SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Thanh Vân
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hồ Thị Thanh Vân
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Nguyễn Tiến Công, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Văn Biều, người đã dành nhiều
thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu bổ ích
giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ các giáo viên giảng dạy ở các trường THPT và
các em học sinh thân yêu trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc, giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình của mình nhưng
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ các
quý thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT........................................ 4
1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường ................................................................ 4
1.2. Hóa học môi trường ........................................................................................ 5
1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường..................................................... 5
1.2.2. Hóa học môi trường............................................................................... 10
1.3. Giáo dục môi trường..................................................................................... 16
1.3.1. Mục đích của giáo dục môi trường........................................................ 16
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông....................... 17
1.3.3. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông..... 17
1.3.4. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông...................... 18
1.3.5. Các biện pháp giáo dục môi trường....................................................... 19
1.3.6. Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT............................. 19
1.4. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học ở trường THPT.............. 20
1.4.1. Tích hợp trong dạy học.......................................................................... 20
1.4.2. Nội dung GDMT trong chương trình hóa học ở trường THPT............. 22
1.5. Phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT.............................. 24
1.5.1. Phương pháp dùng lời............................................................................ 24
1.5.2. Sử dụng các tư liệu, hình ảnh ................................................................ 25
1.5.3. Phương pháp seminar ............................................................................ 27
1.5.4. Thiết kế website giáo dục môi trường................................................... 28
1.5.5. Thiết kế mođun giáo dục môi trường .................................................... 29
1.5.6. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ................................... 29
Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI
GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................... 32
2.1. Yêu cầu GDMT qua môn hóa học ở trường THPT ...................................... 32
2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT.......................... 32
2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT .............. 33
2.3.1. Lớp 10.................................................................................................... 33
2.3.2. Lớp 11.................................................................................................... 33
2.3.3. Lớp 12.................................................................................................... 35
2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ........ 36
2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT ................................... 36
2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT...... 36
2.5.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động 36
2.5.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT................... 36
2.5.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động...................................... 37
2.5.5. Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể.................................... 37
2.5.6. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học ............................................... 37
2.5.7. Bước 7: Chuẩn bị.................................................................................. 38
2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT....................................... 38
2.6.1. Giáo án bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) ....................................... 39
2.6.2. Giáo án bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ
bản) .................................................................................................................. 47
2.6.3. Giáo án bài Ankan ( Hóa học 11 cơ bản) .............................................. 56
2.6.4. Giáo án bài Anken (Hóa học 11 cơ bản) ............................................... 60
2.6.5. Giáo án bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ( Hóa học 11 cơ bản) . 61
2.6.6. Giáo án bài Vật liệu polime (Hóa học 12 cơ bản)................................. 68
2.6.7. Giáo án bài Hóa học và vấn đề môi trường (Hóa học 12 cơ bản)......... 78
2.7. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ............................ 83
2.7.1. Tác dụng của việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có nội GDMT 83
2.7.2. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT..................... 84
2.8. Một số tư liệu hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng......................... 99
2.8.1. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường ................................................... 99
2.8.2. Các chất độc hóa học............................................................................. 99
2.8.3. Hình ảnh, tranh vẽ, phim minh họa ..................................................... 100
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 101
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 101
3.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................... 101
3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................... 102
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 105
3.4.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ....................................................... 105
3.4.2. Kết quả nhận xét của giáo viên và học sinh ........................................ 116
3.4.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên .................................................... 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC : đối chứng
ĐHSP : đại học sư phạm
GDMT : giáo dục môi trường
GD&ĐT : giáo dục và đào tạo
GV : giáo viên
HS : học sinh
NXB : nhà xuất bản
SGK : sách giáo khoa
THPT : trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc .13
Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10)........................................36
Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11)........................................36
Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12)........................................38
Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC khối 10...............................................................................112
Bảng 3.2. Lớp TN và ĐC khối 11...............................................................................113
Bảng 3.3. Lớp TN và ĐC khối 12...............................................................................113
Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 10....................................................................117
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 10.............118
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 ............................................118
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 10 .................................119
Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 1........................................................120
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1.120
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ..............................121
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11- lần 1 .....................122
Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 2......................................................122
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2123
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ..............................124
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ...................124
Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12..................................................................125
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12...........125
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 ..........................................126
Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 ...............................127
Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến......................................129
Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa
học ở trường THPT .....................................................................................................130
Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học.................................................131
Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng .....................................131
Bảng 3.24. Thời gian giáo viên sử dụng để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng......
131
Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT ............132
Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT...132
Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT 133
Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung
GDMT .........................................................................................................................133
Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT
134
Bảng 3.30. Nguồn tư liệu về bài tập có nội dung GDMT...........................................134
Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT ..............................135
Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ...136
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10...................................................118
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10................................................119
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1.......................................121
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1....................................121
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2.......................................123
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2....................................124
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12...................................................126
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12................................................126
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại cùng với những
tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với
những vấn đề lớn của toàn nhân loại. Một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất hiện
nay được sự quan tâm của tất cả các quốc gia là môi trường và bảo vệ môi trường. Nhiều
hội nghị quốc tế, nhiều chương trình, dự án về môi trường đã được tổ chức. Do vậy, giáo
dục môi trường cho toàn nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ
môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có được nhận thức đúng đắn về môi trường, về
việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Giáo dục môi trường không còn là
nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai
trò quan trọng hơn hết vẫn là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Nhà trường
là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ đảm
nhiệm nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Môn Hóa học là một trong những môn có liên quan mật thiết đối với môi trường.
Thông qua các bài giảng hóa học ở trường phổ thông, giáo viên hóa học có thể cung cấp
thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn hóa học cho học
sinh. Do đó, giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát
triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định chọn
đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường
trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học để cung
cấp thêm kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục môi trường hỗ trợ giảng dạy cho
giáo viên THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường và giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK hóa học.
- Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào
bài giảng hóa học ở trường THPT.
- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong môn hóa học ở trường THPT.
- Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường.
- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung giáo dục môi trường.
- Thực nghiệm kiểm chứng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường với bài giảng
hóa học ở trường THPT.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở bậc THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11, 12 cơ bản.
- Địa bàn nghiên cứu: một số trường phổ thông trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường THPT Phan Châu Trinh, quận Bình Tân.
+ Trường THPT An Lạc, quận Bình Tân.
+ Trường THPT An Đông, quận 5.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm.
- Các phương pháp toán học
+ Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất quy trình thiết kế giáo án tích hợp.
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, seminar, trực quan nghiên cứu để tích hợp
nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT.
- Thiết kế 7 giáo án tích hợp nội dung GDMT.
- Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung GDMT làm tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học sinh.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học thì sẽ giúp học
sinh có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho
giáo dục nói chung và cho bộ môn hóa học nói riêng.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hóa học là môn học có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giáo dục môi trường một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đưa nội dung này vào bài giảng hóa học ở trường phổ thông thì
gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nội
dung giáo dục môi trường đã khá nhiều và có những đóng góp rất giá trị.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận, luận văn,
các tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục môi trường như sau:
1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về
Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004.
3. Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy
học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM.
4. Tạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007).
1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường
1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong
dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP.
HCM.
2. Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp
10, 11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi
trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM.
4. Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa
học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
5. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn
hóa học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP.
HCM.
6. Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn
hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
7. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web giáo dục môi trường qua môn hóa
học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
Các đề tài này có những đóng góp lớn. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề
sau:
- Chưa chỉ ra được quy trình, nguyên tắc thiết kế một giáo án tích hợp.
- Chưa phân biệt được giữa tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
- Các giáo án được thiết kế có nội dung GDMT chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết
trình của giáo viên.
- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung GDMT cụ thể.
1.2. Hóa học môi trường
1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường [9]
1.2.1.1. Khái niệm về môi trường
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về môi trường:
Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành
phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi
trường nhất định”. Tiếng Anh môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement”
đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có
nghĩa tương tự.
Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là môi sinh
(living environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao
quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Nhìn
rộng hơn, môi trường sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và
Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Trong môi trường này luôn luôn
tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi
trường tự nhiên gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật.
Môi trường vật lý (physical environment):
Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển,
thạch quyển, sinh quyển.
 Khí quyển (atmosphere): còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao
quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của
tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến
tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
 Thủy quyển (hydrosphere): hay còn gọi là môi trường nước là phần nước của Trái
Đất, bao gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất
và trong không khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc
sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.
 Thạch quyển (lithosphere): hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật
lý, thành phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh
học trên Trái Đất.
 Sinh quyển (biosphere): còn gọi là môi trường sinh học là thành phần của môi
trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương),
lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành
phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa
học của các thành phần này. Đặc trưng cho sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi
vật chất và năng lượng.
Môi trường sinh vật (biological environment):
Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật
bao gồm các hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát
triển trên cơ sở tiến hóa của môi trường vật lý. Các thành phần của môi trường không tồn tại
ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh - Địa –
Hóa và luôn luôn ở trạng thái cân bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình
Sinh – Địa – Hóa như chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu
huỳnh,… là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước,
không khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một khi các chu trình này không còn
giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của
con người và sinh vật ở một khu vực hay ở quy mô toàn cầu.
1.2.1.2. Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Con người đòi
hỏi không gian sống không chỉ ở phạm vi rộng, hẹp mà còn cả về chất lượng. Không gian
sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, không chứa hoặc chứa ít các chất
bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người. Con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
1.2.1.3. Hệ sinh thái
- Sinh thái (ecology)
Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật
với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối
tương tác này. Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp
ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với
hoạt động của con người và sinh vật.
- Hệ sinh thái (ecosystem)
Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật bậc
thấp bậc cao, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh sinh
vật và sinh cảnh có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, nhưng giữa
chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh
nhất định – mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển của
quần thể sinh vật sống. môi trường sinh vật trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất,
sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy liên hệ với nhau qua các dây chuyền thực phẩm, theo
đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ sinh vật này đến sinh vật khác. Ví dụ:
hệ sinh thái đồng cỏ: cỏ mọc nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác thực vật trong đất. Cỏ lại cung
cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 1, động
vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học cũng được sinh ra
trong quá trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau.
Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái:
+ Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…).
+ Hệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ,
đầm,…).
Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông nghiệp,
hệ sinh thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình thành. Hệ
sinh thái tự nhiên thì bền vững, vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với thiên
nhiên. Các hệ sinh thái nhân tạo thì kém bền vững.
- Cân bằng sinh thái (ecological balance)
Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa
các loài, như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh
mà còn là sự cân bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển
hóa năng lượng trong một hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền
khi tất cả các mặt hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có
một sự cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các loài có
trong hệ đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp chúng ta hiểu được các quá trình điều
chỉnh diễn ra trong các cộng đồng sinh học.
Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn
xác định, nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì chúng không còn có khả năng hoạt động bình
thường nữa, lúc đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương
hay bị phá hoại. Việc chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nông nghiệp là
một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không
những phá hoại vĩnh viễn một hệ sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí còn không thể tạo
ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của
các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng suất cao đối với các sản phẩm nông
nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc màu do xói mòn và lũ lụt.
Do vậy, việc quản lý hệ sinh thái nhằm mục đích duy trì một trạng thái cân bằng tự
nhiên hay nhân tạo, trong đó sản phẩm cuối cùng là có lợi cho con người và những sự mất
cân bằng có thể kiểm soát được.
1.2.1.4. Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính lí hóa, sinh học của bất kì thành phần nào của môi trường vượt quá mức
cho phép đã xác định.
- Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch
trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô
nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,…), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải
của các nhà máy dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm,…), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, CO,
NO2 trong khói xe hơi, khói bếp, lò gạch,…), các kim loại nặng, cũng có khi nó vừa ở thể
hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian.
- Các loại ô nhiễm
+ Ô nhiễm hóa học: gây ra do các chất protein, chất béo và các chất hữu cơ khác
có trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt: xà phòng, thuốc nhuộm, chất tẩy giặt tổng hợp,
thuốc sát trùng, dầu mỡ,…Ô nhiễm hóa học cũng do các chất vô cơ như kiềm, các loại phân
hóa học.
+ Ô nhiễm vật lý: do các chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng, nước
thải từ quá trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm nước thay đổi màu
sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm vật lý-sinh học: nước có mùi và vị bất thường do các chất thải công
nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, phenol, amoniac, sufua, dầu mỏ, cùng với
rong, tảo, động vật nguyên sinh gây nên.
+ Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải, cống, rãnh có các vi khuẩn gây bệnh
tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh.
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:
+ Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng.
+ Công nghiệp hóa học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ô nhiễm từ nông nghiệp.
+ Ô nhiễm do giao thông vận tải.
+ Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh.
1.2.1.5. Suy thoái môi trường
Là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số
lượng thành phần môi trường vật lý và làm giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó đã gây hại
cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
1.2.1.6. Công nghệ môi trường
Công nghệ môi trường là ngành kỹ thuật để sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường một
cách khoa học và hiệu quả. Công nghệ môi trường có thể bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là
công nghệ bảo tồn tài nguyên, công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường và công nghệ ít
hoặc không có chất thải.
1.2.2. Hóa học môi trường [9], [35], [42]
1.2.2.1. Chất thải
- Chất thải (Waste): là những vật chất không có khả năng sử dụng được nữa, bị loại
ra từ các quá trình sản xuất, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả hoạt động du hành
vũ trụ…cũng đều là chất thải.
- Chia theo trạng thái tồn tại có các loại chất thải sau:
+ Nước thải: chất thải lỏng.
+ Khí thải: chất thải dạng khí.
+ Rác thải: dạng rắn.
1.2.2.2. Các hóa chất độc hại
Các hóa chất độc hại là những hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể người, động vật,
thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và hàm lượng,…Có thể
gây nên những tác dụng sinh lí mạnh ở một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, làm rối loạn
sinh hóa bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có thể dẫn đến chết người, động, thực vật.
1.2.2.3. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển theo
hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Vậy gây ô nhiễm là
khái niệm chỉ các phần tử bị thải vào không khí có thể là do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt
động của con người (ví dụ như khí CO2).
 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm do thiên tai gây ra: rất nhiều các hiện tượng của thiên nhiên gây ra hoặc
góp phần vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió bão cuốn theo đất, cát,… gây ra lũ lụt.

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (18)

Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy họcLuận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
 
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPTBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đLuận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
Luận văn: Dạy học theo trạm chương Chất khí, vật lý 10, 9đ
 
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đLuận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sởLuận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạ...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương HalogenPhát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
 

Viewers also liked

đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtnguyenthisa
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtNguyễn Long
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnDung Trương
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 

Viewers also liked (7)

Dung sai kỹ thuật đo lường
Dung sai   kỹ thuật đo lườngDung sai   kỹ thuật đo lường
Dung sai kỹ thuật đo lường
 
Giáo trình dung sai lắp ghép
Giáo trình dung sai lắp ghép Giáo trình dung sai lắp ghép
Giáo trình dung sai lắp ghép
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
 
đề Cương chi tiết
đề Cương chi tiếtđề Cương chi tiết
đề Cương chi tiết
 
Đề cương khóa luận
Đề cương khóa luậnĐề cương khóa luận
Đề cương khóa luận
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 

Similar to Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_thong_7766

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_thong_7766 (20)

Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trườngLuận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đLuận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...
Thiet ke tai_lieu_huong_dan_tu_hoc_phan_hoa_hoc_huu_co_lop_11_trung_hoc_pho_t...
 
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
Luận văn: Sử dụng phim thí nghiệm trong dạy hóa học lớp 10, 11
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_thong_7766

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Thanh Vân TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Thanh Vân TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tiến Công, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Văn Biều, người đã dành nhiều thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ các giáo viên giảng dạy ở các trường THPT và các em học sinh thân yêu trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình của mình nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ các quý thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT........................................ 4 1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường ................................................................ 4 1.2. Hóa học môi trường ........................................................................................ 5 1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường..................................................... 5 1.2.2. Hóa học môi trường............................................................................... 10 1.3. Giáo dục môi trường..................................................................................... 16 1.3.1. Mục đích của giáo dục môi trường........................................................ 16 1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông....................... 17 1.3.3. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông..... 17 1.3.4. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông...................... 18 1.3.5. Các biện pháp giáo dục môi trường....................................................... 19 1.3.6. Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT............................. 19 1.4. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học ở trường THPT.............. 20 1.4.1. Tích hợp trong dạy học.......................................................................... 20 1.4.2. Nội dung GDMT trong chương trình hóa học ở trường THPT............. 22 1.5. Phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT.............................. 24 1.5.1. Phương pháp dùng lời............................................................................ 24 1.5.2. Sử dụng các tư liệu, hình ảnh ................................................................ 25 1.5.3. Phương pháp seminar ............................................................................ 27
  • 5. 1.5.4. Thiết kế website giáo dục môi trường................................................... 28 1.5.5. Thiết kế mođun giáo dục môi trường .................................................... 29 1.5.6. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ................................... 29 Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................... 32 2.1. Yêu cầu GDMT qua môn hóa học ở trường THPT ...................................... 32 2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT.......................... 32 2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT .............. 33 2.3.1. Lớp 10.................................................................................................... 33 2.3.2. Lớp 11.................................................................................................... 33 2.3.3. Lớp 12.................................................................................................... 35 2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ........ 36 2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT ................................... 36 2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT...... 36 2.5.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động 36 2.5.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT................... 36 2.5.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động...................................... 37 2.5.5. Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể.................................... 37 2.5.6. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học ............................................... 37 2.5.7. Bước 7: Chuẩn bị.................................................................................. 38 2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT....................................... 38 2.6.1. Giáo án bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) ....................................... 39 2.6.2. Giáo án bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ bản) .................................................................................................................. 47 2.6.3. Giáo án bài Ankan ( Hóa học 11 cơ bản) .............................................. 56 2.6.4. Giáo án bài Anken (Hóa học 11 cơ bản) ............................................... 60 2.6.5. Giáo án bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ( Hóa học 11 cơ bản) . 61 2.6.6. Giáo án bài Vật liệu polime (Hóa học 12 cơ bản)................................. 68 2.6.7. Giáo án bài Hóa học và vấn đề môi trường (Hóa học 12 cơ bản)......... 78 2.7. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ............................ 83 2.7.1. Tác dụng của việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có nội GDMT 83
  • 6. 2.7.2. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT..................... 84 2.8. Một số tư liệu hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng......................... 99 2.8.1. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường ................................................... 99 2.8.2. Các chất độc hóa học............................................................................. 99 2.8.3. Hình ảnh, tranh vẽ, phim minh họa ..................................................... 100 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 101 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 101 3.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................... 101 3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................... 102 3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 105 3.4.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ....................................................... 105 3.4.2. Kết quả nhận xét của giáo viên và học sinh ........................................ 116 3.4.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên .................................................... 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 128 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : đối chứng ĐHSP : đại học sư phạm GDMT : giáo dục môi trường GD&ĐT : giáo dục và đào tạo GV : giáo viên HS : học sinh NXB : nhà xuất bản SGK : sách giáo khoa THPT : trung học phổ thông TN : thực nghiệm
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong không khí nơi làm việc .13 Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10)........................................36 Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11)........................................36 Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12)........................................38 Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC khối 10...............................................................................112 Bảng 3.2. Lớp TN và ĐC khối 11...............................................................................113 Bảng 3.3. Lớp TN và ĐC khối 12...............................................................................113 Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 10....................................................................117 Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 10.............118 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 ............................................118 Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 10 .................................119 Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 1........................................................120 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1.120 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ..............................121 Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11- lần 1 .....................122 Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 2......................................................122 Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2123 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ..............................124 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ...................124 Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12..................................................................125 Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12...........125 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 ..........................................126 Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 ...............................127 Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến......................................129 Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT .....................................................................................................130 Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học.................................................131 Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng .....................................131
  • 9. Bảng 3.24. Thời gian giáo viên sử dụng để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng...... 131 Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT ............132 Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT...132 Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT 133 Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung GDMT .........................................................................................................................133 Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT 134 Bảng 3.30. Nguồn tư liệu về bài tập có nội dung GDMT...........................................134 Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT ..............................135 Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ...136
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10...................................................118 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10................................................119 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1.......................................121 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1....................................121 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2.......................................123 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2....................................124 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12...................................................126 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12................................................126
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề lớn của toàn nhân loại. Một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất hiện nay được sự quan tâm của tất cả các quốc gia là môi trường và bảo vệ môi trường. Nhiều hội nghị quốc tế, nhiều chương trình, dự án về môi trường đã được tổ chức. Do vậy, giáo dục môi trường cho toàn nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có được nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Giáo dục môi trường không còn là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai trò quan trọng hơn hết vẫn là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môn Hóa học là một trong những môn có liên quan mật thiết đối với môi trường. Thông qua các bài giảng hóa học ở trường phổ thông, giáo viên hóa học có thể cung cấp thêm thông tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê môn hóa học cho học sinh. Do đó, giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học để cung cấp thêm kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục môi trường hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên THPT.
  • 12. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường và giáo dục môi trường. - Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK hóa học. - Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học ở trường THPT. - Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong môn hóa học ở trường THPT. - Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường. - Biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung giáo dục môi trường. - Thực nghiệm kiểm chứng. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường với bài giảng hóa học ở trường THPT. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở bậc THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11, 12 cơ bản. - Địa bàn nghiên cứu: một số trường phổ thông trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. + Trường THPT Phan Châu Trinh, quận Bình Tân. + Trường THPT An Lạc, quận Bình Tân. + Trường THPT An Đông, quận 5. 6. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: + Đọc và nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp phân tích và tổng hợp. + Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn. + Phương pháp chuyên gia.
  • 13. + Phương pháp điều tra thu thập thông tin. + Phương pháp thực nghiệm. - Các phương pháp toán học + Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu. 7. Những đóng góp mới của đề tài - Đề xuất quy trình thiết kế giáo án tích hợp. - Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, seminar, trực quan nghiên cứu để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT. - Thiết kế 7 giáo án tích hợp nội dung GDMT. - Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung GDMT làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. 8. Giả thuyết khoa học Nếu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào các bài giảng hóa học thì sẽ giúp học sinh có kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho giáo dục nói chung và cho bộ môn hóa học nói riêng.
  • 14. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hóa học là môn học có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giáo dục môi trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đưa nội dung này vào bài giảng hóa học ở trường phổ thông thì gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nội dung giáo dục môi trường đã khá nhiều và có những đóng góp rất giá trị. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận, luận văn, các tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục môi trường như sau: 1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004. 3. Trịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM. 4. Tạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007). 1.1.2. Các KLTN, LV về môi trường 1. Trần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 2. Trần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10, 11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 3. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. 4. Nguyễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.
  • 15. 5. Nguyễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ môn hóa học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 6. Lê Thị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. 7. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web giáo dục môi trường qua môn hóa học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. Các đề tài này có những đóng góp lớn. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: - Chưa chỉ ra được quy trình, nguyên tắc thiết kế một giáo án tích hợp. - Chưa phân biệt được giữa tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. - Các giáo án được thiết kế có nội dung GDMT chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết trình của giáo viên. - Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung GDMT cụ thể. 1.2. Hóa học môi trường 1.2.1. Những kiến thức cơ sở về môi trường [9] 1.2.1.1. Khái niệm về môi trường Hiện nay có rất nhiều khái niệm về môi trường: Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định”. Tiếng Anh môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement” đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” cũng có nghĩa tương tự. Môi trường nhân văn – môi trường sống của con người hay còn gọi là môi sinh (living environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và cả cộng đồng. Nhìn rộng hơn, môi trường sống của con người bao gồm cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Trong môi trường này luôn luôn tồn tại sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Cấu trúc của môi trường tự nhiên gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật.
  • 16. Môi trường vật lý (physical environment): Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.  Khí quyển (atmosphere): còn được hiểu là môi trường không khí, là lớp khí bao quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và nồng độ không khí loãng dần. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.  Thủy quyển (hydrosphere): hay còn gọi là môi trường nước là phần nước của Trái Đất, bao gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và trong không khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.  Thạch quyển (lithosphere): hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật lý, thành phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh học trên Trái Đất.  Sinh quyển (biosphere): còn gọi là môi trường sinh học là thành phần của môi trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương), lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa học của các thành phần này. Đặc trưng cho sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng. Môi trường sinh vật (biological environment): Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường. Môi trường sinh vật bao gồm các hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát triển trên cơ sở tiến hóa của môi trường vật lý. Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa trong tự nhiên theo chu trình Sinh - Địa – Hóa và luôn luôn ở trạng thái cân bằng động. Chu trình phổ biến trong tự nhiên là chu trình Sinh – Địa – Hóa như chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu huỳnh,… là các chu trình chuyển hóa các nguyên tố hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước, không khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại. Một khi các chu trình này không còn
  • 17. giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của con người và sinh vật ở một khu vực hay ở quy mô toàn cầu. 1.2.1.2. Chức năng của môi trường Môi trường có các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Con người đòi hỏi không gian sống không chỉ ở phạm vi rộng, hẹp mà còn cả về chất lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, không chứa hoặc chứa ít các chất bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. 1.2.1.3. Hệ sinh thái - Sinh thái (ecology) Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối tương tác này. Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người và sinh vật. - Hệ sinh thái (ecosystem) Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật bậc thấp bậc cao, vi sinh vật) và môi trường trong đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh sinh vật và sinh cảnh có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau, nhưng giữa chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngoại cảnh nhất định – mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, phát triển của quần thể sinh vật sống. môi trường sinh vật trong hệ sinh thái bao gồm các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy liên hệ với nhau qua các dây chuyền thực phẩm, theo đó năng lượng từ các chất dinh dưỡng được truyền từ sinh vật này đến sinh vật khác. Ví dụ: hệ sinh thái đồng cỏ: cỏ mọc nhờ có đạm, dinh dưỡng, xác thực vật trong đất. Cỏ lại cung cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ. Động vật ăn cỏ lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 1, động
  • 18. vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học cũng được sinh ra trong quá trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau. Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái: + Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…). + Hệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ, đầm,…). Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình thành. Hệ sinh thái tự nhiên thì bền vững, vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với thiên nhiên. Các hệ sinh thái nhân tạo thì kém bền vững. - Cân bằng sinh thái (ecological balance) Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa các loài, như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh mà còn là sự cân bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển hóa năng lượng trong một hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền khi tất cả các mặt hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có một sự cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các loài có trong hệ đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp chúng ta hiểu được các quá trình điều chỉnh diễn ra trong các cộng đồng sinh học. Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn xác định, nhưng nếu vượt quá giới hạn này thì chúng không còn có khả năng hoạt động bình thường nữa, lúc đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương hay bị phá hoại. Việc chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nông nghiệp là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không những phá hoại vĩnh viễn một hệ sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí còn không thể tạo ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng suất cao đối với các sản phẩm nông nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc màu do xói mòn và lũ lụt. Do vậy, việc quản lý hệ sinh thái nhằm mục đích duy trì một trạng thái cân bằng tự nhiên hay nhân tạo, trong đó sản phẩm cuối cùng là có lợi cho con người và những sự mất cân bằng có thể kiểm soát được.
  • 19. 1.2.1.4. Ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính lí hóa, sinh học của bất kì thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã xác định. - Tác nhân gây ô nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,…), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải của các nhà máy dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm,…), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, CO, NO2 trong khói xe hơi, khói bếp, lò gạch,…), các kim loại nặng, cũng có khi nó vừa ở thể hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian. - Các loại ô nhiễm + Ô nhiễm hóa học: gây ra do các chất protein, chất béo và các chất hữu cơ khác có trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt: xà phòng, thuốc nhuộm, chất tẩy giặt tổng hợp, thuốc sát trùng, dầu mỡ,…Ô nhiễm hóa học cũng do các chất vô cơ như kiềm, các loại phân hóa học. + Ô nhiễm vật lý: do các chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng, nước thải từ quá trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. + Ô nhiễm vật lý-sinh học: nước có mùi và vị bất thường do các chất thải công nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, phenol, amoniac, sufua, dầu mỏ, cùng với rong, tảo, động vật nguyên sinh gây nên. + Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải, cống, rãnh có các vi khuẩn gây bệnh tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh. - Các nguồn gây ô nhiễm môi trường: + Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng. + Công nghiệp hóa học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng. + Ô nhiễm từ nông nghiệp. + Ô nhiễm do giao thông vận tải. + Chất độc hóa học dùng trong chiến tranh.
  • 20. 1.2.1.5. Suy thoái môi trường Là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lý và làm giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó đã gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên. 1.2.1.6. Công nghệ môi trường Công nghệ môi trường là ngành kỹ thuật để sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường một cách khoa học và hiệu quả. Công nghệ môi trường có thể bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là công nghệ bảo tồn tài nguyên, công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường và công nghệ ít hoặc không có chất thải. 1.2.2. Hóa học môi trường [9], [35], [42] 1.2.2.1. Chất thải - Chất thải (Waste): là những vật chất không có khả năng sử dụng được nữa, bị loại ra từ các quá trình sản xuất, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả hoạt động du hành vũ trụ…cũng đều là chất thải. - Chia theo trạng thái tồn tại có các loại chất thải sau: + Nước thải: chất thải lỏng. + Khí thải: chất thải dạng khí. + Rác thải: dạng rắn. 1.2.2.2. Các hóa chất độc hại Các hóa chất độc hại là những hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể người, động vật, thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và hàm lượng,…Có thể gây nên những tác dụng sinh lí mạnh ở một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, làm rối loạn sinh hóa bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có thể dẫn đến chết người, động, thực vật. 1.2.2.3. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm môi trường khí là sự làm biến đổi toàn thể hay một phần khí quyển theo hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Vậy gây ô nhiễm là khái niệm chỉ các phần tử bị thải vào không khí có thể là do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt động của con người (ví dụ như khí CO2).  Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - Ô nhiễm do thiên tai gây ra: rất nhiều các hiện tượng của thiên nhiên gây ra hoặc góp phần vào quá trình gây ô nhiễm không khí. Gió bão cuốn theo đất, cát,… gây ra lũ lụt.