SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
Võ Thị Minh Anh
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
Võ Thị Minh Anh
ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG
Hà Nội - 2012
Luận văn thạc sỹ cao học
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng là giáo viên hướng dẫn chính
và PGS.TS Nguyễn Thị Hà, cán bộ Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Môi
trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung
và Bộ môn Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những
kiến thức quý giá trong suốt khóa học.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp Viện Y học lao động và Vệ sinh
môi trường. Tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác
của cán bộ, nhân viên các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh
viện Việt Đức.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ, động
viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ tôi
bảo vệ thành công luận văn này.
Võ Thị Minh Anh
Luận văn thạc sỹ cao học
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT..........................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................3
1.1. Nước thải bệnh viện.............................................................................................3
1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện.......................................................3
1.1.2. Tải lượng nước thải .......................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện.........................................................7
1.2. Xử lý nước thải bệnh viện.................................................................................12
1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải ..............................................................12
1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải.............................................................................13
1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải.......................................................................16
1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới..................16
1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam.....18
1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải.....................................26
1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường .................................26
1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam.......28
1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường...................................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............32
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................36
3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện.........36
Luận văn thạc sỹ cao học
iii
3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện
Việt Đức..............................................................................................................................39
3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ...........................................39
3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ............................................................41
3.2.3. Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện .....................45
3.2.3.1. Các tiêu chí về kỹ thuật............................................................................45
3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế..............................................................................52
3.2.3.3. Các tiêu chí về môi trường.......................................................................60
3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội...............................................................................61
3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá ..............................................................62
3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
...............................................................................................................................65
3.4. Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội............69
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC.................................................................................................................80
Luận văn thạc sỹ cao học
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu ôxy sinh học
COD Nhu cầu ôxy hoá học
ĐTV Động thực vật
HTXL Hệ thống xử lý
KPH Không phát hiện
PHT Phát hiện thấy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SMEWW Các phương pháp tiêu chuẩn xác định nước và nước thải
SS Chất rắn lơ lửng
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
Luận văn thạc sỹ cao học
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87 .................5
Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh......................................6
Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện ............................................................6
Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện .......................................9
Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường .......................................27
Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam.............31
Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính ...................................................................33
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải .....................36
Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát .....................38
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội...........................45
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Đức .....................................47
Bảng 3.5. So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải.........................49
Bảng 3.6. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội ..52
Bảng 3.7. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội.....53
Bảng 3.8. Chi phí nhân công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội .54
Bảng 3.9. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức.............55
Bảng 3.10. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức .............56
Bảng 3.11. Chi phí nhân công cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức ...57
Bảng 3.12. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải ..........58
Bảng 3.13. Đánh giá các ô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải..................60
Bảng 3.14. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước
thải.............................................................................................................................62
Bảng 3.15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải.............68
Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1.............70
Bảng 3.17. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2.............71
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh .......72
Luận văn thạc sỹ cao học
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ................................................13
Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí......................19
Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và bệnh viện
Tâm thần kinh Hưng Yên..........................................................................................21
Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS..................................................22
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối ......................23
Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC...................................................25
Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị.25
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội................41
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức ..........................43
Hình 3.3. Nồng độ các chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội .46
Hình 3.4. Nồng độ chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Việt Đức ..................48
Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý.........................................50
Luận văn thạc sỹ cao học
1
MỞ ĐẦU
Tính đến nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại trong đó có 1.263 cơ sở
khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh
viện tư nhân. Hệ thống các cơ sở y tế, bệnh viện ở Việt Nam đang từng bước góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên khắp đất
nước. Bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt
động của các cơ sở này cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, số
lượng bệnh viện tăng đồng nghĩa với việc thải vào môi trường một lượng lớn các
chất thải y tế nguy hại và sinh hoạt. Ước tính, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các
cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 150.000 m3
/ngày đêm chưa kể
lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược và
sản xuất thuốc. Dự kiến đến năm 2015 lượng nước thải y tế phải xử lý lên tới trên
300.000 m3
/ngày đêm [1].
Chất thải lỏng y tế trong đó có nước thải bệnh viện phát sinh từ rất nhiều
nguồn khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể,
giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn màn cho các giường bệnh, súc rửa các vật
dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng
bệnh… Đặc điểm của các loại nước thải này là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ,
chất dinh dưỡng và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. Loại nước thải này nhất thiết
phải được xử lý và khử trùng trước khi thải vào môi trường.
Theo số liệu thống kê cho thấy có 809 bệnh viện cần được xây dựng và trang
bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 603
bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện
có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế (76,5% các bệnh
viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện tuyến tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến
huyện) [1]. Tuy vậy, hệ thống xử lý nước thải của nhiều bệnh viện được thiết kế đã
lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, nay đã xuống cấp,
cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với qui mô phát triển, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
Luận văn thạc sỹ cao học
2
trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia tăng do tốc
độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng nước thải rác thải tăng theo, lượng nước
thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất thiết kế của hệ thống xử lý. Điều này
gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành
nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý, công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện
là công việc hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, để đóng góp vào hướng nghiên cứu này và đưa ra các giải pháp
thích hợp quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng nhằm
góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức
thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh
viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” với mục tiêu đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Hà Nội
làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý, đánh giá
công nghệ môi trường.
Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà
Nội.
Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Phụ
sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước thải và
áp dụng thử nghiệm đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đánh giá thử nghiệm đề
xuất.
Luận văn thạc sỹ cao học
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nước thải bệnh viện
1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên nước
thải bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh
viện tập trung những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại mầm bệnh đã biết
hoặc đôi khi còn chưa biết đối với khoa học hiện đại [12].
Nước thải bệnh viện xuất phát từ các thiết bị vệ sinh và sử dụng nước trong
các khu nhà vệ sinh, nhà tắm giặt giũ chăn màn, quần áo, lau rửa sàn nhà, chuẩn bị
thức ăn, rửa bát đĩa, chai lọ, chuẩn bị và điều chế thuốc men, chuồng trại nuôi súc
vật nghiên cứu…Phần lớn các loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ và cặn
lơ lửng cao, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong một số bộ phận khám bệnh và
điều trị bằng phương pháp vật lý như X-quang, chiếu xạ… có thể hình thành một
lượng nhỏ nước thải chứa các chất ô nhiễm phóng xạ đặc trưng. Nhìn chung nước
thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau [17].
1. Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện.
2. Nước thải sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn, khu hành chính bệnh viện, phòng
bệnh nhân, chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, các hoá chất tẩy rửa,...
3. Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị như:
- Nước thải có nguồn gốc từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt
động khám chữa bệnh (giải phẫu bệnh, huyết học, truyền máu, lau rửa sau
các ca mổ, khoa lây) chứa các dịch sinh học, vi trùng gây bệnh, chất thải
nguy hại.
- Nước thải từ phòng chiếu chụp X quang, kho dược liệu và hóa chất chứa
các hoá chất (trong đó có các hoá chất độc hại), kim loại nặng, dung môi
hữu cơ, hoá chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ, chất phóng xạ, dược
phẩm quá hạn sử dụng.
4. Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn… cho bệnh nhân.
Luận văn thạc sỹ cao học
4
5. Nước từ các công trình phụ trợ khác.
Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hại nghiêm trọng cho môi
trường, ảnh hưởng đến con người vì khả năng lan rộng trong môi trường, mức độ
nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều
kiện giàu chất hữu cơ ở nước thải và nước bề mặt. Nước thải bệnh viện có thể mang
các mầm bệnh: tả, thương hàn, lỵ, lỵ amip, leptospyros, bệnh vàng da nhiễm trùng,
viêm gan siêu vi trùng, giun sán, nấm mốc, bại liệt...
Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự cho thấy: nước thải bệnh
viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm, hồ giếng
khơi (84,5-86,3%), gây ô nhiễm đất (88,4%). Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi
trường và gieo rắc mầm bệnh: số bệnh nhân ở khu dân cư dọc theo hai tuyến sông
thoát nước thường cao hơn, đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá.
1.1.2. Tải lượng nước thải
Quy phạm thiết kế cho các hệ thống cấp thoát nước bên trong các khu nhà và
công trình của nhiều nước như CHLB Đức, Nga, Mỹ ... cho thấy tiêu chuẩn cấp
nước cho các nhà an dưỡng là 200-500L/người/ngày; cho bệnh viện và các cơ sở
điều trị, chữa bệnh là 500-1000L/giường bệnh/ngày. Qua khảo sát ở nhiều bệnh
viện thông thường ở Nga, Séc, Xlovakia, Bungari tiêu chuẩn nước cấp là 500
L/ngày cho một giường bệnh. Theo Metcalf & Eddy thì tiêu chuẩn thải của bệnh
viện là 473 - 908 l/ngày cho 1 giường bệnh (trị số tiêu biểu là 625L/ngày) cho một
giường bệnh [36]. Thực tế hoạt động của các bệnh viện cho thấy lượng nước cấp
thường cao hơn tiêu chuẩn thiết kế. Theo Sirogin G. G đối với bệnh viện lớn (trên
1.000 giường bệnh) với tiêu chuẩn cấp nước 500L/giường.ngày, lượng nước tạo
thành từ các bộ phận như sau:
Điều trị, chữa bệnh, lau rửa sàn nhà: 250L.
Tắm rửa của bệnh nhân: 100L.
Chuẩn bị thức ăn: 25L.
Giặt giũ chăn màn: 50L.
Nước sinh hoạt của bác sĩ và nhân viên: 25L.
Luận văn thạc sỹ cao học
5
Các nhu cầu khác (10% tiêu chuẩn): 50L.
Ở Việt Nam, nước cấp cho các bệnh viện được tuân theo tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam TCXDVN 4470-87 được nêu trong bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87
Loại yêu cầu sử dụng nước Đơn vị Nước tiêu thụ
Nước nóng ở
650
C
Bệnh viện không có khoa điều trị
bằng nước:
- Hệ thống cấp nước không hoàn
chỉnh, tại chỗ
L/giường.ngày > 100 >20
- Hệ thống cấp nước hoàn chỉnh L/giường.ngày 300-400 > 60
Khoa điều trị bằng nước L/lần điều trị 400
Nhà khám L/lần khám 10-15 2-3
Tưới rửa buồng L/m2
1,5-2,0
Thực tế hiện nay, lượng nước sử dụng ở các bệnh viện nước ta rất lớn, cao hơn
tiêu chuẩn cấp nước rất nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy lưu lượng nước thải các
bệnh viện vượt quá công suất thiết kế nhiều lần.
Phần lớn lượng nước thải sau sử dụng đều xả vào hệ thống thoát nước. Lượng
nước thực tế thải ra tính cho một giường bệnh tính trong một ngày đêm vượt tiêu
chuẩn của các nước Đức, Nga, Mỹ và lớn hơn rất nhiều so với các quy định hiện
hành của Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đặc điểm chữa bệnh và nghiên cứu khác nhau,
tiêu chuẩn cấp nước của các bệnh viện là rất khác nhau. Nhìn chung đối với các
bệnh viện đa khoa cấp tỉnh tiêu chuẩn cấp nước ở mức 600-800L/giường bệnh.ngày.
Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc các bệnh viện trung ương, lượng nước sử
dụng tương đối cao (đến 1000L/giường/ngày) do nước sử dụng cho các mục đích
nghiên cứu đào tạo. Tại các bệnh viên chuyên khoa, tỷ lệ số bác sỹ và nhân viên
phục vụ trên một giường bệnh tương đối cao (từ 1,2-1,4). Số bệnh nhân điều trị nội
trú cũng lớn hơn số giường bệnh theo thiết kế rất nhiều…Một trong những nguyên
nhân làm cho lượng nước thải tăng là tổn thất do thiếu ý thức của người nhà bệnh
Luận văn thạc sỹ cao học
6
nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vòi nước công cộng…Một số nghiên cứu đã đưa
ra mức độ sử dụng nước tại một số bệnh viện đa khoa ở nước ta như sau:
Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh
Đối tượng
Số lượng
(Người/ngày)
Nhu cầu tiêu thụ nước
(L/ngày đêm/người)
Số bệnh nhân (giường bệnh) N 300 - 350
Số cán bộ công nhân viên (0,80-1,1) N 100-150
Người nhà bệnh nhân (0,9 -1,3) N 50-70
Sinh viên thực tập, khách vãng lai (0,7-1) N 20-30
Tổng số nước dùng thực tế (3,4 - 4,4) N 470-600
Nguồn: [11]
Ở Việt Nam, lưu lượng nước thải của bệnh viện đa khoa được xác định như
trong bảng sau.
Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện
TT
Quy mô bệnh viện
(Số giường bệnh)
Tiêu chuẩn dùng nước
(L/giường/ngày)
Lượng nước thải
(m3
/ngày)
1 <100 700 70
2 100 – 300 700 100 – 200
3 300 – 500 600 200 – 300
4 500 – 700 600 300 – 400
5 > 700 600 > 400
6 BV kết hợp nghiên cứu và
đào tạo > 700
1000 > 500
Nguồn: [11]
Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp – Trường
Đại học Xây dựng chỉ tính ở Hà Nội tổng lượng nước thải các bệnh viện là khoảng
6000m3
/ngày đêm [6].
Luận văn thạc sỹ cao học
7
Lưu lượng thải của các bệnh viện trước hết phụ thuộc vào số giường bệnh,
điều kiện cấp nước, mức độ hiện đại của bệnh viện, số lượng thân nhân của người
bệnh kèm theo và mùa (nóng, lạnh, thời điểm bùng phát dịch bệnh). Nước thải bệnh
viện được xả thải không ổn định theo thời gian trong ngày và trong tuần. Thông
thường lượng nước sử dụng lớn nhất vào đầu buổi sáng, khi bắt đầu ngày làm việc
và thực hiện quá trình khám bệnh. Lưu lượng thải trong ngày tập trung vào ban
ngày cho tới 8 – 9 giờ tối. Vào đêm và sáng sớm lưu lượng thải thấp. Các số liệu
điều tra khảo sát cho thấy, hệ số không điều hoà Kch phụ thuộc quy mô bệnh viện
(tính theo số giường và nhân viên phục vụ) và dao động trong khoảng 1,6-2,5 [7].
Lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày là chỉ tiêu để tính toán hệ
thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện
Nhìn chung nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống nước
thải sinh hoạt đô thị, tuy nhiên có chứa một số thành phần ô nhiễm đặc trưng. Theo
nhiều nghiên cứu, trong nước thải bệnh viện còn chứa các chế phẩm thuốc, các chất
khử trùng, chất tẩy rửa các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn
đoán và điều trị bệnh…Sự có mặt của các chất này ảnh hưởng bất lợi cho quá trình
xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và cản trở các qúa trình sinh hoá khác
diễn ra trong nước dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước thải trên các công
trình xử lý. Ví dụ người ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả xử lý nước thải bệnh
viện bằng biophin nhỏ giọt khi trong nước thải chứa chất kháng sinh streptomixin ở
nồng độ 0,7 – 1 g/l mà thực tế trong những trường hợp riêng biệt nồng độ
streptomixin có thể đến 12 g/l. Như vậy hiệu quả xử lý nước thải giảm đáng kể theo
các chỉ tiêu hoá học, đặc biệt là các chỉ tiêu vi khuẩn. Khi nồng độ streptomixin là
12 g/l hiệu quả xử lý thực tế bằng không.
Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện cũng tạo
nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm giảm đi khả
năng tạo huyền phù trong bể lắng và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất
Luận văn thạc sỹ cao học
8
tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải: chất tẩy rửa
anion tăng lượng bùn hoạt tính, cation lại làm giảm đi [12].
Lượng chất bẩn từ một giường bệnh trong ngày lớn hơn so với lượng chất bẩn
từ một người của khu dân cư thải vào hệ thống thoát nước là do việc hoà vào dòng
thải không chỉ chất thải từ người bệnh mà còn của bộ phận phục vụ, chất thải của
quá trình điều trị, phần thuốc còn lại, máu, các phần cơ quan cơ thể người, hoạt
động của nhà giặt, nhà xác...
Những nghiên cứu cho thấy nồng độ chất bẩn phụ thuộc cả vào nguồn nước sử
dụng từ hệ thống đường ống cấp nước do nhà máy cung cấp hay từ hệ thống giếng
khoan cục bộ. Trong trường hợp thứ hai hiển nhiên là nồng độ chất bẩn trong nước
thải lớn hơn.
Tuy rằng lượng chất bẩn trên một giường bệnh lớn hơn lượng chất bẩn trên
một đầu người khu dân cư, nhưng nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải bệnh
viện lại nhỏ hơn nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải sinh hoạt. Đó là do tiêu
chuẩn nước cấp thực tế sử dụng trên một giường bệnh (500 l/ngày) lớn hơn nhiều so
với tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt trên một đầu người (ví dụ 100 hay tối đa 300
l/ngày) [12].
Như vậy nước thải bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi lượng chất bẩn gây
ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng chất bẩn gây ô nhiễm
tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải bệnh
viện đặc hơn nước thải sinh hoạt, đồng nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều.
Nghiên cứu thành phần nước thải một số bệnh viện ở XanhPecbua (Nga) cho
thấy nồng độ dao động trong các giới hạn sau COD 102 – 141 mg/L, SS 180-
343mg/L, amoni (N) 23-63,1mg/L, chỉ số coli 55x107
. Hay những số liệu ở các
nước Sec và Xlôvakia cho thấy sự dao động của thành phần nước thải bệnh viện
COD 106-350 mg/, BOD5 147-582 mg/L, các chất lơ lửng 575-978 mg/L [12].
Theo Gray (2004) các chỉ tiêu hoá lý thường được dùng để đánh giá ô nhiễm
của nước thải là nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), chất rắn
lơ lửng (SS), và amoni vì từ những chỉ tiêu cơ bản này có thể đánh giá được mức độ
Luận văn thạc sỹ cao học
9
ô nhiễm nhiều hay ít. Trong một số trường hợp đặc biệt người ta đo thêm chỉ tiêu
tổng phôt pho và tổng ni tơ [30].
Theo Lương Đức Phẩm (2009) các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng
nước thải là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng các chất lơ lửng (huyền phù), oxy
hoà tan v.v... và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD [13].
Nghiên cứu của TS Ngô Kim Chi, nước thải bệnh viện có các chỉ số đặc
trưng BOD 180-280mg/L, COD 250-500mg/L, hàm lượng chất rắn lơ lửng SS 150-
300mg/L, H2S 6-8mg/L, T-N 50-90mg/L, T-P 3-12 mg/L, Coliforms 106
-109
MPN/100mL [5].
Trong báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện về hóa lý
và hiệu quả xử lý nước thải trong các bệnh viện của Trần Quang Toàn và cộng sự
(2005), nước thải bệnh viện các thông số ô nhiễm như sau: BOD 137mg/L; COD
190,1mg/L; DO 1,56mg/L; tổng Nitơ 18,14mg/L [18].
Qua khảo sát thực tế nhiều bệnh viện trong nhiều năm, TS Nguyễn Xuân
Nguyên đưa ra thành phần ô nhiễm nước thải thường ở trong mức sau [11]:
Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Nồng độ
thấp nhất
Nồng độ
cao nhất
Nồng độ
trung bình
1 pH - 6,2 8,1 7,4
2 Amoni mg/L 8 25 14
3 BOD5 mg/L 110 250 150
4 COD mg/L 140 300 200
5 Chất rắn lơ lửng mg/L 100 220 160
6 Coliform MPN/100ml 106
109
107
Nước thải bệnh viện chứa nhiều thành phần khác nhau. Các chất ô nhiễm có
thể là các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các chất độc hóa học, các vi trùng, vi khuẩn
gây bệnh và các tác nhân vật lý khác. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện
tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới vi sinh vật sống trong
môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo ra sự lắng
Luận văn thạc sỹ cao học
10
đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Các chất hữu cơ có trong
nước thải đa phần là những chất dễ phân hủy sinh học. Hàm lượng các chất hữu cơ
dễ bị phân hủy được xác định một cách gián tiếp thông qua nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD) của nước thải. Thông thường người ta lấy giá trị BOD5 để đánh giá độ
nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải. Sự có mặt của các chất hữu cơ là nguyên
nhân chính gây ra sự giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống
động, thực vật thủy sinh.
Nước thải ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho môi trường
không khí xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và
nhiều hợp chất hoá học hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị được thải
trực tiếp vào môi trường, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng
hữu cơ cao, phân hủy nhanh, nếu không được xử lý đúng mức thì khi tiếp xúc với
không khí và bị các yếu tố môi trường (nắng, gió, độ ẩm…) tác động sẽ gây ra mùi
hôi thối rất khó chịu, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Ngoài ra, nước thải bệnh viện vốn được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt
nguy hại bởi ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh, vi
khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun...đặc biệt nhiều nếu bệnh
viện có khoa truyền nhiễm. Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải
của những bệnh viện truyền nhiễm, lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Tương tự, đối
với các bệnh viện điều trị hoặc có khoa điều trị ung thư, trong nước thải có chứa các
chất phóng xạ, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa phát
sinh trong quá trình chẩn đoán điều trị. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh
hoạt, những mầm bệnh này lan tỏa khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật
nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với
nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho
cộng đồng dân cư.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô
nhiễm mạnh có chỉ số chất rắn lơ lửng là 350mg/L; tổng lượng các bon hữu cơ
Luận văn thạc sỹ cao học
11
290mg/L; tổng phốt pho (tính theo P) là 15mg/L và tổng nitơ 85mg/L; coliform từ
108-109 MPN/100mL [39].
Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đáp ứng QCVN
28:2010/BTNMT, cột B, mới được phép đổ vào cống thải chung của khu dân cư.
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước
thải sinh hoạt khu dân cư là có thể gây ra sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn
gây bệnh. Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện truyền nhiễm
và bệnh viện lao hay những khoa lây của các bệnh viện đa khoa.
Ở khu dân cư số lượng những người mang mầm bệnh thường khoảng 1 – 2%
dân số [42]. Ở bệnh viện con số này tăng lên 10 - 20 lần, thậm chí ở bệnh viện
truyền nhiễm có đến 90 - 100% bệnh nhân mang mầm bệnh. Vì thế sẽ rất nguy hiểm
nếu nước thải bệnh viện không được xử lý triệt để mầm bệnh trước khi thải vào hệ
thống thoát nước công cộng.
Nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người
và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Các bệnh
truyền nhiễm này là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, bệnh do Leptospira,
lao, do amip, bệnh do virut đường tiêu hoá, giun sán...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [43], nói chung, khả năng gây bệnh từ
các bệnh viện đa khoa là tương tự với nước thải bình thường vì nước thải bệnh viện
được pha loãng nhiều, do yêu cầu về vệ sinh bệnh viện tiêu thụ một lượng nước rất
lớn. Tuy nhiên sự có mặt của các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải bệnh viện là rất
phổ biến. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nước thải bệnh viện Bôtkin thường
xuyên phát hiện thấy vi khuẩn phó thương hàn Salmonelle paratyphi B, trực khuẩn
lỵ [16].
Lai và Tsai nghiên cứu nước thải của 48 bệnh viện ở Đài Loan cho kết quả:
14,6% Shigella spp và 33,3% Salmonella spp [33].
Nước thải bệnh viện luôn có nguy cơ tiềm tàng: tất cả các vi khuẩn gây bệnh
có thể tìm thâý trong nước thải: vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), lỵ (Shigella), thương
Luận văn thạc sỹ cao học
12
hàn (Salmonella) E.coli, Pseudomonas, Streptococcus, Staphylococcus... đặc biệt
các chủng này thường là kháng với nhiều loại kháng sinh [16].
Số lượng vi sinh gây bệnh trong nước thải thường thấp hơn nhiều so với loại
không gây bệnh. Để phát hiện các loài vi sinh gây bệnh trong nước thải rất phức tạp
và tốn nhiều thời gian. Do đó không thể xét nghiệm tất cả các mẫu nước để kiểm tra
có hay không có tất cả các vi sinh gây bệnh được. Vì vậy người ta phải chọn kỹ
thuật đơn giản nhưng vẫn phát hiện được sự ô nhiễm của nước. Điều này dẫn tới
việc sử dụng các chỉ điểm vi sinh để xác định sự ô nhiễm [35].
1.2. Xử lý nước thải bệnh viện
1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải
Thu gom nước thải là mắt xích rất quan trọng trong việc quản lý và xử lý
nước thải bệnh viện. Nếu thu gom nước thải tốt sẽ tách được lượng nước thải không
cần xử lý hay chỉ xử lý thông thường với lượng nước thải phải xử lý đặc biệt. Như
vậy sẽ làm giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống
không phải làm việc quá tải. Nguyên tắc chung thu gom nước thải bệnh viện là:
Tách lượng nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu riêng, phù hợp cả về bố trí
hệ thống máng, rãnh, cống và bể điều hoà.
Tách lượng nước sinh hoạt thông thường như nước nấu ăn và chế biến thực
phẩm, nước thải khu hành chính, văn phòng...
Thu gom triệt để lượng nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn
đoán và điều trị. Nguồn thải này phải xử lý trước khi thải vào lưu vực [4].
Nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn đoán và điều trị được
thu bởi hệ thống ống thu được lắp đặt trong công trình nhờ hệ thống thu của chậu
rửa, bể labo, lavabo thu về hệ thống ống thoát được lắp đặt ngầm và cuối cùng đưa
về trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng.
Nước từ các khu vệ sinh được thu về bể phốt có mức ô nhiễm hữu cơ rất cao
COD, BOD5 tới vài ngàn mg/L. Tại bể phốt đã xảy ra quá trình xử lý yếm khí, phần
lớn các mầm bệnh và chất hữu cơ đã được xử lý, nhưng do bảo dưỡng và thực tế sử
dụng ở Việt Nam vẫn còn ô nhiễm nặng.
Luận văn thạc sỹ cao học
13
1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải bệnh viện chứa nhiều tạp chất bẩn có bản chất khác nhau gây ô
nhiễm môi trường nước. Vì vậy, nước thải bệnh viện trong bất cứ trường hợp nào
cũng không được phép đổ trực tiếp vào nguồn nước như ao hồ, sông ngòi. Muốn
nước thải đổ vào các thuỷ vực này cần phải tiến hành xử lý. Mục đích xử lý nước
thải bệnh viện là khử các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh để nước sau khi xử lý đạt
được tiêu chuẩn chất lượng cho việc xả vào nguồn tiếp nhận.
Do vậy, nước thải bệnh viện cần phải thu gom tại các khoa phòng về bể tập
trung để xử lý, sau đó xả vào nơi qui định. Xử lý ở mức độ nào đó sẽ tuỳ thuộc vào
điều kiện môi trường, đặc điểm thuỷ vực của nguồn nhận, phương pháp xử lý nước
thải tiếp nối với dây chuyền công nghệ sản xuất. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, nước
thải được phép đổ vào nguồn.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện điển hình
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn thạc sỹ cao học
14
Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I
Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I bao gồm chắn rác, lắng cát, hồ điều hoà lưu
lượng, lắng bùn sơ cấp (hay lắng 1). Công đoạn này loại bỏ phần lớn các tạp chất
thô, cứng, vật nổi, nặng v.v… để bảo vệ bơm, đường ống, thiết bị tiếp theo và đưa
nước thải vào xử lý cơ bản có hiệu quả hơn.
Các trang thiết bị của công đoạn này thường là: song, lưới chắn rác, có thể có
máy nghiền và cắt vụn rác, lắng cát, bể điều hoà, bể trung hoà, tuyển nổi và lắng 1.
Bể điều hoà đôi khi có trang bị sục khí để khử mùi, khử mầu và làm tăng cường oxi
hoá. Công đoạn này thường loại được hầu hết tạp chất rác, sợi, vật thô nổi, tạp chất
nặng, một phần tạp chất ở dạng lơ lửng [8].
Theo nghiên cứu của Bonde, xử lý nước thải ở giai đoạn này có thể giảm
được 10% E. coli và 60% Clostridium perfringens. Tuy nhiên một số vi khuẩn chỉ
điểm lại tăng lên ở giai đoạn này [26].
Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II
Xử lí cơ bản chủ yếu là ứng dụng các quá trình sinh học (đôi khi là quá trình
hoá học hoặc cơ học hoặc kết hợp). Công đoạn này phân huỷ sinh học hiếu khí các
chất hữu cơ, chuyển các chất hữu cơ dễ phân huỷ thành các chất vô cơ và chuyển
các chất hữu cơ ổn định thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước [31].
Xử lý bổ sung hay xử lý bậc III
Thông thường công đoạn này chỉ cần khử khuẩn để đảm bảo nước trước khi
được đổ vào các thuỷ vực không còn vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, công đoạn này
có thể phải tiếp tục nâng cao chất lượng nước đã xử lý tái sử dụng hoặc để xả vào
nguồn tiếp nhận có yêu cầu cao.
Các phương pháp khử khuẩn thường dùng chủ yếu là các chất oxy hoá như
clo, hợp chất clo, ozon, hypoclorit, permanganat, bạc, H2O2 …(phương pháp hóa
học) hay sử dụng nhiệt, tia cực tím (UV), vi lọc, lọc cát chậm, keo tụ (phương pháp
vật lý). Các phương pháp này chủ yếu dựa vào khả năng làm biến tính protein của tế
bào vi sinh vật hoặc protein enzim của chúng. Dùng tia UV cũng vậy, còn dùng
nhiệt là dựa vào khả năng giết chết tế bào vi sinh vật ở nhiệt độ cao.
Luận văn thạc sỹ cao học
15
Khử khuẩn bằng clo: Clo và các hợp chất chứa clo hoạt tính là những chất
oxi hoá thông dụng nhất, làm chất khử khuẩn hữu hiệu và kinh tế [27]. Sử dụng clo
ở đây có hai tác dụng, chủ yếu là diệt khuẩn và oxi hoá tiếp tục các chất hữu cơ còn
sót lại ở trong nước làm cho nước sáng màu hơn, cải thiện mùi vị nước do mùi vị
của chất hữu cơ còn lại. Ngoài ra, clo và hợp chất của clo còn oxi hoá tách H2S ra
khỏi nước thải.
Theo nghiên cứu của Irving và Jolley (1980), lượng clo dư ở mức 0,5mg/l
trong nước thải đã xử lí là đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình xử lí, nhưng
nếu không làm giảm nồng độ clo trong nước xuống thấp hơn mức này sẽ gây hại
cho các thuỷ sinh [32].
Hiện nay ở Việt nam hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đều
dùng clo nước hay clorua vôi vì rẻ tiền, dễ sử dụng lại an toàn hơn clo hơi.
Khử khuẩn bằng ozon: Ozon có công thức hoá học là O3. Trong áp suất
thường, nhiệt độ thường, ozon ở thể khí. Ở điều kiện bình thường ozon dễ bị phân
huỷ thành khí O2. Oxi nguyên tử mới sinh có khả năng oxi hoá mạnh và diệt khuẩn.
Ozon được tạo thành do phóng tia lửa điện qua oxi hoặc không khí. Vì ozon không
bền, nên phải trang bị máy tạo ozon ngay ở trạm xử lí nước thải. Việc trang bị máy
tạo ozon giá khá cao và sử dụng tốn nhiều điện năng. Trường hợp trong không khí
có nồng độ ozon cao hơn 10mg/l sẽ gây độc hại cho người.
Một số bệnh viện có trang bị bộ phận tạo ozon như bệnh viện Nhi trung
ương, khá hiệu quả trong xử lý nước thải về vi sinh thông qua đánh giá chỉ số
coliform.
Chow-Feng Chiang và cộng sự (2003) đã nghiên cứu sử dụng thiết bị tạo
ozon để khử trùng nước thải của 2 bệnh viện ở Đài loan đã được đánh giá hiệu quả
với Coliform, Pseudomonas aeruginosa, và tổng số vi khuẩn [28].
Trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện người ta dùng các quy trình công
nghệ tổng hợp gồm cả phương pháp cơ học, hoá lý, sinh học.
Xử lý bùn cặn
Luận văn thạc sỹ cao học
16
Trong quá trình xử lý nước thải, thu được một lượng lớn bùn cặn, đó là các
tạp chất vô cơ, hữu cơ. Bùn cặn ở công đoạn xử lý sơ bộ chủ yếu là các cặn vô cơ, ở
lắng II chủ yếu là tạp chất hữu cơ chứa nhiều sinh khối vi sinh vật. Bùn tạo thành
sau xử lý nước thải phải khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh.
1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải
1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới
Để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng bệnh viện phải
dựa vào thành phần và bản chất của nước thải, lưu lượng nước thải cần xử lý, điều
kiện địa lý thuỷ văn của nguồn tiếp nhận, mức độ yêu cầu của bảo vệ môi trường và
đặc biệt là điều kiện kinh phí đầu tư cho công việc xử lý nước thải.
Xử lý nước thải các khoa, bộ môn của bệnh viện truyền nhiễm có lưu lượng
25m3
/ngày, bộ môn Vệ sinh học công cộng Trường Đại học Y Kiep sáng chế ra tổ
hợp công trình xử lý cục bộ với bể tự hoại – khử trùng cặn gồm bể tự hoại – khử
trùng cặn, thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc. Nước thải đi qua các ngăn được giải
phóng khỏi các chất lơ lửng. Các chất lơ lửng rơi xuống thành cặn, nước thải được
làm trong từ bể tự hoại – khử trùng cặn đi vào thiết bị clo hóa và được khử trùng,
sau đó đi vào hệ thoát nước. Sau xử lý chất lơ lửng giảm 80%, BOD-50%, chỉ số
coli – 68,6%, trứng giun 100%. Với các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm có
lưu lượng nước thải 100-150m3
/ngày có thể áp dụng công trình xử lý cục bộ với bể
tự hoại hai bậc gồm song chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự hoại hai bậc, thiết bị clo
hóa cơ cấu trộn và bể tiếp xúc [9].
Công trình xử lý với aeroten sục khí liên tục bằng thiết bị thổi khí cơ học, bể
lắng thứ cấp, thiết bị clo và bể tiếp xúc đã được áp dụng trong xử lý nước thải bệnh
viện. Điển hình là trạm xử lý cục bộ kiểu Rapid Bloc của Phần Lan, nước thải sau
bể tự hoại được xử lý sinh học trong bể aeroten và khử trùng trước khi xả ra bên
ngoài. Công suất thiết bị 500-800m3
/ngày.
Xử lý nước thải bệnh viện lao với lưu lượng nước thải đến 500m3
/ngày được
áp dụng xử lý theo tổ hợp công trình xử lý với bể tự hoại/bể lắng hai bậc và lọc
sinh học nhỏ giọt. Theo đó, tổ hợp bao gồm lưới chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự
Luận văn thạc sỹ cao học
17
hoại/bể lắng hai bậc, thiết bị định lượng, lọc sinh học nhỏ giọt, bể lắng thứ cấp,
thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc.
Rezaee M.M. Aryan, Tehran, Iran (2005) và các cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu áp dụng xử lý nước thải bệnh viện sử dụng một bể phản ứng sinh học màng cố
định tích hợp kỵ – hiếu khí. Nghiên cứu hệ thống này hoạt động trong 90 ngày. Kết
quả cho thấy hệ thống có hiệu quả loại bỏ 95,1% nhu cầu oxy hóa học (COD) từ
nước thải bệnh viện với COD giảm từ 700 mg/L xuống còn 34 mg/L. Bên cạnh đó
cũng loại bỏ đáng kể các vi khuẩn gây bệnh. Những lợi thế của hệ thống xử lý
nghiên cứu đối này gồm hoạt động vận hành và bảo trì đơn giản, loại bỏ hiệu quả
COD và vi khuẩn, và tiêu thụ năng lượng thấp [24].
Xianghua Wen, Trung Quốc (2004) thực hiện xử lý nước thải bệnh viện
bằng bể phản ứng sinh học bằng màng ngập nước. Hiệu suất khử COD, NH4-N, và
độ đục là 80, 93 và 83% tương ứng với chất lượng nước thải trung bình của COD
<25 mgL, NH4-N <1,5 mg/L và độ đục <3 NTU. Escherichia coli bị loại bỏ hơn
98%. Nước thải không có màu và không mùi. Áp suất qua màng tăng từ từ trong
quá trình hoạt động 6 tháng. Không cần hoạt động làm sạch màng và bùn không
phát sinh trong thời gian hoạt động 6 tháng [44].
Nghiên cứu của Qiaoling Liu và cộng sự (2010) áp dụng công nghệ lọc
màng MBR xử lý nước thải bệnh viện ở Trung Quốc cho kết quả: công nghệ lọc
màng MBR hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi sinh vật bệnh lý so với các hệ thống
xử lý nước thải hiện có. Bên cạnh đó, MBR còn tiết kiệm hiệu quả trong tiêu thụ
chất khử trùng (clo thêm vào có thể giảm đến 1,0 mg /L), rút ngắn thời gian phản
ứng (khoảng 1,5 phút, 2,5-5% của quá trình xử lý nước thải thông thường) [38].
Trong một nghiên cứu khác, Ajay Kumar Gautam, Ấn Độ (2007), nghiên
cứu sơ bộ các lựa chọn xử lý hóa lý cho nước thải bệnh viện, được thực hiện tại
bệnh viện đại học y Christian, Vellore, Tamil Nadu. Nước thải đã được kiểm tra
cho các thông số thông thường và làm thí nghiệm đông tụ. Các nước thải thô và
lắng đã được đông tụ bằng FeCl3, lọc và khử trùng. Xử lý hóa lý được xem là một
lựa chọn hấp dẫn đối với việc xử lý chi phí hiệu quả nước thải bệnh viện [25].
Luận văn thạc sỹ cao học
18
Puangrat Kajitvichyanukul (2006) nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy
sinh học và mức độ oxy hóa nước thải bệnh viện bằng cách sử dụng quá trình photo
– Fenton như là phương pháp tiền xử lý nhằm mục đích nâng cao khả năng phân
huỷ sinh học tổng thể của nó và xác định mức độ của quá trình oxy hóa tăng lên.
Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng cacbon hữu cơ
(TOC) và độc tính đối với vi khuẩn biển gram âm phát quang sinh học của các loài
V. fischeri đã được lựa chọn làm các thông số môi trường tổng hợp để theo dõi hiệu
suất của quá trình này. Việc nâng cao khả năng phân huỷ sinh học, đánh giá thông
qua tỷ lệ BOD5/COD, tăng từ 0,3 đến 0,52 và mức độ oxy hóa tăng từ -1,14 đến
1,58 ở điều kiện tối ưu: tỷ lệ hàm lượng COD:H2O2:Fe (II) là 1:4:0,1 và độ pH là 3.
Kết quả thu được từ tỷ lệ phần trăm loại bỏ gần như hoàn toàn COD, BOD5, và
TOC chỉ ra rằng quá trình photo-Fenton có thể là một phương pháp tiền xử lý phù
hợp trong việc làm giảm độc tính của các chất gây ô nhiễm và tăng cường khả năng
phân huỷ sinh học của nước thải bệnh viện được xử lý trong một hệ thống kết hợp
sinh học - quang hóa [37].
1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử
lý nước thải bệnh viện, tuy nhiên với đặc điểm về thành phần và tính chất nước thải
bệnh viện thì công nghệ xử lý sinh học vẫn chiếm ưu thế. Xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có khả năng phân hóa
những hợp chất hữu cơ trở thành nước, các chất vô cơ hay các khí đơn giản.
Phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên: Xử lý nước thải trong các
ao hồ ổn định là phương pháp xử lý đơn giản nhất. Phương pháp này không yêu cầu
kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản tuy nhiên
hiệu quả không cao. Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa vào khả năng tự làm
sạch của nước, chủ yếu là vi sinh vật và các thủy sinh khác, các chất nhiễm bẩn bị
phân hủy thành các chất khí và nước. Như vậy, quá trình làm sạch không phải thuần
nhất là quá trình hiếu khí, mà còn có cả quá trình tùy tiện và kỵ khí.
Luận văn thạc sỹ cao học
19
Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Ao hồ sinh học rất hiệu quả trong xử lý vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
Dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm cho pH nước ao hồ có thể tăng lên đến 9 về ban
ngày, tảo sẽ sinh ra độc tố diệt vi sinh.
Nhược điểm của phương pháp xử lý bằng ao sinh học là cần nhiều mặt bằng
và thời gian xử lý kéo dài. Quá trình xử lý phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tự
nhiên, nhiệt độ thấp của mùa đông sẽ kéo dài thời gian và hiệu quả làm sạch, hoặc
gặp mưa sẽ làm tràn ao hồ gây ô nhiễm các đối tượng khác
Theo kết quả quan trắc của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại
bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011, nước thải sau xử lý chưa đạt
tiêu chuẩn thải cho phép, nồng độ BOD5 còn 57mg/L, sunfua 5,5 mg/L, coliforms
40000 vi khuẩn/100ml. Hiệu quả xử lý thấp và bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển
Uông Bí đang có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý mới để thay thế ao sinh học xử
lý hiện tại [21].
Phương pháp sinh học nhân tạo xử lý nước thải bệnh viện:
a. Bể phản ứng sinh học hiếu khí – AEROTEN
Là công trình xử lý nước thải dạng bể được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và
cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục. Trong bể phản ứng sinh
học hiếu khí – Aeroten, nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được sục khí,
khuấy nhằm tăng cường lượng khí oxi hòa tan và tăng cường quá trình oxi hóa chất
bẩn hữu cơ có trong nước. Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn
các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ
Luận văn thạc sỹ cao học
20
lửng này là một số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan.
Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần
thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy
xử lý nước thải ở Aeroten được gọi là quá trình xử lý với sinh vật lơ lửng của quần
thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxi hóa và
khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng
thái lơ lửng và để đảm bảo oxi dung cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thì phải
luôn luôn đảm bảo việc thoáng gió. Thời gian nước lưu trong bể aeroten không lâu
quá 12 giờ (thường là 4 -8 giờ).
Nguyễn Thị Tuyến và cộng sự (2006), đánh giá hiệu quả xử lý trong các bể
aeroten tại bệnh viện đa khoa Phú thọ cho kết quả các chỉ tiêu sau xử lý của nước
thải đạt tiêu chuẩn thải với chỉ tiêu BOD ở mức I và với SS ở mức II [19].
Từ Hải Bằng (2008), đánh giá hiệu quả xử lý trong số 8/33 hệ thống xử lý
nước thải của các bệnh viện sử dụng hệ thống bể aeroten thì hầu hết chỉ xử lý được
vi sinh vật chứ không xử lý hiệu quả đối với các yếu tố hóa lý [2].
Theo Hoàng Huệ [8], trong những điều kiện bất lợi, khi lượng bùn quá tải
hoặc không đầy đủ, hoặc có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, thành phần nước thải...thì
bùn có thể “phồng“ lên. Ở bể lắng thứ cấp loại bùn đó lắng rất kém, một phần cùng
nước thải ra khỏi công trình, do vậy làm giảm hiệu suất xử lý của bể lắng và giảm
nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn. Tuy bùn “phồng“ có bề mặt phát triển, khi xử lý
sinh học nước thải rất đạt hiệu quả, song bể Aeroten làm việc không ổn định.
b. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Lọc sinh học nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập
nước. Để đến được lớp vật liệu lọc, nước đến lớp vật liệu lọc chia thành các dòng
hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với
màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và được làm do vi sinh vật của màng phân hủy
hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ có trong nước. Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí
sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật
Luận văn thạc sỹ cao học
21
liệu mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp
màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là BOD của nước
thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu
khí, nước thải được làm sạch.
Nước thải trước khi đưa vào xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua xử lý
sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu. Nước sau khi xử lý ở lọc sinh học
thường nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần
phải đưa vào lắng 2 và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn. Trong trường hợp
này, khác với nước ra ở bể aeroten: nước ra khỏi lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn
ra từ aeroten.
Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và
bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên
Một số bệnh viện đang áp dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt này như
bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viện C Thái Nguyên, bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ
- Thái Bình, kết quả đo, phân tích mẫu nước thải bệnh viện ở ®Çu vµo, ®Çu ra c¶ 3
bÖnh viÖn, sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn cho phép, tất cả các chỉ tiêu phân tích
đều ®¹t yªu cÇu so víi QCVN 28:2010/BTNMT. Công nghệ xử lý đạt mức độ an
toàn trong trường hợp có sự thay đổi về lưu lượng [9].
c. Công nghệ xử lý nước thải theo mô hình DEWATS
DEWATS (DEcentralized WAsterwater Treament System) - hệ thống xử lý
nước thải phân tán, là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với qui mô
dưới 1000m3
/ngày đêm. Hệ thống DEWATS gồm có bốn bước xử lý cơ bản: Quá
Luận văn thạc sỹ cao học
22
trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho các công
trình xử lý phía sau. Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất
rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai công nghệ được áp
dụng là bể phản ứng kị khí có các vách ngăn và bể lắng kị khí. Bể phản ứng kị khí
với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn,
bùn hoạt tính được giữ lại và duy trì, dòng nước thải vào liên tục được tiếp xúc và
đảo lộn với lớp bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà quá trình
phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch
nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại thông thường. Bể lọc kị khí với vật liệu lọc có
vai trò là giá đỡ cho các vi sinh vật phát triển, tạo thành các màng vi sinh vật. Các
chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải được xử lý hiệu quả hơn khi đi qua các lỗ rỗng
của vật liệu lọc và tiếp xúc với các màng vi sinh vật.Toàn bộ phần kị khí nằm dưới
đất, không gian phía trên có thể sử dụng làm sân chơi, bãi để xe… Điều này rất
thích hợp với các khu vực thiếu diện tích xây dựng. Tiếp theo là quá trình xử lý hiếu
khí và cuối cùng quá trình khử trùng.
Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS
Hiện nay đã có hơn 500 hệ thống DEWATS đang hoạt động hiệu quả ở các
nước như Indonesia, Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Nam
Luận văn thạc sỹ cao học
23
Phi. Tại Việt Nam, hệ thống DEWATS đã được áp dụng xử lý nước thải tại: Bệnh
viện Nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam; xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Kiêu Kị, xã Kiêu Kị, huyện
Gia Lâm, Hà Nội; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo; … Tiềm năng áp dụng công
nghệ DEWATS vào việc xử lý nước thải vào điều kiện Việt Nam là rất lớn vì tính
bền vững của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước
thải hữu cơ gây ra với chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao [14].
d. Công nghệ xử lý nước thải kết hợp aeroten và lọc sinh học (thiết bị hợp khối)
Nước thải sau chắn rác được bơm qua bể sục khí aeroten, lắng, xử lý sinh
học hiếu khí và yếm khí qua lớp vật liệu đệm sau đó lắng và khử trùng trước khi xả
vào nguồn tiếp nhận.
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối
Luận văn thạc sỹ cao học
24
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý
nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và
giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối kết hợp các quá trình
xử lý cơ bản bằng phương pháp sinh học với việc bổ sung chế phẩm vi sinh gia
tăng quá trình khử chất bẩn hữu cơ. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng
vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và
triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp
lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.
Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm:
chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW-97H giúp nâng cao hiệu suất xử lý,
tăng công suất thiết bị. Chế phẩm DW-97H là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu
(nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn và vi khuẩn), các enzym thủy phân ngoại bào (amilaz,
cellulaz, proteaz) các thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học; sẽ làm
phân giải (thủy phân) các chất hữu cơ từ trong bể phốt của bệnh viện nhanh hơn
(tốc độ phân hủy tăng 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó
tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu), giảm được sự quá tải của bể phốt, giảm kích
thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo và chi phí vận hành, cũng như diện tích mặt
bằng cho hệ thống xử lý. Chất keo tụ PACN-95 khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo
màng hạt keo, liên kết với cặn bẩn (bùn vô cơ hoặc bùn hoạt tính tại bể lắng) thành
các bông cặn lớn và tự lắng với tốc độ lắng cặn nhanh; nhờ đó, giảm được kích
thước thiết bị lắng (bể lắng) đáng kể mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước
thải.
Ưu điểm của công nghệ
- Tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng. Chế tạo,
lắp đặt tương đối đơn giản. Tiết kiệm diện tích đất xây dựng.
- Có cấu trúc modun và dễ dàng tự động hoá, dễ quản lý vận hành.
- Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi, đảm bảo mỹ
quan.
Luận văn thạc sỹ cao học
25
- Hợp với các công trình có qui mô công suất nhỏ và trung bình.
Với nguyên lý hoạt động nêu trên, Trung tâm CTC đã thiết kế 2 dòng thiết bị xử
lý nước thải bệnh viện hợp khối điển hình, dễ dàng triển khai hàng loạt, thích hợp
với nhiều địa hình là V-69 và CN-2000:
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện V-69: Chức năng của các thiết bị xử lý
khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước
thải. Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh vật và
oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn; quá trình
trao đổi chất và oxy hóa đạt hiệu quả rất cao.
Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện CN-2000: Trên nguyên lý của thiết bị xử lý
nước thải V-69, thiết bị xử lý nước thải CN-2000 được thiết kế chế tạo theo dạng
tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng
khử nitơ được ứng dụng để xử lý các nguồn nước thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ.
Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị
Luận văn thạc sỹ cao học
26
Theo nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh viện, hiện nay, xử lý nước
thải theo công nghệ theo nguyên lý hợp khối này được khá nhiều bệnh viện áp dụng,
điển hình như ở Đà Nẵng hay Hà Nội có 11/25, (44%) số bệnh viện được nghiên cứu
khảo sát đang áp dụng công nghệ này [5].
Trong kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng ở 9 hệ thống xử lý nước thải áp
dụng công nghệ theo nguyên lý hợp khối này, kết quả nước thải tại bể tập trung
trước xử lý có DO thấp 1,8 mg/L, sunfua 4,4 mg/L, BOD5 124,1 mg/L, COD 177,8
mg/L, amoni 17,9 mg/L, cặn lơ lửng 49,1 mg/L, coliform rất cao 4,7x108
MPN/100
mg/L. Nước thải sau khi qua tháp lọc hoàn thành quá trình xử lý sinh học cho kết
quả nồng độ DO trung bình trong nước thải đã đạt 3,1 mg/l. Hiệu suất xử lý với
sunfua tương đối cao 70,47%, BOD đạt 42,51% và COD 42,24%, amoni là 46,84%
và SS 60,33 %. Nước thải sau xử lý được khử trùng clo nên coliform gần như không
còn trong nước thải [2].
1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải
1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường
Đánh giá công nghệ môi trường là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả
của công nghệ phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường [41]. Đánh giá công nghệ
môi trường được sử dụng để kiểm tra các quy trình và đánh giá hoạt động của các
công nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế
để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Đánh giá công nghệ thúc đẩy việc
đưa các công nghệ môi trường mới vào thị trường giúp cho các cơ sở, nhà máy sản
xuất lựa chọn các công nghệ phù hợp trong việc quản lý chất lượng môi trường tại
cơ sở mình theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Đánh giá công nghệ môi trường là một quy trình có tính hệ thống trong đó,
thực hiện xem xét đánh giá một công nghệ để đưa ra mô tả và đánh giá về:
+ Ảnh hưởng tiềm tàng của công nghệ lên môi trường.
+ Đưa ra các đề nghị cải tiến can thiệp công nghệ vì phát triển bền vững.
+ Đánh giá các hệ quả kinh tế - văn hóa - xã hội phù hợp.
+ Xem xét khả năng lựa chọn các phương án công nghệ.
Luận văn thạc sỹ cao học
27
Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường được chỉ ra ở bảng 1.3.
Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường
Doanh nghiệp Chính phủ Cộng đồng
- Tránh khỏi các chi phí
ngăn ngừa ô nhiễm và làm
sạch môi trường.
- Tránh khỏi vấn đề về luật
pháp và chi phí phạt.
- Cải thiện hình ảnh công
ty trong cộng đồng và thị
trường.
- Giảm chi phí bảo dưỡng
và cải thiện kết quả môi
trường sau cùng.
- Giảm ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe công nhân.
- Giảm phí y tế do tai nạn
nghề nghiệp và ô nhiễm.
- Tránh được chi phí làm
sạch môi trường.
- Khả năng quy hoạch và
quản lý môi trường tốt
hơn.
- Duy trì hiệu quả kinh tế
đang có trong việc sử dụng
tài nguyên địa phương.
- Chất lượng cuộc sống
cao hơn.
- Hạn chế rủi ro, tai nạn
nghề nghiệp.
- Rủi ro sức khỏe thấp
hơn do ô nhiễm công
nghiệp.
- Duy trì các giá trị văn
hóa, xã hội.
- Bảo đảm bảo vệ môi
trường của cộng đồng
Nguồn: [41]
Hiện nay có 2 mô hình được các nước trên thế giới phát triển và áp dụng là
đánh giá công nghệ môi trường theo mô hình EnTA (Environmental Technology
Assessment) và ETV (Environmental Technology Verification).
Mô hình đánh giá công nghệ môi trường EnTA do chương trình môi trường
Liên hợp quốc UNEP xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các
nước đang phát triển. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu
quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện môi trường
hơn là việc đánh giá các công nghệ môi trường.
Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV: được sử dụng tại rất nhiều
quốc gia phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước
khác…). Mô hình này lần đầu tiên được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
(USEPA) phát triển vào năm 1995. Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV
Luận văn thạc sỹ cao học
28
được chia theo nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các công nghệ quan
trắc môi trường, công nghệ môi trường xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm
không khí, cũng như quy trình đánh giá công nghệ phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Thực tế cho thấy, mô hình ETV là một mô hình tốt để đánh giá công nghệ
môi trường nhằm cung cấp cho người sử dụng công nghệ, các nhà chính sách và các
cơ quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ
môi trường phù hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường.
1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam
Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường là các chỉ số, định mức đánh giá
trình độ các thiết bị và công nghệ môi trường về mức độ tự động hóa, cơ khí hóa,
hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí đầu tư và vận hành, bảo dưỡng và an toàn về môi
trường [41].
 Trên thế giới
Trên thế giới quy trình thẩm định công nghệ môi trường ít được sử dụng
rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh tế thị
trường nên người sử dụng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các công nghệ tốt nhất và
phù hợp nhất. Do đó các nhà phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty
hoặc nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tìm ra các công nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh
thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ môi trường.
Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên thế giới có
xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các
nước trên thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản
xuất công nghệ hoặc người sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà
sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ môi
trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi
tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế.
Với mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm
1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997…Hàng năm ở các nước
này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công
Luận văn thạc sỹ cao học
29
nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ môi trường phù hợp góp phần thúc
đẩy quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [41].
Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá
công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết
quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng
lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng…Sự ra đời của công nghệ này góp phần
phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.
 Ở Việt Nam
Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá,
bình chọn các mô hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành công
nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá công nghệ môi trường”.
Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định
công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và
phương pháp đánh giá công nghệ môi trường. Loại hình công nghệ được đề xuất
đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp.
Năm 2011, Tổng cục Môi trường đã xây dựng tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn
đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ
xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong
đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công
nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử
lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [20].
Tiến sỹ Lý Ngọc Kính và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù
hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại
3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện
đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là công nghệ xử lý có chi
phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được
yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [9].
Luận văn thạc sỹ cao học
30
1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường
Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên
việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được quan
tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ
chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu tố ảnh
hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan
tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn
& Stenstrom, 2009) [40].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối
với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự
(1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ
thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng về tổ chức và kỹ thuật, khả thi về
nguồn chi phí và tài chính. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá
tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại
chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi
trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm
gồm bốn loại như sau: ổn định về kỹ thuật; ổn định về kinh tế; ổn định về môi
trường và ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ
thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa
chọn và có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên cũng như sự lãng phí rất lớn
nguồn lực kinh tế [29]. Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của
phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài là sử dụng ít
tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; hiệu
quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô
khác; đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng [34].
Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các
tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của
công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực
tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công
Luận văn thạc sỹ cao học
31
nghệ xử lý nước thải phù hợp [20]. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù
hợp với Việt Nam thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam
Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá
1. Nhóm tiêu chí
kỹ thuật
- Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN).
- Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý.
- Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận
hành và độ tin cậy của thiết bị
- Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dưỡng, khả năng
thay thế thiết bị, nguồn nhân lực
- Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành.
- Tuổi thọ của thiết bị.
- Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công
nghệ của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất
trong nước.
- Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước
2. Nhóm tiêu chí
về kinh tế
- Suất đầu tư
- Chi phí vận hành.
- Chi phí tiêu hao năng lượng.
- Chi phí tiêu hao hóa chất.
3. Nhóm tiêu chí
về môi trường
- Không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh.
- Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi.
- Thân thiện với môi trường: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải
độc hại. những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra:
mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành
- Mức độ rủi ro đối với môi trường: cháy nổ, tai nạn lao động…
4. Nhóm tiêu chí
xã hội
- Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền
- Tác động đến mỹ quan khu vực
- Sự chấp nhận của cộng đồng dân cư
Nguồn: [20,41]
Luận văn thạc sỹ cao học
32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống xử lý nước thải, trong đó:
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của 10 bệnh viện, 10
bệnh viện là các bệnh viện công lập, thuộc tuyến tỉnh và tuyến trung ương nằm
trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh
viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản
trung ương, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Mắt
trung ương và bệnh viện K.
- Đánh giá tính phù hợp công nghệ: chọn 2 trong số 10 bệnh viện đã điều
tra, có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, có cùng công nghệ xử lý và được
áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đã khảo sát. 02 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản
Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trên đường Đê La Thành, Ngọc Khánh, Hà
Nội. Đây là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh với chuyên ngành sản khoa. Bệnh viện nằm
trong khu đất có diện tích là 19.557 m2
với lực lượng cán bộ 801 người thuộc 26
khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú trung bình/ngày khoảng 1200
bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân luôn tăng lên theo từng năm. Số lượng bệnh nhân
đến với bệnh viện ngày càng lớn tạo ra tình trạng quá tải ở tất cả các khoa phòng.
Bệnh viên Việt Đức nằm ở trung tâm Hà Nội, 3 phía giáp các mặt phố Phủ
Doãn, Tràng Thi, Quán Sứ. Bệnh viện thuộc tuyến trung ương với chuyên ngành
ngoại khoa. Bệnh viện có diện tích là 34.569 m2
với lực lượng cán bộ khá đông đảo
1447 người thuộc 41 khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú khoảng
16.470 bệnh nhân tính trong 5 tháng đầu năm 2012. Với số giường bệnh theo thực tế
là hơn 1000 giường thì tất cả các khoa phòng trong bệnh viện đều quá tải. Thông tin
tổ chức hành chính bệnh viện được minh họa trong bảng 2.1 dưới đây:
Luận văn thạc sỹ cao học
33
Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính
Chỉ số Đơn vị
Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện
Việt Đức
Tổng số cán bộ công nhân viên CBCNV 801 1447
Số bác sĩ BS 135 280
Số nữ hộ sinh/kỹ thuật viên y NHS/KTVY 245 154
Số hộ lý HL 99 146
Số điều dưỡng viên + y tá ĐDV 198 627
Tổng số khoa phòng K/P 26 41
Số khoa, phòng chuyên môn K/P 19 32
Số khoa phòng chức năng P 7 9
Tổng diện tích mặt bằng m2
19.557 34.569
Tổng số giường bệnh GB 600 1050
Số bệnh nhân nội trú BN 1200 3294
Công suất sử dụng giường bệnh % 150 140
Số BN khám/BS/ngày BN/BS/ngày 1303 2724
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng quan thu thập số liệu:
Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu theo nội dung, yêu cầu. Các
nội dung thu thập bao gồm:
Nước thải bệnh viện (đặc điểm nước thải bệnh viện, các thông số cơ
bản đánh giá nước thải bệnh viện..).
Các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.
Tài liệu về đánh giá công nghệ môi trường
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu:
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: phỏng vấn trực tiếp
cán bộ quản lý và vận hành hệ thống xử lý tại 10 bệnh viện ở Hà Nội.
- Đánh giá công nghệ phù hợp:
Luận văn thạc sỹ cao học
34
+ Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý, các công đoạn xử lý và vận hành
của hệ thống tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
+ Lấy mẫu: Tại mỗi bệnh viện để đánh giá công nghệ, mẫu được lấy tại đầu
vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Vì lượng nước thải trong ngày không
đều, phụ thuộc vào việc sử dụng nước của nhân viên y tế và bệnh nhân do đó tại
mỗi vị trí lấy mẫu, mỗi mẫu là tổ hợp 3 mẫu lấy tại 3 thời điểm trong ngày (9 giờ
sáng, 1h30 và 5 giờ chiều).
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu
Mẫu được đem về phân tích tại phòng thí nghiệm. Các thông số được phân tích
theo các phương pháp dưới đây:
Độ pH: TCVN 6492:1999: đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh.
BOD5: TCVN 6001-1:2008: phương pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày
thứ nhất và ngày thứ năm.
COD: SMEWW 5220-C: phương pháp đun hồi lưu với hỗn hợp chất oxy hóa
mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lượng thuốc thử dư.
Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: phương pháp khối lượng, lọc, sấy
mẫu ở nhiệt độ 1050
C đến khối lượng không đổi.
Amoni (NH4
+
): TCVN 5988:1995: phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
Nitrat (NO3
-
): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002: phương pháp trắc quang,
sử dụng thuốc thử Disunfophenic.
Photphat (PO4
3-
): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002, phương pháp trắc
quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolipdic.
Sunfua (S2-
): TCVN 4567-88: phương pháp chuẩn độ thể tích dựa theo phép
đo Iot.
Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: phương pháp khối lượng, mẫu
được chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lượng.
Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: phương pháp phát hiện và đếm coliform
bằng phương pháp nhiều ống.
Xử lý số liệu
Luận văn thạc sỹ cao học
35
Vẽ biểu đồ, tính toán hiệu suất.
Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ
Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải. Áp dụng
các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của
hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, bao gồm:
- Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải: công suất, vị trí.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý
- Hiệu suất xử lý của hệ thống
- Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng
- Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi
trường, xã hội.
- Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý nước thải theo các tiêu chí.
- Đưa ra kết quả đánh giá.
Luận văn thạc sỹ cao học
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện
Kết quả điều tra tại 10 bệnh viện (3 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến
trung ương) thuộc khu vực địa bàn Hà Nội, 9/10 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử
lý nước thải, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Mắt trung
ương. Một số hệ thống xử lý mới xây dựng đi vào hoạt động được vài năm như
bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khi một số hệ thống xử lý
nước thải được hoạt động đã lâu như bệnh viện Bạch Mai hay bệnh viện Phổi trung
ương. Một số thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải được nêu
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải
TT Tên bệnh viện Loại bệnh viện
Số
giường
bệnh
Công
suất sử
dụng
giường
bệnh
(%)
Có hệ
thống
xử lý
nước
thải
Năm
xây
dựng
HTXL
nước
thải
1 Bệnh viện Bạch Mai
Đa khoa
trung ương
1900 159 Có 1996
2 Bệnh viện Xanh Pon Đa khoa tỉnh 570 137 Có 2007
3 Bệnh viện Thanh Nhàn Đa khoa tỉnh 540 131 Có 2006
4 BV Hữu Nghị
Đa khoa
trung ương
480 114 Có 2000
5 Bệnh viện Việt Đức
Chuyên khoa
trung ương
1050 140 Có 2008
6
Bệnh viện Phụ sản Trung
Ương
Chuyên khoa
trung ương
560 171 Có 2007
7
Bệnh viện Phổi trung
ương
Chuyên khoa
trung ương
500 108 Có 1997
8
Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội
Chuyên khoa tỉnh 600 150 Có 2009
9
Bệnh viện Mắt Trung
Ương
Chuyên khoa
trung ương
450 86 Không -
10 Bệnh viện K
Chuyên khoa
trung ương
400 300 Có 2005
Luận văn thạc sỹ cao học
37
Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động nhưng có hệ thống xử lý
nước thải hiện nay nước thải chỉ được bơm hoặc chảy qua trạm xử lý. Nguyên nhân
bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã quá cũ nên hư hỏng nhiều, không
có kinh phí để vận hành hoặc không quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng nên không hoạt
động được. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh
nhân, ngoại trừ bệnh viện Mắt trung ương không bị quá tải (công suất sử dụng
giường bệnh là 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công
suất sử dụng giường bệnh thường xuyên lên đến khoảng 130 - 150%, thậm chí đến
300% như bệnh viện K dẫn đến sự gia tăng lưu lượng nước thải một cách đáng kể,
một số hệ thống xử lý có công suất thiết kế không đáp ứng lượng nước thải ra làm
cho hệ thống hoạt động không đều.
Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và
nước thải, chỉ riêng bệnh viện K chưa có đường nước thải y tế tách riêng với nước
mưa. Việc thu gom tách riêng lượng nước thải y tế với nước bề mặt, nước mưa giúp
giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không
phải làm việc quá tải. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ
220 m3
/ngày đêm (bệnh viện K) đến 1050 m3
/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh
viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất
là bệnh viện Bạch Mai (1050 m3
/ngày đêm). Qua khảo sát tại 10 bệnh viện, thấy
rằng có 1 bệnh viện (10%) không có hệ thống xử lý nước thải, 2 bệnh viện (20%)
áp dụng xử lý bằng bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten, 10% (1 bệnh viện) xử
lý bằng công nghệ lọc sinh học vi sinh bám dính hiếu khí, 60% (6 bệnh viện) áp
dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối).
Một số thông tin về nước thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
KHẢO sát hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN BRC xây DỰNG kế HOẠCH HA...
KHẢO sát hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN BRC xây DỰNG kế HOẠCH HA...KHẢO sát hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN BRC xây DỰNG kế HOẠCH HA...
KHẢO sát hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN BRC xây DỰNG kế HOẠCH HA...
 
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An DươngTính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa An Dương
 
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
Đề tài: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu nghị
 
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy công suất 1000m3 /ngày đêm
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
 
Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano chứa curcumin bằng phương pháp đảo pha_0831...
Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano chứa curcumin bằng phương pháp đảo pha_0831...Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano chứa curcumin bằng phương pháp đảo pha_0831...
Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano chứa curcumin bằng phương pháp đảo pha_0831...
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà NộiĐề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Hà Nội
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
 
Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ nuclear polyhedr...
Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ nuclear polyhedr...Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ nuclear polyhedr...
Chọn lọc chất phụ gia tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học từ nuclear polyhedr...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Thử nghiệm tận dụng bã vỏ chuối sản xuất bioethanol để tiếp tục thu nhận sản ...
Thử nghiệm tận dụng bã vỏ chuối sản xuất bioethanol để tiếp tục thu nhận sản ...Thử nghiệm tận dụng bã vỏ chuối sản xuất bioethanol để tiếp tục thu nhận sản ...
Thử nghiệm tận dụng bã vỏ chuối sản xuất bioethanol để tiếp tục thu nhận sản ...
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 

Similar to Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Similar to Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện (20)

đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đông Triều, HOT
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đông Triều, HOTĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đông Triều, HOT
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đông Triều, HOT
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
Khảo sát ảnh hưởng của các loại giá thể và tỷ lệ phối trộn giá thể lên khả nă...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdfNâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
Nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối tại Công ty Unilever Việt Nam 6680411.pdf
 
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
đáNh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại trang trại ông ...
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giangđáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà giang
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khíĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 

Luận văn: Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Võ Thị Minh Anh ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Võ Thị Minh Anh ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG Hà Nội - 2012
  • 3. Luận văn thạc sỹ cao học i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng là giáo viên hướng dẫn chính và PGS.TS Nguyễn Thị Hà, cán bộ Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt khóa học. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường. Tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác của cán bộ, nhân viên các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ, động viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ tôi bảo vệ thành công luận văn này. Võ Thị Minh Anh
  • 4. Luận văn thạc sỹ cao học ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT..........................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................3 1.1. Nước thải bệnh viện.............................................................................................3 1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện.......................................................3 1.1.2. Tải lượng nước thải .......................................................................................4 1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện.........................................................7 1.2. Xử lý nước thải bệnh viện.................................................................................12 1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải ..............................................................12 1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải.............................................................................13 1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải.......................................................................16 1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới..................16 1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam.....18 1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải.....................................26 1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường .................................26 1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam.......28 1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường...................................................30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............32 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................32 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................36 3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện.........36
  • 5. Luận văn thạc sỹ cao học iii 3.2. Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức..............................................................................................................................39 3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ...........................................39 3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ............................................................41 3.2.3. Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện .....................45 3.2.3.1. Các tiêu chí về kỹ thuật............................................................................45 3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế..............................................................................52 3.2.3.3. Các tiêu chí về môi trường.......................................................................60 3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội...............................................................................61 3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá ..............................................................62 3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải ...............................................................................................................................65 3.4. Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội............69 KẾT LUẬN..............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76 PHỤ LỤC.................................................................................................................80
  • 6. Luận văn thạc sỹ cao học iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT BOD Nhu cầu ôxy sinh học COD Nhu cầu ôxy hoá học ĐTV Động thực vật HTXL Hệ thống xử lý KPH Không phát hiện PHT Phát hiện thấy QCVN Quy chuẩn Việt Nam SMEWW Các phương pháp tiêu chuẩn xác định nước và nước thải SS Chất rắn lơ lửng TCCP Tiêu chuẩn cho phép
  • 7. Luận văn thạc sỹ cao học v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87 .................5 Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh......................................6 Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện ............................................................6 Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện .......................................9 Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường .......................................27 Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam.............31 Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính ...................................................................33 Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải .....................36 Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát .....................38 Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội...........................45 Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Đức .....................................47 Bảng 3.5. So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải.........................49 Bảng 3.6. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội ..52 Bảng 3.7. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội.....53 Bảng 3.8. Chi phí nhân công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội .54 Bảng 3.9. Chi phí điện năng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức.............55 Bảng 3.10. Chi phí hóa chất hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức .............56 Bảng 3.11. Chi phí nhân công cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức ...57 Bảng 3.12. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải ..........58 Bảng 3.13. Đánh giá các ô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải..................60 Bảng 3.14. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải.............................................................................................................................62 Bảng 3.15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải.............68 Bảng 3.16. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 1.............70 Bảng 3.17. Kết quả phân tích nước thải sau bổ sung chế phẩm vi sinh lần 2.............71 Bảng 3.18. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh .......72
  • 8. Luận văn thạc sỹ cao học vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ................................................13 Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí......................19 Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên..........................................................................................21 Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS..................................................22 Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối ......................23 Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC...................................................25 Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị.25 Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội................41 Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức ..........................43 Hình 3.3. Nồng độ các chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội .46 Hình 3.4. Nồng độ chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Việt Đức ..................48 Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý.........................................50
  • 9. Luận văn thạc sỹ cao học 1 MỞ ĐẦU Tính đến nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại trong đó có 1.263 cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân. Hệ thống các cơ sở y tế, bệnh viện ở Việt Nam đang từng bước góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trên khắp đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt động của các cơ sở này cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, số lượng bệnh viện tăng đồng nghĩa với việc thải vào môi trường một lượng lớn các chất thải y tế nguy hại và sinh hoạt. Ước tính, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay khoảng trên 150.000 m3 /ngày đêm chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược và sản xuất thuốc. Dự kiến đến năm 2015 lượng nước thải y tế phải xử lý lên tới trên 300.000 m3 /ngày đêm [1]. Chất thải lỏng y tế trong đó có nước thải bệnh viện phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn màn cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh… Đặc điểm của các loại nước thải này là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. Loại nước thải này nhất thiết phải được xử lý và khử trùng trước khi thải vào môi trường. Theo số liệu thống kê cho thấy có 809 bệnh viện cần được xây dựng và trang bị mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 603 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế (76,5% các bệnh viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện tuyến tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến huyện) [1]. Tuy vậy, hệ thống xử lý nước thải của nhiều bệnh viện được thiết kế đã lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, nay đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với qui mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
  • 10. Luận văn thạc sỹ cao học 2 trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia tăng do tốc độ tăng dân số hay do một số bệnh viện, cơ sở y tế nâng công suất phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dẫn đến lượng nước thải rác thải tăng theo, lượng nước thải tại một số bệnh viện đã vượt công suất thiết kế của hệ thống xử lý. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý, công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết. Chính vì vậy, để đóng góp vào hướng nghiên cứu này và đưa ra các giải pháp thích hợp quản lý chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” với mục tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Hà Nội làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống. Luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau: Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý, đánh giá công nghệ môi trường. Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức. Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước thải và áp dụng thử nghiệm đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đánh giá thử nghiệm đề xuất.
  • 11. Luận văn thạc sỹ cao học 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Nước thải bệnh viện 1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên nước thải bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh viện tập trung những người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại mầm bệnh đã biết hoặc đôi khi còn chưa biết đối với khoa học hiện đại [12]. Nước thải bệnh viện xuất phát từ các thiết bị vệ sinh và sử dụng nước trong các khu nhà vệ sinh, nhà tắm giặt giũ chăn màn, quần áo, lau rửa sàn nhà, chuẩn bị thức ăn, rửa bát đĩa, chai lọ, chuẩn bị và điều chế thuốc men, chuồng trại nuôi súc vật nghiên cứu…Phần lớn các loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ và cặn lơ lửng cao, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong một số bộ phận khám bệnh và điều trị bằng phương pháp vật lý như X-quang, chiếu xạ… có thể hình thành một lượng nhỏ nước thải chứa các chất ô nhiễm phóng xạ đặc trưng. Nhìn chung nước thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau [17]. 1. Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện. 2. Nước thải sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn, khu hành chính bệnh viện, phòng bệnh nhân, chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, các hoá chất tẩy rửa,... 3. Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị như: - Nước thải có nguồn gốc từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt động khám chữa bệnh (giải phẫu bệnh, huyết học, truyền máu, lau rửa sau các ca mổ, khoa lây) chứa các dịch sinh học, vi trùng gây bệnh, chất thải nguy hại. - Nước thải từ phòng chiếu chụp X quang, kho dược liệu và hóa chất chứa các hoá chất (trong đó có các hoá chất độc hại), kim loại nặng, dung môi hữu cơ, hoá chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ, chất phóng xạ, dược phẩm quá hạn sử dụng. 4. Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn… cho bệnh nhân.
  • 12. Luận văn thạc sỹ cao học 4 5. Nước từ các công trình phụ trợ khác. Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng đến con người vì khả năng lan rộng trong môi trường, mức độ nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện giàu chất hữu cơ ở nước thải và nước bề mặt. Nước thải bệnh viện có thể mang các mầm bệnh: tả, thương hàn, lỵ, lỵ amip, leptospyros, bệnh vàng da nhiễm trùng, viêm gan siêu vi trùng, giun sán, nấm mốc, bại liệt... Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự cho thấy: nước thải bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm, hồ giếng khơi (84,5-86,3%), gây ô nhiễm đất (88,4%). Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường và gieo rắc mầm bệnh: số bệnh nhân ở khu dân cư dọc theo hai tuyến sông thoát nước thường cao hơn, đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá. 1.1.2. Tải lượng nước thải Quy phạm thiết kế cho các hệ thống cấp thoát nước bên trong các khu nhà và công trình của nhiều nước như CHLB Đức, Nga, Mỹ ... cho thấy tiêu chuẩn cấp nước cho các nhà an dưỡng là 200-500L/người/ngày; cho bệnh viện và các cơ sở điều trị, chữa bệnh là 500-1000L/giường bệnh/ngày. Qua khảo sát ở nhiều bệnh viện thông thường ở Nga, Séc, Xlovakia, Bungari tiêu chuẩn nước cấp là 500 L/ngày cho một giường bệnh. Theo Metcalf & Eddy thì tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473 - 908 l/ngày cho 1 giường bệnh (trị số tiêu biểu là 625L/ngày) cho một giường bệnh [36]. Thực tế hoạt động của các bệnh viện cho thấy lượng nước cấp thường cao hơn tiêu chuẩn thiết kế. Theo Sirogin G. G đối với bệnh viện lớn (trên 1.000 giường bệnh) với tiêu chuẩn cấp nước 500L/giường.ngày, lượng nước tạo thành từ các bộ phận như sau: Điều trị, chữa bệnh, lau rửa sàn nhà: 250L. Tắm rửa của bệnh nhân: 100L. Chuẩn bị thức ăn: 25L. Giặt giũ chăn màn: 50L. Nước sinh hoạt của bác sĩ và nhân viên: 25L.
  • 13. Luận văn thạc sỹ cao học 5 Các nhu cầu khác (10% tiêu chuẩn): 50L. Ở Việt Nam, nước cấp cho các bệnh viện được tuân theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 4470-87 được nêu trong bảng dưới đây. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viện theo TCXDVN 4470 - 87 Loại yêu cầu sử dụng nước Đơn vị Nước tiêu thụ Nước nóng ở 650 C Bệnh viện không có khoa điều trị bằng nước: - Hệ thống cấp nước không hoàn chỉnh, tại chỗ L/giường.ngày > 100 >20 - Hệ thống cấp nước hoàn chỉnh L/giường.ngày 300-400 > 60 Khoa điều trị bằng nước L/lần điều trị 400 Nhà khám L/lần khám 10-15 2-3 Tưới rửa buồng L/m2 1,5-2,0 Thực tế hiện nay, lượng nước sử dụng ở các bệnh viện nước ta rất lớn, cao hơn tiêu chuẩn cấp nước rất nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy lưu lượng nước thải các bệnh viện vượt quá công suất thiết kế nhiều lần. Phần lớn lượng nước thải sau sử dụng đều xả vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thực tế thải ra tính cho một giường bệnh tính trong một ngày đêm vượt tiêu chuẩn của các nước Đức, Nga, Mỹ và lớn hơn rất nhiều so với các quy định hiện hành của Tiêu chuẩn Việt Nam. Do đặc điểm chữa bệnh và nghiên cứu khác nhau, tiêu chuẩn cấp nước của các bệnh viện là rất khác nhau. Nhìn chung đối với các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh tiêu chuẩn cấp nước ở mức 600-800L/giường bệnh.ngày. Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc các bệnh viện trung ương, lượng nước sử dụng tương đối cao (đến 1000L/giường/ngày) do nước sử dụng cho các mục đích nghiên cứu đào tạo. Tại các bệnh viên chuyên khoa, tỷ lệ số bác sỹ và nhân viên phục vụ trên một giường bệnh tương đối cao (từ 1,2-1,4). Số bệnh nhân điều trị nội trú cũng lớn hơn số giường bệnh theo thiết kế rất nhiều…Một trong những nguyên nhân làm cho lượng nước thải tăng là tổn thất do thiếu ý thức của người nhà bệnh
  • 14. Luận văn thạc sỹ cao học 6 nhân khi sử dụng khu vệ sinh hoặc vòi nước công cộng…Một số nghiên cứu đã đưa ra mức độ sử dụng nước tại một số bệnh viện đa khoa ở nước ta như sau: Bảng 1.2. Nhu cầu tiêu thụ nước tính trên một giường bệnh Đối tượng Số lượng (Người/ngày) Nhu cầu tiêu thụ nước (L/ngày đêm/người) Số bệnh nhân (giường bệnh) N 300 - 350 Số cán bộ công nhân viên (0,80-1,1) N 100-150 Người nhà bệnh nhân (0,9 -1,3) N 50-70 Sinh viên thực tập, khách vãng lai (0,7-1) N 20-30 Tổng số nước dùng thực tế (3,4 - 4,4) N 470-600 Nguồn: [11] Ở Việt Nam, lưu lượng nước thải của bệnh viện đa khoa được xác định như trong bảng sau. Bảng 1.3. Lưu lượng nước thải các bệnh viện TT Quy mô bệnh viện (Số giường bệnh) Tiêu chuẩn dùng nước (L/giường/ngày) Lượng nước thải (m3 /ngày) 1 <100 700 70 2 100 – 300 700 100 – 200 3 300 – 500 600 200 – 300 4 500 – 700 600 300 – 400 5 > 700 600 > 400 6 BV kết hợp nghiên cứu và đào tạo > 700 1000 > 500 Nguồn: [11] Theo Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp – Trường Đại học Xây dựng chỉ tính ở Hà Nội tổng lượng nước thải các bệnh viện là khoảng 6000m3 /ngày đêm [6].
  • 15. Luận văn thạc sỹ cao học 7 Lưu lượng thải của các bệnh viện trước hết phụ thuộc vào số giường bệnh, điều kiện cấp nước, mức độ hiện đại của bệnh viện, số lượng thân nhân của người bệnh kèm theo và mùa (nóng, lạnh, thời điểm bùng phát dịch bệnh). Nước thải bệnh viện được xả thải không ổn định theo thời gian trong ngày và trong tuần. Thông thường lượng nước sử dụng lớn nhất vào đầu buổi sáng, khi bắt đầu ngày làm việc và thực hiện quá trình khám bệnh. Lưu lượng thải trong ngày tập trung vào ban ngày cho tới 8 – 9 giờ tối. Vào đêm và sáng sớm lưu lượng thải thấp. Các số liệu điều tra khảo sát cho thấy, hệ số không điều hoà Kch phụ thuộc quy mô bệnh viện (tính theo số giường và nhân viên phục vụ) và dao động trong khoảng 1,6-2,5 [7]. Lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày là chỉ tiêu để tính toán hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện. 1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện Nhìn chung nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống nước thải sinh hoạt đô thị, tuy nhiên có chứa một số thành phần ô nhiễm đặc trưng. Theo nhiều nghiên cứu, trong nước thải bệnh viện còn chứa các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, chất tẩy rửa các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh…Sự có mặt của các chất này ảnh hưởng bất lợi cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và cản trở các qúa trình sinh hoá khác diễn ra trong nước dẫn đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước thải trên các công trình xử lý. Ví dụ người ta quan sát thấy việc giảm hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng biophin nhỏ giọt khi trong nước thải chứa chất kháng sinh streptomixin ở nồng độ 0,7 – 1 g/l mà thực tế trong những trường hợp riêng biệt nồng độ streptomixin có thể đến 12 g/l. Như vậy hiệu quả xử lý nước thải giảm đáng kể theo các chỉ tiêu hoá học, đặc biệt là các chỉ tiêu vi khuẩn. Khi nồng độ streptomixin là 12 g/l hiệu quả xử lý thực tế bằng không. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện cũng tạo nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm giảm đi khả năng tạo huyền phù trong bể lắng và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất
  • 16. Luận văn thạc sỹ cao học 8 tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải: chất tẩy rửa anion tăng lượng bùn hoạt tính, cation lại làm giảm đi [12]. Lượng chất bẩn từ một giường bệnh trong ngày lớn hơn so với lượng chất bẩn từ một người của khu dân cư thải vào hệ thống thoát nước là do việc hoà vào dòng thải không chỉ chất thải từ người bệnh mà còn của bộ phận phục vụ, chất thải của quá trình điều trị, phần thuốc còn lại, máu, các phần cơ quan cơ thể người, hoạt động của nhà giặt, nhà xác... Những nghiên cứu cho thấy nồng độ chất bẩn phụ thuộc cả vào nguồn nước sử dụng từ hệ thống đường ống cấp nước do nhà máy cung cấp hay từ hệ thống giếng khoan cục bộ. Trong trường hợp thứ hai hiển nhiên là nồng độ chất bẩn trong nước thải lớn hơn. Tuy rằng lượng chất bẩn trên một giường bệnh lớn hơn lượng chất bẩn trên một đầu người khu dân cư, nhưng nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải bệnh viện lại nhỏ hơn nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải sinh hoạt. Đó là do tiêu chuẩn nước cấp thực tế sử dụng trên một giường bệnh (500 l/ngày) lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt trên một đầu người (ví dụ 100 hay tối đa 300 l/ngày) [12]. Như vậy nước thải bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 – 3 lần lượng chất bẩn gây ô nhiễm tính trên một đầu người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải bệnh viện đặc hơn nước thải sinh hoạt, đồng nghĩa là nồng độ chất bẩn cao hơn nhiều. Nghiên cứu thành phần nước thải một số bệnh viện ở XanhPecbua (Nga) cho thấy nồng độ dao động trong các giới hạn sau COD 102 – 141 mg/L, SS 180- 343mg/L, amoni (N) 23-63,1mg/L, chỉ số coli 55x107 . Hay những số liệu ở các nước Sec và Xlôvakia cho thấy sự dao động của thành phần nước thải bệnh viện COD 106-350 mg/, BOD5 147-582 mg/L, các chất lơ lửng 575-978 mg/L [12]. Theo Gray (2004) các chỉ tiêu hoá lý thường được dùng để đánh giá ô nhiễm của nước thải là nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), chất rắn lơ lửng (SS), và amoni vì từ những chỉ tiêu cơ bản này có thể đánh giá được mức độ
  • 17. Luận văn thạc sỹ cao học 9 ô nhiễm nhiều hay ít. Trong một số trường hợp đặc biệt người ta đo thêm chỉ tiêu tổng phôt pho và tổng ni tơ [30]. Theo Lương Đức Phẩm (2009) các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước thải là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng các chất lơ lửng (huyền phù), oxy hoà tan v.v... và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD [13]. Nghiên cứu của TS Ngô Kim Chi, nước thải bệnh viện có các chỉ số đặc trưng BOD 180-280mg/L, COD 250-500mg/L, hàm lượng chất rắn lơ lửng SS 150- 300mg/L, H2S 6-8mg/L, T-N 50-90mg/L, T-P 3-12 mg/L, Coliforms 106 -109 MPN/100mL [5]. Trong báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện về hóa lý và hiệu quả xử lý nước thải trong các bệnh viện của Trần Quang Toàn và cộng sự (2005), nước thải bệnh viện các thông số ô nhiễm như sau: BOD 137mg/L; COD 190,1mg/L; DO 1,56mg/L; tổng Nitơ 18,14mg/L [18]. Qua khảo sát thực tế nhiều bệnh viện trong nhiều năm, TS Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra thành phần ô nhiễm nước thải thường ở trong mức sau [11]: Bảng 1.4. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện TT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ thấp nhất Nồng độ cao nhất Nồng độ trung bình 1 pH - 6,2 8,1 7,4 2 Amoni mg/L 8 25 14 3 BOD5 mg/L 110 250 150 4 COD mg/L 140 300 200 5 Chất rắn lơ lửng mg/L 100 220 160 6 Coliform MPN/100ml 106 109 107 Nước thải bệnh viện chứa nhiều thành phần khác nhau. Các chất ô nhiễm có thể là các chất hữu cơ, các chất vô cơ, các chất độc hóa học, các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và các tác nhân vật lý khác. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới vi sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo ra sự lắng
  • 18. Luận văn thạc sỹ cao học 10 đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Các chất hữu cơ có trong nước thải đa phần là những chất dễ phân hủy sinh học. Hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy được xác định một cách gián tiếp thông qua nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông thường người ta lấy giá trị BOD5 để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải. Sự có mặt của các chất hữu cơ là nguyên nhân chính gây ra sự giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống động, thực vật thủy sinh. Nước thải ô nhiễm được thải trực tiếp ra môi trường làm cho môi trường không khí xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và nhiều hợp chất hoá học hữu cơ, vô cơ khác có trong các loại thuốc điều trị được thải trực tiếp vào môi trường, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh, nếu không được xử lý đúng mức thì khi tiếp xúc với không khí và bị các yếu tố môi trường (nắng, gió, độ ẩm…) tác động sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Ngoài ra, nước thải bệnh viện vốn được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại bởi ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh, vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun...đặc biệt nhiều nếu bệnh viện có khoa truyền nhiễm. Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải của những bệnh viện truyền nhiễm, lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Tương tự, đối với các bệnh viện điều trị hoặc có khoa điều trị ung thư, trong nước thải có chứa các chất phóng xạ, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa phát sinh trong quá trình chẩn đoán điều trị. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này lan tỏa khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho cộng đồng dân cư. Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số chất rắn lơ lửng là 350mg/L; tổng lượng các bon hữu cơ
  • 19. Luận văn thạc sỹ cao học 11 290mg/L; tổng phốt pho (tính theo P) là 15mg/L và tổng nitơ 85mg/L; coliform từ 108-109 MPN/100mL [39]. Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đáp ứng QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, mới được phép đổ vào cống thải chung của khu dân cư. Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước thải sinh hoạt khu dân cư là có thể gây ra sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn gây bệnh. Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện truyền nhiễm và bệnh viện lao hay những khoa lây của các bệnh viện đa khoa. Ở khu dân cư số lượng những người mang mầm bệnh thường khoảng 1 – 2% dân số [42]. Ở bệnh viện con số này tăng lên 10 - 20 lần, thậm chí ở bệnh viện truyền nhiễm có đến 90 - 100% bệnh nhân mang mầm bệnh. Vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu nước thải bệnh viện không được xử lý triệt để mầm bệnh trước khi thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Các bệnh truyền nhiễm này là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, bệnh do Leptospira, lao, do amip, bệnh do virut đường tiêu hoá, giun sán... Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [43], nói chung, khả năng gây bệnh từ các bệnh viện đa khoa là tương tự với nước thải bình thường vì nước thải bệnh viện được pha loãng nhiều, do yêu cầu về vệ sinh bệnh viện tiêu thụ một lượng nước rất lớn. Tuy nhiên sự có mặt của các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải bệnh viện là rất phổ biến. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nước thải bệnh viện Bôtkin thường xuyên phát hiện thấy vi khuẩn phó thương hàn Salmonelle paratyphi B, trực khuẩn lỵ [16]. Lai và Tsai nghiên cứu nước thải của 48 bệnh viện ở Đài Loan cho kết quả: 14,6% Shigella spp và 33,3% Salmonella spp [33]. Nước thải bệnh viện luôn có nguy cơ tiềm tàng: tất cả các vi khuẩn gây bệnh có thể tìm thâý trong nước thải: vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), lỵ (Shigella), thương
  • 20. Luận văn thạc sỹ cao học 12 hàn (Salmonella) E.coli, Pseudomonas, Streptococcus, Staphylococcus... đặc biệt các chủng này thường là kháng với nhiều loại kháng sinh [16]. Số lượng vi sinh gây bệnh trong nước thải thường thấp hơn nhiều so với loại không gây bệnh. Để phát hiện các loài vi sinh gây bệnh trong nước thải rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Do đó không thể xét nghiệm tất cả các mẫu nước để kiểm tra có hay không có tất cả các vi sinh gây bệnh được. Vì vậy người ta phải chọn kỹ thuật đơn giản nhưng vẫn phát hiện được sự ô nhiễm của nước. Điều này dẫn tới việc sử dụng các chỉ điểm vi sinh để xác định sự ô nhiễm [35]. 1.2. Xử lý nước thải bệnh viện 1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải Thu gom nước thải là mắt xích rất quan trọng trong việc quản lý và xử lý nước thải bệnh viện. Nếu thu gom nước thải tốt sẽ tách được lượng nước thải không cần xử lý hay chỉ xử lý thông thường với lượng nước thải phải xử lý đặc biệt. Như vậy sẽ làm giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không phải làm việc quá tải. Nguyên tắc chung thu gom nước thải bệnh viện là: Tách lượng nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu riêng, phù hợp cả về bố trí hệ thống máng, rãnh, cống và bể điều hoà. Tách lượng nước sinh hoạt thông thường như nước nấu ăn và chế biến thực phẩm, nước thải khu hành chính, văn phòng... Thu gom triệt để lượng nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn đoán và điều trị. Nguồn thải này phải xử lý trước khi thải vào lưu vực [4]. Nước thải từ hoạt động chuyên môn khám bệnh, chẩn đoán và điều trị được thu bởi hệ thống ống thu được lắp đặt trong công trình nhờ hệ thống thu của chậu rửa, bể labo, lavabo thu về hệ thống ống thoát được lắp đặt ngầm và cuối cùng đưa về trạm xử lý bằng hệ thống ống dẫn riêng. Nước từ các khu vệ sinh được thu về bể phốt có mức ô nhiễm hữu cơ rất cao COD, BOD5 tới vài ngàn mg/L. Tại bể phốt đã xảy ra quá trình xử lý yếm khí, phần lớn các mầm bệnh và chất hữu cơ đã được xử lý, nhưng do bảo dưỡng và thực tế sử dụng ở Việt Nam vẫn còn ô nhiễm nặng.
  • 21. Luận văn thạc sỹ cao học 13 1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải Nước thải bệnh viện chứa nhiều tạp chất bẩn có bản chất khác nhau gây ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, nước thải bệnh viện trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép đổ trực tiếp vào nguồn nước như ao hồ, sông ngòi. Muốn nước thải đổ vào các thuỷ vực này cần phải tiến hành xử lý. Mục đích xử lý nước thải bệnh viện là khử các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh để nước sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn chất lượng cho việc xả vào nguồn tiếp nhận. Do vậy, nước thải bệnh viện cần phải thu gom tại các khoa phòng về bể tập trung để xử lý, sau đó xả vào nơi qui định. Xử lý ở mức độ nào đó sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, đặc điểm thuỷ vực của nguồn nhận, phương pháp xử lý nước thải tiếp nối với dây chuyền công nghệ sản xuất. Sau khi xử lý đạt yêu cầu, nước thải được phép đổ vào nguồn. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện điển hình Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
  • 22. Luận văn thạc sỹ cao học 14 Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I bao gồm chắn rác, lắng cát, hồ điều hoà lưu lượng, lắng bùn sơ cấp (hay lắng 1). Công đoạn này loại bỏ phần lớn các tạp chất thô, cứng, vật nổi, nặng v.v… để bảo vệ bơm, đường ống, thiết bị tiếp theo và đưa nước thải vào xử lý cơ bản có hiệu quả hơn. Các trang thiết bị của công đoạn này thường là: song, lưới chắn rác, có thể có máy nghiền và cắt vụn rác, lắng cát, bể điều hoà, bể trung hoà, tuyển nổi và lắng 1. Bể điều hoà đôi khi có trang bị sục khí để khử mùi, khử mầu và làm tăng cường oxi hoá. Công đoạn này thường loại được hầu hết tạp chất rác, sợi, vật thô nổi, tạp chất nặng, một phần tạp chất ở dạng lơ lửng [8]. Theo nghiên cứu của Bonde, xử lý nước thải ở giai đoạn này có thể giảm được 10% E. coli và 60% Clostridium perfringens. Tuy nhiên một số vi khuẩn chỉ điểm lại tăng lên ở giai đoạn này [26]. Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II Xử lí cơ bản chủ yếu là ứng dụng các quá trình sinh học (đôi khi là quá trình hoá học hoặc cơ học hoặc kết hợp). Công đoạn này phân huỷ sinh học hiếu khí các chất hữu cơ, chuyển các chất hữu cơ dễ phân huỷ thành các chất vô cơ và chuyển các chất hữu cơ ổn định thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước [31]. Xử lý bổ sung hay xử lý bậc III Thông thường công đoạn này chỉ cần khử khuẩn để đảm bảo nước trước khi được đổ vào các thuỷ vực không còn vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, công đoạn này có thể phải tiếp tục nâng cao chất lượng nước đã xử lý tái sử dụng hoặc để xả vào nguồn tiếp nhận có yêu cầu cao. Các phương pháp khử khuẩn thường dùng chủ yếu là các chất oxy hoá như clo, hợp chất clo, ozon, hypoclorit, permanganat, bạc, H2O2 …(phương pháp hóa học) hay sử dụng nhiệt, tia cực tím (UV), vi lọc, lọc cát chậm, keo tụ (phương pháp vật lý). Các phương pháp này chủ yếu dựa vào khả năng làm biến tính protein của tế bào vi sinh vật hoặc protein enzim của chúng. Dùng tia UV cũng vậy, còn dùng nhiệt là dựa vào khả năng giết chết tế bào vi sinh vật ở nhiệt độ cao.
  • 23. Luận văn thạc sỹ cao học 15 Khử khuẩn bằng clo: Clo và các hợp chất chứa clo hoạt tính là những chất oxi hoá thông dụng nhất, làm chất khử khuẩn hữu hiệu và kinh tế [27]. Sử dụng clo ở đây có hai tác dụng, chủ yếu là diệt khuẩn và oxi hoá tiếp tục các chất hữu cơ còn sót lại ở trong nước làm cho nước sáng màu hơn, cải thiện mùi vị nước do mùi vị của chất hữu cơ còn lại. Ngoài ra, clo và hợp chất của clo còn oxi hoá tách H2S ra khỏi nước thải. Theo nghiên cứu của Irving và Jolley (1980), lượng clo dư ở mức 0,5mg/l trong nước thải đã xử lí là đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình xử lí, nhưng nếu không làm giảm nồng độ clo trong nước xuống thấp hơn mức này sẽ gây hại cho các thuỷ sinh [32]. Hiện nay ở Việt nam hầu hết các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đều dùng clo nước hay clorua vôi vì rẻ tiền, dễ sử dụng lại an toàn hơn clo hơi. Khử khuẩn bằng ozon: Ozon có công thức hoá học là O3. Trong áp suất thường, nhiệt độ thường, ozon ở thể khí. Ở điều kiện bình thường ozon dễ bị phân huỷ thành khí O2. Oxi nguyên tử mới sinh có khả năng oxi hoá mạnh và diệt khuẩn. Ozon được tạo thành do phóng tia lửa điện qua oxi hoặc không khí. Vì ozon không bền, nên phải trang bị máy tạo ozon ngay ở trạm xử lí nước thải. Việc trang bị máy tạo ozon giá khá cao và sử dụng tốn nhiều điện năng. Trường hợp trong không khí có nồng độ ozon cao hơn 10mg/l sẽ gây độc hại cho người. Một số bệnh viện có trang bị bộ phận tạo ozon như bệnh viện Nhi trung ương, khá hiệu quả trong xử lý nước thải về vi sinh thông qua đánh giá chỉ số coliform. Chow-Feng Chiang và cộng sự (2003) đã nghiên cứu sử dụng thiết bị tạo ozon để khử trùng nước thải của 2 bệnh viện ở Đài loan đã được đánh giá hiệu quả với Coliform, Pseudomonas aeruginosa, và tổng số vi khuẩn [28]. Trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện người ta dùng các quy trình công nghệ tổng hợp gồm cả phương pháp cơ học, hoá lý, sinh học. Xử lý bùn cặn
  • 24. Luận văn thạc sỹ cao học 16 Trong quá trình xử lý nước thải, thu được một lượng lớn bùn cặn, đó là các tạp chất vô cơ, hữu cơ. Bùn cặn ở công đoạn xử lý sơ bộ chủ yếu là các cặn vô cơ, ở lắng II chủ yếu là tạp chất hữu cơ chứa nhiều sinh khối vi sinh vật. Bùn tạo thành sau xử lý nước thải phải khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh. 1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải 1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới Để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho từng đối tượng bệnh viện phải dựa vào thành phần và bản chất của nước thải, lưu lượng nước thải cần xử lý, điều kiện địa lý thuỷ văn của nguồn tiếp nhận, mức độ yêu cầu của bảo vệ môi trường và đặc biệt là điều kiện kinh phí đầu tư cho công việc xử lý nước thải. Xử lý nước thải các khoa, bộ môn của bệnh viện truyền nhiễm có lưu lượng 25m3 /ngày, bộ môn Vệ sinh học công cộng Trường Đại học Y Kiep sáng chế ra tổ hợp công trình xử lý cục bộ với bể tự hoại – khử trùng cặn gồm bể tự hoại – khử trùng cặn, thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc. Nước thải đi qua các ngăn được giải phóng khỏi các chất lơ lửng. Các chất lơ lửng rơi xuống thành cặn, nước thải được làm trong từ bể tự hoại – khử trùng cặn đi vào thiết bị clo hóa và được khử trùng, sau đó đi vào hệ thoát nước. Sau xử lý chất lơ lửng giảm 80%, BOD-50%, chỉ số coli – 68,6%, trứng giun 100%. Với các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm có lưu lượng nước thải 100-150m3 /ngày có thể áp dụng công trình xử lý cục bộ với bể tự hoại hai bậc gồm song chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự hoại hai bậc, thiết bị clo hóa cơ cấu trộn và bể tiếp xúc [9]. Công trình xử lý với aeroten sục khí liên tục bằng thiết bị thổi khí cơ học, bể lắng thứ cấp, thiết bị clo và bể tiếp xúc đã được áp dụng trong xử lý nước thải bệnh viện. Điển hình là trạm xử lý cục bộ kiểu Rapid Bloc của Phần Lan, nước thải sau bể tự hoại được xử lý sinh học trong bể aeroten và khử trùng trước khi xả ra bên ngoài. Công suất thiết bị 500-800m3 /ngày. Xử lý nước thải bệnh viện lao với lưu lượng nước thải đến 500m3 /ngày được áp dụng xử lý theo tổ hợp công trình xử lý với bể tự hoại/bể lắng hai bậc và lọc sinh học nhỏ giọt. Theo đó, tổ hợp bao gồm lưới chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự
  • 25. Luận văn thạc sỹ cao học 17 hoại/bể lắng hai bậc, thiết bị định lượng, lọc sinh học nhỏ giọt, bể lắng thứ cấp, thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc. Rezaee M.M. Aryan, Tehran, Iran (2005) và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu áp dụng xử lý nước thải bệnh viện sử dụng một bể phản ứng sinh học màng cố định tích hợp kỵ – hiếu khí. Nghiên cứu hệ thống này hoạt động trong 90 ngày. Kết quả cho thấy hệ thống có hiệu quả loại bỏ 95,1% nhu cầu oxy hóa học (COD) từ nước thải bệnh viện với COD giảm từ 700 mg/L xuống còn 34 mg/L. Bên cạnh đó cũng loại bỏ đáng kể các vi khuẩn gây bệnh. Những lợi thế của hệ thống xử lý nghiên cứu đối này gồm hoạt động vận hành và bảo trì đơn giản, loại bỏ hiệu quả COD và vi khuẩn, và tiêu thụ năng lượng thấp [24]. Xianghua Wen, Trung Quốc (2004) thực hiện xử lý nước thải bệnh viện bằng bể phản ứng sinh học bằng màng ngập nước. Hiệu suất khử COD, NH4-N, và độ đục là 80, 93 và 83% tương ứng với chất lượng nước thải trung bình của COD <25 mgL, NH4-N <1,5 mg/L và độ đục <3 NTU. Escherichia coli bị loại bỏ hơn 98%. Nước thải không có màu và không mùi. Áp suất qua màng tăng từ từ trong quá trình hoạt động 6 tháng. Không cần hoạt động làm sạch màng và bùn không phát sinh trong thời gian hoạt động 6 tháng [44]. Nghiên cứu của Qiaoling Liu và cộng sự (2010) áp dụng công nghệ lọc màng MBR xử lý nước thải bệnh viện ở Trung Quốc cho kết quả: công nghệ lọc màng MBR hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi sinh vật bệnh lý so với các hệ thống xử lý nước thải hiện có. Bên cạnh đó, MBR còn tiết kiệm hiệu quả trong tiêu thụ chất khử trùng (clo thêm vào có thể giảm đến 1,0 mg /L), rút ngắn thời gian phản ứng (khoảng 1,5 phút, 2,5-5% của quá trình xử lý nước thải thông thường) [38]. Trong một nghiên cứu khác, Ajay Kumar Gautam, Ấn Độ (2007), nghiên cứu sơ bộ các lựa chọn xử lý hóa lý cho nước thải bệnh viện, được thực hiện tại bệnh viện đại học y Christian, Vellore, Tamil Nadu. Nước thải đã được kiểm tra cho các thông số thông thường và làm thí nghiệm đông tụ. Các nước thải thô và lắng đã được đông tụ bằng FeCl3, lọc và khử trùng. Xử lý hóa lý được xem là một lựa chọn hấp dẫn đối với việc xử lý chi phí hiệu quả nước thải bệnh viện [25].
  • 26. Luận văn thạc sỹ cao học 18 Puangrat Kajitvichyanukul (2006) nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy sinh học và mức độ oxy hóa nước thải bệnh viện bằng cách sử dụng quá trình photo – Fenton như là phương pháp tiền xử lý nhằm mục đích nâng cao khả năng phân huỷ sinh học tổng thể của nó và xác định mức độ của quá trình oxy hóa tăng lên. Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng cacbon hữu cơ (TOC) và độc tính đối với vi khuẩn biển gram âm phát quang sinh học của các loài V. fischeri đã được lựa chọn làm các thông số môi trường tổng hợp để theo dõi hiệu suất của quá trình này. Việc nâng cao khả năng phân huỷ sinh học, đánh giá thông qua tỷ lệ BOD5/COD, tăng từ 0,3 đến 0,52 và mức độ oxy hóa tăng từ -1,14 đến 1,58 ở điều kiện tối ưu: tỷ lệ hàm lượng COD:H2O2:Fe (II) là 1:4:0,1 và độ pH là 3. Kết quả thu được từ tỷ lệ phần trăm loại bỏ gần như hoàn toàn COD, BOD5, và TOC chỉ ra rằng quá trình photo-Fenton có thể là một phương pháp tiền xử lý phù hợp trong việc làm giảm độc tính của các chất gây ô nhiễm và tăng cường khả năng phân huỷ sinh học của nước thải bệnh viện được xử lý trong một hệ thống kết hợp sinh học - quang hóa [37]. 1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam Hiện nay, nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử lý nước thải bệnh viện, tuy nhiên với đặc điểm về thành phần và tính chất nước thải bệnh viện thì công nghệ xử lý sinh học vẫn chiếm ưu thế. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật có khả năng phân hóa những hợp chất hữu cơ trở thành nước, các chất vô cơ hay các khí đơn giản. Phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên: Xử lý nước thải trong các ao hồ ổn định là phương pháp xử lý đơn giản nhất. Phương pháp này không yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản tuy nhiên hiệu quả không cao. Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa vào khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là vi sinh vật và các thủy sinh khác, các chất nhiễm bẩn bị phân hủy thành các chất khí và nước. Như vậy, quá trình làm sạch không phải thuần nhất là quá trình hiếu khí, mà còn có cả quá trình tùy tiện và kỵ khí.
  • 27. Luận văn thạc sỹ cao học 19 Hình 1.2. Ao sinh học tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Ao hồ sinh học rất hiệu quả trong xử lý vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm cho pH nước ao hồ có thể tăng lên đến 9 về ban ngày, tảo sẽ sinh ra độc tố diệt vi sinh. Nhược điểm của phương pháp xử lý bằng ao sinh học là cần nhiều mặt bằng và thời gian xử lý kéo dài. Quá trình xử lý phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên, nhiệt độ thấp của mùa đông sẽ kéo dài thời gian và hiệu quả làm sạch, hoặc gặp mưa sẽ làm tràn ao hồ gây ô nhiễm các đối tượng khác Theo kết quả quan trắc của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011, nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thải cho phép, nồng độ BOD5 còn 57mg/L, sunfua 5,5 mg/L, coliforms 40000 vi khuẩn/100ml. Hiệu quả xử lý thấp và bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đang có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý mới để thay thế ao sinh học xử lý hiện tại [21]. Phương pháp sinh học nhân tạo xử lý nước thải bệnh viện: a. Bể phản ứng sinh học hiếu khí – AEROTEN Là công trình xử lý nước thải dạng bể được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục. Trong bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aeroten, nước thải chảy qua suốt chiều dài của bể và được sục khí, khuấy nhằm tăng cường lượng khí oxi hòa tan và tăng cường quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước. Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ
  • 28. Luận văn thạc sỹ cao học 20 lửng này là một số chất rắn và có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy xử lý nước thải ở Aeroten được gọi là quá trình xử lý với sinh vật lơ lửng của quần thể vi sinh vật. Các bông cặn này cũng chính là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxi dung cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc thoáng gió. Thời gian nước lưu trong bể aeroten không lâu quá 12 giờ (thường là 4 -8 giờ). Nguyễn Thị Tuyến và cộng sự (2006), đánh giá hiệu quả xử lý trong các bể aeroten tại bệnh viện đa khoa Phú thọ cho kết quả các chỉ tiêu sau xử lý của nước thải đạt tiêu chuẩn thải với chỉ tiêu BOD ở mức I và với SS ở mức II [19]. Từ Hải Bằng (2008), đánh giá hiệu quả xử lý trong số 8/33 hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện sử dụng hệ thống bể aeroten thì hầu hết chỉ xử lý được vi sinh vật chứ không xử lý hiệu quả đối với các yếu tố hóa lý [2]. Theo Hoàng Huệ [8], trong những điều kiện bất lợi, khi lượng bùn quá tải hoặc không đầy đủ, hoặc có sự thay đổi lớn về nhiệt độ, thành phần nước thải...thì bùn có thể “phồng“ lên. Ở bể lắng thứ cấp loại bùn đó lắng rất kém, một phần cùng nước thải ra khỏi công trình, do vậy làm giảm hiệu suất xử lý của bể lắng và giảm nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn. Tuy bùn “phồng“ có bề mặt phát triển, khi xử lý sinh học nước thải rất đạt hiệu quả, song bể Aeroten làm việc không ổn định. b. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Lọc sinh học nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nước. Để đến được lớp vật liệu lọc, nước đến lớp vật liệu lọc chia thành các dòng hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu và được làm do vi sinh vật của màng phân hủy hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ có trong nước. Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật
  • 29. Luận văn thạc sỹ cao học 21 liệu mang, bị nước cuốn theo. Trên mặt giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và bị phân hủy kị khí cũng như hiếu khí, nước thải được làm sạch. Nước thải trước khi đưa vào xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua xử lý sơ bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu. Nước sau khi xử lý ở lọc sinh học thường nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì vậy cần phải đưa vào lắng 2 và lưu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn. Trong trường hợp này, khác với nước ra ở bể aeroten: nước ra khỏi lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn ra từ aeroten. Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện C Thái Nguyên và bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên Một số bệnh viện đang áp dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt này như bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viện C Thái Nguyên, bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình, kết quả đo, phân tích mẫu nước thải bệnh viện ở ®Çu vµo, ®Çu ra c¶ 3 bÖnh viÖn, sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn cho phép, tất cả các chỉ tiêu phân tích đều ®¹t yªu cÇu so víi QCVN 28:2010/BTNMT. Công nghệ xử lý đạt mức độ an toàn trong trường hợp có sự thay đổi về lưu lượng [9]. c. Công nghệ xử lý nước thải theo mô hình DEWATS DEWATS (DEcentralized WAsterwater Treament System) - hệ thống xử lý nước thải phân tán, là một giải pháp mới cho xử lý nước thải hữu cơ với qui mô dưới 1000m3 /ngày đêm. Hệ thống DEWATS gồm có bốn bước xử lý cơ bản: Quá
  • 30. Luận văn thạc sỹ cao học 22 trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được, giảm tải cho các công trình xử lý phía sau. Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và hòa tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai công nghệ được áp dụng là bể phản ứng kị khí có các vách ngăn và bể lắng kị khí. Bể phản ứng kị khí với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn, bùn hoạt tính được giữ lại và duy trì, dòng nước thải vào liên tục được tiếp xúc và đảo lộn với lớp bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại thông thường. Bể lọc kị khí với vật liệu lọc có vai trò là giá đỡ cho các vi sinh vật phát triển, tạo thành các màng vi sinh vật. Các chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải được xử lý hiệu quả hơn khi đi qua các lỗ rỗng của vật liệu lọc và tiếp xúc với các màng vi sinh vật.Toàn bộ phần kị khí nằm dưới đất, không gian phía trên có thể sử dụng làm sân chơi, bãi để xe… Điều này rất thích hợp với các khu vực thiếu diện tích xây dựng. Tiếp theo là quá trình xử lý hiếu khí và cuối cùng quá trình khử trùng. Hình 1.4. Các bước xử lý nước thải của DEWATS Hiện nay đã có hơn 500 hệ thống DEWATS đang hoạt động hiệu quả ở các nước như Indonesia, Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Nam
  • 31. Luận văn thạc sỹ cao học 23 Phi. Tại Việt Nam, hệ thống DEWATS đã được áp dụng xử lý nước thải tại: Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Kiêu Kị, xã Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo; … Tiềm năng áp dụng công nghệ DEWATS vào việc xử lý nước thải vào điều kiện Việt Nam là rất lớn vì tính bền vững của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải hữu cơ gây ra với chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao [14]. d. Công nghệ xử lý nước thải kết hợp aeroten và lọc sinh học (thiết bị hợp khối) Nước thải sau chắn rác được bơm qua bể sục khí aeroten, lắng, xử lý sinh học hiếu khí và yếm khí qua lớp vật liệu đệm sau đó lắng và khử trùng trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo nguyên lý hợp khối
  • 32. Luận văn thạc sỹ cao học 24 Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối kết hợp các quá trình xử lý cơ bản bằng phương pháp sinh học với việc bổ sung chế phẩm vi sinh gia tăng quá trình khử chất bẩn hữu cơ. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu. Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW-97H giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng công suất thiết bị. Chế phẩm DW-97H là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu (nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn và vi khuẩn), các enzym thủy phân ngoại bào (amilaz, cellulaz, proteaz) các thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học; sẽ làm phân giải (thủy phân) các chất hữu cơ từ trong bể phốt của bệnh viện nhanh hơn (tốc độ phân hủy tăng 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu), giảm được sự quá tải của bể phốt, giảm kích thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo và chi phí vận hành, cũng như diện tích mặt bằng cho hệ thống xử lý. Chất keo tụ PACN-95 khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo màng hạt keo, liên kết với cặn bẩn (bùn vô cơ hoặc bùn hoạt tính tại bể lắng) thành các bông cặn lớn và tự lắng với tốc độ lắng cặn nhanh; nhờ đó, giảm được kích thước thiết bị lắng (bể lắng) đáng kể mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước thải. Ưu điểm của công nghệ - Tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng. Chế tạo, lắp đặt tương đối đơn giản. Tiết kiệm diện tích đất xây dựng. - Có cấu trúc modun và dễ dàng tự động hoá, dễ quản lý vận hành. - Có thể kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi, đảm bảo mỹ quan.
  • 33. Luận văn thạc sỹ cao học 25 - Hợp với các công trình có qui mô công suất nhỏ và trung bình. Với nguyên lý hoạt động nêu trên, Trung tâm CTC đã thiết kế 2 dòng thiết bị xử lý nước thải bệnh viện hợp khối điển hình, dễ dàng triển khai hàng loạt, thích hợp với nhiều địa hình là V-69 và CN-2000: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện V-69: Chức năng của các thiết bị xử lý khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước thải. Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh vật và oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn; quá trình trao đổi chất và oxy hóa đạt hiệu quả rất cao. Hình 1.6. Giá thể bám dính làm bằng vật liệu PVC Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện CN-2000: Trên nguyên lý của thiết bị xử lý nước thải V-69, thiết bị xử lý nước thải CN-2000 được thiết kế chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng khử nitơ được ứng dụng để xử lý các nguồn nước thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ. Hình 1.7. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện Hữu Nghị
  • 34. Luận văn thạc sỹ cao học 26 Theo nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước thải bệnh viện, hiện nay, xử lý nước thải theo công nghệ theo nguyên lý hợp khối này được khá nhiều bệnh viện áp dụng, điển hình như ở Đà Nẵng hay Hà Nội có 11/25, (44%) số bệnh viện được nghiên cứu khảo sát đang áp dụng công nghệ này [5]. Trong kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng ở 9 hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ theo nguyên lý hợp khối này, kết quả nước thải tại bể tập trung trước xử lý có DO thấp 1,8 mg/L, sunfua 4,4 mg/L, BOD5 124,1 mg/L, COD 177,8 mg/L, amoni 17,9 mg/L, cặn lơ lửng 49,1 mg/L, coliform rất cao 4,7x108 MPN/100 mg/L. Nước thải sau khi qua tháp lọc hoàn thành quá trình xử lý sinh học cho kết quả nồng độ DO trung bình trong nước thải đã đạt 3,1 mg/l. Hiệu suất xử lý với sunfua tương đối cao 70,47%, BOD đạt 42,51% và COD 42,24%, amoni là 46,84% và SS 60,33 %. Nước thải sau xử lý được khử trùng clo nên coliform gần như không còn trong nước thải [2]. 1.3. Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải 1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường Đánh giá công nghệ môi trường là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường [41]. Đánh giá công nghệ môi trường được sử dụng để kiểm tra các quy trình và đánh giá hoạt động của các công nghệ tiên tiến, hiện đại có sẵn hoặc có nhiều tiềm năng sử dụng trong thực tế để bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường. Đánh giá công nghệ thúc đẩy việc đưa các công nghệ môi trường mới vào thị trường giúp cho các cơ sở, nhà máy sản xuất lựa chọn các công nghệ phù hợp trong việc quản lý chất lượng môi trường tại cơ sở mình theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Đánh giá công nghệ môi trường là một quy trình có tính hệ thống trong đó, thực hiện xem xét đánh giá một công nghệ để đưa ra mô tả và đánh giá về: + Ảnh hưởng tiềm tàng của công nghệ lên môi trường. + Đưa ra các đề nghị cải tiến can thiệp công nghệ vì phát triển bền vững. + Đánh giá các hệ quả kinh tế - văn hóa - xã hội phù hợp. + Xem xét khả năng lựa chọn các phương án công nghệ.
  • 35. Luận văn thạc sỹ cao học 27 Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường được chỉ ra ở bảng 1.3. Bảng 1.5. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường Doanh nghiệp Chính phủ Cộng đồng - Tránh khỏi các chi phí ngăn ngừa ô nhiễm và làm sạch môi trường. - Tránh khỏi vấn đề về luật pháp và chi phí phạt. - Cải thiện hình ảnh công ty trong cộng đồng và thị trường. - Giảm chi phí bảo dưỡng và cải thiện kết quả môi trường sau cùng. - Giảm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân. - Giảm phí y tế do tai nạn nghề nghiệp và ô nhiễm. - Tránh được chi phí làm sạch môi trường. - Khả năng quy hoạch và quản lý môi trường tốt hơn. - Duy trì hiệu quả kinh tế đang có trong việc sử dụng tài nguyên địa phương. - Chất lượng cuộc sống cao hơn. - Hạn chế rủi ro, tai nạn nghề nghiệp. - Rủi ro sức khỏe thấp hơn do ô nhiễm công nghiệp. - Duy trì các giá trị văn hóa, xã hội. - Bảo đảm bảo vệ môi trường của cộng đồng Nguồn: [41] Hiện nay có 2 mô hình được các nước trên thế giới phát triển và áp dụng là đánh giá công nghệ môi trường theo mô hình EnTA (Environmental Technology Assessment) và ETV (Environmental Technology Verification). Mô hình đánh giá công nghệ môi trường EnTA do chương trình môi trường Liên hợp quốc UNEP xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các nước đang phát triển. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện môi trường hơn là việc đánh giá các công nghệ môi trường. Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV: được sử dụng tại rất nhiều quốc gia phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác…). Mô hình này lần đầu tiên được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) phát triển vào năm 1995. Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV
  • 36. Luận văn thạc sỹ cao học 28 được chia theo nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các công nghệ quan trắc môi trường, công nghệ môi trường xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm không khí, cũng như quy trình đánh giá công nghệ phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, mô hình ETV là một mô hình tốt để đánh giá công nghệ môi trường nhằm cung cấp cho người sử dụng công nghệ, các nhà chính sách và các cơ quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ môi trường phù hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường. 1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường là các chỉ số, định mức đánh giá trình độ các thiết bị và công nghệ môi trường về mức độ tự động hóa, cơ khí hóa, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí đầu tư và vận hành, bảo dưỡng và an toàn về môi trường [41].  Trên thế giới Trên thế giới quy trình thẩm định công nghệ môi trường ít được sử dụng rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh tế thị trường nên người sử dụng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các công nghệ tốt nhất và phù hợp nhất. Do đó các nhà phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty hoặc nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tìm ra các công nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển thị trường công nghệ môi trường. Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên thế giới có xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các nước trên thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ môi trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế. Với mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997…Hàng năm ở các nước này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công
  • 37. Luận văn thạc sỹ cao học 29 nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ môi trường phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [41]. Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng…Sự ra đời của công nghệ này góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.  Ở Việt Nam Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá, bình chọn các mô hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành công nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá công nghệ môi trường”. Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ “Hoàn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và phương pháp đánh giá công nghệ môi trường. Loại hình công nghệ được đề xuất đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp. Năm 2011, Tổng cục Môi trường đã xây dựng tài liệu kỹ thuật “Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [20]. Tiến sỹ Lý Ngọc Kính và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại 3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là công nghệ xử lý có chi phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [9].
  • 38. Luận văn thạc sỹ cao học 30 1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu tố ảnh hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quan tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn & Stenstrom, 2009) [40]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự (1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng về tổ chức và kỹ thuật, khả thi về nguồn chi phí và tài chính. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như sau: ổn định về kỹ thuật; ổn định về kinh tế; ổn định về môi trường và ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể được lựa chọn và có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên cũng như sự lãng phí rất lớn nguồn lực kinh tế [29]. Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài là sử dụng ít tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng [34]. Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và lựa chọn công
  • 39. Luận văn thạc sỹ cao học 31 nghệ xử lý nước thải phù hợp [20]. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam thể hiện ở bảng 1.6. Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với Việt Nam Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá 1. Nhóm tiêu chí kỹ thuật - Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải (QCVN). - Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý. - Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết bị - Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dưỡng, khả năng thay thế thiết bị, nguồn nhân lực - Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành. - Tuổi thọ của thiết bị. - Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công nghệ của nước ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất trong nước. - Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nước 2. Nhóm tiêu chí về kinh tế - Suất đầu tư - Chi phí vận hành. - Chi phí tiêu hao năng lượng. - Chi phí tiêu hao hóa chất. 3. Nhóm tiêu chí về môi trường - Không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh. - Điều kiện vệ sinh môi trường nội vi. - Thân thiện với môi trường: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải độc hại. những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra: mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành - Mức độ rủi ro đối với môi trường: cháy nổ, tai nạn lao động… 4. Nhóm tiêu chí xã hội - Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền - Tác động đến mỹ quan khu vực - Sự chấp nhận của cộng đồng dân cư Nguồn: [20,41]
  • 40. Luận văn thạc sỹ cao học 32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là hệ thống xử lý nước thải, trong đó: - Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của 10 bệnh viện, 10 bệnh viện là các bệnh viện công lập, thuộc tuyến tỉnh và tuyến trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản trung ương, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Mắt trung ương và bệnh viện K. - Đánh giá tính phù hợp công nghệ: chọn 2 trong số 10 bệnh viện đã điều tra, có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, có cùng công nghệ xử lý và được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đã khảo sát. 02 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trên đường Đê La Thành, Ngọc Khánh, Hà Nội. Đây là bệnh viện thuộc tuyến tỉnh với chuyên ngành sản khoa. Bệnh viện nằm trong khu đất có diện tích là 19.557 m2 với lực lượng cán bộ 801 người thuộc 26 khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú trung bình/ngày khoảng 1200 bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân luôn tăng lên theo từng năm. Số lượng bệnh nhân đến với bệnh viện ngày càng lớn tạo ra tình trạng quá tải ở tất cả các khoa phòng. Bệnh viên Việt Đức nằm ở trung tâm Hà Nội, 3 phía giáp các mặt phố Phủ Doãn, Tràng Thi, Quán Sứ. Bệnh viện thuộc tuyến trung ương với chuyên ngành ngoại khoa. Bệnh viện có diện tích là 34.569 m2 với lực lượng cán bộ khá đông đảo 1447 người thuộc 41 khoa phòng khác nhau. Số lượng bệnh nhân nội trú khoảng 16.470 bệnh nhân tính trong 5 tháng đầu năm 2012. Với số giường bệnh theo thực tế là hơn 1000 giường thì tất cả các khoa phòng trong bệnh viện đều quá tải. Thông tin tổ chức hành chính bệnh viện được minh họa trong bảng 2.1 dưới đây:
  • 41. Luận văn thạc sỹ cao học 33 Bảng 2.1. Thông tin tổ chức hành chính Chỉ số Đơn vị Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Bệnh viện Việt Đức Tổng số cán bộ công nhân viên CBCNV 801 1447 Số bác sĩ BS 135 280 Số nữ hộ sinh/kỹ thuật viên y NHS/KTVY 245 154 Số hộ lý HL 99 146 Số điều dưỡng viên + y tá ĐDV 198 627 Tổng số khoa phòng K/P 26 41 Số khoa, phòng chuyên môn K/P 19 32 Số khoa phòng chức năng P 7 9 Tổng diện tích mặt bằng m2 19.557 34.569 Tổng số giường bệnh GB 600 1050 Số bệnh nhân nội trú BN 1200 3294 Công suất sử dụng giường bệnh % 150 140 Số BN khám/BS/ngày BN/BS/ngày 1303 2724 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng quan thu thập số liệu: Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu theo nội dung, yêu cầu. Các nội dung thu thập bao gồm: Nước thải bệnh viện (đặc điểm nước thải bệnh viện, các thông số cơ bản đánh giá nước thải bệnh viện..). Các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải bệnh viện. Tài liệu về đánh giá công nghệ môi trường Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu: - Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và vận hành hệ thống xử lý tại 10 bệnh viện ở Hà Nội. - Đánh giá công nghệ phù hợp:
  • 42. Luận văn thạc sỹ cao học 34 + Tìm hiểu về quy trình công nghệ xử lý, các công đoạn xử lý và vận hành của hệ thống tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức. + Lấy mẫu: Tại mỗi bệnh viện để đánh giá công nghệ, mẫu được lấy tại đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải. Vì lượng nước thải trong ngày không đều, phụ thuộc vào việc sử dụng nước của nhân viên y tế và bệnh nhân do đó tại mỗi vị trí lấy mẫu, mỗi mẫu là tổ hợp 3 mẫu lấy tại 3 thời điểm trong ngày (9 giờ sáng, 1h30 và 5 giờ chiều). Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu Mẫu được đem về phân tích tại phòng thí nghiệm. Các thông số được phân tích theo các phương pháp dưới đây: Độ pH: TCVN 6492:1999: đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh. BOD5: TCVN 6001-1:2008: phương pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày thứ nhất và ngày thứ năm. COD: SMEWW 5220-C: phương pháp đun hồi lưu với hỗn hợp chất oxy hóa mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lượng thuốc thử dư. Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: phương pháp khối lượng, lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 1050 C đến khối lượng không đổi. Amoni (NH4 + ): TCVN 5988:1995: phương pháp chưng cất và chuẩn độ. Nitrat (NO3 - ): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002: phương pháp trắc quang, sử dụng thuốc thử Disunfophenic. Photphat (PO4 3- ): Thường quy kỹ thuật, Bộ y tế - 2002, phương pháp trắc quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolipdic. Sunfua (S2- ): TCVN 4567-88: phương pháp chuẩn độ thể tích dựa theo phép đo Iot. Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: phương pháp khối lượng, mẫu được chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lượng. Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: phương pháp phát hiện và đếm coliform bằng phương pháp nhiều ống. Xử lý số liệu
  • 43. Luận văn thạc sỹ cao học 35 Vẽ biểu đồ, tính toán hiệu suất. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ Phương pháp đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải. Áp dụng các tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường phù hợp để đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, bao gồm: - Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải: công suất, vị trí. - Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý - Hiệu suất xử lý của hệ thống - Chi phí: đầu tư, vận hành, bảo dưỡng - Đánh giá hệ thống theo các tiêu chí đưa ra: kỹ thuật, kinh tế, môi trường, xã hội. - Lượng hóa đánh giá hệ thống xử lý nước thải theo các tiêu chí. - Đưa ra kết quả đánh giá.
  • 44. Luận văn thạc sỹ cao học 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện Kết quả điều tra tại 10 bệnh viện (3 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến trung ương) thuộc khu vực địa bàn Hà Nội, 9/10 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Mắt trung ương. Một số hệ thống xử lý mới xây dựng đi vào hoạt động được vài năm như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong khi một số hệ thống xử lý nước thải được hoạt động đã lâu như bệnh viện Bạch Mai hay bệnh viện Phổi trung ương. Một số thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải được nêu trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải TT Tên bệnh viện Loại bệnh viện Số giường bệnh Công suất sử dụng giường bệnh (%) Có hệ thống xử lý nước thải Năm xây dựng HTXL nước thải 1 Bệnh viện Bạch Mai Đa khoa trung ương 1900 159 Có 1996 2 Bệnh viện Xanh Pon Đa khoa tỉnh 570 137 Có 2007 3 Bệnh viện Thanh Nhàn Đa khoa tỉnh 540 131 Có 2006 4 BV Hữu Nghị Đa khoa trung ương 480 114 Có 2000 5 Bệnh viện Việt Đức Chuyên khoa trung ương 1050 140 Có 2008 6 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Chuyên khoa trung ương 560 171 Có 2007 7 Bệnh viện Phổi trung ương Chuyên khoa trung ương 500 108 Có 1997 8 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Chuyên khoa tỉnh 600 150 Có 2009 9 Bệnh viện Mắt Trung Ương Chuyên khoa trung ương 450 86 Không - 10 Bệnh viện K Chuyên khoa trung ương 400 300 Có 2005
  • 45. Luận văn thạc sỹ cao học 37 Hệ thống nước thải tại các bệnh viện đều hoạt động nhưng có hệ thống xử lý nước thải hiện nay nước thải chỉ được bơm hoặc chảy qua trạm xử lý. Nguyên nhân bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã quá cũ nên hư hỏng nhiều, không có kinh phí để vận hành hoặc không quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng nên không hoạt động được. Bên cạnh đó, với hầu hết các bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh nhân, ngoại trừ bệnh viện Mắt trung ương không bị quá tải (công suất sử dụng giường bệnh là 86%), các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải bệnh nhân với công suất sử dụng giường bệnh thường xuyên lên đến khoảng 130 - 150%, thậm chí đến 300% như bệnh viện K dẫn đến sự gia tăng lưu lượng nước thải một cách đáng kể, một số hệ thống xử lý có công suất thiết kế không đáp ứng lượng nước thải ra làm cho hệ thống hoạt động không đều. Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và nước thải, chỉ riêng bệnh viện K chưa có đường nước thải y tế tách riêng với nước mưa. Việc thu gom tách riêng lượng nước thải y tế với nước bề mặt, nước mưa giúp giảm chi phí cho xử lý nước thải, tăng độ bền của công trình do hệ thống không phải làm việc quá tải. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ 220 m3 /ngày đêm (bệnh viện K) đến 1050 m3 /ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh viện, số giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất là bệnh viện Bạch Mai (1050 m3 /ngày đêm). Qua khảo sát tại 10 bệnh viện, thấy rằng có 1 bệnh viện (10%) không có hệ thống xử lý nước thải, 2 bệnh viện (20%) áp dụng xử lý bằng bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten, 10% (1 bệnh viện) xử lý bằng công nghệ lọc sinh học vi sinh bám dính hiếu khí, 60% (6 bệnh viện) áp dụng phương pháp xử lý aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối). Một số thông tin về nước thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.