SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ĐÌNH TÀI
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ĐÌNH TÀI
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8 38 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
Lê Đình Tài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC VỀ NHÂN
THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY................................................. 10
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội .............................. 10
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong tội phạm học............ 17
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm
tội..................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 –
2018................................................................................................................. 35
2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 ..................................... 35
2.2. Thực tiễn các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân phạm
tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 dến 2018........ 52
2.3. Thực tiễn các loại nhân thân người phạm tội về ma túy.......................... 58
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI
PHẠM TỘI .................................................................................................... 61
3.1. Dự báo tình hình nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành
phố Đà nẵng .................................................................................................... 61
3.2. Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy từ
khía cạnh nhân thân người phạm tội............................................................... 64
KẾT LUẬN.................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THTP : Tình hình tội phạm
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
TPMT : Tội phạm ma túy
CTTP : Cấu thành tội phạm
TAND : Tòa án nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung và
tội phạm về ma túy đã xét xử tại địa bàn Thành phố Đà
nẵng
35
2.2 Diễn biến của tình hình phạm tội về ma túy tại địa bàn
Thành phố Đà nẵng được làm rõ bằng phương pháp so
sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử
dụng là gốc
36
2.3 Cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân thân người phạm tội
về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng giai đoạn
2013 - 2018
38
2.4 Thống kê nơi cư trú, hộ khẩu thường trú của các bị cáo
phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng
hợp từ 100 bản án hình sự
40
2.5 Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về
ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100
bản án hình sự
41
2.6 Thống kê về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về ma
túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng
43
2.7 Cơ cấu về tiền án, tiền sự của bị cáo phạm tội về ma túy
tại địa bàn Thành phố Đà nẵng
47
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên bảng Trang
2.1 Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội về ma túy trên
địa bàn Thành phố Đà nẵng
38
2.2 Cơ cấu về giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên
địa bàn Thành phố Đà nẵng
39
2.3 Cơ cấu về cư trú, hộ khẩu thường trú của bị cáo phạm
tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng
40
2.4 Cơ cấu về trình độ học vấn của bị cáo phạm tội về ma
túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng
42
2.5 Cơ cấu về việc làm của bị cáo phạm tội về ma túy tại
địa bàn Thành phố Đà nẵng
44
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong
vùng Trung Trung Bộ, Việt Nam, có phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế,
phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí
địa lý thuận lợi về giao thông như: Nằm trên trục giao thông về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không của cả nước, Đà Nẵng là một
trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên, các nước Đông nam
Á và các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Đà Nẵng vừa có địa hình thành phố,
đồng bằng, duyên hải, vừa có đồi núi; có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2
,
được chia làm 8 quận huyện với dân số gần 1,1 triệu người, trong đó người
kinh chiếm 99,4%, các dân tộc khác là 0,6% (chủ yếu là dân tộc Hoa, Cơ
tu,…); có mật độ dân số 828 người/km2
, dân số thành thị chiếm 87,62%;
người từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 53,35 % trong tổng dân số; có tỷ lệ người
theo Đạo là 0,2% ? (Đà nẵng có 15 tổ chức tôn giáo đang hoạt động với gần
200.000 tín đồ, 185 cơ sở thờ tự, 1000 chức sắc, hơn 10.000 chức việc.).
Trong những năm qua, Đà Nẵng có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao
nhất nước (tỉ lệ 8% - 9%); có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp mới được
hình thành với số vốn đầu tư nước ngoài lớn, thu hút lao động từ các tỉnh khác
về đây làm việc; đời sống nhân dân ngày một nâng cao, thu nhập bình quân
đầu người là 2.980USD; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 1,96% tổng dân số; tỉ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 3,97%. Đời sống
tinh thần của người dân luôn được chính quyền quan tâm và ngày càng được
nâng cao. Đến nay, toàn thành phố đã đạt 99,62% số người trong độ tuổi từ
15-60 biết chữ 100%.
Bên cạnh những mặt tích cực, thành phố Đà nẵng cũng có những mặt
2
tiêu cực, trong đó phải nói đến tình hình tội phạm (THTP), đặc biệt là THTP
về ma túy. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Đà nẵng thì
trong giai đoạn 2013 – 2018, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng diễn biến rất phức tạp, số vụ, số đối tượng liên quan tăng theo
từng năm. Tính chất từng vụ việc ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2013 có
148 đối tượng trên 99 vụ; năm 2014 có 170 đối tượng trên 117 vụ; năm 2015
có 166 đối tượng trên 115 vụ; năm 2016 có 196 đối tượng trên 145 vụ; năm
2017 có 231 đối tượng trên 165 vụ; năm 2018 có 251 đối tượng trên 196 vụ.
Dù mức độ đó là không quá cao, nhưng các tội phạm về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này so với THTP về ma
túy trên phạm vi cả nước là chưa cao nhưng nó đang diễn ra theo xu hướng
tăng, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội.
Trước tình hình đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp đồng bộ với
các ban ngành, địa phương đẩy manh công tác phòng, chống ma túy và thực
hiện nghiêm túc Luật phòng, chống ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng chống ma túy cua Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày
26-3-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”. Sự vào
cuộc của các ban ngành cùng với nhân dân đấu tranh với tội phạm về ma túy
rất tích cực, song tình hình tội phạm vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng.
Thực tế này đặt ra nhu cầu tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh
với THTP về ma túy trên địa bàn thành phố, nơi đang có 12.253 người
nghiệm ma túy (tính đến tháng 6/2018). Xét về mặt lý luận, trong đấu tranh
với tội phạm, xu hướng phòng ngừa tội phạm vẫn được xem là xu hướng hứa
hẹn hiệu quả hơn và nhân đạo hơn. Đặc biệt, việc phòng ngừa tội phạm ở
nước ta hiện nay đã có lý luận dẫn dắt, tức là đã hiện hữu một khoa học về
phòng ngừa tội phạm. Đó chính là Tội phạm học. Theo đó, phòng ngừa tội
3
phạm chỉ có thể đạt hiệu quả của nó khi đã làm rõ được hiện trạng của THTP,
hiện trạng công tác phòng ngừa tội phạm, cũng như xác định được nguyên
nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực này. Thực tế nghiên cứu tội phạm học
ở nước ta những năm qua cho thấy, trong số những vấn đề cơ bản vừa nêu,
vấn đề nguyên nhân, điều kiện của THTP đang là thách thức lớn, cả về mặt lý
luận, cả về mặt thực tế nghiên cứu, tức là đang đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu
mà hạt nhân của nó cũng đã được xác định là vấn đề nhân thân người phạm
tội. Nói cách khác, với tính cách là cái phản ánh tập trung nhất, cụ thể nhất về
kết quả của sự tương tác giữa những đặc điểm của môi trường sống với con
người (chủ thể hành vi) và là khái niệm bao trùm, tức là gồm cả “những dấu
hiệu, đặc điểm không thuộc dấu hiệu pháp lý của khái niệm chủ thể tội
phạm”, vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học phải được
quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa vì mục đích phòng ngừa tội phạm.
Theo ý tưởng như vậy, đề tài “Nhân thân người phạm tội về ma túy trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong
muốn góp phần tạo sự bình yên hơn cho thành phố quê hương, đồng thời góp
phần hiện thực hóa lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội vào
nghiên cứu thực tế tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà
nẵng, đáp ứng mục đích hoàn thiện hệ thống phòng ngừa loại tội phạm này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với nhận thức rằng, để có thể thực hiện được đề tài đang nói ở đây, luận
văn không chỉ tham khảo những công trình khoa học đã được công bố về các
tội liên quan đến ma túy mà còn phải áp dụng được lý luận tội phạm học về
các vấn đề cơ bản của khoa học này, trong đó có vấn đề nhân thân người
phạm tội. Những công trình khoa học đã được tác giả tham khảo trong quá
trình thực hiện đề tài:
4
2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chung của tội phạm học
Các công trình khoa học loại này đã được nghiên cứu gồm:
- Bộ Luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 và sửa đổi, bổ sung năm
2017
- “Tội phạm học Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện
Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, năm 2000;
- Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. Công an
nhân dân, H. 2003, tái bản năm 2013;
- “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” - Sách chuyên khảo
của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb. Công an nhân dân, năm 2001.
- Giáo trình Tội phạm học Việt Nam do GS.TS. Trần Đại Quang chỉ đạo
biên soạn, Nxb. Công an nhân dân, năm 2013.
- Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, 2004…2010;
- Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb.
Công an nhân dân, 2002, 2013;
- “Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tỉnh,
Nxb. Công an nhân dân, 2007;
- Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước
ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành, Phạm Văn
Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb. CAND, 2010;
- “Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam” của Nguyễn Văn Cảnh và
Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an ấn hành năm
2013.
- Các bài viết liên quan đến nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tội
phạm được đăng tải trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật , tạp chí Tòa án nhân
dân và các tạp chí có liên quan trong giai đoạn 2013 - 2018.
2.2. Các công trình nghiên cứu tội phạm về ma túy
5
Những luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả đã
nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn:
- Nguyễn Đình Hoàng Anh (2016), “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn quận hai bà trưng, thành
phố hà nội: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn Thạc
sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Lâm Thị Thanh (2016) “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Tuyên Quan, tỉnh Tuyên Quang: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Bùi Phương Tuấn (2017) “Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la”, Luận văn Thạc sỹ luật
học, Học viện Khoa học xã hội;
Tóm lại, những công trình khoa học đã nêu giữ vai trò là tài liệu tham
khảo nền tảng, có giá trị hướng dẫn lý luận và thực tế nghiên cứu cho việc
triển khai thực hiện đề tài luận văn với đề tài đã nêu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy trong giai đoạn
2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng có mục đích xác định
những cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa
tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng bằng cách làm rõ những
đặc điểm nhân thân người phạm tội, xác định và phân tích các yếu tố tác động
đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội loại này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ mà luận văn cần nghiên cứu để đạt được mục đích như đã
nêu:
Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật bao gồm: Thu thập và sàn lọc
6
các thông tin liên quan về tội phạm học, về pháp luật hình sự và những thôn
tin khác phù hợp với đề tài luận văn làm cơ sở để nhận thức được sự hiện hữu
của lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội; để xác định được
phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
cho phù hợp;
Hai là, nghiên cứu thực tế, bao gồm ba hoạt động sau:
- Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường
xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm
hình sự từ năm 2013 đến năm 2018 của Toàn án nhân dân thành phố Đà nẵng
về các tội phạm về ma túy;
- Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về các tội phạm về ma
túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến
năm 2018 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu thức Tội phạm học cần
thiết;
- Tìm, thu thập và nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm của cơ quan
Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố Đà nẵng.
Ba là, nghiên cứu sáng tạo, bao gồm:
- Khái quát hóa và xác định rõ những vấn đề lý luận tội phạm học về
nhân thân người phạm tội;
- Áp dụng lý luận đó vào nghiên cứu thực tế nhân thân, cũng như các
yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy ở
thành phố Đà nẵng;
- Kiến nghị hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về
ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ kết quả nghiên cứu nhân thân người
phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
7
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu làm tõ mối quan hệ giữa
các vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ mối quan hệ giữa nhân thân người
phạm tội về ma túy với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác trên địa
bàn thành phố Đà nẵng dựa trên các số liệu thống kê của các cơ quan pháp
luật của Thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 – 2018 và qua nghiên cứu 100
bản án với 172 bị cáo liên quan đến tội phạm về ma túy trên địa bàn thành
phố Đà nẵng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã nêu thể hiện ở việc làm rõ mối quan
hệ phụ thuộc giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy với các
hiện tượng, quá trình kinh tế-xã hội khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng, tức
là làm rõ quy luật của sự phạm tội về ma túy dựa trên các đặc điểm nhân thân
người phạm tội ở địa bàn nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Xét về mặt nội dung: Nội dung của đề tài nhân thân người phạm tội về
ma túy được nghiên cứu ở khía cạnh tội phạm học thuộc chuyên ngành tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể hơn, do tên đề tài quy định, nên đề
tài sẽ được thực hiện trong phạm vi lý luận tội phạm học về nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm, trong đó có lý luận về nhân thân người
phạm tội, áp dụng cho các tội phạm về ma túy;
- Xét về thời gian: đề tài sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 06
năm từ năm 2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng, bao gồm số
liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án đối với các tội phạm về ma
túy và 100 bản án hình sự sơ thẩm các tội phạm loại này;
- Xét về không gian: đề tài Luận văn được thực hiện trên phạm vi thành
phố Đà nẵng;
- Xét về tội danh: đề tài nghiên cứu các tội về ma túy theo quy định của
Bộ luật hình sự hiện hành, bao gồm các tội được quy định từ Điều 247 đến
8
Điều 259.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Mingrwh, các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng và các phương pháp
nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học khác phù hợp với nội dung của
luận văn.
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
khoa học xã hội nói chung và các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù
của chuyên ngành Tội phạm học, như: quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm,
phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu điều tra, phỏng vấn, khảo sát, tổng
kết kinh nghiệm từ đó có thể đưa ra những kết luận có tính lý luận và thực
tiễn và đề xuất các kiến nghị liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Ngoài ra người viết cũng
đã trực tiếp nghiên cứu một số bản án hình sự về tội phạm ma túy do Tòa án
nhân dân Thành phố Đà nẵng xét xử giai đoạn từ 2013 - 2018.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Luận văn có giá trị kiểm nghiệm lý luận tội phạm học về các
vấn đề cơ bản của nó, đặc biệt là tính thống nhất giữa các vấn đề như: Tình
hình tội phạm; Nguyên nhân và điều kiện của THTP; Nhân thân người phạm
tội; Phòng ngừa tội phạm.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trong phạm vi thành phố Đà nẵng. Đồng
thời, nó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh
viên trong các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi cả nước.
9
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm
tội về ma túy
Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 - 2018
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về
ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ khía cạnh nhân thân người phạm tội
10
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC
VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội trong tội phạm học
Có thể hiểu, con người dù thực hiện hành vi tội phạm đến đâu đi nữa thì
họ vẫn là con người của xã hội. Cho nên, khi đề cập đến nhân thân người
phạm tội là bao gồm các đặc điểm của nhân thân của con người và những đặc
điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội, chính những đặc điểm đặc
trưng này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của họ. “Đối tượng nghiên cứu
của tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải là con người nói
chung. Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
luật hình sự quy định là tội phạm” [49, tr. 41].
Bản chất cùa con người không phải là cái gì có sẵn, cái bất biến mà được
hình thành nên, được bộc lộ ra trong đời sống hiện thực của nó, bao gồm
nhiều mối quan hệ khác nhau ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Với bất kỳ hình
thái xã hội nào, thời đại nào xuất phát từ các mối quan hệ với nhau mà nhân
thân của con người được hình thành. Con người luôn luôn tồn tại những mối
quan giai cấp, quan hệ chính trị và nhiều các mối quan hệ khác. Và động lực
để thúc đẩy một con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì phải có sự
tác động của các điều kiện, hoàn cảnh và các tình huống cụ thể.
Tóm lại, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học,
tâm lí và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều
kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện
hành vi phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa rất lớn như: từ nhân
11
thân người phạm tội ta có những cái nhìn toàn diện hơn về vụ án từ đó giúp
góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp áp dụng các biện pháp trách nhiệm
hình sự phù hợp, đồng thời đề ra các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm
tội một cách hiệu quả, tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và
phòng ngừa tội phạm trong xã hội. Nhận ra tầm quan trọng đó, nên nhiều
ngành khoa học pháp lý như tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình
sự, khoa học điều tra hình sự,… đã lấy nhân thân người phạm tội là đối tượng
nghiên cứu của mình. Một số quan điểm về đặc điểm nhân thân người phạm
tội dưới góc độ khoa học pháp lý:
Theo GS. TSKH Lê Cảm: “Nhân thân người phạm tội theo Luật hính sự
là hệ thống các thuộc tính có ý nghĩa xã hội của người đã thực hiện tội phạm,
phản ánh khả năng cải tạo của người đó bằng các biện pháp và pháp lý hình
sự”
Theo GS, TS Kiều Đình Thụ: “ Nhân thân người phạm tội là tổng hợp
tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá
nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắng các vấn đề trách nhiệm hình sự” .
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người
có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy
định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về
mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh
hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [39, tr. 130].
Từ các quan điểm trên cho ta thấy các tác giả đã khẳng định, bản chất
của con người trong các quan hệ xã hội là đặc điểm nhân thân người phạm tội.
Nhân thân con người nói chung kết hợp dấu hiệu đặc trưng riêng của người
phạm tội là hai yếu tố hình thành nên nhân người phạm tội. Thực hiện hành vi
phạm tội và là chủ thể của tội phạm theo quy định trong Bộ luật hình sự là
dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội. Đặc điểm nhân thân là
12
những đặc điểm thuộc về người phạm tội được tích lũy hình thành trong suốt
quá trình sống và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ
tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, các đặc điểm xã hội của người
phạm tội cùng với những yếu tố thuận lợi cho hành vi phạm tội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành hành vi của người thực hiện phạm tội.
Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội với tư cách họ là chủ thể
thực hiện tội phạm và là người chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội.
Góc đặc điểm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu ở đây là xuất phát
từ nhu cầu xác định và đánh giá hành vi phạm tội, trách nhiệm hình sự và
quyết định biện pháp xử lí hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự.
Tâm lí học tư pháp và tâm thần học cũng coi việc nghiên cứu người phạm tội
là vấn đề trung tâm nhưng lại phục vụ cho mục đích xác định năng lực trách
nhiệm hình sự và xử lí những người phạm tội là người mắc các bệnh về tâm
lí, tậm thần.
Trong khi đó, tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân
người phạm tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm
không chỉ các nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân tử
phía xã hội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể
xác định được những đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội có tác động
làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực
hay rủi ro phạm tội. Các đặc điểm này có thể íấ những đặc điểm từ chính
người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lí tiêu cực
thuộc nhân cách hoặc ỉà các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác
động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội.
Tổng hợp những phân tích trên về nhân thân người phạm tội, dưới góc
độ Tội phạm học có thể rút ra định nghĩa nhân thân người phạm tội về ma túy
như sau:
13
Dưới góc độ tội phạm học, nhân thân người phạm tội về ma túy là tổng
thể những đặc điểm về các mặt của cá nhân người phạm tội, những đặc điểm
có giá trị nhận thức về hành trình dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội về
ma túy của người đó.
1.1.2. Ý nghĩa tội phạm học của nhân thân người phạm tội
Các ý nghĩa của luận văn trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội về Ma túy trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy, góp
phần làm cho quá trình định tội, định khung và quyết định hình phạt được
chính xác
Các cơ quan tiến hành tố tụng muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách
nhiệm hình sự của người phạm tội phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người
phạm tội ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý
nghĩa đối với việc định tội cũng như định khung hình phạt. Do vậy, pháp luật
về tố tụng hình sự đã quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập đầy
đủ các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong hồ sơ vụ án, nhân thân người
phạm tội cũng phải được ghi rõ trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan điều
tra, bản Cáo trạng của Viện kiểm sát và Bản án của Tòa án.
Việc định tội và định khung hình phạt trong việc xét xử các vụ án về tội
phạm ma túy cần phải chú ý các đặc điểm nhân thân của họ. Như động cơ và
mục đích thu lợi bất chính là yếu tố định tội của Tội mua bán, vận chuyển trái
phép chất ma túy, mục đích cất giữ ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của bản
thân là yếu tố định tội của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy… theo quy định
tại Chương XX của Bộ luật hình sự 2015; yếu tố “đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm” là tình tiết định tội đối với Tội trồng cây thuốc
phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247); đặc điểm “tái
phạm nguy hiểm” được quy định là yếu tố định khung một số đa số các tội
14
phạm về ma túy (điểm i, khoản 2 Điều 248; điểm n khoản 2 Điều 249, Điều
200; điểm p khoản 2 của Điều 250; điểm p khoản 2 Điều 251; điểm 0 khoản 2
Điều 252; điểm o khoản 2 Điều 253 của BLHS)
Để việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội về ma túy chính
xác, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra,
phải dựa trên cơ sở định tội và định khung chính xác.
Ta có thể thấy rõ, các nhà làm luật đã đưa nhân thân người phạm tội là
một trong những căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự (Khoảng
1, Điều 50 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án
căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự). Bên cạnh đó, các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng phụ thuộc vào nhân thân người phạm tội
(theo quy định tại Điều 51 và Điều 52BLHS). Đặc điểm về nhân thân người
phạm tội là một trong các nội dung mà tòa án trước khi xem xét quyết định
hình phạt cho người phạm tội phải được nghiên cứu một cách cụ thể, khách
quan.
Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ma túy sẽ
được làm sáng tỏ qua việc nghiên cứu nhân thân tội phạm về ma túy.
Về mặt chủ quan thì động cơ thúc đẩy việc thực hiện tội phạm về ma túy
là nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu lệch lạc của cá nhân; ý thức pháp luật kém,
thiếu tôn trọng pháp luật, cũng là yếu tố chủ quan dẫn đến thực hiện hành vi
phạm tội về ma túy. Mặt khách quan bên ngoài là những điều kiện cụ thể,
những yếu tố thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện tội phạm.
Sự động lẫn nhau giữa các nguyên nhân và điều kiện đến đạo đức, tâm lý
con người đã quyết định đến động cơ và sự quyết tâm thực hiện tội phạm về
ma túy. Con người vốn là thiện nhưng việc đi đến hành động phạm tội và trở
15
thành tội phạm là do các nguyên nhân, điều kiện tiêu cực bên ngoài tác động
đến. Những nguyên nhân, điều kiện tiêu cực từ môi trường tác động như thế
nào đến sự hình thành nhân thân xấu từ đó đi đến thực hiện hành vi phạm tội
về ma túy sẽ được làm rõ trong quá trình nghiên cứu nhân thân người phạm
tội về ma túy. Hay, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm về ma túy sẽ
được sáng tỏ khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy.
Thứ ba, Các phương pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy sẽ được cụ
thể hóa trong quá trình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy.
Đặc điểm của mỗi tầng lớp dân cư khác nhau cùng với những nguyên
nhân nhân và điều kiện hoàn cảnh tiêu cực cụ thể sẽ hình thành nên nhân thân
người phạm tội khác nhau. Do đó, Để đề ra được các biện pháp phòng ngừa
tình hình tội phạm một cách hiệu quả nhất thì chúng ta cần phải hiểu được đặc
điểm của từng nhóm người, các đặc điểm của từng loại tội phạm, các nguyên
nhân, điều kiện phát sinh ra tội phạm đó. Để đề ra được các biện pháp phòng
ngừa tình hình tội phạm về ma túy một cách hiệu quả thì ta cần phải đi nghiên
cứu nhân thân người phạm tội về ma túy.
Loại trừ các nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh tội
phạm về ma túy, các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân
thân xấu của của con người phạm tội về ma túy là nguyên tắc của phòng ngừa
tội phạm về ma túy. Để tìm ra các biện pháp phù hợp tác động loại bỏ dần các
đặc điểm nhân thân tiêu cực và đi đến hình thành các nhân thân tích cực làm
chuyển hóa người phạm tội thành người có ích cho xã hội thì việc nghiên cứu
làm rõ các đặc điểm nhân thân của mỗi người, đặc biệt là làm rõ các đặc điểm
nhân thân xấu là một yêu cầu quan trọng.
Thứ tư, Công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội về ma túy sẽ có hiệu
quả hơn nếu làm rõ được nhân thân người phạm tội về ma túy.
Giáo dục cải tạo người phạm tội sau quá trình chấp hành án có vai trò hết
16
sức quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm. Vì đây là những con
người vốn trong mình đã tồn tại những nhân thân xấu, nếu không được giáo
dục cải tạo tốt thì sau này nếu gặp các nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện phạm tội thì sẽ tiếp tục tái phạm. Để thực hiện giáo dục cải tạo
tốt thì việc xác định từng nhóm nhân thân người phạm tội, những nguyên
nhân và điều kiện hoàn cảnh cụ thể dẫn đến con người thực hiện hành vi
phạm tội để đề ra các biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp từ đó giúp họ có thể
tái hòa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm.
Để đưa ra các biện pháp cải tạo, giáo dục có hiệu quả đối với người
phạm tội về ma túy thì việc làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy là một
yêu cầu quan trọng. Vì qua việc hiểu được các đặc điểm nhân thân tiêu cực đó
sẽ có những biện pháp tác động cụ thể, phù hợp với từng loại nhân thân tưng
ứng để đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục cải tạo người phạm tội về
ma túy. Từ đặc điểm nhân thân riêng đó, ta có thể loại bỏ được các yếu tố tiêu
cực của người phạm tội mà khi tiếp xúc với các nguyên nhân, điều kiện tiêu
cực cụ thể từ bên ngoài thúc đầy họ thực hiện hành vi phạm tội về ma túy, có
thể định hướng được các nghề nghiệp phù hợp cho từng người phạm tội, trở
thành người bình thường có thể nuôi sống bản thân khi tái hòa nhập cộng
đồng.
Thứ năm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy còn còn
có ý nghĩa trong việc cung cấp những thông tin hữu ích cho các ngành khoa
học pháp lý khác: như khoa học luật Tố tụng hình sự, khoa học Điều tra hình
sự.
- Trong khoa học luật Tố tụng hình sự: Để đưa ra trình tự, thủ tục khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử; thi hành đối với người phạm tội về ma túy một
cách phù hợp, hiệu quả, đúng pháp luật thì việc xác định những thông tin về
nhân thân có liên quan đến người phạm tội là một yêu cầu không thể thiếu.
17
Các đặc trưng của nhân thân cần xác định như: nghề nghiệp, trình độ văn hóa,
độ tuổi, tiền án, tiền sự,…
- Trong Khoa học Điều tra hình sự: Để thu thập chứng cứ chứng minh
tội phạm trong quá trình điều tra, truy tố,xét xử vụ án một cách khách quan,
nhanh chóng thì thì việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy có
vai trò rất quan trọng, từ đó có thể đề ra các phương pháp, biện pháp, các hệ
thống các quan điểm, thủ thuật, phương pháp lập kế hoạch điều tra, tổ chức
điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ theo pháp luật đồng thời
bảo đảm hiệu quả cao nhất.
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong tội phạm học
Mỗi người phạm tội nói chung và phạm tội về ma túy nói riêng đều có
những đặc điểm nhân thân, dấu hiệu phạm tội riêng biệt. Mặc dù có những
hình thức biểu hiện, đóng vai trò khác nhau trong từng người phạm tội nhưng
chúng lại có mối quan hệ tương hỗ với nhau từ đó hình thành nên đặc trưng
riêng về nhân thân người phạm tội khác nhau. Với mục đích là tìm hiểu
những dấu hiệu, đặc điểm riêng về nhân của người phạm tội, các nguyên
nhân, điều kiện, các điều kiện cụ thể hình thành nên các đặc điểm của từng
nhân thân người phạm tội, từ đó tội phạm học tiến hành nghiên cứu nhân thân
người phạm tội. Có 03 nhóm đặc điểm;
1.2.1. Các đặc điểm tự nhiên
Sự hình thành thói quen, sở thích,… của từng người, từng nhóm người
đều ảnh hưởng từ các đặc điểm sinh học như: độ tuổi, giới tính,…
Trong quá trình sinh sống, làm việc,… cộng với sự tác động của các yếu
tố khách quan dẫn đến hình thành các đặc điểm kể trên. Tuy nhiên sự tác
động qua lại giữa các đặc điểm sinh học và các điều kiện tác động đến việc
hình thành nhân cách con người, với nhu cầu, lợi ích của người đó trong xã
hội sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm nhân thân của người đó và từ đó
18
sẽ tạo điều kiện cho chúng ta đề ra cá biện pháp quản lý, giáo dục, cải tạo
người phạm tội về Ma túy.
1.2.1.1. Đặc điểm lứa tuổi
Nhân cách của con người thay đổi theo từng độ tuổi nhất định. Tương
tự, độ tuổi thay đổi thì nhân cách trong đặc điểm nhân thân của người phạm
tội cũng thay đổi theo. Để xác định đặc điểm xử sự trái pháp luật, trái với xã
hội cần xác định độ tuổi của từng người phạm tội. Điều đó cũng cần thiết cho
việc kế hoạch hóa và tác động trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma túy.
Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta
thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn
phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện
khách quan và chủ quan sẽ nãy sinh các đặc điểm nhân thân khác nhau.
Nhóm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: đây là nhóm tuổi còn hạn
chế về nhiều mặt như: hành vi, thiếu kinh nghiệm sống và rất dế bị các yếu tố
khách quan tác động, nhất là các yếu tố mang tính tiêu cực.
Nhóm người từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi: là độ tuổi có mức độ chín muồi
của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất
người lớn của bản thân mình.
Nhóm người từ 30 tuổi đến 45 tuổi: đây là nhóm tuổi đã trưởng thành
về mọi mặt từ thể chất cho đến tinh thần, đại đa số là ổn định về gia đình,
công việc, ít phụ thuộc kinh tế vào gia đình.
Nhóm người có độ tuổi từ sau 45 tuổi: là độ tuổi mà con người đã có
thành tựu về công danh sự nghiệp, gia đình con cái ổn định, con người bắt đầu
hưởng thụ cuộc sống an nhàn nên họ thường khó bị tác động bởi môi trường
xung quanh.
Để đề ra các biện pháp, phương thức đấu tranh phòng, chống tội phạm
19
một cách hiệu quả ở từng nhóm độ tuổi khác nhau thì việc xác định những
yếu tố thuộc về tâm siinh lý tương ứng với từng độ tuổi, qua đó nhận thấy ở
mỗi nhóm độ tuổi khác nhau sẽ có những suy nghĩ, hành động, cách xử sự
khác nhau, từ đó hình thành nên những phương thức, thủ đoạn hoạt động
phạm tội khác nhau theo từng nhóm tuổi.
1.2.1.2. Đặc điểm giới tính
Tính chất, mức độ phạm tội theo giới sẽ được làm rõ khi xác định được
giới của người thực hiện hành vi phạm tội. Xác định giới tính người phạm tội
cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới. Theo
số liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới
phạm tội ít hơn nam giới. Nguyên nhân trên là do về bản chất về tính cách của
nam giới và nữ giới đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Đó là,
việc nam giới ít có tính kiềm chế, dễ nổi nóng, bốc đồng hơn nữ giới. Hơn
nữa, nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài hơn nữ
giới, từ đó hình thành nên các dấu hiệu nhân thân tiêu cực. Qua đó, cho thấy,
cần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói
riêng cần chú ý đến nam giới hơn nữ giới.
1.2.1.3. Đặc điểm về dân tộc
Việc hình thành nhân thân người phạm tội cũng phụ thuộc vào đặc điểm
dân tộc. Việc xác định đặc điểm dân tộc cho ta cái nhìn khái quát hơn việc tác
động của đặc điểm dân tộc trong việc thực hiện hành vi phạm tội về Ma túy,
mặc dù thực hiện hành vi phạm tội về ma túy thì người Kinh vẫn chiếm đại đa
số.
1.2.2. Các đặc điểm xã hội
1.2.2.1. Đặc điểm về trình độ văn hóa - học vấn
Trình độ học vấn và văn hóa của những người thực hiện tội phạm thấp
hơn trình độ học vấn và văn hóa của những công dân cùng lứa tuổi đó có
20
những hành vi được tán đồng về mặt xã hội. Trong số những người phạm tội
số lượng những người có trình độ đại học và trung học chiếm tỉ lệ rất thấp
(39, tr 144).
Hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau sẽ ảnh hưởng đến trình độ học
vấn khác nhau. Trình độ học vấn khác nhau thì khả năng ứng xử khác nhau
trong cac vấn đề xã hội của mỗi con người. Ở mỗi trình độ học vấn khác nhau
thì mức độ kiểm soát hành vi cũng như đưa ra các hành vi của mình trong
cuộc sống cũng khác nhau. Cũng như vậy, người phạm tội có trình độ học vấn
cao thì thực hiện hành vi phạm tội cũng khác so với người phạm tội có trình
độ học vấn thấp. Nhưng, tùy vào từng loại tội phạm mà đòi hỏi trình độ học
vấn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ; tội phạm công nghệ cao,
tội phạm về tham nhũng không thể có trình độ học vấn thấp. Về tội phạm ma
túy, người phạm tội ở bất kỳ trình độ học vấn nào vẫn có thể thực hiện hành
vi phạm tội. Tuy nhiên, từ thực tiến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
về ma túy đều cho thấy hầu hết các tội phạm về ma túy đều có trình độ thấp.
Dựa vào đặc điểm trình độ học vấn, người phạm tội về ma túy được chia
thành các nhóm: Nhóm thứ nhất: là nhóm người không biết chữ và người có
trình độ tiểu học, nhóm thứ hai: là nhóm người có trình độ trung học cơ sở,
nhóm thứ ba: là nhóm người có trình độ trung học phổ thông, nhóm thứ tư là
nhóm người có trình độ trung cấp, cao đẳng, cuối cùng là nhóm người có trình
độ đại học trở lên.
1.2.2.2. Đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp
Nghề nghiệp nào thì dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội liên phạm
liên quan đến nghề nghiệp đó. Ví dụ: nhóm tội phạm về môi trường liên quan
đến những người làm trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, trong tội phạm về ma túy
thì hầu hết tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều có thể thực hiện được. Theo
số liệu thống kê thì hầu hết các tội phạm về ma túy đều có địa vị xã hội thấp,
21
nghề nghiệp không ổn định.
Ở bất kỳ hình thái xã hội nào, con người sẽ khó kiếm được một công
việc thu nhập cao, mang tính ổn định, mà chỉ là công việc chân tay ít thu
nhập nếu trình độ anh không có, hoặc thấp. Đối với những người có trình độ
học vấn thấp họ sẽ rơi vào tình huống lười lao động, muốn kiếm tiền nhiều,
nhanh nhưng lại không có đủ trình độ, và khi đó họ bắt đầu tìm mọi cách để
kiếm tiền một cách nhanh nhất mà không cần phải lao động. Từ yếu tố tâm lý
tiêu cực đó cộng với sự tác động của các yếu tố môi trường tiêu cực, các điều
kiện cụ thể thuận lợi cho hành vi phạm tội dẫn đến những người đó có nguy
cơ cao thực hiện hành vi phạm tội nói chúng và hành vi phạm tội về ma túy
nói riêng.
Phân chia nhóm người phạm tội về Ma túy dựa vào nghề nghiệp: không
nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, nghề nghiệp ổn định
Phân chia nhóm người phạm tội về Ma túy theo địa vị xã hội: người có
địa vị xã hội cao và người có địa vị xã hội thấp.
1.2.2.3.Đặc điểm hoàn cảnh gia đình
Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người luôn có sự tác động
rất lớn từ môi trường gia đình. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên, tác động
thường xuyên đến mỗi người; là yếu tố đặt nền móng cho sự hình thành phát
triển nhân cách.Vì thế, xã hội phát triển như thế nào tùy thuộc vào gia đình đó
như thế nào. Xã hội có phát triển được hay không tùy thuộc vào gia đình
trong xã hội như thế nào.Nếu gia đình không phát triển, không sản sinh ra
thành viên thì xã hội cũng không phát triển được. Môi trường gia đình của
tình hình tội phạm là một phần trong môi trường xã hội của tình hình tội
phạm rộng lớn nhưng trong giới hạn của luận văn tác giả chỉ lựa chọn những
vấn đề mang tính abo trùm nhất để đánh giá các yếu tố tiêu cực tác động đến
nhân thân người phạm tội về ma túy.
22
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy ở khía cạnh đặc điểm
hoàn cảnh gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người phạm tội.
- Trước hết là quan hệ gia đình: chính là những thông tin xác định tình
trạng hôn nhân của người phạm tội như đã kết hôn hay chưa, sống hạnh phúc
hay ly hôn…, là những thông tin về những thành viên khác trong gia đình như
cha, mẹ, anh chị em, con… Qua thực tiễn, cũng như các công trình nghiên
cứu, thì những người phạm tội thường sống trong gia đình không an toàn,
không lành mạnh, không đầy đủ, thiếu khuyết, thiếu thốn tình cảm thì có thể
tác động đến nhân cách lệch lạc của cá nhân người thực hiện hành vi phạm
tội: cha mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, nuông chiều hoặc quá hà khắt
với con cái, không gương mẫu cho con cái hoặc có thành viên phạm tội,…
- Đối với hoàn cảnh kinh tế gia đình:
Gia đình càng khó khăn về kinh tế thì càng dễ bị tác động để dẫn đến
hành vi phạm tội. Trong hoàn cảnh này dễ làm con người chán nản, bế tắc
trong cuộc sống, từ đó dễ nãy sinh yếu tố tâm lý tiêu cực là muốn kiếm tiền
nhanh chóng mà không cần dùng nhiều sức lao động. Từ việc hình thành yếu
tố nhân thân tiêu cực đó kết hợp với các điều kiện thuận lợi để thực hiện hành
vi phạm tội thì con người tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có
hành vi phạm tội về ma túy, mà đây là hành vi phạm tội đem lại lợi nhuận lớn
nhất và ít tốn công sức nhất.
1.2.2.4.Đặc điểm về nơi cư trú
Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống.Nơi
cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký
thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cứ
trú ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân thân trong mỗi người.
Nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều
người sống bê tha, nhiều người phạm pháp, không có địa chỉ rõ ràng, nay đây
23
mai đó,… thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ cao lôi kéo, tác
động những con người không bản lĩnh, không vững vàng, sa ngã vào con
đường phạm tội.
Trong nghiên cứu tội phạm học,nhân cách của mỗi người được hình
thành và phát triển đều chịu sự tác động từ nơi mình sinh ra, cư trú. Qua
nghiên cứu, thì hiện nay ở các thành phố lớn người phạm tội vẫn chiếm tỉ lệ
cao hơn so với nông nông. Trong đó, tập trung ở một số địa bàn như: khu nhà
trọ, các địa bàn giáp ranh, nơi có kinh tế khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt.
1.2.2.5. Đặc điểm về dân tộc và tín ngưỡng
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải
thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” .
Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng
nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng”. Như vậy, ở nghĩa
từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người.
Việc hình thành nhân thân người phạm tội cũng phụ thuộc vào đặc điểm
tính ngưỡng. Xét về mặt tín ngưỡng, tốn giáo thì người phạm tội về ma túy
chia làm 02 nhóm sau:
- Nhóm không có tôn giáo
- Nhóm có tôn giáo (như Đạo hồi, Tin lành…).
1.2.2.6. Đối với đặc điểm vê quốc tịch; chia làm 03 nhóm:
- Nhóm người Việt Nam, đây là nhóm người chiếm đa số
- Nhóm người nước ngoài
- Nhóm người không quốc tịch thực hiện hành vi phạm tội về ma túy.
1.2.2.7. Các đặc điểm về lối sống
- Đặc điểm về đạo đức, tâm lý của người phạm tội về ma túy
Đây là nhóm có vai trò hình thành nhân thân tiêu cực bên trong người
phạm tội về ma túy từ đó kết hợp với môi trường tiêu cực bên ngoài hình
24
thành nên hành vi phạm tội về ma túy. Các đặc điểm đó: quan điểm, thái độ
sống, quá trình nhận thức chấp hành các tiêu chuẩn xã hội, pháp luật, các nhu
cầu, lợi ích cá nhân mang tính tiêu cực hay tích cực, động cơ, mục đích của
việc thực hiện hành vi,…
- Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức xã hội, pháp
luật
Đối với quan điểm về nhận thức pháp luật của người phạm tội về ma túy,
thường thì họ có hiểu biết rất ít về pháp luật, bên cạnh đó còn có thái độ coi
thường, bất chấp và thách thức pháp luật. Ngoài ra, đa số người phạm tội về
ma túy đều lười lao động và muốn có tiền nhanh và dễ dàng để hưởng thụ các
nhu cầu cá nhân không lành mạnh nên đã bất chấp pháp luật và kiếm tiền
bằng cách thực hiện hành vi phạm tội nói chung và thực hiện hành vi phạm
tội về Ma túy nói riêng (nhất là những người phạm tội mua bán, vận chuyển
ma túy số lượng lớn…). Một số đối tượng cho rằng mình có thể qua mặt được
pháp luật, qua mặt được các cơ quan chức năng do nghĩ rằng việc mình thực
hiện hành vi phạm tội rất bí mật và không bao giờ bị phát hiện.
- Đặc điểm về nhu cầu, sở thích, thói quen
Nhu cầu hưởng thụ, sở thích, thói quen là đặc điểm chung của con người
trong xã hội, tuy nhiên đặc điểm chung về nhu cầu, sở thích của người phạm
tội về Ma túy là không lành mạnh, đi ngược lại lới nhu cầu, lợi ích của xã hội.
Từ các nhu cầu, lợi ích không lành mạnh đã hình thành nên động cơ,
mục đích phạm tội và kết hợp với các yếu tố thuận lợi khách quan bên ngoài
họ đã thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích.
Các đặc điểm pháp lý hình sự và tội phạm học của hành vi phạm tội
Các đặc điểm pháp lý hình sự trong nhân thân người phạm tội vè ma túy
bao gồm:
- Phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
25
Người tiền án, tiền sự khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ chịu trách nhiệm
hình sự cao hơn người thực hiện lần đầu. Lý do, người có tiền án, tiền sự có
kinh nghiệm thực hiện hành vi phạm tội và khả năng đối phó với cơ quan
chức năng cao hơn nhiều so với người phạm tội lần đầu nên tính chất, mức độ
nguy hiểm của xã hội của người có tiền án, tiền sự cao hơn nhiều sơ với người
thực hiện lần đầu.
Sự coi thường pháp luật, thách thức, bất chấp pháp luật, cố ý xâm phạm
vào quyền, lợi ích hợp pháp của các tập thể, cá nhân và các cơ quan nhà nước
là đặc điểm của những người có tiền án, tiền sự. Việc nhận thức đúng đăng
mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì việc nghiên
cứu các đặc điểm của người có tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
là một trong những yếu tố đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách
hiệu quả. Đặc điểm tái phạm nguy hiểm là yếu tố định khung một số tội về ma
túy đã được quy định trong Bộ luật hình sự (điểm b, khoản 2 Điều 192; điểm
k khoản 2 Điều 193, Điều 200; điểm p khoản 2 của Điều 194; điểm g khoản
2 Điều 195, Điều 196; điểm h khoản 2 Điều 197; điểm đ khoản 2 Điều 198
của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Nay là điểm c, khoản 2 Điều
247; điểm i khoản 2 Điều 248, Điều 253; điểm o khoản 2 Điều 249, Điều
252; điểm p khoản 2 của Điều 250; điểm q khoản 2 Điều 251; điểm h khoản 2
Điều 254, Điều 255; điểm đ khoản 2 Điều 256; điểm k khoản 2 Điều 257,
Điều 258; điểm c khoản 2 Điều 259 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017).
- Tính chất, mức độ lỗi:
Dấu hiệu lỗi là yếu tố bắt buộc trong pháp lý hình sự, là yếu tố quan
trọng nhất trong xác định tính chất của hành vi phạm tội gây ra có nguy hiểm
cho xã hội hay không. Trong BLHS đã chia lỗi của hành vi ra thành hai loại,
là lỗi do cố ý (gồm lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp) và
26
lỗi do vô ý (gồm lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả). Mức độ lỗi và loại
lỗi để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội là yếu tố để cơ quan
tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt một cách phù hợp đối với người phạm tội.
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
Khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phải
dựa vào khách thể mà tội phạm xâm hại, phương thức, thủ đoạn, công cụ và
phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, mục đích của tội phạm. Mặt khác,
phải xác định chính xác các yếu tố khác như giá trị của thiệt hại, hình thức lỗi,
động cơ, mục đích của người phạm tội để làm căn cứ xác định hình phạt
tương xứng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội.
Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội là cơ sở
để phân chia tội phạm. Qua đó, tội phạm được chia thành 04 loại: tội phạm ít
nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
- Cơ cấu theo công cụ, phương thức, thủ đoạn, các bước phạm tội
Phương thức thực hiện tội phạm là sự tổng hợp các cách thức, thủ đoạn
hoạt động của người phạm tội trong chuẩn bị, thực hiện và che dấu hành vi
phạm tội.
Phương thức thực hiện tội phạm chỉ ra sự tổng hợp trong cách thức tiến
hành tội phạm. Sự tổng hợp này bao gồm cả con người, mục đích, tập hợp
hành vi của đối tượng. Thủ đoạn thực hiện tội phạm là tập hợp các biểu hiện
cụ thể của phương thức thực hiện tội phạm.
Tội phạm về ma túy được thực hiện qua 03 bước: chuẩn bị phạm tội,
thực hiện phạm tội, chê giấu hành vi phạm tội
Đa số các bị cáo phạm tội đều có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội
với mục dích là chống trả lại cơ quan chức năng khi bị phát hiện và bị bắt.
Công cụ, phương tiện thực hiện phạm tội chủ yếu là sử dụng dao, kiếm để
27
chống lại cơ quan chức năng.
Đối tượng phạm tội về ma túy sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để
thực hiện hành vi phạm tội về ma túy nhưng chủ yếu vẫn là xe gắn máy, ma
túy được cất giấu trên phương tiện hoặc cất giấu trong người, đặc biệt là vùng
kín.
Các số liệu, báo cáo trên cho thấy, tình hình tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy ở huyện Mộc Châu diễn biến phức tạp; phương thức thủ đoạn
phạm tội tinh vi, xảo quyệt, có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm.
- Hình thức phạm tội: đơn lẻ, đồng phạm.
Qua nghiên cứu về hình thức tội phạm, bao gồm loại là tội phạm đơn lẻ
và đồng phạm.
Đối với tội phạm đơn lẻ: Là hình thức phạm tội chỉ do một cá nhân thực
hiện hành vi phạm tội và không có người giúp sức. Đây là loại tội phạm xảy
ra nhiều trên thực tế.
Đối với trường hợp đồng phạm: Là hình thức tội phạm do hai người trở
lên cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
do đồng phạm gây ra cao hơn so với tội phạm đơn lẻ, do trước khi thực hiện
hành vi phạm tội thì có sự bàn bàn, tính toán giưa các thành viên trong đồng
phạm.
- Chế tài áp dụng:
Chế tài là mức hình phạt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi
phạm tội, do đó, với mỗi người phạm tội khác nhau, thì các chế tài được áp
dụng khác nhau. Mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội về ma túy phải
căn cứ vào loại ma túy, trọng lượng, nhân thân người phạm tội. Ngoài việc thể
hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối với hành vi phạm tội thì việc áp dụng
chế tài còn giáo dục, cải tạo người vi phạm, răn đe, phòng ngừa xã hội.
- Động cơ, mục đích phạm tội
28
Khi thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào, thì người phạm tội đều
phải có động cơ và mục đích phạm tội. Vì các nhu cầu và sở thích cá nhân,
người phạm tội đã có động cơ thực hiện tội phạm. Vì động cơ, nên người
phạm tội hướng tới mục đích đạt được chính là mục tiêu được đặt ra, từ đó
nảy sinh ý chí của người phạm tội, hướng ý chí đó đến việc thực hiện tội
phạm.
Đối với những người nếu có động cơ phạm tội rõ ràng, mục đích
phạm tội quyết liệt thì thường tạo nên những vụ phạm tội vô cùng nguy hiểm,
với hậu quả của tội phạm rất nghiêm trọng, tác động lớn tới con người, xã hội.
Do đó, nghiên cứu về động cơ, mục đích phạm tội chính là tìm nguyên nhân
thực hiện hành vi, đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội để tìm ra biện pháp loại trừ động cơ, ngăn cản mục đích,
hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả mà người phạm tội về ma túy có thể gây
ra cho xã hội.
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân
người phạm tội
Tích cực và tiêu cực là hai xu hướng trong sự hình thành và phát triển
của nhân thân con người trong bất kỳ xã hội nào. Các yếu tố tích cực thì sẽ tác
động đến việc hình thành nhân thân tốt và ngược lại yếu tố tiêu cực sẽ tác
động việc hình thành nhân tiêu cực.
Nhân thân tiêu cực cộng với các tình huống, hoàn cảnh, điều kiện thuận
lợi để thực hiện hành vi phạm tội sẽ dẫn đến phát sinh hành vi phạm tội.
1.3.1. Những yếu tố tác động trong quá trình tương tác nhập tâm
1.3.1.1. Môi trường gia đình
Gia đình là tế bào xã hội, đây là môi trường đầu tiên hình thành và phát
triển nhân cách của con người. Nhân cách lệch lạc, không đúng chuẩn mực
của xã hội sẽ hình thành trong con người nếu họ sống trong gia đình thiếu
29
lành mạnh, không an toàn, trong đó có tội phạm về ma túy. Khi gặp những
điều kiện thuận lợi thì sẽ phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy
nói riêng. Các biểu hiện trong gia đình tiêu cực gồm:
Thứ nhất, do gia đình có người thân sử dụng, mua bán ma túy trái pháp
luật dẫn đến nảy sinh những ý nghĩ sai lệch, xem việc sử dụng, mua bán ma
túy là một việc thường thấy và việc kiếm tiền trái đạo đức, trái pháp luật trở
thành nhu cầu của họ.
Thứ hai, do gia đình thiếu khuyết (như không đầy đủ cha mẹ, hoặc cha
mẹ ly hôn). Nhân cách của con người, nhất là người trẻ, thanh thiếu niên sẽ bị
tác động rất lớn từ việc gia đình không đầy đủ, thiếu khuyết. Từ việc thiếu
khuyết các thành viên trong gia đình sẽ thiếu đi sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ
nên dễ phát sinh những suy nghĩ lệch lạc, các thoái quen, hành vi không phù
hợp chuẩn mực xã hội.
Thứ ba, do gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình thường xuyên
xảy ra.
Môi trường này sẽ làm cho đứa trẻ sinh ra thường có xu hướng bạo lực,
không tôn trọng người khác, không tôn trọng pháp luật, xem thường quyền,
lợi ích chính đáng của người khác.
Thứ tư, sự thờ ơ, không quan tâm giáo dục con cái từ phía gia đình.
Việc thờ ơ, không quan tâm đến thành viên trong gia đình nhất là người
chưa thành niên không chỉ xảy ra trong những gia đình có kinh tế khó khăn
mà còn có ở những gia đình có kinh tế đầy đủ. Do đó, việc thiếu quan tâm,
chăm sóc, giáo dục từ ba mẹ dẫn đến việc hình thành nhân cách không đầy đủ
của con cái.
Thứ năm, do xu hướng quá nuông chiều con cái của đa số các bậc phụ
huynh hiện nay dẫn đến con cái có xu hướng muốn gì được nấy, chỉ muốn
được thỏa mãn nhu cầu cá nhân, ăn chơi sa đọa của bản thân mà không quan
30
tâm đến các giá trị đạo đức xã hội
Thứ sáu, Gia đình có khó khăn về kinh tế:Những người xuất thân từ
những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình chính sách, gia đình sinh con thứ
ba không đủ điều kiện nuôi dạy con ăn học, chăm sóc, giáo dục con cái; kéo
theo đó, nếu công việc của những người này không đủ đảm bảo cuộc sống gia
đình. Từ việc khó khăn về kinh tế sẽ nãy sinh việc kiếm tiền bằng mọi cách kể
cả hành vi phạm tội. Nhân thân tiêu cực sẽ hình thành khi họ túng quẫn và khi
gặp các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm phạm họ sẽ tiến
hành thực hiện, trong đó có hành vi phạm tội về ma túy.
1.3.1.2. Môi trường giáo dục
Sau gia đình thì môi trường giáo dục và nhà trường được xem là nơi thứ
hai để hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó, nhân thân tích
cực của con người có được phát triển một cách tích cực làm cho người đó có
ích cho xã hội thì nhà trường phải phát huy được vai trò thiên liêng và cao
quý của mình trong việc giáo dục con người. Và ngược lại, nếu nhà trường
không thực hiện tốt chức năng của mình, trong nhà trường còn có các yếu tố
tiêu cực thì sẽ góp phần phát triển nhân thân xấu của con người và khi gặp
điều kiện thuận lợi con người sẽ thực hiện hành vi phạm tội.
Các đặc điểm tiêu cực xuất phát từ Nhà trường như sau:
Một là, nhà trường chỉ chú tâm về giáo dục kiến thức mà không giáo dục
ý thức, đạo đức, pháp luật và kỹ năng cho học sinh, sinh viên dẫn đến đại đa
số đều thiếu thốn các kỹ năng sống, ý thức cá nhân và ý thức pháp luật không
cao, nhận thức sai lệch, không rõ ràng, coi thường đạo đức, coi thường pháp
luật.
Hai là, Sự quản lý lỏng lẻo, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
không đảm bảo, không đúng lúc thì không thể điều chỉnh được học sinh vi họ
có những nhận thức lệch lạc.
31
Ba là, Sự gia tăng của bạo lực học đường, sự phân biệt đối xữ trong giáo
dục, thiếu gương mẫu và lối sống thực dụng, không lành mạnh của một số
giáo viên đã ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh.
Khi không được quan tâm, quản lý và dạy dỗ đúng mức, bị các đối tượng
xấu rủ rê, các em có thể sử dụng trái phép chất ma túy, dẫn đến nghiện ngập,
và con đường từ nghiện hút đến thực hiện hành vi phạm tội mua bán là rất gần
nhau.
1.3.1.3. Môi trường bạn bè
Nhân cách của mỗi người còn chịu sự tác động của môi trường bạn bè.
Khi gần với những bạn tốt, tích cực thì sẽ hình thành trong con người nhân
thân tốt và ngược lại chơi với những bạn xấu thì dễ hình thành nhân thân xấu.
1.3.1.4. Môi trường kinh tế, xã hội
Kinh tế hội nhập với quốc tế là tạo điều kiện để con người và xã hội phát
triển, làm giàu chính đáng, nhưng mặt trái của nó là con xuất hiện lối sống
hưởng thụ, muốn có tiền nhiều, nhanh để tiêu xài mà không cần lao động
chính đáng, sự phân biệt giàu nghèo nên dẫn đến nãy sinh các hành vi lệch
lạc, thiếu chuẩn mực xã hội. Con người bất chấp mọi thứ để có tiền kể cả vi
phạm pháp luật, nhất là việc thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy vừa
nhanh có tiền vừa ít tốn sức lao động.
1.3.1.5. Môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức
Môi trường văn hóa, xã hội tác động rất lớn đến việc hình thành nhân
cách con người. Nếu môi trường văn hóa, tư tưởng thay đổi xuống cấp thì sẽ
hình thành trong con người tư tưởng tiêu cực, không lành mạnh. Khi môi
trường xuất hiện các tiêu cực, các tệ nạn mà con người không có bản lĩnh thì
dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội.
1.3.2. Những yếu tố tác động trong quá trình tương tác xuất tâm
Sự tác động giữa các yếu tố tiêu cực, không lành mạnh từ môi trường
32
sống và các yếu tố tiêu cực của con người sẽ làm xuất hiện nhân thân tiêu cực
của con người. Do đó, muốn không làm xuất hiện nhân thân xấu của con
người thì việc loại trừ các yếu tố tiêu cực từ môi trường sống và các yếu tố
tiêu cực từ cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là biện pháp phòng
ngừa tội phạm căn bản nhất để bỏ những nguyên nhân hình thành tội phạm.
- Sai lệch về ý thức, thái độ: Nghiên cứu các tài liệu [36, tr169], [39,
tr172] cho thấy: Có một số yếu tố cơ bản trong môi trường xã hội thường tác
động mạnh hơn cả đến nội tâm, định hướng từ bên trong và chuyển hóa ra bên
ngoài bằng những thái độ, hành xử của người phạm tội, không hòa đồng tính
cách cá nhân mình với các quy tắc, quy định của xã hội. Khi xữ lý các phản
ứng tự nhiên của mình họ thường rất lúng túng. Đây là trường hợp những
người phạm tội tự ti về địa vị xã hội, bị phân biệt, đối xữ nên thường có
những phản ứng lệch lạc với chuẩn mực xã hội, sai lệch pháp luật để có được
địa vị xã hội và các nhu cầu khác mà mình mong muốn để người khác chú ý
đến mình và xóa bỏ đi thái độ tự ti, mặc cảm. Từ đó, quyết tâm thực hiện
hành vi phạm tội bằng mọi giá để đạt được các nhu cầu, lợi ích của mình kể
cả thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có việc thực hiện hành vi phạm tội về
ma túy.
- Sai lệch về sở thích cá nhân: Trong cuộc sống hằng ngày bất kỳ ai cũng
có nhu cầu, sở thích cá nhân. Tuy nhiên, có một số người lại có những nhu
cầu, sở thích không chính đáng, vượt quá khả năng của cá nhân cộng với sự
ham muốn thỏa mãn nhu cầu của mình nên dẫn đến thực hiện hành vi phạm
tội. Đối với người nghiện ma túy, là những đối tượng không nghề nghiệp lại
lười lao động nhưng lại muốn có thuốc để hút, chích nên sẵn sàng thực hiện
các hành vi phạm tội về ma túy hoặc các hành vi phạm tội khác để thỏa mãn
cơn nghiện và có ma túy hàng ngày để sử dụng.
- Ngoài ra, Người phạm tội ma túy đa số là có trình độ học vấn thấp nên
33
việc nhận thức pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc nhận thức về mức độ, tính
chất nguy hiểm của hành vi mình gây ra hoàn toàn không có, đồng thời họ
luôn có tâm lý coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật.
Kết luận chương 1
Trong Chương 1, tác giả chyên sâu phân tích, làm rõ những vấn đề lý
luận tội phạm học mà đề tài cần áp dụng và có thể bổ sung hoàn thiện, cụ thể
gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, nhân thân người phạm tội ma túy trong phạm vi tội phạm học
là thuật ngữ được tội phạm học thu hút từ khoa học Luật hình sự, nên nội
dung của nó bao trùm hơn, gồm, một mặt là các đặc điểm cá nhân của chủ thể
hành vi phạm tội mà Luật hình sự quan tâm và mặt khác là các đặc điểm cũng
của chủ thể ấy, những đặc điểm có giá trị cho nhận thức về hành trình dẫn tới
việc phạm tội của chủ thể hành vi tội phạm về ma túy;
Thứ hai, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy thuộc
phạm vi nghiên cứu nền tảng của tội phạm học, vì nó tạo ra nhiều giá trị: một
là, nó đặt ra được yêu cầu cụ thể đối với việc NC tình hình tội phạm về ma
túy, cái vốn hàm chứa một cơ cấu lớn là cơ cấu về các đặc điểm nhân thân
người phạm tội về ma túy; hai là tìm ra được những căn cứ thực tế và cơ bản
cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy,
cái đến lượt nó lại là cơ sở khách quan (điểm tựa) cho việc thiết lập các biện
pháp phòng ngừa cơ bản, tức là những biện pháp đẩy lùi tội phạm về ma túy
(theo tư tưởng của Đảng cầm quyền; ba là, kết quả nghiên cứu tội phạm học
về nhân thân người phạm tội về ma túy giúp cho các khoa học nói chung và
khoa học pháp lý hình sự nói riêng, có cơ sở thực tế để thực hiện tốt hơn mục
đích của mình;
34
Thứ ba, dưới góc độ tội phạm học, việc phân loại các đặc điểm về nhân
thân người phạm tội về ma túy cũng có nhiều cách khác nhau. Trong luận văn
này, cách phân loại dựa trên cơ sở tư duy triết học- quyết định luận, chia
thành 03 nhóm chính: nhóm đặc điểm tự nhiên; nhóm đặc điểm xã hội; nhóm
đặc điểm pháp lý hình sự của bản thân hành vi phạm tội về ma túy trên địa
bàn nghiên cứu;
Thứ tư, các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người
phạm tội về ma túy cần được nghiên cứu theo mô hình lý luận về cơ chế hành
vi phạm tội mà tội phạm học nước ta đã nêu ra và đã được áp dụng ở nhiều
địa phương, theo đó việc tìm kiếm và xác định các yếu tố này phải được thực
hiện ở cả hai giai đoạn (quá trình) nhập tâm và xuất tâm với các yếu tố khách
quan và chủ quan cụ thể.
Những vấn đề lý luận được làm sáng tỏ trong Chương 1 sẽ là cơ sở để
tìm hiểu và làm rõ các đặc điểm nhân thân và nguyên nhân hình thành các đặc
điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố
Đà nẵng ở Chương 2 của luận văn.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2018
2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018
2.1.1. Nhận thức thông qua mức độ của tình hình tội phạm về ma túy
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018
Bảng 2.1: Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung và tội
phạm về ma túy đã xét xử tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Năm
Tình hình tội phạm
Trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Tình hình tội phạm
ma túy trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng
Tỷ lệ (%)
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo
2013 226 692 99 148 43.8 21.4
2014 320 714 117 170 36.7 23.8
2015 408 781 115 166 28.2 21.3
2016 513 810 145 196 28.3 24.2
2017 619 901 165 231 26.7 25.6
2018 713 1230 196 215 27.5 17.5
Tổng 1.893 5128 837 1126 44,2 21,9
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm về
ma túy là số lượng các vụ phạm tội về ma túy đã thực hiện và số người phạm
tội về ma túy ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2013 - 2018.
Nghiên cứu, đánh giá mức độ tình hình tội phạm là cơ sở đầu tiên để nhận
thức tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Giai đoạn từ năm 2013 - 2018 tổng số vụ án hình sự mà Tòa án Tòa án
36
Thành phố Đà Nẵng đã đưa ra xét xử là 2.799 vụ trên 5.128 bị cáo, trong đó,
tội phạm về ma túy có 837 vụ (chiếm 46,6% tổng số vụ án hình sự) với 911 bị
cáo (chiếm 24,6% tổng số bị cáo phạm tội).
Trong giai đoạn từ 2013 – 2018 các vụ án liên quán đến tội phạm ma túy
trên địa bàn Thành phố Đà nẵng tăng không đều qua từng năm. Từ số liệu trên
cho thấy, tỉ lệ phạm tội về ma túy rất lớn, chiếm tỉ lệ cao trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng đồng thời cũng cho thấy tội phạm về ma túy có xu hướng tăng
lên trong những năm tới.
2.1.2. Nhận thức thông qua diễn biến của tình hình tội phạm về ma
túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018
Bảng 2.2: Diễn biến của tình hình phạm tội về ma túy tại địa bàn
Thành phố Đà Nẵng được làm rõ bằng phương pháp so sánh liên kế, so
sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc.
Stt Năm
Tình hình tội phạm Tình hình tội phạm về ma túy
Số vụ
Phần
trăm
tương
ứng với
định
gốc
Số bị
cáo
Phần
trăm
tương
ứng với
định
gốc
Số vụ
Phần
trăm
tương
ứng với
định
gốc
Số bị
cáo
Phần
trăm
tương
ứng với
định
gốc
1 2013 226 100% 692 100% 99 100% 148 100%
2 2014 320 141,6% 714 103,2% 117 118, 2 170 114,7
3 2015 408 180,5% 781 112,9% 115 116,2 166 112,2
4 2016 513 226,9% 810 117,1% 145 146,5 196 132,4
5 2017 619 273,9% 901 130,2% 165 166,7 231 156,1
6 2018 713 315,5% 1230 177,8% 196 197,9 215 262,2
37
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, Trong giai đoạn 2013 - 2018, có sự tăng
theo qua các năm về số vụ án hình sự cũng như số bị cáo trên địa bàn Thành
phố tổng số vụ án. Nếu như Bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 quy định 100% là tổng số
1.421 vụ án đã xét xử của năm 2013, thì đến năm 2014 giảm còn 80,8%, đến
năm 2016 tiếp tục giảm còn 70,6% và đến năm 2017 giảm còn 76,1%. Trong
khi đó, riêng về án ma túy, nếu quy định tổng số 148 vụ án đã xét xử trong
năm 2013 là 100% thì năm 2014 số lượng vụ án ma túy đã xét xử là 170 vụ,
tăng 114,86%, đến năm 2018 tăng 169,6%.
Như vậy, giai đoạn từ 2013 đến 2018, có sự gia tăng về số vụ án và số bị
can phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Điều này cho thấy
của tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng theo
từng năm
2.1.3. Nhận thức thông qua cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018
Để có thể nhận thức một cách toàn diện tình hình tội phạm về ma túy
thực hiện ở Thành phố Đà Nẵng, tác giả đã thực hiện việc phân tích, tổng hợp
các đặc điểm nhân thân người phạm tội dựa trên thông tin từ 100 bản án với
172 bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng từ năm 2013 –
2018, từ đó để đánh giá thực trạng nhân thân người phạm tội về ma túy ở
Thành phố Đà nẵng.
2.1.3.1. Cơ cấu theo đặc điểm tự nhiên của người phạm tội (độ tuổi, giới
tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng, nơi cư trú)
- Về đặc điểm độ tuổi:
38
Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân thân người phạm tội về
ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018
Tổng số
bị cáo
Độ tuổi Giới tính
Dưới
18 tuổi
Từ 18
đến
30 tuổi
Từ 30
đến
50 tuổi
Từ 50 tuổi
trở lên
Nam Nữ
172 0 149 18 3 152 20
Tỷ lệ
100% 0 86,6 10,5 1,7 88,4 11,6
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng
dưới 18 tuổi
từ 18 tuổi đến 30 tuổi
từ 30 tuổi đến 50 tuổi
Trến 50 tuổi
Qua nghiên cứu các vụ án phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng cho thấy cơ cấu phạm tội về ma túy theo độ tuổi được thể hiện như sau:
- Nhóm tuổi từ 18 tuổi - 30 tuổi: tỉ lệ phạm tội về ma túy tại nhóm này
chiến 86,6%
- Nhóm tuổi từ 30 tuổi – 50 tuổi: tỉ lệ phạm tội nhóm này chiếm 10,5%
- Nhóm tuổi trên 50 tuổi; chiếm tỉ lệ 1,7%
Sở dĩ có sự khác nhau về tỉ lệ phạm tội giữa các độ tuổi là do nhận thức
cũng như sự chín chăn của từng lứa tuổi về hành vi của mình.
39
Căn cứ vào số liệu đã được phân tích, thống kê chúng ta có thể thấy việc
đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng cần tập trung chú ý vào nhóm người có độ tuổi từ 18 tuổi đến 30
tuổi.
- Về đặc điểm giới tính:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu về giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng
Nam
nữ
Để tìm hiểu về cơ cấu giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu 100 vụ án hình sự
với 172 bị cáo. Qua đó, cho thấy tỉ lệ phạm tội như sau: 152 bị cáo là nam
chiếm tỷ lệ 88,4% và có 20 bị cáo là nữ chiếm tỷ lệ 11,6%. Điều này cho
thấy, về cơ cấu giới tính trong phạm tội về ma túy thì chủ yếu là nam giới,
điều này phù hợp với đặc điểm giới tính chung vì hành vi của nam giới
thường không tuân theo chuẩn mực xã hội, còn nữ thì ngược lại.
Do đó, nam giới là đối tượng cần tập trung chủ yếu khi đề ra các biện
pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bạn Thành phố Đà
nẵng.
- Về đặc điểm nơi cư trú:
40
Bảng 2.4: Thống kê nơi cư trú, hộ khẩu thường trú của các bị cáo phạm
tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự
Số bị cáo
Trong địa bàn Thành
phố Đà Nẵng
Trong địa
bàn Tp. Đà
Nẵng
Ở tỉnh/Tp
khác
Không có
nơi ở ổn
định
Có Hộ khẩu thường
trú và tạm trú
Tổng số
61 109 3 2172
Tỷ lệ % 34,55 63,37 1,74 1,16
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về cư trú, hộ khẩu thường trú của bị cáo phạm tội
về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Bị cáo ngoài địa bàn nhưng cư trú
trên địa bàn Thành phố Đà nẵng
Bị cáo thường trú và tạm trú trên
địa bàn Thành phố Đà nẵng
Bị cáo ở tỉnh/ thành phố khác
Bị cáo không nơi cư trú
Dựa vào bảng thống kê số 2.4 ta có thể thấý:
- Số lượng bị cáo là người ngoài địa bàn Thành phố Đà Nẵng, nhưng lại
cư trú trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có số lượng lớn nhất, là 109 bị cáo,
chiếm tỉ lệ 63,37%.
- Số lượng bị cáo có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn Thành
phố Đà nẵng: 61 người, chiếm tỷ lệ 34,55%.
- Số người ở tỉnh/ thành phố khác: có 3 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,74%.
- Không nơi ở ổn định: 02 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,16%.
Từ trên cho ta thấy, người địa phương và những người thuộc địa bàn
41
Thành phố Đà Nẵng chiếm tỉ lệ cao trong tổng số bị cáo phạm tội về ma túy.
Người tỉnh khác và người không nơi cư trú chiếm tỉ lệ thấp.
- Về đặc điểm quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng
Về quốc tịch: tất cả 172 bị cáo đều có Quốc tịch Việt Nam.
Về dân tộc: Bị cao người phạm tội về ma túy chủ yếu là người Kinh (có
161 bị cáo, chiếm tỷ lệ 93,6%), 11 bị cáo người dân tộc khác (chiếm tỷ lệ 6, 4%).
Xét về tôn giáo: Phần lớn người phạm tội về ma túy đều không theo bất
cứ tôn giáo nào có 158 bị cáo, chiếm tỷ lệ 91,8%, số người theo tôn giáo
phạm tội về ma túy rất ít. Cụ thể: Phật giáo: có 4 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,3%; có
6 bị cáo theo Thiên Chúa giáo có 06 bị cáo, chiếm tỷ lệ 3,4%; loại hình tôn
giáo khác: 4 bị cáo, chiếm tỉ lệ 2,3%.
Đặc điểm chung của người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng là người Việt Nam, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
2.1.3.2. Cơ cấu theo đặc điểm xã hội của người phạm tội (học vấn, nghề
nghiệp, địa vị xã hội, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân, nghiện ngập,
sinh hoạt xã hội, …)
- Cơ cấu về trình độ học vấn:
Bảng 2.5. Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về ma
túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự
Tổng số
Số vụ đã
xét xử
Số bị
cáo
Trình độ học vấn
Không
biết chữ
Tiểu học
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Trung
cấp, cao
đẳng,
đại học
100 172 2 49 56 63 2
Tỷ lệ (%) 100 100 1,16 28,5 32,6 36,6 1,16
42
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về trình độ học vấn của bị cáo phạm tội về ma túy
tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng
không biết chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
Tác giả đã khảo sát 100 bản án với 172 bị cáo phạm tội về ma túy cho
thấy trình độ học vấn thấp là đặc điểm chung của loại tội phạm này. Cụ thể:
trình độ học vấn cấp tiểu học và trung học cơ sở có 109 bị cáo, chiếm tỷ lệ
61,1%; có 2 bị cáo là người không biết chữ chiếm tỷ lệ 1,16%. Do hạn chế về
trình độ học vấn nên không thể kiếm được công việc ổn định và lương cao,
đồng thời trình độ nhận thức về pháp luật thấp, cách thức ứng xử xã hội kém,
họ chính là những đối tượng rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào thực hiện
các hành vi phạm tội, nhất là thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy.
Ở nhiều trường hợp bị cáo không biết chữ hoặc trình độ học vấn quá
thấp nên đã thực hiện hành vi phạm tội một cách bất chấp, không ý thức được
hậu quả. Ví dụ tại bản án số 22/2013/HSST được Tòa án Đà Nẵng xét xử
ngày 24/8/2013 thì bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn phạm tội “Tàng trữ trái phép
chất ma túy”. Bị cáo Sơn là người không biết chữ, nghiện ma túy từng được
đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc trong thời gian 24 tháng về hành vi sử dụng
trái phép chất ma túy, bị cáo có 3 tiền án và lần phạm tội này bị cáo bị Tòa án
tuyên xử 08 năm tù. Bản án số78/2014/HSST ngày 05/8/2014, bị cáo Võ
Trần Tuấn Anh bị xét xử về hành vi mua bán trái phép chất ma túy mới học
hết lớp 1, cũng là người nghiện ma túy đã từng bị Tòa án tuyên xử 07 năm 05
tháng tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Hay trong bản án số
43
99/2014/HSST ngày 08/9/2014 bị cáo Hà Thị Mỹ Dung là nữ, mới học hết
lớp 1, nhưng có đến 01 tiền án, lại tiếp tục phạm tội tàn trữ trái phép chất ma
túy nên bị Tòa án xét xử theo tình tiết định khung tăng nặng là tái phạm nguy
hiểm, bị tuyên mức án 07 năm tù. Còn rất nhiều các bị cáo khác, có học vấn
rất thấp (lớp 1, lớp 2…) đã thực hiện hành vi phạm tội và bị tòa án tuyên xử
với mức án rất cao.
Thêm vào đó, trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức kém về mức độ
hành vi mà mình gây ra cho xã hội, học vấn thấp nên hiểu biết pháp luật ít nên
bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi, trong quá trình thực hiện phạm tội thì
mức độ liều lĩnh cao. Mặc dù trình độ học vấn của tội phạm về ma túy thấp
nhưng vẫn có một số trường hợp có trình độ học vấn cao, có sự hiểu biết về
pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội, bất chấp pháp luật để phạm
tội. Điển hình như bản án số Bản án số 132/2013/HSST ngày 04/12/2013 do bị
cáo Võ Hoàng Minh thực hiện hành vi mua bán trái pháp chất ma túy bị cáo đã
học xong lớp 12 và đã có 01 tiền án về tội cướp giật tài sản, với 02 tình tiết tăng
nặng là phạm tội nhiều lần và tái phạm nguy hiểm nên bị cáo bị tuyên 8 năm tù;
hay bị cáo Lê Văn Hoàng có trình độ Cao đẳng tại bán án số 25/2017/HSST
ngày 22/03/2017, đã cùng đồng phạm thực hiện hành vi Mua bán trái phép chất
ma túy với số lượng lớn nên bị Tòa án tuyên xử 08 năm 06 tháng tù.
- Cơ cấu theo nghề nghiệp, thành phần xã hội:
Bảng 2.6: Thống kê về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về ma túy
tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Tổng
Số bị cáo
Nghề nghiệp
Không có
nghề nghiệp
Nghề nghiệp
không ổn định
Nghề nghiệp
ổn định
172 121 47 4
Tỷ lệ % 100 70,3 27,3 2,3
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền GiangLuận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện của tội giết người tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đLuận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con ngườiNhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
 
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAYLuận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
Luận văn: Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh An Giang, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Củ Chi, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Củ Chi, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Củ Chi, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Củ Chi, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
 
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 

Similar to Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng

Similar to Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng (20)

Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạmLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạcLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long AnLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền GiangLuận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Tình hình tội phạm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồ...
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng BomLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Trảng Bom
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đLuận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
 
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền GiangNguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCMLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đTội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn tội phạm học: Phòng ngừa tình hình tội phạm
Luận văn tội phạm học: Phòng ngừa tình hình tội phạmLuận văn tội phạm học: Phòng ngừa tình hình tội phạm
Luận văn tội phạm học: Phòng ngừa tình hình tội phạm
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TP Đà Nẵng

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH TÀI NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH TÀI NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số : 8 38 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Lê Đình Tài
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY................................................. 10 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội .............................. 10 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong tội phạm học............ 17 1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội..................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2018................................................................................................................. 35 2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 ..................................... 35 2.2. Thực tiễn các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 dến 2018........ 52 2.3. Thực tiễn các loại nhân thân người phạm tội về ma túy.......................... 58 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .................................................................................................... 61 3.1. Dự báo tình hình nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng .................................................................................................... 61 3.2. Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy từ khía cạnh nhân thân người phạm tội............................................................... 64 KẾT LUẬN.................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THTP : Tình hình tội phạm BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự TTHS : Tố tụng hình sự TPMT : Tội phạm ma túy CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  • 6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy đã xét xử tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 35 2.2 Diễn biến của tình hình phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng được làm rõ bằng phương pháp so sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc 36 2.3 Cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 - 2018 38 2.4 Thống kê nơi cư trú, hộ khẩu thường trú của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự 40 2.5 Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự 41 2.6 Thống kê về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 43 2.7 Cơ cấu về tiền án, tiền sự của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 47
  • 7. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng 38 2.2 Cơ cấu về giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng 39 2.3 Cơ cấu về cư trú, hộ khẩu thường trú của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 40 2.4 Cơ cấu về trình độ học vấn của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 42 2.5 Cơ cấu về việc làm của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng 44
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Trung Trung Bộ, Việt Nam, có phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông như: Nằm trên trục giao thông về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của cả nước, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên, các nước Đông nam Á và các nước tiểu vùng sông Mê Kông. Đà Nẵng vừa có địa hình thành phố, đồng bằng, duyên hải, vừa có đồi núi; có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2 , được chia làm 8 quận huyện với dân số gần 1,1 triệu người, trong đó người kinh chiếm 99,4%, các dân tộc khác là 0,6% (chủ yếu là dân tộc Hoa, Cơ tu,…); có mật độ dân số 828 người/km2 , dân số thành thị chiếm 87,62%; người từ 15 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 53,35 % trong tổng dân số; có tỷ lệ người theo Đạo là 0,2% ? (Đà nẵng có 15 tổ chức tôn giáo đang hoạt động với gần 200.000 tín đồ, 185 cơ sở thờ tự, 1000 chức sắc, hơn 10.000 chức việc.). Trong những năm qua, Đà Nẵng có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất nước (tỉ lệ 8% - 9%); có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp mới được hình thành với số vốn đầu tư nước ngoài lớn, thu hút lao động từ các tỉnh khác về đây làm việc; đời sống nhân dân ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người là 2.980USD; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 1,96% tổng dân số; tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm 3,97%. Đời sống tinh thần của người dân luôn được chính quyền quan tâm và ngày càng được nâng cao. Đến nay, toàn thành phố đã đạt 99,62% số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ 100%. Bên cạnh những mặt tích cực, thành phố Đà nẵng cũng có những mặt
  • 9. 2 tiêu cực, trong đó phải nói đến tình hình tội phạm (THTP), đặc biệt là THTP về ma túy. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Thành phố Đà nẵng thì trong giai đoạn 2013 – 2018, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn biến rất phức tạp, số vụ, số đối tượng liên quan tăng theo từng năm. Tính chất từng vụ việc ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2013 có 148 đối tượng trên 99 vụ; năm 2014 có 170 đối tượng trên 117 vụ; năm 2015 có 166 đối tượng trên 115 vụ; năm 2016 có 196 đối tượng trên 145 vụ; năm 2017 có 231 đối tượng trên 165 vụ; năm 2018 có 251 đối tượng trên 196 vụ. Dù mức độ đó là không quá cao, nhưng các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này so với THTP về ma túy trên phạm vi cả nước là chưa cao nhưng nó đang diễn ra theo xu hướng tăng, gây bức xúc và lo lắng trong xã hội. Trước tình hình đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp đồng bộ với các ban ngành, địa phương đẩy manh công tác phòng, chống ma túy và thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy cua Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26-3-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”. Sự vào cuộc của các ban ngành cùng với nhân dân đấu tranh với tội phạm về ma túy rất tích cực, song tình hình tội phạm vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. Thực tế này đặt ra nhu cầu tìm kiếm giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh với THTP về ma túy trên địa bàn thành phố, nơi đang có 12.253 người nghiệm ma túy (tính đến tháng 6/2018). Xét về mặt lý luận, trong đấu tranh với tội phạm, xu hướng phòng ngừa tội phạm vẫn được xem là xu hướng hứa hẹn hiệu quả hơn và nhân đạo hơn. Đặc biệt, việc phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay đã có lý luận dẫn dắt, tức là đã hiện hữu một khoa học về phòng ngừa tội phạm. Đó chính là Tội phạm học. Theo đó, phòng ngừa tội
  • 10. 3 phạm chỉ có thể đạt hiệu quả của nó khi đã làm rõ được hiện trạng của THTP, hiện trạng công tác phòng ngừa tội phạm, cũng như xác định được nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tiêu cực này. Thực tế nghiên cứu tội phạm học ở nước ta những năm qua cho thấy, trong số những vấn đề cơ bản vừa nêu, vấn đề nguyên nhân, điều kiện của THTP đang là thách thức lớn, cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tế nghiên cứu, tức là đang đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu mà hạt nhân của nó cũng đã được xác định là vấn đề nhân thân người phạm tội. Nói cách khác, với tính cách là cái phản ánh tập trung nhất, cụ thể nhất về kết quả của sự tương tác giữa những đặc điểm của môi trường sống với con người (chủ thể hành vi) và là khái niệm bao trùm, tức là gồm cả “những dấu hiệu, đặc điểm không thuộc dấu hiệu pháp lý của khái niệm chủ thể tội phạm”, vấn đề nhân thân người phạm tội trong tội phạm học phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa vì mục đích phòng ngừa tội phạm. Theo ý tưởng như vậy, đề tài “Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã được lựa chọn để nghiên cứu với mong muốn góp phần tạo sự bình yên hơn cho thành phố quê hương, đồng thời góp phần hiện thực hóa lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội vào nghiên cứu thực tế tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng, đáp ứng mục đích hoàn thiện hệ thống phòng ngừa loại tội phạm này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với nhận thức rằng, để có thể thực hiện được đề tài đang nói ở đây, luận văn không chỉ tham khảo những công trình khoa học đã được công bố về các tội liên quan đến ma túy mà còn phải áp dụng được lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản của khoa học này, trong đó có vấn đề nhân thân người phạm tội. Những công trình khoa học đã được tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài:
  • 11. 4 2.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận chung của tội phạm học Các công trình khoa học loại này đã được nghiên cứu gồm: - Bộ Luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 và sửa đổi, bổ sung năm 2017 - “Tội phạm học Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, năm 2000; - Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. Công an nhân dân, H. 2003, tái bản năm 2013; - “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” - Sách chuyên khảo của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb. Công an nhân dân, năm 2001. - Giáo trình Tội phạm học Việt Nam do GS.TS. Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn, Nxb. Công an nhân dân, năm 2013. - Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2004…2010; - Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb. Công an nhân dân, 2002, 2013; - “Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam” của TS. Phạm Văn Tỉnh, Nxb. Công an nhân dân, 2007; - Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb. CAND, 2010; - “Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam” của Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an ấn hành năm 2013. - Các bài viết liên quan đến nhân thân người phạm tội, phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật , tạp chí Tòa án nhân dân và các tạp chí có liên quan trong giai đoạn 2013 - 2018. 2.2. Các công trình nghiên cứu tội phạm về ma túy
  • 12. 5 Những luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học mà tác giả đã nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn: - Nguyễn Đình Hoàng Anh (2016), “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Lâm Thị Thanh (2016) “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quan, tỉnh Tuyên Quang: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; - Bùi Phương Tuấn (2017) “Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc châu, tỉnh Sơn la”, Luận văn Thạc sỹ luật học, Học viện Khoa học xã hội; Tóm lại, những công trình khoa học đã nêu giữ vai trò là tài liệu tham khảo nền tảng, có giá trị hướng dẫn lý luận và thực tế nghiên cứu cho việc triển khai thực hiện đề tài luận văn với đề tài đã nêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy trong giai đoạn 2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng có mục đích xác định những cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng bằng cách làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội, xác định và phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội loại này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ mà luận văn cần nghiên cứu để đạt được mục đích như đã nêu: Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật bao gồm: Thu thập và sàn lọc
  • 13. 6 các thông tin liên quan về tội phạm học, về pháp luật hình sự và những thôn tin khác phù hợp với đề tài luận văn làm cơ sở để nhận thức được sự hiện hữu của lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội; để xác định được phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp; Hai là, nghiên cứu thực tế, bao gồm ba hoạt động sau: - Tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên của một số cơ quan tư pháp, đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2013 đến năm 2018 của Toàn án nhân dân thành phố Đà nẵng về các tội phạm về ma túy; - Tìm, thu thập các bản án xét xử sơ thẩm hình sự về các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2018 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu thức Tội phạm học cần thiết; - Tìm, thu thập và nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm của cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân thành phố Đà nẵng. Ba là, nghiên cứu sáng tạo, bao gồm: - Khái quát hóa và xác định rõ những vấn đề lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội; - Áp dụng lý luận đó vào nghiên cứu thực tế nhân thân, cũng như các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy ở thành phố Đà nẵng; - Kiến nghị hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ kết quả nghiên cứu nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 14. 7 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu làm tõ mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội về ma túy với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng dựa trên các số liệu thống kê của các cơ quan pháp luật của Thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 – 2018 và qua nghiên cứu 100 bản án với 172 bị cáo liên quan đến tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã nêu thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy với các hiện tượng, quá trình kinh tế-xã hội khác trên địa bàn thành phố Đà nẵng, tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội về ma túy dựa trên các đặc điểm nhân thân người phạm tội ở địa bàn nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Xét về mặt nội dung: Nội dung của đề tài nhân thân người phạm tội về ma túy được nghiên cứu ở khía cạnh tội phạm học thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể hơn, do tên đề tài quy định, nên đề tài sẽ được thực hiện trong phạm vi lý luận tội phạm học về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, trong đó có lý luận về nhân thân người phạm tội, áp dụng cho các tội phạm về ma túy; - Xét về thời gian: đề tài sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 06 năm từ năm 2013 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà nẵng, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án đối với các tội phạm về ma túy và 100 bản án hình sự sơ thẩm các tội phạm loại này; - Xét về không gian: đề tài Luận văn được thực hiện trên phạm vi thành phố Đà nẵng; - Xét về tội danh: đề tài nghiên cứu các tội về ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, bao gồm các tội được quy định từ Điều 247 đến
  • 15. 8 Điều 259. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Mingrwh, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng và các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học khác phù hợp với nội dung của luận văn. Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của chuyên ngành Tội phạm học, như: quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu điều tra, phỏng vấn, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm từ đó có thể đưa ra những kết luận có tính lý luận và thực tiễn và đề xuất các kiến nghị liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng. Ngoài ra người viết cũng đã trực tiếp nghiên cứu một số bản án hình sự về tội phạm ma túy do Tòa án nhân dân Thành phố Đà nẵng xét xử giai đoạn từ 2013 - 2018. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Luận văn có giá trị kiểm nghiệm lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản của nó, đặc biệt là tính thống nhất giữa các vấn đề như: Tình hình tội phạm; Nguyên nhân và điều kiện của THTP; Nhân thân người phạm tội; Phòng ngừa tội phạm. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trong phạm vi thành phố Đà nẵng. Đồng thời, nó cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi cả nước.
  • 16. 9 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận tội phạm học về nhân thân người phạm tội về ma túy Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng giai đoạn 2013 - 2018 Chương 3: Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà nẵng từ khía cạnh nhân thân người phạm tội
  • 17. 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TỘI PHẠM HỌC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội trong tội phạm học Có thể hiểu, con người dù thực hiện hành vi tội phạm đến đâu đi nữa thì họ vẫn là con người của xã hội. Cho nên, khi đề cập đến nhân thân người phạm tội là bao gồm các đặc điểm của nhân thân của con người và những đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội, chính những đặc điểm đặc trưng này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của họ. “Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải là con người nói chung. Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm” [49, tr. 41]. Bản chất cùa con người không phải là cái gì có sẵn, cái bất biến mà được hình thành nên, được bộc lộ ra trong đời sống hiện thực của nó, bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Với bất kỳ hình thái xã hội nào, thời đại nào xuất phát từ các mối quan hệ với nhau mà nhân thân của con người được hình thành. Con người luôn luôn tồn tại những mối quan giai cấp, quan hệ chính trị và nhiều các mối quan hệ khác. Và động lực để thúc đẩy một con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì phải có sự tác động của các điều kiện, hoàn cảnh và các tình huống cụ thể. Tóm lại, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa rất lớn như: từ nhân
  • 18. 11 thân người phạm tội ta có những cái nhìn toàn diện hơn về vụ án từ đó giúp góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp, đồng thời đề ra các biện pháp cải tạo, giáo dục người phạm tội một cách hiệu quả, tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong xã hội. Nhận ra tầm quan trọng đó, nên nhiều ngành khoa học pháp lý như tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, khoa học điều tra hình sự,… đã lấy nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của mình. Một số quan điểm về đặc điểm nhân thân người phạm tội dưới góc độ khoa học pháp lý: Theo GS. TSKH Lê Cảm: “Nhân thân người phạm tội theo Luật hính sự là hệ thống các thuộc tính có ý nghĩa xã hội của người đã thực hiện tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo của người đó bằng các biện pháp và pháp lý hình sự” Theo GS, TS Kiều Đình Thụ: “ Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắng các vấn đề trách nhiệm hình sự” . Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [39, tr. 130]. Từ các quan điểm trên cho ta thấy các tác giả đã khẳng định, bản chất của con người trong các quan hệ xã hội là đặc điểm nhân thân người phạm tội. Nhân thân con người nói chung kết hợp dấu hiệu đặc trưng riêng của người phạm tội là hai yếu tố hình thành nên nhân người phạm tội. Thực hiện hành vi phạm tội và là chủ thể của tội phạm theo quy định trong Bộ luật hình sự là dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội. Đặc điểm nhân thân là
  • 19. 12 những đặc điểm thuộc về người phạm tội được tích lũy hình thành trong suốt quá trình sống và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, các đặc điểm xã hội của người phạm tội cùng với những yếu tố thuận lợi cho hành vi phạm tội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hành vi của người thực hiện phạm tội. Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội với tư cách họ là chủ thể thực hiện tội phạm và là người chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội. Góc đặc điểm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu ở đây là xuất phát từ nhu cầu xác định và đánh giá hành vi phạm tội, trách nhiệm hình sự và quyết định biện pháp xử lí hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự. Tâm lí học tư pháp và tâm thần học cũng coi việc nghiên cứu người phạm tội là vấn đề trung tâm nhưng lại phục vụ cho mục đích xác định năng lực trách nhiệm hình sự và xử lí những người phạm tội là người mắc các bệnh về tâm lí, tậm thần. Trong khi đó, tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân người phạm tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm không chỉ các nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân tử phía xã hội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực hay rủi ro phạm tội. Các đặc điểm này có thể íấ những đặc điểm từ chính người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lí tiêu cực thuộc nhân cách hoặc ỉà các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội. Tổng hợp những phân tích trên về nhân thân người phạm tội, dưới góc độ Tội phạm học có thể rút ra định nghĩa nhân thân người phạm tội về ma túy như sau:
  • 20. 13 Dưới góc độ tội phạm học, nhân thân người phạm tội về ma túy là tổng thể những đặc điểm về các mặt của cá nhân người phạm tội, những đặc điểm có giá trị nhận thức về hành trình dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội về ma túy của người đó. 1.1.2. Ý nghĩa tội phạm học của nhân thân người phạm tội Các ý nghĩa của luận văn trong việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về Ma túy trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy, góp phần làm cho quá trình định tội, định khung và quyết định hình phạt được chính xác Các cơ quan tiến hành tố tụng muốn giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải nghiên cứu đầy đủ về nhân thân người phạm tội ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như định khung hình phạt. Do vậy, pháp luật về tố tụng hình sự đã quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập đầy đủ các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong hồ sơ vụ án, nhân thân người phạm tội cũng phải được ghi rõ trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, bản Cáo trạng của Viện kiểm sát và Bản án của Tòa án. Việc định tội và định khung hình phạt trong việc xét xử các vụ án về tội phạm ma túy cần phải chú ý các đặc điểm nhân thân của họ. Như động cơ và mục đích thu lợi bất chính là yếu tố định tội của Tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, mục đích cất giữ ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của bản thân là yếu tố định tội của tội Tàng trữ trái phép chất ma túy… theo quy định tại Chương XX của Bộ luật hình sự 2015; yếu tố “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là tình tiết định tội đối với Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247); đặc điểm “tái phạm nguy hiểm” được quy định là yếu tố định khung một số đa số các tội
  • 21. 14 phạm về ma túy (điểm i, khoản 2 Điều 248; điểm n khoản 2 Điều 249, Điều 200; điểm p khoản 2 của Điều 250; điểm p khoản 2 Điều 251; điểm 0 khoản 2 Điều 252; điểm o khoản 2 Điều 253 của BLHS) Để việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội về ma túy chính xác, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra, phải dựa trên cơ sở định tội và định khung chính xác. Ta có thể thấy rõ, các nhà làm luật đã đưa nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự (Khoảng 1, Điều 50 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự). Bên cạnh đó, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng phụ thuộc vào nhân thân người phạm tội (theo quy định tại Điều 51 và Điều 52BLHS). Đặc điểm về nhân thân người phạm tội là một trong các nội dung mà tòa án trước khi xem xét quyết định hình phạt cho người phạm tội phải được nghiên cứu một cách cụ thể, khách quan. Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ma túy sẽ được làm sáng tỏ qua việc nghiên cứu nhân thân tội phạm về ma túy. Về mặt chủ quan thì động cơ thúc đẩy việc thực hiện tội phạm về ma túy là nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu lệch lạc của cá nhân; ý thức pháp luật kém, thiếu tôn trọng pháp luật, cũng là yếu tố chủ quan dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. Mặt khách quan bên ngoài là những điều kiện cụ thể, những yếu tố thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Sự động lẫn nhau giữa các nguyên nhân và điều kiện đến đạo đức, tâm lý con người đã quyết định đến động cơ và sự quyết tâm thực hiện tội phạm về ma túy. Con người vốn là thiện nhưng việc đi đến hành động phạm tội và trở
  • 22. 15 thành tội phạm là do các nguyên nhân, điều kiện tiêu cực bên ngoài tác động đến. Những nguyên nhân, điều kiện tiêu cực từ môi trường tác động như thế nào đến sự hình thành nhân thân xấu từ đó đi đến thực hiện hành vi phạm tội về ma túy sẽ được làm rõ trong quá trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy. Hay, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm về ma túy sẽ được sáng tỏ khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy. Thứ ba, Các phương pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy sẽ được cụ thể hóa trong quá trình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy. Đặc điểm của mỗi tầng lớp dân cư khác nhau cùng với những nguyên nhân nhân và điều kiện hoàn cảnh tiêu cực cụ thể sẽ hình thành nên nhân thân người phạm tội khác nhau. Do đó, Để đề ra được các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm một cách hiệu quả nhất thì chúng ta cần phải hiểu được đặc điểm của từng nhóm người, các đặc điểm của từng loại tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra tội phạm đó. Để đề ra được các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy một cách hiệu quả thì ta cần phải đi nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy. Loại trừ các nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh tội phạm về ma túy, các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân xấu của của con người phạm tội về ma túy là nguyên tắc của phòng ngừa tội phạm về ma túy. Để tìm ra các biện pháp phù hợp tác động loại bỏ dần các đặc điểm nhân thân tiêu cực và đi đến hình thành các nhân thân tích cực làm chuyển hóa người phạm tội thành người có ích cho xã hội thì việc nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân của mỗi người, đặc biệt là làm rõ các đặc điểm nhân thân xấu là một yêu cầu quan trọng. Thứ tư, Công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội về ma túy sẽ có hiệu quả hơn nếu làm rõ được nhân thân người phạm tội về ma túy. Giáo dục cải tạo người phạm tội sau quá trình chấp hành án có vai trò hết
  • 23. 16 sức quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm. Vì đây là những con người vốn trong mình đã tồn tại những nhân thân xấu, nếu không được giáo dục cải tạo tốt thì sau này nếu gặp các nguyên nhân, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội thì sẽ tiếp tục tái phạm. Để thực hiện giáo dục cải tạo tốt thì việc xác định từng nhóm nhân thân người phạm tội, những nguyên nhân và điều kiện hoàn cảnh cụ thể dẫn đến con người thực hiện hành vi phạm tội để đề ra các biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp từ đó giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm. Để đưa ra các biện pháp cải tạo, giáo dục có hiệu quả đối với người phạm tội về ma túy thì việc làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy là một yêu cầu quan trọng. Vì qua việc hiểu được các đặc điểm nhân thân tiêu cực đó sẽ có những biện pháp tác động cụ thể, phù hợp với từng loại nhân thân tưng ứng để đạt được hiệu quả cao nhất trong giáo dục cải tạo người phạm tội về ma túy. Từ đặc điểm nhân thân riêng đó, ta có thể loại bỏ được các yếu tố tiêu cực của người phạm tội mà khi tiếp xúc với các nguyên nhân, điều kiện tiêu cực cụ thể từ bên ngoài thúc đầy họ thực hiện hành vi phạm tội về ma túy, có thể định hướng được các nghề nghiệp phù hợp cho từng người phạm tội, trở thành người bình thường có thể nuôi sống bản thân khi tái hòa nhập cộng đồng. Thứ năm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy còn còn có ý nghĩa trong việc cung cấp những thông tin hữu ích cho các ngành khoa học pháp lý khác: như khoa học luật Tố tụng hình sự, khoa học Điều tra hình sự. - Trong khoa học luật Tố tụng hình sự: Để đưa ra trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; thi hành đối với người phạm tội về ma túy một cách phù hợp, hiệu quả, đúng pháp luật thì việc xác định những thông tin về nhân thân có liên quan đến người phạm tội là một yêu cầu không thể thiếu.
  • 24. 17 Các đặc trưng của nhân thân cần xác định như: nghề nghiệp, trình độ văn hóa, độ tuổi, tiền án, tiền sự,… - Trong Khoa học Điều tra hình sự: Để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong quá trình điều tra, truy tố,xét xử vụ án một cách khách quan, nhanh chóng thì thì việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy có vai trò rất quan trọng, từ đó có thể đề ra các phương pháp, biện pháp, các hệ thống các quan điểm, thủ thuật, phương pháp lập kế hoạch điều tra, tổ chức điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ theo pháp luật đồng thời bảo đảm hiệu quả cao nhất. 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong tội phạm học Mỗi người phạm tội nói chung và phạm tội về ma túy nói riêng đều có những đặc điểm nhân thân, dấu hiệu phạm tội riêng biệt. Mặc dù có những hình thức biểu hiện, đóng vai trò khác nhau trong từng người phạm tội nhưng chúng lại có mối quan hệ tương hỗ với nhau từ đó hình thành nên đặc trưng riêng về nhân thân người phạm tội khác nhau. Với mục đích là tìm hiểu những dấu hiệu, đặc điểm riêng về nhân của người phạm tội, các nguyên nhân, điều kiện, các điều kiện cụ thể hình thành nên các đặc điểm của từng nhân thân người phạm tội, từ đó tội phạm học tiến hành nghiên cứu nhân thân người phạm tội. Có 03 nhóm đặc điểm; 1.2.1. Các đặc điểm tự nhiên Sự hình thành thói quen, sở thích,… của từng người, từng nhóm người đều ảnh hưởng từ các đặc điểm sinh học như: độ tuổi, giới tính,… Trong quá trình sinh sống, làm việc,… cộng với sự tác động của các yếu tố khách quan dẫn đến hình thành các đặc điểm kể trên. Tuy nhiên sự tác động qua lại giữa các đặc điểm sinh học và các điều kiện tác động đến việc hình thành nhân cách con người, với nhu cầu, lợi ích của người đó trong xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm nhân thân của người đó và từ đó
  • 25. 18 sẽ tạo điều kiện cho chúng ta đề ra cá biện pháp quản lý, giáo dục, cải tạo người phạm tội về Ma túy. 1.2.1.1. Đặc điểm lứa tuổi Nhân cách của con người thay đổi theo từng độ tuổi nhất định. Tương tự, độ tuổi thay đổi thì nhân cách trong đặc điểm nhân thân của người phạm tội cũng thay đổi theo. Để xác định đặc điểm xử sự trái pháp luật, trái với xã hội cần xác định độ tuổi của từng người phạm tội. Điều đó cũng cần thiết cho việc kế hoạch hóa và tác động trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan sẽ nãy sinh các đặc điểm nhân thân khác nhau. Nhóm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: đây là nhóm tuổi còn hạn chế về nhiều mặt như: hành vi, thiếu kinh nghiệm sống và rất dế bị các yếu tố khách quan tác động, nhất là các yếu tố mang tính tiêu cực. Nhóm người từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi: là độ tuổi có mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân mình. Nhóm người từ 30 tuổi đến 45 tuổi: đây là nhóm tuổi đã trưởng thành về mọi mặt từ thể chất cho đến tinh thần, đại đa số là ổn định về gia đình, công việc, ít phụ thuộc kinh tế vào gia đình. Nhóm người có độ tuổi từ sau 45 tuổi: là độ tuổi mà con người đã có thành tựu về công danh sự nghiệp, gia đình con cái ổn định, con người bắt đầu hưởng thụ cuộc sống an nhàn nên họ thường khó bị tác động bởi môi trường xung quanh. Để đề ra các biện pháp, phương thức đấu tranh phòng, chống tội phạm
  • 26. 19 một cách hiệu quả ở từng nhóm độ tuổi khác nhau thì việc xác định những yếu tố thuộc về tâm siinh lý tương ứng với từng độ tuổi, qua đó nhận thấy ở mỗi nhóm độ tuổi khác nhau sẽ có những suy nghĩ, hành động, cách xử sự khác nhau, từ đó hình thành nên những phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội khác nhau theo từng nhóm tuổi. 1.2.1.2. Đặc điểm giới tính Tính chất, mức độ phạm tội theo giới sẽ được làm rõ khi xác định được giới của người thực hiện hành vi phạm tội. Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới. Theo số liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Nguyên nhân trên là do về bản chất về tính cách của nam giới và nữ giới đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Đó là, việc nam giới ít có tính kiềm chế, dễ nổi nóng, bốc đồng hơn nữ giới. Hơn nữa, nam giới dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài hơn nữ giới, từ đó hình thành nên các dấu hiệu nhân thân tiêu cực. Qua đó, cho thấy, cần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng cần chú ý đến nam giới hơn nữ giới. 1.2.1.3. Đặc điểm về dân tộc Việc hình thành nhân thân người phạm tội cũng phụ thuộc vào đặc điểm dân tộc. Việc xác định đặc điểm dân tộc cho ta cái nhìn khái quát hơn việc tác động của đặc điểm dân tộc trong việc thực hiện hành vi phạm tội về Ma túy, mặc dù thực hiện hành vi phạm tội về ma túy thì người Kinh vẫn chiếm đại đa số. 1.2.2. Các đặc điểm xã hội 1.2.2.1. Đặc điểm về trình độ văn hóa - học vấn Trình độ học vấn và văn hóa của những người thực hiện tội phạm thấp hơn trình độ học vấn và văn hóa của những công dân cùng lứa tuổi đó có
  • 27. 20 những hành vi được tán đồng về mặt xã hội. Trong số những người phạm tội số lượng những người có trình độ đại học và trung học chiếm tỉ lệ rất thấp (39, tr 144). Hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau sẽ ảnh hưởng đến trình độ học vấn khác nhau. Trình độ học vấn khác nhau thì khả năng ứng xử khác nhau trong cac vấn đề xã hội của mỗi con người. Ở mỗi trình độ học vấn khác nhau thì mức độ kiểm soát hành vi cũng như đưa ra các hành vi của mình trong cuộc sống cũng khác nhau. Cũng như vậy, người phạm tội có trình độ học vấn cao thì thực hiện hành vi phạm tội cũng khác so với người phạm tội có trình độ học vấn thấp. Nhưng, tùy vào từng loại tội phạm mà đòi hỏi trình độ học vấn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ; tội phạm công nghệ cao, tội phạm về tham nhũng không thể có trình độ học vấn thấp. Về tội phạm ma túy, người phạm tội ở bất kỳ trình độ học vấn nào vẫn có thể thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, từ thực tiến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đều cho thấy hầu hết các tội phạm về ma túy đều có trình độ thấp. Dựa vào đặc điểm trình độ học vấn, người phạm tội về ma túy được chia thành các nhóm: Nhóm thứ nhất: là nhóm người không biết chữ và người có trình độ tiểu học, nhóm thứ hai: là nhóm người có trình độ trung học cơ sở, nhóm thứ ba: là nhóm người có trình độ trung học phổ thông, nhóm thứ tư là nhóm người có trình độ trung cấp, cao đẳng, cuối cùng là nhóm người có trình độ đại học trở lên. 1.2.2.2. Đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp Nghề nghiệp nào thì dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội liên phạm liên quan đến nghề nghiệp đó. Ví dụ: nhóm tội phạm về môi trường liên quan đến những người làm trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, trong tội phạm về ma túy thì hầu hết tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều có thể thực hiện được. Theo số liệu thống kê thì hầu hết các tội phạm về ma túy đều có địa vị xã hội thấp,
  • 28. 21 nghề nghiệp không ổn định. Ở bất kỳ hình thái xã hội nào, con người sẽ khó kiếm được một công việc thu nhập cao, mang tính ổn định, mà chỉ là công việc chân tay ít thu nhập nếu trình độ anh không có, hoặc thấp. Đối với những người có trình độ học vấn thấp họ sẽ rơi vào tình huống lười lao động, muốn kiếm tiền nhiều, nhanh nhưng lại không có đủ trình độ, và khi đó họ bắt đầu tìm mọi cách để kiếm tiền một cách nhanh nhất mà không cần phải lao động. Từ yếu tố tâm lý tiêu cực đó cộng với sự tác động của các yếu tố môi trường tiêu cực, các điều kiện cụ thể thuận lợi cho hành vi phạm tội dẫn đến những người đó có nguy cơ cao thực hiện hành vi phạm tội nói chúng và hành vi phạm tội về ma túy nói riêng. Phân chia nhóm người phạm tội về Ma túy dựa vào nghề nghiệp: không nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, nghề nghiệp ổn định Phân chia nhóm người phạm tội về Ma túy theo địa vị xã hội: người có địa vị xã hội cao và người có địa vị xã hội thấp. 1.2.2.3.Đặc điểm hoàn cảnh gia đình Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người luôn có sự tác động rất lớn từ môi trường gia đình. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên, tác động thường xuyên đến mỗi người; là yếu tố đặt nền móng cho sự hình thành phát triển nhân cách.Vì thế, xã hội phát triển như thế nào tùy thuộc vào gia đình đó như thế nào. Xã hội có phát triển được hay không tùy thuộc vào gia đình trong xã hội như thế nào.Nếu gia đình không phát triển, không sản sinh ra thành viên thì xã hội cũng không phát triển được. Môi trường gia đình của tình hình tội phạm là một phần trong môi trường xã hội của tình hình tội phạm rộng lớn nhưng trong giới hạn của luận văn tác giả chỉ lựa chọn những vấn đề mang tính abo trùm nhất để đánh giá các yếu tố tiêu cực tác động đến nhân thân người phạm tội về ma túy.
  • 29. 22 Nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy ở khía cạnh đặc điểm hoàn cảnh gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người phạm tội. - Trước hết là quan hệ gia đình: chính là những thông tin xác định tình trạng hôn nhân của người phạm tội như đã kết hôn hay chưa, sống hạnh phúc hay ly hôn…, là những thông tin về những thành viên khác trong gia đình như cha, mẹ, anh chị em, con… Qua thực tiễn, cũng như các công trình nghiên cứu, thì những người phạm tội thường sống trong gia đình không an toàn, không lành mạnh, không đầy đủ, thiếu khuyết, thiếu thốn tình cảm thì có thể tác động đến nhân cách lệch lạc của cá nhân người thực hiện hành vi phạm tội: cha mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, nuông chiều hoặc quá hà khắt với con cái, không gương mẫu cho con cái hoặc có thành viên phạm tội,… - Đối với hoàn cảnh kinh tế gia đình: Gia đình càng khó khăn về kinh tế thì càng dễ bị tác động để dẫn đến hành vi phạm tội. Trong hoàn cảnh này dễ làm con người chán nản, bế tắc trong cuộc sống, từ đó dễ nãy sinh yếu tố tâm lý tiêu cực là muốn kiếm tiền nhanh chóng mà không cần dùng nhiều sức lao động. Từ việc hình thành yếu tố nhân thân tiêu cực đó kết hợp với các điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội thì con người tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có hành vi phạm tội về ma túy, mà đây là hành vi phạm tội đem lại lợi nhuận lớn nhất và ít tốn công sức nhất. 1.2.2.4.Đặc điểm về nơi cư trú Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống.Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cứ trú ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân thân trong mỗi người. Nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, nhiều người phạm pháp, không có địa chỉ rõ ràng, nay đây
  • 30. 23 mai đó,… thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ cao lôi kéo, tác động những con người không bản lĩnh, không vững vàng, sa ngã vào con đường phạm tội. Trong nghiên cứu tội phạm học,nhân cách của mỗi người được hình thành và phát triển đều chịu sự tác động từ nơi mình sinh ra, cư trú. Qua nghiên cứu, thì hiện nay ở các thành phố lớn người phạm tội vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với nông nông. Trong đó, tập trung ở một số địa bàn như: khu nhà trọ, các địa bàn giáp ranh, nơi có kinh tế khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. 1.2.2.5. Đặc điểm về dân tộc và tín ngưỡng Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” . Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng”. Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi con người. Việc hình thành nhân thân người phạm tội cũng phụ thuộc vào đặc điểm tính ngưỡng. Xét về mặt tín ngưỡng, tốn giáo thì người phạm tội về ma túy chia làm 02 nhóm sau: - Nhóm không có tôn giáo - Nhóm có tôn giáo (như Đạo hồi, Tin lành…). 1.2.2.6. Đối với đặc điểm vê quốc tịch; chia làm 03 nhóm: - Nhóm người Việt Nam, đây là nhóm người chiếm đa số - Nhóm người nước ngoài - Nhóm người không quốc tịch thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. 1.2.2.7. Các đặc điểm về lối sống - Đặc điểm về đạo đức, tâm lý của người phạm tội về ma túy Đây là nhóm có vai trò hình thành nhân thân tiêu cực bên trong người phạm tội về ma túy từ đó kết hợp với môi trường tiêu cực bên ngoài hình
  • 31. 24 thành nên hành vi phạm tội về ma túy. Các đặc điểm đó: quan điểm, thái độ sống, quá trình nhận thức chấp hành các tiêu chuẩn xã hội, pháp luật, các nhu cầu, lợi ích cá nhân mang tính tiêu cực hay tích cực, động cơ, mục đích của việc thực hiện hành vi,… - Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật Đối với quan điểm về nhận thức pháp luật của người phạm tội về ma túy, thường thì họ có hiểu biết rất ít về pháp luật, bên cạnh đó còn có thái độ coi thường, bất chấp và thách thức pháp luật. Ngoài ra, đa số người phạm tội về ma túy đều lười lao động và muốn có tiền nhanh và dễ dàng để hưởng thụ các nhu cầu cá nhân không lành mạnh nên đã bất chấp pháp luật và kiếm tiền bằng cách thực hiện hành vi phạm tội nói chung và thực hiện hành vi phạm tội về Ma túy nói riêng (nhất là những người phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn…). Một số đối tượng cho rằng mình có thể qua mặt được pháp luật, qua mặt được các cơ quan chức năng do nghĩ rằng việc mình thực hiện hành vi phạm tội rất bí mật và không bao giờ bị phát hiện. - Đặc điểm về nhu cầu, sở thích, thói quen Nhu cầu hưởng thụ, sở thích, thói quen là đặc điểm chung của con người trong xã hội, tuy nhiên đặc điểm chung về nhu cầu, sở thích của người phạm tội về Ma túy là không lành mạnh, đi ngược lại lới nhu cầu, lợi ích của xã hội. Từ các nhu cầu, lợi ích không lành mạnh đã hình thành nên động cơ, mục đích phạm tội và kết hợp với các yếu tố thuận lợi khách quan bên ngoài họ đã thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích. Các đặc điểm pháp lý hình sự và tội phạm học của hành vi phạm tội Các đặc điểm pháp lý hình sự trong nhân thân người phạm tội vè ma túy bao gồm: - Phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
  • 32. 25 Người tiền án, tiền sự khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự cao hơn người thực hiện lần đầu. Lý do, người có tiền án, tiền sự có kinh nghiệm thực hiện hành vi phạm tội và khả năng đối phó với cơ quan chức năng cao hơn nhiều so với người phạm tội lần đầu nên tính chất, mức độ nguy hiểm của xã hội của người có tiền án, tiền sự cao hơn nhiều sơ với người thực hiện lần đầu. Sự coi thường pháp luật, thách thức, bất chấp pháp luật, cố ý xâm phạm vào quyền, lợi ích hợp pháp của các tập thể, cá nhân và các cơ quan nhà nước là đặc điểm của những người có tiền án, tiền sự. Việc nhận thức đúng đăng mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì việc nghiên cứu các đặc điểm của người có tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là một trong những yếu tố đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả. Đặc điểm tái phạm nguy hiểm là yếu tố định khung một số tội về ma túy đã được quy định trong Bộ luật hình sự (điểm b, khoản 2 Điều 192; điểm k khoản 2 Điều 193, Điều 200; điểm p khoản 2 của Điều 194; điểm g khoản 2 Điều 195, Điều 196; điểm h khoản 2 Điều 197; điểm đ khoản 2 Điều 198 của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Nay là điểm c, khoản 2 Điều 247; điểm i khoản 2 Điều 248, Điều 253; điểm o khoản 2 Điều 249, Điều 252; điểm p khoản 2 của Điều 250; điểm q khoản 2 Điều 251; điểm h khoản 2 Điều 254, Điều 255; điểm đ khoản 2 Điều 256; điểm k khoản 2 Điều 257, Điều 258; điểm c khoản 2 Điều 259 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). - Tính chất, mức độ lỗi: Dấu hiệu lỗi là yếu tố bắt buộc trong pháp lý hình sự, là yếu tố quan trọng nhất trong xác định tính chất của hành vi phạm tội gây ra có nguy hiểm cho xã hội hay không. Trong BLHS đã chia lỗi của hành vi ra thành hai loại, là lỗi do cố ý (gồm lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp) và
  • 33. 26 lỗi do vô ý (gồm lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả). Mức độ lỗi và loại lỗi để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi cho xã hội là yếu tố để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt một cách phù hợp đối với người phạm tội. - Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phải dựa vào khách thể mà tội phạm xâm hại, phương thức, thủ đoạn, công cụ và phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, mục đích của tội phạm. Mặt khác, phải xác định chính xác các yếu tố khác như giá trị của thiệt hại, hình thức lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội để làm căn cứ xác định hình phạt tương xứng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội là cơ sở để phân chia tội phạm. Qua đó, tội phạm được chia thành 04 loại: tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Cơ cấu theo công cụ, phương thức, thủ đoạn, các bước phạm tội Phương thức thực hiện tội phạm là sự tổng hợp các cách thức, thủ đoạn hoạt động của người phạm tội trong chuẩn bị, thực hiện và che dấu hành vi phạm tội. Phương thức thực hiện tội phạm chỉ ra sự tổng hợp trong cách thức tiến hành tội phạm. Sự tổng hợp này bao gồm cả con người, mục đích, tập hợp hành vi của đối tượng. Thủ đoạn thực hiện tội phạm là tập hợp các biểu hiện cụ thể của phương thức thực hiện tội phạm. Tội phạm về ma túy được thực hiện qua 03 bước: chuẩn bị phạm tội, thực hiện phạm tội, chê giấu hành vi phạm tội Đa số các bị cáo phạm tội đều có sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội với mục dích là chống trả lại cơ quan chức năng khi bị phát hiện và bị bắt. Công cụ, phương tiện thực hiện phạm tội chủ yếu là sử dụng dao, kiếm để
  • 34. 27 chống lại cơ quan chức năng. Đối tượng phạm tội về ma túy sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội về ma túy nhưng chủ yếu vẫn là xe gắn máy, ma túy được cất giấu trên phương tiện hoặc cất giấu trong người, đặc biệt là vùng kín. Các số liệu, báo cáo trên cho thấy, tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu diễn biến phức tạp; phương thức thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt, có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm. - Hình thức phạm tội: đơn lẻ, đồng phạm. Qua nghiên cứu về hình thức tội phạm, bao gồm loại là tội phạm đơn lẻ và đồng phạm. Đối với tội phạm đơn lẻ: Là hình thức phạm tội chỉ do một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội và không có người giúp sức. Đây là loại tội phạm xảy ra nhiều trên thực tế. Đối với trường hợp đồng phạm: Là hình thức tội phạm do hai người trở lên cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do đồng phạm gây ra cao hơn so với tội phạm đơn lẻ, do trước khi thực hiện hành vi phạm tội thì có sự bàn bàn, tính toán giưa các thành viên trong đồng phạm. - Chế tài áp dụng: Chế tài là mức hình phạt được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, do đó, với mỗi người phạm tội khác nhau, thì các chế tài được áp dụng khác nhau. Mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội về ma túy phải căn cứ vào loại ma túy, trọng lượng, nhân thân người phạm tội. Ngoài việc thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đối với hành vi phạm tội thì việc áp dụng chế tài còn giáo dục, cải tạo người vi phạm, răn đe, phòng ngừa xã hội. - Động cơ, mục đích phạm tội
  • 35. 28 Khi thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào, thì người phạm tội đều phải có động cơ và mục đích phạm tội. Vì các nhu cầu và sở thích cá nhân, người phạm tội đã có động cơ thực hiện tội phạm. Vì động cơ, nên người phạm tội hướng tới mục đích đạt được chính là mục tiêu được đặt ra, từ đó nảy sinh ý chí của người phạm tội, hướng ý chí đó đến việc thực hiện tội phạm. Đối với những người nếu có động cơ phạm tội rõ ràng, mục đích phạm tội quyết liệt thì thường tạo nên những vụ phạm tội vô cùng nguy hiểm, với hậu quả của tội phạm rất nghiêm trọng, tác động lớn tới con người, xã hội. Do đó, nghiên cứu về động cơ, mục đích phạm tội chính là tìm nguyên nhân thực hiện hành vi, đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để tìm ra biện pháp loại trừ động cơ, ngăn cản mục đích, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả mà người phạm tội về ma túy có thể gây ra cho xã hội. 1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội Tích cực và tiêu cực là hai xu hướng trong sự hình thành và phát triển của nhân thân con người trong bất kỳ xã hội nào. Các yếu tố tích cực thì sẽ tác động đến việc hình thành nhân thân tốt và ngược lại yếu tố tiêu cực sẽ tác động việc hình thành nhân tiêu cực. Nhân thân tiêu cực cộng với các tình huống, hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội sẽ dẫn đến phát sinh hành vi phạm tội. 1.3.1. Những yếu tố tác động trong quá trình tương tác nhập tâm 1.3.1.1. Môi trường gia đình Gia đình là tế bào xã hội, đây là môi trường đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nhân cách lệch lạc, không đúng chuẩn mực của xã hội sẽ hình thành trong con người nếu họ sống trong gia đình thiếu
  • 36. 29 lành mạnh, không an toàn, trong đó có tội phạm về ma túy. Khi gặp những điều kiện thuận lợi thì sẽ phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng. Các biểu hiện trong gia đình tiêu cực gồm: Thứ nhất, do gia đình có người thân sử dụng, mua bán ma túy trái pháp luật dẫn đến nảy sinh những ý nghĩ sai lệch, xem việc sử dụng, mua bán ma túy là một việc thường thấy và việc kiếm tiền trái đạo đức, trái pháp luật trở thành nhu cầu của họ. Thứ hai, do gia đình thiếu khuyết (như không đầy đủ cha mẹ, hoặc cha mẹ ly hôn). Nhân cách của con người, nhất là người trẻ, thanh thiếu niên sẽ bị tác động rất lớn từ việc gia đình không đầy đủ, thiếu khuyết. Từ việc thiếu khuyết các thành viên trong gia đình sẽ thiếu đi sự chăm sóc, giáo dục đầy đủ nên dễ phát sinh những suy nghĩ lệch lạc, các thoái quen, hành vi không phù hợp chuẩn mực xã hội. Thứ ba, do gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra. Môi trường này sẽ làm cho đứa trẻ sinh ra thường có xu hướng bạo lực, không tôn trọng người khác, không tôn trọng pháp luật, xem thường quyền, lợi ích chính đáng của người khác. Thứ tư, sự thờ ơ, không quan tâm giáo dục con cái từ phía gia đình. Việc thờ ơ, không quan tâm đến thành viên trong gia đình nhất là người chưa thành niên không chỉ xảy ra trong những gia đình có kinh tế khó khăn mà còn có ở những gia đình có kinh tế đầy đủ. Do đó, việc thiếu quan tâm, chăm sóc, giáo dục từ ba mẹ dẫn đến việc hình thành nhân cách không đầy đủ của con cái. Thứ năm, do xu hướng quá nuông chiều con cái của đa số các bậc phụ huynh hiện nay dẫn đến con cái có xu hướng muốn gì được nấy, chỉ muốn được thỏa mãn nhu cầu cá nhân, ăn chơi sa đọa của bản thân mà không quan
  • 37. 30 tâm đến các giá trị đạo đức xã hội Thứ sáu, Gia đình có khó khăn về kinh tế:Những người xuất thân từ những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình chính sách, gia đình sinh con thứ ba không đủ điều kiện nuôi dạy con ăn học, chăm sóc, giáo dục con cái; kéo theo đó, nếu công việc của những người này không đủ đảm bảo cuộc sống gia đình. Từ việc khó khăn về kinh tế sẽ nãy sinh việc kiếm tiền bằng mọi cách kể cả hành vi phạm tội. Nhân thân tiêu cực sẽ hình thành khi họ túng quẫn và khi gặp các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm phạm họ sẽ tiến hành thực hiện, trong đó có hành vi phạm tội về ma túy. 1.3.1.2. Môi trường giáo dục Sau gia đình thì môi trường giáo dục và nhà trường được xem là nơi thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó, nhân thân tích cực của con người có được phát triển một cách tích cực làm cho người đó có ích cho xã hội thì nhà trường phải phát huy được vai trò thiên liêng và cao quý của mình trong việc giáo dục con người. Và ngược lại, nếu nhà trường không thực hiện tốt chức năng của mình, trong nhà trường còn có các yếu tố tiêu cực thì sẽ góp phần phát triển nhân thân xấu của con người và khi gặp điều kiện thuận lợi con người sẽ thực hiện hành vi phạm tội. Các đặc điểm tiêu cực xuất phát từ Nhà trường như sau: Một là, nhà trường chỉ chú tâm về giáo dục kiến thức mà không giáo dục ý thức, đạo đức, pháp luật và kỹ năng cho học sinh, sinh viên dẫn đến đại đa số đều thiếu thốn các kỹ năng sống, ý thức cá nhân và ý thức pháp luật không cao, nhận thức sai lệch, không rõ ràng, coi thường đạo đức, coi thường pháp luật. Hai là, Sự quản lý lỏng lẻo, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình không đảm bảo, không đúng lúc thì không thể điều chỉnh được học sinh vi họ có những nhận thức lệch lạc.
  • 38. 31 Ba là, Sự gia tăng của bạo lực học đường, sự phân biệt đối xữ trong giáo dục, thiếu gương mẫu và lối sống thực dụng, không lành mạnh của một số giáo viên đã ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Khi không được quan tâm, quản lý và dạy dỗ đúng mức, bị các đối tượng xấu rủ rê, các em có thể sử dụng trái phép chất ma túy, dẫn đến nghiện ngập, và con đường từ nghiện hút đến thực hiện hành vi phạm tội mua bán là rất gần nhau. 1.3.1.3. Môi trường bạn bè Nhân cách của mỗi người còn chịu sự tác động của môi trường bạn bè. Khi gần với những bạn tốt, tích cực thì sẽ hình thành trong con người nhân thân tốt và ngược lại chơi với những bạn xấu thì dễ hình thành nhân thân xấu. 1.3.1.4. Môi trường kinh tế, xã hội Kinh tế hội nhập với quốc tế là tạo điều kiện để con người và xã hội phát triển, làm giàu chính đáng, nhưng mặt trái của nó là con xuất hiện lối sống hưởng thụ, muốn có tiền nhiều, nhanh để tiêu xài mà không cần lao động chính đáng, sự phân biệt giàu nghèo nên dẫn đến nãy sinh các hành vi lệch lạc, thiếu chuẩn mực xã hội. Con người bất chấp mọi thứ để có tiền kể cả vi phạm pháp luật, nhất là việc thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy vừa nhanh có tiền vừa ít tốn sức lao động. 1.3.1.5. Môi trường văn hóa, tư tưởng đạo đức Môi trường văn hóa, xã hội tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Nếu môi trường văn hóa, tư tưởng thay đổi xuống cấp thì sẽ hình thành trong con người tư tưởng tiêu cực, không lành mạnh. Khi môi trường xuất hiện các tiêu cực, các tệ nạn mà con người không có bản lĩnh thì dễ dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. 1.3.2. Những yếu tố tác động trong quá trình tương tác xuất tâm Sự tác động giữa các yếu tố tiêu cực, không lành mạnh từ môi trường
  • 39. 32 sống và các yếu tố tiêu cực của con người sẽ làm xuất hiện nhân thân tiêu cực của con người. Do đó, muốn không làm xuất hiện nhân thân xấu của con người thì việc loại trừ các yếu tố tiêu cực từ môi trường sống và các yếu tố tiêu cực từ cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là biện pháp phòng ngừa tội phạm căn bản nhất để bỏ những nguyên nhân hình thành tội phạm. - Sai lệch về ý thức, thái độ: Nghiên cứu các tài liệu [36, tr169], [39, tr172] cho thấy: Có một số yếu tố cơ bản trong môi trường xã hội thường tác động mạnh hơn cả đến nội tâm, định hướng từ bên trong và chuyển hóa ra bên ngoài bằng những thái độ, hành xử của người phạm tội, không hòa đồng tính cách cá nhân mình với các quy tắc, quy định của xã hội. Khi xữ lý các phản ứng tự nhiên của mình họ thường rất lúng túng. Đây là trường hợp những người phạm tội tự ti về địa vị xã hội, bị phân biệt, đối xữ nên thường có những phản ứng lệch lạc với chuẩn mực xã hội, sai lệch pháp luật để có được địa vị xã hội và các nhu cầu khác mà mình mong muốn để người khác chú ý đến mình và xóa bỏ đi thái độ tự ti, mặc cảm. Từ đó, quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội bằng mọi giá để đạt được các nhu cầu, lợi ích của mình kể cả thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có việc thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. - Sai lệch về sở thích cá nhân: Trong cuộc sống hằng ngày bất kỳ ai cũng có nhu cầu, sở thích cá nhân. Tuy nhiên, có một số người lại có những nhu cầu, sở thích không chính đáng, vượt quá khả năng của cá nhân cộng với sự ham muốn thỏa mãn nhu cầu của mình nên dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người nghiện ma túy, là những đối tượng không nghề nghiệp lại lười lao động nhưng lại muốn có thuốc để hút, chích nên sẵn sàng thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy hoặc các hành vi phạm tội khác để thỏa mãn cơn nghiện và có ma túy hàng ngày để sử dụng. - Ngoài ra, Người phạm tội ma túy đa số là có trình độ học vấn thấp nên
  • 40. 33 việc nhận thức pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc nhận thức về mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi mình gây ra hoàn toàn không có, đồng thời họ luôn có tâm lý coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật. Kết luận chương 1 Trong Chương 1, tác giả chyên sâu phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận tội phạm học mà đề tài cần áp dụng và có thể bổ sung hoàn thiện, cụ thể gồm những vấn đề sau: Thứ nhất, nhân thân người phạm tội ma túy trong phạm vi tội phạm học là thuật ngữ được tội phạm học thu hút từ khoa học Luật hình sự, nên nội dung của nó bao trùm hơn, gồm, một mặt là các đặc điểm cá nhân của chủ thể hành vi phạm tội mà Luật hình sự quan tâm và mặt khác là các đặc điểm cũng của chủ thể ấy, những đặc điểm có giá trị cho nhận thức về hành trình dẫn tới việc phạm tội của chủ thể hành vi tội phạm về ma túy; Thứ hai, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy thuộc phạm vi nghiên cứu nền tảng của tội phạm học, vì nó tạo ra nhiều giá trị: một là, nó đặt ra được yêu cầu cụ thể đối với việc NC tình hình tội phạm về ma túy, cái vốn hàm chứa một cơ cấu lớn là cơ cấu về các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy; hai là tìm ra được những căn cứ thực tế và cơ bản cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy, cái đến lượt nó lại là cơ sở khách quan (điểm tựa) cho việc thiết lập các biện pháp phòng ngừa cơ bản, tức là những biện pháp đẩy lùi tội phạm về ma túy (theo tư tưởng của Đảng cầm quyền; ba là, kết quả nghiên cứu tội phạm học về nhân thân người phạm tội về ma túy giúp cho các khoa học nói chung và khoa học pháp lý hình sự nói riêng, có cơ sở thực tế để thực hiện tốt hơn mục đích của mình;
  • 41. 34 Thứ ba, dưới góc độ tội phạm học, việc phân loại các đặc điểm về nhân thân người phạm tội về ma túy cũng có nhiều cách khác nhau. Trong luận văn này, cách phân loại dựa trên cơ sở tư duy triết học- quyết định luận, chia thành 03 nhóm chính: nhóm đặc điểm tự nhiên; nhóm đặc điểm xã hội; nhóm đặc điểm pháp lý hình sự của bản thân hành vi phạm tội về ma túy trên địa bàn nghiên cứu; Thứ tư, các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy cần được nghiên cứu theo mô hình lý luận về cơ chế hành vi phạm tội mà tội phạm học nước ta đã nêu ra và đã được áp dụng ở nhiều địa phương, theo đó việc tìm kiếm và xác định các yếu tố này phải được thực hiện ở cả hai giai đoạn (quá trình) nhập tâm và xuất tâm với các yếu tố khách quan và chủ quan cụ thể. Những vấn đề lý luận được làm sáng tỏ trong Chương 1 sẽ là cơ sở để tìm hiểu và làm rõ các đặc điểm nhân thân và nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng ở Chương 2 của luận văn.
  • 42. 35 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 2.1.1. Nhận thức thông qua mức độ của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 Bảng 2.1: Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy đã xét xử tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng Năm Tình hình tội phạm Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Tỷ lệ (%) Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo 2013 226 692 99 148 43.8 21.4 2014 320 714 117 170 36.7 23.8 2015 408 781 115 166 28.2 21.3 2016 513 810 145 196 28.3 24.2 2017 619 901 165 231 26.7 25.6 2018 713 1230 196 215 27.5 17.5 Tổng 1.893 5128 837 1126 44,2 21,9 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm về ma túy là số lượng các vụ phạm tội về ma túy đã thực hiện và số người phạm tội về ma túy ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2013 - 2018. Nghiên cứu, đánh giá mức độ tình hình tội phạm là cơ sở đầu tiên để nhận thức tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn từ năm 2013 - 2018 tổng số vụ án hình sự mà Tòa án Tòa án
  • 43. 36 Thành phố Đà Nẵng đã đưa ra xét xử là 2.799 vụ trên 5.128 bị cáo, trong đó, tội phạm về ma túy có 837 vụ (chiếm 46,6% tổng số vụ án hình sự) với 911 bị cáo (chiếm 24,6% tổng số bị cáo phạm tội). Trong giai đoạn từ 2013 – 2018 các vụ án liên quán đến tội phạm ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng tăng không đều qua từng năm. Từ số liệu trên cho thấy, tỉ lệ phạm tội về ma túy rất lớn, chiếm tỉ lệ cao trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đồng thời cũng cho thấy tội phạm về ma túy có xu hướng tăng lên trong những năm tới. 2.1.2. Nhận thức thông qua diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 Bảng 2.2: Diễn biến của tình hình phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng được làm rõ bằng phương pháp so sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc. Stt Năm Tình hình tội phạm Tình hình tội phạm về ma túy Số vụ Phần trăm tương ứng với định gốc Số bị cáo Phần trăm tương ứng với định gốc Số vụ Phần trăm tương ứng với định gốc Số bị cáo Phần trăm tương ứng với định gốc 1 2013 226 100% 692 100% 99 100% 148 100% 2 2014 320 141,6% 714 103,2% 117 118, 2 170 114,7 3 2015 408 180,5% 781 112,9% 115 116,2 166 112,2 4 2016 513 226,9% 810 117,1% 145 146,5 196 132,4 5 2017 619 273,9% 901 130,2% 165 166,7 231 156,1 6 2018 713 315,5% 1230 177,8% 196 197,9 215 262,2
  • 44. 37 Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, Trong giai đoạn 2013 - 2018, có sự tăng theo qua các năm về số vụ án hình sự cũng như số bị cáo trên địa bàn Thành phố tổng số vụ án. Nếu như Bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 quy định 100% là tổng số 1.421 vụ án đã xét xử của năm 2013, thì đến năm 2014 giảm còn 80,8%, đến năm 2016 tiếp tục giảm còn 70,6% và đến năm 2017 giảm còn 76,1%. Trong khi đó, riêng về án ma túy, nếu quy định tổng số 148 vụ án đã xét xử trong năm 2013 là 100% thì năm 2014 số lượng vụ án ma túy đã xét xử là 170 vụ, tăng 114,86%, đến năm 2018 tăng 169,6%. Như vậy, giai đoạn từ 2013 đến 2018, có sự gia tăng về số vụ án và số bị can phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Điều này cho thấy của tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng theo từng năm 2.1.3. Nhận thức thông qua cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2013 đến 2018 Để có thể nhận thức một cách toàn diện tình hình tội phạm về ma túy thực hiện ở Thành phố Đà Nẵng, tác giả đã thực hiện việc phân tích, tổng hợp các đặc điểm nhân thân người phạm tội dựa trên thông tin từ 100 bản án với 172 bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà nẵng từ năm 2013 – 2018, từ đó để đánh giá thực trạng nhân thân người phạm tội về ma túy ở Thành phố Đà nẵng. 2.1.3.1. Cơ cấu theo đặc điểm tự nhiên của người phạm tội (độ tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng, nơi cư trú) - Về đặc điểm độ tuổi:
  • 45. 38 Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi, giới tính của nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018 Tổng số bị cáo Độ tuổi Giới tính Dưới 18 tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Từ 30 đến 50 tuổi Từ 50 tuổi trở lên Nam Nữ 172 0 149 18 3 152 20 Tỷ lệ 100% 0 86,6 10,5 1,7 88,4 11,6 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng dưới 18 tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi Trến 50 tuổi Qua nghiên cứu các vụ án phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng cho thấy cơ cấu phạm tội về ma túy theo độ tuổi được thể hiện như sau: - Nhóm tuổi từ 18 tuổi - 30 tuổi: tỉ lệ phạm tội về ma túy tại nhóm này chiến 86,6% - Nhóm tuổi từ 30 tuổi – 50 tuổi: tỉ lệ phạm tội nhóm này chiếm 10,5% - Nhóm tuổi trên 50 tuổi; chiếm tỉ lệ 1,7% Sở dĩ có sự khác nhau về tỉ lệ phạm tội giữa các độ tuổi là do nhận thức cũng như sự chín chăn của từng lứa tuổi về hành vi của mình.
  • 46. 39 Căn cứ vào số liệu đã được phân tích, thống kê chúng ta có thể thấy việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng cần tập trung chú ý vào nhóm người có độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi. - Về đặc điểm giới tính: Biểu đồ 2.2: Cơ cấu về giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Nam nữ Để tìm hiểu về cơ cấu giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu 100 vụ án hình sự với 172 bị cáo. Qua đó, cho thấy tỉ lệ phạm tội như sau: 152 bị cáo là nam chiếm tỷ lệ 88,4% và có 20 bị cáo là nữ chiếm tỷ lệ 11,6%. Điều này cho thấy, về cơ cấu giới tính trong phạm tội về ma túy thì chủ yếu là nam giới, điều này phù hợp với đặc điểm giới tính chung vì hành vi của nam giới thường không tuân theo chuẩn mực xã hội, còn nữ thì ngược lại. Do đó, nam giới là đối tượng cần tập trung chủ yếu khi đề ra các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bạn Thành phố Đà nẵng. - Về đặc điểm nơi cư trú:
  • 47. 40 Bảng 2.4: Thống kê nơi cư trú, hộ khẩu thường trú của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự Số bị cáo Trong địa bàn Thành phố Đà Nẵng Trong địa bàn Tp. Đà Nẵng Ở tỉnh/Tp khác Không có nơi ở ổn định Có Hộ khẩu thường trú và tạm trú Tổng số 61 109 3 2172 Tỷ lệ % 34,55 63,37 1,74 1,16 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về cư trú, hộ khẩu thường trú của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng Bị cáo ngoài địa bàn nhưng cư trú trên địa bàn Thành phố Đà nẵng Bị cáo thường trú và tạm trú trên địa bàn Thành phố Đà nẵng Bị cáo ở tỉnh/ thành phố khác Bị cáo không nơi cư trú Dựa vào bảng thống kê số 2.4 ta có thể thấý: - Số lượng bị cáo là người ngoài địa bàn Thành phố Đà Nẵng, nhưng lại cư trú trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có số lượng lớn nhất, là 109 bị cáo, chiếm tỉ lệ 63,37%. - Số lượng bị cáo có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn Thành phố Đà nẵng: 61 người, chiếm tỷ lệ 34,55%. - Số người ở tỉnh/ thành phố khác: có 3 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,74%. - Không nơi ở ổn định: 02 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,16%. Từ trên cho ta thấy, người địa phương và những người thuộc địa bàn
  • 48. 41 Thành phố Đà Nẵng chiếm tỉ lệ cao trong tổng số bị cáo phạm tội về ma túy. Người tỉnh khác và người không nơi cư trú chiếm tỉ lệ thấp. - Về đặc điểm quốc tịch, tôn giáo, tín ngưỡng Về quốc tịch: tất cả 172 bị cáo đều có Quốc tịch Việt Nam. Về dân tộc: Bị cao người phạm tội về ma túy chủ yếu là người Kinh (có 161 bị cáo, chiếm tỷ lệ 93,6%), 11 bị cáo người dân tộc khác (chiếm tỷ lệ 6, 4%). Xét về tôn giáo: Phần lớn người phạm tội về ma túy đều không theo bất cứ tôn giáo nào có 158 bị cáo, chiếm tỷ lệ 91,8%, số người theo tôn giáo phạm tội về ma túy rất ít. Cụ thể: Phật giáo: có 4 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,3%; có 6 bị cáo theo Thiên Chúa giáo có 06 bị cáo, chiếm tỷ lệ 3,4%; loại hình tôn giáo khác: 4 bị cáo, chiếm tỉ lệ 2,3%. Đặc điểm chung của người phạm tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng là người Việt Nam, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. 2.1.3.2. Cơ cấu theo đặc điểm xã hội của người phạm tội (học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân, nghiện ngập, sinh hoạt xã hội, …) - Cơ cấu về trình độ học vấn: Bảng 2.5. Cơ cấu về trình độ học vấn của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà nẵng tổng hợp từ 100 bản án hình sự Tổng số Số vụ đã xét xử Số bị cáo Trình độ học vấn Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, cao đẳng, đại học 100 172 2 49 56 63 2 Tỷ lệ (%) 100 100 1,16 28,5 32,6 36,6 1,16
  • 49. 42 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu về trình độ học vấn của bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Tác giả đã khảo sát 100 bản án với 172 bị cáo phạm tội về ma túy cho thấy trình độ học vấn thấp là đặc điểm chung của loại tội phạm này. Cụ thể: trình độ học vấn cấp tiểu học và trung học cơ sở có 109 bị cáo, chiếm tỷ lệ 61,1%; có 2 bị cáo là người không biết chữ chiếm tỷ lệ 1,16%. Do hạn chế về trình độ học vấn nên không thể kiếm được công việc ổn định và lương cao, đồng thời trình độ nhận thức về pháp luật thấp, cách thức ứng xử xã hội kém, họ chính là những đối tượng rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là thực hiện các hành vi phạm tội về ma túy. Ở nhiều trường hợp bị cáo không biết chữ hoặc trình độ học vấn quá thấp nên đã thực hiện hành vi phạm tội một cách bất chấp, không ý thức được hậu quả. Ví dụ tại bản án số 22/2013/HSST được Tòa án Đà Nẵng xét xử ngày 24/8/2013 thì bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Bị cáo Sơn là người không biết chữ, nghiện ma túy từng được đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc trong thời gian 24 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, bị cáo có 3 tiền án và lần phạm tội này bị cáo bị Tòa án tuyên xử 08 năm tù. Bản án số78/2014/HSST ngày 05/8/2014, bị cáo Võ Trần Tuấn Anh bị xét xử về hành vi mua bán trái phép chất ma túy mới học hết lớp 1, cũng là người nghiện ma túy đã từng bị Tòa án tuyên xử 07 năm 05 tháng tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Hay trong bản án số
  • 50. 43 99/2014/HSST ngày 08/9/2014 bị cáo Hà Thị Mỹ Dung là nữ, mới học hết lớp 1, nhưng có đến 01 tiền án, lại tiếp tục phạm tội tàn trữ trái phép chất ma túy nên bị Tòa án xét xử theo tình tiết định khung tăng nặng là tái phạm nguy hiểm, bị tuyên mức án 07 năm tù. Còn rất nhiều các bị cáo khác, có học vấn rất thấp (lớp 1, lớp 2…) đã thực hiện hành vi phạm tội và bị tòa án tuyên xử với mức án rất cao. Thêm vào đó, trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức kém về mức độ hành vi mà mình gây ra cho xã hội, học vấn thấp nên hiểu biết pháp luật ít nên bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi, trong quá trình thực hiện phạm tội thì mức độ liều lĩnh cao. Mặc dù trình độ học vấn của tội phạm về ma túy thấp nhưng vẫn có một số trường hợp có trình độ học vấn cao, có sự hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội, bất chấp pháp luật để phạm tội. Điển hình như bản án số Bản án số 132/2013/HSST ngày 04/12/2013 do bị cáo Võ Hoàng Minh thực hiện hành vi mua bán trái pháp chất ma túy bị cáo đã học xong lớp 12 và đã có 01 tiền án về tội cướp giật tài sản, với 02 tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần và tái phạm nguy hiểm nên bị cáo bị tuyên 8 năm tù; hay bị cáo Lê Văn Hoàng có trình độ Cao đẳng tại bán án số 25/2017/HSST ngày 22/03/2017, đã cùng đồng phạm thực hiện hành vi Mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn nên bị Tòa án tuyên xử 08 năm 06 tháng tù. - Cơ cấu theo nghề nghiệp, thành phần xã hội: Bảng 2.6: Thống kê về nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về ma túy tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng Tổng Số bị cáo Nghề nghiệp Không có nghề nghiệp Nghề nghiệp không ổn định Nghề nghiệp ổn định 172 121 47 4 Tỷ lệ % 100 70,3 27,3 2,3