SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HỒ HỒNG HOAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HỒ HỒNG HOAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ANH TUẤN
HÀ NỘI - 2014
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt đầy đủ Chữ viết tắt
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Kinh tế - xã hội
Quốc phòng - an ninh
KT-XH
QP – AN
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Ủy ban nhân dân UBND
Vùng đồng bào công giáo VĐBCG
Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO 10
1.1 Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng
bào công giáo. 10
1.2 Mục tiêu, nội dung và sự cần thiết phát triển kinh tế
vùng đồng bào công giáo 20
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 34
2.1 Đặc điểm, tự nhiên và kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào
công giáo tỉnh Đồng Nai 34
2.2 Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng
Nai - Thành tựu và hạn chế 37
2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh
tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 50
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 58
3.1 Một số quan điểm cơ bản góp phần phát triển kinh tế ở
vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
58
3.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển kinh tế ở
vùng ở đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 69
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 102
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một quốc gia có nhiều dân tộc (54 dân tộc), nhiều tôn giáo (với 13 tôn
giáo) cùng tồn tại và sinh sống, trong đó, đồng bào theo đạo công giáo chiếm
một tỉ lệ tương đối lớn, sinh sống ở mọi miền của đất nước, tập trung chủ yếu ở
những trung tâm KT-XH và là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Việc phát triển kinh tế nói chung, kinh tế VĐBCG nói riêng
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan, coi đây là một vấn đề hết sức quan
trọng, góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định
hướng XHCN.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều tôn giáo, các tín đồ các tôn
giáo chiếm tới 63,34% dân số toàn tỉnh, cá biệt có một số xã, phường, thị trấn
tôn giáo toàn tòng. Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, được sự quan tâm, đầu
tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nhờ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của lãnh
đạo, chính quyền và nhân dân địa phương, kinh tế VĐBCG có sự phát triển,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh nói
chung và của đồng bào công giáo trên địa bàn, củng cố niềm tin của nhân dân,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, kinh tế VĐBCG trên địa bàn còn những
hạn chế nhất định, còn gặp nhiều khó khăn; chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ lẻ,
sản xuất manh mún, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế còn chậm, giá trị gia
tăng của một số ngành sản xuất còn thấp...; bên cạnh đó đời sống vật chất và
tinh thần của VĐBCG vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp,
đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa… những yếu kém, khuyết điểm đó,
cùng với sự thiếu hiểu biết của đồng bào đã tạo sở hở cho các thế lực thù địch,
4
phản động lợi dụng kích động, chống phá làm mất ổn định tình hình chính trị
- xã hội và sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Những bất cập trên đây do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách
quan, trong đó quan trọng nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương đối với phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG
chưa kịp thời, có mặt còn bất cập, yếu kém, chưa có một chính sách cụ thể về
định hướng, đầu tư phát triển kinh tế VĐBCG. Với lý do đó, tác giả chọn vấn
đề “Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai” để làm luận
văn thạc sỹ vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế vùng đồng bào có đạo đã có nhiều
công trình, bài viết của các tác giả, tập thể tác giả, tiêu biểu:
Báo cáo khoa học về “Đồng bào công giáo Hà Tĩnh thi đua phát triển
kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” của tác giả Tùng Ánh, Ban Tôn
giáo Chính phủ năm 2013. Theo tác giả, Hà Tĩnh là một địa bàn có nhiều đồng
bào công giáo sinh sống, những năm qua quán triệt các chỉ thị của Đảng, dù
còn nhiều khó khăn, nhưng Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển
KT-XH, xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng VĐBCG. Điều
đó đã tạo ra sự đồng thuận, hiểu biết lẫn nhau giữa đồng bào có đạo và không
có đạo, tạo sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện
các phong trào thi đua phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới của
đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời tác giả rút ra một số
bài học, đưa ra một số kiến nghị về chính sách và công tác tổ chức để tiếp tục
triển khai sâu rộng mô hình ở các địa phương khác.
Bài viết “Điểm sáng vùng nông thôn đồng bào công giáo ở ấp Lộc Hòa
xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai” của Xuân Thành, Tạp chí
VOVonline - Đài tiếng nói Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2012. Tác giả đã
5
phân tích, làm rõ những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH, văn hóa,
giáo dục… của bà con giáo dân ấp Lộc Hòa. Là ấp văn hóa đầu tiên của huyện
Trảng Bom và là một trong 4 ấp điểm của tỉnh Đồng Nai từ năm 2000, Lộc
Hòa giữ vững danh hiệu ấp văn hóa suốt 12 năm liền, được Thủ tướng Chính
phủ tặng Bằng khen, và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Ba năm 2011. Đó thực sự là những minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới
toàn diện ở một xứ đạo vùng nông thôn trên địa bàn Đồng Nai.
Bài viết “Công tác Tôn giáo của tỉnh Đồng Nai hiện nay” của tác giả
Đặng Mạnh Trung - Ban Dân vận Tỉnh ủy đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử
ngày 21 tháng 2 năm 2010. Bài viết đã đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện
công tác tôn giáo của tỉnh Đồng Nai trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo
của Tỉnh ủy, sự điều hành, tổ chức của chính quyền các cấp, đời sống mọi mặt
của đồng bào công giáo đã có sự phát triển vượt bậc cả về vật chất lẫn tinh thần,
điều đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con vào chính quyền, góp
phần tạo lòng tin của bà con giáo dân đối với Đảng, chính quyền. Đồng thời, bài
viết cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của công tác này thời
gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công
tác tôn giáo của địa phương trong tình hình mới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giáo dân kết hợp với quan tâm,
đầu tư nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của đồng bào theo đúng quan điểm
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, coi đó là điều kiện cơ bản để
tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.
“Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai”, luận văn
thạc sỹ của Nguyễn Trần Minh, Học viện Chính trị (2013). Trên cơ sở phân
tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát
triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai
dưới góc độ kinh tế chính trị; đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế
6
nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua, tác giả đề xuất các quan điểm và
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng
Nai trong thời gian tới. Ở công trình này tuy tác giả luận giải những vấn đề
về phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai, song khu vực nông
thôn của tỉnh cũng là địa bàn có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, do vậy
phát triển kinh tế nông thôn bền vững cũng góp phần vào phát triển kinh tế
VĐBCG trên địa bàn.
“Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công
giáo từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn thạc sĩ của Phạm Quang Long,
Học viện Chính trị (2012). Ở công trình này, tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ
quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công
giáo từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm góp
phần tổng kết và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở địa
phương ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù công trình không đi sâu nghiên cứu
phát triển kinh tế của VĐBCG nhưng đây là tài liệu có giá trị khoa học cả về
lý luận và thực tiễn làm cơ sở để tác giả nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc và
kế thừa một số thông tin số liệu.
Ngoài ra còn có các công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
đề tài: như Tác động của tâm lý làng, xã trong việc xây dựng đời sống KT-XH
ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta hiện nay do Tiến sĩ Lê Hữu Xanh
chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Để nông nghiệp, nông thôn phát triển
bền vững, nông dân giàu hơn, Nguyễn Tuấn Dũng, Tạp chí Cộng sản, số 28
năm 2003; Các công trình trên đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như đời
sống vật chất, tinh thần, lối sống, phong tục tập quán… Nhưng đều có một
điểm chung đó là, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng
nông thôn mới, cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân, cần thực hiện
đồng bộ các nội dung, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích vai trò của
7
người dân trong quá trình CNH, HĐH đất nước, coi đó là điều kiện căn bản
để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ảnh hưởng của đô
thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp do tập
thể tác giả Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoà chủ biên, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2002. Công trình này đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng
của quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển CNH, HĐH đến nông thôn trên
một số địa phương cụ thể, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục sự
ảnh hưởng đó đến xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông thôn của Phạm
Xuân Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Chính sách nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010
của tác giả Trần Ngọc Bút, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, đã nghiên cứu về nông
thôn dưới góc độ KT-XH, văn hóa, dân số và kế hoạch hoá gia đình, lao động
và tạo việc làm ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng
và quản lý tài nguyên đất và nước, sự phân tầng xã hội và việc xoá đói, giảm
nghèo...; các đề án, quy hoạch của UBND Tỉnh Đồng Nai - Kế hoạch phát
triển kinh tế một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phần 2; UBND Tỉnh
Đồng Nai - Báo cáo quy hoạch, tổng thể phát triên kinh tế tỉnh Đồng Nai giai
đoạn từ nay đến năm 2020; Báo cáo, tổng hợp số liệu đạo công giáo, ban tôn
giáo Tỉnh Đồng Nai 2005 - 2011.
Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình, bài viết khoa
học của các tác giả đã phân tích, luận giải quá trình phát triển KT-XH, xây
dựng hệ thống chính trị...vùng đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo
nói chung và VĐBCG nói riêng, đồng thời đề xuất một số giải pháp tiếp tục
góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào các tôn giáo nói chung, vùng đồng
bào công giáo nói riêng, nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, khơi
dậy và phát huy vai trò của đồng bào các tôn giáo và đồng bào đạo công giáo
trong phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì
8
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mặc dù
vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện
và có hệ thống về “Phát triển kinh tế VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện
nay”. Vì vậy, đề tài tác giả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng
Nai, đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần tiếp tục phát triển kinh tế ở
VĐBCG trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
Luận giải cơ sở lý luận về phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai thời
gian qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiếp
tục giải quyết.
Đề xuất những quan điểm và giải pháp góp phần phát triển kinh tế ở
VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế ở VĐBCG.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh
tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai, trong đó chủ yếu tập trung ở Thành phố Biên
Hòa, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc, huyện Long
Thành.
Về thời gian: Những phân tích, đánh giá tình hình thực tế, chủ yếu dựa
trên các số liệu thống kê từ năm 2006 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
9
* Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị quyết
của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, các tài liệu có liên quan trực tiếp
đến vấn đề nghiên cứu của các sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai về phát triển
kinh tế VĐBCG. Quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng các tài liệu, công
trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn để tiếp cận,
luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra.
* Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết hợp
lịch sử với lôgic. Tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý thuyết. Luận
văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị
cùng các phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hoá,
khái quát hoá, phương pháp chuyên gia…
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của công trình có thể làm cơ sở cho việc hoạch định
các chính sách, chủ trương lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các
cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế ở VĐBCG Tỉnh.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, học tập, giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị liên quan đến vấn đề phát triển
kinh tế vùng nói chung và phát triển kinh tế ở những vùng, địa phương có tính
đặc thù nói riêng (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…).
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO
1.1. Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng bào
công giáo
1.1.1. Quan niệm về vùng đồng bào công giáo
VĐBCG là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ quốc gia có
địa giới hành chính xác định (xã, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh),
là nơi có người theo đạo thiên chúa sinh sống. Với quan niệm đó, VĐBCG
ở Việt Nam là một khái niệm tương đối, mang tính không thuần nhất về
dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, mà có sự sinh sống đan xen nhau giữa các dân
tộc, các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, hoặc không theo tôn giáo nào. Từ
đặc điểm đó, đặt quá trình phát triển kinh tế VĐBCG trong mối quan hệ
mật thiết, hữu cơ với quá trình phát triển KT-XH nói chung, nội hàm của
nó bao gồm:
Một là, đồng bào công giáo ở Việt Nam đa số là nông dân lao động,
trong đó chủ yếu là nông dân, có tinh thần yêu nước. Đồng thời họ cũng có
niềm tin tôn giáo sâu sắc và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Cho
nên đồng bào công giáo ở Việt Nam vừa gắn bó với dân tộc, đất nước, đi theo
sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của
toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo, gắn bó với giáo hội theo phương
châm “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, đời sống dân sinh, trình độ dân trí ở một số
VĐBCG còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Cùng với những quan hệ nội bộ, công giáo ở Việt Nam còn có mối quan
hệ quốc tế rộng rãi. Giáo hội công giáo Việt Nam, trong mối quan hệ về mặt tổ
chức là bộ phận của Giáo hội công giáo hoàn vũ do Giáo triều Vatican lãnh đạo
11
điều hành. Các hệ phái Tin lành ở Việt Nam có mối quan hệ với các tổ chức
Tin lành quốc tế và trong khu vực, vừa có quan hệ về mặt tổ chức theo hệ
thống, vừa có mối quan hệ đồng đạo theo xu hướng “đại kết” Ki-tô giáo. Với
đặc điểm này, công tác tôn giáo vừa phải phát huy mặt tích cực trong tín đồ các
tôn giáo tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế..., vừa phải tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của các tín đồ; đồng thời nâng cao đời sống dân sinh, trình
độ dân trí cho quần chúng và xoá đi những mặc cảm với cách mạng do lịch sử
để lại.
Hai là, với tư cách là một công dân, tất cả đồng bào công giáo sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam, do đó họ phải có
nghĩa vụ chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, những quy định của chính quyền các cấp, thực hiện “sống, làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật”, họ có quyền tham gia vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của nhân dân, nhưng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
phải trong phạm vi, khuôn khổ của pháp luật cho phép và không làm điều gì
tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến lợi ích, chủ quyền quốc gia
dân tộc. Mặt khác, với tư cách là một giáo dân, mỗi người còn là một “con
chiên” của Chúa, do đó, mọi sinh hoạt, hoạt động của họ luôn bị sự chi phối,
ràng buộc bởi những những quy định của giáo lý, giáo luật, giáo quyền... của
nhà thờ Thiên chúa giáo. Nói cách khác, họ đồng thời là một công dân, đồng
thời là một giáo dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng
CNXH ở nước ta. Chúng ta cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
12
quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Ba là, ở những nơi có đồng bào công giáo sinh sống, cộng đồng giáo
dân vừa tham gia các thiết chế văn hóa – xã hội chung trên địa bàn như các
sinh hoạt văn hóa, quan hệ văn hoá, hoạt động văn hóa ở địa phương, gắn với
phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi vùng, miền, dân tộc... Điều đó
cũng có nghĩa, mỗi giáo dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo vệ,
gìn giữ và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo vệ môi trường sống,
bảo vệ, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Ngoài ra, cộng đồng giáo dân còn tham gia thiết chế văn hóa - tôn
giáo riêng với tư cách là một giáo dân thông qua các lễ nghi, thiết chế tôn
giáo như sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, rửa tội ở nhà thờ, nơi thờ tự của gia
đình, dòng họ...
Bốn là, các hoạt động KT-XH trên địa bàn có đồng bào công giáo sinh
sống được thực hiện dưới sự quản lý, tổ chức, điều hành thống nhất của cấp
ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng, trực tiếp là các cấp ủy đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Mọi giáo dân đều phải có
nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia phát triển KT-XH trên địa bàn góp phần ổn
định và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ... với tư
cách là một công dân. Ngoài ra họ còn có những hoạt động đơn thuần về tôn
giáo như hành lễ, tổ chức lễ hội, truyền giảng, xưng tội, đi nhà thờ... dưới sự
tổ chức, điều hành của linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc tôn giáo
khác. Việc đào tạo, thụ phong linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc
tôn giáo khác vừa phải chịu sự quản lý của Nhà nước, vừa phù hợp với những
quy định chung của nhà thờ Thiên chúa giáo. Chức sắc, chức việc đang hoạt
động trong các tổ chức giáo hội là người hướng dẫn quản lý sinh hoạt tín
13
ngưỡng, tôn giáo của tín đồ và là đầu mối để Nhà nước thực hiện việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Năm là, mọi hoạt động VĐBCG luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
thường xuyên, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương. Điều đó có
nghĩa, đồng bào có đạo nói chung, công giáo nói riêng dù có đời sống tinh
thần riêng, có tổ chức riêng... Nhưng các tổ chức công giáo chỉ thực hiện
chức năng quản lý tín đồ về mặt niềm tin, về linh hồn, chứ không có và
không thể có chức năng quản lý nhà nước. Mặt khác, ngay cả tổ chức công
giáo như giáo hội, tòa thành, linh mục... cũng phải đặt dưới sự quản lý,
điều hành của Nhà nước, hoạt động trong những phạm vi mà pháp luật
không cấm. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị tôn giáo, nhưng đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi
dụng tôn giáo để có những hoạt động chống lại Nhà nước, đe dọa làm mất
ổn định tình hình KT-XH của đất nước. Vì thế, công tác tôn giáo là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nước ta
hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo,
phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác tôn
giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều cấp, nhiều
ngành. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn
giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Vì thế, tổ chức bộ máy làm công tác
tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, nhất là
ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Mọi giáo dân phải
thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chấp hành
nghiêm pháp luật; đồng thời thực hiện đoàn kết với cộng đồng dân cư trên
14
địa bàn không phân biệt đảng phái, tôn giáo, cùng cộng đồng dân cư xây
dựng đời sống văn hóa, thực hiện tốt “Người công giáo tốt là người công
dân tốt”.
1.1.2. Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo
Theo quan niệm của các lý thuyết kinh tế phát triển gần đây thì, phát triển
kinh tế theo nghĩa rộng là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt KT-
XH của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Nói cách
khác, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ
cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã
hội…,là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội, quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất của mỗi quốc gia.
Như vậy, phát triển kinh tế luôn gắn với sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng
không phải mọi sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế, mà
để phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: 1)
Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân tính theo
đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia trong một thời kỳ nhất định. 2) Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến
bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản
phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội
dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất
có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. 3) Mức độ thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất
lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh
mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục
tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm
trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
15
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để giải quyết công
bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là
động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì
trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững.
* Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo
Phát triển kinh tế VĐBCG là một thành tố, một bộ phận cấu thành phát
triển kinh tế chung, không nằm ngoài sự phát triển của đất nước. Vì thế, phát
triển kinh tế VĐBCG vừa phải đạt được các tiêu chí của phát triển kinh tế: Sự
tăng lên của tổng sản phẩm trong vùng; sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp; mức độ
thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu
nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người được hưởng. Tuy
nhiên, do tính đặc thù của nó, nên phát triển kinh tế VĐBCG còn mang tính
đặc thù riêng, gắn với phong tục, tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo…
Mặt khác, phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chính sách nhất quán của
Đảng, Nhà nước với đồng bào có đạo, bảo đảm cho đồng bào có đạo có cuộc
sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Từ quan niệm trên có thể hiểu: Phát triển kinh tế VĐBCG là quá trình
thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của KT-XH, bao gồm sự thay đổi về
quy mô, trình độ, chất lượng và cơ cấu kinh tế; góp phần nâng cao đời sống
vật chất - tinh thần của cộng đồng giáo dân và của cộng đồng dân cư khác
trên địa bàn; bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội, củng cố QP-AN, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới.
Phát triển kinh tế VĐBCG là một nội dung trong tổng thể hoạt động
của Đảng, Nhà nước, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà thường xuyên, trực tiếp là
16
lãnh đạo, chính quyền các cấp từ cấp tỉnh, thành phố đến chính quyền cơ sở ở
địa phương, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhằm phát triển, làm thay đổi căn bản cơ cấu KT-XH, cơ cấu lao động,
kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, y tế xã hội, phát triển và hoàn thiện quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất mới tiến bộ, quy mô sản xuất… tạo ra sự thay
đổi toàn diện của đời sống KT-XH nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào công giáo, góp phần củng cố
QP - AN, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn vững mạnh.
Chủ thể lãnh đạo là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các
cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện và địa phương.
Để thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH nói chung, phát
triển kinh tế vùng đồng bào có đạo nói riêng, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính
quyền cơ sở phải thực sự phát huy vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của từng địa phương. Đồng thời
phát huy vai trò tích cực, tự giác, tinh thần lao động sáng tạo của lực lượng
lao động là đồng bào công giáo trên địa bàn với tư cách là chủ thể trực tiếp,
lực lượng nòng cốt quyết định của quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn.
Mục tiêu của phát triển kinh tế VĐBCG là nhằm làm thay đổi căn bản
trình độ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ khoa
học, công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế nói
chung, kinh tế VĐBCG nói riêng, bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, công
nghệ thân thiện với môi trường sẽ có tác động và quyết định làm cho sản
phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, giá trị gia tăng cao…
đáp ứng được sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo đảm tốt hơn các vấn đề
xã hội; đồng thời trình độ khoa học, công nghệ cao sẽ làm cho việc tiêu hao
tài nguyên thiên nhiên trong một đơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra
môi trường...
17
Nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các loại hình kinh tế. Vì vậy, nguồn nhân lực
của một quốc gia, một địa phương là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế VĐBCG nói riêng. Khi đánh
giá về nguồn nhân lực, người ta xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng
nguồn lao động. Các yếu tố sử dụng để đánh giá nguồn lao động như: số
lượng, chất lượng, trình độ, mức lương và đạo đức nghề nghiệp của người lao
động. Vùng Công giáo có lượng cung lớn về nhân công với mức lương thấp
thì có lợi thế trong việc thu hút các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động
với kỹ năng thấp, nhưng lại gặp bất lợi đối với việc thu hút những ngành sản
xuất sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao. Vùng Công giáo được coi là có lợi thế
cạnh tranh về nguồn lao động chỉ khi số lượng và chất lượng nguồn lao động
tại địa phương thoả mãn được nhu cầu của các loại hình kinh tế ở chính địa
phương đó.
Phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn
xác định công tác tôn giáo, dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách
đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước
ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế. Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, chính sách đối
với vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo nói riêng.
Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
18
giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc,
không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là
bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các
tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng
tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm
sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời,
nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt
động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân,
chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia.
Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp
chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền, nghĩa
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo
nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và
thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội,
QP-AN, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó
có đồng bào các tôn giáo.
Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn
bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách
19
làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm
công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng
điểm có đông đồng bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận
động quần chúng.
Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý, tổ chức của chính
quyền đối với sự phát triển kinh tế VĐBCG. Là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định, vấn đề dân tộc,
tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm
quan trọng đặc biệt. Vì vậy, Đảng ta luôn quan tâm, nhấn mạnh tính chiến
lược, nguyên tắc và yêu cầu nhiệm vụ, ưu tiên đầu phát triển KT-XH trong đó
có VĐBCG.
Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền
các cấp, tình hình kinh tế - xã hội, QP-AN có nhiều chuyển biến quan trọng và
khởi sắc. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân như: mạng lưới điện, giao
thông, thuỷ lợi, bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình, trường học,
bệnh viện... đã được xây dựng và phát triển nhanh. Các vấn đề về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn từng bước phát triển bền vững theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đời sống KT-XH, nhất là công tác
xoá đói giảm nghèo ở các vùng giáo dân sinh sống được cấp uỷ, chính quyền
các cấp quan tâm giải quyết và thực hiện có hiệu quả. Đời sống của đồng bào
các tôn giáo và tín đồ được cải thiện và ngày càng có nhiều hộ gia đình biết vư-
ơn lên làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động trên quê hương mình.
Xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý một cách đồng bộ, khuyến
khích việc phát triển kinh tế VĐBCG cần được cụ thể hóa bằng các văn bản
pháp lý từ các cơ quan quản lý nhà nước. Chính sách của Nhà nước cấp Trung
ương là cơ sở để các địa phương xây dựng và ban hành những chính sách cụ
thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương trong tỉnh. Sự cụ
20
thể hóa chính sách là cơ sở, căn cứ để các cơ quan quản lý các cấp xây dựng
các quy chế, quy định để các nhà đầu tư, các cở sở sản xuất, kinh doanh
nghiên cứu, xem xét trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Để phát triển
kinh tế VĐBCG thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy vai trò của nó là một
vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch
định chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách
hợp lý để phát triển.
Sự nỗ lực không ngừng vươn lên của đồng bào công giáo là một trong
những nguyên nhân góp phần phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thành
công CNH, HĐH đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Việc đồng
bào công giáo ngày càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động xã hội, phối
hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc chăm lo phát triển kinh tế, ổn
định đời sống, chăm lo sức khỏe của con em trong vùng ngày một nâng cao.
Tích cực tham gia vào công tác chăm lo cho người nghèo, các đối tượng có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, nâng cao dân trí; Song song với các hoạt động trên,
đồng bào công giáo còn đóng góp vào xã hội hóa giao thông trên địa bàn, làm
đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu, cống. Hiện nay ở Biên Hòa, Long
Thành và một số giáo xứ như Xuân Trà, Tiên Chu, Kẻ Sặt, Văn Hải… có 100%
tuyến đường được trải nhựa, bê tông hóa. Ngoài ra, đồng bào công giáo tự tạo
việc việc làm cho gia đình như chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán để cải thiện đời
sống, nâng cao thu nhập và một số đi làm cho các công ty, xí nghiệp nước
ngoài…
1.2. Mục tiêu, nội dung và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng
bào công giáo
1.2.1. Mục tiêu, nội dung phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo
* Mục tiêu
21
Mục tiêu phát triển kinh tế VĐBCG nhằm làm thay đổi mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội VĐBCG, bảo đảm cho đồng bào công giáo có đời sống ngày
càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng được bảo đảm hơn, trình độ dân
trí được nâng cao, từng bước xóa dần sự cách biệt về đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế… so với các vùng khác trên địa bàn cũng như cả nước,
từng bước giảm dần sự mặc cảm, sự cách biệt giữa đồng bào công giáo với các
tầng lớp dân cư khác, cùng với nhân dân các dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố QP - AN trên địa bàn,
tham gia cùng các cộng đồng dân cư khác trên địa bàn xây dựng đời sống văn
hóa khu dân cư, tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức xây dựng đất nước vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
22
Trong tình hình hiện nay, trước sự chống phá của các thế lực thù địch,
phản động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, QP - AN, văn hóa…, thì mục tiêu
của phát triển kinh tế VĐBCG còn phải hướng đến vì lợi ích chung nhằm xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Bởi cùng với
những tác động tích cực thông qua thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nước thời gian qua cho thấy, đồng bào các tôn giáo là một trong những
lực lượng hưởng ứng rất sớm các phong trào thi đua yêu nước, các tổ chức, cá
nhân tôn giáo đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội thông qua
việc thăm và tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ, tết xây dựng nhà tình
nghĩa, khám, chữa bệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí cứu trợ đồng bào bị thiên
tai, lũ lụt; đặc biệt trong cơn lũ lịch sử vừa qua ở miền Trung nhiều tổ chức
tôn giáo đã vượt qua bão lũ đến với nhân dân, vận động tín đồ góp lương
thực, thực phẩm gửi nhân dân vùng lũ với trị giá hàng tỷ đồng. Nghĩa cử cao
đẹp ấy thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc và phát huy truyền thống nét đẹp
văn hoá của dân tộc Việt Nam có từ ngàn đời nay. Hiện nay, các tổ chức tôn
giáo ở Việt Nam đều có các hoạt động giao lưu quốc tế trên tinh thần hoà
bình, hữu nghị với các giáo hội, các tổ chức tôn giáo đồng đạo trên thế giới.
Nhiều tổ chức tôn giáo ở trong nước đã mời tổ chức tôn giáo nước ngoài đến
thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời xin phép tổ chức thuyết pháp, giảng
đạo tại một số cơ sở tôn giáo. Thông qua những hoạt động này, các tôn giáo ở
Việt Nam đã tăng cường trao đổi thông tin để các tổ chức tôn giáo nước ngoài
đến Việt Nam hiểu rõ hơn về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Điều đó là cơ sở để khẳng định chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn không ít
người, vì những mục đích khác nhau và cả sự thiếu hiểu biết về chính sách,
pháp luật đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc. Một số bị các thế lực
23
thù địch, phản động lợi dụng, móc nối, lôi kéo để tuyên truyền, nói xấu chế
độ, Đảng, Nhà nước. Vì thế, việc phát triển kinh tế VĐBCG còn là cơ sở để
phản bác lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo
ở Việt Nam của các thế lực thù địch.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, Đảng, Nhà
nước Việt Nam luôn khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là
đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo. Thực hiện đường lối này,
Đảng, Nhà nước ta chủ trương khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, xoá bỏ
mặc cảm, định kiến, phân biệt, đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn
giáo, tôn trọng những ý kiến khác nhau nhưng không trái với lợi ích của đất
nước, lợi ích của dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung vì sự
ổn định chính trị xã hội; thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt
động của các tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và
vận động đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo thực hiện theo chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước “Xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu
dân cư”, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đây là chất xúc tác,
chất kết dính giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, là nhân tố quan trọng cấu
thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Nội dung phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo
Phát triển kinh tế nói chung, vùng đồng bào có đạo nói riêng là một
nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, từng bước đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước
nghèo, kém phát triển. Để thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình lãnh đạo đất
nước đòi hỏi chúng ta phải có bước đi, cách làm phù hợp với đặc điểm, điều
kiện ở nước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định 5 quan
điểm phát triển: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển
24
bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược; Đổi mới đồng bộ, phù hợp
về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa
nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu
của sự phát triển; Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa
học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Trong đó đặc
biệt nhấn mạnh đến phát triển kinh tế, coi phát triển nhanh gắn liền với phát
triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược,
với các nội dung chủ yếu là “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả,
sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát
triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KT-XH phải luôn coi trọng bảo vệ
và cải thiện môi trường” [27, tr.98-99]. Đây vừa là những nội dung, vừa là
những định hướng quan trọng của toàn bộ sự phát triển kinh tế ở nước ta. Để
thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển, phát triển nhanh đối với nước ta đang
đặt ra hết sức cấp thiết, nhưng không phải phát triển bằng mọi giá, mà phát
triển nhanh phải gắn với phát triển bền vững, phát triển bền vững là cơ sở để
phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững.
Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển KT-XH. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, tăng cường QP - AN, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
25
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển
nhanh và bền vững.
Là một bộ phận không thể thể tách rời của dân tộc Việt Nam, do đó
phát triển kinh tế ở vùng đồng bào có đạo nói chung, VĐBCG nói riêng cũng
không nằm ngoài những định hướng chung của sự phát triển. Tuy nhiên, do
đặc thù riêng của từng vùng, và do đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội
VĐBCG, nên cùng với những định hướng chung về phát triển kinh tế, nội
dung phát triển kinh tế VĐBCG còn được thể hiện cụ thể trên một số nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn
định và bền vững.
Để phát triển kinh tế thì phải có sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng đều dẫn đến phát triển kinh tế. Để
phát triển kinh tế phải bảo đảm các yếu tố đó là:
Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và
tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người; sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong
đó quan trọng nhất là tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong
tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày một giảm xuống;
sự tăng lên của thu nhập thực tế mà người dân được hưởng.
Phát triển kinh tế phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất của một quốc
gia trong một giai đoạn nhất định; chất lượng tăng trưởng kinh tế, trình độ kỹ
thuật của nền sản xuất và tính xã hội của nó. Đây chính là quá trình phát triển
nội tại của kinh tế VĐBCG dựa vào sự phát triển của lực lượng sản xuất,
đồng thời cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp lý và thực lực kinh tế
của VĐBCG, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế; làm cho cơ
cấu tổ chức của kinh tế VĐBCG ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, từ
26
chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện; đủ điều kiện để tham gia hội nhập
thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Thứ hai, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm sự thay đổi cơ cấu kinh tế, gia
tăng tỷ trọng đóng góp của các loại hình kinh tế VĐBCG trong cơ cấu KT-XH.
Phát triển kinh tế VĐBCG là xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế hợp lý
theo hướng phát triển hiện đại và bền vững trên cơ sở sử dụng tối ưu các
nguồn lực, kết hợp hài hòa và phát huy lợi thế giữa các ngành, các lĩnh vực,
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Phát triển kinh tế VĐBCG phản ánh sự gia tăng số lượng, chất lượng của
các loại hình tổ chức kinh tế của VĐBCG. Đây chính là mặt lượng của phát
triển kinh tế VĐBCG, chỉ ra sự tịnh tiến đơn thuần về số lượng các tổ chức
kinh tế VĐBCG trong từng giai đoạn; sự mở rộng quy mô các tổ chức kinh tế
VĐBCG về khả năng sử dụng nguồn vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng sản
xuất, kinh doanh; sự gia tăng về giá trị sản phẩm do các loại hình kinh tế
VĐBCG tạo ra và tỷ trọng đóng góp của nó vào nền kinh tế nói chung, của tỉnh
Đồng Nai nói riêng.
Thứ ba, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm nâng cao đời sống văn
hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng.
Phát triển kinh tế VĐBCG không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô,
mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra; hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng hiệu
quả và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc đạt được những tiến bộ xã hội
một cách sâu rộng. Chú trọng gìn giữ và phát triển những ngành, nghề truyền
thống theo hướng tổ chức lại một cách khoa học nhằm tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả của các ngành nghề đó, phát triển phải có trọng tâm, trọng
điểm, tránh cách làm tràn lan, kém hiệu quả, trái với thuần phong, mỹ tục của
đồng bào công giáo. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ
27
kỹ thuật của sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững
VĐBCG. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; sử dụng có hiệu quả
nguồn lực đất đai và lao động; tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật.
Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn; xây dựng đời sống
văn hóa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Củng cố
vững chắc QP - AN, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh.
1.2.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo
Một là, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của đường lối, chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc phân bố ở nhiều vùng, miền.
Mỗi cộng đồng, dân tộc có thể theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào,
nhưng đều làm ăn, cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, là một bộ phận
không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đấu
tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, cùng với đồng bào cả nước, đồng bào
công giáo đã có đóng góp to lớn cả về trí tuệ, tài năng, sức người, sức của vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Không ít người là đồng bào
công giáo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước. Trong quá trình xây dựng đất nước, nhiều bà con giáo dân đã có những
đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, tái thiết đất nước, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG ngày một
phát triển là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, trong điều
kiện Đảng cầm quyền trách nhiệm đó càng lớn.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn
xác định công tác tôn giáo, công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Thông báo số 160-TB/TW
28
ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính
phủ; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 1940
ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định tín ngưỡng, tôn giáo
là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Đây là chính
sách xuyên suốt của Đảng, Nhà nước nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
và được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế…Tại khoản 1,
Điều 14 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; Điều 24
cũng chỉ rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi
phạm pháp luật”. Như vậy, bảo đảm, tôn trọng và bảo vệ tự do tôn giáo là một
chính sách xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước đối với nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Chính điều đó đã động viên được mọi người trong cộng đồng dân tộc
Việt Nam, trong đó có đồng bào công giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, giữa vững an ninh chính trị, củng cố QP-AN để phát triển đất nước, đặc
biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Hai là, xuất phát từ đặc điểm VĐBCG
Công giáo xâm nhập vào Việt Nam cách đây khoảng hơn 400 năm, lần
đầu tiên tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi
những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là
29
thuộc địa của Pháp. Chính quyền Pháp không khuyến khích người dân theo tôn
giáo nào, nhưng họ bảo đảm quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trên đất nước
Việt Nam, nhất là Bắc Kỳ và Nam Kỳ nơi dưới sự bảo hộ của Pháp. Nhờ vậy,
công giáo (cũng như những tôn giáo khác) đã thoát khỏi thời kỳ bách hại lớn
nhất dưới các triều đại phong kiến kể từ thế kỷ thứ 16. Đầu tiên, tôn giáo này
được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị.
Công giáo xâm nhập vào Việt Nam trước hết là ở các vùng nông thôn,
vùng dân cư dân trí thấp, những nơi có nhu cầu về đời sống tâm linh nhằm
giúp họ giải quyết những vấn đề thế tục. Đạo công giáo đặc biệt đề cao thần
quyền, đức vâng phục giáo quyền để người tín hữu hướng về Đức Chúa Trời -
đấng siêu nhiên một cách tuyệt đối. Đạo công giáo cho rằng: Người tín hữu
có được các nhân đức đối thần (tin - cậy - mến) là do ân sủng bởi Chúa Trời
đem đến. Niềm tin Kitô giáo xuất phát từ những điều đã được ghi trong Kinh
thánh. Song cô đúc, hệ thống hóa những điều tin tưởng đó thành những “Tín
điều”. Tín điều là những điều người tín đồ phải tin, không được nghi ngờ
những gì Giáo hội đã chuẩn nhận thống nhất bằng bản quyền của Giáo hội. Đặc
biệt là quyền lực của Giáo hoàng là Giám mục Rôma đứng đầu các Giám mục,
Giáo hoàng có quyền tối thượng và quyền bất khả ngộ, gắn liền với hệ thống
giáo lý, giáo luật với tính chất thiêng liêng nhờ quyền uy Thiên Chúa, cộng với
sự màu nhiệm của phép bí tích xâm nhập và chiếm lĩnh đời sống tâm linh của
con người nơi trần thế, như sợi dây vô hình buộc chặt giữa giáo dân với cộng
đồng Dân Chúa, với Giáo hội.
Người công giáo theo đạo, giữ đạo và sống đạo gắn liền với việc học tập
giáo luật, giáo lý và lễ nghi tôn giáo. Tùy theo trình độ văn hóa và nhận thức xã
hội mà người tín hữu tiếp cận và học hỏi giáo lý khác nhau, dù là người có
trình độ văn hóa thấp, ít tiếp cận với tri thức xã hội người công giáo vẫn phải
30
học hỏi giáo lý thường xuyên. Họ tiếp thu niềm tin tôn giáo bằng hệ thống
những tín điều và những mối quan hệ giữa chúng, cũng tùy đối tượng mà giáo
hội có những phương thức truyền thụ giáo lý khác nhau. Nhưng dù sao thì
người tín hữu cũng tiếp cận giáo lý trên nền tảng văn hóa và tập tục của mình.
Chính đó là đặc điểm giáo lý của các vùng dân cư khác nhau.
Ba là, xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế, đời sống của cộng
đồng giáo dân VĐBCG
Đồng bào công giáo thường tập trung ở những khu vực nông thôn, nơi
trình độ dân trí tương đối thấp, sự giao lưu với các vùng khác tương đối khó
khăn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, trình độ sản xuất, canh tác
lạc hậu. Do quá đề cao đức tin vào đấng cứu thế, nên các thành tựu khoa học
công nghệ ứng dụng vào sản xuất khó có thể xâm nhập vào VĐBCG.
Mặt khác, phát triển kinh tế VĐBCG là một nội dung trong công tác
vận động quần chúng của Đảng. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là
công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự
nghiệp chung. Đây là quan điểm chính sách quan trọng, Đảng ta nhấn mạnh
đến thực chất và vai trò quyết định của công tác vận động quần chúng trong
công tác tôn giáo, thể hiện rõ tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác
vận động quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Quán triệt sâu
sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của quần chúng trong lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng ta: “Cách
mạng là sự nghiệp của dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Nội dung của công tác vận động quần chúng trong đồng bào công giáo
bao gồm nhiều loại hình: Công tác tuyên truyền giáo dục giáo chính sách
pháp luật tôn giáo; công tác tập hợp quần chúng, tổ chức phong trào thực hiện
các chương trình phát triển KT-XH, nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân
31
trí cho quần chúng; công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tập hợp tín đồ,
chức sắc, nhà tu hành tham gia các tổ chức chính trị - xã hội và xây dựng lực
lượng nòng cốt, cốt cán. Tuy nhiên, đời sống của giáo dân sau những năm đổi
mới có những bước cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, bà
con giáo dân mưu sinh bằng những công việc, nghề nghiệp rất khác nhau, nên
mức sống và thu nhập còn có sự chênh lệch không nhỏ giữa đồng bào công
giáo với các cộng đồng dân cư khác. Kinh tế chủ yếu tập trung vào buôn bán
nhỏ, lẻ, một số đi làm cho công ty nước ngoài, làm rẫy, trồng trọt… theo kiểu
nhỏ lẻ, manh mún, trong khi chúng ta chưa có một chính sách cụ thể về quan
tâm, đầu tư phát triển kinh tế riêng cho VĐBCG. Điều đó đòi hỏi các cấp ủy
đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm phát triển kinh tế VĐBCG,
coi đó là một nội dung cơ bản, quan trọng của công tác vận động quần chúng
trong đồng bào công giáo, qua đó vừa phát huy được cả mặt công dân và mặt
tín đồ (tốt đời, đẹp đạo) trong mỗi con người, cộng đồng đồng bào công giáo,
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân, động viên mọi
người tích cực tham gia các phong trào của địa phương, góp phần thực hiện
thắng lợi các chính sách kinh tế - xã hội, QP - AN ở địa phương.
Quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo nói chung, đồng bào công giáo
nói riêng là đối tượng quần chúng đặc thù. Vì vậy, để công tác vận động quần
chúng có đạo đạt hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các cơ quan
chức năng phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng đối tượng, am hiểu về giáo lý,
đường hướng hành đạo, từ đó xây dựng phương pháp vận động phù hợp, gắn
việc đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước
với các hoạt động bác ái xã hội và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đồng thời, xây dựng môi trường thuận
lợi cho chức sắc và giáo dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống.
32
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh chống chiến lược
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, trong đó vấn đề
tôn giáo là một trong những trọng điểm chống phá của kẻ thù
Đa số chức sắc, chức việc và giáo dân trong cộng đồng tích cực thực
hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, ra sức lao động sản xuất, thực hiện
nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tình
hình tôn giáo nói chung và công giáo nói riêng vẫn luôn tiềm ẩn những nguy
cơ mất ổn định và tương đối phức tạp. Hơn nữa, VĐBCG, nơi tập trung, sinh
sống của cộng đồng giáo dân luôn là một trong những trọng điểm các thế lực
thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, để chống phá cách
mạng Việt Nam. Điều đó đặt ra phải làm tốt công tác tôn giáo, công tác tôn
giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tình hình mất ổn định ở những
khu vực có đồng bào công giáo sinh sống trong thời gian vừa qua như các vụ
xảy ra ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung, Hà Nội; vụ ở xã Nghi
Phương, Nghi Lộc, Nghệ An, và gần đây nhất là vụ ở giáo xứ Mỹ Yên (Nghệ
An)..., đã cho thấy các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo
để phá hoại sự ổn định đất nước. Bởi vậy, tăng cường phát triển kinh tế
VĐBCG nhằm làm cho đồng bào nhận thức đúng hơn đường lối, quan điểm
của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với đồng bào công giáo. Đây là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần
được củng cố và kiện toàn. Công tác tôn giáo liên quan đến mọi cấp, mọi
ngành từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, công tác tôn giáo không thể chỉ
do một ngành nào đó làm được, mà phải do toàn bộ hệ thống chính trị cùng
tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng là nhân tố lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến
hành công tác tôn giáo. Các ban, ngành tham mưu giúp tổ chức Đảng trong
33
công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong tín
đồ, chức sắc các tôn giáo. Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác
tôn giáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước cần hoàn thiện
hệ thống pháp luật và kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo theo
quy định của pháp luật.
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối chủ trương chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để vận động quần chúng tiến hành công
tác tôn giáo và thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Các đoàn thể chính trị xã hội
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình vận động, tập hợp thu hút tín đồ,
chức sắc tôn giáo vào tổ chức và thực hiện tốt chính sách pháp luật về tôn giáo
của Đảng và Nhà nước. Cần phát huy vai trò của các cơ quan chuyên trách
công tác tôn giáo, như Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Tôn giáo các tỉnh, thành
phố, các phòng tôn giáo ở cấp huyện, thị, đặc biệt tổ chức đảng, chính quyền cơ
sở. Công an, Quân đội, Biên phòng tăng cường công tác xây dựng lực lượng
nòng cốt, cốt cán trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo và chủ động phòng ngừa
âm mưu lợi dụng tôn giáo. Đồng thời qua đó từng tổ chức trong hệ thống chính
trị tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà
nước cho giáo dân; nắm bắt kịp thời và phản ảnh với Đảng, Nhà nước tâm tư
nguyện vọng chính đáng của đồng bào công giáo, phối hợp cùng với các cơ
quan chức năng thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Để làm
tốt công tác vận động đồng bào công giáo, thực thi chính sách đạt hiệu quả các
cấp ủy Đảng phải chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và làm tốt
việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác tôn giáo.
*
* *
Với đặc thù đức tin và địa bàn cư trú, đời sống kinh tế - xã hội VĐBCG
đang gặp không ít những khó khăn, phức tạp, cùng với nó là lợi dụng sự thiếu
34
hiểu biết, đức tin của đồng bào của các thế lực thù địch, phản động để chống
phá cách mạng bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng làm thay đổi chế độ
xã hội ở nước ta. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những chính sách
phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG. Việc phát triển kinh tế VĐBCG là hoạt
động của cả hệ thống chính trị nhằm làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế - xã
hội VĐBCG, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí,
cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm dần sự cách biệt giữa VĐBCG với các
vùng dân cư khác trên địa bàn. Đây là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực
của cả hệ thống chính trị.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO
CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào công
giáo tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông
Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2
(bằng 1,76% diện tích tự nhiên
cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh
Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. dân số (2010) có 2.575,06
nghìn người, đứng thứ 2 về diện tích và dân số của các địa phương thuộc
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh có
có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Biên Hoà, thị xã Long
Khánh và các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng
Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, trong đó thành phố
Biên Hoà là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội của tỉnh.
Nằm ở khu vực trung tâm kết nối Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và
Nam Tây Nguyên, địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua như
tuyến đường sắt Bắc- Nam, QL1A xuyên Bắc- Nam, QL20 nối Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ, QL51 và QL56 chạy từ Đông sang Tây kết nối các khu vực
của tỉnh và Vùng Đông Nam Bộ với khu vực ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu,
QL1K nối Đồng Nai với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai
có vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế, thương mại và QP-AN ở Đông Nam
Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều kiện vị trí thuận lợi giao
thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ, đường sắt và
đường hàng không (khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động) để phát triển
trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và đào tạo
36
ở khu vực các tỉnh phía Nam. Với vị trí nói trên, Đồng Nai có những lợi thế
nổi bật sau đây:
Có vị trí thuận tiện trong giao lưu khu vực và quốc tế; Nằm gần kề
thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của
Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, Đồng Nai có điều kiện thu hút đầu tư
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ sản phẩm có hàm lượng công nghệ
và trình độ kỹ thuật cao; hợp tác phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cao; Nằm ở khu vực
hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, gần Vùng biển Vũng Tàu - Cần Giờ (thành
phố Hồ Chí Minh), nơi tập trung các cảng biển quan trọng nhất của Vùng
Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm khu bến cảng Vũng Tàu và khu bến cảng
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai tuy không giáp biển nhưng có khu cảng
biển nhóm V và có điều kiện xây dựng cảng biển (trên các sông Thị Vải, sông
Nhà Bè, sông Lòng Tàu, ...), phát triển hệ thống các cảng cạn ICD, tổng kho
trung chuyển tạo điều kiện giao lưu thương mại trong nước và quốc tế bằng
đường hàng hải; Tiếp giáp với Bà Rịa -Vũng Tàu, trung tâm du lịch biển của
Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam và có khu khai thác dầu khí trên biển,
Đồng Nai có điều kiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ có lợi thế ven biển, phát triển ngành công nghiệp năng lượng
sử dụng khí thiên nhiên, mở rộng không gian kinh tế về phía Nam của tỉnh
hướng ra biển, hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế ven biển của cả nước.
Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn sinh tụ và cư trú của nhiều dân tộc
với các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, có sự giao lưu và ảnh hưởng tôn giáo
lẫn nhau. Hiện toàn tỉnh có 10 tôn giáo, hơn 40 tổ chức giáo hội đang hoạt
động như: Công giáo, Phật giáo, 30 hệ phái Tin lành (09 hệ phái được công
nhận về mặt tổ chức, 21 hệ phái chưa được công nhận), 05 hệ phái Cao đài
(04 hệ phái được công nhận về mặt tổ chức, 01 hệ phái chưa được công
37
nhận), Phật giáo Hòa hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Hồi giáo
(Islam), Bửu sơn Kỳ hương, Baha’i, với 1.731.565 tín đồ, chiếm gần 65%
dân số, trong đó có 8.081 chức sắc và tu sĩ, 21.685 chức việc, 1.468 cơ sở thờ
tự. Đồng bào các tôn giáo chủ yếu tập trung đông ở các huyện Thống Nhất,
Trảng Bom, thành phố Biên Hòa, Định Quán, thị xã Long Khánh, Long
Thành... 110/171 xã, phường, thị trấn có trên 30% quần chúng có tôn giáo; 23
xã, phường, thị trấn có trên 90% quần chúng có tôn giáo [58]. Trong đó tín đồ
công giáo ở Đồng Nai chiếm một tỷ lệ tương đối đông so với các tôn giáo
khác. Năm 2010, toàn tỉnh có 873.440 người theo công giáo; Năm 2011, có
887.232 người; Năm 2012, có 906.663 người. Tín đồ công giáo ở Đồng Nai
rất đa dạng về nguồn gốc xuất thân, thành phần xã hội và nghề nghiệp. Phần
lớn giáo dân ở Đồng Nai là những người ở nơi khác nhập cư vì nhiều lý do
khác nhau. Theo số liệu của Tòa giám mục Xuân Lộc, năm 1980 toàn địa
phận có 283 Linh mục, 1.315 tu sĩ nam, nữ làm nhiệm vụ chăm sóc cho
515.512 tín đồ. Trong đó: giáo dân gốc di cư có 358.478 người, chiếm
69,53%; giáo dân các nông trường cao su có 38.256 người, chiếm 7,42%;
giáo dân gốc miền Nam có 30.279 người, chiếm 5,87% và giáo dân mới tới
sau 1975 có 24.849 người, chiếm 4,82% [14, tr.189]. Về nghề nghiệp, kinh tế
ở VĐBCG ở Đồng Nai chủ yếu là trồng trọt, làm rẫy, buôn bán, làm công
nhân cho các công ty trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài...
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, các
cấp ủy Đảng, chính quyền luôn bám sát các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước; các chính sách phát triển nông nghiệp
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, đã thu hẹp dần
khoảng cách giàu nghèo, chênh lệnh mức sống giữa thành thị và nông thôn.
Các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và quần chúng tín đồ tôn
giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật
38
Nhà nước, hăng hái lao động sản xuất và tích cực tham gia phong trào thi đua
yêu nước ở địa phương.
2.2. Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai –
thành tựu và hạn chế
2.2.1 Những thành tựu đạt được
Ngay từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành
các nghị quyết, văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo, đặc biệt là Nghị quyết số
10-NQ/TU về “Công tác đối với tôn giáo”, yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền
quan tâm đến công tác vận động đồng bào có đạo, tăng cường phổ biến sâu rộng
trong giáo dân các chủ trương, chính sách về tôn giáo, chăm lo cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng giáo, coi trọng công tác tranh
thủ lực lượng chức sắc… Riêng vấn đề dòng tu công giáo, Nghị quyết chỉ
rõ: “Các Dòng tu, Tu viện ở Đồng Nai còn khá nhiều cơ sở và nam nữ tu sĩ,
cần nắm lại về tổ chức, về quy chế hoạt động để hướng dẫn, giúp đỡ họ
hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Động viên tinh
thần yêu nước, gắn bó với dân tộc để phát huy khả năng của họ đóng góp
vào sự nghiệp chung, kể cả khả năng về vật chất và trình độ kỹ thuật, tay
nghề, khả năng tham gia công tác từ thiện, xã hội”.
Tiếp đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành các chương trình hành động,
quyết định về công tác tôn giáo, nội dung được thể hiện chi tiết, cụ thể trong
các văn bản như: Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 10/6/2003 của
Tỉnh ủy Đồng Nai Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Quyết định số 707-QĐ/TU
ngày 03/2/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai Về nâng cao chất
lượng của Đảng bộ xã ở vùng tập trung đồng bào có đạo; Quyết định số 708-
QĐ/TU ngày 03/2/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai Về nâng cao
chất lượng của Đảng bộ phường, thị trấn ở vùng tập trung đồng bào có đạo;
39
Quyết định số 807-QĐ/TU ngày 08/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng
Nai Về việc ban hành quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan Đảng, chính
quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác tôn giáo
trong tình hình mới. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW
ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành
động số 55-CTr/TU ngày 10/6/2003 của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã sớm cụ thể hóa các chủ trương, quan
điểm tỉnh ủy bằng các văn bản thực thi chính sách đối với tôn giáo và công tác
tôn giáo như: Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 của UBND
tỉnh Đồng Nai Về hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho tổ chức,
chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày
10/12/2007 của UBND tỉnh Về việc ủy quyền cấp phép xây dựng công trình
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 31/7/2009
của UBND tỉnh Về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 1205/KH-UBND
ngày 24/02/2010 của UBND tỉnh Về việc rà soát các cơ sở vật chất, đất đai
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày
29/3/2012 của UBND tỉnh Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 về kinh phí hỗ trợ cho tổ chức,
chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày
31/5/2012 của UBND tỉnh Về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn
giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của
UBND tỉnh Về việc công bố sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính chung
thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn
40
2025 của UBND tỉnh; Báo cáo kết quả 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của UBND tỉnh tháng 5 năm 2013.
Các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đi sâu đánh
giá, phân tích tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo trên địa bàn, xác định rõ
những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG, coi đó là một
nội dung cơ bản của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. Điều
đó đã tạo ra động lực quan trọng để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh nói
chung, VĐBCG nói riêng.
Một là, các loại hình kinh tế VĐBCG trên địa bàn có tốc độ tăng
trưởng ngày càng cao.
Gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu về kinh tế - xã hội, QP-AN
và các mặt khác, quần chúng giáo dân ngày càng phấn khởi, tin tưởng vào
chính sách của Đảng và Nhà nước, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh. Có nhiều hộ giáo dân như ở Hố Nai, Tân Biên, Tân Mai (thành phố
Biên Hòa), Bắc Sơn, Gia Tân, Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) đã đầu tư hàng
tỷ đồng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ.
Thực tế ở Đồng Nai cho thấy tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn Tỉnh
(GDP) tăng bình quân mỗi năm (2011-2013) là 12,3%/năm. Quy mô GDP đến
năm 2013 gấp 1,7 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng giữ ổn định tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng
khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp. Chất lượng tăng
trưởng từng bước được nâng lên; thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự
toán Trung ương giao; chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Nai so cả
nước tăng từ hàng thứ 25 năm 2010 lên hàng thứ 9 năm 2012; hệ số ICOR
giảm từ 3,45 giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 2,58 năm 2012 và năm 2013
còn 2,53. Ở VĐBCG đời sống giáo dân không ngừng được tăng lên cả về vật
chất lẫn tinh thần, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố, chất lượng cuộc sống
41
mọi mặt được phát huy… Điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi khuyến
khích bà con yên tâm làm ăn, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Qua khảo sát tại huyện Thống Nhất - địa phương có gần 80% đồng bào
đạo công giáo sinh sống cho thấy, đến hết năm 2013 sản xuất nông nghiệp
tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 725 tỷ
đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực trồng trọt, tổng
diện tích gieo trồng cây hàng năm là 8.208,4 ha đạt 101,4% kế hoạch, bằng
97,96% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 30.295 tấn
đạt 101,7% kế hoạch, bằng 97,19%. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển theo hướng
tập trung, công nghiệp, trang trại với quy mô phát triển đàn từ 200 con trở lên
trong các Khu chăn nuôi tập trung, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số trang
trại chăn nuôi là 659 trang trại, trong đó có 436 trang trại chăn nuôi heo, 125
trang trại chăn nuôi gà và 98 trang trại chăn nuôi cút. Ngành chăn nuôi đang
có xu hướng phát triển ổn định trở lại. Cùng với đó có sự phát triển nhanh
chóng của kinh tế tập thể với trên địa bàn huyện hiện nay là 23 hợp tác xã với
2089 xã viên tham gia, tổng vốn điều lệ 34, 93 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp luôn
ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 465 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm
2012. Toàn huyện có 856 cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, 33 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động đã
đáp ứng sản phẩm hàng hóa phục vụ nhân dân trong huyện và xuất khẩu. Hoạt
động thương mại - dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất
kinh doanh và đời sống của nhân dân. Doanh số bán ra ước đạt 3.450 tỷ đồng,
tăng 16,95% so cùng kỳ; giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ ước đạt 718 tỷ
đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2012 [82].
42
Việc đồng bào Công giáo phấn khởi làm ăn tạo ra những kết quả mới
trong đời sống KT-XH, mức sống được cải thiện đã góp phần cho cuộc sống
cộng đồng ngày một an vui.
Hai là, cơ cấu kinh tế VĐBCG trên địa bàn đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực
Thực hiện kế hoạch 97/KH/TU của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn nói chung, trong đó có đồng bào công giáo; chương trình phát triển
cây con chủ lực giai đoạn 2006 -2010; các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã
tăng cường công tác khuyến nông; tạo điều kiện phát triển sản xuất nông
nghiệp ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển tốt kinh tế trang trại,
thực hiện có hiệu quả chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, kiên cố hóa kênh
mương thủy lợi. [29]. Kinh tế VĐBCG từ chỗ thuần nông nghiệp, manh múm,
nhỏ lẻ đã được sắp xếp, kiện toàn theo hướng chuyên canh, chuyên cư; gắn
giữa sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đã tạo ra những chuyển biến quan trọng
trong phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn, động viên bà con giáo dân an
tâm sản xuất, phát triển kinh tế.
Qua khảo sát ở huyện Long Thành cho thấy, nhờ chủ trương đúng đắn
của Đảng ủy, chính quyền và sự nỗ lực của người dân trong đó có vai trò quan
trọng của đồng bào công giáo, địa phương này đã đạt được bước phát triển
quan trọng về KT-XH. Từ một huyện nghèo, đến nay Long Thành đã khởi sắc
rõ rệt, số hộ nghèo chỉ còn dưới hơn 3%, trên 50% trường học đạt tiêu chuẩn
quốc gia, số hộ dân sử dụng điện đạt hơn 99%. Một số xã trở thành điển hình
trong xây dựng nông thôn mới như xã An Phước, xã Long Phước. Tốc độ
tăng trưởng bình quân từ năm 2006 - 2011 là 13% cao hơn so với giai đoạn từ
năm 2000 - 2005 là 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ
43
trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh (từ 51% lên 61% (2006) tăng lên
61,88% (2010). Tỷ trọng dịch vụ tăng nhanh, tỷ trong nông nghiệp giảm từ
16,2% (2005) xuống và 19,9-9,48% năm 2010. GDP bình quân đầu người
tăng từ 417 USD tăng lên 1.495 USD. Góp phần chung vào sự phát triển kinh
tế của Huyện Long Thành, trong đó có sự đóng góp rất nhiều của đồng bào
công giáo, nổi bật là đồng bào công giáo xã An Phước, xã Long Phước, Thị
trấn Long Thành, xã Phước Thái... Bà con công giáo nơi đây luôn ý thức bổn
phận người giáo dân và trách nhiệm công dân đối với quê hương nên tích cực
thi đua yêu nước, góp sức xây dựng quê hương.
Cũng theo kết quả khảo sát tại xã Xuân Định thuộc huyện Xuân Lộc
cho thấy: Là xã có hơn 92% đồng bào công giáo, năm 2011, Xuân Định đã
đạt được 19/19 tiêu chí về nông thôn mới và trở thành xã nông thôn mới kiểu
mẫu của tỉnh Đồng Nai. Bà con công giáo nơi đây luôn ý thức bổn phận
người giáo dân và trách nhiệm công dân đối với quê hương nên tích cực thi
đua yêu nước, góp sức xây dựng quê hương. Xuân Định là địa phương chuyên
canh cây sầu riêng, chôm chôm, mít Thái Lan cho thu nhập từ 100 triệu đến
hoạt động rất hiệu quả. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã
đạt ẹp đạo.
Ba là, phát triển kinh tế VĐBCG đã góp phần nâng cao chất lượng đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng.
Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai luôn xác định: Phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân trong đó có đồng bào giáo dân là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng,
gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội là cơ
sở để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.
Thực hiện chủ trương đó, từ năm 2006 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ Tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp, đông đảo bà
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOTLuận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAYChuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
Luận văn thạc sĩ chính sách công thực hiện chính sách người có công với cách ...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đCông tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
 

Similar to Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai

Similar to Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ HỒNG HOAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ HỒNG HOAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ANH TUẤN HÀ NỘI - 2014
  • 3. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Kinh tế - xã hội Quốc phòng - an ninh KT-XH QP – AN Tổng sản phẩm quốc nội GDP Ủy ban nhân dân UBND Vùng đồng bào công giáo VĐBCG Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO 10 1.1 Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo. 10 1.2 Mục tiêu, nội dung và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo 20 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 34 2.1 Đặc điểm, tự nhiên và kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 34 2.2 Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai - Thành tựu và hạn chế 37 2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 50 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 58 3.1 Một số quan điểm cơ bản góp phần phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 58 3.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển kinh tế ở vùng ở đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 69 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 102
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một quốc gia có nhiều dân tộc (54 dân tộc), nhiều tôn giáo (với 13 tôn giáo) cùng tồn tại và sinh sống, trong đó, đồng bào theo đạo công giáo chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, sinh sống ở mọi miền của đất nước, tập trung chủ yếu ở những trung tâm KT-XH và là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc phát triển kinh tế nói chung, kinh tế VĐBCG nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan, coi đây là một vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều tôn giáo, các tín đồ các tôn giáo chiếm tới 63,34% dân số toàn tỉnh, cá biệt có một số xã, phường, thị trấn tôn giáo toàn tòng. Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nhờ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương, kinh tế VĐBCG có sự phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh nói chung và của đồng bào công giáo trên địa bàn, củng cố niềm tin của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kinh tế VĐBCG trên địa bàn còn những hạn chế nhất định, còn gặp nhiều khó khăn; chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế còn chậm, giá trị gia tăng của một số ngành sản xuất còn thấp...; bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của VĐBCG vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa… những yếu kém, khuyết điểm đó, cùng với sự thiếu hiểu biết của đồng bào đã tạo sở hở cho các thế lực thù địch,
  • 6. 4 phản động lợi dụng kích động, chống phá làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Những bất cập trên đây do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó quan trọng nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG chưa kịp thời, có mặt còn bất cập, yếu kém, chưa có một chính sách cụ thể về định hướng, đầu tư phát triển kinh tế VĐBCG. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai” để làm luận văn thạc sỹ vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế vùng đồng bào có đạo đã có nhiều công trình, bài viết của các tác giả, tập thể tác giả, tiêu biểu: Báo cáo khoa học về “Đồng bào công giáo Hà Tĩnh thi đua phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” của tác giả Tùng Ánh, Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013. Theo tác giả, Hà Tĩnh là một địa bàn có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, những năm qua quán triệt các chỉ thị của Đảng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng VĐBCG. Điều đó đã tạo ra sự đồng thuận, hiểu biết lẫn nhau giữa đồng bào có đạo và không có đạo, tạo sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới của đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời tác giả rút ra một số bài học, đưa ra một số kiến nghị về chính sách và công tác tổ chức để tiếp tục triển khai sâu rộng mô hình ở các địa phương khác. Bài viết “Điểm sáng vùng nông thôn đồng bào công giáo ở ấp Lộc Hòa xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai” của Xuân Thành, Tạp chí VOVonline - Đài tiếng nói Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2012. Tác giả đã
  • 7. 5 phân tích, làm rõ những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH, văn hóa, giáo dục… của bà con giáo dân ấp Lộc Hòa. Là ấp văn hóa đầu tiên của huyện Trảng Bom và là một trong 4 ấp điểm của tỉnh Đồng Nai từ năm 2000, Lộc Hòa giữ vững danh hiệu ấp văn hóa suốt 12 năm liền, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011. Đó thực sự là những minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới toàn diện ở một xứ đạo vùng nông thôn trên địa bàn Đồng Nai. Bài viết “Công tác Tôn giáo của tỉnh Đồng Nai hiện nay” của tác giả Đặng Mạnh Trung - Ban Dân vận Tỉnh ủy đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 21 tháng 2 năm 2010. Bài viết đã đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện công tác tôn giáo của tỉnh Đồng Nai trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành, tổ chức của chính quyền các cấp, đời sống mọi mặt của đồng bào công giáo đã có sự phát triển vượt bậc cả về vật chất lẫn tinh thần, điều đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con vào chính quyền, góp phần tạo lòng tin của bà con giáo dân đối với Đảng, chính quyền. Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của công tác này thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác tôn giáo của địa phương trong tình hình mới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giáo dân kết hợp với quan tâm, đầu tư nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của đồng bào theo đúng quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, coi đó là điều kiện cơ bản để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới. “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Trần Minh, Học viện Chính trị (2013). Trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai dưới góc độ kinh tế chính trị; đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế
  • 8. 6 nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua, tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Ở công trình này tuy tác giả luận giải những vấn đề về phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai, song khu vực nông thôn của tỉnh cũng là địa bàn có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, do vậy phát triển kinh tế nông thôn bền vững cũng góp phần vào phát triển kinh tế VĐBCG trên địa bàn. “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn thạc sĩ của Phạm Quang Long, Học viện Chính trị (2012). Ở công trình này, tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm góp phần tổng kết và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù công trình không đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế của VĐBCG nhưng đây là tài liệu có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở để tác giả nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc và kế thừa một số thông tin số liệu. Ngoài ra còn có các công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài: như Tác động của tâm lý làng, xã trong việc xây dựng đời sống KT-XH ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta hiện nay do Tiến sĩ Lê Hữu Xanh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn, Nguyễn Tuấn Dũng, Tạp chí Cộng sản, số 28 năm 2003; Các công trình trên đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như đời sống vật chất, tinh thần, lối sống, phong tục tập quán… Nhưng đều có một điểm chung đó là, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân, cần thực hiện đồng bộ các nội dung, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích vai trò của
  • 9. 7 người dân trong quá trình CNH, HĐH đất nước, coi đó là điều kiện căn bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp do tập thể tác giả Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoà chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. Công trình này đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển CNH, HĐH đến nông thôn trên một số địa phương cụ thể, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục sự ảnh hưởng đó đến xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông thôn của Phạm Xuân Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010 của tác giả Trần Ngọc Bút, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, đã nghiên cứu về nông thôn dưới góc độ KT-XH, văn hóa, dân số và kế hoạch hoá gia đình, lao động và tạo việc làm ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng và quản lý tài nguyên đất và nước, sự phân tầng xã hội và việc xoá đói, giảm nghèo...; các đề án, quy hoạch của UBND Tỉnh Đồng Nai - Kế hoạch phát triển kinh tế một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phần 2; UBND Tỉnh Đồng Nai - Báo cáo quy hoạch, tổng thể phát triên kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ nay đến năm 2020; Báo cáo, tổng hợp số liệu đạo công giáo, ban tôn giáo Tỉnh Đồng Nai 2005 - 2011. Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình, bài viết khoa học của các tác giả đã phân tích, luận giải quá trình phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị...vùng đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo nói chung và VĐBCG nói riêng, đồng thời đề xuất một số giải pháp tiếp tục góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào các tôn giáo nói chung, vùng đồng bào công giáo nói riêng, nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy và phát huy vai trò của đồng bào các tôn giáo và đồng bào đạo công giáo trong phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì
  • 10. 8 mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mặc dù vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về “Phát triển kinh tế VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay”. Vì vậy, đề tài tác giả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai, đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần tiếp tục phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn tỉnh thời gian tới. * Nhiệm vụ: Luận giải cơ sở lý luận về phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai thời gian qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Đề xuất những quan điểm và giải pháp góp phần phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế ở VĐBCG. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai, trong đó chủ yếu tập trung ở Thành phố Biên Hòa, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc, huyện Long Thành. Về thời gian: Những phân tích, đánh giá tình hình thực tế, chủ yếu dựa trên các số liệu thống kê từ năm 2006 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
  • 11. 9 * Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, các tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của các sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai về phát triển kinh tế VĐBCG. Quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn để tiếp cận, luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra. * Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết hợp lịch sử với lôgic. Tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý thuyết. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị cùng các phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp chuyên gia… 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của công trình có thể làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chủ trương lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế ở VĐBCG Tỉnh. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế vùng nói chung và phát triển kinh tế ở những vùng, địa phương có tính đặc thù nói riêng (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…). 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO 1.1. Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo 1.1.1. Quan niệm về vùng đồng bào công giáo VĐBCG là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ quốc gia có địa giới hành chính xác định (xã, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), là nơi có người theo đạo thiên chúa sinh sống. Với quan niệm đó, VĐBCG ở Việt Nam là một khái niệm tương đối, mang tính không thuần nhất về dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, mà có sự sinh sống đan xen nhau giữa các dân tộc, các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, hoặc không theo tôn giáo nào. Từ đặc điểm đó, đặt quá trình phát triển kinh tế VĐBCG trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với quá trình phát triển KT-XH nói chung, nội hàm của nó bao gồm: Một là, đồng bào công giáo ở Việt Nam đa số là nông dân lao động, trong đó chủ yếu là nông dân, có tinh thần yêu nước. Đồng thời họ cũng có niềm tin tôn giáo sâu sắc và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Cho nên đồng bào công giáo ở Việt Nam vừa gắn bó với dân tộc, đất nước, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo, gắn bó với giáo hội theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, đời sống dân sinh, trình độ dân trí ở một số VĐBCG còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Cùng với những quan hệ nội bộ, công giáo ở Việt Nam còn có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Giáo hội công giáo Việt Nam, trong mối quan hệ về mặt tổ chức là bộ phận của Giáo hội công giáo hoàn vũ do Giáo triều Vatican lãnh đạo
  • 13. 11 điều hành. Các hệ phái Tin lành ở Việt Nam có mối quan hệ với các tổ chức Tin lành quốc tế và trong khu vực, vừa có quan hệ về mặt tổ chức theo hệ thống, vừa có mối quan hệ đồng đạo theo xu hướng “đại kết” Ki-tô giáo. Với đặc điểm này, công tác tôn giáo vừa phải phát huy mặt tích cực trong tín đồ các tôn giáo tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế..., vừa phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các tín đồ; đồng thời nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân trí cho quần chúng và xoá đi những mặc cảm với cách mạng do lịch sử để lại. Hai là, với tư cách là một công dân, tất cả đồng bào công giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam, do đó họ phải có nghĩa vụ chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của chính quyền các cấp, thực hiện “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, họ có quyền tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, nhưng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải trong phạm vi, khuôn khổ của pháp luật cho phép và không làm điều gì tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến lợi ích, chủ quyền quốc gia dân tộc. Mặt khác, với tư cách là một giáo dân, mỗi người còn là một “con chiên” của Chúa, do đó, mọi sinh hoạt, hoạt động của họ luôn bị sự chi phối, ràng buộc bởi những những quy định của giáo lý, giáo luật, giáo quyền... của nhà thờ Thiên chúa giáo. Nói cách khác, họ đồng thời là một công dân, đồng thời là một giáo dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Chúng ta cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
  • 14. 12 quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Ba là, ở những nơi có đồng bào công giáo sinh sống, cộng đồng giáo dân vừa tham gia các thiết chế văn hóa – xã hội chung trên địa bàn như các sinh hoạt văn hóa, quan hệ văn hoá, hoạt động văn hóa ở địa phương, gắn với phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi vùng, miền, dân tộc... Điều đó cũng có nghĩa, mỗi giáo dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo vệ, gìn giữ và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cộng đồng giáo dân còn tham gia thiết chế văn hóa - tôn giáo riêng với tư cách là một giáo dân thông qua các lễ nghi, thiết chế tôn giáo như sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, rửa tội ở nhà thờ, nơi thờ tự của gia đình, dòng họ... Bốn là, các hoạt động KT-XH trên địa bàn có đồng bào công giáo sinh sống được thực hiện dưới sự quản lý, tổ chức, điều hành thống nhất của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng, trực tiếp là các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Mọi giáo dân đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia phát triển KT-XH trên địa bàn góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ... với tư cách là một công dân. Ngoài ra họ còn có những hoạt động đơn thuần về tôn giáo như hành lễ, tổ chức lễ hội, truyền giảng, xưng tội, đi nhà thờ... dưới sự tổ chức, điều hành của linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc tôn giáo khác. Việc đào tạo, thụ phong linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc tôn giáo khác vừa phải chịu sự quản lý của Nhà nước, vừa phù hợp với những quy định chung của nhà thờ Thiên chúa giáo. Chức sắc, chức việc đang hoạt động trong các tổ chức giáo hội là người hướng dẫn quản lý sinh hoạt tín
  • 15. 13 ngưỡng, tôn giáo của tín đồ và là đầu mối để Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Năm là, mọi hoạt động VĐBCG luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà thường xuyên, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương. Điều đó có nghĩa, đồng bào có đạo nói chung, công giáo nói riêng dù có đời sống tinh thần riêng, có tổ chức riêng... Nhưng các tổ chức công giáo chỉ thực hiện chức năng quản lý tín đồ về mặt niềm tin, về linh hồn, chứ không có và không thể có chức năng quản lý nhà nước. Mặt khác, ngay cả tổ chức công giáo như giáo hội, tòa thành, linh mục... cũng phải đặt dưới sự quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động trong những phạm vi mà pháp luật không cấm. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo, nhưng đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để có những hoạt động chống lại Nhà nước, đe dọa làm mất ổn định tình hình KT-XH của đất nước. Vì thế, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo, phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều cấp, nhiều ngành. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Vì thế, tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Mọi giáo dân phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm pháp luật; đồng thời thực hiện đoàn kết với cộng đồng dân cư trên
  • 16. 14 địa bàn không phân biệt đảng phái, tôn giáo, cùng cộng đồng dân cư xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện tốt “Người công giáo tốt là người công dân tốt”. 1.1.2. Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Theo quan niệm của các lý thuyết kinh tế phát triển gần đây thì, phát triển kinh tế theo nghĩa rộng là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt KT- XH của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Nói cách khác, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội…,là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển kinh tế luôn gắn với sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải mọi sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế, mà để phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: 1) Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. 2) Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. 3) Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
  • 17. 15 Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để giải quyết công bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững. * Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Phát triển kinh tế VĐBCG là một thành tố, một bộ phận cấu thành phát triển kinh tế chung, không nằm ngoài sự phát triển của đất nước. Vì thế, phát triển kinh tế VĐBCG vừa phải đạt được các tiêu chí của phát triển kinh tế: Sự tăng lên của tổng sản phẩm trong vùng; sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp; mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người được hưởng. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nó, nên phát triển kinh tế VĐBCG còn mang tính đặc thù riêng, gắn với phong tục, tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo… Mặt khác, phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước với đồng bào có đạo, bảo đảm cho đồng bào có đạo có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Từ quan niệm trên có thể hiểu: Phát triển kinh tế VĐBCG là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của KT-XH, bao gồm sự thay đổi về quy mô, trình độ, chất lượng và cơ cấu kinh tế; góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của cộng đồng giáo dân và của cộng đồng dân cư khác trên địa bàn; bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố QP-AN, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phát triển kinh tế VĐBCG là một nội dung trong tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà thường xuyên, trực tiếp là
  • 18. 16 lãnh đạo, chính quyền các cấp từ cấp tỉnh, thành phố đến chính quyền cơ sở ở địa phương, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm phát triển, làm thay đổi căn bản cơ cấu KT-XH, cơ cấu lao động, kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, y tế xã hội, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới tiến bộ, quy mô sản xuất… tạo ra sự thay đổi toàn diện của đời sống KT-XH nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào công giáo, góp phần củng cố QP - AN, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn vững mạnh. Chủ thể lãnh đạo là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện và địa phương. Để thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH nói chung, phát triển kinh tế vùng đồng bào có đạo nói riêng, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở phải thực sự phát huy vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của từng địa phương. Đồng thời phát huy vai trò tích cực, tự giác, tinh thần lao động sáng tạo của lực lượng lao động là đồng bào công giáo trên địa bàn với tư cách là chủ thể trực tiếp, lực lượng nòng cốt quyết định của quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn. Mục tiêu của phát triển kinh tế VĐBCG là nhằm làm thay đổi căn bản trình độ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ khoa học, công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung, kinh tế VĐBCG nói riêng, bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường sẽ có tác động và quyết định làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, giá trị gia tăng cao… đáp ứng được sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo đảm tốt hơn các vấn đề xã hội; đồng thời trình độ khoa học, công nghệ cao sẽ làm cho việc tiêu hao tài nguyên thiên nhiên trong một đơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra môi trường...
  • 19. 17 Nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các loại hình kinh tế. Vì vậy, nguồn nhân lực của một quốc gia, một địa phương là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế VĐBCG nói riêng. Khi đánh giá về nguồn nhân lực, người ta xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng nguồn lao động. Các yếu tố sử dụng để đánh giá nguồn lao động như: số lượng, chất lượng, trình độ, mức lương và đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Vùng Công giáo có lượng cung lớn về nhân công với mức lương thấp thì có lợi thế trong việc thu hút các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động với kỹ năng thấp, nhưng lại gặp bất lợi đối với việc thu hút những ngành sản xuất sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao. Vùng Công giáo được coi là có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động chỉ khi số lượng và chất lượng nguồn lao động tại địa phương thoả mãn được nhu cầu của các loại hình kinh tế ở chính địa phương đó. Phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo, dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, chính sách đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo nói riêng. Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
  • 20. 18 giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Thứ hai, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia. Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, QP-AN, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách
  • 21. 19 làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý, tổ chức của chính quyền đối với sự phát triển kinh tế VĐBCG. Là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định, vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, Đảng ta luôn quan tâm, nhấn mạnh tính chiến lược, nguyên tắc và yêu cầu nhiệm vụ, ưu tiên đầu phát triển KT-XH trong đó có VĐBCG. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, tình hình kinh tế - xã hội, QP-AN có nhiều chuyển biến quan trọng và khởi sắc. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân như: mạng lưới điện, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính - viễn thông, phát thanh - truyền hình, trường học, bệnh viện... đã được xây dựng và phát triển nhanh. Các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn từng bước phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đời sống KT-XH, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng giáo dân sinh sống được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm giải quyết và thực hiện có hiệu quả. Đời sống của đồng bào các tôn giáo và tín đồ được cải thiện và ngày càng có nhiều hộ gia đình biết vư- ơn lên làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động trên quê hương mình. Xây dựng cơ chế, chính sách và quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc phát triển kinh tế VĐBCG cần được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý từ các cơ quan quản lý nhà nước. Chính sách của Nhà nước cấp Trung ương là cơ sở để các địa phương xây dựng và ban hành những chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương trong tỉnh. Sự cụ
  • 22. 20 thể hóa chính sách là cơ sở, căn cứ để các cơ quan quản lý các cấp xây dựng các quy chế, quy định để các nhà đầu tư, các cở sở sản xuất, kinh doanh nghiên cứu, xem xét trước khi đưa ra những quyết định đầu tư. Để phát triển kinh tế VĐBCG thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy vai trò của nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển. Sự nỗ lực không ngừng vươn lên của đồng bào công giáo là một trong những nguyên nhân góp phần phát triển kinh tế đất nước, thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Việc đồng bào công giáo ngày càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động xã hội, phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc chăm lo phát triển kinh tế, ổn định đời sống, chăm lo sức khỏe của con em trong vùng ngày một nâng cao. Tích cực tham gia vào công tác chăm lo cho người nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nâng cao dân trí; Song song với các hoạt động trên, đồng bào công giáo còn đóng góp vào xã hội hóa giao thông trên địa bàn, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng cầu, cống. Hiện nay ở Biên Hòa, Long Thành và một số giáo xứ như Xuân Trà, Tiên Chu, Kẻ Sặt, Văn Hải… có 100% tuyến đường được trải nhựa, bê tông hóa. Ngoài ra, đồng bào công giáo tự tạo việc việc làm cho gia đình như chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và một số đi làm cho các công ty, xí nghiệp nước ngoài… 1.2. Mục tiêu, nội dung và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo 1.2.1. Mục tiêu, nội dung phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo * Mục tiêu
  • 23. 21 Mục tiêu phát triển kinh tế VĐBCG nhằm làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội VĐBCG, bảo đảm cho đồng bào công giáo có đời sống ngày càng tốt hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng được bảo đảm hơn, trình độ dân trí được nâng cao, từng bước xóa dần sự cách biệt về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… so với các vùng khác trên địa bàn cũng như cả nước, từng bước giảm dần sự mặc cảm, sự cách biệt giữa đồng bào công giáo với các tầng lớp dân cư khác, cùng với nhân dân các dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố QP - AN trên địa bàn, tham gia cùng các cộng đồng dân cư khác trên địa bàn xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cùng toàn Đảng, toàn dân ra sức xây dựng đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
  • 24. 22 Trong tình hình hiện nay, trước sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, QP - AN, văn hóa…, thì mục tiêu của phát triển kinh tế VĐBCG còn phải hướng đến vì lợi ích chung nhằm xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Bởi cùng với những tác động tích cực thông qua thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước thời gian qua cho thấy, đồng bào các tôn giáo là một trong những lực lượng hưởng ứng rất sớm các phong trào thi đua yêu nước, các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội thông qua việc thăm và tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ, tết xây dựng nhà tình nghĩa, khám, chữa bệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; đặc biệt trong cơn lũ lịch sử vừa qua ở miền Trung nhiều tổ chức tôn giáo đã vượt qua bão lũ đến với nhân dân, vận động tín đồ góp lương thực, thực phẩm gửi nhân dân vùng lũ với trị giá hàng tỷ đồng. Nghĩa cử cao đẹp ấy thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc và phát huy truyền thống nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam có từ ngàn đời nay. Hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có các hoạt động giao lưu quốc tế trên tinh thần hoà bình, hữu nghị với các giáo hội, các tổ chức tôn giáo đồng đạo trên thế giới. Nhiều tổ chức tôn giáo ở trong nước đã mời tổ chức tôn giáo nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời xin phép tổ chức thuyết pháp, giảng đạo tại một số cơ sở tôn giáo. Thông qua những hoạt động này, các tôn giáo ở Việt Nam đã tăng cường trao đổi thông tin để các tổ chức tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam hiểu rõ hơn về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điều đó là cơ sở để khẳng định chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn không ít người, vì những mục đích khác nhau và cả sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc. Một số bị các thế lực
  • 25. 23 thù địch, phản động lợi dụng, móc nối, lôi kéo để tuyên truyền, nói xấu chế độ, Đảng, Nhà nước. Vì thế, việc phát triển kinh tế VĐBCG còn là cơ sở để phản bác lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo. Thực hiện đường lối này, Đảng, Nhà nước ta chủ trương khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt, đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tôn trọng những ý kiến khác nhau nhưng không trái với lợi ích của đất nước, lợi ích của dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung vì sự ổn định chính trị xã hội; thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động của các tôn giáo đã có những đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước “Xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư”, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đây là chất xúc tác, chất kết dính giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, là nhân tố quan trọng cấu thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. * Nội dung phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Phát triển kinh tế nói chung, vùng đồng bào có đạo nói riêng là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từng bước đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Để thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình lãnh đạo đất nước đòi hỏi chúng ta phải có bước đi, cách làm phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở nước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định 5 quan điểm phát triển: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển
  • 26. 24 bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược; Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển kinh tế, coi phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược, với các nội dung chủ yếu là “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển KT-XH phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường” [27, tr.98-99]. Đây vừa là những nội dung, vừa là những định hướng quan trọng của toàn bộ sự phát triển kinh tế ở nước ta. Để thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển, phát triển nhanh đối với nước ta đang đặt ra hết sức cấp thiết, nhưng không phải phát triển bằng mọi giá, mà phát triển nhanh phải gắn với phát triển bền vững, phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KT-XH. Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường QP - AN, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
  • 27. 25 quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Là một bộ phận không thể thể tách rời của dân tộc Việt Nam, do đó phát triển kinh tế ở vùng đồng bào có đạo nói chung, VĐBCG nói riêng cũng không nằm ngoài những định hướng chung của sự phát triển. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của từng vùng, và do đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội VĐBCG, nên cùng với những định hướng chung về phát triển kinh tế, nội dung phát triển kinh tế VĐBCG còn được thể hiện cụ thể trên một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Để phát triển kinh tế thì phải có sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng đều dẫn đến phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế phải bảo đảm các yếu tố đó là: Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người; sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong đó quan trọng nhất là tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày một giảm xuống; sự tăng lên của thu nhập thực tế mà người dân được hưởng. Phát triển kinh tế phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định; chất lượng tăng trưởng kinh tế, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất và tính xã hội của nó. Đây chính là quá trình phát triển nội tại của kinh tế VĐBCG dựa vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp lý và thực lực kinh tế của VĐBCG, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế; làm cho cơ cấu tổ chức của kinh tế VĐBCG ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, từ
  • 28. 26 chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện; đủ điều kiện để tham gia hội nhập thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thứ hai, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm sự thay đổi cơ cấu kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp của các loại hình kinh tế VĐBCG trong cơ cấu KT-XH. Phát triển kinh tế VĐBCG là xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế hợp lý theo hướng phát triển hiện đại và bền vững trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực, kết hợp hài hòa và phát huy lợi thế giữa các ngành, các lĩnh vực, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên Phát triển kinh tế VĐBCG phản ánh sự gia tăng số lượng, chất lượng của các loại hình tổ chức kinh tế của VĐBCG. Đây chính là mặt lượng của phát triển kinh tế VĐBCG, chỉ ra sự tịnh tiến đơn thuần về số lượng các tổ chức kinh tế VĐBCG trong từng giai đoạn; sự mở rộng quy mô các tổ chức kinh tế VĐBCG về khả năng sử dụng nguồn vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng sản xuất, kinh doanh; sự gia tăng về giá trị sản phẩm do các loại hình kinh tế VĐBCG tạo ra và tỷ trọng đóng góp của nó vào nền kinh tế nói chung, của tỉnh Đồng Nai nói riêng. Thứ ba, phát triển kinh tế VĐBCG bảo đảm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng. Phát triển kinh tế VĐBCG không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra; hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng. Chú trọng gìn giữ và phát triển những ngành, nghề truyền thống theo hướng tổ chức lại một cách khoa học nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của các ngành nghề đó, phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh cách làm tràn lan, kém hiệu quả, trái với thuần phong, mỹ tục của đồng bào công giáo. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ
  • 29. 27 kỹ thuật của sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững VĐBCG. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động; tập trung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. Quan tâm chăm lo phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn; xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Củng cố vững chắc QP - AN, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 1.2.2. Sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Một là, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc phân bố ở nhiều vùng, miền. Mỗi cộng đồng, dân tộc có thể theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào, nhưng đều làm ăn, cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng chống giặc ngoại xâm, cùng với đồng bào cả nước, đồng bào công giáo đã có đóng góp to lớn cả về trí tuệ, tài năng, sức người, sức của vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Không ít người là đồng bào công giáo đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong quá trình xây dựng đất nước, nhiều bà con giáo dân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, tái thiết đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG ngày một phát triển là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, trong điều kiện Đảng cầm quyền trách nhiệm đó càng lớn. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo, công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Thông báo số 160-TB/TW
  • 30. 28 ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 1940 ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Đây là chính sách xuyên suốt của Đảng, Nhà nước nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế…Tại khoản 1, Điều 14 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; Điều 24 cũng chỉ rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Như vậy, bảo đảm, tôn trọng và bảo vệ tự do tôn giáo là một chính sách xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân. Chính điều đó đã động viên được mọi người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó có đồng bào công giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa vững an ninh chính trị, củng cố QP-AN để phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hai là, xuất phát từ đặc điểm VĐBCG Công giáo xâm nhập vào Việt Nam cách đây khoảng hơn 400 năm, lần đầu tiên tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi Việt Nam là
  • 31. 29 thuộc địa của Pháp. Chính quyền Pháp không khuyến khích người dân theo tôn giáo nào, nhưng họ bảo đảm quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trên đất nước Việt Nam, nhất là Bắc Kỳ và Nam Kỳ nơi dưới sự bảo hộ của Pháp. Nhờ vậy, công giáo (cũng như những tôn giáo khác) đã thoát khỏi thời kỳ bách hại lớn nhất dưới các triều đại phong kiến kể từ thế kỷ thứ 16. Đầu tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị. Công giáo xâm nhập vào Việt Nam trước hết là ở các vùng nông thôn, vùng dân cư dân trí thấp, những nơi có nhu cầu về đời sống tâm linh nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề thế tục. Đạo công giáo đặc biệt đề cao thần quyền, đức vâng phục giáo quyền để người tín hữu hướng về Đức Chúa Trời - đấng siêu nhiên một cách tuyệt đối. Đạo công giáo cho rằng: Người tín hữu có được các nhân đức đối thần (tin - cậy - mến) là do ân sủng bởi Chúa Trời đem đến. Niềm tin Kitô giáo xuất phát từ những điều đã được ghi trong Kinh thánh. Song cô đúc, hệ thống hóa những điều tin tưởng đó thành những “Tín điều”. Tín điều là những điều người tín đồ phải tin, không được nghi ngờ những gì Giáo hội đã chuẩn nhận thống nhất bằng bản quyền của Giáo hội. Đặc biệt là quyền lực của Giáo hoàng là Giám mục Rôma đứng đầu các Giám mục, Giáo hoàng có quyền tối thượng và quyền bất khả ngộ, gắn liền với hệ thống giáo lý, giáo luật với tính chất thiêng liêng nhờ quyền uy Thiên Chúa, cộng với sự màu nhiệm của phép bí tích xâm nhập và chiếm lĩnh đời sống tâm linh của con người nơi trần thế, như sợi dây vô hình buộc chặt giữa giáo dân với cộng đồng Dân Chúa, với Giáo hội. Người công giáo theo đạo, giữ đạo và sống đạo gắn liền với việc học tập giáo luật, giáo lý và lễ nghi tôn giáo. Tùy theo trình độ văn hóa và nhận thức xã hội mà người tín hữu tiếp cận và học hỏi giáo lý khác nhau, dù là người có trình độ văn hóa thấp, ít tiếp cận với tri thức xã hội người công giáo vẫn phải
  • 32. 30 học hỏi giáo lý thường xuyên. Họ tiếp thu niềm tin tôn giáo bằng hệ thống những tín điều và những mối quan hệ giữa chúng, cũng tùy đối tượng mà giáo hội có những phương thức truyền thụ giáo lý khác nhau. Nhưng dù sao thì người tín hữu cũng tiếp cận giáo lý trên nền tảng văn hóa và tập tục của mình. Chính đó là đặc điểm giáo lý của các vùng dân cư khác nhau. Ba là, xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế, đời sống của cộng đồng giáo dân VĐBCG Đồng bào công giáo thường tập trung ở những khu vực nông thôn, nơi trình độ dân trí tương đối thấp, sự giao lưu với các vùng khác tương đối khó khăn. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, trình độ sản xuất, canh tác lạc hậu. Do quá đề cao đức tin vào đấng cứu thế, nên các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất khó có thể xâm nhập vào VĐBCG. Mặt khác, phát triển kinh tế VĐBCG là một nội dung trong công tác vận động quần chúng của Đảng. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Đây là quan điểm chính sách quan trọng, Đảng ta nhấn mạnh đến thực chất và vai trò quyết định của công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo, thể hiện rõ tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác vận động quần chúng nói chung, công tác tôn giáo nói riêng. Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng ta: “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Nội dung của công tác vận động quần chúng trong đồng bào công giáo bao gồm nhiều loại hình: Công tác tuyên truyền giáo dục giáo chính sách pháp luật tôn giáo; công tác tập hợp quần chúng, tổ chức phong trào thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân
  • 33. 31 trí cho quần chúng; công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tập hợp tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tham gia các tổ chức chính trị - xã hội và xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán. Tuy nhiên, đời sống của giáo dân sau những năm đổi mới có những bước cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, bà con giáo dân mưu sinh bằng những công việc, nghề nghiệp rất khác nhau, nên mức sống và thu nhập còn có sự chênh lệch không nhỏ giữa đồng bào công giáo với các cộng đồng dân cư khác. Kinh tế chủ yếu tập trung vào buôn bán nhỏ, lẻ, một số đi làm cho công ty nước ngoài, làm rẫy, trồng trọt… theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, trong khi chúng ta chưa có một chính sách cụ thể về quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế riêng cho VĐBCG. Điều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền phải thường xuyên quan tâm phát triển kinh tế VĐBCG, coi đó là một nội dung cơ bản, quan trọng của công tác vận động quần chúng trong đồng bào công giáo, qua đó vừa phát huy được cả mặt công dân và mặt tín đồ (tốt đời, đẹp đạo) trong mỗi con người, cộng đồng đồng bào công giáo, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân, động viên mọi người tích cực tham gia các phong trào của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các chính sách kinh tế - xã hội, QP - AN ở địa phương. Quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo nói chung, đồng bào công giáo nói riêng là đối tượng quần chúng đặc thù. Vì vậy, để công tác vận động quần chúng có đạo đạt hiệu quả, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các cơ quan chức năng phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng đối tượng, am hiểu về giáo lý, đường hướng hành đạo, từ đó xây dựng phương pháp vận động phù hợp, gắn việc đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước với các hoạt động bác ái xã hội và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đồng thời, xây dựng môi trường thuận lợi cho chức sắc và giáo dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống.
  • 34. 32 Bốn là, xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, trong đó vấn đề tôn giáo là một trong những trọng điểm chống phá của kẻ thù Đa số chức sắc, chức việc và giáo dân trong cộng đồng tích cực thực hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, ra sức lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo nói chung và công giáo nói riêng vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định và tương đối phức tạp. Hơn nữa, VĐBCG, nơi tập trung, sinh sống của cộng đồng giáo dân luôn là một trong những trọng điểm các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, để chống phá cách mạng Việt Nam. Điều đó đặt ra phải làm tốt công tác tôn giáo, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tình hình mất ổn định ở những khu vực có đồng bào công giáo sinh sống trong thời gian vừa qua như các vụ xảy ra ở 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung, Hà Nội; vụ ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An, và gần đây nhất là vụ ở giáo xứ Mỹ Yên (Nghệ An)..., đã cho thấy các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại sự ổn định đất nước. Bởi vậy, tăng cường phát triển kinh tế VĐBCG nhằm làm cho đồng bào nhận thức đúng hơn đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với đồng bào công giáo. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác tôn giáo liên quan đến mọi cấp, mọi ngành từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, công tác tôn giáo không thể chỉ do một ngành nào đó làm được, mà phải do toàn bộ hệ thống chính trị cùng tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng là nhân tố lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác tôn giáo. Các ban, ngành tham mưu giúp tổ chức Đảng trong
  • 35. 33 công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo theo quy định của pháp luật. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước để vận động quần chúng tiến hành công tác tôn giáo và thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Các đoàn thể chính trị xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình vận động, tập hợp thu hút tín đồ, chức sắc tôn giáo vào tổ chức và thực hiện tốt chính sách pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cần phát huy vai trò của các cơ quan chuyên trách công tác tôn giáo, như Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố, các phòng tôn giáo ở cấp huyện, thị, đặc biệt tổ chức đảng, chính quyền cơ sở. Công an, Quân đội, Biên phòng tăng cường công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo và chủ động phòng ngừa âm mưu lợi dụng tôn giáo. Đồng thời qua đó từng tổ chức trong hệ thống chính trị tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước cho giáo dân; nắm bắt kịp thời và phản ảnh với Đảng, Nhà nước tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào công giáo, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Để làm tốt công tác vận động đồng bào công giáo, thực thi chính sách đạt hiệu quả các cấp ủy Đảng phải chú trọng xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách công tác tôn giáo. * * * Với đặc thù đức tin và địa bàn cư trú, đời sống kinh tế - xã hội VĐBCG đang gặp không ít những khó khăn, phức tạp, cùng với nó là lợi dụng sự thiếu
  • 36. 34 hiểu biết, đức tin của đồng bào của các thế lực thù địch, phản động để chống phá cách mạng bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng làm thay đổi chế độ xã hội ở nước ta. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG. Việc phát triển kinh tế VĐBCG là hoạt động của cả hệ thống chính trị nhằm làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế - xã hội VĐBCG, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm dần sự cách biệt giữa VĐBCG với các vùng dân cư khác trên địa bàn. Đây là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị.
  • 37. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.862,37 km2 (bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. dân số (2010) có 2.575,06 nghìn người, đứng thứ 2 về diện tích và dân số của các địa phương thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh có có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, trong đó thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội của tỉnh. Nằm ở khu vực trung tâm kết nối Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, địa bàn có nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua như tuyến đường sắt Bắc- Nam, QL1A xuyên Bắc- Nam, QL20 nối Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, QL51 và QL56 chạy từ Đông sang Tây kết nối các khu vực của tỉnh và Vùng Đông Nam Bộ với khu vực ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu, QL1K nối Đồng Nai với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế, thương mại và QP-AN ở Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều kiện vị trí thuận lợi giao thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không (khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động) để phát triển trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và đào tạo
  • 38. 36 ở khu vực các tỉnh phía Nam. Với vị trí nói trên, Đồng Nai có những lợi thế nổi bật sau đây: Có vị trí thuận tiện trong giao lưu khu vực và quốc tế; Nằm gần kề thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, Đồng Nai có điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trình độ kỹ thuật cao; hợp tác phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cao; Nằm ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, gần Vùng biển Vũng Tàu - Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), nơi tập trung các cảng biển quan trọng nhất của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm khu bến cảng Vũng Tàu và khu bến cảng thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai tuy không giáp biển nhưng có khu cảng biển nhóm V và có điều kiện xây dựng cảng biển (trên các sông Thị Vải, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, ...), phát triển hệ thống các cảng cạn ICD, tổng kho trung chuyển tạo điều kiện giao lưu thương mại trong nước và quốc tế bằng đường hàng hải; Tiếp giáp với Bà Rịa -Vũng Tàu, trung tâm du lịch biển của Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam và có khu khai thác dầu khí trên biển, Đồng Nai có điều kiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế ven biển, phát triển ngành công nghiệp năng lượng sử dụng khí thiên nhiên, mở rộng không gian kinh tế về phía Nam của tỉnh hướng ra biển, hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế ven biển của cả nước. Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn sinh tụ và cư trú của nhiều dân tộc với các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, có sự giao lưu và ảnh hưởng tôn giáo lẫn nhau. Hiện toàn tỉnh có 10 tôn giáo, hơn 40 tổ chức giáo hội đang hoạt động như: Công giáo, Phật giáo, 30 hệ phái Tin lành (09 hệ phái được công nhận về mặt tổ chức, 21 hệ phái chưa được công nhận), 05 hệ phái Cao đài (04 hệ phái được công nhận về mặt tổ chức, 01 hệ phái chưa được công
  • 39. 37 nhận), Phật giáo Hòa hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Hồi giáo (Islam), Bửu sơn Kỳ hương, Baha’i, với 1.731.565 tín đồ, chiếm gần 65% dân số, trong đó có 8.081 chức sắc và tu sĩ, 21.685 chức việc, 1.468 cơ sở thờ tự. Đồng bào các tôn giáo chủ yếu tập trung đông ở các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, thành phố Biên Hòa, Định Quán, thị xã Long Khánh, Long Thành... 110/171 xã, phường, thị trấn có trên 30% quần chúng có tôn giáo; 23 xã, phường, thị trấn có trên 90% quần chúng có tôn giáo [58]. Trong đó tín đồ công giáo ở Đồng Nai chiếm một tỷ lệ tương đối đông so với các tôn giáo khác. Năm 2010, toàn tỉnh có 873.440 người theo công giáo; Năm 2011, có 887.232 người; Năm 2012, có 906.663 người. Tín đồ công giáo ở Đồng Nai rất đa dạng về nguồn gốc xuất thân, thành phần xã hội và nghề nghiệp. Phần lớn giáo dân ở Đồng Nai là những người ở nơi khác nhập cư vì nhiều lý do khác nhau. Theo số liệu của Tòa giám mục Xuân Lộc, năm 1980 toàn địa phận có 283 Linh mục, 1.315 tu sĩ nam, nữ làm nhiệm vụ chăm sóc cho 515.512 tín đồ. Trong đó: giáo dân gốc di cư có 358.478 người, chiếm 69,53%; giáo dân các nông trường cao su có 38.256 người, chiếm 7,42%; giáo dân gốc miền Nam có 30.279 người, chiếm 5,87% và giáo dân mới tới sau 1975 có 24.849 người, chiếm 4,82% [14, tr.189]. Về nghề nghiệp, kinh tế ở VĐBCG ở Đồng Nai chủ yếu là trồng trọt, làm rẫy, buôn bán, làm công nhân cho các công ty trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài... Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn bám sát các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; các chính sách phát triển nông nghiệp Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, đã thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, chênh lệnh mức sống giữa thành thị và nông thôn. Các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và quần chúng tín đồ tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật
  • 40. 38 Nhà nước, hăng hái lao động sản xuất và tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. 2.2. Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai – thành tựu và hạn chế 2.2.1 Những thành tựu đạt được Ngay từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành các nghị quyết, văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo, đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TU về “Công tác đối với tôn giáo”, yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đến công tác vận động đồng bào có đạo, tăng cường phổ biến sâu rộng trong giáo dân các chủ trương, chính sách về tôn giáo, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng giáo, coi trọng công tác tranh thủ lực lượng chức sắc… Riêng vấn đề dòng tu công giáo, Nghị quyết chỉ rõ: “Các Dòng tu, Tu viện ở Đồng Nai còn khá nhiều cơ sở và nam nữ tu sĩ, cần nắm lại về tổ chức, về quy chế hoạt động để hướng dẫn, giúp đỡ họ hoạt động theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Động viên tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc để phát huy khả năng của họ đóng góp vào sự nghiệp chung, kể cả khả năng về vật chất và trình độ kỹ thuật, tay nghề, khả năng tham gia công tác từ thiện, xã hội”. Tiếp đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành các chương trình hành động, quyết định về công tác tôn giáo, nội dung được thể hiện chi tiết, cụ thể trong các văn bản như: Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 10/6/2003 của Tỉnh ủy Đồng Nai Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Quyết định số 707-QĐ/TU ngày 03/2/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai Về nâng cao chất lượng của Đảng bộ xã ở vùng tập trung đồng bào có đạo; Quyết định số 708- QĐ/TU ngày 03/2/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai Về nâng cao chất lượng của Đảng bộ phường, thị trấn ở vùng tập trung đồng bào có đạo;
  • 41. 39 Quyết định số 807-QĐ/TU ngày 08/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai Về việc ban hành quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 10/6/2003 của Tỉnh ủy về công tác tôn giáo. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã sớm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm tỉnh ủy bằng các văn bản thực thi chính sách đối với tôn giáo và công tác tôn giáo như: Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai Về hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho tổ chức, chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Về việc ủy quyền cấp phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 1205/KH-UBND ngày 24/02/2010 của UBND tỉnh Về việc rà soát các cơ sở vật chất, đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 54/2006/QĐ-UBND ngày 16/6/2006 về kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 31/5/2012 của UBND tỉnh Về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND tỉnh Về việc công bố sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính chung thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn
  • 42. 40 2025 của UBND tỉnh; Báo cáo kết quả 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của UBND tỉnh tháng 5 năm 2013. Các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đi sâu đánh giá, phân tích tình hình tôn giáo, công tác tôn giáo trên địa bàn, xác định rõ những chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG, coi đó là một nội dung cơ bản của công tác vận động quần chúng trong tình hình mới. Điều đó đã tạo ra động lực quan trọng để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh nói chung, VĐBCG nói riêng. Một là, các loại hình kinh tế VĐBCG trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu về kinh tế - xã hội, QP-AN và các mặt khác, quần chúng giáo dân ngày càng phấn khởi, tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Có nhiều hộ giáo dân như ở Hố Nai, Tân Biên, Tân Mai (thành phố Biên Hòa), Bắc Sơn, Gia Tân, Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) đã đầu tư hàng tỷ đồng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ. Thực tế ở Đồng Nai cho thấy tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn Tỉnh (GDP) tăng bình quân mỗi năm (2011-2013) là 12,3%/năm. Quy mô GDP đến năm 2013 gấp 1,7 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giữ ổn định tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp. Chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên; thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán Trung ương giao; chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Nai so cả nước tăng từ hàng thứ 25 năm 2010 lên hàng thứ 9 năm 2012; hệ số ICOR giảm từ 3,45 giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 2,58 năm 2012 và năm 2013 còn 2,53. Ở VĐBCG đời sống giáo dân không ngừng được tăng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố, chất lượng cuộc sống
  • 43. 41 mọi mặt được phát huy… Điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi khuyến khích bà con yên tâm làm ăn, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh. Qua khảo sát tại huyện Thống Nhất - địa phương có gần 80% đồng bào đạo công giáo sinh sống cho thấy, đến hết năm 2013 sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 725 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 8.208,4 ha đạt 101,4% kế hoạch, bằng 97,96% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 30.295 tấn đạt 101,7% kế hoạch, bằng 97,19%. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp, trang trại với quy mô phát triển đàn từ 200 con trở lên trong các Khu chăn nuôi tập trung, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số trang trại chăn nuôi là 659 trang trại, trong đó có 436 trang trại chăn nuôi heo, 125 trang trại chăn nuôi gà và 98 trang trại chăn nuôi cút. Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển ổn định trở lại. Cùng với đó có sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tập thể với trên địa bàn huyện hiện nay là 23 hợp tác xã với 2089 xã viên tham gia, tổng vốn điều lệ 34, 93 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp luôn ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 465 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2012. Toàn huyện có 856 cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 33 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động đã đáp ứng sản phẩm hàng hóa phục vụ nhân dân trong huyện và xuất khẩu. Hoạt động thương mại - dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Doanh số bán ra ước đạt 3.450 tỷ đồng, tăng 16,95% so cùng kỳ; giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ ước đạt 718 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2012 [82].
  • 44. 42 Việc đồng bào Công giáo phấn khởi làm ăn tạo ra những kết quả mới trong đời sống KT-XH, mức sống được cải thiện đã góp phần cho cuộc sống cộng đồng ngày một an vui. Hai là, cơ cấu kinh tế VĐBCG trên địa bàn đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Thực hiện kế hoạch 97/KH/TU của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, trong đó có đồng bào công giáo; chương trình phát triển cây con chủ lực giai đoạn 2006 -2010; các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã tăng cường công tác khuyến nông; tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển tốt kinh tế trang trại, thực hiện có hiệu quả chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi. [29]. Kinh tế VĐBCG từ chỗ thuần nông nghiệp, manh múm, nhỏ lẻ đã được sắp xếp, kiện toàn theo hướng chuyên canh, chuyên cư; gắn giữa sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn, động viên bà con giáo dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế. Qua khảo sát ở huyện Long Thành cho thấy, nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, chính quyền và sự nỗ lực của người dân trong đó có vai trò quan trọng của đồng bào công giáo, địa phương này đã đạt được bước phát triển quan trọng về KT-XH. Từ một huyện nghèo, đến nay Long Thành đã khởi sắc rõ rệt, số hộ nghèo chỉ còn dưới hơn 3%, trên 50% trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia, số hộ dân sử dụng điện đạt hơn 99%. Một số xã trở thành điển hình trong xây dựng nông thôn mới như xã An Phước, xã Long Phước. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2006 - 2011 là 13% cao hơn so với giai đoạn từ năm 2000 - 2005 là 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ
  • 45. 43 trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh (từ 51% lên 61% (2006) tăng lên 61,88% (2010). Tỷ trọng dịch vụ tăng nhanh, tỷ trong nông nghiệp giảm từ 16,2% (2005) xuống và 19,9-9,48% năm 2010. GDP bình quân đầu người tăng từ 417 USD tăng lên 1.495 USD. Góp phần chung vào sự phát triển kinh tế của Huyện Long Thành, trong đó có sự đóng góp rất nhiều của đồng bào công giáo, nổi bật là đồng bào công giáo xã An Phước, xã Long Phước, Thị trấn Long Thành, xã Phước Thái... Bà con công giáo nơi đây luôn ý thức bổn phận người giáo dân và trách nhiệm công dân đối với quê hương nên tích cực thi đua yêu nước, góp sức xây dựng quê hương. Cũng theo kết quả khảo sát tại xã Xuân Định thuộc huyện Xuân Lộc cho thấy: Là xã có hơn 92% đồng bào công giáo, năm 2011, Xuân Định đã đạt được 19/19 tiêu chí về nông thôn mới và trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Đồng Nai. Bà con công giáo nơi đây luôn ý thức bổn phận người giáo dân và trách nhiệm công dân đối với quê hương nên tích cực thi đua yêu nước, góp sức xây dựng quê hương. Xuân Định là địa phương chuyên canh cây sầu riêng, chôm chôm, mít Thái Lan cho thu nhập từ 100 triệu đến hoạt động rất hiệu quả. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt ẹp đạo. Ba là, phát triển kinh tế VĐBCG đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng. Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai luôn xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong đó có đồng bào giáo dân là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội là cơ sở để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện chủ trương đó, từ năm 2006 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền các cấp, đông đảo bà