản
xuất vật liệu nổ công nghiệp) cũng thuộc công nghiệp hóa chất.
Năm 2017 sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ
phát triển khá cao. Những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh như sản
phẩm điện tử, viễn thông và sản xuất trang phục góp phần đưa chỉ tiêu giá trị
sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các
khu vực, thành phần kinh tế.
Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2017 trên địa bàn tỉnh (theo
giá so sánh 2010) đạt 571,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9% cùng kỳ và bằng
101,5% kế hoạch cả năm; trong đó, công nghiệp địa phương quản lý 21,4
nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% cùng kỳ, bằng 109,1% kế hoạch; công nghiệp nhà
nước trung ương 16,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% cùng kỳ, bằng 101,1% kế
hoạch; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 533,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5%
cùng kỳ và bằng 101,2% kế hoạch [8].
Tình hình phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Không
chỉ tập trung nhiều ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên còn có
hơn 80 làng nghề đã được công nhận đáp ứng đủ các tiêu chí làng nghề theo
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ NN-
PTNT. Các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của làng nghề gồm nhóm nghề sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mộc, đan lát mây tre, trồng và chế biến chè, chế biến nông sản thực phẩm, sản
xuất vật liệu xây dựng, trồng hoa, chăn nuôi... Trong số đó các làng nghề sản
xuất chè chiếm phần nhiều nhất, tập trung ở các xã Tân Cương, Phúc Xuân,
Phúc Trìu (TP Thái Nguyên), 1 số xã thuộc huyện Phú Lương, Định Hóa và
Đồng Hỷ.
Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 59 làng nghề
được công nhận để toàn tỉnh có 180 làng nghề, đủ sức làm đòn bẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn [20].
Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp
Theo Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính
phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” một số mục tiêu phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh là:
- Phấn đấu tốc độ tăng bình quân đạt 22-23 %/năm trong thời kỳ đến
2020 và duy trì ở mức khoảng 18-20% trong thời kỳ 10 năm tiếp theo; giá trị
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 18-20 tỷ USD (bao gồm cả
sản phẩm từ Tổ hợp điện tử và công nghệ cao Samsung).
- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công
nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao, chế
biến sâu như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ,
công nghiệp cơ khí, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản gắn với sản
xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản sạch và sản xuất
thân thiện môi trường.
- Đến năm 2020 hoàn thành xây dựng hạ tầng và phấn đấu lấp đầy 50-60%
diện tích các khu công nghiệp. Hoàn thành xây dựng Tổ hợp công nghiệp
điện tử và công nghệ cao Samsung trước năm 2019, phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ phục vụ cho Tổ hợp công nghiệp Samsung và các ngành công
nghệ cao trên địa bàn và khu vực [20].
1.3.2.4. Phát triển xây
dựng a. Về cấp nước:
- Tỷ lệ dân số đô thị theo kế hoạch đề ra đạt 70%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tình hình triển khai thực hiện: Lập quy hoạch cấp nước các đô thị và khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày
29/11/2013, năm 2011 đạt 65%, năm 2012 đạt 66%, năm 2013 đạt 67% năm
2014 đạt 69% năm 2015 đạt 70 % [20].
b. Về quản lý chất thải rắn:
UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh đến năm
2025 tại Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 24/11/2011. Tại thành phố Thái
Nguyên, TP Sông Công và các huyện trong tỉnh đều có các Bãi chôn lấp chất
thải rắn sinh hoạt, các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh. Riêng
thành phố Thái Nguyên và TP Sông Công tỷ lệ thu gom vận chuyển và xử lý
đạt khoảng 80% các huyện còn lại tỷ lệ thu gom và vận chuyển xử lý đạt thấp
hơn (từ 60-75% ở khu vực trung tâm), do điều kiện về địa hình và một phần ý
thức của người dân chưa cao đặc biệt là các khu vực ngoại thành, thị nên tỷ lệ
thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn chưa cao [20].
c. Về thoát nước và xử lý nước thải
Quy hoạch Thoát nước các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/11/2013. Thành phố Thái
Nguyên đang triển khai xây dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải với
công suất trạm xử lý 8000m3/ngày, thị xã Sông Công có trạm xử lý nước thải
công suất 50m3/ngày, các đô thị còn lại thuộc các huyện chưa được đầu tư
xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải xử lý nước thải.
Có 2/3 khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường (trong đó có 1 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý
nước thải tập trung nhưng chưa đưa vào hoạt động) [20].
d. Về quản lý nghĩa trang:
Quy hoạch quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2548/QĐ-UBND ngày 29/11/2013.
e. Dự báo tốc độ phát triển ngành xây dựng trong giai đoạn đến 2020
Dự kiến tốc độ tăng trưởng xây dựng của tỉnh khoảng 16% giai đoạn
2015 - 2020 trong đó ngành xây lắp khoảng 60%, sản xuất vật liệu xây dựng
28%, dịch vụ 12%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về công tác quy hoạch: Tổ chức lập mới 6 quy hoạch chung gồm: Thị xã
Núi Cốc; Thị trấn Chùa Hang - Hóa Thượng, Đồng Hỷ; Thị trấn Trung Hội,
Định Hóa; Thị trấn Yên Lãng, Đại Từ; Thị trấn Cù Vân, Đại Từ; Đô thị
Quang Sơn - La Hiên.
Lập điều chỉnh 6 quy hoạch chung gồm: Thành phố Sông Công; Thị trấn
Sông Cầu, Đồng Hỷ; Thị trấn Trại Cau, Đồng Hỷ; Thị trấn Giang Tiên, Phú
Lương; Thị trấn Chợ Chu, Định Hóa; Thị trấn Hương Sơn, Phú Bình.
Lập mới quy hoạch phân khu 2 đô thị gồm: Thị xã Núi Cốc và thị xã Phổ Yên.
Về chương trình phát triển nhà trên địa bàn tỉnh (Mục tiêu đến năm 2020):
Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người trên toàn tỉnh: Đến năm 2015, diện
tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 23,48 m2
trong đó: Khu vực đô thị là 27,04
m2, khu vực nông thôn là 21,83 m2
. Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân
phấn đấu đạt 26,61 m2
, trong đó: Khu vực đô thị là 30,09 m2
, khu vực nông
thôn là 24,83 m2
.
Chất lượng nhà ở: Đến năm 2015, tỷ lệ nhà kiên cố dự kiến đạt 70%, trong
đó: Khu vực đô thị là 86%; khu vực nông thôn là 61%; tỷ lệ nhà đơn sơ năm
2015 sẽ giảm xuống còn 1%. Đến năm 2020, tỷ lệ nhà kiên cố dự kiến đạt
76%; trong đó: Khu vực đô thị đạt 94%, khu vực nông thôn đạt 65% [20].
1.3.2.5. Phát triển du lịch
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phong phú về du lịch tự nhiên và
nhân văn với gần 800 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: hồ Núi Cốc, hang
Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ… Ngoài ra còn có các bảo tàng văn hóa đã
được xếp hạng: đình Phượng Độ, hang Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, An toàn
khu Việt Bắc… Tiềm năng - tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong
phú, song khả năng, năng lực khai thác còn yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh
doanh chưa đồng bộ.
Dự báo tốc độ phát triển của ngành du lịch
Dự báo trong tương lai doanh thu ngành dịch vụ - du lịch - khách sạn - nhà
hàng đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020; khách du lịch đạt khoảng 3,1 triệu lượt
trong đó khách quốc tế đạt trên 70 nghìn lượt) vào năm 2020. Tốc độ trăng
trưởng bình quân dự báo đạt 11%/ năm giai đoạn đến năm 2020. Tuy nhiên, phát
triển du lịch tỉnh, đặc biệt là khu vực Hồ Núi Cốc cần được quan tâm về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, hiện nay và giai đoạn
tới khi tỉnh mở rộng quy mô du lịch khu vực này, áp lực về môi trường là rất
lớn, đặc biệt là môi trường nước hồ trong khi đây là nguồn nước cấp cho mục
đích sinh hoạt của tỉnh [20].
1.3.2.6. Phát triển Y tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên các Bệnh viện công lập có số giường
bệnh kế hoạch là 4.265 giường; số giường thực kê là 5.491 giường bệnh;
Công suất sử dụng giường bệnh so với giường kế hoạch bình quân toàn tỉnh
năm 2014 đạt đạt 130,8 % (Năm 2013:148,2%) [20]. Các cơ sở Y tế tỉnh Thái
Nguyên như sau:
* Các đơn vị tuyến Trung ương: 03 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Trung
ương Thái Nguyên, Bệnh viện đại học Y Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Quân
đội Y 91.
* Các đơn vị tuyến tỉnh:
- Hệ thống điều trị: Bệnh viện đa khoa gồm 03 bệnh viện: Bệnh viện A,
Bệnh viện C, Bệnh viện Gang thép, Bệnh viện chuyên khoa gồm 05 bệnh
viện: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện
Tâm thần, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt.
- Hệ thống y tế dự phòng:
+ Gồm 02 chi Cục, 07 trung tâm Y tế tuyến tỉnh, 02 Trạm chuyên khoa
Lao và Tâm Thần lồng ghép với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và Bệnh viện
Tâm Thần
- Trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên
* Các đơn vị tuyến huyện:
- Hệ thống điều trị: Có 07 Bệnh viện Đa khoa huyện (Định Hóa,Võ Nhai,
Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên) 2 TTYT có giường bệnh.
- Các Trung tâm y tế tuyến huyện là: Trung tâm y tế thành phố Thái
Nguyên, TTYT thị xã Sông Công và 07 TTYT huyện (Định Hóa, Võ Nhai,
Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên).
- 11 phòng khám đa khoa khu vực.
- Hệ thống dân số - kế hoạch hóa gia đình: Có 09 Trung tâm dân số - kế
hoạch hóa gia đình huyện/thành phố, thị xã (mỗi huyện, thành phố, thị xã có 1
trung tâm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Đơn vị y tế xã: 181 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có vị trí giao
thông thuận tiện, gần trung tâm các huyện, thành phố, thị xã, thuận lợi cho
việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung theo cụm bệnh viện. Các bệnh viện
huyện có quy mô từ 100 - 150 giường.
1.3.2.7. Gia tăng dân số
Dân số trung bình năm 2017 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.255
nghìn người; tăng khoảng 9 nghìn người so với năm 2016. Dân số khu vực
thành thị chiếm khoảng 35% và dân số khu vực nông thôn chiếm 65% tổng
dân số [8].
Giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ gia tăng dân cố cơ học trên địa bàn tỉnh cao
hơn do thu hút lao động từ các tỉnh ngoài về KCN Yên Bình và Điềm Thụy,
riêng khu vực KCN Điềm Thụy đến nay số lượng công nhân phục vụ trong
các nhà máy của tập đoàn Samsung và các đơn vị vệ tinh vào khoảng trên
100.000 người. Vấn đề gia tăng dân số cơ học này đang làm gia tăng áp lực về
môi trường cho tỉnh, đặc biệt là vấn đề chất thải sinh hoạt.
Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác, tỉnh Thái
Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%). Tỉ lệ người Kinh chiếm trên
90% tại các TP. Thái Nguyên, Sông Công và huyện phía Nam: Phổ Yên, Phú
Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn.
Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi mật độ
dân số thấp, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại cao và rất cao.
Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành
phố Thái Nguyên: 1.627 người/km² [8].
- Dự báo sự gia tăng dân số của tỉnh Thái Nguyên
Dự báo dân số của tỉnh năm 2020 khoảng 1.263 nghìn người và 1.362
nghìn người vào năm 2030 trong đó dân số đô thị theo phương án xu thế
chiếm 36% năm 2020 và tăng lên tương ứng 40,5% và 45% vào năm 2025 và
2030. Quy mô dân số đô thị năm 2020 là 455 nghìn người, chiếm 36% tổng
dân số và đến năm 2030 có 613 nghìn người, chiếm 45% tổng dân số [20].
1.4. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên
1.4.1. Tài nguyên nước mặt
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày, mật độ sông
suối bình quân 1,2 km/km2
. Tại tỉnh có 2 con sông lớn là sông Cầu và sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Công cùng rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác nằm chung trong lưu vực
sông Cầu.
Bảng 1.1. Đặc trưng hình thái các sông ở Thái Nguyên
DT Độ cao Độ dốc Hệ số Hệ mật độ
TT Tên sông
Dài lưu trung trung tập số lưới
(km) vực bình LV bình trung uốn sông
(km2
) (m) (%) nước khúc (km/km²)
1 Cầu 288 6030 190 16,1 2,1 2,02 0,95
2 Chợ Chu 36 437 206 24,6 1,4 1,40 1,19
3
Nghinh
46 465 290 39,4 1,5 1,60 1,05
Tường
4 Đu 44 360 129 13,3 1,7 1,40 0,94
5 Công 96 951 224 27,3 2,2 1,43 1,20
Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), [20]
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sông Cầu
Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Sông Cầu
Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 6030 km2
bắt
nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Đông Bắc - Đông Nam.
Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3
. Hệ thống thuỷ nông của con
sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và
các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang .
- Sông Công
Sông Công là một phụ lưu cấp I của sông Cầu. Sông Công có lưu vực 951
km2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam
Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ chiều dài của
sông Công đều nằm trọn trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được
ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2
với
sức chứa lên tới 175 triệu m3
nước. Hồ này có thể chủ động điều hoà dòng chảy,
chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp
nước sinh hoạt cho TP Thái Nguyên và TP Sông Công.
Sông Công chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông cầu
tại Hương Ninh Hợp Thịnh Bắc Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung
bình 224m, độ dốc 27,3% rất cao so với các sông khác. Tổng lượng nước
sông Công vào khoảng 0,794.106
m3
, lưu lượng trung bình năm 25m3
/s và
modun dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2
.
- Sông Đu
Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng
Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm Phú Lương Thái Nguyên.
Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình
của lưu vực là 129m, độ dốc 13.3%. Tổng lượng nước sông Đu khoảng
264.106
m3
, lưu lượng trung bình là 8,37m3
/s.
- Sông Chợ Chu
Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc
sang địa phận Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng
Tây Bắc Đông Nam hợp lưu với sông Cầu ở huyện Chợ Mới. Diện tích lưu
vực sông Chu khoảng 437km2
độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc
16,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Sông Nghinh Tường
Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại phía Tây huyện Bắc
Sơn (Lạng Sơn), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến xã Cúc Đường
huyện Võ Nhai, chuyển hướng Đông Nam Tây Bắc đổ vào sông Cầu. Con
sông này dài 46km, độ cao trung bình 290m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông
1,05km/km2
, diện tích lưu vực 465km2
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống
sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô.
- Các hồ chứa
Thái Nguyên trên 4000 ha hồ ao, trong đó, có gần 200 hồ nhân tạo do đắp
đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ lớn và quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh. Hồ có
diện tích mặt nước rộng khoảng 30km2
, có sức chứa đủ để tưới tiêu cho hàng
nghìn ha đất nông nghiệp và chia sẻ một phần nước cho sông Cầu.
1.4.2. Tài nguyên nước dưới đất
Theo các tài liệu khảo sát địa chất thuỷ văn và tìm kiếm thăm dò trên địa
phận tỉnh Thái Nguyên, nước dưới đất tồn tại dưới dạng lỗ hổng các trầm tích
Đệ tứ (Q) và phức hệ chứa nước khe nứt.
- Nước lỗ hổng:
Phân bố ven sông Cầu, sông Công chủ yếu phần Nam của tỉnh gồm huyện
Phổ Yên và Phú Bình. Phần trên chủ yếu là các thành phần hạt mịn, khả năng
chứa nước kém bề dầy 4 5 m, ở ven các sông nhỏ 15 20m. Phần dưới là cát,
cuội, sỏi khả năng chứa nước tốt hơn, bề dầy 4 5 m có khi 10 15 m. Ven các
sông tầng nước này có quan hệ thuỷ lực với nước sông. Nước trong tầng nhạt
thuộc loại trung tính có thể dùng làm nguồn cấp nước cho dân sinh, cho công
nghiệp. Tuy nhiên, hàm lượng sắt cao (1 - 5 mg/L) cần phải được xử lý.
Huyện Đại Từ có trầm tích Đệ tứ 8 - 9,5 m, trong đó chiều dày lớp cuội
cát chứa nước 4,9 - 7,3m. Nguồn gốc chủ yếu là lũ tích, tàn tích của các trâm
tích T3n-r vl, độ chon lọc kém, lượng cát, sét trong cuội, sạn khá cao làm hạn
chế khả năng chứa nước của phức hệ, tầng chứa nước nằm nông, phương thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khai thác tốt nhất là đào giếng; ở những vị trí thuận lợi một giếng khoảng
100m3
/ngày.đêm.
Dải Phú Bình - Phổ Yên - Thái Nguyên là khoảnh trầm tích chữ rộng
nhất, được xếp vào dạng bồi tích trước núi.
- Phức hệ chứa nước khe nứt: Nước khe nứt và khe nứt castơ: chiếm
70% diện tích toàn tỉnh. Các thành tạo cácbonat có mức độ chứa nước tốt, độ
cứng cao, nhiều mạch lộ có lưu lượng rất lớn như hồ Mắt Rồng lưu lượng vài
trăm l/s. Nước khe nứt đều nhạt thuộc loại nước trung tính có thể làm nguồn
cấp nước. Điều kiện về nguồn nước Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho khai
thác nước ngầm, nhìn chung chất lượng tốt, có trữ lượng nước ngầm khá lớn,
khoảng 3 tỷ m3
, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào tổng hợp, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất
lượng môi trường nước sông Cầu, công Công và phụ lưu; chất lượng nước
dưới đất tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước
của tỉnh. Các số liệu chất lượng môi trường nước mặt và môi trường nước
dưới đất của tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ năm 2011 đến năm 2017.
Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước thông qua kết quả
quan trắc tại vị trí các điểm sau:
Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên sông Cầu,
sông Công và các phụ lưu được lựa chọn đánh giá
Tên Ký hiệu Đặc điểm
Sông Cầu
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Sông Cầu
đầu nguồn tỉnh Thái Nguyên; quan trắc các tác
Văn Lăng SCA 1-1
động do điều kiện tự nhiên, do hoạt động sản xuất
nông nghiệp, khai khoáng. Cung cấp thông tin
“nền” về chất lượng nước đầu nguồn tỉnh Thái
Nguyên
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Sông Cầu
đoạn từ Hoà Bình đến Sơn Cẩm, sau khi có sự hợp
Sơn Cẩm SCA 1-3 lưu của sông Đu; đánh giá các tác động hoạt động
nông nghiệp, khai khoáng; kiểm soát chất lượng
nước khi vào địa bàn thành phố Thái Nguyên
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu
Đập Thác Huống SCA1-5
đoạn từ cầu Gia Bảy đến đập Thác Huống, đánh
giá các tác động do hoạt động đô thị và công
nghiệp thành phố Thái Nguyên.
Sông Cầu sau hợp SCHL 26 Chịu tác động của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất
lưu với sông Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tên Ký hiệu Đặc điểm
Phụ lưu sông Cầu
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Chợ
Sông Chợ Chu SCA 2-8 Chu; tác động của hoạt đông nông nghiệp, hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của thị trấn Chợ Chu, ...
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Đu
Sông Đu SCA 2-9 trước khi nhập lưu với sông Cầu; đánh giá tác
động của các hoạt động nông nghiệp, khai thác
khoáng sản tới chất lượng nước sông.
Suối Cam Giá SCA 3-1
Đánh giá tác động do tiếp nhận nước thải của khu
công nghiệp gang thép
Sông Công
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước thượng
Bình Thành - SCO 1-12 nguồn sông Công; các tác động do tự nhiên và
Định Hóa hoạt động nông nghiệp; điểm nền cho các tác động
phía hạ lưu
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đoạn từ Phú
Cầu Huy Ngạc SCO1-14
Cường đến cầu Huy Ngạc; các tác động của hoạt
động nông nghiệp, khai thác khoáng sản; kiểm soát
chất lượng nước trước khi vào hồ núi Cốc.
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ; các tác
Hồ Núi Cốc SCO1-15 động của thượng nguồn đối với hồ và các hoạt
động khác trên hồ
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Công
TP Sông Công SCO 1-17 đoạn từ Đập Hồ Núi Cốc đến TP/thị xã Sông Công,
các tác động của các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, sinh hoạt,...
Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đoạn từ
Cầu Đa Phúc SCO 1-19
bến Đẫm đến cầu Đa Phúc; các tác động tổng hợp
trên toàn bộ sông Công; kiểm soát chất lượng nước
trước khi nhập lưu với sông Cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ký hiệu Đặc điểm
Phụ lưu sông Công
Kiểm soát chất lượng nước suối Tiên Hội trước khi SCO
2-22 nhập lưu với sông Công; các tác động từ hoạt động
nông nghiệp, khai thác khoáng sản.
Kiểm soát chất lượng nước trước khi đổ vào hồ Núi SCO
2-23 Cốc, các tác động của hoạt động nông nghiệp, khai
thác khoáng sản
SCO 2-24 Chịu tác động của các hoạt động nông nghiệp, khai thác
khoáng sản
“Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2017)”.
- Vị trí quan trắc nước dưới đất:
Trong phạm vi của đề tài luận văn, diễn biến chất lượng nước ngầm tỉnh
Thái Nguyên được đánh giá trong giai đoạn 2011 - 2017, qua số liệu quan trắc
9 điểm tại các huyện thị của tỉnh Thái Nguyên với tần suất 2 đợt/năm [10],
[11], [14].
Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất
TT Vị trí quan trắc Ký hiệu mẫu
Thành phố, thị
xã, huyện
1
TP. Thái Nguyên - Phường Cam Giá
NNTP-1 TP. Thái Nguyên
(Giếng nhà dân tại khu vực tổ 17)
2
Sông Công (phường Mỏ Chè, giếng nhà
NNSC-2 TP. Sông Công
dân tại khu vực tổ 10)
3
Đại Từ - Xã Hà Thượng (Giếng nhà dân tại
NNĐT-3 huyện Đại Từ
khu vực xóm 4)
4
La Hiên - Võ Nhai (Giếng nhà dân tại khu
NNVN-4 huyện Võ Nhai
vực xóm Cây Bồng)
5 Phú Lương (khu vực xã Phấn Mễ) NNPL-5
huyện Phú
Lương
6 Đồng Hỷ (vực tổ 9, TT Trại Cau) NNĐHY-6 huyện Đồng Hỷ
7
Phú Bình (Giếng nhà dân tại khu vực xóm
NNPB-7 huyện Phú Bình
Thuần Pháp, xã Điềm Thụy)
8
Phổ Yên (Giếng nhà dân tại khu vực xóm
NNPY-8 TX. Phổ Yên
Giếng, Xã Hồng Tiến)
9
Định Hoá (Giếng nhà dân tại khu vực phố
NNĐHO-9 huyện Định Hóa
Hợp Thành, Thị trấn Chợ Chu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Suối Hai Huyện
Suối Kẻn
(Vạn Thọ)
Tiên Hội
Tên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
“Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2017)”.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2011-
2017.
2.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Môi trường nước mặt và nước dưới đất.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Thái Nguyên.
- Hiện trạng môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Nguyên
- Thực trạng công tác Quản môi trường nước ở tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên
2.4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Vấn đề nghiên cứu
- Chất lượng môi trường nước tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
Diễn biến chất lượng môi trường nước trong những năm gần đây ra sao?
- Nếu bị ô nhiễm vì nguyên nhân gì? Để bảo vệ môi trường nước tỉnh
Thái Nguyên cần thực hiện các nhiệm vụ gì?
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Dưới tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường nước tại nhiều
khu vực trong tỉnh Thái Nguyên đã có những dấu hiệu biến động bất lợi.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Các số liệu quan trắc và báo cáo môi trường trong giai đoạn 2011-2017
- Sách, bài báo và các chủ đề có liên quan đến đề tài
- Nguồn số liệu này từ các sở, phòng ban của tỉnh Thái Nguyên, các thư
viện và internet.
- Các thông số về môi trường được thu thập tại Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và môi trường thuộc Chi cục bảo vệ môi trường - Sở tài nguyên và môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trường tỉnh Thái Nguyên. Đây là những số liệu được đo trực tiếp tại hiện
trường hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm.
2.5.2. Phương pháp kế thừa
Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng, giúp làm rõ cơ
sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên
quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên với hai nội dung chính:
a. Khảo sát thực địa nhằm bổ sung thông tin và kiểm tra tính sát thực của
tài liệu tham khảo về hiện trạng môi trường nước của khu vực.
b. Thu thập thông tin về hiện trạng và công tác bảo vệ môi trường nước
tại địa phương để phục vụ nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất giải pháp bảo
vệ môi trường phù hợp.
2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng
nước * Nước mặt:
- Đánh giá chất lượng nước các sông Cầu, sông Công, các phụ lưu và các
hồ được dựa theo các thông số chọn lọc đặc trưng dưới đây:
+ Thông số vật lý: Độ đục, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), pH.
+ Hữu cơ: oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy
hóa học (COD)
+ Dinh dưỡng: ammoni (NH4
+
), nitrit (NO2
-
), nitrat (NO3
-
), phosphat
(PO4
3-
), tổng phospho.
+ Kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cu, Zn...
+ Dầu: tổng dầu mỡ khoáng
+ Chất có độc tính cao (ngoài KLN): xyanua (CN-
), các hợp chất
phenol, các hóa chất BVTV.
+ Vi sinh: tổng vi sinh Coliform, E. Coli.
- Đánh giá chất lượng nước dựa vào QCVN 08-MT:2015/BTNMT mức
A2 và B1. Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Mức A2: áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động
vật thuỷ sinh hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
Mức B1: áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích tưới
tiêu, thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước
tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
+ Các thông số nước mặt khác, đánh giá bằng việc so sánh với quy chuẩn
Việt Nam tương ứng QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2, B1.
- Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số WQI :
+ Chỉ số WQI được tính toán theo Quyết định 879 /QĐ-TCMT ngày
01/7/2011 của Tổng cục môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính
toán chỉ số chất lượng nước và Quyết định số 711/QĐ-TCMT ngày 29/5/2015
của Tổng cục môi trường về việc ban hành bộ trọng số trong công thức tính
toán chỉ số chất lượng nước đối với lưu vực sông Cầu và lưu vực sông Nhuệ
Đáy. Cụ thể đánh giá:
Bảng 2.3: Mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI
Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển
76-90
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Xanh lá cây
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
51-75
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
Vàng
đích tương đương khác
26-50
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích
Da cam
tương đương khác
0-25
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
Đỏ
trong tương lai
“Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)” [21]
Chỉ số chất lượng nước mặt (WQI) được xây dựng trên giá trị, nồng độ
các thông số sau: pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4
+
, PO4
3-
, độ đục, coliform
và nhiệt độ của nước).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Toàn bộ số liệu quan trắc chất lượng nước trong đánh giá diễn biến chất
lượng nước mặt được thể hiện trên các đồ thị nhằm so sánh sự thay đổi chất
lượng theo từng loại thông số đặc trưng từ 2011 đến 2017.
* Nước dưới đất
- Đánh giá chất lượng nước ngầm theo dựa theo các thông số điển hình về
Độ cứng, hàm lượng nitrat, Coliform,Pb và Mn trung bình từ năm 2011-2017.
Các thông số được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước dưới đất QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
Toàn bộ số liệu quan trắc chất lượng nước trong đánh giá diễn biến chất
lượng nước ngầm được thể hiện trên các đồ thị nhằm so sánh sự thay đổi chất
lượng theo từng loại thông số đặc trưng của từng huyện, thị từ 2011 đến 2017.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

More Related Content

Similar to Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên.doc

Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docĐồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên.doc (20)

Tính toán và mô phỏng số tấm composite lõi tổ ong chịu tải bằng phương pháp đ...
Tính toán và mô phỏng số tấm composite lõi tổ ong chịu tải bằng phương pháp đ...Tính toán và mô phỏng số tấm composite lõi tổ ong chịu tải bằng phương pháp đ...
Tính toán và mô phỏng số tấm composite lõi tổ ong chịu tải bằng phương pháp đ...
 
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc trung bộ đáp ứng yê...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc trung bộ đáp ứng yê...Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc trung bộ đáp ứng yê...
Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non khu vực Bắc trung bộ đáp ứng yê...
 
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.docNghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.doc
 
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum) quy mô ...
Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum) quy mô ...Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum) quy mô ...
Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm Linh Chi (Ganoderma Lucidum) quy mô ...
 
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.docLuận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Trong Hoạt Động Khoa Học Công Nghệ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docĐồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
 
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
 
Phát triển nông nghiệp huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển nông nghiệp huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 - 2017.docPhát triển nông nghiệp huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển nông nghiệp huyện khoái châu, tỉnh hưng yên giai đoạn 2010 - 2017.doc
 
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Giải Quyết Khiếu Nại Về Dất Dai Trên Dịa Bàn Thanh Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Dắ...
Giải Quyết Khiếu Nại Về Dất Dai Trên Dịa Bàn Thanh Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Dắ...Giải Quyết Khiếu Nại Về Dất Dai Trên Dịa Bàn Thanh Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Dắ...
Giải Quyết Khiếu Nại Về Dất Dai Trên Dịa Bàn Thanh Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Dắ...
 
Tiểu luận về phát triển kinh tế bền vững.doc
Tiểu luận về phát triển kinh tế bền vững.docTiểu luận về phát triển kinh tế bền vững.doc
Tiểu luận về phát triển kinh tế bền vững.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên côn...
Yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên côn...Yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên côn...
Yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên côn...
 
Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thanh phố buôn ma thuột, tỉnh đắ...
Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thanh phố buôn ma thuột, tỉnh đắ...Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thanh phố buôn ma thuột, tỉnh đắ...
Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thanh phố buôn ma thuột, tỉnh đắ...
 
Luận văn thạc sĩ - Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware.doc
Luận văn thạc sĩ - Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware.docLuận văn thạc sĩ - Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware.doc
Luận văn thạc sĩ - Tích hợp nghiệp vụ dựa trên công nghệ ESB Middleware.doc
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam sành tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Y...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam sành tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Y...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam sành tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Y...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam sành tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Y...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN MINH QUÝ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN MINH QUÝ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thanh Hằng THÁI NGUYÊN - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Minh Quý, xin cam đoan Luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị Thanh Hằng không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./. Tác giả Nguyễn Minh Quý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là phục vụ cho quá trình nghiên cứu, viết luận văn mà còn là hành trang quí báu để tôi tiếp tục vững bước trên con đường sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, nhân viên Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp nguồn số liệu phong phú để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn trong sự nghiệp cao quý! Thái Nguyên, ngày 24 tháng 4 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Minh Quý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................vi DANH MỤC BẢNG...............................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu..........................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tàu nghiên cứu ..............................................2 4. Những đóng góp mới của đề tài............................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................4 1.1. Tổng quan về đánh giá hiện trạng môi trường nước.......................4 1.2. Những kết quả nghiên cứu về môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam.........................................................................................6 1.2.1. Thực trạng ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường nước trên thế giới ............................................................................................6 1.2.2. Tình hình sử dụng tài nguyên nước và thực trạng môi trường nước ở Việt Nam......................................................................................7 1.2.3. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................................................9 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 11 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý .................................................11 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................13 1.4. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên ........................21 1.4.1. Tài nguyên nước mặt.....................................................................21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.4.2. Tài nguyên nước dưới đất .............................................................24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................26 2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................29 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................29 2.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu.......................................................29 2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................29 2.4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................29 2.4.1. Vấn đề nghiên cứu.........................................................................29 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................29 2.5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................29 2.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ...................................29 2.5.2. Phương pháp kế thừa....................................................................30 2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................30 2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nước........................................30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 33 3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Thái Nguyên .....................33 3.1.1. Diễn biến chất lượng nước sông Cầu và các phụ lưu chính của sông Cầu ................................................................................................33 3.1.2. Hiện trạng, diễn biến chất lượng nước Sông Công và phụ lưu Sông Công 44 3.1.3. Nhận xét chung về chất lượng nước sông Cầu, sông Công và phụ lưu từ 2011 đến 2017, xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước .........................................................52 3.2. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Nguyên..............55 3.3. Thực trạng công tác Quản tài nguyên nước ở tỉnh Thái Nguyên 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3.1. Kết quả ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.......................60 3.3.2. Kết quả thực hiện công tác cấp phép về tài nguyên nước.............60 3.3.3. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch tài nguyên nước, điều tra cơ bản tài nguyên nước và các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn....61 3.3.4. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.................................................................62 3.3.5. Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.......................62 3.3.6. Kết quả phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên....................................................................63 3.3.7. Tổng hợp kết quả phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước và việc triển khai thực hiện ..........64 3.3.8. Những khó khăn, vướng mắc........................................................64 3.4. Đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên 64 3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, hành chính và tổ chức ...............64 3.4.2. Giải pháp kinh tế ...........................................................................67 3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục ..............................................68 3.4.4. Giải pháp kỹ thuật .........................................................................68 3.4.5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường....70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 1. Kết luận ...............................................................................................71 2. Kiến nghị.............................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. GRDP : Tổng sản phẩm bình quân đầu người 2. GP : Giấy phép 3. KCN : Khu công nghiệp 4. QCCP : Quy chuẩn cho phép 5. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam 6. QĐ : Quyết định 7. TP : Thành phố 8. UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng hình thái các sông ở Thái Nguyên .....................22 Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên sông Cầu, sông Công và các phụ lưu được lựa chọn đánh giá............26 Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất..............................28 Bảng 2.3: Mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI................31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .................................12 Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sông Cầu....................................................22 Hình 3.1. Diễn biến hàm lượng pH trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017 33 Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng TSS trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017 .. 34 Hình 3.3: Diễn biến DO trên sông Cầu và phụ lưu 2011- 2017 .........35 Hình 3.4: Diễn biến BOD5 trên sông Cầu và phụ lưu 2011-2017......36 Hình 3.5: Diễn biến COD trên sông Cầu và phụ lưu 2011 - 2017......37 Hình 3.6: Diễn biến hàm lượng NO3 - trên phụ lưu sông Cầu 2011 đến 2017 38 Hình 3.7: Diễn biến hàm lượng Cd trên sông Cầu và phụ lưu 2011 đến 2017..............................................................................39 Hình 3.8: Diễn biến hàm lượng Hg trên sông Cầu và phụ lưu từ 2011 đến 2017..............................................................................40 Hình 3.9: Diễn biến hàm lượng Pb trên sông Cầu từ 2011 - 2017 .....41 Hình 3.10: Diễn biến Coliform trên sông Cầu và phụ lưu từ 2011-2017 .. 42 Hình 3.11: Diễn biến WQI trên sông cầu và phụ lưu từ 2015-2017.....43 Hình 3.12. Diễn biến DO trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017....45 Hình 3.13 Diễn biến BOD5 trên công Công và phụ lưu từ 2011-2017 46 Hình 3.14: Diễn biến COD trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017 47 Hình 3.15: Diễn biến Cd trên sông Công từ 2011 - 2017 .....................48 Hình 3.16: Diễn biến As trên sông Công và phụ lưu từ 2011-2017 .....49 Hình 3.17: Diễn biến Hg trên sông Công 2011 đến 2017.....................50 Hình 3.18: Diễn biến Coliform trên sông Công và phụ lưu 2011-2017 51 Hình 3.19: Diễn biến WQI trên sông Công và phụ lưu từ 2015-2017 52 Hình 3.20: Diễn biến độ cứng nước dưới đất 2011-2017 .....................56 Hình 3.21: Diễn biến Pb nước dưới đất 2011-2017..............................57 Hình 3.22: Diễn biến Nitrat nước dưới đất 2011-2017.........................57 Hình 3.23: Diễn biến Mn nước dưới đất 2011-2017.............................58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hình 3.24: Diễn biến Coliform nước dưới đất 2011-2017....................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người, là thành phần thiết yếu không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do sự biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: tốc độ tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển của công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội…là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước mặt nói riêng ngày càng thêm trầm trọng. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Vì vậy, nguồn nước càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nước đang là mối quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức được đặt ra đối với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội và được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của cả nước. Nguồn tài nguyên nước của tỉnh khá phong phú, đây là nguồn tài nguyên quý giá làm cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, cung cấp nguồn lợi đa dạng sinh học. Trong những năm gần đây Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả, song song với đó Thái Nguyên thực hiện nhiều giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững, điển hình như Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [23]; Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 [24]. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Sự phát triển nhanh về kinh tế làm xuất hiện nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản, cơ sở y tế... Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm gia tăng dân số đáng kể, do đó nhu cầu sử dụng nguồn nước và lượng xả thải ngày càng tăng dẫn đến môi trường nước mặt bị suy thoái và ô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhiễm, đặc biệt là sông Cầu đoạn từ thành phố Thái Nguyên đến hết tỉnh Thái Nguyên là khu vực đã có mức độ phát triển cao với đa dạng các hoạt động kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành nghề. Theo thống kê, đoạn sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm nhiều (riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho các hoạt động công nghiệp) (Cục QLTTN, 2012) [7]. Qua số liệu quan trắc từ năm 2011 - 2015 tại 8 cơ sở tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể thấy phần lớn các cơ sở chưa đạt yêu cầu về xử lý nước thải theo các QCVN. Các cơ sở có các thông số ô nhiễm cao nhất là: Bãi rác Đá Mài; Bệnh viện đa khoa; KCN Sông Công; Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ; nước thải đô thị phường Hoàng Văn Thụ; đặc biệt nước thải khu Hà Thượng - Đại Từ (có xu hướng gia tăng hàm lượng TSS, kim loại nặng: Pb, Hg, As từ 2011 đến nay). Cùng với chất thải từ các khu vực khai thác khoáng sản, các KCN, đô thị đây là các nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng, TSS, hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh cho lưu vực sông Cầu, sông Công và phụ lưu [20] Tài nguyên nước dưới đất cũng chịu tác động ô nhiễm bởi các nguồn nước thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khi chưa xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường đều có nguy cơ ảnh hưởng nguồn nước ngầm khi ngấm xuống đất. Trước những thực trạng môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của tỉnh, việc Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên là cần thiết, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện với mục tiêu: - Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường nước tỉnh Thái Nguyên - Làm sáng tỏ các nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nước và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tàu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường nước theo địa bàn nghiên cứu cấp tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4. Những đóng góp mới của đề tài - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học xây dựng các đề án bảo vệ môi trường nước cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường nước trên địa bàn cấp tỉnh. - Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực môi trường nước và quản lý tài nguyên môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về đánh giá hiện trạng môi trường nước Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2 phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường và phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tác động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con người, kinh tế và phúc lợi xã hội. Đánh giá hiện trạng môi trường có vai trò như một bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người, thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng nước quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước. Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng môi trường nước ta cần tìm hiểu một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước, nguyên nhân và các dạng ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu: - Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. - Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. - Quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi phép thì sự ô nhiễm nước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự huỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn tới co người và các sinh vật khác. Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…) - Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại,…) - Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là: - Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD5, COD - Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Ô nhiễm các chất dinh dưỡng: hiện tượng phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm. - Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các thuỷ vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người. - Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật. - Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn. 1.2. Những kết quả nghiên cứu về môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thực trạng ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm môi trường nước trên thế giới Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã (Lê Văn Khoa và cs, 2011) [13]. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Báo cáo của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiễm a-sen và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch. Theo đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày. Điểm phân phát nước ở Bắc Darfur, Sudan trong một chiến dịch phân phát 40.000 lít nước sạch đến cộng đồng. Dù số lượng hạn hẹp, nhiều người phải vượt quãng đường ít nhất 15km để có thể đến được điểm phát nước gần nhất (Võ Dương Mộng Huyền và cs, 2013) [25]. Ví dụ về ô nhiễm nước ở một số nước trên thế giới: Hàm lượng nước ngầm ở Vapi (Ấn Độ) cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do tổ chức y tế thế giới quy định. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurul (Rumani) đã thải ra 50 - 100 tấn Xianua và kim loại nặng vào dòng sông gần Baia Mare khiến các loài thủy sản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người. 1.2.2. Tình hình sử dụng tài nguyên nước và thực trạng môi trường nước ở Việt Nam Hiện nay nguồn nước cấp cho các đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân số được cấp nước ở đô thị còn thấp (tỷ lệ dân số được cấp nước máy tại đô thị đặc biệt đạt từ 85-90%, đô thị loại I, II đạt từ 60- 85%, trong khi đó đô thị loại III chỉ đạt từ 40 - 45%). Số lượng và chất lượng nước cấp còn thiếu và chưa đảm bảo. Nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trong khi nguồn nước sạch thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ngày càng cạn kiệt, khan hiếm đặc biệt vào mùa khô (Tổng cục môi trường, 2012) [22]. Tính đến tháng 6/2015, cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước, quản lý trên 500 hệ thống cấp nước lớn, nhỏ tại các đô thị toàn quốc. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch là 81%, mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân đạt 105 lít/người/ngày đêm. Tuy nhiên, tình hình cấp nước đô thị vẫn còn nhiều bất cập do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cộng với sự gia tăng dân số, nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước còn thấp, chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định. Tỷ lệ thất thoát nước trong hệ thống cấp nước đô thị của nước ta còn cao, trung bình khoảng 26-29%. Chất lượng nước của một số trạm cấp nước còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định [6]. Môi trường nước tại các sông, hồ khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn từ các nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát triển kinh tế. Tỷ lệ phần trăm lượng nước thải được xử lý còn khá thấp đã ảnh hưởng lớn đến hiện trạng chất lượng môi trường nước sông, hồ đô thị. Tại các sông chảy qua khu vực đô thị, chất lượng nước một số đoạn sông đã bị suy giảm. Đối với những sông có lưu lượng nước lớn, như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai có khả năng tự làm sạch tốt, chất lượng nước sông vẫn còn khá ổn định. Đối với những sông có lưu lượng nước nhỏ hơn, khả năng phục hồi hạn chế, chất lượng nước bị suy giảm đáng kể ở các khu vực chảy qua nội thành, nội thị, điển hình như sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn... Trên cùng một lưu vực sông, những đoạn chảy qua các đô thị lớn có chất lượng nước bị suy giảm rõ rệt so với các đoạn sông chảy qua các đô thị nhỏ. Nước mặt ở các hồ, kênh, mương nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm. Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện thông qua các dự án cải tạo nhưng ô nhiễm nước mặt tại các khu vực này vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các đô thị hiện nay. Tại nhiều đô thị, các kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, điển hình như tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Ô nhiễm nước mặt trong khu vực nội thành xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn xảy ra ở cả các đô thị nhỏ. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chất dinh dưỡng và vi sinh. Cục bộ tại một số khu vực, mức độ ô nhiễm đã khá nghiêm trọng. Phần lớn chất lượng nước dưới đất khu vực đô thị còn tương đối tốt. Tuy nhiên tại một số khu vực đô thị, thành phố lớn, ghi nhận nước dưới đất đã bị ô nhiễm. Điển hình như ô nhiễm Amoni, kim loại nặng (Mn, As, Pb) ở một số khu vực của đồng bằng Bắc Bộ; vấn đề nhiễm mặn ở một số khu vực thuộc duyên hải miền Trung, hạ lưu sông Đồng Nai, các tỉnh ven biển ĐBSCL. Nước biển ven bờ tại một số đô thị ven biển đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ, TSS, dầu mỡ khoáng như Quảng Ninh, Đà Nẵng… Đặc biệt, việc tập trung phát triển các khu kinh tế ven biển trong thời gian gần đây đã dẫn đến nguy cơ xảy ra ô nhiễm và sự cố môi trường do hoạt động kiểm soát, xử lý chất thải không được quản lý chặt chẽ (Tổng cục môi trường, 2016) [6]. 1.2.3. Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Đối với tỉnh Thái Nguyên, cho đến nay có một số công trình, đề tài nghiên cứu về môi trường nước tiêu biểu như: - Dự án "Môi trường lưu vực sông Cầu" (2002) là dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước, phục vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được Viện Địa lý chủ trì thực hiện từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002. Kết quả nghiên cứu của dự án đã đánh giá hiện trạng môi trường sông Cầu, các tác động môi trường của các hoạt động kinh tế - xã hội thuộc lưu vực sông và dự báo diễn biến môi trường lưu vực sông Cầu đến năm 2010; Đề xuất giải pháp tổng thể nhằm bảo vệ môi trường lưu vực, nâng cao năng lực quản lý chất lượng môi trường lưu vực sông Cầu. - Dự án quốc tế “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Cầu” hợp tác giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và INRS Québec Canada được tiến hành từ 2007 đến 2013 do INRS chủ trì thực hiện. Mục tiêu chính của dự án là xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình quản lý tổng hợp về tài nguyên và môi trường nước cho lưu vực sông Cầu trên cơ sở mô hình GIBSI do phía Canada cung cấp. Dự án đã cung cấp cơ sở khoa học, số liệu ban đầu, công cụ và đào tạo đội ngũ cán bộ để tiến hành các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông ở Việt Nam nói chung và áp dụng cụ thể cho lưu vực sông Cầu nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên” (2014) Do viện Công nghệ môi trường thực hiện, đã xây dựng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước trong lưu vực sông sử dụng kết hợp các mô hình khí hậu, thủy văn và chất lượng nước; Áp dụng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước phần thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước lưu vực sông Cầu. - Đề tài cấp nhà nước“Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và tảo độc tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nước hồ”, (2010) Trần Văn Tựa, Viện Công nghệ Môi trường thực hiện. Trong nghiên cứu đã xây dựng được mô hình xử lý ô nhiễm nước hồ đặc biệt là chất dinh dưỡng N và P và giảm thiểu tảo độc bằng công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh; Xác định các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước Hồ Núi Cốc phục vụ cấp nước sinh hoạt, du lịch và nông nghiệp. - Bài báo “Đánh giá hiện trạng nước mặt Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên”, (2013). Tạp chí Khoa học và Công nghệ do Hoàng Văn Hùng, Phạm Tất Đạt, Trần Thị Mai Anh nghiên cứu. Tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng các sông, suối, cửa xả đổ vào Hồ Núi Cốc; diễn biến môi trường nước và Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường nước mặt Hồ Núi Cốc phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo phát triển bền vững. - Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường tài nguyên nước và ứng dụng GIS & SWAT để quản lý lưu lượng và chất lượng nước của lưu vực sông Công - Tỉnh Thái Nguyên” (2013) Do tác giả Nguyễn Văn Hiểu, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng công cụ viễn thám & GIS và SWAT để đánh giá lưu lượng và chất lượng nước của lưu vực sông qua nhiều năm. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và xây dựng mô hình dự báo lưu lượng và chất lượng nước trong tương lai của lưu vực sông Công Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hiện trạng và giải pháp Quản lý môi trường thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” (2013) do học viên cao học Nguyễn Văn Thuận thực hiện. Đề tài đã đánh giá thực trạng môi trường nước và chỉ ra nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường. - Đề tài luận văn thạc sĩ: “Ứng dụng mô hình SWAT và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến lưu lượng dòng chảy tại lưu vực sông Cầu” (2014) do học viên cao học Nguyễn Nam Trung thực hiện. Kết quả đạt được đã đánh giá được ảnh hưởng của sự thay đổi sử dụng đất đến lưu lượng dòng chảy tại lưu vực sông Cầu bằng việc ứng dụng GIS và mô hình SWAT. - Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu”(2012) do học viên Nguyễn Thế Giang, Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện. Đề tài đã đánh giá nguyên nhân ô nhiễm nước, tác động của nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu. Xây dựng cơ sở khoa học giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn nhằm cải thiện chất lượng nước sông Cầu. 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc, giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3536,4 km2. . Về mặt hành chính tỉnh Thái Nguyên có 6 huyện, hai thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường Thái Nguyên Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống giao thông nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh gồm có: Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng; các tuyến quốc lộ 37, 1B, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh; tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. - Địa hình: được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi cao; vùng đồi cao, núi thấp; vùng đồi gò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Đặc điểm khí hậu: Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam. Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Thủy văn: Chế độ thủy văn các sông ở Thái Nguyên phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có thể chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 ước tính tăng 12,6% so với năm 2016 (kế hoạch là 12%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,32%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,3%, đóng góp 10,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 7,23%, đóng góp 2,18 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung . Về cơ cấu nền kinh tế năm 2017, do ngành công nghiệp tăng cao trong 4 năm trở lại đây nên khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch rất nhanh, năm 2017 chiếm 55,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,6%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 32% [8]. * Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên năm 2017 ước đạt 65 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 7 triệu đồng/người/năm so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo Đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2017 đạt 2.880 USD/người/năm (bình quân chung cả nước năm 2016 là 48,5 triệu đồng, tương đương 2.215 USD/người/năm) [8]. 1.3.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 12.515 tỷ đồng, tăng 4,1% so cùng kỳ; bao gồm: ngành Nông nghiệp là 11.718,6 tỷ đồng tăng 3,9% so cùng kỳ (trồng trọt tăng 2,1%; chăn nuôi tăng 4,5% và dịch vụ tăng 10%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 437 tỷ đồng, tăng 5,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 360 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Trồng trọt - Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2017 đạt 117,8 nghìn ha, giảm 3% (tương ứng giảm 3,6 nghìn ha) so với năm 2016 (vụ Đông Xuân là 63,2 nghìn ha, giảm 4,2%; vụ Mùa 54,6 nghìn ha, giảm 1,6% cùng kỳ). Trong đó, cây lương thực có hạt diện tích là 88,8 nghìn ha, giảm 3,6% cùng kỳ và chiếm 75,4% tổng diện tích gieo trồng; cây chất bột có củ đạt 8,1 nghìn ha, giảm 2,3% so cùng kỳ; cây công nghiệp hàng năm đạt 5 nghìn ha, giảm 0,6% so cùng kỳ; Nhóm cây có diện tích tăng chỉ có cây rau, đậu các loại đạt 14,7 nghìn ha, tăng 3,5% cùng kỳ (tăng gần 500 ha) và chiếm 12,5% tổng số diện tích cây hàng năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2017 ước đạt 462 nghìn tấn, giảm 1,8% so với năm 2016 và bằng 106% kế hoạch. - Cây chè: Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2017 ước đạt 1.055 ha, bằng 105,5% kế hoạch và giảm 12,2% (-147 ha) so với năm 2016. Trong đó chè trồng mới là 211 ha và trồng cải tạo là 844 ha. Tổng diện tích chè hiện có tính đến cuối năm 2017 là 21.573 ha, tăng 1% so cùng kỳ, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 18.872 ha, tăng 0,65%. Dự ước năng suất chè bình quân chung đạt 113,9tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha (+1,06%) nên sản lượng chè búp tươi ước đạt 218,4 nghìn tấn, tăng 1,7% so với sản lượng năm 2016 và bằng 103,4% kế hoạch cả năm[8]. * Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2017: Đàn trâu 57,2 nghìn con, giảm 7,7% cùng kỳ; đàn bò 44,2 nghìn con, giảm 0,6%; tổng đàn lợn toàn tỉnh 681 nghìn con, giảm 8,6% (tương ứng giảm 64,2 nghìn con); đàn gia cầm 11,3 triệu con, tăng 4,8% so với thời điểm cùng kỳ (1/10/2016) Về phát triển trang trại: Theo kết quả điều tra trang trại thời điểm ngày 01/7 hàng năm, năm 2017 toàn tỉnh có 753 trang trại (743 trang trại chăn nuôi; 1 trang trại trồng trọt; 3 trang trại lâm nghiệp; 4 trang trại thủy sản và 2 trang trại tổng hợp). So với thời điểm 1/7/2016 số trang trại giảm 5,8%; trong đó giảm toàn bộ ở trang trại chăn nuôi (giảm 48 trang trại) so với cùng kỳ. Tổng số lao động của trang trại 2.472 người, trong đó lao động thuê ngoài thường xuyên là 667 người. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bán ra của trang trại là 2.188 tỷ đồng (chiếm khoảng 25% giá trị ngành chăn nuôi toàn tỉnh)[8]. * Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm 2017 là 7.391,42 ha, tăng 343 ha (+4,9%) so với diện tích trồng mới năm 2016 (bao gồm 7.030,09 ha rừng sản xuất; 361,33 ha rừng phòng hộ). Ngoài trồng rừng tập trung, năm 2017 diện tích rừng trồng phân tán được 562 nghìn cây, tương đương 281,12 ha, vượt 12,4% so kế hoạch, bằng 77,6% so cùng kỳ; chăm sóc rừng 1.322,69 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 1.130 ha; khoán bảo vệ rừng 19.060 ha [8]. * Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 ước khoảng 5.850 ha, tương đương năm 2016. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 10,6 nghìn tấn, tăng 12,6%, trong đó sản lượng cá các loại khoảng 10,3 nghìn tấn, tăng 12,8% cùng kỳ; tôm 70 tấn, thủy sản khác 224 tấn [8]. 1.3.2.3. Sản xuất công nghiệp Ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phân bố các nhóm ngành theo địa bàn các TP, huyện, thị xã như sau: - Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản: chủ yếu phân bố ở các huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc của tỉnh: Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ…Đặc biệt từ 2011 đến nay mỏ đa kim Núi Pháo tại huyện Đại Từ, một trong các mỏ có trữ lượng wolfram lớn trên thế giới đã đi vào hoạt động. - Công nghiệp luyện kim: là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh, một trong các trung tâm luyện kim lớn của đất nước, phân bố khắp các huyện, thị xã nhưng tập trung nhiều ở Khu Gang Thép Thái Nguyên - Thái Nguyên và TP Sông Công, hiện nay, mới phát triển - Công nghiệp điện tử-tin học: từ năm 2013 đến nay phát triển rất nhanh, với sự phát triển của Công ty Samsung - Thái Nguyên, từ là địa phương hầu như không có ngành công nghiệp này chỉ sau 2 năm Thái Nguyên trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử dân dụng lớn nhất cả nước, đóng góp tỷ trọng rất cao trong tổng GDP của tỉnh. Ngành này tập trung chủ yếu ở TX Phổ Yên và huyện Phú Bình [20]. - Công nghiệp năng lượng: nhóm ngành năng lượng chiếm tỷ lệ không cao trong GDP công nghiệp, và chỉ có nhiệt điện: nhà máy nhiệt điện An Khánh - huyện Đại Từ; Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn - TP Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Công nghiệp cơ khí: phân bố trên tất cả các huyện, thị xã, nhưng tập trung nhiều và ở TP Sông Công, TP Thái Nguyên. - Công nghiệp dệt may: phát triển rộng, chủ yếu là các nhà máy may mặc, phân bố ở các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, Sông Công. - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất gạch (tại Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên...), ximăng (Quán Triều -TP Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai), khai thác cát sỏi (chủ yếu khai thác cát lòng sông Cầu và sông Công trên địa bàn các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP Thái Nguyên, TP Sông Công). - Công nghiệp quốc phòng: các nhà máy thuốc phóng, thuốc nổ nằm trên địa bàn TP Thái Nguyên, huyện Võ Nhai, huyện Phổ Yên. - Công nghiệp hóa chất: loại hình sản xuất này hầu như không có, chỉ có các đơn vị sản xuất điều chế axít để phục vụ mục đích sản xuất tại chỗ như nhà máy kẽm điện phân. Ngoài ra công nghiệp quốc phòng (chủ yếu là sản xuất vật liệu nổ công nghiệp) cũng thuộc công nghiệp hóa chất. Năm 2017 sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ phát triển khá cao. Những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh như sản phẩm điện tử, viễn thông và sản xuất trang phục góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinh tế. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2017 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 571,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9% cùng kỳ và bằng 101,5% kế hoạch cả năm; trong đó, công nghiệp địa phương quản lý 21,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% cùng kỳ, bằng 109,1% kế hoạch; công nghiệp nhà nước trung ương 16,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% cùng kỳ, bằng 101,1% kế hoạch; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 533,3 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% cùng kỳ và bằng 101,2% kế hoạch [8]. Tình hình phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Không chỉ tập trung nhiều ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên còn có hơn 80 làng nghề đã được công nhận đáp ứng đủ các tiêu chí làng nghề theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ NN- PTNT. Các lĩnh vực sản xuất chủ yếu của làng nghề gồm nhóm nghề sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mộc, đan lát mây tre, trồng và chế biến chè, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng hoa, chăn nuôi... Trong số đó các làng nghề sản xuất chè chiếm phần nhiều nhất, tập trung ở các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu (TP Thái Nguyên), 1 số xã thuộc huyện Phú Lương, Định Hóa và Đồng Hỷ. Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 59 làng nghề được công nhận để toàn tỉnh có 180 làng nghề, đủ sức làm đòn bẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn [20]. Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp Theo Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” một số mục tiêu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh là: - Phấn đấu tốc độ tăng bình quân đạt 22-23 %/năm trong thời kỳ đến 2020 và duy trì ở mức khoảng 18-20% trong thời kỳ 10 năm tiếp theo; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 18-20 tỷ USD (bao gồm cả sản phẩm từ Tổ hợp điện tử và công nghệ cao Samsung). - Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản gắn với sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản sạch và sản xuất thân thiện môi trường. - Đến năm 2020 hoàn thành xây dựng hạ tầng và phấn đấu lấp đầy 50-60% diện tích các khu công nghiệp. Hoàn thành xây dựng Tổ hợp công nghiệp điện tử và công nghệ cao Samsung trước năm 2019, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho Tổ hợp công nghiệp Samsung và các ngành công nghệ cao trên địa bàn và khu vực [20]. 1.3.2.4. Phát triển xây dựng a. Về cấp nước: - Tỷ lệ dân số đô thị theo kế hoạch đề ra đạt 70%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tình hình triển khai thực hiện: Lập quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 29/11/2013, năm 2011 đạt 65%, năm 2012 đạt 66%, năm 2013 đạt 67% năm 2014 đạt 69% năm 2015 đạt 70 % [20]. b. Về quản lý chất thải rắn: UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh đến năm 2025 tại Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 24/11/2011. Tại thành phố Thái Nguyên, TP Sông Công và các huyện trong tỉnh đều có các Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh. Riêng thành phố Thái Nguyên và TP Sông Công tỷ lệ thu gom vận chuyển và xử lý đạt khoảng 80% các huyện còn lại tỷ lệ thu gom và vận chuyển xử lý đạt thấp hơn (từ 60-75% ở khu vực trung tâm), do điều kiện về địa hình và một phần ý thức của người dân chưa cao đặc biệt là các khu vực ngoại thành, thị nên tỷ lệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn chưa cao [20]. c. Về thoát nước và xử lý nước thải Quy hoạch Thoát nước các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/11/2013. Thành phố Thái Nguyên đang triển khai xây dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải với công suất trạm xử lý 8000m3/ngày, thị xã Sông Công có trạm xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, các đô thị còn lại thuộc các huyện chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải xử lý nước thải. Có 2/3 khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (trong đó có 1 KCN đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng chưa đưa vào hoạt động) [20]. d. Về quản lý nghĩa trang: Quy hoạch quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 29/11/2013. e. Dự báo tốc độ phát triển ngành xây dựng trong giai đoạn đến 2020 Dự kiến tốc độ tăng trưởng xây dựng của tỉnh khoảng 16% giai đoạn 2015 - 2020 trong đó ngành xây lắp khoảng 60%, sản xuất vật liệu xây dựng 28%, dịch vụ 12%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về công tác quy hoạch: Tổ chức lập mới 6 quy hoạch chung gồm: Thị xã Núi Cốc; Thị trấn Chùa Hang - Hóa Thượng, Đồng Hỷ; Thị trấn Trung Hội, Định Hóa; Thị trấn Yên Lãng, Đại Từ; Thị trấn Cù Vân, Đại Từ; Đô thị Quang Sơn - La Hiên. Lập điều chỉnh 6 quy hoạch chung gồm: Thành phố Sông Công; Thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ; Thị trấn Trại Cau, Đồng Hỷ; Thị trấn Giang Tiên, Phú Lương; Thị trấn Chợ Chu, Định Hóa; Thị trấn Hương Sơn, Phú Bình. Lập mới quy hoạch phân khu 2 đô thị gồm: Thị xã Núi Cốc và thị xã Phổ Yên. Về chương trình phát triển nhà trên địa bàn tỉnh (Mục tiêu đến năm 2020): Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người trên toàn tỉnh: Đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 23,48 m2 trong đó: Khu vực đô thị là 27,04 m2, khu vực nông thôn là 21,83 m2 . Đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân phấn đấu đạt 26,61 m2 , trong đó: Khu vực đô thị là 30,09 m2 , khu vực nông thôn là 24,83 m2 . Chất lượng nhà ở: Đến năm 2015, tỷ lệ nhà kiên cố dự kiến đạt 70%, trong đó: Khu vực đô thị là 86%; khu vực nông thôn là 61%; tỷ lệ nhà đơn sơ năm 2015 sẽ giảm xuống còn 1%. Đến năm 2020, tỷ lệ nhà kiên cố dự kiến đạt 76%; trong đó: Khu vực đô thị đạt 94%, khu vực nông thôn đạt 65% [20]. 1.3.2.5. Phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phong phú về du lịch tự nhiên và nhân văn với gần 800 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ… Ngoài ra còn có các bảo tàng văn hóa đã được xếp hạng: đình Phượng Độ, hang Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, An toàn khu Việt Bắc… Tiềm năng - tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, song khả năng, năng lực khai thác còn yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh chưa đồng bộ. Dự báo tốc độ phát triển của ngành du lịch Dự báo trong tương lai doanh thu ngành dịch vụ - du lịch - khách sạn - nhà hàng đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020; khách du lịch đạt khoảng 3,1 triệu lượt trong đó khách quốc tế đạt trên 70 nghìn lượt) vào năm 2020. Tốc độ trăng trưởng bình quân dự báo đạt 11%/ năm giai đoạn đến năm 2020. Tuy nhiên, phát triển du lịch tỉnh, đặc biệt là khu vực Hồ Núi Cốc cần được quan tâm về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, hiện nay và giai đoạn tới khi tỉnh mở rộng quy mô du lịch khu vực này, áp lực về môi trường là rất lớn, đặc biệt là môi trường nước hồ trong khi đây là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt của tỉnh [20]. 1.3.2.6. Phát triển Y tế Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên các Bệnh viện công lập có số giường bệnh kế hoạch là 4.265 giường; số giường thực kê là 5.491 giường bệnh; Công suất sử dụng giường bệnh so với giường kế hoạch bình quân toàn tỉnh năm 2014 đạt đạt 130,8 % (Năm 2013:148,2%) [20]. Các cơ sở Y tế tỉnh Thái Nguyên như sau: * Các đơn vị tuyến Trung ương: 03 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện đại học Y Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Quân đội Y 91. * Các đơn vị tuyến tỉnh: - Hệ thống điều trị: Bệnh viện đa khoa gồm 03 bệnh viện: Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Gang thép, Bệnh viện chuyên khoa gồm 05 bệnh viện: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt. - Hệ thống y tế dự phòng: + Gồm 02 chi Cục, 07 trung tâm Y tế tuyến tỉnh, 02 Trạm chuyên khoa Lao và Tâm Thần lồng ghép với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và Bệnh viện Tâm Thần - Trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên * Các đơn vị tuyến huyện: - Hệ thống điều trị: Có 07 Bệnh viện Đa khoa huyện (Định Hóa,Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên) 2 TTYT có giường bệnh. - Các Trung tâm y tế tuyến huyện là: Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, TTYT thị xã Sông Công và 07 TTYT huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên). - 11 phòng khám đa khoa khu vực. - Hệ thống dân số - kế hoạch hóa gia đình: Có 09 Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện/thành phố, thị xã (mỗi huyện, thành phố, thị xã có 1 trung tâm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Đơn vị y tế xã: 181 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có vị trí giao thông thuận tiện, gần trung tâm các huyện, thành phố, thị xã, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung theo cụm bệnh viện. Các bệnh viện huyện có quy mô từ 100 - 150 giường. 1.3.2.7. Gia tăng dân số Dân số trung bình năm 2017 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.255 nghìn người; tăng khoảng 9 nghìn người so với năm 2016. Dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 35% và dân số khu vực nông thôn chiếm 65% tổng dân số [8]. Giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ gia tăng dân cố cơ học trên địa bàn tỉnh cao hơn do thu hút lao động từ các tỉnh ngoài về KCN Yên Bình và Điềm Thụy, riêng khu vực KCN Điềm Thụy đến nay số lượng công nhân phục vụ trong các nhà máy của tập đoàn Samsung và các đơn vị vệ tinh vào khoảng trên 100.000 người. Vấn đề gia tăng dân số cơ học này đang làm gia tăng áp lực về môi trường cho tỉnh, đặc biệt là vấn đề chất thải sinh hoạt. Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%). Tỉ lệ người Kinh chiếm trên 90% tại các TP. Thái Nguyên, Sông Công và huyện phía Nam: Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi mật độ dân số thấp, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại cao và rất cao. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên: 1.627 người/km² [8]. - Dự báo sự gia tăng dân số của tỉnh Thái Nguyên Dự báo dân số của tỉnh năm 2020 khoảng 1.263 nghìn người và 1.362 nghìn người vào năm 2030 trong đó dân số đô thị theo phương án xu thế chiếm 36% năm 2020 và tăng lên tương ứng 40,5% và 45% vào năm 2025 và 2030. Quy mô dân số đô thị năm 2020 là 455 nghìn người, chiếm 36% tổng dân số và đến năm 2030 có 613 nghìn người, chiếm 45% tổng dân số [20]. 1.4. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên 1.4.1. Tài nguyên nước mặt Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km2 . Tại tỉnh có 2 con sông lớn là sông Cầu và sông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Công cùng rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác nằm chung trong lưu vực sông Cầu. Bảng 1.1. Đặc trưng hình thái các sông ở Thái Nguyên DT Độ cao Độ dốc Hệ số Hệ mật độ TT Tên sông Dài lưu trung trung tập số lưới (km) vực bình LV bình trung uốn sông (km2 ) (m) (%) nước khúc (km/km²) 1 Cầu 288 6030 190 16,1 2,1 2,02 0,95 2 Chợ Chu 36 437 206 24,6 1,4 1,40 1,19 3 Nghinh 46 465 290 39,4 1,5 1,60 1,05 Tường 4 Đu 44 360 129 13,3 1,7 1,40 0,94 5 Công 96 951 224 27,3 2,2 1,43 1,20 Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), [20] Hình 1.2: Bản đồ lưu vực sông Cầu Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Sông Cầu Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 6030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Đông Bắc - Đông Nam. Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3 . Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang . - Sông Công Sông Công là một phụ lưu cấp I của sông Cầu. Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ chiều dài của sông Công đều nằm trọn trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước. Hồ này có thể chủ động điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho TP Thái Nguyên và TP Sông Công. Sông Công chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông cầu tại Hương Ninh Hợp Thịnh Bắc Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224m, độ dốc 27,3% rất cao so với các sông khác. Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 0,794.106 m3 , lưu lượng trung bình năm 25m3 /s và modun dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2 . - Sông Đu Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm Phú Lương Thái Nguyên. Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13.3%. Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106 m3 , lưu lượng trung bình là 8,37m3 /s. - Sông Chợ Chu Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phận Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông Nam hợp lưu với sông Cầu ở huyện Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2 độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc 16,2%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Sông Nghinh Tường Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại phía Tây huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai, chuyển hướng Đông Nam Tây Bắc đổ vào sông Cầu. Con sông này dài 46km, độ cao trung bình 290m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông 1,05km/km2 , diện tích lưu vực 465km2 Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. - Các hồ chứa Thái Nguyên trên 4000 ha hồ ao, trong đó, có gần 200 hồ nhân tạo do đắp đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ lớn và quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 30km2 , có sức chứa đủ để tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và chia sẻ một phần nước cho sông Cầu. 1.4.2. Tài nguyên nước dưới đất Theo các tài liệu khảo sát địa chất thuỷ văn và tìm kiếm thăm dò trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, nước dưới đất tồn tại dưới dạng lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ (Q) và phức hệ chứa nước khe nứt. - Nước lỗ hổng: Phân bố ven sông Cầu, sông Công chủ yếu phần Nam của tỉnh gồm huyện Phổ Yên và Phú Bình. Phần trên chủ yếu là các thành phần hạt mịn, khả năng chứa nước kém bề dầy 4 5 m, ở ven các sông nhỏ 15 20m. Phần dưới là cát, cuội, sỏi khả năng chứa nước tốt hơn, bề dầy 4 5 m có khi 10 15 m. Ven các sông tầng nước này có quan hệ thuỷ lực với nước sông. Nước trong tầng nhạt thuộc loại trung tính có thể dùng làm nguồn cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp. Tuy nhiên, hàm lượng sắt cao (1 - 5 mg/L) cần phải được xử lý. Huyện Đại Từ có trầm tích Đệ tứ 8 - 9,5 m, trong đó chiều dày lớp cuội cát chứa nước 4,9 - 7,3m. Nguồn gốc chủ yếu là lũ tích, tàn tích của các trâm tích T3n-r vl, độ chon lọc kém, lượng cát, sét trong cuội, sạn khá cao làm hạn chế khả năng chứa nước của phức hệ, tầng chứa nước nằm nông, phương thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khai thác tốt nhất là đào giếng; ở những vị trí thuận lợi một giếng khoảng 100m3 /ngày.đêm. Dải Phú Bình - Phổ Yên - Thái Nguyên là khoảnh trầm tích chữ rộng nhất, được xếp vào dạng bồi tích trước núi. - Phức hệ chứa nước khe nứt: Nước khe nứt và khe nứt castơ: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh. Các thành tạo cácbonat có mức độ chứa nước tốt, độ cứng cao, nhiều mạch lộ có lưu lượng rất lớn như hồ Mắt Rồng lưu lượng vài trăm l/s. Nước khe nứt đều nhạt thuộc loại nước trung tính có thể làm nguồn cấp nước. Điều kiện về nguồn nước Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho khai thác nước ngầm, nhìn chung chất lượng tốt, có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3 , đảm bảo phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt của nhân dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu vào tổng hợp, đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước sông Cầu, công Công và phụ lưu; chất lượng nước dưới đất tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước của tỉnh. Các số liệu chất lượng môi trường nước mặt và môi trường nước dưới đất của tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ năm 2011 đến năm 2017. Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước thông qua kết quả quan trắc tại vị trí các điểm sau: Bảng 2.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên sông Cầu, sông Công và các phụ lưu được lựa chọn đánh giá Tên Ký hiệu Đặc điểm Sông Cầu Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Sông Cầu đầu nguồn tỉnh Thái Nguyên; quan trắc các tác Văn Lăng SCA 1-1 động do điều kiện tự nhiên, do hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai khoáng. Cung cấp thông tin “nền” về chất lượng nước đầu nguồn tỉnh Thái Nguyên Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Sông Cầu đoạn từ Hoà Bình đến Sơn Cẩm, sau khi có sự hợp Sơn Cẩm SCA 1-3 lưu của sông Đu; đánh giá các tác động hoạt động nông nghiệp, khai khoáng; kiểm soát chất lượng nước khi vào địa bàn thành phố Thái Nguyên Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Cầu Đập Thác Huống SCA1-5 đoạn từ cầu Gia Bảy đến đập Thác Huống, đánh giá các tác động do hoạt động đô thị và công nghiệp thành phố Thái Nguyên. Sông Cầu sau hợp SCHL 26 Chịu tác động của các hoạt động sinh hoạt, sản xuất lưu với sông Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tên Ký hiệu Đặc điểm Phụ lưu sông Cầu Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Chợ Sông Chợ Chu SCA 2-8 Chu; tác động của hoạt đông nông nghiệp, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của thị trấn Chợ Chu, ... Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Đu Sông Đu SCA 2-9 trước khi nhập lưu với sông Cầu; đánh giá tác động của các hoạt động nông nghiệp, khai thác khoáng sản tới chất lượng nước sông. Suối Cam Giá SCA 3-1 Đánh giá tác động do tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp gang thép Sông Công Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước thượng Bình Thành - SCO 1-12 nguồn sông Công; các tác động do tự nhiên và Định Hóa hoạt động nông nghiệp; điểm nền cho các tác động phía hạ lưu Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đoạn từ Phú Cầu Huy Ngạc SCO1-14 Cường đến cầu Huy Ngạc; các tác động của hoạt động nông nghiệp, khai thác khoáng sản; kiểm soát chất lượng nước trước khi vào hồ núi Cốc. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước hồ; các tác Hồ Núi Cốc SCO1-15 động của thượng nguồn đối với hồ và các hoạt động khác trên hồ Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Công TP Sông Công SCO 1-17 đoạn từ Đập Hồ Núi Cốc đến TP/thị xã Sông Công, các tác động của các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt,... Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đoạn từ Cầu Đa Phúc SCO 1-19 bến Đẫm đến cầu Đa Phúc; các tác động tổng hợp trên toàn bộ sông Công; kiểm soát chất lượng nước trước khi nhập lưu với sông Cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ký hiệu Đặc điểm Phụ lưu sông Công Kiểm soát chất lượng nước suối Tiên Hội trước khi SCO 2-22 nhập lưu với sông Công; các tác động từ hoạt động nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Kiểm soát chất lượng nước trước khi đổ vào hồ Núi SCO 2-23 Cốc, các tác động của hoạt động nông nghiệp, khai thác khoáng sản SCO 2-24 Chịu tác động của các hoạt động nông nghiệp, khai thác khoáng sản “Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2017)”. - Vị trí quan trắc nước dưới đất: Trong phạm vi của đề tài luận văn, diễn biến chất lượng nước ngầm tỉnh Thái Nguyên được đánh giá trong giai đoạn 2011 - 2017, qua số liệu quan trắc 9 điểm tại các huyện thị của tỉnh Thái Nguyên với tần suất 2 đợt/năm [10], [11], [14]. Bảng 2.2: Vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất TT Vị trí quan trắc Ký hiệu mẫu Thành phố, thị xã, huyện 1 TP. Thái Nguyên - Phường Cam Giá NNTP-1 TP. Thái Nguyên (Giếng nhà dân tại khu vực tổ 17) 2 Sông Công (phường Mỏ Chè, giếng nhà NNSC-2 TP. Sông Công dân tại khu vực tổ 10) 3 Đại Từ - Xã Hà Thượng (Giếng nhà dân tại NNĐT-3 huyện Đại Từ khu vực xóm 4) 4 La Hiên - Võ Nhai (Giếng nhà dân tại khu NNVN-4 huyện Võ Nhai vực xóm Cây Bồng) 5 Phú Lương (khu vực xã Phấn Mễ) NNPL-5 huyện Phú Lương 6 Đồng Hỷ (vực tổ 9, TT Trại Cau) NNĐHY-6 huyện Đồng Hỷ 7 Phú Bình (Giếng nhà dân tại khu vực xóm NNPB-7 huyện Phú Bình Thuần Pháp, xã Điềm Thụy) 8 Phổ Yên (Giếng nhà dân tại khu vực xóm NNPY-8 TX. Phổ Yên Giếng, Xã Hồng Tiến) 9 Định Hoá (Giếng nhà dân tại khu vực phố NNĐHO-9 huyện Định Hóa Hợp Thành, Thị trấn Chợ Chu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Suối Hai Huyện Suối Kẻn (Vạn Thọ) Tiên Hội Tên
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 “Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2017)”. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2011- 2017. 2.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Môi trường nước mặt và nước dưới đất. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Thái Nguyên. - Hiện trạng môi trường nước dưới đất tỉnh Thái Nguyên - Thực trạng công tác Quản môi trường nước ở tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên 2.4. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.4.1. Vấn đề nghiên cứu - Chất lượng môi trường nước tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Diễn biến chất lượng môi trường nước trong những năm gần đây ra sao? - Nếu bị ô nhiễm vì nguyên nhân gì? Để bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện các nhiệm vụ gì? 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Dưới tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội, môi trường nước tại nhiều khu vực trong tỉnh Thái Nguyên đã có những dấu hiệu biến động bất lợi. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên - Các số liệu quan trắc và báo cáo môi trường trong giai đoạn 2011-2017 - Sách, bài báo và các chủ đề có liên quan đến đề tài - Nguồn số liệu này từ các sở, phòng ban của tỉnh Thái Nguyên, các thư viện và internet. - Các thông số về môi trường được thu thập tại Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Chi cục bảo vệ môi trường - Sở tài nguyên và môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trường tỉnh Thái Nguyên. Đây là những số liệu được đo trực tiếp tại hiện trường hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm. 2.5.2. Phương pháp kế thừa Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn trong phòng, giúp làm rõ cơ sở lý luận và các hướng cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài. 2.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực tế được tiến hành tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với hai nội dung chính: a. Khảo sát thực địa nhằm bổ sung thông tin và kiểm tra tính sát thực của tài liệu tham khảo về hiện trạng môi trường nước của khu vực. b. Thu thập thông tin về hiện trạng và công tác bảo vệ môi trường nước tại địa phương để phục vụ nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp. 2.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng nước * Nước mặt: - Đánh giá chất lượng nước các sông Cầu, sông Công, các phụ lưu và các hồ được dựa theo các thông số chọn lọc đặc trưng dưới đây: + Thông số vật lý: Độ đục, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), pH. + Hữu cơ: oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) + Dinh dưỡng: ammoni (NH4 + ), nitrit (NO2 - ), nitrat (NO3 - ), phosphat (PO4 3- ), tổng phospho. + Kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cu, Zn... + Dầu: tổng dầu mỡ khoáng + Chất có độc tính cao (ngoài KLN): xyanua (CN- ), các hợp chất phenol, các hóa chất BVTV. + Vi sinh: tổng vi sinh Coliform, E. Coli. - Đánh giá chất lượng nước dựa vào QCVN 08-MT:2015/BTNMT mức A2 và B1. Trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Mức A2: áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động vật thuỷ sinh hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. Mức B1: áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. + Các thông số nước mặt khác, đánh giá bằng việc so sánh với quy chuẩn Việt Nam tương ứng QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2, B1. - Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số WQI : + Chỉ số WQI được tính toán theo Quyết định 879 /QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước và Quyết định số 711/QĐ-TCMT ngày 29/5/2015 của Tổng cục môi trường về việc ban hành bộ trọng số trong công thức tính toán chỉ số chất lượng nước đối với lưu vực sông Cầu và lưu vực sông Nhuệ Đáy. Cụ thể đánh giá: Bảng 2.3: Mức đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu 91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển 76-90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh lá cây nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp 51-75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục Vàng đích tương đương khác 26-50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích Da cam tương đương khác 0-25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý Đỏ trong tương lai “Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)” [21] Chỉ số chất lượng nước mặt (WQI) được xây dựng trên giá trị, nồng độ các thông số sau: pH, DO, TSS, BOD5, COD, NH4 + , PO4 3- , độ đục, coliform và nhiệt độ của nước). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Toàn bộ số liệu quan trắc chất lượng nước trong đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt được thể hiện trên các đồ thị nhằm so sánh sự thay đổi chất lượng theo từng loại thông số đặc trưng từ 2011 đến 2017. * Nước dưới đất - Đánh giá chất lượng nước ngầm theo dựa theo các thông số điển hình về Độ cứng, hàm lượng nitrat, Coliform,Pb và Mn trung bình từ năm 2011-2017. Các thông số được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Toàn bộ số liệu quan trắc chất lượng nước trong đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm được thể hiện trên các đồ thị nhằm so sánh sự thay đổi chất lượng theo từng loại thông số đặc trưng của từng huyện, thị từ 2011 đến 2017. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN