SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành Sư phạm Văn
YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC
CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ THUỘC PHONG TRÀO THƠ MỚI
(NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ)
Người thực hiện: Hồ Trọng Việt
K38.601.171
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5 – 2016
2
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã nhận lời và hướng dẫn em tận tình. Những lời
góp ý và động viên chân thành của cô trong suốt quá trình em lên ý tưởng, hình thành đề
cương, viết bài hoàn chỉnh là động lực giúp em hoàn thành khóa luận.
Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi cảm ơn đến các thầy cô ở thư viện trường Đại
học Sư Phạm Tp.HCM và thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã giúp đỡ em trong
quá trình tìm kiếm tài liệu.
Em cũng chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hà Thanh, là giáo viên hướng dẫn em ở
trường THPT Nguyễn Công Trứ đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để em có thể
chu toàn công việc thực tập và bảo đảm viết khóa luận đúng hạn.
Em xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.
Trân trọng
Hồ Trọng Việt
3
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
MỤC LỤC
DẪN NHẬP
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1 Giới thuyết các khái niệm.............................................................................19
1.1.1 Khái niệm văn hóa............................................................................19
1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian .............................................................21
1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian..........................................................22
1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết...................................26
1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .............................26
1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27
1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới........................................27
1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam ........................................29
1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào
Thơ mới...................................................................................................38
1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới ........................................................38
1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới...............................42
1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp ................43
1.4.1 Nguyễn Bính.....................................................................................43
1.4.2 Anh Thơ............................................................................................45
4
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
1.4.3 Đoàn Văn Cừ ....................................................................................46
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,
ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Tín ngưỡng dân gian ....................................................................................49
2.2 Phong tục tập quán dân gian ........................................................................54
2.3 Lễ hội dân gian ............................................................................................71
2.4 Nghệ thuật dân gian .....................................................................................79
2.5 Tri thức dân gian .........................................................................................89
2.6 Ngữ văn dân gian..........................................................................................95
CHƯƠNG 3. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,
ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật....................................................................101
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu......................................................................107
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ....................................................................111
3.4 Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh.....................................................................126
3.5 Nghệ thuật sử dụng thể thơ ........................................................................130
KẾT LUẬN ...................................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................140
PHỤ LỤC ......................................................................................................................146
5
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa được xem như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương. Hiện
nay, do có sự mở rộng trong quan niệm và các phương diện tiếp cận, văn chương không
chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng, triết học, mỹ học…mà còn được đặt trong mối
quan hệ với văn hóa. Góc nhìn văn hóa đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt tác phẩm không
chỉ trên diện rộng mà còn nằm ở chiều sâu, trong mối liên hệ với các hoạt động khác
nhau của con người, dựa vào các qui luật và giá trị thường hằng chi phối cuộc sống con
người trong lịch sử. Trên cơ sở đó, với việc đi sâu khám phá nội hàm văn hóa ẩn chứa
trong lớp vỏ ngôn từ, các nhà nghiên cứu có thể bóc tách hết vẻ đẹp của tác phẩm từ
nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc vận dụng những quan điểm và thành tựu của văn
hóa để lí giải văn học được xem là hướng nghiên cứu khoa học và khá phổ biến hiện nay.
Trong cuốn “Thi pháp văn học Nga cổ”, ĐX.Likhatrop đã lí giải vì sao phải
nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ nói riêng và thi pháp văn học nghệ thuật nói chung:
“Qúa trình văn hóa của mỗi dân tộc, không chỉ là quá trình biến cải, tạo nên cái mới mà
còn là quá trình giữ gìn cái cũ, quá trình tìm thấy cái mới trong cái cũ”1
. Đúng vậy,
không riêng ở Nga, bất cứ nền văn học nào trên thế giới cũng đều chịu ảnh hưởng và chi
phối bởi nguồn mạch dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của văn
hóa dân gian mỗi dân tộc đối với các tác gia lớn trên thế giới như: Shakespeare (Anh),
Tagore (Ấn Độ), Pushkin (Nga), Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh (Trung Quốc),
Kawabata (Nhật Bản)…Ở Việt Nam, các tác giả từ trung đại đến hiện đại đều có sự tiếp
thu một cách nhất định đối với “vốn văn học cổ” của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương…Trở về với văn hóa dân gian là xu hướng chung của lịch sử văn học
và thi pháp văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ chịu ảnh hưởng của văn hóa
Pháp thì vẫn còn đó các nhà thơ lặng lẽ trở về với ngôi làng ẩn sau lũy tre, với hương
1
Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
6
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
thơm của đồng quê, với bến đò ngày mưa…Họ đã học tập, kế thừa tinh hoa văn hóa dân
tộc để tạo nên phong cách nghệ thuật của mình. Nặng lòng hơn cả là Nguyễn Bính, Anh
Thơ, Đoàn Văn Cừ. Ba nhà thơ quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng
tác và phương thức biểu hiện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ca
dao với Nguyễn Bính và công nhận “Nguyễn Bính – nhà thơ của đồng quê”, “Nguyễn
Bính – nhà thơ chân quê”…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt ba tác giả Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trong sự đối sánh để thấy được mức độ ảnh hưởng, xu
hướng tiếp thu và đặc điểm phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ khi cùng chịu ảnh
hưởng chung nguồn mạch dân gian.
Lý do thứ tư xuất phát từ nhu cầu chủ quan của người viết. Bản thân người viết
cũng là người nặng ân tình với vùng quê xứ Nghệ của mình. Có lẽ với người con xa quê,
yêu những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống thì nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian
trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ là cơ hội để đồng cảm, để được sống
lại những khoảnh khắc tuổi thơ thật đáng trân quý. Bên cạnh đó, đây cũng là ba nhà thơ
có những tác phẩm, đoạn trích được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn cấp THCS
và THPT, nghiên cứu ba tác giả cũng là dịp để hiểu sâu hơn về phong cách sáng tác của
họ, phục vụ tốt cho yêu cầu của thực tiễn giảng dạy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính
• Từ góc độ nội dung
Thơ Nguyễn Bính như chiếc giếng khơi, càng đào sâu càng tìm được nhiều điều
mát ngọt. Có nhiều công trình nghiên cứu về chất dân gian trong thơ của ông nhưng sự
đánh giá của Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942) đến nay
vẫn được xem là ý kiến cơ bản nhất, mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính:
“Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy
vườn cam bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân
quê là những tính tình căn bản của ta” [55, 336-337]. Nguyễn Bính là một nhà thơ nằm
7
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
trong giai đoạn 1932 – 1945 – giai đoạn có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp ít nhiều vào
thơ dù trong ý thức của các nhà thơ luôn muốn quay trở về với nguồn cội. Hoài Thanh –
Hoài Chân cũng đã “phàn nàn” về điều này: “Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt
ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi
chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ
trở nên lố lăng” [55, 338]. Đây cũng là cơ sở để ta thấy được cảm hứng tư tưởng của
Nguyễn Bính, trong thơ ông luôn có sự đấu tranh: một mặt, bất đồng với phong trào Âu
hóa và mặt khác là ý thức trân trọng ngợi ca những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể nói,
những nhận định của Hoài Thanh – Hoài Chân là tiền đề để đi sâu khai thác chất dân gian
trong thơ Nguyễn Bính.
Năm 1996, trong lời tựa cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, Kiều Văn đã đặt lên bàn cân
giữa Nguyễn Bính và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới để xác định bản sắc riêng
trong thơ Nguyễn Bính. Ông cho rằng giữa cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái bay bổng
của Xuân Diệu, cái điên rồ vật vã của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính “mang nặng mối tình
đằm thắm với xứ quê, người quê”. Tác giả cũng nhận định thơ Nguyễn Bính đã đặc tả
một cách chân xác quê hương và con người Việt Nam về: lí trí lẫn tình cảm, tính cách nết
na lẫn lời ăn tiếng nói, cách sống cách yêu…Nhận định này của tác giả Kiều Văn cũng
đồng thời là hướng gợi mở để người nghiên cứu dùng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp yêu mang
đậm sắc thái dân gian của người xưa để cắt nghĩa thơ Nguyễn Bính. [77, 7-8]
Năm 1996, trong bài viết Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê – chân tài, Hà Minh Đức
khẳng định thơ của Nguyễn Bính có sự tiếp thu của văn hóa dân gian. Tuy có nhiều chất
mộng mơ, lãng mạn nhưng không giống với các nhà thơ lãng mạn đương thời như Xuân
Diệu, Lưu Trọng Lư. Cuộc sống làng quê và đề tài quê hương níu chân Nguyễn Bính:
“Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát,
một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc
chân quê, cái hồn quê như có tự muôn đời”. [35, 115]
8
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Trong Hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính (1996), Đoàn Đức Phương
cùng quan điểm với Hà Minh Đức khi cho rằng: “Đọc thơ Nguyễn Bính người ta như
sống lại những ngày Tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những
đêm hát chèo những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và những phong tục tập
quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ
quan trạng…” [3, 219].
Trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê (1998), Hà Minh Đức nhận xét:
“Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã miêu tả được văn hóa của làng quê.
Cộng đồng làng xóm tồn tại từ ngàn đời đã sản sinh ra nền văn hóa của riêng nó”. Theo
ông, đó là “những nề nếp phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo
và cách xử sự trong quan hệ giữa người với người. Đó cũng là nền thẩm mĩ đượm màu
dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hằng ngày, lòng hiếu thảo, giấc mơ quan trạng.
Tình yêu thề bồi tình cảm gia đình sâu nặng. Cho đến những ngày hội xuân những đêm
hát chèo, buổi lễ chùa, lớp học thầy đồ…Tất cả đều là những bộ phận nhỏ của văn hóa
làng quê. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê và thơ Nguyễn Bính khai
thác thành công nếp văn hóa lành mạnh, giàu chất thẩm mĩ” [3, 135].
Tác giả Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) cũng nhận
định Nguyễn Bính: “là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã
vào thơ Việt Nam hiện đại. Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa
xoan, hoa bưởi, hoa cam, cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ
Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng như ca dao”. [35, 162]. Bên cạnh đó, bà còn
có những phát hiện mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa văn hóa
làng xã với văn hóa quốc gia “một mảng đề tài khác mà nhà thơ không chú tâm lắm
nhưng đã đem lại bộ mặt tinh thần riêng cho thơ ông, đó là sự chuyển tải nghệ thuật đời
sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc” [3, 194]
Như vậy, về mặt nội dung Nguyễn Bính đã đưa vào thơ những đề tài bình dị, dân
dã, cũng như cách cảm, cách nghĩ của dân gian. Ông luôn có ý thức suy tôn cái đẹp thuộc
9
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
về nguồn cội như những giấc mộng đẹp, cuộc tình quê đẹp, cảnh quê hữu tình. Ở mức độ
khái quát, các bài nghiên cứu cơ bản đã khẳng định thơ Nguyễn Bính có dấu vết của văn
hóa dân gian trên phương diện nội dung.
• Từ góc độ nghệ thuật
Về thể thơ, năm 1968 trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, phần viết về tác giả
Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long so sánh với nguồn mạch Thơ mới và nhận ra thơ
Nguyễn Bính có “mạch thơ như nguồn nước chảy tuôn, tác giả đã sử dụng thơ lục bát tạo
âm điệu nhẹ nhàng êm dịu, buồn lâng lâng len sâu vào tiềm thức, khơi dậy niềm xúc cảm
nghẹn ngào” [30, 281]
Trong bài viết Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính (1995), Nguyễn
Quốc Túy đã khẳng định “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca
dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung. Và rộng hơn là ngôn ngữ trong đời sống
hằng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được Nguyễn Bính chọn lọc, mài giũa và
tinh luyện”. [35, 294].
Trong bài viết Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa
dân gian (1996), Đoàn Đức Phương đã khảo sát một cách khái quát vài đặc điểm nghệ
thuật thơ Nguyễn Bính trên các phương diện: giọng điệu thơ, thể thơ lục bát, thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ…để thấy sắc thái dân gian đã tạo nên bản
sắc dân tộc đậm đà, cũng một là trong những yếu tố tạo nên sức sống thơ Nguyễn Bính.
Đoàn Đức Phương khẳng định: “Có thể nói, đến với Nguyễn Bính là đến với những hình
thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân
dân”. [35, 315].
Là người rất am hiểu về Nguyễn Bính, năm 1998 trong bài viết Nhà thơ và thế
giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức đã tỏ ra rất tinh tế khi nhận xét về
mối quan hệ giữa thơ Nguyễn Bính với những câu ca dao: “Chất dân gian trong thơ
Nguyễn Bính đẹp và gợi cảm. Tác giả đã làm sống lại vẻ đẹp của ca dao trong nguyên
10
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
thể của nó và có những cách tân sáng tạo […] Thực ra Nguyễn Bính không trở về với ca
dao theo lối mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được
sự hòa hợp giữa hồn quê hương trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc
đời mới. Nguyễn Bính, nếu nói theo cách của các nhà nghiên cứu thì đã chọn được trong
thi pháp của ca dao những đặc điểm, yếu tố thích hợp với thời kì hiện đại” [35, 258].
Tiếp tục ý kiến của Hà Minh Đức, Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ
nhà quê (2000) nhận định: “Chính cái thi pháp thơ của thơ ca dân gian đã mang đến sự
phóng khoáng và sức mạnh cho bút pháp của Nguyễn Bính…Có lẽ ở thế kỉ này, Nguyễn
Bính là một trong những nhà thơ thành công lớn khi đem thi pháp của thơ ca dân gian
vào trong thi ca hiện đại”. [4, 200].
Chất văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ khác nhau, cả trên phương diện nội dung lẫn phương diện nghệ thuật. Đó là
do ý thức muốn tìm về cội nguồn dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống của nhà
thơ. Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính của những nhà nghiên cứu đi trước là kết quả
của tâm huyết và trí tuệ, đã gợi mở cho người viết nhiều vấn đề khi làm đề tài này. Tuy
vấn đề văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà nghiên cứu đề cập
đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới dừng ở mức độ khái
quát hoặc chưa có sự so sánh, đối chiếu với những tác giả khác. Do đó, người viết sẽ đi
vào tìm hiểu cụ thể vấn đề trên.
2.2. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Anh Thơ
Anh Thơ đến với làng Thơ mới với giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn cho
tập thơ Bức tranh quê của mình năm 1939. Nhận xét về tập thơ của bà, Nhất Linh cho
rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai
câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến Tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả
nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào
con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm
11
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề, uể oải từ đầu đến cuối cứ đều đều một
giọng” [76, 52]
Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) lại cho rằng: “Anh
Thơ từ lâu đã chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh rất tầm thường: một phiên chợ,
một đứa bé quét sân, một vài mụ đàn bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một
lối” [55, 186]. Sau này, có nhiều người cho rằng, thơ Anh Thơ chỉ toàn tả cảnh, thiếu
tình. Nhưng Hoài Thanh – Hoài Chân đã phản bác: “Có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô
tình. Nhưng có thiếu nữ nào hai mươi tuổi mà lại vô tình?” [55, 186]. Trong bài phỏng
vấn với Hoàng Trung Thông, khi được hỏi vì sao trong thơ bà ít nói về tình yêu, Anh Thơ
cũng đã cho rằng: “Tình yêu đâu chỉ có tình yêu nam nữ. Yêu con, yêu chồng, yêu quê
hương cũng là tình yêu”. [69, 17 – 18]. Anh Thơ dạo ấy chưa chồng, chưa con nên tình
yêu với bà sâu đậm và sắc nét nhất vẫn là tình yêu quê hương, yêu làng quê thôn xóm.
Nguyễn Quốc Túy trong cuốn Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1995)
khẳng định cội nguồn văn hóa dân gian đã là chất liệu kiến tạo nên hồn thơ Anh Thơ: “Sở
dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm
tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng
nhiều của văn hóa dân gian nói chung và của ca dao nói riêng…” [76, 63]. Như vậy, thơ
Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà còn ẩn chứa trong đó nhiều phong tục
tập quán, hội hè, những nếp sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền dân tộc.
Kể từ sau Cách mạng tháng tám, cũng như nhiều nhà làm văn nghệ khác, Anh Thơ
chuyển từ đề tài phong tục, thiên nhiên làng quê sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống
nóng bỏng của kháng chiến. Hàng loạt tác phẩm ra đời đánh dấu sự trưởng thành trong
ngòi bút của bà: Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu
(1965)…Có thể nói, Anh Thơ bén duyên với thi ca từ những vần thơ viết về làng quê, ấn
tượng ấy để lại sâu đậm nên những tác phẩm sau này, mặc dù ngòi bút của bà đã già dặn
hơn nhưng người ta vẫn nhớ nhiều hơn về Anh Thơ – thi sĩ của làng quê.
12
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
2.3. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Đoàn Văn Cừ
Được xếp vào nhóm các nhà thơ “tả chân” cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đã
đến với thi đàn Việt Nam bằng những vần thơ đậm sắc màu và đường nét về làng quê và
các phong tục tập quán của dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách
chuyên sâu về thơ Đoàn Văn Cừ nói chung cũng như về vấn đề văn hóa dân gian trong
thơ ông còn hạn chế. Có chăng là những bài viết nhỏ lẻ, rải rác chưa có hệ thống. Với
Đoàn Văn Cừ, cũng như Nguyễn Bính và Anh Thơ, những nhận định về phong cách của
ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh – Hoài Chân vẫn là những
nhận định mang tính chất mở đầu và định hướng cho các bài viết về Đoàn Văn Cừ sau
này. Hoài Thanh – Hoài Chân khẳng định làng quê trong thơ ông là làng quê đầy rẫy sự
sống và sắc màu tươi vui. Có những tập tục quen thuộc của dân tộc như chợ Tết, đám
hội…Hai ông cũng cho rằng Đoàn Văn Cừ không chỉ biết nhận xét rất tinh mà hồn thơ
ông cũng rất phong phú: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà
rực rỡ như Đoàn Văn Cừ” [55, 176].
Trong bài viết Cảm quan văn hóa dân gian trong thơ Tết, thơ hội hè đình đám của
Đoàn Văn Cừ (1995), Cao Xuân Thử đã xác định vị trí riêng biệt của Đoàn Văn Cừ so
với các nhà thơ cùng thời: “Đoàn Văn Cừ là người tiêu biểu hơn cả trong các nhà văn
nhà thơ cùng thời với mình, đã thể hiện rõ rệt nhất nhân sinh quan và thế giới quan
thuần khiết của nền văn hóa dân gian đình đám, hội hè, tết nhất.” [47, 137]. Ông cũng
cho rằng, thơ Đoàn Văn Cừ đã bén rễ sâu với tầng tục ngữ, thành ngữ của ngôn ngữ dân
tộc như “vui như Tết”, “vui như hội”, “sang như cơm cỗ”, “đông như trẩy hội”…[47,
139]. Đặc biệt, ông phát hiện ra Đoàn Văn Cừ chú ý nhiều tới đám đông, các hành động,
cử chỉ của các nhân vật, thi sĩ cố gắng tạo nên nhiều người đông đúc…điều đó được tác
giả lí giải xuất phát từ ý thức và cảm quan dân gian. “Cảm quan này trước hết lấy sự đa
dạng và phong phú của sự xuất hiện nhiều người, nhiều màu sắc, nhiều hoạt động…làm
chuẩn mực thẩm mĩ về một cuộc sống no đủ, vui tươi, một cuộc sống đầy sinh lực, mãi
mãi sinh trưởng, mãi mãi căng đầy sức trẻ…” [47, 140]
13
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
Năm 1997, nhóm tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) cho rằng:
“Trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Hằng Phương…ta thấy hiện lên cánh
đồng quê xứ Bắc với những thôn Đoài, thôn Đông, những bến đò ngày mưa, gốc đa quán
chợ, cổng làng nắng mai…những mái nhà tranh, những giậu mồng tơi xanh rờn, những
rặng hoa xoan tím mùa xuân, những hàng phượng đỏ mùa hạ…” [11, 571].
Đồng quan điểm với tác giả Cao Xuân Thử, trong bài viết Ấn tượng thị giác từ
thôn ca của Đoàn Văn Cừ năm 2014, Lý Hoài Thu cũng khẳng định thơ Đoàn Văn Cừ
như một tự sự nhỏ, hướng đến tâm lí cộng đồng mà ít phần riêng tư, cá nhân. Tác giả còn
so sánh Đoàn Văn Cừ với hai thi sĩ đồng hương khác là Nguyễn Bính và Nguyễn
Khuyến. “Thơ Nguyễn Khuyến nhiều tâm sự, nỗi niềm nhưng trầm mặc và lắng đọng.
Đoàn Văn Cừ là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, trẻ tuổi và trẻ lòng. Những nét vẽ
trong thơ ông giàu cảm xúc, truyền tải phong vị dân gian thuần khiết, hồn nhiên và tươi
sáng. Mỗi bài thơ là một cuốn “phim mi-ni”, một bức tranh với nhiều gam màu nổi bật
và đường nét sinh động về cảnh quê lẫn hồn quê đất Việt”. Và cuối cùng, nhận định vị trí
của tập thơ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ, bà cho rằng: “Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ
ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và
cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa
đầu thế kỉ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn
mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện
đại.” [65]
Sau khi khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu của những tác giả trước
về những vấn đề có liên quan đến đề tài, người viết rút ra một số nhận xét sau:
− Các bài viết và công trình nghiên cứu với tính chất riêng biệt về từng tác giả đã đề
cập một cách trực tiếp sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Tuy nhiên, nếu như Nguyễn Bính có số lượng công
trình nghiên cứu trước đó khá đồ sộ thì Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ lại là những tác
giả mà công trình nghiên cứu về họ còn khá ít ỏi. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
14
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
văn hóa dân gian với thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên phương diện
so sánh cũng chưa có công trình nào trước đó đề cập đến. Từ những điều trên,
người viết nhận thấy đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà
thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) là một đề
tài khá mới mẻ, góp phần giúp người đọc hiểu hơn về phong cách sáng tác của ba
tác giả, đồng thời hiểu sâu sắc hơn qui luật ảnh hưởng của văn hóa đối với văn
học.
− Vì vậy, với những gợi ý và định hướng mang tính chất khái quát làm tiền đề của
các tác giả trước đó, người viết mong muốn góp thêm tiếng nói khiêm nhường
trong việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính,
Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Từ những điểm chung, nét riêng, chỉ ra sự độc đáo của
từng tác giả trong việc kế thừa, tiếp thu văn hóa dân gian và qui luật chung của sự
ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa và văn học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ trên hai
phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- 90 bài thơ của Nguyễn Bính trong cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, tác giả
Kiều Văn tuyển chọn – giới thiệu năm 1996, NXB Đồng Nai.
- 146 bài thơ của Anh Thơ trong cuốn Tuyển tập Anh Thơ, của tác giả
Ngọc Trai sưu tầm, tuyển chọn năm 1987, NXB Văn học.
- 100 bài thơ của Đoàn Văn Cừ trong cuốn Tuyển tập Đoàn Văn Cừ, tác
giả Nguyễn Bao tuyển chọn năm 1992, NXB Văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết lựa chọn và sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
15
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
− Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được nét chung, nét riêng của mỗi tác giả
khi cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian.
− Phương pháp nghiên cứu liên ngành để vận dụng các quan điểm và thành tựu văn
hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian vào việc tìm hiểu, lí giải thơ của ba tác
giả trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
− Phương pháp phân tích, tổng hợp được người viết sử dụng sau khi tiếp cận văn
bản, dùng phương pháp này để phân tích đưa ra những luận điểm mang tính chất
tổng hợp về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của họ và từ đó người viết
rút ra những nhận xét chung mang tính khái quát, tiêu biểu về vai trò, tác dụng của
các yếu tố này trong thơ ba nhà thơ.
− Phương pháp thống kê được người viết sử dụng để khảo sát hiện tượng lặp lại ở
một số yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. Từ đó, người viết dựa vào
tần số xuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống và khái quát hóa lên thành những
đặc điểm riêng biệt và ổn định trong thơ ba nhà thơ.
Những phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình
nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
− Góp phần khảo sát và lí giải một cách hệ thống, khách quan về sự ảnh hưởng của
văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, qua đó góp
phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một trong
những hướng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay.
− Giúp các bạn sinh viên trong học tập, nghiên cứu và đánh giá về những đóng góp
của ba thi sĩ trong tiến trình văn học dân tộc. Đồng thời, là tư liệu tham khảo cho
việc giảng dạy về ba tác giả trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT.
16
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
− Góp một phần tiếng nói nhỏ bé, khiêm nhường trong việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của
ngôn ngữ dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
− Chương 1: Những vấn đề cơ sở (30 trang)
Trong chương 1, người viết sẽ trình bày khái quát các quan niệm khác nhau về văn
hóa cũng như văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, từ đó lựa
chọn cho mình một quan niệm nhất quán để tiến hành khảo sát, nghiên cứu.
Chương 1 là sơ sở, nền tảng xác định những vấn đề cơ sở lí luận cũng như cung
cấp một cái nhìn tổng quát về ba tác giả và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến
thơ của họ.
− Chương 2: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
nhìn từ phương diện nội dung (52 trang)
Trong chương 2, người viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của các yếu tố văn
hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ ở phương diện
nội dung. Người viết sẽ đi vào phân tích, đánh giá, chú ý tìm hiểu 6 yếu tố văn hóa
dân gian: tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, tri thức, ngữ văn
trong thơ của ba nhà thơ để từ đó có cái nhìn bao quát, toàn diện và sâu sắc hơn về
sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. Qua đó, người viết chỉ ra tác
dụng, giá trị của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ.
− Chương 3: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ
nhìn từ phương diện nghệ thuật (36 trang)
Trong chương 3, người viết tìm hiểu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn
Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ từ phương diện nghệ thuật. Dựa trên các yếu tố
như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ trong thơ
ba nhà thơ, ta sẽ có thêm cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa dân gian
17
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
không chỉ với nội dung mà còn trên phương diện nghệ thuật. Từ đó góp phần
khẳng định được vẻ đẹp của văn hóa dân gian trong thơ, góp phần nâng cao hiệu
quả nghệ thuật của câu thơ
Ngoài ra, khóa luận còn có phần phụ lục với 11 mục ( 85 trang) thống kê sự
lặp lại của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ.
• Phụ lục 1: Bảng thống kê yếu tố tín ngưỡng dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 2: Bảng thống kê yếu tố phong tục tập quán dân gian trong thơ ba
nhà thơ
• Phụ lục 3: Bảng thống kê yếu tố lễ hội dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 4: Bảng thống kê yếu tố nghệ thuật dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 5: Bảng thống kê yếu tố tri thức dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 6: Bảng thống kê yếu tố ngữ văn dân gian trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 7: Bảng thống kê nhân vật cô gái – chàng trai trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 8: Bảng thống kê biện pháp ẩn dụ trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 9: Bảng thống kê biện pháp so sánh trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 10: Bảng thống kê yếu tố ngôn ngữ: thành ngữ, tục ngữ, ca dao
trong thơ ba nhà thơ
• Phụ lục 11: Bảng thống kê hình ảnh chỉ cảnh vật làng quê trong thơ ba nhà
thơ
18
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Trên thế giới, có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ những năm 90
của thế kỉ XX, những vấn đề văn hóa từ xác định khái niệm đến cấu trúc, loại hình và
biểu tượng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách khá toàn diện. Ở Việt Nam,
nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm viết “Cơ sở văn hóa
Việt Nam” (1995), hai năm sau đó Trần Quốc Vượng (chủ biên) viết “Cơ sở văn hóa Việt
Nam” (1997), Đoàn Văn Chúc viết “Văn hóa học” (1997), Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa
Việt Nam” (1998), Chu Xuân Diên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999)…
Trần Quốc Vượng quan niệm: “Văn hóa…là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người […] để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của
con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ
đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan
niệm…tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”. [80, 35-36].
Trong “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình” [58, 25]
Với hai khái niệm này, Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến các
giá trị mà con người đã tạo nên trong quá trình sống. Tác động đến tự nhiên, con người
tạo ra các giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại). Tác động đến xã hội, con người tạo ra các
giá trị tinh thần (tôn giáo, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật). Tác động đến bản thân
19
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
mình, con người tạo ra giá trị nhân bản (chân, thiện, mĩ). Những giá trị mà con người tạo
ra ấy chính là “văn hóa”.
Cùng ý kiến với Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng nhưng Phùng Qúy Nhâm
nhấn mạnh thêm tính dân tộc của văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân
tộc” [14, 249]
Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa nhưng quan niệm
của Liên hợp quốc (Unesco) đưa ra từ năm 1982, trong Hội nghị quốc tế được sử dụng
nhiều hơn cả: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.
Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt
trội lên bản thân” [80, 23-24]. Liên hợp quốc đã khẳng định văn hóa không phải là một
lĩnh vực riêng biệt mà nó chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là nền tảng của sự phát triển trong xã hội loài
người. Như vậy, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau
nhưng tất cả đều chung qui nhận định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sản
phẩm được sáng tạo bởi riêng con người. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm lên mọi lĩnh
vực hoạt động của đời sống con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh
thần. Mỗi cộng đồng người có một nền văn hóa với những đặc tính riêng phân biệt với
cộng đồng khác.
20
Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới
(Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)
1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian
Cùng với sự xuất hiện của con người là sự hiện diện của văn hóa. Văn hóa đó
trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Văn hóa dân gian
chính là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” của mọi nền văn hóa. Văn hóa dân gian (quốc tế:
folklore) là một thuật ngữ có nghĩa ghép. Folk: nhân dân, lore: trí tuệ, trí khôn, tri thức.
Là bộ phận quan trọng của văn hóa, là kho tri thức, trí tuệ vô giá của nhân dân, văn hóa
dân gian được tồn tại, lưu giữ và thực hành trong nhân dân.
Thuật ngữ văn hóa dân gian được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà khoa học người
Anh, William J.Thomas, trên tạp chí “The Atheneum” năm 1846. Đến nay dù đã hơn một
thế kỉ rưỡi trôi qua nhưng vẫn không ngừng xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc thống
nhất nội hàm khái niệm Folklore.
Từ điển bách khoa toàn thư Anh, 1964 xác định: “Folklore là tên gọi chung thống
nhất của những tín ngưỡng, truyền thống, thiên kiến, đạo lí, nghi lễ, mê tín dị đoan của
dân gian. Những câu chuyện cổ, những bài tình ca, dân ca và những câu tục ngữ đều
nằm trong khái niệm này, và nhờ vào việc mở rộng ý nghĩa của khái niệm này mà ngày
nay, nó bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất mà ban đầu nó không tính đến” 2
Tổng bách khoa toàn thư Xô Viết, 1974: “Folklore là sáng tác dân gian, hoạt
động nghệ thuật của nhân dân lao động. Đó là thơ ca, âm nhạc, sân khấu, múa dân tộc,
kiến trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội họa được nhân dân sáng tạo ra và sống
trong nhân dân”3
Đinh Gia Khánh chú ý đến tính thẩm mĩ của văn hóa dân gian: “Văn hóa dân gian
bao gồm toàn bộ văn hóa tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ”.
[26, 05]
2
Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
3
Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
21
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50768
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trần thùy mai và quế hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trần thùy mai và quế hươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trần thùy mai và quế hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trần thùy mai và quế hương
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 

Similar to Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào thơ mới

NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNuioKila
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 

Similar to Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào thơ mới (20)

Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào thơ mới

  • 1. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Sư phạm Văn YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ THUỘC PHONG TRÀO THƠ MỚI (NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ) Người thực hiện: Hồ Trọng Việt K38.601.171 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5 – 2016 2
  • 2. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã nhận lời và hướng dẫn em tận tình. Những lời góp ý và động viên chân thành của cô trong suốt quá trình em lên ý tưởng, hình thành đề cương, viết bài hoàn chỉnh là động lực giúp em hoàn thành khóa luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi cảm ơn đến các thầy cô ở thư viện trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM và thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu. Em cũng chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hà Thanh, là giáo viên hướng dẫn em ở trường THPT Nguyễn Công Trứ đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để em có thể chu toàn công việc thực tập và bảo đảm viết khóa luận đúng hạn. Em xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Trân trọng Hồ Trọng Việt 3
  • 3. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) MỤC LỤC DẪN NHẬP NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ 1.1 Giới thuyết các khái niệm.............................................................................19 1.1.1 Khái niệm văn hóa............................................................................19 1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian .............................................................21 1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian..........................................................22 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết...................................26 1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .............................26 1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27 1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới........................................27 1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam ........................................29 1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới...................................................................................................38 1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới ........................................................38 1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới...............................42 1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp ................43 1.4.1 Nguyễn Bính.....................................................................................43 1.4.2 Anh Thơ............................................................................................45 4
  • 4. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 1.4.3 Đoàn Văn Cừ ....................................................................................46 CHƯƠNG 2. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Tín ngưỡng dân gian ....................................................................................49 2.2 Phong tục tập quán dân gian ........................................................................54 2.3 Lễ hội dân gian ............................................................................................71 2.4 Nghệ thuật dân gian .....................................................................................79 2.5 Tri thức dân gian .........................................................................................89 2.6 Ngữ văn dân gian..........................................................................................95 CHƯƠNG 3. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật....................................................................101 3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu......................................................................107 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ....................................................................111 3.4 Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh.....................................................................126 3.5 Nghệ thuật sử dụng thể thơ ........................................................................130 KẾT LUẬN ...................................................................................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................140 PHỤ LỤC ......................................................................................................................146 5
  • 5. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa được xem như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương. Hiện nay, do có sự mở rộng trong quan niệm và các phương diện tiếp cận, văn chương không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng, triết học, mỹ học…mà còn được đặt trong mối quan hệ với văn hóa. Góc nhìn văn hóa đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt tác phẩm không chỉ trên diện rộng mà còn nằm ở chiều sâu, trong mối liên hệ với các hoạt động khác nhau của con người, dựa vào các qui luật và giá trị thường hằng chi phối cuộc sống con người trong lịch sử. Trên cơ sở đó, với việc đi sâu khám phá nội hàm văn hóa ẩn chứa trong lớp vỏ ngôn từ, các nhà nghiên cứu có thể bóc tách hết vẻ đẹp của tác phẩm từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc vận dụng những quan điểm và thành tựu của văn hóa để lí giải văn học được xem là hướng nghiên cứu khoa học và khá phổ biến hiện nay. Trong cuốn “Thi pháp văn học Nga cổ”, ĐX.Likhatrop đã lí giải vì sao phải nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ nói riêng và thi pháp văn học nghệ thuật nói chung: “Qúa trình văn hóa của mỗi dân tộc, không chỉ là quá trình biến cải, tạo nên cái mới mà còn là quá trình giữ gìn cái cũ, quá trình tìm thấy cái mới trong cái cũ”1 . Đúng vậy, không riêng ở Nga, bất cứ nền văn học nào trên thế giới cũng đều chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nguồn mạch dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian mỗi dân tộc đối với các tác gia lớn trên thế giới như: Shakespeare (Anh), Tagore (Ấn Độ), Pushkin (Nga), Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh (Trung Quốc), Kawabata (Nhật Bản)…Ở Việt Nam, các tác giả từ trung đại đến hiện đại đều có sự tiếp thu một cách nhất định đối với “vốn văn học cổ” của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Trở về với văn hóa dân gian là xu hướng chung của lịch sử văn học và thi pháp văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp thì vẫn còn đó các nhà thơ lặng lẽ trở về với ngôi làng ẩn sau lũy tre, với hương 1 Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 6
  • 6. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thơm của đồng quê, với bến đò ngày mưa…Họ đã học tập, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc để tạo nên phong cách nghệ thuật của mình. Nặng lòng hơn cả là Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Ba nhà thơ quay lại với truyền thống dân tộc trong cả nội dung sáng tác và phương thức biểu hiện. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ca dao với Nguyễn Bính và công nhận “Nguyễn Bính – nhà thơ của đồng quê”, “Nguyễn Bính – nhà thơ chân quê”…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đặt ba tác giả Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trong sự đối sánh để thấy được mức độ ảnh hưởng, xu hướng tiếp thu và đặc điểm phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ khi cùng chịu ảnh hưởng chung nguồn mạch dân gian. Lý do thứ tư xuất phát từ nhu cầu chủ quan của người viết. Bản thân người viết cũng là người nặng ân tình với vùng quê xứ Nghệ của mình. Có lẽ với người con xa quê, yêu những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống thì nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ là cơ hội để đồng cảm, để được sống lại những khoảnh khắc tuổi thơ thật đáng trân quý. Bên cạnh đó, đây cũng là ba nhà thơ có những tác phẩm, đoạn trích được lựa chọn đưa vào chương trình Ngữ Văn cấp THCS và THPT, nghiên cứu ba tác giả cũng là dịp để hiểu sâu hơn về phong cách sáng tác của họ, phục vụ tốt cho yêu cầu của thực tiễn giảng dạy. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính • Từ góc độ nội dung Thơ Nguyễn Bính như chiếc giếng khơi, càng đào sâu càng tìm được nhiều điều mát ngọt. Có nhiều công trình nghiên cứu về chất dân gian trong thơ của ông nhưng sự đánh giá của Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942) đến nay vẫn được xem là ý kiến cơ bản nhất, mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cam bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta” [55, 336-337]. Nguyễn Bính là một nhà thơ nằm 7
  • 7. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) trong giai đoạn 1932 – 1945 – giai đoạn có sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp ít nhiều vào thơ dù trong ý thức của các nhà thơ luôn muốn quay trở về với nguồn cội. Hoài Thanh – Hoài Chân cũng đã “phàn nàn” về điều này: “Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật. Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng” [55, 338]. Đây cũng là cơ sở để ta thấy được cảm hứng tư tưởng của Nguyễn Bính, trong thơ ông luôn có sự đấu tranh: một mặt, bất đồng với phong trào Âu hóa và mặt khác là ý thức trân trọng ngợi ca những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể nói, những nhận định của Hoài Thanh – Hoài Chân là tiền đề để đi sâu khai thác chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính. Năm 1996, trong lời tựa cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, Kiều Văn đã đặt lên bàn cân giữa Nguyễn Bính và các nhà thơ trong phong trào Thơ mới để xác định bản sắc riêng trong thơ Nguyễn Bính. Ông cho rằng giữa cái hào hoa lãng tử của Thế Lữ, cái bay bổng của Xuân Diệu, cái điên rồ vật vã của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính “mang nặng mối tình đằm thắm với xứ quê, người quê”. Tác giả cũng nhận định thơ Nguyễn Bính đã đặc tả một cách chân xác quê hương và con người Việt Nam về: lí trí lẫn tình cảm, tính cách nết na lẫn lời ăn tiếng nói, cách sống cách yêu…Nhận định này của tác giả Kiều Văn cũng đồng thời là hướng gợi mở để người nghiên cứu dùng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp yêu mang đậm sắc thái dân gian của người xưa để cắt nghĩa thơ Nguyễn Bính. [77, 7-8] Năm 1996, trong bài viết Nguyễn Bính, nhà thơ chân quê – chân tài, Hà Minh Đức khẳng định thơ của Nguyễn Bính có sự tiếp thu của văn hóa dân gian. Tuy có nhiều chất mộng mơ, lãng mạn nhưng không giống với các nhà thơ lãng mạn đương thời như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư. Cuộc sống làng quê và đề tài quê hương níu chân Nguyễn Bính: “Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa đằng sau những câu chữ giản dị mộc mạc theo một câu hát, một làn điệu ca dao, ẩn chứa đằng sau những hình ảnh thân quen, những tình ý mộc mạc chân quê, cái hồn quê như có tự muôn đời”. [35, 115] 8
  • 8. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Trong Hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính (1996), Đoàn Đức Phương cùng quan điểm với Hà Minh Đức khi cho rằng: “Đọc thơ Nguyễn Bính người ta như sống lại những ngày Tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo những buổi lễ chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và những phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng…” [3, 219]. Trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê (1998), Hà Minh Đức nhận xét: “Trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã miêu tả được văn hóa của làng quê. Cộng đồng làng xóm tồn tại từ ngàn đời đã sản sinh ra nền văn hóa của riêng nó”. Theo ông, đó là “những nề nếp phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo và cách xử sự trong quan hệ giữa người với người. Đó cũng là nền thẩm mĩ đượm màu dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hằng ngày, lòng hiếu thảo, giấc mơ quan trạng. Tình yêu thề bồi tình cảm gia đình sâu nặng. Cho đến những ngày hội xuân những đêm hát chèo, buổi lễ chùa, lớp học thầy đồ…Tất cả đều là những bộ phận nhỏ của văn hóa làng quê. Chính tầng văn hóa này đã thâu giữ sâu kín hồn quê và thơ Nguyễn Bính khai thác thành công nếp văn hóa lành mạnh, giàu chất thẩm mĩ” [3, 135]. Tác giả Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) cũng nhận định Nguyễn Bính: “là người đem nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã vào thơ Việt Nam hiện đại. Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa xoan, hoa bưởi, hoa cam, cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ Nguyễn Bính một cách trữ tình, duyên dáng như ca dao”. [35, 162]. Bên cạnh đó, bà còn có những phát hiện mới mẻ, đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa văn hóa làng xã với văn hóa quốc gia “một mảng đề tài khác mà nhà thơ không chú tâm lắm nhưng đã đem lại bộ mặt tinh thần riêng cho thơ ông, đó là sự chuyển tải nghệ thuật đời sống làng quê Việt Nam vào đời sống văn hóa chung của dân tộc” [3, 194] Như vậy, về mặt nội dung Nguyễn Bính đã đưa vào thơ những đề tài bình dị, dân dã, cũng như cách cảm, cách nghĩ của dân gian. Ông luôn có ý thức suy tôn cái đẹp thuộc 9
  • 9. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) về nguồn cội như những giấc mộng đẹp, cuộc tình quê đẹp, cảnh quê hữu tình. Ở mức độ khái quát, các bài nghiên cứu cơ bản đã khẳng định thơ Nguyễn Bính có dấu vết của văn hóa dân gian trên phương diện nội dung. • Từ góc độ nghệ thuật Về thể thơ, năm 1968 trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, phần viết về tác giả Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long so sánh với nguồn mạch Thơ mới và nhận ra thơ Nguyễn Bính có “mạch thơ như nguồn nước chảy tuôn, tác giả đã sử dụng thơ lục bát tạo âm điệu nhẹ nhàng êm dịu, buồn lâng lâng len sâu vào tiềm thức, khơi dậy niềm xúc cảm nghẹn ngào” [30, 281] Trong bài viết Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính (1995), Nguyễn Quốc Túy đã khẳng định “Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung. Và rộng hơn là ngôn ngữ trong đời sống hằng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được Nguyễn Bính chọn lọc, mài giũa và tinh luyện”. [35, 294]. Trong bài viết Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian (1996), Đoàn Đức Phương đã khảo sát một cách khái quát vài đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Bính trên các phương diện: giọng điệu thơ, thể thơ lục bát, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ…để thấy sắc thái dân gian đã tạo nên bản sắc dân tộc đậm đà, cũng một là trong những yếu tố tạo nên sức sống thơ Nguyễn Bính. Đoàn Đức Phương khẳng định: “Có thể nói, đến với Nguyễn Bính là đến với những hình thức dân gian dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân dân”. [35, 315]. Là người rất am hiểu về Nguyễn Bính, năm 1998 trong bài viết Nhà thơ và thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, Hà Minh Đức đã tỏ ra rất tinh tế khi nhận xét về mối quan hệ giữa thơ Nguyễn Bính với những câu ca dao: “Chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính đẹp và gợi cảm. Tác giả đã làm sống lại vẻ đẹp của ca dao trong nguyên 10
  • 10. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) thể của nó và có những cách tân sáng tạo […] Thực ra Nguyễn Bính không trở về với ca dao theo lối mô phỏng, viết những cái giống như ca dao mà quan trọng hơn là tìm được sự hòa hợp giữa hồn quê hương trong ca dao với những ý tưởng và tình cảm của cuộc đời mới. Nguyễn Bính, nếu nói theo cách của các nhà nghiên cứu thì đã chọn được trong thi pháp của ca dao những đặc điểm, yếu tố thích hợp với thời kì hiện đại” [35, 258]. Tiếp tục ý kiến của Hà Minh Đức, Đoàn Hương trong bài viết Nguyễn Bính – thi sĩ nhà quê (2000) nhận định: “Chính cái thi pháp thơ của thơ ca dân gian đã mang đến sự phóng khoáng và sức mạnh cho bút pháp của Nguyễn Bính…Có lẽ ở thế kỉ này, Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ thành công lớn khi đem thi pháp của thơ ca dân gian vào trong thi ca hiện đại”. [4, 200]. Chất văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, cả trên phương diện nội dung lẫn phương diện nghệ thuật. Đó là do ý thức muốn tìm về cội nguồn dân tộc, về những nét văn hóa truyền thống của nhà thơ. Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính của những nhà nghiên cứu đi trước là kết quả của tâm huyết và trí tuệ, đã gợi mở cho người viết nhiều vấn đề khi làm đề tài này. Tuy vấn đề văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới dừng ở mức độ khái quát hoặc chưa có sự so sánh, đối chiếu với những tác giả khác. Do đó, người viết sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể vấn đề trên. 2.2. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Anh Thơ Anh Thơ đến với làng Thơ mới với giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn cho tập thơ Bức tranh quê của mình năm 1939. Nhận xét về tập thơ của bà, Nhất Linh cho rằng: “Bức tranh quê của cô Anh Thơ là một tập ba mươi bài thơ. Bài nào cũng mười hai câu. Tác giả đã tả cảnh thôn quê từ đầu năm cho đến Tết. Mùa nọ sang mùa kia. Tác giả nhất định tả cảnh theo thời tiết. Nhất định dùng một thể thơ giống nhau. Tự đặt mình vào con đường khó khăn, hình như để cốt tỏ rõ sự tài tình và khéo léo của mình. Lối ấy làm 11
  • 11. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) cho tập thơ kém vẻ linh hoạt, thành ra nặng nề, uể oải từ đầu đến cuối cứ đều đều một giọng” [76, 52] Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) lại cho rằng: “Anh Thơ từ lâu đã chuyên lối tả cảnh, mà lại tả những cảnh rất tầm thường: một phiên chợ, một đứa bé quét sân, một vài mụ đàn bà ngồi bắt chấy. Thơ của người biệt hẳn ra một lối” [55, 186]. Sau này, có nhiều người cho rằng, thơ Anh Thơ chỉ toàn tả cảnh, thiếu tình. Nhưng Hoài Thanh – Hoài Chân đã phản bác: “Có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô tình. Nhưng có thiếu nữ nào hai mươi tuổi mà lại vô tình?” [55, 186]. Trong bài phỏng vấn với Hoàng Trung Thông, khi được hỏi vì sao trong thơ bà ít nói về tình yêu, Anh Thơ cũng đã cho rằng: “Tình yêu đâu chỉ có tình yêu nam nữ. Yêu con, yêu chồng, yêu quê hương cũng là tình yêu”. [69, 17 – 18]. Anh Thơ dạo ấy chưa chồng, chưa con nên tình yêu với bà sâu đậm và sắc nét nhất vẫn là tình yêu quê hương, yêu làng quê thôn xóm. Nguyễn Quốc Túy trong cuốn Thơ mới – bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1995) khẳng định cội nguồn văn hóa dân gian đã là chất liệu kiến tạo nên hồn thơ Anh Thơ: “Sở dĩ các nhà Thơ mới: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ có được cái nhìn đằm thắm tươi duyên, cái hồn hậu, phác thực của tâm hồn Việt Nam chính là họ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa dân gian nói chung và của ca dao nói riêng…” [76, 63]. Như vậy, thơ Anh Thơ không chỉ là bức tranh quê thuần túy mà còn ẩn chứa trong đó nhiều phong tục tập quán, hội hè, những nếp sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất cổ truyền dân tộc. Kể từ sau Cách mạng tháng tám, cũng như nhiều nhà làm văn nghệ khác, Anh Thơ chuyển từ đề tài phong tục, thiên nhiên làng quê sang đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống nóng bỏng của kháng chiến. Hàng loạt tác phẩm ra đời đánh dấu sự trưởng thành trong ngòi bút của bà: Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Đảo Ngọc (1963), Theo cánh chim câu (1965)…Có thể nói, Anh Thơ bén duyên với thi ca từ những vần thơ viết về làng quê, ấn tượng ấy để lại sâu đậm nên những tác phẩm sau này, mặc dù ngòi bút của bà đã già dặn hơn nhưng người ta vẫn nhớ nhiều hơn về Anh Thơ – thi sĩ của làng quê. 12
  • 12. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 2.3. Nghiên cứu về văn hóa dân gian trong thơ Đoàn Văn Cừ Được xếp vào nhóm các nhà thơ “tả chân” cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ đã đến với thi đàn Việt Nam bằng những vần thơ đậm sắc màu và đường nét về làng quê và các phong tục tập quán của dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về thơ Đoàn Văn Cừ nói chung cũng như về vấn đề văn hóa dân gian trong thơ ông còn hạn chế. Có chăng là những bài viết nhỏ lẻ, rải rác chưa có hệ thống. Với Đoàn Văn Cừ, cũng như Nguyễn Bính và Anh Thơ, những nhận định về phong cách của ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh – Hoài Chân vẫn là những nhận định mang tính chất mở đầu và định hướng cho các bài viết về Đoàn Văn Cừ sau này. Hoài Thanh – Hoài Chân khẳng định làng quê trong thơ ông là làng quê đầy rẫy sự sống và sắc màu tươi vui. Có những tập tục quen thuộc của dân tộc như chợ Tết, đám hội…Hai ông cũng cho rằng Đoàn Văn Cừ không chỉ biết nhận xét rất tinh mà hồn thơ ông cũng rất phong phú: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ” [55, 176]. Trong bài viết Cảm quan văn hóa dân gian trong thơ Tết, thơ hội hè đình đám của Đoàn Văn Cừ (1995), Cao Xuân Thử đã xác định vị trí riêng biệt của Đoàn Văn Cừ so với các nhà thơ cùng thời: “Đoàn Văn Cừ là người tiêu biểu hơn cả trong các nhà văn nhà thơ cùng thời với mình, đã thể hiện rõ rệt nhất nhân sinh quan và thế giới quan thuần khiết của nền văn hóa dân gian đình đám, hội hè, tết nhất.” [47, 137]. Ông cũng cho rằng, thơ Đoàn Văn Cừ đã bén rễ sâu với tầng tục ngữ, thành ngữ của ngôn ngữ dân tộc như “vui như Tết”, “vui như hội”, “sang như cơm cỗ”, “đông như trẩy hội”…[47, 139]. Đặc biệt, ông phát hiện ra Đoàn Văn Cừ chú ý nhiều tới đám đông, các hành động, cử chỉ của các nhân vật, thi sĩ cố gắng tạo nên nhiều người đông đúc…điều đó được tác giả lí giải xuất phát từ ý thức và cảm quan dân gian. “Cảm quan này trước hết lấy sự đa dạng và phong phú của sự xuất hiện nhiều người, nhiều màu sắc, nhiều hoạt động…làm chuẩn mực thẩm mĩ về một cuộc sống no đủ, vui tươi, một cuộc sống đầy sinh lực, mãi mãi sinh trưởng, mãi mãi căng đầy sức trẻ…” [47, 140] 13
  • 13. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) Năm 1997, nhóm tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) cho rằng: “Trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Hằng Phương…ta thấy hiện lên cánh đồng quê xứ Bắc với những thôn Đoài, thôn Đông, những bến đò ngày mưa, gốc đa quán chợ, cổng làng nắng mai…những mái nhà tranh, những giậu mồng tơi xanh rờn, những rặng hoa xoan tím mùa xuân, những hàng phượng đỏ mùa hạ…” [11, 571]. Đồng quan điểm với tác giả Cao Xuân Thử, trong bài viết Ấn tượng thị giác từ thôn ca của Đoàn Văn Cừ năm 2014, Lý Hoài Thu cũng khẳng định thơ Đoàn Văn Cừ như một tự sự nhỏ, hướng đến tâm lí cộng đồng mà ít phần riêng tư, cá nhân. Tác giả còn so sánh Đoàn Văn Cừ với hai thi sĩ đồng hương khác là Nguyễn Bính và Nguyễn Khuyến. “Thơ Nguyễn Khuyến nhiều tâm sự, nỗi niềm nhưng trầm mặc và lắng đọng. Đoàn Văn Cừ là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, trẻ tuổi và trẻ lòng. Những nét vẽ trong thơ ông giàu cảm xúc, truyền tải phong vị dân gian thuần khiết, hồn nhiên và tươi sáng. Mỗi bài thơ là một cuốn “phim mi-ni”, một bức tranh với nhiều gam màu nổi bật và đường nét sinh động về cảnh quê lẫn hồn quê đất Việt”. Và cuối cùng, nhận định vị trí của tập thơ “Thôn ca” của Đoàn Văn Cừ, bà cho rằng: “Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày tập thơ ra đời, “Thôn ca” đã lưu giữ được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và cái “nhịp nhàng” của đời sống dân quê thời xưa. Chính vì vậy, trên thi đàn dân tộc nửa đầu thế kỉ XX, “Thôn ca” có một vị trí không thể thay thế và nhà thơ Đoàn Văn Cừ vẫn mãi là một gương mặt độc đáo của phong trào Thơ mới và rộng hơn là thơ Việt Nam hiện đại.” [65] Sau khi khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu của những tác giả trước về những vấn đề có liên quan đến đề tài, người viết rút ra một số nhận xét sau: − Các bài viết và công trình nghiên cứu với tính chất riêng biệt về từng tác giả đã đề cập một cách trực tiếp sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Tuy nhiên, nếu như Nguyễn Bính có số lượng công trình nghiên cứu trước đó khá đồ sộ thì Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ lại là những tác giả mà công trình nghiên cứu về họ còn khá ít ỏi. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của 14
  • 14. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) văn hóa dân gian với thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ trên phương diện so sánh cũng chưa có công trình nào trước đó đề cập đến. Từ những điều trên, người viết nhận thấy đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) là một đề tài khá mới mẻ, góp phần giúp người đọc hiểu hơn về phong cách sáng tác của ba tác giả, đồng thời hiểu sâu sắc hơn qui luật ảnh hưởng của văn hóa đối với văn học. − Vì vậy, với những gợi ý và định hướng mang tính chất khái quát làm tiền đề của các tác giả trước đó, người viết mong muốn góp thêm tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Từ những điểm chung, nét riêng, chỉ ra sự độc đáo của từng tác giả trong việc kế thừa, tiếp thu văn hóa dân gian và qui luật chung của sự ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa và văn học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ trên hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - 90 bài thơ của Nguyễn Bính trong cuốn Thơ tình Nguyễn Bính, tác giả Kiều Văn tuyển chọn – giới thiệu năm 1996, NXB Đồng Nai. - 146 bài thơ của Anh Thơ trong cuốn Tuyển tập Anh Thơ, của tác giả Ngọc Trai sưu tầm, tuyển chọn năm 1987, NXB Văn học. - 100 bài thơ của Đoàn Văn Cừ trong cuốn Tuyển tập Đoàn Văn Cừ, tác giả Nguyễn Bao tuyển chọn năm 1992, NXB Văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, người viết lựa chọn và sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 15
  • 15. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) − Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được nét chung, nét riêng của mỗi tác giả khi cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian. − Phương pháp nghiên cứu liên ngành để vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian vào việc tìm hiểu, lí giải thơ của ba tác giả trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. − Phương pháp phân tích, tổng hợp được người viết sử dụng sau khi tiếp cận văn bản, dùng phương pháp này để phân tích đưa ra những luận điểm mang tính chất tổng hợp về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của họ và từ đó người viết rút ra những nhận xét chung mang tính khái quát, tiêu biểu về vai trò, tác dụng của các yếu tố này trong thơ ba nhà thơ. − Phương pháp thống kê được người viết sử dụng để khảo sát hiện tượng lặp lại ở một số yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. Từ đó, người viết dựa vào tần số xuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống và khái quát hóa lên thành những đặc điểm riêng biệt và ổn định trong thơ ba nhà thơ. Những phương pháp này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của khóa luận − Góp phần khảo sát và lí giải một cách hệ thống, khách quan về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian với thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, qua đó góp phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một trong những hướng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay. − Giúp các bạn sinh viên trong học tập, nghiên cứu và đánh giá về những đóng góp của ba thi sĩ trong tiến trình văn học dân tộc. Đồng thời, là tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy về ba tác giả trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT. 16
  • 16. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) − Góp một phần tiếng nói nhỏ bé, khiêm nhường trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của cha ông, bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc trong giai đoạn hiện nay. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương: − Chương 1: Những vấn đề cơ sở (30 trang) Trong chương 1, người viết sẽ trình bày khái quát các quan niệm khác nhau về văn hóa cũng như văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, từ đó lựa chọn cho mình một quan niệm nhất quán để tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Chương 1 là sơ sở, nền tảng xác định những vấn đề cơ sở lí luận cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quát về ba tác giả và ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. − Chương 2: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nội dung (52 trang) Trong chương 2, người viết tập trung tìm hiểu những biểu hiện của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ ở phương diện nội dung. Người viết sẽ đi vào phân tích, đánh giá, chú ý tìm hiểu 6 yếu tố văn hóa dân gian: tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật, tri thức, ngữ văn trong thơ của ba nhà thơ để từ đó có cái nhìn bao quát, toàn diện và sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ của họ. Qua đó, người viết chỉ ra tác dụng, giá trị của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ của ba nhà thơ. − Chương 3: Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nghệ thuật (36 trang) Trong chương 3, người viết tìm hiểu yếu tố văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ từ phương diện nghệ thuật. Dựa trên các yếu tố như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ trong thơ ba nhà thơ, ta sẽ có thêm cơ sở khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa dân gian 17
  • 17. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) không chỉ với nội dung mà còn trên phương diện nghệ thuật. Từ đó góp phần khẳng định được vẻ đẹp của văn hóa dân gian trong thơ, góp phần nâng cao hiệu quả nghệ thuật của câu thơ Ngoài ra, khóa luận còn có phần phụ lục với 11 mục ( 85 trang) thống kê sự lặp lại của các yếu tố văn hóa dân gian trong thơ ba nhà thơ. • Phụ lục 1: Bảng thống kê yếu tố tín ngưỡng dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 2: Bảng thống kê yếu tố phong tục tập quán dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 3: Bảng thống kê yếu tố lễ hội dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 4: Bảng thống kê yếu tố nghệ thuật dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 5: Bảng thống kê yếu tố tri thức dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 6: Bảng thống kê yếu tố ngữ văn dân gian trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 7: Bảng thống kê nhân vật cô gái – chàng trai trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 8: Bảng thống kê biện pháp ẩn dụ trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 9: Bảng thống kê biện pháp so sánh trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 10: Bảng thống kê yếu tố ngôn ngữ: thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ ba nhà thơ • Phụ lục 11: Bảng thống kê hình ảnh chỉ cảnh vật làng quê trong thơ ba nhà thơ 18
  • 18. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Khái niệm văn hóa Trên thế giới, có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, những vấn đề văn hóa từ xác định khái niệm đến cấu trúc, loại hình và biểu tượng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách khá toàn diện. Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa ra đời: Trần Ngọc Thêm viết “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1995), hai năm sau đó Trần Quốc Vượng (chủ biên) viết “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1997), Đoàn Văn Chúc viết “Văn hóa học” (1997), Phan Ngọc “Bản sắc văn hóa Việt Nam” (1998), Chu Xuân Diên “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999)… Trần Quốc Vượng quan niệm: “Văn hóa…là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người […] để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm…tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người”. [80, 35-36]. Trong “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [58, 25] Với hai khái niệm này, Trần Quốc Vượng và Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến các giá trị mà con người đã tạo nên trong quá trình sống. Tác động đến tự nhiên, con người tạo ra các giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại). Tác động đến xã hội, con người tạo ra các giá trị tinh thần (tôn giáo, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật). Tác động đến bản thân 19
  • 19. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) mình, con người tạo ra giá trị nhân bản (chân, thiện, mĩ). Những giá trị mà con người tạo ra ấy chính là “văn hóa”. Cùng ý kiến với Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng nhưng Phùng Qúy Nhâm nhấn mạnh thêm tính dân tộc của văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân tộc” [14, 249] Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa nhưng quan niệm của Liên hợp quốc (Unesco) đưa ra từ năm 1982, trong Hội nghị quốc tế được sử dụng nhiều hơn cả: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [80, 23-24]. Liên hợp quốc đã khẳng định văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà nó chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đồng thời văn hóa cũng là nền tảng của sự phát triển trong xã hội loài người. Như vậy, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng tất cả đều chung qui nhận định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sản phẩm được sáng tạo bởi riêng con người. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần. Mỗi cộng đồng người có một nền văn hóa với những đặc tính riêng phân biệt với cộng đồng khác. 20
  • 20. Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ) 1.1.2. Khái niệm văn hóa dân gian Cùng với sự xuất hiện của con người là sự hiện diện của văn hóa. Văn hóa đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Văn hóa dân gian chính là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” của mọi nền văn hóa. Văn hóa dân gian (quốc tế: folklore) là một thuật ngữ có nghĩa ghép. Folk: nhân dân, lore: trí tuệ, trí khôn, tri thức. Là bộ phận quan trọng của văn hóa, là kho tri thức, trí tuệ vô giá của nhân dân, văn hóa dân gian được tồn tại, lưu giữ và thực hành trong nhân dân. Thuật ngữ văn hóa dân gian được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà khoa học người Anh, William J.Thomas, trên tạp chí “The Atheneum” năm 1846. Đến nay dù đã hơn một thế kỉ rưỡi trôi qua nhưng vẫn không ngừng xảy ra nhiều cuộc tranh luận về việc thống nhất nội hàm khái niệm Folklore. Từ điển bách khoa toàn thư Anh, 1964 xác định: “Folklore là tên gọi chung thống nhất của những tín ngưỡng, truyền thống, thiên kiến, đạo lí, nghi lễ, mê tín dị đoan của dân gian. Những câu chuyện cổ, những bài tình ca, dân ca và những câu tục ngữ đều nằm trong khái niệm này, và nhờ vào việc mở rộng ý nghĩa của khái niệm này mà ngày nay, nó bao gồm cả những yếu tố của văn hóa vật chất mà ban đầu nó không tính đến” 2 Tổng bách khoa toàn thư Xô Viết, 1974: “Folklore là sáng tác dân gian, hoạt động nghệ thuật của nhân dân lao động. Đó là thơ ca, âm nhạc, sân khấu, múa dân tộc, kiến trúc, nghệ thuật trang trí thực hành, hội họa được nhân dân sáng tạo ra và sống trong nhân dân”3 Đinh Gia Khánh chú ý đến tính thẩm mĩ của văn hóa dân gian: “Văn hóa dân gian bao gồm toàn bộ văn hóa tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới giác độ thẩm mĩ”. [26, 05] 2 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 3 Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 21
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50768 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562