SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN ĐẮC HƯNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
HÀ NỘI, NĂM 2016
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN ĐẮC HƯNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên
Mã số: 60.31.16
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TSKH NGUYỄN TRUNG DŨNG
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
HÀ NỘI, NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Đắc Hưng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn Thạc sỹ tại Trường Đại học Thủy lợi,
bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình
của các thầy cô giáo. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn
Trung Dũng, người đã hướng dẫn tác giả chu đáo, tận tình trong suốt quá trình tác giả
học tập, nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học
Thủy lợi trong suốt khoá học đã trang bị cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích cũng như
tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ
cung cấp tài liệu và tư vấn chuyên môn để tác giả có điều kiện hoàn thành đề tài luận
văn của mình.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong quá trình học tập và nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiết sót, khuyết điểm. Tác giả kính mong nhận được
những góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn của tác giả được hoàn thiện
hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2016
Học viên
Nguyễn Đắc Hưng
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH
NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN........................ 5
1.1 Tổng quan về đầu tư công và quản lý đầu tư công.................................... 5
1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân ... 5
1.1.2 Đầu tư công ở Việt Nam và tăng trưởng kinh tế................................. 7
1.1.3 Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua ..................... 9
1.1.4 Nội dung quản lý đầu tư công .............................................................13
1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn............................................................................................................14
1.2.1 Giới thiệu chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn .................................................................................................................14
1.2.2 Thực tế thực hiện Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn...........................................................................................19
1.3 Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, đặc biệt
trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn..................................25
1.3.1 Kiểm soát chi phí đầu tư dự án...........................................................27
1.3.2 Kiểm soát tiến độ dự án .......................................................................28
1.3.3 Kiểm soát chất lượng dự án.................................................................29
1.3.4 Kiểm soát quản lý vận hành................................................................30
1.3.5 Khả năng tiếp cận của người dân, tham gia và giám sát từ phía
người dân........................................................................................................31
Kết luận chương 1 .............................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ...................33
2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Điện Biên......................................................33
2.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................33
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................34
2.1.3 Điều kiện dân số....................................................................................36
2.1.4 Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................37
2.2 Phân tích thực trạng quản lý đầu tư công trong Chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên......................................42
2.2.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tới Chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên ......42
2.2.2 Thực trạng các loại hình cấp nước và tỷ lệ cấp nước tại tỉnh Điện
Biên .................................................................................................................43
2.2.3 Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên..........54
2.2.4 Thực trạng phân vùng theo quy hoạch phát triển cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn ...........................................................................57
2.2.5 Thực trạng quản lý đầu tư công theo mô hình..................................61
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư công đối với Chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên....................64
2.3.1 Những kết quả đạt được ......................................................................64
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục...............................................................65
Kết luận chương 2 .............................................................................................67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC
SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN
BIÊN ...................................................................................................................69
3.1 Định hướng quản lý đầu tư công đối với chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên................................................69
3.1.1 Định hướng phát triển chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn của tỉnh Điện Biên..........................................................69
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống cấp, thoát nước của tỉnh Điện Biên
.........................................................................................................................69
3.1.3 Công tác chỉ đạo điều hành chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Điện Biên.................................................................70
3.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp cho chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn .......................................................................................71
3.2.1 Nguyên tắc trách nhiệm của các bên có liên quan đến chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ...............................................71
3.2.2 Nguyên tắc phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và định
hướng phát triển trong tương lai .................................................................72
3.2.3 Nguyên tắc xã hội hóa trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn...........................................................................................72
3.2.4 Nguyên tắc tuân thủ luật định.............................................................74
3.2.5 Nguyên tắc tính hiệu quả và khả thi...................................................75
3.2.6 Nguyên tắc phát triển bền vững..........................................................76
3.2.7 Nguyên tắc khoa học ............................................................................77
3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công
trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.................78
3.3.1 Giải pháp về vốn đầu tư ban đầu và áp dụng công nghệ..................78
3.3.2 Giải pháp về quản lý vận hành bền vững công trình cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn .................................................................79
3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực...............................................................82
3.3.4 Giải pháp thông tin, giáo dục truyền thông.......................................82
Kết luận chương 3 .............................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................89
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1985 đến nay qua chỉ tiêu
GDP.................................................................................................................................7
Hình 1. 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam so với các nước trong
khu vực trong giai đoạn 2000-2012..............................................................................8
Hình 2. 1: Phân bổ diện tích giữa các huyện trực thuộc tỉnh Điện Biên năm 2016.
.......................................................................................................................................33
Hình 2. 2: Phân bổ các bản tại tỉnh Điện Biên năm 2016. .......................................34
Hình 2. 3: Phân bổ dân số tại các huyện của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015.
.......................................................................................................................................36
Hình 2. 4: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2010-2015 tại tỉnh Điện Biên. .............38
Hình 2. 5: Tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2010-2015 tại tỉnh Điện Biên. ...39
Hình 2. 6: Tình hình thu ngân sách tại địa phương giai đoạn 2010-2015..............40
Hình 2. 7: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh tại các xã của Huyện Mường Nhé...........45
Hình 2. 8: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh của Huyện Mường Chà. ..........................46
Hình 2. 9: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh tại Huyện Mường Ảng.............................47
Hình 2. 10: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh của Huyện Tuần Giáo............................48
Hình 2. 11: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh Huyện Tủa Chùa....................................49
Hình 2. 12: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh huyện Điện Biên Đông. ..........................51
Hình 2. 13: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh Huyện Điện Biên. ...................................52
Hình 2. 14: Tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Điện
Biên. ..............................................................................................................................55
Hình 2. 15: Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Điện
Biên. ..............................................................................................................................56
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư công (giá so sánh 1994). ......8
Bảng 1. 2: Cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013............................9
Bảng 1. 3: Kết quả thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn 2015. ...............................................................................24
Bảng 2. 1: Tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn toàn tỉnh Điện
Biên. ..............................................................................................................................53
Bảng 2. 2: Phân vùng tiềm năng nước mặt ...............................................................57
Bảng 2. 3: Phân vùng tiềm năng nước ngầm ............................................................59
Bảng 2. 4: Tổng hợp phân vùng cấp nước.................................................................60
Bảng 2. 5: Công suất thực tế so với công suất thiết kế của của các mô hình quản lý
khác nhau tại các địa phương ở nước ta ...................................................................62
Bảng 2. 6: Tỷ lệ về số hộ sử dụng nước thực tế với số hộ sử dụng nước theo thiết
kế của của các mô hình quản lý khác nhau tại các địa phương ở nước ta.............63
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT Công trình
GRDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh
HTX Hợp tác xã
Ngđ Ngày đêm
ODA Nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho
vay với điều kiện ưu đãi
TTNS Trung tâm nước sạch
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hàng
năm nhà nước đã giành một lượng vốn rất lớn từ nguồn ngân sách để đầu tư vào các
lĩnh vực công nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, phát triển kinh tế xã
hội, tăng phúc lợi cho người dân, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội
và an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống. Việc đầu tư và quản
lý sử dụng nguồn vốn này đang nảy sinh nhiều vấn đề. Chính vì vậy mà việc chống
thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết
sức quan tâm.
Huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong đầu tư công một cách có hiệu quả là
một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong môi trường pháp lý hiện nay còn
nhiều bất cập, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng
bộ và luôn thay đổi như ở nước ta.
Bên cạnh đó công tác đầu tư công hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như: chất lượng
công tác quy hoạch yếu, quản lý lỏng lẻo, trong khi nguồn vốn rất có hạn nhưng trên
thực tế thì đầu tư lại dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng thất thoát lãng phí đang
diễn ra hết sức phức tạp, chi phí giải phóng mặt bằng cao, năng lực quản lý vốn còn
kém, tình trạng thiếu vốn trong đầu tư dẫn đến dự án phải dừng, hoãn, giãn tiến độ
còn nhiều dẫn đến thời gian đầu tư kéo dài, các nguồn vốn đã đa dạng hơn trước
nhưng vẫn còn hạn chế trong sự kết hợp giữa nhà nước với tư nhân, việc phân bổ
nguồn vốn vẫn còn mang nặng tính “xin - cho” giữa Trung ương với các địa phương,
giữa các quận huyện trong từng địa phương.
Nước ta nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng, từ lâu vấn
đề phát triển nông thôn, thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống nông dân đã được Đảng
và nhà nước quan tâm trong đó vấn đề cấp nước sạch cho nông thôn và vệ sinh môi
trường luôn là vấn cấp bách và thu hút nhiều sự quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề
2
thực tế trên nên tác giả đã lựa chọn đề tài chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tư công trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tại Điện Biên” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế
Tài nguyên với hy vọng đưa ra các giải pháp để huy động, sử dụng quản lý vốn trong
lĩnh vực đầu tư công một cách có hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư công, luận văn tập trung nghiên
cứu tình hình đầu tư công tại Việt Nam để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu tư công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí có thể xảy ra.
Nhiệm vụ khoa học của luận văn:
- Tổng quan về đầu tư công và công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Đánh giá thực trạng về đầu tư công tại Việt Nam cho chương trình nước sạch và vệ
sịnh môi trường nông thôn.
- Đưa ra những giải pháp nhằm huy động, sử dụng quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu
tư công vào Chương trình trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện
Biên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ nguồn vốn
Ngân sách Trung Ương và địa phương, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên.
- Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ 2010-2015, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong Chương trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên tính đến năm 2020, và định hướng
đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3
4.1. Phương pháp luận: Hình thành trên cơ sở những quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước về đầu tư công trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử:
Nội dung của phương pháp duy vật biện chứng là nghiên cứu sự vật, hiện tượng kinh
tế, xã hội phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết, biện chứng với nhau.
Nghiên cứu chính sách trong mối quan hệ tác động qua lại với các ban ngành và giữa
các chính sách cũng cần có sự ăn khớp, hỗ trợ khi tác động đến đối tượng là quản lý
đầu tư công tại tỉnh Điện Biên.
Phương pháp duy vật lịch sử thể hiện nghiên cứu việc sử dụng đất và các chính sách
tác động đến công tác quản lý đầu tư công nói chung, và chương trình mục tiêu quốc
gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên nói riêng phải đặt
trong các điều kiện, bối cảnh cụ thể, phải đảm bảo tính lịch sử, hiện thực khách quan.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là phương pháp dùng để chia cái toàn
thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn
giản hơn để nghiên cứu và làm sáng rõ vấn đề. Tổng hợp là phương pháp liên kết,
thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ
giữa chúng nhằm khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
Phương pháp so sánh: được áp dụng nhằm phát hiện ra những điểm giống nhau và
khác nhau của các nghiên cứu cùng đối tượng là công tác quản lý đầu tư công, đồng
thời xác định những nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất hay khác biệt đó. Có thể so
sánh bằng các chỉ tiêu tương đối hoặc tuyệt đối, định lượng hoặc định tính theo thời
gian và phạm vi nghiên cứu cụ thể.
Phương pháp thống kê: bao gồm việc thu thập, xử lý, phân tích, giải thích và trình bày
các dữ liệu tình hình quản lý đầu tư công tại chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên nguồn dữ liệu thống kê về kinh tế, xã
4
hội tại các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên hoặc các báo cáo được công bố và
thừa nhận.
Phương pháp khác như tổng quan tư liệu từ các nguồn sách báo, đề tài, bài viết các
điều tra hoặc nghiên cứu của các chuyên gia về vấn đề quản lý đầu tư công.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về đầu tư công và chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
Chương 2. Thực trạng quản lý đầu tư công trong chương trình mục tiêu quốc gia
về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đầu tư công
trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện
Biên.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH
NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
1.1 Tổng quan về đầu tư công và quản lý đầu tư công
1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân
a) Khái niệm về Đầu tư công
Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất, cung ứng
hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng
hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh, an
ninh, quốc phòng.
Còn trong Luật Đầu tư công năm 2014 có giải thích “đầu tư công” là hoạt động đầu tư
của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và
đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. “Nhà nước”
trong khái niệm trên là gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, và
tổ chức chính trị xã hội.
Cách định nghĩa như trên của Luật Đầu tư công chỉ bao hàm lại khái niệm của kinh tế
học và chỉ nêu góc nhìn ở khía cạnh mục đích, nghĩa là hoạt động đầu tư nhằm phục
vụ việc gì, ở đây là phục vụ việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà kinh tế còn định nghĩa theo khía cạnh tính sở hữu
của đầu tư công như sau: “Đầu tư công là các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành”, nghĩa là nguồn vốn đầu tư thuộc về
nhà nước. Trong Luật Đầu tư công năm 2014 đã gián tiếp đề cập đến khía cạnh sở hữu
thông qua các quy định về “vốn đầu tư công” và nội dung “quản lý và sử dụng vốn đầu
tư công”, theo đó: “vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc
gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa
vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để
đầu tư.” Tác giả cho rằng việc tiếp cận ở cả góc độ mục đích và góc độ sở hữu của đầu
tư công sẽ giúp giải thích mối quan hệ của đầu tư công với mục đích phát triển kinh tế
6
- xã hội và việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công sẽ trình bày ở những phần tiếp theo
của luận văn.
b) Vai trò của Đầu tư công trong nền kinh tế
Các nhà kinh tế thông qua các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều thống
nhất với nhau rằng “vốn đầu tư công là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu
tư của toàn xã hội, và là một nhân tố tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Tăng trưởng kinh tế: Đầu thế kỷ 18, tác giả Adam Smith đã cho rằng “việc tăng vốn
đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng và chất
lượng, từ đó mở rộng sản xuất, hay nói cách khác đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh
tế biểu hiện ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu”. Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết về
vốn đầu tư, tác giả Cobb và Douglas đã mô hình hóa vai trò của vốn thông qua hàm
sản xuất. Tiếp đó, tác giả Keynes cho rằng “tổng sản lượng của nền kinh tế hình thành
nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu như tiêu dùng của hộ gia đình,
đầu tư mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi của chính phủ và chi tiêu
ròng của nền kinh tế bên ngoài đối với sản phẩm nội địa”. Các tác giả đều cho rằng
“gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng trong điều kiện là các yếu tố khác không đổi.
Sự thay đổi tổng cung, tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó
suy ra khi thay đổi quy mô vốn đầu tư dẫn tới việc thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh
tế.”
Đầu tư công là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển
khoa học công nghệ của một quốc gia. Các nhà kinh tế cho rằng: “Mỗi quốc gia ở một
trình độ phát triển nhất định sẽ sử dụng một trình độ khoa học công nghệ tương ứng.
Để chuyển từ trình độ công nghệ hiện tại sang trình độ công nghệ cao hơn, đòi hỏi
quốc gia phải chi những khoản đầu tư đủ lớn để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra
thành công. Do đó, đầu tư công tác động tới việc đổi mới công nghệ.
Đầu tư công cũng giúp giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của vùng, giữa các vùng và đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, phát huy các lợi thế so sánh của vùng.
7
Đầu tư công cũng tác động đến các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân (cả trong và
ngoài nước). Cụ thể: tác động này biểu hiện thông qua việc đầu tư công vào các phát
triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ sở tiền đề để thúc đẩy việc giải ngân các nguồn
lực đầu tư từ khu vực tư nhân vào các hoạt động sản xuất, thương mại, xây dựng, và
dân sự.
1.1.2 Đầu tư công ở Việt Nam và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư công ở Việt Nam từ sau “Chính sách Đổi mới” đến nay, đặc biệt từ năm 2000
đến nay đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội và các yếu tố nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ
và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
khu vực nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Để có được thành quả về
phát triển GDP như trong Hình 1.1 là phần lớn nhờ vào kết quả của đầu tư công ở Việt
Nam. Song so với các nước trong khu vực thì chúng ta còn ở mức thấp (Hình 1.2).
Điều đó cho thấy đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập như hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu
đầu tư bất hợp lý và cơ chế xin cho vẫn hiện hữu, cơ chế đầu tư ngày càng tỏ ra thiếu
khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thiếu bền vững. Tác giả
Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Thị Ngọc Diệp (2014) đã đề xuất việc tái cơ cấu đầu tư, đặc
biệt đầu tư công, là một trong những đột phá chiến lược cho giai đoạn 2011-2020
nhằm thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế.
Hình 1. 1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1985 đến nay qua chỉ tiêu GDP
8
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Hình 1. 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam so với các nước trong khu
vực trong giai đoạn 2000-2012.
Nguồn: Ngân hàng thế giới.
Hai tác giả nêu trên cho thấy: “Tăng trưởng kinh tế của nước ta trong suốt giai đoạn
vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng
liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42,4% năm 2010. Trung bình giai đoạn 2001-2010 tỷ
lệ đầu tư so với GDP đạt 40,5%”.
Bảng 1. 1: Tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư công (giá so sánh 1994).
Đơn vị: %
9
1.1.3 Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua
Bảng 1. 2: Cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
10
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần
vốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụng theo quy
định của pháp luật.
Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng 286 nghìn tỉ
đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong giai đoạn 2006 - 2010 ước
đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, tỷ
trọng vốn nhà nước đầu tư cho các dự án công, các chương trình mục tiêu là rất lớn.
Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phần vốn đầu tư này là rất quan
trọng và cần thiết.
11
Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình
phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế,
nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí
với mức độ ngày càng nặng nề. Việc Tập đoàn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ
đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng,
đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay việc đầu
tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại
có 1 cảng), song các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất.
Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã
hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như tăng
sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm,
cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng,
cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội
nhập.
Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của chiếc
bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Về tổng
thể, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam nhờ gia tăng đầu tư công đã
lên tới đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở
rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ
thì nền kinh tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng đất nước và
người dân càng bị nghèo đi và thiếu bền vững.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công
Ở Việt Nam, đầu tư công đang duy trì ở mức cao. Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày
31-12-2010, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%, nợ công là
57,3%. Năm 2011, nợ công của Việt Nam ước sẽ là 54,6% và năm 2012 là 58% GDP.
Năm 2011, dịch vụ nợ công chiếm 12,5% tổng thu ngân sách nhà nước và năm 2012
con số này sẽ lên tới 13,5%. Cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế
nhà nước, tiếp sau đó mới đến khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước
12
ngoài (FDI). Điều đáng lo ngại là trong khi khu vực nhà nước được hưởng nhiều
nguồn lợi nhất thì hiệu quả đầu tư lại thấp nhất.
Ngoài ra, ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp (với tổng diện tích gần 46.600 ha),
cùng với 1.643 cụm công nghiệp (với diện tích gần 73.000 ha) do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Với tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công
nghiệp hiện đạt 50% - 60%, thì cần ít nhất 10 - 15 năm nữa và số vốn đầu tư cần ít
nhất là 50 tỉ USD mới lấp đầy 100% diện tích đang có. Chính phủ cũng đã phê duyệt
15 dự án khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 662 nghìn héc-ta (chiếm 2% diện tích
tự nhiên của Việt Nam). Như vậy, ước tính sẽ cần 2.000 tỉ USD (bằng toàn bộ đầu tư
cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư.
Với tình hình như vậy và thực trạng sử dụng vốn đầu tư công hiện nay thì rất cần phải
quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sử dụng loại vốn này. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả
đầu tư công trong thời gian tới, cần quán triệt một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phối hợp bố trí vốn đầu tư công trên cơ sở quy hoạch đầu tư công được xây
dựng bảo đảm chất lượng cao và ổn định. Một mặt, cần coi trọng nâng cao chất lượng
và giữ ổn định các quy hoạch đầu tư phát triển các loại được lập cả ở cấp quốc gia,
ngành, cũng như địa phương, coi đây như một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư công,
hạn chế và tiến tới không đầu tư công ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất chấp
quy hoạch. Mặt khác, sự điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch đầu tư đã lập cũng là
cần thiết, cần được tiến hành nghiêm túc, có căn cứ xác đáng, có quy trình và thời gian
nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho các bên liên quan.
Thứ hai, phối hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích và tính đến tác động hai mặt của dự án
đầu tư công. Cần xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn
và thông qua các dự án đầu tư công theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế -
xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích của quốc gia và địa phương, ngành, ngắn hạn
và dài hạn, có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư
công - đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận.
Thứ ba, phối hợp tăng cường tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương
thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Về dài hạn, cần
13
chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng
đầu tư xã hội, tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối các tổng
công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực
kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội. Khuyến khích các
chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư theo phương thức “chìa
khóa trao tay”, có đặt cọc bảo hành, bảo đảm chất lượng công trình.
Thứ tư, phối hợp tuân thủ các quy chuẩn về thủ tục và quy trình đầu tư, thực hiện đấu
thầu thực chất và rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế với các nguồn đầu tư công, tăng
cường giám sát, phản biện và kiểm tra, tố giác, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi
phạm đầu tư công bằng các công cụ chế tài về tài chính và hành chính.
Về tổng thể, cần giảm quy mô đầu tư và đầu tư công cho phù hợp với khả năng của
nền kinh tế, từ bỏ mô hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư và gia
công sản xuất, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu. Tái cơ cấu thu, chi ngân
sách, thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà nước
kinh doanh” và đồng thời tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”. Đổi mới phân
bổ đầu tư công, gắn với tài chính công, và tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ chính
sách tài khóa. Điều quan trọng nhất là kỷ luật tài khóa và việc nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch trên cơ sở tôn trọng tính tự phát triển của địa phương, nhưng cũng
cần hướng về sự phát triển tổng thể nền kinh tế, tăng cường hơn vai trò tổng cân đối
chung của Chính phủ.
1.1.4. Nội dung quản lý đầu tư công
a) Khái niệm về quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định
hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân
sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả
và hiệu lực của đầu tư công, quá đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung
của nền kinh tế [1].
b) Nội dung quản lý đầu tư công
Gồm các nội dung: ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tư công, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch,
14
giải pháp, chính sách đầu tư công, theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng
vốn đầu tư công, đánh giá hiệu quả đầu tư công, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công,
xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt
động đầu tư công, khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong
hoạt động đầu tư công, hợp tác quốc tế về đầu tư công [2].
1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn
1.2.1 Giới thiệu chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
1.2.1.1 Mục tiêu tổng thể
Tăng cường sức khỏe: tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn bằng cách giảm
thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà
vệ sinh và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng.
Nâng cao điều kiện sống: các công trình cấp nước và vệ sinh hiện nay nếu được cải
tiến và nhân rộng sẽ đem lại tiện ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân
nông thôn, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người và phân gia súc, giảm đến mức
thấp nhất lượng phân người và phân gia súc chưa được xử lý làm ô nhiễm môi trường,
gây mùi hôi thối, phát sinh ruồi muỗi, cũng như giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn nước.
Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh
và vệ sinh cá nhân.
1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được các mục tiêu tổng thể nêu trên phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể
như sau, tác giả tổng hợp chung, kết hợp các điều chỉnh bổ sung chỉ tiêu từng thời kỳ
như sau [1]:
Mục tiêu đến năm 2010
15
- Về cấp nước: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60
lít/người/ngày.
- Về vệ sinh môi trường: 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá
nhân, và đảm bảo 70% số hộ nông dân có chuồng, trại hợp vệ sinh.
- Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2010, tất cả các nhà trẻ, trường học, bệnh
viện, trạm xá, chợ và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và
có đủ hố xí hợp vệ sinh.
- Tập trung và ưu tiên giải quyết các yêu cầu cấp thiết về nước sinh hoạt cho những
vùng thiếu nước như vùng bị hạn hán, vùng biên giới, hải đảo, vùng núi cao, vùng sâu,
vùng xa, vùng bị nhiễm mặn và vùng nước bị ô nhiễm như vùng bị lũ lụt, vùng bị ảnh
hưởng của nước thải công nghiệp.
- Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm và nguồn nước
mặt tại các hồ, đầm, sông suối.
- Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất tiểu thủ công
tại các làng nghề để giữ sạch môi trường ở các làng, xã.
- Từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề chế biến lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã.
Mục tiêu đến năm 2015
- Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong
đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60
lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn
đủ nước sạch.
- Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45%
số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non
và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh.
Mục tiêu đến năm 2020
16
- Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số
lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng
đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa vào nhu cầu.
- Hầu hết dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân và giữ sạch vệ sinh môi
trường làng xã nhờ các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông.
- Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức
khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
1.2.1.3 Phương châm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
- Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội
hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng quyết
định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài
chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ
trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, vùng dân
tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.
- Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của
Nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hoá cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: vận động và tổ
chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của
mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản
xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu
vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, nhất là
công trình cấp nước tập trung.
1.2.1.4 Nguyên tắc thực hiện của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005
17
- Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững nghĩa là coi trọng sự phát triển vững chắc:
làm đâu được đấy, hơn là sự phát triển nhanh nhưng nóng vội, làm xong lại hỏng phải
làm lại, cuối cùng lại chậm và tốn kém hơn. Đồng thời phải đảm bảo phát triển trước
mắt không làm tổn hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước. Muốn
đạt được sự bền vững thì phải: (1) đảm bảo có nguồn tài chính liên tục và kịp thời,
không những chỉ để xây dựng mà còn để quản lý vận hành và thay thế khi công trình
hết thời hạn sử dụng (bền vững về tài chính), (2) phải có người chủ sở hữu rõ ràng để
quan tâm bảo vệ giữ gìn công trình cũng như quan tâm đến việc sử dụng liên tục và
kéo dài thời gian khai thác (bền vững về sử dụng), (3) đảm bảo khả năng hoạt động
thường xuyên và lâu dài của công trình. Tức là phải có bộ máy quản lý (dù là đơn
giản), có công nghệ thích hợp, có chăm sóc bảo dưỡng, có người biết vận hành, có
mạng lưới dịch vụ sửa chữa, có vật tư phụ tùng thay thế dễ kiếm (bền vững về hoạt
động). Thực hiện nguyên tắc bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh nghiệm quốc tế
cho thấy chỉ khi nào người sử dụng - tức là các hộ nông dân trở thành người chủ thực
sự của công trình thì mới có được sự bền vững. Muốn người sử dụng là chủ công trình
thì phải thực hiện cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và phải tuân thủ một số hướng dẫn cơ
bản chỉ đạo thực hiện.
Giai đoạn từ năm 2005 đến nay bổ sung thêm:
- Phát triển các công nghệ phù hợp với các vùng miền, bên cạnh việc phát triển các
công nghệ tiên tiến cần quan tâm đến phát triển công nghệ cấp nước quy mô hộ gia
đình cho những vùng còn khó khăn.
- Tăng cường mục tiêu vệ sinh, thúc đẩy đầu tư vệ sinh hộ gia đình, trong đó đẩy mạnh
các loại hình vệ sinh chi phí thấp thông qua tín dụng để tăng khả năng tiếp cận của
người nghèo.
- Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, chuyển từ truyền thông
nâng cao nhận thức sang truyền thông thay đổi hành vi.
18
1.2.1.5 Cách tiếp cận chung của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
- Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu: người sử dụng tự trả các chi phí và thực hiện xã hội
hoá lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu thay
thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây. Có nghĩa là người sử dụng sau khi
được tư vấn cần thiết sẽ: (1) Quyết định loại công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông
thôn mà mình mong muốn, cung cấp tài chính cho xây dựng công trình và tự tổ chức
thực hiện, (2)tự xây dựng hoặc thuê nhà thầu xây dựng công trình, (3) quản lý, vận
hành và duy trì công trình. Các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò tư
vấn hướng dẫn và hỗ trợ mà không làm thay. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu chính là
nhằm phát huy nội lực cao nhất để toàn bộ lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông
thôn được thực hiện hoàn toàn dựa theo cơ chế của cách tiếp cận này.
- Cách tiếp cận dựa vào việc trả các chi phí khi sử dụng: về nguyên tắc, người sử dụng
sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành các công trình cấp nước sạch & vệ sinh
nông thôn. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ trợ cấp cho một số đối tượng người sử dụng và
một số loại hình công nghệ nhất định sau đây: (1) người nghèo, người rất nghèo và các
gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên có khó khăn về đời sống, (2) các hệ thống cấp
nước tập trung được Nhà nước khuyến khích, (3) một số trường hợp đặc biệt. Trong
mọi trường hợp người sử dụng sẽ trả toàn bộ chi phí vận hành và kiểm soát tất cả các
khoản chi phí như chi phí xây dựng, vận hành và quản lý.
- Cách tiếp cận dựa vào việc Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn:
Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ
sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành
phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị
phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân
đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn nhất là công trình cấp
nước tập trung. Cơ quan quản lý Nhà nước rút khỏi kinh doanh xây dựng công trình
cấp nước sạch và vệ sinh, công việc này giao cho các nhà thầu là doanh nghiệp Nhà
nước hoặc công ty tư nhân đảm nhận thông qua đấu thầu cạnh tranh. Hình thành thị
trường các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
19
1.2.1.6 Phạm vi thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả nước. Trong đó ưu tiên cho những vùng
cạn kiệt nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, các vùng có tỷ lệ dân
cư được cấp nước sạch và vệ sinh thấp hơn 60%, vùng ven biển, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng phát triển mạnh làng nghề.
1.2.2 Thực tế thực hiện Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005
Đại bộ phận dân cư nông thôn là những người nông dân làm ăn nhỏ, đa số sống trong
các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức hành chính vững chắc và
truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là hộ gia đình bình quân có 5
người. Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận đáng kể dân cư nông thôn thuộc diện
nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về ăn mặc không còn kinh phí cho các
nhu cầu khác, nhận thức về cấp nước và vệ sinh môi trường còn rất hạn chế. Do đó, từ
năm 1997 Chính phủ đã đề ra Định hướng phát triển nông thôn bao gồm 5 nội dung cụ
thể: (1) đầu tư mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và khuyến
khích phát triển ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, (2)
nâng cao tỷ lệ ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài
(ODA) và đóng góp của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã
hội, (3) tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động kinh doanh vật tư và
nông sản hàng hoá, khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với
những người buôn bán nhỏ và nông dân, (4) khuyến khích áp dụng trang thiết bị và
công nghệ mới trong sản xuất và chế biến ở nông thôn, (5) hỗ trợ các hộ gia đình hợp
tác trong cơ chế mới, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho thuê
đất một cách linh hoạt hơn. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu cơ bản là “bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia với dân số lên tới 91 - 94 triệu người vào năm 2010 với cơ cấu và
chất lượng bữa ăn được cải thiện. Phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,
nghề muối, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo việc làm,
20
tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xây dựng nông
thôn mới văn minh hiện đại với bản sắc dân tộc, đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện quy
chế dân chủ ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh
thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.”
Nhận định về tình hình nguồn nước trong giai đoạn này: nhìn chung nguồn nước của
Việt Nam hiện còn dồi dào. Lượng mưa khá cao, một hệ thống sông ngòi kênh mương
dày đặc, nước ngầm phong phú tại những vùng đất thấp. Tuy nhiên, nguồn nước phân
bố không đều theo cả thời gian và không gian. Một số vùng rất khan hiếm nước. Các
vấn đề tồn tại chủ yếu là: sử dụng ngày càng nhiều nước mặt để tưới ruộng, nạn phá
rừng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nguồn nước, nước ngầm chứa nhiều sắt, măng-
gan phải xử lý tốn kém, các vùng đồng bằng và ven biển tương đối rộng lớn thì nguồn
nước bị nhiễm mặn, sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt ngày càng tăng do chất
thải công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra cũng là một vấn đề cần
phải được quan tâm đầy đủ hơn.
Nhận định về tình hình cấp nước sạch trong giai đoạn này: phần lớn các hộ nông thôn
sử dụng 2 nguồn nước, một nguồn để ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để
tắm giặt. Các hệ thống cấp nước công cộng bằng đường ống dùng chung cho nhiều hộ
chưa phổ biến. Các hộ thường có công trình cấp nước riêng như giếng đào, lu hay bể
chứa nước mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn dùng nước giếng đào, 25% dùng nước sông
suối, hồ ao, và hơn 10% dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và
rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống.
Các giếng đào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được
chứa trong bể hay lu thường không được che đậy, việc dùng gầu hay gáo để múc nước
là phổ biến. Các giếng khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất lượng nước
nói chung không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ước tính mới có khoảng 30% dân số có nguồn
nước tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước
sạch. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ
chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi
cao, các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi castơ và trong thời gian gần
21
đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hoà
Bình, Cao Bằng, Hà Giang.
Nhận định về tình hình vệ sinh nông thôn giai đoạn này: ước tính khoảng 50% số hộ ở
nông thôn không có nhà tiêu và đa số các hộ này đi vệ sinh ngoài trời, bộ phận còn lại
sử dụng hố xí của hàng xóm. Trong 50% số hộ có nhà tiêu thì phần lớn là những hố xí
một ngăn hoặc hố xí đào không hợp vệ sinh, phân thường được lấy ra để bón ruộng mà
không qua xử lý. Loại nhà tiêu thông dụng nữa là hố xí 2 ngăn ở phía Bắc và cầu tiêu
ao cá ở phía Nam, mỗi loại có khoảng 10% số hộ sử dụng. Bộ phận nhỏ còn lại dùng
hố xí thấm dội nước hoặc bể tự hoại. Trong tổng số các loại hố xí chỉ có khoảng 20%
là hợp vệ sinh.
Nhận định về tình hình sức khỏe giai đoạn này: đánh giá theo tỷ lệ chết của trẻ dưới 1
tuổi thì tương đối tốt so với 1 số nước láng giềng (như năm 1993 tỷ lệ chết của trẻ
dưới 1 tuổi ở Việt nam là 42/1.000 so với Indonesia 56/1.000). Nhưng khi xem xét các
bệnh liên quan đến nước và vệ sinh thì tình hình lại trở nên xấu hơn. Chẳng hạn bệnh
tiêu chảy đã tăng từ 300 ca/100.000 dân năm 1990 lên 1.200 ca/100.000 dân năm 1996
và 1.265 ca/100.000 năm 1997. Các bệnh giun, đường ruột cũng là một vấn đề lớn, ở
một số vùng có tới 90% dân số nông thôn bị giun (vùng đồng bằng và trung du Bắc
bộ). Thực hành vệ sinh cá nhân ở nông thôn rất kém, nói chung người dân ít hiểu biết
và ít quan tâm về mối liên quan giữa nước - nhà tiêu - vệ sinh cá nhân và sức khỏe.
Nhận định về tình hình xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn: chỉ ghi nhận một chương trình lớn về cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn của
Chính phủ được UNICEF tài trợ đã hoạt động từ hơn 10 năm nay ở hầu hết các tỉnh là
một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông
thôn. Hàng trăm ngàn giếng nước bơm tay UNICEF và các nhà vệ sinh đã được xây
dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số lượng công trình cấp nước sạch và
vệ sinh lớn hơn 2 - 3 lần số lượng công trình do chương trình UNICEF tài trợ, đã cải
thiện một cách đáng kể điều kiện cấp nước sạch và vệ sinh cho các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, tổng đầu tư của cả Nhà nước và nhân dân cho cấp nước sạch & vệ sinh
nông thôn còn rất nhỏ bé so với yêu cầu cải thiện điều kiện cấp nước sạch & vệ sinh
nông thôn ở nước ta.
22
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010
Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nhìn chung còn
thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra (còn 38% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với
nước sinh hoạt hợp vệ sinh). Trong số 62% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp
vệ sinh thì chỉ có chưa đến 30% được tiếp cận với nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn
ngành của Bộ Y tế. Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do sự xâm
nhập mặn, do chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, hoá chất sử dụng trong nông
nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện hàm lượng Asen có
trong nước ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép đang là một trong những thách
thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư.
Tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng, miền còn nhiều hạn chế. Trong
khi 3 vùng sinh thái đã có số dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt trên 60%, thì
ở 4/7 vùng còn lại chỉ có chưa đến 50% số dân được cấp nước sinh hoạt, nhiều vùng
như: miền núi, vùng ven biển, vùng khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử
dụng bình quân dưới 20 lít/người/ngày. Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra
từ 5 đến 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước chưa cao. Số lượng và chất
lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát và kiểm tra chất
lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ.
Quản lý bền vững công trình cấp nước tập trung sau xây dựng còn yếu, hầu hết do
kinh phí chưa đủ đảm bảo duy trì quản lý, khai thác, tu sửa dẫn đến công trình bị
xuống cấp, thậm chí không tiếp tục hoạt động được. Một số công trình do tư nhân hoặc
hợp tác xã nước sạch đầu tư và quản lý tuy có khá hơn nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản
xuất đơn giản.
Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt là
vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu. Chương trình
Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 1999 - 2005 mới chỉ tập trung việc giải quyết nước sinh
hoạt cho người dân mà chưa quan tâm đầy đủ đến vệ sinh môi trường, xử lý nước thải,
23
xử lý rác thải, chất thải chuồng trại chăn nuôi và xử lý chất thải làng nghề do đó đây
đang là vấn đề cản trở sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông
thôn.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vấn đề vệ sinh ở nông thôn vẫn chưa được chú
trọng như đối với cấp nước. Tính đến nay, cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa
có nhà tiêu hợp vệ sinh và đang phải sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh như
nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá hiện là nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn
nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng. Trong khi đó, nhận thức của các cấp
chính quyền và người dân vẫn còn lệch lạc, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh, coi
trọng việc xây dựng mới hơn là phát huy hiệu quả những công trình hiện có.
Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu phân
bổ vốn đầu tư chưa hợp lý. Mặc dù Chương trình vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm
sau cao hơn năm trước nhưng tổng ngân sách nhà nước cấp còn rất khiêm tốn so với
nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà
nước chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các vùng khó khăn, các hộ gia đình chính sách, các
hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và chủ yếu là cho xây dựng mới
các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực.
Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa hình thành rõ ràng, các
chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham
gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân.
Theo báo cáo thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2003 của Cục Y tế dự phòng và
Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát
có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất
huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amib, HIV/AIDS, viêm gan virus, thuỷ đậu. Như vậy,
khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên
quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Điều này cho thấy cần phải tập trung hơn
nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh như là một trong các giải
pháp đồng bộ nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.
24
Các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các trường học, trạm y tế và
các cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt
được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các
công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu, nhiều cơ
sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình
cấp nước và vệ sinh.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Vấn đề quan tâm trọng tâm là “việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình
cấp nước tập trung còn yếu, hầu hết không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy
tu bảo dưỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngừng hoạt
động”. Những bất cập trên sẽ còn được thể hiện rõ nét hơn nếu không có những giải
pháp tháo gỡ do yêu cầu về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ càng
trở nên khắt khe hơn trong khi điều kiện phục vụ sẽ càng trở nên khó khăn hơn do hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và thoái hóa môi trường.
Bảng 1. 3: Kết quả thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn 2015.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
25
1.3 Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, đặc biệt trong cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Luật Đầu tư công năm 2014 đề cập đến cụm từ “hiệu quả” nhưng không nêu rõ
phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, chỉ thấy “kém hiệu
quả” hiểu theo nghĩa là làm “thất thoát, lãng phí”, còn lại thì dùng cụm từ “hiệu quả”
rất chung chung và không nêu được tiêu chí cụ thể. Nghị định số 131/2015/NĐ-CP
ngày 25/12/2015 của Chính phủ cũng chỉ hướng dẫn chung chung: “Đánh giá về hiệu
quả đầu tư thông qua hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
và phát triển bền vững” và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính
phủ cũng chỉ nêu “hiệu quả tài chính”. Tác giả cho rằng việc đề cao hiệu quả quản lý
đầu tư công là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải có một cơ chế xác định cụ thể, rõ
ràng để nâng cao năng lực thực thi và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công để
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tránh gây lãnh phí, thất thoát
tài sản của Nhà nước. Tác giả mạnh dạn đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
quả quản lý đầu tư công để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị ở
những phần tiếp theo của Luận văn.
“Hiệu quả” của đầu tư công là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu cũng như của các chính phủ trên toàn thế giới. Năm 1990, tác giả Barro [2]
giới thiệu nghiên cứu về điểm tối ưu đầu tư công. Thông qua bằng chứng thực nghiệm,
ông khẳng định tác động của đầu tư công có tác động lên tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên tác động này được chia làm 3 giai đoạn: (1) ở giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng
kinh tế là rất rõ, (2) giai đoạn “bổ sung” ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn
còn tuy nhiên đã thấp hơn so với giai đoạn trước, (3) giai đoạn không hiệu quả khi
càng đầu tư thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng không được cải thiện và có xu hướng
đi xuống trong dài hạn, hoặc còn gọi là “giai đoạn lấn át”. Đây là một hàm ý chính
sách mà các chính phủ cần quan tâm khi thực thi các chính sách liên quan đến đầu tư
công nhằm tối đa hóa hiệu quả.
Năm 1993, tác giả Easterly & Rebelo [3] nhận xét nghiên cứu của tác giả Barro có hạn
chế là kết luận của Barro không giải thích được cho giai đoạn 1960-1985. Họ đề nghị
phải mở rộng khái niệm đầu tư công bao gồm cả những khoản đầu tư của doanh
26
nghiệp nhà nước và cần phân loại mục đích đầu tư công trong các lĩnh vực khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư công có tác động lên tăng trưởng kinh tế và
đặc biệt là đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới,
năm 1996 tác giả Mohsin S. Khan [4] tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bộ
số liệu của 95 nước đang phát triển giai đoạn 1970-1990, ông nhận ra thêm rằng có sự
khác biệt trong tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế,
trong đó đầu tư tư nhân chiếm ưu thế hơn. Tiếp đó, các tác giả Bukhari, Ali và
Saddaquat năm 2007 [5] đã tiến hành nghiên cứu đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở
3 nước (Hàn Quốc, Singqpore, Đài Loan) được mệnh danh “con rồng châu Á” trong
thời kỳ 1971-2000, nghiên cứu đã tìm ra rằng đầu tư công, đầu tư tư nhân và chi tiêu
khu vực công có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Năm 2011, các tác giả
Nazima Ehali và Adiqua Kiani tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và
tăng trưởng kinh tế ở Parkistan giai đoạn 1975-2009, kết quả cho thấy có tác động tích
cực từ đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn và dài hạn, tuy nhiên vai trò
của đầu tư công không đáng kể so với đầu tư tư nhân vì sự kém hiệu quả của khu vực
công. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đầu tư công có tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế [6].
Tại nước ta, tác giả Ngô Lý Hóa [7] nghiên cứu tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tỉnh Long An và chỉ ra rằng đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy nhiên tác động của đầu tư tư nhân
là lớn hơn so với đầu tư công. Năm 2011, tác giả Phan Thanh Tấn [8] trong nghiên cứu
lặp tìm hiểu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình thuận cũng tìm
thấy kết quả tương tự. Tuy nhiên, tác giả Tô Trung Thành [9] cũng chỉ ra một thực
trạng là đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân, tuy nhiên tác động của đầu tư công là thấp
so với tác động của đầu tư tư nhân, và khuyến nghị cần giảm tỷ trọng đầu tư công
đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của đầu tư khu vực Nhà nước. Năm 2014,
các tác giả Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong [10] khi nghiên cứu tác
động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt nam lại cho thấy tác động của
27
đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, tuy
nhiên có tác động thúc đẩy kinh tế trong dài hạn.
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam, có thể nhận thấy đầu tư
công thường có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên các nghiên
cứu cũng chỉ lưu ý đến việc kém hiệu quả của khu vực đầu tư công và tính hiệu quả
của khu vực đầu tư tư nhân. Tác giả đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
công được sử dụng trong luận văn như sau:
1.3.1 Kiểm soát chi phí đầu tư dự án
Khi chi phí dự án tăng hơn so với chi phí ước tính ban đầu thì dẫn tới vượt dự toán.
Hậu quả của vượt dự toán gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án.
Đối với khách hàng, vượt dự toán làm gia tăng chi phí so với dự tính ban đầu. Đối với
đội ngũ chuyên gia, tư vấn, điều này dẫn tới mất uy tín và mất lòng tin từ khách hàng.
Đối với nhà thầu, điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận và nguy cơ thua lỗ do khách hàng
hủy bỏ, chậm thanh toán hoặc yêu cầu thay thế nhà thầu. Đối với Nhà nước, điều này
dẫn tới phải tăng cường cơ chế giám sát và tổ chức giám sát thường xuyên, phát sinh
thêm nhiều chi phí quản lý. Đối với người dân, vượt dự toán dẫn tới họ phải tiêu dùng
các sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá cao hơn.
Tác giả Võ Trọng Nhân đã tổng hợp nhóm yếu tố tác động đến chi phí khi đầu tư dự
án như sau [11]:
Nhóm yếu tố chính sách: đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí đầu tư xây
dựng của dự án, chẳng hạn như tình hình chính trị không ổn định, hoặc việc thay đổi
cơ chế chính sách như chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách giá, chính
sách xây dựng, … [12]
Nhóm yếu tố kinh tế: lạm phát, sự khan hiếm của vật tư thiết bị thi công, sự thay đổi
của tỷ giá tiền tệ làm gia tăng chi phí đầu tư [13], [14].
Nhóm yếu tố năng lực các bên có liên quan: các bên có liên quan của dự án gây tác
động rất lớn đến chi phí đầu tư của dự án như: năng lực của chủ đầu tư, năng lực của
tư vấn, năng lực của nhà thầu, năng lực của nhà cung cấp [15].
28
Nhóm yếu tố đặc trưng dự án: đặc trưng dự án là một trong những yếu tố làm tăng chi
phí đầu tư [12].
Nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát: gồm các yếu tố như gian lận trong thi công, sự
thông đồng của các nhà thầu, hối lộ và trộm cắp vật tư ảnh hưởng đến chi phí đầu tư
của dự án [12].
Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: gồm 3 yếu tố như thời tiết, địa chất, thiên tai, đây
là các yếu tố không lường trước được có thể làm tăng chi phí đầu tư [13].
1.3.2 Kiểm soát tiến độ dự án
Khái niệm chậm tiến độ là khoảng thời gian giữa ngày hoàn thành được thỏa thuận
trong hợp đồng và ngày thực tế hoàn thành. Chậm tiến độ được phân thành các loại xét
theo tiêu chí trách nhiệm thì: (1) chậm tiến độ có thể tha thứ (phải bồi thường cho chủ
đầu tư hoặc không phải bồi thường cho chủ đầu tư), (2) chậm tiến độ không thể tha thứ
và (3) chậm tiến độ có thể tha thứ và chậm tiến độ không thể tha thứ diễn ra đồng thời.
Hậu quả của chậm tiến độ gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án
như mất thời gian, chi phí và khả năng dự án bị thu hồi. Đối với chủ đầu tư, chậm tiến
độ đồng nghĩa với mất nguồn thu từ dự án và phải tiếp tục phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng
hiện hữu. Đối với nhà thầu, chậm tiến độ sẽ dẫn tới phát sinh thêm chi phí chi trả cho
trang thiết bị và người lao động, chậm thu hồi vốn ứng trước. Đối với người dân, các
dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng chưa được đưa vào sử dụng đúng theo quy
hoạch sẽ làm cho người dân phải tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện hữu có chất
lượng không đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Đối với Nhà nước, các nguồn thu do chậm
đưa công trình vào sử dụng không đạt được kế hoạch đề ra. Đối với bản thân dự án,
điều này làm gia tăng chi phí của dự án. Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng tranh
chấp giữa các bên có lợi ích liên quan đến dự án, dẫn tới kiện tụng và đình trệ dự án.
Nhóm yếu tố kỹ thuật: Sai lầm trong dự báo bao gồm việc tăng giá, thiết kế dự án
không đầy đủ, dự toán không chính xác những thay đổi của dự án, tính không chắc
chắn khi lập dự án. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án không phù hợp. Quy trình ra quyết
định không chuẩn mực. Quy trình lập kế hoạch không chuẩn mực.
29
Nhóm yếu tố kinh tế: Cố ý đánh giá thấp các yếu tố của dự án do: thiếu sự động viên,
khích lệ, thiếu nguồn lực, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, dự án dễ được chọn
tài trợ, thiếu năng lực tài chính, chiến lược giá thấp sau đó tính phát sinh dự toán về
sau.
Nhóm yếu tố tâm lý: Lạc quan thiên vị giữa các quan chức địa phương. Nhận thức sai
lệch về dự án. Thận trọng đối với rủi ro.
Nhóm yếu tố chính trị: Cố ý đánh giá thấp chi phí. Chỉnh sửa dự báo để chọn dự án vì
lý do chính trị hơn là do thực tế khách quan. Vì lý do cá nhân mà cung cấp thông tin
sai cho người quyết định dự án.
1.3.3 Kiểm soát chất lượng dự án
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thường được hiểu là khả năng đáp ứng hoặc vượt quá
nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng hoặc nhà tài trợ với mộ mức phí hợp lý trong một
khoảng thời gian cho phép. Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm,
dịch vụ đầu ra của dự án thông qua các yếu tố sau:
Nhóm yếu tố liên quan đến lập kế hoạch quản lý chất lượng: là việc xác định yêu cầu
chất lượng và/ hoặc tiêu chuẩn chất lượng của dự án và các sản phẩm bàn giao, lập tài
liệu về việc dự án sẽ thực hiện như thế nào để đạt được các yêu cầu chất lượng. Lợi ích
của việc này là cung cấp hướng dẫn và định hướng cho việc chất lượng sẽ được quản
lý và công nhận trong suốt dự án.
Nhóm yếu tố liên quan đến thực hiện đảm bảo chất lượng: là việc kiểm tra các yêu cầu
chất lượng và kết quả từ việc kiểm soát chất lượng có tương thích với các tiêu chuẩn
chất lượng đã được áp dụng hay không.
Nhóm yếu tố liên quan đến kiểm soát chất lượng: là việc giám sát và lưu lại các kết
quả kiểm soát chất lượng nhằm đánh giá hiệu suất và đề nghị thay đổi khi cần thiết.
Việc làm này nhằm xác định nguyên nhân của các quy trình kém hay sản phẩm kém
chất lượng để có hành động loại bỏ chúng, công nhận các sản phẩm bàn giao và các
công việc đã đạt được các yêu cầu của các bên liên quan để nghiệm thu dự án.
30
1.3.4 Kiểm soát quản lý vận hành
Tác giả Nguyễn Trung Dũng [16] khi nghiên cứu mô hình quản lý vận hành hệ thống
cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc đề cập như sau: “Cấp nước sạch
nông thôn còn đang ở vòng luẩn quẩn và hậu quả là hiệu quả công trình thấp, thời gian
sử dụng ngắn, lãng phí vốn đầu tư” và cho rằng một trong những yếu tố hiệu quả đánh
giá cho chương trình cấp nước sạch là việc “quản lý vận hành”, cụ thể:
Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ thập niên 80
đến nay đã đạt được những lợi ích lâu dài ở cấp toàn cầu: trong thập niên 80-90 triển
khai công nghệ giếng khoan và bơm tay, giai đoạn 1990-2000 bổ sung việc cấp nước
cho điểm dân cư tập trung hay đô thị nhỏ lẻ và từ năm 2000 đến nay phát triển thêm cả
loại hình tự cấp và bán tự cấp. Những thành công của chương trình phải kể đến vai trò
quan trọng của cộng đồng cùng với yếu tố công nghệ, vai trò của Chính phủ.
Từ cuối thập niên 1990 đến nay cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống và định
hướng cung chuyển sang cách tiếp cận mới xem tài nguyên nước là một hàng hóa.
Việc quản lý nước như là hàng hóa đòi hỏi phải quan tâm đến nhu cầu nước của người
tiêu dùng hay đáp ứng nhu cầu cả về lượng và chất cho người tiêu dùng với mức giá
cho trước. Nhu cầu cấp nước cho cộng đồng được coi là nhu cầu cục bộ. Chính vì vậy,
phương pháp đáp ứng cầu đòi hỏi phải có quyết định quản lý mang tính địa phương về
các mặt như mức độ cung cấp dịch vụ, địa điểm, trang thiết bị, công nghệ, việc bù đắp
chi phí quản lý và vận hành. Chính phủ các nước sẽ tạo ra các nguyên tắc, quy định
trong luật để thúc đẩy các địa phương thực hiện.
Từ đó, công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch là nhiệm vụ chính. Các
thống kê cho thấy mặc dù số lượng người quản lý thì nhiều nhưng các công trình thực
sự được quản lý lại rất ít. Từ đó, khả năng suy giảm lợi ích của hệ thống cấp nước sạch
sau khi bàn giao công trình là cao. Các yếu tố gây ra suy giảm khả năng hoạt động của
hệ thống cấp nước nông thôn ở các nước đang phát triển như sau: giá/ phí nước thấp
 người sử dụng nước lãng phí  sử dụng nước nhiều và thất thoát của hệ thống lớn
làm tăng chi phí  đầu tư sửa chữa chậm lại  dịch vụ kém đi  khách hàng không
muốn trả tiền dịch vụ  hệ thống công trình sống dựa vào trợ cấp nhà nước  người
quản lý mất quyền tự chủ và động cơ làm việc  hiệu quả suy giảm  thiếu trợ cấp
31
của nhà nước  hệ thống không thể chi trả lương, chi phí và mở rộng hệ thống 
mục đích và dịch vụ tiếp theo kém đi  hệ thống hư hỏng hoàn toàn  khủng hoảng
và chi phí khôi phục rất lớn. Từ đó, có thể nhận thấy hiệu quả của dự án đầu tư công
trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là khả năng có thể duy trì
và/ hoặc mở rộng lợi ích ở mức độ nhất định trong khoảng thời gian dài sau khi đã kết
thúc các yếu tố đầu vào của dự án. Về nghĩa hẹp, dự án là cơ sở hạ tầng vật chất sau
khi được đầu tư xây dựng thì cần phải được duy trì, điều hành bởi các tổ chức có lợi
ích liên quan trực tiếp.
1.3.5 Khả năng tiếp cận của người dân, tham gia và giám sát từ phía người dân
Đây là chỉ tiêu đánh giá dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ người dân tiếp cận được các dịch vụ mà
việc đầu tư công mang lại, trong trường hợp của này là tỷ lệ người dân tiếp cận được
với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chỉ tiêu này đánh giá
độc lập với các chỉ tiêu như chi phí đầu tư dự án, tiến độ dự án, quản lý vận hành dự
án, có ý nghĩa trong trường hợp nghiên cứu không tiếp cận được toàn bộ các chỉ tiêu
tài chính của dự án.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày các vấn đề mang tính lý luận về đầu tư công, mối quan hệ giữa
đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và
các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. Đã khái quát được phương pháp và chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, trong đó cần chú trọng kiểm soát chi phí đầu tư
dự án, tiến độ dự án, chất lượng dự án và quản lý vận hành. Chương 1 cũng đã trình
bày những vấn đề mang tính lý luận chung về chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở nước ta từ năm 1997 đến nay, trong đó tập
trung tìm hiểu tình hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu của
chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (mục
tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể), và hệ thống lại các vấn đề về phương châm, nguyên
tắc, cách tiếp cận chung và phạm vi thực hiện chiến lược. Trên cơ sở các vấn đề mang
tính lý luận trình bày ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng đầu
tư công chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
32
tại tỉnh Điện Biên tại chương 2 và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý đầu tư công trong chương trình này tại chương 3 của luận văn.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Điện Biên
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, mới được phân tách
từ tỉnh Lai Châu cũ năm 2003, diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.562,90 km2
. Phía Bắc
giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây
Nam một mặt giáp với các tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ - Lào (360km đường
biên giới) và một mặt giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (38,5km đường biên giới)
tại khu vực xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé. Tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan
trọng về quốc phòng, an ninh đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Tỉnh Điện Biên hiện có 01 thành phố (Thành phố Điện Biên), 01 thị xã (Thị xã Mường
Lay), 07 huyện (Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo,
Mường Ảng, Tủa Chùa) và 92 xã (chia thành 1.345 bản làng) [16].
Hình 2. 1: Phân bổ diện tích giữa các huyện trực thuộc tỉnh Điện Biên năm 2016.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên.
H. Mường Nhé
26%
H. Mường Chà
18%
H. Tủa Chùa
7%
H. Tuần Giáo
12%
H. Mường Ảng
5%
H. Điện Biên
17%
H. Điện Biên Đông
13%
TP. Điện Biên Phủ
TX. Mường Lay
H. Mường Nhé
H. Mường Chà
H. Tủa Chùa
H. Tuần Giáo
H. Mường Ảng
H. Điện Biên
H. Điện Biên Đông
34
Nhìn chung, phân bổ diện tích giữa các huyện trong tỉnh Điện Biên không đồng đều do
ảnh hưởng của địa hình đồi núi (núi cao và núi cao trung bình), địa hình cao nguyên,
và địa hình thung lũng đan xen. Điều này dẫn tới một số huyện có tỷ lệ phân bố lớn
như huyện Mường Nhé (26%), huyện Mường Chà (18%), huyện Điện Biên (17%),
huyện Điện Biên Đông (13%), huyện Tuần Giáo (12%), và những huyện có tỷ lệ phân
bố nhỏ như huyện Tủa Chùa (7%), huyện Mường Áng (5%), thành phố Điện Biên Phủ
(1%), thị xã Mường Lay (1%). Một số huyện có số bản chiếm nhiều như huyện Điện
Biên (434 bản), huyện Điện Biên Đông (190 bản), huyện Tuần Giáo (188 bản), huyện
Mường Chà (142 bản), huyện Mường Nhé (138 bản). Đây là những huyện trọng tâm
của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên.
Hình 2. 2: Phân bổ các bản tại tỉnh Điện Biên năm 2016.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thủy Lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn lập trong năm 2008, cần lưu ý các điều kiện về nước mưa, nước mặt, nước ngầm
tại tỉnh Điện Biên như sau [1]:
19
138
188
434
190
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
TP. Điện
Biên Phủ
TX.
Mường
Lay
H. Mường
Nhé
H. Mường
Chà
H. Tủa
Chùa
H. Tuần
Giáo
H. Mường
Ảng
H. Điện
Biên
H. Điện
Biên Đông
Số xã Số bản
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN

More Related Content

Similar to MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN

Similar to MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN (20)

Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình SơnĐề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Xây dựng chương trình quản lý vật tư
Xây dựng chương trình quản lý vật tưXây dựng chương trình quản lý vật tư
Xây dựng chương trình quản lý vật tư
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
 
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải LăngLuận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết k...
Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết k...Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết k...
Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết k...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họcLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Cho Đánh Bắt Xa Bờ Tại Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chỉ số độc tính của kênh Tham Lương – Bến Cát Thành...
 
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Đơn Dương
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Đơn DươngLuận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Đơn Dương
Luận Văn Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Trên Địa Bàn Đơn Dương
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội th...
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội th...Đồ án tốt nghiệp Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội th...
Đồ án tốt nghiệp Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội th...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả cho người bán tại công ty cổ phần đầu tư ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
Báo cáo tốt nghiệp Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may...
 
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
Bài tiểu luận Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuấ...
 
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệtBài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
Bài tiểu luận học phần Thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt
 
Báo cáo thực tập Nâng cao dịch vụ bán hàng tại siêu thị MM Mega Market Bình D...
Báo cáo thực tập Nâng cao dịch vụ bán hàng tại siêu thị MM Mega Market Bình D...Báo cáo thực tập Nâng cao dịch vụ bán hàng tại siêu thị MM Mega Market Bình D...
Báo cáo thực tập Nâng cao dịch vụ bán hàng tại siêu thị MM Mega Market Bình D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản x...
Báo cáo tốt nghiệp Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản x...Báo cáo tốt nghiệp Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản x...
Báo cáo tốt nghiệp Áp dụng Lean nhằm khắc phục lãng phí trong quy trình sản x...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng rủi ro và an toàn lao động tại nhà máy...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Q...
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐẮC HƯNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐẮC HƯNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Mã số: 60.31.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TSKH NGUYỄN TRUNG DŨNG
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Hưng
  • 6. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn Thạc sỹ tại Trường Đại học Thủy lợi, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng, người đã hướng dẫn tác giả chu đáo, tận tình trong suốt quá trình tác giả học tập, nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Thủy lợi trong suốt khoá học đã trang bị cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ cung cấp tài liệu và tư vấn chuyên môn để tác giả có điều kiện hoàn thành đề tài luận văn của mình. Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong quá trình học tập và nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót, khuyết điểm. Tác giả kính mong nhận được những góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2016 Học viên Nguyễn Đắc Hưng
  • 7. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN........................ 5 1.1 Tổng quan về đầu tư công và quản lý đầu tư công.................................... 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân ... 5 1.1.2 Đầu tư công ở Việt Nam và tăng trưởng kinh tế................................. 7 1.1.3 Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua ..................... 9 1.1.4 Nội dung quản lý đầu tư công .............................................................13 1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn............................................................................................................14 1.2.1 Giới thiệu chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .................................................................................................................14 1.2.2 Thực tế thực hiện Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...........................................................................................19 1.3 Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, đặc biệt trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn..................................25 1.3.1 Kiểm soát chi phí đầu tư dự án...........................................................27 1.3.2 Kiểm soát tiến độ dự án .......................................................................28 1.3.3 Kiểm soát chất lượng dự án.................................................................29 1.3.4 Kiểm soát quản lý vận hành................................................................30
  • 8. 1.3.5 Khả năng tiếp cận của người dân, tham gia và giám sát từ phía người dân........................................................................................................31 Kết luận chương 1 .............................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ...................33 2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Điện Biên......................................................33 2.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................33 2.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................34 2.1.3 Điều kiện dân số....................................................................................36 2.1.4 Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................37 2.2 Phân tích thực trạng quản lý đầu tư công trong Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên......................................42 2.2.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tới Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên ......42 2.2.2 Thực trạng các loại hình cấp nước và tỷ lệ cấp nước tại tỉnh Điện Biên .................................................................................................................43 2.2.3 Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên..........54 2.2.4 Thực trạng phân vùng theo quy hoạch phát triển cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ...........................................................................57 2.2.5 Thực trạng quản lý đầu tư công theo mô hình..................................61 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư công đối với Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên....................64 2.3.1 Những kết quả đạt được ......................................................................64 2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục...............................................................65
  • 9. Kết luận chương 2 .............................................................................................67 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ...................................................................................................................69 3.1 Định hướng quản lý đầu tư công đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên................................................69 3.1.1 Định hướng phát triển chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Điện Biên..........................................................69 3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống cấp, thoát nước của tỉnh Điện Biên .........................................................................................................................69 3.1.3 Công tác chỉ đạo điều hành chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Điện Biên.................................................................70 3.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .......................................................................................71 3.2.1 Nguyên tắc trách nhiệm của các bên có liên quan đến chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ...............................................71 3.2.2 Nguyên tắc phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai .................................................................72 3.2.3 Nguyên tắc xã hội hóa trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...........................................................................................72 3.2.4 Nguyên tắc tuân thủ luật định.............................................................74 3.2.5 Nguyên tắc tính hiệu quả và khả thi...................................................75 3.2.6 Nguyên tắc phát triển bền vững..........................................................76 3.2.7 Nguyên tắc khoa học ............................................................................77
  • 10. 3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.................78 3.3.1 Giải pháp về vốn đầu tư ban đầu và áp dụng công nghệ..................78 3.3.2 Giải pháp về quản lý vận hành bền vững công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .................................................................79 3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực...............................................................82 3.3.4 Giải pháp thông tin, giáo dục truyền thông.......................................82 Kết luận chương 3 .............................................................................................85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................89
  • 11. iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1985 đến nay qua chỉ tiêu GDP.................................................................................................................................7 Hình 1. 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam so với các nước trong khu vực trong giai đoạn 2000-2012..............................................................................8 Hình 2. 1: Phân bổ diện tích giữa các huyện trực thuộc tỉnh Điện Biên năm 2016. .......................................................................................................................................33 Hình 2. 2: Phân bổ các bản tại tỉnh Điện Biên năm 2016. .......................................34 Hình 2. 3: Phân bổ dân số tại các huyện của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015. .......................................................................................................................................36 Hình 2. 4: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2010-2015 tại tỉnh Điện Biên. .............38 Hình 2. 5: Tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2010-2015 tại tỉnh Điện Biên. ...39 Hình 2. 6: Tình hình thu ngân sách tại địa phương giai đoạn 2010-2015..............40 Hình 2. 7: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh tại các xã của Huyện Mường Nhé...........45 Hình 2. 8: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh của Huyện Mường Chà. ..........................46 Hình 2. 9: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh tại Huyện Mường Ảng.............................47 Hình 2. 10: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh của Huyện Tuần Giáo............................48 Hình 2. 11: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh Huyện Tủa Chùa....................................49 Hình 2. 12: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh huyện Điện Biên Đông. ..........................51 Hình 2. 13: Tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh Huyện Điện Biên. ...................................52 Hình 2. 14: Tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. ..............................................................................................................................55 Hình 2. 15: Tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. ..............................................................................................................................56
  • 12. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1: Tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư công (giá so sánh 1994). ......8 Bảng 1. 2: Cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013............................9 Bảng 1. 3: Kết quả thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 2015. ...............................................................................24 Bảng 2. 1: Tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn toàn tỉnh Điện Biên. ..............................................................................................................................53 Bảng 2. 2: Phân vùng tiềm năng nước mặt ...............................................................57 Bảng 2. 3: Phân vùng tiềm năng nước ngầm ............................................................59 Bảng 2. 4: Tổng hợp phân vùng cấp nước.................................................................60 Bảng 2. 5: Công suất thực tế so với công suất thiết kế của của các mô hình quản lý khác nhau tại các địa phương ở nước ta ...................................................................62 Bảng 2. 6: Tỷ lệ về số hộ sử dụng nước thực tế với số hộ sử dụng nước theo thiết kế của của các mô hình quản lý khác nhau tại các địa phương ở nước ta.............63
  • 13. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công trình GRDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh HTX Hợp tác xã Ngđ Ngày đêm ODA Nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi TTNS Trung tâm nước sạch VSMT Vệ sinh môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hàng năm nhà nước đã giành một lượng vốn rất lớn từ nguồn ngân sách để đầu tư vào các lĩnh vực công nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản, phát triển kinh tế xã hội, tăng phúc lợi cho người dân, phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống. Việc đầu tư và quản lý sử dụng nguồn vốn này đang nảy sinh nhiều vấn đề. Chính vì vậy mà việc chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong đầu tư công một cách có hiệu quả là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong môi trường pháp lý hiện nay còn nhiều bất cập, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta. Bên cạnh đó công tác đầu tư công hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như: chất lượng công tác quy hoạch yếu, quản lý lỏng lẻo, trong khi nguồn vốn rất có hạn nhưng trên thực tế thì đầu tư lại dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, tình trạng thất thoát lãng phí đang diễn ra hết sức phức tạp, chi phí giải phóng mặt bằng cao, năng lực quản lý vốn còn kém, tình trạng thiếu vốn trong đầu tư dẫn đến dự án phải dừng, hoãn, giãn tiến độ còn nhiều dẫn đến thời gian đầu tư kéo dài, các nguồn vốn đã đa dạng hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế trong sự kết hợp giữa nhà nước với tư nhân, việc phân bổ nguồn vốn vẫn còn mang nặng tính “xin - cho” giữa Trung ương với các địa phương, giữa các quận huyện trong từng địa phương. Nước ta nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng, từ lâu vấn đề phát triển nông thôn, thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống nông dân đã được Đảng và nhà nước quan tâm trong đó vấn đề cấp nước sạch cho nông thôn và vệ sinh môi trường luôn là vấn cấp bách và thu hút nhiều sự quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề
  • 15. 2 thực tế trên nên tác giả đã lựa chọn đề tài chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên với hy vọng đưa ra các giải pháp để huy động, sử dụng quản lý vốn trong lĩnh vực đầu tư công một cách có hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư công, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư công tại Việt Nam để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí có thể xảy ra. Nhiệm vụ khoa học của luận văn: - Tổng quan về đầu tư công và công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Đánh giá thực trạng về đầu tư công tại Việt Nam cho chương trình nước sạch và vệ sịnh môi trường nông thôn. - Đưa ra những giải pháp nhằm huy động, sử dụng quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công vào Chương trình trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Trung Ương và địa phương, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên. - Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn từ 2010-2015, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Điện Biên tính đến năm 2020, và định hướng đến năm 2030. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
  • 16. 3 4.1. Phương pháp luận: Hình thành trên cơ sở những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư công trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: Nội dung của phương pháp duy vật biện chứng là nghiên cứu sự vật, hiện tượng kinh tế, xã hội phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, gắn kết, biện chứng với nhau. Nghiên cứu chính sách trong mối quan hệ tác động qua lại với các ban ngành và giữa các chính sách cũng cần có sự ăn khớp, hỗ trợ khi tác động đến đối tượng là quản lý đầu tư công tại tỉnh Điện Biên. Phương pháp duy vật lịch sử thể hiện nghiên cứu việc sử dụng đất và các chính sách tác động đến công tác quản lý đầu tư công nói chung, và chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên nói riêng phải đặt trong các điều kiện, bối cảnh cụ thể, phải đảm bảo tính lịch sử, hiện thực khách quan. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là phương pháp dùng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng rõ vấn đề. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng nhằm khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. Phương pháp so sánh: được áp dụng nhằm phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các nghiên cứu cùng đối tượng là công tác quản lý đầu tư công, đồng thời xác định những nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất hay khác biệt đó. Có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối hoặc tuyệt đối, định lượng hoặc định tính theo thời gian và phạm vi nghiên cứu cụ thể. Phương pháp thống kê: bao gồm việc thu thập, xử lý, phân tích, giải thích và trình bày các dữ liệu tình hình quản lý đầu tư công tại chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên nguồn dữ liệu thống kê về kinh tế, xã
  • 17. 4 hội tại các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên hoặc các báo cáo được công bố và thừa nhận. Phương pháp khác như tổng quan tư liệu từ các nguồn sách báo, đề tài, bài viết các điều tra hoặc nghiên cứu của các chuyên gia về vấn đề quản lý đầu tư công. 5. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về đầu tư công và chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chương 2. Thực trạng quản lý đầu tư công trong chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đầu tư công trong chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên.
  • 18. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.1 Tổng quan về đầu tư công và quản lý đầu tư công 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư công trong nền kinh tế quốc dân a) Khái niệm về Đầu tư công Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất, cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh, an ninh, quốc phòng. Còn trong Luật Đầu tư công năm 2014 có giải thích “đầu tư công” là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. “Nhà nước” trong khái niệm trên là gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, và tổ chức chính trị xã hội. Cách định nghĩa như trên của Luật Đầu tư công chỉ bao hàm lại khái niệm của kinh tế học và chỉ nêu góc nhìn ở khía cạnh mục đích, nghĩa là hoạt động đầu tư nhằm phục vụ việc gì, ở đây là phục vụ việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà kinh tế còn định nghĩa theo khía cạnh tính sở hữu của đầu tư công như sau: “Đầu tư công là các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành”, nghĩa là nguồn vốn đầu tư thuộc về nhà nước. Trong Luật Đầu tư công năm 2014 đã gián tiếp đề cập đến khía cạnh sở hữu thông qua các quy định về “vốn đầu tư công” và nội dung “quản lý và sử dụng vốn đầu tư công”, theo đó: “vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.” Tác giả cho rằng việc tiếp cận ở cả góc độ mục đích và góc độ sở hữu của đầu tư công sẽ giúp giải thích mối quan hệ của đầu tư công với mục đích phát triển kinh tế
  • 19. 6 - xã hội và việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công sẽ trình bày ở những phần tiếp theo của luận văn. b) Vai trò của Đầu tư công trong nền kinh tế Các nhà kinh tế thông qua các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều thống nhất với nhau rằng “vốn đầu tư công là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, và là một nhân tố tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Tăng trưởng kinh tế: Đầu thế kỷ 18, tác giả Adam Smith đã cho rằng “việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng và chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất, hay nói cách khác đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế biểu hiện ở cả hai mặt tổng cung và tổng cầu”. Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết về vốn đầu tư, tác giả Cobb và Douglas đã mô hình hóa vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất. Tiếp đó, tác giả Keynes cho rằng “tổng sản lượng của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định chi tiêu như tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi của chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế bên ngoài đối với sản phẩm nội địa”. Các tác giả đều cho rằng “gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng trong điều kiện là các yếu tố khác không đổi. Sự thay đổi tổng cung, tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó suy ra khi thay đổi quy mô vốn đầu tư dẫn tới việc thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.” Đầu tư công là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia. Các nhà kinh tế cho rằng: “Mỗi quốc gia ở một trình độ phát triển nhất định sẽ sử dụng một trình độ khoa học công nghệ tương ứng. Để chuyển từ trình độ công nghệ hiện tại sang trình độ công nghệ cao hơn, đòi hỏi quốc gia phải chi những khoản đầu tư đủ lớn để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra thành công. Do đó, đầu tư công tác động tới việc đổi mới công nghệ. Đầu tư công cũng giúp giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, giữa các vùng và đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phát huy các lợi thế so sánh của vùng.
  • 20. 7 Đầu tư công cũng tác động đến các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân (cả trong và ngoài nước). Cụ thể: tác động này biểu hiện thông qua việc đầu tư công vào các phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo cơ sở tiền đề để thúc đẩy việc giải ngân các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân vào các hoạt động sản xuất, thương mại, xây dựng, và dân sự. 1.1.2 Đầu tư công ở Việt Nam và tăng trưởng kinh tế Đầu tư công ở Việt Nam từ sau “Chính sách Đổi mới” đến nay, đặc biệt từ năm 2000 đến nay đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các yếu tố nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Để có được thành quả về phát triển GDP như trong Hình 1.1 là phần lớn nhờ vào kết quả của đầu tư công ở Việt Nam. Song so với các nước trong khu vực thì chúng ta còn ở mức thấp (Hình 1.2). Điều đó cho thấy đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập như hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư bất hợp lý và cơ chế xin cho vẫn hiện hữu, cơ chế đầu tư ngày càng tỏ ra thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và thiếu bền vững. Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Thị Ngọc Diệp (2014) đã đề xuất việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt đầu tư công, là một trong những đột phá chiến lược cho giai đoạn 2011-2020 nhằm thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Hình 1. 1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 1985 đến nay qua chỉ tiêu GDP
  • 21. 8 Nguồn: Ngân hàng thế giới Hình 1. 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam so với các nước trong khu vực trong giai đoạn 2000-2012. Nguồn: Ngân hàng thế giới. Hai tác giả nêu trên cho thấy: “Tăng trưởng kinh tế của nước ta trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42,4% năm 2010. Trung bình giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 40,5%”. Bảng 1. 1: Tốc độ tăng trưởng các nguồn vốn đầu tư công (giá so sánh 1994). Đơn vị: %
  • 22. 9 1.1.3 Cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong những năm qua Bảng 1. 2: Cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013.
  • 23. 10 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần vốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư công đạt khoảng 286 nghìn tỉ đồng, chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt trên 739 nghìn tỉ đồng, khoảng trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư cho các dự án công, các chương trình mục tiêu là rất lớn. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phần vốn đầu tư này là rất quan trọng và cần thiết.
  • 24. 11 Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề. Việc Tập đoàn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay việc đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất. Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Đặc biệt, đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực của chiếc bẫy nợ nần lên đất nước, do làm tăng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Về tổng thể, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam nhờ gia tăng đầu tư công đã lên tới đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ thì nền kinh tế càng mất khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng đất nước và người dân càng bị nghèo đi và thiếu bền vững. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công Ở Việt Nam, đầu tư công đang duy trì ở mức cao. Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 31-12-2010, tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7% GDP, nợ nước ngoài là 42,2%, nợ công là 57,3%. Năm 2011, nợ công của Việt Nam ước sẽ là 54,6% và năm 2012 là 58% GDP. Năm 2011, dịch vụ nợ công chiếm 12,5% tổng thu ngân sách nhà nước và năm 2012 con số này sẽ lên tới 13,5%. Cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước, tiếp sau đó mới đến khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước
  • 25. 12 ngoài (FDI). Điều đáng lo ngại là trong khi khu vực nhà nước được hưởng nhiều nguồn lợi nhất thì hiệu quả đầu tư lại thấp nhất. Ngoài ra, ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp (với tổng diện tích gần 46.600 ha), cùng với 1.643 cụm công nghiệp (với diện tích gần 73.000 ha) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Với tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công nghiệp hiện đạt 50% - 60%, thì cần ít nhất 10 - 15 năm nữa và số vốn đầu tư cần ít nhất là 50 tỉ USD mới lấp đầy 100% diện tích đang có. Chính phủ cũng đã phê duyệt 15 dự án khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 662 nghìn héc-ta (chiếm 2% diện tích tự nhiên của Việt Nam). Như vậy, ước tính sẽ cần 2.000 tỉ USD (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư. Với tình hình như vậy và thực trạng sử dụng vốn đầu tư công hiện nay thì rất cần phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sử dụng loại vốn này. Cụ thể, để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới, cần quán triệt một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, phối hợp bố trí vốn đầu tư công trên cơ sở quy hoạch đầu tư công được xây dựng bảo đảm chất lượng cao và ổn định. Một mặt, cần coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn định các quy hoạch đầu tư phát triển các loại được lập cả ở cấp quốc gia, ngành, cũng như địa phương, coi đây như một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư công, hạn chế và tiến tới không đầu tư công ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất chấp quy hoạch. Mặt khác, sự điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch đầu tư đã lập cũng là cần thiết, cần được tiến hành nghiêm túc, có căn cứ xác đáng, có quy trình và thời gian nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho các bên liên quan. Thứ hai, phối hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích và tính đến tác động hai mặt của dự án đầu tư công. Cần xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án đầu tư công theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích của quốc gia và địa phương, ngành, ngắn hạn và dài hạn, có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công - đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận. Thứ ba, phối hợp tăng cường tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội. Về dài hạn, cần
  • 26. 13 chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội, tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội. Khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư theo phương thức “chìa khóa trao tay”, có đặt cọc bảo hành, bảo đảm chất lượng công trình. Thứ tư, phối hợp tuân thủ các quy chuẩn về thủ tục và quy trình đầu tư, thực hiện đấu thầu thực chất và rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế với các nguồn đầu tư công, tăng cường giám sát, phản biện và kiểm tra, tố giác, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm đầu tư công bằng các công cụ chế tài về tài chính và hành chính. Về tổng thể, cần giảm quy mô đầu tư và đầu tư công cho phù hợp với khả năng của nền kinh tế, từ bỏ mô hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư và gia công sản xuất, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu. Tái cơ cấu thu, chi ngân sách, thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” và đồng thời tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”. Đổi mới phân bổ đầu tư công, gắn với tài chính công, và tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ chính sách tài khóa. Điều quan trọng nhất là kỷ luật tài khóa và việc nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trên cơ sở tôn trọng tính tự phát triển của địa phương, nhưng cũng cần hướng về sự phát triển tổng thể nền kinh tế, tăng cường hơn vai trò tổng cân đối chung của Chính phủ. 1.1.4. Nội dung quản lý đầu tư công a) Khái niệm về quản lý đầu tư công Quản lý đầu tư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, quá đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế [1]. b) Nội dung quản lý đầu tư công Gồm các nội dung: ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch,
  • 27. 14 giải pháp, chính sách đầu tư công, theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, đánh giá hiệu quả đầu tư công, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công, khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công, hợp tác quốc tế về đầu tư công [2]. 1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 1.2.1 Giới thiệu chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 1.2.1.1 Mục tiêu tổng thể Tăng cường sức khỏe: tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh nhờ cải thiện việc cấp nước sạch, nhà vệ sinh và nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng. Nâng cao điều kiện sống: các công trình cấp nước và vệ sinh hiện nay nếu được cải tiến và nhân rộng sẽ đem lại tiện ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người và phân gia súc, giảm đến mức thấp nhất lượng phân người và phân gia súc chưa được xử lý làm ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối, phát sinh ruồi muỗi, cũng như giảm ô nhiễm hữu cơ các nguồn nước. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân. 1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu tổng thể nêu trên phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể như sau, tác giả tổng hợp chung, kết hợp các điều chỉnh bổ sung chỉ tiêu từng thời kỳ như sau [1]: Mục tiêu đến năm 2010
  • 28. 15 - Về cấp nước: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày. - Về vệ sinh môi trường: 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, và đảm bảo 70% số hộ nông dân có chuồng, trại hợp vệ sinh. - Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2010, tất cả các nhà trẻ, trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ và các công trình công cộng khác ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh. - Tập trung và ưu tiên giải quyết các yêu cầu cấp thiết về nước sinh hoạt cho những vùng thiếu nước như vùng bị hạn hán, vùng biên giới, hải đảo, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng bị nhiễm mặn và vùng nước bị ô nhiễm như vùng bị lũ lụt, vùng bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. - Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt tại các hồ, đầm, sông suối. - Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất tiểu thủ công tại các làng nghề để giữ sạch môi trường ở các làng, xã. - Từng bước giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm quy mô thôn, xã. Mục tiêu đến năm 2015 - Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch. - Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu hợp vệ sinh. Mục tiêu đến năm 2020
  • 29. 16 - Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày và sử dụng hố xí hợp vệ sinh nhờ huy động cộng đồng tham gia mạnh mẽ và áp dụng cách tiếp cận dựa vào nhu cầu. - Hầu hết dân cư nông thôn thực hành tốt vệ sinh cá nhân và giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã nhờ các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông. - Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. 1.2.1.3 Phương châm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, có chính sách giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách, người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác. - Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước. - Đẩy mạnh xã hội hoá cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, nhất là công trình cấp nước tập trung. 1.2.1.4 Nguyên tắc thực hiện của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005
  • 30. 17 - Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững nghĩa là coi trọng sự phát triển vững chắc: làm đâu được đấy, hơn là sự phát triển nhanh nhưng nóng vội, làm xong lại hỏng phải làm lại, cuối cùng lại chậm và tốn kém hơn. Đồng thời phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm tổn hại đến tương lai và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước. Muốn đạt được sự bền vững thì phải: (1) đảm bảo có nguồn tài chính liên tục và kịp thời, không những chỉ để xây dựng mà còn để quản lý vận hành và thay thế khi công trình hết thời hạn sử dụng (bền vững về tài chính), (2) phải có người chủ sở hữu rõ ràng để quan tâm bảo vệ giữ gìn công trình cũng như quan tâm đến việc sử dụng liên tục và kéo dài thời gian khai thác (bền vững về sử dụng), (3) đảm bảo khả năng hoạt động thường xuyên và lâu dài của công trình. Tức là phải có bộ máy quản lý (dù là đơn giản), có công nghệ thích hợp, có chăm sóc bảo dưỡng, có người biết vận hành, có mạng lưới dịch vụ sửa chữa, có vật tư phụ tùng thay thế dễ kiếm (bền vững về hoạt động). Thực hiện nguyên tắc bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chỉ khi nào người sử dụng - tức là các hộ nông dân trở thành người chủ thực sự của công trình thì mới có được sự bền vững. Muốn người sử dụng là chủ công trình thì phải thực hiện cách tiếp cận dựa trên nhu cầu và phải tuân thủ một số hướng dẫn cơ bản chỉ đạo thực hiện. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay bổ sung thêm: - Phát triển các công nghệ phù hợp với các vùng miền, bên cạnh việc phát triển các công nghệ tiên tiến cần quan tâm đến phát triển công nghệ cấp nước quy mô hộ gia đình cho những vùng còn khó khăn. - Tăng cường mục tiêu vệ sinh, thúc đẩy đầu tư vệ sinh hộ gia đình, trong đó đẩy mạnh các loại hình vệ sinh chi phí thấp thông qua tín dụng để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo. - Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông, chuyển từ truyền thông nâng cao nhận thức sang truyền thông thay đổi hành vi.
  • 31. 18 1.2.1.5 Cách tiếp cận chung của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu: người sử dụng tự trả các chi phí và thực hiện xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu thay thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây. Có nghĩa là người sử dụng sau khi được tư vấn cần thiết sẽ: (1) Quyết định loại công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn mà mình mong muốn, cung cấp tài chính cho xây dựng công trình và tự tổ chức thực hiện, (2)tự xây dựng hoặc thuê nhà thầu xây dựng công trình, (3) quản lý, vận hành và duy trì công trình. Các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ mà không làm thay. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu chính là nhằm phát huy nội lực cao nhất để toàn bộ lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn được thực hiện hoàn toàn dựa theo cơ chế của cách tiếp cận này. - Cách tiếp cận dựa vào việc trả các chi phí khi sử dụng: về nguyên tắc, người sử dụng sẽ chịu toàn bộ chi phí xây dựng và vận hành các công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ trợ cấp cho một số đối tượng người sử dụng và một số loại hình công nghệ nhất định sau đây: (1) người nghèo, người rất nghèo và các gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên có khó khăn về đời sống, (2) các hệ thống cấp nước tập trung được Nhà nước khuyến khích, (3) một số trường hợp đặc biệt. Trong mọi trường hợp người sử dụng sẽ trả toàn bộ chi phí vận hành và kiểm soát tất cả các khoản chi phí như chi phí xây dựng, vận hành và quản lý. - Cách tiếp cận dựa vào việc Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn: Xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia đóng góp tích cực và nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn nhất là công trình cấp nước tập trung. Cơ quan quản lý Nhà nước rút khỏi kinh doanh xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh, công việc này giao cho các nhà thầu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty tư nhân đảm nhận thông qua đấu thầu cạnh tranh. Hình thành thị trường các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
  • 32. 19 1.2.1.6 Phạm vi thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả nước. Trong đó ưu tiên cho những vùng cạn kiệt nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, các vùng có tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch và vệ sinh thấp hơn 60%, vùng ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng phát triển mạnh làng nghề. 1.2.2 Thực tế thực hiện Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 Đại bộ phận dân cư nông thôn là những người nông dân làm ăn nhỏ, đa số sống trong các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức hành chính vững chắc và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là hộ gia đình bình quân có 5 người. Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận đáng kể dân cư nông thôn thuộc diện nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về ăn mặc không còn kinh phí cho các nhu cầu khác, nhận thức về cấp nước và vệ sinh môi trường còn rất hạn chế. Do đó, từ năm 1997 Chính phủ đã đề ra Định hướng phát triển nông thôn bao gồm 5 nội dung cụ thể: (1) đầu tư mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, (2) nâng cao tỷ lệ ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài (ODA) và đóng góp của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, (3) tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động kinh doanh vật tư và nông sản hàng hoá, khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với những người buôn bán nhỏ và nông dân, (4) khuyến khích áp dụng trang thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất và chế biến ở nông thôn, (5) hỗ trợ các hộ gia đình hợp tác trong cơ chế mới, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho thuê đất một cách linh hoạt hơn. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu cơ bản là “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia với dân số lên tới 91 - 94 triệu người vào năm 2010 với cơ cấu và chất lượng bữa ăn được cải thiện. Phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nghề muối, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo việc làm,
  • 33. 20 tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại với bản sắc dân tộc, đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.” Nhận định về tình hình nguồn nước trong giai đoạn này: nhìn chung nguồn nước của Việt Nam hiện còn dồi dào. Lượng mưa khá cao, một hệ thống sông ngòi kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại những vùng đất thấp. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo cả thời gian và không gian. Một số vùng rất khan hiếm nước. Các vấn đề tồn tại chủ yếu là: sử dụng ngày càng nhiều nước mặt để tưới ruộng, nạn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nguồn nước, nước ngầm chứa nhiều sắt, măng- gan phải xử lý tốn kém, các vùng đồng bằng và ven biển tương đối rộng lớn thì nguồn nước bị nhiễm mặn, sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt ngày càng tăng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm đầy đủ hơn. Nhận định về tình hình cấp nước sạch trong giai đoạn này: phần lớn các hộ nông thôn sử dụng 2 nguồn nước, một nguồn để ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để tắm giặt. Các hệ thống cấp nước công cộng bằng đường ống dùng chung cho nhiều hộ chưa phổ biến. Các hộ thường có công trình cấp nước riêng như giếng đào, lu hay bể chứa nước mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn dùng nước giếng đào, 25% dùng nước sông suối, hồ ao, và hơn 10% dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống. Các giếng đào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được chứa trong bể hay lu thường không được che đậy, việc dùng gầu hay gáo để múc nước là phổ biến. Các giếng khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất lượng nước nói chung không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ước tính mới có khoảng 30% dân số có nguồn nước tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi cao, các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi castơ và trong thời gian gần
  • 34. 21 đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hoà Bình, Cao Bằng, Hà Giang. Nhận định về tình hình vệ sinh nông thôn giai đoạn này: ước tính khoảng 50% số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu và đa số các hộ này đi vệ sinh ngoài trời, bộ phận còn lại sử dụng hố xí của hàng xóm. Trong 50% số hộ có nhà tiêu thì phần lớn là những hố xí một ngăn hoặc hố xí đào không hợp vệ sinh, phân thường được lấy ra để bón ruộng mà không qua xử lý. Loại nhà tiêu thông dụng nữa là hố xí 2 ngăn ở phía Bắc và cầu tiêu ao cá ở phía Nam, mỗi loại có khoảng 10% số hộ sử dụng. Bộ phận nhỏ còn lại dùng hố xí thấm dội nước hoặc bể tự hoại. Trong tổng số các loại hố xí chỉ có khoảng 20% là hợp vệ sinh. Nhận định về tình hình sức khỏe giai đoạn này: đánh giá theo tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi thì tương đối tốt so với 1 số nước láng giềng (như năm 1993 tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi ở Việt nam là 42/1.000 so với Indonesia 56/1.000). Nhưng khi xem xét các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh thì tình hình lại trở nên xấu hơn. Chẳng hạn bệnh tiêu chảy đã tăng từ 300 ca/100.000 dân năm 1990 lên 1.200 ca/100.000 dân năm 1996 và 1.265 ca/100.000 năm 1997. Các bệnh giun, đường ruột cũng là một vấn đề lớn, ở một số vùng có tới 90% dân số nông thôn bị giun (vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ). Thực hành vệ sinh cá nhân ở nông thôn rất kém, nói chung người dân ít hiểu biết và ít quan tâm về mối liên quan giữa nước - nhà tiêu - vệ sinh cá nhân và sức khỏe. Nhận định về tình hình xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: chỉ ghi nhận một chương trình lớn về cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn của Chính phủ được UNICEF tài trợ đã hoạt động từ hơn 10 năm nay ở hầu hết các tỉnh là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn. Hàng trăm ngàn giếng nước bơm tay UNICEF và các nhà vệ sinh đã được xây dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số lượng công trình cấp nước sạch và vệ sinh lớn hơn 2 - 3 lần số lượng công trình do chương trình UNICEF tài trợ, đã cải thiện một cách đáng kể điều kiện cấp nước sạch và vệ sinh cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tổng đầu tư của cả Nhà nước và nhân dân cho cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn còn rất nhỏ bé so với yêu cầu cải thiện điều kiện cấp nước sạch & vệ sinh nông thôn ở nước ta.
  • 35. 22 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nhìn chung còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra (còn 38% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh). Trong số 62% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh thì chỉ có chưa đến 30% được tiếp cận với nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn ngành của Bộ Y tế. Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do sự xâm nhập mặn, do chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khoẻ của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện hàm lượng Asen có trong nước ngầm khá cao so với tiêu chuẩn cho phép đang là một trong những thách thức lớn đối với công nghệ xử lý và nguồn lực đầu tư. Tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng, miền còn nhiều hạn chế. Trong khi 3 vùng sinh thái đã có số dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt trên 60%, thì ở 4/7 vùng còn lại chỉ có chưa đến 50% số dân được cấp nước sinh hoạt, nhiều vùng như: miền núi, vùng ven biển, vùng khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít/người/ngày. Nhiều nơi tình trạng khan hiếm nước diễn ra từ 5 đến 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Tính bền vững của các thành quả đã đạt được về cấp nước chưa cao. Số lượng và chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Quản lý bền vững công trình cấp nước tập trung sau xây dựng còn yếu, hầu hết do kinh phí chưa đủ đảm bảo duy trì quản lý, khai thác, tu sửa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí không tiếp tục hoạt động được. Một số công trình do tư nhân hoặc hợp tác xã nước sạch đầu tư và quản lý tuy có khá hơn nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản xuất đơn giản. Phương pháp, công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn, đặc biệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu. Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 1999 - 2005 mới chỉ tập trung việc giải quyết nước sinh hoạt cho người dân mà chưa quan tâm đầy đủ đến vệ sinh môi trường, xử lý nước thải,
  • 36. 23 xử lý rác thải, chất thải chuồng trại chăn nuôi và xử lý chất thải làng nghề do đó đây đang là vấn đề cản trở sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông thôn. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vấn đề vệ sinh ở nông thôn vẫn chưa được chú trọng như đối với cấp nước. Tính đến nay, cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh và đang phải sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh như nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá hiện là nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng. Trong khi đó, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân vẫn còn lệch lạc, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh, coi trọng việc xây dựng mới hơn là phát huy hiệu quả những công trình hiện có. Tổng vốn đầu tư huy động của chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý. Mặc dù Chương trình vẫn được ưu tiên phân bổ vốn năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng ngân sách nhà nước cấp còn rất khiêm tốn so với nhu cầu đề ra (chỉ bằng 22% tổng toàn bộ nguồn vốn huy động được). Ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các vùng khó khăn, các hộ gia đình chính sách, các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và chủ yếu là cho xây dựng mới các công trình, ít đầu tư cho truyền thông và đào tạo nâng cao năng lực. Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân. Theo báo cáo thống kê các bệnh truyền nhiễm năm 2003 của Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế, 10/26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amib, HIV/AIDS, viêm gan virus, thuỷ đậu. Như vậy, khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh có liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Điều này cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh như là một trong các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.
  • 37. 24 Các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông thôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nhiều trường học còn thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu, nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay Vấn đề quan tâm trọng tâm là “việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình cấp nước tập trung còn yếu, hầu hết không đủ kinh phí đảm bảo quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm chí ngừng hoạt động”. Những bất cập trên sẽ còn được thể hiện rõ nét hơn nếu không có những giải pháp tháo gỡ do yêu cầu về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn sẽ càng trở nên khắt khe hơn trong khi điều kiện phục vụ sẽ càng trở nên khó khăn hơn do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và thoái hóa môi trường. Bảng 1. 3: Kết quả thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 2015. Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
  • 38. 25 1.3 Nghiên cứu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, đặc biệt trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Luật Đầu tư công năm 2014 đề cập đến cụm từ “hiệu quả” nhưng không nêu rõ phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, chỉ thấy “kém hiệu quả” hiểu theo nghĩa là làm “thất thoát, lãng phí”, còn lại thì dùng cụm từ “hiệu quả” rất chung chung và không nêu được tiêu chí cụ thể. Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ cũng chỉ hướng dẫn chung chung: “Đánh giá về hiệu quả đầu tư thông qua hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững” và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ cũng chỉ nêu “hiệu quả tài chính”. Tác giả cho rằng việc đề cao hiệu quả quản lý đầu tư công là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải có một cơ chế xác định cụ thể, rõ ràng để nâng cao năng lực thực thi và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công để nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tránh gây lãnh phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Tác giả mạnh dạn đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quả quản lý đầu tư công để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị ở những phần tiếp theo của Luận văn. “Hiệu quả” của đầu tư công là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như của các chính phủ trên toàn thế giới. Năm 1990, tác giả Barro [2] giới thiệu nghiên cứu về điểm tối ưu đầu tư công. Thông qua bằng chứng thực nghiệm, ông khẳng định tác động của đầu tư công có tác động lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động này được chia làm 3 giai đoạn: (1) ở giai đoạn đầu tốc độ tăng trưởng kinh tế là rất rõ, (2) giai đoạn “bổ sung” ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn tuy nhiên đã thấp hơn so với giai đoạn trước, (3) giai đoạn không hiệu quả khi càng đầu tư thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng không được cải thiện và có xu hướng đi xuống trong dài hạn, hoặc còn gọi là “giai đoạn lấn át”. Đây là một hàm ý chính sách mà các chính phủ cần quan tâm khi thực thi các chính sách liên quan đến đầu tư công nhằm tối đa hóa hiệu quả. Năm 1993, tác giả Easterly & Rebelo [3] nhận xét nghiên cứu của tác giả Barro có hạn chế là kết luận của Barro không giải thích được cho giai đoạn 1960-1985. Họ đề nghị phải mở rộng khái niệm đầu tư công bao gồm cả những khoản đầu tư của doanh
  • 39. 26 nghiệp nhà nước và cần phân loại mục đích đầu tư công trong các lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đầu tư công có tác động lên tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới, năm 1996 tác giả Mohsin S. Khan [4] tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bộ số liệu của 95 nước đang phát triển giai đoạn 1970-1990, ông nhận ra thêm rằng có sự khác biệt trong tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế, trong đó đầu tư tư nhân chiếm ưu thế hơn. Tiếp đó, các tác giả Bukhari, Ali và Saddaquat năm 2007 [5] đã tiến hành nghiên cứu đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở 3 nước (Hàn Quốc, Singqpore, Đài Loan) được mệnh danh “con rồng châu Á” trong thời kỳ 1971-2000, nghiên cứu đã tìm ra rằng đầu tư công, đầu tư tư nhân và chi tiêu khu vực công có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Năm 2011, các tác giả Nazima Ehali và Adiqua Kiani tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Parkistan giai đoạn 1975-2009, kết quả cho thấy có tác động tích cực từ đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn và dài hạn, tuy nhiên vai trò của đầu tư công không đáng kể so với đầu tư tư nhân vì sự kém hiệu quả của khu vực công. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đầu tư công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế [6]. Tại nước ta, tác giả Ngô Lý Hóa [7] nghiên cứu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An và chỉ ra rằng đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy nhiên tác động của đầu tư tư nhân là lớn hơn so với đầu tư công. Năm 2011, tác giả Phan Thanh Tấn [8] trong nghiên cứu lặp tìm hiểu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình thuận cũng tìm thấy kết quả tương tự. Tuy nhiên, tác giả Tô Trung Thành [9] cũng chỉ ra một thực trạng là đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân, tuy nhiên tác động của đầu tư công là thấp so với tác động của đầu tư tư nhân, và khuyến nghị cần giảm tỷ trọng đầu tư công đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của đầu tư khu vực Nhà nước. Năm 2014, các tác giả Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong [10] khi nghiên cứu tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt nam lại cho thấy tác động của
  • 40. 27 đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên có tác động thúc đẩy kinh tế trong dài hạn. Từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam, có thể nhận thấy đầu tư công thường có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ lưu ý đến việc kém hiệu quả của khu vực đầu tư công và tính hiệu quả của khu vực đầu tư tư nhân. Tác giả đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công được sử dụng trong luận văn như sau: 1.3.1 Kiểm soát chi phí đầu tư dự án Khi chi phí dự án tăng hơn so với chi phí ước tính ban đầu thì dẫn tới vượt dự toán. Hậu quả của vượt dự toán gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án. Đối với khách hàng, vượt dự toán làm gia tăng chi phí so với dự tính ban đầu. Đối với đội ngũ chuyên gia, tư vấn, điều này dẫn tới mất uy tín và mất lòng tin từ khách hàng. Đối với nhà thầu, điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận và nguy cơ thua lỗ do khách hàng hủy bỏ, chậm thanh toán hoặc yêu cầu thay thế nhà thầu. Đối với Nhà nước, điều này dẫn tới phải tăng cường cơ chế giám sát và tổ chức giám sát thường xuyên, phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý. Đối với người dân, vượt dự toán dẫn tới họ phải tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá cao hơn. Tác giả Võ Trọng Nhân đã tổng hợp nhóm yếu tố tác động đến chi phí khi đầu tư dự án như sau [11]: Nhóm yếu tố chính sách: đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí đầu tư xây dựng của dự án, chẳng hạn như tình hình chính trị không ổn định, hoặc việc thay đổi cơ chế chính sách như chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách giá, chính sách xây dựng, … [12] Nhóm yếu tố kinh tế: lạm phát, sự khan hiếm của vật tư thiết bị thi công, sự thay đổi của tỷ giá tiền tệ làm gia tăng chi phí đầu tư [13], [14]. Nhóm yếu tố năng lực các bên có liên quan: các bên có liên quan của dự án gây tác động rất lớn đến chi phí đầu tư của dự án như: năng lực của chủ đầu tư, năng lực của tư vấn, năng lực của nhà thầu, năng lực của nhà cung cấp [15].
  • 41. 28 Nhóm yếu tố đặc trưng dự án: đặc trưng dự án là một trong những yếu tố làm tăng chi phí đầu tư [12]. Nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát: gồm các yếu tố như gian lận trong thi công, sự thông đồng của các nhà thầu, hối lộ và trộm cắp vật tư ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của dự án [12]. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên: gồm 3 yếu tố như thời tiết, địa chất, thiên tai, đây là các yếu tố không lường trước được có thể làm tăng chi phí đầu tư [13]. 1.3.2 Kiểm soát tiến độ dự án Khái niệm chậm tiến độ là khoảng thời gian giữa ngày hoàn thành được thỏa thuận trong hợp đồng và ngày thực tế hoàn thành. Chậm tiến độ được phân thành các loại xét theo tiêu chí trách nhiệm thì: (1) chậm tiến độ có thể tha thứ (phải bồi thường cho chủ đầu tư hoặc không phải bồi thường cho chủ đầu tư), (2) chậm tiến độ không thể tha thứ và (3) chậm tiến độ có thể tha thứ và chậm tiến độ không thể tha thứ diễn ra đồng thời. Hậu quả của chậm tiến độ gây ảnh hưởng khác nhau cho các bên tham gia vào dự án như mất thời gian, chi phí và khả năng dự án bị thu hồi. Đối với chủ đầu tư, chậm tiến độ đồng nghĩa với mất nguồn thu từ dự án và phải tiếp tục phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đối với nhà thầu, chậm tiến độ sẽ dẫn tới phát sinh thêm chi phí chi trả cho trang thiết bị và người lao động, chậm thu hồi vốn ứng trước. Đối với người dân, các dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng chưa được đưa vào sử dụng đúng theo quy hoạch sẽ làm cho người dân phải tiếp tục sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện hữu có chất lượng không đáp ứng nhu cầu thiết yếu. Đối với Nhà nước, các nguồn thu do chậm đưa công trình vào sử dụng không đạt được kế hoạch đề ra. Đối với bản thân dự án, điều này làm gia tăng chi phí của dự án. Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng tranh chấp giữa các bên có lợi ích liên quan đến dự án, dẫn tới kiện tụng và đình trệ dự án. Nhóm yếu tố kỹ thuật: Sai lầm trong dự báo bao gồm việc tăng giá, thiết kế dự án không đầy đủ, dự toán không chính xác những thay đổi của dự án, tính không chắc chắn khi lập dự án. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án không phù hợp. Quy trình ra quyết định không chuẩn mực. Quy trình lập kế hoạch không chuẩn mực.
  • 42. 29 Nhóm yếu tố kinh tế: Cố ý đánh giá thấp các yếu tố của dự án do: thiếu sự động viên, khích lệ, thiếu nguồn lực, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực, dự án dễ được chọn tài trợ, thiếu năng lực tài chính, chiến lược giá thấp sau đó tính phát sinh dự toán về sau. Nhóm yếu tố tâm lý: Lạc quan thiên vị giữa các quan chức địa phương. Nhận thức sai lệch về dự án. Thận trọng đối với rủi ro. Nhóm yếu tố chính trị: Cố ý đánh giá thấp chi phí. Chỉnh sửa dự báo để chọn dự án vì lý do chính trị hơn là do thực tế khách quan. Vì lý do cá nhân mà cung cấp thông tin sai cho người quyết định dự án. 1.3.3 Kiểm soát chất lượng dự án Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thường được hiểu là khả năng đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng hoặc nhà tài trợ với mộ mức phí hợp lý trong một khoảng thời gian cho phép. Quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án thông qua các yếu tố sau: Nhóm yếu tố liên quan đến lập kế hoạch quản lý chất lượng: là việc xác định yêu cầu chất lượng và/ hoặc tiêu chuẩn chất lượng của dự án và các sản phẩm bàn giao, lập tài liệu về việc dự án sẽ thực hiện như thế nào để đạt được các yêu cầu chất lượng. Lợi ích của việc này là cung cấp hướng dẫn và định hướng cho việc chất lượng sẽ được quản lý và công nhận trong suốt dự án. Nhóm yếu tố liên quan đến thực hiện đảm bảo chất lượng: là việc kiểm tra các yêu cầu chất lượng và kết quả từ việc kiểm soát chất lượng có tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng đã được áp dụng hay không. Nhóm yếu tố liên quan đến kiểm soát chất lượng: là việc giám sát và lưu lại các kết quả kiểm soát chất lượng nhằm đánh giá hiệu suất và đề nghị thay đổi khi cần thiết. Việc làm này nhằm xác định nguyên nhân của các quy trình kém hay sản phẩm kém chất lượng để có hành động loại bỏ chúng, công nhận các sản phẩm bàn giao và các công việc đã đạt được các yêu cầu của các bên liên quan để nghiệm thu dự án.
  • 43. 30 1.3.4 Kiểm soát quản lý vận hành Tác giả Nguyễn Trung Dũng [16] khi nghiên cứu mô hình quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc đề cập như sau: “Cấp nước sạch nông thôn còn đang ở vòng luẩn quẩn và hậu quả là hiệu quả công trình thấp, thời gian sử dụng ngắn, lãng phí vốn đầu tư” và cho rằng một trong những yếu tố hiệu quả đánh giá cho chương trình cấp nước sạch là việc “quản lý vận hành”, cụ thể: Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ thập niên 80 đến nay đã đạt được những lợi ích lâu dài ở cấp toàn cầu: trong thập niên 80-90 triển khai công nghệ giếng khoan và bơm tay, giai đoạn 1990-2000 bổ sung việc cấp nước cho điểm dân cư tập trung hay đô thị nhỏ lẻ và từ năm 2000 đến nay phát triển thêm cả loại hình tự cấp và bán tự cấp. Những thành công của chương trình phải kể đến vai trò quan trọng của cộng đồng cùng với yếu tố công nghệ, vai trò của Chính phủ. Từ cuối thập niên 1990 đến nay cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống và định hướng cung chuyển sang cách tiếp cận mới xem tài nguyên nước là một hàng hóa. Việc quản lý nước như là hàng hóa đòi hỏi phải quan tâm đến nhu cầu nước của người tiêu dùng hay đáp ứng nhu cầu cả về lượng và chất cho người tiêu dùng với mức giá cho trước. Nhu cầu cấp nước cho cộng đồng được coi là nhu cầu cục bộ. Chính vì vậy, phương pháp đáp ứng cầu đòi hỏi phải có quyết định quản lý mang tính địa phương về các mặt như mức độ cung cấp dịch vụ, địa điểm, trang thiết bị, công nghệ, việc bù đắp chi phí quản lý và vận hành. Chính phủ các nước sẽ tạo ra các nguyên tắc, quy định trong luật để thúc đẩy các địa phương thực hiện. Từ đó, công tác quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch là nhiệm vụ chính. Các thống kê cho thấy mặc dù số lượng người quản lý thì nhiều nhưng các công trình thực sự được quản lý lại rất ít. Từ đó, khả năng suy giảm lợi ích của hệ thống cấp nước sạch sau khi bàn giao công trình là cao. Các yếu tố gây ra suy giảm khả năng hoạt động của hệ thống cấp nước nông thôn ở các nước đang phát triển như sau: giá/ phí nước thấp  người sử dụng nước lãng phí  sử dụng nước nhiều và thất thoát của hệ thống lớn làm tăng chi phí  đầu tư sửa chữa chậm lại  dịch vụ kém đi  khách hàng không muốn trả tiền dịch vụ  hệ thống công trình sống dựa vào trợ cấp nhà nước  người quản lý mất quyền tự chủ và động cơ làm việc  hiệu quả suy giảm  thiếu trợ cấp
  • 44. 31 của nhà nước  hệ thống không thể chi trả lương, chi phí và mở rộng hệ thống  mục đích và dịch vụ tiếp theo kém đi  hệ thống hư hỏng hoàn toàn  khủng hoảng và chi phí khôi phục rất lớn. Từ đó, có thể nhận thấy hiệu quả của dự án đầu tư công trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là khả năng có thể duy trì và/ hoặc mở rộng lợi ích ở mức độ nhất định trong khoảng thời gian dài sau khi đã kết thúc các yếu tố đầu vào của dự án. Về nghĩa hẹp, dự án là cơ sở hạ tầng vật chất sau khi được đầu tư xây dựng thì cần phải được duy trì, điều hành bởi các tổ chức có lợi ích liên quan trực tiếp. 1.3.5 Khả năng tiếp cận của người dân, tham gia và giám sát từ phía người dân Đây là chỉ tiêu đánh giá dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ người dân tiếp cận được các dịch vụ mà việc đầu tư công mang lại, trong trường hợp của này là tỷ lệ người dân tiếp cận được với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chỉ tiêu này đánh giá độc lập với các chỉ tiêu như chi phí đầu tư dự án, tiến độ dự án, quản lý vận hành dự án, có ý nghĩa trong trường hợp nghiên cứu không tiếp cận được toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của dự án. Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày các vấn đề mang tính lý luận về đầu tư công, mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và các nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. Đã khái quát được phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công, trong đó cần chú trọng kiểm soát chi phí đầu tư dự án, tiến độ dự án, chất lượng dự án và quản lý vận hành. Chương 1 cũng đã trình bày những vấn đề mang tính lý luận chung về chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở nước ta từ năm 1997 đến nay, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể), và hệ thống lại các vấn đề về phương châm, nguyên tắc, cách tiếp cận chung và phạm vi thực hiện chiến lược. Trên cơ sở các vấn đề mang tính lý luận trình bày ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư công chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
  • 45. 32 tại tỉnh Điện Biên tại chương 2 và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công trong chương trình này tại chương 3 của luận văn.
  • 46. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Điện Biên 2.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, mới được phân tách từ tỉnh Lai Châu cũ năm 2003, diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.562,90 km2 . Phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Nam một mặt giáp với các tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ - Lào (360km đường biên giới) và một mặt giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (38,5km đường biên giới) tại khu vực xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé. Tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Tỉnh Điện Biên hiện có 01 thành phố (Thành phố Điện Biên), 01 thị xã (Thị xã Mường Lay), 07 huyện (Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Mường Ảng, Tủa Chùa) và 92 xã (chia thành 1.345 bản làng) [16]. Hình 2. 1: Phân bổ diện tích giữa các huyện trực thuộc tỉnh Điện Biên năm 2016. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên. H. Mường Nhé 26% H. Mường Chà 18% H. Tủa Chùa 7% H. Tuần Giáo 12% H. Mường Ảng 5% H. Điện Biên 17% H. Điện Biên Đông 13% TP. Điện Biên Phủ TX. Mường Lay H. Mường Nhé H. Mường Chà H. Tủa Chùa H. Tuần Giáo H. Mường Ảng H. Điện Biên H. Điện Biên Đông
  • 47. 34 Nhìn chung, phân bổ diện tích giữa các huyện trong tỉnh Điện Biên không đồng đều do ảnh hưởng của địa hình đồi núi (núi cao và núi cao trung bình), địa hình cao nguyên, và địa hình thung lũng đan xen. Điều này dẫn tới một số huyện có tỷ lệ phân bố lớn như huyện Mường Nhé (26%), huyện Mường Chà (18%), huyện Điện Biên (17%), huyện Điện Biên Đông (13%), huyện Tuần Giáo (12%), và những huyện có tỷ lệ phân bố nhỏ như huyện Tủa Chùa (7%), huyện Mường Áng (5%), thành phố Điện Biên Phủ (1%), thị xã Mường Lay (1%). Một số huyện có số bản chiếm nhiều như huyện Điện Biên (434 bản), huyện Điện Biên Đông (190 bản), huyện Tuần Giáo (188 bản), huyện Mường Chà (142 bản), huyện Mường Nhé (138 bản). Đây là những huyện trọng tâm của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Điện Biên. Hình 2. 2: Phân bổ các bản tại tỉnh Điện Biên năm 2016. Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thủy Lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lập trong năm 2008, cần lưu ý các điều kiện về nước mưa, nước mặt, nước ngầm tại tỉnh Điện Biên như sau [1]: 19 138 188 434 190 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 TP. Điện Biên Phủ TX. Mường Lay H. Mường Nhé H. Mường Chà H. Tủa Chùa H. Tuần Giáo H. Mường Ảng H. Điện Biên H. Điện Biên Đông Số xã Số bản