SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN NGOAN
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN NGOAN
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là những
kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo,
nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần
Hữu Tráng. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú
theo đúng quy định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Ngoan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI............. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội....................................................................................................................... 9
1.2. Quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU............28
2.1. Tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn
từ năm 2014 – 2018.........................................................................................28
2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tình
Bà Rịa – Vũng Tàu..........................................................................................32
2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực
ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa ............................................39
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM Ở THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN...............................................................56
3.1. Quan điểm phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà nước cũng như của
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu......................................................56
3.2. Tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu từ góc độ nhân thân.................................................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT : An ninh trật tự
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
TTXH : Trật tự xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
hiện đang là đô thị loại II có diện tích 91.46 km² với dân số đến năm 2017
khoảng 150.319 người, gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trong đó bao gồm 8
phường: Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Phước Hưng, Long Toàn,
Long Tâm, Kim Dinh, Long Hương, và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân
Hưng.
Thành phố Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ 51,
52, 56 và tỉnh lộ 52, thuận lợi cho giao thông buôn bán, có đường ống khí đất
chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử
dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Ngoài ra còn là đô thị hành chính
và dịch vụ thương mại giữ vai trò trọng yếu để thực hiện kết nối vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và khu vực, cũng như hành lang phát triển công nghiệp
của tuyến quốc lộ 51, với tiềm năng phát triển dầu khí, khí đốt, du lịch, dịch
vụ đã và đang tạo nên chuyển biến khởi sắc về kinh tế, góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân thành phố.
Bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thì
trong những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn
thành phố vẫn còn những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ mất an
toàn. Trong 06 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố xảy ra 35 vụ phạm
pháp hình sự, giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Công an thành phố đã
điều tra phá được 25 vụ, bắt 33 đối tượng, đạt tỷ lệ phá án trên 71,4%, riêng
đối với án đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%. Đối với tội phạm ma tuý, công an
thành phố đã triệt phá 13 vụ gồm 16 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép
chất ma tuý. Lập hồ sơ khởi tố 12 vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy
gồm 11 bị can, xử phạt hành chính 142 đối tượng sử dụng trái phép chất ma
2
túy; đưa 34 đối tượng vào trung tâm giáo dục, lao động dạy nghề tỉnh, áp
dụng nghị định 111 của chính phủ giáo dục tại địa phương 40 đối tượng.
Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa trong 05
năm 2014 – 2018, tòa án đã đưa ra xét xử là 499 vụ với 758 bị cáo. Vấn đề
được chính quyền thành phố Bà Rịa đặt ra trong thời gian sắp tới là tiếp tục
kiềm chế và giảm các vụ vi phạm pháp luật về TTATXH nhất là tội trộm cắp
tài sản, tội đánh bạc, cố ý gây thương tích, tội phạm về ma túy, giảm các loại
tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn. Tiếp tục đẩy
mạnh, nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá tội phạm, giải quyết tin
báo tố giác tội phạm; Tăng cường các biện pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm, vi
phạm pháp luật về ma túy, nhanh chóng phát hiện và triệt phá đối tượng mua
bán, tàng trữ trái phép các chất ma túy hoạt động trên địa bàn thành phố; rà
soát, xóa các tụ điểm ma túy, tệ nạn xã hội trên địa bàn; tăng cường công tác
phối hợp quản lý người nghiện, quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng dân cư.
Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm trên địa
bàn thành phố Bà Rịa thì một vấn đề quan trọng là cần nhận thức đúng đắn về
ý nghĩa, đặc điểm của nhân thân người phạm tội, bởi nhân thân người phạm
tội giữ vai trò quan trọng trong cơ chế thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức
được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của nhân thân người phạm tội trong
cơ chế thực hiện hành vi phạm tội nên chính quyền thành phố Bà Rịa đã rất
chú trọng đến vấn đề nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết các
vụ án hình sự. Bắt đầu từ giai đoạn nhận đơn tố giác, thu thập, khai thác thông
tin, điều tra, truy tố đến xét xử, thì các cơ quan tiến hành tố tụng luôn nghiên
cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội làm căn cứ để tìm ra
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm; để định tội danh, định
khung, quyết định hình phạt một cách chính xác, phòng ngừa tình hình tội
phạm cũng như để đưa ra các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội có
hiệu quả nhất.
3
Tuy nhiên, trước đây việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội
ở thành phố Bà Rịa mới chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân, yêu cầu mục đích của
công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi việc nghiên cứu nhân
thân người phạm tội không chỉ dừng ở mức độ cá nhân mà phải khái quát ở
mức độ nhóm và cao hơn là mức độ tình hình tội phạm để nhận thức đúng đắn
nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất được các giải pháp tăng cường
phòng ngừa tình hình tội phạm một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ lí do đó,
cũng như xuất phát từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội
phạm của các cấp chính quyền ở thành phố Bà Rịa, tác giả đã lựa chọn đề tài:
"Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu" làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể chia các công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội thành
hai nhóm như sau:
* Nhóm các công trình nghiên cứu làm rõ lý luận về nhân thân người
phạm tội
Thuộc về nhóm này có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây:
- Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học
Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011;
- Giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả, Trường Đại hoc Luật Hà
Nội, năm 2012, tái bản năm 2013, 2015;
- Giáo trình tội phạm học của Học viện Cảnh sát nhân dân,
Nxb.CAND, 2002, 2013;
- Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của Tập
thể tác giả, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, năm 2000;
- Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, do GS.TS Nguyễn Văn Cảnh
và PGS.TS Phạm Văn Tỉnh chủ biên, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013;
4
- Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân
người phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhân lực
khoa học xã hội, tạp chí nhà nước và pháp luật, tạp chí Cảnh sát nhân dân, tạp
chí Kiểm sát, tạp chí TAND, CAND trong những năm gần đây.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những
vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội như: Khái niệm nhân thân
người phạm tội, phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số
khái niệm có liên quan, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội… tác giả sẽ tiếp thu và kế
thừa những quan điểm trên.
* Những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài
Thuộc nhóm này có các công trình nghiên cứu như:
- Phạm Uyên Thy (2015) “Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận
7, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
- Cao Văn Thiên (2018) “Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận
Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
- Nguyễn Thị Cẩm (2017) “Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc
sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
- Nguyễn Văn Tùng (2018) “Nhân thân người phạm tội cướp giật tài
sản trên địa bàn Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học
viện Khoa học xã hội.
- Lê Đình Toàn (2017) “Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
Các tác giả trong các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm rõ vai
trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội
danh và trong quy định liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình
sự, một số tác giả đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm nhân thân người
5
phạm tội gắn với một số loại tội phạm cụ thể, như tội giết người, tội cố ý gây
thương tích, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản, các tội phạm về ma
tuý…Những kết quả của các công trình nghiên cứu này cũng là những tri
thức, hiểu biết quan trọng mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình nghiên
cứu làm đề tài của mình.
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nhân
thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
vì vậy trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng về nhân thân người
phạm tội cũng như những tri thức nghiên cứu về nhân thân người phạm tội
trong các loại tội, nhóm tội ở các địa phương nhất định trong các công trình
của các tác giả kể trên, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về nhân thân
người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa. Từ nền tảng lý luận về nhân
thân vận dụng vào thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa
giai đoạn 2014 - 2018, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm rõ thực tiễn về nhân
thân người phạm tội gắn với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá, đạo đức,
truyền thống... của người dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ
đó kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân người
phạm tội, đây chính là hướng nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ thực trạng về nhân thân
người phạm tội, đi sâu vào nghiên cứu phân tích các nguyên nhân hình thành
đặc điểm nhân thân xấu của những người phạm tội, luận văn hướng đến mục
đích đề xuất các giải pháp tăng cường tăng cường phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân
thân người phạm tội từ năm 2014 đến năm 2018.
6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
Thứ nhất, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm
tội bao gồm: tìm, thu thập, nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, về
pháp luật hình sự.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn, bao gồm tìm kiếm, thu thập, xử lý, phân
tích so sánh những số liệu thống kê thường xuyên xét xử sơ thẩm hình sự từ
năm 2014 - 2018 của Toà án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Thứ ba, kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân
thân người phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa
bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để nghiên cứu được nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề tài dựa trên các số liệu thống kê của các
cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu giai đoạn 2014 – 2018 cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 100 bản
án xét xử sơ thẩm với 150 bị cáo của TAND thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014
- 2018 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc Tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm, từ thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2018. Chất liệu nghiên cứu
được dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn
7
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2018 cũng như
trên cơ sở kết quả nghiên cứu 100 bản án với 150 bị cáo xét xử sơ thẩm của
TAND thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 - 2018 được sưu tầm một cách ngẫu
nhiên. Theo quy định tại Điều 268 BLTTHS năm 2015 hiện hành thì có một
số vụ án xảy ra ở thành phố Bà Rịa nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của
TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc tuy thuộc thẩm quyền của TAND thành
phố Bà Rịa nhưng TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thấy cần thiết lấy lên để xét
xử. Luận văn sẽ không nghiên cứu những vụ án tuy xảy ra ở thành phố Bà Rịa
nhưng được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử sơ thẩm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực phòng
ngừa tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học
phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, cụ thể:
- Phương pháp biện chứng, mô tả, tổng hợp, nghiên cứu lý luận, tài
liệu, tiếp thu thông tin… để làm rõ lý luận nhân thân người phạm tội.
- Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic,
nghiên cứu bản án, nghiên cứu điển hình, thống kê…được sử dụng để làm rõ
các đặc điểm nhân thân người phạm tội.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận logic…được
sử dụng để nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm dưới
góc độ nhân thân người phạm tội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
8
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu nhân thân người
phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
2014 - 2018. Dựa trên sự phân tích lý luận và ứng dụng vào thực tiễn tình
hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, luận văn đưa ra những luận giải,
những căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong công tác phòng, chống tình hình tội phạm trên địa bàn
thành phố Bà Rịa từ góc độ nhân thân người phạm tội. Kết quả nghiên cứu
của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận tội phạm học nói chung
và lí luận phòng, chống tội phạm nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ là cơ sở để nghiên cứu và
vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm trên
địa bàn thành phố Bà Rịa.
Kết quả nghiên cứu cũng là những tài liệu tham khảo sử dụng trong các
cơ sở đào tạo luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về nhân thân người phạm tội.
Chương 2: Thực trạng nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở
thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân.
9
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân
người phạm tội
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm
“nhân thân” và khái niệm “người phạm tội” [28, tr.147], Do vậy trước khi
nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội chúng ta cần phải tìm hiểu
khái niệm của xã hội học về nhân thân con người, theo từ điển tiếng Việt nhân
thân con người được định nghĩa là “Tổng hợp các đặc điểm về nhân thế, tính
cách và cuộc sống của cá nhân một con người về mặt thi hành pháp luật” [47,
tr.45]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin nhân thân con người là
một phạm trù lịch sử - xã hội, nó là sản phẩm của một thời đại nhất định,
được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội, mỗi
thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở
thời đại nào thì bản chất con người luôn luôn là “tổng hòa những mối quan hệ
xã hội” [6, tr.150].Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong
lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất
giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, yếu tố sinh học trong con người là điều
kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người, yếu tố xã hội của con người
biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu
hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Vì vậy nhân thân của một
con người là sự thống nhất giữa các yếu tố xã hội và yếu tố sinh học, trong đó
yếu tố xã hội mang tính chất quyết định hoặc có thể hiểu nhân thân con người
là tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội có liên quan đến một con
người, thể hiện bản chất riêng của họ.
Hiện nay, có nhiều ngành khoa học pháp lý khác nhau định nghĩa về
10
nhân thân người phạm tội như luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học,
xã hội học… mỗi ngành sẽ có cách nghiên cứu, tiếp cận ở mỗi khía cạnh khác
nhau và có những ý nghĩa khác nhau, tiếp cận dưới góc độ luật hình sự thì
nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc
điểm riêng biệt của người phạm tội đối với giải quyết đúng đắn vấn đề trách
nhiệm hình sự của người đó [26, tr.127]. Trong tội phạm học nghiên cứu
nhân thân người phạm tội là tổng hòa các yếu tố, các đặc điểm riêng biệt của
người phạm tội ở địa bàn hành chính - lãnh thổ nhất định trong một khoảng
thời gian nhất định về các mặt tâm- sinh lý- xã hội, nhân khẩu, nhân chủng
học và pháp lý, những cái có ý nghĩa, có giá trị thiết thực cho việc xác định
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để có giải pháp phòng ngừa tội phạm
phù hợp [12, tr.348].
Khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là nghiên cứu con
người phạm tội cụ thể “Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là con người
phạm tội chứ không phải là con người nói chung, người phạm tội là người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm” [28,
tr.149]. Tuy con người được sinh ra không phải để trở thành người phạm tội,
nhưng con người có khả năng để trở thành người phạm tội, khi mà trong quá
trình sinh sống trong xã hội của người đó gặp phải những điều kiện hoàn cảnh
không thuận lợi, từ đó hình thành các đăc điểm nhân thân tiêu cực và khi gặp
những tình huống bên ngoài thuận lợi sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội.
Những dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội bao gồm tất
cả các đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội mà luật hình sự quy
định là chủ thể của tội phạm, như vậy khái niệm nhân thân người phạm tội là:
“Tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết
hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội
của người đó” [40, tr.131].
11
1.1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội
Trong lý luận tội phạm học, các đặc điểm nhân thân người phạm tội
được chia thành ba nhóm: Nhóm đặc điểm sinh học, nhóm đặc điểm tâm lý và
nhóm đặc điểm xã hội [17, tr.150]. Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ các nhóm đặc
điểm nhân thân người phạm tội:
1.1.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học
Khi nghiên cứu các đặc điểm sinh học của người phạm tội chính là việc
chúng ta nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch của người phạm
tội [17, tr.152], nghiên cứu đặc điểm giới tính người phạm tội, tội phạm học
tập trung xác định hai nội dung: thứ nhất là tỉ lệ phạm tội của nam giới và nữ
giới thực hiện, thứ hai là đặc trưng của giới tính có ảnh hưởng như thế nào
đến cơ chế hành vi phạm tội.
Thực tế qua nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta cho thấy số lượng
giữa nam giới và nữ giới phạm tội có khác nhau, việc nam giới phạm tội
nhiều hơn nữ giới ở đây có thể hiểu là do những điều kiện hình thành nên
phẩm chất cá nhân và sự tiếp nhận về mặt giáo dục, xã hội của nam giới có
những đặc điểm khác với nữ giới, nam giới và nữ giới đều bình đẳng như
nhau trong việc tiếp nhận giáo dục, đồng thời họ cùng có khả năng nhận thức
như nhau, tuy nhiên trong gia đình người Việt từ xưa vẫn luôn coi trọng nam
giới hơn nữ giới, mong muốn sinh cho được con trai vẫn trong nếp nghĩ của
nhiều gia đình, vì vậy nam giới sẽ được nuông chiều hơn, trong khi khả năng
kiểm soát và kiềm chế hành vi của nam kém hơn nữ nên dễ bị tác động bởi
các yếu tố từ môi trường sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực hơn nữ giới, dễ bị
ảnh hưởng bởi các thói hư, tật xấu, dễ bị tiêm nhiễm bởi các tệ nạn xã hội.
Độ tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân
cách trong đặc điểm nhân thân người phạm tội. Yếu tố lứa tuổi của người
phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc
điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị
12
trí xã hội của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn
phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm. Dấu hiệu về độ tuổi của người
phạm tội cho phép nói lên các đặc điểm xử sự trái pháp luật của những người
ở những độ tuổi khác nhau, cũng như tính chất riêng biệt của cơ cấu về độ
tuổi của các nhóm người phạm tội khác nhau.
Độ tuổi của người phạm tội thường được chia thành 04 nhóm: nhóm
người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi; nhóm người từ 18 đến 30 tuổi; nhóm người
từ 30 đến 45 tuổi; nhóm người trên 45 tuổi. Theo cách phân nhóm này, những
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có khả năng nhận thức
pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa có sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý,
chưa nhận thức hết hành vi nguy hiểm của mình và phần lớn đều là dân nhập
cư, bỏ học sớm, bị gia đình bỏ rơi... những người trong độ tuổi từ 18 đến 30
tuổi là những người đã hoàn thiện về tâm sinh lý. Tuy nhiên, lứa tuổi này
đang trong giai đoạn học tập, định hướng nghề nghiệp, cuộc sống chưa ổn
định, muốn khẳng định mình, nên diễn biến tâm lí không ổn định và cũng dễ
bị tác động của môi trường xã hội xung quanh. Lứa tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi
là lứa tuổi chín chắn, có suy nghĩ và hành động cẩn trọng, ở độ tuổi này, con
người thường đã ổn định về gia đình, nghề nghiệp, tích lũy được kinh nghiệm
sống, khả năng tự kiềm chế cao nên ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống
hơn các nhóm lứa tuổi khác. Lứa tuổi trên 45 là lứa tuổi đã hạn chế trong suy
nghĩ và hành động, con người trong độ tuổi này thường bằng lòng với cuộc
sống hiện tại, ngại thay đổi, thậm chí càng già, những đặc điểm tâm lý lại biến
đổi theo chiều hướng tiêu cực, như bảo thủ, không tuân theo ý kiến của ai....
Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội ở độ tuổi khác
nhau thực hiện có sự ảnh hưởng nhất định trong quá trình tồn tại của con
người, sự hình thành nhân cách trong từng giai đoạn phát triển của mỗi cá
nhân và nhiệm vụ của tội phạm học cần phải nghiên cứu tác động của từng
nhóm lứa tuổi trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu, có vai trò
13
quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội.
1.1.2.2. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý
Khi nghiên cứu nhóm đặc điểm về nhận thức, tâm lý của nhân thân
người phạm tội, người nghiên cứu thường tập trung vào các đặc trưng về trình
độ học vấn, nhu cầu, động cơ, mục đích phạm tội, ý thức pháp luật của người
phạm tội.
Trình độ học vấn phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách,
tạo cho con người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng với các chuẩn
mực xã hội, trình độ học vấn của con người cao thì mức độ nhận thức, hiểu
biết về xã hội, pháp luật cao và khả năng kiểm soát, kiềm chế hành vi của
mình tốt hơn do biết hành vi xử sự nào là trái pháp luật cần phải tránh thực
hiện nên ít dẫn đến phạm tội, ngược lại người có trình độ học vấn thấp thường
đi kèm với trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật kém nên khả năng
kiềm chế và kiểm soát được hành vi của mình trong những tình huống cụ thể
kém. Nhiều vụ án xảy ra do người phạm tội thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận
thức về xã hội còn hạn chế.
Nhu cầu là động lực phát triển của mỗi con người, nhu cầu của con
người đa dạng và vô cùng bao gồm nhiều mặt như nhu cầu về kinh tế, về văn
hóa, chính trị, danh vọng, dục vọng… Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống
tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng, nó thúc đẩy con người
hoạt động, nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối hành vi của con người
càng cao. Đối với đặc điểm về nhu cầu của nhân thân người phạm tội, tội phạm
học tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của nhu cầu đối với việc làm phát sinh động
cơ và ảnh hưởng của nhu cầu lên hành vi, lên cách xử sự của con người khi nó
không được thỏa mãn, mỗi cá nhân trong xã hội có sự khác biệt nhau bởi tính
chất, nội dung của nhu cầu cũng như các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu.
Chúng ta thấy rằng động cơ phạm tội là động lực bên trong con người
thúc đẩy họ phạm tội, được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi
14
nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì
nó sẽ trở thành động cơ…Mục đích phạm tội là yêu cầu cần đạt được và
mong muốn đạt được khi một người thực hiện hành vi phạm tội [6, tr.180].
Khi thực hiện hành vi phạm tội, nếu động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục
đích phạm tội càng rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng nguy hiểm và hậu
quả của tội phạm càng nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên cứu động cơ, mục đích
phạm tội vừa góp phần làm rõ nguyên nhân thực hiện tội phạm, đồng thời
cũng giúp cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội, từ đó giúp cho việc tìm ra những biện pháp tác động
tích cực nhằm loại trừ động cơ phạm tội, ngăn cản mục đích tội phạm, hạn
chế đến mức thấp nhất hậu quả mà người phạm tội có thể gây ra cho xã hội,
những người phạm tội đại đa số xuất phát từ động cơ vụ lợi, với mục đích
nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích cá nhân, hẹp hòi, ích kỉ, thích hưởng thụ.
1.1.2.3. Nhóm đặc điểm xã hội
Nhóm các đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội gồm các yếu
tố như: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cư trú [17, tr.125].
Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành những
phẩm chất tâm lý tiêu cực của con người, nếu hoàn cảnh gia đình không thuận
lợi thì nó sẽ tác động đến cá nhân để dần hình thành các đặc điểm nhân thân
tiêu cực trái với các chuẩn mực giá trị đạo đức. Chính gia đình giữ vai trò
kiểm soát, giám sát hành vi của những thành viên trong gia đình, hạn chế đến
mức tối đa sự hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực phát sinh trong mỗi
con người, nghiên cứu các khiếm khuyết trong gia đình vì thế có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xác định các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân
thân tiêu cực của người phạm tội.
Nghề nghiệp của người phạm tội có vị trí quan trọng khi phân tích đặc
điểm nhân thân của người phạm tội, địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định
sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách con người, đồng
15
thời bảo đảm cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các mâu thuẫn
xã hội mà trực tiếp là kinh tế khi cần thiết. Đa số những người phạm tội là
những người không có nghề nghiệp ổn định, không có địa vị trong xã hội,
thuộc thành phần lười lao động, lười học tập, chỉ muốn sống dựa dẫm vào
người khác, ăn bám vào người khác, mong muốn giàu có nhưng không có
thực lực, họ chỉ mong và bằng mọi cách kiếm ra tiền nhanh nhất mà không
cần phải lao động. Tuy nhiên, cũng phải kể đến các trường hợp có việc làm ổn
định, có địa vị trong xã hội rồi nhưng vẫn phạm tội chỉ vì nhận thức lệch lạc,
bị thoái hóa, biến chất, vụ lợi muốn thu vén của cải cho bản thân và gia đình,
ví dụ như những quan chức có điạ vị cao vì mưu cầu lợi ích cá nhân nên vẫn
phạm các tội tham nhũng.
Nơi cư trú, nơi sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phạm
tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng, bản chất nơi cư trú đã chứa đựng
các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa, truyền thống đặc thù, những yếu tố
này phần nào tác động đến quá trình hình thành nhân cách người phạm tội.
Được sống ở một nơi mà môi trường yên bình, trật tự an ninh tốt, tình làng
nghĩa xóm luôn được nêu cao, lối sống văn hóa của mỗi thành viên lành mạnh
thì động cơ, mục đích phạm tội rất thấp và ngược lại nếu sống ở trong một
cộng đồng toàn những người phạm pháp, tệ nạn xã hội thì nguy cơ phạm tội
cũng tăng cao.
1.1.2.4. Các đặc điểm pháp lý hình sự của người phạm tội
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên cứu nhân thân của con
người đã từng ít nhất một lần phạm tội, hành vi phạm tội của người đã có tiền
án, tiền sự thực hiện khi nào cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
cao hơn nhiều so với người mới phạm tội lần đầu, ở họ đã có nhiều cách thức
đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cho nên trách nhiệm hình sự mà họ
phải chịu cũng phải nặng hơn người mới phạm tội lần đầu. Tiền án, tiền sự,
tái phạm, tái phạm nguy hiểm là những dấu hiệu thể hiện tâm lý chống đối xã
16
hội, coi thường luật pháp, cố ý xâm hại lợi ích của nhà nước, của tập thể và
của cá nhân. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm
không chỉ giúp nhận thức đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội mà còn giúp hiểu rõ nguyên nhân phát sinh tội phạm cũng như có cơ
sở trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu, một số đặc điểm pháp
lý hình sự trong nhân thân người phạm tội như động cơ, mục đích phạm tội,
thể hiện ý thức phạm tội của người phạm tội, Vì vậy nghiên cứu các đặc điểm
này giúp hiểu rõ được ý thức phạm tội của người phạm tội và nguyên nhân
phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người
phạm tội
Thứ nhất: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp làm sáng tỏ
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là những đặc điểm cá nhân của
người phạm tội và những tình huống khách quan bên ngoài trong sự tác động
lẫn nhau của chúng dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Việc phân tích các
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ ra rằng không thể nhận
thức, hiểu biết được các nguyên nhân và điều kiện đó nếu thiếu việc cân nhắc
nhân thân người phạm tội [40, tr.127].
Chính vì vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ cho thấy rõ
những điều kiện, hoàn cảnh tiêu cực từ môi trường tác động thế nào đến sự
hình thành nhân cách, đạo đức, đến quá trình động cơ hóa hành vi phạm tội,
nói cách khác nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ cho phép xác định
được nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Thứ hai: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp cho việc định tội,
định khung và quyết định hình phạt chính xác
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra đa dạng và
phức tạp, được thể hiện ở ba giai đoạn: định tội danh, định khung hình phạt và
17
quyết định hình phạt. Trong đó định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất
trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật hình sự, bởi vì
định tội danh được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình
sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án. Đây là việc xác định một
hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm của tội nào trong số các tội đã được quy định trong bộ luật hình sự.
Theo khoa học luật hình sự: “nhân thân người phạm tội không phải là yếu tố
bắt buộc cấu thành tội phạm nhưng trong quá trình đánh giá tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội và xác định trách nhiệm pháp lý của người phạm
tội đó thì cần phải xem xét những đặc điểm, dấu hiệu về nhân thân của người
phạm tội được cân nhắc để giải quyết những vấn đề của trách nhiệm hình sự
(cá thể hóa hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn và giảm hình phạt)”
[39, tr.245].
Ngoài ý nghĩa định tội, định khung hình phạt, các dấu hiệu nhân thân
của người phạm tội còn phản ánh mức độ nguy hiểm khác nhau của các
trường hợp cụ thể nhất là trong khung hình phạt; phản ánh khả năng cải tạo,
giáo dục của người phạm tội và qua đó phản ánh mức độ trách nhiệm hình sự
của người phạm tội. Do vậy, các dấu hiệu nhân thân người phạm tội được bộ
luật hình sự quy định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự được quy định tại điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015. Những tình tiết
thuộc về nhân thân người phạm tội tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy
định tại điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015: cố tình thực hiện tội phạm đến
cùng; (Tình tiết này có thể được hiểu là người phạm tội ngoan cố thực hiện
hành vi phạm tội đến cùng mặc dù đã được ngăn cản, khuyên ngăn); Phạm tội
02 lần trở lên; Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, thông qua các tình tiết này
giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn về nhân thân người phạm tội. Tuy
nhiên nếu các tình tiết trên đã được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là dấu
18
hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng
nặng. Khi bị cáo có các tình tiết tăng nặng hình phạt được nêu ở trên Hội
đồng xét xử có thể quyết định hình phạt ở mức cao nhất của khung hình phạt.
Thứ ba: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp xây dựng biện
pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội
Nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội để có hình thức,
phương pháp giáo dục, quản lý người phạm tội một cách hợp lý và hiệu quả,
cần phải dựa vào các đặc điểm nhân thân người phạm tội để phân loại người
phạm tội nhằm áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp với từng
nhóm người có các đặc điểm nhân thân khác nhau, nhằm cải thiện hoặc loại
trừ các nhân thân tiêu cực có vai trò quan trọng đối với việc phát sinh tội
phạm, từ đó có thể giáo dục họ trở thành người tốt, không tái phạm tội.
Thứ tư: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng
trong phòng ngừa tội phạm
Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, những kết quả nghiên cứu nhân
thân người phạm tội sẽ cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng
ngừa thích hợp như phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham
gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã
hội, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền
giáo dục ý thức chấp hành pháp luật sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng
ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy
hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết
người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em.
1.2. Quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người
phạm tội
GS.TS Võ Khánh Vinh đã khẳng định: “Nhân thân người phạm tội là
một bộ phận cấu thành tất yếu và rất quan trọng của cơ chế hành vi phạm tội”
[40, tr.127].
19
Trong những tình huống tiêu cực thuận lợi kết hợp với các đặc điểm
nhân thân xấu của con người sẽ dễ phát sinh hành vi phạm tội và ngược lại
những người có đặc điểm nhân thân tốt thì dù rơi vào những hoàn cảnh tiêu
cực thuận lợi đến đâu chăng nữa, họ vẫn có những lựa chọn và xử sự tích cực,
khả năng kiểm soát và kiềm chế hành vi cao nên dễ dàng tránh được hành vi
phạm tội [40, tr.130].
1.2.1. Vai trò của các yếu tố khách quan
1.2.1.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình
Có thể nói trong các yếu tố từ môi trường sống thì gia đình là yếu tố có
ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời
kì thơ ấu, bởi kể từ khi mới sinh ra gia đình là môi trường đầu tiên mà những
đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng mới bước đầu dần được hình thành,
do đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi, bắt chước những hành vi của những người
xung quanh nó, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt.
Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra
nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng
khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như
học hỏi, bắt chước dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên
trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra thế giới bên ngoài, tuy nhiên nhận
thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên
trong gia đình. Do đó, nếu như đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an
toàn, lành mạnh, luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ
sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn
chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống
trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác
động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
Những yếu tố tiêu cực, hạn chế trong môi trường gia đình có các biểu hiện cụ
thể như sau:
20
Thứ nhất, do gia đình khuyết thiếu: Đối với trẻ sống trong một gia đình
như vậy luôn có những áp lực tâm lý tiêu cực gây cho trẻ các tâm trạng như
luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm, cô đơn, tự ti, chán nản, thiếu hụt… Nếu trẻ
có bản lĩnh thì dù rất đau khổ vì sự mất mát đó thì vẫn có thể vượt qua sau
một thời gian, nhưng phần lớn trẻ bị tổn thương nặng nề về tâm lý, nhất là
những đứa trẻ sống trong cảnh gia đình nghèo túng, vì tương lai của các em
mình, trẻ đi kiếm tiền, lúc đầu là lương thiện nhưng dần dần nếu không có sự
giúp đỡ của gia đình, xã hội, trẻ dễ hành động liều lĩnh dẫn tới phạm pháp.
Với những trẻ bị bỏ rơi, không người chăm sóc, không nơi nương tựa, đây là
những đứa trẻ đã mang sẵn trong suy nghĩ sự “bị vứt bỏ”. Hậu quả tất yếu xảy
ra đối với những đứa trẻ bất hạnh là sự đau khổ, sự dồn nén, sự bất cần đời,
chúng muốn đập phá, muốn trả thù đời theo cách riêng của mình. Cũng chính
vì thế mà không ít trẻ bỏ nhà đi lang thang, bụi đời, xoá nỗi đau bằng cách
tham gia các nhóm, băng đảng phạm pháp, lao vào cờ bạc, rượu chè, tiêm
chính và cuối cùng là phạm tội.
Thứ hai, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên cãi, chửi, đánh
nhau: Chính cách xử sự này của bố mẹ đã gây ra cho trẻ những khủng hoảng
về mặt tâm lý như trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè, khó hoà nhập với công đồng,
một số khác thì trở nên lỳ lợm, hung hăn, bướng bỉnh, chán nản bất cần đời,
dẫn tới việc bỏ nhà sống lang thang bụi đời, kết thành băng nhóm quậy phá,
sa chân vào nghiện ngập rồi trượt dài theo con đường phạm tội là điều không
thể tránh khỏi.
Thứ ba, gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, quá
nuông chiều con cái: Cha mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con
cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ con cho nhà trường và
xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời
mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí còn dung túng. Sự quá nuông chiều,
thỏa mãn mọi nhu cầu của bố mẹ sẽ tạo nên thói quen đòi gì được nấy. Bên
21
cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến con trẻ hình thành tính ỷ
lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi
hỏi được phục vụ, được hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không
thỏa mãn những yêu sách hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên
bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ.
Thứ tư, gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Cha
mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ
nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng
chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên
trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại. Sự buông lỏng quản lý, giám
sát của gia đình, nhà trường và xã hội cùng với những tình huống cụ thể thuận
lợi họ sẽ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội.
1.2.1.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường giáo dục trong trường
học
Nếu như gia đình là nền tảng, tạo nên cơ sở đầu tiên cho sự hình thành
nhân cách của mỗi cá nhân ngay từ khi còn bé, thì khi đến một độ tuổi nhất
định, giáo dục – môi trường trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền
tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó, nếu trong
môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân
tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân
cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố này có thể kể đến như:
Thứ nhất, việc quản lý học sinh sinh viên còn lỏng lẻo, chưa có sự phối
hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trẻ em. Kỉ
luật nhà trường còn lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai
trái trong học sinh còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong
nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy
giảm, thậm chí mất hết niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các
em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào
22
các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh. Tại đây các em kết bạn, giao du với
bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn
láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào các tệ nạn xã hội…). Do kết bạn,
giao tiếp thường xuyên với đối tượng này, những đứa trẻ dần dần ảnh hưởng
và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng
này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ
nhà đi hoang… và dần dần đi vào con đường phạm tội. Một số ít cán bộ, giáo
viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong
hành xử với học sinh thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh
hoặc vào con đường phạm tội.
Thứ hai, nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách, hiểu
biết pháp luật và các kỹ năng sống. Một trong những mực tiêu quan trọng của
giáo dục là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người, nhưng thực tế hiện nay
không ít các trường học mới chỉ chú trọng dạy những kiến thức cơ bản theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức,
kiến thức pháp luật và kỹ năng sống cho các em. Dưới tác động của mặt trái
nền kinh tế thị trường, nhiều nền văn hóa đã du nhập vào nước ta, trong đó có
những loại văn hóa lai căng không phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, những yếu tố văn hóa độc hại này chưa được các cơ quan chức
năng quản lý kiểm soát chặt chẽ đã xâm nhập vào một bộ phận thanh, thiếu
niên trên địa bàn. Cùng với sự gia tăng của các loại tệ nạn xã hội thì các em
đang phải đối mặt với sự lựa chọn những giá trị phù hợp với truyền thống đạo
đức, pháp luật. Nếu nhà trường có phương pháp giáo dục đúng đắn, nội dung
giáo dục phù hợp, coi giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho các
em là một nội dung quan trọng thì sẽ tạo nên một thế hệ học sinh có tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có hoài bão trong cuộc sống và
ngược lại nếu nhà trường có những tiêu cực trong giáo dục, không thường
xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức, pháp luật cho các em thì khi gặp những
23
hoàn cảnh thuận lợi tiêu cực sẽ dẫn đến việc các em phạm tội.
Thứ ba, sự gia tăng tình trạng bạo lực học đường và quấy rối tình dục.
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở nước ta là một hiện tượng báo động,
bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia
tăng cả về số vụ phạm tội lẫn tính chất nguy hiểm cho xã hội, một điều đáng
báo động nữa là bạo lực không chỉ xảy ra đối với các em học sinh nam và tỷ
lệ các em học sinh nữ cũng đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Nhiều em
cho rằng việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn là thể hiện bản
lĩnh, thể hiện vai trò quan trọng của mình, hay sử dụng bạo lực để lấy lại danh
dự cá nhân khi bị xúc phạm, bạo lực học đường là một vấn đề đáng lo ngại
của không ít các em học sinh, của phụ huynh, nhà trường và xã hội, nó trực
tiếp tác động đến quá trình phát triển về thể chất và tình thần của các em, đến
khả năng rèn luyện, học tập của các em, nguy hiểm hơn những học sinh cá
biệt chơi với nhau, tạo thành yếu tố băng nhóm, khi có băng nhóm thì yếu tố
bạo lực cũng tăng lên rất nhiều vì hành động nhân danh nhóm, ít sợ hãi.
1.2.1.3. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường xã hội
Trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển
vượt bậc của ngành công nghệ thông tin nó đã làm cho cuộc sống con người
ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ
nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy, giới trẻ ngày nay
chạy theo lối sống hưởng thụ, họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những
giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Do lối sống thiếu ý thức,
sống buông thả, đua đòi, đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những
chuyện phi đạo đức. Từ quan niệm như vậy người ta hướng tới việc kiếm tiền
bằng mọi cách kể cả việc phải trà đạp lên những giá trị đạo đức và khuôn khổ
pháp luật, vì đồng tiền mà một số người sẵn sàng thực hiện các hành vi vô đạo
đức như con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án
mạng. Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên
24
cũng gia tăng, có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã
tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương chỉ vì thù tức vì bị nhắc
nói chuyện trong lớp.
Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường mang lại thì hệ lụy
của nó tác động đến xã hội cũng không hề nhỏ, các tệ nạn xã hội, các loại
hình văn hóa đa màu sắc du nhập vào và được giới trẻ đón nhận mà chưa
được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng đã tác động xấu đến nhận
thức và hành động của một bộ phận thanh, thiếu niên. Khi có dự án xây dựng
mở đường, hình thành các khu đô thị... một bộ phận dân cư có thu nhập thấp,
mức sống trung bình bỗng nhận được khoản tiền lớn từ đền bù, giải tỏa, đất ra
mặt đường tăng giá hàng trăm, ngàn lần... Có tiền, nhiều người đã dùng khoản
tiền này để tiêu xài phung phí, học đòi theo lối sống gấp, chơi bời, cờ bạc
rượu chè rồi tất yếu dẫn đến hành vi phạm tội.
1.2.1.4. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, văn hóa
* Những hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế
Thời gian qua nước ta đã vượt qua được nhiều thách thức, có những
bước phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, những dịch vụ và điều kiện
sống của người dân không ngừng được nâng cao, tuy nhiên những tác động từ
mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng
không nhỏ đến một bộ phận dân cư: đó là việc làm, thu nhập và đời sống nhân
dân, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có thu nhập thấp
vẫn rất khó khăn; quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
tiến triển chậm; tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người về đất
đai còn diễn biến phức tạp, một số vụ việc xử lý chưa tốt, gây bức xúc, bị kẻ
xấu lợi dụng; năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức chưa đáp
ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm; kỉ cương, kỉ luật hành
chính còn chưa nghiêm, kết quả phát hiện xử lý tham nhũng còn hạn chế….
Những yếu tố tiêu cực trên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách
25
của người phạm tội, dẫn đến việc hình thành một số đặc điểm nhân thân tiêu
cực, như sự chán nản, bế tắc, thất vọng, sự bức xúc, tư tưởng chống đối xã
hội… Những đặc điểm này đặt trong những hoàn cảnh nhất định sẽ làm phát
sinh hành vi phạm tội.
* Những hạn chế, bất cập trong quản lý văn hóa
Khi nói đến văn hóa, là nói đến tất cả các phương diện của đời sống,
chính trị cũng là văn hóa, kinh tế cũng là văn hóa, quân sự bảo vệ tổ quốc
cũng là văn hóa…như vậy văn hóa chính là phương thức để thúc đẩy sự phát
triển của xã hội và là thước đo chuẩn mực cho sự phát triển, chuẩn mực của
văn hóa hiện nay đó chính là đạo đức vì đạo đức là phẩm chất của con người,
là sự tổng hòa những yếu tố văn hóa trong con người trong đó có cả sự tích tụ
của lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, một số giá trị truyền thống đang bị coi
nhẹ, thậm chí bị lãng quên, trong khi văn hóa bạo lực, văn hóa tình dục đang
ngày càng phát triển trên internet tạo ra những nguy cơ tác động để hình thành
nhiều đặc điểm nhân thân xấu, như thói quen ưu bạo lực, ưa sử dụng bạo lực
để giải quyết mâu thuẫn, sự ám ảnh bởi phim ảnh sex…sẽ dễ dẫn đến sự phát
sinh hành vi phạm tội.
1.2.2. Những yếu tố thuộc mặt chủ quan
1.2.2.1. Sai lệch về sở thích
Những người có những sở thích tham gia các hoạt động lành mạnh kết
hợp với các yếu tố tích cực khác sẽ hình thành ở người đó nhân cách đúng đắn
và có được quá trình phát triển nhân cách toàn diện. Ngược lại, những người
có thói quen, sở thích không lành mạnh, tiêu cực như thường xuyên tụ tập ăn
nhậu, nghiện rượu, nghiện games online, nghiện ma túy, có những sở thích
xem cái loại băng đĩa có nội dung bạo lực, đồi trụy,… sẽ hình thành ở cá nhân
đó nhân cách lệch lạc như lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, hưởng thụ,
sống buông thả, không có hoài bão, ích kỉ, coi thường các giá trị đạo đức, coi
thường pháp luật... những sở thích tiêu cực như trên khi gặp những hoàn cảnh,
26
tình huống thuận lợi tiêu cực cụ thể họ sẽ bị kích thích, hưng phấn mất kiểm
soát, không kiềm chế được hành vi của mình dễ dấn đến hành vi phạm tội.
1.2.2.2. Những hạn chế thuộc về ý thức pháp luật cá nhân
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm,
quan niệm, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công
bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện
hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nước và các tổ chức xã hội [29, tr.421].
+ Một là: Không hiểu biết hoặc hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đây là
sự ngộ nhận về nhận thức hoặc hiểu biết kém do chưa có tri thức pháp luật,
đưa đến hành vi phạm tội mà không biết mình phạm tội.
+ Hai là: Không tuân thủ pháp luật. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là
một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế
không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm, những quy phạm
pháp luật cấm trong luật hình sự, luật hành chính.... được thực hiện dưới hình
thức này [16, tr.298].
Cùng với sự không hiểu biết pháp luật dẫn đến xem thường các nghĩa
vụ, trong họ luôn tiềm ẩn khuynh hướng tìm mọi cách để lẩn tránh luật pháp,
thực tế có những trường hợp chủ thể không tuân thủ pháp luật chỉ nhằm để
thoả mãn trạng thái tâm lý là “thể hiện mình” trước đám đông, đây cũng coi là
biểu hiện của sự chống đối pháp luật.
27
Tiểu kết Chương 1
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội là
rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả phân tích làm rõ
khái niệm nhân thân người phạm tội, theo đó nhân thân người phạm tội là:
“Tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự
kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm
tội của người đó”.
Trên cơ sở khái niệm nhân thân người phạm tội, tác giả rút ra ý nghĩa
của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, làm rõ các đặc điểm nhân
thân người phạm tội như đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý, đặc điểm xã
hội, để nhìn ra mối quan hệ nhân quả hay quy luật của quá trình phạm tội, từ
đó có biện pháp ngăn chăn, phòng ngừa hiệu quả.
Trên cơ sở đặc điểm về nhân thân người phạm tội, tác giả xác định
những hiện tượng tiêu cực nào tác động hình thành đặc điểm nhân thân người
phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội, đó là nhóm các hiện
tượng chủ quan và khách quan thuộc về môi trường sống và thuộc về cá nhân
người phạm tội.
Những phân tích, kết luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá được
thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa sẽ có
những đặc điểm, yếu tố đặc trưng nào, tìm hiểu về nguyên nhân hình thành
các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội ở thành phố Bà Rịa, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu ở chương 2 của luận văn. Đây là cơ sở khoa học để tác
giả có thể đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm từ
góc độ nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa ở chương 3
của luận văn.
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong những năm qua, thành phố Bà Rịa đã thu hút được nhiều khách
du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng…; là địa
điểm được chọn để tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo mang tầm quốc
tế như: Hội thi thả Diều quốc tế, Hội thi cờ vua quốc tế, Hội nghị Hiệp hội
Cảng biển ASEAN, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển đông… mở ra nhiều
tiềm năng phát triển du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa
phương. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bà Rịa lần thứ
VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là
một trong những lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch, có
những yếu tố làm nảy sinh những phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn. Lợi
dụng địa bàn du lịch, các thế lực thù địch đưa người xâm nhập, cài cắm, móc
nối, câu kết với các đối tượng phản động, chống đối chính trị trên địa bàn để
thu thập tin tức; tụ tập đông người gây rối, phá hoại, khủng bố; gia tăng hoạt
động của các loại tội phạm, tai tệ nạn, ma túy, môi trường, vi phạm pháp luật
giao thông... Nếu không đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, tài sản cho du
khách sẽ tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch, lòng tin của
du khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngành Du lịch nói riêng và cả
lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố nói chung.
2.1. Tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu giai đoạn từ năm 2014 – 2018
Tình hình tội phạm được nhận thức thông qua bốn thông số là thực
trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu và tính
29
chất của tình hình tội phạm.
2.1.1. Khái quát thực trạng của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2014 – 2018
Nhân thân người phạm tội là nhân thân của những người đã thực hiện
các hành vi phạm tội (chủ thể của tội phạm) vì vậy cần phải nghiên cứu tìm
hiểu về thực trạng của tội phạm. Thực trạng của tình hình tội phạm trên địa
bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong giai đoạn 2014 – 2018
được xác định thông qua tổng số tội phạm và số người thực hiện hành vi
phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, giai đoạn 2014 - 2018. Tình hình tội
phạm được xem xét gồm tội phạm rõ và tội phạm ẩn, tội phạm rõ được nhận
thức thông qua tổng số hành vi phạm tội và số người phạm tội đã bị xét xử
bằng một bản án và có trong thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân
thành phố Bà Rịa, trong đó số liệu các năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 của năm.
Theo quy định tại Điều 268 và Điều 269 BLTTHS năm 2015, TAND
thành phố Bà Rịa chỉ có thẩm quyền xét xử các vụ án về những tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng thuộc
thẩm quyền của mình và không bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy lên để
xét xử, vì vậy số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của TAND thành phố Bà Rịa có
thể phản ánh chưa đầy đủ tình hình tội phạm đã xảy ra ở thành phố Bà Rịa.
Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình tội phạm theo số liệu
thống kê xét xử sơ thẩm của TAND thành phố Bà Rịa.
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.1.1, từ ngày 01/01/2014 đến ngày
31/12/2018, trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra 499
vụ án, với 758 bị cáo. Trong đó năm 2014 xảy ra nhiều nhất là 121 vụ và 213
bị cáo, năm 2018 xảy ra ít nhất là 76 vụ, có 96 bị cáo, trung bình 98,8 vụ/năm
và 151,6 bị cáo/năm.
Bên cạnh số liệu tội phạm đã được phát hiện và xử lý thì trên địa bàn
30
thành phố Bà Rịa vẫn còn một số lượng tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng
chưa được phát hiện và xử lí, đây được gọi là tội phạm ẩn. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được
phát hiện và xử lí nên không đề cập đến tội phạm ẩn trên địa bàn thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để nhận thức rõ hơn về tình hình tội phạm, có thể xem xét hệ số tội
phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, hệ số tội phạm được tính bằng số người
phạm tội (số bị cáo) bình quân trong 10.000 người dân trong độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo số liệu ở bảng 2.2, thì giai đoạn 2014 – 2018, bình quân
trong 10.000 người dân có độ tuổi từ 14 trở lên, có hơn 10,2 người phạm tội.
Đây là một hệ số khá cao.
2.1.2. Khái quát diễn biến của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018
Theo số liệu tại biểu đồ 2.1.2 diễn biến tình hình tội phạm của 05 năm
(2014-2018) trên địa bàn thành phố Bà Rịa tội phạm gia tăng theo chiều
hướng đi lên của từng năm (năm sau cao hơn năm trước số lượng vụ án thụ lý
giải quyết cũng như số bị cáo đưa ra xét xử cũng tăng), tuy nhiên đến năm
2018 tình hình có chuyển biến giảm về số vụ án cũng như số bị cáo, đây là kết
quả của các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm mà chính quyền địa
phương quyết liệt đề ra trong những năm gần đây.
Tình hình thụ lý, xét xử án hình sự trên địa bàn thành phố Bà Rịa như
sau:
- Năm 2014, thụ lý 121 vụ, với 213 bị cáo, gồm các loại tội: Trộm cắp
tài sản: 58 vụ, Ma túy: 13 vụ, Vi phạm quy định về điều khiển giao thông
đường bộ: 8 vụ, Cố ý gây thương tích: 6 vụ, Đánh bạc: 28 vụ, Cướp tài sản: 9
vụ và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác.
- Năm 2015, thụ lý 93 vụ, với 145 bị cáo, gồm các loại tội: Trộm cắp
31
tài sản: 34 vụ, Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: 6 vụ,
Ma túy: 19 vụ, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 6 vụ, Đánh bạc: 10 vụ
và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác.
- Năm 2016, thụ lý 104 vụ, với 136 bị cáo, gồm các lọai tội: Trộm cắp
tài sản: 32 vụ, Ma túy: 22 vụ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 35 vụ, Cướp giật tài
sản: 5 vụ, Cố ý gây thương tích: 11 vụ và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm
khác.
- Năm 2017, thụ lý 105 vụ, với 168 bị cáo, tập trung nhiều nhất là loại
tội: Trộm cắp tài sản: 30 vụ, Ma túy: 25 vụ, Cố ý gây thương tích: 12 vụ, Vi
phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: 6 vụ, Đánh bạc: 6 vụ, và
số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác.
- Năm 2018, thụ lý 76 vụ, với 96 bị cáo, gồm các loại tội phạm: Trộm
cắp tài sản 22 vụ, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ: 4
vụ, Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy: 22 vụ, Đánh bạc; 3 vụ, Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 9 vụ, Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 5 vụ, và số còn lại rải rác ở các loại tội
phạm khác.
2.1.3. Khái quát cơ cấu của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2014 - 2018
Để có thể nhận thức một cách toàn diện tình hình tội phạm thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cần phải nghiên cứu một số cơ cấu cơ bản
của tình hình tội phạm. Phần này tác giả trình bày một số cơ cấu cơ bản để có
thể nhận diện một cách đầy đủ hơn về tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018.
2.1.3.1. Cơ cấu theo tội danh
Qua 499 hồ sơ với 758 bị cáo thụ lý giai đoạn năm 2014 - 2018, theo
thống kê tình hình tội phạm theo bảng 2.3, các tội xâm phạm về quyền sở hữu
như tội trộm cắp tài sản, Tội cố ý gây thương tích và tội phạm về ma túy là
32
các loại tội có cơ cấu lớn nhất, còn các loại tội xâm phạm nhân thân con
người cũng ít, điều này nói lên được sự suy thoái đạo đức trong một số bộ
phận dân cư, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy xảy ra 01 vụ nhưng đã có
sức ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội trong một thời gian dài.
2.1.3.2. Cơ cấu theo loại tội
Phân tích 499 hồ sơ thụ lý từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn
thành phố Bà Rịa có 193 vụ phạm tội nghiêm trọng, tỷ lệ 39,3% và 306 vụ
phạm tội phạm ít nghiêm trọng, tỷ lệ 60,7%, cho thấy tình hình tội phạm ở
thành phố Bà Rịa là khá nghiêm trọng.
2.1.3.3. Cơ cấu theo phương thức thực hiện tội phạm
Theo thống kê, những vụ án có tính chất đồng phạm chiếm 30%, đặc
biệt là các tội cướp tài sản, cố ý gây thương tích, trộm cắp, đánh bạc có tỉ lệ
đồng phạm lên đến hơn 60%. Điều này cho thấy tình hình tội phạm ở thành
phố Bà Rịa có tính chất, mức độ nguy hiểm khá cao bởi thông thường, những
vụ phạm tội có đồng phạm sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều
so với những trường hợp phạm tội đơn lẻ.
2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà
Rịa, tình Bà Rịa – Vũng Tàu
Các đặc điểm nhân thân là những nét đặc trưng, riêng biệt của mỗi
người phạm tội. Nghiên cứu các đặc điểm của người phạm tội giúp chúng ta
xác định được nguyên nhân của tội phạm, làm rõ các đặc điểm chủ yếu của
chủ thể và hoàn cảnh thực hiện tội phạm [27, tr.189].
Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà
Rịa được nghiên cứu trong phạm vi luận văn bao gồm: Nhóm đặc điểm sinh
học; đặc điểm nhận thức, tâm lý; nhóm đặc điểm xã hội; nhóm đặc điểm pháp
lý hình sự.
2.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học
Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, mức độ, loại tội phạm, đến
33
việc thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi khác
nhau.
Phân tích số liệu bảng 2.5 của tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa thì
nhóm những người phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất (37,3%), sau đó là nhóm người phạm tội ở lứa tuổi từ 30 trở lên (29,8%)
và nhóm những người phạm tội chưa thành niên (từ 14 – 16 tuổi) có tỷ lệ là
8,2%, cuối cùng là những người từ 16 đến dưới 18 tuổi (24,7%), ở lứa tuổi
này phạm tội tương đối cao.
Đặc điểm này cho thấy, đặc trưng về độ tuổi của tình hình tội phạm trên
thành phố Bà Rịa phổ biến lớn nhất ở nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 16
đến dưới 18 tuổi, đây là lứa tuổi đua đòi thích thể hiện mình nên dễ phạm tội
và có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong những năm gần đây. Ở độ tuổi 18
đến dưới 30 tuổi, ở họ đã tích lũy được kinh nghiệm sống phong phú, ở độ
tuổi này tội phạm thực hiện hành vi phạm tội tinh vi, xảo quyệt và khó phát
hiện hơn ở nhóm tuổi khác, còn những người ở độ tuổi từ 30 trở lên, do có
khả năng tự kiềm chế cao, có vị trí tương đối ổn định trong xã hội, nên mức
độ phạm tội ít hơn.
Qua phân tích báo cáo tổng hợp của TAND thành phố Bà Rịa thì trong
tổng số 758 người phạm tội có 669 đối tượng là nam, chiếm tỉ lệ 88,3% và 89
đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ 11,7%, qua đó thấy tỉ lệ nam giới phạm tội chiếm
tỉ lệ cao hơn nhiều so với người phạm tội là nữ giới. Thời gian gần đây các
loại tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng có những hình thức
phạm tội mới nguy hiểm hơn, chủ yếu là phạm tội nhiều ở các tội danh không
đòi hỏi phải dùng sức mạnh, sử dụng sự tinh ranh, sự tin tưởng của người chủ
sở hữu thực hiện việc lừa đảo hoặc trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội ở các
tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm và lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vụ án của Lê Thị Mai; sinh năm 1983,
không có việc làm, vào khoảng 13h30 phút 01/10/2016, Lê Thị Mai đi bán vé
34
số dạo tại tổ 12, khu phố 3, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa. Khi đi
ngang qua phòng trọ của bà Nguyễn Thị Lệ, Mai phát hiện phòng trọ không
khóa cửa, có 02 người đang ngủ và có 02 chiếc điện thoại đang sạc pin nên
Mai nảy sinh ý định trộm cắp. Mai vào phòng trọ lấy 02 chiếc điện thoại và
giấu vào túi áo rồi quay ra, lúc này bà Lệ đang ở bên nhà hàng xóm phát hiện
tri hô thì cán bộ dân quân phường Phước Hưng đi tuần tra ngang qua đã bắt
giữ Mai đưa về trụ sở Công an phường lập biên bản phạm tội quả tang. Vì
tham lam, muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để hưởng thụ nên bị cáo
đã cố ý thực hiện, Tòa tuyên bị cáo Lê Thị Mai phạm tội “Trộm cắp tài sản”
phạt 6 tháng tù. (Trích Bản án số 02/2017/HSST ngày 06/01/2017 của Tòa án
nhân dân thành phố Bà Rịa).
Nữ giới khi phạm tội thường có đồng phạm (đối tượng nam giới cùng
thực hiện tội phạm), Điển hình như vụ Phan Thanh Hải, sinh năm 1989, Trú
tại: ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Long Điền và Nguyễn Thị Thanh Hằng,
sinh năm 1992, Trú tại: số 177Đ, khu phố Long Tâm, huyện Long Điền. Vào
lúc 10 giờ 30 phút ngày 21/12/2016 tại số nhà 5/5B tổ 18, khu phố 3, phường
Long Toàn, thành phố Bà Rịa, phòng Cảnh sát ma túy phối hợp với cơ quan
điều tra thành phố Bà Rịa bắt quả tang Hải và Hằng có hành vi mua bán trái
phép chất ma túy. Các bị cáo khai nhận như sau: Hải thường mua ma túy của
một người tên Tú (không rõ nhân thân lai lịch) với giá từ 2.000.000 đồng đến
6.000.000 đồng để về bán cho các con nghiện khác, Hải bán được 5 lần, mỗi
lần từ 300.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài lần phạm tội quả tang thì
Hằng đã giúp Hải bán ma túy cho các con nghiện khác. Trong những lần đó,
Hằng được Hải cho tiền hoặc ma túy để sử dụng (Trích bản án số
35/2017/HSST ngày 23/05/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa).
Theo báo cáo thống kê tại bảng phụ lục 2.4 về đặc điểm nghề nghiệp
trên địa bàn thành phố Bà Rịa của 758 bị cáo đã bị Tòa án nhân dân thành phố
Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử giai đoạn 2014 – 2018, có 30,7% là lao
35
động phổ thông, 20,6% là lao động tự do, 19,6% nghề khác và 30,3% không
có nghề nghiệp, tình trạng thất nghiệp làm nảy sinh trực tiếp đến nhiều tệ nạn
trong xã hội, phải kể đến như phạm tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp
giật tài sản thì mới có tiền sinh sống. Các đối tượng không có nghề nghiệp
chiếm tỉ lệ phạm tội nhiều nhất (30,3%) và nghề nghiệp không ổn định chiếm
tỉ lệ ít nhất (19,6%). Chính vì người lao động không có nghề nghiệp ổn định,
có thu nhập thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân hoặc của gia
đình nên dễ bị lôi kéo hoặc chọn con đường phạm tội.
2.2.2. Nhóm đặc điểm xã hội
*Theo bảng 2.6, Nghiên cứu hồ sơ 100 vụ án được lựa chọn ngẫu nhiên
trong số 499 vụ phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 –
2018 cho thấy: Tổng số bị cáo của 100 vụ án là 150 người. Nghiên cứu hoàn
cảnh gia đình của những người này, cho thấy:
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hoàn thiện
(thiếu cha hoặc mẹ, hay không có cha mẹ) có 30 người (chiếm 25%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình có người thân vi
phạm pháp luật có 15 người (chiếm 20%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hòa thuận
có 70 người (chiếm 37%);
- Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình nuông chiều con
cái có 35 người (chiếm 18%).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng: tội phạm trên địa bàn thành phố
Bà Rịa chủ yếu là những người sống trong gia đình không hòa thuận thường
xuyên cãi vã, hay mắng chửi nhau và không nhận được sự giáo dục chăm sóc
của ba mẹ nên dễ dẫn đến hành vi phạm tội.
*Qua bảng phụ lục 2.5 thể hiện, trình độ học vấn của các bị cáo đưa ra
xét xử tại địa bàn thành phố Bà Rịa trong giai đoạn 2014 – 2018, cho thấy:
- Dưới lớp 5 và không biết chữ: với 295 bị cáo chiếm tỉ lệ 38,9%;
36
- Từ lớp 6 đến lớp 9: với 277 bị cáo chiếm tỉ lệ 36,5%;
- Từ lớp 10 trở lên: với 186 bị cáo chiếm tỉ lệ 24,5%.
Như vậy, số đối tượng phạm tội có trình độ học vấn dưới lớp 5 và
không biết chữ chiếm đa số (38,9%), phần lớn trong số người phạm tội không
biết chữ hoặc đã bỏ học. Do trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn
định cộng với sự lười biếng, hám lợi dẫn tới khả năng hạn chế trong việc tiếp
nhận những tri thức về đạo đức, văn hóa, lối sống và pháp luật, nhận thức xã
hội nên không nhận thức hành vi của mình đúng hay sai, có nguy cơ lớn thực
hiện tội phạm.
*Nơi cư trú của người phạm tội: Căn cứ phụ lục 2.10 số người phạm tội
theo đơn vị hành chính của thành phố Bà Rịa thì người phạm tội chủ yếu
thường sinh sống ở hai phường: Phước Trung (82 bị cáo chiếm tỉ lệ 10,8 %)
và Phước Hiệp (91 bị cáo chiếm tỉ lệ 12 %), Đây là hai phường có mật độ dân
cư sinh sống cao nhất, tỉ lệ người thất nghiệp nhiều, tập trung nhiều cơ quan
hành chính nhà nước, nơi giao thương buôn bán sầm uất, quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng vì vậy cũng là nơi tập trung số lượng người phạm tội
đông hơn so với các nơi khác trên địa bàn.
2.2.3. Đặc điểm pháp lý hình sự
Qua thống kê tại bảng phụ lục 2.4 thể hiện, trong tổng số 758 bị cáo bị
xét xử trong giai đoạn năm 2014 đến 2018 trên địa bàn thành phố Bà Rịa cho
thấy những người có tiền án, tiền sự tiếp tục tái phạm chiếm tỉ lệ 37,9%
(287/758 người) trong tổng số người phạm tội, khảo sát đối tượng trong các
vụ án xảy ra cho thấy, đối tượng tái phạm chủ yếu rơi vào nhóm tội phạm
xâm phạm sở hữu, trong đó nhiều nhất là tái phạm ở tội cướp giật tài sản,
trộm cắp tài sản, cướp tài sản, số đối tượng phạm tội trên địa bàn thành phố
Bà Rịa phạm tội lần đầu, không có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ cao 62,1%.
Những đối tượng vẫn tái phạm hành vi phạm tội thường chuyên nghiệp, nguy
hiểm hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn so với phạm tội lần đầu, chính vì
37
vậy phân tích làm rõ đặc điểm này là tiền đề để xác định hiệu quả công tác
giáo dục, cải tạo phạm nhân trong giai đoạn hiện nay đang áp dụng để từ đó
tìm ra biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả.
2.2.4. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý
*Xuất phát từ khuynh hướng chống đối xã hội, cá nhân biểu hiện ra
những hành vi thể hiện tính ích kỉ, vụ lợi, lười biếng, tham lam... Qua khảo
sát về động cơ phạm tội của 150 người phạm tội trong 100 bản án trên địa bàn
thành phố Bà Rịa, có được kết quả như sau:
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như
muốn làm giàu nhanh chóng, tích lũy lớn, muốn có đồ vật quý gắn với tội
trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…: 50 người (33,4%);
- Động cơ mang tính hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích
của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhâm phẩm con người như tội cố
ý gây thương tích, hủy hoại tài sản: 40 người (26,6%);
- Động cơ thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá nhân đi ngược lại với lợi ích của
xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ
với nhà nước như ăn chơi đua đòi, sống gấp, lười lao động từ đó phạm tội
đánh bạc, mua bán và tang trữ trái phép chất ma túy …: 60 người (40%).
Như vậy, những người lười lao động, nhưng lại ăn chơi đua đòi là những
nhân tố tiêu cực đưa họ sa vào con đường phạm tội, chiếm tỷ lệ nhiều nhất
(40%). Xác định được động cơ, mục đích phạm tội rất quan trọng trong việc
phân tích có cơ sở về diễn biến đặc điểm đạo đức, tâm lý của người phạm tội
xuất phát từ động cơ, mục đích gì từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
*Nghiên cứu ngẫu nhiên trong 100 bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án
nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với 150 bị cáo cho thấy:
- Người phạm tội nghiện ma túy là 45 người (chiếm 30%).
- Người phạm tội thường xuyên tụ tập uống rượu là 48 người (chiếm
32%);
38
- Người phạm tội nghiện phim ảnh khiêu dâm là 25 người (chiếm
16,6%);
- Người phạm tội nghiện phim bạo lực là 18 người (chiếm 12%);
- Người phạm tội nghiện games là 14 người (chiếm 9,4%);
Kết quả trên cho thấy, một trong những đặc điểm nhân thân đặc trưng,
điển hình của tội phạm ở Bà Rịa là nghiện rượu, thường xuyên tụ tập nhậu
nhẹt (32%) chiếm tỉ lệ cao, kế đến là đặc điểm nghiện ma túy (30%).
*Do điều kiện đặc trưng về khí hậu của thành phố Bà Rịa là nhiệt đới
gió mùa nóng, khô, số giờ nắng trong năm cao trung bình 2400 giờ, kết hợp
với quá trình biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính dẫn đến ô nhiễm môi trường
phần nào đã tác động, ảnh hưởng đến khí chất, tính cách của con người nơi
đây sẽ trở nên nóng bức, dễ trầm cảm, bị stress… dẫn đến xu hướng tụ tập lại
thành nhóm ăn chơi, giải trí, sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích để giải
khát và làm lệch chuẩn nhân cách, dễ dẫn đến tình trạng bị kích động, không
kiềm chế thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, do điều kiện ưu đãi về tự
nhiên, đất rộng, người đông, không bị thiên tai, hạn hán, mất mùa, lũ lụt và
chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương tây, chế độ ngụy quyền Sài Gòn, chế độ
phong kiến từ xưa đã tác động, ảnh hưởng đến tính cách của một bộ phận
người dân thành phố Bà Rịa, ở họ có lối sống văn hóa thoải mái, phóng túng
hơn, không cần tích cực lao động, sống tận hưởng nhiều hơn là tích cóp của
cải cho con cháu sau này, ngoài ra một bộ phận người dân có điều kiện kinh
tế có thể tiếp cận các loại tệ nạn xã hội, rượu, bia, chất kích thích… chính ảnh
hưởng về tư duy như vậy nên khi hội nhập kinh tế xã hội với thế giới, với
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa, mặt khác ruộng đất bị
thu hẹp đã làm cho một bộ phận dân cư thất nghiệp, lười lao động kết hợp các
tệ nạn xã hội là những nguy cơ tiềm ẩn hình thành tội phạm.
Như vậy, trong số người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa mà tác
giả nghiên cứu, đa số là nam giới (chiếm tỉ lệ 88,3%) và chủ yếu trong lứa
39
tuổi thanh niên (chiếm tỉ lệ 37,3%); số người phạm tội có trình độ học vấn -
Dưới lớp 5 và không biết chữ chiếm đa số: 38,9%, chủ yếu là những người
không có nghề nghiệp (chiếm tỉ lệ 30,3%); đa số chưa có tiền án, tiền sự
(chiếm tỉ lệ 62,1%).
2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân
thân tiêu cực ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa
2.3.1. Yếu tố từ phía gia đình
Một là, Gia đình khuyết thiếu (không có đủ cha hoặc mẹ): Theo cơ cấu,
trong tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 -2018 có đến 25%
số người phạm tội xuất thân từ gia đình thiếu hoàn thiện, đây là một phần
nguyên nhân chính hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực ở một bộ phận
thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Bà Rịa, nếu không có cha hoặc mẹ thì
sẽ thì sẽ thiếu đi sự quan tâm giáo dục một cách đầy đủ, phải lao động, tự lập
từ rất sớm, như vụ án của Huỳnh Hữu Nghĩa; sinh ngày: 03/7/1996, trình độ
văn hóa: 3/12; không rõ tên cha và mẹ là bà Huỳnh Thị Thu Ngân (đã chết).
Vào khoảng 16 giờ 10 phút ngày 29/07/2016, tại số 57 đường Nguyễn Thị
Minh Khai, khu phố 1, phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, Đội cảnh
sát điều tra tội phạm ma túy công an thành phố Bà Rịa phối hợp với công an
phường Phước Nguyên bắt quả tang Huỳnh Hữu Nghĩa đang có hành vi bán
trái phép chất ma túy cho con nghiện Trần Văn Nam. Tang vật thu giữ gồm:
01 gói nylon được hàn kín bên trong có chứa chất kết tinh không màu trong
suốt, thu giữ trên người Nghĩa và trên bàn đá số tiền 500.000 đồng, 01 điện
thoại di động Nokia 1202 màu xanh, 01 điện thoại di động Iphone 5S (Trích
bản án số 07/2017/HSST ngày 18/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà
Rịa). Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy, từ nhỏ Nghĩa không sống với cha mẹ
mà sống với ông ngoại già yếu, ốm đau thường xuyên, nhờ sự giúp đỡ cưu
mang của họ hàng nội ngoại nên đối với Nghĩa có cái ăn đã là may mắn
huống chi là được học hành đến nơi đến chốn, Nghĩa bỏ học từ rất sớm làm
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAYPhòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
Phòng ngừa tình hình tội phạm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
 
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền GiangNguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...Luận văn:  Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Tân Bì...
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con ngườiNhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận án: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại quận Thủ Đức, TPHCM
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCMLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại tp HCM
 
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đLuận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
 

Similar to Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY

Similar to Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY (20)

ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI : NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạcLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long AnLuận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội về cờ bạc tỉnh Long An
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sảnLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đLuận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
Luận văn: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản, HAY, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAYNhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản tại quận Tân Phú, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCMLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đNhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu tỉnh Kiên Giang, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túyLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú NhuậnLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NGOAN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NGOAN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là những kiến thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Hữu Tráng. Những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Ngoan
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI............. 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội....................................................................................................................... 9 1.2. Quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU............28 2.1. Tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2014 – 2018.........................................................................................28 2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tình Bà Rịa – Vũng Tàu..........................................................................................32 2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa ............................................39 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN...............................................................56 3.1. Quan điểm phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà nước cũng như của thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu......................................................56 3.2. Tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ góc độ nhân thân.................................................................59 KẾT LUẬN....................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự TTATXH : Trật tự an toàn xã hội TTXH : Trật tự xã hội UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện đang là đô thị loại II có diện tích 91.46 km² với dân số đến năm 2017 khoảng 150.319 người, gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trong đó bao gồm 8 phường: Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Phước Hưng, Long Toàn, Long Tâm, Kim Dinh, Long Hương, và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng. Thành phố Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52, thuận lợi cho giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Ngoài ra còn là đô thị hành chính và dịch vụ thương mại giữ vai trò trọng yếu để thực hiện kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực, cũng như hành lang phát triển công nghiệp của tuyến quốc lộ 51, với tiềm năng phát triển dầu khí, khí đốt, du lịch, dịch vụ đã và đang tạo nên chuyển biến khởi sắc về kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thành phố. Bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thì trong những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn thành phố vẫn còn những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn. Trong 06 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố xảy ra 35 vụ phạm pháp hình sự, giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Công an thành phố đã điều tra phá được 25 vụ, bắt 33 đối tượng, đạt tỷ lệ phá án trên 71,4%, riêng đối với án đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%. Đối với tội phạm ma tuý, công an thành phố đã triệt phá 13 vụ gồm 16 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý. Lập hồ sơ khởi tố 12 vụ mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy gồm 11 bị can, xử phạt hành chính 142 đối tượng sử dụng trái phép chất ma
  • 7. 2 túy; đưa 34 đối tượng vào trung tâm giáo dục, lao động dạy nghề tỉnh, áp dụng nghị định 111 của chính phủ giáo dục tại địa phương 40 đối tượng. Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa trong 05 năm 2014 – 2018, tòa án đã đưa ra xét xử là 499 vụ với 758 bị cáo. Vấn đề được chính quyền thành phố Bà Rịa đặt ra trong thời gian sắp tới là tiếp tục kiềm chế và giảm các vụ vi phạm pháp luật về TTATXH nhất là tội trộm cắp tài sản, tội đánh bạc, cố ý gây thương tích, tội phạm về ma túy, giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác điều tra khám phá tội phạm, giải quyết tin báo tố giác tội phạm; Tăng cường các biện pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy, nhanh chóng phát hiện và triệt phá đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép các chất ma túy hoạt động trên địa bàn thành phố; rà soát, xóa các tụ điểm ma túy, tệ nạn xã hội trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp quản lý người nghiện, quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng dân cư. Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa thì một vấn đề quan trọng là cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, đặc điểm của nhân thân người phạm tội, bởi nhân thân người phạm tội giữ vai trò quan trọng trong cơ chế thực hiện hành vi phạm tội. Ý thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của nhân thân người phạm tội trong cơ chế thực hiện hành vi phạm tội nên chính quyền thành phố Bà Rịa đã rất chú trọng đến vấn đề nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Bắt đầu từ giai đoạn nhận đơn tố giác, thu thập, khai thác thông tin, điều tra, truy tố đến xét xử, thì các cơ quan tiến hành tố tụng luôn nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội làm căn cứ để tìm ra nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm; để định tội danh, định khung, quyết định hình phạt một cách chính xác, phòng ngừa tình hình tội phạm cũng như để đưa ra các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội có hiệu quả nhất.
  • 8. 3 Tuy nhiên, trước đây việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội ở thành phố Bà Rịa mới chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân, yêu cầu mục đích của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội không chỉ dừng ở mức độ cá nhân mà phải khái quát ở mức độ nhóm và cao hơn là mức độ tình hình tội phạm để nhận thức đúng đắn nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất được các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ lí do đó, cũng như xuất phát từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cấp chính quyền ở thành phố Bà Rịa, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu" làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có thể chia các công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội thành hai nhóm như sau: * Nhóm các công trình nghiên cứu làm rõ lý luận về nhân thân người phạm tội Thuộc về nhóm này có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011; - Giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả, Trường Đại hoc Luật Hà Nội, năm 2012, tái bản năm 2013, 2015; - Giáo trình tội phạm học của Học viện Cảnh sát nhân dân, Nxb.CAND, 2002, 2013; - Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của Tập thể tác giả, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, năm 2000; - Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, do GS.TS Nguyễn Văn Cảnh và PGS.TS Phạm Văn Tỉnh chủ biên, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013;
  • 9. 4 - Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân người phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, tạp chí nhà nước và pháp luật, tạp chí Cảnh sát nhân dân, tạp chí Kiểm sát, tạp chí TAND, CAND trong những năm gần đây. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội như: Khái niệm nhân thân người phạm tội, phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm có liên quan, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội… tác giả sẽ tiếp thu và kế thừa những quan điểm trên. * Những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài Thuộc nhóm này có các công trình nghiên cứu như: - Phạm Uyên Thy (2015) “Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. - Cao Văn Thiên (2018) “Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Thị Cẩm (2017) “Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. - Nguyễn Văn Tùng (2018) “Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. - Lê Đình Toàn (2017) “Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Các tác giả trong các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm rõ vai trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội danh và trong quy định liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, một số tác giả đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm nhân thân người
  • 10. 5 phạm tội gắn với một số loại tội phạm cụ thể, như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản, các tội phạm về ma tuý…Những kết quả của các công trình nghiên cứu này cũng là những tri thức, hiểu biết quan trọng mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu làm đề tài của mình. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vì vậy trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng về nhân thân người phạm tội cũng như những tri thức nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong các loại tội, nhóm tội ở các địa phương nhất định trong các công trình của các tác giả kể trên, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa. Từ nền tảng lý luận về nhân thân vận dụng vào thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 - 2018, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm rõ thực tiễn về nhân thân người phạm tội gắn với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá, đạo đức, truyền thống... của người dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân người phạm tội, đây chính là hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ thực trạng về nhân thân người phạm tội, đi sâu vào nghiên cứu phân tích các nguyên nhân hình thành đặc điểm nhân thân xấu của những người phạm tội, luận văn hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân người phạm tội từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 11. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội bao gồm: tìm, thu thập, nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, về pháp luật hình sự. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn, bao gồm tìm kiếm, thu thập, xử lý, phân tích so sánh những số liệu thống kê thường xuyên xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2014 - 2018 của Toà án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thứ ba, kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để nghiên cứu được nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề tài dựa trên các số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018 cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 100 bản án xét xử sơ thẩm với 150 bị cáo của TAND thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 - 2018 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội dưới góc Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, từ thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2018. Chất liệu nghiên cứu được dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn
  • 12. 7 thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2018 cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 100 bản án với 150 bị cáo xét xử sơ thẩm của TAND thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 - 2018 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên. Theo quy định tại Điều 268 BLTTHS năm 2015 hiện hành thì có một số vụ án xảy ra ở thành phố Bà Rịa nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc tuy thuộc thẩm quyền của TAND thành phố Bà Rịa nhưng TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thấy cần thiết lấy lên để xét xử. Luận văn sẽ không nghiên cứu những vụ án tuy xảy ra ở thành phố Bà Rịa nhưng được TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử sơ thẩm. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, cụ thể: - Phương pháp biện chứng, mô tả, tổng hợp, nghiên cứu lý luận, tài liệu, tiếp thu thông tin… để làm rõ lý luận nhân thân người phạm tội. - Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, nghiên cứu bản án, nghiên cứu điển hình, thống kê…được sử dụng để làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận logic…được sử dụng để nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm dưới góc độ nhân thân người phạm tội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận
  • 13. 8 Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2018. Dựa trên sự phân tích lý luận và ứng dụng vào thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, luận văn đưa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác phòng, chống tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa từ góc độ nhân thân người phạm tội. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận tội phạm học nói chung và lí luận phòng, chống tội phạm nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ là cơ sở để nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa. Kết quả nghiên cứu cũng là những tài liệu tham khảo sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về nhân thân người phạm tội. Chương 2: Thực trạng nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ góc độ nhân thân.
  • 14. 9 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội Khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm “nhân thân” và khái niệm “người phạm tội” [28, tr.147], Do vậy trước khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm của xã hội học về nhân thân con người, theo từ điển tiếng Việt nhân thân con người được định nghĩa là “Tổng hợp các đặc điểm về nhân thế, tính cách và cuộc sống của cá nhân một con người về mặt thi hành pháp luật” [47, tr.45]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin nhân thân con người là một phạm trù lịch sử - xã hội, nó là sản phẩm của một thời đại nhất định, được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội, mỗi thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở thời đại nào thì bản chất con người luôn luôn là “tổng hòa những mối quan hệ xã hội” [6, tr.150].Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người, yếu tố xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Vì vậy nhân thân của một con người là sự thống nhất giữa các yếu tố xã hội và yếu tố sinh học, trong đó yếu tố xã hội mang tính chất quyết định hoặc có thể hiểu nhân thân con người là tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội có liên quan đến một con người, thể hiện bản chất riêng của họ. Hiện nay, có nhiều ngành khoa học pháp lý khác nhau định nghĩa về
  • 15. 10 nhân thân người phạm tội như luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học, xã hội học… mỗi ngành sẽ có cách nghiên cứu, tiếp cận ở mỗi khía cạnh khác nhau và có những ý nghĩa khác nhau, tiếp cận dưới góc độ luật hình sự thì nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội đối với giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người đó [26, tr.127]. Trong tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội là tổng hòa các yếu tố, các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội ở địa bàn hành chính - lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định về các mặt tâm- sinh lý- xã hội, nhân khẩu, nhân chủng học và pháp lý, những cái có ý nghĩa, có giá trị thiết thực cho việc xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để có giải pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp [12, tr.348]. Khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là nghiên cứu con người phạm tội cụ thể “Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải là con người nói chung, người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm” [28, tr.149]. Tuy con người được sinh ra không phải để trở thành người phạm tội, nhưng con người có khả năng để trở thành người phạm tội, khi mà trong quá trình sinh sống trong xã hội của người đó gặp phải những điều kiện hoàn cảnh không thuận lợi, từ đó hình thành các đăc điểm nhân thân tiêu cực và khi gặp những tình huống bên ngoài thuận lợi sẽ dễ làm phát sinh hành vi phạm tội. Những dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội bao gồm tất cả các đặc điểm, dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội mà luật hình sự quy định là chủ thể của tội phạm, như vậy khái niệm nhân thân người phạm tội là: “Tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [40, tr.131].
  • 16. 11 1.1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội Trong lý luận tội phạm học, các đặc điểm nhân thân người phạm tội được chia thành ba nhóm: Nhóm đặc điểm sinh học, nhóm đặc điểm tâm lý và nhóm đặc điểm xã hội [17, tr.150]. Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ các nhóm đặc điểm nhân thân người phạm tội: 1.1.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học Khi nghiên cứu các đặc điểm sinh học của người phạm tội chính là việc chúng ta nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch của người phạm tội [17, tr.152], nghiên cứu đặc điểm giới tính người phạm tội, tội phạm học tập trung xác định hai nội dung: thứ nhất là tỉ lệ phạm tội của nam giới và nữ giới thực hiện, thứ hai là đặc trưng của giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến cơ chế hành vi phạm tội. Thực tế qua nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta cho thấy số lượng giữa nam giới và nữ giới phạm tội có khác nhau, việc nam giới phạm tội nhiều hơn nữ giới ở đây có thể hiểu là do những điều kiện hình thành nên phẩm chất cá nhân và sự tiếp nhận về mặt giáo dục, xã hội của nam giới có những đặc điểm khác với nữ giới, nam giới và nữ giới đều bình đẳng như nhau trong việc tiếp nhận giáo dục, đồng thời họ cùng có khả năng nhận thức như nhau, tuy nhiên trong gia đình người Việt từ xưa vẫn luôn coi trọng nam giới hơn nữ giới, mong muốn sinh cho được con trai vẫn trong nếp nghĩ của nhiều gia đình, vì vậy nam giới sẽ được nuông chiều hơn, trong khi khả năng kiểm soát và kiềm chế hành vi của nam kém hơn nữ nên dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường sống, dễ phát sinh tâm lý tiêu cực hơn nữ giới, dễ bị ảnh hưởng bởi các thói hư, tật xấu, dễ bị tiêm nhiễm bởi các tệ nạn xã hội. Độ tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trong đặc điểm nhân thân người phạm tội. Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị
  • 17. 12 trí xã hội của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn phương thức thủ đoạn thực hiện tội phạm. Dấu hiệu về độ tuổi của người phạm tội cho phép nói lên các đặc điểm xử sự trái pháp luật của những người ở những độ tuổi khác nhau, cũng như tính chất riêng biệt của cơ cấu về độ tuổi của các nhóm người phạm tội khác nhau. Độ tuổi của người phạm tội thường được chia thành 04 nhóm: nhóm người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi; nhóm người từ 18 đến 30 tuổi; nhóm người từ 30 đến 45 tuổi; nhóm người trên 45 tuổi. Theo cách phân nhóm này, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có khả năng nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa có sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý, chưa nhận thức hết hành vi nguy hiểm của mình và phần lớn đều là dân nhập cư, bỏ học sớm, bị gia đình bỏ rơi... những người trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi là những người đã hoàn thiện về tâm sinh lý. Tuy nhiên, lứa tuổi này đang trong giai đoạn học tập, định hướng nghề nghiệp, cuộc sống chưa ổn định, muốn khẳng định mình, nên diễn biến tâm lí không ổn định và cũng dễ bị tác động của môi trường xã hội xung quanh. Lứa tuổi từ 30 tuổi đến 45 tuổi là lứa tuổi chín chắn, có suy nghĩ và hành động cẩn trọng, ở độ tuổi này, con người thường đã ổn định về gia đình, nghề nghiệp, tích lũy được kinh nghiệm sống, khả năng tự kiềm chế cao nên ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống hơn các nhóm lứa tuổi khác. Lứa tuổi trên 45 là lứa tuổi đã hạn chế trong suy nghĩ và hành động, con người trong độ tuổi này thường bằng lòng với cuộc sống hiện tại, ngại thay đổi, thậm chí càng già, những đặc điểm tâm lý lại biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, như bảo thủ, không tuân theo ý kiến của ai.... Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội ở độ tuổi khác nhau thực hiện có sự ảnh hưởng nhất định trong quá trình tồn tại của con người, sự hình thành nhân cách trong từng giai đoạn phát triển của mỗi cá nhân và nhiệm vụ của tội phạm học cần phải nghiên cứu tác động của từng nhóm lứa tuổi trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu, có vai trò
  • 18. 13 quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. 1.1.2.2. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý Khi nghiên cứu nhóm đặc điểm về nhận thức, tâm lý của nhân thân người phạm tội, người nghiên cứu thường tập trung vào các đặc trưng về trình độ học vấn, nhu cầu, động cơ, mục đích phạm tội, ý thức pháp luật của người phạm tội. Trình độ học vấn phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách, tạo cho con người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng với các chuẩn mực xã hội, trình độ học vấn của con người cao thì mức độ nhận thức, hiểu biết về xã hội, pháp luật cao và khả năng kiểm soát, kiềm chế hành vi của mình tốt hơn do biết hành vi xử sự nào là trái pháp luật cần phải tránh thực hiện nên ít dẫn đến phạm tội, ngược lại người có trình độ học vấn thấp thường đi kèm với trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật kém nên khả năng kiềm chế và kiểm soát được hành vi của mình trong những tình huống cụ thể kém. Nhiều vụ án xảy ra do người phạm tội thiếu hiểu biết về pháp luật, nhận thức về xã hội còn hạn chế. Nhu cầu là động lực phát triển của mỗi con người, nhu cầu của con người đa dạng và vô cùng bao gồm nhiều mặt như nhu cầu về kinh tế, về văn hóa, chính trị, danh vọng, dục vọng… Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng, nó thúc đẩy con người hoạt động, nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối hành vi của con người càng cao. Đối với đặc điểm về nhu cầu của nhân thân người phạm tội, tội phạm học tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của nhu cầu đối với việc làm phát sinh động cơ và ảnh hưởng của nhu cầu lên hành vi, lên cách xử sự của con người khi nó không được thỏa mãn, mỗi cá nhân trong xã hội có sự khác biệt nhau bởi tính chất, nội dung của nhu cầu cũng như các biện pháp để thỏa mãn nhu cầu. Chúng ta thấy rằng động cơ phạm tội là động lực bên trong con người thúc đẩy họ phạm tội, được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi
  • 19. 14 nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó sẽ trở thành động cơ…Mục đích phạm tội là yêu cầu cần đạt được và mong muốn đạt được khi một người thực hiện hành vi phạm tội [6, tr.180]. Khi thực hiện hành vi phạm tội, nếu động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục đích phạm tội càng rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng nguy hiểm và hậu quả của tội phạm càng nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên cứu động cơ, mục đích phạm tội vừa góp phần làm rõ nguyên nhân thực hiện tội phạm, đồng thời cũng giúp cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó giúp cho việc tìm ra những biện pháp tác động tích cực nhằm loại trừ động cơ phạm tội, ngăn cản mục đích tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả mà người phạm tội có thể gây ra cho xã hội, những người phạm tội đại đa số xuất phát từ động cơ vụ lợi, với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích cá nhân, hẹp hòi, ích kỉ, thích hưởng thụ. 1.1.2.3. Nhóm đặc điểm xã hội Nhóm các đặc điểm xã hội của nhân thân người phạm tội gồm các yếu tố như: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cư trú [17, tr.125]. Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành những phẩm chất tâm lý tiêu cực của con người, nếu hoàn cảnh gia đình không thuận lợi thì nó sẽ tác động đến cá nhân để dần hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực trái với các chuẩn mực giá trị đạo đức. Chính gia đình giữ vai trò kiểm soát, giám sát hành vi của những thành viên trong gia đình, hạn chế đến mức tối đa sự hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực phát sinh trong mỗi con người, nghiên cứu các khiếm khuyết trong gia đình vì thế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội. Nghề nghiệp của người phạm tội có vị trí quan trọng khi phân tích đặc điểm nhân thân của người phạm tội, địa vị xã hội cao và nghề nghiệp ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách con người, đồng
  • 20. 15 thời bảo đảm cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các mâu thuẫn xã hội mà trực tiếp là kinh tế khi cần thiết. Đa số những người phạm tội là những người không có nghề nghiệp ổn định, không có địa vị trong xã hội, thuộc thành phần lười lao động, lười học tập, chỉ muốn sống dựa dẫm vào người khác, ăn bám vào người khác, mong muốn giàu có nhưng không có thực lực, họ chỉ mong và bằng mọi cách kiếm ra tiền nhanh nhất mà không cần phải lao động. Tuy nhiên, cũng phải kể đến các trường hợp có việc làm ổn định, có địa vị trong xã hội rồi nhưng vẫn phạm tội chỉ vì nhận thức lệch lạc, bị thoái hóa, biến chất, vụ lợi muốn thu vén của cải cho bản thân và gia đình, ví dụ như những quan chức có điạ vị cao vì mưu cầu lợi ích cá nhân nên vẫn phạm các tội tham nhũng. Nơi cư trú, nơi sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng, bản chất nơi cư trú đã chứa đựng các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa, truyền thống đặc thù, những yếu tố này phần nào tác động đến quá trình hình thành nhân cách người phạm tội. Được sống ở một nơi mà môi trường yên bình, trật tự an ninh tốt, tình làng nghĩa xóm luôn được nêu cao, lối sống văn hóa của mỗi thành viên lành mạnh thì động cơ, mục đích phạm tội rất thấp và ngược lại nếu sống ở trong một cộng đồng toàn những người phạm pháp, tệ nạn xã hội thì nguy cơ phạm tội cũng tăng cao. 1.1.2.4. Các đặc điểm pháp lý hình sự của người phạm tội Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là nghiên cứu nhân thân của con người đã từng ít nhất một lần phạm tội, hành vi phạm tội của người đã có tiền án, tiền sự thực hiện khi nào cũng có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với người mới phạm tội lần đầu, ở họ đã có nhiều cách thức đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cho nên trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu cũng phải nặng hơn người mới phạm tội lần đầu. Tiền án, tiền sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là những dấu hiệu thể hiện tâm lý chống đối xã
  • 21. 16 hội, coi thường luật pháp, cố ý xâm hại lợi ích của nhà nước, của tập thể và của cá nhân. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ giúp nhận thức đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn giúp hiểu rõ nguyên nhân phát sinh tội phạm cũng như có cơ sở trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu, một số đặc điểm pháp lý hình sự trong nhân thân người phạm tội như động cơ, mục đích phạm tội, thể hiện ý thức phạm tội của người phạm tội, Vì vậy nghiên cứu các đặc điểm này giúp hiểu rõ được ý thức phạm tội của người phạm tội và nguyên nhân phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu. 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội Thứ nhất: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống khách quan bên ngoài trong sự tác động lẫn nhau của chúng dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội. Việc phân tích các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chỉ ra rằng không thể nhận thức, hiểu biết được các nguyên nhân và điều kiện đó nếu thiếu việc cân nhắc nhân thân người phạm tội [40, tr.127]. Chính vì vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ cho thấy rõ những điều kiện, hoàn cảnh tiêu cực từ môi trường tác động thế nào đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, đến quá trình động cơ hóa hành vi phạm tội, nói cách khác nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ cho phép xác định được nguyên nhân phát sinh tội phạm. Thứ hai: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp cho việc định tội, định khung và quyết định hình phạt chính xác Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra đa dạng và phức tạp, được thể hiện ở ba giai đoạn: định tội danh, định khung hình phạt và
  • 22. 17 quyết định hình phạt. Trong đó định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật hình sự, bởi vì định tội danh được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án. Đây là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội nào trong số các tội đã được quy định trong bộ luật hình sự. Theo khoa học luật hình sự: “nhân thân người phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm nhưng trong quá trình đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định trách nhiệm pháp lý của người phạm tội đó thì cần phải xem xét những đặc điểm, dấu hiệu về nhân thân của người phạm tội được cân nhắc để giải quyết những vấn đề của trách nhiệm hình sự (cá thể hóa hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn và giảm hình phạt)” [39, tr.245]. Ngoài ý nghĩa định tội, định khung hình phạt, các dấu hiệu nhân thân của người phạm tội còn phản ánh mức độ nguy hiểm khác nhau của các trường hợp cụ thể nhất là trong khung hình phạt; phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội và qua đó phản ánh mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Do vậy, các dấu hiệu nhân thân người phạm tội được bộ luật hình sự quy định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015. Những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015: cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; (Tình tiết này có thể được hiểu là người phạm tội ngoan cố thực hiện hành vi phạm tội đến cùng mặc dù đã được ngăn cản, khuyên ngăn); Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, thông qua các tình tiết này giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên nếu các tình tiết trên đã được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là dấu
  • 23. 18 hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Khi bị cáo có các tình tiết tăng nặng hình phạt được nêu ở trên Hội đồng xét xử có thể quyết định hình phạt ở mức cao nhất của khung hình phạt. Thứ ba: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội giúp xây dựng biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội Nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội để có hình thức, phương pháp giáo dục, quản lý người phạm tội một cách hợp lý và hiệu quả, cần phải dựa vào các đặc điểm nhân thân người phạm tội để phân loại người phạm tội nhằm áp dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo phù hợp với từng nhóm người có các đặc điểm nhân thân khác nhau, nhằm cải thiện hoặc loại trừ các nhân thân tiêu cực có vai trò quan trọng đối với việc phát sinh tội phạm, từ đó có thể giáo dục họ trở thành người tốt, không tái phạm tội. Thứ tư: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội phạm Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, những kết quả nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp như phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời và kiên quyết đối với các loại tội phạm nguy hiểm như: tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, tội phạm giết người, cướp tài sản, tội phạm xâm hại trẻ em. 1.2. Quá trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội GS.TS Võ Khánh Vinh đã khẳng định: “Nhân thân người phạm tội là một bộ phận cấu thành tất yếu và rất quan trọng của cơ chế hành vi phạm tội” [40, tr.127].
  • 24. 19 Trong những tình huống tiêu cực thuận lợi kết hợp với các đặc điểm nhân thân xấu của con người sẽ dễ phát sinh hành vi phạm tội và ngược lại những người có đặc điểm nhân thân tốt thì dù rơi vào những hoàn cảnh tiêu cực thuận lợi đến đâu chăng nữa, họ vẫn có những lựa chọn và xử sự tích cực, khả năng kiểm soát và kiềm chế hành vi cao nên dễ dàng tránh được hành vi phạm tội [40, tr.130]. 1.2.1. Vai trò của các yếu tố khách quan 1.2.1.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình Có thể nói trong các yếu tố từ môi trường sống thì gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu, bởi kể từ khi mới sinh ra gia đình là môi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng mới bước đầu dần được hình thành, do đó, những đứa trẻ sẽ học hỏi, bắt chước những hành vi của những người xung quanh nó, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt. Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra thế giới bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu như đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh, luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những yếu tố tiêu cực, hạn chế trong môi trường gia đình có các biểu hiện cụ thể như sau:
  • 25. 20 Thứ nhất, do gia đình khuyết thiếu: Đối với trẻ sống trong một gia đình như vậy luôn có những áp lực tâm lý tiêu cực gây cho trẻ các tâm trạng như luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm, cô đơn, tự ti, chán nản, thiếu hụt… Nếu trẻ có bản lĩnh thì dù rất đau khổ vì sự mất mát đó thì vẫn có thể vượt qua sau một thời gian, nhưng phần lớn trẻ bị tổn thương nặng nề về tâm lý, nhất là những đứa trẻ sống trong cảnh gia đình nghèo túng, vì tương lai của các em mình, trẻ đi kiếm tiền, lúc đầu là lương thiện nhưng dần dần nếu không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội, trẻ dễ hành động liều lĩnh dẫn tới phạm pháp. Với những trẻ bị bỏ rơi, không người chăm sóc, không nơi nương tựa, đây là những đứa trẻ đã mang sẵn trong suy nghĩ sự “bị vứt bỏ”. Hậu quả tất yếu xảy ra đối với những đứa trẻ bất hạnh là sự đau khổ, sự dồn nén, sự bất cần đời, chúng muốn đập phá, muốn trả thù đời theo cách riêng của mình. Cũng chính vì thế mà không ít trẻ bỏ nhà đi lang thang, bụi đời, xoá nỗi đau bằng cách tham gia các nhóm, băng đảng phạm pháp, lao vào cờ bạc, rượu chè, tiêm chính và cuối cùng là phạm tội. Thứ hai, gia đình không hạnh phúc, thường xuyên cãi, chửi, đánh nhau: Chính cách xử sự này của bố mẹ đã gây ra cho trẻ những khủng hoảng về mặt tâm lý như trẻ trở nên thiếu tự tin, rụt rè, khó hoà nhập với công đồng, một số khác thì trở nên lỳ lợm, hung hăn, bướng bỉnh, chán nản bất cần đời, dẫn tới việc bỏ nhà sống lang thang bụi đời, kết thành băng nhóm quậy phá, sa chân vào nghiện ngập rồi trượt dài theo con đường phạm tội là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, quá nuông chiều con cái: Cha mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ con cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí còn dung túng. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của bố mẹ sẽ tạo nên thói quen đòi gì được nấy. Bên
  • 26. 21 cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến con trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn những yêu sách hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ. Thứ tư, gia đình có người thân vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Cha mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại. Sự buông lỏng quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường và xã hội cùng với những tình huống cụ thể thuận lợi họ sẽ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. 1.2.1.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường giáo dục trong trường học Nếu như gia đình là nền tảng, tạo nên cơ sở đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân ngay từ khi còn bé, thì khi đến một độ tuổi nhất định, giáo dục – môi trường trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó, nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố này có thể kể đến như: Thứ nhất, việc quản lý học sinh sinh viên còn lỏng lẻo, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trẻ em. Kỉ luật nhà trường còn lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái trong học sinh còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất hết niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào
  • 27. 22 các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh. Tại đây các em kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thầy cô giáo và bố mẹ, sa đà vào các tệ nạn xã hội…). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với đối tượng này, những đứa trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang… và dần dần đi vào con đường phạm tội. Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội. Thứ hai, nhà trường chưa chú trọng giáo dục đạo đức nhân cách, hiểu biết pháp luật và các kỹ năng sống. Một trong những mực tiêu quan trọng của giáo dục là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người, nhưng thực tế hiện nay không ít các trường học mới chỉ chú trọng dạy những kiến thức cơ bản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, kiến thức pháp luật và kỹ năng sống cho các em. Dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, nhiều nền văn hóa đã du nhập vào nước ta, trong đó có những loại văn hóa lai căng không phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, những yếu tố văn hóa độc hại này chưa được các cơ quan chức năng quản lý kiểm soát chặt chẽ đã xâm nhập vào một bộ phận thanh, thiếu niên trên địa bàn. Cùng với sự gia tăng của các loại tệ nạn xã hội thì các em đang phải đối mặt với sự lựa chọn những giá trị phù hợp với truyền thống đạo đức, pháp luật. Nếu nhà trường có phương pháp giáo dục đúng đắn, nội dung giáo dục phù hợp, coi giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho các em là một nội dung quan trọng thì sẽ tạo nên một thế hệ học sinh có tư tưởng, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có hoài bão trong cuộc sống và ngược lại nếu nhà trường có những tiêu cực trong giáo dục, không thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức, pháp luật cho các em thì khi gặp những
  • 28. 23 hoàn cảnh thuận lợi tiêu cực sẽ dẫn đến việc các em phạm tội. Thứ ba, sự gia tăng tình trạng bạo lực học đường và quấy rối tình dục. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở nước ta là một hiện tượng báo động, bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ phạm tội lẫn tính chất nguy hiểm cho xã hội, một điều đáng báo động nữa là bạo lực không chỉ xảy ra đối với các em học sinh nam và tỷ lệ các em học sinh nữ cũng đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Nhiều em cho rằng việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn là thể hiện bản lĩnh, thể hiện vai trò quan trọng của mình, hay sử dụng bạo lực để lấy lại danh dự cá nhân khi bị xúc phạm, bạo lực học đường là một vấn đề đáng lo ngại của không ít các em học sinh, của phụ huynh, nhà trường và xã hội, nó trực tiếp tác động đến quá trình phát triển về thể chất và tình thần của các em, đến khả năng rèn luyện, học tập của các em, nguy hiểm hơn những học sinh cá biệt chơi với nhau, tạo thành yếu tố băng nhóm, khi có băng nhóm thì yếu tố bạo lực cũng tăng lên rất nhiều vì hành động nhân danh nhóm, ít sợ hãi. 1.2.1.3. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường xã hội Trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi, đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Từ quan niệm như vậy người ta hướng tới việc kiếm tiền bằng mọi cách kể cả việc phải trà đạp lên những giá trị đạo đức và khuôn khổ pháp luật, vì đồng tiền mà một số người sẵn sàng thực hiện các hành vi vô đạo đức như con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên
  • 29. 24 cũng gia tăng, có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương chỉ vì thù tức vì bị nhắc nói chuyện trong lớp. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường mang lại thì hệ lụy của nó tác động đến xã hội cũng không hề nhỏ, các tệ nạn xã hội, các loại hình văn hóa đa màu sắc du nhập vào và được giới trẻ đón nhận mà chưa được sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng đã tác động xấu đến nhận thức và hành động của một bộ phận thanh, thiếu niên. Khi có dự án xây dựng mở đường, hình thành các khu đô thị... một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, mức sống trung bình bỗng nhận được khoản tiền lớn từ đền bù, giải tỏa, đất ra mặt đường tăng giá hàng trăm, ngàn lần... Có tiền, nhiều người đã dùng khoản tiền này để tiêu xài phung phí, học đòi theo lối sống gấp, chơi bời, cờ bạc rượu chè rồi tất yếu dẫn đến hành vi phạm tội. 1.2.1.4. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, văn hóa * Những hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế Thời gian qua nước ta đã vượt qua được nhiều thách thức, có những bước phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, những dịch vụ và điều kiện sống của người dân không ngừng được nâng cao, tuy nhiên những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư: đó là việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có thu nhập thấp vẫn rất khó khăn; quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tiến triển chậm; tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người về đất đai còn diễn biến phức tạp, một số vụ việc xử lý chưa tốt, gây bức xúc, bị kẻ xấu lợi dụng; năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm; kỉ cương, kỉ luật hành chính còn chưa nghiêm, kết quả phát hiện xử lý tham nhũng còn hạn chế…. Những yếu tố tiêu cực trên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách
  • 30. 25 của người phạm tội, dẫn đến việc hình thành một số đặc điểm nhân thân tiêu cực, như sự chán nản, bế tắc, thất vọng, sự bức xúc, tư tưởng chống đối xã hội… Những đặc điểm này đặt trong những hoàn cảnh nhất định sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội. * Những hạn chế, bất cập trong quản lý văn hóa Khi nói đến văn hóa, là nói đến tất cả các phương diện của đời sống, chính trị cũng là văn hóa, kinh tế cũng là văn hóa, quân sự bảo vệ tổ quốc cũng là văn hóa…như vậy văn hóa chính là phương thức để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và là thước đo chuẩn mực cho sự phát triển, chuẩn mực của văn hóa hiện nay đó chính là đạo đức vì đạo đức là phẩm chất của con người, là sự tổng hòa những yếu tố văn hóa trong con người trong đó có cả sự tích tụ của lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, một số giá trị truyền thống đang bị coi nhẹ, thậm chí bị lãng quên, trong khi văn hóa bạo lực, văn hóa tình dục đang ngày càng phát triển trên internet tạo ra những nguy cơ tác động để hình thành nhiều đặc điểm nhân thân xấu, như thói quen ưu bạo lực, ưa sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, sự ám ảnh bởi phim ảnh sex…sẽ dễ dẫn đến sự phát sinh hành vi phạm tội. 1.2.2. Những yếu tố thuộc mặt chủ quan 1.2.2.1. Sai lệch về sở thích Những người có những sở thích tham gia các hoạt động lành mạnh kết hợp với các yếu tố tích cực khác sẽ hình thành ở người đó nhân cách đúng đắn và có được quá trình phát triển nhân cách toàn diện. Ngược lại, những người có thói quen, sở thích không lành mạnh, tiêu cực như thường xuyên tụ tập ăn nhậu, nghiện rượu, nghiện games online, nghiện ma túy, có những sở thích xem cái loại băng đĩa có nội dung bạo lực, đồi trụy,… sẽ hình thành ở cá nhân đó nhân cách lệch lạc như lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, hưởng thụ, sống buông thả, không có hoài bão, ích kỉ, coi thường các giá trị đạo đức, coi thường pháp luật... những sở thích tiêu cực như trên khi gặp những hoàn cảnh,
  • 31. 26 tình huống thuận lợi tiêu cực cụ thể họ sẽ bị kích thích, hưng phấn mất kiểm soát, không kiềm chế được hành vi của mình dễ dấn đến hành vi phạm tội. 1.2.2.2. Những hạn chế thuộc về ý thức pháp luật cá nhân Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội [29, tr.421]. + Một là: Không hiểu biết hoặc hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đây là sự ngộ nhận về nhận thức hoặc hiểu biết kém do chưa có tri thức pháp luật, đưa đến hành vi phạm tội mà không biết mình phạm tội. + Hai là: Không tuân thủ pháp luật. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm, những quy phạm pháp luật cấm trong luật hình sự, luật hành chính.... được thực hiện dưới hình thức này [16, tr.298]. Cùng với sự không hiểu biết pháp luật dẫn đến xem thường các nghĩa vụ, trong họ luôn tiềm ẩn khuynh hướng tìm mọi cách để lẩn tránh luật pháp, thực tế có những trường hợp chủ thể không tuân thủ pháp luật chỉ nhằm để thoả mãn trạng thái tâm lý là “thể hiện mình” trước đám đông, đây cũng coi là biểu hiện của sự chống đối pháp luật.
  • 32. 27 Tiểu kết Chương 1 Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả phân tích làm rõ khái niệm nhân thân người phạm tội, theo đó nhân thân người phạm tội là: “Tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó”. Trên cơ sở khái niệm nhân thân người phạm tội, tác giả rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội như đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý, đặc điểm xã hội, để nhìn ra mối quan hệ nhân quả hay quy luật của quá trình phạm tội, từ đó có biện pháp ngăn chăn, phòng ngừa hiệu quả. Trên cơ sở đặc điểm về nhân thân người phạm tội, tác giả xác định những hiện tượng tiêu cực nào tác động hình thành đặc điểm nhân thân người phạm tội và thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội, đó là nhóm các hiện tượng chủ quan và khách quan thuộc về môi trường sống và thuộc về cá nhân người phạm tội. Những phân tích, kết luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá được thực tiễn nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa sẽ có những đặc điểm, yếu tố đặc trưng nào, tìm hiểu về nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở chương 2 của luận văn. Đây là cơ sở khoa học để tác giả có thể đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm từ góc độ nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa ở chương 3 của luận văn.
  • 33. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BÀ RỊA, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Trong những năm qua, thành phố Bà Rịa đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng…; là địa điểm được chọn để tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế như: Hội thi thả Diều quốc tế, Hội thi cờ vua quốc tế, Hội nghị Hiệp hội Cảng biển ASEAN, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển đông… mở ra nhiều tiềm năng phát triển du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bà Rịa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những lĩnh vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch, có những yếu tố làm nảy sinh những phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn. Lợi dụng địa bàn du lịch, các thế lực thù địch đưa người xâm nhập, cài cắm, móc nối, câu kết với các đối tượng phản động, chống đối chính trị trên địa bàn để thu thập tin tức; tụ tập đông người gây rối, phá hoại, khủng bố; gia tăng hoạt động của các loại tội phạm, tai tệ nạn, ma túy, môi trường, vi phạm pháp luật giao thông... Nếu không đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, tài sản cho du khách sẽ tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch, lòng tin của du khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngành Du lịch nói riêng và cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố nói chung. 2.1. Tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2014 – 2018 Tình hình tội phạm được nhận thức thông qua bốn thông số là thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu và tính
  • 34. 29 chất của tình hình tội phạm. 2.1.1. Khái quát thực trạng của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn năm 2014 – 2018 Nhân thân người phạm tội là nhân thân của những người đã thực hiện các hành vi phạm tội (chủ thể của tội phạm) vì vậy cần phải nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng của tội phạm. Thực trạng của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong giai đoạn 2014 – 2018 được xác định thông qua tổng số tội phạm và số người thực hiện hành vi phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, giai đoạn 2014 - 2018. Tình hình tội phạm được xem xét gồm tội phạm rõ và tội phạm ẩn, tội phạm rõ được nhận thức thông qua tổng số hành vi phạm tội và số người phạm tội đã bị xét xử bằng một bản án và có trong thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa, trong đó số liệu các năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm. Theo quy định tại Điều 268 và Điều 269 BLTTHS năm 2015, TAND thành phố Bà Rịa chỉ có thẩm quyền xét xử các vụ án về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng thuộc thẩm quyền của mình và không bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lấy lên để xét xử, vì vậy số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của TAND thành phố Bà Rịa có thể phản ánh chưa đầy đủ tình hình tội phạm đã xảy ra ở thành phố Bà Rịa. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình tội phạm theo số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của TAND thành phố Bà Rịa. Theo số liệu thống kê tại bảng 2.1.1, từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra 499 vụ án, với 758 bị cáo. Trong đó năm 2014 xảy ra nhiều nhất là 121 vụ và 213 bị cáo, năm 2018 xảy ra ít nhất là 76 vụ, có 96 bị cáo, trung bình 98,8 vụ/năm và 151,6 bị cáo/năm. Bên cạnh số liệu tội phạm đã được phát hiện và xử lý thì trên địa bàn
  • 35. 30 thành phố Bà Rịa vẫn còn một số lượng tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng chưa được phát hiện và xử lí, đây được gọi là tội phạm ẩn. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhân thân người phạm tội đã được phát hiện và xử lí nên không đề cập đến tội phạm ẩn trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để nhận thức rõ hơn về tình hình tội phạm, có thể xem xét hệ số tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa, hệ số tội phạm được tính bằng số người phạm tội (số bị cáo) bình quân trong 10.000 người dân trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo số liệu ở bảng 2.2, thì giai đoạn 2014 – 2018, bình quân trong 10.000 người dân có độ tuổi từ 14 trở lên, có hơn 10,2 người phạm tội. Đây là một hệ số khá cao. 2.1.2. Khái quát diễn biến của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018 Theo số liệu tại biểu đồ 2.1.2 diễn biến tình hình tội phạm của 05 năm (2014-2018) trên địa bàn thành phố Bà Rịa tội phạm gia tăng theo chiều hướng đi lên của từng năm (năm sau cao hơn năm trước số lượng vụ án thụ lý giải quyết cũng như số bị cáo đưa ra xét xử cũng tăng), tuy nhiên đến năm 2018 tình hình có chuyển biến giảm về số vụ án cũng như số bị cáo, đây là kết quả của các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm mà chính quyền địa phương quyết liệt đề ra trong những năm gần đây. Tình hình thụ lý, xét xử án hình sự trên địa bàn thành phố Bà Rịa như sau: - Năm 2014, thụ lý 121 vụ, với 213 bị cáo, gồm các loại tội: Trộm cắp tài sản: 58 vụ, Ma túy: 13 vụ, Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: 8 vụ, Cố ý gây thương tích: 6 vụ, Đánh bạc: 28 vụ, Cướp tài sản: 9 vụ và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác. - Năm 2015, thụ lý 93 vụ, với 145 bị cáo, gồm các loại tội: Trộm cắp
  • 36. 31 tài sản: 34 vụ, Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: 6 vụ, Ma túy: 19 vụ, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 6 vụ, Đánh bạc: 10 vụ và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác. - Năm 2016, thụ lý 104 vụ, với 136 bị cáo, gồm các lọai tội: Trộm cắp tài sản: 32 vụ, Ma túy: 22 vụ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 35 vụ, Cướp giật tài sản: 5 vụ, Cố ý gây thương tích: 11 vụ và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác. - Năm 2017, thụ lý 105 vụ, với 168 bị cáo, tập trung nhiều nhất là loại tội: Trộm cắp tài sản: 30 vụ, Ma túy: 25 vụ, Cố ý gây thương tích: 12 vụ, Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ: 6 vụ, Đánh bạc: 6 vụ, và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác. - Năm 2018, thụ lý 76 vụ, với 96 bị cáo, gồm các loại tội phạm: Trộm cắp tài sản 22 vụ, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ: 4 vụ, Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy: 22 vụ, Đánh bạc; 3 vụ, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 9 vụ, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 5 vụ, và số còn lại rải rác ở các loại tội phạm khác. 2.1.3. Khái quát cơ cấu của tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2014 - 2018 Để có thể nhận thức một cách toàn diện tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cần phải nghiên cứu một số cơ cấu cơ bản của tình hình tội phạm. Phần này tác giả trình bày một số cơ cấu cơ bản để có thể nhận diện một cách đầy đủ hơn về tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018. 2.1.3.1. Cơ cấu theo tội danh Qua 499 hồ sơ với 758 bị cáo thụ lý giai đoạn năm 2014 - 2018, theo thống kê tình hình tội phạm theo bảng 2.3, các tội xâm phạm về quyền sở hữu như tội trộm cắp tài sản, Tội cố ý gây thương tích và tội phạm về ma túy là
  • 37. 32 các loại tội có cơ cấu lớn nhất, còn các loại tội xâm phạm nhân thân con người cũng ít, điều này nói lên được sự suy thoái đạo đức trong một số bộ phận dân cư, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy xảy ra 01 vụ nhưng đã có sức ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội trong một thời gian dài. 2.1.3.2. Cơ cấu theo loại tội Phân tích 499 hồ sơ thụ lý từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Bà Rịa có 193 vụ phạm tội nghiêm trọng, tỷ lệ 39,3% và 306 vụ phạm tội phạm ít nghiêm trọng, tỷ lệ 60,7%, cho thấy tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa là khá nghiêm trọng. 2.1.3.3. Cơ cấu theo phương thức thực hiện tội phạm Theo thống kê, những vụ án có tính chất đồng phạm chiếm 30%, đặc biệt là các tội cướp tài sản, cố ý gây thương tích, trộm cắp, đánh bạc có tỉ lệ đồng phạm lên đến hơn 60%. Điều này cho thấy tình hình tội phạm ở thành phố Bà Rịa có tính chất, mức độ nguy hiểm khá cao bởi thông thường, những vụ phạm tội có đồng phạm sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều so với những trường hợp phạm tội đơn lẻ. 2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa, tình Bà Rịa – Vũng Tàu Các đặc điểm nhân thân là những nét đặc trưng, riêng biệt của mỗi người phạm tội. Nghiên cứu các đặc điểm của người phạm tội giúp chúng ta xác định được nguyên nhân của tội phạm, làm rõ các đặc điểm chủ yếu của chủ thể và hoàn cảnh thực hiện tội phạm [27, tr.189]. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa được nghiên cứu trong phạm vi luận văn bao gồm: Nhóm đặc điểm sinh học; đặc điểm nhận thức, tâm lý; nhóm đặc điểm xã hội; nhóm đặc điểm pháp lý hình sự. 2.2.1. Nhóm đặc điểm sinh học Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, mức độ, loại tội phạm, đến
  • 38. 33 việc thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi khác nhau. Phân tích số liệu bảng 2.5 của tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa thì nhóm những người phạm tội ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (37,3%), sau đó là nhóm người phạm tội ở lứa tuổi từ 30 trở lên (29,8%) và nhóm những người phạm tội chưa thành niên (từ 14 – 16 tuổi) có tỷ lệ là 8,2%, cuối cùng là những người từ 16 đến dưới 18 tuổi (24,7%), ở lứa tuổi này phạm tội tương đối cao. Đặc điểm này cho thấy, đặc trưng về độ tuổi của tình hình tội phạm trên thành phố Bà Rịa phổ biến lớn nhất ở nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi, đây là lứa tuổi đua đòi thích thể hiện mình nên dễ phạm tội và có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong những năm gần đây. Ở độ tuổi 18 đến dưới 30 tuổi, ở họ đã tích lũy được kinh nghiệm sống phong phú, ở độ tuổi này tội phạm thực hiện hành vi phạm tội tinh vi, xảo quyệt và khó phát hiện hơn ở nhóm tuổi khác, còn những người ở độ tuổi từ 30 trở lên, do có khả năng tự kiềm chế cao, có vị trí tương đối ổn định trong xã hội, nên mức độ phạm tội ít hơn. Qua phân tích báo cáo tổng hợp của TAND thành phố Bà Rịa thì trong tổng số 758 người phạm tội có 669 đối tượng là nam, chiếm tỉ lệ 88,3% và 89 đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ 11,7%, qua đó thấy tỉ lệ nam giới phạm tội chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với người phạm tội là nữ giới. Thời gian gần đây các loại tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng có những hình thức phạm tội mới nguy hiểm hơn, chủ yếu là phạm tội nhiều ở các tội danh không đòi hỏi phải dùng sức mạnh, sử dụng sự tinh ranh, sự tin tưởng của người chủ sở hữu thực hiện việc lừa đảo hoặc trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội ở các tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vụ án của Lê Thị Mai; sinh năm 1983, không có việc làm, vào khoảng 13h30 phút 01/10/2016, Lê Thị Mai đi bán vé
  • 39. 34 số dạo tại tổ 12, khu phố 3, phường Phước Hưng, thành phố Bà Rịa. Khi đi ngang qua phòng trọ của bà Nguyễn Thị Lệ, Mai phát hiện phòng trọ không khóa cửa, có 02 người đang ngủ và có 02 chiếc điện thoại đang sạc pin nên Mai nảy sinh ý định trộm cắp. Mai vào phòng trọ lấy 02 chiếc điện thoại và giấu vào túi áo rồi quay ra, lúc này bà Lệ đang ở bên nhà hàng xóm phát hiện tri hô thì cán bộ dân quân phường Phước Hưng đi tuần tra ngang qua đã bắt giữ Mai đưa về trụ sở Công an phường lập biên bản phạm tội quả tang. Vì tham lam, muốn chiếm đoạt tài sản của người khác để hưởng thụ nên bị cáo đã cố ý thực hiện, Tòa tuyên bị cáo Lê Thị Mai phạm tội “Trộm cắp tài sản” phạt 6 tháng tù. (Trích Bản án số 02/2017/HSST ngày 06/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa). Nữ giới khi phạm tội thường có đồng phạm (đối tượng nam giới cùng thực hiện tội phạm), Điển hình như vụ Phan Thanh Hải, sinh năm 1989, Trú tại: ấp An Hòa, xã An Ngãi, huyện Long Điền và Nguyễn Thị Thanh Hằng, sinh năm 1992, Trú tại: số 177Đ, khu phố Long Tâm, huyện Long Điền. Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 21/12/2016 tại số nhà 5/5B tổ 18, khu phố 3, phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa, phòng Cảnh sát ma túy phối hợp với cơ quan điều tra thành phố Bà Rịa bắt quả tang Hải và Hằng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Các bị cáo khai nhận như sau: Hải thường mua ma túy của một người tên Tú (không rõ nhân thân lai lịch) với giá từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng để về bán cho các con nghiện khác, Hải bán được 5 lần, mỗi lần từ 300.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài lần phạm tội quả tang thì Hằng đã giúp Hải bán ma túy cho các con nghiện khác. Trong những lần đó, Hằng được Hải cho tiền hoặc ma túy để sử dụng (Trích bản án số 35/2017/HSST ngày 23/05/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa). Theo báo cáo thống kê tại bảng phụ lục 2.4 về đặc điểm nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Bà Rịa của 758 bị cáo đã bị Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử giai đoạn 2014 – 2018, có 30,7% là lao
  • 40. 35 động phổ thông, 20,6% là lao động tự do, 19,6% nghề khác và 30,3% không có nghề nghiệp, tình trạng thất nghiệp làm nảy sinh trực tiếp đến nhiều tệ nạn trong xã hội, phải kể đến như phạm tội trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản thì mới có tiền sinh sống. Các đối tượng không có nghề nghiệp chiếm tỉ lệ phạm tội nhiều nhất (30,3%) và nghề nghiệp không ổn định chiếm tỉ lệ ít nhất (19,6%). Chính vì người lao động không có nghề nghiệp ổn định, có thu nhập thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân hoặc của gia đình nên dễ bị lôi kéo hoặc chọn con đường phạm tội. 2.2.2. Nhóm đặc điểm xã hội *Theo bảng 2.6, Nghiên cứu hồ sơ 100 vụ án được lựa chọn ngẫu nhiên trong số 499 vụ phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy: Tổng số bị cáo của 100 vụ án là 150 người. Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình của những người này, cho thấy: - Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hoàn thiện (thiếu cha hoặc mẹ, hay không có cha mẹ) có 30 người (chiếm 25%); - Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình có người thân vi phạm pháp luật có 15 người (chiếm 20%); - Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình không hòa thuận có 70 người (chiếm 37%); - Những người phạm tội sinh sống trong các gia đình nuông chiều con cái có 35 người (chiếm 18%). Kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng: tội phạm trên địa bàn thành phố Bà Rịa chủ yếu là những người sống trong gia đình không hòa thuận thường xuyên cãi vã, hay mắng chửi nhau và không nhận được sự giáo dục chăm sóc của ba mẹ nên dễ dẫn đến hành vi phạm tội. *Qua bảng phụ lục 2.5 thể hiện, trình độ học vấn của các bị cáo đưa ra xét xử tại địa bàn thành phố Bà Rịa trong giai đoạn 2014 – 2018, cho thấy: - Dưới lớp 5 và không biết chữ: với 295 bị cáo chiếm tỉ lệ 38,9%;
  • 41. 36 - Từ lớp 6 đến lớp 9: với 277 bị cáo chiếm tỉ lệ 36,5%; - Từ lớp 10 trở lên: với 186 bị cáo chiếm tỉ lệ 24,5%. Như vậy, số đối tượng phạm tội có trình độ học vấn dưới lớp 5 và không biết chữ chiếm đa số (38,9%), phần lớn trong số người phạm tội không biết chữ hoặc đã bỏ học. Do trình độ học vấn thấp nên không có việc làm ổn định cộng với sự lười biếng, hám lợi dẫn tới khả năng hạn chế trong việc tiếp nhận những tri thức về đạo đức, văn hóa, lối sống và pháp luật, nhận thức xã hội nên không nhận thức hành vi của mình đúng hay sai, có nguy cơ lớn thực hiện tội phạm. *Nơi cư trú của người phạm tội: Căn cứ phụ lục 2.10 số người phạm tội theo đơn vị hành chính của thành phố Bà Rịa thì người phạm tội chủ yếu thường sinh sống ở hai phường: Phước Trung (82 bị cáo chiếm tỉ lệ 10,8 %) và Phước Hiệp (91 bị cáo chiếm tỉ lệ 12 %), Đây là hai phường có mật độ dân cư sinh sống cao nhất, tỉ lệ người thất nghiệp nhiều, tập trung nhiều cơ quan hành chính nhà nước, nơi giao thương buôn bán sầm uất, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng vì vậy cũng là nơi tập trung số lượng người phạm tội đông hơn so với các nơi khác trên địa bàn. 2.2.3. Đặc điểm pháp lý hình sự Qua thống kê tại bảng phụ lục 2.4 thể hiện, trong tổng số 758 bị cáo bị xét xử trong giai đoạn năm 2014 đến 2018 trên địa bàn thành phố Bà Rịa cho thấy những người có tiền án, tiền sự tiếp tục tái phạm chiếm tỉ lệ 37,9% (287/758 người) trong tổng số người phạm tội, khảo sát đối tượng trong các vụ án xảy ra cho thấy, đối tượng tái phạm chủ yếu rơi vào nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, trong đó nhiều nhất là tái phạm ở tội cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cướp tài sản, số đối tượng phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa phạm tội lần đầu, không có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ cao 62,1%. Những đối tượng vẫn tái phạm hành vi phạm tội thường chuyên nghiệp, nguy hiểm hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn so với phạm tội lần đầu, chính vì
  • 42. 37 vậy phân tích làm rõ đặc điểm này là tiền đề để xác định hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân trong giai đoạn hiện nay đang áp dụng để từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả. 2.2.4. Nhóm đặc điểm nhận thức, tâm lý *Xuất phát từ khuynh hướng chống đối xã hội, cá nhân biểu hiện ra những hành vi thể hiện tính ích kỉ, vụ lợi, lười biếng, tham lam... Qua khảo sát về động cơ phạm tội của 150 người phạm tội trong 100 bản án trên địa bàn thành phố Bà Rịa, có được kết quả như sau: - Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như muốn làm giàu nhanh chóng, tích lũy lớn, muốn có đồ vật quý gắn với tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…: 50 người (33,4%); - Động cơ mang tính hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhâm phẩm con người như tội cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản: 40 người (26,6%); - Động cơ thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá nhân đi ngược lại với lợi ích của xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước như ăn chơi đua đòi, sống gấp, lười lao động từ đó phạm tội đánh bạc, mua bán và tang trữ trái phép chất ma túy …: 60 người (40%). Như vậy, những người lười lao động, nhưng lại ăn chơi đua đòi là những nhân tố tiêu cực đưa họ sa vào con đường phạm tội, chiếm tỷ lệ nhiều nhất (40%). Xác định được động cơ, mục đích phạm tội rất quan trọng trong việc phân tích có cơ sở về diễn biến đặc điểm đạo đức, tâm lý của người phạm tội xuất phát từ động cơ, mục đích gì từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả. *Nghiên cứu ngẫu nhiên trong 100 bản án hình sự sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với 150 bị cáo cho thấy: - Người phạm tội nghiện ma túy là 45 người (chiếm 30%). - Người phạm tội thường xuyên tụ tập uống rượu là 48 người (chiếm 32%);
  • 43. 38 - Người phạm tội nghiện phim ảnh khiêu dâm là 25 người (chiếm 16,6%); - Người phạm tội nghiện phim bạo lực là 18 người (chiếm 12%); - Người phạm tội nghiện games là 14 người (chiếm 9,4%); Kết quả trên cho thấy, một trong những đặc điểm nhân thân đặc trưng, điển hình của tội phạm ở Bà Rịa là nghiện rượu, thường xuyên tụ tập nhậu nhẹt (32%) chiếm tỉ lệ cao, kế đến là đặc điểm nghiện ma túy (30%). *Do điều kiện đặc trưng về khí hậu của thành phố Bà Rịa là nhiệt đới gió mùa nóng, khô, số giờ nắng trong năm cao trung bình 2400 giờ, kết hợp với quá trình biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính dẫn đến ô nhiễm môi trường phần nào đã tác động, ảnh hưởng đến khí chất, tính cách của con người nơi đây sẽ trở nên nóng bức, dễ trầm cảm, bị stress… dẫn đến xu hướng tụ tập lại thành nhóm ăn chơi, giải trí, sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích để giải khát và làm lệch chuẩn nhân cách, dễ dẫn đến tình trạng bị kích động, không kiềm chế thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, do điều kiện ưu đãi về tự nhiên, đất rộng, người đông, không bị thiên tai, hạn hán, mất mùa, lũ lụt và chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương tây, chế độ ngụy quyền Sài Gòn, chế độ phong kiến từ xưa đã tác động, ảnh hưởng đến tính cách của một bộ phận người dân thành phố Bà Rịa, ở họ có lối sống văn hóa thoải mái, phóng túng hơn, không cần tích cực lao động, sống tận hưởng nhiều hơn là tích cóp của cải cho con cháu sau này, ngoài ra một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế có thể tiếp cận các loại tệ nạn xã hội, rượu, bia, chất kích thích… chính ảnh hưởng về tư duy như vậy nên khi hội nhập kinh tế xã hội với thế giới, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa, mặt khác ruộng đất bị thu hẹp đã làm cho một bộ phận dân cư thất nghiệp, lười lao động kết hợp các tệ nạn xã hội là những nguy cơ tiềm ẩn hình thành tội phạm. Như vậy, trong số người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa mà tác giả nghiên cứu, đa số là nam giới (chiếm tỉ lệ 88,3%) và chủ yếu trong lứa
  • 44. 39 tuổi thanh niên (chiếm tỉ lệ 37,3%); số người phạm tội có trình độ học vấn - Dưới lớp 5 và không biết chữ chiếm đa số: 38,9%, chủ yếu là những người không có nghề nghiệp (chiếm tỉ lệ 30,3%); đa số chưa có tiền án, tiền sự (chiếm tỉ lệ 62,1%). 2.3. Các yếu tố tác động góp phần hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực ở người phạm tội trên địa bàn thành phố Bà Rịa 2.3.1. Yếu tố từ phía gia đình Một là, Gia đình khuyết thiếu (không có đủ cha hoặc mẹ): Theo cơ cấu, trong tình hình tội phạm thành phố Bà Rịa giai đoạn 2014 -2018 có đến 25% số người phạm tội xuất thân từ gia đình thiếu hoàn thiện, đây là một phần nguyên nhân chính hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực ở một bộ phận thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Bà Rịa, nếu không có cha hoặc mẹ thì sẽ thì sẽ thiếu đi sự quan tâm giáo dục một cách đầy đủ, phải lao động, tự lập từ rất sớm, như vụ án của Huỳnh Hữu Nghĩa; sinh ngày: 03/7/1996, trình độ văn hóa: 3/12; không rõ tên cha và mẹ là bà Huỳnh Thị Thu Ngân (đã chết). Vào khoảng 16 giờ 10 phút ngày 29/07/2016, tại số 57 đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu phố 1, phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, Đội cảnh sát điều tra tội phạm ma túy công an thành phố Bà Rịa phối hợp với công an phường Phước Nguyên bắt quả tang Huỳnh Hữu Nghĩa đang có hành vi bán trái phép chất ma túy cho con nghiện Trần Văn Nam. Tang vật thu giữ gồm: 01 gói nylon được hàn kín bên trong có chứa chất kết tinh không màu trong suốt, thu giữ trên người Nghĩa và trên bàn đá số tiền 500.000 đồng, 01 điện thoại di động Nokia 1202 màu xanh, 01 điện thoại di động Iphone 5S (Trích bản án số 07/2017/HSST ngày 18/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Bà Rịa). Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy, từ nhỏ Nghĩa không sống với cha mẹ mà sống với ông ngoại già yếu, ốm đau thường xuyên, nhờ sự giúp đỡ cưu mang của họ hàng nội ngoại nên đối với Nghĩa có cái ăn đã là may mắn huống chi là được học hành đến nơi đến chốn, Nghĩa bỏ học từ rất sớm làm