SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ KHÁNH HÀ
MÃ SINH VIÊN : A15914
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Phan Huệ Minh
Sinh viên thực hiện : Lê Khánh Hà
Mã sinh viên : A15914
Chuyên ngành :Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2012
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đƣợc khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự truyền đạt kiến thức của
Quý các Thầy, Cô tại Trƣờng Đại học Thăng Long; sự cho phép và tạo điều kiện của
Ban Giám đốc cùng các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của
Th.S Phan Huệ Minh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận.
Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em
bƣớc vào đời một cách vững vàng và tự tin.
Qua khóa luận này, cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý các
Thầy, Cô tại Trƣờng Đại học Thăng Long, tới Ban Giám đốc cùng các Bác, các Cô,
các Chú, các Anh, các Chị tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt và đặc biệt
là tới Th.S Phan Huệ Minh.
Cuối cùng, em xin đƣợc kính chúc Quý các Thầy, Cô cùng Th.S Phan Huệ Minh
dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời. Đồng kính chúc các Bác,
các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải đƣờng sắt
dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, đạt đƣợc nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH.................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. iv
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP............................1
1.1. Các vấn đề chung về vốn lƣu động......................................................................1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò vốn lưu động......................................1
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động...............................................................1
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động ....................................................................................2
1.1.1.3. Vai trò vốn lưu động .........................................................................................5
1.1.2. Kết cấu và các nhân tố ảnh hướng đến vốn lưu động......................................6
1.1.2.1. Kết cấu vốn lưu động........................................................................................6
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.........................................6
1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.......6
1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động ......................................................................................6
1.1.3.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động................................................7
1.1.4. Quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp....................................8
1.1.4.1. Xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp..............................................8
1.1.4.2. Chính sách quản lý vốn lưu động ....................................................................9
1.1.4.3. Quản lý vốn bằng tiền và chứng khoản khả thị ............................................12
1.1.4.4. Quản lý các khoản phải thu ...........................................................................17
1.1.4.5. Quản lý hàng tồn kho .....................................................................................22
1.1.4.6. Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn................................................................27
1.1.4.7. Vốn lưu động ròng..........................................................................................28
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng
vốn lƣu động.................................................................................................................28
Thang Long University Library
1.2.1. Thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động ....................................................28
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động......................................................29
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................30
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................30
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận........................................................................32
1.3. Các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động...........35
1.3.1. Bảo toàn vốn lưu động .....................................................................................35
1.3.1.1. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn lưu động.......................................................35
1.3.1.2. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động ..................................................................35
1.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ......................................................36
1.3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................36
1.3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT............................39
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt...........................39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................39
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty...........................................................................39
2.1.1.2. Tình hình hoạt động .......................................................................................39
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .................................................................41
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty ........................................................................41
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban..........................................................43
2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh .............................................................45
2.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VRTS..................46
2.2.1. Thực trạng về tình hình tài sản – nguồn vốn..................................................46
2.2.1.1. Tình hình tài sản.............................................................................................47
2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn......................................................................................49
2.2.1.3. Đánh giá chung...............................................................................................52
2.2.2. Thực trạng về hoạt động sản xuất – kinh doanh ............................................52
2.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lƣu động tại VRTS..................55
2.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính...................................................................................55
2.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................55
2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận........................................................................57
2.3.1.3. Vốn lưu động ròng..........................................................................................60
2.3.2. Chính sách quản lý vốn lưu động....................................................................60
2.3.3. Phân tích cơ cấu vốn lưu động ........................................................................62
2.3.4. Phân tích các bộ phận cấu thành vốn lưu động .............................................63
2.3.4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền .............................................................63
2.3.4.2. Các khoản phải thu ngắn hạn........................................................................64
2.3.4.3. Hàng tồn kho...................................................................................................66
2.3.4.4. Tài sản ngắn hạn khác ...................................................................................67
2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tại VRTS.........................................68
2.4.1. Những kết quả đạt được...................................................................................68
2.4.2. Những mặt còn hạn chế...................................................................................69
2.4.3. Nguyên nhân.....................................................................................................69
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................69
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan ..............................................................................70
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI
ĐƢỜNG SẮT ............................................................................................................71
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới của VRTS................................71
3.1.1. Nhận xét khái quát về môi trường kinh doanh của VRTS.............................71
3.1.1.1. Thuận lợi .........................................................................................................71
3.1.1.2. Khó khăn .........................................................................................................71
3.1.2. Định hướng phát triển của VRTS trong thời gian tới ....................................71
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động................72
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.......................................................................72
Thang Long University Library
3.2.2. Quản lý kết cấu vốn lưu động ..........................................................................74
3.2.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ................................................74
3.2.2.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn ..........................................................75
3.2.3. Các biện pháp khác ..........................................................................................78
3.2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới..............................78
3.2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................................78
3.2.4. Một số kiến nghị với nhà nước ........................................................................79
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lƣu động
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lƣu động
VRTS Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt
Thang Long University Library
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phân nhóm khách hàng theo tỷ lệ rủi ro .......................................................18
Bảng 1.2. Điểm tín dụng................................................................................................19
Bảng 1.3. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................20
Bảng 1.4. Sử dụng thông tin rủi ro và không sử dụng thông tin rủi ro .........................21
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của VRTS...................................................................46
Bảng 2.2. Cơ cấu nợ phải trả của VRTS .......................................................................50
Bảng 2.3. Cơ cấu VCSH của VRTS..............................................................................51
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của VRTS ..................................51
Bảng 2.5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VRTS.........................53
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty...................................55
Bảng 2.7. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của VRTS..................................................56
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của VRTS.................57
Bảng 2.9. Hệ số đảm nhiệm VLĐ của VRTS ...............................................................59
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của VRTS ........................................59
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của VRTS.........................................60
Bảng 2.12. Tình hình tài sản ngắn hạn tại Công ty .......................................................62
Bảng 2.13. Cơ cấu vốn bằng tiền của VRTS.................................................................63
Bảng 2.14. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của VRTS.........................................65
Bảng 2.15. Cơ cấu hàng tồn kho ...................................................................................66
Bảng 2.16. Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác của VRTS....................................................67
Bảng 3.1. Số dƣ bình quân các khoản mục năm 2011 của VRTS.................................73
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu ............74
Bảng 3.3. Xét cấp tín dụng cho khách hàng..................................................................76
iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản của VRTS......................................................................47
Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của VRTS...............................................................49
Biểu đồ 2.3 Tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận của VRTS........................................54
Biểu đồ 2.4. Chính sách quản lý vốn lƣu động tại công ty ...........................................61
Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt....................................................................................14
Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu..................................................................14
Đồ thị 1.3. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr.........................15
Đồ thị 1.4. Lƣợng hàng hoá dự trữ................................................................................23
Đồ thị 1.5. Tổng chi phí hàng tồn kho...........................................................................24
Đồ thị 1.6. Mô hình ABC ..............................................................................................26
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của VRTS.................................................................42
Hình 1.1. Hoạt động vận hành ngắn hạn và dòng tiền trong doanh nghiệp....................9
Hình 1.2. Mô hình chính sách cấp tiến..........................................................................10
Hình 1.3. Mô hình chính sách thận trọng......................................................................11
Hình 1.4. Mô hình chính sách dung hoà........................................................................12
Thang Long University Library
iv
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp đƣợc coi là một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định,
còn cần phải có vốn lƣu động. Vốn lƣu động (VLĐ) của doanh nghiệp đƣợc ví nhƣ
máu tuần hoàn trong cơ thể con ngƣời bởi sự tƣơng đồng về tính tuần hoàn và sự cần
thiết của nó đối với doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp nói chung và VLĐ nói riêng
có mặt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động
đƣợc trơn tru hơn. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Tùy thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh
nghiệp cần có một lƣợng VLĐ nhất định. Với số VLĐ huy động đƣợc, doanh nghiệp
cần sử dụng sao cho nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất
lƣợng tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và tái sản
xuất, là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói nhiệm vụ
cơ bản của doanh nghiệp là bảo toàn VLĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trên cơ
sở tôn trọng các quyết định tài chính và pháp luật để tiến tới mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận.
Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, doanh nghiệp phải tự tìm nguồn huy động vốn,
tự chủ trong việc tổ chức và sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm
bảo tự bù đắp chi phí, nộp thuế và có lãi. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau cùng song song tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau nên doanh nghiệp nào hoạt
động có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả
sẽ phá sản. Do vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ đã trở thành mục tiêu sống còn đối với mọi
doanh nghiệp.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề cùng với những kiến thức tích luỹ
trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Thăng Long và thời gian thực tập tại Công
ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đường sắt”.
2. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ.
Phạm vị nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt trong giai đoạn 2010 – 2011 nhằm đƣa ra một số biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty này.
v
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoá luận là phƣơng pháp phân tích, tổng
hợp, giải thích dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp và điều kiện thực tế của công ty.
4. Kết cấu khoá luận
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn lƣu
động trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần
Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại
Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Các vấn đề chung về vốn lƣu động
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
a) Khái niệm
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tƣ liệu lao động, các doanh nghiệp
còn cần có các đối tƣợng lao động. Khác với các tƣ liệu lao động, các đối tƣợng lao
động (nhƣ nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ tham gia vào một chu kỳ
sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó đƣợc chuyển
dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tƣợng lao động nói trên, xét về mặt hình thái hiện vật đƣợc gọi là các
tài sản lƣu động (TSLĐ), xét về hình thái giá trị đƣợc gọi là vốn lƣu động.
Từ phân tích trên, ta rút ra khái niệm cơ bản về vốn lƣu động:
“Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của
doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục. Vốn lưu
động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành
tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.”
(PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Tài chính doanh nghiệp)
VLĐ của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thông qua TSLĐ. TSLĐ của doanh
nghiệp là những tài sản bằng tiền hoặc những tài sản có thể trở thành tiền trong chu kỳ
kinh doanh, bao gồm: Vốn bằng tiền; hàng tồn kho; các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc;
các khoản phải thu; đầu tƣ tài chính ngắn hạn; chi phí sự nghiệp. Trong đó:
 Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm của chu kỳ kinh doanh.
 Hàng tồn kho: bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp (hàng hoá, nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ), hàng đang đi trên đƣờng, hàng gửi đi bán và các khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
 Các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc: bao gồm các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc cho các
nhà cung ứng theo hợp đồng và các khoản tạm ứng khác.
 Các khoản phải thu: bao gồm nợ phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ và các
khoản phải thu khác.
 Đầu tƣ tài chính ngắn hạn: bao gồm cổ phiếu, trái phiếu mà doanh nghiệp đã
mua để từ đó thu đƣợc lợi ích trực tiếp, hoặc gia tăng giá trị của chúng trong thời gian
ngắn.
2
 Chi phí sự nghiệp: các khoản chi một lần nhƣng đƣợc phân bổ cho nhiều thời kỳ
khác nhau.
b) Đặc điểm
Do trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi
các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ có các đặc điểm sau:
 Trong quá trình chu chuyển, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
 Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và đƣợc hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu
kỳ kinh doanh.
 VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu đƣợc của quá trình tái sản xuất. Muốn
quá trình tái sản xuất đƣợc liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tƣ vào các
hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có đƣợc mức tồn tại hợp lý và
đồng bộ với nhau. Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hoá hình thái của VLĐ trong
quá trình luân chuyển đƣợc thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng
hiệu suất sử dụng VLĐ và ngƣợc lại.
VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tƣ, hàng hoá.
Số VLĐ nhiều hay ít phản ánh lƣợng vật tƣ, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều
hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh việc sử dụng vật tƣ có tiết
kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lƣu thông có hợp lý hay không. Bởi
vậy, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời
đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động
a) Phân loại theo vai trò của vốn lưu động
 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm:
 Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyên
vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
 Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành nên sản
phẩm, làm cho sản phẩm bền đẹp hơn.
 Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy
móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy
móc thiết bị sản xuất, phƣơng tiện vận tải,…
 Vốn vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản
xuất nhƣ bao ni lông, giấy hộp,…
Thang Long University Library
3
 Vốn công cụ dụng cụ nhỏ: là giá trị những công cụ lao động nhỏ, có thể tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhƣng giá
trị nhỏ, không đủ tiêu chuẩn TSCĐ.
 VLĐ trong khâu sản xuất (Vsx) gồm:
 Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm): là giá trị khối lƣợng sản phẩm
đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc
một vài quy trình chế biến nhƣng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
 Vốn chi phí trả trƣớc: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhƣng chi
phí này tƣơng đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo
cho giá thành ổn định nhƣ: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiền
lƣơng công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng,…
 VLĐ trong khâu lƣu thông:
 Vốn thành phẩm: gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho đƣợc dự trữ
cho quá trình tiêu thụ.
 Vốn hàng hoá: là những hàng hoá phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị kinh
doanh thƣơng mại).
 Vốn hàng gửi bán: là giá trị của hàng hoá, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi cho
khách hàng mà chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận.
 Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
 Vốn trong thanh toán: là những khoản phải thu hoặc tạm ứng phát sinh trong
quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ.
 Vốn đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn: là giá trị các loại chứng khoán ngắn hạn.
Qua cách phân loại trên, ta biết kết cấu VLĐ, từ đó có thể đánh giá tình hình
phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy đƣợc vai trò của
từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp
quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả.
b) Phân loại theo hình thái biểu hiện
 Vốn vật tƣ hàng hoá: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá,… Đối với loại
vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu VLĐ đảm bảo cho
quá trình sản xuất và tiêu thụ đƣợc liên tục.
 Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các
khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn
nên cần quản lý chặt chẽ.
 Vốn trả trƣớc ngắn hạn: nhƣ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; chi phí nghiên cứu, cải
tiến kỹ thuật; chi phí về công cụ dụng cụ.
4
Qua cách phân loại này, doanh nghiệp có thể xem xét, đánh giá mức tồn kho dự
trữ, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân
loại này, doanh nghiệp tìm ra biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và
thấy đƣợc kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hƣớng điều chỉnh hợp lý, có
hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên, liên tục.
c) Phân loại theo nguồn hình thành
 Vốn chủ sở hữu:
 Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách: là vốn do nhà nƣớc cấp
cho doanh nghiệp đƣợc xác nhận trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp
phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển. Vốn do nhà nƣớc cấp có 2 loại là vốn cấp
ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sử dụng
vốn này phải nộp ngân sách nhà nƣớc một tỉ lệ phần trăm nào đó trên vốn cấp.
 Vốn cổ phần, liên doanh: là vốn do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với
doanh nghiệp khác trong và ngoài nƣớc để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.
Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh
này có thể gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia
nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng kinh doanh quy định góp vốn
bằng máy móc thiết bị.
 Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh: là số vốn doanh nghiệp tự bổ sung thêm
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: lợi nhuận để lại, các quỹ của
doanh nghiệp hoặc do các chủ sở hữu tự bổ sung để mở rộng quy mô sản xuất.
 Vốn tín dụng (vốn đi vay):
 Vốn tín dụng thƣơng mại: là tín dụng thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng.
Tín dụng thƣơng mại là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, mua bán trả
chậm hay trả góp. Tín dụng thƣơng mại luôn gắn với một lƣợng hàng hoá dịch vụ cụ
thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán,
chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng. Tín dụng thƣơng mại
không chỉ là phƣơng thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt mà nó còn tạo ra khả năng mở
rộng hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, tín dụng thƣơng mại thƣờng có
thời hạn ngắn nên doanh nghiệp cần quản lý một cách khoa học để có thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu của mình.
 Vốn tín dụng ngân hàng: là phần vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân
hàng thƣơng mại. Đây là hình thức tín dụng quan trọng nhất. Các ngân hàng có thể đáp
ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp với thời hạn từ vài ngày tới một năm với
lƣợng vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Ngân hàng có thể cấp tín dụng
Thang Long University Library
5
cho doanh nghiệp theo nhiều phƣơng thức khác nhau (cho vay theo từng món, cho vay
luân chuyển). Song song với việc lựa chọn ngân hàng, doanh nghiệp cũng cần cân
nhắc đến khả năng trả nợ và chi phí sử dụng vốn.
 Vốn chiếm dụng của các đối tƣợng khác: gồm các khoản phải trả cán bộ công
nhân viên; thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc nhƣng chƣa đến hạn trả,
phải nộp; các khoản tiền đặt cọc. Sử dụng nguồn vốn chiếm dụng này doanh nghiệp
không phải trả lãi nhƣng nguồn vốn này không lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của
doanh nghiệp.
Cách phân loại này cho thấy kết cầu hình thành VLĐ của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp lựa chọn đối tƣợng huy động vốn tối ƣu để có đƣợc số vốn ổn định, đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
d) Phân loại theo khả năng chuyển hoá thành tiền
 Vốn bằng tiền: là tài sản có tính thanh khoản cao nhất đảm bảo khả năng thanh
toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền mặt; tiền gửi ngân hàng; tiền trong
thanh toán.
 Vàng bạc, đá quý, kim cƣơng: là nhóm tài sản đặc biệt đƣợc sử dụng vào mục
đích dự trữ.
 Tài sản tƣơng đƣơng tiền: gồm các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền cao
khi cần thiết. Bao gồm: chứng khoán ngắn hạn dễ bán; các giấy tờ có giá ngắn hạn
đƣợc đảm bảo hoặc có độ an toàn cao (hối phiếu ngắn hạn, kỳ phiếu thƣơng mại, bộ
chứng từ hoàn chỉnh,…).
 Vốn các khoản phải thu: là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Đây là các
khoản tín dụng thƣơng mại phát sinh trong quá trình quan hệ mua bán hàng hoá, tuỳ
theo mức độ rủi ro có thể chia thành các loại: Độ tin cậy cao (khả năng thanh toán
100%); độ tin cậy trung bình (khả năng thanh toán 90% - 95%); độ tin cậy thấp (khả
năng thanh toán 70% – 80%); không thể thu hồi đƣợc.
 Hàng tồn kho: gồm toàn bộ hàng hoá, vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các
kho hàng, quầy hàng của doanh nghiệp.
 Vốn TSLĐ khác nhƣ tạm ứng, chi phí trả trƣớc, thế chấp, ký cƣợc, ký quỹ ngắn
hạn,…
1.1.1.3. Vai trò vốn lưu động
VLĐ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Không có VLĐ doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất của doanh
nghiệp, từ khâu dự trữ, sản xuất đến lƣu thông. Chính vì vậy, việc sử dụng VLĐ có
hiệu quả hay không ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
6
Chu kỳ vận động của VLĐ chỉ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣng lại
có ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Tăng nhanh tốc độ luân chuyển
vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.
Quá trình vận động của VLĐ là một chu kỳ khép kín, từ hình thái này sang hình
thái khác rồi trở về hình thái ban đầu. Chu kỳ vận động của VLĐ là cơ sở đánh giá khả
năng thanh toán và hiệu quả sản xuất - kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
1.1.2. Kết cấu và các nhân tố ảnh hướng đến vốn lưu động
1.1.2.1. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu VLĐ là tỷ trọng giữa từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ của doanh
nghiệp.
Nghiên cứu VLĐ giúp doanh nghiệp thấy đƣợc tình hình phân bổ VLĐ và tỷ
trọng của mỗi loại vốn trong từng giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm
quản lý VLĐ, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
 Nhân tố về mặt sản xuất: gồm các nhân tố quy mô sản xuất, tính chất sản xuất,
trình độ sản xuất, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ
trọng VLĐ ở các khâu dự trữ - sản xuất – lƣu thông cũng khác nhau.
 Nhân tố về cung ứng tiêu thụ:
 Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thƣờng cần rất nhiều vật tƣ,
hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Đơn vị cung ứng vật tƣ, hàng hoá
càng nhiều, càng gần, có uy tín càng cao thì vốn dự trữ càng ít.
 Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hƣởng nhất định đến kết cấu
VLĐ. Khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa đơn vị
mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hƣởng đến kết cấu VLĐ.
 Nhân tố về mặt thanh toán: sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau thì vốn
chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau, do đó nó cũng ảnh hƣởng đến
việc tăng giảm VLĐ chiếm dùng ở khâu này.
1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động
 Nội dung phƣơng pháp: xác định số vốn cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn
luân chuyển nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh đƣợc tiến hành bình
thƣờng, liên tục.
Thang Long University Library
7
 Ý nghĩa:
 Nhu cầu VLĐ hợp lý là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm.
 Nhu cầu VLĐ là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của doanh
nghiệp, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế.
 Nhu cầu VLĐ là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp khác và với ngân hàng.
 Nguyên tắc xác định nhu cầu VLĐ:
 Đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tránh tình trạng
ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn gây ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm.
 Cân đối với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp (VLĐ là một bộ phận
cấu thành nguồn tài chính của doanh nghiệp).
1.1.3.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
a) Phương pháp trực tiếp
Nội dung phƣơng pháp: căn cứ vào các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng
VLĐ để xác định nhu cầu của từng khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn
bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Công thức:
𝑉 = 𝑀𝑖𝑗 × 𝑁𝑖𝑗
𝑛
𝑗=1
𝑘
𝑖=1
Trong đó: V: Nhu cầu VLĐ của Công ty.
M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại VLĐ đƣợc tính toán.
N: Số ngày luân chuyển của loại vốn đƣợc tính toán.
i: số khâu kinh doanh (i = 1,k).
j: Loại vốn sử dụng (j = 1,n).
 Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của 1 loại vốn nào đó trong khâu tính toán đƣợc
tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ chia số ngày trong kỳ.
 Số ngày luân chuyển của 1 loại vốn nào đó đƣợc xác định căn cứ vào các nhân tố
liên quan về số ngày luân chuyển loại vốn đó trong từng khâu tƣơng ứng.
Ƣu, nhƣợc điểm phƣơng pháp:
 Ƣu điểm: Xác định đƣợc nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh
doanh, tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu
sử dụng.
8
 Nhƣợc điểm: vật tƣ sử dụng có nhiều loại, quá trình sản xuất – kinh doanh
thƣờng có nhiều khâu nên việc tính toán nhu cầu theo tƣơng đối phức tạp và mất thời
gian.
b) Phương pháp gián tiếp
Phƣơng pháp này căn cứ vào số dƣ bình quân VLĐ và doanh thu tiêu thụ kỳ báo
cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch
để xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu dự trữ - sản xuất – lƣu thông năm kế hoạch.
Vvlc = Vvlco ×
0
1
F
F
× (1 – t %)
Vdd = Vddo ×
0
1
P
P
× (1 – t %)
Vtp = Vtpo ×
0
1
Z
Z
× (1 – t %)
Vđm = Vbqo ×
0
1
M
M
× (1 – t %)
Trong đó: Vbqo: Số dƣ bình quân của toàn bộ VLĐ năm báo cáo.
M1, M0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo.
t %: Tỷ lệ tăng tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo
cáo.
𝑡% =
𝐾0 − 𝐾1
𝐾0
× 100%
Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định VLĐ trong mỗi khâu.
1.1.4. Quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.4.1. Xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Chu kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian tính từ lúc mua nguyên vật liệu, hàng lƣu
kho cho đến khi bán hàng và thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gồm 2 bộ phận: thời gian
luân chuyển kho trung bình và thời gian thu tiền trung bình.
Chu kỳ kinh doanh miêu tả cách thức sản phẩm biến đổi qua từng loại tài khoản
TSLĐ. Các sản phẩm bắt đầu vòng đời là hàng lƣu kho, sau đó thành phải thu khách
hàng khi đƣợc bán đi và cuối cùng chuyển thành tiền khi thu đƣợc tiền bán hàng.
Thang Long University Library
9
Hình 1.1. Hoạt động vận hành ngắn hạn và dòng tiền trong doanh nghiệp
1.1.4.2. Chính sách quản lý vốn lưu động
VLĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp thƣơng mại thì VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn. Mặt khác, mọi
hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp đều liên quan đến VLĐ, trực tiếp làm
VLĐ thay đổi. Vì vậy, việc quản lý VLĐ quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý VLĐ là việc các doanh nghiệp sử dụng các khoản vốn bằng tiền, hàng
tồn kho, các khoản phải thu, đầu tƣ tài chính ngắn hạn một cách có hiệu quả nhất nhằm
tối đa hoá lợi nhuận.
VLĐ trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm khác
nhau nên cần tiến hành quản lý theo từng loại: quản lý vốn bằng tiền, quản lý các
khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho, quản lý đầu tƣ tài chính ngắn hạn.
Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng biệt và việc quản lý
VLĐ tại mỗi doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Thông qua việc thay
đổi cấu trúc tài sản và nợ, công ty có thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng
kể.
Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong doanh nghiệp: chính sách
cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hoà.
Mua hàng
lƣu kho Bán hàng
Vòng quay các
khoản phải thu
Vòng quay
hàng lƣu kho
Vòng quay các
khoản phải trả Vòng quay tiền
Trả tiền
hàng lƣu kho
Thu tiền
bán hàng
Chu kỳ kinh doanh
10
a) Chính sách vốn lưu động cấp tiến
Hình 1.2. Mô hình chính sách cấp tiến
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp
tiến và nợ cấp tiến. Qua mô hình trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng một phần
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ.
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có các đặc điểm:
 Khả năng thanh toán không đƣợc đảm bảo: quản lý TSLĐ theo trƣờng phái cấp
tiến thƣờng duy trì mức thấp nhất của toàn bộ TSLĐ, Công ty chỉ giữ một mức tối
thiểu trong tay, dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và vay ngắn hạn để đáp ứng
mọi nhu cầu không dự báo trƣớc. Do vậy, nếu quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến
tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
 Sự ổn định của nguồn vốn không cao: do nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là
nguồn ngắn hạn, có thời gian sử dụng dƣới 1 năm.
 Thời gian quay vòng tiền đƣợc rút ngắn: chính sách quản lý cấp tiến, thông qua
giảm mức trung bình của phải thu khách hàng và hàng lƣu kho, làm tăng vòng quay và
rút ngắn thời gian quay vòng; do đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh dẫn tới rút ngắn thời
gian quay vòng tiền.
 Chi phí thấp: Quản lý TSLĐ và Nợ ngắn hạn theo trƣờng phái cấp tiến sẽ làm
giảm chi phí. Phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý cũng ở mức thấp.
Hàng lƣu kho đƣợc giữ ở mức tối thiểu giúp làm giảm chi phí lƣu kho cũng nhƣ những
tổn thất do lỗi thời, hƣ hỏng,… Lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn làm chi phí
lãi vay ngắn hạn thấp hơn dài hạn.
 Rủi ro cao: quản lý TSLĐ theo trƣờng phái cấp tiến có thể gặp phải một số rủi ro
nhƣ: không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả, Công ty dự trữ
hàng thấp dẫn đến việc doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ. Quản lý Nợ ngắn
hạn theo trƣờng phái cấp tiến có những rủi ro xuất phát từ điều kiện kinh tế chung và
TSLĐ
TSCĐ
NVNH
NVDH
Thang Long University Library
11
liên tục có nhu cầu tái tài trợ ngắn hạn, lãi suất cho vay biến động làm tăng rủi ro cho
Công ty.
 Thu nhập yêu cầu cao: quản lý VLĐ theo trƣờng phái cấp tiến có doanh thu dự
kiến cao hơn; chi phí quản lý, chi phí lãi vay,… thấp hơn sẽ làm cho EBT cao hơn.
Nhƣ vậy, chính sách này tuy đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng cao.
b) Chính sách vốn lưu động thận trọng
Hình 1.3. Mô hình chính sách thận trọng
Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản
thận trọng và nợ thận trọng. Qua mô hình trên cho thấy doanh nghiệp sử dụng một
phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ.
Chính sách quản lý VLĐ thận trọng có các đặc điểm sau:
 Khả năng thanh toán đƣợc đảm bảo: Quản lý TSLĐ theo trƣờng phái thận trọng
duy trì TSLĐ ở mức cao, luôn đủ để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn.
 Tính ổn định của nguồn vốn cao: do nguồn vốn chủ yếu là dài hạn, thời gian sử
dụng trên 1 năm nên doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đầu tƣ vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mà chƣa phải lo ngay đến việc trả nợ.
 Thời gian quay vòng tiền dài: do hàng lƣu kho và các khoản phải thu khách hàng
tăng, làm tăng thời gian quay vòng, kéo dài chu kỳ kinh doanh, từ đó dẫn tới tăng thời
gian quay vòng tiền.
 Chi phí huy động vốn cao: quản lý TSLĐ và Nợ ngắn hạn theo trƣờng phái thận
trọng sẽ làm tăng chi phí. Phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý cũng ở
mức cao. Hàng lƣu kho đƣợc giữ ở mức tối đa làm tăng chi phí lƣu kho và các khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lãi suất cho vay dài hạn cao làm chi phí lãi vay tăng.
 Hạn chế rủi ro: quản lý VLĐ theo trƣờng phái thận trọng có thể gặp phải một số
rủi ro nhƣ: biến động lãi suất cho vay dài hạn,… Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể
TSLĐ
TSCĐ
NVNH
NVDH
12
tránh đƣợc một số rủi ro nhƣ biến động tăng giá thành sản phẩm do dự trữ hàng tồn
kho ở mức cao, giúp làm giảm chi phí,…
 Thu nhập yêu cầu không cao: quản lý VLĐ theo trƣờng phái thận trọng có doanh
thu dự kiến không cao; chi phí quản lý, chi phí lãi vay,… cao sẽ làm cho EBT thấp.
Nhƣ vậy, chính sách này hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, nhƣng đem lại lợi
nhuận không cao.
c) Chính sách vốn lưu động dung hoà
Hình 1.4. Mô hình chính sách dung hoà
Dựa trên cơ sở của nguyên tắc tƣơng thích đƣợc thể hiện trên mô hình cho thấy
TSLĐ đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSCĐ đƣợc tài trợ hoàn toàn
bằng nguồn dài hạn. Chính sách dung hoà có đặc điểm kết hợp quản lý tài sản thận
trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lý tài sản cấp tiến và nợ thận trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt đƣợc trạng thái tƣơng thích không hề đơn giản do
vấp phải nhiều vấn đề nhƣ sự tƣơng thích kỳ hạn, luồng tiền hay khoảng thời gian. Do
vậy mà chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái tƣơng thích, dung hoà rủi ro và
tạo ra mức lợi nhuận trung bình, hạn chế nhƣợc điểm của 2 chính sách cấp tiến và thận
trọng.
1.1.4.3. Quản lý vốn bằng tiền và chứng khoản khả thị
Tiền mặt đƣợc hiểu là tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh
nghiệp tại ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán
của một doanh nghiệp, tƣơng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi
thƣờng xuyên phải có một lƣợng tiền tƣơng xứng đảm bảo cho tình hình tài chính của
doanh nghiệp ở trạng thái bình thƣờng. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi lƣu giữ vốn bằng
tiền cũng nhằm 3 mục đích chính:
TSLĐ
TSCĐ
NVNH
NVDH
Thang Long University Library
13
 Thực hiện mục đích giao dịch: doanh nghiệp lƣu giữ vốn bằng tiến để thanh toán,
trả lƣơng cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức,…
 Thực hiện mục đích đầu cơ: doanh nghiệp dự trữ một lƣợng vốn bằng tiền để sẵn
sàng thực hiện các cơ hội kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao.
 Thực hiện mục đích phòng bị: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
vốn bằng tiền vận động không theo một quy luật nhất định nào cả, do vậy doanh
nghiệp phải duy trì một lƣợng tiền mặt để dự phòng các nhu cầu chi bất thƣờng.
Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính linh hoạt cao, dù lƣu giữ với mục đích gì thì
việc quản lý vốn bằng tiền là hết sức quan trọng.
b) Xác định mức tồn quỹ tối ưu:
Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh
nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh đƣợc rủi
ro mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều tiền mặt sẽ gây tình trạng
ứ đọng vốn. Tuy nhiên, giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết vì nó đảm bảo giao
dịch kinh doanh hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các
dịch vụ cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trƣờng hợp biến động
không lƣờng trƣớc đƣợc của dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp, hƣởng lợi thế trong
thƣơng lƣợng mua hàng. Do đó doanh nghiệp cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ƣu.
Để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều
phƣơng pháp nhƣ: mô hình Baumol, mô hình Mille – Orr…
*/ Mô hình Baumol:
 Giả định:
 Tình hình thu – chi tiền ổn định, đều đặn.
 Không tính đến tiền thu trong kỳ hoạch định.
 Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn.
Do thu – chi tiền mặt tại công ty là đều đặn nên lƣợng tiền mặt biến thiên nhƣ
sau:
14
Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt
Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu
Chi phí giao dịch (TrC): TrC =
T
C
× F
Trong đó: T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm.
C: Quy mô 1 lần bán chứng khoán.
F: Chi phí cố định của 1 lần bán chứng khoán.
 Chi phí cơ hội (OC): OC =
C
2
× K
Trong đó:
𝐶
2
: Mức dự trữ tiền mặt trung bình.
TC
TrC
OC
Chi phí giữ tiền mặt
𝐶∗ Tiền mặt (C)
Bán
CK
Tiền mặt cuối kỳ
(0)
Tiền mặt đầu kỳ
(C)
Thời gian
1 2
Thang Long University Library
15
K: Lãi suất đầu tƣ chứng khoán.
 Tổng chi phí (TC): TC = TrC + OC =
T
C
× F +
C
2
× K
Ta có tổng chi phí là một hàm của C hay TC = f(C). Để tổng chi phí là nhỏ nhất
thì f’(C) = 0. Từ đó ta tính đƣợc mức dự trữ tiền mặt tối ƣu:
𝐶∗
=
2 × 𝑇 × 𝐶
𝐾
Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp bán chứng
khoán để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán
chứng khoán. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền thì doanh nghiệp sẽ
mất khoản tiền thu đƣợc do không đầu tƣ chứng khoán hay gửi tiết kiệm.
Do mô hình Baumol áp dụng với những giả định nhất định nên không phù hợp
với các doanh nghiệp mang tính chất thời vụ, có lƣợng vốn bằng tiền phát sinh không
đều.
*/ Mô hình Miller – Orr
Đồ thị 1.3. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr
Đồ thị trên cho thấy lƣợng vốn bằng tiền vận động không theo quy luật cho đến
khi đạt đƣợc giới hạn trên. Tại điểm này, doanh nghiệp sẽ dùng tiền mua chứng khoán
nhằm làm giảm số dƣ vốn bằng tiền mục tiêu. Khi vốn bằng tiền mục tiêu vận động
đến giới hạn dƣới, lúc này doanh nghiệp sẽ bán lƣợng chứng khoán đủ để đƣa vốn
bằng tiền lên mức mục tiêu. Nhƣ vậy, mức vốn bằng tiền lƣu giữ dao động tự do trong
khoảng giữa giới hạn trên và giới hạn dƣới. Khi đó, doanh nghiệp mua hay bán chứng
khoán để tái lập mức số vốn dƣ bằng tiền mong muốn.
Khoảng
cách (d)
Thời gian
Giới hạn
trên (Gt)
Giới hạn dƣới
(Gd)
Mục tiêu
(C*
)
16
Công thức xác định lƣợng tiền mặt tối ƣu:
𝐶∗
= 𝐺 𝑑 +
𝑑
3
𝐺𝑡 = 𝐺 𝑑 + 𝑑
𝑑 = 3 ×
3
4
×
𝛿2×𝐹
𝑖
3
Trong đó: Gd: Giới hạn dƣới.
Gt: Giới hạn trên.
d: Khoảng dao động tiền mặt.
𝛿2
: Phƣơng sai thu – chi ngân quỹ 1 ngày.
i: Lãi suất (chi phí cơ hội) bình quân 1 ngày.
c) Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ
Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ngân
quỹ hàng năm đƣợc lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng, từng tuần.
Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm: thu từ kết quả kinh doanh; đi vay.
Trong đó, thu từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất vì nó dự đoán đƣợc trên cơ sở
các khoản thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ.
Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thƣờng bao gồm: chi cho hoạt động kinh doanh
nhƣ mua sắm tài sản; trả lƣơng; các khoản chi cho hoạt động đầu tƣ theo kế hoạch của
doanh nghiệp; các khoản trả lãi; nộp thuế và các khoản chi khác.
d) Quản lý chặt chẽ các khoản thu bằng tiền
Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi bằng tiền mặt để tránh
tình trạng mất mát, lạm dụng tiền của công, mƣu lợi cá nhân. Trong việc quản lý,
doanh nghiệp cần chú ý:
 Tất cả các khoản thu – chi tiền mặt đều phải thông qua quỹ, không đƣợc thu –
chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.
 Việc xuất quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu
– chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải kiểm tra, đối chiếu
tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thì thủ quỹ và kế
toán phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời. Chỉ
để tồn quỹ mức tối thiểu cần thiết, số tiền thu trong ngày vƣợt quá mức tồn quỹ có thể
gửi vào ngân hàng để hƣởng lãi.
 Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm quá trình chi tiền. Mặt khác, doanh
nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt.
Thang Long University Library
17
1.1.4.4. Quản lý các khoản phải thu
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu
Theo dõi và thực hiện việc thu nợ chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý VLĐ.
Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Các nhân tố ảnh hƣởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp:
 Quy mô sản phẩm – hàng hoá bán chịu cho khách hàng: trong một số trƣờng
hợp, để khuyến khích ngƣời mua, doanh nghiệp thƣờng áp dụng phƣơng pháp bán chịu
(giao hàng trƣớc, trả tiền sau) đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm chi
phí do việc tăng thêm các khoản phải thu của khách hàng (chi phí quản lý nợ phải thu,
chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro,…). Đổi lại, doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận
nhờ mở rộng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ.
 Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp: đối với các
doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh
nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
 Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng: nếu lƣợng nợ phải thu quá
lớn thì không thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
 Mức độ quan hệ và tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp: đối với
các khách hàng lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì thời gian thu tiền bình quân thƣờng dài
hơn các khách hàng nhỏ, tiềm lực tài chính yếu.
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu
bán chịu quá nhiều dẫn đến chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các
khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp
cần có chính sách bán chịu phù hợp và có các biện pháp quản lý chặt các khoản phải
thu.
b) Xác định chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng
 Nợ phải thu từ khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào khối lƣợng hàng hoá, dịch vụ
bán chịu cho khách hàng vè thời gian bán chịu.
 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp:
 Mục tiêu mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
 Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm.
18
 Tính cạnh tranh: doanh nghiệp cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ
cạnh tranh để có chính sách thích hợp và có lợi.
 Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thể mở rộng bán
chịu cho khách hàng khi nợ phải thu của doanh nghiệp ở mức cao và có sự thiếu hụt
lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi bằng tiền.
c) Phân tích năng lực khách hàng
Để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần phân tích năng lực
tín dụng của khách hàng. Để làm đƣợc điều này, doanh nghiệp cần xây dựng một tiêu
chuẩn tín dụng hợp lý và xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu
tiêu chuẩn của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đề ra thì mới cấp
tín dụng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn tín dụng cũng phải phù hợp, nếu doanh nghiệp đặt ra
tiêu chuẩn tín dụng quá cao có thể sẽ loại bỏ mất khách hàng tiềm năng. Ngƣợc lại,
nếu tiêu chuẩn khách hàng quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và
chi phí thu tiền cao.
Một số tiêu chuẩn đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng:
 Tƣ cách tín dụng: phản ánh tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả
nợ. Điều này đƣợc phán đoán dựa trên cơ sở thanh toán các khoản nợ trƣớc đây của
doanh nghiệp và của doanh nghiệp khác.
 Năng lực trả nợ: khả năng thanh toán và dự trữ của khách hàng. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp có thể căn cứ vào tài sản mà khách hàng mang ra thế chấp để quyết định
việc có cấp tín dụng hay không.
 Vốn của khách hàng: thông qua lƣợng vốn của khách hàng, doanh nghiệp đánh
giá đƣợc sức mạnh tài chính của khách hàng.
Sau khi thu thập đƣợc thông tin tín dụng, doanh nghiệp sẽ đƣa ra quyết định có
cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Doanh nghiệp có thể sử dụng phƣơng
pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro nhƣ sau:
Bảng 1.1. Phân nhóm khách hàng theo tỷ lệ rủi ro
Nhóm rủi ro
Tỷ lệ ƣớc tính doanh thu
không thu hồi đƣợc
Tỷ lệ khách hàng
thuộc nhóm rủi ro (%)
1 0 – 1 35
2 1 – 2,5 30
3 2,5 – 4 20
4 4 – 6 10
5 > 6 5
Thang Long University Library
19
Diễn giải:
 Các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể đƣợc mở rộng tín dụng mà không cần
phải xem xét nhiều, gần nhƣ tự động và vị thế của các khách hàng này có thể đƣợc
xem xét lại hàng năm.
 Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể đƣợc cấp tín dụng trong một giới hạn
nhất định, vị thế của các khách hàng này đƣợc xem xét lại mỗi năm 2 lần. Tƣơng tự
nhƣ vậy đối với các nhóm khách hàng 3 và 4.
 Đối với các khách hàng thuộc nhóm 5, để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra,
doanh nghiệp có thể sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hoá,
dịch vụ.
Những khách hàng ở các nhóm rủi ro khác nhau có yêu cầu tín dụng khác nhau.
Tuy nhiên, phải làm thế nào để phân nhóm chính xác, không nhầm lẫn là điều các
doanh nghiệp cần quan tâm. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình điểm tín dụng để
phân loại nhóm rủi ro:
Bảng 1.2. Điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 > 47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2
Số năm hoạt động 1 32 – 39 3
24 – 31 4
< 24 5
Điểm tín dụng = 4 × khả năng thanh toán lãi + 11 × khả năng thanh toán nhanh
+ 1× số năm hoạt động
d) Phân tích, đánh giá các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xem xét
các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV.
Một số mô hình thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng:
*/ Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phƣơng án cấp tín dụng:
Mô hình cơ bản:
NPV =
CFt
k
− CF0
CF0 = VC × S ×
ACP
365
CFt = S × 1 − VC − S × BD × 1 − T
20
Trong đó: VC: Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu.
S: Doanh thu dự kiến mỗi kỳ.
ACP: Thời gian thu tiền trung bình tính theo ngày.
BD: Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền vào từ bán hàng.
CD: Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng.
T: Thuế suất cận biên của doanh nghiệp.
k: Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế.
Sau khi tính toán NPV, doanh nghiệp đƣa ra quyết định trên cơ sở:
 NPV > 0: Cấp tín dụng.
 NPV = 0: Bàng quan.
 NPV < 0: Không cấp tín dụng.
*/ Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phƣơng án cấp tín dụng:
Bảng 1.3. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lƣợng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0)
Giá bán (P) P0 P1 (P1 > P0)
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0)
Xác suất thanh toán 100% h (h ≤ 100%)
Thời hạn nợ 0 T
Tỷ suất chiết khấu 0 R
 Phƣơng án 1: Không cấp tín dụng
NPV = P0Q0 – AC0Q0
 Phƣơng án 2: Cấp tín dụng
𝑁𝑃𝑉1 =
𝑃1 𝑄1ℎ
1 + 𝑅
− 𝐴𝐶1 𝑄1
Doanh nghiệp đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1
 NPV > NPV1: Cấp tín dụng.
 NPV = NPV1: Bàng quan.
 NPV < NPV1: Không cấp tín dụng.
Thang Long University Library
21
*/ Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro
Bảng 1.4. Sử dụng thông tin rủi ro và không sử dụng thông tin rủi ro
Chỉ tiêu
Không sử dụng thông
tin rủi ro
Sử dụng thông tin
rủi ro
Số lƣợng bán (Q) Q1 Q1h
Giá bán (P) P1 P1
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1
Chi phí thông tin rủi ro 0 C
Xác suất thanh toán h 100%
Thời hạn nợ T T
Tỷ suất chiết khấu R R
 Phƣơng án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro
𝑁𝑃𝑉1 =
𝑃1 𝑄1ℎ
1 + 𝑅
− 𝐴𝐶1 𝑄1
 Phƣơng án 2: Sử dụng thông tin rủi ro
𝑁𝑃𝑉2 =
𝑃1 𝑄1ℎ
1 + 𝑅
− 𝐴𝐶1 𝑄1ℎ − 𝐶
Doanh nghiệp đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2
 NPV1 > NPV2: Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng.
 NPV1 = NPV2: Bàng quan.
 NPV1 < NPV2: Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng.
e) Theo dõi tình hình phải thu khách hàng
Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Cần
thƣờng xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu. Để theo dõi các khoản nợ phải
thu, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 cách:
 Thời gian thu nợ trung bình (ACP): (trình bày cụ thể tại trang )
 Dựa trên mẫu hình phải thu
 Mẫu hình phải thu là tỷ lệ % của doanh thu bán hàng trả chậm vẫn chƣa thanh
toán trong tháng ghi nhận doanh thu và trong những tháng tiếp theo.
 Do các khoản phải thu đƣợc chia nhỏ theo từng tháng phát sinh doanh thu nên
theo dõi sự thay đổi trong mẫu hình phải thu giúp doanh nghiệp ghi nhận ngay sự thay
đổi trong hành vi thanh toán của khách hàng.
22
 Thƣờng xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian, xây
dựng trọng tâm quản lý nợ phải thu để có biện pháp quản lý chặt chẽ.
 Chủ động áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Trích lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn VLĐ.
1.1.4.5. Quản lý hàng tồn kho
a) Tác động hai mặt của hàng tồn kho
Hàng tồn kho hình thành nên mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một
doanh nghiệp sản xuất phải duy trì hàng tồn kho dƣới hình thức nhƣ nguyên vật liệu,
sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Tác động tích cực của việc duy trì hàng tồn kho:
 Tồn kho nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và năng
động trong việc mua nguyên vật liệu dự trữ.
 Tồn kho sản phẩm dở dang giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc linh
hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ giai đoạn sản xuất trƣớc.
 Tồn kho thành phẩm giúp chủ động việc hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ
sản phẩm nhằm khai thác và thoả mãn tối đa nhu cầu thị trƣờng.
Tuy nhiên cũng tồn tại những tác động tiêu cực:
 Phát sinh chi phí kho bãi, bảo quản.
 Chi phí cơ hội do dùng vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho.
b) Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho có thể chia ra nhiều loại. Có thể chia hàng tồn kho theo hình thức
vật lý của nó, gắn liền với các giai đoạn của quá trình sản xuất thành tồn kho nguyên
vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm. Ngoài ra, có thể chia hàng
tồn kho theo giá trị đầu tƣ vốn vào chúng.
Một số điều cần chú ý khi phân loại hàng tồn kho:
 Tên gọi đối với các loại hàng tồn kho khác nhau có thể gây nhiễu bởi một
nguyên liệu thô của doanh nghiệp này là thành phẩm của một doanh nghiệp khác.
 Các loại hàng tồn kho đa dạng có thể khác nhau về mặt thanh khoản. Những
nguyên liệu thô gần giống hàng hoá hoặc đƣợc chuẩn hoá tƣơng đối có thể dễ dàng
chuyển thành tiền. Các nguyên liệu trong giai đoạn dở dang có thể kém thanh khoản.
 Nhu cầu của doanh nghiệp đối với hàng lƣu kho phụ thuộc vào nhu cầu đối với
thành phẩm.
Thang Long University Library
23
c) Chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho
Để xác định mức độ đầu tƣ vào hàng tồn kho tối ƣu, cần so sánh lợi ích đạt đƣợc
từ dự trữ hàng tồn kho với chi phí phát sinh do dự trữ hàng tồn kho để có phƣơng thức
quyết định tồn kho. Các chi phí phát sinh gồm:
 Chi phí đặt hàng: gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, chi phí giao
nhận theo hợp đồng.
 Chi phí lƣu trữ: là chi phí liên quan đến thực hiện dự trữ hàng tồn kho trong một
khoảng thời gian xác định trƣớc, gồm: chi phí lƣu kho, chi phí bảo quản, chi phí hƣ
hỏng, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm và chi phí cơ hội
về số vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho,...
 Chi phí thiệt hại do không có hàng: lợi nhuận bị mất do hết thành phẩm dự trữ
để bán, chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất, chi phí đặt hàng khẩn cấp,…
d) Mô hình quản lý hàng tồn kho
*/ Mô hình EOQ
Là mô hình quản lý hàng tồn kho nhằm mục đích đạt đƣợc tổng chi phí tồn kho
là nhỏ nhất.
Các giả định đƣa ra khi sử dụng mô hình:
 Nhu cầu hàng tồn kho ổn định.
 Giá mua hàng mỗi lần bằng nhau.
 Chi phí đặt hàng cố định dù quy mô đặt hàng nhiều hay ít.
 Chi phí duy trì hàng tồn kho cố định trong thời kỳ nhất định.
 Không có yếu tố chiết khấu thƣơng mại.
 Không tính đến dự trữ an toàn do các đơn hàng đƣợc đáp ứng ngay.
Đồ thị 1.4. Lƣợng hàng hoá dự trữ
Q
0
T1 T2 T3 T4 Thời gian
Dự trữ trung bình
Mức tồn kho
24
Khi hàng mới nhập về kho, hàng tồn kho ở mức cao nhất (Q). Qua quá trình sử
dụng, hàng tồn kho giảm dần, khi hàng tồn kho giảm đến mức bằng 0, doanh nghiệp
tiếp tục nhập đợt hàng sau và chu kỳ tiếp diễn.
Theo mô hình EOQ, tổng chi phí bao gồm:
Chi phí đặt hàng: là chi phí phát sinh liên quan đến việc đặt hàng nhƣ chi phí thủ
tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hoá. Chi phí này cố định dù quy mô đặt hàng nhiều hay ít.
Chi phí đặt hàng =
S
Q
× O
Chi phí dự trữ hàng tồn kho: là chi phí phát sinh để duy trì hàng tồn kho nhƣ chi
phí lƣu kho, bảo hiểm.
Chi phí dự trữ =
Q
2
× C
Tổng chi phí:
Tổng chi phí =
Q
2
× C +
S
Q
× O
Trong đó:
𝑄
2
: Mức tồn kho trung bình.
O: Chi phí 1 lần đặt hàng.
S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm.
C: Chi phí dự trữ kho trên một đơn vị hàng tồn kho trong năm.
Chính sách dự trữ tối ƣu của doanh nghiệp phải đảm bảo tối thiểu hoá tổng chi
phí dự trữ hàng tồn kho.
Đồ thị 1.5. Tổng chi phí hàng tồn kho
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí dự trữ
Chi phí đặt hàng
Quy mô đặt hàngQ*
Thang Long University Library
25
Tổng chi phí tồn kho là một hàm theo biến Q hay Tổng chi phí = f(Q). Hàm số
này đạt giá trị nhỏ nhất khi Q = Q*
với f’(Q*
) = 0.
Lƣợng đặt hàng tối ƣu: đặt hàng tại mức Q*
thì Tổng chi phí đặt hàng ở mức thấp
nhất.
C
OS
Q* 

2
Trong đó: Q*
: Mức đặt hàng tối ƣu.
O: Chi phí 1 lần đặt hàng.
S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm.
C: Chi phí dự trữ kho trên một đơn vị hàng tồn kho trong năm
Thời gian dự trữ tối ƣu: Khoảng thời gian tối ƣu dự trữ hàng trong kho.
𝑇∗
=
𝑄∗
𝑆/360
Trong đó: T*
: Thời gian dự trữ tối ƣu.
Q*
: Mức đặt hàng tối ƣu.
S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm.
Điểm đặt hàng:
OP = Thời gian chờ đặt hàng ×
S
360
+ Qan toàn
Trong đó: OP: Điểm đặt hàng.
S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm
Qan toàn: Lƣợng hàng cần thiết trong kho để đảm báo đáp ứng nhu cầu.
*/ Mô hình ABC
Là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý khác
nhau với các nhóm lƣu kho có giá trị cao thấp khác nhau.
26
Đồ thị 1.6. Mô hình ABC
 Phƣơng pháp phân tích ABC chia các loại vật tƣ làm 3 nhóm chính:
 Nhóm A: chiếm 10% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 50% giá trị tiền đầu tƣ vào
hàng lƣu kho.
 Nhóm B: chiếm 30% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 35% giá trị tiền đầu tƣ vào
hàng lƣu kho.
 Nhóm C: chiếm 60% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 15% giá trị tiền đầu tƣ vào
hàng lƣu kho.
Phƣơng pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng có liên
quan đến dự trữ. Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tƣợng đƣợc đầu tƣ, lập kế
hoạch thận trọng hơn về nhu cầu, những sản phẩm thuộc nhóm B có thể kiểm soát
bằng cách kiểm kê liên tục, những sản phẩm thuộc nhóm C kiểm kê định kỳ.
Phƣơng pháp ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến nhà
cung ứng. Những sản phẩm thuộc nhóm A phải đƣợc mua từ nhà cung ứng có kinh
nghiệm, nhóm C có thể giao cho nhà cung ứng mới.
Phân tích ABC còn giúp doanh nghiệp xây dựng thời gian kiểm tra dữ liệu hàng
tồn kho: nhóm A 1 lần/tháng; nhóm B 1 lần /quý; nhóm C 1 lần /năm.
Thang Long University Library
27
e) Một số biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp cần phối hợp nhiều biện
pháp. Trong đó, cần chú trọng một số biện pháp sau:
 Xác định đúng lƣợng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ và lƣợng tồn
kho dự trữ thƣờng xuyên.
 Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng thích hợp.
 Lựa chọn các phƣơng tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí vận
chuyển, xếp dỡ.
 Thƣờng xuyên theo dõi sự biến động của thị trƣờng vật tƣ để có quyết định điều
chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tƣ có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản hàng hoá vật tƣ, tránh tình trạng mất mát, hao
hụt hoặc vật tƣ hàng hoá bị kém phẩm chất.
 Thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng vật tƣ bị ứ đọng, đồng thời
có biện pháp giải phóng nhanh số vật tƣ đó để thu hồi vốn.
 Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tƣ hàng hoá, lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
1.1.4.6. Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn
a) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền là tài sản không sinh lời nên doanh nghiệp muốn duy trì một lƣợng tài sản
có tính chuyển đổi dễ dàng thƣờng để chúng dƣới dạng đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Các
khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn là: trái phiếu, cổ phiếu đƣợc mua bán tại thị trƣờng tài
chính một cách dễ dàng.
Doanh nghiệp giữ tiền mặt rất nguy hiểm, vì tiền mặt có thể trở nên mất giá. Còn
việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn thƣờng mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền
lãi trái phiếu, cổ phiếu và sự tăng giá của thị trƣờng cổ phiếu.
Khi lƣợng tiền trong doanh nghiệp cao hơn mức bình thƣờng, doanh nghiệp sẽ
chuyển tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập và ngƣợc lại, khi lƣợng
tiền giảm xuống dƣới mức bình thƣờng thì doanh nghiệp lại bán bớt chứng khoán để
duy trì lƣợng tiền mặt ở mức hợp lý.
b) Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn
 Khả năng thanh khoản: do việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn nhƣ một nguồn dự trữ
tiền có sẵn nên cần xem xét một cách thận trọng khía cạnh khả năng thanh khoản của
việc đầu tƣ này.
 Khả năng sinh lời: kiểm tra sức sinh lời của việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn dựa
vào tỷ lệ sinh lời mong đợi.
28
ki = kRF + β(km - kRF)
km = kRF + phần bù rủi ro
Trong đó: ki: Tỷ lệ sinh lời mong đợi của chứng khoán i.
KRF: Tỷ lệ lãi suất không có rủi ro.
km: Tỷ suất sinh lời trung bình của thị trƣờng.
βi: Đo lƣờng mức độ rủi ro của chứng khoán i với thị trƣờng.
1.1.4.7. Vốn lưu động ròng
VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa vốn thƣờng xuyên (Vốn chủ sử hữu + Nợ phải
trả dài hạn và trung hạn) so với TSLĐ hay là phần chênh lệch giữa TSLĐ so với nguồn
vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn). VLĐ ròng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài
chính của Công ty, chỉ tiêu này cho biết Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn không? TSCĐ của Công ty có đƣợc tài trợ một cách vững chắc bằng
nguồn vốn dài hạn không?
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ ròng:
 Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn có ý nghĩa là
nguồn VLĐ ròng < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tƣ cho TSCĐ, Công ty phải
đầu tƣ vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu
cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của Công ty mất thăng bằng, Công ty
phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trƣờng hợp này
giải pháp của Công ty là tăng cƣờng huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy
mô đầu tƣ dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp.
 Ngƣợc lại khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn,
tức là VLĐ ròng > 0, TSCĐ của doanh nghiệp đƣợc tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn
dài hạn, trong đó nguồn VCSH chiếm tỷ trọng càng lớn càng thể hiện tính độc lập cao
của doanh nghiệp. Ngoài ra TSLĐ cũng đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn thƣờng xuyên.
Tuy nhiên nếu VLĐ ròng > 0 mà nợ trung hạn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn
vốn dài hạn thì chƣa hẳn là tốt vì Công ty sẽ chịu áp lực thanh toán trong tƣơng lai.
Ngoài ra phân tích VLĐ ròng có thể tránh đƣợc trƣờng hợp một số doanh nghiệp
Nhà nƣớc tính toán sai trong việc xin cấp VLĐ.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng
vốn lƣu động
1.2.1. Thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành
và sử dụng vốn. Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp là thu đƣợc lợi nhuận, vì thế
hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mức lợi nhuận doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ và
Thang Long University Library
29
mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ thƣờng
chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trƣởng, hiệu quả kinh doanh và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao chứng tỏ hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa
kết quả kinh doanh với số VLĐ mà doanh nghiệp đã đầu tƣ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Kết quả thu đƣợc càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn
càng cao.
Quản lý VLĐ là một phần trọng yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng VLĐ tốt giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,
tiết kiệm chi phí bảo quản, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thanh toán kịp thời công nợ.
Do đó doanh nghiệp cần phải thƣờng xuyên tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng
VLĐ để có biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tốt hơn.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động
a) Nhân tố khách quan
 Chính sách quản lý của Nhà nƣớc: Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng, hành lang pháp
lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh và định hƣớng cho
các hoạt động thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ
chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đều có thể gây ra những ảnh hƣởng
nhất định tới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
 Sự phát triển của nền kinh tế: doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao nhờ có
môi trƣờng thuận lợi, tình hình giá cả ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế
là bất ổn định, sẽ ảnh hƣởng đến lãi suất, tỷ giá, lạm phát,… Sức mua của đồng tiền
giảm sút là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các loại vật tƣ, gây khó khăn cho hoạt
động của doanh nghiệp.
b) Nhân tố chủ quan
 Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp không xác định
đƣợc nhu cầu về vốn một cách chính xác sẽ gây nên tình trạng lãng phí về vốn hoặc
làm gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh, là một trong những nguyên nhân dẫn tới
sử dụng vốn kém hiệu quả.
 Cơ cấu VLĐ: cho thấy tỷ trọng các thành phần cấu thành nên VLĐ. Cơ cấu VLĐ
không hợp lý dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả.
 Trình độ quản lý: vai trò của ngƣời quản lý trong việc tổ chức, quản lý và sử
dụng là hết sức quan trọng. Nếu trình độ của ngƣời quản lý yếu kém sẽ không làm tăng
30
tốc độ luân chuyển VLĐ, không bắt kịp cơ hội đầu tƣ làm giảm hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu
sau:
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
a) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh
 Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu,
phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng cao
chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
 Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tƣ tài
sản, phản ánh 1 đồng đầu tƣ vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Theo phƣơng pháp DuPont (1 chỉ số đƣợc tách thành 2 hay nhiều chỉ số khác) thì
ROA đƣợc tính bằng:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
×
Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản
Nhƣ vậy, ROA chịu tác động của 2 yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để tăng
ROA, doanh nghiệp cần thay đổi hợp lý 2 yếu tố trên.
Để đánh giá chính xác ROA, cần so sánh với bình quân hoặc với các doanh
nghiệp tƣơng tự cùng ngành do chỉ số này phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh
trong kỳ và đặc điểm kinh doanh từng ngành nghề khác nhau.
 Chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ
phần phổ thông, phản ánh 1 đồng vốn cổ đông tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
31
ROE còn đƣợc tính bằng:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
×
Doanh thu
×
Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Nhƣ vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính.
Muốn đẩy mạnh ROE, cần thay đổi hợp lý các yếu tố trên.
b) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản
phải thanh toán trong kỳ với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ
tiêu:
 Hệ số thanh toán hiện thời: đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp,
phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc bảo đảm bằng bao nhiêu đồng
TSLĐ.
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng TSLĐ
Nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán ngắn hạn  1: tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc
đảm bảo bằng ít nhất 1 đồng TSLĐ.
 Hệ số thanh toán ngắn hạn < 1: tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt.
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
 Khi hệ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, cũng là
dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn tài chính tiềm tàng, doanh nghiệp nên xem xét
đánh giá lại tình hình sử dụng VLĐ để tìm ra biện pháp khắc phục. Khi hệ số này cao
cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao
nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào TSLĐ, hay đơn giản là việc quản trị
TSLĐ của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá
nhiều nợ phải đòi,… Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Hệ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh
nghiệp do đã trừ đi giá trị hàng tồn kho (tài sản khó chuyển thành tiền trong thời gian
ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp), phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc bảo đảm thanh toán
ngay lập tức bằng bao nhiêu đồng TSLĐ.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán nhanh cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp
tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp.
32
 Hệ số thanh toán nhanh thấp kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của doanh
nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp đến tình trạng giải thể, phá sản.
 Hệ số thanh toán tức thời: cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm xác
định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
 Hệ số thanh toán tức thời cao hơn so với hệ số của ngành cho thấy doanh
nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ nhanh chóng.
 Hệ số thanh toán tức thời thấp hơn so với hệ số của ngành, doanh nghiệp sẽ
mất thời gian và chi phí để tìm nguồn đáp ứng các khoản nợ.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận
a) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Tốc độ luân chuyển VLĐ:
 Số lần luân chuyển VLĐ: cho biết trong 1 thời kỳ nhất định VLĐ luân chuyển
bao nhiêu lần.
𝐿 =
𝑀
𝑉𝑙đ
Trong đó: L: Số lần luân chuyển VLĐ.
M: Doanh thu thuần (tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ).
Vlđ: VLĐ bình quân trong kỳ.
Số lần luân chuyển VLĐ càng lớn cho thấy 1 đồng VLĐ tạo ra càng nhiều doanh
thu thuần, cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt.
 Kỳ luân chuyển VLĐ: cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành 1 vòng luân
chuyển VLĐ.
𝐾 =
365
𝐿
=
365 × 𝑉𝑙đ
𝑀
Trong đó: K: Kỳ luân chuyển VLĐ.
Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh; hàng
hoá, sản phẩm ít bị ứ đọng; doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.
 Khả năng sinh lời VLĐ: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cho biết 1 đồng vốn tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ
tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả. Ngƣợc lại, chỉ tiêu này
Thang Long University Library
33
thấp nghĩa là lợi nhuận trên 1 đồng vốn nhỏ, doanh nghiệp cần xem lại phƣơng pháp
quản lý VLĐ.
Khả năng sinh lời VLĐ =
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ trung bình
VLĐ bình quân trong kỳ:
𝑉𝑙đ =
𝑉𝐿Đđầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑉𝐿Đ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ
2
b) Nhóm chỉ tiêu về mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm VLĐ bao gồm mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối và mức tiết kiệm
VLĐ tuyệt đối.
 Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc một số VLĐ, có thể rút ra khỏi luân chuyển để sử dụng
vào việc khác.
𝑉𝑡𝑘𝑡 đ =
𝑀0
365
× 𝐾1 − 𝐾0 =
𝑀0
𝐿1
−
𝑀0
𝐿0
 Mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc
tăng thêm không đáng kể quy mô VLĐ.
𝑉𝑡𝑘𝑡𝑔 đ =
𝑀1
365
× 𝐾1 − 𝐾0 =
𝑀1
𝐿1
−
𝑀1
𝐿0
Trong đó: Vtktđ: VLĐ tiết kiệm tuyệt đối.
Vtktgđ: VLĐ tiết kiệm tƣơng đối.
M0, M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm báo cáo, năm kế hoạch.
K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch.
L1, L0: Số lần luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch.
c) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Là số VLĐ cần có để đạt đƣợc 1 đồng doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu
quả sử dụng VLĐ càng cao và ngƣợc lại.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
d) Nhóm chỉ tiêu về từng bộ phận cấu thành vốn lưu động:
 Hàng tồn kho:
 Hệ số lƣu kho: phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ.
34
Hệ số lưu kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị lưu kho
Hệ số này cao nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu
quả. Hệ số này thấp nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vật tƣ, hàng hoá vì dự trữ quá
mức hoặc tiêu thụ chậm. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ vậy
nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất,
không đáp ứng kịp khi nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột.
 Thời gian luân chuyển kho trung bình: cho biết số ngày trung bình của 1 vòng
quay kho hay số ngày hàng hóa đƣợc lƣu tại kho.
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
365
Hệ số lưu kho
Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh đƣợc tình trạng lỗi thời,
hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì
nhƣ vậy nghĩa là doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng, có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, mất doanh thu do mất
khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng.
 Các khoản phải thu:
 Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.
Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh
nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn.
Hệ số thu nợ =
Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng
 Thời gian thu nợ trung bình (ACP): cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu
sẽ thu hồi đƣợc; phản ánh hiệu quả và chất lƣợng quản lý các khoản phải thu.
ACP =
365
Hệ số thu nợ
Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp
thời đƣa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này
không có hiệu quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi thu tiền của Công ty. Vì đứng trên
phƣơng diện thanh toán, đây là một thƣớc đo chung chung và bị ẩn đi nhiều sự khác
biệt riêng lẻ giữa các khách hàng do không thể hiện đƣợc sự khác nhau giữa khách
hàng cũ và khách hàng mới, khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,... Ngoài
Thang Long University Library
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt

More Related Content

What's hot

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue  sdt/ ZALO 0...Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue  sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue sdt/ ZALO 0...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương1bc
Chương1bcChương1bc
Chương1bcKem Dâu
 

What's hot (16)

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Công ty cổ phần tích hợp hệ thống mạng
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Công ty cổ phần tích hợp hệ thống mạngTuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Công ty cổ phần tích hợp hệ thống mạng
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Công ty cổ phần tích hợp hệ thống mạng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu h...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh thương mạ...
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công...
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty ô tô Chiến Thắng, HOT
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty ô tô Chiến Thắng, HOTĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty ô tô Chiến Thắng, HOT
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty ô tô Chiến Thắng, HOT
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue  sdt/ ZALO 0...Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue  sdt/ ZALO 0...
Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty tnhh thương mại jtrue sdt/ ZALO 0...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty Nạo vét đường biển
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty Nạo vét đường biểnĐề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty Nạo vét đường biển
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty Nạo vét đường biển
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty dịch vụ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty dịch vụĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty dịch vụ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty dịch vụ
 
Chương1bc
Chương1bcChương1bc
Chương1bc
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Oshico, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Oshico, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Oshico, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Oshico, HOT
 

Viewers also liked

Presentation of College Projects Slide Show
Presentation of College Projects Slide ShowPresentation of College Projects Slide Show
Presentation of College Projects Slide ShowSean O Brien
 
6 додавання та віднімання шевченко
6 додавання та віднімання шевченко6 додавання та віднімання шевченко
6 додавання та віднімання шевченкоdaniil chilochi
 
7 трикутники колесник
7 трикутники колесник7 трикутники колесник
7 трикутники колесникdaniil chilochi
 
Ppgecmresenha v 2
Ppgecmresenha v 2Ppgecmresenha v 2
Ppgecmresenha v 2adenilse
 
Helpful tips for Residential Waste Removal
Helpful tips for Residential Waste RemovalHelpful tips for Residential Waste Removal
Helpful tips for Residential Waste RemovalLarson Waste
 
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-A
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-AJRIorion-STEMA-21stLit-Region4-A
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-AIan Moscosa
 
Modelos administrativos en la sociedad postmoderna
Modelos administrativos en la sociedad postmodernaModelos administrativos en la sociedad postmoderna
Modelos administrativos en la sociedad postmodernacarlaclhg
 
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodonit-people
 
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне..."История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...it-people
 
Extructuras discretas victor badell
Extructuras discretas victor badellExtructuras discretas victor badell
Extructuras discretas victor badellVictor8Badell
 

Viewers also liked (16)

Presentation of College Projects Slide Show
Presentation of College Projects Slide ShowPresentation of College Projects Slide Show
Presentation of College Projects Slide Show
 
6 додавання та віднімання шевченко
6 додавання та віднімання шевченко6 додавання та віднімання шевченко
6 додавання та віднімання шевченко
 
7 трикутники колесник
7 трикутники колесник7 трикутники колесник
7 трикутники колесник
 
Teoriafundamentadaoly[1]
Teoriafundamentadaoly[1]Teoriafundamentadaoly[1]
Teoriafundamentadaoly[1]
 
Ppgecmresenha v 2
Ppgecmresenha v 2Ppgecmresenha v 2
Ppgecmresenha v 2
 
Helpful tips for Residential Waste Removal
Helpful tips for Residential Waste RemovalHelpful tips for Residential Waste Removal
Helpful tips for Residential Waste Removal
 
Las Videoconsolas
Las Videoconsolas Las Videoconsolas
Las Videoconsolas
 
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-A
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-AJRIorion-STEMA-21stLit-Region4-A
JRIorion-STEMA-21stLit-Region4-A
 
Math
MathMath
Math
 
Pgm process rev1
Pgm process rev1Pgm process rev1
Pgm process rev1
 
Swaroop Chate
Swaroop ChateSwaroop Chate
Swaroop Chate
 
Modelos administrativos en la sociedad postmoderna
Modelos administrativos en la sociedad postmodernaModelos administrativos en la sociedad postmoderna
Modelos administrativos en la sociedad postmoderna
 
Mella la educacionenlasociedaddelconocyelcambio
Mella la educacionenlasociedaddelconocyelcambioMella la educacionenlasociedaddelconocyelcambio
Mella la educacionenlasociedaddelconocyelcambio
 
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon
"Как уральский стартап Октодон выходил на Кикстартер" Евгения Панасова, Octodon
 
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне..."История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...
"История работы одной софтверной компании: как внутренние угрозы стали сильне...
 
Extructuras discretas victor badell
Extructuras discretas victor badellExtructuras discretas victor badell
Extructuras discretas victor badell
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt

Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dunghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitNOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênNOT
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Unihomes
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản UnihomesHoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Unihomes
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản UnihomesHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đườngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đườnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt (20)

Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAYĐề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, HAY
 
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dungGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty tnhh ánh dung
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Toyota, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và thương mại, HAY...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Unihomes
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản UnihomesHoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Unihomes
Hoàn Thiện Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Unihomes
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đườngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải đường sắt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ KHÁNH HÀ MÃ SINH VIÊN : A15914 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Phan Huệ Minh Sinh viên thực hiện : Lê Khánh Hà Mã sinh viên : A15914 Chuyên ngành :Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2012 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đƣợc khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự truyền đạt kiến thức của Quý các Thầy, Cô tại Trƣờng Đại học Thăng Long; sự cho phép và tạo điều kiện của Ban Giám đốc cùng các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình của Th.S Phan Huệ Minh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách vững vàng và tự tin. Qua khóa luận này, cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý các Thầy, Cô tại Trƣờng Đại học Thăng Long, tới Ban Giám đốc cùng các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt và đặc biệt là tới Th.S Phan Huệ Minh. Cuối cùng, em xin đƣợc kính chúc Quý các Thầy, Cô cùng Th.S Phan Huệ Minh dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời. Đồng kính chúc các Bác, các Cô, các Chú, các Anh, các Chị trong Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải đƣờng sắt dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, đạt đƣợc nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Em xin trân trọng cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH.................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. iv CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP............................1 1.1. Các vấn đề chung về vốn lƣu động......................................................................1 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò vốn lưu động......................................1 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động...............................................................1 1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động ....................................................................................2 1.1.1.3. Vai trò vốn lưu động .........................................................................................5 1.1.2. Kết cấu và các nhân tố ảnh hướng đến vốn lưu động......................................6 1.1.2.1. Kết cấu vốn lưu động........................................................................................6 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.........................................6 1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.......6 1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động ......................................................................................6 1.1.3.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động................................................7 1.1.4. Quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp....................................8 1.1.4.1. Xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp..............................................8 1.1.4.2. Chính sách quản lý vốn lưu động ....................................................................9 1.1.4.3. Quản lý vốn bằng tiền và chứng khoản khả thị ............................................12 1.1.4.4. Quản lý các khoản phải thu ...........................................................................17 1.1.4.5. Quản lý hàng tồn kho .....................................................................................22 1.1.4.6. Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn................................................................27 1.1.4.7. Vốn lưu động ròng..........................................................................................28 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.................................................................................................................28 Thang Long University Library
  • 5. 1.2.1. Thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động ....................................................28 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động......................................................29 1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................30 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................30 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận........................................................................32 1.3. Các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động...........35 1.3.1. Bảo toàn vốn lưu động .....................................................................................35 1.3.1.1. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn lưu động.......................................................35 1.3.1.2. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động ..................................................................35 1.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ......................................................36 1.3.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................36 1.3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................36 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT............................39 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt...........................39 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................39 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty...........................................................................39 2.1.1.2. Tình hình hoạt động .......................................................................................39 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .................................................................41 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty ........................................................................41 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban..........................................................43 2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh .............................................................45 2.2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VRTS..................46 2.2.1. Thực trạng về tình hình tài sản – nguồn vốn..................................................46 2.2.1.1. Tình hình tài sản.............................................................................................47 2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn......................................................................................49 2.2.1.3. Đánh giá chung...............................................................................................52 2.2.2. Thực trạng về hoạt động sản xuất – kinh doanh ............................................52
  • 6. 2.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lƣu động tại VRTS..................55 2.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính...................................................................................55 2.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ......................................................................55 2.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận........................................................................57 2.3.1.3. Vốn lưu động ròng..........................................................................................60 2.3.2. Chính sách quản lý vốn lưu động....................................................................60 2.3.3. Phân tích cơ cấu vốn lưu động ........................................................................62 2.3.4. Phân tích các bộ phận cấu thành vốn lưu động .............................................63 2.3.4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền .............................................................63 2.3.4.2. Các khoản phải thu ngắn hạn........................................................................64 2.3.4.3. Hàng tồn kho...................................................................................................66 2.3.4.4. Tài sản ngắn hạn khác ...................................................................................67 2.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tại VRTS.........................................68 2.4.1. Những kết quả đạt được...................................................................................68 2.4.2. Những mặt còn hạn chế...................................................................................69 2.4.3. Nguyên nhân.....................................................................................................69 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................69 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan ..............................................................................70 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT ............................................................................................................71 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới của VRTS................................71 3.1.1. Nhận xét khái quát về môi trường kinh doanh của VRTS.............................71 3.1.1.1. Thuận lợi .........................................................................................................71 3.1.1.2. Khó khăn .........................................................................................................71 3.1.2. Định hướng phát triển của VRTS trong thời gian tới ....................................71 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động................72 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động.......................................................................72 Thang Long University Library
  • 7. 3.2.2. Quản lý kết cấu vốn lưu động ..........................................................................74 3.2.2.1. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ................................................74 3.2.2.2. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn ..........................................................75 3.2.3. Các biện pháp khác ..........................................................................................78 3.2.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới..............................78 3.2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................................78 3.2.4. Một số kiến nghị với nhà nước ........................................................................79 KẾT LUẬN ..................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81
  • 8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CBCNV Cán bộ công nhân viên TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lƣu động VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lƣu động VRTS Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt Thang Long University Library
  • 9. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân nhóm khách hàng theo tỷ lệ rủi ro .......................................................18 Bảng 1.2. Điểm tín dụng................................................................................................19 Bảng 1.3. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................20 Bảng 1.4. Sử dụng thông tin rủi ro và không sử dụng thông tin rủi ro .........................21 Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của VRTS...................................................................46 Bảng 2.2. Cơ cấu nợ phải trả của VRTS .......................................................................50 Bảng 2.3. Cơ cấu VCSH của VRTS..............................................................................51 Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của VRTS ..................................51 Bảng 2.5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VRTS.........................53 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty...................................55 Bảng 2.7. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của VRTS..................................................56 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của VRTS.................57 Bảng 2.9. Hệ số đảm nhiệm VLĐ của VRTS ...............................................................59 Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của VRTS ........................................59 Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của VRTS.........................................60 Bảng 2.12. Tình hình tài sản ngắn hạn tại Công ty .......................................................62 Bảng 2.13. Cơ cấu vốn bằng tiền của VRTS.................................................................63 Bảng 2.14. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của VRTS.........................................65 Bảng 2.15. Cơ cấu hàng tồn kho ...................................................................................66 Bảng 2.16. Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác của VRTS....................................................67 Bảng 3.1. Số dƣ bình quân các khoản mục năm 2011 của VRTS.................................73 Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu ............74 Bảng 3.3. Xét cấp tín dụng cho khách hàng..................................................................76
  • 10. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản của VRTS......................................................................47 Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của VRTS...............................................................49 Biểu đồ 2.3 Tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận của VRTS........................................54 Biểu đồ 2.4. Chính sách quản lý vốn lƣu động tại công ty ...........................................61 Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt....................................................................................14 Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu..................................................................14 Đồ thị 1.3. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr.........................15 Đồ thị 1.4. Lƣợng hàng hoá dự trữ................................................................................23 Đồ thị 1.5. Tổng chi phí hàng tồn kho...........................................................................24 Đồ thị 1.6. Mô hình ABC ..............................................................................................26 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của VRTS.................................................................42 Hình 1.1. Hoạt động vận hành ngắn hạn và dòng tiền trong doanh nghiệp....................9 Hình 1.2. Mô hình chính sách cấp tiến..........................................................................10 Hình 1.3. Mô hình chính sách thận trọng......................................................................11 Hình 1.4. Mô hình chính sách dung hoà........................................................................12 Thang Long University Library
  • 11. iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp đƣợc coi là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định, còn cần phải có vốn lƣu động. Vốn lƣu động (VLĐ) của doanh nghiệp đƣợc ví nhƣ máu tuần hoàn trong cơ thể con ngƣời bởi sự tƣơng đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của nó đối với doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp nói chung và VLĐ nói riêng có mặt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động đƣợc trơn tru hơn. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào quy mô và loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp cần có một lƣợng VLĐ nhất định. Với số VLĐ huy động đƣợc, doanh nghiệp cần sử dụng sao cho nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và tái sản xuất, là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, có thể nói nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là bảo toàn VLĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trên cơ sở tôn trọng các quyết định tài chính và pháp luật để tiến tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, doanh nghiệp phải tự tìm nguồn huy động vốn, tự chủ trong việc tổ chức và sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo tự bù đắp chi phí, nộp thuế và có lãi. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng song song tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau nên doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả sẽ phá sản. Do vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ đã trở thành mục tiêu sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề cùng với những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Thăng Long và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đường sắt”. 2. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ. Phạm vị nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt trong giai đoạn 2010 – 2011 nhằm đƣa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty này.
  • 12. v 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoá luận là phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, giải thích dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp và điều kiện thực tế của công ty. 4. Kết cấu khoá luận Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt. Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Đƣờng sắt. Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Các vấn đề chung về vốn lƣu động 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò vốn lưu động 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động a) Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tƣ liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tƣợng lao động. Khác với các tƣ liệu lao động, các đối tƣợng lao động (nhƣ nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó đƣợc chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tƣợng lao động nói trên, xét về mặt hình thái hiện vật đƣợc gọi là các tài sản lƣu động (TSLĐ), xét về hình thái giá trị đƣợc gọi là vốn lƣu động. Từ phân tích trên, ta rút ra khái niệm cơ bản về vốn lƣu động: “Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.” (PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Tài chính doanh nghiệp) VLĐ của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thông qua TSLĐ. TSLĐ của doanh nghiệp là những tài sản bằng tiền hoặc những tài sản có thể trở thành tiền trong chu kỳ kinh doanh, bao gồm: Vốn bằng tiền; hàng tồn kho; các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc; các khoản phải thu; đầu tƣ tài chính ngắn hạn; chi phí sự nghiệp. Trong đó:  Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm của chu kỳ kinh doanh.  Hàng tồn kho: bao gồm hàng tồn kho của doanh nghiệp (hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ), hàng đang đi trên đƣờng, hàng gửi đi bán và các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.  Các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc: bao gồm các khoản ứng trƣớc, trả trƣớc cho các nhà cung ứng theo hợp đồng và các khoản tạm ứng khác.  Các khoản phải thu: bao gồm nợ phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác.  Đầu tƣ tài chính ngắn hạn: bao gồm cổ phiếu, trái phiếu mà doanh nghiệp đã mua để từ đó thu đƣợc lợi ích trực tiếp, hoặc gia tăng giá trị của chúng trong thời gian ngắn.
  • 14. 2  Chi phí sự nghiệp: các khoản chi một lần nhƣng đƣợc phân bổ cho nhiều thời kỳ khác nhau. b) Đặc điểm Do trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ có các đặc điểm sau:  Trong quá trình chu chuyển, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện.  Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và đƣợc hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.  VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu đƣợc của quá trình tái sản xuất. Muốn quá trình tái sản xuất đƣợc liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tƣ vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có đƣợc mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hoá hình thái của VLĐ trong quá trình luân chuyển đƣợc thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ và ngƣợc lại. VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tƣ, hàng hoá. Số VLĐ nhiều hay ít phản ánh lƣợng vật tƣ, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh việc sử dụng vật tƣ có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lƣu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động a) Phân loại theo vai trò của vốn lưu động  VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm:  Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.  Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành nên sản phẩm, làm cho sản phẩm bền đẹp hơn.  Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phƣơng tiện vận tải,…  Vốn vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất nhƣ bao ni lông, giấy hộp,… Thang Long University Library
  • 15. 3  Vốn công cụ dụng cụ nhỏ: là giá trị những công cụ lao động nhỏ, có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhƣng giá trị nhỏ, không đủ tiêu chuẩn TSCĐ.  VLĐ trong khâu sản xuất (Vsx) gồm:  Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm): là giá trị khối lƣợng sản phẩm đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhƣng còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.  Vốn chi phí trả trƣớc: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhƣng chi phí này tƣơng đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định nhƣ: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử sản phẩm, tiền lƣơng công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng,…  VLĐ trong khâu lƣu thông:  Vốn thành phẩm: gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho đƣợc dự trữ cho quá trình tiêu thụ.  Vốn hàng hoá: là những hàng hoá phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị kinh doanh thƣơng mại).  Vốn hàng gửi bán: là giá trị của hàng hoá, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi cho khách hàng mà chƣa đƣợc khách hàng chấp nhận.  Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.  Vốn trong thanh toán: là những khoản phải thu hoặc tạm ứng phát sinh trong quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ.  Vốn đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn: là giá trị các loại chứng khoán ngắn hạn. Qua cách phân loại trên, ta biết kết cấu VLĐ, từ đó có thể đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy đƣợc vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả. b) Phân loại theo hình thái biểu hiện  Vốn vật tƣ hàng hoá: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá,… Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu VLĐ đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ đƣợc liên tục.  Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cần quản lý chặt chẽ.  Vốn trả trƣớc ngắn hạn: nhƣ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật; chi phí về công cụ dụng cụ.
  • 16. 4 Qua cách phân loại này, doanh nghiệp có thể xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này, doanh nghiệp tìm ra biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và thấy đƣợc kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hƣớng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. c) Phân loại theo nguồn hình thành  Vốn chủ sở hữu:  Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách: là vốn do nhà nƣớc cấp cho doanh nghiệp đƣợc xác nhận trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển. Vốn do nhà nƣớc cấp có 2 loại là vốn cấp ban đầu và vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sử dụng vốn này phải nộp ngân sách nhà nƣớc một tỉ lệ phần trăm nào đó trên vốn cấp.  Vốn cổ phần, liên doanh: là vốn do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác trong và ngoài nƣớc để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh này có thể gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng kinh doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị.  Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh: là số vốn doanh nghiệp tự bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: lợi nhuận để lại, các quỹ của doanh nghiệp hoặc do các chủ sở hữu tự bổ sung để mở rộng quy mô sản xuất.  Vốn tín dụng (vốn đi vay):  Vốn tín dụng thƣơng mại: là tín dụng thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng. Tín dụng thƣơng mại là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, mua bán trả chậm hay trả góp. Tín dụng thƣơng mại luôn gắn với một lƣợng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng. Tín dụng thƣơng mại không chỉ là phƣơng thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt mà nó còn tạo ra khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, tín dụng thƣơng mại thƣờng có thời hạn ngắn nên doanh nghiệp cần quản lý một cách khoa học để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình.  Vốn tín dụng ngân hàng: là phần vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân hàng thƣơng mại. Đây là hình thức tín dụng quan trọng nhất. Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp với thời hạn từ vài ngày tới một năm với lƣợng vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Ngân hàng có thể cấp tín dụng Thang Long University Library
  • 17. 5 cho doanh nghiệp theo nhiều phƣơng thức khác nhau (cho vay theo từng món, cho vay luân chuyển). Song song với việc lựa chọn ngân hàng, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến khả năng trả nợ và chi phí sử dụng vốn.  Vốn chiếm dụng của các đối tƣợng khác: gồm các khoản phải trả cán bộ công nhân viên; thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc nhƣng chƣa đến hạn trả, phải nộp; các khoản tiền đặt cọc. Sử dụng nguồn vốn chiếm dụng này doanh nghiệp không phải trả lãi nhƣng nguồn vốn này không lớn, chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của doanh nghiệp. Cách phân loại này cho thấy kết cầu hình thành VLĐ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tƣợng huy động vốn tối ƣu để có đƣợc số vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. d) Phân loại theo khả năng chuyển hoá thành tiền  Vốn bằng tiền: là tài sản có tính thanh khoản cao nhất đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền mặt; tiền gửi ngân hàng; tiền trong thanh toán.  Vàng bạc, đá quý, kim cƣơng: là nhóm tài sản đặc biệt đƣợc sử dụng vào mục đích dự trữ.  Tài sản tƣơng đƣơng tiền: gồm các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền cao khi cần thiết. Bao gồm: chứng khoán ngắn hạn dễ bán; các giấy tờ có giá ngắn hạn đƣợc đảm bảo hoặc có độ an toàn cao (hối phiếu ngắn hạn, kỳ phiếu thƣơng mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh,…).  Vốn các khoản phải thu: là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Đây là các khoản tín dụng thƣơng mại phát sinh trong quá trình quan hệ mua bán hàng hoá, tuỳ theo mức độ rủi ro có thể chia thành các loại: Độ tin cậy cao (khả năng thanh toán 100%); độ tin cậy trung bình (khả năng thanh toán 90% - 95%); độ tin cậy thấp (khả năng thanh toán 70% – 80%); không thể thu hồi đƣợc.  Hàng tồn kho: gồm toàn bộ hàng hoá, vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho hàng, quầy hàng của doanh nghiệp.  Vốn TSLĐ khác nhƣ tạm ứng, chi phí trả trƣớc, thế chấp, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn,… 1.1.1.3. Vai trò vốn lưu động VLĐ là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Không có VLĐ doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn của toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, từ khâu dự trữ, sản xuất đến lƣu thông. Chính vì vậy, việc sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 18. 6 Chu kỳ vận động của VLĐ chỉ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣng lại có ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Quá trình vận động của VLĐ là một chu kỳ khép kín, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu. Chu kỳ vận động của VLĐ là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất - kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.2. Kết cấu và các nhân tố ảnh hướng đến vốn lưu động 1.1.2.1. Kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ là tỷ trọng giữa từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Nghiên cứu VLĐ giúp doanh nghiệp thấy đƣợc tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong từng giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý VLĐ, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động  Nhân tố về mặt sản xuất: gồm các nhân tố quy mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ sản xuất, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ - sản xuất – lƣu thông cũng khác nhau.  Nhân tố về cung ứng tiêu thụ:  Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thƣờng cần rất nhiều vật tƣ, hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Đơn vị cung ứng vật tƣ, hàng hoá càng nhiều, càng gần, có uy tín càng cao thì vốn dự trữ càng ít.  Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hƣởng nhất định đến kết cấu VLĐ. Khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hƣởng đến kết cấu VLĐ.  Nhân tố về mặt thanh toán: sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau, do đó nó cũng ảnh hƣởng đến việc tăng giảm VLĐ chiếm dùng ở khâu này. 1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 1.1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động  Nội dung phƣơng pháp: xác định số vốn cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn luân chuyển nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng, liên tục. Thang Long University Library
  • 19. 7  Ý nghĩa:  Nhu cầu VLĐ hợp lý là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm.  Nhu cầu VLĐ là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế.  Nhu cầu VLĐ là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác và với ngân hàng.  Nguyên tắc xác định nhu cầu VLĐ:  Đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn gây ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm.  Cân đối với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp (VLĐ là một bộ phận cấu thành nguồn tài chính của doanh nghiệp). 1.1.3.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động a) Phương pháp trực tiếp Nội dung phƣơng pháp: căn cứ vào các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng VLĐ để xác định nhu cầu của từng khoản VLĐ trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Công thức: 𝑉 = 𝑀𝑖𝑗 × 𝑁𝑖𝑗 𝑛 𝑗=1 𝑘 𝑖=1 Trong đó: V: Nhu cầu VLĐ của Công ty. M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại VLĐ đƣợc tính toán. N: Số ngày luân chuyển của loại vốn đƣợc tính toán. i: số khâu kinh doanh (i = 1,k). j: Loại vốn sử dụng (j = 1,n).  Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của 1 loại vốn nào đó trong khâu tính toán đƣợc tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ chia số ngày trong kỳ.  Số ngày luân chuyển của 1 loại vốn nào đó đƣợc xác định căn cứ vào các nhân tố liên quan về số ngày luân chuyển loại vốn đó trong từng khâu tƣơng ứng. Ƣu, nhƣợc điểm phƣơng pháp:  Ƣu điểm: Xác định đƣợc nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng.
  • 20. 8  Nhƣợc điểm: vật tƣ sử dụng có nhiều loại, quá trình sản xuất – kinh doanh thƣờng có nhiều khâu nên việc tính toán nhu cầu theo tƣơng đối phức tạp và mất thời gian. b) Phương pháp gián tiếp Phƣơng pháp này căn cứ vào số dƣ bình quân VLĐ và doanh thu tiêu thụ kỳ báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu dự trữ - sản xuất – lƣu thông năm kế hoạch. Vvlc = Vvlco × 0 1 F F × (1 – t %) Vdd = Vddo × 0 1 P P × (1 – t %) Vtp = Vtpo × 0 1 Z Z × (1 – t %) Vđm = Vbqo × 0 1 M M × (1 – t %) Trong đó: Vbqo: Số dƣ bình quân của toàn bộ VLĐ năm báo cáo. M1, M0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo. t %: Tỷ lệ tăng tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. 𝑡% = 𝐾0 − 𝐾1 𝐾0 × 100% Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định VLĐ trong mỗi khâu. 1.1.4. Quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.4.1. Xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Chu kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian tính từ lúc mua nguyên vật liệu, hàng lƣu kho cho đến khi bán hàng và thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gồm 2 bộ phận: thời gian luân chuyển kho trung bình và thời gian thu tiền trung bình. Chu kỳ kinh doanh miêu tả cách thức sản phẩm biến đổi qua từng loại tài khoản TSLĐ. Các sản phẩm bắt đầu vòng đời là hàng lƣu kho, sau đó thành phải thu khách hàng khi đƣợc bán đi và cuối cùng chuyển thành tiền khi thu đƣợc tiền bán hàng. Thang Long University Library
  • 21. 9 Hình 1.1. Hoạt động vận hành ngắn hạn và dòng tiền trong doanh nghiệp 1.1.4.2. Chính sách quản lý vốn lưu động VLĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thƣơng mại thì VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn. Mặt khác, mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp đều liên quan đến VLĐ, trực tiếp làm VLĐ thay đổi. Vì vậy, việc quản lý VLĐ quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý VLĐ là việc các doanh nghiệp sử dụng các khoản vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tƣ tài chính ngắn hạn một cách có hiệu quả nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận. VLĐ trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm khác nhau nên cần tiến hành quản lý theo từng loại: quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho, quản lý đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng biệt và việc quản lý VLĐ tại mỗi doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Thông qua việc thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, công ty có thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng kể. Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ và mô hình quản lý nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong doanh nghiệp: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hoà. Mua hàng lƣu kho Bán hàng Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay hàng lƣu kho Vòng quay các khoản phải trả Vòng quay tiền Trả tiền hàng lƣu kho Thu tiền bán hàng Chu kỳ kinh doanh
  • 22. 10 a) Chính sách vốn lưu động cấp tiến Hình 1.2. Mô hình chính sách cấp tiến Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. Qua mô hình trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có các đặc điểm:  Khả năng thanh toán không đƣợc đảm bảo: quản lý TSLĐ theo trƣờng phái cấp tiến thƣờng duy trì mức thấp nhất của toàn bộ TSLĐ, Công ty chỉ giữ một mức tối thiểu trong tay, dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu không dự báo trƣớc. Do vậy, nếu quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.  Sự ổn định của nguồn vốn không cao: do nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là nguồn ngắn hạn, có thời gian sử dụng dƣới 1 năm.  Thời gian quay vòng tiền đƣợc rút ngắn: chính sách quản lý cấp tiến, thông qua giảm mức trung bình của phải thu khách hàng và hàng lƣu kho, làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian quay vòng; do đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh dẫn tới rút ngắn thời gian quay vòng tiền.  Chi phí thấp: Quản lý TSLĐ và Nợ ngắn hạn theo trƣờng phái cấp tiến sẽ làm giảm chi phí. Phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý cũng ở mức thấp. Hàng lƣu kho đƣợc giữ ở mức tối thiểu giúp làm giảm chi phí lƣu kho cũng nhƣ những tổn thất do lỗi thời, hƣ hỏng,… Lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn làm chi phí lãi vay ngắn hạn thấp hơn dài hạn.  Rủi ro cao: quản lý TSLĐ theo trƣờng phái cấp tiến có thể gặp phải một số rủi ro nhƣ: không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả, Công ty dự trữ hàng thấp dẫn đến việc doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ. Quản lý Nợ ngắn hạn theo trƣờng phái cấp tiến có những rủi ro xuất phát từ điều kiện kinh tế chung và TSLĐ TSCĐ NVNH NVDH Thang Long University Library
  • 23. 11 liên tục có nhu cầu tái tài trợ ngắn hạn, lãi suất cho vay biến động làm tăng rủi ro cho Công ty.  Thu nhập yêu cầu cao: quản lý VLĐ theo trƣờng phái cấp tiến có doanh thu dự kiến cao hơn; chi phí quản lý, chi phí lãi vay,… thấp hơn sẽ làm cho EBT cao hơn. Nhƣ vậy, chính sách này tuy đem lại lợi nhuận cao nhƣng rủi ro cũng cao. b) Chính sách vốn lưu động thận trọng Hình 1.3. Mô hình chính sách thận trọng Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản thận trọng và nợ thận trọng. Qua mô hình trên cho thấy doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ. Chính sách quản lý VLĐ thận trọng có các đặc điểm sau:  Khả năng thanh toán đƣợc đảm bảo: Quản lý TSLĐ theo trƣờng phái thận trọng duy trì TSLĐ ở mức cao, luôn đủ để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn.  Tính ổn định của nguồn vốn cao: do nguồn vốn chủ yếu là dài hạn, thời gian sử dụng trên 1 năm nên doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chƣa phải lo ngay đến việc trả nợ.  Thời gian quay vòng tiền dài: do hàng lƣu kho và các khoản phải thu khách hàng tăng, làm tăng thời gian quay vòng, kéo dài chu kỳ kinh doanh, từ đó dẫn tới tăng thời gian quay vòng tiền.  Chi phí huy động vốn cao: quản lý TSLĐ và Nợ ngắn hạn theo trƣờng phái thận trọng sẽ làm tăng chi phí. Phải thu khách hàng ở mức cao nên chi phí quản lý cũng ở mức cao. Hàng lƣu kho đƣợc giữ ở mức tối đa làm tăng chi phí lƣu kho và các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lãi suất cho vay dài hạn cao làm chi phí lãi vay tăng.  Hạn chế rủi ro: quản lý VLĐ theo trƣờng phái thận trọng có thể gặp phải một số rủi ro nhƣ: biến động lãi suất cho vay dài hạn,… Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể TSLĐ TSCĐ NVNH NVDH
  • 24. 12 tránh đƣợc một số rủi ro nhƣ biến động tăng giá thành sản phẩm do dự trữ hàng tồn kho ở mức cao, giúp làm giảm chi phí,…  Thu nhập yêu cầu không cao: quản lý VLĐ theo trƣờng phái thận trọng có doanh thu dự kiến không cao; chi phí quản lý, chi phí lãi vay,… cao sẽ làm cho EBT thấp. Nhƣ vậy, chính sách này hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, nhƣng đem lại lợi nhuận không cao. c) Chính sách vốn lưu động dung hoà Hình 1.4. Mô hình chính sách dung hoà Dựa trên cơ sở của nguyên tắc tƣơng thích đƣợc thể hiện trên mô hình cho thấy TSLĐ đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng nguồn ngắn hạn và TSCĐ đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng nguồn dài hạn. Chính sách dung hoà có đặc điểm kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc kết hợp quản lý tài sản cấp tiến và nợ thận trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt đƣợc trạng thái tƣơng thích không hề đơn giản do vấp phải nhiều vấn đề nhƣ sự tƣơng thích kỳ hạn, luồng tiền hay khoảng thời gian. Do vậy mà chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái tƣơng thích, dung hoà rủi ro và tạo ra mức lợi nhuận trung bình, hạn chế nhƣợc điểm của 2 chính sách cấp tiến và thận trọng. 1.1.4.3. Quản lý vốn bằng tiền và chứng khoản khả thị Tiền mặt đƣợc hiểu là tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, tƣơng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thƣờng xuyên phải có một lƣợng tiền tƣơng xứng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thƣờng. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi lƣu giữ vốn bằng tiền cũng nhằm 3 mục đích chính: TSLĐ TSCĐ NVNH NVDH Thang Long University Library
  • 25. 13  Thực hiện mục đích giao dịch: doanh nghiệp lƣu giữ vốn bằng tiến để thanh toán, trả lƣơng cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức,…  Thực hiện mục đích đầu cơ: doanh nghiệp dự trữ một lƣợng vốn bằng tiền để sẵn sàng thực hiện các cơ hội kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao.  Thực hiện mục đích phòng bị: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn bằng tiền vận động không theo một quy luật nhất định nào cả, do vậy doanh nghiệp phải duy trì một lƣợng tiền mặt để dự phòng các nhu cầu chi bất thƣờng. Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính linh hoạt cao, dù lƣu giữ với mục đích gì thì việc quản lý vốn bằng tiền là hết sức quan trọng. b) Xác định mức tồn quỹ tối ưu: Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh đƣợc rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều tiền mặt sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết vì nó đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trƣờng hợp biến động không lƣờng trƣớc đƣợc của dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp, hƣởng lợi thế trong thƣơng lƣợng mua hàng. Do đó doanh nghiệp cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ƣu. Để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: mô hình Baumol, mô hình Mille – Orr… */ Mô hình Baumol:  Giả định:  Tình hình thu – chi tiền ổn định, đều đặn.  Không tính đến tiền thu trong kỳ hoạch định.  Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn. Do thu – chi tiền mặt tại công ty là đều đặn nên lƣợng tiền mặt biến thiên nhƣ sau:
  • 26. 14 Đồ thị 1.1. Mức dự trữ tiền mặt Đồ thị 1.2. Định mức dự trữ tiền mặt tối ƣu Chi phí giao dịch (TrC): TrC = T C × F Trong đó: T: Tổng nhu cầu về tiền trong năm. C: Quy mô 1 lần bán chứng khoán. F: Chi phí cố định của 1 lần bán chứng khoán.  Chi phí cơ hội (OC): OC = C 2 × K Trong đó: 𝐶 2 : Mức dự trữ tiền mặt trung bình. TC TrC OC Chi phí giữ tiền mặt 𝐶∗ Tiền mặt (C) Bán CK Tiền mặt cuối kỳ (0) Tiền mặt đầu kỳ (C) Thời gian 1 2 Thang Long University Library
  • 27. 15 K: Lãi suất đầu tƣ chứng khoán.  Tổng chi phí (TC): TC = TrC + OC = T C × F + C 2 × K Ta có tổng chi phí là một hàm của C hay TC = f(C). Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì f’(C) = 0. Từ đó ta tính đƣợc mức dự trữ tiền mặt tối ƣu: 𝐶∗ = 2 × 𝑇 × 𝐶 𝐾 Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp bán chứng khoán để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán. Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền thì doanh nghiệp sẽ mất khoản tiền thu đƣợc do không đầu tƣ chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Do mô hình Baumol áp dụng với những giả định nhất định nên không phù hợp với các doanh nghiệp mang tính chất thời vụ, có lƣợng vốn bằng tiền phát sinh không đều. */ Mô hình Miller – Orr Đồ thị 1.3. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr Đồ thị trên cho thấy lƣợng vốn bằng tiền vận động không theo quy luật cho đến khi đạt đƣợc giới hạn trên. Tại điểm này, doanh nghiệp sẽ dùng tiền mua chứng khoán nhằm làm giảm số dƣ vốn bằng tiền mục tiêu. Khi vốn bằng tiền mục tiêu vận động đến giới hạn dƣới, lúc này doanh nghiệp sẽ bán lƣợng chứng khoán đủ để đƣa vốn bằng tiền lên mức mục tiêu. Nhƣ vậy, mức vốn bằng tiền lƣu giữ dao động tự do trong khoảng giữa giới hạn trên và giới hạn dƣới. Khi đó, doanh nghiệp mua hay bán chứng khoán để tái lập mức số vốn dƣ bằng tiền mong muốn. Khoảng cách (d) Thời gian Giới hạn trên (Gt) Giới hạn dƣới (Gd) Mục tiêu (C* )
  • 28. 16 Công thức xác định lƣợng tiền mặt tối ƣu: 𝐶∗ = 𝐺 𝑑 + 𝑑 3 𝐺𝑡 = 𝐺 𝑑 + 𝑑 𝑑 = 3 × 3 4 × 𝛿2×𝐹 𝑖 3 Trong đó: Gd: Giới hạn dƣới. Gt: Giới hạn trên. d: Khoảng dao động tiền mặt. 𝛿2 : Phƣơng sai thu – chi ngân quỹ 1 ngày. i: Lãi suất (chi phí cơ hội) bình quân 1 ngày. c) Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ. Ngân quỹ hàng năm đƣợc lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng, từng tuần. Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm: thu từ kết quả kinh doanh; đi vay. Trong đó, thu từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất vì nó dự đoán đƣợc trên cơ sở các khoản thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ. Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thƣờng bao gồm: chi cho hoạt động kinh doanh nhƣ mua sắm tài sản; trả lƣơng; các khoản chi cho hoạt động đầu tƣ theo kế hoạch của doanh nghiệp; các khoản trả lãi; nộp thuế và các khoản chi khác. d) Quản lý chặt chẽ các khoản thu bằng tiền Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các khoản thu – chi bằng tiền mặt để tránh tình trạng mất mát, lạm dụng tiền của công, mƣu lợi cá nhân. Trong việc quản lý, doanh nghiệp cần chú ý:  Tất cả các khoản thu – chi tiền mặt đều phải thông qua quỹ, không đƣợc thu – chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.  Việc xuất quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu – chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ phải kiểm tra, đối chiếu tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thì thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời. Chỉ để tồn quỹ mức tối thiểu cần thiết, số tiền thu trong ngày vƣợt quá mức tồn quỹ có thể gửi vào ngân hàng để hƣởng lãi.  Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm quá trình chi tiền. Mặt khác, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Thang Long University Library
  • 29. 17 1.1.4.4. Quản lý các khoản phải thu a) Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu Theo dõi và thực hiện việc thu nợ chiếm phần không nhỏ trong việc quản lý VLĐ. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Các nhân tố ảnh hƣởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp:  Quy mô sản phẩm – hàng hoá bán chịu cho khách hàng: trong một số trƣờng hợp, để khuyến khích ngƣời mua, doanh nghiệp thƣờng áp dụng phƣơng pháp bán chịu (giao hàng trƣớc, trả tiền sau) đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm chi phí do việc tăng thêm các khoản phải thu của khách hàng (chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro,…). Đổi lại, doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận nhờ mở rộng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ.  Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.  Mức giới hạn nợ của doanh nghiệp cho khách hàng: nếu lƣợng nợ phải thu quá lớn thì không thể tiếp tục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.  Mức độ quan hệ và tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp: đối với các khách hàng lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì thời gian thu tiền bình quân thƣờng dài hơn các khách hàng nhỏ, tiềm lực tài chính yếu. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu quá nhiều dẫn đến chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp và có các biện pháp quản lý chặt các khoản phải thu. b) Xác định chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng  Nợ phải thu từ khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào khối lƣợng hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng vè thời gian bán chịu.  Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp:  Mục tiêu mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.  Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm.
  • 30. 18  Tính cạnh tranh: doanh nghiệp cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp và có lợi.  Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thể mở rộng bán chịu cho khách hàng khi nợ phải thu của doanh nghiệp ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi bằng tiền. c) Phân tích năng lực khách hàng Để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần phân tích năng lực tín dụng của khách hàng. Để làm đƣợc điều này, doanh nghiệp cần xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý và xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu tiêu chuẩn của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đề ra thì mới cấp tín dụng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn tín dụng cũng phải phù hợp, nếu doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn tín dụng quá cao có thể sẽ loại bỏ mất khách hàng tiềm năng. Ngƣợc lại, nếu tiêu chuẩn khách hàng quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và chi phí thu tiền cao. Một số tiêu chuẩn đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng:  Tƣ cách tín dụng: phản ánh tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này đƣợc phán đoán dựa trên cơ sở thanh toán các khoản nợ trƣớc đây của doanh nghiệp và của doanh nghiệp khác.  Năng lực trả nợ: khả năng thanh toán và dự trữ của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào tài sản mà khách hàng mang ra thế chấp để quyết định việc có cấp tín dụng hay không.  Vốn của khách hàng: thông qua lƣợng vốn của khách hàng, doanh nghiệp đánh giá đƣợc sức mạnh tài chính của khách hàng. Sau khi thu thập đƣợc thông tin tín dụng, doanh nghiệp sẽ đƣa ra quyết định có cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Doanh nghiệp có thể sử dụng phƣơng pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro nhƣ sau: Bảng 1.1. Phân nhóm khách hàng theo tỷ lệ rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ ƣớc tính doanh thu không thu hồi đƣợc Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 > 6 5 Thang Long University Library
  • 31. 19 Diễn giải:  Các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể đƣợc mở rộng tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, gần nhƣ tự động và vị thế của các khách hàng này có thể đƣợc xem xét lại hàng năm.  Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể đƣợc cấp tín dụng trong một giới hạn nhất định, vị thế của các khách hàng này đƣợc xem xét lại mỗi năm 2 lần. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với các nhóm khách hàng 3 và 4.  Đối với các khách hàng thuộc nhóm 5, để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hoá, dịch vụ. Những khách hàng ở các nhóm rủi ro khác nhau có yêu cầu tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, phải làm thế nào để phân nhóm chính xác, không nhầm lẫn là điều các doanh nghiệp cần quan tâm. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình điểm tín dụng để phân loại nhóm rủi ro: Bảng 1.2. Điểm tín dụng Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 > 47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 – 47 2 Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 – 31 4 < 24 5 Điểm tín dụng = 4 × khả năng thanh toán lãi + 11 × khả năng thanh toán nhanh + 1× số năm hoạt động d) Phân tích, đánh giá các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào chỉ tiêu NPV. Một số mô hình thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng: */ Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phƣơng án cấp tín dụng: Mô hình cơ bản: NPV = CFt k − CF0 CF0 = VC × S × ACP 365 CFt = S × 1 − VC − S × BD × 1 − T
  • 32. 20 Trong đó: VC: Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu. S: Doanh thu dự kiến mỗi kỳ. ACP: Thời gian thu tiền trung bình tính theo ngày. BD: Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền vào từ bán hàng. CD: Luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng. T: Thuế suất cận biên của doanh nghiệp. k: Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế. Sau khi tính toán NPV, doanh nghiệp đƣa ra quyết định trên cơ sở:  NPV > 0: Cấp tín dụng.  NPV = 0: Bàng quan.  NPV < 0: Không cấp tín dụng. */ Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phƣơng án cấp tín dụng: Bảng 1.3. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lƣợng bán (Q) Q0 Q1 (Q1 > Q0) Giá bán (P) P0 P1 (P1 > P0) Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1 > AC0) Xác suất thanh toán 100% h (h ≤ 100%) Thời hạn nợ 0 T Tỷ suất chiết khấu 0 R  Phƣơng án 1: Không cấp tín dụng NPV = P0Q0 – AC0Q0  Phƣơng án 2: Cấp tín dụng 𝑁𝑃𝑉1 = 𝑃1 𝑄1ℎ 1 + 𝑅 − 𝐴𝐶1 𝑄1 Doanh nghiệp đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1  NPV > NPV1: Cấp tín dụng.  NPV = NPV1: Bàng quan.  NPV < NPV1: Không cấp tín dụng. Thang Long University Library
  • 33. 21 */ Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro Bảng 1.4. Sử dụng thông tin rủi ro và không sử dụng thông tin rủi ro Chỉ tiêu Không sử dụng thông tin rủi ro Sử dụng thông tin rủi ro Số lƣợng bán (Q) Q1 Q1h Giá bán (P) P1 P1 Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1 Chi phí thông tin rủi ro 0 C Xác suất thanh toán h 100% Thời hạn nợ T T Tỷ suất chiết khấu R R  Phƣơng án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro 𝑁𝑃𝑉1 = 𝑃1 𝑄1ℎ 1 + 𝑅 − 𝐴𝐶1 𝑄1  Phƣơng án 2: Sử dụng thông tin rủi ro 𝑁𝑃𝑉2 = 𝑃1 𝑄1ℎ 1 + 𝑅 − 𝐴𝐶1 𝑄1ℎ − 𝐶 Doanh nghiệp đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2  NPV1 > NPV2: Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng.  NPV1 = NPV2: Bàng quan.  NPV1 < NPV2: Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng. e) Theo dõi tình hình phải thu khách hàng Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. Cần thƣờng xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu. Để theo dõi các khoản nợ phải thu, doanh nghiệp có thể sử dụng 2 cách:  Thời gian thu nợ trung bình (ACP): (trình bày cụ thể tại trang )  Dựa trên mẫu hình phải thu  Mẫu hình phải thu là tỷ lệ % của doanh thu bán hàng trả chậm vẫn chƣa thanh toán trong tháng ghi nhận doanh thu và trong những tháng tiếp theo.  Do các khoản phải thu đƣợc chia nhỏ theo từng tháng phát sinh doanh thu nên theo dõi sự thay đổi trong mẫu hình phải thu giúp doanh nghiệp ghi nhận ngay sự thay đổi trong hành vi thanh toán của khách hàng.
  • 34. 22  Thƣờng xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian, xây dựng trọng tâm quản lý nợ phải thu để có biện pháp quản lý chặt chẽ.  Chủ động áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn VLĐ. 1.1.4.5. Quản lý hàng tồn kho a) Tác động hai mặt của hàng tồn kho Hàng tồn kho hình thành nên mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một doanh nghiệp sản xuất phải duy trì hàng tồn kho dƣới hình thức nhƣ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Tác động tích cực của việc duy trì hàng tồn kho:  Tồn kho nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và năng động trong việc mua nguyên vật liệu dự trữ.  Tồn kho sản phẩm dở dang giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp đƣợc linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ giai đoạn sản xuất trƣớc.  Tồn kho thành phẩm giúp chủ động việc hoạch định sản xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác và thoả mãn tối đa nhu cầu thị trƣờng. Tuy nhiên cũng tồn tại những tác động tiêu cực:  Phát sinh chi phí kho bãi, bảo quản.  Chi phí cơ hội do dùng vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho. b) Phân loại hàng tồn kho Hàng tồn kho có thể chia ra nhiều loại. Có thể chia hàng tồn kho theo hình thức vật lý của nó, gắn liền với các giai đoạn của quá trình sản xuất thành tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm. Ngoài ra, có thể chia hàng tồn kho theo giá trị đầu tƣ vốn vào chúng. Một số điều cần chú ý khi phân loại hàng tồn kho:  Tên gọi đối với các loại hàng tồn kho khác nhau có thể gây nhiễu bởi một nguyên liệu thô của doanh nghiệp này là thành phẩm của một doanh nghiệp khác.  Các loại hàng tồn kho đa dạng có thể khác nhau về mặt thanh khoản. Những nguyên liệu thô gần giống hàng hoá hoặc đƣợc chuẩn hoá tƣơng đối có thể dễ dàng chuyển thành tiền. Các nguyên liệu trong giai đoạn dở dang có thể kém thanh khoản.  Nhu cầu của doanh nghiệp đối với hàng lƣu kho phụ thuộc vào nhu cầu đối với thành phẩm. Thang Long University Library
  • 35. 23 c) Chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho Để xác định mức độ đầu tƣ vào hàng tồn kho tối ƣu, cần so sánh lợi ích đạt đƣợc từ dự trữ hàng tồn kho với chi phí phát sinh do dự trữ hàng tồn kho để có phƣơng thức quyết định tồn kho. Các chi phí phát sinh gồm:  Chi phí đặt hàng: gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận theo hợp đồng.  Chi phí lƣu trữ: là chi phí liên quan đến thực hiện dự trữ hàng tồn kho trong một khoảng thời gian xác định trƣớc, gồm: chi phí lƣu kho, chi phí bảo quản, chi phí hƣ hỏng, chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm và chi phí cơ hội về số vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho,...  Chi phí thiệt hại do không có hàng: lợi nhuận bị mất do hết thành phẩm dự trữ để bán, chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất, chi phí đặt hàng khẩn cấp,… d) Mô hình quản lý hàng tồn kho */ Mô hình EOQ Là mô hình quản lý hàng tồn kho nhằm mục đích đạt đƣợc tổng chi phí tồn kho là nhỏ nhất. Các giả định đƣa ra khi sử dụng mô hình:  Nhu cầu hàng tồn kho ổn định.  Giá mua hàng mỗi lần bằng nhau.  Chi phí đặt hàng cố định dù quy mô đặt hàng nhiều hay ít.  Chi phí duy trì hàng tồn kho cố định trong thời kỳ nhất định.  Không có yếu tố chiết khấu thƣơng mại.  Không tính đến dự trữ an toàn do các đơn hàng đƣợc đáp ứng ngay. Đồ thị 1.4. Lƣợng hàng hoá dự trữ Q 0 T1 T2 T3 T4 Thời gian Dự trữ trung bình Mức tồn kho
  • 36. 24 Khi hàng mới nhập về kho, hàng tồn kho ở mức cao nhất (Q). Qua quá trình sử dụng, hàng tồn kho giảm dần, khi hàng tồn kho giảm đến mức bằng 0, doanh nghiệp tiếp tục nhập đợt hàng sau và chu kỳ tiếp diễn. Theo mô hình EOQ, tổng chi phí bao gồm: Chi phí đặt hàng: là chi phí phát sinh liên quan đến việc đặt hàng nhƣ chi phí thủ tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hoá. Chi phí này cố định dù quy mô đặt hàng nhiều hay ít. Chi phí đặt hàng = S Q × O Chi phí dự trữ hàng tồn kho: là chi phí phát sinh để duy trì hàng tồn kho nhƣ chi phí lƣu kho, bảo hiểm. Chi phí dự trữ = Q 2 × C Tổng chi phí: Tổng chi phí = Q 2 × C + S Q × O Trong đó: 𝑄 2 : Mức tồn kho trung bình. O: Chi phí 1 lần đặt hàng. S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm. C: Chi phí dự trữ kho trên một đơn vị hàng tồn kho trong năm. Chính sách dự trữ tối ƣu của doanh nghiệp phải đảm bảo tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ hàng tồn kho. Đồ thị 1.5. Tổng chi phí hàng tồn kho Chi phí Tổng chi phí Chi phí dự trữ Chi phí đặt hàng Quy mô đặt hàngQ* Thang Long University Library
  • 37. 25 Tổng chi phí tồn kho là một hàm theo biến Q hay Tổng chi phí = f(Q). Hàm số này đạt giá trị nhỏ nhất khi Q = Q* với f’(Q* ) = 0. Lƣợng đặt hàng tối ƣu: đặt hàng tại mức Q* thì Tổng chi phí đặt hàng ở mức thấp nhất. C OS Q*   2 Trong đó: Q* : Mức đặt hàng tối ƣu. O: Chi phí 1 lần đặt hàng. S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm. C: Chi phí dự trữ kho trên một đơn vị hàng tồn kho trong năm Thời gian dự trữ tối ƣu: Khoảng thời gian tối ƣu dự trữ hàng trong kho. 𝑇∗ = 𝑄∗ 𝑆/360 Trong đó: T* : Thời gian dự trữ tối ƣu. Q* : Mức đặt hàng tối ƣu. S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm. Điểm đặt hàng: OP = Thời gian chờ đặt hàng × S 360 + Qan toàn Trong đó: OP: Điểm đặt hàng. S: Lƣợng hàng cần đặt trong năm Qan toàn: Lƣợng hàng cần thiết trong kho để đảm báo đáp ứng nhu cầu. */ Mô hình ABC Là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý khác nhau với các nhóm lƣu kho có giá trị cao thấp khác nhau.
  • 38. 26 Đồ thị 1.6. Mô hình ABC  Phƣơng pháp phân tích ABC chia các loại vật tƣ làm 3 nhóm chính:  Nhóm A: chiếm 10% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 50% giá trị tiền đầu tƣ vào hàng lƣu kho.  Nhóm B: chiếm 30% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 35% giá trị tiền đầu tƣ vào hàng lƣu kho.  Nhóm C: chiếm 60% về mặt số lƣợng nhƣng chiếm 15% giá trị tiền đầu tƣ vào hàng lƣu kho. Phƣơng pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng có liên quan đến dự trữ. Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tƣợng đƣợc đầu tƣ, lập kế hoạch thận trọng hơn về nhu cầu, những sản phẩm thuộc nhóm B có thể kiểm soát bằng cách kiểm kê liên tục, những sản phẩm thuộc nhóm C kiểm kê định kỳ. Phƣơng pháp ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến nhà cung ứng. Những sản phẩm thuộc nhóm A phải đƣợc mua từ nhà cung ứng có kinh nghiệm, nhóm C có thể giao cho nhà cung ứng mới. Phân tích ABC còn giúp doanh nghiệp xây dựng thời gian kiểm tra dữ liệu hàng tồn kho: nhóm A 1 lần/tháng; nhóm B 1 lần /quý; nhóm C 1 lần /năm. Thang Long University Library
  • 39. 27 e) Một số biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp cần phối hợp nhiều biện pháp. Trong đó, cần chú trọng một số biện pháp sau:  Xác định đúng lƣợng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ và lƣợng tồn kho dự trữ thƣờng xuyên.  Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng thích hợp.  Lựa chọn các phƣơng tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển, xếp dỡ.  Thƣờng xuyên theo dõi sự biến động của thị trƣờng vật tƣ để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tƣ có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản hàng hoá vật tƣ, tránh tình trạng mất mát, hao hụt hoặc vật tƣ hàng hoá bị kém phẩm chất.  Thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng vật tƣ bị ứ đọng, đồng thời có biện pháp giải phóng nhanh số vật tƣ đó để thu hồi vốn.  Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tƣ hàng hoá, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.1.4.6. Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn a) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tiền là tài sản không sinh lời nên doanh nghiệp muốn duy trì một lƣợng tài sản có tính chuyển đổi dễ dàng thƣờng để chúng dƣới dạng đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn là: trái phiếu, cổ phiếu đƣợc mua bán tại thị trƣờng tài chính một cách dễ dàng. Doanh nghiệp giữ tiền mặt rất nguy hiểm, vì tiền mặt có thể trở nên mất giá. Còn việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn thƣờng mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền lãi trái phiếu, cổ phiếu và sự tăng giá của thị trƣờng cổ phiếu. Khi lƣợng tiền trong doanh nghiệp cao hơn mức bình thƣờng, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập và ngƣợc lại, khi lƣợng tiền giảm xuống dƣới mức bình thƣờng thì doanh nghiệp lại bán bớt chứng khoán để duy trì lƣợng tiền mặt ở mức hợp lý. b) Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn  Khả năng thanh khoản: do việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn nhƣ một nguồn dự trữ tiền có sẵn nên cần xem xét một cách thận trọng khía cạnh khả năng thanh khoản của việc đầu tƣ này.  Khả năng sinh lời: kiểm tra sức sinh lời của việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn dựa vào tỷ lệ sinh lời mong đợi.
  • 40. 28 ki = kRF + β(km - kRF) km = kRF + phần bù rủi ro Trong đó: ki: Tỷ lệ sinh lời mong đợi của chứng khoán i. KRF: Tỷ lệ lãi suất không có rủi ro. km: Tỷ suất sinh lời trung bình của thị trƣờng. βi: Đo lƣờng mức độ rủi ro của chứng khoán i với thị trƣờng. 1.1.4.7. Vốn lưu động ròng VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa vốn thƣờng xuyên (Vốn chủ sử hữu + Nợ phải trả dài hạn và trung hạn) so với TSLĐ hay là phần chênh lệch giữa TSLĐ so với nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn). VLĐ ròng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của Công ty, chỉ tiêu này cho biết Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? TSCĐ của Công ty có đƣợc tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ ròng:  Khi nguồn vốn dài hạn < TSCĐ hoặc TSLĐ < nguồn vốn ngắn hạn có ý nghĩa là nguồn VLĐ ròng < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tƣ cho TSCĐ, Công ty phải đầu tƣ vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của Công ty mất thăng bằng, Công ty phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trƣờng hợp này giải pháp của Công ty là tăng cƣờng huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tƣ dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp.  Ngƣợc lại khi nguồn vốn dài hạn > TSCĐ hoặc TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, tức là VLĐ ròng > 0, TSCĐ của doanh nghiệp đƣợc tài trợ vững chắc bởi nguồn vốn dài hạn, trong đó nguồn VCSH chiếm tỷ trọng càng lớn càng thể hiện tính độc lập cao của doanh nghiệp. Ngoài ra TSLĐ cũng đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn thƣờng xuyên. Tuy nhiên nếu VLĐ ròng > 0 mà nợ trung hạn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn dài hạn thì chƣa hẳn là tốt vì Công ty sẽ chịu áp lực thanh toán trong tƣơng lai. Ngoài ra phân tích VLĐ ròng có thể tránh đƣợc trƣờng hợp một số doanh nghiệp Nhà nƣớc tính toán sai trong việc xin cấp VLĐ. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 1.2.1. Thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn. Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp là thu đƣợc lợi nhuận, vì thế hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mức lợi nhuận doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ và Thang Long University Library
  • 41. 29 mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trƣởng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đƣợc thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với số VLĐ mà doanh nghiệp đã đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu đƣợc càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Quản lý VLĐ là một phần trọng yếu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng VLĐ tốt giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí bảo quản, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thanh toán kịp thời công nợ. Do đó doanh nghiệp cần phải thƣờng xuyên tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ để có biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tốt hơn. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động a) Nhân tố khách quan  Chính sách quản lý của Nhà nƣớc: Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng, hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh và định hƣớng cho các hoạt động thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đều có thể gây ra những ảnh hƣởng nhất định tới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.  Sự phát triển của nền kinh tế: doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao nhờ có môi trƣờng thuận lợi, tình hình giá cả ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế là bất ổn định, sẽ ảnh hƣởng đến lãi suất, tỷ giá, lạm phát,… Sức mua của đồng tiền giảm sút là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các loại vật tƣ, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. b) Nhân tố chủ quan  Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp không xác định đƣợc nhu cầu về vốn một cách chính xác sẽ gây nên tình trạng lãng phí về vốn hoặc làm gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh, là một trong những nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn kém hiệu quả.  Cơ cấu VLĐ: cho thấy tỷ trọng các thành phần cấu thành nên VLĐ. Cơ cấu VLĐ không hợp lý dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả.  Trình độ quản lý: vai trò của ngƣời quản lý trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng là hết sức quan trọng. Nếu trình độ của ngƣời quản lý yếu kém sẽ không làm tăng
  • 42. 30 tốc độ luân chuyển VLĐ, không bắt kịp cơ hội đầu tƣ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp a) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh  Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu, phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu  Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tƣ tài sản, phản ánh 1 đồng đầu tƣ vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao. ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Theo phƣơng pháp DuPont (1 chỉ số đƣợc tách thành 2 hay nhiều chỉ số khác) thì ROA đƣợc tính bằng: ROA = Lợi nhuận sau thuế × Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Nhƣ vậy, ROA chịu tác động của 2 yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để tăng ROA, doanh nghiệp cần thay đổi hợp lý 2 yếu tố trên. Để đánh giá chính xác ROA, cần so sánh với bình quân hoặc với các doanh nghiệp tƣơng tự cùng ngành do chỉ số này phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm kinh doanh từng ngành nghề khác nhau.  Chỉ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông, phản ánh 1 đồng vốn cổ đông tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 43. 31 ROE còn đƣợc tính bằng: ROE = Lợi nhuận sau thuế × Doanh thu × Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Nhƣ vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Muốn đẩy mạnh ROE, cần thay đổi hợp lý các yếu tố trên. b) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu:  Hệ số thanh toán hiện thời: đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc bảo đảm bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng TSLĐ Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán ngắn hạn  1: tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo bằng ít nhất 1 đồng TSLĐ.  Hệ số thanh toán ngắn hạn < 1: tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt. doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.  Khi hệ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, cũng là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn tài chính tiềm tàng, doanh nghiệp nên xem xét đánh giá lại tình hình sử dụng VLĐ để tìm ra biện pháp khắc phục. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào TSLĐ, hay đơn giản là việc quản trị TSLĐ của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi,… Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Hệ số thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp do đã trừ đi giá trị hàng tồn kho (tài sản khó chuyển thành tiền trong thời gian ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp), phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc bảo đảm thanh toán ngay lập tức bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Hệ số thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán nhanh cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp.
  • 44. 32  Hệ số thanh toán nhanh thấp kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp đến tình trạng giải thể, phá sản.  Hệ số thanh toán tức thời: cho biết khả năng thanh toán ngay tại thời điểm xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán tức thời cao hơn so với hệ số của ngành cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ nhanh chóng.  Hệ số thanh toán tức thời thấp hơn so với hệ số của ngành, doanh nghiệp sẽ mất thời gian và chi phí để tìm nguồn đáp ứng các khoản nợ. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá bộ phận a) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Tốc độ luân chuyển VLĐ:  Số lần luân chuyển VLĐ: cho biết trong 1 thời kỳ nhất định VLĐ luân chuyển bao nhiêu lần. 𝐿 = 𝑀 𝑉𝑙đ Trong đó: L: Số lần luân chuyển VLĐ. M: Doanh thu thuần (tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ). Vlđ: VLĐ bình quân trong kỳ. Số lần luân chuyển VLĐ càng lớn cho thấy 1 đồng VLĐ tạo ra càng nhiều doanh thu thuần, cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt.  Kỳ luân chuyển VLĐ: cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành 1 vòng luân chuyển VLĐ. 𝐾 = 365 𝐿 = 365 × 𝑉𝑙đ 𝑀 Trong đó: K: Kỳ luân chuyển VLĐ. Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh; hàng hoá, sản phẩm ít bị ứ đọng; doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.  Khả năng sinh lời VLĐ: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết 1 đồng vốn tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả. Ngƣợc lại, chỉ tiêu này Thang Long University Library
  • 45. 33 thấp nghĩa là lợi nhuận trên 1 đồng vốn nhỏ, doanh nghiệp cần xem lại phƣơng pháp quản lý VLĐ. Khả năng sinh lời VLĐ = Lợi nhuận sau thuế VLĐ trung bình VLĐ bình quân trong kỳ: 𝑉𝑙đ = 𝑉𝐿Đđầ𝑢 𝑘ỳ + 𝑉𝐿Đ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ 2 b) Nhóm chỉ tiêu về mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm VLĐ bao gồm mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối và mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối.  Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc một số VLĐ, có thể rút ra khỏi luân chuyển để sử dụng vào việc khác. 𝑉𝑡𝑘𝑡 đ = 𝑀0 365 × 𝐾1 − 𝐾0 = 𝑀0 𝐿1 − 𝑀0 𝐿0  Mức tiết kiệm VLĐ tƣơng đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô VLĐ. 𝑉𝑡𝑘𝑡𝑔 đ = 𝑀1 365 × 𝐾1 − 𝐾0 = 𝑀1 𝐿1 − 𝑀1 𝐿0 Trong đó: Vtktđ: VLĐ tiết kiệm tuyệt đối. Vtktgđ: VLĐ tiết kiệm tƣơng đối. M0, M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm báo cáo, năm kế hoạch. K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch. L1, L0: Số lần luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch. c) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Là số VLĐ cần có để đạt đƣợc 1 đồng doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngƣợc lại. Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần d) Nhóm chỉ tiêu về từng bộ phận cấu thành vốn lưu động:  Hàng tồn kho:  Hệ số lƣu kho: phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
  • 46. 34 Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán Giá trị lưu kho Hệ số này cao nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Hệ số này thấp nghĩa là doanh nghiệp bị ứ đọng vật tƣ, hàng hoá vì dự trữ quá mức hoặc tiêu thụ chậm. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ vậy nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột.  Thời gian luân chuyển kho trung bình: cho biết số ngày trung bình của 1 vòng quay kho hay số ngày hàng hóa đƣợc lƣu tại kho. Thời gian luân chuyển kho trung bình = 365 Hệ số lưu kho Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh đƣợc tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì nhƣ vậy nghĩa là doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, mất doanh thu do mất khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng.  Các khoản phải thu:  Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn. Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng  Thời gian thu nợ trung bình (ACP): cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu sẽ thu hồi đƣợc; phản ánh hiệu quả và chất lƣợng quản lý các khoản phải thu. ACP = 365 Hệ số thu nợ Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời đƣa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có hiệu quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi thu tiền của Công ty. Vì đứng trên phƣơng diện thanh toán, đây là một thƣớc đo chung chung và bị ẩn đi nhiều sự khác biệt riêng lẻ giữa các khách hàng do không thể hiện đƣợc sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới, khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,... Ngoài Thang Long University Library