SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN
HÀ NỘI – 2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THANH HÀ
MÃ SINH VIÊN : A18009
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN
HÀ NỘI – 2014
Giáo viên huớng dẫn :Th.s Lê Thị Hà Thu
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thanh Hà
Mã sinh viên : A18009
Chuyên ngành : Tài chính
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác.
Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích
dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội Ng tháng năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thanh Hà
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Th.s Lê Thị Hà Thu cùng các bác, cô
chú và anh chị trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng
Lan đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn
các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức
bổ ích để thực hiện khóa luận cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp
trong tương lai.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới đơn vị thực tập, đặc biệt là các anh chị trong
phòng Tài chính- Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp và cập nhật số
liệu, thông tin của đơn vị trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện
để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thang Long University Library
MỤC LỤC
1.1. Tổng quan về vốn lƣu động ...................................................................................1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động ..................................................................1
1.1.2. Vai trò của vốn lưu động......................................................................................2
1.1.3. Phân loại vốn lưu động.......................................................................................3
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động............................................................................................6
1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động.........................................................................................6
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: ........................................7
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.7
1.1.5.1. Nhu cầu vốn lưu động.......................................................................................7
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ............................................................................9
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................10
1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ....................12
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................13
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG
HOÀNG LAN...............................................................................................................26
2.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng
Lan ................................................................................................................................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.........................................................................26
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................................27
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.......................................................28
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................................29
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
thƣơng mại và xây dựng Hoàng Lan .........................................................................29
2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây
dựng Hoàng Lan...........................................................................................................29
2.2.2. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Xây dựng Hòang Lan.........................................................................34
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................40
2.3.1. Các chỉ tiêu tổng quát.........................................................................................40
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động..........................42
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng thành phần của vốn lưu động.43
2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.................................................................49
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan...................................51
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan........................................................52
2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................52
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................53
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI
VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN.................................................................................55
3.1.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................55
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trước mắt.............................................56
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan ................................56
3.2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động ...............................................................................56
3.2.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học .................................59
3.2.3. Các biện pháp khác ............................................................................................59
3.2.4. Một số ý kiến nhằm thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng
Lan.................................................................................................................................61
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
Hoàng Lan giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................30
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán – về tài sản của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hòang Lan trong giai đoạn 2011 – 2013 ..........................................35
Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán – về nguồn vốn của công ty TNHH Thương mại và
Xây dựng Hoàng Lan ....................................................................................................38
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011-
2013 ...............................................................................................................................41
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giai đoạn 2011-2013.....................42
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của công ty.........................................43
Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng hàng tồn kho của công ty....................................44
Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty.........................................45
Bảng 2.9. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn...................................................................46
Bảng 2.10. Cơ cấu hàng tồn kho ...................................................................................46
Bảng 2.11. Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác......................................................................47
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan...........................................................................49
Bảng 2.13. Vốn lưu động ròng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây
dựng Hoàng Lan ............................................................................................................52
Biểu đồ 2.1. Thời gian quay vòng tiền trung bình.........................................................48
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng
Hoàng Lan .....................................................................................................................27
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầ đủ
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính
CĐKT Cân đối kế toán
DN Doanh nghiệp
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thuế TNDN
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng
máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự
tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với „cơ thể‟ doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể
không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt
trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn
lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở
nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả
dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt được mức tối đa. Trong cơ
chế thị trường, cạnh tranh diễn ra hết sức quyết liệt giữa các doanh nghiệp, nó đặt các
doanh nghiệp luôn phải đứng trước các yêu cầu như cải tiến công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối
với các doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Làm thế nào
để sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả nhất là vấn đề khó khăn đối với mọi
công ty hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp, với mục đích tăng thêm sự hiểu biết về hoạt động tài chính của một
doanh nghiệp, nắm bắt các vấn đề thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp có tính tham
khảo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, bằng kiến thức đã tích
lũy được ở trường, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Ho ng Lan” để làm
khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. Từ đó đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong tương lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và
Xây dựng Hoàng Lan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là phương pháp thu thập
số liệu, phương pháp xử lý, tổng hợp, khái quát số liệu dựa trên cơ sở các số liệu,
thông tin được cung cấp và tình hình thực tế tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận được chia thành
ba phần chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn lƣu động
Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn nói chung hay vốn lưu động nói riêng là một
trong những điều kiện vật chất cơ bản, kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác
làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn lưu động không
chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt, mà trong toàn bộ các quá
trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ
khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên
tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để
hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại
tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần
và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ
kinh doanh.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.
Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn
lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu
nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư
sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý
hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm
tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
(PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp)
1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên chuyển hóa qua nhiều hình thái
khác nhau, biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được dịch
chuyển một lần vào giá trị của hàng hóa tiêu thụ và kết thúc một vòng tuần hoàn sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều
hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất, vốn lưu động thể
hiện dưới trạng thái sơ khai là tiền tệ, qua các giai đoạn nóvốn lưu động dần chuyển
thành vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của
quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng.
Khi sản phẩm này được bán trên thị trường thì vốn lưu động lại trở về hình thái ban
đầu là tiền tệ.
Trong doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình
thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái
tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng,
nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu
kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại một
thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyện có các bộ phận cùng tồn tại dưới các
hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Khi tham gia vào hoạt động
kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động có
các đặc điểm như luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển, toàn bộ
giá trị được chuyển ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu lại được tiền, đặc điểm cuối
cùng của vốn lưu động là hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2. Vai trò của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động đóng vai trò đảm bảo cho
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo mục đích đã định. Vốn là
một trong bốn yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được đảm bảo khi có đủ các yếu tố: vốn, lao động, tài nguyên và kỹ
thuật công nghệ. Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị,
nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,
nguyên nhiên vật liệu. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi
vào hoạt động. Khi có vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng để thuê lao động, mua tài
nguyên và công nghệ. Vì thế, vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện
không thể thiếu để tiến hành sản xuất, tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản
xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn
đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được
mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình
Thang Long University Library
3
thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuẩn lợi, góp phần tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng
vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp
cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Ngoài ra, vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán
ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng.
Muốn quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được bộ phận
cấu thành của vốn lưu động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp từng
loại. Có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:
1.1.3.1. Phân loại vốn lưu động theo sự vận động của vốn lưu động trong quá trình
sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Đây là vốn lưu động bỏ ra trong khâu
dự trữ như giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,
phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có thể diễn ra thường xuyên và liên tục. Đối với doanh nghiệp
thương mại trong nước thì thời gian dự trữ hàng hóa có thể tính toán được khá chính
xác nhưng đối với doanh nghiệp thương mại chuyên bán hàng xuất nhập khẩu thì thời
gian dự trữ hàng hóa còn phụ thuộc vào thời gian sản xuất hàng hóa của nhà sản xuất
nước ngoài, thời gian vận chuyển hàng hóa về nước, thời gian làm thủ tục thông quan
hàng hóa... Do đó, việc quyết định vốn lưu động trong khâu dự trữ có vai trò quan trọng
trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: gồm các loại vốn sản phẩm hàng nhập kho,
vốn bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước. Loại vốn này được dùng cho quá
trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của các bộ
phận được liên tục, hợp lý.
4
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Đây là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để lưu
thông hàng hóa. Số tiền này đảm bảo cho quá trình mua bán hàng hóa của doanh
nghiệp được diễn ra liên tục. Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm các khoản
giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư
ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký
cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản
tạm ứng...).
Phân loại vốn lưu động theo phương pháp phân loại này cho thấy vai trò và sự
phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có
biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao
nhất.
1.1.3.2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành 4 loại:
Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn...
Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại
tài sản khác hoặc để trả nợ.
Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể
như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng tồn kho...
Các khoản phải thu, phải trả: Chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện
số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp cung
cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, khoản ứng trước cho người bán, các khoản phải
thu khác như thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng…
Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự phòng, tạm ứng, chi phí trả trước,
cầm cố, ký quỹ, ký cược...
Phân loại vốn lưu động theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi giúp cho
các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp để có hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả.
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn tài trợ khác nhau.
Các nguồn tài trợ đó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có của doanh nghiệp),
vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Việc phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở
hữu vốn sẽ góp phần giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp chủ động trong quá trình quản
lý và cơ cấu được nguồn vốn của mình.
Thang Long University Library
5
Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp
có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung
cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư
nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong
doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp...
Nợ phải trả: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại
hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ
khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này
trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó, doanh nghiệp
có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm
bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn, đáp ứng ổn định cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh.
1.1.3.4. Phân loại vốn lưu động theo thời gian hoạt động và sử dụng vốn.
Doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn lưu động trong những khoảng thời gian có
độ dài ngắn khác nhau và có thể chia thành nguồn vốn lưu động thường xuyên và
nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn từ một năm trở lên bao gồm
nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dành cho việc đầu tư mua sắm các tài sản cố
định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (ít hơn một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời,
bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn
vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng
các khoản nợ khác.
Việc phân loại vốn lưu động theo nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm
thời giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét huy động các nguồn vốn một cách hợp lý
với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
6
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động
1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động
Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ,
tiền gửi gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tương đương tiền là các khoản đầu tư
ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi
dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi
thành tiền, bao gồm chứng khoán dễ thanh khoản, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
như cổ phiếu, trái phiếu. Tiền và các khoản tương đương tiền là một loại tài sản có tính
linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc
để trả nợ, ngoài ra tiền còn đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh
doanh và quá trình mua bán hàng hóa được diễn ra thuận lợi và liên tục. Do vậy, trong
hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết
nhất định.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu của doanh nghiệp có nhiều
loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu người mua và tiền đặt trước cho người
bán. Đây là số vốn (tài sản) của doanh nghiệp nhưng bị người mua và người bán
chiếm dụng.
Trong nền kinh tế thị trường mang tính chất cạnh tranh ngày nay, các doanh
nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải nỗ lực vận dụng các chiến lược cạnh tranh
đa dạng, từ cạnh tranh về giá đến cạnh tranh phi giá như hình thức quảng cáo, các dịch
vụ trước, trong và sau khâu bán hàng. Mua, bán chịu cũng là một hình thức cạnh tranh
khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp, từ đó hình thành nên các
khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu về việc trả trước cho người
bán, phải thu nội bộ.
Hàng tồn kho: Hay còn gọi là hàng lưu kho bao gồm các nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng gửi bán, hàng mua đang đi đường… Trong quá trình sản
xuất, việc tiêu hao đối tượng lao động diễn ra thường xuyên và liên tục, nhưng việc
cung ứng nguyên vật liệu thì đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Do đó, doanh
nghiệp phải thường xuyên có một lượng lớn nguyên vật liệu, nhiên liệu… nằm trong
quá trình dự trữ, hình thành nên khoản mục vốn dự trữ. Vốn dự trữ là biểu hiện bằng
tiền của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm, bao
bì, vật liệu bao bì… Loại vốn này thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối trong vốn
lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp giai đoạn của quá
trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả
Thang Long University Library
7
kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động.
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: đặc điểm của ngành
nghề kinh doanh, trình độ tổ chức…Vì vậy mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu
vốn lưu động khác nhau. Tuy vậy, có thể chia thành ba nhóm nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng tới kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhóm nhân tố về mặt cung ứng vật tư: Các doanh nghiệp hằng năm phải sử dụng
nhiều loại vật tư khác nhau của các đơn vị cung ứng khác nhau để phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh. Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị cung ứng,
khả năng cung ứng của thị trường nói chung, kỳ hạn giao hàng, chủng loại, số lượng,
giá cả của hàng hóa được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại
vật tư cung cấp, tất cả các yếu tố trên khi có sự thay đổi đều có ảnh hưởng đến tỷ trọng
của từng khoản vốn trong vốn lưu động.
Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Các doanh nghiệp có đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, kỹ thuật công nghệ sản xuất, chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất khác
nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến tỷ trọng vốn lưu động tham gia vào khâu
sản xuất, từ đó dẫn đến thay đổi về tỷ trọng vốn lưu động tham gia vào khâu dự trữ.
Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Mỗi hợp đồng mua, bán hàng hóa đều sử dụng
các phương thức thanh toán khác nhau. Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức
thanh toán hợp lý, tổ chức đúng đắn các thủ tục thanh toán, chấp hành kỷ luật thanh
toán, giải quyết các vấn đề về thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông
của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi.
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
1.1.5.1. Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh
nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho (vật tư, sản
phẩm dở dang, thành phẩm hoặc hàng hóa) và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử
dụng khoản tín dụng của người cung cấp.
Số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu
vốn lưu động trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động,
một vấn đề quan trọng là phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định.
8
Nhu cầu vốn lưu động qua các kỳ kinh doanh được xác định đúng đắn là cơ sở
để doanh nghiệp tổ chức huy động và chuẩn bị hợp lý các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ
và kịp thời nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình.
1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu
động. Có hai phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp:
* Phƣơng pháp trực tiếp:
Phương pháp này căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật
tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động
trong từng khâu rồi tổng hợp lại nhu cầu vốn lưu động của doanh ngiệp.
Công thức tính tổng quát:
∑ ∑( )
Trong đó:
V: Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
M: Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn lưu động được tính toán
N: Số ngày luân chuyển của loại vốn lưu động được tính toán
i: Số khâu kinh doanh (i = 1,k )
j: Loại vốn lưu động sử dụng (j = 1,n )
Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp
với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này còn có
hạn chế về việc tính toán đòi hỏi sự phân tích phức tạp và cần nhiều thời gian.
* Phƣơng pháp gián tiếp:
Đặc điểm của phương pháp gián tiếp này là dựa vào thống kê kinh nghiệm để
xác định nhu cầu vốn lưu động. Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp:
-Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng
loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp mình.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu
động tính theo doanh thu được rút ra từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng
Thang Long University Library
9
loại trong ngành. Trên cơ sở xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của
doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết.
Công thức tính:
Nhu cầu vốn
lưu động
=
Số tiền dự kiến quy mô
kinh doanh
*
Tỷ lệ phầm trăm nhu cầu vốn
lưu động trên doanh thu bán ra
dự tính theo kinh nghiệm
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế.
Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với
quy mô nhỏ.
- Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ
vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho thời kỳ tiếp
theo.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố
hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phảu thu từ khách hàng và nợ
phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu
kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ xác định nhu cầu vốn lưu
động cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động
trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình
để loại trừ số liệu không hợp lý.
Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.
Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu đọng so với doanh thu thuần.
Bước 3: xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đối đơn giản,
giúp doanh nghiệp có thể ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế
hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính xác của phương
pháp này bị hạn chế.
(PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp)
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
hướng tới mục tiêu là thu được lợi nhuận (trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngoài
mục tiêu về lợi nhuận còn hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ
các lợi ích công cộng cho toàn xã hội.). Bởi vì lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để
10
doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là nguồn chủ yếu để nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế
thị trường hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay
gắt, việc có tạo ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng và là một chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đạt được chỉ
tiêu này có thể đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định.
Chính vì vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất
kinh doanh là đạt được lợi nhuận tối đa, và để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn
lưu động nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, do đặc
điểm chu chuyển của vốn lưu động, các vòng tuần hoàn diễn ra liên tục, liên tiếp tạo
thành vòng chu chuyển của vốn lưu động tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại ở
nhiều hình thái khác nhau và ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn lưu động vì tổ
chức quản lý vốn lưu động liên quan mật thiết đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
Thực tế cho thấy rằng, trong điều kiện sản xuất chưa cao như nước ta hiện nay,
hiệu quả kinh tế đạt được nhìn chung là thấp, trình độ quản lý còn non kém, quá trình
sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn thì việc bổ sung vốn lưu động từ lợi
nhuận để lại là rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm tất yếu phải
sử dụng vốn bên ngoài như: đi vay…thực chất, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải
trả chi phí sử dụng, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới giá
thành, làm giảm lợi nhuận của doanh. Do đó việc sử dụng vốn hợp lý tiết kiệm, có
hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được lượng vốn vay mà vẫn hoàn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn
tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải phấn
đấu đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói
chung và vốn lưu động nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh
tế phản ánh quá trình sử dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh
nghiệp sao cho đảm bảo mang lại kết quả sản xuất kinh doanh là cao nhất với chi phí
sử dụng vốn là thấp nhất.
Thang Long University Library
11
Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải
sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trong đó có vốn lưu
động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
các chỉ tiêu kết quả kinh doanh với chỉ tiêu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Một số khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng
cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu
động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng
càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt.
Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn
cũng không cao.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay
được một vòng.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi
bỏ ra một đồng vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu
động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với
yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Tóm lại, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động,
song cần phải có một quan niệm toàn diện hơn khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả
kinh doanh với VLĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
(Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh tế Quốc Dân)
Mặt khác có thể nói hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng
hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức
thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn
hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác khả năng để vốn có
thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
12
1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn vận động không ngừng. Trong quá trình
vận động ấy, vốn lưu động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai
đoạn khác nhau vốn lưu động cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của giai đoạn đó. Như vậy có thể khẳng định vốn lưu động có vai trò rất
quan trọng đối với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp
đến kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát
triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân
tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với sự phát
triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Hoạt động phân tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp các nhà
quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan
và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên cơ sở đó, đề ra
những biện pháp khắc phục những nhân tố gây ảnh hưởng xấu và phát huy tối đa
những thuận lợi đang có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệu
quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó,
vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn
thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí
lưu thông và hạ giá thành sản phẩm.
Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được
lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối
thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển
toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì
vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xét trên mặt giá trị. Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo
cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ
khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và
tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp cho
doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ
Thang Long University Library
13
thuật được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả
năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra
sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt khi khai thác được các nguồn
vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm
chi phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự
thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần
phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng các chỉ tiêu
khác nhau để có sự phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình sử dụng vốn
qua các năm hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu tổng quát
Tỷ suất sinh lời của vốn lƣu động:
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong
kỳ phân tích (có thể là một tháng, một quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân
tổng vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được
lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lời
của VLĐ
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100%
VLĐ bình quân
Trong đó:
VLĐ bình
quân
=
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn
lưu động, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng tốt, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
14
Sức sinh lời của vốn lƣu động (Vòng quay của vốn lƣu động)
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn mong muốn VLĐ vận động
không ngừng để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp, số vòng quay của VLĐ có thể được xác định bằng công thức:
Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm,
hay một năm) VLĐ bình quân quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cũng cho biết
một đồng VLĐ đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu
này thể hiện sự vận động của VLĐ trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ VLĐ vận
động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng
tỏ vốn lưu động vận động chậm, điều này có thể do hàng tồn kho nhiều hoặc do sản
phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu
này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm cụ thể của thành
phần của vốn lưu động của doanh nghiệp.
Suất hao phí của vốn lƣu động so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của VLĐ là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự
kiến số VLĐ được đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự
kiến, chỉ tiêu này thường được xác định theo công thức:
Suất hao phí của VLĐ so
với doanh thu thuần
=
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng
doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ đầu tư, đó là căn cứ để đầu tư VLĐ cho
phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt, góp phần
tiết kiệm VLĐ và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
Suất hao phí của vốn lƣu động so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
của VLĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu
này thường được xác định như sau:
Suất hao phí của VLĐ so
với lợi nhuận sau thuế
=
VLĐ bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Thang Long University Library
15
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để các doanh nghiệp
xây dựng dự toán về nhu cầu vốn lưu động khi muốn có mức lợi nhuận như mong
muốn.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm
nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp
có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn
trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc
độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ
luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Số vòng luân chuyển của vốn lƣu động
Số vòng luân chuyển của VLĐ =
Tổng số luân chuyển thuần
VLĐ bình quân
Trong đó tổng số luân chuyển thuần được xác định bao gồm doanh thu của hoạt
động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu hoạt
động khác. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số
vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Từ đây có thể xác định được số tiền tiết kiệm hay lãng phí do số vòng quay của
VLĐ nhanh hay chậm.
Số tiền tiết kiệm, lãng
phí do tốc độ luân
chuyển VLĐ thay đổi
=
VLĐ bình
quân kỳ
gốc *
Số vòng
quay VLĐ
kỳ phân tích
-
Số vòng
quay VLĐ
kỳ gốc
Thời gian một vòng luân chuyển của vốn lƣu động
Thời gian một vòng luân
chuyển VLĐ
=
365
Số vòng luân chuyển của VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của VLĐ quay hết trong thời gian bao nhiêu
ngày trong một năm. Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy VLĐ vận động càng nhanh góp
phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
16
Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu
động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu mức tiết
kiệm VLĐ tuyệt đối và mức tiết kiệm VLĐ tương đối.
-Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Với mức luân chuyển vốn không
thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít
hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào
việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối VLĐ.
Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối được tính theo công thức:
Mức tiết kiệm
VLĐ tuyệt đối
=
Doanh thu thuần kỳ trước
-
Doanh thu thuần kỳ trước
Vòng quay VLĐ kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ trước
-Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển VLĐ (tạo ra một
doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô
VLĐ.
Mức tiết kiệm VLĐ tương đối được xác định:
Mức tiết kiệm
VLĐ tương đối
=
Doanh thu thuần kỳ này
-
Doanh thu thuần kỳ này
Vòng quay VLĐ kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ trước
Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động
Hệ số đảm nhiệm vốn
lưu động
=
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng luân chuyển thuần thì cần
bao nhiêu đồng vốn lưu động đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch
đầu tư vốn lưu động hợp lý từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
17
Mức sinh lời VLĐ
Mức sinh lời VLĐ =
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức sinh lời VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử
dụng VLĐ càng cao.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng thành phần vốn lưu động.
Thời gian thu nợ trung bình (kỳ thu nợ bình quân)
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu sẽ thu hồi được; phản
ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng ngắn càng
tốt cho doanh nghiệp, vốn không bị chiếm dụng quá lâu, có thể tham gia tiến hành các
hoạt động đầu tư khác, tìm kiếm lợi nhuận.
Thời gian thu nợ trung bình =
365
Hệ số thu nợ
Trong đó hệ số thu nợ phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ chia cho số dư bình quân
các khoản phải thu trong kỳ.
Hệ số thu nợ =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Các khoản phải thu
bình quân
=
Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phải thu cuối kỳ
2
Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn
chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản
phải thu này thì lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn
nữa.
Hệ số thu nợ cho biết bình quân cứ một đồng các khoản phải thu trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hổi các khoản nợ của doanh nghiệp
càng tốt, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn.
18
Thời gian luân chuyển kho trung bình
Chỉ tiêu này cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.
Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả
vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên,
thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì doanh nghiệp không dự trữ đủ
hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn hoạt động SXKD,
mất doanh thu do mất khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng.
Thời gian luân chuyển kho trung bình =
365
Hệ số lưu kho
Trong đó hệ số lưu kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân
hàng tồn kho.
Hệ số lưu kho =
Giá vốn hàng bán
Bình quân hàng tồn kho
Trong đó:
Bình quân hàng tồn kho =
Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn khi cuối kỳ
2
Hệ số lưu kho phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Hệ số này cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả,
hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng
không tốt vì như vậy cho thấy lượng dự trữ hàng tồn kho không nhiều, có thể làm gián
đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi có nhu cầu thị trường tăng đột ngột. Hơn nữa,
dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây
chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số lưu kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức
độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Thời gian trả nợ trung bình
Chỉ tiêu thời gian trả nợ trung bình phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ (các khoản phải trả lớn),
sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này
có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về
quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Thang Long University Library
19
Thời gian trả nợ trung bình =
365
Hệ số trả nợ
Trong đó:
Hệ số trả nợ =
GVHB+ Chi phí chung bán hàng, quản lý
Phải trả người bán+ Lương, thưởng thuế phải trả
Thời gian quay vòng tiền trung bình:
Thời gian quay vòng
tiền trung bình
=
Thời gian thu
tiền trung bình
+
Thời gian quay
vòng hàng lưu kho
-
Thời gian trả
nợ trung bình
Chỉ số này cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn của doanh nghiệp được quay
vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra. Thời
gian quay vòng tiền ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi tiền mặt. Tuy nhiên,
cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối
với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng
tiền ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
1.2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ
khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có
khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp
lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm
bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới và ở
Việt Nam, theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên
bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản
nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán.
Vốn luân chuyển có thể là số tiền chênh lệch của tài sản lưu động với nợ ngắn
hạn. Việc đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển ở một doanh nghiệp chỉ
dựa trên quy mô vốn luân chuyển để đánh giá thì có thể phản ánh đúng đắn khả năng
thanh toán do đó có thể sử dụng một số các chỉ tiêu về hệ số thanh toán để đánh giá
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
20
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn,
phản ánh khả năng chuyển đổi ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho
các khoản nợ ngắn có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng một năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này được xác định như sau:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
Tổng TSLĐ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của doanh
nghiệp là tốt. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt vì có thể gây ứ
đọng vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều
thay vì đầu tư sinh lời. Do đó, tính hợp lý của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ
thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này đo lường khả năng nhanh chóng đáp ứng của VLĐ trước các khoản nợ
ngắn hạn, vì vậy hàng tồn kho được loại trừ. Do vậy là khoản mục có tính thanh khoản
thấp nhất trong số các TSLĐ.
Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể đẩy doanh
nghiệp đến tình trạng giải thể, phá sản.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thể
chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết khả năng thành
toán ngay tại thời điểm xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và
hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán tức thời được xác định theo công thức:
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Thang Long University Library
21
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo
bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, doanh nghiệp có khả năng thanh
toán nợ nhanh chóng do giữ lượng VLĐ dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn
hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để đáp
ứng các khoản nợ.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Có
những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đến
hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, tạo điều kiện
thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, có những nhân tố hạn chế, gây trở ngại,
cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, doanh
nghiệp cần phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất
kinh doanh, từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể và hợp lý nhằm đạt được hiệu quả
kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cao nhất. Có hai nhân tố chính
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ
quan.
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp
như: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế tài
chính của nhà nước đối với lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, sự tăng trưởng của
nền kinh tế… Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói
riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các
nhân tố đó.
Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Nhân tố này có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi nhà nước đưa ra các chính sách hoãn nợ, miễn thuế xuất khẩu…thì
đó là một thời cơ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh
doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng cũng như
trong việc cạnh tranh thắng lợi. Tuy nhiên các nhân tố này cũng tạo ra thách thức cho
các doanh nghiệp như việc nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO,
các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt.
22
Các tác động đến từ nền kinh tế:
Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã hội nhưng trong nó cũng có
những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới được linh hoạt, nhạy bén bao nhiêu
thì mặt trái của nó lại là những thay đổi liên tục đến chóng mặt. Do tác động của nền
kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay dẫn đến việc tăng giá các loại vật tư, hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không
điều chỉnh kịp thời thì giá trị của các tài sản lưu động sẽ bị trượt giá theo sự lạm phát
của tiền tệ.
Các loại rủi ro bất thường
Khi tham gia kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành
phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh, nếu thị trường không ổn định hay sức mua có
hạn có thể làm tăng lên các rủi ro bất thường như: khách hàng mất khả năng thanh
toán. Ngoài ra còn tồn tại những rủi ro xuất phát từ thiên nhiên như thiên tai, bão lụt,
hỏa hoạn… làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp.
Sự phát triển của khoa học công nghệ:
Tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cải tiến sản phẩm cả
về chất lượng, mấu mã, giá cả giảm hơn. Tình trạng giảm giá hàng hóa gây nên tình
trạng thất thoát vốn lưu động tại doanh nghiệp. Mặt khác, khi khoa học kỹ thuật phát
triển đến thời đại đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thì cũng
chính điều này làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn.
Đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho doanh nghiệp bị mất vốn. Chính vì vậy
doanh nghiệp liên tục phải có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới
nhất đưa vào sản xuất kinh doanh để đẩy mạnh tiêu thụ, tránh tình trạng tồn đọng vốn.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:
Đây là những nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp. Nó bao gồm các nhân tố
bên trong như các hoạt động mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp, công tác tổ chức phân bổ vốn lưu động vào các khâu, các thành phần…và bao
trùm là trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao,
phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp có thể đẩy mạnh được quá trình tiêu
thụ sản phẩm, giúp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Ngược lại, nếu sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp có chất lượng thấp không phù hợp với thị hiếu khách hàng
Thang Long University Library
23
dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho vốn lưu động bị ứ đọng,
hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Xác định nhu cầu vốn lưu động
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động không
chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh
doanh, ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
Xác định nguồn tại trợ cho ngu cầu vốn lưu động là công việc rất quan trọng.
Nếu xác định nguồn tài trợ không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh
toán hoặc gây ra tình trạng lãng phí vốn, kèm theo các chi phí phát sinh không mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an toàn tài
chính và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong khâu dự trữ sản xuất phải lựa chọn được nguồn cung cấp để giảm chi phí
bảo quản chuyên chở. Trong khâu sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất, đặc tính
sản phẩm để bố trí sắp xếp cho vốn được luân chuyển thường xuyên, tránh ứ đọng kéo
dài trong quá trình sản xuất. Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư
hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng chi phí
gây ứ đọng vốn có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất mát vốn kinh doanh,
giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn lưu động.
Lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thì lượng
vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí quản
lý các khoản phải thu. Điều này có thể gây ra tình trạng mất tự chủ về vốn khi không
thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại,
nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thức bán hàng không ưu đãi
thì hàng hóa có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ đọng hàng hóa, tăng vốn lưu động
trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay vốn lưu động.
Ngoài những nhân tố trên doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh
tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác trên thị trường, nếu doanh nghiệp không tìm
cho mình một vị trí, chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì nguy cơ giải thể là rất cao.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đến việc tổ
chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế còn có rất
24
nhiều sự thay đổi gây ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn
chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời phát huy những tác động tích cực
nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, huy động vốn kịp thời, đầy đủ nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Như vậy, chương 1 đã trình bày tổng quát các vấn đề liên quan đến vốn lưu động,
khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có thể biết thêm đặc
điểm, phân loại và kết cấu của vốn lưu động. Hơn nữa, khi tìm hiểu về vốn lưu động,
còn tìm hiểu thêm được các chính sách để quản lý vốn lưu động sao cho phù hợp với
tình hình hiện tại cũng như quy mô của doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định được các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động để có thể tìm ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này.
26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ
XÂY DỰNG HOÀNG LAN
2.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng
Lan
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng
Hoàng Lan
Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng
Hoàng Lan
Địa chỉ: 602, N5A, Đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Phường Nhân Chính,
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (043)5567215
Mã số thuế: 0101212579
Số Tài khoản: 102010000051680 tại Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân,
Hà Nội
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan là doanh
nghiệp được chính thức thành lập vào năm 2002 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0102004551 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 07 tháng 02
năm 2002 với số vốn điều lệ là: 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỉ Việt Nam đồng).
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan được thành
lập nhằm mục đích cung ứng cho thị trường các loại dịch vụ về lĩnh vực xây dựng bao
gồm: cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng, các dịch vụ như hoàn thiện hay sửa chữa các
công trình. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan đi vào
hoạt động từ năm 2002, với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài
khoản giao dịch tại ngân hàng Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân – Hà Nội.
Từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn ở thế phát triển ổn định, hoàn thành tốt
các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Những công trình công ty đã thi công đều đạt chất
lượng tốt được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công trình được đưa vào sử dụng kịp thời
theo yêu cầu của các dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn chấp hành
Thang Long University Library
27
nghiêm chỉnh mọi chế độ, chính sách của Nhà nước và các quy chế của chủ đầu tư,
chưa lần nào vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây
dựng Hoàng Lan
( Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Giám đốc Công ty
Phòng
Hành
chính –
Nhân sự
Phòng
Tài vụ
Phòng Kế
hoạch kỹ
thuật
Ban điều hành
Đội cơ giới Xưởng sửa
chữa
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kế toán
28
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Giám đốc Công ty: Giám đốc công ty là người có pháp nhân hợp pháp về pháp
lý nhà nước, là người lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, sắp
xếp bổ nhiệm các thành viên vào các vị trí phù hợp theo nhu cầu của từng giai đoạn,
công việc. Giám đốc còn chịu trách nhiệm tài chính, hạch toán, thực hiện nghĩa vụ với
nhà nước, định hướng chiến lược và từng bước thực hiện xây dựng Công ty ổn định,
phát triển lâu dài.
Phòng Hành chính - Nhân sự (HC - NS): Có trách nhiệm tham mưu cho Giám
đốc và trực tiếp thực hiện các công tác hành chính – quản trị, văn phòng, quản trị
nguồn nhân lực, tiền lương, phát triển mạng lưới, đào tạo, an toàn lao động, thi đua
khen thưởng, kỷ luật…
Phòng Tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế toán tài chính; Cân đối
tài chính đảm bảo cho hoạt động của Công ty, bao gồm công việc huy động các nguồn
tài chính trong và ngoài nước phục vụ cho các dự án; Thực hiện thanh toán cho khách
hàng và thanh toán với ngân sách; Thủ quỹ.
Phòng kế toán: Thực hiện quản lý kế toán tài chính của công ty theo đúng quy
định của nhà nước, mở và ghi chép các loại sổ sách kế toán của công ty, cùng bộ phận
kinh doanh lên kế hoạch tài chính cho các hoạt động của công ty, hàng tháng báo cáo
kết quả thu chi tài chính cho Giám đốc.
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về các phương án kinh doanh của
Công ty; Trực tiếp xúc tiến xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án kinh doanh
của Công ty; Quản lý Xưởng sản xuất – sửa chữa.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch
sản xuất, phục vụ thi công. Phối hợp toàn bộ hoạt động của Công ty; Xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch thi công tại các công trường.
Ban điều hành: Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc xây
dựng, triển khai và quản lý dự án; Trực tiếp quản lý các công trình do Công ty thực
hiện; Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác điều phối sản xuất; Phối hợp với
phòng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Công ty. Quản lý đội cơ giới và các tổ,
đội sản xuất.
Đội xe: Đội xe có trách nhiệm bảo quản, sử dụng các phương tiện vận tải của
Công ty theo quy định; Phối kết hợp với Phòng Kinh doanh về các kế hoạch sửa chữa,
bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty; Chịu sự điều động của Ban điều hành.
Thang Long University Library
29
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương
mại và Xây dựng Hoàng Lan
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan với đặc thù
là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nên ngành nghề kinh doanh chủ
yếu của công ty bao gồm những lĩnh vực sau:
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và san lấp mặt bằng.
- Trang trí nội, ngoại thất.
- Buôn bán, vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Buôn bán, cho thuê thiết bị máy móc trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Dịch vụ vệ sinh môi trường.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị.
- Phá dỡ các công trình cao và trung tầng.
- Vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Phá, bắn tỉa đầu cọc khoan nhồi.
- Phá cầu cống các loại.
- Phá đá núi, đá vỉa.
Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là buôn bán, cho thuê thiết bị
máy móc trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, buôn bán và vận chuyển vật liệu xây
dựng, sửa chữa máy móc, thiết bị.
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
thƣơng mại và xây dựng Hoàng Lan
2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây
dựng Hoàng Lan
Từ năm 2011-2013, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động theo
các chiều hướng khác nhau. Điều này là do tình hình kinh doanh của công ty chịu tác
động mạnh mẽ của tình hình tài chính trong nước và quốc tế, sức mua và lượng cung
cầu trên thị trường.
Nhận xét:
Dựa vào những số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong giai đoạn 2011 đến năm 2013 có thể thấy:
Do trong giai đoạn 2011-2013, Công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh
thu cho nên doanh thu thuần của công ty bằng đúng doanh thu bán hàng và cung cấp
30
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Ho ng Lan giai đoạn 2011-2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013
Số tiền % Số tiền %
(1) (2) (3) (4) = (2) – (1) (4)/(1) (5) = (3) – (2) (5)/(2)
1. Doanh thu 16.003.859.304 17.591.590.890 19.546.212.100 1.587.731.586 9,92 1.954.621.210 11,11
1. Các khoản giảm trừ doanh
thu
0 0 0 0 - 0 -
3. Doanh thu thuần 16.003.859.304 17.591.590.890 19.546.212.100 1.587.731.586 9,92 1.954.621.210 11,11
4. Giá vốn hàng bán 12.734.967.395 13.557.058.000 15.949.480.000 822.090.605 6,46 2.392.422.000 17,65
5. Lợi nhuận gộp 3.268.891.909 4.034.532.890 3.596.732.100 765.640.981 23,42 (437.800.790) (10,85)
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
4.860.582 2.775.505 4.520.367 (2.085.077) (42,90) 1.744.862 62,87
7. Chi phí hoạt động tài chính 86.834.339 80.603.079 48.265.317 (6.231.260) (7,18) (32.337.762) (40,12)
Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 7.239.798 0 - 7.239.798 -
8. Chi phí bán hàng 787.973.991 1.707.092.039 1.046.012.279 919.118.048 116,64 (661.079.760) (38,73)
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
797.020.582 519.162.698 686.723.146 (277.857.884) (34,86) 167.560.448 32,28
Thang Long University Library
31
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013
Số tiền % Số tiền %
10. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
1.601.923.579 1.730.450.579 1.820.251.725 128.527.000 8,02 89.801.144 5,19
11. Thu nhập khác 0 0 0 0 - 0 -
12. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 -
13. Lợi nhuận từ hoạt động
khác
0 0 0 0 - 0 -
14. Tổng Lợi nhuận kế toán
trước thuế
1.601.923.579 1.730.450.579 1.820.251.725 128.526.999 8,02 89.801.147 5,19
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
196.503.876 432.612.645 455.062.931 236.108.769 120,15 22.450.287 5,19
16. Lợi nhuận sau thuế 1.405.419.703 1.297.837.934 1.365.188.794 (107.581.769) (7,65) 67.350.860 5,19
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan)
32
dịch vụ ở cả 3 năm. Điều này cũng cho thấy Công ty đã áp dụng những chính sách
quản lý hiệu quả, sản phẩm dịch vụ của công ty được khách hàng chấp nhận là sản
phẩm dịch vụ có chất lượng, đem lại giá trị sử dụng cho khách hàng, vì vậy không phát
sinh khoản giảm trừ doanh thu nào trong cả 3 năm. Doanh thu thuần của công ty tăng
dần theo từng năm, đây là khoản doanh thu mà công ty nhận được sau khi trừ đi các
khoản giảm trừ doanh thu. Như vậy, xét về chênh lệch doanh thu thuần năm 2011 so
với năm 2012 là 1.587.731.586VNĐ tương đương với mức tăng trưởng là 9,92%. Điều
này cho thấy mức chênh lệch lớn sau một năm của công ty. Mức chênh lệch từ năm
2013 so với năm 2012 có chiều hướng tăng cao hơn so với mức tăng trước đó, với
1.954.621.210 VNĐ và tăng trưởng ở mức 11,11%. Để có được mức tăng doanh thu
như vậy là do công ty đã có chiến lược bán hàng tới tận khu dân cư. Đồng thời, công
ty đưa hàng hóa tiếp cận với các công ty xây dựng và bất động sản để nâng cao doanh
thu. Qua đó, doanh thu tăng giúp duy trì và phát triển công ty, vượt qua những khó
khăn trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn.
Doanh thu tăng lên dẫn đến việc giá vốn hàng bán cũng tăng, năm 2013 và năm
2012 lần lượt tăng 2.392.422.000VNĐ và 822.090.605VNĐ so với năm trước. Theo
đó ta có thể thấy, tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn hàng bán năm 2011 là 6,46% và năm
2012 là 17,65% so với năm trước đó. Trong năm 2012, mức tăng của giá vốn hàng bán
tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu, năm 2013 so với năm 2012 giá vốn hàng bán
lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Ta có thể thấy, đánh giá toàn giai đoạn
2011-2013, công ty đang có mức chi cho giá vốn hàng bán khá lớn.
So với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận gộp có tốc độ tăng trưởng
chậm hơn. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận gộp đạt mức 4.034.532.890 VNĐ và năm 2013
đạt mức 3.596.732.100 VNĐ, tỷ lệ tăng lần lượt là 23,82% và âm 10,85% so với năm
liền trước. Con số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp có ý nghĩa lớn đối với công ty, thể
hiện được phần nào kết quả tăng trưởng của công ty trong giai đoạn này. Năm 2012 so
với năm 2011, lợi nhuận gộp tăng là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng 9,92% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 6,46%. Nhưng sang năm 2013, mặc
dù doanh thu thuần vẫn tăng 11,11% nhưng giá vốn hàng bán đã tăng với mức tăng lớn
hơn doanh thu thuần (17,65%). Điều này khiến cho mặc dù trong toàn giai đoạn 2011-
2013, doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên nhưng lợi nhuận gộp năm
2013 so với năm 2012 lại bị sụt giảm 10,85%.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay
và các khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng. Doanh thu hoạt động tài
chính của năm 2012 giảm 42,90% tương đương với 2.775.505VNĐ nhưng tới năm
2013 thì tăng lên 4.520.367VNĐ, tương đương với tăng 62,87%. Điều này cho thấy,
Thang Long University Library
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển savico
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển savicoPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển savico
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển savico
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty.docx
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty Vận tải, RẤT HAY 2018
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành NamPhân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 

Similar to Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8

Similar to Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8 (20)

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty năng lượng hạ tầng, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây lắp và...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây lắp và...Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây lắp và...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh xây lắp và...
 
Đề tài hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động công ty xây lắp, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động công ty xây lắp, ĐIỂM CAO,  2018Đề tài hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động công ty xây lắp, ĐIỂM CAO,  2018
Đề tài hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động công ty xây lắp, ĐIỂM CAO, 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN HÀ NỘI – 2014 SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THANH HÀ MÃ SINH VIÊN : A18009 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN HÀ NỘI – 2014 Giáo viên huớng dẫn :Th.s Lê Thị Hà Thu Sinh viên thực hiện : Đỗ Thanh Hà Mã sinh viên : A18009 Chuyên ngành : Tài chính Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội Ng tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thanh Hà
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Th.s Lê Thị Hà Thu cùng các bác, cô chú và anh chị trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới đơn vị thực tập, đặc biệt là các anh chị trong phòng Tài chính- Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp và cập nhật số liệu, thông tin của đơn vị trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cuối cùng, em chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC 1.1. Tổng quan về vốn lƣu động ...................................................................................1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động ..................................................................1 1.1.2. Vai trò của vốn lưu động......................................................................................2 1.1.3. Phân loại vốn lưu động.......................................................................................3 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động............................................................................................6 1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động.........................................................................................6 1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: ........................................7 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.7 1.1.5.1. Nhu cầu vốn lưu động.......................................................................................7 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động ............................................................................9 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................10 1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ....................12 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....................................13 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động...........................21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN...............................................................................................................26 2.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan ................................................................................................................................26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.........................................................................26 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................................27 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.......................................................28 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................................29 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại và xây dựng Hoàng Lan .........................................................................29 2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng Hoàng Lan...........................................................................................................29
  • 6. 2.2.2. Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hòang Lan.........................................................................34 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan.......................................................................40 2.3.1. Các chỉ tiêu tổng quát.........................................................................................40 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động..........................42 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng thành phần của vốn lưu động.43 2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán.................................................................49 2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan...................................51 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan........................................................52 2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................52 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................53 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN.................................................................................55 3.1.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................55 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trước mắt.............................................56 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan ................................56 3.2.1. Kế hoạch hóa vốn lưu động ...............................................................................56 3.2.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học .................................59 3.2.3. Các biện pháp khác ............................................................................................59 3.2.4. Một số ý kiến nhằm thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.................................................................................................................................61 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................30 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán – về tài sản của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hòang Lan trong giai đoạn 2011 – 2013 ..........................................35 Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán – về nguồn vốn của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan ....................................................................................................38 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011- 2013 ...............................................................................................................................41 Bảng 2.5. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giai đoạn 2011-2013.....................42 Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải thu của công ty.........................................43 Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng hàng tồn kho của công ty....................................44 Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả của Công ty.........................................45 Bảng 2.9. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn...................................................................46 Bảng 2.10. Cơ cấu hàng tồn kho ...................................................................................46 Bảng 2.11. Cơ cấu tài sản ngắn hạn khác......................................................................47 Bảng 2.12. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan...........................................................................49 Bảng 2.13. Vốn lưu động ròng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan ............................................................................................................52 Biểu đồ 2.1. Thời gian quay vòng tiền trung bình.........................................................48 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan .....................................................................................................................27
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầ đủ BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán DN Doanh nghiệp DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thuế TNDN TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với „cơ thể‟ doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru. Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt được mức tối đa. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh diễn ra hết sức quyết liệt giữa các doanh nghiệp, nó đặt các doanh nghiệp luôn phải đứng trước các yêu cầu như cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Làm thế nào để sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả nhất là vấn đề khó khăn đối với mọi công ty hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, với mục đích tăng thêm sự hiểu biết về hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, nắm bắt các vấn đề thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp có tính tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, bằng kiến thức đã tích lũy được ở trường, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Ho ng Lan” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong tương lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan.
  • 10. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý, tổng hợp, khái quát số liệu dựa trên cơ sở các số liệu, thông tin được cung cấp và tình hình thực tế tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tham khảo, khóa luận được chia thành ba phần chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về vốn lƣu động Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn nói chung hay vốn lưu động nói riêng là một trong những điều kiện vật chất cơ bản, kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn lưu động không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt, mà trong toàn bộ các quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. (PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp) 1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau, biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được dịch chuyển một lần vào giá trị của hàng hóa tiêu thụ và kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 12. 2 Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên khi tham gia vào quá trình sản xuất, vốn lưu động thể hiện dưới trạng thái sơ khai là tiền tệ, qua các giai đoạn nóvốn lưu động dần chuyển thành vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này được bán trên thị trường thì vốn lưu động lại trở về hình thái ban đầu là tiền tệ. Trong doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyện có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động có các đặc điểm như luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển, toàn bộ giá trị được chuyển ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng được dịch vụ, thu lại được tiền, đặc điểm cuối cùng của vốn lưu động là hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.2. Vai trò của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động đóng vai trò đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo mục đích đã định. Vốn là một trong bốn yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo khi có đủ các yếu tố: vốn, lao động, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ. Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Khi có vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng để thuê lao động, mua tài nguyên và công nghệ. Vì thế, vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, là điều kiện không thể thiếu để tiến hành sản xuất, tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình Thang Long University Library
  • 13. 3 thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuẩn lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lưu động là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. 1.1.3. Phân loại vốn lưu động Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Muốn quản lý tốt vốn lưu động, doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được bộ phận cấu thành của vốn lưu động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp từng loại. Có thể phân loại theo một số tiêu thức sau: 1.1.3.1. Phân loại vốn lưu động theo sự vận động của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Đây là vốn lưu động bỏ ra trong khâu dự trữ như giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể diễn ra thường xuyên và liên tục. Đối với doanh nghiệp thương mại trong nước thì thời gian dự trữ hàng hóa có thể tính toán được khá chính xác nhưng đối với doanh nghiệp thương mại chuyên bán hàng xuất nhập khẩu thì thời gian dự trữ hàng hóa còn phụ thuộc vào thời gian sản xuất hàng hóa của nhà sản xuất nước ngoài, thời gian vận chuyển hàng hóa về nước, thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa... Do đó, việc quyết định vốn lưu động trong khâu dự trữ có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp Vốn lưu động trong khâu sản xuất: gồm các loại vốn sản phẩm hàng nhập kho, vốn bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước. Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của các bộ phận được liên tục, hợp lý.
  • 14. 4 Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Đây là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để lưu thông hàng hóa. Số tiền này đảm bảo cho quá trình mua bán hàng hóa của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...). Phân loại vốn lưu động theo phương pháp phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. 1.1.3.2. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này vốn lưu động có thể chia thành 4 loại: Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn... Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Vốn vật tư, hàng hoá: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng tồn kho... Các khoản phải thu, phải trả: Chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, khoản ứng trước cho người bán, các khoản phải thu khác như thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng… Vốn lưu động khác: bao gồm các khoản dự phòng, tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ, ký cược... Phân loại vốn lưu động theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để có hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả. 1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn tài trợ khác nhau. Các nguồn tài trợ đó bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có của doanh nghiệp), vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Việc phân loại vốn lưu động theo quan hệ sở hữu vốn sẽ góp phần giúp cho chủ sở hữu doanh nghiệp chủ động trong quá trình quản lý và cơ cấu được nguồn vốn của mình. Thang Long University Library
  • 15. 5 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp... Nợ phải trả: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó, doanh nghiệp có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn, đáp ứng ổn định cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.1.3.4. Phân loại vốn lưu động theo thời gian hoạt động và sử dụng vốn. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn lưu động trong những khoảng thời gian có độ dài ngắn khác nhau và có thể chia thành nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn từ một năm trở lên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dành cho việc đầu tư mua sắm các tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (ít hơn một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng các khoản nợ khác. Việc phân loại vốn lưu động theo nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét huy động các nguồn vốn một cách hợp lý với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 16. 6 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động 1.1.4.1. Kết cấu vốn lưu động Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền, bao gồm chứng khoán dễ thanh khoản, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Tiền và các khoản tương đương tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ, ngoài ra tiền còn đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình mua bán hàng hóa được diễn ra thuận lợi và liên tục. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định. Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu của doanh nghiệp có nhiều loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu người mua và tiền đặt trước cho người bán. Đây là số vốn (tài sản) của doanh nghiệp nhưng bị người mua và người bán chiếm dụng. Trong nền kinh tế thị trường mang tính chất cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển cần phải nỗ lực vận dụng các chiến lược cạnh tranh đa dạng, từ cạnh tranh về giá đến cạnh tranh phi giá như hình thức quảng cáo, các dịch vụ trước, trong và sau khâu bán hàng. Mua, bán chịu cũng là một hình thức cạnh tranh khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp, từ đó hình thành nên các khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu về việc trả trước cho người bán, phải thu nội bộ. Hàng tồn kho: Hay còn gọi là hàng lưu kho bao gồm các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng gửi bán, hàng mua đang đi đường… Trong quá trình sản xuất, việc tiêu hao đối tượng lao động diễn ra thường xuyên và liên tục, nhưng việc cung ứng nguyên vật liệu thì đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải thường xuyên có một lượng lớn nguyên vật liệu, nhiên liệu… nằm trong quá trình dự trữ, hình thành nên khoản mục vốn dự trữ. Vốn dự trữ là biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm, bao bì, vật liệu bao bì… Loại vốn này thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối trong vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp giai đoạn của quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả Thang Long University Library
  • 17. 7 kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: Kết cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức…Vì vậy mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động khác nhau. Tuy vậy, có thể chia thành ba nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố về mặt cung ứng vật tư: Các doanh nghiệp hằng năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau của các đơn vị cung ứng khác nhau để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị cung ứng, khả năng cung ứng của thị trường nói chung, kỳ hạn giao hàng, chủng loại, số lượng, giá cả của hàng hóa được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, tất cả các yếu tố trên khi có sự thay đổi đều có ảnh hưởng đến tỷ trọng của từng khoản vốn trong vốn lưu động. Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Các doanh nghiệp có đặc điểm ngành nghề kinh doanh, kỹ thuật công nghệ sản xuất, chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến tỷ trọng vốn lưu động tham gia vào khâu sản xuất, từ đó dẫn đến thay đổi về tỷ trọng vốn lưu động tham gia vào khâu dự trữ. Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Mỗi hợp đồng mua, bán hàng hóa đều sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau. Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh toán hợp lý, tổ chức đúng đắn các thủ tục thanh toán, chấp hành kỷ luật thanh toán, giải quyết các vấn đề về thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi. 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 1.1.5.1. Nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho (vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm hoặc hàng hóa) và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của người cung cấp. Số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định.
  • 18. 8 Nhu cầu vốn lưu động qua các kỳ kinh doanh được xác định đúng đắn là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức huy động và chuẩn bị hợp lý các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu động. Có hai phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: * Phƣơng pháp trực tiếp: Phương pháp này căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại nhu cầu vốn lưu động của doanh ngiệp. Công thức tính tổng quát: ∑ ∑( ) Trong đó: V: Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp M: Mức tiêu dùng bình quân một ngày của loại vốn lưu động được tính toán N: Số ngày luân chuyển của loại vốn lưu động được tính toán i: Số khâu kinh doanh (i = 1,k ) j: Loại vốn lưu động sử dụng (j = 1,n ) Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này còn có hạn chế về việc tính toán đòi hỏi sự phân tích phức tạp và cần nhiều thời gian. * Phƣơng pháp gián tiếp: Đặc điểm của phương pháp gián tiếp này là dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động. Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp: -Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút ra từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng Thang Long University Library
  • 19. 9 loại trong ngành. Trên cơ sở xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết. Công thức tính: Nhu cầu vốn lưu động = Số tiền dự kiến quy mô kinh doanh * Tỷ lệ phầm trăm nhu cầu vốn lưu động trên doanh thu bán ra dự tính theo kinh nghiệm Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. - Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho thời kỳ tiếp theo. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phảu thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu đọng so với doanh thu thuần. Bước 3: xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp có thể ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính xác của phương pháp này bị hạn chế. (PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp) 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu là thu được lợi nhuận (trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngoài mục tiêu về lợi nhuận còn hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ các lợi ích công cộng cho toàn xã hội.). Bởi vì lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để
  • 20. 10 doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là nguồn chủ yếu để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đạt được chỉ tiêu này có thể đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định. Chính vì vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là đạt được lợi nhuận tối đa, và để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mặt khác, do đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động, các vòng tuần hoàn diễn ra liên tục, liên tiếp tạo thành vòng chu chuyển của vốn lưu động tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại ở nhiều hình thái khác nhau và ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn lưu động vì tổ chức quản lý vốn lưu động liên quan mật thiết đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thực tế cho thấy rằng, trong điều kiện sản xuất chưa cao như nước ta hiện nay, hiệu quả kinh tế đạt được nhìn chung là thấp, trình độ quản lý còn non kém, quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn thì việc bổ sung vốn lưu động từ lợi nhuận để lại là rất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tăng thêm tất yếu phải sử dụng vốn bên ngoài như: đi vay…thực chất, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới giá thành, làm giảm lợi nhuận của doanh. Do đó việc sử dụng vốn hợp lý tiết kiệm, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm được lượng vốn vay mà vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải phấn đấu đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sử dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho đảm bảo mang lại kết quả sản xuất kinh doanh là cao nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Thang Long University Library
  • 21. 11 Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trong đó có vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh với chỉ tiêu vốn lưu động của doanh nghiệp. Một số khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Tóm lại, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, song cần phải có một quan niệm toàn diện hơn khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được thể hiện bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với VLĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. (Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Đại học Kinh tế Quốc Dân) Mặt khác có thể nói hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sản xuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là đảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằm khai thác khả năng để vốn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
  • 22. 12 1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn vận động không ngừng. Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, ở mỗi giai đoạn khác nhau vốn lưu động cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của giai đoạn đó. Như vậy có thể khẳng định vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với từng giai đoạn sản xuất kinh doanh và là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả. Sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không thể phủ nhận vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động phân tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp khắc phục những nhân tố gây ảnh hưởng xấu và phát huy tối đa những thuận lợi đang có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, qua đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảm bớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩm hàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đề quan trọng đặt ra tối thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ. Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và hình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xét trên mặt giá trị. Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ được đủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả hàng hoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp cho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trang thiết bị, kỹ Thang Long University Library
  • 23. 13 thuật được cải tiến. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiện đại sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt khi khai thác được các nguồn vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất là việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay. Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. Đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơn nữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để có sự phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình sử dụng vốn qua các năm hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3.1. Các chỉ tiêu tổng quát Tỷ suất sinh lời của vốn lƣu động: Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ phân tích (có thể là một tháng, một quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế * 100% VLĐ bình quân Trong đó: VLĐ bình quân = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn lưu động, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 24. 14 Sức sinh lời của vốn lƣu động (Vòng quay của vốn lƣu động) Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn mong muốn VLĐ vận động không ngừng để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, số vòng quay của VLĐ có thể được xác định bằng công thức: Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) VLĐ bình quân quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cũng cho biết một đồng VLĐ đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của VLĐ trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ VLĐ vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ vốn lưu động vận động chậm, điều này có thể do hàng tồn kho nhiều hoặc do sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm cụ thể của thành phần của vốn lưu động của doanh nghiệp. Suất hao phí của vốn lƣu động so với doanh thu thuần Khả năng tạo ra doanh thu thuần của VLĐ là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến số VLĐ được đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu này thường được xác định theo công thức: Suất hao phí của VLĐ so với doanh thu thuần = VLĐ bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ đầu tư, đó là căn cứ để đầu tư VLĐ cho phù hợp. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt, góp phần tiết kiệm VLĐ và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Suất hao phí của vốn lƣu động so với lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của VLĐ mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Suất hao phí của VLĐ so với lợi nhuận sau thuế = VLĐ bình quân Lợi nhuận sau thuế Thang Long University Library
  • 25. 15 Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu vốn lưu động khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Số vòng luân chuyển của vốn lƣu động Số vòng luân chuyển của VLĐ = Tổng số luân chuyển thuần VLĐ bình quân Trong đó tổng số luân chuyển thuần được xác định bao gồm doanh thu của hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động khác. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Từ đây có thể xác định được số tiền tiết kiệm hay lãng phí do số vòng quay của VLĐ nhanh hay chậm. Số tiền tiết kiệm, lãng phí do tốc độ luân chuyển VLĐ thay đổi = VLĐ bình quân kỳ gốc * Số vòng quay VLĐ kỳ phân tích - Số vòng quay VLĐ kỳ gốc Thời gian một vòng luân chuyển của vốn lƣu động Thời gian một vòng luân chuyển VLĐ = 365 Số vòng luân chuyển của VLĐ Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của VLĐ quay hết trong thời gian bao nhiêu ngày trong một năm. Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy VLĐ vận động càng nhanh góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • 26. 16 Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối và mức tiết kiệm VLĐ tương đối. -Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối VLĐ. Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối được tính theo công thức: Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối = Doanh thu thuần kỳ trước - Doanh thu thuần kỳ trước Vòng quay VLĐ kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ trước -Mức tiết kiệm tương đối Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển VLĐ (tạo ra một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ. Mức tiết kiệm VLĐ tương đối được xác định: Mức tiết kiệm VLĐ tương đối = Doanh thu thuần kỳ này - Doanh thu thuần kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ này Vòng quay VLĐ kỳ trước Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = VLĐ bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng luân chuyển thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch đầu tư vốn lưu động hợp lý từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library
  • 27. 17 Mức sinh lời VLĐ Mức sinh lời VLĐ = Lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức sinh lời VLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng thành phần vốn lưu động. Thời gian thu nợ trung bình (kỳ thu nợ bình quân) Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu sẽ thu hồi được; phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng ngắn càng tốt cho doanh nghiệp, vốn không bị chiếm dụng quá lâu, có thể tham gia tiến hành các hoạt động đầu tư khác, tìm kiếm lợi nhuận. Thời gian thu nợ trung bình = 365 Hệ số thu nợ Trong đó hệ số thu nợ phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Các khoản phải thu bình quân = Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phải thu cuối kỳ 2 Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa. Hệ số thu nợ cho biết bình quân cứ một đồng các khoản phải thu trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hổi các khoản nợ của doanh nghiệp càng tốt, doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn.
  • 28. 18 Thời gian luân chuyển kho trung bình Chỉ tiêu này cho biết kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày. Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn hoạt động SXKD, mất doanh thu do mất khách hàng khi không đủ hàng hóa để cung ứng. Thời gian luân chuyển kho trung bình = 365 Hệ số lưu kho Trong đó hệ số lưu kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho Trong đó: Bình quân hàng tồn kho = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn khi cuối kỳ 2 Hệ số lưu kho phản ánh số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số này cao cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy cho thấy lượng dự trữ hàng tồn kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi có nhu cầu thị trường tăng đột ngột. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số lưu kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian trả nợ trung bình Chỉ tiêu thời gian trả nợ trung bình phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Thang Long University Library
  • 29. 19 Thời gian trả nợ trung bình = 365 Hệ số trả nợ Trong đó: Hệ số trả nợ = GVHB+ Chi phí chung bán hàng, quản lý Phải trả người bán+ Lương, thưởng thuế phải trả Thời gian quay vòng tiền trung bình: Thời gian quay vòng tiền trung bình = Thời gian thu tiền trung bình + Thời gian quay vòng hàng lưu kho - Thời gian trả nợ trung bình Chỉ số này cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra. Thời gian quay vòng tiền ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi tiền mặt. Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. 1.2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Trong kinh doanh vấn đề làm cho các nhà kinh doanh lo ngại là các khoản nợ khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới và ở Việt Nam, theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán. Vốn luân chuyển có thể là số tiền chênh lệch của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Việc đánh giá khả năng thanh toán của vốn luân chuyển ở một doanh nghiệp chỉ dựa trên quy mô vốn luân chuyển để đánh giá thì có thể phản ánh đúng đắn khả năng thanh toán do đó có thể sử dụng một số các chỉ tiêu về hệ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 30. 20 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng chuyển đổi ngắn hạn các tài sản lưu động thành tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng một năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời. Do đó, tính hợp lý của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số này đo lường khả năng nhanh chóng đáp ứng của VLĐ trước các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy hàng tồn kho được loại trừ. Do vậy là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các TSLĐ. Khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể dẫn tới tình trạng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh thấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể đẩy doanh nghiệp đến tình trạng giải thể, phá sản. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết khả năng thành toán ngay tại thời điểm xác định tỷ lệ, không phụ thuộc vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán tức thời được xác định theo công thức: Khả năng thanh toán tức thời = Tiền mặt + Đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Thang Long University Library
  • 31. 21 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng do giữ lượng VLĐ dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng các khoản nợ. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Có những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đến hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, có những nhân tố hạn chế, gây trở ngại, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, doanh nghiệp cần phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể và hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cao nhất. Có hai nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. 1.2.4.1. Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, sự tăng trưởng của nền kinh tế… Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Nhân tố này có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nhà nước đưa ra các chính sách hoãn nợ, miễn thuế xuất khẩu…thì đó là một thời cơ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng cũng như trong việc cạnh tranh thắng lợi. Tuy nhiên các nhân tố này cũng tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp như việc nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt.
  • 32. 22 Các tác động đến từ nền kinh tế: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã hội nhưng trong nó cũng có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới được linh hoạt, nhạy bén bao nhiêu thì mặt trái của nó lại là những thay đổi liên tục đến chóng mặt. Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dẫn đến việc tăng giá các loại vật tư, hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời thì giá trị của các tài sản lưu động sẽ bị trượt giá theo sự lạm phát của tiền tệ. Các loại rủi ro bất thường Khi tham gia kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh, nếu thị trường không ổn định hay sức mua có hạn có thể làm tăng lên các rủi ro bất thường như: khách hàng mất khả năng thanh toán. Ngoài ra còn tồn tại những rủi ro xuất phát từ thiên nhiên như thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn… làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ: Tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mấu mã, giá cả giảm hơn. Tình trạng giảm giá hàng hóa gây nên tình trạng thất thoát vốn lưu động tại doanh nghiệp. Mặt khác, khi khoa học kỹ thuật phát triển đến thời đại đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thì cũng chính điều này làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn. Đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho doanh nghiệp bị mất vốn. Chính vì vậy doanh nghiệp liên tục phải có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất đưa vào sản xuất kinh doanh để đẩy mạnh tiêu thụ, tránh tình trạng tồn đọng vốn. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan: Đây là những nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp. Nó bao gồm các nhân tố bên trong như các hoạt động mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác tổ chức phân bổ vốn lưu động vào các khâu, các thành phần…và bao trùm là trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp có thể đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp có chất lượng thấp không phù hợp với thị hiếu khách hàng Thang Long University Library
  • 33. 23 dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho vốn lưu động bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Xác định nhu cầu vốn lưu động Việc xác định nhu cầu vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động Xác định nguồn tại trợ cho ngu cầu vốn lưu động là công việc rất quan trọng. Nếu xác định nguồn tài trợ không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc gây ra tình trạng lãng phí vốn, kèm theo các chi phí phát sinh không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an toàn tài chính và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trong khâu dự trữ sản xuất phải lựa chọn được nguồn cung cấp để giảm chi phí bảo quản chuyên chở. Trong khâu sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất, đặc tính sản phẩm để bố trí sắp xếp cho vốn được luân chuyển thường xuyên, tránh ứ đọng kéo dài trong quá trình sản xuất. Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng chi phí gây ứ đọng vốn có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất mát vốn kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn lưu động. Lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thì lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí quản lý các khoản phải thu. Điều này có thể gây ra tình trạng mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thức bán hàng không ưu đãi thì hàng hóa có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ đọng hàng hóa, tăng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay vốn lưu động. Ngoài những nhân tố trên doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác trên thị trường, nếu doanh nghiệp không tìm cho mình một vị trí, chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì nguy cơ giải thể là rất cao. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đến việc tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế còn có rất
  • 34. 24 nhiều sự thay đổi gây ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời phát huy những tác động tích cực nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, huy động vốn kịp thời, đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 35. 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Như vậy, chương 1 đã trình bày tổng quát các vấn đề liên quan đến vốn lưu động, khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có thể biết thêm đặc điểm, phân loại và kết cấu của vốn lưu động. Hơn nữa, khi tìm hiểu về vốn lưu động, còn tìm hiểu thêm được các chính sách để quản lý vốn lưu động sao cho phù hợp với tình hình hiện tại cũng như quy mô của doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động để có thể tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này.
  • 36. 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG LAN 2.1. Khái quát về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan 2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan Địa chỉ: 602, N5A, Đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Điện thoại: (043)5567215 Mã số thuế: 0101212579 Số Tài khoản: 102010000051680 tại Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, Hà Nội 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan là doanh nghiệp được chính thức thành lập vào năm 2002 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102004551 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 07 tháng 02 năm 2002 với số vốn điều lệ là: 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỉ Việt Nam đồng). Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan được thành lập nhằm mục đích cung ứng cho thị trường các loại dịch vụ về lĩnh vực xây dựng bao gồm: cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng, các dịch vụ như hoàn thiện hay sửa chữa các công trình. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan đi vào hoạt động từ năm 2002, với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân – Hà Nội. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn ở thế phát triển ổn định, hoàn thành tốt các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Những công trình công ty đã thi công đều đạt chất lượng tốt được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công trình được đưa vào sử dụng kịp thời theo yêu cầu của các dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn chấp hành Thang Long University Library
  • 37. 27 nghiêm chỉnh mọi chế độ, chính sách của Nhà nước và các quy chế của chủ đầu tư, chưa lần nào vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại và Xây dựng Hoàng Lan ( Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Giám đốc Công ty Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Tài vụ Phòng Kế hoạch kỹ thuật Ban điều hành Đội cơ giới Xưởng sửa chữa Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán
  • 38. 28 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc Công ty: Giám đốc công ty là người có pháp nhân hợp pháp về pháp lý nhà nước, là người lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, sắp xếp bổ nhiệm các thành viên vào các vị trí phù hợp theo nhu cầu của từng giai đoạn, công việc. Giám đốc còn chịu trách nhiệm tài chính, hạch toán, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, định hướng chiến lược và từng bước thực hiện xây dựng Công ty ổn định, phát triển lâu dài. Phòng Hành chính - Nhân sự (HC - NS): Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc và trực tiếp thực hiện các công tác hành chính – quản trị, văn phòng, quản trị nguồn nhân lực, tiền lương, phát triển mạng lưới, đào tạo, an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỷ luật… Phòng Tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế toán tài chính; Cân đối tài chính đảm bảo cho hoạt động của Công ty, bao gồm công việc huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước phục vụ cho các dự án; Thực hiện thanh toán cho khách hàng và thanh toán với ngân sách; Thủ quỹ. Phòng kế toán: Thực hiện quản lý kế toán tài chính của công ty theo đúng quy định của nhà nước, mở và ghi chép các loại sổ sách kế toán của công ty, cùng bộ phận kinh doanh lên kế hoạch tài chính cho các hoạt động của công ty, hàng tháng báo cáo kết quả thu chi tài chính cho Giám đốc. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về các phương án kinh doanh của Công ty; Trực tiếp xúc tiến xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án kinh doanh của Công ty; Quản lý Xưởng sản xuất – sửa chữa. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất, phục vụ thi công. Phối hợp toàn bộ hoạt động của Công ty; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thi công tại các công trường. Ban điều hành: Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp thực hiện việc xây dựng, triển khai và quản lý dự án; Trực tiếp quản lý các công trình do Công ty thực hiện; Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác điều phối sản xuất; Phối hợp với phòng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Công ty. Quản lý đội cơ giới và các tổ, đội sản xuất. Đội xe: Đội xe có trách nhiệm bảo quản, sử dụng các phương tiện vận tải của Công ty theo quy định; Phối kết hợp với Phòng Kinh doanh về các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc của Công ty; Chịu sự điều động của Ban điều hành. Thang Long University Library
  • 39. 29 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng Hoàng Lan với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nên ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm những lĩnh vực sau: - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và san lấp mặt bằng. - Trang trí nội, ngoại thất. - Buôn bán, vận chuyển vật liệu xây dựng. - Buôn bán, cho thuê thiết bị máy móc trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ vệ sinh môi trường. - Sửa chữa máy móc, thiết bị. - Phá dỡ các công trình cao và trung tầng. - Vận chuyển vật liệu xây dựng. - Phá, bắn tỉa đầu cọc khoan nhồi. - Phá cầu cống các loại. - Phá đá núi, đá vỉa. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là buôn bán, cho thuê thiết bị máy móc trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, buôn bán và vận chuyển vật liệu xây dựng, sửa chữa máy móc, thiết bị. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại và xây dựng Hoàng Lan 2.2.1. Tình hình kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xây dựng Hoàng Lan Từ năm 2011-2013, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động theo các chiều hướng khác nhau. Điều này là do tình hình kinh doanh của công ty chịu tác động mạnh mẽ của tình hình tài chính trong nước và quốc tế, sức mua và lượng cung cầu trên thị trường. Nhận xét: Dựa vào những số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 đến năm 2013 có thể thấy: Do trong giai đoạn 2011-2013, Công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu cho nên doanh thu thuần của công ty bằng đúng doanh thu bán hàng và cung cấp
  • 40. 30 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Ho ng Lan giai đoạn 2011-2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % (1) (2) (3) (4) = (2) – (1) (4)/(1) (5) = (3) – (2) (5)/(2) 1. Doanh thu 16.003.859.304 17.591.590.890 19.546.212.100 1.587.731.586 9,92 1.954.621.210 11,11 1. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 - 3. Doanh thu thuần 16.003.859.304 17.591.590.890 19.546.212.100 1.587.731.586 9,92 1.954.621.210 11,11 4. Giá vốn hàng bán 12.734.967.395 13.557.058.000 15.949.480.000 822.090.605 6,46 2.392.422.000 17,65 5. Lợi nhuận gộp 3.268.891.909 4.034.532.890 3.596.732.100 765.640.981 23,42 (437.800.790) (10,85) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4.860.582 2.775.505 4.520.367 (2.085.077) (42,90) 1.744.862 62,87 7. Chi phí hoạt động tài chính 86.834.339 80.603.079 48.265.317 (6.231.260) (7,18) (32.337.762) (40,12) Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 7.239.798 0 - 7.239.798 - 8. Chi phí bán hàng 787.973.991 1.707.092.039 1.046.012.279 919.118.048 116,64 (661.079.760) (38,73) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 797.020.582 519.162.698 686.723.146 (277.857.884) (34,86) 167.560.448 32,28 Thang Long University Library
  • 41. 31 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.601.923.579 1.730.450.579 1.820.251.725 128.527.000 8,02 89.801.144 5,19 11. Thu nhập khác 0 0 0 0 - 0 - 12. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 - 13. Lợi nhuận từ hoạt động khác 0 0 0 0 - 0 - 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế 1.601.923.579 1.730.450.579 1.820.251.725 128.526.999 8,02 89.801.147 5,19 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 196.503.876 432.612.645 455.062.931 236.108.769 120,15 22.450.287 5,19 16. Lợi nhuận sau thuế 1.405.419.703 1.297.837.934 1.365.188.794 (107.581.769) (7,65) 67.350.860 5,19 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Hoàng Lan)
  • 42. 32 dịch vụ ở cả 3 năm. Điều này cũng cho thấy Công ty đã áp dụng những chính sách quản lý hiệu quả, sản phẩm dịch vụ của công ty được khách hàng chấp nhận là sản phẩm dịch vụ có chất lượng, đem lại giá trị sử dụng cho khách hàng, vì vậy không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào trong cả 3 năm. Doanh thu thuần của công ty tăng dần theo từng năm, đây là khoản doanh thu mà công ty nhận được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Như vậy, xét về chênh lệch doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2012 là 1.587.731.586VNĐ tương đương với mức tăng trưởng là 9,92%. Điều này cho thấy mức chênh lệch lớn sau một năm của công ty. Mức chênh lệch từ năm 2013 so với năm 2012 có chiều hướng tăng cao hơn so với mức tăng trước đó, với 1.954.621.210 VNĐ và tăng trưởng ở mức 11,11%. Để có được mức tăng doanh thu như vậy là do công ty đã có chiến lược bán hàng tới tận khu dân cư. Đồng thời, công ty đưa hàng hóa tiếp cận với các công ty xây dựng và bất động sản để nâng cao doanh thu. Qua đó, doanh thu tăng giúp duy trì và phát triển công ty, vượt qua những khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn. Doanh thu tăng lên dẫn đến việc giá vốn hàng bán cũng tăng, năm 2013 và năm 2012 lần lượt tăng 2.392.422.000VNĐ và 822.090.605VNĐ so với năm trước. Theo đó ta có thể thấy, tỷ lệ tăng trưởng của giá vốn hàng bán năm 2011 là 6,46% và năm 2012 là 17,65% so với năm trước đó. Trong năm 2012, mức tăng của giá vốn hàng bán tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu, năm 2013 so với năm 2012 giá vốn hàng bán lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Ta có thể thấy, đánh giá toàn giai đoạn 2011-2013, công ty đang có mức chi cho giá vốn hàng bán khá lớn. So với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận gộp có tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Cụ thể năm 2012 lợi nhuận gộp đạt mức 4.034.532.890 VNĐ và năm 2013 đạt mức 3.596.732.100 VNĐ, tỷ lệ tăng lần lượt là 23,82% và âm 10,85% so với năm liền trước. Con số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp có ý nghĩa lớn đối với công ty, thể hiện được phần nào kết quả tăng trưởng của công ty trong giai đoạn này. Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận gộp tăng là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9,92% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 6,46%. Nhưng sang năm 2013, mặc dù doanh thu thuần vẫn tăng 11,11% nhưng giá vốn hàng bán đã tăng với mức tăng lớn hơn doanh thu thuần (17,65%). Điều này khiến cho mặc dù trong toàn giai đoạn 2011- 2013, doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên nhưng lợi nhuận gộp năm 2013 so với năm 2012 lại bị sụt giảm 10,85%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay và các khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng. Doanh thu hoạt động tài chính của năm 2012 giảm 42,90% tương đương với 2.775.505VNĐ nhưng tới năm 2013 thì tăng lên 4.520.367VNĐ, tương đương với tăng 62,87%. Điều này cho thấy, Thang Long University Library