SlideShare a Scribd company logo
1 of 148
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢƠ
́ C LỢ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ
̉ U LONG ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN 2030
-Hà Nội, 11/2015-
ii
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢƠ
́ C LỢ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ
̉ U LONG ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN 2030
ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƢ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TÊ VÀ QH THỦY SẢN
-Hà Nội, 11/2015-
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ VII
DANH MỤC HÌNH................................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................IX
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết lập quy hoạch ...................................................................................... 1
2. Những căn cứ pháp lý ............................................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án ................................................................................ 3
3.1. Phạm vi không gian.............................................................................................. 3
3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 3
3.3. Đối tượng quy hoạch............................................................................................ 4
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ................................. 5
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trường ảnh hưởng đến vùng quy hoạch........ 5
2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................... 5
2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL .... 9
2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trường nước trong nuôi tôm nước lợ ................. 10
2.1.4. Đá nh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường đến sự phát triển nuôi
tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 14
2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nước lợ vùng
ĐBSCL ...................................................................................................................... 15
2.2.1. Đá nh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc............................. 15
2.2.2. Đá nh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nước lợ................................................. 16
2.2.3. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội đến sự phát triển nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL................................................................................................... 18
2.3. Hiê ̣n tra ̣ng phát triển nuôi tôm nư ớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2005-2014......................................................................................................... 19
2.3.1. Phân tích, đánh giá diễn biến về diện tích nuôi theo đối tượng nuôi tôm
nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014.......... 19
2.3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến về sản lượng, năng suất, giá trị theo đối
tượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) và hiệu quả sản xuất theo
chuỗi giá trị ................................................................................................................. 26
2.3.3. Đánh giá tình hình khoa học, công nghệ và hoạt động khuyến ngư trong
nuôi tôm nước lợ.......................................................................................................... 38
iv
2.3.4. Đánh giá nguồn nhân lực cho nuôi tôm nước lợ ........................................ 39
2.3.5. Đánh giá hiện trạng về điều kiện di ̣ch vụ hậu cần phục vụ cho nuôi tôm
nước lợ......................................................................................................................... 39
2.3.6. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: thực trạng về khả năng đáp ứng điện, giao
thông, thủy lợi phục vụ nuôi tôm nước lợ ................................................................... 43
2.3.7. Đánh giá hiện trạng chế biến, thương mai của đối tượng tôm nước lợ: hệ
thống thu mua, phân phối, tiêu thu sản phẩm; các sản phẩm chế biến, giá trị gia
tăng, phụ phẩm............................................................................................................ 47
2.3.8. Đánh giá hiện trạng về tổ chức, quản lý sản xuất và cơ chế chính sách
hỗ trợ phát triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL..................................................... 51
2.3.9. Tổng hợp các quy hoạch, chương trình, đề tài dự án liên quan đến phát
triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL đã phê duyệt .................................................. 53
2.3.10. Tổng hợp các yêu cầu khoa học kỹ thuật cần thiết trong việc phát triển
bền vững nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung........... 54
2.3.11. Đánh giá chung về hiện trạng nuôi t ôm nước lợ ở vùng ĐBSCL: những
thuận lợi, kết quả đã đạt được; những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ................. 56
PHẦN III: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI
TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN 2030.............................................................................................. 59
3.1. Dự báo nhu cầu thi ̣trường tiêu thụtôm nuôi ở trong và ngoài nước ................ 59
3.1.1. Dự bá o nhu cầu thi ̣trườ ng tiêu thụ tôm trên thế giới đến năm 2030......... 59
3.1.2. Dự bá o nhu cầu tiêu thụ tôm nướ c lợ ở Việt Nam đến năm 2030............... 67
3.1.3. Đá nh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm tôm nướ c lợ của Việt Nam so
vớ i một số nướ c trên thế giớ i và trong khu vực........................................................... 67
3.2. Đánh giá phân tích dự báo về tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng
ĐBSCL đến năm 2020 .............................................................................................. 69
3.3. Dự báo tác động môi trường sinh thái , biến đổi khí hâ ̣u, nguồn nước đến phát
triển nuôi tôm nước lợ............................................................................................... 70
3.3.1. Dự bá o tá c động của nuôi tôm nướ c lợ đến môi trườ ng sinh thá i.............. 70
3.3.2. Dự bá o tá c động của BĐKH đến nuôi tôm nướ c lợ.................................... 72
3.3.3. Dự bá o tá c động của nguồn nướ c đến nuôi tôm nướ c lợ........................... 74
3.4. Dự báo các tiến bộ khoa học và công nghệ nuôi, thu hoa ̣ch, bảo quản, chế biến
tôm nước lợ................................................................................................................ 76
3.4.1. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệnuôi................................................... 76
3.4.2. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệthu hoạch .......................................... 80
3.4.3. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệbảo quản........................................... 80
v
3.4.4. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệchế biến............................................. 81
3.4.5. Dự báo công nghệ sản xuất thức ăn ........................................................... 81
3.4.6. Dự báo công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh ứng phó với bệnh tôm.. 82
3.5. Dự báo phát triển KT-XH tác động đến nuôi tôm nước lợ................................ 82
3.5.1. Các tác động tích cực.................................................................................. 82
3.5.2. Các tác động không tích cực....................................................................... 83
PHẦN IV: QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỔNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030................................ 86
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ......................................... 86
4.1.1 Quan điểm quy hoạch................................................................................... 86
4.1.2. Định hướng phát triển................................................................................. 86
4.1.3. Mục tiêu quy hoạch ..................................................................................... 87
4.2. Phương án quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030................................................................... 88
4.2.1. Luận chứng xây dựng và lựa chọn phương án ưu tiên phát triển .............. 88
4.2.2. Xây dựng tiêu chí để xá c đi ̣nh, lựa chọn vùng nuôi theo cá c mư
́ c ưu tiên. 91
4.2.3. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn đến
2030............................................................................................................................. 92
4.2.4. Nhu cầu về giống, thư
́ c ăn và nguồn nhân lực.......................................... 100
4.2.5. Quy hoạch hạ tầng cơ sở và dịch vụ hậu cần ........................................... 101
4.2.6. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư và nhu cầu ................................ 103
4.3. Đánh giá sơ bộhiê ̣u quả quy hoa ̣ch ................................................................. 103
4.3.1. Hiệu quả về kinh tế................................................................................... 103
4.3.2. Hiệu quả về xã hội..................................................................................... 104
4.3.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái ............................................................. 105
4.3.4. Hiệu quả về quốc phòng an ninh .............................................................. 105
PHẦN V: NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH......... 106
5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................................ 106
5.2. Giải pháp về khoa học công nghê ̣, khuyến ngư ............................................... 107
5.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại .............................................. 108
5.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất......................................................... 110
5.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường....................................................................... 112
vi
5.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế............................................................................ 114
5.7. Giải pháp về đầu tư .......................................................................................... 115
5.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện......................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 120
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.. 21
Bảng 2.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 –
2014......................................................................................................................... 22
Bảng 2.3: Diện tích các hình thức nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014. 24
Bảng 2.4: Diễn biến DT nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 .. 25
Bảng 2.5: Diễn biến SL nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 .. 27
Bảng 2.6: Diễn biến SL nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 ...... 29
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất tôm Sú giai đoạn 2005 – 2014 ...................................... 32
Bảng 2.8: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn
2005 – 2014............................................................................................................. 34
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất tôm TCT giai đoạn 2008 – 2014................................... 36
Bảng 2.10: Kết quả lợi nhuận trên 1 kg tôm nuôi................................................... 37
Bảng 2.11: Lao động nuôi tôm nước lợ .................................................................. 39
Bảng 2.12: Tình hình sản xuất tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ...... 40
Bảng 2.13: Thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL năm 201442
Bảng 2.14: Tỉ lệ mặt hàng chế biến và xuất khẩu tôm giữa các tỉnh vùng ĐBSCL49
Bảng 3.1: Dự báo lượng cung tôm xuất khẩu top 10 quốc gia hàng đầu thế giới đến
năm 2030 ................................................................................................................. 60
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụtôm nước lợở Viê ̣t Nam đến năm 2020.......... 67
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu nguyên liệu tôm nước lợ ở Việt Nam đến năm 2030... 67
Bảng 3.4: Năng lực cạnh trang về giá tôm xuất khẩu bình quân của Việt Nam so
với một số nước....................................................................................................... 68
Bảng 3.5: Năng lực cạnh tranh về giá sản phẩm tôm sú và tôm thẻ chân trắng của
Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới ở thị trường Mỹ trong
9 tháng năm 2015 .................................................................................................... 69
Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm ước tính trên 1 ha tôm Sú/tôm TCT thâm canh....... 71
Bảng 3.7: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 kịch bản phát thải
trung bình (B2)........................................................................................................ 72
Bảng 3.8 : Dự báo sản lượng tôm nước lợbi ̣thiê ̣t ha ̣i do tác động của BĐKH đến
năm 2030 ................................................................................................................. 73
Bảng 3.9: So sánh hiệu suất nuôi mong đợi của hệ thống nuôi Biofloc với hệ thống
nuôi tự dưỡng truyền thống..................................................................................... 77
Bảng 3.10: Lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven biển năm
2009......................................................................................................................... 84
Bảng 4.1: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA1) 88
Bảng 4.2: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA2) 89
Bảng 4.3: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA3) 90
Bảng 4.4: Tăng giảm và tốc độ tăng trưởng của 3 phương án................................ 91
Bảng 4.5: Quy hoạch diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030......................................................................................... 94
Bảng 4.6: QH diện tích các mô hình nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL
đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 .......................................................................... 96
viii
Bảng 4.7: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030......................................................................................... 99
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất tôm nước lợ ................................................................... 99
Bảng 4.9: Nhu cầu con giống tôm nước lợ vùng ĐBSCL .................................... 100
Bảng 4.10: Nhu cầu về thức ăn nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ......................... 100
Bảng 4.11: Nhu cầu về nhân lực nuôi tôm nước lợ .............................................. 101
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL.............................................................. 5
Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05 năm
gần đây....................................................................................................................... 6
Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích đất
chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014.................... 10
Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt hiện nay......................... 11
Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lượng nước phục vụ
nuôi tôm nước lợ hiện nay....................................................................................... 13
Hình 2.6: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.. 20
Hình 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL năm 2014.................. 20
Hình 2.8: Diễn biến DT nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.......... 21
Hình 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ............ 22
Hình 2.10: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23
Hình 2.11: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23
Hình 2.12: Diễn biến DT nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014 ..... 25
Hình 2.13: Cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014....... 26
Hình 2.14: Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBCSL giai đoạn 2005 –
2014......................................................................................................................... 27
Hình 2.15: Cơ cấu SL nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014 ........... 28
Hình 2.16: Diễn biến SL nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014........ 28
Hình 2.17: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ........ 29
Hình 2.18: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 –
2014......................................................................................................................... 33
Hình 2.19: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014..... 34
Hình 2.20: Sơ đồ chuỗi giá trị tôm nước lợ vùng ĐBSCL ..................................... 36
Hình 2.21: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trong nuôi tôm nước lợ.......................... 53
Hình 3.1: Dự báo lượng cung tôm nuôi toàn cầu đến năm 2030............................ 59
Hình 3.2: Dự báo lượng cầu tôm nuôi toàn cầu đến năm 2030 .............................. 61
Hình 3.3: Cân bằng thị trường tôm toàn cầu đến năm 2030................................... 62
Hình 3.4: Nhu cầu nhâ ̣p khẩu tôm vào thi ̣trường Mỹ đến năm 2030 .................... 62
Hình 3.5: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Mỹ
đến năm 2030 .......................................................................................................... 63
Hình 3.6: Nhu cầu tiêu thụtôm ta ̣i thi ̣trường Nhâ ̣t đến năm 2020 ........................ 64
Hình 3.7: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Nhật
Bản đến năm 2030................................................................................................... 64
ix
Hình 3.8: Nhu cầu nhâ ̣p khẩu tôm vào thi ̣trường EU đến năm 2020 .................... 65
Hình 3.9: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường EU
đến năm 2030 .......................................................................................................... 65
Hình 3.10. Dự báo biến động giá bán tôm bình quân ở một số thi ̣trường chính trên
thế giới đến năm 2030............................................................................................. 66
Hình 3.11: Tiềm năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc đến năm 2020 ............... 70
Hình 3.12: Cơ cấu sử dụng nguồn nước ở Viê ̣t Nam trong thời gian qua .............. 76
Hình 4.1: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020........... 92
Hình 4.2: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030........... 93
Hình 4.3: Diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030 (ha)................................................................................................... 93
Hình 4.4: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020......................................................................................................................... 97
Hình 4.5: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL tầm
nhìn đến 2030.......................................................................................................... 98
Hình 4.6: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 (tấn) ................................................................................ 98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC Bán thâm canh
CBTSXK Chế biến thủy sản xuất khẩu
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
NMCB Nhà máy chế biến
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCCT Quảng canh cảnh tiến
TC Thâm canh
TCT Thẻ chân trắng
TCTS Tổng cục Thủy sản
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua. Cùng với quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển đổi đất nông nghiệp, đất làm muối
năng suất thấp sang nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, nhờ vậy mà ngành tôm có sự
tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: (i) Về
diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt 699.725 ha (ĐBSCL chiếm 91% diện tích
nuôi tôm của cả nước) tăng gấp 1,13 lần so với năm 2010, bình quân tăng
3,12%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú đạt 604.130ha (ĐBSCL chiếm
93,73%) giảm 1,2% so với năm 2010, bình quân giảm 0,3%/năm; diện tích nuôi
tôm Thẻ chân trắng đạt 95.594 ha (ĐBSCL chiếm 74,35%) tăng gấp 13,04 lần so
với năm 2010, bình quân tăng 90,03%/năm. (ii) về sản lượng nuôi tôm nước lợ
năm 2014 đạt khoảng 661.074 tấn (ĐBSCL chiếm 80,61%) tăng 1,5 lần so với
năm 2010, bình quân tăng 10,59%/năm. Trong đó, sản lượng tôm Sú đạt 269.711
(ĐBSCL chiếm 85,46%) giảm 16,79% so với năm 2010, bình quân giảm
4,49%/năm; sản lượng tôm Thẻ chân trắng đạt 391.363 tấn (ĐBSCL chiếm
71,15%), tăng gấp 3,32 lần so với năm 2010, bình quân tăng 35%/năm. (iii) về kim
ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 đạt 3.952,9 triệu USD chiếm 50,45% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc, tăng gấp 1,56 lần so với năm 2010, bình quân
tăng trưởng 17,04%/năm (2010-2014). Trong đó, mặt hàng tôm Sú đạt 1.385,5
triệu USD chiếm 35,05%, mặt hàng tôm Thẻ chân trắng đạt 2.310,5 triệu USD
chiếm 58,45%. (iv) Giải quyết việc làm cho khoảng trên 1,5 triệu người (ĐBSCL
chiếm trên 90%). Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn
cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế thể hiện trên
nhiều mặt khác nhau. Cụ thể:
Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của ngành thủy sản
Việt Nam hơn 10 năm qua, với hai sản phẩm chính là tôm Sú và tôm Thẻ chân
trắng. Đặc biệt là tôm Thẻ chân trắng, nếu trước năm 2008 còn bị hạn chế nuôi bởi
nhiều quan điểm cho rằng phát triển nuôi tôm chân trắng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn
dịch bệnh Toura cho tôm Sú bản địa. Tuy nhiên, với lợi thế thời gian nuôi ngắn,
năng suất nuôi cao, tôm Thẻ chân trắng dần thay thế con tôm Sú, đứng trước tình
hình này Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về
việc cho phép phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh ĐBSCL nhằm đa dạng
đối tượng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, vì vậy mà cơ cấu nuôi tôm ở Việt Nam
có sự thay đổi rất lớn, tôm Sú có xu hướng giảm xuống và thay thế vào đó là đối
tượng tôm Thẻ chân trắng có xu hướng tăng lên cả diện tích, sản lượng và giá trị
kim ngạch xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi, điện, giao thông v.v. phục vụ nuôi tôm
nước lợ thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng; hiện nay hạ tầng thủy lợi được
đầu tư chủ yếu là đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho trồng lúa là chính;
hầu hết các vùng nuôi tôm chưa có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, chưa có hệ
thống xử lý nước thải, hệ thống giao thông và điện được đầu tư nhưng còn nhiều
2
hạn chế. Vì vậy, nghề nuôi tôm vẫn chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của
ngành nông nghiệp dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường,
dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Sản xuất và cung ứng giống còn nhiều bất cập, mặc dù là một trong những
quốc gia sản xuất và xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, song khả năng cung ứng tôm
giống sạch bệnh cho người nuôi của nước ta đạt thấp. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều kẽ
hở trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh tôm giống, sản xuất giống vẫn phụ thuộc
rất lớn vào nguồn tôm bố mẹ tự nhiên, chất lượng không đồng đều.
Quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm còn nhiều hạn chế, tình trạng
tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân như
thiếu hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo,
nhiều nơi mương cấp nước chung với nước thải; chất lượng con giống chưa đảm bảo,
không tuân thủ lịch thời vụ... đã dẫn tới lây lan dịch bệnh. Mặc dù đã có quy trình
nuôi VietGap nhưng thực tế người dân chưa áp dụng mà chỉ biết nuôi theo quy trình
của các công ty bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học tổ chức tập huấn tận vùng
nuôi. Các quy trình này đều hướng người nuôi đến sử dụng sản phẩm của họ càng
nhiều càng tốt nên tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất rất phổ biến, làm ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng tới chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Chưa chủ động sản xuất thức ăn và thuốc thú ý thủy sản phục vụ nhu cầu người
nuôi tôm nên chúng ta thường xuyên bị động trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn
về giá thức ăn, thuốc và hóa chất các loại bởi vì thức ăn chiếm tới gần 80% giá thành
sản phẩm. Trong khi đó hiện nay, thị trường thức ăn nuôi tôm, thuốc và hóa chất các
loại phụ thuộc trên 80% vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có thể nói giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn cách mạng của con tôm Thẻ
chân trắng, với sự tăng trưởng quá nóng, nhất là khu vực ĐBSCL tình trạng phát
triển nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch diễn ra ở hầu khắp các địa phương
trong vùng, vượt xa khả năng chịu đựng về cơ sở hạ tầng hiện có cũng như trình độ
quản lý gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, tình
trạng nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch còn tạo sự mất cân bằng các yếu tố
đầu vào cho sản xuất như giống, thức ăn, thuốc và hóa chất các loại tăng lên sẽ đẩy
giá lên cao, tạo cơ hội cho việc buôn bán các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất
nuôi tôm kém chất lượng, đặc biệt là tôm giống chất lượng thấp... Ngoài ra, nó còn
làm mất cân bằng cung cầu nguyên liệu sẽ đẩy giá bán giảm sâu và người chịu
thiệt hại đầu tiên chính là người dân. Việc phát triển ngoài vùng quy hoạch sẽ phá
vỡ những quy hoạch sẵn có của các địa phương, tạo lên nhiều hệ lụy xấu về môi
trường sinh thái và các vấn đề an sinh xã hội.
Đứng trước tình hình trên việc “Xây dựng quy hoạch nuôi tôm nƣớc lợ
vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là cần thiết và cấp bách, nhằm cơ
cấu và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, xác định được những bước đi và giải
pháp phù hợp để chủ động trong tận dụng lợi thế, cơ hội. Đồng thời giải quyết được
các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đưa ngành tôm tiếp tục phát triển ổn
định, bền vững chủ động thích ứng với những biến đổi khí hậu.
3
2. Những căn cứ pháp lý
Luật thủy sản năm 2003;
Luật đất đai năm 2013;
Luật bảo vệ môi trường năm 2014;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 và Nghị định 04/2008/NĐ-
CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chứ c lâ ̣p , thẩm đi ̣
nh, phê duyê ̣t, điều chỉnh và công
bố quy hoa ̣ch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoa ̣ch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
Chỉ thị số 228/2008/CT-BNN ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNN về việc phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh Nam bộ;
Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020;
Quyết định số 1887/QĐ-BNN-KH, ngày 14/8/2013 của Bộ trưởng Bộ NN và
PTNT về việc “Phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều
tra cơ bản và quy hoạch mở tới năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn”;
Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 469/QĐ-TCTS-KHTC, ngày 29/8/2013 của Tổng cục trưởng
Tổng cục thủy sản về việc “Giao nhiệm vụ xây dựng đề cương, dự toán và kế
hoạch lập Quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
3. Phạm vi nghiên cứu của dự án
3.1. Phạm vi không gian
Quy hoạch trên vùng đất tiềm năng và khả năng thích hợp cho phát triển
nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án được triển khai quy hoạch trên phạm vi 08 tỉnh ven biển ĐBSCL
(Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà
Mau).
3.2. Phạm vi thời gian
4
Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2005-2014.
Mốc quy hoạch được xác định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3.3. Đối tƣợng quy hoạch
Đối tượng quy hoa ̣ch là tôm nước lợ : tôm Sú (Penaeus monodon) và tôm
Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
5
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trƣờng ảnh hƣởng đến vùng quy hoạch
2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, là phần lãnh
thổ của Việt Nam, nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong. Sông Mekong có chiều
dài tổng cộng 4.880 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2
, bắt nguồn từ
Trung Quốc (chiếm 21% diện tích lưu vực), chảy qua Lào (25%), Mianmar (3%),
Thái Lan (23%), Campuchia (20%) và Việt Nam (8%) rồi đổ ra biển Đông (Đoàn
Văn Tiến, 2003).
Giới hạn địa lý của vùng này được xác định từ vĩ độ 8º30’N – 10º40’N và
kinh độ 104º26’E – 106º40’E.
Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ. Trong đó, các
6
tỉnh giáp biên giới Campuchia gồm có: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên
Giang; các tỉnh ven biển giáp vịnh Thái Lan: Kiên Giang, Cà Mau; các tỉnh ven
biển giáp biển Đông: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau.
Tổng diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL là 4.046.400 ha, trong đó 80,3% diện
tích dành cho nông nghiệp - thủy sản. ĐBSCL có chiều dài bờ biển khoảng 780
km, chiếm 23,92% chiều dài bờ biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng
360.000 km (chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền kinh tế của cả nước). Toàn
vùng ĐBSCL có 22 cửa lạch lớn nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 600.000 –
800.000 ha.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
a) Nhiệt độ
ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm giữa các
tỉnh ven biển không chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng 26-28°C thống kê
trong 05 năm gần đây (hình 1.2). Biên độ nhiệt năm trong vùng khoảng 2 - 3°C;
biên độ nhiệt cùng thời gian giữa các năm trong khoảng 2 - 3°C; biên độ nhiệt
ngày thấp nhất (tháng 9 - 10) khoảng 6 - 7°C và cao nhất (mùa khô) khoảng 10°C.
Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05
năm gần đây
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
b) Số giờ nắng
Các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm dao
động từ 1.868 - 2.658 giờ, trong đó tháng 2–3 có số giờ nắng lớn nhất (8-9
giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng ít nhất (5 giờ/ngày).
c) Độ ẩm
Độ ẩm ĐBSCL liên quan mật thiết đến chế độ mưa và gió mùa:
ºC
7
 Mùa khô: độ ẩm không khí thấp, giá trị trương đối trung bình dưới 80%.
Độ ẩm xuống thấp nhất vào khoảng tháng 2-4, có thể đạt giá trị dưới
40%.
 Mùa mưa: độ ẩm không khí tăng lên, giá trị tương đối trung bình đều
vượt 80%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng giữa mùa mưa có thể đạt 83-
88%.
Phân bố độ ẩm tương đối đồng nhất giữa các vùng trong ĐBSCL, tuy nhiên
cũng có sự chênh lệch nhỏ và có xu hướng tăng dần theo hướng Đông - Tây và Bắc
- Nam.
d) Chế độ mưa
Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 - đầu tháng 5 và kết thúc khoảng
tháng 10 - tháng 11. Lượng mưa phân bố giảm dần theo hướng Tây Nam - Đông
Bắc. Các tỉnh phía Tây Nam ĐBSCL có lượng mưa năm lớn hơn, mùa mưa kéo dài
hơn và ổn định hơn các tỉnh phía Đông Bắc. Lượng mưa bình quân năm ở ĐBSCL
khoảng 1.607 mm, lượng mưa tập trung 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 5 -
tháng 11) và tập trung cao điểm vào tháng 8-10 (15-25 ngày mưa/tháng) với lượng
mưa bình quân tháng khoảng 250-350 mm.
e) Chế độ gió – bão
Gió ở ĐBSCL ảnh hưởng của chế độ gió mùa rõ rệt. Tháng 5 đến tháng 9
(mùa mưa): hướng gió chính là Tây - Nam đến Tây Tây - Nam. Cuối tháng 9 đến
tháng 10: gió giảm dần, và đổi hướng Tây - Nam đến Đông Đông - Bắc. Tháng 12
đến tháng 2 năm sau: gió thổi hướng Đông - Bắc đến Đông - Nam. Tháng 3 đến
tháng 5: gió thổi theo hướng Đông đến Đông Đông - Nam.
Tốc độ gió khác nhau theo mùa: vùng biển Đông, tốc độ gió mùa khô cao
hơn mùa mưa khoảng 0,5-1,0 m/s; vùng vịnh Thái Lan, tốc độ gió mùa mưa cao
hơn mùa khô khoảng 0,5-1,0 m/s.
Bão và áp thấp nhiệt đới vùng ven biển Nam Bộ ít xảy ra hơn nhiều so với
vùng biển miền Trung và miền Bắc. Tốc độ gió mạnh thường thấy trong các cơn
giông mạnh hay lốc, nhưng cũng không vượt quá 20 m/s (tháng 12 đến tháng 4
năm sau) hay không quá 25-30 m/s (mùa mưa).
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, thuỷ văn
a) Hệ thống sông ngòi
Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mekong.
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt
Nam rồi đổ ra biển Đông. Phần lưu vực sông Mekong chảy ngang qua Việt Nam
được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, hệ thống sông chính
như sau:
8
 Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh
giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần
Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước
kia bằng ba cửa. Hiện nay cửa Ba Thắc đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn
hai cửa biển.
 Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân
Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển
bằng sáu cửa.
Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số sông lớn khác
như: hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Sở Thượng và Sở Hạ đều bắt nguồn từ
Campuchia, sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn và Cái Bé và một số hệ thống kênh đào
cấp I, kênh cấp II, kênh nội đồng,… Tất cả những sông kênh này tạo thành hệ
thống sông kênh chằng chịt ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thoát
lũ. Bên cạnh đó, hệ thống sông kênh rạch này cũng góp phần làm cho nguồn lợi
thuỷ sản vùng ĐBSCL đa dạng và phong phú. Tổng chiều dài của hệ thống sông
ngòi ở ĐBSCL được ước tính dài khoảng 4.900 km.
b) Chế độ triều, xâm nhập mặn
Chế độ triều ven biển
ĐBSCL có chế độ triều tương đối khác nhau giữa vùng biển phía Đông (từ
Vũng Tàu đến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (vịnh Thái Lan).
+ Khu vực biển phía Đông: Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400
km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ
triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ
19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m.
+ Khu vực biển phía Tây: Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu
vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái
Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Biên độ trung
bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng
0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ.
Sự truyền triều vào sông Cửu Long
Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu
giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều
trong hệ thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền
triều vào sông Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km, tức đến điểm trên thủ đô
PhnomPenh (Campuchia).
Trên sông Tiền, đỉnh triều xuất hiện tại Tân Châu chậm hơn 4 - 6 giờ so với
đỉnh triều ở cửa biển. Trên sông Hậu, đỉnh triều tại Châu Đốc cũng chậm hơn đỉnh
triều ở biển Đông một thời gian tương tự.
9
Tốc độ truyền sóng triều cũng như sông Hậu trung bình khoảng 25 km/giờ.
Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lên
đến Campuchia đi qua đoạn Mỹ Thuận - Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ -
Châu Đốc trên sông Hậu. Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền triều có giảm đi,
triều chỉ có thể lên đến Campuchia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2
tháng. Lưu lượng truyền triều trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3
/s và tại
Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3
/s. Tổng lượng nước triều hằng năm qua Tân Châu và
Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m3
nước. Trong chu kỳ năm, tác động triều ở biển
Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3, tháng 4 rồi
mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch.
Mùa lũ tốc độ dòng chảy trên sông Cửu Long lên đến 2,5 m/s (9 km/h), mùa
cạn tốc độ dòng chảy phụ thuộc nhiều vào dòng triều, khi triều rút, nước chảy xuôi
và ngược lại. Dòng triều trong sông có thể đạt giá trị trung bình 1 m/s, mạnh nhật
lúc triều rút trong mùa lũ, có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/s. Trong các mùa khác, tốc độ
lớn nhất ứng với triều cường vào khoảng 0,5 - 1,25 m/s.
Xâm nhập mặn
ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn bởi biển phía Đông và biển phía Tây. Do chế độ
bán nhật triều không đều ở biển Đông nên việc truyền mặn từ các vùng biển này
vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều. Vào cuối mùa lũ, khi
nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần
vào vùng cửa sông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng nguồn.
Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20-
35 km sẽ có đường đẳng mặn 4 g/l quanh năm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến
50-60 km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm dần và tỉ lệ
nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu
lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ.
Nhìn chung, mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên
các nhánh sông và yếu nhất vào tháng 10. Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia
tăng nước ngọt thượng nguồn vào những tháng đầu mùa lũ và mùa mưa tại đồng
bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển.
2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL
+ Năm 2010: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL năm 2010 là 476.523 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết hợp), chiếm
16,36% tổng diện tích tự nhiên và 19,37% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08
tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh). Diện
tích đất chuyên NTTS trong 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, tỉnh Cà Mau có diện
tích lớn nhất 203.944 ha, kế đến là tỉnh Bạc Liêu 114.161 ha, diện tích này ít nhất
ở tỉnh Tiền Giang 7.180 ha.
+ Năm 2014: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL phân bổ đến năm 2014 là 483.977 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết
hợp) tăng 7.454 ha so với năm 2010, chiếm 16,62% tổng diện tích tự nhiên và
10
19,77% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08 tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của
Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh).
Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích
đất chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014
Đất nuôi tôm mặn lợ 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL tính đến năm 2014
khoảng trên 600.000 ha, bao gồm cả đất nuôi tôm mặn lợ chuyên và đất nuôi tôm
kết hợp (ruộng lúa, rừng,…). Cơ cấu diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong
tổng đất nuôi tôm ở 08 tỉnh từ năm 2010 đến 2014 chiếm từ 10,15% đến 14,93%;
cơ cấu này trong quỹ đất chuyên NTTS từ năm 2010 đến 2014 là 12,56% đến
18,66%. Nhìn chung, diện tích đất nuôi tôm mặn lợ tăng qua các năm.
Theo đánh giá của Đề án đầu tư nuôi trồng thủy sản, thì tổng diện tích có
khả năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc khoảng 990.000ha, trong đó vùng
ĐBSCL khoảng 886.249 ha chiếm 89% tổng diện tích tiềm năng nuôi mặn, lợ toàn
quốc. Đây là cơ sở tính toán quỹ đất mở rộng trong thời kỳ quy hoạch nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL.
2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trƣờng nƣớc trong nuôi tôm nƣớc lợ
Hiện nay, hệ thống sông, kênh chính ở các tỉnh ven biển đều chịu ảnh
hưởng, áp lực của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Theo thống kê,
các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay như sau:
11
Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt hiện nay
Tác động của NTTS, nuôi tôm nƣớc lợ đến nguồn nƣớc: Trong những
năm qua, diện tích nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL ngày càng
phát triển dẫn đến sự gia tăng chất thải vào môi trường.
Hầu hết các diện tích NTTS nói chung cũng như nuôi tôm mặn lợ nói riêng
đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung. Nước thải
sau quá trình nuôi được thải trực tiếp ra môi trường kênh rạch dẫn nước, kết hợp
với việc dẫn nước mặn phục vụ nuôi thông qua hệ thống kênh mương đã góp phần
gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng.
Nitơ (N) và Photpho (P) là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt
nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định, thức ăn dễ tan,
thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì N..., là những yếu tố liên quan với nước
thải có chứa nhiều N và P. Thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn (30 - 40%) của ô nhiễm
nitơ. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và 76 - 80% P cho tôm ăn
bị thất thoát vào môi trường. N dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới
dạng Ammoniac. Tổng khối lượng N và P sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán
thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Ðương nhiên,
trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 - 31 lần.
Chất thải bắt nguồn từ thức ăn không ăn hết, phân và chuyển hóa dinh
dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý
kém. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh
dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở
rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm
ôxy hòa tan và tăng BOD, COD, Sulfit hydrrogen, Ammoniac và hàm lượng
Methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là
sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước
tù.
Việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật và
có vết trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hóa chất gây tác động bất lợi
Nguồn thải chính
gây ô nhiễm
Nguồn thải từ sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và làng nghề
Nguồn thải từ hệ thống
canh tác nông nghiệp
(phân bón, thuốc BVTV)
Nguồn thải từ chợ và
các cơ sở dịch vụ
Nguồn thải từ chăn
nuôi gia súc, gia cầm
Nguồn thải từ các cơ
sở y tế
Nguồn thải từ các hoạt
động sinh hoạt của
con người
Nguồn thải từ nuôi
trồng thủy sản
Nguồn thải từ hoạt động
giao thông trên sông, rạch
Nguồn thải từ hoạt động
du lịch
12
đối với sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái học
(ecotoxic) của chúng.
Tác động của các hoạt động khác ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc: Phát triển
công nghiệp góp phần đáng kể đến ô nhiễm nguồn nước, thường gây ô nhiễm cục
bộ. Thành phần chất thải từ hoạt động công nghiệp có xu hướng gia tăng nồng độ
các chất ô nhiễm. Hiện nay, việc xử lý chất thải ở các khu công nghiệp chỉ mới
dừng lại ở xử lý cuối nguồn, dạng phân tán là chủ yếu, do đó khó kiểm soát được
mức độ gây ô nhiễm cũng như việc đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đúng quy
chuẩn đầu ra.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài nhu cầu sử dụng nước để tưới, canh
tác lúa, hoa màu, việc tác động đến nguồn nước chủ yếu là phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật. Lượng phân bón dư thừa hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đi vào
nguồn nước qua các hệ thống chảy tràn, kênh mương thủy lợi gây ảnh hưởng đáng
kể đến chất lượng môi trường nước.
Chăn nuôi cũng là hoạt động tác động lớn gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ.
Hiện nay, bên cạnh một số hộ, trang trại vận hành hệ thống xử lý chất thải tốt vẫn
còn tồn tại một số hộ chăn nuôi thải chất thải không qua xử lý ra môi trường.
Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ đã làm
gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng như tăng lượng nước thải cho môi trường
nước, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước.
Nguồn nước thải y tế, bệnh viện với mức độ ô nhiễm vi sinh cao, đặc biệt là
sự hiện diện của nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ
các khâu giải phẫu, xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ, vệ sinh của nhân viên y
tế, bệnh nhân,...
Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động dịch vụ cũng phát triển. Trong
những năm gần đây, hạ tầng cơ sở để phục vụ du lịch được đẩy mạnh đầu tư.
Đường sá, cầu cống được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, khách sạn, nhà cao
tầng được quy hoạch và xây dựng khá hiện đại. Ngành du lịch thu hút nhiều khách
tham quan, do đó lượng nước thải phát sinh nhiều hơn nhưng các công trình phục
vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa được đầu tư như: xử lý rác thải, nước
thải… làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây tác động đến sức khỏe
của cộng đồng dân cư nằm trong khu vực.
Ngoài ra, các hoạt động giao thông thủy, chợ, nước rỉ rác, khai thác khoáng
sản,… cũng làm gia tăng áp lực chất thải lên môi trường nước.
13
Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lƣợng nƣớc phục vụ nuôi tôm nƣớc lợ hiện nay
Tình trạng-State
 Các sông, kênh lớn (sông
Tiền, sông Hậu,…) lưu lượng
dòng chảy lớn đáp ứng được
nhu cầu nước.
 Hệ thống xử lý nước cấp,
nguồn thải các khu nuôi chưa
đảm bảo.
 Nguồn thải từ các hoạt
động sản xuất khác ra kênh,
sông.
 Nguồn nước ô nhiễm: hữu
cơ, vi sinh.
Tác động-Impact
- Chất lượng nước kém ảnh
hưởng nguồn nước cấp cho
nuôi tôm, tạo mầm bệnh ảnh
hưởng đối tượng nuôi.
- Suy giảm diện tích nuôi tôm
do tình hình dịch bệnh.
- Thiệt hại chi phí người nuôi
- Ảnh hưởng nguồn nước cấp
cho các ngành nghề khác.
- Tốn kém chi phí khắc phục
ô nhiễm môi trường.
Đáp ứng - Respone
-
- Bộ ngành: xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong nuôi tôm.
- Quản lý nhà nước: xử lý, phạt hành chính các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.
- Các vùng nuôi tôm: Đánh giá tác động môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
- Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi tập trung, nguồn ô nhiễm tập trung.
- Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phân vùng xả thải trong nuôi tôm và các ngành nghề sản xuất khác.
- Địa phương: Rà soát lại QH tổng thể KT-XH, QH thủy sản, nông nghiệp, tài nguyên nước,…  Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Động lực-Driver
- Phát triển nuôi tôm các
nước trong khu vực; cả nước;
vùng ĐBSCL.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
(địa hình bằng phẳng, hệ
thống sông, kênh rạch chằng
chịt, khí hậu ôn hòa,…)
- Nuôi tôm nước lợ mang đến
lợi nhuận kinh tế cao.
- Diện tích nuôi mở rộng
- Phát triển kinh tế: công
nghiệp, nông nghiệp, gia tăng
dân số,…
Áp lực- Pressure
- Nhu cầu nước cho nuôi tôm,
đặc biệt là nuôi tôm thâm
canh, bán thâm canh
- Diện tích nuôi mở rộng dẫn
đến tăng nhu cầu nước
 Sức ép nguồn tài nguyên
nước sử dụng cho các lĩnh
vực, ngành nghề kinh tế trong
vùng và sức ép tiếp nhận các
nguồn chất thải.
14
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , môi trƣờng đến sự phát triển
nuôi tôm nƣớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Điểm mạnh
Vùng ĐBSCL được bao bọc phía Đông, phía Tây là biển Đông và vịnh
Thái Lan, có 8 tỉnh giáp biển, cửa biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi
các loài thủy sản mặn lợ trong đó có nuôi tôm nước mặn lợ.
Điều kiện khí tượng, thời tiết ôn hòa: nền nhiệt độ cao, ổn định trong năm,
độ ẩm tương đối,… là thuận lợi chung cho các tỉnh ĐBSCL phát triển sản xuất
thủy sản trong đó có nuôi tôm mặn lợ. Địa hình đồng bằng bằng phẳng, diện tích
tiềm năng nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển lớn, tạo điều kiện hình thành các
vùng nuôi tập trung lớn.
Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cung cấp nước phục vụ
nuôi tôm mặn lợ.
Hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn,… lưu lượng
dòng chảy lớn, cùng với chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây góp phần chuyển
tải chất thải các sông kênh và làm sạch môi trường nước.
Điểm yếu
Nuôi tôm thời gian qua đã làm thay đổi môi trường đất, nước do hệ thống
canh tác làm lớp đất bề mặt sinh phèn từ các tầng phèn tiềm tàng trong đất và
quá trình xả thải rửa trôi phèn vào các nguồn nước.
Xâm nhập mặn vào mùa khô làm đất sản xuất bị nhiễm mặn cao, đặc biệt
là các vùng ven biển, cửa sông, mặn đẩy lên sâu vào nội đồng và thượng lưu
thông qua các hệ thống sông, kênh làm thiếu nước ngọt để sản xuất.
Một số vùng nuôi tôm nước mặn lợ gần khu canh tác lúa, hoa màu chồng
lấn trong việc sử dụng cống ngăn mặn và lấy nước mặn phục vụ nuôi tôm.
Do địa hình khá bằng phẳng và vì vậy được dự báo là vùng sẽ chịu ảnh
hưởng lớn bởi BĐKH, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và
trình độ dân trí còn thấp để ứng phó giảm thiểu những tác động.
Cơ hội
Quỹ đất tiềm năng phát triển nuôi tôm nước mặn lợ của vùng ĐBSCL, đặc
biệt ở các tỉnh ven biển khá lớn, nhiều vùng tập trung là cơ hội để quy hoạch
nuôi tôm nước lợ theo hướng ngành hàng sản xuất và trở thành đối tượng thủy
sản chủ lực.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gia tăng xâm nhập mặn lên các vùng đất
phía thượng nguồn tạo sự dịch chuyển mở rộng các vùng canh tác thủy sản mặn
lợ.
Thách thức
Các ảnh hưởng của BĐKH như : làm gia tăng các trận mưa trái mùa làm
nhiệt độ, độ mặn ao tôm giảm thấp đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
15
triển tôm nuôi; nhiệt độ tăng cao vào giữa mùa khô cũng làm bất lợi đến sự sống
của tôm và góp phần gây ra các bệnh trên tôm.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nguy cơ mất đất cho các tỉnh ven
biển, ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm mặn lợ của các hộ dân.
Xây dựng đập thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mekong góp phần
làm giảm lưu lượng dòng chảy, thiếu nước ngọt cung cấp sản xuất vào mùa khô.
Đô thị hóa, phát triển công nghiệp ngày càng tạo ra lượng lớn chất thải,
gây sức ép đến sức tải môi trường của sông Cửu Long.
2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nƣớc lợ vùng
ĐBSCL
2.2.1. Đánh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc
2.2.1.1. Dân số
Theo Tổng Cục Thống kê, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước
tính 90,73 triệu người, tăng 4,57 triệu người so với năm 2008, tốc độ tăng khoảng
1,06%/năm. Năm 2014, dân số thành thị khoảng 30,04 triệu người và dân số nông
thôn khoảng 60,69 triệu người. Tỉ lệ dân số nam chiếm 49,33% dân số cả nước và
tỉ lệ dân số nữ chiếm 50,67% dân số cả nước.
2.2.1.2. Lao động và việc làm
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm
01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm
trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người,
tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm
53,7%; nữ chiếm 46,3%.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch
vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%).
Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người,
tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn người,
tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7 nghìn người;
quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là
2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu
vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông
thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc làm có
xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%;
quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là
2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%).
16
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là
2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực
thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là
1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao
hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn
mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn
mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức
2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm
2013.
Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm
2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao
động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các
quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng
lên.
2.2.1.3. Tăng trƣởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với
năm 2013. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và
mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong
mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều
mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản tăng 6,53%,
đóng góp 0,21 điểm phần trăm.
2.2.1.4. Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 6.332,5 nghìn tấn tăng 37,6% so
với năm 2008.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 3.413,3 nghìn tấn
tăng 32,8% so với năm 2008, trong đó nuôi tôm đạt 631,5 nghìn tấn tăng 62,6%
so với năm 2008. Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương
thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm Sú sang nuôi tôm Thẻ chân
trắng, đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện
tích nuôi quảng canh. So với năm 2013, diện tích thu hoạch tôm Sú giảm 19 nghìn
ha, diện tích thu hoạch tôm Thẻ chân trắng tăng 28 nghìn ha. Sản lượng tôm Thẻ
chân trắng tăng mạnh, ước tính đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm 2013,
trong khi sản lượng tôm Sú thu hoạch trong năm 2014 đạt 252 nghìn tấn, giảm
8,7% so với năm 2013.
2.2.2. Đánh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nƣớc lợ
17
2.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và chất lƣợng lao động nuôi tôm
nƣớc lợ
a) Dân số
Năm 2013, dân số toàn vùng ĐBSCL đạt 17,45 triệu người, tăng 0,4% so
với năm 2008. Mật độ dân số: 430 người/ km2
. Cơ cấu độ tuổi của vùng ĐBSCL
có tỷ trọng trong độ tuổi lao động 15-59 cao khoảng 67,6%, vừa là một lợi thế so
sánh về dân số trẻ so với toàn bộ vùng nông thôn cả nước 65,4%. Như vậy vùng
có cơ cấu dân số trẻ theo độ tuổi, sẽ có những thuận lợi về nguồn lao động dữ trữ
dồi dào, đảm bảo lực lượng lao động để phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
nhóm người trong độ tuổi lao động lớn gây sức ép tới vấn đề giải quyết việc làm
và đào tạo nguồn lao động có chất lượng, sức ép tới vấn đề nhà ở, môi trường và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ độ tuổi 0-14 của vùng thấp hơn nông thôn
toàn quốc (21,5% so với 23,8%) và tỷ lệ trên 60 tuổi là tương đương (10,9%).
b) Lao động, việc làm
Năm 2013, lao động trên 15 tuổi tại vùng ĐBSCL có khoảng 10,3 triệu lao
động. Trình độ chuyên môn của người lao động làm việc tại ĐBSCL nói chung và
trong lĩnh vực thủy sản nói riêng còn khá hạn chế, phần lớn đều chưa qua đào tạo.
Lực lượng lao động có trình độ chất lượng còn hạn chế vì hàng năm chỉ có
khoảng 7 - 10% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã được qua đào
tạo trong giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một trong những điểm yếu chung của
ngành thủy sản. Mặc dù kinh nghiệm là yếu tố rất hữu ích trong NTTS nhưng để
phát triển ngành sản xuất hàng hóa lớn có hiệu quả và bền vững thì trình độ nhận
thức cũng như trình độ kỹ thuật của người sản xuất là một trong những yếu tố rất
cần thiết và quan trọng.
2.2.2.2. Đóng góp của hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ đến phát triển kinh
tế của vùng
Sản lượng thủy sản vùng ĐBSCL chiếm 56,62% thủy sản của cả nước, diện
tích nuôi trồng thủy sản hiện tại chiếm 72,00% diện tích nuôi trồng thủy sản của
cả nước. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị hécta nuôi trồng thủy sản luôn
xấp xỉ gấp 2 lần giá trị một đơn vị hécta trồng trọt. Với lợi thế này, thủy sản của
ĐBSCL là một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh
cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng
kể phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ngoài ra kinh tế thủy sản của vùng
ĐBSCL còn gắn liền với chiến lược kinh tế biển của cả vùng và của quốc gia.
Năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm toàn vùng ĐBSCL đạt trên
588.000 ha, sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và
79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu tôm truyền thống trong các năm qua gồm các nước
Mỹ, Nhật Bản và EU. Hiện nay, mặt hàng tôm dần mở rộng xuất khẩu sang các
nước khác như: Hàn Quốc, Canada, Australia…
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước khoảng 7,9 tỷ USD, tăng
18% so với năm 2013. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả xuất khẩu của
18
mặt hàng tôm, với giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ
USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế
biến xuất khẩu chủ yếu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Vai trò của nghề nuôi tôm
nước lợ vùng ĐBSCL đóng góp khá lớn vào phát triển kinh tế của vùng và của cả
nước.
2.2.2.3. Thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ của vùng
Lượng vốn đầu tư trên 1 ha nuôi tôm ít hơn so với nuôi cá tra. Các mô hình
nuôi tôm+lúa, tôm dưới tán rừng, nuôi tôm quảng canh là những mô hình đầu tư
thấp, phù hợp với các hộ nghèo, có đóng góp tích cực trong XĐGN, tạo sinh kế,
bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với các mô hình nuôi tôm công nghiệp lượng vốn đầu tư vẫn rất lớn.
Tổng vốn đầu tư đối với tôm Sú khoảng 320 triệu đồng/ha (năng suất 4 tấn/ha),
tôm Thẻ chân trắng với năng suất 10 tấn/ha, cần đầu tư khoảng 600 triệu đồng/ha.
Rủi ro trong vay vốn đầu tư phát triển sản xuất thủy sản nói chung và đầu
tư nuôi tôm nói riêng vẫn rất cao. Hiện nay tại ĐBSCL đang thí điểm mô hình bảo
hiểm đầu tư sản xuất thủy sản.
2.2.2.4. Đánh giá vai trò, vị trí của nghề nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL
đối với ngành thủy sản và kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL
ĐBSCL “có một hệ thống sông rạch chằng chịt, rừng ngập mặn, nơi hội tụ,
giao thoa các dòng văn hóa của dân tộc Kinh, Khơme, Chăm,…, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc trưng
riêng của vùng; đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả khu
vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê Kông, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước” (Quyết định 939/QĐ-TTg). Đối
với ngành thủy sản cả nước, ĐBSCL có vai trò vô cùng quan trọng, từ năm 1981
đến nay, luôn giữ vị trí đầu tàu, là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của
ngành thủy sản. Ý nghĩa, vai trò của ĐBSCL đối với ngành thủy sản cả nước vô
cùng lớn, về tỷ trọng luôn chiếm trên 70% đối với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế cơ
bản.
Hiện nay, nuôi tôm mặn lợ vẫn đang là nghề sử dụng diện tích NTTS nhiều
nhất tại vùng ĐBSCL, tập trung tại 8 tỉnh ven biển là Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Đối tượng tôm nước
lợ hiện nay của vùng là tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng. Toàn vùng đến năm 2014
có 604.954 ha nuôi tôm mặn lợ, trong đó nuôi tôm Sú 544.710 ha chiếm trên 90
%, nuôi tôm Thẻ chân trắng 60.244 ha chiếm gần 10% tổng diện tích nuôi tôm
nước mặn lợ toàn vùng. Trong các tỉnh nuôi tôm nước mặn lợ của vùng, tỉnh Cà
Mau có diện tích nuôi lớn nhất, chiếm 44,2% diện tích nuôi tôm nước mặn lợ của
vùng, kế đến là các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng,…
2.2.3. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội đến sự phát triển nuôi tôm
nƣớc lợ vùng ĐBSCL
Điểm mạnh
Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động nhiều, tiềm năng lao động hoạt động
19
trong lĩnh vực thủy sản ngày càng đông, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi tôm nước
lợ.
Người dân có kinh nghiệm nuôi, trình độ và kiến thức chuyên môn người
nuôi ngày càng được phát triển.
Nghiên cứu KHCN, sản xuất giống, bệnh trong nuôi tôm nước mặn lợ
ngày càng phát triển phục vụ tốt hơn nhu cầu thực tiễn nuôi tôm.
Điểm yếu
Cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt là điện và giao thông còn chưa đáp ứng
nhu cầu sản xuất.
Nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh đòi hỏi vốn sản xuất nhiều,
điều kiê ̣n KT -XH của các hộ dân trong vùng chưa cao , chưa đủ tiềm lực để đầu
tư vào sản xuất.
Giá cả thị trường đầu ra chưa đảm bảo ảnh hưởng đến người sản xuất.
Cơ hội
Nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo điều
kiện thuâ ̣n lợi cho viê ̣c mở rộng quy mô và áp dụng các kỹ thuâ ̣t tiên tiến vào
sản xuất.
Ngày càng có nhiều lao động tham gia vào hoạt động thủy sản, trong đó
có nuôi tôm nước mặn lợ. Lao động có trình độ đại học, trên đại học tham gia
vào sản xuất có chiều hướng tăng, nghề nuôi tôm nước mặn lợ ngày càng thể
hiện vai trò mũi nhọn đối với sự phát triển thủy sản của vùng.
Nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi tôm nước mặn lợ khép kín quy trình
sản xuất từ thức ăn, con giống, nuôi đến chế biến đầu ra, góp phần chủ động
trong giá thành sản xuất.
Thách thức
Chi phí sản xuất lớn (con giống, thức ăn, giá dầu, điện,…) khả năng tiếp
cận nguồn vốn vay gặp khó khăn, lãi suất cao. Nhiều hộ sản xuất thua lỗ không
có khả năng huy động vốn tái sản xuất.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước yếu, các công ty
nước ngoài sẽ lấn sân chiếm lĩnh thị phần từ thức ăn đến con giống.
Khó khăn từ nợ xấu của các tổ chức ngân hàng, tín dụng.
2.3. Hiê ̣
n tra ̣ng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng Đồng bằng sô ng Cửu Long
giai đoạn 2005-2014
2.3.1. Phân tích, đánh giá diễn biến về diện tích nuôi theo đối tƣợng nuôi tôm
nƣớc lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014
Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập
trung tại 8 tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với 2 đối tượng chính là tôm Sú và tôm
Thẻ chân trắng (TCT).
20
Hình 2.6: Diễn biến DT nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Đến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng đạt 651.267 ha, tăng
trưởng bình quân 1,87%/năm so với năm 2005 chỉ đạt 551.470 ha. Tuy nhiên,
diện tích nuôi tôm TCT chỉ mới được phát triển vào giai đoạn 2008 – 2014, nhưng
với thời gian nuôi ngắn (3 tháng so với 6 tháng nuôi tôm Sú), năng suất cao (từ 5
– 11 tấn/ha/vụ so với tôm Sú chỉ đạt 4 – 6 tấn/ha/vụ), thích nghi nhanh với thay
đổi môi trường, khí hậu và độ rộng muối, diện tích nuôi tôm TCT năm 2014 đã
tăng hơn 13 lần so với năm 2008 (từ 4.477 ha tăng lên 60.952 ha).
Hình 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Trong 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có diện tích lớn nhất,
đồng thời cũng là tỉnh có diện tích nuôi tôm mặn lợ chiếm đến 41,37% tổng diện
21
tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng do diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải
tiến, tôm lúa, tôm rừng. Các tỉnh có đường bờ biển dài, các kênh rạch dẫn ra biển
nhiều, nước mặn cung cấp sâu vào trong đất liền, diện tích canh tác mặn, lợ lớn có
lợi thế phát triển nuôi tôm như Bạc Liêu (20,01%), Kiên Giang (14,79%), Sóc
Trăng (12,91%), Bến Tre (5,32%) và Trà Vinh (3,96%); trong khi đó, các tỉnh
như Long An (1,03%) và Tiền Giang (0,62%) có diện tích nuôi tôm nước lợ thấp
nhất do không có lợi thế bờ biển dài và hệ thống kênh rạch.
Bảng 2.1: Diễn biến DT nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
Đvt: ha
TT Danh mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014*
TTBQ
(%/năm)
1 Tôm Sú 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315 0,76
2 Tôm TCT 6.988 11.239 17.293 36.910 60.952 -
Tổng 551.470 589.172 586.674 580.412 592.864 651.267 1,87
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
(Số liệu mới cập nhật 10/2015)
2.3.1.1. Diện tích nuôi tôm Sú
Trong giai đoạn 2005-2014, diện tích nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL tăng từ
551.470 ha năm 2005 đạt 590.315 ha năm 2014, tốc độ tăng bình quân
0,76%/năm. Mặc dù trong hai năm 2013, 2014 do được giá nên tôm thẻ chân
trắng phát triển mạnh, một phần diện tích nuôi tôm Sú thâm canh và bán thâm
canh được chuyển sang nuôi tôm Thẻ chân trắng, tuy nhiên, diện tích nuôi tôm Sú
vẫn không giảm do xu hướng phát triển mô hình nuôi tôm – lúa ở các vùng bán
ngập triều.
Hình 2.8: Diễn biến DT nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
22
Bảng 2.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL
giai đoạn 2005 – 2014
Đvt: ha
TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014
TTBQ
(%/năm)
1 Long An 6.097 2.192 1.650 1.485 1.103 1.000 -18,20
2 Tiền Giang 3.919 3.718 3.629 3.387 2.740 2.654 -4,24
3 Bến Tre 26.885 30.038 29.705 28.795 26.058 29.514 1,04
4 Trà Vinh 21.000 25.382 22.825 23.975 25.897 20.656 -0,18
5 Sóc Trăng 52.909 48.346 43.108 39.263 30.486 57.055 0,84
6 Bạc Liêu 117.483 124.988 124.904 116.023 119.305 122.211 0,44
7 Cà Mau 248.406 266.540 266.156 264.200 263.523 262.804 0,63
8 Kiên Giang 74.771 80.980 83.458 85.991 86.842 94.421 2,63
Tổng 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315 0,76
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
(Số liệu mới cập nhật 10/2015)
Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm Sú lớn nhất vùng với
44,52% tổng diện tích nuôi tôm Sú. Bạc Liêu (diện tích nuôi chiếm 20,70%) và
Kiên Giang (diện tích nuôi chiếm 16,00%), Sóc Trăng (9,67%) và Bến Tre
(5,00%) là các tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm Sú trong giai đoạn
2005 – 2014, trong khi các tỉnh còn lại như Trà Vinh (3,50%), Tiền Giang
(0,45%) và Long An (0,17%) lại có sự sụt giảm diện tích nuôi tôm Sú.
Hình 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Sự tăng trưởng diện tích nuôi tôm Sú của các tỉnh trên cơ sở tăng trưởng
diện tích nuôi của các mô hình tôm Sú – lúa, nuôi QCCT và nuôi sinh thái. Tình
23
hình xâm nhập mặn ngày càng tăng, các hộ canh tác lúa có thể nuôi tôm vào
những tháng nước mặn cùng việc duy trì, đảm bảo diện tích rừng đã làm tăng khả
năng canh tác nuôi tôm Sú của người dân. Các tỉnh Long An, Tiền Giang và Trà
Vinh có sự sụt giảm đáng kể do sự chuyển biến mạnh mẽ từ nuôi tôm Sú sang
nuôi tôm TCT, có hiệu quả hơn dù rủi ro cao và đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Hình 2.10: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL
năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Các mô hình nuôi tôm Sú các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL gồm nuôi thâm
canh – bán thâm canh (TC-BTC - chỉ chiếm 5,04% tổng diện tích nuôi), nuôi tôm
quảng canh cải tiến (QCCT – chiếm 32,01%), nuôi tôm Sú kết hợp với lúa
(35,04%) và nuôi tôm Sú sinh thái (27,91%).
Hình 2.11: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm
2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
24
Mặc dù có lợi nhuận cao, tuy nhiên, mô hình nuôi tôm Sú TC – BTC có
diện tích nuôi thấp nhất do đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro khá cao khi thời gian
nuôi từ 5 – 6 tháng, tôm dễ bị dịch bệnh và thiệt hại. Trong khi đó, với yêu cầu
chỉ cần thả con giống, mức độ chăm sóc, quản lý thấp hơn rất nhiều so với mô
hình nuôi TC – BTC, mô hình nuôi QCCT, và nuôi tôm sinh thái được rất nhiều
người nuôi áp dụng. Vốn đầu tư không lớn, không cần nhiều công chăm sóc và có
thể nuôi kết hợp cùng nhiều đối tượng khác, tăng đối tượng, giảm rủi ro và tăng
hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi tôm Sú kết hợp với lúa cũng được nhiều người
nuôi áp dụng, do vừa tận dụng diện tích đất lúa trong thời gian các tháng nước
mặn (không canh tác được lúa hoặc canh tác lúa có hiệu quả rất thấp), vừa tăng
thêm thu nhập. Việc đầu tư con giống, thức ăn và chăm sóc quản lý không đòi hỏi
cao như mô hình nuôi TC – BTC, khả năng thu hồi lại vốn cao do hiệu quả canh
tác lúa và vốn đầu tư thấp là lựa chọn an toàn cho các hộ nuôi ít vốn và muốn tăng
thêm thu nhập.
Bảng 2.3: Diện tích các hình thức nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL
năm 2014
Đvt: ha
TT Tỉnh
Tôm Sú TC –
BTC
Tôm Sú
QCCT
Tôm Sú - lúa
Tôm sinh
thái
Tổng
cộng
1 Long An 508 492 1.000
2 Tiền Giang 582 1.517 555 2.654
3 Bến Tre 1.491 20.676 7.347 29.514
4 Trà Vinh 3.511 14.088 3.057 20.656
5 Sóc Trăng 12.155 44.900 57.055
6 Bạc Liêu 9.800 74.921 30.500 6.990 122.211
7 Cà Mau 1.600 60.200 43.215 157.789 262.804
8 Kiên Giang 100 17.048 77.273 94.421
Tổng cộng 29.747 188.942 206.847 164.779 590.315
(Nguồn: Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
(Số liệu mới cập nhật 10/2015)
Ghi chú: tôm sinh thái Cà Mau gồm: 21.784 ha nuôi tôm - rừng, còn lại là
nuôi quảng canh truyền thống.
2.3.1.2. Diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng
Nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL bắt đầu phát triển vào năm 2008 Quyết định
số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn (Bộ NN&PTNT), đến năm 2014, tổng diện tích nuôi tôm TCT tại 8 tỉnh
vùng ven biển ĐBSCL là 60.952 ha, tăng hơn 13 lần so với năm 2008 (4.477 ha)
với mức tăng trưởng bình quân đạt 54,53%/năm.
25
Hình 2.12: Diễn biến DT nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Trong giai đoạn 2008 – 2014, tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm TCT
mạnh nhất là Sóc Trăng với 138,99%/năm; trong khi các tỉnh còn lại tăng trưởng
khá như Long An (90,30%/năm), Trà Vinh (83,55%/năm), Bến Tre
(75,33%/năm), Tiền Giang (39,91%/năm), Kiên Giang (37,77%/năm) và Bạc Liêu
khá thấp với 14,93%/năm. Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ sự
chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm Sú TC – BTC sang nuôi tôm TCT với thời gian
nuôi ngắn, rủi ro thấp và năng suất vượt trội. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt
của đối tượng tôm TCT so với tôm Sú khi ngày càng được nhiều người nuôi áp
dụng. Tuy nhiên, áp lực chính của tình hình phát triển đột biết này đến từ nhu cầu
của thị trường tôm thế giới khi nguồn cung tôm từ Thái Lan và Trung Quốc chịu
thiệt hại dịch bệnh nặng nề, tôm TCT có giá bán cao đã thúc đẩy diện tích nuôi
tôm TCT tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2014. Đây là sự thắng lợi của
ngành tôm, tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề về sự phát triển bền vững khi
thắng lợi phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ chứ không đến từ nội tại ngành.
Bảng 2.4: Diễn biến DT nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014
Đvt: ha
TT Tỉnh 2008 2010 2011 2012 2013 2014
TTBQ
(%/năm)
1 Long An 120 958 2.108 2.408 2.711 5.700 90,30
2 Tiền Giang 184 669 792 830 1.348 1.380 39,91
3 Bến Tre 176 773 1.955 2.443 5.396 5.113 75,33
4 Trà Vinh 68 34 32 529 2.323 5.151 105,70
5 Sóc Trăng 145 295 1.470 4.411 15.542 27.017 138,99
6 Bạc Liêu 3.504 3.429 3.643 3.248 4.897 8.076 14,93
7 Cà Mau 0 84 89 2.361 3.535 6.600 -
8 Kiên Giang 280 746 1.150 1.063 1.158 1.915 37,77
Tổng cộng 4.477 6.988 11.239 17.293 36.910 60.952 54,53
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
26
Khác với tôm Sú, nuôi tôm TCT được chỉ được cho phép phát triển mô
hình nuôi TC tại vùng ĐBSCL, các tỉnh có lợi thế bờ biển và các sông lớn, kênh
rạch cùng với truyền thống canh tác góp phần cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT tại
các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm TCT lớn
nhất với 27.017 ha (chiếm 44,33% tổng diện tích nuôi tôm TCT cả vùng), trong
khi các tỉnh còn lại có diện tích nuôi thấp hơn rất nhiều như Bạc Liêu (chiếm
13,25%), Cà Mau (10,83%), Long An (9,35%), Bến Tre (8,39%), Trà Vinh
(8,45%) và Kiên Giang (3,14%).
Hình 2.13: Cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
2.3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến về sản lƣợng, năng suất, giá trị theo đối
tƣợng nuôi tôm nƣớc lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) và hiệu quả sản
xuất theo chuỗi giá trị
Mặc dù diện tích chỉ có tốc độ tăng trưởng 1,0%/năm trong giai đoạn 2005
– 2014, tuy nhiên, sản lượng nuôi tôm nước lợ có sự tăng trưởng đáng kể với
7,4%/năm, tăng từ 260.481 tấn (2005) và đạt 496.116 tấn (2014); trong đó, sản
lượng tôm Sú đạt 246.125 tấn (chiếm 49,6%) và tôm TCT đạt 249.991 tấn (chiếm
50,4%).
27
Hình 2.14: Diễn biến sản lƣợng nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBCSL giai đoạn
2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Bảng 2.5: Diễn biến SL nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
Đvt: tấn
TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014
TTBQ
(%/năm)
1 Long An 8.128 6.487 7.209 9.986 11.808 14.810 6,9
2 Tiền Giang 7.949 15.269 16.884 11.961 18.544 21.620 11,8
3 Bến Tre 20.952 27.751 37.028 34.598 52.334 54.300 11,2
4 Trà Vinh 13.738 21.254 24.032 10.668 20.013 35.047 11,0
5 Sóc Trăng 42.837 61.128 33.641 40.435 72.762 82.199 7,5
6 Bạc Liêu 61.983 64.627 69.045 73.877 85.626 96.743 5,1
7 Cà Mau 81.100 107.964 116.992 122.504 138.314 139.967 6,3
8 Kiên Giang 23.794 35.737 39.601 42.216 41.978 51.430 8,9
Tổng cộng 260.481 340.217 344.432 346.245 441.379 496.116 7,4
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Năm 2014, sản lượng nuôi tôm nước lợ chủ yếu đến từ các tỉnh có diện tích
lớn như Cà Mau (chiếm 28,21%), Bạc Liêu (19,50%), Kiên Giang (10,37%) hoặc
tỉnh có diện tích mô hình nuôi TC (tôm Sú và tôm TCT thâm canh) lớn như Sóc
Trăng (chiếm 16,57%), Bến Tre (10,95%). Trong khi các tỉnh còn lại như Trà
Vinh (chiếm 7,06%), Tiền Giang (chiếm 4,36%) và Long An (chiếm 2,99%) chỉ
chiếm một phần nhỏ do không có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cũng như
truyền thống canh tác.
28
Hình 2.15: Cơ cấu SL nuôi tôm nƣớc lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
2.3.2.1. Sản lƣợng, năng suất và giá trị sản xuất tôm Sú
a) Sản lượng
Giai đoạn 2005 – 2014, diện tích nuôi tôm Sú giảm bình quân 0,2%/năm,
tuy nhiên, sản lượng lại sụt giảm ở mức 0,6%/năm. Các tỉnh có sự sụt giảm sản
lượng nuôi tôm Sú mạnh như Long An (giảm bình quân 16%/năm), Sóc Trăng
(giảm 11%/năm) và Tiền Giang (giảm 5,8%/năm).
Hình 2.16: Diễn biến SL nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh cũng đều sụt giảm, bắt nguồn từ
sự sụt giảm diện tích nuôi tôm Sú và chuyển sang nuôi các đối tượng khác, đặc
biệt là tôm TCT. Trong khi đó, các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu có tốc
độ tăng trưởng diện tích tăng trong giai đoạn, đã đạt được sản lượng tăng trong
giai đoạn 2005 – 2014. Bên cạnh đó, việc thả giống thưa nhằm chăm sóc hiệu quả
29
hơn, đồng thời hạn chế rủi ro dịch bệnh đã làm giảm sản lượng tôm Sú nuôi trong
thời gian qua.
Bảng 2.6: Diễn biến SL nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014
Đvt: tấn
TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014
TTBQ
(%/năm)
1 Long An 8.128 3.522 1.802 2.593 1.149 1.700 -16,0
2 Tiền Giang 7.949 7.427 8.307 4.509 4.607 4.660 -5,8
3 Bến Tre 20.952 22.700 16.615 16.499 8.338 15.207 -3,5
4 Trà Vinh 13.738 21.148 23.872 9.871 11.481 12.713 -0,9
5 Sóc Trăng 42.837 59.960 27.820 22.967 22.080 15.040 -11,0
6 Bạc Liêu 61.983 48.661 52.083 58.754 62.825 65.743 0,7
7 Cà Mau 81.100 107.502 116.591 111.879 114.911 99.108 2,3
8 Kiên Giang 23.794 24.937 26.581 29.295 28.250 31.954 3,3
Tổng cộng 260.481 295.857 273.671 256.367 253.641 246.125 -0,6
(Nguồn: (*) Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
Đến cuối năm 2014, sản lượng tôm Sú nuôi tại vùng ĐBSCL chủ yếu đến
từ tỉnh Cà Mau (sản lượng chiếm 40,27% tổng sản lượng tôm Sú nuôi), nơi có
diện tích nuôi lớn nhất. Các tỉnh Bạc Liêu (26,71%), Kiên Giang (12,98%) có sản
lượng đạt ở mức khá và các tỉnh Sóc Trăng (6,11%), Bến Tre (6,18%), Trà Vinh
(5,17%), Tiền Giang (1,89%) và Long An (0,69%) chỉ đạt ở mức thấp, diện tích
tiềm năng canh tác thấp là bất lợi của các tỉnh này.
Hình 2.17: Cơ cấu sản lƣợng nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014
(Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
b) Năng suất các mô hình nuôi
- Nuôi tôm Sú TC, BTC
Nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL dựa hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp (chủ
yếu là thức ăn viên có chất lượng cao). Mật độ thả cao từ 25 – 32 con/m2
. Diện
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1
Bao cao tom nuoc lo 1

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
 
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
 
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá tr...
 
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆTDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
 
Luận án: Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trự...
Luận án: Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trự...Luận án: Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trự...
Luận án: Bảo đảm lợi ích của bên Việt Nam trong thu hút và quản lý đầu tư trự...
 
36 ke nhan hoa (phan 1)
36 ke nhan hoa (phan 1)36 ke nhan hoa (phan 1)
36 ke nhan hoa (phan 1)
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khách sạn Tôn Thất Đạm" quận 1, TPHCM 0918755356
 
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIMẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
 
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nâng cấp hầm rượu Quốc tế" tại Bình Dương 091...
 
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bónĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 

Similar to Bao cao tom nuoc lo 1

Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Đỗ Thuận
 

Similar to Bao cao tom nuoc lo 1 (20)

Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nh...
 
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện cô tô đến năm 2020, tầm nh...
 
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí MinhLuận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
 
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
Dự án Trang trại Tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Quản...
 
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdfDe an nganh tom 13-12-2017.pdf
De an nganh tom 13-12-2017.pdf
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
BÁO CÁO TỔNG HỢPRÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI T...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
 
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy sanBao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
Bao cáo tom tat qhtt nganh thuy san
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
 
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.docKhóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nô...
 
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông CáiĐiều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
Điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Cái
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
 
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt NamLuận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Bao cao tom nuoc lo 1

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢƠ ́ C LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ ̉ U LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 -Hà Nội, 11/2015-
  • 2. ii BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢƠ ́ C LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢ ̉ U LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƢ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TÊ VÀ QH THỦY SẢN -Hà Nội, 11/2015-
  • 3. iii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG................................................................................................ VII DANH MỤC HÌNH................................................................................................VIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................IX PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết lập quy hoạch ...................................................................................... 1 2. Những căn cứ pháp lý ............................................................................................. 3 3. Phạm vi nghiên cứu của dự án ................................................................................ 3 3.1. Phạm vi không gian.............................................................................................. 3 3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................................. 3 3.3. Đối tượng quy hoạch............................................................................................ 4 PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ................................. 5 2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trường ảnh hưởng đến vùng quy hoạch........ 5 2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................... 5 2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL .... 9 2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trường nước trong nuôi tôm nước lợ ................. 10 2.1.4. Đá nh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường đến sự phát triển nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 14 2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ...................................................................................................................... 15 2.2.1. Đá nh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc............................. 15 2.2.2. Đá nh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nước lợ................................................. 16 2.2.3. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội đến sự phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL................................................................................................... 18 2.3. Hiê ̣n tra ̣ng phát triển nuôi tôm nư ớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005-2014......................................................................................................... 19 2.3.1. Phân tích, đánh giá diễn biến về diện tích nuôi theo đối tượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014.......... 19 2.3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến về sản lượng, năng suất, giá trị theo đối tượng nuôi tôm nước lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) và hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị ................................................................................................................. 26 2.3.3. Đánh giá tình hình khoa học, công nghệ và hoạt động khuyến ngư trong nuôi tôm nước lợ.......................................................................................................... 38
  • 4. iv 2.3.4. Đánh giá nguồn nhân lực cho nuôi tôm nước lợ ........................................ 39 2.3.5. Đánh giá hiện trạng về điều kiện di ̣ch vụ hậu cần phục vụ cho nuôi tôm nước lợ......................................................................................................................... 39 2.3.6. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: thực trạng về khả năng đáp ứng điện, giao thông, thủy lợi phục vụ nuôi tôm nước lợ ................................................................... 43 2.3.7. Đánh giá hiện trạng chế biến, thương mai của đối tượng tôm nước lợ: hệ thống thu mua, phân phối, tiêu thu sản phẩm; các sản phẩm chế biến, giá trị gia tăng, phụ phẩm............................................................................................................ 47 2.3.8. Đánh giá hiện trạng về tổ chức, quản lý sản xuất và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL..................................................... 51 2.3.9. Tổng hợp các quy hoạch, chương trình, đề tài dự án liên quan đến phát triển nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL đã phê duyệt .................................................. 53 2.3.10. Tổng hợp các yêu cầu khoa học kỹ thuật cần thiết trong việc phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ ở vùng ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung........... 54 2.3.11. Đánh giá chung về hiện trạng nuôi t ôm nước lợ ở vùng ĐBSCL: những thuận lợi, kết quả đã đạt được; những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ................. 56 PHẦN III: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030.............................................................................................. 59 3.1. Dự báo nhu cầu thi ̣trường tiêu thụtôm nuôi ở trong và ngoài nước ................ 59 3.1.1. Dự bá o nhu cầu thi ̣trườ ng tiêu thụ tôm trên thế giới đến năm 2030......... 59 3.1.2. Dự bá o nhu cầu tiêu thụ tôm nướ c lợ ở Việt Nam đến năm 2030............... 67 3.1.3. Đá nh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm tôm nướ c lợ của Việt Nam so vớ i một số nướ c trên thế giớ i và trong khu vực........................................................... 67 3.2. Đánh giá phân tích dự báo về tiềm năng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 .............................................................................................. 69 3.3. Dự báo tác động môi trường sinh thái , biến đổi khí hâ ̣u, nguồn nước đến phát triển nuôi tôm nước lợ............................................................................................... 70 3.3.1. Dự bá o tá c động của nuôi tôm nướ c lợ đến môi trườ ng sinh thá i.............. 70 3.3.2. Dự bá o tá c động của BĐKH đến nuôi tôm nướ c lợ.................................... 72 3.3.3. Dự bá o tá c động của nguồn nướ c đến nuôi tôm nướ c lợ........................... 74 3.4. Dự báo các tiến bộ khoa học và công nghệ nuôi, thu hoa ̣ch, bảo quản, chế biến tôm nước lợ................................................................................................................ 76 3.4.1. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệnuôi................................................... 76 3.4.2. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệthu hoạch .......................................... 80 3.4.3. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệbảo quản........................................... 80
  • 5. v 3.4.4. Dự bá o tiến bộ khoa học công nghệchế biến............................................. 81 3.4.5. Dự báo công nghệ sản xuất thức ăn ........................................................... 81 3.4.6. Dự báo công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh ứng phó với bệnh tôm.. 82 3.5. Dự báo phát triển KT-XH tác động đến nuôi tôm nước lợ................................ 82 3.5.1. Các tác động tích cực.................................................................................. 82 3.5.2. Các tác động không tích cực....................................................................... 83 PHẦN IV: QUY HOẠCH NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VÙNG ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030................................ 86 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ......................................... 86 4.1.1 Quan điểm quy hoạch................................................................................... 86 4.1.2. Định hướng phát triển................................................................................. 86 4.1.3. Mục tiêu quy hoạch ..................................................................................... 87 4.2. Phương án quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030................................................................... 88 4.2.1. Luận chứng xây dựng và lựa chọn phương án ưu tiên phát triển .............. 88 4.2.2. Xây dựng tiêu chí để xá c đi ̣nh, lựa chọn vùng nuôi theo cá c mư ́ c ưu tiên. 91 4.2.3. Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030............................................................................................................................. 92 4.2.4. Nhu cầu về giống, thư ́ c ăn và nguồn nhân lực.......................................... 100 4.2.5. Quy hoạch hạ tầng cơ sở và dịch vụ hậu cần ........................................... 101 4.2.6. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư và nhu cầu ................................ 103 4.3. Đánh giá sơ bộhiê ̣u quả quy hoa ̣ch ................................................................. 103 4.3.1. Hiệu quả về kinh tế................................................................................... 103 4.3.2. Hiệu quả về xã hội..................................................................................... 104 4.3.3. Hiệu quả về môi trường sinh thái ............................................................. 105 4.3.4. Hiệu quả về quốc phòng an ninh .............................................................. 105 PHẦN V: NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH......... 106 5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................................ 106 5.2. Giải pháp về khoa học công nghê ̣, khuyến ngư ............................................... 107 5.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại .............................................. 108 5.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất......................................................... 110 5.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường....................................................................... 112
  • 6. vi 5.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế............................................................................ 114 5.7. Giải pháp về đầu tư .......................................................................................... 115 5.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện......................................................................... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 120
  • 7. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.. 21 Bảng 2.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014......................................................................................................................... 22 Bảng 2.3: Diện tích các hình thức nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014. 24 Bảng 2.4: Diễn biến DT nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 .. 25 Bảng 2.5: Diễn biến SL nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 .. 27 Bảng 2.6: Diễn biến SL nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 ...... 29 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất tôm Sú giai đoạn 2005 – 2014 ...................................... 32 Bảng 2.8: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014............................................................................................................. 34 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất tôm TCT giai đoạn 2008 – 2014................................... 36 Bảng 2.10: Kết quả lợi nhuận trên 1 kg tôm nuôi................................................... 37 Bảng 2.11: Lao động nuôi tôm nước lợ .................................................................. 39 Bảng 2.12: Tình hình sản xuất tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ...... 40 Bảng 2.13: Thiệt hại do dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL năm 201442 Bảng 2.14: Tỉ lệ mặt hàng chế biến và xuất khẩu tôm giữa các tỉnh vùng ĐBSCL49 Bảng 3.1: Dự báo lượng cung tôm xuất khẩu top 10 quốc gia hàng đầu thế giới đến năm 2030 ................................................................................................................. 60 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụtôm nước lợở Viê ̣t Nam đến năm 2020.......... 67 Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu nguyên liệu tôm nước lợ ở Việt Nam đến năm 2030... 67 Bảng 3.4: Năng lực cạnh trang về giá tôm xuất khẩu bình quân của Việt Nam so với một số nước....................................................................................................... 68 Bảng 3.5: Năng lực cạnh tranh về giá sản phẩm tôm sú và tôm thẻ chân trắng của Việt Nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới ở thị trường Mỹ trong 9 tháng năm 2015 .................................................................................................... 69 Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm ước tính trên 1 ha tôm Sú/tôm TCT thâm canh....... 71 Bảng 3.7: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 kịch bản phát thải trung bình (B2)........................................................................................................ 72 Bảng 3.8 : Dự báo sản lượng tôm nước lợbi ̣thiê ̣t ha ̣i do tác động của BĐKH đến năm 2030 ................................................................................................................. 73 Bảng 3.9: So sánh hiệu suất nuôi mong đợi của hệ thống nuôi Biofloc với hệ thống nuôi tự dưỡng truyền thống..................................................................................... 77 Bảng 3.10: Lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven biển năm 2009......................................................................................................................... 84 Bảng 4.1: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA1) 88 Bảng 4.2: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA2) 89 Bảng 4.3: Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030 (theo PA3) 90 Bảng 4.4: Tăng giảm và tốc độ tăng trưởng của 3 phương án................................ 91 Bảng 4.5: Quy hoạch diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030......................................................................................... 94 Bảng 4.6: QH diện tích các mô hình nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 .......................................................................... 96
  • 8. viii Bảng 4.7: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030......................................................................................... 99 Bảng 4.8: Giá trị sản xuất tôm nước lợ ................................................................... 99 Bảng 4.9: Nhu cầu con giống tôm nước lợ vùng ĐBSCL .................................... 100 Bảng 4.10: Nhu cầu về thức ăn nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL ......................... 100 Bảng 4.11: Nhu cầu về nhân lực nuôi tôm nước lợ .............................................. 101 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL.............................................................. 5 Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05 năm gần đây....................................................................................................................... 6 Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích đất chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014.................... 10 Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt hiện nay......................... 11 Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lượng nước phục vụ nuôi tôm nước lợ hiện nay....................................................................................... 13 Hình 2.6: Diễn biến DT nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.. 20 Hình 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL năm 2014.................. 20 Hình 2.8: Diễn biến DT nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014.......... 21 Hình 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ............ 22 Hình 2.10: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23 Hình 2.11: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 . 23 Hình 2.12: Diễn biến DT nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014 ..... 25 Hình 2.13: Cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014....... 26 Hình 2.14: Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ĐBCSL giai đoạn 2005 – 2014......................................................................................................................... 27 Hình 2.15: Cơ cấu SL nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014 ........... 28 Hình 2.16: Diễn biến SL nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014........ 28 Hình 2.17: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 ........ 29 Hình 2.18: Diễn biến sản lượng nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014......................................................................................................................... 33 Hình 2.19: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014..... 34 Hình 2.20: Sơ đồ chuỗi giá trị tôm nước lợ vùng ĐBSCL ..................................... 36 Hình 2.21: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trong nuôi tôm nước lợ.......................... 53 Hình 3.1: Dự báo lượng cung tôm nuôi toàn cầu đến năm 2030............................ 59 Hình 3.2: Dự báo lượng cầu tôm nuôi toàn cầu đến năm 2030 .............................. 61 Hình 3.3: Cân bằng thị trường tôm toàn cầu đến năm 2030................................... 62 Hình 3.4: Nhu cầu nhâ ̣p khẩu tôm vào thi ̣trường Mỹ đến năm 2030 .................... 62 Hình 3.5: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Mỹ đến năm 2030 .......................................................................................................... 63 Hình 3.6: Nhu cầu tiêu thụtôm ta ̣i thi ̣trường Nhâ ̣t đến năm 2020 ........................ 64 Hình 3.7: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường Nhật Bản đến năm 2030................................................................................................... 64
  • 9. ix Hình 3.8: Nhu cầu nhâ ̣p khẩu tôm vào thi ̣trường EU đến năm 2020 .................... 65 Hình 3.9: Dự báo xu hướng xuất khẩu tôm của 5 quốc gia lớn vào thị trường EU đến năm 2030 .......................................................................................................... 65 Hình 3.10. Dự báo biến động giá bán tôm bình quân ở một số thi ̣trường chính trên thế giới đến năm 2030............................................................................................. 66 Hình 3.11: Tiềm năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc đến năm 2020 ............... 70 Hình 3.12: Cơ cấu sử dụng nguồn nước ở Viê ̣t Nam trong thời gian qua .............. 76 Hình 4.1: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020........... 92 Hình 4.2: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2030........... 93 Hình 4.3: Diện tích nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 (ha)................................................................................................... 93 Hình 4.4: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ vùng ven biển ĐBSCL đến năm 2020......................................................................................................................... 97 Hình 4.5: Cơ cấu sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL tầm nhìn đến 2030.......................................................................................................... 98 Hình 4.6: Sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 (tấn) ................................................................................ 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC Bán thâm canh CBTSXK Chế biến thủy sản xuất khẩu CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NMCB Nhà máy chế biến NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QCCT Quảng canh cảnh tiến TC Thâm canh TCT Thẻ chân trắng TCTS Tổng cục Thủy sản
  • 10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển đổi đất nông nghiệp, đất làm muối năng suất thấp sang nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, nhờ vậy mà ngành tôm có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: (i) Về diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt 699.725 ha (ĐBSCL chiếm 91% diện tích nuôi tôm của cả nước) tăng gấp 1,13 lần so với năm 2010, bình quân tăng 3,12%/năm. Trong đó, diện tích nuôi tôm Sú đạt 604.130ha (ĐBSCL chiếm 93,73%) giảm 1,2% so với năm 2010, bình quân giảm 0,3%/năm; diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng đạt 95.594 ha (ĐBSCL chiếm 74,35%) tăng gấp 13,04 lần so với năm 2010, bình quân tăng 90,03%/năm. (ii) về sản lượng nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt khoảng 661.074 tấn (ĐBSCL chiếm 80,61%) tăng 1,5 lần so với năm 2010, bình quân tăng 10,59%/năm. Trong đó, sản lượng tôm Sú đạt 269.711 (ĐBSCL chiếm 85,46%) giảm 16,79% so với năm 2010, bình quân giảm 4,49%/năm; sản lượng tôm Thẻ chân trắng đạt 391.363 tấn (ĐBSCL chiếm 71,15%), tăng gấp 3,32 lần so với năm 2010, bình quân tăng 35%/năm. (iii) về kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 đạt 3.952,9 triệu USD chiếm 50,45% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc, tăng gấp 1,56 lần so với năm 2010, bình quân tăng trưởng 17,04%/năm (2010-2014). Trong đó, mặt hàng tôm Sú đạt 1.385,5 triệu USD chiếm 35,05%, mặt hàng tôm Thẻ chân trắng đạt 2.310,5 triệu USD chiếm 58,45%. (iv) Giải quyết việc làm cho khoảng trên 1,5 triệu người (ĐBSCL chiếm trên 90%). Mặc dù tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng còn nhiều hạn chế thể hiện trên nhiều mặt khác nhau. Cụ thể: Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam hơn 10 năm qua, với hai sản phẩm chính là tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng. Đặc biệt là tôm Thẻ chân trắng, nếu trước năm 2008 còn bị hạn chế nuôi bởi nhiều quan điểm cho rằng phát triển nuôi tôm chân trắng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh Toura cho tôm Sú bản địa. Tuy nhiên, với lợi thế thời gian nuôi ngắn, năng suất nuôi cao, tôm Thẻ chân trắng dần thay thế con tôm Sú, đứng trước tình hình này Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 về việc cho phép phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh ĐBSCL nhằm đa dạng đối tượng nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, vì vậy mà cơ cấu nuôi tôm ở Việt Nam có sự thay đổi rất lớn, tôm Sú có xu hướng giảm xuống và thay thế vào đó là đối tượng tôm Thẻ chân trắng có xu hướng tăng lên cả diện tích, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi, điện, giao thông v.v. phục vụ nuôi tôm nước lợ thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng; hiện nay hạ tầng thủy lợi được đầu tư chủ yếu là đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho trồng lúa là chính; hầu hết các vùng nuôi tôm chưa có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, chưa có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống giao thông và điện được đầu tư nhưng còn nhiều
  • 11. 2 hạn chế. Vì vậy, nghề nuôi tôm vẫn chủ yếu tận dụng từ các công trình thủy lợi của ngành nông nghiệp dẫn đến nguồn nước không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Sản xuất và cung ứng giống còn nhiều bất cập, mặc dù là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu tôm lớn trên thế giới, song khả năng cung ứng tôm giống sạch bệnh cho người nuôi của nước ta đạt thấp. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều kẽ hở trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh tôm giống, sản xuất giống vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn tôm bố mẹ tự nhiên, chất lượng không đồng đều. Quản lý môi trường, dịch bệnh trong nuôi tôm còn nhiều hạn chế, tình trạng tôm chết ở nhiều địa phương trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân như thiếu hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, nhiều nơi mương cấp nước chung với nước thải; chất lượng con giống chưa đảm bảo, không tuân thủ lịch thời vụ... đã dẫn tới lây lan dịch bệnh. Mặc dù đã có quy trình nuôi VietGap nhưng thực tế người dân chưa áp dụng mà chỉ biết nuôi theo quy trình của các công ty bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học tổ chức tập huấn tận vùng nuôi. Các quy trình này đều hướng người nuôi đến sử dụng sản phẩm của họ càng nhiều càng tốt nên tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất rất phổ biến, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chưa chủ động sản xuất thức ăn và thuốc thú ý thủy sản phục vụ nhu cầu người nuôi tôm nên chúng ta thường xuyên bị động trong sản xuất mỗi khi có biến động lớn về giá thức ăn, thuốc và hóa chất các loại bởi vì thức ăn chiếm tới gần 80% giá thành sản phẩm. Trong khi đó hiện nay, thị trường thức ăn nuôi tôm, thuốc và hóa chất các loại phụ thuộc trên 80% vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể nói giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn cách mạng của con tôm Thẻ chân trắng, với sự tăng trưởng quá nóng, nhất là khu vực ĐBSCL tình trạng phát triển nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong vùng, vượt xa khả năng chịu đựng về cơ sở hạ tầng hiện có cũng như trình độ quản lý gây khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch còn tạo sự mất cân bằng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, thức ăn, thuốc và hóa chất các loại tăng lên sẽ đẩy giá lên cao, tạo cơ hội cho việc buôn bán các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nuôi tôm kém chất lượng, đặc biệt là tôm giống chất lượng thấp... Ngoài ra, nó còn làm mất cân bằng cung cầu nguyên liệu sẽ đẩy giá bán giảm sâu và người chịu thiệt hại đầu tiên chính là người dân. Việc phát triển ngoài vùng quy hoạch sẽ phá vỡ những quy hoạch sẵn có của các địa phương, tạo lên nhiều hệ lụy xấu về môi trường sinh thái và các vấn đề an sinh xã hội. Đứng trước tình hình trên việc “Xây dựng quy hoạch nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là cần thiết và cấp bách, nhằm cơ cấu và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, xác định được những bước đi và giải pháp phù hợp để chủ động trong tận dụng lợi thế, cơ hội. Đồng thời giải quyết được các khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới, đưa ngành tôm tiếp tục phát triển ổn định, bền vững chủ động thích ứng với những biến đổi khí hậu.
  • 12. 3 2. Những căn cứ pháp lý Luật thủy sản năm 2003; Luật đất đai năm 2013; Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 và Nghị định 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chứ c lâ ̣p , thẩm đi ̣ nh, phê duyê ̣t, điều chỉnh và công bố quy hoa ̣ch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoa ̣ch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Chỉ thị số 228/2008/CT-BNN ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN về việc phát triển nuôi tôm Thẻ chân trắng ở các tỉnh Nam bộ; Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020; Quyết định số 1887/QĐ-BNN-KH, ngày 14/8/2013 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc “Phê duyệt danh mục và phân giao nhiệm vụ quản lý các dự án điều tra cơ bản và quy hoạch mở tới năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 469/QĐ-TCTS-KHTC, ngày 29/8/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản về việc “Giao nhiệm vụ xây dựng đề cương, dự toán và kế hoạch lập Quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; 3. Phạm vi nghiên cứu của dự án 3.1. Phạm vi không gian Quy hoạch trên vùng đất tiềm năng và khả năng thích hợp cho phát triển nuôi tôm nước lợ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án được triển khai quy hoạch trên phạm vi 08 tỉnh ven biển ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau). 3.2. Phạm vi thời gian
  • 13. 4 Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005-2014. Mốc quy hoạch được xác định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.3. Đối tƣợng quy hoạch Đối tượng quy hoa ̣ch là tôm nước lợ : tôm Sú (Penaeus monodon) và tôm Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
  • 14. 5 PHẦN II ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM NƢỚC LỢ 2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – môi trƣờng ảnh hƣởng đến vùng quy hoạch 2.1.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Hình 2.1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ, là phần lãnh thổ của Việt Nam, nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong. Sông Mekong có chiều dài tổng cộng 4.880 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2 , bắt nguồn từ Trung Quốc (chiếm 21% diện tích lưu vực), chảy qua Lào (25%), Mianmar (3%), Thái Lan (23%), Campuchia (20%) và Việt Nam (8%) rồi đổ ra biển Đông (Đoàn Văn Tiến, 2003). Giới hạn địa lý của vùng này được xác định từ vĩ độ 8º30’N – 10º40’N và kinh độ 104º26’E – 106º40’E. Địa giới hành chính của vùng được xác định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Tp. Cần Thơ. Trong đó, các
  • 15. 6 tỉnh giáp biên giới Campuchia gồm có: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; các tỉnh ven biển giáp vịnh Thái Lan: Kiên Giang, Cà Mau; các tỉnh ven biển giáp biển Đông: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Tổng diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL là 4.046.400 ha, trong đó 80,3% diện tích dành cho nông nghiệp - thủy sản. ĐBSCL có chiều dài bờ biển khoảng 780 km, chiếm 23,92% chiều dài bờ biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km (chiếm 37,1% tổng diện tích đặc quyền kinh tế của cả nước). Toàn vùng ĐBSCL có 22 cửa lạch lớn nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 600.000 – 800.000 ha. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết a) Nhiệt độ ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm giữa các tỉnh ven biển không chênh lệch nhiều, dao động trong khoảng 26-28°C thống kê trong 05 năm gần đây (hình 1.2). Biên độ nhiệt năm trong vùng khoảng 2 - 3°C; biên độ nhiệt cùng thời gian giữa các năm trong khoảng 2 - 3°C; biên độ nhiệt ngày thấp nhất (tháng 9 - 10) khoảng 6 - 7°C và cao nhất (mùa khô) khoảng 10°C. Hình 2.2: Nhiệt độ trung bình năm (°C) các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL 05 năm gần đây (Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) b) Số giờ nắng Các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL có số giờ nắng trung bình cả năm dao động từ 1.868 - 2.658 giờ, trong đó tháng 2–3 có số giờ nắng lớn nhất (8-9 giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng ít nhất (5 giờ/ngày). c) Độ ẩm Độ ẩm ĐBSCL liên quan mật thiết đến chế độ mưa và gió mùa: ºC
  • 16. 7  Mùa khô: độ ẩm không khí thấp, giá trị trương đối trung bình dưới 80%. Độ ẩm xuống thấp nhất vào khoảng tháng 2-4, có thể đạt giá trị dưới 40%.  Mùa mưa: độ ẩm không khí tăng lên, giá trị tương đối trung bình đều vượt 80%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng giữa mùa mưa có thể đạt 83- 88%. Phân bố độ ẩm tương đối đồng nhất giữa các vùng trong ĐBSCL, tuy nhiên cũng có sự chênh lệch nhỏ và có xu hướng tăng dần theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam. d) Chế độ mưa Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 - đầu tháng 5 và kết thúc khoảng tháng 10 - tháng 11. Lượng mưa phân bố giảm dần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Các tỉnh phía Tây Nam ĐBSCL có lượng mưa năm lớn hơn, mùa mưa kéo dài hơn và ổn định hơn các tỉnh phía Đông Bắc. Lượng mưa bình quân năm ở ĐBSCL khoảng 1.607 mm, lượng mưa tập trung 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 5 - tháng 11) và tập trung cao điểm vào tháng 8-10 (15-25 ngày mưa/tháng) với lượng mưa bình quân tháng khoảng 250-350 mm. e) Chế độ gió – bão Gió ở ĐBSCL ảnh hưởng của chế độ gió mùa rõ rệt. Tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa): hướng gió chính là Tây - Nam đến Tây Tây - Nam. Cuối tháng 9 đến tháng 10: gió giảm dần, và đổi hướng Tây - Nam đến Đông Đông - Bắc. Tháng 12 đến tháng 2 năm sau: gió thổi hướng Đông - Bắc đến Đông - Nam. Tháng 3 đến tháng 5: gió thổi theo hướng Đông đến Đông Đông - Nam. Tốc độ gió khác nhau theo mùa: vùng biển Đông, tốc độ gió mùa khô cao hơn mùa mưa khoảng 0,5-1,0 m/s; vùng vịnh Thái Lan, tốc độ gió mùa mưa cao hơn mùa khô khoảng 0,5-1,0 m/s. Bão và áp thấp nhiệt đới vùng ven biển Nam Bộ ít xảy ra hơn nhiều so với vùng biển miền Trung và miền Bắc. Tốc độ gió mạnh thường thấy trong các cơn giông mạnh hay lốc, nhưng cũng không vượt quá 20 m/s (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) hay không quá 25-30 m/s (mùa mưa). 2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, thuỷ văn a) Hệ thống sông ngòi Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mekong. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Phần lưu vực sông Mekong chảy ngang qua Việt Nam được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, hệ thống sông chính như sau:
  • 17. 8  Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa. Hiện nay cửa Ba Thắc đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển.  Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa. Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số sông lớn khác như: hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Sở Thượng và Sở Hạ đều bắt nguồn từ Campuchia, sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn và Cái Bé và một số hệ thống kênh đào cấp I, kênh cấp II, kênh nội đồng,… Tất cả những sông kênh này tạo thành hệ thống sông kênh chằng chịt ở ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thoát lũ. Bên cạnh đó, hệ thống sông kênh rạch này cũng góp phần làm cho nguồn lợi thuỷ sản vùng ĐBSCL đa dạng và phong phú. Tổng chiều dài của hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL được ước tính dài khoảng 4.900 km. b) Chế độ triều, xâm nhập mặn Chế độ triều ven biển ĐBSCL có chế độ triều tương đối khác nhau giữa vùng biển phía Đông (từ Vũng Tàu đến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (vịnh Thái Lan). + Khu vực biển phía Đông: Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng rõ rệt theo chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa 3,5 m, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m. + Khu vực biển phía Tây: Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km. Ở khu vực này chịu chi phối bởi thủy triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông. Biên độ trung bình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồng thời cũng ít chênh lệch giữa các vùng về biên độ. Sự truyền triều vào sông Cửu Long Thuỷ triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khi truyền sâu vào đất liền. Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn. So với các sông chính trên thế giới, mức độ truyền triều vào sông Cửu Long khá sâu, có thể lên đến 350 km, tức đến điểm trên thủ đô PhnomPenh (Campuchia). Trên sông Tiền, đỉnh triều xuất hiện tại Tân Châu chậm hơn 4 - 6 giờ so với đỉnh triều ở cửa biển. Trên sông Hậu, đỉnh triều tại Châu Đốc cũng chậm hơn đỉnh triều ở biển Đông một thời gian tương tự.
  • 18. 9 Tốc độ truyền sóng triều cũng như sông Hậu trung bình khoảng 25 km/giờ. Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lên đến Campuchia đi qua đoạn Mỹ Thuận - Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ - Châu Đốc trên sông Hậu. Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền triều có giảm đi, triều chỉ có thể lên đến Campuchia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2 tháng. Lưu lượng truyền triều trung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3 /s và tại Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3 /s. Tổng lượng nước triều hằng năm qua Tân Châu và Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m3 nước. Trong chu kỳ năm, tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3, tháng 4 rồi mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch. Mùa lũ tốc độ dòng chảy trên sông Cửu Long lên đến 2,5 m/s (9 km/h), mùa cạn tốc độ dòng chảy phụ thuộc nhiều vào dòng triều, khi triều rút, nước chảy xuôi và ngược lại. Dòng triều trong sông có thể đạt giá trị trung bình 1 m/s, mạnh nhật lúc triều rút trong mùa lũ, có thể đạt tới 1,5 - 2,0 m/s. Trong các mùa khác, tốc độ lớn nhất ứng với triều cường vào khoảng 0,5 - 1,25 m/s. Xâm nhập mặn ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn bởi biển phía Đông và biển phía Tây. Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông nên việc truyền mặn từ các vùng biển này vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều. Vào cuối mùa lũ, khi nguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần vào vùng cửa sông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng nguồn. Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20- 35 km sẽ có đường đẳng mặn 4 g/l quanh năm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến 50-60 km. Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ. Nhìn chung, mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên các nhánh sông và yếu nhất vào tháng 10. Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia tăng nước ngọt thượng nguồn vào những tháng đầu mùa lũ và mùa mưa tại đồng bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển. 2.1.2. Đánh giá diện tích tiềm năng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL + Năm 2010: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL năm 2010 là 476.523 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết hợp), chiếm 16,36% tổng diện tích tự nhiên và 19,37% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08 tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh). Diện tích đất chuyên NTTS trong 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, tỉnh Cà Mau có diện tích lớn nhất 203.944 ha, kế đến là tỉnh Bạc Liêu 114.161 ha, diện tích này ít nhất ở tỉnh Tiền Giang 7.180 ha. + Năm 2014: Tổng diện tích đất chuyên NTTS của 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL phân bổ đến năm 2014 là 483.977 ha (chưa bao gồm diện tích nuôi kết hợp) tăng 7.454 ha so với năm 2010, chiếm 16,62% tổng diện tích tự nhiên và
  • 19. 10 19,77% tổng diện tích đất nông nghiệp của 08 tỉnh (theo kiểm kê sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh). Hình 2.3: Cơ cấu (%) diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong diện tích đất chuyên NTTS 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2014 Đất nuôi tôm mặn lợ 08 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL tính đến năm 2014 khoảng trên 600.000 ha, bao gồm cả đất nuôi tôm mặn lợ chuyên và đất nuôi tôm kết hợp (ruộng lúa, rừng,…). Cơ cấu diện tích đất nuôi tôm mặn lợ chuyên trong tổng đất nuôi tôm ở 08 tỉnh từ năm 2010 đến 2014 chiếm từ 10,15% đến 14,93%; cơ cấu này trong quỹ đất chuyên NTTS từ năm 2010 đến 2014 là 12,56% đến 18,66%. Nhìn chung, diện tích đất nuôi tôm mặn lợ tăng qua các năm. Theo đánh giá của Đề án đầu tư nuôi trồng thủy sản, thì tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi mặn, lợ toàn quốc khoảng 990.000ha, trong đó vùng ĐBSCL khoảng 886.249 ha chiếm 89% tổng diện tích tiềm năng nuôi mặn, lợ toàn quốc. Đây là cơ sở tính toán quỹ đất mở rộng trong thời kỳ quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL. 2.1.3. Đánh giá thực trạng môi trƣờng nƣớc trong nuôi tôm nƣớc lợ Hiện nay, hệ thống sông, kênh chính ở các tỉnh ven biển đều chịu ảnh hưởng, áp lực của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Theo thống kê, các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay như sau:
  • 20. 11 Hình 2.4: Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt hiện nay Tác động của NTTS, nuôi tôm nƣớc lợ đến nguồn nƣớc: Trong những năm qua, diện tích nuôi tôm mặn lợ ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL ngày càng phát triển dẫn đến sự gia tăng chất thải vào môi trường. Hầu hết các diện tích NTTS nói chung cũng như nuôi tôm mặn lợ nói riêng đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung. Nước thải sau quá trình nuôi được thải trực tiếp ra môi trường kênh rạch dẫn nước, kết hợp với việc dẫn nước mặn phục vụ nuôi thông qua hệ thống kênh mương đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng. Nitơ (N) và Photpho (P) là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì N..., là những yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều N và P. Thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn (30 - 40%) của ô nhiễm nitơ. Người ta ước lượng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và 76 - 80% P cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trường. N dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng Ammoniac. Tổng khối lượng N và P sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Ðương nhiên, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 - 31 lần. Chất thải bắt nguồn từ thức ăn không ăn hết, phân và chuyển hóa dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự phú dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hòa tan và tăng BOD, COD, Sulfit hydrrogen, Ammoniac và hàm lượng Methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù. Việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật và có vết trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hóa chất gây tác động bất lợi Nguồn thải chính gây ô nhiễm Nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Nguồn thải từ hệ thống canh tác nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) Nguồn thải từ chợ và các cơ sở dịch vụ Nguồn thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm Nguồn thải từ các cơ sở y tế Nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người Nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản Nguồn thải từ hoạt động giao thông trên sông, rạch Nguồn thải từ hoạt động du lịch
  • 21. 12 đối với sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái học (ecotoxic) của chúng. Tác động của các hoạt động khác ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc: Phát triển công nghiệp góp phần đáng kể đến ô nhiễm nguồn nước, thường gây ô nhiễm cục bộ. Thành phần chất thải từ hoạt động công nghiệp có xu hướng gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm. Hiện nay, việc xử lý chất thải ở các khu công nghiệp chỉ mới dừng lại ở xử lý cuối nguồn, dạng phân tán là chủ yếu, do đó khó kiểm soát được mức độ gây ô nhiễm cũng như việc đảm bảo hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn đầu ra. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài nhu cầu sử dụng nước để tưới, canh tác lúa, hoa màu, việc tác động đến nguồn nước chủ yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón dư thừa hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đi vào nguồn nước qua các hệ thống chảy tràn, kênh mương thủy lợi gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường nước. Chăn nuôi cũng là hoạt động tác động lớn gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ. Hiện nay, bên cạnh một số hộ, trang trại vận hành hệ thống xử lý chất thải tốt vẫn còn tồn tại một số hộ chăn nuôi thải chất thải không qua xử lý ra môi trường. Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước cũng như tăng lượng nước thải cho môi trường nước, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước. Nguồn nước thải y tế, bệnh viện với mức độ ô nhiễm vi sinh cao, đặc biệt là sự hiện diện của nhiều vi sinh vật gây bệnh. Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ các khâu giải phẫu, xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ, vệ sinh của nhân viên y tế, bệnh nhân,... Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động dịch vụ cũng phát triển. Trong những năm gần đây, hạ tầng cơ sở để phục vụ du lịch được đẩy mạnh đầu tư. Đường sá, cầu cống được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, khách sạn, nhà cao tầng được quy hoạch và xây dựng khá hiện đại. Ngành du lịch thu hút nhiều khách tham quan, do đó lượng nước thải phát sinh nhiều hơn nhưng các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa được đầu tư như: xử lý rác thải, nước thải… làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và gây tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư nằm trong khu vực. Ngoài ra, các hoạt động giao thông thủy, chợ, nước rỉ rác, khai thác khoáng sản,… cũng làm gia tăng áp lực chất thải lên môi trường nước.
  • 22. 13 Hình 2.5: Phân tích mô hình DPSIR đánh giá thực trạng chất lƣợng nƣớc phục vụ nuôi tôm nƣớc lợ hiện nay Tình trạng-State  Các sông, kênh lớn (sông Tiền, sông Hậu,…) lưu lượng dòng chảy lớn đáp ứng được nhu cầu nước.  Hệ thống xử lý nước cấp, nguồn thải các khu nuôi chưa đảm bảo.  Nguồn thải từ các hoạt động sản xuất khác ra kênh, sông.  Nguồn nước ô nhiễm: hữu cơ, vi sinh. Tác động-Impact - Chất lượng nước kém ảnh hưởng nguồn nước cấp cho nuôi tôm, tạo mầm bệnh ảnh hưởng đối tượng nuôi. - Suy giảm diện tích nuôi tôm do tình hình dịch bệnh. - Thiệt hại chi phí người nuôi - Ảnh hưởng nguồn nước cấp cho các ngành nghề khác. - Tốn kém chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường. Đáp ứng - Respone - - Bộ ngành: xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường trong nuôi tôm. - Quản lý nhà nước: xử lý, phạt hành chính các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. - Các vùng nuôi tôm: Đánh giá tác động môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. - Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi tập trung, nguồn ô nhiễm tập trung. - Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phân vùng xả thải trong nuôi tôm và các ngành nghề sản xuất khác. - Địa phương: Rà soát lại QH tổng thể KT-XH, QH thủy sản, nông nghiệp, tài nguyên nước,…  Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Động lực-Driver - Phát triển nuôi tôm các nước trong khu vực; cả nước; vùng ĐBSCL. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa,…) - Nuôi tôm nước lợ mang đến lợi nhuận kinh tế cao. - Diện tích nuôi mở rộng - Phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, gia tăng dân số,… Áp lực- Pressure - Nhu cầu nước cho nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh - Diện tích nuôi mở rộng dẫn đến tăng nhu cầu nước  Sức ép nguồn tài nguyên nước sử dụng cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế trong vùng và sức ép tiếp nhận các nguồn chất thải.
  • 23. 14 2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , môi trƣờng đến sự phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long Điểm mạnh Vùng ĐBSCL được bao bọc phía Đông, phía Tây là biển Đông và vịnh Thái Lan, có 8 tỉnh giáp biển, cửa biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi các loài thủy sản mặn lợ trong đó có nuôi tôm nước mặn lợ. Điều kiện khí tượng, thời tiết ôn hòa: nền nhiệt độ cao, ổn định trong năm, độ ẩm tương đối,… là thuận lợi chung cho các tỉnh ĐBSCL phát triển sản xuất thủy sản trong đó có nuôi tôm mặn lợ. Địa hình đồng bằng bằng phẳng, diện tích tiềm năng nuôi tôm nước lợ ở các tỉnh ven biển lớn, tạo điều kiện hình thành các vùng nuôi tập trung lớn. Hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cung cấp nước phục vụ nuôi tôm mặn lợ. Hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn,… lưu lượng dòng chảy lớn, cùng với chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây góp phần chuyển tải chất thải các sông kênh và làm sạch môi trường nước. Điểm yếu Nuôi tôm thời gian qua đã làm thay đổi môi trường đất, nước do hệ thống canh tác làm lớp đất bề mặt sinh phèn từ các tầng phèn tiềm tàng trong đất và quá trình xả thải rửa trôi phèn vào các nguồn nước. Xâm nhập mặn vào mùa khô làm đất sản xuất bị nhiễm mặn cao, đặc biệt là các vùng ven biển, cửa sông, mặn đẩy lên sâu vào nội đồng và thượng lưu thông qua các hệ thống sông, kênh làm thiếu nước ngọt để sản xuất. Một số vùng nuôi tôm nước mặn lợ gần khu canh tác lúa, hoa màu chồng lấn trong việc sử dụng cống ngăn mặn và lấy nước mặn phục vụ nuôi tôm. Do địa hình khá bằng phẳng và vì vậy được dự báo là vùng sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi BĐKH, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế và trình độ dân trí còn thấp để ứng phó giảm thiểu những tác động. Cơ hội Quỹ đất tiềm năng phát triển nuôi tôm nước mặn lợ của vùng ĐBSCL, đặc biệt ở các tỉnh ven biển khá lớn, nhiều vùng tập trung là cơ hội để quy hoạch nuôi tôm nước lợ theo hướng ngành hàng sản xuất và trở thành đối tượng thủy sản chủ lực. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gia tăng xâm nhập mặn lên các vùng đất phía thượng nguồn tạo sự dịch chuyển mở rộng các vùng canh tác thủy sản mặn lợ. Thách thức Các ảnh hưởng của BĐKH như : làm gia tăng các trận mưa trái mùa làm nhiệt độ, độ mặn ao tôm giảm thấp đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
  • 24. 15 triển tôm nuôi; nhiệt độ tăng cao vào giữa mùa khô cũng làm bất lợi đến sự sống của tôm và góp phần gây ra các bệnh trên tôm. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây nguy cơ mất đất cho các tỉnh ven biển, ảnh hưởng đến diện tích nuôi tôm mặn lợ của các hộ dân. Xây dựng đập thủy điện ở các nước thượng nguồn sông Mekong góp phần làm giảm lưu lượng dòng chảy, thiếu nước ngọt cung cấp sản xuất vào mùa khô. Đô thị hóa, phát triển công nghiệp ngày càng tạo ra lượng lớn chất thải, gây sức ép đến sức tải môi trường của sông Cửu Long. 2.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL 2.2.1. Đánh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội toàn quốc 2.2.1.1. Dân số Theo Tổng Cục Thống kê, dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 4,57 triệu người so với năm 2008, tốc độ tăng khoảng 1,06%/năm. Năm 2014, dân số thành thị khoảng 30,04 triệu người và dân số nông thôn khoảng 60,69 triệu người. Tỉ lệ dân số nam chiếm 49,33% dân số cả nước và tỉ lệ dân số nữ chiếm 50,67% dân số cả nước. 2.2.1.2. Lao động và việc làm Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54,48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm trên là 47,75 triệu người, tăng 333,7 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó nam chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53,0 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (Năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng ở mức 21,2%); khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 là 31,4%; năm 2013 là 32%). Số người có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 52526,2 nghìn người, tăng 616,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 52838,4 nghìn người, tăng 436,1 nghìn người; quý III là 53258,4 nghìn người, tăng 520,7 nghìn người; quý IV là 53471,1 nghìn người, tăng 678 nghìn người. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực nông thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là 2,3%; quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%; quý II là 2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%).
  • 25. 16 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% (Quý I là 2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013. Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên. 2.2.1.3. Tăng trƣởng kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm. 2.2.1.4. Thủy sản Sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 6.332,5 nghìn tấn tăng 37,6% so với năm 2008. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 ước tính đạt 3.413,3 nghìn tấn tăng 32,8% so với năm 2008, trong đó nuôi tôm đạt 631,5 nghìn tấn tăng 62,6% so với năm 2008. Sản lượng tôm nuôi tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương thực hiện chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm Sú sang nuôi tôm Thẻ chân trắng, đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm dần diện tích nuôi quảng canh. So với năm 2013, diện tích thu hoạch tôm Sú giảm 19 nghìn ha, diện tích thu hoạch tôm Thẻ chân trắng tăng 28 nghìn ha. Sản lượng tôm Thẻ chân trắng tăng mạnh, ước tính đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm 2013, trong khi sản lượng tôm Sú thu hoạch trong năm 2014 đạt 252 nghìn tấn, giảm 8,7% so với năm 2013. 2.2.2. Đánh giá tổng quan điều kiện kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến phát triển nuôi tôm nƣớc lợ
  • 26. 17 2.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và chất lƣợng lao động nuôi tôm nƣớc lợ a) Dân số Năm 2013, dân số toàn vùng ĐBSCL đạt 17,45 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2008. Mật độ dân số: 430 người/ km2 . Cơ cấu độ tuổi của vùng ĐBSCL có tỷ trọng trong độ tuổi lao động 15-59 cao khoảng 67,6%, vừa là một lợi thế so sánh về dân số trẻ so với toàn bộ vùng nông thôn cả nước 65,4%. Như vậy vùng có cơ cấu dân số trẻ theo độ tuổi, sẽ có những thuận lợi về nguồn lao động dữ trữ dồi dào, đảm bảo lực lượng lao động để phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhóm người trong độ tuổi lao động lớn gây sức ép tới vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo nguồn lao động có chất lượng, sức ép tới vấn đề nhà ở, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ độ tuổi 0-14 của vùng thấp hơn nông thôn toàn quốc (21,5% so với 23,8%) và tỷ lệ trên 60 tuổi là tương đương (10,9%). b) Lao động, việc làm Năm 2013, lao động trên 15 tuổi tại vùng ĐBSCL có khoảng 10,3 triệu lao động. Trình độ chuyên môn của người lao động làm việc tại ĐBSCL nói chung và trong lĩnh vực thủy sản nói riêng còn khá hạn chế, phần lớn đều chưa qua đào tạo. Lực lượng lao động có trình độ chất lượng còn hạn chế vì hàng năm chỉ có khoảng 7 - 10% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã được qua đào tạo trong giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một trong những điểm yếu chung của ngành thủy sản. Mặc dù kinh nghiệm là yếu tố rất hữu ích trong NTTS nhưng để phát triển ngành sản xuất hàng hóa lớn có hiệu quả và bền vững thì trình độ nhận thức cũng như trình độ kỹ thuật của người sản xuất là một trong những yếu tố rất cần thiết và quan trọng. 2.2.2.2. Đóng góp của hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ đến phát triển kinh tế của vùng Sản lượng thủy sản vùng ĐBSCL chiếm 56,62% thủy sản của cả nước, diện tích nuôi trồng thủy sản hiện tại chiếm 72,00% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước. Giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị hécta nuôi trồng thủy sản luôn xấp xỉ gấp 2 lần giá trị một đơn vị hécta trồng trọt. Với lợi thế này, thủy sản của ĐBSCL là một ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ngoài ra kinh tế thủy sản của vùng ĐBSCL còn gắn liền với chiến lược kinh tế biển của cả vùng và của quốc gia. Năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm toàn vùng ĐBSCL đạt trên 588.000 ha, sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu tôm truyền thống trong các năm qua gồm các nước Mỹ, Nhật Bản và EU. Hiện nay, mặt hàng tôm dần mở rộng xuất khẩu sang các nước khác như: Hàn Quốc, Canada, Australia… Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước khoảng 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2013. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả xuất khẩu của
  • 27. 18 mặt hàng tôm, với giá trị xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu chủ yếu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Vai trò của nghề nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đóng góp khá lớn vào phát triển kinh tế của vùng và của cả nước. 2.2.2.3. Thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ của vùng Lượng vốn đầu tư trên 1 ha nuôi tôm ít hơn so với nuôi cá tra. Các mô hình nuôi tôm+lúa, tôm dưới tán rừng, nuôi tôm quảng canh là những mô hình đầu tư thấp, phù hợp với các hộ nghèo, có đóng góp tích cực trong XĐGN, tạo sinh kế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với các mô hình nuôi tôm công nghiệp lượng vốn đầu tư vẫn rất lớn. Tổng vốn đầu tư đối với tôm Sú khoảng 320 triệu đồng/ha (năng suất 4 tấn/ha), tôm Thẻ chân trắng với năng suất 10 tấn/ha, cần đầu tư khoảng 600 triệu đồng/ha. Rủi ro trong vay vốn đầu tư phát triển sản xuất thủy sản nói chung và đầu tư nuôi tôm nói riêng vẫn rất cao. Hiện nay tại ĐBSCL đang thí điểm mô hình bảo hiểm đầu tư sản xuất thủy sản. 2.2.2.4. Đánh giá vai trò, vị trí của nghề nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL đối với ngành thủy sản và kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL ĐBSCL “có một hệ thống sông rạch chằng chịt, rừng ngập mặn, nơi hội tụ, giao thoa các dòng văn hóa của dân tộc Kinh, Khơme, Chăm,…, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang nét đặc trưng riêng của vùng; đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê Kông, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước” (Quyết định 939/QĐ-TTg). Đối với ngành thủy sản cả nước, ĐBSCL có vai trò vô cùng quan trọng, từ năm 1981 đến nay, luôn giữ vị trí đầu tàu, là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản. Ý nghĩa, vai trò của ĐBSCL đối với ngành thủy sản cả nước vô cùng lớn, về tỷ trọng luôn chiếm trên 70% đối với hầu hết các chỉ tiêu kinh tế cơ bản. Hiện nay, nuôi tôm mặn lợ vẫn đang là nghề sử dụng diện tích NTTS nhiều nhất tại vùng ĐBSCL, tập trung tại 8 tỉnh ven biển là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Đối tượng tôm nước lợ hiện nay của vùng là tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng. Toàn vùng đến năm 2014 có 604.954 ha nuôi tôm mặn lợ, trong đó nuôi tôm Sú 544.710 ha chiếm trên 90 %, nuôi tôm Thẻ chân trắng 60.244 ha chiếm gần 10% tổng diện tích nuôi tôm nước mặn lợ toàn vùng. Trong các tỉnh nuôi tôm nước mặn lợ của vùng, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất, chiếm 44,2% diện tích nuôi tôm nước mặn lợ của vùng, kế đến là các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng,… 2.2.3. Đánh giá chung điều kiện kinh tế - xã hội đến sự phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL Điểm mạnh Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động nhiều, tiềm năng lao động hoạt động
  • 28. 19 trong lĩnh vực thủy sản ngày càng đông, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ. Người dân có kinh nghiệm nuôi, trình độ và kiến thức chuyên môn người nuôi ngày càng được phát triển. Nghiên cứu KHCN, sản xuất giống, bệnh trong nuôi tôm nước mặn lợ ngày càng phát triển phục vụ tốt hơn nhu cầu thực tiễn nuôi tôm. Điểm yếu Cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt là điện và giao thông còn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh đòi hỏi vốn sản xuất nhiều, điều kiê ̣n KT -XH của các hộ dân trong vùng chưa cao , chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất. Giá cả thị trường đầu ra chưa đảm bảo ảnh hưởng đến người sản xuất. Cơ hội Nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuâ ̣n lợi cho viê ̣c mở rộng quy mô và áp dụng các kỹ thuâ ̣t tiên tiến vào sản xuất. Ngày càng có nhiều lao động tham gia vào hoạt động thủy sản, trong đó có nuôi tôm nước mặn lợ. Lao động có trình độ đại học, trên đại học tham gia vào sản xuất có chiều hướng tăng, nghề nuôi tôm nước mặn lợ ngày càng thể hiện vai trò mũi nhọn đối với sự phát triển thủy sản của vùng. Nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi tôm nước mặn lợ khép kín quy trình sản xuất từ thức ăn, con giống, nuôi đến chế biến đầu ra, góp phần chủ động trong giá thành sản xuất. Thách thức Chi phí sản xuất lớn (con giống, thức ăn, giá dầu, điện,…) khả năng tiếp cận nguồn vốn vay gặp khó khăn, lãi suất cao. Nhiều hộ sản xuất thua lỗ không có khả năng huy động vốn tái sản xuất. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước yếu, các công ty nước ngoài sẽ lấn sân chiếm lĩnh thị phần từ thức ăn đến con giống. Khó khăn từ nợ xấu của các tổ chức ngân hàng, tín dụng. 2.3. Hiê ̣ n tra ̣ng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng Đồng bằng sô ng Cửu Long giai đoạn 2005-2014 2.3.1. Phân tích, đánh giá diễn biến về diện tích nuôi theo đối tƣợng nuôi tôm nƣớc lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 - 2014 Diện tích nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung tại 8 tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với 2 đối tượng chính là tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng (TCT).
  • 29. 20 Hình 2.6: Diễn biến DT nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Đến năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng đạt 651.267 ha, tăng trưởng bình quân 1,87%/năm so với năm 2005 chỉ đạt 551.470 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm TCT chỉ mới được phát triển vào giai đoạn 2008 – 2014, nhưng với thời gian nuôi ngắn (3 tháng so với 6 tháng nuôi tôm Sú), năng suất cao (từ 5 – 11 tấn/ha/vụ so với tôm Sú chỉ đạt 4 – 6 tấn/ha/vụ), thích nghi nhanh với thay đổi môi trường, khí hậu và độ rộng muối, diện tích nuôi tôm TCT năm 2014 đã tăng hơn 13 lần so với năm 2008 (từ 4.477 ha tăng lên 60.952 ha). Hình 2.7: Cơ cấu diện tích nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Trong 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có diện tích lớn nhất, đồng thời cũng là tỉnh có diện tích nuôi tôm mặn lợ chiếm đến 41,37% tổng diện
  • 30. 21 tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng do diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng. Các tỉnh có đường bờ biển dài, các kênh rạch dẫn ra biển nhiều, nước mặn cung cấp sâu vào trong đất liền, diện tích canh tác mặn, lợ lớn có lợi thế phát triển nuôi tôm như Bạc Liêu (20,01%), Kiên Giang (14,79%), Sóc Trăng (12,91%), Bến Tre (5,32%) và Trà Vinh (3,96%); trong khi đó, các tỉnh như Long An (1,03%) và Tiền Giang (0,62%) có diện tích nuôi tôm nước lợ thấp nhất do không có lợi thế bờ biển dài và hệ thống kênh rạch. Bảng 2.1: Diễn biến DT nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 Đvt: ha TT Danh mục 2005 2010 2011 2012 2013 2014* TTBQ (%/năm) 1 Tôm Sú 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315 0,76 2 Tôm TCT 6.988 11.239 17.293 36.910 60.952 - Tổng 551.470 589.172 586.674 580.412 592.864 651.267 1,87 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) (Số liệu mới cập nhật 10/2015) 2.3.1.1. Diện tích nuôi tôm Sú Trong giai đoạn 2005-2014, diện tích nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL tăng từ 551.470 ha năm 2005 đạt 590.315 ha năm 2014, tốc độ tăng bình quân 0,76%/năm. Mặc dù trong hai năm 2013, 2014 do được giá nên tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh, một phần diện tích nuôi tôm Sú thâm canh và bán thâm canh được chuyển sang nuôi tôm Thẻ chân trắng, tuy nhiên, diện tích nuôi tôm Sú vẫn không giảm do xu hướng phát triển mô hình nuôi tôm – lúa ở các vùng bán ngập triều. Hình 2.8: Diễn biến DT nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
  • 31. 22 Bảng 2.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 Đvt: ha TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TTBQ (%/năm) 1 Long An 6.097 2.192 1.650 1.485 1.103 1.000 -18,20 2 Tiền Giang 3.919 3.718 3.629 3.387 2.740 2.654 -4,24 3 Bến Tre 26.885 30.038 29.705 28.795 26.058 29.514 1,04 4 Trà Vinh 21.000 25.382 22.825 23.975 25.897 20.656 -0,18 5 Sóc Trăng 52.909 48.346 43.108 39.263 30.486 57.055 0,84 6 Bạc Liêu 117.483 124.988 124.904 116.023 119.305 122.211 0,44 7 Cà Mau 248.406 266.540 266.156 264.200 263.523 262.804 0,63 8 Kiên Giang 74.771 80.980 83.458 85.991 86.842 94.421 2,63 Tổng 551.470 582.184 575.435 563.119 555.954 590.315 0,76 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) (Số liệu mới cập nhật 10/2015) Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm Sú lớn nhất vùng với 44,52% tổng diện tích nuôi tôm Sú. Bạc Liêu (diện tích nuôi chiếm 20,70%) và Kiên Giang (diện tích nuôi chiếm 16,00%), Sóc Trăng (9,67%) và Bến Tre (5,00%) là các tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm Sú trong giai đoạn 2005 – 2014, trong khi các tỉnh còn lại như Trà Vinh (3,50%), Tiền Giang (0,45%) và Long An (0,17%) lại có sự sụt giảm diện tích nuôi tôm Sú. Hình 2.9: Cơ cấu diện tích nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Sự tăng trưởng diện tích nuôi tôm Sú của các tỉnh trên cơ sở tăng trưởng diện tích nuôi của các mô hình tôm Sú – lúa, nuôi QCCT và nuôi sinh thái. Tình
  • 32. 23 hình xâm nhập mặn ngày càng tăng, các hộ canh tác lúa có thể nuôi tôm vào những tháng nước mặn cùng việc duy trì, đảm bảo diện tích rừng đã làm tăng khả năng canh tác nuôi tôm Sú của người dân. Các tỉnh Long An, Tiền Giang và Trà Vinh có sự sụt giảm đáng kể do sự chuyển biến mạnh mẽ từ nuôi tôm Sú sang nuôi tôm TCT, có hiệu quả hơn dù rủi ro cao và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Hình 2.10: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Các mô hình nuôi tôm Sú các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL gồm nuôi thâm canh – bán thâm canh (TC-BTC - chỉ chiếm 5,04% tổng diện tích nuôi), nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT – chiếm 32,01%), nuôi tôm Sú kết hợp với lúa (35,04%) và nuôi tôm Sú sinh thái (27,91%). Hình 2.11: Cơ cấu diện tích các hình thức nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
  • 33. 24 Mặc dù có lợi nhuận cao, tuy nhiên, mô hình nuôi tôm Sú TC – BTC có diện tích nuôi thấp nhất do đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro khá cao khi thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, tôm dễ bị dịch bệnh và thiệt hại. Trong khi đó, với yêu cầu chỉ cần thả con giống, mức độ chăm sóc, quản lý thấp hơn rất nhiều so với mô hình nuôi TC – BTC, mô hình nuôi QCCT, và nuôi tôm sinh thái được rất nhiều người nuôi áp dụng. Vốn đầu tư không lớn, không cần nhiều công chăm sóc và có thể nuôi kết hợp cùng nhiều đối tượng khác, tăng đối tượng, giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi tôm Sú kết hợp với lúa cũng được nhiều người nuôi áp dụng, do vừa tận dụng diện tích đất lúa trong thời gian các tháng nước mặn (không canh tác được lúa hoặc canh tác lúa có hiệu quả rất thấp), vừa tăng thêm thu nhập. Việc đầu tư con giống, thức ăn và chăm sóc quản lý không đòi hỏi cao như mô hình nuôi TC – BTC, khả năng thu hồi lại vốn cao do hiệu quả canh tác lúa và vốn đầu tư thấp là lựa chọn an toàn cho các hộ nuôi ít vốn và muốn tăng thêm thu nhập. Bảng 2.3: Diện tích các hình thức nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 Đvt: ha TT Tỉnh Tôm Sú TC – BTC Tôm Sú QCCT Tôm Sú - lúa Tôm sinh thái Tổng cộng 1 Long An 508 492 1.000 2 Tiền Giang 582 1.517 555 2.654 3 Bến Tre 1.491 20.676 7.347 29.514 4 Trà Vinh 3.511 14.088 3.057 20.656 5 Sóc Trăng 12.155 44.900 57.055 6 Bạc Liêu 9.800 74.921 30.500 6.990 122.211 7 Cà Mau 1.600 60.200 43.215 157.789 262.804 8 Kiên Giang 100 17.048 77.273 94.421 Tổng cộng 29.747 188.942 206.847 164.779 590.315 (Nguồn: Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) (Số liệu mới cập nhật 10/2015) Ghi chú: tôm sinh thái Cà Mau gồm: 21.784 ha nuôi tôm - rừng, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống. 2.3.1.2. Diện tích nuôi tôm Thẻ chân trắng Nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL bắt đầu phát triển vào năm 2008 Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), đến năm 2014, tổng diện tích nuôi tôm TCT tại 8 tỉnh vùng ven biển ĐBSCL là 60.952 ha, tăng hơn 13 lần so với năm 2008 (4.477 ha) với mức tăng trưởng bình quân đạt 54,53%/năm.
  • 34. 25 Hình 2.12: Diễn biến DT nuôi tôm TCT vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Trong giai đoạn 2008 – 2014, tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi tôm TCT mạnh nhất là Sóc Trăng với 138,99%/năm; trong khi các tỉnh còn lại tăng trưởng khá như Long An (90,30%/năm), Trà Vinh (83,55%/năm), Bến Tre (75,33%/năm), Tiền Giang (39,91%/năm), Kiên Giang (37,77%/năm) và Bạc Liêu khá thấp với 14,93%/năm. Nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ sự chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm Sú TC – BTC sang nuôi tôm TCT với thời gian nuôi ngắn, rủi ro thấp và năng suất vượt trội. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của đối tượng tôm TCT so với tôm Sú khi ngày càng được nhiều người nuôi áp dụng. Tuy nhiên, áp lực chính của tình hình phát triển đột biết này đến từ nhu cầu của thị trường tôm thế giới khi nguồn cung tôm từ Thái Lan và Trung Quốc chịu thiệt hại dịch bệnh nặng nề, tôm TCT có giá bán cao đã thúc đẩy diện tích nuôi tôm TCT tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012 – 2014. Đây là sự thắng lợi của ngành tôm, tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề về sự phát triển bền vững khi thắng lợi phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ chứ không đến từ nội tại ngành. Bảng 2.4: Diễn biến DT nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 Đvt: ha TT Tỉnh 2008 2010 2011 2012 2013 2014 TTBQ (%/năm) 1 Long An 120 958 2.108 2.408 2.711 5.700 90,30 2 Tiền Giang 184 669 792 830 1.348 1.380 39,91 3 Bến Tre 176 773 1.955 2.443 5.396 5.113 75,33 4 Trà Vinh 68 34 32 529 2.323 5.151 105,70 5 Sóc Trăng 145 295 1.470 4.411 15.542 27.017 138,99 6 Bạc Liêu 3.504 3.429 3.643 3.248 4.897 8.076 14,93 7 Cà Mau 0 84 89 2.361 3.535 6.600 - 8 Kiên Giang 280 746 1.150 1.063 1.158 1.915 37,77 Tổng cộng 4.477 6.988 11.239 17.293 36.910 60.952 54,53 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL)
  • 35. 26 Khác với tôm Sú, nuôi tôm TCT được chỉ được cho phép phát triển mô hình nuôi TC tại vùng ĐBSCL, các tỉnh có lợi thế bờ biển và các sông lớn, kênh rạch cùng với truyền thống canh tác góp phần cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Sóc Trăng là tỉnh có diện tích nuôi tôm TCT lớn nhất với 27.017 ha (chiếm 44,33% tổng diện tích nuôi tôm TCT cả vùng), trong khi các tỉnh còn lại có diện tích nuôi thấp hơn rất nhiều như Bạc Liêu (chiếm 13,25%), Cà Mau (10,83%), Long An (9,35%), Bến Tre (8,39%), Trà Vinh (8,45%) và Kiên Giang (3,14%). Hình 2.13: Cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) 2.3.2. Phân tích, đánh giá diễn biến về sản lƣợng, năng suất, giá trị theo đối tƣợng nuôi tôm nƣớc lợ (tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng) và hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị Mặc dù diện tích chỉ có tốc độ tăng trưởng 1,0%/năm trong giai đoạn 2005 – 2014, tuy nhiên, sản lượng nuôi tôm nước lợ có sự tăng trưởng đáng kể với 7,4%/năm, tăng từ 260.481 tấn (2005) và đạt 496.116 tấn (2014); trong đó, sản lượng tôm Sú đạt 246.125 tấn (chiếm 49,6%) và tôm TCT đạt 249.991 tấn (chiếm 50,4%).
  • 36. 27 Hình 2.14: Diễn biến sản lƣợng nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBCSL giai đoạn 2005 – 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Bảng 2.5: Diễn biến SL nuôi tôm nƣớc lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 Đvt: tấn TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TTBQ (%/năm) 1 Long An 8.128 6.487 7.209 9.986 11.808 14.810 6,9 2 Tiền Giang 7.949 15.269 16.884 11.961 18.544 21.620 11,8 3 Bến Tre 20.952 27.751 37.028 34.598 52.334 54.300 11,2 4 Trà Vinh 13.738 21.254 24.032 10.668 20.013 35.047 11,0 5 Sóc Trăng 42.837 61.128 33.641 40.435 72.762 82.199 7,5 6 Bạc Liêu 61.983 64.627 69.045 73.877 85.626 96.743 5,1 7 Cà Mau 81.100 107.964 116.992 122.504 138.314 139.967 6,3 8 Kiên Giang 23.794 35.737 39.601 42.216 41.978 51.430 8,9 Tổng cộng 260.481 340.217 344.432 346.245 441.379 496.116 7,4 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Năm 2014, sản lượng nuôi tôm nước lợ chủ yếu đến từ các tỉnh có diện tích lớn như Cà Mau (chiếm 28,21%), Bạc Liêu (19,50%), Kiên Giang (10,37%) hoặc tỉnh có diện tích mô hình nuôi TC (tôm Sú và tôm TCT thâm canh) lớn như Sóc Trăng (chiếm 16,57%), Bến Tre (10,95%). Trong khi các tỉnh còn lại như Trà Vinh (chiếm 7,06%), Tiền Giang (chiếm 4,36%) và Long An (chiếm 2,99%) chỉ chiếm một phần nhỏ do không có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống canh tác.
  • 37. 28 Hình 2.15: Cơ cấu SL nuôi tôm nƣớc lợ các tỉnh vùng ĐBCSL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) 2.3.2.1. Sản lƣợng, năng suất và giá trị sản xuất tôm Sú a) Sản lượng Giai đoạn 2005 – 2014, diện tích nuôi tôm Sú giảm bình quân 0,2%/năm, tuy nhiên, sản lượng lại sụt giảm ở mức 0,6%/năm. Các tỉnh có sự sụt giảm sản lượng nuôi tôm Sú mạnh như Long An (giảm bình quân 16%/năm), Sóc Trăng (giảm 11%/năm) và Tiền Giang (giảm 5,8%/năm). Hình 2.16: Diễn biến SL nuôi tôm Sú vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh cũng đều sụt giảm, bắt nguồn từ sự sụt giảm diện tích nuôi tôm Sú và chuyển sang nuôi các đối tượng khác, đặc biệt là tôm TCT. Trong khi đó, các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu có tốc độ tăng trưởng diện tích tăng trong giai đoạn, đã đạt được sản lượng tăng trong giai đoạn 2005 – 2014. Bên cạnh đó, việc thả giống thưa nhằm chăm sóc hiệu quả
  • 38. 29 hơn, đồng thời hạn chế rủi ro dịch bệnh đã làm giảm sản lượng tôm Sú nuôi trong thời gian qua. Bảng 2.6: Diễn biến SL nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL g/đ 2005 – 2014 Đvt: tấn TT Tỉnh 2005 2010 2011 2012 2013 2014 TTBQ (%/năm) 1 Long An 8.128 3.522 1.802 2.593 1.149 1.700 -16,0 2 Tiền Giang 7.949 7.427 8.307 4.509 4.607 4.660 -5,8 3 Bến Tre 20.952 22.700 16.615 16.499 8.338 15.207 -3,5 4 Trà Vinh 13.738 21.148 23.872 9.871 11.481 12.713 -0,9 5 Sóc Trăng 42.837 59.960 27.820 22.967 22.080 15.040 -11,0 6 Bạc Liêu 61.983 48.661 52.083 58.754 62.825 65.743 0,7 7 Cà Mau 81.100 107.502 116.591 111.879 114.911 99.108 2,3 8 Kiên Giang 23.794 24.937 26.581 29.295 28.250 31.954 3,3 Tổng cộng 260.481 295.857 273.671 256.367 253.641 246.125 -0,6 (Nguồn: (*) Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) Đến cuối năm 2014, sản lượng tôm Sú nuôi tại vùng ĐBSCL chủ yếu đến từ tỉnh Cà Mau (sản lượng chiếm 40,27% tổng sản lượng tôm Sú nuôi), nơi có diện tích nuôi lớn nhất. Các tỉnh Bạc Liêu (26,71%), Kiên Giang (12,98%) có sản lượng đạt ở mức khá và các tỉnh Sóc Trăng (6,11%), Bến Tre (6,18%), Trà Vinh (5,17%), Tiền Giang (1,89%) và Long An (0,69%) chỉ đạt ở mức thấp, diện tích tiềm năng canh tác thấp là bất lợi của các tỉnh này. Hình 2.17: Cơ cấu sản lƣợng nuôi tôm Sú các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2014 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL) b) Năng suất các mô hình nuôi - Nuôi tôm Sú TC, BTC Nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL dựa hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp (chủ yếu là thức ăn viên có chất lượng cao). Mật độ thả cao từ 25 – 32 con/m2 . Diện