SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÂN THỊ GẤM
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ
SINH THÁI CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÂN THỊ GẤM
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ
SINH THÁI CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Mai
(Chữ kí của GVHD)
Lời cam đoan
Tôi là Thân Thị Gấm, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Nguyễn Thị Phương Mai của Giáo
viên hướng dẫn, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết
quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luậ n
THÁI NGUYÊN -
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lời cam đoan
Tôi là Thân Thị Gấm, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do
cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Phương
Mai không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả
của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Thân Thị Gấm
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên
và Môi trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên,
cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và
Trái đất cùng sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Thị Phương Mai, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, những
người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang,
UBND huyện Yên Thế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Yên Thế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những
người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trong suốt quá trình học
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2019
Học viên
Thân Thị Gấm
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài.................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái ........................................................3
1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng......................................................3
1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người..............................................5
1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp...............................................................................8
1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp ....................................................8
1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN ...........................................10
1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp.........................................................11
1.3.1. Dịch vụ cung cấp.....................................................................................12
1.3.2. Dịch vụ điều tiết ......................................................................................12
1.3.3. Dịch vụ văn hóa.......................................................................................12
1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ..........................................................................................12
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu..............................................................13
1.4.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................13
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................17
1.4.3. Đánh giá chung........................................................................................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.....................................................................................................22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................22
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................23
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................23
2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ 23
2.3.5. Phương pháp thực địa..............................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................28
3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu..................28
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .......................................................28
3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm................................................................31
3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm.............................................................32
3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên
cứu.........................................................................................................................35
3.2.1. Dịch vụ cung cấp.....................................................................................35
3.2.2. Dịch vụ điều tiết ......................................................................................44
3.2.3. Dịch vụ văn hóa.......................................................................................48
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái......53
3.3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................53
3.3.2. Các chính sách.........................................................................................55
3.3.3. Thị trường................................................................................................59
3.3.4. Nhận thức của người dân địa phương.....................................................59
3.3.6. Đánh giá chung........................................................................................61
3.4. Một số đề xuất, giải pháp phát triển các dịch vụ sinh thái nông nghiệp 62
KẾT LUẬN ..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp ....................................... 24
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế ............................................ 29
Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017 ................ 31
Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017 ............. 33
Bảng 3.5. Năng suất, sản lượng của các cây trồng nông nghiệp huyện Yên Thế
năm 2018 ............................................................................................................... 36
Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng lúa của huyện Yên Thế giai đoạn 2008 -
2017 ....................................................................................................................... 37
Bảng 3.7. Sản lượng cây lương thực có hạt huyện Yên Thế phân theo xã, thị trấn giai
đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................... 39
Bảng 3.9. Sản lượng một số cây ăn quảt tại huyện Yên Thế giai đoạn 2015 -
2017 ....................................................................................................................... 41
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp của huyện
Yên Thế năm 2015 ............................................................................................... 42
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.............................14
Hình 1.3. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ dân năm 2017 ............................17
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017 ....34
Hình 3.2. Vườn cây có múi và nhãn chín muộn tại huyện Yên Thế.....................40
Hình 3.3. Mô hình trồng cây xen canh tại huyện Yên Thế...................................47
Hình 3.4. Học sinh tiểu học đi trải nghiệm thực tế tại khu trồng chè xã Xuân
Lương ....................................................................................................................49
Hình 3.5. Khu di tích lễ hội Yên Thế....................................................................51
Hình 3.6. Hồ Ngạc Hai, một trong những thắng cảnh của xã Xuân Lương .........52
Hình 3.7. Mô hình nuôi gà dưới tán cây vải .........................................................52
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐKH
DVST
DVSTNN
HST
HSTNN
HĐND
NN&PTNT
KHCN
KT-XH
UBND
: Biến đổi khí hậu
: Dịch vụ sinh thái
: Dịch vụ sinh thái nông nghiệp
: Hệ sinh thái
: Hệ sinh thái nông nghiệp
: Hội đồng nhân dân
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Khoa học công nghệ
: Kinh tế - xã hội
: Uỷ ban nhân dân
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
“Dịch vụ hệ sinh thái” (DVHST) là một thuật ngữ khá mới ở Việt Nam
cũng và nhiều nước trên thế giới. DVHST được các cá nhân, tổ chức định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau: Daily (1997) cho rằng DVSHT là các điều kiện và
quá trình trong một hệ sinh thái (HST) tự nhiên giúp cho hệ động vật và thực vật
trong đó duy trì và phát triển nhằm phục vụ cuộc sống con người. DVHST còn
là các lợi ích mà con người nhận được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, từ chức
năng của một hệ sinh thái. Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích mà con người có
được từ HST [16].
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về DVHST, nhưng tổng hợp lại,
DVHST bao gồm hai điểm chính (1) khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ của hệ sinh thái và (2) khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đó của con
người. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái (ecosystem service supply) chỉ
khả năng của một hệ sinh thái có thể cung cấp các dịch vụ và hàng hóa. Khả
năng cung cấp của một HST phụ thuộc vào sự có mặt của các thuộc tính, các quá
trình và các chức năng của hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, khả năng thực sự để cung
cấp các dịch vụ sinh thái không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn
phụ thuộc vào các tác động của con người. Dựa trên nhu cầu đối với các dịch vụ
sinh thái và sự nhận thức về các dịch vụ này, con người có thể chuyển hóa các
dịch vụ sinh thái ở dạng tiềm năng thành các dịch vụ thực sự để sử dụng.
Đối với hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) bao gồm quần thể sinh vật (cây trồng,
vật nuôi, cây rừng ...) các sinh vật gây hại (sâu bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh
cho vật nuôi...). Các sinh vật có ích cho đất nước, khí hậu, con người, môi trường này
được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con người. Mỗi hệ sinh thái phải có
một tính đồng nhất, nhất định về các điều kiện vật lý, khí tượng, hóa học, thực vật học
và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có chức
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần đó có
quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động.
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, Yên Thế tập trung phát triển nền
kinh tế nông nghiệp. Trên 90% sản lượng và thu nhập của người dân là từ sản xuất
nông nghiệp. Để nhận biết đúng tiềm năng và những giá trị của hệ sinh thái nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả năng
cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa
học cho việc lập kế hoạch khai thác và phát triển các HSTNN một cách hiệu
quả, giảm nhẹ tác động bất lợi và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và hiện trạng các HSTNN, đề tài tập trung đánh giá
khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang, bao gồm phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu
vực nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm
phát huy khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Về khoa học
Nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học cho việc xác định dịch vụ HSTNN, là
căn cứ định hướng quản lý, quy hoạch và phát triển đối với ngành nông nghiệp.
Về thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng quản lý phát triển nền
kinh tế của huyện theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với ổn định
chính trị và bảo vệ môi trường.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái
1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng
Trên trái đất có hàng triệu loài đang sinh sống. Trong quá trình duy trì sự
sống, các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường vật lý
xung quanh chúng. Sự tương tác này hình thành nên một hệ thống động, luôn
luôn biến đổi, được biết đến như là một HST.
Hệ sinh thái là một phức hợp động của các quần thể động vật, thực vật và
vi sinh vật, và các yếu tố môi trường đóng vai trò như một đơn vị chức năng.
Con người là một bộ phận của HST. Ở nhiều vùng, con người là sinh vật ưu thế.
Nhưng dù có là loài ưu thế hay không, con người vẫn phụ thuộc vào các HST và phụ
thuộc vào mạng lưới các mối tương tác giữa các sinh vật, trong các HST và giữa các
HST giống như tất cả các loài khác. Trong quá trình duy trì và phát triển, con người
cũng dựa vào các HST, tương tác với các thành phần của HST và tương tác lẫn nhau
để mưu cầu cơm ăn, nước uống, áo mặc. Những sản phẩm như lúa gạo, tơ sợi, nước
ngọt, thịt cá,... đó chính là các lợi ích mà con người khai thác được từ HST.
Khái niệm DVST được sử dụng lần đầu tiên từ cuối những năm 60 của thế
kỉ XX. Sau đó có nhiều định nghĩa khác nhau về DVST. Các dịch vụ hệ sinh
thái được định nghĩa là những lợi ích mà mọi người có được từ các hệ sinh thái
[16]. DVST ở đây được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt,
lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, gỗ, củi, các chất sinh hóa…) và các
nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa, giải trí, giáo dục, khả năng điều tiết
nước, không khí…), được con người sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp để
phục vụ cuộc sống của mình.
Các DVST được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Norberg (1999) dựa
vào cấu trúc hệ sinh thái để phân chia DVST theo 3 loại là các dịch vụ liên quan
đến sự duy trì mật độ dân số hay mật độ quần thể sinh vật, các dịch vụ liên quan
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đến các quá trình chuyển hóa và biến đổi của các vật chất đi vào hệ sinh thái và các
dịch vụ liên quan đến các tổ chức sinh học. De Groot và cộng sự (2002) phân chia
DVST theo 23 chức năng của HST thành 4 nhóm là chức năng điều tiết (duy trì các
quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống hỗ trợ sự sống); chức năng cung cấp
nơi ở (cung cấp không gian sống phù hợp cho các loài động thực vật hoang dã);
chức năng cung cấp các sản phẩm và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chức năng
cung cấp thông tin (tạo ra các cơ hội cho sự phát triển nhận thức). MA 2005, dựa
trên chức năng của hệ sinh thái, phân thành 4 nhóm DVST bao gồm dịch vụ cung
cấp (cung cấp gỗ, củi, thức ăn, cây thuốc, ….); dịch vụ điều tiết
(điều hòa không khí, điều tiết nguồn nước, ngăn chặn xói mòn đất và bảo vệ
dinh dưỡng đất, phòng chống dịch bệnh…). TEEB (2010) phân chia các DVST
thành 4 nhóm là cung cấp; điều tiết, văn hóa và nơi ở.
Cách phân loại theo MA (2005) là cách phân loại phổ biến hiện nay, được
nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận và sử dụng. Theo cách phân loại
này, các dịch vụ sinh thái cụ thể là:
(i) Dịch vụ cung cấp
Đây là những sản phẩm có được từ các HST, bao gồm lương thực, tơ sợi,
nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, các sản
phẩm trang trí, nước ngọt.
(ii) Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các
quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết
nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch bệnh ở người,
kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão.
(iii) Dịch vụ văn hóa
Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông
qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá
trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá
trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn
hóa, giải trí và du lịch sinh thái.
(iv) Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các
DVST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với các nhóm dịch vụ khác là những tác động
của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời
gian rất dài và là các hỗ trợ cần thiết để tạo ra tất cả các dịch vụ sinh thái khác.
Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng,
chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật.
1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người
Con người khai thác hệ sinh thái để phục vụ cho đời sống của mình, tạo
nên sự thịnh vượng của con người. Các thành tố quyết định sự thịnh vượng của
con người bao gồm an ninh, các vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp, sức
khỏe và mối quan hệ xã hội tốt. Các thành tố này được tạo nên từ các dịch vụ
sinh thái (hình 1.1) và giúp cho con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự
thịnh vượng của con người bao gồm:
DỊCH VỤ SINH THÁI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
HỖ TRỢ CUNG CẤP
 Chu trình dinh
 Thức ăn
 Nước sạch
dưỡng  Gỗ, sợi
 Sự hình thành  ……..
đất
 Sản xuất sơ cấp ĐIỀU TIẾT
 Điều tiết khí hậu
 Điều tiết lũ lụt
 Lọc nước
 ……..
VĂN HÓA
 Thẩm mỹ
 Tinh thần
 Giáo dục
 Giải trí
 ……….
An toàn
 An toàn cá nhân
 An toàn trong tiếp cận tài nguyên
 An toàn trước các thảm họa
Vật chất cơ bản cho cuộc sống
tốt đẹp
 Sinh kế tương xứng
 Có đủ thực phẩm dinh dưỡng
 Có nơi ở
 Tiếp cận các hàng hóa
Sức khỏe
 Khỏe mạnh
 Tinh thần tốt
 Tiếp cận nguồn nước sạch
Mối quan hệ xã hội tốt
 Sự liên kết xã hội
 Tôn trọng lẫn nhau
 Khả năng giúp đỡ người khác
Sự tự do lựa
chọn và
hành động
Cơ hội để
có thể đạt
được các
giá trị cá
nhân
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa dịch vụ sinh thái và sự thịnh vượng của con người [16]
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp: bao gồm sinh kế đảm bảo và xứng
đáng; thu nhập và khả năng tiếp cận; luôn đủ lương thực, thực phẩm; nơi ở,
quần áo và khả năng tiếp cận các hàng hóa, sản phẩm.
* Sức khỏe: bao gồm sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, có một môi
trường vật lý đảm bảo
* Mối quan hệ xã hội tốt: bao gồm sự cố kết trong xã hội, sự tôn trọng lẫn
nhau, mối quan hệ gia đình tốt, khả năng giúp đỡ người khác.
* Sự an toàn: bao gồm sự tiếp cận an toàn tự nhiên và các loại tài nguyên,
sự an toàn của cá nhân và tài sản, cuộc sống trong một môi trường đảm bảo, có
thể dự đoán và kiểm soát an ninh từ các thảm họa tự nhiên và nhân tạo.
* Tự do lựa chọn và hành động: bao gồm việc kiểm soát thông qua những
gì sẽ xảy ra và có thể đạt được.
Trong hệ sinh thái, con người là một trong những thành phần sinh học và
tương tác với các thành phần khác để tạo ra lợi ích cho cuộc sống của mình. Tuy
nhiên, sự can thiệp của con người bởi các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp sẽ làm
thay đổi các dịch vụ sinh thái, mà từ đó gây ra sự thay đổi sự thịnh vượng của con
người. Sự thay đổi của các dịch vụ sinh thái sẽ làm ảnh hưởng tới sự thịnh vượng
thông qua những tác động vào sự an toàn, các vật chất cần thiết cho một cuộc sống
tốt, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội và văn hóa. Những thành phần này của sự
thịnh vượng sẽ ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng tới sự tự do lựa chọn của con người.
Để khai thác các giá trị của hệ sinh thái nhằm phục vụ đời sống con người,
yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy đủ về thành phần và chức năng của các
HST, các quy luật biến đổi của HST và sự tương tác hai chiều giữa DVHST với
đời sống con người. Đây cũng là cơ sở để quản lý các HST một cách hiệu quả
và bền vững.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp
1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp
HSTNN là một hệ sinh thái chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Con
người duy trì HSTNN trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, cộng với sự
can thiệp từ bên ngoài như tăng cường các loại phân bón, hóa chất nông nghiệp,
cây trồng …. để tạo ra những sản phẩm như mong muốn của mình. Với thành
phần tương đối đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, HSTNN kém bền vững, dễ bị
phá vỡ; hay nói cách khác, nó là hệ sinh thái không khép kín trong chu chuyển
vật chất, chưa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN được duy trì trong sự tác động
thường xuyên của con người để bảo vệ hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và
cho là hợp lý. Nếu không, qua quá trình diễn thế sinh thái, nó sẽ quay về trạng
thái hợp lý trong tự nhiên.
Ví dụ: một cánh đồng muốn gieo lúa nếu không có sự tác động thường
xuyên của con người, hệ sinh thái này sẽ từ từ biến thành một cánh đồng cỏ và
khi đó năng suất sinh thái mà con người thu được từ hệ sinh thái mới không cao
như trạng thái mà con người mong muốn khi xây dựng.
HSTNN là một hệ sinh thái nhân tạo, tuy nhiên nó được xác lập ở điều kiện
tự nhiên nên không có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và HSTNN và
tiêu chuẩn để phân biệt giữa chúng là sự tác động của con người. Trong HSTNN
con người đã tác động nhằm hạn chế hoặc chống lại một số quá trình tự nhiên
của hệ, đặc biệt là trong việc cung cấp năng lượng xuyên suốt quá trình phát
triển của hệ. HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người những sản phẩm của cây
trồng vật nuôi. Ở các hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu như hoàn toàn khối
lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống trong đất,
chu trình vật chất trong hệ được khép kín. Ngược lại, trong các HSTNN trong
từng mùa vụ, khối lượng sinh khối của từng cây trồng vật nuôi bị con người lấy
đi trong hệ, cho nên chu trình vật chất không được khép kín.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hệ sinh thái tự nhiên là các hệ sinh thái tự phục hồi và có một quá trình
phát triển lâu dài để đạt được trạng thái cân bằng. Trái lại, HSTNN là các hệ
sinh thái thứ cấp là do con người tạo nên thông qua quá trình lao động thủ công
hoặc máy móc. Con người dựa vào kinh nghiệm lâu đời được đúc kết từ nhiều
thế hệ đã tạo nên các HSTNN thay cho các HST tự nhiên nhằm thu được năng
suất cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Thực ra, lao động của
con người không phải là yếu tố duy nhất tạo nên các HSTNN mà chỉ tạo ra điều
kiện cho các HSTNN phát triển theo quy luật tự nhiên [3]. Hiện nay, con người
bằng trí tuệ và sức lao động của mình đầu tư cho các HSTNN theo hai hướng:
Lao động sống và lao động quá khứ được tích lũy theo thông qua các vật tư, kỹ
thuật, máy móc, phân bón,... Những đầu tư này thực chất là đưa thêm vào chu
trình trao đổi của hệ sinh thái để bù đắp phần năng lượng và vật chất bị lấy đi
khỏi hệ trong quá trình con người khai thác, sử dụng các sản phẩm cây trồng, vật
nuôi nhằm duy trì sự phát triển của hệ phục vụ cho các nhu cầu của con người.
Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu
trúc cũng như chức năng. Có nhiều mức tiêu thụ trong dây chuyền thức ăn. Khi
có một mắt xích nào đó bị “tắc nghẽn” thì hệ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ
cân bằng ổn định không bị đe dọa bởi các yếu tố ngoại cảnh và chức năng của hệ
được duy trì. Trong khi đó, các HSTNN là một hệ trẻ nên sinh trưởng mạnh,
năng suất cao, do vậy tính ổn định của hệ thấp, dễ bị mất cân bằng khi có một
mắt xích nào đó trong dây truyền thức ăn bị rối loạn, Đặc biệt là khi có thiên tai
và dịch bệnh phá hoại, HSTNN dễ bị phá hủy. Các hệ sinh thái tự nhiên có
nguồn năng lượng cơ bản, đó là ánh sáng mặt trời, thế nhưng các HSTNN ngoài
nguồn năng do bức xạ mặt trời, chúng còn được cung cấp thêm các nguồn khác
từ bên ngoài như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...
Do vậy, để duy trì sự ổn định của các HSTNN con người phải đầu tư thêm lao
động, phân bón, hóa chất... để bảo vệ chúng.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thực chất là một quá trình điều khiển các
hệ sinh thái. Ở giai đoạn ban đầu khi con người chuyển từ hái lượm, săn bắt sang
trồng trọt và chăn nuôi cách đây khoảng 14-15 ngàn năm cho đến khi phát minh
ra máy hơi nước vào thế kỷ 18 đã đánh dấu một cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này, con người tác động vào
thiên nhiên chủ yếu là lao động sống với các phương thức sản xuất đơn giản chủ
yếu là do kinh nghiệm để lại, vật tư kỹ thuật chưa nhiều nên khối lượng sản
phẩm nông nghiệp làm ra còn hạn chế.
HSTNN do con người tạo nên là hệ sinh thái cây cỏ, lúc đầu chỉ có các cây
hoang dại, dần dần con người đã thuần hóa thành cây trồng. Sau đó HST được
phát triển dần theo thời gian dưới những tác động của con người.
Trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX sản xuất
nông nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hòa nhập với vật tư,
kỹ thuật luôn được cải tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng trong HSTNN.
Con người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp với
các chương trình như cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh
học hóa trong nông nghiệp. Năng xuất và sản lượng lương thực thực phẩm của
HSTNN của giai đoạn này tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con người đã gây ra rất nhiều tác động
bất lợi đối với môi trường tự nhiên và môi trường sống con người, làm ảnh hưởng
đến chính cuộc sống của con người và tác động tiêu cực tới HSTNN. Đó là những
đợt hạn hán kéo dài, những trận lũ lụt chưa từng thấy trong lịch sử xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới, đất đai bị thái hóa nghiêm trọng, nguồn nước bị khô kiệt hoặc ô
nhiễm nặng. Sự tồn tại của nhiều cộng đồng với hàng triệu người đang bị đe dọa.
Trước tình hình đó, nền nông nghiệp bền vững hay nền nông nghiệp sinh thái được
ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người,
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đồng thời có khả năng bảo tồn, tiết kiệm, kiểm soát dược tài nguyên thiên nhiên,
giảm suy thoái môi trường sống của chính con người và nhiều loài sinh vật khác.
Đối với HSTNN, con người luôn tác động để duy trì ở trạng thái của một
Hệ sinh thái trẻ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất con người cũng có nhiều
cố gắng trong việc làm già hóa một số quá trình của HSTNN nhằm tăng tính ổn
định của hệ.
Độc canh được thay thế bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho
hệ thêm phong phú về thành phần loài và thêm phức tạp về mặt cấu trúc. Mặc
dù, sự phong phú và phức tạp của hệ chỉ theo mùa vụ trong một thời gian ngắn.
Việc sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi nhằm tăng sự
quay vòng của các chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát
triển, do đó tăng thêm tính phức tạp trong chuỗi thức ăn.
Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quẩn thể để tăng năng suất và tính ổn định
của hệ sinh thái như dùng các cây họ đậu, dùng các giống cây trồng vật nuôi có khả
năng kháng được sâu bệnh, dùng phương pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ
sâu bệnh hại cây trông trên cơ sở hiểu biết về một số loài thiên địch.
Mối quan hệ giữa tính đa dạng và sự ổn định trong hệ sinh thái là một vấn
đề phức tạp cẩn phải nghiên cứu sâu hơn. HSTNN do muốn đạt năng suất cao
ngày càng tiến tới khuynh hướng đơn giản như chuyên canh, độc canh, sử dụng
các giống năng suất cao, thuần nhất về di truyền, sử dụng nhiều phân bón hóa
học,... Làm như vậy, hệ sinh thái sẽ mất tính đa dạng và giảm tính ổn định, để
tăng tính ổn định cho hệ sinh thái không cần thiết phải tạo ra sự đa dạng về
thành phần loài như hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật
phát triển của hệ sinh thái.
1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp
DVSTNN cũng mang đầy đủ các tiêu chí các dịch vụ của một hệ sinh thái nói
chung bao gồm cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực, thực phẩm)
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và các nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa). Luận văn sử dụng theo cách
phân loại của MEA (2005) để phân loại các DVSTNN theo 4 nhóm là cung cấp,
điều tiết, văn hóa và hỗ trợ.
1.3.1. Dịch vụ cung cấp
Đây là những sản phẩm có được từ các HST nông nghiệp, bao gồm lương
thực, nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên.
1.3.2. Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các
quá trình HST nông nghiệp, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí
hậu, điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch
bệnh ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão.
1.3.3. Dịch vụ văn hóa
Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST
thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và
trải nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các
giá trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các
giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản
văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái.
1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các
DVST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những tác động
của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời
gian rất dài. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình
dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống...
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị
trí địa lý như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Đông Nam giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Yên Thế có 21 đơn vị xã, thị trấn. Trung tâm văn hoá - chính trị –
xã hội là thị trấn Cầu Gồ, cách thành phố Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398 về
phía Tây Bắc. Các tuyến giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, nhiều tuyến
đã được cải tạo, nâng cấp. Yên Thế còn có hệ thống giao thông đường thuỷ khá
thuận lợi trên sông Thương và hạ lưu sông Sỏi
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang [10]
- Địa hình, địa mạo
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa
hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3
dạng địa hình chính như sau:
+ Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi
độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao
trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này có diện tích
9.200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện). Vùng này đất đai có độ
phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích
hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.
+ Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt
trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-150
(cấp II,III). Độ phì đất
trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình
này có diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên). Cho khả năng phát
triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...).
+ Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các
dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-80
. Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng
diện tích tự nhiên) có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
- Xét về độ dốc, đất đai trong huyện được chia làm 4 cấp độ dốc như sau:
+ Độ dốc cấp I (0o
- 80
): chiếm 35,32%.
+ Độ dốc cấp II (8o
- 150
): chiếm 18,47%.
+ Độ dốc cấp III (15o
- 250
): chiếm 8,94%.
+ Độ dốc cấp IV (>250
): chiếm 30,56%.
- Các yếu tố về địa chất thổ nhưỡng:
+ Nhóm đất phù sa nằm trong vùng địa hình bằng phẳng (độ dốc 0 – 80
), là
nhóm đất thuận lợi cho sản xuất lương thực và rau màu, bao gồm 3 đơn vị đất:
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phù sa được bồi (Pb): diện tích 180 ha phân bố ở địa hình vùng cao.
- Phù sa không được bồi (P): diện tích 280 ha phân bố ở trong bờ
- Phù sa ngòi suối (Py): Có diện tích 1.835 ha, phân bố ven các suối.
+ Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 3.163 ha, tuy nghèo đạm, lân và
mùn song giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây có củ.
+ Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 24.017,15 ha chiếm 79,72% diện tích
tự nhiên, phân bố ở tất cả các xã và ở cả ba dạng địa hình.
+ Nhóm đất tầng mỏng có nhiều sỏi đá: diện tích 650 ha, phân bố chủ yếu ở
các sườn đồi, đất bị xói mòn, có tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu.
- Khí hậu
Nhiệt độ: Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40
C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9
0
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5 0
C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng
6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 6 - 8 0
C).
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng
mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa
năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi
địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài và hay thường có lũ ống, lốc
xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao
ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là
86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12). Lượng bốc hơi trung bình năm
1.012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng còn
lại lượng bốc hơi phân bố khá đều.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thủy văn
Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông
huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân
Lương đến Bố Hạ, dài 38 km) tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có
hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông
Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa
bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Yên Thế có 94.664 nhân khẩu, với
18933 hộ, trong đó 8% dân số sống ở hai thị trấn là Cầu Gồ và Bố Hạ, 92% dân
số sống ở khu vực nông thôn thuộc các xã trong toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2017 của huyện là 1,2%/năm.
- Lao động, việc làm và thu nhập
Hiện tại, dân số trong độ tuổi lao động của toàn huyện có 49.483 lao động,
chiếm 52,27% tổng dân số, trong đó lao động nông - lâm nghiệp chiếm 82,5%,
lao động phi nông nghiệp chiếm 17,5%. Đối với lao động nông - lâm nghiệp
thường thiếu việc làm nên giải quyết việc làm cho số lao động ở nông thôn của
huyện hiện tại là rất cấp thiết, và đang được các ngành, các cấp quan tâm.
Hộ có thu nhập chính từ
7% nông, lâm nghiệp và
NTTS
39% 54% Hộ có thu nhập chính từ công nghiệp, dịch
vụ, xây
dựng
Hộ có thu nhập chính
từ nguồn khác
Hình 1.3. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ dân năm 2017 [10]
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/năm. Trong cơ cấu
nguồn thu nhập (hình 1.3), các hộ có thu nhập chính từ nông, lâm, thủy sản chiếm
54,13%; hộ có thu nhập chính từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng -
dịch vụ chiếm 39,04%; hộ có thu nhập chính từ nguồn khác chiếm 6,83%.
- Cơ sở hạ tầng
Yên Thế có 2 thị trấn là thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ, là nơi trung tâm
văn hoá chính trị và phát triển kinh tế của huyện. Trong tương lai, Yên Thế sẽ
phát triển thêm một thị trấn là thị trấn Mỏ Trạng và các thị tứ.
Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình
phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện,
phát thanh truyền hình... đã được xây dựng mới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá
xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư nông thôn đã có nhiều đổi mới và
từng bước đáp ứng yêu cầu của người dân, nhà ở từng bước được kiên cố hoá.
- Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nông lâm thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển khá toàn
diện, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh được quan tâm đầu tư,
một số sản phẩm từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại, coi trọng giá trị
gia tăng; hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực
tập trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu
thụ theo chuỗi giá trị; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 theo giá so
sánh (2010) đạt 17.988 tỷ đồng, tăng 241% so với năm 2008, trong đó giá trị sản
xuất nông nghiệp đạt 16.029 tỷ đồng, tăng 220,7%; lâm nghiệp đạt 932 tỷ đồng,
tăng 535,5%; thủy sản đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 675,7% so với năm 2008.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nông lâm thuỷ sản huyện Yên Thế
giai đoạn 2008 -2017
So Dự
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm Năm Năm Năm Năm sánh kiến
2008 2010 2013 2015 2017 2017- năm
2008 2020
I
Giá trị sản
Tỷ.đ 1.189,28 1.663,29 2.084,85 2.316,93 2.442,77 1.253,49 2.715,70
xuất
1 Nông nghiệp " 1.081,55 1.526,79 1.832,31 2.028,06 2.091,24 1.009,69 2.266,56
- Trồng trọt " 487,25 531,96 541,33 552,55 510,24 22,99 557,56
- Chăn nuôi " 594,30 994,83 1.290,98 1.475,51 1.581,00 986,70 1.709,00
2 Lâm nghiệp " 59,21 65,71 144,43 156,99 204,33 145,12 250,31
3 Thủy sản " 29,81 47,42 77,67 100,20 110,20 80,39 138,82
4 Dịch vụ " 18,71 23,37 30,44 31,68 37,00 18,29 40,00
II
Tốc độ tăng
% 20,15 4,00 6,37 2,01 8,50 5,50
giá trị SX
1 Nông nghiệp " 20,99 2,38 4,35 1,05 7,80
- Trồng trọt " 11,26 1,51 0,97 -3,97 0,62
- Chăn nuôi " 26,93 2,75 5,68 2,78 11,92
2 Lâm nghiệp " 3,69 37,71 31,14 8,36 16,16
3 Thủy sản " 20,66 4,75 22,48 1,84 17,01
4 Dịch vụ " 18,09 -15,26 -4,35 30,51 9,00
III
Giá trị sản
Tỷ.đ 1.009,24 1.663,29 2.981,31 3.329,39 3.615,61 2.606,37 3.774,00
xuất
1 Nông nghiệp " 911,59 1.526,79 2.644,63 2.930,23 3.127,12 2.215,53 3.172,00
- Trồng trọt " 438,04 531,96 703,10 785,64 727,78 289,74 780,00
- Chăn nuôi " 473,55 994,83 1.941,53 2.144,59 2.399,35 1.925,80 2.392,00
2 Lâm nghiệp " 52,21 65,71 175,90 203,88 267,39 215,18 350,00
3 Thủy sản " 31,13 47,42 123,10 154,91 173,84 142,71 194,00
4 Dịch vụ " 14,31 23,37 37,68 40,37 47,27 32,96 56,00
IV
Cơ cấu
% 100 100 100 100 100 100
GTSX
1 Nông nghiệp % 90,32 91,79 88,71 88,01 86,49 -3,84 84,05
- Trồng trọt % 43,40 31,98 23,58 23,60 20,13 -23,27 20,67
- Chăn nuôi % 46,92 59,81 65,12 64,41 66,36 19,44 63,38
2 Lâm nghiệp % 5,17 3,95 5,90 6,12 7,40 2,22 9,27
3 Thủy sản % 3,08 2,85 4,13 4,65 4,81 1,72 5,14
4 Dịch vụ % 1,42 1,41 1,26 1,21 1,31 -0,11 1,54
(Nguồn: [12])
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Đặc điểm lịch sử, văn hóa
Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp gần 30
năm (1.884 - 1.913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện
nay trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích của cuộc khởi nghĩa như:
+ Đồn Phồn Xương: Đây là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây
dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các
ngày 15, 16, 17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón
hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội.
+ Các di tích lịch sử - văn hoá khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình
Dĩnh Thép, Chùa Thông, là những di tích lịch sử ghi lại những chiến công của nghĩa
quân Hoàng Hoa Thám trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gần 30 năm.
1.4.3. Đánh giá chung

Thuận lợi

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Do phần
lớn huyện chủ yếu là nông thôn có nguồn lao động dồi dào ngay tại chỗ đã gắn bó
ở huyện và có kinh nghiệm, kiến thức bản địa vững chắc, được đào tạo, trang bị
kiến thức ngày càng đầy đủ hơn, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển nông -
lâm - thủy sản.
Đặc điểm địa hình và đất đai đa dạng, phù hợp với việc phát triển nhiều
loai cây trồng khác nhau, trong đó có một số loại cây đặc sản của địa phương
Ngoài ra hệ thống giao thông đã được cải thiện, tạo mạng lưới thông suốt đi
các huyện và các tỉnh lân cận, giúp các sản phẩm nông sản ngày càng vươn xa hơn
tới tay người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng
được cải thiện góp phần vào việc thành công xây dựng nông thôn mới.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864

Khó khăn

Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn,
nên phần diện tích đất đồng bằng chỉ có ở ven các sông suối và các dải ruộng
nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
Mặc dù có nguồn lao động dồi dào,nhưng số lượng được đào tạo còn hạn
chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ thất nghiệp lớn đang dần tìm đến các
thành phố lớn lập nghiệp thay vì phải sản xuất nông nghiệp. Do vậy khiến cho
việc phát triển HSTNN huyện gặp không ít khó khăn.
Việc thu hút vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, huyện chỉ đáp ứng
được phần nào thông qua các đề án, chủ yếu vẫn là do người dân tự đầu tư thực
hiện. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, phân tán thí
điểm tại một số vùng cụ thể.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dịch vụ gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa
của hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu
chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này,
tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái
cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ tháng 9/2018 đến 5/2019
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh
thổ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm dịch vụ chính của hệ
sinh thái nông nghiệp trồng trọt là sản xuất, điều tiết và văn hóa vì các nhóm này
có những minh chứng cụ thể tại khu vực nghiên cứu. Nhóm dịch vụ hỗ trợ là
những dịch vụ thứ cấp của hệ sinh thái, để nhận biết cần phải có quá trình
nghiên cứu lâu dài nên sẽ rất khó để tìm kiếm các minh chứng cho nhóm dịch vụ
này trong thời gian thực hiện của đề tài.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Đánh giá hiện trạng các HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
- Phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu vực nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ HSTNN
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm phát huy khả năng cung cấp các
dịch vụ của HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn “Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh
thái nông nghiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, tác giả sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau trong thu thập thông tin số liệu như tổng quan tài
liệu, số liệu tài liệu chi tiết được các cơ quan chức năng xác nhận và công khai.
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu:
- Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Yên Thế
- Tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Nguồn tài liệu được thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND
huyện Yên Thế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn...
2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng
hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, những yếu tố ảnh hưởng, hiện
trạng HSTNN, đánh giá những ưu điểm hạn chế đối với phát triển các dịch vụ hệ
sinh thái nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của
khu vực nghiên cứu và từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm khai thác
hiệu quả tiềm năng các dịch vụ HSTNN huyện Yên Thế.
2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ
Xác định các chỉ thị dịch vụ sinh thái là việc làm cân thiết để đưa ra cái nhìn
sâu sắc về các điều kiện cụ thể, các xu hướng và sự thay đổi trong các hệ sinh thái
tương ứng nhằm đánh giá các lợi ích của hệ sinh thái đối với con người. Chỉ thị
dịch vụ sinh thái được hiểu là “những thông tin mà thể hiện một cách có hiệu quả
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ sinh thái” (Lake, 2009). Các chỉ thị có thể
là các thông tin mang tính định lượng như sản lượng lúa thu hoạch được trên
một héc-ta đất nông nghiệp hoặc định tính như sự cảm nhận của con người về
một cảnh đẹp.
Dựa trên các nghiên cứu về các dịch vụ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ
sinh thái nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu vực nghiên
cứu, tác giả đã xác định các dịch vụ sinh thái đối với hệ sinh thái nông nghiệp tại
khu vực nghiên cứu và các minh chứng cho các dịch vụ này (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp
Các dịch vụ Minh chứng/Chỉ thị
Dịch vụ cung cấp
Số lượng loài cây lương thực đang được canh tác
Lương thực, thực Diện tích canh tác cây lương thực
phẩm Năng suất các loài cây lương thực hàng năm (tấn/ha)
Sản lượng các loài cây lương thực hàng năm
Số lượng loài cây công nghiệp đang được canh tác
Cung cấp tinh dầu và Diện tích một số loại cây công nghiệp
nguyên liệu Năng suất một số loại cây công nghiệp
Sản lượng một số loại cây công nghiệp
Sinh khối/năng Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp hàng năm
lượng Phế phụ phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất phân
bón, thức ăn chăn nuôi, chất đốt
Nguồn gen Một số loài cây bản địa
Dịch vụ điều tiết
Điều tiết khí hậu
và làm sạch không
khí
Diện tích đất được che phủ hàng năm
Thời gian che phủ
Chất lượng môi trường không khí tại khu vực
canh tác
Khả năng lưu trữ carbon trong đất nông nghiệp
tương ứng với các loại cây trồng
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều hòa hệ sinh Các quá trình sinh học trong HSTNN
thái và cải tạo đất Nơi trú ẩn cho các loại sinh vật có lợi
Số lượng các loài sinh vật đất có ích
Dịch vụ văn hóa
Các kiến thức địa phương trong sản xuất nông nghiệp (canh
tác, hệ thống tưới tiêu, chăm sóc một loại cây trồng, nhân
Kiến thức và giáo giống cây,…)
dục Số lượng các công trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN
trong nông nghiệp
Các hoạt động giáo dục về nông nghiệp
Các hình thức du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp
Số điểm/vị trí canh tác nông nghiệp có tiềm năng phát
Du lịch, giải trí
triển du lịch (cảnh quan, cơ sở hạ tầng….)
Diện tích sản xuất nông nghiệp có tiềm năng phát triển du
lịch
khả năng tiếp cận của khách du lịch như hệ thống
đường giao thông thuận tiện; khoảng cách đến các
trung tâm lớn…
Các dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ tiêu biểu của HSTNN và có minh
chứng rõ ràng nhất, trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh vào 3 dịch vụ chính là cung
cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp năng lượng, nhiêu liệu thô và cung cấp
nguồn gen. Do các dịch vụ cung cấp của HSTNN là những dịch vụ và hàng hóa
hữu hình, nên các minh chứng có thể định lượng được như diện tích, năng suất,
và sản lượng của các loại cây trồng lương thực thực phẩm.
Các dịch vụ điều tiết là những dịch vụ khó định lượng do đặc trưng của
các dịch vụ này xuất phát từ chức năng của hệ sinh thái, do đó việc xác định các
dịch vụ điều tiết được dựa trên cơ sở quan sát, ghi nhận những thay đổi của các
yếu tố môi trường khi so sánh việc thực hiện các hình thức sản xuất nông nghiệp
và các hình thức kinh tế khác tại khu vực nghiên cứu.
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhóm các dịch vụ văn hóa tập trung vào đánh giá khả năng cung cấp hai dịch
vụ chính là kiến thức, giáo dục và du lịch, giải trí. Các chỉ thị ở nhóm dịch vụ này
cũng là những chỉ thị mang tính định tính do các số liệu thống kê không có sẵn.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc
định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tư nhiên và nhân văn, so sánh phân
tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế nông nghiệp đã được lượng hóa có cùng
nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động các chỉ tiêu. Trên cơ
sở đó rút ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lý và xây dựng
mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí.
2.3.5. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã thu
thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất nông nghiệp, hợp tác
xã, các cụm sản xuất, trang trại trên địa bàn huyện. Phỏng vấn, trao đổi với một số
cán bộ cấp xã thuộc các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến, Đông
Sơn, Bố Hạ và các hộ nông dân, các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với các mô
hình như trồng chè sản xuất, trồng cây vảu lâu năm, trồng cam, bưởi; và các hộ có
thu nhập từ hoạt động trang trại tổng hợp. Từ đó thu thập thêm những thông tin,
tích lũy thêm hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Dựa vào các số liệu có sẵn và để thuận lợi cho nghiên cứu, các HSTNN
trong nghiên cứu này được phân loại dựa trên cơ sở phân loại sử dụng đất và các
cây trồng chính trên đất. Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành, đất đai được chia theo 03 nhóm đất chính gồm: nhóm đất nông nghiệp,
nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông
nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm và đất trồng
cây hàng năm); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất
rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thuỷ sản; và đất làm muối.
Huyện Yên Thế có tổng diện tích tự nhiên là 30.637 ha (2018). Diện tích
đất nông nghiệp của huyện chiếm hơn 84 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó
38,82% là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại hơn 43% là diện tích rừng
sản xuất. Diện tích và hiện trạng phân bố của từng loại đất của huyện Yên Thế
được thể hiện trong hình 3.1 và bảng 3.1.
Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu
chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này,
tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái
cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (bảng 3.1), hệ sinh thái cây trồng hàng
năm được chia thành hệ sinh thái trồng lúa với diện tích là 4.417 ha (chiếm 37,13%
diện tích sản xuất nông nghiệp), hệ sinh thái trồng cây hàng năm khác bao gồm cây
rau màu và các cây lương thực có hạt ngoài lúa là 1.459,9 ha (chiếm 12,28% diện
tích sản xuất nông nghiệp). Hệ sinh thái cây lâu năm chiếm tổng diện tích hơn 6
ngàn ha, chiếm tỷ lệ 50,1% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 30.637,05 100,00
Đất nông nghiệp 25.854,84 84,39
Đất sản xuất nông nghiệp 11.893,24 38,82
Đất trồng cây hàng năm 5.876,94 19,18
Đất trồng lúa 4.417,04 14,42
Đất trồng cây hàng năm khác 1.459,90 4,77
Đất trồng cây lâu năm 6.016,30 19,64
Đất lâm nghiệp 13.278,31 43,34
Đất rừng sản xuất 13.278,31 43,34
Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00
Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00
Đất nuôi trồng thủy sản 669,47 2,19
Đất làm muối 0,00 0,00
Đất nông nghiệp khác 13,82 0,05
Đất phi nông nghiệp 4.684,83 15,29
Đất ở 1.455,04 4,75
Đất chuyên dùng 2.236,00 7,30
Đất chưa sử dụng 97,38 0,32
(Nguồn: [12])
Hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có mặt trên cả 21 đơn vị hành chính của
huyện, trong đó diện tích tại hai thị trấn Bố Hạ và Cầu Gồ chiếm tỷ lệ thấp hơn
các đơn vị khác do đây là khu vực đô thị của huyện (bảng 3.2).
Các xã vùng cao như Đông Sơn, Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến có
diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp phân bố nhiều; các xã trung tâm hay lân
cận 02 thị trấn có diện tích đất nông nghiệp không nhiều như: Bố Hạ, Tân Sỏi,
Phồn Xương, Đồng Tâm, Hương Vĩ.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.2. Phân bố hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018
Đơn vị: ha
Đất trồng cây hàng năm
Đất sản Đất
Tên xã, thị
Tổng Đất Đất
Stt
xuất trồng lúa trồng cây trồng
trấn nông hàng cây lâu
nghiệp năm năm
khác
1 Thị trấn Cầu Gồ 119,88 50,58 44,09 6,49 69,30
2 Thị trấn Bố Hạ 40,63 27,52 26,97 0,55 13,11
3 Xã Đồng Tiến 548,02 326,86 250,71 76,15 221,16
4 Xã Canh Nậu 812,69 412,01 307,08 104,93 400,68
5 Xã Xuân Lương 1.098,06 409,97 313,60 96,37 688,09
6 Xã Tam Tiến 1.005,00 468,11 247,42 220,69 536,89
7 Xã Đồng 871,05 374,83 267,75 107,08 496,22
Vương
8 Xã Đồng Hưu 654,97 284,05 208,97 75,08 370,92
9 Xã Đồng Tâm 509,94 88,44 47,89 40,55 421,50
10 Xã Tam Hiệp 511,91 216,10 176,78 39,32 295,81
11 Xã Tiến Thắng 703,52 369,80 201,06 168,74 333,72
12 Xã Hồng Kỳ 433,42 192,76 165,44 27,32 240,66
13 Xã Đồng Lạc 484,69 237,24 220,66 16,58 247,45
14 Xã Đông Sơn 1.047,15 481,86 322,68 159,18 565,29
15 Xã Tân Hiệp 474,55 259,72 232,12 27,60 214,83
16 Xã Hương Vĩ 309,43 258,00 213,58 44,42 51,43
17 Xã Đồng Kỳ 494,52 300,77 225,47 75,30 193,75
18 Xã An Thượng 460,87 307,95 251,82 56,13 152,92
19 Xã Phồn Xương 447,58 196,32 185,15 11,17 251,26
20 Xã Tân Sỏi 474,68 311,68 256,22 55,46 163,00
21 Xã Bố Hạ 390,68 302,37 251,58 50,79 88,31
(Nguồn:[12])
Do sự phân bố của các loại đất nông nghiệp không đồng đều giữa các địa
phương trong toàn huyện nên các HSTNN cũng khác nhau tương đối; HST cây
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng năm, HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác tập trung nhiều trên địa
bàn các xã: Tam Tiến, Xuân Lương, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đông Sơn; Đối với
HST cây lâu năm được phân bố nhiều nhất tại khu vực Xuân Lương; Đồng
Vương; Tại khu vực 02 thị trấn, diện tích nhỏ hẹp chủ yếu là đất ở đô thị nên
diện tích phát triển khác hệ sinh thái nhỏ, diện tích phát triển HSTNN tại các thị
trấn chủ yếu được tập trung ở những khu vực xen kẹt trong các khu dân cư hoặc
khu vực diện tích ven thị trấn.
3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm
Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế bao gồm cây nông nghiệp dài
ngày (cây chè) và cây ăn quả (vải, nhãn, các cây có múi như cam, quýt, bưởi)
(bảng 3.3).
Cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ
phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8 -13 sinh khối của cây). Cây chè ưa
điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp
trong khoảng 15-280
C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp,
biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè.
Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Chè 515
Vải 2.202
Nhãn 325
Cây có múi 109
(Nguồn:[2])
Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển
trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm
lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đều nghèo. Cây chè là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng
mát là điều cần thiết. Vì vậy đối với diện tích trồng chè người dân thường trồng
xen canh với các cây ăn quả, hoặc cây lâu năm để tăng hiệu quả kinh tế.
Với diện tích trồng chè 515 ha chiếm 7% tổng số diện tích trồng cây hàng
năm và cây lâu năm trên địa bàn huyện, cây chè chủ yếu được phát triển theo
quy mô hợp tác xã tạo thành những vùng chè tập trung trên khu vực các địa
phương có núi của huyện gồm: xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam
Tiến hoặc được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong diện tích vườn của các hộ gia đình có
địa hình đồi núi thấp như: xã Đồng Tâm, Đồng Vương.
Cây ăn quả
Các loại cây ăn quả của huyện Yên Thế khá phong phú như cam, quất,
bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, na, dứa,... Một số loài cây ăn quả như vải, cam, bưởi
đang được mở rộng về diện tích và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng
hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên
ngoài. Trong đó, vải và những cây có múi (bưởi, cam) được xem là cây thương
phẩm và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.
Với đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam,
bưởi) nói riêng, nhu cầu về nước nhỏ hơn nhiều so với HST chuyên lúa, lượng
nước cần nhiều hơn trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển trái. Tại các khu vực
đồi núi thấp có độ dốc nhỏ, đất trung tính, ít chua, HST cây lâu năm được ưu
tiên phát triển. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn có xu hướng
tập trung, giảm tỷ lệ những diện tích manh mún, vì vậy bước đầu đã thu được
hiệu quả khá tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng lên.
3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm
Với đặc điểm của cây trồng hàng năm là cây được gieo trồng, cho thu
hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, HST
trồng cây hàng năm ở Yên Thế bao gồm HST chuyên lúa và HST cây hàng năm
khác (bảng 3.4).
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lúa là cây trồng chính trong các HSTNN cây ngắn ngày, với diện tích gieo
trồng cả năm trên toàn huyện là gần 13 nghìn ha (chiếm hơn 73%). Các cây
ngắn ngày khác bao gồm cây lương thực có củ (chiếm tỷ lệ 6%), cây rau màu
(chiếm 8%) và cây công nghiệp ngắn ngày (chiếm 8%) (hình 3.2).
Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017
Loại cây trồng Diện tích (ha)
Cây lương thực có hạt 13.925
Cây lúa 12.986
Ngô 939
Cây có củ 1.082
Khoai lang 442
Sắn 640
Cây rau màu 1.341
Rau các loại 1.150
Đậu các loại 191
Cây công nghiệp ngắn ngày 1.340
Lạc 1.269
Đậu tương 45
Mía 26
(Nguồn: [2])
HST cây trồng hàng năm thường được phát triển tại khu vực đất trồng màu,
đất lúa hoặc tại khu vực các sườn đồi thấp, là những nơi có diện tích đất màu mỡ,
tơi xốp, thuận lợi về tưới tiêu… Các cây trồng ngắn ngày được phân bố tất cả các
xã, thị trấn của huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Tam Hiệp, Đồng Lạc,
Đồng Kỳ, Đông Sơn, An Thượng, Tiến Thắng và Tân Hiệp. Các xã này có chung
đặc điểm có hệ thống các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi phục vụ tưới
tiêu đồng ruộng.
Hệ sinh thái canh tác lúa nước được chia làm hai loại là đất lúa một vụ và đất
lúa 2 vụ. Diện tích đất lúa 2 vụ là 2.957,42 ha [4] tập trung chủ yếu tại các xã Đông
Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Canh Nậu, Xuân Lương và Tam Tiến, là những
nơi có hệ thống sông Sỏi, sông Thương và hệ thống đập thủy lợi lớn chảy
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
qua. Mỗi năm, hệ sinh thái này sẽ được canh tác hai vụ là lúa mùa (từ cuối tháng
5 đến đầu tháng 11) và lúa đông xuân (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm
sau). Các giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao,
bắc thơm. HST chuyên trồng lúa phát triển chủ yếu ở vùng thấp, khu vực đất
giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, đất tơi xốp và thoáng khí; đặc điểm của HST
này luôn phát triển mạnh ở tầng canh tác dầy để bộ rễ bám chặt vào đất và huy
động nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017
(Nguồn:[2])
Đất trồng lúa một vụ là những khu vực chỉ ngập nước vào mùa mưa, và
thiếu nước vào mùa khô. Trên những diện tích đất này, người dân chỉ canh tác
lúa nước vào vụ mùa, còn vụ chiêm (hay còn gọi là vụ đông xuân), nông dân sẽ
canh tác các loại hoa màu để khai thác hiệu quả sử dụng đất. Các loại cây hàng
năm được gieo trồng xen canh thường là các loại cây ngắn ngày như: cây hoa
màu, cây trồng họ đậu, dưa leo, khoai, ngô.
Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng
chưa đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ.
Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và
phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng).
Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ
8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch. Cây mía là loài cây
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng
đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp,
tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, độ PH từ 5,5 - 7,5. Thực tế cho thấy,
trên địa bàn nghiên cứu, cây mía được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất
chua phèn, đất gò đồi hoặc trồng ngay trên các diện tích đất màu. Với diện tích
trồng mía không nhiều, người dân Yên Thế trồng mía theo các diện tích nhỏ lẻ
nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

More Related Content

Similar to Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp.doc

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar to Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp.doc (20)

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.docHoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
 
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
 
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
 
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
Nghiên cứu chế tạo nano bạc dạng cành lá sử dụng chùm sáng kết hợp ứng dụng t...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
 
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docxLuận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư việnKhóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin tại Thư viện
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục v...
 
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái...Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái...
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước tỉnh Thái...
 
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội Vụ.doc
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội Vụ.docỨng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội Vụ.doc
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại Bộ Nội Vụ.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Nông Lâm.doc
 
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
 
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
 
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
Luận Văn Xây Dựng Và Sử Dụng Bài Tập Thí Nghiệm Trong Dạy Học Chương “Chất Kh...
 
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docxTính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
Tính toán và thiết kế hệ thống sấy khô rau công suất 1000kgh.docx
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÂN THỊ GẤM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ SINH THÁI CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÂN THỊ GẤM ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ SINH THÁI CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Mai (Chữ kí của GVHD) Lời cam đoan Tôi là Thân Thị Gấm, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Nguyễn Thị Phương Mai của Giáo viên hướng dẫn, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luậ n THÁI NGUYÊN - 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lời cam đoan Tôi là Thân Thị Gấm, xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Phương Mai không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Thân Thị Gấm i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý Tài nguyên và Môi trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi trường và Trái đất cùng sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Phương Mai, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, những người đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Thế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2019 Học viên Thân Thị Gấm ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 3. Dự kiến những đóng góp của đề tài.................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3 1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái ........................................................3 1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng......................................................3 1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người..............................................5 1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp...............................................................................8 1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp ....................................................8 1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN ...........................................10 1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp.........................................................11 1.3.1. Dịch vụ cung cấp.....................................................................................12 1.3.2. Dịch vụ điều tiết ......................................................................................12 1.3.3. Dịch vụ văn hóa.......................................................................................12 1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ..........................................................................................12 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu..............................................................13 1.4.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................13 1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................17 1.4.3. Đánh giá chung........................................................................................20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................................22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................22 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................23 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................23 2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ 23 2.3.5. Phương pháp thực địa..............................................................................27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................28 3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu..................28 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .......................................................28 3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm................................................................31 3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm.............................................................32 3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.........................................................................................................................35 3.2.1. Dịch vụ cung cấp.....................................................................................35 3.2.2. Dịch vụ điều tiết ......................................................................................44 3.2.3. Dịch vụ văn hóa.......................................................................................48 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái......53 3.3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................53 3.3.2. Các chính sách.........................................................................................55 3.3.3. Thị trường................................................................................................59 3.3.4. Nhận thức của người dân địa phương.....................................................59 3.3.6. Đánh giá chung........................................................................................61 3.4. Một số đề xuất, giải pháp phát triển các dịch vụ sinh thái nông nghiệp 62 KẾT LUẬN ..........................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................71 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp ....................................... 24 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế ............................................ 29 Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017 ................ 31 Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017 ............. 33 Bảng 3.5. Năng suất, sản lượng của các cây trồng nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018 ............................................................................................................... 36 Bảng 3.6. Năng suất và sản lượng lúa của huyện Yên Thế giai đoạn 2008 - 2017 ....................................................................................................................... 37 Bảng 3.7. Sản lượng cây lương thực có hạt huyện Yên Thế phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................................................... 39 Bảng 3.9. Sản lượng một số cây ăn quảt tại huyện Yên Thế giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................................................................................... 41 Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp của huyện Yên Thế năm 2015 ............................................................................................... 42 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.............................14 Hình 1.3. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ dân năm 2017 ............................17 Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017 ....34 Hình 3.2. Vườn cây có múi và nhãn chín muộn tại huyện Yên Thế.....................40 Hình 3.3. Mô hình trồng cây xen canh tại huyện Yên Thế...................................47 Hình 3.4. Học sinh tiểu học đi trải nghiệm thực tế tại khu trồng chè xã Xuân Lương ....................................................................................................................49 Hình 3.5. Khu di tích lễ hội Yên Thế....................................................................51 Hình 3.6. Hồ Ngạc Hai, một trong những thắng cảnh của xã Xuân Lương .........52 Hình 3.7. Mô hình nuôi gà dưới tán cây vải .........................................................52 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BĐKH DVST DVSTNN HST HSTNN HĐND NN&PTNT KHCN KT-XH UBND : Biến đổi khí hậu : Dịch vụ sinh thái : Dịch vụ sinh thái nông nghiệp : Hệ sinh thái : Hệ sinh thái nông nghiệp : Hội đồng nhân dân : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Khoa học công nghệ : Kinh tế - xã hội : Uỷ ban nhân dân vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài “Dịch vụ hệ sinh thái” (DVHST) là một thuật ngữ khá mới ở Việt Nam cũng và nhiều nước trên thế giới. DVHST được các cá nhân, tổ chức định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Daily (1997) cho rằng DVSHT là các điều kiện và quá trình trong một hệ sinh thái (HST) tự nhiên giúp cho hệ động vật và thực vật trong đó duy trì và phát triển nhằm phục vụ cuộc sống con người. DVHST còn là các lợi ích mà con người nhận được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, từ chức năng của một hệ sinh thái. Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích mà con người có được từ HST [16]. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về DVHST, nhưng tổng hợp lại, DVHST bao gồm hai điểm chính (1) khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái và (2) khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đó của con người. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái (ecosystem service supply) chỉ khả năng của một hệ sinh thái có thể cung cấp các dịch vụ và hàng hóa. Khả năng cung cấp của một HST phụ thuộc vào sự có mặt của các thuộc tính, các quá trình và các chức năng của hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, khả năng thực sự để cung cấp các dịch vụ sinh thái không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào các tác động của con người. Dựa trên nhu cầu đối với các dịch vụ sinh thái và sự nhận thức về các dịch vụ này, con người có thể chuyển hóa các dịch vụ sinh thái ở dạng tiềm năng thành các dịch vụ thực sự để sử dụng. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) bao gồm quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng ...) các sinh vật gây hại (sâu bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi...). Các sinh vật có ích cho đất nước, khí hậu, con người, môi trường này được hình thành và biến đổi đều do hoạt động của con người. Mỗi hệ sinh thái phải có một tính đồng nhất, nhất định về các điều kiện vật lý, khí tượng, hóa học, thực vật học và động vật học. Các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có chức 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 năng riêng và góp phần chu chuyển vật chất, năng lượng, các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng hệ thống với mọi loại hình tác động. Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, Yên Thế tập trung phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Trên 90% sản lượng và thu nhập của người dân là từ sản xuất nông nghiệp. Để nhận biết đúng tiềm năng và những giá trị của hệ sinh thái nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thế, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch khai thác và phát triển các HSTNN một cách hiệu quả, giảm nhẹ tác động bất lợi và phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và hiện trạng các HSTNN, đề tài tập trung đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, bao gồm phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu vực nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN. 3. Dự kiến những đóng góp của đề tài Về khoa học Nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học cho việc xác định dịch vụ HSTNN, là căn cứ định hướng quản lý, quy hoạch và phát triển đối với ngành nông nghiệp. Về thực tiễn Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng quản lý phát triển nền kinh tế của huyện theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với ổn định chính trị và bảo vệ môi trường. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về dịch vụ hệ sinh thái 1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng Trên trái đất có hàng triệu loài đang sinh sống. Trong quá trình duy trì sự sống, các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường vật lý xung quanh chúng. Sự tương tác này hình thành nên một hệ thống động, luôn luôn biến đổi, được biết đến như là một HST. Hệ sinh thái là một phức hợp động của các quần thể động vật, thực vật và vi sinh vật, và các yếu tố môi trường đóng vai trò như một đơn vị chức năng. Con người là một bộ phận của HST. Ở nhiều vùng, con người là sinh vật ưu thế. Nhưng dù có là loài ưu thế hay không, con người vẫn phụ thuộc vào các HST và phụ thuộc vào mạng lưới các mối tương tác giữa các sinh vật, trong các HST và giữa các HST giống như tất cả các loài khác. Trong quá trình duy trì và phát triển, con người cũng dựa vào các HST, tương tác với các thành phần của HST và tương tác lẫn nhau để mưu cầu cơm ăn, nước uống, áo mặc. Những sản phẩm như lúa gạo, tơ sợi, nước ngọt, thịt cá,... đó chính là các lợi ích mà con người khai thác được từ HST. Khái niệm DVST được sử dụng lần đầu tiên từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX. Sau đó có nhiều định nghĩa khác nhau về DVST. Các dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là những lợi ích mà mọi người có được từ các hệ sinh thái [16]. DVST ở đây được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, gỗ, củi, các chất sinh hóa…) và các nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa, giải trí, giáo dục, khả năng điều tiết nước, không khí…), được con người sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ cuộc sống của mình. Các DVST được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Norberg (1999) dựa vào cấu trúc hệ sinh thái để phân chia DVST theo 3 loại là các dịch vụ liên quan đến sự duy trì mật độ dân số hay mật độ quần thể sinh vật, các dịch vụ liên quan 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đến các quá trình chuyển hóa và biến đổi của các vật chất đi vào hệ sinh thái và các dịch vụ liên quan đến các tổ chức sinh học. De Groot và cộng sự (2002) phân chia DVST theo 23 chức năng của HST thành 4 nhóm là chức năng điều tiết (duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống hỗ trợ sự sống); chức năng cung cấp nơi ở (cung cấp không gian sống phù hợp cho các loài động thực vật hoang dã); chức năng cung cấp các sản phẩm và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chức năng cung cấp thông tin (tạo ra các cơ hội cho sự phát triển nhận thức). MA 2005, dựa trên chức năng của hệ sinh thái, phân thành 4 nhóm DVST bao gồm dịch vụ cung cấp (cung cấp gỗ, củi, thức ăn, cây thuốc, ….); dịch vụ điều tiết (điều hòa không khí, điều tiết nguồn nước, ngăn chặn xói mòn đất và bảo vệ dinh dưỡng đất, phòng chống dịch bệnh…). TEEB (2010) phân chia các DVST thành 4 nhóm là cung cấp; điều tiết, văn hóa và nơi ở. Cách phân loại theo MA (2005) là cách phân loại phổ biến hiện nay, được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận và sử dụng. Theo cách phân loại này, các dịch vụ sinh thái cụ thể là: (i) Dịch vụ cung cấp Đây là những sản phẩm có được từ các HST, bao gồm lương thực, tơ sợi, nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, các sản phẩm trang trí, nước ngọt. (ii) Dịch vụ điều tiết Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch bệnh ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão. (iii) Dịch vụ văn hóa Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái. (iv) Dịch vụ hỗ trợ Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các DVST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với các nhóm dịch vụ khác là những tác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài và là các hỗ trợ cần thiết để tạo ra tất cả các dịch vụ sinh thái khác. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật. 1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái và đời sống con người Con người khai thác hệ sinh thái để phục vụ cho đời sống của mình, tạo nên sự thịnh vượng của con người. Các thành tố quyết định sự thịnh vượng của con người bao gồm an ninh, các vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp, sức khỏe và mối quan hệ xã hội tốt. Các thành tố này được tạo nên từ các dịch vụ sinh thái (hình 1.1) và giúp cho con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự thịnh vượng của con người bao gồm: DỊCH VỤ SINH THÁI SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CON NGƯỜI HỖ TRỢ CUNG CẤP  Chu trình dinh  Thức ăn  Nước sạch dưỡng  Gỗ, sợi  Sự hình thành  …….. đất  Sản xuất sơ cấp ĐIỀU TIẾT  Điều tiết khí hậu  Điều tiết lũ lụt  Lọc nước  …….. VĂN HÓA  Thẩm mỹ  Tinh thần  Giáo dục  Giải trí  ………. An toàn  An toàn cá nhân  An toàn trong tiếp cận tài nguyên  An toàn trước các thảm họa Vật chất cơ bản cho cuộc sống tốt đẹp  Sinh kế tương xứng  Có đủ thực phẩm dinh dưỡng  Có nơi ở  Tiếp cận các hàng hóa Sức khỏe  Khỏe mạnh  Tinh thần tốt  Tiếp cận nguồn nước sạch Mối quan hệ xã hội tốt  Sự liên kết xã hội  Tôn trọng lẫn nhau  Khả năng giúp đỡ người khác Sự tự do lựa chọn và hành động Cơ hội để có thể đạt được các giá trị cá nhân 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 1.1. Mối quan hệ giữa dịch vụ sinh thái và sự thịnh vượng của con người [16] 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Vật chất cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp: bao gồm sinh kế đảm bảo và xứng đáng; thu nhập và khả năng tiếp cận; luôn đủ lương thực, thực phẩm; nơi ở, quần áo và khả năng tiếp cận các hàng hóa, sản phẩm. * Sức khỏe: bao gồm sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, có một môi trường vật lý đảm bảo * Mối quan hệ xã hội tốt: bao gồm sự cố kết trong xã hội, sự tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ gia đình tốt, khả năng giúp đỡ người khác. * Sự an toàn: bao gồm sự tiếp cận an toàn tự nhiên và các loại tài nguyên, sự an toàn của cá nhân và tài sản, cuộc sống trong một môi trường đảm bảo, có thể dự đoán và kiểm soát an ninh từ các thảm họa tự nhiên và nhân tạo. * Tự do lựa chọn và hành động: bao gồm việc kiểm soát thông qua những gì sẽ xảy ra và có thể đạt được. Trong hệ sinh thái, con người là một trong những thành phần sinh học và tương tác với các thành phần khác để tạo ra lợi ích cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, sự can thiệp của con người bởi các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp sẽ làm thay đổi các dịch vụ sinh thái, mà từ đó gây ra sự thay đổi sự thịnh vượng của con người. Sự thay đổi của các dịch vụ sinh thái sẽ làm ảnh hưởng tới sự thịnh vượng thông qua những tác động vào sự an toàn, các vật chất cần thiết cho một cuộc sống tốt, sức khỏe, các mối quan hệ xã hội và văn hóa. Những thành phần này của sự thịnh vượng sẽ ảnh hưởng tới và bị ảnh hưởng tới sự tự do lựa chọn của con người. Để khai thác các giá trị của hệ sinh thái nhằm phục vụ đời sống con người, yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy đủ về thành phần và chức năng của các HST, các quy luật biến đổi của HST và sự tương tác hai chiều giữa DVHST với đời sống con người. Đây cũng là cơ sở để quản lý các HST một cách hiệu quả và bền vững. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp 1.2.1. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp HSTNN là một hệ sinh thái chịu sự điều khiển trực tiếp của con người. Con người duy trì HSTNN trên cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên, cộng với sự can thiệp từ bên ngoài như tăng cường các loại phân bón, hóa chất nông nghiệp, cây trồng …. để tạo ra những sản phẩm như mong muốn của mình. Với thành phần tương đối đơn giản, đồng nhất về cấu trúc, HSTNN kém bền vững, dễ bị phá vỡ; hay nói cách khác, nó là hệ sinh thái không khép kín trong chu chuyển vật chất, chưa cân bằng. Bởi vậy, các HSTNN được duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người để bảo vệ hệ sinh thái mà con người đã tạo ra và cho là hợp lý. Nếu không, qua quá trình diễn thế sinh thái, nó sẽ quay về trạng thái hợp lý trong tự nhiên. Ví dụ: một cánh đồng muốn gieo lúa nếu không có sự tác động thường xuyên của con người, hệ sinh thái này sẽ từ từ biến thành một cánh đồng cỏ và khi đó năng suất sinh thái mà con người thu được từ hệ sinh thái mới không cao như trạng thái mà con người mong muốn khi xây dựng. HSTNN là một hệ sinh thái nhân tạo, tuy nhiên nó được xác lập ở điều kiện tự nhiên nên không có ranh giới rõ ràng giữa hệ sinh thái tự nhiên và HSTNN và tiêu chuẩn để phân biệt giữa chúng là sự tác động của con người. Trong HSTNN con người đã tác động nhằm hạn chế hoặc chống lại một số quá trình tự nhiên của hệ, đặc biệt là trong việc cung cấp năng lượng xuyên suốt quá trình phát triển của hệ. HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người những sản phẩm của cây trồng vật nuôi. Ở các hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu như hoàn toàn khối lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống trong đất, chu trình vật chất trong hệ được khép kín. Ngược lại, trong các HSTNN trong từng mùa vụ, khối lượng sinh khối của từng cây trồng vật nuôi bị con người lấy đi trong hệ, cho nên chu trình vật chất không được khép kín. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hệ sinh thái tự nhiên là các hệ sinh thái tự phục hồi và có một quá trình phát triển lâu dài để đạt được trạng thái cân bằng. Trái lại, HSTNN là các hệ sinh thái thứ cấp là do con người tạo nên thông qua quá trình lao động thủ công hoặc máy móc. Con người dựa vào kinh nghiệm lâu đời được đúc kết từ nhiều thế hệ đã tạo nên các HSTNN thay cho các HST tự nhiên nhằm thu được năng suất cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Thực ra, lao động của con người không phải là yếu tố duy nhất tạo nên các HSTNN mà chỉ tạo ra điều kiện cho các HSTNN phát triển theo quy luật tự nhiên [3]. Hiện nay, con người bằng trí tuệ và sức lao động của mình đầu tư cho các HSTNN theo hai hướng: Lao động sống và lao động quá khứ được tích lũy theo thông qua các vật tư, kỹ thuật, máy móc, phân bón,... Những đầu tư này thực chất là đưa thêm vào chu trình trao đổi của hệ sinh thái để bù đắp phần năng lượng và vật chất bị lấy đi khỏi hệ trong quá trình con người khai thác, sử dụng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi nhằm duy trì sự phát triển của hệ phục vụ cho các nhu cầu của con người. Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc cũng như chức năng. Có nhiều mức tiêu thụ trong dây chuyền thức ăn. Khi có một mắt xích nào đó bị “tắc nghẽn” thì hệ dễ dàng tự điều chỉnh, giữ cho hệ cân bằng ổn định không bị đe dọa bởi các yếu tố ngoại cảnh và chức năng của hệ được duy trì. Trong khi đó, các HSTNN là một hệ trẻ nên sinh trưởng mạnh, năng suất cao, do vậy tính ổn định của hệ thấp, dễ bị mất cân bằng khi có một mắt xích nào đó trong dây truyền thức ăn bị rối loạn, Đặc biệt là khi có thiên tai và dịch bệnh phá hoại, HSTNN dễ bị phá hủy. Các hệ sinh thái tự nhiên có nguồn năng lượng cơ bản, đó là ánh sáng mặt trời, thế nhưng các HSTNN ngoài nguồn năng do bức xạ mặt trời, chúng còn được cung cấp thêm các nguồn khác từ bên ngoài như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... Do vậy, để duy trì sự ổn định của các HSTNN con người phải đầu tư thêm lao động, phân bón, hóa chất... để bảo vệ chúng. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Những quy luật hoạt động của các HSTNN Hoạt động sản xuất nông nghiệp thực chất là một quá trình điều khiển các hệ sinh thái. Ở giai đoạn ban đầu khi con người chuyển từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt và chăn nuôi cách đây khoảng 14-15 ngàn năm cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ 18 đã đánh dấu một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm này, con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu là lao động sống với các phương thức sản xuất đơn giản chủ yếu là do kinh nghiệm để lại, vật tư kỹ thuật chưa nhiều nên khối lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra còn hạn chế. HSTNN do con người tạo nên là hệ sinh thái cây cỏ, lúc đầu chỉ có các cây hoang dại, dần dần con người đã thuần hóa thành cây trồng. Sau đó HST được phát triển dần theo thời gian dưới những tác động của con người. Trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hòa nhập với vật tư, kỹ thuật luôn được cải tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng trong HSTNN. Con người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp với các chương trình như cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong nông nghiệp. Năng xuất và sản lượng lương thực thực phẩm của HSTNN của giai đoạn này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, con người đã gây ra rất nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên và môi trường sống con người, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của con người và tác động tiêu cực tới HSTNN. Đó là những đợt hạn hán kéo dài, những trận lũ lụt chưa từng thấy trong lịch sử xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đất đai bị thái hóa nghiêm trọng, nguồn nước bị khô kiệt hoặc ô nhiễm nặng. Sự tồn tại của nhiều cộng đồng với hàng triệu người đang bị đe dọa. Trước tình hình đó, nền nông nghiệp bền vững hay nền nông nghiệp sinh thái được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người, 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đồng thời có khả năng bảo tồn, tiết kiệm, kiểm soát dược tài nguyên thiên nhiên, giảm suy thoái môi trường sống của chính con người và nhiều loài sinh vật khác. Đối với HSTNN, con người luôn tác động để duy trì ở trạng thái của một Hệ sinh thái trẻ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất con người cũng có nhiều cố gắng trong việc làm già hóa một số quá trình của HSTNN nhằm tăng tính ổn định của hệ. Độc canh được thay thế bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho hệ thêm phong phú về thành phần loài và thêm phức tạp về mặt cấu trúc. Mặc dù, sự phong phú và phức tạp của hệ chỉ theo mùa vụ trong một thời gian ngắn. Việc sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi nhằm tăng sự quay vòng của các chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, do đó tăng thêm tính phức tạp trong chuỗi thức ăn. Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quẩn thể để tăng năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái như dùng các cây họ đậu, dùng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng kháng được sâu bệnh, dùng phương pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trông trên cơ sở hiểu biết về một số loài thiên địch. Mối quan hệ giữa tính đa dạng và sự ổn định trong hệ sinh thái là một vấn đề phức tạp cẩn phải nghiên cứu sâu hơn. HSTNN do muốn đạt năng suất cao ngày càng tiến tới khuynh hướng đơn giản như chuyên canh, độc canh, sử dụng các giống năng suất cao, thuần nhất về di truyền, sử dụng nhiều phân bón hóa học,... Làm như vậy, hệ sinh thái sẽ mất tính đa dạng và giảm tính ổn định, để tăng tính ổn định cho hệ sinh thái không cần thiết phải tạo ra sự đa dạng về thành phần loài như hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật phát triển của hệ sinh thái. 1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp DVSTNN cũng mang đầy đủ các tiêu chí các dịch vụ của một hệ sinh thái nói chung bao gồm cả các nguồn lợi hữu hình (như nước ngọt, lương thực, thực phẩm) 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và các nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa). Luận văn sử dụng theo cách phân loại của MEA (2005) để phân loại các DVSTNN theo 4 nhóm là cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ. 1.3.1. Dịch vụ cung cấp Đây là những sản phẩm có được từ các HST nông nghiệp, bao gồm lương thực, nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên. 1.3.2. Dịch vụ điều tiết Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của các quá trình HST nông nghiệp, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch bệnh ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão. 1.3.3. Dịch vụ văn hóa Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái. 1.3.4. Dịch vụ hỗ trợ Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các DVST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những tác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống... 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.4.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý như sau: + Phía Đông Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. + Phía Đông Nam giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang + Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. + Phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Huyện Yên Thế có 21 đơn vị xã, thị trấn. Trung tâm văn hoá - chính trị – xã hội là thị trấn Cầu Gồ, cách thành phố Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398 về phía Tây Bắc. Các tuyến giao thông đường bộ phân bố khá hợp lý, nhiều tuyến đã được cải tạo, nâng cấp. Yên Thế còn có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi trên sông Thương và hạ lưu sông Sỏi 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang [10] - Địa hình, địa mạo Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3 dạng địa hình chính như sau: + Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này có diện tích 9.200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện). Vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn rất lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc. + Địa hình đồi thấp: Phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-150 (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên). Cho khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...). + Địa hình đồng bằng: Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-80 . Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng diện tích tự nhiên) có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu. - Xét về độ dốc, đất đai trong huyện được chia làm 4 cấp độ dốc như sau: + Độ dốc cấp I (0o - 80 ): chiếm 35,32%. + Độ dốc cấp II (8o - 150 ): chiếm 18,47%. + Độ dốc cấp III (15o - 250 ): chiếm 8,94%. + Độ dốc cấp IV (>250 ): chiếm 30,56%. - Các yếu tố về địa chất thổ nhưỡng: + Nhóm đất phù sa nằm trong vùng địa hình bằng phẳng (độ dốc 0 – 80 ), là nhóm đất thuận lợi cho sản xuất lương thực và rau màu, bao gồm 3 đơn vị đất: 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phù sa được bồi (Pb): diện tích 180 ha phân bố ở địa hình vùng cao. - Phù sa không được bồi (P): diện tích 280 ha phân bố ở trong bờ - Phù sa ngòi suối (Py): Có diện tích 1.835 ha, phân bố ven các suối. + Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 3.163 ha, tuy nghèo đạm, lân và mùn song giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây có củ. + Nhóm đất đỏ vàng: Tổng diện tích 24.017,15 ha chiếm 79,72% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các xã và ở cả ba dạng địa hình. + Nhóm đất tầng mỏng có nhiều sỏi đá: diện tích 650 ha, phân bố chủ yếu ở các sườn đồi, đất bị xói mòn, có tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu. - Khí hậu Nhiệt độ: Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40 C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5 0 C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 6 - 8 0 C). Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa năm, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài và hay thường có lũ ống, lốc xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng bốc hơi cao ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12). Lượng bốc hơi trung bình năm 1.012,2 mm. Lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thủy văn Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ, dài 38 km) tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất và sinh hoạt. 1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Dân số Theo số liệu thống kê năm 2018, huyện Yên Thế có 94.664 nhân khẩu, với 18933 hộ, trong đó 8% dân số sống ở hai thị trấn là Cầu Gồ và Bố Hạ, 92% dân số sống ở khu vực nông thôn thuộc các xã trong toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 của huyện là 1,2%/năm. - Lao động, việc làm và thu nhập Hiện tại, dân số trong độ tuổi lao động của toàn huyện có 49.483 lao động, chiếm 52,27% tổng dân số, trong đó lao động nông - lâm nghiệp chiếm 82,5%, lao động phi nông nghiệp chiếm 17,5%. Đối với lao động nông - lâm nghiệp thường thiếu việc làm nên giải quyết việc làm cho số lao động ở nông thôn của huyện hiện tại là rất cấp thiết, và đang được các ngành, các cấp quan tâm. Hộ có thu nhập chính từ 7% nông, lâm nghiệp và NTTS 39% 54% Hộ có thu nhập chính từ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng Hộ có thu nhập chính từ nguồn khác Hình 1.3. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ dân năm 2017 [10] 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/năm. Trong cơ cấu nguồn thu nhập (hình 1.3), các hộ có thu nhập chính từ nông, lâm, thủy sản chiếm 54,13%; hộ có thu nhập chính từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm 39,04%; hộ có thu nhập chính từ nguồn khác chiếm 6,83%. - Cơ sở hạ tầng Yên Thế có 2 thị trấn là thị trấn Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ, là nơi trung tâm văn hoá chính trị và phát triển kinh tế của huyện. Trong tương lai, Yên Thế sẽ phát triển thêm một thị trấn là thị trấn Mỏ Trạng và các thị tứ. Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình... đã được xây dựng mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư nông thôn đã có nhiều đổi mới và từng bước đáp ứng yêu cầu của người dân, nhà ở từng bước được kiên cố hoá. - Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nông lâm thuỷ sản Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục có bước phát triển khá toàn diện, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh được quan tâm đầu tư, một số sản phẩm từng bước tiếp cận mô hình sản xuất hiện đại, coi trọng giá trị gia tăng; hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mô hình gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 theo giá so sánh (2010) đạt 17.988 tỷ đồng, tăng 241% so với năm 2008, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 16.029 tỷ đồng, tăng 220,7%; lâm nghiệp đạt 932 tỷ đồng, tăng 535,5%; thủy sản đạt 1.027 tỷ đồng, tăng 675,7% so với năm 2008. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1.1. Giá trị và cơ cấu GTSX ngành nông lâm thuỷ sản huyện Yên Thế giai đoạn 2008 -2017 So Dự TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm sánh kiến 2008 2010 2013 2015 2017 2017- năm 2008 2020 I Giá trị sản Tỷ.đ 1.189,28 1.663,29 2.084,85 2.316,93 2.442,77 1.253,49 2.715,70 xuất 1 Nông nghiệp " 1.081,55 1.526,79 1.832,31 2.028,06 2.091,24 1.009,69 2.266,56 - Trồng trọt " 487,25 531,96 541,33 552,55 510,24 22,99 557,56 - Chăn nuôi " 594,30 994,83 1.290,98 1.475,51 1.581,00 986,70 1.709,00 2 Lâm nghiệp " 59,21 65,71 144,43 156,99 204,33 145,12 250,31 3 Thủy sản " 29,81 47,42 77,67 100,20 110,20 80,39 138,82 4 Dịch vụ " 18,71 23,37 30,44 31,68 37,00 18,29 40,00 II Tốc độ tăng % 20,15 4,00 6,37 2,01 8,50 5,50 giá trị SX 1 Nông nghiệp " 20,99 2,38 4,35 1,05 7,80 - Trồng trọt " 11,26 1,51 0,97 -3,97 0,62 - Chăn nuôi " 26,93 2,75 5,68 2,78 11,92 2 Lâm nghiệp " 3,69 37,71 31,14 8,36 16,16 3 Thủy sản " 20,66 4,75 22,48 1,84 17,01 4 Dịch vụ " 18,09 -15,26 -4,35 30,51 9,00 III Giá trị sản Tỷ.đ 1.009,24 1.663,29 2.981,31 3.329,39 3.615,61 2.606,37 3.774,00 xuất 1 Nông nghiệp " 911,59 1.526,79 2.644,63 2.930,23 3.127,12 2.215,53 3.172,00 - Trồng trọt " 438,04 531,96 703,10 785,64 727,78 289,74 780,00 - Chăn nuôi " 473,55 994,83 1.941,53 2.144,59 2.399,35 1.925,80 2.392,00 2 Lâm nghiệp " 52,21 65,71 175,90 203,88 267,39 215,18 350,00 3 Thủy sản " 31,13 47,42 123,10 154,91 173,84 142,71 194,00 4 Dịch vụ " 14,31 23,37 37,68 40,37 47,27 32,96 56,00 IV Cơ cấu % 100 100 100 100 100 100 GTSX 1 Nông nghiệp % 90,32 91,79 88,71 88,01 86,49 -3,84 84,05 - Trồng trọt % 43,40 31,98 23,58 23,60 20,13 -23,27 20,67 - Chăn nuôi % 46,92 59,81 65,12 64,41 66,36 19,44 63,38 2 Lâm nghiệp % 5,17 3,95 5,90 6,12 7,40 2,22 9,27 3 Thủy sản % 3,08 2,85 4,13 4,65 4,81 1,72 5,14 4 Dịch vụ % 1,42 1,41 1,26 1,21 1,31 -0,11 1,54 (Nguồn: [12]) 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Đặc điểm lịch sử, văn hóa Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp gần 30 năm (1.884 - 1.913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích của cuộc khởi nghĩa như: + Đồn Phồn Xương: Đây là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội. + Các di tích lịch sử - văn hoá khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình Dĩnh Thép, Chùa Thông, là những di tích lịch sử ghi lại những chiến công của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gần 30 năm. 1.4.3. Đánh giá chung  Thuận lợi  Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Do phần lớn huyện chủ yếu là nông thôn có nguồn lao động dồi dào ngay tại chỗ đã gắn bó ở huyện và có kinh nghiệm, kiến thức bản địa vững chắc, được đào tạo, trang bị kiến thức ngày càng đầy đủ hơn, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm - thủy sản. Đặc điểm địa hình và đất đai đa dạng, phù hợp với việc phát triển nhiều loai cây trồng khác nhau, trong đó có một số loại cây đặc sản của địa phương Ngoài ra hệ thống giao thông đã được cải thiện, tạo mạng lưới thông suốt đi các huyện và các tỉnh lân cận, giúp các sản phẩm nông sản ngày càng vươn xa hơn tới tay người tiêu dùng trong cả nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng được cải thiện góp phần vào việc thành công xây dựng nông thôn mới. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Khó khăn  Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, nên phần diện tích đất đồng bằng chỉ có ở ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu. Mặc dù có nguồn lao động dồi dào,nhưng số lượng được đào tạo còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ thất nghiệp lớn đang dần tìm đến các thành phố lớn lập nghiệp thay vì phải sản xuất nông nghiệp. Do vậy khiến cho việc phát triển HSTNN huyện gặp không ít khó khăn. Việc thu hút vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, huyện chỉ đáp ứng được phần nào thông qua các đề án, chủ yếu vẫn là do người dân tự đầu tư thực hiện. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, phân tán thí điểm tại một số vùng cụ thể. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các dịch vụ gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa của hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này, tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ tháng 9/2018 đến 5/2019 - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi khoa học: Nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm dịch vụ chính của hệ sinh thái nông nghiệp trồng trọt là sản xuất, điều tiết và văn hóa vì các nhóm này có những minh chứng cụ thể tại khu vực nghiên cứu. Nhóm dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ thứ cấp của hệ sinh thái, để nhận biết cần phải có quá trình nghiên cứu lâu dài nên sẽ rất khó để tìm kiếm các minh chứng cho nhóm dịch vụ này trong thời gian thực hiện của đề tài. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: - Đánh giá hiện trạng các HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN khu vực nghiên cứu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ HSTNN 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm phát huy khả năng cung cấp các dịch vụ của HSTNN tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn “Đánh giá khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong thu thập thông tin số liệu như tổng quan tài liệu, số liệu tài liệu chi tiết được các cơ quan chức năng xác nhận và công khai. 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Cơ sở dữ liệu sử dụng cho đề tài này bao gồm các chỉ tiêu: - Điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Yên Thế - Tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nguồn tài liệu được thu thập tại các cơ quan chức năng bao gồm: UBND huyện Yên Thế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn... 2.3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở những dữ liệu đã thu thập, bằng phương pháp phân tích tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, những yếu tố ảnh hưởng, hiện trạng HSTNN, đánh giá những ưu điểm hạn chế đối với phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của khu vực nghiên cứu và từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng các dịch vụ HSTNN huyện Yên Thế. 2.3.3. Phương pháp xác định các dịch vụ sinh thái và các chỉ thị của các dịch vụ Xác định các chỉ thị dịch vụ sinh thái là việc làm cân thiết để đưa ra cái nhìn sâu sắc về các điều kiện cụ thể, các xu hướng và sự thay đổi trong các hệ sinh thái tương ứng nhằm đánh giá các lợi ích của hệ sinh thái đối với con người. Chỉ thị dịch vụ sinh thái được hiểu là “những thông tin mà thể hiện một cách có hiệu quả 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ sinh thái” (Lake, 2009). Các chỉ thị có thể là các thông tin mang tính định lượng như sản lượng lúa thu hoạch được trên một héc-ta đất nông nghiệp hoặc định tính như sự cảm nhận của con người về một cảnh đẹp. Dựa trên các nghiên cứu về các dịch vụ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng, trên cơ sở khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, tác giả đã xác định các dịch vụ sinh thái đối với hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu và các minh chứng cho các dịch vụ này (bảng 2.1). Bảng 2.1. Bảng chỉ thị các dịch vụ sinh thái nông nghiệp Các dịch vụ Minh chứng/Chỉ thị Dịch vụ cung cấp Số lượng loài cây lương thực đang được canh tác Lương thực, thực Diện tích canh tác cây lương thực phẩm Năng suất các loài cây lương thực hàng năm (tấn/ha) Sản lượng các loài cây lương thực hàng năm Số lượng loài cây công nghiệp đang được canh tác Cung cấp tinh dầu và Diện tích một số loại cây công nghiệp nguyên liệu Năng suất một số loại cây công nghiệp Sản lượng một số loại cây công nghiệp Sinh khối/năng Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp hàng năm lượng Phế phụ phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất đốt Nguồn gen Một số loài cây bản địa Dịch vụ điều tiết Điều tiết khí hậu và làm sạch không khí Diện tích đất được che phủ hàng năm Thời gian che phủ Chất lượng môi trường không khí tại khu vực canh tác Khả năng lưu trữ carbon trong đất nông nghiệp tương ứng với các loại cây trồng 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều hòa hệ sinh Các quá trình sinh học trong HSTNN thái và cải tạo đất Nơi trú ẩn cho các loại sinh vật có lợi Số lượng các loài sinh vật đất có ích Dịch vụ văn hóa Các kiến thức địa phương trong sản xuất nông nghiệp (canh tác, hệ thống tưới tiêu, chăm sóc một loại cây trồng, nhân Kiến thức và giáo giống cây,…) dục Số lượng các công trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp Các hoạt động giáo dục về nông nghiệp Các hình thức du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp Số điểm/vị trí canh tác nông nghiệp có tiềm năng phát Du lịch, giải trí triển du lịch (cảnh quan, cơ sở hạ tầng….) Diện tích sản xuất nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch khả năng tiếp cận của khách du lịch như hệ thống đường giao thông thuận tiện; khoảng cách đến các trung tâm lớn… Các dịch vụ cung cấp là nhóm dịch vụ tiêu biểu của HSTNN và có minh chứng rõ ràng nhất, trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh vào 3 dịch vụ chính là cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp năng lượng, nhiêu liệu thô và cung cấp nguồn gen. Do các dịch vụ cung cấp của HSTNN là những dịch vụ và hàng hóa hữu hình, nên các minh chứng có thể định lượng được như diện tích, năng suất, và sản lượng của các loại cây trồng lương thực thực phẩm. Các dịch vụ điều tiết là những dịch vụ khó định lượng do đặc trưng của các dịch vụ này xuất phát từ chức năng của hệ sinh thái, do đó việc xác định các dịch vụ điều tiết được dựa trên cơ sở quan sát, ghi nhận những thay đổi của các yếu tố môi trường khi so sánh việc thực hiện các hình thức sản xuất nông nghiệp và các hình thức kinh tế khác tại khu vực nghiên cứu. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhóm các dịch vụ văn hóa tập trung vào đánh giá khả năng cung cấp hai dịch vụ chính là kiến thức, giáo dục và du lịch, giải trí. Các chỉ thị ở nhóm dịch vụ này cũng là những chỉ thị mang tính định tính do các số liệu thống kê không có sẵn. 2.3.4. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phổ biến dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các mối quan hệ không gian và thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ về tư nhiên và nhân văn, so sánh phân tích các chỉ tiêu, các hoạt động kinh tế nông nghiệp đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động các chỉ tiêu. Trên cơ sở đó rút ra bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lý và xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí. 2.3.5. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp để kiểm tra lại mức độ chính xác của các số liệu đã thu thập, trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp các cơ sở sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, các cụm sản xuất, trang trại trên địa bàn huyện. Phỏng vấn, trao đổi với một số cán bộ cấp xã thuộc các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến, Đông Sơn, Bố Hạ và các hộ nông dân, các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với các mô hình như trồng chè sản xuất, trồng cây vảu lâu năm, trồng cam, bưởi; và các hộ có thu nhập từ hoạt động trang trại tổng hợp. Từ đó thu thập thêm những thông tin, tích lũy thêm hiểu biết về địa phương để từ đó đề xuất những giải pháp. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Dựa vào các số liệu có sẵn và để thuận lợi cho nghiên cứu, các HSTNN trong nghiên cứu này được phân loại dựa trên cơ sở phân loại sử dụng đất và các cây trồng chính trên đất. Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đất đai được chia theo 03 nhóm đất chính gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng); đất nuôi trồng thuỷ sản; và đất làm muối. Huyện Yên Thế có tổng diện tích tự nhiên là 30.637 ha (2018). Diện tích đất nông nghiệp của huyện chiếm hơn 84 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 38,82% là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại hơn 43% là diện tích rừng sản xuất. Diện tích và hiện trạng phân bố của từng loại đất của huyện Yên Thế được thể hiện trong hình 3.1 và bảng 3.1. Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong nội dung của phần này, tác giả sẽ tập trung mô tả hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp bao gồm hệ sinh thái cây trồng cây lâu năm và hệ sinh thái cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (bảng 3.1), hệ sinh thái cây trồng hàng năm được chia thành hệ sinh thái trồng lúa với diện tích là 4.417 ha (chiếm 37,13% diện tích sản xuất nông nghiệp), hệ sinh thái trồng cây hàng năm khác bao gồm cây rau màu và các cây lương thực có hạt ngoài lúa là 1.459,9 ha (chiếm 12,28% diện tích sản xuất nông nghiệp). Hệ sinh thái cây lâu năm chiếm tổng diện tích hơn 6 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 50,1% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn huyện. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thế Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 30.637,05 100,00 Đất nông nghiệp 25.854,84 84,39 Đất sản xuất nông nghiệp 11.893,24 38,82 Đất trồng cây hàng năm 5.876,94 19,18 Đất trồng lúa 4.417,04 14,42 Đất trồng cây hàng năm khác 1.459,90 4,77 Đất trồng cây lâu năm 6.016,30 19,64 Đất lâm nghiệp 13.278,31 43,34 Đất rừng sản xuất 13.278,31 43,34 Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00 Đất nuôi trồng thủy sản 669,47 2,19 Đất làm muối 0,00 0,00 Đất nông nghiệp khác 13,82 0,05 Đất phi nông nghiệp 4.684,83 15,29 Đất ở 1.455,04 4,75 Đất chuyên dùng 2.236,00 7,30 Đất chưa sử dụng 97,38 0,32 (Nguồn: [12]) Hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có mặt trên cả 21 đơn vị hành chính của huyện, trong đó diện tích tại hai thị trấn Bố Hạ và Cầu Gồ chiếm tỷ lệ thấp hơn các đơn vị khác do đây là khu vực đô thị của huyện (bảng 3.2). Các xã vùng cao như Đông Sơn, Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến có diện tích đất Diện tích đất nông nghiệp phân bố nhiều; các xã trung tâm hay lân cận 02 thị trấn có diện tích đất nông nghiệp không nhiều như: Bố Hạ, Tân Sỏi, Phồn Xương, Đồng Tâm, Hương Vĩ. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.2. Phân bố hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thế năm 2018 Đơn vị: ha Đất trồng cây hàng năm Đất sản Đất Tên xã, thị Tổng Đất Đất Stt xuất trồng lúa trồng cây trồng trấn nông hàng cây lâu nghiệp năm năm khác 1 Thị trấn Cầu Gồ 119,88 50,58 44,09 6,49 69,30 2 Thị trấn Bố Hạ 40,63 27,52 26,97 0,55 13,11 3 Xã Đồng Tiến 548,02 326,86 250,71 76,15 221,16 4 Xã Canh Nậu 812,69 412,01 307,08 104,93 400,68 5 Xã Xuân Lương 1.098,06 409,97 313,60 96,37 688,09 6 Xã Tam Tiến 1.005,00 468,11 247,42 220,69 536,89 7 Xã Đồng 871,05 374,83 267,75 107,08 496,22 Vương 8 Xã Đồng Hưu 654,97 284,05 208,97 75,08 370,92 9 Xã Đồng Tâm 509,94 88,44 47,89 40,55 421,50 10 Xã Tam Hiệp 511,91 216,10 176,78 39,32 295,81 11 Xã Tiến Thắng 703,52 369,80 201,06 168,74 333,72 12 Xã Hồng Kỳ 433,42 192,76 165,44 27,32 240,66 13 Xã Đồng Lạc 484,69 237,24 220,66 16,58 247,45 14 Xã Đông Sơn 1.047,15 481,86 322,68 159,18 565,29 15 Xã Tân Hiệp 474,55 259,72 232,12 27,60 214,83 16 Xã Hương Vĩ 309,43 258,00 213,58 44,42 51,43 17 Xã Đồng Kỳ 494,52 300,77 225,47 75,30 193,75 18 Xã An Thượng 460,87 307,95 251,82 56,13 152,92 19 Xã Phồn Xương 447,58 196,32 185,15 11,17 251,26 20 Xã Tân Sỏi 474,68 311,68 256,22 55,46 163,00 21 Xã Bố Hạ 390,68 302,37 251,58 50,79 88,31 (Nguồn:[12]) Do sự phân bố của các loại đất nông nghiệp không đồng đều giữa các địa phương trong toàn huyện nên các HSTNN cũng khác nhau tương đối; HST cây 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng năm, HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác tập trung nhiều trên địa bàn các xã: Tam Tiến, Xuân Lương, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đông Sơn; Đối với HST cây lâu năm được phân bố nhiều nhất tại khu vực Xuân Lương; Đồng Vương; Tại khu vực 02 thị trấn, diện tích nhỏ hẹp chủ yếu là đất ở đô thị nên diện tích phát triển khác hệ sinh thái nhỏ, diện tích phát triển HSTNN tại các thị trấn chủ yếu được tập trung ở những khu vực xen kẹt trong các khu dân cư hoặc khu vực diện tích ven thị trấn. 3.1.2. Hệ sinh thái cây trồng lâu năm Cơ cấu cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế bao gồm cây nông nghiệp dài ngày (cây chè) và cây ăn quả (vải, nhãn, các cây có múi như cam, quýt, bưởi) (bảng 3.3). Cây chè Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, bộ phận thu hoạch là lá và chồi non (chiếm 8 -13 sinh khối của cây). Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-280 C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè. Bảng 3.3. Diện tích cây trồng lâu năm của huyện Yên Thế năm 2017 Loại cây trồng Diện tích (ha) Chè 515 Vải 2.202 Nhãn 325 Cây có múi 109 (Nguồn:[2]) Đất trồng chè phần lớn là đất đỏ vàng feralit (tích lũy sắt, nhôm) phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Đất chua, nghèo chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu và các chất dinh dưỡng trung và vi lượng 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đều nghèo. Cây chè là loại cây ưa ánh sáng tán xạ nên việc trồng cây che bóng mát là điều cần thiết. Vì vậy đối với diện tích trồng chè người dân thường trồng xen canh với các cây ăn quả, hoặc cây lâu năm để tăng hiệu quả kinh tế. Với diện tích trồng chè 515 ha chiếm 7% tổng số diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm trên địa bàn huyện, cây chè chủ yếu được phát triển theo quy mô hợp tác xã tạo thành những vùng chè tập trung trên khu vực các địa phương có núi của huyện gồm: xã Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tiến, Tam Tiến hoặc được trồng nhỏ lẻ, xen kẽ trong diện tích vườn của các hộ gia đình có địa hình đồi núi thấp như: xã Đồng Tâm, Đồng Vương. Cây ăn quả Các loại cây ăn quả của huyện Yên Thế khá phong phú như cam, quất, bưởi, táo, xoài, nhãn, vải, na, dứa,... Một số loài cây ăn quả như vải, cam, bưởi đang được mở rộng về diện tích và quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các dự án thu hút vốn đầu tư của huyện và các nhà đầu tư bên ngoài. Trong đó, vải và những cây có múi (bưởi, cam) được xem là cây thương phẩm và là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Với đặc điểm sinh trưởng của cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam, bưởi) nói riêng, nhu cầu về nước nhỏ hơn nhiều so với HST chuyên lúa, lượng nước cần nhiều hơn trong giai đoạn cây ra hoa và phát triển trái. Tại các khu vực đồi núi thấp có độ dốc nhỏ, đất trung tính, ít chua, HST cây lâu năm được ưu tiên phát triển. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn có xu hướng tập trung, giảm tỷ lệ những diện tích manh mún, vì vậy bước đầu đã thu được hiệu quả khá tốt, đời sống nhân dân từng bước được ổn định và nâng lên. 3.1.3. Hệ sinh thái cây trồng hàng năm Với đặc điểm của cây trồng hàng năm là cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, HST trồng cây hàng năm ở Yên Thế bao gồm HST chuyên lúa và HST cây hàng năm khác (bảng 3.4). 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lúa là cây trồng chính trong các HSTNN cây ngắn ngày, với diện tích gieo trồng cả năm trên toàn huyện là gần 13 nghìn ha (chiếm hơn 73%). Các cây ngắn ngày khác bao gồm cây lương thực có củ (chiếm tỷ lệ 6%), cây rau màu (chiếm 8%) và cây công nghiệp ngắn ngày (chiếm 8%) (hình 3.2). Bảng 3.4. Diện tích cây trồng hàng năm của huyện Yên Thế năm 2017 Loại cây trồng Diện tích (ha) Cây lương thực có hạt 13.925 Cây lúa 12.986 Ngô 939 Cây có củ 1.082 Khoai lang 442 Sắn 640 Cây rau màu 1.341 Rau các loại 1.150 Đậu các loại 191 Cây công nghiệp ngắn ngày 1.340 Lạc 1.269 Đậu tương 45 Mía 26 (Nguồn: [2]) HST cây trồng hàng năm thường được phát triển tại khu vực đất trồng màu, đất lúa hoặc tại khu vực các sườn đồi thấp, là những nơi có diện tích đất màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi về tưới tiêu… Các cây trồng ngắn ngày được phân bố tất cả các xã, thị trấn của huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Tam Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ, Đông Sơn, An Thượng, Tiến Thắng và Tân Hiệp. Các xã này có chung đặc điểm có hệ thống các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi thuận lợi phục vụ tưới tiêu đồng ruộng. Hệ sinh thái canh tác lúa nước được chia làm hai loại là đất lúa một vụ và đất lúa 2 vụ. Diện tích đất lúa 2 vụ là 2.957,42 ha [4] tập trung chủ yếu tại các xã Đông Sơn, Bố Hạ, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Canh Nậu, Xuân Lương và Tam Tiến, là những nơi có hệ thống sông Sỏi, sông Thương và hệ thống đập thủy lợi lớn chảy 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 qua. Mỗi năm, hệ sinh thái này sẽ được canh tác hai vụ là lúa mùa (từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 11) và lúa đông xuân (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 5 năm sau). Các giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm. HST chuyên trồng lúa phát triển chủ yếu ở vùng thấp, khu vực đất giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, đất tơi xốp và thoáng khí; đặc điểm của HST này luôn phát triển mạnh ở tầng canh tác dầy để bộ rễ bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích các loại cây trồng hàng năm tại Yên Thế năm 2017 (Nguồn:[2]) Đất trồng lúa một vụ là những khu vực chỉ ngập nước vào mùa mưa, và thiếu nước vào mùa khô. Trên những diện tích đất này, người dân chỉ canh tác lúa nước vào vụ mùa, còn vụ chiêm (hay còn gọi là vụ đông xuân), nông dân sẽ canh tác các loại hoa màu để khai thác hiệu quả sử dụng đất. Các loại cây hàng năm được gieo trồng xen canh thường là các loại cây ngắn ngày như: cây hoa màu, cây trồng họ đậu, dưa leo, khoai, ngô. Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70 - 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến khi thu hoạch. Cây mía là loài cây 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước, độ PH từ 5,5 - 7,5. Thực tế cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu, cây mía được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn, đất gò đồi hoặc trồng ngay trên các diện tích đất màu. Với diện tích trồng mía không nhiều, người dân Yên Thế trồng mía theo các diện tích nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương, tăng thêm thu nhập cho gia đình. 3.2. Khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu