SlideShare a Scribd company logo
1 of 221
Download to read offline
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐẶNG QUANG BÍCH
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG NINH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2018
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐẶNG QUANG BÍCH
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 9620110
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
TS. NGUYỄN VĂN PHÚ
HÀ NỘI - 2018
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan, chƣa từng đƣợc tập thể, cá nhân
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã
đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Nghiên cứu sinh
Đặng Quang Bích
i
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 03 năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong
quá trình thực hiện luận án tại bộ môn Sinh lý Thực vật và bộ môn Công nghệ Sinh học
thực vật, nhờ sự hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, cùng các cán bộ tại
phòng thí nghiệm của bộ môn, với sự nỗ lực, học tập, nghiên cứu của bản thân, tôi đã
hoàn thành luận án nghiên cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa Công nghệ Sinh học và các thầy
cô giáo đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Phƣơng Thảo; TS. Nguyễn Văn Phú đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Trƣờng Sơn, Ths. Ninh Thị
Thảo, Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh; TS. Hoàng Hải Hà; Ths. Phạm Thị Thu Hằng đã tận
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng
nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các em sinh viên cùng toàn thể bạn bè
và các anh, chị đang thực tập tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lý Thực vật, bộ môn
Công nghệ Sinh học thực vật và phòng thí nghiệm Hóa sinh khoa Công nghệ Thực
phẩm đã hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân luôn động
viên, hỗ trợ và tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018.
Tác giả
Đặng Quang Bích
ii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
Trích yếu luận án xi
Thesis abstract xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4. Những đóng góp mới của luận án 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) 4
2.1.1. Nguồn gốc chi trà Camellia 4
2.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia 5
2.1.3. Đặc điểm phân bố chi trà Camellia 8
2.1.4. Sơ lƣợc lịch sử phát hiện và sự phân bố trà hoa vàng (Camellia spp.) 10
2.2. Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.)
trên thế giới 13
2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền và nhân giống chi trà Camellia
và trà hoa vàng (Camellia spp.) 13
2.2.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và
trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới 20
2.3. Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.)
trong nƣớc 26
2.3.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền, nhân giống chi trà Camellia và
trà hoa vàng (Camellia spp.) 26
iii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
2.3.2. Giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và trà hoa vàng
(Camellia spp.) trong nƣớc 33
2.4. Một số đặc điểm về trà hoa vàng Camellia spp. tại Quảng Ninh 38
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 41
3.2. Vật liệu nghiên cứu 41
3.3. Nội dung nghiên cứu 42
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 42
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu, mô tả đặc điểm hình thái và xác định thành
phần hàm lƣợng một số hợp chất 42
3.4.2. Phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu
thập đƣợc bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử 44
3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà
hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh 47
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 58
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59
4.1. Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá
đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh của chúng 59
4.1.1. Thu thập nguồn gen và đánh giá đặc điểm hình thái thực vật cây trà hoa
vàng (Camellia spp.) tại Quảng Ninh. 59
4.1.2. Hàm lƣợng một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá và nụ hoa cây
trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại tỉnh Quảng Ninh 65
4.2. Đánh giá đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng
kỹ thuật chỉ thị phân tử 75
4.2.1. Kết quả phân tích đa dạng kiểu hình mẫu giống trà hoa vàng thu thập 76
4.2.2. Kết quả phân tích đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng bằng chỉ thị
RAPD và ISSR 78
4.3. Xây dựng qui trình nhân giống cây trà hoa vàng 86
4.3.1. Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng 87
4.3.2. Xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây trà hoa vàng bằng phƣơng
pháp giâm cành 105
iv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
5.1. Kết luận 119
5.2. Kiến nghị 119
Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 121
Tài liệu tham khảo 122
Phụ lục 143
v
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh)
AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism.
BLAST Basic Local Alignment Search Tool.
BA Benzyl adenine
C Catechin
CF Caffeic acid
CV(%) Coefficient of variation (%)
CR Coumarin
Ct Công thức
Cs Cộng sự
CP Cổ phần
CK Chất khô
C00 Chu vi gốc
DPPH 2,2 - Diphenyl -1 - picrylhydrazyl
D00 Đƣờng kính gốc
D1.3 Đƣờng kính thân ngang ngực
Đc Đối chứng
EC Epicatechin
EGCG Epigallocatechin 3-gallate
ECG Epicatechin 3-gallate
GA3 Gibberellic acid
HSN Hệ số nhân
HPLC High performance Liquid Chromatography
Hvn Chiều cao vút ngọn
IUCN International Union for Conservation of Nature
ISSR Inter Simple Sequence Repeat.
IBA Indol butyric acid
Ki Kinetin
LSD0.05 Least significant different 5%
MS Murashige and Skoog
vi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
MAS Marker Assisted Selection
ND Nƣớc dừa
NCBI National Center for Biotechnology information.
PCR Polymerase Chain Reaction.
PCA P - Coumaric acid
QC Quercetin
RES Resveratrol
RAPD Random Amplified Polymorphism DNA.
RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism.
RP Resolving power
RT Rutin
VA Vanilic acid
SSR Simple Sequence Repeat.
SLA Salicylic acid
Tm Nhiệt độ gắn mồi.
THT Than hoạt tính
TB Trung bình
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WPM Wooden plant medium
α – NAA Axit α - naphtyl axetic
vii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1. Danh sách 25 mẫu giống trà hoa vàng dùng trong đánh giá đa dạng di truyền 41
3.2. Chế độ gradient với 2 kênh A và kênh B 44
3.3. Danh sách mồi sử dụng trong RADP và ISSR 44
3.4. Thành phần phản ứng RAPD - PCR và ISSR - PCR 46
3.5. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR 46
4.1. Kết quả tính chiều cao vút ngọn trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến
thu thập 60
4.2. Kết quả tính đƣờng kính gốc trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến
thu thập 61
4.3. Các chỉ tiêu về lá cây trà hoa vàng của 12 tuyến thu thập 63
4.4. Danh sách mẫu lá và nụ hoa trà hoa vàng thu thập tại Quảng Ninh đƣợc
sử dụng cho phân tích hợp chất có hoạt tính sinh học 66
4.5. Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong lá trà
hoa vàng 68
4.6. Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong
lá trà hoa vàng 70
4.7. Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong nụ hoa
trà hoa vàng 73
4.8. Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong
nụ hoa trà hoa vàng 74
4.9. Đa hình của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị RAPD và ISSR 80
4.10. Hệ số tƣơng đồng di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng 83
4.11. Hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu từ đoạn cành mang mắt ngủ 88
4.12. Ảnh hƣởng của vật liệu nuôi cấy tới hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu 90
4.13. Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới sự nảy mầm của hạt trà hoa vàng 92
4.14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nền tới sự sinh trƣởng của chồi trà hoa vàng 94
4.15. Ảnh hƣởng của tổ hợp các chất điều tiết sinh trƣởng tới khả năng nhân
nhanh chồi in vitro cây trà hoa vàng 95
viii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
4.16. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa tới khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trà
hoa vàng 98
4.17. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng môi trƣờng đến khả năng ra rễ của chồi in
vitro cây trà hoa vàng 99
4.18. Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng thích nghi của cây in vitro ngoài
vƣờn ƣơm 101
4.19. Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngoài
vƣờn ƣơm. 103
4.20. Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng 106
4.21. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng 108
4.22. Ảnh hƣởng của α-NAA đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm trà hoa vàng 109
4.23. Ảnh hƣởng của chế phẩm giâm chiết cành đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi 111
4.24. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ của cành giâm cây trà
hoa vàng 113
4.25. Ảnh hƣởng của che sáng đến sinh trƣởng của cây con trà hoa vàng trong
giai đoạn vƣờn ƣơm 114
4.26. Ảnh hƣởng của số lần bón phân đến sinh trƣởng của cây trà hoa vàng
trong vƣờn ƣơm 115
4.27. Ảnh hƣởng của thời gian đảo bầu đến sinh trƣởng của cây giống trong
giai đoạn vƣờn ƣơm. 117
ix
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1. Hình dạng chóp lá 7
2.2. Hình dạng gốc lá 7
2.3. Quả hình cầu (A: C. hakodae), hình cầu dẹt (B: C. petelotii) và khi mở để
lộ trụ quả (C: C. tamdaoensis) 8
4.1. Hoa, quả, cây trà hoa vàng thu thập tại tuyến số 1 Khe Sút, Hoành Bồ,
Quảng Ninh 64
4.2. Lá, hoa, quả và cây trà hoa vàng thu thập tại Hoành Bồ, Quảng Ninh,
mẫu Csp1 77
4.3. Sơ đồ sự tƣơng đồng của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên kiểu hình 77
4.4. Ảnh điện di sản phẩm phản ứng mồi RAPD02 với 25 mẫu trà hoa vàng 79
4.5. Sơ đồ quan hệ di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị
phân tử RAPD và ISSR 84
4.6. Đoạn cành mang mắt ngủ đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% bị nhiễm nấm
sau 1 tuần nuôi cấy 89
4.7. Cây nảy mầm từ hạt trà hoa vàng đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% sau 12
tuần nuôi cấy 91
4.8. Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới quá trình nảy mầm của hạt trà hoa
vàng sau 2 tuần nuôi cấy 93
4.9. Ảnh hƣởng của các tổ hợp chất điều tiết sinh trƣởng đến khả năng nhân
nhanh chồi in vitro trà hoa vàng sau 4 tuần nuôi cấy 97
4.10. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng môi trƣờng nuôi cấy tới quá trình ra rễ in
vitro cây trà hoa vàng sau 12 tuần nuôi cấy 100
4.11. Ảnh hƣởng của giá thể tới khả năng thích nghi cây in vitro ngoài vƣờn
ƣơm sau 12 tuần nuôi cấy 102
4.12. Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngoài
vƣờn ƣơm (10 tuần sau khi ra cây) 104
4.13. Sơ đồ quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh 105
4.14. Sơ đồ quy trình nhân giống in vivo cây trà hoa vàng 118
x
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đặng Quang Bích
Tên Luận án: “Đánh giá đa dạng di truyền và xây dựng quy trình nhân giống cây trà
hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh”
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức độ đa
dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu
và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới;
- Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) với hệ số
nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục vụ bảo tồn và phát triển cây
thuốc quý này ở qui mô công nghiệp.
Phƣơng pháp nghiên
cứu Nội dung nghiên cứu
1) Thu thập nguồn gen, đánh giá đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh cây trà
hoa vàng phân bố tại Quảng Ninh;
2) Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng
kỹ thuật chỉ thị phân tử;
3) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà hoa
vàng. Vật liệu nghiên cứu.
Là các mẫu lá, hoa, quả, hạt, đoạn thân và cây trà hoa vàng đƣợc thu thập tại
tỉnh Quảng Ninh và một số khu vực có cây trà hoa vàng phân bố.
Các phƣơng pháp nghiên cứu:
(1) Phƣơng pháp thu thập mẫu (Hoàng Chung, 2006; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007;
Nguyễn Bá, 2007); (2) Phƣơng pháp mô tả hình thái và so sánh hình thái (Hoàng Thị Sản
và Hoàng Thị Bé, 2005; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009); (3) Phƣơng pháp kế thừa; (4) Phƣơng
pháp xác định thành phần hàm lƣợng một số hợp chất thứ cấp, áp dụng phƣơng pháp phân
tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đƣợc mô tả theo Ang et al. (2013) để đánh giá thành
phần, hàm lƣợng hợp chất sinh học trong trà hoa vàng; (5) Phƣơng pháp đánh giá đa dạng
di truyền bằng chỉ thị ISSR và RAPD. Kỹ thuật PCR đánh giá đa dạng di truyền sử dụng 8
chỉ thị ISSR và 45 chỉ thị RAPD đƣợc thực hiện trên máy PCR
(Eppendorf ). Phản ứng PCR bao gồm các thành phần tiêu chuẩn trong đó sử dụng nồng
độ dung dịch đệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 0,2 mM dNTPs, 0,25 mM MgCl2,
0,5 µM mồi, 0,05 đơn vị enzyme/µl. Phản ứng PCR đƣợc thực hiện với chu kỳ nhiệt
nhƣ sau: 94°C - 3 phút, (94°C - 30 giây, Tm - 30 giây, 72°C - 2 phút) x 40 chu kỳ, 72°C
- (5 - 7) phút (Valdemar et al., 2004; Oliveira et al., 2010). Xử lý số liệu: Xây dựng sơ
đồ đa dạng di truyền bằng phần mềm NTSYS 2.1; (6) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật
xi
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
nhân giống vô tính in vitro cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp khử
trùng mẫu, phƣơng pháp nuôi cấy khởi động, phƣơng pháp nhân nhanh chồi in vitro,
Phƣơng pháp tạo cây hoàn chỉnh in vitro, Phƣơng pháp ra cây ngoài vƣờn ƣơm
(Murashige and Skoog, 1962); (7) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng
kỹ thuật giâm hom cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp lấy hom,
phƣơng pháp cắt hom, phƣơng pháp xử lý và cắm hom, phƣơng pháp theo d i và thu
thập số liệu; (8) Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, phƣơng pháp xử lý số liệu theo chƣơng
trình Excel và IRRISTART 5.0.
Kết quả chính và kết luận
1) Đã xác định đƣợc đặc điểm hình thái của cây trà hoa vàng thu thập tại Quảng
Ninh. Đây là cây bụi, thân gỗ nhỏ, có rễ cọc, sống dƣới tán cây khác, phân cành thấp, lá
to, bóng, mép có răng cƣa, hoa lƣỡng tính màu vàng tƣơi, quả hình cầu dẹt, màu xanh
có từ 1 tới 9 hạt. Dựa trên các đặc điểm hình thái, có thể xác định đƣợc các mẫu trà hoa
vàng nghiên cứu thuộc chi Camellia L.
2) Kết hợp các kết quả phân tích: (1) Đánh giá kiểu gen của 25 mẫu trà hoa vàng
bằng chỉ thị phân tử RAPD và ISSR; (2) Đánh giá đặc điểm hình thái; (3) Phân tích các
hợp chất có hoạt tính dƣợc lý cho thấy: Các mẫu giống trà hoa vàng có sự tƣơng đồng
cao về kiểu hình, đa dạng về kiểu gen và khả năng tích lũy hàm lƣợng các hợp chất có
hoạt tính dƣợc lý.
3) Đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh in vitro cây trà hoa vàng, xác
định đƣợc môi trƣờng và điều kiện nuôi cấy phù hợp cho từng giai đoạn nuôi cấy cụ
thể. Quy trình cho tỷ lệ tái sinh chồi từ hạt cao 100%, hệ số nhân chồi đạt 4,7 chồi/lần,
tỷ lệ chồi ra rễ 100%, chất lƣợng cây in vitro tốt, giá thể ra cây phù hợp cho tỉ lệ cây
sống đạt tỷ lệ 93,75%. Kết thúc giai đoạn vƣờn ƣơm, cây giống trà hoa vàng sinh
trƣởng và phát triển tốt.
4) Đã xây dựng thành công quy trình sản xuất cây giống trà hoa vàng bằng kỹ
thuật giâm hom. Quy trình sử dụng hom giống đƣợc lấy từ cành bánh tẻ trên cây mẹ
thành thục trồng tại Ba Chẽ, Quảng Ninh và giá thể giâm là cát. Hom giống và giá thể
đƣợc xử lý với Viben C, sau đó sử dụng dung dịch α-NAA ở nồng độ 2000 ppm để xử
lý hom giâm nhằm kích thích tạo rễ. Vụ thu là thời vụ thuận lợi cho sự tái sinh của cành
giâm với tỷ lệ hom ra rễ đạt 60%, tỷ lệ bật chồi là 56,6% sau 90 ngày giâm hom. Việc
tƣới phân bón tổng hợp cho cây bầu trong vƣờn ƣơm với liều lƣợng 2 lít/1m2
với tần
suất tƣới là 5-10 ngày một lần là phù hợp cho sinh trƣởng của cây con, đảm bảo chất
lƣợng cây giống. Sử dụng biện pháp đảo bầu cây với tần suất 20 - 30 ngày một lần
không những giảm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo chất lƣợng cây giống cho đến khi
xuất vƣờn.
xii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Đang Quang Bich
Thesis title: "Assessment of genetic diversity and establishment of the process of
propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.) collected in Quang Ninh province"
Major: Crop Science Code: 9620110
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
- To systematize the databases on plant characteristics, biochemistry and genetic
diversity of yellow-flower tea, which shall serve as a basis for the research and
development of yellow-tea trees into new sources of medicines;
- Establishing the process of propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.)
with high multiplication coefficient and good quality seedlings for the preservation and
development of this precious medicinal plant on an industrial scale.
Materials and Methods
The research contents include
1) Collecting the gene resource of yellow-flower tea from Quang Ninh province
and evaluating their morphology and biochemical characteristics;
2) Evaluating the genetic diversity by using molecular marker techniques;
3) Researching on some technical measures to propagate yellow-flower tea
tree. Research materials
Leaf, flower, fruit, seed, stem and yellow-flower tea plant were collected in Quang
Ninh province and some areas where yellow-flower tea trees grow.
Methodology
(1) sample collection (Hoang Chung, 2006; Nguyen Nghia Thin, 2007; Nguyen Ba,
2007); (2) Morphology and morphological comparison (Hoang Thi San and Hoang Thi Be,
2005; Nguyen Nghia Thin, 2009); (3) inheritance method; (4) Determination of content of
some secondary compounds. Application of high-performance liquid chromatography
(HPLC) method described by Ang et al. (2013) to evaluate composition, content of
biological compounds in yellow flower tea; (5) Genetic diversity assessment using ISSR
and RAPD directives. Genetic diversity evaluation using eight ISSR directives and 45
RAPD directives were performed on PCR (Eppendorf). PCR responses consisted of
standard components which used the manufacturer's recommended buffer concentrations,
0,2 mMdNTPs, 0,25 mM MgCl2, 0,5 μM primers, 0,05 units enzyme/μl. The PCR reaction
was performed with the following thermal cycles: 94° C - 3 minutes, 94° C - 30 seconds,
Tm - 30 seconds, 72° C - 2 minutes) x 40 cycles, 72° C - (5 - 7) minutes (Valdemar et al.,
2004; Oliveira et al., 2010). Data processing: Building genetic diversity diagram using
xiii
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
NTSYS 2.1 software; (6) The in vitro propagation of clonal propagation in yellow-flower
tea tree includes the following methods: sample sterilization method, starter culture method,
in vitro shoot multiplication method, complete in vitro, method of nursing outside the
nursery (Murashige and Skoog, 1962); (7) In vivo clonal propagation technique, yellow-
flower tea includes the following methods: cutting method, cutting method, method of
cutting and cutting, method of monitoring and collecting numbers whether; (8) Method of
experimental lay-out, data processing using Excel and IRRISTART 5.0.
Main findings and conclusions
1) The morphological characteristics of yellow tea were identified in Quang Ninh.
This is a shrub, small woody, with pile roots, live under other trees, low branches, big
leaves, shadows, serrated edges, bright yellow hermaphroditic flowers, flat spherical,
blue colour from 1 to 9 seeds. Based on morphological characteristics, the samples of
Camellia L. can be identified.
2) Combining the analytical results: (1) Genotyping of 25 yellow and green tea
samples by RAPD and ISSR; (2) morphological characterization; (3) Analysis of
pharmacologically active compounds showed that yellow-flower tea samples exhibited
high phenotypic similarity, genetic diversity and ability to accumulate the compounds
that contain pharmacological activity
3) The in vitro rapid growth of yellow-flower tea trees has been successfully
established, and the culture conditions have been established for each specific stage of
culture. The procedure for seed regeneration rate from 100% seedlings, shoot
multiplication ratio of 4,7 shoot/times, 100% root-shoot growth rate, good in vitro
seedling quality, suitable seedling ratio. The survival rate was 93,75%. At the end of the
nursery stage, the yellow flower tea seedlings grow and develop well.
4) The production process of yellow-flower tea seedlings has been successfully
developed using cuttings technique. A sharp knife was used to cut the middle of the
branches of the noodles on the mother tree (of yellow-flower tea) in Ba Che, Quang
Ninh Province to grow seedlings. Cuttings and media were treated with Viben C,
cuttings were then immersed in a solution of α-NAA at 2000 ppm to stimulate root
formation. The best setting is the sand bed. Seasonal cuttings are favourable for the
regeneration of cuttings is the autumn crop. After 90 days cuttings, the rate of cuttings is
60%, the rate of shoot cuttings is 56,6%. At the nursery stage, NPK fertilizer (20-20-20)
Grow more concentration of 0,5% for potted plants in nurseries with the dose of 2 litres
/1m2
with the frequency of irrigation is 5-10 days. Once it is suitable for the growth of
seedlings, ensure quality seedlings. It is possible to use the method of invasive planting
with the frequency of every 20-30 days to reduce production costs, ensure quality
seedlings until the garden.
xiv
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trà hoa vàng (Camellia spp.), thuộc họ chè (Theaceae), là loài thực vật
quý hiếm có giá trị làm cảnh và có giá trị chữa bệnh. Cho đến nay trà hoa vàng
chỉ đƣợc tìm thấy ở một số vùng thuộc Trung Quốc, Việt Nam và đã đƣợc ghi
vào sách đỏ (Trần Ninh và Hakoda, 2009; George and Anthony, 2013). Trà hoa
vàng có tinh dầu, polyphenol, các alkaloid, các vitamin, các nguyên tố nhƣ Se,
Ge, Mo, Mn, Zn (Qin et al., 2008), có tác dụng trong việc phòng và chữa một số
bệnh nhƣ: cao huyết áp, kiết lị, lở loét và một số bệnh ngoài da khác. Những năm
gần đây, việc kiểm nghiệm dƣợc lý đầu tiên của trà hoa vàng đã đƣợc tiến hành
trên động vật và đã cho kết quả khả quan. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, dịch
chiết từ lá và hoa của cây trà hoa vàng có khả năng ức chế tế bào tiền ung thƣ
gan (Li et al., 2007). Nghiên cứu khác của Chen et al. (1993) và Qin et al. (2008)
đã chỉ ra rằng trà hoa vàng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm lƣợng lipid máu,
rất tốt cho bệnh cao huyết áp do khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp, tăng
cƣờng hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Trà hoa vàng còn chứa các hợp chất
polyphenol chống oxy hóa cao hơn so với các loại trà khác (Qin et al., 2008;
Lixia et al., 2011). Các flavonids, polyphenol, polysaccharide, trong trà hoa vàng
có tác dụng chống viêm, ức chế ung thƣ gan, chống quá trình oxi hóa, điều chỉnh
lipid huyết thanh giảm và kích thích sự thèm ăn và đặc biệt là không có tác dụng
phụ (Chen et al., 2009; Lin et al., 2013; Wei et al., 2015). Có thể nói, trà hoa
vàng là cây dƣợc liệu rất quý, rất cần đƣợc bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu
quả nguồn gen.
Trà hoa vàng là nguồn dƣợc liệu quý nên những năm gần đây, trà hoa
vàng phân bố ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tình
trạng khai thác quá mức do chƣa có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn phù
hợp nên các quần thể trà hoa vàng trong tự nhiên giảm mạnh, sự phân bố cũng bị
thu hẹp (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngô Thị Minh Duyên và cs., 2011; Đỗ Văn
Tuân, 2013-2016, Nguyễn Văn Việt và cs., 2017). Do đó, rất cần thiết phải có
biện pháp bảo tồn nguồn gen trà hoa vàng. Một trong những thông tin làm cơ sở
cho việc quản lý, bảo tồn nguồn gen là sự đa dạng di truyền nguồn gen của cây
trà hoa vàng. Tuy nhiên, các thông tin về đa dạng di truyền nguồn gen trà hoa
vàng phân bố ở nƣớc ta còn ít, đa số các loài trà hoa vàng đƣợc phân loại dựa
1
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
theo hình thái (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngô Thị Thảo và cs., 2016). Chính
vì vậy, những phân tích đa dạng di truyền dựa trên sự kết hợp giữa phân tích kiểu
hình và chỉ thị phân tử nhƣ RAPD hoặc ISSR sẽ góp phần làm đa dạng nguồn
thông tin và do vậy sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong phân tích đa dạng nguồn gen trà
hoa vàng.
Bên cạnh công tác bảo tồn nguồn gen thì việc khai thác và phát triển nguồn
gen cũng là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế xã
hội đặc biệt tại vùng khó khăn về kinh tế. Đối với cây trà hoa vàng, thì việc xây
dựng quy trình nhân nhanh nhằm nhanh chóng cung cấp cây giống cho sản xuất sẽ
không những góp phần duy trì đƣợc tập đoàn nguồn gen mà còn góp phần khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn gen trà hoa vàng quý phục vụ phát triển kinh tế
xã hội của các vùng trồng cây trà hoa vàng nhƣ Quảng Ninh.
Thời gian gần đây, các biện pháp nhân giống truyền thống nhƣ giâm cành,
ghép cành và ghép cây con cũng đƣợc sử dụng để nâng cao năng suất số lƣợng
cũng nhƣ chất lƣợng cây giống trà hoa vàng đƣợc trồng tại Quảng Ninh. Đây là
những biện pháp nhân giống trà hiệu quả, tuy nhiên nó lại bị hạn chế bởi một số
yếu tố nhƣ: tốc độ nhân chậm, không có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc
vào thời vụ, tỉ lệ sống kém ở vƣờn ƣơm, khó khăn trong quá trình tạo rễ từ cành
giâm (Smith and Hood, 1995; Mondal et al., 2004).
Việc ứng dụng chỉ thị phân tử để phân loại, đánh giá đa dạng di truyền cây
trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh và sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong
nhân giống sẽ không chỉ góp phần cung cấp thêm thông tin khoa học để bảo vệ
nguồn gen mà còn là phƣơng thức hiệu quả để phát triển nguồn dƣợc liệu phục
vụ công nghiệp dƣợc. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đánh giá đa
dạng di truyền cây trà hoa vàng và xây dựng quy trình nhân giống vô tính cho
cây trà hoa vàng Quảng Ninh làm cơ sở cho ứng dụng trong nhân giống ở quy mô
lớn là cấp thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức
độ đa dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác
nghiên cứu và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới;
- Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) Ba Chẽ,
Quảng Ninh với hệ số nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục
vụ bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này ở qui mô công nghiệp.
2
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các mẫu giống trà hoa vàng (Camellia spp.) đƣợc thu thập chủ yếu từ tỉnh
Quảng Ninh, trong thời gian 3 năm từ 2014 đến 2017.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại Quảng Ninh, đánh giá một số
đặc điểm thực vật, hóa sinh và đa dạng di truyền ở mức độ hình thái và phân tử
của chúng, trên cơ sở so sánh với một số nguồn gen thu thập từ địa phƣơng khác
trong và ngoài nƣớc;
- Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây trà hoa vàng Ba
Chẽ, Quảng Ninh cho vật liệu triển vọng bằng kỹ thuật giâm hom và kỹ thuật
nhân giống in vitro.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã bổ sung các tƣ liệu khoa học mới về mức độ đa dạng di
truyền nguồn gen, đặc điểm thực vật và hóa sinh cây trà hoa vàng (Camellia
spp.) thu thập tại Quảng Ninh;
- Đã xây dựng đƣợc quy trình nhân giống in vitro và in vivo cho loài trà
hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin khoa học mới về đa
dạng di truyền, đặc điểm thực vật, hóa sinh của cây trà hoa vàng (Camellia spp.)
ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới có
giá trị về khả năng nhân giống in vitro cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập
tại Quảng Ninh;
- Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy về chi Camellia nói chung và loài trà hoa vàng (Camellia spp.) nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài cung cấp dữ liệu phân tử nguồn gen, đặc điểm thực vật, hóa sinh
cho các chƣơng trình chọn tạo giống trà hoa vàng tại Quảng Ninh, góp phần bảo
tồn cũng nhƣ phát triển loài trà hoa vàng (Camellia spp.);
- Đề xuất đƣợc quy trình nhân giống vô tính loài trà hoa vàng (Camellia
spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh.
3
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI TRÀ CAMELLIA VÀ TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA SPP.)
2.1.1. Nguồn gốc chi trà Camellia
Chi Camellia có dạng cây bụi là chi thực vật có hoa trong họ Theaceae và
có nguồn gốc ở Đông Á. Chi Camellia đƣợc Linnaeus đặt theo tên của nhà
truyền giáo dòng Kamel, ngƣời đầu tiên trồng hoa hồng Nhật Bản ở châu Âu,
một nhà thực vật học và là một thầy tu. Trong hệ thống phân loại Naturae năm
1735, Linnaeus đã đặt tên Camellia tsubaki cho loài thực vật đƣợc tìm thấy ở
Nhật Bản là tsubaki và sau này đƣợc ông đặt tên là Camellia japonica trong tác
phẩm “Giống loài thực vật”, đây đƣợc xem là loài trà đâu tiên trong chi Camellia
(Mondal, 2011).
Theo Mondal (2011) trung tâm nguồn gốc của chi Camellia nằm ở phía
nam và tây nam Trung Quốc, các loài Camellia trên thế giới có nguồn gốc tập
trung chính tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông nằm giữa khu vực
kinh độ 85° W (kinh Tây) và 150° E (kinh Đông) và vĩ độ 37° N (Đông - Tây) và
10° S, nhƣng sự phân bố trong khu vực này không đồng đều. Một số loài, C.
japonica và C. lancelolata có nguồn gốc từ Nhật Bản, Philippines cũng nhƣ
Indonesia.
Theo Nguyễn Duy Chính (2005) chi trà Camellia có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới và bán nhiệt đới (subtropical) tại Ðông và Nam Châu Á - chủ yếu là
Trung Hoa, Hải Nam, Ðài Loan và Ðông Nam Á - thuộc họ trà (tea plant) có tên
khoa học là Theaceae có 42 chủng loài và mỗi loài có nhiều giống khác nhau.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay nhƣ Nguyễn
Duy Chính (2005), Võ Thái Dân (2006), Lê Quốc Doanh (2006), Trần Ninh và
Hakoda (2009), Nguyễn Hữu La (2011) thì chi Camellia có nguồn gốc ở khu vực
Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam - Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam và
Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía Nam, và một đi lên
phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. Điều kiện khí hậu ở đây
đƣợc cho là phù hợp với chi Camellia sinh trƣởng quanh năm (Lê Quốc Doanh,
2006; Nguyễn Hữu La, 2011). Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lƣợng
loài đang tồn tại trong chi Camellia, với 82 loài đã đƣợc mô tả vào năm 1958 bởi
Sealy (Sealy, 1958), sau đó 200 loài đƣợc mô tả bởi Zhijian et al., (1988) và gần
đây vào năm 2002 Mondal đã mô tả và phân loại hơn 325 loài (Mondal, 2002).
4
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
2.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia
Trong hệ thống phân loại thực vật chi trà Camellia đƣợc xếp loại nhƣ sau:
Vị trí phân loại (IUCN Red List, 2015.1)
Ngành: Tracheophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Theales
Họ: Theaceae
Chi: Camellia
Loài: Camellia spp.
Đặc điểm thực vật học chi Camellia theo mô tả của Nguyễn Duy Chính
(2005) là cây có lá xanh quanh năm, mọc thấp, cao khoảng 3 đến 4 mét, thân
trơn, lá bóng hình bầu dục hoặc hơi tròn, cạnh có răng cƣa, hoa mọc ở trên đầu
cành hay nách ngang lá, có màu đỏ, trắng, vàng, tía.
Theo Chang and Bartholomew (1984) đặc điểm thực vật học của chi
Camellia có dạng cây bụi thƣờng xanh, chiều cao có thể đạt tới 7,5 m, độ cao
trung bình thƣờng 2 - 3,5 m, chiều rộng tán trung bình 2 - 3 m, lá có màu xanh
đậm có chiều dài 10 cm, hoa có nhiều màu từ trắng, đỏ, hồng, vàng, có đƣờng
kính từ 7 - 14 cm thƣờng nở từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau, thụ phần nhờ ong là
chủ yếu. Lá có cuống lá, có vân đối xứng, mép lá thƣờng có răng cƣa, có lông,
lá rụng dai dẳng. Hoa lƣỡng tính có từ 2 tới 12 cánh xếp thành từ 2 tới 6 hàng,
hạt hình cầu hoặc hình đa giác.
Trong cuốn các loài trà của vƣờn quốc gia Tam Đảo, đặc điểm hình thái
của chi trà Camellia đƣợc Trần Ninh và Hakoda (2009) mô tả cụ thể nhƣ sau:
- Đặc điểm dạng sống
Các loài trà thuộc chi Camellia là cây thân gỗ nhỏ có lá xanh quang năm,
các loài có hình dạng cây bụi nhƣ Camellia gilberti, C. sinensis var. sinensis, các
loài có hình dạng thân gỗ nhỏ nhƣ C. amplexicaulis, C. crassiphylla, C. hakodae,
C. hirsuta, C. petelotii, C. phanii, C. tienii các loài có hình dạng thân cây gỗ
trung bình nhƣ C. kissi, C. sinensis var assamica. Các loài Camellia
amplexicaulis, C. crassiphylla và C. hakodae có chồi và cành non nhẵn không có
lông. Có lông dày ở chồi và cành non là các loài Camellia caudata, C. hirsuta và
C. vietnamemsis, ở loài Camellia gilbert có lông thƣa hơn. Các cành già trƣởng
thành của các loài trà trong chi Camellia đều nhẵn và không có lông.
5
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
- Đặc điểm hình thái lá
Các loài trà trong chi Camellia có lá mọc cách, thƣờng không có lá kèm.
Phần lớn các loài có cuống lá ngắn, có gân lõm sâu trên mặt cuống. Độ dài của
cuống lá giao động từ 2 mm đến 25 mm. Cuống lá ngắn 2 mm phổ biến ở loài
Camellia caudate; cuống lá dài đến 25 mm phổ biến ở loài Camellia crassiphylla.
Cuống lá đều nhẵn ở phần lớn các loài trong chi ngoại trừ một số loài có lông ở mức
độ khác nhau nhƣ Camellia caudata, C. hirsute, C. pubicosta và C. vietnamensis.
Phiến lá của các loài phần lớn có hình bầu dục, hình thuôn trứng hay hình trứng
ngƣợc. Chóp lá của các loài thƣờng tù hoặc nhọn, nhiều loài có đuôi lá. Gốc lá có
hình nêm hẹp, hình nêm rộng ở các loài Camellia caudate, C. petelotii và C.
tamdaoensis; gốc lá hình gần tròn ở các loài C. crassiphylla, C. hirsuta hoặc có tai
ôm lấy cành ở loài Camellia amplexicaulis và C. tienii. Kích thƣớc của phiến lá có
sự khác nhau rất lớn giữa các loài trong chi, từ 5,5 x 2,5 cm là kích thƣớc phổ biển
của loài Camellia caudata đến những lá có kích thuốc lớn
26 x 12 cm phổ biến ở loài Camellia amplexicaulis và C. tienii; còn ở hầu hết các
loài chiều dài lá dao động trong khoảng 10 - 20 cm. Tuy nhiên, hình dạng và kích
thƣớc lá của cùng một loài phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh. Cùng một loài nhƣng
nếu sinh trƣởng ở các vùng khác nhau, trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì
hình dạng và kích thƣớc lá của chúng cũng có thể rất khác nhau. Mép lá của các loài
trà trong chi Camellia đều có răng cƣa, hình thái răng cũng có sự khác nhau giữa
các loài trong chi, có răng cùn ở Camellia gilberti; răng nhọn, nhỏ và dày ở
Camellia amplexicaulis, C. rubriflora và C. hakodae. Chất lá cũng có sự khác nhau
giữa các loài, với thể dạng da mỏng ta gặp ở Camellia caudata, tƣơng đối dày ở C.
pubicosta, C. gilberti cho đến dày và đanh ở Camellia crassiphylla và C. hakodae.
Với hình thái mặt trên lá thƣờng xanh sẫm và bóng, không có lông gặp ở các loài
Camellia crassiphylla, C. hakodae và C. phanii, có phủ ít lông dọc
theo gân chính ta gặp ở các loài Camellia caudata, C. hirsuta, C. kissi, C.
vietnamensis. Hình thái mặt dƣới lá thƣờng màu xanh sáng, xanh hơi vàng và
nhẵn ta gặp ở loài Camellia furfuracea, C. tamdaoensis hoặc có lông ta gặp ở các
loài Camellia gilberti, C. hirsuta, C. rubriflora, C. sinensis var. assamica. Theo
Trần Ninh và Hakoda (2009) thì ở các loài có hoa màu vàng mặt dƣới lá thƣờng
có nhiều điểm tuyến màu đen. Gân giữa luôn lộ rõ, thƣờng thì lõm sâu ở mặt trên
và nổi rõ ở mặt dƣới nhƣ ở các loài Camellia kissi, C. vietnamensis gân chính và
các gân bên thƣờng không nổi rõ.
6
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
A. Chóp lá nhọn (C. tamdaoensis)
B. Chóp lá có mũi nhọn (C. amplexicaulis)
C. Chóp lá có đuôi (C. caudata)
A. Gốc lá hình nêm (C. tamdaoensis)
B. Gốc lá tròn (C. hakoda)
C. Gốc lá hình tim có tai (C. tienii.)
Hình 2.1. Hình dạng chóp lá Hình 2.2. Hình dạng gốc lá
Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009) Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009)
- Đặc điểm hình thái hoa
Hoa của các loài trà trong chi Camellia thuộc loại hoa đều và lƣỡng tính.
Ở loài Camellia furfuracea hoa mọc đơn độc hoặc tập hợp thành cụm 2 - 5 hoa ở
đầu cành hay nách lá nhƣ ở các loài Camellia amplexicaulis và C. gilberti. Kích
thƣớc của hoa ở các loài khác nhau là khác nhau, đƣờng kính hoa của Camellia
gilberti là khoảng 1 cm, trong khi hoa của Camellia hakodae có đƣờng kính khi
nở là 6 - 8 cm. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) tất cả hoa Camellia nói chung
đều có cuống, mặc dù ở một số loài cuống hoa rất ngắn nên trông dƣờng nhƣ
không cuống (Camellia furfuracea). Chiều dài cuống hoa thƣờng dao động từ 4
đến 8 mm nhƣng cũng có trƣờng hợp chiều dài cuống hoa lên tới 10 - 15 mm nhƣ ở
loài Camellia amplexicaulis, C. phanii và C. tienii. Ngoài ra số lƣợng cánh hoa cũng
thay đổi từ 4 đến 19 ở các loài khác nhau là khác nhau. Loài Camellia gilberti với 4
cánh hoa, loài Camellia phanii có tới 14 - 19 cánh. Các loài khác có số lƣợng cánh
hoa dao động từ 5 đến 14. Sự dao động không chỉ xảy ra ở các loài khác nhau mà có
thể xảy ra ngay trên cùng cá thể của một loài nên con số này không có ý nghĩa đặc
biệt trong phân loại (Trần Ninh và Hakoda, 2009). Theo nhƣ mô tả của Trần Ninh
phần gốc của cánh hoa thƣờng hợp nhau thành ống. Bộ nhị gồm nhiều nhị dao động
từ 20 đến 250 và thƣờng ngắn hơn cánh hoa. Phần lớn các loài có bộ nhụy gồm 3 lá
noãn, chỉ một số ít loài có bộ nhụy gồm 4 hay 5 lá noãn nhƣ Camellia hakodae, C.
tienii. Các lá noãn hợp thành bầu trên có số ô thƣờng tƣơng ứng với số lá noãn. Số
lƣợng vòi nhụy thƣờng tƣơng ứng với số lá noãn.
- Đặc điểm hình thái quả
Theo mô tả của Trần Ninh quả của các loài trong chi Camellia thƣờng là dạng
quả nang, hình cầu hoặc hình cầu dẹt hay hình trứng. Kích thƣớc của chúng cũng khác
nhau giữa các loài thay đổi từ 2 đến 5 cm nhƣ Camellia caudata, C. crassiphylla, còn
7
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
ở Camellia hakodae, C. phanii có quả lớn với đƣờng kính từ 5 cm đến 7 cm. Vỏ
quả của các loài trà thƣờng dày 1 mm đến 3 mm, còn ở các loài Camellia
amplexicaulis, C. hakodae, C. phanii, C. vietnamensis vỏ quả dày đến 5 - 6 mm.
Hình 2.3. Quả hình cầu (A. C. hakodae), hình cầu dẹt (B. C. petelotii)
và khi mở để lộ trụ quả (C. C. tamdaoensis)
Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009)
- Đặc điểm hình thái hạt
Hạt của các loài trà trong chi Camellia rất đa dạng, trong mỗi ô của quả chứa 1 -
2 hạt hoặc nhiều hơn. Hình dạng hạt rất khác nhau, thƣờng có hình cầu, hình nêm hay
hình bán nguyệt nhƣ ở loài Camellia caudata, C. pubicosta hạt có dạng hình cầu. Vỏ
hạt thƣờng màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, có lông nhƣ ở các loài Camellia hakodae, C.
petelotii, C. phanii còn ở các loài khác vỏ quả lại thƣờng nhẵn.
- Thời kỳ ra hoa
Khoảng thời gian ra hoa đối với hầu hết các loài trà trong chi Camellia
thƣờng rơi vào 1 - 4 tháng, trong khoảng từ tháng 9 âm lịch năm trƣớc đến tháng
2 âm lịch năm sau. Thời gian ra hoa có thể tập trung hoặc rải ra trong một vài
tháng. Số lƣợng hoa của mỗi loài cũng khác nhau. Hoa mọc đơn độc hoặc thành
cụm 2 - 3 hoa ở cuối những cành hoặc chồi 1 năm tuổi và cũng có thể ở nách lá
của những cành đó. Tuy nhiên, hoa không mọc ở đầu cành một cách nghiêm
ngặt, cũng nhƣ không phải lúc nào cũng mọc ở nách lá. Do thời gian ra hoa khác
nhau nhƣ trên nên quả cũng chín vào những thời điểm rất khác nhau trong năm,
thƣờng tập trung vào tháng 8 tới 9 âm lịch.
2.1.3. Đặc điểm phân bố chi trà Camellia
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố chi Camellia
nói chung, 90% các loài trà đƣợc phân bố và tìm thấy tại Nam và Đông Nam châu
Á (Modal, 2011). Một số công bố nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng: vùng khí hậu
nhiệt đới và á nhiệt đới với điều kiện khí hậu nóng ẩm thích hợp cho sự phát triển
chi này. Hiện nay, các loài thuộc chi Camellia đã đƣợc phân bố rộng rãi từ 42°
8
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
vĩ độ Bắc (Pochi - Liên Xô cũ) đến 27° vĩ độ Nam (Coriente - Achentina) (Đặng
Hạnh Khôi, 1983; Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).
Riêng với chi trà Camellia thì yếu tố nhiệt đới ảnh hƣởng r tới sự phân bố.
Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) các loài thuộc chi Camellia phân bố trong
vùng nhiệt đới châu Á từ Srilanca qua Miến Điện, Thái Lan, Lào qua Việt Nam
đến Nam Trung Quốc, đó là các loài Camellia caudata, C. kissi và C. sinensis
(var. sinensis và var. assamica) (chiếm 19%). Những loài có khu phân bố thuộc
Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc và Việt Nam, đó là các loài Camellia gilberti,
C. furfuracea, C. vietnamensis (chiếm 19%). Ngoài ra sự phân bố của các loài
này phụ thuộc vào độ cao và địa hình, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí và pH đất.
Ở Việt Nam các loài Camellia amplexicaulis, C. crassiphylla, C. hakoda; C.
hirsuta; C. petelotii, C. phanii, C. pubicosta, C. rubriflora, C. tamdaoensis và C.
tienii đƣợc tìm thấy và công nhận tại vƣờn quốc gia Tam Đảo (chiếm 62%) (Trần
Ninh và Hakoda, 2009). Điều này đƣợc Trần Ninh lý giải là do vƣờn Quốc gia Tam
Đảo có điều kiện địa hình khí hậu phù hợp cho các loài trà phát triển. Theo các công
bố nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam trong các kiểu rừng ở độ cao dƣới
800 m có thể có các loài Camellia amplixicaulis, C. crassiphylla, C. gilbertii; C.
hakoda, C. kissi, C. rubriflora, C. sinensis var sinensis, C. tamdaoensis, C. tienii và
C. vietnamensis. Từ độ cao 800 m trở lên chúng ta thƣờng gặp loài Camellia
petelotii và C. sinensis var assamica. Ba loài C. caudata, C. furfuracea và C.
pubicosta có biên độ phân bố khá rộng từ 300 m đến 1200 m.
Theo Ngô Quang Đê (1998) ở Việt Nam có thể tìm thấy các loài trà thuộc chi
Camellia tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nƣớc ta nhƣ Quảng Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai. Chúng thƣờng mọc ở độ cao
300 – 800 m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữa các nƣơng
rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn. Trong nghiên
cứu của Ngô Thị Minh Duyên và cs. (2011) về đánh giá đặc điểm sinh trƣởng khả
năng tái sinh của một số loài trà chi Camellia tại các tỉnh phía Bắc cho rằng, các loài
trà sinh trƣởng và tái sinh tốt tại các tỉnh nhƣ: Ba Vì - Hà Nội; Sơn Động - Bắc
Giang; Ba Chẽ - Quảng Ninh; Cúc Phƣơng - Ninh Bình; Tam Đảo - Vĩnh Phúc.
Điều này cho thấy rằng, các loài trà phân bố rộng khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, ta có thể tìm thấy loài Camellia quephongensis Hakoda et Ninh tại miền
Trung, theo nhƣ công bố của Trần Ninh và Hakoda trong một chuyến nghiên cứu
của đoàn năm 2012-2013 (Trần Minh Tuệ và cs., 2016). Ở miền Nam ta có thể tìm
thấy các loài trà tại vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng theo
9
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
nhƣ nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2008) hay nhƣ công bố của Trần Ninh và
Lƣơng Văn Dũng với loài là Camellia dilinhensis. George Orel and Anthony
(2013) với 6 loài đƣợc đặt tên lần lƣợt là C.dongnaiensis; C.inusitata, C.sp.CT5;
C.sp.0720; C.sp.698; C.luteocerata, tại các tỉnh phía Nam.
Từ kết quả nghiên cứu đƣợc các nhà khoa học công bố ở trên ta có thể
thấy, Việt Nam là một trong những trung tâm nguồn gốc cũng nhƣ khu vực phân
bố chính của các loài trà thuộc chi Camellia trên thế giới.
2.1.4. Sơ lƣợc lịch sử phát hiện và sự phân bố trà hoa vàng (Camellia spp.)
Trà hoa vàng (Camellia spp.) thuộc chi Camellia là loài trà cho hoa màu vàng
có giá trị lớn trong khoa học nghiên cứu cây cảnh cũng nhƣ giá trị y dƣợc (Xiao et
al., 2013). Theo Hung et al. (2013) có khoảng 62 loài trà hoa vàng (Camellia spp.)
đã đƣợc mô tả và phân loại trên thế giới, các loài Camellia có hoa màu vàng này
đƣợc cho là có nguồn gốc phía nam Quảng Tây, Trung Quốc đến miền Bắc Việt
Nam. Tuy nhiên, sự phá hủy môi trƣờng sống nghiêm trọng cũng nhƣ khai thác quá
mức đang đe dọa quần thể Camellia hoa vàng ngoài thiên nhiên. Theo nhƣ nghiên
cứu Hung et al. (2013) trà hoa vàng phân bố từ phía nam Quảng Tây, Trung Quốc
tới Việt Nam ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao và môi trƣờng có cƣờng độ ánh sáng
thấp. Số lƣợng loài lớn xuất hiện ở độ cao (50 đến 800 mét so với mặt nƣớc biển).
Tuy nhiên, ở Maguan, Vân Nam, Trung Quốc, có thể đƣợc tìm thấy ở độ cao từ 300
m đến 1800 m đây là khu vực các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loài trà mới
phát sinh từ đây. Sự phân bố nguồn gốc của 62 loài Camellia cho hoa màu vàng này
(bao gồm các biến thể và những loài chƣa chính thức công nhận) đã đƣợc các nhà
khoa học nghiên cứu thống kê gồm có 22 loài ở Việt Nam, 36 loài ở Quảng Tây,
Trung Quốc, hai loài ở Quý Châu, Trung Quốc, một loài ở Vân Nam, Trung Quốc và
một loài ở Tứ Xuyên, Trung Quốc (Gao et al., 2005).
Theo những công bố mới đây của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới,
một lƣợng nhỏ các loài Camellia có hoa màu vàng đƣợc tìm thấy ở phía Nam, Việt
Nam. Nhƣ công bố của Nguyễn Thiện Tịch (2003), khi tìm thấy một loài trà có hoa
màu vàng đậm, rất đẹp tại vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng. Trần Ngọc Hải
(2008) công bố phát hiện một loài trà trong khu vực rừng tái sinh thuộc xã Phƣớc
Lộc, Lâm Đồng. Ngoài ra, các công bố của Trần Ninh và Lƣơng Văn Dũng, (2013)
trên tạp chí trà thế giới, khi tìm thấy các loài trà hoa vàng mới trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Những minh chứng này đã củng cố thêm giả thuyết các tỉnh phía Bắc Việt
Nam và các tỉnh giáp danh với Trung Quốc và Trung Quốc đƣợc coi
10
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
là trung tâm nguồn gốc trà có hoa vàng chi Camellia (Chang and Bartholomew,
1984; Gao et al., 2005; George and Anthony, 2013). Gần đây, nhiều nhà khoa
học tiến hành các cuộc khảo sát có hệ thống trên cao nguyên Đà Lạt và các tỉnh
phía Nam của Việt Nam. Từ những chuyến đi tìm kiếm thực địa này, các nhà
khoa học đã khám phá và phát hiện đƣợc chín loài trà có hoa vàng tại các khu
vực này (Orel, 2006; Orel and Wilson, 2010a; Orel and Wilson, 2010b; Orel et
al., 2012; George and Anthony, 2013). Những khám phá này, không chỉ khẳng
định sự phong phú về mặt thực vật của miền Nam Việt Nam mà còn thiết lập và
khẳng định Việt Nam nhƣ là một trung tâm quan trọng cho sự đa dạng di truyền
của họ Theaceae. Sự xuất hiện trà hoa vàng ở phía Nam Việt Nam có thể thay đổi
quan điểm giả thuyết về nguồn gốc cho chi Camellia (Orel and Marchant, 2006;
George and Anthony, 2013). Con số các loài Camellia ghi nhận, đặc điểm của
các loài đƣợc tìm thấy, độ tuổi của các cây ở nhiều loài Camellia, và mức độ loài
đặc hữu, tất cả những minh chứng này đã củng cố giả thuyết Việt Nam là một
trong những trung tâm nguồn gốc của trà hoa vàng trong chi Camellia.
Theo nghiên cứu của Jinglin et al. (2008) và Gao et al. (2005) chỉ ra rằng
trà hoa vàng Camellia hoang dã tìm thấy chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam với
khoảng 34 loài và một giống, trong số đó có tới 32 loài phân bố ở các dãy núi
sông Rongjiang, bao gồm cả Trung Quốc (Quảng Tây) và Việt Nam. Nhóm các
nhà khoa học này cho rằng, khu vực sông Rongjiang chiếm khoảng (600 km dài,
300 km rộng) hơn 90% các loài trà có hoa vàng chi Camellia xuất hiện tại đây và
đƣợc công nhận loài. Ngoài ra sự phân bố trà hoa vàng còn phụ thuộc vị trí địa
lý, điều kiện thời tiết và pH đất. Theo nhƣ công bố của nhóm tác giả này trà hoa
vàng chỉ xuất hiện ở vĩ độ 210 30'-220 55'N, kinh độ 1070 36'- 1080 33'E, và độ
cao từ 100 đến 450 (1.100 mét). Có khí hậu gió mùa nhiệt đới với mùa đông khô
và không có tuyết với mùa hè ẩm ƣớt và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
22°C (72,2°F). Nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,7°C (90,8°F) vào tháng 7 và
mức trung bình thấp nhất nhiệt độ là 17,2°C (63,0°F) vào tháng giêng. Lƣợng
mƣa hàng năm là 1326,0 mm (52,2"). Từ tháng 4 đến tháng 9, lƣợng mƣa trung
bình hàng năm là hơn 100 mm (4"). Độ ẩm tƣơng đối hàng năm là 79%. Loại đất
chính là đất sét màu axit có độ pH 4,5 - 5,5. Trà hoa vàng Camellia cũng có thể
mọc với đất nền nhỏ với độ pH 6,5 - 7,5.
Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) hiện nay, số loài trà có hoa màu vàng
đã đƣợc phát hiện trên thế giới có khoảng 35 loài. Phần lớn các loài hoa vàng
11
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
phân bố ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc và Việt Nam. Các nhà thực vật thế giới
xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt.
Năm 1965 các nhà thực vật Trung Quốc đã mô tả loài trà hoa vàng đầu tiên có ở
Trung Quốc và tên khoa học là Camellia nitidissima và loài này đƣợc xếp trong 10
loài thực vật quý và hiếm nhất của Trung Quốc. Những năm tiếp theo các nhà thực
vật Trung Quốc đã tiếp tục phát hiện đƣợc nhiều loài trà hoa vàng khác không chỉ
trên lãnh thổ Trung Quốc mà cả trên lãnh thổ Việt Nam. Cho đến nay, Trung Quốc
đã có 28 loài trà hoa vàng đƣợc ghi nhận. Đó là nguồn những gen quý hiếm nên từ
năm 2002 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc khu bảo tồn các loài trà hoa vàng đầu tiên
của thế giới đƣợc hình thành để trồng bảo tồn, chăm sóc và phát triển 23 loài trà hoa
vàng của Trung Quốc tại đây. Đối với Việt Nam, theo những công bố của Trần Ninh
và Hakoda (2009) tác giả với hơn 15 năm nghiên cứu điều tra thu thập và phân loại
về trà hoa vàng Việt Nam, có khoảng 24 loài trà hoa vàng đƣợc phát hiện. Trong số
24 loài thì ở vƣờn quốc gia Tam Đảo có 7 loài trà hoa vàng (chiếm 29 %). Ngoài ra,
trong quá trình điều tra khảo sát nhóm các nhà khoa học này còn thu thập đƣợc các
mẫu trà hoa vàng từ các địa phƣơng khác nhƣ Thái Nguyên, Nghệ An, Lâm Đồng.
Qua đó, đặc điểm hình thái các loài trà hoa vàng (Camellia spp.) ở Việt Nam đƣợc
Trần Ninh và Hakoda (2009) mô tả rất chi tiết, tổng hợp lại gồm những đặc điểm
chính sau: Trà hoa vàng có dạng cây bụi có lá xanh quanh năm, cành già trƣởng
thành nhẵn, lúc non có thể có lông ở một số loài. Lá đơn mọc cách, có cuống, không
có lá kèm, kích thƣớc lá thay đổi, dài từ vài mm đến vài chục mm; chất lá cứng có
độ bóng, dày mỏng khác nhau tùy thuộc từng loài và khu vực phân bố; chóp lá nhọn
hoặc tù; gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cƣa sắc
nhọn hay tù. Hoa lƣỡng tính, kích thƣớc lớn hoặc nhỏ tùy thuộc từng loài và điều
kiện ngoại cảnh, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa màu vàng; cuống hoa
ngắn. Lá bắc có từ 2 - 10, mọc xoắn trên cuống hoa, lá bắc tồn tại hoặc sớm rụng. Lá
đài 5 - 5 phiến, tồn tại hoặc sớm rụng. Cánh hoa có từ 4 - 19 cánh số lƣợng khác
nhau tùy thuộc vào từng loài, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài. Nhị
nhiều, những nhị ngoài thƣờng dính nhau thành hình cái chén hay ống ở phía gốc;
vòng nhị phía trong rời nhau; chỉ nhị dài. Bầu trên, 1 - 5 ô; vòi nhụy 1 - 5, dạng sợi,
rời hoặc dính nhau ở mức độ khác nhau, bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lông mịn.
Quả nang hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống thành
3,4 hay 5 mảnh; có trụ quả hay không; vỏ quả dày hay mỏng, hoá
12
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
gỗ. Hạt thƣờng 1 đến nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ
hạt màu nâu, nâu hạt dẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn (Trần Ninh và
Hakoda, 2009).
Từ những thống kê kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy trà hoa vàng
(Camellia spp.) là cây dƣợc liệu quý rất, đa dạng về chủng loài (chƣa có thống
kê chính xác về số lƣợng loài hiện có trên thế giới hiện nay), có sự phân bố rộng,
tập trung chủ yếu từ Trung Quốc tới Việt Nam.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHI TRÀ CAMELLIA VÀ TRÀ HOA
VÀNG (CAMELLIA SPP.) TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền và nhân giống chi trà Camellia
và trà hoa vàng (Camellia spp.)
2.2.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền chi trà Camellia và trà hoa
vàng (Camellia spp.) trên thế giới
Chi Camellia theo những công bố có khoảng 40 loài vào năm 1920 Số
lƣợng loài đƣợc tăng lên đến 87 theo những nghiên cứu bởi Sealy năm 1958 và
tăng lên hơn 267 loài đăng ký năm 1982 (Chang and Bartholomew, 1984). Hiện
nay, chi này đƣợc cho là có nhiều hơn 300 loài (Prince and Parks, 2000) điều này
cho thấy tính chất không ổn định về mặt di truyền và mức độ lai tạo cao giữa các
loài trong chi. Theo ƣớc tính, có nhiều hơn 3.000 giống trà đƣợc trồng thƣơng
mại, làm cảnh và lấy hoa trang trí thuộc chi Camellia trên toàn thế giới, trong đó
hơn 2.500 đã đƣợc đăng ký tại American Camellia Society (Orel and Wilson,
2012). Do vậy, để mô tả và phân một cách chi tiết và r hơn về sự đa dạng về
thành phần loài của chi này Chang and Bartholomew (1984) chia toàn bộ chi
Camellia thành 4 tiểu chi và 20 nhóm gồm các loài khác nhau.
Mặc dù là chi thực vật có giá trị thƣơng mại lớn trong công nghiệp chế biến,
công nghiệp dƣợc liệu, cũng nhƣ giá trị về mặt trang trí cảnh quan trên thế giới,
nhƣng cho tới nay thông tin về bộ gen của cây trà chi Camellia này vẫn chƣa có
nhiều. Vào năm 1979 những nghiên cứu tế bào học về hai giống trà Camellia
irrawadielesis và C. sinensis var. sinensis của Kondo (1979) mới xác định đƣợc bộ
nhiễm sắc thể của 2 giống trà này là lƣỡng bội với 2n = 30 dựa trên phân tích sự
biến đổi kiểu nhân (karyotype) của 2 giống. Sau đó, có các nghiên cứu của Hanson
et al. (2001), Tanaka et al. (2005) công bố kích thƣớc bộ gen của cây trà đƣợc ƣớc
tính khoảng 4 Gbase dựa trên các nghiên cứu về các giống trà của Nhật Bản.
Kết quả nghiên cứu về nhiễm sắc thể của loài Camellia japonica Tanaka
cho chúng ta thấy r hơn sự đa dạng di truyền của chi này, dựa trên phƣơng pháp
13
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
phân tích mức độ bội nhiễm của tế bào “flow cytometry”. Qua phƣơng pháp này
Tanaka cho thấy, bộ nhiễm sắc thể của loài Camellia japonica (2n = 30, n = 15)
mặc dù có xuất hiện cá thể mang thể tam bội với số lƣợng DNA cao hơn 1,5 lần
số lƣợng DNA của thể nhị bội (Tanaka et al., 2005). Nghiên cứu của Bezbaruah
cũng chỉ ra rằng nhiễm sắc thể của các loài trà trong chi Camellia có kích thƣớc
nhỏ và xu hƣớng tập trung lại với nhau do độ dính, chiều dài của nhiễm sắc thể
các loài trong chi Camellia dao động từ 1,28 đến 3,44 µm. Giá trị r (tỷ lệ cánh dài
so với cánh ngắn) cho tất cả 15 cặp nhiễm sắc thể dao động từ 1,00 đến 1,91
(Bezbaruah, 1971).
Từ đầu những năm 1970 các nghiên cứu mới, chuyên sâu về nhiễm sắc thể
và đa dạng di truyền của các loài trà trong chi Camellia đã đƣợc công bố. Các
nghiên cứu của Beretta et al. (1987) kế thừa những nghiên cứu trƣớc đó của
Kondo (1975) đã làm rõ số nhiễm sắc thể đƣợc hình thành cho các taxon (loài
mới) là sự phát triển mang tính kế thừa của các loài trà có trƣớc trong chi
Camellia. Các dữ liệu nhiễm sắc thể nhƣ những nghiên cứu cấu trúc, hình thái,
số lƣợng nhiễm sắc thể của các loài trà chi Camellia cũng đã đƣợc một số nhà
khoa học thống kê nhƣ (Kondo, 1975). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng việc
phân nhóm các loài trà trong chi Camellia và công nhận taxon (loài mới) mà chỉ
dựa vào phân tích dữ liệu nhiễm sắc thể (NST) trong Camellia có thể không
chính xác, bởi vì, độ dính cao của nhiễm sắc thể có thể khiến các cặp nhiễm sắc
thể tƣơng đồng không thể xuất hiện giống hệt nhau trong chi Camellia (Kondo,
1975). Nói chung, các nhiễm sắc thể của cây trà có kích thƣớc nhỏ và có xu
hƣớng kết lại với nhau thành khối. Sự ổn định của số lƣợng nhiễm sắc thể thứ 2
cho thấy đặc điểm cùng nguồn (monophyletic) của tất cả các loài thuộc chi
Camellia. Bên cạnh thể lƣỡng bội, thể đa bội của nhiễm sắc thể cây trà (phần lớn
do lai tạo) cũng đƣợc ghi nhận. Ví dụ thể tam bội 2n = 3x = 45, thể tứ bội 2n =
4x = 60, thể pentaploids 2n = 5x = 75 và thể không hoàn chỉnh 2n = 2x±1 = 29
(Tanaka et al, 2006; Mondal, 2009; Huang et al., 2013).
Ở các loài Camellia hiện tƣợng lai chéo xảy ra là khá phổ biến nên đã tạo
ra con lai ở trạng thái chuyển giao mang vật chất di truyền lẫn tạp, cây trà
Camellia spp. cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Qua các nghiên cứu, các
nhà khoa học cho rằng ba thứ chè C. assamica, C. simensis, C. assamica subsp
lasiocalyx là nhân tố chính tham gia hình thành nên vốn gen của cây trà, do vật
chất khó xác định liệu có tồn tại hay không một loài trà tự nhiên mang vật chất di
truyền nguyên trạng không bị lẫn tạp. Bởi vậy, khái niệm “cây trà” bao chùm
14
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
toàn bộ các giống, dòng, thứ, loài thuộc chi Camellia này (Mondal, 2009)
Những nghiên cứu về chỉ thị hình thái nhƣ hình thái phấn hoa của tám loài
Camellia đƣợc Chen et al. (1977) kiểm tra bằng kính hiển vi quang học và kính hiển
vi điện tử các kết quả cho thấy, kích thƣớc hạt phấn là trung bình, hình thái phấn
hoa của tám loài này là tƣơng đối giống nhau, điều này cho thấy các loài này trong
chi Camellia là một nhóm tự nhiên. Do vậy, theo Chen và cộng sự, cách xác định
loài mới phát sinh trong chi Camellia thuộc họ chè Theaceae nên dựa trên sự khác
biệt về hình thái hoa, đặc điểm sinh thái cây. Ngoài ra sự phân bố địa lý và sự tiến
hóa cũng là xu hƣớng phát sinh loài và giống mới đƣợc miêu tả bởi Chen et al.
(2001). Tuy nhiên, theo Wickremaratne (1981) cho rằng hầu hết các chỉ tiêu hình
thái là chịu ảnh hƣởng lớn bởi các yếu tố môi trƣờng, do đó loài mới chỉ đƣợc hình
thành khi xuất hiện biến thể đƣợc biến đổi liên tục với một mức độ cao. Nhƣ vậy,
theo Wickremaratne những chỉ tiêu này không nên đƣợc sử dụng để phục vụ quá
trình chọn giống cũng nhƣ xác định phân loại các loài trà.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới các chỉ thị đƣợc sử dụng đa
dạng hơn, nhƣ ứng dụng chỉ thị sinh hóa cho việc xác định các mầm bệnh thực
vật khác nhau. Gần đây, chúng đƣợc sử dụng để làm rõ mối quan hệ họ hàng
giữa các loài trà trong chi Camellia (Das et al., 2002). Sự hiện diện của tinh thể
canxi oxalat và số lƣợng của chúng trong nhu mô của cánh hoa và lá của cây trà
là tiêu chí phân loại giống trà (Wight, 1958). Ngoài ra phƣơng pháp sắc ký giấy
cũng đƣợc sử dụng để điều tra mức độ đa dạng cấp độ loài và sự hình thành các
loài trà chi Camellia khác nhau trong họ Theaceae. Bằng phƣơng pháp này các
nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong mẫu lá của các loài chi Camellia thuộc
họ Theaceae có thành phần hóa học tƣơng tự nhau (Roberts et al., 1958).
Chỉ thị di truyền isozyme đƣợc sử dụng cho nhận dạng cây trồng trong một
loạt các cây trồng (Hirai and Kozaki, 1986). Đối với chi Camellia, isozyme cũng đã
đƣợc sử dụng phân tích nghiên cứu di truyền, nhận dạng các loài và lai giống.
Wendel and Parks (1982) đã dùng 17 isozyme để phân tích các giống khác nhau của
loài C. japonica và đƣa ra kết luận rằng isozyme dehydrogenase trong C. japonica
đƣợc mã hoá bởi hai gen adh-1 và adh-2. Cả hai loci đều có chung nguồn gốc và
chúng đƣợc kết hợp ngẫu nhiên với các liên kết khác trong cấu trúc gen trong và
ngoài, phân tích chỉ ra rằng hai adh loci đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau.
Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học phát triển với những tiến
bộ đáng kể trong các kỹ thuật sử dụng chỉ thị phân tử dựa trên DNA, một số chỉ
thị phân tử nhƣ: Restriction Fragments Length Polymorphism (RFLP), Random
15
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Amplified Polymorphic DNA (RAPD), Inter Simple Sequence Repeats (ISSR),
Amplified Fragment Length Polymorphism (AFLP), Cleaved SSR (CAPS) và
Amplicon Length Polymorphisms (ALPs) đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong họ chè
Theaceae. Các loài trà có tính đa dạng cao, do quá trình thụ phấn chéo cũng nhƣ đặc
tính hoang dã trong tự nhiên, do đó, có sự biến đổi di truyền rộng rãi tồn tại trong
nguồn gen của loài này. Một số loài trong đó có tiềm năng và giá trị cho ngành công
nghiệp và dƣợc liệu trong tƣơng lai. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu tập trung vào
ƣớc tính mối quan hệ di truyền và xác định sự đa dạng di truyền của các loài trà
bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử khác nhau (Mondal, 2011).
Nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị RAPD để phân tích đa dạng di truyền
của các loài thuộc chi Camellia. Chen và Yamaguchi (2002) đã dùng chỉ thị
RAPD phân tích mỗi quan hệ di truyền của 24 loài trà Camellia sử dụng trong
trang trí và phân 24 loài này thành hai nhóm chính với tỷ lệ đa hình là 95,3%.
Mối quan hệ di truyền giữa ba loài C. sasanqua, C. vernalis và C. japonica đƣợc
Tateishi et al. (2007) làm rõ với chỉ thị RAPD bằng cách sử dụng sự đa hình của
vùng atpH-atpI, qua đó chỉ ra rằng các DNA lục lạp (cpDNA) của tất cả các mẫu
C. vernalis đều có cùng kiểu với của C. sasanqua, điều này chứng tỏ chúng thụ
phấn chéo với nhau hoặc có cùng nguồn gốc (Tateishi et al., 2007). Ngoài ra, chỉ
thị RAPD còn đƣợc nhiều nhà khoa học sử dụng để phân biệt các loài khác nhau
trong chi Camellia nhƣ: Prince and Parks (2000), Yoshikawa et al. (2001),
George and Adam (2006) và Orel et al. (2007).
ISSR cũng là một chỉ thị phân tử phổ biến sử dụng trong phân tích đa dạng
di truyền của chi Camellia. Chỉ thị ISSR đã đƣợc Wei et al. (2005) sử dụng
nghiên cứu C. euphlebia, một loài trà hoa vàng quý hiếm và có nguy cơ tuyệt
chủng tại Trung Quốc, đƣợc phân bố trong một khu vực nhỏ của tỉnh Quảng Tây.
Wei et al. (2005) đã nghiên cứu mức độ đa dạng di truyền của 84 cá thể từ quần
thể tự nhiên bằng cách sử dụng 100 chỉ thị ISSR. Kết quả cho thấy một mức độ
đa dạng di truyền tƣơng đối thấp ở C. euphlebia ở cấp loài và ở mức độ quần thể.
Từ đó các tác giả đã đề xuất cần phải bảo tồn loài C. euphlebia cho hoa màu vàng
này. Ngoài ra chỉ thị ISSR còn đƣợc Wei et al. (2008) sử dụng để nghiên cứu sự
đa dạng 12 quần thể tự nhiên của loài C. nitidissima ở Trung Quốc, kết quả
nghiên cứu cho thấy mức độ thấp của sự đa dạng di truyền của loài cũng nhƣ
quần thể. Vì vậy, nhóm tác giả đã đề nghị tất cả các quần thể C. nitidissima
hoang dã cần đƣợc bảo tồn tại chỗ. Nguyên nhân dẫn tới tính trạng này do phá
16
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
rừng và thu hái cây con, các quần thể loài này trong tự nhiên đã giảm nhiều trong
thời gian gần đây (Wei et al., 2008).
Với sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói
riêng các nghiên cứu di truyền ngày càng sâu hơn. Gần đây hai cuộc điều tra phát
sinh loài ở cấp độ phân tử của chi Camellia (một của Vijayan et al., 2009 với
việc giải trình các vùng trình tự nrITS và một của Xiao and Parks, 2003 với việc
nhận dạng nDNA RPB2) đã cung cấp hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ di truyền
ở cấp độ phân tử giữa các loài trong chi Camellia mà các nghiên cứu trƣớc đây
không thể cung cấp nhƣ việc sử dụng chuỗi cpDNA (Orel et al., 2003; Yang et
al., 2006). Ngoài ra nghiên cứu về giải phẫu lá hỗ trợ tách nhóm Oleifera ra khỏi
nhóm Paracamellia (Lin et al., 2008) là cơ sở chắc chắn làm sáng r mối quan hệ
giữa các loài trong chi Camellia này.
Ở thực vật, các chỉ thị phân tử đƣợc sắp xếp theo thứ tự với mục đích lập
bản đồ vật lý. Vì vậy,công cụ tìm kiếm các trình tự tƣơng đồng BLAST (Công cụ
Basic Local Alignment Search) đã đƣợc thực hiện để xác định trình tự tƣơng
đồng từ các cơ sở dữ liệu chung. Việc xác định các chỉ thị quan trọng sẽ tạo điều
kiện cho việc lập bản đồ gen và lựa chọn đƣợc chỉ thị phân tử phù hợp sử dụng
trong phân loại cũng nhƣ lai tạo các giống trong chi Camellia. Giải trình tự toàn
bộ bộ gen cây trà là việc làm cần nhiều thời gian và cần rất nhiều kinh phí. Việc
này đã không đƣợc các nhà khoa học trên thế giới thực hiện nhƣng có 4 thƣ viện
cDNA (Tập hợp tất cả các bản sao từ mRNA của một tế bào, trong một điều kiện
sinh lí nhất định, tại một thời điểm nhất định) của Camellia đã có tại EST
(Expressed Sequence Tag là: những đoạn nhỏ trong trình tự DNA dài từ 200 đến
500 nucleotide đƣợc tạo ra bằng cách giải trình tự một đầu hay cả hai đầu của
một gen biểu hiện). Camellia ở GenBank, bao gồm các trình tự EST từ thƣ viện
cDNA rễ non Camellia (Shi and Wan, 2009) (tham gia GenBank: GE652554.1 -
FE861258.1), thƣ viện thứ 2 cDNA là thƣ viện cDNA dành cho lá non của
Camellia (Park et al., 2004) (tham gia GenBank: CV699876.1 - CV699527.1).
Thƣ viện thứ 3 cDNA lá non của Camellia (Chen et al., 2005) (tham gia
GenBank: CV067174.1 - CV013548.1), và một thƣ viện thứ 4 SSH cDNA là thƣ
viện dành cho các gen có khả năng chống hạn của C. sinensis var. assamica
(tham gia GenBank: GW316945.1 - GT969202.1). Việc liên kết 4 thƣ viện
cDNA Camellia từ cơ sở giữ liệu chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng các các chỉ thị phân tử để xác định phân loại các loài trà khác nhau trong
17
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
chi Camellia cũng nhƣ nhƣ rút ngắn quá trình chọn tạo các giống cây trà phục vụ
các mục đích khác nhau của ngƣời trồng.
Cây trà đƣợc biết đến nhƣ là một cây thụ phấn chéo tự do, có nhiều đặc
điểm hình thái, sinh hoá và sinh lý học chồng chéo nhau (Banerjee, 1988), để
tách ra thành các nhóm và các loài riêng biệt khác nhau là rất khó khăn
(Wickramaratne, 1981). Tuy nhiên, đối với trồng trọt thƣơng mại và nhân giống
các giống phải đảm bảo tính di truyền ổn định, đồng đều, không lẫn tạp để đảm
bảo chất lƣợng và sự ổn định của cây con đời sau. Do vậy, phân loại các loài trà
vẫn là một thách thức ngày nay, nhƣng vấn đề này không nhận đƣợc sự quan
tâm chú ý xứng đáng đúng với tầm quan trọng của nó (Banerjee, 1992). Ngay từ
những ngày đầu tiên của việc trồng trà, ngƣời ta nhận thấy rằng việc lai tạo cũng
nhƣ nhân giống cây trà là vấn đề độc đáo đối với cây trồng. Bởi vì, không giống
nhƣ các cây thân gỗ lâu năm, trong cây trà chỉ có một phần sinh khối tổng hợp
tạo thành đƣợc sử dụng, và thứ hai là cây không có tính đồng nhất và không
tƣơng thích với nhau (Banerjee, 1992).
2.2.1.2. Những nghiên cứu về nhân giống chi trà Camellia và trà hoa vàng
(Camellia spp.) trên thế giới
Vào những năm 1980 quá trình nhân và chọn tạo các giống trà trong chi
chi Camellia đã bị hạn chế, bởi các nhà nhân giống khi đó thiếu các tiêu chí lựa
chọn cây giống đáng tin (Kulasegaram, 1980). Mặc dù, sau đó một số tiêu chí về
hình thái đã đƣợc sử dụng và khai thác kế thừa từ những nghiên cứu trƣớc, chủ
yếu liên quan đến Camellia sinensis (Ghosh-Hazra, 2001). Các tiêu chí này đã
giúp quá trình nhân giống tạo ra thế hệ cây con cải thiện một phần hiệu quả trong
việc lựa chọn đƣợc các đặc điểm nông học mong muốn phục vụ cho những mục
đích cụ thể trong sản xuất.
Cho đến nay, việc trồng các loài trà đƣợc phát triển chủ yếu từ các kiểu
gen đƣợc lựa chọn dựa vào biểu hiện đặc điểm hình thái về sản lƣợng và chất
lƣợng. Phƣơng pháp nhân giống sinh dƣỡng hay nhân giống vô tính bắt đầu thay
thế việc nhân giống bằng hạt từ những năm 1960. Theo Visser, đây là nguyên
nhân dẫn đến giảm mức độ đa dạng di truyền trong các quần thể trà đƣợc trồng.
Do vậy, nhân giống vô tính thực vật từ quan điểm thƣơng mại là đáp ứng các tiêu
chí của con ngƣời, nhƣng quá trình này lại hạn chế sự biến đổi di truyền cũng
nhƣ gây gián đoạn quá trình phát triển, tiến hóa của loài (Visser, 1969).
Những năm gần đây một số biện pháp giâm cành, ghép cành và ghép cây
18
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
con cũng đƣợc sử dụng phổ biến để nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng các
giống, loài trà đƣợc trồng. Các biện pháp nhân giống này đã đƣợc sử dụng hiệu
quả trên cây trà, tuy nhiên chúng bị hạn chế bởi một số yếu tố nhƣ: tốc độ nhân
chậm, không có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc vào thời vụ, tỉ lệ sống
kém ở vƣờn ƣơm và khó khăn trong quá trình tạo rễ từ cành giâm (Smith and
Hood, 1995; Mondal et al., 2004). Ngoài ra, các biện pháp nhân giống truyền
thống họ chè Theaceae chi Camellia theo các nhà khoa học từng nghiên cứu là
khó khăn và chậm có kết quả, trong đó phải kể đến các công bố của các nhà khoa
học (Vieitez et al., 1991; Mondal et al., 1998; Das, 2001). Công nghệ sinh học
phát triển một số biện pháp nhân giống hiện đại thay thế các phƣơng pháp nhân
giống truyền thống trở thành một cách tiếp cận khác. Do vậy, vào cuối những
năm 1970 nhiều nhà khoa học đã đề cập đến việc nhân giống in vitro một số loài
trong chi Camellia, do quá trình điều khiển ra rễ khó khăn trong việc nhân giống
khi tiến hành giâm cành các loài này (Bennett and Scheibert, 1982). Kể từ đó
phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng cho quá trình nhân giống loài C. japonica
nhƣ nuôi cấy meristem hay tạo chồi từ lá mầm của loài này (Creze and
Beauchesne, 1980). Tuy nhiên các công bố này chỉ nói tới quá trình tạo đƣợc
chồi in vitro mà không nhắc tới quá trình tạo rễ cho loài này.
Các nghiên cứu tiên phong trong nhân giống in vitro loài trà trong chi
Camellia phải nhắc đến các nghiên cứu của Bennett (1977). Khi ông đã tiến hành
nhân giống in vitro một loài trà cảnh. Tiếp sau đó là những nghiên cứu của
Vieitez et al. (1989) về tìm hiểu vật liệu ban đầu cho quá trình tái sinh tạo cây in
vitro. Theo nhƣ công bố này của Vieitez và cộng sự thì nụ hoa là vật liệu cho tái
sinh chồi tốt nhất trong nuôi cấy in vitro loài C. japonica. Ngoài ra, theo nhƣ
quan sát của nhóm tác giả trên cho rằng, môi trƣờng MS và ½ MS là môi trƣờng
tốt nhất cho nuôi cấy in vitro loài này. Loài C. oleifera cũng đã đƣợc Tian-Ling
(1982) và Yan et al. (1984) nghiên cứu nhân giống in vitro. Theo nhƣ công bố
nghiên cứu của hai nhóm tác giả này, với loài C. oleifera thì nụ hoa là vật liệu
cho khả năng tái sinh tốt nhất trên nền môi trƣờng MS + 4 mg/l BA + 2 mg/l
NAA. Ngoài ra, sự kết hợp giữa BAP và zeatin đƣợc bổ sung vào môi trƣờng
nuôi cấy MS hay WPM, làm tăng hệ số nhân và tốc độ sinh trƣởng chồi in vitro
cho loài trà C. oleifera này (San-Jose and Vieitez, 1990; San-Jose et al., 1991).
Với hai loài trà Camellia hybrid; Camellia sasanqua cũng đƣợc nghiên cứu nuôi
cấy và nhân giống in vitro bởi Samartin (1991). Trong nghiên cứu của Samartin
19
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
chỉ ra rằng môi trƣờng B5 đƣợc bổ sung vi lƣợng của môi trƣờng MS là nền
môi trƣờng phù hợp để nuôi cấy in vitro hai loài trà này. Ngoài ra, để tăng hệ số
nhân chồi in vitro hai loài này cần bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy BAP và
NAA theo tỷ lệ phù hợp để tăng quá trình phát sinh chồi cũng nhƣ tốc độ sinh
trƣởng. Nhóm tác giả có công bố nghiên cứu sâu và chi tiết về nhân giống in
vitro trên loài trà chi Camellia là Vieitez et al. (1991) khi tiến hành áp dụng kỹ
thuật nhân giống in vitro trên loài C. japonica (1 loài có sấp sỉ 3000 giống).
Trong kết quả công bố, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố cụ thể ảnh hƣởng tới
tốc độ nhân nhanh chồi in vitro loài C. japonica. Ngoài ra trong kết quả nghiên
cứu nhóm tác giả nhận định yếu tố giống, loài ảnh hƣởng rõ tới hệ số nhân chồi
in vitro của từng đối tƣợng nghiên cứu.
Quá trình nhân giống và bảo tồn các loài trà quý giai đoạn qua cũng đạt
đƣợc nhiều những thành tựu nhất định nhƣng cũng gặp những không ít khó
khăn. Bởi vì, cây trà có bản chất là cây lâu năm, khả năng tái sinh chậm, các loài
có họ hàng gần với nhau, sự tự tƣơng thích, không có các đột biến, thiếu các tiêu
chí lựa chọn rõ ràng (Kulasegaram, 1980), tỷ lệ thành công thấp khi thụ phấn
nhân tạo, thời gian ra hoa ngắn (2 - 3 tháng), thời gian sinh trƣởng dài (12 - 18
tháng), trong một dòng có sự khác biệt về thời gian ra hoa và năng suất trái cây
(Mondal et al., 2004). Từ những lý do trên các biện pháp nhân và chọn tạo giống
các loài này cần đƣợc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để
chúng ta có thể có đƣợc những thông tin r ràng hơn cũng nhƣ làm chủ đƣợc quá
trình nhân giống các loài trà trong chi Camellia này.
2.2.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và
trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới
2.2.2.1. Giá trị dược liệu
Các hoạt tính sinh học của trà thuộc chi Camellia đã đƣợc quan tâm từ
lâu. Từ những năm 2737 trƣớc công nguyên, một hoàng đế Trung Quốc tên là
Shen Nung đã sử dụng trà nhƣ một loại dƣợc liệu. Chi Camellia có giá trị kinh tế
cũng nhƣ dƣợc liệu do chúng có chứa catechins, polyphenol, caffeine flavonoids
và alkaloid apurin hoạt động nhƣ các chất chống oxi hóa tạo cảm giác hƣng phấn
cho con ngƣời (Masami et al., 1999; Basu and Lucas, 2007; Pe kal et al., 2011).
Nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học đã đƣợc thực hiện trên loài Camellia
sinensis. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt tính sinh học đƣợc chiết xuất từ
C. sinensis có tính kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng nấm và chống ung thƣ
20
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com
TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149
(Dashwood et al., 1999; Dreosti et al., 2000; Siddiqui et al., 2006; Yuan et al., 2006;
Yang et al., 2006). Các hoạt tính sinh học có đƣợc là do C. sinensis có chứa
flavonoids, catechins và polyphenols (Ahmed et al., 2002; Luceri et al., 2002).
Dù cũng đƣợc sử dụng nhƣ các dƣợc liệu, những nghiên cứu về hoạt chất
sinh học trong các loài Camellia spp. có hoa vàng lại chƣa có nhiều công bố. Gần
đây các giá trị y dƣợc và phòng chống ung thƣ của trà hoa vàng mới đƣợc các nhà
khoa học phát hiện và công bố. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học gần
đây đƣợc Sơn Tùng, (2008) tổng hợp và chỉ ra rằng, các hợp chất sinh học của trà
hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trƣởng của các khối u đến 33,8% trong khi
chỉ cần đạt đến ngƣỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thƣ.
Giúp giảm đến 35% hàm lƣợng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc
khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Chất chiết xuất từ trà hoa vàng còn có tác dụng
làm giảm tới 36,1% lƣợng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu
pháp sử dụng tân dƣợc hiện nay. Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của
Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định trà hoa vàng
"có những công dụng y học vô giá" (Sơn Tùng, 2008). Trong công trình nghiên cứu
để chứng minh giá trị điều trị và bảo vệ sức khỏe y tế của trà hoa vàng, Chen et al.
(1993) đã đƣa ra các bằng chứng, chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của trà hoa
vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng đƣợc tiến hành trong một thời gian dài.
Ngoài ra, các nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trà hoa
còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl2, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng
bảo vệ môi trƣờng mạnh, làm sạch không khí (Lƣơng Thịnh Nghiệp, 2000). Tác
dụng chữa bệnh của trà hoa vàng đã đƣợc hơn 120 nhà khoa học của thế giới khẳng
định một lần nữa tại Hội nghị quốc tế về Camellia chrysantha đƣợc tổ chức ở Nam
Ninh, Trung Quốc vào năm 1994 (Sơn Tùng, 2008).
Các nghiên cứu của Ji-Yuan et al. (2013) chỉ ra rằng tính trạng hoa màu
vàng loài C. nitidissima đƣợc liên kết chặt với các gen quy định quá trình tổng
hợp flavonol có tên CnFLS. Điều này chứng minh rằng tính trạng hoa màu vàng
liên quan chặt tới hàm lƣợng chất flavonol đƣợc tổng hợp. Do vậy, những loài
không có hoa màu vàng thì khả năng tổng hợp flavonol sẽ bị hạn chế (Ji-Yuan et
al., 2013). Theo nghiên cứu của Nagata (1986) thì các hợp chất hóa học trong trà
là một trong những căn cứ để phân loại các loài trong chi Camellia. Theo tác giả,
chỉ các loài thuộc họ Theaceae trong chi Camellia mới chứa catechins galloyled,
epicatechin gallate (ECG), các amino axit no, theanine, epigal-locate gallate
21
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc
Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc

Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...tcoco3199
 
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...tcoco3199
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...tcoco3199
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...tcoco3199
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...tcoco3199
 
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...tcoco3199
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...tcoco3199
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...tcoco3199
 
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...tcoco3199
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...tcoco3199
 
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...tcoco3199
 

Similar to Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Lý Của Lợn Mắc Tiêu Chảy Thành Dịch ...
 
Nghiên cứu ứng dụng tảo Spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng...
Nghiên cứu ứng dụng tảo Spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng...Nghiên cứu ứng dụng tảo Spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng...
Nghiên cứu ứng dụng tảo Spirulina trong chế phẩm khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng...
 
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
Luận Văn Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động...
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen Cdh1 (E-Cadherin) Trên Bệnh Nhân Ung Thư Dạ ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
Luận Văn Nghiên Cứu Độc Tính Và Tác Dụng Điều Trị Bệnh Gút Mạn Tính Của Viên ...
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Độ An Toàn Rau Ăn Tươi Sản Xuất Tại Bắc Ninh, Xá...
 
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
Ảnh Hưởng Của Phương Thức Chăn Nuôi Lợn Đến Chất Lượng Phúc Lợi Động Vật Và N...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đột Biến Gen, Lâm Sàng Và Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đƣờng Sơ...
 
Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống Lúa La...
Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng    Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống Lúa La...Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng    Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống Lúa La...
Đánh Giá Các Dòng Tgms Mới Và Khả Năng Sử Dụng Trong Chọn Tạo Giống Lúa La...
 
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
Phát triển nguồn vật liệu đậu cô ve (phaseolus vulgaris l.) Phục vụ chương tr...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Gây Bệnh Của Nấm Isaria Javanica (Friederichs & Bally) Sa...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Gây Bệnh Của Nấm Isaria Javanica (Friederichs & Bally) Sa...Nghiên Cứu Đặc Điểm Gây Bệnh Của Nấm Isaria Javanica (Friederichs & Bally) Sa...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Gây Bệnh Của Nấm Isaria Javanica (Friederichs & Bally) Sa...
 
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Khả Năng Chịu Hạn Cho Cây ...
 
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...
Luận Án Tiến Sĩ Y Học Đánh Giá Tính Đa Hình Vùng Hv1, Hv2 Trên Dna Ty Thể Ở M...
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Ghép Tự Thân Mảnh Xương Sọ Bảo Quả...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...
Luận Văn Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Tỉ...
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
 
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Suy Thoái Cam Sành Trồng Tại Bắc Quang, Hà Giang...
 
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...
Luận Văn Phát Triển Sản Xuất Chè Nguyên Liệu Bền Vững Trên Địa Bàn Tỉnh Phú T...
 

More from tcoco3199

Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.docLuận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doctcoco3199
 
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...tcoco3199
 
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...tcoco3199
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.docLuận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doctcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...tcoco3199
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.docLuận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doctcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxLuận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxtcoco3199
 
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...tcoco3199
 
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxLuận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxtcoco3199
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxLuận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxtcoco3199
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxtcoco3199
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxtcoco3199
 

More from tcoco3199 (20)

Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Thiết Bị Điện Trong Nhà Máy Nhiệt Điện, Đi Sâu Nghiên C...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Hải Phòng Và Đề Xuất Một ...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
Luận Văn Tìm Hiểu Các Công Trình Kiến Trúc Pháp Ở Hải Phòng Phục Vụ Phát Triể...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.docLuận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
Luận Văn Tìm Hiểu Bài Toán Đánh Giá Sự Tƣơng Quan Giữa Hai Ảnh.doc
 
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
Luận Văn Tiến Sĩ Y Học Ứng Dụng Kỹ Thuật Lọc Máu Liên Tục Trong Điều Trị Đợ...
 
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
Luận Văn Tích Hợp Và Dung Hòa Các Ý Kiến Trong Hệ Trợ Giúp Quyết Định Đa Tiêu...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.docLuận Văn Thạc Sĩ  Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tích Hợp Csdl Quan Hệ Xml.doc
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Góp Phần Cải Thiện Hoạt Động Khám Chữ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Khu Du Lịch ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.docLuận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch.doc
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hỗ Trợ Công Việc Kiểm Kê Tài Sản.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docxLuận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
Luận Văn Xây Dựng Website Hellen Tea & Coffee.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docxLuận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
Luận Văn Xây Dựng Ứng Dụng Android Lấy Thông Tin Dự Báo Thời Tiết.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docxLuận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
Luận Văn Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Bảo Hành Và Sửa Chữa Vật Tư.docx
 
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
Luận Văn Xây Dựng Chương Trình Hỗ Trợ Đăng Ký Kế Hoạch Công Tác Năm Học Trên ...
 
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docxLuận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
Luận Văn Ứng Dụng Logic Mờ Điều Khiển Quá Trình Nhiệt Lò Sấy.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docxLuận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Trường Tiểu Học Đoàn Kết.docx
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
 
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docxLuận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
Luận Văn Trường Thpt Lý Thường Kiệt Hà Nội.docx
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Luận Văn Đánh Giá Đa Dạng Di Truyền Và Xây Dựng Quy Trình Nhân Giống Cây Trà Hoa Vàng (Camellia Spp) Thu Thập Tại Quảng Ninh.doc

  • 1. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG QUANG BÍCH ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG NINH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2018
  • 2. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG QUANG BÍCH ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA spp.) THU THẬP TẠI QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 9620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO TS. NGUYỄN VĂN PHÚ HÀ NỘI - 2018
  • 3. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan, chƣa từng đƣợc tập thể, cá nhân công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Đặng Quang Bích i
  • 4. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 LỜI CẢM ƠN Sau hơn 03 năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trong quá trình thực hiện luận án tại bộ môn Sinh lý Thực vật và bộ môn Công nghệ Sinh học thực vật, nhờ sự hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, cùng các cán bộ tại phòng thí nghiệm của bộ môn, với sự nỗ lực, học tập, nghiên cứu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận án nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Quản lý đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa Công nghệ Sinh học và các thầy cô giáo đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo; TS. Nguyễn Văn Phú đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Trƣờng Sơn, Ths. Ninh Thị Thảo, Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh; TS. Hoàng Hải Hà; Ths. Phạm Thị Thu Hằng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các em sinh viên cùng toàn thể bạn bè và các anh, chị đang thực tập tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lý Thực vật, bộ môn Công nghệ Sinh học thực vật và phòng thí nghiệm Hóa sinh khoa Công nghệ Thực phẩm đã hợp tác, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân luôn động viên, hỗ trợ và tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2018. Tác giả Đặng Quang Bích ii
  • 5. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng viii Danh mục hình x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.4. Những đóng góp mới của luận án 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Giới thiệu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) 4 2.1.1. Nguồn gốc chi trà Camellia 4 2.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia 5 2.1.3. Đặc điểm phân bố chi trà Camellia 8 2.1.4. Sơ lƣợc lịch sử phát hiện và sự phân bố trà hoa vàng (Camellia spp.) 10 2.2. Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới 13 2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền và nhân giống chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) 13 2.2.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới 20 2.3. Những nghiên cứu về chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trong nƣớc 26 2.3.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền, nhân giống chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) 26 iii
  • 6. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 2.3.2. Giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trong nƣớc 33 2.4. Một số đặc điểm về trà hoa vàng Camellia spp. tại Quảng Ninh 38 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 41 3.2. Vật liệu nghiên cứu 41 3.3. Nội dung nghiên cứu 42 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 42 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu, mô tả đặc điểm hình thái và xác định thành phần hàm lƣợng một số hợp chất 42 3.4.2. Phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử 44 3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh 47 3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 58 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59 4.1. Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại tỉnh Quảng Ninh và đánh giá đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh của chúng 59 4.1.1. Thu thập nguồn gen và đánh giá đặc điểm hình thái thực vật cây trà hoa vàng (Camellia spp.) tại Quảng Ninh. 59 4.1.2. Hàm lƣợng một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá và nụ hoa cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại tỉnh Quảng Ninh 65 4.2. Đánh giá đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử 75 4.2.1. Kết quả phân tích đa dạng kiểu hình mẫu giống trà hoa vàng thu thập 76 4.2.2. Kết quả phân tích đa dạng di truyền mẫu giống trà hoa vàng bằng chỉ thị RAPD và ISSR 78 4.3. Xây dựng qui trình nhân giống cây trà hoa vàng 86 4.3.1. Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng 87 4.3.2. Xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây trà hoa vàng bằng phƣơng pháp giâm cành 105 iv
  • 7. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119 5.1. Kết luận 119 5.2. Kiến nghị 119 Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 121 Tài liệu tham khảo 122 Phụ lục 143 v
  • 8. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh) AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism. BLAST Basic Local Alignment Search Tool. BA Benzyl adenine C Catechin CF Caffeic acid CV(%) Coefficient of variation (%) CR Coumarin Ct Công thức Cs Cộng sự CP Cổ phần CK Chất khô C00 Chu vi gốc DPPH 2,2 - Diphenyl -1 - picrylhydrazyl D00 Đƣờng kính gốc D1.3 Đƣờng kính thân ngang ngực Đc Đối chứng EC Epicatechin EGCG Epigallocatechin 3-gallate ECG Epicatechin 3-gallate GA3 Gibberellic acid HSN Hệ số nhân HPLC High performance Liquid Chromatography Hvn Chiều cao vút ngọn IUCN International Union for Conservation of Nature ISSR Inter Simple Sequence Repeat. IBA Indol butyric acid Ki Kinetin LSD0.05 Least significant different 5% MS Murashige and Skoog vi
  • 9. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 MAS Marker Assisted Selection ND Nƣớc dừa NCBI National Center for Biotechnology information. PCR Polymerase Chain Reaction. PCA P - Coumaric acid QC Quercetin RES Resveratrol RAPD Random Amplified Polymorphism DNA. RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism. RP Resolving power RT Rutin VA Vanilic acid SSR Simple Sequence Repeat. SLA Salicylic acid Tm Nhiệt độ gắn mồi. THT Than hoạt tính TB Trung bình TNHH Trách nhiệm hữu hạn WPM Wooden plant medium α – NAA Axit α - naphtyl axetic vii
  • 10. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Danh sách 25 mẫu giống trà hoa vàng dùng trong đánh giá đa dạng di truyền 41 3.2. Chế độ gradient với 2 kênh A và kênh B 44 3.3. Danh sách mồi sử dụng trong RADP và ISSR 44 3.4. Thành phần phản ứng RAPD - PCR và ISSR - PCR 46 3.5. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR 46 4.1. Kết quả tính chiều cao vút ngọn trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến thu thập 60 4.2. Kết quả tính đƣờng kính gốc trung bình cây trà hoa vàng của 12 tuyến thu thập 61 4.3. Các chỉ tiêu về lá cây trà hoa vàng của 12 tuyến thu thập 63 4.4. Danh sách mẫu lá và nụ hoa trà hoa vàng thu thập tại Quảng Ninh đƣợc sử dụng cho phân tích hợp chất có hoạt tính sinh học 66 4.5. Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong lá trà hoa vàng 68 4.6. Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong lá trà hoa vàng 70 4.7. Hàm lƣợng catechin C, EC, EGCG, ECG, rutin và quercetin trong nụ hoa trà hoa vàng 73 4.8. Hàm lƣợng phenolic CF, PCA, SLA, VA, resveratrol và coumarin trong nụ hoa trà hoa vàng 74 4.9. Đa hình của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị RAPD và ISSR 80 4.10. Hệ số tƣơng đồng di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng 83 4.11. Hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu từ đoạn cành mang mắt ngủ 88 4.12. Ảnh hƣởng của vật liệu nuôi cấy tới hiệu quả tạo nguồn vật liệu ban đầu 90 4.13. Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới sự nảy mầm của hạt trà hoa vàng 92 4.14. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nền tới sự sinh trƣởng của chồi trà hoa vàng 94 4.15. Ảnh hƣởng của tổ hợp các chất điều tiết sinh trƣởng tới khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trà hoa vàng 95 viii
  • 11. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 4.16. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa tới khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây trà hoa vàng 98 4.17. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng môi trƣờng đến khả năng ra rễ của chồi in vitro cây trà hoa vàng 99 4.18. Ảnh hƣởng của giá thể đến khả năng thích nghi của cây in vitro ngoài vƣờn ƣơm 101 4.19. Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngoài vƣờn ƣơm. 103 4.20. Ảnh hƣởng của biện pháp xử lý đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng 106 4.21. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cành giâm trà hoa vàng 108 4.22. Ảnh hƣởng của α-NAA đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm trà hoa vàng 109 4.23. Ảnh hƣởng của chế phẩm giâm chiết cành đến tỷ lệ hom giâm tạo chồi 111 4.24. Ảnh hƣởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ của cành giâm cây trà hoa vàng 113 4.25. Ảnh hƣởng của che sáng đến sinh trƣởng của cây con trà hoa vàng trong giai đoạn vƣờn ƣơm 114 4.26. Ảnh hƣởng của số lần bón phân đến sinh trƣởng của cây trà hoa vàng trong vƣờn ƣơm 115 4.27. Ảnh hƣởng của thời gian đảo bầu đến sinh trƣởng của cây giống trong giai đoạn vƣờn ƣơm. 117 ix
  • 12. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Hình dạng chóp lá 7 2.2. Hình dạng gốc lá 7 2.3. Quả hình cầu (A: C. hakodae), hình cầu dẹt (B: C. petelotii) và khi mở để lộ trụ quả (C: C. tamdaoensis) 8 4.1. Hoa, quả, cây trà hoa vàng thu thập tại tuyến số 1 Khe Sút, Hoành Bồ, Quảng Ninh 64 4.2. Lá, hoa, quả và cây trà hoa vàng thu thập tại Hoành Bồ, Quảng Ninh, mẫu Csp1 77 4.3. Sơ đồ sự tƣơng đồng của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên kiểu hình 77 4.4. Ảnh điện di sản phẩm phản ứng mồi RAPD02 với 25 mẫu trà hoa vàng 79 4.5. Sơ đồ quan hệ di truyền của 25 mẫu giống trà hoa vàng dựa trên chỉ thị phân tử RAPD và ISSR 84 4.6. Đoạn cành mang mắt ngủ đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% bị nhiễm nấm sau 1 tuần nuôi cấy 89 4.7. Cây nảy mầm từ hạt trà hoa vàng đƣợc khử trùng bằng NaOCl 7% sau 12 tuần nuôi cấy 91 4.8. Ảnh hƣởng của tổ hợp BA và GA3 tới quá trình nảy mầm của hạt trà hoa vàng sau 2 tuần nuôi cấy 93 4.9. Ảnh hƣởng của các tổ hợp chất điều tiết sinh trƣởng đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro trà hoa vàng sau 4 tuần nuôi cấy 97 4.10. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng môi trƣờng nuôi cấy tới quá trình ra rễ in vitro cây trà hoa vàng sau 12 tuần nuôi cấy 100 4.11. Ảnh hƣởng của giá thể tới khả năng thích nghi cây in vitro ngoài vƣờn ƣơm sau 12 tuần nuôi cấy 102 4.12. Ảnh hƣởng của tuổi cây in vitro tới khả năng thích nghi của cây ngoài vƣờn ƣơm (10 tuần sau khi ra cây) 104 4.13. Sơ đồ quy trình nhân giống in vitro cây trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh 105 4.14. Sơ đồ quy trình nhân giống in vivo cây trà hoa vàng 118 x
  • 13. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Đặng Quang Bích Tên Luận án: “Đánh giá đa dạng di truyền và xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh” Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức độ đa dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới; - Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) với hệ số nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục vụ bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này ở qui mô công nghiệp. Phƣơng pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu 1) Thu thập nguồn gen, đánh giá đặc điểm hình thái thực vật và hóa sinh cây trà hoa vàng phân bố tại Quảng Ninh; 2) Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây trà hoa vàng thu thập đƣợc bằng kỹ thuật chỉ thị phân tử; 3) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây trà hoa vàng. Vật liệu nghiên cứu. Là các mẫu lá, hoa, quả, hạt, đoạn thân và cây trà hoa vàng đƣợc thu thập tại tỉnh Quảng Ninh và một số khu vực có cây trà hoa vàng phân bố. Các phƣơng pháp nghiên cứu: (1) Phƣơng pháp thu thập mẫu (Hoàng Chung, 2006; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007; Nguyễn Bá, 2007); (2) Phƣơng pháp mô tả hình thái và so sánh hình thái (Hoàng Thị Sản và Hoàng Thị Bé, 2005; Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009); (3) Phƣơng pháp kế thừa; (4) Phƣơng pháp xác định thành phần hàm lƣợng một số hợp chất thứ cấp, áp dụng phƣơng pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đƣợc mô tả theo Ang et al. (2013) để đánh giá thành phần, hàm lƣợng hợp chất sinh học trong trà hoa vàng; (5) Phƣơng pháp đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị ISSR và RAPD. Kỹ thuật PCR đánh giá đa dạng di truyền sử dụng 8 chỉ thị ISSR và 45 chỉ thị RAPD đƣợc thực hiện trên máy PCR (Eppendorf ). Phản ứng PCR bao gồm các thành phần tiêu chuẩn trong đó sử dụng nồng độ dung dịch đệm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, 0,2 mM dNTPs, 0,25 mM MgCl2, 0,5 µM mồi, 0,05 đơn vị enzyme/µl. Phản ứng PCR đƣợc thực hiện với chu kỳ nhiệt nhƣ sau: 94°C - 3 phút, (94°C - 30 giây, Tm - 30 giây, 72°C - 2 phút) x 40 chu kỳ, 72°C - (5 - 7) phút (Valdemar et al., 2004; Oliveira et al., 2010). Xử lý số liệu: Xây dựng sơ đồ đa dạng di truyền bằng phần mềm NTSYS 2.1; (6) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật xi
  • 14. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 nhân giống vô tính in vitro cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp khử trùng mẫu, phƣơng pháp nuôi cấy khởi động, phƣơng pháp nhân nhanh chồi in vitro, Phƣơng pháp tạo cây hoàn chỉnh in vitro, Phƣơng pháp ra cây ngoài vƣờn ƣơm (Murashige and Skoog, 1962); (7) Phƣơng pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom cây trà hoa vàng gồm các phƣơng pháp: phƣơng pháp lấy hom, phƣơng pháp cắt hom, phƣơng pháp xử lý và cắm hom, phƣơng pháp theo d i và thu thập số liệu; (8) Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm, phƣơng pháp xử lý số liệu theo chƣơng trình Excel và IRRISTART 5.0. Kết quả chính và kết luận 1) Đã xác định đƣợc đặc điểm hình thái của cây trà hoa vàng thu thập tại Quảng Ninh. Đây là cây bụi, thân gỗ nhỏ, có rễ cọc, sống dƣới tán cây khác, phân cành thấp, lá to, bóng, mép có răng cƣa, hoa lƣỡng tính màu vàng tƣơi, quả hình cầu dẹt, màu xanh có từ 1 tới 9 hạt. Dựa trên các đặc điểm hình thái, có thể xác định đƣợc các mẫu trà hoa vàng nghiên cứu thuộc chi Camellia L. 2) Kết hợp các kết quả phân tích: (1) Đánh giá kiểu gen của 25 mẫu trà hoa vàng bằng chỉ thị phân tử RAPD và ISSR; (2) Đánh giá đặc điểm hình thái; (3) Phân tích các hợp chất có hoạt tính dƣợc lý cho thấy: Các mẫu giống trà hoa vàng có sự tƣơng đồng cao về kiểu hình, đa dạng về kiểu gen và khả năng tích lũy hàm lƣợng các hợp chất có hoạt tính dƣợc lý. 3) Đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh in vitro cây trà hoa vàng, xác định đƣợc môi trƣờng và điều kiện nuôi cấy phù hợp cho từng giai đoạn nuôi cấy cụ thể. Quy trình cho tỷ lệ tái sinh chồi từ hạt cao 100%, hệ số nhân chồi đạt 4,7 chồi/lần, tỷ lệ chồi ra rễ 100%, chất lƣợng cây in vitro tốt, giá thể ra cây phù hợp cho tỉ lệ cây sống đạt tỷ lệ 93,75%. Kết thúc giai đoạn vƣờn ƣơm, cây giống trà hoa vàng sinh trƣởng và phát triển tốt. 4) Đã xây dựng thành công quy trình sản xuất cây giống trà hoa vàng bằng kỹ thuật giâm hom. Quy trình sử dụng hom giống đƣợc lấy từ cành bánh tẻ trên cây mẹ thành thục trồng tại Ba Chẽ, Quảng Ninh và giá thể giâm là cát. Hom giống và giá thể đƣợc xử lý với Viben C, sau đó sử dụng dung dịch α-NAA ở nồng độ 2000 ppm để xử lý hom giâm nhằm kích thích tạo rễ. Vụ thu là thời vụ thuận lợi cho sự tái sinh của cành giâm với tỷ lệ hom ra rễ đạt 60%, tỷ lệ bật chồi là 56,6% sau 90 ngày giâm hom. Việc tƣới phân bón tổng hợp cho cây bầu trong vƣờn ƣơm với liều lƣợng 2 lít/1m2 với tần suất tƣới là 5-10 ngày một lần là phù hợp cho sinh trƣởng của cây con, đảm bảo chất lƣợng cây giống. Sử dụng biện pháp đảo bầu cây với tần suất 20 - 30 ngày một lần không những giảm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo chất lƣợng cây giống cho đến khi xuất vƣờn. xii
  • 15. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 THESIS ABSTRACT PhD candidate: Đang Quang Bich Thesis title: "Assessment of genetic diversity and establishment of the process of propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.) collected in Quang Ninh province" Major: Crop Science Code: 9620110 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - To systematize the databases on plant characteristics, biochemistry and genetic diversity of yellow-flower tea, which shall serve as a basis for the research and development of yellow-tea trees into new sources of medicines; - Establishing the process of propagation of yellow-flower tea (Camellia spp.) with high multiplication coefficient and good quality seedlings for the preservation and development of this precious medicinal plant on an industrial scale. Materials and Methods The research contents include 1) Collecting the gene resource of yellow-flower tea from Quang Ninh province and evaluating their morphology and biochemical characteristics; 2) Evaluating the genetic diversity by using molecular marker techniques; 3) Researching on some technical measures to propagate yellow-flower tea tree. Research materials Leaf, flower, fruit, seed, stem and yellow-flower tea plant were collected in Quang Ninh province and some areas where yellow-flower tea trees grow. Methodology (1) sample collection (Hoang Chung, 2006; Nguyen Nghia Thin, 2007; Nguyen Ba, 2007); (2) Morphology and morphological comparison (Hoang Thi San and Hoang Thi Be, 2005; Nguyen Nghia Thin, 2009); (3) inheritance method; (4) Determination of content of some secondary compounds. Application of high-performance liquid chromatography (HPLC) method described by Ang et al. (2013) to evaluate composition, content of biological compounds in yellow flower tea; (5) Genetic diversity assessment using ISSR and RAPD directives. Genetic diversity evaluation using eight ISSR directives and 45 RAPD directives were performed on PCR (Eppendorf). PCR responses consisted of standard components which used the manufacturer's recommended buffer concentrations, 0,2 mMdNTPs, 0,25 mM MgCl2, 0,5 μM primers, 0,05 units enzyme/μl. The PCR reaction was performed with the following thermal cycles: 94° C - 3 minutes, 94° C - 30 seconds, Tm - 30 seconds, 72° C - 2 minutes) x 40 cycles, 72° C - (5 - 7) minutes (Valdemar et al., 2004; Oliveira et al., 2010). Data processing: Building genetic diversity diagram using xiii
  • 16. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 NTSYS 2.1 software; (6) The in vitro propagation of clonal propagation in yellow-flower tea tree includes the following methods: sample sterilization method, starter culture method, in vitro shoot multiplication method, complete in vitro, method of nursing outside the nursery (Murashige and Skoog, 1962); (7) In vivo clonal propagation technique, yellow- flower tea includes the following methods: cutting method, cutting method, method of cutting and cutting, method of monitoring and collecting numbers whether; (8) Method of experimental lay-out, data processing using Excel and IRRISTART 5.0. Main findings and conclusions 1) The morphological characteristics of yellow tea were identified in Quang Ninh. This is a shrub, small woody, with pile roots, live under other trees, low branches, big leaves, shadows, serrated edges, bright yellow hermaphroditic flowers, flat spherical, blue colour from 1 to 9 seeds. Based on morphological characteristics, the samples of Camellia L. can be identified. 2) Combining the analytical results: (1) Genotyping of 25 yellow and green tea samples by RAPD and ISSR; (2) morphological characterization; (3) Analysis of pharmacologically active compounds showed that yellow-flower tea samples exhibited high phenotypic similarity, genetic diversity and ability to accumulate the compounds that contain pharmacological activity 3) The in vitro rapid growth of yellow-flower tea trees has been successfully established, and the culture conditions have been established for each specific stage of culture. The procedure for seed regeneration rate from 100% seedlings, shoot multiplication ratio of 4,7 shoot/times, 100% root-shoot growth rate, good in vitro seedling quality, suitable seedling ratio. The survival rate was 93,75%. At the end of the nursery stage, the yellow flower tea seedlings grow and develop well. 4) The production process of yellow-flower tea seedlings has been successfully developed using cuttings technique. A sharp knife was used to cut the middle of the branches of the noodles on the mother tree (of yellow-flower tea) in Ba Che, Quang Ninh Province to grow seedlings. Cuttings and media were treated with Viben C, cuttings were then immersed in a solution of α-NAA at 2000 ppm to stimulate root formation. The best setting is the sand bed. Seasonal cuttings are favourable for the regeneration of cuttings is the autumn crop. After 90 days cuttings, the rate of cuttings is 60%, the rate of shoot cuttings is 56,6%. At the nursery stage, NPK fertilizer (20-20-20) Grow more concentration of 0,5% for potted plants in nurseries with the dose of 2 litres /1m2 with the frequency of irrigation is 5-10 days. Once it is suitable for the growth of seedlings, ensure quality seedlings. It is possible to use the method of invasive planting with the frequency of every 20-30 days to reduce production costs, ensure quality seedlings until the garden. xiv
  • 17. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trà hoa vàng (Camellia spp.), thuộc họ chè (Theaceae), là loài thực vật quý hiếm có giá trị làm cảnh và có giá trị chữa bệnh. Cho đến nay trà hoa vàng chỉ đƣợc tìm thấy ở một số vùng thuộc Trung Quốc, Việt Nam và đã đƣợc ghi vào sách đỏ (Trần Ninh và Hakoda, 2009; George and Anthony, 2013). Trà hoa vàng có tinh dầu, polyphenol, các alkaloid, các vitamin, các nguyên tố nhƣ Se, Ge, Mo, Mn, Zn (Qin et al., 2008), có tác dụng trong việc phòng và chữa một số bệnh nhƣ: cao huyết áp, kiết lị, lở loét và một số bệnh ngoài da khác. Những năm gần đây, việc kiểm nghiệm dƣợc lý đầu tiên của trà hoa vàng đã đƣợc tiến hành trên động vật và đã cho kết quả khả quan. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, dịch chiết từ lá và hoa của cây trà hoa vàng có khả năng ức chế tế bào tiền ung thƣ gan (Li et al., 2007). Nghiên cứu khác của Chen et al. (1993) và Qin et al. (2008) đã chỉ ra rằng trà hoa vàng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm lƣợng lipid máu, rất tốt cho bệnh cao huyết áp do khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp, tăng cƣờng hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Trà hoa vàng còn chứa các hợp chất polyphenol chống oxy hóa cao hơn so với các loại trà khác (Qin et al., 2008; Lixia et al., 2011). Các flavonids, polyphenol, polysaccharide, trong trà hoa vàng có tác dụng chống viêm, ức chế ung thƣ gan, chống quá trình oxi hóa, điều chỉnh lipid huyết thanh giảm và kích thích sự thèm ăn và đặc biệt là không có tác dụng phụ (Chen et al., 2009; Lin et al., 2013; Wei et al., 2015). Có thể nói, trà hoa vàng là cây dƣợc liệu rất quý, rất cần đƣợc bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả nguồn gen. Trà hoa vàng là nguồn dƣợc liệu quý nên những năm gần đây, trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong tình trạng khai thác quá mức do chƣa có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo tồn phù hợp nên các quần thể trà hoa vàng trong tự nhiên giảm mạnh, sự phân bố cũng bị thu hẹp (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngô Thị Minh Duyên và cs., 2011; Đỗ Văn Tuân, 2013-2016, Nguyễn Văn Việt và cs., 2017). Do đó, rất cần thiết phải có biện pháp bảo tồn nguồn gen trà hoa vàng. Một trong những thông tin làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn nguồn gen là sự đa dạng di truyền nguồn gen của cây trà hoa vàng. Tuy nhiên, các thông tin về đa dạng di truyền nguồn gen trà hoa vàng phân bố ở nƣớc ta còn ít, đa số các loài trà hoa vàng đƣợc phân loại dựa 1
  • 18. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 theo hình thái (Trần Ninh và Hakoda, 2010; Ngô Thị Thảo và cs., 2016). Chính vì vậy, những phân tích đa dạng di truyền dựa trên sự kết hợp giữa phân tích kiểu hình và chỉ thị phân tử nhƣ RAPD hoặc ISSR sẽ góp phần làm đa dạng nguồn thông tin và do vậy sẽ hỗ trợ rất hiệu quả trong phân tích đa dạng nguồn gen trà hoa vàng. Bên cạnh công tác bảo tồn nguồn gen thì việc khai thác và phát triển nguồn gen cũng là nhiệm vụ quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế xã hội đặc biệt tại vùng khó khăn về kinh tế. Đối với cây trà hoa vàng, thì việc xây dựng quy trình nhân nhanh nhằm nhanh chóng cung cấp cây giống cho sản xuất sẽ không những góp phần duy trì đƣợc tập đoàn nguồn gen mà còn góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn gen trà hoa vàng quý phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các vùng trồng cây trà hoa vàng nhƣ Quảng Ninh. Thời gian gần đây, các biện pháp nhân giống truyền thống nhƣ giâm cành, ghép cành và ghép cây con cũng đƣợc sử dụng để nâng cao năng suất số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng cây giống trà hoa vàng đƣợc trồng tại Quảng Ninh. Đây là những biện pháp nhân giống trà hiệu quả, tuy nhiên nó lại bị hạn chế bởi một số yếu tố nhƣ: tốc độ nhân chậm, không có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc vào thời vụ, tỉ lệ sống kém ở vƣờn ƣơm, khó khăn trong quá trình tạo rễ từ cành giâm (Smith and Hood, 1995; Mondal et al., 2004). Việc ứng dụng chỉ thị phân tử để phân loại, đánh giá đa dạng di truyền cây trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh và sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống sẽ không chỉ góp phần cung cấp thêm thông tin khoa học để bảo vệ nguồn gen mà còn là phƣơng thức hiệu quả để phát triển nguồn dƣợc liệu phục vụ công nghiệp dƣợc. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đánh giá đa dạng di truyền cây trà hoa vàng và xây dựng quy trình nhân giống vô tính cho cây trà hoa vàng Quảng Ninh làm cơ sở cho ứng dụng trong nhân giống ở quy mô lớn là cấp thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa đƣợc cơ sở dữ liệu về đặc điểm thực vật, hóa sinh và mức độ đa dạng di truyền trà hoa vàng thu thập ở Quảng Ninh, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và phát triển cây trà hoa vàng thành nguồn dƣợc liệu mới; - Xây dựng quy trình nhân giống cây trà hoa vàng (Camellia spp.) Ba Chẽ, Quảng Ninh với hệ số nhân giống cao, chất lƣợng cây giống tốt, đồng đều phục vụ bảo tồn và phát triển cây thuốc quý này ở qui mô công nghiệp. 2
  • 19. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các mẫu giống trà hoa vàng (Camellia spp.) đƣợc thu thập chủ yếu từ tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian 3 năm từ 2014 đến 2017. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thu thập nguồn gen cây trà hoa vàng tại Quảng Ninh, đánh giá một số đặc điểm thực vật, hóa sinh và đa dạng di truyền ở mức độ hình thái và phân tử của chúng, trên cơ sở so sánh với một số nguồn gen thu thập từ địa phƣơng khác trong và ngoài nƣớc; - Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính cây trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh cho vật liệu triển vọng bằng kỹ thuật giâm hom và kỹ thuật nhân giống in vitro. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã bổ sung các tƣ liệu khoa học mới về mức độ đa dạng di truyền nguồn gen, đặc điểm thực vật và hóa sinh cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh; - Đã xây dựng đƣợc quy trình nhân giống in vitro và in vivo cho loài trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin khoa học mới về đa dạng di truyền, đặc điểm thực vật, hóa sinh của cây trà hoa vàng (Camellia spp.) ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam; - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới có giá trị về khả năng nhân giống in vitro cây trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Quảng Ninh; - Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về chi Camellia nói chung và loài trà hoa vàng (Camellia spp.) nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài cung cấp dữ liệu phân tử nguồn gen, đặc điểm thực vật, hóa sinh cho các chƣơng trình chọn tạo giống trà hoa vàng tại Quảng Ninh, góp phần bảo tồn cũng nhƣ phát triển loài trà hoa vàng (Camellia spp.); - Đề xuất đƣợc quy trình nhân giống vô tính loài trà hoa vàng (Camellia spp.) thu thập tại Ba Chẽ, Quảng Ninh. 3
  • 20. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI TRÀ CAMELLIA VÀ TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SPP.) 2.1.1. Nguồn gốc chi trà Camellia Chi Camellia có dạng cây bụi là chi thực vật có hoa trong họ Theaceae và có nguồn gốc ở Đông Á. Chi Camellia đƣợc Linnaeus đặt theo tên của nhà truyền giáo dòng Kamel, ngƣời đầu tiên trồng hoa hồng Nhật Bản ở châu Âu, một nhà thực vật học và là một thầy tu. Trong hệ thống phân loại Naturae năm 1735, Linnaeus đã đặt tên Camellia tsubaki cho loài thực vật đƣợc tìm thấy ở Nhật Bản là tsubaki và sau này đƣợc ông đặt tên là Camellia japonica trong tác phẩm “Giống loài thực vật”, đây đƣợc xem là loài trà đâu tiên trong chi Camellia (Mondal, 2011). Theo Mondal (2011) trung tâm nguồn gốc của chi Camellia nằm ở phía nam và tây nam Trung Quốc, các loài Camellia trên thế giới có nguồn gốc tập trung chính tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông nằm giữa khu vực kinh độ 85° W (kinh Tây) và 150° E (kinh Đông) và vĩ độ 37° N (Đông - Tây) và 10° S, nhƣng sự phân bố trong khu vực này không đồng đều. Một số loài, C. japonica và C. lancelolata có nguồn gốc từ Nhật Bản, Philippines cũng nhƣ Indonesia. Theo Nguyễn Duy Chính (2005) chi trà Camellia có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới (subtropical) tại Ðông và Nam Châu Á - chủ yếu là Trung Hoa, Hải Nam, Ðài Loan và Ðông Nam Á - thuộc họ trà (tea plant) có tên khoa học là Theaceae có 42 chủng loài và mỗi loài có nhiều giống khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay nhƣ Nguyễn Duy Chính (2005), Võ Thái Dân (2006), Lê Quốc Doanh (2006), Trần Ninh và Hakoda (2009), Nguyễn Hữu La (2011) thì chi Camellia có nguồn gốc ở khu vực Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam - Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam và Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía Nam, và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. Điều kiện khí hậu ở đây đƣợc cho là phù hợp với chi Camellia sinh trƣởng quanh năm (Lê Quốc Doanh, 2006; Nguyễn Hữu La, 2011). Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lƣợng loài đang tồn tại trong chi Camellia, với 82 loài đã đƣợc mô tả vào năm 1958 bởi Sealy (Sealy, 1958), sau đó 200 loài đƣợc mô tả bởi Zhijian et al., (1988) và gần đây vào năm 2002 Mondal đã mô tả và phân loại hơn 325 loài (Mondal, 2002). 4
  • 21. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 2.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật học chi trà Camellia Trong hệ thống phân loại thực vật chi trà Camellia đƣợc xếp loại nhƣ sau: Vị trí phân loại (IUCN Red List, 2015.1) Ngành: Tracheophyta Lớp: Magnoliopsida Bộ: Theales Họ: Theaceae Chi: Camellia Loài: Camellia spp. Đặc điểm thực vật học chi Camellia theo mô tả của Nguyễn Duy Chính (2005) là cây có lá xanh quanh năm, mọc thấp, cao khoảng 3 đến 4 mét, thân trơn, lá bóng hình bầu dục hoặc hơi tròn, cạnh có răng cƣa, hoa mọc ở trên đầu cành hay nách ngang lá, có màu đỏ, trắng, vàng, tía. Theo Chang and Bartholomew (1984) đặc điểm thực vật học của chi Camellia có dạng cây bụi thƣờng xanh, chiều cao có thể đạt tới 7,5 m, độ cao trung bình thƣờng 2 - 3,5 m, chiều rộng tán trung bình 2 - 3 m, lá có màu xanh đậm có chiều dài 10 cm, hoa có nhiều màu từ trắng, đỏ, hồng, vàng, có đƣờng kính từ 7 - 14 cm thƣờng nở từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau, thụ phần nhờ ong là chủ yếu. Lá có cuống lá, có vân đối xứng, mép lá thƣờng có răng cƣa, có lông, lá rụng dai dẳng. Hoa lƣỡng tính có từ 2 tới 12 cánh xếp thành từ 2 tới 6 hàng, hạt hình cầu hoặc hình đa giác. Trong cuốn các loài trà của vƣờn quốc gia Tam Đảo, đặc điểm hình thái của chi trà Camellia đƣợc Trần Ninh và Hakoda (2009) mô tả cụ thể nhƣ sau: - Đặc điểm dạng sống Các loài trà thuộc chi Camellia là cây thân gỗ nhỏ có lá xanh quang năm, các loài có hình dạng cây bụi nhƣ Camellia gilberti, C. sinensis var. sinensis, các loài có hình dạng thân gỗ nhỏ nhƣ C. amplexicaulis, C. crassiphylla, C. hakodae, C. hirsuta, C. petelotii, C. phanii, C. tienii các loài có hình dạng thân cây gỗ trung bình nhƣ C. kissi, C. sinensis var assamica. Các loài Camellia amplexicaulis, C. crassiphylla và C. hakodae có chồi và cành non nhẵn không có lông. Có lông dày ở chồi và cành non là các loài Camellia caudata, C. hirsuta và C. vietnamemsis, ở loài Camellia gilbert có lông thƣa hơn. Các cành già trƣởng thành của các loài trà trong chi Camellia đều nhẵn và không có lông. 5
  • 22. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 - Đặc điểm hình thái lá Các loài trà trong chi Camellia có lá mọc cách, thƣờng không có lá kèm. Phần lớn các loài có cuống lá ngắn, có gân lõm sâu trên mặt cuống. Độ dài của cuống lá giao động từ 2 mm đến 25 mm. Cuống lá ngắn 2 mm phổ biến ở loài Camellia caudate; cuống lá dài đến 25 mm phổ biến ở loài Camellia crassiphylla. Cuống lá đều nhẵn ở phần lớn các loài trong chi ngoại trừ một số loài có lông ở mức độ khác nhau nhƣ Camellia caudata, C. hirsute, C. pubicosta và C. vietnamensis. Phiến lá của các loài phần lớn có hình bầu dục, hình thuôn trứng hay hình trứng ngƣợc. Chóp lá của các loài thƣờng tù hoặc nhọn, nhiều loài có đuôi lá. Gốc lá có hình nêm hẹp, hình nêm rộng ở các loài Camellia caudate, C. petelotii và C. tamdaoensis; gốc lá hình gần tròn ở các loài C. crassiphylla, C. hirsuta hoặc có tai ôm lấy cành ở loài Camellia amplexicaulis và C. tienii. Kích thƣớc của phiến lá có sự khác nhau rất lớn giữa các loài trong chi, từ 5,5 x 2,5 cm là kích thƣớc phổ biển của loài Camellia caudata đến những lá có kích thuốc lớn 26 x 12 cm phổ biến ở loài Camellia amplexicaulis và C. tienii; còn ở hầu hết các loài chiều dài lá dao động trong khoảng 10 - 20 cm. Tuy nhiên, hình dạng và kích thƣớc lá của cùng một loài phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh. Cùng một loài nhƣng nếu sinh trƣởng ở các vùng khác nhau, trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì hình dạng và kích thƣớc lá của chúng cũng có thể rất khác nhau. Mép lá của các loài trà trong chi Camellia đều có răng cƣa, hình thái răng cũng có sự khác nhau giữa các loài trong chi, có răng cùn ở Camellia gilberti; răng nhọn, nhỏ và dày ở Camellia amplexicaulis, C. rubriflora và C. hakodae. Chất lá cũng có sự khác nhau giữa các loài, với thể dạng da mỏng ta gặp ở Camellia caudata, tƣơng đối dày ở C. pubicosta, C. gilberti cho đến dày và đanh ở Camellia crassiphylla và C. hakodae. Với hình thái mặt trên lá thƣờng xanh sẫm và bóng, không có lông gặp ở các loài Camellia crassiphylla, C. hakodae và C. phanii, có phủ ít lông dọc theo gân chính ta gặp ở các loài Camellia caudata, C. hirsuta, C. kissi, C. vietnamensis. Hình thái mặt dƣới lá thƣờng màu xanh sáng, xanh hơi vàng và nhẵn ta gặp ở loài Camellia furfuracea, C. tamdaoensis hoặc có lông ta gặp ở các loài Camellia gilberti, C. hirsuta, C. rubriflora, C. sinensis var. assamica. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) thì ở các loài có hoa màu vàng mặt dƣới lá thƣờng có nhiều điểm tuyến màu đen. Gân giữa luôn lộ rõ, thƣờng thì lõm sâu ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dƣới nhƣ ở các loài Camellia kissi, C. vietnamensis gân chính và các gân bên thƣờng không nổi rõ. 6
  • 23. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 A. Chóp lá nhọn (C. tamdaoensis) B. Chóp lá có mũi nhọn (C. amplexicaulis) C. Chóp lá có đuôi (C. caudata) A. Gốc lá hình nêm (C. tamdaoensis) B. Gốc lá tròn (C. hakoda) C. Gốc lá hình tim có tai (C. tienii.) Hình 2.1. Hình dạng chóp lá Hình 2.2. Hình dạng gốc lá Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009) Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009) - Đặc điểm hình thái hoa Hoa của các loài trà trong chi Camellia thuộc loại hoa đều và lƣỡng tính. Ở loài Camellia furfuracea hoa mọc đơn độc hoặc tập hợp thành cụm 2 - 5 hoa ở đầu cành hay nách lá nhƣ ở các loài Camellia amplexicaulis và C. gilberti. Kích thƣớc của hoa ở các loài khác nhau là khác nhau, đƣờng kính hoa của Camellia gilberti là khoảng 1 cm, trong khi hoa của Camellia hakodae có đƣờng kính khi nở là 6 - 8 cm. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) tất cả hoa Camellia nói chung đều có cuống, mặc dù ở một số loài cuống hoa rất ngắn nên trông dƣờng nhƣ không cuống (Camellia furfuracea). Chiều dài cuống hoa thƣờng dao động từ 4 đến 8 mm nhƣng cũng có trƣờng hợp chiều dài cuống hoa lên tới 10 - 15 mm nhƣ ở loài Camellia amplexicaulis, C. phanii và C. tienii. Ngoài ra số lƣợng cánh hoa cũng thay đổi từ 4 đến 19 ở các loài khác nhau là khác nhau. Loài Camellia gilberti với 4 cánh hoa, loài Camellia phanii có tới 14 - 19 cánh. Các loài khác có số lƣợng cánh hoa dao động từ 5 đến 14. Sự dao động không chỉ xảy ra ở các loài khác nhau mà có thể xảy ra ngay trên cùng cá thể của một loài nên con số này không có ý nghĩa đặc biệt trong phân loại (Trần Ninh và Hakoda, 2009). Theo nhƣ mô tả của Trần Ninh phần gốc của cánh hoa thƣờng hợp nhau thành ống. Bộ nhị gồm nhiều nhị dao động từ 20 đến 250 và thƣờng ngắn hơn cánh hoa. Phần lớn các loài có bộ nhụy gồm 3 lá noãn, chỉ một số ít loài có bộ nhụy gồm 4 hay 5 lá noãn nhƣ Camellia hakodae, C. tienii. Các lá noãn hợp thành bầu trên có số ô thƣờng tƣơng ứng với số lá noãn. Số lƣợng vòi nhụy thƣờng tƣơng ứng với số lá noãn. - Đặc điểm hình thái quả Theo mô tả của Trần Ninh quả của các loài trong chi Camellia thƣờng là dạng quả nang, hình cầu hoặc hình cầu dẹt hay hình trứng. Kích thƣớc của chúng cũng khác nhau giữa các loài thay đổi từ 2 đến 5 cm nhƣ Camellia caudata, C. crassiphylla, còn 7
  • 24. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 ở Camellia hakodae, C. phanii có quả lớn với đƣờng kính từ 5 cm đến 7 cm. Vỏ quả của các loài trà thƣờng dày 1 mm đến 3 mm, còn ở các loài Camellia amplexicaulis, C. hakodae, C. phanii, C. vietnamensis vỏ quả dày đến 5 - 6 mm. Hình 2.3. Quả hình cầu (A. C. hakodae), hình cầu dẹt (B. C. petelotii) và khi mở để lộ trụ quả (C. C. tamdaoensis) Nguồn: Trần Ninh và Hakoda (2009) - Đặc điểm hình thái hạt Hạt của các loài trà trong chi Camellia rất đa dạng, trong mỗi ô của quả chứa 1 - 2 hạt hoặc nhiều hơn. Hình dạng hạt rất khác nhau, thƣờng có hình cầu, hình nêm hay hình bán nguyệt nhƣ ở loài Camellia caudata, C. pubicosta hạt có dạng hình cầu. Vỏ hạt thƣờng màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, có lông nhƣ ở các loài Camellia hakodae, C. petelotii, C. phanii còn ở các loài khác vỏ quả lại thƣờng nhẵn. - Thời kỳ ra hoa Khoảng thời gian ra hoa đối với hầu hết các loài trà trong chi Camellia thƣờng rơi vào 1 - 4 tháng, trong khoảng từ tháng 9 âm lịch năm trƣớc đến tháng 2 âm lịch năm sau. Thời gian ra hoa có thể tập trung hoặc rải ra trong một vài tháng. Số lƣợng hoa của mỗi loài cũng khác nhau. Hoa mọc đơn độc hoặc thành cụm 2 - 3 hoa ở cuối những cành hoặc chồi 1 năm tuổi và cũng có thể ở nách lá của những cành đó. Tuy nhiên, hoa không mọc ở đầu cành một cách nghiêm ngặt, cũng nhƣ không phải lúc nào cũng mọc ở nách lá. Do thời gian ra hoa khác nhau nhƣ trên nên quả cũng chín vào những thời điểm rất khác nhau trong năm, thƣờng tập trung vào tháng 8 tới 9 âm lịch. 2.1.3. Đặc điểm phân bố chi trà Camellia Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố chi Camellia nói chung, 90% các loài trà đƣợc phân bố và tìm thấy tại Nam và Đông Nam châu Á (Modal, 2011). Một số công bố nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng: vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với điều kiện khí hậu nóng ẩm thích hợp cho sự phát triển chi này. Hiện nay, các loài thuộc chi Camellia đã đƣợc phân bố rộng rãi từ 42° 8
  • 25. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 vĩ độ Bắc (Pochi - Liên Xô cũ) đến 27° vĩ độ Nam (Coriente - Achentina) (Đặng Hạnh Khôi, 1983; Đỗ Ngọc Quỹ, 1997). Riêng với chi trà Camellia thì yếu tố nhiệt đới ảnh hƣởng r tới sự phân bố. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) các loài thuộc chi Camellia phân bố trong vùng nhiệt đới châu Á từ Srilanca qua Miến Điện, Thái Lan, Lào qua Việt Nam đến Nam Trung Quốc, đó là các loài Camellia caudata, C. kissi và C. sinensis (var. sinensis và var. assamica) (chiếm 19%). Những loài có khu phân bố thuộc Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc và Việt Nam, đó là các loài Camellia gilberti, C. furfuracea, C. vietnamensis (chiếm 19%). Ngoài ra sự phân bố của các loài này phụ thuộc vào độ cao và địa hình, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí và pH đất. Ở Việt Nam các loài Camellia amplexicaulis, C. crassiphylla, C. hakoda; C. hirsuta; C. petelotii, C. phanii, C. pubicosta, C. rubriflora, C. tamdaoensis và C. tienii đƣợc tìm thấy và công nhận tại vƣờn quốc gia Tam Đảo (chiếm 62%) (Trần Ninh và Hakoda, 2009). Điều này đƣợc Trần Ninh lý giải là do vƣờn Quốc gia Tam Đảo có điều kiện địa hình khí hậu phù hợp cho các loài trà phát triển. Theo các công bố nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam trong các kiểu rừng ở độ cao dƣới 800 m có thể có các loài Camellia amplixicaulis, C. crassiphylla, C. gilbertii; C. hakoda, C. kissi, C. rubriflora, C. sinensis var sinensis, C. tamdaoensis, C. tienii và C. vietnamensis. Từ độ cao 800 m trở lên chúng ta thƣờng gặp loài Camellia petelotii và C. sinensis var assamica. Ba loài C. caudata, C. furfuracea và C. pubicosta có biên độ phân bố khá rộng từ 300 m đến 1200 m. Theo Ngô Quang Đê (1998) ở Việt Nam có thể tìm thấy các loài trà thuộc chi Camellia tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nƣớc ta nhƣ Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai. Chúng thƣờng mọc ở độ cao 300 – 800 m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen giữa các nƣơng rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối cạn. Trong nghiên cứu của Ngô Thị Minh Duyên và cs. (2011) về đánh giá đặc điểm sinh trƣởng khả năng tái sinh của một số loài trà chi Camellia tại các tỉnh phía Bắc cho rằng, các loài trà sinh trƣởng và tái sinh tốt tại các tỉnh nhƣ: Ba Vì - Hà Nội; Sơn Động - Bắc Giang; Ba Chẽ - Quảng Ninh; Cúc Phƣơng - Ninh Bình; Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Điều này cho thấy rằng, các loài trà phân bố rộng khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra, ta có thể tìm thấy loài Camellia quephongensis Hakoda et Ninh tại miền Trung, theo nhƣ công bố của Trần Ninh và Hakoda trong một chuyến nghiên cứu của đoàn năm 2012-2013 (Trần Minh Tuệ và cs., 2016). Ở miền Nam ta có thể tìm thấy các loài trà tại vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng theo 9
  • 26. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 nhƣ nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2008) hay nhƣ công bố của Trần Ninh và Lƣơng Văn Dũng với loài là Camellia dilinhensis. George Orel and Anthony (2013) với 6 loài đƣợc đặt tên lần lƣợt là C.dongnaiensis; C.inusitata, C.sp.CT5; C.sp.0720; C.sp.698; C.luteocerata, tại các tỉnh phía Nam. Từ kết quả nghiên cứu đƣợc các nhà khoa học công bố ở trên ta có thể thấy, Việt Nam là một trong những trung tâm nguồn gốc cũng nhƣ khu vực phân bố chính của các loài trà thuộc chi Camellia trên thế giới. 2.1.4. Sơ lƣợc lịch sử phát hiện và sự phân bố trà hoa vàng (Camellia spp.) Trà hoa vàng (Camellia spp.) thuộc chi Camellia là loài trà cho hoa màu vàng có giá trị lớn trong khoa học nghiên cứu cây cảnh cũng nhƣ giá trị y dƣợc (Xiao et al., 2013). Theo Hung et al. (2013) có khoảng 62 loài trà hoa vàng (Camellia spp.) đã đƣợc mô tả và phân loại trên thế giới, các loài Camellia có hoa màu vàng này đƣợc cho là có nguồn gốc phía nam Quảng Tây, Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sự phá hủy môi trƣờng sống nghiêm trọng cũng nhƣ khai thác quá mức đang đe dọa quần thể Camellia hoa vàng ngoài thiên nhiên. Theo nhƣ nghiên cứu Hung et al. (2013) trà hoa vàng phân bố từ phía nam Quảng Tây, Trung Quốc tới Việt Nam ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao và môi trƣờng có cƣờng độ ánh sáng thấp. Số lƣợng loài lớn xuất hiện ở độ cao (50 đến 800 mét so với mặt nƣớc biển). Tuy nhiên, ở Maguan, Vân Nam, Trung Quốc, có thể đƣợc tìm thấy ở độ cao từ 300 m đến 1800 m đây là khu vực các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loài trà mới phát sinh từ đây. Sự phân bố nguồn gốc của 62 loài Camellia cho hoa màu vàng này (bao gồm các biến thể và những loài chƣa chính thức công nhận) đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu thống kê gồm có 22 loài ở Việt Nam, 36 loài ở Quảng Tây, Trung Quốc, hai loài ở Quý Châu, Trung Quốc, một loài ở Vân Nam, Trung Quốc và một loài ở Tứ Xuyên, Trung Quốc (Gao et al., 2005). Theo những công bố mới đây của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, một lƣợng nhỏ các loài Camellia có hoa màu vàng đƣợc tìm thấy ở phía Nam, Việt Nam. Nhƣ công bố của Nguyễn Thiện Tịch (2003), khi tìm thấy một loài trà có hoa màu vàng đậm, rất đẹp tại vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng. Trần Ngọc Hải (2008) công bố phát hiện một loài trà trong khu vực rừng tái sinh thuộc xã Phƣớc Lộc, Lâm Đồng. Ngoài ra, các công bố của Trần Ninh và Lƣơng Văn Dũng, (2013) trên tạp chí trà thế giới, khi tìm thấy các loài trà hoa vàng mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Những minh chứng này đã củng cố thêm giả thuyết các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các tỉnh giáp danh với Trung Quốc và Trung Quốc đƣợc coi 10
  • 27. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 là trung tâm nguồn gốc trà có hoa vàng chi Camellia (Chang and Bartholomew, 1984; Gao et al., 2005; George and Anthony, 2013). Gần đây, nhiều nhà khoa học tiến hành các cuộc khảo sát có hệ thống trên cao nguyên Đà Lạt và các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Từ những chuyến đi tìm kiếm thực địa này, các nhà khoa học đã khám phá và phát hiện đƣợc chín loài trà có hoa vàng tại các khu vực này (Orel, 2006; Orel and Wilson, 2010a; Orel and Wilson, 2010b; Orel et al., 2012; George and Anthony, 2013). Những khám phá này, không chỉ khẳng định sự phong phú về mặt thực vật của miền Nam Việt Nam mà còn thiết lập và khẳng định Việt Nam nhƣ là một trung tâm quan trọng cho sự đa dạng di truyền của họ Theaceae. Sự xuất hiện trà hoa vàng ở phía Nam Việt Nam có thể thay đổi quan điểm giả thuyết về nguồn gốc cho chi Camellia (Orel and Marchant, 2006; George and Anthony, 2013). Con số các loài Camellia ghi nhận, đặc điểm của các loài đƣợc tìm thấy, độ tuổi của các cây ở nhiều loài Camellia, và mức độ loài đặc hữu, tất cả những minh chứng này đã củng cố giả thuyết Việt Nam là một trong những trung tâm nguồn gốc của trà hoa vàng trong chi Camellia. Theo nghiên cứu của Jinglin et al. (2008) và Gao et al. (2005) chỉ ra rằng trà hoa vàng Camellia hoang dã tìm thấy chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam với khoảng 34 loài và một giống, trong số đó có tới 32 loài phân bố ở các dãy núi sông Rongjiang, bao gồm cả Trung Quốc (Quảng Tây) và Việt Nam. Nhóm các nhà khoa học này cho rằng, khu vực sông Rongjiang chiếm khoảng (600 km dài, 300 km rộng) hơn 90% các loài trà có hoa vàng chi Camellia xuất hiện tại đây và đƣợc công nhận loài. Ngoài ra sự phân bố trà hoa vàng còn phụ thuộc vị trí địa lý, điều kiện thời tiết và pH đất. Theo nhƣ công bố của nhóm tác giả này trà hoa vàng chỉ xuất hiện ở vĩ độ 210 30'-220 55'N, kinh độ 1070 36'- 1080 33'E, và độ cao từ 100 đến 450 (1.100 mét). Có khí hậu gió mùa nhiệt đới với mùa đông khô và không có tuyết với mùa hè ẩm ƣớt và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22°C (72,2°F). Nhiệt độ trung bình cao nhất là 32,7°C (90,8°F) vào tháng 7 và mức trung bình thấp nhất nhiệt độ là 17,2°C (63,0°F) vào tháng giêng. Lƣợng mƣa hàng năm là 1326,0 mm (52,2"). Từ tháng 4 đến tháng 9, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là hơn 100 mm (4"). Độ ẩm tƣơng đối hàng năm là 79%. Loại đất chính là đất sét màu axit có độ pH 4,5 - 5,5. Trà hoa vàng Camellia cũng có thể mọc với đất nền nhỏ với độ pH 6,5 - 7,5. Theo Trần Ninh và Hakoda (2009) hiện nay, số loài trà có hoa màu vàng đã đƣợc phát hiện trên thế giới có khoảng 35 loài. Phần lớn các loài hoa vàng 11
  • 28. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 phân bố ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc và Việt Nam. Các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Năm 1965 các nhà thực vật Trung Quốc đã mô tả loài trà hoa vàng đầu tiên có ở Trung Quốc và tên khoa học là Camellia nitidissima và loài này đƣợc xếp trong 10 loài thực vật quý và hiếm nhất của Trung Quốc. Những năm tiếp theo các nhà thực vật Trung Quốc đã tiếp tục phát hiện đƣợc nhiều loài trà hoa vàng khác không chỉ trên lãnh thổ Trung Quốc mà cả trên lãnh thổ Việt Nam. Cho đến nay, Trung Quốc đã có 28 loài trà hoa vàng đƣợc ghi nhận. Đó là nguồn những gen quý hiếm nên từ năm 2002 tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc khu bảo tồn các loài trà hoa vàng đầu tiên của thế giới đƣợc hình thành để trồng bảo tồn, chăm sóc và phát triển 23 loài trà hoa vàng của Trung Quốc tại đây. Đối với Việt Nam, theo những công bố của Trần Ninh và Hakoda (2009) tác giả với hơn 15 năm nghiên cứu điều tra thu thập và phân loại về trà hoa vàng Việt Nam, có khoảng 24 loài trà hoa vàng đƣợc phát hiện. Trong số 24 loài thì ở vƣờn quốc gia Tam Đảo có 7 loài trà hoa vàng (chiếm 29 %). Ngoài ra, trong quá trình điều tra khảo sát nhóm các nhà khoa học này còn thu thập đƣợc các mẫu trà hoa vàng từ các địa phƣơng khác nhƣ Thái Nguyên, Nghệ An, Lâm Đồng. Qua đó, đặc điểm hình thái các loài trà hoa vàng (Camellia spp.) ở Việt Nam đƣợc Trần Ninh và Hakoda (2009) mô tả rất chi tiết, tổng hợp lại gồm những đặc điểm chính sau: Trà hoa vàng có dạng cây bụi có lá xanh quanh năm, cành già trƣởng thành nhẵn, lúc non có thể có lông ở một số loài. Lá đơn mọc cách, có cuống, không có lá kèm, kích thƣớc lá thay đổi, dài từ vài mm đến vài chục mm; chất lá cứng có độ bóng, dày mỏng khác nhau tùy thuộc từng loài và khu vực phân bố; chóp lá nhọn hoặc tù; gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cƣa sắc nhọn hay tù. Hoa lƣỡng tính, kích thƣớc lớn hoặc nhỏ tùy thuộc từng loài và điều kiện ngoại cảnh, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đỉnh cành. Hoa màu vàng; cuống hoa ngắn. Lá bắc có từ 2 - 10, mọc xoắn trên cuống hoa, lá bắc tồn tại hoặc sớm rụng. Lá đài 5 - 5 phiến, tồn tại hoặc sớm rụng. Cánh hoa có từ 4 - 19 cánh số lƣợng khác nhau tùy thuộc vào từng loài, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài. Nhị nhiều, những nhị ngoài thƣờng dính nhau thành hình cái chén hay ống ở phía gốc; vòng nhị phía trong rời nhau; chỉ nhị dài. Bầu trên, 1 - 5 ô; vòi nhụy 1 - 5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau ở mức độ khác nhau, bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lông mịn. Quả nang hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống thành 3,4 hay 5 mảnh; có trụ quả hay không; vỏ quả dày hay mỏng, hoá 12
  • 29. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 gỗ. Hạt thƣờng 1 đến nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt dẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn (Trần Ninh và Hakoda, 2009). Từ những thống kê kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy trà hoa vàng (Camellia spp.) là cây dƣợc liệu quý rất, đa dạng về chủng loài (chƣa có thống kê chính xác về số lƣợng loài hiện có trên thế giới hiện nay), có sự phân bố rộng, tập trung chủ yếu từ Trung Quốc tới Việt Nam. 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHI TRÀ CAMELLIA VÀ TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SPP.) TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền và nhân giống chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) 2.2.1.1. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới Chi Camellia theo những công bố có khoảng 40 loài vào năm 1920 Số lƣợng loài đƣợc tăng lên đến 87 theo những nghiên cứu bởi Sealy năm 1958 và tăng lên hơn 267 loài đăng ký năm 1982 (Chang and Bartholomew, 1984). Hiện nay, chi này đƣợc cho là có nhiều hơn 300 loài (Prince and Parks, 2000) điều này cho thấy tính chất không ổn định về mặt di truyền và mức độ lai tạo cao giữa các loài trong chi. Theo ƣớc tính, có nhiều hơn 3.000 giống trà đƣợc trồng thƣơng mại, làm cảnh và lấy hoa trang trí thuộc chi Camellia trên toàn thế giới, trong đó hơn 2.500 đã đƣợc đăng ký tại American Camellia Society (Orel and Wilson, 2012). Do vậy, để mô tả và phân một cách chi tiết và r hơn về sự đa dạng về thành phần loài của chi này Chang and Bartholomew (1984) chia toàn bộ chi Camellia thành 4 tiểu chi và 20 nhóm gồm các loài khác nhau. Mặc dù là chi thực vật có giá trị thƣơng mại lớn trong công nghiệp chế biến, công nghiệp dƣợc liệu, cũng nhƣ giá trị về mặt trang trí cảnh quan trên thế giới, nhƣng cho tới nay thông tin về bộ gen của cây trà chi Camellia này vẫn chƣa có nhiều. Vào năm 1979 những nghiên cứu tế bào học về hai giống trà Camellia irrawadielesis và C. sinensis var. sinensis của Kondo (1979) mới xác định đƣợc bộ nhiễm sắc thể của 2 giống trà này là lƣỡng bội với 2n = 30 dựa trên phân tích sự biến đổi kiểu nhân (karyotype) của 2 giống. Sau đó, có các nghiên cứu của Hanson et al. (2001), Tanaka et al. (2005) công bố kích thƣớc bộ gen của cây trà đƣợc ƣớc tính khoảng 4 Gbase dựa trên các nghiên cứu về các giống trà của Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu về nhiễm sắc thể của loài Camellia japonica Tanaka cho chúng ta thấy r hơn sự đa dạng di truyền của chi này, dựa trên phƣơng pháp 13
  • 30. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 phân tích mức độ bội nhiễm của tế bào “flow cytometry”. Qua phƣơng pháp này Tanaka cho thấy, bộ nhiễm sắc thể của loài Camellia japonica (2n = 30, n = 15) mặc dù có xuất hiện cá thể mang thể tam bội với số lƣợng DNA cao hơn 1,5 lần số lƣợng DNA của thể nhị bội (Tanaka et al., 2005). Nghiên cứu của Bezbaruah cũng chỉ ra rằng nhiễm sắc thể của các loài trà trong chi Camellia có kích thƣớc nhỏ và xu hƣớng tập trung lại với nhau do độ dính, chiều dài của nhiễm sắc thể các loài trong chi Camellia dao động từ 1,28 đến 3,44 µm. Giá trị r (tỷ lệ cánh dài so với cánh ngắn) cho tất cả 15 cặp nhiễm sắc thể dao động từ 1,00 đến 1,91 (Bezbaruah, 1971). Từ đầu những năm 1970 các nghiên cứu mới, chuyên sâu về nhiễm sắc thể và đa dạng di truyền của các loài trà trong chi Camellia đã đƣợc công bố. Các nghiên cứu của Beretta et al. (1987) kế thừa những nghiên cứu trƣớc đó của Kondo (1975) đã làm rõ số nhiễm sắc thể đƣợc hình thành cho các taxon (loài mới) là sự phát triển mang tính kế thừa của các loài trà có trƣớc trong chi Camellia. Các dữ liệu nhiễm sắc thể nhƣ những nghiên cứu cấu trúc, hình thái, số lƣợng nhiễm sắc thể của các loài trà chi Camellia cũng đã đƣợc một số nhà khoa học thống kê nhƣ (Kondo, 1975). Những nghiên cứu này chỉ ra rằng việc phân nhóm các loài trà trong chi Camellia và công nhận taxon (loài mới) mà chỉ dựa vào phân tích dữ liệu nhiễm sắc thể (NST) trong Camellia có thể không chính xác, bởi vì, độ dính cao của nhiễm sắc thể có thể khiến các cặp nhiễm sắc thể tƣơng đồng không thể xuất hiện giống hệt nhau trong chi Camellia (Kondo, 1975). Nói chung, các nhiễm sắc thể của cây trà có kích thƣớc nhỏ và có xu hƣớng kết lại với nhau thành khối. Sự ổn định của số lƣợng nhiễm sắc thể thứ 2 cho thấy đặc điểm cùng nguồn (monophyletic) của tất cả các loài thuộc chi Camellia. Bên cạnh thể lƣỡng bội, thể đa bội của nhiễm sắc thể cây trà (phần lớn do lai tạo) cũng đƣợc ghi nhận. Ví dụ thể tam bội 2n = 3x = 45, thể tứ bội 2n = 4x = 60, thể pentaploids 2n = 5x = 75 và thể không hoàn chỉnh 2n = 2x±1 = 29 (Tanaka et al, 2006; Mondal, 2009; Huang et al., 2013). Ở các loài Camellia hiện tƣợng lai chéo xảy ra là khá phổ biến nên đã tạo ra con lai ở trạng thái chuyển giao mang vật chất di truyền lẫn tạp, cây trà Camellia spp. cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng ba thứ chè C. assamica, C. simensis, C. assamica subsp lasiocalyx là nhân tố chính tham gia hình thành nên vốn gen của cây trà, do vật chất khó xác định liệu có tồn tại hay không một loài trà tự nhiên mang vật chất di truyền nguyên trạng không bị lẫn tạp. Bởi vậy, khái niệm “cây trà” bao chùm 14
  • 31. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 toàn bộ các giống, dòng, thứ, loài thuộc chi Camellia này (Mondal, 2009) Những nghiên cứu về chỉ thị hình thái nhƣ hình thái phấn hoa của tám loài Camellia đƣợc Chen et al. (1977) kiểm tra bằng kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử các kết quả cho thấy, kích thƣớc hạt phấn là trung bình, hình thái phấn hoa của tám loài này là tƣơng đối giống nhau, điều này cho thấy các loài này trong chi Camellia là một nhóm tự nhiên. Do vậy, theo Chen và cộng sự, cách xác định loài mới phát sinh trong chi Camellia thuộc họ chè Theaceae nên dựa trên sự khác biệt về hình thái hoa, đặc điểm sinh thái cây. Ngoài ra sự phân bố địa lý và sự tiến hóa cũng là xu hƣớng phát sinh loài và giống mới đƣợc miêu tả bởi Chen et al. (2001). Tuy nhiên, theo Wickremaratne (1981) cho rằng hầu hết các chỉ tiêu hình thái là chịu ảnh hƣởng lớn bởi các yếu tố môi trƣờng, do đó loài mới chỉ đƣợc hình thành khi xuất hiện biến thể đƣợc biến đổi liên tục với một mức độ cao. Nhƣ vậy, theo Wickremaratne những chỉ tiêu này không nên đƣợc sử dụng để phục vụ quá trình chọn giống cũng nhƣ xác định phân loại các loài trà. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn tới các chỉ thị đƣợc sử dụng đa dạng hơn, nhƣ ứng dụng chỉ thị sinh hóa cho việc xác định các mầm bệnh thực vật khác nhau. Gần đây, chúng đƣợc sử dụng để làm rõ mối quan hệ họ hàng giữa các loài trà trong chi Camellia (Das et al., 2002). Sự hiện diện của tinh thể canxi oxalat và số lƣợng của chúng trong nhu mô của cánh hoa và lá của cây trà là tiêu chí phân loại giống trà (Wight, 1958). Ngoài ra phƣơng pháp sắc ký giấy cũng đƣợc sử dụng để điều tra mức độ đa dạng cấp độ loài và sự hình thành các loài trà chi Camellia khác nhau trong họ Theaceae. Bằng phƣơng pháp này các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong mẫu lá của các loài chi Camellia thuộc họ Theaceae có thành phần hóa học tƣơng tự nhau (Roberts et al., 1958). Chỉ thị di truyền isozyme đƣợc sử dụng cho nhận dạng cây trồng trong một loạt các cây trồng (Hirai and Kozaki, 1986). Đối với chi Camellia, isozyme cũng đã đƣợc sử dụng phân tích nghiên cứu di truyền, nhận dạng các loài và lai giống. Wendel and Parks (1982) đã dùng 17 isozyme để phân tích các giống khác nhau của loài C. japonica và đƣa ra kết luận rằng isozyme dehydrogenase trong C. japonica đƣợc mã hoá bởi hai gen adh-1 và adh-2. Cả hai loci đều có chung nguồn gốc và chúng đƣợc kết hợp ngẫu nhiên với các liên kết khác trong cấu trúc gen trong và ngoài, phân tích chỉ ra rằng hai adh loci đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau. Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học phát triển với những tiến bộ đáng kể trong các kỹ thuật sử dụng chỉ thị phân tử dựa trên DNA, một số chỉ thị phân tử nhƣ: Restriction Fragments Length Polymorphism (RFLP), Random 15
  • 32. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Amplified Polymorphic DNA (RAPD), Inter Simple Sequence Repeats (ISSR), Amplified Fragment Length Polymorphism (AFLP), Cleaved SSR (CAPS) và Amplicon Length Polymorphisms (ALPs) đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong họ chè Theaceae. Các loài trà có tính đa dạng cao, do quá trình thụ phấn chéo cũng nhƣ đặc tính hoang dã trong tự nhiên, do đó, có sự biến đổi di truyền rộng rãi tồn tại trong nguồn gen của loài này. Một số loài trong đó có tiềm năng và giá trị cho ngành công nghiệp và dƣợc liệu trong tƣơng lai. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu tập trung vào ƣớc tính mối quan hệ di truyền và xác định sự đa dạng di truyền của các loài trà bằng cách sử dụng các chỉ thị phân tử khác nhau (Mondal, 2011). Nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị RAPD để phân tích đa dạng di truyền của các loài thuộc chi Camellia. Chen và Yamaguchi (2002) đã dùng chỉ thị RAPD phân tích mỗi quan hệ di truyền của 24 loài trà Camellia sử dụng trong trang trí và phân 24 loài này thành hai nhóm chính với tỷ lệ đa hình là 95,3%. Mối quan hệ di truyền giữa ba loài C. sasanqua, C. vernalis và C. japonica đƣợc Tateishi et al. (2007) làm rõ với chỉ thị RAPD bằng cách sử dụng sự đa hình của vùng atpH-atpI, qua đó chỉ ra rằng các DNA lục lạp (cpDNA) của tất cả các mẫu C. vernalis đều có cùng kiểu với của C. sasanqua, điều này chứng tỏ chúng thụ phấn chéo với nhau hoặc có cùng nguồn gốc (Tateishi et al., 2007). Ngoài ra, chỉ thị RAPD còn đƣợc nhiều nhà khoa học sử dụng để phân biệt các loài khác nhau trong chi Camellia nhƣ: Prince and Parks (2000), Yoshikawa et al. (2001), George and Adam (2006) và Orel et al. (2007). ISSR cũng là một chỉ thị phân tử phổ biến sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền của chi Camellia. Chỉ thị ISSR đã đƣợc Wei et al. (2005) sử dụng nghiên cứu C. euphlebia, một loài trà hoa vàng quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng tại Trung Quốc, đƣợc phân bố trong một khu vực nhỏ của tỉnh Quảng Tây. Wei et al. (2005) đã nghiên cứu mức độ đa dạng di truyền của 84 cá thể từ quần thể tự nhiên bằng cách sử dụng 100 chỉ thị ISSR. Kết quả cho thấy một mức độ đa dạng di truyền tƣơng đối thấp ở C. euphlebia ở cấp loài và ở mức độ quần thể. Từ đó các tác giả đã đề xuất cần phải bảo tồn loài C. euphlebia cho hoa màu vàng này. Ngoài ra chỉ thị ISSR còn đƣợc Wei et al. (2008) sử dụng để nghiên cứu sự đa dạng 12 quần thể tự nhiên của loài C. nitidissima ở Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thấp của sự đa dạng di truyền của loài cũng nhƣ quần thể. Vì vậy, nhóm tác giả đã đề nghị tất cả các quần thể C. nitidissima hoang dã cần đƣợc bảo tồn tại chỗ. Nguyên nhân dẫn tới tính trạng này do phá 16
  • 33. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 rừng và thu hái cây con, các quần thể loài này trong tự nhiên đã giảm nhiều trong thời gian gần đây (Wei et al., 2008). Với sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói riêng các nghiên cứu di truyền ngày càng sâu hơn. Gần đây hai cuộc điều tra phát sinh loài ở cấp độ phân tử của chi Camellia (một của Vijayan et al., 2009 với việc giải trình các vùng trình tự nrITS và một của Xiao and Parks, 2003 với việc nhận dạng nDNA RPB2) đã cung cấp hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ di truyền ở cấp độ phân tử giữa các loài trong chi Camellia mà các nghiên cứu trƣớc đây không thể cung cấp nhƣ việc sử dụng chuỗi cpDNA (Orel et al., 2003; Yang et al., 2006). Ngoài ra nghiên cứu về giải phẫu lá hỗ trợ tách nhóm Oleifera ra khỏi nhóm Paracamellia (Lin et al., 2008) là cơ sở chắc chắn làm sáng r mối quan hệ giữa các loài trong chi Camellia này. Ở thực vật, các chỉ thị phân tử đƣợc sắp xếp theo thứ tự với mục đích lập bản đồ vật lý. Vì vậy,công cụ tìm kiếm các trình tự tƣơng đồng BLAST (Công cụ Basic Local Alignment Search) đã đƣợc thực hiện để xác định trình tự tƣơng đồng từ các cơ sở dữ liệu chung. Việc xác định các chỉ thị quan trọng sẽ tạo điều kiện cho việc lập bản đồ gen và lựa chọn đƣợc chỉ thị phân tử phù hợp sử dụng trong phân loại cũng nhƣ lai tạo các giống trong chi Camellia. Giải trình tự toàn bộ bộ gen cây trà là việc làm cần nhiều thời gian và cần rất nhiều kinh phí. Việc này đã không đƣợc các nhà khoa học trên thế giới thực hiện nhƣng có 4 thƣ viện cDNA (Tập hợp tất cả các bản sao từ mRNA của một tế bào, trong một điều kiện sinh lí nhất định, tại một thời điểm nhất định) của Camellia đã có tại EST (Expressed Sequence Tag là: những đoạn nhỏ trong trình tự DNA dài từ 200 đến 500 nucleotide đƣợc tạo ra bằng cách giải trình tự một đầu hay cả hai đầu của một gen biểu hiện). Camellia ở GenBank, bao gồm các trình tự EST từ thƣ viện cDNA rễ non Camellia (Shi and Wan, 2009) (tham gia GenBank: GE652554.1 - FE861258.1), thƣ viện thứ 2 cDNA là thƣ viện cDNA dành cho lá non của Camellia (Park et al., 2004) (tham gia GenBank: CV699876.1 - CV699527.1). Thƣ viện thứ 3 cDNA lá non của Camellia (Chen et al., 2005) (tham gia GenBank: CV067174.1 - CV013548.1), và một thƣ viện thứ 4 SSH cDNA là thƣ viện dành cho các gen có khả năng chống hạn của C. sinensis var. assamica (tham gia GenBank: GW316945.1 - GT969202.1). Việc liên kết 4 thƣ viện cDNA Camellia từ cơ sở giữ liệu chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các các chỉ thị phân tử để xác định phân loại các loài trà khác nhau trong 17
  • 34. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 chi Camellia cũng nhƣ nhƣ rút ngắn quá trình chọn tạo các giống cây trà phục vụ các mục đích khác nhau của ngƣời trồng. Cây trà đƣợc biết đến nhƣ là một cây thụ phấn chéo tự do, có nhiều đặc điểm hình thái, sinh hoá và sinh lý học chồng chéo nhau (Banerjee, 1988), để tách ra thành các nhóm và các loài riêng biệt khác nhau là rất khó khăn (Wickramaratne, 1981). Tuy nhiên, đối với trồng trọt thƣơng mại và nhân giống các giống phải đảm bảo tính di truyền ổn định, đồng đều, không lẫn tạp để đảm bảo chất lƣợng và sự ổn định của cây con đời sau. Do vậy, phân loại các loài trà vẫn là một thách thức ngày nay, nhƣng vấn đề này không nhận đƣợc sự quan tâm chú ý xứng đáng đúng với tầm quan trọng của nó (Banerjee, 1992). Ngay từ những ngày đầu tiên của việc trồng trà, ngƣời ta nhận thấy rằng việc lai tạo cũng nhƣ nhân giống cây trà là vấn đề độc đáo đối với cây trồng. Bởi vì, không giống nhƣ các cây thân gỗ lâu năm, trong cây trà chỉ có một phần sinh khối tổng hợp tạo thành đƣợc sử dụng, và thứ hai là cây không có tính đồng nhất và không tƣơng thích với nhau (Banerjee, 1992). 2.2.1.2. Những nghiên cứu về nhân giống chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới Vào những năm 1980 quá trình nhân và chọn tạo các giống trà trong chi chi Camellia đã bị hạn chế, bởi các nhà nhân giống khi đó thiếu các tiêu chí lựa chọn cây giống đáng tin (Kulasegaram, 1980). Mặc dù, sau đó một số tiêu chí về hình thái đã đƣợc sử dụng và khai thác kế thừa từ những nghiên cứu trƣớc, chủ yếu liên quan đến Camellia sinensis (Ghosh-Hazra, 2001). Các tiêu chí này đã giúp quá trình nhân giống tạo ra thế hệ cây con cải thiện một phần hiệu quả trong việc lựa chọn đƣợc các đặc điểm nông học mong muốn phục vụ cho những mục đích cụ thể trong sản xuất. Cho đến nay, việc trồng các loài trà đƣợc phát triển chủ yếu từ các kiểu gen đƣợc lựa chọn dựa vào biểu hiện đặc điểm hình thái về sản lƣợng và chất lƣợng. Phƣơng pháp nhân giống sinh dƣỡng hay nhân giống vô tính bắt đầu thay thế việc nhân giống bằng hạt từ những năm 1960. Theo Visser, đây là nguyên nhân dẫn đến giảm mức độ đa dạng di truyền trong các quần thể trà đƣợc trồng. Do vậy, nhân giống vô tính thực vật từ quan điểm thƣơng mại là đáp ứng các tiêu chí của con ngƣời, nhƣng quá trình này lại hạn chế sự biến đổi di truyền cũng nhƣ gây gián đoạn quá trình phát triển, tiến hóa của loài (Visser, 1969). Những năm gần đây một số biện pháp giâm cành, ghép cành và ghép cây 18
  • 35. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 con cũng đƣợc sử dụng phổ biến để nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng các giống, loài trà đƣợc trồng. Các biện pháp nhân giống này đã đƣợc sử dụng hiệu quả trên cây trà, tuy nhiên chúng bị hạn chế bởi một số yếu tố nhƣ: tốc độ nhân chậm, không có sẵn vật liệu trồng thích hợp, phụ thuộc vào thời vụ, tỉ lệ sống kém ở vƣờn ƣơm và khó khăn trong quá trình tạo rễ từ cành giâm (Smith and Hood, 1995; Mondal et al., 2004). Ngoài ra, các biện pháp nhân giống truyền thống họ chè Theaceae chi Camellia theo các nhà khoa học từng nghiên cứu là khó khăn và chậm có kết quả, trong đó phải kể đến các công bố của các nhà khoa học (Vieitez et al., 1991; Mondal et al., 1998; Das, 2001). Công nghệ sinh học phát triển một số biện pháp nhân giống hiện đại thay thế các phƣơng pháp nhân giống truyền thống trở thành một cách tiếp cận khác. Do vậy, vào cuối những năm 1970 nhiều nhà khoa học đã đề cập đến việc nhân giống in vitro một số loài trong chi Camellia, do quá trình điều khiển ra rễ khó khăn trong việc nhân giống khi tiến hành giâm cành các loài này (Bennett and Scheibert, 1982). Kể từ đó phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng cho quá trình nhân giống loài C. japonica nhƣ nuôi cấy meristem hay tạo chồi từ lá mầm của loài này (Creze and Beauchesne, 1980). Tuy nhiên các công bố này chỉ nói tới quá trình tạo đƣợc chồi in vitro mà không nhắc tới quá trình tạo rễ cho loài này. Các nghiên cứu tiên phong trong nhân giống in vitro loài trà trong chi Camellia phải nhắc đến các nghiên cứu của Bennett (1977). Khi ông đã tiến hành nhân giống in vitro một loài trà cảnh. Tiếp sau đó là những nghiên cứu của Vieitez et al. (1989) về tìm hiểu vật liệu ban đầu cho quá trình tái sinh tạo cây in vitro. Theo nhƣ công bố này của Vieitez và cộng sự thì nụ hoa là vật liệu cho tái sinh chồi tốt nhất trong nuôi cấy in vitro loài C. japonica. Ngoài ra, theo nhƣ quan sát của nhóm tác giả trên cho rằng, môi trƣờng MS và ½ MS là môi trƣờng tốt nhất cho nuôi cấy in vitro loài này. Loài C. oleifera cũng đã đƣợc Tian-Ling (1982) và Yan et al. (1984) nghiên cứu nhân giống in vitro. Theo nhƣ công bố nghiên cứu của hai nhóm tác giả này, với loài C. oleifera thì nụ hoa là vật liệu cho khả năng tái sinh tốt nhất trên nền môi trƣờng MS + 4 mg/l BA + 2 mg/l NAA. Ngoài ra, sự kết hợp giữa BAP và zeatin đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy MS hay WPM, làm tăng hệ số nhân và tốc độ sinh trƣởng chồi in vitro cho loài trà C. oleifera này (San-Jose and Vieitez, 1990; San-Jose et al., 1991). Với hai loài trà Camellia hybrid; Camellia sasanqua cũng đƣợc nghiên cứu nuôi cấy và nhân giống in vitro bởi Samartin (1991). Trong nghiên cứu của Samartin 19
  • 36. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 chỉ ra rằng môi trƣờng B5 đƣợc bổ sung vi lƣợng của môi trƣờng MS là nền môi trƣờng phù hợp để nuôi cấy in vitro hai loài trà này. Ngoài ra, để tăng hệ số nhân chồi in vitro hai loài này cần bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy BAP và NAA theo tỷ lệ phù hợp để tăng quá trình phát sinh chồi cũng nhƣ tốc độ sinh trƣởng. Nhóm tác giả có công bố nghiên cứu sâu và chi tiết về nhân giống in vitro trên loài trà chi Camellia là Vieitez et al. (1991) khi tiến hành áp dụng kỹ thuật nhân giống in vitro trên loài C. japonica (1 loài có sấp sỉ 3000 giống). Trong kết quả công bố, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố cụ thể ảnh hƣởng tới tốc độ nhân nhanh chồi in vitro loài C. japonica. Ngoài ra trong kết quả nghiên cứu nhóm tác giả nhận định yếu tố giống, loài ảnh hƣởng rõ tới hệ số nhân chồi in vitro của từng đối tƣợng nghiên cứu. Quá trình nhân giống và bảo tồn các loài trà quý giai đoạn qua cũng đạt đƣợc nhiều những thành tựu nhất định nhƣng cũng gặp những không ít khó khăn. Bởi vì, cây trà có bản chất là cây lâu năm, khả năng tái sinh chậm, các loài có họ hàng gần với nhau, sự tự tƣơng thích, không có các đột biến, thiếu các tiêu chí lựa chọn rõ ràng (Kulasegaram, 1980), tỷ lệ thành công thấp khi thụ phấn nhân tạo, thời gian ra hoa ngắn (2 - 3 tháng), thời gian sinh trƣởng dài (12 - 18 tháng), trong một dòng có sự khác biệt về thời gian ra hoa và năng suất trái cây (Mondal et al., 2004). Từ những lý do trên các biện pháp nhân và chọn tạo giống các loài này cần đƣợc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để chúng ta có thể có đƣợc những thông tin r ràng hơn cũng nhƣ làm chủ đƣợc quá trình nhân giống các loài trà trong chi Camellia này. 2.2.2. Nghiên cứu về giá trị sử dụng, thực trạng khai thác chi trà Camellia và trà hoa vàng (Camellia spp.) trên thế giới 2.2.2.1. Giá trị dược liệu Các hoạt tính sinh học của trà thuộc chi Camellia đã đƣợc quan tâm từ lâu. Từ những năm 2737 trƣớc công nguyên, một hoàng đế Trung Quốc tên là Shen Nung đã sử dụng trà nhƣ một loại dƣợc liệu. Chi Camellia có giá trị kinh tế cũng nhƣ dƣợc liệu do chúng có chứa catechins, polyphenol, caffeine flavonoids và alkaloid apurin hoạt động nhƣ các chất chống oxi hóa tạo cảm giác hƣng phấn cho con ngƣời (Masami et al., 1999; Basu and Lucas, 2007; Pe kal et al., 2011). Nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học đã đƣợc thực hiện trên loài Camellia sinensis. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt tính sinh học đƣợc chiết xuất từ C. sinensis có tính kháng khuẩn, chống oxy hoá, kháng nấm và chống ung thƣ 20
  • 37. Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 Nhận viết đề tài trọn gói – ZL: 0934 573 149 – Luanvantot.com TẢI TÀI LIỆU KẾT BẠN ZALO : 0934 573 149 (Dashwood et al., 1999; Dreosti et al., 2000; Siddiqui et al., 2006; Yuan et al., 2006; Yang et al., 2006). Các hoạt tính sinh học có đƣợc là do C. sinensis có chứa flavonoids, catechins và polyphenols (Ahmed et al., 2002; Luceri et al., 2002). Dù cũng đƣợc sử dụng nhƣ các dƣợc liệu, những nghiên cứu về hoạt chất sinh học trong các loài Camellia spp. có hoa vàng lại chƣa có nhiều công bố. Gần đây các giá trị y dƣợc và phòng chống ung thƣ của trà hoa vàng mới đƣợc các nhà khoa học phát hiện và công bố. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây đƣợc Sơn Tùng, (2008) tổng hợp và chỉ ra rằng, các hợp chất sinh học của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trƣởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngƣỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thƣ. Giúp giảm đến 35% hàm lƣợng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Chất chiết xuất từ trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36,1% lƣợng lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dƣợc hiện nay. Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định trà hoa vàng "có những công dụng y học vô giá" (Sơn Tùng, 2008). Trong công trình nghiên cứu để chứng minh giá trị điều trị và bảo vệ sức khỏe y tế của trà hoa vàng, Chen et al. (1993) đã đƣa ra các bằng chứng, chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng đƣợc tiến hành trong một thời gian dài. Ngoài ra, các nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, trà hoa còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl2, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo vệ môi trƣờng mạnh, làm sạch không khí (Lƣơng Thịnh Nghiệp, 2000). Tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng đã đƣợc hơn 120 nhà khoa học của thế giới khẳng định một lần nữa tại Hội nghị quốc tế về Camellia chrysantha đƣợc tổ chức ở Nam Ninh, Trung Quốc vào năm 1994 (Sơn Tùng, 2008). Các nghiên cứu của Ji-Yuan et al. (2013) chỉ ra rằng tính trạng hoa màu vàng loài C. nitidissima đƣợc liên kết chặt với các gen quy định quá trình tổng hợp flavonol có tên CnFLS. Điều này chứng minh rằng tính trạng hoa màu vàng liên quan chặt tới hàm lƣợng chất flavonol đƣợc tổng hợp. Do vậy, những loài không có hoa màu vàng thì khả năng tổng hợp flavonol sẽ bị hạn chế (Ji-Yuan et al., 2013). Theo nghiên cứu của Nagata (1986) thì các hợp chất hóa học trong trà là một trong những căn cứ để phân loại các loài trong chi Camellia. Theo tác giả, chỉ các loài thuộc họ Theaceae trong chi Camellia mới chứa catechins galloyled, epicatechin gallate (ECG), các amino axit no, theanine, epigal-locate gallate 21