SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHẢM
BÙI ĐỨC HIỂN
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
HÀ NỘI, 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHẢM
BÙI ĐỨC HIỂN
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội.
Tác giả luận án
Bùi Đức Hiển
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Phạm Hữu
Nghị. Thầy đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận tình suốt quá trình nghiên cứu để tác
giả có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ.......................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án............................................................... 7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..................................... 18
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án.......................................................... 20
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG
KHÍ ................................................................................................................................... 25
2.1. Lý luận về môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ...................... 25
2.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ............................................................................................................................. 35
2.3. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật...................... 41
2.4. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong các công ước quốc tế 54
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................. 67
3.1. Thực trạng pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí và tiêu chuẩn
môi trường không khí ............................................................................................... 67
3.2. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí ... 82
3.3. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí................... 103
3.4. Thực trạng các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí 111
3.5. Thực trạng quy định về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí.................. 116
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM................ 133
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay
.........................................................................................................................................133
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam..... 135
4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở
Việt Nam hiện nay.................................................................................................. 137
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái đất,
cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người và
các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, bên cạnh những
thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường không khí… gây biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon,… đe dọa cuộc sống
của con người cũng như sinh vật trên thế giới [58].
Ở Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa đến nay, nhiều nhà máy,
xí nghiệp được thành lập đi vào sản xuất ở khắp các tỉnh, thành, nhưng sự phát triển
thiếu quy hoạch trong thời gian dài dẫn đến ô nhiễm không khí cũng ngày càng nghiêm
trọng. Trong một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học của Mỹ
thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, Thụy Sĩ thì Việt Nam nằm
trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới [85], điển hình là ở các đô thị
lớn như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp và làng nghề,… làm ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe người dân, tác động tiêu cực đến mùa màng, quần thể động,
thực vật, các công trình xây dựng, thậm chí gâybiến đổi khí hậu... Cụ thể tại Tp. Hồ
Chí Minh, theo thống kê nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao
thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn
10μ tăng 1,07 lần). Tại Hà Nội theo dự đoán nếu không có biện pháp nào, nồng độ phát
thải bụi có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y
tế thế giới [125]. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm kiểm
soát ô nhiễm không khí có hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn thiện các
quy định pháp luật về vấn đề này. Vấn đề đặt ra, quy định và thực thi pháp luật, trong đó
có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí như thế nào để vừa giữ gìn được một môi
trường không khí sạch, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của
người dân đồng thời vẫn có các điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển
kinh tế đất nước là vấn đề hết sức quan trọng.
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí
trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định còn khá chung
chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới
khó khả thi. Ví dụ: về nội hàm kiểm soát ô nhiễm không khí chưa được làm rõ, quy định
về đánh giá tác động môi trường không khí còn thiếu sót dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất,
kinh doanh vẫn có thể lách qua các quy định pháp luật để không phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường; thiếu các quy định về phí bảo vệ môi trường với khí thải, về
2
xác định thiệt hại môi trường không khí,…Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn môi
trường không khí hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới; chưa có quy định cụ
thể về quy chuẩn môi trường không khí trong nhà. Những điểm thiếu sót hạn chế trong
các quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như người dân trong kiểm soát ô nhiễm không khí.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham
gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarusia,… Việc tham gia vào các sân
chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù
hợp với luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số công ước
quốc tế về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Công ước
khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, Nghị định thư Kyoto về ứng
phó với biến đổi khí hậu, Công ước về bảo vệ tầng ozon,... Bởi vậy, nghiên cứu, hoàn
thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí là một đòi hỏi cấp thiết.
Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân nộp thuế
để nuôi Nhà nước. Nhà nước có rất nhiều trách nhiệm trong đó có việc phải kiểm soát
các mặt trái của kinh tế thị trường (phát triển lệch lạc), trong cái lệch lạc đó là việc ngăn
chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí là
rất quan trọng. Nhà nước phải đảm bảo môi trường sống trong lành an toàn, lành mạnh
nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, và để thực hiện được điều này, Nhà
nước phải sử dụng pháp luật.
Ngoài ra, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm không khí. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề “Pháp luật về kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý
và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Từ đó đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, góp
phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
3
- Phân tích nhận thức lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò;
mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, đối tượng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, công cụ kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí, nội dung kiểm soát ô nhiệm môi trường không khí;
tiêu chí của điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm mô trường không khí;
- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí ở
Việt Nam và chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó;
- Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ở Việt Nam hiện nay;
- Kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
ở Việt Nam trong điều kiện mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án chủ yếu là các quy định pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng có
sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết khoa học về kiểm
soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng cũng như một số
các quy định pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí.
- Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn xoanh quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Không gian nghiên cứu của đề tài luận án là Việt Nam và thời gian nghiên cứu ở thời
điểm hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu để có những đánh giá mang tính toàn diện về chủ đề
nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ có sự quan tâm thích đáng đến pháp luật của một số nước
trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng như các cam kết khu vực,
quốc tế liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với ứng phó, thích nghi với biến đổi khí
hậu. Bởi nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do việc xả thải quá nhiều chất ô nhiễm,
như CO2, CFCs,… vào bầu khí quyền trái đất gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và
biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần vào kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, luận án này sẽ không đi quá sâu vào phân tích
thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, mà ứng phó với biến đổi chỉ là một
trong các nội dung quan trọng của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
4
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý
như: Luật Môi trường, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp
luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự,... Những luận
điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng
trên các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp luật
kiểm soát ô nhiễm không khí.
Các phương pháp được sử dụng trong luận án là: phương pháp phân tích – tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… Đồng thời luận án còn
dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi trường và các địa phương cũng như những thông
tin trên mạng Internet,... Cụ thể:
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử
dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xả thải các chất thải của
các cá nhân, tổ chức với ô nhiễm môi trường không khí; mối quan hệ giữa ô nhiễm môi
trường không khí và biến đổi khí hậu và nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí bằng pháp luật;
- Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các
quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết
luận khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm đưa ra được khung
pháp luật hoàn thiện về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng quan các công
trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí, phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được
liên quan đến đề tài để kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài luận án
mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát triển.
- Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên
gia, các nhà quản lý để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nguồn gốc ra đời của kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, so sánh để phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà
nước về môi trường không khí, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia cũng nhằm xác định các tiêu chí điều chỉnh pháp luật, nội dung điều chỉnh
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
- Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những
quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, so sánh đưa
5
ra các số liệu để đánh giá thực trạng, rút ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy
định và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, để đánh giá thực tiễn thực hiện
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả dự kiến sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến quan điểm của các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và người dân về vấn đề này.
- Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp tọa đàm, phỏng vấn chuyên gia,
phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách,
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam đồng thời dự báo xu
hướng phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong tương
lai gần.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đưa ra các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở nội hàm của kiểm soát
và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí. Làm sáng tỏ nguồn gốc của thuật ngữ
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với thuật ngữ bảo vệ môi trường
không khí;
- Xây dựng các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ mục đích kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ kiểm soát, nội dung kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí,…;
- Xác định nguyên tắc, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, như: nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong
lành; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững; nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo
vệ môi trường không khí; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải
chịu trách nhiệm pháp lý, nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt
trường.
- Đưa các tiêu chí điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí, như: tính dự báo, cảnh báo; tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh; tính nhanh
chóng, kịp thời; tính cộng đồng trách nhiệm; tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu
vực và quốc tế.
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí;
- Xây dựng luận cứ và đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hướng tới xây dựng Luật Không
khí sạch ở Việt Nam;
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam là công trình nghiên cứu
quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định trong Luật BVMT
năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Luận án nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ
lý luận, pháp lý đến thực tiễn về quá trình phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí,
phát hiện ô nhiễm không khí, ngăn chặn ô nhiễm không khí và xử lý ô nhiễm không
khí,... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đối
chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới để
mổ xẻ, phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó đưa ra nhu
cầu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp,
lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nói chung, đặc biệt là sự ra đời của Luật Không khí sạch ở Việt Nam; cho việc
nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại học, cao đẳng chuyên ngành
luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá trình
thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường không khí.
7. Cơ cấu của luận án
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí
Chương 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt
Nam hiện nay
Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
Kết luận
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án
Danh mục tài liệu tham khảo
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh tổng quan tình
hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát
ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường.
Môi trường không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường. Do
vậy việc tổng quan các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nói chung, kiểm
soát ô nhiễm môi trường nói riêng, trong đó có pháp luật trong lĩnh vực này sẽ tạo cơ sở
nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Về ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường
nói chung đã có nhiều công trình ở trong nước [8] [28] [94] [96] [118] và nước ngoài
[38] [137] [139] [140] [141] [146] nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều giác độ khác nhau
từ lý luận đến thực tiễn. Theo Từ điển mở Merriam-webster online trên cơ sở liệt kê các
nguyên nhân gây ô nhiễm đã chỉ ra: "Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô
nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và
cách quản lý của con người”[11]. Tổ chức Y tế thế giới dựa trên tác động của ô nhiễm
môi trường đến sức khỏe con người và sinh vật, trong một công trình nghiên cứu của
mình khẳng định, ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào
môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của
sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Tiếp cận dưới giác độ pháp lý dựa
trên tiêu chuẩn môi trường, quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường
của Trường Đại học luật Hà Nội hiểu: "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật” [96]... Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đe dọa sự sinh tồn
cũng như phát triển của con người và sinh vật. Theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn
kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng
không khí thấp nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe[88], ô nhiễm môi trường
không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ung thư phổi,...[
6] [110] [122] [124] [129]... Do vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường có vai trò vô cùng
8
quan trọng. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của học giả, các nhà khoa học các nước mà cả các tổ chức quốc tế, như các tổ chức,
như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình môi trường liên hợp
quốc (UNEP) và nhiều tổ chức quốc tế khác,... cũng đã có những nghiên cứu, hoặc tài
trợ cho nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo Bách khoa
toàn thư mở đã định nghĩa kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ liệt kê kiểm soát
các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường là các chất thải và phát thải đồng thời đề cao
biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, cụ thể: Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc
kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm
soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu
tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô
nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống
ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả [11]. Kiểm soát ô
nhiễm môi trường (Polluton control) được hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các hoạt
động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô
nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý làm giảm thiểu hay
loại trừ được nó. Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng
với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy
định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan
trắc và giám sát môi trường,...[124]. Có thể thấy dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy hoạt
động này được áp dụng chủ yếu trên hai phương diện là mục tiêu giảm thiểu và kiểm
soát các loại chất thải thông thường, chất thải nguy hại...;
Tiếp cận dưới giác độ pháp lý, quan điểm ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi
trường của Trường Đại học luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2007
cho rằng: kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của
các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường;
phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây
nên [96]. Đồng thời có phân biệt giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà
nước về môi trường, trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường có nội hàm rộng hơn, thể
hiện ở nhiều khía cạnh như mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ
và phương tiện kiểm soát. Cụ thể mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là
nhằm phòng ngừa, khống chế không để ô nhiễm môi trường xảy ra. Còn nếu vì các lý do
khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm chính là hoạt động
xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm;
chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà nước (thông qua các cơ
9
quan quản lý nhà nước về môi trường) mà còn bao gồm các doanh nghiệp, các cộng
đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân,... Kiểm soát
ô nhiễm môi trường không chỉ thực hiện bằng biện pháp mệnh lệnh – kiểm soát bằng
các công cụ hành chính mà còn được thực hiện bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp
kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường... trong đó các
yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càng được quan tâm cân nhắc, lựa chọn. Nội dung
của kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ pháp lý gồm: thu thập, quản lý và công
bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô
nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc
phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,... [96].
Trong khi đó Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà
Nội lý giải kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới hai giác độ: Một là, kiểm tra về phương
diện môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh kể từ khi đi vào hoạt động cho tới khi chấm dứt hoạt động và quá trình tự kiểm
tra, tự giám sát của chính cơ sở sản xuất, kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của
mình; hai là, quá trình theo dõi, kiểm tra về phương diện môi trường đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo
đánh giá tác động môi trường đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường. [94].
Không chỉ đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới các giác độ
khác nhau, một số công trình nghiên cứu còn xác định nội dung kiểm soát ô nhiễm môi
trường. Trong Luận án tiến sĩ: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt
động hàng hải ở Việt Nam, của Lưu Ngọc Tố Tâm đã liệt kê kiểm soát ô nhiễm môi
trường, gồm: đánh giá môi trường, quản lý chất thải, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các
hoạt động cụ thể...[90]. Trong Dự án Nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu
chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn
quốc của Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục Môi trường đã xác định, kiểm soát ô nhiễm
bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (nguồn thải khí ô nhiễm,
nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất thải rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức
xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm môi trường các
ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu vực đô
thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các làng nghề... và kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường nước biển ven bờ [91].
10
Các khái niệm ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường được nêu và
phân tích ở trên là những kết quả nghiên cứu quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu. Tác
giả sẽ có sự kế thừa hợp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí.
Một là, về xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Qua khảo cứu một số các công trình nghiên cứu của nước
ngoài cũng trong nước có thể thấy trên thế giới kiểm soát ô nhiễm môi trường là thuật
ngữ vẫn còn rất mới trong nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Thuật ngữ này được bắt
đầu được đề cập từ năm 1960 của thế kỷ XX sau những cảnh báo được đưa ra bởi các
nhà khoa học khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng tiêu
cực của nó đến con người và sinh vật. Ở Việt Nam, qua khảo cứu các công trình nghiên
cứu, tác giả chưa thấy một công trình nào nghiên cứu bài bản về vấn đề này, thậm chí
trong các giáo trình, các luận án về kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng chưa chỉ ra [8]
[28] [67] [77] [94] [96] [100] [110] [118]... Tuy vậy, nghiên cứu chính sách, pháp luật
môi trường Việt Nam cho thấy thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường mới được chính
thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài
luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như
ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường
không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn
xa do bụi [92]. Hiện nay, đã có môt số công trình, đề tài, bài viết trong và ngoài nước
[7] [67] [77] [96] [101] [110] nghiên cứu về vấn đề này dưới giác độ pháp lý đã dựa trên
cơ sở quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí để xác định ô nhiễm môi trường không
khí. Trong Luận văn thạc sĩ: Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam – Thực
trạng và hướng hoàn thiện của ThS. Vũ Thị Duyên Thủy đã định nghĩa: ô nhiễm môi
trường không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một, một số chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có
của nó và sự thay đổi này phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. [110]. Nguyên
nhân của ô nhiễm môi trường không khí là do cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo gây ra. Yếu
tố tự nhiên gồm hoạt động núi lửa, cháy rừng, bão bụi, quá trình phân hủy động thực vật
tự nhiên; nguồn nhân tạo như, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, hoạt
động công nghiệp… [100]. Có thể thấy, hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng
11
tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn
các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp
làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng nhiều các
phương tiện giao thông như ô tô, xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm tiếng ồn và khí
thải đáng lo ngại [135] [136] [137]. Việc thải các chất gây ô nhiễm vào tự nhiên đã làm
ô nhiễm bầu khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con
người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã
gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính
là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFCs
là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện
tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 –
3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế
kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt
độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng
0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái
Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng
thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện
tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ
thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của
khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng [62].
Do vậy, giữ gìn môi trường không khí được trong lành, để bảo vệ được tầng ozon, ứng
phó với biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
có hiệu quả.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một thuật ngữ mới mang tính
chuyên sâu. Nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường bao hàm trong đó là kiểm soát ô nhiễm
đất, nước,… thì kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí mang tính đặc thù hơn. Hiện
nay, có một số công trình nghiên cứu [67] [77] [96] [100] [110] [116] đã đưa ra các ý
kiến về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể trong đề tài: Pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm không khí của tác giả Hà Thị Phương Ngọc đã định nghĩa: kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức,
cá nhân, tiến hành để bảo vệ môi trường không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía
con người và những biến đổi bất thường của tự nhiên[77]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu
cũng chỉ ra kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những hoạt động, như: ban
hành, tổ chức, thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, bao gồm nhóm quy
12
chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh và nhóm quy chuẩn về khí thải;
hoạt động đánh giá tác động môi trường không khí; hoạt động kiểm soát các nguồn thải
vào môi trường không khí; hoạt động ngăn chặn, hạn chế ô nhiễm, sự cố, phục hồi môi
trường không khí; hoạt động xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng
muốn hiệu quả cần phải được pháp luật điều chỉnh.
Như trình bày trên có thể thấy, cho đến nay các công trình nghiên cứu trong nước
mặc dù đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên
các khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,… Hơn nữa,
khi phân tích khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, các đề tài
này lại tiếp cận dưới giác độ liệt kê các quy định, gồm: các quy định pháp luật về quy
chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không
khí, khắc phục ô nhiễm không khí, và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
không khí [100]. Việc liệt kê sẽ giúp xác định được cụ thể từng nội dung nghiên cứu,
mặt khác cũng có thể dẫn tới trường hợp không liệt kê được đầy đủ nội dung của vấn đề
nghiên cứu. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ kế thừa cách
hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, trên cơ sở đó xây dựng một khái niệm mới có thể khắc phục được
một số hạn chế của các khái niệm này.
Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đặc điểm kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Không khí
là một thành phần của môi trường nên có những đặc điểm chung của môi trường, tuy
nhiên môi trường không khí cũng có những đặc thù riêng khác biệt so với môi trường
đất, môi trường nước,… Vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, nhận
diện [67] [77] [96] [100] [110], trong đó trong đề tài: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí, của tác giả Nguyễn Kim Thoa đã nhấn mạnh một số đặc điểm,
như: không khí không thể phân chia được cho nên không có biên giới, nó có phạm vi rất
rộng lớn và điều này dẫn tới việc xác định quyền sở hữu và sử dụng không khí là không
thể. Không khí thuộc quyền sở hữu của tất cả các quốc gia, tổ chức và cá nhân. Do vậy
rất khó kiểm soát được ô nhiễm không khí nên cần phải kiểm soát được khí thải trước
khi nó được thải ra ngoài môi trường; giá trị môi trường không khí không biểu hiện
ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế, hơn nữa ảnh hưởng của không khí thường tác
động đến sức khỏe con người mang tính lâu dài nên mọi người chưa quan tâm bảo vệ; ô
nhiễm môi trường không khí là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, do vậy ứng phó với
biến đổi khí hậu cần gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; kiểm soát ô
nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,…[100].
13
Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo phát triển bền
vững đất nước, việc tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này đóng vai trò quan trọng. Theo
hướng nghiên cứu này hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào các
nội dung pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí, như [15]
[42] [61] [67] [77] [90] [100] [110] [113] [116]… trong đó đề tài: Pháp luật về bảo vệ
môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Lê Thị Phương Thảo đã tập trung phân
tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; pháp luật về đánh
giá tác động môi trường không khí; pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý các hành vi làm ô nhiễm
môi trường không khí,...[116];
Một là, về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí. Quy chuẩn kỹ thuật môi
trường nói chung, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí nói riêng là xương sống của
chu trình kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như môi trường không khí. Nếu không có
quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì sẽ không thể xác định đánh giá được hiện trạng môi
trường, mức độ ô nhiễm môi trường,... Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 gọi
thuật ngữ này là tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,
giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Tuy nhiên,
theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố
bắt buộc áp dụng được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Điều 1). Sự
thay đổi này là nhằm phù hợp với các quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật năm 2006. Đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước có đề cập đến quy chuẩn
kỹ thuật môi trường không khí [42] [67] [77] [100] [113] [116]. Trong đề tài Pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Kim Thoa
đã phân tích: "Quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói chung và quy chuẩn kỹ thuật môi
trường không khí nói riêng được hiểu là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường”[100]. Đối với môi trường không khí chuẩn mực này được hiểu là mức độ hoặc
phạm vi giới hạn các chất ô nhiễm nhất định trong thành phần môi trường không khí đó.
Các giới hạn ấy được cơ quan nhà nước sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường
không khí, kiểm soát ô nhiễm không khí, dự báo những thay đổi trong thành phần không
khí. Từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí. Về vấn
14
đề này trong đề tài: Khía cạnh pháp lý của tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
Việt Nam, của tác giả Trần Thị Thúy cũng phân tích đặc điểm và vai trò của quy chuẩn
kỹ thuật môi trường không khí; các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý, kinh tế - xã hội của quy
chuẩn môi trường không khí; thực trạng pháp luật môi trường về quy chuẩn kỹ thuật
môi trường không khí: gồm quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh
và quy chuẩn về khí thải; trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quy chuẩn kỷ
thuật môi trường không khí. Qua đó, đánh giá pháp luật hiện hành của Việt Nam đang
thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy
chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến
giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu các quy định về nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thực tiễn
cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đa
phần là do các cá nhân, tổ chức gây ra trong các hoạt động của mình gây ra do vậy họ là
chủ thể đầu tiên có vai trò quan trọng trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đối với
môi trường không khí, do có phạm vi rộng, phát tán nhanh, không xác định được chủ sở
hữu nên để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí vai trò phòng ngừa của các cá
nhân, tổ chức càng trở nên quan trọng hơn. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu
chuyên biệt về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, ở nước ta trong một số công trình nghiên cứu
[67] [77] [96] [100] [110] [113] [116] [128] cũng đã đề cập vấn đề này, trong đó phân tích
các quy định pháp luật môi trường hiện hành về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá
nhân khi tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, như: cá nhân
phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi có các dự án đầu tư có
nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm
soát nguồn thải động, nguồn thải tĩnh; trách nhiệm ngăn chặn, phục hồi hiện trạng môi
trường không khí,... Tuy nhiên, do không nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này nên đa
phần các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu rạch ròi các quy định về nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công,
hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề
tài luận án, tác giả sẽ tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên, như: về chủ thể có nghĩa phải
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; trách nhiệm, nghĩa vụ, công cụ, phương tiện
của các chủ thể này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường
không khí (ĐTM). Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dự báo những tác
động xấu đối với môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
15
trường khi triển khai dự án đó [96]. Đánh giá tác động môi trường áp dụng với các dự án
đầu tư cụ thể có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ năm 1970 trong
Luật về chính sách môi trường quốc gia. Sau đó ĐTM được lan rộng sang các hệ thống
pháp khác như Anh, Cộng hòa liên bang Đức và phần lớn Bắc Âu. Do tầm quan trọng
của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nên các định chế tài chính quốc tế
như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á đã tích cực thúc đẩy việc tiến
hành ĐTM. Đánh giá tác động môi trường ĐTM đã được chính thức ghi nhận trong Luật
Bảo vệ môi trường năm 1993 của Việt Nam. Trong luận văn thạc sĩ: Pháp luật Việt Nam
về đánh giá tác động môi trường, thực trạng và hướng hoàn thiện, của tác giả Võ Trung
Tín, Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2005, đã phân tích thực trạng pháp luật Việt
Nam về đánh giá tác động môi trường, trong đó có đánh giá tác động môi trường không
khí. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác [67] [77] [96] [100] [110] tuy
không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không
khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động
môi trường chỉ ra những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch
vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,... Đây cũng là
cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án liên quan
đến vấn đề này.
Bốn là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tổ chức và trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và là nghĩa vụ
của mọi tổ chức, cá nhân. Nhân dân thành lập ra nhà nước để quản lý xã hội, nộp thuế
để Nhà nước thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có trách nhiệm
kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Do vậy, Nhà
nước phải có trách nhiệm hàng đầu trong kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí. Hiện nay, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về trách
nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên đã có một
số công trình nghiên cứu chung về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về môi
trường, như: Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, của
Ban khoa giáo trung ương và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường năm 2001 [4],
Thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện, nay của
tác giả Chu Hoa [48], Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, của Phạm Ngọc
Đăng[29]... Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu nhỏ về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí trong đó có đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí [67] [77] [96] [100] [110]
16
[116]. Trong đó chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội đồng thẩm định,
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ
thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông tin tình hình môi trường không
khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh
việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần đảm bảo quyền con người được sống
trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường
không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà
nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là
chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế. Rất nhiều các vụ việc ô nhiễm môi trường được phanh phui thời
gian gần đây, như vụ Ve dan, ô nhiễm môi trường Thạch Sơn,... đã cho thấy sự bất lực
của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Năm là, tổng quan các công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí của các tổ chức, cá nhân chủ sở hữu nguồn
thải. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí xét cho cùng là kiểm tra, giám sát các
hành vi của các tổ chức, cá nhân có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí. Do vậy
khi cá nhân, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ phòng ngừa ô nhiễm môi trường
không khí của mình mà có hành vi gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường không khí thì họ
cần phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Các công trình, bài viết nghiên cứu
về vấn đề này, như: Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
làm ô nhiễm môi trường gây ra, của tác giả Bùi Kim Hiếu; Những điểm mới về tội phạm
môi trường trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009, của PGS.TS. Phạm Văn Lợi; Ngăn
ngừa, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – Nhìn từ cơ chế,
chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính, lao động, đất đai, môi trường, của
PGS.TS.Phạm Hữu Nghị,... [23] [33] [42] [60] [69] [77] [100] [110] [116] đã chỉ ra các
trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân
sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.
Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô
nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô
nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công
trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm
môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.
Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.
17
Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí
tầm thấp xung quanh chúng ta mà còn ảnh hưởng đến môi trường không khí tầm xa mà
xét cho đến cùng thì hậu quả của nó đều tác động nguy hiểm đến sự tồn tại và phát triển
của con người. Khoa học đã chứng mình nếu thải quá nhiều chất thải như clo, flo,
cacbon, CO2 thì tầng ozon sẽ bị hiện tượng hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây nên
biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là
phải hạn chế thải các chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam
được Ngân hàng phát triển châu Á hỗ trợ: Climate Change in Asia: Viet Nam country
report, Asian Development Bank, 1994 đã cho thấy khí hậu ở châu Á đã có sự thay đổi
theo chiều hướng ngày càng xấu đi cả môi trường đất, nước và đặc biệt là không khí;
hay trong bài viết "Carbon-related border tax adjustment: mitigating climate change or
restricting international trade?" của Christine Kaufmann, Rolf H. Weber có phân tích
việc các quốc gia đánh thuế đối với các hàng hóa chứa nhiều hàm lượng cacbon có phải
sẽ giúp ứng phó được với khí hậu hay chỉ là biện pháp để cản trở tự do thương mại;
trong khi đó bài viết "Air quality: legal and policy issues”, của tác giả Scott Lyness.
Env. Law 2010, 56, 6-20. [Environmental Law], Publication Date: 2010 lại bàn về chính
sách và pháp luật để xây dựng một môi trường không khí chất lượng nhằm đảm quyền
được sống trong môi trường trong lành; trong bài viết “International treaties and US
laws as tools to regulate the greenhouse gas emissions from ships and ports”, của
Richard Hildreth, Alison Torbitt. I.J.M.C.L. 2010, 25(3), 347-376, International Journal
of Marine & Coastal Law, Publication Date: 2010 lại khẳng định ở Hoa Kỳ để kiểm soát
được khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngoài các công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon,
ứng phó với biến đổi khí hậu, Hoa Kỳ cũng đã ban hành nhiều đạo luật trong nước về
vấn đề này. Đây là hai công cụ pháp lý quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm của nước
này, bài viết “The institutional and contractual instruments of Kyoto's Clean
Development Mechanism”, của tác giả Jean-Charles Bancal, Julia Kalfon, International
Business Law Journal 2009 thi lại nói đến việc tạo cơ chế pháp lý và dân sự để giúp phát
triển sạch tại Tokyo và để hướng tới môi trường không khí sạch nhiều nước đã xây dựng
hẳn một đạo luật về không khí sạch “History of the Clean Air Act”, nguồn
http://epa.gov/air/caa/caa_history.html,… Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên
cứu về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và cơ chế phát triển sạch ứng
phó với biến đổi khí hậu, như: bài viết "Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa",
Nguyễn Phúc Thủy Hiền, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm 2001; luận văn thạc sĩ:
Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện
các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát
thải khí nhà kính, của Thạc sĩ Phạm Văn Hảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm
18
2012; đề tài khoa học cấp Trường: Xu hướng biến đổi khí hậu và những vấn đề pháp lí
đặt ra đối với Việt Nam, của do TS. Phạm Văn Võ làm chủ nhiệm, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh năm 2013,… đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí với ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó khẳng định ô nhiễm
môi trường không khí là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu và ứng phó với
biến đổi khí hậu phải dựa trên cơ sở kiểm soát hiệu quả các chất gây hiệu ứng nhà kính.
Để thực hiện được điều này chính là phải hoàn thiện cơ chế pháp lý về hạn ngạch khí
thải trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí
hậu và phát triển sạch. Ví dụ như TôKyo, hay các nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát
triển của đạo luật không khí sạch trên thế giới...
Bên cạnh đó, để phục vụ cho luận án, nghiên cứu sinh còn tổng quan các công
trình nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau về các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, như: "Air pollution control engineering" của tác giả McGrew- HUI,
Inc, Philippe Sands, 1995 phân tích về kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí; bài viết The "financial mechanism" and "flexible mechanisms" of the United
Nations Framework Convention on Climate Change, của tác giả Jean-Charles Bancal,
International Business Law Review 2009 thì phân tích về cơ chế tài chính và sử dụng
linh hoạt các công cụ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong Công ước về
chống biến đổi khí hậu,.. Ở Việt Nam để kiểm soát bảo vệ môi trường không khí, có
nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này, có thể liệt kê: [7] [8] [12] [17] [20]
[33] [41] [50] [60] [72] [90] [69] [100] [116] [140] [141] [142]… Các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới
giác độ kinh tế, kỹ thuật,… trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh
hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường
quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,…
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên năm phương diện lớn, như: tổng
quan các công trình, các bài viết nghiên cứu chung về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô
nhiễm môi trường; về ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí; về nguồn gốc của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi
trường không khí; về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí tầm xa và việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Qua việc khảo cứu các tài liệu nghiên cứu về
vấn đề này có thể thấy, các nghiên cứu đã làm được những vấn đề sau:
19
Thứ nhất, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã đưa ra
được khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường không khí. Ở giác độ nhất
định cũng đã nêu được khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ hai, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã phần nào
phân tích được các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí;
đánh giá tác động môi trường nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường
không khí; nghĩa vụ phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi
trường không khí của các tổ chức cá nhân; phân tích làm rõ các quy định pháp luật về tổ
chức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí; về thông tin tình hình môi trường, quan trắc hiện trạng môi
trường cũng như xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về tác động
của ô nhiễm môi trường không khí với tầng ozon và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong
đó đặt ra vấn đề để kiểm soát được hiện tượng hiệu ứng nhà kính cần phải có sự hợp tác
của các quốc gia trong hạn chế khí thải gây biến đổi khí hậu.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa
những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục
nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn.
1.2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục
nghiên cứu
Qua các công trình nghiên cứu đã công bố và được tác giả tổng quan cho thấy việc
nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam vẫn còn
những hạn chế, thiếu sót, bất cập sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ về kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là chưa tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ này;
Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách bài bản về nguồn gốc
của sự ra đời của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
Thứ ba, các công trình tuy có đưa ra đặc điểm của môi trường không khí và kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên chưa công trình nào có sự phân biệt rạch
ròi giữa thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường với thuật ngữ bảo vệ môi trường; đặc
điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với
biến đổi khí hậuntoàn cầu…
Thứ tư, các công trình nghiên cứu mặc dù có liệt kê nội dung của pháp luật kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào
20
định ra các tiêu chí để đánh giá cũng như yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí hiện hành;
Thứ năm, về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Có thể thấy đa
phần các công trình tập trung nghiên cứu nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí chủ yếu bằng công cụ pháp lý và hành chính mà chưa tập trung vào nghiên
cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên các công cụ kinh tế, các yếu tố xã
hội và các yếu tố thị trường.
Thứ sáu, một số nghiên cứu liên quan đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, ví dụ về tiêu chuẩn môi trường không khí, đánh giá tác động môi
trường không khí… đã lạc hậu không còn phù hợp với pháp luật và thực tiễn pháp lý.
Thứ bảy, các công trình nghiên cứu đa phần chưa lý giải rõ cơ sở, mối quan hệ giữa
các chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự trong xử lý các hành vi làm ô
nhiễm môi trường không khí dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng. Việc đặt ra trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường, trong đó có
môi trường không khí vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất do có
sự mâu thuẫn về cơ sở lý thuyết của vấn đề.
Thứ tám, chưa có nhiều nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới trong
lĩnh vực này một cách bài bản, từ đó so sánh với thực tiễn Việt Nam giúp chúng ta có
nhìn nhận vấn đề khách quan toàn diện và khoa học để hoàn thiện khung pháp lý kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí, hướng tới xây dựng Luật không khí sạch hoặc Luật
Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
Thứ chín, qua các công trình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở Việt Nam được tác giả tổng quan cho thấy chưa có công trình nghiên cứu
nào đưa ra được giải pháp mang tính hệ thống, toàn diện và bài bản về vấn đề này.
Trên cơ sở những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ đề xuất các kiến nghị,
giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở Việt Nam.
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp luật thực
định để làm rõ mục đích của luận án đó là:
Thứ nhất, môi trường là gì, môi trường không khí là gì, ô nhiễm môi trường là gì, ô
nhiễm môi trường không khí là gì? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra tác hại gì? và
tại sao phải kiếm soát ô nhiễm môi trường không khí? Kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí bằng công cụ gì?
21
Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí là gì? Nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ?
Chủ thể nào có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Đối
tượng, công cụ, phương tiện, mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?
Thứ ba, các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với
kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước;
Thứ tư, xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ra đời từ
khi nào? Cơ sở của sự ra đời đó là do đâu? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
khác gì với bảo vệ môi trường không khí?
Thứ năm, lý thuyết điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí gồm những gì?
Thứ sáu, tiêu chí nào để đánh giá điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí?
Thứ bảy, pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới quy định thế nào vê kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí?
Thứ tám, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở Việt Nam như thế nào?
Thứ chín, thực tiễn áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí Việt Nam ra sao?
Thứ mười, yêu cầu, quan điểm nào đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí? Giải pháp nào cho việc hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí?
1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài
Luận án nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa
trên các lý thuyết sau:
- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên coi trọng phòng
ngừa là chính;
- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí để bảo đảm phát triển
bền vững quốc gia;
- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm ứng phó với biến
đổi khí hậu;
- Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm bảo vệ quyền được
sống trong môi trường trong lành;
22
1. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
- Quan niệm về môi trường, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không
khí, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường không khí và các công cụ kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí chưa toàn diện, chưa rõ ràng;
- Cơ sơ lý luận của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt
Nam chưa đầy đủ, toàn diện;
- Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn bất cập,
thiếu sót, tản mạn, chưa có tính hệ thống.
- Thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí còn gặp nhiều vướng mắc.
- Chưa có phương hướng rõ ràng, xuyên suốt, lâu dài về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí. Các giải pháp còn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp mang tính đặc
thù để khắc phục những hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và bảo
đảm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả.
Kết luận Chƣơng 1
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi
trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường,
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Qua đó chỉ ra cách hiểu khác nhau về ô
nhiễm môi trường không khí, dưới giác độ liệt kê, dưới giác độ y học và dưới giác độ
pháp lý.Dưới giác độ pháp lý, các nghiên cứu chỉ ra: ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đều khẳng định
những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường đến con người và sinh vật. Hai là, các
công trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của
kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi
trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; ban hành và áp
dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi
trường bị ô nhiễm,...
Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Đã khảo cứu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về
xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí từ năm 1960 đến nay. Từ đó chỉ ra thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường
mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do
vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát
triển cũng như ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi
23
trường. Bên cạnh đó, Chương này cũng tổng quan các công trình nghiên cứu về khái
niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các giác độ khác nhau từ
giác độ pháp lý, cho đến giác độ liệt kê,... Qua đó cho thấy mặc dù các công trình nghiên
cứu đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chỉ ra đặc
điểm của ô nhiễm môi trường không khí như: không khí không thể phân chia, khó xác
định quyền sở hữu; giá trị môi trường không khí không biểu hiện ngay trước mắt, đặc
biệt là lợi ích kinh tế; kiểm soát ô nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên
tiến,… Mặc dù vậy, các nghiên cứu khi đưa ra các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,…
Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua đó, một
là, chỉ ra pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường
không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề
này; hai là, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu các quy định về nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công,
hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này; ba là, đã có một số công trình nghiên
cứu về đánh giá tác động môi trường, tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp
luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng
các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra những bất cập trong quy
định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân
cư nơi thực hiện dự án đầu tư,...; bốn là, về trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí,các công trình nghiên cứu đã chỉ ra trách nhiệm của nhà
nước trong thành lập hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện
trạng, thông tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà
nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần
đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các
hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng
đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm là, về trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Các các công trình nghiên cứu đã chỉ ra
các trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự,
dân sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.
24
Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô
nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô
nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công
trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm
môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.
Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí tầm xa. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước này
đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật,…
trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh hoạt trong ứng phó với
biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm
quyền được sống trong môi trường trong lành,…
Thứ năm, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà luận án
kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu
đáo cần tiếp tục nghiên cứu;
Thứ sáu, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa trên lý
thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm quyền
được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững và nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành;
Thứ bảy, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu hỏi nghiên cứu.
25
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng
không khí
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí
2.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí
Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về môi
trường. Dưới giác độ triết học, môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối
quan hệ với con người hay sinh vật ấy [130,tr618]. Dưới giác độ phát triển bền vững,
tác giả cho rằng môi trường được hiểu bảo gồm cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Còn theo quan điểm được ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi trường
2005 thì, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật. Luật Bảo vệ môi trường 2014 hiện hành định nghĩa về môi trường một cách xúc
tích hơn, coi môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [83]. Tuy nhiên, theo
định nghĩa này cũng chưa thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi
trường (chúng ta chỉ thấy sự tác động một chiều từ môi trường đến con người mà không
thấy con người cũng có thể tác động trở lại môi trường. Do vậy, trong luận án này tác
giả hiểu môi trường là hệ thống các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động
qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Các yếu tố tự nhiên, gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Còn các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra, như: đường xá, cầu cống, sân
bay, bến cảng, nhà ga,… Các yếu tố này tác động đến sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật và ngược lại con người cũng tác động trở lại nó theo chiều hướng
tốt lên hoặc xấu đi.
Còn không khí là yếu tố tự nhiên, một thành phần của môi trường, cấu thành môi
trường sống. Quan niệm chung trên thế giới, không khí hay khí quyển được hiểu đơn
giản là khối khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái đất. Không khí là
một phần của khí quyển, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với con người cũng như dễ bị con
người tác động đến [59]. Dưới góc độ hóa lý, theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo
trình trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 thì, không khí là một hỗn hợp của các chất
26
khí, không khí không màu, không mùi và không vị, trong không khí có 0,95% oxy, 78,9%
nito, 0,93% acgong, 0,32% dioxit cacbon. Ngoài ra không khí còn có một số khí hiếm
khác như: metan, hêli, neon, krypton và hơi nước [97,165]. Tuy nhiên, cũng theo cách
hiểu này, tài liệu khác lại cho rằng thể tích oxy trong môi trường không khí không phải
là 0,95% mà chiếm 20,9%. Cụ thể: môi trường không khí là lớp chất khí bao quanh
hành tinh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm có nitơ (78,1%
theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao
động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Qua đó có thể thấy cách hiểu
về môi trường không khí chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau. Tác giả cho rằng, môi
trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp
dẫn của trái đất, như nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ
agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí
khác có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Trong
mối quan hệ giữa con người với môi trường không khí có sự tác động qua lại lẫn nhau,
không chỉ có không khí tác động đến con người mà con người cũng tác động trở lại đến
môi trường không khí, theo đó con người có thể giữ/làm cho môi trường không khí
trong lành hơn, nhưng cũng có thể làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm hơn. Môi
trường không khí phải có những đặc điểm sau:
2.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí
Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống, do
đó ngoài các đặc điểm chung của môi trường, so với môi trường đất, nước, môi trường
không khí có nhiều điểm khác biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan trọng của
không khí đối với mọi mặt của đời sống xã hội:
Thứ nhất, với tính cách là một thành phần của môi trường sống, môi trường không
khí được cấu thành bởi các yếu tố khác so với môi trường đất, môi trường nước. Theo đó
môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao trùm toàn cầu và có sự gắn kết chặt chẽ
với nhau, như: nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon
(0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác để
cung cấp dưỡng khí thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật;
Thứ hai, môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh. Như đã
phân tích ở trên môi trường không khí bao gồm các phần tử khí bao quanh trái đất, các
phần tử khí này luôn chịu tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như nhân tạo của
con người, như: gió làm khuếch tán môi trường không khí, mưa làm các phần tử khí có
xu hướng bị co kéo, biến đổi; bão, ánh sáng, âm thanh cũng làm cho các phần tử không
khí bị tác động, biến đổi không ngừng…;
27
Thứ ba, môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới. Còn môi
trường đất hay môi trường nước đều có thể phân chia được ranh giới. Đất đai không chỉ
là cơ sở vật chất cấu thành nên một quốc gia mà còn có vai trò quan trọng với đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Con người xây nhà ở và các công trình
trên đất, trồng trọt, chăn nuôi trên đất,… Trên trái đất diện tích đất tự nhiên rộng lớn và
được chia thành 6 châu lục: châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Nam Cực, đất
đai tại các châu lục này lại được phân chia thành trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có
vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định. Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đó lại chia thành
các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Ví dụ: Việt Nam được chia nhỏ thành các đơn vị tỉnh,
các tỉnh chia nhỏ thành các huyện các huyện chia nhỏ thành nhiều xã và các đơn vị này
có vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định trên thực địa. Còn môi trường nước là cơ sở quan
trọng của sự sống hay nói cách khác, nước là sự sống, không có nước thì không có sự
sống, điều đó lý giải tại sao các nhà khoa học đi tìm sự sống trên hành tinh khác, cái đầu
tiên họ tìm là hành tinh đó có nước hay không. Trên trái đất có nguồn nước rất lớn với ¾
bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, trong đó có trên 97% là nước biển còn hơn 2% là
nước ngọt. Sự đa dạng phong phú về nguồn nước là cơ sở tạo nên sự đa dạng về các loài
sinh vật trên trái đất. Môi trường nước mặc dù bao phủ phần lớn trái đất như nước trên
các đại dương, nhưng rõ ràng có thể phân chia được ranh giới, bởi các yếu tố tự nhiên,
cũng như yếu tố nhân tạo và kỹ thuật. Ví dụ: nước giữa các hồ, biển hồ nằm trong đất
liền thì sẽ tạo ra giới hạn với vùng nước đó với nguồn nước khác bởi đất bao quanh;
thậm chí biển cả, các dòng sông quốc tế thì người ta vẫn có thể phân biệt được ranh giới
nguồn nước trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Do vậy chúng ta có thể dễ
dàng xác định và phân biệt được đó là sông hồ, vùng biển của quốc gia nào, tỉnh nào,
huyện nào, xã nào theo và gắn với trách nhiệm của các đơn vị hành chính, các quốc gia
đó trong bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, môi trường không khí thì không hẳn như
vậy nó bao gồm các phân tử khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái
đất, môi trường không khí nó mang tính bao trùm nên không bị giới hạn bởi các yếu tố
tự nhiên cũng như con người. Các yếu tố tự nhiên giới hạn môi trường không khí trong
bầu khí quyển xung quanh trái đất, con người chỉ có thể giới hạn được môi trường
không khí ở quy mô rất nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm. Theo luật quốc tế về biên giới
lãnh thổ thì vẫn có thể phân biệt được biên giới trên không giữa các quốc gia nó được
tạo ra bởi biên giới xung quanh và biên giới trên cao. Biên giới xung quanh được xác
định dựa trên đường biên giới trên bộ và trên biển (nếu có) kéo thẳng lên hướng vào tâm
trái đất, còn đường biên giới trên cao là đường thẳng nằm song song với bề mặt trái đất
nhằm phân định giữa biên giới trên không của các quốc gia với khoảng không vụ trụ của
nhân loại. Tuy nhiên, đó chỉ là ranh giới về mặt địa lý, kỹ thuật, còn về góc độ lý hóa thì
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tếLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
 
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 

Similar to Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY

Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...nataliej4
 
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY (20)

BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.docChuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
Chuyên đề Pháp luật về đánh giá tác động môi trường – lý luận và thực tiễn.doc
 
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt NamLuận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc GiangLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam: Luậ...
 
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...
Xử Phạt Vi Phạm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Môi Trường Từ Thực Tiễn Các...
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHẢM BÙI ĐỨC HIỂN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI, 2016
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHẢM BÙI ĐỨC HIỂN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI, 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội. Tác giả luận án Bùi Đức Hiển
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Phạm Hữu Nghị. Thầy đã luôn hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận tình suốt quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình.
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ.......................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án............................................................... 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án..................................... 18 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án.......................................................... 20 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ ................................................................................................................................... 25 2.1. Lý luận về môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ...................... 25 2.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ............................................................................................................................. 35 2.3. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật...................... 41 2.4. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong các công ước quốc tế 54 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................. 67 3.1. Thực trạng pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí và tiêu chuẩn môi trường không khí ............................................................................................... 67 3.2. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trường không khí ... 82 3.3. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí................... 103 3.4. Thực trạng các quy định về ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường không khí 111 3.5. Thực trạng quy định về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí.................. 116 CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM................ 133 4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay .........................................................................................................................................133 4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam..... 135 4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................. 137 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái đất, cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, bên cạnh những thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí… gây biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon,… đe dọa cuộc sống của con người cũng như sinh vật trên thế giới [58]. Ở Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa đến nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp được thành lập đi vào sản xuất ở khắp các tỉnh, thành, nhưng sự phát triển thiếu quy hoạch trong thời gian dài dẫn đến ô nhiễm không khí cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, Thụy Sĩ thì Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới [85], điển hình là ở các đô thị lớn như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp và làng nghề,… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, tác động tiêu cực đến mùa màng, quần thể động, thực vật, các công trình xây dựng, thậm chí gâybiến đổi khí hậu... Cụ thể tại Tp. Hồ Chí Minh, theo thống kê nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10μ tăng 1,07 lần). Tại Hà Nội theo dự đoán nếu không có biện pháp nào, nồng độ phát thải bụi có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [125]. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí có hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Vấn đề đặt ra, quy định và thực thi pháp luật, trong đó có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí như thế nào để vừa giữ gìn được một môi trường không khí sạch, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân đồng thời vẫn có các điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước là vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể thấy Luật quy định còn khá chung chung, nhiều thiếu sót, chưa mang tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới khó khả thi. Ví dụ: về nội hàm kiểm soát ô nhiễm không khí chưa được làm rõ, quy định về đánh giá tác động môi trường không khí còn thiếu sót dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn có thể lách qua các quy định pháp luật để không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; thiếu các quy định về phí bảo vệ môi trường với khí thải, về
  • 7. 2 xác định thiệt hại môi trường không khí,…Bên cạnh đó, quy định về quy chuẩn môi trường không khí hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới; chưa có quy định cụ thể về quy chuẩn môi trường không khí trong nhà. Những điểm thiếu sót hạn chế trong các quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như người dân trong kiểm soát ô nhiễm không khí. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarusia,… Việc tham gia vào các sân chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù hợp với luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Công ước khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, Nghị định thư Kyoto về ứng phó với biến đổi khí hậu, Công ước về bảo vệ tầng ozon,... Bởi vậy, nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí là một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân nộp thuế để nuôi Nhà nước. Nhà nước có rất nhiều trách nhiệm trong đó có việc phải kiểm soát các mặt trái của kinh tế thị trường (phát triển lệch lạc), trong cái lệch lạc đó là việc ngăn chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí là rất quan trọng. Nhà nước phải đảm bảo môi trường sống trong lành an toàn, lành mạnh nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, và để thực hiện được điều này, Nhà nước phải sử dụng pháp luật. Ngoài ra, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu sinh của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
  • 8. 3 - Phân tích nhận thức lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò; mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đối tượng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nội dung kiểm soát ô nhiệm môi trường không khí; tiêu chí của điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm mô trường không khí; - Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam và chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó; - Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay; - Kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam trong điều kiện mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án chủ yếu là các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan khác. Bên cạnh đó, tác giả cũng có sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng cũng như một số các quy định pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. - Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn xoanh quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Không gian nghiên cứu của đề tài luận án là Việt Nam và thời gian nghiên cứu ở thời điểm hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu để có những đánh giá mang tính toàn diện về chủ đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ có sự quan tâm thích đáng đến pháp luật của một số nước trên thế giới về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cũng như các cam kết khu vực, quốc tế liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Bởi nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do việc xả thải quá nhiều chất ô nhiễm, như CO2, CFCs,… vào bầu khí quyền trái đất gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần vào kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, luận án này sẽ không đi quá sâu vào phân tích thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, mà ứng phó với biến đổi chỉ là một trong các nội dung quan trọng của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
  • 9. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Luật Môi trường, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Xã hội học pháp luật, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự,... Những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên các Tạp chí chuyên ngành liên quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí, pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí. Các phương pháp được sử dụng trong luận án là: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… Đồng thời luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi trường và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet,... Cụ thể: - Phương pháp luận chủ nghĩa Mác –Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xả thải các chất thải của các cá nhân, tổ chức với ô nhiễm môi trường không khí; mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi khí hậu và nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng pháp luật; - Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm đưa ra được khung pháp luật hoàn thiện về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. - Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phương pháp so sánh, tổng hợp nhằm xác định rõ những kết quả đã nghiên cứu được liên quan đến đề tài để kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình, bài viết trước đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát triển. - Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia, các nhà quản lý để đánh giá các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nguồn gốc ra đời của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, so sánh để phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà nước về môi trường không khí, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn chuyên gia cũng nhằm xác định các tiêu chí điều chỉnh pháp luật, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; - Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, so sánh đưa
  • 10. 5 ra các số liệu để đánh giá thực trạng, rút ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong quy định và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, để đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả dự kiến sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và người dân về vấn đề này. - Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp tọa đàm, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam đồng thời dự báo xu hướng phát triển của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong tương lai gần. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đưa ra các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở nội hàm của kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí. Làm sáng tỏ nguồn gốc của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với thuật ngữ bảo vệ môi trường không khí; - Xây dựng các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ kiểm soát, nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,…; - Xác định nguyên tắc, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững; nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường không khí; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm pháp lý, nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt trường. - Đưa các tiêu chí điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tính dự báo, cảnh báo; tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh; tính nhanh chóng, kịp thời; tính cộng đồng trách nhiệm; tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế. - Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; - Xây dựng luận cứ và đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hướng tới xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam;
  • 11. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam là công trình nghiên cứu quy mô, mới, từ góc độ khoa học pháp lý, trên cơ sở các quy định trong Luật BVMT năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan. Luận án nghiên cứu làm rõ các vấn đề từ lý luận, pháp lý đến thực tiễn về quá trình phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, phát hiện ô nhiễm không khí, ngăn chặn ô nhiễm không khí và xử lý ô nhiễm không khí,... Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đối chiếu pháp luật hiện hành với pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới để mổ xẻ, phân tích chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, bất cập. Từ đó đưa ra nhu cầu, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập pháp, lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, đặc biệt là sự ra đời của Luật Không khí sạch ở Việt Nam; cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại học, cao đẳng chuyên ngành luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thực tiễn trong quá trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường không khí. 7. Cơ cấu của luận án Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Chương 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Kết luận Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu sinh tổng quan tình hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau: Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Môi trường không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường. Do vậy việc tổng quan các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nói chung, kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng, trong đó có pháp luật trong lĩnh vực này sẽ tạo cơ sở nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Về ô nhiễm môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung đã có nhiều công trình ở trong nước [8] [28] [94] [96] [118] và nước ngoài [38] [137] [139] [140] [141] [146] nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều giác độ khác nhau từ lý luận đến thực tiễn. Theo Từ điển mở Merriam-webster online trên cơ sở liệt kê các nguyên nhân gây ô nhiễm đã chỉ ra: "Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người”[11]. Tổ chức Y tế thế giới dựa trên tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người và sinh vật, trong một công trình nghiên cứu của mình khẳng định, ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Tiếp cận dưới giác độ pháp lý dựa trên tiêu chuẩn môi trường, quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học luật Hà Nội hiểu: "Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [96]... Có thể thấy, ô nhiễm môi trường đe dọa sự sinh tồn cũng như phát triển của con người và sinh vật. Theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe[88], ô nhiễm môi trường không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ung thư phổi,...[ 6] [110] [122] [124] [129]... Do vậy, kiểm soát ô nhiễm môi trường có vai trò vô cùng
  • 13. 8 quan trọng. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ thu hút sự quan tâm nghiên cứu của học giả, các nhà khoa học các nước mà cả các tổ chức quốc tế, như các tổ chức, như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) và nhiều tổ chức quốc tế khác,... cũng đã có những nghiên cứu, hoặc tài trợ cho nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo Bách khoa toàn thư mở đã định nghĩa kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ liệt kê kiểm soát các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường là các chất thải và phát thải đồng thời đề cao biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, cụ thể: Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả [11]. Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Polluton control) được hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ được nó. Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường,...[124]. Có thể thấy dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy hoạt động này được áp dụng chủ yếu trên hai phương diện là mục tiêu giảm thiểu và kiểm soát các loại chất thải thông thường, chất thải nguy hại...; Tiếp cận dưới giác độ pháp lý, quan điểm ghi nhận trong Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội năm 2007 cho rằng: kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên [96]. Đồng thời có phân biệt giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường với quản lý nhà nước về môi trường, trong đó kiểm soát ô nhiễm môi trường có nội hàm rộng hơn, thể hiện ở nhiều khía cạnh như mục đích kiểm soát, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ và phương tiện kiểm soát. Cụ thể mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là nhằm phòng ngừa, khống chế không để ô nhiễm môi trường xảy ra. Còn nếu vì các lý do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm; chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà nước (thông qua các cơ
  • 14. 9 quan quản lý nhà nước về môi trường) mà còn bao gồm các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân,... Kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ thực hiện bằng biện pháp mệnh lệnh – kiểm soát bằng các công cụ hành chính mà còn được thực hiện bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội và yếu tố thị trường... trong đó các yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càng được quan tâm cân nhắc, lựa chọn. Nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới giác độ pháp lý gồm: thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,... [96]. Trong khi đó Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới hai giác độ: Một là, kiểm tra về phương diện môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh kể từ khi đi vào hoạt động cho tới khi chấm dứt hoạt động và quá trình tự kiểm tra, tự giám sát của chính cơ sở sản xuất, kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của mình; hai là, quá trình theo dõi, kiểm tra về phương diện môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. [94]. Không chỉ đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường dưới các giác độ khác nhau, một số công trình nghiên cứu còn xác định nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường. Trong Luận án tiến sĩ: Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam, của Lưu Ngọc Tố Tâm đã liệt kê kiểm soát ô nhiễm môi trường, gồm: đánh giá môi trường, quản lý chất thải, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các hoạt động cụ thể...[90]. Trong Dự án Nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xây dựng các bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm và đề xuất dự án xây dựng bản đồ ô nhiễm trên phạm vi toàn quốc của Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục Môi trường đã xác định, kiểm soát ô nhiễm bao gồm: kiểm soát các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (nguồn thải khí ô nhiễm, nguồn thải nước ô nhiễm, nguồn thải chất thải rắn, nguồn thải tiếng ồn, nguồn thải bức xạ), kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, kiểm soát ô nhiễm môi trường các ngành sản xuất công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường xung quanh ở các khu vực đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các làng nghề... và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường nước biển ven bờ [91].
  • 15. 10 Các khái niệm ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường được nêu và phân tích ở trên là những kết quả nghiên cứu quan trọng của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả sẽ có sự kế thừa hợp lý trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Một là, về xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua khảo cứu một số các công trình nghiên cứu của nước ngoài cũng trong nước có thể thấy trên thế giới kiểm soát ô nhiễm môi trường là thuật ngữ vẫn còn rất mới trong nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia. Thuật ngữ này được bắt đầu được đề cập từ năm 1960 của thế kỷ XX sau những cảnh báo được đưa ra bởi các nhà khoa học khi nghiên cứu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến con người và sinh vật. Ở Việt Nam, qua khảo cứu các công trình nghiên cứu, tác giả chưa thấy một công trình nào nghiên cứu bài bản về vấn đề này, thậm chí trong các giáo trình, các luận án về kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng chưa chỉ ra [8] [28] [67] [77] [94] [96] [100] [110] [118]... Tuy vậy, nghiên cứu chính sách, pháp luật môi trường Việt Nam cho thấy thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường. Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi [92]. Hiện nay, đã có môt số công trình, đề tài, bài viết trong và ngoài nước [7] [67] [77] [96] [101] [110] nghiên cứu về vấn đề này dưới giác độ pháp lý đã dựa trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí để xác định ô nhiễm môi trường không khí. Trong Luận văn thạc sĩ: Pháp luật bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện của ThS. Vũ Thị Duyên Thủy đã định nghĩa: ô nhiễm môi trường không khí là tình trạng không khí có xuất hiện một, một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý, hóa vốn có của nó và sự thay đổi này phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. [110]. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường không khí là do cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo gây ra. Yếu tố tự nhiên gồm hoạt động núi lửa, cháy rừng, bão bụi, quá trình phân hủy động thực vật tự nhiên; nguồn nhân tạo như, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, hoạt động công nghiệp… [100]. Có thể thấy, hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng
  • 16. 11 tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng nhiều các phương tiện giao thông như ô tô, xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm tiếng ồn và khí thải đáng lo ngại [135] [136] [137]. Việc thải các chất gây ô nhiễm vào tự nhiên đã làm ô nhiễm bầu khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFCs là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng [62]. Do vậy, giữ gìn môi trường không khí được trong lành, để bảo vệ được tầng ozon, ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề đặt ra là phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí có hiệu quả. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là một thuật ngữ mới mang tính chuyên sâu. Nếu kiểm soát ô nhiễm môi trường bao hàm trong đó là kiểm soát ô nhiễm đất, nước,… thì kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí mang tính đặc thù hơn. Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu [67] [77] [96] [100] [110] [116] đã đưa ra các ý kiến về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể trong đề tài: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí của tác giả Hà Thị Phương Ngọc đã định nghĩa: kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như tổ chức, cá nhân, tiến hành để bảo vệ môi trường không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của tự nhiên[77]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những hoạt động, như: ban hành, tổ chức, thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, bao gồm nhóm quy
  • 17. 12 chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh và nhóm quy chuẩn về khí thải; hoạt động đánh giá tác động môi trường không khí; hoạt động kiểm soát các nguồn thải vào môi trường không khí; hoạt động ngăn chặn, hạn chế ô nhiễm, sự cố, phục hồi môi trường không khí; hoạt động xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng muốn hiệu quả cần phải được pháp luật điều chỉnh. Như trình bày trên có thể thấy, cho đến nay các công trình nghiên cứu trong nước mặc dù đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên các khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,… Hơn nữa, khi phân tích khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, các đề tài này lại tiếp cận dưới giác độ liệt kê các quy định, gồm: các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, khắc phục ô nhiễm không khí, và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí [100]. Việc liệt kê sẽ giúp xác định được cụ thể từng nội dung nghiên cứu, mặt khác cũng có thể dẫn tới trường hợp không liệt kê được đầy đủ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ kế thừa cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trên cơ sở đó xây dựng một khái niệm mới có thể khắc phục được một số hạn chế của các khái niệm này. Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đặc điểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Không khí là một thành phần của môi trường nên có những đặc điểm chung của môi trường, tuy nhiên môi trường không khí cũng có những đặc thù riêng khác biệt so với môi trường đất, môi trường nước,… Vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu phân tích, nhận diện [67] [77] [96] [100] [110], trong đó trong đề tài: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, của tác giả Nguyễn Kim Thoa đã nhấn mạnh một số đặc điểm, như: không khí không thể phân chia được cho nên không có biên giới, nó có phạm vi rất rộng lớn và điều này dẫn tới việc xác định quyền sở hữu và sử dụng không khí là không thể. Không khí thuộc quyền sở hữu của tất cả các quốc gia, tổ chức và cá nhân. Do vậy rất khó kiểm soát được ô nhiễm không khí nên cần phải kiểm soát được khí thải trước khi nó được thải ra ngoài môi trường; giá trị môi trường không khí không biểu hiện ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế, hơn nữa ảnh hưởng của không khí thường tác động đến sức khỏe con người mang tính lâu dài nên mọi người chưa quan tâm bảo vệ; ô nhiễm môi trường không khí là tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, do vậy ứng phó với biến đổi khí hậu cần gắn với kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; kiểm soát ô nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,…[100].
  • 18. 13 Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Để bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo phát triển bền vững đất nước, việc tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này đóng vai trò quan trọng. Theo hướng nghiên cứu này hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí, như [15] [42] [61] [67] [77] [90] [100] [110] [113] [116]… trong đó đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Lê Thị Phương Thảo đã tập trung phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; pháp luật về đánh giá tác động môi trường không khí; pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,...[116]; Một là, về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói chung, quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí nói riêng là xương sống của chu trình kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như môi trường không khí. Nếu không có quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì sẽ không thể xác định đánh giá được hiện trạng môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường,... Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 gọi thuật ngữ này là tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Tuy nhiên, theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Điều 1). Sự thay đổi này là nhằm phù hợp với các quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước có đề cập đến quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí [42] [67] [77] [100] [113] [116]. Trong đề tài Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Kim Thoa đã phân tích: "Quy chuẩn kỹ thuật môi trường nói chung và quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí nói riêng được hiểu là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”[100]. Đối với môi trường không khí chuẩn mực này được hiểu là mức độ hoặc phạm vi giới hạn các chất ô nhiễm nhất định trong thành phần môi trường không khí đó. Các giới hạn ấy được cơ quan nhà nước sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường không khí, kiểm soát ô nhiễm không khí, dự báo những thay đổi trong thành phần không khí. Từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện chất lượng môi trường không khí. Về vấn
  • 19. 14 đề này trong đề tài: Khía cạnh pháp lý của tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Việt Nam, của tác giả Trần Thị Thúy cũng phân tích đặc điểm và vai trò của quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý, kinh tế - xã hội của quy chuẩn môi trường không khí; thực trạng pháp luật môi trường về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí: gồm quy chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn về khí thải; trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm quy chuẩn kỷ thuật môi trường không khí. Qua đó, đánh giá pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Hai là, tổng quan các công trình nghiên cứu các quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thực tiễn cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đa phần là do các cá nhân, tổ chức gây ra trong các hoạt động của mình gây ra do vậy họ là chủ thể đầu tiên có vai trò quan trọng trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đối với môi trường không khí, do có phạm vi rộng, phát tán nhanh, không xác định được chủ sở hữu nên để kiểm soát được ô nhiễm môi trường không khí vai trò phòng ngừa của các cá nhân, tổ chức càng trở nên quan trọng hơn. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, ở nước ta trong một số công trình nghiên cứu [67] [77] [96] [100] [110] [113] [116] [128] cũng đã đề cập vấn đề này, trong đó phân tích các quy định pháp luật môi trường hiện hành về trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, như: cá nhân phải có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi có các dự án đầu tư có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kiểm soát nguồn thải động, nguồn thải tĩnh; trách nhiệm ngăn chặn, phục hồi hiện trạng môi trường không khí,... Tuy nhiên, do không nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này nên đa phần các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu rạch ròi các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công, hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ tiếp thu các kết quả nghiên cứu trên, như: về chủ thể có nghĩa phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; trách nhiệm, nghĩa vụ, công cụ, phương tiện của các chủ thể này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Ba là, tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường không khí (ĐTM). Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích dự báo những tác động xấu đối với môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
  • 20. 15 trường khi triển khai dự án đó [96]. Đánh giá tác động môi trường áp dụng với các dự án đầu tư cụ thể có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí. Đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ năm 1970 trong Luật về chính sách môi trường quốc gia. Sau đó ĐTM được lan rộng sang các hệ thống pháp khác như Anh, Cộng hòa liên bang Đức và phần lớn Bắc Âu. Do tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nên các định chế tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á đã tích cực thúc đẩy việc tiến hành ĐTM. Đánh giá tác động môi trường ĐTM đã được chính thức ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 của Việt Nam. Trong luận văn thạc sĩ: Pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường, thực trạng và hướng hoàn thiện, của tác giả Võ Trung Tín, Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2005, đã phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường, trong đó có đánh giá tác động môi trường không khí. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác [67] [77] [96] [100] [110] tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,... Đây cũng là cơ sở quan trọng cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án liên quan đến vấn đề này. Bốn là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tổ chức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Nhân dân thành lập ra nhà nước để quản lý xã hội, nộp thuế để Nhà nước thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, môi trường không khí nói riêng. Do vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm hàng đầu trong kiểm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Hiện nay, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu chung về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, như: Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, của Ban khoa giáo trung ương và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường năm 2001 [4], Thực tiễn áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam hiện, nay của tác giả Chu Hoa [48], Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, của Phạm Ngọc Đăng[29]... Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu nhỏ về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong đó có đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí [67] [77] [96] [100] [110]
  • 21. 16 [116]. Trong đó chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Rất nhiều các vụ việc ô nhiễm môi trường được phanh phui thời gian gần đây, như vụ Ve dan, ô nhiễm môi trường Thạch Sơn,... đã cho thấy sự bất lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Năm là, tổng quan các công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí của các tổ chức, cá nhân chủ sở hữu nguồn thải. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí xét cho cùng là kiểm tra, giám sát các hành vi của các tổ chức, cá nhân có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường không khí. Do vậy khi cá nhân, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí của mình mà có hành vi gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường không khí thì họ cần phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Các công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này, như: Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra, của tác giả Bùi Kim Hiếu; Những điểm mới về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009, của PGS.TS. Phạm Văn Lợi; Ngăn ngừa, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng – Nhìn từ cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính, lao động, đất đai, môi trường, của PGS.TS.Phạm Hữu Nghị,... [23] [33] [42] [60] [69] [77] [100] [110] [116] đã chỉ ra các trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân. Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi. Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.
  • 22. 17 Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến môi trường không khí tầm thấp xung quanh chúng ta mà còn ảnh hưởng đến môi trường không khí tầm xa mà xét cho đến cùng thì hậu quả của nó đều tác động nguy hiểm đến sự tồn tại và phát triển của con người. Khoa học đã chứng mình nếu thải quá nhiều chất thải như clo, flo, cacbon, CO2 thì tầng ozon sẽ bị hiện tượng hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong những giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là phải hạn chế thải các chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam được Ngân hàng phát triển châu Á hỗ trợ: Climate Change in Asia: Viet Nam country report, Asian Development Bank, 1994 đã cho thấy khí hậu ở châu Á đã có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi cả môi trường đất, nước và đặc biệt là không khí; hay trong bài viết "Carbon-related border tax adjustment: mitigating climate change or restricting international trade?" của Christine Kaufmann, Rolf H. Weber có phân tích việc các quốc gia đánh thuế đối với các hàng hóa chứa nhiều hàm lượng cacbon có phải sẽ giúp ứng phó được với khí hậu hay chỉ là biện pháp để cản trở tự do thương mại; trong khi đó bài viết "Air quality: legal and policy issues”, của tác giả Scott Lyness. Env. Law 2010, 56, 6-20. [Environmental Law], Publication Date: 2010 lại bàn về chính sách và pháp luật để xây dựng một môi trường không khí chất lượng nhằm đảm quyền được sống trong môi trường trong lành; trong bài viết “International treaties and US laws as tools to regulate the greenhouse gas emissions from ships and ports”, của Richard Hildreth, Alison Torbitt. I.J.M.C.L. 2010, 25(3), 347-376, International Journal of Marine & Coastal Law, Publication Date: 2010 lại khẳng định ở Hoa Kỳ để kiểm soát được khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngoài các công ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon, ứng phó với biến đổi khí hậu, Hoa Kỳ cũng đã ban hành nhiều đạo luật trong nước về vấn đề này. Đây là hai công cụ pháp lý quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm của nước này, bài viết “The institutional and contractual instruments of Kyoto's Clean Development Mechanism”, của tác giả Jean-Charles Bancal, Julia Kalfon, International Business Law Journal 2009 thi lại nói đến việc tạo cơ chế pháp lý và dân sự để giúp phát triển sạch tại Tokyo và để hướng tới môi trường không khí sạch nhiều nước đã xây dựng hẳn một đạo luật về không khí sạch “History of the Clean Air Act”, nguồn http://epa.gov/air/caa/caa_history.html,… Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và cơ chế phát triển sạch ứng phó với biến đổi khí hậu, như: bài viết "Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa", Nguyễn Phúc Thủy Hiền, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm 2001; luận văn thạc sĩ: Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, hướng tới hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế phát triển sạch và xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính, của Thạc sĩ Phạm Văn Hảo, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm
  • 23. 18 2012; đề tài khoa học cấp Trường: Xu hướng biến đổi khí hậu và những vấn đề pháp lí đặt ra đối với Việt Nam, của do TS. Phạm Văn Võ làm chủ nhiệm, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2013,… đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó khẳng định ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu phải dựa trên cơ sở kiểm soát hiệu quả các chất gây hiệu ứng nhà kính. Để thực hiện được điều này chính là phải hoàn thiện cơ chế pháp lý về hạn ngạch khí thải trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển sạch. Ví dụ như TôKyo, hay các nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của đạo luật không khí sạch trên thế giới... Bên cạnh đó, để phục vụ cho luận án, nghiên cứu sinh còn tổng quan các công trình nghiên cứu dưới các giác độ khác nhau về các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: "Air pollution control engineering" của tác giả McGrew- HUI, Inc, Philippe Sands, 1995 phân tích về kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; bài viết The "financial mechanism" and "flexible mechanisms" of the United Nations Framework Convention on Climate Change, của tác giả Jean-Charles Bancal, International Business Law Review 2009 thì phân tích về cơ chế tài chính và sử dụng linh hoạt các công cụ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong Công ước về chống biến đổi khí hậu,.. Ở Việt Nam để kiểm soát bảo vệ môi trường không khí, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề này, có thể liệt kê: [7] [8] [12] [17] [20] [33] [41] [50] [60] [72] [90] [69] [100] [116] [140] [141] [142]… Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật,… trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,… 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên năm phương diện lớn, như: tổng quan các công trình, các bài viết nghiên cứu chung về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường; về ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; về nguồn gốc của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, môi trường không khí; về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa và việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. Qua việc khảo cứu các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này có thể thấy, các nghiên cứu đã làm được những vấn đề sau:
  • 24. 19 Thứ nhất, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã đưa ra được khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường không khí. Ở giác độ nhất định cũng đã nêu được khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thứ hai, các công trình, bài viết, khóa luận, luận văn, luận án, giáo trình đã phần nào phân tích được các quy định pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; đánh giá tác động môi trường nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường không khí; nghĩa vụ phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường không khí của các tổ chức cá nhân; phân tích làm rõ các quy định pháp luật về tổ chức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; về thông tin tình hình môi trường, quan trắc hiện trạng môi trường cũng như xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường. Thứ ba, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về tác động của ô nhiễm môi trường không khí với tầng ozon và ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đặt ra vấn đề để kiểm soát được hiện tượng hiệu ứng nhà kính cần phải có sự hợp tác của các quốc gia trong hạn chế khí thải gây biến đổi khí hậu. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình của về lý luận cũng như thực tiễn. 1.2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu Qua các công trình nghiên cứu đã công bố và được tác giả tổng quan cho thấy việc nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, bất cập sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra một quan niệm đầy đủ về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là chưa tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ này; Thứ hai, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách bài bản về nguồn gốc của sự ra đời của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; Thứ ba, các công trình tuy có đưa ra đặc điểm của môi trường không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên chưa công trình nào có sự phân biệt rạch ròi giữa thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường với thuật ngữ bảo vệ môi trường; đặc điểm của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trong mối quan hệ với biến đổi khí hậuntoàn cầu… Thứ tư, các công trình nghiên cứu mặc dù có liệt kê nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào
  • 25. 20 định ra các tiêu chí để đánh giá cũng như yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện hành; Thứ năm, về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Có thể thấy đa phần các công trình tập trung nghiên cứu nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu bằng công cụ pháp lý và hành chính mà chưa tập trung vào nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên các công cụ kinh tế, các yếu tố xã hội và các yếu tố thị trường. Thứ sáu, một số nghiên cứu liên quan đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, ví dụ về tiêu chuẩn môi trường không khí, đánh giá tác động môi trường không khí… đã lạc hậu không còn phù hợp với pháp luật và thực tiễn pháp lý. Thứ bảy, các công trình nghiên cứu đa phần chưa lý giải rõ cơ sở, mối quan hệ giữa các chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự trong xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng. Việc đặt ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất do có sự mâu thuẫn về cơ sở lý thuyết của vấn đề. Thứ tám, chưa có nhiều nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực này một cách bài bản, từ đó so sánh với thực tiễn Việt Nam giúp chúng ta có nhìn nhận vấn đề khách quan toàn diện và khoa học để hoàn thiện khung pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, hướng tới xây dựng Luật không khí sạch hoặc Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Thứ chín, qua các công trình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam được tác giả tổng quan cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra được giải pháp mang tính hệ thống, toàn diện và bài bản về vấn đề này. Trên cơ sở những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam. 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Luận án được triển khai với các câu hỏi về khía cạnh lý luận, khía cạnh pháp luật thực định để làm rõ mục đích của luận án đó là: Thứ nhất, môi trường là gì, môi trường không khí là gì, ô nhiễm môi trường là gì, ô nhiễm môi trường không khí là gì? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra tác hại gì? và tại sao phải kiếm soát ô nhiễm môi trường không khí? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí bằng công cụ gì?
  • 26. 21 Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là gì? Nội hàm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ? Chủ thể nào có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Đối tượng, công cụ, phương tiện, mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Thứ ba, các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân biệt với kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước; Thứ tư, xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ra đời từ khi nào? Cơ sở của sự ra đời đó là do đâu? Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khác gì với bảo vệ môi trường không khí? Thứ năm, lý thuyết điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí gồm những gì? Thứ sáu, tiêu chí nào để đánh giá điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Thứ bảy, pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới quy định thế nào vê kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Thứ tám, thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam như thế nào? Thứ chín, thực tiễn áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Việt Nam ra sao? Thứ mười, yêu cầu, quan điểm nào đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? Giải pháp nào cho việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí? 1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài Luận án nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên các lý thuyết sau: - Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dựa trên coi trọng phòng ngừa là chính; - Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí để bảo đảm phát triển bền vững quốc gia; - Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; - Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành;
  • 27. 22 1. 3.3. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài - Quan niệm về môi trường, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường không khí, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường không khí và các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa toàn diện, chưa rõ ràng; - Cơ sơ lý luận của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam chưa đầy đủ, toàn diện; - Các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn bất cập, thiếu sót, tản mạn, chưa có tính hệ thống. - Thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí còn gặp nhiều vướng mắc. - Chưa có phương hướng rõ ràng, xuyên suốt, lâu dài về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Các giải pháp còn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp mang tính đặc thù để khắc phục những hạn chế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và bảo đảm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được hiệu quả. Kết luận Chƣơng 1 Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Qua đó chỉ ra cách hiểu khác nhau về ô nhiễm môi trường không khí, dưới giác độ liệt kê, dưới giác độ y học và dưới giác độ pháp lý.Dưới giác độ pháp lý, các nghiên cứu chỉ ra: ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đều khẳng định những ảnh hưởng xấu của ô nhiễm môi trường đến con người và sinh vật. Hai là, các công trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu thập, quản lý và công bố các thông tin về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,... Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đã khảo cứu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ năm 1960 đến nay. Từ đó chỉ ra thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như ghi nhận trong pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi
  • 28. 23 trường. Bên cạnh đó, Chương này cũng tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các giác độ khác nhau từ giác độ pháp lý, cho đến giác độ liệt kê,... Qua đó cho thấy mặc dù các công trình nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chỉ ra đặc điểm của ô nhiễm môi trường không khí như: không khí không thể phân chia, khó xác định quyền sở hữu; giá trị môi trường không khí không biểu hiện ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế; kiểm soát ô nhiễm không khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,… Mặc dù vậy, các nghiên cứu khi đưa ra các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,… Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Qua đó, một là, chỉ ra pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này; hai là, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công, hạn chế của các quy định pháp luật về vấn đề này; ba là, đã có một số công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường, tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,...; bốn là, về trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,các công trình nghiên cứu đã chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ góp phần đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năm là, về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí. Các các công trình nghiên cứu đã chỉ ra các trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân sự và trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp nhân.
  • 29. 24 Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị pháp nhân khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công trình phản bác lại việc đề nghị hình sự hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường do mâu thuẫn với lý luận của luật hình sự về yếu tố lỗi. Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác độ kinh tế, kỹ thuật,… trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và cơ chế linh hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành,… Thứ năm, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu; Thứ sáu, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa trên lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững và nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành; Thứ bảy, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các lý thuyết nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu hỏi nghiên cứu.
  • 30. 25 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng không khí và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí 2.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam có nhiều cách hiểu khác nhau về môi trường. Dưới giác độ triết học, môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy [130,tr618]. Dưới giác độ phát triển bền vững, tác giả cho rằng môi trường được hiểu bảo gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Còn theo quan điểm được ghi nhận trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Luật Bảo vệ môi trường 2014 hiện hành định nghĩa về môi trường một cách xúc tích hơn, coi môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [83]. Tuy nhiên, theo định nghĩa này cũng chưa thể hiện được mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi trường (chúng ta chỉ thấy sự tác động một chiều từ môi trường đến con người mà không thấy con người cũng có thể tác động trở lại môi trường. Do vậy, trong luận án này tác giả hiểu môi trường là hệ thống các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Các yếu tố tự nhiên, gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Còn các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra, như: đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, nhà ga,… Các yếu tố này tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật và ngược lại con người cũng tác động trở lại nó theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi. Còn không khí là yếu tố tự nhiên, một thành phần của môi trường, cấu thành môi trường sống. Quan niệm chung trên thế giới, không khí hay khí quyển được hiểu đơn giản là khối khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái đất. Không khí là một phần của khí quyển, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với con người cũng như dễ bị con người tác động đến [59]. Dưới góc độ hóa lý, theo quan điểm được ghi nhận trong Giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 thì, không khí là một hỗn hợp của các chất
  • 31. 26 khí, không khí không màu, không mùi và không vị, trong không khí có 0,95% oxy, 78,9% nito, 0,93% acgong, 0,32% dioxit cacbon. Ngoài ra không khí còn có một số khí hiếm khác như: metan, hêli, neon, krypton và hơi nước [97,165]. Tuy nhiên, cũng theo cách hiểu này, tài liệu khác lại cho rằng thể tích oxy trong môi trường không khí không phải là 0,95% mà chiếm 20,9%. Cụ thể: môi trường không khí là lớp chất khí bao quanh hành tinh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Qua đó có thể thấy cách hiểu về môi trường không khí chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau. Tác giả cho rằng, môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất, như nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác có tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Trong mối quan hệ giữa con người với môi trường không khí có sự tác động qua lại lẫn nhau, không chỉ có không khí tác động đến con người mà con người cũng tác động trở lại đến môi trường không khí, theo đó con người có thể giữ/làm cho môi trường không khí trong lành hơn, nhưng cũng có thể làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm hơn. Môi trường không khí phải có những đặc điểm sau: 2.1.1.2. Đặc điểm của môi trường không khí Môi trường không khí là một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống, do đó ngoài các đặc điểm chung của môi trường, so với môi trường đất, nước, môi trường không khí có nhiều điểm khác biệt từ tính chất lý hóa đến vai trò, tầm quan trọng của không khí đối với mọi mặt của đời sống xã hội: Thứ nhất, với tính cách là một thành phần của môi trường sống, môi trường không khí được cấu thành bởi các yếu tố khác so với môi trường đất, môi trường nước. Theo đó môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí bao trùm toàn cầu và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, như: nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác để cung cấp dưỡng khí thiết yếu cho sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; Thứ hai, môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh. Như đã phân tích ở trên môi trường không khí bao gồm các phần tử khí bao quanh trái đất, các phần tử khí này luôn chịu tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như nhân tạo của con người, như: gió làm khuếch tán môi trường không khí, mưa làm các phần tử khí có xu hướng bị co kéo, biến đổi; bão, ánh sáng, âm thanh cũng làm cho các phần tử không khí bị tác động, biến đổi không ngừng…;
  • 32. 27 Thứ ba, môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới. Còn môi trường đất hay môi trường nước đều có thể phân chia được ranh giới. Đất đai không chỉ là cơ sở vật chất cấu thành nên một quốc gia mà còn có vai trò quan trọng với đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. Con người xây nhà ở và các công trình trên đất, trồng trọt, chăn nuôi trên đất,… Trên trái đất diện tích đất tự nhiên rộng lớn và được chia thành 6 châu lục: châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Nam Cực, đất đai tại các châu lục này lại được phân chia thành trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định. Trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đó lại chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn. Ví dụ: Việt Nam được chia nhỏ thành các đơn vị tỉnh, các tỉnh chia nhỏ thành các huyện các huyện chia nhỏ thành nhiều xã và các đơn vị này có vị trí, ranh giới rõ ràng, xác định trên thực địa. Còn môi trường nước là cơ sở quan trọng của sự sống hay nói cách khác, nước là sự sống, không có nước thì không có sự sống, điều đó lý giải tại sao các nhà khoa học đi tìm sự sống trên hành tinh khác, cái đầu tiên họ tìm là hành tinh đó có nước hay không. Trên trái đất có nguồn nước rất lớn với ¾ bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước, trong đó có trên 97% là nước biển còn hơn 2% là nước ngọt. Sự đa dạng phong phú về nguồn nước là cơ sở tạo nên sự đa dạng về các loài sinh vật trên trái đất. Môi trường nước mặc dù bao phủ phần lớn trái đất như nước trên các đại dương, nhưng rõ ràng có thể phân chia được ranh giới, bởi các yếu tố tự nhiên, cũng như yếu tố nhân tạo và kỹ thuật. Ví dụ: nước giữa các hồ, biển hồ nằm trong đất liền thì sẽ tạo ra giới hạn với vùng nước đó với nguồn nước khác bởi đất bao quanh; thậm chí biển cả, các dòng sông quốc tế thì người ta vẫn có thể phân biệt được ranh giới nguồn nước trên cơ sở các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật. Do vậy chúng ta có thể dễ dàng xác định và phân biệt được đó là sông hồ, vùng biển của quốc gia nào, tỉnh nào, huyện nào, xã nào theo và gắn với trách nhiệm của các đơn vị hành chính, các quốc gia đó trong bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, môi trường không khí thì không hẳn như vậy nó bao gồm các phân tử khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hút của trái đất, môi trường không khí nó mang tính bao trùm nên không bị giới hạn bởi các yếu tố tự nhiên cũng như con người. Các yếu tố tự nhiên giới hạn môi trường không khí trong bầu khí quyển xung quanh trái đất, con người chỉ có thể giới hạn được môi trường không khí ở quy mô rất nhỏ hoặc trong phòng thí nghiệm. Theo luật quốc tế về biên giới lãnh thổ thì vẫn có thể phân biệt được biên giới trên không giữa các quốc gia nó được tạo ra bởi biên giới xung quanh và biên giới trên cao. Biên giới xung quanh được xác định dựa trên đường biên giới trên bộ và trên biển (nếu có) kéo thẳng lên hướng vào tâm trái đất, còn đường biên giới trên cao là đường thẳng nằm song song với bề mặt trái đất nhằm phân định giữa biên giới trên không của các quốc gia với khoảng không vụ trụ của nhân loại. Tuy nhiên, đó chỉ là ranh giới về mặt địa lý, kỹ thuật, còn về góc độ lý hóa thì