SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ HỒNG GẤM
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGÔ THỊ HỒNG GẤM
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Đức Chính
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học của
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn theo đúng hướng dẫn của Học
viên Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn.
Tác giả
NGÔ THỊ HỒNG GẤM
4
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập tại Học viện
Hành chính Quốc gia.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Đức Chính,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND tỉnh Kiên Giang, sở Ngoại vụ, sở
Nội vụ, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công Thương và UBND các huyện Phú
Quốc, Giang Thành và thị xã Hà Tiên đã tạo điều kiện và hỗ trợ cung cấp các số
liệu và các thông tin để tôi hoàn thành luận văn này.
Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu ngắn,
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn và bản thân tôi hoàn
thiện hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
NGÔ THỊ HỒNG GẤM
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ đầy đủ Cụm từ viết tắt
Cán bộ, công chức CBCC
Đào tạo, bồi dưỡng ĐTBD
Quản lý nhà nước QLNN
Thành phố Tp
Ủy ban nhân dân UBND
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tình hình kinh tế năm 2015 tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh
Kiên Giang
Bảng 2.3: Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.4: Thống kê tình hình bổi dưỡng công chức làm cong tác đối
ngoại
Bảng 2.5: Thống kê về tình hình báo cáo đội ngũ công chức làm công
tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá công chức làm công tác đối ngoại của sở
Ngoại vụ giai đoạn 2012-2016
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại
của các sở và các huyện, thị xã năm 2016
7
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Công chức làm công tác đối ngoại......................................................... 8
1.1.1. Khái niệm......................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................... 10
1.1.3. Vai trò................................................................................................ 12
1.2. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh.......... 13
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 13
1.2.2. Sự cần thiết......................................................................................... 15
1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý công chức làm công tác đối
ngoại trên địa bàn cấp tỉnh .................................................................................. 16
1.2.4. Đặc trưng của quản lý công chức làm công tác làm tác đối ngoại .... 18
8
1.2.5. Nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp
tỉnh ...................................................................................................................... 19
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại
............................................................................................................................. 27
1.3. Kinh nghiệm của các địa phương trong quản lý công chức làm công tác
đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh ............................................................................ 29
1.3.1 Kinh nghiệm của các địa phương....................................................... 29
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm.............................................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC
ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang và công chức làm công tác đối ngoại trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 37
2.1.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang ............................................................. 37
2.1.2. Khái quát về công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang ................................................................................................................... 40
2.2. Tổng quan về thực trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 42
2.3.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách.............................. 42
2.3.2. Tổ chức bộ máy nhân sự quản lý công chức làm công tác đối ngoại
............................................................................................................................. 46
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại ....... 50
2.3.4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức .... 53
2.3.5. Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công tác đối
ngoại .................................................................................................................... 58
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại ............................. 61
2.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 64
9
2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................... 64
2.4.2. Hạn chế............................................................................................. 66
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................ 68
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 71
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG
3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý công
chức làm công tác đối ngoại................................................................................ 72
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý công chức làm công tác đối ngoại.... 74
3.2.1. Hoàn thiện và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước..... 74
3.2.2. Đẩy mạnh việc xây dựng đề án việc làm ......................................... 75
3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại .................................................................................................................... 77
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác
đối ngoại.............................................................................................................. 80
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thi đua khen thưởng ............ 82
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại ........................................................................................ 85
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 88
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
một cách toàn diện. Trải qua 30 năm đổi mới, đất nước đang có sự phát triển
vượt bậc về kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Cùng
với sự phát triển về kinh tế - xã hội trong nước, quan hệ đối ngoại cũng được
chú trọng và không ngừng nâng lên. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành quá
trình hội nhập một cách sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng
được nâng lên trên trường quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, ngoại
giao Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào những chiến
công hiển hách vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng
hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại được triển khai
một cách chủ động, tích cực và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo những điều kiện quốc tế thuận
lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng
cao hơn nữa vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Có được những thành công đó là nhờ những chính sách đối ngoại đúng
đắn và khoa học của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó không thể không kể đến
những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại. Đội ngũ
cán bộ, công chức này đã góp phần thực hiện tốt công tác đối ngoại cũng như
quản lý nhà nước về đối ngoại của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công chức này đã
từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó công tác
quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ngoại vụ cũng từng
bước được chú trọng. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định về tiêu
chuẩn, chức năng nhiệm vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức
11
làm công tác ngoại vụ. Chính phủ và Bộ Ngoại giao cũng đã chú trọng công tác
quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công chức làm công tác ngoại vụ.
Kiên Giang là một tỉnh ở khu vực sông Cửu Long, là một trong những địa
phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của khu vực này. Trong thời gian qua,
Kiên Giang đã chú trọng phát triển kinh tế - xã hội. Là một tỉnh biên giới, Kiên
Giang đã chú trọng đến việc phát triển quan hệ đối ngoại. Phát triển quan hệ đối
ngoại là một nhiệm vụ trọng tâm trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để
đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và làm tốt công tác quản lý nhà nước về đối ngoại
thì tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển đội ngũ công chức phụ trách công tác
đối ngoại. Cùng với đó công tác quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác
làm công tác đối ngoại cũng được chú trọng. Tỉnh đã chú trọng cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương quy định về đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Tuy nhiên công tác quản lý đối với đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại còn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc
ban hành các ban hành các văn bản quy định đối ngũ công chức làm công tác đối
ngoại còn tỉnh còn quy định chung chung, chưa gắn nhiều với đặc thù của địa
phương. Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với đội ngũ
công chức làm công tác làm công tác đối ngoại còn chưa nhịp nhàng. Bên cạnh
đó, việc thanh tra, kiểm tra cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Do đó, việc
tăng cường quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là một vấn
đề đang đặt ta đối với tỉnh Kiên Giang.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý công
chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc
sĩ Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại và quản lý công chức
làm công tác đối ngoại là một vấn đề cũng được nghiên cứu ở các công trình, ấn
12
phẩm khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm khoa học đề
cập trong các hội thảo, trong các sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn, bao gồm:
“Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác đối ngoại trong thời kỳ hội
nhập quốc tế” năm 2016 của Diệu Linh. Công trình nghiên cứu đã làm rõ thực
trạng công tác phát triển năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại
của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đặc biệt đã chỉ ra những khó khăn của tỉnh trong
việc phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Từ đó công trình
nghiên cứu này đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Vĩnh Phúc.
“Một số giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại
cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Tuyên Quang”
năm 2016 của Lê Lan. Công trình nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan
trọng của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác đối ngoại và sự cần thiết phải
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức này. Từ đó, công trình nghiên
cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, nghiệp
vụ đối ngoại cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh
Tuyên Quang. Trong đó các giải pháp tập trung vào việc nâng cao nhận thức của
cán bộ, công chức và xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công chức
làm công tác đối ngoại theo kiến thức và kỹ năng.
“Quản lý hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh qua hoạt động thực
tiễn của tỉnh Quảng Ninh” năm 2012 của Đặng Thúy Loan. Công trình nghiên
cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại
của chính quyền cấp tỉnh, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đối ngoại
của tỉnh Quãng Ninh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình nghiên cứu đã
chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn
chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
đối ngoại của tỉnh Quãng Ninh. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này của yếu
13
tiếp cận từ phương diện pháp lý mà chưa bao quát hết các nội dung quản lý nhà
nước như công tác quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra.
Các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học trong thời gian qua đều
khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại và sự
cần thiết phải quản lý đội ngũ công chức này. Tuy nhiên các công trình nghiên
cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại mà chưa nghiên cứu nhiều từ góc độ quản lý đội ngũ công chức làm công
tác đối ngoại. Nghiên cứu từ góc độ quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại thì đa phần các công trình nghiên cứu những nội dung cụ thể của quản lý
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại mà chưa nghiên cứu hoạt động này
một cách có hệ thống. Bên cạnh đó đa phần các công trình nghiên cứu trong thời
gian qua chủ yếu tiếp cận từ góc độ thực tiễn mà chưa đi nghiên cứu sâu về mặt
lý luận. Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là một vấn đề mới, vì
vậy ít được nghiên cứu nhiều. Đối với địa bàn tỉnh Kiên Giang tính đến nay
chưa có công trình nghiên cứu nào về nội dung này được công bố chính thức. Vì
vậy nội dung lựa chọn nghiên cứu là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ và
không có sự trùng lắp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn là trên cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý
công chức làm công tác đối ngoại, thực trạng quản lý đội ngũ công chức làm
công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn đề xuất các giải pháp
để hoàn thiện quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ
dưới đây:
14
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý công chức làm công tác
đối ngoại
- Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đội ngũ công chức làm
công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quản lý công chức làm công tác đối
ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý công chức làm công tác đối
ngoại trên 6 nội dung: Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách; Tổ chức
bộ máy nhân sự; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại;
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức; Tổ chức đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công tác đối ngoại; Thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại.
- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến nay
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà
15
nước về công tác đối ngoại, đội ngũ cán bộ, công chức làm cơ sở phương pháp
luận.
5.2. Các phƣơng pháp cụ thể
Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như:
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các tài liệu nghiên cứu có
liên quan đến quản lý nhà nước đối với đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại. Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là:
- Các bài báo, bài viết khoa học
- Các báo cáo của các cấp chính quyền ở tỉnh Kiên Giang
Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh
giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích tài
liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn.
5.2.2. Các phƣơng pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp và điều tra
xã hội học bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, luận văn cũng sử dụng một số
phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp tổng
hợp,…
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp về lý luận
Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
16
Luận văn xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các giải pháp có thể
áp dụng và mang lại hiệu quả trên thực tế.
Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi tỉnh Kiên Giang, tuy nhiên ở
những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp luận văn đưa ra vẫn có thể
áp dụng và đem lại hiệu quả.
Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về quản lý đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại trong thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì
được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý công chức làm công tác đối ngoại
trên địa bàn cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý công chức làm công tác đối
ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
17
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Công chức làm công tác đối ngoại
1.1.1. Khái niệm
Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ
công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã
đưa ra các cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ "cán bộ", "công chức" và
"viên chức".
Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát
là những người được Nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm
vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân
dân, phục vụ Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi
rộng hẹp khi xác định đối tượng là công chức hoặc là viên chức nhà nước lại là
khác nhau tuỳ từng quốc gia. Sự khác nhau này phụ thuộc vào thể chế chính trị,
cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, và chịu ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa dân
tộc mỗi quốc gia.
Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức là công
dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân
đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
18
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật”[14].
Công chức được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tiêu chí phân
loại.
Thứ nhất: Phân loại theo cấp hành chính. Nếu phân loại theo cấp hành
chính thì công chức được phân thành 4 loại. Bao gồm công chức trung ương,
công chức cấp tỉnh, công chức cấp huyện và công chức cấp xã.
Thứ hai: Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như
sau[14]:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp
hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính
hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc
tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương
đương và ngạch nhân viên.
Thứ ba: Phân loại theo vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Một cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo lĩnh vực công tác
của công chức thì công chức được phân thành nhiều loại như: công chức ngành
y tế, công chức ngành nội vụ, công chức ngành giáo dục, công chức ngành ngoại
vụ,…. Công chức ngành ngoại vụ hay còn gọi là công chức làm công tác đối
ngoại là một bộ phận cấu thành của hệ thống công chức ở Việt Nam. Công chức
19
làm công tác đối ngoại sẽ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về hoạt đông đối ngoại.
Đối ngoại, theo Từ điển Tiếng Việt có thể hiểu theo 2 nghĩa: (1) Chủ
trương, chính sách về quan hệ mang tính quốc gia đối với nước khác; (2) Đối
xử, quan hệ với bên ngoài[29, tr. 547].
Hoạt động đối ngoại, trong tiếng Anh có thuật ngữ Foreign Affairs:
activities of a nation in its relationships with other nations; international relation
(hoạt động đối ngoại: những hoạt động của một quốc gia trong mối quan hệ của
nó với các quốc gia khác; quan hệ quốc tế)[6].
Theo từ điển tiếng Anh, foreign affairs: matters abroad that involve the
homeland, such as relations with another country (hoạt động đối ngoại: những
vấn đề mà một quốc gia tham gia vào, ví dụ quan hệ với một quốc gia khác) [4].
Công chức làm công tác đối ngoại có thể được hiểu là những công chức
hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, nhằm thương lượng, đàm phán với các nhân,
tổ chức của quốc gia khác và các hoạt động khác để thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.
Công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh hiện nay bao gồm
công chức phụ trách công tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ, sở Công thương, Sở
Kế hoạch – Đầu tư và công chức làm công tác đối ngoại của UBND cấp huyện.
Hoạt động của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại này là triển khai thực
hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương, trực tiếp
làm việc với các đoàn quốc tế thăm và làm việc tại địa phương,…
1.1.2. Đặc điểm
Công chức đối ngoại là một bộ phận cấu thành của công chức Việt Nam
nên mang đầy đủ những đặc điểm của công chức Việt Nam như được tuyển
dụng, bổ nhiệm, nằm trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước,…
20
Ngoài ra đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cũng có những đặc điểm
riêng. Công chức làm công tác đối ngoại có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Công chức làm công tác đối ngoại làm việc chủ yếu với các
cá nhân, tổ chức nước ngoài
Nếu như các công chức bình thường chủ yếu làm việc với các cá nhân, tổ
chức trong nước thì công chức làm công tác đối ngoại lại làm việc với các nhân,
tổ chức nước ngoại. Họ thường làm việc với các đoàn quốc tế đến thăm và làm
việc với Việt Nam để bàn về các vấn đề đối ngoại, ngoại giao. Các cá nhân, tổ
chức này đến từ nhiều quốc gia khác nhau, với những đặc điểm văn hóa truyền
thống khác nhau. Công chức làm công tác đối ngoại sẽ phụ trách công tác đón
tiếp làm việc với các đoàn của các quốc gia khác đến thăm và làm việc với Việt
Nam. Công chức làm công tác đối ngoại cũng trực tiếp quản lý các tổ chức phi
chính phủ đóng trên địa bàn địa phương của mình. Công chức đối ngoại cũng
còn trực tiếp tham mưu, quản lý các hội thảo, hội nghị quốc tế được thực hiện ở
Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Hoạt động thực thi công vụ của công chức mang tính chất
đa dạng và phức tạp
Hoạt động thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại mang
tính đa dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến ngoại
giao với các cá nhân, tổ chức khác trên thế giới. Mỗi quốc gia có đặc điểm văn
hóa, phong tục tập quán khác nhau nên công việc của công chức làm công tác
đối ngoại là hết sức phức tạp. Không chỉ đòi hỏi về tiếng Anh và công chức làm
công tác đối ngoại còn phải am hiểu về văn hóa, truyền thống lịch sử của các
quốc gia để ứng xử cho phù hợp. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong qua trình giao
tiếp, ứng xử với các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của
Việt Nam cũng như chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước. Làm việc với
người nước ngoài không phải việc đơn giản nên công việc công chức làm công
21
tác đối ngoại không phải là đơn giản. Việc quản lý của công chức làm công tác
đối ngoại ngoài việc đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật mà còn phải đảm
bảo phù hợp với văn hóa, truyền thống của các quốc gia khác.
Công chức làm công tác đối ngoại còn tham mưu cho các CQNN cử
CBCC tham gia các đoàn đi thăm các quốc gia để thực hiện các biện pháp hợp
tác, ngoại giao với các quốc gia khác.
1.1.3. Vai trò
Công chức đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các CQNN cũng
như đối với việc đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội. Công chức làm công
tác đối ngoại cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các CQNN
cũng như đối với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Vai trò của
công chức làm công tác đối ngoại được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất: Công chức làm công tác đối ngoại sẽ trực tiếp thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại
Đối với công tác đối ngoại thì yếu tố con người lại càng quan trọng và có
ý nghĩa hơn vì công chức đối ngoại là người trực tiếp triển khai các chủ trương,
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những công việc liên quan đến lợi
ích quốc gia, dân tộc. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ làm
sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ta và các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan
trọng; đồng thời góp phần triển khai thực hiện tốt chủ trương “chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế”.
Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần giữ vững
môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
Thứ hai: Công chức làm công tác đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam
22
Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có thể tham gia tốt và hiệu quả các quá trình này thì vai trò của đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng. Hoạt động của công chức
làm công tác đối ngoại giúp cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa của Việt
Nam diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Hoạt động của công chức làm công tác đối
ngoại sẽ góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại
sẽ có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên
ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh môi trường chính trị quốc tế ngày càng phức tạp, tình hình
kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, vai trò của công tác đối ngoại nói
chung và công chức làm công tác đối ngoại nói riêng càng trở nên cần thiết và
quan trọng, góp phần chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy
đồng thời là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
1.2. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm
Quản lý được ra đời từ rất sớm, nó là sản phẩm hoạt động của con người,
chính con người là chủ thể tạo ra hoạt động quản lý. Quản lý là hiện tượng
khách quan nảy sinh từ nhu cầu liên kết lại với nhau trong quá trình lao động. C.
Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ
đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng”.
Quản lý là một nội dung được nghiên cứu rất phổ biến và rộng rãi vì vậy
có nhiều cách tiếp cận và có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về quản lý.
23
Mỗi quan niệm, cách định nghĩa đứng từ những góc đô tiếp cận khác nhau, phản
ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của quản lý.
- Từ góc độ hoạt động, quản lý được hiểu là sự tác động chỉ huy và điều
khiển các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được
muc tiêu của nhà quản lý[9].
- Mary Paker Follet cho rằng: “ Quản lý là nghệ thuật đạt được mục tiêu
thông qua người khác”[9]. Theo cách tiếp cận này thì quản lý là một hoạt động
gián tiếp trong đó chủ thể quản lý xây dựng các mục tiêu và tổ chức cho người
khác thực hiện các mục tiêu mà mình mong muốn.
- F. W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách
tốt nhất và rẻ nhất”[9]. Theo cách tiếp cận của Taylor thì nhà quản lý phải xác
định được các mục tiêu của mình và tổ chức cho các thành viên khác thực hiện
mục tiêu đó. Ở đây quản lý cũng được tiếp cận ở góc độ hiệu quả.
Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động có tổ chức có định
hướng của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt được mục tiêu dự kiến[9].
Việc quản lý đội ngũ công chức nói chung là một nội dung quan trọng.
Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa
bàn cấp tỉnh là những hoạt động của các CQNN, CBCC có thẩm quyền trên địa
bàn cấp tỉnh, được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật nhằm đảm bảo cho công
chức làm công tác đội ngoại thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên
địa bàn cấp tỉnh
Việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là hết sức cấn
thiết và đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự cần thiết của việc quản lý công
chức làm công tác đối ngoại thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
24
Thứ nhất: Đối với các CQNN
Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng nhu cầu
của cac CQNN trong việc phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác dối
ngoại của Đảng và nhà nước. Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngọa
còn góp phần giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các CQNN, góp phần giúp
đạt được mục tiêu của các CQNN. Phát triển đội ngũ công chức thích ứng với
yêu cầu của quá trình hội nhập, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công
vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
Có thể nói rằng quản lý công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần
giúp cho các CQNN tận dụng và sử dụng nguồn lực của cơ quan mình một cách
triệt để, hiểu quả. Quản lý công chức làm công chức làm công tác đối ngoại góp
phần tạo nên sự đồng bộ, ăn khớp trong hoạt động của CQNN.
Thứ hai: Đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại
Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cũng cần thiết đối với
bản thân đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Thực hiện tốt việc quản lý
công chức đối ngoại sẽ giúp nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công
tác đối ngoại. Nó còn giúp bảo đảm việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại diễn ra đúng pháp luật nhà nước quy định. Quản lý đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại sẽ làm cho đội ngũ công chức cảm thấy
thoải mái, giúp cho các công chức phát huy năng lực chuyên môn của mình
nhằm hoàn thành các công việc của CQNN giao. Thông qua quá trình kiểm tra,
giám sát việc thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp
phần giúp phát hiện các hành vi sai lệch từ đó giúp công chức ngăn chặn và
phòng ngừa kịp thời. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại là một biện
pháp quan trọng nhằm phòng ngừa các sai lệch, sai phạm của công chức trong
quá trình thực thi công vụ.
Như vậy, quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại có ý nghĩa vô
25
cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các
CQNN cũng như việc nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ công chức làm
công tác đối ngoại. Vì vậy việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại là hết sức cần thiết.
1.2.3. Các quy định pháp lý của quản lý công chức làm công tác đối
ngoại
Để thực hiện hoạt động quản lý đối với công chức làm công tác đối ngoại
thì một công cụ không thể thiếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Đây được
xem là công cụ quan trọng và cơ bản trong hoạt động QLNN nói chung và quản
lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nói riêng. Trong thời gian
qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy
phám pháp luật liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý công chức
làm công tác đối ngoại. Có thể kể đến các văn bản pháp luật sau đây: Luật Cán
bộ công chức năm 2008; Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính
phủ về ĐTBD công chức, Nghị định 24/2010/NĐ-CP về ngày 15 tháng 03 năm
2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định
34/2011/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ
luật đối với công chức; Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ
Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức; Thông
tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội
vụ và Bộ Ngoại giao về hướng dẫn về quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ
biệt phái tại các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài
Các văn bản pháp lý trong thời gian qua quy định nhiều vấn đề khác nhau
trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại, có thể khái quát các nội
dung cơ bản sau đây:
26
Thứ nhất: thẩm quyền quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại
Việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thuộc về nhiều cơ
quan khác nhau. Trong đó Chính phủ thống nhất quản lý đội ngũ công chức làm
công tác đối ngoại trên phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ quản lý chuyên ngành về
CBCC trong đó có công chức làm công tác đối ngoại. Bộ Ngoại giao sẽ quản lý
nghiệp vụ đối với công chức làm công tác đối ngoại, đồng thời quản lý đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại do mình quản lý. Ngoài ra các cơ quan sử
dụng công chức cũng tiến hành quản lý công chức phụ trách công tác đối ngoại
của cơ quan mình. Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Sở Nội vụ tham mưu quản lý đội ngũ
công chức nói chung và công chức làm công tác đối ngoại. Sở Ngoại vụ sẽ quản
lý chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra sở
Ngoại vụ còn trực tiếp quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của Sở
mình. Các cơ quan sử dụng công chức khác cũng trực tiếp quản lý công chức
làm công tác đối ngoại của cơ quan mình.
Thứ hai: về nội dung quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại
Các văn bản pháp luật cũng đã quy định chi tiết các nội dung quản lý đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung quản lý công chức làm công
tác đối ngoại bao gồm:
Một là: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức làm công
tác đối ngoại; Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.
Hai là: Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí
việc làm và cơ cấu công chức; Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức
làm công tác đối ngoại
27
Ba là: Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức; Tổ chức
thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức; Tổ chức thực hiện chế
độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
Bốn là: Tổ chức đánh gia công chức; thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật
đối với công chức làm công tác đối ngoại
Năm là: Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức
làm công tác đối ngoại
Sáu là: Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức
làm công tác đối ngoại; Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo[3],[14].
1.2.4. Các đặc trƣng của quản lý công chức làm công tác đối ngoại
Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại là một bộ phận của quản lý
công chức nói chung. Vì vậy quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng
mang đầy đủ những đặc trưng của quản lý công chức nói chung. Tuy nhiên việc
quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng có những đặc trưng riêng. Một
số đặc trưng của quản lý công chức làm công tác đối ngoại:
Thứ nhất: Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại gắn với việc
thực hiện đường lồi đối ngoại
Công chức làm công tác đối ngoại góp phần thực hiện đường lối đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta. Công chức làm công tác đối ngoại sẽ quyết định
thành công của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc quản lý
công chức làm công tác đối ngoại gắn liền với việc thực hiện đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại
phải phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
đối ngoại. Và việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại phải hướng tới
phục vụ cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai: Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại rất phức tạp
28
Công tác đối ngoại là một nội dung quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Công tác đối ngoại là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy việc quản lý
công chức làm công tác đối ngoại cũng hết sức phức tạp. Việc quản lý công chức
làm công tác đối ngoại thường phức tạp hơn so với việc quản lý công chức ở các
lĩnh vực khác. Các tiêu chí đánh giá công chức làm công tác đối ngoại cũng có
những điểm khác biệt hơn so với các tiêu chí đánh giá công chức ở các lĩnh vực
khác. Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại đòi hỏi các cơ quan nhà
nước, CBCC phải có chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực đối
ngoại.
1.2.5. Nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại
Các nội dung quản lý công chức nói chung và công chức làm công tác đối
ngoại nói riêng được quy định chi tiết tại luật Cán bộ công chức năm 2008, Nghị
định 24/2010/NĐ-CP về ngày 15 tháng 03 năm 2010 quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại bao gồm
nhiều nội dung khác nhau, trong khuôn khổ luận văn tiếp cận các nội dung chủ
yếu sau đây:
Một là: Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Xác định
số lượng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại
Hai là: Thiết lập tổ chức bộ máy và nhân sự
Ba là: Đào tạo, bồi dưỡng công chức
Bốn là: Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
Năm là: Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công
tác đối ngoại
Sáu là: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.2.5.1. Xây dựng và ban hành các văn bản, quy hoạch, kế hoạch;
Xác định số lƣợng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại
29
Muốn quản lý được đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại nói riêng đòi hỏi phải có các văn bản, chính sách quy
định. Vì vậy các CQNN cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Để quản lý công chức làm công
tác đối ngoại đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản
lý công chức làm công tác đối ngoại. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật quản lý công chức làm công tác đối ngoại là kết quả của quá trình
nhận thức sự vận động, phát triển các quan hệ quản lý công chức làm công tác
đối ngoại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là sự ghi nhận về
mặt Nhà nước nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ quản lý
công chức làm công tác đối ngoại trong thực tiễn quản lý. Đây là nhiệm vụ
chính của các cơ quan nhà nước trong thẩm quyền lập quy, nhằm cụ thể hóa các
quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước cho
phù hợp với địa phương mình.
Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn,
điều kiện tuyển công chức làm công tác đối ngoại; nghĩa vụ, quyền lợi, trách
nhiệm của công chức làm công tác đối ngoại; những điều công chức không được
làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong công tác khen thưởng, kỷ luật, sử dụng,
thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý công chức. Ngoài ra, hệ thống
các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ
huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về
quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra còn quy định về lập hồ sơ,
quản lý hồ sơ; số hiệu công chức làm công chức đối ngoại; mã số các cơ quan
hành chính nhà nước; thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức; trang phục đối với
công chức.
Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức
thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.
30
Ngoài ra các CQNN còn phải xác định số lượng và quản lý biên chế công
chức làm công tác đối ngoại. Việc xác định số lượng công chức cần thiết làm
công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh. Cần xác định rõ biên chế công chức làm
công tác đối ngoại, các CQNN cần xây dựng đề án vị trí việc làm cho đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại.
1.2.5.2. Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự
Hệ thống các văn bản quản lý về công chức làm công tác đối ngoại muốn
đi vào cuộc sống thì phải được bộ máy các cơ quan quản lý công chức thực
hiện. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy
định của pháp luật đã ban hành về quản lý công chức, công vụ. Nhờ có sự hoạt
động của bộ máy quản lý công chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được
“sự tự quản lý” đối với đội ngũ công chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở
các Bộ, ngành và địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan
cấp trên đến các cơ quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các
quy định chung trong phạm vi cả nước.
Đối với việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì ngoài
Bộ Nội vụ còn có các cơ quan quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại. Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh sẽ thống nhất quản lý đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra còn có Sở Nội vụ và các cơ quan sử
dụng công chức làm công tác đối ngoại. Nhiệm vụ của các cơ quan này là quản
lý toàn diện công chức; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ công
chức, các ngạch công chức làm công tác đối ngoại và các tiêu chuẩn cụ thể làm
căn cứ để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của công chức; trực tiếp quản
lý các ngạch công chức được phân cấp quản lý, riêng công chức ngạch cao cấp
kết hợp với Bộ Nội vụ quản lý, các ngạch còn lại đều do cơ quan quản lý ngành
trực tiếp quản lý; đề xuất với Bộ Nội vụ và Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy chế
công chức phù hợp với những thay đổi, nhu cầu của hoạt động công vụ nhà
nước; tổ chức thi tuyển, bồi dưỡng, đào tạo công chức các ngạch do mình quản
31
lý.
Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một nội dung không
thể thiếu trong quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Đội ngũ này sẽ là lực
lượng quản lý đội ngũ công chức làm công tác đội ngoại. Đội ngũ nhân sự này
bao gồm lãnh đạo, quản lý cơ quan đơn vị có sử dụng công chức làm công tác
đối ngoại. Ngoài ra còn có đội ngũ công chức làm công tác chuyên môn phụ
trách lĩnh vực quản lý đội ngũ công chức đối ngoại. Chất lượng của đội ngũ
nhân sự này sẽ quyết định đến chất lượng của hoạt động quản lý đối với đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại.
1.2.5.3. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức làm công tác đối ngoại
ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại cũng là một nội dung quan trọng
trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc ĐTBD công chức
làm công tác đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, năng lực
chuyên môn cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại, phục vụ cho việc
thực hiện Chính sáh đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương.
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về
ĐTBD công chức, tại Điều 5 giải thích: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp
nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc
học”[2]. Đào tạo giúp CBCC tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng mới
để có được trình độ cao hơn trình độ trước đó.
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về
công tác ĐTBD công chức cũng giải thích: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị,
cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”[2]. Khái niệm bồi dưỡng được
dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết,
nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến
thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng.
Nội dung ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại hết sức đa dạng, tập
32
trung vào các vấn đề sau đây: về lý luận chính trị; về chuyên môn, nghiệp vụ về
công tác đối ngoại; kiến thức QLNN; về tin học, ngoại ngữ. Việc ĐTBD được
thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như tập trung hay bán tập trung, ngắn
hạn hay dài hạn.
Để thực hiện việc ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại đòi hỏi các
CQNN phải xác định nhu cầu ĐTBD, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội
dung ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Đồng thời phối hợp chặt
chẽ với các cơ sở ĐTBD tổ chức DDTBD cho đội ngũ công chức làm công tác
đối ngoại.
1.2.5.4. Thực hiện đánh giá, thi đua khen thƣởng đối với đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại
Một nội dung quan trọng trong quản lý công chức là nội dung đánh giá
công chức làm công tác đối ngoại. Đánh giá có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc quản lý công chức. Đánh giá công chức làm công tác đối
ngoại là những hoạt động nhằm xem xét, đánh giá khả năng thực thi công vụ của
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung đánh giá công chức làm
công tác đối ngoại thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như Chấp hành đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực lãnh đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại thì các CQNN còn
tiến hành việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với công chức làm công tác
đối ngoại. Công chức làm công tác đối ngoại có thành tích trong công vụ thì
được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Đối với
công chức vi phạm quy định pháp luật, hoặc nội quy của cơ quan sử dụng công
chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật.
33
1.2.5.5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công
chức
Một nội dung quan trọng trong việc quản lý công chức mà không thể bỏ
qua là thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức làm công
tác đối ngoại. Đây là nội dung quan trọng nhằm quản lý các thông tin về công
chức làm công tác đối ngoại phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản lý
nhân sự khác.
Việc báo cáo thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là quá
trình tổng hợp số lượng, tình hình đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
Việc thực hiện chế độ báo cáo công chức làm công tác đối ngoại được thực hiện
thường xuyên hoặc đột xuất khi có yêu cầu. CQNN cấp tỉnh tiến hành hướng
dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý
dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức.
Cùng với việc báo cáo, thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại
là quá trình quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại. Hồ sơ công chức là
tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về công chức, bao gồm:
nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế,
phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của công
chức, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ, và các văn bản tài liệu có
liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của công chức kể từ khi
được tuyển dụng.
Hồ sơ công chức là một trong những tài liệu không thể thiếu trong công tác
quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Hồ sơ công chức là tài liệu quan
trọng có tính pháp lý phản ánh trung thực về nguồn gốc, quá trình trưởng thành,
phẩm chất, năng lực, phong cách, các hoạt động và mối quan hệ gia đình - xã
hội của người công chức. Hồ sơ công chức là cơ sở giúp cơ quan có thẩm quyền
quản lý công chức nghiên cứu nắm được một cách đầy đủ nhất về bản thân
34
người cán bộ, công chức, cung cấp những thông tin tin cậy để phân biệt được
phẩm chất chính trị, năng lực công tác, đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình,
quan hệ xã hội của công chức phục vụ cho công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng
và bố trí công chức.
Hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại còn là căn cứ để cơ quan quản lý
và sử dụng theo dõi và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức
được đầy đủ và chính xác hơn; làm cơ sở để đánh giá, tuyển chọn, khen thưởng
những cán bộ, công chức tận tuỵ, gương mẫu và thực hiện chế độ bảo hiểm đối
với cán bộ, công chức.
Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại việc xây dựng và
quản lý hồ sơ là một nhiệm vụ quan trọng. Làm tốt công tác hồ sơ công chức
làm công tác đối ngoại cũng sẽ góp phần đắc lực cho công tác thống kê, tổng
hợp phục vụ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công
chức về phương diện số lượng, cơ cấu, trình độ trong từng giai đoạn cách mạng,
qua đó đánh giá hiệu quả các chủ trương, đường lối công tác cán bộ của Đảng.
Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cùng với công tác thống kê, tổng hợp về
công chức làm công tác đối ngoại góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu,
hoạch định chính sách, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng công chức.
1.2.5.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung
không thể thiếu được trong hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại.
Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý
công chức làm công tác đối ngoại thị nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp
luật để từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra
và xử lý với các hành vi vi phạm.
35
Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình quản
lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh tập trung vào
các vấn đề cơ bản sau đây:
- Việc thực hiện các quy định đối với công chức làm công tác đối ngoại
- Việc thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước,
CBCC liên quan đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại
Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh
tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương. Việc thanh tra, kiểm
tra được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường
xuyên; thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất
Kiểm tra, giám sát công chức nhằm nắm chắc thông tin diễn biến tư
tưởng, tiến trình tiến hành công việc của công chức, giúp cho lãnh đạo cơ quan,
đơn vị phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn sửa chữa những sai sót
của công chức, hạn chế sự lãng phí nguồn nhân lực trong đội ngũ công chức,
kiểm tra giám sát để đánh giá năng lực của từng công chức, từ đó có hướng bố
trí công việc phù hợp hơn hoặc xắp xếp, đề bạt công chức hợp lý, đào tạo, bồi
dưỡng công chức có năng lực kém, kịp thời đáp ứng công việc.
Kiểm tra để phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khuyết điểm của
công chức, loại trừ những người thiếu năng lực thoái hóa biến chất và ngăn chặn
kẻ xấu chui vào bộ máy. K ết quả kiểm tra là cơ sở khách quan điều chỉnh và tác
động, làm cho công chức luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Qua đó
vận dụng hình thức thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn những tiêu cực, phát
huy nhân tố tích cực, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với nhà
nước.
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại nhằm nắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ
36
này để xây dựng chiến lược và qui hoạch đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại; kịp thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm,
tạo lập lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Mặt khác, tăng cường quản
lý, kiểm tra, luân chuyển công chức, thay thế những công chức yếu kém, tăng
cường cán bộ có chất lượng cho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết
nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công chức làm công tác đối
ngoại
Quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại chịu tác động bởi
nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến một số yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về công chức làm
công tác đối ngoại
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Mọi hoạt động của cơ
quan nhà nước đều chịu ảnh hưởng và tác động của hệ thống pháp luật. Hoạt
động quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi hệ thống pháp luật. Việc uản lý công chức làm công tác đối ngoại phải phù
hợp với các quy định của hệ thống pháp luật. Pháp luật sẽ quy định về trách
nhiệm của các chủ thể trong quá trình buản lý công chức làm công tác đối
ngoại, những nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại, thẩm quyền
quản lý công chức làm công tác đối ngoại ,… Một hệ thống pháp luật hoàn
thiện và đầy đủ là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quá trình uản lý
công chức làm công tác đối ngoại
Thứ hai: Kinh phí và cơ sở vật chất
Nguồn lực kinh phí là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình uản lý
công chức làm công tác đối ngoại. Kinh phí phục vụ cho việc thực hiện các chế
độ, chính sách cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
37
Để có thể thực hiện được quá trình quản lý công chức làm công tác đối
ngoại thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất. Nguồn lực cơ sở vật chất này phục vụ
cho quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Nguồn lực cơ sở vật
chất này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như trang thiết bị phục vụ cho quá
trình quản lý hồ sơ, dữ liệu của công chức, … Mức độ đầy đủ và hiện đại của
các trang bị này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quá trình quản lý công chức làm
công tác đối ngoại
Thứ ba: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc
Hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại có sự tham gia của
nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Hiện nay trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều cơ
quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại như Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch
Đầu tư, UBND cấp huyện có thực hiện hoạt động đối ngoại. Do đó việc phối
hợp giữa các cơ quan quản lý công chức làm công tác đối ngoại trong quá trình
quản lý công chức làm công tác đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả
quản lý công chức làm công tác đối ngoại.
Thứ tƣ: Năng lực của đội ngũ công chức làm công tác quản lý công
chức làm công tác đối ngoại
Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại là
đội ngũ CBCC. Đội ngũ CBCC sẽ thực hiện các hoạt động quản lý công chức
làm công tác đối ngoại. Năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác quản lý này
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Để việc
quản lý công chức làm công tác đối ngoại đạt hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi đội
ngũ CBCC làm công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại phải có năng
lực, phẩm chất. Nếu đội ngũ CBCC này có kiến thức, kỹ năng thì việc quản lý
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại sẽ chặt chẽ và khoa học hơn.
Ngoài các yếu tố trên thì việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại
còn có nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, ý thức, năng lực của đội ngũ
38
công chức làm công tác đối ngoại,… Vì vậy trong quá trình quản lý công chức
làm công tác đối ngoại cần quan tâm đến những yếu tố này.
1.3. Kinh nghiệm của các địa phƣơng về quản lý công chức làm công
tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh
1.3.1. Kinh nghiệm các địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh – tế xã
hội cao của khu vực miền trung cũng như cả nước. Hoạt động đối ngoại cũng
được Thành phố Đã Nẵng quan tâm. Trong đó việc quản lý đối ngũ công chức
đối ngoại rất được Thành phố chú trọng. Trong thời gian qua, để thực hiện quản
lý đối ngũ công chức làm công tác đối ngoại, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện
các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ tiêu chuẩn đối với
công chức làm công tác đối ngoại
Để quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì UBND Tp. Đà
Nẵng rất quan tâm đến việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại. UBND thành phố đã ban hành các Quyết
định quy định về tiêu chuẩn của chức danh Giám đốc Sở Ngoại vụ, tiêu chuẩn
chức danh đối với các Trưởng, Phó Phòng của Sở Ngoại vụ. Ngoài ra Đà Nẵng
cũng đã ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại, quy định về chế độ chính sách của đội ngũ
công chức này.
Thứ hai: về việc xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự
UBND thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy và
đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
UBND thành phố Đà Nẵng đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của sở
39
Ngoại vụ, đặc biệt là các phòng có công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra
Đà Nẵng cũng đã chú trọng việc phối hợp giữa Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ và
UBND các quận, huyện trong quá trình quản lý đội ngũ công chức làm công tác
đối ngoại của Thành phố.
Thứ ba: Về ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại
UBND thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng công tác ĐTBD công chức làm
công tác đối ngoại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại. Hằng năm UBND tỉnh giao cho Sở Ngoại vụ
xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung ĐTBD
của Thành phố Đà Nẵng tập trung vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho công chức làm công tác đối ngoại. Dựa trên thực trạng đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại hiện nay của thành phố, nhu cầu ĐTBD thì sở Ngoại vụ
đã phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ sở ĐTBD xây dựng chương trình, nội dung
ĐTBD. Các nội dung ĐTBD tập trung vào nhu cầu thực tế ĐTBD của công
chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn thành phố. Thông qua quá trình ĐTBD
đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại.
Thứ tư: về quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại
UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng và quan tâm đến việc quản lý hồ
sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại. Để quản lý hồ sơ và dữ liệu công
chức làm công tác đối ngoại đạt hiệu quả thì thành phố Đã Nẵng đã chú trọng áp
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này. Thành phố đã tiến hành trang bị
máy tính và phần mềm quản lý dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại. Thành
phố đã tiến hành đồng bộ hệ thống thông tin về dữ liệu công chức làm công tác
đối ngoại trên toàn địa bàn thành phố. Hằng năm thì sở Nội vụ phối hợp với sở
40
Ngoại vụ tổ chức tập huấn về công tác quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối
ngoại.
Thứ năm: Về công tác thanh tra, kiểm tra
Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại, Thành phố Đà
Nẵng rất chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra được
UBND Tp. Đà Nẵng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra về quản lý công chức làm công tác đối ngoại . Việc kiểm tra chấp
hành các quy định của pháp luật đối với đội ngũ công chức làm công tác đối
ngoại được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện các trường hợp vi phạm và có
đề xuất phương án xử lý, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó công tác thanh tra
cũng phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác QLNN đối với đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm
tra, UBND Thành phố Đà Nẵng dã công bố công khai đường dây nóng để tiếp
nhận các phản ánh, kiến nghị kịp thời của người dân. Thông qua đường dây
nóng, UBND thành phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan liên quan giải đáp kịp
thời các phản ánh của người dân.
Công tác thanh tra, kiểm tra công chức là một công tác cần thiết trong quá
trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe công
chức, hướng người công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân,
trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện
mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương
ưu điểm của công chức.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Tp. Hồ Chí Minh
Thứ nhất: Ban hành kịp thời các văn bản, chính sách quy định về đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại
UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành kịp thời các văn bản có liên quan về
quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Dựa trên các quy định của Chính
41
phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan, UBND Tp. Hồ
Chí Minh đã ban hành kịp thời các văn bản về quản lý công chức làm công tác
đối ngoại cho phù hợp với địa phương. Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm dự thảo
các văn bản trình UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành kịp thời. Việc ban hành các
văn bản của Tp. Hồ Chí Minh tập trung quy định về chế độ chính sách, quy định
về đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác đối ngoại.
Thứ hai: xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự
Việc xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự là một nội dung quan trọng
trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Vì vậy UBND Tp. Hồ
Chí Minh. UBND Tp. Hồ Chí Minh đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy
của Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh. Các phòng nghiệp vụ của sở Ngoại vụ từng
bước được kiện toàn. Ngoài ra tổ chức bộ máy của sở Nội vụ cũng từng bước
được hoàn thiện, nhất là phòng Công chức, viên chức. Ngoài ra đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại của các quận huyện cũng chưa được kiện toàn.
UBND Tp. Hồ Chí Minh chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức này.
Thứ ba: Chú trọng công tác đánh giá, thi đua khen thƣởng đội ngũ
công chức làm công tác đối ngoại
UBND thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến công tác đánh giá đối
với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Hằng năm UBND đều giao cho
các cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại tiến hành đánh giá hoạt
động của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Các cơ quan sử dụng công
chức làm công tác đối ngoại đều chú trọng việc đổi mới phương pháp đánh giá
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Đối với các công chức có thành tích
trong quá trình thực thi công vụ thì các cơ quan sử dụng công chức đối ngoại
đều kiến nghị UBND thành phố có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời.
42
Thứ tƣ: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại tố cáo
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung
được UBND Tp. Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện. UBND Tp. Hồ Chí Minh chỉ
đạo các cơ quan thanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Qua kiểm tra đã phát hiện các trường hợp vi phạm và đề xuất phương án xử lý
kịp thời nhằm hạn chế các sai phạm. UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo Sở
Nội và Sở Ngoại vụ và UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm
tra đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung
vào việc chấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý công
chức làm công tác đối ngoại. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các CQNN đã
kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời
và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút
Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà các địa phương đã thực hiện, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý công chức làm công tác đối ngoại như
sau:
Một là, Về mặt nhận thức
Cần giáo dục cho đội ngũ CBCC nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý công
chức làm công tác đối ngoại. Quản lý đội ngũ công chức đội ngoại không chỉ có
góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức làm công
tác đối ngoại mà còn có ý nghĩa trong thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước. Các CQNN, CBCC cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của đội
ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
Hai là, Về mặt thể chế, chính sách
43
Cần phải ban hành kịp thời các văn bản để cụ thể hóa các nội dung quản lý
công chức làm công tác đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản
này. Các văn bản pháp luật cần chi tiết hóa các nội dung quản lý đội ngũ công
chức làm công tác đối ngoại cũng như phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
các cơ quan, cá nhân.
Ba là, Về mặt tổ chức, nhân sự
Cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý công chức làm
công tác đối ngoại tại địa phương. Trong đó chú trọng kiện toàn các cơ quan nhà
nước. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác quản lý
công chức làm công tác đối ngoại
Bốn là, Về việc báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức
Các CQNN cần chú trọng việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đội ngũ
công chức làm côn tác đối ngoại. Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê cần
tiến hành khoa học, chính xác. Bên cạnh đó cần chú trọng việc quản lý hồ sơ của
đội ngũ công chức làm công tác đội ngũ làm công tác đối ngoại.
Năm là, Về công tác thanh tra, kiểm tra
Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại cần tăng cường
công tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Bên cạnh đó cần có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm
các quy định về quản lý công chức làm công tác đối ngoại
Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh
đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực
tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù
hợp, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn quản lý đội ngũ công chức
làm công tác đối ngoại tại địa phương mình.
44
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua quá trình nghiên cứu, Chương 1 của luận văn đã đạt được một
số nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: Đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức làm
công tác đối ngoại.
Thứ hai: Đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung, các quy định pháp lý,
các yếu tố ảnh hưởng đến công chức làm công tác đối ngoại. Trong đó đặc biệt
đã làm rõ 6 nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại.
Thứ ba: Đã giới thiệu kinh nghiệm của Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
trong quản lý công chức làm công tác đối ngoại và rút ra 6 bài học kinh nghiệm.
Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở luận văn để tiếp cận thực
trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên một địa bàn cụ thể ở
chương 2.
45
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang và công chức làm công tác đối ngoại
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền
Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch
Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam
(sau tỉnh Bình Phước). Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn
hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang nằm
tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải
đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ
104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới
dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh
Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các
tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm
trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo
Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần
đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần
đảo Thổ Chu[30].
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vịnh Thái Lan, gần
với các nước thuộc Đông Nam Á như Camphuchia, Thái Lan, Malaixia,
Singapo. Với vị trí địa lý như vậy, hoạt động đối ngoại là một hoạt động nổi bật
của tỉnh. Tỉnh có quan hệ đối ngoại với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
46
Đồng thời tỉnh cũng đóng vai trò là cầu nối giữa các tỉnh Miền Tây với các nước
trong khu vực.
Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo.
Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam.
Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí
Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với
đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài
hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên
Giang hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thành phố Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Châu Thành, huyện
Giồng Riềng, huyện giang thành, huyện Gò Quao, huyện Hòn Đất, huyện U
Minh Thượng, huyện Kiên Lương, huyện Tân Hiệp, huyện Vĩnh Thuận, huyện
đảo huyện Kiên Hải và huyện Phú Quốc[30].
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số trung bình của tỉnh năm 2015 ước tính 1.762.281 người, tăng 0,64%
so với năm 2014, bao gồm: dân số nam 885.635 người, chiếm 50,26% tổng dân
số toàn tỉnh, tăng 0,51%; dân số nữ 876.646 người, chiếm 49,74%, tăng 0,77%.
Dân số trong khu vực thành thị 483.613 người, chiếm 27,44% dân số của tỉnh,
tăng 1,14%; dân số khu vực nông thôn 1.278.668 người, chiếm 72,56%, tăng
0,46%. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,77‰, tỷ lệ giảm sinh -0,36‰[5].
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tính
tăng 9,62% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP năm nay tăng cao hơn mức tăng
cùng kỳ năm trước[5].
47
Bảng 2.1: Thống kê tình hình kinh tế năm 2016 tỉnh Kiên Giang
GRDP năm 2016
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng
so với năm
2015 (%)
Đóng góp các
khu vực vào
tăng trưởng
năm 2016 (%)
Theo giá
hiện hành
Theo giá
so sánh 2010
Tổng số
1. Nông, lâm, thủy sản
- Nông, lâm nghiệp
- Thủy sản
2. Công nghiệp, xây dựng
3. Dịch vụ
94.064,60
35.987,26
23.342,06
12.645,20
24.670.03
33.407,31
72.151,47
26.317,70
17.511,97
8.805,73
17.974,93
27.858,84
9,62
4,17
3,30
5,95
13,04
13,00
9,62
1,60
0,85
0,75
3,15
4,87
Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang
Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế năm 2016 trong mức
tăng chung của nền kinh tế như sau:
+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,17%, đóng góp cho
tăng trưởng chung 1,60 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,31%, đóng góp cho
tăng trưởng chung 2,48 điểm %).
+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 13,04%, đóng góp cho tăng
trưởng chung 3,15 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,49%, đóng góp cho tăng
trưởng chung 2,53 điểm %).
48
+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,00%, đóng góp cho tăng trưởng chung
4,87 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 12,34%, đóng góp cho tăng trưởng chung
4,45 điểm %)[5].
Nhận xét chung: Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý như vậy thì quan
hệ đối ngoại là một hướng phát triển cho tỉnh Kiên Giang. Việc phát triển quan
hệ đối ngoại sẽ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng
như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Với điều kiện vị trí địa lý có nhiều huyện đảo với vị trí địa lý xa, điều này
đã gây ra nhiều khó khăn đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
Công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ phải di chuyển với
quãng đường xa, điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng hết sức khó khăn. Điều
này cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý công chức làm công tác
đối ngoại, nhất là bố trí, sắp xếp công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện
nhiệm vụ.
2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang
Trong thời gian qua cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh thì công tác đối ngoại cũng được tỉnh quan tâm chú trọng. Trong công tác
đối ngoại thì một trong những vấn đề được Kiên Giang quan tâm là phát triển
đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Trong đó tỉnh chú
trọng phát triển đội ngũ công chức của sở Ngoại vụ và đội ngũ công chức làm
công tác đối ngoại của các huyện biên giới của tỉnh.
49
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh
Kiên Giang
STT Chức vụ
Số
lƣợng
Trình độ
chuyên môn
Cao
học
Đại
học
Sở Ngoại vụ
Ban Giám đốc 4 2 2
Phòng Lãnh sự và
NVNONN
3 3
Phòng Hợp tác Quốc tế 4 2 2
Phòng QLBG 4 4
Sở Kế hoạch và Đầu tư Phòng Hợp tác đầu tư 6 2 4
Sở Công thương
Phòng Quản lý xuất
nhập khẩu
5 2 3
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du lịch
Giám đốc (công chức) 1 1
UBND huyện Phú Quốc
Phụ trách Văn phòng
kiêm nhiệm
1 1
UBND huyện Giang Thành Kiêm nhiệm 2 2
UBND Thị xã Hà Tiên Kiêm nhiệm 2 2
Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đĐề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng lực cán bộ UBND huyện Thủy Nguyên, 9đ
 
Đề tài: Tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo tỉnh Bắc Giang
Đề tài: Tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo tỉnh Bắc GiangĐề tài: Tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo tỉnh Bắc Giang
Đề tài: Tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo tỉnh Bắc Giang
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAYĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAYLuận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
Luận văn: Quản lý hoạt động báo chí tại CHDCND Lào, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến TreĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOTĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến TreLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại tỉnh Bến Tre
 
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 

Similar to Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang (20)

Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Năng lực công chức quản lý thuộc UBND tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức quản lý thuộc UBND tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Năng lực công chức quản lý thuộc UBND tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Năng lực công chức quản lý thuộc UBND tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban n...
 
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên GiangChất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
 
Chất Lượng Công Chức Chuyên Môn Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
Chất Lượng Công Chức Chuyên Môn Ủy Ban Nhân Dân Cấp HuyệnChất Lượng Công Chức Chuyên Môn Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
Chất Lượng Công Chức Chuyên Môn Ủy Ban Nhân Dân Cấp Huyện
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAYLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xãĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên GiangNăng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Năng lực công chức quản lý CQCM thuộc UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà TĩnhLuận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
Luận văn: Đào tạo nhân lực cán bộ cấp huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh
 
Đề tài: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, HOTĐề tài: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, HOT
 
Luận văn: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Chất lượng công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HỒNG GẤM QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HỒNG GẤM QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Đức Chính TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học của Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn theo đúng hướng dẫn của Học viên Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn. Tác giả NGÔ THỊ HỒNG GẤM
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Đức Chính, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND tỉnh Kiên Giang, sở Ngoại vụ, sở Nội vụ, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công Thương và UBND các huyện Phú Quốc, Giang Thành và thị xã Hà Tiên đã tạo điều kiện và hỗ trợ cung cấp các số liệu và các thông tin để tôi hoàn thành luận văn này. Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu ngắn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn và bản thân tôi hoàn thiện hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau này. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn NGÔ THỊ HỒNG GẤM
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ đầy đủ Cụm từ viết tắt Cán bộ, công chức CBCC Đào tạo, bồi dưỡng ĐTBD Quản lý nhà nước QLNN Thành phố Tp Ủy ban nhân dân UBND
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê tình hình kinh tế năm 2015 tỉnh Kiên Giang Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang Bảng 2.3: Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Bảng 2.4: Thống kê tình hình bổi dưỡng công chức làm cong tác đối ngoại Bảng 2.5: Thống kê về tình hình báo cáo đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2016 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá công chức làm công tác đối ngoại của sở Ngoại vụ giai đoạn 2012-2016 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các sở và các huyện, thị xã năm 2016
  • 7. 7 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 7 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Công chức làm công tác đối ngoại......................................................... 8 1.1.1. Khái niệm......................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm .......................................................................................... 10 1.1.3. Vai trò................................................................................................ 12 1.2. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh.......... 13 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 13 1.2.2. Sự cần thiết......................................................................................... 15 1.2.3. Những quy định pháp lý của quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh .................................................................................. 16 1.2.4. Đặc trưng của quản lý công chức làm công tác làm tác đối ngoại .... 18
  • 8. 8 1.2.5. Nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh ...................................................................................................................... 19 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại ............................................................................................................................. 27 1.3. Kinh nghiệm của các địa phương trong quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh ............................................................................ 29 1.3.1 Kinh nghiệm của các địa phương....................................................... 29 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm.............................................................. 34 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang và công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 37 2.1.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang ............................................................. 37 2.1.2. Khái quát về công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ................................................................................................................... 40 2.2. Tổng quan về thực trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ...................................................................................... 42 2.3.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách.............................. 42 2.3.2. Tổ chức bộ máy nhân sự quản lý công chức làm công tác đối ngoại ............................................................................................................................. 46 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại ....... 50 2.3.4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức .... 53 2.3.5. Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công tác đối ngoại .................................................................................................................... 58 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại ............................. 61 2.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 64
  • 9. 9 2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................... 64 2.4.2. Hạn chế............................................................................................. 66 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................ 68 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 71 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý công chức làm công tác đối ngoại................................................................................ 72 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý công chức làm công tác đối ngoại.... 74 3.2.1. Hoàn thiện và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước..... 74 3.2.2. Đẩy mạnh việc xây dựng đề án việc làm ......................................... 75 3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại .................................................................................................................... 77 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại.............................................................................................................. 80 3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thi đua khen thưởng ............ 82 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại ........................................................................................ 85 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 88 KẾT LUẬN.................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. 10 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách toàn diện. Trải qua 30 năm đổi mới, đất nước đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội trong nước, quan hệ đối ngoại cũng được chú trọng và không ngừng nâng lên. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành quá trình hội nhập một cách sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quan hệ đối ngoại từng bước được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, ngoại giao Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào những chiến công hiển hách vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. Có được những thành công đó là nhờ những chính sách đối ngoại đúng đắn và khoa học của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó không thể không kể đến những đóng góp của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại. Đội ngũ cán bộ, công chức này đã góp phần thực hiện tốt công tác đối ngoại cũng như quản lý nhà nước về đối ngoại của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công chức này đã từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với đó công tác quản lý nhà nước về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ngoại vụ cũng từng bước được chú trọng. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định về tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức
  • 11. 11 làm công tác ngoại vụ. Chính phủ và Bộ Ngoại giao cũng đã chú trọng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công chức làm công tác ngoại vụ. Kiên Giang là một tỉnh ở khu vực sông Cửu Long, là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao của khu vực này. Trong thời gian qua, Kiên Giang đã chú trọng phát triển kinh tế - xã hội. Là một tỉnh biên giới, Kiên Giang đã chú trọng đến việc phát triển quan hệ đối ngoại. Phát triển quan hệ đối ngoại là một nhiệm vụ trọng tâm trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đẩy mạnh quan hệ đối ngoại và làm tốt công tác quản lý nhà nước về đối ngoại thì tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển đội ngũ công chức phụ trách công tác đối ngoại. Cùng với đó công tác quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác làm công tác đối ngoại cũng được chú trọng. Tỉnh đã chú trọng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương quy định về đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Tuy nhiên công tác quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại còn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc ban hành các ban hành các văn bản quy định đối ngũ công chức làm công tác đối ngoại còn tỉnh còn quy định chung chung, chưa gắn nhiều với đặc thù của địa phương. Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác làm công tác đối ngoại còn chưa nhịp nhàng. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Do đó, việc tăng cường quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là một vấn đề đang đặt ta đối với tỉnh Kiên Giang. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại và quản lý công chức làm công tác đối ngoại là một vấn đề cũng được nghiên cứu ở các công trình, ấn
  • 12. 12 phẩm khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm khoa học đề cập trong các hội thảo, trong các sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn, bao gồm: “Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế” năm 2016 của Diệu Linh. Công trình nghiên cứu đã làm rõ thực trạng công tác phát triển năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó đặc biệt đã chỉ ra những khó khăn của tỉnh trong việc phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Từ đó công trình nghiên cứu này đã đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Vĩnh Phúc. “Một số giải pháp nâng cao kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Tuyên Quang” năm 2016 của Lê Lan. Công trình nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác đối ngoại và sự cần thiết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức này. Từ đó, công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Tuyên Quang. Trong đó các giải pháp tập trung vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ công chức làm công tác đối ngoại theo kiến thức và kỹ năng. “Quản lý hoạt động đối ngoại của chính quyền tỉnh qua hoạt động thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh” năm 2012 của Đặng Thúy Loan. Công trình nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Quãng Ninh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đối ngoại của tỉnh Quãng Ninh. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này của yếu
  • 13. 13 tiếp cận từ phương diện pháp lý mà chưa bao quát hết các nội dung quản lý nhà nước như công tác quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra. Các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học trong thời gian qua đều khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại và sự cần thiết phải quản lý đội ngũ công chức này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại mà chưa nghiên cứu nhiều từ góc độ quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nghiên cứu từ góc độ quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì đa phần các công trình nghiên cứu những nội dung cụ thể của quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại mà chưa nghiên cứu hoạt động này một cách có hệ thống. Bên cạnh đó đa phần các công trình nghiên cứu trong thời gian qua chủ yếu tiếp cận từ góc độ thực tiễn mà chưa đi nghiên cứu sâu về mặt lý luận. Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là một vấn đề mới, vì vậy ít được nghiên cứu nhiều. Đối với địa bàn tỉnh Kiên Giang tính đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nội dung này được công bố chính thức. Vì vậy nội dung lựa chọn nghiên cứu là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ và không có sự trùng lắp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn là trên cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý công chức làm công tác đối ngoại, thực trạng quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ dưới đây:
  • 14. 14 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý công chức làm công tác đối ngoại - Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên 6 nội dung: Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách; Tổ chức bộ máy nhân sự; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức; Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công tác đối ngoại; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. - Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến nay 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà
  • 15. 15 nước về công tác đối ngoại, đội ngũ cán bộ, công chức làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Các phƣơng pháp cụ thể Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là: - Các bài báo, bài viết khoa học - Các báo cáo của các cấp chính quyền ở tỉnh Kiên Giang Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn. 5.2.2. Các phƣơng pháp khác Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp và điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp tổng hợp,… 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về lý luận Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
  • 16. 16 Luận văn xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các giải pháp có thể áp dụng và mang lại hiệu quả trên thực tế. Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi tỉnh Kiên Giang, tuy nhiên ở những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp luận văn đưa ra vẫn có thể áp dụng và đem lại hiệu quả. Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trong thời gian tới. 7. Kết cấu đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
  • 17. 17 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Công chức làm công tác đối ngoại 1.1.1. Khái niệm Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra các cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ "cán bộ", "công chức" và "viên chức". Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát là những người được Nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi rộng hẹp khi xác định đối tượng là công chức hoặc là viên chức nhà nước lại là khác nhau tuỳ từng quốc gia. Sự khác nhau này phụ thuộc vào thể chế chính trị, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, và chịu ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa dân tộc mỗi quốc gia. Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
  • 18. 18 nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[14]. Công chức được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tiêu chí phân loại. Thứ nhất: Phân loại theo cấp hành chính. Nếu phân loại theo cấp hành chính thì công chức được phân thành 4 loại. Bao gồm công chức trung ương, công chức cấp tỉnh, công chức cấp huyện và công chức cấp xã. Thứ hai: Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau[14]: - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. Thứ ba: Phân loại theo vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Một cách phân loại phổ biến hiện nay là phân loại theo lĩnh vực công tác của công chức thì công chức được phân thành nhiều loại như: công chức ngành y tế, công chức ngành nội vụ, công chức ngành giáo dục, công chức ngành ngoại vụ,…. Công chức ngành ngoại vụ hay còn gọi là công chức làm công tác đối ngoại là một bộ phận cấu thành của hệ thống công chức ở Việt Nam. Công chức
  • 19. 19 làm công tác đối ngoại sẽ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt đông đối ngoại. Đối ngoại, theo Từ điển Tiếng Việt có thể hiểu theo 2 nghĩa: (1) Chủ trương, chính sách về quan hệ mang tính quốc gia đối với nước khác; (2) Đối xử, quan hệ với bên ngoài[29, tr. 547]. Hoạt động đối ngoại, trong tiếng Anh có thuật ngữ Foreign Affairs: activities of a nation in its relationships with other nations; international relation (hoạt động đối ngoại: những hoạt động của một quốc gia trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác; quan hệ quốc tế)[6]. Theo từ điển tiếng Anh, foreign affairs: matters abroad that involve the homeland, such as relations with another country (hoạt động đối ngoại: những vấn đề mà một quốc gia tham gia vào, ví dụ quan hệ với một quốc gia khác) [4]. Công chức làm công tác đối ngoại có thể được hiểu là những công chức hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, nhằm thương lượng, đàm phán với các nhân, tổ chức của quốc gia khác và các hoạt động khác để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại. Công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh hiện nay bao gồm công chức phụ trách công tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ, sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư và công chức làm công tác đối ngoại của UBND cấp huyện. Hoạt động của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại này là triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương, trực tiếp làm việc với các đoàn quốc tế thăm và làm việc tại địa phương,… 1.1.2. Đặc điểm Công chức đối ngoại là một bộ phận cấu thành của công chức Việt Nam nên mang đầy đủ những đặc điểm của công chức Việt Nam như được tuyển dụng, bổ nhiệm, nằm trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước,…
  • 20. 20 Ngoài ra đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cũng có những đặc điểm riêng. Công chức làm công tác đối ngoại có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất: Công chức làm công tác đối ngoại làm việc chủ yếu với các cá nhân, tổ chức nước ngoài Nếu như các công chức bình thường chủ yếu làm việc với các cá nhân, tổ chức trong nước thì công chức làm công tác đối ngoại lại làm việc với các nhân, tổ chức nước ngoại. Họ thường làm việc với các đoàn quốc tế đến thăm và làm việc với Việt Nam để bàn về các vấn đề đối ngoại, ngoại giao. Các cá nhân, tổ chức này đến từ nhiều quốc gia khác nhau, với những đặc điểm văn hóa truyền thống khác nhau. Công chức làm công tác đối ngoại sẽ phụ trách công tác đón tiếp làm việc với các đoàn của các quốc gia khác đến thăm và làm việc với Việt Nam. Công chức làm công tác đối ngoại cũng trực tiếp quản lý các tổ chức phi chính phủ đóng trên địa bàn địa phương của mình. Công chức đối ngoại cũng còn trực tiếp tham mưu, quản lý các hội thảo, hội nghị quốc tế được thực hiện ở Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai: Hoạt động thực thi công vụ của công chức mang tính chất đa dạng và phức tạp Hoạt động thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại mang tính đa dạng, phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến ngoại giao với các cá nhân, tổ chức khác trên thế giới. Mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán khác nhau nên công việc của công chức làm công tác đối ngoại là hết sức phức tạp. Không chỉ đòi hỏi về tiếng Anh và công chức làm công tác đối ngoại còn phải am hiểu về văn hóa, truyền thống lịch sử của các quốc gia để ứng xử cho phù hợp. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong qua trình giao tiếp, ứng xử với các cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam cũng như chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước. Làm việc với người nước ngoài không phải việc đơn giản nên công việc công chức làm công
  • 21. 21 tác đối ngoại không phải là đơn giản. Việc quản lý của công chức làm công tác đối ngoại ngoài việc đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo phù hợp với văn hóa, truyền thống của các quốc gia khác. Công chức làm công tác đối ngoại còn tham mưu cho các CQNN cử CBCC tham gia các đoàn đi thăm các quốc gia để thực hiện các biện pháp hợp tác, ngoại giao với các quốc gia khác. 1.1.3. Vai trò Công chức đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các CQNN cũng như đối với việc đảm bảo ổn định trật tự, an toàn xã hội. Công chức làm công tác đối ngoại cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các CQNN cũng như đối với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Vai trò của công chức làm công tác đối ngoại được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất: Công chức làm công tác đối ngoại sẽ trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại Đối với công tác đối ngoại thì yếu tố con người lại càng quan trọng và có ý nghĩa hơn vì công chức đối ngoại là người trực tiếp triển khai các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, những công việc liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ta và các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng; đồng thời góp phần triển khai thực hiện tốt chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Thứ hai: Công chức làm công tác đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam
  • 22. 22 Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để có thể tham gia tốt và hiệu quả các quá trình này thì vai trò của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại càng trở nên quan trọng. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại giúp cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa của Việt Nam diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Hoạt động của công chức làm công tác đối ngoại sẽ có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh môi trường chính trị quốc tế ngày càng phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, vai trò của công tác đối ngoại nói chung và công chức làm công tác đối ngoại nói riêng càng trở nên cần thiết và quan trọng, góp phần chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy đồng thời là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. 1.2. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm Quản lý được ra đời từ rất sớm, nó là sản phẩm hoạt động của con người, chính con người là chủ thể tạo ra hoạt động quản lý. Quản lý là hiện tượng khách quan nảy sinh từ nhu cầu liên kết lại với nhau trong quá trình lao động. C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Quản lý là một nội dung được nghiên cứu rất phổ biến và rộng rãi vì vậy có nhiều cách tiếp cận và có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về quản lý.
  • 23. 23 Mỗi quan niệm, cách định nghĩa đứng từ những góc đô tiếp cận khác nhau, phản ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của quản lý. - Từ góc độ hoạt động, quản lý được hiểu là sự tác động chỉ huy và điều khiển các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được muc tiêu của nhà quản lý[9]. - Mary Paker Follet cho rằng: “ Quản lý là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua người khác”[9]. Theo cách tiếp cận này thì quản lý là một hoạt động gián tiếp trong đó chủ thể quản lý xây dựng các mục tiêu và tổ chức cho người khác thực hiện các mục tiêu mà mình mong muốn. - F. W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất”[9]. Theo cách tiếp cận của Taylor thì nhà quản lý phải xác định được các mục tiêu của mình và tổ chức cho các thành viên khác thực hiện mục tiêu đó. Ở đây quản lý cũng được tiếp cận ở góc độ hiệu quả. Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động có tổ chức có định hướng của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt được mục tiêu dự kiến[9]. Việc quản lý đội ngũ công chức nói chung là một nội dung quan trọng. Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh là những hoạt động của các CQNN, CBCC có thẩm quyền trên địa bàn cấp tỉnh, được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật nhằm đảm bảo cho công chức làm công tác đội ngoại thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ. 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh Việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là hết sức cấn thiết và đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự cần thiết của việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
  • 24. 24 Thứ nhất: Đối với các CQNN Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng nhu cầu của cac CQNN trong việc phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho công tác dối ngoại của Đảng và nhà nước. Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngọa còn góp phần giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các CQNN, góp phần giúp đạt được mục tiêu của các CQNN. Phát triển đội ngũ công chức thích ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội Có thể nói rằng quản lý công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần giúp cho các CQNN tận dụng và sử dụng nguồn lực của cơ quan mình một cách triệt để, hiểu quả. Quản lý công chức làm công chức làm công tác đối ngoại góp phần tạo nên sự đồng bộ, ăn khớp trong hoạt động của CQNN. Thứ hai: Đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cũng cần thiết đối với bản thân đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Thực hiện tốt việc quản lý công chức đối ngoại sẽ giúp nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nó còn giúp bảo đảm việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại diễn ra đúng pháp luật nhà nước quy định. Quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại sẽ làm cho đội ngũ công chức cảm thấy thoải mái, giúp cho các công chức phát huy năng lực chuyên môn của mình nhằm hoàn thành các công việc của CQNN giao. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại sẽ góp phần giúp phát hiện các hành vi sai lệch từ đó giúp công chức ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại là một biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa các sai lệch, sai phạm của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Như vậy, quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại có ý nghĩa vô
  • 25. 25 cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQNN cũng như việc nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Vì vậy việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là hết sức cần thiết. 1.2.3. Các quy định pháp lý của quản lý công chức làm công tác đối ngoại Để thực hiện hoạt động quản lý đối với công chức làm công tác đối ngoại thì một công cụ không thể thiếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Đây được xem là công cụ quan trọng và cơ bản trong hoạt động QLNN nói chung và quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nói riêng. Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các bộ liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phám pháp luật liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Có thể kể đến các văn bản pháp luật sau đây: Luật Cán bộ công chức năm 2008; Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức, Nghị định 24/2010/NĐ-CP về ngày 15 tháng 03 năm 2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức; Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BNG-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao về hướng dẫn về quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài Các văn bản pháp lý trong thời gian qua quy định nhiều vấn đề khác nhau trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại, có thể khái quát các nội dung cơ bản sau đây:
  • 26. 26 Thứ nhất: thẩm quyền quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại Việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thuộc về nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó Chính phủ thống nhất quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ quản lý chuyên ngành về CBCC trong đó có công chức làm công tác đối ngoại. Bộ Ngoại giao sẽ quản lý nghiệp vụ đối với công chức làm công tác đối ngoại, đồng thời quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại do mình quản lý. Ngoài ra các cơ quan sử dụng công chức cũng tiến hành quản lý công chức phụ trách công tác đối ngoại của cơ quan mình. Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Sở Nội vụ tham mưu quản lý đội ngũ công chức nói chung và công chức làm công tác đối ngoại. Sở Ngoại vụ sẽ quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra sở Ngoại vụ còn trực tiếp quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của Sở mình. Các cơ quan sử dụng công chức khác cũng trực tiếp quản lý công chức làm công tác đối ngoại của cơ quan mình. Thứ hai: về nội dung quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại Các văn bản pháp luật cũng đã quy định chi tiết các nội dung quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại bao gồm: Một là: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức làm công tác đối ngoại; Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức. Hai là: Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại
  • 27. 27 Ba là: Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức; Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức; Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức. Bốn là: Tổ chức đánh gia công chức; thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức làm công tác đối ngoại Năm là: Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại Sáu là: Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về công chức làm công tác đối ngoại; Chỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo[3],[14]. 1.2.4. Các đặc trƣng của quản lý công chức làm công tác đối ngoại Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại là một bộ phận của quản lý công chức nói chung. Vì vậy quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng mang đầy đủ những đặc trưng của quản lý công chức nói chung. Tuy nhiên việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng có những đặc trưng riêng. Một số đặc trưng của quản lý công chức làm công tác đối ngoại: Thứ nhất: Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại gắn với việc thực hiện đường lồi đối ngoại Công chức làm công tác đối ngoại góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Công chức làm công tác đối ngoại sẽ quyết định thành công của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Vì vậy việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại gắn liền với việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại phải phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đối ngoại. Và việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại phải hướng tới phục vụ cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thứ hai: Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại rất phức tạp
  • 28. 28 Công tác đối ngoại là một nội dung quan trọng của Đảng và Nhà nước. Công tác đối ngoại là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp. Vì vậy việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng hết sức phức tạp. Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại thường phức tạp hơn so với việc quản lý công chức ở các lĩnh vực khác. Các tiêu chí đánh giá công chức làm công tác đối ngoại cũng có những điểm khác biệt hơn so với các tiêu chí đánh giá công chức ở các lĩnh vực khác. Việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại đòi hỏi các cơ quan nhà nước, CBCC phải có chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực đối ngoại. 1.2.5. Nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại Các nội dung quản lý công chức nói chung và công chức làm công tác đối ngoại nói riêng được quy định chi tiết tại luật Cán bộ công chức năm 2008, Nghị định 24/2010/NĐ-CP về ngày 15 tháng 03 năm 2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Quản lý công chức làm công tác đối ngoại bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong khuôn khổ luận văn tiếp cận các nội dung chủ yếu sau đây: Một là: Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Xác định số lượng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại Hai là: Thiết lập tổ chức bộ máy và nhân sự Ba là: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Bốn là: Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức. Năm là: Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức làm công tác đối ngoại Sáu là: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1.2.5.1. Xây dựng và ban hành các văn bản, quy hoạch, kế hoạch; Xác định số lƣợng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại
  • 29. 29 Muốn quản lý được đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nói riêng đòi hỏi phải có các văn bản, chính sách quy định. Vì vậy các CQNN cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Để quản lý công chức làm công tác đối ngoại đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý công chức làm công tác đối ngoại là kết quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển các quan hệ quản lý công chức làm công tác đối ngoại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là sự ghi nhận về mặt Nhà nước nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ quản lý công chức làm công tác đối ngoại trong thực tiễn quản lý. Đây là nhiệm vụ chính của các cơ quan nhà nước trong thẩm quyền lập quy, nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với địa phương mình. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện tuyển công chức làm công tác đối ngoại; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của công chức làm công tác đối ngoại; những điều công chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong công tác khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý công chức. Ngoài ra, hệ thống các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra còn quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức làm công chức đối ngoại; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức; trang phục đối với công chức. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.
  • 30. 30 Ngoài ra các CQNN còn phải xác định số lượng và quản lý biên chế công chức làm công tác đối ngoại. Việc xác định số lượng công chức cần thiết làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh. Cần xác định rõ biên chế công chức làm công tác đối ngoại, các CQNN cần xây dựng đề án vị trí việc làm cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. 1.2.5.2. Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự Hệ thống các văn bản quản lý về công chức làm công tác đối ngoại muốn đi vào cuộc sống thì phải được bộ máy các cơ quan quản lý công chức thực hiện. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về quản lý công chức, công vụ. Nhờ có sự hoạt động của bộ máy quản lý công chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được “sự tự quản lý” đối với đội ngũ công chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở các Bộ, ngành và địa phương, từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả nước. Đối với việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì ngoài Bộ Nội vụ còn có các cơ quan quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh sẽ thống nhất quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra còn có Sở Nội vụ và các cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại. Nhiệm vụ của các cơ quan này là quản lý toàn diện công chức; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, các ngạch công chức làm công tác đối ngoại và các tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của công chức; trực tiếp quản lý các ngạch công chức được phân cấp quản lý, riêng công chức ngạch cao cấp kết hợp với Bộ Nội vụ quản lý, các ngạch còn lại đều do cơ quan quản lý ngành trực tiếp quản lý; đề xuất với Bộ Nội vụ và Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy chế công chức phù hợp với những thay đổi, nhu cầu của hoạt động công vụ nhà nước; tổ chức thi tuyển, bồi dưỡng, đào tạo công chức các ngạch do mình quản
  • 31. 31 lý. Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một nội dung không thể thiếu trong quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Đội ngũ này sẽ là lực lượng quản lý đội ngũ công chức làm công tác đội ngoại. Đội ngũ nhân sự này bao gồm lãnh đạo, quản lý cơ quan đơn vị có sử dụng công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra còn có đội ngũ công chức làm công tác chuyên môn phụ trách lĩnh vực quản lý đội ngũ công chức đối ngoại. Chất lượng của đội ngũ nhân sự này sẽ quyết định đến chất lượng của hoạt động quản lý đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. 1.2.5.3. Đào tạo, bồi dƣỡng công chức làm công tác đối ngoại ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại, phục vụ cho việc thực hiện Chính sáh đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương. Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức, tại Điều 5 giải thích: “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”[2]. Đào tạo giúp CBCC tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng mới để có được trình độ cao hơn trình độ trước đó. Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về công tác ĐTBD công chức cũng giải thích: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”[2]. Khái niệm bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ túc thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên ngành, mang tính ứng dụng. Nội dung ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại hết sức đa dạng, tập
  • 32. 32 trung vào các vấn đề sau đây: về lý luận chính trị; về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đối ngoại; kiến thức QLNN; về tin học, ngoại ngữ. Việc ĐTBD được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như tập trung hay bán tập trung, ngắn hạn hay dài hạn. Để thực hiện việc ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại đòi hỏi các CQNN phải xác định nhu cầu ĐTBD, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung ĐTBD đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ sở ĐTBD tổ chức DDTBD cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. 1.2.5.4. Thực hiện đánh giá, thi đua khen thƣởng đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại Một nội dung quan trọng trong quản lý công chức là nội dung đánh giá công chức làm công tác đối ngoại. Đánh giá có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quản lý công chức. Đánh giá công chức làm công tác đối ngoại là những hoạt động nhằm xem xét, đánh giá khả năng thực thi công vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung đánh giá công chức làm công tác đối ngoại thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài việc đánh giá công chức làm công tác đối ngoại thì các CQNN còn tiến hành việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với công chức làm công tác đối ngoại. Công chức làm công tác đối ngoại có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Đối với công chức vi phạm quy định pháp luật, hoặc nội quy của cơ quan sử dụng công chức sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật.
  • 33. 33 1.2.5.5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức Một nội dung quan trọng trong việc quản lý công chức mà không thể bỏ qua là thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại. Đây là nội dung quan trọng nhằm quản lý các thông tin về công chức làm công tác đối ngoại phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản lý nhân sự khác. Việc báo cáo thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là quá trình tổng hợp số lượng, tình hình đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc thực hiện chế độ báo cáo công chức làm công tác đối ngoại được thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất khi có yêu cầu. CQNN cấp tỉnh tiến hành hướng dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức. Cùng với việc báo cáo, thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại là quá trình quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại. Hồ sơ công chức là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về công chức, bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của công chức, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ, và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của công chức kể từ khi được tuyển dụng. Hồ sơ công chức là một trong những tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Hồ sơ công chức là tài liệu quan trọng có tính pháp lý phản ánh trung thực về nguồn gốc, quá trình trưởng thành, phẩm chất, năng lực, phong cách, các hoạt động và mối quan hệ gia đình - xã hội của người công chức. Hồ sơ công chức là cơ sở giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức nghiên cứu nắm được một cách đầy đủ nhất về bản thân
  • 34. 34 người cán bộ, công chức, cung cấp những thông tin tin cậy để phân biệt được phẩm chất chính trị, năng lực công tác, đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội của công chức phục vụ cho công tác sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công chức. Hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại còn là căn cứ để cơ quan quản lý và sử dụng theo dõi và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức được đầy đủ và chính xác hơn; làm cơ sở để đánh giá, tuyển chọn, khen thưởng những cán bộ, công chức tận tuỵ, gương mẫu và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với cán bộ, công chức. Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại việc xây dựng và quản lý hồ sơ là một nhiệm vụ quan trọng. Làm tốt công tác hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại cũng sẽ góp phần đắc lực cho công tác thống kê, tổng hợp phục vụ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức về phương diện số lượng, cơ cấu, trình độ trong từng giai đoạn cách mạng, qua đó đánh giá hiệu quả các chủ trương, đường lối công tác cán bộ của Đảng. Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cùng với công tác thống kê, tổng hợp về công chức làm công tác đối ngoại góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng công chức. 1.2.5.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung không thể thiếu được trong hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại thị nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật để từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra và xử lý với các hành vi vi phạm.
  • 35. 35 Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: - Việc thực hiện các quy định đối với công chức làm công tác đối ngoại - Việc thực thi công vụ của công chức làm công tác đối ngoại - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, CBCC liên quan đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất Kiểm tra, giám sát công chức nhằm nắm chắc thông tin diễn biến tư tưởng, tiến trình tiến hành công việc của công chức, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn sửa chữa những sai sót của công chức, hạn chế sự lãng phí nguồn nhân lực trong đội ngũ công chức, kiểm tra giám sát để đánh giá năng lực của từng công chức, từ đó có hướng bố trí công việc phù hợp hơn hoặc xắp xếp, đề bạt công chức hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng công chức có năng lực kém, kịp thời đáp ứng công việc. Kiểm tra để phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khuyết điểm của công chức, loại trừ những người thiếu năng lực thoái hóa biến chất và ngăn chặn kẻ xấu chui vào bộ máy. K ết quả kiểm tra là cơ sở khách quan điều chỉnh và tác động, làm cho công chức luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Qua đó vận dụng hình thức thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn những tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với nhà nước. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại nhằm nắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ
  • 36. 36 này để xây dựng chiến lược và qui hoạch đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại; kịp thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luân chuyển công chức, thay thế những công chức yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu. 1.2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công chức làm công tác đối ngoại Quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến một số yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất: Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về công chức làm công tác đối ngoại Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đều chịu ảnh hưởng và tác động của hệ thống pháp luật. Hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống pháp luật. Việc uản lý công chức làm công tác đối ngoại phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật. Pháp luật sẽ quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình buản lý công chức làm công tác đối ngoại, những nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại, thẩm quyền quản lý công chức làm công tác đối ngoại ,… Một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đầy đủ là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quá trình uản lý công chức làm công tác đối ngoại Thứ hai: Kinh phí và cơ sở vật chất Nguồn lực kinh phí là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình uản lý công chức làm công tác đối ngoại. Kinh phí phục vụ cho việc thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại.
  • 37. 37 Để có thể thực hiện được quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất. Nguồn lực cơ sở vật chất này phục vụ cho quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Nguồn lực cơ sở vật chất này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như trang thiết bị phục vụ cho quá trình quản lý hồ sơ, dữ liệu của công chức, … Mức độ đầy đủ và hiện đại của các trang bị này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại Thứ ba: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc Hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Hiện nay trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại như Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch Đầu tư, UBND cấp huyện có thực hiện hoạt động đối ngoại. Do đó việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý công chức làm công tác đối ngoại trong quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Thứ tƣ: Năng lực của đội ngũ công chức làm công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại Chủ thể thực hiện hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại là đội ngũ CBCC. Đội ngũ CBCC sẽ thực hiện các hoạt động quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác quản lý này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Để việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại đạt hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ CBCC làm công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại phải có năng lực, phẩm chất. Nếu đội ngũ CBCC này có kiến thức, kỹ năng thì việc quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại sẽ chặt chẽ và khoa học hơn. Ngoài các yếu tố trên thì việc quản lý công chức làm công tác đối ngoại còn có nhiều yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, ý thức, năng lực của đội ngũ
  • 38. 38 công chức làm công tác đối ngoại,… Vì vậy trong quá trình quản lý công chức làm công tác đối ngoại cần quan tâm đến những yếu tố này. 1.3. Kinh nghiệm của các địa phƣơng về quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn cấp tỉnh 1.3.1. Kinh nghiệm các địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh – tế xã hội cao của khu vực miền trung cũng như cả nước. Hoạt động đối ngoại cũng được Thành phố Đã Nẵng quan tâm. Trong đó việc quản lý đối ngũ công chức đối ngoại rất được Thành phố chú trọng. Trong thời gian qua, để thực hiện quản lý đối ngũ công chức làm công tác đối ngoại, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp sau đây: Thứ nhất: Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ tiêu chuẩn đối với công chức làm công tác đối ngoại Để quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại thì UBND Tp. Đà Nẵng rất quan tâm đến việc quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. UBND thành phố đã ban hành các Quyết định quy định về tiêu chuẩn của chức danh Giám đốc Sở Ngoại vụ, tiêu chuẩn chức danh đối với các Trưởng, Phó Phòng của Sở Ngoại vụ. Ngoài ra Đà Nẵng cũng đã ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại, quy định về chế độ chính sách của đội ngũ công chức này. Thứ hai: về việc xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự UBND thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. UBND thành phố Đà Nẵng đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của sở
  • 39. 39 Ngoại vụ, đặc biệt là các phòng có công chức làm công tác đối ngoại. Ngoài ra Đà Nẵng cũng đã chú trọng việc phối hợp giữa Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ và UBND các quận, huyện trong quá trình quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của Thành phố. Thứ ba: Về ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại UBND thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng công tác ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Hằng năm UBND tỉnh giao cho Sở Ngoại vụ xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức làm công tác đối ngoại. Nội dung ĐTBD của Thành phố Đà Nẵng tập trung vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức làm công tác đối ngoại. Dựa trên thực trạng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại hiện nay của thành phố, nhu cầu ĐTBD thì sở Ngoại vụ đã phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ sở ĐTBD xây dựng chương trình, nội dung ĐTBD. Các nội dung ĐTBD tập trung vào nhu cầu thực tế ĐTBD của công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn thành phố. Thông qua quá trình ĐTBD đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Thứ tư: về quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng và quan tâm đến việc quản lý hồ sơ, dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại. Để quản lý hồ sơ và dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại đạt hiệu quả thì thành phố Đã Nẵng đã chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này. Thành phố đã tiến hành trang bị máy tính và phần mềm quản lý dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại. Thành phố đã tiến hành đồng bộ hệ thống thông tin về dữ liệu công chức làm công tác đối ngoại trên toàn địa bàn thành phố. Hằng năm thì sở Nội vụ phối hợp với sở
  • 40. 40 Ngoại vụ tổ chức tập huấn về công tác quản lý hồ sơ công chức làm công tác đối ngoại. Thứ năm: Về công tác thanh tra, kiểm tra Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại, Thành phố Đà Nẵng rất chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra được UBND Tp. Đà Nẵng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý công chức làm công tác đối ngoại . Việc kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện các trường hợp vi phạm và có đề xuất phương án xử lý, khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó công tác thanh tra cũng phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác QLNN đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, UBND Thành phố Đà Nẵng dã công bố công khai đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị kịp thời của người dân. Thông qua đường dây nóng, UBND thành phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan liên quan giải đáp kịp thời các phản ánh của người dân. Công tác thanh tra, kiểm tra công chức là một công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe công chức, hướng người công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của công chức. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Tp. Hồ Chí Minh Thứ nhất: Ban hành kịp thời các văn bản, chính sách quy định về đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành kịp thời các văn bản có liên quan về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Dựa trên các quy định của Chính
  • 41. 41 phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành kịp thời các văn bản về quản lý công chức làm công tác đối ngoại cho phù hợp với địa phương. Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản trình UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành kịp thời. Việc ban hành các văn bản của Tp. Hồ Chí Minh tập trung quy định về chế độ chính sách, quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác đối ngoại. Thứ hai: xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự Việc xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự là một nội dung quan trọng trong quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Vì vậy UBND Tp. Hồ Chí Minh. UBND Tp. Hồ Chí Minh đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh. Các phòng nghiệp vụ của sở Ngoại vụ từng bước được kiện toàn. Ngoài ra tổ chức bộ máy của sở Nội vụ cũng từng bước được hoàn thiện, nhất là phòng Công chức, viên chức. Ngoài ra đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các quận huyện cũng chưa được kiện toàn. UBND Tp. Hồ Chí Minh chú trọng việc bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức này. Thứ ba: Chú trọng công tác đánh giá, thi đua khen thƣởng đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại UBND thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến công tác đánh giá đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Hằng năm UBND đều giao cho các cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại tiến hành đánh giá hoạt động của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Các cơ quan sử dụng công chức làm công tác đối ngoại đều chú trọng việc đổi mới phương pháp đánh giá đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Đối với các công chức có thành tích trong quá trình thực thi công vụ thì các cơ quan sử dụng công chức đối ngoại đều kiến nghị UBND thành phố có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời.
  • 42. 42 Thứ tƣ: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo là một nội dung được UBND Tp. Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện. UBND Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan thanh tra tiến hành tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra. Qua kiểm tra đã phát hiện các trường hợp vi phạm và đề xuất phương án xử lý kịp thời nhằm hạn chế các sai phạm. UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo Sở Nội và Sở Ngoại vụ và UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Việc thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra, các CQNN đã kiến nghị với các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc rút Từ thực tiễn các mô hình, cách thức mà các địa phương đã thực hiện, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý công chức làm công tác đối ngoại như sau: Một là, Về mặt nhận thức Cần giáo dục cho đội ngũ CBCC nhận thức đúng và đầy đủ về quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Quản lý đội ngũ công chức đội ngoại không chỉ có góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại mà còn có ý nghĩa trong thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Các CQNN, CBCC cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Hai là, Về mặt thể chế, chính sách
  • 43. 43 Cần phải ban hành kịp thời các văn bản để cụ thể hóa các nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản này. Các văn bản pháp luật cần chi tiết hóa các nội dung quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại cũng như phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân. Ba là, Về mặt tổ chức, nhân sự Cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại địa phương. Trong đó chú trọng kiện toàn các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại Bốn là, Về việc báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ công chức Các CQNN cần chú trọng việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đội ngũ công chức làm côn tác đối ngoại. Việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê cần tiến hành khoa học, chính xác. Bên cạnh đó cần chú trọng việc quản lý hồ sơ của đội ngũ công chức làm công tác đội ngũ làm công tác đối ngoại. Năm là, Về công tác thanh tra, kiểm tra Trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại cần tăng cường công tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó cần có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về quản lý công chức làm công tác đối ngoại Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn quản lý đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại tại địa phương mình.
  • 44. 44 Tiểu kết chƣơng 1 Thông qua quá trình nghiên cứu, Chương 1 của luận văn đã đạt được một số nghiên cứu sau đây: Thứ nhất: Đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức làm công tác đối ngoại. Thứ hai: Đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung, các quy định pháp lý, các yếu tố ảnh hưởng đến công chức làm công tác đối ngoại. Trong đó đặc biệt đã làm rõ 6 nội dung quản lý công chức làm công tác đối ngoại. Thứ ba: Đã giới thiệu kinh nghiệm của Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong quản lý công chức làm công tác đối ngoại và rút ra 6 bài học kinh nghiệm. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở luận văn để tiếp cận thực trạng quản lý công chức làm công tác đối ngoại trên một địa bàn cụ thể ở chương 2.
  • 45. 45 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang và công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Khái quát về tỉnh Kiên Giang 2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước). Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu[30]. Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Singapo. Với vị trí địa lý như vậy, hoạt động đối ngoại là một hoạt động nổi bật của tỉnh. Tỉnh có quan hệ đối ngoại với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
  • 46. 46 Đồng thời tỉnh cũng đóng vai trò là cầu nối giữa các tỉnh Miền Tây với các nước trong khu vực. Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên Giang hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện giang thành, huyện Gò Quao, huyện Hòn Đất, huyện U Minh Thượng, huyện Kiên Lương, huyện Tân Hiệp, huyện Vĩnh Thuận, huyện đảo huyện Kiên Hải và huyện Phú Quốc[30]. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số trung bình của tỉnh năm 2015 ước tính 1.762.281 người, tăng 0,64% so với năm 2014, bao gồm: dân số nam 885.635 người, chiếm 50,26% tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,51%; dân số nữ 876.646 người, chiếm 49,74%, tăng 0,77%. Dân số trong khu vực thành thị 483.613 người, chiếm 27,44% dân số của tỉnh, tăng 1,14%; dân số khu vực nông thôn 1.278.668 người, chiếm 72,56%, tăng 0,46%. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,77‰, tỷ lệ giảm sinh -0,36‰[5]. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tính tăng 9,62% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng GRDP năm nay tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước[5].
  • 47. 47 Bảng 2.1: Thống kê tình hình kinh tế năm 2016 tỉnh Kiên Giang GRDP năm 2016 (tỷ đồng) Tốc độ tăng so với năm 2015 (%) Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng năm 2016 (%) Theo giá hiện hành Theo giá so sánh 2010 Tổng số 1. Nông, lâm, thủy sản - Nông, lâm nghiệp - Thủy sản 2. Công nghiệp, xây dựng 3. Dịch vụ 94.064,60 35.987,26 23.342,06 12.645,20 24.670.03 33.407,31 72.151,47 26.317,70 17.511,97 8.805,73 17.974,93 27.858,84 9,62 4,17 3,30 5,95 13,04 13,00 9,62 1,60 0,85 0,75 3,15 4,87 Nguồn: UBND tỉnh Kiên Giang Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế năm 2016 trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau: + Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,17%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,60 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,31%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,48 điểm %). + Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 13,04%, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,15 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 10,49%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,53 điểm %).
  • 48. 48 + Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,00%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,87 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 12,34%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,45 điểm %)[5]. Nhận xét chung: Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý như vậy thì quan hệ đối ngoại là một hướng phát triển cho tỉnh Kiên Giang. Việc phát triển quan hệ đối ngoại sẽ góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Với điều kiện vị trí địa lý có nhiều huyện đảo với vị trí địa lý xa, điều này đã gây ra nhiều khó khăn đối với đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại. Công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ phải di chuyển với quãng đường xa, điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng hết sức khó khăn. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý công chức làm công tác đối ngoại, nhất là bố trí, sắp xếp công chức làm công tác đối ngoại khi thực hiện nhiệm vụ. 2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Trong thời gian qua cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh thì công tác đối ngoại cũng được tỉnh quan tâm chú trọng. Trong công tác đối ngoại thì một trong những vấn đề được Kiên Giang quan tâm là phát triển đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Trong đó tỉnh chú trọng phát triển đội ngũ công chức của sở Ngoại vụ và đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của các huyện biên giới của tỉnh.
  • 49. 49 Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh Kiên Giang STT Chức vụ Số lƣợng Trình độ chuyên môn Cao học Đại học Sở Ngoại vụ Ban Giám đốc 4 2 2 Phòng Lãnh sự và NVNONN 3 3 Phòng Hợp tác Quốc tế 4 2 2 Phòng QLBG 4 4 Sở Kế hoạch và Đầu tư Phòng Hợp tác đầu tư 6 2 4 Sở Công thương Phòng Quản lý xuất nhập khẩu 5 2 3 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Giám đốc (công chức) 1 1 UBND huyện Phú Quốc Phụ trách Văn phòng kiêm nhiệm 1 1 UBND huyện Giang Thành Kiêm nhiệm 2 2 UBND Thị xã Hà Tiên Kiêm nhiệm 2 2 Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang