SlideShare a Scribd company logo
1 of 137
iv
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................2
5. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP ...........................................................................5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ......................5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................5
1.1.2. Đánh giá .................................................................................................5
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên....................................................6
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan..........................................................6
1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững ...........................................................9
1.1.6. Lƣu vực sông..........................................................................................9
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ
HỘI..............................................................................................................................10
1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu
trúc cảnh quan ................................................................................................10
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp ..........10
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU...................................................11
v
1.3.1. Trên thế giới.........................................................................................11
1.3.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................13
1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu.......15
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................16
1.4.1. Các quan điểm tiếp cận........................................................................16
1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................17
1.4.3. Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang .............................20
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG............23
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN ....................................................23
2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................23
2.1.2. Địa chất ................................................................................................23
2.1.3. Địa hình................................................................................................27
2.1.4. Khí hậu.................................................................................................28
2.1.5. Thuỷ văn ..............................................................................................34
2.1.6. Thổ nhƣỡng..........................................................................................36
2.1.7. Thảm thực vật ......................................................................................44
2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN..................................................47
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội lƣu vực sông Cái Phan Rang ......47
2.2.2. Dân cƣ và nguồn lao động ...................................................................49
2.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp..........51
2.3. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI
PHAN RANG ............................................................................................................51
2.3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các đơn vị cảnh quan...51
2.3.2. Các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang............................52
2.4. PHÂN VÙNG SINH THÁI CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC TIỂU VÙNG .............................................57
2.4.1. Phân vùng sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu............................57
vi
2.4.2. Đặc điểm chính của các tiểu vùng .......................................................58
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở LƢU VỰC SÔNG
CÁI PHAN RANG...............................................................................................62
3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN THEO ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI
PHAN RANG ............................................................................................................62
3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh
giá...................................................................................................................62
3.1.2. Lựa chọn các đối tƣợng đánh giá.........................................................62
3.1.3. Nguyên tắc và phƣơng pháp lựa chọn chỉ tiêu đánh giá......................62
3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CÁC LOẠI
CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM
NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG .................................................67
3.2.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm
nghiệp chủ yếu ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang.............................................67
3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi...........................................70
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG .....................77
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất..........................................................77
3.3.2. Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang ......................................................................................86
3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp bền vững ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang ..........................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95
1. Những kết quả của luận văn ................................................................................95
2. Kiến nghị................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................98
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CNDN Công nghiệp dài ngày
CNNN Công nghiệp ngắn ngày
CQ Cảnh quan
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
FAO
Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (Food and Agriculture
Organization World)
GIS Hệ thống thông tin Địa lí (Geographic Information System)
HST Hệ sinh thái
KT - XH Kinh tế - xã hội
NLKH Nông - lâm kết hợp
PTBV Phát triển bền vững
STCQ Sinh thái cảnh quan
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái....................................................................................8
Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH .........................13
Hình 1.3. Các bƣớc đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông -
lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. .......................................22
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lƣu vực sông Cái Phan Rang trong tỉnh Ninh Thuận ...............24
Hình 2.2. Sơ đồ hành chính lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận..............25
Hình 2.3. Sơ đồ độ cao địa hình lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.......28
Hình 2.4. Sơ đồ độ dốc lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....................29
Hình 2.5. Sơ đồ lƣợng mƣa trung bình năm lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh
Thuận .............................................................................................................................32
Hình 2.6. Sơ đồ mạng lƣới thủy văn lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 37
Hình 2.7. Sơ đồ lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.................................38
Hình 2.8. Sơ đồ thổ nhƣỡng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.............39
Hình 2.9. Sơ đồ thành phần cơ giới lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .44
Hình 2.10. Sơ đồ độ dày tầng đất lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....45
Hình 2.11. Sơ đồ hiện trạng rừng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....46
Hình 2.12. Sơ đồ các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang ........................60
Hình 3.1. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho lúa nƣớc 2 vụ có tƣới ở lƣu vực sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................71
Hình 3.2. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lƣu vực sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................72
Hình 3.3. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở
lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận............................................................73
Hình 3.4. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho nông - lâm kết hợp ở lƣu vực sông Cái Phan
Rang, tỉnh Ninh Thuận..................................................................................................74
Hình 3.5. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho trồng rừng ở lƣu vực sông Cái Phan Rang,
tỉnh Ninh Thuận.............................................................................................................75
Hình 3.6. Sơ đồ đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực
sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .........................................................................88
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan .....................................10
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp............11
Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng các tháng, năm tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.......30
Bảng 2.2. Đặc trƣng nhiệt độ trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.............31
Bảng 2.3. Đặc trƣng độ ẩm trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang................33
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.........34
Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2016.........................48
Bảng 2.6. Dân số phân theo thành thị và nông thôn trên địa bàn ................................50
Bảng 2.7. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang....54
Bảng 2.8. Chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh
Ninh Thuận....................................................................................................................54
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển
nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.......................................................64
Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu
ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang.....................................................................................68
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nhi theo loại hình sử dụng ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang......................................................................................................76
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất ở các huyện (thành phố) thuộc lƣu vực Sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận năm 2016 .......................................................................77
Bảng 3.5. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế...............................................81
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu....................................82
Bảng 3.7. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các loại hình sử dụng chủ yếu ở lƣu
vực sông Cái Phan Rang ...............................................................................................84
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng của các loại hình
sử dụng chủ yếu ở lƣu vực sông Cái Phan Rang..........................................................85
Bảng 3.9. Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp ở
lƣu vực sông Cái Phan Rang.........................................................................................86
Bảng 3.10. Đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang......................................................................................................86
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những
định hƣớng khai thác tài nguyên theo hƣớng bền vững đã và đang là một vấn đề
đƣợc quan tâm hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên sẽ xác định đƣợc tiềm năng
tự nhiên của lãnh thổ nhằm giải quyết vấn đề trên.
Lƣu vực sông Cái Phan Rang nằm trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận có diện tích
2.488 km2
, chiếm 74,09% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là địa bàn của nhiều dân
tộc ít ngƣời (Chăm, Raglai, Cơ Ho,…), có tiềm năng kinh tế rất đa dạng, nhất là
tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng có năng suất
cao. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều loại rừng, việc tổ chức sản xuất lâm
nghiệp phải đƣợc thực hiện có cơ sở khoa học dựa trên tiềm năng của lãnh thổ. Tuy
nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức
tạp. Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp
hợp lý, đảm bảo sự phát triển lâu bền là vấn đề mang tính cấp thiết.
Địa bàn nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Đây lại là khu vực khô hạn nhất cả nƣớc, có nhiều
diễn biến thời tiết bất lợi ảnh hƣởng đến dân sinh kinh tế trong vùng. Quá trình khai
thác và ảnh hƣởng của nhiều tác động lâu dài đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm,
diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Việc xác định những vùng có điều kiện tự
nhiên thích hợp cho một số loại cây trồng nông - lâm nghiệp, góp phần mở rộng
diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đang trở thành vấn đề cấp
bách hiện nay.
Mặt khác, đa phần dân cƣ lƣu vực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông -
lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều
vƣớng mắc, đời sống ngƣời dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có
hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với
2
sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng lƣu
vực.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng đã thúc đẩy việc chọn đề tài: "Đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông
Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận” nhằm giải quyết các vấn đề đáng quan tâm hiện
nay.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan cho một số loại
hình sử dụng đất chủ yếu phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ở lƣu vực
sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận theo hƣớng phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình
thành nên các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời làm
phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ định
hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo theo lƣu vực sông.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ định hƣớng các loại
hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan lƣu vực
sông Cái Phan Rang.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
ở địa phƣơng trong việc hoạch định các chính sách phát triển nông lâm - nghiệp và
bảo vệ môi trƣờng khu vực.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
- Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn và ngƣời dân địa phƣơng.
3
b. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Lƣu vực sông Cái Phan Rang trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận, thuộc các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phƣớc, Thuận Nam
và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Do sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, quy
hoạch tổ chức lãnh thổ, cơ cấu sản xuất nên đề tài tiến hành thu thập số liệu trong
giai đoạn 2011 - 2016 để có sự so sánh mang tính thực tiễn cao.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác
định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ, chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu
vực nghiên cứu và có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp.
Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp
của đề tài đƣợc xét trên quan điểm địa lý ứng dụng.
Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, đề tài chú
trọng đến các yếu tố điều kiện tự nhiên, vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc
đề cập một cách khái quát. Ngoài ra, đề tài chỉ chú trọng đến các loại hình sử dụng
đất có triển vọng cho phát triển nông - lâm nghiệp, do đó các loại hình sử dụng khác
chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát.
Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng vùng nhằm
góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho đề tài.
- Phân tích đặc điểm các nhân tố sinh thái khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan.
- Đánh giá tổng hợp điều tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp theo các đơn vị cảnh quan.
- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan, đồng thời đề xuất
giải pháp phát triển bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
4
dung chính của luận văn bao gồm các chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện
tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chƣơng 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh
quan lƣu vực sông Cái Phan Rang.
Chƣơng 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.
5
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố môi trƣờng tự nhiên, không trực tiếp sử
dụng làm các nguồn năng lƣợng thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp,
nhƣng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất đƣợc,
ví dụ nhƣ địa hình, đất đai, nguồn nƣớc, độ ẩm…[10, tr.18].
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN
của sự tồn tại xã hội loài ngƣời và các hợp phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên
bao quanh đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần của xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987).
Theo D. L. Armand: “TNTN là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát
triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” [1].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “TNTN là toàn bộ giá trị vật chất có trong
tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được
sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng”.
Trong sử dụng cụ thể, TNTN đƣợc phân theo dạng vật chất nhƣ: Tài nguyên đất,
tài nguyên nƣớc, tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển,...
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng đƣợc mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phát triển xã hội.
1.1.2. Đánh giá
- Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu
6
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định [26, tr.30].
- Trong nghiên cứu đánh giá ĐKTN thì việc đánh giá là sự phản ánh giá trị
của tự nhiên đối với một nhu cầu KT - XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ
của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả
sử dụng của khách thể. Trong đó, chủ thể là yêu cầu KT - XH nhƣ các công trình kỹ
thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con ngƣời và xã hội; khách
thể là môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. "Bản chất của việc đánh giá
ĐKTN và TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các
nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau
của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người" [26, tr.30].
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tƣợng đánh giá. Tuy
nhiên, các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tƣơng hỗ nên cần thực
hiện đánh giá tổng hợp. "Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác
động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng
của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN" [26, tr. 30]. Vì thế, nhiệm vụ
chính của việc đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất
mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái.
Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông - lâm
nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên
cho loại hình sản xuất nông- lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hƣớng, đề xuất
nhằm góp phần vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí
theo lƣu vực sông.
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan
1.1.4.1. Cảnh quan
Theo quan niệm chung, cảnh quan (CQ) là khái niệm để chỉ diện mạo bên
ngoài của địa cầu - một thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng
của Trái đất - lớp vỏ CQ. Cảnh quan cũng là khái niệm riêng chỉ một đơn vị địa lí tự
nhiên tổng hợp - cảnh địa lí. Theo Ixatxenko (1953), CQ đƣợc xác định nhƣ một
“đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”.
7
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời
gian và sự phát triển của khoa học cảnh quan, có một số quan niệm sau:
Theo L. C. Berge (1931): "CQ địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật,
hiện tượng, trong đó đặc biệt địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động
vật cũng như hoạt động của con người trà trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa
hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất".
Theo N. A. Xolsev (1948): "CQ địa lí được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt
phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một
tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước
ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật". Cũng theo N. A.
Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể):
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất
về không gian.
- Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó
mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống
cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Theo Vũ Tự Lập (1976): "Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu
trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy
văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có
quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc
ngang đồng nhất" [23].
A. G. Ixatsenco (1991), đã đƣa ra định nghĩa mới về cảnh quan: "Cảnh quan
là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi
địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp" [21].
Từ các định nghĩa trên cho thấy có 3 quan niệm về CQ đƣợc áp dụng để chỉ
các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của ngƣời nghiên cứu
(Theo Từ điển Bách khoa Địa lý, 1988):
1. Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng
8
nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên
(quan niệm chung).
2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong
đó CQ là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của con
ngƣời (quan niệm kiểu loại).
3. Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể) [11].
Nhƣ vậy, theo nhóm quan niệm kiểu loại - cá thể CQ thể hiện những quy luật
phân hóa trong hệ thống phân vị, chặt chẽ về mặt tổ chức và có đầy đủ các tính chất
của hệ thống tự nhiên động lực phức tạp. Vì vậy, quan niệm này đƣợc luận văn kế
thừa và vận dụng trong quá trình lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá, phân hạng cũng
nhƣ đề xuất định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo các đơn vị CQ của lãnh
thổ nghiên cứu.
1.1.4.2. Sinh thái cảnh quan
Có thể hiểu thuật ngữ sinh thái cảnh quan (STCQ) là sinh thái của CQ, sinh
thái trong CQ. Vấn đề này đã đƣợc nhiều học giả ở Liên Xô (cũ) đề cập và nhấn
mạnh đến việc nghiên cứu sinh thái trong CQ, đƣa ra những chiều hƣớng tự nhiên
trong CQ mà tiêu biểu là D. L. Armand, I. P. Gerasimov,... Theo D .L. Armand, Địa
lý học phải nghiên cứu sinh thái học, phải dùng đến sinh thái học bằng CQ học.
1. Hƣớng tác động qua lại các thành
phần cảnh quan:
2. Hƣớng tác động qua lại của hệ sinh
thái trong hệ địa - sinh thái:
SV: Sinh vật ĐH: Địa hình
TV: Thủy văn KH: Khí hậu
TN: Thổ nhƣỡng Đ: Đá
Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái
KH
TN
SV
ĐĐH
TV
9
Theo Nguyễn Văn Vinh, "Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được
cấu thành từ hai khối hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự
nhiên, được quy định bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin
và những đặc trưng biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian" [34].
Nhƣ vậy, STCQ vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của
HST đang tồn tại và phát triển trên CQ. Vậy, STCQ nó chứa đựng hai khía cạnh cơ
bản là cảnh quan và HST. Hai khía cạnh này độc lập nhƣng thống nhất với nhau
trong một hệ địa - sinh thái (geo - ecosystem) [25].
1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững
1.1.5.1. Phát triển
Phát triển là một quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại và của mọi
quốc gia. Đó là một quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi
là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt đƣợc những đòi hỏi về chất, trƣớc hết là phúc lợi của
con ngƣời và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [30].
1.1.5.2. Phát triển bền vững
Quá trình phát triển tạo ra nhiều vấn đề về khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài
nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng,... Nhƣ vậy, sự phát triển có thể tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
- Khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển thế
giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong
đáp ứng nhu cầu của họ" [30].
- Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam năm 2005: "Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng" [26].
1.1.6. Lƣu vực sông
Theo Luật Tài nguyên nƣớc đã đƣợc ban hành năm 1998, lƣu vực sông đƣợc
hiểu “là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất chảy tự nhiên
vào sông” [11].
10
Về mặt hình thái, lƣu vực sông đƣợc chia ra các khu vực thƣợng lƣu, trung lƣu
và hạ lƣu và có tính liên tục từ thƣợng lƣu cho đến hạ lƣu. Sự phân chia này đƣợc
thực hiện kết hợp với sự xem xét những thay đổi của độ cao, độ dốc địa hình, của
tốc độ dòng chảy, lƣợng nƣớc, đặc điểm hình thái, các quá trình địa mạo và những
đặc trƣng khác xuôi theo dòng sông [11].
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ
HỘI
1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu
trúc cảnh quan
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ trong
sản xuất nông Mối liên hệ giữa ĐKTN với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự tƣơng
đồng giữa các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thông qua những hoạt động phát triển
KT - XH của con ngƣời và đƣợc thể hiện ở bảng 1.1 [15].
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
TT Các điều kiện tự nhiên Cấu trúc cảnh quan
1 Địa chất và địa hình Nền tảng vật chất rắn
2 Khí hậu và thủy văn Nền tảng nhiệt ẩm
3 Thổ nhƣỡng và sinh vật Dinh dƣỡng đất và vật chất hữu cơ
Qua bảng 1.1, cho thấy:
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những
hoạt động KT - XH, vừa là TNTN - đối tƣợng để khai thác sử dụng. Ngƣợc lại,
TNTN là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất cảnh quan. Tính
tƣơng đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí.
- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu nhƣ những loại
tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị CQ có độ tƣơng đồng lớn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp đƣợc hình thành và phát triển dựa trên cơ
sở các hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này, con ngƣời đã tác động lên
CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hƣớng tích cực và tiêu cực.
11
Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con ngƣời biết khai thác, sử dụng các
yếu tố tự nhiên và TNTN một cách hợp lí thì sẽ tác động tích cực lên CQ, cụ thể là
hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong HST nông
nghiệp, HST nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong HST lâm nghiệp,... làm
tăng tính cân bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngƣợc lại, những hoạt
động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ
cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm CQ biến đổi và cuối cùng làm
thoái hóa CQ hiện có để hình thành CQ mới.
Có thể nói, giữa CQ và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau và đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
Cấu trúc cảnh quan
Các yếu tố đầu vào của sản xuất
nông - lâm nghiệp
- Cấu trúc địa chất
- Các dạng địa hình
- Đá tạo đất
- Mặt bằng sản xuất
- Các kiểu khí hậu
- Chế độ thủy văn
- Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa
- Nguồn nƣớc tƣới
- Đại tổ hợp thổ nhƣỡng
- Đại tổ hợp thực vật
- Đất
- Thực vật
- Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học
Nhƣ vậy, CQ là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của CQ là đối tƣợng sản xuất nông
- lâm nghiệp của con ngƣời [15].
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung
phong phú đƣợc thể hiện trong nhiều công trình từ các hƣớng tiếp cận và sử dụng các
phƣơng pháp đánh giá khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN của đề tài đƣợc
12
tiếp cận theo hƣớng cảnh quan.
Nền móng của cảnh quan học đã đƣợc xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế
kỉ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia Địa lí tự nhiên bề mặt Trái đất
của các nhà địa lí Nga nhƣ V. V. Docutsaev, L. X. Berge, G. N. Vysotski, G. F.
Morozov... [12].
Từ giữa thế kỉ XX, các trƣờng phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các
nƣớc Đông Âu. Các công trình thuộc hƣớng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc
đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình là một
số tác giả nhƣ: K. V. Pascan, G. Iu. Pritula (1980); B. A. Macximov (1978); K. B.
Zvorukin (1984). Cùng trƣờng phái này còn có các công trình nghiên cứu của các
tác giả Hungari nhƣ Marosi, Szilard (1964), ở Rumani nhƣ Grumazescu (1966), ở
Ba Lan nhƣ Rozycka (1965)... [26, tr.8].
Các công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng đều có sự thống
nhất:
- Về quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho
việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ƣu
cho các đặc điểm sinh thái của CQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng
lãnh thổ, con ngƣời và môi trƣờng. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh
thái) theo hệ thống phân vị CQ. Việc chọn đơn vị cấp nào phải tƣơng ứng với phạm
vi và mục tiêu đánh giá. Đơn vị sử dụng làm cơ sở đánh giá có thể là các đơn vị
phân vùng cá thể hoặc phân loại CQ.
- Về phƣơng pháp đánh giá tổng hợp: Các phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc
sử dụng gồm: Phƣơng pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ƣu), phƣơng pháp bản
đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phƣơng pháp thang điểm tổng hợp có
trọng số... Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thƣờng dựa trên mức độ
thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tƣợng kinh tế trong sử dụng đất đai.
Mô hình đánh giá chung có tính điển hình là [12]:
13
Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hƣớng CQ ứng dụng cho
mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, chịu ảnh hƣởng rất
lớn của trƣờng phái cảnh quan Liên Xô (cũ). Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên
cứu và thời gian ra đời, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu CQ và CQ ứng
dụng thành một số nhóm sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu lí thuyết CQ, CQ ứng dụng và phân vùng
địa lí tự nhiên Việt Nam: Bao gồm các công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện lí
thuyết CQ, nhƣ xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp, vận dụng lí
thuyết CQ để phân vùng Địa lí tự nhiên, tiêu biểu có "Sơ đồ phân vùng địa lí tự
nhiên miền Bắc Việt Nam" của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban
Khoa học Nhà nƣớc, "Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên" (1969) và
"Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" (1976) [22], "Quan niệm về cảnh quan, hệ
sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, "Cảnh quan
và phân vùng địa lí tự nhiên (phần lục địa) [26, tr.19],...
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng: Bao gồm các công trình
nghiên cứu CQ định hƣớng cho việc sử dụng TNTN trên bình diện cả nƣớc, tiêu
Đặc trƣng các đơn vị tổng
hợp tự nhiên lãnh thổ
Đặc điểm sinh thái công trình
đặc trƣng kĩ thuật - công
nghiệp của các ngành sản xuất
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp
của các thể tổng hợp tự nhiên
đối với các mục tiêu thực tiễn
cụ thể
Đề xuất các kiến nghị sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trƣờng
14
biểu có: "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái)" của tác giả Nguyễn
Cao Huần, "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,,
bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997) [12],
"Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế" của
tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [30],... Các công trình này tiến hành đánh giá mối
quan hệ giữa cấu trúc CQ và các hoạt động sản xuất, xã hội trên cơ sở đó đề xuất
định hƣớng sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng theo đơn vị CQ, phục vụ
quy hoạch và phát triển kinh tế.
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng cho các loại hình sản xuất
theo lãnh thổ: Đây là nhóm công trình mới ra đời từ những năm 1980 nhƣng phát
triển mạnh mẽ nhất vì các công trình này có tính ứng dụng cao, loại hình sản xuất
và lãnh thổ đa dạng, số lƣợng đơn vị hành chính rất lớn. Nhóm này dựa trên các cơ
sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự
phân hóa tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu và phân chia ra các đơn vị ĐLTN, xây
dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và tiến hành đánh giá đơn vị CQ phù hợp
cho một hoạt động sản xuất, đồng thời đề xuất mang tính định hƣớng sử dụng hợp lí
lãnh thổ. Tiêu biểu có các tác giả và công trình: “Nghiên cứu và đánh giá tài
nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Hà Văn Hành (2002) [15], "Đánh giá,
phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên -
Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày" của tác giả Lê Văn Thăng
(1995) [29], "Đánh giá mức độ thích nghi và hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất chủ yếu phục vụ cho việc xác lập các vùng chuyên canh sản xuất hàng
hóa ở khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình" của tác giả Hà Văn Hành và cộng sự (2011)
[18], "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm
nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Lê Năm (2004) [26], "Đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền
vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Bùi Thị Thu (2005) [25],
"Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu
vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế'' của tác giả Nguyễn Đăng Độ (2012) [11].
15
1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu
Công trình nghiên cứu về ĐKTN và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp lƣu
vực sông Cái Phan Rang chƣa có cả về số lƣợng và hƣớng nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng có một số đề tài có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu hoặc
các lĩnh vực có liên quan. Cụ thể:
- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa
ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá vùng Nam Trung Bộ (vùng Ninh Thuận - Bình
Thuận” (2000), Viện Địa lí, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia,
GS.TS. Nguyễn Văn Cƣ làm chủ nhiệm. Đề tài đã xác định tổng hợp nguyên nhân
gây hoang mạc hoá các tỉnh Nam Trung bộ. Đánh giá hiện trạng, dự báo khả năng
và đề xuất một số giải pháp khoa học kỹ thuật phòng ngừa, ngăn chặn quá trình
hoang mạc hoá [8].
- Đề tài: "Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông cái Phan Rang và xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực” (2014), Luận văn thạc sĩ Địa lí, Trƣờng Đại
học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Bảo Triều. Đề tài này
nghiên cứu đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sự hình thành dòng chảy
và tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đánh giá tiềm năng trữ lƣợng
nƣớc phân bố chi tiết theo không gian và thời gian. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên nƣớc mặt tích hợp với công nghệ GIS (DatabaseGIS) bao gồm theo dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian (bản đồ) nhằm mang lại hiệu quả cho quản lý và
khai thác nguồn tài nguyên này [31].
- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho
vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ” (2008), Viện Khoa học Thủy lợi
Miền Nam, do Lê Sâm làm chủ nhiệm. Đề tài này đã đề xuất đƣợc các biện pháp trữ
nƣớc hợp lý cho các vùng hạn, sa mạc hóa. Đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng đất,
nƣớc tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ [28].
Qua phân tích, xem xét các tài liệu có liên quan đến nội dung và lãnh thổ
nghiên cứu của luận văn có thể nhận thấy:
- Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị về lí luận và thực
tiễn để tham khảo khi nghiên cứu.
16
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận nói
chung và lƣu vực sông Cái Phan Rang nói riêng mới chỉ đi sâu nghiên cứu ĐKTN
một cách riêng lẻ phục vụ cho các mục đích khác nhau mà chƣa đặt chúng vào mối
quan hệ tác động tƣơng hỗ nhằm xác định mức độ thích hợp các tổng thể tự nhiên
cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể.
- Ở lƣu vực sông Cái Phan Rang chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo
quan điểm phát triển bền vững.
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN
CỨU
1.4.1. Các quan điểm tiếp cận
- Quan điểm hệ thống: Quan điểm hệ thống nhằm xác định các cấu trúc không
gian của hệ thống lãnh thổ tự nhiên, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu
trúc chức năng, qua đó phân tích đƣợc chức năng của các hợp phần, các yếu tố cấu
tạo nên cấu trúc đứng và mối quan hệ trong quá trình trao đổi vật chất và năng
lƣợng theo cấu trúc ngang. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng vào phân tích
cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.
Ngoài tiềm năng tự nhiên, chức năng kinh tế, các loại cảnh quan còn đƣợc xem xét
cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp xem các yếu tố và hiện tƣợng của
môi trƣờng tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ với nhau. Vì vậy, phải
xem xét đồng thời các cấu trúc thành phần, đầy đủ các quy luật phân hóa khi phân
chia tự nhiên. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng thông qua việc lựa chọn và
xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần.
- Quan điểm lãnh thổ: Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý đều đƣợc gắn với
một lãnh thổ cụ thể. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản
xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là
loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tƣơng đối về các điều kiện tự
nhiên và việc đánh giá đƣợc dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm
nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm
17
nghiệp thích hợp.
- Quan điểm phát triển bền vững: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở lƣu
vực Sông Cái Phan Rang cần đƣợc tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng, luận văn không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự
nhiên của các đơn vị cảnh quan mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đƣợc lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất
cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sản xuất nông - lâm nghiệp là
những hệ thống kinh tế - sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế
và sinh thái. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng trong việc lựa chọn các loại
hình nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá, đề xuất định hƣớng phát triển
nông - lâm nghiệp theo loại cảnh quan nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng ở lƣu vực sông.
1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu: Gồm các tƣ liệu và bản đồ về
các điều kiện tự nhiên nhƣ: Địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ
nhƣỡng, sinh vật. Các thông tin về dân cƣ, kinh tế xã hội các huyện trong địa bàn
nghiên cứu. Một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Ninh Thuận.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc luận
văn vận dụng để phân tích mối quan hệ của các cặp hợp phần trong cấu trúc cảnh
quan, xác định tính ổn định và biến động của cảnh quan, cho phép xác định cấu trúc
chức năng, chu trình trao đổi vật chất - năng lƣợng giữa các hợp phần và trong nội
bộ hợp phần cảnh quan, từ đó phát hiện sự phân hóa lãnh thổ làm cơ sở để đánh giá
điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS): Phƣơng pháp bản đồ
đƣợc áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ
cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh
quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề
xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp.
18
Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu,
xử lý, phân tích các bản đồ. Phần mềm đƣợc sử dụng chủ yếu là ArcGIS, MapInfo.
- Phương pháp ma trận: Vận dụng trong việc xây dựng chú giải ma trận cho
bản đồ cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời, phƣơng pháp này còn
đƣợc sử dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan.
- Phương pháp so sánh địa lý: Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ
thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông
- lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Là phƣơng pháp truyền thống và không thể
thiếu đƣợc trong nghiên cứu bất kì lãnh thổ nào, giúp kiểm tra và điều chỉnh những
giá trị đã nghiên cứu đƣợc. Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên
phƣơng pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.
- Phương pháp chuyên gia: Đƣợc vận dụng nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan
trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. Đồng thời, luận văn còn tham khảo ý
kiến các nhà quản lý của ban ngành liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng.
- Phương pháp đánh giá và phân hạng thích hợp:
Có nhiều phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu nhƣ: Phƣơng
pháp mô hình chuẩn, phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng,
phƣơng pháp đánh giá định tính, phƣơng pháp thang điểm tổng hợp, phƣơng pháp
trọng số,... Trong đó, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng đã cho những kết quả đáng
tin cậy và có sức thuyết phục cao.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp đánh
giá định lƣợng thông qua việc áp dụng bài toàn trung bình nhân theo công thức đề
nghị của nhà cảnh quan học D. L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi
của các loại cảnh quan, công thức có dạng:
1 2 3Mo . . ...n
na a a a
Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a1, a2, a3... an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
19
Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng tài nguyên trên lƣu vực
sông Cái Phan Rang, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích kinh tế.
Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phƣơng
pháp phân hạng. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO, có 4 phƣơng pháp phân
hạng phổ biến có thể vận dụng là:
+ Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các chuyên
gia nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm của
phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng có hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
+ Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig,
coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lƣợng cây trồng. Do đó, căn cứ
vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng.
+ Phân hạng theo phƣơng pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện
đƣợc trong các nghiên cứu chuyên sâu với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ nhƣng tốn nhiều công sức và tiền của.
+ Phƣơng pháp phân hạng theo toán học: Đƣợc thực hiện bằng các phép toán,
xây dựng thang phân hạng có chứa những tham số của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên,
hệ thống số liệu đƣa vào làm các tham số tính toán rất khó đầy đủ, khó đồng bộ.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent. D và Young A. 1981;
Young A.1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N
(không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Aivasian (1983). Công thức có dạng:
max minS S
S
1 lgH



Trong đó:
S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng.
Smax: Giá trị điểm tối đa.
Smin: Giá trị điểm tối thiểu.
H: Số lƣợng loại CQ đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.
20
Với sự trợ giúp của GIS, sau khi xác định điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá, ta
có thể tạo và nhập các trƣờng với thuộc tính từng điểm đánh giá của từng chỉ tiêu,
sau đó tính toán và phân hạng theo từng loại STCQ và thể hiện trên bản đồ kết quả
phân hạng cho từng loại hình sử dụng.
1.4.3. Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang
Việc đánh giá ĐKTN trên lƣu vực sông Cái Phan Rang đƣợc thực hiện theo
hƣớng đánh giá CQ với quy trình gồm 5 bƣớc có nội dung cụ thể nhƣ sau:
Bước 1. Công tác chuẩn bị
Đây là bƣớc khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trƣớc
mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. Việc xác
định này đƣợc thực hiện chính xác sẽ đảm bảo công tác nghiên cứu đi đúng hƣớng
và đánh giá đúng đối tƣợng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của
ngƣời sử dụng cũng nhƣ của cộng đồng.
- Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch.
Bước 2. Thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT - XH của lãnh thổ
- Tập trung thu thập các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ƣu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu, nhƣ: ngân hàng dữ liệu, GIS,...
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các tài liệu về
địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và các số liệu về KT - XH khác.
Ngoài ra, các loại bản đồ nhƣ: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn,... của lƣu vực sông Cái Phan
Rang cũng đƣợc thu thập nhằm phục vụ cho việc thành lập bản đồ STCQ.
Bước 3. Nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Cái
Phan Rang
Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa
để xác định sự phân hóa lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa
21
các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới. Theo
kinh nghiệm của các nhà cảnh quan học, tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi
tiết mà các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị CQ. Mỗi một loại
hay nhóm CQ chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng nhất định nên mục đích
chính của việc xác định các đơn vị CQ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí
sử dụng hợp lí tài nguyên nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trƣờng.
Bước 4. Đánh giá tổng hợp ĐKTN cho các loại hình sử dụng nông - lâm
nghiệp trên lưu vực sông Cái Phan Rang
Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau:
- Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá.
- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho các loại
hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả KT - XH và tác dụng môi trƣờng sinh thái của một số mô
hình nông- lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ.
Bước 5. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển sản
xuất nông- lâm nghiệp
Việc đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở:
- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại hình sinh thái cảnh
quan cho từng loại hình sử dụng.
- Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trƣờng của loại hình sử dụng.
- Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Định hƣớng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
22
Hình 1.3. Các bước đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng sản xuất nông
- lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
Định hƣớng
phát triển
Phân tích
hiện trạng
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung, quan điểm và phƣơng pháp
nghiên cứu.
- Khảo sát sơ bộ, tiến hành điều tra
- Lựa chọn hình thức đánh giá và xây
dựng kế hoạch.
THU THẬP SỐ LIỆU, TÀI LIỆU
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Địa chất, địa hình.
- Khí hậu, thủy văn.
- Thổ nhƣỡng, sinh vật
ĐIỀU KIỆN KT - XH
- Tình hình KT - XH.
- Dân cƣ và nguồn lao động.
- Các ngành kinh tế.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
PHÂN HÓA TỰ NHIÊN CỦA
LƢU VỰC
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
ĐKTN CHO CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG NÔNG - LÂM
NGHIỆP TRÊN LƢU VỰC
SÔNG CÁI PHAN RANG
ĐỀ XUẤT SỬ
DỤNG HỢP LÍ
LÃNH THỔ
23
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Lƣu vực sông Cái Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận có tọa độ địa lý từ
11°23’00” đến 12°10’00” vĩ độ Bắc và từ 108°20’30” đến 109°30’00” kinh độ
Đông.
Diện tích tự nhiên của lƣu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận là 2.488 km2
. Lƣu vực
sông Cái Phan Rang đƣợc liệt kê là lƣu vực sông liên tỉnh tuy nhiên phần lớn diện
tích lƣu vực thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, chiếm 74% diện tích toàn tỉnh [31].
Đây là lƣu vực sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, với nhiều lợi thế nhƣ giáp biển,
có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, tạo cho lƣu vực sông Cái
Phan Rang trở thành vùng kinh tế năng động và hứa hẹn tiềm năng phát triển. Bên
cạnh những lợi thế đó, ĐKTN khắc nghiệt của thiên nhiên cũng ảnh hƣởng không
nhỏ đến sự phát triển của các ngành, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp.
2.1.2. Địa chất
Trong bình đồ cấu trúc địa chất chung của lãnh thổ khu vực nghiên cứu thuộc
đới hoạt hoá macma Mezozoi Đà Lạt. Vì vậy, thành tạo địa chất hết sức đa dạng,
phong phú bao gồm các thành tạo xâm nhập, trầm tích phun trào, phun trào và các
trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi (MZ) đến Kainozoi (KZ) [8].
2.1.2.1. Địa tầng
a. Giới Mezozoi (MZ)
Thuộc hệ tầng Nha Trang (Knt), phân bố ở phía Đông Bác Ái, khu vực Thuận
Nam. Thành phần thạch học là ryolit, trachifriolit, felsit, dacit và tuf của chúng. Bề
dày và quan hệ của hệ tầng này với các trầm tích khác chƣa rõ nguồn gốc.
b. Giới Kainozoi (KZ)
* Thống Pleistosen trung - phụ thống giữa (Qn)
Gồm các bề mặt cát đỏ phân bố rộng rãi dọc theo ven biển Ninh Thuận, chứa
inmenit, gắn kết yếu, hoặc ở dạng rời rạc.
24
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lưu vực sông Cái Phan Rang trong tỉnh Ninh Thuận
25
Hình 2.2. Sơ đồ hành chính lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
26
* Thống Pleistosen - phụ thống giữa - trên (QII-III)
Trầm tích biển tuổi QII-III: Liên quan với trầm tích biển ngay trong khu vực bắt
gặp trầm tích cấu tạo nên thềm Sơn Hải cao 20 m với thành phần là cát bột lẫn cuội
sỏi, cát vôi đƣợc xác định có nguồn gốc biển có tuổi QII-III.
* Thống Pleistosen giữa - thống Holosen (QII-IV)
Thành tạo bazan trẻ QII-IV phân bố khá rời rạc. Phần lớn là các bazan lỗ hổng,
bazan bọt; các bazan đặc ít hơn. Chiều dày lớp phủ bazan thay đổi rất lớn, đến 40 -
50 m.
* Phụ thống Pleistisen trên QIII
- Trầm tích biển tuổi QIII: Trầm tích vôi, cát san hô Cà Ná cấu tạo nên thềm
biển cao 10 - 15 m.
- Trầm tích sông biển amQIII phân bố khá phổ biến ở lƣu vực sông Cái Phan
Rang nơi cửa sông lớn đổ ra biển ở độ cao trung bình từ 5 - 6 m, đƣợc cấu tạo bởi
cát, bột, sét. Tuổi trầm tích xếp vào QIV2-3.
- Trầm tích cát vôi san hô cấu tạo nên thềm biển cao 4 - 5 m ở Cà Ná và khu
vực Mũi Đỏ đã đƣợc xác định tuổi tuyệt đối bằng C14 vào khoảng 4.500 năm trƣớc
đây (QIV2-3), trầm tích san hô Phan Rang phân bố ven biển Sơn Hải, Phan Rang, chỉ
lộ ra khi triều xuống, cấu tạo bởi cát vôi lẫn san hô, tuổi QIV3.
- Trầm tích sông phân bố dọc theo ven sông dƣới dạng thềm I và bãi bồi đƣợc
cấu tạo bởi cát sỏi, bột, sét, tuổi trầm tích QIV3 [8].
2.1.2.2. Các thành tạo xâm nhập
Các thành tạo xâm nhập trong khu vực khá phổ biến bao gồm cả các thể xâm
nhập nông và sâu với thành phần đá từ axit đến trung tính và bazơ. Theo các giai
đoạn xâm nhập có thể chia ra các phức hệ xâm nhập sau:
- Phức hệ Ankroet - Định Quán ( K1đq): Phân bố rộng rãi ở Phan Rang với
thành phần diorit, diorit thạch anh, granodiorit, granit.
- Phức hệ Đèo Cả ( K2đc): Phân bố dƣới dạng các khối núi có kích thƣớc
khác nhau tập trung ở phía Đông Bắc khu vực. Cấu tạo phức hệ Đèo Cả gồm:
granodiorit, granosienit, granit. Phức hệ Đèo Cả do đƣợc thành tạo sau các trầm tích
phun trào loại Đơn Dƣơng nên đôi nơi có biến chất tiếp xúc trao đổi.
27
- Phức hệ Cà Ná ( K2 cn): Phân bố rộng rãi nhƣ phức hệ Đèo Cả thƣờng tạo
thành các khối xâm nhập từ nhỏ đến trung bình (1 km2
đến 50 km2
). Trong khu vực
nghiên cứu khối Cà Ná có diện tích tới 100 km2
.
- Phức hệ Phan Rang ( K2-Ppr): Ở vùng Phan Rang phát triển các mạch nhỏ,
các đai kéo dài từ vài trăm mét đến 2 km, chiều dày 100 - 200 m có phƣơng kéo dài
theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, thành phần thạch học là granit pocfia với nền hạt
nhỏ, các ban tinh thƣờng là các tấm fenspat màu hồng, nền có màu trắng xám. Tính
phân đới kết tinh từ ngoài vào trung tâm khối khá rõ [8], [28].
2.1.3. Địa hình
Lƣu vực Sông Cái Phan Rang có địa hình đa dạng: núi, đồi và đồng bằng. Địa
hình dốc, có hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình núi: Bao phủ gần hết các phần phía Bắc, phía Tây, phía Nam và
một phần phía Đông, chiếm 63,2% tổng diện tích lƣu vực. Các khối núi cao này
đƣợc cấu tạo bởi các xâm nhập granitoid của các phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Cà
Ná, có độ cao thay đổi từ 300 đến gần 2.000 m; trong đó có rất nhiều đỉnh vƣợt quá
1.000 m nhƣ núi Tiên Quân (1.793 m), Gia Rích (1.922 m), Tha Nhanh (1.792 m),
núi Chuân (1.645 m), núi Ma Rông (1.359 m) và Hòn Diên (1.525 m). Độ dốc phổ
biến của vùng núi cao là 25° với hƣớng dốc đổ xuống đồng bằng Phan Rang - Tháp
Chàm.
- Địa hình đồi: Chiếm 14,4% tổng diện tích lƣu vực. Đây là vùng gò đồi xen
lẫn một ít diện tích bằng phẳng, có độ cao từ 20 - 300 m.
- Địa hình đồng bằng: Chiếm 22,4% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc phân bố
chủ yếu ở hạ lƣu của dòng chính sông Cái Phan Rang. Đây là vùng đất tƣơng đối
bằng phẳng với độ cao biến đổi từ 0 - 20 m [31].
Đặc điểm chung của địa hình khu vực nghiên cứu là có sự phân hóa về địa
hình cũng nhƣ nguồn gốc của các dạng địa hình cấu thành nên địa hình đồng bằng
và dải ven biển địa hình lƣu vực có những nét điển hình cho một vùng khô hạn. Địa
hình đồng bằng đồi khá bằng phẳng là một điển hình của địa hình khu vực cực Nam
Trung Bộ nói chung [8].
28
Hình 2.3. Sơ đồ độ cao địa hình lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
29
Hình 2.4. Sơ đồ độ dốc lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
30
2.1.4. Khí hậu
Lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc
trƣng nắng nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh [28].
2.1.4.1. Chế độ bức xạ
* Bức xạ tổng cộng: Lƣợng bức xạ tổng cộng lý tƣởng rất lớn, trung bình năm
tại Nha Hố trên 230 Kcal/cm2
. Tháng ít nhất cũng đạt trên 14 Kcal/cm2
. Trung bình
hàng năm lƣợng bức xạ tổng cộng thực tế tới 169 Kcal/cm2
[7].
Lƣợng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều giữa
các tháng đã góp phần quan trọng quyết định tính chất nhiệt đới của khí hậu lƣu
vực.
* Số giờ nắng: Lƣu vực sông Cái Phan Rang nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có
thời gian chiếu sáng dài. Hơn nữa mùa khô lại kéo dài 8 - 9 tháng, trung bình hàng năm
có tới 2.800 - 2.900 giờ nắng. Năm ít nhất cũng có trên 1.900 giờ nắng và năm cao nhất
có trên 3.000 giờ nắng.
Tháng nắng nhiều nhất là tháng III, trung bình có trên 291 giờ nắng. Tháng nắng
ít nhất là tháng VII, trung bình cũng có 196 giờ nắng [7].
Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng các tháng, năm tại các trạm Nha Hố và Phan Rang
Đơn vị tính: giờ nắng
Trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nha
Hố
267 269 313 274 250 193 241 207 196 190 185 228 2.811
Phan
Rang
246 255 282 276 247 241 232 235 196 192 188 191 2.782
* Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8]
2.1.4.2. Chế độ nhiệt
Lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền nhiệt độ cao quanh năm, hầu hết
vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình
năm trên 26o
C và tổng nhiệt năm trên 9.400o
C. Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu
vực Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 27o
C và tổng nhiệt
năm trên 9.800o
C.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,2o
C. Tất cả các tháng trong năm đều
31
có nhiệt độ trung bình khá cao, cao nhất vào tháng VI (29o
C) và có thêm 4 tháng
(IV, V, VII, VIII) có nhiệt độ trung bình trên 28o
C. Nhiệt độ trung bình tháng I
thấp nhất (24,8o
C) và tiếp theo là tháng XII (25,2o
C) [8].
Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang
Đơn vị tính: o
C
Trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nha
Hố
24.4 26.2 26.9 28.2 28.8 28.7 28.6 28.8 27.2 26.5 26.4 24.8 27.1
Phan
Rang
24.8 25.3 26.6 28.0 28.7 28.9 28.6 28.4 27.7 26.9 26.1 25.1 27.1
* Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8]
Nhƣ vậy, lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền nhiệt độ cao quanh năm ít
biến động, không có mùa đông lạnh trừ vùng núi cao trên 1.000 m. So với khu
vực xung quanh và cả nƣớc, đây là nơi có nhiệt độ trung bình cao nhất, song
nhiệt độ cao nhất tuyệt đối còn thấp hơn nhiều khu vực khác ở Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ.
2.1.4.3. Chế độ mưa - ẩm
*Chế độ mưa:
Lƣợng mƣa trung bình năm trên khu vực Nam Trung Bộ phổ biến khoảng
1.000 – 1.600 mm, song ở Phan Rang chỉ trên 770 mm.
Lƣợng mƣa phân bố không đều trong các tháng. Lƣợng mƣa lớn nhất thƣờng
tập trung vào các tháng VIII, IX và thấp nhất vào các tháng đầu năm: tháng I, II, và
III [28].
Ở Phan Rang lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 215 mm. Đáng chú ý là Ninh Thuận
là trung tâm mƣa ít nhất trong cả nƣớc song lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở Nha Hố
trên 200 mm, điều này chứng tỏ ở lƣu vực sông Cái Phan Rang không chỉ có hạn
hán mà còn có thể bị ngập úng.
Số ngày mƣa trung bình năm là 60 - 220. Đa số ngày mƣa có lƣợng mƣa dƣới
5 mm. Số ngày mƣa lớn (≥ 50 mm/ngày) trung bình năm phổ biến từ 5 - 15 ngày
[28].
32
Hình 2.5. Sơ đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh
Ninh Thuận
33
* Chế độ ẩm
Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm ở tỉnh Ninh Thuận dao động từ 70 đến 80%,
phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian.
Thời kỳ mùa mƣa (tháng IX đến tháng XII) độ ẩm các tháng dao động từ 75
đến 85%. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm trung bình tháng dao động từ 70 đến 80%. Biên
độ năm của độ ẩm tƣơng đối trung bình từ 10 đến 13%. Độ ẩm tƣơng đối thấp nhất
ở tất cả các tháng trong năm đều dƣới 50%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đo đƣợc ở
Nha Hố 25%, Phan Rang 21% [31].
Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang
Đơn vị tính: %
Trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nha
Hố
70 71 71 73 77 76 75 73 81 83 80 73 75
Phan
Rang
72 72 75 76 77 75 75 76 79 80 77 74 76
* Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8]
2.1.4.4. Chế độ gió
Lƣu vực sông Cái Phan Rang năm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa
có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do địa hình chi phối
nên hƣớng gió không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lƣu. Tuy nhiên, hƣớng gió
thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt.
Gió có hƣớng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng X đến tháng III, Đông Nam đến
Đông từ tháng III đến tháng VIII, Tây Nam từ tháng VIII đến tháng X. Tốc độ gió
trung bình ngày từ 2 đến 4 m/s, chiếm gần 40 % và thƣờng xuất hiện vào ban ngày,
thích hợp cho sự khai thác năng lƣợng gió trên qui mô vừa và nhỏ [28].
2.1.4.5. Bốc hơi
Tổng lƣợng bốc hơi khả năng ở lƣu vực tƣơng đối ổn định. Hàng năm tổng
lƣợng bốc hơi khả năng đạt từ 1.650 - 1.850 mm, phân bố không đều trong các
tháng. Từ tháng IX đến tháng XI tổng lƣợng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 80 -
120 mm, các tháng còn lại trong năm phổ biến từ 130 - 180 mm. Tổng lƣợng bốc
hơi khả năng tháng và năm trạm Nha Hố và Phan Rang nhƣ sau:
34
Bảng 2.4. Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm Nha Hố và Phan Rang
Đơn vị tính: mm
Trạm
Tháng
Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nha
Hố
156 151 179 159 143 137 161 176 103 79 91 136 1.671
Phan
Rang
196 181 172 155 141 151 158 161 117 110 135 162 1.839
* Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8]
2.1.5. Thuỷ văn
2.1.5.1. Hệ thống sông suối
Trên hệ thống sông Cái Phan Rang, ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều
nhánh sông, suối lớn nhỏ. Phía bờ tả đáng kể có sông Sắt, sông Cho Mo và suối
Ngang…, phía bờ hữu có sông Ông, sông Cha - Than, sông Quao và sông Lu.
Hệ thống sông suối thuộc lƣu vực sông Cái Phan Rang khá dày đặc với mật
độ khoảng 0,13 - 0,15 km/km2
. Phần lớn sông suối trong tỉnh có lƣu vực nhỏ,
sông ngắn, hẹp và dốc [31].
a. Dòng chính sông Cái Phan Rang
Dòng chính sông Cái Phan Rang bắt đầu từ dãy núi Gia Rích với độ cao
khoảng 1.923 m chảy theo hƣớng Bắc - Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan Rang.
Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120 km. Mặt cắt dọc sông Cái có dạng bậc
thềm. Ở thƣợng nguồn sông chảy ven theo các sƣờn núi cao trên 1.500 m, lòng sông
nhiều đá tảng, độ dốc lòng sông lớn, sƣờn dốc ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp đất
núi Feralít [31].
b. Các sông suối nhánh
Ngoài dòng chính sông Cái ra, còn có các nhánh sông lớn của sông Cái và
các sông, suối độc lập có diện tích lƣu vực và chiều dài đáng kể nhƣ sau:
- Sông Sắt: Nằm ở bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ dãy núi Hà La (1.085 m).
Sông chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, dài 32 km, diện tích lƣu vực 409
km2
.
- Sông Trà Co: Nằm ở bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ núi Ma Rai (1.310 m).
35
Sông chảy theo hƣớng Bắc - Nam, dài 25 km, diện tích lƣu vực 154 km2
.
- Sông Cho Mo: Nằm phía bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ núi Mao Chu Hi
(1.451 m). Sông chảy theo hƣớng Đông - Tây và đổ vào sông Cái tại thƣợng lƣu
cầu Tân Mỹ. Chiều dài sông 19,5 km, diện tích lƣu vực 86 km2
.
- Sông Ông: Nằm phía bờ phải sông Cái, bắt nguồn từ núi Yen Draph
(1.610 m). Sông chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dòng chảy của
bản thân lƣu vực, sông còn tiếp nhận lƣợng nƣớc xả từ nhà máy thủy điện Đa
Nhim sang với lƣu lƣợng xả trung bình 16,7 m3
/s. Chiều dài sông 28 km, diện
tích lƣu vực 215 km2
.
- Sông Than: bắt nguồn từ núi Ma Rong (1.310 m). Sông chảy theo hƣớng
Tây Nam - Đông Bắc, đổ vào sông Cái tại cầu Tân Mỹ. Chiều dài sông 30 km,
diện tích lƣu vực 352 km2
.
- Sông Quao: Nằm ở bờ phải sông Cái bắt nguồn từ núi Tà Mú. Chảy theo
hƣớng Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ vào sông Cái Phan Rang tại vị trí phía thƣợng
lƣu cầu Đạo Long. Chiều dài sông 39,5 km, diện tích lƣu vực 154 km2
.
- Sông Lu: Nằm ở bờ phải sông Cái, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây nơi
ranh giới 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. Chiều dài sông 34 km,
diện tích lƣu vực 504 km2
[31].
2.1.5.2. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực sông Cái Phan Rang
Dòng chảy các sông suối tỉnh Ninh Thuận phân phối không đều trong năm
theo sự phân phối không đều của mƣa năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và
mùa cạn.
Mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII, mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII.
- Từ tháng I đến tháng IV hàng năm là thời kỳ mùa khô, lƣợng mƣa rơi trên
các lƣu vực có trị số không đáng kể và lƣợng dòng chảy trên các triền sông trong
tỉnh lúc này chỉ là lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết từ mặt đệm lƣu vực, ngày càng giảm.
Hệ số phân phối dòng chảy tháng B (%) có trị số 5 – 6% đối với tháng I, giảm
xuống 3 - 4% đối với tháng IV.
- Từ tháng V đến tháng VI: lũ tiểu mãn làm gia tăng đáng kể lƣợng dòng
chảy trên các triền sông (B = 4 - 7 % mỗi tháng). Nói chung, lũ tiểu mãn nhỏ hơn
36
nhiều so với lũ chính vụ, nhƣng là nguồn nƣớc quí giá cho thời vụ dân sinh giữa
mùa khô và lũ tiểu mãn cũng là nét đặc sắc của chế độ dòng chảy Ninh Thuận cũng
nhƣ cả vùng Nam Trung Bộ [28].
- Trong tháng VII, do mƣa ít, dòng chảy giảm.
- Trong tháng VIII, dòng chảy trên các triền sông tiếp tục giảm. Cuối tháng
VIII, dòng chảy có xu hƣớng tăng lên do các trận mƣa sớm.
- Trong tháng IX, với sự gia tăng nhanh chóng của dòng chảy do có các trận
mƣa lớn trên các lƣu vực, mùa lũ thực sự bắt đầu (B = 9 - 10%).
- Từ tháng X đến tháng XI, dƣới tác động các hình thế gây mƣa lớn nhƣ bão,
áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh tăng cƣờng,... lƣợng mƣa
tháng tăng nhanh và là nguyên nhân của sự tập trung dòng chảy lũ vào thời kỳ này.
Tháng X có B = 21% và tháng XI có B = 23 - 28%. Nói chung, dòng chảy tháng XI
thƣờng có trị số lớn nhất năm, do dòng chảy, tháng này một mặt đƣợc thừa hƣởng
lƣợng nƣớc khá lớn đƣợc điều tiết từ tháng X, mặt khác mƣa chính tháng XI thƣờng
rất lớn.
- Trong tháng XII, với lƣợng dòng chảy chiếm 8-10% lƣợng dòng chảy năm,
tình trạng lũ có thể đƣợc duy trì đến hết tháng [28].
2.1.6. Thổ nhƣỡng
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, ở lƣu vực sông Cái Phan Rang có các nhóm
và loại đất sau:
a. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển
Có quy mô diện tích là 8.708 ha, chiếm 3,5% diện tích tự nhiên; gồm các đất
đƣợc hình thành từ trầm tích biển và có thành phần cơ giới thô hơn hoặc bằng cát pha
thịt (≥ 70% cát và ≤ 15% sét) trong độ sâu 0 - 100 cm. Do nguồn gốc nhƣ trên nên
nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển chỉ có mặt ở vùng ven biển; chúng có dạng dải
kéo dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, tạo thành đƣờng bờ biển hiện đại. Về phân
bố theo địa giới hành chính, nhóm đất này tập trung ở các huyện: Ninh Phƣớc (8.479
ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (461 ha) [28].
37
Hình 2.6. Sơ đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh
Thuận
38
Hình 2.7. Sơ đồ lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
39
Hình 2.8. Sơ đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
40
b. Nhóm đất mặn
Có quy mô diện tích là 1.266 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên; gồm các đất
đƣợc hình thành từ trầm tích trẻ, tuổi Holocene, có nguồn gốc biển, sông - biển hoặc
biển - đầm lầy và, ít nhất ở một phụ tầng trong vòng 100 cm có thành phần cơ giới
mịn hơn cát mịn pha thịt.
Về phân bố theo địa giới hành chính, nhóm đất mặn tập trung ở các huyện:
Ninh Phƣớc (835 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (148 ha) [8].
- Đất mặn nhiều có diện tích 743 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở Ninh Phƣớc (650 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (93 ha).
- Đất mặn trung bình có quy mô nhỏ, 8 ha, chiếm 0,003% diện tích tự nhiên,
phân bố hạn chế ở một khu vực Sơn Hải, huyện Ninh Phƣớc.
- Đất mặn ít có diện tích 233 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu ở Ninh Phƣớc (177 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (55 ha) [28].
c. Nhóm đất phù sa
Có quy mô diện tích là 19.824 ha, chiếm 7,97% diện tích tự nhiên, phân bố tập
trung ở huyện Ninh Phƣớc (11.436 ha), Bác Ái (1.565 ha), Ninh Sơn (2.887 ha) và
thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (3.936 ha). Nhìn chung, nhóm đất phù sa cũng là
một trong những loại đất có nhiều ƣu điểm cho sử dụng nông nghiệp; đất ít chua,
chứa ít độc tố, hàm lƣợng dinh dƣỡng cho cây trồng khá cao, lại đƣợc phân bố ở địa
hình vàn thấp ven sông thuận lợi cho việc cung cấp nƣớc tƣới cũng nhƣ thực hiện
các biện pháp canh tác.
Tùy theo nguồn sông - suối và mức độ phát triển phẫu diện, nhóm đất phù sa ở
lƣu vực đƣợc chia ra 4 đơn vị phân loại: đất phù sa không đƣợc bồi trung tính ít
chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ - vàng và đất phù sa ngòi suối:
- Đất phù sa không đƣợc bồi chua (Pc) có diện tích 7.325 ha, chiếm 2,94%
diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng đê tự nhiên hoặc bãi bồi cao, tạo thành dải hẹp
kéo dài ven thềm sông Kinh Dinh, phổ biến ở các khu vực từ Nam Nha Hố đến
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
- Đất phù sa glây (Pg) có diện tích 7.613 ha, chiếm 3,06% diện tích tự nhiên;
phân bố tập trung ở cánh đồng Phan Rang - Tháp Chàm và ven QL1, dƣới dạng
41
đồng bằng thấp. Các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali
đều ở mức khá giàu.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) có diện tích là 5.198 ha, chiếm
2,09% diện tích tự nhiên; chúng phân bố xen kẻ trong khu vực đất phù sa glây,
thuộc cánh đồng Phan Rang - Tháp Chàm dƣới dạng đồng bằng cao. Đất có thành
phần cơ giới khá nặng; phản ứng đất ít chua đến gần trung tính; các yếu tố dinh
dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu; tuy nhiên đất
thƣờng có sắt hòa tan khá cao, lân dễ tiêu thƣờng nghèo.
- Đất phù sa ngòi suối (Py) có diện tích là 3.254 ha, chiếm 1,3% diện tích tự
nhiên; phân bố hạn chế dƣới dạng các bãi bồi thấp, tạo thành những dải hẹp kéo dài
dọc theo một số sông nhỏ - suối lớn. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến
nặng, phản ứng đất ít chua đến gần trung tính, các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng
nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu [28].
d. Nhóm đất xám
Có quy mô diện tích là 10.028 ha; chiếm 4,03% diện tích tự nhiên. Các đất
hình thành trên mẫu chất cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới. Tùy theo nguồn gốc mẫu chất và những biến đổi thứ cấp xảy ra trong
đất mà đất xám đƣợc chia ra nhiều đơn vị phân loại khác nhau.
Đất xám glây (Xg) có diện tích là 8.560 ha, chiếm 3,44% diện tích tự nhiên;
chúng có mặt khá phổ biến ở dạng bậc thềm thấp viền mép đồng bằng Phan Rang -
Tháp Chàm và thung lũng Krông Pha (Ninh Sơn); ngoài ra chúng còn phân bố rải
rác ở nhiều khu vực nhƣ viền mép thung lũng sông Lu (Ninh Phƣớc). Đất có thành
phần cơ giới thịt trung bình đến nhẹ; phản ứng đất trung tính đến kiềm yếu. Ngoài
ra, các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá
giầu. Nhìn chung, xám glây cũng là một trong những loại đất có nhiều ƣu điểm cho
sử dụng nông nghiệp; đất ít chua, chứa ít độc tố, hàm lƣợng dinh dƣỡng cho cây
trồng khá cao, lại đƣợc phân bố ở địa hình bằng thấp thuận lợi cho việc cung cấp
nguồn nƣớc tƣới cũng nhƣ thực hiện các biện pháp canh tác [31].
e. Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn
Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn bao phủ hầu nhƣ toàn bộ phần bậc
42
thềm cao và phẳng trƣớc núi trong vùng nội địa của lƣu vực và một phần nhỏ vùng
đồi núi thấp. Chúng có diện tích là 99.089 ha; chiếm 39.83% tổng diện tích tự nhiên
lƣu vực. Dựa theo nguồn gốc mẫu chất và những biến đổi thứ cấp xảy ra trong đất
mà nhóm đất đỏ và xám nâu đƣợc chia ra 2 đơn vị phân loại: đất đỏ vùng bán khô
hạn và đất xám nâu vùng bán khô hạn.
- Đất đỏ vùng bán khô hạn (Dk) xuất hiện với diện tích là 4.519 ha; chiếm
1,82% diện tích tự nhiên. Chúng phân bố rải rác ở các khu vực Thành Sơn, Nhơn
Sơn, núi Đất - Tháp Chàm (Phan Rang), khu vực Ma Nới (Ninh Sơn), khu vực sƣờn
Đông Bắc núi Rô (Ninh Phƣớc) dƣới dạng các đồi đất đỏ với diện lộ thay đổi từ một
vài km2
tới cả chục km2
. Đất có thành phần cơ giới nặng; đất ít chua đến gần trung
tính, bão hòa bazơ khá cao. Tuy nhiên, các yếu tố dinh dƣỡng đa lƣợng cho cây
trồng thƣờng chỉ đạt mức nghèo, đặc biệt là mùn và đạm trong đất [31].
- Đất xám nâu vùng bán khô hạn (Xk) phân bố rộng rãi ở tất cả các huyện
trong tỉnh, chúng chiếm hầu hết các dạng địa hình bậc thềm cao hoặc phẳng trƣớc
núi và một số núi sót trong vùng bậc thềm này. Diện tích đất xám nâu lên đến
94.570 ha; chiếm 38,01% tổng diện tích tự nhiên lƣu vực. Nhìn chung, đất xám nâu
vùng bán khô hạn, mặc dù ƣu điểm là ít chua và có bão hòa bazơ cao song phần lớn
các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng chỉ ở mức nghèo đến trung bình thấp [31].
f. Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đỏ vàng chiếm giữ phần lớn vùng núi cao của tỉnh Ninh Thuận.
Chúng có diện tích là 163.113 ha; chiếm 65,56% tổng diện tích tự nhiên lƣu vực;
bao gồm các đất hình thành trên các loại đá trầm tích hay mácma có thành phần
khác nhau hoặc trên các mẫu chất cổ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm,
có quá trình phá hủy khoáng sét, rửa trôi và tích tụ sét, sắt, nhôm chiếm ƣu thế, tạo
cho đất có các tông màu đỏ - vàng, đƣợc xếp vào nhóm đất đỏ vàng. Tùy theo
nguồn gốc mẫu chất và màu sắc chủ đạo trong đất, nhóm đất đỏ vàng đƣợc chia ra
các đơn vị phân loại khác nhau; trong phạm vi lƣu vực có 2 đơn vị phân loại: đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất; đất vàng đỏ trên đá mácma axít [31].
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) có diện tích là 4.424 ha; chiếm
1,78% diện tích tự nhiên. Chúng phân bố hạn chế ở một số dải núi thấp: núi Rã, núi
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

More Related Content

What's hot

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
Hoàng Mai
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAYLuận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ ...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệpMẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
Mẫu dự án nhà máy xử lý chất thải nguy hại khu công nghiệp
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
 
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
 
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
 
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận (20)

DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
đề áN phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh quảng ninh giai đoạn 2018 – 2025, đ...
đề áN phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh quảng ninh giai đoạn 2018 – 2025, đ...đề áN phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh quảng ninh giai đoạn 2018 – 2025, đ...
đề áN phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh quảng ninh giai đoạn 2018 – 2025, đ...
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các x...
 
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
DU AN_TRANG TRAI NONG NGHIEP KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM
 
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Báo điện tử VTV News - Đài Truyền ...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Báo điện tử VTV News - Đài Truyền ...Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Báo điện tử VTV News - Đài Truyền ...
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Báo điện tử VTV News - Đài Truyền ...
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thếDự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
 
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAYLuận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Luận án: Kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng
Luận án: Kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họngLuận án: Kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng
Luận án: Kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 

Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận

  • 1. iv MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................2 4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................2 5. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................3 NỘI DUNG.....................................................................................................................5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP ...........................................................................5 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ......................5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................5 1.1.2. Đánh giá .................................................................................................5 1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên....................................................6 1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan..........................................................6 1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững ...........................................................9 1.1.6. Lƣu vực sông..........................................................................................9 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI..............................................................................................................................10 1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan ................................................................................................10 1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp ..........10 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU...................................................11
  • 2. v 1.3.1. Trên thế giới.........................................................................................11 1.3.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................13 1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu.......15 1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................................................16 1.4.1. Các quan điểm tiếp cận........................................................................16 1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................17 1.4.3. Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang .............................20 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG............23 2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN ....................................................23 2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................23 2.1.2. Địa chất ................................................................................................23 2.1.3. Địa hình................................................................................................27 2.1.4. Khí hậu.................................................................................................28 2.1.5. Thuỷ văn ..............................................................................................34 2.1.6. Thổ nhƣỡng..........................................................................................36 2.1.7. Thảm thực vật ......................................................................................44 2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN..................................................47 2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội lƣu vực sông Cái Phan Rang ......47 2.2.2. Dân cƣ và nguồn lao động ...................................................................49 2.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp..........51 2.3. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ............................................................................................................51 2.3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các đơn vị cảnh quan...51 2.3.2. Các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang............................52 2.4. PHÂN VÙNG SINH THÁI CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC TIỂU VÙNG .............................................57 2.4.1. Phân vùng sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu............................57
  • 3. vi 2.4.2. Đặc điểm chính của các tiểu vùng .......................................................58 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG...............................................................................................62 3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THEO ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ............................................................................................................62 3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá...................................................................................................................62 3.1.2. Lựa chọn các đối tƣợng đánh giá.........................................................62 3.1.3. Nguyên tắc và phƣơng pháp lựa chọn chỉ tiêu đánh giá......................62 3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CÁC LOẠI CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG .................................................67 3.2.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang.............................................67 3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi...........................................70 3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG .....................77 3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất..........................................................77 3.3.2. Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang ......................................................................................86 3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang ..........................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95 1. Những kết quả của luận văn ................................................................................95 2. Kiến nghị................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................98 PHỤ LỤC
  • 4. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNDN Công nghiệp dài ngày CNNN Công nghiệp ngắn ngày CQ Cảnh quan ĐKTN Điều kiện tự nhiên FAO Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (Food and Agriculture Organization World) GIS Hệ thống thông tin Địa lí (Geographic Information System) HST Hệ sinh thái KT - XH Kinh tế - xã hội NLKH Nông - lâm kết hợp PTBV Phát triển bền vững STCQ Sinh thái cảnh quan TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân
  • 5. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái....................................................................................8 Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH .........................13 Hình 1.3. Các bƣớc đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. .......................................22 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lƣu vực sông Cái Phan Rang trong tỉnh Ninh Thuận ...............24 Hình 2.2. Sơ đồ hành chính lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận..............25 Hình 2.3. Sơ đồ độ cao địa hình lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.......28 Hình 2.4. Sơ đồ độ dốc lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....................29 Hình 2.5. Sơ đồ lƣợng mƣa trung bình năm lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .............................................................................................................................32 Hình 2.6. Sơ đồ mạng lƣới thủy văn lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 37 Hình 2.7. Sơ đồ lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.................................38 Hình 2.8. Sơ đồ thổ nhƣỡng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.............39 Hình 2.9. Sơ đồ thành phần cơ giới lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .44 Hình 2.10. Sơ đồ độ dày tầng đất lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....45 Hình 2.11. Sơ đồ hiện trạng rừng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.....46 Hình 2.12. Sơ đồ các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang ........................60 Hình 3.1. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho lúa nƣớc 2 vụ có tƣới ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................71 Hình 3.2. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.........................................................................................72 Hình 3.3. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận............................................................73 Hình 3.4. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho nông - lâm kết hợp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận..................................................................................................74 Hình 3.5. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho trồng rừng ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.............................................................................................................75 Hình 3.6. Sơ đồ đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .........................................................................88
  • 6. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan .....................................10 Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp............11 Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng các tháng, năm tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.......30 Bảng 2.2. Đặc trƣng nhiệt độ trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.............31 Bảng 2.3. Đặc trƣng độ ẩm trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang................33 Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm Nha Hố và Phan Rang.........34 Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2016.........................48 Bảng 2.6. Dân số phân theo thành thị và nông thôn trên địa bàn ................................50 Bảng 2.7. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang....54 Bảng 2.8. Chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận....................................................................................................................54 Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.......................................................64 Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang.....................................................................................68 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nhi theo loại hình sử dụng ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang......................................................................................................76 Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất ở các huyện (thành phố) thuộc lƣu vực Sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận năm 2016 .......................................................................77 Bảng 3.5. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế...............................................81 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu....................................82 Bảng 3.7. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các loại hình sử dụng chủ yếu ở lƣu vực sông Cái Phan Rang ...............................................................................................84 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng chủ yếu ở lƣu vực sông Cái Phan Rang..........................................................85 Bảng 3.9. Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.........................................................................................86 Bảng 3.10. Đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang......................................................................................................86
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những định hƣớng khai thác tài nguyên theo hƣớng bền vững đã và đang là một vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên sẽ xác định đƣợc tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ nhằm giải quyết vấn đề trên. Lƣu vực sông Cái Phan Rang nằm trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận có diện tích 2.488 km2 , chiếm 74,09% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là địa bàn của nhiều dân tộc ít ngƣời (Chăm, Raglai, Cơ Ho,…), có tiềm năng kinh tế rất đa dạng, nhất là tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng có năng suất cao. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều loại rừng, việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp phải đƣợc thực hiện có cơ sở khoa học dựa trên tiềm năng của lãnh thổ. Tuy nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức tạp. Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo sự phát triển lâu bền là vấn đề mang tính cấp thiết. Địa bàn nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Đây lại là khu vực khô hạn nhất cả nƣớc, có nhiều diễn biến thời tiết bất lợi ảnh hƣởng đến dân sinh kinh tế trong vùng. Quá trình khai thác và ảnh hƣởng của nhiều tác động lâu dài đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Việc xác định những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho một số loại cây trồng nông - lâm nghiệp, góp phần mở rộng diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Mặt khác, đa phần dân cƣ lƣu vực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vƣớng mắc, đời sống ngƣời dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với
  • 8. 2 sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng lƣu vực. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng đã thúc đẩy việc chọn đề tài: "Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận” nhằm giải quyết các vấn đề đáng quan tâm hiện nay. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan cho một số loại hình sử dụng đất chủ yếu phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận theo hƣớng phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình thành nên các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời làm phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo theo lƣu vực sông. b. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ định hƣớng các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang. - Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phƣơng trong việc hoạch định các chính sách phát triển nông lâm - nghiệp và bảo vệ môi trƣờng khu vực. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. - Các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. - Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn và ngƣời dân địa phƣơng.
  • 9. 3 b. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian nghiên cứu: Lƣu vực sông Cái Phan Rang trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thuộc các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phƣớc, Thuận Nam và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Do sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, quy hoạch tổ chức lãnh thổ, cơ cấu sản xuất nên đề tài tiến hành thu thập số liệu trong giai đoạn 2011 - 2016 để có sự so sánh mang tính thực tiễn cao. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ, chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu và có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của đề tài đƣợc xét trên quan điểm địa lý ứng dụng. Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, đề tài chú trọng đến các yếu tố điều kiện tự nhiên, vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát. Ngoài ra, đề tài chỉ chú trọng đến các loại hình sử dụng đất có triển vọng cho phát triển nông - lâm nghiệp, do đó các loại hình sử dụng khác chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát. Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng vùng nhằm góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ. 5. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho đề tài. - Phân tích đặc điểm các nhân tố sinh thái khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan. - Đánh giá tổng hợp điều tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo các đơn vị cảnh quan. - Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển bền vững. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
  • 10. 4 dung chính của luận văn bao gồm các chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Chƣơng 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang. Chƣơng 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.
  • 11. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố môi trƣờng tự nhiên, không trực tiếp sử dụng làm các nguồn năng lƣợng thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp, nhƣng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất đƣợc, ví dụ nhƣ địa hình, đất đai, nguồn nƣớc, độ ẩm…[10, tr.18]. 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN của sự tồn tại xã hội loài ngƣời và các hợp phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên bao quanh đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987). Theo D. L. Armand: “TNTN là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” [1]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “TNTN là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng”. Trong sử dụng cụ thể, TNTN đƣợc phân theo dạng vật chất nhƣ: Tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển,... Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng đƣợc mở rộng cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phát triển xã hội. 1.1.2. Đánh giá - Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu
  • 12. 6 với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định [26, tr.30]. - Trong nghiên cứu đánh giá ĐKTN thì việc đánh giá là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một nhu cầu KT - XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó, chủ thể là yêu cầu KT - XH nhƣ các công trình kỹ thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con ngƣời và xã hội; khách thể là môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. "Bản chất của việc đánh giá ĐKTN và TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người" [26, tr.30]. 1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tƣợng đánh giá. Tuy nhiên, các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tƣơng hỗ nên cần thực hiện đánh giá tổng hợp. "Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN" [26, tr. 30]. Vì thế, nhiệm vụ chính của việc đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông - lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên cho loại hình sản xuất nông- lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hƣớng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí theo lƣu vực sông. 1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan 1.1.4.1. Cảnh quan Theo quan niệm chung, cảnh quan (CQ) là khái niệm để chỉ diện mạo bên ngoài của địa cầu - một thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng của Trái đất - lớp vỏ CQ. Cảnh quan cũng là khái niệm riêng chỉ một đơn vị địa lí tự nhiên tổng hợp - cảnh địa lí. Theo Ixatxenko (1953), CQ đƣợc xác định nhƣ một “đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”.
  • 13. 7 Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời gian và sự phát triển của khoa học cảnh quan, có một số quan niệm sau: Theo L. C. Berge (1931): "CQ địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người trà trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất". Theo N. A. Xolsev (1948): "CQ địa lí được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật". Cũng theo N. A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể): - Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất. - Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất về không gian. - Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp. Theo Vũ Tự Lập (1976): "Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất" [23]. A. G. Ixatsenco (1991), đã đƣa ra định nghĩa mới về cảnh quan: "Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp" [21]. Từ các định nghĩa trên cho thấy có 3 quan niệm về CQ đƣợc áp dụng để chỉ các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của ngƣời nghiên cứu (Theo Từ điển Bách khoa Địa lý, 1988): 1. Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng
  • 14. 8 nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên (quan niệm chung). 2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó CQ là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của con ngƣời (quan niệm kiểu loại). 3. Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể) [11]. Nhƣ vậy, theo nhóm quan niệm kiểu loại - cá thể CQ thể hiện những quy luật phân hóa trong hệ thống phân vị, chặt chẽ về mặt tổ chức và có đầy đủ các tính chất của hệ thống tự nhiên động lực phức tạp. Vì vậy, quan niệm này đƣợc luận văn kế thừa và vận dụng trong quá trình lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá, phân hạng cũng nhƣ đề xuất định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo các đơn vị CQ của lãnh thổ nghiên cứu. 1.1.4.2. Sinh thái cảnh quan Có thể hiểu thuật ngữ sinh thái cảnh quan (STCQ) là sinh thái của CQ, sinh thái trong CQ. Vấn đề này đã đƣợc nhiều học giả ở Liên Xô (cũ) đề cập và nhấn mạnh đến việc nghiên cứu sinh thái trong CQ, đƣa ra những chiều hƣớng tự nhiên trong CQ mà tiêu biểu là D. L. Armand, I. P. Gerasimov,... Theo D .L. Armand, Địa lý học phải nghiên cứu sinh thái học, phải dùng đến sinh thái học bằng CQ học. 1. Hƣớng tác động qua lại các thành phần cảnh quan: 2. Hƣớng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa - sinh thái: SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thủy văn KH: Khí hậu TN: Thổ nhƣỡng Đ: Đá Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái KH TN SV ĐĐH TV
  • 15. 9 Theo Nguyễn Văn Vinh, "Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian" [34]. Nhƣ vậy, STCQ vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của HST đang tồn tại và phát triển trên CQ. Vậy, STCQ nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và HST. Hai khía cạnh này độc lập nhƣng thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (geo - ecosystem) [25]. 1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững 1.1.5.1. Phát triển Phát triển là một quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại và của mọi quốc gia. Đó là một quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt đƣợc những đòi hỏi về chất, trƣớc hết là phúc lợi của con ngƣời và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [30]. 1.1.5.2. Phát triển bền vững Quá trình phát triển tạo ra nhiều vấn đề về khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng,... Nhƣ vậy, sự phát triển có thể tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. - Khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng nhu cầu của họ" [30]. - Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam năm 2005: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng" [26]. 1.1.6. Lƣu vực sông Theo Luật Tài nguyên nƣớc đã đƣợc ban hành năm 1998, lƣu vực sông đƣợc hiểu “là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất chảy tự nhiên vào sông” [11].
  • 16. 10 Về mặt hình thái, lƣu vực sông đƣợc chia ra các khu vực thƣợng lƣu, trung lƣu và hạ lƣu và có tính liên tục từ thƣợng lƣu cho đến hạ lƣu. Sự phân chia này đƣợc thực hiện kết hợp với sự xem xét những thay đổi của độ cao, độ dốc địa hình, của tốc độ dòng chảy, lƣợng nƣớc, đặc điểm hình thái, các quá trình địa mạo và những đặc trƣng khác xuôi theo dòng sông [11]. 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc cảnh quan Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông Mối liên hệ giữa ĐKTN với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự tƣơng đồng giữa các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thông qua những hoạt động phát triển KT - XH của con ngƣời và đƣợc thể hiện ở bảng 1.1 [15]. Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan TT Các điều kiện tự nhiên Cấu trúc cảnh quan 1 Địa chất và địa hình Nền tảng vật chất rắn 2 Khí hậu và thủy văn Nền tảng nhiệt ẩm 3 Thổ nhƣỡng và sinh vật Dinh dƣỡng đất và vật chất hữu cơ Qua bảng 1.1, cho thấy: - Các hợp phần cấu trúc tạo nên đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những hoạt động KT - XH, vừa là TNTN - đối tƣợng để khai thác sử dụng. Ngƣợc lại, TNTN là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất cảnh quan. Tính tƣơng đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí. - Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu nhƣ những loại tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị CQ có độ tƣơng đồng lớn. 1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp đƣợc hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này, con ngƣời đã tác động lên CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hƣớng tích cực và tiêu cực.
  • 17. 11 Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con ngƣời biết khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên và TNTN một cách hợp lí thì sẽ tác động tích cực lên CQ, cụ thể là hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong HST nông nghiệp, HST nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong HST lâm nghiệp,... làm tăng tính cân bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngƣợc lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm CQ biến đổi và cuối cùng làm thoái hóa CQ hiện có để hình thành CQ mới. Có thể nói, giữa CQ và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau và đƣợc thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Cấu trúc cảnh quan Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông - lâm nghiệp - Cấu trúc địa chất - Các dạng địa hình - Đá tạo đất - Mặt bằng sản xuất - Các kiểu khí hậu - Chế độ thủy văn - Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa - Nguồn nƣớc tƣới - Đại tổ hợp thổ nhƣỡng - Đại tổ hợp thực vật - Đất - Thực vật - Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học Nhƣ vậy, CQ là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của CQ là đối tƣợng sản xuất nông - lâm nghiệp của con ngƣời [15]. 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 1.3.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung phong phú đƣợc thể hiện trong nhiều công trình từ các hƣớng tiếp cận và sử dụng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN của đề tài đƣợc
  • 18. 12 tiếp cận theo hƣớng cảnh quan. Nền móng của cảnh quan học đã đƣợc xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia Địa lí tự nhiên bề mặt Trái đất của các nhà địa lí Nga nhƣ V. V. Docutsaev, L. X. Berge, G. N. Vysotski, G. F. Morozov... [12]. Từ giữa thế kỉ XX, các trƣờng phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu. Các công trình thuộc hƣớng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình là một số tác giả nhƣ: K. V. Pascan, G. Iu. Pritula (1980); B. A. Macximov (1978); K. B. Zvorukin (1984). Cùng trƣờng phái này còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả Hungari nhƣ Marosi, Szilard (1964), ở Rumani nhƣ Grumazescu (1966), ở Ba Lan nhƣ Rozycka (1965)... [26, tr.8]. Các công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng đều có sự thống nhất: - Về quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ƣu cho các đặc điểm sinh thái của CQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng lãnh thổ, con ngƣời và môi trƣờng. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh thái) theo hệ thống phân vị CQ. Việc chọn đơn vị cấp nào phải tƣơng ứng với phạm vi và mục tiêu đánh giá. Đơn vị sử dụng làm cơ sở đánh giá có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại CQ. - Về phƣơng pháp đánh giá tổng hợp: Các phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng gồm: Phƣơng pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ƣu), phƣơng pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phƣơng pháp thang điểm tổng hợp có trọng số... Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thƣờng dựa trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tƣợng kinh tế trong sử dụng đất đai. Mô hình đánh giá chung có tính điển hình là [12]:
  • 19. 13 Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH 1.3.2. Ở Việt Nam Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hƣớng CQ ứng dụng cho mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, chịu ảnh hƣởng rất lớn của trƣờng phái cảnh quan Liên Xô (cũ). Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và thời gian ra đời, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu CQ và CQ ứng dụng thành một số nhóm sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu lí thuyết CQ, CQ ứng dụng và phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam: Bao gồm các công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện lí thuyết CQ, nhƣ xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp, vận dụng lí thuyết CQ để phân vùng Địa lí tự nhiên, tiêu biểu có "Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên miền Bắc Việt Nam" của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, "Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên" (1969) và "Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" (1976) [22], "Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, "Cảnh quan và phân vùng địa lí tự nhiên (phần lục địa) [26, tr.19],... - Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng: Bao gồm các công trình nghiên cứu CQ định hƣớng cho việc sử dụng TNTN trên bình diện cả nƣớc, tiêu Đặc trƣng các đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ Đặc điểm sinh thái công trình đặc trƣng kĩ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất Đánh giá tổng hợp Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng
  • 20. 14 biểu có: "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái)" của tác giả Nguyễn Cao Huần, "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997) [12], "Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế" của tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [30],... Các công trình này tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc CQ và các hoạt động sản xuất, xã hội trên cơ sở đó đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng theo đơn vị CQ, phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế. - Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng cho các loại hình sản xuất theo lãnh thổ: Đây là nhóm công trình mới ra đời từ những năm 1980 nhƣng phát triển mạnh mẽ nhất vì các công trình này có tính ứng dụng cao, loại hình sản xuất và lãnh thổ đa dạng, số lƣợng đơn vị hành chính rất lớn. Nhóm này dựa trên các cơ sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu và phân chia ra các đơn vị ĐLTN, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và tiến hành đánh giá đơn vị CQ phù hợp cho một hoạt động sản xuất, đồng thời đề xuất mang tính định hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ. Tiêu biểu có các tác giả và công trình: “Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Hà Văn Hành (2002) [15], "Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày" của tác giả Lê Văn Thăng (1995) [29], "Đánh giá mức độ thích nghi và hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chủ yếu phục vụ cho việc xác lập các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình" của tác giả Hà Văn Hành và cộng sự (2011) [18], "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Lê Năm (2004) [26], "Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Bùi Thị Thu (2005) [25], "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế'' của tác giả Nguyễn Đăng Độ (2012) [11].
  • 21. 15 1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu Công trình nghiên cứu về ĐKTN và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang chƣa có cả về số lƣợng và hƣớng nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có một số đề tài có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu hoặc các lĩnh vực có liên quan. Cụ thể: - Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá vùng Nam Trung Bộ (vùng Ninh Thuận - Bình Thuận” (2000), Viện Địa lí, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, GS.TS. Nguyễn Văn Cƣ làm chủ nhiệm. Đề tài đã xác định tổng hợp nguyên nhân gây hoang mạc hoá các tỉnh Nam Trung bộ. Đánh giá hiện trạng, dự báo khả năng và đề xuất một số giải pháp khoa học kỹ thuật phòng ngừa, ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá [8]. - Đề tài: "Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực” (2014), Luận văn thạc sĩ Địa lí, Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Bảo Triều. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sự hình thành dòng chảy và tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đánh giá tiềm năng trữ lƣợng nƣớc phân bố chi tiết theo không gian và thời gian. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc mặt tích hợp với công nghệ GIS (DatabaseGIS) bao gồm theo dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (bản đồ) nhằm mang lại hiệu quả cho quản lý và khai thác nguồn tài nguyên này [31]. - Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ” (2008), Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do Lê Sâm làm chủ nhiệm. Đề tài này đã đề xuất đƣợc các biện pháp trữ nƣớc hợp lý cho các vùng hạn, sa mạc hóa. Đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng đất, nƣớc tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ [28]. Qua phân tích, xem xét các tài liệu có liên quan đến nội dung và lãnh thổ nghiên cứu của luận văn có thể nhận thấy: - Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị về lí luận và thực tiễn để tham khảo khi nghiên cứu.
  • 22. 16 - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận nói chung và lƣu vực sông Cái Phan Rang nói riêng mới chỉ đi sâu nghiên cứu ĐKTN một cách riêng lẻ phục vụ cho các mục đích khác nhau mà chƣa đặt chúng vào mối quan hệ tác động tƣơng hỗ nhằm xác định mức độ thích hợp các tổng thể tự nhiên cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể. - Ở lƣu vực sông Cái Phan Rang chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững. 1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.4.1. Các quan điểm tiếp cận - Quan điểm hệ thống: Quan điểm hệ thống nhằm xác định các cấu trúc không gian của hệ thống lãnh thổ tự nhiên, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng, qua đó phân tích đƣợc chức năng của các hợp phần, các yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đứng và mối quan hệ trong quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng theo cấu trúc ngang. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang. Ngoài tiềm năng tự nhiên, chức năng kinh tế, các loại cảnh quan còn đƣợc xem xét cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. - Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ với nhau. Vì vậy, phải xem xét đồng thời các cấu trúc thành phần, đầy đủ các quy luật phân hóa khi phân chia tự nhiên. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng thông qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần. - Quan điểm lãnh thổ: Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tƣơng đối về các điều kiện tự nhiên và việc đánh giá đƣợc dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm
  • 23. 17 nghiệp thích hợp. - Quan điểm phát triển bền vững: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang cần đƣợc tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, luận văn không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự nhiên của các đơn vị cảnh quan mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đƣợc lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sản xuất nông - lâm nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế và sinh thái. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng trong việc lựa chọn các loại hình nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá, đề xuất định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo loại cảnh quan nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ở lƣu vực sông. 1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu: Gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên nhƣ: Địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật. Các thông tin về dân cƣ, kinh tế xã hội các huyện trong địa bàn nghiên cứu. Một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Ninh Thuận. - Phương pháp phân tích hệ thống: Phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc luận văn vận dụng để phân tích mối quan hệ của các cặp hợp phần trong cấu trúc cảnh quan, xác định tính ổn định và biến động của cảnh quan, cho phép xác định cấu trúc chức năng, chu trình trao đổi vật chất - năng lƣợng giữa các hợp phần và trong nội bộ hợp phần cảnh quan, từ đó phát hiện sự phân hóa lãnh thổ làm cơ sở để đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp. - Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS): Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp.
  • 24. 18 Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý, phân tích các bản đồ. Phần mềm đƣợc sử dụng chủ yếu là ArcGIS, MapInfo. - Phương pháp ma trận: Vận dụng trong việc xây dựng chú giải ma trận cho bản đồ cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời, phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan. - Phương pháp so sánh địa lý: Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực địa: Là phƣơng pháp truyền thống và không thể thiếu đƣợc trong nghiên cứu bất kì lãnh thổ nào, giúp kiểm tra và điều chỉnh những giá trị đã nghiên cứu đƣợc. Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. - Phương pháp chuyên gia: Đƣợc vận dụng nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. Đồng thời, luận văn còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của ban ngành liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng. - Phương pháp đánh giá và phân hạng thích hợp: Có nhiều phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp mô hình chuẩn, phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng, phƣơng pháp đánh giá định tính, phƣơng pháp thang điểm tổng hợp, phƣơng pháp trọng số,... Trong đó, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá định lƣợng thông qua việc áp dụng bài toàn trung bình nhân theo công thức đề nghị của nhà cảnh quan học D. L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi của các loại cảnh quan, công thức có dạng: 1 2 3Mo . . ...n na a a a Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. a1, a2, a3... an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
  • 25. 19 Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng tài nguyên trên lƣu vực sông Cái Phan Rang, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích kinh tế. Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phƣơng pháp phân hạng. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO, có 4 phƣơng pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là: + Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng có hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục. + Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lƣợng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. + Phân hạng theo phƣơng pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện đƣợc trong các nghiên cứu chuyên sâu với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp phân hạng này khá tỉ mỉ nhƣng tốn nhiều công sức và tiền của. + Phƣơng pháp phân hạng theo toán học: Đƣợc thực hiện bằng các phép toán, xây dựng thang phân hạng có chứa những tham số của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ thống số liệu đƣa vào làm các tham số tính toán rất khó đầy đủ, khó đồng bộ. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent. D và Young A. 1981; Young A.1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N (không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức của Aivasian (1983). Công thức có dạng: max minS S S 1 lgH    Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng. Smax: Giá trị điểm tối đa. Smin: Giá trị điểm tối thiểu. H: Số lƣợng loại CQ đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.
  • 26. 20 Với sự trợ giúp của GIS, sau khi xác định điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá, ta có thể tạo và nhập các trƣờng với thuộc tính từng điểm đánh giá của từng chỉ tiêu, sau đó tính toán và phân hạng theo từng loại STCQ và thể hiện trên bản đồ kết quả phân hạng cho từng loại hình sử dụng. 1.4.3. Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang Việc đánh giá ĐKTN trên lƣu vực sông Cái Phan Rang đƣợc thực hiện theo hƣớng đánh giá CQ với quy trình gồm 5 bƣớc có nội dung cụ thể nhƣ sau: Bước 1. Công tác chuẩn bị Đây là bƣớc khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trƣớc mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. Việc xác định này đƣợc thực hiện chính xác sẽ đảm bảo công tác nghiên cứu đi đúng hƣớng và đánh giá đúng đối tƣợng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là: - Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu. - Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời sử dụng cũng nhƣ của cộng đồng. - Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch. Bước 2. Thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT - XH của lãnh thổ - Tập trung thu thập các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên. - Phân loại, sử dụng tối ƣu các số liệu đã có sẵn. - Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu, nhƣ: ngân hàng dữ liệu, GIS,... Xuất phát từ mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các tài liệu về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và các số liệu về KT - XH khác. Ngoài ra, các loại bản đồ nhƣ: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn,... của lƣu vực sông Cái Phan Rang cũng đƣợc thu thập nhằm phục vụ cho việc thành lập bản đồ STCQ. Bước 3. Nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Cái Phan Rang Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa để xác định sự phân hóa lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa
  • 27. 21 các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới. Theo kinh nghiệm của các nhà cảnh quan học, tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết mà các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị CQ. Mỗi một loại hay nhóm CQ chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng nhất định nên mục đích chính của việc xác định các đơn vị CQ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng hợp lí tài nguyên nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trƣờng. Bước 4. Đánh giá tổng hợp ĐKTN cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp trên lưu vực sông Cái Phan Rang Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau: - Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá. - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả KT - XH và tác dụng môi trƣờng sinh thái của một số mô hình nông- lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ. Bước 5. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp Việc đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở: - Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại hình sinh thái cảnh quan cho từng loại hình sử dụng. - Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trƣờng của loại hình sử dụng. - Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên ở lãnh thổ nghiên cứu. - Định hƣớng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
  • 28. 22 Hình 1.3. Các bước đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Định hƣớng phát triển Phân tích hiện trạng CÔNG TÁC CHUẨN BỊ - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu. - Khảo sát sơ bộ, tiến hành điều tra - Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch. THU THẬP SỐ LIỆU, TÀI LIỆU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - Địa chất, địa hình. - Khí hậu, thủy văn. - Thổ nhƣỡng, sinh vật ĐIỀU KIỆN KT - XH - Tình hình KT - XH. - Dân cƣ và nguồn lao động. - Các ngành kinh tế. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA TỰ NHIÊN CỦA LƢU VỰC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐKTN CHO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG NÔNG - LÂM NGHIỆP TRÊN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÍ LÃNH THỔ
  • 29. 23 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG 2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN 2.1.1. Vị trí địa lý Lƣu vực sông Cái Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận có tọa độ địa lý từ 11°23’00” đến 12°10’00” vĩ độ Bắc và từ 108°20’30” đến 109°30’00” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của lƣu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận là 2.488 km2 . Lƣu vực sông Cái Phan Rang đƣợc liệt kê là lƣu vực sông liên tỉnh tuy nhiên phần lớn diện tích lƣu vực thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, chiếm 74% diện tích toàn tỉnh [31]. Đây là lƣu vực sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, với nhiều lợi thế nhƣ giáp biển, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, tạo cho lƣu vực sông Cái Phan Rang trở thành vùng kinh tế năng động và hứa hẹn tiềm năng phát triển. Bên cạnh những lợi thế đó, ĐKTN khắc nghiệt của thiên nhiên cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của các ngành, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp. 2.1.2. Địa chất Trong bình đồ cấu trúc địa chất chung của lãnh thổ khu vực nghiên cứu thuộc đới hoạt hoá macma Mezozoi Đà Lạt. Vì vậy, thành tạo địa chất hết sức đa dạng, phong phú bao gồm các thành tạo xâm nhập, trầm tích phun trào, phun trào và các trầm tích bở rời có tuổi từ Mezozoi (MZ) đến Kainozoi (KZ) [8]. 2.1.2.1. Địa tầng a. Giới Mezozoi (MZ) Thuộc hệ tầng Nha Trang (Knt), phân bố ở phía Đông Bác Ái, khu vực Thuận Nam. Thành phần thạch học là ryolit, trachifriolit, felsit, dacit và tuf của chúng. Bề dày và quan hệ của hệ tầng này với các trầm tích khác chƣa rõ nguồn gốc. b. Giới Kainozoi (KZ) * Thống Pleistosen trung - phụ thống giữa (Qn) Gồm các bề mặt cát đỏ phân bố rộng rãi dọc theo ven biển Ninh Thuận, chứa inmenit, gắn kết yếu, hoặc ở dạng rời rạc.
  • 30. 24 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lưu vực sông Cái Phan Rang trong tỉnh Ninh Thuận
  • 31. 25 Hình 2.2. Sơ đồ hành chính lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 32. 26 * Thống Pleistosen - phụ thống giữa - trên (QII-III) Trầm tích biển tuổi QII-III: Liên quan với trầm tích biển ngay trong khu vực bắt gặp trầm tích cấu tạo nên thềm Sơn Hải cao 20 m với thành phần là cát bột lẫn cuội sỏi, cát vôi đƣợc xác định có nguồn gốc biển có tuổi QII-III. * Thống Pleistosen giữa - thống Holosen (QII-IV) Thành tạo bazan trẻ QII-IV phân bố khá rời rạc. Phần lớn là các bazan lỗ hổng, bazan bọt; các bazan đặc ít hơn. Chiều dày lớp phủ bazan thay đổi rất lớn, đến 40 - 50 m. * Phụ thống Pleistisen trên QIII - Trầm tích biển tuổi QIII: Trầm tích vôi, cát san hô Cà Ná cấu tạo nên thềm biển cao 10 - 15 m. - Trầm tích sông biển amQIII phân bố khá phổ biến ở lƣu vực sông Cái Phan Rang nơi cửa sông lớn đổ ra biển ở độ cao trung bình từ 5 - 6 m, đƣợc cấu tạo bởi cát, bột, sét. Tuổi trầm tích xếp vào QIV2-3. - Trầm tích cát vôi san hô cấu tạo nên thềm biển cao 4 - 5 m ở Cà Ná và khu vực Mũi Đỏ đã đƣợc xác định tuổi tuyệt đối bằng C14 vào khoảng 4.500 năm trƣớc đây (QIV2-3), trầm tích san hô Phan Rang phân bố ven biển Sơn Hải, Phan Rang, chỉ lộ ra khi triều xuống, cấu tạo bởi cát vôi lẫn san hô, tuổi QIV3. - Trầm tích sông phân bố dọc theo ven sông dƣới dạng thềm I và bãi bồi đƣợc cấu tạo bởi cát sỏi, bột, sét, tuổi trầm tích QIV3 [8]. 2.1.2.2. Các thành tạo xâm nhập Các thành tạo xâm nhập trong khu vực khá phổ biến bao gồm cả các thể xâm nhập nông và sâu với thành phần đá từ axit đến trung tính và bazơ. Theo các giai đoạn xâm nhập có thể chia ra các phức hệ xâm nhập sau: - Phức hệ Ankroet - Định Quán ( K1đq): Phân bố rộng rãi ở Phan Rang với thành phần diorit, diorit thạch anh, granodiorit, granit. - Phức hệ Đèo Cả ( K2đc): Phân bố dƣới dạng các khối núi có kích thƣớc khác nhau tập trung ở phía Đông Bắc khu vực. Cấu tạo phức hệ Đèo Cả gồm: granodiorit, granosienit, granit. Phức hệ Đèo Cả do đƣợc thành tạo sau các trầm tích phun trào loại Đơn Dƣơng nên đôi nơi có biến chất tiếp xúc trao đổi.
  • 33. 27 - Phức hệ Cà Ná ( K2 cn): Phân bố rộng rãi nhƣ phức hệ Đèo Cả thƣờng tạo thành các khối xâm nhập từ nhỏ đến trung bình (1 km2 đến 50 km2 ). Trong khu vực nghiên cứu khối Cà Ná có diện tích tới 100 km2 . - Phức hệ Phan Rang ( K2-Ppr): Ở vùng Phan Rang phát triển các mạch nhỏ, các đai kéo dài từ vài trăm mét đến 2 km, chiều dày 100 - 200 m có phƣơng kéo dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, thành phần thạch học là granit pocfia với nền hạt nhỏ, các ban tinh thƣờng là các tấm fenspat màu hồng, nền có màu trắng xám. Tính phân đới kết tinh từ ngoài vào trung tâm khối khá rõ [8], [28]. 2.1.3. Địa hình Lƣu vực Sông Cái Phan Rang có địa hình đa dạng: núi, đồi và đồng bằng. Địa hình dốc, có hƣớng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Địa hình núi: Bao phủ gần hết các phần phía Bắc, phía Tây, phía Nam và một phần phía Đông, chiếm 63,2% tổng diện tích lƣu vực. Các khối núi cao này đƣợc cấu tạo bởi các xâm nhập granitoid của các phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná, có độ cao thay đổi từ 300 đến gần 2.000 m; trong đó có rất nhiều đỉnh vƣợt quá 1.000 m nhƣ núi Tiên Quân (1.793 m), Gia Rích (1.922 m), Tha Nhanh (1.792 m), núi Chuân (1.645 m), núi Ma Rông (1.359 m) và Hòn Diên (1.525 m). Độ dốc phổ biến của vùng núi cao là 25° với hƣớng dốc đổ xuống đồng bằng Phan Rang - Tháp Chàm. - Địa hình đồi: Chiếm 14,4% tổng diện tích lƣu vực. Đây là vùng gò đồi xen lẫn một ít diện tích bằng phẳng, có độ cao từ 20 - 300 m. - Địa hình đồng bằng: Chiếm 22,4% tổng diện tích tự nhiên, đƣợc phân bố chủ yếu ở hạ lƣu của dòng chính sông Cái Phan Rang. Đây là vùng đất tƣơng đối bằng phẳng với độ cao biến đổi từ 0 - 20 m [31]. Đặc điểm chung của địa hình khu vực nghiên cứu là có sự phân hóa về địa hình cũng nhƣ nguồn gốc của các dạng địa hình cấu thành nên địa hình đồng bằng và dải ven biển địa hình lƣu vực có những nét điển hình cho một vùng khô hạn. Địa hình đồng bằng đồi khá bằng phẳng là một điển hình của địa hình khu vực cực Nam Trung Bộ nói chung [8].
  • 34. 28 Hình 2.3. Sơ đồ độ cao địa hình lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 35. 29 Hình 2.4. Sơ đồ độ dốc lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 36. 30 2.1.4. Khí hậu Lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trƣng nắng nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh [28]. 2.1.4.1. Chế độ bức xạ * Bức xạ tổng cộng: Lƣợng bức xạ tổng cộng lý tƣởng rất lớn, trung bình năm tại Nha Hố trên 230 Kcal/cm2 . Tháng ít nhất cũng đạt trên 14 Kcal/cm2 . Trung bình hàng năm lƣợng bức xạ tổng cộng thực tế tới 169 Kcal/cm2 [7]. Lƣợng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá đều giữa các tháng đã góp phần quan trọng quyết định tính chất nhiệt đới của khí hậu lƣu vực. * Số giờ nắng: Lƣu vực sông Cái Phan Rang nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài. Hơn nữa mùa khô lại kéo dài 8 - 9 tháng, trung bình hàng năm có tới 2.800 - 2.900 giờ nắng. Năm ít nhất cũng có trên 1.900 giờ nắng và năm cao nhất có trên 3.000 giờ nắng. Tháng nắng nhiều nhất là tháng III, trung bình có trên 291 giờ nắng. Tháng nắng ít nhất là tháng VII, trung bình cũng có 196 giờ nắng [7]. Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng các tháng, năm tại các trạm Nha Hố và Phan Rang Đơn vị tính: giờ nắng Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nha Hố 267 269 313 274 250 193 241 207 196 190 185 228 2.811 Phan Rang 246 255 282 276 247 241 232 235 196 192 188 191 2.782 * Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8] 2.1.4.2. Chế độ nhiệt Lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền nhiệt độ cao quanh năm, hầu hết vùng đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 26o C và tổng nhiệt năm trên 9.400o C. Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 27o C và tổng nhiệt năm trên 9.800o C. Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,2o C. Tất cả các tháng trong năm đều
  • 37. 31 có nhiệt độ trung bình khá cao, cao nhất vào tháng VI (29o C) và có thêm 4 tháng (IV, V, VII, VIII) có nhiệt độ trung bình trên 28o C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất (24,8o C) và tiếp theo là tháng XII (25,2o C) [8]. Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang Đơn vị tính: o C Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nha Hố 24.4 26.2 26.9 28.2 28.8 28.7 28.6 28.8 27.2 26.5 26.4 24.8 27.1 Phan Rang 24.8 25.3 26.6 28.0 28.7 28.9 28.6 28.4 27.7 26.9 26.1 25.1 27.1 * Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8] Nhƣ vậy, lƣu vực sông Cái Phan Rang có nền nhiệt độ cao quanh năm ít biến động, không có mùa đông lạnh trừ vùng núi cao trên 1.000 m. So với khu vực xung quanh và cả nƣớc, đây là nơi có nhiệt độ trung bình cao nhất, song nhiệt độ cao nhất tuyệt đối còn thấp hơn nhiều khu vực khác ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 2.1.4.3. Chế độ mưa - ẩm *Chế độ mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm trên khu vực Nam Trung Bộ phổ biến khoảng 1.000 – 1.600 mm, song ở Phan Rang chỉ trên 770 mm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong các tháng. Lƣợng mƣa lớn nhất thƣờng tập trung vào các tháng VIII, IX và thấp nhất vào các tháng đầu năm: tháng I, II, và III [28]. Ở Phan Rang lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 215 mm. Đáng chú ý là Ninh Thuận là trung tâm mƣa ít nhất trong cả nƣớc song lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở Nha Hố trên 200 mm, điều này chứng tỏ ở lƣu vực sông Cái Phan Rang không chỉ có hạn hán mà còn có thể bị ngập úng. Số ngày mƣa trung bình năm là 60 - 220. Đa số ngày mƣa có lƣợng mƣa dƣới 5 mm. Số ngày mƣa lớn (≥ 50 mm/ngày) trung bình năm phổ biến từ 5 - 15 ngày [28].
  • 38. 32 Hình 2.5. Sơ đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 39. 33 * Chế độ ẩm Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm ở tỉnh Ninh Thuận dao động từ 70 đến 80%, phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian. Thời kỳ mùa mƣa (tháng IX đến tháng XII) độ ẩm các tháng dao động từ 75 đến 85%. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm trung bình tháng dao động từ 70 đến 80%. Biên độ năm của độ ẩm tƣơng đối trung bình từ 10 đến 13%. Độ ẩm tƣơng đối thấp nhất ở tất cả các tháng trong năm đều dƣới 50%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đo đƣợc ở Nha Hố 25%, Phan Rang 21% [31]. Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang Đơn vị tính: % Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nha Hố 70 71 71 73 77 76 75 73 81 83 80 73 75 Phan Rang 72 72 75 76 77 75 75 76 79 80 77 74 76 * Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8] 2.1.4.4. Chế độ gió Lƣu vực sông Cái Phan Rang năm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do địa hình chi phối nên hƣớng gió không phản ánh đúng cơ chế của hoàn lƣu. Tuy nhiên, hƣớng gió thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt. Gió có hƣớng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng X đến tháng III, Đông Nam đến Đông từ tháng III đến tháng VIII, Tây Nam từ tháng VIII đến tháng X. Tốc độ gió trung bình ngày từ 2 đến 4 m/s, chiếm gần 40 % và thƣờng xuất hiện vào ban ngày, thích hợp cho sự khai thác năng lƣợng gió trên qui mô vừa và nhỏ [28]. 2.1.4.5. Bốc hơi Tổng lƣợng bốc hơi khả năng ở lƣu vực tƣơng đối ổn định. Hàng năm tổng lƣợng bốc hơi khả năng đạt từ 1.650 - 1.850 mm, phân bố không đều trong các tháng. Từ tháng IX đến tháng XI tổng lƣợng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 80 - 120 mm, các tháng còn lại trong năm phổ biến từ 130 - 180 mm. Tổng lƣợng bốc hơi khả năng tháng và năm trạm Nha Hố và Phan Rang nhƣ sau:
  • 40. 34 Bảng 2.4. Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm Nha Hố và Phan Rang Đơn vị tính: mm Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nha Hố 156 151 179 159 143 137 161 176 103 79 91 136 1.671 Phan Rang 196 181 172 155 141 151 158 161 117 110 135 162 1.839 * Ghi chú: Nha Hố: 1978 - 2007; Phan Rang: 1993 - 2009. Nguồn: [8] 2.1.5. Thuỷ văn 2.1.5.1. Hệ thống sông suối Trên hệ thống sông Cái Phan Rang, ngoài dòng chính sông Cái còn nhiều nhánh sông, suối lớn nhỏ. Phía bờ tả đáng kể có sông Sắt, sông Cho Mo và suối Ngang…, phía bờ hữu có sông Ông, sông Cha - Than, sông Quao và sông Lu. Hệ thống sông suối thuộc lƣu vực sông Cái Phan Rang khá dày đặc với mật độ khoảng 0,13 - 0,15 km/km2 . Phần lớn sông suối trong tỉnh có lƣu vực nhỏ, sông ngắn, hẹp và dốc [31]. a. Dòng chính sông Cái Phan Rang Dòng chính sông Cái Phan Rang bắt đầu từ dãy núi Gia Rích với độ cao khoảng 1.923 m chảy theo hƣớng Bắc - Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan Rang. Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120 km. Mặt cắt dọc sông Cái có dạng bậc thềm. Ở thƣợng nguồn sông chảy ven theo các sƣờn núi cao trên 1.500 m, lòng sông nhiều đá tảng, độ dốc lòng sông lớn, sƣờn dốc ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp đất núi Feralít [31]. b. Các sông suối nhánh Ngoài dòng chính sông Cái ra, còn có các nhánh sông lớn của sông Cái và các sông, suối độc lập có diện tích lƣu vực và chiều dài đáng kể nhƣ sau: - Sông Sắt: Nằm ở bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ dãy núi Hà La (1.085 m). Sông chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, dài 32 km, diện tích lƣu vực 409 km2 . - Sông Trà Co: Nằm ở bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ núi Ma Rai (1.310 m).
  • 41. 35 Sông chảy theo hƣớng Bắc - Nam, dài 25 km, diện tích lƣu vực 154 km2 . - Sông Cho Mo: Nằm phía bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ núi Mao Chu Hi (1.451 m). Sông chảy theo hƣớng Đông - Tây và đổ vào sông Cái tại thƣợng lƣu cầu Tân Mỹ. Chiều dài sông 19,5 km, diện tích lƣu vực 86 km2 . - Sông Ông: Nằm phía bờ phải sông Cái, bắt nguồn từ núi Yen Draph (1.610 m). Sông chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dòng chảy của bản thân lƣu vực, sông còn tiếp nhận lƣợng nƣớc xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim sang với lƣu lƣợng xả trung bình 16,7 m3 /s. Chiều dài sông 28 km, diện tích lƣu vực 215 km2 . - Sông Than: bắt nguồn từ núi Ma Rong (1.310 m). Sông chảy theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc, đổ vào sông Cái tại cầu Tân Mỹ. Chiều dài sông 30 km, diện tích lƣu vực 352 km2 . - Sông Quao: Nằm ở bờ phải sông Cái bắt nguồn từ núi Tà Mú. Chảy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ vào sông Cái Phan Rang tại vị trí phía thƣợng lƣu cầu Đạo Long. Chiều dài sông 39,5 km, diện tích lƣu vực 154 km2 . - Sông Lu: Nằm ở bờ phải sông Cái, bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây nơi ranh giới 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận. Chiều dài sông 34 km, diện tích lƣu vực 504 km2 [31]. 2.1.5.2. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực sông Cái Phan Rang Dòng chảy các sông suối tỉnh Ninh Thuận phân phối không đều trong năm theo sự phân phối không đều của mƣa năm, hình thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII, mùa lũ từ tháng IX đến tháng XII. - Từ tháng I đến tháng IV hàng năm là thời kỳ mùa khô, lƣợng mƣa rơi trên các lƣu vực có trị số không đáng kể và lƣợng dòng chảy trên các triền sông trong tỉnh lúc này chỉ là lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết từ mặt đệm lƣu vực, ngày càng giảm. Hệ số phân phối dòng chảy tháng B (%) có trị số 5 – 6% đối với tháng I, giảm xuống 3 - 4% đối với tháng IV. - Từ tháng V đến tháng VI: lũ tiểu mãn làm gia tăng đáng kể lƣợng dòng chảy trên các triền sông (B = 4 - 7 % mỗi tháng). Nói chung, lũ tiểu mãn nhỏ hơn
  • 42. 36 nhiều so với lũ chính vụ, nhƣng là nguồn nƣớc quí giá cho thời vụ dân sinh giữa mùa khô và lũ tiểu mãn cũng là nét đặc sắc của chế độ dòng chảy Ninh Thuận cũng nhƣ cả vùng Nam Trung Bộ [28]. - Trong tháng VII, do mƣa ít, dòng chảy giảm. - Trong tháng VIII, dòng chảy trên các triền sông tiếp tục giảm. Cuối tháng VIII, dòng chảy có xu hƣớng tăng lên do các trận mƣa sớm. - Trong tháng IX, với sự gia tăng nhanh chóng của dòng chảy do có các trận mƣa lớn trên các lƣu vực, mùa lũ thực sự bắt đầu (B = 9 - 10%). - Từ tháng X đến tháng XI, dƣới tác động các hình thế gây mƣa lớn nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh tăng cƣờng,... lƣợng mƣa tháng tăng nhanh và là nguyên nhân của sự tập trung dòng chảy lũ vào thời kỳ này. Tháng X có B = 21% và tháng XI có B = 23 - 28%. Nói chung, dòng chảy tháng XI thƣờng có trị số lớn nhất năm, do dòng chảy, tháng này một mặt đƣợc thừa hƣởng lƣợng nƣớc khá lớn đƣợc điều tiết từ tháng X, mặt khác mƣa chính tháng XI thƣờng rất lớn. - Trong tháng XII, với lƣợng dòng chảy chiếm 8-10% lƣợng dòng chảy năm, tình trạng lũ có thể đƣợc duy trì đến hết tháng [28]. 2.1.6. Thổ nhƣỡng Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, ở lƣu vực sông Cái Phan Rang có các nhóm và loại đất sau: a. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển Có quy mô diện tích là 8.708 ha, chiếm 3,5% diện tích tự nhiên; gồm các đất đƣợc hình thành từ trầm tích biển và có thành phần cơ giới thô hơn hoặc bằng cát pha thịt (≥ 70% cát và ≤ 15% sét) trong độ sâu 0 - 100 cm. Do nguồn gốc nhƣ trên nên nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển chỉ có mặt ở vùng ven biển; chúng có dạng dải kéo dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, tạo thành đƣờng bờ biển hiện đại. Về phân bố theo địa giới hành chính, nhóm đất này tập trung ở các huyện: Ninh Phƣớc (8.479 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (461 ha) [28].
  • 43. 37 Hình 2.6. Sơ đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 44. 38 Hình 2.7. Sơ đồ lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 45. 39 Hình 2.8. Sơ đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận
  • 46. 40 b. Nhóm đất mặn Có quy mô diện tích là 1.266 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên; gồm các đất đƣợc hình thành từ trầm tích trẻ, tuổi Holocene, có nguồn gốc biển, sông - biển hoặc biển - đầm lầy và, ít nhất ở một phụ tầng trong vòng 100 cm có thành phần cơ giới mịn hơn cát mịn pha thịt. Về phân bố theo địa giới hành chính, nhóm đất mặn tập trung ở các huyện: Ninh Phƣớc (835 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (148 ha) [8]. - Đất mặn nhiều có diện tích 743 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Ninh Phƣớc (650 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (93 ha). - Đất mặn trung bình có quy mô nhỏ, 8 ha, chiếm 0,003% diện tích tự nhiên, phân bố hạn chế ở một khu vực Sơn Hải, huyện Ninh Phƣớc. - Đất mặn ít có diện tích 233 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Ninh Phƣớc (177 ha) và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (55 ha) [28]. c. Nhóm đất phù sa Có quy mô diện tích là 19.824 ha, chiếm 7,97% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở huyện Ninh Phƣớc (11.436 ha), Bác Ái (1.565 ha), Ninh Sơn (2.887 ha) và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (3.936 ha). Nhìn chung, nhóm đất phù sa cũng là một trong những loại đất có nhiều ƣu điểm cho sử dụng nông nghiệp; đất ít chua, chứa ít độc tố, hàm lƣợng dinh dƣỡng cho cây trồng khá cao, lại đƣợc phân bố ở địa hình vàn thấp ven sông thuận lợi cho việc cung cấp nƣớc tƣới cũng nhƣ thực hiện các biện pháp canh tác. Tùy theo nguồn sông - suối và mức độ phát triển phẫu diện, nhóm đất phù sa ở lƣu vực đƣợc chia ra 4 đơn vị phân loại: đất phù sa không đƣợc bồi trung tính ít chua, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ - vàng và đất phù sa ngòi suối: - Đất phù sa không đƣợc bồi chua (Pc) có diện tích 7.325 ha, chiếm 2,94% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng đê tự nhiên hoặc bãi bồi cao, tạo thành dải hẹp kéo dài ven thềm sông Kinh Dinh, phổ biến ở các khu vực từ Nam Nha Hố đến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. - Đất phù sa glây (Pg) có diện tích 7.613 ha, chiếm 3,06% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung ở cánh đồng Phan Rang - Tháp Chàm và ven QL1, dƣới dạng
  • 47. 41 đồng bằng thấp. Các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) có diện tích là 5.198 ha, chiếm 2,09% diện tích tự nhiên; chúng phân bố xen kẻ trong khu vực đất phù sa glây, thuộc cánh đồng Phan Rang - Tháp Chàm dƣới dạng đồng bằng cao. Đất có thành phần cơ giới khá nặng; phản ứng đất ít chua đến gần trung tính; các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu; tuy nhiên đất thƣờng có sắt hòa tan khá cao, lân dễ tiêu thƣờng nghèo. - Đất phù sa ngòi suối (Py) có diện tích là 3.254 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên; phân bố hạn chế dƣới dạng các bãi bồi thấp, tạo thành những dải hẹp kéo dài dọc theo một số sông nhỏ - suối lớn. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, phản ứng đất ít chua đến gần trung tính, các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giàu [28]. d. Nhóm đất xám Có quy mô diện tích là 10.028 ha; chiếm 4,03% diện tích tự nhiên. Các đất hình thành trên mẫu chất cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Tùy theo nguồn gốc mẫu chất và những biến đổi thứ cấp xảy ra trong đất mà đất xám đƣợc chia ra nhiều đơn vị phân loại khác nhau. Đất xám glây (Xg) có diện tích là 8.560 ha, chiếm 3,44% diện tích tự nhiên; chúng có mặt khá phổ biến ở dạng bậc thềm thấp viền mép đồng bằng Phan Rang - Tháp Chàm và thung lũng Krông Pha (Ninh Sơn); ngoài ra chúng còn phân bố rải rác ở nhiều khu vực nhƣ viền mép thung lũng sông Lu (Ninh Phƣớc). Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nhẹ; phản ứng đất trung tính đến kiềm yếu. Ngoài ra, các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣ mùn, đạm, lân và kali đều ở mức khá giầu. Nhìn chung, xám glây cũng là một trong những loại đất có nhiều ƣu điểm cho sử dụng nông nghiệp; đất ít chua, chứa ít độc tố, hàm lƣợng dinh dƣỡng cho cây trồng khá cao, lại đƣợc phân bố ở địa hình bằng thấp thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nƣớc tƣới cũng nhƣ thực hiện các biện pháp canh tác [31]. e. Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn bao phủ hầu nhƣ toàn bộ phần bậc
  • 48. 42 thềm cao và phẳng trƣớc núi trong vùng nội địa của lƣu vực và một phần nhỏ vùng đồi núi thấp. Chúng có diện tích là 99.089 ha; chiếm 39.83% tổng diện tích tự nhiên lƣu vực. Dựa theo nguồn gốc mẫu chất và những biến đổi thứ cấp xảy ra trong đất mà nhóm đất đỏ và xám nâu đƣợc chia ra 2 đơn vị phân loại: đất đỏ vùng bán khô hạn và đất xám nâu vùng bán khô hạn. - Đất đỏ vùng bán khô hạn (Dk) xuất hiện với diện tích là 4.519 ha; chiếm 1,82% diện tích tự nhiên. Chúng phân bố rải rác ở các khu vực Thành Sơn, Nhơn Sơn, núi Đất - Tháp Chàm (Phan Rang), khu vực Ma Nới (Ninh Sơn), khu vực sƣờn Đông Bắc núi Rô (Ninh Phƣớc) dƣới dạng các đồi đất đỏ với diện lộ thay đổi từ một vài km2 tới cả chục km2 . Đất có thành phần cơ giới nặng; đất ít chua đến gần trung tính, bão hòa bazơ khá cao. Tuy nhiên, các yếu tố dinh dƣỡng đa lƣợng cho cây trồng thƣờng chỉ đạt mức nghèo, đặc biệt là mùn và đạm trong đất [31]. - Đất xám nâu vùng bán khô hạn (Xk) phân bố rộng rãi ở tất cả các huyện trong tỉnh, chúng chiếm hầu hết các dạng địa hình bậc thềm cao hoặc phẳng trƣớc núi và một số núi sót trong vùng bậc thềm này. Diện tích đất xám nâu lên đến 94.570 ha; chiếm 38,01% tổng diện tích tự nhiên lƣu vực. Nhìn chung, đất xám nâu vùng bán khô hạn, mặc dù ƣu điểm là ít chua và có bão hòa bazơ cao song phần lớn các yếu tố dinh dƣỡng cho cây trồng chỉ ở mức nghèo đến trung bình thấp [31]. f. Nhóm đất đỏ vàng Nhóm đất đỏ vàng chiếm giữ phần lớn vùng núi cao của tỉnh Ninh Thuận. Chúng có diện tích là 163.113 ha; chiếm 65,56% tổng diện tích tự nhiên lƣu vực; bao gồm các đất hình thành trên các loại đá trầm tích hay mácma có thành phần khác nhau hoặc trên các mẫu chất cổ, phân bố trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, có quá trình phá hủy khoáng sét, rửa trôi và tích tụ sét, sắt, nhôm chiếm ƣu thế, tạo cho đất có các tông màu đỏ - vàng, đƣợc xếp vào nhóm đất đỏ vàng. Tùy theo nguồn gốc mẫu chất và màu sắc chủ đạo trong đất, nhóm đất đỏ vàng đƣợc chia ra các đơn vị phân loại khác nhau; trong phạm vi lƣu vực có 2 đơn vị phân loại: đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất; đất vàng đỏ trên đá mácma axít [31]. - Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) có diện tích là 4.424 ha; chiếm 1,78% diện tích tự nhiên. Chúng phân bố hạn chế ở một số dải núi thấp: núi Rã, núi