SlideShare a Scribd company logo
1 of 230
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ
mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành Sư phạm Văn
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC
CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ THUỘC PHONG TRÀO THƠ
MỚI (NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ)
Người thực hiện:
Người hướng dẫn khoa học:
Hồ Trọng Việt
K38.601.171
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã nhận lời và hướng dẫn em tận tình. Những lời
góp ý và động viên chân thành của cô trong suốt quá trình em lên ý tưởng, hình thành đề
cương, viết bài hoàn chỉnh là động lực giúp em hoàn thành khóa luận.
Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi cảm ơn đến các thầy cô ở thư viện trường Đại
học Sư Phạm Tp.HCM và thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã giúp đỡ em trong
quá trình tìm kiếm tài liệu.
Em cũng chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hà Thanh, là giáo viên hướng dẫn em ở
trường THPT Nguyễn Công Trứ đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để em có thể
chu toàn công việc thực tập và bảo đảm viết khóa luận đúng hạn.
Em xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.
Trân trọng
Hồ Trọng Việt
3
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1 Giới thuyết các khái niệm..............................................................................................................19
1.1.1 Khái niệm văn hóa..............................................................................................................19
1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian.........................................................................................21
1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian....................................................................................22
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết....................................................26
1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học..........................................26
1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27
1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới.........................................................27
1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam..........................................................29
1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào
Thơ mới ................................................................................................... 38
1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới ........................................................ 38
1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới ............................... 42
1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp ................ 43
1.4.1 Nguyễn Bính ..................................................................................... 43
1.4.2 Anh Thơ ............................................................................................ 45
4
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
1.4.3 Đoàn Văn Cừ.........................................................................................................................46
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,
ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Tín ngưỡng dân gian..........................................................................................................................49
2.2 Phong tục tập quán dân gian.........................................................................................................54
2.3 Lễ hội dân gian......................................................................................................................................71
2.4 Nghệ thuật dân gian............................................................................................................................79
2.5 Tri thức dân gian...................................................................................................................................89
2.6 Ngữ văn dân gian.................................................................................................................................95
CHƯƠNG 3. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,
ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................................................101
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu.....................................................................................................107
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ...................................................................................................111
3.4 Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh...................................................................................................126
3.5 Nghệ thuật sử dụng thể thơ.........................................................................................................130
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................140
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................................................146
5
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa được xem như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương. Hiện
nay, do có sự mở rộng trong quan niệm và các phương diện tiếp cận, văn chương không
chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng, triết học, mỹ học…mà còn được đặt trong mối
quan hệ với văn hóa. Góc nhìn văn hóa đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt tác phẩm không
chỉ trên diện rộng mà còn nằm ở chiều sâu, trong mối liên hệ với các hoạt động khác
nhau của con người, dựa vào các qui luật và giá trị thường hằng chi phối cuộc sống con
người trong lịch sử. Trên cơ sở đó, với việc đi sâu khám phá nội hàm văn hóa ẩn chứa
trong lớp vỏ ngôn từ, các nhà nghiên cứu có thể bóc tách hết vẻ đẹp của tác phẩm từ
nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc vận dụng những quan điểm và thành tựu của văn
hóa để lí giải văn học được xem là hướng nghiên cứu khoa học và khá phổ biến hiện nay.
Trong cuốn “Thi pháp văn học Nga cổ”, ĐX.Likhatrop đã lí giải vì sao phải
nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ nói riêng và thi pháp văn học nghệ thuật nói chung:
“Qúa trình văn hóa của mỗi dân tộc, không chỉ là quá trình biến cải, tạo nên cái mới mà
còn là quá trình giữ gìn cái cũ, quá trình tìm thấy cái mới trong cái cũ”1
. Đúng vậy,
không riêng ở Nga, bất cứ nền văn học nào trên thế giới cũng đều chịu ảnh hưởng và chi
phối bởi nguồn mạch dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của văn
hóa dân gian mỗi dân tộc đối với các tác gia lớn trên thế giới như: Shakespeare (Anh),
Tagore (Ấn Độ), Pushkin (Nga), Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh (Trung Quốc),
Kawabata (Nhật Bản)…Ở Việt Nam, các tác giả từ trung đại đến hiện đại đều có sự tiếp
thu một cách nhất định đối với “vốn văn học cổ” của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương…Trở về với văn hóa dân gian là xu hướng chung của lịch sử văn học
và thi pháp văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ chịu ảnh hưởng của văn hóa
Pháp thì vẫn còn đó các nhà thơ lặng lẽ trở về với ngôi làng ẩn sau lũy tre, với hương
1 Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
6
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
thơm của đồng quê, với bến đò ngày mưa…Họ đã học tập, kế thừa tinh hoa văn hóa dân
tộc để tạo nên phong cách nghệ thuật của mình. Nặng lòng hơn cả là Nguyễn Bính, Anh
Thơ, Đoàn Văn Cừ. Ba nhà thơ quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng
tác và phương thức biểu hiện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ca
dao với Nguyễn Bính và công nhận “Nguyễn Bính – nhà thơ của đồng quê”, “Nguyễn
Bính – nhà thơ chân quê”…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt ba tác giả Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trong sự đối sánh để thấy được mức độ ảnh hưởng, xu
hướng tiếp thu và đặc điểm phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ khi cùng chịu ảnh
hưởng chung nguồn mạch dân gian.
Lý do thứ tư xuất phát từ nhu cầu chủ quan của người viết. Bản thân người viết
cũng là người nặng ân tình với vùng quê xứ Nghệ của mình. Có lẽ với người con xa quê,
yêu những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống thì nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian
trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ là cơ hội để đồng cảm, để được sống
lại những khoảnh khắc tuổi thơ thật đáng trân quý. Bên cạnh đó, đây cũng là ba nhà thơ
có những tác phẩm, đoạn trích được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn cấp THCS
và THPT, nghiên cứu ba tác giả cũng là dịp để hiểu sâu hơn về phong cách sáng tác của
họ, phục vụ tốt cho yêu cầu của thực tiễn giảng dạy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính
• Từ góc độ nội dung
Thơ Nguyễn Bính như chiếc giếng khơi, càng đào sâu càng tìm được nhiều điều
mát ngọt. Có nhiều công trình nghiên cứu về chất dân gian trong thơ của ông nhưng sự
đánh giá của Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942) đến nay
vẫn được xem là ý kiến cơ bản nhất, mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính:
“Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng th ấy
vườn cam bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân
quê là những tính tình căn bản của ta” [55, 336-337]. Nguyễn Bính là một nhà thơ nằm
7
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
trong giai đoạn 1932 – 1945 – giai đoạn có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp ít nhiều vào
thơ dù trong ý thức của các nhà thơ luôn muốn quay trở về với nguồn cội. Hoài Thanh –
Hoài Chân cũng đã “phàn nàn” về điều này: “Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt
ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi
chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ
trở nên lố lăng” [55, 338]. Đây cũng là cơ sở để ta thấy được cảm hứng tư tưởng của
Nguyễn Bính, trong thơ ông luôn có sự đấu tranh: một mặt, bất đồng với phong trào Âu
hóa và mặt khác là ý thức trân trọng ngợi ca những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể nói,
những nhận định của Hoài Thanh – Hoài Chân là tiền đề để đi sâu khai thác chất dân gian
trong thơ Nguyễn Bính.
Năm 1996, trong lời tựa cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, Kiều Văn đã đặt lên bàn cân
giữa Nguyễn Bính và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới để xác định bản sắc riêng
trong thơ Nguyễn Bính. Ông cho rằng giữa cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái bay bổng
của Xuân Diệu, cái điên rồ vật vã của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính “mang nặng mối tình
đằm thắm với xứ quê, người quê”. Tác giả cũng nhận định thơ Nguyễn Bính đã đặc tả
một cách chân xác quê hương và con người Việt Nam về: lí trí lẫn tình cảm, tính cách nết
na lẫn lời ăn tiếng nói, cách sống cách yêu…Nhận định này của tác giả Kiều Văn cũng
đồng thời là hướng gợi mở để người nghiên cứu dùng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp yêu mang
đậm sắc thái dân gian của người xưa để cắt nghĩa thơ Nguyễn Bính. [77, 7-8]
Năm 1996, trong bài viết Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê – chân tài, Hà Minh Đức
khẳng định thơ của Nguyễn Bính có sự tiếp thu của văn hóa dân gian. Tuy có nhiều chất
mộng mơ, lãng mạn nhưng không giống với các nhà thơ lãng mạn đương thời như Xuân
Diệu, Lưu Trọng Lư. Cuộc sống làng quê và đề tài quê hương níu chân Nguyễn Bính:
“Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát,
một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc
chân quê, cái hồn quê như có tự muôn đời”. [35, 115]
8
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Trong Hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính (1996), Đoàn Đức Phương
cùng quan điểm với Hà Minh Đức khi cho rằng: “Đọc thơ Nguyễn Bính người ta như
sống lại những ngày Tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những
đêm hát chèo những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và những phong tục tập
quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ
quan trạng…” [3, 219].
Trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê (1998), Hà Minh Đức nhận xét:
“Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã miêu tả được văn hóa của làng quê.
Cộng đồng làng xóm tồn tại từ ngàn đời đã sản sinh ra nền văn hóa của riêng nó”. Theo
ông, đó là “những nề nếp phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo
và cách xử sự trong quan hệ giữa người với người. Đó cũng là nền thẩm mĩ đượm màu
dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hằng ngày, lòng hiếu thảo, giấc mơ quan trạng.
Tình yêu thề bồi tình cảm gia đình sâu nặng. Cho đến những ngày hội xuân những đêm
hát chèo, buổi lễ chùa, lớp học thầy đồ…Tất cả đều là những bộ phận nhỏ của văn hóa
làng quê. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê và thơ Nguyễn Bính khai
thác thành công nếp văn hóa lành mạnh, giàu chất thẩm mĩ” [3, 135].
Tác giả Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) cũng nhận
định Nguyễn Bính: “là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã
vào thơ Việt Nam hiện đại. Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa
xoan, hoa bưởi, hoa cam, cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ
Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng như ca dao”. [35, 162]. Bên cạnh đó, bà còn
có những phát hiện mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa văn hóa
làng xã với văn hóa quốc gia “một mảng đề tài khác mà nhà thơ không chú tâm lắm
nhưng đã đem lại bộ mặt tinh thần riêng cho thơ ông, đó là sự chuyển tải nghệ thuật đời
sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc” [3, 194]
Như vậy, về mặt nội dung Nguyễn Bính đã đưa vào thơ những đề tài bình dị, dân
dã, cũng như cách cảm, cách nghĩ của dân gian. Ông luôn có ý thức suy tôn cái đẹp thuộc
9
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
về nguồn cội như những giấc mộng đẹp, cuộc tình quê đẹp, cảnh quê hữu tình. Ở mức độ
khái quát, các bài nghiên cứu cơ bản đã khẳng định thơ Nguyễn Bính có dấu vết của văn
hóa dân gian trên phương diện nội dung.
• Từ góc độ nghệ thuật
Về thể thơ, năm 1968 trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, phần viết về tác giả
Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long so sánh với nguồn mạch Thơ mới và nhận ra thơ
Nguyễn Bính có “mạch thơ như nguồn nước chảy tuôn, tác giả đã sử dụng thơ lục bát tạo
âm điệu nhẹ nhàng êm dịu, buồn lâng lâng len sâu vào tiềm thức, khơi dậy niềm xúc cảm
nghẹn ngào” [30, 281]
Trong bài viết Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính (1995), Nguyễn
Quốc Túy đã khẳng định “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca
dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung. Và rộng hơn là ngôn ngữ trong đời sống
hằng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được Nguyễn Bính chọn lọc, mài giũa và
tinh luyện”. [35, 294].
Trong bài viết Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa
dân gian (1996), Đoàn Đức Phương đã khảo sát một cách khái quát vài đặc điểm nghệ
thuật thơ Nguyễn Bính trên các phương diện: giọng điệu thơ, thể thơ lục bát, thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ…để thấy sắc thái dân gian đã tạo nên bản
sắc dân tộc đậm đà, cũng một là trong những yếu tố tạo nên sức sống thơ Nguyễn Bính.
Đoàn Đức Phương khẳng định: “Có thể nói, đến với Nguyễn Bính là đến với những hình
thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân
dân”. [35, 315].
Là người rất am hiểu về Nguyễn Bính, năm 1998 trong bài viết Nhà thơ và thế
giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức đã tỏ ra rất tinh tế khi nhận xét về
mối quan hệ giữa thơ Nguyễn Bính với những câu ca dao: “Chất dân gian trong thơ
Nguyễn Bính đẹp và gợi cảm. Tác giả đã làm sống lại vẻ đẹp của ca dao trong nguyên
10
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
thể của nó và có những cách tân sáng tạo […] Thực ra Nguyễn Bính không trở về với ca
dao theo lối mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được
sự hòa hợp giữa hồn quê hương trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc
đời mới. Nguyễn Bính, nếu nói theo cách của các nhà nghiên cứu thì đã chọn được trong
thi pháp của ca dao những đặc điểm, yếu tố thích hợp với thời kì hiện đại” [35, 258].
Tiếp tục ý kiến của Hà Minh Đức, Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ
nhà quê (2000) nhận định: “Chính cái thi pháp thơ của thơ ca dân gian đã mang đến sự
phóng khoáng và sức mạnh cho bút pháp của Nguyễn Bính…Có lẽ ở thế kỉ này, Nguyễn
Bính là một trong những nhà thơ thành công lớn khi đem thi pháp của thơ ca dân gian
vào trong thi ca hiện đại”. [4, 200].
Chất văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ khác nhau, cả trên phương diện nội dung lẫn phương diện nghệ thuật. Đó là
do ý thức muốn tìm về cội nguồn dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống của nhà
thơ. Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính của những nhà nghiên cứu đi trước là kết quả
của tâm huyết và trí tuệ, đã gợi mở cho người viết nhiều vấn đề khi làm đề tài này. Tuy
vấn đề văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà nghiên cứu đề cập
đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới dừng ở mức độ khái
quát hoặc chưa có sự so sánh, đối chiếu với những tác giả khác. Do đó, người viết sẽ đi
vào tìm hiểu cụ thể vấn đề trên.
2.2. Nghiêncứu về văn hóa dângiantrong thơ Anh Thơ
Anh Thơ đến với làng Thơ mới với giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn cho
tập thơ Bức tranh quê của mình năm 1939. Nhận xét về tập thơ của bà, Nhất Linh cho
rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai
câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến Tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả
nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào
con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm
11
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề, uể oải từ đầu đến cuối cứ đều đều một
giọng” [76, 52]
Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) lại cho rằng: “Anh
Thơ từ lâu đã chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh rất tầm thường: một phiên chợ,
một đứa bé quét sân, một vài mụ đàn bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một
lối” [55, 186]. Sau này, có nhiều người cho rằng, thơ Anh Thơ chỉ toàn tả cảnh, thiếu
tình. Nhưng Hoài Thanh – Hoài Chân đã phản bác: “Có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô
tình. Nhưng có thiếu nữ nào hai mươi tuổi mà lại vô tình?” [55, 186]. Trong bài phỏng
vấn với Hoàng Trung Thông, khi được hỏi vì sao trong thơ bà ít nói về tình yêu, Anh Thơ
cũng đã cho rằng: “Tình yêu đâu chỉ có tình yêu nam nữ. Yêu con, yêu chồng, yêu quê
hương cũng là tình yêu”. [69, 17 – 18]. Anh Thơ dạo ấy chưa chồng, chưa con nên tình
yêu với bà sâu đậm và sắc nét nhất vẫn là tình yêu quê hương, yêu làng quê thôn xóm.
Nguyễn Quốc Túy trong cuốn Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1995)
khẳng định cội nguồn văn hóa dân gian đã là chất liệu kiến tạo nên hồn thơ Anh Thơ: “Sở
dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm
tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng
nhiều của văn hóa dân gian nói chung và của ca dao nói riêng…” [76, 63]. Như vậy, thơ
Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà còn ẩn chứa trong đó nhiều phong tục
tập quán, hội hè, những nếp sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền dân tộc.
Kể từ sau Cách mạng tháng tám, cũng như nhiều nhà làm văn nghệ khác, Anh Thơ
chuyển từ đề tài phong tục, thiên nhiên làng quê sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống
nóng bỏng của kháng chiến. Hàng loạt tác phẩm ra đời đánh dấu sự trưởng thành trong
ngòi bút của bà: Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu
(1965)…Có thể nói, Anh Thơ bén duyên với thi ca từ những vần thơ viết về làng quê, ấn
tượng ấy để lại sâu đậm nên những tác phẩm sau này, mặc dù ngòi bút của bà đã già dặn
hơn nhưng người ta vẫn nhớ nhiều hơn về Anh Thơ – thi sĩ của làng quê.
12
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
2.3. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Đoàn Văn Cừ
Được xếp vào nhóm các nhà thơ “tả chân” cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đã
đến với thi đàn Việt Nam bằng những vần thơ đậm sắc màu và đường nét về làng quê và
các phong tục tập quán của dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách
chuyên sâu về thơ Đoàn Văn Cừ nói chung cũng như về vấn đề văn hóa dân gian trong
thơ ông còn hạn chế. Có chăng là những bài viết nhỏ lẻ, rải rác chưa có hệ thống. Với
Đoàn Văn Cừ, cũng như Nguyễn Bính và Anh Thơ, những nhận định về phong cách của
ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh – Hoài Chân vẫn là những
nhận định mang tính chất mở đầu và định hướng cho các bài viết về Đoàn Văn Cừ sau
này. Hoài Thanh – Hoài Chân khẳng định làng quê trong thơ ông là làng quê đầy rẫy sự
sống và sắc màu tươi vui. Có những tập tục quen thuộc của dân tộc như chợ Tết, đám
hội…Hai ông cũng cho rằng Đoàn Văn Cừ không chỉ biết nhận xét rất tinh mà hồn thơ
ông cũng rất phong phú: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà
rực rỡ như Đoàn Văn Cừ” [55, 176].
Trong bài viết Cảm quan văn hóa dân gian trong thơ Tết, thơ hội hè đình đám của
Đoàn Văn Cừ (1995), Cao Xuân Thử đã xác định vị trí riêng biệt của Đoàn Văn Cừ so
với các nhà thơ cùng thời: “Đoàn Văn Cừ là người tiêu biểu hơn cả trong các nhà văn
nhà thơ cùng thời với mình, đã thể hiện rõ rệt nhất nhân sinh quan và thế giới quan
thuần khiết của nền văn hóa dân gian đình đám, hội hè, tết nhất.” [47, 137]. Ông cũng
cho rằng, thơ Đoàn Văn Cừ đã bén rễ sâu với tầng tục ngữ, thành ngữ của ngôn ngữ dân
tộc như “vui như Tết”, “vui như hội”, “sang như cơm cỗ”, “đông như trẩy hội”…[47,
139]. Đặc biệt, ông phát hiện ra Đoàn Văn Cừ chú ý nhiều tới đám đông, các hành động,
cử chỉ của các nhân vật, thi sĩ cố gắng tạo nên nhiều người đông đúc…điều đó được tác
giả lí giải xuất phát từ ý thức và cảm quan dân gian. “Cảm quan này trước hết lấy sự đa
dạng và phong phú của sự xuất hiện nhiều người, nhiều màu sắc, nhiều hoạt động…làm
chuẩn mực thẩm mĩ về một cuộc sống no đủ, vui tươi, một cuộc sống đầy sinh lực, mãi
mãi sinh trưởng, mãi mãi căng đầy sức trẻ…” [47, 140]
13
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Năm 1997, nhóm tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) cho rằng:
“Trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Hằng Phương…ta thấy hiện lên cánh
đồng quê xứ Bắc với những thôn Đoài, thôn Đông, những bến đò ngày mưa, gốc đa quán
chợ, cổng làng nắng mai…những mái nhà tranh, những giậu mồng tơi xanh rờn, những
rặng hoa xoan tím mùa xuân, những hàng phượng đỏ mùa hạ…” [11, 571].
Đồng quan điểm với tác giả Cao Xuân Thử, trong bài viết Ấn tượng thị giác từ
thôn ca của Đoàn Văn Cừ năm 2014, Lý Hoài Thu cũng khẳng định thơ Đoàn Văn Cừ
như một tự sự nhỏ, hướng đến tâm lí cộng đồng mà ít phần riêng tư, cá nhân. Tác giả còn
so sánh Đoàn Văn Cừ với hai thi sĩ đồng hương khác là Nguyễn Bính và Nguyễn
Khuyến. “Thơ Nguyễn Khuyến nhiều tâm sự, nỗi niềm nhưng trầm mặc và lắng đọng.
Đoàn Văn Cừ là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, trẻ tuổi và trẻ lòng. Những nét vẽ
trong thơ ông giàu cảm xúc, truyền tải phong vị dân gian thuần khiết, hồn nhiên và tươi
sáng. Mỗi bài thơ là một cuốn “phim mi-ni”, một bức tranh với nhiều gam màu nổi bật
và đường nét sinh động về cảnh quê lẫn hồn quê đất Việt”. Và cuối cùng, nhận định vị trí
của tập thơ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ, bà cho rằng: “Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ
ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và
cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa
đầu thế kỉ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn
mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện
đại.” [65]
Sau khi khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu của những tác giả trước
về những vấn đề có liên quan đến đề tài, người viết rút ra một số nhận xét sau:
− Các bài viết và công trình nghiên cứu với tính chất riêng biệt về từng tác giả đã đề
cập một cách trực tiếp sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Tuy nhiên, nếu như Nguyễn Bính có số lượng công
trình nghiên cứu trước đó khá đồ sộ thì Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ lại là những tác
giả mà công trình nghiên cứu về họ còn khá ít ỏi. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
14
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
văn hóa dân gian với thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên phương diện
so sánh cũng chưa có công trình nào trước đó đề cập đến. Từ những điều trên,
người viết nhận thấy đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà
thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) là một đề
tài khá mới mẻ, góp phần giúp người đọc hiểu hơn về phong cách sáng tác của ba
tác giả, đồng thời hiểu sâu sắc hơn qui luật ảnh hưởng của văn hóa đối với văn
học.
− Vì vậy, với những gợi ý và định hướng mang tính chất khái quát làm tiền đề của
các tác giả trước đó, người viết mong muốn góp thêm tiếng nói khiêm nhường
trong việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính,
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Từ những điểm chung, nét riêng, chỉ ra sự độc đáo của
từng tác giả trong việc kế thừa, tiếp thu văn hóa dân gian và qui luật chung của sự
ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa và văn học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên
cứu 3.1. Đối tượng
Nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ trên hai
phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiêncứu
- 90 bài thơ của Nguyễn Bính trong cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, tác giả
Kiều Văn tuyển chọn – giới thiệu năm 1996, NXB Đồng Nai.
- 146 bài thơ của Anh Thơ trong cuốn Tuyển tập Anh Thơ, của tác giả
Ngọc Trai sưu tầm, tuyển chọn năm 1987, NXB Văn học.
- 100 bài thơ của Đoàn Văn Cừ trong cuốn Tuyển tập Đoàn Văn Cừ, tác
giả Nguyễn Bao tuyển chọn năm 1992, NXB Văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết lựa chọn và sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
15
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
− Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được nét chung, nét riêng của mỗi tác giả
khi cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian.
− Phương pháp nghiên cứu liên ngành để vận dụng các quan điểm và thành tựu văn
hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian vào việc tìm hiểu, lí giải thơ của ba tác
giả trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
− Phương pháp phân tích, tổng hợp được người viết sử dụng sau khi tiếp cận văn
bản, dùng phương pháp này để phân tích đưa ra những luận điểm mang tính chất
tổng hợp về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của họ và từ đó người viết
rút ra những nhận xét chung mang tính khái quát, tiêu biểu về vai trò, tác dụng của
các yếu tố này trong thơ ba nhà thơ.
− Phương pháp thống kê được người viết sử dụng để khảo sát hiện tượng lặp lại ở
một số yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. Từ đó, người viết dựa vào
tần số xuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống và khái quát hóa lên thành những
đặc điểm riêng biệt và ổn định trong thơ ba nhà thơ.
Những phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình
nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
− Góp phần khảo sát và lí giải một cách hệ thống, khách quan về sự ảnh hưởng của
văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, qua đó góp
phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một trong
những hướng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay.
− Giúp các bạn sinh viên trong học tập, nghiên cứu và đánh giá về những đóng góp
của ba thi sĩ trong tiến trình văn học dân tộc. Đồng thời, là tư liệu tham khảo cho
việc giảng dạy về ba tác giả trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT.
16
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
− Góp một phần tiếng nói nhỏ bé, khiêm nhường trong việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của
ngôn ngữ dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
− Chương 1: Những vấn đề cơ sở (30 trang)
Trong chương 1, người viết sẽ trình bày khái quát các quan niệm khác nhau về văn
hóa cũng như văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, từ đó lựa
chọn cho mình một quan niệm nhất quán để tiến hành khảo sát, nghiên cứu.
Chương 1 là sơ sở, nền tảng xác định những vấn đề cơ sở lí luận cũng như cung
cấp một cái nhìn tổng quát về ba tác giả và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến
thơ của họ.
− Chương 2: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
nhìn từ phương diện nội dung (52 trang)
Trong chương 2, người viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của các yếu tố văn
hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ ở phương diện
nội dung. Người viết sẽ đi vào phân tích, đánh giá, chú ý tìm hiểu 6 yếu tố văn hóa
dân gian: tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, tri thức, ngữ văn
trong thơ của ba nhà thơ để từ đó có cái nhìn bao quát, toàn diện và sâu sắc hơn về
sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. Qua đó, người viết chỉ ra tác
dụng, giá trị của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ.
− Chương 3: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
nhìn từ phương diện nghệ thuật (36 trang)
Trong chương 3, người viết tìm hiểu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ từ phương diện nghệ thuật. Dựa trên các yếu tố
như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ trong thơ
ba nhà thơ, ta sẽ có thêm cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa dân gian
17
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ
mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
không chỉ với nội dung mà còn trên phương diện nghệ thuật. Từ đó góp phần
khẳng định được vẻ đẹp của văn hóa dân gian trong thơ, góp phần nâng cao hiệu
quả nghệ thuật của câu thơ
Ngoài ra, khóa luận còn có phần phụ lục với 11 mục ( 85 trang) thống kê sự
lặp lại của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ.
• Phụ lục 1: Bảng thống kê yếu tố tín ngưỡng dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 2: Bảng thống kê yếu tố phong tục tập quán dân gian trong thơ ba
nhà thơ
• Phụ lục 3: Bảng thống kê yếu tố lễ hội dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 4: Bảng thống kê yếu tố nghệ thuật dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 5: Bảng thống kê yếu tố tri thức dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 6: Bảng thống kê yếu tố ngữ văn dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 7: Bảng thống kê nhân vật cô gái – chàng trai trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 8: Bảng thống kê biện pháp ẩn dụ trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 9: Bảng thống kê biện pháp so sánh trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 10: Bảng thống kê yếu tố ngôn ngữ: thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 11: Bảng thống kê hình ảnh chỉ cảnh vật làng quê trong thơ ba nhà
thơ
18
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Trên thế giới, có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ những năm 90
của thế kỉ XX, những vấn đề văn hóa từ xác định khái niệm đến cấu trúc, loại hình và
biểu tượng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách khá toàn diện. Ở Việt Nam,
nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm viết “Cơ sở văn hóa
Việt Nam” (1995), hai năm sau đó Trần Quốc Vượng (chủ biên) viết “Cơ sở văn hóa Việt
Nam” (1997), Đoàn Văn Chúc viết “Văn hóa học” (1997), Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa
Việt Nam” (1998), Chu Xuân Diên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999)…
Trần Quốc Vượng quan niệm: “Văn hóa…là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người […] để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của
con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ
đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan
niệm…tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”. [80, 35-36].
Trong “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình” [58, 25]
Với hai khái niệm này, Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến các
giá trị mà con người đã tạo nên trong quá trình sống. Tác động đến tự nhiên, con người
tạo ra các giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại). Tác động đến xã hội, con người tạo ra các
giá trị tinh thần (tôn giáo, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật). Tác động đến bản thân
19
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
mình, con người tạo ra giá trị nhân bản (chân, thiện, mĩ). Những giá trị mà con người tạo
ra ấy chính là “văn hóa”.
Cùng ý kiến với Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng nhưng Phùng Qúy Nhâm
nhấn mạnh thêm tính dân tộc của văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân
tộc” [14, 249]
Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa nhưng quan niệm
của Liên hợp quốc (Unesco) đưa ra từ năm 1982, trong Hội nghị quốc tế được sử dụng
nhiều hơn cả: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.
Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt
trội lên bản thân” [80, 23-24]. Liên hợp quốc đã khẳng định văn hóa không phải là một
lĩnh vực riêng biệt mà nó chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là nền tảng của sự phát triển trong xã hội loài
người. Như vậy, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau
nhưng tất cả đều chung qui nhận định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sản
phẩm được sáng tạo bởi riêng con người. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm lên mọi lĩnh
vực hoạt động của đời sống con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh
thần. Mỗi cộng đồng người có một nền văn hóa với những đặc tính riêng phân biệt với
cộng đồng khác.
20
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian
Cùng với sự xuất hiện của con người là sự hiện diện của văn hóa. Văn hóa đó
trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Văn hóa dân gian
chính là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” của mọi nền văn hóa. Văn hóa dân gian (quốc tế:
folklore) là một thuật ngữ có nghĩa ghép. Folk: nhân dân, lore: trí tuệ, trí khôn, tri thức.
Là bộ phận quan trọng của văn hóa, là kho tri thức, trí tuệ vô giá của nhân dân, văn hóa
dân gian được tồn tại, lưu giữ và thực hành trong nhân dân.
Thuật ngữ văn hóa dân gian được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà khoa học người
Anh, William J.Thomas, trên tạp chí “The Atheneum” năm 1846. Đến nay dù đã hơn một
thế kỉ rưỡi trôi qua nhưng vẫn không ngừng xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc thống
nhất nội hàm khái niệm Folklore.
Từ điển bách khoa toàn thư Anh, 1964 xác định: “Folklore là tên gọi chung thống
nhất của những tín ngưỡng, truyền thống, thiên kiến, đạo lí, nghi lễ, mê tín dị đoan của
dân gian. Những câu chuyện cổ, những bài tình ca, dân ca và những câu tục ngữ đều
nằm trong khái niệm này, và nhờ vào việc mở rộng ý nghĩa của khái niệm này mà ngày
nay, nó bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất mà ban đầu nó không tính đến” 2
Tổng bách khoa toàn thư Xô Viết, 1974: “Folklore là sáng tác dân gian, hoạt
động nghệ thuật của nhân dân lao động. Đó là thơ ca, âm nhạc, sân khấu, múa dân tộc,
kiến trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội họa được nhân dân sáng tạo ra và sống
trong nhân dân”3
Đinh Gia Khánh chú ý đến tính thẩm mĩ của văn hóa dân gian: “Văn hóa dân gian
bao gồm toàn bộ văn hóa tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ”.
[26, 05]
2 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
3 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
21
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Trần Quốc Vượng cho rằng văn hóa dân gian không phải là những điều xa lạ, nó
hiện hữu ngay trong những vật nhỏ bé nhất, gần gũi nhất với cuộc sống của chúng ta.
“Nó có thể là một ngôi đền, một cái đình mà cũng có thể là một mẩu huyền thoại hay câu
chuyện thần kì. Nó có thể là một cái lư hương gốm sứ cổ, một cỗ kiệu sơn son thếp vàng
ngày xưa mà cũng có thể là một câu tục ngữ cổ, một khúc hát dân ca…”. Ông đã đưa ra
nhận định khá bao quát: “Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, từ đời sống
làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vui chơi (thể thao dân gian, võ, vật,
đánh cầu, hát phết), hát hò (hát đò đưa, hò giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo), đến đời sống
tâm linh (giỗ, tết, lễ hội)”4
. Như vậy, so với các ý kiến trên, nhận định của Trần Quốc
Vượng đã mở rộng thêm các thành tố thuộc phạm trù văn hóa dân gian.
Khái quát lại từ các nhận định trên của các nhà nghiên cứu, người viết cho rằng
khi nói đến folklore, người ta nghĩ đến các tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian như
tục ngữ, ca dao, dân ca, trò chơi dân gian, sân khấu dân gian, tranh dân gian, tác phẩm
điêu khắc dân gian, tác phẩm kiến trúc dân gian…Folklore còn bao gồm các sinh hoạt
văn hóa dân gian, tức là các hoạt động liên quan tới việc tổ chức sáng tác hoặc những tập
quán, phong tục nhất định. Hội lễ dân gian là sinh hoạt văn hóa dân gian quan trọng nhất.
Trong hội lễ có thể thấy tất cả các yếu tố của folklore, từ tập quán phong tục, thể lệ tổ
chức các sinh hoạt nghi lễ và vui chơi giải trí cho đến điều kiện môi trường cần thiết cho
việc sáng tạo và biểu diễn các tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian.
1.1.3. Các thành tố văn hóa dân gian
Để có thể đánh giá đầy đủ giá trị, đặc trưng của văn hóa dân gian, chúng ta không
chỉ dựa trên những đánh giá mang tính chất chung mà cần xác định, phân loại những
thành tố cơ bản nhất của nó. Bởi khi nói tới văn hóa dân gian là nói tới các thành tố văn
hóa dân gian, những thành tố này là nội dung cơ bản của văn hóa dân gian, là sự gắn bó,
không tách rời, vốn nội sinh trong chính thể văn hóa dân gian.
4 Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999), Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục,
Tp.HCM, trang 16
22
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Chu Xuân Diên cho rằng folklore bao gồm những thành tố là những sáng tạo nghệ
thuật có ý thức như các tác phẩm văn học dân gian, âm nhạc và múa dân gian, hội họa
dân gian…cả những thành tố là những sản phẩm vừa mang tính ích dụng vừa mang tính
thẩm mĩ (kiến trúc, đồ thủ công mĩ nghệ…) và cả những thành tố là những giá trị văn hóa
không bao hàm ý nghĩa thẩm mĩ hiểu theo nghĩa đích thực của nó (văn hóa ẩm thực,
những tri thức về môi trường tự nhiên…) [9, 231]
Lê Ngọc Canh cho rằng truyền thống văn hóa là tất cả những di sản văn hóa, sáng
tạo văn hóa của quần chúng nhân dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi nói
tới truyền thống văn hóa dân tộc là nói tới văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất do nhân
dân sáng tạo ra.
- Văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể): là những di sản văn hóa đem lại
nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các
loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn, thơ, hát, múa, nhạc, sân khấu, diễn
xướng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa nghề mỹ nghệ thủ công, lễ hội trò
chơi nghệ thuật…Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ
nghi, tín ngưỡng, tết, lễ, luật tục và những hương ước, định ước và tri
thức dân gian
- Văn hóa vật chất (văn hóa vật thể): Dưới góc độ của khoa học văn hóa
dân gian là tiếp cận hiện tượng văn hóa dân gian dưới góc độ thẩm mĩ,
trong chỉnh thể nguyên hợp. Vậy, văn hóa vật chất có tính thẩm mĩ, tính
nghệ thuật, đó cũng là một phần của đối tượng nghiên cứu văn hóa dân
gian. Những ngôi đền, chùa, đình, miếu, điện, đền, tháp, lăng tẩm,
những loại y phục, những chiếc thuyền, những công cụ, những đạo cụ
để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người và xã hội. Chúng tồn tại
khách quan, có ý nghĩa thực dụng, ích dụng trong đời sống của nhân
dân. Những ngôi đình, chùa, miếu, đền, điện…là những hình thù ngôi
nhà cụ thể để sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời cũng là nơi thờ
23
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
cúng, lễ hội làng xã. Chúng là nơi diễn ra hoạt động văn hóa tinh thần
của dân chúng.
Bàn về những thành tố của văn hóa dân gian Việt Nam, dựa trên các tiêu chí về
đặc trưng ngôn ngữ, chất liệu cấu tạo, phương thức lưu truyền, Lê Ngọc Canh đã chỉ ra
10 thành tố cơ bản của văn hóa dân gian, bao gồm: 1. Âm nhạc dân gian, 2. Múa dân
gian, 3. Sân khấu dân gian, 4. Tạo hình dân gian, 5. Diễn xướng dân gian, 6. Ngôn từ, 7.
Hát dân gian, 8. Lễ hội dân gian, 9. Trò chơi nghệ thuật dân gian, 10. Tri thức dân gian.
[5, 636].
Khi nói tới các thành tố, ta không thể không đề cập đến tính chỉnh thể nguyên hợp
của nó. Nghiên cứu văn hóa dân gian là xem xét nó trong mối quan hệ tổng thể liên
ngành, đa chiều trong cái này có cái kia, chúng có mối quan hệ gắn bó không chia cắt.
Tuy là thành tố của văn hóa dân gian, cùng tồn tại và cùng phát triển nhưng các thành tố
văn hóa dân gian vẫn được định hình bởi những đặc điểm, đặc tính riêng biệt mà chúng
hòa nhập trong sáng tạo văn hóa, mà không hòa tan, làm mất đặc trưng cơ bản.
Đặc trưng thành tố âm nhạc Giai điệu, tiết tấu, nhịp phách, ca từ
Đặc trưng thành tố múa Động tác, điệu bộ, hình dáng chuyển động
trong âm nhạc, trong không gian và thời
gian.
Đặc trưng thành tố tạo hình Đường nét, màu sắc, mảng khối, ánh sáng
Đặc trưng thành tố múa rối Tích, trò, con rối
Đặc trưng thành tố văn học Lời, chữ, vần điệu, tiết tấu, nhịp điệu…
Như vậy, kết hợp các nhận định trên về văn hóa dân gian và việc phân chia các
thành tố văn hóa dân gian, người viết đưa ra cách phân chia các thành tố văn hóa dân
gian, bao gồm:
24
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
a. Tín ngưỡng dân gian: phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người
và cả cộng động, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn
liền với phong tục tập quán, truyền thống.
b. Phong tục tập quán dân gian: là những thói quen được đưa vào nếp sống
hằng ngày. Gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cưới xin, ma
chay…và hàng loạt các trò chơi giải trí.
c. Lễ hội dân gian: là hoạt động văn hóa, thể hiện quan niệm và tâm linh của
cộng đồng về những gì người ta tín ngưỡng. Thường tổ chức để cầu xin,
cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc; tạ ơn thần linh, tổ tiên đã che chở phù
hộ cho cuộc sống của mình…
d. Nghệ thuật dân gian: gồm nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian,
hội họa dân gian, trang trí dân gian...); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm
nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn...).
e. Tri thức dân gian: là hệ thống kiến thức được tạo ra trong quá trình lao
động sản xuất của toàn cộng đồng. Gồm tri thức về môi trường tự nhiên
(địa lý, thời tiết, khí hậu...); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian
và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử
cộng đồng); tri thức sản xuất (kĩ thuật và công cụ sản xuất).
f. Ngữ văn dân gian: gồm tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,
truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ)...Trữ tình dân gian (ca dao,
dân ca); lời ăn tiếng nói dân gian, tục ngữ, câu đố dân gian.
Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, văn hóa dân gian bao gồm nhiều thành tố, biểu
hiện cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Các thành tố văn hóa dân gian luôn có mối quan hệ
trong chỉnh thể nguyên hợp, trong nội sinh và ngoại sinh, một gốc có nhiều nhánh, nhiều
cành. Với việc khảo sát sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa dân gian trong tác phẩm của
ba nhà thơ, người viết sẽ làm rõ các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính,
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để từ đó thấy được
sự ảnh hưởng và mối quan hệ tác động giữa văn hóa dân gian và văn học viết.
25
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với văn học viết
1.2.1. Lí luận về mối quan hệ giữa văn hoá và văn học
Giáo sư văn học người Nga, Mikhail Bakhtin, một trong những người tiên phong
trong xu hướng tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa đã nhận định về mối quan hệ không
thể tách rời giữa văn hóa – văn học: “Khoa học nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ
với lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa” [1, 139].
Bất kì một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hóa, từ một đời
sống văn hóa nhất định. Từ bao đời nay, dù chủ ý hay không, nhiều tác giả đã có ảnh
hưởng và tiếp thu sáng tạo văn hóa dân gian với sáng tác của mình. Hiện nay ở nước ta,
những công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Thúy – Mối quan hệ giữa văn hóa và văn
học (1997), Đỗ Lai Thúy – Từ cái nhìn văn hóa (1999), Trần Nho Thìn – Văn học trung
đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa (2003)…đã phần nào đóng góp tiếng nói vào xu
hướng nghiên cứu chung của thế giới.
Bất cứ nhà văn nào cũng đều là con đẻ của một thời đại, một dân tộc. Sự sáng tạo
của họ luôn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có văn hóa. Ở Việt Nam, từ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đến Nguyễn Bính, Tố Hữu…ta thấy
sự tác động của văn hóa dân gian với văn học viết thực sự sâu sắc kể cả khi chúng ta
đang chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Biểu hiện của văn hóa trong văn học không chỉ ở
mặt đề tài mà còn toàn bộ hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn chương. Từ đó, nó đã tác
động đến chủ đề, cảm hứng, môtíp, ngôn ngữ và cách đánh giá, thưởng thức tác phẩm.
Có thể nói, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ sáng tạo có tính qui luật,
diễn ra hết sức độc đáo và là cơ sở lí luận để cắt nghĩa một số hiện tượng văn học cụ thể.
Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ một chiều. Văn học là một thành tố
quan trọng của văn hóa, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa, vừa tác động đến sự phát triển
của văn hóa dân tộc. Quả thật như vậy, nhiều sáng tác của các tác giả văn học viết đã
được “dân gian hóa”, khó phân biệt được đâu là thơ ca dân gian đâu là sản phẩm của các
26
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
tác giả văn học. Lẩy Kiều, bói Kiều, vận dẫn các câu Kiều trong các cuộc gặp gỡ mang
tính chất chính trị…đã minh chứng cho sức sống và sự tác động trở lại của văn học đối
với đời sống văn hóa.
Như vậy, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Văn
học không chỉ là là một bộ phận của văn hóa, chịu ảnh hưởng văn hóa mà còn là phương
tiện bảo lưu văn hóa. Cắt nghĩa nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học từ các
yếu tố văn hóa như thiên nhiên, địa lí, lịch sử, phong tục, ngôn ngữ…là phương thức tiếp
cận với đời sống và giúp văn học thực sự đi vào lòng người đọc.
1.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết
1.2.2.1. Đối với một số tác giả trênthế giới
Từ Châu Âu đến Châu Á, các nhà văn đều tìm thấy trong nhân dân một nguồn tri
thức dồi dào, một luồng ánh sáng minh triết, một lí tưởng thẩm mĩ phù hợp. Ở Châu Âu,
các nghiên cứu cho thấy văn hóa dân gian đã ảnh hưởng đến văn học từ rất sớm và phát
triển mạnh mẽ vào thời kì xuất hiện chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn. Các tác giả
đã tiếp thu folklore ở các phương diện đề tài, môtíp, từ ngữ, cảm hứng nghệ thuật…Các
vở kịch của tác giả viết kịch nổi tiếng Shakespeare cũng được mô phỏng từ các cốt truyện
dân gian và bằng sự sáng tạo, ông đã làm mới chủ đề tư tưởng cũng như tính cách nhân
vật.
Trở về Châu Á, ta có thể kể đến một số nền văn học lớn mà trong đó yếu tố văn
hóa dân gian đã góp phần tạo nên những kiệt tác hàng đầu như văn học Trung Quốc, văn
học Nhật Bản, văn học Ấn Độ, văn học Nga – nền văn học giao thoa Âu – Á. Văn học
Nga đã sản sinh cho thế giới nhiều thi hào vĩ đại, một trong số đó là Pushkin, chảy trong
mình “dòng máu xanh” thượng đẳng nhưng suốt đời ông trọn vẹn là nhà thơ của nhân
dân. Tuổi thơ êm đềm bên những câu chuyện cổ tích, thơ ca dân gian được nghe từ bà
ngoại, nhũ mẫu, lão bộc đã là nhịp cầu nối cậu bé Pushkin với tâm hồn Nga, ngôn ngữ
Nga kì diệu. Đặc biệt, nhắc đến nhà văn tiếp thu văn hóa dân gian sâu đậm nhất không
27
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào
Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
thể không nhắc đến Esenin – “nhà thơ cuối cùng của đồng quê Nga”, “Nhà thơ Nga nhất
trong các nhà thơ Nga”. Thủa niên thiếu Esenin đã chép tay và thuộc nằm lòng gần 4000
tác phẩm trữ tình dân gian. Cùng với các câu chuyện cổ tích, thiên nhiên Nga với cánh
đồng vàng ánh trăng mùa gặt, hàng bạch dương, những dòng sông, ngọn núi, những đàn
bò, đàn chó, bầy gà luôn gần gũi như bạn bầu thân thiết…đã nuôi lớn hồn thơ ông để trở
thành “cây đại phong cầm” dành hát tặng riêng cho “đồng ruộng nước Nga vàng”.
Đến với Nhật Bản, người đọc một lần nữa được chìm đắm trong không gian văn
hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang trong tác phẩm của Kawabata. Ông quay về với
truyền thống dân tộc thanh tao cùng trà đạo, hoa anh đào, thú chơi bản năng đầy dục tính:
một núm vú hồng, một bờ vai cong, một cơ thể lõa lồ...Nhân vật trong sáng tác của ông là
những con người với nét tính cách, suy nghĩ, cách ứng xử đậm nét Nhật Bản, họ luôn có
ý thức giữ gìn những truyền thống phương Đông dù đó là những phong tục xưa cũ. Sau
những say mê đổi mới theo nhịp phương Tây từ thời kì đầu bước vào sáng tác, thì về sau
Kawabata tập trung trở về với nguồn cội, tìm đến người mẹ của tiểu thuyết và ông đã gặp
lại tâm hồn Nhật Bản. Biểu tượng “mẹ” trong sáng tác của ông là hiện thân cho tính nữ
vĩnh cửu, là sự trở về, là nơi nương náu che chở theo quan niệm phương Đông. Văn hóa
Nhật cũng trở thành dòng chảy trong sáng tác của tác giả đương đại nổi tiếng: Murakami.
Có thể nói không có một thành tựu văn học đặc sắc nào của Trung Quốc lại không
được kế thừa từ những yếu tố văn hóa truyền thống. Tất cả các nhân vật trong Liêu trai
chí dị của Bồ Tùng Linh đều được sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy
huyền thoại vốn xuất hiện từ thời nguyên thủy. Các môtíp vật biến thành người và người
biến thành vật có nguồn gốc sâu xa từ trong thần thoại. Nhà văn Bồ Tùng Linh đã tiếp thu
vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình để xây dựng nhân vật, cốt truyện, chọn lựa các sự
kiện, không gian, thời gian…và lí giải chúng theo quan niệm truyền thống của dân gian.
Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân cũng là một minh chứng rõ nét cho mối quan hệ
giữa văn hóa và văn học. Ngô Thừa Ân khéo léo kết hợp những câu chuyện lưu truyền
trong nhân dân để tạo nên cốt truyện Tây du ký. Đây cũng là điểm tương đồng với các
28
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
tiểu thuyết lớn thời Minh – Thanh. Toàn bộ chất liệu dân gian được các tác giả nhào nặn,
tạo nên những tác phẩm văn học viết đích thực.
Sau khi tìm hiểu sơ bộ về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với sáng tác của một
số tác gia lớn trên thế giới, ta có thể thấy yếu tố văn hóa dân gian có một vị trí quan trọng
góp phần tạo nên phong cách, nét riêng cho các nhà văn lớn trên thế giới. Mỗi nhà văn
với sự sáng tạo, quá trình sống và sự trải nghiệm khác nhau, phạm vi đời sống khác nhau
sẽ lựa chọn các thành tố văn hóa dân gian khác nhau để làm giàu cho tác phẩm của mình.
Trở về với cội nguồn là đặc tính cần thiết và vốn có của bất kì nền văn học nào trên thế
giới mà Việt Nam cũng không ngoại lệ.
1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam
1.2.2.2.1. Thời kỳ trung đại
Văn học Lí Trần lấy nguồn cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc làm chủ đạo.
Bên cạnh những câu văn nóng bừng nhiệt huyết đấu tranh xây dựng đất nước tự chủ, tự
cường thì vẫn còn đó những vần thơ lặng lẽ mà sâu sắc, ngợi ca quê hương đất nước với
một nền văn hóa làng quê lâu đời. Chính tầng sâu văn hóa vững bền ấy đã trở thành cội
nguồn sức mạnh cho tinh thần sục sôi muốn “xé thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân
thù” (Trần Quốc Tuấn):
“Lão tang diệp lạc tàm phương tận
Tảo đạo hoa hương giải chính phì
Kiến thiết tại gia bần diệc hảo
Giang Nam tuy lạc bất như quy”
(Quy Hứng – Nguyễn Trung Ngạn)
(Dâu già, lá rụng, tằm vừa chín
Lúa sớm, bông thơm, cua béo ghê
Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
29
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Dầu vui đất khách chẳng bằng về.)
(Hứng trở về - Bản dịch Hoàng Việt)
Những hình ảnh quen thuộc với tuổi thơ tác giả lần lượt hiện lên: cây dâu già lá
rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương, cua đồng đang lúc béo…Có
yêu thương nào chân thành bằng yêu thương gắn với những điều giản đơn và bình dị
trong cuộc sống. Nỗi lòng của Nguyễn Trung Ngạn cũng chính là nỗi “tương tư” của
chàng trai trong bài ca dao của ông cha:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
(Ca dao)
Bên cạnh những vần thơ chữ Hán (Ức Trai thi tập), Nguyễn Trãi còn để lại cho
hậu thế một tập thơ Nôm đồ sộ − Quốc âm thi tập. Trong tập thơ này, điểm thành công và
nổi bật nhất chính là ở việc tác giả đã mạnh dạn đưa ngôn ngữ dân tộc, lời ăn tiếng nói
bình dị, những thành ngữ, tục ngữ phản ánh nếp sống, tập quán truyền thống của nhân
dân Việt Nam vào trong thơ một cách tinh tế, khiến thơ ông tự nhiên, giản dị mà sâu sắc.
Do đó, những bài học giáo dục, những lời giáo huấn ăn dạy mà ông muốn truyền tải cũng
sống động và khó quên:
“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn
Xấu tốt đều thì lắp khuôn
Lân cận nhà giàu, no bữa cốm
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn”
(Báo kính cảnh giới, 21)
Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ của mình nhiều câu tục ngữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài; Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm/ Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn…Ông chuyển tải
30
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
tiếng nói của cha ông xưa đến các thế hệ con cháu mai sau trên cơ sở tiếp thu chất liệu
văn hóa dân gian, trước hết là ở nội dung tư tưởng trong những câu ca dao, tục ngữ. Có
được điều này là bởi Nguyễn Trãi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền
thống yêu nước, thương dân và tình cảm nhân hậu rộng mở. Bản thân ông cũng có những
năm tháng bôn ba, sống gần nhân dân nên ông thực sự am hiểu về đời sống của họ. Tình
cảm gắn bó thân thiết với những gì gần gũi thuộc về văn hóa dân gian, những di sản của
ông cha để lại cứ lớn dần lên trong tâm hồn của ông.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một tác giả có những sáng tác chịu ảnh hưởng sâu
sắc của văn hóa dân gian. Nhiều bài thơ của ông vẫn giữ được chất mộc mạc, giản dị mà
ta thường bắt gặp trong những bài ca dao, những câu tục ngữ, từ trong lối suy nghĩ, lối
sống của cha ông. Điểm đặc biệt là không chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian,
chính những sáng tác của các tác giả thời trung đại đã góp phần bổ sung làm phong phú,
giàu đẹp thêm cho văn hóa dân gian. Nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay đã
đi vào tục ngữ:
“Còn bạn còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 71)
“Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 75)
Kể đến những tác giả chịu sự chi phối của văn hóa dân gian, không thể không
nhắc đến Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc với tác phẩm Truyện Kiều – “kì quan của nền
văn hóa Việt Nam” (GS Mai Quốc Liên). Với Truyện Kiều, thể thơ lục bát của dân gian
đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Là “người con của bốn vùng quê”, từ nhỏ Nguyễn Du may
mắn được tắm mình trong bầu sữa ngọt ngào của ca dao dân ca, của những dòng sông
chở nặng phù sa văn hóa truyền thống. Những câu hò, điệu ví, hát phường vải ở quê nhà,
31
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
hát đối, hát đố…dẫu có phần bi ai nhưng hết sức trong sáng, mượt mà đã trở thành máu
thịt của tâm hồn ông. Từ hình tượng người mẹ, người chị, người con gái trong ca dao dân
ca đến người phụ nữ mạnh mẽ trong thơ Hồ Xuân Hương, người vợ thủy chung son sắt
trong Chinh Phụ Ngâm, người phụ nữ tài sắc chịu nhiều cay đắng trong Truyện Kiều là
một sự phát triển có quy luật, biểu hiển tinh thần dân chủ, nhân văn của nền văn hóa Việt:
trân trọng, yêu thương người phụ nữ. Bên cạnh đó, qua Truyện Kiều, Nguyễn Du còn góp
phần đưa thể thơ lục bát của dân tộc đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Nhiều câu thơ lục bát
trong Truyện Kiều đã trở thành mẫu mực. Truyện Kiều còn được “dân gian hóa” thành
những hiện tượng văn hóa phổ biến như tập Kiều, bói Kiều…
Bên cạnh một Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy tính triết lí dân gian, một
Nguyễn Du trữ tình sâu sắc thì nổi bật ở một góc trời riêng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương –
người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính nhưng cũng hết sức dịu dàng, đa cảm. Trong thơ Hồ
Xuân Hương có những hình ảnh gợi lên sự gần gũi, thân mật giữa đôi trai gái thật phong
phú và đặc sắc, nó được hình dung trong thế núi, hình sông, trong dáng vẻ hang động kì
lạ, đôi khi nó được tạo thế vừa kì ảo, vừa kì vĩ: “Từng trên tuyết điểm pha đầu bạc – thớt
dưới sương pha đượm má hồng” được ám chỉ bằng một không gian và thời gian vĩ mô,
vũ trụ “khép cánh kiền khôn…ních chặt lại…lỏng then tạo hóa…mở toang ra”. Cái “tục”
trong thơ bà biểu hiện một lối nhìn, lối nghĩ, lối cảm rất đặc biệt mà nguồn gốc chính là
từ nhân dân lao động, trong vốn văn học dân gian.
Thời kì văn học trung đại kết thúc với thành tựu cuối cùng rất rực rỡ của hai cây
bút trào phúng – trữ tình Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Hai nhà thơ đến với thôn quê, gắn
bó với mảnh vườn, ruộng lúa, quả bầu “không phải bằng lí lẽ mà bằng tình cảm, bằng
máu xương của mình” [78, 310]. Trong thơ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến xuất hiện
với mật độ dày đặc các phong tục tập quán, các thói quen sinh hoạt văn hóa của người
dân quê, những qui ước riêng của làng xã trong các dịp cúng hỏi, ma chay. Đối tượng
trào phúng trong thơ hai ông cũng là những gương mặt quen thuộc có thể dễ dàng bắt gặp
trong kho tàng văn học dân gian. Kết hợp sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn
32
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào
Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
ngữ đời sống, thơ Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thực sự trở thành tiếng nói tâm tình
của người dân lao động. Nguyễn Khuyến dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ và cách nói của
dân gian: Anh em làng xóm, thửa mạ, làng ao, ổ lợn con, gian nếp cái, văn hay chữ tốt,
người ba đấng/ của ba loài…Trong thơ của Tú Xương, nhiều thành ngữ dân gian được
vận dụng một cách sáng tạo. Các thành ngữ như học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu
nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mười mưa, thân cò lặn lội…đã được ông vận
dụng khá độc đáo:
“Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh”
(Tự cười mình, Tú Xương)
Không chỉ các nhà thơ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến,
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến…) tiếp thu những tinh hoa
của mạch nguồn dân gian, các tác giả văn xuôi thời trung đại cũng đã khai thác một cách
có hiệu quả các truyện dân gian. Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ, Đoàn Thị
Điểm khi viết những tác phẩm truyền kì đã sáng tạo chúng thành những câu chuyện hoàn
chỉnh vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao.
Đặc biệt phải kể đến tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ - được xem là “Thiên
cổ kì bút” với khả năng hòa trộn giữa các câu chuyện tự sự dân gian và văn xuôi lịch sử.
Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp
xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết
ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà
Nội)
Tóm lại, ta có thể đưa ra mấy nhận xét sau về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian
với sáng tác của các nhà thơ trung đại:
- Các nhà thơ lớn của trung đại đều tìm thấy ở văn hóa dân gian một nguồn
mạch trong sáng, tươi mát và dồi dào sức sống. Họ tiếp thu vốn văn hóa dân
33
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
gian trên nhiều phương diện: tư tưởng, ngôn ngữ, nếp tư duy, tính cách…Điều
này có lẽ xuất phát từ sự trân trọng cái trong sáng, hồn nhiên ở dân gian vì họ
tìm thấy nơi ấy cội nguồn đích thực sâu xa của mình. Tiệm cận với tư tưởng và
ngôn ngữ nhân dân cũng là một cách đưa tác phẩm của mình đi sâu vào lòng
quần chúng.
- Văn hóa luôn là nền tảng cho văn học, thúc đẩy, hỗ trợ văn học phát triển. Tuy
nhiên, văn học cũng có tác động trở lại, giúp văn hóa tự hoàn thiện, sinh động
và phong phú hơn.
1.2.2.2.2. Thời kỳ hiện đại
Không chỉ ảnh hưởng đến các tác giả trung đại, văn hóa dân gian còn có những
ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, tình cảm, cách thể hiện của các nhà văn hiện đại. Hình
ảnh làng quê Bắc Bộ đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, thì nay một lần nữa hình
ảnh ấy lại trở về in dấu trong những sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ
mới (1932 – 1945). Trong thơ của một số nhà Thơ mới, làng quê vẫn được cảm nhận từ
dáng vẻ cổ truyền của nó:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn
nắng”. Chữ “làn” như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải
đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng” lên trong “khói mơ tan”. Cảnh sắc
nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Đúng là không đâu quê hương Việt Nam lại đẹp
và thơ mộng như trong Thơ mới. Có lúc quê hương hùng vĩ, tráng lệ “Lớp lớp mây cao
đùn núi bạc” (Tràng Giang – Huy Cận), có lúc quê hương xanh mướt “Vườn ai mướt quá
xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ − Hàn Mặc Tử), lúc khác lại đầy mộng mơ duyên dáng
34
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
qua con mắt thơ đầy tính nữ “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” (Chiều Xuân – Anh
Thơ)…
Văn hóa dân gian không những là nền tảng mà còn là nguồn cảm hứng dồi dào
tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết. Dân gian thường sử dụng các
biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa với những sự vật quen thuộc như hạt
mưa, tấm lụa đào, thuyền – bến, cây đa…để gửi gắm tâm trạng thì những hình ảnh ấy
cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà Thơ mới sáng tác nên những tác phẩm mang
dấu ấn truyền thống:
“Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”
(Lời kỹ nữ − Xuân Diệu)
Bên cạnh đó, trong thơ các nhà Thơ mới, đất nước, dân tộc còn được cảm nhận và
lí giải ở một phương diện khác: phương diện văn hóa, lịch sử. Truyền thuyết về Sơn Tinh,
Thủy Tinh; Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy…đã in dấu ấn lên
thơ của Nguyễn Nhược Pháp. Trong bài thơ dài “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, dưới con mắt
của Nguyễn Nhược Pháp, hành động hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên để đòi lại Mị
Nương chính là thể hiện một tình yêu mãnh liệt khác thường của một vị thần biển: Thuỷ
Tinh năm năm dâng nước bể/ Đục nước hò reo đòi Mị Nương/ Trần gian đâu có người
dai thế/ Cũng bởi thần yêu nên khác thường (Sơn Tinh – Thủy Tinh)
Phát biểu của Hồ Chí Minh tại hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30/10/1958: “Những
câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay mà lại ngắn chứ không “tràng giang đại hải”
dây cà ra dây muống…Những sáng tác ấy là “những hòn ngọc quý”. [36, 255]. Đây là
quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác sưu tầm nghiên cứu, kế thừa “truyền thống
văn hóa cổ” của dân tộc. Đặc điểm chung là các nhà văn, nhà thơ giai đoạn này tiêu biểu
như: Tô Hoài, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn…đều tìm đến với cội nguồn văn
hóa, văn học dân gian – những giá trị truyền thống tốt đẹp mà nhân dân đã sáng tạo ra.
35
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Những tác phẩm Tiếng hát sông Hương, Trường tôi, Phá đường, Việt Bắc của Tố Hữu có
kết cấu mang hình thức đối đáp của ca dao dân ca. Ông đã lớn lên không chỉ bằng những
dòng sữa ngọt của mẹ mà còn bằng những khúc hát ru thân thương âm vang của văn hóa
cội nguồn “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn
Duy). Có lẽ vì thế mà đọc nhiều bài thơ ông, ta thường nghe thấy tiếng hát ru, “tiếng hát
đâu mà nghe nhớ thương” (Quê mẹ − Tố Hữu). Ta nghe tiếng à ơi của người bà ru cháu
trong bài “Cá Nước” hay tiếng mẹ ru con trong bài “Phá đường”, “Đời đời nhớ ông”,
“Tiếng ru”…
Các nhà thơ thời chống Pháp và chống Mỹ đã đưa đến cho thơ ca cách mạng một
sức sống mới. Gắn bó với cách mạng với nhân dân và thời đại, họ càng có ý thức đào sâu
vào truyền thống, nhằm khơi dậy những sức mạnh tiềm tàng của dân tộc. Nhiều sáng tác
của Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Vũ Cao, Hữu Loan, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn
Duy, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa…đều là những sáng tạo mới mẻ dựa trên cội nguồn
văn hóa dân tộc và sự tiếp thu thơ ca dân gian. Họ không chỉ kế thừa về mặt nội dung
thẩm mĩ và phương thức thể hiện truyền thống như trước đó mà “họ đã học tập phương
thức cảm thụ thế giới của các loại hình trữ tình dân gian dưới ánh sáng tư tưởng và tình
cảm của thời đại”. [17, 272]
Ở mảng văn xuôi, ta có thể nhắc đến một số cái tên mà sáng tác của họ chịu ảnh
hưởng của văn hóa dân gian như Vũ Bằng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn… Là nhà văn, nhà
báo hiện diện trên văn đàn Việt Nam từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, Vũ Bằng
quan tâm đặc biệt đến văn hoá dân tộc. Với ông, văn hoá được biểu hiện ở những lĩnh
vực cụ thể và sống động. Đó là cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, những lễ hội thường
niên, những phong tục tập quán lâu đời, nền ẩm thực đa dạng và những thú chơi tao nhã
của người đam mê cái đẹp…Đặc biệt, khi viết về đền chùa, lễ hội và phong tục, nhà văn
cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu sắc văn hoá tâm linh của dân tộc. Trong Thương
nhớ mười hai, Mơ về một cuộc chọi trâu, Hội Lim, Hội Lim đã mất, Vũ Bằng viết về
những đền chùa cổ kính ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc được khách thập phương đặt niềm
36
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
tin như đền Ngọc Sơn, Quán Thánh, Hàng Trống, Quan Phước, chùa Quán Sứ, Dâu, Kim
Cổ, Trấn Quốc, Bà Đá, Liên, Trầm, Hương, Vua, đình Thiên Hương, Ủng… Đó là những
nơi thờ Phật hay thờ thần thánh gắn với những hội lễ mang tính thiêng liêng và gắn với
ước mơ hoà bình, an lạc của dân tộc.
Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của xã hội là giữ gìn, bảo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Văn học cũng đồng cảm với mối
quan tâm chung ấy. Ta bắt gặp trong tác phẩm của các tác giả trẻ nhiều chất liệu của dân
gian. Đó là những ngôi làng phía sau lũy tre: làng Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người
nhiều ma – Nguyễn Khắc Tường), làng Đông (Bến Không Chồng – Dương Hướng), làng
Cổ Đình (Mẫu thượng ngàn – Nguyễn Xuân Khánh)…; đó là những dòng sông: sông
Bìm Bịp (Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư), sông Cầu (Mảnh đất lắm người nhiều
ma – Nguyễn Khắc Tường), sông Cái (Con gái thủy thần – Nguyễn Huy Thiệp)…; đó là
những sáng tác dân gian như: truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Quan Âm Thị Kính, Nữ
Oa…đã trở thành chất liệu và ý tưởng cho Vi Thùy Linh (Tín hiệu, Dấu vết), Phan Huyền
Thư (Nằm nghiêng), Nguyễn Việt Hà (Khái hoàn muộn)…chất liệu dân gian còn xuất
hiện ở tên tác phẩm: Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Xanh vỏ đỏ lồng (Thanh Hải), Đi
một ngày đàng (Nguyễn Chí Tình)…Văn hóa dân gian đã trở thành điểm tựa vững chắc
cho sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trẻ tuổi và góp phần định hình nên “gương mặt”
cho tác phẩm của họ.
Như vậy, văn hóa dân gian đã được dung nạp vào văn học viết hiện đại rất đa dạng
từ đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, ý tưởng, tư duy, thi tứ, thi liệu, môtíp, thể loại…việc chủ
động tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống vào trong sáng tác không chỉ đã đem đến
cho thơ ca hiện đại chiều sâu của tinh thần dân tộc mà còn làm cho nó có khả năng sáng
tạo nên những giá trị mới, biểu hiện mạnh mẽ tinh thần thời đại.
Tóm lại tiếp nhận văn hóa dân gian trong văn học là một hiện tượng mang tính qui
luật. Từ văn học Châu Âu đến văn học Châu Á, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại
37
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Việt Nam, các tác giả đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa dân tộc như một sức
mạnh làm nên chiều sâu và sức sống cho tác phẩm của mình.
Người viết đã tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa dân gian với văn học qua một số
tác giả từ trung đại đến hiện đại. Đi từ góc độ lịch đại, đồng đại và hiện đại đó, ta có thể
thấy rõ hơn giá trị đặc sắc về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn
Văn Cừ.
1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn
Cừ trong phong trào Thơ mới
1.3.1. Đôi nét về phong trào Thơ mới
Trong những năm đầu thập kỉ thứ ba của thế kỉ trước xuất hiện một dòng thơ ca
thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn). Sự
xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932-1945. Phong
trào Thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca
Việt Nam hiện đại.
Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của
lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mĩ của một giai cấp, tầng lớp người
trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai
giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mĩ mới cùng với sự
giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào Thơ
mới 1932-1945. Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người
dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của phong trào Thơ mới. Tản Đà chính là “gạch
nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài Thanh - Hoài Chân xếp đầu tiên trong
số 46 tên tuổi lớn của Phong trào Thơ mới. Và đến ngày 10-3-1932 khi Phan Khôi cho
đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ
mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của phong trào Thơ mới chính thức bắt
đầu.
38
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào
Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Các nhà nghiên cứu đã phân chia các thời kì phát triển của Phong trào Thơ mới
thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1932-1935: Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa
Thơ mới và “Thơ cũ”. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào
Thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng
Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên…Giai đoạn 1936-1939: Đây là giai đoạn Thơ
mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại.
Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc
Tử (Gái quê -1936, Đau thương -1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khê (Tinh
huyết - 1939)…Vào cuối giai đoạn xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh
hướng sáng tác khác nhau. Nguyên nhân là do cái Tôi mang màu sắc cá nhân đậm nét đã
mang đến những phong cách nghệ thuật khác nhau cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật.
Giai đoạn 1940-1945: Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là
nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng…; nhóm Xuân Thu Nhã
Tập có Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung…; nhóm Trường thơ Loạn
có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,…Có thể nói các khuynh hướng thoát li
ở giai đoạn này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mĩ và tư duy nghệ thuật trong sáng
tác của các nhà Thơ mới.
Đặc điểm nổi bật của Phong trào Thơ mới:
 Sự khẳng định cái Tôi
Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn
học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,…Đến Phong trào Thơ mới, cái Tôi ra đời đòi được giải
phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản
ngã đã được khẳng định trước đó. Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong
phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và
phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con
người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước
39
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
ra “trình làng”. Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của Phong trào Thơ mới lên tiếng trước:
“Tôi là con chim đến từ núi lạ …”/ “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”…Thơ mới đề cao
cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và mong được
đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện
đại.
 Nỗi buồn cô đơn
Có thể thấy cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là
cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra. Cái
Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn.
Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
(Lưu Trọng Lư ).
Nghe một tiếng gà gáy bên sông, Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao
xác gà trưa gáy não nùng” còn Xuân Diệu lại thấy “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu
ứa”. Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà Thơ mới, nỗi
buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với
chính mình.
 Cảm hứng về thiên nhiên đất nước và tình yêu
Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là
vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong
thơ Nguyễn Bính:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”.
(Mưa xuân – Nguyễn Bính)
40
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY

More Related Content

What's hot

Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 

Similar to Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY

Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY (20)

Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY

  • 1. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Sư phạm Văn TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ THUỘC PHONG TRÀO THƠ MỚI (NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ) Người thực hiện: Người hướng dẫn khoa học: Hồ Trọng Việt K38.601.171 PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp
  • 2. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã nhận lời và hướng dẫn em tận tình. Những lời góp ý và động viên chân thành của cô trong suốt quá trình em lên ý tưởng, hình thành đề cương, viết bài hoàn chỉnh là động lực giúp em hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi cảm ơn đến các thầy cô ở thư viện trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM và thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu. Em cũng chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hà Thanh, là giáo viên hướng dẫn em ở trường THPT Nguyễn Công Trứ đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để em có thể chu toàn công việc thực tập và bảo đảm viết khóa luận đúng hạn. Em xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Trân trọng Hồ Trọng Việt
  • 3. 3
  • 4. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) MỤC LỤC DẪN NHẬP NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ 1.1 Giới thuyết các khái niệm..............................................................................................................19 1.1.1 Khái niệm văn hóa..............................................................................................................19 1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian.........................................................................................21 1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian....................................................................................22 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết....................................................26 1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học..........................................26 1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27 1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới.........................................................27 1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam..........................................................29 1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới ................................................................................................... 38 1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới ........................................................ 38 1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới ............................... 42 1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp ................ 43 1.4.1 Nguyễn Bính ..................................................................................... 43 1.4.2 Anh Thơ ............................................................................................ 45 4
  • 5. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 1.4.3 Đoàn Văn Cừ.........................................................................................................................46 CHƯƠNG 2. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Tín ngưỡng dân gian..........................................................................................................................49 2.2 Phong tục tập quán dân gian.........................................................................................................54 2.3 Lễ hội dân gian......................................................................................................................................71 2.4 Nghệ thuật dân gian............................................................................................................................79 2.5 Tri thức dân gian...................................................................................................................................89 2.6 Ngữ văn dân gian.................................................................................................................................95 CHƯƠNG 3. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................................................101 3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu.....................................................................................................107 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ...................................................................................................111 3.4 Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh...................................................................................................126 3.5 Nghệ thuật sử dụng thể thơ.........................................................................................................130 KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................140 PHỤ LỤC...........................................................................................................................................................................146 5
  • 6. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa được xem như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương. Hiện nay, do có sự mở rộng trong quan niệm và các phương diện tiếp cận, văn chương không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng, triết học, mỹ học…mà còn được đặt trong mối quan hệ với văn hóa. Góc nhìn văn hóa đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt tác phẩm không chỉ trên diện rộng mà còn nằm ở chiều sâu, trong mối liên hệ với các hoạt động khác nhau của con người, dựa vào các qui luật và giá trị thường hằng chi phối cuộc sống con người trong lịch sử. Trên cơ sở đó, với việc đi sâu khám phá nội hàm văn hóa ẩn chứa trong lớp vỏ ngôn từ, các nhà nghiên cứu có thể bóc tách hết vẻ đẹp của tác phẩm từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc vận dụng những quan điểm và thành tựu của văn hóa để lí giải văn học được xem là hướng nghiên cứu khoa học và khá phổ biến hiện nay. Trong cuốn “Thi pháp văn học Nga cổ”, ĐX.Likhatrop đã lí giải vì sao phải nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ nói riêng và thi pháp văn học nghệ thuật nói chung: “Qúa trình văn hóa của mỗi dân tộc, không chỉ là quá trình biến cải, tạo nên cái mới mà còn là quá trình giữ gìn cái cũ, quá trình tìm thấy cái mới trong cái cũ”1 . Đúng vậy, không riêng ở Nga, bất cứ nền văn học nào trên thế giới cũng đều chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nguồn mạch dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian mỗi dân tộc đối với các tác gia lớn trên thế giới như: Shakespeare (Anh), Tagore (Ấn Độ), Pushkin (Nga), Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh (Trung Quốc), Kawabata (Nhật Bản)…Ở Việt Nam, các tác giả từ trung đại đến hiện đại đều có sự tiếp thu một cách nhất định đối với “vốn văn học cổ” của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Trở về với văn hóa dân gian là xu hướng chung của lịch sử văn học và thi pháp văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp thì vẫn còn đó các nhà thơ lặng lẽ trở về với ngôi làng ẩn sau lũy tre, với hương 1 Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 6
  • 7. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thơm của đồng quê, với bến đò ngày mưa…Họ đã học tập, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc để tạo nên phong cách nghệ thuật của mình. Nặng lòng hơn cả là Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Ba nhà thơ quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng tác và phương thức biểu hiện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ca dao với Nguyễn Bính và công nhận “Nguyễn Bính – nhà thơ của đồng quê”, “Nguyễn Bính – nhà thơ chân quê”…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt ba tác giả Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trong sự đối sánh để thấy được mức độ ảnh hưởng, xu hướng tiếp thu và đặc điểm phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ khi cùng chịu ảnh hưởng chung nguồn mạch dân gian. Lý do thứ tư xuất phát từ nhu cầu chủ quan của người viết. Bản thân người viết cũng là người nặng ân tình với vùng quê xứ Nghệ của mình. Có lẽ với người con xa quê, yêu những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống thì nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ là cơ hội để đồng cảm, để được sống lại những khoảnh khắc tuổi thơ thật đáng trân quý. Bên cạnh đó, đây cũng là ba nhà thơ có những tác phẩm, đoạn trích được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn cấp THCS và THPT, nghiên cứu ba tác giả cũng là dịp để hiểu sâu hơn về phong cách sáng tác của họ, phục vụ tốt cho yêu cầu của thực tiễn giảng dạy. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính • Từ góc độ nội dung Thơ Nguyễn Bính như chiếc giếng khơi, càng đào sâu càng tìm được nhiều điều mát ngọt. Có nhiều công trình nghiên cứu về chất dân gian trong thơ của ông nhưng sự đánh giá của Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942) đến nay vẫn được xem là ý kiến cơ bản nhất, mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng th ấy vườn cam bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [55, 336-337]. Nguyễn Bính là một nhà thơ nằm 7
  • 8. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) trong giai đoạn 1932 – 1945 – giai đoạn có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp ít nhiều vào thơ dù trong ý thức của các nhà thơ luôn muốn quay trở về với nguồn cội. Hoài Thanh – Hoài Chân cũng đã “phàn nàn” về điều này: “Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng” [55, 338]. Đây cũng là cơ sở để ta thấy được cảm hứng tư tưởng của Nguyễn Bính, trong thơ ông luôn có sự đấu tranh: một mặt, bất đồng với phong trào Âu hóa và mặt khác là ý thức trân trọng ngợi ca những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể nói, những nhận định của Hoài Thanh – Hoài Chân là tiền đề để đi sâu khai thác chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính. Năm 1996, trong lời tựa cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, Kiều Văn đã đặt lên bàn cân giữa Nguyễn Bính và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới để xác định bản sắc riêng trong thơ Nguyễn Bính. Ông cho rằng giữa cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái bay bổng của Xuân Diệu, cái điên rồ vật vã của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính “mang nặng mối tình đằm thắm với xứ quê, người quê”. Tác giả cũng nhận định thơ Nguyễn Bính đã đặc tả một cách chân xác quê hương và con người Việt Nam về: lí trí lẫn tình cảm, tính cách nết na lẫn lời ăn tiếng nói, cách sống cách yêu…Nhận định này của tác giả Kiều Văn cũng đồng thời là hướng gợi mở để người nghiên cứu dùng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp yêu mang đậm sắc thái dân gian của người xưa để cắt nghĩa thơ Nguyễn Bính. [77, 7-8] Năm 1996, trong bài viết Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê – chân tài, Hà Minh Đức khẳng định thơ của Nguyễn Bính có sự tiếp thu của văn hóa dân gian. Tuy có nhiều chất mộng mơ, lãng mạn nhưng không giống với các nhà thơ lãng mạn đương thời như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư. Cuộc sống làng quê và đề tài quê hương níu chân Nguyễn Bính: “Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát, một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc chân quê, cái hồn quê như có tự muôn đời”. [35, 115] 8
  • 9. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Trong Hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính (1996), Đoàn Đức Phương cùng quan điểm với Hà Minh Đức khi cho rằng: “Đọc thơ Nguyễn Bính người ta như sống lại những ngày Tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và những phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng…” [3, 219]. Trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê (1998), Hà Minh Đức nhận xét: “Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã miêu tả được văn hóa của làng quê. Cộng đồng làng xóm tồn tại từ ngàn đời đã sản sinh ra nền văn hóa của riêng nó”. Theo ông, đó là “những nề nếp phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo và cách xử sự trong quan hệ giữa người với người. Đó cũng là nền thẩm mĩ đượm màu dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hằng ngày, lòng hiếu thảo, giấc mơ quan trạng. Tình yêu thề bồi tình cảm gia đình sâu nặng. Cho đến những ngày hội xuân những đêm hát chèo, buổi lễ chùa, lớp học thầy đồ…Tất cả đều là những bộ phận nhỏ của văn hóa làng quê. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê và thơ Nguyễn Bính khai thác thành công nếp văn hóa lành mạnh, giàu chất thẩm mĩ” [3, 135]. Tác giả Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) cũng nhận định Nguyễn Bính: “là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã vào thơ Việt Nam hiện đại. Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa xoan, hoa bưởi, hoa cam, cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng như ca dao”. [35, 162]. Bên cạnh đó, bà còn có những phát hiện mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa văn hóa làng xã với văn hóa quốc gia “một mảng đề tài khác mà nhà thơ không chú tâm lắm nhưng đã đem lại bộ mặt tinh thần riêng cho thơ ông, đó là sự chuyển tải nghệ thuật đời sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc” [3, 194] Như vậy, về mặt nội dung Nguyễn Bính đã đưa vào thơ những đề tài bình dị, dân dã, cũng như cách cảm, cách nghĩ của dân gian. Ông luôn có ý thức suy tôn cái đẹp thuộc 9
  • 10. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) về nguồn cội như những giấc mộng đẹp, cuộc tình quê đẹp, cảnh quê hữu tình. Ở mức độ khái quát, các bài nghiên cứu cơ bản đã khẳng định thơ Nguyễn Bính có dấu vết của văn hóa dân gian trên phương diện nội dung. • Từ góc độ nghệ thuật Về thể thơ, năm 1968 trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, phần viết về tác giả Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long so sánh với nguồn mạch Thơ mới và nhận ra thơ Nguyễn Bính có “mạch thơ như nguồn nước chảy tuôn, tác giả đã sử dụng thơ lục bát tạo âm điệu nhẹ nhàng êm dịu, buồn lâng lâng len sâu vào tiềm thức, khơi dậy niềm xúc cảm nghẹn ngào” [30, 281] Trong bài viết Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính (1995), Nguyễn Quốc Túy đã khẳng định “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung. Và rộng hơn là ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được Nguyễn Bính chọn lọc, mài giũa và tinh luyện”. [35, 294]. Trong bài viết Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian (1996), Đoàn Đức Phương đã khảo sát một cách khái quát vài đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Bính trên các phương diện: giọng điệu thơ, thể thơ lục bát, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ…để thấy sắc thái dân gian đã tạo nên bản sắc dân tộc đậm đà, cũng một là trong những yếu tố tạo nên sức sống thơ Nguyễn Bính. Đoàn Đức Phương khẳng định: “Có thể nói, đến với Nguyễn Bính là đến với những hình thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân dân”. [35, 315]. Là người rất am hiểu về Nguyễn Bính, năm 1998 trong bài viết Nhà thơ và thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức đã tỏ ra rất tinh tế khi nhận xét về mối quan hệ giữa thơ Nguyễn Bính với những câu ca dao: “Chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính đẹp và gợi cảm. Tác giả đã làm sống lại vẻ đẹp của ca dao trong nguyên 10
  • 11. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thể của nó và có những cách tân sáng tạo […] Thực ra Nguyễn Bính không trở về với ca dao theo lối mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được sự hòa hợp giữa hồn quê hương trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc đời mới. Nguyễn Bính, nếu nói theo cách của các nhà nghiên cứu thì đã chọn được trong thi pháp của ca dao những đặc điểm, yếu tố thích hợp với thời kì hiện đại” [35, 258]. Tiếp tục ý kiến của Hà Minh Đức, Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) nhận định: “Chính cái thi pháp thơ của thơ ca dân gian đã mang đến sự phóng khoáng và sức mạnh cho bút pháp của Nguyễn Bính…Có lẽ ở thế kỉ này, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ thành công lớn khi đem thi pháp của thơ ca dân gian vào trong thi ca hiện đại”. [4, 200]. Chất văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, cả trên phương diện nội dung lẫn phương diện nghệ thuật. Đó là do ý thức muốn tìm về cội nguồn dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống của nhà thơ. Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính của những nhà nghiên cứu đi trước là kết quả của tâm huyết và trí tuệ, đã gợi mở cho người viết nhiều vấn đề khi làm đề tài này. Tuy vấn đề văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới dừng ở mức độ khái quát hoặc chưa có sự so sánh, đối chiếu với những tác giả khác. Do đó, người viết sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể vấn đề trên. 2.2. Nghiêncứu về văn hóa dângiantrong thơ Anh Thơ Anh Thơ đến với làng Thơ mới với giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn cho tập thơ Bức tranh quê của mình năm 1939. Nhận xét về tập thơ của bà, Nhất Linh cho rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến Tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm 11
  • 12. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề, uể oải từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng” [76, 52] Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) lại cho rằng: “Anh Thơ từ lâu đã chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh rất tầm thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một vài mụ đàn bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một lối” [55, 186]. Sau này, có nhiều người cho rằng, thơ Anh Thơ chỉ toàn tả cảnh, thiếu tình. Nhưng Hoài Thanh – Hoài Chân đã phản bác: “Có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô tình. Nhưng có thiếu nữ nào hai mươi tuổi mà lại vô tình?” [55, 186]. Trong bài phỏng vấn với Hoàng Trung Thông, khi được hỏi vì sao trong thơ bà ít nói về tình yêu, Anh Thơ cũng đã cho rằng: “Tình yêu đâu chỉ có tình yêu nam nữ. Yêu con, yêu chồng, yêu quê hương cũng là tình yêu”. [69, 17 – 18]. Anh Thơ dạo ấy chưa chồng, chưa con nên tình yêu với bà sâu đậm và sắc nét nhất vẫn là tình yêu quê hương, yêu làng quê thôn xóm. Nguyễn Quốc Túy trong cuốn Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1995) khẳng định cội nguồn văn hóa dân gian đã là chất liệu kiến tạo nên hồn thơ Anh Thơ: “Sở dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa dân gian nói chung và của ca dao nói riêng…” [76, 63]. Như vậy, thơ Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà còn ẩn chứa trong đó nhiều phong tục tập quán, hội hè, những nếp sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền dân tộc. Kể từ sau Cách mạng tháng tám, cũng như nhiều nhà làm văn nghệ khác, Anh Thơ chuyển từ đề tài phong tục, thiên nhiên làng quê sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống nóng bỏng của kháng chiến. Hàng loạt tác phẩm ra đời đánh dấu sự trưởng thành trong ngòi bút của bà: Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965)…Có thể nói, Anh Thơ bén duyên với thi ca từ những vần thơ viết về làng quê, ấn tượng ấy để lại sâu đậm nên những tác phẩm sau này, mặc dù ngòi bút của bà đã già dặn hơn nhưng người ta vẫn nhớ nhiều hơn về Anh Thơ – thi sĩ của làng quê. 12
  • 13. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 2.3. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Đoàn Văn Cừ Được xếp vào nhóm các nhà thơ “tả chân” cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đã đến với thi đàn Việt Nam bằng những vần thơ đậm sắc màu và đường nét về làng quê và các phong tục tập quán của dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về thơ Đoàn Văn Cừ nói chung cũng như về vấn đề văn hóa dân gian trong thơ ông còn hạn chế. Có chăng là những bài viết nhỏ lẻ, rải rác chưa có hệ thống. Với Đoàn Văn Cừ, cũng như Nguyễn Bính và Anh Thơ, những nhận định về phong cách của ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh – Hoài Chân vẫn là những nhận định mang tính chất mở đầu và định hướng cho các bài viết về Đoàn Văn Cừ sau này. Hoài Thanh – Hoài Chân khẳng định làng quê trong thơ ông là làng quê đầy rẫy sự sống và sắc màu tươi vui. Có những tập tục quen thuộc của dân tộc như chợ Tết, đám hội…Hai ông cũng cho rằng Đoàn Văn Cừ không chỉ biết nhận xét rất tinh mà hồn thơ ông cũng rất phong phú: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ” [55, 176]. Trong bài viết Cảm quan văn hóa dân gian trong thơ Tết, thơ hội hè đình đám của Đoàn Văn Cừ (1995), Cao Xuân Thử đã xác định vị trí riêng biệt của Đoàn Văn Cừ so với các nhà thơ cùng thời: “Đoàn Văn Cừ là người tiêu biểu hơn cả trong các nhà văn nhà thơ cùng thời với mình, đã thể hiện rõ rệt nhất nhân sinh quan và thế giới quan thuần khiết của nền văn hóa dân gian đình đám, hội hè, tết nhất.” [47, 137]. Ông cũng cho rằng, thơ Đoàn Văn Cừ đã bén rễ sâu với tầng tục ngữ, thành ngữ của ngôn ngữ dân tộc như “vui như Tết”, “vui như hội”, “sang như cơm cỗ”, “đông như trẩy hội”…[47, 139]. Đặc biệt, ông phát hiện ra Đoàn Văn Cừ chú ý nhiều tới đám đông, các hành động, cử chỉ của các nhân vật, thi sĩ cố gắng tạo nên nhiều người đông đúc…điều đó được tác giả lí giải xuất phát từ ý thức và cảm quan dân gian. “Cảm quan này trước hết lấy sự đa dạng và phong phú của sự xuất hiện nhiều người, nhiều màu sắc, nhiều hoạt động…làm chuẩn mực thẩm mĩ về một cuộc sống no đủ, vui tươi, một cuộc sống đầy sinh lực, mãi mãi sinh trưởng, mãi mãi căng đầy sức trẻ…” [47, 140] 13
  • 14. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Năm 1997, nhóm tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) cho rằng: “Trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Hằng Phương…ta thấy hiện lên cánh đồng quê xứ Bắc với những thôn Đoài, thôn Đông, những bến đò ngày mưa, gốc đa quán chợ, cổng làng nắng mai…những mái nhà tranh, những giậu mồng tơi xanh rờn, những rặng hoa xoan tím mùa xuân, những hàng phượng đỏ mùa hạ…” [11, 571]. Đồng quan điểm với tác giả Cao Xuân Thử, trong bài viết Ấn tượng thị giác từ thôn ca của Đoàn Văn Cừ năm 2014, Lý Hoài Thu cũng khẳng định thơ Đoàn Văn Cừ như một tự sự nhỏ, hướng đến tâm lí cộng đồng mà ít phần riêng tư, cá nhân. Tác giả còn so sánh Đoàn Văn Cừ với hai thi sĩ đồng hương khác là Nguyễn Bính và Nguyễn Khuyến. “Thơ Nguyễn Khuyến nhiều tâm sự, nỗi niềm nhưng trầm mặc và lắng đọng. Đoàn Văn Cừ là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, trẻ tuổi và trẻ lòng. Những nét vẽ trong thơ ông giàu cảm xúc, truyền tải phong vị dân gian thuần khiết, hồn nhiên và tươi sáng. Mỗi bài thơ là một cuốn “phim mi-ni”, một bức tranh với nhiều gam màu nổi bật và đường nét sinh động về cảnh quê lẫn hồn quê đất Việt”. Và cuối cùng, nhận định vị trí của tập thơ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ, bà cho rằng: “Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa đầu thế kỉ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện đại.” [65] Sau khi khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu của những tác giả trước về những vấn đề có liên quan đến đề tài, người viết rút ra một số nhận xét sau: − Các bài viết và công trình nghiên cứu với tính chất riêng biệt về từng tác giả đã đề cập một cách trực tiếp sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Tuy nhiên, nếu như Nguyễn Bính có số lượng công trình nghiên cứu trước đó khá đồ sộ thì Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ lại là những tác giả mà công trình nghiên cứu về họ còn khá ít ỏi. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của 14
  • 15. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) văn hóa dân gian với thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên phương diện so sánh cũng chưa có công trình nào trước đó đề cập đến. Từ những điều trên, người viết nhận thấy đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) là một đề tài khá mới mẻ, góp phần giúp người đọc hiểu hơn về phong cách sáng tác của ba tác giả, đồng thời hiểu sâu sắc hơn qui luật ảnh hưởng của văn hóa đối với văn học. − Vì vậy, với những gợi ý và định hướng mang tính chất khái quát làm tiền đề của các tác giả trước đó, người viết mong muốn góp thêm tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Từ những điểm chung, nét riêng, chỉ ra sự độc đáo của từng tác giả trong việc kế thừa, tiếp thu văn hóa dân gian và qui luật chung của sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa và văn học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ trên hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiêncứu - 90 bài thơ của Nguyễn Bính trong cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, tác giả Kiều Văn tuyển chọn – giới thiệu năm 1996, NXB Đồng Nai. - 146 bài thơ của Anh Thơ trong cuốn Tuyển tập Anh Thơ, của tác giả Ngọc Trai sưu tầm, tuyển chọn năm 1987, NXB Văn học. - 100 bài thơ của Đoàn Văn Cừ trong cuốn Tuyển tập Đoàn Văn Cừ, tác giả Nguyễn Bao tuyển chọn năm 1992, NXB Văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, người viết lựa chọn và sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 15
  • 16. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) − Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được nét chung, nét riêng của mỗi tác giả khi cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian. − Phương pháp nghiên cứu liên ngành để vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian vào việc tìm hiểu, lí giải thơ của ba tác giả trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. − Phương pháp phân tích, tổng hợp được người viết sử dụng sau khi tiếp cận văn bản, dùng phương pháp này để phân tích đưa ra những luận điểm mang tính chất tổng hợp về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của họ và từ đó người viết rút ra những nhận xét chung mang tính khái quát, tiêu biểu về vai trò, tác dụng của các yếu tố này trong thơ ba nhà thơ. − Phương pháp thống kê được người viết sử dụng để khảo sát hiện tượng lặp lại ở một số yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. Từ đó, người viết dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng biệt và ổn định trong thơ ba nhà thơ. Những phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của khóa luận − Góp phần khảo sát và lí giải một cách hệ thống, khách quan về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, qua đó góp phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một trong những hướng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay. − Giúp các bạn sinh viên trong học tập, nghiên cứu và đánh giá về những đóng góp của ba thi sĩ trong tiến trình văn học dân tộc. Đồng thời, là tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy về ba tác giả trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT. 16
  • 17. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) − Góp một phần tiếng nói nhỏ bé, khiêm nhường trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc trong giai đoạn hiện nay. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: − Chương 1: Những vấn đề cơ sở (30 trang) Trong chương 1, người viết sẽ trình bày khái quát các quan niệm khác nhau về văn hóa cũng như văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, từ đó lựa chọn cho mình một quan niệm nhất quán để tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Chương 1 là sơ sở, nền tảng xác định những vấn đề cơ sở lí luận cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quát về ba tác giả và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. − Chương 2: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nội dung (52 trang) Trong chương 2, người viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ ở phương diện nội dung. Người viết sẽ đi vào phân tích, đánh giá, chú ý tìm hiểu 6 yếu tố văn hóa dân gian: tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, tri thức, ngữ văn trong thơ của ba nhà thơ để từ đó có cái nhìn bao quát, toàn diện và sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. Qua đó, người viết chỉ ra tác dụng, giá trị của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ. − Chương 3: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nghệ thuật (36 trang) Trong chương 3, người viết tìm hiểu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ từ phương diện nghệ thuật. Dựa trên các yếu tố như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ trong thơ ba nhà thơ, ta sẽ có thêm cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa dân gian 17
  • 18. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) không chỉ với nội dung mà còn trên phương diện nghệ thuật. Từ đó góp phần khẳng định được vẻ đẹp của văn hóa dân gian trong thơ, góp phần nâng cao hiệu quả nghệ thuật của câu thơ Ngoài ra, khóa luận còn có phần phụ lục với 11 mục ( 85 trang) thống kê sự lặp lại của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. • Phụ lục 1: Bảng thống kê yếu tố tín ngưỡng dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 2: Bảng thống kê yếu tố phong tục tập quán dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 3: Bảng thống kê yếu tố lễ hội dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 4: Bảng thống kê yếu tố nghệ thuật dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 5: Bảng thống kê yếu tố tri thức dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 6: Bảng thống kê yếu tố ngữ văn dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 7: Bảng thống kê nhân vật cô gái – chàng trai trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 8: Bảng thống kê biện pháp ẩn dụ trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 9: Bảng thống kê biện pháp so sánh trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 10: Bảng thống kê yếu tố ngôn ngữ: thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 11: Bảng thống kê hình ảnh chỉ cảnh vật làng quê trong thơ ba nhà thơ 18
  • 19. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Khái niệm văn hóa Trên thế giới, có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, những vấn đề văn hóa từ xác định khái niệm đến cấu trúc, loại hình và biểu tượng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách khá toàn diện. Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm viết “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1995), hai năm sau đó Trần Quốc Vượng (chủ biên) viết “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1997), Đoàn Văn Chúc viết “Văn hóa học” (1997), Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa Việt Nam” (1998), Chu Xuân Diên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999)… Trần Quốc Vượng quan niệm: “Văn hóa…là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người […] để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm…tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”. [80, 35-36]. Trong “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [58, 25] Với hai khái niệm này, Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến các giá trị mà con người đã tạo nên trong quá trình sống. Tác động đến tự nhiên, con người tạo ra các giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại). Tác động đến xã hội, con người tạo ra các giá trị tinh thần (tôn giáo, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật). Tác động đến bản thân 19
  • 20. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) mình, con người tạo ra giá trị nhân bản (chân, thiện, mĩ). Những giá trị mà con người tạo ra ấy chính là “văn hóa”. Cùng ý kiến với Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng nhưng Phùng Qúy Nhâm nhấn mạnh thêm tính dân tộc của văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân tộc” [14, 249] Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa nhưng quan niệm của Liên hợp quốc (Unesco) đưa ra từ năm 1982, trong Hội nghị quốc tế được sử dụng nhiều hơn cả: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [80, 23-24]. Liên hợp quốc đã khẳng định văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà nó chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là nền tảng của sự phát triển trong xã hội loài người. Như vậy, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng tất cả đều chung qui nhận định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sản phẩm được sáng tạo bởi riêng con người. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần. Mỗi cộng đồng người có một nền văn hóa với những đặc tính riêng phân biệt với cộng đồng khác. 20
  • 21. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian Cùng với sự xuất hiện của con người là sự hiện diện của văn hóa. Văn hóa đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Văn hóa dân gian chính là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” của mọi nền văn hóa. Văn hóa dân gian (quốc tế: folklore) là một thuật ngữ có nghĩa ghép. Folk: nhân dân, lore: trí tuệ, trí khôn, tri thức. Là bộ phận quan trọng của văn hóa, là kho tri thức, trí tuệ vô giá của nhân dân, văn hóa dân gian được tồn tại, lưu giữ và thực hành trong nhân dân. Thuật ngữ văn hóa dân gian được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà khoa học người Anh, William J.Thomas, trên tạp chí “The Atheneum” năm 1846. Đến nay dù đã hơn một thế kỉ rưỡi trôi qua nhưng vẫn không ngừng xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc thống nhất nội hàm khái niệm Folklore. Từ điển bách khoa toàn thư Anh, 1964 xác định: “Folklore là tên gọi chung thống nhất của những tín ngưỡng, truyền thống, thiên kiến, đạo lí, nghi lễ, mê tín dị đoan của dân gian. Những câu chuyện cổ, những bài tình ca, dân ca và những câu tục ngữ đều nằm trong khái niệm này, và nhờ vào việc mở rộng ý nghĩa của khái niệm này mà ngày nay, nó bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất mà ban đầu nó không tính đến” 2 Tổng bách khoa toàn thư Xô Viết, 1974: “Folklore là sáng tác dân gian, hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao động. Đó là thơ ca, âm nhạc, sân khấu, múa dân tộc, kiến trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội họa được nhân dân sáng tạo ra và sống trong nhân dân”3 Đinh Gia Khánh chú ý đến tính thẩm mĩ của văn hóa dân gian: “Văn hóa dân gian bao gồm toàn bộ văn hóa tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ”. [26, 05] 2 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 21
  • 22. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Trần Quốc Vượng cho rằng văn hóa dân gian không phải là những điều xa lạ, nó hiện hữu ngay trong những vật nhỏ bé nhất, gần gũi nhất với cuộc sống của chúng ta. “Nó có thể là một ngôi đền, một cái đình mà cũng có thể là một mẩu huyền thoại hay câu chuyện thần kì. Nó có thể là một cái lư hương gốm sứ cổ, một cỗ kiệu sơn son thếp vàng ngày xưa mà cũng có thể là một câu tục ngữ cổ, một khúc hát dân ca…”. Ông đã đưa ra nhận định khá bao quát: “Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vui chơi (thể thao dân gian, võ, vật, đánh cầu, hát phết), hát hò (hát đò đưa, hò giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo), đến đời sống tâm linh (giỗ, tết, lễ hội)”4 . Như vậy, so với các ý kiến trên, nhận định của Trần Quốc Vượng đã mở rộng thêm các thành tố thuộc phạm trù văn hóa dân gian. Khái quát lại từ các nhận định trên của các nhà nghiên cứu, người viết cho rằng khi nói đến folklore, người ta nghĩ đến các tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian như tục ngữ, ca dao, dân ca, trò chơi dân gian, sân khấu dân gian, tranh dân gian, tác phẩm điêu khắc dân gian, tác phẩm kiến trúc dân gian…Folklore còn bao gồm các sinh hoạt văn hóa dân gian, tức là các hoạt động liên quan tới việc tổ chức sáng tác hoặc những tập quán, phong tục nhất định. Hội lễ dân gian là sinh hoạt văn hóa dân gian quan trọng nhất. Trong hội lễ có thể thấy tất cả các yếu tố của folklore, từ tập quán phong tục, thể lệ tổ chức các sinh hoạt nghi lễ và vui chơi giải trí cho đến điều kiện môi trường cần thiết cho việc sáng tạo và biểu diễn các tác phẩm văn học và nghệ thuật dân gian. 1.1.3. Các thành tố văn hóa dân gian Để có thể đánh giá đầy đủ giá trị, đặc trưng của văn hóa dân gian, chúng ta không chỉ dựa trên những đánh giá mang tính chất chung mà cần xác định, phân loại những thành tố cơ bản nhất của nó. Bởi khi nói tới văn hóa dân gian là nói tới các thành tố văn hóa dân gian, những thành tố này là nội dung cơ bản của văn hóa dân gian, là sự gắn bó, không tách rời, vốn nội sinh trong chính thể văn hóa dân gian. 4 Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (1999), Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Tp.HCM, trang 16 22
  • 23. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Chu Xuân Diên cho rằng folklore bao gồm những thành tố là những sáng tạo nghệ thuật có ý thức như các tác phẩm văn học dân gian, âm nhạc và múa dân gian, hội họa dân gian…cả những thành tố là những sản phẩm vừa mang tính ích dụng vừa mang tính thẩm mĩ (kiến trúc, đồ thủ công mĩ nghệ…) và cả những thành tố là những giá trị văn hóa không bao hàm ý nghĩa thẩm mĩ hiểu theo nghĩa đích thực của nó (văn hóa ẩm thực, những tri thức về môi trường tự nhiên…) [9, 231] Lê Ngọc Canh cho rằng truyền thống văn hóa là tất cả những di sản văn hóa, sáng tạo văn hóa của quần chúng nhân dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khi nói tới truyền thống văn hóa dân tộc là nói tới văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất do nhân dân sáng tạo ra. - Văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể): là những di sản văn hóa đem lại nguồn cảm hứng thẩm mĩ cho con người bằng những hoạt động của các loại hình nghệ thuật. Cụ thể là văn, thơ, hát, múa, nhạc, sân khấu, diễn xướng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa nghề mỹ nghệ thủ công, lễ hội trò chơi nghệ thuật…Cùng với các loại hình trên là phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tết, lễ, luật tục và những hương ước, định ước và tri thức dân gian - Văn hóa vật chất (văn hóa vật thể): Dưới góc độ của khoa học văn hóa dân gian là tiếp cận hiện tượng văn hóa dân gian dưới góc độ thẩm mĩ, trong chỉnh thể nguyên hợp. Vậy, văn hóa vật chất có tính thẩm mĩ, tính nghệ thuật, đó cũng là một phần của đối tượng nghiên cứu văn hóa dân gian. Những ngôi đền, chùa, đình, miếu, điện, đền, tháp, lăng tẩm, những loại y phục, những chiếc thuyền, những công cụ, những đạo cụ để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người và xã hội. Chúng tồn tại khách quan, có ý nghĩa thực dụng, ích dụng trong đời sống của nhân dân. Những ngôi đình, chùa, miếu, đền, điện…là những hình thù ngôi nhà cụ thể để sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời cũng là nơi thờ 23
  • 24. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) cúng, lễ hội làng xã. Chúng là nơi diễn ra hoạt động văn hóa tinh thần của dân chúng. Bàn về những thành tố của văn hóa dân gian Việt Nam, dựa trên các tiêu chí về đặc trưng ngôn ngữ, chất liệu cấu tạo, phương thức lưu truyền, Lê Ngọc Canh đã chỉ ra 10 thành tố cơ bản của văn hóa dân gian, bao gồm: 1. Âm nhạc dân gian, 2. Múa dân gian, 3. Sân khấu dân gian, 4. Tạo hình dân gian, 5. Diễn xướng dân gian, 6. Ngôn từ, 7. Hát dân gian, 8. Lễ hội dân gian, 9. Trò chơi nghệ thuật dân gian, 10. Tri thức dân gian. [5, 636]. Khi nói tới các thành tố, ta không thể không đề cập đến tính chỉnh thể nguyên hợp của nó. Nghiên cứu văn hóa dân gian là xem xét nó trong mối quan hệ tổng thể liên ngành, đa chiều trong cái này có cái kia, chúng có mối quan hệ gắn bó không chia cắt. Tuy là thành tố của văn hóa dân gian, cùng tồn tại và cùng phát triển nhưng các thành tố văn hóa dân gian vẫn được định hình bởi những đặc điểm, đặc tính riêng biệt mà chúng hòa nhập trong sáng tạo văn hóa, mà không hòa tan, làm mất đặc trưng cơ bản. Đặc trưng thành tố âm nhạc Giai điệu, tiết tấu, nhịp phách, ca từ Đặc trưng thành tố múa Động tác, điệu bộ, hình dáng chuyển động trong âm nhạc, trong không gian và thời gian. Đặc trưng thành tố tạo hình Đường nét, màu sắc, mảng khối, ánh sáng Đặc trưng thành tố múa rối Tích, trò, con rối Đặc trưng thành tố văn học Lời, chữ, vần điệu, tiết tấu, nhịp điệu… Như vậy, kết hợp các nhận định trên về văn hóa dân gian và việc phân chia các thành tố văn hóa dân gian, người viết đưa ra cách phân chia các thành tố văn hóa dân gian, bao gồm: 24
  • 25. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) a. Tín ngưỡng dân gian: phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người và cả cộng động, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền với phong tục tập quán, truyền thống. b. Phong tục tập quán dân gian: là những thói quen được đưa vào nếp sống hằng ngày. Gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cưới xin, ma chay…và hàng loạt các trò chơi giải trí. c. Lễ hội dân gian: là hoạt động văn hóa, thể hiện quan niệm và tâm linh của cộng đồng về những gì người ta tín ngưỡng. Thường tổ chức để cầu xin, cầu mong làm ăn phát đạt, sung túc; tạ ơn thần linh, tổ tiên đã che chở phù hộ cho cuộc sống của mình… d. Nghệ thuật dân gian: gồm nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian...); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn...). e. Tri thức dân gian: là hệ thống kiến thức được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất của toàn cộng đồng. Gồm tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu...); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kĩ thuật và công cụ sản xuất). f. Ngữ văn dân gian: gồm tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ)...Trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); lời ăn tiếng nói dân gian, tục ngữ, câu đố dân gian. Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, văn hóa dân gian bao gồm nhiều thành tố, biểu hiện cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Các thành tố văn hóa dân gian luôn có mối quan hệ trong chỉnh thể nguyên hợp, trong nội sinh và ngoại sinh, một gốc có nhiều nhánh, nhiều cành. Với việc khảo sát sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa dân gian trong tác phẩm của ba nhà thơ, người viết sẽ làm rõ các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để từ đó thấy được sự ảnh hưởng và mối quan hệ tác động giữa văn hóa dân gian và văn học viết. 25
  • 26. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với văn học viết 1.2.1. Lí luận về mối quan hệ giữa văn hoá và văn học Giáo sư văn học người Nga, Mikhail Bakhtin, một trong những người tiên phong trong xu hướng tiếp nhận văn học từ góc độ văn hóa đã nhận định về mối quan hệ không thể tách rời giữa văn hóa – văn học: “Khoa học nghiên cứu văn học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa” [1, 139]. Bất kì một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hóa, từ một đời sống văn hóa nhất định. Từ bao đời nay, dù chủ ý hay không, nhiều tác giả đã có ảnh hưởng và tiếp thu sáng tạo văn hóa dân gian với sáng tác của mình. Hiện nay ở nước ta, những công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Thúy – Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học (1997), Đỗ Lai Thúy – Từ cái nhìn văn hóa (1999), Trần Nho Thìn – Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa (2003)…đã phần nào đóng góp tiếng nói vào xu hướng nghiên cứu chung của thế giới. Bất cứ nhà văn nào cũng đều là con đẻ của một thời đại, một dân tộc. Sự sáng tạo của họ luôn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có văn hóa. Ở Việt Nam, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đến Nguyễn Bính, Tố Hữu…ta thấy sự tác động của văn hóa dân gian với văn học viết thực sự sâu sắc kể cả khi chúng ta đang chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Biểu hiện của văn hóa trong văn học không chỉ ở mặt đề tài mà còn toàn bộ hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn chương. Từ đó, nó đã tác động đến chủ đề, cảm hứng, môtíp, ngôn ngữ và cách đánh giá, thưởng thức tác phẩm. Có thể nói, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ sáng tạo có tính qui luật, diễn ra hết sức độc đáo và là cơ sở lí luận để cắt nghĩa một số hiện tượng văn học cụ thể. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ một chiều. Văn học là một thành tố quan trọng của văn hóa, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa, vừa tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Quả thật như vậy, nhiều sáng tác của các tác giả văn học viết đã được “dân gian hóa”, khó phân biệt được đâu là thơ ca dân gian đâu là sản phẩm của các 26
  • 27. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) tác giả văn học. Lẩy Kiều, bói Kiều, vận dẫn các câu Kiều trong các cuộc gặp gỡ mang tính chất chính trị…đã minh chứng cho sức sống và sự tác động trở lại của văn học đối với đời sống văn hóa. Như vậy, giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Văn học không chỉ là là một bộ phận của văn hóa, chịu ảnh hưởng văn hóa mà còn là phương tiện bảo lưu văn hóa. Cắt nghĩa nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa như thiên nhiên, địa lí, lịch sử, phong tục, ngôn ngữ…là phương thức tiếp cận với đời sống và giúp văn học thực sự đi vào lòng người đọc. 1.2.2. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết 1.2.2.1. Đối với một số tác giả trênthế giới Từ Châu Âu đến Châu Á, các nhà văn đều tìm thấy trong nhân dân một nguồn tri thức dồi dào, một luồng ánh sáng minh triết, một lí tưởng thẩm mĩ phù hợp. Ở Châu Âu, các nghiên cứu cho thấy văn hóa dân gian đã ảnh hưởng đến văn học từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ vào thời kì xuất hiện chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn. Các tác giả đã tiếp thu folklore ở các phương diện đề tài, môtíp, từ ngữ, cảm hứng nghệ thuật…Các vở kịch của tác giả viết kịch nổi tiếng Shakespeare cũng được mô phỏng từ các cốt truyện dân gian và bằng sự sáng tạo, ông đã làm mới chủ đề tư tưởng cũng như tính cách nhân vật. Trở về Châu Á, ta có thể kể đến một số nền văn học lớn mà trong đó yếu tố văn hóa dân gian đã góp phần tạo nên những kiệt tác hàng đầu như văn học Trung Quốc, văn học Nhật Bản, văn học Ấn Độ, văn học Nga – nền văn học giao thoa Âu – Á. Văn học Nga đã sản sinh cho thế giới nhiều thi hào vĩ đại, một trong số đó là Pushkin, chảy trong mình “dòng máu xanh” thượng đẳng nhưng suốt đời ông trọn vẹn là nhà thơ của nhân dân. Tuổi thơ êm đềm bên những câu chuyện cổ tích, thơ ca dân gian được nghe từ bà ngoại, nhũ mẫu, lão bộc đã là nhịp cầu nối cậu bé Pushkin với tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga kì diệu. Đặc biệt, nhắc đến nhà văn tiếp thu văn hóa dân gian sâu đậm nhất không 27
  • 28. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thể không nhắc đến Esenin – “nhà thơ cuối cùng của đồng quê Nga”, “Nhà thơ Nga nhất trong các nhà thơ Nga”. Thủa niên thiếu Esenin đã chép tay và thuộc nằm lòng gần 4000 tác phẩm trữ tình dân gian. Cùng với các câu chuyện cổ tích, thiên nhiên Nga với cánh đồng vàng ánh trăng mùa gặt, hàng bạch dương, những dòng sông, ngọn núi, những đàn bò, đàn chó, bầy gà luôn gần gũi như bạn bầu thân thiết…đã nuôi lớn hồn thơ ông để trở thành “cây đại phong cầm” dành hát tặng riêng cho “đồng ruộng nước Nga vàng”. Đến với Nhật Bản, người đọc một lần nữa được chìm đắm trong không gian văn hóa truyền thống của xứ sở Phù Tang trong tác phẩm của Kawabata. Ông quay về với truyền thống dân tộc thanh tao cùng trà đạo, hoa anh đào, thú chơi bản năng đầy dục tính: một núm vú hồng, một bờ vai cong, một cơ thể lõa lồ...Nhân vật trong sáng tác của ông là những con người với nét tính cách, suy nghĩ, cách ứng xử đậm nét Nhật Bản, họ luôn có ý thức giữ gìn những truyền thống phương Đông dù đó là những phong tục xưa cũ. Sau những say mê đổi mới theo nhịp phương Tây từ thời kì đầu bước vào sáng tác, thì về sau Kawabata tập trung trở về với nguồn cội, tìm đến người mẹ của tiểu thuyết và ông đã gặp lại tâm hồn Nhật Bản. Biểu tượng “mẹ” trong sáng tác của ông là hiện thân cho tính nữ vĩnh cửu, là sự trở về, là nơi nương náu che chở theo quan niệm phương Đông. Văn hóa Nhật cũng trở thành dòng chảy trong sáng tác của tác giả đương đại nổi tiếng: Murakami. Có thể nói không có một thành tựu văn học đặc sắc nào của Trung Quốc lại không được kế thừa từ những yếu tố văn hóa truyền thống. Tất cả các nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh đều được sinh ra từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại vốn xuất hiện từ thời nguyên thủy. Các môtíp vật biến thành người và người biến thành vật có nguồn gốc sâu xa từ trong thần thoại. Nhà văn Bồ Tùng Linh đã tiếp thu vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình để xây dựng nhân vật, cốt truyện, chọn lựa các sự kiện, không gian, thời gian…và lí giải chúng theo quan niệm truyền thống của dân gian. Tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân cũng là một minh chứng rõ nét cho mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Ngô Thừa Ân khéo léo kết hợp những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân để tạo nên cốt truyện Tây du ký. Đây cũng là điểm tương đồng với các 28
  • 29. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) tiểu thuyết lớn thời Minh – Thanh. Toàn bộ chất liệu dân gian được các tác giả nhào nặn, tạo nên những tác phẩm văn học viết đích thực. Sau khi tìm hiểu sơ bộ về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với sáng tác của một số tác gia lớn trên thế giới, ta có thể thấy yếu tố văn hóa dân gian có một vị trí quan trọng góp phần tạo nên phong cách, nét riêng cho các nhà văn lớn trên thế giới. Mỗi nhà văn với sự sáng tạo, quá trình sống và sự trải nghiệm khác nhau, phạm vi đời sống khác nhau sẽ lựa chọn các thành tố văn hóa dân gian khác nhau để làm giàu cho tác phẩm của mình. Trở về với cội nguồn là đặc tính cần thiết và vốn có của bất kì nền văn học nào trên thế giới mà Việt Nam cũng không ngoại lệ. 1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam 1.2.2.2.1. Thời kỳ trung đại Văn học Lí Trần lấy nguồn cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc làm chủ đạo. Bên cạnh những câu văn nóng bừng nhiệt huyết đấu tranh xây dựng đất nước tự chủ, tự cường thì vẫn còn đó những vần thơ lặng lẽ mà sâu sắc, ngợi ca quê hương đất nước với một nền văn hóa làng quê lâu đời. Chính tầng sâu văn hóa vững bền ấy đã trở thành cội nguồn sức mạnh cho tinh thần sục sôi muốn “xé thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù” (Trần Quốc Tuấn): “Lão tang diệp lạc tàm phương tận Tảo đạo hoa hương giải chính phì Kiến thiết tại gia bần diệc hảo Giang Nam tuy lạc bất như quy” (Quy Hứng – Nguyễn Trung Ngạn) (Dâu già, lá rụng, tằm vừa chín Lúa sớm, bông thơm, cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt 29
  • 30. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Dầu vui đất khách chẳng bằng về.) (Hứng trở về - Bản dịch Hoàng Việt) Những hình ảnh quen thuộc với tuổi thơ tác giả lần lượt hiện lên: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương, cua đồng đang lúc béo…Có yêu thương nào chân thành bằng yêu thương gắn với những điều giản đơn và bình dị trong cuộc sống. Nỗi lòng của Nguyễn Trung Ngạn cũng chính là nỗi “tương tư” của chàng trai trong bài ca dao của ông cha: “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” (Ca dao) Bên cạnh những vần thơ chữ Hán (Ức Trai thi tập), Nguyễn Trãi còn để lại cho hậu thế một tập thơ Nôm đồ sộ − Quốc âm thi tập. Trong tập thơ này, điểm thành công và nổi bật nhất chính là ở việc tác giả đã mạnh dạn đưa ngôn ngữ dân tộc, lời ăn tiếng nói bình dị, những thành ngữ, tục ngữ phản ánh nếp sống, tập quán truyền thống của nhân dân Việt Nam vào trong thơ một cách tinh tế, khiến thơ ông tự nhiên, giản dị mà sâu sắc. Do đó, những bài học giáo dục, những lời giáo huấn ăn dạy mà ông muốn truyền tải cũng sống động và khó quên: “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì lắp khuôn Lân cận nhà giàu, no bữa cốm Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn” (Báo kính cảnh giới, 21) Nguyễn Trãi đã đưa vào thơ của mình nhiều câu tục ngữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm/ Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn…Ông chuyển tải 30
  • 31. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) tiếng nói của cha ông xưa đến các thế hệ con cháu mai sau trên cơ sở tiếp thu chất liệu văn hóa dân gian, trước hết là ở nội dung tư tưởng trong những câu ca dao, tục ngữ. Có được điều này là bởi Nguyễn Trãi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, thương dân và tình cảm nhân hậu rộng mở. Bản thân ông cũng có những năm tháng bôn ba, sống gần nhân dân nên ông thực sự am hiểu về đời sống của họ. Tình cảm gắn bó thân thiết với những gì gần gũi thuộc về văn hóa dân gian, những di sản của ông cha để lại cứ lớn dần lên trong tâm hồn của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một tác giả có những sáng tác chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian. Nhiều bài thơ của ông vẫn giữ được chất mộc mạc, giản dị mà ta thường bắt gặp trong những bài ca dao, những câu tục ngữ, từ trong lối suy nghĩ, lối sống của cha ông. Điểm đặc biệt là không chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian, chính những sáng tác của các tác giả thời trung đại đã góp phần bổ sung làm phong phú, giàu đẹp thêm cho văn hóa dân gian. Nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay đã đi vào tục ngữ: “Còn bạn còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi” (Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 71) “Có thuở được thời mèo đuổi chuột Đến khi thất thế kiến tha bò” (Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 75) Kể đến những tác giả chịu sự chi phối của văn hóa dân gian, không thể không nhắc đến Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc với tác phẩm Truyện Kiều – “kì quan của nền văn hóa Việt Nam” (GS Mai Quốc Liên). Với Truyện Kiều, thể thơ lục bát của dân gian đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Là “người con của bốn vùng quê”, từ nhỏ Nguyễn Du may mắn được tắm mình trong bầu sữa ngọt ngào của ca dao dân ca, của những dòng sông chở nặng phù sa văn hóa truyền thống. Những câu hò, điệu ví, hát phường vải ở quê nhà, 31
  • 32. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) hát đối, hát đố…dẫu có phần bi ai nhưng hết sức trong sáng, mượt mà đã trở thành máu thịt của tâm hồn ông. Từ hình tượng người mẹ, người chị, người con gái trong ca dao dân ca đến người phụ nữ mạnh mẽ trong thơ Hồ Xuân Hương, người vợ thủy chung son sắt trong Chinh Phụ Ngâm, người phụ nữ tài sắc chịu nhiều cay đắng trong Truyện Kiều là một sự phát triển có quy luật, biểu hiển tinh thần dân chủ, nhân văn của nền văn hóa Việt: trân trọng, yêu thương người phụ nữ. Bên cạnh đó, qua Truyện Kiều, Nguyễn Du còn góp phần đưa thể thơ lục bát của dân tộc đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Nhiều câu thơ lục bát trong Truyện Kiều đã trở thành mẫu mực. Truyện Kiều còn được “dân gian hóa” thành những hiện tượng văn hóa phổ biến như tập Kiều, bói Kiều… Bên cạnh một Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy tính triết lí dân gian, một Nguyễn Du trữ tình sâu sắc thì nổi bật ở một góc trời riêng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương – người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính nhưng cũng hết sức dịu dàng, đa cảm. Trong thơ Hồ Xuân Hương có những hình ảnh gợi lên sự gần gũi, thân mật giữa đôi trai gái thật phong phú và đặc sắc, nó được hình dung trong thế núi, hình sông, trong dáng vẻ hang động kì lạ, đôi khi nó được tạo thế vừa kì ảo, vừa kì vĩ: “Từng trên tuyết điểm pha đầu bạc – thớt dưới sương pha đượm má hồng” được ám chỉ bằng một không gian và thời gian vĩ mô, vũ trụ “khép cánh kiền khôn…ních chặt lại…lỏng then tạo hóa…mở toang ra”. Cái “tục” trong thơ bà biểu hiện một lối nhìn, lối nghĩ, lối cảm rất đặc biệt mà nguồn gốc chính là từ nhân dân lao động, trong vốn văn học dân gian. Thời kì văn học trung đại kết thúc với thành tựu cuối cùng rất rực rỡ của hai cây bút trào phúng – trữ tình Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Hai nhà thơ đến với thôn quê, gắn bó với mảnh vườn, ruộng lúa, quả bầu “không phải bằng lí lẽ mà bằng tình cảm, bằng máu xương của mình” [78, 310]. Trong thơ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến xuất hiện với mật độ dày đặc các phong tục tập quán, các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân quê, những qui ước riêng của làng xã trong các dịp cúng hỏi, ma chay. Đối tượng trào phúng trong thơ hai ông cũng là những gương mặt quen thuộc có thể dễ dàng bắt gặp trong kho tàng văn học dân gian. Kết hợp sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn 32
  • 33. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) ngữ đời sống, thơ Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thực sự trở thành tiếng nói tâm tình của người dân lao động. Nguyễn Khuyến dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ và cách nói của dân gian: Anh em làng xóm, thửa mạ, làng ao, ổ lợn con, gian nếp cái, văn hay chữ tốt, người ba đấng/ của ba loài…Trong thơ của Tú Xương, nhiều thành ngữ dân gian được vận dụng một cách sáng tạo. Các thành ngữ như học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mười mưa, thân cò lặn lội…đã được ông vận dụng khá độc đáo: “Vuốt râu nịnh vợ con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh” (Tự cười mình, Tú Xương) Không chỉ các nhà thơ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến…) tiếp thu những tinh hoa của mạch nguồn dân gian, các tác giả văn xuôi thời trung đại cũng đã khai thác một cách có hiệu quả các truyện dân gian. Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm khi viết những tác phẩm truyền kì đã sáng tạo chúng thành những câu chuyện hoàn chỉnh vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt phải kể đến tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ - được xem là “Thiên cổ kì bút” với khả năng hòa trộn giữa các câu chuyện tự sự dân gian và văn xuôi lịch sử. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội) Tóm lại, ta có thể đưa ra mấy nhận xét sau về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với sáng tác của các nhà thơ trung đại: - Các nhà thơ lớn của trung đại đều tìm thấy ở văn hóa dân gian một nguồn mạch trong sáng, tươi mát và dồi dào sức sống. Họ tiếp thu vốn văn hóa dân 33
  • 34. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) gian trên nhiều phương diện: tư tưởng, ngôn ngữ, nếp tư duy, tính cách…Điều này có lẽ xuất phát từ sự trân trọng cái trong sáng, hồn nhiên ở dân gian vì họ tìm thấy nơi ấy cội nguồn đích thực sâu xa của mình. Tiệm cận với tư tưởng và ngôn ngữ nhân dân cũng là một cách đưa tác phẩm của mình đi sâu vào lòng quần chúng. - Văn hóa luôn là nền tảng cho văn học, thúc đẩy, hỗ trợ văn học phát triển. Tuy nhiên, văn học cũng có tác động trở lại, giúp văn hóa tự hoàn thiện, sinh động và phong phú hơn. 1.2.2.2.2. Thời kỳ hiện đại Không chỉ ảnh hưởng đến các tác giả trung đại, văn hóa dân gian còn có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, tình cảm, cách thể hiện của các nhà văn hiện đại. Hình ảnh làng quê Bắc Bộ đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, thì nay một lần nữa hình ảnh ấy lại trở về in dấu trong những sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Trong thơ của một số nhà Thơ mới, làng quê vẫn được cảm nhận từ dáng vẻ cổ truyền của nó: “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử) Đúng là nắng xuân, chẳng phải tia nắng, hạt nắng, chẳng phải giọt nắng mà là “làn nắng”. Chữ “làn” như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại “ửng” lên trong “khói mơ tan”. Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu. Đúng là không đâu quê hương Việt Nam lại đẹp và thơ mộng như trong Thơ mới. Có lúc quê hương hùng vĩ, tráng lệ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Tràng Giang – Huy Cận), có lúc quê hương xanh mướt “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ − Hàn Mặc Tử), lúc khác lại đầy mộng mơ duyên dáng 34
  • 35. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) qua con mắt thơ đầy tính nữ “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” (Chiều Xuân – Anh Thơ)… Văn hóa dân gian không những là nền tảng mà còn là nguồn cảm hứng dồi dào tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết. Dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa với những sự vật quen thuộc như hạt mưa, tấm lụa đào, thuyền – bến, cây đa…để gửi gắm tâm trạng thì những hình ảnh ấy cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà Thơ mới sáng tác nên những tác phẩm mang dấu ấn truyền thống: “Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt” (Lời kỹ nữ − Xuân Diệu) Bên cạnh đó, trong thơ các nhà Thơ mới, đất nước, dân tộc còn được cảm nhận và lí giải ở một phương diện khác: phương diện văn hóa, lịch sử. Truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh; Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy…đã in dấu ấn lên thơ của Nguyễn Nhược Pháp. Trong bài thơ dài “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, dưới con mắt của Nguyễn Nhược Pháp, hành động hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên để đòi lại Mị Nương chính là thể hiện một tình yêu mãnh liệt khác thường của một vị thần biển: Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể/ Đục nước hò reo đòi Mị Nương/ Trần gian đâu có người dai thế/ Cũng bởi thần yêu nên khác thường (Sơn Tinh – Thủy Tinh) Phát biểu của Hồ Chí Minh tại hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30/10/1958: “Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay mà lại ngắn chứ không “tràng giang đại hải” dây cà ra dây muống…Những sáng tác ấy là “những hòn ngọc quý”. [36, 255]. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác sưu tầm nghiên cứu, kế thừa “truyền thống văn hóa cổ” của dân tộc. Đặc điểm chung là các nhà văn, nhà thơ giai đoạn này tiêu biểu như: Tô Hoài, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn…đều tìm đến với cội nguồn văn hóa, văn học dân gian – những giá trị truyền thống tốt đẹp mà nhân dân đã sáng tạo ra. 35
  • 36. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Những tác phẩm Tiếng hát sông Hương, Trường tôi, Phá đường, Việt Bắc của Tố Hữu có kết cấu mang hình thức đối đáp của ca dao dân ca. Ông đã lớn lên không chỉ bằng những dòng sữa ngọt của mẹ mà còn bằng những khúc hát ru thân thương âm vang của văn hóa cội nguồn “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy). Có lẽ vì thế mà đọc nhiều bài thơ ông, ta thường nghe thấy tiếng hát ru, “tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương” (Quê mẹ − Tố Hữu). Ta nghe tiếng à ơi của người bà ru cháu trong bài “Cá Nước” hay tiếng mẹ ru con trong bài “Phá đường”, “Đời đời nhớ ông”, “Tiếng ru”… Các nhà thơ thời chống Pháp và chống Mỹ đã đưa đến cho thơ ca cách mạng một sức sống mới. Gắn bó với cách mạng với nhân dân và thời đại, họ càng có ý thức đào sâu vào truyền thống, nhằm khơi dậy những sức mạnh tiềm tàng của dân tộc. Nhiều sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Vũ Cao, Hữu Loan, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa…đều là những sáng tạo mới mẻ dựa trên cội nguồn văn hóa dân tộc và sự tiếp thu thơ ca dân gian. Họ không chỉ kế thừa về mặt nội dung thẩm mĩ và phương thức thể hiện truyền thống như trước đó mà “họ đã học tập phương thức cảm thụ thế giới của các loại hình trữ tình dân gian dưới ánh sáng tư tưởng và tình cảm của thời đại”. [17, 272] Ở mảng văn xuôi, ta có thể nhắc đến một số cái tên mà sáng tác của họ chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian như Vũ Bằng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn… Là nhà văn, nhà báo hiện diện trên văn đàn Việt Nam từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, Vũ Bằng quan tâm đặc biệt đến văn hoá dân tộc. Với ông, văn hoá được biểu hiện ở những lĩnh vực cụ thể và sống động. Đó là cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, những lễ hội thường niên, những phong tục tập quán lâu đời, nền ẩm thực đa dạng và những thú chơi tao nhã của người đam mê cái đẹp…Đặc biệt, khi viết về đền chùa, lễ hội và phong tục, nhà văn cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu sắc văn hoá tâm linh của dân tộc. Trong Thương nhớ mười hai, Mơ về một cuộc chọi trâu, Hội Lim, Hội Lim đã mất, Vũ Bằng viết về những đền chùa cổ kính ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc được khách thập phương đặt niềm 36
  • 37. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) tin như đền Ngọc Sơn, Quán Thánh, Hàng Trống, Quan Phước, chùa Quán Sứ, Dâu, Kim Cổ, Trấn Quốc, Bà Đá, Liên, Trầm, Hương, Vua, đình Thiên Hương, Ủng… Đó là những nơi thờ Phật hay thờ thần thánh gắn với những hội lễ mang tính thiêng liêng và gắn với ước mơ hoà bình, an lạc của dân tộc. Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của xã hội là giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Văn học cũng đồng cảm với mối quan tâm chung ấy. Ta bắt gặp trong tác phẩm của các tác giả trẻ nhiều chất liệu của dân gian. Đó là những ngôi làng phía sau lũy tre: làng Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Tường), làng Đông (Bến Không Chồng – Dương Hướng), làng Cổ Đình (Mẫu thượng ngàn – Nguyễn Xuân Khánh)…; đó là những dòng sông: sông Bìm Bịp (Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư), sông Cầu (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Tường), sông Cái (Con gái thủy thần – Nguyễn Huy Thiệp)…; đó là những sáng tác dân gian như: truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Quan Âm Thị Kính, Nữ Oa…đã trở thành chất liệu và ý tưởng cho Vi Thùy Linh (Tín hiệu, Dấu vết), Phan Huyền Thư (Nằm nghiêng), Nguyễn Việt Hà (Khái hoàn muộn)…chất liệu dân gian còn xuất hiện ở tên tác phẩm: Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Xanh vỏ đỏ lồng (Thanh Hải), Đi một ngày đàng (Nguyễn Chí Tình)…Văn hóa dân gian đã trở thành điểm tựa vững chắc cho sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trẻ tuổi và góp phần định hình nên “gương mặt” cho tác phẩm của họ. Như vậy, văn hóa dân gian đã được dung nạp vào văn học viết hiện đại rất đa dạng từ đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ, ý tưởng, tư duy, thi tứ, thi liệu, môtíp, thể loại…việc chủ động tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống vào trong sáng tác không chỉ đã đem đến cho thơ ca hiện đại chiều sâu của tinh thần dân tộc mà còn làm cho nó có khả năng sáng tạo nên những giá trị mới, biểu hiện mạnh mẽ tinh thần thời đại. Tóm lại tiếp nhận văn hóa dân gian trong văn học là một hiện tượng mang tính qui luật. Từ văn học Châu Âu đến văn học Châu Á, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại 37
  • 38. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Việt Nam, các tác giả đã khai thác và sử dụng những giá trị văn hóa dân tộc như một sức mạnh làm nên chiều sâu và sức sống cho tác phẩm của mình. Người viết đã tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa dân gian với văn học qua một số tác giả từ trung đại đến hiện đại. Đi từ góc độ lịch đại, đồng đại và hiện đại đó, ta có thể thấy rõ hơn giá trị đặc sắc về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. 1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trong phong trào Thơ mới 1.3.1. Đôi nét về phong trào Thơ mới Trong những năm đầu thập kỉ thứ ba của thế kỉ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn). Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932-1945. Phong trào Thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mĩ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mĩ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào Thơ mới 1932-1945. Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của phong trào Thơ mới. Tản Đà chính là “gạch nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài Thanh - Hoài Chân xếp đầu tiên trong số 46 tên tuổi lớn của Phong trào Thơ mới. Và đến ngày 10-3-1932 khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của phong trào Thơ mới chính thức bắt đầu. 38
  • 39. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Các nhà nghiên cứu đã phân chia các thời kì phát triển của Phong trào Thơ mới thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1932-1935: Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và “Thơ cũ”. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào Thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên…Giai đoạn 1936-1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương -1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khê (Tinh huyết - 1939)…Vào cuối giai đoạn xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau. Nguyên nhân là do cái Tôi mang màu sắc cá nhân đậm nét đã mang đến những phong cách nghệ thuật khác nhau cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật. Giai đoạn 1940-1945: Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng…; nhóm Xuân Thu Nhã Tập có Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung…; nhóm Trường thơ Loạn có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,…Có thể nói các khuynh hướng thoát li ở giai đoạn này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mĩ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà Thơ mới. Đặc điểm nổi bật của Phong trào Thơ mới:  Sự khẳng định cái Tôi Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,…Đến Phong trào Thơ mới, cái Tôi ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước 39
  • 40. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) ra “trình làng”. Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của Phong trào Thơ mới lên tiếng trước: “Tôi là con chim đến từ núi lạ …”/ “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”…Thơ mới đề cao cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và mong được đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.  Nỗi buồn cô đơn Có thể thấy cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra. Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh: “Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”. (Lưu Trọng Lư ). Nghe một tiếng gà gáy bên sông, Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao xác gà trưa gáy não nùng” còn Xuân Diệu lại thấy “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu ứa”. Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà Thơ mới, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình.  Cảm hứng về thiên nhiên đất nước và tình yêu Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”. (Mưa xuân – Nguyễn Bính) 40