SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ CẢNH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ CẢNH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số : 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Quỳnh Anh
2. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban
lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào tạo
Sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo – Quản lý khoa học –
Hợp tác quốc tế của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Sức
khỏe môi trường cũng như toàn thể các thầy cô trong Viện đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn
thành luận văn này.
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn
với PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương và đặc biệt là T.S Trần Quỳnh Anh, đã giúp
đỡ cho em rất nhiều từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chỉnh sửa
cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Thường Tín, các bạn
đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa
học này.
Xin cảm ơn tập thể các bạn lớp Cao học 26 YTCC đã cùng nhau học tập và
giúp đỡ trong 2 năm học vừa qua.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Cảnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Cảnh, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
T.S Trần Quỳnh Anh và PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Cảnh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y tế
CBYT Cán bộ y tế
CSYT Cơ sở y tế
CTYT Chất thải y tế
CTRYT Chất thải rắn y tế
CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại
HIV
Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn Y tế.............................................3
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................3
1.1.2. Quản lý chất thải y tế bao gồm...................................................................3
1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế ....................................................................6
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ...................................................................11
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................11
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................12
1.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan……………………………..17
1.4. Thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu……………………....19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................21
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.2.1. Mục tiêu 1.................................................................................................21
2.2.2. Mục tiêu 2.................................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................21
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu...............................................................................21
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................................23
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ..............................................................23
2.5.1. Thông tin về thực trạng QLCTRYT tại các BV.......................................23
2.5.2. Thông tin về đánh giá kiến thức của CBYT về QLCTRYT.....................23
2.5.3. Quy trình thu thập thông tin .....................................................................26
2.6. Sai số và cách khắc phục....................................................................................27
2.7. Quản lý và phân tích số liệu...............................................................................28
2.8. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
3.1. Thông tin chung về các bệnh viện .....................................................................29
3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế..................................................................30
3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT tại các Bệnh viện.......................30
3.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT .................................................................37
3.3.1. Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu....................................37
3.3.2. Kiến thức của CBYT ................................................................................38
3.3.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan.....................................48
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................52
4.1. Thực trạng QLCTRYT tại các BV...................................................................523
4.2. Kiến thức của CBYT tại các BV triển khai nghiên cứu.....................................54
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của CBYT.............................................62
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................64
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ......................6
Bảng 1.2: Nguy cơ tổn thương và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn ......................8
Bảng 1.3: Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTYT .................9
Bảng 1.4: Khối lượng CTRYT, CTYTNH tại các địa phương năm 2014...........15
Bảng 2.1: Địa điểm triển khai nghiên cứu...........................................................22
Bảng 2.2 Cách tính điểm đạt từng phần kiến thức của CBYT về QLCTRYT...24
Bảng 3.1: Thông tin chung về các BV tham gia nghiên cứu...............................29
Bảng 3.2: Thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế .................................33
Bảng 3.3: Lượng CTRYT phát sinh tại các BV...................................................35
Bảng 3.4: Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu ..............................37
Bảng 3.5: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế................................................38
Bảng 3.6: Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế............................................40
Bảng 3.7: Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT ....................41
Bảng 3.8: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế.............................................42
Bảng 3.9: Kiến thức về thu gom chất thải y tế ....................................................43
Bảng 3.10: Kiến thức về lưu giữ chất thải y tế ......................................................44
Bảng 3.11: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô
hình cụm cơ sở y tế .............................................................................45
Bảng 3.12: Kiến thức về xử lý chất thải y tế nguy hại ..........................................46
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức của CBYT về QLCTRYT và một số yếu
tố nhân khẩu học, trình độ, thâm niên, công tác tập huấn...................48
Bảng 3.14: Kiến thức của CBYT tại các đơn vị nghiên cứu…………………….49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế………………………………6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế.........................39
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về QLCTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế.39
Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phân định chất thải rắn y tế.....................40
Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải
y tế ...........................................................................................41
Biểu đồ 3.5: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế.................................42
Biểu đồ 3.6: Kiến thức chung về thu gom chất thải y tế..............................43
Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về lưu giữ chất thải y tế ...............................44
Biểu đồ 3.8: Kiến thức chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý
theo mô hình cụm cơ sở y tế....................................................45
Biểu đồ 3.9: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo
mô hình tập trung.....................................................................46
Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về xử lý chất thải y tế nguy hại....................47
Biểu đồ 3.11: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung...................47
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Thùng phân loại rác tại xe tiêm ............................................................31
Hình 3.2. Thùng phân loại rác tại các phòng chức năng ......................................31
Hình 3.3. Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại ...............................................31
Hình 3.4. Khu vực lưu giữ chất thải tái chế..........................................................32
Hình 3.5. Phân khu lưu giữ riêng từng loại chất thải............................................32
Hình 3.6. Tủ lạnh bảo quản chất thải giải phẫu....................................................33
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) nhận
được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành liên quan. Mới đây,
thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý
chất thải y tế được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016, thay thế
cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban
hành quy chế quản lý chất thải y tế để phù hợp hơn với tình hình quản lý chất thải y
tế trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, trong quá trình chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, các cơ sở Y tế (CSYT) cũng đã thải ra một lượng lớn những
chất thải Y tế, đặc biệt chất thải Y tế nguy hại (CTNH), trong đó chất thải rắn
(CTR) phát sinh từ hoạt động y tế, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị, khối
lượng CTR có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2015, lượng chất thải
rắn y tế (CTRYT) phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Đối
với CTNH, tổng lượng phát sinh khoảng 800 nghìn tấn/năm [1].
Chất thải Y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải
y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sống, sức khỏe con người, đặc
biệt với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. CTYT lây nhiễm có thể
chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng
có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức như qua da (vết trầy
xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua
đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2].
Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế năm 2018, cả nước có 13.664 cơ sở
y tế, trong đó có 1.488 bệnh viện; 1.016 cơ sở thuộc hệ dự phòng, 77 cơ sở đào tạo
Y, dược và 11.083 trạm Y tế xã [2]. Dưới áp lực từ việc gia tăng dân số, tình hình
bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, việc người dân tiếp cận dịch vụ
y tế ngày một nhiều hơn và dễ hàng hơn dẫn đến gia số lượng cơ sở y tế, gia tăng
giường bệnh do vậy lượng CTRYT phát sinh sẽ ngày càng lớn hơn và là gánh nặng
cho cả ngành Y tế cũng như cho các bộ ngành liên quan.
2
Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý CTYT không những góp phần bảo vệ
sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc cũng như sức khỏe cộng
đồng và góp phần bảo vệ môi trường sống.
Thực trạng về vấn đề quản lý CTRYT tại bệnh viện các tuyến đặc biệt đối
với bệnh viên đa khoa tỉnh và huyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm triển
khai nghiên cứu [3], [4], [5], [6]. Nhưng các nghiên cứu trước đây, được thực hiện
theo hướng dẫn của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế
về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, chưa đánh giá được thực trạng công
tác quản lý CTRYT theo hướng dẫn mới tại thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-
BTNMT ngày 31/12/2015.
Năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai đề tài nghiên cứu về “Xây
dựng và thử nghiệm quy trình giảm thiểu chất thải rắn y tế” trong hoạt động của
Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, nhằm đánh giá việc thực hiện giảm thiểu
CTRYT nguy hại tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân
ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang và Hà Nội. Đề tài chỉ rõ thực trạng về
QLCTRYT và giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện của 4 tỉnh trên và chỉ ra các thuận
lợi, khó khăn trong việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại để từ đó đưa ra các
khiến nghị và kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp cho việc giảm thiểu CTRYT nguy
hại tại các CSYT. Luận văn này sử dụng một phần bộ số liệu của đề tài.
Nằm trong khuôn khổ đề tài này, luận văn “Thực trạng và kiến thức về
quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2018” được
triển khai thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm số liệu về công tác quản lý
CTRYT cho các nhà quản lý tại các Bệnh viện nghiên cứu cũng như các nhà quản
lý các cấp có cơ sở để xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực
QLCTRYT. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 3 bệnh viện đa khoa tỉnh
Nghệ An, Kiên Giang và Đức Giang, thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế tại 3 bệnh viện
nghiên cứu và một số yếu tố liên quan.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT):
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của
các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước
thải y tế [7].
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa các yếu tố lây
nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm
chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [7].
Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [8].
Chất thải rắn y tế là chất thải y tế ở dạng rắn mà không phải ở dạng nước
thải hay khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế [7], [8].
1.1.2. Quản lý chất thải rắn y tế bao gồm
1.1.2.1. Phân định chất thải rắn y tế
* Theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo báo cáo năm 1999 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [9], CTRYT gồm
8 loại, trong đó, chất thải y tế nguy hại bao gồm 6 loại: Chất thải sắc nhọn; chất thải
lây nhiễm; chất thải giải phẫu; dược phẩm thải bỏ và chất gây độc tế bào; chất thải
hóa học; chất thải phóng xạ và chất thải thông thường và bình áp suất.
Theo báo cáo năm 2014 về Quản lý an toàn các chất thải từ hoạt động y tế
của WHO: CTRYT được phân thành 2 nhóm chính: Chất thải y tế nguy hại
(hazardous health-care waste) gồm 6 loại như chất thải y tế nguy hại ở trên và chất
thải thông thường (general health-care waste). Loại chất thải bình áp suất đã được
gộp chung vào nhóm chất thải hóa học nguy hại [10].
4
* Theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT do Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên và Môi trường (BTNMT) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015, quy định
về quản lý chất thải y tế, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2016. Trong đó, việc
phân định chất thải y tế được chia thành 3 nhóm gồm chất thải lây nhiễm, chất thải
nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường [7]. Cụ thể như sau:
a. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
chuyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính máu bệnh phẩm phát sinh từ các buồng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm;
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
b. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
- Chất hàm răng amalgam thải bỏ;
5
c. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thường phát sinh trong cơ sở y tế không thuộc danh
mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại quy định nhưng các
yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
1.1.2.2. Quy định về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
- Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa
- Màu sắc đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
+ Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm
+ Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại
không lây nhiễm
+ Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường
+ Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
- Bao bì, dụng cụ đựng chứa chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không
làm bằng nhựa PVC
- Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng
- Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
1.1.2.3. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế
- Quản lý chất thải rắn y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện.
6
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý Chất thải rắn y tế
1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm
2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào các số liệu thống kê hàng năm, dự báo
lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước rất lớn như sau [11]:
Bảng 1.1: Dự báo khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
TT Vùng
Khối lƣợng (kg/ngày)
Năm 2015 Năm 2025
Toàn quốc 50.071 91.991
1 Vùng đồng bằng sông Hồng 14.990 28.658
2 Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 4.490 7.648
3 Vùng Trung Bộ 9.290 15.989
4 Vùng Tây Nguyên 1.862 3.287
5 Vùng Đông Nam Bộ 12.839 27.632
6 Vùng dồng bằng sông Cửu Long 6.600 8.777
Nguồn: QĐ số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 (Điều 1, mục 5)
7
Do vậy, CTRYT nói chung đặc biệt là CTRYT nguy hại nói riêng, nếu
không được quản lý tốt, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm
các bệnh nhân, cán bộ Y tế (CBYT) và cộng đồng; nguy cơ ảnh hưởng tới môi
trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là nước
ngầm [10].
1.1.3.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
CTRYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh
qua đường máu cho NVYT, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. Dạng
phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên y tế trong quá
trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm [2].
* Các đối tƣợng có nguy cơ ảnh hƣởng bới CTYT
- Cán bộ, NVYT: bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công,
nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử lý
chất thải..;
- Người tham gia vận chuyển, xử lý CTRYT ngoài khuôn viên bệnh viện,
người nhặt rác, bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú; người nhà bênh nhân và khách
thăm, cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; cộng đồng sống ở vùng hạ
lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt
yêu cầu của các sơ sở y tế [2].
* Nguy cơ của một số CTRYTNH đối với sức khỏe con ngƣời
- Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn được coi là loại
chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là
vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh
truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C
(HCV) và virus HIV,... [2]. Điển hình như thương tích do bơm kim tiêm trong quá
trình thu gom và xử lý. Theo nghiên cứu của Helal và cộng sự (2011) cho thấy 7,4%
chấn thương trong nhóm CBYT là do các chất thải sắc, nhọn [12].
8
Bảng 1.2: Nguy cơ tổn thƣơng và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn [13]
Nghề nghiệp
Số ca tổn thƣơng do vật
sắc nhọn (ngƣời/năm)
Số ca bị viêm
gan (ngƣời/năm)
Điều dưỡng bệnh viện 17.700 – 22.000 56 - 96
Nhân viên xét nghiệm 800 – 7.500 2 - 15
Nhân viên vệ sinh BV 11.700 – 45.300 23 - 91
Kỹ sư của bệnh viện 12.200 24
Bác sĩ và nha sĩ của BV 100 - 400 < 1
Bác sĩ ngoài BV 500 – 1.700 1 - 3
Nha sĩ ngoài BV 100 - 300 5 - 8
Nhân viên phụ giúp nha sĩ ngoài BV 2.600 – 3.900 < 1
Nhân viên cấp cứu ngoài BV 12.000 24
Nhân viên xử lý chất thải ngoài BV 500 – 7.300 1 - 15
- Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTRYT lây nhiễm có thể chứa các vi
sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm
nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: qua da: (vết trầy xước, vết đâm
xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do
xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Theo kết quả nghiên
cứu bệnh chứng của tác giả Nguyễn Quý Châu và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của
CTYT BV tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ mắc bệnh nội khoa cao hơn rõ rệt (điển hình là
viêm phế quản, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh, nhiễm trùng tiết niệu, thiếu máu) so
với nhóm không phơi nhiễm. Bên cạnh đó, nếu môi trường nước và không khí bệnh
viện bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt cụ thể là 9,84% ở
nhóm tiếp xúc và 2,27% ở nhóm không tiếp xúc chất thải bệnh viện [14]. Theo kết
quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Tâm (2007) đã cho thấy có sự liên quan
giữa việc tiếp xúc với CTYT với thực trạng mắc bệnh viêm kẽ chân – tay, đau mắt,
viêm mũi, tiêu chảy của những người dân xung quanh khu vực bệnh viện; 100% đối
tượng được phỏng vấn trả lời về sự bốc mùi gây khó chịu từ bãi rác CTRYT của
bệnh viện [15]. Bên cạnh đó, CTRYT có thể làm lan rộng các vi sinh vật kháng
thuốc từ các CSYT ra môi trường [16], [17].
9
Bảng 1.3: Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTRYT [2]
Loại nhiễm khuẩn Vi sinh vật gây bệnh Phƣơng tiện lây nhiễm
Nhiễm khuẩn tiêu hóa Salmonella, Shigella spp;
Vibrio cholerae; Giun, sán
Phân hoặc chất nôn
Nhiễm khuẩn hô hấp Vi khuẩn lao, virus sởi,
bạch hầu, ho gà…
Các loại dịch tiết, đờm
Nhiễm khuẩn mắt Virus herper Dịch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn da Streptococcus spp Mủ
Viêm màng não mủ do não
mô cầu
Não mô cầu
(Neisseria meningitidis)
Dịch não tủy
AIDS HIV Máu, chất tiết sinh dục
Sốt xuất huyết Các virus: Junin, Lassa,
Ebola, Marburg
Tất cả các sản phẩm
máu và dịch tiết
Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu Staphylococcus spp Máu
Nhiễm khuẩn huyết Nhóm tụ cầu khuẩn;
Enterobacter;
Enterococcus;
Klebssiella; Streptococcus
Máu
Nấm Candida Candida albican Máu
Viêm gan A Virus viêm gan A Phân
Viêm gan B, C Virus viêm gan B, C Máu, dịch thể
- Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ,
nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn
tính, chấn thương và bỏng,... Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch,
sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,...
gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể
như: gan, thận,…[2]. Những hóa chất nguy hiểm phổ biến từ chất thải hóa học và
dược phẩm: thủy ngân(trong các thiết bị, vật liệu y tế thải bỏ: nhiệt kế, huyết áp kế,
10
bóng đèn huỳnh quang, chất hàn răng amalgam [2], [10], [18]); chất sát/khử trùng
với tính ăn mòn và dễ phản ứng; thuốc tẩy uế; dự lượng các hóa chất sử dụng tại các
phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước; dư lượng dược phẩm thải
bỏ(các loại thuốc kháng sinh, thuốc hết hạn) [2], [10], [19].
- Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập
vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường
tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với
các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây
độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số
triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da [2].
- Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy
thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong BV, các chất phóng
xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần).
Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất phóng xạ là yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng
mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây
ung thư và các vấn đề về di truyền [2], [20].
1.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường
Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường,
đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý CTYT không đúng
phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên như sau [2]:
- Đối với môi trường đất: Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu
hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán
các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử
dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
- Đối với môi trường không khí: Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử
lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào
tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân
loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử
11
lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có
thể phát sinh ra các chất khí độc hại như HCL, SO2, dioxin và furan…
- Đối với môi trường nước: Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể
so sánh với nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa
Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất
độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả
thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh
hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả,
thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này.
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc quản lý CTYT đã được áp dụng trên 170 nước hoạt động
chủ yếu dựa trên nguyên lý của các Công ước quốc tế như: Công ước Basel về kiểm
soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995; Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001; Công ước
Rotterdam về những thủ tục thỏa thuận cung cấp thông tin ưu tiên đối với hóa chất
độc hại và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế vào năm 2007. Trong năm 2013
nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết Công ước Minamata, theo Công ước,
chậm nhất đến năm 2020, các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân
như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu [2].
Theo nghiên cứu của A. Prem Ananth và cộng sự tại 10 quốc gia Châu Á
năm 2010 [21] về quản lý CTYT theo tiêu chuẩn của WHO, 1999 [10] cho kết quả
như sau: Các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã thực hiện tốt các nội dung
của QLCTRYT của WHO năm 1999. Khâu xử lý CTYT đạt ở tất cả 10 nước tham
gia nghiên cứu. Khâu phân loại, thu gom CTYT đã được các nước như Campuchia,
Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Singgapo, Thái Lan thực hiện rất tốt.
Khâu lưu giữ cũng đã thực hiện tốt ở đa số các nước chỉ chưa đạt tại Myanma.
Nhưng bên cạnh đó, khâu vận chuyển và tiêu hủy lại thật sự đặt ra thách thức và
khó khăn cho khoảng 50% nước tham gia nghiên cứu.
12
Trong nghiên cứu tại Dhaka thủ đô của Bangladesh năm 2014 đã cho thấy 5
rào cản lớn nhất trong công tác QLCTRYT tại các bệnh viện thuộc thành phố này
gồm: chính sách và hướng dẫn chưa hợp lý; kiến thức và thực hành còn hạn chế của
nhân viên y tế; thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, thiếu thiết bị tiêu hủy và thiếu lò đốt
chất thải y tế [22].
Bên cạnh đó theo tác giả Ignasio S.K và cộng sự năm 2016 đã cho thấy thực
trạng thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng, đặc biệt thiếu phương tiện vận
chuyển, nơi lưu giữ chất thải trong xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện ở Tanzania.
Việc xử lý chủ yếu dùng công nghệ lò đốt với nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không
đạt tiêu chuẩn [23].
Theo kết quả điều tra của WHO năm 1999 tiến hành tại 22 nước đang phát
triển có đến 18-64% các cơ sở y tế chưa tuân thủ đúng theo quy chế quản lý chất
thải y tế [24].
Nhìn chung, công tác QLCTRYT đã có nhiều bước tiến mới đặc biệt ở các
nước phát triển. Nhưng có một thực tế, tại đa số các nước đang phát triển và kém
phát triển, sự hạn chế về kinh phí, còn thiếu về: cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ
và trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến cũng như nhận thức, thực hành của nhân viên
y tế vẫn còn nhiều hạn chế và cần được đầu tư và quan tâm hơn.
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế
Việt Nam là nước đang phát triển, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước
đã rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải y tế và đã ban hành nhiều văn bản pháp
quy liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng.
Sau đây là một số các văn bản quan trọng về vấn đề QLCTRYT:
* Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành
- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 được Quốc hội
thông qua kỳ hợp thứ 6, Quốc hội khóa XII ( Điều 62, 63) [25] ;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (Điều 3, 72, 142) [26];
13
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn [27];
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải y tế và phế liệu (Điều 6,7) [8];
- Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2050 [28];
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020 [29];
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến 2025 [30].
* Các Quyết định, Thông tư do các Bộ ban hành
- Thông tư liên tịch quan trọng nhất trong công tác quản lý chất thải rắn y tế
hiện nay là: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế
trong việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y
tế nguy hại và chất thải y tế thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
[7]. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 và thay thế cho Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế
quản lý chất thải y tế;
- Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(Điều 6, 11, 12, 30) [31];
- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản
lý chất thải y tế trong bệnh viện [32];
- Quyết định 1119/QĐ-BYT ngày 28/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế
hoạch truyền thông về quản lý chất thải y tế, giai đoạn 2017-2021 [33];
14
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 7) [34];
- Quyết định số 107/QĐ-BTNMT ngày 19/01/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính về quản lý chất thải nguy
hại [35];
* Các văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật :
- Liên quan đến CTRYTNH: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại [36].; TCVN 6706:2009: Chất thải nguy hại–
Phân loại [37] thay thế cho TCVN 6706:2000; TCVN 6707:2000: Chất thải nguy
hại–Dấu hiệu cảnh báo ; TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại –
Tiêu chuẩn thiết kế [38].
- Liên quan đến lò đốt CTRYT: QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về lò đốt CTRYT [39]; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7556-1:2005 (BS EN
1948-1: 1997) về Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định nồng độ khối lượng
PCDD/PCDF - Phần 1: Lấy mẫu [40]; TCVN 7558-2: 2005: Lò đốt CTRYT xác
định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải – Phần 2: Phương pháp đo độ
đục [41]; TCXDVN 365:2007: Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế [42];
1.2.2.2. Thực trạng QLCTRYT tại các bệnh viện Việt Nam
* Thực trạng phát sinh CTRYT
Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị,
khối lượng phát sinh CTR từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng.
CTR y tế trong bệnh viện bao gồm hai loại là CTR sinh hoạt và CTNH y tế. CTR
sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% CTR trong bệnh viện. Theo thống kê, mức tăng
chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh
là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày [1]:
15
Bảng 1.4: Khối lƣợng CTRYT, CTRYTNH tại các địa phƣơng năm 2014
TT Tên tỉnh
CTRYT
(tấn/năm)
CTRYT nguy hại
(tấn/năm)
1 Hà Nội 2.972 1.632
2 Ninh Bình 3.548 887
3 Đồng Nai 3.024 756
4 Nghệ An 3.904 616
5 Thanh Hóa 3.128 283
6 Lạng Sơn 1.706 256
7 An Giang 1.236 236
8 Nam Định 1.095 233
9 Điện Biên 626 173
10 Ninh Thuận 1.011 146
11 Hà Tĩnh 1.442 134
12 Kon Tum 322 64
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm(2011 - 2015) các địa phương, 2015[1]
* Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT
Theo kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh
Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009:
Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng
dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của
đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất
thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử
lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có
thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất
thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có
một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung
ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng
ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế
lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận
16
chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái
che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. Phương tiện
thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên
nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương
tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn [43].
Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải
Phòng, Hà Nội, Huế, Đà N ng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử
dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác [43].
Tính đến năm 2015, tỉ lệ CTRYT được thu gom đạt trên 75%; tỷ lệ CTYT
nguy hai được thu gom, xử lý đạt khoảng 65%. Hầu hết các BV đều tiến hành thu
gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ,
hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận
chuyển được an toàn. Tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y
tế, phần lớn CTRYT phát sinh được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu
giữ tập trung sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký
hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại
địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó [1].
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thu gom, phân loại, xử
lý rác thải rắn y tế tại 22 bệnh viện khu vực miền Bắc năm 2015 của tác giả Doãn
Ngọc Hải và cộng sự cho thấy: Vẫn còn một số bệnh viện chưa có giấy phép xả thải
và chưa xây dựng Đề án bảo vệ môi trường. Một số quy định về phân loại, thu gom
chất thải y tế còn chưa được các bệnh viện quan tâm thực hiện triệt để. Hầu hết các
bệnh viện đều không có đường vận chuyển chất thải riêng; tỷ lệ bệnh viện đầu tư xe
chuyên dụng vẫn còn khá thấp. 95,5% bệnh viện đã có nhà lưu giữ chất thải, nhưng
rất ít bệnh viện có nhà lưu giữ chất thải đúng quy định. 50% bệnh viện hợp đồng
với đơn vị có tư cách pháp nhân; 50% bệnh viện vẫn sử dụng phương pháp đốt bằng
lò đốt chuyên dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hoạt động quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đã được quan tâm hơn trước
nhưng công tác kiểm tra đánh giá vẫn cần được duy trì [11].
17
1.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT và các yếu tố liên quan
Đối với các CBYT làm việc tại trạm y tế, theo tác giả Tô Thị Liên năm 2015
nghiên cứu tại 32 trạm Y tế xã, phường thuộc 8 tỉnh Việt Nam cho kết quả: kiến
thức cơ bản về QLCTYT, phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ, xử lý và tiêu
hủy lần lượt là: 42,7%; 81,1%; 75,1%; 49,2% và 43,8%. CBYT được tập huấn có
kiến thức đúng về QLCTRYT cao hơn CBYT không được tập huấn là 8,5 lần, kết
quả này có ý nghĩa thống kê [43];
Theo tác giả Lâm Hoàng Dũng năm 2015 nghiên cứu tại 3 bệnh viện chuyên
khoa Mắt - Răng Hàm Mặt, Da liễu và Ung bướu, Thành phố Cần Thơ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 68,2% nhân viên y tế có kiến thức chung đúng về quản lý
chất thải rắn y tế và 86,9% có thực hành chung đúng về phân loại chất thải rắn y tế.
Nhóm tuổi, trình độ chuyên môn và tập huấ là 3 yếu tố có liên quan có ý nghĩa
thống kê về quản lý chất thải rắn y tế [4];
Cũng theo tác giả Châu Võ Thụy Diễm Thúy (2015) nghiên cứu thực trạng
kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại
bệnh viên đa khoa Đồng Tháp cho kết quả tương tự: tỷ lệ NVYT đạt kiến thức phân
loại, thu gom về CTRYT rất cao (96,4%), kiến thức về phân loại chất thải và mã
màu dụng cụ đựng cất thải là 96,1%; tuy nhiên đạt kiến thức cơ bản về quản lý
CTRYT và kiến thức thu gom chỉ chiếm 47,8% và 49,7% [44];
Tác giả Nguyễn Thị Hoài năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội
chỉ ra kiến thức đúng về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý của CBYT lần lượt là
84,5%, 63,8%, 69,8%, 68,1%, kiến thức chung đạt 71,6%. CBYT được tập huấn có
kiến thức đạt cao gấp 5,8 lần nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [45];
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Huyền năm 2016 tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở
mức 67,9%, có 57,7% CBYT có kiến thức đạt về 4 loại chất thải lây nhiễm trong
nhóm chất thải lây nhiễm và có 40,6% CBYT có hiểu biết đúng và đầy đủ 4 mầu sắc sử
dụng để phân loại CTRYT, chỉ 11,2% CBYT có thể kể đúng và đủ tên 3 nhóm CTRYT
theo quy định hiện hành; các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của CBYT là yếu tố về
giới tính, nơi làm việc, hướng dẫn quy chế [51].
18
Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Tuấn Sỹ năm 2013 nghiên cứu về kiến thức
và thực hành về tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về phân loại, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế lần lượt chiếm 78,1%; 97,3%; 93,6% và 28,3% [52]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Chính Phong (2016) tại Bệnh viện Mắt Hà
Nội cho thấy: tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng về quy trình QLCTRYT là 78%, về phân
loại 79,3%, vận chuyển 63,4% và lưu giữ là 90,2%. Các yếu tố như sự quan tâm của
lãnh đạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách, văn bản quy định được đánh
giá là một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện quy trình QLCTRYT [5];
Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Hanh và Trần Thúy Hà tại
các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013 về thực trạng quản lý chất
thải y tế cho thấy 100% bệnh viện có phân công lãnh đạo làm công tác quản lý chất
thải y tế, 92,3% có báo cáo bảo vệ môi trường, 100% bệnh viện có sổ theo dõi
lượng chất thải phát sinh hằng ngày, 84,61% có báo cáo giám sát môi trường định
kỳ và 69,23% có sổ đăng ký nguồn thải, 100% bệnh viện không có kế hoạch, không
có giấy phép xả thải, cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế. Tỷ lệ nhân viên
được tập huấn quản lý chất thải y té là 39,3%; 100% bệnh viện không đảm bảo tiêu
chuẩn về phương tiện chứa chất thải và đường vận chuyển chất thải. Về kiến thức,
có 77,87% nhân viên y tế và 73,39% nhân viên vệ sinh có kiến thức chung đạt (đạt
>50%) về quản lý chất thải y tế; về thực hành, nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh quan
tâm tới việc thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế lần lượt là 98,61% và 99,12%,
thực hiện phân loại tại nguồn là 98,15% và 95,61%. Có mối liên quan giữa việc tập
huấn với kiến thức, kiến thức với thực hành của nhân viên y tế (p<0,05) [59].
Nghiên cứu cuả Nguyễn Xuân Chi, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Võ Minh
Hoàng về kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế cho thấy có 57,7%
phương tiện thu gom vận chuyển chất thải của các bệnh viện đạt yêu cầu; 52,5% vật
dụng lưu trữ chất thải chưa đạt yêu cầu. Có 92,5% CBYT có kiến thức đúng; 88,6% có
thái độ đúng và 94,5% thực hành đúng [60]
19
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường năm 2011 tại bệnh viện
đa khoa Đông Anh cho thấy tỷ lệ nhân viên đạt kiến thức chung về quản lý là
86,8%, tuy nhiên kiến thức của nhân viên về các nhóm chất thải, các chất thải lây
nhiễm lần lượt chiếm tỷ lệ 27,2% và 54,4%. Tỷ lệ nhân viên đạt thực hành phân loại
chất thải là 82,4%, thu gom là 52,6%, vận chuyển là 52,5%, lưu giữ chất thải là
100%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác với kiến thức
về các loại chất thải lây nhiễm, kiến thức và thực hành về phân loại chất thải có mối
liên hệ với nhau (p<0,05). Thiếu kinh phí, sự quan tâm, ý thức của cán bộ nhân
viên, công tác đào tạo, kiểm tra giám sát được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến
hoạt động phân loại, thu gom và vận chuyển, lưu trữ chất thải [48].
1.4. Thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu triển khai tại 3 bệnh viện thuộc tỉnh/thành phố: Hà Nội, Nghệ An
và Kiên Giang
1.4.1. Bệnh viện đa khoa Đức Giang – thành phố Hà Nội.
Tọa lạc tại số 54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Thành phố
Hà Nội , bệnh viện đa khoa Đức Giang thực hiện chức năng của bệnh viện hạng I,
là cơ sở khám, chữa bệnh của Sở Y tế Hà Nội trực thuộc Thành phố, bệnh viện có
đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản và có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết
bị hiện đại luôn s n sàng tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào
hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú
hoặc ngoại trú cho người dân quận Long Biên và các quận huyện lân cận trên địa
bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh khác.
1.4.2. Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – tỉnh Nghệ An
Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
trải qua bao khó khăn, vất vả, nhờ sự nỗ lực hết mình, hy sinh xương máu của rất
nhiều cán bộ công nhân viên bệnh viện. Tháng 10/2014, Bệnh viện Hữu nghị đa
khoa Nghệ An chính thức di chuyển tới địa điểm làm việc mới tại Km5, đại lộ Lê
Nin, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Được đầu tư phương tiện kỹ thuật
hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tri thức y học vững vàng,
20
đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân
trong tỉnh mà cả các tỉnh lân cận cũng như nước bạn Lào. Mục tiêu phấn đấu đến
năm 2020, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An sẽ trở thành bệnh viện mang tầm
cỡ khu vực Bắc Trung bộ trực thuộc Bộ Y tế.
1.4.3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiền Giang – tỉnh Kiên Giang:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang là một bệnh viện hạng I, tọa lạc tại số
46, đường Lê Lợi phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, hiện nay bệnh viện đã trở thành một
bệnh viện lớn vừa là cơ sở điều trị vừa là cơ sở thực hành, đào tạo nghiên cứu khoa
học của khu lâm sàng. Bệnh viện hiện đã thực hiện được 100% kỹ thuật thuộc phân
tuyến bệnh viện tuyến tỉnh và hơn 90% phân tuyến kỹ thuật tuyến Trung ương. Các
kỹ thuật cao đã thực hiện được như: Mổ tim hở, can thiệp tim mạch, xạ trị, vi phẫu
thần kinh mạch máu, thay khớp gối, mổ nội soi tiêu hóa, tuyến giáp, sản khoa….,
thay máu sơ sinh, siêu lọc máu cấp cứu, tách tế bào máu từng phần, xét nghiệm sinh
học phân tư, miễn dịch…
21
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu từ: 10/2018 đến 12/2019.
- Địa điểm nghiên cứu tại 3 bệnh viện tỉnh: BV Đa khoa Đức Giang ( thành
phố Hà Nội), BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An (tỉnh Nghệ An) và BV Đa khoa tỉnh
Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang).
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu 1
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh tham gia nghiên cứu: thông tin chung về bệnh
viện, hồ sơ, sổ sách công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT, trang thiết bị, dụng cụ,
cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ QLCTRYT.
2.2.2. Mục tiêu 2
CBYT đang làm việc tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện
tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ: CBYT đi vắng trong thời gian nghiên cứu (đi học hoặc
đang thực tập, nghỉ đẻ, nghỉ ốm hoặc đi công tác xa trong thời gian nghiên cứu tại
bệnh viện) và cán bộ không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định
lượng và định tính.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Bệnh viện được chọn có chủ đích, theo các tiêu chí: phân bố ở cả 3 vùng bắc,
trung, nam; mỗi vùng chọn một tỉnh đại diện, mỗi tỉnh tiến hành nghiên cứu tại 1
bệnh viện đa khoa tỉnh. Có 3 bệnh viện được chọn tham gia vào nghiên cứu.
22
Bảng 2.1: Địa điểm triển khai nghiên cứu
Vùng/miền Tỉnh/ Thành phố Bệnh viện
Bắc Hà Nội BV đa khoa Đức Giang
Trung Nghệ An BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nam Kiên Giang BV đa khoa tỉnh Kiên Giang
2.3.2.1. Mẫu định tính
Phỏng vấn sâu: Tại mỗi bệnh viện được chọn, tiến hành phỏng vấn sâu: Đại
diện Ban Giám đốc, đại diện cán bộ lãnh đạo khoa lâm sàng và lãnh đạo khoa kiểm
soát nhiễm khuẩn của bệnh viện.
Tổng số mẫu phỏng vấn sâu: 3 mẫu x 3 bệnh viện = 9 cuộc phỏng vấn sâu.
2.3.2.2. Mẫu định lượng
Để tính toán được số CBYT cần thiết chọn tham gia vào nghiên cứu từ mỗi
bệnh viện, chúng tôi áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước
tính một tỉ lệ:
Trong đó: Z1-α/2=1,96 (với α=0,05)
: Độ chính xác tương đối =10%
p: tỷ lệ NVYT có kiến thức chung đạt về phân loại chất thải rắn
y tế là = 78,1% [52]
Tính theo công thức trên, căn cứ vào tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức chung
đạt về phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong
nghiên cứu của tác giả Trịnh Tuấn Sỹ về kiến thức của nhân viên y tế và thực hành
tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng
Ngãi năm 2013 [52] tính được cỡ mẫu cần thiết cho một bệnh viện là 108 CBYT.
Thực tế, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 399 CBYT tại 03 bệnh viện tỉnh
triển khai nghiên cứu trong đó: có 79 bác sĩ, 6 dược sĩ, 225 cán bộ điều dưỡng, 39
kỹ thuật viên và 40 hộ lý/y công, nhân viên khác.
23
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Các biến số chi tiết của nghiên cứu được trình bày cụ thể tại phụ lục 3. Trong
đó với từng mục tiêu có các biến số chính như:
* Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng QLCTRYT tại các BV tuyến tỉnh
- Thu thập thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu (tổng số
giường bệnh, tổng số khoa phòng chức năng, số lượng cán bộ, trình độ cán
bộ, thâm niên công tác....)
- Số BV có xây dựng kế hoạch hoạt động, có mục chi tài chính, danh mục,
chủng loại, quản lý, cấp phát trang thiết bị vật tư y tế, tổng lượng CTRYT
phát sinh và thực tế thu gom, xử lý tại các bệnh viện.
* Mục tiêu 2: Kiến thức về QLCTRYT của CBYT tại các BV và một số yếu tố
liên quan thu thập biến số về:
- Kiến thức chung về QLCTRYT: kiến thức về khái niệm về QLCTRYT;
phân định CTRYT; bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT; phân loại
CTRYT; thu gom, lưu giữ và vận chuyển xử lý CTRYT.
- Một số yếu tố liên quan: tuổi, giới, chức danh, trình độ học vấn, thâm niên
công tác...
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.5.1. Thông tin về thực trạng QLCTRYT tại các BV
- Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện gồm: quan sát kết hợp phỏng
vấn thông tin , hồi cứu các sổ sách, báo cáo tại BV.
- Công cụ thu thập thông tin: bảng thu thập thông tin thực trạng quản lý CTRYT
(phụ lục 1), được xây dựng dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế tại Thông tư liên
tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 và hướng dẫn phỏng vấn sâu
(phụ lục 5) được xây dựng sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia của Cục Quản lý
môi trường, Bộ Y tế.
2.5.2. Thông tin về đánh giá kiến thức của CBYT về QLCTRYT
- Phương pháp thu thập: Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền.
- Công cụ thu thập thông tin: phiếu khảo sát kiến thức cuả CBYT tại BV (phụ
lục 2) dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế tại Thông tư liên tịch số
24
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 và đã được tham khảo ý kiến
chuyên gia của Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế.
2.5.3. Cách tính điểm kiến thức về QLCTRYT của CBYT
Cách tính điểm kiến thức đạt của CBYT về từng phần nội dung khi trả lời đạt
trên 50% kiến thức. (Chi tiết cách chấm điểm từng câu, từng phần kiến thức tại phụ
lục 4)
* Cách đánh giá kiến thức đạt từng câu
Cách đánh giá biến số về kiến thức theo bộ câu hỏi tổng số 32 câu hỏi (từ câu
B1 đến câu B30) các nội dung được trình bày cụ thể tại phụ lục 4. Theo đó: đối với
những câu hỏi chỉ có 1 đáp án đúng thì mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm và đối với
những câu hỏi có nhiều lựa chọn đúng thì khi số câu trả lời đúng đạt từ 50% trên
tổng số đáp án đúng trở lên thì câu hỏi đó sẽ tính 1 điểm vào câu trả lời trong nhóm
kiến thức và nếu trả lời đúng dưới 50% trên tổng số đáp án đúng sẽ cho 0 điểm.
- Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B1-B3, có 01 câu B2
là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 5 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 3
đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nếu từ 2 đáp án trở xuống sẽ cho
0 điểm.
- Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích tái
chế có 1 câu, và là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 4 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi
trả lời đúng từ 2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm.
- Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế có 5 câu, từ câu B5-B9, có 04 câu
từ câu B6-B9 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 3- 4 lựa chọn đúng nên câu hỏi này
khi trả lời đúng từ 2-4 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nếu từ 1
đáp án trở xuống sẽ cho 0 điểm.
- Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế có 5 câu, từ
câu B10-B14, cả 05 câu đều là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 4-6 lựa chọn đúng nên
câu hỏi này khi trả lời đúng từ 2-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1
điểm. Nếu từ 2-3 đáp án trở xuống sẽ cho 0 điểm.
- Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế có 4 câu, từ câu B15-B18, có 03 câu
từ B16 – B18 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-7 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu
25
nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 1-4 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1
điểm.
- Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B19.1-B19.3, cả 03
câu là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-6 lựa chọn đúng tùy từng câu nên câu hỏi này
khi trả lời đúng từ 1-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm.
- Kiến thức về lưu giữ chất thải rắn y tế có 5 câu, từ câu B20-B24, cả 05 là câu
hỏi nhiều lựa chọn, có 3-5 lựa chọn đúng tùy từng câu hỏi nên câu hỏi này khi trả
lời đúng từ 2-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm.
- Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B25-B27, cả 03
câu là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-4 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu nên câu hỏi
này khi trả lời đúng từ 1-2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm.
- Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B28-B30, cả 03 là câu
hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-3 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu nên câu hỏi này khi
trả lời đúng từ 1-2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nhóm kiến về
xử lý chất thải rắn y tế được tính là đạt khi trả lời đạt từ 2 điểm trở lên.
26
* Cách đánh giá đạt từng phần kiến thức về QLCTRYT
Bảng 2.2: Cách tính điểm đạt từng phần kiến thức của CBYT về QLCTRYT
Phần kiến thức Số biến đánh
giá
Số câu Điểm
tối đa
Mức điểm
đạt (>50%)
Kiến thức về quản lý chất thải
rắn y tế
Từ B1-B3 3 3 2-3
thức về quản lý chất thải rắn y
tế thông thường phục vụ mục
đích tái chế
Câu B4 1 1 1
Kiến thức về phân định chất
thải rắn y tế
Từ B5-B9 5 5 3-5
Kiến thức về bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải rắn
y tế
Từ B10-B14 5 5 3-5
Kiến thức về phân loại chất
thải rắn y tế
Từ B15 – B18 4 4 2-4
Kiến thức về thu gom chất
thải rắn y tế
Từ B19.1 -
B19.3
3 3 2-3
Kiến thức về lưu giữ chất thải
rắn y tế
Từ B20 – B24 5 5 3-5
Kiến thức về vận chuyển chất
thải rắn y tế
Từ B25 – B27 3 3 2-3
Kiến thức về xử lý chất thải
rắn y tế
Từ B28 – B30 3 3 2-3
2.6. Quy trình tổ chức nghiên cứu
2.6.1. Thành phần tham gia nghiên cứu
- Điều tra viên trong nghiên cứu là cán bộ của Viện đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội và học viên cao học.
27
- Học viên tham gia hỗ trợ thu thập số liệu tại bệnh viện đa khoa Đức Giang
và tham gia nhập liệu một phần số liệu thu thập được.
2.6.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
Sau khi đề cương nghiên cứu được chỉnh sửa và thông qua, nhóm nghiên cứu
lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với các bước tiến hành như sau:
- Hoàn thiện bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu: Bộ công cụ sử dụng trong
nghiên cứu đã được lấy ý kiến chuyên gia cuả Cục Quản lý Môi trường Y tế.
- Tập huấn điều tra viên trong nghiên cứu
- Liên hệ nghiên cứu tại các bệnh viện được chọn
- Tại các BV được chọn, CBYT tại các khoa phòng của bệnh viện tham gia
nghiên cứu được mời tham gia điền phiếu hỏi về kiến thức về QLCTRYT. CBYT
được mời tập trung về phòng họp của khoa, được giải thích mục đích, ý nghĩa của
nghiên cứu sẽ trả lời phiếu với sự hỗ trợ của điều tra viên. Đồng thời, tiến hành
phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo các khoa phòng tại bệnh
viện theo kế hoạch.
2.6. Sai số và cách khắc phục
* Sai số:
- Sai số do điều tra viên: sai số khi ghi chép thông tin..
- Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại.
- Sai số trong quá trình nhập liệu.
* Cách khắc phục sai số:
- Tập huấn cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ thuật cho điều tra viên về bộ
câu hỏi.
- Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông
tin bằng cách lập lại câu hỏi.
- Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra số liệu tại
thực địa.
- Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu và
làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn
chế sai số trong quá trình nhập liệu.
28
- Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích.
2.7. Quản lý và phân tích số liệu
- Làm sạch và mã hóa số liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
- Phân tích số liệu định lượng bằng phần mềm SPSS 16.0
- Thống kê mô tả: tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các biến định tính
- Thống kê phân tích: Mối liên quan được xác định bằng tỷ số chênh OR và
khoảng tin cậy 95%. Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng xét duyệt đề cương của
Trường Đại học Y Hà Nội.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám đốc các bệnh viện tham gia
ngiên cứu.
- Đối tượng điều tra có quyền từ chối tham gia, chỉ điều tra những người
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
29
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về các bệnh viện
Bảng 3.1: Thông tin chung về các BV tham gia nghiên cứu
Nội dung thông tin
BV đa
khoa
Đức Giang
BV Hữu
nghị đa khoa
Nghệ An
BV đa
khoa
Kiên Giang
Số khoa chuyên môn 34 40 36
Số phòng chức năng 10 13 10
Số giường bệnh 889 2000 1708
Tỷ lệ giường bệnh thực tế so với chỉ tiêu 181,4% 200% 110,2%
Số BN điều trị nội trú TB/tháng 3393 5600 5000-6500
Số cán bộ/ nhân viên 972 1009 1884
Trình độ cán bộ
Sau đại học 130 152 213
Đại học/cao đẳng 579 567 793
Trung cấp 196 238 849
Sơ cấp 67 52 29
Nhận xét: Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An có quy mô lớn nhất
với 53 khoa phòng chứng năng, tiếp đó là bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang và
Đức Giang lần lượt là 46 và 44 khoa phòng chức năng. Cả 3 bệnh viện đều có số
giường bệnh trên thực tế cao hơn so với chỉ tiêu từ 110,2% đến 200% và có hiệu
suất sử dụng giường bệnh rất cao. Cán bộ có trình độ cao đẳng/đại học là phổ biến
nhất, tiếp đến là trình độ trung cấp, sau đại học. Vẫn có một số lượng cán bộ trình
độ sơ cấp ở cả 3 bệnh viện.
30
3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế
3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT tại các Bệnh viện
Lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác QLCTRYT và cán bộ phụ trách khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn, NVYT tại các khoa, phòng chức năng tại cả 3 bệnh viện
nghiên cứu đều cho biết bệnh viện đang thực hiện công tác QLCTRYT theo quy
định tại TT58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các bệnh viện đã thực hiện theo hướng
dẫn của thông tư 58/2015 tại tất cả các khâu nhưng chủ yếu tập trung vào khâu phân
loại rác thải tại nguồn, thu gom vào các túi/thùng theo đúng mã màu quy định và
lưu giữ đúng quy định các loại rác thải phát sinh tại bệnh viện.
“Bệnh viện thực hiện phân loại đúng các loại rác, đựng trong các thùng/túi
mã theo quy định tại nơi phát sinh theo TT58” (Phó giám đốc BV Hữu nghị đa khoa
Nghệ An )
Bên cạnh đó, đại diện các bệnh viện đã có nhận thức rất đúng về tác dụng việc
QLCTRYT và có chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định.
“Các chất thải được phân loại ngay tại thời điểm phát sinh và nơi phát sinh
tại các khoa, phòng về cơ bản đã thực hiện đúng theo TT58/2015. Việc phân loại
đúng rác thải là rất quan trọng để giúp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại,
đồng thời tránh được các vi phạm và bị xử phạt khi các cơ quan chức năng thanh
tra, kiểm tra phát hiện” (Giám đốc BV đa khoa Đức Giang)
Việc thu gom CTRYT thực hiện thu gom riêng theo từng loại chất thải và
thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của cán bộ có trách nhiệm trong bệnh viện.
“Chất thải được thu gom theo từng loại riêng tại nơi phát sinh và khu lưu giữ
chất thải của BV” (Trưởng khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang).
“Công tác thu gom chất thải từ các khoa phòng về khu lưu giữ đã giao cho
các khoa phòng với sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của khoa KSNK của BV” (Giám
đốc BV đa khoa Đức Giang )
“Tại các khu vực phát sinh chất thải đều bố trí các bảng hướng dẫn cách phân
loại. Trên các xe tiêm được trang bị đầy đủ túi và thùng để phân loại chất thải ngay
tại nguồn” (Cán bộ khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang)
31
Hình 3.1. Thùng phân loại rác tại xe tiêm
tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Hình 3.2. Thùng phân loại rác tại các
phòng chức năng tại BV Kiên Giang
Về khâu vận chuyển, lưu giữ CTRYT: tại tất cả các bệnh viện có quy định về
vận chuyển CTRYT về nơi lưu giữ theo từng bệnh viện và tại tất cả các bệnh viện
đều có khu lưu giữ CTRYT theo quy định và thực hiện lưu giữ riêng chất thải y tế.
“Hằng ngày, chúng tôi tiến hành cân chất thải chuyển từ các khoa, phòng về
khu lưu giữ để định kỳ đánh giá số lượng phát sinh tuần tại các khoa/phòng”
(Trưởng khoa KSNK – BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An).
Hình 3.3. Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại BV đa khoa Đức Giang
32
Hình 3.4. Khu vực lưu giữ chất thải tái chế đa khoa Đức Giang
“Tại khu vực lưu giữ chất thải, các chất thải lưu giữ theo các nhóm khác
nhau theo yêu cầu của đơn vị xử lý và theo đúng thời gian lưu giữ quy định trong
TT58/2015” (Giám đốc BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An).
Hình 3.5. Phân khu lưu giữ riêng từng loại chất thải BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An
33
Hình 3.6. Tủ lạnh bảo quản chất thải giải phẫu tại BV đa khoa Đức Giang
Bảng 3.2: Thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế
Nội dung thông tin
BV
Đức Giang
BV
Nghệ An
BV
Kiên Giang
Cán bộ phụ trách có có có
Biện pháp quản lý chất thải
Chất thải y tế nguy hại Chuyển giao Tự xử lý +
chuyển giao
Chuyển giao
Chất thải thông thường Chuyển giao Chuyển giao Chuyển giao
Chất thải có khả năng tái chế Khử nhiễm
bán tái chế
Chuyển giao Chuyển giao
Tần suát chuyển giao tại bệnh viện
(lần/ tuần)
4 4
Tần suất thu gom chất thải từ khoa
phòng về lưu tại nhà lưu trữ (lần/ngày)
3 1-2 2
34
Theo kết quả khảo sát thực tế tại 3 bệnh viện, các bệnh viện đều đã bố trí cán
bộ phụ trách, cán bộ kiểm tra và giám sát công tác QLCTRYT.
“Hiện tại, bệnh viện giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm
quản lý và giám sát trực tiếp công tác phân loại tại các khoa, phòng. Nếu phát hiện
các sai phạm về phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải tại các khoa,phòng thì khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm nhắc nhở và báo cáo giám đốc để có hướng
xử lý theo các hình thức hạ mức thưởng, cũng như các chính sách về lương” (Giám
đốc BV đa khoa Nghệ An)
Theo kết quả tại bảng 3.2 cả 3 bệnh viện đều có hình thức quản lý chất thải là
chuyển giao, riêng Bệnh viện Đức Giang có tự xử lý chất thải có khả năng tái chế
bằng khử nhiễm bán tái chế. Bệnh viện Nghệ An kết hợp cả 2 hình thức đối với chất
thải y tế nguy hại là tự xử lý và chuyển giao đối với chất thải y tế nguy hại.
Cả bệnh viện Đức Giang và Nghệ An đều có tần suất chuyển giao rác thải
4lần/ 1 tuần.
Tần suất thu gom chất thải khoa phòng về lưu trữ tại nhà lưu trữ của bệnh viện
Đức Giang là cao nhất với 3 lần/ ngày; Bệnh viện Kiên Giang cố định 2 lần/ngày.
Bệnh viện Nghệ An có tần suất thu gom là 1-2 lần (lần thứ 2 vào 16h hằng ngày nếu
cần thiết)
Về khâu xử lý CTRYT, hầu hết các BV đều hợp đồng với các công ty xử lý
CTRYT trong vấn đề xử lý CTRYT trong đó bao gồm các loại chất thải lây nhiễm,
nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường. Một số bệnh viện trong đó có
Bệnh viện Đức Giang có tự xử lý chất thải có khả năng tái chế bằng khử nhiễm bán
tái chế. Bệnh viện Nghệ An kết hợp cả 2 hình thức đối với chất thải y tế nguy hại là
tự xử lý và chuyển giao đối với chất thải y tế nguy hại.
35
Bảng 3.3: Lƣợng CTRYT phát sinh tại các BV theo ngày năm 2017
(Đơn vị tính: kg)
Nội dung
BV
Đức Giang
BV
Nghệ An
BV
Kiên Giang
Tổng lượng CTRYT theo ngày 320 435 750
Tổng lượng CTRYT nguy hại theo ngày 92 56 46
Nhận xét:
Tổng lượng chất rắn y tế theo ngày năm 2017 cao nhất tại bệnh viện đa khoa
Kiên Giang là 750 kg, tiếp tới là bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 435 kg và
bệnh viện Đức Giang 320kg. Tuy nhiên tổng lượng CTRYT nguy hại theo ngày của
bệnh viện Đức Giang (92kg) lại cao hơn so với bệnh viện Nghệ An và Kiên Giang
lần lượt là 56 kg và 46 kg
Về kinh phí phục vụ công tác xử lý CTRYT. Theo khảo sát tại cả 3 Bệnh
viện nghiên cứu đều đã bố trí kinh phí phục vụ hoạt động xử lý CTRYT, tuy nhiên
các nguồn kinh phí được bố trí nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào nguồn ngân sách và
theo đặc thù tại từng bệnh viện.
“Công tác QLCTRYT của bệnh viện nhìn chung là thuận lợi do được Ban
giám đốc bệnh viện rất quan tâm nên đã ưu tiên kinh phí đầu tư nhằm tăng cường
sơ sở vật chất cũng như tuyển dụng cán bộ chuyên trách môi trường để giúp công
tác QLCTYT tại bệnh viện ngày một đi vào nề nếp. Công tác QLCTYT của bệnh
viện chủ yếu dựa vào nội lực của bệnh viện, chưa có được các nguồn hỗ trợ từ bên
ngoài” (Trưởng khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang ).
36
Bảng 3.4. Tỷ lệ BV có xây dựng kế hoạch, phân công, báo cáo, kiểm tra, giám
sát công tác QLCTRYT
Nội dung Kết quả (N = 3)
N %
Có kế hoạch hằng năm về công tác QLCTRYT 3 100
Có mục chi tài chính cho QLCTRYT 3 100
Có phân công CBYT phụ trách QLCTRYT 3 100
Có báo cáo hoạt động hằng năm về QLCTRYT 3 100
Có sổ theo dõi chất thải phát sinh 3 100
Có hoạt động kiểm tra, giám sát QLCTRYT 3 100
Theo kết quả điều tra thực tế, tại cả 3 bệnh viện đều đã triển khai công tác tổ
chức chỉ đạo trong việc thực hiện QLCTRYT. Tại cả 3 bệnh viện đều đã thực hiện
xây dựng kế hoạch hoạt động QLCTRYT, đã bố trí mục chi tài chính cho lĩnh vực
này và có phân công cán bộ phụ trách và cán bộ kiểm tra, giám sát việc QLCTRYT
tại các khoa phòng tại bệnh viện, các bệnh viện cũng đã thực hiện việc theo dõi
lượng phát sinh chất thải y tế và có báo cáo hàng năm về vấn đề QLCTRYT.
37
3.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT
3.3.1. Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu
Bảng 3.4: Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu
Thông tin Phân nhóm n %
Nhóm tuổi
< 40 tuổi 319 80,0
≥ 40 tuổi 80 20,1
Giới
Nam 114 28,6
Nữ 285 71,4
Chức danh chuyên môn
Bác sĩ 79 19,8
Dược sĩ 6 1,5
Điều dưỡng 225 56,4
Kỹ thuật viên 39 9,8
Hộ lý/ Y công 19 4,8
Khác 31 7,8
Trình độ học vấn
Sau đại học 43 10,8
Đại học/ Cao đẳng 214 53,6
Trung cấp 124 31,1
Sơ cấp 18 4,5
Thâm niên công tác
< 5 năm 100 25,1
Từ 5 năm - dưới 10 năm 136 34,1
≥ 10 năm 163 40,9
Được tập huấn về
QLCTRYT
Chưa tập huấn 40 10,0
Đã tập huấn 359 90,0
Tổng 399 100
Nhận xét:
Theo kết quả tại bảng 3.5: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dưới 40
tuổi, chiếm 80%. Tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên chỉ chiếm 20% trong nghiên cứu.
Nữ giới chiếm đa số trong nghiên cứu v ới 71,4%. Tỷ lệ nam giới chỉ 28,6%.
38
Đối tượng nghiên cứu bao gồm cả bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên,
hộ lý, y công. Hơn một nửa số đối tượng là điều dưỡng (56,4%), tiếp đến là bác sĩ
với 19,8%, kỹ thuật viên 9,8%; hộ lý/ y công 4,8%; dược sĩ chỉ 1,5% và còn lại là
các cán bộ khác.
Hơn một nửa số cán bộ tham gia nghiên cứu có trình độ đại học/cao đẳng
(53,0%). Tỷ lệ có trình độ sau đại học chỉ chiếm 10,8%. Có 31,1% số cán bộ có
trình độ trung cấp, còn lại 4,5% có trình độ sơ cấp.
Khoảng ¼ số cán bộ trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm. Tỷ lệ có thâm
niên trên 10 năm là 40,9% và có 34,1% số đối tượng nghiên cứu có thâm niên từ 5-
10 năm.
Hầu hết cán bộ đã được tập huấn về quán lý chất thải rắn y tế, chiếm 90%
trong nghiên cứu.
3.3.2. Kiến thức của CBYT
Bảng 3.5: Kiến thức về khái niệm quản lý chất thải rắn y tế
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về quy định về quản lý chất thải
y tế theo thông tư liên tich
328 82,2 71 17,8
Kiến thức về khái niệm về quản lý chất thải
rắn y tế
124 31,1 275 68,9
Kiến thức về các bước trong quy trình quản
lý chất thải rắn y tế
332 83,2 67 16,8
Nhận xét:
Một tỷ lệ cao trên 80% số cán bộ có kiến thức đạt về quy định quản lý chất
thải rắn y tế theo thông tư liên tịch (82,2%) và về các bước trong quy trình quản lý
chất thải rắn y tế (83,2%). Tuy nhiên tỷ lệ có kiến thức về khái niệm quản lý chất
thải rắn y tế lại chỉ đạt 31,1%.
Đây là bản rút gọn của tài liệu.
- Link tải bản ĐẦY ĐỦ (117 trang): https://bit.ly/34CBPyU
- Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
39
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế
Nhận xét:
Tỷ lệ đạt về kiến thức quản lý chất thải rắn y tế đạt 75,4%. Vẫn có gần 1/4 số
cán bộ được hỏi có kiến thức chưa đạt.
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về QLCTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế
Nhận xét:
Khi được hỏi kiến thức về quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục
đích tái chế, chỉ hơn một nửa số cán bộ có kiến thức đạt, chiếm 53,9%.
40
Bảng 3.6: Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế
Nội dung Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về số loại phân định chất thải rắn y tế 248 62,2 151 37,8
Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế 356 89,2 43 10,8
Kiến thức về phân loại chất thải rắn lây nhiễm 317 79,5 82 20,6
Kiến thức phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm 270 67,7 129 32,3
Kiến thức về phân loại chất thải rắn thông thường 251 62,9 148 37,1
Nhận xét:
Trong nhóm kiến thức về phân định chất thải rắn y tế, tỷ lệ đạt về phẩn loại
chất thải rắn y tế đạt cao nhất (89,2%), tiếp đến là kiến thức về phân loại chất thải
rắn y tế lây nhiễm với 79,5%. Các kiến thức khác như về số loại phân định chất thải
rắn y tế (62,2%), kiến thức phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm (67,7%),
kiến thức về phân loại chất thải rắn thông thường (62,9%) chỉ đạt trên 60%.
Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phân định chất thải rắn y tế
Nhận xét:
Nhìn chung, chưa tới ¾ số cán bộ có kiến thức chung về phân định chất thải
rắn đạt. Tỷ lệ có kiến thức chưa đạt về mảng này chiếm 26,6%.
41
Bảng 3.7: Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa CTRYT
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về đặc tính bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải rắn y tế
217 54,4 182 45,6
Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong
thiết bị lưu trữ màu vàng
334 83,7 65 16,3
Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong
thiết bị lưu trữ màu đen
330 82,7 69 17,3
Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong
thiết bị lưu trữ màu xanh
369 92,5 30 7,5
Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong
thiết bị lưu trữ màu trắng
369 92,5 30 7,5
Nhận xét:
Kết quả bảng 3.8 cho thấy hầu hết cán bộ có kiến thức đạt về loại chất thải
rắn y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu xanh và màu trắng (đều đạt 92,5%).
Tỷ lệ có kiến thức đạt về koại chất thải y tế đựng trong túi màu vàng và đen cũng
khá cao, lần lượt chiếm 82,7% và 83,7%. Tuy nhiên, kiến thức về đặc tính của bao
bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế lại chỉ có 54,4% số cán bộ y tế đạt.
Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT
Nhận xét:
Kết quả tại biểu đồ 3.4 cho thấy: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ và thiết
bị lưu chứa chất thải rắn y tế vẫn đạt ở mức khá cao, 88,2%. Chỉ có 11,8% số đối
tượng chưa đạt ở mảng kiến thức này.
42
Bảng 3.8: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về người có trách nhiệm phân
loại chất thải rắn y tế
193 48,4 204 51,1
Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế 317 79,5 82 20,6
Kiến thức về yêu cầu vị trí đặt bao bì, dụng
cụ phân loại chất thải
353 88,5 46 11,5
Kiến thức về cách phân loại chất thải rắn y
tế
279 69,9 120 30,1
Nhận xét:
Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy: Đa số cán bộ có kiến thức về phân loại chất
thải rắn y tế, kiến thức về yêu càu vị trí đặt bào bì, dụng cụ phân loại chất thải rắn y
tế ở mức đạt, lần lượt chiếm 79,5% và 88,5%. Tỷ lệ có kiến thức đạt về cách phân
loại chất thải rắn y tế là 69,9%. Tuy nhiên chưa tới một nửa số cán bộ có kiến thức
đạt về người có trách nhiễm phân loại chất thải rắn y tế (48,4%).
Biểu đồ 3.5: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế
Nhận xét:
43
Kiến thức chung về phân loại chất thải rắn y tế đạt ở 69,2% số đối tượng
nghiên cứu. Còn lại 30,9% số cán bộ có kiến thức mảng này chưa đạt.
Bảng 3.9: Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về thu gom chất thải y tế thông thường 342 85,7 57 14,3
Kiến thức về nguyên tắc thu go chất thải lây nhiễm 230 57,6 169 42,4
Kiến thức về nguyên tắc thu go chất thải nguy hại
không lây nhiễm
309 77,4 90 22,6
Nhận xét:
Về thu gom chất thải rắn y tế, tỷ lệ đạt cao nhất về kiến thu gom chất thải y
tế thông thường (85.7%), tiếp đến là về nguyên tắc thu gom chất thải nguy hại
không lây nhiễm (77,4%) và tỷ lệ này ở kiến thức về nguyên tắc thu gom chất thải
lây nhiễm chỉ là 57,6%.
Biểu đồ 3.6: Kiến thức chung về thu gom chất thải rắn y tế
Nhận xét:
Có 89,5% số cán bộ được hỏi có kiến thức chung về thu gom chất thải rắn y
tế ở mức đạt. Tỷ lệ chưa đạt là 10,5%.
44
Bảng 3.10: Kiến thức về lƣu giữ chất thải rắn y tế
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về các yêu cầu về việc bố trí khu vực lưu
giữ CTYT trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện xử lý
CTYT nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện
274 68,7 125 31,3
Kiến thức về yêu cầu về khu vực lưu giữ chất thải y tế
trong khuôn viên cơ sở y tế khác
301 75,4 98 24,6
Kiến thức về các yêu cầu dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT
nguy hại tại khu lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế
327 82,0 72 18,1
Kiến thức về các yêu cầu lưu giữ các loại chất thải 290 72,7 109 27,3
Kiếnthứcvềquyđịnhvềthờigianlưugiữchấtthảilâynhiễm 292 73,2 107 26,8
Nhận xét:
Tỷ lệ có kiến thức đạt về các yêu cầu về việc bố trí khu vực lưu giữ CTRYT
trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện xử lý CTRYT nguy hại cho cụm cơ sở y tế và
bệnh viện; yêu cầu về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế trong khuôn viên cơ sở y tế
khác; các yêu cầu dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT nguy hại tại khu lưu giữ trong
khuôn viên cơ sở y tế; các yêu cầu lưu giữ các loại chất thải; quy định về thời gian
lưu giữ chất thải lây nhiễm lần lượt là 68.7%; 75,4%; 82,0%; 72,7% và 73,2%.
Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về lưu giữ chất thải rắn y tế
Nhận xét:
Tỷ lệ có kiến thức chung về lưu giữ chất thải rắn y tế ở mức đạt là 77,2%. Có
22,8% số đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đạt ở mục này.
45
Bảng 3.11: Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại để xử lý
theo mô hình cụm cơ sở y tế
Nội dung
Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về hình thức vận chuyển chất thải y tế
nguy hại từ cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý
cho cụm
277 69,4 122 30,6
Kiến thức về yêu cầu về phương tiện vận chuyển
chất thải y tế nguy hại
326 81,7 73 18,3
Nhận xét:
Tỷ lệ kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ cơ sở y tế trong
cụm đến cơ sở xử lý cho cum đạt chiếm 69,4% số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ này
với kiến thức về yêu cầu phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại là 81,7%.
Biểu đồ 3.8: Kiến thức chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo
mô hình cụm cơ sở y tế
Nhận xét:
Kiến thức nói chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô
hình cụm cơ sở y tế đạt ở 88,7% số cán bộ. Vẫn còn 11,3% số cán bộ có kiến thức
chưa đạt.
Đây là bản rút gọn của tài liệu.
- Link tải bản ĐẦY ĐỦ (117 trang): https://bit.ly/34CBPyU
- Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
46
Biểu đồ 3.9: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô
hình tập trung
Nhận xét:
Hầu hết cán bộ có kiến thức đạt về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử
lý theo mô hình tập trung, chiếm 90,7% trong nghiên cứu.
Bảng 3.12: Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
Nội dung Đạt Không đạt
n % n %
Kiến thức về nguyên tắc xử lý chất thải y tế
nguy hại
338 84,7 61 15,3
Kiến thức về các hình thức xử lý chất thải y tế
nguy hại
282 70,7 117 29,3
Kiến thức về các công nghệ xử lý chất thải
nguy hại
133 33,3 266 66,7
Nhận xét:
Đa số cán bộ tham gia nghiên cứu có kiến thức về nguyên tắc xử lý chất thải
rắn y tế nguy hại và kiến thức về các hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại đạt, với
tỷ lệ lần lượt là 84,7% và 71,7%. Tỷ lệ có kiến thức về các công nghệ xử lý chất
thải nguy hại ở mức đạt chỉ chiếm 1/3 số đối tượng nghiên cứu (tỷ lệ 33.3%)
47
Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
Nhận xét:
Theo kết quả ở biểu đồ 3.10 cho thấy, có khoảng ¾ số đối tượng tham gia
nghiên cứu có kiến thức chung về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở mức đạt
(75,2%). Tỷ lệ cán bộ không đạt ở phần kiến thức này là 24,8%.
Biểu đồ 3.11: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung
Nhận xét:
Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy, đa số cán bộ có kiến thức về quản lý chất thải
rắn y tế nói chung ở mức đạt, chiếm 64,7%. Vẫn còn hơn 1/3 số người tham gia
nghiên cứu chưa có kiến thức đạt về quản lý chất thải rắn y tế nói chung (35,3%).
07102020110122

More Related Content

What's hot

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfMan_Ebook
 
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái  [Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái Tài liệu sinh học
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdf
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdfCấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdf
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdfHanaTiti
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái  [Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái
[Phần 1] Giáo trình động vật học không xương sống - Thái Trần Bái
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo KhêHiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
 
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAYĐề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
Đề tài: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Đại Hợp, HAY
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trúKhảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
 
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh việnĐề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
 
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóaLuận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
 
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdf
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdfCấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdf
Cấp thành phố tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính.pdf
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 

Similar to THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018

Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...luanvantrust
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...nmtien1985
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018 (20)

Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh việnLuận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...
Thuc trang va kien thuc, thuc hanh cua nhan vien y te ve quan ly chat thai ra...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
Khảo sát công tác tồn trữ và bảo quản vắc xin tại Trung tâm y tế Quận Gò Vấp ...
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
 
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAYLuận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2, HAY
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếTiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
đặC điểm mật độ xương ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội h...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ CẢNH THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ CẢNH THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018 Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 60720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Quỳnh Anh 2. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương HÀ NỘI – 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo – Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe môi trường cũng như toàn thể các thầy cô trong Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này. Với tất cả sự kính trọng và tình cảm sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn với PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương và đặc biệt là T.S Trần Quỳnh Anh, đã giúp đỡ cho em rất nhiều từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chỉnh sửa cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Thường Tín, các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học này. Xin cảm ơn tập thể các bạn lớp Cao học 26 YTCC đã cùng nhau học tập và giúp đỡ trong 2 năm học vừa qua. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Cảnh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Cảnh, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô T.S Trần Quỳnh Anh và PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Cảnh
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế CBYT Cán bộ y tế CSYT Cơ sở y tế CTYT Chất thải y tế CTRYT Chất thải rắn y tế CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại HIV Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3 1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn Y tế.............................................3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................3 1.1.2. Quản lý chất thải y tế bao gồm...................................................................3 1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế ....................................................................6 1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ...................................................................11 1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................11 1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................12 1.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan……………………………..17 1.4. Thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu……………………....19 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................21 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................21 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21 2.2.1. Mục tiêu 1.................................................................................................21 2.2.2. Mục tiêu 2.................................................................................................21 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................21 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu...............................................................................21 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................................23 2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ..............................................................23 2.5.1. Thông tin về thực trạng QLCTRYT tại các BV.......................................23 2.5.2. Thông tin về đánh giá kiến thức của CBYT về QLCTRYT.....................23 2.5.3. Quy trình thu thập thông tin .....................................................................26 2.6. Sai số và cách khắc phục....................................................................................27 2.7. Quản lý và phân tích số liệu...............................................................................28 2.8. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
  • 7. 3.1. Thông tin chung về các bệnh viện .....................................................................29 3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế..................................................................30 3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT tại các Bệnh viện.......................30 3.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT .................................................................37 3.3.1. Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu....................................37 3.3.2. Kiến thức của CBYT ................................................................................38 3.3.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan.....................................48 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................52 4.1. Thực trạng QLCTRYT tại các BV...................................................................523 4.2. Kiến thức của CBYT tại các BV triển khai nghiên cứu.....................................54 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của CBYT.............................................62 4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................64 KẾT LUẬN..............................................................................................................66 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ......................6 Bảng 1.2: Nguy cơ tổn thương và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn ......................8 Bảng 1.3: Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTYT .................9 Bảng 1.4: Khối lượng CTRYT, CTYTNH tại các địa phương năm 2014...........15 Bảng 2.1: Địa điểm triển khai nghiên cứu...........................................................22 Bảng 2.2 Cách tính điểm đạt từng phần kiến thức của CBYT về QLCTRYT...24 Bảng 3.1: Thông tin chung về các BV tham gia nghiên cứu...............................29 Bảng 3.2: Thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế .................................33 Bảng 3.3: Lượng CTRYT phát sinh tại các BV...................................................35 Bảng 3.4: Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu ..............................37 Bảng 3.5: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế................................................38 Bảng 3.6: Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế............................................40 Bảng 3.7: Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT ....................41 Bảng 3.8: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế.............................................42 Bảng 3.9: Kiến thức về thu gom chất thải y tế ....................................................43 Bảng 3.10: Kiến thức về lưu giữ chất thải y tế ......................................................44 Bảng 3.11: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế .............................................................................45 Bảng 3.12: Kiến thức về xử lý chất thải y tế nguy hại ..........................................46 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức của CBYT về QLCTRYT và một số yếu tố nhân khẩu học, trình độ, thâm niên, công tác tập huấn...................48 Bảng 3.14: Kiến thức của CBYT tại các đơn vị nghiên cứu…………………….49
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế………………………………6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế.........................39 Biểu đồ 3.2: Kiến thức về QLCTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế.39 Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phân định chất thải rắn y tế.....................40 Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế ...........................................................................................41 Biểu đồ 3.5: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế.................................42 Biểu đồ 3.6: Kiến thức chung về thu gom chất thải y tế..............................43 Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về lưu giữ chất thải y tế ...............................44 Biểu đồ 3.8: Kiến thức chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế....................................................45 Biểu đồ 3.9: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình tập trung.....................................................................46 Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về xử lý chất thải y tế nguy hại....................47 Biểu đồ 3.11: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung...................47
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Thùng phân loại rác tại xe tiêm ............................................................31 Hình 3.2. Thùng phân loại rác tại các phòng chức năng ......................................31 Hình 3.3. Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại ...............................................31 Hình 3.4. Khu vực lưu giữ chất thải tái chế..........................................................32 Hình 3.5. Phân khu lưu giữ riêng từng loại chất thải............................................32 Hình 3.6. Tủ lạnh bảo quản chất thải giải phẫu....................................................33
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành liên quan. Mới đây, thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016, thay thế cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế để phù hợp hơn với tình hình quản lý chất thải y tế trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các cơ sở Y tế (CSYT) cũng đã thải ra một lượng lớn những chất thải Y tế, đặc biệt chất thải Y tế nguy hại (CTNH), trong đó chất thải rắn (CTR) phát sinh từ hoạt động y tế, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị, khối lượng CTR có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2015, lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Đối với CTNH, tổng lượng phát sinh khoảng 800 nghìn tấn/năm [1]. Chất thải Y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sống, sức khỏe con người, đặc biệt với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. CTYT lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức như qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế năm 2018, cả nước có 13.664 cơ sở y tế, trong đó có 1.488 bệnh viện; 1.016 cơ sở thuộc hệ dự phòng, 77 cơ sở đào tạo Y, dược và 11.083 trạm Y tế xã [2]. Dưới áp lực từ việc gia tăng dân số, tình hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, việc người dân tiếp cận dịch vụ y tế ngày một nhiều hơn và dễ hàng hơn dẫn đến gia số lượng cơ sở y tế, gia tăng giường bệnh do vậy lượng CTRYT phát sinh sẽ ngày càng lớn hơn và là gánh nặng cho cả ngành Y tế cũng như cho các bộ ngành liên quan.
  • 12. 2 Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý CTYT không những góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc cũng như sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường sống. Thực trạng về vấn đề quản lý CTRYT tại bệnh viện các tuyến đặc biệt đối với bệnh viên đa khoa tỉnh và huyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm triển khai nghiên cứu [3], [4], [5], [6]. Nhưng các nghiên cứu trước đây, được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, chưa đánh giá được thực trạng công tác quản lý CTRYT theo hướng dẫn mới tại thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015. Năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai đề tài nghiên cứu về “Xây dựng và thử nghiệm quy trình giảm thiểu chất thải rắn y tế” trong hoạt động của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, nhằm đánh giá việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang và Hà Nội. Đề tài chỉ rõ thực trạng về QLCTRYT và giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện của 4 tỉnh trên và chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại để từ đó đưa ra các khiến nghị và kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp cho việc giảm thiểu CTRYT nguy hại tại các CSYT. Luận văn này sử dụng một phần bộ số liệu của đề tài. Nằm trong khuôn khổ đề tài này, luận văn “Thực trạng và kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2018” được triển khai thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm số liệu về công tác quản lý CTRYT cho các nhà quản lý tại các Bệnh viện nghiên cứu cũng như các nhà quản lý các cấp có cơ sở để xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực QLCTRYT. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 3 bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, Kiên Giang và Đức Giang, thành phố Hà Nội năm 2018. 2. Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế tại 3 bệnh viện nghiên cứu và một số yếu tố liên quan.
  • 13. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT): Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế [7]. Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa các yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [7]. Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [8]. Chất thải rắn y tế là chất thải y tế ở dạng rắn mà không phải ở dạng nước thải hay khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế [7], [8]. 1.1.2. Quản lý chất thải rắn y tế bao gồm 1.1.2.1. Phân định chất thải rắn y tế * Theo Tổ chức Y tế Thế giới Theo báo cáo năm 1999 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [9], CTRYT gồm 8 loại, trong đó, chất thải y tế nguy hại bao gồm 6 loại: Chất thải sắc nhọn; chất thải lây nhiễm; chất thải giải phẫu; dược phẩm thải bỏ và chất gây độc tế bào; chất thải hóa học; chất thải phóng xạ và chất thải thông thường và bình áp suất. Theo báo cáo năm 2014 về Quản lý an toàn các chất thải từ hoạt động y tế của WHO: CTRYT được phân thành 2 nhóm chính: Chất thải y tế nguy hại (hazardous health-care waste) gồm 6 loại như chất thải y tế nguy hại ở trên và chất thải thông thường (general health-care waste). Loại chất thải bình áp suất đã được gộp chung vào nhóm chất thải hóa học nguy hại [10].
  • 14. 4 * Theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT do Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015, quy định về quản lý chất thải y tế, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2016. Trong đó, việc phân định chất thải y tế được chia thành 3 nhóm gồm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường [7]. Cụ thể như sau: a. Chất thải lây nhiễm bao gồm: - Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây chuyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính máu bệnh phẩm phát sinh từ các buồng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; - Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. b. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: - Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; - Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; - Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; - Chất hàm răng amalgam thải bỏ;
  • 15. 5 c. Chất thải y tế thông thường bao gồm: - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế; - Chất thải rắn thông thường phát sinh trong cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại quy định nhưng các yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại; 1.1.2.2. Quy định về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế - Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa - Màu sắc đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau: + Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm + Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm + Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường + Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế. - Bao bì, dụng cụ đựng chứa chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC - Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng - Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng. 1.1.2.3. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế - Quản lý chất thải rắn y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện.
  • 16. 6 Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý Chất thải rắn y tế 1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào các số liệu thống kê hàng năm, dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước rất lớn như sau [11]: Bảng 1.1: Dự báo khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh TT Vùng Khối lƣợng (kg/ngày) Năm 2015 Năm 2025 Toàn quốc 50.071 91.991 1 Vùng đồng bằng sông Hồng 14.990 28.658 2 Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 4.490 7.648 3 Vùng Trung Bộ 9.290 15.989 4 Vùng Tây Nguyên 1.862 3.287 5 Vùng Đông Nam Bộ 12.839 27.632 6 Vùng dồng bằng sông Cửu Long 6.600 8.777 Nguồn: QĐ số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 (Điều 1, mục 5)
  • 17. 7 Do vậy, CTRYT nói chung đặc biệt là CTRYT nguy hại nói riêng, nếu không được quản lý tốt, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm các bệnh nhân, cán bộ Y tế (CBYT) và cộng đồng; nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là nước ngầm [10]. 1.1.3.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người CTRYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh qua đường máu cho NVYT, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm [2]. * Các đối tƣợng có nguy cơ ảnh hƣởng bới CTYT - Cán bộ, NVYT: bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải..; - Người tham gia vận chuyển, xử lý CTRYT ngoài khuôn viên bệnh viện, người nhặt rác, bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú; người nhà bênh nhân và khách thăm, cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các sơ sở y tế [2]. * Nguy cơ của một số CTRYTNH đối với sức khỏe con ngƣời - Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,... [2]. Điển hình như thương tích do bơm kim tiêm trong quá trình thu gom và xử lý. Theo nghiên cứu của Helal và cộng sự (2011) cho thấy 7,4% chấn thương trong nhóm CBYT là do các chất thải sắc, nhọn [12].
  • 18. 8 Bảng 1.2: Nguy cơ tổn thƣơng và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn [13] Nghề nghiệp Số ca tổn thƣơng do vật sắc nhọn (ngƣời/năm) Số ca bị viêm gan (ngƣời/năm) Điều dưỡng bệnh viện 17.700 – 22.000 56 - 96 Nhân viên xét nghiệm 800 – 7.500 2 - 15 Nhân viên vệ sinh BV 11.700 – 45.300 23 - 91 Kỹ sư của bệnh viện 12.200 24 Bác sĩ và nha sĩ của BV 100 - 400 < 1 Bác sĩ ngoài BV 500 – 1.700 1 - 3 Nha sĩ ngoài BV 100 - 300 5 - 8 Nhân viên phụ giúp nha sĩ ngoài BV 2.600 – 3.900 < 1 Nhân viên cấp cứu ngoài BV 12.000 24 Nhân viên xử lý chất thải ngoài BV 500 – 7.300 1 - 15 - Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTRYT lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: qua da: (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Theo kết quả nghiên cứu bệnh chứng của tác giả Nguyễn Quý Châu và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của CTYT BV tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ mắc bệnh nội khoa cao hơn rõ rệt (điển hình là viêm phế quản, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh, nhiễm trùng tiết niệu, thiếu máu) so với nhóm không phơi nhiễm. Bên cạnh đó, nếu môi trường nước và không khí bệnh viện bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt cụ thể là 9,84% ở nhóm tiếp xúc và 2,27% ở nhóm không tiếp xúc chất thải bệnh viện [14]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Tâm (2007) đã cho thấy có sự liên quan giữa việc tiếp xúc với CTYT với thực trạng mắc bệnh viêm kẽ chân – tay, đau mắt, viêm mũi, tiêu chảy của những người dân xung quanh khu vực bệnh viện; 100% đối tượng được phỏng vấn trả lời về sự bốc mùi gây khó chịu từ bãi rác CTRYT của bệnh viện [15]. Bên cạnh đó, CTRYT có thể làm lan rộng các vi sinh vật kháng thuốc từ các CSYT ra môi trường [16], [17].
  • 19. 9 Bảng 1.3: Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTRYT [2] Loại nhiễm khuẩn Vi sinh vật gây bệnh Phƣơng tiện lây nhiễm Nhiễm khuẩn tiêu hóa Salmonella, Shigella spp; Vibrio cholerae; Giun, sán Phân hoặc chất nôn Nhiễm khuẩn hô hấp Vi khuẩn lao, virus sởi, bạch hầu, ho gà… Các loại dịch tiết, đờm Nhiễm khuẩn mắt Virus herper Dịch tiết của mắt Nhiễm khuẩn da Streptococcus spp Mủ Viêm màng não mủ do não mô cầu Não mô cầu (Neisseria meningitidis) Dịch não tủy AIDS HIV Máu, chất tiết sinh dục Sốt xuất huyết Các virus: Junin, Lassa, Ebola, Marburg Tất cả các sản phẩm máu và dịch tiết Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu Staphylococcus spp Máu Nhiễm khuẩn huyết Nhóm tụ cầu khuẩn; Enterobacter; Enterococcus; Klebssiella; Streptococcus Máu Nấm Candida Candida albican Máu Viêm gan A Virus viêm gan A Phân Viêm gan B, C Virus viêm gan B, C Máu, dịch thể - Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng,... Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,…[2]. Những hóa chất nguy hiểm phổ biến từ chất thải hóa học và dược phẩm: thủy ngân(trong các thiết bị, vật liệu y tế thải bỏ: nhiệt kế, huyết áp kế,
  • 20. 10 bóng đèn huỳnh quang, chất hàn răng amalgam [2], [10], [18]); chất sát/khử trùng với tính ăn mòn và dễ phản ứng; thuốc tẩy uế; dự lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước; dư lượng dược phẩm thải bỏ(các loại thuốc kháng sinh, thuốc hết hạn) [2], [10], [19]. - Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da [2]. - Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong BV, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất phóng xạ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền [2], [20]. 1.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý CTYT không đúng phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên như sau [2]: - Đối với môi trường đất: Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn. - Đối với môi trường không khí: Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử
  • 21. 11 lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khí độc hại như HCL, SO2, dioxin và furan… - Đối với môi trường nước: Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này. 1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế 1.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc quản lý CTYT đã được áp dụng trên 170 nước hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý của các Công ước quốc tế như: Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995; Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001; Công ước Rotterdam về những thủ tục thỏa thuận cung cấp thông tin ưu tiên đối với hóa chất độc hại và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế vào năm 2007. Trong năm 2013 nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết Công ước Minamata, theo Công ước, chậm nhất đến năm 2020, các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu [2]. Theo nghiên cứu của A. Prem Ananth và cộng sự tại 10 quốc gia Châu Á năm 2010 [21] về quản lý CTYT theo tiêu chuẩn của WHO, 1999 [10] cho kết quả như sau: Các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã thực hiện tốt các nội dung của QLCTRYT của WHO năm 1999. Khâu xử lý CTYT đạt ở tất cả 10 nước tham gia nghiên cứu. Khâu phân loại, thu gom CTYT đã được các nước như Campuchia, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Singgapo, Thái Lan thực hiện rất tốt. Khâu lưu giữ cũng đã thực hiện tốt ở đa số các nước chỉ chưa đạt tại Myanma. Nhưng bên cạnh đó, khâu vận chuyển và tiêu hủy lại thật sự đặt ra thách thức và khó khăn cho khoảng 50% nước tham gia nghiên cứu.
  • 22. 12 Trong nghiên cứu tại Dhaka thủ đô của Bangladesh năm 2014 đã cho thấy 5 rào cản lớn nhất trong công tác QLCTRYT tại các bệnh viện thuộc thành phố này gồm: chính sách và hướng dẫn chưa hợp lý; kiến thức và thực hành còn hạn chế của nhân viên y tế; thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, thiếu thiết bị tiêu hủy và thiếu lò đốt chất thải y tế [22]. Bên cạnh đó theo tác giả Ignasio S.K và cộng sự năm 2016 đã cho thấy thực trạng thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng, đặc biệt thiếu phương tiện vận chuyển, nơi lưu giữ chất thải trong xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện ở Tanzania. Việc xử lý chủ yếu dùng công nghệ lò đốt với nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không đạt tiêu chuẩn [23]. Theo kết quả điều tra của WHO năm 1999 tiến hành tại 22 nước đang phát triển có đến 18-64% các cơ sở y tế chưa tuân thủ đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế [24]. Nhìn chung, công tác QLCTRYT đã có nhiều bước tiến mới đặc biệt ở các nước phát triển. Nhưng có một thực tế, tại đa số các nước đang phát triển và kém phát triển, sự hạn chế về kinh phí, còn thiếu về: cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ và trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến cũng như nhận thức, thực hành của nhân viên y tế vẫn còn nhiều hạn chế và cần được đầu tư và quan tâm hơn. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế Việt Nam là nước đang phát triển, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải y tế và đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng. Sau đây là một số các văn bản quan trọng về vấn đề QLCTRYT: * Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành - Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 được Quốc hội thông qua kỳ hợp thứ 6, Quốc hội khóa XII ( Điều 62, 63) [25] ; - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (Điều 3, 72, 142) [26];
  • 23. 13 - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn [27]; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải y tế và phế liệu (Điều 6,7) [8]; - Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 [28]; - Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 [29]; - Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến 2025 [30]. * Các Quyết định, Thông tư do các Bộ ban hành - Thông tư liên tịch quan trọng nhất trong công tác quản lý chất thải rắn y tế hiện nay là: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế trong việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế [7]. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 và thay thế cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế; - Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Điều 6, 11, 12, 30) [31]; - Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện [32]; - Quyết định 1119/QĐ-BYT ngày 28/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch truyền thông về quản lý chất thải y tế, giai đoạn 2017-2021 [33];
  • 24. 14 - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 7) [34]; - Quyết định số 107/QĐ-BTNMT ngày 19/01/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính về quản lý chất thải nguy hại [35]; * Các văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật : - Liên quan đến CTRYTNH: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại [36].; TCVN 6706:2009: Chất thải nguy hại– Phân loại [37] thay thế cho TCVN 6706:2000; TCVN 6707:2000: Chất thải nguy hại–Dấu hiệu cảnh báo ; TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế [38]. - Liên quan đến lò đốt CTRYT: QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt CTRYT [39]; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7556-1:2005 (BS EN 1948-1: 1997) về Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF - Phần 1: Lấy mẫu [40]; TCVN 7558-2: 2005: Lò đốt CTRYT xác định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải – Phần 2: Phương pháp đo độ đục [41]; TCXDVN 365:2007: Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế [42]; 1.2.2.2. Thực trạng QLCTRYT tại các bệnh viện Việt Nam * Thực trạng phát sinh CTRYT Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị, khối lượng phát sinh CTR từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng. CTR y tế trong bệnh viện bao gồm hai loại là CTR sinh hoạt và CTNH y tế. CTR sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% CTR trong bệnh viện. Theo thống kê, mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày [1]:
  • 25. 15 Bảng 1.4: Khối lƣợng CTRYT, CTRYTNH tại các địa phƣơng năm 2014 TT Tên tỉnh CTRYT (tấn/năm) CTRYT nguy hại (tấn/năm) 1 Hà Nội 2.972 1.632 2 Ninh Bình 3.548 887 3 Đồng Nai 3.024 756 4 Nghệ An 3.904 616 5 Thanh Hóa 3.128 283 6 Lạng Sơn 1.706 256 7 An Giang 1.236 236 8 Nam Định 1.095 233 9 Điện Biên 626 173 10 Ninh Thuận 1.011 146 11 Hà Tĩnh 1.442 134 12 Kon Tum 322 64 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm(2011 - 2015) các địa phương, 2015[1] * Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT Theo kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009: Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận
  • 26. 16 chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn [43]. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà N ng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác [43]. Tính đến năm 2015, tỉ lệ CTRYT được thu gom đạt trên 75%; tỷ lệ CTYT nguy hai được thu gom, xử lý đạt khoảng 65%. Hầu hết các BV đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện thu gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn. Tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn CTRYT phát sinh được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ tập trung sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó [1]. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải rắn y tế tại 22 bệnh viện khu vực miền Bắc năm 2015 của tác giả Doãn Ngọc Hải và cộng sự cho thấy: Vẫn còn một số bệnh viện chưa có giấy phép xả thải và chưa xây dựng Đề án bảo vệ môi trường. Một số quy định về phân loại, thu gom chất thải y tế còn chưa được các bệnh viện quan tâm thực hiện triệt để. Hầu hết các bệnh viện đều không có đường vận chuyển chất thải riêng; tỷ lệ bệnh viện đầu tư xe chuyên dụng vẫn còn khá thấp. 95,5% bệnh viện đã có nhà lưu giữ chất thải, nhưng rất ít bệnh viện có nhà lưu giữ chất thải đúng quy định. 50% bệnh viện hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân; 50% bệnh viện vẫn sử dụng phương pháp đốt bằng lò đốt chuyên dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện đã được quan tâm hơn trước nhưng công tác kiểm tra đánh giá vẫn cần được duy trì [11].
  • 27. 17 1.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT và các yếu tố liên quan Đối với các CBYT làm việc tại trạm y tế, theo tác giả Tô Thị Liên năm 2015 nghiên cứu tại 32 trạm Y tế xã, phường thuộc 8 tỉnh Việt Nam cho kết quả: kiến thức cơ bản về QLCTYT, phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ, xử lý và tiêu hủy lần lượt là: 42,7%; 81,1%; 75,1%; 49,2% và 43,8%. CBYT được tập huấn có kiến thức đúng về QLCTRYT cao hơn CBYT không được tập huấn là 8,5 lần, kết quả này có ý nghĩa thống kê [43]; Theo tác giả Lâm Hoàng Dũng năm 2015 nghiên cứu tại 3 bệnh viện chuyên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt, Da liễu và Ung bướu, Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 68,2% nhân viên y tế có kiến thức chung đúng về quản lý chất thải rắn y tế và 86,9% có thực hành chung đúng về phân loại chất thải rắn y tế. Nhóm tuổi, trình độ chuyên môn và tập huấ là 3 yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê về quản lý chất thải rắn y tế [4]; Cũng theo tác giả Châu Võ Thụy Diễm Thúy (2015) nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại bệnh viên đa khoa Đồng Tháp cho kết quả tương tự: tỷ lệ NVYT đạt kiến thức phân loại, thu gom về CTRYT rất cao (96,4%), kiến thức về phân loại chất thải và mã màu dụng cụ đựng cất thải là 96,1%; tuy nhiên đạt kiến thức cơ bản về quản lý CTRYT và kiến thức thu gom chỉ chiếm 47,8% và 49,7% [44]; Tác giả Nguyễn Thị Hoài năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội chỉ ra kiến thức đúng về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý của CBYT lần lượt là 84,5%, 63,8%, 69,8%, 68,1%, kiến thức chung đạt 71,6%. CBYT được tập huấn có kiến thức đạt cao gấp 5,8 lần nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [45]; Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Huyền năm 2016 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở mức 67,9%, có 57,7% CBYT có kiến thức đạt về 4 loại chất thải lây nhiễm trong nhóm chất thải lây nhiễm và có 40,6% CBYT có hiểu biết đúng và đầy đủ 4 mầu sắc sử dụng để phân loại CTRYT, chỉ 11,2% CBYT có thể kể đúng và đủ tên 3 nhóm CTRYT theo quy định hiện hành; các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của CBYT là yếu tố về giới tính, nơi làm việc, hướng dẫn quy chế [51].
  • 28. 18 Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Tuấn Sỹ năm 2013 nghiên cứu về kiến thức và thực hành về tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ ra tỷ lệ CBYT có kiến thức đạt về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế lần lượt chiếm 78,1%; 97,3%; 93,6% và 28,3% [52] Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Chính Phong (2016) tại Bệnh viện Mắt Hà Nội cho thấy: tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng về quy trình QLCTRYT là 78%, về phân loại 79,3%, vận chuyển 63,4% và lưu giữ là 90,2%. Các yếu tố như sự quan tâm của lãnh đạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách, văn bản quy định được đánh giá là một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện quy trình QLCTRYT [5]; Nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Hanh và Trần Thúy Hà tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013 về thực trạng quản lý chất thải y tế cho thấy 100% bệnh viện có phân công lãnh đạo làm công tác quản lý chất thải y tế, 92,3% có báo cáo bảo vệ môi trường, 100% bệnh viện có sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hằng ngày, 84,61% có báo cáo giám sát môi trường định kỳ và 69,23% có sổ đăng ký nguồn thải, 100% bệnh viện không có kế hoạch, không có giấy phép xả thải, cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải y tế. Tỷ lệ nhân viên được tập huấn quản lý chất thải y té là 39,3%; 100% bệnh viện không đảm bảo tiêu chuẩn về phương tiện chứa chất thải và đường vận chuyển chất thải. Về kiến thức, có 77,87% nhân viên y tế và 73,39% nhân viên vệ sinh có kiến thức chung đạt (đạt >50%) về quản lý chất thải y tế; về thực hành, nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh quan tâm tới việc thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế lần lượt là 98,61% và 99,12%, thực hiện phân loại tại nguồn là 98,15% và 95,61%. Có mối liên quan giữa việc tập huấn với kiến thức, kiến thức với thực hành của nhân viên y tế (p<0,05) [59]. Nghiên cứu cuả Nguyễn Xuân Chi, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Võ Minh Hoàng về kiến thức, thái độ, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế cho thấy có 57,7% phương tiện thu gom vận chuyển chất thải của các bệnh viện đạt yêu cầu; 52,5% vật dụng lưu trữ chất thải chưa đạt yêu cầu. Có 92,5% CBYT có kiến thức đúng; 88,6% có thái độ đúng và 94,5% thực hành đúng [60]
  • 29. 19 Nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường năm 2011 tại bệnh viện đa khoa Đông Anh cho thấy tỷ lệ nhân viên đạt kiến thức chung về quản lý là 86,8%, tuy nhiên kiến thức của nhân viên về các nhóm chất thải, các chất thải lây nhiễm lần lượt chiếm tỷ lệ 27,2% và 54,4%. Tỷ lệ nhân viên đạt thực hành phân loại chất thải là 82,4%, thu gom là 52,6%, vận chuyển là 52,5%, lưu giữ chất thải là 100%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác với kiến thức về các loại chất thải lây nhiễm, kiến thức và thực hành về phân loại chất thải có mối liên hệ với nhau (p<0,05). Thiếu kinh phí, sự quan tâm, ý thức của cán bộ nhân viên, công tác đào tạo, kiểm tra giám sát được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động phân loại, thu gom và vận chuyển, lưu trữ chất thải [48]. 1.4. Thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu Nghiên cứu triển khai tại 3 bệnh viện thuộc tỉnh/thành phố: Hà Nội, Nghệ An và Kiên Giang 1.4.1. Bệnh viện đa khoa Đức Giang – thành phố Hà Nội. Tọa lạc tại số 54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Thành phố Hà Nội , bệnh viện đa khoa Đức Giang thực hiện chức năng của bệnh viện hạng I, là cơ sở khám, chữa bệnh của Sở Y tế Hà Nội trực thuộc Thành phố, bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản và có trình độ chuyên môn sâu và có trang thiết bị hiện đại luôn s n sàng tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú cho người dân quận Long Biên và các quận huyện lân cận trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh khác. 1.4.2. Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An – tỉnh Nghệ An Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An trải qua bao khó khăn, vất vả, nhờ sự nỗ lực hết mình, hy sinh xương máu của rất nhiều cán bộ công nhân viên bệnh viện. Tháng 10/2014, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chính thức di chuyển tới địa điểm làm việc mới tại Km5, đại lộ Lê Nin, xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Được đầu tư phương tiện kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tri thức y học vững vàng,
  • 30. 20 đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của không chỉ nhân dân trong tỉnh mà cả các tỉnh lân cận cũng như nước bạn Lào. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An sẽ trở thành bệnh viện mang tầm cỡ khu vực Bắc Trung bộ trực thuộc Bộ Y tế. 1.4.3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiền Giang – tỉnh Kiên Giang: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang là một bệnh viện hạng I, tọa lạc tại số 46, đường Lê Lợi phường Vĩnh Thanh Vân, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, hiện nay bệnh viện đã trở thành một bệnh viện lớn vừa là cơ sở điều trị vừa là cơ sở thực hành, đào tạo nghiên cứu khoa học của khu lâm sàng. Bệnh viện hiện đã thực hiện được 100% kỹ thuật thuộc phân tuyến bệnh viện tuyến tỉnh và hơn 90% phân tuyến kỹ thuật tuyến Trung ương. Các kỹ thuật cao đã thực hiện được như: Mổ tim hở, can thiệp tim mạch, xạ trị, vi phẫu thần kinh mạch máu, thay khớp gối, mổ nội soi tiêu hóa, tuyến giáp, sản khoa…., thay máu sơ sinh, siêu lọc máu cấp cứu, tách tế bào máu từng phần, xét nghiệm sinh học phân tư, miễn dịch…
  • 31. 21 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian thu thập số liệu từ: 10/2018 đến 12/2019. - Địa điểm nghiên cứu tại 3 bệnh viện tỉnh: BV Đa khoa Đức Giang ( thành phố Hà Nội), BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An (tỉnh Nghệ An) và BV Đa khoa tỉnh Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang). 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 2.2.1. Mục tiêu 1 Tại bệnh viện đa khoa tỉnh tham gia nghiên cứu: thông tin chung về bệnh viện, hồ sơ, sổ sách công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT, trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ QLCTRYT. 2.2.2. Mục tiêu 2 CBYT đang làm việc tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ: CBYT đi vắng trong thời gian nghiên cứu (đi học hoặc đang thực tập, nghỉ đẻ, nghỉ ốm hoặc đi công tác xa trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện) và cán bộ không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và định tính. 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu Bệnh viện được chọn có chủ đích, theo các tiêu chí: phân bố ở cả 3 vùng bắc, trung, nam; mỗi vùng chọn một tỉnh đại diện, mỗi tỉnh tiến hành nghiên cứu tại 1 bệnh viện đa khoa tỉnh. Có 3 bệnh viện được chọn tham gia vào nghiên cứu.
  • 32. 22 Bảng 2.1: Địa điểm triển khai nghiên cứu Vùng/miền Tỉnh/ Thành phố Bệnh viện Bắc Hà Nội BV đa khoa Đức Giang Trung Nghệ An BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An Nam Kiên Giang BV đa khoa tỉnh Kiên Giang 2.3.2.1. Mẫu định tính Phỏng vấn sâu: Tại mỗi bệnh viện được chọn, tiến hành phỏng vấn sâu: Đại diện Ban Giám đốc, đại diện cán bộ lãnh đạo khoa lâm sàng và lãnh đạo khoa kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện. Tổng số mẫu phỏng vấn sâu: 3 mẫu x 3 bệnh viện = 9 cuộc phỏng vấn sâu. 2.3.2.2. Mẫu định lượng Để tính toán được số CBYT cần thiết chọn tham gia vào nghiên cứu từ mỗi bệnh viện, chúng tôi áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước tính một tỉ lệ: Trong đó: Z1-α/2=1,96 (với α=0,05) : Độ chính xác tương đối =10% p: tỷ lệ NVYT có kiến thức chung đạt về phân loại chất thải rắn y tế là = 78,1% [52] Tính theo công thức trên, căn cứ vào tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức chung đạt về phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Tuấn Sỹ về kiến thức của nhân viên y tế và thực hành tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2013 [52] tính được cỡ mẫu cần thiết cho một bệnh viện là 108 CBYT. Thực tế, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 399 CBYT tại 03 bệnh viện tỉnh triển khai nghiên cứu trong đó: có 79 bác sĩ, 6 dược sĩ, 225 cán bộ điều dưỡng, 39 kỹ thuật viên và 40 hộ lý/y công, nhân viên khác.
  • 33. 23 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu Các biến số chi tiết của nghiên cứu được trình bày cụ thể tại phụ lục 3. Trong đó với từng mục tiêu có các biến số chính như: * Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng QLCTRYT tại các BV tuyến tỉnh - Thu thập thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu (tổng số giường bệnh, tổng số khoa phòng chức năng, số lượng cán bộ, trình độ cán bộ, thâm niên công tác....) - Số BV có xây dựng kế hoạch hoạt động, có mục chi tài chính, danh mục, chủng loại, quản lý, cấp phát trang thiết bị vật tư y tế, tổng lượng CTRYT phát sinh và thực tế thu gom, xử lý tại các bệnh viện. * Mục tiêu 2: Kiến thức về QLCTRYT của CBYT tại các BV và một số yếu tố liên quan thu thập biến số về: - Kiến thức chung về QLCTRYT: kiến thức về khái niệm về QLCTRYT; phân định CTRYT; bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT; phân loại CTRYT; thu gom, lưu giữ và vận chuyển xử lý CTRYT. - Một số yếu tố liên quan: tuổi, giới, chức danh, trình độ học vấn, thâm niên công tác... 2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 2.5.1. Thông tin về thực trạng QLCTRYT tại các BV - Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện gồm: quan sát kết hợp phỏng vấn thông tin , hồi cứu các sổ sách, báo cáo tại BV. - Công cụ thu thập thông tin: bảng thu thập thông tin thực trạng quản lý CTRYT (phụ lục 1), được xây dựng dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 và hướng dẫn phỏng vấn sâu (phụ lục 5) được xây dựng sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia của Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế. 2.5.2. Thông tin về đánh giá kiến thức của CBYT về QLCTRYT - Phương pháp thu thập: Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền. - Công cụ thu thập thông tin: phiếu khảo sát kiến thức cuả CBYT tại BV (phụ lục 2) dựa trên quy chế quản lý chất thải y tế tại Thông tư liên tịch số
  • 34. 24 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 và đã được tham khảo ý kiến chuyên gia của Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế. 2.5.3. Cách tính điểm kiến thức về QLCTRYT của CBYT Cách tính điểm kiến thức đạt của CBYT về từng phần nội dung khi trả lời đạt trên 50% kiến thức. (Chi tiết cách chấm điểm từng câu, từng phần kiến thức tại phụ lục 4) * Cách đánh giá kiến thức đạt từng câu Cách đánh giá biến số về kiến thức theo bộ câu hỏi tổng số 32 câu hỏi (từ câu B1 đến câu B30) các nội dung được trình bày cụ thể tại phụ lục 4. Theo đó: đối với những câu hỏi chỉ có 1 đáp án đúng thì mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm và đối với những câu hỏi có nhiều lựa chọn đúng thì khi số câu trả lời đúng đạt từ 50% trên tổng số đáp án đúng trở lên thì câu hỏi đó sẽ tính 1 điểm vào câu trả lời trong nhóm kiến thức và nếu trả lời đúng dưới 50% trên tổng số đáp án đúng sẽ cho 0 điểm. - Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B1-B3, có 01 câu B2 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 5 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nếu từ 2 đáp án trở xuống sẽ cho 0 điểm. - Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế có 1 câu, và là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 4 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. - Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế có 5 câu, từ câu B5-B9, có 04 câu từ câu B6-B9 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 3- 4 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 2-4 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nếu từ 1 đáp án trở xuống sẽ cho 0 điểm. - Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế có 5 câu, từ câu B10-B14, cả 05 câu đều là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 4-6 lựa chọn đúng nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 2-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nếu từ 2-3 đáp án trở xuống sẽ cho 0 điểm. - Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế có 4 câu, từ câu B15-B18, có 03 câu từ B16 – B18 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-7 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu
  • 35. 25 nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 1-4 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. - Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B19.1-B19.3, cả 03 câu là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-6 lựa chọn đúng tùy từng câu nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 1-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. - Kiến thức về lưu giữ chất thải rắn y tế có 5 câu, từ câu B20-B24, cả 05 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có 3-5 lựa chọn đúng tùy từng câu hỏi nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 2-3 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. - Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B25-B27, cả 03 câu là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-4 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 1-2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. - Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế có 3 câu, từ câu B28-B30, cả 03 là câu hỏi nhiều lựa chọn, có từ 2-3 lựa chọn đúng tùy theo mỗi câu nên câu hỏi này khi trả lời đúng từ 1-2 đáp án trở lên thì câu hỏi này sẽ được tính 1 điểm. Nhóm kiến về xử lý chất thải rắn y tế được tính là đạt khi trả lời đạt từ 2 điểm trở lên.
  • 36. 26 * Cách đánh giá đạt từng phần kiến thức về QLCTRYT Bảng 2.2: Cách tính điểm đạt từng phần kiến thức của CBYT về QLCTRYT Phần kiến thức Số biến đánh giá Số câu Điểm tối đa Mức điểm đạt (>50%) Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế Từ B1-B3 3 3 2-3 thức về quản lý chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế Câu B4 1 1 1 Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế Từ B5-B9 5 5 3-5 Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế Từ B10-B14 5 5 3-5 Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế Từ B15 – B18 4 4 2-4 Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế Từ B19.1 - B19.3 3 3 2-3 Kiến thức về lưu giữ chất thải rắn y tế Từ B20 – B24 5 5 3-5 Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế Từ B25 – B27 3 3 2-3 Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế Từ B28 – B30 3 3 2-3 2.6. Quy trình tổ chức nghiên cứu 2.6.1. Thành phần tham gia nghiên cứu - Điều tra viên trong nghiên cứu là cán bộ của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội và học viên cao học.
  • 37. 27 - Học viên tham gia hỗ trợ thu thập số liệu tại bệnh viện đa khoa Đức Giang và tham gia nhập liệu một phần số liệu thu thập được. 2.6.2. Các bước tiến hành nghiên cứu Sau khi đề cương nghiên cứu được chỉnh sửa và thông qua, nhóm nghiên cứu lập kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với các bước tiến hành như sau: - Hoàn thiện bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu: Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu đã được lấy ý kiến chuyên gia cuả Cục Quản lý Môi trường Y tế. - Tập huấn điều tra viên trong nghiên cứu - Liên hệ nghiên cứu tại các bệnh viện được chọn - Tại các BV được chọn, CBYT tại các khoa phòng của bệnh viện tham gia nghiên cứu được mời tham gia điền phiếu hỏi về kiến thức về QLCTRYT. CBYT được mời tập trung về phòng họp của khoa, được giải thích mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu sẽ trả lời phiếu với sự hỗ trợ của điều tra viên. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn sâu các đại diện lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo các khoa phòng tại bệnh viện theo kế hoạch. 2.6. Sai số và cách khắc phục * Sai số: - Sai số do điều tra viên: sai số khi ghi chép thông tin.. - Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại. - Sai số trong quá trình nhập liệu. * Cách khắc phục sai số: - Tập huấn cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ thuật cho điều tra viên về bộ câu hỏi. - Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi. - Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa. - Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu.
  • 38. 28 - Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích. 2.7. Quản lý và phân tích số liệu - Làm sạch và mã hóa số liệu - Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 - Phân tích số liệu định lượng bằng phần mềm SPSS 16.0 - Thống kê mô tả: tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các biến định tính - Thống kê phân tích: Mối liên quan được xác định bằng tỷ số chênh OR và khoảng tin cậy 95%. Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05. 2.8. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Y Hà Nội. - Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám đốc các bệnh viện tham gia ngiên cứu. - Đối tượng điều tra có quyền từ chối tham gia, chỉ điều tra những người đồng ý tham gia nghiên cứu. - Các thông tin thu thập được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
  • 39. 29 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về các bệnh viện Bảng 3.1: Thông tin chung về các BV tham gia nghiên cứu Nội dung thông tin BV đa khoa Đức Giang BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An BV đa khoa Kiên Giang Số khoa chuyên môn 34 40 36 Số phòng chức năng 10 13 10 Số giường bệnh 889 2000 1708 Tỷ lệ giường bệnh thực tế so với chỉ tiêu 181,4% 200% 110,2% Số BN điều trị nội trú TB/tháng 3393 5600 5000-6500 Số cán bộ/ nhân viên 972 1009 1884 Trình độ cán bộ Sau đại học 130 152 213 Đại học/cao đẳng 579 567 793 Trung cấp 196 238 849 Sơ cấp 67 52 29 Nhận xét: Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An có quy mô lớn nhất với 53 khoa phòng chứng năng, tiếp đó là bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang và Đức Giang lần lượt là 46 và 44 khoa phòng chức năng. Cả 3 bệnh viện đều có số giường bệnh trên thực tế cao hơn so với chỉ tiêu từ 110,2% đến 200% và có hiệu suất sử dụng giường bệnh rất cao. Cán bộ có trình độ cao đẳng/đại học là phổ biến nhất, tiếp đến là trình độ trung cấp, sau đại học. Vẫn có một số lượng cán bộ trình độ sơ cấp ở cả 3 bệnh viện.
  • 40. 30 3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế 3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT tại các Bệnh viện Lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác QLCTRYT và cán bộ phụ trách khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, NVYT tại các khoa, phòng chức năng tại cả 3 bệnh viện nghiên cứu đều cho biết bệnh viện đang thực hiện công tác QLCTRYT theo quy định tại TT58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các bệnh viện đã thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 58/2015 tại tất cả các khâu nhưng chủ yếu tập trung vào khâu phân loại rác thải tại nguồn, thu gom vào các túi/thùng theo đúng mã màu quy định và lưu giữ đúng quy định các loại rác thải phát sinh tại bệnh viện. “Bệnh viện thực hiện phân loại đúng các loại rác, đựng trong các thùng/túi mã theo quy định tại nơi phát sinh theo TT58” (Phó giám đốc BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An ) Bên cạnh đó, đại diện các bệnh viện đã có nhận thức rất đúng về tác dụng việc QLCTRYT và có chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. “Các chất thải được phân loại ngay tại thời điểm phát sinh và nơi phát sinh tại các khoa, phòng về cơ bản đã thực hiện đúng theo TT58/2015. Việc phân loại đúng rác thải là rất quan trọng để giúp giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại, đồng thời tránh được các vi phạm và bị xử phạt khi các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra phát hiện” (Giám đốc BV đa khoa Đức Giang) Việc thu gom CTRYT thực hiện thu gom riêng theo từng loại chất thải và thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của cán bộ có trách nhiệm trong bệnh viện. “Chất thải được thu gom theo từng loại riêng tại nơi phát sinh và khu lưu giữ chất thải của BV” (Trưởng khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang). “Công tác thu gom chất thải từ các khoa phòng về khu lưu giữ đã giao cho các khoa phòng với sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của khoa KSNK của BV” (Giám đốc BV đa khoa Đức Giang ) “Tại các khu vực phát sinh chất thải đều bố trí các bảng hướng dẫn cách phân loại. Trên các xe tiêm được trang bị đầy đủ túi và thùng để phân loại chất thải ngay tại nguồn” (Cán bộ khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang)
  • 41. 31 Hình 3.1. Thùng phân loại rác tại xe tiêm tại BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An Hình 3.2. Thùng phân loại rác tại các phòng chức năng tại BV Kiên Giang Về khâu vận chuyển, lưu giữ CTRYT: tại tất cả các bệnh viện có quy định về vận chuyển CTRYT về nơi lưu giữ theo từng bệnh viện và tại tất cả các bệnh viện đều có khu lưu giữ CTRYT theo quy định và thực hiện lưu giữ riêng chất thải y tế. “Hằng ngày, chúng tôi tiến hành cân chất thải chuyển từ các khoa, phòng về khu lưu giữ để định kỳ đánh giá số lượng phát sinh tuần tại các khoa/phòng” (Trưởng khoa KSNK – BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An). Hình 3.3. Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại BV đa khoa Đức Giang
  • 42. 32 Hình 3.4. Khu vực lưu giữ chất thải tái chế đa khoa Đức Giang “Tại khu vực lưu giữ chất thải, các chất thải lưu giữ theo các nhóm khác nhau theo yêu cầu của đơn vị xử lý và theo đúng thời gian lưu giữ quy định trong TT58/2015” (Giám đốc BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An). Hình 3.5. Phân khu lưu giữ riêng từng loại chất thải BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An
  • 43. 33 Hình 3.6. Tủ lạnh bảo quản chất thải giải phẫu tại BV đa khoa Đức Giang Bảng 3.2: Thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế Nội dung thông tin BV Đức Giang BV Nghệ An BV Kiên Giang Cán bộ phụ trách có có có Biện pháp quản lý chất thải Chất thải y tế nguy hại Chuyển giao Tự xử lý + chuyển giao Chuyển giao Chất thải thông thường Chuyển giao Chuyển giao Chuyển giao Chất thải có khả năng tái chế Khử nhiễm bán tái chế Chuyển giao Chuyển giao Tần suát chuyển giao tại bệnh viện (lần/ tuần) 4 4 Tần suất thu gom chất thải từ khoa phòng về lưu tại nhà lưu trữ (lần/ngày) 3 1-2 2
  • 44. 34 Theo kết quả khảo sát thực tế tại 3 bệnh viện, các bệnh viện đều đã bố trí cán bộ phụ trách, cán bộ kiểm tra và giám sát công tác QLCTRYT. “Hiện tại, bệnh viện giao cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm quản lý và giám sát trực tiếp công tác phân loại tại các khoa, phòng. Nếu phát hiện các sai phạm về phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải tại các khoa,phòng thì khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm nhắc nhở và báo cáo giám đốc để có hướng xử lý theo các hình thức hạ mức thưởng, cũng như các chính sách về lương” (Giám đốc BV đa khoa Nghệ An) Theo kết quả tại bảng 3.2 cả 3 bệnh viện đều có hình thức quản lý chất thải là chuyển giao, riêng Bệnh viện Đức Giang có tự xử lý chất thải có khả năng tái chế bằng khử nhiễm bán tái chế. Bệnh viện Nghệ An kết hợp cả 2 hình thức đối với chất thải y tế nguy hại là tự xử lý và chuyển giao đối với chất thải y tế nguy hại. Cả bệnh viện Đức Giang và Nghệ An đều có tần suất chuyển giao rác thải 4lần/ 1 tuần. Tần suất thu gom chất thải khoa phòng về lưu trữ tại nhà lưu trữ của bệnh viện Đức Giang là cao nhất với 3 lần/ ngày; Bệnh viện Kiên Giang cố định 2 lần/ngày. Bệnh viện Nghệ An có tần suất thu gom là 1-2 lần (lần thứ 2 vào 16h hằng ngày nếu cần thiết) Về khâu xử lý CTRYT, hầu hết các BV đều hợp đồng với các công ty xử lý CTRYT trong vấn đề xử lý CTRYT trong đó bao gồm các loại chất thải lây nhiễm, nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường. Một số bệnh viện trong đó có Bệnh viện Đức Giang có tự xử lý chất thải có khả năng tái chế bằng khử nhiễm bán tái chế. Bệnh viện Nghệ An kết hợp cả 2 hình thức đối với chất thải y tế nguy hại là tự xử lý và chuyển giao đối với chất thải y tế nguy hại.
  • 45. 35 Bảng 3.3: Lƣợng CTRYT phát sinh tại các BV theo ngày năm 2017 (Đơn vị tính: kg) Nội dung BV Đức Giang BV Nghệ An BV Kiên Giang Tổng lượng CTRYT theo ngày 320 435 750 Tổng lượng CTRYT nguy hại theo ngày 92 56 46 Nhận xét: Tổng lượng chất rắn y tế theo ngày năm 2017 cao nhất tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang là 750 kg, tiếp tới là bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 435 kg và bệnh viện Đức Giang 320kg. Tuy nhiên tổng lượng CTRYT nguy hại theo ngày của bệnh viện Đức Giang (92kg) lại cao hơn so với bệnh viện Nghệ An và Kiên Giang lần lượt là 56 kg và 46 kg Về kinh phí phục vụ công tác xử lý CTRYT. Theo khảo sát tại cả 3 Bệnh viện nghiên cứu đều đã bố trí kinh phí phục vụ hoạt động xử lý CTRYT, tuy nhiên các nguồn kinh phí được bố trí nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào nguồn ngân sách và theo đặc thù tại từng bệnh viện. “Công tác QLCTRYT của bệnh viện nhìn chung là thuận lợi do được Ban giám đốc bệnh viện rất quan tâm nên đã ưu tiên kinh phí đầu tư nhằm tăng cường sơ sở vật chất cũng như tuyển dụng cán bộ chuyên trách môi trường để giúp công tác QLCTYT tại bệnh viện ngày một đi vào nề nếp. Công tác QLCTYT của bệnh viện chủ yếu dựa vào nội lực của bệnh viện, chưa có được các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài” (Trưởng khoa KSNK – BV đa khoa Kiên Giang ).
  • 46. 36 Bảng 3.4. Tỷ lệ BV có xây dựng kế hoạch, phân công, báo cáo, kiểm tra, giám sát công tác QLCTRYT Nội dung Kết quả (N = 3) N % Có kế hoạch hằng năm về công tác QLCTRYT 3 100 Có mục chi tài chính cho QLCTRYT 3 100 Có phân công CBYT phụ trách QLCTRYT 3 100 Có báo cáo hoạt động hằng năm về QLCTRYT 3 100 Có sổ theo dõi chất thải phát sinh 3 100 Có hoạt động kiểm tra, giám sát QLCTRYT 3 100 Theo kết quả điều tra thực tế, tại cả 3 bệnh viện đều đã triển khai công tác tổ chức chỉ đạo trong việc thực hiện QLCTRYT. Tại cả 3 bệnh viện đều đã thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động QLCTRYT, đã bố trí mục chi tài chính cho lĩnh vực này và có phân công cán bộ phụ trách và cán bộ kiểm tra, giám sát việc QLCTRYT tại các khoa phòng tại bệnh viện, các bệnh viện cũng đã thực hiện việc theo dõi lượng phát sinh chất thải y tế và có báo cáo hàng năm về vấn đề QLCTRYT.
  • 47. 37 3.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT 3.3.1. Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu Bảng 3.4: Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu Thông tin Phân nhóm n % Nhóm tuổi < 40 tuổi 319 80,0 ≥ 40 tuổi 80 20,1 Giới Nam 114 28,6 Nữ 285 71,4 Chức danh chuyên môn Bác sĩ 79 19,8 Dược sĩ 6 1,5 Điều dưỡng 225 56,4 Kỹ thuật viên 39 9,8 Hộ lý/ Y công 19 4,8 Khác 31 7,8 Trình độ học vấn Sau đại học 43 10,8 Đại học/ Cao đẳng 214 53,6 Trung cấp 124 31,1 Sơ cấp 18 4,5 Thâm niên công tác < 5 năm 100 25,1 Từ 5 năm - dưới 10 năm 136 34,1 ≥ 10 năm 163 40,9 Được tập huấn về QLCTRYT Chưa tập huấn 40 10,0 Đã tập huấn 359 90,0 Tổng 399 100 Nhận xét: Theo kết quả tại bảng 3.5: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người dưới 40 tuổi, chiếm 80%. Tỷ lệ người từ 40 tuổi trở lên chỉ chiếm 20% trong nghiên cứu. Nữ giới chiếm đa số trong nghiên cứu v ới 71,4%. Tỷ lệ nam giới chỉ 28,6%.
  • 48. 38 Đối tượng nghiên cứu bao gồm cả bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công. Hơn một nửa số đối tượng là điều dưỡng (56,4%), tiếp đến là bác sĩ với 19,8%, kỹ thuật viên 9,8%; hộ lý/ y công 4,8%; dược sĩ chỉ 1,5% và còn lại là các cán bộ khác. Hơn một nửa số cán bộ tham gia nghiên cứu có trình độ đại học/cao đẳng (53,0%). Tỷ lệ có trình độ sau đại học chỉ chiếm 10,8%. Có 31,1% số cán bộ có trình độ trung cấp, còn lại 4,5% có trình độ sơ cấp. Khoảng ¼ số cán bộ trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm. Tỷ lệ có thâm niên trên 10 năm là 40,9% và có 34,1% số đối tượng nghiên cứu có thâm niên từ 5- 10 năm. Hầu hết cán bộ đã được tập huấn về quán lý chất thải rắn y tế, chiếm 90% trong nghiên cứu. 3.3.2. Kiến thức của CBYT Bảng 3.5: Kiến thức về khái niệm quản lý chất thải rắn y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về quy định về quản lý chất thải y tế theo thông tư liên tich 328 82,2 71 17,8 Kiến thức về khái niệm về quản lý chất thải rắn y tế 124 31,1 275 68,9 Kiến thức về các bước trong quy trình quản lý chất thải rắn y tế 332 83,2 67 16,8 Nhận xét: Một tỷ lệ cao trên 80% số cán bộ có kiến thức đạt về quy định quản lý chất thải rắn y tế theo thông tư liên tịch (82,2%) và về các bước trong quy trình quản lý chất thải rắn y tế (83,2%). Tuy nhiên tỷ lệ có kiến thức về khái niệm quản lý chất thải rắn y tế lại chỉ đạt 31,1%. Đây là bản rút gọn của tài liệu. - Link tải bản ĐẦY ĐỦ (117 trang): https://bit.ly/34CBPyU - Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 49. 39 Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế Nhận xét: Tỷ lệ đạt về kiến thức quản lý chất thải rắn y tế đạt 75,4%. Vẫn có gần 1/4 số cán bộ được hỏi có kiến thức chưa đạt. Biểu đồ 3.2: Kiến thức về QLCTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế Nhận xét: Khi được hỏi kiến thức về quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế, chỉ hơn một nửa số cán bộ có kiến thức đạt, chiếm 53,9%.
  • 50. 40 Bảng 3.6: Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về số loại phân định chất thải rắn y tế 248 62,2 151 37,8 Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế 356 89,2 43 10,8 Kiến thức về phân loại chất thải rắn lây nhiễm 317 79,5 82 20,6 Kiến thức phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm 270 67,7 129 32,3 Kiến thức về phân loại chất thải rắn thông thường 251 62,9 148 37,1 Nhận xét: Trong nhóm kiến thức về phân định chất thải rắn y tế, tỷ lệ đạt về phẩn loại chất thải rắn y tế đạt cao nhất (89,2%), tiếp đến là kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế lây nhiễm với 79,5%. Các kiến thức khác như về số loại phân định chất thải rắn y tế (62,2%), kiến thức phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm (67,7%), kiến thức về phân loại chất thải rắn thông thường (62,9%) chỉ đạt trên 60%. Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phân định chất thải rắn y tế Nhận xét: Nhìn chung, chưa tới ¾ số cán bộ có kiến thức chung về phân định chất thải rắn đạt. Tỷ lệ có kiến thức chưa đạt về mảng này chiếm 26,6%.
  • 51. 41 Bảng 3.7: Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa CTRYT Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về đặc tính bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế 217 54,4 182 45,6 Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu vàng 334 83,7 65 16,3 Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu đen 330 82,7 69 17,3 Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu xanh 369 92,5 30 7,5 Kiến thức về loại chất thải y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu trắng 369 92,5 30 7,5 Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy hầu hết cán bộ có kiến thức đạt về loại chất thải rắn y tế được đựng trong thiết bị lưu trữ màu xanh và màu trắng (đều đạt 92,5%). Tỷ lệ có kiến thức đạt về koại chất thải y tế đựng trong túi màu vàng và đen cũng khá cao, lần lượt chiếm 82,7% và 83,7%. Tuy nhiên, kiến thức về đặc tính của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế lại chỉ có 54,4% số cán bộ y tế đạt. Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT Nhận xét: Kết quả tại biểu đồ 3.4 cho thấy: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế vẫn đạt ở mức khá cao, 88,2%. Chỉ có 11,8% số đối tượng chưa đạt ở mảng kiến thức này.
  • 52. 42 Bảng 3.8: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về người có trách nhiệm phân loại chất thải rắn y tế 193 48,4 204 51,1 Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế 317 79,5 82 20,6 Kiến thức về yêu cầu vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải 353 88,5 46 11,5 Kiến thức về cách phân loại chất thải rắn y tế 279 69,9 120 30,1 Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy: Đa số cán bộ có kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế, kiến thức về yêu càu vị trí đặt bào bì, dụng cụ phân loại chất thải rắn y tế ở mức đạt, lần lượt chiếm 79,5% và 88,5%. Tỷ lệ có kiến thức đạt về cách phân loại chất thải rắn y tế là 69,9%. Tuy nhiên chưa tới một nửa số cán bộ có kiến thức đạt về người có trách nhiễm phân loại chất thải rắn y tế (48,4%). Biểu đồ 3.5: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế Nhận xét:
  • 53. 43 Kiến thức chung về phân loại chất thải rắn y tế đạt ở 69,2% số đối tượng nghiên cứu. Còn lại 30,9% số cán bộ có kiến thức mảng này chưa đạt. Bảng 3.9: Kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về thu gom chất thải y tế thông thường 342 85,7 57 14,3 Kiến thức về nguyên tắc thu go chất thải lây nhiễm 230 57,6 169 42,4 Kiến thức về nguyên tắc thu go chất thải nguy hại không lây nhiễm 309 77,4 90 22,6 Nhận xét: Về thu gom chất thải rắn y tế, tỷ lệ đạt cao nhất về kiến thu gom chất thải y tế thông thường (85.7%), tiếp đến là về nguyên tắc thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm (77,4%) và tỷ lệ này ở kiến thức về nguyên tắc thu gom chất thải lây nhiễm chỉ là 57,6%. Biểu đồ 3.6: Kiến thức chung về thu gom chất thải rắn y tế Nhận xét: Có 89,5% số cán bộ được hỏi có kiến thức chung về thu gom chất thải rắn y tế ở mức đạt. Tỷ lệ chưa đạt là 10,5%.
  • 54. 44 Bảng 3.10: Kiến thức về lƣu giữ chất thải rắn y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về các yêu cầu về việc bố trí khu vực lưu giữ CTYT trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện xử lý CTYT nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện 274 68,7 125 31,3 Kiến thức về yêu cầu về khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế khác 301 75,4 98 24,6 Kiến thức về các yêu cầu dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT nguy hại tại khu lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế 327 82,0 72 18,1 Kiến thức về các yêu cầu lưu giữ các loại chất thải 290 72,7 109 27,3 Kiếnthứcvềquyđịnhvềthờigianlưugiữchấtthảilâynhiễm 292 73,2 107 26,8 Nhận xét: Tỷ lệ có kiến thức đạt về các yêu cầu về việc bố trí khu vực lưu giữ CTRYT trong khuôn viên cơ sở y tế thực hiện xử lý CTRYT nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện; yêu cầu về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế trong khuôn viên cơ sở y tế khác; các yêu cầu dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT nguy hại tại khu lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế; các yêu cầu lưu giữ các loại chất thải; quy định về thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm lần lượt là 68.7%; 75,4%; 82,0%; 72,7% và 73,2%. Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về lưu giữ chất thải rắn y tế Nhận xét: Tỷ lệ có kiến thức chung về lưu giữ chất thải rắn y tế ở mức đạt là 77,2%. Có 22,8% số đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đạt ở mục này.
  • 55. 45 Bảng 3.11: Kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về hình thức vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm 277 69,4 122 30,6 Kiến thức về yêu cầu về phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại 326 81,7 73 18,3 Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức về vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cum đạt chiếm 69,4% số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ này với kiến thức về yêu cầu phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại là 81,7%. Biểu đồ 3.8: Kiến thức chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế Nhận xét: Kiến thức nói chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế đạt ở 88,7% số cán bộ. Vẫn còn 11,3% số cán bộ có kiến thức chưa đạt. Đây là bản rút gọn của tài liệu. - Link tải bản ĐẦY ĐỦ (117 trang): https://bit.ly/34CBPyU - Link dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 56. 46 Biểu đồ 3.9: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình tập trung Nhận xét: Hầu hết cán bộ có kiến thức đạt về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình tập trung, chiếm 90,7% trong nghiên cứu. Bảng 3.12: Kiến thức về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại Nội dung Đạt Không đạt n % n % Kiến thức về nguyên tắc xử lý chất thải y tế nguy hại 338 84,7 61 15,3 Kiến thức về các hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại 282 70,7 117 29,3 Kiến thức về các công nghệ xử lý chất thải nguy hại 133 33,3 266 66,7 Nhận xét: Đa số cán bộ tham gia nghiên cứu có kiến thức về nguyên tắc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại và kiến thức về các hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại đạt, với tỷ lệ lần lượt là 84,7% và 71,7%. Tỷ lệ có kiến thức về các công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở mức đạt chỉ chiếm 1/3 số đối tượng nghiên cứu (tỷ lệ 33.3%)
  • 57. 47 Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại Nhận xét: Theo kết quả ở biểu đồ 3.10 cho thấy, có khoảng ¾ số đối tượng tham gia nghiên cứu có kiến thức chung về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở mức đạt (75,2%). Tỷ lệ cán bộ không đạt ở phần kiến thức này là 24,8%. Biểu đồ 3.11: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy, đa số cán bộ có kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung ở mức đạt, chiếm 64,7%. Vẫn còn hơn 1/3 số người tham gia nghiên cứu chưa có kiến thức đạt về quản lý chất thải rắn y tế nói chung (35,3%). 07102020110122