SlideShare a Scribd company logo
1 of 152
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THƠM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS
(PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA
TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THƠM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS
(PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA
TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành : Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã số : 9 64 01 02
Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu
Nam 2. PGS.TS. Phạm Hồng Ngân
HÀ NỘI - 2019
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thơm
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam và
PGS.TS. Phạm Hồng Ngân, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án. Nhờ có sự hƣớng dẫn miệt mài và những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy mà luận án của tôi đã đƣợc hoàn thành, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ
Hà Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp công tác tại khoa Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật & Công nghệ - Hà Giang đã hỗ trợ, tạo điều kiện
để tôi thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thơm
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
Trích yếu luận án x
Thesis abstract xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Giang 5
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5
2.1.2. Giống lợn Mán (hay còn gọi là lợn địa phƣơng, bản địa) 6
2.1.3. Giống lợn Rừng 8
2.2. Hiểu biết cơ bản về tiêu chảy 13
2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 14
2.2.2. Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy 19
2.2.3. Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy 19
2.2.4. Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy 20
2.3. Lịch sử và tình hình nghiên cứu mắc tiêu chảy ở lợn (PED) 20
2.3.1. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn trên thế giới 21
2.3.2. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn tại Việt Nam 22
2.4. Nghiên cứu về bệnh nguyên (PEDV) 24
2.4.1. Một số đặc điểm của PEDV 24
2.4.2. Dịch tễ học phân tử 30
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 31
2.5.1. Triệu chứng lâm sàng 31
2.5.2. Bệnh tích 32
2.6. Các phƣơng pháp chẩn đoán PEDV 33
2.6.1. Phát hiện virus 33
2.6.2. Chẩn đoán phân biệt 35
2.6.3. Phân lập virus 37
2.7. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn 37
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1. Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 39
3.2. Nội dung nghiên cứu 40
3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán lợn và Rừng tại
tỉnh Hà Giang 40
3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc PEDV trên lợn Mán lợn và Rừng trong các đàn lợn bị
tiêu chảy tại tỉnh Hà Giang 40
3.2.3. Xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán lợn và
Rừng mắc PED 40
3.2.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn mắc PED và áp
dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để xác định sự có mặt của virus trong
các mô của lợn bệnh 40
3.2.5. Xác định một số chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 40
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 40
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra dịch tễ học 40
3.3.2. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh bằng bộ Kít PED-Ag test 41
3.3.3. Phƣơng pháp RT – PCR 44
3.3.4. Phƣơng pháp mổ khám tiêu chuẩn 45
3.3.5. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể 46
3.3.6. Phƣơng pháp nhuộm hoá mô miễn dịch 46
3.3.7. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu huyết học 50
3.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 51
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52
4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn
Rừng tại tỉnh Hà Giang 52
4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng
tại tỉnh Hà Giang 52
4.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tuổi trên lợn Mán và
lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 57
4.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn
Rừng tại tỉnh Hà Giang 61
4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn
Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (kít PED-AG test) tại tỉnh Hà Giang 61
4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn
Rừng tại tỉnh Hà Giang bằng phản ứng RT – PCR 66
4.3. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán
và đàn lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 69
4.3.1. Xác định triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy
thành dich (PED) tại tỉnh Hà Giang 69
4.3.2. Xác định bệnh tích chủ yếu của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên
lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 72
4.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn Mán và lợn Rừng
mắc tiêu chảy thành dịch (PED) và áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn
dịch để xác định sự có mặt của virus trong các mô của lợn bệnh 76
4.4.1. Kết quả xác định các bệnh tích vi thể chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng
mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 76
4.4.2. Áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch xác định sự tồn tại của virus
trong mô của lợn bệnh 90
4.5. Xác định chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu
chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 92
4.5.1. Xác định các chỉ số hồng cầu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tại tỉnh
Hà Giang 92
4.5.2. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc
tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 99
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
4.5.3. Kết quả khảo sát hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn mắc PED 102
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
5.1. Kết luận 105
5.2. Kiến nghị 106
Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 107
Tài liệu tham khảo 108
Phụ lục 118
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
EDTA
ELISA
EM
EVD
IgA
IgG
IgM
IgY
IHC
ISH
PED
PEDV
RNA
RT-PCR
TGE
TGEV
UTR
Ethylenediaminetetraacetic acid
Enzyme-linked immunosorbent assay
Electron microscope
Epidemic viral diarhea
Immunoglobulin A
Immunoglobulin G
Immunoglobulin M
Yolk Immunoglobulin
Immunohistochemistry
In situ hybridization
Porcine epidemic diarrhea
Porcine epidemic diarrhea virus
Axit ribonucleic
Reverse transcription polymerase chain reaction
Transmissible gastroenteritis
Transmissible gastroenteritis virus
Untranslated region
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5
2.2. Một số sinh trƣởng cơ bản của lợn Rừng 10
2.3. Các đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn Rừng 11
3.1. Trình tự mồi đặc hiệu phát hiện PEDV 44
3.2. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR 44
4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng
đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang 53
4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng
theo tuần tuổi tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 58
4.3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) của lợn Mán và lợn
Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (Kít PED-Ag test) tại Hà Giang 62
4.4. Kết quả xác định tỷ lệ dƣơng tính với PEDV trên lợn Mán và lợn Rừng tại
tỉnh Hà Giang bằng kỹ thuật RT- PCR 67
4.5. Triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và đàn lợn Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc
tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 70
4.6. Kết quả xác định bệnh tích đại thể chủ yếu trên lợn Mán, lợn Rừng mắc PED
tại tỉnh Hà Giang 73
4.7. Kết quả xác định bệnh tích vi thể trên lợn Mán và lợn Rừng con theo mẹ
mắc PED tại tỉnh Hà Giang 77
4.8. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở một số cơ quan trên lợn con theo mẹ (
1- 4 tuần tuổi) mắc PED 85
4.9. Kết quả nhuộm IHC một số cơ quan trên lợn mắc PED 91
4.10. Các chỉ số hồng cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 93
4.11. Các chỉ số bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 100
4.12. Hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 102
4.13. Tổng số lợn Mán và lợn Rừng đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang giai đoạn
2014 - 2016 125
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1. Mô phỏng cấu trúc của virus PED 27
2.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh 29
2.3. Bệnh tích vi thể ở lợn sơ sinh mắc PED 33
3.1. Atigen rapid PED Ag test Kit 42
3.2. Các bƣớc tiến hành kiểm tra mẫu bệnh bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 42
3.3. Kết quả chẩn đoán bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 43
3.4. Hình ảnh phản ứng PCR chẩn đoán lợn mắc PED 45
3.5. Minh họa tóm tắt quy trình IHC-A và cơ chế IHC-B 49
4.1. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Mán mắc PED 71
4.2. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 72
4.3. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 76
4.4. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 80
4.5. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 81
4.6. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 82
4.7. Một số hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 83
4.8. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 84
4.9. Hình ảnh Hóa mô miễn dịch lợn mắc PED 92
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thơm
Tên Luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lợn mắc tiêu chảy thành dịch do virus
(Porcine epidemic diarrhea - PED) gây ra trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà
Giang
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9 64 01 02
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số
trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng thuộc tỉnh Hà Giang;
- Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của
bệnh (PED);
- Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED).
Phƣơng pháp nghiên cứu
Áp dụng các phƣơng pháp điều tra dịch tễ học thƣờng quy: phỏng vấn trực tiếp,
phát phiếu điều tra, hồi cứu tài liệu lƣu trữ, dịch tễ học mô tả.
Xác định tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết theo công thức tiêu chuẩn.
Xác định sự hiện diện của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) trong mẫu
phân lợn tiêu chảy bằng bằng bộ Kit PED- Ag test
Xác đinh sự có mặt của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) ở lợn có biểu
hiện tiêu chảy, chƣa đƣợc tiêm vacxin phòng PED bằng RT-PCR.
Triệu chứng lâm sàng của lợn dƣơng tính với phản ứng RT-PCR đƣợc xác định là
các triệu chứng của PED. Những lợn này sau đó đƣợc mổ khám đánh giá bệnh tích đại
thể và lấy mẫu từ các cơ quan, làm tiêu bản để đánh giá biến đổi vi thể.
Sau khi thực hiện phản ứng RT-PCR và có kết quả, chúng tôi hồi cứu, tổng hợp
lại những triệu chứng lâm sàng chủ yếu đã đƣợc ghi chép từ trƣớc.
Xác lợn chết đƣợc mổ khám theo tiêu chuẩn trong TCVN 8402: 2010 (Bộ khoa
học và Công nghệ, 2010).
Phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch theo Boenisch (2001).
Xác định các chỉ tiêu huyết học bằng máy phân tích tự động Celldyn 3700.
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thô đƣợc xử lý và tính toán trên Excel, số liệu tổng hợp đƣợc xử lý bằng
chƣơng trình thống kê Minitab 16.0. Phép thử chi bình phƣơng (χ2
) đƣợc sử dụng để so
sánh tỷ lệ dƣơng tính và giá trị P < 0,05 đƣợc coi là có ý nghĩa.
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Kết quả chính và kết luận
1) Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang khá cao, chiếm
30,23 ± 0,82 % (lợn Mán), 29,92 ± 0,68% (lợn Rừng). Tỷ lệ chết ở lợn Mán cao hơn.so
với lợn Rừng
2) Kết quả kiểm tra bằng kít chẩn đoán nhanh PEDV -Ag test tỷ lệ lợn nhiễm
PEDV tại tỉnh Hà Giang khá cao chiếm tỷ lệ (77,8%; 48,3%).
Kết quả xét nghiệm tỷ lệ lợn mắc PED bằng phản ứng RT – PCR cho thấy, sự
hiện diện của PEDV có ở tất cả các địa phƣơng lấy mẫu; 27/34 chiếm 72,7% mẫu bệnh
phẩm trên lợn Mán; 26/35 chiếm 74,3% mẫu bệnh phẩm trên lợn Rừng thu thập đƣợc từ
tỉnh Hà Giang cho kết quả dƣơng tính với phản ứng RT-PCR.
3) Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán lợn và Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc
PED có các triệu chứng điển hình nhƣ: ủ rũ, mệt mỏi, lƣời bú, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ỉa
chảy nhiều, nôn mửa, lợn con sút cân, gầy gò. Lợn con mắc tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, triệu
chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ rất cao (100%).
- Bệnh tích đại thể bệnh PED trên lợn Mán và lợn Rừng chủ yếu tập trung trên
ruột và dạ dày.
4) Kết quả xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho kết quả dƣơng tính với PEDV. Chủ
yếu ở: không tràng, hạch màng treo ruột, hồi tràng 100%. Tá tràng 90% ; lách 80%. Ở kết
tràng, dạ dày, gan, phổi, thận, tỷ lệ các mẫu dƣơng tính chiếm từ 20 – 60% số mẫu nghiên
cứu. Mức độ khu trú của virus ở các cơ quan rất khác nhau, sự có mặt của PEDV trong cùng
một cơ quan trên đàn lợn Rừng và đàn lợn Mán mắc PED là tƣơng đối giống nhau.
5) Lợn con 2 tuần tuổi mắc PED, số lƣợng hồng cầu trên lợn Mán, lợn Rừng giảm
xuống còn 4,66 ± 0,55 (triệu/mm3
); trên lợn Mán còn 4,45 ± 0,27 (triệu/mm3
).
Lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tỷ lệ bạch cầu trung tính đều tăng lần lƣợt là:
60,45, 4,02%, 57,67 2,69%, Ở lợn đối chứng là: 38,50 2,27 %,40,67 2,45% so với lợn đối
chứng tăng lần lƣợt là 21,95 1,75% và 17,00% (p < 0,05).
Tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần lƣợt là: 5,70 1,09%
và 5,48 0,97 %. Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn Rừng đối chứng là 5,05 1,04 %;
5,20 0,95% (p < 0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm tăng lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần
lƣợt là: 0,75 0,49%; 0,65 0,53% (p < 0,05). Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn
Rừng đối chứng đều là 0,65, 0,58 %. Tỷ số A/G ở lợn Mán và lợn Rừng mắc PED giảm
xuống lần lƣợt là: 0,62%; 0,64% (P > 0,05).
Kết quả nghiên cứu các chỉ số sinh hóa máu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED
cho thấy; tỷ lệ α1 globulin, α1 globulin, β globulin ở lợn mắc PED đều tăng so với lợn đối
chứng. Tuy nhiên, sự biến đổi về các chỉ tiêu này giữa lợn Mán và lợn Rừng mắc PED so
với lợn đối chứng đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Thom
Thesis title: Study on pathological characteristics. of Man pig and wild pig breeding
infected porcine epidemic diarrhea virus (PED) in Ha Giang province
Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals
Code: 9 64 01 02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The results of this study will provide full information on the pathophysiology of
diarrhea caused by the Porcine Epidemic Diarrhea (PED) virus in Man pig and wild pig
breeding.
Clarification of epidemiological characteristics. of PED in pigs and pigs raised in
Ha Giang province. Clarify the major pathological characteristics of PED.
Materials and Methods
In order to study the contents of the topic, we applied the following research
methods:
Application of routine epidemiological investigation methods: face-to-face
interviews, questionnaires, archives, epidemiological description.
To determine the morbidity, mortality and death rates according to the standard
formula.
Apply modern and advanced methods such as PCR. Determination of
hematological parameters by automated analyzer.
Pigs surgery in accordance with TCVN 8402: 2010. Microscopic examination of
pig organs by paraffin molding of the Department of Veterinary Pathology.
Main findings and conclusions
1, Rate of Man pig and wild pig breeding infected PEDV in Ha Giang province by
Anigen rapid PED Ag test Kit in turn as 77.8%; 48.3%; by RT-PCR in turn as 72.7% and
74.3% (at ganglion samples); 57.1%; 54.3% (at faeces samples); 79.4% and 74.3% (at
intestine samples). PEDV-positive rates in the different study sites are different.
2, The main clinical symptoms when Man pig and wild pig breeding infected
porcine epidemic diarrhea virus (PED) such as: Seducing, tired; loose, fishy, yellow
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
excrement; deep sunkiness eyes, drink plenty of water, lying on the mother's abdomen,
lazy suck, hypothermia, rapid breathing, vertigo, vomiting, pale mucous membranes.
3, Lesions of Man pig and wild pig breeding infected PEDV
- Observing the major lesions of Pigs and PED pigs we found no difference
between the two subjects. Pigs died in the state of skinny skin, the stools of gold around
the anus; Stomach was inflated, containing undigested milk; Small intestines, thin walls,
yellowish pigmentation and lots of bubbles (100%). Hepatic necrosis, hemorrhage
(80.8%; 85.2%). On the other hand, visceral organs such as the lung, liver, kidneys, and
spleen have dark red hematuria, the result of circulatory disorders in the pathological
coils of dehydration diarrhea.
- Microscopic lesions are damaged intestinal villi, degenerated intestinal epithelial
cells, necrosis. The velvet feathers are eaten very quickly, deprivation should be shorter
and the head imprisonment seen more in the ileum, ileum. The broken lieberkuhn line,
peeling epithelial epithelial cells, coronary artery and inflamed infiltration of mucosal
mucosa. Intestinal hemorrhoids, hemorrhage, proliferate payer plaques in the intestinal
wall. Liver, congestion, liver cells degenerate, liver structure changes, boundaries
between liver cells are unknown. Inflammation of the lungs, congestion, enlarged blood
vessels, red blood cells, infiltrated inflammatory cells in the bronchial and alveoli.
4, Immunohistochemistry staining results show: Most of the organs in the pig's
body were positive. The foci of the virus in the organs is very different. Duodenum, no
colon, mesenteric lymphadenitis, ileum are the organs most affected by PEDV (90% to
100% positive).
5, Some basic hematological parameters of Man pig and wild pig breeding
infected porcine epidemic diarrhea virus (PED):
- Some numeral of red blood cells: red blood cells, hemoglobin, hematocrit, mean
corpuscular hemoglobine concentration decrease; hematocrit, mean corpuscular
hemoglobine increase.
- Some numeral of white blood cells: White blood cell, monocyte, lymphocyte
decrease; Granulocyte, eosinophilia, erythrocytes increase.
- Serum protein content: total protein content, Albumin, γ globulin, A/G rate; α1
globulin, α2 globulin, β globulin increase.
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hà Giang là một tỉnh miền núi, nhƣng ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang
ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và
nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại
cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ Landrade, Yorkshire,... đƣợc ngƣời chăn
nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn Mán, lợn Rừng lai (lợn địa phƣơng) vẫn gắn
liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào địa phƣơng. Bên cạnh đó,
trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân
ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu
tƣ và khai thác, một trong những động vật hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam
ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có
xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc
đầu đã cho kết quả khả quan.
Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi lợn ở nƣớc ta hiện nay đã tạo môi trƣờng
hết sức thuận lợi cho việc thƣờng xuyên tồn tại nhiều mầm bệnh trong môi
trƣờng chăn nuôi. Từ đó, các dịch bệnh xảy ra ở lợn vẫn không ngừng phát triển
và biến đổi. Các dịch bệnh nguy hiểm nhƣ tai xanh, lở mồm long móng, cúm lợn,
dịch tả lợn, hội chứng hao mòn sau cai sữa,... vẫn xảy ra trên lợn và gây nhiều
thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và cho các nông hộ chăn nuôi lợn
nói riêng tại tỉnh Hà Giang. Đa số các bệnh đó đều có tác nhân gây bệnh là virus
với đặc điểm lây lan nhanh, độc lực cao nên gây thiệt hại lớn. Trong số các bệnh
nguy hiểm trên lợn, mắc ở lợn hay còn gọi là PED (viết tắt của Porcine Epidemic
Diarrhea) đang là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm trên đối với ngƣời
chăn nuôi lợn cũng nhƣ các nhà chuyên môn Chăn nuôi, Thú y. Bệnh đã đƣợc
báo cáo lần đầu tiên ở Anh năm 1971, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, lúc đó
đƣợc gọi là dịch tiêu chảy do virus năm 1976, đợt dịch tiếp theo giống EVD
cũng do coronavirus gây ra ở châu Âu và đƣợc gọi theo tên tiếng Anh là PED
(Pensaert et al., 1981). Dịch tiêu chảy cấp trên lợn (PED) là bệnh truyền nhiễm,
lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn cho đàn lợn với đặc điểm gây ói mửa và tiêu
chảy trên lợn ở mọi lứa tuổi (Pospischil et al., 2002). Từ đầu năm 2000 trở lại
đây, bệnh xảy ra nghiêm trọng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh xảy ra ở
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
nhiều lứa tuổi của lợn, gây tử vong cao ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ cao
(Puranaveja et al., 2009, Park and Daesub, 2012).
Dịch tiêu chảy cấp (PED) trên lợn trên đàn lợn Mán và lợn Rừng xảy ra
khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn chƣa có
nghiên cứu đƣa ra những kết quả chính xác để giải đáp các câu hỏi đặt ra nhƣ:
tình hình lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED ra sao? Đặc điểm
bệnh lý của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED về biểu hiện lâm
sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED), sự thay đổi một số
chỉ tiêu huyết học ở lợn Mán và lợn Rừng mắc (PED) nhƣ thế nào? Ở Việt Nam
đã có một số nghiên cứu về đặc điểm PED trên lợn. Song, đặc điểm của PEDV ở
các địa phƣơng khác nhau, ở các giống lợn khác nhau thì có những điểm khác
nhau nhất định. Việc áp dụng những kết quả nghiên cứu trên để phòng và điều trị
bệnh PED trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang còn nhiều bất cập
chƣa mang lại hiệu quả. Ở Hà Giang, hiện tại những thông tin và hiểu biết của
ngƣời quản lý và ngƣời chăn nuôi còn rất hạn chế, chƣa có công bố chính thức
nào về tình hình nhiễm PEDV tại tỉnh. Trƣớc thực trạng đó, nhằm hiểu rõ hơn về
đặc điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) gây ra cho đàn lợn Mán,
lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang. Đồng thời có thêm cơ sở khoa học cho việc chủ động
xây dựng các biện pháp trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED
trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang, cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía
BắcViệt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận án nhằm xác định một số các đặc điểm bệnh lý chủ yếu
của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED, bao gồm các dấu hiệu về triệu chứng lâm
sàng, biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể, các chỉ tiêu huyết học khi lợn mắc PED để
làm căn cứ trong chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt với các lợn mắc tiêu
chảy do các mầm bệnh khác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong
một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang;
- Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu
của bệnh (PED);
- Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED).
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Căn cứ vào dịch tễ học và tình hình chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại
các huyện của tỉnh Hà Giang. Trƣớc diễn biến phức tạp của thời tiết, sự biến đổi
khí hậu; cùng với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và điều kiện môi trƣờng,
phƣơng thức chăn nuôi của từng địa phƣơng, tình hình dịch bệnh của tỉnh Hà
Giang. Do đó, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tại các
trang trại chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng của 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang,
Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang.
Đối tƣợng nghiên cứu: lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại các trang trại và gia
trại của 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Hoàng Su Phì tại tỉnh Hà Giang mắc
tiêu chảy và mắc dich tiêu chảy cấp (PED). Trọng tâm nghiên cứu là lợn con theo
mẹ từ 1-9 tuần tuổi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm Bộ
môn Bệnh lý Thú y (làm tiêu bản bệnh lý), Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
- Địa điểm theo dõi và lấy mẫu: tại các trang trại và gia trại nuôi lợn Mán
và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang.
- Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu và số liệu của đề tài đƣợc thu
thập từ tháng 12/2014 đến tháng 8/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định đƣợc các đặc điểm bệnh lý chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng
mắc PED tại tỉnh Hà Giang.
- Phƣơng pháp hóa mô miễn dịch đã xác định đƣợc sự hiện diện của virus
porcine epidemic diarrhea trong các mô của lợn Rừng mắc PED.
- Cung cấp các thông tin về chỉ tiêu huyết học của lợn Rừng trong chăn
nuôi trang trại.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đây là nghiên cứu về PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại Hà Giang Việt
Nam. Cùng với việc phát triển nuôi lợn Mán và lợn Rừng nhƣ hiện nay, nhất
thiết phải có nhiều nghiên cứu về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa và phát
triển bền vững đối tƣợng nuôi này. Do vậy, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
quan trọng cho các nhà quản lý chăn nuôi, các nhà thú y và ngƣời nuôi trong việc
sàng lọc và nhân giống lợn Mán, lợn Rừng. Bảo vệ đàn lợn Mán, lợn Rừng và đề
ra chiến lƣợc phát triển phù hợp giúp ngƣời nuôi an tâm sản xuất và phát triển
kinh tế, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam.
- Kết quả của luận án chỉ ra đƣợc những đặc điểm bệnh lý của lợn Mán và
lợn Rừng mắc PED, các thông tin có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn
đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt các bệnh tiêu chảy trên lợn Mán và lợn
Rừng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đã khẳng định lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại tỉnh Hà
Giang có thể mắc PED và đã làm rõ các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán
và lợn Rừng mắc PED. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ thú y, ngƣời
chăn nuôi có thể chẩn đoán xác định bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời
giảm thiểu các thiệt hại kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm tiền đề để tiếp tục nghiên
cứu về virus PED, là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo.
- Chủ động trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED trên lợn
Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam.
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở HÀ GIANG
Ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất
hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ
Landrade, Yorkshire… đƣợc ngƣời chăn nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn
Mán (lợn địa phƣơng) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng
bào địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi của ngƣời dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản
quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã
đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu tƣ và khai thác, một trong những động vật
hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào
lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn
Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan.
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016
Để có bức tranh khái quát về tình hình chăn nuôi các đối tƣợng lợn khác
nhau trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong 3 năm.
Chúng tôi đã tổng hợp số liệu từ Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2014,
2015, 2016) và trình bày kết quả ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016
Năm Tổng đàn Lợn Rừng Lợn Mán Lợn lai
2014 547.544 139.928 225.101 182.515
2015 586.409 143.357 237.582 205.470
2016 530.696 142.360 238.579 167.757
Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Giang (2016)
Qua bảng 4.1 cho thấy năm 2015 chăn nuôi lợn nói chung tăng so với
2014 là 20.869 con = 3,81%. Năm 2016 số lƣợng lợn giảm so với 2015 là 37.713
con = 6,64%. Tuy nhiên đối với chăn nuôi giống lợn Mán và lợn Rừng (địa
phƣơng) thì trong 3 năm (2014, 2015, 2016) số lƣợng luôn gia tăng và không có
chiều hƣớng giảm sút. Có thể đây là đặc thù của chăn nuôi lợn tại Hà Giang, do
chăn nuôi theo phƣơng thức truyền thống, sử dụng thức ăn tự có nhƣ (ngô, gạo,
sắn, rau các loại,....), chi phí đầu tƣ từ thức ăn thấp, chất lƣợng sản
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
phẩm thịt thơm ngon, giá thành lợn hơi luôn ở mức cao từ 40.000 - 50.000đ/kg
đối giống lợn địa phƣơng, lợn Rừng giá 150 - 180.000đ/ kg giá bán ổn định, ít bị
ảnh hƣởng, sản phẩm dễ tiêu thụ. Trong khi đó đối với chăn nuôi giống lợn lai
đƣợc chăn nuôi theo hƣớng Công nghiệp tuy rút ngắn thời gian nuôi, giảm nhân
công lao động, quay vòng chu kỳ nuôi lứa/năm tăng lên so với nuôi giống địa
phƣơng nuôi theo phƣơng pháp truyền thống, việc phát triển tăng đàn nhanh
hơn, tỷ lệ nạc cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu số lƣợng trên thị trƣờng, phù hợp với
chăn nuôi gia trại, trang trại. Nhƣng kinh phí đầu tƣ thức ăn cao, khả năng chống
chịu bệnh kém dẫn tới dễ bị nhiễm bệnh. Sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán không
ổn định nên có xu hƣớng giảm về số lƣợng trong 3 năm gần đây.
Đặc biệt, năm 2016 giá thịt lợn hơi trên thị trƣờng giảm mạnh đã làm ảnh
hƣởng trực tiếp đến ngƣời chăn nuôi tại tỉnh Hà Giang việc lợn nhập từ các tỉnh
lân cận (Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,...) với số lƣợng lớn vào địa bàn đã
dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm lợn thịt giống lai của các hộ chăn nuôi trên địa
bàn gặp khó khăn do một số thƣơng lái khi thu mua ép giá, dẫn đến giá lợn hơi
xuống thấp dƣới mức 20.000 - 25.000đ/kg, trong khi giá thức ăn chăn nuôi công
nghiệp vẫn giữ ở mức cao từ 12.000-13.000đ/kg. Chăn nuôi theo hình thức tập
chung gặp khó khăn nhiều hơn do chi phí đầu tƣ lớn, giá thịt lợn hơi xuất chuồng
thấp, giá trị thu đƣợc không đủ chi phí bù đắp cho đầu tƣ. So với các hộ chăn
nuôi lợn lai, các hộ chăn nuôi lợn Rừng, lợn đen địa phƣơng bị ảnh hƣởng ít hơn
do giá bán giảm ít, chi phí đầu tƣ thức ăn thấp chủ yếu là tận dụng những loại
thức ăn có sẵn tại địa phƣơng.
Cần chuyển đổi cơ cấu giống cho hợp lý, đặc biệt chú trọng phát triển
giống lợn Rừng, lợn địa phƣơng để đa dạng hóa sản phẩm và hạn chế rủi ro.
Khuyến khích phát triển các gia trại sản xuất con giống nhằm chủ động đƣợc
nguồn giống cung cấp cho ngƣời chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo hƣớng tạo ra
sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, phù hợp với xu thế ngƣời tiêu dùng, tăng khả
năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
2.1.2. Giống lợn Mán (hay còn gọi là lợn địa phƣơng, bản địa)
Lợn Mán thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn
(Articodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus. Lợn Mán là giống lợn
đƣợc nuôi phổ biến trong làng bản đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Tày, Mông,…
ở Hà Giang. Số lƣợng ƣớc tính khoảng trên 5.000 con lợn trƣởng thành đang đƣợc
nuôi rải rác trong các làng bản vùng sâu, vùng xa. Lợn Mán có hình
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
dáng rất gần với lợn Rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp
cho việc đào bới tìm kiếm thức ăn. Da dày, mốc, lông đen dài, có bờm dài và
dựng đứng, chân nhỏ, đi bằng móng và rất nhanh nhẹn, thích nghi với việc thả
rông, tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trƣởng chậm và phụ thuộc vào nguồn
thức ăn. Lợn này có màu lông đen, hung, nâu. Trong phạm vi Dự án Biodiva đã
đánh giá sự đa dạng trên 1053 mẫu của quần thể lợn tỉnh Hà Giang (theo Nguyễn
Thiện, 2006).
Lợn Mán là một giống đƣợc nuôi chủ yếu ở các huyện miền núi của tỉnh
Hà Giang. Đây là giống có nhiều tập tính của động vật hoang dã nhƣ tính bầy
đàn, tự kiếm nơi kín đáo để làm tổ khi đẻ, có khả năng tự kiếm ăn cao ít lệ thuộc
vào điều kiện nuôi dƣỡng. Việc tiếp xúc với chúng cũng khó hơn nhiều so với
các giống lợn khác. Giống lợn này giữ vai trò quan trọng trong chăn nuôi nông
hộ, tận dụng những phế phụ phẩm nông lâm nghiệp có sẵn trong gia đình và khả
năng chống chịu với các bệnh nhiệt đới. Lợn Mán có chất lƣợng thịt thơm ngon,
với lƣợng mỡ thấp và đặc biệt là có hƣơng vị “núi rừng”. Ngoài ra, lợn Mán đã
đƣợc xếp vào nguồn gen quý cần đƣợc bảo tồn, phát triển (theo chƣơng trình
khai thác phát triển nguồn gen các giống bản địa), tăng lên về số lƣợng và chất
lƣợng đàn lợn theo các vùng địa lý khác nhau.
+ Đặc điểm chung của giống là: tầm vóc nhỏ bé, mình thuôn, tai nhỏ, lƣng
thẳng có nhiều con lƣng võng, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn, mắt nhỏ tinh nhanh,
bụng gọn không sệ, dáng đi nhanh nhẹn, chân nhỏ thon và cao, móng chân gọn
dày, 2 móng phụ dài và nhọn. Lông da đen dài và cứng...
+ Về tính thích nghi: lợn Mán đƣợc nuôi chủ yếu đƣợc nuôi theo phƣơng
thức chăn thả hoặc bán chăn thả thức ăn đƣợc con ngƣời cung cấp, ngoài ra
chúng còn tự kiếm thức ăn trong tự nhiên, nên lợn có khả năng dũi đất rất khoẻ,
khả năng tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên tốt nhƣ rễ cây, củ, côn trùng. Nếu nuôi
chăn thả lợn mẹ tự làm tổ đẻ trong rừng hay lên nƣơng, sau một thời gian mới
dẫn con về nhà. Lợn con tự bỏ vú không có quá trình cai sữa, lợn đực đƣợc thiến
hoạn lúc 1 tháng tuổi. Lợn có khả năng chịu đựng kham khổ cao, tận dụng thức
ăn tốt, ít bệnh.
+ Về khả năng sinh sản: khả năng sinh sản của lơn Mán nhìn chung là
thấp, tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 398,4 ±4,73. Số con đẻ ra/ổ thấp (7,2 ±0,23).
+ Khả năng phòng bệnh: là một giống lợn nội nên khả năng chống bệnh là
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
rất tốt, hầu nhƣ không mắc phải các bệnh truyền nhiễm nhƣ các giống lợn ngoại.
Do cách thức sinh hoạt mà chúng chỉ thƣờng mắc các bệnh nhƣ cảm lạnh, ký
sinh trùng.
Là giống bản xứ luôn dũi đất tìm thức ăn có nơi còn gọi là lợn dũi đất, chỉ
đạt 25 - 30 kg/con là tối đa, đƣợc nuôi thả rông và tự kiếm ăn, nuôi lâu lớn, thức
ăn chủ yếu là chất sơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây,
rau, củ, quả có sẵn tại địa phƣơng. Thịt lợn Mán đặc biệt thơm ngon, mềm giòn s
ngắn, trán nhăn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng
(lông càng cứng càng rậm ăn càng thơm ngon, vì càng rậm chứng tỏ càng lai lợn
Rừng nhiều), 03 lỗ chân lông chụm 01 lỗ (Lƣơng Thanh Hải, 2013).
2.1.3. Giống lợn Rừng
Lợn Rừng là loài vật mới nuôi phổ biến hiện nay ở nhiều tỉnh trong cả
nƣớc, bởi phẩm chất thịt thơm ngon, gần nhƣ không có mỡ, ít cholesteron và đặc
biệt có da dày, giòn ngậy. Phong trào nuôi lợn Rừng ngày càng lan rộng do đó
giá thịt hơi khá hấp dẫn (luôn giữ giá 100.000 đ/kg) và nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng mạnh. Lợn Rừng (wild pig) vốn chính là thủy tổ của các giống lợn hiện
nay. Theo phân loại động vật thì lợn Rừng thuộc giới động vật (Amimalia),
ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xƣơng sống (Vertebarata), nhóm
động vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao hay thú
có nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Sus), loài lợn Rừng (Sus
Serofa). Võ Văn Sự (2005), Tổng quan về chăn nuôi lợn Rừng ở Việt Nam từ
2005 - 2009, Hội thảo chăn nuôi lợn Rừng phía Bắc Hà Nội, Đào Lệ Hằng
(2008), 45 câu hỏi - đáp chăn nuôi lợn Rừng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp quốc tế thì lợn Rừng có tới 36 giống. Phổ biến nhất là các giống: lợn
Rừng thần, lợn Rừng lông nhím, lợn Rừng hƣơu, lợn Rừng sông, lợn Rừng lông
dài, lợn Rừng Ấn Độ, lợn Rừng ria trắng châu phi, lợn Rừng Nam Mỹ… đƣợc
phân bố rất rộng, hầu nhƣ trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và
châu Phi. Lợn Rừng hiện nay đƣợc tạp giao với nhiều giống lợn địa phƣơng cho
ra. Tăng Xuân Lƣu và cs. (2010) cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của lợn
Rừng Thái Lan, Việt Nam nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân loại
còn khá phức tạp (Võ Văn Sự, 2005 và Hoà Bình, 2006).
+ Ngoại hình: lợn Rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70cm, một số 8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
giống lợn châu Âu có thể cao tới eo ngƣời (90 - 120cm). Thân hình chắc khỏe,
mình mỏng. Phần vai trƣớc thƣờng cao hơn chân sau làm cho hình dáng của lợn
Rừng vai cao mông thấp. Mông, bụng gọn, đuôi dài và không bao giờ uốn cong
laị nhƣ lợn nhà và luôn ve vẩy. Hai vai và bên trên của hai chân phía trƣớc đều
có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành trai cứng. Độ lớn và độ dày của u chai cứng
hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi (3 - 5cm). Mặt lợn Rừng dài, tai nhỏ dựng ép
sát đầu. Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn. Mũi lợn
Rừng mềm nhƣng mạnh khỏe phù hợp với phƣơng thức kiếm ăn trong cuộc sống
hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất để đào bới củ, gốc cây, côn trùng...
Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát
triển và nổi rõ (Đặng Tình, 2007).
Răng nanh là đặc điểm nổi bật của lợn Rừng. Răng nanh mọc dài ra khỏi
mõm khi lợn 2- 4 năm tuổi. Lợn Rừng có 4 nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái
mọc ở ¼ hàm. Mỗi nanh dài khoảng 10 - 12cm, thậm chí có con sở hữu bộ nanh
cong, to, dài tới 22,8cm. Mỗi bên hàm có một đôi nanh, nanh trên và nanh dƣới
khép kín và xếp khít nhau, 2 đầu nanh trên khớp với nhau tạo thành đầu nhọn.
Mút đầu răng trên và mút đâu răng dƣới thƣờng miết sát lẫn nhau nên 2 nanh
giống nhƣ đƣợc mài sắc mỗi ngày nên nanh của lợn Rừng rất sắc và nhọn, đặc
biệt là ở lợn Rừng đực (Võ Văn Sự, 2009).
Lợn Rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc
biệt thì lợn Rừng cũng giống nhƣ các động vật nuôi con bằng sữa khác về sự
không phát triển lắm của hệ thống răng, lợn Rừng có 44 răng. Răng cửa phía
dƣới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trƣớc để làm nhiệm vụ nhƣ cái xẻng.
Lông của lợn Rừng là kiểu lông nhám, cứng. Lỗ chân lông ở trên lớp da
tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ 1sợi lông dài. Theo Tăng Xuân Lƣu và cs. (2010)
cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của lợn Rừng Thái Lan, Việt Nam nhiều
dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân loại còn khá phức tạp.
Trên sống lƣng của lợn Rừng từ trán tới đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi
lông dài có khoảng 6 - 15cm. Phần mào lông này bình thƣờng đã mọc dựng đứng
hơn các phần khác nhƣng sẽ dựng đứng đặc biệt khi lợn Rừng nghe tiếng âm
thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi lạ, mùi của kẻ thù (lợn nhà không có lông mào). Mào
lông hay bờm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể.
Riêng lợn Rừng 4 tháng đầu có bộ lông sọc dƣa rất đẹp đƣợc bởi những
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
vệt màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặc màu nâu nhạt hoặc đỏ
chạy trên nền lông đen tùy giống. Bộ lông này giúp cho lợn ngụy trang để giấu
mình và đánh lạc hƣớng kẻ thù trong môi trƣờng tranh tối tranh sáng trong rừng.
Trong khoảng 2- 6 tháng, các sọc dƣa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi,
chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trƣng của giống lợn ổn định cho đến
khi chết.
+ Khả năng sinh trƣởng và sinh sản: lợn Rừng sinh trƣởng chậm và đạt
kích thƣớc tối đa tùy theo từng giống, môi trƣờng và tuổi. Lợn Rừng châu Âu
thƣờng có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với lợn Rừng châu Á. Trong khi lợn
Rừng châu Á chỉ có thể cao 65- 70cm, nặng 70 - 150 kg thì lợn Rừng châu Âu có
thể cao tới 90 - 100 cm, dài 150- 160cm, nặng tới 200 -350 kg. Con đực thƣờng
to hơn con cái 30 - 30 kg. Lợn sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 20
cm. Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày tuổi. Trọng lƣợng lợn con khi cai sữa là 4 - 5 kg:
tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi. Trọng lƣợng lúc xuất chuồng thƣờng dao
động từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trƣờng. Nguyễn Lân Hùng và
Nguyễn Khắc Tích (2007).
Mặt khác nghiên cứu sâu về tập tính, đặc điểm sinh lý, sinh sản… lợn
Rừng Thái Lan, rừng Việt Nam đã đƣợc tác giả Đỗ Kim Tuyên (2006); Võ Văn
Sự và cs. (2008, 2010); Nguyễn Lân Hùng và cs. (2006),... nghiên cứu khá chi
tiết ở một số vùng sinh thái khác nhau.
Bảng 2.2. Một số sinh trƣởng cơ bản của lợn Rừng
Tháng tuổi Trọng lƣợng (kg) Tốc độ sinh trƣởng (g/ ngày)
0 -2 0,5-5 8,33- 83,3
2 – 4 10 -12 166,66- 200,00
4 – 6 15-20 250, 00 - 416,66
6 – 8 25-35 300,00- 583,33
8–10 40-50 666, 66- 833, 33
10 -12 50 70 1000,00- 1166,66
Nguồn: Khuyết danh (2018)
Tốc độ sinh trƣởng (đối với lợn Rừng đã và đang nuôi tại Thái Lan và
Việt Nam) chậm (trung bình chỉ đạt khoảng 0,13 - 0,2 kg/ngày). Tuổi thọ sinh lý
của lợn Rừng kéo dài từ 15 năm - 25 năm.
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Bảng 2.3. Các đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn Rừng
STT Chỉ tiêu Mức thể hiện
1 Tuổi động dục 6 - 7 tháng tuổi
2 Trọng lƣợng tuổi động dục lần đầu 18 - 20 kg
3 Tuổi phối giống 7 - 8 tháng tuổi
4 Trọng lƣợng lúc phối giống 30 - 35 kg
5 Thời gian mang thai 110- 130 ngày
6 Thời gian động dục 2 - 3 ngày (đối với nái tơ)
3 - 4 ngày (đối với nái rạ)
7 Chu kỳ động dục 20 - 22 ngày
8 Hệ số đẻ 1,2 - 1,3 lứa/ năm
9 Số con mỗi lứa 5 - 8 con
Nguồn: Khuyết danh (2018)
+ Tập tính: lợn Rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ, bò… và
phát đƣợc khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong đàn). Chúng thƣờng sống quây
tụ thành bầy đàn với qui mô 5 - 25 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 - 80
con. Lợn đực trƣởng thành thƣờng tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đàn vào mùa
giao phối (tháng 12 - tháng 1). Trƣớc khi sinh con, lợn mẹ đào hố trên mặt đất và lót
ổ, ngụy trang bằng các loại cây, cỏ mềm. Lợn mẹ đẻ và nuôi con rất khéo trong suốt
3 - 4 tháng sau khi sinh. Mỗi lợn con sẽ chiếm lĩnh bất di bất dịch một núm vú cho
đến khi cai sữa. Lợn Rừng có linh cảm rất tốt và rất
khôn khéo né tránh các nguy hiểm. Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì
chúng chỉ loanh quanh trong lãnh thổ khoảng 10m2
/con. Nếu thức ăn bị cạnh
tranh nhiều bởi hƣơu, nai,… thì chúng có thể đi kiếm ăn trong vòng bán kính 50
- 80 m, nhƣng không có tập tính di cƣ. Lợn Rừng thích đầm mình vào nơi ẩm
ƣớt, vũng nƣớc nhỏ và thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là với lên ăn lá cây.
Theo Lê Đình Phùng và cs. (2011) đã nghiên cứu tập tính hoang dã của lợn Rừng
Thái Lan khối lƣợng sơ sinh 0,37kg/con, khối lƣợng cai sữa đạt 120 ngày đạt
13,83kg/con.
+ Thức ăn và kẻ thù: lợn Rừng là loài ăn tạp, chúng ăn từ các loại rễ cây, cỏ,
củ, quả, cây nông nghiệp, nấm, quả sồi, hạt đậu, các loại hoa quả… Các động vật
dƣới đất giun, dế, rết,… các loại động vật trên mặt đất nhƣ bọ cạp, trứng, kỳ nhông,
thỏ con, rắn, chim non của các loài chim làm tổ trên mặt đất, sâu, bọ, côn trùng, xác
chết… Kẻ thù trong tự nhiên của chúng là báo, sƣ tử, hổ, chó sói, thợ săn,…
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Năm 2012, tỉnh Hà Giang có 7 trang trại chăn nuôi lợn Rừng, với tổng số
khoảng 8.000 con (theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, 2012).
Giống lợn Rừng mà các trang trại nghiên cứu và áp dụng ghép đôi giao phối: lợn
đực Rừng Việt Nam phối giống với lợn cái F1 (bố lợn Rừng Việt Nam, mẹ lợn
Mán) hoặc cái là lợn Rừng Thái Lan.
- Lợn Rừng Thái Lan: có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn
hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi, trông dữ tợn, ở má có vệt
lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi rất thính, linh hoạt, mềm nhƣng rất khoẻ.
Lợn thƣờng dùng mũi để đào bới tìm thức ăn.
- Lợn Rừng Việt Nam: dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi
gầy, dài đòn. Lƣng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu
nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ, vểnh và thính, mũi rất thính và khoẻ. Da lông
màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông chạy
dọc theo sống lƣng và cổ dày, dài và cứng hơn... Vai thƣờng cao hơn mông, đuôi
nhỏ, ngắn, chỉ dài đến kheo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy
vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ.
Lợn Rừng và con lai đang đƣợc nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thức ăn của chúng chủ yếu là tận dụng nguồn nông sản tại địa phƣơng. Trong
điều kiện chăn nuôi lợn Rừng, con lai ở nông hộ thì năng suất còn thấp, chƣa xác
định đƣợc mức dinh dƣỡng theo hệ thống. Các mô hình chăn nuôi lợn theo
hƣớng tập trung đang phát triển mạnh tại hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc,
góp phần cung cấp nguồn thực phẩm thịt lợn cho nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Đặc biệt, ngƣời chăn nuôi đang quan tâm bảo tồn nguồn gen quý của một số
giống lợn địa phƣơng và gen lợn Rừng, con lai ở Việt Nam. Với đặc điểm tốt về
khả năng thích nghi, chống chịu điều kiện khắc nghiệt ở miền núi và tận dụng
nguồn thức ăn tự nhiên, yều cầu kỹ thuật không cao. Bên cạnh đó, xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu lớn về thịt lợn Rừng, con lai và lợn địa phƣơng thuần
đang đƣợc quan tâm. Điều này cho thấy, ngƣời chăn nuôi đang dần thuần hóa
nuôi theo hƣớng tập trung nhƣng vẫn giữ đƣợc tập tính hoang dã của chúng (Võ
Văn Sự và cs., 2008).
Lợn Rừng cũng nhƣ lợn Mán là động vật hoang dã, khi sống trong điều
kiện tự nhiên có sức đề kháng cao, ít bệnh. Tuy nhiên khi mới đƣợc thuần hoá,
đƣợc chăm sóc trong điều kiện khác, sẽ làm giảm sức đề kháng, nên lợn dễ bị
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
bệnh. Lợn Rừng cũng nhƣ lợn Mán thƣờng mắc một số bệnh nhƣ các giống lợn
khác, nhƣ: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh tai xanh, mắc
(PED),... những bệnh này đã gây thiệt hại kinh tết rất lớn cho các nông hộ chăn
nuôi lợn nói chung và các nông hộ chăn nuôi lợn Rừng, lợn Mán nói riêng tại
tỉnh Hà Giang.
2.2. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở
đƣờng tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, độ
tuổi mắc. Tùy theo yếu tố nào đƣợc xem là nguyên nhân chính mà nó đƣợc gọi
với nhiều tên khác nhau: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh tiêu chảy sau cai sữa,
chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa hay Colibacillosis, Salmonellosis,… hoặc
tiêu chảy là triệu chứng thƣờng gặp ở nhiều bệnh ký sinh trùng, bệnh do virus,
bệnh do vi khuẩn.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985); Lê Minh Chí (1995); Theo Hồ Văn Nam và
cs. (1994) lợn bị tiêu chảy thƣờng mất nƣớc, mất chất điện giải và kiệt sức.
Những lợn khỏi thƣờng bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn hoặc hiện tƣợng viêm
nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là quá trình nhiễm trùng
dẫn đến lợn chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đó cũng là nguyên
nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao.
Tiêu chảy thƣờng gặp ở gia súc, đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi. Trong lịch sử nghiên cứu về tiêu chảy, nhiều tác giả đã nghiên cứu,
tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Việc phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây
tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, ngƣời ta thống nhất rằng, phân loại nguyên
nhân gây tiêu chảy chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất
hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ xuất hiện sau, từ đó vạch ra phác đồ phòng và
điều trị bệnh có hiệu quả. Nhƣng cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu
chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu
hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Theo Nguyễn Bá Hiên (2001), Fairbrother
(1992) tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn.
Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê Văn Tạo và cs.
(1993), Phan Thanh Phƣợng và cs. (1995) cho biết ở nƣớc ta bệnh tiêu chảy xảy
ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào
những giai đoạn chuyển mùa trong năm. Vi khuẩn đƣờng ruột có vai trò không
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
thể thiếu đƣợc trong tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs., 1997, Archie, 2001),
Khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ, các nhà khoa học đã nhận xét bệnh
tiêu chảy xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trên thế giới (Lecce et al., 1976), (Griffin,
1989). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn và cs. (1998) cho thấy tiêu chảy
xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sản, nhƣng trầm trọng nhất
là ở lợn sơ sinh đến cai sữa.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) cho biết các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng
trong tiêu chảy ở lợn, nhƣ E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên.
2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn
Tiêu chảy là một hiện tƣợng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu
tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc
phân biệt rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây nên tiêu chảy, có
thể là nguyên phát hay thứ phát. Dƣới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
2.2.1.1. Do môi trường ngoại cảnh
Môi trƣờng ngoại cảnh là một trong 3 yếu tố cơ bản gây ra bệnh dịch, mối
quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - môi trƣờng là nguyên nhân của sự không ổn
định về sức khỏe, đƣa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Nhƣ Thanh, 2001).
Môi trƣờng ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều kiện về
chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nƣớc uống…
Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác
dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh. Khẩu phần ăn
cho vật nuôi không thích hợp, thức ăn kém chất lƣợng nhƣ thối, mốc và nhiễm
các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm
ruột, ỉa chảy ở gia súc.
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức
ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật
thì vi khuẩn thƣờng trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003).
Đào Trọng Đạt và cs. (1996); Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998) cũng cho
rằng các yếu tố stress lạnh, độ ẩm ảnh hƣởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài
ngày tuổi. Độ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75% đến 85%. Việc làm khô và giữ ấm
chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Sử An Ninh (1981), Niconxki (1986), Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998) cho
rằng các yếu tố khí hậu, thời tiết không thuận lợi là yếu tố tác động rất mạnh đến
quá trình loạn khuẩn ở lợn và là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy.
Nhƣ vậy, nguyên nhân môi trƣờng ngoại cảnh gây tiêu chảy không mang
tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều tiết
trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm
sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đƣờng tiêu hóa có thời cơ
tăng cƣờng độc lực và gây bệnh.
2.2.1.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Thức ăn kém chất lƣợng, ôi thiu, khó tiêu,… là nguyên nhân gây ỉa chảy ở
gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời
phƣơng thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia
súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn đƣờng tiêu hóa phát triển và gây bệnh.
Theo Hoàng Văn Tuấn (1998), Đoàn Kim Dung (2003) cho rằng: tỷ lệ
mắc tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thuộc vào điều kiện chăm
sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một đàn phụ
thuộc vào giai đoạn mắc. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) trong quá trình chăm sóc
nuôi dƣỡng lợn, nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ
là giảm tỷ lệ bệnh đƣờng tiêu hóa.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985), Đào Trọng Đạt và cs. (1996) trong quy
trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn thì công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn
con và lợn mẹ đúng kỹ thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng quyết định
đến tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp, trong thành phần và sự cân đối các chất dinh
dƣỡng trong khẩu phần đóng vai trò quan trọng.
Theo Phan Thanh Phƣợng và cs. (1988) trong quá trình chăm sóc nuôi
dƣỡng, cần cho lợn nái ăn thức ăn giàu đạm, vitamin và đủ nguyên tố vi lƣợng.
Khi lợn con mới sinh cần cho bú sữa đầu, sau đó tập ăn sớm cho lợn, sau cai sữa
cần phải cho lợn ăn thức ăn đủ số lƣợng và chất lƣợng phù hợp với đặc điểm
sinh lý lứa tuổi.
2.2.1.3. Tiêu chảy do vi khuẩn
Trong đƣờng tiêu hóa của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đƣờng
ruột, đƣợc chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi tác dụng lên men phân giải
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
các chất dinh dƣỡng giúp cho quá trình tiêu hóa đƣợc thuận lợi và vi khuẩn có
hại thì khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh.
Họ vi khuẩn đƣờng ruột là họ vi khuẩn cộng sinh thƣờng trực trong
đƣờng ruột. Họ vi khuẩn này muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành vi khuẩn gây
bệnh thì phải có 3 điều kiện.
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện đƣợc chức
năng bám dính.
- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt sản
sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đƣờng ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột và từ
đó phát triển lên.
Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột là E.coli, Salmonella
sp.shigella, Klebsiella, Clostridium perfringens… đó là những vi khuẩn quan
trọng, gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột tiêu chảy ở ngƣời và nhiều loài động vật.
Đào Trọng Đạt và cs. (1996) cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi
khuẩn đƣờng ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%). Cũng theo tác giả, vi khuẩn
yếm khí C. perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó trở thành
vai trò chính.
Cù Hữu Phú và cs. (2000) khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella ở lợn
tiêu chảy cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80-90% số mẫu xét
nghiệm.
Phan Thanh Phƣợng và cs. (1996) vi khuẩn yếm khí C. perfringens là một
trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1-
120 ngày tuổi. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc do vi khuẩn này gây ra có thể đến
100% và tỷ lệ chết là 60%.
Nguyễn Nhƣ Pho (2003) cho rằng, khả năng gây bệnh của các loại vi
khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa
hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai
đoạn lúc sơ sinh đến sau cai sữa thƣờng do E. coli; lứa tuổi 6-12 tuần tuổi thì
thƣờng do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae, vi khuẩn yếm khí
C. perfringens thƣờng gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần
tuổi đến cai sữa.
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2.2.1.4. Tiêu chảy do virus
Virus cũng là tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus
làm tổn thƣơng niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thƣờng
gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao.
Khooteng (1995) đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn
thƣơng đƣờng tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy nhƣ: Enterovirus, Rotavirus,
Coronavirus, virus dịch tả lợn...
Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia
súc non mới sinh nhƣ nghé, dê, cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê do
những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie,
2000).
Lecce (1976), Nilson (1984) nghiên cứu về virus gây bệnh đƣờng tiêu hóa
đã xác định đƣợc vai trò của Rotavirus trong tiêu chảy ở lợn.
Các nghiên cứu trong nƣớc của Nguyễn Nhƣ Pho (2003) cũng đã cho
rằng: Rotavirus và Coronavirus gây bệnh tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong
giai đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nƣớc với
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
Theo Bergenland (1992) trong số những mầm bệnh thƣờng gặp ở lợn
trƣớc và sau cai sữa mắc tiêu chảy có rất nhiều loại vi rút, 29% phân lợn bệnh
tiêu chảy phân lập đƣợc Rotavirus, 11,2% có vi rút TGE, 2% có Enterovirus,
0,7% có Parvovirus.
2.2.1.5. Tiêu chảy do nấm mốc
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc.
Một số loài nhƣ: Aspergillus, Penicillium, Fusarium… có khả năng sản sinh
nhiều loại độc tố Afratoxin (Afratoxin B1, B2, G1, G2, M1).
Độc tố Afratoxin gây độc cho ngƣời và gia súc gây bệnh nguy hiểm nhất
cho con ngƣời là ung thƣ gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh.
Afratoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, lợn và
các gia súc khác. Lợn khi nhiễm độc thƣờng bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy,
ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần có 500 - 700µg Afratoxin/kg thức ăn sẽ làm
cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm
khác (Lê Thị Tài, 1997).
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
2.2.1.6. Tiêu chảy do ký sinh trùng
Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn nhƣ: cầu trùng
Eimeria, Isospora suis, Crystosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis… hoặc
một số loài giun tròn lớp Nematoda (Ascaris suum, Trichuris suis, Strongloides,
Haemonchus, mecistocirrus…).
Bệnh do Isospora suis, Crytosporidium thƣờng tập trung vào giai đoạn
lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo đƣợc
miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất
hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Nhƣ Pho, 2003).
Cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lƣơn) là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong các hộ gia
đình tại Thái Nguyên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006). Đặc điểm chủ yếu của
tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc tiêu chảy nhƣng không liên tục, có sự
xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thƣờng, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc
kém ăn, thể trạng sa sút.
Tác giả Nguyễn Kim Thành (1999) cho biết trong đƣờng ruột của lợn tiêu
chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với lƣợng không nhỏ.
Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1995) giun đũa ký sinh trong ruột
non của lợn là loài Ascarissuum. Giun đũa lợn phát triển và gây bệnh không cần
vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng (ấu trùng gây nhiễm), khi vào cơ
thể lợn trứng sẽ thực hiện quá trình di hành và phát triển thành giun trƣởng thành
ký sinh ở đƣờng tiêu hóa.
Theo Phan Địch Lân (1995) lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm sàng là
tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố để đầu độc
và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu, chậm lớn, suy
dinh dƣỡng, sinh trƣởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm thịt giảm
đến 30%. Khi nghiên cứu vai trò của ký sinh trùng đƣờng ruột, (Phạm Văn Khuê
và cs., 1996, Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006, Thân Thị Đang và cs.., 2010)
cho biết: lợn bình thƣờng và bị tiêu chảy đều có ký sinh trùng đƣờng tiêu hoá ký
sinh, song nhìn chung tỷ lệ nhiễm và mức độ nhiễm của chúng ở lợn bị tiêu chảy
cao hơn rõ rệt so với ở lợn không bị tiêu chảy. Lợn nhiễm giun đũa biểu hiện lâm
sàng là tiêu chảy (Phân Địch Lân và cs., 1995). Sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký
sinh trong đƣờng tiêu hoá, chúng làm tổn thƣơng niêm mạc đƣờng tiêu hoá,
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
gây viêm ruột ỉa chảy (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).
Nguyễn Kim Thành (1999) cho biết trong đƣờng ruột ở lợn bị tiêu chảy
đã tìm thấy giun đũa ký sinh với số lƣợng không nhỏ.
Nhƣ vậy, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhƣng theo
chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn nhƣ Lê Văn Tạo (1993)
thì dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn thì cuối cùng cũng là quá trình
nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn
đến chết hoặc tiêu chảy viêm ruột mạn tính.
2.2.2. Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy
Dƣới tác động của các yếu tố gây bệnh, đã tạo nên một áp lực lớn ở ống
tiêu hóa. Kết quả làm tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy. Đầu tiên tiêu chảy là
một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài.
Nhƣng do nguyên nhân gây bệnh không ngừng phát triển và kích thích tổn
thƣơng niêm mạc, tiêu chảy kéo dài về sau tất yếu sẽ có hại cho cơ thể.
2.2.3. Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy
Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy ở gia súc là sự biến đổi về tổ chức tình
trạng mất nƣớc và điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh.
Về giải phẫu bệnh, nhiều tài liệu cho thấy viêm ruột ở gia súc thƣờng là
thể cata - viêm chủ yếu ở niêm mạc ruột. Những trƣờng hợp viêm dạ dày - ruột ở
tầng sâu là rất ít gặp.
Khi nghiên cứu về tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn E.coli, Nguyễn Nhƣ Pho
(2003) cho rằng, ruột chỉ sung huyết, không thấy xuất huyết, không có vết loét
hoặc hoại tử nhƣ trong bệnh phó thƣơng hàn.
Sự mất nƣớc kéo theo mất các chất điện giải trong đó đặc biệt là các ion:
HCO3
-
, K+
, Na+
, Cl-
... đồng thời khi gia súc bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cản trở
đến khả năng tái hấp thu nƣớc. Ở gia súc ỉa chảy nếu lƣợng dịch mất đi trong
đƣờng ruột vƣợt quá lƣợng dịch đƣa vào khi ăn, uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng
cách cô đặc nƣớc tiểu để giảm lƣợng nƣớc thải ra. Nếu thận không bù đƣợc, mức
dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị đặc lại. Hiện tƣợng này gọi là mất nƣớc và
triệu chứng lâm sàng là con vật yếu, bỏ ăn, thân nhiệt hạ thấp và có thể trụy tim, mắt
bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô, khi véo da lên nếp da chậm trở lại vị trí cũ (Archie,
2000). Lợn bị tiêu chảy gầy sút nhanh, da nhăn, tính đàn hồi kém; nếu tiêu chảy lâu
ngày, lợn gầy nhô xƣơng sống, da khô, lông dựng ngƣợc.
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
Hiện tƣợng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải, sinh độc tố, hệ
vi khuẩn đƣờng ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng với
các sản phẩm của viêm, tổ chức bị phân hủy, ngấm vào máu, trƣớc hết tác động
vào gan, làm cho chức năng gan bị rối loạn. Đồng thời, khi bị viêm ruột, cơ thể
không nhƣng không hấp thu đƣợc nƣớc do thức ăn đem vào mà còn bị mất nƣớc
và điện giải do niêm mạc tăng tiết cùng dịch rỉ viêm, dịch tiết có thể tăng 80 lần
bình thƣờng. Mặt khác, do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột cũng
tăng lên nhiều lần. Gia súc bị tiêu chảy, đồng thời cũng kéo theo hàng loạt các
biến đổi bệnh lý khác nhau.
2.2.4. Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình sinh
bệnh và gây ra hậu quả cụ thể: tuy nhiên, khi hiện tƣợng ỉa chảy xảy ra cơ thể
chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trƣng chung, đó là sự
mất nƣớc, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng axit - bazơ (Lê Minh Chí,
1995). Hiện tƣợng mất nƣớc rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu nhƣ không
đƣợc điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tƣơng đối thấp nên đặc biệt mẫn
cảm với sự mất nƣớc. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nƣớc, điện
giải trong điều trị tiêu chảy luôn phải đặt lên hàng đầu (Archie, 2000).
Ở lợn mắc tiêu chảy, khả năng tiêu hóa, khả năng chuyển hóa và hấp thu
các chất dinh dƣỡng điều giảm nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc
các bệnh khác (Phạm Sỹ Lăng và cs., 1997).
Ở lợn hiện tƣợng tiêu chảy thƣờng có quá trình nhiễm khuẩn. Khi tiêu
chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng trầm trọng và hậu quả để lại nặng nề hơn.
Bệnh có thể lây lan và kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn
nuôi. Nhƣ vậy, với mỗi một nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì cũng để lại
nhƣng hậu quả khác nhau.
2.3. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẮC TIÊU CHẢY Ở LỢN
(PED)
Mắc ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc giống Alphacoronavirus, họ
Coronaviridae gây ra. Dịch PED thƣờng xảy ra ở lợn con dƣới 7 ngày tuổi với tỷ
lệ ốm và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Dịch PED đã và đang gây thiệt hại kinh
tế nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Lee,
2015). Dịch PED lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Anh vào năm 1971, sau đó các ổ
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
dịch liên tục đƣợc phát hiện và xảy ra phổ biến ở các quốc gia châu Âu khác nhƣ
Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ, và ở châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan (Chen et al., 2013). Ở Việt Nam, dịch PED lần đầu tiên đƣợc phát
hiện vào năm 2008 và từ đó đến nay dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra và gây ra
ảnh hƣởng nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.
2.3.1. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn trên thế giới
Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, những trận dịch bùng phát cấp tính
đã trở nên hiếm có ở những vùng mà virus trƣớc kia đã từng lan rộng. Hiện nay,
các ổ dịch PED ít đƣợc ghi nhận ở châu Âu và ngày càng có ít nghiên cứu về
bệnh này. Hơn nữa, bệnh thƣờng đƣợc thấy nhất ở lợn choai, lợn trƣởng thành
và lợn mới sinh sản, trong khi lợn con bú mẹ lại ít khi nhiễm bệnh.
Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dịch PED lƣu hành rộng rãi ở
châu Âu, gây bệnh ở lợn mọi lứa tuổi. Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên
80 đến thập niên 90, dịch có xu hƣớng giảm đáng kể, với rất ít ổ dịch rời rạc
đƣợc ghi nhận ở một số nƣớc nhƣ Tây Ba Nha, Hungary, Anh và cộng hòa Séc.
Trong năm 2005- 2006, dịch PED xảy ra nghiêm trọng ở Ý, với tỷ lệ chết ở lợn
con theo mẹ từ 8,3% đến 11,9%. Từ năm 2014 đến nay, PED đƣợc mô tả xuất
hiện trở lại ở một số nƣớc nhƣ Đức (Hanke et al., 2015), Ý (Boniotti et al.,
2016), v.v...
Hiện nay, PED ngày càng xuất hiện phổ biến ở các quốc gia châu Á, đặc
biệt PED ngày càng trở nên cấp tính và nghiêm trọng hơn (Song and Park, 2012).
Ở Trung Quốc, trƣờng hợp nhiễm PEDV đầu tiên đƣợc phát hiện năm 1973, sau
hơn hai thập kỷ sử dụng vaccine vô hoạt nhũ dầu, sự xuất hiện trở lại của PEDV
tƣơng đối ít. Tuy nhiên đến năm 2010, bệnh đã xuất hiện trở lại và bùng phát
ngày càng trầm trọng ở các tỉnh có sự phát triển ngành chăn nuôi lợn. Từ tháng 2
năm 2010 đến tháng 11 năm 2011, tỷ lệ lợn chết từ 90 tới 100% (tƣơng ứng
50.000 con), chủ yếu là lợn dƣới 7 ngày tuổi (Chen et al., 2013). Ở Nhật, dịch
PED xuất hiện lần đầu tiên năm 1993, gây chết 14.000 con, tỉ lệ chết từ 30 tới
100% lợn con, dịch PED năm 1996 gây chết 39.509 con. Ở Hàn Quốc, dịch PED
xuất hiện đầu tiên năm 1992, sau đó đến năm 2007-2008, dịch liên tiếp xuất hiện
ở các Quốc gia Ðông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Trong thời
gian cuối năm 2007 - 2008, tại Thái Lan, dịch phát hiện đầu tiên ở tỉnh
Nakornpathom trƣớc khi nó lan rộng trong cả nƣớc. Dịch lan rộng đã gây thiệt
hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn của Thái Lan. Phân tích cây phát sinh loài, thấy
21
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
tất cả các PEDV phân lập đƣợc trong thời gian bùng phát dịch đều giống chủng ở
Trung Quốc JS - 2004 - 2 (Puranaveja et al., 2009).
2.3.2. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn tại Việt Nam
Năm 2008, PEDV đã đƣợc phát hiện trong một số đàn lợn mắc tiêu chảy ở
Việt Nam. Trong năm 2008 - 2009, bệnh lan rộng nhanh chóng ở các tỉnh miền
Đông Nam Bộ gây ảnh hƣởng lớn đến ngành chăn nuôi lợn nƣớc ta. Bệnh xảy ra
rất nhanh, trên toàn đàn lợn và gây chết gần nhƣ 100% lợn con theo mẹ. Tỷ lệ tử
vong trên đàn lợn giữa các tỉnh dao động từ 65 - 91%. Theo nhận định của các
chuyên gia thì nguyên nhân của tiêu chảy cấp có thể là do mắc ở lợn (PED) hoặc
do viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) gây ra. Năm 2010, dịch vẫn tiếp tục xảy
ra ở một số trại, thậm chí tái phát ở những trại đã từng xảy ra dịch trong năm
2009. Theo thống kê của phòng xét nghiệm nhanh công ty CP Việt Nam trong 5
tháng đầu năm 2010 cả nƣớc có 31 trại bị nhiễm PED và tỉnh có nhiều ca bệnh
nhất là Đồng Nai với 15 ca bệnh. Các trại bị nhiễm bệnh này chủ yếu tập trung ở
miền Nam (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phƣớc, Củ Chi). Ở
miền Bắc, theo báo cáo không chính thức các công ty, trang trại tại Hải Dƣơng,
Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,
Hòa Bình,… dịch tiêu chảy do PEDV đã xảy ra nghiêm trọng từ đầu năm 2010
và cho đến nay tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Bắc Việt nam ngày càng
trầm trong hơn. Các nghiên cứu trƣớc đó tại Viện Thú y Quốc gia, Trung tâm
chẩn đoán Thú y TW, Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y - Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam đã xác định đƣợc các ca nhiễm PED trên lợn ở phía Bắc
Việt Nam.
Ở Việt Nam, hiện tại có rất ít nghiên cứu tiến hành về tiêu chảy thành dịch
ở lợn (PED). Theo Do Tien Duy et al. (2011), Nguyễn Tất Toàn (2012), bệnh
đƣợc phát hiện ở Việt nam từ năm 2008. Sau đó, bệnh ngày càng lan rộng và
bùng phát ở nhiều khu vực. Bệnh gây thiệt hại nặng nề cho các trang trại bởi tỉ lệ
mắc toàn đàn rất cao (gần 100%). Theo thống kê không chính thức của phòng xét
nghiệm nhanh công ty CP Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2010 cả nƣớc có
31 trại bị nhiễm PED. Các trại bị nhiễm bệnh này chủ yếu tập trung ở các tỉnh
nam bộ nhƣ Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cũng tại các tỉnh phía Nam, một số nghiên cứu xác định các yếu tố liên
quan lây truyền dịch bệnh cũng nhƣ đặc điểm về triệu chứng và bệnh tích của
dịch tiêu chảy cấp xảy ra ở các trại lợn khu vực phía nam để góp phần định
22
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
hƣớng trong việc chẩn đoán bệnh PED và xây dựng biện pháp hạn chế sự lây lan
bệnh này ở các trại lợn tại Việt Nam (Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy, 2012).
Qua khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết xuất hiện trên heo
con theo mẹ là rất cao (tƣơng ứng 93,94% và 81,67%). Hai tỷ lệ này giảm dần
theo lứa tuổi. Các yếu tố liên quan đến việc lan truyền dịch bệnh giữa các trại phụ
thuộc vào: khoảng cách đến với trại lợn bị bệnh (trại càng gần có nguy cơ lây
bệnh càng cao), vệ sinh sát trùng (thực hiện trên 2 tuần, một lần có tỷ lệ nhiễm
bệnh cao hơn so với 1 tuần, một lần), quy mô chăn nuôi (tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở
trại có quy mô chăn nuôi nhỏ, dƣới 50 lợn nái), và nguồn nƣớc sử dụng (tỷ lệ
nhiễm bệnh cao ở trại có nguồn nƣớc chƣa qua xử lý). Triệu chứng lâm sàng đặc
trƣng của dịch tiêu chảy cấp trên lợn con là tiêu chảy phân lỏng (100%), ói mửa
(90,33%), sau đó suy nhƣợc, mất nƣớc và chết nhanh. Các bệnh tích thƣờng gặp
ở cơ quan tiêu hóa của lợn con là dạ dày căng phồng, chứa sữa đông, thức ăn
không tiêu hóa (94,42%) và thành ruột non mỏng, phồng to, chứa nhiều nƣớc và
dịch chất bên trong (86,33%). Bệnh tích vi thể cũng xảy ra trên cả dạ dày và 3
đoạn của ruột non với sự hƣ hại nặng phần niêm mạc và các tuyến. Các kết quả
này góp phần định hƣớng trong việc chẩn đoán bệnh PED và xây dựng biện pháp
hạn chế sự lây lan bệnh này ở các trại lợn tại Việt Nam.
Ở khu vực phía Bắc, các nghiên cứu đã xác định đƣợc mắc trên lợn
(Porcine epidemic diarrhea - viết tắt: PED) xảy ra tại 26 trại ở 6 tỉnh, trong đó
một số trại cộng nhiễm cả virus TGE và virus Rota. Tại các trại, PED thƣờng
bùng phát vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4), thời gian lây lan nhanh,
thƣờng xảy ra đầu tiên trên đàn lợn nái, tỷ lệ lợn biểu hiện tiêu chảy cao (trung
bình 76,8%). Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều bị tiêu chảy (có thể lên tới 100%), tỷ lệ
chết cao ở lợn con theo mẹ (68,6%). Có sự khác biệt lớn về mức độ cảm nhiễm,
tỷ lệ biểu hiện tiêu chảy, tỷ lệ chết, thời gian tiêu chảy giữa các trại và giữa các
nhóm tuổi, giới tính. Triệu chứng chủ yếu ở lợn mắc PED là tiêu chảy, nôn mửa,
bỏ ăn, kèm theo các rối loạn về hô hấp, thần kinh, mức độ trầm trọng tăng dần
theo tuổi. Bệnh tích đại thể ở lợn con thƣờng gặp là thành ruột non mỏng, căng
phồng toàn bộ hoặc từng đoạn (61,3 - 94%); dạ dày sung huyết, xuất huyết (19,4
- 84%); hạch lympho màng treo ruột, gan sung huyết, ứ huyết; tĩnh mạch màng
treo ruột sung huyết nặng, khó quan sát thấy mạch bạch huyết ở màng treo ruột.
Bệnh tích vi thể chủ yếu đƣờng tiêu hóa: lông nhung đứt nát, ngắn lại; tế bào
biểu mô hấp thu thoái hóa không bào; biểu mô phủ dạ dày, ruột
23
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
bong tróc; sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm ở lớp đệm và lớp hạ
niêm mạc đƣờng tiêu hóa (Nguyễn Văn Điệp và cs., 2014).
Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR đã chỉ ra rằng các lợn có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích nhƣ trên đều mắc PED (Nguyễn Văn Điệp
và cs., 2014). Mẫu bệnh phẩm đƣợc lấy từ phân, ruột và hạch ruột có thể dùng để
chẩn đoán PED bằng kỹ thuật RT-PCR cho kết quả tốt.
Bệnh tiêu chảy do virus PED gây ra có tính lây lan nhanh tuy nhiên chƣa
có loại vacxin nào phòng bệnh thì nguy cơ tái phát, nguy cơ biến chủng của virus
cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Trƣớc tình hình đó, việc hiểu biết về đặc điểm
căn bệnh và chẩn đoán nhanh là hết sức cấp thiết trong phòng chống dịch bệnh,
bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.
2.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NGUYÊN (PEDV)
2.4.1. Một số đặc điểm của PEDV
2.4.1.1. Phân loại và hình thái của PEDV
Virus gây bệnh PED thuộc chi Alphacoronavirus, họ Coronaviridae, trong
bộ Nidovirales (Ủy ban quốc tế về phân loại virus – ICTV, 2011), cùng với
TGEV, coronavirus ở mèo, chó và coronavirus 229E ở ngƣời. Phân loại về huyết
thanh học, ngƣời ta xác định virus PED hiện mới chỉ có 1 serotype. Các chủng
PEDV phân lập từ Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tƣơng đồng về mặt
huyết thanh với chủng CV777 phân lập từ thực địa của Bỉ năm 1978 (Song and
Park, 2012).
Hình thái của PEDV trong tế bào biểu mô đƣờng tiêu hoá tƣơng tự nhƣ các
coronavirus khác (Ducatelle, 1982). Virus có một nhân đậm đặc điện tử với quầng
sáng ở giữa và những phần toả ra từ nhân dạng chuỳ dài xấp xỉ 20nm. Hạt virus xác
định từ mẫu phân có hình thái đa dạng và đƣờng kính từ 90 đến 190 nm
2.4.1.2. Cấu trúc phân tử của virus gây bệnh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PEDV là một virus có vỏ ngoài, vật chất di
truyền là RNA dạng sợi dƣơng có kích thƣớc khoảng 28kb (hình 2.2). Hệ gen
bao gồm ít nhất bảy khung đọc mở mã hoá cho 4 loại protein cấu trúc [gai (S), vỏ
(E), màng (M) và nucleocapsid (N)] và 3 loại protein không cấu trúc (replicase
1a, 1b và ORF3), với thứ tự trên hệ gen 5‟-replicase (1a/1b)-S-ORF3-E-M-N-3‟
(Duarte et al., 1994; Kocherhans, 2001). Gen polymerase gồm 2 khung đọc mở
24
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149
(Open Reading Frame – ORF) 1a và 1b, chiếm 2/3 bộ gen tính từ đầu 5‟ và mã hoá
cho các polyprotein tái bản không cấu trúc (replicase 1a và 1b). Các gen mã hoá cho
protein cấu trúc chính nhƣ S (150-220 kDa), E (7kDa), M (20-30kDa) và
N (58kDa) nằm ở vị trí tiếp nối gen polymerase. Gen ORF3 là một gen phụ trợ,
nằm giữa các gen cấu trúc. Nó mã hoá cho một protein bổ trợ, số lƣợng và trình
tự của các gen thay đổi ở các coronavirrus khác nhau.
Protetin cấu trúc của PEDV tƣơng tự nhƣ các coronavirus khác. Virus có
một protein gai (S) với trọng lƣợng phân tử khoảng 180-200 kDa, một protein
màng (M) 27-32 kDa, một protein nucleocapsid gắn với ARN nặng 57-58 kDa
(Duarte et al., 1994; Duarte and Laude, 1994).
Protein S của PEDV là glycoprotein loại 1 gồm 1383 amino acid (aa). Nó
chứa một chuỗi peptid tín hiệu (1-18aa), các epitop trung hoà (499-638, 748-
755), 764-771 và 1368-1374), một vùng xuyên màng (1334 - 1356), và một vùng
ngắn nằm trong bào tƣơng. Protein S cũng có thể đƣợc chia thành vùng S1 (1-
789 aa) và vùng S2 (790-1383 aa) dựa trên tính tƣơng đồng của nó ở coronavirus
khác nhau. Giống nhƣ các protein S của coronavirus khác, protein S của PEDV
là một loại gai glycoprotein (kháng nguyên bề mặt) trên bề mặt virus, chúng đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hoà tƣơng tác với các glycoprotein thụ thể đặc
hiệu trên tế bào vật chủ trong quá trình xâm nhập, kích thích tạo kháng thể trung
hoà ở vật chủ tự nhiên. Ngoài ra, glycoprotein S cũng liên quan tới sự thích nghi
sinh trƣởng trong điều kiện phòng thí nghiệm và sự giảm độc lực khi gây bệnh
trên động vật (Park et al., 2007). Trong nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh,
hiện tại các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào glycoprotein này (Puranaveja et
al., 2009).
ORF3 là gen mã hoá cho protein không cấu trúc và là protein phụ trợ,
không cần thiết cho quá trình nhân lên của PEDV. Tuy nhiên các nghiên cứu gần
đây đã chỉ ra chức năng quan trọng của protein này trong việc quyết định độc tính
của PEDV. Sự biến đổi của gen ORF3 trong quá trình cấy chuyển nhiều lần trên
tế bào có thể làm giảm độc tính của chủng thực địa. Sự khác biệt của gen ORF3
cũng đƣợc thể hiện rõ rệt giữa các chủng thực địa và các chủng nuôi cấy trong
phòng thí nghiệm (Park et al., 2007).
Việc đồng thời biểu hiện protein M và N cho phép tạo thành các hạt giả
25
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc
Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc

More Related Content

Similar to Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc

Similar to Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc (20)

Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
 
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
 
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
Ảnh Hưởng Của Lợn Đực Lai (Piétrain Re-Hal Duroc) Có Thành Phần Di Truyền K...
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Vật Liệu Đậu Cô Ve (Phaseolus Vulgaris L) Phục Vụ C...
 
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
Luận Văn Phát Triển Các Dòng Thuần Phục Vụ Chọn Tạo Giống Ngô Lai Cho Điều Ki...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Nong Van Động Mạch Phổi Bằng Bóng Qua Da Trẻ Em D...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
 
Bản đồ dịch tễ
Bản đồ dịch tễBản đồ dịch tễ
Bản đồ dịch tễ
 
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
 
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
Tạo Thể Lai Mang Gen Kháng Bệnh Mốc Sương Bằng Dung Hợp Tế Bào Trần Giữa Khoa...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Xác Định Yếu Tố Hạn Chế Của Đất Bazan Tái Canh Cà Phê Tại...
Luận Văn Nghiên Cứu Xác Định Yếu Tố Hạn Chế Của Đất Bazan Tái Canh Cà Phê Tại...Luận Văn Nghiên Cứu Xác Định Yếu Tố Hạn Chế Của Đất Bazan Tái Canh Cà Phê Tại...
Luận Văn Nghiên Cứu Xác Định Yếu Tố Hạn Chế Của Đất Bazan Tái Canh Cà Phê Tại...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổ...
 
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAYLuận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
Luận án: Căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, HAY
 
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
 
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
 
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
Luận Văn Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học, Biện Pháp Kỹ Thuật Nhân Giống Và ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học, Biện Pháp Kỹ Thuật Nhân Giống Và ...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học, Biện Pháp Kỹ Thuật Nhân Giống Và ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Nông Sinh Học, Biện Pháp Kỹ Thuật Nhân Giống Và ...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch Do Virus (Porcine Epidemic Diarrhea - Ped) Gây Ra Trên Lợn Mán Và Lợn Rừng Tại Tỉnh Hà Giang.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THƠM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THƠM NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN MẮC TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH DO VIRUS (PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA - PED) GÂY RA TRÊN LỢN MÁN VÀ LỢN RỪNG TẠI TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành : Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số : 9 64 01 02 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam 2. PGS.TS. Phạm Hồng Ngân HÀ NỘI - 2019
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thơm i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam và PGS.TS. Phạm Hồng Ngân, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nhờ có sự hƣớng dẫn miệt mài và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy mà luận án của tôi đã đƣợc hoàn thành, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Hà Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp công tác tại khoa Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật & Công nghệ - Hà Giang đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thơm ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục hình ix Trích yếu luận án x Thesis abstract xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Giang 5 2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5 2.1.2. Giống lợn Mán (hay còn gọi là lợn địa phƣơng, bản địa) 6 2.1.3. Giống lợn Rừng 8 2.2. Hiểu biết cơ bản về tiêu chảy 13 2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 14 2.2.2. Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy 19 2.2.3. Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy 19 2.2.4. Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy 20 2.3. Lịch sử và tình hình nghiên cứu mắc tiêu chảy ở lợn (PED) 20 2.3.1. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn trên thế giới 21 2.3.2. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn tại Việt Nam 22 2.4. Nghiên cứu về bệnh nguyên (PEDV) 24 2.4.1. Một số đặc điểm của PEDV 24 2.4.2. Dịch tễ học phân tử 30 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 31 2.5.1. Triệu chứng lâm sàng 31 2.5.2. Bệnh tích 32 2.6. Các phƣơng pháp chẩn đoán PEDV 33 2.6.1. Phát hiện virus 33 2.6.2. Chẩn đoán phân biệt 35 2.6.3. Phân lập virus 37 2.7. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn 37 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1. Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 39 3.2. Nội dung nghiên cứu 40 3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán lợn và Rừng tại tỉnh Hà Giang 40 3.2.2. Xác định tỷ lệ mắc PEDV trên lợn Mán lợn và Rừng trong các đàn lợn bị tiêu chảy tại tỉnh Hà Giang 40 3.2.3. Xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán lợn và Rừng mắc PED 40 3.2.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn mắc PED và áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để xác định sự có mặt của virus trong các mô của lợn bệnh 40 3.2.5. Xác định một số chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 40 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 40 3.3.1. Phƣơng pháp điều tra dịch tễ học 40 3.3.2. Phƣơng pháp chẩn đoán bệnh bằng bộ Kít PED-Ag test 41 3.3.3. Phƣơng pháp RT – PCR 44 3.3.4. Phƣơng pháp mổ khám tiêu chuẩn 45 3.3.5. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể 46 3.3.6. Phƣơng pháp nhuộm hoá mô miễn dịch 46 3.3.7. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu huyết học 50 3.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 51 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 52 4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 52 4.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy theo tuổi trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 57 4.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 61 4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (kít PED-AG test) tại tỉnh Hà Giang 61 4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang bằng phản ứng RT – PCR 66 4.3. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích chủ yếu trên lợn Mán và đàn lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 69 4.3.1. Xác định triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dich (PED) tại tỉnh Hà Giang 69 4.3.2. Xác định bệnh tích chủ yếu của lợn mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang 72 4.4. Xác định biến đổi bệnh lý vi thể một số cơ quan trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) và áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để xác định sự có mặt của virus trong các mô của lợn bệnh 76 4.4.1. Kết quả xác định các bệnh tích vi thể chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) 76 4.4.2. Áp dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch xác định sự tồn tại của virus trong mô của lợn bệnh 90 4.5. Xác định chỉ tiêu huyết học cơ bản trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 92 4.5.1. Xác định các chỉ số hồng cầu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang 92 4.5.2. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 99 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 4.5.3. Kết quả khảo sát hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn mắc PED 102 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 5.1. Kết luận 105 5.2. Kiến nghị 106 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 107 Tài liệu tham khảo 108 Phụ lục 118 vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt EDTA ELISA EM EVD IgA IgG IgM IgY IHC ISH PED PEDV RNA RT-PCR TGE TGEV UTR Ethylenediaminetetraacetic acid Enzyme-linked immunosorbent assay Electron microscope Epidemic viral diarhea Immunoglobulin A Immunoglobulin G Immunoglobulin M Yolk Immunoglobulin Immunohistochemistry In situ hybridization Porcine epidemic diarrhea Porcine epidemic diarrhea virus Axit ribonucleic Reverse transcription polymerase chain reaction Transmissible gastroenteritis Transmissible gastroenteritis virus Untranslated region vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 5 2.2. Một số sinh trƣởng cơ bản của lợn Rừng 10 2.3. Các đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn Rừng 11 3.1. Trình tự mồi đặc hiệu phát hiện PEDV 44 3.2. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR 44 4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang 53 4.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng theo tuần tuổi tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 58 4.3. Kết quả xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy thành dịch (PED) của lợn Mán và lợn Rừng bằng kít chẩn đoán nhanh (Kít PED-Ag test) tại Hà Giang 62 4.4. Kết quả xác định tỷ lệ dƣơng tính với PEDV trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang bằng kỹ thuật RT- PCR 67 4.5. Triệu chứng lâm sàng trên lợn Mán và đàn lợn Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc tiêu chảy thành dịch (PED) tại tỉnh Hà Giang 70 4.6. Kết quả xác định bệnh tích đại thể chủ yếu trên lợn Mán, lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang 73 4.7. Kết quả xác định bệnh tích vi thể trên lợn Mán và lợn Rừng con theo mẹ mắc PED tại tỉnh Hà Giang 77 4.8. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở một số cơ quan trên lợn con theo mẹ ( 1- 4 tuần tuổi) mắc PED 85 4.9. Kết quả nhuộm IHC một số cơ quan trên lợn mắc PED 91 4.10. Các chỉ số hồng cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 93 4.11. Các chỉ số bạch cầu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED (2 tuần tuổi) 100 4.12. Hàm lƣợng protein huyết thanh trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED 102 4.13. Tổng số lợn Mán và lợn Rừng đƣợc điều tra tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 125 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Mô phỏng cấu trúc của virus PED 27 2.2. Sơ đồ cơ chế sinh bệnh 29 2.3. Bệnh tích vi thể ở lợn sơ sinh mắc PED 33 3.1. Atigen rapid PED Ag test Kit 42 3.2. Các bƣớc tiến hành kiểm tra mẫu bệnh bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 42 3.3. Kết quả chẩn đoán bằng Atigen rapid PED Ag test Kit 43 3.4. Hình ảnh phản ứng PCR chẩn đoán lợn mắc PED 45 3.5. Minh họa tóm tắt quy trình IHC-A và cơ chế IHC-B 49 4.1. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Mán mắc PED 71 4.2. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 72 4.3. Hình ảnh triệu chứng bệnh tích trên lợn Rừng mắc PED 76 4.4. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 80 4.5. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Rừng mắc PED 81 4.6. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 82 4.7. Một số hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 83 4.8. Hình ảnh bệnh tích vi thể trên lợn Mán mắc PED 84 4.9. Hình ảnh Hóa mô miễn dịch lợn mắc PED 92 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Thơm Tên Luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lợn mắc tiêu chảy thành dịch do virus (Porcine epidemic diarrhea - PED) gây ra trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9 64 01 02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng thuộc tỉnh Hà Giang; - Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED); - Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED). Phƣơng pháp nghiên cứu Áp dụng các phƣơng pháp điều tra dịch tễ học thƣờng quy: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra, hồi cứu tài liệu lƣu trữ, dịch tễ học mô tả. Xác định tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết theo công thức tiêu chuẩn. Xác định sự hiện diện của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) trong mẫu phân lợn tiêu chảy bằng bằng bộ Kit PED- Ag test Xác đinh sự có mặt của virus Porcine Epidemic Diarrhoea (PEDV) ở lợn có biểu hiện tiêu chảy, chƣa đƣợc tiêm vacxin phòng PED bằng RT-PCR. Triệu chứng lâm sàng của lợn dƣơng tính với phản ứng RT-PCR đƣợc xác định là các triệu chứng của PED. Những lợn này sau đó đƣợc mổ khám đánh giá bệnh tích đại thể và lấy mẫu từ các cơ quan, làm tiêu bản để đánh giá biến đổi vi thể. Sau khi thực hiện phản ứng RT-PCR và có kết quả, chúng tôi hồi cứu, tổng hợp lại những triệu chứng lâm sàng chủ yếu đã đƣợc ghi chép từ trƣớc. Xác lợn chết đƣợc mổ khám theo tiêu chuẩn trong TCVN 8402: 2010 (Bộ khoa học và Công nghệ, 2010). Phƣơng pháp nhuộm hóa mô miễn dịch theo Boenisch (2001). Xác định các chỉ tiêu huyết học bằng máy phân tích tự động Celldyn 3700. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thô đƣợc xử lý và tính toán trên Excel, số liệu tổng hợp đƣợc xử lý bằng chƣơng trình thống kê Minitab 16.0. Phép thử chi bình phƣơng (χ2 ) đƣợc sử dụng để so sánh tỷ lệ dƣơng tính và giá trị P < 0,05 đƣợc coi là có ý nghĩa. x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Kết quả chính và kết luận 1) Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang khá cao, chiếm 30,23 ± 0,82 % (lợn Mán), 29,92 ± 0,68% (lợn Rừng). Tỷ lệ chết ở lợn Mán cao hơn.so với lợn Rừng 2) Kết quả kiểm tra bằng kít chẩn đoán nhanh PEDV -Ag test tỷ lệ lợn nhiễm PEDV tại tỉnh Hà Giang khá cao chiếm tỷ lệ (77,8%; 48,3%). Kết quả xét nghiệm tỷ lệ lợn mắc PED bằng phản ứng RT – PCR cho thấy, sự hiện diện của PEDV có ở tất cả các địa phƣơng lấy mẫu; 27/34 chiếm 72,7% mẫu bệnh phẩm trên lợn Mán; 26/35 chiếm 74,3% mẫu bệnh phẩm trên lợn Rừng thu thập đƣợc từ tỉnh Hà Giang cho kết quả dƣơng tính với phản ứng RT-PCR. 3) Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn Mán lợn và Rừng (1 – 4 tuần tuổi) mắc PED có các triệu chứng điển hình nhƣ: ủ rũ, mệt mỏi, lƣời bú, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ỉa chảy nhiều, nôn mửa, lợn con sút cân, gầy gò. Lợn con mắc tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, triệu chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ rất cao (100%). - Bệnh tích đại thể bệnh PED trên lợn Mán và lợn Rừng chủ yếu tập trung trên ruột và dạ dày. 4) Kết quả xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho kết quả dƣơng tính với PEDV. Chủ yếu ở: không tràng, hạch màng treo ruột, hồi tràng 100%. Tá tràng 90% ; lách 80%. Ở kết tràng, dạ dày, gan, phổi, thận, tỷ lệ các mẫu dƣơng tính chiếm từ 20 – 60% số mẫu nghiên cứu. Mức độ khu trú của virus ở các cơ quan rất khác nhau, sự có mặt của PEDV trong cùng một cơ quan trên đàn lợn Rừng và đàn lợn Mán mắc PED là tƣơng đối giống nhau. 5) Lợn con 2 tuần tuổi mắc PED, số lƣợng hồng cầu trên lợn Mán, lợn Rừng giảm xuống còn 4,66 ± 0,55 (triệu/mm3 ); trên lợn Mán còn 4,45 ± 0,27 (triệu/mm3 ). Lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tỷ lệ bạch cầu trung tính đều tăng lần lƣợt là: 60,45, 4,02%, 57,67 2,69%, Ở lợn đối chứng là: 38,50 2,27 %,40,67 2,45% so với lợn đối chứng tăng lần lƣợt là 21,95 1,75% và 17,00% (p < 0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái toan của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần lƣợt là: 5,70 1,09% và 5,48 0,97 %. Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn Rừng đối chứng là 5,05 1,04 %; 5,20 0,95% (p < 0,05). Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm tăng lợn Mán và lợn Rừng mắc PED lần lƣợt là: 0,75 0,49%; 0,65 0,53% (p < 0,05). Trong khi đó tỷ lệ này ở lợn Mán và lợn Rừng đối chứng đều là 0,65, 0,58 %. Tỷ số A/G ở lợn Mán và lợn Rừng mắc PED giảm xuống lần lƣợt là: 0,62%; 0,64% (P > 0,05). Kết quả nghiên cứu các chỉ số sinh hóa máu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED cho thấy; tỷ lệ α1 globulin, α1 globulin, β globulin ở lợn mắc PED đều tăng so với lợn đối chứng. Tuy nhiên, sự biến đổi về các chỉ tiêu này giữa lợn Mán và lợn Rừng mắc PED so với lợn đối chứng đều không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thi Thom Thesis title: Study on pathological characteristics. of Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED) in Ha Giang province Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animals Code: 9 64 01 02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The results of this study will provide full information on the pathophysiology of diarrhea caused by the Porcine Epidemic Diarrhea (PED) virus in Man pig and wild pig breeding. Clarification of epidemiological characteristics. of PED in pigs and pigs raised in Ha Giang province. Clarify the major pathological characteristics of PED. Materials and Methods In order to study the contents of the topic, we applied the following research methods: Application of routine epidemiological investigation methods: face-to-face interviews, questionnaires, archives, epidemiological description. To determine the morbidity, mortality and death rates according to the standard formula. Apply modern and advanced methods such as PCR. Determination of hematological parameters by automated analyzer. Pigs surgery in accordance with TCVN 8402: 2010. Microscopic examination of pig organs by paraffin molding of the Department of Veterinary Pathology. Main findings and conclusions 1, Rate of Man pig and wild pig breeding infected PEDV in Ha Giang province by Anigen rapid PED Ag test Kit in turn as 77.8%; 48.3%; by RT-PCR in turn as 72.7% and 74.3% (at ganglion samples); 57.1%; 54.3% (at faeces samples); 79.4% and 74.3% (at intestine samples). PEDV-positive rates in the different study sites are different. 2, The main clinical symptoms when Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED) such as: Seducing, tired; loose, fishy, yellow xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 excrement; deep sunkiness eyes, drink plenty of water, lying on the mother's abdomen, lazy suck, hypothermia, rapid breathing, vertigo, vomiting, pale mucous membranes. 3, Lesions of Man pig and wild pig breeding infected PEDV - Observing the major lesions of Pigs and PED pigs we found no difference between the two subjects. Pigs died in the state of skinny skin, the stools of gold around the anus; Stomach was inflated, containing undigested milk; Small intestines, thin walls, yellowish pigmentation and lots of bubbles (100%). Hepatic necrosis, hemorrhage (80.8%; 85.2%). On the other hand, visceral organs such as the lung, liver, kidneys, and spleen have dark red hematuria, the result of circulatory disorders in the pathological coils of dehydration diarrhea. - Microscopic lesions are damaged intestinal villi, degenerated intestinal epithelial cells, necrosis. The velvet feathers are eaten very quickly, deprivation should be shorter and the head imprisonment seen more in the ileum, ileum. The broken lieberkuhn line, peeling epithelial epithelial cells, coronary artery and inflamed infiltration of mucosal mucosa. Intestinal hemorrhoids, hemorrhage, proliferate payer plaques in the intestinal wall. Liver, congestion, liver cells degenerate, liver structure changes, boundaries between liver cells are unknown. Inflammation of the lungs, congestion, enlarged blood vessels, red blood cells, infiltrated inflammatory cells in the bronchial and alveoli. 4, Immunohistochemistry staining results show: Most of the organs in the pig's body were positive. The foci of the virus in the organs is very different. Duodenum, no colon, mesenteric lymphadenitis, ileum are the organs most affected by PEDV (90% to 100% positive). 5, Some basic hematological parameters of Man pig and wild pig breeding infected porcine epidemic diarrhea virus (PED): - Some numeral of red blood cells: red blood cells, hemoglobin, hematocrit, mean corpuscular hemoglobine concentration decrease; hematocrit, mean corpuscular hemoglobine increase. - Some numeral of white blood cells: White blood cell, monocyte, lymphocyte decrease; Granulocyte, eosinophilia, erythrocytes increase. - Serum protein content: total protein content, Albumin, γ globulin, A/G rate; α1 globulin, α2 globulin, β globulin increase. xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hà Giang là một tỉnh miền núi, nhƣng ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ Landrade, Yorkshire,... đƣợc ngƣời chăn nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn Mán, lợn Rừng lai (lợn địa phƣơng) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu tƣ và khai thác, một trong những động vật hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi lợn ở nƣớc ta hiện nay đã tạo môi trƣờng hết sức thuận lợi cho việc thƣờng xuyên tồn tại nhiều mầm bệnh trong môi trƣờng chăn nuôi. Từ đó, các dịch bệnh xảy ra ở lợn vẫn không ngừng phát triển và biến đổi. Các dịch bệnh nguy hiểm nhƣ tai xanh, lở mồm long móng, cúm lợn, dịch tả lợn, hội chứng hao mòn sau cai sữa,... vẫn xảy ra trên lợn và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và cho các nông hộ chăn nuôi lợn nói riêng tại tỉnh Hà Giang. Đa số các bệnh đó đều có tác nhân gây bệnh là virus với đặc điểm lây lan nhanh, độc lực cao nên gây thiệt hại lớn. Trong số các bệnh nguy hiểm trên lợn, mắc ở lợn hay còn gọi là PED (viết tắt của Porcine Epidemic Diarrhea) đang là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm trên đối với ngƣời chăn nuôi lợn cũng nhƣ các nhà chuyên môn Chăn nuôi, Thú y. Bệnh đã đƣợc báo cáo lần đầu tiên ở Anh năm 1971, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, lúc đó đƣợc gọi là dịch tiêu chảy do virus năm 1976, đợt dịch tiếp theo giống EVD cũng do coronavirus gây ra ở châu Âu và đƣợc gọi theo tên tiếng Anh là PED (Pensaert et al., 1981). Dịch tiêu chảy cấp trên lợn (PED) là bệnh truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn cho đàn lợn với đặc điểm gây ói mửa và tiêu chảy trên lợn ở mọi lứa tuổi (Pospischil et al., 2002). Từ đầu năm 2000 trở lại đây, bệnh xảy ra nghiêm trọng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh xảy ra ở 1
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 nhiều lứa tuổi của lợn, gây tử vong cao ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ cao (Puranaveja et al., 2009, Park and Daesub, 2012). Dịch tiêu chảy cấp (PED) trên lợn trên đàn lợn Mán và lợn Rừng xảy ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nghiên cứu đƣa ra những kết quả chính xác để giải đáp các câu hỏi đặt ra nhƣ: tình hình lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED ra sao? Đặc điểm bệnh lý của lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang mắc PED về biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED), sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn Mán và lợn Rừng mắc (PED) nhƣ thế nào? Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đặc điểm PED trên lợn. Song, đặc điểm của PEDV ở các địa phƣơng khác nhau, ở các giống lợn khác nhau thì có những điểm khác nhau nhất định. Việc áp dụng những kết quả nghiên cứu trên để phòng và điều trị bệnh PED trên đàn lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang còn nhiều bất cập chƣa mang lại hiệu quả. Ở Hà Giang, hiện tại những thông tin và hiểu biết của ngƣời quản lý và ngƣời chăn nuôi còn rất hạn chế, chƣa có công bố chính thức nào về tình hình nhiễm PEDV tại tỉnh. Trƣớc thực trạng đó, nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) gây ra cho đàn lợn Mán, lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang. Đồng thời có thêm cơ sở khoa học cho việc chủ động xây dựng các biện pháp trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang, cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía BắcViệt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của luận án nhằm xác định một số các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED, bao gồm các dấu hiệu về triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể, các chỉ tiêu huyết học khi lợn mắc PED để làm căn cứ trong chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt với các lợn mắc tiêu chảy do các mầm bệnh khác. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ lợn Mán, lợn Rừng mắc tiêu chảy thành dịch (PED) trong một số trang trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang; - Xác định rõ các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích (đại thể và vi thể) chủ yếu của bệnh (PED); - Xác định đƣợc sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học ở lợn mắc (PED). 2
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Căn cứ vào dịch tễ học và tình hình chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại các huyện của tỉnh Hà Giang. Trƣớc diễn biến phức tạp của thời tiết, sự biến đổi khí hậu; cùng với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và điều kiện môi trƣờng, phƣơng thức chăn nuôi của từng địa phƣơng, tình hình dịch bệnh của tỉnh Hà Giang. Do đó, trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tại các trang trại chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng của 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang. Đối tƣợng nghiên cứu: lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại các trang trại và gia trại của 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Hoàng Su Phì tại tỉnh Hà Giang mắc tiêu chảy và mắc dich tiêu chảy cấp (PED). Trọng tâm nghiên cứu là lợn con theo mẹ từ 1-9 tuần tuổi. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý Thú y (làm tiêu bản bệnh lý), Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Địa điểm theo dõi và lấy mẫu: tại các trang trại và gia trại nuôi lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu: thời gian nghiên cứu và số liệu của đề tài đƣợc thu thập từ tháng 12/2014 đến tháng 8/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định đƣợc các đặc điểm bệnh lý chủ yếu trên lợn Mán và lợn Rừng mắc PED tại tỉnh Hà Giang. - Phƣơng pháp hóa mô miễn dịch đã xác định đƣợc sự hiện diện của virus porcine epidemic diarrhea trong các mô của lợn Rừng mắc PED. - Cung cấp các thông tin về chỉ tiêu huyết học của lợn Rừng trong chăn nuôi trang trại. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đây là nghiên cứu về PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại Hà Giang Việt Nam. Cùng với việc phát triển nuôi lợn Mán và lợn Rừng nhƣ hiện nay, nhất thiết phải có nhiều nghiên cứu về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa và phát triển bền vững đối tƣợng nuôi này. Do vậy, kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa 3
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 quan trọng cho các nhà quản lý chăn nuôi, các nhà thú y và ngƣời nuôi trong việc sàng lọc và nhân giống lợn Mán, lợn Rừng. Bảo vệ đàn lợn Mán, lợn Rừng và đề ra chiến lƣợc phát triển phù hợp giúp ngƣời nuôi an tâm sản xuất và phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam. - Kết quả của luận án chỉ ra đƣợc những đặc điểm bệnh lý của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED, các thông tin có ý nghĩa quan trọng trong công tác chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt các bệnh tiêu chảy trên lợn Mán và lợn Rừng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu đã khẳng định lợn Mán và lợn Rừng nuôi tại tỉnh Hà Giang có thể mắc PED và đã làm rõ các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn Mán và lợn Rừng mắc PED. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ thú y, ngƣời chăn nuôi có thể chẩn đoán xác định bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời giảm thiểu các thiệt hại kinh tế. - Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm tiền đề để tiếp tục nghiên cứu về virus PED, là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo. - Chủ động trong công tác phòng ngừa sự xâm nhập của virus PED trên lợn Mán và lợn Rừng tại tỉnh Hà Giang cũng nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 4
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở HÀ GIANG Ngành chăn nuôi lợn ở Hà Giang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh và nhanh chóng chuyển đổi thành sản xuất hàng hoá. Ngoài những giống lợn ngoại cho năng suất và chất lƣợng cao, nhƣ Landrade, Yorkshire… đƣợc ngƣời chăn nuôi đƣa vào sản xuất, thì giống lợn Mán (lợn địa phƣơng) vẫn gắn liền với đời sống và là nguồn thu nhập của đồng bào địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ngƣời dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, các giống gia súc bản địa và hoang dã đang đƣợc các nhà chăn nuôi đầu tƣ và khai thác, một trong những động vật hoang dã đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam ƣa chuộng đó là lợn Rừng. Cùng với trào lƣu đó, hiện nay ở Hà Giang đang có xu thế phát triển chăn nuôi lợn Mán và lợn Rừng theo mô hình trang trại và bƣớc đầu đã cho kết quả khả quan. 2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 Để có bức tranh khái quát về tình hình chăn nuôi các đối tƣợng lợn khác nhau trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong 3 năm. Chúng tôi đã tổng hợp số liệu từ Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2014, 2015, 2016) và trình bày kết quả ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2016 Năm Tổng đàn Lợn Rừng Lợn Mán Lợn lai 2014 547.544 139.928 225.101 182.515 2015 586.409 143.357 237.582 205.470 2016 530.696 142.360 238.579 167.757 Nguồn: Chi cục Thống kê Hà Giang (2016) Qua bảng 4.1 cho thấy năm 2015 chăn nuôi lợn nói chung tăng so với 2014 là 20.869 con = 3,81%. Năm 2016 số lƣợng lợn giảm so với 2015 là 37.713 con = 6,64%. Tuy nhiên đối với chăn nuôi giống lợn Mán và lợn Rừng (địa phƣơng) thì trong 3 năm (2014, 2015, 2016) số lƣợng luôn gia tăng và không có chiều hƣớng giảm sút. Có thể đây là đặc thù của chăn nuôi lợn tại Hà Giang, do chăn nuôi theo phƣơng thức truyền thống, sử dụng thức ăn tự có nhƣ (ngô, gạo, sắn, rau các loại,....), chi phí đầu tƣ từ thức ăn thấp, chất lƣợng sản 5
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 phẩm thịt thơm ngon, giá thành lợn hơi luôn ở mức cao từ 40.000 - 50.000đ/kg đối giống lợn địa phƣơng, lợn Rừng giá 150 - 180.000đ/ kg giá bán ổn định, ít bị ảnh hƣởng, sản phẩm dễ tiêu thụ. Trong khi đó đối với chăn nuôi giống lợn lai đƣợc chăn nuôi theo hƣớng Công nghiệp tuy rút ngắn thời gian nuôi, giảm nhân công lao động, quay vòng chu kỳ nuôi lứa/năm tăng lên so với nuôi giống địa phƣơng nuôi theo phƣơng pháp truyền thống, việc phát triển tăng đàn nhanh hơn, tỷ lệ nạc cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu số lƣợng trên thị trƣờng, phù hợp với chăn nuôi gia trại, trang trại. Nhƣng kinh phí đầu tƣ thức ăn cao, khả năng chống chịu bệnh kém dẫn tới dễ bị nhiễm bệnh. Sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán không ổn định nên có xu hƣớng giảm về số lƣợng trong 3 năm gần đây. Đặc biệt, năm 2016 giá thịt lợn hơi trên thị trƣờng giảm mạnh đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời chăn nuôi tại tỉnh Hà Giang việc lợn nhập từ các tỉnh lân cận (Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,...) với số lƣợng lớn vào địa bàn đã dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm lợn thịt giống lai của các hộ chăn nuôi trên địa bàn gặp khó khăn do một số thƣơng lái khi thu mua ép giá, dẫn đến giá lợn hơi xuống thấp dƣới mức 20.000 - 25.000đ/kg, trong khi giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp vẫn giữ ở mức cao từ 12.000-13.000đ/kg. Chăn nuôi theo hình thức tập chung gặp khó khăn nhiều hơn do chi phí đầu tƣ lớn, giá thịt lợn hơi xuất chuồng thấp, giá trị thu đƣợc không đủ chi phí bù đắp cho đầu tƣ. So với các hộ chăn nuôi lợn lai, các hộ chăn nuôi lợn Rừng, lợn đen địa phƣơng bị ảnh hƣởng ít hơn do giá bán giảm ít, chi phí đầu tƣ thức ăn thấp chủ yếu là tận dụng những loại thức ăn có sẵn tại địa phƣơng. Cần chuyển đổi cơ cấu giống cho hợp lý, đặc biệt chú trọng phát triển giống lợn Rừng, lợn địa phƣơng để đa dạng hóa sản phẩm và hạn chế rủi ro. Khuyến khích phát triển các gia trại sản xuất con giống nhằm chủ động đƣợc nguồn giống cung cấp cho ngƣời chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo hƣớng tạo ra sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, phù hợp với xu thế ngƣời tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi. 2.1.2. Giống lợn Mán (hay còn gọi là lợn địa phƣơng, bản địa) Lợn Mán thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Articodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus. Lợn Mán là giống lợn đƣợc nuôi phổ biến trong làng bản đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Tày, Mông,… ở Hà Giang. Số lƣợng ƣớc tính khoảng trên 5.000 con lợn trƣởng thành đang đƣợc nuôi rải rác trong các làng bản vùng sâu, vùng xa. Lợn Mán có hình 6
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 dáng rất gần với lợn Rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp cho việc đào bới tìm kiếm thức ăn. Da dày, mốc, lông đen dài, có bờm dài và dựng đứng, chân nhỏ, đi bằng móng và rất nhanh nhẹn, thích nghi với việc thả rông, tự tìm kiếm thức ăn. Tốc độ sinh trƣởng chậm và phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Lợn này có màu lông đen, hung, nâu. Trong phạm vi Dự án Biodiva đã đánh giá sự đa dạng trên 1053 mẫu của quần thể lợn tỉnh Hà Giang (theo Nguyễn Thiện, 2006). Lợn Mán là một giống đƣợc nuôi chủ yếu ở các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Đây là giống có nhiều tập tính của động vật hoang dã nhƣ tính bầy đàn, tự kiếm nơi kín đáo để làm tổ khi đẻ, có khả năng tự kiếm ăn cao ít lệ thuộc vào điều kiện nuôi dƣỡng. Việc tiếp xúc với chúng cũng khó hơn nhiều so với các giống lợn khác. Giống lợn này giữ vai trò quan trọng trong chăn nuôi nông hộ, tận dụng những phế phụ phẩm nông lâm nghiệp có sẵn trong gia đình và khả năng chống chịu với các bệnh nhiệt đới. Lợn Mán có chất lƣợng thịt thơm ngon, với lƣợng mỡ thấp và đặc biệt là có hƣơng vị “núi rừng”. Ngoài ra, lợn Mán đã đƣợc xếp vào nguồn gen quý cần đƣợc bảo tồn, phát triển (theo chƣơng trình khai thác phát triển nguồn gen các giống bản địa), tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng đàn lợn theo các vùng địa lý khác nhau. + Đặc điểm chung của giống là: tầm vóc nhỏ bé, mình thuôn, tai nhỏ, lƣng thẳng có nhiều con lƣng võng, mặt nhỏ, mõm dài, nhọn, mắt nhỏ tinh nhanh, bụng gọn không sệ, dáng đi nhanh nhẹn, chân nhỏ thon và cao, móng chân gọn dày, 2 móng phụ dài và nhọn. Lông da đen dài và cứng... + Về tính thích nghi: lợn Mán đƣợc nuôi chủ yếu đƣợc nuôi theo phƣơng thức chăn thả hoặc bán chăn thả thức ăn đƣợc con ngƣời cung cấp, ngoài ra chúng còn tự kiếm thức ăn trong tự nhiên, nên lợn có khả năng dũi đất rất khoẻ, khả năng tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên tốt nhƣ rễ cây, củ, côn trùng. Nếu nuôi chăn thả lợn mẹ tự làm tổ đẻ trong rừng hay lên nƣơng, sau một thời gian mới dẫn con về nhà. Lợn con tự bỏ vú không có quá trình cai sữa, lợn đực đƣợc thiến hoạn lúc 1 tháng tuổi. Lợn có khả năng chịu đựng kham khổ cao, tận dụng thức ăn tốt, ít bệnh. + Về khả năng sinh sản: khả năng sinh sản của lơn Mán nhìn chung là thấp, tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 398,4 ±4,73. Số con đẻ ra/ổ thấp (7,2 ±0,23). + Khả năng phòng bệnh: là một giống lợn nội nên khả năng chống bệnh là 7
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 rất tốt, hầu nhƣ không mắc phải các bệnh truyền nhiễm nhƣ các giống lợn ngoại. Do cách thức sinh hoạt mà chúng chỉ thƣờng mắc các bệnh nhƣ cảm lạnh, ký sinh trùng. Là giống bản xứ luôn dũi đất tìm thức ăn có nơi còn gọi là lợn dũi đất, chỉ đạt 25 - 30 kg/con là tối đa, đƣợc nuôi thả rông và tự kiếm ăn, nuôi lâu lớn, thức ăn chủ yếu là chất sơ (90%), chúng ăn sống trực tiếp hầu hết tất cả các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phƣơng. Thịt lợn Mán đặc biệt thơm ngon, mềm giòn s ngắn, trán nhăn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng (lông càng cứng càng rậm ăn càng thơm ngon, vì càng rậm chứng tỏ càng lai lợn Rừng nhiều), 03 lỗ chân lông chụm 01 lỗ (Lƣơng Thanh Hải, 2013). 2.1.3. Giống lợn Rừng Lợn Rừng là loài vật mới nuôi phổ biến hiện nay ở nhiều tỉnh trong cả nƣớc, bởi phẩm chất thịt thơm ngon, gần nhƣ không có mỡ, ít cholesteron và đặc biệt có da dày, giòn ngậy. Phong trào nuôi lợn Rừng ngày càng lan rộng do đó giá thịt hơi khá hấp dẫn (luôn giữ giá 100.000 đ/kg) và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng mạnh. Lợn Rừng (wild pig) vốn chính là thủy tổ của các giống lợn hiện nay. Theo phân loại động vật thì lợn Rừng thuộc giới động vật (Amimalia), ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xƣơng sống (Vertebarata), nhóm động vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao hay thú có nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Sus), loài lợn Rừng (Sus Serofa). Võ Văn Sự (2005), Tổng quan về chăn nuôi lợn Rừng ở Việt Nam từ 2005 - 2009, Hội thảo chăn nuôi lợn Rừng phía Bắc Hà Nội, Đào Lệ Hằng (2008), 45 câu hỏi - đáp chăn nuôi lợn Rừng. Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp quốc tế thì lợn Rừng có tới 36 giống. Phổ biến nhất là các giống: lợn Rừng thần, lợn Rừng lông nhím, lợn Rừng hƣơu, lợn Rừng sông, lợn Rừng lông dài, lợn Rừng Ấn Độ, lợn Rừng ria trắng châu phi, lợn Rừng Nam Mỹ… đƣợc phân bố rất rộng, hầu nhƣ trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. Lợn Rừng hiện nay đƣợc tạp giao với nhiều giống lợn địa phƣơng cho ra. Tăng Xuân Lƣu và cs. (2010) cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của lợn Rừng Thái Lan, Việt Nam nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân loại còn khá phức tạp (Võ Văn Sự, 2005 và Hoà Bình, 2006). + Ngoại hình: lợn Rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70cm, một số 8
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 giống lợn châu Âu có thể cao tới eo ngƣời (90 - 120cm). Thân hình chắc khỏe, mình mỏng. Phần vai trƣớc thƣờng cao hơn chân sau làm cho hình dáng của lợn Rừng vai cao mông thấp. Mông, bụng gọn, đuôi dài và không bao giờ uốn cong laị nhƣ lợn nhà và luôn ve vẩy. Hai vai và bên trên của hai chân phía trƣớc đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành trai cứng. Độ lớn và độ dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi (3 - 5cm). Mặt lợn Rừng dài, tai nhỏ dựng ép sát đầu. Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn. Mũi lợn Rừng mềm nhƣng mạnh khỏe phù hợp với phƣơng thức kiếm ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất để đào bới củ, gốc cây, côn trùng... Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ (Đặng Tình, 2007). Răng nanh là đặc điểm nổi bật của lợn Rừng. Răng nanh mọc dài ra khỏi mõm khi lợn 2- 4 năm tuổi. Lợn Rừng có 4 nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái mọc ở ¼ hàm. Mỗi nanh dài khoảng 10 - 12cm, thậm chí có con sở hữu bộ nanh cong, to, dài tới 22,8cm. Mỗi bên hàm có một đôi nanh, nanh trên và nanh dƣới khép kín và xếp khít nhau, 2 đầu nanh trên khớp với nhau tạo thành đầu nhọn. Mút đầu răng trên và mút đâu răng dƣới thƣờng miết sát lẫn nhau nên 2 nanh giống nhƣ đƣợc mài sắc mỗi ngày nên nanh của lợn Rừng rất sắc và nhọn, đặc biệt là ở lợn Rừng đực (Võ Văn Sự, 2009). Lợn Rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc biệt thì lợn Rừng cũng giống nhƣ các động vật nuôi con bằng sữa khác về sự không phát triển lắm của hệ thống răng, lợn Rừng có 44 răng. Răng cửa phía dƣới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trƣớc để làm nhiệm vụ nhƣ cái xẻng. Lông của lợn Rừng là kiểu lông nhám, cứng. Lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ 1sợi lông dài. Theo Tăng Xuân Lƣu và cs. (2010) cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của lợn Rừng Thái Lan, Việt Nam nhiều dòng con lai khác biệt nên hệ thống phân loại còn khá phức tạp. Trên sống lƣng của lợn Rừng từ trán tới đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài có khoảng 6 - 15cm. Phần mào lông này bình thƣờng đã mọc dựng đứng hơn các phần khác nhƣng sẽ dựng đứng đặc biệt khi lợn Rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi lạ, mùi của kẻ thù (lợn nhà không có lông mào). Mào lông hay bờm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể. Riêng lợn Rừng 4 tháng đầu có bộ lông sọc dƣa rất đẹp đƣợc bởi những 9
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 vệt màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặc màu nâu nhạt hoặc đỏ chạy trên nền lông đen tùy giống. Bộ lông này giúp cho lợn ngụy trang để giấu mình và đánh lạc hƣớng kẻ thù trong môi trƣờng tranh tối tranh sáng trong rừng. Trong khoảng 2- 6 tháng, các sọc dƣa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi, chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trƣng của giống lợn ổn định cho đến khi chết. + Khả năng sinh trƣởng và sinh sản: lợn Rừng sinh trƣởng chậm và đạt kích thƣớc tối đa tùy theo từng giống, môi trƣờng và tuổi. Lợn Rừng châu Âu thƣờng có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với lợn Rừng châu Á. Trong khi lợn Rừng châu Á chỉ có thể cao 65- 70cm, nặng 70 - 150 kg thì lợn Rừng châu Âu có thể cao tới 90 - 100 cm, dài 150- 160cm, nặng tới 200 -350 kg. Con đực thƣờng to hơn con cái 30 - 30 kg. Lợn sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 20 cm. Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày tuổi. Trọng lƣợng lợn con khi cai sữa là 4 - 5 kg: tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi. Trọng lƣợng lúc xuất chuồng thƣờng dao động từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trƣờng. Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích (2007). Mặt khác nghiên cứu sâu về tập tính, đặc điểm sinh lý, sinh sản… lợn Rừng Thái Lan, rừng Việt Nam đã đƣợc tác giả Đỗ Kim Tuyên (2006); Võ Văn Sự và cs. (2008, 2010); Nguyễn Lân Hùng và cs. (2006),... nghiên cứu khá chi tiết ở một số vùng sinh thái khác nhau. Bảng 2.2. Một số sinh trƣởng cơ bản của lợn Rừng Tháng tuổi Trọng lƣợng (kg) Tốc độ sinh trƣởng (g/ ngày) 0 -2 0,5-5 8,33- 83,3 2 – 4 10 -12 166,66- 200,00 4 – 6 15-20 250, 00 - 416,66 6 – 8 25-35 300,00- 583,33 8–10 40-50 666, 66- 833, 33 10 -12 50 70 1000,00- 1166,66 Nguồn: Khuyết danh (2018) Tốc độ sinh trƣởng (đối với lợn Rừng đã và đang nuôi tại Thái Lan và Việt Nam) chậm (trung bình chỉ đạt khoảng 0,13 - 0,2 kg/ngày). Tuổi thọ sinh lý của lợn Rừng kéo dài từ 15 năm - 25 năm. 10
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Bảng 2.3. Các đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn Rừng STT Chỉ tiêu Mức thể hiện 1 Tuổi động dục 6 - 7 tháng tuổi 2 Trọng lƣợng tuổi động dục lần đầu 18 - 20 kg 3 Tuổi phối giống 7 - 8 tháng tuổi 4 Trọng lƣợng lúc phối giống 30 - 35 kg 5 Thời gian mang thai 110- 130 ngày 6 Thời gian động dục 2 - 3 ngày (đối với nái tơ) 3 - 4 ngày (đối với nái rạ) 7 Chu kỳ động dục 20 - 22 ngày 8 Hệ số đẻ 1,2 - 1,3 lứa/ năm 9 Số con mỗi lứa 5 - 8 con Nguồn: Khuyết danh (2018) + Tập tính: lợn Rừng có nhiều kiểu vận động (bơi, chạy, nhảy, quỳ, bò… và phát đƣợc khoảng 10 loại âm thanh để liên lạc trong đàn). Chúng thƣờng sống quây tụ thành bầy đàn với qui mô 5 - 25 con, cũng có lúc hợp nhóm thành bầy lớn 50 - 80 con. Lợn đực trƣởng thành thƣờng tách đàn sống đơn lẻ và chỉ nhập đàn vào mùa giao phối (tháng 12 - tháng 1). Trƣớc khi sinh con, lợn mẹ đào hố trên mặt đất và lót ổ, ngụy trang bằng các loại cây, cỏ mềm. Lợn mẹ đẻ và nuôi con rất khéo trong suốt 3 - 4 tháng sau khi sinh. Mỗi lợn con sẽ chiếm lĩnh bất di bất dịch một núm vú cho đến khi cai sữa. Lợn Rừng có linh cảm rất tốt và rất khôn khéo né tránh các nguy hiểm. Nếu khu vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng chỉ loanh quanh trong lãnh thổ khoảng 10m2 /con. Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiều bởi hƣơu, nai,… thì chúng có thể đi kiếm ăn trong vòng bán kính 50 - 80 m, nhƣng không có tập tính di cƣ. Lợn Rừng thích đầm mình vào nơi ẩm ƣớt, vũng nƣớc nhỏ và thích dũi đất tìm kiếm thức ăn hơn là với lên ăn lá cây. Theo Lê Đình Phùng và cs. (2011) đã nghiên cứu tập tính hoang dã của lợn Rừng Thái Lan khối lƣợng sơ sinh 0,37kg/con, khối lƣợng cai sữa đạt 120 ngày đạt 13,83kg/con. + Thức ăn và kẻ thù: lợn Rừng là loài ăn tạp, chúng ăn từ các loại rễ cây, cỏ, củ, quả, cây nông nghiệp, nấm, quả sồi, hạt đậu, các loại hoa quả… Các động vật dƣới đất giun, dế, rết,… các loại động vật trên mặt đất nhƣ bọ cạp, trứng, kỳ nhông, thỏ con, rắn, chim non của các loài chim làm tổ trên mặt đất, sâu, bọ, côn trùng, xác chết… Kẻ thù trong tự nhiên của chúng là báo, sƣ tử, hổ, chó sói, thợ săn,… 11
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Năm 2012, tỉnh Hà Giang có 7 trang trại chăn nuôi lợn Rừng, với tổng số khoảng 8.000 con (theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, 2012). Giống lợn Rừng mà các trang trại nghiên cứu và áp dụng ghép đôi giao phối: lợn đực Rừng Việt Nam phối giống với lợn cái F1 (bố lợn Rừng Việt Nam, mẹ lợn Mán) hoặc cái là lợn Rừng Thái Lan. - Lợn Rừng Thái Lan: có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi, trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi rất thính, linh hoạt, mềm nhƣng rất khoẻ. Lợn thƣờng dùng mũi để đào bới tìm thức ăn. - Lợn Rừng Việt Nam: dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn. Lƣng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ, vểnh và thính, mũi rất thính và khoẻ. Da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông chạy dọc theo sống lƣng và cổ dày, dài và cứng hơn... Vai thƣờng cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến kheo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ. Lợn Rừng và con lai đang đƣợc nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thức ăn của chúng chủ yếu là tận dụng nguồn nông sản tại địa phƣơng. Trong điều kiện chăn nuôi lợn Rừng, con lai ở nông hộ thì năng suất còn thấp, chƣa xác định đƣợc mức dinh dƣỡng theo hệ thống. Các mô hình chăn nuôi lợn theo hƣớng tập trung đang phát triển mạnh tại hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc, góp phần cung cấp nguồn thực phẩm thịt lợn cho nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Đặc biệt, ngƣời chăn nuôi đang quan tâm bảo tồn nguồn gen quý của một số giống lợn địa phƣơng và gen lợn Rừng, con lai ở Việt Nam. Với đặc điểm tốt về khả năng thích nghi, chống chịu điều kiện khắc nghiệt ở miền núi và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, yều cầu kỹ thuật không cao. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu lớn về thịt lợn Rừng, con lai và lợn địa phƣơng thuần đang đƣợc quan tâm. Điều này cho thấy, ngƣời chăn nuôi đang dần thuần hóa nuôi theo hƣớng tập trung nhƣng vẫn giữ đƣợc tập tính hoang dã của chúng (Võ Văn Sự và cs., 2008). Lợn Rừng cũng nhƣ lợn Mán là động vật hoang dã, khi sống trong điều kiện tự nhiên có sức đề kháng cao, ít bệnh. Tuy nhiên khi mới đƣợc thuần hoá, đƣợc chăm sóc trong điều kiện khác, sẽ làm giảm sức đề kháng, nên lợn dễ bị 12
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 bệnh. Lợn Rừng cũng nhƣ lợn Mán thƣờng mắc một số bệnh nhƣ các giống lợn khác, nhƣ: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh tai xanh, mắc (PED),... những bệnh này đã gây thiệt hại kinh tết rất lớn cho các nông hộ chăn nuôi lợn nói chung và các nông hộ chăn nuôi lợn Rừng, lợn Mán nói riêng tại tỉnh Hà Giang. 2.2. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TIÊU CHẢY Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đƣờng tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, độ tuổi mắc. Tùy theo yếu tố nào đƣợc xem là nguyên nhân chính mà nó đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh tiêu chảy sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa hay Colibacillosis, Salmonellosis,… hoặc tiêu chảy là triệu chứng thƣờng gặp ở nhiều bệnh ký sinh trùng, bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985); Lê Minh Chí (1995); Theo Hồ Văn Nam và cs. (1994) lợn bị tiêu chảy thƣờng mất nƣớc, mất chất điện giải và kiệt sức. Những lợn khỏi thƣờng bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn hoặc hiện tƣợng viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là quá trình nhiễm trùng dẫn đến lợn chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi không cao. Tiêu chảy thƣờng gặp ở gia súc, đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Trong lịch sử nghiên cứu về tiêu chảy, nhiều tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Việc phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, ngƣời ta thống nhất rằng, phân loại nguyên nhân gây tiêu chảy chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ xuất hiện sau, từ đó vạch ra phác đồ phòng và điều trị bệnh có hiệu quả. Nhƣng cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Theo Nguyễn Bá Hiên (2001), Fairbrother (1992) tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn. Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê Văn Tạo và cs. (1993), Phan Thanh Phƣợng và cs. (1995) cho biết ở nƣớc ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm. Vi khuẩn đƣờng ruột có vai trò không 13
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 thể thiếu đƣợc trong tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs., 1997, Archie, 2001), Khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ, các nhà khoa học đã nhận xét bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc trên thế giới (Lecce et al., 1976), (Griffin, 1989). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn và cs. (1998) cho thấy tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sản, nhƣng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai sữa. Đoàn Thị Kim Dung (2004) cho biết các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong tiêu chảy ở lợn, nhƣ E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên. 2.2.1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn Tiêu chảy là một hiện tƣợng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc phân biệt rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây nên tiêu chảy, có thể là nguyên phát hay thứ phát. Dƣới đây là một số nguyên nhân cơ bản: 2.2.1.1. Do môi trường ngoại cảnh Môi trƣờng ngoại cảnh là một trong 3 yếu tố cơ bản gây ra bệnh dịch, mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - môi trƣờng là nguyên nhân của sự không ổn định về sức khỏe, đƣa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Nhƣ Thanh, 2001). Môi trƣờng ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều kiện về chăm sóc nuôi dƣỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nƣớc uống… Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn và gây bệnh. Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, thức ăn kém chất lƣợng nhƣ thối, mốc và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc. Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển… làm giảm sức đề kháng của con vật thì vi khuẩn thƣờng trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003). Đào Trọng Đạt và cs. (1996); Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998) cũng cho rằng các yếu tố stress lạnh, độ ẩm ảnh hƣởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Độ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75% đến 85%. Việc làm khô và giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng. 14
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Sử An Ninh (1981), Niconxki (1986), Phạm Khắc Hiếu và cs. (1998) cho rằng các yếu tố khí hậu, thời tiết không thuận lợi là yếu tố tác động rất mạnh đến quá trình loạn khuẩn ở lợn và là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Nhƣ vậy, nguyên nhân môi trƣờng ngoại cảnh gây tiêu chảy không mang tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều tiết trao đổi nhiệt của cơ thể lợn, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đƣờng tiêu hóa có thời cơ tăng cƣờng độc lực và gây bệnh. 2.2.1.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật Thức ăn kém chất lƣợng, ôi thiu, khó tiêu,… là nguyên nhân gây ỉa chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời phƣơng thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn đƣờng tiêu hóa phát triển và gây bệnh. Theo Hoàng Văn Tuấn (1998), Đoàn Kim Dung (2003) cho rằng: tỷ lệ mắc tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của bệnh ở một đàn phụ thuộc vào giai đoạn mắc. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) trong quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng lợn, nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ là giảm tỷ lệ bệnh đƣờng tiêu hóa. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985), Đào Trọng Đạt và cs. (1996) trong quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn thì công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn con và lợn mẹ đúng kỹ thuật phù hợp với lứa tuổi là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ tiêu chảy cao hay thấp, trong thành phần và sự cân đối các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần đóng vai trò quan trọng. Theo Phan Thanh Phƣợng và cs. (1988) trong quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng, cần cho lợn nái ăn thức ăn giàu đạm, vitamin và đủ nguyên tố vi lƣợng. Khi lợn con mới sinh cần cho bú sữa đầu, sau đó tập ăn sớm cho lợn, sau cai sữa cần phải cho lợn ăn thức ăn đủ số lƣợng và chất lƣợng phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi. 2.2.1.3. Tiêu chảy do vi khuẩn Trong đƣờng tiêu hóa của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đƣờng ruột, đƣợc chia thành 2 loại, trong đó vi khuẩn có lợi tác dụng lên men phân giải 15
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 các chất dinh dƣỡng giúp cho quá trình tiêu hóa đƣợc thuận lợi và vi khuẩn có hại thì khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Họ vi khuẩn đƣờng ruột là họ vi khuẩn cộng sinh thƣờng trực trong đƣờng ruột. Họ vi khuẩn này muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành vi khuẩn gây bệnh thì phải có 3 điều kiện. - Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện đƣợc chức năng bám dính. - Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt sản sinh độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đƣờng ruột Enterotoxin. - Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột và từ đó phát triển lên. Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột là E.coli, Salmonella sp.shigella, Klebsiella, Clostridium perfringens… đó là những vi khuẩn quan trọng, gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột tiêu chảy ở ngƣời và nhiều loài động vật. Đào Trọng Đạt và cs. (1996) cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn đƣờng ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%). Cũng theo tác giả, vi khuẩn yếm khí C. perfringens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi và khi nó trở thành vai trò chính. Cù Hữu Phú và cs. (2000) khi nghiên cứu về E.coli và Salmonella ở lợn tiêu chảy cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80-90% số mẫu xét nghiệm. Phan Thanh Phƣợng và cs. (1996) vi khuẩn yếm khí C. perfringens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1- 120 ngày tuổi. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc do vi khuẩn này gây ra có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Nguyễn Nhƣ Pho (2003) cho rằng, khả năng gây bệnh của các loại vi khuẩn đối với lứa tuổi lợn khác nhau. Đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu nuôi thịt thì tỷ lệ mắc tiêu chảy do Salmonella cao hơn; giai đoạn lúc sơ sinh đến sau cai sữa thƣờng do E. coli; lứa tuổi 6-12 tuần tuổi thì thƣờng do xoắn khuẩn Treponema hyodysenterriae, vi khuẩn yếm khí C. perfringens thƣờng gây bệnh nặng cho lợn con theo mẹ trong khoảng 1 tuần tuổi đến cai sữa. 16
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2.2.1.4. Tiêu chảy do virus Virus cũng là tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus làm tổn thƣơng niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thƣờng gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao. Khooteng (1995) đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn thƣơng đƣờng tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy nhƣ: Enterovirus, Rotavirus, Coronavirus, virus dịch tả lợn... Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia súc non mới sinh nhƣ nghé, dê, cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê do những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie, 2000). Lecce (1976), Nilson (1984) nghiên cứu về virus gây bệnh đƣờng tiêu hóa đã xác định đƣợc vai trò của Rotavirus trong tiêu chảy ở lợn. Các nghiên cứu trong nƣớc của Nguyễn Nhƣ Pho (2003) cũng đã cho rằng: Rotavirus và Coronavirus gây bệnh tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ, với các triệu chứng tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nƣớc với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Theo Bergenland (1992) trong số những mầm bệnh thƣờng gặp ở lợn trƣớc và sau cai sữa mắc tiêu chảy có rất nhiều loại vi rút, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập đƣợc Rotavirus, 11,2% có vi rút TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus. 2.2.1.5. Tiêu chảy do nấm mốc Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc. Một số loài nhƣ: Aspergillus, Penicillium, Fusarium… có khả năng sản sinh nhiều loại độc tố Afratoxin (Afratoxin B1, B2, G1, G2, M1). Độc tố Afratoxin gây độc cho ngƣời và gia súc gây bệnh nguy hiểm nhất cho con ngƣời là ung thƣ gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh. Afratoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt, gà, lợn và các gia súc khác. Lợn khi nhiễm độc thƣờng bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy, ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần có 500 - 700µg Afratoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lợn con chậm lớn, còi cọc, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác (Lê Thị Tài, 1997). 17
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 2.2.1.6. Tiêu chảy do ký sinh trùng Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn nhƣ: cầu trùng Eimeria, Isospora suis, Crystosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis… hoặc một số loài giun tròn lớp Nematoda (Ascaris suum, Trichuris suis, Strongloides, Haemonchus, mecistocirrus…). Bệnh do Isospora suis, Crytosporidium thƣờng tập trung vào giai đoạn lợn con từ 5 - 25 ngày tuổi, còn ở lợn trên 2 tháng tuổi do cơ thể đã tạo đƣợc miễn dịch đối với bệnh cầu trùng, nên lợn chỉ mang mầm bệnh mà ít khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy (Nguyễn Nhƣ Pho, 2003). Cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lƣơn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong các hộ gia đình tại Thái Nguyên (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006). Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc tiêu chảy nhƣng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thƣờng, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút. Tác giả Nguyễn Kim Thành (1999) cho biết trong đƣờng ruột của lợn tiêu chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với lƣợng không nhỏ. Theo Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1995) giun đũa ký sinh trong ruột non của lợn là loài Ascarissuum. Giun đũa lợn phát triển và gây bệnh không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng (ấu trùng gây nhiễm), khi vào cơ thể lợn trứng sẽ thực hiện quá trình di hành và phát triển thành giun trƣởng thành ký sinh ở đƣờng tiêu hóa. Theo Phan Địch Lân (1995) lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dƣỡng, sinh trƣởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm thịt giảm đến 30%. Khi nghiên cứu vai trò của ký sinh trùng đƣờng ruột, (Phạm Văn Khuê và cs., 1996, Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 2006, Thân Thị Đang và cs.., 2010) cho biết: lợn bình thƣờng và bị tiêu chảy đều có ký sinh trùng đƣờng tiêu hoá ký sinh, song nhìn chung tỷ lệ nhiễm và mức độ nhiễm của chúng ở lợn bị tiêu chảy cao hơn rõ rệt so với ở lợn không bị tiêu chảy. Lợn nhiễm giun đũa biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy (Phân Địch Lân và cs., 1995). Sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh trong đƣờng tiêu hoá, chúng làm tổn thƣơng niêm mạc đƣờng tiêu hoá, 18
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 gây viêm ruột ỉa chảy (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Nguyễn Kim Thành (1999) cho biết trong đƣờng ruột ở lợn bị tiêu chảy đã tìm thấy giun đũa ký sinh với số lƣợng không nhỏ. Nhƣ vậy, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhƣng theo chuyên gia chuyên nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn nhƣ Lê Văn Tạo (1993) thì dù nguyên nhân nào gây tiêu chảy cho lợn thì cuối cùng cũng là quá trình nhiễm khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến chết hoặc tiêu chảy viêm ruột mạn tính. 2.2.2. Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy Dƣới tác động của các yếu tố gây bệnh, đã tạo nên một áp lực lớn ở ống tiêu hóa. Kết quả làm tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy. Đầu tiên tiêu chảy là một phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Nhƣng do nguyên nhân gây bệnh không ngừng phát triển và kích thích tổn thƣơng niêm mạc, tiêu chảy kéo dài về sau tất yếu sẽ có hại cho cơ thể. 2.2.3. Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy Bệnh lý lâm sàng của tiêu chảy ở gia súc là sự biến đổi về tổ chức tình trạng mất nƣớc và điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh. Về giải phẫu bệnh, nhiều tài liệu cho thấy viêm ruột ở gia súc thƣờng là thể cata - viêm chủ yếu ở niêm mạc ruột. Những trƣờng hợp viêm dạ dày - ruột ở tầng sâu là rất ít gặp. Khi nghiên cứu về tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn E.coli, Nguyễn Nhƣ Pho (2003) cho rằng, ruột chỉ sung huyết, không thấy xuất huyết, không có vết loét hoặc hoại tử nhƣ trong bệnh phó thƣơng hàn. Sự mất nƣớc kéo theo mất các chất điện giải trong đó đặc biệt là các ion: HCO3 - , K+ , Na+ , Cl- ... đồng thời khi gia súc bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cản trở đến khả năng tái hấp thu nƣớc. Ở gia súc ỉa chảy nếu lƣợng dịch mất đi trong đƣờng ruột vƣợt quá lƣợng dịch đƣa vào khi ăn, uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đặc nƣớc tiểu để giảm lƣợng nƣớc thải ra. Nếu thận không bù đƣợc, mức dịch thể trong tổ chức bị giảm và máu bị đặc lại. Hiện tƣợng này gọi là mất nƣớc và triệu chứng lâm sàng là con vật yếu, bỏ ăn, thân nhiệt hạ thấp và có thể trụy tim, mắt bị hõm sâu, nhìn lờ đờ, da khô, khi véo da lên nếp da chậm trở lại vị trí cũ (Archie, 2000). Lợn bị tiêu chảy gầy sút nhanh, da nhăn, tính đàn hồi kém; nếu tiêu chảy lâu ngày, lợn gầy nhô xƣơng sống, da khô, lông dựng ngƣợc. 19
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 Hiện tƣợng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải, sinh độc tố, hệ vi khuẩn đƣờng ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng với các sản phẩm của viêm, tổ chức bị phân hủy, ngấm vào máu, trƣớc hết tác động vào gan, làm cho chức năng gan bị rối loạn. Đồng thời, khi bị viêm ruột, cơ thể không nhƣng không hấp thu đƣợc nƣớc do thức ăn đem vào mà còn bị mất nƣớc và điện giải do niêm mạc tăng tiết cùng dịch rỉ viêm, dịch tiết có thể tăng 80 lần bình thƣờng. Mặt khác, do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột cũng tăng lên nhiều lần. Gia súc bị tiêu chảy, đồng thời cũng kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý khác nhau. 2.2.4. Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình sinh bệnh và gây ra hậu quả cụ thể: tuy nhiên, khi hiện tƣợng ỉa chảy xảy ra cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả có những nét đặc trƣng chung, đó là sự mất nƣớc, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng axit - bazơ (Lê Minh Chí, 1995). Hiện tƣợng mất nƣớc rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu nhƣ không đƣợc điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tƣơng đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nƣớc. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nƣớc, điện giải trong điều trị tiêu chảy luôn phải đặt lên hàng đầu (Archie, 2000). Ở lợn mắc tiêu chảy, khả năng tiêu hóa, khả năng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dƣỡng điều giảm nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng, dễ dàng mắc các bệnh khác (Phạm Sỹ Lăng và cs., 1997). Ở lợn hiện tƣợng tiêu chảy thƣờng có quá trình nhiễm khuẩn. Khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, các triệu chứng trầm trọng và hậu quả để lại nặng nề hơn. Bệnh có thể lây lan và kế phát nhiều bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Nhƣ vậy, với mỗi một nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì cũng để lại nhƣng hậu quả khác nhau. 2.3. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẮC TIÊU CHẢY Ở LỢN (PED) Mắc ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc giống Alphacoronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED thƣờng xảy ra ở lợn con dƣới 7 ngày tuổi với tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Dịch PED đã và đang gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Lee, 2015). Dịch PED lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Anh vào năm 1971, sau đó các ổ 20
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 dịch liên tục đƣợc phát hiện và xảy ra phổ biến ở các quốc gia châu Âu khác nhƣ Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ, và ở châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan (Chen et al., 2013). Ở Việt Nam, dịch PED lần đầu tiên đƣợc phát hiện vào năm 2008 và từ đó đến nay dịch bệnh thƣờng xuyên xảy ra và gây ra ảnh hƣởng nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. 2.3.1. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn trên thế giới Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, những trận dịch bùng phát cấp tính đã trở nên hiếm có ở những vùng mà virus trƣớc kia đã từng lan rộng. Hiện nay, các ổ dịch PED ít đƣợc ghi nhận ở châu Âu và ngày càng có ít nghiên cứu về bệnh này. Hơn nữa, bệnh thƣờng đƣợc thấy nhất ở lợn choai, lợn trƣởng thành và lợn mới sinh sản, trong khi lợn con bú mẹ lại ít khi nhiễm bệnh. Trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, dịch PED lƣu hành rộng rãi ở châu Âu, gây bệnh ở lợn mọi lứa tuổi. Trong khoảng thời gian từ cuối thập niên 80 đến thập niên 90, dịch có xu hƣớng giảm đáng kể, với rất ít ổ dịch rời rạc đƣợc ghi nhận ở một số nƣớc nhƣ Tây Ba Nha, Hungary, Anh và cộng hòa Séc. Trong năm 2005- 2006, dịch PED xảy ra nghiêm trọng ở Ý, với tỷ lệ chết ở lợn con theo mẹ từ 8,3% đến 11,9%. Từ năm 2014 đến nay, PED đƣợc mô tả xuất hiện trở lại ở một số nƣớc nhƣ Đức (Hanke et al., 2015), Ý (Boniotti et al., 2016), v.v... Hiện nay, PED ngày càng xuất hiện phổ biến ở các quốc gia châu Á, đặc biệt PED ngày càng trở nên cấp tính và nghiêm trọng hơn (Song and Park, 2012). Ở Trung Quốc, trƣờng hợp nhiễm PEDV đầu tiên đƣợc phát hiện năm 1973, sau hơn hai thập kỷ sử dụng vaccine vô hoạt nhũ dầu, sự xuất hiện trở lại của PEDV tƣơng đối ít. Tuy nhiên đến năm 2010, bệnh đã xuất hiện trở lại và bùng phát ngày càng trầm trọng ở các tỉnh có sự phát triển ngành chăn nuôi lợn. Từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011, tỷ lệ lợn chết từ 90 tới 100% (tƣơng ứng 50.000 con), chủ yếu là lợn dƣới 7 ngày tuổi (Chen et al., 2013). Ở Nhật, dịch PED xuất hiện lần đầu tiên năm 1993, gây chết 14.000 con, tỉ lệ chết từ 30 tới 100% lợn con, dịch PED năm 1996 gây chết 39.509 con. Ở Hàn Quốc, dịch PED xuất hiện đầu tiên năm 1992, sau đó đến năm 2007-2008, dịch liên tiếp xuất hiện ở các Quốc gia Ðông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Trong thời gian cuối năm 2007 - 2008, tại Thái Lan, dịch phát hiện đầu tiên ở tỉnh Nakornpathom trƣớc khi nó lan rộng trong cả nƣớc. Dịch lan rộng đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn của Thái Lan. Phân tích cây phát sinh loài, thấy 21
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 tất cả các PEDV phân lập đƣợc trong thời gian bùng phát dịch đều giống chủng ở Trung Quốc JS - 2004 - 2 (Puranaveja et al., 2009). 2.3.2. Nghiên cứu về tiêu chảy thành dịch (PED) ở lợn tại Việt Nam Năm 2008, PEDV đã đƣợc phát hiện trong một số đàn lợn mắc tiêu chảy ở Việt Nam. Trong năm 2008 - 2009, bệnh lan rộng nhanh chóng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ gây ảnh hƣởng lớn đến ngành chăn nuôi lợn nƣớc ta. Bệnh xảy ra rất nhanh, trên toàn đàn lợn và gây chết gần nhƣ 100% lợn con theo mẹ. Tỷ lệ tử vong trên đàn lợn giữa các tỉnh dao động từ 65 - 91%. Theo nhận định của các chuyên gia thì nguyên nhân của tiêu chảy cấp có thể là do mắc ở lợn (PED) hoặc do viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) gây ra. Năm 2010, dịch vẫn tiếp tục xảy ra ở một số trại, thậm chí tái phát ở những trại đã từng xảy ra dịch trong năm 2009. Theo thống kê của phòng xét nghiệm nhanh công ty CP Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2010 cả nƣớc có 31 trại bị nhiễm PED và tỉnh có nhiều ca bệnh nhất là Đồng Nai với 15 ca bệnh. Các trại bị nhiễm bệnh này chủ yếu tập trung ở miền Nam (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phƣớc, Củ Chi). Ở miền Bắc, theo báo cáo không chính thức các công ty, trang trại tại Hải Dƣơng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình,… dịch tiêu chảy do PEDV đã xảy ra nghiêm trọng từ đầu năm 2010 và cho đến nay tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Bắc Việt nam ngày càng trầm trong hơn. Các nghiên cứu trƣớc đó tại Viện Thú y Quốc gia, Trung tâm chẩn đoán Thú y TW, Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã xác định đƣợc các ca nhiễm PED trên lợn ở phía Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện tại có rất ít nghiên cứu tiến hành về tiêu chảy thành dịch ở lợn (PED). Theo Do Tien Duy et al. (2011), Nguyễn Tất Toàn (2012), bệnh đƣợc phát hiện ở Việt nam từ năm 2008. Sau đó, bệnh ngày càng lan rộng và bùng phát ở nhiều khu vực. Bệnh gây thiệt hại nặng nề cho các trang trại bởi tỉ lệ mắc toàn đàn rất cao (gần 100%). Theo thống kê không chính thức của phòng xét nghiệm nhanh công ty CP Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2010 cả nƣớc có 31 trại bị nhiễm PED. Các trại bị nhiễm bệnh này chủ yếu tập trung ở các tỉnh nam bộ nhƣ Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng tại các tỉnh phía Nam, một số nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan lây truyền dịch bệnh cũng nhƣ đặc điểm về triệu chứng và bệnh tích của dịch tiêu chảy cấp xảy ra ở các trại lợn khu vực phía nam để góp phần định 22
  • 38. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 hƣớng trong việc chẩn đoán bệnh PED và xây dựng biện pháp hạn chế sự lây lan bệnh này ở các trại lợn tại Việt Nam (Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy, 2012). Qua khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết xuất hiện trên heo con theo mẹ là rất cao (tƣơng ứng 93,94% và 81,67%). Hai tỷ lệ này giảm dần theo lứa tuổi. Các yếu tố liên quan đến việc lan truyền dịch bệnh giữa các trại phụ thuộc vào: khoảng cách đến với trại lợn bị bệnh (trại càng gần có nguy cơ lây bệnh càng cao), vệ sinh sát trùng (thực hiện trên 2 tuần, một lần có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với 1 tuần, một lần), quy mô chăn nuôi (tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở trại có quy mô chăn nuôi nhỏ, dƣới 50 lợn nái), và nguồn nƣớc sử dụng (tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở trại có nguồn nƣớc chƣa qua xử lý). Triệu chứng lâm sàng đặc trƣng của dịch tiêu chảy cấp trên lợn con là tiêu chảy phân lỏng (100%), ói mửa (90,33%), sau đó suy nhƣợc, mất nƣớc và chết nhanh. Các bệnh tích thƣờng gặp ở cơ quan tiêu hóa của lợn con là dạ dày căng phồng, chứa sữa đông, thức ăn không tiêu hóa (94,42%) và thành ruột non mỏng, phồng to, chứa nhiều nƣớc và dịch chất bên trong (86,33%). Bệnh tích vi thể cũng xảy ra trên cả dạ dày và 3 đoạn của ruột non với sự hƣ hại nặng phần niêm mạc và các tuyến. Các kết quả này góp phần định hƣớng trong việc chẩn đoán bệnh PED và xây dựng biện pháp hạn chế sự lây lan bệnh này ở các trại lợn tại Việt Nam. Ở khu vực phía Bắc, các nghiên cứu đã xác định đƣợc mắc trên lợn (Porcine epidemic diarrhea - viết tắt: PED) xảy ra tại 26 trại ở 6 tỉnh, trong đó một số trại cộng nhiễm cả virus TGE và virus Rota. Tại các trại, PED thƣờng bùng phát vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4), thời gian lây lan nhanh, thƣờng xảy ra đầu tiên trên đàn lợn nái, tỷ lệ lợn biểu hiện tiêu chảy cao (trung bình 76,8%). Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều bị tiêu chảy (có thể lên tới 100%), tỷ lệ chết cao ở lợn con theo mẹ (68,6%). Có sự khác biệt lớn về mức độ cảm nhiễm, tỷ lệ biểu hiện tiêu chảy, tỷ lệ chết, thời gian tiêu chảy giữa các trại và giữa các nhóm tuổi, giới tính. Triệu chứng chủ yếu ở lợn mắc PED là tiêu chảy, nôn mửa, bỏ ăn, kèm theo các rối loạn về hô hấp, thần kinh, mức độ trầm trọng tăng dần theo tuổi. Bệnh tích đại thể ở lợn con thƣờng gặp là thành ruột non mỏng, căng phồng toàn bộ hoặc từng đoạn (61,3 - 94%); dạ dày sung huyết, xuất huyết (19,4 - 84%); hạch lympho màng treo ruột, gan sung huyết, ứ huyết; tĩnh mạch màng treo ruột sung huyết nặng, khó quan sát thấy mạch bạch huyết ở màng treo ruột. Bệnh tích vi thể chủ yếu đƣờng tiêu hóa: lông nhung đứt nát, ngắn lại; tế bào biểu mô hấp thu thoái hóa không bào; biểu mô phủ dạ dày, ruột 23
  • 39. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 bong tróc; sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm ở lớp đệm và lớp hạ niêm mạc đƣờng tiêu hóa (Nguyễn Văn Điệp và cs., 2014). Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR đã chỉ ra rằng các lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích nhƣ trên đều mắc PED (Nguyễn Văn Điệp và cs., 2014). Mẫu bệnh phẩm đƣợc lấy từ phân, ruột và hạch ruột có thể dùng để chẩn đoán PED bằng kỹ thuật RT-PCR cho kết quả tốt. Bệnh tiêu chảy do virus PED gây ra có tính lây lan nhanh tuy nhiên chƣa có loại vacxin nào phòng bệnh thì nguy cơ tái phát, nguy cơ biến chủng của virus cũng là vấn đề rất đáng lo ngại. Trƣớc tình hình đó, việc hiểu biết về đặc điểm căn bệnh và chẩn đoán nhanh là hết sức cấp thiết trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. 2.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NGUYÊN (PEDV) 2.4.1. Một số đặc điểm của PEDV 2.4.1.1. Phân loại và hình thái của PEDV Virus gây bệnh PED thuộc chi Alphacoronavirus, họ Coronaviridae, trong bộ Nidovirales (Ủy ban quốc tế về phân loại virus – ICTV, 2011), cùng với TGEV, coronavirus ở mèo, chó và coronavirus 229E ở ngƣời. Phân loại về huyết thanh học, ngƣời ta xác định virus PED hiện mới chỉ có 1 serotype. Các chủng PEDV phân lập từ Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tƣơng đồng về mặt huyết thanh với chủng CV777 phân lập từ thực địa của Bỉ năm 1978 (Song and Park, 2012). Hình thái của PEDV trong tế bào biểu mô đƣờng tiêu hoá tƣơng tự nhƣ các coronavirus khác (Ducatelle, 1982). Virus có một nhân đậm đặc điện tử với quầng sáng ở giữa và những phần toả ra từ nhân dạng chuỳ dài xấp xỉ 20nm. Hạt virus xác định từ mẫu phân có hình thái đa dạng và đƣờng kính từ 90 đến 190 nm 2.4.1.2. Cấu trúc phân tử của virus gây bệnh Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PEDV là một virus có vỏ ngoài, vật chất di truyền là RNA dạng sợi dƣơng có kích thƣớc khoảng 28kb (hình 2.2). Hệ gen bao gồm ít nhất bảy khung đọc mở mã hoá cho 4 loại protein cấu trúc [gai (S), vỏ (E), màng (M) và nucleocapsid (N)] và 3 loại protein không cấu trúc (replicase 1a, 1b và ORF3), với thứ tự trên hệ gen 5‟-replicase (1a/1b)-S-ORF3-E-M-N-3‟ (Duarte et al., 1994; Kocherhans, 2001). Gen polymerase gồm 2 khung đọc mở 24
  • 40. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0973.287.149 – Luanvanmaster.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO 0973.287.149 (Open Reading Frame – ORF) 1a và 1b, chiếm 2/3 bộ gen tính từ đầu 5‟ và mã hoá cho các polyprotein tái bản không cấu trúc (replicase 1a và 1b). Các gen mã hoá cho protein cấu trúc chính nhƣ S (150-220 kDa), E (7kDa), M (20-30kDa) và N (58kDa) nằm ở vị trí tiếp nối gen polymerase. Gen ORF3 là một gen phụ trợ, nằm giữa các gen cấu trúc. Nó mã hoá cho một protein bổ trợ, số lƣợng và trình tự của các gen thay đổi ở các coronavirrus khác nhau. Protetin cấu trúc của PEDV tƣơng tự nhƣ các coronavirus khác. Virus có một protein gai (S) với trọng lƣợng phân tử khoảng 180-200 kDa, một protein màng (M) 27-32 kDa, một protein nucleocapsid gắn với ARN nặng 57-58 kDa (Duarte et al., 1994; Duarte and Laude, 1994). Protein S của PEDV là glycoprotein loại 1 gồm 1383 amino acid (aa). Nó chứa một chuỗi peptid tín hiệu (1-18aa), các epitop trung hoà (499-638, 748- 755), 764-771 và 1368-1374), một vùng xuyên màng (1334 - 1356), và một vùng ngắn nằm trong bào tƣơng. Protein S cũng có thể đƣợc chia thành vùng S1 (1- 789 aa) và vùng S2 (790-1383 aa) dựa trên tính tƣơng đồng của nó ở coronavirus khác nhau. Giống nhƣ các protein S của coronavirus khác, protein S của PEDV là một loại gai glycoprotein (kháng nguyên bề mặt) trên bề mặt virus, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà tƣơng tác với các glycoprotein thụ thể đặc hiệu trên tế bào vật chủ trong quá trình xâm nhập, kích thích tạo kháng thể trung hoà ở vật chủ tự nhiên. Ngoài ra, glycoprotein S cũng liên quan tới sự thích nghi sinh trƣởng trong điều kiện phòng thí nghiệm và sự giảm độc lực khi gây bệnh trên động vật (Park et al., 2007). Trong nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh, hiện tại các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào glycoprotein này (Puranaveja et al., 2009). ORF3 là gen mã hoá cho protein không cấu trúc và là protein phụ trợ, không cần thiết cho quá trình nhân lên của PEDV. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra chức năng quan trọng của protein này trong việc quyết định độc tính của PEDV. Sự biến đổi của gen ORF3 trong quá trình cấy chuyển nhiều lần trên tế bào có thể làm giảm độc tính của chủng thực địa. Sự khác biệt của gen ORF3 cũng đƣợc thể hiện rõ rệt giữa các chủng thực địa và các chủng nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (Park et al., 2007). Việc đồng thời biểu hiện protein M và N cho phép tạo thành các hạt giả 25