SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
TRẦN THỊ TUYẾT
QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN CHƢƠNGMỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội- 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
TRẦN THỊ TUYẾT
QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN CHƢƠNGMỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số:60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG HUYÊN
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
TS. LÊ HỒNG HUYÊN PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn: “Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện
Chƣơng Mỹ - TP Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luân văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Trần Thị Tuyết
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, sự nỗ lực cố
gắng của bản thân kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác tại Chi cục thuế
huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Để có được kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo
Trường Đại Học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho
tôi. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Hồng Huyên là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
cũng như trong công tác.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Thị Tuyết
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.....................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................1
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
3.1.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ........................................................................................3
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................................3
1.2 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế...................................................................4
1.2.1 Thuế ........................................................................................................................4
1.2.2 Quản lý thuế .................................................................................................. 9
1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi cục
thuế huyện Chƣơng Mỹ ..............................................................................................27
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương .......................................... 27
1.3.2 Bài học có thể vận dụng đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ ............... 30
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................31
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................31
2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu ..............................................32
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN
CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................34
3.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện
Chƣơng Mỹ ..................................................................................................................34
3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ ........................... 34
3.1.2 Tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chương Mỹ ...............................................36
3.2 Thực trạng công tác Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ..........45
3.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý thuế ................................................ 45
3.2.3- Tổ chức thực hiện nội dung Quản lý thuế: .................................................. 55
3.3 Đánh giá về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế Chƣơng Mỹ......................74
3.3.1 Kết quả đạt được.......................................................................................... 74
3.3.2 Những hạn chế cần phải khắc phục ............................................................. 79
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên........................................................... 80
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI85
4.1 Dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội và định hƣớng hoàn thiện công tác quản
lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ đến năm 2020, tầm nhìn 2030...........85
4.1.1 Dự báo sự phát triển ki nh tế - xã hội .......................................................... 85
4.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương
Mỹ........................................................................................................................ 86
4.2 Giải pháp quản lý thuế trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ..................................88
4.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội............................................................................. 88
4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ,
Thành phố Hà Nội ................................................................................................ 91
4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................................98
4.3.1 Với ngành thuế ............................................................................................ 99
4.3.2. Với địa phương........................................................................................... 99
4.3.3 Với người nộp thuế .....................................................................................100
KẾT LUẬN ................................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................103
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
2 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
4 ĐTNT Đối tượng nộp thuế
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 HTX Hợp tác xã
8 NNT Người nộp thuế
9 NSNN Ngân sách nhà nước
10 QLN Quản lý nợ
11 QLT Quản lý thuế
12 TCT Tổng cục Thuế
13 TNCN Thu nhập cá nhân
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
16 TTHT Tuyên truyền hỗ trợ
17 TH - NV – DT Tổng hợp Nghiệp vụ Dự toán
18 UBND Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC BẢNG
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Thống kê nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Chương Mỹ 47
2 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2016 44
3 Bảng 3.3 Kết quả tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế 2014-2016 51
4 Bảng 3.4 Dự toán pháp lệnh thu ngân sách giai đoạn 2014 – 2016 54
5 Bảng 3.5
Công tác quản lý đăng ký Người nộp thuế tại Chi cục
thuế huyện Chương Mỹ năm 2014-2016
58
6 Bảng 3.6 Kết quả miễn, giảm thuế năm 2016 62
7 Bảng 3.7 Bảng tổng hợp công tác quản lý nợ thuế năm 2014-2016 64
8 Bảng 3.8 Bảng kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền phạt năm 2014- 2016 66
9 Bảng 3.9 Bảng số liệu kiểm tra năm 204-2016 68
10 Bảng 3.10
Cưỡng chế bằng biện pháp biện pháp trích tiền từ tài
khoản 2014-2016
71
11 Bảng 3.11
Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn
giá trị sử dụng năm 2014 - 2016
72
12 Bảng 3.12
Tổng hợp kết quả Xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua
công tác kiểm tra thuế năm 2014-2016
74
13 Bảng 3.13 Kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2016 76
DANH MỤC HÌNH
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Sơ đồ 3.1
Sơ đồ bộ máy quản lý thuế Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ
40
ii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), thông qua nguồn
thu này để Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, khuyến khích sản xuất
phát triển, góp phần cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý thuế
sao cho đúng, thu cho đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
và đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ của người dân.
Sau gần 10 năm thực hiện Luật quản lý thuế số 78 từ 1/7/2007 đến nay, Chi
cục thuế huyện Chương Mỹ đã triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, các quy
định của Trung ương về quản lý thuế.
Tuy nhiên, công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện còn
nhiều bất cập như ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế
vẫn còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức,
với mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng…đã gây thất thu lớn cho ngân sách
nhà nước cũng như cân đối thu chi của huyện.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
- Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu:
+ Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội những
năm qua như thế nào?
+ Giải pháp nào để công tác Quản lý thuế tại huyện Chương Mỹ tốt hơn?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng
công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, chỉ ra kết quả, hạn chế và
nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động quản lý thuế
tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
1
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác quản lý thuế ở cấp Chi cục
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
trong công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực trạng về quản lý thuế tại
Chi cục thuế Chương Mỹ, TP. Hà Nội. (Chủ thế nghiên cứu là quản lý thuế của
cấp Chi cục)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu nội dung, phương pháp,
nguyên tắc quản lý thuế và thực trạng các vấn đề đặt ra tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Chương Mỹ,TP. Hà Nội
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2014-2016. (đây là giai đoan chính
sách thuế có nhiều thay đổi như: Luật, Nghị định, Thông tư, Quy trình….)
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 04 chương:
Chƣơng 1- Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý
thuế.
Chƣơng 2- Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3- Thực trạng quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội.
Chƣơng 4- Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thuế tại chi
cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều đề tài khoa học các cấp, nhiều luận
văn thạc sỹ, bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề thuế và quản lý thuế. Mỗi công
trình nghiên cứu được tiếp cận vấn đề trên từ những khía cạnh khác nhau và giải
quyết được những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau trong thực tiễn. Các công trình nghiên
cứu đều đưa ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp cũng như phương hướng
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung trong cơ quan
thuế. Có thể kể đến như:
Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Tăng cường công tác Quản lý nợ trên địa bàn thành
phố Hà Nội” Năm 2015 của tác giả Nguyễn Tuyết Mai đã Phân tích được thực trạng
công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP. Hà Nội, những mặt tích cực cũng như những
hạn chế trong công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế TP. Hà Nội, đề
xuất những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nợ
thuế tại Cục thuế TP. Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang” Năm 2014 của tác giả Nguyễn Văn Dũng đã
hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về công tác thanh tra, kiểm tra thuế,
nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh
Hà Giang và toàn ngành thuế.
Luận Văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện
Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” Năm 2013 của tác giả Nguyễn Công Thạch tác giả đã hệ
thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về công tác quản lý thu thuế và đưa ra các
giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác
quản lý thuế huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với
3
doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” Năm 2015 của tác giả Vũ Thị Mai Hà, Luận văn
thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hoá
ngành Thuế ở Việt Nam” Năm 2006 của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ
Các tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng các quy trình và công tác quản
lý thuế và đề ra các nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế
trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.
Bài báo “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” PGS.TS Lê Xuân Trường và
TS. Nguyễn Đình Chiến, Tạp chí tài chính số 9, 2013. Tác giả đã phân tích làm nổi
bật lên các hành vi gian lận thuế nội địa và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hạn
chế các hành vi gian lận thuế.
Bài báo “Quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy giảm kinh tế
trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu”, tác giả Đặng Hạnh Thu, Tạp chí Cộng
Sản số 803, 2009. Tác giả đã đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm trong công tác
quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã có
những ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khi chúng ta đã tham gia vào WTO.
Tuy nhiên các đề tài, các bài báo tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý thuế
theo từng sắc thuế và các mảng riêng biệt trong lĩnh vực quản lý thuế và chưa có
công trình nghiên cứu nào đồng cấp nghiên cứu công tác quản lý thuế trên địa bàn
quận, huyện. Chính vì vậy trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn công tác quản lý thuế tại cấp Chi cục thuế, luận văn tập trung
nghiên cứu các vấn đề: lý luận cơ bản về quản lý thuế; Phân tích thực trạng về hoạt
động quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Đề xuất
một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thuế trên tại Chi cục
thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
1.2 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế
1.2.1 Thuế
1.2.1.1 Khái niệm về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng
mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng và nhiệm vụ của
4
mình. Tuỳ thuộc vào bản chất và cách thức của Nhà nước sử dụng mà các nhà kinh
tế có nhiều quan điểm về thuế.
Trong cuốn “Tài chính công”, G.Jege đã cho rằng: “Thuế là một khoản bằng
tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp cho
Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà
nước” .
Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học - 1998): “Thuế là khoản tiền
hay hiện vật mà người dân hay tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề
nghiệp... buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định” .
Tuy cách diễn đạt khác nhau song các quan niệm trên đây đều cho thấy nội
dung chính của thuế là:
“Thuế là khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghiã vụ
bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước, không mang tính chất đối
khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho
các nhu cầu chi tiêu công cộng”. ( Tổng cục thuế, 2011,tài liệu bồi dưỡng cho
công chức mới tập II, Hà Nội, nhà xuất bản Tài Chính, Trang 7)
1.2.1.2 Đặc điểm của thuế
- Tính bắt buộc: là thuộc tính cơ bản của thuế để phân biệt giữa thuế với các
hình thức động viên tài chính khác của Nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph
E.Stinglitz cho rằng: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người
này sang người kia. Trong khi các khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là
bắt buộc”.
- Tính không hoàn trả trực tiếp: Thuế là khoản không được hoàn trả trực
tiếp cho người nộp thuế mà được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công
cộng của Nhà nước như: cầu cống, đường xá, trường học, bệnh viện....
- Tính pháp lý : Đặc điểm này cho thấy thuế là một công cụ tài chính có tính
pháp lý cao được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước.
- Thuế chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội
trong những thời kỳ nhất định: Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ
5
tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người, giá cả, thị trường
và sự biến động của ngân sách nhà nước...
Do thuế chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội nên người
ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp.
1.2.1.3 Phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành các nhóm
khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại thuế khác
nhau, mỗi tiêu thức phân loại đề có nhiều loại thuế khác nhau:
+ Phân loại theo đối tượng chịu thuế:
- Thuế thu nhập: Trong đó có Thuế TNCN và thuế TNDN
- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được
mang tiêu dùng như: Thuế doanh thu, GTGT ,thuế TTĐB, …
- Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản
+ Phân loại theo phương thức đánh thuế gồm: Thuế trực thu và thuế gián thu
+ Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế có: Thuế thực và thuế
cá nhân
+ Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế có: Thuế trung ương và thuế địa
phương
+ Phân loại thuế theo mối tương quan với thu nhập có: Thuế luỹ tiến và thuế
luỹ thoái
1.2.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc dân
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN là bộ phận cơ bản của nền tài chính
quốc gia. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa vào nguồn thu từ nội bộ
nền kinh tế quốc dân.
Nhìn chung các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đều huy động các
nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho nhà nước, trong đó vai trò
quan trọng thuộc về thuế.
6
Ưu điểm của việc sử dụng công cụ thuế để huy động sự đóng góp cho Ngân
sách nhà nước:
Thứ nhất là: Thuế là một công cụ phân phối có phạm vi rộng lớn, bao trùm
hầu hết mọi lĩnh vực nên thuế đảm bảo là nguồn thu lớn, ổn định và thường xuyên
cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai là: Phương thức huy động nguồn lực của thuế sử dụng phương pháp
chuyển giao thu nhập bắt buộc. Vì vậy mà nhà nước đảm bảo thực hiện sự công
bằng trong việc phân bổ gánh nặng của khoản chi tiêu công cộng.
Thứ ba là: Nguồn thu cho NSNN chỉ có thể tăng cao và nhanh trên cơ sở nền
kinh tế có sự tăng trưởng và đạt hiệu quả cao, đồng thời với ý thức tiết kiệm triệt để
của mọi người dân trong sản xuất và tiêu dùng, thuế được kết hợp giữa phương thức
bắt buộc quy định dưới hình thức pháp luật cao cùng với sự kích thích vật chất đã
tạo ra sự quan tâm của cho chủ thể kinh tế đến việc tạo ra chất lượng và hiệu quả
kinh doanh. Trên cơ sở đó, thuế góp phần tích cực vào nuôi dưỡng và khai thác
nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước.
+ Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng
những khuyết tật vốn có của thị trường như chênh lệch giàu nghèo, mất công bằng,
thiếu ổn định, lạm phát... Để khắc phục những khuyết tật trên, nhà nước cần phải có
sự can thiệp vào nền kinh tế như: Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính mang
tính cưỡng chế và sử dụng hàng loạt các công cụ kinh tế, đặc biệt là công cụ thuế.
Cùng với việc mở rộng chức năng của nhà nước, thuế trở thành một công cụ quan
trọng để thực hiện điều tiết nền kinh tế quốc dân.
Thông qua việc xây dựng đúng đắn mối quan hệ giữa các sắc thuế, việc xác
định hợp lý người nộp thuế, đối tượng đánh thuế, mức thuế suất, chế độ miễn giảm
thuế, phương pháp quản lý thuế dựa trên cơ sở hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác,
thuế là công cụ điều tiết đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội, thể hiện trên hai
mặt đó là: khuyến khích, hỗ trợ những hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết và
7
làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những lĩnh vực, ngành nghề, mặt
hàng cần hạn chế sản xuất, tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí.
Thuế còn khuyến khích việc bỏ vốn và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
khuyến khích các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình
đẳng trước pháp luật. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên nhiên liệu, vật
tư trong việc tranh thủ vốn hợp tác của nước ngoài để phát triển kinh tế hàng hoá,
không ngừng khả năng tích luỹ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản
xuất trong nước.
+ Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế và thực
hiện công bằng xã hội
Công bằng và bình đẳng là đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của
lịch sử. Trong xã hội dân chủ, tính công bằng phải được thực hiện trước hết đối với
việc phân chia gánh nặng của thuế khoá. Có công bằng trong việc thực hiện nghĩa
vụ thuế mới động viên các thành viên hăng hái trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, giữ vững được thể chế chính trị.
Sự công bằng và bình đẳng được thể hiện thông qua chính sách động viên như
nhau giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động
trong một lĩnh vực, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
đối với mọi công dân, không có sự đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ đối tượng nào.
Thuế kích thích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân tích cực đổi mới,
cải tiến kỹ thuật công nghệ, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh những
ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng Nhà nước cần phải có các biện pháp hiệu
quả để chống thất thu thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm.
Nâng cao nhận thức của người nộp thuế về thuế, người nộp thuế có nhận thức
đúng đắn, tự nguyện, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế mới thực hiện tốt chế độ
hạch toán kế toán, mở sổ sách kế toán đầy đủ, thực hiện nghiêm túc việc sử dụng
8
hoá đơn, chứng từ, nộp thuế đúng thời hạn quy định của pháp luật. Đó cũng là yếu
tố quan trọng bảo đảm bình đẳng và công bằng về thuế.
1.2.1.5 Các sắc thuế hiện hành tại Việt Nam
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức khác nhau về thuế mà giữa chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước
trong từng thời kỳ.
Các sắc thuế hiện hành tại Việt Nam hiên nay: Thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN); Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);Thuế sử dụng đất nông nghiệp
(ĐNN);Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (ĐPNN), Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tài
nguyên;Thuế môn bài.
1.2.2 Quản lý thuế
1.2.2.1 Khái niêm quản lý thuế:
+ Quản lý thuế theo nghĩa rộng là việc Nhà nước xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật về thuế; tổ chức thực thi chính sách pháp luật thuế; thanh tra, kiểm
tra và xử lý các vi phạm pháp luật và điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về
thuế.
Như vậy, quản lý thuế theo nghĩa rộng gồm 4 nội dung: (i) ban hành chính
sách, pháp luật về thuế; (ii) Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật thuế; (iii) thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế và (iv) điều chỉnh, bổ sung
chính sách pháp luật về thuế.
Chủ thể của qu ản lý thuế là Nhà nước , bao gôm : Cơ quan lập pháp là Quốc
hội ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết về thuế và quản lý thuế; cơ quan hanh
pháp là Chính phủ, thực hiện việc lập quy, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp
luật về thuế của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội vơi tư cach la ngươi điêu
hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế ; hê thông cac cơ quan chuyên môn giup cho
cơ quan hanh phap (cơ quan thuê, cơ quan hai quan) thay măt cho Nha nươc tô chưc
và thực hiện thu thuê. Theo Luật Quản lý thuế số: 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006,
9
cơ quan quản lý thuế bao gồm: Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục
thuế; Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.
Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào
NSNN (ngươi nôp thuê).
+ Quản lý thuế cấp Chi cục là việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi
chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn quận, huyện và
tương đương theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2 Mục tiêu công tác quản lý thuế
Quản lý thuế hướng đến 3 mục tiêu chủ yếu sau:
Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Nếu
không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể dẫn đến sự cản trở cho quá trình chi tiêu
công và ảnh hưởng đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy
đây là mục tiêu quan trọng nhất, quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ
quan quản lý thuế. Nếu mục tiêu này không đạt được thì các mục tiêu khác cũng
không thể mang đủ ý nghĩa của nó.
Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của người dân và công chức quản lý
thuế về ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế. Cơ quan thuế chuyển từ chức
năng quản lý thuế là chủ yếu sang chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc
cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho quá trình tuân thủ chính sách, pháp luật thuế của
doanh nghiệp.
Thứ ba, đảm bảo pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung
được thực thi. Việc thực thi pháp luật thuế phải xuất phát từ hai phía: Đối tượng nộp
thuế và cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của
mình, cơ quan thuế trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm đảm bảo cho
chính sách thuế được thực thi một cách đúng đắn.
Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thi một cách
nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được
thiết kế nhằm thực hiện những chức năng của thuế như điều tiết nền kinh tế vĩ mô
10
phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm
sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Các mục tiêu này chỉ trở thành
hiện thực nếu quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát tốt để ai có nghĩa vụ nộp
thuế thì phải nộp thuế và phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số tiền thuế phải
nộp vào NSNN. Từ đó, có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trò quyết định cho sự
thành công của từng chính sách thuế.
1.2.2.3 Nguyên tắc quản lý thuế
- Tuân thu phap luât
Nguyên tăc nay chi phôi hoat đông cua cac bên trong quan hê quan ly thuê bao
gôm ca cơ quan Nha nươc va ngươi nôp thuê . Nôi dung cua nguyên tắc nay la
quyên han, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; quyên va nghia vu của người nộp
thuê đêu do phap luât quy đinh . Trong quan hê quan ly , các bên liên quan có thể
đươc lưa chon nhưng hoat đông nhât đinh nhưng phai trong pham vi quy đinh cua
pháp luật về quản lý thuế.
- Đam bao tinh hiêu qua
Giông như moi hoat đông quan ly khac , hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ
nguyên tăc hiêu qua . Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện , các phương pháp
quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là l ớn nhất theo đúng luật
thuê. Đồng thời, chi phi quan ly thuê phải tiêt kiêm nhât. Ví dụ như sự lựa chọn quy
trình, thủ tục về thuế rõ ràng , đơn gian phu hơp vơi điêu kiên thưc tiên nhât đinh va
trình độ của người nộ p thuê se hưa hen mang lai nguôn thu cao hơn do tiêt kiêm
đươc chi phi vân hanh bô may thu thuê va chi phi cua ngươi nôp thuê so vơi viêc ap
dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn.
- Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của ngươi nôp thuê
Đê đam bao cho hoạt động thu, nôp thuê đung phap luât , Nhà nước nào cũng
phải cương cac hoat đông quan ly đôi vơi ngươi nôp thuê . Trong điêu kiên quan ly
thuê hiên đai sư tăng cương vai tro cua Nha n ước theo hướng tập trung vào kiểm
tra, kiêm soat kêt qua thưc hiên nghia vu thuê phu hơp vơi quy đinh cua phap luât ,
đông thơi tao điêu kiên cho ngươi nôp thuê chu đông lưa chon cach thưc khai thuê
11
và nộp thuế phù hợ p vơi hoat đông kinh doanh cua minh , tôn trong tinh tư giac cua
ngươi nôp thuê. Đê Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế cân co hê thông
các văn bản pháp luật thuế đầy đủ , rõ ràng , phù hợp; có các chế tà i đu manh đê
trưng phat cac vi pham phap luât thuê va co tac dung răn đe .
- Công khai, minh bach
Công khai minh bach la nguyên tăc quan trong cua quan ly thuê . Nguyên tăc
công khai đoi hoi moi quy đinh vê quan ly thuê , bao gôm phap luât thuê va cac quy
trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho NNT và tất cả những tổ chức ,
cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tăc minh bach đoi hoi cac quy đinh về quan
lý thuế rõ ràng, đơn gian, dê hiêu va diên đat sao cho chi co thê hiêu theo môt cach
nhât quan, không hiêu theo nhiêu cach khac nhau . Nguyên tăc minh bach cung đoi
hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế , theo đo cơ quan
thuê hoăc công chưc thuê đươc quyêt đinh ap dung nhưng ngoai lệ cho la đê hoat
đông quan ly thuê cua Nha nươc đươc moi công dân giam sat , là môi trường tốt để
phòng chống tham nh ũng, cưa quyên, sách nhiễu thông qua đo thúc đây hoat đông
quản lý thuế đúng luật , trong sach va tao điêu kiên thuc đây san xuât , kinh doanh
phát triển.
- Tuân thu va phu hơp vơi cac chuân mưc va thông lê quôc tê
Hôi nhâp kinh tê quôc tê tao điêu kiên thuc đâ y phat triên kinh tê va mơ rông
quan hê hơp tac kinh tê cho môi nươc . Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi
môi quôc gia cân co nhưng thay đôi vê quy đinh quan ly , cũng như các chuẩn mực
quản lý phù hợp với các cam kêt va thông lê quôc tê . Viêc thưc hiên cac cam kêt va
thông lê quôc tê vê thuê tao điêu kiên cho hoat đông quan ly cua cac cơ quan Nha
nươc đồng thời cung tao thuân lơi cho hoat đông đâu tư cua cac nha đâu tư nươ c
ngoài.
1.2.2.4 Nội dung công tác quản lý thuế cấp Chi cục
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch quản lý thuế
Cơ quan thuế đóng vai trò là người cung cấp các dịch vụ thông tin về chính
sách thuế, pháp luật thuế đến mọi đối tượng NNT để NNT nâng cao ý thức tuân thủ
12
pháp luật thuế và hiểu bản chất tốt đẹp của tiền thuế nhằm muc tiêu huy đông nguôn
lưc tai chinh tư cac tô chưc va ca nhân trong xa hôi cho Nha nươc thông qua viêc
ban hanh va tô chưc thi hanh phap luât thuê . Để đạt được hiệu quả trong quản lý
thuế thì công tác lập kế hoạch quản lý thuế phải được thực hiện theo đúng thẩm
quyền và chỉ đạo thống nhất theo kế hoạch cơ quan thuế. Do đó, lập kế hoạch là một
trong những khâu quan trọng đầu tiên để hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao.
Công tác lập kế hoạch quản lý thuế phải được thực hiện định kỳ, đảm bảo tính
kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan thuế. Kế hoạch phải
đảm bảo cân đối giữa mục tiêu cần đạt được với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của
cơ quan thuế.
Nội dung kế hoạch: Kế hoạch quản lý thuế thể gồm 3 phần chính: Kế hoạch
tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kế hoạch thực hiện nội dung quản lý thuế và kế
hoạch kiểm tra công tác thực hiện nội dung quản lý thuế. Trong mỗi nội dung, kế
hoạch phải chỉ ra được hình thức thực hiện, thời gian thực hiện và đơn vị phối hợp
nếu có.
Thứ hai : Tổ chức thực hiện nội dung quản lý thuế
Đây là nội dung cốt lõi của công tác quản lý thuế ở cấp chi cục, bao gồm:
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được Cục thuế thành phố Hà
Nội, HĐND, UBND huyện chương Mỹ giao; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa
phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, công tác
quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên
quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách
thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện 8 nội dung quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý
thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006: 1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp
thuế, ấn định thuế; 2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; 3. Xoá nợ tiền thuế,
tiền phạt; 4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; 5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
13
6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; 7. Xử lý vi phạm pháp luật về
thuế; 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
(1) Quản lý đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế
* Đăng ký thuế: Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và tự
giác thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản
lý thuế, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế theo quy định. Khi đăng ký
thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ
khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và
nghĩa vụ về thuế.
+ Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt
qua trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không tồn tại. Người nộp thuế
phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu, kê khai thuế và khi
thực hiện các giao dịch.
+ Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, bắt đầu
hoạt động kinh doanh.
+ Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp (đổi tên, chuyển
địa điểm kinh doanh, thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế) người
nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày có sự thay đổi thông tin.
+ Khi chấm dứt hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt mã
số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Cơ quan thuế có trách nhiệm việc cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin
thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế; thực hiện đóng mã số
thuế thuế và thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
* Khai thuế, tính thuế
Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong
kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. Người nộp thuế
14
sử dụng hồ sơ, mẫu biểu khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản
lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế.
Khai thuế theo tháng, theo quý theo năm hoặc theo từng lần phát sinh căn
cứ vào điều kiện của người nộp thuế hoặc theo thông tư hướng dẫn từng thời
điểm, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động
kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức
lại doanh nghiệp và các trường hợp:
+ Khai thuế thu nhập theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền
thuê đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên hoạt
động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
+ Khai thuế thu nhập tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu theo tháng
hoặc theo lần phát sinh thu nhập của tổ chức kinh doanh không thường xuyên .
+ Khai thuế thu nhập khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng.
Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế, khai thuế của Người nộp thuế, đồng
thời có các biện pháp kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp
thuế, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ pháp luật thuế một cách tự nguyện của
Người nộp thuế, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp
luật thuế.
* Ấn định thuế
Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai
và nộp số thuế kê khai vào Ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn. Tuy nhiên,
do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của Người nộp thuế nên thực tế còn có
trường hợp người nộp thuế cố tình khai chậm hoặc không kê khai thuế, trong
trường hợp đó Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế được quyền ấn định thuế
và ra thông báo ấn định thuế cho Người nộp thuế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ
quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng
khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế.
15
Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu Người
nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế khi
Người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không trung thực.
- Căn cứ ấn định thuế:
Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ Người nộp thuế khai
báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước;
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế; qua công tác thanh kiểm tra
người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan quản lý Nhà nước khác.
Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành
nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương.
Tài liệu và kết quả kiểm tra còn hiệu lực. Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan
quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố
liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.
- Nộp thuế
Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách
Nhà nước. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là
ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính
thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ
quan thuế.
(2) . Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
* Quản lý Hoàn thuế:
Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế tại bộ phận “Một cửa” chuyển Hồ sơ cho Đội Tổng
hợp - Nghiệp vụ - dự toán – kê khai kế toán thuế & Tin học trong ngày hoặc chậm
nhất sáng ngày hôm sau.
Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán- Kê
khai kế toán thuế & Tin học kiểm tra phân loại hồ sơ đúng hay chưa đúng thủ tục;
Đối với hồ sơ chưa đúng thì ra Thông báo gửi NNT trong vòng 03 ngày; Đối với hồ
sơ không đủ điều kiện hoàn thì Thông báo rõ lý do không được hoàn cho NNT được
biết.
16
Phân tích đối chiếu số liệu của hồ sơ hoàn thuế: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ -
Dự toán- Kê khai kế toán thuế & Tin học kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế theo các
nội dung quy định. Đối chiếu số liệu và ghi vào phiếu nhận xét Hồ sơ hoàn thuế.
Nếu sai sót gửi thông báo cho NNT bổ sung, giải trình thông tin tài liệu và khi đủ
thủ tục thì hoàn thuế trong vòng 06 ngày đối với Hồ sơ hoàn trước kiểm tra sau;
phân loại hồ sơ hoàn trước kiểm sau hay kiểm trước hoàn sau.
Thực hiện thủ tục đối với Hồ sơ hoàn trước kiểm sau: Đội Tổng hợp - Nghiệp
vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế & Tin học trình Lãnh đạo Chi cục thuế công văn
đề nghị quyết định hoàn thuế, gửi lãnh đạo Cục kèm hồ sơ hoàn thuế, Phiếu nhận xét
hồ sơ hoàn thuế, phiếu xét kết quả hoàn thuế của NNT.
Kiểm tra trước khi hoàn thuế: Đội kiểm tra tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT
theo hồ sơ hoàn căn cứ quy trình kiểm tra thuế; sau đó thực hiện các công việc hoàn
thuế.
Lập chứng từ uỷ nhiệm chi hoàn: Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học căn
cứ vào Quyết định hoàn lập uỷ nhiệm chi gửi Kho bạc. Sau khi kho bạc gửi lệnh chi
về Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học nhập kết quả theo dõi và lập báo cáo.
Lập báo cáo lưu hồ sơ hoàn thuế: Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học lập
báo cáo thống kê số liệu tổng hợp trình lãnh đạo Chi cục, sau đó gửi báo cáo lên
Cục thuế.
* Quản lý miễn thuế, giảm thuế
Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp
thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế.
Người nộp thuế tự xác định số thuế được miễn, giảm hoặc không phải nộp
thuế và khai báo với cơ quan thuế trong hồ sơ khai thuế.
Đối với hợp tác xã có mức thu bình quân tháng trong năm của mỗi lao động
dưới mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với cán bộ công chức
nhà nước, cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết định miễn thuế, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại thời điểm xét
miễn giảm.
17
(3) Quản lý nợ thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
* Quản lý nợ thuế: Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác quản
lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan
trọng trong hệ thống quản lý thuế. Điều này được thể hiện:
Quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lý thuế, một trong
những chức năng quan trọng của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế
tự tính, tự khai - tự nộp thuế được sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế.
Đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào ngân sách theo
quy định của pháp luật. Đảm bảo công bằng xã hội khi người nộp thuế cùng phát
sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng hạn. Thực hiện công bằng xã
hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc
các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân
thủ của người nộp thuế.
Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ
thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
thuế của ngành thuế. Số thuế nợ đọng không kiểm soát được sẽ dẫn đến khả năng
phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi.
* Xoá nợ tiền thuế tiền phạt: theo hướng dẫn tại nghị định, thông tư và quy
định từng thời điểm mà việc xác định xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được Chi cục thuế
ra quyết định và trình Cục thuế để báo cáo.
(4) Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế
Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin tài liệu liên quan
đến nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thông tin
về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật
thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và
các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin về người nộp thuế được thu thập từ các nguồn: Thông tin, tài liệu do
Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân được Người nộp thuế uỷ quyền kê khai, cung
18
cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý thuế thu thập trong quá trình theo dõi
đăng ký, kê khai, nộp thuế; giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ;
kiểm tra, thanh tra, điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về thuế và
quản lý sử dụng hoá đơn của người nộp thuế; thông tin, tài liệu liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế; thông tin về chính sách và tình hình
phát triển khinh tế; đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của Người nộp thuế hoặc
nhóm Người nộp thuế do bên thứ ba là các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin Người nộp
thuế thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cơ sở dữ liệu tập trung về
trung ương; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan
quản lý thuế các cấp.
Chi cục thuế, công chức quản lý thuế phải giữ bí mật thông tin của NNT theo
quy định của pháp luật và chỉ được cung cấp thông tin của người nộp thuế cho các
cơ quan: Điều tra viên, Viện kiểm sát, toà án, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các
cơ quan quản lý khác theo quy định của pháp luật
Công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT trên phương tiện
thông tin đại chúng trong các trường hợp sau: trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không
nộp thuế đúng thời hạn; vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và
nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác; không thực hiện các yêu cầu của cơ
quan quản lý thuế theo quy định của Pháp luật.
(5) Kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là một nhiệm vụ quan trong trong công tác quản lý thuế. Điều
đó cho thấy, bên cạnh việc việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế, cơ
quan thuế cần thực hiện các biện pháp giám sát kiểm tra sự tuân thủ tự nguyện, vừa
đảm bảo phát hiện ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm về
thuế, giúp người nộp thuế nhận thấy sự nghiêm minh trong thi hành pháp luật thuế
của cơ quan thuế, ngành thuế luôn có một hệ thống giám sát , kiểm tra việc thực
hiện nghĩa vụ thuế để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của Người nộp thuế.
19
Kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật;
nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan; nguyên tắc công khai, dân chủ;
nguyên tắc bảo vệ bí mật; nguyên tắc hiệu quả.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số
thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn giảm, được hoàn trong kỳ của
người nộp thuế; kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định
xem NNT có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các Luật thuế
không, có nộp chậm thuế để chiếm dụng NSNN làm vốn kinh doanh không, có nợ
đọng thuế không. Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: kiểm tra tại trụ
sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
+ Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các
hồ sơ thuế cũng như sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế
thường xuyên tiến hành kiểm tra các hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Cán bộ thực
hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của
NNT cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ
hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn
thuế, gian lận thuế.
+ Kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra
tại trụ sở Người nộp thuế trong các trường hợp Người nộp thuế không giải trình,
bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình,
khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;
hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp; hoặc kiểm tra
trước khi hoàn thuế.
(6) Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Cưỡng chế thi hành chính sách thuế ở cấp Chi cục thuế theo Quy trình quản lý
nợ. Chức năng thuộc Đội quản lý nợ buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền nợ thuế,
tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp cưỡng chế áp dụng cho các hành vi của người nộp thuế nợ thuế
nhưng chưa đến mức bị xử phạt bằng biện pháp hình sự mà đã nợ quá 90 ngày, kể
20
từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế theo quy định hoặc
NNT nợ thuế nhưng có hành vi phát tàn tài sản, bỏ trốn.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
(1)Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, yêu
cầu phong toả tài khoản; (2)khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; (3)khấu
biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền
thuế, tiền phạt; (4)thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; (5)Dừng làm thủ tục
hải quan đối với hang hoá nhập khẩu: được áp dụng khi cơ quan hải quan không áp
dụng được hoặc đã áp dụng 4 biện pháp nêu trên mà vẫn chưa thu đủ số tiền nợ
thuế, tiền phạt; (6) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn; (7) Thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy phép thành lập, hoạt động với các ngành
nghề đặc thù. Các biện pháp cưỡng chế thi hành hành chính thuế sẽ chấm dứt hiệu
lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
(7) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để chia ra thành 2 loại:
Vi phạm hành chính là hành vi do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một cách vô
ý hoặc cố ý xâm phạm các quy tắc của nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự
theo quy định của pháp luật;
Vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế bao gồm các hành vi phạm của NNT
hoặc của công dân: Vi phạm của NNT là trốn thuế với số lượng lớn, đã bị xử lý
hành chính mà còn vi phạm, trốn thuế với số lượng rất lớn hay phạm tội nghiêm
trọng trong các trường hợp khác. Vi phạm của công dân là hành vi cản trở việc thi
hành luật thuế, cản trở việc điều tra xử lý các vụ vi phạm về thuế ở mức độ nặng,
cán bộ thuế hoặc cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm dụng tham ô tiền
thuế, bao che cho người khác vi phạm pháp luật thuế, cố ý làm trái quy định của
luật thuế, thiếu ý thức trách nhiêm trong thi hành luật thuế ở mức độ nặng.
21
Xử lý vi phạm pháp luật thuế cấp Chi cục do Đội Kiểm tra thuế thực hiên theo
nguyên tắc:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời,
công minh, triệt để. Mỗi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
Tổ chức cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp
luật về thuế;
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần;
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm.
(8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Người nộp thuế, tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế
hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan
quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền hạn, lới ích hợp pháp
của mình.
Ở cấp Chi cục thuế, việc giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế được thực hiện
bởi Đội kiểm tra nội bộ. Khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về
thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Thứ ba: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động quản lý thuế
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế được thực hiện định kỳ,
nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý thuế hiệu quả và phù hợp với điều kiện
thực tế tại cơ quan thuế. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cải thiện, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động.
Việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế được thực hiện thông qua: các
báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo số thu nhanh….... trong cơ quan thuế.
22
Với người nộp thuế thông qua hội nghị tập huấn, đối thoại; qua website; qua các
hòm thư góp ý; qua các chương trình điều tra, khảo sát trên diện rộng...
Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá cần xác định rõ mục đích, đối tượng,
phạm vi, cách thức và thời gian thực hiện.
Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý thuế nói
chung cho phù hợp.
1.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế
* Các nhân tố chủ quan
- Sự kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thuế
Để công tác quản lý thuế trên địa bàn đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự phối
kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước như: chính quyền địa phương,
cơ quan Hải quan, phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, viện kiểm sát,
cơ quan tài nguyên, ........ và quản lý thị trường là rất quan trọng.
- Tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế:
Tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ
thống thuế, bộ máy tổ chức quản lý không phù hợp sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ
chức và hạn chế tác dụng của bộ máy. Do đó Bộ máy quản lý thuế phải phù hợp với
tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, điều hành và phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước.
- Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công quản lý
thuế
Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý
thuế có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả của
công tác quản lý thuế. Điều này ảnh hưởng tới tất cả các khâu, các nội dung trong
công tác quản lý thuế như: Từ việc lập kế hoạch quản lý thuế, tổ chức thực thi chính
sách pháp luật thuế, kiểm tra đánh giá kết quả quản lý thuế và điều chỉnh chính
sách pháp luật thuế.
- Cơ sở vật chất của ngành thuế
23
Hiện nay, Hệ thống cơ quan thuế đang quản lý được kết nối bằng mạng nội
bộ rất hữu ích, Chất lượng hạ tầng liên quan đến sức khoẻ môi trường làm việc và
chất lượng làm việc của cán bộ thuế. Nhân tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến công
tác quản lý thuế, chất lượng dịch vụ cung cấp hướng dẫn người nộp thuế khai thuế,
nộp thuế điện tử,…về ban đầu chi phí nâng cấp công nghệ thông tin điện tử, phần
mềm trong quản lý thuế có phần tốn kém nhưng so về lâu dài thì lại đem lại hiệu
quả cao trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian so với kiểu quản lý dữ liệu theo
kiểu thủ công.
Trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế hiện
đại sẽ giúp cho việc quản lý thuế thuận tiên, khả năng nắm bắt thông tin, quản lý,
phân tích dữ liệu liên quan đến người nộp thuế được chính xác, kịp thời và tiết kiệm
thời gian hơn rất nhiều.
* Các nhân tố khách quan.
- Nhân tố thuộc về người nộp thuế
Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế đó là các nhân tố
thuộc về đối tượng nộp thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm đăng ký thuế, khai
thuế, nộp thuế và được quyền xác định số thuế được miễn, giảm hoặc được áp dụng
theo thuế suất ưu đãi, được hoàn thuế trong trường hợp có số thuế đã nộp lớn hơn số
thuế phải nộp hoặc trong trường hợp có số thuế được hoàn theo quy định của chính
sách thuế... Sự tuân thủ chính sách pháp luật về thuế của người nộp thuế ảnh hưởng
rất lớn đến công tác quản lý thuế.
- Nhân tố thuộc về chính sách thuế
Chính sách thuế là tổng hoà các phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực
thuế và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định. Chính sách thuế được
thiết kế nhằm thực hiện các chức năng cao cả của thuế như điều tiết vĩ mô phục vụ
mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công
bằng giữa các lớp dân cư trong xã hội.
Trải qua hai lần cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, hiện nay chúng
ta đã có hệ thống chính sách tương đối đồng bộ, có phạm vi điều chỉnh toàn diện
24
đến các quan hệ kinh tế xã hội bao gồm các sắc thuế thuộc nhóm thuế tiêu dùng,
thuế thu nhập và thuế tài sản.
Mỗi sắc thuế được Nhà nước ban hành thông qua các Luật hoặc Pháp lệnh và
các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành.
Chính sách thuế rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Chính sách thuế
có được xã hội, người nộp thuế đồng lòng thực hiện thì thuế mới đạt được mục tiêu
đề ra. Còn nếu chính sách thuế không đi vào lòng người, không được xã hội và
người nộp thuế ủng hộ thực hiện thì sẽ xảy ra hiện tượng chống đối, dây dưa không
nộp, hoặc trốn thuế...
Hiện nay, các chính sách pháp luật về thuế thường xuyên được hiệu chỉnh để
phù hợp với thực tế thực hiện. Đồng thời, hàng năm, Tổng cục thuế cũng thường
xuyên phổ biến nhiều thông tư hướng dẫn chính sách pháp luật về thuế. Do đó, việc
quản lý thuế cũng thường xuyên được đổi mới, hiệu chỉnh để phù hợp với chính
sách thuế.
- Tình hình kinh tế xã hội và đời sống của dân cư
Hiệu quả công tác quản lý thu thuế phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát
triển kinh tế xã hội và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một địa
bàn khu vực, nếu số lượng người nộp thuế nhiều thì chi phí trên một đồng thuế
được thu sẽ giảm, ngược lại số người nộp thuế ít thì chi phí chi cho thu một đồng
thuế sẽ cao hơn. Khi kinh tế của khu vực phát triển hơn chắc chắn sẽ có nhiều người
nộp thuế hơn Vì sự phát triển kinh tế trong khu vực càng cao thì lượng người tham
gia kinh doanh sẽ ngày càng nhiều hơn do những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống mà
kéo theo sẽ là phát triển hàng hoá, dịch vụ, y tế, giáo dục... (điều này đồng nghĩa với
việc nguồn thu từ thuế trong nhân dân sẽ tăng lên).
1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế
* Chỉ tiêu phản ảnh kết quả của việc thu thuế
Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hoàn thành dự toán thu NSNN. Số
thuế thu được hàng năm chính là “sản phẩm” của CQT trong hoạt động QLT tại địa
25
bàn. Hoàn thành dự toán thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả
công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế:
Tỷ lệ hoàn thành
dự toán thu
=
Số tiền thuế thu thực tế
Số tiền thuế dự toán thu đầu năm
Vì vậy tỷ lệ hoàn thành dự toán thuế vượt dự toán đầu năm dưới 10% được coi
là đạt yêu cầu đề ra. Nếu tỷ lệ hoàn thành dự toán chưa đạt yêu cầu đề ra nguyên
nhân ở khâu lập dự toán ban đầu không chính xác, hay do khâu thực hiện thu chưa
đúng?
* Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của cơ
quan quản lý thuế đối với người nộp thuế.
- Tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra:
Tỷ lệ hồ sơ được
kiểm tra
=
Số hồ sơ được kiểm tra
Tổng số hồ sơ phải kiểm tra
Đối với tỷ lệ này yêu cầu của ngành thuế phải đạt 100%.
- Tỷ lệ thuế truy thu:
Tỷ lệ truy thu thuế trên NNT
được kiểm tra
=
Số tiền thuế truy thu
Số NNT được kiểm tra
Tỷ lệ truy thu trên các đơn vị được cơ quan thuế kiểm tra đánh giá mức độ
trung thực của NNT khi thực hiên cơ chế tự khai, tự nộp, tự xác định kết quả hoạt
động kinh doanh, qua đó cũng cho biết việc lựa chọn người nộp thuế để kiểm tra có
đúng đối tượng nghi vấn không, kết quả có đảm bảo được tính răn đe cho những
NNT khác khi có ý định trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng
đánh giá được việc giám sát hồ sơ khai thuế, thủ tục thuế còn buông lỏng ở khâu
nào để NNT có thể dựa vào đó để khai man, trốn thuế.
* Chỉ tiêu phản ảnh tính kịp thời
Người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai đúng thời gian và nộp thuế đúng thời hạn
quy định vào ngân sách nhà nước. Theo Luật quản lý thuế thời hạn nộp thuế chậm
nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người
26
nộp thuế tính thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn
nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
- Một chỉ tiêu thường dùng để chỉ hồ sơ khai thuế có được nộp đúng thời gian
quy định hay không được tính bằng cách so sánh số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn
trên tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.
-Tỷ lệ nộp đúng hạn hồ sơ khai thuế
Tỷ lệ nộp đúng hạn
hồ sơ khai thuế
Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn
=
Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp
Chỉ số này cho biết chỉ số chấp hành kê khai đúng hạn các tờ khai thuế theo
quy định của người nộp thuế có cao không, từ đó cho biết công tác giám sát việc kê
khai thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã tốt chưa.
1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi
cục thuế huyện Chƣơng Mỹ
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Long Biên
Năm 2016 Chi cục thuế Quân Long Biên được giao nhiệm vụ thu Ngân sách
hết sức nặng nề, với chỉ tiêu thu 2.586 tỷ đồng. Xác định năm 2016, tình hình sản
xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách
trên địa bàn.
Song được sự quan tâm lanh đao, chỉ đạo kịp thời của của Quận ủy - HĐND -
UBND quận, sư chi đao sat sao cua Cuc thuê Hà Nội, Chi cục thuế Quận Long Biên
đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân
sách nhà nước được Cục thuế thành phố Hà Nội và HĐND quận giao. Tổng số thu
thực hiện năm 2016: 3.267,7 tỷ đồng.
Tỷ lệ hoàn thành dự toán pháp lệnh đạt:
Tỷ lệ hoàn thành
dự toán thu PL %
=
3.267,7
2.586
x 100 = 126%
Tỷ lệ hoàn thành dự toán pháp phấn đấu:
27
Tỷ lệ hoàn thành
dự toán thu PĐ %
=
3.267,7
3320
x 100% = 102%
Trong đó có môt số khoản thu cao:
- Thuế ngoài quốc doanh thực hiện năm 1.004,6 tỷ đồng, đạt 129% dự toán
pháp lệnh, đạt 136% so cùng kỳ.
- Thuế TNCN thực hiện năm 244,8 tỷ đồng, đạt 143% dự toán Pháp Lệnh, đạt
146% so cùng kỳ
- Thu tiền sử dụng đất thực hiện năm 1.195,4 tỷ đồng; đạt 14% dự toán pháp
lệnh, đạt 79% so cùng kỳ
- Tiền thuê đất thực hiện năm 362,1 tỷ đồng, đạt 101% dự toán pháp lệnh, đạt
93% so cùng kỳ
- Thuế sử dụng đất PNN thực hiện năm 30,2 tỷ đồng, đạt 108% dự toán Pháp
Lệnh, đạt 99% so cùng kỳ
- Lệ phí trước bạ thực hiện năm 378,6 tỷ đồng, đạt 107% dự toán pháp lệnh,
đạt 117% so cùng kỳ
Để đạt được mục tiêu trên, chi cục thuế đã phối hợp và triển khai mạnh mẽ
các giải pháp thúc đẩy tăng thu như: Chi cục đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu,
chống thất thu ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công tác kiểm tra; tích cực triển khai
các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường công tác hỗ trợ người nộp
thuế, tăng cường công tác quản lý nội ngành, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của cơ
quan; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế; tăng cường phối hợp
với các ngành chức năng để tìm giải pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo
gỡ khó khăn ổn định sản xuất
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Hà Đông
Chi cục thuế quận Hà Đông đã xây dựng chương trình kiểm tra, kế hoạch thanh
tra tại doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê
khai của các doanh nghiệp đang quản lý, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá
trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, giúp cho công
chức thanh tra, kiểm tra chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ. Tăng cường thanh tra,
28
kiểm tra thuế đúng pháp luật, đúng quy trình nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, đồng thời
khai thác nguồn thu cho NSNN; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ
sơ chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở
cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả.
Chỉ đạo các Đoàn thanh tra, kiểm tra phải thay đổi từ nhận thức đến phương
pháp và cách thức phân tích rủi ro chi tiết hơn, chuyên sâu. Tăng cường ứng dụng
tin học đối với công tác thanh tra, kiểm tra như xây dựng ứng dụng tự động kết xuất
dữ liệu cần thiết phục vụ cho kiểm tra tại bàn giúp cán bộ thuế có nhiều thời gian
tập trung vào khâu đánh giá rủi ro. Sử dụng ứng dụng iHTKK cho công tác xác
minh đối chiếu hóa đơn đối với những doanh nghiệp đã kê khai qua mạng, giảm bớt
thời gian tiến hành xác minh hóa đơn qua đường hành chính.
Chi cục thuế xây dựng và triển khai thực hiện quy chế giám sát các đoàn thanh
tra, kiểm tra. Gửi Thư ngỏ hoàn thuế, Thư ngỏ Thanh tra kiểm tra thuế tới toàn bộ
doanh nghiệp có đề nghị hoàn thuế và doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra thuế, qua
đó tuyên truyền về quyền lợi của doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan thuế. Ban
hành số điện thoại đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi tiêu cực của
cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Chi cục thuế huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như tích cực phối hợp với với
Ban Tuyên giáo huyện uỷ, cơ quan đài phát thanh truyền thanh huyện nhằm tuyên
truyền về thuế với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế cho
cộng đồng xã hội, nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện
nghĩa vụ thuế của NNT. Tổ chức thành công “Tuần lễ đến với người nộp thuế”
trong toàn ngành nhằm tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức tiếp
nhận ý kiến của người nộp thuế và gải đáp vướng mắc; tổ chức “Hội nghị gặp gỡ,
lắng nghe và giải đáp ý kiến vướng mắc của người nộp thuế” kết hợp giới thiệu tổng
29
quan những nội dung chính sách thuế sửa đổi, bổ sung:Luật QLT, thuế GTGT,
TNDN, TNCN, TTĐB
1.3.2 Bài học có thể vận dụng đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
Từ kinh nghiệm quản lý thuế của các chi cục thuế, có thể liên hệ rút ra những
bài học kinh nghiệm với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.
Thứ nhất, công tác thu ngân sách:
Tranh thủ sự chỉ đạo kịp thời của HĐND, UBND huyện, cấp ủy đảng, chính
quyền UBND các xã, thị trấn đối với công tác quản lý thuế trên địa bàn, đặc biệt là
công tác lập bộ, duyệt bộ; công tác đôn đốc thu và chống thất thu ngân sách.Tập
trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp công tác, phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ thu NSNN, phấn đấu thu đảm bảo thực hiện vượt dự toán Hội đồng nhân
dân huyện giao.
Thứ hai, công tác thanh tra kiểm tra:
Tăng cường công tác kiểm tra theo chuyên đề, theo đối tượng, phối hợp với
các cơ quan liên ngành thực hiện kiểm tra phòng chống gian lận thương mại, gian
lận về giá, buôn lậu; phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi
phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm về hóa đơn.
Thứ ba, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần được chú trọng ngày khâu
chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật về thuế mới cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức
trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng
dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế,
người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với
người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng
mắc. Tiếp tục tuyên truyền vận động, đôn đốc các doanh nghiệp mới thành lập và
đang hoạt động thực hiện tốt dịch vụ kê khai và nộp thuế điện tử. Từ đó làm cho
NTT nắm bắt chế độ, chính sách thuế kịp thời, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế ngày
được nâng lên
30
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Thu thập thông tin dữ liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ
hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra
cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến
thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
- Mục đích của việc thu thập dữ liệu nhằm
+ Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã
thực hiện trước đây.
+ Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
+ Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.
+ Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
+ Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên
cứu khoa học.
- Nguồn thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu
+ Luận cứ khoa học, khái niệm,... có thể thu thập được từ giáo trình, tài liệu
chuyên ngành, sách chuyên khảo,..
+ Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí
khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,...
+ Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo giao ban, báo cáo số thu
nhanh, báo cáo tổng kết năm....
+ Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,...
+ Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,... mang tính đại chúng
cũng được thu thập và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề
khoa học.
Các tài liệu này được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa,
kế thừa có chọn lọc và trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các
yếu tố ảnh hướng tới công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ . Từ đó
31
rút ra những tồn tại, nguyên nhân, nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn
huyện Chương Mỹ.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu trong các báo
cáo, tài liệu của ngành, cụ thể là của chi cục thuế huyện Chương Mỹ gồm:
+ Các văn bản luật, chính sách về thuế.
+ Đề án, kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ của Tổng cục thuế và Cục thuế
TP. Hà Nội cũng như của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ về công tác quản lý thuế
trong những năm gần đây.
+ Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm của Chi cục thuế huyện Chương
Mỹ.
+ Báo cáo công tác quản lý thuế hàng tuần, tháng, quý, năm của ngành nói
chung và Chi cục thuế Chương Mỹ nói riêng.
+ Các văn bản phối hợp về thuế của các ban ngành có liên quan trên địa bàn
huyện Chương Mỹ (UBND huyện, Bảo hiểm xã hội, Phòng tài chính kế hoạch
huyện...).
+ Tạp chí, sách báo, đề tài khoa học của ngành thuế.
+ Các văn bản khác có liên quan.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3: Từ việc
tham khảo các tài liệu lý luận khoa học, sách báo tạp chí kinh tế, các tài liệu liên quan từ
thực tiễn được như các quy định pháp luật, chính sách quản lý thuế… Các tài liệu này
được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc và
trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hướng tới công
tác quản lý thuế tại địa phương. Từ đó rút ra những nguyên nhân tồn tại của công tác
quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp tổng hợp số liệu , phương phap so sanh v à phương pháp đánh
giá.
32
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng sau khi thu
thập được các dữ liệu thứ cấp về quản lý thuế: phân tích chúng thành từng bộ phận
để tìm hiểu cụ thể về đối tượng; sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin đã phân tích để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng.
Phương pháp tổng hợp số liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả, số liệu định
lượng về quản lý thuế từ các nguồn khác nhau thành các dạng văn bản word, bảng
tính excel, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các xu hướng biến động của
các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm hoặc giữa các không gian khác nhau...
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích thực trang
quản lý thuế trên địa bàn huyên Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ việc thu thập
các báo cáo giao ban hàng tháng, Báo cáo tổng kết hàng năm, dữ liệu trên ứng dụng
quản lý thuế của ngành như TMS, QTN, QLT... sau đó dùng phương pháp so sánh
để so sánh các chỉ tiêu về quản lý thuế qua các năm, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ nợ
đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế... thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể
hiện thông qua các bảng biểu số liệu
Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận,
đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế
trong quản lý thuế, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn
nữa công tác quản lý này.
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt, đan xen trong quá trình nghiên
cứu luận văn. Từ việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật thuế, thực tiễn công
tác quản lý thuế tại các chi cục thuế huyện Chương Mỹ và một số chi cục thuế khác
trên phạm vi cả nước trong việc thực hiện quản lý thuế và thu ngân sách được đặt
trong trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi để rút ra các lý luận bài học
kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế tại
chương 4.
33
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế
huyện Chƣơng Mỹ
3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành
phố Hà Nội 20 km; phía phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; phía
nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; bắc giáp huyện Quốc Oai; phía đông giáp với
quận Hà Đông, huyện Thanh Oai. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía
Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua
huyện với chiều dài 16,5km, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Với
những ưu đãi về vị trí địa lý, huyện Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương
kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Chương Mỹ có diện tích
tự nhiên là 232,26 km2
, dân số 29,5 vạn người, mật độ trung bình 1.303 người/km2
,
với 32 đơn vị xã, thị trấn.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 huyện Chương Mỹ được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt là huyện nằm trong vành đai phát triển của Thủ đô với đô thị vệ tinh Xuân
Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Khi được xây dựng sẽ là tiền đề tạo bước phát
triển đột phá về kinh tế - xã hội của huyện.
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn, 30 xã, trên 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước
của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 1.500 doanh nghiệp, công ty đang
tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu
kinh tế trong những năm qua.
Tình hình kinh tế - xã hội
Với những ưu đãi về điêu kiên tư nhiên - xã hội nên huyện Chương Mỹtrở
thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc
bộ. Huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông
34
thuận lợi, đặc biệt là có đường Quốc lộ 6 nối với vùng Tây Bắc nên đã tạo điều kiện
cho Chương Mỹ trong mối quan hệ liên kết phát triển về kinh tế nội vùng và có
nguồn cung nông, lâm sản nguyên liệu dồi dào.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đia ban huyên Chương My hàng năm luôn đạt
ở mức cao từ 14 – 15%/năm. Đạt được kết quả trên là do lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ tăng trưởng mạnh; trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo với
mức tăng trưởng 22,3%/năm; ngành dịch vụ vẫn giữ vai trò mũi nhọn với tốc độ
tăng trưởng 16,3%/năm; ngành nông nghiệp đạt 3,9%/năm.
Cơ cấu kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực,
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.
Huyện Chương Mỹ hiện có 01 khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170
ha; đã quy hoạch lại các cụm công nghiệp và trình Uỷ ban nhân dân thành phố, dự
kiến xây dựng 04 cụm Công nghiệp: Ngọc Sơn (31ha), Phù Yên -Trường Yên
(75ha), Văn Mỹ- Hoàng Văn Thụ (31ha), Nam Tiến Xuân (50ha); đã và đang thu
hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư, xây dựng phát triển công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả, tạo điều kiện cho trên 15.000 lao động có
việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ.
Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 33 làng nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt
13.75%; Trong đó: Làng nghề mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 81,8 %;
còn lại là các làng nghề chế biến nông sản, lâm sản, nghề làm nón lá, thêu may xuất
khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề truyền thống của huyện đã được phát
triển và cung cấp cho nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế
giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện
phát triển làng nghề kết hợp với du lịch và đã được phê duyệt. Đây là một trong
những dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du
lịch làng nghề.
35
3.1.2 Tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
Chi cuc thuê huyện Chương My là chi cục thuế trực thuộc Cục thuế TP Hà
Nôi, quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Mô hình bộ máy tổ chức của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đươc tô chưc
theo mô hinh chưc năng thông nhât trên toan quôc đươc thưc hiên theo Quyêt đinh
sô 503/QĐ-TCT ngay 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, bao gôm:
- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT.
- Đội Kiểm tra thuế.
- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế.
- Đội Tổng hợp-Nghiêp vu - Dư toan - Kê khai - Kế toán thuế &Tin học
- Đội Hành chính - Nhân sư - Tài vụ - Ấn chỉ.
- Đội Trước bạ và thu khác
- Môt sô đôi thuê liên xa, phương.
Chi tiết xem tại sơ đồ 2.1 dưới đây:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý thuế Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Chương Mỹ)
Hiện nay, Chi cục thuế huyện Chương Mỹ có 69 cán bộ công chức trong đó có
16 cán bộ trình độ thạc sỹ, chiếm 23%; 40 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 58%;
13 cán bộ trình độ cao đẳng, trung câp chiếm 18%; và 01 lái xe (khác) chiếm 1,3%.
36
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY

Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...luanvantrust
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...nataliej4
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpBáo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpDương Hà
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY (20)

Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂMLuận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công TyLuận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
 
Khóa Luận: Kiểm tra và quản lý thu thuế tại đội Chi Cục Thuế, 9 ĐIỂM
Khóa Luận: Kiểm tra và quản lý thu thuế tại đội Chi Cục Thuế, 9 ĐIỂMKhóa Luận: Kiểm tra và quản lý thu thuế tại đội Chi Cục Thuế, 9 ĐIỂM
Khóa Luận: Kiểm tra và quản lý thu thuế tại đội Chi Cục Thuế, 9 ĐIỂM
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệpBáo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán thuế doanh nghiệp
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao hiệu qu...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế về công tác kê khai
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế về công tác kê khaiLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế về công tác kê khai
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế về công tác kê khai
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN THỊ TUYẾT QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNGMỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội- 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN THỊ TUYẾT QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNGMỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số:60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG HUYÊN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. LÊ HỒNG HUYÊN PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn: “Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chƣơng Mỹ - TP Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luân văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Trần Thị Tuyết
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, sự nỗ lực cố gắng của bản thân kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Để có được kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Trường Đại Học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Hồng Huyên là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn cũng như trong công tác. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Thị Tuyết
  • 5. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài.....................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................1 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 3.1.Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ........................................................................................3 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................................3 1.2 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế...................................................................4 1.2.1 Thuế ........................................................................................................................4 1.2.2 Quản lý thuế .................................................................................................. 9 1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ ..............................................................................................27 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương .......................................... 27 1.3.2 Bài học có thể vận dụng đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ ............... 30 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................31 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................31 2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu ..............................................32 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................34 3.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ ..................................................................................................................34
  • 6. 3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ ........................... 34 3.1.2 Tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chương Mỹ ...............................................36 3.2 Thực trạng công tác Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ..........45 3.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý thuế ................................................ 45 3.2.3- Tổ chức thực hiện nội dung Quản lý thuế: .................................................. 55 3.3 Đánh giá về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế Chƣơng Mỹ......................74 3.3.1 Kết quả đạt được.......................................................................................... 74 3.3.2 Những hạn chế cần phải khắc phục ............................................................. 79 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên........................................................... 80 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI85 4.1 Dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ đến năm 2020, tầm nhìn 2030...........85 4.1.1 Dự báo sự phát triển ki nh tế - xã hội .......................................................... 85 4.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ........................................................................................................................ 86 4.2 Giải pháp quản lý thuế trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ..................................88 4.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội............................................................................. 88 4.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội ................................................................................................ 91 4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................................98 4.3.1 Với ngành thuế ............................................................................................ 99 4.3.2. Với địa phương........................................................................................... 99 4.3.3 Với người nộp thuế .....................................................................................100 KẾT LUẬN ................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................103
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 2 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 4 ĐTNT Đối tượng nộp thuế 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 HTX Hợp tác xã 8 NNT Người nộp thuế 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 QLN Quản lý nợ 11 QLT Quản lý thuế 12 TCT Tổng cục Thuế 13 TNCN Thu nhập cá nhân 14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 15 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 16 TTHT Tuyên truyền hỗ trợ 17 TH - NV – DT Tổng hợp Nghiệp vụ Dự toán 18 UBND Ủy ban nhân dân i
  • 8. DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Thống kê nhân lực tại Chi cục Thuế huyện Chương Mỹ 47 2 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2016 44 3 Bảng 3.3 Kết quả tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế 2014-2016 51 4 Bảng 3.4 Dự toán pháp lệnh thu ngân sách giai đoạn 2014 – 2016 54 5 Bảng 3.5 Công tác quản lý đăng ký Người nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ năm 2014-2016 58 6 Bảng 3.6 Kết quả miễn, giảm thuế năm 2016 62 7 Bảng 3.7 Bảng tổng hợp công tác quản lý nợ thuế năm 2014-2016 64 8 Bảng 3.8 Bảng kết quả xóa nợ tiền thuế, tiền phạt năm 2014- 2016 66 9 Bảng 3.9 Bảng số liệu kiểm tra năm 204-2016 68 10 Bảng 3.10 Cưỡng chế bằng biện pháp biện pháp trích tiền từ tài khoản 2014-2016 71 11 Bảng 3.11 Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng năm 2014 - 2016 72 12 Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả Xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua công tác kiểm tra thuế năm 2014-2016 74 13 Bảng 3.13 Kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2014-2016 76 DANH MỤC HÌNH STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý thuế Chi cục thuế huyện Chương Mỹ 40 ii
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do lựa chọn đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), thông qua nguồn thu này để Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý thuế sao cho đúng, thu cho đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo công bằng trong nghĩa vụ của người dân. Sau gần 10 năm thực hiện Luật quản lý thuế số 78 từ 1/7/2007 đến nay, Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, các quy định của Trung ương về quản lý thuế. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện còn nhiều bất cập như ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế vẫn còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng…đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước cũng như cân đối thu chi của huyện. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. - Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu: + Quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội những năm qua như thế nào? + Giải pháp nào để công tác Quản lý thuế tại huyện Chương Mỹ tốt hơn? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: 1
  • 10. - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác quản lý thuế ở cấp Chi cục - Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực trạng về quản lý thuế tại Chi cục thuế Chương Mỹ, TP. Hà Nội. (Chủ thế nghiên cứu là quản lý thuế của cấp Chi cục) 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu nội dung, phương pháp, nguyên tắc quản lý thuế và thực trạng các vấn đề đặt ra tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Chương Mỹ,TP. Hà Nội - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2014-2016. (đây là giai đoan chính sách thuế có nhiều thay đổi như: Luật, Nghị định, Thông tư, Quy trình….) 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 04 chương: Chƣơng 1- Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý thuế. Chƣơng 2- Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3- Thực trạng quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chƣơng 4- Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 2
  • 11. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều đề tài khoa học các cấp, nhiều luận văn thạc sỹ, bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề thuế và quản lý thuế. Mỗi công trình nghiên cứu được tiếp cận vấn đề trên từ những khía cạnh khác nhau và giải quyết được những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau trong thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đều đưa ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp cũng như phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung trong cơ quan thuế. Có thể kể đến như: Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Tăng cường công tác Quản lý nợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” Năm 2015 của tác giả Nguyễn Tuyết Mai đã Phân tích được thực trạng công tác quản lý nợ tại Cục thuế TP. Hà Nội, những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế TP. Hà Nội, đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nợ thuế tại Cục thuế TP. Hà Nội. Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang” Năm 2014 của tác giả Nguyễn Văn Dũng đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang và toàn ngành thuế. Luận Văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” Năm 2013 của tác giả Nguyễn Công Thạch tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về công tác quản lý thu thuế và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản lý thuế huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với 3
  • 12. doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” Năm 2015 của tác giả Vũ Thị Mai Hà, Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng hiện đại hoá ngành Thuế ở Việt Nam” Năm 2006 của tác giả Nguyễn Thu Thuỷ Các tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng các quy trình và công tác quản lý thuế và đề ra các nhóm giải pháp nhằm thực hiện tốt các quy trình quản lý thuế trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. Bài báo “Nhận diện các hành vi gian lận thuế” PGS.TS Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình Chiến, Tạp chí tài chính số 9, 2013. Tác giả đã phân tích làm nổi bật lên các hành vi gian lận thuế nội địa và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hạn chế các hành vi gian lận thuế. Bài báo “Quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu”, tác giả Đặng Hạnh Thu, Tạp chí Cộng Sản số 803, 2009. Tác giả đã đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm trong công tác quản lý và điều hành công tác thuế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khi chúng ta đã tham gia vào WTO. Tuy nhiên các đề tài, các bài báo tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý thuế theo từng sắc thuế và các mảng riêng biệt trong lĩnh vực quản lý thuế và chưa có công trình nghiên cứu nào đồng cấp nghiên cứu công tác quản lý thuế trên địa bàn quận, huyện. Chính vì vậy trên cơ sở nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý thuế tại cấp Chi cục thuế, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề: lý luận cơ bản về quản lý thuế; Phân tích thực trạng về hoạt động quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thuế trên tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 1.2 Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế 1.2.1 Thuế 1.2.1.1 Khái niệm về thuế Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng và nhiệm vụ của 4
  • 13. mình. Tuỳ thuộc vào bản chất và cách thức của Nhà nước sử dụng mà các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế. Trong cuốn “Tài chính công”, G.Jege đã cho rằng: “Thuế là một khoản bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà nước” . Theo từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học - 1998): “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định” . Tuy cách diễn đạt khác nhau song các quan niệm trên đây đều cho thấy nội dung chính của thuế là: “Thuế là khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghiã vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước, không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”. ( Tổng cục thuế, 2011,tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới tập II, Hà Nội, nhà xuất bản Tài Chính, Trang 7) 1.2.1.2 Đặc điểm của thuế - Tính bắt buộc: là thuộc tính cơ bản của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của Nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph E.Stinglitz cho rằng: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia. Trong khi các khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”. - Tính không hoàn trả trực tiếp: Thuế là khoản không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế mà được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước như: cầu cống, đường xá, trường học, bệnh viện.... - Tính pháp lý : Đặc điểm này cho thấy thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước. - Thuế chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định: Yếu tố kinh tế tác động đến thuế thường là mức độ 5
  • 14. tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người, giá cả, thị trường và sự biến động của ngân sách nhà nước... Do thuế chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội nên người ta thường nói thuế mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội tổng hợp. 1.2.1.3 Phân loại thuế Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại thuế khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại đề có nhiều loại thuế khác nhau: + Phân loại theo đối tượng chịu thuế: - Thuế thu nhập: Trong đó có Thuế TNCN và thuế TNDN - Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng như: Thuế doanh thu, GTGT ,thuế TTĐB, … - Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản + Phân loại theo phương thức đánh thuế gồm: Thuế trực thu và thuế gián thu + Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế có: Thuế thực và thuế cá nhân + Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế có: Thuế trung ương và thuế địa phương + Phân loại thuế theo mối tương quan với thu nhập có: Thuế luỹ tiến và thuế luỹ thoái 1.2.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế quốc dân + Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Nhìn chung các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đều huy động các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho nhà nước, trong đó vai trò quan trọng thuộc về thuế. 6
  • 15. Ưu điểm của việc sử dụng công cụ thuế để huy động sự đóng góp cho Ngân sách nhà nước: Thứ nhất là: Thuế là một công cụ phân phối có phạm vi rộng lớn, bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực nên thuế đảm bảo là nguồn thu lớn, ổn định và thường xuyên cho ngân sách nhà nước. Thứ hai là: Phương thức huy động nguồn lực của thuế sử dụng phương pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Vì vậy mà nhà nước đảm bảo thực hiện sự công bằng trong việc phân bổ gánh nặng của khoản chi tiêu công cộng. Thứ ba là: Nguồn thu cho NSNN chỉ có thể tăng cao và nhanh trên cơ sở nền kinh tế có sự tăng trưởng và đạt hiệu quả cao, đồng thời với ý thức tiết kiệm triệt để của mọi người dân trong sản xuất và tiêu dùng, thuế được kết hợp giữa phương thức bắt buộc quy định dưới hình thức pháp luật cao cùng với sự kích thích vật chất đã tạo ra sự quan tâm của cho chủ thể kinh tế đến việc tạo ra chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, thuế góp phần tích cực vào nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước. + Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có của thị trường như chênh lệch giàu nghèo, mất công bằng, thiếu ổn định, lạm phát... Để khắc phục những khuyết tật trên, nhà nước cần phải có sự can thiệp vào nền kinh tế như: Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế và sử dụng hàng loạt các công cụ kinh tế, đặc biệt là công cụ thuế. Cùng với việc mở rộng chức năng của nhà nước, thuế trở thành một công cụ quan trọng để thực hiện điều tiết nền kinh tế quốc dân. Thông qua việc xây dựng đúng đắn mối quan hệ giữa các sắc thuế, việc xác định hợp lý người nộp thuế, đối tượng đánh thuế, mức thuế suất, chế độ miễn giảm thuế, phương pháp quản lý thuế dựa trên cơ sở hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, thuế là công cụ điều tiết đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội, thể hiện trên hai mặt đó là: khuyến khích, hỗ trợ những hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết và 7
  • 16. làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí. Thuế còn khuyến khích việc bỏ vốn và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên nhiên liệu, vật tư trong việc tranh thủ vốn hợp tác của nước ngoài để phát triển kinh tế hàng hoá, không ngừng khả năng tích luỹ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. + Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng của các thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội Công bằng và bình đẳng là đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. Trong xã hội dân chủ, tính công bằng phải được thực hiện trước hết đối với việc phân chia gánh nặng của thuế khoá. Có công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mới động viên các thành viên hăng hái trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững được thể chế chính trị. Sự công bằng và bình đẳng được thể hiện thông qua chính sách động viên như nhau giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động trong một lĩnh vực, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có sự đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ đối tượng nào. Thuế kích thích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân tích cực đổi mới, cải tiến kỹ thuật công nghệ, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng Nhà nước cần phải có các biện pháp hiệu quả để chống thất thu thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Nâng cao nhận thức của người nộp thuế về thuế, người nộp thuế có nhận thức đúng đắn, tự nguyện, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế mới thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, mở sổ sách kế toán đầy đủ, thực hiện nghiêm túc việc sử dụng 8
  • 17. hoá đơn, chứng từ, nộp thuế đúng thời hạn quy định của pháp luật. Đó cũng là yếu tố quan trọng bảo đảm bình đẳng và công bằng về thuế. 1.2.1.5 Các sắc thuế hiện hành tại Việt Nam Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức khác nhau về thuế mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ nhất định của nhà nước trong từng thời kỳ. Các sắc thuế hiện hành tại Việt Nam hiên nay: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);Thuế sử dụng đất nông nghiệp (ĐNN);Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (ĐPNN), Thuế giá trị gia tăng (GTGT); Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tài nguyên;Thuế môn bài. 1.2.2 Quản lý thuế 1.2.2.1 Khái niêm quản lý thuế: + Quản lý thuế theo nghĩa rộng là việc Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thuế; tổ chức thực thi chính sách pháp luật thuế; thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật và điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về thuế. Như vậy, quản lý thuế theo nghĩa rộng gồm 4 nội dung: (i) ban hành chính sách, pháp luật về thuế; (ii) Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật thuế; (iii) thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế và (iv) điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về thuế. Chủ thể của qu ản lý thuế là Nhà nước , bao gôm : Cơ quan lập pháp là Quốc hội ban hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết về thuế và quản lý thuế; cơ quan hanh pháp là Chính phủ, thực hiện việc lập quy, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về thuế của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội vơi tư cach la ngươi điêu hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế ; hê thông cac cơ quan chuyên môn giup cho cơ quan hanh phap (cơ quan thuê, cơ quan hai quan) thay măt cho Nha nươc tô chưc và thực hiện thu thuê. Theo Luật Quản lý thuế số: 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006, 9
  • 18. cơ quan quản lý thuế bao gồm: Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan. Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN (ngươi nôp thuê). + Quản lý thuế cấp Chi cục là việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn quận, huyện và tương đương theo quy định của pháp luật. 1.2.2.2 Mục tiêu công tác quản lý thuế Quản lý thuế hướng đến 3 mục tiêu chủ yếu sau: Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu NSNN một cách đầy đủ và kịp thời. Nếu không thu đúng, thu đủ và kịp thời có thể dẫn đến sự cản trở cho quá trình chi tiêu công và ảnh hưởng đến việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì vậy đây là mục tiêu quan trọng nhất, quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế. Nếu mục tiêu này không đạt được thì các mục tiêu khác cũng không thể mang đủ ý nghĩa của nó. Thứ hai, nâng cao mặt bằng nhận thức của người dân và công chức quản lý thuế về ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế. Cơ quan thuế chuyển từ chức năng quản lý thuế là chủ yếu sang chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho quá trình tuân thủ chính sách, pháp luật thuế của doanh nghiệp. Thứ ba, đảm bảo pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung được thực thi. Việc thực thi pháp luật thuế phải xuất phát từ hai phía: Đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, cơ quan thuế trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm đảm bảo cho chính sách thuế được thực thi một cách đúng đắn. Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được thiết kế nhằm thực hiện những chức năng của thuế như điều tiết nền kinh tế vĩ mô 10
  • 19. phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Các mục tiêu này chỉ trở thành hiện thực nếu quản lý thuế thực hiện điều hành, giám sát tốt để ai có nghĩa vụ nộp thuế thì phải nộp thuế và phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn số tiền thuế phải nộp vào NSNN. Từ đó, có thể khẳng định Quản lý thuế có vai trò quyết định cho sự thành công của từng chính sách thuế. 1.2.2.3 Nguyên tắc quản lý thuế - Tuân thu phap luât Nguyên tăc nay chi phôi hoat đông cua cac bên trong quan hê quan ly thuê bao gôm ca cơ quan Nha nươc va ngươi nôp thuê . Nôi dung cua nguyên tắc nay la quyên han, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; quyên va nghia vu của người nộp thuê đêu do phap luât quy đinh . Trong quan hê quan ly , các bên liên quan có thể đươc lưa chon nhưng hoat đông nhât đinh nhưng phai trong pham vi quy đinh cua pháp luật về quản lý thuế. - Đam bao tinh hiêu qua Giông như moi hoat đông quan ly khac , hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tăc hiêu qua . Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện , các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là l ớn nhất theo đúng luật thuê. Đồng thời, chi phi quan ly thuê phải tiêt kiêm nhât. Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế rõ ràng , đơn gian phu hơp vơi điêu kiên thưc tiên nhât đinh va trình độ của người nộ p thuê se hưa hen mang lai nguôn thu cao hơn do tiêt kiêm đươc chi phi vân hanh bô may thu thuê va chi phi cua ngươi nôp thuê so vơi viêc ap dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn. - Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của ngươi nôp thuê Đê đam bao cho hoạt động thu, nôp thuê đung phap luât , Nhà nước nào cũng phải cương cac hoat đông quan ly đôi vơi ngươi nôp thuê . Trong điêu kiên quan ly thuê hiên đai sư tăng cương vai tro cua Nha n ước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiêm soat kêt qua thưc hiên nghia vu thuê phu hơp vơi quy đinh cua phap luât , đông thơi tao điêu kiên cho ngươi nôp thuê chu đông lưa chon cach thưc khai thuê 11
  • 20. và nộp thuế phù hợ p vơi hoat đông kinh doanh cua minh , tôn trong tinh tư giac cua ngươi nôp thuê. Đê Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế cân co hê thông các văn bản pháp luật thuế đầy đủ , rõ ràng , phù hợp; có các chế tà i đu manh đê trưng phat cac vi pham phap luât thuê va co tac dung răn đe . - Công khai, minh bach Công khai minh bach la nguyên tăc quan trong cua quan ly thuê . Nguyên tăc công khai đoi hoi moi quy đinh vê quan ly thuê , bao gôm phap luât thuê va cac quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố công khai cho NNT và tất cả những tổ chức , cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tăc minh bach đoi hoi cac quy đinh về quan lý thuế rõ ràng, đơn gian, dê hiêu va diên đat sao cho chi co thê hiêu theo môt cach nhât quan, không hiêu theo nhiêu cach khac nhau . Nguyên tăc minh bach cung đoi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế , theo đo cơ quan thuê hoăc công chưc thuê đươc quyêt đinh ap dung nhưng ngoai lệ cho la đê hoat đông quan ly thuê cua Nha nươc đươc moi công dân giam sat , là môi trường tốt để phòng chống tham nh ũng, cưa quyên, sách nhiễu thông qua đo thúc đây hoat đông quản lý thuế đúng luật , trong sach va tao điêu kiên thuc đây san xuât , kinh doanh phát triển. - Tuân thu va phu hơp vơi cac chuân mưc va thông lê quôc tê Hôi nhâp kinh tê quôc tê tao điêu kiên thuc đâ y phat triên kinh tê va mơ rông quan hê hơp tac kinh tê cho môi nươc . Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi môi quôc gia cân co nhưng thay đôi vê quy đinh quan ly , cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kêt va thông lê quôc tê . Viêc thưc hiên cac cam kêt va thông lê quôc tê vê thuê tao điêu kiên cho hoat đông quan ly cua cac cơ quan Nha nươc đồng thời cung tao thuân lơi cho hoat đông đâu tư cua cac nha đâu tư nươ c ngoài. 1.2.2.4 Nội dung công tác quản lý thuế cấp Chi cục Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch quản lý thuế Cơ quan thuế đóng vai trò là người cung cấp các dịch vụ thông tin về chính sách thuế, pháp luật thuế đến mọi đối tượng NNT để NNT nâng cao ý thức tuân thủ 12
  • 21. pháp luật thuế và hiểu bản chất tốt đẹp của tiền thuế nhằm muc tiêu huy đông nguôn lưc tai chinh tư cac tô chưc va ca nhân trong xa hôi cho Nha nươc thông qua viêc ban hanh va tô chưc thi hanh phap luât thuê . Để đạt được hiệu quả trong quản lý thuế thì công tác lập kế hoạch quản lý thuế phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền và chỉ đạo thống nhất theo kế hoạch cơ quan thuế. Do đó, lập kế hoạch là một trong những khâu quan trọng đầu tiên để hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao. Công tác lập kế hoạch quản lý thuế phải được thực hiện định kỳ, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan thuế. Kế hoạch phải đảm bảo cân đối giữa mục tiêu cần đạt được với nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của cơ quan thuế. Nội dung kế hoạch: Kế hoạch quản lý thuế thể gồm 3 phần chính: Kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kế hoạch thực hiện nội dung quản lý thuế và kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện nội dung quản lý thuế. Trong mỗi nội dung, kế hoạch phải chỉ ra được hình thức thực hiện, thời gian thực hiện và đơn vị phối hợp nếu có. Thứ hai : Tổ chức thực hiện nội dung quản lý thuế Đây là nội dung cốt lõi của công tác quản lý thuế ở cấp chi cục, bao gồm: - Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được Cục thuế thành phố Hà Nội, HĐND, UBND huyện chương Mỹ giao; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; - Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện 8 nội dung quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006: 1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; 2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; 3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; 4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; 5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; 13
  • 22. 6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; 7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. (1) Quản lý đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế * Đăng ký thuế: Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế theo quy định. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế. + Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt qua trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không tồn tại. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu, kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch. + Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, bắt đầu hoạt động kinh doanh. + Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp (đổi tên, chuyển địa điểm kinh doanh, thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế) người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin. + Khi chấm dứt hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. + Cơ quan thuế có trách nhiệm việc cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế; thực hiện đóng mã số thuế thuế và thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Khai thuế, tính thuế Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế. Người nộp thuế 14
  • 23. sử dụng hồ sơ, mẫu biểu khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế. Khai thuế theo tháng, theo quý theo năm hoặc theo từng lần phát sinh căn cứ vào điều kiện của người nộp thuế hoặc theo thông tư hướng dẫn từng thời điểm, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp và các trường hợp: + Khai thuế thu nhập theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. + Khai thuế thu nhập tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu theo tháng hoặc theo lần phát sinh thu nhập của tổ chức kinh doanh không thường xuyên . + Khai thuế thu nhập khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng. Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế, khai thuế của Người nộp thuế, đồng thời có các biện pháp kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ pháp luật thuế một cách tự nguyện của Người nộp thuế, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp vi phạm pháp luật thuế. * Ấn định thuế Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào Ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của Người nộp thuế nên thực tế còn có trường hợp người nộp thuế cố tình khai chậm hoặc không kê khai thuế, trong trường hợp đó Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế được quyền ấn định thuế và ra thông báo ấn định thuế cho Người nộp thuế. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế. 15
  • 24. Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu Người nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế khi Người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không trung thực. - Căn cứ ấn định thuế: Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ Người nộp thuế khai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nộp thuế; qua công tác thanh kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan quản lý Nhà nước khác. Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương. Tài liệu và kết quả kiểm tra còn hiệu lực. Tuỳ theo mức độ vi phạm, cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp. - Nộp thuế Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. (2) . Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế * Quản lý Hoàn thuế: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế tại bộ phận “Một cửa” chuyển Hồ sơ cho Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - dự toán – kê khai kế toán thuế & Tin học trong ngày hoặc chậm nhất sáng ngày hôm sau. Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế & Tin học kiểm tra phân loại hồ sơ đúng hay chưa đúng thủ tục; Đối với hồ sơ chưa đúng thì ra Thông báo gửi NNT trong vòng 03 ngày; Đối với hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thì Thông báo rõ lý do không được hoàn cho NNT được biết. 16
  • 25. Phân tích đối chiếu số liệu của hồ sơ hoàn thuế: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế & Tin học kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế theo các nội dung quy định. Đối chiếu số liệu và ghi vào phiếu nhận xét Hồ sơ hoàn thuế. Nếu sai sót gửi thông báo cho NNT bổ sung, giải trình thông tin tài liệu và khi đủ thủ tục thì hoàn thuế trong vòng 06 ngày đối với Hồ sơ hoàn trước kiểm tra sau; phân loại hồ sơ hoàn trước kiểm sau hay kiểm trước hoàn sau. Thực hiện thủ tục đối với Hồ sơ hoàn trước kiểm sau: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế & Tin học trình Lãnh đạo Chi cục thuế công văn đề nghị quyết định hoàn thuế, gửi lãnh đạo Cục kèm hồ sơ hoàn thuế, Phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế, phiếu xét kết quả hoàn thuế của NNT. Kiểm tra trước khi hoàn thuế: Đội kiểm tra tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT theo hồ sơ hoàn căn cứ quy trình kiểm tra thuế; sau đó thực hiện các công việc hoàn thuế. Lập chứng từ uỷ nhiệm chi hoàn: Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học căn cứ vào Quyết định hoàn lập uỷ nhiệm chi gửi Kho bạc. Sau khi kho bạc gửi lệnh chi về Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học nhập kết quả theo dõi và lập báo cáo. Lập báo cáo lưu hồ sơ hoàn thuế: Đội TH – NVDT – KKKTT & Tin học lập báo cáo thống kê số liệu tổng hợp trình lãnh đạo Chi cục, sau đó gửi báo cáo lên Cục thuế. * Quản lý miễn thuế, giảm thuế Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản pháp luật về thuế. Người nộp thuế tự xác định số thuế được miễn, giảm hoặc không phải nộp thuế và khai báo với cơ quan thuế trong hồ sơ khai thuế. Đối với hợp tác xã có mức thu bình quân tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định đối với cán bộ công chức nhà nước, cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và ra quyết định miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại thời điểm xét miễn giảm. 17
  • 26. (3) Quản lý nợ thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt * Quản lý nợ thuế: Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thuế. Điều này được thể hiện: Quản lý nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống quản lý thuế, một trong những chức năng quan trọng của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế được sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế. Đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công bằng xã hội khi người nộp thuế cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng hạn. Thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trường hợp có hành vi vi phạm về chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế của ngành thuế. Số thuế nợ đọng không kiểm soát được sẽ dẫn đến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi. * Xoá nợ tiền thuế tiền phạt: theo hướng dẫn tại nghị định, thông tư và quy định từng thời điểm mà việc xác định xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được Chi cục thuế ra quyết định và trình Cục thuế để báo cáo. (4) Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông tin về người nộp thuế được thu thập từ các nguồn: Thông tin, tài liệu do Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân được Người nộp thuế uỷ quyền kê khai, cung 18
  • 27. cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý thuế thu thập trong quá trình theo dõi đăng ký, kê khai, nộp thuế; giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ; kiểm tra, thanh tra, điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về thuế và quản lý sử dụng hoá đơn của người nộp thuế; thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế; thông tin về chính sách và tình hình phát triển khinh tế; đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của Người nộp thuế hoặc nhóm Người nộp thuế do bên thứ ba là các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin Người nộp thuế thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cơ sở dữ liệu tập trung về trung ương; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan quản lý thuế các cấp. Chi cục thuế, công chức quản lý thuế phải giữ bí mật thông tin của NNT theo quy định của pháp luật và chỉ được cung cấp thông tin của người nộp thuế cho các cơ quan: Điều tra viên, Viện kiểm sát, toà án, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các cơ quan quản lý khác theo quy định của pháp luật Công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của NNT trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau: trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn; vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác; không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Pháp luật. (5) Kiểm tra thuế Kiểm tra thuế là một nhiệm vụ quan trong trong công tác quản lý thuế. Điều đó cho thấy, bên cạnh việc việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế, cơ quan thuế cần thực hiện các biện pháp giám sát kiểm tra sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm về thuế, giúp người nộp thuế nhận thấy sự nghiêm minh trong thi hành pháp luật thuế của cơ quan thuế, ngành thuế luôn có một hệ thống giám sát , kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của Người nộp thuế. 19
  • 28. Kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan; nguyên tắc công khai, dân chủ; nguyên tắc bảo vệ bí mật; nguyên tắc hiệu quả. Nội dung kiểm tra: kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn giảm, được hoàn trong kỳ của người nộp thuế; kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định xem NNT có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế của các Luật thuế không, có nộp chậm thuế để chiếm dụng NSNN làm vốn kinh doanh không, có nợ đọng thuế không. Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: + Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Để đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các hồ sơ thuế cũng như sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thường xuyên tiến hành kiểm tra các hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Cán bộ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của NNT cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế. + Kiểm tra tại trụ sở của Người nộp thuế: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế trong các trường hợp Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp; hoặc kiểm tra trước khi hoàn thuế. (6) Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Cưỡng chế thi hành chính sách thuế ở cấp Chi cục thuế theo Quy trình quản lý nợ. Chức năng thuộc Đội quản lý nợ buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền nợ thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Trường hợp cưỡng chế áp dụng cho các hành vi của người nộp thuế nợ thuế nhưng chưa đến mức bị xử phạt bằng biện pháp hình sự mà đã nợ quá 90 ngày, kể 20
  • 29. từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế theo quy định hoặc NNT nợ thuế nhưng có hành vi phát tàn tài sản, bỏ trốn. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm: (1)Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, yêu cầu phong toả tài khoản; (2)khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; (3)khấu biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; (4)thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; (5)Dừng làm thủ tục hải quan đối với hang hoá nhập khẩu: được áp dụng khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng 4 biện pháp nêu trên mà vẫn chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt; (6) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn; (7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy phép thành lập, hoạt động với các ngành nghề đặc thù. Các biện pháp cưỡng chế thi hành hành chính thuế sẽ chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. (7) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để chia ra thành 2 loại: Vi phạm hành chính là hành vi do tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý xâm phạm các quy tắc của nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật; Vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế bao gồm các hành vi phạm của NNT hoặc của công dân: Vi phạm của NNT là trốn thuế với số lượng lớn, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, trốn thuế với số lượng rất lớn hay phạm tội nghiêm trọng trong các trường hợp khác. Vi phạm của công dân là hành vi cản trở việc thi hành luật thuế, cản trở việc điều tra xử lý các vụ vi phạm về thuế ở mức độ nặng, cán bộ thuế hoặc cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm dụng tham ô tiền thuế, bao che cho người khác vi phạm pháp luật thuế, cố ý làm trái quy định của luật thuế, thiếu ý thức trách nhiêm trong thi hành luật thuế ở mức độ nặng. 21
  • 30. Xử lý vi phạm pháp luật thuế cấp Chi cục do Đội Kiểm tra thuế thực hiên theo nguyên tắc: Mỗi hành vi vi phạm pháp luật thuế được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để. Mỗi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Tổ chức cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần; Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. (8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế Người nộp thuế, tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền hạn, lới ích hợp pháp của mình. Ở cấp Chi cục thuế, việc giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế được thực hiện bởi Đội kiểm tra nội bộ. Khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thứ ba: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động quản lý thuế Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế được thực hiện định kỳ, nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý thuế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan thuế. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế được thực hiện thông qua: các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo số thu nhanh….... trong cơ quan thuế. 22
  • 31. Với người nộp thuế thông qua hội nghị tập huấn, đối thoại; qua website; qua các hòm thư góp ý; qua các chương trình điều tra, khảo sát trên diện rộng... Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá cần xác định rõ mục đích, đối tượng, phạm vi, cách thức và thời gian thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý thuế nói chung cho phù hợp. 1.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế * Các nhân tố chủ quan - Sự kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thuế Để công tác quản lý thuế trên địa bàn đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước như: chính quyền địa phương, cơ quan Hải quan, phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, viện kiểm sát, cơ quan tài nguyên, ........ và quản lý thị trường là rất quan trọng. - Tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế: Tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống thuế, bộ máy tổ chức quản lý không phù hợp sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy. Do đó Bộ máy quản lý thuế phải phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước. - Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công quản lý thuế Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý thuế có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Điều này ảnh hưởng tới tất cả các khâu, các nội dung trong công tác quản lý thuế như: Từ việc lập kế hoạch quản lý thuế, tổ chức thực thi chính sách pháp luật thuế, kiểm tra đánh giá kết quả quản lý thuế và điều chỉnh chính sách pháp luật thuế. - Cơ sở vật chất của ngành thuế 23
  • 32. Hiện nay, Hệ thống cơ quan thuế đang quản lý được kết nối bằng mạng nội bộ rất hữu ích, Chất lượng hạ tầng liên quan đến sức khoẻ môi trường làm việc và chất lượng làm việc của cán bộ thuế. Nhân tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản lý thuế, chất lượng dịch vụ cung cấp hướng dẫn người nộp thuế khai thuế, nộp thuế điện tử,…về ban đầu chi phí nâng cấp công nghệ thông tin điện tử, phần mềm trong quản lý thuế có phần tốn kém nhưng so về lâu dài thì lại đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian so với kiểu quản lý dữ liệu theo kiểu thủ công. Trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại sẽ giúp cho việc quản lý thuế thuận tiên, khả năng nắm bắt thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu liên quan đến người nộp thuế được chính xác, kịp thời và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. * Các nhân tố khách quan. - Nhân tố thuộc về người nộp thuế Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế đó là các nhân tố thuộc về đối tượng nộp thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và được quyền xác định số thuế được miễn, giảm hoặc được áp dụng theo thuế suất ưu đãi, được hoàn thuế trong trường hợp có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp hoặc trong trường hợp có số thuế được hoàn theo quy định của chính sách thuế... Sự tuân thủ chính sách pháp luật về thuế của người nộp thuế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. - Nhân tố thuộc về chính sách thuế Chính sách thuế là tổng hoà các phương hướng của Nhà nước trong lĩnh vực thuế và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định. Chính sách thuế được thiết kế nhằm thực hiện các chức năng cao cả của thuế như điều tiết vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lớp dân cư trong xã hội. Trải qua hai lần cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, hiện nay chúng ta đã có hệ thống chính sách tương đối đồng bộ, có phạm vi điều chỉnh toàn diện 24
  • 33. đến các quan hệ kinh tế xã hội bao gồm các sắc thuế thuộc nhóm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản. Mỗi sắc thuế được Nhà nước ban hành thông qua các Luật hoặc Pháp lệnh và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành. Chính sách thuế rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Chính sách thuế có được xã hội, người nộp thuế đồng lòng thực hiện thì thuế mới đạt được mục tiêu đề ra. Còn nếu chính sách thuế không đi vào lòng người, không được xã hội và người nộp thuế ủng hộ thực hiện thì sẽ xảy ra hiện tượng chống đối, dây dưa không nộp, hoặc trốn thuế... Hiện nay, các chính sách pháp luật về thuế thường xuyên được hiệu chỉnh để phù hợp với thực tế thực hiện. Đồng thời, hàng năm, Tổng cục thuế cũng thường xuyên phổ biến nhiều thông tư hướng dẫn chính sách pháp luật về thuế. Do đó, việc quản lý thuế cũng thường xuyên được đổi mới, hiệu chỉnh để phù hợp với chính sách thuế. - Tình hình kinh tế xã hội và đời sống của dân cư Hiệu quả công tác quản lý thu thuế phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một địa bàn khu vực, nếu số lượng người nộp thuế nhiều thì chi phí trên một đồng thuế được thu sẽ giảm, ngược lại số người nộp thuế ít thì chi phí chi cho thu một đồng thuế sẽ cao hơn. Khi kinh tế của khu vực phát triển hơn chắc chắn sẽ có nhiều người nộp thuế hơn Vì sự phát triển kinh tế trong khu vực càng cao thì lượng người tham gia kinh doanh sẽ ngày càng nhiều hơn do những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống mà kéo theo sẽ là phát triển hàng hoá, dịch vụ, y tế, giáo dục... (điều này đồng nghĩa với việc nguồn thu từ thuế trong nhân dân sẽ tăng lên). 1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế * Chỉ tiêu phản ảnh kết quả của việc thu thuế Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hoàn thành dự toán thu NSNN. Số thuế thu được hàng năm chính là “sản phẩm” của CQT trong hoạt động QLT tại địa 25
  • 34. bàn. Hoàn thành dự toán thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. - Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế: Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu = Số tiền thuế thu thực tế Số tiền thuế dự toán thu đầu năm Vì vậy tỷ lệ hoàn thành dự toán thuế vượt dự toán đầu năm dưới 10% được coi là đạt yêu cầu đề ra. Nếu tỷ lệ hoàn thành dự toán chưa đạt yêu cầu đề ra nguyên nhân ở khâu lập dự toán ban đầu không chính xác, hay do khâu thực hiện thu chưa đúng? * Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế. - Tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra: Tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra = Số hồ sơ được kiểm tra Tổng số hồ sơ phải kiểm tra Đối với tỷ lệ này yêu cầu của ngành thuế phải đạt 100%. - Tỷ lệ thuế truy thu: Tỷ lệ truy thu thuế trên NNT được kiểm tra = Số tiền thuế truy thu Số NNT được kiểm tra Tỷ lệ truy thu trên các đơn vị được cơ quan thuế kiểm tra đánh giá mức độ trung thực của NNT khi thực hiên cơ chế tự khai, tự nộp, tự xác định kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó cũng cho biết việc lựa chọn người nộp thuế để kiểm tra có đúng đối tượng nghi vấn không, kết quả có đảm bảo được tính răn đe cho những NNT khác khi có ý định trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời kết quả kiểm tra cũng đánh giá được việc giám sát hồ sơ khai thuế, thủ tục thuế còn buông lỏng ở khâu nào để NNT có thể dựa vào đó để khai man, trốn thuế. * Chỉ tiêu phản ảnh tính kịp thời Người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai đúng thời gian và nộp thuế đúng thời hạn quy định vào ngân sách nhà nước. Theo Luật quản lý thuế thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người 26
  • 35. nộp thuế tính thuế. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. - Một chỉ tiêu thường dùng để chỉ hồ sơ khai thuế có được nộp đúng thời gian quy định hay không được tính bằng cách so sánh số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn trên tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. -Tỷ lệ nộp đúng hạn hồ sơ khai thuế Tỷ lệ nộp đúng hạn hồ sơ khai thuế Số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn = Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp Chỉ số này cho biết chỉ số chấp hành kê khai đúng hạn các tờ khai thuế theo quy định của người nộp thuế có cao không, từ đó cho biết công tác giám sát việc kê khai thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã tốt chưa. 1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phƣơng và bài học đối với Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương 1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Long Biên Năm 2016 Chi cục thuế Quân Long Biên được giao nhiệm vụ thu Ngân sách hết sức nặng nề, với chỉ tiêu thu 2.586 tỷ đồng. Xác định năm 2016, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Song được sự quan tâm lanh đao, chỉ đạo kịp thời của của Quận ủy - HĐND - UBND quận, sư chi đao sat sao cua Cuc thuê Hà Nội, Chi cục thuế Quận Long Biên đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Cục thuế thành phố Hà Nội và HĐND quận giao. Tổng số thu thực hiện năm 2016: 3.267,7 tỷ đồng. Tỷ lệ hoàn thành dự toán pháp lệnh đạt: Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu PL % = 3.267,7 2.586 x 100 = 126% Tỷ lệ hoàn thành dự toán pháp phấn đấu: 27
  • 36. Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu PĐ % = 3.267,7 3320 x 100% = 102% Trong đó có môt số khoản thu cao: - Thuế ngoài quốc doanh thực hiện năm 1.004,6 tỷ đồng, đạt 129% dự toán pháp lệnh, đạt 136% so cùng kỳ. - Thuế TNCN thực hiện năm 244,8 tỷ đồng, đạt 143% dự toán Pháp Lệnh, đạt 146% so cùng kỳ - Thu tiền sử dụng đất thực hiện năm 1.195,4 tỷ đồng; đạt 14% dự toán pháp lệnh, đạt 79% so cùng kỳ - Tiền thuê đất thực hiện năm 362,1 tỷ đồng, đạt 101% dự toán pháp lệnh, đạt 93% so cùng kỳ - Thuế sử dụng đất PNN thực hiện năm 30,2 tỷ đồng, đạt 108% dự toán Pháp Lệnh, đạt 99% so cùng kỳ - Lệ phí trước bạ thực hiện năm 378,6 tỷ đồng, đạt 107% dự toán pháp lệnh, đạt 117% so cùng kỳ Để đạt được mục tiêu trên, chi cục thuế đã phối hợp và triển khai mạnh mẽ các giải pháp thúc đẩy tăng thu như: Chi cục đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công tác kiểm tra; tích cực triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; tăng cường công tác hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác quản lý nội ngành, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của cơ quan; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để tìm giải pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục thuế Quận Hà Đông Chi cục thuế quận Hà Đông đã xây dựng chương trình kiểm tra, kế hoạch thanh tra tại doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê khai của các doanh nghiệp đang quản lý, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, giúp cho công chức thanh tra, kiểm tra chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ. Tăng cường thanh tra, 28
  • 37. kiểm tra thuế đúng pháp luật, đúng quy trình nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, đồng thời khai thác nguồn thu cho NSNN; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo các Đoàn thanh tra, kiểm tra phải thay đổi từ nhận thức đến phương pháp và cách thức phân tích rủi ro chi tiết hơn, chuyên sâu. Tăng cường ứng dụng tin học đối với công tác thanh tra, kiểm tra như xây dựng ứng dụng tự động kết xuất dữ liệu cần thiết phục vụ cho kiểm tra tại bàn giúp cán bộ thuế có nhiều thời gian tập trung vào khâu đánh giá rủi ro. Sử dụng ứng dụng iHTKK cho công tác xác minh đối chiếu hóa đơn đối với những doanh nghiệp đã kê khai qua mạng, giảm bớt thời gian tiến hành xác minh hóa đơn qua đường hành chính. Chi cục thuế xây dựng và triển khai thực hiện quy chế giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra. Gửi Thư ngỏ hoàn thuế, Thư ngỏ Thanh tra kiểm tra thuế tới toàn bộ doanh nghiệp có đề nghị hoàn thuế và doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra thuế, qua đó tuyên truyền về quyền lợi của doanh nghiệp và trách nhiệm của cơ quan thuế. Ban hành số điện thoại đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi tiêu cực của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. 1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Kim Sơn, Ninh Bình Chi cục thuế huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế như tích cực phối hợp với với Ban Tuyên giáo huyện uỷ, cơ quan đài phát thanh truyền thanh huyện nhằm tuyên truyền về thuế với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội, nâng cao tính chủ động, tự giác, tự khai, tự nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Tổ chức thành công “Tuần lễ đến với người nộp thuế” trong toàn ngành nhằm tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức tiếp nhận ý kiến của người nộp thuế và gải đáp vướng mắc; tổ chức “Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe và giải đáp ý kiến vướng mắc của người nộp thuế” kết hợp giới thiệu tổng 29
  • 38. quan những nội dung chính sách thuế sửa đổi, bổ sung:Luật QLT, thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB 1.3.2 Bài học có thể vận dụng đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ Từ kinh nghiệm quản lý thuế của các chi cục thuế, có thể liên hệ rút ra những bài học kinh nghiệm với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ. Thứ nhất, công tác thu ngân sách: Tranh thủ sự chỉ đạo kịp thời của HĐND, UBND huyện, cấp ủy đảng, chính quyền UBND các xã, thị trấn đối với công tác quản lý thuế trên địa bàn, đặc biệt là công tác lập bộ, duyệt bộ; công tác đôn đốc thu và chống thất thu ngân sách.Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN, phấn đấu thu đảm bảo thực hiện vượt dự toán Hội đồng nhân dân huyện giao. Thứ hai, công tác thanh tra kiểm tra: Tăng cường công tác kiểm tra theo chuyên đề, theo đối tượng, phối hợp với các cơ quan liên ngành thực hiện kiểm tra phòng chống gian lận thương mại, gian lận về giá, buôn lậu; phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm về hóa đơn. Thứ ba, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần được chú trọng ngày khâu chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế mới cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn; tổ chức các Hội nghị đối thoại với người nộp thuế; Tiếp nhận, hướng dẫn xữ lý các thủ tục hồ sơ và giải đáp các vướng mắc. Tiếp tục tuyên truyền vận động, đôn đốc các doanh nghiệp mới thành lập và đang hoạt động thực hiện tốt dịch vụ kê khai và nộp thuế điện tử. Từ đó làm cho NTT nắm bắt chế độ, chính sách thuế kịp thời, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế ngày được nâng lên 30
  • 39. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Thu thập thông tin dữ liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. - Mục đích của việc thu thập dữ liệu nhằm + Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. + Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình. + Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. + Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. + Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học. - Nguồn thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu + Luận cứ khoa học, khái niệm,... có thể thu thập được từ giáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,.. + Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,... + Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo giao ban, báo cáo số thu nhanh, báo cáo tổng kết năm.... + Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,... + Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,... mang tính đại chúng cũng được thu thập và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học. Các tài liệu này được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc và trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hướng tới công tác quản lý thuế tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ . Từ đó 31
  • 40. rút ra những tồn tại, nguyên nhân, nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu trong các báo cáo, tài liệu của ngành, cụ thể là của chi cục thuế huyện Chương Mỹ gồm: + Các văn bản luật, chính sách về thuế. + Đề án, kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ của Tổng cục thuế và Cục thuế TP. Hà Nội cũng như của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ về công tác quản lý thuế trong những năm gần đây. + Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ. + Báo cáo công tác quản lý thuế hàng tuần, tháng, quý, năm của ngành nói chung và Chi cục thuế Chương Mỹ nói riêng. + Các văn bản phối hợp về thuế của các ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Chương Mỹ (UBND huyện, Bảo hiểm xã hội, Phòng tài chính kế hoạch huyện...). + Tạp chí, sách báo, đề tài khoa học của ngành thuế. + Các văn bản khác có liên quan. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3: Từ việc tham khảo các tài liệu lý luận khoa học, sách báo tạp chí kinh tế, các tài liệu liên quan từ thực tiễn được như các quy định pháp luật, chính sách quản lý thuế… Các tài liệu này được thu thập, xử lý theo phương pháp tổng quan, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc và trên cơ sở đó vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hướng tới công tác quản lý thuế tại địa phương. Từ đó rút ra những nguyên nhân tồn tại của công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ. 2.2 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, xử lý dữ liệu Tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp tổng hợp số liệu , phương phap so sanh v à phương pháp đánh giá. 32
  • 41. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp về quản lý thuế: phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu cụ thể về đối tượng; sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng. Phương pháp tổng hợp số liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả, số liệu định lượng về quản lý thuế từ các nguồn khác nhau thành các dạng văn bản word, bảng tính excel, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ… Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá các xu hướng biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm hoặc giữa các không gian khác nhau... Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích thực trang quản lý thuế trên địa bàn huyên Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ việc thu thập các báo cáo giao ban hàng tháng, Báo cáo tổng kết hàng năm, dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế của ngành như TMS, QTN, QLT... sau đó dùng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu về quản lý thuế qua các năm, tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ nợ đọng thuế, tỷ lệ kê khai thuế... thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế trong quản lý thuế, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý này. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt, đan xen trong quá trình nghiên cứu luận văn. Từ việc nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật thuế, thực tiễn công tác quản lý thuế tại các chi cục thuế huyện Chương Mỹ và một số chi cục thuế khác trên phạm vi cả nước trong việc thực hiện quản lý thuế và thu ngân sách được đặt trong trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều thay đổi để rút ra các lý luận bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế tại chương 4. 33
  • 42. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chƣơng Mỹ 3.1.1 Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây Nam Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km; phía phía Tây giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; phía nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; bắc giáp huyện Quốc Oai; phía đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Với những ưu đãi về vị trí địa lý, huyện Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 232,26 km2 , dân số 29,5 vạn người, mật độ trung bình 1.303 người/km2 , với 32 đơn vị xã, thị trấn. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 huyện Chương Mỹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là huyện nằm trong vành đai phát triển của Thủ đô với đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Khi được xây dựng sẽ là tiền đề tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của huyện. Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn, 30 xã, trên 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 1.500 doanh nghiệp, công ty đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua. Tình hình kinh tế - xã hội Với những ưu đãi về điêu kiên tư nhiên - xã hội nên huyện Chương Mỹtrở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông 34
  • 43. thuận lợi, đặc biệt là có đường Quốc lộ 6 nối với vùng Tây Bắc nên đã tạo điều kiện cho Chương Mỹ trong mối quan hệ liên kết phát triển về kinh tế nội vùng và có nguồn cung nông, lâm sản nguyên liệu dồi dào. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đia ban huyên Chương My hàng năm luôn đạt ở mức cao từ 14 – 15%/năm. Đạt được kết quả trên là do lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng mạnh; trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo với mức tăng trưởng 22,3%/năm; ngành dịch vụ vẫn giữ vai trò mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng 16,3%/năm; ngành nông nghiệp đạt 3,9%/năm. Cơ cấu kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Huyện Chương Mỹ hiện có 01 khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170 ha; đã quy hoạch lại các cụm công nghiệp và trình Uỷ ban nhân dân thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm Công nghiệp: Ngọc Sơn (31ha), Phù Yên -Trường Yên (75ha), Văn Mỹ- Hoàng Văn Thụ (31ha), Nam Tiến Xuân (50ha); đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư, xây dựng phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả, tạo điều kiện cho trên 15.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Hiện nay, huyện Chương Mỹ có 33 làng nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 13.75%; Trong đó: Làng nghề mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 81,8 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông sản, lâm sản, nghề làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề truyền thống của huyện đã được phát triển và cung cấp cho nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện phát triển làng nghề kết hợp với du lịch và đã được phê duyệt. Đây là một trong những dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề. 35
  • 44. 3.1.2 Tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Chương Mỹ Chi cuc thuê huyện Chương My là chi cục thuế trực thuộc Cục thuế TP Hà Nôi, quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Mô hình bộ máy tổ chức của Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đươc tô chưc theo mô hinh chưc năng thông nhât trên toan quôc đươc thưc hiên theo Quyêt đinh sô 503/QĐ-TCT ngay 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, bao gôm: - Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT. - Đội Kiểm tra thuế. - Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế. - Đội Tổng hợp-Nghiêp vu - Dư toan - Kê khai - Kế toán thuế &Tin học - Đội Hành chính - Nhân sư - Tài vụ - Ấn chỉ. - Đội Trước bạ và thu khác - Môt sô đôi thuê liên xa, phương. Chi tiết xem tại sơ đồ 2.1 dưới đây: Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý thuế Chi cục thuế huyện Chương Mỹ (Nguồn: Chi cục thuế huyện Chương Mỹ) Hiện nay, Chi cục thuế huyện Chương Mỹ có 69 cán bộ công chức trong đó có 16 cán bộ trình độ thạc sỹ, chiếm 23%; 40 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 58%; 13 cán bộ trình độ cao đẳng, trung câp chiếm 18%; và 01 lái xe (khác) chiếm 1,3%. 36