SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÀNH NHÂN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÀNH NHÂN
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Luật Hình sự và Tố tung hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HƯNG BÌNH
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có
sự gian lận, sao chép từ bất kỳ nguồn nào, các số liệu, được sử dụng trong
luận văn là trung thực và chính xác.
NGƯỜI CAM ĐOAN
NGUYỄN THÀNH NHÂN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA
TÚY ............................................................................................................................7
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma
túy ...........................................................................................................................7
1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma
túy .........................................................................................................................13
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy.........................................................................14
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU
MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG..................................................................................35
2.1.Tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm ảnh hưởng
đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ..........................................................35
2.2.Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma
túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ..............................................40
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH
DƯƠNG....................................................................................................................51
3.1. Những yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
…………………………………………………………………………………51
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
............................................................................................................................52
KẾT LUẬN..............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
ĐTV : Điều tra viên
HĐND : Hội đồng nhân dân
KSV : Kiểm sát viên
KSHĐTP : Kiểm sát hoạt động tư pháp
KSĐT : Kiểm sát điều tra
HĐTP : Hoạt động tư pháp
KSVTTP : Kiểm sát việc tuân theo pháp luật
KTBC : Khởi tố bị can
KTVAHS : Khởi tố vụ án hình sự
VAHS : Vụ án hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
THQCT : Thực hành quyền công tố
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
KSND : Kiểm sát nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
BPNC : Biện pháp ngăn chặn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và Dân cư trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một (Tổng
điều tra dân số ngày 01/4/2014).
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện Đề án “Xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma
túy” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 2.3: Tình hình các vụ án về ma túy trên các phường thuộc thành phố
Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 2.4: Thống kê tình hình các vụ án về ma túy phân theo tội danh trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 2.5: Phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội trong các vụ án về
ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương từ năm 2014 đến
năm 2018.
Bảng 2.6: Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một từ năm 2014 đến năm 2018.
Bảng 2.7: Kết quả khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án về ma tuý trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại bước vào Thế kỷ 21 với những thành tựu vĩ đại trong nghiên cứu
và ứng dụng khoa học công nghệ, khẳng định khả năng chinh phục thế giới tự nhiên
để phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó con người cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức được coi là thảm họa
mang tính toàn cầu đó là ma tuý đi đôi với đại dịch HIV/AIDS. Thực tế ở Việt Nam
cho thấy tình hình vi phạm, tội phạm về ma túy có diễn biến phức tạp trên hầu hết
các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng, có điều kiện
kinh tế, xã hội phát triển, tập trung dân cư đông nhưng đa số là dân nhập cư, trong
đó có thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Phương thức hoạt động ngày càng
tinh vi, có chiều hướng gia tăng về số vụ, về tính chất nguy hiểm và hậu quả gây ra
ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để từng bước ngăn chặn, giảm dần tệ nạn ma túy
tiến đến triệt tiêu ma túy ra khỏi đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành
một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện và đầy đủ trong công tác phòng, chống, xử lý
tệ nạn ma túy. Nhưng thực tế cho thấy đấu tranh với các tội phạm về ma túy thật sự
là một cuộc chiến đầy cam go và gian khổ, đôi khi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm
chí là cả tính mạng của những cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh đối với loại tội
phạm này. Bởi lẽ, kinh doanh ma túy đem lại một khoản tiền lời kếch xù, lợi nhuận
lớn mà ít có ngành nghề kinh doanh nào có thể so sánh được. Ma túy thường nhỏ
gọn, dễ cất giấu, dễ bán, dễ tiêu thụ, dễ vận chuyển, khó phát hiện và nếu bị phát
hiện thì mức hình phạt dành cho tội phạm về ma túy luôn nghiêm khắc hơn các tội
phạm khác. Nhiều tội danh như sản xuất trái phép chất ma túy; Tàng trữ trái phép
chất ma túy; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Mua bán trái phép chất ma túy;
Chiếm đoạt chất ma túy; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình nên tội
phạm thường liều lĩnh, bất chấp cả tính mạng, chống trả quyết liệt để tẩu thoát.
Mặt khác, ngoài đặc điểm chung thì tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều
2
kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, lối sống của từng địa phương, vùng miền
mà công tác đấu tranh đối với tội phạm về ma túy ở mỗi nơi lại có những đặc điểm
riêng. Do vậy, đây là vấn đề phải được tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
quan trọng nhất của tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm
trên trục đường hướng tâm đối ngoại của TP.HCM với tuyến cao tốc Hồ Chí Minh -
Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tốc
độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, lượng dân nhập cư tăng lên qua từng năm, tình
hình an ninh trật tự, trong đó tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy có chiều
hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong
nhân dân, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình, là nguyên nhân làm phát
sinh các tội phạm khác, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội cũng như sự phát triển chung của thành phố.
Vì thế, việc nghiên cứu đề tài nêu trên đem lại ý nghĩa thiết thực đối với
công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy đồng thời góp phần nâng
cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Những hạn chế, tồn tại này có nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân về nhận thức, lý luận và thực tiễn THQCT trong giai đoạn
điều tra các vụ án về ma túy chưa đầy đủ và thống nhất, chưa được tổng kết, rút
kinh nghiệm. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được tiến đến hạn chế, khắc phục
những thiếu sót còn tồn tại, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48, 49/NQ-TW, Luật
tổ chức VKSND năm 2014, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; BLTTHS
năm 2015 nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS và
KSHĐTP; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm ma túy.
Với những lý do nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm nội dung
nghiên cứu viết Luận văn Thạc sỹ Luật học là hoàn toàn phù hợp, có ý nghĩa lý luận
3
và thực tiễn, mang tính thời sự cao, góp phần nâng cao chất lượng THQCT trong
giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
THQCT là một trong hai chức năng hiến định của VKSND, việc đảm bảo
thực hiện chức năng này cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước ta, đã được thể chế hóa trong Nghị quyết số 08 ngày
21/01/2002 của Bộ chính trị. THQCT được thực hiện từ khi KTVAHS và trong suốt
quá trình tố tụng, đảm bảo không để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội cũng như
không làm oan người vô tội...
THQCT và KSHĐTP trong ngành KSND luôn được đổi mới, đi vào chiều
sâu và thực chất, ngày càng nâng cao về chất lượng, hạn chế được tình trạng bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội cũng như không làm oan người vô tội, bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, do nhiều
nguyên nhân dẫn đến THQCT trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là THQCT trong
giai đoạn điều tra các VAHS còn tồn tại nhiều hạn chế. KSV chưa có tâm thế sẵn
sàng thực hiện đầy đủ các thao tac nghiệp vụ theo đúng quy chế của ngành trong
khâu KSĐT nên hầu như các yêu cầu điều tra chưa sâu, sát, chưa phản ánh đúng
thực trạng của hồ sơ các vụ án hình sự nên vẫn còn để xảy ra việc trả hồ sơ để điều
tra bổ sung, tâm lý nể nang, ngại va chạm, sợ mích lòng giữa KSV với ĐTV và
CQĐT cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng KSĐT. Thực tế này thu hút sự
quan tâm không chỉ các cấp, các cơ ban, ban ngành đoàn thể mà cả những nhà
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có một số công trình nghiên cứu, như:
- Luận văn Thạc sĩ: “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Đào Việt Yên, Học viện Khoa học xã
hội, năm 2017.
- Luận văn Thạc sĩ: “KSĐT các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải
Dương” của tác giả Phạm Văn Tân, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017.
- Luận văn Thạc sĩ: “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy
trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” của tác giả Hà Minh Loan, Học viện
4
Khoa học xã hội, năm 2017.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào đi
sâu nghiên cứu THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật
TTHS Việt Nam tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Về mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về THQCT trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy, phân tích thực trạng. Từ đó, làm rõ những yêu
cầu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn
điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy như khái niệm, đặc điểm và quy định của pháp luật về THQCT trong
giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy.
- Phân tích, đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về
ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, trong thời gian 05 năm (từ
năm 2014 đến năm 2018).
Từ đó, nêu lên các yêu cầu nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều
tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy trong thời gian tới; đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một
số quy định của pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận,
pháp luật và thực trạng về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận văn này tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 05
năm (từ năm 2014 đến năm 2018).
5
Về chủ thể và không gian, luận văn này tập trung nghiên cứu việc THQCT
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy xảy ra tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp
luật; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
ngành Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; đặc biệt là
quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên phương
pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp; nghiên cứu tài liệu, ….
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài
Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã làm rõ thêm khái niệm, đối
tượng, phạm vi và nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy;
Đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của việc THQCT trong giai
đoạn điều tra các vụ án về ma túy và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương trong thời gian tới.
Ý nghĩa của luận văn: Luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về
công tác THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, pháp luật về
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy. Do đó, kết quả nghiên cứu
của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập chuyên ngành.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng để xây
dựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp vụ trong mối quan hệ giữa KSV
với ĐTV trong quá trình THQCT, KSĐT các VAHS nói chung, các vụ án về ma túy
6
nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy.
Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các
vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy
Theo từ điển Tiếng Việt thì “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện” [59, tr.973]. Để
thực hiện quyền công tố, VKSND phải sử dụng các quyền năng thuộc quyền công
tố trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Do vậy, theo tác giả, khái niệm thực hành quyền công tố được hiểu như sau:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKS trong việc truy cứu TNHS người
phạm tội và buộc tội họ trước Tòa án. Do đối tượng tác động của quyền công tố là
tội phạm và người phạm tội nên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là
hoạt động nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, bảo
đảm việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội có căn cứ và hợp pháp, bảo đảm
mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra, xử lý theo
pháp luật, không để lọt người, lọt tội, làm oan người vô tội.
Như vậy, trong các hoạt động của VKSND, bên cạnh khái niệm “Kiểm sát
việc tuân theo pháp luật” đã xuất hiện khái niệm “Quyền công tố và THQCT”[18,
tr.6]. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cho đến nay, khái niệm về Quyền công tố còn có
nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà
nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợi ích
Nhà nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật” [36, tr.84]. Theo đó, quyền
công tố được xác định trên cơ sở các khái niệm công tố Nhà nước và công tố xã hội.
Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện theo luật định, thể
hiện được sự đồng nhất giữa khái niệm quyền công tố Nhà nước với khái niệm thẩm
quyền của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và các loại án
khác [18, tr.7].
8
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của VKS đều là THQCT” [21, tr.17]. Quan điểm này đánh đồng quyền
công tố với KSVTTPL của VKSND như vậy là chưa chính xác, bởi lẽ chức năng
của VKS là THQCT và KSVTTPL.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước, được
Nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là cơ quan VKS) thực hiện việc truy
cứu TNHS đối với người phạm tội [18, tr.7]. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước
Tòa án và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa” [18, tr.7]. Theo quan điểm này,
quyền công tố là nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm
tội và chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà không có trong các lĩnh vực khác.
Phạm vi quyền công tố:
Về phạm vi không gian: QCT chỉ có trong lĩnh vực TTHS.
Về phạm vi thời gian (tức thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố):
Hiện nay còn nhiều quan điểm nhưng tác giả đồng tình với quan điểm: “Phạm vi
quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu
lực pháp luật” [35, tr.40]. Bởi quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu
TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, thì quyền này phải phát sinh từ khi
tội phạm xảy ra và nó trừng phạt người đó một cách công khai bằng con đường đưa
vụ án ra Tòa án xét xử.
Ở Việt Nam: Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành kiểm sát
để sử dụng quyền công tố; bắt, giam, tha, điều tra, truy tố, xét xử có đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật hay không ngoài cơ quan VKS” [15, tr.10]. Như vậy, VKS
là cơ quan độc quyền thực hiện nhiệm vụ THQCT vì các lẽ sau: VKS là cơ quan
duy nhất về mặt pháp lý có 05 quyền sau: Có quyền độc lập phát động QCT; Có
quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Có trách nhiệm đảm bảo đủ
các chứng cứ để truy tố bị can; Có quyền quyết định truy tố bị can ra Tòa, khi đảm
bảo đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và xét thấy cần thiết phải xử lý
người phạm tội trước pháp luật VKS quyết định; Có quyền để bảo đảm việc truy tố,
buộc tội bị cáo theo những căn cứ và quy định của pháp luật tại Tòa án và việc chấp
9
nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội chính là bản án kết tội của Tòa
án. Từ đó, khái niệm THQCT trong TTHS có thể được hiểu như sau:
THQCT là hoạt động của VKS thực hiện việc nhân danh Nhà nước buộc tội
đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự
buộc tội đó; đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời; việc khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm
và không làm oan người vô tội.
Hiến pháp năm 2013 tại Điều 107 quy định: "VKS nhân dân THQCT, kiểm
sát các hoạt động tư pháp" [29, tr.72]. Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định: “VKS nhân dân là cơ quan THQCT, KSHĐTP của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [30, tr.7,8] và một lần nữa được khẳng định tại Điều 20 BLTTHS
năm 2015: “VKS THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự,
quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi
phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được
phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người
phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” [28, tr.17].
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ
án, áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý
người phạm tội, pháp nhân phạm tội [28, tr.16].
THQCT là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc
buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử VAHS [30, tr.8].
KSHĐTP là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành
vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực
hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố và trong suốt quá trình giải quyết VAHS [30, tr.10].
10
Hiện nay, ở nước ta có nhiều quan điểm về việc phân chia các giai đoạn
TTHS [18, tr.11]. Có quan điểm cho rằng quá trình TTHS gồm 05 giai đoạn:
KTVAHS, điều tra vụ án hình sự, truy tố người phạm tội, xét xử và thi hành án [4,
tr.11]. Bên cạnh đó cũng tồn tại quan điểm quá trình TTHS gồm 07 giai đoạn:
KTVAHS, điều tra VAHS, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, xét xử phúc thẩm
VAHS, thi hành án và giai đoạn đặc biệt (giám đốc thẩm và tái thẩm) [37, tr.10]. Dù
có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn TTHS, điều tra vụ án
hình sự vẫn là giai đoạn không thể thiếu, điều tra là giai đoạn TTHS trong đó cơ
quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội
phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội [28, tr.16].
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS
được quy định tại Điều 165 BLTTHS [28, tr.154]. Ngoài ra, VKS còn thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn khi THQCT và kiểm sát việc KTVAHS theo quy định tại Điều
161 BLTTHS [28, tr.148, 149].
Trong giai đoạn điều tra, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT là mối quan hệ
vừa phối hợp vừa chế ước, biểu hiện qua những quyền năng theo quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi
phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không
để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô
tội.
Tội phạm về ma túy là một loại tội phạm, nên cũng có những đặc điểm
chung như các tội phạm khác đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật,
tính có lỗi và tính chịu hình phạt [18, tr.6]. Tuy nhiên, đối với tội phạm về ma tuý
có những đặc điểm riêng mà các tội phạm khác không có như: Tội phạm về ma túy
là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước chứ không
phải của một cá nhân hay tổ chức như các tội danh khác.
Các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy và tiền
chất ma túy được quy định trong Nghị định số 82/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban
11
hành ngày 19/7/2013, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013, ban hành các danh mục chất
ma túy và tiền chất bao gồm 234 chất ma túy và 24 tiền chất để sản xuất ra chất ma
túy; Nghị định số 126/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/12/2015,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016, sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma
túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013
của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, bổ sung 15 chất vào
Danh mục “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền” và bổ sung 02 chất vào Danh mục “Các tiền chất”.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma tuý ở chỗ đe dọa nghiêm
trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh
phúc gia đình và trật tự công cộng [18, tr.12]. Tính nguy hiểm của loại tội phạm này
cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia), trong số 13 tội danh về ma
túy thì có 09 tội danh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gồm 03 tội danh có mức
cao nhất của khung hình phạt là tử hình: khoản 4 các Điều 248; Điều 250; Điều 251;
06 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân: khoản 4 các
Điều 249; 252; 253, 255, 257, 258; 03 tội danh là tội phạm rất nghiêm trọng gồm:
02 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm tù: khoản 2 các
Điều 254, 259 và 01 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm
tù: khoản 2 Điều 256; Chỉ duy nhất có 01 danh có mức cao nhất của khung hình
phạt là đến 07 năm tù (khoản 2 Điều 247).
Không phải ngẫu nhiên mà những nhà làm luật Việt Nam lại xây dựng riêng
một chương "Các tội phạm về ma túy" trong BLHS và qua mỗi lần sửa đổi bổ sung,
chương các tội phạm về ma túy lại được quan tâm, chú trọng xây dựng hoàn thiện ở
tất cả các khâu lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án
về ma túy là chức năng luật định của VKSND nhằm giám sát trực tiếp mọi hoạt
động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham
12
gia tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra các vụ án về ma túy, nhằm đảm bảo
cho pháp luật tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất [61,
tr.14].
Chủ thể THQCT trong giai đoạn điều tra: Như đã trình bày ở trên, quyền
công tố là quyền của Nhà nước thực hiện truy cứu TNHS đối với người thực hiện
hành vi phạm tội [18, tr.13]. Quyền này được Nhà nước trao cho một cơ quan duy
nhất (độc quyền) là cơ quan VKS thực hiện. Do đó, VKS cũng chính là chủ thể
THQCT trong giai đoạn điều tra [18, tr.13].
Đối tượng của THQCT trong giai đoạn điều tra: Là tội phạm và người
phạm tội [61, tr.19].
Nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra: Là thẩm quyền được quy
định tại Điều 165 BLTTHS [28, tr. 154, 155, 156], khái quát lại gồm:
- Quyết định phát động quyền công tố để mở cuộc điều tra hình sự đối với sự
kiện phạm tội (khởi tố hoặc không khởi tố VAHS).
- Quyết định việc KTBC để điều tra đối với người thực hiện tội phạm (phê
chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định KTBC, trực tiếp ra quyết định KTBC).
- Quyết định việc có hạn chế hay không hạn chế quyền tự do, dân chủ của cá
nhân người phạm tội (xét phê chuẩn việc bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam).
- Quyết định việc thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động tố tụng (đình chỉ điều tra
hoặc đình chỉ vụ án làm chấm dứt giai đoạn điều tra; quyết định truy tố bị can ra tòa
làm phát sinh giai đoạn tố tụng mới – giai đoạn xét xử VAHS).
Phạm vi của THQCT trong giai đoạn điều tra: Luôn gắn liền với việc tiến
hành các hoạt động điều tra, được bắt đầu từ khi vụ việc phạm tội xảy ra và trong
suốt quá trình điều tra đến khi kết thúc việc buộc tội. Do đó, THQCT trong giai
đoạn điều tra bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi việc điều tra kết thúc
hoặc đình chỉ vụ án. Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, CQĐT tiến hành các hoạt động
nghiệp vụ điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét,
lấy lời khai người làm chứng, đối chất, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can,.... thì
khi đó VKS có trách nhiệm THQCT. Trong trường hợp không có tội phạm thì QCT
13
cũng bị triệt tiêu, theo đó, cũng chấm dứt mọi hoạt động tố tụng, trong đó có
THQCT [28, tr.145].
1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án
về ma túy
THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là một hoạt động áp
dụng pháp luật vào thực tế nhằm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi
phạm tội về ma túy [18, tr.15]. Hoạt động này được tiến hành bởi một chủ thể duy
nhất (độc quyền) là VKS.
Để thực hiện chức năng công tố, BLTTHS và Luật tổ chức VKSND quy định
cho VKS một hệ thống các quyền năng pháp lý rộng lớn, trong đó có những quyền
chỉ VKS được thực hiện, điển hình như quyền truy tố bị can ra trước Tòa án để xét
xử [18, tr.15]. Các CQĐT và các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng
được pháp luật giao cho một số quyền năng pháp lý cụ thể như: khởi tố, điều tra vụ
án hình sự, … nhưng đó chỉ là một số quyền năng tố tụng thuộc nội dung quyền
công tố. Trong đó, có những Lệnh, Quyết định bắt buộc phải được sự phê chuẩn của
VKS trước khi thi hành, mới có giá trị pháp lý.
Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT khi THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ
án về ma túy là mối quan hệ vừa phối hợp, vừa chế ước. Chất lượng, hiệu quả hoạt
động của từng cơ quan phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa hai chủ thể này. Cơ
quan điều tra và VKS phối hợp bằng nhiều cách thức, cấp độ, tần suất khác nhau
như: Phối hợp theo quy định của pháp luật (Bộ luật TTHS, Pháp lệnh tổ chức điều
tra hình sự, Thông tư liên tịch), các quy định giữa hai ngành, hai đơn vị cùng cấp
(quy chế, quy định phối hợp), phối hợp thường xuyên định kỳ theo chương trình, kế
hoạch đột xuất thông qua việc giải quyết các vụ án hình sự cụ thể.
Giữa VKS và CQĐT trong TTHS đã hình thành quan hệ tố tụng đặc biệt,
trong đó, VKS có quyền giám sát, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định, hành vi không có
căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và ĐTV, nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra vụ
14
án đúng pháp luật. Quyền năng này của VKS đối với cơ quan điều tra có hiệu lực
rất cao và CQĐT phải chấp hành. Nội dung chế ước của VKS đối với hoạt động
điều tra của CQĐT được thực hiện bằng tổng hợp các quyền năng pháp lý như:
Giám sát, yêu cầu, hủy bỏ.
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy
Chức năng THQCT của VKS được quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp
năm 2013: “VKSND THQCT, KSHĐTP” [29, tr.72].
Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “THQCT là hoạt động của
VKSND trong TTHS để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm
tội, được thực hiện ngay khi giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử VAHS” [30, tr.8].
Trong các hoạt động THQCT thì THQCT trong giai đoạn điều tra có vị trí rất quan
trọng, có ý nghĩa trong việc thực hiện vai trò của VKSND, thể hiện quyền buộc tội
của Nhà nước đối với người phạm tội. Theo quy định tại Điều 165 BLTTHS năm
2015, khi THQCT trong giai đoạn điều tra, VKSND có những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
1.3.1. Quyền khởi khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can [28, tr.154]
VKS là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ THQCT nên đương nhiên
VKS cũng quyền KTVAHS, được quy định tại Điều 153 BLTTHS năm 2015:
“VKS ra quyết định KTVAHS trong 03 trường hợp: a) VKS hủy bỏ quyết định
không KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra; b) VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; c) VKS trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố
của Hội đồng xét xử” [28, tr.142]
Như vậy, VKS có quyền KTVAHS nhưng chỉ trong ba trường hợp: Một là,
15
sau khi ra Quyết định hủy bỏ quyết định không KTVAHS; Hai là, qua việc trực tiếp
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Ba là, VKS trực tiếp phát
hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố VAHS của Hội đồng xét xử
VAHS nếu có căn cứ.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định KTVAHS, VKS phải gửi
Quyết định đó đến Cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra theo khoản 2, Điều
154 BLTTHS năm 2015 [28, tr.143]. Trong thực tế, trường hợp thứ hai và thứ ba
“VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm” là quy định mới được bổ sung trong
BLTTHS năm 2015 nên ít xảy ra hơn, còn trường hợp thứ nhất thì xảy ra nhiều và
khá phổ biến.
Điều 143 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ để KTVAHS là khi xác định
có dấu hiệu tội phạm, không được khởi tố tùy tiện, chủ quan vì KTVAHS đánh dấu
sự mở đầu của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Căn cứ KTVAHS được
BLTTHS quy định chặt chẽ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ
chung của BLTTHS, đó là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp
thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,….” (Điều 2, BLTTHS năm 2015)
[28, tr.6].
BLTTHS quy định nguyên tắc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của cơ
quan, tổ chức tại Điều 145. Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm phải tiếp nhận các tin báo, tố giác, kiến nghị
này. BLTTHS năm 2015 quy định rõ ràng việc cấm các cơ quan, tổ chức từ chối
tiếp nhận tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố.Thẩm quyền giải quyết, tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc về CQĐT, VKS và cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan, tổ chức khác không có
thẩm quyền này.
VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường
hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
16
tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà
VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục [28, tr.134].
Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố [28, tr.135] rất chặt chẽ. Bởi lẽ, tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh về
vụ việc, xem xét có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thể trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới CQĐT, VKS, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc gửi qua dịch vụ
bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác.
Khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trực tiếp từ cơ
quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi
vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận [28,
tr.135].
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ
bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận
[28, tr.135].
Trường hợp VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác
minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc phát hiện có dấu hiệu bỏ
lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì
trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày VKS có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang
thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ
sơ có liên quan cho VKS để xem xét, giải quyết [28, tr.136].
Điều luật quy định trách nhiệm chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố nhằm đảm bảo việc giải quyết được đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời và
tránh chồng chéo về thẩm quyền.
Bên cạnh việc KTVAHS, Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các
17
căn cứ không KTVAHS. Việc KTVAHS có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một vụ
việc có dấu hiệu của tội phạm và có được đưa vào quy trình giải quyết của tố tụng
hình sự hay không? Thực tế cho thấy, ở thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu
còn ít, việc xác định dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố không đơn giản.
Đặc biệt, đối với những vụ án cần tri thức khoa học trong những lĩnh vực khác như
xác định nguyên nhân chết, xác định chất lượng công trình xây dựng... KTVAHS
không có căn cứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ
chức. Ngược lại, không KTVAHS có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Điều luật quy định rõ ràng các căn cứ không KTVAHS nhằm tránh việc tùy
tiện trong giải quyết vụ việc.
Không được KTVAHS, khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc
phạm tội; 2. Hành vi không cấu thành tội phạm; 3.Người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm
tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm được đại xá; 7. Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với
người khác; 8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139,
141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị
hại không yêu cầu khởi tố [28, tr.145].
Tố tụng hình sự nhằm xác định và giải quyết đúng đắn tội phạm và người
phạm tội. Một người phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi tội phạm đã
thực hiện. Do đó, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trình
tự tố tụng đối với vụ án đó cũng chấm dứt. Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết
định không KTVAHS trong trường hợp này, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với
người khác. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại
không yêu cầu khởi tố [28, tr.145]. Đây là căn cứ mới được bổ sung trong BLTTHS
năm 2015. Trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại không có
yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không KTVAHS.
18
Điều 156 BLTTHS năm 2015 quy định việc thay đổi hoặc bổ sung quyết
định KTVAHS. Theo đó, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra, VKS ra quyết định thay đổi quyết định KTVAHS khi có căn cứ
xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; ra quyết định
bổ sung quyết định KTVAHS khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị
khởi tố và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay
đổi hoặc bổ sung quyết định KTVAHS cho VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có
thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015, khi có đủ căn cứ để xác
định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội
phạm thì CQĐT ra Quyết định KTBC [28, tr.170].
KTBC là hành vi tố tụng có ý nghĩa quan trọng, theo đó cơ quan có thẩm
quyền, thường là CQĐT, sau khi tiến hành một số hoạt động điều tra đã có đủ căn
cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết
định KTBC là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra
tiếp theo hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như hỏi cung bị can, tạm giam bị
can để điều tra...
Trường hợp VKS hủy bỏ quyết định KTBC của CQĐT thì phải nêu rõ lí do.
CQĐT có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp theo quy định tại khoản 2
điều 167 BLTTHS.
Trường hợp VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03
ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, VKS phải ra quyết định phê
chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định KTBC [28, tr. 171]. VKS cũng có quyền
quyết định KTBC trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điểu tra, VKS
phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội
phạm trong vụ án chưa bị khởi tố. Đồng thời với việc KTBC trong trường hợp này,
VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
19
Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định KTBC hoặc quyết định
KTBC của VKS, CQĐT phải giao ngay quyết định KTBC, quyết định phê chuẩn
quyết định KTBC và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can theo quy định tại Điều
60 BLTTHS. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định KTBC, CQĐT
phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 8, Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày
19/10/2018 về phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định
của BLTTHS năm 2015 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 04) hướng dẫn trong
trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS và tại Điều 9 hướng
dẫn trong trường KTBC, thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTBC.
1.3.2. Quyền đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động
điều tra theo quy định; quyền yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng theo quy định của pháp luật
Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra theo tố tụng do BLTTHS quy định. Do
đó, về thời gian, việc hỏi cung bị can do ĐTV tiến hành ngay sau khi có quyết định
KTBC [28, tr.175]. Như vậy, theo Điều 183 BLTTHS, ĐTV được quyền hỏi cung
bị can trước khi có quyết định phê chuẩn quyết định KTBC của VKS. Đây là vấn đề
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 quy
định trước khi hỏi cung bị can, ĐTV phải thông báo cho KSV và người bào chữa
thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, KSV tham gia việc hỏi cung bị
can [28, tr.175].
Quy định này, một mặt vừa đảm bảo hoạt động hỏi cung bị can được kiểm
sát chặt chẽ bởi VKS. Mặt khác bảo đảm quyền bào chữa của bị can. Sự có mặt của
KSV và người bào chữa sẽ tránh được những vi phạm quyền của bị can. Theo quy
định tại Điều 79 BLTTHS về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lí cho người bào
chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (bao gồm hoạt động hỏi
cung bị can) mà họ có quyền tham gia. Điều luật cho thấy quan điểm của nhà làm
luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Quy định này sẽ phát huy tác dụng, thể
20
hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự
của Nhà nước Việt Nam khi được thi hành đúng đắn, công tâm.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ
tiếp xúc với nhau [28, tr.175]. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình. Không
hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải
ghi rõ lý do vào biên bản [28, tr.175]. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng
ngày hôm sau [28, tr.127].
BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể hơn những trường hợp KSV hỏi cung bị
can. KSV hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều
tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp
khác khi xét thấy cần thiết [28, tr.175].
ĐTV, Cán bộ điều tra, KSV, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với
bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Khoản 6
Điều 183 là quy định mới bổ sung trong BLTTHS năm 2015. Quy định này hướng
đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích của bị can, ngăn ngừa
bức cung và dùng nhục hình đối với bị can. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ
hoặc tại trụ sở CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh [28, tr.176]. Theo quy định tại điều
2 Nghị quyết về việc thi hành BLTTHS số 110/2015/QH13 của Quốc hội ban hành
ngày 27 tháng 11 năm 2015: “Giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể nơi có
điều kiện đế thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hoạt động hỏi cung bị
can kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019
thì thực hiện thống nhất việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can
trên phạm vi toàn quốc". Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc
ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng [28, tr.176].
Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì ĐTV, Cán bộ điều tra
phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị
can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch [28, tr.176]; người phiên dịch phải
21
ký vào từng trang của biên bản hỏi cung [28, tr.177].
Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị
can thì ĐTV, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và
nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện
cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên
bàn phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can [28, tr.177].
Khoản 5, Điều 186 BLTTHS quy định về trường hợp KSV lấy lời khai người
làm chứng. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của ĐTV không khách quan hoặc
có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê
chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của CQĐT hoặc để quyết định việc
truy tố thì KSV có thể lấy lời khai người làm chứng [28, tr.179].
Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều 186
BLTTHS [28, tr.179]. Ngoài ra, việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự
cũng được quy định tại điều 188 BLTTHS. Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có
thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh [28, tr.180].
Điều 189 BLTTHS quy định về đối chất. Theo đó, đối chất là hoạt động điều
tra trong tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ của CQĐT.
Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà
đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì
ĐTV tiến hành đối chất [28, tr. 180]. So với BLTTHS năm 2003, quy định về đối
chất trong BLTTHS năm 2015 chặt chẽ hơn. Quy định này giúp giảm được tình
trạng thông cung hoặc thông tin bị lộ trong quá trình đối chất. Đối chất chỉ được
tiến hành khi không còn cách điều tra khác có thể kiểm tra, xác minh lời khai, giải
quyết mâu thuẫn trong lời khai. Những người có thể đưa ra đối chất là bị can với bị
can, bị can với người bị tạm giữ, bị can với bị hại, bị can với người làm chứng...
Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được BLTTHS quy định tại Điều
204. Mục đích của biện pháp điều tra này là để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết
có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án [28, tr.193].
CQĐT có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại
22
hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến
hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết [28, tr.193]. Khi thực nghiệm điều tra
phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ và ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào
biên bản [28, tr.193]. Kết quả của thực nghiệm điều tra giúp củng cố hoặc bác bỏ
chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Nguyên tắc khi tiến hành thực nghiệm điều tra là nghiêm cấm việc thực
nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản
của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác [28, tr.193]. Về thủ tục,
thực nghiệm điều tra phải được tiến hành dưới sự chù trì của ĐTV, có sự tham gia
của KSV và người chứng kiến. Do đó, điều luật quy định trước khi tiến hành thực
nghiệm điều tra, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian và địa
điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. ĐTV chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và
việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Khi tiến hành thực nghiệm
điều tra, CQĐT có thể mời người có chuyên môn, người bị tạm giữ, bị can, người
bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia [28, tr.193].
Trường hợp cần thiết, VKS tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực
nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều 204 BLTTHS [28, tr.194].
VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung khi thấy
còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85
của Bộ luật này mà VKS không thể tự mình bổ sung được; Có căn cứ KTBC về một
hay nhiều tội phạm khác; Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan
đến vụ án nhưng chưa được KTBC; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và
CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu
cầu điều tra bổ sung của VKS; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại
khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản [28,
tr.220].
Như vậy, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung là chế định được BLTTHS năm
2015 kế thừa và có sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS năm 2003. Trả hồ sơ vụ án đề
điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố là việc VKS THQCT và kiểm sát trong giai
23
đoạn truy tố ra quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự cho CQĐT đã tiến hành điều tra
vụ án đó theo những căn cứ được BLTTHS quy định nhằm đảm bảo việc giải quyết
vụ án hình sự được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Về căn cứ trả
hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, so sánh về hình thức cho thấy Điều 245 BLTTHS
năm 2015 quy định nhiều hơn một căn cứ so với BLTTHS năm 2003. BLTTHS
năm 2003 quy định 03 căn cứ, theo đó VKS được trả hồ sơ điều tra bổ sung trong
khi đó, BLTTHS năm 2015 quy định 04 căn cứ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Ngoài ra, đó là sự bổ sung, hoàn thiện về mặt nội hàm của các căn cứ này trong
BLTTHS năm 2015.
Ở căn cứ thứ nhất, BLTTHS năm 2015 quy định “Còn thiếu những chứng cứ
đế chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà
Viện kiềm sát không thể tự mình bổ sung được”. Quy định mới đã chỉ rõ phạm vi
các chứng cứ bị thiếu mà VKS cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Qua đó, tạo
thuận lợi cho VKS để áp dụng trên thực tiễn.
Khi điều tra, truy tố và xét xử VAHS, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm
và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm
tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không; mục đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4.
Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5. Nguyên nhân và điều
kiện phạm tội; 6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình
sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt [28, tr.86].
Tinh thần của nhà làm luật đối với thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung là
đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật, tránh
lạm dụng thủ tục này khiến cho vụ án bị kéo dài, xâm phạm quyền và lợi ích của
những người tham gia tố tụng.
Do đó, VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung
khi thuộc một trong các trường hợp [28, tr.220]:
24
Một là, còn thiếu những chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề
quy định tại Điều 85 BLTTHS mà VKS không thể tự mình bổ sung được [28,
tr.220].
Hai là, có căn cứ để KTBC về một hay nhiều tội phạm khác [28, tr.220].
Ba là, có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án
nhưng chưa được KTBC [28, tr.220].
Căn cứ cuối cùng để VKS trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung là có vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [28, tr.220].
Ngoài quy định về quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, BLTTHS cũng
quy định cơ chế để đảm bảo tính khả thi của quyền này của VKS trên thực tế.
Theo đó, CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết
định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của VKS [28, tr.220]; Trường hợp vì lý do
bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ
lý do bằng văn bản [28, tr.220]. Quy định này thể hiện rõ tinh thần của BLTTHS
năm 2015 về tính chế ước trong mối quan hệ giữa VKS và CQĐT.
1.3.3. Quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên
Theo quy định tại Điều 51 BLTTHS năm 2015, VKS yêu cầu Thủ trưởng
CQĐT thay đổi ĐTV trong các trường hợp sau: ĐTV đồng thời là bị hại, đương sự,
là người đại diện, người thân thích của người bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị
cáo; ĐTV đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám
định, người định giá tài sản, người phiên dịch; người dịch thuật trong vụ án đó;
ĐTV đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là KSV, Kiểm tra viên, Thẩm
phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án; Ngoài các trường hợp nêu trên,
ĐTV còn bị thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng khác để rằng họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ như có căn cứ cho rằng họ đã bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc
có những mối quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng [28, tr.47].
1.3.4. Quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Các BPNC trong tố tụng hình sự là các biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục luật định khi có căn cứ
25
xác định người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ
tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án. Căn cứ vào mục đích áp dụng thì các
BPNC được quy định trong BLTTHS có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: Gồm
những biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người bị buộc tội bỏ trốn
hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Nhóm 2 bao gồm các BPNC nhằm
đảm bảo thu thập chứng cứ.
Điều 109 BLTTHS năm 2015, quy định các BPNC gồm: Giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi
khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.99].
Trong đó, các biện pháp ngăn chặn: Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Quyết định gia hạn tạm giữ; Lệnh tạm
giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để đảm bảo phải được sự phê chuẩn của VKS trước khi thi
hành.
TTHS có nhiệm vụ phát hiện, xử lý mọi tội phạm, chính vì vậy, các biện
pháp ngăn chặn góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ
phát hiện, xử lý tội phạm, tố tụng hình sự còn có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền
con người trong đó có quyền con người của những người bị buộc tội. Các biện pháp
ngăn chặn được áp dụng sẽ hạn chế những quyền cơ bản của người bị buộc tội
(người chưa bị coi là có tội). Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn phải có những căn cứ nhất định.
Điều 109 BLTTHS quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư
cách là cơ sở đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào đó khi quyết định
áp dụng các biện pháp ngăn chặn, liệt kê cụ thể 5 trường hợp bắt người: Bắt người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị
truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy,
BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ đúng các quy định do BLTTHS năm 2015
quy định.
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quy định tại Điều 110 BLTTHS năm
26
2015: Nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 20 của Hiến pháp 2013: Không ai bị bắt
nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS
nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định
[29, tr.19]. BLTTHS năm 2015 bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Bởi vì bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt sau đó VKS mới xem
xét phê chuẩn hay không phê chuẩn. Như vậy, biện pháp bắt người trong trường
hợp khẩn cấp mâu thuẫn với quy định trên của Hiến pháp 2013. Do mục đích, tính
chất, phạm vi cũng như mức độ cưỡng chế nhà nước của biện pháp Giữ người trong
trường hợp khẩn cấp khác với các BPNC khác nên thẩm quyền áp dụng biện pháp
này rộng hơn, bổ sung thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm
giữ cho một số chủ thể.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS
cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người
để xét phê chuẩn [28, tr.101].
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, CQĐT phải lấy lời
khai ngay và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp phải ra quyết định tạm
giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho
người đó [28, tr.101].
VKS phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110
BLTTHS năm 2015. Trường hợp cần thiết, KSV phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định
không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời
khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do KSV lập phải đưa vào hồ sơ vụ
việc, vụ án [28, tr.102].
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh
bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc
quyết định không phê chuẩn. Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh
bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, CQĐT đã nhận người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ [28, tr.102, 103].
27
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam quy định tại Điều 113 BLTTHS: Đối tượng
bị bắt ở đây là bị can hoặc bị cáo [28,tr.104].
- Tạm giữ quy định tại Điều 117 của BLTTHS: Tạm giữ là BPNC được quy
định trong BLTTHS do người có thẩm quyền áp dụng đối với những người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã [28,
tr.108] nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác
minh và để quyết định việc KTBC, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt .
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày, kể từ khi CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc
áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi CQĐT ra quyết
định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú [28, tr.109].
Điều đó có nghĩa rằng thời hạn tạm giữ được tính từ khi CQĐT nhận được
người bị bắt chứ không tính từ khi ra lệnh tạm giữ.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ,
nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể
gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm
giữ đều phải được VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời
hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia
hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn
[28, tr.109].
Việc gia hạn tạm giữ được tiến hành chỉ khi được VKS cùng cấp phê chuẩn.
Nếu VKS không phê chuẩn thì người ra lệnh tạm giữ không được gia hạn tạm giữ.
Trong khi tạm giữ, nếu đủ căn cứ KTBC và tạm giam, thì CQĐT ra quyết
định KTBC và ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải được chuyển đến VKS cùng
cấp phê chuẩn. Trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phê chuẩn
lệnh tạm giam thì thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tạm giam. Một ngày tạm
giữ được tính bằng một ngày tạm giam [28, tr.110].
- Tạm giam: Theo điều 119 BLTTHS năm 2015, đây là biện BPNC nghiêm
28
khắc nhất trong các BPNC, chỉ áp dụng biện pháp tạm giam khi có một trong các
trường hợp sau đây:
- Đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng [28,
tr.110]. Như vậy, đối với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định
loại tội mà bị can, bị cáo bị điều tra hay xét xử để áp dụng biện pháp tạm giam.
- Đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS
quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong
các trường hợp: Đã bị áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ
ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định
truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm
tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung
cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán
tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại,
người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này [28, tr.110].
- Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt
tù [28, tr.110] đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết
định truy nã [28, tr.111].
- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng
tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì
không tạm giam mà áp dụng BPNC khác, trừ các trường hợp: Bỏ trốn và bị bắt theo
quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục
người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng
cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế,
trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của
những người này [28, tr.111].
Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định
nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia [28,
tr.111].
- Bảo lĩnh theo Điều 121 BLTTHS năm 2015: Bảo lĩnh là BPNC trong
29
TTHS được áp dụng thay thế tạm giam. Trường hợp này bị can, bị cáo có thể bị tạm
giam nhưng họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh để thay thế. Điều luật không quy
định người phạm loại tội nào có thể được bảo lĩnh mà chỉ quy định các cơ quan có
thẩm quyền. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và
nhân thân của bị can, bị cáo để xem xét quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh [28,
tr.113].
Ngoài ra, để tăng thêm hiệu lực của biện pháp bảo lĩnh, Điều luật quy định
biện pháp xử lý phạt tiền đối với người bảo lĩnh, nếu vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam
đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật
[28, tr.114].
- Đặt tiền để bảo đảm quy định tại Điều 122 BLTTHS năm 2015: Đặt tiền để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là BPNC thay thế tạm giam. Cũng giống như biện pháp
bảo lĩnh, bị can, bị cáo thuộc trường hợp có thể bị tạm giam nhưng không bị áp
dụng biện pháp tạm giam mà được đặt tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có mặt
khi có triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; BLTTHS năm 2015 quy định đặt tiền
để kịp thời áp dụng biện pháp này trong thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc hiện nay
trong việc định giá, giám định tài sản, dẫn đến chậm trễ trong áp dụng.
Điều luật quy định người đặt tiền để đảm bảo gồm: bị can, bị cáo hoặc những
người thân thích của họ. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy
định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà
nước.
Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSND Tối cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết
trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà
nước số tiền đã đặt để bảo đảm [28, tr.116].
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC được quy định tại Điều 123 BLTTHS năm
2015 do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do
BLTTHS quy định. Đây là BPNC ít nghiêm khắc hơn tạm giữ, tạm giam, có thể áp
30
dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng [28, tr.116]. Những người
không có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không được áp dụng. Bởi lẽ, biện pháp này
nhằm đảm bảo cho bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố
tụng.
Bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC Cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam
đoan với nội dung cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Trường hợp bị
can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam [28,
tr.117].
Thời hạn Cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét
xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị
kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi
chấp hành án phạt tù [28, tr.117].
Người ra lệnh phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính
quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị
can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị
quân đội đó để quản lý, theo dõi họ [28, tr.117].
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách
quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã,
phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có
giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú [28, tr.117].
- Tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.118]: Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được áp
dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo.
Căn cứ áp dụng: Khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, bị kiến
nghị khởi tố cản trở hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử VAHS. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên
bị tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.118].
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin
về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời
hạn đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến
31
thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù [28, tr.118].
- Hủy bỏ hoặc thay thế BPNC quy định tại Điều 125 BLTTHS năm 2015: Để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người đã bị áp dụng các BPNC, Điều luật này
quy định về việc hủy bỏ các BPNC. Huỷ bỏ BPNC là việc CQĐT, VKS, Tòa án
quyết định không tiếp tục áp dụng BPNC đối với người đang bị áp dụng BPNC.
Mọi BPNC đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường
hợp: Quyết định không KTVAHS; Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; Đình chỉ điều
tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; Bị cáo được Tòa án tuyên không có
tội, miễn TNHS hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc
hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trường hợp hủy bỏ hoặc thay
thế BPNC, người bị buộc tội vẫn có thể bị áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn
hoặc nghiêm khắc hơn.
Đối với những BPNC do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải
do VKS quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng BPNC,
trừ biện pháp tạm giữ do VKS phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng BPNC này
phải thông báo cho VKS để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác [28,
tr.119].
1.3.5. Quyền hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ
quan điều tra; Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
Khi THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS, VKS ra quyết định phê chuẩn
hoặc không phê chuẩn các quyết định KTBC, lệnh bắt người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, lệnh bắt tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam của
CQĐT. Pháp luật TTHS quy định cụ thể thời gian giao hồ sơ, quyết định của CQĐT
cho VKS để đảm bảo việc nghiên cứu ban hành quyết định phê chuẩn hoặc không
phê chuẩn [18, tr.30]. Quyền hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái
pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra là quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định cho VKS (điểm h khoản 2 Điều
41 BLTTHS năm 2015), thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tránh tùy tiện.
VKS thực hiện quyền này khi đã yêu cầu CQĐT thực hiện nhưng CQĐT không
32
thực hiện hoặc khi các quyết định, lệnh này không có căn cứ và trái pháp luật.[18,
tr.30].
Điều 231 BLTTHS năm 2015 quy định truy nã bị can: Truy nã có thể được
áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án trong các giai đoạn điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án. Điều luật quy định về truy nã bị can trong giai đoạn điều tra.
Nguyên tắc truy nã bị can phải bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời và phải đúng
người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công
dân theo quy định của pháp luật.
Theo Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự về
truy nã, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều
kiện sau đây: Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại điều 2 của Thông tư đã
bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt
nhưng không có kết quả; Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng
đối tượng bỏ trốn. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết
đang ở đâu mà trước đó CQĐT, VKS, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm
giam mà không bắt được thì CQĐT tự mình hoặc theo yêu cầu của VKS, Tòa án ra
quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ
quan điều tra, VKS, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà CQĐT
tự mình hoặc theo yêu cầu của VKS, Tòa án ra ngay quyết định truy nã. Quyết định
truy nã bị can được gửi cho VKS cùng cấp và thông báo công khai để mọi người
phát hiện, bắt người bị truy nã. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì
CQĐT đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được
gửi cho VKS cùng cấp và thông báo công khai.
1.3.6. Quyền đình chỉ; tạm đình chỉ vụ án.
- Điều 232 BLTTHS năm 2015 quy định về kết thúc điều tra [28, tr.210]: Dù
kết quả điều tra đưa đến kết quả pháp lí là vụ án chấm dứt ở giai đoạn điều tra hay
được đưa lên giai đoạn tiếp theo - giai đoạn truy tố thì CQĐT vẫn phải ra bản kết
luận điều tra. Bản kết luận điều tra vụ án là văn bản pháp lí kết thúc quá trình điều
33
tra một vụ án hình sự, trong đó phản ánh diễn biến của hành vi phạm tội, các chứng
cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội đã thu thập.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án cùng quyết
định tạm đình chỉ điều tra; bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc bản kết luận
điều tra cùng quyết định đình chỉ điều tra, nếu xác định có đầy đủ căn cứ, VKS phải
ra một trong các quyết định sau đây: Truy tố bị can trước Tòa bằng bản Cáo trạng;
Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung [28, tr.216]; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ
án; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can [28, tr.216].
Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án
hoặc với từng bị can [18, tr.31]. Theo Khoản 1 Điều 248 BLTTHS năm 2015, VKS
quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn
cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015, đó là: Trường hợp vụ án
hình sự, bị can được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại
là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 của BLHS mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được
đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố
trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố
rút yêu cầu, CQĐT, VKS, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”;
Trường hợp căn cứ không KTVAHS (Điều 157 BLTTHS năm 2015) hoặc có căn cứ
quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc tại khoản 2, Điều 91 của BLHS năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017.
VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau [28, tr.222]:
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc
bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định
việc truy tố [28, tr.222].
- Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời
hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can
trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại
34
Điều 231 của Bộ luật này [28, tr.222].
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài
tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.
Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục
tiến hành cho đến khi có kết quả [28, tr.222].
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không
liên quan đến tất cả các bị can thì VKS tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can [28,
tr.222].
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và
pháp luật về thực hành quyền công trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Từ đó, làm rõ nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các
vụ án về ma túy. Những nhận thức được trình bày tại Chương 1 là cơ sở phân tích,
đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm
ảnh hưởng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về
ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một:
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Bình Dương có nghĩa “Thanh bình như mặt trời ban mai”, là tên đẹp và có ý
nghĩa lịch sử, thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Đông Nam Bộ. Bình Dương có vị trí địa lý giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Đông, giáp
tỉnh Bình Phước ở phía Bắc, giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí
Minh ở phía Tây, giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai ở phía
Nam.
Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thông suốt với
các vùng trong và ngoài tỉnh, có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu
hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là một lợi thế trong việc giao lưu
với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
Bình Dương là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử với các làng nghề
truyền thống như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng nghề gốm sứ, nhà cổ tại chợ
Thủ Dầu Một, có di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu Đ, Địa đạo tam giác sắt,
có Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng
ngàn lượt khách thập phương. Bình Dương là nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh
đẹp, nhiều khu du lịch sinh thái như: Vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng
cụt và sầu riêng (thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, khu
du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…; Ngoài ra, vị ngon đặc trưng của ẩm thực
Bình Dương là thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ
Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAYLuận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOTLuận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAYLuận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luậtLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
Vinh Quang
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
 
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAYLuận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOTLuận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật, HOT
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAYLuận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
Luận văn: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, HAY
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luậtLuận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
Luận văn: Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo pháp luật
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự...
 

Similar to Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ

Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túyLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú NhuậnLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCMLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạmLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con ngườiNhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰCÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ (20)

Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túyLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại tp HCM, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú NhuậnLuận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
Luận văn: Nhân thân người phạm tội về ma túy tại quận Phú Nhuận
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội phạm ở huyện Củ Chi, HAY
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Bình Định, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tội mua bán trái phép chất ma túy tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố hồ chí minh
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu
 
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCMLuận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
Luận văn: Nạn nhân của các tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạmLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy trong đồng phạm
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con ngườiNhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
Nhân thân người phạm tội xâm phạm nhân phẩm của con người
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰCÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội tại TP Vũng Tàu, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Luận văn: Điều tra các vụ án về ma túy tại TP Thủ Dầu Một, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH NHÂN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÀNH NHÂN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Luật Hình sự và Tố tung hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HƯNG BÌNH HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự gian lận, sao chép từ bất kỳ nguồn nào, các số liệu, được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THÀNH NHÂN
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY ............................................................................................................................7 1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy ...........................................................................................................................7 1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy .........................................................................................................................13 1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy.........................................................................14 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG..................................................................................35 2.1.Tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm ảnh hưởng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ..........................................................35 2.2.Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ..............................................40 Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG....................................................................................................................51 3.1. Những yêu cầu nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương …………………………………………………………………………………51 3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ............................................................................................................................52
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra ĐTV : Điều tra viên HĐND : Hội đồng nhân dân KSV : Kiểm sát viên KSHĐTP : Kiểm sát hoạt động tư pháp KSĐT : Kiểm sát điều tra HĐTP : Hoạt động tư pháp KSVTTP : Kiểm sát việc tuân theo pháp luật KTBC : Khởi tố bị can KTVAHS : Khởi tố vụ án hình sự VAHS : Vụ án hình sự TAND : Tòa án nhân dân THQCT : Thực hành quyền công tố TNHS : Trách nhiệm hình sự TTHS : Tố tụng hình sự VKS : Viện kiểm sát KSND : Kiểm sát nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân BPNC : Biện pháp ngăn chặn
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích và Dân cư trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một (Tổng điều tra dân số ngày 01/4/2014). Bảng 2.2: Kết quả thực hiện Đề án “Xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.3: Tình hình các vụ án về ma túy trên các phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.4: Thống kê tình hình các vụ án về ma túy phân theo tội danh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.5: Phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội trong các vụ án về ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.6: Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2014 đến năm 2018. Bảng 2.7: Kết quả khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án về ma tuý trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại bước vào Thế kỷ 21 với những thành tựu vĩ đại trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khẳng định khả năng chinh phục thế giới tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó con người cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức được coi là thảm họa mang tính toàn cầu đó là ma tuý đi đôi với đại dịch HIV/AIDS. Thực tế ở Việt Nam cho thấy tình hình vi phạm, tội phạm về ma túy có diễn biến phức tạp trên hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng, có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, tập trung dân cư đông nhưng đa số là dân nhập cư, trong đó có thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; Phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, có chiều hướng gia tăng về số vụ, về tính chất nguy hiểm và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, để từng bước ngăn chặn, giảm dần tệ nạn ma túy tiến đến triệt tiêu ma túy ra khỏi đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện và đầy đủ trong công tác phòng, chống, xử lý tệ nạn ma túy. Nhưng thực tế cho thấy đấu tranh với các tội phạm về ma túy thật sự là một cuộc chiến đầy cam go và gian khổ, đôi khi phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của những cán bộ, chiến sỹ trực tiếp đấu tranh đối với loại tội phạm này. Bởi lẽ, kinh doanh ma túy đem lại một khoản tiền lời kếch xù, lợi nhuận lớn mà ít có ngành nghề kinh doanh nào có thể so sánh được. Ma túy thường nhỏ gọn, dễ cất giấu, dễ bán, dễ tiêu thụ, dễ vận chuyển, khó phát hiện và nếu bị phát hiện thì mức hình phạt dành cho tội phạm về ma túy luôn nghiêm khắc hơn các tội phạm khác. Nhiều tội danh như sản xuất trái phép chất ma túy; Tàng trữ trái phép chất ma túy; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Mua bán trái phép chất ma túy; Chiếm đoạt chất ma túy; Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình nên tội phạm thường liều lĩnh, bất chấp cả tính mạng, chống trả quyết liệt để tẩu thoát. Mặt khác, ngoài đặc điểm chung thì tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều
  • 9. 2 kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, lối sống của từng địa phương, vùng miền mà công tác đấu tranh đối với tội phạm về ma túy ở mỗi nơi lại có những đặc điểm riêng. Do vậy, đây là vấn đề phải được tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ. Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục đường hướng tâm đối ngoại của TP.HCM với tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, lượng dân nhập cư tăng lên qua từng năm, tình hình an ninh trật tự, trong đó tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình, là nguyên nhân làm phát sinh các tội phạm khác, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát triển chung của thành phố. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài nêu trên đem lại ý nghĩa thiết thực đối với công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy đồng thời góp phần nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Những hạn chế, tồn tại này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân về nhận thức, lý luận và thực tiễn THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy chưa đầy đủ và thống nhất, chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được tiến đến hạn chế, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48, 49/NQ-TW, Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; BLTTHS năm 2015 nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS và KSHĐTP; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm ma túy. Với những lý do nói trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm nội dung nghiên cứu viết Luận văn Thạc sỹ Luật học là hoàn toàn phù hợp, có ý nghĩa lý luận
  • 10. 3 và thực tiễn, mang tính thời sự cao, góp phần nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài THQCT là một trong hai chức năng hiến định của VKSND, việc đảm bảo thực hiện chức năng này cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, đã được thể chế hóa trong Nghị quyết số 08 ngày 21/01/2002 của Bộ chính trị. THQCT được thực hiện từ khi KTVAHS và trong suốt quá trình tố tụng, đảm bảo không để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội cũng như không làm oan người vô tội... THQCT và KSHĐTP trong ngành KSND luôn được đổi mới, đi vào chiều sâu và thực chất, ngày càng nâng cao về chất lượng, hạn chế được tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội cũng như không làm oan người vô tội, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân dẫn đến THQCT trong các giai đoạn tố tụng, đặc biệt là THQCT trong giai đoạn điều tra các VAHS còn tồn tại nhiều hạn chế. KSV chưa có tâm thế sẵn sàng thực hiện đầy đủ các thao tac nghiệp vụ theo đúng quy chế của ngành trong khâu KSĐT nên hầu như các yêu cầu điều tra chưa sâu, sát, chưa phản ánh đúng thực trạng của hồ sơ các vụ án hình sự nên vẫn còn để xảy ra việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tâm lý nể nang, ngại va chạm, sợ mích lòng giữa KSV với ĐTV và CQĐT cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng KSĐT. Thực tế này thu hút sự quan tâm không chỉ các cấp, các cơ ban, ban ngành đoàn thể mà cả những nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có một số công trình nghiên cứu, như: - Luận văn Thạc sĩ: “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Đào Việt Yên, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017. - Luận văn Thạc sĩ: “KSĐT các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” của tác giả Phạm Văn Tân, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017. - Luận văn Thạc sĩ: “THQCT trong giai đoạn điều tra các tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” của tác giả Hà Minh Loan, Học viện
  • 11. 4 Khoa học xã hội, năm 2017. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật TTHS Việt Nam tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Về mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy, phân tích thực trạng. Từ đó, làm rõ những yêu cầu và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận và pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy như khái niệm, đặc điểm và quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy. - Phân tích, đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, trong thời gian 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018). Từ đó, nêu lên các yêu cầu nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy trong thời gian tới; đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật và thực trạng về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận văn này tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018).
  • 12. 5 Về chủ thể và không gian, luận văn này tập trung nghiên cứu việc THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy xảy ra tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ngành Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; đặc biệt là quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp; nghiên cứu tài liệu, …. 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã làm rõ thêm khái niệm, đối tượng, phạm vi và nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy; Đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của việc THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Ý nghĩa của luận văn: Luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về công tác THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng để xây dựng các kỹ năng nghề nghiệp, các thao tác nghiệp vụ trong mối quan hệ giữa KSV với ĐTV trong quá trình THQCT, KSĐT các VAHS nói chung, các vụ án về ma túy
  • 13. 6 nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy. Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • 14. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY 1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy Theo từ điển Tiếng Việt thì “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện” [59, tr.973]. Để thực hiện quyền công tố, VKSND phải sử dụng các quyền năng thuộc quyền công tố trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án. Do vậy, theo tác giả, khái niệm thực hành quyền công tố được hiểu như sau: Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKS trong việc truy cứu TNHS người phạm tội và buộc tội họ trước Tòa án. Do đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội nên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là hoạt động nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội, bảo đảm việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội có căn cứ và hợp pháp, bảo đảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra, xử lý theo pháp luật, không để lọt người, lọt tội, làm oan người vô tội. Như vậy, trong các hoạt động của VKSND, bên cạnh khái niệm “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật” đã xuất hiện khái niệm “Quyền công tố và THQCT”[18, tr.6]. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện cho đến nay, khái niệm về Quyền công tố còn có nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật ra Tòa án để xét xử nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội, công dân, bảo vệ trật tự pháp luật” [36, tr.84]. Theo đó, quyền công tố được xác định trên cơ sở các khái niệm công tố Nhà nước và công tố xã hội. Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện theo luật định, thể hiện được sự đồng nhất giữa khái niệm quyền công tố Nhà nước với khái niệm thẩm quyền của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và các loại án khác [18, tr.7].
  • 15. 8 Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS đều là THQCT” [21, tr.17]. Quan điểm này đánh đồng quyền công tố với KSVTTPL của VKSND như vậy là chưa chính xác, bởi lẽ chức năng của VKS là THQCT và KSVTTPL. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là cơ quan VKS) thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội [18, tr.7]. Trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa” [18, tr.7]. Theo quan điểm này, quyền công tố là nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội và chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà không có trong các lĩnh vực khác. Phạm vi quyền công tố: Về phạm vi không gian: QCT chỉ có trong lĩnh vực TTHS. Về phạm vi thời gian (tức thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố): Hiện nay còn nhiều quan điểm nhưng tác giả đồng tình với quan điểm: “Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật” [35, tr.40]. Bởi quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội, thì quyền này phải phát sinh từ khi tội phạm xảy ra và nó trừng phạt người đó một cách công khai bằng con đường đưa vụ án ra Tòa án xét xử. Ở Việt Nam: Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành kiểm sát để sử dụng quyền công tố; bắt, giam, tha, điều tra, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không ngoài cơ quan VKS” [15, tr.10]. Như vậy, VKS là cơ quan độc quyền thực hiện nhiệm vụ THQCT vì các lẽ sau: VKS là cơ quan duy nhất về mặt pháp lý có 05 quyền sau: Có quyền độc lập phát động QCT; Có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Có trách nhiệm đảm bảo đủ các chứng cứ để truy tố bị can; Có quyền quyết định truy tố bị can ra Tòa, khi đảm bảo đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và xét thấy cần thiết phải xử lý người phạm tội trước pháp luật VKS quyết định; Có quyền để bảo đảm việc truy tố, buộc tội bị cáo theo những căn cứ và quy định của pháp luật tại Tòa án và việc chấp
  • 16. 9 nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội chính là bản án kết tội của Tòa án. Từ đó, khái niệm THQCT trong TTHS có thể được hiểu như sau: THQCT là hoạt động của VKS thực hiện việc nhân danh Nhà nước buộc tội đối với người phạm tội, đưa người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó; đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Hiến pháp năm 2013 tại Điều 107 quy định: "VKS nhân dân THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp" [29, tr.72]. Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “VKS nhân dân là cơ quan THQCT, KSHĐTP của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [30, tr.7,8] và một lần nữa được khẳng định tại Điều 20 BLTTHS năm 2015: “VKS THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” [28, tr.17]. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội [28, tr.16]. THQCT là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử VAHS [30, tr.8]. KSHĐTP là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết VAHS [30, tr.10].
  • 17. 10 Hiện nay, ở nước ta có nhiều quan điểm về việc phân chia các giai đoạn TTHS [18, tr.11]. Có quan điểm cho rằng quá trình TTHS gồm 05 giai đoạn: KTVAHS, điều tra vụ án hình sự, truy tố người phạm tội, xét xử và thi hành án [4, tr.11]. Bên cạnh đó cũng tồn tại quan điểm quá trình TTHS gồm 07 giai đoạn: KTVAHS, điều tra VAHS, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, xét xử phúc thẩm VAHS, thi hành án và giai đoạn đặc biệt (giám đốc thẩm và tái thẩm) [37, tr.10]. Dù có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn TTHS, điều tra vụ án hình sự vẫn là giai đoạn không thể thiếu, điều tra là giai đoạn TTHS trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội [28, tr.16]. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS được quy định tại Điều 165 BLTTHS [28, tr.154]. Ngoài ra, VKS còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi THQCT và kiểm sát việc KTVAHS theo quy định tại Điều 161 BLTTHS [28, tr.148, 149]. Trong giai đoạn điều tra, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT là mối quan hệ vừa phối hợp vừa chế ước, biểu hiện qua những quyền năng theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội. Tội phạm về ma túy là một loại tội phạm, nên cũng có những đặc điểm chung như các tội phạm khác đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính có lỗi và tính chịu hình phạt [18, tr.6]. Tuy nhiên, đối với tội phạm về ma tuý có những đặc điểm riêng mà các tội phạm khác không có như: Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước chứ không phải của một cá nhân hay tổ chức như các tội danh khác. Các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy và tiền chất ma túy được quy định trong Nghị định số 82/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban
  • 18. 11 hành ngày 19/7/2013, có hiệu lực từ ngày 15/9/2013, ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất bao gồm 234 chất ma túy và 24 tiền chất để sản xuất ra chất ma túy; Nghị định số 126/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/12/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016, sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, bổ sung 15 chất vào Danh mục “Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền” và bổ sung 02 chất vào Danh mục “Các tiền chất”. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma tuý ở chỗ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng [18, tr.12]. Tính nguy hiểm của loại tội phạm này cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia), trong số 13 tội danh về ma túy thì có 09 tội danh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gồm 03 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình: khoản 4 các Điều 248; Điều 250; Điều 251; 06 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân: khoản 4 các Điều 249; 252; 253, 255, 257, 258; 03 tội danh là tội phạm rất nghiêm trọng gồm: 02 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm tù: khoản 2 các Điều 254, 259 và 01 tội danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 10 năm tù: khoản 2 Điều 256; Chỉ duy nhất có 01 danh có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 07 năm tù (khoản 2 Điều 247). Không phải ngẫu nhiên mà những nhà làm luật Việt Nam lại xây dựng riêng một chương "Các tội phạm về ma túy" trong BLHS và qua mỗi lần sửa đổi bổ sung, chương các tội phạm về ma túy lại được quan tâm, chú trọng xây dựng hoàn thiện ở tất cả các khâu lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, chúng ta có thể hiểu: THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là chức năng luật định của VKSND nhằm giám sát trực tiếp mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham
  • 19. 12 gia tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra các vụ án về ma túy, nhằm đảm bảo cho pháp luật tố tụng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất [61, tr.14]. Chủ thể THQCT trong giai đoạn điều tra: Như đã trình bày ở trên, quyền công tố là quyền của Nhà nước thực hiện truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội [18, tr.13]. Quyền này được Nhà nước trao cho một cơ quan duy nhất (độc quyền) là cơ quan VKS thực hiện. Do đó, VKS cũng chính là chủ thể THQCT trong giai đoạn điều tra [18, tr.13]. Đối tượng của THQCT trong giai đoạn điều tra: Là tội phạm và người phạm tội [61, tr.19]. Nội dung của THQCT trong giai đoạn điều tra: Là thẩm quyền được quy định tại Điều 165 BLTTHS [28, tr. 154, 155, 156], khái quát lại gồm: - Quyết định phát động quyền công tố để mở cuộc điều tra hình sự đối với sự kiện phạm tội (khởi tố hoặc không khởi tố VAHS). - Quyết định việc KTBC để điều tra đối với người thực hiện tội phạm (phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định KTBC, trực tiếp ra quyết định KTBC). - Quyết định việc có hạn chế hay không hạn chế quyền tự do, dân chủ của cá nhân người phạm tội (xét phê chuẩn việc bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam). - Quyết định việc thay đổi hoặc chấm dứt hoạt động tố tụng (đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án làm chấm dứt giai đoạn điều tra; quyết định truy tố bị can ra tòa làm phát sinh giai đoạn tố tụng mới – giai đoạn xét xử VAHS). Phạm vi của THQCT trong giai đoạn điều tra: Luôn gắn liền với việc tiến hành các hoạt động điều tra, được bắt đầu từ khi vụ việc phạm tội xảy ra và trong suốt quá trình điều tra đến khi kết thúc việc buộc tội. Do đó, THQCT trong giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi việc điều tra kết thúc hoặc đình chỉ vụ án. Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, CQĐT tiến hành các hoạt động nghiệp vụ điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, thực nghiệm điều tra, hỏi cung bị can,.... thì khi đó VKS có trách nhiệm THQCT. Trong trường hợp không có tội phạm thì QCT
  • 20. 13 cũng bị triệt tiêu, theo đó, cũng chấm dứt mọi hoạt động tố tụng, trong đó có THQCT [28, tr.145]. 1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là một hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế nhằm truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy [18, tr.15]. Hoạt động này được tiến hành bởi một chủ thể duy nhất (độc quyền) là VKS. Để thực hiện chức năng công tố, BLTTHS và Luật tổ chức VKSND quy định cho VKS một hệ thống các quyền năng pháp lý rộng lớn, trong đó có những quyền chỉ VKS được thực hiện, điển hình như quyền truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử [18, tr.15]. Các CQĐT và các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng được pháp luật giao cho một số quyền năng pháp lý cụ thể như: khởi tố, điều tra vụ án hình sự, … nhưng đó chỉ là một số quyền năng tố tụng thuộc nội dung quyền công tố. Trong đó, có những Lệnh, Quyết định bắt buộc phải được sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành, mới có giá trị pháp lý. Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT khi THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy là mối quan hệ vừa phối hợp, vừa chế ước. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa hai chủ thể này. Cơ quan điều tra và VKS phối hợp bằng nhiều cách thức, cấp độ, tần suất khác nhau như: Phối hợp theo quy định của pháp luật (Bộ luật TTHS, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Thông tư liên tịch), các quy định giữa hai ngành, hai đơn vị cùng cấp (quy chế, quy định phối hợp), phối hợp thường xuyên định kỳ theo chương trình, kế hoạch đột xuất thông qua việc giải quyết các vụ án hình sự cụ thể. Giữa VKS và CQĐT trong TTHS đã hình thành quan hệ tố tụng đặc biệt, trong đó, VKS có quyền giám sát, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định, hành vi không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và ĐTV, nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra vụ
  • 21. 14 án đúng pháp luật. Quyền năng này của VKS đối với cơ quan điều tra có hiệu lực rất cao và CQĐT phải chấp hành. Nội dung chế ước của VKS đối với hoạt động điều tra của CQĐT được thực hiện bằng tổng hợp các quyền năng pháp lý như: Giám sát, yêu cầu, hủy bỏ. 1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy Chức năng THQCT của VKS được quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013: “VKSND THQCT, KSHĐTP” [29, tr.72]. Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “THQCT là hoạt động của VKSND trong TTHS để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay khi giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử VAHS” [30, tr.8]. Trong các hoạt động THQCT thì THQCT trong giai đoạn điều tra có vị trí rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc thực hiện vai trò của VKSND, thể hiện quyền buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Theo quy định tại Điều 165 BLTTHS năm 2015, khi THQCT trong giai đoạn điều tra, VKSND có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1.3.1. Quyền khởi khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can [28, tr.154] VKS là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ THQCT nên đương nhiên VKS cũng quyền KTVAHS, được quy định tại Điều 153 BLTTHS năm 2015: “VKS ra quyết định KTVAHS trong 03 trường hợp: a) VKS hủy bỏ quyết định không KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; b) VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; c) VKS trực tiếp phát hiện ra dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử” [28, tr.142] Như vậy, VKS có quyền KTVAHS nhưng chỉ trong ba trường hợp: Một là,
  • 22. 15 sau khi ra Quyết định hủy bỏ quyết định không KTVAHS; Hai là, qua việc trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Ba là, VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố VAHS của Hội đồng xét xử VAHS nếu có căn cứ. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định KTVAHS, VKS phải gửi Quyết định đó đến Cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra theo khoản 2, Điều 154 BLTTHS năm 2015 [28, tr.143]. Trong thực tế, trường hợp thứ hai và thứ ba “VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm” là quy định mới được bổ sung trong BLTTHS năm 2015 nên ít xảy ra hơn, còn trường hợp thứ nhất thì xảy ra nhiều và khá phổ biến. Điều 143 BLTTHS năm 2015 quy định căn cứ để KTVAHS là khi xác định có dấu hiệu tội phạm, không được khởi tố tùy tiện, chủ quan vì KTVAHS đánh dấu sự mở đầu của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Căn cứ KTVAHS được BLTTHS quy định chặt chẽ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của BLTTHS, đó là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,….” (Điều 2, BLTTHS năm 2015) [28, tr.6]. BLTTHS quy định nguyên tắc tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của cơ quan, tổ chức tại Điều 145. Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm phải tiếp nhận các tin báo, tố giác, kiến nghị này. BLTTHS năm 2015 quy định rõ ràng việc cấm các cơ quan, tổ chức từ chối tiếp nhận tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố.Thẩm quyền giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc về CQĐT, VKS và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan, tổ chức khác không có thẩm quyền này. VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
  • 23. 16 tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục [28, tr.134]. Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố [28, tr.135] rất chặt chẽ. Bởi lẽ, tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh về vụ việc, xem xét có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới CQĐT, VKS, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác. Khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trực tiếp từ cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận [28, tr.135]. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận [28, tr.135]. Trường hợp VKS giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày VKS có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho VKS để xem xét, giải quyết [28, tr.136]. Điều luật quy định trách nhiệm chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhằm đảm bảo việc giải quyết được đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời và tránh chồng chéo về thẩm quyền. Bên cạnh việc KTVAHS, Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các
  • 24. 17 căn cứ không KTVAHS. Việc KTVAHS có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một vụ việc có dấu hiệu của tội phạm và có được đưa vào quy trình giải quyết của tố tụng hình sự hay không? Thực tế cho thấy, ở thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố không đơn giản. Đặc biệt, đối với những vụ án cần tri thức khoa học trong những lĩnh vực khác như xác định nguyên nhân chết, xác định chất lượng công trình xây dựng... KTVAHS không có căn cứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Ngược lại, không KTVAHS có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Điều luật quy định rõ ràng các căn cứ không KTVAHS nhằm tránh việc tùy tiện trong giải quyết vụ việc. Không được KTVAHS, khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc phạm tội; 2. Hành vi không cấu thành tội phạm; 3.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; 4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; 6. Tội phạm được đại xá; 7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; 8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố [28, tr.145]. Tố tụng hình sự nhằm xác định và giải quyết đúng đắn tội phạm và người phạm tội. Một người phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi tội phạm đã thực hiện. Do đó, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trình tự tố tụng đối với vụ án đó cũng chấm dứt. Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không KTVAHS trong trường hợp này, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố [28, tr.145]. Đây là căn cứ mới được bổ sung trong BLTTHS năm 2015. Trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại không có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định không KTVAHS.
  • 25. 18 Điều 156 BLTTHS năm 2015 quy định việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVAHS. Theo đó, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS ra quyết định thay đổi quyết định KTVAHS khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra; ra quyết định bổ sung quyết định KTVAHS khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố và trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTVAHS cho VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015, khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì CQĐT ra Quyết định KTBC [28, tr.170]. KTBC là hành vi tố tụng có ý nghĩa quan trọng, theo đó cơ quan có thẩm quyền, thường là CQĐT, sau khi tiến hành một số hoạt động điều tra đã có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định KTBC là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp theo hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như hỏi cung bị can, tạm giam bị can để điều tra... Trường hợp VKS hủy bỏ quyết định KTBC của CQĐT thì phải nêu rõ lí do. CQĐT có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp theo quy định tại khoản 2 điều 167 BLTTHS. Trường hợp VKS yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định KTBC [28, tr. 171]. VKS cũng có quyền quyết định KTBC trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ và kết luận điểu tra, VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố. Đồng thời với việc KTBC trong trường hợp này, VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
  • 26. 19 Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định KTBC hoặc quyết định KTBC của VKS, CQĐT phải giao ngay quyết định KTBC, quyết định phê chuẩn quyết định KTBC và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can theo quy định tại Điều 60 BLTTHS. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định KTBC, CQĐT phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án. Điều 8, Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, ngày 19/10/2018 về phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 04) hướng dẫn trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS và tại Điều 9 hướng dẫn trong trường KTBC, thay đổi hoặc bổ sung quyết định KTBC. 1.3.2. Quyền đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định; quyền yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra theo tố tụng do BLTTHS quy định. Do đó, về thời gian, việc hỏi cung bị can do ĐTV tiến hành ngay sau khi có quyết định KTBC [28, tr.175]. Như vậy, theo Điều 183 BLTTHS, ĐTV được quyền hỏi cung bị can trước khi có quyết định phê chuẩn quyết định KTBC của VKS. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 quy định trước khi hỏi cung bị can, ĐTV phải thông báo cho KSV và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, KSV tham gia việc hỏi cung bị can [28, tr.175]. Quy định này, một mặt vừa đảm bảo hoạt động hỏi cung bị can được kiểm sát chặt chẽ bởi VKS. Mặt khác bảo đảm quyền bào chữa của bị can. Sự có mặt của KSV và người bào chữa sẽ tránh được những vi phạm quyền của bị can. Theo quy định tại Điều 79 BLTTHS về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lí cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (bao gồm hoạt động hỏi cung bị can) mà họ có quyền tham gia. Điều luật cho thấy quan điểm của nhà làm luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Quy định này sẽ phát huy tác dụng, thể
  • 27. 20 hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự của Nhà nước Việt Nam khi được thi hành đúng đắn, công tâm. Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau [28, tr.175]. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản [28, tr.175]. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau [28, tr.127]. BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể hơn những trường hợp KSV hỏi cung bị can. KSV hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết [28, tr.175]. ĐTV, Cán bộ điều tra, KSV, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Khoản 6 Điều 183 là quy định mới bổ sung trong BLTTHS năm 2015. Quy định này hướng đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích của bị can, ngăn ngừa bức cung và dùng nhục hình đối với bị can. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh [28, tr.176]. Theo quy định tại điều 2 Nghị quyết về việc thi hành BLTTHS số 110/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015: “Giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể nơi có điều kiện đế thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hoạt động hỏi cung bị can kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc". Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng [28, tr.176]. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì ĐTV, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch [28, tr.176]; người phiên dịch phải
  • 28. 21 ký vào từng trang của biên bản hỏi cung [28, tr.177]. Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì ĐTV, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bàn phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can [28, tr.177]. Khoản 5, Điều 186 BLTTHS quy định về trường hợp KSV lấy lời khai người làm chứng. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của ĐTV không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của CQĐT hoặc để quyết định việc truy tố thì KSV có thể lấy lời khai người làm chứng [28, tr.179]. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều 186 BLTTHS [28, tr.179]. Ngoài ra, việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự cũng được quy định tại điều 188 BLTTHS. Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh [28, tr.180]. Điều 189 BLTTHS quy định về đối chất. Theo đó, đối chất là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự đồng thời là biện pháp nghiệp vụ của CQĐT. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì ĐTV tiến hành đối chất [28, tr. 180]. So với BLTTHS năm 2003, quy định về đối chất trong BLTTHS năm 2015 chặt chẽ hơn. Quy định này giúp giảm được tình trạng thông cung hoặc thông tin bị lộ trong quá trình đối chất. Đối chất chỉ được tiến hành khi không còn cách điều tra khác có thể kiểm tra, xác minh lời khai, giải quyết mâu thuẫn trong lời khai. Những người có thể đưa ra đối chất là bị can với bị can, bị can với người bị tạm giữ, bị can với bị hại, bị can với người làm chứng... Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được BLTTHS quy định tại Điều 204. Mục đích của biện pháp điều tra này là để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án [28, tr.193]. CQĐT có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại
  • 29. 22 hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết [28, tr.193]. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ và ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản [28, tr.193]. Kết quả của thực nghiệm điều tra giúp củng cố hoặc bác bỏ chứng cứ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Nguyên tắc khi tiến hành thực nghiệm điều tra là nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác [28, tr.193]. Về thủ tục, thực nghiệm điều tra phải được tiến hành dưới sự chù trì của ĐTV, có sự tham gia của KSV và người chứng kiến. Do đó, điều luật quy định trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. ĐTV chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, CQĐT có thể mời người có chuyên môn, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia [28, tr.193]. Trường hợp cần thiết, VKS tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều 204 BLTTHS [28, tr.194]. VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung khi thấy còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà VKS không thể tự mình bổ sung được; Có căn cứ KTBC về một hay nhiều tội phạm khác; Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được KTBC; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của VKS; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản [28, tr.220]. Như vậy, trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung là chế định được BLTTHS năm 2015 kế thừa và có sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS năm 2003. Trả hồ sơ vụ án đề điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố là việc VKS THQCT và kiểm sát trong giai
  • 30. 23 đoạn truy tố ra quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự cho CQĐT đã tiến hành điều tra vụ án đó theo những căn cứ được BLTTHS quy định nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Về căn cứ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, so sánh về hình thức cho thấy Điều 245 BLTTHS năm 2015 quy định nhiều hơn một căn cứ so với BLTTHS năm 2003. BLTTHS năm 2003 quy định 03 căn cứ, theo đó VKS được trả hồ sơ điều tra bổ sung trong khi đó, BLTTHS năm 2015 quy định 04 căn cứ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Ngoài ra, đó là sự bổ sung, hoàn thiện về mặt nội hàm của các căn cứ này trong BLTTHS năm 2015. Ở căn cứ thứ nhất, BLTTHS năm 2015 quy định “Còn thiếu những chứng cứ đế chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiềm sát không thể tự mình bổ sung được”. Quy định mới đã chỉ rõ phạm vi các chứng cứ bị thiếu mà VKS cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Qua đó, tạo thuận lợi cho VKS để áp dụng trên thực tiễn. Khi điều tra, truy tố và xét xử VAHS, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: 1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; 2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; 3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; 4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; 5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; 6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt [28, tr.86]. Tinh thần của nhà làm luật đối với thủ tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung là đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật, tránh lạm dụng thủ tục này khiến cho vụ án bị kéo dài, xâm phạm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng. Do đó, VKS ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp [28, tr.220]:
  • 31. 24 Một là, còn thiếu những chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS mà VKS không thể tự mình bổ sung được [28, tr.220]. Hai là, có căn cứ để KTBC về một hay nhiều tội phạm khác [28, tr.220]. Ba là, có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được KTBC [28, tr.220]. Căn cứ cuối cùng để VKS trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [28, tr.220]. Ngoài quy định về quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, BLTTHS cũng quy định cơ chế để đảm bảo tính khả thi của quyền này của VKS trên thực tế. Theo đó, CQĐT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của VKS [28, tr.220]; Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản [28, tr.220]. Quy định này thể hiện rõ tinh thần của BLTTHS năm 2015 về tính chế ước trong mối quan hệ giữa VKS và CQĐT. 1.3.3. Quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên Theo quy định tại Điều 51 BLTTHS năm 2015, VKS yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV trong các trường hợp sau: ĐTV đồng thời là bị hại, đương sự, là người đại diện, người thân thích của người bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; ĐTV đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch; người dịch thuật trong vụ án đó; ĐTV đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là KSV, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án; Ngoài các trường hợp nêu trên, ĐTV còn bị thay đổi nếu có căn cứ rõ ràng khác để rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ như có căn cứ cho rằng họ đã bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc có những mối quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng [28, tr.47]. 1.3.4. Quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Các BPNC trong tố tụng hình sự là các biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục luật định khi có căn cứ
  • 32. 25 xác định người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án. Căn cứ vào mục đích áp dụng thì các BPNC được quy định trong BLTTHS có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: Gồm những biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người bị buộc tội bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Nhóm 2 bao gồm các BPNC nhằm đảm bảo thu thập chứng cứ. Điều 109 BLTTHS năm 2015, quy định các BPNC gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.99]. Trong đó, các biện pháp ngăn chặn: Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Quyết định gia hạn tạm giữ; Lệnh tạm giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để đảm bảo phải được sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành. TTHS có nhiệm vụ phát hiện, xử lý mọi tội phạm, chính vì vậy, các biện pháp ngăn chặn góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm, tố tụng hình sự còn có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người trong đó có quyền con người của những người bị buộc tội. Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng sẽ hạn chế những quyền cơ bản của người bị buộc tội (người chưa bị coi là có tội). Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải có những căn cứ nhất định. Điều 109 BLTTHS quy định các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư cách là cơ sở đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào đó khi quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, liệt kê cụ thể 5 trường hợp bắt người: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy, BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải tuân thủ đúng các quy định do BLTTHS năm 2015 quy định. - Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quy định tại Điều 110 BLTTHS năm
  • 33. 26 2015: Nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 20 của Hiến pháp 2013: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định [29, tr.19]. BLTTHS năm 2015 bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Bởi vì bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt sau đó VKS mới xem xét phê chuẩn hay không phê chuẩn. Như vậy, biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp mâu thuẫn với quy định trên của Hiến pháp 2013. Do mục đích, tính chất, phạm vi cũng như mức độ cưỡng chế nhà nước của biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp khác với các BPNC khác nên thẩm quyền áp dụng biện pháp này rộng hơn, bổ sung thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ cho một số chủ thể. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn [28, tr.101]. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, CQĐT phải lấy lời khai ngay và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó [28, tr.101]. VKS phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015. Trường hợp cần thiết, KSV phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do KSV lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án [28, tr.102]. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, CQĐT đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ [28, tr.102, 103].
  • 34. 27 - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam quy định tại Điều 113 BLTTHS: Đối tượng bị bắt ở đây là bị can hoặc bị cáo [28,tr.104]. - Tạm giữ quy định tại Điều 117 của BLTTHS: Tạm giữ là BPNC được quy định trong BLTTHS do người có thẩm quyền áp dụng đối với những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã [28, tr.108] nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh và để quyết định việc KTBC, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt . Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày, kể từ khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi CQĐT ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú [28, tr.109]. Điều đó có nghĩa rằng thời hạn tạm giữ được tính từ khi CQĐT nhận được người bị bắt chứ không tính từ khi ra lệnh tạm giữ. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn [28, tr.109]. Việc gia hạn tạm giữ được tiến hành chỉ khi được VKS cùng cấp phê chuẩn. Nếu VKS không phê chuẩn thì người ra lệnh tạm giữ không được gia hạn tạm giữ. Trong khi tạm giữ, nếu đủ căn cứ KTBC và tạm giam, thì CQĐT ra quyết định KTBC và ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam phải được chuyển đến VKS cùng cấp phê chuẩn. Trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam thì thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam [28, tr.110]. - Tạm giam: Theo điều 119 BLTTHS năm 2015, đây là biện BPNC nghiêm
  • 35. 28 khắc nhất trong các BPNC, chỉ áp dụng biện pháp tạm giam khi có một trong các trường hợp sau đây: - Đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng [28, tr.110]. Như vậy, đối với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định loại tội mà bị can, bị cáo bị điều tra hay xét xử để áp dụng biện pháp tạm giam. - Đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: Đã bị áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này [28, tr.110]. - Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù [28, tr.110] đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã [28, tr.111]. - Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNC khác, trừ các trường hợp: Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này [28, tr.111]. Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia [28, tr.111]. - Bảo lĩnh theo Điều 121 BLTTHS năm 2015: Bảo lĩnh là BPNC trong
  • 36. 29 TTHS được áp dụng thay thế tạm giam. Trường hợp này bị can, bị cáo có thể bị tạm giam nhưng họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh để thay thế. Điều luật không quy định người phạm loại tội nào có thể được bảo lĩnh mà chỉ quy định các cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo để xem xét quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh [28, tr.113]. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu lực của biện pháp bảo lĩnh, Điều luật quy định biện pháp xử lý phạt tiền đối với người bảo lĩnh, nếu vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật [28, tr.114]. - Đặt tiền để bảo đảm quy định tại Điều 122 BLTTHS năm 2015: Đặt tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là BPNC thay thế tạm giam. Cũng giống như biện pháp bảo lĩnh, bị can, bị cáo thuộc trường hợp có thể bị tạm giam nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam mà được đặt tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có mặt khi có triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; BLTTHS năm 2015 quy định đặt tiền để kịp thời áp dụng biện pháp này trong thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc hiện nay trong việc định giá, giám định tài sản, dẫn đến chậm trễ trong áp dụng. Điều luật quy định người đặt tiền để đảm bảo gồm: bị can, bị cáo hoặc những người thân thích của họ. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm [28, tr.116]. - Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC được quy định tại Điều 123 BLTTHS năm 2015 do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do BLTTHS quy định. Đây là BPNC ít nghiêm khắc hơn tạm giữ, tạm giam, có thể áp
  • 37. 30 dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng [28, tr.116]. Những người không có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không được áp dụng. Bởi lẽ, biện pháp này nhằm đảm bảo cho bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo bị áp dụng BPNC Cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan với nội dung cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam [28, tr.117]. Thời hạn Cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù [28, tr.117]. Người ra lệnh phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ [28, tr.117]. Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú [28, tr.117]. - Tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.118]: Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo. Căn cứ áp dụng: Khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cản trở hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử VAHS. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên bị tạm hoãn xuất cảnh [28, tr.118]. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến
  • 38. 31 thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù [28, tr.118]. - Hủy bỏ hoặc thay thế BPNC quy định tại Điều 125 BLTTHS năm 2015: Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người đã bị áp dụng các BPNC, Điều luật này quy định về việc hủy bỏ các BPNC. Huỷ bỏ BPNC là việc CQĐT, VKS, Tòa án quyết định không tiếp tục áp dụng BPNC đối với người đang bị áp dụng BPNC. Mọi BPNC đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: Quyết định không KTVAHS; Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn TNHS hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế BPNC, người bị buộc tội vẫn có thể bị áp dụng BPNC khác ít nghiêm khắc hơn hoặc nghiêm khắc hơn. Đối với những BPNC do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng BPNC, trừ biện pháp tạm giữ do VKS phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng BPNC này phải thông báo cho VKS để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế BPNC khác [28, tr.119]. 1.3.5. Quyền hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Khi THQCT trong giai đoạn điều tra VAHS, VKS ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định KTBC, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam của CQĐT. Pháp luật TTHS quy định cụ thể thời gian giao hồ sơ, quyết định của CQĐT cho VKS để đảm bảo việc nghiên cứu ban hành quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn [18, tr.30]. Quyền hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định cho VKS (điểm h khoản 2 Điều 41 BLTTHS năm 2015), thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tránh tùy tiện. VKS thực hiện quyền này khi đã yêu cầu CQĐT thực hiện nhưng CQĐT không
  • 39. 32 thực hiện hoặc khi các quyết định, lệnh này không có căn cứ và trái pháp luật.[18, tr.30]. Điều 231 BLTTHS năm 2015 quy định truy nã bị can: Truy nã có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Điều luật quy định về truy nã bị can trong giai đoạn điều tra. Nguyên tắc truy nã bị can phải bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời và phải đúng người, đúng hành vi phạm tội, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS và Luật thi hành án hình sự về truy nã, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại điều 2 của Thông tư đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó CQĐT, VKS, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì CQĐT tự mình hoặc theo yêu cầu của VKS, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà CQĐT tự mình hoặc theo yêu cầu của VKS, Tòa án ra ngay quyết định truy nã. Quyết định truy nã bị can được gửi cho VKS cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì CQĐT đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho VKS cùng cấp và thông báo công khai. 1.3.6. Quyền đình chỉ; tạm đình chỉ vụ án. - Điều 232 BLTTHS năm 2015 quy định về kết thúc điều tra [28, tr.210]: Dù kết quả điều tra đưa đến kết quả pháp lí là vụ án chấm dứt ở giai đoạn điều tra hay được đưa lên giai đoạn tiếp theo - giai đoạn truy tố thì CQĐT vẫn phải ra bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra vụ án là văn bản pháp lí kết thúc quá trình điều
  • 40. 33 tra một vụ án hình sự, trong đó phản ánh diễn biến của hành vi phạm tội, các chứng cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội đã thu thập. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án cùng quyết định tạm đình chỉ điều tra; bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra cùng quyết định đình chỉ điều tra, nếu xác định có đầy đủ căn cứ, VKS phải ra một trong các quyết định sau đây: Truy tố bị can trước Tòa bằng bản Cáo trạng; Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung [28, tr.216]; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can [28, tr.216]. Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với từng bị can [18, tr.31]. Theo Khoản 1 Điều 248 BLTTHS năm 2015, VKS quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015, đó là: Trường hợp vụ án hình sự, bị can được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, CQĐT, VKS, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”; Trường hợp căn cứ không KTVAHS (Điều 157 BLTTHS năm 2015) hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc tại khoản 2, Điều 91 của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau [28, tr.222]: - Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố [28, tr.222]. - Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại
  • 41. 34 Điều 231 của Bộ luật này [28, tr.222]. - Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả [28, tr.222]. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì VKS tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can [28, tr.222]. Kết luận chương 1 Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Từ đó, làm rõ nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy. Những nhận thức được trình bày tại Chương 1 là cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 42. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình tội phạm ảnh hưởng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy tại thành phố Thủ Dầu Một: 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Bình Dương có nghĩa “Thanh bình như mặt trời ban mai”, là tên đẹp và có ý nghĩa lịch sử, thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Bình Dương có vị trí địa lý giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Đông, giáp tỉnh Bình Phước ở phía Bắc, giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai ở phía Nam. Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thông suốt với các vùng trong và ngoài tỉnh, có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước. Bình Dương là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử với các làng nghề truyền thống như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng nghề gốm sứ, nhà cổ tại chợ Thủ Dầu Một, có di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu Đ, Địa đạo tam giác sắt, có Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương. Bình Dương là nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều khu du lịch sinh thái như: Vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…; Ngoài ra, vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương là thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị