SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Họ tên sinh viên: Đỗ Hồng Linh
Mã sinh viên: 1705QTVA035
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
Tên đề tài: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản
tại Ban Tuyên giáo Trung ương
Tên cơ quan: Ban Tuyên giáo trung ương
Địa chỉ: 49 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thu Huyền
HÀ NỘI - 2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm được học tập tại khoa Quản trị Văn phòng nói riêng và
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, tôi đã được thầy cô nhà trường trang
bị những kiến thức về nghiệp vụ văn phòng một cách cơ bản và toàn diện nhất.
Việc được nhà trường tạo điều kiện để bản thân tôi có thể áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn cho công việc trong cơ quan, tổ chức, để trau dồi kinh
nghiệm và rèn luyện kĩ năng của bản thân là một điều vô cùng vinh dự với tôi.
Để hoàn thành tốt nghiên cứu đề tài khoá luận, với những hành trang vững
chắc đó, trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị Văn
phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc đã nhiệt tình giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Thu Huyền đã hướng dẫn
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Ban Tuyên
giáo Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong
suốt quá trình nghiên cứu tại Văn phòng Ban cũng như các Vụ, đơn vị trực thuộc
Ban.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả thầy, cô của
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên đã nhiệt
tình và hết lòng giúp đỡ tôi nghiên cứu, tiếp cận thực tế để phát huy khả năng
của mình, đồng thời biết được những nhược điểm, hạn chế của bản thân mà khắc
phục, sửa đổi để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Chúc mọi người luôn mạnh
khoẻ và luôn luôn hoàn thành tốt công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Mọi thông tin trong đề tài là trung thực, do tôi tự tìm hiểu phân tích và tham
khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông
tin sử dụng trong khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2021
Sinh viên
Đỗ Hồng Linh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 BTGTW Ban Tuyên giáo Trung ương
2 HC Hành chính
3 SP Space (Khoảng trắng – dấu cách)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
8. Cấu trúc của đề tài ..........................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ
BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG.............7
1.1. Khái quát về văn bản của Đảng..............................................................7
1.1.1. Khái niệm văn bản và văn bản của Đảng.........................................7
1.1.2. Chức năng văn bản của Đảng...........................................................8
1.1.3. Ý nghĩa của văn của Đảng...............................................................10
1.1.4. Phân loại văn bản của Đảng ...........................................................11
1.2. Các yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng .. 16
1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền ....................................................................16
1.2.2. Yêu cầu về nội dung.........................................................................17
1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ........................18
1.2.4. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ văn bản...........................................21
1.2.5. Yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng .. 23
Tiểu kết:..............................................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH
VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG..................................27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam .............................................................................27
2.1.1. Lịch sử của BTGTW ........................................................................27
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BTGTW .............................................28
2.1.3. Tổ chức Bộ máy của BTGTW..........................................................32
2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên
giáo Trung ương............................................................................................34
2.2.1. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản.........................................34
2.2.2. Nội dung văn bản.............................................................................37
2.2.3. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ..........................................39
2.2.4. Ngôn ngữ văn bản............................................................................58
2.2.5. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản .....................................59
2.3. Đánh giá chung.......................................................................................70
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................70
2.3.2. Hạn chế.............................................................................................71
2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................82
Tiểu kết...............................................................................................................84
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN
GIÁO TRUNG ƯƠNG. ....................................................................................85
3.1. Quy chuẩn hóa quy trình soạn thảo và ban hành văn bản ................85
3.1.1. Đảm bảo về trình tự, thủ tục và xây dựng và ban hành văn bản .. 85
3.1.2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản ...................................86
3.1.3. Đảm bảo về nội dung văn bản .........................................................86
3.2. Mẫu hoá hình thức văn bản thông dụng..............................................87
3.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản của Đảng; tăng cường
kiểm tra, thanh tra công tác văn thư...........................................................88
3.3.1. Công tác kiểm tra và xử lý văn bản của Đảng................................88
3.3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác soạn thảo và ban hành 88
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.4. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Ban Tuyên
giáo Trung ương............................................................................................89
3.5. Nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban Tuyên giáo Trung
ương ................................................................................................................89
3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo và ban hành văn
bản...................................................................................................................90
Tiểu kết...............................................................................................................91
KẾT LUẬN ........................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................93
PHỤ LỤC...........................................................................................................96
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực,
hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định thi hành đều gắn liền với
văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền với soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng
văn bản nói riêng, với công tác văn thư – lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của
công tác văn thư – lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất
quan trọng.
Có thể thấy, đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, soạn
thảo và ban hành văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần
quan tâm một cách đúng mức. Việc soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan
sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo
thực hiện các quyết định được thông suốt, theo một cơ chế được quy định rõ
ràng. Chính vì vậy, việc quan tâm đúng mực đến soạn thảo và quản lý văn bản
sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu quả quản lý hành chính nói riêng
và của Đảng nói chung.
Trên thực tế, công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức Đảng hiện nay nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng
kể, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong công tác lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên,
hiện nay còn một số văn bản của Đảng còn chứa những lỗi như: văn bản có nội
dung trái pháp luật, thiếu mạch lạc; văn bản ban hành trái thẩm quyền; văn bản
sai về thể thức và trình tự thủ tục ban hành; văn bản không có tính khả thi, … và
những văn bản đó đã, đang và sẽ gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi
mặt của đời sống xã hội, làm giảm uy tín và hiệu quả hoạt động của các cơ quan
của Đảng.
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường
xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo
dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn -
nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. Trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình, số lượng văn bản ban hành tới các cơ quan, đơn
vị tương đối nhiều. Cho nên, công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban
càng phải được coi trọng và không ngừng nâng cao chất lượng.
Từ yêu cầu thực tiễn, thông qua việc khảo sát thực tế, tôi thấy rằng việc
nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản mà nhất là văn bản của
Đảng - loại văn bản được ban hành chủ yếu trong các hoạt động tại Ban Tuyên
giáo Trung ương là vô cùng cần thiết. Trước tình hình đó, nhận thấy được vai trò
quan trọng của vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản, cũng như thấy được yêu
cầu bức thiết của công cuộc cải cách hành chính của Đảng nên tôi lựa chọn đề
tài: “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung
ương” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp cử nhân.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản đang nhận được nhiều sự quan tâm
của nhiều các nhà khoa học và đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau, như về hiệu lực và hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà
nước, về kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, … Đã có rất nhiều các cá nhân, tác giả
có đề tài nghiên cứu đề cập về vấn đề hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản;
nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao đã được công bố như:
• Khía cạnh soạn thảo và ban hành văn bản:
- Soạn thảo văn bản hành chính của tác giả Ngô Sỹ Trung (2015), Nhà
xuất bản Giao thông vận tải;
- Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của các tác
giả Đoàn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014), Nhà xuất bản Tư pháp;
- Soạn thảo ban hành văn bản và công tác văn thư của tác giả Triệu Văn
Cường, Trần Như Nghiêm (2006); NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội;
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản (2013), Học viện
Hành Chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội;
- Đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản
thông thường tại Bộ Nội vụ” của Phạm Ngọc Huyền - sinh viên Học viện Hành
chính;
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2006 của Nguyễn Thanh
Bình “Xây dựng và ban hành văn bản hành chính của Bộ Nội vụ trong điều kiện
cải cách hành chính”;
- Đề tài cấp thành phố vào năm 2005: “Chuẩn hóa việc ban hành văn bản
quan lý nhà nước của chính quyền xã, phường, thị trấn tại Tp. Hồ Chí Minh” do
TS. Lê Văn In làm chủ nhiệm. Đề tài được nghiêm thu xếp loại “Xuất sắc” và
được sử dụng để biên soạn thành sách phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ chính quyền cấp xã của Thành phố và nhiều địa phương khác ở phía Nam.
• Một số khía cạnh khác liên quan đến hành chính và văn bản quản lý như:
- Giáo trình văn bản quản lý của tác giả Dương Xuân Thao (2015), Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
- Hành chính Văn phòng trong cơ quan Nhà nước (2013) của Học viện
hành chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
- Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính của nhóm tác giả Nguyễn Văn
Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Xuân Lam, Bùi Văn Lự (2000), NXB Chính trị
- Lý luận và phương pháp công tác văn thư của Vương Đình Quyền (2011
–tái bản lần thứ 2, cỏ bổ sung và sửa chữa); NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thế Quyền năm 2004 về “Hiệu
lực và hiệu quả quản lý văn bản hành chính”.
Ngoài công trình nghiên cứu trên còn rất nhiều các sách, báo và giáo trình
viết về đề tài công tác soạn thảo và ban hành văn bản có đóng góp to lớn làm cơ
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sở lý luận cho Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách trong đời sống xã
hội.
Thực tế, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công tác soạn thảo và
ban hành văn bản trong các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên, các nghiên cứu về
công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong các cơ quan Đảng chưa nhiều.
Trong những năm gần đây, có thể kể đến nghiên cứu Tập bài giảng Văn bản của
Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội của tác giả Đỗ Thị Thu Huyền và cộng sự
(2019) do NXB Lao động Hà Nội xuất bản, đây là công trình nghiên cứu có hệ
thống, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Tập bài giảng được phục vụ cho việc giảng
dạy của giảng viên và đào tạo, bồi dưỡng sinh viên về các văn bản của Đảng, tổ
chức chính trị xã hội nói chung tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập một cách trực
tiếp và gián tiếp đến vấn đề cụ thể về công tác soạn thảo và ban hành văn bản từ
các yếu tố thể thức và và kỹ thuật trình bày, nội dung, quy trình soạn thảo và ban
hành văn bản ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Những công trình nghiên
cứu nói trên chính là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình làm bài
khóa luận này.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách
toàn diện về Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung
ương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung: Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng
công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được các mục tiêu trên, những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đưa ra cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác soạn thảo và ban
hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Đánh giá thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban
Tuyên 4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giáo Trung ương.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành
văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát về thể loại văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung,
thể thức và kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ, quy trình soạn thảo và ban hành văn
bản của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Đánh giá các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong Công tác soạn thảo
và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành
văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban
Tuyên giáo Trung ương.
- Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2018 đến hết năm 2020.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung
ương còn diễn ra một số hạn chế về mặt thẩm quyền ban hành văn bản; về thể thức
và kỹ thuật trình bày văn bản; về nội dung; quy trình soạn thảo và ban hành.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá đúng thực tiễn về thực trạng công tác soạn thảo và ban hành
văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi đã sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu: Để lấy thông tin đầy đủ, chính
xác tôi đã sử dụng phương pháp này để khai thác và kế thừa những thông tin đã
có từ trước;
- Phương pháp phân tích lý luận;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
Dựa trên những thông tin đã có, xuyên suốt trong quá trình khảo sát và
đánh 5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giá, tôi sử dụng các phương pháp trên để chọn lọc và đúc kết thông tin.
- Phương pháp quan sát: Giúp nhận xét trực quan về việc tổ chức, bố trí,
sắp xếp công việc liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành tại cơ quan.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Cho phép thu thập được những thông
tin về thực tại cũng như các thông tin của đối tượng; Các thông tin thu được có chất
lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm
được trong quá trình phỏng vấn.
- Phương pháp toán học: Thống kê số liệu văn bản để đưa ra nhận xét một
cách khách quan, cụ thể.
8. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác soạn thảo và ban hành văn bản
của Đảng
Chương 2: Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại
Ban Tuyên giáo Trung ương
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn
thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC
SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
1.1. Khái quát về văn bản của Đảng
1.1.1. Khái niệm văn bản và văn bản của Đảng
1.1.1.1. Khái niệm về văn bản
Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp này được thực hiện ngay từ buổi đầu của xã hội loài
người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thưc hiện được những không
gian cách biệt qua nhiều thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn
được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản.
Theo nghĩa rộng, văn bản là “bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì
cần được ghi để lưu lại làm bằng chứng” hoặc “chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói
chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang
một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” [1,1078]. Với cách hiểu này, bia đá, hoành phi,
câu đối ở đền, chùa; chúc thư, văn khế, thư lịch cổ; tác phẩm văn học hoặc khoa
học, kỹ thuật; công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ... ở các cơ quan,
tổ chức được gọi chung là văn bản. Khái niệm này được sử dụng một cách phổ
biến trong nghiên cứu về văn bản, ngôn ngữ học, văn học,... từ trước đến nay ở
nước ta.
Dưới góc độ văn bản học và hành chính học, tác giả Vương Đình Quyền
có đề cập đến khái niệm này trong cuốn sách Lý luận và phương pháp công tác
văn thư như sau1
: “Dưới góc độ văn bản học, văn bản được hiểu theo nghĩa rộng
tức là: “Văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ
nhất định”. Dưới góc độ hành chính học thì văn bản được hiểu theo nghĩa hẹp
hơn: “Khái niệm dùng để chỉ công văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức”. [6,34]
1
Vương Đình Quyền: Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005, tr
[34;56] & tr [34;57].
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính
phủ về công tác văn thư, “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt
bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định [25,1]. Với nghĩa
này, các loại giấy tờ dùng để quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan, tổ
chức như Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Báo cáo, Tờ trình, Đề án... đều được
gọi là văn bản. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, tổ chức.
1.1.1.2. Khái niệm văn bản của Đảng
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm Bộ máy được thiết lập với hệ
thống các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan từ trung ương đến cơ sở. Đây là hệ thống lớn,
tồn tại song song với các cấp chính quyền và trong hoạt động của mình, các cấp uỷ,
cơ quan, tổ chức Đảng cũng như các cơ quan chính quyền phải ban hành nhiều văn
bản để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành. Quy định số 66 - QĐ/TW ngày
06/02/2017 của Ban Bí thư xác định: “Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được
thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng, do
các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành (hoặc phối hợp
ban hành) theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương” [28,1].
Trong quy định trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định thẩm quyền
ban hành, hình thức ban hành, mục đích ban hành văn bản của Đảng. Với việc
ban hành văn bản, lãnh đạo các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng có thể thực hiện
nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành một cách thuận lợi trong khuôn khổ quy định của
Điều lệ Đảng và các quy định của cơ quan trung ương của Đảng.
1.1.2. Chức năng văn bản của Đảng
- Chức năng thông tin: Chức năng thông tin là chức năng vốn có của mọi
loại văn bản. Trong hoạt động quản lí của cơ quan Đảng, cùng với xu hướng hội
nhập, việc giao dịch giữa các cơ quan diễn ra hàng ngày với nội dung đa dạng và
tính chất phức tạp. Mặc dù, các nhà lãnh đạo đã sử dụng các phương thức liên lạc,
kỹ thuật công nghệ tiên tiến để truyền dạt thông tin phục vụ cho hoạt động giao
dịch (điện thoại, thư fax, thư điện tử, v.v…) nhưng việc truyền đạt thông tin
bằng 8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
văn bản vẫn chiếm ưu thế quan trọng hàng đầu. Điều này là bởi vì văn bản hóa
thông tin không chỉ đạo thuật thuận lợi để tiếp nhận thông tin cho mọi đối tượng
nó còn là bằng chứng nhận xét cho những thông tin quản lý của lãnh đạo.
Các thông tin trong văn bản của Đảng gồm 3 dạng với những đặc điểm
riêng:
• Thông tin quá khứ đó là các thông tin liên quan đến những sự việc đã
được giải quyết trong quá trình hoạt động của cơ quan Đảng;
• Thông tin hiện tại đó là các thông tin liên quan đến những sự việc đang
diễn ra trong hoạt động quản lý của cơ quan Đảng;
• Thông tin tương lai đó là các thông tin mang tính dự báo cần thiết cho
lãnh đạo để xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sau đó nhằm định
hướng cho từng lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng.
- Chức năng quản lý: Chức năng quản lý của văn bản đảng được thể hiện
ở vai trò là phương tiện truyền đạt các thông tin, quyết định quản lý của lãnh đạo
đến các đối tượng quản lý. Nhờ việc văn bản hóa thông tin mà phát lãnh đạo của
các cơ quan đại có thể quản lý điều hành các hoạt động của cơ quan một cách
thuận lợi trong phạm vi không gian và thời gian.
- Chức năng định hướng chính trị: Là chức năng đặc thù của văn bản của
Đảng. Thực chất, đó là chức năng lãnh đạo được thể hiện qua vai trò lãnh đạo
của Đảng. Theo quy định của pháp luật Đảng Cộng sản Việt Nam Nam là một
bộ phận của hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Lãnh đạo thực hiện mục tiêu chính trị
của đất nước các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào quá trình lãnh đạo của
Đảng để thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước, đồng thời lãnh đạo thực hiện
mục tiêu chính trị của mỗi tổ chức.
Với chức năng định hướng chính trị, các văn bản của Đảng là cơ sở dữ
liệu để các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tổng
hợp, nghiên cứu và làm căn cứ xây dựng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý
điều hành cơ quan tổ chức mình.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Một số chức năng khác - có thể kể đến như chức năng thống kê chức
năng văn hóa xã hội hay chức năng thống kê, cụ thể là:
Văn bản của Đảng cũng như nhiều loại văn bản khác là sản phẩm sáng tạo
của con người, được hình thành trong quá trình nhận thức lao động, để tổ chức xã
hội. Do đó, nó mang nhiều yếu tố văn hóa xã hội, phản ánh nguồn gốc hoạt động
của xã hội và trong nhiều trường hợp, nó còn thể hiện chức năng văn hóa xã hội.
Để tổng kết kinh nghiệm diễn lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển xã
hội của tổ chức, các nhà lãnh đạo các cơ quan Đảng còn sử dụng văn bản với
mục đích thống kê. Trong các hoạt động của cơ quan thống kê cán bộ, bộ máy tổ
chức, v..v.. nhờ có số liệu thống kê qua các văn bản mà các nhà lãnh đạo quản lý
có thể theo dõi một cách có hệ thống mọi hoạt động trong cơ quan tổ chức mình.
Đồng thời, nhờ có số liệu thống kê mà người dân có thể theo dõi được quá trình
hoạt động của đảng trong trường hợp này chức năng thống kê của văn bản của
Đảng được thể hiện rõ nét.
1.1.3. Ý nghĩa của văn của Đảng
- Ý nghĩa về phương diện chính trị:
Với chức năng định hướng chính trị, văn bản của Đảng được ban hành có
ý nghĩa chính trị, thể hiện được vai trò lãnh đạo thực hiện mục tiêu chính trị của
đất nước.
Với vai trò là lực lượng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và xã hội, các cơ
quan Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế
- xã hội và chỉ đạo các lực lượng xã hội khác, mà trực tiếp là Đảng thực hiện các
chủ trương đường lối đó. Như vậy, có nghĩa là, nếu văn bản chủ trương đường lối
của Đảng đúng đắn, sẽ là phương tiện để Đảng và các lực lượng xã hội khác thực
hiện có kết quả, đưa quốc gia phát triển phù hợp với xu hướng chung của thời đại.
Đồng thời, việc Nhà nước triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng
xét cho cùng cũng là thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước.
- Ý nghĩa về phương diện quản lý:
Theo đó thông qua việc ban hành văn bản, Các đã truyền đạt các thông
tin, 10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quyết định quản lý của mình đến các đối tượng quản lý, giúp các nhà lãnh đạo
có thể quản lý, hoạt động của cơ quan một cách thuận lợi trong phạm vi không
gian và thời gian.
Khi các nhà lãnh đạo thực hiện được mục đích quản lý của mình thông
qua các văn bản ban hành, có ý nghĩa rất lớn. Xét phương diện quản lý, đó là
hoạt động không thể thiếu, quan trọng bậc nhất trong mỗi cơ quan của Đảng.
- Ý nghĩa về phương diện xã hội:
Văn bản của Đảng có ý nghĩa xã hội, thông qua chức năng văn hoá – xã
hội của nó. Nghĩa là, với đặc trưng là sản phẩm sang tạo của con người, được
hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội. Văn bản của
Đảng mang yếu tố văn hoá – xã hội và làm một loại văn bản được thừa nhận
trong hệ thống văn bản quản lý của các tổ chức tham gia quản lý xã hội trong thế
giới đương đại.
Như vậy, văn bản của Đảng không chỉ có ý nghĩa trên phương diện quản
lý với vai trò là phương tiện truyền đạt cho thông tin phục vụ cho hoạt động
quản lý, điều hành của lãnh đạo, mà nó còn là sản phẩm xã hội hiện hữu được
đặc trưng bởi sự sáng tạo của con người trong các hoạt động xã hội.
1.1.4. Phân loại văn bản của Đảng
Theo Điều 4, Điều 5 tại Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06 tháng 02
năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương ban hành về việc quy định thể loại
thẩm quyền ban hành văn bản thể thức văn bản của Đảng [28,5], gồm:
1- Cương lĩnh chính trị
Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục
tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất
định.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2- Điều lệ Đảng
Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các
nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy
định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng.
3- Chiến lược
Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu
chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh
vực trong một giai đoạn nhất định.
4- Nghị quyết
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội
nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
5- Quyết định
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy
định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự
thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
6- Chỉ thị
Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng
cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
7- Kết luận
Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan
đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc
cụ thể.
8- Quy chế
Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế
độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9- Quy định
Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế
độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng
hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.
10- Thông tri
Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ
quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc
thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
11- Hướng dẫn
Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện
văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên.
12- Thông báo
Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ
thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
13- Thông cáo
Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan
trọng. 14- Tuyên bố
Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm,
thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.
15- Lời kêu gọi
Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực
hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
16- Báo cáo
Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một
cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17- Kế hoạch
Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của
nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về
tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
18- Quy hoạch
Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp
lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối
dài, nhiều năm.
19- Chương trình
Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc
cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy,
tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất
định, trong một thời gian cụ thể.
20- Đề án
Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải
pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
21- Phương án
Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để
thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức.
22- Dự án
Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các
mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được
xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra.
23- Tờ trình
Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề,
một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24- Công văn
Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể
trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan
đảng.
25- Biên bản
Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận
của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng.
26- Giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ
chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng.
27- Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp
nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó.
28- Giấy đi đường
Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công
chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là
phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định.
29- Giấy nghỉ phép
Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định.
30- Phiếu gửi
Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ
chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu.
31- Giấy mời
Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá
nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội
nghị, hội thảo…).
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32- Phiếu chuyển
Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản
đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
33- Thư công
Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm
hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức.
1.2. Các yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng
1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền
Trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản hành cần đảm bảo đúng
thẩm quyền, đây là yêu cầu cần được xem xét đầu tiên khi tiến hành soạn thảo
văn bản. Điều này có nghĩa là không phải mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền đều được ban hành văn bản để giải quyết tất cả những vấn đề trong cơ
quan, tổ chức.
Hơn nữa, việc soạn thảo và ban hành văn bản của các cơ quan phải được
thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cơ quan có thẩm quyền
quy định. Mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền quy định bằng văn bản thành lập cơ quan, tổ chức đó. Văn
bản thành lập cơ quan có thể bằng Quyết định (cá biệt). Việc căn cứ thẩm quyền
để soạn thảo và ban hành văn bản phải quán triệt thực hiện theo đúng văn bản
quy định. Theo nguyên tắc này thì các cơ quan, tổ chức được cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền giao chức năng, nhiệm vụ gì thì việc soạn thảo văn bản phải được
theo đúng chức năng, nhiệm vụ đó.
Nội dung văn bản ban hành không được trái với đường lối, chủ trương của
Đảng và các quy định của cấp trên. Mục đích chính là làm cho mọi đường lối,
chủ trương của Đảng được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; đồng thời nâng
cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của cơ quan Đảng khi ban
hành văn bản.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ: Ngày 08 tháng 8 năm 2018, Ban chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 144-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo
Trung ương. Theo Quyết định này, Ban Tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ và
quyền hạn soạn thảo các văn bản của Đảng liên quan đến thẩm quyền theo quy định
của pháp luật và quy định phân cấp quản lý của Ban Chấp hành Trung ương.
1.2.2. Yêu cầu về nội dung
Văn bản, xét trên giá trị sử dụng của nó phải đáp ứng được các yêu cầu về
nội dung như sau:
+ Thứ nhất, nội dung văn bản phải đảm bảo có tính mục đích. Văn bản ban
hành phải có chủ đề, có phạm vi điều chỉnh và mức độ điều chỉnh. Tính mục đích
là yêu cầu đầu tiên của mỗi văn bản cần có được. Mỗi văn bản phải hướng tới mục
đích nhất định, thể hiện rõ mục đích chính trị trong nội dung tức là hướng tới việc
thểh iện phương châm, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền đã đề ra.
Để đảm bảo yêu cầu này cầu này, trước khi soạn thảo văn bản cần xác
định rõ: văn bản này có thực sự cần thiết phải ban hành hay không? Văn bản ban
hanh để làm gì? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Giới hạn vấn đề đến đâu? Lời giải
của các câu hỏi trên sẽ là định hướng cơ bản cho người thảo, người tham gia góp
ý kiến và người duyệt, kí văn bản trong quá trình soạn thảo.
+ Thứ hai, nội dung văn bản phải có tính khoa học. Điều này thể hiện ở bố
cục trình bày văn bản, văn bản cần phải được trình bày một các rõ ràng, mạch
lạc, bố cục chặt chẽ, việc sắp xếp các thông tin phải có tính trật tự, đảm bảo tính
logic giữa các nội dung trong văn bản.
Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo có lượng thông tin cần thiết.
Các thông tin này phải được xử lí và đảm bảo chính xác, đầy đủ sự kiện và số
liệu. Phải có sự nhất quán, logic về chủ đề, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo
giữa các ý, Kết cấu hợp lý, chặt chẽ.
Ngoài ra, người soạn thảo phải khách quan, không được lồng quan điểm,
tư tưởng của cá nhân hoặc động cơ vụ lợi vào văn abnr.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Thứ ba, nội dung văn bản phải hợp pháp. Văn bản của Đảng phải đúng
với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tính hợp pháp
được hiểu là văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền được ban hành trên cơ sở
các căn cứ xác thực. Nội dung văn bản khi ban hành không được mâu thuẫn, trái
với quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Hiến pháp hiện hành quy định
các tổ chức của Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [21].
Để làm được điều đó, người soạn thảo văn bản phải có một trình độ pháp lí
nhất định, kiên sthức tổng hợp nhiều mặt và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
+ Thứ tư, nội dung văn bản phải đảm bảo tính khả thi. Văn bản phù hợp với
hoàn cảnh thực tế, với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng có liên quan.
Ngượ lại, nếu văn bản ban hành mang tính chủ quan, duy ý chí hay vì lợi ích của
một phía thì tính khả thi và hiệu quả mang lại của văn bản sẽ bị hạn chế, thậm
chí có thể làm tổn thất đến lợi ích của Đảng, Nhà nước hoặc gây khó khăn và
thiệt hại cho quần chúng nhân dân. Nội dung văn bản phải phản ánh được các
quy luật kinh tế nhằm đưa ra các quy định, mệnh lệnh, hướng nền kinh tế, xã hội
vận động theo đúng các quy luật khách quan.
Bên cạnh đó, tính khả thi của văn bản còn đồi hỏi phải có sự kết hợp đúng
đắn và hợp lí các yêu cầu nêu trên: Không đảm bảo dược tính mục đích, tính hợp
pháp, tính khoa học thì văn bản đó khó có khả năng thực thi.
1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Hiện nay, việc quy định về các yếu tố thể thức cho văn bản và cách trình
bày các yếu tố thể thức đã được thế hiện tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW ngày 03
tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc Hướng dẫn thể thức
và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng.
Đầu tiên, phạm vi và đối tượng áp dụng của hướng dẫn số 36-HD/VPTW
là:
1. Phạm vi điều chỉnh
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Văn bản này hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của
Đảng.
- Văn bản chuyên ngành, văn bản khi in thành sách và các ấn phẩm khác
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn này.
2. Đối tượng áp dụng
- Văn bản này áp dụng đối với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng từ Trung
ương đến cơ sở.
- Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng văn bản này.
Tiếp đó, thể thức văn bản được hiểu là toàn bộ các thành phần cấu thành
văn bản do Đảng quy định, được sắp xếp, bố trí một cách khoa học theo đúng
từng kiểu loại văn bản, nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử
dụng thuận lợi trong các cơ quan, đơn vị. Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm
các nội dung:
1. Khổ giấy;
2. Kiểu trình bày;
3. Định lề văn bản;
4. Vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và
các chi tiết trình bày khác.
Hướng dẫn 36-HD/VPTW cũng quy định thành phần cấu thành văn bản
bao gồm 13 yếu tố, trong đó có 9 yếu tố thành phần thể thức bắt buộc và 4 yếu
tố thể thức bổ sung, cụ thể như sau:
+ 9 yếu tố thành phần thể thức bắt buộc bao gồm:
1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.
2- Tên cơ quan ban hành văn bản.
3- Số và ký hiệu văn bản.
4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.
6- Phần nội dung văn bản.
7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9- Nơi nhận văn bản.
+ 4 yếu tố thể thức bổ sung bao gồm:
1- Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn
2- Chỉ dẫn phạm vi lưu hành, dự thảo văn bản
3- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
4- Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.
Ngoài ra, còn có hướng dẫn về việc ban hành Bản gốc, bản chính, bản
sao và các thành phần thể thức bản sao
1- Bản gốc: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ
quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
2-Bản chính: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ
quan, tổ chức ban hành.
3- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao.
Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ
bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải bảo đảm đủ các thành phần
thể thức bản sao sau đây:
- Tên cơ quan sao văn bản.
- Số và ký hiệu bản sao.
- Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản.
Chức vụ, chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao.
Những quy định về kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Hướng
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dẫn 36-HD/VPTW được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy tính và in
ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật
khác hoặc văn bản được làm trên mẫu giấy in sẵn.
Yêu cầu
Văn bản chính thức của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng phải thống nhất thể
thức và kỹ thuật trình bày để đảm bảo giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn.
Trách nhiệm của các cá nhân
- Người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản.
- Chánh Văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng có
trách nhiệm thẩm định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
- Cán bộ, nhân viên được giao soạn thảo văn abrn có trách nhiệm thực hiện
đúng hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trinh bày văn abản.
- Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm
tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành.
1.2.4. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ văn bản
Ngoài các yêu cầu về nội dung và thể thức thì những yêu cầu về ngôn ngữ
và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của văn bản
của Đảng, đây là yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ loại văn bản nào muốn tạo
lập.
1.2.4.1. Văn phong
Văn bản của Đảng cần đạt các yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ như:
- Diễn đạt phổ thông, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ thông dụng. Có thể viết tắt những từ, cụm từ
sử dụng nhiều lần trong văn bản, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ
phải đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau cụm từ đó.
- Khi viện dẫn cần ghi đầy đủ tên loại văn bản, số ký hiệu văn bản, ngày,
tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản và trích yếu nội dung
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
văn bản; các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
- Giải thích rõ các thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong văn bản.
- Tuỳ theo nội dung, văn bản được bố cụ theo phần, chương, mục, điều,
khoản, điểm, … cho phù hợp.
1.2.4.2. Cách dùng từ ngữ và hành văn
Dựa vào đặc trưng văn phong của cơ quan mà việc dùng từ ngữ và hành
văn của văn bản có thể sử dụng một số quy tắc, cụ thể như sau:
- Quy tắc sử dụng từ ngữ: sử dụng từ ngữ trong văn bản phải chuẩn xác,
đơn nghĩa và phải nhất quán.
- Cách sử dụng câu và dấu câu: việc sử dụng câu trong văn bản phải đúng
và hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp và đúng về nghĩa. Hơn nữa, việc diễn đạt câu
phải ngắn gọn, mạch lạc, logic như thế mới có thể diễn đạt được trọn vẹn ý của
nội dung văn bản muốn diễn đạt. Việc sử dụng dấu câu lại không thường được
người soạn thảo quan tâm chuẩn mực trong quá trình soạn thảo. Trong văn bản
việc đa dạng với các tên loại văn bản thì việc sử dụng dấu câu cũng cần phải
quan tâm đúng mực.
+ Theo Tiêu chuẩn TCVN 6909:2001, trong Tiếng Việt có 15 dấu câu sau:
SP!(),.:;?[]{}“”
+ Trong đó, khoảng trắng (SP, space) hay còn gọi là dấu cách, trước và
sau mỗi dấu câu còn lại theo quy ước:
. Trước các dấu ! ) , . : ; ] } ” không có SP.
. Sau các dấu ! ) , . : ; ] } ” có một SP.
. Trước các dấu ( [ { “ có một SP.
. Sau các dấu ( [ { “ không có SP.
. Giữa hai dấu dâu không có SP, trừ khi chúng thuộc 2 câu khác nhau.
- Vị trí dấu thanh: Hiện nay chưa có chuẩn thống nhất cho các vị trí dấu
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thanh, cũng như cách bỏ dấu bị lệ thuộc rất nhiều vào bộ gõ. Thực tế vẫn tồn tại
2 cách đặt dấu thanh trong Tiếng Việt.
+ Cũ (theo thẩm mỹ): Oà, oá, oả, oã, oạ
+ Mới (theo ngữ âm): Òa, óa, ỏa, õa, ọa
Có thể đặt dấu thanh theo kiểu cũ hoặc mới nhưng nhất quán một kiểu
trong một văn bản được soạn thảo.
1.2.4.3. Số
- Khi viết số, điểm cần lưu ý với dấu thập phân và dấu phân cách hàng
nghìn đó là dùng dấu phẩy là dấu thập phân. Ví dụ: 9,89
- Dùng dấu chấm hoặc SP để phân
nhóm. Ví dụ: 1.234.567 hoặc 1 234 567
- Cách thứ nhất dùng rất phổ biến, trong văn bản nên dùng theo cách này.
- Giữa số và đơn vị luôn có một SP. Ví dụ: 9,89 cm
1.2.5. Yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng
1.2.5.1. Quy trình chung về soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng
Đối với mỗi loại văn bản của cơ quan khi soạn thảo, tuỳ vào tính chất,
mức độ quan trọng có các quy trình soạn thảo tương ứng. Quy trình soạn thảo
thường bao gồm các bước sau;
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản, trong đó cần xác định: mục đích,
yêu cầu, đối tượng, phạm vi áp dụng; tên gọi, nội dung văn bản; thời gian, tiến
độ hoàn thành văn bản; …
- Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin có liên quan đến văn bản soạn thảo;
- Xây dựng đề cương và biên tập bản thảo văn bản;
- Tổ chức góp ý kiến vào sự thảo văn bản, chỉnh sửa và hoàn thiện văn bản;
- Xây dựng tờ trình và trình duyệt dự thảo văn bản. [27,5]
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.5.2. Nội dung các bước soạn thảo và ban hành văn bản của
Đảng Bước 1. Xác định văn bản cần soạn thảo
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và mục đích giải
quyết công việc cụ thể, cấp uỷ hoặc người đứng đầu cơ quan quyết định văn bản
cần soạn thảo.
Bước 2. Phân công soạn thảo văn bản
Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo việc soạn thảo văn bản.
Tuỳ vào tính chất, nội dung văn bản cần ban hành, người đứng đầu cơ quan phân
công đơn vị hoặ cá nhân soạn thảo văn bản. Cán bộ được phân công chủ trì soạn
thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan về tiến độ, nội
dung, chất lượng văn bản soạn thảo.
Bước 3. Tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản
Đối với các văn bản ban hành chủ trương, chính sách, quy định, hướng
dẫn chung (các văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn chung), hoặc các văn bản tổng
kết việc thực hiện các văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn chung, trước khi trình
cấp có thẩm quyền duyệt, ký ban hành phải tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo
theo các bước:
- Sau khi hoàn thành dự thảo văn bản, phải lấy ý kiến góp ý của các đơn
vị, các nhân có liên quan bằng cách tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học,
hoặc góp ý bằng văn bản theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan.
- Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, văn bản được chỉnh sửa, hoàn thiện và
trình lãnh đạo, người có thẩm quyền duyệt, ký văn bản.
Bước 4. Xây dựng tờ trình và trình duyệt dự thảo văn bản
- Người chủ trì soạn thảo xây dựng tờ trình về dự thảo văn bản. Nội dung tờ
trình cần nêu rõ sự cần tiết phải ban hành văn bản; quá trình dự thảo; mục đích,
yêu cầu, phạm vi, đối tượng, nội dung chính của dự thảo văn bản; những vấn đề
còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo.
- Hồ sơ trình duyệt bao gồm:
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Tờ trình;
+ Dự thảo văn bản;
+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, cá
nhân.
Bước 5. Duyệt dự thảo văn bản:
- Dự thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
- Dự thảo văn bản đã đạt yêu cầu về nội dung, người có thẩm quyền ký
văn bản duyết cho phép phát hành. Người chủ trì soạn thảo văn bản và lãnh đạo phụ
trách trực tiếp chịu trách nhiệm thẩm định nội dung văn bản trước khi trình ký.
Trường hợp phải sửa chữa, bổ dung, người có thẩm quyền ký văn bản cho
ý kiến và chuyển lại cho người chủ trì soạn thảo xử lý tiếp đến khi hoàn chỉnh văn bản.
- Dự thảo văn bản cho phép phát hành được chuyển đến văn thư cơ quan
để hoàn chỉnh về thể thức văn bản. Văn thư cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định
lại thể thức văn bản trước khi trình ký chính thức. Thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản của Đảng thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng và hướng dẫn
của Văn phòng Trung ương Dảng
Văn thư cơ quan chịu trách nhiệm trình ký tất cả các văn bản của cơ quan
Ký văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được
giao; người ký phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản mình ký và phải đăng
ký chữ kỹ mẫu tại văn thư cơ quan. Người ký không được dung bút chỉ, bút mực
đỏ hoặc các thứ mực dễ phai để ký văn bản.
Thẩm quyền ký văn bản của Đảng về thể thức đề ký thực hiện theo quy
định của Trung ương Đảng và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng.
[27,6]
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết
Trong chương 1, đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công
tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. Cụ thể là
trình bày khái quát về văn bản của Đảng qua việc đưa ra khái niệm, đặc điểm,
chức năng, phân loại văn bản của Đảng; các yêu cầu về công tác soạn thảo và
ban hành văn bản của Đảng bao gồm: yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản,
nội dung văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, sử dụng ngôn ngữ văn
bản. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành
văn bản của Đảng.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham
mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và
thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh
vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ,
giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn -
nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.
2.1.1. Lịch sử của BTGTW
Tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương là Ban Tuyên truyền và Cổ
động. Ban Tuyên truyền và Cổ động được thành lập ngay sau khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930. Do điều kiện khách quan cần thiết phải đẩy
mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I họp từ
ngày 14-30/10/1930 tại Hương Cảng, hội nghị đã ra nghị quyết lập Bộ Tuyên
truyền, Bộ Tổ chức và Bộ Công nhân vận động. Nhiệm vụ ban đầu của Bộ
Tuyên truyền là tuyên truyền và cổ động chủ nghĩa cộng sản.
Giữa năm 1941, Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Ban Tuyên
truyền tại các Ban Tỉnh ủy, nhằm mục đích tuyên truyền đường lối của Đảng,
gây dựng cơ sở bền vững chuẩn bị cách mạng toàn quốc sau này.
Đầu năm 1944, Bộ Tuyên truyền cổ động Việt Minh ra đời. Ban Tuyền
truyền cổ động Trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ.
Sau cách mạng tháng 8, Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương đảm nhiệm
nhiệm vụ mới, tuyên truyền chủ trương chính quyền cách mạng mới, ngày độc
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lập, xóa mù chữ... Đặc biệt là tuyên truyền đấu tranh chống thực dân Pháp xâm
lược.
Ngày 14/5/1950 Ban Tuyên truyền Trung ương và Ban Giáo dục Trung
ương được thành lập. Ngày 16/4/1951, Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành
lập Ban Tuyên huấn Trung ương.
Ngày 1/12/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng hợp nhất Ban Tuyên huấn
Trung ương và Ban Văn giáo Trung ương thành Ban Tuyên huấn văn giáo, gọi
tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngày 30/l/1968, Bộ Chính trị ra Nghị quyết chia tách Ban Tuyên giáo
Trung ương làm Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương.
Ngày 11/4/1989, Bộ Chính trị quyết định sáp nhập Ban Văn hoá - Văn nghệ
Trung ương (thành lập năm 1980) với Ban Tuyên huấn Trung ương, lấy tên là
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
Ngày 11/4/2007, Bộ Chính trị ra quyết định sáp nhập Ban Khoa giáo
Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên
giáo Trung ương.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BTGTW
2.1.2.1. Nghiên cứu, tham mưu
Chủ trì, nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, quan điểm, chính sách,
nhiệm vụ và giải pháp của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Tham gia chuẩn bị
dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng: Chủ trì, phối hợp tham mưu cho Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ
thị, kết luận, quyết định thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, cụ thể hóa Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, kết
luận của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu về nghiên cứu phát triển lý
luận chính trị; tổ chức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu một số đề án thuộc lĩnh vực
tuyên giáo. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng thuộc lĩnh
vực tuyên giáo.
Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, đề xuất
phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng, đạo đức.
Nghiên cứu, tham mưu công tác tuyên truyền, giáo dục, đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo hệ thống
truyền thông, báo chí, xuất bản, báo cáo viên, tuyên truyền miệng trong việc
tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương
đến địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan
trọng, sự cần thiết học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp phân tích những âm mưu, thủ
đoạn và các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước,
chế độ. Kịp thời đề xuất đối sách, biện pháp và chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái;
đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chủ trì, phối hợp
thống nhất đấu tranh với các luận điểm sai trái, xuyên tạc trên cả ba lĩnh vực lý
luận chính trị, tư tưởng - văn hóa và văn học - nghệ thuật.
2.1.2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị,
Ban Bí thư xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực
được giao.
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức học tập, quán
triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng đối với các tỉnh, thành
ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng trong lĩnh vực tuyên giáo và theo
phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc
Trung ương về nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng
viên và quần chúng ngoài đối tượng của hệ thống trường chính trị (Trung ương
và các tỉnh ủy, thành ủy). Chủ trì, phối hợp kiểm tra về chính trị, tư tưởng trong
giảng dạy lý luận chính trị, khoa học xã hội trong trường chính trị, hệ thống giáo
dục quốc dân và trường của các ngành, đoàn thể.
Định hướng tư tưởng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung tuyên
truyền và bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động cho hệ thống báo cáo viên, tuyên
truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội từ Trung ương đến cơ sở.
Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư
tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các
cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà
báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa
phương. Chủ trì, phối hợp hoặc chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên giáo các tỉnh,
thành ủy (khi cần thiết) kiểm tra về quan điểm chính trị, tư tưởng các công trình
nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản…
Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Cán
sự đảng bộ Giáo dục và đào tạo và các cơ quan liên quan trong định hướng tư
tưởng, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; định kỳ báo cáo kết quả
thực hiện.
Tổ chức biên soạn, phối hợp phát hành tài liệu nội bộ phục vụ học tập
nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và tài liệu phổ biến kiến thức về giáo
dục lý luận chính trị…
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2.3. Thẩm định
Thẩm định các đề án, văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách thuộc
lĩnh vực tuyên giáo của các cơ quan Đảng, mặt trận, tổ chức đoàn thể và các địa
phương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2.1.2.4. Tham gia, phối hợp trong công tác xây dựng tổ chức Bộ máy,
đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo
Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức Bộ máy và biên chế ban tuyên giáo các cấp.
Tham gia với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về
phương hướng công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo, về tổ chức
Bộ máy, về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân
chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực
tuyên giáo theo phân cấp quản lý.
Nghiên cứu và tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể.
Phối hợp, tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan
liên quan trong công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn
hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học -
nghệ thuật, hội nhà báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, và
các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực phụ trách.
Phối hợp với cơ quan của Đảng về báo chí thẩm định, kiểm tra, giám sát
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo
chí, xuất bản theo quy định của Nhà nước.
2.1.2.5. Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thông tin đối ngoại.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương triển khai, thực hiện hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực tuyên giáo đối với các đảng cộng sản, đảng công nhân và
một số đảng cầm quyền trên thế giới.
2.1.2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao
Chủ trì, phối hợp, đề xuất chủ trương, kế hoạch nghiên cứu, chỉ đạo, quản
lý công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục lịch sử truyền
thống và đạo đức cách mạng. Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường
chính trị, hệ thống trường của các ngành, đoàn thể và các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện.
Nghiên cứu và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách đối với đội ngũ
trí thức; Xây dựng kế hoạch và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp đối
với các ban đảng Trung ương; Thường trực và tham gia một số ban chỉ đạo
Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.
Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
2.1.3. Tổ chức Bộ máy của BTGTW
Theo Quyết định số 144-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo
Trung ương [29].
2.1.3.1. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban
2. Võ Văn Phuông - Phó Trưởng ban Thường trực
3. Nguyễn Hữu Thuận (Thuận Hữu) - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó
Trưởng ban kiêm nhiệm
4. Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ Thông
tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm
5. Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban
6. Bùi Trường Giang - Phó Trưởng ban
7. Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức
a) Các vụ, đơn vị trực thuộc:
- Vụ Lý luận chính trị
- Vụ Tuyên truyền
- Vụ Báo chí - Xuất bản
- Vụ Văn hoá - Văn nghệ
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề
- Vụ Các vấn đề xã hội
- Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế
- Vụ Tổng hợp
- Vụ Tổ chức - Cán bộ
- Văn phòng
- Viện Dư luận xã hội
- Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo
- Tạp chí Tuyên giáo
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ quan thường trực tại Thành phố Đà Nẵng
b) Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý:
- Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương
- Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí
Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật)
- Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (có Trang thông tin Đối ngoại
điện tử).
2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban
Tuyên giáo Trung ương
2.2.1. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản
Hiện nay, theo quy định của Đảng thì Ban Tuyên giáo Trung ương được
phép ban hành các loại văn bản đó là: văn bản của Đảng, văn bản hành chính và
các loại văn bản chuyên ngành khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của mình.
Việc soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban dựa trên các căn cứ:
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011;
- Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành
Trung ương ban hành về việc quy định thể loại thẩm quyền ban hành văn bản
thể thức văn bản của Đảng;
- Hướng dẫn 36-HD/VPTW ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng
Trung ương Đảng về việc Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của
Đảng, có phụ lục kèm theo;
Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương có thẩm quyền ban hành những loại
văn bản, đó là:
- Quyết định
- Kết luận
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quy chế
- Quy định
- Hướng dẫn
- Thông báo
- Thông cáo
- Báo cáo
- Kế hoạch
- Quy hoạch
- Chương trình
- Đề án
- Phương án
- Dự án
- Tờ trình
- Công văn
- Biên bản
- Giấy giới thiệu
- Giấy chứng nhận
- Giấy đi đường
- Giấy nghỉ phép
- Giấy mời
- Phiếu chuyển
- Thư công
Căn cứ Quyết định 144-QĐ/TW ngày 08 tháng 8 năm 2018 do Ban Chấp
hành Trung ương ban hành về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, thẩm quyền ban hành
văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định cụ thể như sau:
- Trưởng ban giải quyết, phê duyệt và ký để ban hành tất cả các loại văn
bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý
của Ban Chấp hành.
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án,
cơ chế chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do Ban chủ trì xây dựng; các
công việc lớn, quan trọng và các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh
vực công tác của Ban.
- Xây dựng các chương trình công tác, chương trình hành động, kế hoạch
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hàng năm; dự thảo các văn bản quy
phạm pháp luật trình bộ trưởng hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
- Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng
lương, đi công tác, đi học đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền được
phân công quản lý theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định của Ban;
- Xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan đến việc sử dụng, phân
bổ và điều chỉnh các nguồn kinh phí hàng quý, năm do Ban quản lý;
- Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao và theo quy định
của pháp luật, các Phó Trưởng ban được ký thay Trưởng ban các văn bản theo
nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền hoặc trong trường hợp Trưởng banđi
công tác, vắng mặt.
- Việc ký kết các loại giao dịch, khi Trưởng ban uỷ quyền cho các Phó
Trưởng ban ký thay, phải thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự uỷ
quyền của Trưởng banbằng văn bản liên quan đến nội dung của giao dịch ký kết.
- Văn phòng là đầu mối thực hiện việc kiểm soát và trình ký văn bản; tất cả
các loại văn bản trình Lãnh đạo Ban ký đều phải chuyển qua Văn phòng Ban để
kiểm tra lần cuối về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày và rà soát lại về nội
dung (để đơn vị soạn thảo chỉnh sửa, nếu thấy phát hiện có vấn đề chưa phù
hợp). Thủ trưởng đơn vị (Vụ trưởng) soạn thảo ký tắt vào sau dấu (./.) dòng cuối
cùng của phần nội dung văn bản; Lãnh đạo Văn phòng ký tắt sau dòng chữ “Nơi
nhận” trên một trong hai bản soạn thảo trình ký, trước khi chuyển văn thư trình
Lãnh đạo Ban ký.
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chánh văn phòng Ban được ký thừa lệnh Trưởng ban các văn bản có tính
chất thông báo, truyền đạt ý kiến của Trưởng ban, giấy đi đường, giấy giới thiệu,
giấy nghỉ phép, sao y bản chính, sao lục trích lục, trích sao và một số văn bản
được Trưởng banuỷ quyền trực tiếp và theo quy định của pháp luật; được đóng
con dấu của Ban trên các văn bản sau khi ký. Phó Chánh Văn phòng được ký
thay Chánh Văn phòng các văn bản nêu trên trong trường hợp Chánh Văn phòng
đi công tác, vắng mặt.
- Lãnh đạo Văn phòng đại diện của Ban không được ký thừa lệnh, thừa uỷ
quyền Trưởng ban trên tất cả các loại văn bản có nội dung thuộc thẩm quyền ban
hành của Ban; chỉ được ký một số văn bản hành chính thông thường phục vụ giao
dịch, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá
trình phối hợp công tác theo thẩm quyền và khi được Lãnh đạo Ban đồng ý về chủ
trương; đồng thời, thực hiện theo đúng nguyên tắc làm việc và trách nhiệm, phạm
vi giải quyết công việc của Lãnh đạo đơn vị được quy định tại Quy chế. Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mặt nội dung của mỗi văn bản sau khi ký, ban
hành thuộc phạm vi, thẩm quyền của Văn phòng đại diện.
- Văn phòng Ban là đầu mối thực hiện việc ban hành tất cả các loại văn
bản của Ban.
Có thể nói, căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật, căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ được Ban chấp hành Trung ương giao cho Ban, thẩm
quyền ban hành văn bản ở Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định rất cụ thể,
rõ ràng trong Quy chế làm việc của Ban và các văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong cơ quan Ban. Việc căn cứ, tuân thủ
theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền ban hành văn
bản đã được áp dụng tại Ban Tuyên giáo Trung ương đã tạo nên một hệ thống
văn bản rất đồng bộ, không trùng lặp và chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động công vụ của Ban.
2.2.2. Nội dung văn bản

More Related Content

Similar to Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc

Similar to Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc (20)

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
 
Tổ chức và điều hành họp tại công ty công nghệ savis, thành phố Hà Nội.doc
Tổ chức và điều hành họp tại công ty công nghệ savis, thành phố Hà Nội.docTổ chức và điều hành họp tại công ty công nghệ savis, thành phố Hà Nội.doc
Tổ chức và điều hành họp tại công ty công nghệ savis, thành phố Hà Nội.doc
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Hưng Vượng.doc
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Hưng Vượng.docHoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Hưng Vượng.doc
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Hưng Vượng.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý văn bản tại sở y tế Hà Nội.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý văn bản tại sở y tế Hà Nội.docGiải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý văn bản tại sở y tế Hà Nội.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý văn bản tại sở y tế Hà Nội.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
 
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học theo yêu cầu đổi ...
 
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ phận banquet tại khách sạn The ...
 
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docxLuận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.docThực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
 
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.docThực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.doc
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Hoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Luật Đông Phương Luật, 9 điểm.doc
Hoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Luật Đông Phương Luật, 9 điểm.docHoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Luật Đông Phương Luật, 9 điểm.doc
Hoạt Động Tư Vấn Của Công Ty Luật Đông Phương Luật, 9 điểm.doc
 
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
Giải pháp nâng cao chế độ đãi ngộ nhân sự tại Công ty Xây dựng Tư vấn Đầu tư ...
 
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công Ty Đại Lý Hải Quan Trường Na...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công Ty Đại Lý Hải Quan Trường Na...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công Ty Đại Lý Hải Quan Trường Na...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công Ty Đại Lý Hải Quan Trường Na...
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
 
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công Ty T...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Họ tên sinh viên: Đỗ Hồng Linh Mã sinh viên: 1705QTVA035 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Tên đề tài: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương Tên cơ quan: Ban Tuyên giáo trung ương Địa chỉ: 49 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thu Huyền HÀ NỘI - 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Sau ba năm được học tập tại khoa Quản trị Văn phòng nói riêng và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, tôi đã được thầy cô nhà trường trang bị những kiến thức về nghiệp vụ văn phòng một cách cơ bản và toàn diện nhất. Việc được nhà trường tạo điều kiện để bản thân tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cho công việc trong cơ quan, tổ chức, để trau dồi kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng của bản thân là một điều vô cùng vinh dự với tôi. Để hoàn thành tốt nghiên cứu đề tài khoá luận, với những hành trang vững chắc đó, trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị Văn phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn ThS. Đỗ Thị Thu Huyền đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban của Ban Tuyên giáo Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình nghiên cứu tại Văn phòng Ban cũng như các Vụ, đơn vị trực thuộc Ban. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả thầy, cô của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên đã nhiệt tình và hết lòng giúp đỡ tôi nghiên cứu, tiếp cận thực tế để phát huy khả năng của mình, đồng thời biết được những nhược điểm, hạn chế của bản thân mà khắc phục, sửa đổi để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Chúc mọi người luôn mạnh khoẻ và luôn luôn hoàn thành tốt công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Mọi thông tin trong đề tài là trung thực, do tôi tự tìm hiểu phân tích và tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2021 Sinh viên Đỗ Hồng Linh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BTGTW Ban Tuyên giáo Trung ương 2 HC Hành chính 3 SP Space (Khoảng trắng – dấu cách)
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5 6. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................5 7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5 8. Cấu trúc của đề tài ..........................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG.............7 1.1. Khái quát về văn bản của Đảng..............................................................7 1.1.1. Khái niệm văn bản và văn bản của Đảng.........................................7 1.1.2. Chức năng văn bản của Đảng...........................................................8 1.1.3. Ý nghĩa của văn của Đảng...............................................................10 1.1.4. Phân loại văn bản của Đảng ...........................................................11 1.2. Các yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng .. 16 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền ....................................................................16 1.2.2. Yêu cầu về nội dung.........................................................................17 1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ........................18 1.2.4. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ văn bản...........................................21 1.2.5. Yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng .. 23 Tiểu kết:..............................................................................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG..................................27
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam .............................................................................27 2.1.1. Lịch sử của BTGTW ........................................................................27 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BTGTW .............................................28 2.1.3. Tổ chức Bộ máy của BTGTW..........................................................32 2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương............................................................................................34 2.2.1. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản.........................................34 2.2.2. Nội dung văn bản.............................................................................37 2.2.3. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ..........................................39 2.2.4. Ngôn ngữ văn bản............................................................................58 2.2.5. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản .....................................59 2.3. Đánh giá chung.......................................................................................70 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................70 2.3.2. Hạn chế.............................................................................................71 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................82 Tiểu kết...............................................................................................................84 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG. ....................................................................................85 3.1. Quy chuẩn hóa quy trình soạn thảo và ban hành văn bản ................85 3.1.1. Đảm bảo về trình tự, thủ tục và xây dựng và ban hành văn bản .. 85 3.1.2. Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản ...................................86 3.1.3. Đảm bảo về nội dung văn bản .........................................................86 3.2. Mẫu hoá hình thức văn bản thông dụng..............................................87 3.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và xử lý văn bản của Đảng; tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác văn thư...........................................................88 3.3.1. Công tác kiểm tra và xử lý văn bản của Đảng................................88 3.3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác soạn thảo và ban hành 88
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.4. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Ban Tuyên giáo Trung ương............................................................................................89 3.5. Nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban Tuyên giáo Trung ương ................................................................................................................89 3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo và ban hành văn bản...................................................................................................................90 Tiểu kết...............................................................................................................91 KẾT LUẬN ........................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................93 PHỤ LỤC...........................................................................................................96
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền với soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư – lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư – lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng. Có thể thấy, đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần quan tâm một cách đúng mức. Việc soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo thực hiện các quyết định được thông suốt, theo một cơ chế được quy định rõ ràng. Chính vì vậy, việc quan tâm đúng mực đến soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu quả quản lý hành chính nói riêng và của Đảng nói chung. Trên thực tế, công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng hiện nay nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong công tác lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, hiện nay còn một số văn bản của Đảng còn chứa những lỗi như: văn bản có nội dung trái pháp luật, thiếu mạch lạc; văn bản ban hành trái thẩm quyền; văn bản sai về thể thức và trình tự thủ tục ban hành; văn bản không có tính khả thi, … và những văn bản đó đã, đang và sẽ gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi mặt của đời sống xã hội, làm giảm uy tín và hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Đảng. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực 1
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, số lượng văn bản ban hành tới các cơ quan, đơn vị tương đối nhiều. Cho nên, công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban càng phải được coi trọng và không ngừng nâng cao chất lượng. Từ yêu cầu thực tiễn, thông qua việc khảo sát thực tế, tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản mà nhất là văn bản của Đảng - loại văn bản được ban hành chủ yếu trong các hoạt động tại Ban Tuyên giáo Trung ương là vô cùng cần thiết. Trước tình hình đó, nhận thấy được vai trò quan trọng của vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản, cũng như thấy được yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách hành chính của Đảng nên tôi lựa chọn đề tài: “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp cử nhân. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều các nhà khoa học và đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau, như về hiệu lực và hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà nước, về kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, … Đã có rất nhiều các cá nhân, tác giả có đề tài nghiên cứu đề cập về vấn đề hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản; nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao đã được công bố như: • Khía cạnh soạn thảo và ban hành văn bản: - Soạn thảo văn bản hành chính của tác giả Ngô Sỹ Trung (2015), Nhà xuất bản Giao thông vận tải; - Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của các tác giả Đoàn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014), Nhà xuất bản Tư pháp; - Soạn thảo ban hành văn bản và công tác văn thư của tác giả Triệu Văn Cường, Trần Như Nghiêm (2006); NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội; 2
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản (2013), Học viện Hành Chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội; - Đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Công tác soạn thảo và ban hành văn bản thông thường tại Bộ Nội vụ” của Phạm Ngọc Huyền - sinh viên Học viện Hành chính; - Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2006 của Nguyễn Thanh Bình “Xây dựng và ban hành văn bản hành chính của Bộ Nội vụ trong điều kiện cải cách hành chính”; - Đề tài cấp thành phố vào năm 2005: “Chuẩn hóa việc ban hành văn bản quan lý nhà nước của chính quyền xã, phường, thị trấn tại Tp. Hồ Chí Minh” do TS. Lê Văn In làm chủ nhiệm. Đề tài được nghiêm thu xếp loại “Xuất sắc” và được sử dụng để biên soạn thành sách phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã của Thành phố và nhiều địa phương khác ở phía Nam. • Một số khía cạnh khác liên quan đến hành chính và văn bản quản lý như: - Giáo trình văn bản quản lý của tác giả Dương Xuân Thao (2015), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; - Hành chính Văn phòng trong cơ quan Nhà nước (2013) của Học viện hành chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; - Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính của nhóm tác giả Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Xuân Lam, Bùi Văn Lự (2000), NXB Chính trị - Lý luận và phương pháp công tác văn thư của Vương Đình Quyền (2011 –tái bản lần thứ 2, cỏ bổ sung và sửa chữa); NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; - Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thế Quyền năm 2004 về “Hiệu lực và hiệu quả quản lý văn bản hành chính”. Ngoài công trình nghiên cứu trên còn rất nhiều các sách, báo và giáo trình viết về đề tài công tác soạn thảo và ban hành văn bản có đóng góp to lớn làm cơ 3
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sở lý luận cho Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách trong đời sống xã hội. Thực tế, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong các cơ quan Nhà nước, tuy nhiên, các nghiên cứu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản trong các cơ quan Đảng chưa nhiều. Trong những năm gần đây, có thể kể đến nghiên cứu Tập bài giảng Văn bản của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội của tác giả Đỗ Thị Thu Huyền và cộng sự (2019) do NXB Lao động Hà Nội xuất bản, đây là công trình nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ và hoàn chỉnh nhất. Tập bài giảng được phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và đào tạo, bồi dưỡng sinh viên về các văn bản của Đảng, tổ chức chính trị xã hội nói chung tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập một cách trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề cụ thể về công tác soạn thảo và ban hành văn bản từ các yếu tố thể thức và và kỹ thuật trình bày, nội dung, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Những công trình nghiên cứu nói trên chính là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình làm bài khóa luận này. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung: Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện được các mục tiêu trên, những mục tiêu cụ thể như sau: - Đưa ra cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. - Đánh giá thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên 4
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giáo Trung ương. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát về thể loại văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương. - Đánh giá các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. - Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2018 đến hết năm 2020. 6. Giả thuyết nghiên cứu Trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương còn diễn ra một số hạn chế về mặt thẩm quyền ban hành văn bản; về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; về nội dung; quy trình soạn thảo và ban hành. 7. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá đúng thực tiễn về thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp sưu tầm, thống kê số liệu: Để lấy thông tin đầy đủ, chính xác tôi đã sử dụng phương pháp này để khai thác và kế thừa những thông tin đã có từ trước; - Phương pháp phân tích lý luận; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Dựa trên những thông tin đã có, xuyên suốt trong quá trình khảo sát và đánh 5
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giá, tôi sử dụng các phương pháp trên để chọn lọc và đúc kết thông tin. - Phương pháp quan sát: Giúp nhận xét trực quan về việc tổ chức, bố trí, sắp xếp công việc liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành tại cơ quan. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Cho phép thu thập được những thông tin về thực tại cũng như các thông tin của đối tượng; Các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn. - Phương pháp toán học: Thống kê số liệu văn bản để đưa ra nhận xét một cách khách quan, cụ thể. 8. Cấu trúc của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng Chương 2: Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ĐẢNG 1.1. Khái quát về văn bản của Đảng 1.1.1. Khái niệm văn bản và văn bản của Đảng 1.1.1.1. Khái niệm về văn bản Hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Phương tiện giao tiếp này được thực hiện ngay từ buổi đầu của xã hội loài người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thưc hiện được những không gian cách biệt qua nhiều thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản. Theo nghĩa rộng, văn bản là “bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng chứng” hoặc “chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” [1,1078]. Với cách hiểu này, bia đá, hoành phi, câu đối ở đền, chùa; chúc thư, văn khế, thư lịch cổ; tác phẩm văn học hoặc khoa học, kỹ thuật; công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ... ở các cơ quan, tổ chức được gọi chung là văn bản. Khái niệm này được sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu về văn bản, ngôn ngữ học, văn học,... từ trước đến nay ở nước ta. Dưới góc độ văn bản học và hành chính học, tác giả Vương Đình Quyền có đề cập đến khái niệm này trong cuốn sách Lý luận và phương pháp công tác văn thư như sau1 : “Dưới góc độ văn bản học, văn bản được hiểu theo nghĩa rộng tức là: “Văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ nhất định”. Dưới góc độ hành chính học thì văn bản được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: “Khái niệm dùng để chỉ công văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức”. [6,34] 1 Vương Đình Quyền: Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2005, tr [34;56] & tr [34;57]. 7
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư, “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định [25,1]. Với nghĩa này, các loại giấy tờ dùng để quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan, tổ chức như Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Báo cáo, Tờ trình, Đề án... đều được gọi là văn bản. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, tổ chức. 1.1.1.2. Khái niệm văn bản của Đảng Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm Bộ máy được thiết lập với hệ thống các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan từ trung ương đến cơ sở. Đây là hệ thống lớn, tồn tại song song với các cấp chính quyền và trong hoạt động của mình, các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng cũng như các cơ quan chính quyền phải ban hành nhiều văn bản để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành. Quy định số 66 - QĐ/TW ngày 06/02/2017 của Ban Bí thư xác định: “Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng, do các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành (hoặc phối hợp ban hành) theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương” [28,1]. Trong quy định trên, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định thẩm quyền ban hành, hình thức ban hành, mục đích ban hành văn bản của Đảng. Với việc ban hành văn bản, lãnh đạo các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng có thể thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành một cách thuận lợi trong khuôn khổ quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của cơ quan trung ương của Đảng. 1.1.2. Chức năng văn bản của Đảng - Chức năng thông tin: Chức năng thông tin là chức năng vốn có của mọi loại văn bản. Trong hoạt động quản lí của cơ quan Đảng, cùng với xu hướng hội nhập, việc giao dịch giữa các cơ quan diễn ra hàng ngày với nội dung đa dạng và tính chất phức tạp. Mặc dù, các nhà lãnh đạo đã sử dụng các phương thức liên lạc, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để truyền dạt thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch (điện thoại, thư fax, thư điện tử, v.v…) nhưng việc truyền đạt thông tin bằng 8
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 văn bản vẫn chiếm ưu thế quan trọng hàng đầu. Điều này là bởi vì văn bản hóa thông tin không chỉ đạo thuật thuận lợi để tiếp nhận thông tin cho mọi đối tượng nó còn là bằng chứng nhận xét cho những thông tin quản lý của lãnh đạo. Các thông tin trong văn bản của Đảng gồm 3 dạng với những đặc điểm riêng: • Thông tin quá khứ đó là các thông tin liên quan đến những sự việc đã được giải quyết trong quá trình hoạt động của cơ quan Đảng; • Thông tin hiện tại đó là các thông tin liên quan đến những sự việc đang diễn ra trong hoạt động quản lý của cơ quan Đảng; • Thông tin tương lai đó là các thông tin mang tính dự báo cần thiết cho lãnh đạo để xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sau đó nhằm định hướng cho từng lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng. - Chức năng quản lý: Chức năng quản lý của văn bản đảng được thể hiện ở vai trò là phương tiện truyền đạt các thông tin, quyết định quản lý của lãnh đạo đến các đối tượng quản lý. Nhờ việc văn bản hóa thông tin mà phát lãnh đạo của các cơ quan đại có thể quản lý điều hành các hoạt động của cơ quan một cách thuận lợi trong phạm vi không gian và thời gian. - Chức năng định hướng chính trị: Là chức năng đặc thù của văn bản của Đảng. Thực chất, đó là chức năng lãnh đạo được thể hiện qua vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo quy định của pháp luật Đảng Cộng sản Việt Nam Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Lãnh đạo thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào quá trình lãnh đạo của Đảng để thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước, đồng thời lãnh đạo thực hiện mục tiêu chính trị của mỗi tổ chức. Với chức năng định hướng chính trị, các văn bản của Đảng là cơ sở dữ liệu để các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội tổng hợp, nghiên cứu và làm căn cứ xây dựng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành cơ quan tổ chức mình. 9
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Một số chức năng khác - có thể kể đến như chức năng thống kê chức năng văn hóa xã hội hay chức năng thống kê, cụ thể là: Văn bản của Đảng cũng như nhiều loại văn bản khác là sản phẩm sáng tạo của con người, được hình thành trong quá trình nhận thức lao động, để tổ chức xã hội. Do đó, nó mang nhiều yếu tố văn hóa xã hội, phản ánh nguồn gốc hoạt động của xã hội và trong nhiều trường hợp, nó còn thể hiện chức năng văn hóa xã hội. Để tổng kết kinh nghiệm diễn lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển xã hội của tổ chức, các nhà lãnh đạo các cơ quan Đảng còn sử dụng văn bản với mục đích thống kê. Trong các hoạt động của cơ quan thống kê cán bộ, bộ máy tổ chức, v..v.. nhờ có số liệu thống kê qua các văn bản mà các nhà lãnh đạo quản lý có thể theo dõi một cách có hệ thống mọi hoạt động trong cơ quan tổ chức mình. Đồng thời, nhờ có số liệu thống kê mà người dân có thể theo dõi được quá trình hoạt động của đảng trong trường hợp này chức năng thống kê của văn bản của Đảng được thể hiện rõ nét. 1.1.3. Ý nghĩa của văn của Đảng - Ý nghĩa về phương diện chính trị: Với chức năng định hướng chính trị, văn bản của Đảng được ban hành có ý nghĩa chính trị, thể hiện được vai trò lãnh đạo thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước. Với vai trò là lực lượng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và xã hội, các cơ quan Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và chỉ đạo các lực lượng xã hội khác, mà trực tiếp là Đảng thực hiện các chủ trương đường lối đó. Như vậy, có nghĩa là, nếu văn bản chủ trương đường lối của Đảng đúng đắn, sẽ là phương tiện để Đảng và các lực lượng xã hội khác thực hiện có kết quả, đưa quốc gia phát triển phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Đồng thời, việc Nhà nước triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng xét cho cùng cũng là thực hiện mục tiêu chính trị của đất nước. - Ý nghĩa về phương diện quản lý: Theo đó thông qua việc ban hành văn bản, Các đã truyền đạt các thông tin, 10
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quyết định quản lý của mình đến các đối tượng quản lý, giúp các nhà lãnh đạo có thể quản lý, hoạt động của cơ quan một cách thuận lợi trong phạm vi không gian và thời gian. Khi các nhà lãnh đạo thực hiện được mục đích quản lý của mình thông qua các văn bản ban hành, có ý nghĩa rất lớn. Xét phương diện quản lý, đó là hoạt động không thể thiếu, quan trọng bậc nhất trong mỗi cơ quan của Đảng. - Ý nghĩa về phương diện xã hội: Văn bản của Đảng có ý nghĩa xã hội, thông qua chức năng văn hoá – xã hội của nó. Nghĩa là, với đặc trưng là sản phẩm sang tạo của con người, được hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội. Văn bản của Đảng mang yếu tố văn hoá – xã hội và làm một loại văn bản được thừa nhận trong hệ thống văn bản quản lý của các tổ chức tham gia quản lý xã hội trong thế giới đương đại. Như vậy, văn bản của Đảng không chỉ có ý nghĩa trên phương diện quản lý với vai trò là phương tiện truyền đạt cho thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo, mà nó còn là sản phẩm xã hội hiện hữu được đặc trưng bởi sự sáng tạo của con người trong các hoạt động xã hội. 1.1.4. Phân loại văn bản của Đảng Theo Điều 4, Điều 5 tại Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương ban hành về việc quy định thể loại thẩm quyền ban hành văn bản thể thức văn bản của Đảng [28,5], gồm: 1- Cương lĩnh chính trị Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định. 11
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2- Điều lệ Đảng Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức đảng. 3- Chiến lược Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định. 4- Nghị quyết Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. 5- Quyết định Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. 6- Chỉ thị Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể. 7- Kết luận Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể. 8- Quy chế Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. 12
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9- Quy định Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ. 10- Thông tri Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị… của cấp ủy, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. 11- Hướng dẫn Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ quan đảng cấp trên. 12- Thông báo Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện. 13- Thông cáo Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng. 14- Tuyên bố Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng. 15- Lời kêu gọi Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị. 16- Báo cáo Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. 13
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17- Kế hoạch Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. 18- Quy hoạch Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm. 19- Chương trình Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng (hoặc của các đồng chí lãnh đạo) theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể. 20- Đề án Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. 21- Phương án Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của cơ quan, tổ chức. 22- Dự án Dự án là văn bản trình bày có hệ thống về dự kiến cách thức thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong giới hạn về nguồn lực, ngân sách, thời gian đã được xác định trước để triển khai chương trình, đề án, kế hoạch công tác đã đề ra. 23- Tờ trình Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định. 14
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24- Công văn Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. 25- Biên bản Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng. 26- Giấy giới thiệu Giấy giới thiệu là văn bản được dùng để giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức khi đi liên hệ giao dịch với cơ quan, tổ chức khác để thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết việc riêng. 27- Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận là văn bản do một cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân để xác nhận một vấn đề nào đó. 28- Giấy đi đường Giấy đi đường là văn bản do cơ quan, tổ chức cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi công tác làm văn bản xác nhận công vụ và là phương tiện để thanh toán các chế độ công tác phí theo quy định. 29- Giấy nghỉ phép Giấy nghỉ phép là văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ phép theo chế độ quy định. 30- Phiếu gửi Phiếu gửi là văn bản được gửi kèm theo tài liệu phát hành đến cơ quan, tổ chức khác, nhằm làm bằng chứng cho việc gửi và nhận tài liệu. 31- Giấy mời Giấy mời là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để mời tập thể hoặc cá nhân tham dự các hoạt động mang tính sự kiện sắp được tổ chức (cuộc họp, hội nghị, hội thảo…). 15
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32- Phiếu chuyển Phiếu chuyển là văn bản của cơ quan, tổ chức dùng để gửi kèm văn bản đã nhận được đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 33- Thư công Thư công là văn bản không chính thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trao đổi việc công với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác hoặc để thăm hỏi, chúc mừng, cảm ơn, chia buồn… đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức. 1.2. Các yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng 1.2.1. Yêu cầu về thẩm quyền Trong hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản hành cần đảm bảo đúng thẩm quyền, đây là yêu cầu cần được xem xét đầu tiên khi tiến hành soạn thảo văn bản. Điều này có nghĩa là không phải mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đều được ban hành văn bản để giải quyết tất cả những vấn đề trong cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, việc soạn thảo và ban hành văn bản của các cơ quan phải được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cơ quan có thẩm quyền quy định. Mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định bằng văn bản thành lập cơ quan, tổ chức đó. Văn bản thành lập cơ quan có thể bằng Quyết định (cá biệt). Việc căn cứ thẩm quyền để soạn thảo và ban hành văn bản phải quán triệt thực hiện theo đúng văn bản quy định. Theo nguyên tắc này thì các cơ quan, tổ chức được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao chức năng, nhiệm vụ gì thì việc soạn thảo văn bản phải được theo đúng chức năng, nhiệm vụ đó. Nội dung văn bản ban hành không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng và các quy định của cấp trên. Mục đích chính là làm cho mọi đường lối, chủ trương của Đảng được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của cơ quan Đảng khi ban hành văn bản. 16
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ: Ngày 08 tháng 8 năm 2018, Ban chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 144-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo Quyết định này, Ban Tuyên giáo Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn soạn thảo các văn bản của Đảng liên quan đến thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý của Ban Chấp hành Trung ương. 1.2.2. Yêu cầu về nội dung Văn bản, xét trên giá trị sử dụng của nó phải đáp ứng được các yêu cầu về nội dung như sau: + Thứ nhất, nội dung văn bản phải đảm bảo có tính mục đích. Văn bản ban hành phải có chủ đề, có phạm vi điều chỉnh và mức độ điều chỉnh. Tính mục đích là yêu cầu đầu tiên của mỗi văn bản cần có được. Mỗi văn bản phải hướng tới mục đích nhất định, thể hiện rõ mục đích chính trị trong nội dung tức là hướng tới việc thểh iện phương châm, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền đã đề ra. Để đảm bảo yêu cầu này cầu này, trước khi soạn thảo văn bản cần xác định rõ: văn bản này có thực sự cần thiết phải ban hành hay không? Văn bản ban hanh để làm gì? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Giới hạn vấn đề đến đâu? Lời giải của các câu hỏi trên sẽ là định hướng cơ bản cho người thảo, người tham gia góp ý kiến và người duyệt, kí văn bản trong quá trình soạn thảo. + Thứ hai, nội dung văn bản phải có tính khoa học. Điều này thể hiện ở bố cục trình bày văn bản, văn bản cần phải được trình bày một các rõ ràng, mạch lạc, bố cục chặt chẽ, việc sắp xếp các thông tin phải có tính trật tự, đảm bảo tính logic giữa các nội dung trong văn bản. Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo có lượng thông tin cần thiết. Các thông tin này phải được xử lí và đảm bảo chính xác, đầy đủ sự kiện và số liệu. Phải có sự nhất quán, logic về chủ đề, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các ý, Kết cấu hợp lý, chặt chẽ. Ngoài ra, người soạn thảo phải khách quan, không được lồng quan điểm, tư tưởng của cá nhân hoặc động cơ vụ lợi vào văn abnr. 17
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Thứ ba, nội dung văn bản phải hợp pháp. Văn bản của Đảng phải đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tính hợp pháp được hiểu là văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền được ban hành trên cơ sở các căn cứ xác thực. Nội dung văn bản khi ban hành không được mâu thuẫn, trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Hiến pháp hiện hành quy định các tổ chức của Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [21]. Để làm được điều đó, người soạn thảo văn bản phải có một trình độ pháp lí nhất định, kiên sthức tổng hợp nhiều mặt và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ phù hợp. + Thứ tư, nội dung văn bản phải đảm bảo tính khả thi. Văn bản phù hợp với hoàn cảnh thực tế, với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng có liên quan. Ngượ lại, nếu văn bản ban hành mang tính chủ quan, duy ý chí hay vì lợi ích của một phía thì tính khả thi và hiệu quả mang lại của văn bản sẽ bị hạn chế, thậm chí có thể làm tổn thất đến lợi ích của Đảng, Nhà nước hoặc gây khó khăn và thiệt hại cho quần chúng nhân dân. Nội dung văn bản phải phản ánh được các quy luật kinh tế nhằm đưa ra các quy định, mệnh lệnh, hướng nền kinh tế, xã hội vận động theo đúng các quy luật khách quan. Bên cạnh đó, tính khả thi của văn bản còn đồi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn và hợp lí các yêu cầu nêu trên: Không đảm bảo dược tính mục đích, tính hợp pháp, tính khoa học thì văn bản đó khó có khả năng thực thi. 1.2.3. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Hiện nay, việc quy định về các yếu tố thể thức cho văn bản và cách trình bày các yếu tố thể thức đã được thế hiện tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng. Đầu tiên, phạm vi và đối tượng áp dụng của hướng dẫn số 36-HD/VPTW là: 1. Phạm vi điều chỉnh 18
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Văn bản này hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng. - Văn bản chuyên ngành, văn bản khi in thành sách và các ấn phẩm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hướng dẫn này. 2. Đối tượng áp dụng - Văn bản này áp dụng đối với các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở. - Hệ thống các trường chính trị, các cơ quan, tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng văn bản này. Tiếp đó, thể thức văn bản được hiểu là toàn bộ các thành phần cấu thành văn bản do Đảng quy định, được sắp xếp, bố trí một cách khoa học theo đúng từng kiểu loại văn bản, nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng thuận lợi trong các cơ quan, đơn vị. Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm các nội dung: 1. Khổ giấy; 2. Kiểu trình bày; 3. Định lề văn bản; 4. Vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác. Hướng dẫn 36-HD/VPTW cũng quy định thành phần cấu thành văn bản bao gồm 13 yếu tố, trong đó có 9 yếu tố thành phần thể thức bắt buộc và 4 yếu tố thể thức bổ sung, cụ thể như sau: + 9 yếu tố thành phần thể thức bắt buộc bao gồm: 1- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”. 2- Tên cơ quan ban hành văn bản. 3- Số và ký hiệu văn bản. 4- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản. 19
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản. 6- Phần nội dung văn bản. 7- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. 8- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. 9- Nơi nhận văn bản. + 4 yếu tố thể thức bổ sung bao gồm: 1- Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn 2- Chỉ dẫn phạm vi lưu hành, dự thảo văn bản 3- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành 4- Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định. Ngoài ra, còn có hướng dẫn về việc ban hành Bản gốc, bản chính, bản sao và các thành phần thể thức bản sao 1- Bản gốc: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền. 2-Bản chính: Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành. 3- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao. Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải bảo đảm đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây: - Tên cơ quan sao văn bản. - Số và ký hiệu bản sao. - Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản. Chức vụ, chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao. Những quy định về kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Hướng 20
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dẫn 36-HD/VPTW được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên mẫu giấy in sẵn. Yêu cầu Văn bản chính thức của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức Đảng phải thống nhất thể thức và kỹ thuật trình bày để đảm bảo giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn. Trách nhiệm của các cá nhân - Người ký văn bản là người chịu trách nhiệm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. - Chánh Văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng có trách nhiệm thẩm định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. - Cán bộ, nhân viên được giao soạn thảo văn abrn có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trinh bày văn abản. - Cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ văn thư cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trước khi trình ký, phát hành. 1.2.4. Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ văn bản Ngoài các yêu cầu về nội dung và thể thức thì những yêu cầu về ngôn ngữ và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của văn bản của Đảng, đây là yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ loại văn bản nào muốn tạo lập. 1.2.4.1. Văn phong Văn bản của Đảng cần đạt các yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ như: - Diễn đạt phổ thông, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. - Chỉ viết tắt những từ, cụm từ thông dụng. Có thể viết tắt những từ, cụm từ sử dụng nhiều lần trong văn bản, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau cụm từ đó. - Khi viện dẫn cần ghi đầy đủ tên loại văn bản, số ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản và trích yếu nội dung 21
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 văn bản; các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó. - Giải thích rõ các thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong văn bản. - Tuỳ theo nội dung, văn bản được bố cụ theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm, … cho phù hợp. 1.2.4.2. Cách dùng từ ngữ và hành văn Dựa vào đặc trưng văn phong của cơ quan mà việc dùng từ ngữ và hành văn của văn bản có thể sử dụng một số quy tắc, cụ thể như sau: - Quy tắc sử dụng từ ngữ: sử dụng từ ngữ trong văn bản phải chuẩn xác, đơn nghĩa và phải nhất quán. - Cách sử dụng câu và dấu câu: việc sử dụng câu trong văn bản phải đúng và hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp và đúng về nghĩa. Hơn nữa, việc diễn đạt câu phải ngắn gọn, mạch lạc, logic như thế mới có thể diễn đạt được trọn vẹn ý của nội dung văn bản muốn diễn đạt. Việc sử dụng dấu câu lại không thường được người soạn thảo quan tâm chuẩn mực trong quá trình soạn thảo. Trong văn bản việc đa dạng với các tên loại văn bản thì việc sử dụng dấu câu cũng cần phải quan tâm đúng mực. + Theo Tiêu chuẩn TCVN 6909:2001, trong Tiếng Việt có 15 dấu câu sau: SP!(),.:;?[]{}“” + Trong đó, khoảng trắng (SP, space) hay còn gọi là dấu cách, trước và sau mỗi dấu câu còn lại theo quy ước: . Trước các dấu ! ) , . : ; ] } ” không có SP. . Sau các dấu ! ) , . : ; ] } ” có một SP. . Trước các dấu ( [ { “ có một SP. . Sau các dấu ( [ { “ không có SP. . Giữa hai dấu dâu không có SP, trừ khi chúng thuộc 2 câu khác nhau. - Vị trí dấu thanh: Hiện nay chưa có chuẩn thống nhất cho các vị trí dấu 22
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thanh, cũng như cách bỏ dấu bị lệ thuộc rất nhiều vào bộ gõ. Thực tế vẫn tồn tại 2 cách đặt dấu thanh trong Tiếng Việt. + Cũ (theo thẩm mỹ): Oà, oá, oả, oã, oạ + Mới (theo ngữ âm): Òa, óa, ỏa, õa, ọa Có thể đặt dấu thanh theo kiểu cũ hoặc mới nhưng nhất quán một kiểu trong một văn bản được soạn thảo. 1.2.4.3. Số - Khi viết số, điểm cần lưu ý với dấu thập phân và dấu phân cách hàng nghìn đó là dùng dấu phẩy là dấu thập phân. Ví dụ: 9,89 - Dùng dấu chấm hoặc SP để phân nhóm. Ví dụ: 1.234.567 hoặc 1 234 567 - Cách thứ nhất dùng rất phổ biến, trong văn bản nên dùng theo cách này. - Giữa số và đơn vị luôn có một SP. Ví dụ: 9,89 cm 1.2.5. Yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng 1.2.5.1. Quy trình chung về soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng Đối với mỗi loại văn bản của cơ quan khi soạn thảo, tuỳ vào tính chất, mức độ quan trọng có các quy trình soạn thảo tương ứng. Quy trình soạn thảo thường bao gồm các bước sau; - Xây dựng kế hoạch soạn thảo văn bản, trong đó cần xác định: mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi áp dụng; tên gọi, nội dung văn bản; thời gian, tiến độ hoàn thành văn bản; … - Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin có liên quan đến văn bản soạn thảo; - Xây dựng đề cương và biên tập bản thảo văn bản; - Tổ chức góp ý kiến vào sự thảo văn bản, chỉnh sửa và hoàn thiện văn bản; - Xây dựng tờ trình và trình duyệt dự thảo văn bản. [27,5] 23
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.5.2. Nội dung các bước soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng Bước 1. Xác định văn bản cần soạn thảo Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và mục đích giải quyết công việc cụ thể, cấp uỷ hoặc người đứng đầu cơ quan quyết định văn bản cần soạn thảo. Bước 2. Phân công soạn thảo văn bản Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo việc soạn thảo văn bản. Tuỳ vào tính chất, nội dung văn bản cần ban hành, người đứng đầu cơ quan phân công đơn vị hoặ cá nhân soạn thảo văn bản. Cán bộ được phân công chủ trì soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan về tiến độ, nội dung, chất lượng văn bản soạn thảo. Bước 3. Tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản Đối với các văn bản ban hành chủ trương, chính sách, quy định, hướng dẫn chung (các văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn chung), hoặc các văn bản tổng kết việc thực hiện các văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn chung, trước khi trình cấp có thẩm quyền duyệt, ký ban hành phải tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo theo các bước: - Sau khi hoàn thành dự thảo văn bản, phải lấy ý kiến góp ý của các đơn vị, các nhân có liên quan bằng cách tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, hoặc góp ý bằng văn bản theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan. - Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, văn bản được chỉnh sửa, hoàn thiện và trình lãnh đạo, người có thẩm quyền duyệt, ký văn bản. Bước 4. Xây dựng tờ trình và trình duyệt dự thảo văn bản - Người chủ trì soạn thảo xây dựng tờ trình về dự thảo văn bản. Nội dung tờ trình cần nêu rõ sự cần tiết phải ban hành văn bản; quá trình dự thảo; mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, nội dung chính của dự thảo văn bản; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo. - Hồ sơ trình duyệt bao gồm: 24
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Tờ trình; + Dự thảo văn bản; + Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, cá nhân. Bước 5. Duyệt dự thảo văn bản: - Dự thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt. - Dự thảo văn bản đã đạt yêu cầu về nội dung, người có thẩm quyền ký văn bản duyết cho phép phát hành. Người chủ trì soạn thảo văn bản và lãnh đạo phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm thẩm định nội dung văn bản trước khi trình ký. Trường hợp phải sửa chữa, bổ dung, người có thẩm quyền ký văn bản cho ý kiến và chuyển lại cho người chủ trì soạn thảo xử lý tiếp đến khi hoàn chỉnh văn bản. - Dự thảo văn bản cho phép phát hành được chuyển đến văn thư cơ quan để hoàn chỉnh về thể thức văn bản. Văn thư cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định lại thể thức văn bản trước khi trình ký chính thức. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Dảng Văn thư cơ quan chịu trách nhiệm trình ký tất cả các văn bản của cơ quan Ký văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao; người ký phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản mình ký và phải đăng ký chữ kỹ mẫu tại văn thư cơ quan. Người ký không được dung bút chỉ, bút mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai để ký văn bản. Thẩm quyền ký văn bản của Đảng về thể thức đề ký thực hiện theo quy định của Trung ương Đảng và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. [27,6] 25
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết Trong chương 1, đề tài đã đưa ra cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương. Cụ thể là trình bày khái quát về văn bản của Đảng qua việc đưa ra khái niệm, đặc điểm, chức năng, phân loại văn bản của Đảng; các yêu cầu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng bao gồm: yêu cầu về thẩm quyền ban hành văn bản, nội dung văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, sử dụng ngôn ngữ văn bản. Ngoài ra, chương 1 còn đưa ra yêu cầu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản của Đảng. 26
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG 2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. 2.1.1. Lịch sử của BTGTW Tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương là Ban Tuyên truyền và Cổ động. Ban Tuyên truyền và Cổ động được thành lập ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930. Do điều kiện khách quan cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I họp từ ngày 14-30/10/1930 tại Hương Cảng, hội nghị đã ra nghị quyết lập Bộ Tuyên truyền, Bộ Tổ chức và Bộ Công nhân vận động. Nhiệm vụ ban đầu của Bộ Tuyên truyền là tuyên truyền và cổ động chủ nghĩa cộng sản. Giữa năm 1941, Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Ban Tuyên truyền tại các Ban Tỉnh ủy, nhằm mục đích tuyên truyền đường lối của Đảng, gây dựng cơ sở bền vững chuẩn bị cách mạng toàn quốc sau này. Đầu năm 1944, Bộ Tuyên truyền cổ động Việt Minh ra đời. Ban Tuyền truyền cổ động Trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ. Sau cách mạng tháng 8, Ban Tuyên truyền cổ động Trung ương đảm nhiệm nhiệm vụ mới, tuyên truyền chủ trương chính quyền cách mạng mới, ngày độc 27
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lập, xóa mù chữ... Đặc biệt là tuyên truyền đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 14/5/1950 Ban Tuyên truyền Trung ương và Ban Giáo dục Trung ương được thành lập. Ngày 16/4/1951, Trung ương Đảng ra Nghị quyết thành lập Ban Tuyên huấn Trung ương. Ngày 1/12/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng hợp nhất Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Văn giáo Trung ương thành Ban Tuyên huấn văn giáo, gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 30/l/1968, Bộ Chính trị ra Nghị quyết chia tách Ban Tuyên giáo Trung ương làm Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Ngày 11/4/1989, Bộ Chính trị quyết định sáp nhập Ban Văn hoá - Văn nghệ Trung ương (thành lập năm 1980) với Ban Tuyên huấn Trung ương, lấy tên là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương. Ngày 11/4/2007, Bộ Chính trị ra quyết định sáp nhập Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương. 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BTGTW 2.1.2.1. Nghiên cứu, tham mưu Chủ trì, nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, quan điểm, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Tham gia chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại hội Đảng: Chủ trì, phối hợp tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, cụ thể hóa Cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo; tham mưu về nghiên cứu phát triển lý luận chính trị; tổ chức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu một số đề án thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa 28
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Nghiên cứu tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Nghiên cứu, tham mưu công tác tuyên truyền, giáo dục, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo hệ thống truyền thông, báo chí, xuất bản, báo cáo viên, tuyên truyền miệng trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp phân tích những âm mưu, thủ đoạn và các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Kịp thời đề xuất đối sách, biện pháp và chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm, luận điệu, thông tin sai trái; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chủ trì, phối hợp thống nhất đấu tranh với các luận điểm sai trái, xuyên tạc trên cả ba lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa và văn học - nghệ thuật. 2.1.2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực được giao. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng đối với các tỉnh, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương. 29
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng trong lĩnh vực tuyên giáo và theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương về nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng ngoài đối tượng của hệ thống trường chính trị (Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy). Chủ trì, phối hợp kiểm tra về chính trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị, khoa học xã hội trong trường chính trị, hệ thống giáo dục quốc dân và trường của các ngành, đoàn thể. Định hướng tư tưởng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung tuyên truyền và bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động cho hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa phương. Chủ trì, phối hợp hoặc chỉ đạo, hướng dẫn ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy (khi cần thiết) kiểm tra về quan điểm chính trị, tư tưởng các công trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản… Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Cán sự đảng bộ Giáo dục và đào tạo và các cơ quan liên quan trong định hướng tư tưởng, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện. Tổ chức biên soạn, phối hợp phát hành tài liệu nội bộ phục vụ học tập nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng và tài liệu phổ biến kiến thức về giáo dục lý luận chính trị… 30
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2.3. Thẩm định Thẩm định các đề án, văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực tuyên giáo của các cơ quan Đảng, mặt trận, tổ chức đoàn thể và các địa phương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 2.1.2.4. Tham gia, phối hợp trong công tác xây dựng tổ chức Bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Bộ máy và biên chế ban tuyên giáo các cấp. Tham gia với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về phương hướng công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tuyên giáo, về tổ chức Bộ máy, về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tuyên giáo theo phân cấp quản lý. Nghiên cứu và tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể. Phối hợp, tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan trong công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo, hội xuất bản, liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, và các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực phụ trách. Phối hợp với cơ quan của Đảng về báo chí thẩm định, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản theo quy định của Nhà nước. 2.1.2.5. Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác thông tin đối ngoại. 31
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương triển khai, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tuyên giáo đối với các đảng cộng sản, đảng công nhân và một số đảng cầm quyền trên thế giới. 2.1.2.6. Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Chủ trì, phối hợp, đề xuất chủ trương, kế hoạch nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục lý luận chính trị, giáo dục lịch sử truyền thống và đạo đức cách mạng. Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường chính trị, hệ thống trường của các ngành, đoàn thể và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Nghiên cứu và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức; Xây dựng kế hoạch và quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp đối với các ban đảng Trung ương; Thường trực và tham gia một số ban chỉ đạo Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công. Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. 2.1.3. Tổ chức Bộ máy của BTGTW Theo Quyết định số 144-QĐ/TW ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương [29]. 2.1.3.1. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban 32
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1. Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban 2. Võ Văn Phuông - Phó Trưởng ban Thường trực 3. Nguyễn Hữu Thuận (Thuận Hữu) - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm 4. Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm 5. Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban 6. Bùi Trường Giang - Phó Trưởng ban 7. Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức a) Các vụ, đơn vị trực thuộc: - Vụ Lý luận chính trị - Vụ Tuyên truyền - Vụ Báo chí - Xuất bản - Vụ Văn hoá - Văn nghệ - Vụ Khoa học và Công nghệ - Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề - Vụ Các vấn đề xã hội - Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế - Vụ Tổng hợp - Vụ Tổ chức - Cán bộ - Văn phòng - Viện Dư luận xã hội - Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo - Tạp chí Tuyên giáo 33
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ quan thường trực tại Thành phố Đà Nẵng b) Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý: - Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương - Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật) - Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại (có Trang thông tin Đối ngoại điện tử). 2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban Tuyên giáo Trung ương 2.2.1. Thẩm quyền ban hành các loại văn bản Hiện nay, theo quy định của Đảng thì Ban Tuyên giáo Trung ương được phép ban hành các loại văn bản đó là: văn bản của Đảng, văn bản hành chính và các loại văn bản chuyên ngành khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Việc soạn thảo và ban hành văn bản tại Ban dựa trên các căn cứ: - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011; - Quy định số 66-QĐ/TW ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương ban hành về việc quy định thể loại thẩm quyền ban hành văn bản thể thức văn bản của Đảng; - Hướng dẫn 36-HD/VPTW ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng, có phụ lục kèm theo; Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương có thẩm quyền ban hành những loại văn bản, đó là: - Quyết định - Kết luận 34
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quy chế - Quy định - Hướng dẫn - Thông báo - Thông cáo - Báo cáo - Kế hoạch - Quy hoạch - Chương trình - Đề án - Phương án - Dự án - Tờ trình - Công văn - Biên bản - Giấy giới thiệu - Giấy chứng nhận - Giấy đi đường - Giấy nghỉ phép - Giấy mời - Phiếu chuyển - Thư công Căn cứ Quyết định 144-QĐ/TW ngày 08 tháng 8 năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, thẩm quyền ban hành văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định cụ thể như sau: - Trưởng ban giải quyết, phê duyệt và ký để ban hành tất cả các loại văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý của Ban Chấp hành. 35
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, cơ chế chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do Ban chủ trì xây dựng; các công việc lớn, quan trọng và các vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác của Ban. - Xây dựng các chương trình công tác, chương trình hành động, kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hàng năm; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình bộ trưởng hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, đi công tác, đi học đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền được phân công quản lý theo quy định của pháp luật. - Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định của Ban; - Xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan đến việc sử dụng, phân bổ và điều chỉnh các nguồn kinh phí hàng quý, năm do Ban quản lý; - Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao và theo quy định của pháp luật, các Phó Trưởng ban được ký thay Trưởng ban các văn bản theo nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền hoặc trong trường hợp Trưởng banđi công tác, vắng mặt. - Việc ký kết các loại giao dịch, khi Trưởng ban uỷ quyền cho các Phó Trưởng ban ký thay, phải thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự uỷ quyền của Trưởng banbằng văn bản liên quan đến nội dung của giao dịch ký kết. - Văn phòng là đầu mối thực hiện việc kiểm soát và trình ký văn bản; tất cả các loại văn bản trình Lãnh đạo Ban ký đều phải chuyển qua Văn phòng Ban để kiểm tra lần cuối về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày và rà soát lại về nội dung (để đơn vị soạn thảo chỉnh sửa, nếu thấy phát hiện có vấn đề chưa phù hợp). Thủ trưởng đơn vị (Vụ trưởng) soạn thảo ký tắt vào sau dấu (./.) dòng cuối cùng của phần nội dung văn bản; Lãnh đạo Văn phòng ký tắt sau dòng chữ “Nơi nhận” trên một trong hai bản soạn thảo trình ký, trước khi chuyển văn thư trình Lãnh đạo Ban ký. 36
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chánh văn phòng Ban được ký thừa lệnh Trưởng ban các văn bản có tính chất thông báo, truyền đạt ý kiến của Trưởng ban, giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, sao y bản chính, sao lục trích lục, trích sao và một số văn bản được Trưởng banuỷ quyền trực tiếp và theo quy định của pháp luật; được đóng con dấu của Ban trên các văn bản sau khi ký. Phó Chánh Văn phòng được ký thay Chánh Văn phòng các văn bản nêu trên trong trường hợp Chánh Văn phòng đi công tác, vắng mặt. - Lãnh đạo Văn phòng đại diện của Ban không được ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền Trưởng ban trên tất cả các loại văn bản có nội dung thuộc thẩm quyền ban hành của Ban; chỉ được ký một số văn bản hành chính thông thường phục vụ giao dịch, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình phối hợp công tác theo thẩm quyền và khi được Lãnh đạo Ban đồng ý về chủ trương; đồng thời, thực hiện theo đúng nguyên tắc làm việc và trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Lãnh đạo đơn vị được quy định tại Quy chế. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt nội dung của mỗi văn bản sau khi ký, ban hành thuộc phạm vi, thẩm quyền của Văn phòng đại diện. - Văn phòng Ban là đầu mối thực hiện việc ban hành tất cả các loại văn bản của Ban. Có thể nói, căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Ban chấp hành Trung ương giao cho Ban, thẩm quyền ban hành văn bản ở Ban Tuyên giáo Trung ương được quy định rất cụ thể, rõ ràng trong Quy chế làm việc của Ban và các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong cơ quan Ban. Việc căn cứ, tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền ban hành văn bản đã được áp dụng tại Ban Tuyên giáo Trung ương đã tạo nên một hệ thống văn bản rất đồng bộ, không trùng lặp và chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động công vụ của Ban. 2.2.2. Nội dung văn bản