SlideShare a Scribd company logo
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ng©n hµng nhµ n-íc viÖt nam
häc viÖn ng©n hµng
------------
®µo quèc tÝnh
AN NINH TµI CHÝNH CHO THÞ TR¦êNG
tµi chÝnh VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN
HéI NHËP KINH TÕ QUèC TÕ
Chuyªn ngµnh : tµi chÝnh, ng©n hµng
M· sè : 62.34.02.01
LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. tS. Lª V¨n LuyÖn
2. TS. NguyÔn Ngäc B¶o
Hµ Néi - 2013
I
BẢN CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đào Quốc Tính
Hiện là Nghiên cứu sinh tại Học viện Ngân hàng.
Tôi cam đoan các công trình nghiên cứu là của bản thân tự nghiên cứu
chưa được công bố bởi bất cứ công trình nào khác, các thông tin số liệu là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tình nghiên cứu và tính trung
thực của đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Nghiên cứu sinh
Đào Quốc Tính
II
MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN......................................................................................................I
MỤC LỤC................................................................................................................. II
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................... VII
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu............................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 9
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....................11
1.1. Tổng quan về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.......................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính .................................................................... 11
1.1.2. Phân loại an ninh tài chính........................................................................... 14
1.2. Tổng quan về thị trƣờng tài chính............................................................ 21
1.2.1. Khái niệm về thị trường tài chính ................................................................ 21
1.2.2. Phân loại thị trường tài chính....................................................................... 23
1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính..................... 26
1.2.4. Công cụ của thị trường tài chính.................................................................. 28
1.3. An ninh tài chính đối với hoạt động của thị trƣờng tài chính ............... 29
1.3.1. An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng ......... 29
1.3.2. An ninh tài chính cho thị trường chứng khoán ............................................ 53
1.3.3. An ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm .................................................. 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................ 71
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CỦA THỊ
TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH, NGUYÊN
NHÂN VÀ BÀI HỌC.............................................................................................. 73
2.1. Tổng quan về thị trƣờng tài chính Việt Nam .......................................... 73
2.2. Thực trạng về an ninh tài chính của thị trƣờng tài chính Việt Nam,
đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học ............................................ 90
III
2.2.1. Thực trạng an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt
Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học .................................... 90
2.2.2. Thực trạng an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học. ......................... 106
2.2.3. Thực trạng về an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ......... 112
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................... 117
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ
TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ ........................................................................................................ 118
3.1. Định hƣớng an ninh tài chính thị trƣờng tài chính Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.......................................................... 118
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển thị trường tài chính .............................. 118
3.1.2. Định hướng an ninh tài chính thị trường tài chính Việt Nam.................... 120
3.1.3. Quan điểm về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam .......... 122
3.2. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trƣờng
tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.............. 124
3.2.1. Đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.................................................... 124
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị
trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế....... 141
3.2.3. An ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam................................ 151
3.2.4. Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho các khoản vay nợ quốc
gia ở Việt Nam ........................................................................................... 153
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền nhằm
đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế .................................................................................................... 157
3.2.6. Các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
bộ, ngành ................................................................................................... 164
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 167
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤ C CÔNG TRÌ NH NGHIÊN CƢ́ U CỦ A TÁ C GIẢ
IV
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
AML/CFT
Chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố (Anti – Money Laundering
and Combating the Financing of Terorism)
APG
Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (Asia/Pacific
Group on Money Laundering)
CDD Cập nhật thông tin khách hàng (Customer Due Dilligence)
CIC Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center)
CTCTTT Công ty cho thuê tài chính
CTCK Công ty chứng khoán
CTTC Công ty tài chính
CTQLQ Công ty quản lý quỹ
Egmont
Group
Tổ chức các cơ quan tình báo tài chính toàn cầu (Egmont Group of
Financial Intelligence Unit)
EUR Ký hiệu đồng tiền chung Châu Âu
FATF Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền toàn cầu (Financial
Action Task Force)
FIU Cơ quan tình báo tài chính (Financial Intelligence Unit)
FII
GDP
GNI
IMF
ICRG
Quỹ đầu tư gián tiếp (Fund Indirection Investment)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income)
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
Tổ chức hợp tác quốc tế của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa
tiền (International Cooperation Review group
MOU Bản thoả thuận ghi nhớ (Memoradum of Understanding)
V
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co –
operation and Development)
PEP Nhân vật chính trị có ảnh hưởng (Politically - Exposed Person)
KYC Nhận biết khách hàng (Know your Customer)
RRG Tổ chức đánh giá khu vực của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống
rửa tiền toàn cầu (Regional Review Group)
TCTC Tổ chức tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
TTLNH Thị trường liên ngân hàng
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán
TTTT Thị trường tiền tệ và ngân hàng
SDR Đồng tiền của quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)
STR Báo cáo giao dịch đáng ngờ (Suspicious Transaction Report)
UNODC Cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (United
Nations Office on Drugs and Crime)
WB
WTO
Ngân hàng thế giới (World Bank)
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu hệ thống tài chính Việt Nam từ 2007 đến 2012................... 75
Bảng 2.2. Tổng tài sản của hệ thống TCTD Việt Nam từ năm 2007 đến
tháng 4/2013......................................................................................... 80
Bảng 2.3. Dư nợ hệ thống tổ chức tín dụng từ năm 2007 đến tháng 4
năm 2013....................................................................................81
Bảng 2.4. Dư nợ bằng ngoại tệ từ năm 2007 đến tháng 4 năm 2013............... 82
Bảng 2.5. Vốn huy động từ nền kinh tế từ năm 2007 đến tháng 4
năm 2013 .......................................................................... 83
Bảng 2.6. Vốn huy động bằng ngoại tệ từ năm 2007 đến tháng 4/2013 ......... 84
Bảng 2.7. Nợ xấu từ năm 2007 đến tháng 4/2013............................................. 85
Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu (%) từ năm 2007 đến tháng 4/2013............................. 86
Bảng 2.9. Chênh lệch thu chi của các tổ chức tín dụng từ 2007 đến tháng
4/2013................................................................................................... 87
Bảng 2.10. Dự phòng rủi ro tín dụng còn lại........................................................ 88
Bảng 2.11. Vốn tự có của các tổ chức tín dụng từ năm 2008 đến tháng
4/2012................................................................................................... 89
Bảng 2.12. Chỉ số ROA của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam từ năm
2007 đến tháng 9 năm 2013 ............................................................... 98
Bảng 2.13. Chỉ số ROE của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam từ năm
2007 đến tháng 9 năm 2013 ............................................................... 99
Bảng 2.14. Tăng trưởng tín dụng và lạm phát từ năm 2007 - 2012.................103
Bảng 2.15. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm
2007 đến 2012....................................................................................108
Bảng 2.16. Thống kê chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến năm 2011 ...............109
Bảng 2.17. Thống kê các công ty bảo hiểm giai đoạn 2007 – 2012 ................113
VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2007 ......................... 77
Biểu 2.2: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2008 ........................ 77
Biểu 2.3: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2009 ......................... 78
Biểu 2.4: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2010 ........................ 78
Biểu 2.5: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2011 ......................... 79
Biểu 2.6: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2012 ........................ 79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với
mỗi quốc gia và toàn cầu trong xu thế ngày càng tự do thương mại, tự do lưu
chuyển các dòng vốn. An ninh thị trường tài chính là một phần đặc biệt quan
trọng của an ninh tài chính, thể hiện qua hoạt động của thị trường Tài chính
ổn định, an toàn, phát triển và chống được các tác động của các cuộc khủng
hoảng từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế.
Những năm gần đây, từ cuộc khủng hoảng nợ cho vay bất động sản dưới
chuẩn của các Ngân hàng Mỹ đã kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế
toàn cầu gây ra hậu quả nặng nề cho các quốc gia và vùng lãnh thổ mà đến
nay vẫn chưa giải quyết xong hậu quả để lại. Hiện nay Châu Âu đang trải qua
thời kỳ khó khăn của khủng hoảng nợ công của chính phủ, bùng nổ từ Iceland
đến Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và một số quốc gia khác. Ngay cả
đến các quốc gia hùng mạnh về kinh tế như: Mỹ, Nhật, Trung quốc cũng phải
xem xét lại chính sách nợ công của chính phủ để tìm cách khắc phụ như kiểm
soát chặt chẽ chi ngân sách, xem xét lại các chính sách đầu tư công…
Việt Nam, một nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập, từ quốc
gia có thu nhập thấp đến nay trở thành quốc gia ở ngưỡng đầu có thu nhập
trung bình. Thị trường tài chính phát triển qua các năm đã góp phần tích cực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Việt
Nam có hệ thống tài chính, kinh tế còn nhỏ bé nên dễ bị tổn thương khi có các
tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế của thế giới và những khó khăn
từ nội tại nền kinh tế. Thị trường tài chính hoạt động chưa thật ổn định, nguy
cơ mất an toàn hệ thống luôn hiện hữu, sức chịu đựng của thị trường tài chính
trước tác động của cuộc khủng hoảng còn yếu.
2
Đảm bảo an ninh tài chính, đặc biệt đảm bảo an ninh tài chính cho thị
trường tài chính là một vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá
trình phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh
chọn đề tài nghiên cứu: “An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sỹ kinh tế
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong năm 2007, Nghiên cứu sinh đã thu thập tài liệu giảng dạy, các
giáo trình liên quan đến thị trường tài chính tại một số viện, học viện, trường
đại học, như: Học viện Ngân hàng; Đại học Kinh tế quốc dân; Học viện tài
chính; Đại học Ngoại thương; Đại học Thương mại; Viện nghiên cứu quản,
quản lý kinh tế Trung ương; Viện Kinh tế. Trong năm này, Nghiên cứu sinh
cũng đã thu thập được một số tài liệu liên quan đến thị trường tài chính tại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước. Đồng thời, Nghiên cứu sinh đã trực tiếp tham gia nhóm đề tài nghiên
cứu: “Hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của ngân hàng thương
mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” với tư cách là thư ký
đề tài. Từ những cơ sở nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh đã hình thành định
hướng nghiên cứu và chọn chủ đề nghiên cứu. Sau khi hoàn thành kỳ thi đầu
vào của nghiên cứu sinh tại Học viện Ngân hàng, Nghiên cứu sinh đã xây
dựng chủ đề và đề cương nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ trình tiến sĩ Lê
Văn Luyện và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo để hướng dẫn và cho hướng để
Nghiên cứu sinh tiếp tục hoàn thiện và bảo vệ đề cương nghiên cứu của đề tài.
Sau quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương nghiên cứu của đề tài, Nghiên
cứu sinh đã trình Học viện Ngân hàng để được bảo vệ đề cương nghiên cứu
trước hội đồng khoa học. Đề cương nghiên cứu đã được bảo vệ, đề tài nghiên
cứu đã được phê duyệt với tên đề tài: “An ninh tài chính cho thị trường tài
3
chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sĩ
của Nghiên cứu sinh.
Thị trường tài chính là một thị trường rộng lớn, mang tính phức tạp cao,
ảnh hưởng đan xen giữa các loại thị trường hợp thành thị trường tài chính.
Đặc biệt thị trường tài chính mang tính liên thông và hội nhập toàn cầu rất
cao. Trong quá trình nghiên cứu về thị trường tài chính đầy biến động và phức
tạp, do đó, để xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể và đề cương chi tiết cho
các chương, các nội dung là quá trình công phu sưu tập các tài liệu nghiên
cứu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cho các năm. Trong quá trình
nghiên cứu, Nghiên cứu sinh chưa từng thấy bất kỳ một tài liệu hay một công
trình nghiên cứu khoa học nào đã nghiên cứu về an ninh tài chính của thị
trường tài chính.
Trong năm 2008, Nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu, xin ý kiến của
người hướng dẫn và đã hoàn thành đề cương chi tiết cho các chương và nội dung
của đề tài. Trong năm này, về cơ bản đã hoàn thành chi tiết hóa các nội dung
nghiên cứu. Tuy nhiên, trong năm 2008, lạm phát trong nước tăng cao, tín dụng
tăng trưởng nóng, chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh so với năm 2006 và 2007,
trong khi đó thị trường tài chính quốc tế diễn biến phức tạp như khủng hoảng
nền kinh tế Mỹ kéo theo hàng loạt ngân hàng khó khăn, phá sản, Châu Âu bắt
đầu thời kỳ khủng hoảng nợ công...đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải cập nhật, bổ
sung trong đề cương nghiên cứu chi tiết của Nghiên cứu sinh.
Trong những năm này, hệ thống giám sát thị trường tài chính quốc tế
cũng có những thay đổi, một số quốc gia xem xét lại các mô hình giám sát
hiệu quả. Đặc biệt các quốc gia đã thấy được cần có hệ thống giám sát độc lập
nhưng phải gắn liền với tính ứng cứu kịp thời đối với thị trường tài chính, như
tính thanh khoản của thị trường tài chính, trước hết là Ngân hàng trung ương
các nước phải đáp ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản của ngân
hàng thương mại...
4
Do vậy, năm 2008, ngoài việc hoàn thành đề cương chi tiết cho đề tài,
Nghiên cứu sinh thường xuyên nghiên cứu những biến động của thị trường tài
chính thế giới thông qua các tài liệu của Ngân hàng trung ương Mỹ, của Ngân
hàng trung ương Châu Âu, của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân
hàng phát triển Châu Á và các hệ thống tài liệu của một số viện Nghiên cứu
về quản lý kinh tế trung ương và Hiệp hội kinh tế.
Trong năm 2009, dựa trên các tài liệu thu thập được trong nước và quốc
tế kết hợp với các đợt hội thảo về thị trường tài chính, ổn định thị trường tài
chính, chuẩn mực về giám sát ngân hàng...kết hợp với nghiên cứu đề tài khoa
học cấp Nhà nước do nhóm tác giả tại Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành đã
nghiên cứu về: “An ninh tài chính quốc gia, lý luận và cảnh báo” do Giáo sư,
tiến sĩ Tào Hữu Phùng là chủ biên, đã được công bố năm 2004. Trong công
trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu và công bố các nhân tố về an
ninh tài chính quốc gia như lạm phát, thâm hụt ngân sách, tài chính doanh
nghiệp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán… Trong năm này, Nghiên
cứu sinh đã tiếp tục nghiên cứu và tham gia trực tiếp viết và hoàn thiện đề tài
khoa học cấp ngành ngân hàng do nhóm tác giả Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Bộ Tài chính Việt Nam với vai trò là thư ký đề tài: “Giải pháp đảm
bảo an ninh tài chính cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” đã được công bố năm 2007. Trong công trình này các
tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính ngân hàng
thương mại và đưa ra một số giải pháp để đảm bảo an ninh tài chính cho các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đồng thời, trong năm 2009, Nghiên cứu sinh đã xây dựng và hoàn thành
các điều kiện hay các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh của thị trường tài chính
và các chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của thị trường tài chính.
Nhân tố đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính, bao gồm:
+ Tính ổn định của thị trường tài chính;
5
+ Tính an toàn của thị trường tài chính;
+ Tính phát triển của thị trường tài chính;
+ Khả năng chống đỡ các tác động bất lợi của thị trường tài chính trong
các cuộc khủng hoảng từ nội tại đến nền kinh tế và tác động từ bên ngoài. Các
chỉ tiêu phản ánh để thị trường tài chính đảm bảo an ninh, bao gồm các chỉ
tiêu đáp ứng của những nhân tố ảnh hưởng, như:
+ Các chỉ tiêu về tính ổn định của thị trường tài chính;
+ Các chỉ tiêu về tính an toàn của thị trường tài chính;
+ Các chỉ tiêu về tính phát triển của thị trường tài chính;
+ Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng chống đỡ tác động bất lợi của thị
trường tài chính trong các cuộc khủng hoảng từ nội tại nền kinh tế và tác động
từ bên ngoài.
Trong năm 2010, Nghiên cứu sinh đã xây dựng đề cương chi tiết về ba
chuyên đề của luận án tiến sĩ có sự hướng dẫn khoa học của Khoa Sau đại
học, Học viện Ngân hàng và của các tiến sĩ hướng dẫn luận án.
+ Chuyên đề thứ nhất: “giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng,
chống rửa tiền ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là
chuyên đề Nghiên cứu sinh hoàn thành sớm nhất (Quý I, II năm 2010).
Chuyên đề này hoàn thành khá dễ dàng vì Nghiên cứu sinh trong giai đoạn
này đang trực tiếp phụ trách mảng công việc liên quan đến công tác phòng,
chống rửa tiền ở Việt Nam, nên thường xuyên nghiên cứu các chuẩn mực
quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các quy định của Việt Nam và thực trạng
hoạt động phòng, chống rửa tiền trong lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời trong
giai đoạn này, Nghiên cứu sinh là trưởng một nhóm nghiên cứu để biên soạn
Luật phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đầy
đủ các chuẩn mực quốc tế và tình hình trong nước. Từ năm 2007, Việt Nam
chính thức là thành viên Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương (APG) về phòng,
6
chống rửa tiền. Năm 2008, đoàn đánh giá đa phương của các quốc gia đã trực
tiếp đánh giá về cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam và đưa ra một
bản khuyến nghị với 138 Khuyến nghị về thiếu hụt đối với Việt Nam. Từ thời
điểm đó đến nay, Việt Nam trải qua quá trình rà soát khu vực của tổ chức
(RRG), tổ chức hợp tác quốc tế của (ICRG) của lực lượng đặc nhiệm tài chính
toàn cầu (FATF). Trong quá trình này, Nghiên cứu sinh có điều kiện trực tiếp
chỉ đạo và tiếp xúc trực tiếp trong hội nghị quốc tế, hội nghị trong nước và
tiếp xúc một số tài liệu liên quan.
+ Chuyên đề thứ hai: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát
vi mô các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế”, Chuyên đề thứ hai được Nghiên cứu sinh hoàn thành trong Quý III, IV
năm 2010. Chuyên đề này được thu thập các tài liệu trực tiếp từ Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tài liệu
giám sát vi mô của Ngân hàng trung ương một số nước, tài liệu liên quan của
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB). Nghiên cứu sinh thu thập một số tài liệu giám sát vi mô
của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài
chính qua một số năm (năm 2007, 2008, 2009, 2010).
+ Chuyên đề thứ ba: “Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tài
chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” chuyên đề này Nghiên cứu sinh hoàn thành trong quý II,
III năm 2011. Chuyên đề được sưu tập và lựa chọn các tài liệu về lý thuyết
của thị trường tiền tệ và ngân hàng trong giáo trình giảng dạy của một số
trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam, các tài liệu của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, các tài liệu của WB, IMF, ADB...ngoài ra, Nghiên cứu
sinh đã tham khảo một số tài liệu liên quan của một số hãng kiểm toán như
KPMG, Erng and Young, Dloite, của một số hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế
7
như: Fitch rating, Moodys, Stardard and Poor. Đề tài khoa học cấp ngành:
“Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho ngân hàng thương mại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được Nghiên cứu sinh nghiên cứu
kỹ lưỡng.
Trong một thời gian nghiên cứu liên tục, Nghiên cứu sinh hàng ngày đều
theo dõi biến động của sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh, theo dõi biến động thanh khoản tỷ giá, lãi suất của thị
trường Việt Nam.
Ba chuyên đề nghiên cứu của Nghiên cứu sinh đã được hội động
nghiệm thu của Học viện Ngân hàng nghiệm thu thông qua vào ngày 25
tháng 11 năm 2011.
Quý: (I, II) năm 2012, Nghiên cứu sinh đã tập trung hoàn thành bản thảo
lần đầu tiên của luận án tiến sĩ xin ý kiến của các Tiến sĩ hướng dẫn. Sau khi
có ý kiến hướng dẫn, đề tài được hoàn thiện và bổ sung những nội dung
nghiên cứu cho các chương, các mục liên quan. Quý III năm 2012, đề tài của
luận án được gửi trình Khoa Sau đại học, Học viện Ngân hàng để thẩm định.
Sau khi có ý kiến thẩm định của Khoa Sau đại học, Nghiên cứu sinh tiếp tục
bổ sung và hoàn chỉnh luận án tiến sĩ của mình. Quý IV năm 2012, đề tài
nghiên cứu được trình Học viện Ngân hàng, Nghiên cứu sinh xin được bảo vệ
cấp cơ sở.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013, Nghiên cứu sinh đã bảo vệ đề tài luận án cấp
cơ sở trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở. Sau khi có kết quả chấm luận
án tiến sĩ cấp cơ sở và ý kiến của các Thành viên hội đồng, ý kiến kết luận của
Chủ tịch hội đồng, đề tài luận án tiến sĩ tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh
để bảo vệ trước hội đồng. Theo dự kiến, đề tài sẽ được bảo vệ trong quý IV
năm 2013.
8
Trong luận án, Nghiên cứu sinh đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ
bản về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường
tài chính và an ninh tài chính của thị trường tài chính. Các vấn đề được trình
bày đầy đủ, lô gíc, biện chứng và chuẩn xác. Nội dung trọng tâm của đề tài là
an ninh tài chính đối với thị trường tài chính được trình bày đầy đủ ở ba thị
trường là; thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường
bảo hiểm. Đây là tiền đề để đánh giá mức độ thực trạng về an ninh tài chính
cho thị trường tài chính Việt Nam. Luận án nghiên cứu tổng quan về thị
trường tài chính Việt nam (từ khi gia nhập WTO – 2007), đến nay, luận án
đánh giá sâu sắc, từ đó rút ra các nguyên nhân và bài học thực tiễn cho thị
trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị tường bảo hiểm Việt
nam. Luận án đã đề xuất được định hướng chiến lược phát triển thị trường tài
chính Việt Nam, hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị
trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và có
những kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành.
Luận án đã có những đóng góp mới cho quá trình nghiên cứu khoa học, đó là:
+ Luận án đã trình bày được các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính cho
thị trường tiền tệ và Ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.
+ Luận án phân tích quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt
Nam, từ khi gia nhập WTO (2007) đến nay, có đưa ra theo cơ cấu của 03 loại:
thị trường là: thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị
trường bảo hiểm.
+ Về thực tiễn, luận án đã đề xuất 03 nhóm giải pháp đảm bảo an ninh
tài chính điển hình cho 03 thị trường, bao gồm: Nhóm giải pháp, đảm bảo an
ninh tài chính cho thị trường tiền và ngân hàng; nhóm giải pháp đảm bảo an
ninh tài chính cho thị trường chứng khoán; nhóm giải pháp đảm bảo an ninh
tài chính cho thị trường bảo hiểm.
9
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Làm rõ nội dung khoa học của an ninh tài chính cho thị trường tài chính;
+ Đánh giá, thực trạng an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt
Nam, trong đó chủ yếu đi sâu phân tích về an ninh tài chính của thị trường
tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.
+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài
chính Việt Nam.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp
thống kê, tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Nhà nước và một số
bộ, ngành, tại một số tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, nghiên cứu tài
liệu của một số tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, nghiên cứu tài liệu của
một số tổ chức quốc tế để phân tích, quy nạp tìm ra phương án tối ưu cho mục
tiêu nghiên cứu.
5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tổng quan về thị trường tài chính, an ninh thị
trường tài chính, chủ yếu tập trung nghiên cứu về thị trường tiền tệ và ngân
hàng - ngân hàng và thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, là những
thành phần chủ yếu chi phối thị trường tài chính trong giai đoạn kể từ khi
Việt Nam gia nhập WTO đến nay. Đối với thị trường tiền tệ và ngân hàng,
Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thị trường hoạt động giữa các tổ
chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, dân cư và các tổ chức khác.
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề an ninh tài chính cho thị trường tài
chính Việt Nam, lấy thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán,
thị trường bảo hiểm để khảo sát đánh giá.
10
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh tài chính cho thị trường tài chính
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
Chương 2: Thực trạng về an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt
Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học;
Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CHO
THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính
An ninh là một khái niệm rất rộng, nói đến an ninh người ta thường nghĩ
đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh xã hội với việc đảm bảo an
ninh bằng các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chế độ chính trị,
bảo vệ hiến pháp và pháp luật…Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, khủng hoảng
tài chính kinh tế, khủng hoảng ở các lĩnh vực khác như: môi trường, năng
lượng, khí hậu, dịch bệnh mang tính ảnh hưởng toàn cầu ngày một gia tăng,
người ta lại thường nhắc đến an ninh trong các lĩnh vực kinh tế như: an ninh
lương thực, an ninh năng lượng và an ninh tài chính…Với sự xuất hiện ngày
càng nhiều vấn đề các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, vấn đề an ninh tài
chính càng được các quốc gia và thế giới quan tâm nhiều hơn.
Dưới tác động ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính
các quốc gia đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài
chính đã trở thành mối đe dọa chủ yếu đến anh ninh kinh tế thế giới. Chính vì
vậy, tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát và
tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt,
tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài
chính, đã trở thành nội dung chính của an ninh tài chính. Từ đó, có thể thấy an
ninh tài chính là điều kiện thiết yếu để nền tài chính ổn định và phát triển, tạo
tiền đề để đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững nói chung.
12
Trong bài phát biểu của tác giả Durmus Yilmaz, Thống đốc Ngân hàng
Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tại diễn đàn kinh tế thế giới (The OECD WORLD
FORUM) được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 27 đến ngày 30
tháng 6 năm 2007 với chủ đề: “an ninh tài chính và ổn định tài chính –
Financial security and stability”; Ngân hàng Trung ương cùng đưa ra định
nghĩa về ổn định tài chính là khi năng lực của hệ thống tài chính đứng vững
trước những cú sốc và không gây ra tổn hại trong sự dịch chuyển các khoản
tiết kiệm sang cơ hội đầu tư. Một định nghĩa khác có tính đến sự vắng mặt của
khủng hoảng trong hệ thống tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống,
tài chính. Ngoài ra, nó cũng được định nghĩa có tính đến sự thực hiện có hiệu
quả của hệ thống tài chính trong trường hợp các cú sốc, tình trạng áp lực và
thay đổi sâu sắc về cơ cấu.
Theo quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, an
ninh tài chính có thể được tăng cường thông qua sự hiện hữu của hệ thống
hoạt động trơn tru. Đây là một quan điểm tổng thể và bao gồm hệ thống thanh
toán, cơ sở hạ tầng về công nghệ cũng như khung quản lý và giám sát. Giữa
an toàn tài chính và an ninh tài chính có mối liên kết chặt chẽ.
Theo tài liệu An ninh tài chính quốc gia lý luận cảnh bảo, đối sách – Nhà
xuất bản tài chính tháng 7 năm 2004 của nhóm tác giả do Giáo sư, tiến sỹ khoa
học Tào Hữu Phùng (chủ biên) và tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính, an ninh tài chính có khái niệm như sau:
An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính
ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có
những biến động đột ngột, bất thường. Tuy nhiên, cần phải hiểu sự ổn định
trong sự vận động và phát triển. Ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ
nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi
lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
13
An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm do các tác động bên
trong và bên ngoài. Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại
cho mình đồng thời ngăn chặn và chống lại được sự tấn công phá hoại từ bên
ngoài. Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi
phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính.
Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính
yếu không thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Trong các tài liệu tiếng
Anh người ta sử dụng từ “soundness” hay “strong” để chỉ sự vững mạnh.
Khủng hoảng là giới hạn cuối cùng của sự mất an ninh tài chính, tránh
được khủng hoảng là mục tiêu tối thượng của mọi giải pháp đảm bảo an ninh
tài chính. Khủng hoảng tài chính bao trùm gắn với mất cân đối tài chính, gắn
với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán
tại một thời điểm nào đó.
Một số dạng khủng hoảng tài chính phổ biến như: khủng hoảng ngân
hàng (Banking Crisis); khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis);
khủng hoảng tiền tệ (Monetary Crisis); khủng hoản thị trường chứng khoán
(Crisis of Security market); khủng hoảng cán cân thanh toán (Crisis of
Balance of payment); khủng hoảng cán cân vãng lai (Crisis of current
Account); khủng hoảng cán cân vốn (Crisis of capital Account); khủng hoảng
khả năng thanh khoản (Crisis of Liquidity); khủng hoảng ngân sách (Crisis of
Government Budget).
Bốn nội dung trên đồng thời là 4 nguyên tắc của đảm bảo an ninh tài
chính. Ngoài ra, cần nhấn mạnh tới nguyên tắc thứ 5 về tính hệ thống của an
ninh tài chính, nghĩa là an ninh của từng bộ phận gắn liền với an ninh của
toàn hệ thống, có mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức
và địa lý, an ninh từng quốc gia không tách rời an ninh khu vực và toàn cầu,
đồng thời cả về mặt đối tượng và nội dung của an ninh như an ninh tài chính
14
liên quan chặt chẽ tới an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh xã hội, an
ninh thông tin…
Nghiên cứu sinh cơ bản thống nhất với khái niệm an ninh tài chính của
các tác giả đã nghiên cứu, tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ được khái quát rất
chung ở “tình trạng tài chính”; Và yếu tố vững mạnh không được đề cập rõ
ràng, khó hiểu. Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về an ninh tài chính với nội
dung thay yếu tố vững mạnh thành yếu tố phát triển. Như vậy: an ninh tài
chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn,
phát triển và không bị khủng hoảng. Khái niệm này sẽ được sử dụng trong
suốt một quá trình nghiên cứu của Luận án.
Để nâng cao tính khoa học và thực tiễn của an ninh tài chính, cần phải
nghiên cứu sâu hơn về thị trường tài chính, các khu vực tài chính.[31, 32, 33,
34, 35,63,64]
1.1.2. Phân loại an ninh tài chính
Để có nghiên cứu tổng quát an ninh tài chính, dẫn đến nghiên cứu sâu
hơn về thị trường tài chính, từ khái niệm và các nghiên cứu ở trên, có nhiều
cách thức để phân loại an ninh tài chính, có thể phân loại an ninh tài chính
như sau:
1.1.2.1. Phân loại theo cấp hay phạm vi quản lý
a. An ninh tài chính quốc gia: Tài chính quốc gia theo nghĩa rộng bao
hàm toàn bộ nền tài chính vĩ mô của một nước có chủ quyền và nhà nước
đóng vai trò là chủ thể quản lý nền tài chính quốc gia. Theo nghĩa hẹp, tài
chính quốc gia hay tài chính nhà nước là bộ phận của nền tài chính vĩ mô
thuộc quyền quản lý và điều tiết trực tiếp của nhà nước bao gồm ngân sách
nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Bản chất của an
ninh tài chính cho khu vực này là duy trì sự ổn định, an toàn và vững mạnh
15
của thu chi Ngân sách nhà nước, giữ thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức hợp
lý, đảm bảo cân đối tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách.
An ninh ngân sách nhà nước là hạt nhân của an ninh tài chính quốc gia.
An ninh ngân sách nhà nước là trạng thái ngân sách ổn định, bền vững, an
toàn, lành mạnh, có cơ cấu hợp lý, có khả năng tạo lập và phân phối các
nguồn lực tài chính có hiệu quả cao. Thực chất của vấn đề an ninh ngân sách
nhà nước chính là mức độ an toàn hợp lý được chấp nhận về quy mô, tổng
mức, cũng như cơ cấu thu, cơ cấu chi, mối quan hệ tài chính giữa các cấp
chính quyền được xét trong quan hệ đa chiều với các yếu tố kinh tế vĩ mô
(tăng trưởng kinh tế, giá cả, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán…), các
nhân tố ảnh hưởng về chính trị, kinh tế xã hội, sự phát triển của các vùng,
miền. An ninh ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của nhà nước được
diễn ra bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, lãng phí
trong quá trình nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế -
xã hội, tạo được thế chủ động cho nhà nước trong quá trình quản lý và điều
hành ngân sách nhà nước. An ninh ngân sách nhà nước phải đi đôi với việc
thiết lập và thực thi hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước phù hợp, nhất
quán, đồng bộ, minh bạch, ổn định, đồng thời tăng cường giám sát hiệu quả
hoạt động của ngân sách nhà nước. An ninh ngân sách nhà nước có liên quan
chặt chẽ đến kiềm chế nợ nước ngoài của chính phủ ở mức độ an toàn và duy
trì khả năng trả nợ, tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ.
b. An ninh tài chính doanh nghiệp (bao gồm cả tài chính nhà nước và
các trung gian tài chính, tổ chức tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, tín
dụng thuê mua, công ty chứng khoán, công ty môi giới, quỹ chứng
khoán…) đây là cốt lõi của an ninh tài chính vì tài chính doanh nghiệp là
cơ sở của tài chính quốc gia. An ninh tài chính của các doanh nghiệp phi tài
chính có tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào qui mô của nó. Doanh nghiệp có
16
qui mô càng lớn thì việc đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp càng
có tầm quan trọng đối với đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các doanh
nghiệp tài chính, kể cả ngân hàng và phi ngân hàng hoạt động trên thị
trường tài chính - tiền tệ có mối liên hệ rộng lớn với nhiều khách hàng nên
mức độ rủi ro cao. Chính vì vậy, an ninh tài chính của khu vực doanh
nghiệp tài chính cần được chú ý đặc biệt.
c. An ninh tài chính cá nhân (dân cư - hộ gia đình): An ninh tài chính
dân cư biểu hiện ở khả năng tiết kiệm và tích luỹ của các hộ gia đình. Tài
chính dân cư không an ninh khi thu nhập không đủ cho các nhu cầu thiết yếu
và không có khoản để dành dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Tiết kiệm
vốn là truyền thống của các nước Á đông trong đó có Việt Nam song do thu
nhập bình quân đầu người còn thấp nên các khoản tiết kiệm còn nhỏ bé, hiệu
quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, yếu tố bất bình đẳng trong thu nhập, trong
phân phối và phân phối lại thu nhập cho các tầng lớp dân cư cũng như phân
hoá giàu nghèo quá mức cũng là nguyên nhân làm xấu đi tình trạng tài chính
dân cư, có thể gây ra sự “bùng nổ” làm mất an ninh của khu vực tài chính
này. Khoảng cách ngày càng lớn giữa thu nhập danh nghĩa với thu nhập chính
thức của một bộ phận dân cư cũng như việc sử dụng tiền mặt là chủ yếu trong
các hoạt động thanh toán không chỉ trong dân cư mà còn trong toàn bộ hoạt
động tài chính làm cho tài chính dân cư càng khó kiểm soát là có an ninh hay
không. An ninh tài chính dân cư còn được biểu hiện và biểu hiện rõ nhất ở
những quan hệ tài chính trong cộng đồng, nổi bật là các quan hệ vay mượn,
liên kết kinh tế, thanh toán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế,… và hoạt
động của tài chính “ngầm”, thị trường tài chính “đen”. Việc vỡ “hụi”, vỡ
“họ”, chiếm dụng vốn của nhau, cho vay nặng lãi, “bắt nợ”, “xiết nợ”… ảnh
hưởng rất xấu tới khả năng đảm bảo an ninh tài chính dân cư.
17
1.1.2.2. Phân loại theo lĩnh vực
a. An ninh tài chính khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, cán cân
thanh toán, vay nợ quốc gia…). Ngân sách nhà nước luôn được đảm bảo các
giới hạn về bội chi ngân sách, thông thường các nước đang phát triển là dưới
5% so với tổng thu; nợ công, ở ngưỡng an toàn (chẳng hạn các nước thường
áp dụng 50% so với GDP). Cán cân thanh toán thặng dư hoặc có bội chi thì
phải ở mức thấp. Số bội chi cán cân tổng thể phải được đảm bảo bằng dự trữ
ngoại tệ…
b. An ninh tài chính của các trung gian tài chính (ngân hàng, các tổ
chức tài chính phi ngân hàng…). Các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân
hàng hoạt động phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, ổn định như chỉ số về vốn
tự có tối thiểu phải đạt lớn hơn hoặc bằng 8% so với tổng tài sản đã hiệu
chỉnh rủi ro, nợ quá hạn không quá 5% so với tổng dư nợ, tính thanh khoản
luôn đáp ứng.
c. An ninh tài chính khu vực doanh nghiệp và dân cư. Các doanh nghiệp
hoạt động phải ổn định, có lãi, cạnh tranh tốt trên thị trường, chịu đựng được
các tác động bất lợi của thị trường trong nước và quốc tế. Các chỉ số an toàn
về vốn, tài sản luôn luôn đảm bảo. Dân cư phải có thu nhập ổn định và ngày
càng được nâng cao. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp, công ăn, việc làm
luôn được đảm bảo.
1.1.2.3. Phân loại theo chức năng tài chính
a. An ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính: đặc điểm
quan trọng nhất là đảm bảo sự ổn định và an toàn trong việc huy động các
nguồn lực tài chính, duy trì sự cân đối cơ cấu nguồn lực huy động, trong đó
đặc biệt chú trọng tới cân đối huy động nguồn lực trong nước và ngoài nước
cũng như cân đối nguồn lực tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy
động của nhà nước và của thị trường. Sự an toàn và vững mạnh của hệ thống
18
trung gian tài chính giữ vai trò quyết định đảm bảo an ninh tài chính trong
huy động các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế thị trường.
b. An ninh tài chính trong phân bổ các nguồn lực tài chính: sự phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế có xu hướng làm tăng vai trò
phân bổ nguồn lực tài chính của thị trường trong khi giảm vai trò phân bổ trực
tiếp của nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn đều chỉ
ra rằng cần có sự kết hợp giữa thị trường và nhà nước mới có thể đảm bảo
phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hợp lý và hiệu quả, vừa tránh được
những khiếm khuyết của thị trường, vừa không sa vào sai lầm của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp và sự can thiệp quá mức của nhà nước trong
phân bổ các nguồn lực tài chính.
c. An ninh tài chính trong sử dụng các nguồn lực tài chính: cốt lõi là hiệu
quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Hiệu quả càng cao thì tính an toàn, khả
năng hoàn trả, khả năng cạnh tranh và tái sản xuất mở rộng càng cao. An ninh
tài chính trong sử dụng nguồn lực tài chính là khâu cuối cùng quyết định an
ninh tài chính của toàn bộ nền tài chính quốc gia.
1.1.2.4. Phân loại theo phạm vi địa lý
a. An ninh tài chính địa phương: tầm quan trọng của an ninh tài chính địa
phương phụ thuộc vào mô hình nhà nước của mỗi quốc gia. Đối với mô hình
nhà nước liên bang, mỗi địa phương có quyền tự chủ tài chính tương đối cao
nên an ninh tài chính địa phương đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với
an ninh tài chính địa phương của những nước theo mô hình nhà nước tập
quyền trung ương.
b. An ninh tài chính quốc gia: xuất phát từ những đặc điểm lịch sử và sự
phát triển của chủ quyền quốc gia, an ninh tài chính quốc gia luôn luôn là vấn
đề trung tâm của an ninh tài chính. An ninh tài chính quốc gia phản ánh tính
chất độc lập, tự chủ và toàn vẹn của một chủ thể hoàn chỉnh và tính chất đó
ngày càng biểu hiện rõ hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
19
c. An ninh tài chính khu vực (nhóm nước có liên quan chặt chẽ về địa lý
hay cùng nằm trong một khối liên kết kinh tế khu vực): việc ra đời và phát
triển của các khối liên kết quốc tế làm cho vai trò của an ninh tài chính khu
vực ngày càng tăng. Đặc biệt, một nước có thể cùng một lúc tham gia nhiều
khối liên kết kinh tế và giữa các khối có sự đan xen lẫn nhau nên an ninh tài
chính khu vực có thể phát triển thành an ninh tài chính liên khu vực.
d. An ninh tài chính toàn cầu: xu thế toàn cầu hoá tác động tới an ninh tài
chính theo hướng tăng cường sự ràng buộc và phụ thuộc tài chính lẫn nhau
trên phạm vi và qui mô toàn cầu. Khủng hoảng tài chính ở một quốc gia hay
một khu vực rất dễ lan rộng thành khủng hoảng hay suy thoái kinh tế - tài
chính cả thế giới.
1.1.2.5. Phân loại theo tính chất
a. An ninh tài chính thực, trong đó các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính
đều phản ánh tình trạng tài chính ổn định, an toàn và hiệu quả một cách trung
thực, chính xác, các biến động đều được phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ,
cung cấp thông tin phục vụ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách đảm
bảo an ninh tài chính.
b. An ninh tài chính “ảo” hay an ninh tài chính hình thức, nghĩa là tình
trạng bề ngoài có vẻ ổn định, an toàn và vững mạnh song thực chất bên trọng
lại đang chứa đựng những nguy cơ hay những yếu tố mất an ninh tài chính,
thậm chí tiềm ẩn khả năng bùng nổ khủng hoảng. Nguyên nhân của an ninh
tài chính „ảo” là báo cáo sai sự thật, che dấu và bóp méo thông tin trong khi
hệ thống giám sát tài chính hoạt động không hiệu quả. Nói cách khác, an ninh
tài chính “ảo” xẩy ra khi tình trạng thông tin “bất đối xứng” trở nên quá mức.
An ninh tài chính “ảo” thậm chí còn tồi tệ hơn mất an ninh tài chính thực vì
nó làm cho người ta mất phương hướng, không kiểm soát được tình hình, chủ
quan không có các biện pháp đối phó để cứu vãn và phục hồi an ninh tài
chính trước khi quá muộn.
20
1.1.2.6. Phân loại theo mức độ
a. An ninh tài chính mức độ cao: tình trạng tài chính lý tưởng, không
hoặc rất ít có dấu hiệu ảnh hưởng tiểu cực tới sự ổn định, an toàn và vững
mạnh tài chính đi đôi với hệ thống đảm bảo an ninh tài chính được tổ chức tốt
và hoạt động có hiệu quả cao. Loại an ninh tài chính này có thể gọi là an ninh
tài chính tuyệt đối.
b. An ninh tài chính được đảm bảo: tình trạng tài chính vẫn duy trì được
sự ổn định, an toàn và vững mạnh, song xuất hiện các hiện tượng có thể gây
mất an ninh tài chính cục bộ hoặc làm suy yếu hệ thống tài chính tuy không
phải ở mức độ nghiêm trọng. Tình hình tài chính vẫn ở trạng thái có thể kiểm
soát được với các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính chủ yếu vẫn nằm trong
giới hạn an toàn, rủi ro tài chính ở mức độ cho phép và hệ thống đảm bảo an
ninh tài chính đủ khả năng khắc phục những hiện tượng tiêu cực đó.
c. An ninh tài chính không được đảm bảo: các dấu hiệu tiêu cực vượt
khỏi tầm kiểm soát, nhiều chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính bị phá vỡ, vượt
qua giới hạn “báo động đỏ”, mức độ rủi ro tài chính cao, hệ thống đảm bảo an
ninh tài chính hiện tại không đủ sức giữ vững an ninh tài chính nếu không
được củng cố và cải tổ kịp thời, cần áp dụng các biện pháp phục hồi an ninh
tài chính khẩn cấp mạnh mẽ.
d. Mất an ninh tài chính: tình trạng tài chính rối loại, thậm chí khủng
hoảng, đại đa số các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính nếu xấu đi nghiêm
trọng, hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính bất lực, thậm chí tê
liệt. Tình trạng tài chính phải mất một thời gian khá dài và một nguồn lực khá
lớn mới có thể thoát ra khỏi khủng hoảng và phục hồi an ninh.
1.1.2.7. Phân loại theo thị trường tài chính
a. Căn cứ tính chất chuyên môn hoá thị trường: an ninh thị trường công
cụ nợ; an ninh thị trường công cụ vốn; an ninh thị trường công cụ phái sinh.
21
Nói một cách tổng quát, thị trường tài chính hoạt động trên cơ sở giao dịch
các loại tài sản tài chính. Các loại tài sản tài chính có thể như tín phiếu, trái
phiếu, cổ phiếu và những công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao ngay, hợp đồng tương lai, hợp đồng giao
sau và hợp đồng quyền chọn.
b. Căn cứ vào cơ cấu thị trường: an ninh thị trường sơ cấp, an ninh thị
trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp (Primary markets) là thị trường phát
hành và giao dịch các loại chứng khoán mới phát hành, thị trường thứ cấp
(secondary markets) giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành. Giao
dịch trên thị trường sơ cấp cung cấp nguồn vốn cho nhà phát hành chứng
khoán, trong khi giao dịch trên thị trường thứ cấp cung cấp thanh khoản
cho các nhà đầu tư.
c. Căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính: an ninh tài chính của
thị trường tiền tệ và ngân hàng; an ninh tài chính thị trường vốn; an ninh thị
trường bảo hiểm. Thị trường tiền tệ và ngân hàng (money markets) thường
giao dịch vốn ngắn hạn, phần lớn không quá một năm; trong khi thị trường
vốn (capital markets) là thị trường giao dịch các loại vốn dài hạn, thông
thường là trên một năm. Các loại chứng khoán dưới một năm thường được
gọi là chứng khoán của thị trường tiền tệ và ngân hàng. Chứng khoán có thời
hạn trên một năm thường được gọi là chứng khoán của thị trường vốn. thị
trường bảo hiểm, bao gồm: thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi
nhân thọ
1.2. Tổng quan về thị trƣờng tài chính
1.2.1. Khái niệm về thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường của các công cụ tài chính và trong đó
nguồn tài chính được kết chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu
vốn, thông qua các mối quan hệ trao đổi, mua bán các công cụ tài chính.
22
Nếu nhìn nhận đơn giản có thể hiểu, thị trường tài chính là nơi diễn ra
các hoạt động mua bán các công cụ tài chính. Tại thị trường này, diễn ra
các quá trình mua, bán các giấy tờ có giá hay người cung cấp tiền tệ đáp
ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ để sử dụng chúng, là nơi diễn
ra về cung và cầu vốn đáp ứng cho nền kinh tế, nơi gặp gỡ của các nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội. Qua quá trình vận động này hình thành nên giá
mua, giá bán của các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu và các
loại giấy tờ có giá khác, hình thành lãi suất huy động, lãi suất cho vay ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn…
Thị trường tài chính là môi trường ở đó hệ thống tài chính vận động.
Trong hoạt động của thị trường tài chính không chỉ là nơi diễn ra quá trình
mua bán các công cụ tài chính, diễn ra các phương thức giao dịch mà còn
là nơi diễn ra các hoạt động của các chủ thể về cung cấp và đầu tư tài
chính, nhận nguồn cung cấp tài chính và các chủ thể thực hiện giám sát thị
trường tài chính.
Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình
dẫn vốn từ người dư thừa về vốn tới người cần vốn. Thị trường tài chính
tạo thuận lợi nhất để quá trình cung cầu về vốn gặp nhau, từ đó tạo ra quá
trình lưu thông về vốn được thông suốt, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội. Thị trường tài chính phát triển nó thúc đẩy phát triển nền
kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình vận động của thị trường tài chính cũng có
những rủi ro xảy ra, nếu không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của
thị trường. Do đó, trong quá trình vận động của thị trường tài chính còn có sự
tham gia của các chủ thể giám sát thị trường với mục tiêu hoạt động là tạo
dựng thị trường hoạt động minh bạch, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro
23
hoạt động của thị trường tài chính, duy trì sự ổn định, an toàn cho thị trường
và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. [6, 16, 18, 19, 20, 64, 69, 70, 72]
1.2.2. Phân loại thị trường tài chính.
Thị trường tài chính rất đa dạng và phong phú, mỗi loại thị trường tài
chính được hình thành và phát triển với các chức năng yêu cầu và mục đích
khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia
khác nhau, vào các công cụ tài chính và các phương thức giao dịch, các đối
tượng tham gia thị trường.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, có thể phân chia thị trường tài chính
như sau:
1.2.2.1. Căn cứ vào trình tự phát hành, giao dịch và cơ cấu của thị trường: thị
trường tài chính được phân chia thành thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp.
+ Thị trường sơ cấp là thị trường tài chính mà ở đó diễn ra những hoạt
động mua, bán những công cụ tài chính mới phát hành. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu
tư mua công cụ tài chính mới phát hành.
+ Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà ở đó diễn ra những
hoạt động mua, bán lại những công cụ tài chính đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp.
1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của thị trường: thị trường tài
chính được phân chia thành thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn,
thị trường công cụ phái sinh
+ Thị trường công cụ nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy
động vốn dựa trên phát hành các công cụ nợ như: trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu…thực chất các công cụ nợ là các thoả thuận có tính ràng buộc, trong
đó người vay cần một khoản vốn trong một thời gian nhất định thì phải
cam kết trả nợ trong thời hạn đó với số nợ gốc và lãi đã được thoả thuận.
24
Người vay nợ và người cho vay có thể thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể
trên công cụ nợ. Công cụ nợ cũng chỉ có thể nằm trong ba loại thời hạn là:
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Đặc điểm của công cụ nợ là dựa trên quan hệ vay mượn, có thời hạn, lãi
suất được ấn định trước và cố định và người sở hữu công cụ nợ không có vai
trò gì trong quản lý các công trình hay tổ chức mà người sở hữu đã mua công
cụ nợ ở tổ chức đó phát hành. Tuy nhiên, ngược lại người phát hành công cụ
nợ (nguồn vốn), trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm hoàn trả đầy đủ
cả gốc và lãi đã cam kết ghi trên công cụ nợ mà không phụ thuộc vào hoạt
động của tổ chức hay công trình có lãi, lỗ.
+ Thị trường công cụ vốn là thị trường trong đó người cần vốn huy động
bằng cách phát hành cổ phiếu bán cho những người có vốn. Người nắm giữ cổ
phiếu được gọi là cổ đông, họ góp vốn vào công ty để tiến hành sản xuất, kinh
doanh theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền được
phân chia lãi ròng và tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ
phiếu có quyền tham gia các hoạt động của công ty theo tỷ lệ sở hữu vốn trong
công ty. Khác với công cụ nợ, cổ phiếu không có lãi suất cố định mà cổ tức phụ
thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phát hành cổ
phiếu. Các cổ phiếu được coi là những chứng khoán dài hạn vì nó không quy
định thời hạn mà thời hạn nó gắn liền với thời hạn hoạt động của công ty.
+ Thị trường công cụ phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại
các công cụ tài chính phái sinh. Đây là loại thị trường cao cấp, giao dịch
những công cụ tài chính cao cấp như: chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng
tương lai, hợp đồng kỳ hạn…
1.2.2.3. Căn cứ vào thời hạn của công cụ tài chính: thị trường tài chính được
phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân hàng và thị trường vốn.
+ Thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường phát hành và mua bán các
25
công cụ tài chính ngắn hạn thông thường dưới một năm. Theo nghĩa rộng, thị
trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vay và cho vay vốn, ngắn hạn giữa
các tổ chức tài chính và khách hàng của họ.
Cũng có thể hiểu thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vốn ngắn
hạn, hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng diễn ra chủ yếu thông qua
hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng
thương mại là chủ thể chủ yếu trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn
ngắn hạn.
Thị trường tiền tệ và ngân hàng được hình thành chủ yếu bởi thị trường
vay và cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian (ngân hàng,
các tổ chức tài chính phi ngân hàng) và thị trường hối đoái, thị trường liên
ngân hàng.
+ Thị trường vốn là thị trường giao dịch các khoản vốn dài hạn nhằm
mục đích cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, của
các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân. Công cụ của thị trường vốn có
thời hạn thông thường là dài hơn một năm. Thị trường vốn gồm có thị trường
tín dụng dài hạn và thị trường chứng khoán.
1.2.2.4. Phân chia thị trường tài chính theo các chủ thể tham gia thị trường,
thì thị trường tài chính bao gồm:
+ Thị trường vay và cho vay của chính phủ: bao gồm các khoản vay trực
tiếp, khoản cho vay trực tiếp, các khoản phát hành trái phiếu, tín phiếu và các
khoản mua trái phiếu, tín phiếu…
+ Thị trường vay và cho vay của các trung gian tài chính: bao gồm các
khoản vay huy động vốn, vay và cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
+ Thị trường vay và cho vay của các doanh nghiệp: bao gồm các khoản
vay trực tiếp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…và các khoản đầu tư, các khoản
mua trái phiếu, cổ phiếu và các khoản đầu tư khác…
26
+ Thị trường vay và cho vay của các cá nhân: bao gồm các khoản cá
nhân vay trực tiếp, các khoản gửi vốn vào các định chế tài chính, đầu tư mua
trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu của chính phủ, của các trung gian tài chính, các
doanh nghiệp, các cá nhân…
1.2.2.5. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của thị trường
Thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân
hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Đây là phương pháp phân
chia phù hợp với trọng tâm nghiên cứu của Đề tài luận án Tiến sĩ.
+ Thị trường tiền tệ và ngân hàng là nơi giao dịch ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn về vốn. Thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
- Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng đối với tổ chức
kinh tế, dân cư, các tổ chức, các cá nhân khác (thường gọi là thị trường một).
- Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thường
gọi là thị trường hai);
- Thị trường vay, mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín
dụng (thường gọi là thị trường ba).
+ Thị trường chứng khoán là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động giao
dịch và mua bán chứng khoán. Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán
là nơi phân phối lại các nguồn vốn từ chủ thể dư thừa vốn với các chủ thể có
nhu cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường tập trung, thị trường phi tập trung.
+ Thị trường bảo hiểm là thị trường diễn ra quá trình mua, bán các sản
phẩm bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm bao gồm thị trường bảo hiểm nhân thọ
và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. [16, 17, 18, 20, 21, 22, 23]
1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính.
Các thị trường cấu thành thị trường tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhất là hai thị trường chủ yếu của thị trường tài chính là thị trường tiền
tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán.
27
Thị trường tiền tệ và ngân hàng ngày càng thống nhất với thị trường vốn
trong hoạt động của thị trường tài chính quốc gia, ngày càng mang tính toàn
cầu. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến thị trường này sau
đó sẽ tác động ngay đến thị trường khác. Chẳng hạn khi lãi suất tăng và giá
thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán bằng cách tác
động vào dòng vốn ngắn hạn, dòng vốn dài hạn, tác động vào dòng vốn đầu tư
trong nước và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Điều này thấy rất rõ khi thắt
chặt thị trường tiền tệ và ngân hàng, thì thị trường chứng khoán cũng sẽ khó
khăn về thanh khoản và chỉ số chứng khoán khó có khả năng tăng mà còn có
chiều hướng đi xuống…
Ngày nay, theo phát triển của kinh tế toàn cầu, hoạt động thị trường
tài chính ngày càng tinh vi, phức tạp, các loại công cụ tài chính có quan hệ
chặt chẽ với nhau, các thị trường hoạt động quan hệ qua lại tác động trực
tiếp lẫn nhau, ranh giới phân chia các loại thị trường chỉ mang tính tương
đối, các công cụ tài chính được lưu thông đan xen giữa các thị trường,
chuyển hoá lẫn nhau. Các công cụ mới, công cụ hỗn hợp của các thị trường
ngày càng nhiều. Thị trường tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc khuyến khích tiết kiệm, khuyến khích đầu tư, và quá trình vốn hoá
trong nền kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp. Các tổ chức trung gian tài
chính huy động một khối lượng rất lớn nguồn vốn trong xã hội đầu tư phát
triển kinh tế đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn.
Thị trường tài chính là đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách
tài chính, chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế. Tất
cả các chính sách đều tác động đến các bộ phận của thị trương tài chính theo
các phương thức khác nhau. Thị trường tài chính phát triển ở mức càng cao,
các mối liên hệ càng nhiều, các tổ chức trung gian tài chính phát triển, công
cụ tài chính ngày càng đa dạng thì tính nhạy cảm với các công cụ, biện pháp
của chính sách càng cao, càng chịu tác động mạnh mẽ. [22, 23, 30]
28
1.2.4. Công cụ của thị trường tài chính.
Mặc dù có rất nhiều loại công cụ của thị trường tài chính khác nhau
nhưng nhìn chung, có các loại: tiền, công cụ góp vốn (chứng khoán vốn
chủ sở hữu) và chứng khoán cho vay hay chứng khoán nợ, công cụ tài
chính phái sinh.
+ Tiền: trong nền kinh tế tiền tệ, bất cứ tài sản tài chính nào được thừa
nhận một cách rộng rãi như một phương tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ,
hoặc để thanh toán nợ nần đều được gọi là tiền.
Theo truyền thống, phần lớn các nhà kinh tế đã định nghĩa tiền là tất cả
các loại tiền giấy, tiền kim loại do công chúng nắm giữ, tiền gửi không kỳ hạn
tại các ngân hàng thương mại và các định chế nhận tiền gửi khác. Tài sản tài
chính quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường là tiền, tiền tự bản thân nó
là một tài sản tài chính thật sự.
+ Các chứng khoán nợ bao gồm các loại trái phiếu, tín phiếu, thương
phiếu và các khoản phải thu khác. Chứng khoán nợ được chia thành hai loại
là: chứng khoán nợ có thể chuyển nhượng được và chứng khoán nợ không
chuyển nhượng được.Người nắm giữ trái phiếu hay một tài sản tài chính do
chính phủ, hay chính quyền địa phương phát hành chỉ là nắm giữ một trái
quyền đòi nợ mà không có quyền sở hữu tài sản tương ứng của chính phủ, của
chính quyền địa phương. Người nắm giữ công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu
của các ngân hàng hay các tổ chức phát hành khác không có quyền sở hữu tài
sản tương ứng của tổ chức phát hành mà chỉ có quyền nhận lại số tiền gốc và
lãi hoặc trao đổi lấy một công cụ tài chính khác ghi trên công cụ nợ theo thời
hạn đã thoả thuận.
+ Chứng khoán vốn thường được gọi là cổ phiếu, tương đương cho
những cổ phần sở hữu trong một doanh nghiệp. Đó là những trái quyền đối
29
với tài sản và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giữ một chứng khoán góp vốn,
điều đó có nghĩa là người giữ chứng khoán sở hữu một phần tài sản của một
công ty. [18, 45, 47]
1.3. An ninh tài chính đối với hoạt động của thị trường tài chính
An ninh tài chính cho thị trường tài chính là một khái niệm cơ bản chỉ
một tình trạng của thị trường tài chính ổn định, an toàn, phát triển và khả năng
chống đỡ được tác động của các cuộc khủng hoảng.
An ninh tài chính của thị trường tài chính là an ninh tài chính cho các thị
trường cấu thành của thị trường tài chính như: thị trường tiền tệ và ngân hàng
và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.
Bốn nhân tố đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính là tính ổn
định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ sự tác động của các
cuộc khủng hoảng. Trong các thị trường cấu phần tạo thành thị trường tài
chính cũng được đảm bảo bởi bốn nhân tố quyết định chung như thị trường tài
chính. Đó là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ
khủng hoảng của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị
trường bảo hiểm. Ngoài ra các nhân tố tác động mạnh mẽ đến thị trường tài
chính đó là ảnh hưởng của nợ công, đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống
rửa tiền của các quốc gia, của các tổ chức tài chính.
1.3.1. An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng
1.3.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng
Thị trường tiền tệ và ngân hàng là nơi giao dịch ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn về vốn, là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính, như
tín phiếu kho bạc, khoản vay giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng
chỉ tiền gửi, thương phiếu…Hay nói cách khác, thị trường tiền tệ và ngân
hàng là thị trường mà ở đó người ta chuyển giao các khoản vốn giữa các chủ
30
thể nhằm thoả mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư. Theo nghĩa rộng, thị
trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vay và cho vay vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn giữa các tổ chức tài chính và khách hàng của họ.
Ngày nay, thuật ngữ mà các ngân hàng trung ương hay dùng để chỉ thị
trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường một, thị trường hai và thị trường ba.
Thị trường một là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động vốn và cho vay các
tổ chức kinh tế, dân cư, các tổ chức khác.
Thị trường hai là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau.
Thị trường ba là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó ngân hàng trung
ương cho vay và mua, bán với các tổ chức tín dụng.
Như vậy, để nghiên cứu về an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và
ngân hàng, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thị trường huy động và cho vay
của các tổ chức tín dụng như: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công
ty cho thuê tài chính, các loại hình tổ chức tín dụng khác; hoạt động vay và
cho vay giữa các tổ chức tín dụng, hoạt động vay mượn và mua bán với ngân
hàng trung ương của các tổ chức tín dụng.
+ Đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân
hàng và ngân hàng, chính là bảo đảm an ninh tài chính cho hoạt động của ba
loại thị trường:
* Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng với các cá
nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức khác (thị trường một).
* Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thị
trường hai).
31
* Thị trường cho vay và mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng (gọi là thị trường ba).
Ngoài ra còn có một số hoạt động khác, tuy nhiên, những tác động của
nó là không đáng kể đối với thị trường tiền tệ và ngân hàng.
Mặc dù phân chia như vậy, nhưng ba loại của thị trường tiền tệ và ngân
hàng luôn luôn liên thông với nhau, ảnh hưởng và tác động qua lại, chẳng hạn
khi các tổ chức tín dụng thiếu vốn có thể tăng huy động từ thị trường một hoặc đi
vay trên thị trường hai hoặc có thể đi vay ngân hàng trung ương. Khi tổ chức tín
dụng thừa vốn có thể mở rộng cho vay, đầu tư khác, hạn chế huy động vốn hoặc
cho tổ chức tín dụng khác vay, mua giấy tờ có giá của ngân hàng trung ương…
Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường một là
mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận.
Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường hai với tư
cách là người cho vay là mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận và mục tiêu của tổ
chức tín dụng đi vay là mục tiêu thanh khoản.
Ngân hàng trung ương tham gia thị trường với mục tiêu chủ yếu là thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng là
một khái niệm cơ bản chỉ một trạng thái ổn định, an toàn, phát triển và không
bị khủng hoảng trong hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng.
Tính chất và nội dung của ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng
hoảng sẽ được xác định ở ba loại thị trường là: thị trường một, thị trường hai
và thị trường ba. [39, 40, 44, 46]
32
1.3.1.2. Nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu của an ninh tài chính cho hoạt
động thị trường tiền tệ và ngân hàng
a. Nhân tố ảnh hưởng
a1. Ổn định hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng.
*) Ổn định hoạt động thị trường một
Ổn định được hiểu là thị trường hoạt động bình thường, không có những
biến động đột ngột, bất thường của thị trường.
Trong ba thị trường thì thị trường một, thị trường mà các ngân hàng
thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các quỹ tiết
kiệm, các loại hình phi tài chính khác huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức
kinh tế, từ các tổ chức khác và cho vay đầu tư cho các tổ chức, cá nhân với tư
cách là trung gian tài chính. Đây là hoạt động lớn nhất, quan trọng nhất của
thị trường tiền tệ và ngân hàng. Thông thường khi nói đến hoạt động của thị
trường tiền tệ và ngân hàng là người ta nói đến hoạt động của các ngân hàng
thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính và tổ chức
tài chính phi ngân hàng khác.
Như vậy, thực chất ổn định thị trường một là ổn định hoạt động của hệ
thống các ngân hàng thương mại, ổn định hoạt động của các công ty tài chính,
ổn định hoạt động của các công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính
phi ngân hàng khác. Muốn ổn định được hoạt động của các tổ chức này đòi
hỏi phải ổn định được nguồn vốn và ổn định sử dụng vốn.
+ Ổn định nguồn vốn: huy động trong dân cư, huy động từ các tổ chức
kinh tế, các tổ chức khác. Đặc biệt các nguồn vốn giảm, thậm chí giảm nhanh
điều đó là bất ổn, gây khó khăn cho duy trì tính ổn định của cả hệ thống.
+ Ổn định sử dụng vốn: các khoản đầu tư vốn, khoản cho vay đều phải
33
phù hợp với tốc độ tăng, giảm của nguồn vốn, đồng thời các khoản đầu tư,
cho vay ít phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở
mức cho phép trong hệ số an toàn.
Tính ổn định của thị trường một, ngoài ảnh hưởng trực tiếp của chính
sách quản trị, thực thi chính sách quản trị, an toàn và ổn định của các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính sách vĩ mô của
nhà nước, đặc biệt chính sách tiền tệ quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn
định của thị trường một là hết sức lớn như: chính sách lãi suất, tỷ giá, chính
sách tín dụng, chính sách an toàn, mục tiêu điều hành chính sách, điều hành
tiền cung ứng…Ngoài ra nó còn chịu tác động của chính sách tài khoá quốc
gia, chính sách đầu tư…
*) Ổn định hoạt động của thị trường hai
Thị trường hai là thị trường vay, cho vay giữa các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng khi thiếu vốn, thanh khoản. Các ngân
hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể mở rộng huy động trên thị trường
một để bù đắp hoặc đi vay các ngân hàng khác hoặc vay ngân hàng trung
ương. Ngược lại các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng khi thừa vốn
có thể giảm huy động nguồn từ thị trường một, hoặc tăng cường đầu tư, cho
vay, hay cho ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng khác vay, cũng có
thể mua giấy tờ có giá của ngân hàng trung ương…
Ổn định hoạt động của thị trường hai là ổn định hoạt động vay mượn và
cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Tuy nhiên, do tính liên thông của thị trường một, thị trường hai, thị
trường ba, do đó ngân hàng trung ương có vai trò hết sức quan trọng để điều
hành thị trường tiền tệ và ngân hàng, đặc biệt điều hành lượng tiền cung ứng
hàng năm, điều hành chính sách lãi suất thị trường, lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm…để đảm bảo thị trường tiền tệ và
ngân hàng ổn định.
34
Mục tiêu hoạt động của các chủ thể (ngân hàng thương mại, các tổ
chức tài chính phi ngân hàng) tham gia thị trường hai là mục tiêu thanh
khoản đối với bên đi vay và mục tiêu lợi nhuận đối với bên cho vay, do đó
ngân hàng trung ương có chính sách để tạo thị trường hai hoạt động ổn
định tránh hiện tượng lợi dụng kẽ hở của chính sách để vay vốn ngân hàng
trung ương về để cho vay lại các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng. Ngân hàng trung ương luôn xác định là người cho vay cuối cùng và
người mua bán cuối cùng.
Một đặc điểm hoạt động của thị trường một và thị trường hai là tính cạnh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đối
với hai thị trường tiền tệ và ngân hàng này, ngân hàng trung ương đóng vai
trò rất quan trọng trong chính sách ổn định thị trường và điều tiết thị trường.
*) Ổn định hoạt động thị trường ba
Ổn định hoạt động thị trường ba là ổn định thị trường mua bán, cho vay
của ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính phi ngân hàng.
Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các chính sách, các nghiệp vụ,
công cụ như thị trường mở, cho vay qua đêm, cho vay chiết khấu, cho vay
tái chiết khấu, thị trường ngoại tệ ngắn hạn…để cho vay, mua bán ngoại tệ,
mua bán giấy tờ có giá đến các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính
phi ngân hàng vì mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, mục tiêu an toàn
hoạt động ngân hàng, mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền, khống
chế tỷ lệ lạm phát phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để ổn định được
thị trường này với mục tiêu cao cả là ổn định chính sách tiền tệ quốc gia,
thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh là vấn đề rất khó khăn cho bất cứ
quốc gia hay khó khăn bất cứ ngân hàng trung ương nào. Đây là tính ổn định
mang ý nghĩa bao quát cao.
35
Nếu chỉ đặt tính ổn định của thị trường ba với nghĩa mua, bán, cho vay
của ngân hàng trung ương với ngân hàng thương mại một cách đơn thuần về
mặt số lượng hay tính an toàn của các khoản cho vay thì có lẽ ở thị trường này
gần như không có tính mất ổn định (vì phần chủ động thuộc về ngân hàng
trung ương).
a2. An toàn hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng
*) An toàn hoạt động thị trường một
+ An toàn hoạt động thị trường một, là đảm bảo an toàn cho hoạt động
huy động vốn, cho vay sử dụng vốn khác của các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tài chính phi ngân hàng đối với các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức khác. Thực chất là bảo đảm an toàn cho từng ngân hàng thương mại,
các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác và đảm bảo an toàn cho hoạt động
cho toàn hệ thống này.
+ Có nhiều yếu tố đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng, trong đó các yếu tố chủ yếu đòi hỏi các tổ chức tín dụng luôn luôn phải
đáp ứng, như:
 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
 Các giới hạn về tín dụng;
 Tỷ lệ khả năng chi trả;
 Các giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
 Các tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
Ngoài ra với đòi hỏi sự phát triển của các quốc gia, và qua các thời kỳ,
các quy định về an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể được bổ
sung hoặc thay đổi theo chiều hướng ngày càng tăng cao.
An toàn hoạt động của thị trường một mang tính chất ảnh hưởng rất lớn
36
đến thị trường tiền tệ và ngân hàng, đầu tiên là mỗi thành viên tham gia thị
trường hoạt động phải an toàn, toàn hệ thống tham gia thị trường phải hoạt
động an toàn. Thị trường này hoạt động mang tính nhạy cảm và tính hệ thống
rất cao, đòi hỏi hệ thống giám sát thị trường chặt chẽ, tránh các hiện tượng để
ảnh hưởng dây chuyền trong toàn hệ thống.
Trong xu thế kinh tế toàn cầu, an toàn của thị trường tiền tệ và ngân
hàng không những ảnh hưởng đến tính hệ thống ở một quốc gia, vùng lãnh
thổ mà nó còn ảnh hưởng nhất định đến thị trường toàn cầu.
*) An toàn hoạt động thị trường hai
Thị trường hai là thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Đây cũng là thị trường quan trọng
để hỗ trợ và điều tiết vốn giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thừa vốn
sang các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thiếu vốn. Đây cũng là thị trường
mang tính cạnh tranh cao cần có tính an toàn để đáp ứng tính thanh khoản
cho từng tổ chức tín dụng để tránh ảnh hưởng dây chuyền đến tính thanh
khoản của tổ chức tín dụng khác. Về mặt lý thuyết khi các tổ chức tín dụng
thiếu vốn sẽ đi vay tổ chức tín dụng khác, nếu không vay được tổ chức khác
sẽ vay ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, do tính liên thông và ảnh hưởng
qua lại thường xuyên giữa ba thị trường tiền tệ và ngân hàng, do đó, ngân
hàng trung ương phải có chính sách phát triển thị trường, kiểm soát thị
trường tốt để hỗ trợ tính an toàn hoạt động của thị trường thông qua các lãi
suất, tỷ giá, thị trường mở, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tái cấp vốn,
tái chiết khấu…
Thị trường hai có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, các công
ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty, tổ chức tài chính phi
ngân hàng khác theo nhiều loại tổ chức quy mô hoạt động nhỏ, quy mô hoạt
động vừa, quy mô hoạt động lớn. Do đó, tính cạnh tranh cũng rất khác nhau.
37
Để đảm bảo hoạt động của thị trường này trong cạnh tranh là xác định tính
thanh khoản của thị trường, điều kiện vay và trả nợ vay trong chính sách an
toàn của hệ thống, đảm bảo các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng
hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng phải có sự kiểm soát và điều tiết của
ngân hàng trung ương.
*) An toàn hoạt động thị trường ba
Đây là hoạt động mua, bán cho vay giữa ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng. Cũng như tính ổn định của thị trường này, tính an toàn với nghĩa
rộng là tạo ra tính an toàn cho chính sách ổn định giá trị đồng tiền, an toàn hoạt
động của tổ chức tín dụng, không phải đơn thuần là an toàn (thu đủ tiền, khi bán
giấy tờ có giá hay thu đủ gốc và lãi khi cho vay…). Để đảm bảo an toàn cho hoạt
động của thị trường tiền tệ và ngân hàng Ba là tạo cho thị trường hoạt động ổn
định không có những thay đổi đột ngột để tạo tính an toàn cho thị trường. Để tạo
được tính an toàn của thị trường này, đòi hỏi điều hành của ngân hàng trung
ương rất linh hoạt thông qua chính sách điều chỉnh tiền cung ứng, thông qua thị
trường mở, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường chiết khấu và tái chiết
khấu của ngân hàng trung ương. Thông thường để tạo tính an toàn của thị trường
này, ngân hàng trung ương các nước công bố định hướng điều hành chính sách
tiền tệ theo lộ trình để các tổ chức tín dụng xác định theo định hướng này trong
quá trình tham gia thị trường.
a3. Phát triển hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng
*) Phát triển hoạt động của thị trường một
Phát triển hoạt động của thị trường một là tăng tổng tài sản của mỗi ngân
hàng thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng và tăng trưởng tài sản toàn
hệ thống ngân hàng thương mại, và toàn hệ thống tổ chức tài chính phi ngân
hàng đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và các tổ chức khác như tăng
trưởng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế, đồng thời tăng trưởng nguồn
vốn đầu tư của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế.
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

More Related Content

What's hot

Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải phápLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
Toàn Nguyễn
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (19)

Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải phápLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng và giải pháp
 
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
123doc chuyen-de-nghien-cuu-hoat-dong-va-danh-gia-chat-luong-xe-buyt-tuyen-21...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 

Similar to Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
nataliej4
 
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAYLuận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAYLuận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
jackjohn45
 
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt namLuận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND LàoLuận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
nataliej4
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (20)

Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
Luận án: Hiệu quả DA đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc...
 
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAYLuận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
Luận án: Nghiên cứu thống kê tài khoản vệ tinh du lịch ở VN, HAY
 
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAYLuận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
 
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
Luận án: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường...
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, HAY
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt namLuận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
Luận án: Nghiên cứu tổng thể xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng TM Việt nam
 
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND LàoLuận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  • 1. bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ng©n hµng nhµ n-íc viÖt nam häc viÖn ng©n hµng ------------ ®µo quèc tÝnh AN NINH TµI CHÝNH CHO THÞ TR¦êNG tµi chÝnh VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN HéI NHËP KINH TÕ QUèC TÕ Chuyªn ngµnh : tµi chÝnh, ng©n hµng M· sè : 62.34.02.01 LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. tS. Lª V¨n LuyÖn 2. TS. NguyÔn Ngäc B¶o Hµ Néi - 2013
  • 2. I BẢN CAM ĐOAN Tên tôi là: Đào Quốc Tính Hiện là Nghiên cứu sinh tại Học viện Ngân hàng. Tôi cam đoan các công trình nghiên cứu là của bản thân tự nghiên cứu chưa được công bố bởi bất cứ công trình nào khác, các thông tin số liệu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tình nghiên cứu và tính trung thực của đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Nghiên cứu sinh Đào Quốc Tính
  • 3. II MỤC LỤC BẢN CAM ĐOAN......................................................................................................I MỤC LỤC................................................................................................................. II BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................IV DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................... VII MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 9 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 9 5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ....................11 1.1. Tổng quan về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.......................................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính .................................................................... 11 1.1.2. Phân loại an ninh tài chính........................................................................... 14 1.2. Tổng quan về thị trƣờng tài chính............................................................ 21 1.2.1. Khái niệm về thị trường tài chính ................................................................ 21 1.2.2. Phân loại thị trường tài chính....................................................................... 23 1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính..................... 26 1.2.4. Công cụ của thị trường tài chính.................................................................. 28 1.3. An ninh tài chính đối với hoạt động của thị trƣờng tài chính ............... 29 1.3.1. An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng ......... 29 1.3.2. An ninh tài chính cho thị trường chứng khoán ............................................ 53 1.3.3. An ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm .................................................. 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................ 71 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC.............................................................................................. 73 2.1. Tổng quan về thị trƣờng tài chính Việt Nam .......................................... 73 2.2. Thực trạng về an ninh tài chính của thị trƣờng tài chính Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học ............................................ 90
  • 4. III 2.2.1. Thực trạng an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học .................................... 90 2.2.2. Thực trạng an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học. ......................... 106 2.2.3. Thực trạng về an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ......... 112 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................... 117 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................................................................................................ 118 3.1. Định hƣớng an ninh tài chính thị trƣờng tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.......................................................... 118 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển thị trường tài chính .............................. 118 3.1.2. Định hướng an ninh tài chính thị trường tài chính Việt Nam.................... 120 3.1.3. Quan điểm về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam .......... 122 3.2. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trƣờng tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.............. 124 3.2.1. Đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.................................................... 124 3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế....... 141 3.2.3. An ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm Việt Nam................................ 151 3.2.4. Một số giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho các khoản vay nợ quốc gia ở Việt Nam ........................................................................................... 153 3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền nhằm đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................... 157 3.2.6. Các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ................................................................................................... 164 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................. 167 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤ C CÔNG TRÌ NH NGHIÊN CƢ́ U CỦ A TÁ C GIẢ
  • 5. IV BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) AML/CFT Chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố (Anti – Money Laundering and Combating the Financing of Terorism) APG Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (Asia/Pacific Group on Money Laundering) CDD Cập nhật thông tin khách hàng (Customer Due Dilligence) CIC Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center) CTCTTT Công ty cho thuê tài chính CTCK Công ty chứng khoán CTTC Công ty tài chính CTQLQ Công ty quản lý quỹ Egmont Group Tổ chức các cơ quan tình báo tài chính toàn cầu (Egmont Group of Financial Intelligence Unit) EUR Ký hiệu đồng tiền chung Châu Âu FATF Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền toàn cầu (Financial Action Task Force) FIU Cơ quan tình báo tài chính (Financial Intelligence Unit) FII GDP GNI IMF ICRG Quỹ đầu tư gián tiếp (Fund Indirection Investment) Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income) Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) Tổ chức hợp tác quốc tế của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (International Cooperation Review group MOU Bản thoả thuận ghi nhớ (Memoradum of Understanding)
  • 6. V NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co – operation and Development) PEP Nhân vật chính trị có ảnh hưởng (Politically - Exposed Person) KYC Nhận biết khách hàng (Know your Customer) RRG Tổ chức đánh giá khu vực của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền toàn cầu (Regional Review Group) TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TTLNH Thị trường liên ngân hàng TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán TTTT Thị trường tiền tệ và ngân hàng SDR Đồng tiền của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) STR Báo cáo giao dịch đáng ngờ (Suspicious Transaction Report) UNODC Cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (United Nations Office on Drugs and Crime) WB WTO Ngân hàng thế giới (World Bank) Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  • 7. VI DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu hệ thống tài chính Việt Nam từ 2007 đến 2012................... 75 Bảng 2.2. Tổng tài sản của hệ thống TCTD Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 4/2013......................................................................................... 80 Bảng 2.3. Dư nợ hệ thống tổ chức tín dụng từ năm 2007 đến tháng 4 năm 2013....................................................................................81 Bảng 2.4. Dư nợ bằng ngoại tệ từ năm 2007 đến tháng 4 năm 2013............... 82 Bảng 2.5. Vốn huy động từ nền kinh tế từ năm 2007 đến tháng 4 năm 2013 .......................................................................... 83 Bảng 2.6. Vốn huy động bằng ngoại tệ từ năm 2007 đến tháng 4/2013 ......... 84 Bảng 2.7. Nợ xấu từ năm 2007 đến tháng 4/2013............................................. 85 Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ xấu (%) từ năm 2007 đến tháng 4/2013............................. 86 Bảng 2.9. Chênh lệch thu chi của các tổ chức tín dụng từ 2007 đến tháng 4/2013................................................................................................... 87 Bảng 2.10. Dự phòng rủi ro tín dụng còn lại........................................................ 88 Bảng 2.11. Vốn tự có của các tổ chức tín dụng từ năm 2008 đến tháng 4/2012................................................................................................... 89 Bảng 2.12. Chỉ số ROA của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 9 năm 2013 ............................................................... 98 Bảng 2.13. Chỉ số ROE của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 9 năm 2013 ............................................................... 99 Bảng 2.14. Tăng trưởng tín dụng và lạm phát từ năm 2007 - 2012.................103 Bảng 2.15. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến 2012....................................................................................108 Bảng 2.16. Thống kê chỉ số VN-Index từ năm 2000 đến năm 2011 ...............109 Bảng 2.17. Thống kê các công ty bảo hiểm giai đoạn 2007 – 2012 ................113
  • 8. VII DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2007 ......................... 77 Biểu 2.2: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2008 ........................ 77 Biểu 2.3: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2009 ......................... 78 Biểu 2.4: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2010 ........................ 78 Biểu 2.5: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2011 ......................... 79 Biểu 2.6: Cơ cấu tài sản các tổ chức tài chính (TCTC) 2012 ........................ 79
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảm bảo an ninh tài chính ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia và toàn cầu trong xu thế ngày càng tự do thương mại, tự do lưu chuyển các dòng vốn. An ninh thị trường tài chính là một phần đặc biệt quan trọng của an ninh tài chính, thể hiện qua hoạt động của thị trường Tài chính ổn định, an toàn, phát triển và chống được các tác động của các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế. Những năm gần đây, từ cuộc khủng hoảng nợ cho vay bất động sản dưới chuẩn của các Ngân hàng Mỹ đã kéo theo cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu gây ra hậu quả nặng nề cho các quốc gia và vùng lãnh thổ mà đến nay vẫn chưa giải quyết xong hậu quả để lại. Hiện nay Châu Âu đang trải qua thời kỳ khó khăn của khủng hoảng nợ công của chính phủ, bùng nổ từ Iceland đến Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và một số quốc gia khác. Ngay cả đến các quốc gia hùng mạnh về kinh tế như: Mỹ, Nhật, Trung quốc cũng phải xem xét lại chính sách nợ công của chính phủ để tìm cách khắc phụ như kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách, xem xét lại các chính sách đầu tư công… Việt Nam, một nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập, từ quốc gia có thu nhập thấp đến nay trở thành quốc gia ở ngưỡng đầu có thu nhập trung bình. Thị trường tài chính phát triển qua các năm đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Việt Nam có hệ thống tài chính, kinh tế còn nhỏ bé nên dễ bị tổn thương khi có các tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế của thế giới và những khó khăn từ nội tại nền kinh tế. Thị trường tài chính hoạt động chưa thật ổn định, nguy cơ mất an toàn hệ thống luôn hiện hữu, sức chịu đựng của thị trường tài chính trước tác động của cuộc khủng hoảng còn yếu.
  • 10. 2 Đảm bảo an ninh tài chính, đặc biệt đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính là một vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu: “An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong năm 2007, Nghiên cứu sinh đã thu thập tài liệu giảng dạy, các giáo trình liên quan đến thị trường tài chính tại một số viện, học viện, trường đại học, như: Học viện Ngân hàng; Đại học Kinh tế quốc dân; Học viện tài chính; Đại học Ngoại thương; Đại học Thương mại; Viện nghiên cứu quản, quản lý kinh tế Trung ương; Viện Kinh tế. Trong năm này, Nghiên cứu sinh cũng đã thu thập được một số tài liệu liên quan đến thị trường tài chính tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời, Nghiên cứu sinh đã trực tiếp tham gia nhóm đề tài nghiên cứu: “Hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” với tư cách là thư ký đề tài. Từ những cơ sở nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh đã hình thành định hướng nghiên cứu và chọn chủ đề nghiên cứu. Sau khi hoàn thành kỳ thi đầu vào của nghiên cứu sinh tại Học viện Ngân hàng, Nghiên cứu sinh đã xây dựng chủ đề và đề cương nghiên cứu của đề tài luận án tiến sĩ trình tiến sĩ Lê Văn Luyện và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo để hướng dẫn và cho hướng để Nghiên cứu sinh tiếp tục hoàn thiện và bảo vệ đề cương nghiên cứu của đề tài. Sau quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương nghiên cứu của đề tài, Nghiên cứu sinh đã trình Học viện Ngân hàng để được bảo vệ đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học. Đề cương nghiên cứu đã được bảo vệ, đề tài nghiên cứu đã được phê duyệt với tên đề tài: “An ninh tài chính cho thị trường tài
  • 11. 3 chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh. Thị trường tài chính là một thị trường rộng lớn, mang tính phức tạp cao, ảnh hưởng đan xen giữa các loại thị trường hợp thành thị trường tài chính. Đặc biệt thị trường tài chính mang tính liên thông và hội nhập toàn cầu rất cao. Trong quá trình nghiên cứu về thị trường tài chính đầy biến động và phức tạp, do đó, để xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể và đề cương chi tiết cho các chương, các nội dung là quá trình công phu sưu tập các tài liệu nghiên cứu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cho các năm. Trong quá trình nghiên cứu, Nghiên cứu sinh chưa từng thấy bất kỳ một tài liệu hay một công trình nghiên cứu khoa học nào đã nghiên cứu về an ninh tài chính của thị trường tài chính. Trong năm 2008, Nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu, xin ý kiến của người hướng dẫn và đã hoàn thành đề cương chi tiết cho các chương và nội dung của đề tài. Trong năm này, về cơ bản đã hoàn thành chi tiết hóa các nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, trong năm 2008, lạm phát trong nước tăng cao, tín dụng tăng trưởng nóng, chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh so với năm 2006 và 2007, trong khi đó thị trường tài chính quốc tế diễn biến phức tạp như khủng hoảng nền kinh tế Mỹ kéo theo hàng loạt ngân hàng khó khăn, phá sản, Châu Âu bắt đầu thời kỳ khủng hoảng nợ công...đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải cập nhật, bổ sung trong đề cương nghiên cứu chi tiết của Nghiên cứu sinh. Trong những năm này, hệ thống giám sát thị trường tài chính quốc tế cũng có những thay đổi, một số quốc gia xem xét lại các mô hình giám sát hiệu quả. Đặc biệt các quốc gia đã thấy được cần có hệ thống giám sát độc lập nhưng phải gắn liền với tính ứng cứu kịp thời đối với thị trường tài chính, như tính thanh khoản của thị trường tài chính, trước hết là Ngân hàng trung ương các nước phải đáp ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản của ngân hàng thương mại...
  • 12. 4 Do vậy, năm 2008, ngoài việc hoàn thành đề cương chi tiết cho đề tài, Nghiên cứu sinh thường xuyên nghiên cứu những biến động của thị trường tài chính thế giới thông qua các tài liệu của Ngân hàng trung ương Mỹ, của Ngân hàng trung ương Châu Âu, của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á và các hệ thống tài liệu của một số viện Nghiên cứu về quản lý kinh tế trung ương và Hiệp hội kinh tế. Trong năm 2009, dựa trên các tài liệu thu thập được trong nước và quốc tế kết hợp với các đợt hội thảo về thị trường tài chính, ổn định thị trường tài chính, chuẩn mực về giám sát ngân hàng...kết hợp với nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do nhóm tác giả tại Bộ Tài chính và một số Bộ, ngành đã nghiên cứu về: “An ninh tài chính quốc gia, lý luận và cảnh báo” do Giáo sư, tiến sĩ Tào Hữu Phùng là chủ biên, đã được công bố năm 2004. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu và công bố các nhân tố về an ninh tài chính quốc gia như lạm phát, thâm hụt ngân sách, tài chính doanh nghiệp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán… Trong năm này, Nghiên cứu sinh đã tiếp tục nghiên cứu và tham gia trực tiếp viết và hoàn thiện đề tài khoa học cấp ngành ngân hàng do nhóm tác giả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam với vai trò là thư ký đề tài: “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã được công bố năm 2007. Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính ngân hàng thương mại và đưa ra một số giải pháp để đảm bảo an ninh tài chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời, trong năm 2009, Nghiên cứu sinh đã xây dựng và hoàn thành các điều kiện hay các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh của thị trường tài chính và các chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của thị trường tài chính. Nhân tố đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính, bao gồm: + Tính ổn định của thị trường tài chính;
  • 13. 5 + Tính an toàn của thị trường tài chính; + Tính phát triển của thị trường tài chính; + Khả năng chống đỡ các tác động bất lợi của thị trường tài chính trong các cuộc khủng hoảng từ nội tại đến nền kinh tế và tác động từ bên ngoài. Các chỉ tiêu phản ánh để thị trường tài chính đảm bảo an ninh, bao gồm các chỉ tiêu đáp ứng của những nhân tố ảnh hưởng, như: + Các chỉ tiêu về tính ổn định của thị trường tài chính; + Các chỉ tiêu về tính an toàn của thị trường tài chính; + Các chỉ tiêu về tính phát triển của thị trường tài chính; + Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng chống đỡ tác động bất lợi của thị trường tài chính trong các cuộc khủng hoảng từ nội tại nền kinh tế và tác động từ bên ngoài. Trong năm 2010, Nghiên cứu sinh đã xây dựng đề cương chi tiết về ba chuyên đề của luận án tiến sĩ có sự hướng dẫn khoa học của Khoa Sau đại học, Học viện Ngân hàng và của các tiến sĩ hướng dẫn luận án. + Chuyên đề thứ nhất: “giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là chuyên đề Nghiên cứu sinh hoàn thành sớm nhất (Quý I, II năm 2010). Chuyên đề này hoàn thành khá dễ dàng vì Nghiên cứu sinh trong giai đoạn này đang trực tiếp phụ trách mảng công việc liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, nên thường xuyên nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, các quy định của Việt Nam và thực trạng hoạt động phòng, chống rửa tiền trong lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời trong giai đoạn này, Nghiên cứu sinh là trưởng một nhóm nghiên cứu để biên soạn Luật phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế và tình hình trong nước. Từ năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương (APG) về phòng,
  • 14. 6 chống rửa tiền. Năm 2008, đoàn đánh giá đa phương của các quốc gia đã trực tiếp đánh giá về cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam và đưa ra một bản khuyến nghị với 138 Khuyến nghị về thiếu hụt đối với Việt Nam. Từ thời điểm đó đến nay, Việt Nam trải qua quá trình rà soát khu vực của tổ chức (RRG), tổ chức hợp tác quốc tế của (ICRG) của lực lượng đặc nhiệm tài chính toàn cầu (FATF). Trong quá trình này, Nghiên cứu sinh có điều kiện trực tiếp chỉ đạo và tiếp xúc trực tiếp trong hội nghị quốc tế, hội nghị trong nước và tiếp xúc một số tài liệu liên quan. + Chuyên đề thứ hai: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát vi mô các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Chuyên đề thứ hai được Nghiên cứu sinh hoàn thành trong Quý III, IV năm 2010. Chuyên đề này được thu thập các tài liệu trực tiếp từ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tài liệu giám sát vi mô của Ngân hàng trung ương một số nước, tài liệu liên quan của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Nghiên cứu sinh thu thập một số tài liệu giám sát vi mô của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính qua một số năm (năm 2007, 2008, 2009, 2010). + Chuyên đề thứ ba: “Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” chuyên đề này Nghiên cứu sinh hoàn thành trong quý II, III năm 2011. Chuyên đề được sưu tập và lựa chọn các tài liệu về lý thuyết của thị trường tiền tệ và ngân hàng trong giáo trình giảng dạy của một số trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam, các tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tài liệu của WB, IMF, ADB...ngoài ra, Nghiên cứu sinh đã tham khảo một số tài liệu liên quan của một số hãng kiểm toán như KPMG, Erng and Young, Dloite, của một số hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế
  • 15. 7 như: Fitch rating, Moodys, Stardard and Poor. Đề tài khoa học cấp ngành: “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được Nghiên cứu sinh nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong một thời gian nghiên cứu liên tục, Nghiên cứu sinh hàng ngày đều theo dõi biến động của sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, theo dõi biến động thanh khoản tỷ giá, lãi suất của thị trường Việt Nam. Ba chuyên đề nghiên cứu của Nghiên cứu sinh đã được hội động nghiệm thu của Học viện Ngân hàng nghiệm thu thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 2011. Quý: (I, II) năm 2012, Nghiên cứu sinh đã tập trung hoàn thành bản thảo lần đầu tiên của luận án tiến sĩ xin ý kiến của các Tiến sĩ hướng dẫn. Sau khi có ý kiến hướng dẫn, đề tài được hoàn thiện và bổ sung những nội dung nghiên cứu cho các chương, các mục liên quan. Quý III năm 2012, đề tài của luận án được gửi trình Khoa Sau đại học, Học viện Ngân hàng để thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của Khoa Sau đại học, Nghiên cứu sinh tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh luận án tiến sĩ của mình. Quý IV năm 2012, đề tài nghiên cứu được trình Học viện Ngân hàng, Nghiên cứu sinh xin được bảo vệ cấp cơ sở. Ngày 22 tháng 3 năm 2013, Nghiên cứu sinh đã bảo vệ đề tài luận án cấp cơ sở trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở. Sau khi có kết quả chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở và ý kiến của các Thành viên hội đồng, ý kiến kết luận của Chủ tịch hội đồng, đề tài luận án tiến sĩ tiếp tục được bổ sung và hoàn chỉnh để bảo vệ trước hội đồng. Theo dự kiến, đề tài sẽ được bảo vệ trong quý IV năm 2013.
  • 16. 8 Trong luận án, Nghiên cứu sinh đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính và an ninh tài chính của thị trường tài chính. Các vấn đề được trình bày đầy đủ, lô gíc, biện chứng và chuẩn xác. Nội dung trọng tâm của đề tài là an ninh tài chính đối với thị trường tài chính được trình bày đầy đủ ở ba thị trường là; thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Đây là tiền đề để đánh giá mức độ thực trạng về an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam. Luận án nghiên cứu tổng quan về thị trường tài chính Việt nam (từ khi gia nhập WTO – 2007), đến nay, luận án đánh giá sâu sắc, từ đó rút ra các nguyên nhân và bài học thực tiễn cho thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị tường bảo hiểm Việt nam. Luận án đã đề xuất được định hướng chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và có những kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành. Luận án đã có những đóng góp mới cho quá trình nghiên cứu khoa học, đó là: + Luận án đã trình bày được các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và Ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. + Luận án phân tích quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt Nam, từ khi gia nhập WTO (2007) đến nay, có đưa ra theo cơ cấu của 03 loại: thị trường là: thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. + Về thực tiễn, luận án đã đề xuất 03 nhóm giải pháp đảm bảo an ninh tài chính điển hình cho 03 thị trường, bao gồm: Nhóm giải pháp, đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tiền và ngân hàng; nhóm giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường chứng khoán; nhóm giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường bảo hiểm.
  • 17. 9 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Làm rõ nội dung khoa học của an ninh tài chính cho thị trường tài chính; + Đánh giá, thực trạng an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, trong đó chủ yếu đi sâu phân tích về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. + Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam. 4. Các phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành, tại một số tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, nghiên cứu tài liệu của một số tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, nghiên cứu tài liệu của một số tổ chức quốc tế để phân tích, quy nạp tìm ra phương án tối ưu cho mục tiêu nghiên cứu. 5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu một cách tổng quan về thị trường tài chính, an ninh thị trường tài chính, chủ yếu tập trung nghiên cứu về thị trường tiền tệ và ngân hàng - ngân hàng và thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, là những thành phần chủ yếu chi phối thị trường tài chính trong giai đoạn kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay. Đối với thị trường tiền tệ và ngân hàng, Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thị trường hoạt động giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, dân cư và các tổ chức khác. - Đối tượng nghiên cứu là vấn đề an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam, lấy thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm để khảo sát đánh giá.
  • 18. 10 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề tài gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh tài chính cho thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Chương 2: Thực trạng về an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, đánh giá, nhận định, nguyên nhân và bài học; Chương 3: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 19. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CHO THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về an ninh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính An ninh là một khái niệm rất rộng, nói đến an ninh người ta thường nghĩ đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh xã hội với việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ hiến pháp và pháp luật…Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, khủng hoảng tài chính kinh tế, khủng hoảng ở các lĩnh vực khác như: môi trường, năng lượng, khí hậu, dịch bệnh mang tính ảnh hưởng toàn cầu ngày một gia tăng, người ta lại thường nhắc đến an ninh trong các lĩnh vực kinh tế như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh tài chính…Với sự xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, vấn đề an ninh tài chính càng được các quốc gia và thế giới quan tâm nhiều hơn. Dưới tác động ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính các quốc gia đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thành mối đe dọa chủ yếu đến anh ninh kinh tế thế giới. Chính vì vậy, tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát và tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội dung chính của an ninh tài chính. Từ đó, có thể thấy an ninh tài chính là điều kiện thiết yếu để nền tài chính ổn định và phát triển, tạo tiền đề để đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững nói chung.
  • 20. 12 Trong bài phát biểu của tác giả Durmus Yilmaz, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tại diễn đàn kinh tế thế giới (The OECD WORLD FORUM) được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2007 với chủ đề: “an ninh tài chính và ổn định tài chính – Financial security and stability”; Ngân hàng Trung ương cùng đưa ra định nghĩa về ổn định tài chính là khi năng lực của hệ thống tài chính đứng vững trước những cú sốc và không gây ra tổn hại trong sự dịch chuyển các khoản tiết kiệm sang cơ hội đầu tư. Một định nghĩa khác có tính đến sự vắng mặt của khủng hoảng trong hệ thống tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống, tài chính. Ngoài ra, nó cũng được định nghĩa có tính đến sự thực hiện có hiệu quả của hệ thống tài chính trong trường hợp các cú sốc, tình trạng áp lực và thay đổi sâu sắc về cơ cấu. Theo quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, an ninh tài chính có thể được tăng cường thông qua sự hiện hữu của hệ thống hoạt động trơn tru. Đây là một quan điểm tổng thể và bao gồm hệ thống thanh toán, cơ sở hạ tầng về công nghệ cũng như khung quản lý và giám sát. Giữa an toàn tài chính và an ninh tài chính có mối liên kết chặt chẽ. Theo tài liệu An ninh tài chính quốc gia lý luận cảnh bảo, đối sách – Nhà xuất bản tài chính tháng 7 năm 2004 của nhóm tác giả do Giáo sư, tiến sỹ khoa học Tào Hữu Phùng (chủ biên) và tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính, an ninh tài chính có khái niệm như sau: An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng. Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, bất thường. Tuy nhiên, cần phải hiểu sự ổn định trong sự vận động và phát triển. Ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
  • 21. 13 An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm do các tác động bên trong và bên ngoài. Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mình đồng thời ngăn chặn và chống lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài. Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính. Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Trong các tài liệu tiếng Anh người ta sử dụng từ “soundness” hay “strong” để chỉ sự vững mạnh. Khủng hoảng là giới hạn cuối cùng của sự mất an ninh tài chính, tránh được khủng hoảng là mục tiêu tối thượng của mọi giải pháp đảm bảo an ninh tài chính. Khủng hoảng tài chính bao trùm gắn với mất cân đối tài chính, gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Một số dạng khủng hoảng tài chính phổ biến như: khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis); khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis); khủng hoảng tiền tệ (Monetary Crisis); khủng hoản thị trường chứng khoán (Crisis of Security market); khủng hoảng cán cân thanh toán (Crisis of Balance of payment); khủng hoảng cán cân vãng lai (Crisis of current Account); khủng hoảng cán cân vốn (Crisis of capital Account); khủng hoảng khả năng thanh khoản (Crisis of Liquidity); khủng hoảng ngân sách (Crisis of Government Budget). Bốn nội dung trên đồng thời là 4 nguyên tắc của đảm bảo an ninh tài chính. Ngoài ra, cần nhấn mạnh tới nguyên tắc thứ 5 về tính hệ thống của an ninh tài chính, nghĩa là an ninh của từng bộ phận gắn liền với an ninh của toàn hệ thống, có mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức và địa lý, an ninh từng quốc gia không tách rời an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời cả về mặt đối tượng và nội dung của an ninh như an ninh tài chính
  • 22. 14 liên quan chặt chẽ tới an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh xã hội, an ninh thông tin… Nghiên cứu sinh cơ bản thống nhất với khái niệm an ninh tài chính của các tác giả đã nghiên cứu, tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ được khái quát rất chung ở “tình trạng tài chính”; Và yếu tố vững mạnh không được đề cập rõ ràng, khó hiểu. Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về an ninh tài chính với nội dung thay yếu tố vững mạnh thành yếu tố phát triển. Như vậy: an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng. Khái niệm này sẽ được sử dụng trong suốt một quá trình nghiên cứu của Luận án. Để nâng cao tính khoa học và thực tiễn của an ninh tài chính, cần phải nghiên cứu sâu hơn về thị trường tài chính, các khu vực tài chính.[31, 32, 33, 34, 35,63,64] 1.1.2. Phân loại an ninh tài chính Để có nghiên cứu tổng quát an ninh tài chính, dẫn đến nghiên cứu sâu hơn về thị trường tài chính, từ khái niệm và các nghiên cứu ở trên, có nhiều cách thức để phân loại an ninh tài chính, có thể phân loại an ninh tài chính như sau: 1.1.2.1. Phân loại theo cấp hay phạm vi quản lý a. An ninh tài chính quốc gia: Tài chính quốc gia theo nghĩa rộng bao hàm toàn bộ nền tài chính vĩ mô của một nước có chủ quyền và nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý nền tài chính quốc gia. Theo nghĩa hẹp, tài chính quốc gia hay tài chính nhà nước là bộ phận của nền tài chính vĩ mô thuộc quyền quản lý và điều tiết trực tiếp của nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Bản chất của an ninh tài chính cho khu vực này là duy trì sự ổn định, an toàn và vững mạnh
  • 23. 15 của thu chi Ngân sách nhà nước, giữ thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách. An ninh ngân sách nhà nước là hạt nhân của an ninh tài chính quốc gia. An ninh ngân sách nhà nước là trạng thái ngân sách ổn định, bền vững, an toàn, lành mạnh, có cơ cấu hợp lý, có khả năng tạo lập và phân phối các nguồn lực tài chính có hiệu quả cao. Thực chất của vấn đề an ninh ngân sách nhà nước chính là mức độ an toàn hợp lý được chấp nhận về quy mô, tổng mức, cũng như cơ cấu thu, cơ cấu chi, mối quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền được xét trong quan hệ đa chiều với các yếu tố kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, giá cả, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán…), các nhân tố ảnh hưởng về chính trị, kinh tế xã hội, sự phát triển của các vùng, miền. An ninh ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của nhà nước được diễn ra bình thường và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, lãng phí trong quá trình nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, tạo được thế chủ động cho nhà nước trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. An ninh ngân sách nhà nước phải đi đôi với việc thiết lập và thực thi hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước phù hợp, nhất quán, đồng bộ, minh bạch, ổn định, đồng thời tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động của ngân sách nhà nước. An ninh ngân sách nhà nước có liên quan chặt chẽ đến kiềm chế nợ nước ngoài của chính phủ ở mức độ an toàn và duy trì khả năng trả nợ, tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ. b. An ninh tài chính doanh nghiệp (bao gồm cả tài chính nhà nước và các trung gian tài chính, tổ chức tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, tín dụng thuê mua, công ty chứng khoán, công ty môi giới, quỹ chứng khoán…) đây là cốt lõi của an ninh tài chính vì tài chính doanh nghiệp là cơ sở của tài chính quốc gia. An ninh tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính có tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào qui mô của nó. Doanh nghiệp có
  • 24. 16 qui mô càng lớn thì việc đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp càng có tầm quan trọng đối với đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các doanh nghiệp tài chính, kể cả ngân hàng và phi ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính - tiền tệ có mối liên hệ rộng lớn với nhiều khách hàng nên mức độ rủi ro cao. Chính vì vậy, an ninh tài chính của khu vực doanh nghiệp tài chính cần được chú ý đặc biệt. c. An ninh tài chính cá nhân (dân cư - hộ gia đình): An ninh tài chính dân cư biểu hiện ở khả năng tiết kiệm và tích luỹ của các hộ gia đình. Tài chính dân cư không an ninh khi thu nhập không đủ cho các nhu cầu thiết yếu và không có khoản để dành dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Tiết kiệm vốn là truyền thống của các nước Á đông trong đó có Việt Nam song do thu nhập bình quân đầu người còn thấp nên các khoản tiết kiệm còn nhỏ bé, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, yếu tố bất bình đẳng trong thu nhập, trong phân phối và phân phối lại thu nhập cho các tầng lớp dân cư cũng như phân hoá giàu nghèo quá mức cũng là nguyên nhân làm xấu đi tình trạng tài chính dân cư, có thể gây ra sự “bùng nổ” làm mất an ninh của khu vực tài chính này. Khoảng cách ngày càng lớn giữa thu nhập danh nghĩa với thu nhập chính thức của một bộ phận dân cư cũng như việc sử dụng tiền mặt là chủ yếu trong các hoạt động thanh toán không chỉ trong dân cư mà còn trong toàn bộ hoạt động tài chính làm cho tài chính dân cư càng khó kiểm soát là có an ninh hay không. An ninh tài chính dân cư còn được biểu hiện và biểu hiện rõ nhất ở những quan hệ tài chính trong cộng đồng, nổi bật là các quan hệ vay mượn, liên kết kinh tế, thanh toán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế,… và hoạt động của tài chính “ngầm”, thị trường tài chính “đen”. Việc vỡ “hụi”, vỡ “họ”, chiếm dụng vốn của nhau, cho vay nặng lãi, “bắt nợ”, “xiết nợ”… ảnh hưởng rất xấu tới khả năng đảm bảo an ninh tài chính dân cư.
  • 25. 17 1.1.2.2. Phân loại theo lĩnh vực a. An ninh tài chính khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán, vay nợ quốc gia…). Ngân sách nhà nước luôn được đảm bảo các giới hạn về bội chi ngân sách, thông thường các nước đang phát triển là dưới 5% so với tổng thu; nợ công, ở ngưỡng an toàn (chẳng hạn các nước thường áp dụng 50% so với GDP). Cán cân thanh toán thặng dư hoặc có bội chi thì phải ở mức thấp. Số bội chi cán cân tổng thể phải được đảm bảo bằng dự trữ ngoại tệ… b. An ninh tài chính của các trung gian tài chính (ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng…). Các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, ổn định như chỉ số về vốn tự có tối thiểu phải đạt lớn hơn hoặc bằng 8% so với tổng tài sản đã hiệu chỉnh rủi ro, nợ quá hạn không quá 5% so với tổng dư nợ, tính thanh khoản luôn đáp ứng. c. An ninh tài chính khu vực doanh nghiệp và dân cư. Các doanh nghiệp hoạt động phải ổn định, có lãi, cạnh tranh tốt trên thị trường, chịu đựng được các tác động bất lợi của thị trường trong nước và quốc tế. Các chỉ số an toàn về vốn, tài sản luôn luôn đảm bảo. Dân cư phải có thu nhập ổn định và ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp, công ăn, việc làm luôn được đảm bảo. 1.1.2.3. Phân loại theo chức năng tài chính a. An ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính: đặc điểm quan trọng nhất là đảm bảo sự ổn định và an toàn trong việc huy động các nguồn lực tài chính, duy trì sự cân đối cơ cấu nguồn lực huy động, trong đó đặc biệt chú trọng tới cân đối huy động nguồn lực trong nước và ngoài nước cũng như cân đối nguồn lực tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động của nhà nước và của thị trường. Sự an toàn và vững mạnh của hệ thống
  • 26. 18 trung gian tài chính giữ vai trò quyết định đảm bảo an ninh tài chính trong huy động các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế thị trường. b. An ninh tài chính trong phân bổ các nguồn lực tài chính: sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế có xu hướng làm tăng vai trò phân bổ nguồn lực tài chính của thị trường trong khi giảm vai trò phân bổ trực tiếp của nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng cần có sự kết hợp giữa thị trường và nhà nước mới có thể đảm bảo phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hợp lý và hiệu quả, vừa tránh được những khiếm khuyết của thị trường, vừa không sa vào sai lầm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp và sự can thiệp quá mức của nhà nước trong phân bổ các nguồn lực tài chính. c. An ninh tài chính trong sử dụng các nguồn lực tài chính: cốt lõi là hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Hiệu quả càng cao thì tính an toàn, khả năng hoàn trả, khả năng cạnh tranh và tái sản xuất mở rộng càng cao. An ninh tài chính trong sử dụng nguồn lực tài chính là khâu cuối cùng quyết định an ninh tài chính của toàn bộ nền tài chính quốc gia. 1.1.2.4. Phân loại theo phạm vi địa lý a. An ninh tài chính địa phương: tầm quan trọng của an ninh tài chính địa phương phụ thuộc vào mô hình nhà nước của mỗi quốc gia. Đối với mô hình nhà nước liên bang, mỗi địa phương có quyền tự chủ tài chính tương đối cao nên an ninh tài chính địa phương đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với an ninh tài chính địa phương của những nước theo mô hình nhà nước tập quyền trung ương. b. An ninh tài chính quốc gia: xuất phát từ những đặc điểm lịch sử và sự phát triển của chủ quyền quốc gia, an ninh tài chính quốc gia luôn luôn là vấn đề trung tâm của an ninh tài chính. An ninh tài chính quốc gia phản ánh tính chất độc lập, tự chủ và toàn vẹn của một chủ thể hoàn chỉnh và tính chất đó ngày càng biểu hiện rõ hơn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
  • 27. 19 c. An ninh tài chính khu vực (nhóm nước có liên quan chặt chẽ về địa lý hay cùng nằm trong một khối liên kết kinh tế khu vực): việc ra đời và phát triển của các khối liên kết quốc tế làm cho vai trò của an ninh tài chính khu vực ngày càng tăng. Đặc biệt, một nước có thể cùng một lúc tham gia nhiều khối liên kết kinh tế và giữa các khối có sự đan xen lẫn nhau nên an ninh tài chính khu vực có thể phát triển thành an ninh tài chính liên khu vực. d. An ninh tài chính toàn cầu: xu thế toàn cầu hoá tác động tới an ninh tài chính theo hướng tăng cường sự ràng buộc và phụ thuộc tài chính lẫn nhau trên phạm vi và qui mô toàn cầu. Khủng hoảng tài chính ở một quốc gia hay một khu vực rất dễ lan rộng thành khủng hoảng hay suy thoái kinh tế - tài chính cả thế giới. 1.1.2.5. Phân loại theo tính chất a. An ninh tài chính thực, trong đó các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính đều phản ánh tình trạng tài chính ổn định, an toàn và hiệu quả một cách trung thực, chính xác, các biến động đều được phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, cung cấp thông tin phục vụ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách đảm bảo an ninh tài chính. b. An ninh tài chính “ảo” hay an ninh tài chính hình thức, nghĩa là tình trạng bề ngoài có vẻ ổn định, an toàn và vững mạnh song thực chất bên trọng lại đang chứa đựng những nguy cơ hay những yếu tố mất an ninh tài chính, thậm chí tiềm ẩn khả năng bùng nổ khủng hoảng. Nguyên nhân của an ninh tài chính „ảo” là báo cáo sai sự thật, che dấu và bóp méo thông tin trong khi hệ thống giám sát tài chính hoạt động không hiệu quả. Nói cách khác, an ninh tài chính “ảo” xẩy ra khi tình trạng thông tin “bất đối xứng” trở nên quá mức. An ninh tài chính “ảo” thậm chí còn tồi tệ hơn mất an ninh tài chính thực vì nó làm cho người ta mất phương hướng, không kiểm soát được tình hình, chủ quan không có các biện pháp đối phó để cứu vãn và phục hồi an ninh tài chính trước khi quá muộn.
  • 28. 20 1.1.2.6. Phân loại theo mức độ a. An ninh tài chính mức độ cao: tình trạng tài chính lý tưởng, không hoặc rất ít có dấu hiệu ảnh hưởng tiểu cực tới sự ổn định, an toàn và vững mạnh tài chính đi đôi với hệ thống đảm bảo an ninh tài chính được tổ chức tốt và hoạt động có hiệu quả cao. Loại an ninh tài chính này có thể gọi là an ninh tài chính tuyệt đối. b. An ninh tài chính được đảm bảo: tình trạng tài chính vẫn duy trì được sự ổn định, an toàn và vững mạnh, song xuất hiện các hiện tượng có thể gây mất an ninh tài chính cục bộ hoặc làm suy yếu hệ thống tài chính tuy không phải ở mức độ nghiêm trọng. Tình hình tài chính vẫn ở trạng thái có thể kiểm soát được với các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính chủ yếu vẫn nằm trong giới hạn an toàn, rủi ro tài chính ở mức độ cho phép và hệ thống đảm bảo an ninh tài chính đủ khả năng khắc phục những hiện tượng tiêu cực đó. c. An ninh tài chính không được đảm bảo: các dấu hiệu tiêu cực vượt khỏi tầm kiểm soát, nhiều chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính bị phá vỡ, vượt qua giới hạn “báo động đỏ”, mức độ rủi ro tài chính cao, hệ thống đảm bảo an ninh tài chính hiện tại không đủ sức giữ vững an ninh tài chính nếu không được củng cố và cải tổ kịp thời, cần áp dụng các biện pháp phục hồi an ninh tài chính khẩn cấp mạnh mẽ. d. Mất an ninh tài chính: tình trạng tài chính rối loại, thậm chí khủng hoảng, đại đa số các chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài chính nếu xấu đi nghiêm trọng, hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính bất lực, thậm chí tê liệt. Tình trạng tài chính phải mất một thời gian khá dài và một nguồn lực khá lớn mới có thể thoát ra khỏi khủng hoảng và phục hồi an ninh. 1.1.2.7. Phân loại theo thị trường tài chính a. Căn cứ tính chất chuyên môn hoá thị trường: an ninh thị trường công cụ nợ; an ninh thị trường công cụ vốn; an ninh thị trường công cụ phái sinh.
  • 29. 21 Nói một cách tổng quát, thị trường tài chính hoạt động trên cơ sở giao dịch các loại tài sản tài chính. Các loại tài sản tài chính có thể như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và những công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao ngay, hợp đồng tương lai, hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn. b. Căn cứ vào cơ cấu thị trường: an ninh thị trường sơ cấp, an ninh thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp (Primary markets) là thị trường phát hành và giao dịch các loại chứng khoán mới phát hành, thị trường thứ cấp (secondary markets) giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành. Giao dịch trên thị trường sơ cấp cung cấp nguồn vốn cho nhà phát hành chứng khoán, trong khi giao dịch trên thị trường thứ cấp cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư. c. Căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính: an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng; an ninh tài chính thị trường vốn; an ninh thị trường bảo hiểm. Thị trường tiền tệ và ngân hàng (money markets) thường giao dịch vốn ngắn hạn, phần lớn không quá một năm; trong khi thị trường vốn (capital markets) là thị trường giao dịch các loại vốn dài hạn, thông thường là trên một năm. Các loại chứng khoán dưới một năm thường được gọi là chứng khoán của thị trường tiền tệ và ngân hàng. Chứng khoán có thời hạn trên một năm thường được gọi là chứng khoán của thị trường vốn. thị trường bảo hiểm, bao gồm: thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ 1.2. Tổng quan về thị trƣờng tài chính 1.2.1. Khái niệm về thị trường tài chính Thị trường tài chính là thị trường của các công cụ tài chính và trong đó nguồn tài chính được kết chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn, thông qua các mối quan hệ trao đổi, mua bán các công cụ tài chính.
  • 30. 22 Nếu nhìn nhận đơn giản có thể hiểu, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các công cụ tài chính. Tại thị trường này, diễn ra các quá trình mua, bán các giấy tờ có giá hay người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ để sử dụng chúng, là nơi diễn ra về cung và cầu vốn đáp ứng cho nền kinh tế, nơi gặp gỡ của các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Qua quá trình vận động này hình thành nên giá mua, giá bán của các loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, hình thành lãi suất huy động, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn… Thị trường tài chính là môi trường ở đó hệ thống tài chính vận động. Trong hoạt động của thị trường tài chính không chỉ là nơi diễn ra quá trình mua bán các công cụ tài chính, diễn ra các phương thức giao dịch mà còn là nơi diễn ra các hoạt động của các chủ thể về cung cấp và đầu tư tài chính, nhận nguồn cung cấp tài chính và các chủ thể thực hiện giám sát thị trường tài chính. Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình dẫn vốn từ người dư thừa về vốn tới người cần vốn. Thị trường tài chính tạo thuận lợi nhất để quá trình cung cầu về vốn gặp nhau, từ đó tạo ra quá trình lưu thông về vốn được thông suốt, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Thị trường tài chính phát triển nó thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình vận động của thị trường tài chính cũng có những rủi ro xảy ra, nếu không có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường. Do đó, trong quá trình vận động của thị trường tài chính còn có sự tham gia của các chủ thể giám sát thị trường với mục tiêu hoạt động là tạo dựng thị trường hoạt động minh bạch, có hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro
  • 31. 23 hoạt động của thị trường tài chính, duy trì sự ổn định, an toàn cho thị trường và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển. [6, 16, 18, 19, 20, 64, 69, 70, 72] 1.2.2. Phân loại thị trường tài chính. Thị trường tài chính rất đa dạng và phong phú, mỗi loại thị trường tài chính được hình thành và phát triển với các chức năng yêu cầu và mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau, vào các công cụ tài chính và các phương thức giao dịch, các đối tượng tham gia thị trường. Dựa vào các tiêu thức khác nhau, có thể phân chia thị trường tài chính như sau: 1.2.2.1. Căn cứ vào trình tự phát hành, giao dịch và cơ cấu của thị trường: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. + Thị trường sơ cấp là thị trường tài chính mà ở đó diễn ra những hoạt động mua, bán những công cụ tài chính mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua công cụ tài chính mới phát hành. + Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà ở đó diễn ra những hoạt động mua, bán lại những công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. 1.2.2.2. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hoá của thị trường: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn, thị trường công cụ phái sinh + Thị trường công cụ nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn dựa trên phát hành các công cụ nợ như: trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…thực chất các công cụ nợ là các thoả thuận có tính ràng buộc, trong đó người vay cần một khoản vốn trong một thời gian nhất định thì phải cam kết trả nợ trong thời hạn đó với số nợ gốc và lãi đã được thoả thuận.
  • 32. 24 Người vay nợ và người cho vay có thể thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể trên công cụ nợ. Công cụ nợ cũng chỉ có thể nằm trong ba loại thời hạn là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đặc điểm của công cụ nợ là dựa trên quan hệ vay mượn, có thời hạn, lãi suất được ấn định trước và cố định và người sở hữu công cụ nợ không có vai trò gì trong quản lý các công trình hay tổ chức mà người sở hữu đã mua công cụ nợ ở tổ chức đó phát hành. Tuy nhiên, ngược lại người phát hành công cụ nợ (nguồn vốn), trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đã cam kết ghi trên công cụ nợ mà không phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức hay công trình có lãi, lỗ. + Thị trường công cụ vốn là thị trường trong đó người cần vốn huy động bằng cách phát hành cổ phiếu bán cho những người có vốn. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông, họ góp vốn vào công ty để tiến hành sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền được phân chia lãi ròng và tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu có quyền tham gia các hoạt động của công ty theo tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty. Khác với công cụ nợ, cổ phiếu không có lãi suất cố định mà cổ tức phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu. Các cổ phiếu được coi là những chứng khoán dài hạn vì nó không quy định thời hạn mà thời hạn nó gắn liền với thời hạn hoạt động của công ty. + Thị trường công cụ phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ tài chính phái sinh. Đây là loại thị trường cao cấp, giao dịch những công cụ tài chính cao cấp như: chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn… 1.2.2.3. Căn cứ vào thời hạn của công cụ tài chính: thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân hàng và thị trường vốn. + Thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường phát hành và mua bán các
  • 33. 25 công cụ tài chính ngắn hạn thông thường dưới một năm. Theo nghĩa rộng, thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vay và cho vay vốn, ngắn hạn giữa các tổ chức tài chính và khách hàng của họ. Cũng có thể hiểu thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn, hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại là chủ thể chủ yếu trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ và ngân hàng được hình thành chủ yếu bởi thị trường vay và cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian (ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng) và thị trường hối đoái, thị trường liên ngân hàng. + Thị trường vốn là thị trường giao dịch các khoản vốn dài hạn nhằm mục đích cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, của các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân. Công cụ của thị trường vốn có thời hạn thông thường là dài hơn một năm. Thị trường vốn gồm có thị trường tín dụng dài hạn và thị trường chứng khoán. 1.2.2.4. Phân chia thị trường tài chính theo các chủ thể tham gia thị trường, thì thị trường tài chính bao gồm: + Thị trường vay và cho vay của chính phủ: bao gồm các khoản vay trực tiếp, khoản cho vay trực tiếp, các khoản phát hành trái phiếu, tín phiếu và các khoản mua trái phiếu, tín phiếu… + Thị trường vay và cho vay của các trung gian tài chính: bao gồm các khoản vay huy động vốn, vay và cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. + Thị trường vay và cho vay của các doanh nghiệp: bao gồm các khoản vay trực tiếp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…và các khoản đầu tư, các khoản mua trái phiếu, cổ phiếu và các khoản đầu tư khác…
  • 34. 26 + Thị trường vay và cho vay của các cá nhân: bao gồm các khoản cá nhân vay trực tiếp, các khoản gửi vốn vào các định chế tài chính, đầu tư mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu của chính phủ, của các trung gian tài chính, các doanh nghiệp, các cá nhân… 1.2.2.5. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của thị trường Thị trường tài chính được phân chia thành thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Đây là phương pháp phân chia phù hợp với trọng tâm nghiên cứu của Đề tài luận án Tiến sĩ. + Thị trường tiền tệ và ngân hàng là nơi giao dịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về vốn. Thị trường tiền tệ và ngân hàng bao gồm: - Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, dân cư, các tổ chức, các cá nhân khác (thường gọi là thị trường một). - Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thường gọi là thị trường hai); - Thị trường vay, mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng (thường gọi là thị trường ba). + Thị trường chứng khoán là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán chứng khoán. Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán là nơi phân phối lại các nguồn vốn từ chủ thể dư thừa vốn với các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế thị trường tập trung, thị trường phi tập trung. + Thị trường bảo hiểm là thị trường diễn ra quá trình mua, bán các sản phẩm bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm bao gồm thị trường bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. [16, 17, 18, 20, 21, 22, 23] 1.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành thị trường tài chính. Các thị trường cấu thành thị trường tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhất là hai thị trường chủ yếu của thị trường tài chính là thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán.
  • 35. 27 Thị trường tiền tệ và ngân hàng ngày càng thống nhất với thị trường vốn trong hoạt động của thị trường tài chính quốc gia, ngày càng mang tính toàn cầu. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến thị trường này sau đó sẽ tác động ngay đến thị trường khác. Chẳng hạn khi lãi suất tăng và giá thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán bằng cách tác động vào dòng vốn ngắn hạn, dòng vốn dài hạn, tác động vào dòng vốn đầu tư trong nước và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Điều này thấy rất rõ khi thắt chặt thị trường tiền tệ và ngân hàng, thì thị trường chứng khoán cũng sẽ khó khăn về thanh khoản và chỉ số chứng khoán khó có khả năng tăng mà còn có chiều hướng đi xuống… Ngày nay, theo phát triển của kinh tế toàn cầu, hoạt động thị trường tài chính ngày càng tinh vi, phức tạp, các loại công cụ tài chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, các thị trường hoạt động quan hệ qua lại tác động trực tiếp lẫn nhau, ranh giới phân chia các loại thị trường chỉ mang tính tương đối, các công cụ tài chính được lưu thông đan xen giữa các thị trường, chuyển hoá lẫn nhau. Các công cụ mới, công cụ hỗn hợp của các thị trường ngày càng nhiều. Thị trường tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích tiết kiệm, khuyến khích đầu tư, và quá trình vốn hoá trong nền kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp. Các tổ chức trung gian tài chính huy động một khối lượng rất lớn nguồn vốn trong xã hội đầu tư phát triển kinh tế đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn. Thị trường tài chính là đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách tài chính, chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế. Tất cả các chính sách đều tác động đến các bộ phận của thị trương tài chính theo các phương thức khác nhau. Thị trường tài chính phát triển ở mức càng cao, các mối liên hệ càng nhiều, các tổ chức trung gian tài chính phát triển, công cụ tài chính ngày càng đa dạng thì tính nhạy cảm với các công cụ, biện pháp của chính sách càng cao, càng chịu tác động mạnh mẽ. [22, 23, 30]
  • 36. 28 1.2.4. Công cụ của thị trường tài chính. Mặc dù có rất nhiều loại công cụ của thị trường tài chính khác nhau nhưng nhìn chung, có các loại: tiền, công cụ góp vốn (chứng khoán vốn chủ sở hữu) và chứng khoán cho vay hay chứng khoán nợ, công cụ tài chính phái sinh. + Tiền: trong nền kinh tế tiền tệ, bất cứ tài sản tài chính nào được thừa nhận một cách rộng rãi như một phương tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ, hoặc để thanh toán nợ nần đều được gọi là tiền. Theo truyền thống, phần lớn các nhà kinh tế đã định nghĩa tiền là tất cả các loại tiền giấy, tiền kim loại do công chúng nắm giữ, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và các định chế nhận tiền gửi khác. Tài sản tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường là tiền, tiền tự bản thân nó là một tài sản tài chính thật sự. + Các chứng khoán nợ bao gồm các loại trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu và các khoản phải thu khác. Chứng khoán nợ được chia thành hai loại là: chứng khoán nợ có thể chuyển nhượng được và chứng khoán nợ không chuyển nhượng được.Người nắm giữ trái phiếu hay một tài sản tài chính do chính phủ, hay chính quyền địa phương phát hành chỉ là nắm giữ một trái quyền đòi nợ mà không có quyền sở hữu tài sản tương ứng của chính phủ, của chính quyền địa phương. Người nắm giữ công cụ nợ như kỳ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng hay các tổ chức phát hành khác không có quyền sở hữu tài sản tương ứng của tổ chức phát hành mà chỉ có quyền nhận lại số tiền gốc và lãi hoặc trao đổi lấy một công cụ tài chính khác ghi trên công cụ nợ theo thời hạn đã thoả thuận. + Chứng khoán vốn thường được gọi là cổ phiếu, tương đương cho những cổ phần sở hữu trong một doanh nghiệp. Đó là những trái quyền đối
  • 37. 29 với tài sản và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giữ một chứng khoán góp vốn, điều đó có nghĩa là người giữ chứng khoán sở hữu một phần tài sản của một công ty. [18, 45, 47] 1.3. An ninh tài chính đối với hoạt động của thị trường tài chính An ninh tài chính cho thị trường tài chính là một khái niệm cơ bản chỉ một tình trạng của thị trường tài chính ổn định, an toàn, phát triển và khả năng chống đỡ được tác động của các cuộc khủng hoảng. An ninh tài chính của thị trường tài chính là an ninh tài chính cho các thị trường cấu thành của thị trường tài chính như: thị trường tiền tệ và ngân hàng và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Bốn nhân tố đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ sự tác động của các cuộc khủng hoảng. Trong các thị trường cấu phần tạo thành thị trường tài chính cũng được đảm bảo bởi bốn nhân tố quyết định chung như thị trường tài chính. Đó là tính ổn định, tính an toàn, tính phát triển và khả năng chống đỡ khủng hoảng của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Ngoài ra các nhân tố tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính đó là ảnh hưởng của nợ công, đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống rửa tiền của các quốc gia, của các tổ chức tài chính. 1.3.1. An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng 1.3.1.1. Khái niệm về an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng Thị trường tiền tệ và ngân hàng là nơi giao dịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về vốn, là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính, như tín phiếu kho bạc, khoản vay giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu…Hay nói cách khác, thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường mà ở đó người ta chuyển giao các khoản vốn giữa các chủ
  • 38. 30 thể nhằm thoả mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư. Theo nghĩa rộng, thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường vay và cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giữa các tổ chức tài chính và khách hàng của họ. Ngày nay, thuật ngữ mà các ngân hàng trung ương hay dùng để chỉ thị trường tiền tệ và ngân hàng là thị trường một, thị trường hai và thị trường ba. Thị trường một là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động vốn và cho vay các tổ chức kinh tế, dân cư, các tổ chức khác. Thị trường hai là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau. Thị trường ba là thị trường tiền tệ và ngân hàng, ở đó ngân hàng trung ương cho vay và mua, bán với các tổ chức tín dụng. Như vậy, để nghiên cứu về an ninh tài chính cho thị trường tiền tệ và ngân hàng, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thị trường huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng như: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các loại hình tổ chức tín dụng khác; hoạt động vay và cho vay giữa các tổ chức tín dụng, hoạt động vay mượn và mua bán với ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng. + Đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng và ngân hàng, chính là bảo đảm an ninh tài chính cho hoạt động của ba loại thị trường: * Thị trường huy động vốn và cho vay của tổ chức tín dụng với các cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức khác (thị trường một). * Thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (thị trường hai).
  • 39. 31 * Thị trường cho vay và mua, bán giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng (gọi là thị trường ba). Ngoài ra còn có một số hoạt động khác, tuy nhiên, những tác động của nó là không đáng kể đối với thị trường tiền tệ và ngân hàng. Mặc dù phân chia như vậy, nhưng ba loại của thị trường tiền tệ và ngân hàng luôn luôn liên thông với nhau, ảnh hưởng và tác động qua lại, chẳng hạn khi các tổ chức tín dụng thiếu vốn có thể tăng huy động từ thị trường một hoặc đi vay trên thị trường hai hoặc có thể đi vay ngân hàng trung ương. Khi tổ chức tín dụng thừa vốn có thể mở rộng cho vay, đầu tư khác, hạn chế huy động vốn hoặc cho tổ chức tín dụng khác vay, mua giấy tờ có giá của ngân hàng trung ương… Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường một là mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận. Mục tiêu chủ yếu của các tổ chức tín dụng tham gia thị trường hai với tư cách là người cho vay là mục tiêu thu được nhiều lợi nhuận và mục tiêu của tổ chức tín dụng đi vay là mục tiêu thanh khoản. Ngân hàng trung ương tham gia thị trường với mục tiêu chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. An ninh tài chính cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng là một khái niệm cơ bản chỉ một trạng thái ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng trong hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng. Tính chất và nội dung của ổn định, an toàn, phát triển và không bị khủng hoảng sẽ được xác định ở ba loại thị trường là: thị trường một, thị trường hai và thị trường ba. [39, 40, 44, 46]
  • 40. 32 1.3.1.2. Nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu của an ninh tài chính cho hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng a. Nhân tố ảnh hưởng a1. Ổn định hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng. *) Ổn định hoạt động thị trường một Ổn định được hiểu là thị trường hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, bất thường của thị trường. Trong ba thị trường thì thị trường một, thị trường mà các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các quỹ tiết kiệm, các loại hình phi tài chính khác huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, từ các tổ chức khác và cho vay đầu tư cho các tổ chức, cá nhân với tư cách là trung gian tài chính. Đây là hoạt động lớn nhất, quan trọng nhất của thị trường tiền tệ và ngân hàng. Thông thường khi nói đến hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng là người ta nói đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính và tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Như vậy, thực chất ổn định thị trường một là ổn định hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại, ổn định hoạt động của các công ty tài chính, ổn định hoạt động của các công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Muốn ổn định được hoạt động của các tổ chức này đòi hỏi phải ổn định được nguồn vốn và ổn định sử dụng vốn. + Ổn định nguồn vốn: huy động trong dân cư, huy động từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác. Đặc biệt các nguồn vốn giảm, thậm chí giảm nhanh điều đó là bất ổn, gây khó khăn cho duy trì tính ổn định của cả hệ thống. + Ổn định sử dụng vốn: các khoản đầu tư vốn, khoản cho vay đều phải
  • 41. 33 phù hợp với tốc độ tăng, giảm của nguồn vốn, đồng thời các khoản đầu tư, cho vay ít phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức cho phép trong hệ số an toàn. Tính ổn định của thị trường một, ngoài ảnh hưởng trực tiếp của chính sách quản trị, thực thi chính sách quản trị, an toàn và ổn định của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính sách vĩ mô của nhà nước, đặc biệt chính sách tiền tệ quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của thị trường một là hết sức lớn như: chính sách lãi suất, tỷ giá, chính sách tín dụng, chính sách an toàn, mục tiêu điều hành chính sách, điều hành tiền cung ứng…Ngoài ra nó còn chịu tác động của chính sách tài khoá quốc gia, chính sách đầu tư… *) Ổn định hoạt động của thị trường hai Thị trường hai là thị trường vay, cho vay giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng khi thiếu vốn, thanh khoản. Các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể mở rộng huy động trên thị trường một để bù đắp hoặc đi vay các ngân hàng khác hoặc vay ngân hàng trung ương. Ngược lại các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng khi thừa vốn có thể giảm huy động nguồn từ thị trường một, hoặc tăng cường đầu tư, cho vay, hay cho ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng khác vay, cũng có thể mua giấy tờ có giá của ngân hàng trung ương… Ổn định hoạt động của thị trường hai là ổn định hoạt động vay mượn và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, do tính liên thông của thị trường một, thị trường hai, thị trường ba, do đó ngân hàng trung ương có vai trò hết sức quan trọng để điều hành thị trường tiền tệ và ngân hàng, đặc biệt điều hành lượng tiền cung ứng hàng năm, điều hành chính sách lãi suất thị trường, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm…để đảm bảo thị trường tiền tệ và ngân hàng ổn định.
  • 42. 34 Mục tiêu hoạt động của các chủ thể (ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng) tham gia thị trường hai là mục tiêu thanh khoản đối với bên đi vay và mục tiêu lợi nhuận đối với bên cho vay, do đó ngân hàng trung ương có chính sách để tạo thị trường hai hoạt động ổn định tránh hiện tượng lợi dụng kẽ hở của chính sách để vay vốn ngân hàng trung ương về để cho vay lại các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngân hàng trung ương luôn xác định là người cho vay cuối cùng và người mua bán cuối cùng. Một đặc điểm hoạt động của thị trường một và thị trường hai là tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Đối với hai thị trường tiền tệ và ngân hàng này, ngân hàng trung ương đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách ổn định thị trường và điều tiết thị trường. *) Ổn định hoạt động thị trường ba Ổn định hoạt động thị trường ba là ổn định thị trường mua bán, cho vay của ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các chính sách, các nghiệp vụ, công cụ như thị trường mở, cho vay qua đêm, cho vay chiết khấu, cho vay tái chiết khấu, thị trường ngoại tệ ngắn hạn…để cho vay, mua bán ngoại tệ, mua bán giấy tờ có giá đến các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng vì mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, mục tiêu an toàn hoạt động ngân hàng, mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền, khống chế tỷ lệ lạm phát phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để ổn định được thị trường này với mục tiêu cao cả là ổn định chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh là vấn đề rất khó khăn cho bất cứ quốc gia hay khó khăn bất cứ ngân hàng trung ương nào. Đây là tính ổn định mang ý nghĩa bao quát cao.
  • 43. 35 Nếu chỉ đặt tính ổn định của thị trường ba với nghĩa mua, bán, cho vay của ngân hàng trung ương với ngân hàng thương mại một cách đơn thuần về mặt số lượng hay tính an toàn của các khoản cho vay thì có lẽ ở thị trường này gần như không có tính mất ổn định (vì phần chủ động thuộc về ngân hàng trung ương). a2. An toàn hoạt động thị trường tiền tệ và ngân hàng *) An toàn hoạt động thị trường một + An toàn hoạt động thị trường một, là đảm bảo an toàn cho hoạt động huy động vốn, cho vay sử dụng vốn khác của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đối với các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác. Thực chất là bảo đảm an toàn cho từng ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác và đảm bảo an toàn cho hoạt động cho toàn hệ thống này. + Có nhiều yếu tố đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó các yếu tố chủ yếu đòi hỏi các tổ chức tín dụng luôn luôn phải đáp ứng, như:  Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;  Các giới hạn về tín dụng;  Tỷ lệ khả năng chi trả;  Các giới hạn góp vốn, mua cổ phần;  Các tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Ngoài ra với đòi hỏi sự phát triển của các quốc gia, và qua các thời kỳ, các quy định về an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể được bổ sung hoặc thay đổi theo chiều hướng ngày càng tăng cao. An toàn hoạt động của thị trường một mang tính chất ảnh hưởng rất lớn
  • 44. 36 đến thị trường tiền tệ và ngân hàng, đầu tiên là mỗi thành viên tham gia thị trường hoạt động phải an toàn, toàn hệ thống tham gia thị trường phải hoạt động an toàn. Thị trường này hoạt động mang tính nhạy cảm và tính hệ thống rất cao, đòi hỏi hệ thống giám sát thị trường chặt chẽ, tránh các hiện tượng để ảnh hưởng dây chuyền trong toàn hệ thống. Trong xu thế kinh tế toàn cầu, an toàn của thị trường tiền tệ và ngân hàng không những ảnh hưởng đến tính hệ thống ở một quốc gia, vùng lãnh thổ mà nó còn ảnh hưởng nhất định đến thị trường toàn cầu. *) An toàn hoạt động thị trường hai Thị trường hai là thị trường vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Đây cũng là thị trường quan trọng để hỗ trợ và điều tiết vốn giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thừa vốn sang các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thiếu vốn. Đây cũng là thị trường mang tính cạnh tranh cao cần có tính an toàn để đáp ứng tính thanh khoản cho từng tổ chức tín dụng để tránh ảnh hưởng dây chuyền đến tính thanh khoản của tổ chức tín dụng khác. Về mặt lý thuyết khi các tổ chức tín dụng thiếu vốn sẽ đi vay tổ chức tín dụng khác, nếu không vay được tổ chức khác sẽ vay ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, do tính liên thông và ảnh hưởng qua lại thường xuyên giữa ba thị trường tiền tệ và ngân hàng, do đó, ngân hàng trung ương phải có chính sách phát triển thị trường, kiểm soát thị trường tốt để hỗ trợ tính an toàn hoạt động của thị trường thông qua các lãi suất, tỷ giá, thị trường mở, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tái cấp vốn, tái chiết khấu… Thị trường hai có sự tham gia của các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty, tổ chức tài chính phi ngân hàng khác theo nhiều loại tổ chức quy mô hoạt động nhỏ, quy mô hoạt động vừa, quy mô hoạt động lớn. Do đó, tính cạnh tranh cũng rất khác nhau.
  • 45. 37 Để đảm bảo hoạt động của thị trường này trong cạnh tranh là xác định tính thanh khoản của thị trường, điều kiện vay và trả nợ vay trong chính sách an toàn của hệ thống, đảm bảo các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng phải có sự kiểm soát và điều tiết của ngân hàng trung ương. *) An toàn hoạt động thị trường ba Đây là hoạt động mua, bán cho vay giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng. Cũng như tính ổn định của thị trường này, tính an toàn với nghĩa rộng là tạo ra tính an toàn cho chính sách ổn định giá trị đồng tiền, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, không phải đơn thuần là an toàn (thu đủ tiền, khi bán giấy tờ có giá hay thu đủ gốc và lãi khi cho vay…). Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng Ba là tạo cho thị trường hoạt động ổn định không có những thay đổi đột ngột để tạo tính an toàn cho thị trường. Để tạo được tính an toàn của thị trường này, đòi hỏi điều hành của ngân hàng trung ương rất linh hoạt thông qua chính sách điều chỉnh tiền cung ứng, thông qua thị trường mở, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường chiết khấu và tái chiết khấu của ngân hàng trung ương. Thông thường để tạo tính an toàn của thị trường này, ngân hàng trung ương các nước công bố định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo lộ trình để các tổ chức tín dụng xác định theo định hướng này trong quá trình tham gia thị trường. a3. Phát triển hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng *) Phát triển hoạt động của thị trường một Phát triển hoạt động của thị trường một là tăng tổng tài sản của mỗi ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng và tăng trưởng tài sản toàn hệ thống ngân hàng thương mại, và toàn hệ thống tổ chức tài chính phi ngân hàng đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân và các tổ chức khác như tăng trưởng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế, đồng thời tăng trưởng nguồn vốn đầu tư của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế.