SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN THAO
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN VĂN THAO
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
Quyết định giao đề tài: 618/QĐ - ĐHNT ngày 01/07/2014
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hồ Huy Tựu
Chủ tịch hội đồng:
PGS – TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:
KHÁNH HÒA - 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực.
Tác giả
Nguyễn Văn Thao
iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau
đại học - Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là TS. Hồ Huy Tựu đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suất quá trình viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An đã
cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng.
Tác giả
Nguyễn Văn Thao
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .......................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ VẬN DỤNG VÀO
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN...........................8
1.1. Những nội dung cơ bản về marketing dịch vụ .......................................................8
1.1.1. Khái niệm marketing dịch vụ .............................................................................8
1.1.2. Marketing hỗn hợp (Marketing mix) dịch vụ....................................................13
1.2. Khái quát về BHXH tự nguyện ...........................................................................20
1.2.1. Khái niệm và bản chất của BHXH tự nguyện...................................................20
1.2.2. Vai trò của BHXH tự nguyện...........................................................................23
1.3. Vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện......24
1.3.1. Chính sách về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện........................................24
1.3.2. Các chế độ chi trả BHXH tự nguyện (sản phẩm BHXN tự nguyện)..................26
1.3.3. Chính sách về mức đóng góp và phương thức đóng góp...................................31
1.3.4. Chính sách cung cấp BHXH tự nguyện............................................................32
1.3.5. Chính sách tuyên truyền phổ biến về bảo hiểm xã hội tự nguyện......................33
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện...............33
1.4.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội.............................................................................33
1.4.2. Cơ cấu dân số...................................................................................................34
1.4.3. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ..................................................................34
1.4.4. Nhận thức của người tham gia..........................................................................34
1.4.5. Chính sách thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện........................................35
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................36
vi
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014.......................................37
2.1. Khái quát về BHXH tỉnh Nghệ An......................................................................37
2.1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Nghệ An ..................................................................37
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Nghệ An ................40
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Nghệ An.........................................................43
2.1.4. Tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Nghệ An
trong thời gian qua.....................................................................................................46
2.2. Thựctrạngtham giaBHXH tựnguyện trên địa bàntỉnh Nghệ An giaiđoạn 2012 – 2014....48
2.2.1. Tình hình tham gia các chế độ của BHXH tự nguyện.......................................48
2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo khu vực .........................................49
2.2.3. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập.........................................50
2.2.4. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo lĩnh vực hoạt động.........................51
2.3. Điều tra khảo sát về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................52
2.3.1. Bảng câu hỏi và phương pháp chọn mẫu ..........................................................52
2.3.2. Kết quả điều tra................................................................................................53
2.4. Điều tra khảo sát ý kiến đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An ....................................................................................................................58
2.4.1. Bảng hỏi và mẫu khảo sát.................................................................................58
2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát................................................................................60
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................64
2.5.1. Cơ cấu dân số của tỉnh Nghệ An ......................................................................65
2.5.2. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh Nghệ An ..............................................................67
2.5.3. Chính sách thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện ở Nghệ An ......................70
vii
2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................72
2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................................72
2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ....................................................73
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................76
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH
TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020....................77
3.1. Phương hướng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian tới .......................................................................................77
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa
bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020................................................................................78
3.2.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện....................................78
3.2.2. Điều chỉnh mức đóng góp, hình thức đóng góp phù hợp với từng đối tượng tham
gia, từng nghành nghề cụ thể. ....................................................................................79
3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý, cũng như tinh thần
trách nhiệm đội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh Nghệ An................................................81
3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện bằng mọi
phương tiện truyền thông...........................................................................................82
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị ................................................................................83
3.3.1. Kiến nghị đối với ngành BHXH Việt Nam .........................................................83
3.3.2. Kiến nghị đối với ngành BHXH tỉnh Nghệ An....................................................84
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................................85
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................86
KẾT LUẬN...............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................89
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHXHTN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT: Bảo hiểm y tế
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng2.1. Sốngườitham giaBHXH tựnguyện phân theo các chếđộ giai đoạn 2012– 2014.....48
Bảng2.2. Sốngườitham giaBHXH tựnguyện phân theo khu vực giai đoạn 2012 -2014.........49
Bảng 2.3. Số người tham gia BHXH tự nguyện phân theo thu nhập giai đoạn 2012 – 2014...50
Bảng2.4. SốngườithamgiaBHXHTNphântheolĩnhvựchoạtđộnggiaiđoạn2012–2014......51
Bảng 2.5: Bảng phân bố mẫu theo giới tính ...............................................................53
Bảng 2.6: Bảng phân bố mẫu theo chức vụ ................................................................53
Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá về chính sách BHXH tự nguyện của BHXH
tỉnh Nghệ An” ...........................................................................................................54
Bảng 2.8: Thống kê mô tả “Đánh giá về chế độ chi trả BHXH tự nguyện của BHXH
Nghệ An” ..................................................................................................................55
Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả: “Đánh giá về công tác quản lý BHXH tự nguyện của
BHXH Nghệ An”.......................................................................................................56
Bảng 2.10: Thống kê mô tả “Đánh giá về chính sách tuyên truyền phổ biến về BHXH
tự nguyện của BHXH Nghệ An”................................................................................57
Bảng 2.11: Bảng phân bố mẫu theo giới tính .............................................................59
Bảng 2.12: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi................................................................59
Bảng 2.13: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập .............................................................59
Bảng 2.14: Bảng phân bố mẫu theo trình độ văn hóa .................................................59
Bảng 2.15: Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp........................................................60
Bảng 2.16: Bảng phân bố mẫu theo sự nhận biết về BHXH tự nguyện.......................60
Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá các chính sách BHXHTN”.....................60
Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá chế độ chi trả của BHXHTN” ................61
Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá công tác quản lý BHXHTN”..................62
Bảng 2.20: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá công tác truyền thông về BHXH tự nguyện”.......63
Bảng 2.21: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá về ý định tham gia BHXHTN”...............63
Bảng 2.22: Thống kê mô tả: “Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An” trong thời gian qua.....64
x
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức BHXH tỉnh Nghệ An...........................................46
xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước,
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người
lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm
cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, tính đến năm 2013 qua 5 năm thực hiện chính
sách BHXH tự nguyện, số người tham gia của cả nước chỉ có 150.000 người
(chiếm 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia). Trong đó, 70% là người đã
từng tham gia BHXH bắt buộc và họ đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều
kiện hưởng lương hưu. Như vậy, chỉ có khoảng 45.000 người tự nguyện tham
gia BHXH, còn lại đại đa số người dân vẫn dửng dưng trước loại hình bảo hiểm
này (Đường Loan, 2013).
Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ, có
điều kiện phát triển kinh tế, đời sống người dân cao hơn so với các vùng miền
khác, song tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động còn rất hạn chế.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính sách BHXH tự
nguyện được triển khai như thế nào trong thực tế? Vướng mắc gì cần tháo gỡ?
Tại sao người lao động chưa “mặn mà” tham gia BHXH tự nguyện? Đó là câu
hỏi lớn đặt ra cho nghiên cứu này.
Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Để giải quyết mục tiêu này,
tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết về marketing dịch vụ nói
chung và vận dụng các chính sách marketing hỗn hợp trong dịch vụ nói riêng
vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) của người lao động trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian qua bằng việc điều tra lấy ý kiến của các cán bộ nhân
viên của BHXH Nghệ An về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXHTN
và điều tra người lao động đã tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
xii
Trên cơ sở kết hợp lý thuyết và thực tiễn với mục tiêu, phương hướng về
phát triển đối tượng tham gia BHXHTN của BHXH tỉnh Nghệ An, tác giả đã
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người lao động tham gia
BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như: (1) Quản lý chặt chẽ đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện; (2) Điều chỉnh mức đóng góp, hình thức đóng
góp phù hợp với từng đối tượng tham gia, từng ngành nghề cụ thể; (3) Cải cách
thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý, cũng như tinh thần trách
nhiệmđội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh Nghệ An; (4) Tăng cường công tác tuyên
truyền về chính sách BHXH tự nguyện bằng mọi phương tiện truyền thông.
Tóm lại, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện theo đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Những định hướng và giải pháp
trong nghiên cứu này đều tập trung vào mục đích khai thác số lao động thuộc diện
tham gia BHXH tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay các quốc gia, một mặt nỗ lực hướng vào và phát huy mọi nguồn
lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, tạo ra bước phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh
cho đất nước; mặt khác, không ngừng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
(ASXH), trước hết là bảo hiểm xã hội (BHXH) để giúp cho con người, người
lao động có khả năng chống đỡ với các rủi ro xã hội, đặc biệt là rủi ro trong kinh
tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Kinh tế ngày càng phát triển theo hướng thị
trường, thì ASXH càng phải đảm bảo tốt hơn.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng thực hiện các
chính sách xã hội đối với người lao động. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập
nước, Chính phủ đã ban hành các đạo luật về BHXH. BHXH đã không ngừng
phát triển và trong từng thời kỳ nó đã đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm
bảo ASXH cho đất nước. Bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ bản trong hệ
thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, việc phát triển hệ thống bảo
hiểm xã hội, xây dựng loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định là một
trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội và đã được
thể chế hóa bằng nhiều văn bản Quy phạm pháp luật. Ngày 29 tháng 6 năm 2006
(tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI), Luật Bảo hiểm xã hội đã được thông qua
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và chế độ BHXH tự nguyện được thực
hiện từ ngày 01/01/2008, tạo điều kiện cho những người lao động tự do có thu
nhập thấp, không ổn định như nông dân, thợ thủ công… sẽ được hưởng lương
hưu dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng. Khác với BHXH bắt buộc, đối với
BHXH thì người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Đối với
trường hợp người lao động khi hết thời gian đóng BHXH bắt buộc mà chưa đủ
số năm được hưởng chế độ nghỉ hưu thì có thể đóng BHXH tự nguyện để được
hưởng chế độ lương hưu theo quy định.
2
Kể từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, chế độ BHXH tự nguyện đã
đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo của người lao động thuộc
khu vực không chính thức, theo đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH
giai đoạn 2008-2011 của Bộ LĐ-TB&XH: phạm vi đối tượng tham gia vào các
loại hình BHXH ngày càng mở rộng; nhận thức của người lao động, người sử
dụng lao động và các tầng lớp nhân dân về chính sách bảo hiểm xã hội được
nâng cao nên đối tượng tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước (Thu
Hương - www.baohiemxahoi.gov.vn, 11/9/2011). Tuy nhiên, bên cạnh kết quả
đạt được vẫn còn tồn tại các thực trạng là: Số người tham gia BHXH tự nguyện
còn thấp so với tiềm năng; chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn
người lao động như mục tiêu đặt ra; Quy định về mức đóng còn chưa phù hợp,
mức thấp nhất hiện nay là 253.000 đồng (22% tiền lương tối thiểu chung), mức
đóng này được xem là khá cao so với đại bộ phận người dân khu vực nông thôn
(Nguyễn Quốc Bình, 2013).
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được
công bố tháng 6 năm 2010, dân số của Nghệ An là 3.113.055 người, trong đó
dân số trong độ tuổi lao động là 1.801.000 người (chiếm 57,82%) (Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: kết quả toàn bộ, 2010). Theo báo cáo
của BHXH tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 30/9/2012 có 171.642 người tham gia
BHXH bắt buộc và 16 570 người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu những
người đã có thời gian công tác tham gia BHXH bắt buộc muốn đóng thêm để đủ
điều kiện hưởng chế độ hưu trí (BHXH Nghệ An, 2012). Như vậy, còn rất nhiều
lao động chưa tham gia BHXH, trong đó phần lớn lao động thuộc khu vực phi
chính thức, đặc biệt là người lao động buôn bán nhỏ, lẻ có thu nhập ổn định
chưa được quan tâm, chú trọng khai thác. Nguyên nhân số lượng người tham gia
BHXH tự nguyện còn ít là do các nhân tố: trình độ học vấn và nhận thức xã hội
còn nhiều hạn chế; lao động phần lớn chưa qua đào tạo; việc làm bấp bênh; thu
nhập thấp là những vấn đề ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện BHXH tự
nguyện. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì có thể nói một lý do quan
trọng xuất phát từ công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia
3
BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành chưa đạt hiệu quả và thiếu cơ chế để
thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động (Nguyễn Quốc Bình, 2013; Nguyễn
Xuân Cường, 2014).
Vậy làm thế nào để người lao động nhận thực được sự cần thiết tham
gia BHXH; Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH của người lao động
khi thu nhập bấp bênh; Vấn đề thể chế và tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ
quản lý BHXH như thế nào? Xuất phát từ các lý do đó, tác giả chọn đề tài:
"Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đến năm 2020" làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở nước ta, BHXH đã được hình thành ngay từ những năm đầu thành lập
nước, tuy nhiên chỉ áp dụng hình thức BHXH bắt buộc. Cùng với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi cần phải đổi mới và hoàn thiện hệ
thống BHXH theo cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Chính vì vậy những
năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên tập trung
chủ yếu về lĩnh vực BHXH bắt buộc. Đối với BHXH tự nguyện, đã có một số
công trình nghiên cứu liên quan.
Nguyễn Tiến Phú (2001) trong nghiên cứu về “Cơ sở lý luận về việc thực
hiện các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” (đề tài cấp Bộ), đã
xây dựng các vấn đề lý luận, làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện loại hình
BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Tiếp đến, Bùi Văn Hồng (2002) đã “Nghiên cứu
mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự tạo việc
làm và thu nhập” (đề tài cấp Bộ), cũng như Kiều Văn Minh (2003) đã đề xuất
các Giải pháp mở rộng đối tượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội khu vực
kinh tế tư nhân theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước” (đề tài cấp Bộ),
đã tạo ra những tiền đề cả lý luận lẫn thực tiễn cho các giải pháp mở rộng đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước.
Các nghiên cứu khác tiếp cận vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH
ở góc độ khác như Nguyễn Anh Vũ (2003) đã tạo lập các “Cơ sở khoa học quản
4
lý và tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện” (đề tài cấp Bộ), Nguyễn Tiến Phú
(2004) đã “Nghiên cứu xây dựng lộ trình tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho
mọi người lao động” (đề tài cấp Bộ) trong bối cảnh chưa có Luật BHXH. Đào
Thị Hải Nguyệt (2007) đã xây dựng “Mô hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự
nguyện ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận
dụng vào Việt Nam” (đề tài cấp Bộ), trong đó tập trung nghiên cứu kinh nghiệm
của nước ngoài trong việc thực hiện BHXH tự nguyện. Ngoài ra, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới (2007) đã thực hiện “Khảo sát về
triển vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho khu vực phi chính thức ở
Việt Nam: Kiến nghị chính sách" (đề tài cấp Bộ) nhằm đưa ra cơ sở để triển khai
Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
Nhìn chung, các công trình trên đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận và
khoa học cho tác giả thực hiện nghiên cứu về công tác phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghiên cứu này
thừa kế và tiếp tục phát triển các nghiên cứu này. Tuy nhiên, thay vì tập trung
vào cơ chế, chính sách, đề tài này tiếp cận ở góc độ thị trường thông qua việc
vận dụng kiến thức marketing để tìm kiếm giải pháp thu hút, gia tăng đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện dưới góc độ như ”khách hàng”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá những thành công, các điểm mạnh, các hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân liên quan đến tình hình tham gia BHXH tự nguyện và phát triển
đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động ở Nghệ An trong thời
gian qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện,
khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động và các giải pháp phát
triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An.
Đối tượng khảo sát: Theo quy định của chính sách BHXH tự nguyện
trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động có thời hạn dưới 3 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người tham
gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền
lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; người lao động tự tạo
việc làm; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa
tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận chế độ BHXH một lần (hay còn gọi là
lao động khu vực phi chính thức)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực phi chính thức và BHXH tự nguyện áp dụng đối với lao động
khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nội dung tập trung vào các
chính sách BHXHTN hiện hành, cũng như các định hướng gia tăng số lượng
người có tiềm năng tham gia BHXHTN. Đề tài nghiên cứu trên dựa trên các
quan điểm, chính sách, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
ASXH ở nước ta hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên sự kết hợp cả nghiên cứu định tính
lẫn định lượng.
Nghiên cứu định tính dựa trên các công trình nghiên cứu trước đó và vận
dụng các chính sách của marketing dịch vụ nhằm đánh giá thực trạng phát triển
đối tượng tham gia BHXHTN mang tính khách quan ở góc độ những cán bộ
nhân viên của cơ quan BHXH.
6
Nghiên cứu định lượng là sự kết hợp phân tích và đánh giá dựa trên nguồn
dữ liệu thứ cấp của cơ quan BHXH địa phương trong giai đoạn 2011 – 2014. Dữ
liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ những cán bộ nhân viên của BHXH tỉnh
Nghệ An và đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ
An theo Luật định trong Quý IV năm 2015.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành Bảo hiểm
xã hội tỉnh Nghệ An nói riêng và ngành BHXH Việt Nam nói chung trong việc
mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Phân tích làm rõ thực trạng tình hình BHXH tự nguyện thời gian qua, tìm
hiểu những vấn đề cần phải giải quyết và khuyến nghị định hướng phát triển, từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trong thời gian
tới tại tỉnh Nghệ An.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luân văn gồm
ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Trong chương này, tác giả sẽ khái quát các vấn đề lý luận về marketing
dịch vụ và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày nội dung
vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện. Đồng thời tác giả còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát
triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Chương 2. Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ
An từ năm 2012 đến năm 2014.
Trong chương này, tác giả sẽ đề cập đến quá trình hình thành, phát triển
của ngành BHXH tỉnh Nghệ An, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ được
7
Nhà nước giao của BHXH tỉnh Nghệ An. Đồng thời nhấn mạnh và làm rõ thực
trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn 2012 đến 2014.
Chương 3. Các giải pháp phát triền đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Trong chương này, trên cơ sở những đánh giá về thực trạng tham gia
BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn
2012 đến 2014, cùng với những mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành
BHXH tỉnh Nghệ An trong thời gian tới; tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đến năm 2020.
8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ VẬN DỤNG
VÀO PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN
1.1. Những nội dung cơ bản về marketing dịch vụ
1.1.1. Khái niệm marketing dịch vụ
1.1.1.1. Định nghĩa
Khái niệm marketing bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ XX, trước tiên ở
Mỹ sau đó phát triển sang các nước Tây Âu và Nhật Bản vào những năm 50-60
và ngày nay trở thành một khái niệm phổ biến. Ban đầu marketing chủ yếu
nhằm vào việc giải quyết quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, hay nói
cách khác chỉ giới hạn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Đặc trưng của marketing
truyền thống là hướng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẵn có, nghĩa là sản
xuất ra hàng hóa rồi mới tìm thị trường tiêu thụ. Khi sản xuất ngày càng phát
triển với năng suất lao động ngày càng cao do sự phát triển của khoa học công
nghệ, hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng dồi dào. Thị trường của
nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trở nên bão hòa, cạnh tranh giữa những người sản
xuất ngày càng gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị
trường để sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Do vậy, quan niệm
marketing hiện đại được mở rộng, thực hiện quản lý toàn bộ các hoạt động kinh
doanh từ việc phát hiện nhu cầu đến tổ chức sản xuất và đưa hàng hoá tới người
tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Đặc trưng cơ bản nhất của marketing
hiện đại là tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu ngay từ trước khi sản xuất ra
sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa
marketing truyền thống và marketing hiện đại là ở chỗ marketing hiện đại sản
xuất ra sản phẩm cho những thị trường đã được nghiên cứu còn marketing
truyền thống phải tìm thị trường cho những sản phẩm đã được sản xuất.
Mặc dù khái niệm marketing được dùng phổ biến, song tới nay vẫn chưa
có khái niệm marketing thống nhất. Theo Hiệp hội marketing Mỹ, marketing là
“hoạt động kinh doanh hướng hàng hóa, dịch vụ tới người sản xuất đến người
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50086
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (16)

Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
Luận văn: Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các doa...
 
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửaKỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng NamĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên GiangĐề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
Đề tài: Năng lực công chức cấp xã huyện Giang Thành, Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Bồi dưỡng đội ngũ công chức cơ quan tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng đội ngũ công chức cơ quan tỉnh Đắk Nông, HOTĐề tài: Bồi dưỡng đội ngũ công chức cơ quan tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Bồi dưỡng đội ngũ công chức cơ quan tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
 
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 

Similar to Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á ChâuHoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á ChâuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
 
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhậpLuận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Luận văn: Phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Đà Nẵng
Đề tài: Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Đà NẵngĐề tài: Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Đà Nẵng
Đề tài: Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Đà Nẵng
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
 
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Và Dịch Vụ Đô ...
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng NgãiĐề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
Đề tài: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở Quảng Ngãi
 
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOTLuận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
 
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạngLuận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á ChâuHoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
Hoàn Thiện Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Của Nh Á Châu
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN THAO PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN THAO PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Quyết định giao đề tài: 618/QĐ - ĐHNT ngày 01/07/2014 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Huy Tựu Chủ tịch hội đồng: PGS – TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2016
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn này là trung thực. Tác giả Nguyễn Văn Thao
  • 4. iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là TS. Hồ Huy Tựu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi trong suất quá trình viết luận văn. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An đã cung cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trân trọng. Tác giả Nguyễn Văn Thao
  • 5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU .......................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN...........................8 1.1. Những nội dung cơ bản về marketing dịch vụ .......................................................8 1.1.1. Khái niệm marketing dịch vụ .............................................................................8 1.1.2. Marketing hỗn hợp (Marketing mix) dịch vụ....................................................13 1.2. Khái quát về BHXH tự nguyện ...........................................................................20 1.2.1. Khái niệm và bản chất của BHXH tự nguyện...................................................20 1.2.2. Vai trò của BHXH tự nguyện...........................................................................23 1.3. Vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện......24 1.3.1. Chính sách về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện........................................24 1.3.2. Các chế độ chi trả BHXH tự nguyện (sản phẩm BHXN tự nguyện)..................26 1.3.3. Chính sách về mức đóng góp và phương thức đóng góp...................................31 1.3.4. Chính sách cung cấp BHXH tự nguyện............................................................32 1.3.5. Chính sách tuyên truyền phổ biến về bảo hiểm xã hội tự nguyện......................33 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện...............33 1.4.1. Chính sách Bảo hiểm xã hội.............................................................................33 1.4.2. Cơ cấu dân số...................................................................................................34 1.4.3. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ..................................................................34 1.4.4. Nhận thức của người tham gia..........................................................................34 1.4.5. Chính sách thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện........................................35 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................36
  • 6. vi CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014.......................................37 2.1. Khái quát về BHXH tỉnh Nghệ An......................................................................37 2.1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Nghệ An ..................................................................37 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Nghệ An ................40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Nghệ An.........................................................43 2.1.4. Tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Nghệ An trong thời gian qua.....................................................................................................46 2.2. Thựctrạngtham giaBHXH tựnguyện trên địa bàntỉnh Nghệ An giaiđoạn 2012 – 2014....48 2.2.1. Tình hình tham gia các chế độ của BHXH tự nguyện.......................................48 2.2.2. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo khu vực .........................................49 2.2.3. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo thu nhập.........................................50 2.2.4. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện theo lĩnh vực hoạt động.........................51 2.3. Điều tra khảo sát về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................52 2.3.1. Bảng câu hỏi và phương pháp chọn mẫu ..........................................................52 2.3.2. Kết quả điều tra................................................................................................53 2.4. Điều tra khảo sát ý kiến đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An ....................................................................................................................58 2.4.1. Bảng hỏi và mẫu khảo sát.................................................................................58 2.4.2. Phân tích kết quả khảo sát................................................................................60 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................64 2.5.1. Cơ cấu dân số của tỉnh Nghệ An ......................................................................65 2.5.2. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh Nghệ An ..............................................................67 2.5.3. Chính sách thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện ở Nghệ An ......................70
  • 7. vii 2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.................................................................................................72 2.6.1. Những ưu điểm ................................................................................................72 2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ....................................................73 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................76 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020....................77 3.1. Phương hướng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới .......................................................................................77 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020................................................................................78 3.2.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện....................................78 3.2.2. Điều chỉnh mức đóng góp, hình thức đóng góp phù hợp với từng đối tượng tham gia, từng nghành nghề cụ thể. ....................................................................................79 3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý, cũng như tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh Nghệ An................................................81 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện bằng mọi phương tiện truyền thông...........................................................................................82 3.3. Một số đề xuất và kiến nghị ................................................................................83 3.3.1. Kiến nghị đối với ngành BHXH Việt Nam .........................................................83 3.3.2. Kiến nghị đối với ngành BHXH tỉnh Nghệ An....................................................84 3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................................85 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................86 KẾT LUẬN...............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................89 PHỤ LỤC
  • 8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHXHTN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYT: Bảo hiểm y tế CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động
  • 9. ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng2.1. Sốngườitham giaBHXH tựnguyện phân theo các chếđộ giai đoạn 2012– 2014.....48 Bảng2.2. Sốngườitham giaBHXH tựnguyện phân theo khu vực giai đoạn 2012 -2014.........49 Bảng 2.3. Số người tham gia BHXH tự nguyện phân theo thu nhập giai đoạn 2012 – 2014...50 Bảng2.4. SốngườithamgiaBHXHTNphântheolĩnhvựchoạtđộnggiaiđoạn2012–2014......51 Bảng 2.5: Bảng phân bố mẫu theo giới tính ...............................................................53 Bảng 2.6: Bảng phân bố mẫu theo chức vụ ................................................................53 Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá về chính sách BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Nghệ An” ...........................................................................................................54 Bảng 2.8: Thống kê mô tả “Đánh giá về chế độ chi trả BHXH tự nguyện của BHXH Nghệ An” ..................................................................................................................55 Bảng 2.9: Bảng thống kê mô tả: “Đánh giá về công tác quản lý BHXH tự nguyện của BHXH Nghệ An”.......................................................................................................56 Bảng 2.10: Thống kê mô tả “Đánh giá về chính sách tuyên truyền phổ biến về BHXH tự nguyện của BHXH Nghệ An”................................................................................57 Bảng 2.11: Bảng phân bố mẫu theo giới tính .............................................................59 Bảng 2.12: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi................................................................59 Bảng 2.13: Bảng phân bố mẫu theo thu nhập .............................................................59 Bảng 2.14: Bảng phân bố mẫu theo trình độ văn hóa .................................................59 Bảng 2.15: Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp........................................................60 Bảng 2.16: Bảng phân bố mẫu theo sự nhận biết về BHXH tự nguyện.......................60 Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá các chính sách BHXHTN”.....................60 Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá chế độ chi trả của BHXHTN” ................61 Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá công tác quản lý BHXHTN”..................62 Bảng 2.20: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá công tác truyền thông về BHXH tự nguyện”.......63 Bảng 2.21: Bảng thống kê mô tả “Đánh giá về ý định tham gia BHXHTN”...............63 Bảng 2.22: Thống kê mô tả: “Đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An” trong thời gian qua.....64
  • 10. x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức BHXH tỉnh Nghệ An...........................................46
  • 11. xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, tính đến năm 2013 qua 5 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, số người tham gia của cả nước chỉ có 150.000 người (chiếm 0,22% số đối tượng thuộc diện tham gia). Trong đó, 70% là người đã từng tham gia BHXH bắt buộc và họ đóng tiếp BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Như vậy, chỉ có khoảng 45.000 người tự nguyện tham gia BHXH, còn lại đại đa số người dân vẫn dửng dưng trước loại hình bảo hiểm này (Đường Loan, 2013). Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ, có điều kiện phát triển kinh tế, đời sống người dân cao hơn so với các vùng miền khác, song tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động còn rất hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chính sách BHXH tự nguyện được triển khai như thế nào trong thực tế? Vướng mắc gì cần tháo gỡ? Tại sao người lao động chưa “mặn mà” tham gia BHXH tự nguyện? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho nghiên cứu này. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết về marketing dịch vụ nói chung và vận dụng các chính sách marketing hỗn hợp trong dịch vụ nói riêng vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) của người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua bằng việc điều tra lấy ý kiến của các cán bộ nhân viên của BHXH Nghệ An về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXHTN và điều tra người lao động đã tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
  • 12. xii Trên cơ sở kết hợp lý thuyết và thực tiễn với mục tiêu, phương hướng về phát triển đối tượng tham gia BHXHTN của BHXH tỉnh Nghệ An, tác giả đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như: (1) Quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; (2) Điều chỉnh mức đóng góp, hình thức đóng góp phù hợp với từng đối tượng tham gia, từng ngành nghề cụ thể; (3) Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản lý, cũng như tinh thần trách nhiệmđội ngũ cán bộ của BHXH tỉnh Nghệ An; (4) Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện bằng mọi phương tiện truyền thông. Tóm lại, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện theo đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Những định hướng và giải pháp trong nghiên cứu này đều tập trung vào mục đích khai thác số lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay các quốc gia, một mặt nỗ lực hướng vào và phát huy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra bước phát triển bền vững và ngày càng phồn vinh cho đất nước; mặt khác, không ngừng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội (ASXH), trước hết là bảo hiểm xã hội (BHXH) để giúp cho con người, người lao động có khả năng chống đỡ với các rủi ro xã hội, đặc biệt là rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác. Kinh tế ngày càng phát triển theo hướng thị trường, thì ASXH càng phải đảm bảo tốt hơn. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập nước, Chính phủ đã ban hành các đạo luật về BHXH. BHXH đã không ngừng phát triển và trong từng thời kỳ nó đã đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo ASXH cho đất nước. Bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, việc phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, xây dựng loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội và đã được thể chế hóa bằng nhiều văn bản Quy phạm pháp luật. Ngày 29 tháng 6 năm 2006 (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI), Luật Bảo hiểm xã hội đã được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và chế độ BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2008, tạo điều kiện cho những người lao động tự do có thu nhập thấp, không ổn định như nông dân, thợ thủ công… sẽ được hưởng lương hưu dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng. Khác với BHXH bắt buộc, đối với BHXH thì người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Đối với trường hợp người lao động khi hết thời gian đóng BHXH bắt buộc mà chưa đủ số năm được hưởng chế độ nghỉ hưu thì có thể đóng BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ lương hưu theo quy định.
  • 14. 2 Kể từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, chế độ BHXH tự nguyện đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo của người lao động thuộc khu vực không chính thức, theo đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH giai đoạn 2008-2011 của Bộ LĐ-TB&XH: phạm vi đối tượng tham gia vào các loại hình BHXH ngày càng mở rộng; nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân về chính sách bảo hiểm xã hội được nâng cao nên đối tượng tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước (Thu Hương - www.baohiemxahoi.gov.vn, 11/9/2011). Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại các thực trạng là: Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so với tiềm năng; chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn người lao động như mục tiêu đặt ra; Quy định về mức đóng còn chưa phù hợp, mức thấp nhất hiện nay là 253.000 đồng (22% tiền lương tối thiểu chung), mức đóng này được xem là khá cao so với đại bộ phận người dân khu vực nông thôn (Nguyễn Quốc Bình, 2013). Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được công bố tháng 6 năm 2010, dân số của Nghệ An là 3.113.055 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 1.801.000 người (chiếm 57,82%) (Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: kết quả toàn bộ, 2010). Theo báo cáo của BHXH tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 30/9/2012 có 171.642 người tham gia BHXH bắt buộc và 16 570 người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu những người đã có thời gian công tác tham gia BHXH bắt buộc muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí (BHXH Nghệ An, 2012). Như vậy, còn rất nhiều lao động chưa tham gia BHXH, trong đó phần lớn lao động thuộc khu vực phi chính thức, đặc biệt là người lao động buôn bán nhỏ, lẻ có thu nhập ổn định chưa được quan tâm, chú trọng khai thác. Nguyên nhân số lượng người tham gia BHXH tự nguyện còn ít là do các nhân tố: trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế; lao động phần lớn chưa qua đào tạo; việc làm bấp bênh; thu nhập thấp là những vấn đề ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì có thể nói một lý do quan trọng xuất phát từ công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia
  • 15. 3 BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành chưa đạt hiệu quả và thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người lao động (Nguyễn Quốc Bình, 2013; Nguyễn Xuân Cường, 2014). Vậy làm thế nào để người lao động nhận thực được sự cần thiết tham gia BHXH; Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH của người lao động khi thu nhập bấp bênh; Vấn đề thể chế và tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý BHXH như thế nào? Xuất phát từ các lý do đó, tác giả chọn đề tài: "Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nước ta, BHXH đã được hình thành ngay từ những năm đầu thành lập nước, tuy nhiên chỉ áp dụng hình thức BHXH bắt buộc. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi cần phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống BHXH theo cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Chính vì vậy những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên tập trung chủ yếu về lĩnh vực BHXH bắt buộc. Đối với BHXH tự nguyện, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan. Nguyễn Tiến Phú (2001) trong nghiên cứu về “Cơ sở lý luận về việc thực hiện các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” (đề tài cấp Bộ), đã xây dựng các vấn đề lý luận, làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Tiếp đến, Bùi Văn Hồng (2002) đã “Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập” (đề tài cấp Bộ), cũng như Kiều Văn Minh (2003) đã đề xuất các Giải pháp mở rộng đối tượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế tư nhân theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước” (đề tài cấp Bộ), đã tạo ra những tiền đề cả lý luận lẫn thực tiễn cho các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên phạm vi cả nước. Các nghiên cứu khác tiếp cận vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở góc độ khác như Nguyễn Anh Vũ (2003) đã tạo lập các “Cơ sở khoa học quản
  • 16. 4 lý và tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện” (đề tài cấp Bộ), Nguyễn Tiến Phú (2004) đã “Nghiên cứu xây dựng lộ trình tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động” (đề tài cấp Bộ) trong bối cảnh chưa có Luật BHXH. Đào Thị Hải Nguyệt (2007) đã xây dựng “Mô hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam” (đề tài cấp Bộ), trong đó tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong việc thực hiện BHXH tự nguyện. Ngoài ra, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới (2007) đã thực hiện “Khảo sát về triển vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho khu vực phi chính thức ở Việt Nam: Kiến nghị chính sách" (đề tài cấp Bộ) nhằm đưa ra cơ sở để triển khai Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Nhìn chung, các công trình trên đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận và khoa học cho tác giả thực hiện nghiên cứu về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghiên cứu này thừa kế và tiếp tục phát triển các nghiên cứu này. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào cơ chế, chính sách, đề tài này tiếp cận ở góc độ thị trường thông qua việc vận dụng kiến thức marketing để tìm kiếm giải pháp thu hút, gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện dưới góc độ như ”khách hàng”. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá những thành công, các điểm mạnh, các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân liên quan đến tình hình tham gia BHXH tự nguyện và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động ở Nghệ An trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
  • 17. 5 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động và các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Nghệ An. Đối tượng khảo sát: Theo quy định của chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; người lao động tự tạo việc làm; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận chế độ BHXH một lần (hay còn gọi là lao động khu vực phi chính thức) 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực phi chính thức và BHXH tự nguyện áp dụng đối với lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nội dung tập trung vào các chính sách BHXHTN hiện hành, cũng như các định hướng gia tăng số lượng người có tiềm năng tham gia BHXHTN. Đề tài nghiên cứu trên dựa trên các quan điểm, chính sách, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và ASXH ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên sự kết hợp cả nghiên cứu định tính lẫn định lượng. Nghiên cứu định tính dựa trên các công trình nghiên cứu trước đó và vận dụng các chính sách của marketing dịch vụ nhằm đánh giá thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXHTN mang tính khách quan ở góc độ những cán bộ nhân viên của cơ quan BHXH.
  • 18. 6 Nghiên cứu định lượng là sự kết hợp phân tích và đánh giá dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của cơ quan BHXH địa phương trong giai đoạn 2011 – 2014. Dữ liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ những cán bộ nhân viên của BHXH tỉnh Nghệ An và đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Luật định trong Quý IV năm 2015. 6. Những đóng góp của luận văn - Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An nói riêng và ngành BHXH Việt Nam nói chung trong việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. - Phân tích làm rõ thực trạng tình hình BHXH tự nguyện thời gian qua, tìm hiểu những vấn đề cần phải giải quyết và khuyến nghị định hướng phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trong thời gian tới tại tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luân văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trong chương này, tác giả sẽ khái quát các vấn đề lý luận về marketing dịch vụ và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày nội dung vận dụng marketing dịch vụ vào phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời tác giả còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Chương 2. Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2014. Trong chương này, tác giả sẽ đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của ngành BHXH tỉnh Nghệ An, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ được
  • 19. 7 Nhà nước giao của BHXH tỉnh Nghệ An. Đồng thời nhấn mạnh và làm rõ thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2012 đến 2014. Chương 3. Các giải pháp phát triền đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Trong chương này, trên cơ sở những đánh giá về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2012 đến 2014, cùng với những mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành BHXH tỉnh Nghệ An trong thời gian tới; tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
  • 20. 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DỊCH VỤ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN 1.1. Những nội dung cơ bản về marketing dịch vụ 1.1.1. Khái niệm marketing dịch vụ 1.1.1.1. Định nghĩa Khái niệm marketing bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ XX, trước tiên ở Mỹ sau đó phát triển sang các nước Tây Âu và Nhật Bản vào những năm 50-60 và ngày nay trở thành một khái niệm phổ biến. Ban đầu marketing chủ yếu nhằm vào việc giải quyết quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, hay nói cách khác chỉ giới hạn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Đặc trưng của marketing truyền thống là hướng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẵn có, nghĩa là sản xuất ra hàng hóa rồi mới tìm thị trường tiêu thụ. Khi sản xuất ngày càng phát triển với năng suất lao động ngày càng cao do sự phát triển của khoa học công nghệ, hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng dồi dào. Thị trường của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trở nên bão hòa, cạnh tranh giữa những người sản xuất ngày càng gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường để sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Do vậy, quan niệm marketing hiện đại được mở rộng, thực hiện quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện nhu cầu đến tổ chức sản xuất và đưa hàng hoá tới người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Đặc trưng cơ bản nhất của marketing hiện đại là tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu ngay từ trước khi sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa marketing truyền thống và marketing hiện đại là ở chỗ marketing hiện đại sản xuất ra sản phẩm cho những thị trường đã được nghiên cứu còn marketing truyền thống phải tìm thị trường cho những sản phẩm đã được sản xuất. Mặc dù khái niệm marketing được dùng phổ biến, song tới nay vẫn chưa có khái niệm marketing thống nhất. Theo Hiệp hội marketing Mỹ, marketing là “hoạt động kinh doanh hướng hàng hóa, dịch vụ tới người sản xuất đến người
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50086 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562