SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE
HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC
CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN
HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA
HIDROCACBON - LỚP 11 CƠ BẢN
GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Liên
Lớp: Sư phạm Hóa học K35A
Niên khóa 2009- 2013
1
Lời cảm ơn
Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. Những ý kiến đóng góp đó đã giúp em có những
định hướng chính xác và đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Chính thầy cô là người đã dành biết bao tâm huyết và công sức giúp chúng em có
thể nắm được tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết để có thể trở thành
những người giáo viên tốt trong tương lai.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Đồng Châu Thủy – người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các em học sinh lớp
11D3 trường Trung học phổ thông Marie Curie đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những bạn bè thân thiết
đã động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên
khóa luận còn nhiều khuyết điểm và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận
xét của thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa , em xin gửi lời tri ân đến thầy cô và mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2013
2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.........................................................................................................1
Danh mục các bảng ..........................................................................................6
Danh mục các hình...........................................................................................7
MỞ ĐẦU............................................................................................................9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................14
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................14
1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học ...................................16
1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học......16
1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học......16
1.3 Đổi mới phương pháp dạy học..........................................................17
1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ..................................17
1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .....................................18
1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin............19
1.3.4 Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học..........................20
1.4 Tự học................................................................................................21
1.4.1 Tự học là gì? .................................................................................21
1.4.2 Các kỹ năng tự học........................................................................22
1.4.3 Các hình thức tự học .....................................................................24
1.4.4 Chu trình dạy – tự học...................................................................25
1.4.5 Vai trò của tự học .........................................................................26
1.4.6 Tự học qua mạng và lợi ích của nó ..............................................28
1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập ...........................................30
3
1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập.........................................30
1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập .......................................30
1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle ....................................................35
1.6.1 Moodle là gì? ...............................................................................36
1.6.2 Các đặc điểm chính của Moodle...................................................36
1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows ........................37
1.6.4 Khái quát một khóa học ................................................................46
1.6.5 Những định dạng khóa học...........................................................46
1.6.6 Chỉnh sửa nội dung khóa học........................................................47
Kết luận chương 1 ..........................................................................................49
Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ
HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN
NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN..............50
2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản........................................50
2.1.1 Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản....................................50
2.1.2 Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm -
Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon......................51
2.1.3 Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng
trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên -
Hệ thống hóa về hidrocacbon............................................................................53
2.2 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy – học của giáo viên
và học sinh ...........................................................................................................57
2.2.1 Về nội dung...................................................................................58
2.2.2 Về hình thức..................................................................................58
4
2.2.3 Về tính năng..................................................................................59
2.3 Quy trình thiết kế website .................................................................60
2.3.1 Định hướng việc thiết kế website .................................................60
2.3.2 Thiết kế nội dung website.............................................................60
2.3.3 Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web...................................61
2.4 Giới thiệu tổng quan về website........................................................61
2.5 Nội dung website...............................................................................65
2.5.1 Bài 35: Benzen và đồng đẳng .......................................................65
2.5.2 Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên .......................................74
2.5.1 Bài 38: Hệ thống hóa hidrocacbon................................................77
2.6 Ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy – học
chương Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa
hidrocacbon của giáo viên và học sinh lớp 11 cơ bản..........................................82
2.6.1 Giáo án bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm
khác” .......................................................................................................83
2.6.2 Giáo án bài “Hệ thống hóa hidrocacbon” ....................................93
Kết luận chương 2 ..........................................................................................99
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................100
3.1 Mục đích thực nghiệm.....................................................................100
3.2 Đối tượng thực nghiệm....................................................................100
3.3 Tiến hành thực nghiệm....................................................................101
3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm.................................................................101
3.3.2 Quy trình thực nghiệm................................................................101
3.4 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm..................................103
3.5 Kết quả thực nghiệm .......................................................................104
5
3.5.1 Kết quả thực nghiệm định lượng ................................................104
3.5.2 Kết quả thực nghiệm định tính....................................................107
3.6 Nhận xét chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm ......................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................119
PHỤ LỤC ......................................................................................................122
6
Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin.....................................................................................................................19
Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học............................................................19
Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard........................................35
Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. ............48
Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon.........................................51
Bảng 3.1 . Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng. ........................................100
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích..................................105
Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra. ............................................................106
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng về kết quả kiểm tra của 2 nhóm.107
Bảng 3.6. Kết quả điều tra câu 1. ............................................................................108
Bảng 3.7. Kết quả điều tra câu 2. ............................................................................108
Bảng 3.8. Kết quả điều tra câu 4.............................................................................109
Bảng 3.9. Kết quả điều tra câu 5.............................................................................109
Bảng 3.10. Kết quả điều tra câu 6...........................................................................111
7
Danh mục các hình
Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn..........................................................................25
Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP..........................................................................38
Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost................................39
Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’ .......................................................................39
Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle ..........................................................41
Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache.............................................................41
Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu.....................................................................42
Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu ..............................................................................42
Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền.....................................................................43
Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ .....................................................................43
Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle ........................................................................44
Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên .............................................................45
Hình 1.13. Thiết lập trang chủ ..................................................................................45
Hình 1.14. Giao diện mặc định của website. ............................................................46
Hình 1.15. Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học......................................................47
Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên -
Hệ thống hóa về hidrocacbon. ..................................................................................50
Hình 2.2. Giao diện của website Hello Hóa học khi chưa đăng nhập. .....................63
Hình 2.3. Giao diện website khi đăng nhập với vai trò học sinh..............................64
Hình 2.4. Danh sách khóa học của website...............................................................65
Hình 2.5. Giao diện Bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”.
...................................................................................................................................65
8
Hình 2.6. Cấu trúc bài học “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm
khác” trên website.....................................................................................................66
Hình 2.7. Nội dung bài tập “Benzen cháy trong không khí” ....................................67
Hình 2.8. Nội dung bài tập “Hai chất lỏng bí ẩn”.....................................................68
Hình 2.9. Giao diện diễn đàn “Thử tài của bạn”.......................................................69
Hình 2.11. Nội dung diễn đàn con “Benzen có lợi hay có hại?” ..............................70
Hình 2.12. Nội dung bài tập “Giải trí chút nào!”......................................................71
Hình 2.13. Nội dung bài tập “Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa”. .......................72
Hình 2.14. Nội dung bài tập “Băng phiến đã biến đi đâu?”......................................73
Hình 2.15. Giao diện bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”....................................74
Hình 2.16. Cấu trúc bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”......................................74
Hình 2.17. Nội dung bài tập “Dầu mỏ được hình thành như thế nào?”....................75
Hình 2.18. Nội dung bài tập “Giàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động ra sao?”...76
Hình 2.19. Nội dung bài tập “Quy trình chế hóa dầu mỏ”........................................77
Hình 2.20. Giao diện bài “Hệ thống hóa hidrocacbon”. ...........................................77
Hình 2.21. Nội dung bài tập “Cùng chơi trốn tìm với hợp chất hữu cơ nào!”..........78
Hình 2.22. Nội dung bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”....................79
Hình 2.23. Nội dung đoạn phim bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”..80
Hình 2.24. Nội dung bài tập “PVC được điều chế từ đâu?”.....................................81
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích ..............................................................................106
Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập............................................................106
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc,
nền kinh tế ngày càng có tính chất cạnh tranh cao, tri thức và kỹ năng của con người
được xem là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội. Con người được giáo dục
đào tạo phải có tri thức, phẩm chất trí tuệ cao và những kĩ năng nghề nghiệp phù
hợp. Để có thể đào tạo con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hòa nhập với
nền giáo dục trên thế giới, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự cần thiết
phải đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo
của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi
nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi
cử”. Do đó, trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020”, một trong những
giải pháp được đưa ra, chính là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao
đẳng, và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử
dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”.
Đổi mới phương pháp dạy học trong cấp Trung học phổ thông theo tinh thần
dạy học tích cực, chủ yếu là dạy học sinh cách tự học, tự đánh giá, đồng thời, hướng
dẫn các em cách suy nghĩ độc lập. sáng tạo, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tế… Câu hỏi đặt ra, chính là “Làm thế nào để giúp học sinh có cách tự học
hiệu quả tốt nhất, đồng thời có thể phát triển tư duy sáng tạo cho các em?”. Đây là
một câu hỏi khá hóc búa vì thực tế hiện nay, để tổ chức một giờ học trên lớp theo
định hướng mới mà trong đó học sinh chủ động tiếp nhận tri thức, thật sự không dễ
dàng. Chỉ xét với bộ môn hóa học, thời lượng mỗi tiết học chỉ có bốn mươi lăm
phút (kể cả thời gian ổn định lớp, kiểm tra đầu giờ và củng cố kiến thức cuối buổi
học), trong khi, lượng kiến thức trong mỗi bài lại khá nhiều, đã gây ra khá nhiều
10
điều bất cập, khiến giáo viên khó có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới,
cũng như mở rộng những kiến thức thực tế cho học sinh. Bên cạnh đó, sĩ số mỗi lớp
học hiện tại lại quá đông, vì vậy, việc giáo viên dành thời gian quan tâm đến khả
năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh vẫn còn rất hạn chế. Do đó, những thắc
mắc trong quá trình học tập của học sinh sẽ không được giải đáp kịp thời, điều này
dễ làm cho các em cảm thấy chán nản, mất hứng thú với môn học. Đây sẽ trở thành
những rào cản khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu thêm những kiến thức
hóa học nói riêng và các thông tin khoa học hiện đại nói chung.
Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, một trong những nguyên nhân
chủ quan chính dẫn đến các khó khăn này là việc tự học của học sinh hiện nay vẫn
chưa tốt, ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh thường mang tính chất đối phó tạm thời. Thông thường các em không xem
bài trước, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ trả lời các câu hỏi do giáo viên
yêu cầu một cách máy móc, ngoài ra không có sự đầu tư suy nghĩ thêm các vấn đề
có liên quan. Sự chuẩn bị bài mới thiếu chu đáo cũng khiến cho việc học tập trên
lớp của học sinh gặp nhiều hạn chế. Khi được yêu cầu tự đưa ra nhận xét hay trình
bày ý kiến về những nội dung đã tìm hiểu, học sinh thường tỏ ra khá lúng túng và
phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Để giúp học sinh có thể thực sự làm chủ quá
trình nhận thức, phát huy được khả năng của bản thân, cần phải có thêm thời gian,
cũng như sự định hướng từ phía giáo viên.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phương tiện hỗ trợ
cho giáo dục, quá trình dạy học có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi (có thể kết nối
Internet), không còn bị gò bó về thời gian và không gian. Giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh học tập và tự học một cách chủ động và hứng thu.
Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ
VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM -
NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA
HIDROCACBON – LỚP 11 CƠ BẢN” nhằm nâng cao chất lương dạy và học
chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về
11
hidrocacbon – lớp 11 cơ bản, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học
sinh kĩ năng tự học - một kĩ năng không thể thiếu cho dù con người đang sống trong
bất kì xã hội và thời đại nào.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, ứng dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương
Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về
hidrocacbon – lớp 11 cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời hình
thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học.
3. Nhiệm vụ đề tài
● Tổng quan cơ sở lý luận về tự học và sử dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc
giảng dạy và học tập.
● Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản.
● Sử dụng hệ thống Moodle để xây dựng các chủ đề liên quan đến bài học hỗ
trợ quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên và hình thành cho học sinh thói
quen tự học, tự nghiên cứu.
● Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và khả thi của
đề tài.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn hóa học ở cấp Trung học phổ
thông.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống Moodle và cách thức sử dụng hệ thống này nhằm hỗ trợ việc giảng
dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ
thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phần nghiên cứu và sử dụng hệ thống Moodle được giới hạn trong phần nội
dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa
về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản.
12
Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11D3 của trường Trung học phổ thông
Marie Curie – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng hệ thống Moodle để thiết kế các chủ đề liên quan đến từng bài
học trong chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống
hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản một cách khoa học, hợp lý, lôi cuốn, có tổ chức
thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon và hình thành, rèn luyện
cho học kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
● Thu thập, đọc và phân tích các tài liệu về vấn đề tự học; sử dụng hệ thống
Moodle trong dạy học.
● Phân tích nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
● Điều tra khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet của học sinh lớp 11
tại trường Trung học phổ thông tiến hành thực nghiệm sư phạm.
● Thăm dò ý kiến của học sinh về sự khoa học, hợp lí, sức thu hút của các chủ
đề liên quan đến bài học đã xây dựng trên Moodle.
● Đánh giá khả năng tự học của học sinh thông qua mức độ truy cập vào tài
khoản của các em trên Moodle.
● Thực nghiệm sư phạm và đánh giá chất lượng học tập của các em sau khi kết
hợp Moodle với bài giảng trên lớp của giáo viên.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu
● Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng để xử lý định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá
trình thực nghiệm sư phạm để làm cơ sở cho những nhận xét, đánh giá và
tính hiệu quả của đề tài.
13
9. Đóng góp đề tài
9.1. Về lý luận
● Tổng quan cơ sở lí luận về tự học
● Nghiên cứu cách thức sử dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học có
sự quản lí của giáo viên.
9.2. Về thực tiễn
● Ứng dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương
Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về
hidrocacbon – lớp 11 cơ bản dưới sự quản lí của giáo viên.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ
thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân
tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một vấn đề quan trọng,
có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay.
Trong tình hình đó, một số đề tài khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ đã
hướng đến việc nghiên cứu nội dụng thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa học
dành cho học sinh ở trường Trung học phổ thông. Sau đây là một số khóa luận tốt
nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hóa học trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh:
1. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình
phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia
Dreamweaver MX và Macromedia Flash FX 2004 để thiết kế website hỗ trợ
cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hidrocacbon
không no mạch hở dành cho học sinh Trung học phổ thông, Khóa luận tốt
nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học hóa học
lớp 11 Nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
4. Lê Thị Thu Hà (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở
trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
15
5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng
lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
6. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoài lớp 10 cơ bản để
nâng cao chất lượng dạy và học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
7. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa
học hữu cơ Trung học phổ thông (ban Nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP.
TPHCM.
8. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa
hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
9. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ tự học môn cóa lớp 10
ban nâng cao ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP.
TPHCM.
10. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa
hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
Các website trên đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều
hình ảnh, đoạn phim giúp bài học trở nên sinh động và tổ chức được các trò chơi đố
vui tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các website bước đâu đã giúp cho học sinh
có một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
− Tính năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua website vẫn còn
hạn chế (Học sinh nêu ý kiến – đặt câu hỏi và giáo viên hướng dẫn – trả lời).
− Website không được thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức mới cho người
học.
− Chưa tạo được một môi trường giáo lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức Hóa học
cho giáo viên và học sinh.
− Chủ yếu chỉ mới cung cấp kiến thức giáo khoa cho học sinh mà chưa chú
trọng nhiều vào kiến thức thực tế, cũng như rèn luyện một số kĩ năng giải
quyết vấn đề…
16
1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học [12]
1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học
Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một phương pháp dạy
học là đáp ứng được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, đảm
bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ của dạy học hóa học.
Phương pháp dạy học hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp
học. Chúng là 2 hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về
mục đích, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp
dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu
sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược đối với phương pháp dạy.
Dạy học tối ưu là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được
cùng một lúc ba sự phối hợp sau:
− Giữa dạy và học.
− Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong phương pháp dạy của giáo viên (bằng định
hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra – đánh giá sự học tập của học sinh).
− Giữa tiếp thu và sự chỉ đạo trong phương pháp học tập.
Người giáo viên phải kết hợp thống nhất 2 chức năng – truyền đạt và chỉ đạo –
bằng chính logic của bài giảng. Người học sinh phải vừa tiếp thu điều giáo viên
giảng, vừa tự điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân.
Như vậy phương pháp dạy học có hiệu quả là cách làm việc của giáo viên
pháp huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Nó
phải có tác dụng dạy học học sinh phương pháp học, phương pháp nhận thức,
phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, nghĩa là, phương pháp dạy học phải có
tác dụng phát triển trí tuệ học sinh. Và do đó chất lượng của phương pháp dạy học
thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng và trình độ phát triển trí tuệ… của
học sinh.
1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học
Phương pháp dạy học hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu
dưới đây:
17
− Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và giáo dục, nghĩa là bảo đảm
truyền thu cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa
học, hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư
tưởng sâu sắc.
− Bảo đảm cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn diện, phương
pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và
vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy
logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo. Muốn thế phương
pháp dạy học phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi mới,
cải tiến, sáng tạo.
− Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học
đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết
vừa thực nghiệm nên không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm,
quan sát cũng như không có quá trinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, trong quá
trình dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát, thí
nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe – nhìn, ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông.
− Đảm bảo truyền thụ cho học sinh theo những nguyên tắc sư phạm tiên tiến –
một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn
chế với chất lượng cao nhất.
1.3 Đổi mới phương pháp dạy học
1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII (Tháng 12 – 1996) và được chế hóa trong Luật Giáo dục
(2005).
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
18
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học
phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương
pháp dạy học tích cực”. Qua đó, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo; rèn luyện thói quen, kỹ năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận
dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong hoạt động thực tiễn; tạo niềm
tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm
tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái thác và xử lý thông tin, tự mình hình thành
hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và
tương lai; học những điều cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã
hội.
1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [3]
Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là:
− Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển
trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo
tái hiện sang tìm tòi, khám phá.
− Cá thể hóa việc dạy học.
− Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ
thông tin.
− Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học
năng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
− Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
− Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
− Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát
triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
Trong các xu hướng nói trên thì việc “phát huy tính tích cực và khả năng tự
học của học sinh” là xu hướng quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay.
19
1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin
Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005, tác
giả Quách Tuấn Ngọc [18] đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và
học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
1.3.3.1 Xu hướng đổi mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin.
Từ Đến
Xây dựng trường lớp với bảng, bàn…
Xây dựng một hạ tầng tri thức (trường
học, phòng thí nghiệm, radio, TV,
Internet)
Các lớp học Từng người một (cá thể)
Giáo viên là người cung cấp kiến thức
Giáo viên là người hướng dẫn và tạo
điều kiện tìm tri thức.
Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ
trợ nghe nhìn tương tự (radio – cassette…)
Dụng cụ đa phương tiện Multimedia
(in ấn, âm thanh, thiết bị số…) và
nguồn thông tin trên mạng máy tính.
1.3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy và học
Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học.
Cũ Mới
Về phương pháp
trình bày
− Từ phấn bảng
− Từ độc thoại, thầy đọc
trò chép
sang trình chiếu điện tử.
sang đối thoại, diễn giải, trình
bày.
Về phương tiện
trình chiếu
− Từ máy chiếu overhead
(ảnh tĩnh) đơn giản
sang máy chiếu multimedia.
Về bài thí
nghiệm
− Từ thí nghiệm trên hiện
vật trực quan
sang thí nghiệm trực quan kết
hợp thí nghiệm ảo, sinh động,
không độc hại, đỡ tốn kém, cá
20
thể hóa…
Về phương tiện
truyền tải thông
tin
− Từ kênh chữ
− Từ sách giáo khoa
thuần chữ (dạng text)
sang multimedia với hình ảnh,
video, âm thanh sinh động,
trực quan.
sang ebook đa phương tiện.
Vai trò giáo viên
− Từ độc thoại, người
cung cấp kiến thức
sang vai trò người hướng dẫn,
kích hoạt các hoạt động để học
sinh chủ động thu nhận kiến
thức.
Vai trò học sinh
− Từ tiếp thu kiến thức
một cách thụ động
sang tăng cường tính tự học,
chủ động tiếp thu kiến thức,
khuyến khích giao lưu quốc tế,
nhiều khi trò giỏi hơn thầy…
1.3.4 Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học [8], [11], [12]
− Nếu theo hướng khai thác về mặt kĩ thuật thì công nghệ thông tin là phương
tiện dạy học hiệu quả, nghĩa là nó có khả năng của phương tiện dạy học hiện đại (kĩ
thuật đồ họa, sự hòa nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ
multimedia, công nghệ tri thức, giao tiếp người – máy, phần mền chuyên dụng, soạn
thảo tài liệu học tập, quản trị dữ liệu, bảng tính điện tử, trình chiếu Microsoft
PowerPoint…):
+ Hỗ trợ giáo viên biên soạn bài giảng điện tử và trình chiếu bài giảng
trong môi trường dạy học đa phương tiện thuận tiện, dễ dàng nhằm đạt hiệu
quả tối đa quá trình học đa giác quan; đồng thời giáo viên cũng có nhiều
thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong
giờ học.
+ Mang lại cho người học nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bài
giảng trở nên trực quan hơn, hấp dẫn hơn, thu hút sự tập trung, niềm say
mê, hứng thú của người học, giúp người học dễ hiểu và nhớ lâu.
21
+ Mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà
không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; khắc phục
được những khó khăn trong việc giảng giải các khái niệm trừu tượng của lý
thuyết về cấu tạo chất và phản ứng Hóa học, thể hiện sống động mối quan
hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất, giúp người học dễ phát hiện bản
chất có quy luật của vấn đề nghiên cứu.
+ Góp phần chống “dạy chay”, “học chay” trong điều kiện cơ sở vật
chất và trang bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn.
+ Giúp xây dựng kho tài nguyên học tập và lập cơ sở dữ liệu để quản lý
tư liệu một cách khoa học, logic, hiệu quả.
− Nếu theo hướng khai thác về mặt tiềm năng sư phạm thì công nghệ thông tin
có tiềm năng thay thế một số vai trò của người giáo viên:
+ Kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật nêu trên.
+ Góp phần tổ chức, điều khiển quá trình dạy học.
+ Hợp lý hóa công viêc của thầy và trò.
+ Chấm bài, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng.
− Ngoài ra, với sự xuất hiện của Internet, website ngày càng trở thành phương
tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động cho việc
chia sẻ thông tin. Website cung cấp cơ hội phát triển những kiến thưc mới cho
người học, đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, cởi mở giữa thầy và trò, kết
nối mọi người với nhau nhờ việc chia sẻ, trao đổi kiến thức, trao đổi cách dạy, cách
học, trình bày ý tưởng khoa học, tạo ra một khí thế dạy và học mới.
1.4 Tự học [2]
1.4.1 Tự học là gì?
Theo Từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [10], “Tự học” là
“quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực
hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ
sở giáo dục, đào tạo”.
22
Theo tác giả Nguyễn Kỳ, “Tự học nghĩa là người học tích cực chủ động tự
mình tìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học
bạn, học thầy và học mọi người. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị
trị của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho
mình để nhận biết vấn đề, thu thập xử lý thông tin cũ, xây dụng các giải pháp giải
quyết vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…” [14]
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thức, khách quan, có chí tiến
thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi
đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó
của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Việc tự học sẽ được tiến
hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực
của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó [24].
Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập, tự giác, tích cực của người học
nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tự học có những đặc điểm nổi bật sau:
− Là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân.
− Người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính độc lập, tự
giác, tự chủ, kiên trì cao của bản thân.
− Người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào
quá trình tự lĩnh hội của người học.
− Tự học giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào
giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
1.4.2 Các kỹ năng tự học [2]
Tổ chức hoạt động tự học một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả không
chỉ là trach nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà đây còn là trách nhiệm to
23
lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích,
xây dựng động cơ, lực chọn phương pháp, hình thức học tập hợp lý là vô cùng cần
thiết. Song, điều cốt lõi nhất là bản thân người học phải có các kỹ năng tự học phù
hợp thì mới có thể phát huy hết năng lực sở trường của bản thân và có được kết quả
như mong muốn.
Do đó, đối với học sinh, cần phải rèn luyện những kỹ năng tự học cơ bản sau:
− Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập; chọn ra những tri thức cơ
bản, chủ yếu; sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lý, khoa học.
− Biết và phát huy những thuận lợi; hạn chế những mặt còn non yếu của bản
thân trong quá trình học tập ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm và ở cơ sở
thực tế.
− Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều
kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập…).
− Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập để đạt hiệu quả
cao.
− Biết xây dụng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kỳ, năm học.
− Biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ năng đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo
luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lý thông tin.
− Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
− Biết chọn lọc và ghi chép những điều quan trọng, cần thiết.
− Biết lắng nghe và thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho người khác.
− Biết giao tiếp với những người có học, với chuyên gia và những người hoạt
động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
− Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.
− Biết kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học.
− Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh, biết tự học cũng có
nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ
24
liệu quan trọng từ nhiều nguồn trung tâm lớn, nhất là trên Internet, để hỗ trợ nhiệm
vụ học tập của bản thân.
1.4.3 Các hình thức tự học [2]
Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
− Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú một cách
độc lập, không có tài liệu và sự hướng dẫn của giáo viên.
Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá
trình nghiên cứu đi đến sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể
hiện đỉnh cao của hoạt động tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng
một niềm khát khao, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri
thức vừa rộng, vừa sâu. Tới trình độ tự học này, người học không thầy, không sách,
mà chỉ tiếp xúc với thực tiễn vẫn có thể tổ chức hiệu quả hoạt động của mình.
− Hình thức 2: Tự học có tài liệu nhưng không có giáo viên bên cạnh.
Ở hình thức học tập này có thể diễn ra ở 2 mức:
+ Thứ nhất, học theo tài liệu mà không có sự hướng dẫn của thầy:
Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong
sách, qua đó sẽ phát triển về tư duy. Tự học hoàn toàn với sách là cái
đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt
đời.
+ Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn: Mặc dù thầy ở xa những vẫn
có mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện
trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp
thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá…
− Hình thức 3: Tự học có tài liệu, có sự gặp mặt với giáo viên một số
tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó
về nhà tự học.
Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất
xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ
25
Giai đoạn I
• Nhận biết
• Thu nhận
• Xử lý
• Giải quyết
Giai đoạn II
• Trình bày
• Hỏi
• Tranh
luận
Giai đoạn III
• Tổng hợp
• Điều
chỉnh
• Rút kinh
nghiệm
thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia
vào quá trình học tập.
Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng
dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để
hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo hình thức
này liên quan trực tiếp tới yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội
dung phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy, ở hình thức tự học thứ
ba này, quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học,
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình
dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh.
1.4.4 Chu trình dạy – tự học [8]
Theo tác giả Nguyễn Kỳ [13], chu trình học “là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử
lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học tập với sự hợp tác của tác
nhân và hỗ trợ của môi trường sư phạm”.
Chu trình học diễn biến theo 3 giai đoạn:
− Giai đoạn I: Tự nghiên cứu.
− Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn.
− Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn
1.4.4.1 Giai đoạn I: Tự nghiên cứu
26
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng
giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ yêu cầu mới đối với người học) và
tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân.
1.4.4.2 Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với bạn và thầy,
tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội cộng đồng của lớp học.
1.4.4.3 Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Thảo luận ở cộng đồng lớp học và ý kiến của giáo viên đã cung cấp thông tin
phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, làm cơ sở cho người học so sánh,
đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình, tổng hợp, chốt lại
vấn đề, từ đó người học tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩn khoa học (tri
thức) và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của
mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học tập mới.
1.4.5 Vai trò của tự học [2], [8], [12]
“Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: một thứ từ người khác truyền cho; một
thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy” – Gibbon.
− Quan niệm tự học suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một
chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của kỹ thuật
công nghệ đầy sôi động với những bước nhảy vượt bậc. Trong thời đại
bùng nổ thông tin, chúng ta “học để biết – học để làm – học để cùng
sống với nhau – học để làm người” – những động cơ này luôn thôi thúc
con người phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân đển đạt đến chân
– thiện – mỹ. Chính vì vậy, tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối
với sự thanh đạt của mỗi người.
− Tự học là con đường tự khẳng định giá trị của mỗi người. Tự học giúp con
người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh của
cuộc sống khó khăn.
27
− Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn và tuổi học đường thì có
hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào để truyền thụ hết
kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình
trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông, quỹ thời gian 3
năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn không thể tiếp thu được hết khối lượng
kiến thức khổng lồ trong chương trình. Do đó, tự học là một giải pháp khoa học
giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở
nhà trường.
− Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự
học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học
diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học
diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là
kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc, bền lâu.
Có phương pháp học tập tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết
cách tự học, các em sẽ “có ý tự thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu
giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.
− Người học phải biết cách tự học vì học tập là quá trình suốt đời. Đối với học
sinh ở trường Trung học phổ thông, nếu không có khả năng và phương pháp tự học,
tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học…, học sinh
sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên
do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt.
− Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình
thành nhân cách cho học sinh. Việc tự học rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập
suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống, giúp họ tự tin hơn
trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học hình thành cho học sinh
tính ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống
có hoài bão, ước mơ. Do vậy, mỗi học sinh nên xây dựng cho mình một thói qune,
một phương thức để nâng cao chất lượng tự học một cách tốt nhất.
28
−Tự học của học sinh ở trường Trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng
đối với việc yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại
các trường phổ thông. Với lối dạy theo hướng “nhồi nhét” ở một số trường phổ
thông hiện nay, học sinh khó có thể có thời gian tự học và tự học có hiệu quả. Đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì
vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân
loại và là biện phát sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường Trung học
phổ thông.
1.4.6 Tự học qua mạng và lợi ích của nó [8],[11]
1.4.6.1 Tự học qua mạng
Tự học qua mạng là một hình thức của tự học, trong đó, thay vì dùng lời nói
trực tiếp để giao lưu với nhau, người học sẽ sử dụng các phương tiện khác – đó là
máy tính có kết nối mạng Internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa
mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của mình, tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự
đánh giá, tự rút kinh nghiệm… với sự hỗ trợ của máy tính.
1.4.6.2 Lợi ích của tự học qua mạng
− Giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch
chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh
xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi, học hỏi thêm. Dần dần, cách tự học đó trở
thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo.
− Giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn
thông tin bổ ích trong những “kho kiến thức” khổng lồ được liên kết, tích hợp với
nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá của bản thân. Về mặt này, người
học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo.
− Tự học qua mạng cho phép giải tỏa tâm lý tự ti, rụt rè của học sinh.
− Tự học qua mạng có thể làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người
học. Người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, người học
29
có thể học bất cứ nội dung gì, bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi nào có kết nối mạng
Internet.
− Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống,
tự học qua mạng có thể giải quyết một vấn đề trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế
giới, đó là: nhu cầu đào tạo của người học tăng lên quá tải so với khả năng của các
cơ sở đào tạo.
− Trong thời đại “bùng nổ thông tin”, mỗi người, muốn thoát khỏi sự lạc hậu
với khoa học kỹ thuật và công nghê, phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời
vì không phải ai cũng có điều kiện đến lớp. Tự học hoàn toàn rất khó, phải có một
sự hướng dẫn được tổ chức chu đáo. Chính vì vậy, tự học qua mạng ra đời, nhằm
cung cấp sự hướng dẫn đó cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc
xem lại, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học ở trường.
− Giúp người học dễ dàng chia sẻ, học hỏi và trao đổi thông tin trên phạm vi
toàn cầu một cách dễ dàng. Đồng thời, với tính năng siêu liên kết và giao diện thân
thiện, sinh động, nội dung kiến thức phong phú, hấp dẫn, dễ sử dụng, các website,
forum hay blog đem đến cho người học sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu tri
thức, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập.
− Tự học qua mạng giúp cho người học tiếp cận với nên tri thức cao trên thế
giới, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức được thức hiện nhanh chóng. Bill
Gates, ông chủ của tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: “Một trong những điều kì
diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính Internet đã
làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phẳng… Một điều
tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài giảng lên
Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài giảng, chủ đề… thậm
chí là những giáo sư danh tiếng, để học tập mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự
thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới”.
Tóm lại, xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại thì
cần phải có những con người toàn diện. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho
mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học. Do
30
đó, người giáo viên cần giúp học sinh tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết
cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa
khóa vàng để mở ra kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập [15]
1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập
Hệ thống quản lý học tập – Learning Management System (LMS) là phần
mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học sinh và nội
dung, giữa học sinh và giáo viên. Người ta cũng có thể gọi là Course Management
System (Hệ thống quản lý khóa học).
1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập
Yêu cầu về chức năng của một Hệ thống quản lý học tập điển hình có thể được
liệt kê như sau:
Yêu cầu chung:
− Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi
người dùng không hạn chế.
− Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể
sử dụng.
− Được thiết kế dưới dạng ứng dụng website để có thể truy cập từ mọi
máy tính có sử dụng trình duyệt.
− Hỗ trợ đa ngôn ngữ: yêu cầu ngôn ngữ cơ bản là tiếng Việt và tiếng
Anh, có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân
biệt mẫu kí tự (Latinh, tượng hình).
Yêu cầu kĩ thuật:
− Tương thích với các trình duyệt.
− Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai.
− Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại
thông thường.
− Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử Microsoft Outlook Express
và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.
31
− Có khả năng chạy trên nhiều máy chủ (IBM, HP…), có khả năng tận
dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu
cấu hình phần cứng quá mạnh.
Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật:
− Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows.
− Ngăn chặn các đăng kí trái phép.
− Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp
hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý.
− Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ có người học,
người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy
nhập tới các bản ghi cá nhân đó.
− Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/ nội dung theo người dùng.
− Hỗ trợ kiến trúc bảo mật cho ứng dụng web.
Yêu cầu giao diện người dùng:
− Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng
tùy chỉnh thân thiện với người dùng.
− Cho phép thiết kế nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng
khác nhau.
− Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà
không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kĩ thuật.
− Chỉ hiển thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người
dùng khi đăng nhập.
− Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến.
Yêu cầu chức năng:
− Chức năng chung:
o Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có.
o Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng.
o Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài
nguyên , gồm phương tiện, thiết bị và con người…
32
o Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên,
gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử…
o Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu
cho giáo viên.
o Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo
viên.
o Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến.
o Có khả năng tính học phí.
− Chức năng đăng ký, giám sát:
o Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau
(đồng bộ, không đồng bộ…)
o Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp trực
tuyến.
o Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử
dụng phòng học.
o Cho phép học sinh xem danh sách và đăng ký các khóa học trực
tuyến, đồng bộ và không đồng bộ.
o Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm.
o Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail
đối với việc đăng ký học.
o Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa
học nào là có thể chọn.
o Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký
2 lần).
o Có khả năng theo dõi sự có mặt của học sinh.
o Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để
thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp.
o Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy
bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học.
33
o Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi.
o Cho phép giáo viên xem lại hoạt động của học sinh và các số
liệu thống kê.
o Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một
chương trình gồm nhiều khóa học.
o Cung cấp chức năng tìm kiếm danh mục khóa học.
o Cho phép học sinh xem kết quả học tập.
o Cho phép học sinh xem tin tức và thông báo trên trang chủ.
o Cho phép học sinh xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân.
− Chức năng báo cáo:
o Có báo cáo đánh giá khóa học.
o Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của người dùng (học sinh
đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập.
o Có báo cáo về từng học sinh (thời gian đăng nhập, module và bài
kiểm tra đã hoàn thành).
o Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo
từng module.
o Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần.
o Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước.
o Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính.
o Cho phép tự động báo cáo và chuyển đến màn hình của người
học, người quản lý hoặc người quản trị.
o Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất bản.
− Chức năng chuẩn hóa E-learning:
o Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn
SCORM và AICC.
o Hỗ trợ các khóa học từ nhà cung cấp thứ 3.
o Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook,
Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác.
34
− Chức năng quản lý chương trình giảng dạy:
o Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm
lớp học trực tuyến, đồng bộ, không đồng bộ…
o Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết.
o Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập.
o Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa.
o Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học.
− Chức năng kiểm tra:
o Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào
chỗ trống, câu trả lời ngắn…
o Các câu hỏi kiểm tra có thể chứa hình ảnh, âm thanh hoặc đoạn
phim.
o Cho phép chọn câu hỏi ngẫu nhiên.
o Có phản hồi và chấm điểm.
o Câu hỏi có chứa gợi ý cho học sinh.
o Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một bài kiểm tra.
o Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau.
o Cho phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm các dạng câu hỏi:
nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống…
o Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia
khóa học.
o Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra.
o Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận.
o Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.
Tóm lại, LMS cung cấp công cụ để tạo ra một trang web đào tạo trực tuyến và
cung cấp sự điều khiển, quản lý sự truy cập của người học, bao gồm một số chức
năng sau:
− Đăng ký: học sinh đăng ký thông qua môi trường website. Quản trị viên
và giáo viên cũng quản lý học sinh thông qua môi trường website.
35
− Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm
đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
− Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi, các tài
nguyên khác.
− Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học sinh và tạo các báo cáo.
− Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng phòng chat trực tuyến, diễn
đàn, e-mail…
− Kiểm tra: cung cấp bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
Với các tính năng như trên, LMS cho phép học sinh thảo luận trực tuyến, có
cơ hội biểu lộ chính mình, không bị ràng buộc về vấn đề ngôn ngữ; học sinh có thể
chủ động về thời gian học tập.
1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle [15], [23]
Hiện nay có một số hệ thống quản lý học tập được sử dụng nhiều như
Blackboard, WebCT, Sakai, Moodle, LRN… trong đó Sakai, Moodle và LRN là
phần mềm mã nguồn mở, còn Blackboard và WebCT là phần mềm thương mại.
Trong đề tài nghiên cứu này, em lựa chọn Moodle cho việc xây dựng website.
Lý do chúng tôi chọn Moodle là vì đây là phần mềm mã nguồn mở đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chức năng của một LMS điển hình. Hơn nữa, Moodle
còn có những đặc tính vượt trội so với một LMS thương mại.
Dưới đây là bảng so sánh một số chức năng giữa Moodle và Blackboard.
Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard.
Tính năng Blackboard Moodle
Upload và chia sẻ tài liệu Có Có
Thảo luận trực tuyến (forum) Có Có
Sắp xếp thảo luận/sự tham gia Không Có
Chat Có Có
Tổng quan học sinh Không Có
36
Bài thi/khảo sát trực tuyến Có Có
Sổ điểm trực tuyến Có Có
Nộp tài liệu của học sinh Có Có
Nhật ký học sinh Không Có
Như vậy, ngoài những đặc tính giống như các hệ thống quản lý học tập thương
mại, Moodle có thêm một số đặc tính khác, đồng thời còn có ưu thế là mã nguồn
mở. Do đó, khi sử dụng phần mềm Moodle để thiết kế website sẽ tiết kiệm được
nhiều chi phí.
1.6.1 Moodle là gì? [9],[15],[23]
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning
Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều
hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS
thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng
một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến
nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các
quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn
nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh
tranh với Moodle.
Được sử dụng tại 199 quốc gia và đã được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác
nhau, Moodle là mã nguồn mở được đánh giá cao nhất và có một cộng đồng hỗ trợ
rộng lớn nhất. Cộng đồng hỗ trợ của Moodle rất tích cực, họ sẵn sàng giúp đỡ các
thành viên mới tham gia và thường xuyên đóng góp ý kiến, cũng như tài chính để
nâng cao chất lượng phần mềm.
Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích
xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến
nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể
nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam.
1.6.2 Các đặc điểm chính của Moodle [15]
− Xây dựng trên mã nguồn mở
37
− Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người
làm trong lĩnh vực giáo dục.
− Phù hợp với nhiều cấp độ và hình thức đào tạo: Từ phổ thông đến đại
học, sau đại học. Các đơn vị đào tạo có thể là trường học cho đến các
công ty, tập đoàn.
− Cho phép quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu từ hàng trăm đến hàng vạn học
sinh.
− Tính đơn giản và dễ hiểu cho người sử dụng, dù đó là người quản trị
hay học sinh, giáo viên.
− Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời
gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo.
− Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao
diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới
cho riêng mình.
1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows [15],[23]
Moodle là một platform hoạt động theo cơ chế của một hệ thống quản lí học
tập (LMS – Learning Management System). Moodle được viết tắt từ Modular,
Object-Oriented, Dynamic Learning Environment, nghĩa là “Môi trường học tập
theo phân đoạn, hướng đối tượng và năng động”. Khi sử dụng chính thức, platform
Moodle thường được cài trên mạng, thông qua một máy chủ có tên miền truy cập
được trên World Wide Web. Việc cài đặt và quản trị platform này thường do bộ
phận quản trị mạng thực hiện. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình thường ít khi
được làm trực tiếp trên mạng, do có nhiều bất tiện và rủi ro. Để làm việc đó, người
giáo viên có thể cài đặt một máy chủ (giả lập) trên chính máy tính cá nhân của
mình, cho vận hành cục bộ để làm nháp, làm thử. Sau khi đã hoàn tất việc biên soạn
trên máy tính cá nhân, giáo viên có thể làm một bản sao, tiếp theo đưa lên trên
mạng hồi phục nguyên dạng rồi đưa vào sử dụng.
Các bước cài đặt:
Bước 1. Tải phần mềm:
38
− Tập tin cài đặt XAMPP dạng .exe: http://www.xampp.org
− Gói cài đặt Moodle dạng nén: http://www.moodle.org
Bước 2. Cài đặt máy chủ giả lập:
− Nhấn đúp lên tập tin cài đặt XAMPP và cài đặt theo hướng dẫn của
phần mềm. Nên để mọi thông số thiết lập theo mặc định. Khi cài đặt
xong, toàn bộ hệ thống máy chủ giả lập sẽ được lưu trong ổ cứng máy
tính tại thư mục C:xampp.
− Kể từ đó, máy chủ sẽ truy cập được thông qua trình duyệt web (Internet
Explorer, Mozilla Firefox,...) tại địa chỉ: http://localhost hay
http://127.0.0.1.
Bước 3. Tạo cơ sở dữ liệu cho platform
− Mở máy chủ giả lập bằng biểu tượng XAMPP Control Panel trên màn
hình. Bảng điều khiển XAMPP sẽ xuất hiện.
− Khởi động hai dịch vụ Apache và MySql bằng cách nhấn các nút Start
tương ứng. Hoạt động của hai dịch vụ này được báo hiệu bằng chữ
“Running” trên nền màu xanh lá cây.
Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP
39
− Mở trình duyệt web, truy cập máy chủ giả lập qua địa chỉ
http://localhost.
− Ở cột bên tay trái, chọn công cụ phpMyAdmin để tạo cơ sở dữ liệu.
Bảng điều khiển của phpMyAdmin sẽ xuất hiện.
Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost
− Trong tab Database, nhập tên cơ sở dữ liệu mà mình muốn tạo vào ô
Create new Database, sau đó nhấn nút Create.
− Lưu ý: tên cơ sở dữ liệu là một trong ba thông tin quan trọng để quản lí
cơ sở dữ liệu (nơi lưu toàn bộ thông tin của platform Moodle), cần ghi
nhớ cẩn thận.
Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’
Điền tên database
Chọn mục này
40
− Với mỗi cơ sở dữ liệu, cần phải có tên truy cập và mật khẩu. Với một
website hoạt động trên máy chủ giả lập, chỉ khi sử dụng đúng tên truy
cập và mật khẩu thì mới có thể truy xuất (đọc) từ CSDL hay lưu giữ
(ghi) thông tin vào CSDL được.
− Cơ sở dữ liệu mới tạo ra có tên truy cập mặc định là 'root' và mật khẩu
để trống. Có thể tạo tên truy cập và mật khẩu khác, song điều này thông
thường dễ gây nhầm lẫn với người dùng không nắm rõ cơ chế hoạt
động của các website, nên dễ nhất là cứ sử dụng thông tin mặc định.
Bước 4. Đưa gói cài đặt mã nguồn Moodle vào phần ổ cứng do máy chủ
giả lập quản lý.
− Gói cài đặt Moodle thường được cung cấp dưới dạng một tập tin nén
(.zip). Sau khi tải về, việc đầu tiên là giải nén (unzip) tập tin này. Thao
tác thường gặp trên các máy tính là nhấn chuột phải lên tập tin nén,
trong thẻ lệnh nhanh của công cụ giải nén (như Winzip, 7-ZIP,
WinRAR,...), chọn lệnh “Extract here”. Tập tin nén sẽ được bung ra
thành một thư mục hoàn chỉnh, với tên mặc định là 'moodle'.
− Chép cẩn thận thư mục 'moodle' này vào phần ổ cứng do máy
chủ giả lập quản lí: C:xampphtdocs.
Bước 5. Cài đặt Moodle phiên bản 2.0.10 trên máy chủ giả lập XAMPP
− Địa chỉ truy cập của platform trên máy chủ giả lập thường là:
http://localhost/moodle. Phần đuôi sau 'localhost/' chính là tên thư mục
website cục bộ đã chép trong thư mục htdocs.
− Mở trình duyệt Web (Internet Exploer hoặc FireFox hay Chrome…) và
gõ địa chỉ http://localhost/moodle để thực hiện các bước cài đặt.
a. Chọn ngôn ngữ giao diện
− Trong màn hình đầu tiên hiện ra là form cho phép chọn ngôn ngữ hiển
thị, chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt (Vietnamese) rồi click Tiếp theo.
41
Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle
b. Xác nhận các thư mục cài
− Form này sẽ hiển thị các thư mục hệ thống, có thể để như mặc định rồi
click Tiếp theo.
Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache
c. Thiết lập về cơ sở dữ liệu
42
− Form này cho phép đặt tên cơ sở dữ liệu và mật khẩu truy nhập cơ sở
dữ liệu, tiền tố cho các tên bảng dữ liệu.
− Cần nhập mật khẩu vào ô Database password, các mục khác có thể để
như mặc định rồi click Tiếp theo.
Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu
Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu
d. Xác nhận bản quyền
− Click Tiếp theo để tiếp tục cài đặt
43
Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền
e. Kiểm tra thông số máy chủ
− Form này hiển thị các thông số máy chủ mà website đặt tại đó, click
Tiếp theo để tiếp tục cài đặt.
Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ
f. Cài đặt Moodle
− Quá trình cài đặt được thực hiện trong vài phút, các thông báo hiện ra
như hình dưới. Khi kết thúc quá trình này, hãy click nút Tiếp theo.
44
Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle
g. Thiết lập tài khoản người dùng quản trị
− Trong form này cần nhập các thông tin cần thiết cho tài khoản người
dùng quản trị. Các mục chữ đỏ có dấu sao (*) là bắt buộc phải nhập.
Sau khi nhập xong click nút Cập nhật hồ sơ để lưu lại.
− Chú ý: Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, bao gồm ít nhất một chữ số, ít
nhất một ký tự chữ HOA và một ký tự không thuộc bảng chữ cái, chữ
số. Ví dụ, mật khẩu abcDe$12 là hợp lệ.
45
Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên
h. Thiết lập trang chủ
− Nhập các tiêu đề, mô tả cho website rồi click nút Lưu những thay đổi.
Hình 1.13. Thiết lập trang chủ
46
i. Hoàn tất
− Tới đây quá trình cài đặt đã hoàn tất và trang học tập trực tuyến trên
nền Moodle sẽ xuất hiện như trong hình dưới đây.
− Phía trên góc phải màn hình có một ComboBox (hộp kết hợp) với các
tùy chọn ngôn ngữ phù hợp với người sử dụng.
− Tùy thuộc vào chế độ cài đặt của người tạo khóa học mà màn hình
chính sẽ thay đổi.
Hình 1.14. Giao diện mặc định của website.
1.6.4 Khái quát một khóa học
Các khóa học là nơi giáo viên cung cấp các tài liệu học tập cho học sinh của
mình. Các khóa học được tạo ra bởi các quản trị viên hoặc người quản lý khóa học.
Giáo viên có thể thêm hoặc sắp xếp lại nội dung theo nhu cầu riêng của bản thân.
Học sinh có thể tham gia học tập bằng cách click vào tên khóa học để ghi
danh. Giáo viên cũng có thể ghi danh cho học sinh để định hướng học tập cho các
em.
1.6.5 Những định dạng khóa học
Không như một số LMS bắt buộc dùng một định dạng nhất định, Moodle cung
cấp một số tùy chọn định dạng cho khóa học, có thể chọn khóa học định dạng theo
tuần, theo chủ đề hoặc định dạng theo xã hội.
47
Định dạng theo tuần: Khóa học sẽ được tổ chức theo từng tuần, với ngày bắt
đầu và kết thúc cụ thể. Moodle sẽ tạo một khu vực học tập cho từng tuần. Giáo viên
có thể thêm nội dung, diễn đàn, bài kiểm tra và nhiều hoạt động khác trong các khu
vực này.
Định dạng theo chủ đề: Khóa học sẽ được tổ chức thành các chủ đề do giáo
viên đặt tên. Tương tự như định dạng theo tuần, giáo viên có thể thêm nội dung học
tập trong khu vực của từng chủ đề.
Định dạng kiểu diễn đàn cộng đồng: Khóa học sẽ được tổ chức dưới dạng một
diễn đàn xã hội và sẽ xuất hiện dưới dạng liệt kê trên trang chính. Định dạng này rất
thích hợp cho mục đích tổ chức lớp học dưới nhiều hình thức khác nhau.
Định dạng theo tiêu chuẩn SCORM: Sharable Content Object Reference
Model (viết tắt là SCORM) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một
chương trình e-learning dựa vào website. Định dạng này chỉ có một phần duy nhất,
cho phép giáo viên có thể chèn một gói SCORM đã được xây dựng trước. Moodle
có thể sử dụng gói SCORM dưới dạng một module hoặc một khóa học.
1.6.6 Chỉnh sửa nội dung khóa học
Khi đã quyết định định dạng cho khóa học và chỉnh sửa các thiết lập của khóa
học, bước tiếp theo là thêm nội dung vào khóa học. Cần bật chế độ chỉnh sửa đề
thêm tài nguyên và các hoạt động vào khóa học.
Hình 1.15. Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học.
48
Để chỉnh sửa phần tóm tắt cho nội dung của mỗi phần của khóa học, click vào
biểu tượng ở phía trên góc trái. Một vùng soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện, có thể
tóm tắt ngắn gọn khoảng một hoặc hai câu cho mỗi phần để tránh làm trang chính
quá dài.
Bên cạnh mỗi hoạt động hoặc tài nguyên trong từng phần cũng sẽ xuất hiện
một số biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng
được trình bày ở bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa.
Biểu tượng Ý nghĩa
Click đúp vào biểu tượng này, sau đó di chuyển chuột
để thay đổi vị trí của từng khu vực/hoạt động trong khóa học
(lên hoặc xuống trong những vùng tương ứng của chúng).
Dùng để ẩn/hiện các hoạt động hoặc khu vực học tập.
Nếu muốn giữ một hoạt động hoặc khu vực trong khóa học
nhưng không muốn cho học sinh thấy, có thể sử dụng tùy
chọn này.
Dùng để di chuyển các hoạt động/tài nguyên sang phải
hoặc trái.
Xóa khu vực hoặc hoạt động/tài nguyên trong khóa học.
Cập nhật nội dung hoạt động hoặc tài nguyên trong
khóa học.
Chỉ định vai trò của giáo viên và học sinh đối với hoạt
động/tài nguyên trong khóa học.
Những biểu tượng này được sử dụng xuyên suốt Moodle để tùy biến giao diện
theo nhu cầu của giáo viên hoặc quản trị viên.
Để đưa nội dung học tập vào khóa học, cần sử dụng menu “Thêm một tài
nguyên” và “Thêm một hoạt động”.
49
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng Moodle để thiết
kế website hỗ trợ cho quá trình dạy và học chương Hidrocacbon thơm – Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon, chúng tôi có một số nhận xét
như sau:
− Ngày nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ đã đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những thách thức mới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành vấn đề
sống còn đối với nước ta nói riêng và với mọi quốc gia trên thế giới nói
chung.
− Trong quá trình học của học sinh, tự học chiếm một vai trò khá quan
trọng, tuy nhiên việc tự học của học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng
mức.
− Moodle là một trong những hệ thống quản lý khóa học khá phổ biến
hiện nay. Với những chức năng hơn hẳn một số hệ thống quản lý khóa
học có tính phí khác, việc ứng dụng Moodle để thiết kế website hỗ trợ
quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ đem lại những kết quả
khả quan.
50
Chương 2
ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY
VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM -
NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG
HÓA VỀ HIDROCACBON
LỚP 11 CƠ BẢN
2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên -
Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản
2.1.1 Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản
Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên -
Hệ thống hóa về hidrocacbon.
HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN -
HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON
Benzen và
đồng đẳng
Đồng đẳng,
đồng phân,
danh pháp,
cấu tạo
Tính chất vật
lý
Tính chất Hóa
học
Một số
hidrocacbon
thơm khác
Stiren
Naphtalen
Nguồn
hidrocacbon
thiên nhiên
Dầu mỏ
Khí thiên
nhiên và khí
mỏ dầu
Than mỏ
Hệ thống hóa
về
Hidrocacbon
Hệ thống hóa
về
hidrocacbon
Sự chuyển
hóa giữa các
loại
hidrocacbon
51
2.1.2 Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon
Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon.
Tên bài Chuẩn kiến thức – kỹ năng cần đạt được
BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG Kiến thức:
Biết được :
− Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu
tạo, đồng phân, danh pháp.
− Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong
dãy đồng đẳng benzen.
− Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc
thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ;
− Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh.
Kĩ năng:
− Viết được công thức cấu tạo của benzen và
một số chất trong dãy đồng đẳng.
− Viết được các phương trình hoá học biểu
diễn tính chất hoá học của benzen, vận
dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm
phản ứng.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức
cấu tạo và gọi tên.
− Tính khối lượng benzen, toluen tham gia
phản ứng hoặc thành phần phần trăm về
khối lượng của chất trong hỗn hợp
MỘT SỐ HIDROCACBON Kiến thức:
52
THƠM KHÁC Biết được :
− Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất
hoá học của stiren (tính chất của
hiđrocacbon thơm; tính chất của
hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng,
phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch
nhánh).
− Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất
hoá học của naphtalen (tính chất của
hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng).
Kĩ năng:
− Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được
tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
− Viết được các phương trình hoá học minh
hoạ tính chất hoá học của stiren và
naphtalen.
− Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng
phương pháp hoá học.
− Tính khối lượng sản phẩm thu được sau
phản ứng trùng hợp.
NGUỒN HIDROCACBON
THIÊN NHIÊN
Kiến thức:
Biết được :
− Thành phần, phương pháp khai thác, ứng
dụng của khí thiên nhiên.
− Thành phần, phương pháp khai thác, cách
chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng
của các sản phẩm từ dầu mỏ.
− Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của
53
than mỏ.
Kĩ năng:
− Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học
và trả lời câu hỏi.
− Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và
than ở Việt Nam.
− Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm
dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời
sống.
HỆ THỐNG HÓA
HIDROCACBON
Kiến thức:
Biết được: Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon
quan trọng.
Kĩ năng:
− Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại
hiđrocacbon.
− Viết được các phương trình hoá học biểu
diễn mối quan hệ giữa các chất.
− Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp
lỏng.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức
cấu tạo và gọi tên.
2.1.3 Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng
trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon
thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon [12]
2.1.3.1 Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy
chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên
nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm
Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm

More Related Content

What's hot

Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủydu lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủyHương Vũ
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cơ điện - sdt/ ZALO 09...
 
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAYBài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủydu lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
 
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đLuận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
Luận văn: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả, 9đ
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu graphen oxit ...
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đĐề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
 
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dụ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học trong dạy học phần quang hình học
 
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của công ty Môi trường
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của công ty Môi trườngSự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của công ty Môi trường
Sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của công ty Môi trường
 
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơmĐề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
 

Similar to Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm

Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm (20)

Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn hóa học lớp 11, 9đ
Đề tài: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn hóa học lớp 11, 9đĐề tài: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn hóa học lớp 11, 9đ
Đề tài: Biện pháp giúp học sinh học tốt môn hóa học lớp 11, 9đ
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc tự học tiếng anh chuyên ngành cho giáo viên hóa...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đLuận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAYLuận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
Luận văn: Tổ chức học sinh giải bài tập Vật Lí theo nhóm, HAY
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Ứng dụng Moodle hỗ trợ dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON - LỚP 11 CƠ BẢN GVHD: ThS. Phan Đồng Châu Thủy Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Liên Lớp: Sư phạm Hóa học K35A Niên khóa 2009- 2013
  • 2. 1 Lời cảm ơn Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. Những ý kiến đóng góp đó đã giúp em có những định hướng chính xác và đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện khóa luận này. Chính thầy cô là người đã dành biết bao tâm huyết và công sức giúp chúng em có thể nắm được tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết để có thể trở thành những người giáo viên tốt trong tương lai. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phan Đồng Châu Thủy – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các em học sinh lớp 11D3 trường Trung học phổ thông Marie Curie đã tạo điều kiện cho em hoàn thành quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những bạn bè thân thiết đã động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận còn nhiều khuyết điểm và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa , em xin gửi lời tri ân đến thầy cô và mọi người. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2013
  • 3. 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................1 Danh mục các bảng ..........................................................................................6 Danh mục các hình...........................................................................................7 MỞ ĐẦU............................................................................................................9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................14 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................14 1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học ...................................16 1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học......16 1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học......16 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học..........................................................17 1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ..................................17 1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .....................................18 1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin............19 1.3.4 Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học..........................20 1.4 Tự học................................................................................................21 1.4.1 Tự học là gì? .................................................................................21 1.4.2 Các kỹ năng tự học........................................................................22 1.4.3 Các hình thức tự học .....................................................................24 1.4.4 Chu trình dạy – tự học...................................................................25 1.4.5 Vai trò của tự học .........................................................................26 1.4.6 Tự học qua mạng và lợi ích của nó ..............................................28 1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập ...........................................30
  • 4. 3 1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập.........................................30 1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập .......................................30 1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle ....................................................35 1.6.1 Moodle là gì? ...............................................................................36 1.6.2 Các đặc điểm chính của Moodle...................................................36 1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows ........................37 1.6.4 Khái quát một khóa học ................................................................46 1.6.5 Những định dạng khóa học...........................................................46 1.6.6 Chỉnh sửa nội dung khóa học........................................................47 Kết luận chương 1 ..........................................................................................49 Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN..............50 2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản........................................50 2.1.1 Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản....................................50 2.1.2 Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon......................51 2.1.3 Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon............................................................................53 2.2 Nguyên tắc thiết kế website hỗ trợ hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh ...........................................................................................................57 2.2.1 Về nội dung...................................................................................58 2.2.2 Về hình thức..................................................................................58
  • 5. 4 2.2.3 Về tính năng..................................................................................59 2.3 Quy trình thiết kế website .................................................................60 2.3.1 Định hướng việc thiết kế website .................................................60 2.3.2 Thiết kế nội dung website.............................................................60 2.3.3 Hoàn thiện và giới thiệu địa chỉ trang web...................................61 2.4 Giới thiệu tổng quan về website........................................................61 2.5 Nội dung website...............................................................................65 2.5.1 Bài 35: Benzen và đồng đẳng .......................................................65 2.5.2 Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên .......................................74 2.5.1 Bài 38: Hệ thống hóa hidrocacbon................................................77 2.6 Ứng dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy – học chương Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon của giáo viên và học sinh lớp 11 cơ bản..........................................82 2.6.1 Giáo án bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác” .......................................................................................................83 2.6.2 Giáo án bài “Hệ thống hóa hidrocacbon” ....................................93 Kết luận chương 2 ..........................................................................................99 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................100 3.1 Mục đích thực nghiệm.....................................................................100 3.2 Đối tượng thực nghiệm....................................................................100 3.3 Tiến hành thực nghiệm....................................................................101 3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm.................................................................101 3.3.2 Quy trình thực nghiệm................................................................101 3.4 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm..................................103 3.5 Kết quả thực nghiệm .......................................................................104
  • 6. 5 3.5.1 Kết quả thực nghiệm định lượng ................................................104 3.5.2 Kết quả thực nghiệm định tính....................................................107 3.6 Nhận xét chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm ......................113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................119 PHỤ LỤC ......................................................................................................122
  • 7. 6 Danh mục các bảng Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.....................................................................................................................19 Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học............................................................19 Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard........................................35 Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. ............48 Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon.........................................51 Bảng 3.1 . Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng. ........................................100 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích..................................105 Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra. ............................................................106 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng về kết quả kiểm tra của 2 nhóm.107 Bảng 3.6. Kết quả điều tra câu 1. ............................................................................108 Bảng 3.7. Kết quả điều tra câu 2. ............................................................................108 Bảng 3.8. Kết quả điều tra câu 4.............................................................................109 Bảng 3.9. Kết quả điều tra câu 5.............................................................................109 Bảng 3.10. Kết quả điều tra câu 6...........................................................................111
  • 8. 7 Danh mục các hình Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn..........................................................................25 Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP..........................................................................38 Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost................................39 Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’ .......................................................................39 Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle ..........................................................41 Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache.............................................................41 Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu.....................................................................42 Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu ..............................................................................42 Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền.....................................................................43 Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ .....................................................................43 Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle ........................................................................44 Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên .............................................................45 Hình 1.13. Thiết lập trang chủ ..................................................................................45 Hình 1.14. Giao diện mặc định của website. ............................................................46 Hình 1.15. Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học......................................................47 Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. ..................................................................................50 Hình 2.2. Giao diện của website Hello Hóa học khi chưa đăng nhập. .....................63 Hình 2.3. Giao diện website khi đăng nhập với vai trò học sinh..............................64 Hình 2.4. Danh sách khóa học của website...............................................................65 Hình 2.5. Giao diện Bài “Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm khác”. ...................................................................................................................................65
  • 9. 8 Hình 2.6. Cấu trúc bài học “Benzen và đồng đẳng” và “Một số hidrocacbon thơm khác” trên website.....................................................................................................66 Hình 2.7. Nội dung bài tập “Benzen cháy trong không khí” ....................................67 Hình 2.8. Nội dung bài tập “Hai chất lỏng bí ẩn”.....................................................68 Hình 2.9. Giao diện diễn đàn “Thử tài của bạn”.......................................................69 Hình 2.11. Nội dung diễn đàn con “Benzen có lợi hay có hại?” ..............................70 Hình 2.12. Nội dung bài tập “Giải trí chút nào!”......................................................71 Hình 2.13. Nội dung bài tập “Giải mã những kí hiệu trên đồ nhựa”. .......................72 Hình 2.14. Nội dung bài tập “Băng phiến đã biến đi đâu?”......................................73 Hình 2.15. Giao diện bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”....................................74 Hình 2.16. Cấu trúc bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”......................................74 Hình 2.17. Nội dung bài tập “Dầu mỏ được hình thành như thế nào?”....................75 Hình 2.18. Nội dung bài tập “Giàn khoan dầu khí ngoài khơi hoạt động ra sao?”...76 Hình 2.19. Nội dung bài tập “Quy trình chế hóa dầu mỏ”........................................77 Hình 2.20. Giao diện bài “Hệ thống hóa hidrocacbon”. ...........................................77 Hình 2.21. Nội dung bài tập “Cùng chơi trốn tìm với hợp chất hữu cơ nào!”..........78 Hình 2.22. Nội dung bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”....................79 Hình 2.23. Nội dung đoạn phim bài tập “Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học”..80 Hình 2.24. Nội dung bài tập “PVC được điều chế từ đâu?”.....................................81 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích ..............................................................................106 Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập............................................................106
  • 10. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, nền kinh tế ngày càng có tính chất cạnh tranh cao, tri thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội. Con người được giáo dục đào tạo phải có tri thức, phẩm chất trí tuệ cao và những kĩ năng nghề nghiệp phù hợp. Để có thể đào tạo con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi cử”. Do đó, trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020”, một trong những giải pháp được đưa ra, chính là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện tử”. Đổi mới phương pháp dạy học trong cấp Trung học phổ thông theo tinh thần dạy học tích cực, chủ yếu là dạy học sinh cách tự học, tự đánh giá, đồng thời, hướng dẫn các em cách suy nghĩ độc lập. sáng tạo, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế… Câu hỏi đặt ra, chính là “Làm thế nào để giúp học sinh có cách tự học hiệu quả tốt nhất, đồng thời có thể phát triển tư duy sáng tạo cho các em?”. Đây là một câu hỏi khá hóc búa vì thực tế hiện nay, để tổ chức một giờ học trên lớp theo định hướng mới mà trong đó học sinh chủ động tiếp nhận tri thức, thật sự không dễ dàng. Chỉ xét với bộ môn hóa học, thời lượng mỗi tiết học chỉ có bốn mươi lăm phút (kể cả thời gian ổn định lớp, kiểm tra đầu giờ và củng cố kiến thức cuối buổi học), trong khi, lượng kiến thức trong mỗi bài lại khá nhiều, đã gây ra khá nhiều
  • 11. 10 điều bất cập, khiến giáo viên khó có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, cũng như mở rộng những kiến thức thực tế cho học sinh. Bên cạnh đó, sĩ số mỗi lớp học hiện tại lại quá đông, vì vậy, việc giáo viên dành thời gian quan tâm đến khả năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh vẫn còn rất hạn chế. Do đó, những thắc mắc trong quá trình học tập của học sinh sẽ không được giải đáp kịp thời, điều này dễ làm cho các em cảm thấy chán nản, mất hứng thú với môn học. Đây sẽ trở thành những rào cản khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu thêm những kiến thức hóa học nói riêng và các thông tin khoa học hiện đại nói chung. Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, một trong những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến các khó khăn này là việc tự học của học sinh hiện nay vẫn chưa tốt, ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh thường mang tính chất đối phó tạm thời. Thông thường các em không xem bài trước, hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ trả lời các câu hỏi do giáo viên yêu cầu một cách máy móc, ngoài ra không có sự đầu tư suy nghĩ thêm các vấn đề có liên quan. Sự chuẩn bị bài mới thiếu chu đáo cũng khiến cho việc học tập trên lớp của học sinh gặp nhiều hạn chế. Khi được yêu cầu tự đưa ra nhận xét hay trình bày ý kiến về những nội dung đã tìm hiểu, học sinh thường tỏ ra khá lúng túng và phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Để giúp học sinh có thể thực sự làm chủ quá trình nhận thức, phát huy được khả năng của bản thân, cần phải có thêm thời gian, cũng như sự định hướng từ phía giáo viên. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục, quá trình dạy học có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi (có thể kết nối Internet), không còn bị gò bó về thời gian và không gian. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học tập và tự học một cách chủ động và hứng thu. Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON – LỚP 11 CƠ BẢN” nhằm nâng cao chất lương dạy và học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về
  • 12. 11 hidrocacbon – lớp 11 cơ bản, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học - một kĩ năng không thể thiếu cho dù con người đang sống trong bất kì xã hội và thời đại nào. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, ứng dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng tự học. 3. Nhiệm vụ đề tài ● Tổng quan cơ sở lý luận về tự học và sử dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. ● Nghiên cứu nội dung và yêu cầu của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản. ● Sử dụng hệ thống Moodle để xây dựng các chủ đề liên quan đến bài học hỗ trợ quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên và hình thành cho học sinh thói quen tự học, tự nghiên cứu. ● Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn hóa học ở cấp Trung học phổ thông. 5. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống Moodle và cách thức sử dụng hệ thống này nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản. 6. Phạm vi nghiên cứu Phần nghiên cứu và sử dụng hệ thống Moodle được giới hạn trong phần nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản.
  • 13. 12 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11D3 của trường Trung học phổ thông Marie Curie – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh. 7. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng hệ thống Moodle để thiết kế các chủ đề liên quan đến từng bài học trong chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản một cách khoa học, hợp lý, lôi cuốn, có tổ chức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon và hình thành, rèn luyện cho học kĩ năng tự học, tự nghiên cứu. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ● Thu thập, đọc và phân tích các tài liệu về vấn đề tự học; sử dụng hệ thống Moodle trong dạy học. ● Phân tích nội dung chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ● Điều tra khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet của học sinh lớp 11 tại trường Trung học phổ thông tiến hành thực nghiệm sư phạm. ● Thăm dò ý kiến của học sinh về sự khoa học, hợp lí, sức thu hút của các chủ đề liên quan đến bài học đã xây dựng trên Moodle. ● Đánh giá khả năng tự học của học sinh thông qua mức độ truy cập vào tài khoản của các em trên Moodle. ● Thực nghiệm sư phạm và đánh giá chất lượng học tập của các em sau khi kết hợp Moodle với bài giảng trên lớp của giáo viên. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu ● Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xử lý định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và quá trình thực nghiệm sư phạm để làm cơ sở cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệu quả của đề tài.
  • 14. 13 9. Đóng góp đề tài 9.1. Về lý luận ● Tổng quan cơ sở lí luận về tự học ● Nghiên cứu cách thức sử dụng Moodle để hỗ trợ việc giảng dạy và tự học có sự quản lí của giáo viên. 9.2. Về thực tiễn ● Ứng dụng hệ thống Moodle hỗ trợ việc giảng dạy và tự học chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – lớp 11 cơ bản dưới sự quản lí của giáo viên.
  • 15. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay. Trong tình hình đó, một số đề tài khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ đã hướng đến việc nghiên cứu nội dụng thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa học dành cho học sinh ở trường Trung học phổ thông. Sau đây là một số khóa luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ chuyên ngành hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: 1. Hỉ A Mối (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 2. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash FX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn hóa học phần Hidrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh Trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 3. Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học hóa học lớp 11 Nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 4. Lê Thị Thu Hà (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hóa ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM.
  • 16. 15 5. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 10 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 6. Phạm Duy Nghĩa (2011), Xây dựng website chương nguyên tử, chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoài lớp 10 cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 7. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa học hữu cơ Trung học phổ thông (ban Nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 8. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 9. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ tự học môn cóa lớp 10 ban nâng cao ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. 10. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP. TPHCM. Các website trên đều có nội dung đa dạng, giao diện trình bày đẹp với nhiều hình ảnh, đoạn phim giúp bài học trở nên sinh động và tổ chức được các trò chơi đố vui tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các website bước đâu đã giúp cho học sinh có một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: − Tính năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua website vẫn còn hạn chế (Học sinh nêu ý kiến – đặt câu hỏi và giáo viên hướng dẫn – trả lời). − Website không được thường xuyên cập nhật kiến thức, tin tức mới cho người học. − Chưa tạo được một môi trường giáo lưu, chia sẻ, trao đổi kiến thức Hóa học cho giáo viên và học sinh. − Chủ yếu chỉ mới cung cấp kiến thức giáo khoa cho học sinh mà chưa chú trọng nhiều vào kiến thức thực tế, cũng như rèn luyện một số kĩ năng giải quyết vấn đề…
  • 17. 16 1.2 Tổng quan về phương pháp dạy học hóa học [12] 1.2.1 Những yêu cầu chung đối với phương pháp dạy học hóa học Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả sư phạm của một phương pháp dạy học là đáp ứng được và góp phần thực hiện những mục tiêu của nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ của dạy học hóa học. Phương pháp dạy học hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Chúng là 2 hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của phương pháp dạy và có ảnh hưởng ngược đối với phương pháp dạy. Dạy học tối ưu là sự dạy học mà trong đó, về mặt phương pháp, bảo đảm được cùng một lúc ba sự phối hợp sau: − Giữa dạy và học. − Giữa truyền đạt và chỉ đạo trong phương pháp dạy của giáo viên (bằng định hướng, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra – đánh giá sự học tập của học sinh). − Giữa tiếp thu và sự chỉ đạo trong phương pháp học tập. Người giáo viên phải kết hợp thống nhất 2 chức năng – truyền đạt và chỉ đạo – bằng chính logic của bài giảng. Người học sinh phải vừa tiếp thu điều giáo viên giảng, vừa tự điều chỉnh, tự chỉ đạo việc học tập của bản thân. Như vậy phương pháp dạy học có hiệu quả là cách làm việc của giáo viên pháp huy được tính tự giác, tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Nó phải có tác dụng dạy học học sinh phương pháp học, phương pháp nhận thức, phương pháp làm việc khoa học sáng tạo, nghĩa là, phương pháp dạy học phải có tác dụng phát triển trí tuệ học sinh. Và do đó chất lượng của phương pháp dạy học thể hiện cụ thể ở chất lượng kiến thức, kĩ năng và trình độ phát triển trí tuệ… của học sinh. 1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với phương pháp dạy học hóa học Phương pháp dạy học hóa học có chất lượng cao phải đạt được các yêu cầu dưới đây:
  • 18. 17 − Đảm bảo chất lượng cao về mặt khoa học và giáo dục, nghĩa là bảo đảm truyền thu cho học sinh những kiến thức cơ bản, vững chắc, chính xác, khoa học, hiện đại, gắn chặt với thực tiễn sản xuất, đời sống và có nội dung tư tưởng sâu sắc. − Bảo đảm cung cấp cho học sinh tiềm lực để phát triển toàn diện, phương pháp dạy học phải giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và vào những hoạt động thực tiễn: Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, trí thông minh, khả năng làm việc tự lực sáng tạo. Muốn thế phương pháp dạy học phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, luôn luôn được đổi mới, cải tiến, sáng tạo. − Phải phù hợp và thể hiện được đặc điểm phương pháp nghiên cứu khoa học đặc trưng của khoa học hóa học. Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm, quan sát cũng như không có quá trinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học môn hóa học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát, thí nghiệm học tập, phải sử dụng các phương tiện nghe – nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. − Đảm bảo truyền thụ cho học sinh theo những nguyên tắc sư phạm tiên tiến – một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định trong một thế giới hạn chế với chất lượng cao nhất. 1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (Tháng 12 – 1996) và được chế hóa trong Luật Giáo dục (2005). Luật Giáo dục, điều 28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
  • 19. 18 nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”. Qua đó, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen, kỹ năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong hoạt động thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú học tập. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái thác và xử lý thông tin, tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai; học những điều cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội. 1.3.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [3] Theo PGS. TS Trịnh Văn Biều, một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là: − Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. − Cá thể hóa việc dạy học. − Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin. − Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học năng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. − Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức. − Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. − Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). Trong các xu hướng nói trên thì việc “phát huy tính tích cực và khả năng tự học của học sinh” là xu hướng quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay.
  • 20. 19 1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005, tác giả Quách Tuấn Ngọc [18] đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 1.3.3.1 Xu hướng đổi mới với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Từ Đến Xây dựng trường lớp với bảng, bàn… Xây dựng một hạ tầng tri thức (trường học, phòng thí nghiệm, radio, TV, Internet) Các lớp học Từng người một (cá thể) Giáo viên là người cung cấp kiến thức Giáo viên là người hướng dẫn và tạo điều kiện tìm tri thức. Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ trợ nghe nhìn tương tự (radio – cassette…) Dụng cụ đa phương tiện Multimedia (in ấn, âm thanh, thiết bị số…) và nguồn thông tin trên mạng máy tính. 1.3.3.2 Đổi mới phương pháp dạy và học Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học. Cũ Mới Về phương pháp trình bày − Từ phấn bảng − Từ độc thoại, thầy đọc trò chép sang trình chiếu điện tử. sang đối thoại, diễn giải, trình bày. Về phương tiện trình chiếu − Từ máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) đơn giản sang máy chiếu multimedia. Về bài thí nghiệm − Từ thí nghiệm trên hiện vật trực quan sang thí nghiệm trực quan kết hợp thí nghiệm ảo, sinh động, không độc hại, đỡ tốn kém, cá
  • 21. 20 thể hóa… Về phương tiện truyền tải thông tin − Từ kênh chữ − Từ sách giáo khoa thuần chữ (dạng text) sang multimedia với hình ảnh, video, âm thanh sinh động, trực quan. sang ebook đa phương tiện. Vai trò giáo viên − Từ độc thoại, người cung cấp kiến thức sang vai trò người hướng dẫn, kích hoạt các hoạt động để học sinh chủ động thu nhận kiến thức. Vai trò học sinh − Từ tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang tăng cường tính tự học, chủ động tiếp thu kiến thức, khuyến khích giao lưu quốc tế, nhiều khi trò giỏi hơn thầy… 1.3.4 Vai trò của công nghệ thông tin đối với dạy học [8], [11], [12] − Nếu theo hướng khai thác về mặt kĩ thuật thì công nghệ thông tin là phương tiện dạy học hiệu quả, nghĩa là nó có khả năng của phương tiện dạy học hiện đại (kĩ thuật đồ họa, sự hòa nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ multimedia, công nghệ tri thức, giao tiếp người – máy, phần mền chuyên dụng, soạn thảo tài liệu học tập, quản trị dữ liệu, bảng tính điện tử, trình chiếu Microsoft PowerPoint…): + Hỗ trợ giáo viên biên soạn bài giảng điện tử và trình chiếu bài giảng trong môi trường dạy học đa phương tiện thuận tiện, dễ dàng nhằm đạt hiệu quả tối đa quá trình học đa giác quan; đồng thời giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong giờ học. + Mang lại cho người học nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bài giảng trở nên trực quan hơn, hấp dẫn hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú của người học, giúp người học dễ hiểu và nhớ lâu.
  • 22. 21 + Mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; khắc phục được những khó khăn trong việc giảng giải các khái niệm trừu tượng của lý thuyết về cấu tạo chất và phản ứng Hóa học, thể hiện sống động mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của các chất, giúp người học dễ phát hiện bản chất có quy luật của vấn đề nghiên cứu. + Góp phần chống “dạy chay”, “học chay” trong điều kiện cơ sở vật chất và trang bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu thốn. + Giúp xây dựng kho tài nguyên học tập và lập cơ sở dữ liệu để quản lý tư liệu một cách khoa học, logic, hiệu quả. − Nếu theo hướng khai thác về mặt tiềm năng sư phạm thì công nghệ thông tin có tiềm năng thay thế một số vai trò của người giáo viên: + Kích thích hứng thú học tập thông qua các khả năng kĩ thuật nêu trên. + Góp phần tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. + Hợp lý hóa công viêc của thầy và trò. + Chấm bài, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng. − Ngoài ra, với sự xuất hiện của Internet, website ngày càng trở thành phương tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động cho việc chia sẻ thông tin. Website cung cấp cơ hội phát triển những kiến thưc mới cho người học, đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, cởi mở giữa thầy và trò, kết nối mọi người với nhau nhờ việc chia sẻ, trao đổi kiến thức, trao đổi cách dạy, cách học, trình bày ý tưởng khoa học, tạo ra một khí thế dạy và học mới. 1.4 Tự học [2] 1.4.1 Tự học là gì? Theo Từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [10], “Tự học” là “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo”.
  • 23. 22 Theo tác giả Nguyễn Kỳ, “Tự học nghĩa là người học tích cực chủ động tự mình tìm ra bằng hành động của mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn, học thầy và học mọi người. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trị của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình để nhận biết vấn đề, thu thập xử lý thông tin cũ, xây dụng các giải pháp giải quyết vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…” [14] Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thức, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó [24]. Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập, tự giác, tích cực của người học nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tự học có những đặc điểm nổi bật sau: − Là một hình thức tổ chức dạy học mang tính chất cá nhân. − Người học tự tổ chức quá trình nhận thức của mình, thể hiện tính độc lập, tự giác, tự chủ, kiên trì cao của bản thân. − Người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trực tiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học. − Tự học giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. 1.4.2 Các kỹ năng tự học [2] Tổ chức hoạt động tự học một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả không chỉ là trach nhiệm của sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà đây còn là trách nhiệm to
  • 24. 23 lớn của cá nhân từng người học. Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lực chọn phương pháp, hình thức học tập hợp lý là vô cùng cần thiết. Song, điều cốt lõi nhất là bản thân người học phải có các kỹ năng tự học phù hợp thì mới có thể phát huy hết năng lực sở trường của bản thân và có được kết quả như mong muốn. Do đó, đối với học sinh, cần phải rèn luyện những kỹ năng tự học cơ bản sau: − Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập; chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu; sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự hợp lý, khoa học. − Biết và phát huy những thuận lợi; hạn chế những mặt còn non yếu của bản thân trong quá trình học tập ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm và ở cơ sở thực tế. − Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập…). − Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập để đạt hiệu quả cao. − Biết xây dụng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kỳ, năm học. − Biết và sử dụng có hiệu quả các kỹ năng đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lý thông tin. − Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin. − Biết chọn lọc và ghi chép những điều quan trọng, cần thiết. − Biết lắng nghe và thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho người khác. − Biết giao tiếp với những người có học, với chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. − Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin. − Biết kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học. − Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh, biết tự học cũng có nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ
  • 25. 24 liệu quan trọng từ nhiều nguồn trung tâm lớn, nhất là trên Internet, để hỗ trợ nhiệm vụ học tập của bản thân. 1.4.3 Các hình thức tự học [2] Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau: − Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú một cách độc lập, không có tài liệu và sự hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khát khao, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu. Tới trình độ tự học này, người học không thầy, không sách, mà chỉ tiếp xúc với thực tiễn vẫn có thể tổ chức hiệu quả hoạt động của mình. − Hình thức 2: Tự học có tài liệu nhưng không có giáo viên bên cạnh. Ở hình thức học tập này có thể diễn ra ở 2 mức: + Thứ nhất, học theo tài liệu mà không có sự hướng dẫn của thầy: Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách, qua đó sẽ phát triển về tư duy. Tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. + Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn: Mặc dù thầy ở xa những vẫn có mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá… − Hình thức 3: Tự học có tài liệu, có sự gặp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó về nhà tự học. Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ
  • 26. 25 Giai đoạn I • Nhận biết • Thu nhận • Xử lý • Giải quyết Giai đoạn II • Trình bày • Hỏi • Tranh luận Giai đoạn III • Tổng hợp • Điều chỉnh • Rút kinh nghiệm thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp tới yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy, ở hình thức tự học thứ ba này, quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh. 1.4.4 Chu trình dạy – tự học [8] Theo tác giả Nguyễn Kỳ [13], chu trình học “là chu trình chủ thể tìm hiểu, xử lý, giải quyết vấn đề hay vật cản của một tình huống học tập với sự hợp tác của tác nhân và hỗ trợ của môi trường sư phạm”. Chu trình học diễn biến theo 3 giai đoạn: − Giai đoạn I: Tự nghiên cứu. − Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn. − Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Hình 1.1. Chu trình học 3 giai đoạn 1.4.4.1 Giai đoạn I: Tự nghiên cứu
  • 27. 26 Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ yêu cầu mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân. 1.4.4.2 Giai đoạn II: Tự thể hiện, hợp tác với thầy và bạn Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội cộng đồng của lớp học. 1.4.4.3 Giai đoạn III: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Thảo luận ở cộng đồng lớp học và ý kiến của giáo viên đã cung cấp thông tin phản hồi về sản phẩm học ban đầu của chủ thể, làm cơ sở cho người học so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình, tổng hợp, chốt lại vấn đề, từ đó người học tự sửa sai, điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩn khoa học (tri thức) và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của mình, sẵn sàng bước vào một tình huống học tập mới. 1.4.5 Vai trò của tự học [2], [8], [12] “Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: một thứ từ người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy” – Gibbon. − Quan niệm tự học suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của kỹ thuật công nghệ đầy sôi động với những bước nhảy vượt bậc. Trong thời đại bùng nổ thông tin, chúng ta “học để biết – học để làm – học để cùng sống với nhau – học để làm người” – những động cơ này luôn thôi thúc con người phải không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân đển đạt đến chân – thiện – mỹ. Chính vì vậy, tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thanh đạt của mỗi người. − Tự học là con đường tự khẳng định giá trị của mỗi người. Tự học giúp con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh của cuộc sống khó khăn.
  • 28. 27 − Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn và tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào để truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông, quỹ thời gian 3 năm được đào tạo ở bậc học này chắc chắn không thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức khổng lồ trong chương trình. Do đó, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. − Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc, bền lâu. Có phương pháp học tập tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, các em sẽ “có ý tự thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. − Người học phải biết cách tự học vì học tập là quá trình suốt đời. Đối với học sinh ở trường Trung học phổ thông, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như cao đẳng, đại học…, học sinh sẽ khó thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. − Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Việc tự học rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống, giúp họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học hình thành cho học sinh tính ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Do vậy, mỗi học sinh nên xây dựng cho mình một thói qune, một phương thức để nâng cao chất lượng tự học một cách tốt nhất.
  • 29. 28 −Tự học của học sinh ở trường Trung học phổ thông còn có vai trò quan trọng đối với việc yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Với lối dạy theo hướng “nhồi nhét” ở một số trường phổ thông hiện nay, học sinh khó có thể có thời gian tự học và tự học có hiệu quả. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện phát sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường Trung học phổ thông. 1.4.6 Tự học qua mạng và lợi ích của nó [8],[11] 1.4.6.1 Tự học qua mạng Tự học qua mạng là một hình thức của tự học, trong đó, thay vì dùng lời nói trực tiếp để giao lưu với nhau, người học sẽ sử dụng các phương tiện khác – đó là máy tính có kết nối mạng Internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của mình, tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm… với sự hỗ trợ của máy tính. 1.4.6.2 Lợi ích của tự học qua mạng − Giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi, học hỏi thêm. Dần dần, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. − Giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn thông tin bổ ích trong những “kho kiến thức” khổng lồ được liên kết, tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá của bản thân. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo. − Tự học qua mạng cho phép giải tỏa tâm lý tự ti, rụt rè của học sinh. − Tự học qua mạng có thể làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, người học
  • 30. 29 có thể học bất cứ nội dung gì, bất cứ thời gian nào, bất cứ nơi nào có kết nối mạng Internet. − Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, tự học qua mạng có thể giải quyết một vấn đề trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới, đó là: nhu cầu đào tạo của người học tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. − Trong thời đại “bùng nổ thông tin”, mỗi người, muốn thoát khỏi sự lạc hậu với khoa học kỹ thuật và công nghê, phải có thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai cũng có điều kiện đến lớp. Tự học hoàn toàn rất khó, phải có một sự hướng dẫn được tổ chức chu đáo. Chính vì vậy, tự học qua mạng ra đời, nhằm cung cấp sự hướng dẫn đó cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học ở trường. − Giúp người học dễ dàng chia sẻ, học hỏi và trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng. Đồng thời, với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, sinh động, nội dung kiến thức phong phú, hấp dẫn, dễ sử dụng, các website, forum hay blog đem đến cho người học sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu tri thức, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập. − Tự học qua mạng giúp cho người học tiếp cận với nên tri thức cao trên thế giới, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức được thức hiện nhanh chóng. Bill Gates, ông chủ của tập đoàn Microsoft, đã khẳng định: “Một trong những điều kì diệu nhất trong 20 năm trở lại đây là sự xuất hiện của Internet. Chính Internet đã làm cho thế giới trở nên rất nhỏ, khoảng cách địa lý đã bị san phẳng… Một điều tuyệt vời khác là ngày càng có nhiều trường đại học trên thế giới đưa bài giảng lên Internet. Bạn có thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới để chọn bài giảng, chủ đề… thậm chí là những giáo sư danh tiếng, để học tập mà không phải trả tiền. Đây sẽ là một sự thay đổi gốc rễ hệ thống giáo dục trong thời gian tới”. Tóm lại, xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại thì cần phải có những con người toàn diện. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học. Do
  • 31. 30 đó, người giáo viên cần giúp học sinh tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở ra kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. 1.5 Tổng quan về hệ thống quản lý học tập [15] 1.5.1 Khái niệm về hệ thống quản lý học tập Hệ thống quản lý học tập – Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học sinh và nội dung, giữa học sinh và giáo viên. Người ta cũng có thể gọi là Course Management System (Hệ thống quản lý khóa học). 1.5.2 Tính năng của hệ thống quản lý học tập Yêu cầu về chức năng của một Hệ thống quản lý học tập điển hình có thể được liệt kê như sau: Yêu cầu chung: − Có khả năng nâng cấp lên số lượng người dùng và số lượng bản ghi người dùng không hạn chế. − Được thiết kế để người dùng thông thường (chẳng hạn giáo viên) có thể sử dụng. − Được thiết kế dưới dạng ứng dụng website để có thể truy cập từ mọi máy tính có sử dụng trình duyệt. − Hỗ trợ đa ngôn ngữ: yêu cầu ngôn ngữ cơ bản là tiếng Việt và tiếng Anh, có khả năng nâng cấp để hỗ trợ bất cứ ngôn ngữ nào, không phân biệt mẫu kí tự (Latinh, tượng hình). Yêu cầu kĩ thuật: − Tương thích với các trình duyệt. − Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. − Được thiết kế để người học có thể tham gia học tập qua đường thoại thông thường. − Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử Microsoft Outlook Express và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.
  • 32. 31 − Có khả năng chạy trên nhiều máy chủ (IBM, HP…), có khả năng tận dụng năng lực phần cứng để tăng hiệu suất hoạt động, không yêu cầu cấu hình phần cứng quá mạnh. Yêu cầu điều khiển truy nhập và bảo mật: − Hỗ trợ các giao thức truy nhập và chứng thực của Windows. − Ngăn chặn các đăng kí trái phép. − Bảo vệ được nội dung, kế hoạch và thông tin đào tạo trong trường hợp hệ thống bị phá hủy do vô tình hoặc cố ý. − Hạn chế truy nhập tới các bản ghi đào tạo cá nhân. Chỉ có người học, người giám sát và người quản lý chương trình đào tạo mới có thể truy nhập tới các bản ghi cá nhân đó. − Có khả năng hạn chế truy nhập tới dữ liệu/ nội dung theo người dùng. − Hỗ trợ kiến trúc bảo mật cho ứng dụng web. Yêu cầu giao diện người dùng: − Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh thân thiện với người dùng. − Cho phép thiết kế nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau. − Cung cấp phương tiện để người dùng tự thiết lập giao diện của mình mà không cần đến sự trợ giúp của đội ngũ kĩ thuật. − Chỉ hiển thị các chức năng và tùy chọn tương ứng với vai trò của người dùng khi đăng nhập. − Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến. Yêu cầu chức năng: − Chức năng chung: o Có khả năng tích hợp với thông tin đào tạo hiện có. o Có khả năng cung cấp các khóa học miễn phí cho khách hàng. o Có khả năng tự động kiểm tra xung đột lịch trình sử dụng tài nguyên , gồm phương tiện, thiết bị và con người…
  • 33. 32 o Có khả năng tạo và duy trì các thông tin chi tiết về giáo viên, gồm lý lịch, thông tin liên lạc và địa chỉ thư điện tử… o Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên. o Có khả năng giám sát trình độ chuyên môn và bằng cấp của giáo viên. o Cung cấp diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực tuyến. o Có khả năng tính học phí. − Chức năng đăng ký, giám sát: o Cho phép người quản trị thiết lập nhiều loại khóa học khác nhau (đồng bộ, không đồng bộ…) o Cho phép người quản trị lên thời khóa biểu cho các lớp trực tuyến. o Cho phép quản lý phòng học và kiểm tra xung đột trong việc sử dụng phòng học. o Cho phép học sinh xem danh sách và đăng ký các khóa học trực tuyến, đồng bộ và không đồng bộ. o Hỗ trợ khả năng đăng ký nhóm. o Hệ thống phải có khả năng xác nhận lập tức thông qua e-mail đối với việc đăng ký học. o Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn. o Hệ thống phải có khả năng ngăn chặn các đăng ký lặp (đăng ký 2 lần). o Có khả năng theo dõi sự có mặt của học sinh. o Cho phép người quản trị soạn chính sách đăng ký khóa học để thiết lập và quản lý các quá trình đăng ký học phức tạp. o Có khả năng tự động thông báo trong trường hợp xác nhận, hủy bỏ, nhắc nhở hoặc thay đổi phòng học.
  • 34. 33 o Có khả năng tự động cập nhật trạng thái lớp học khi có thay đổi. o Cho phép giáo viên xem lại hoạt động của học sinh và các số liệu thống kê. o Có khả năng cho phép các nhóm người học đăng ký học một chương trình gồm nhiều khóa học. o Cung cấp chức năng tìm kiếm danh mục khóa học. o Cho phép học sinh xem kết quả học tập. o Cho phép học sinh xem tin tức và thông báo trên trang chủ. o Cho phép học sinh xem lại kế hoạch đào tạo cá nhân. − Chức năng báo cáo: o Có báo cáo đánh giá khóa học. o Có báo cáo hàng tuần về trạng thái của người dùng (học sinh đang học, module hoàn thành, số liệu về đăng nhập. o Có báo cáo về từng học sinh (thời gian đăng nhập, module và bài kiểm tra đã hoàn thành). o Có báo cáo về điểm kiểm tra trung bình, tổng cộng hoặc theo từng module. o Có khả năng tạo các báo cáo đặc biệt khi cần. o Có thể thay đổi các báo cáo đã định nghĩa trước. o Cho phép xuất báo cáo ra dạng bảng tính. o Cho phép tự động báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị. o Cho phép xem báo cáo trực tuyến, in ra hoặc xuất bản. − Chức năng chuẩn hóa E-learning: o Có khả năng tích hợp và giám sát các khóa học theo chuẩn SCORM và AICC. o Hỗ trợ các khóa học từ nhà cung cấp thứ 3. o Hỗ trợ các khóa học được phát triển bằng ToolBook, Authorware, Dreamweaver và các công cụ đóng gói khác.
  • 35. 34 − Chức năng quản lý chương trình giảng dạy: o Hỗ trợ tạo và triển khai các chương trình đào tạo pha trộn, gồm lớp học trực tuyến, đồng bộ, không đồng bộ… o Có khả năng thiết lập các điều kiện tiên quyết. o Cho phép tạo và giám sát các kế hoạch học tập. o Cho phép người quản lý khóa học và lớp học thi hành từ xa. o Cung cấp các bản mẫu lập lịch trình khóa học. − Chức năng kiểm tra: o Hỗ trợ các dạng câu hỏi sau: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống, câu trả lời ngắn… o Các câu hỏi kiểm tra có thể chứa hình ảnh, âm thanh hoặc đoạn phim. o Cho phép chọn câu hỏi ngẫu nhiên. o Có phản hồi và chấm điểm. o Câu hỏi có chứa gợi ý cho học sinh. o Có khả năng giới hạn số lần thực hiện một bài kiểm tra. o Cho phép các câu hỏi có số điểm khác nhau. o Cho phép tạo các bài kiểm tra hỗn hợp, gồm các dạng câu hỏi: nhiều lựa chọn, đúng/sai, điền vào chỗ trống… o Cho phép kiểm tra đánh giá trước, trong và sau khi tham gia khóa học. o Cho phép giới hạn thời gian thực hiện bài kiểm tra. o Có thể hỗ trợ các dạng bài kiểm tra phức tạp như bài luận. o Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Tóm lại, LMS cung cấp công cụ để tạo ra một trang web đào tạo trực tuyến và cung cấp sự điều khiển, quản lý sự truy cập của người học, bao gồm một số chức năng sau: − Đăng ký: học sinh đăng ký thông qua môi trường website. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học sinh thông qua môi trường website.
  • 36. 35 − Lập kế hoạch: lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân. − Phân phối: phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi, các tài nguyên khác. − Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học sinh và tạo các báo cáo. − Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin bằng phòng chat trực tuyến, diễn đàn, e-mail… − Kiểm tra: cung cấp bài kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với các tính năng như trên, LMS cho phép học sinh thảo luận trực tuyến, có cơ hội biểu lộ chính mình, không bị ràng buộc về vấn đề ngôn ngữ; học sinh có thể chủ động về thời gian học tập. 1.6 Hệ thống quản lý học tập Moodle [15], [23] Hiện nay có một số hệ thống quản lý học tập được sử dụng nhiều như Blackboard, WebCT, Sakai, Moodle, LRN… trong đó Sakai, Moodle và LRN là phần mềm mã nguồn mở, còn Blackboard và WebCT là phần mềm thương mại. Trong đề tài nghiên cứu này, em lựa chọn Moodle cho việc xây dựng website. Lý do chúng tôi chọn Moodle là vì đây là phần mềm mã nguồn mở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về chức năng của một LMS điển hình. Hơn nữa, Moodle còn có những đặc tính vượt trội so với một LMS thương mại. Dưới đây là bảng so sánh một số chức năng giữa Moodle và Blackboard. Bảng 1.3. So sánh tính năng của Moodle với Blackboard. Tính năng Blackboard Moodle Upload và chia sẻ tài liệu Có Có Thảo luận trực tuyến (forum) Có Có Sắp xếp thảo luận/sự tham gia Không Có Chat Có Có Tổng quan học sinh Không Có
  • 37. 36 Bài thi/khảo sát trực tuyến Có Có Sổ điểm trực tuyến Có Có Nộp tài liệu của học sinh Có Có Nhật ký học sinh Không Có Như vậy, ngoài những đặc tính giống như các hệ thống quản lý học tập thương mại, Moodle có thêm một số đặc tính khác, đồng thời còn có ưu thế là mã nguồn mở. Do đó, khi sử dụng phần mềm Moodle để thiết kế website sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. 1.6.1 Moodle là gì? [9],[15],[23] Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Được sử dụng tại 199 quốc gia và đã được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ khác nhau, Moodle là mã nguồn mở được đánh giá cao nhất và có một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn nhất. Cộng đồng hỗ trợ của Moodle rất tích cực, họ sẵn sàng giúp đỡ các thành viên mới tham gia và thường xuyên đóng góp ý kiến, cũng như tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. 1.6.2 Các đặc điểm chính của Moodle [15] − Xây dựng trên mã nguồn mở
  • 38. 37 − Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. − Phù hợp với nhiều cấp độ và hình thức đào tạo: Từ phổ thông đến đại học, sau đại học. Các đơn vị đào tạo có thể là trường học cho đến các công ty, tập đoàn. − Cho phép quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu từ hàng trăm đến hàng vạn học sinh. − Tính đơn giản và dễ hiểu cho người sử dụng, dù đó là người quản trị hay học sinh, giáo viên. − Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. − Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. 1.6.3 Hướng dẫn cài đặt Moodle cục bộ trên Windows [15],[23] Moodle là một platform hoạt động theo cơ chế của một hệ thống quản lí học tập (LMS – Learning Management System). Moodle được viết tắt từ Modular, Object-Oriented, Dynamic Learning Environment, nghĩa là “Môi trường học tập theo phân đoạn, hướng đối tượng và năng động”. Khi sử dụng chính thức, platform Moodle thường được cài trên mạng, thông qua một máy chủ có tên miền truy cập được trên World Wide Web. Việc cài đặt và quản trị platform này thường do bộ phận quản trị mạng thực hiện. Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình thường ít khi được làm trực tiếp trên mạng, do có nhiều bất tiện và rủi ro. Để làm việc đó, người giáo viên có thể cài đặt một máy chủ (giả lập) trên chính máy tính cá nhân của mình, cho vận hành cục bộ để làm nháp, làm thử. Sau khi đã hoàn tất việc biên soạn trên máy tính cá nhân, giáo viên có thể làm một bản sao, tiếp theo đưa lên trên mạng hồi phục nguyên dạng rồi đưa vào sử dụng. Các bước cài đặt: Bước 1. Tải phần mềm:
  • 39. 38 − Tập tin cài đặt XAMPP dạng .exe: http://www.xampp.org − Gói cài đặt Moodle dạng nén: http://www.moodle.org Bước 2. Cài đặt máy chủ giả lập: − Nhấn đúp lên tập tin cài đặt XAMPP và cài đặt theo hướng dẫn của phần mềm. Nên để mọi thông số thiết lập theo mặc định. Khi cài đặt xong, toàn bộ hệ thống máy chủ giả lập sẽ được lưu trong ổ cứng máy tính tại thư mục C:xampp. − Kể từ đó, máy chủ sẽ truy cập được thông qua trình duyệt web (Internet Explorer, Mozilla Firefox,...) tại địa chỉ: http://localhost hay http://127.0.0.1. Bước 3. Tạo cơ sở dữ liệu cho platform − Mở máy chủ giả lập bằng biểu tượng XAMPP Control Panel trên màn hình. Bảng điều khiển XAMPP sẽ xuất hiện. − Khởi động hai dịch vụ Apache và MySql bằng cách nhấn các nút Start tương ứng. Hoạt động của hai dịch vụ này được báo hiệu bằng chữ “Running” trên nền màu xanh lá cây. Hình 1.2. Bảng điều khiển XAMPP
  • 40. 39 − Mở trình duyệt web, truy cập máy chủ giả lập qua địa chỉ http://localhost. − Ở cột bên tay trái, chọn công cụ phpMyAdmin để tạo cơ sở dữ liệu. Bảng điều khiển của phpMyAdmin sẽ xuất hiện. Hình 1.3. Truy cập máy chủ giả lập tại địa chỉ http://localhost − Trong tab Database, nhập tên cơ sở dữ liệu mà mình muốn tạo vào ô Create new Database, sau đó nhấn nút Create. − Lưu ý: tên cơ sở dữ liệu là một trong ba thông tin quan trọng để quản lí cơ sở dữ liệu (nơi lưu toàn bộ thông tin của platform Moodle), cần ghi nhớ cẩn thận. Hình 1.4. Tạo cơ sở dữ liệu ‘moodle’ Điền tên database Chọn mục này
  • 41. 40 − Với mỗi cơ sở dữ liệu, cần phải có tên truy cập và mật khẩu. Với một website hoạt động trên máy chủ giả lập, chỉ khi sử dụng đúng tên truy cập và mật khẩu thì mới có thể truy xuất (đọc) từ CSDL hay lưu giữ (ghi) thông tin vào CSDL được. − Cơ sở dữ liệu mới tạo ra có tên truy cập mặc định là 'root' và mật khẩu để trống. Có thể tạo tên truy cập và mật khẩu khác, song điều này thông thường dễ gây nhầm lẫn với người dùng không nắm rõ cơ chế hoạt động của các website, nên dễ nhất là cứ sử dụng thông tin mặc định. Bước 4. Đưa gói cài đặt mã nguồn Moodle vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lý. − Gói cài đặt Moodle thường được cung cấp dưới dạng một tập tin nén (.zip). Sau khi tải về, việc đầu tiên là giải nén (unzip) tập tin này. Thao tác thường gặp trên các máy tính là nhấn chuột phải lên tập tin nén, trong thẻ lệnh nhanh của công cụ giải nén (như Winzip, 7-ZIP, WinRAR,...), chọn lệnh “Extract here”. Tập tin nén sẽ được bung ra thành một thư mục hoàn chỉnh, với tên mặc định là 'moodle'. − Chép cẩn thận thư mục 'moodle' này vào phần ổ cứng do máy chủ giả lập quản lí: C:xampphtdocs. Bước 5. Cài đặt Moodle phiên bản 2.0.10 trên máy chủ giả lập XAMPP − Địa chỉ truy cập của platform trên máy chủ giả lập thường là: http://localhost/moodle. Phần đuôi sau 'localhost/' chính là tên thư mục website cục bộ đã chép trong thư mục htdocs. − Mở trình duyệt Web (Internet Exploer hoặc FireFox hay Chrome…) và gõ địa chỉ http://localhost/moodle để thực hiện các bước cài đặt. a. Chọn ngôn ngữ giao diện − Trong màn hình đầu tiên hiện ra là form cho phép chọn ngôn ngữ hiển thị, chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt (Vietnamese) rồi click Tiếp theo.
  • 42. 41 Hình 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt Moodle b. Xác nhận các thư mục cài − Form này sẽ hiển thị các thư mục hệ thống, có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo. Hình 1.6. Cấu hình địa chỉ Moodle_Apache c. Thiết lập về cơ sở dữ liệu
  • 43. 42 − Form này cho phép đặt tên cơ sở dữ liệu và mật khẩu truy nhập cơ sở dữ liệu, tiền tố cho các tên bảng dữ liệu. − Cần nhập mật khẩu vào ô Database password, các mục khác có thể để như mặc định rồi click Tiếp theo. Hình 1.7. Lựa chọn dạng cơ sở dữ liệu Hình 1.8. Cấu hình cơ sở dữ liệu d. Xác nhận bản quyền − Click Tiếp theo để tiếp tục cài đặt
  • 44. 43 Hình 1.9. Yêu cầu xác nhận bản quyền e. Kiểm tra thông số máy chủ − Form này hiển thị các thông số máy chủ mà website đặt tại đó, click Tiếp theo để tiếp tục cài đặt. Hình 1.10. Kiểm tra thông số máy chủ f. Cài đặt Moodle − Quá trình cài đặt được thực hiện trong vài phút, các thông báo hiện ra như hình dưới. Khi kết thúc quá trình này, hãy click nút Tiếp theo.
  • 45. 44 Hình 1.11. Quá trình cài đặt Moodle g. Thiết lập tài khoản người dùng quản trị − Trong form này cần nhập các thông tin cần thiết cho tài khoản người dùng quản trị. Các mục chữ đỏ có dấu sao (*) là bắt buộc phải nhập. Sau khi nhập xong click nút Cập nhật hồ sơ để lưu lại. − Chú ý: Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, bao gồm ít nhất một chữ số, ít nhất một ký tự chữ HOA và một ký tự không thuộc bảng chữ cái, chữ số. Ví dụ, mật khẩu abcDe$12 là hợp lệ.
  • 46. 45 Hình 1.12. Thiết lập tài khoản quản trị viên h. Thiết lập trang chủ − Nhập các tiêu đề, mô tả cho website rồi click nút Lưu những thay đổi. Hình 1.13. Thiết lập trang chủ
  • 47. 46 i. Hoàn tất − Tới đây quá trình cài đặt đã hoàn tất và trang học tập trực tuyến trên nền Moodle sẽ xuất hiện như trong hình dưới đây. − Phía trên góc phải màn hình có một ComboBox (hộp kết hợp) với các tùy chọn ngôn ngữ phù hợp với người sử dụng. − Tùy thuộc vào chế độ cài đặt của người tạo khóa học mà màn hình chính sẽ thay đổi. Hình 1.14. Giao diện mặc định của website. 1.6.4 Khái quát một khóa học Các khóa học là nơi giáo viên cung cấp các tài liệu học tập cho học sinh của mình. Các khóa học được tạo ra bởi các quản trị viên hoặc người quản lý khóa học. Giáo viên có thể thêm hoặc sắp xếp lại nội dung theo nhu cầu riêng của bản thân. Học sinh có thể tham gia học tập bằng cách click vào tên khóa học để ghi danh. Giáo viên cũng có thể ghi danh cho học sinh để định hướng học tập cho các em. 1.6.5 Những định dạng khóa học Không như một số LMS bắt buộc dùng một định dạng nhất định, Moodle cung cấp một số tùy chọn định dạng cho khóa học, có thể chọn khóa học định dạng theo tuần, theo chủ đề hoặc định dạng theo xã hội.
  • 48. 47 Định dạng theo tuần: Khóa học sẽ được tổ chức theo từng tuần, với ngày bắt đầu và kết thúc cụ thể. Moodle sẽ tạo một khu vực học tập cho từng tuần. Giáo viên có thể thêm nội dung, diễn đàn, bài kiểm tra và nhiều hoạt động khác trong các khu vực này. Định dạng theo chủ đề: Khóa học sẽ được tổ chức thành các chủ đề do giáo viên đặt tên. Tương tự như định dạng theo tuần, giáo viên có thể thêm nội dung học tập trong khu vực của từng chủ đề. Định dạng kiểu diễn đàn cộng đồng: Khóa học sẽ được tổ chức dưới dạng một diễn đàn xã hội và sẽ xuất hiện dưới dạng liệt kê trên trang chính. Định dạng này rất thích hợp cho mục đích tổ chức lớp học dưới nhiều hình thức khác nhau. Định dạng theo tiêu chuẩn SCORM: Sharable Content Object Reference Model (viết tắt là SCORM) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình e-learning dựa vào website. Định dạng này chỉ có một phần duy nhất, cho phép giáo viên có thể chèn một gói SCORM đã được xây dựng trước. Moodle có thể sử dụng gói SCORM dưới dạng một module hoặc một khóa học. 1.6.6 Chỉnh sửa nội dung khóa học Khi đã quyết định định dạng cho khóa học và chỉnh sửa các thiết lập của khóa học, bước tiếp theo là thêm nội dung vào khóa học. Cần bật chế độ chỉnh sửa đề thêm tài nguyên và các hoạt động vào khóa học. Hình 1.15. Giao diện chế độ chỉnh sửa khóa học.
  • 49. 48 Để chỉnh sửa phần tóm tắt cho nội dung của mỗi phần của khóa học, click vào biểu tượng ở phía trên góc trái. Một vùng soạn thảo văn bản sẽ xuất hiện, có thể tóm tắt ngắn gọn khoảng một hoặc hai câu cho mỗi phần để tránh làm trang chính quá dài. Bên cạnh mỗi hoạt động hoặc tài nguyên trong từng phần cũng sẽ xuất hiện một số biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng được trình bày ở bảng 1.3 dưới đây. Bảng 1.3. Hình ảnh và ý nghĩa của các biểu tượng trong chế độ chỉnh sửa. Biểu tượng Ý nghĩa Click đúp vào biểu tượng này, sau đó di chuyển chuột để thay đổi vị trí của từng khu vực/hoạt động trong khóa học (lên hoặc xuống trong những vùng tương ứng của chúng). Dùng để ẩn/hiện các hoạt động hoặc khu vực học tập. Nếu muốn giữ một hoạt động hoặc khu vực trong khóa học nhưng không muốn cho học sinh thấy, có thể sử dụng tùy chọn này. Dùng để di chuyển các hoạt động/tài nguyên sang phải hoặc trái. Xóa khu vực hoặc hoạt động/tài nguyên trong khóa học. Cập nhật nội dung hoạt động hoặc tài nguyên trong khóa học. Chỉ định vai trò của giáo viên và học sinh đối với hoạt động/tài nguyên trong khóa học. Những biểu tượng này được sử dụng xuyên suốt Moodle để tùy biến giao diện theo nhu cầu của giáo viên hoặc quản trị viên. Để đưa nội dung học tập vào khóa học, cần sử dụng menu “Thêm một tài nguyên” và “Thêm một hoạt động”.
  • 50. 49 Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng Moodle để thiết kế website hỗ trợ cho quá trình dạy và học chương Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon, chúng tôi có một số nhận xét như sau: − Ngày nay, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những thách thức mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trở thành vấn đề sống còn đối với nước ta nói riêng và với mọi quốc gia trên thế giới nói chung. − Trong quá trình học của học sinh, tự học chiếm một vai trò khá quan trọng, tuy nhiên việc tự học của học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. − Moodle là một trong những hệ thống quản lý khóa học khá phổ biến hiện nay. Với những chức năng hơn hẳn một số hệ thống quản lý khóa học có tính phí khác, việc ứng dụng Moodle để thiết kế website hỗ trợ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ đem lại những kết quả khả quan.
  • 51. 50 Chương 2 ỨNG DỤNG MOODLE HỖ TRỢ VIỆC GIẢNG DẠY VÀ TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON LỚP 11 CƠ BẢN 2.1 Tìm hiểu về chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản 2.1.1 Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – Lớp 11 cơ bản Hình 2.1. Cấu trúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON Benzen và đồng đẳng Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo Tính chất vật lý Tính chất Hóa học Một số hidrocacbon thơm khác Stiren Naphtalen Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Dầu mỏ Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu Than mỏ Hệ thống hóa về Hidrocacbon Hệ thống hóa về hidrocacbon Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon
  • 52. 51 2.1.2 Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon. Tên bài Chuẩn kiến thức – kỹ năng cần đạt được BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG Kiến thức: Biết được : − Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. − Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. − Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; − Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh. Kĩ năng: − Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. − Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. − Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp MỘT SỐ HIDROCACBON Kiến thức:
  • 53. 52 THƠM KHÁC Biết được : − Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm; tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh). − Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng). Kĩ năng: − Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen. − Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen. − Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. − Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN Kiến thức: Biết được : − Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên. − Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. − Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của
  • 54. 53 than mỏ. Kĩ năng: − Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi. − Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. − Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống. HỆ THỐNG HÓA HIDROCACBON Kiến thức: Biết được: Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng. Kĩ năng: − Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. − Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. − Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. 2.1.3 Các nguyên tắc sư phạm và phương pháp dạy học được sử dụng trong giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon [12] 2.1.3.1 Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon