SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ NGỌC THANH
NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI THỊ NGỌC THANH
NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên
cứu thực sự của bản thân tôi, chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào và được thực
hiện trên việc vận dụng các kiến thức đã được học, nghiên cứu các tài liệu tham
khảo, kết hợp với quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn và với sự hướng dẫn khoa
học của TS. Chu Xuân Khánh, qua trao đổi với đồng nghiệp, người thân để
hoàn thành luận văn của mình. Số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực, hoàn toàn dựa theo số liệu thu thập và điều tra tại địa phương. Các
thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn tài liệu
tham khảo.
Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017
Học viên
Bùi Thị Ngọc Thanh
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và
nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và người thân.
Để có được thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Thầy giáo TS. Chu Xuân Khánh, người trực tiếp hướng dẫn khoa
học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến Cơ sở Học viện Hành chính khu vực
miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các
thầy, cô giáo của Học viện hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền
đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề
tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Học viên
Bùi Thị Ngọc Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC.........................................................................9
1.1. Hiệu trưởng và các khái niệm liên quan:.............................................................9
1.1.1. Hiệu trưởng vànhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng.............................................9
1.1.2. Các khái niệm liên quan:.................................................................................11
1.2. Trường tiểu học và vị trí, vai trò của trường tiểu học........................................14
1.2.1. Vị trí của trường tiểu học....................................................................................14
1.2.2. Mục tiêu giáo dục tiểu học:.................................................................................14
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học...................................................15
1.2.4. Quyđịnh hạng trườngtiểu học:..........................................................................16
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực hiệu trưởng:......................................................16
1.3.1. Kiến thức:.............................................................................................................16
1.3.2. Kỹnăng, nghiệp vụ:............................................................................................20
1.3.3. Tinh thần, thái độ, ý thức, hànhvi, đạo đức.......................................................20
1.3.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.........................................................21
1.3.5. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:......................................................23
1.3.6. Năng lực quản lý trường tiểu học:......................................................................23
1.3.7. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội..26
1.3.8. Kết quả thực thi công vụ.....................................................................................27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiệu trưởng...............................................27
1.4.1. Yếu tố khách quan...............................................................................................27
1.4.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................................29
1.5. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
học ............................................................................................................................30
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI.............34
2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi...............34
2.2. Khái quát về giáo dục huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. ................................37
2.2.1. Đánh giá chung:...................................................................................................37
2.2.2. Khái quát về giáodục tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi..................39
2.3. Phân tích thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình
Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................42
2.3.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luậnchính trị............................................42
2.3.2. Đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................45
2.3.3. Thực trạng thực hiện công tác quảnlýcủa hiệu trưởng các trường tiểu học
huỵên Bình Sơn.............................................................................................................53
2.4. Kết quả thực thi công vụ của hiệu trưởng:.........................................................54
2.5. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của hiệu trưởng các
trường Tiểu học huyện Bình Sơn..............................................................................55
2.5.1. Về số lượng:.........................................................................................................55
2.5.2. Về chất lượng: .....................................................................................................55
2.5.3. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm..................................................57
2.5.4. Về năng lực quản lý: ...........................................................................................59
2.5.5. Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộngđồng và xã hội: ...61
2.6. Thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh
Quảng Ngãi ..............................................................................................................62
2.6.1. Công tác quyhoạch:............................................................................................62
2.6.2 Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn......63
2.6.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng................................................................................65
2.6.4 Công tác kiểmtra, đánh giá.................................................................................66
2.6.5 Công tác thực hiện chế độ, chínhsách đãi ngộ, khen thưởng, kỷluật..............67
2.7. Những thành công và hạn chế nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường
tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi .............................................................69
2.7.1. Thành công..........................................................................................................69
2.7.2. Hạn chế.................................................................................................................70
2.8. Những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao năng lực ở các trường tiểu học
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................71
2.8.1. Thuận lợi:.............................................................................................................71
2.8.2 Khó khăn:..............................................................................................................72
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN
TỈNH QUẢNG NGÃI............................................................................................74
3.1. Phương hướng và mục tiêu:...............................................................................74
3.1.1. Phươnghướng:....................................................................................................74
3.1.2. Mục tiêu:..............................................................................................................75
3.1.3. Nguyên tắc đề xuất giải pháp: ............................................................................77
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi............................................................................79
3.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo huyện Bình Sơn về vai tròquản lý của hiệu
trưởngtiểuhọc...............................................................................................................79
3.2.2. Xâydựng quyhoạch đội ngũ hiệu trưởng tiểu học:..........................................81
3.2.3. Phát huyvai trò, năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học nâng cao chất
lượng và hiệu quả quản lý.............................................................................................82
3.2.4. Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, luân chuyển, bãi
miễn................................................................................................................................84
3.2.5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
3.2.6. Đổi mới công tác kiểmtra đánh giá năng lực quản lý của Hiệu trưởng Tiểu
học...................................................................................................................................99
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ..........................................................102
3.4. Khảo nghiệm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp......104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................111
1.Kết luận................................................................................................................111
2. Khuyến nghị........................................................................................................112
2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Giáo dục và Đàotạo Quảng Ngãi ... 112
2.2. Đối với UBND -Phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn.......................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số 1: Quyđịnh hạng trườngtiểu học.......................................................................16
Bảng số 2.1: Quy mô lớp học, số lượng học sinh tiểu học toàn huyện năm học 2015
– 2016........................................................................................................................40
Bảng số 2.2: Tổng hợp biên chế cấp tiểu học năm học 2016 – 2017 của Phòng
GD&ĐT Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi............................................................41
2.3. Phân tích thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình
Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................42
Bảng 2.3. Danh sách và trình độ của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện
Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi........................................................................................42
Bảng 2.4. Đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.........................46
Bảng 2.5. Kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng về năng lực của hiệu trưởng các
trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................................................................46
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, GV và nhân viên các trường
tiểu học......................................................................................................................48
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của cơ quan quản lý về năng lực của hiệu trưởng các
trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................................................................51
Bảng 2.8: Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các trường tiểu học:....................53
Bảng 2.9: Kết quả thực thi công vụ của hiệu trưởng................................................54
Bảng số 2.10: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng
Ngãi...........................................................................................................................58
Bảng số 2.11: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực quản lý của
CBQL trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ......................................60
Bảng số 2.12: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực lực tổ chức
phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của CBQL trường tiểu học
huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................61
Bảng số 2.13: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội
ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................62
Bảng số 2.14: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Bình
Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................63
Bảng số 2.15: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ........65
Bảng số 2.16: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đángiá đội
ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi . .............67
Bảng số 2.17: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính
sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học
huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................68
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 2.1: Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng ở các trường tiểu học
huyện Bình Sơn.........................................................................................................69
Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các giải pháp nâng cao................105
Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý.....................106
nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn .......106
Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
giải pháp quản lý nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng ...............................107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải đổi mới hệ thống Giáo dục - Đào tạo.
Đầu tư, quan tâm đến giáo dục là tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển
nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Trong giai đoạn hiện nay với tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn
trên cả nước, trên tất cả các lĩnh vực thì việc phát triển giáo dục- đào tạo, coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu là điều mà Đảng và nhà nước ta quan tâm nhất.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối
sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". [4, tr1]
Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: " Giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu
từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào
tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với
tiến bộ khoa học-công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao
động.”
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản
lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Trong đó, hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của
2
mình, họ là những người trực tiếp truyền tải và thực thi chính sách pháp luật
của nhà nước đến với cán bộ, giáo viên và học sinh; là người trực tiếp chịu
trách nhiệm trong việc giáo dục nhân cách học sinh.
Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là năng
lực hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng có vai trò quyết định đến chất lượng và
hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục.
Trong những năm qua, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học được đào
tạo bài bản, phần lớn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối
sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đã góp
phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Hai trong sáu nhiệm vụ về: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
phát triển nguồn nhân lực” của Nghị quyết XII của Đảng đã đề ra:“Đổi mới
căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng
cường quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục; coi trọng
quản lý chất lượng” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” .
Trong trường phổ thông, Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị do Nhà nước
bổ nhiệm bằng văn bản quy phạm pháp luật theo chế độ phân cấp hiện hành.
Là người chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất của một nhà trường, đồng thời
thực hiện những quyền và nhiệm vụ do Nhà nước giao về điều hành và quản
lý nhà trường, Hiệu trưởng phải là người phải có chuyên môn, có năng lực
quản lý và có đạo đức trong sáng. Như vậy, người quản lý - Hiệu trưởng ở các
trường Tiểu học cũng không nằm ngoài những qui định trên.
Hiện nay, vai trò, năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu
học nói chung và Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng ngãi nói riêng đang ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý
3
giáo dục và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước.
Tuy nhiên, một số Hiệu trưởng các trường Tiểu học còn bộc lộ những hạn
chế nhất định trong quá trình quản lý nhà trường như năng lực còn hạn chế,
tac phong chuyên nghiệp của đội ngũ hiệu trưởng chưa cao, tính chuyên môn
còn hạn chế, đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
thực hiện.v.v, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hệ thống giáo dục
quốc dân nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Xuát phát từ vị trí quan trọng của trường tiểu học, để đảm báo hoạt
động có hiệu quả của nhà trường, có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ,
lý luận chính trị để giải quyết những vấn đề thực tế cho nhà trường, góp phần
xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Bình Sơn là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ 20
km về phía Nam, là một huyện có quy mô trường lớp rộng lớn kể cả về mặt
không gian và về số lượng. Toàn huyện có 34 trường tiểu học/ 25 xã, thị trấn.
Là một huyện có xuất phát điểm về giáo dục thấp, vì địa bàn rộng, các điểm
trường nằm rải rác ở thôn, xóm, điều kiện vật chất chưa đáp ứng với đòi hỏi
với yêu cầu đổi mới Giáo dục- Đào tạo.
Chính vì vậy việc nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học là
một đòi hỏi cấp thiết hiện nay nhất là việc chuẩn hoá đội ngũ hiệu trưởng một
cahs chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các trường tiểu học
ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao
năng lý quản lý của Hiệu trưởng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Năng lực
đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi”.
4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề quản lý giáo dục đã có nhiều dự án, đề án, công trình nghiên
cứu, nhiều bài báo, đề tài đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực quản lý của
Hiệu trưởng nhà trường. Các công trình, các bài viết trên đều thể hiện các
khía cạnh của một số yếu tố thuộc nội hàm về chất lượng giáo dục và năng
lực của đội ngũ Hiệu trưởng ; phản ánh những khía cạnh nhất định của các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước ta, bao gồm: Chất lượng
quản lý (trong đó có đề cập đến vai trò quản lý và tầm quan trọng của hiệu
trưởng); Mục tiêu, chương trình đào tạo; nội dung, phương pháp dạy học.
Chúng ta có thể kể ra một loạt các công trình nghiên cứu được cho là tiêu biểu
về những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục nói chung và tiểu học nói
riêng, như:
- Năm 1984, tác giả Hà Sỹ Hồ với giáo trình: "Những bài giảng về quản
lý trường học", Tập1, Tập 2;
- Năm 1989, tác giả Hà Thế Ngữ với công trình “Dự báo giáo dục- Vấn
đề và xu hướng”;
- Tác giả Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả với công trình: “Giáo dục
Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” xuất bản năm 2002;
- Năm 2004, hai tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng với công
trình: “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp”;
- Tác giả Thái Văn Thành với giáo trình “Quản lý Giáo dục và Quản lý
Nhà trường” xuất bản năm 2007;
- Năm 2009, tác giả Trần Khánh Đức với công trình “Giáo dục và phát
triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”; …
Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tiếp cận giáo dục trên
phương diện khoa học giáo dục, với đối tượng nghiên cứu riêng, tuy có đề
5
cập đến vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với chất lượng giáo dục,
nhưng không nhiều. Duy chỉ có hai công trình “Quản lý Giáo dục và Quản
lý Nhà trường” (2007) của tác giả Thái Văn Thành và “Những bài giảng
về quản lý trường học” của tác giả Hà Sỹ Hồ là đề cập tương đối sâu về
vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong trường học.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết về vấn đề vai trò, năng lực quản lý
của Hiệu trưởng như:
- Đinh Văn Lê với bài viết “Chân dung Hiệu trưởng thời đổi mới” đăng
trên báo Giáo dục và Thời đại, số 53 - 2011;
- Nguyễn Trọng Hưng với bài viết “ Đổi mới công tác quy hoạch nhằm
nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các trường tiểu học” đăng trên Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt, tháng 11 năm 2010.
Có thể thấy một điểm chung rằng, mặc dù Hiệu trưởng có vai trò quan
trọng đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường, nhưng hầu
hết, vấn đề này chỉ được trình bày lồng ghép vào các nghiên cứu chung về
giáo dục, hoặc trong các giáo trình, các công trình nghiên cứu về quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường, mà chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, đầy đủ và hệ thống cơ sở khoa học về năng lực và vai trò của
Hiệu trưởng trường tiểu học đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của
nhà trường tiểu học, nhất là trước yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng
toàn bộ nền giáo dục quốc dân nước ta trong thời kỳ hội nhập.
Tuy các đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản
lý của Hiệu trưởng, mỗi công trình đề cập vấn đề một cách khác nhau nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu về giải pháp quản lý nâng cao “Năng lực
đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
6
Quảng Ngãi”. Những quan điểm, nhận định, đánh giá của công trình khoa
học liên quan đến đề tài đều được tác giả nghiên cứu, tham khảo có chon lọc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và những vấn đề về thực trạng năng
lực hiệu trưởng trường tiểu học, qua đó đề xuất đề xuất một số giải pháp nâng
cao“Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” phù hợp với tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở
địa phương, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đặt ra giả quyết 3 nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường
tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi. Từ đó rút ra những
hạn chế cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực đội ngũ
hiệu trưởng trường Tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường
tiểu học công lập trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1. Về nội dung:
7
Luận văn nghiên cứu làm rõ các nhóm tiêu chí đánh giá năng lực Hiệu
trưởng các trường tiểu học công lập, thông qua các yếu tố cấu thành năng lực
hiệu trưởng, thông qua kết quả thực thi công vụ, luận văn lấy số liệu thực tiễn,
số liệu được phân tích, kết hợp với phiếu điều tra, khảo sát ý kiến của giáo
viên, nhân viên, phụ huynh để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng
lực hiệu trưởng tiểu học công lập trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi.
4.2.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu thông qua số liệu về thực trạng năng lực hiệu trưởng các
trường tiểu học được thu thập trong khoảng thời gian từ năm học 2012-2013
đến năm học 2015-2016. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp từ năm học 2016-
2018.
4.2.3. Địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở 34 trường tiểu học công lập trên địa bàn
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn dựa
trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác quản lý đồng thời
kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên
quan..
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được mục đích nghiên cứu của
luận văn đó là: phương pháp định tính; phương pháp phân tích số liệu định
lượng từ các thông tin phiếu đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng và điều tra cơ sở.
8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện hệ thống
cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường
Tiểu học; làm cơ sở để giải quyết một số bất cập về năng lực quản lý phát
sinh trong thực tiễn quản lý, khuyến nghị một số biện pháp tiếp tục thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 24/12/2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
- Ý nghĩa về thực tiễn: Góp phần nâng cao năng lực đối với đội ngũ
Hiệu trưởng trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học, nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia trên cơ sở
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn các khóa nhất là từ khoá XXV –
XXVI.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường
tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
Chương 2: Thực trạng “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp “Năng lực đội ngũ
hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi”.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Hiệu trưởng và các khái niệm liên quan:
1.1.1. Hiệu trưởng và nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng
1.1.1.1. Khái niệm “Hiệu trưởng”
Điều 54, Luật Giáo dục 2005 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về
Hiệu trưởng như sau:
- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được
đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ
nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy
định; đối với các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy
nghề quy định.
Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010
về ban hành Điều lệ trường Tiểu học, thì hiệu trưởng trường tiểu học được qui
định như sau:
Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí
các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công
nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận
Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học
phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
10
Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với
trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không
quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học
được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công
tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy
định.
1.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
Một là, Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực
hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Hai là, lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
Ba là, Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển
dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân
viên theo quy định;
Bốn là, Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài chính, tài sản của nhà trường;
Năm là, Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr-
ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng,
kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại
lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học
sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
Sáu là, Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản
lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
11
Bảy là, Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ
chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục;
Tám là, Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các
lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà
trường đối với cộng đồng.
Theo tác giả Thái Văn Thành, trong trường phổ thông, Hiệu trưởng là
thủ trưởng đơn vị do Nhà nước bổ nhiệm bằng văn bản quy phạm pháp luật
theo chế độ phân cấp hiện hành, Hiệu trưởng là người:
- Đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý; Hiệu trưởng là người thay
mặt nhà trường chịu trách nhiệm pháp nhân trước luật pháp nhà nước.
- Có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính, chuyên
môn trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân tổ
chức, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của
Đảng.
- Có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường
mầm non, Điều lệ trường tiểu học, trường trung học. [34, 61- 62]
Tóm lại, hiệu trưởng là người đứng đầu một cơ sở đào tạo được nhà
nước công nhận về mặt pháp lý, đại diện cho pháp luật quản lý, điều hành cơ
sở giáo dục và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân về việc làm
của mình.
1.1.2. Các khái niệm liên quan:
1.1.2.1.. Năng lực là gì?
Năng lực là nghiên cứu khả năng làm việc của họ gắn với những nhiệm
vụ mà tổ chức đảm nhận. Thiếu năng lực hay không có năng lực là nói đến sự
yếu kém, hạn chế trong việc thực thi công việc trong một tổ chức, trong
những điều kiện cụ thể. Đồng thời cũng cần xem xét khía cạnh năng lực theo
12
mức độ hoàn thiện của công việc mà con người đảm nhiệm. Nếu ở mức tối
thiểu, con người có thể làm được nhiệm vụ giao cho theo những tiêu chuẩn
tối thiểu và khi năng lực của họ được nâng cao, họ có thể làm được những
công việc đó tốt hơn, hiệu quả hơn (chất lượng hơn, tiết kiêm, được chi phí
hơn). Do đó, quy định năng lực đảm nhận công việc cũng phải qui định ở mức
tối thiểu để làm được công việc mà cá nhân được phân công. Dù theo cách
tiếp cận nào, năng lực luôn gắn với cách thức nhìn nhận khả năng thực thi
công việc được giao.
Tóm lại, năng lực là tổng hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cảu cá
nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho
hoạt động có hiệu quả.
1.1.2.2. Năng lực cá nhân:
Năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi
mà người hiệu trưởng cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công
việc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người
khác.
Kiến thức: Những kiến thức mà cá nhân học được trên nhiều lĩnh vực,
nhiều cấp học. Đó có thể được thể hiện thông qua hệ thống bằng cấp cá loại
mà cá nhân đó có được. Tuy nhiên, các loại bằng cấp này mới chỉ thể hiện
mức độ kiến thức con người có được trong trường học, những kiến thức này
có thể bị lãng quên nếu con người không có điều kiện sử dụng.
Kỹ năng: Đó chính là khả năng của một người ( không phân biệt mức
độ kiến thức, học vấn) có thể làm, thực hiện có hiệu quả một công việc cụ thể
được trao cho họ. Con người có thể làm được nhiều việc trên nhiều lĩnh vực.
Kỹ năng của con người có được phải thông qua thực thi các công việc.
Nếu như kiến thức có thể có được thông qua học tập, đào tạo và bồi dưỡng thì
khả năng đó phải thông qua thực hành. Một người có kiến thức đã học về một
13
lĩnh vực nào đó nhưng họ phải thông qua thực hành kỹ năng mới hình thành
từng bước và cấp độ kỹ năng ngày càng tăng khi họ đã thành thạo công việc.
Hành vi, ứng xử và các mối quan hệ: Đây là yếu tố thứ ba xác định
được năng lực của một con người. Những biểu hiện về quan hệ, ứng xử, giao
tiếp, nghe, nói là những biểu hiện của hành vi và hành vi của một người chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố và được thực hiện thông qua những hoạt động cụ
thể. Hành vi ứng xử, giao tiếp, quan hệ mang tính cách của cá nhân con
người. Do vậy, thành công hay thất bại của con người sẽ phụ thuộc vào hành
vi mà chính họ có trong mối quan hệ với cá nhân khác.
Ba yếu tố trên được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một chính thể,
đó là năng lực của cá nhân con người.
1.1.2.3. Năng lực hiệu trưởng:
Năng lực của Hiệu trưởng là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, hành
vi ứng xử và các mối quan hệ của Hiệu trưởng được sử dụng trong việc thực
thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo qui định của pháp luật, đảm bảocho
hoạt động công vụ được thực thi liên tục, thông suốt và hiệu quả, đáp ứng
được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra.
1.1.2.4. Khái niệm “Đội ngũ”:
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ. Ngày nay khái
niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như:
"Đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ trí thức; đội ngũ y, bác sỹ..."đều xuất
phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ đó là: "Khối đông người
được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến
đấu".
Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau nhưng đều có chung
một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực
14
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng
nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định.
Từ các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập thể gồm số
đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống
nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
1.2. Trường tiểu học và vị trí, vai trò của trường tiểu học
1.2.1. Vị trí của trường Tiểu học
Điều 2 - Điều lệ trường Tiểu học xác định: " Trường Tiểu học là cơ sở
giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có
tài khoản và con dấu riêng". [5, Tr 5].
1.2.2. Mục tiêu giáo dục tiểu học:
Mục tiêu giáo dục tiểu học theo điều 27 - Luật giáo dục: "Giáo dục tiểu
học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". [26, Tr 15].
Mục tiêu quản lý trường tiểu học là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà
trường, sử dụng có hiệu quả về nhân lực, tài lực, vật lực nhằm đạt hiệu quả
cao nhất.
Quản lý trường tiểu học chủ yếu là quản lý hoạt động dạy, học, các
hoạt động phục vụ cho việc dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Mục tiêu cụ thể của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay cần đạt
được một số vấn đề:
Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước,
nâng tỷ lệ đạt chuẩn, củng cố vững chắc thành tựu PCGDTH – CMC.
Duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, chuẩn
bị tốt các điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày. Đổi mới phương pháp dạy
và học, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn. Xây dựng và đánh giá các
15
trường theo chuẩn Quốc gia. Xây dựng các điều kiện bảo đảm việc giáo dục –
đào tạo học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng có hiệu quả.
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học.
Điều 3- Điều lệ trường Tiểu học qui định nhiệm vụ, quyền hạn của
trường Tiểu học như sau:
-Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục đạt chất lượng
theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GD&ĐT
ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ khuyết tật, trẻ em
bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng
đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động
giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa
bàn trường được phân công phụ trách.
- Xây dựng nhà trường theo các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và nhiệm vụ phát triển của địa phương.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tài
chính theo qui định của pháp luật.
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng thực hiện tốt
các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham
gia hoạt động cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp
luật.
16
1.2.4. Quy định hạng trường Tiểu học:
Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học
mỗi trường của mỗi vùng miền. Quy định hạng trường giúp cho việc thực
hiện chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với cán bộ quản lý nói chung, cán bộ
quản lý trường tiểu học nói riêng được công bằng hơn. Hạng trường của cấp
Tiểu học được quy định như sau:
Bảng số 1: Quy định hạng trường tiểu học.
TT
Trường tiểu học thuộc
vùng, miền
Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3
1
Trung du, đồng bằng, thành
phố.
Từ 28 lớp trở
lên
Từ 18 đến 27
lớp
Dưới 18
lớp
2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo
Từ 19 lớp trở
lên
Từ 10 đến 18
lớp
Dưới 10
lớp
(Nguồn: Thông tư số 33/2005 /TT-BGD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện chế độ
phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập. [23, Tr 2]
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực Hiệu trưởng:
1.3.1. Kiến thức:
Được biểu hiện qua bằng cấp, trình độ dào tạo ở trường, lớp và qua
kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà người hiệu trưởng tích lũy và học được
trong cuộc sống. Kiến thức con người nói chung được đánh giá qua nhiều tiêu
chí, trong đó có tiêu chí được lượng hóa và cũng có tiêu chí không thể lượng
hóa. Sau đây là một số tiêu chí cơ bán được sử dụng phổ biến để đánh giá
kiến thức của công chức:
- Trình độ học vấn: là chương trình giáo dục quốc dân mà hiệu trưởng
đã được trang bị. Nó là tổng thể những kiến thức tự nhiên, xã hội và tư duy để
từ đó hình thành nên kiến thức chuyên môn và nhân cách con người. Trình độ
học vấn được đánh giá băng số năm thực tế mà hiệu trưởng được học trong hệ
17
thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, cũng cần phải chú trọng cách thức đánh
giá rất quan trọng là trình độ thực tế của công chức, vì trong nhiều trường hợp
trình độ học vấn và bằng cấp không tương xứng nhau. Nói cách khác, trình độ
học vấn chỉ phán ánh thông qua bằng cấp của hiệu trưởng mà nó còn phản
ánh thông qua chất lượng thục sự của hiệu trưởng được lĩnh hội và vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống và công tác.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: được phản ánh thông qua kiến thức
chuyên môn mà hiệu trưởng được trang bị. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết
quả của quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề
nghiệpcuar hiệu trưởng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng
được phản ảnh qua các điều kiện sau:
Thứ nhất, bằng cấp chuyên môn mà hiệu trưởng có tính từ trung cấp sư
phạm trở lên
Thứ hai, có khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức chuyên môn và trong
thực tế công tác, phát huy hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
Đây chính là khâu hạn chế của nhiều hiệu trưởng, điều này xuất phát từ
nguyên nhân trong việc đánh giá hiệu trưởng theo bằng cấp chuyên môn và
bằng cấp là tiêu chí quan trọng để tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm
hiệu trưởng. Cách đánh giá và sử dụng hiệu trưởng như thế quá lạc hậu, nó
không thể thích nghi với một nền giáo dục hiện đại và chuyên nghiệp. Mặc dù
vậy nhưng việc quy hoạch, bổ nhiệm vẫn phụ thuộc vào bằng cấp mà hiệu
trưởng đó có được.
- Trình độ lý luận chính trị: được hiểu là khả năng tư duy lý luận chính
trị của hiệu trưởng. Nó phản ánh nhận thức thế giới quan của công chức về sự
vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên cơ sở chủ nghĩa
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp xây
18
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như trình độ học vấn,
trình độ lý luận chính trị cũng phản ánh 2 khía cạnh:
Thứ nhất, đó là chương trình lý luận mà hiệu trưởng đã đào tạo, bồi
dưỡng theo qui định.
Thứ hai, đó là khả năng tư duy trong thực tế của hiệu trưởng. Có nghĩa
là chất lượng lý luận thực tế của hiệu trưởng, là khả năng hiệu trưởng vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
vào thực tế công việc để giải quyết một cách có cơ sở khoa học, chính xác,
mang lại hiệu quả cao. Hiệu trưởng phải có trình độ sơ cấp lý luận chính trị
trở lên.
- Trình độ quản lý giáo dục: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quan
trọng đối với mối hiệu trưởng, nhưng hoạt đọng quản lý giáo dục thì hiệu
trưởng cần phải có kiến thức về quản lý. Kiến thức này giúp cho hiệu trưởng
đạt kết quả tốt trong lĩnh vực quản lý của mình. Trình độ quản lý giáo dục là
tổng hợp kiến thức, kỹ năng của hiệu trưởng về giáo dục, pháp luật, quản lý
giáo dục và khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến
thức đó vào thực tiễn công tác.
Do đặc thù công tác nên có những hiệu trưởng chưa được trang bị kiến
thức về quản lý giáo dục mà thực tế họ hoàn thành công việc do sự tự rèn
luyện và trưởng thành nhờ tích lũ kinh nghiệm. Điều này dễ dẫn đến hiện
tượng chủ quan như làm việc thiếu chuyên nghiệp, tùy tiện, làm theo camt
tính. Trình độ quản lý giáo dục cũng thể hiện qua 2 khía cạnh:
Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ về quản lý giáo dục mà hiệu trưởng có
được.
Thứ hai, khả năng vận dụng kiến thức quản lý giáo dục vào thực tế
công tác, mang lại hiệu quả thực tế.
19
- Trình độ tin học: Trong hoạt động quản lý giáo dục, hiệu trưởng cần
phải có kiến thức, kỹ năng về tin học, hiệu trưởng sử dụng thông qua công cụ
máy tính và các thiết bị truyền tin. Đây là công cụ không thể thiếu đối với
hiệu trưởng, nó giúp cho hiệu trưởng trong quá trình giải quyết công việc,
trong việc theo dõi hoạt động của cấp dưới. Trình độ tin học là tổng hợp
những kiến thức kỹ năng của hiệu trưởng trong việc ứng dụng các thành tựu
công nghệ thông tin nhằm phục vụ quá trình công tác của mình và khả năng
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả kiến thức đó vào thực tiễn
công tác.
Trình độ tin học cũng được phản ảnh 2 khía cạnh:
Thứ nhất, băng cấp, chứng chỉ mà hiệu trưởng có được
Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức tin học và thực tiễn
công tác của hiệu trưởng.
- Trình độ ngoại ngữ: Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như
hiện nay thì hiệu trưởng phải có kiến thức thức, kỹ năng về việc sử dụng
ngoại ngữ trong công việc. Đây là kiến thức bổ trợ không thể thiếu đối với
công chức, nó giúp ích cho hiệu trưởng trong cong việc giao tiếp, ứng xủ đối
với tổ chức, công dân có yếu tố nước ngoài khi đến cơ quan, đơn vị liên hệ
công tác, thuận lợi cho việc tiếp xúc các đoàn nước ngoài, giúp bản thân hiệu
trưởng nghiên cứu tài liệu, đọc các trang điện tử có sử dụng tiếng nước ngoài.
Trình độ ngoại ngữ là khả năng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng của công
chức trong việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đó vào thực tiễn công tác.
Trình độ ngoại ngữ thông qua 2 khía cạnh:
Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.
Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức ngoại ngữ và trong
thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
20
1.3.2. Kỹ năng, nghiệp vụ:
Là tổng hợp cách thức, phương thức, biện pháp tổ chức và thực hiện
giải quyết công việc cuả hiệu trưởng. Điều này thể hiện khả năng vận dụng
kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm bắt nghiệp vụ, biết
vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh quản lý của mình. Hiệu trưởng có kỹ năng
quản lý tốt thì hiệu quả công việc cao. Trong một môi trường như nhau, mỗi
hiệu trưởng có một kỹ năng quản lý khác nhau và có thể hiệu quả công việc
cũng khác nhau. Do vậy, hiệu trưởng phải biết vận dụng những lý thuyết mà
mình đã học áp dụng vào thực tế, công việc hàng ngày để trở thành nhuần
nhuyễn, thành thói quen.
Đối với hiệu trưởng cần có những kỹ năng như sau:
Thứ nhất, kỹ năng hành chính nhà nước bao gồm: kỹ năng điều hành;
kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; kỹ năng tổ
chức hội họp; kỹ năng tổ chức thực thi pháp luật.
Thứ hai, kỹ năng tác nghiệp hành chính: Kỹ năng giao tiếp hành chính;
kỹ năng phân tích tổng hợp; kỹ năng đánh giá; kỹ năng soạn thảo văn bản.
Thứ ba, kỹ năng thuộc chuyên môn quản lý giáo dục.
1.3.3. Tinh thần, thái độ, ý thức, hành vi, đạo đức
Là việc làm chủ thái độ, hành vi, trạng thái tinh thần của bản thân trước
những vấn đề có liên quan cần giải quyết. Người có thái độ ứng xử phù hợp,
cầu thị, hợp tác, chia sẻ và quyết đoán sẽ giải quyết công việc được nhanh
chóng và thấu tình đạt lý. Người có ting thần, thái độ làm việc qua loa, chiếu
lệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Người tâm đắc với công
việc, người có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình luôn có khả năng
thực hiện công việc với chất lượng cao hơn.
Trong quá trình thực thi công vụ của hiệu trưởng thì thái độ làm việc là
rất quan trọng, tác động trực tiếp tới năng lực thực thi công vụ của người hiệu
21
trưởng. Nhiều hiệu trưởng có trình độ, kiến thức tốt, kỹ năng vững vàng
nhưng không hoàn thành nhiệm vụ do thái độ không đúng. Vì vậy, thái độ
thực thi công vụ của hiệu trưởng phải có tác phong nghề nghiệp chuẩn mực,
có ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc, sự cố gắng, nhiệt tình đối với
công việc được giao. Hiệu trưởng còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng
nhưng nếu có thái độ tích cực trong thực thi công vụ thì có thể bù đắp những
thiếu hụt đó. Nhưng nếu không có thái độ tích cực trong hoạt động công vụ
thì dù có kiến thức và kỹ năng tốt cũng không phát huy hết năng lực làm việc.
Thái độ tích cực với công việc của hiệu trưởng liên quan đến đạo đức công vụ
và trách nhiệm công vụ, gắn liền với yếu tố ảnh hưởng tới hiệu trưởng cả về
đời sống vật chất và tinh thần.
Hiện nay việc đánh giá hiệu trưởng được được đánh giá theo Chuẩn
Hiệu trưởng trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT,
ngày 8 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đánh giá bằng
những tiêu chuẩn sau:
1.3.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
1.3.4.1. Phẩm chất chính trị
Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh
phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;
Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;
Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ công dân;
Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu,
lãng phí; thực hành tiết kiệm.
1.3.4.2. Đạo đức nghề nghiệp:
22
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm
với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động của nhà trường;
Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi;
Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín
nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
1.3.4.3. Lối sống, tác phong:
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc
và môi trường giáo dục;
Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung;
Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
1.3.4.4. Giao tiếp và ứng xử:
Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh;
Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ,
giáo viên, nhân viên;
Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;
Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo
dục học sinh.
1.3.4.5. Học tập, bồi dưỡng:
Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo
đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý
nhà trường;
Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi
dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm.
23
1.3.5. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:
1.3.5.1. Trình độ chuyên môn:
Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo
dục đối với giáo viên tiểu học;
Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học;
Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu
quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên
quan đến giáo dục tiểu học.
1.3.5.2. Nghiệp vụ sư phạm:
Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;
Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc
tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.
1.3.6. Năng lực quản lý trường tiểu học:
1.3.6.1. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý:
Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định;
Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý
trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.
1.3.6.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường.
Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng
quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường;
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn
diện và phù hợp;
24
Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.
1.3.6.3. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường
Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý
theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm
bảo chất lượng giáo dục;
Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật,
thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy
định;
Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục
tiêu giáo dục.
1.3.6.4. Quản lý học sinh:
Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện
công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
tại địa phương;
Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh
không bỏ học;
Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo
quy định;
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh.
1.3.6.5. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục:
Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và
từng khối lớp;
25
Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng
học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của giáo viên và học sinh;
Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp
đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định;
Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo
quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho
học sinh và trẻ em trên địa bàn.
1.3.6.6. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học
và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả;
Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;
Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.
1.3.6.7. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính
trong nhà trường;
Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định;
Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý,
hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường;
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.
1.3.6.8. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục:
Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục
và quản lý của nhà trường theo quy định;
Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý;
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
26
Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục
đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.
1.3.6.9. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường:
Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn
thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
1.3.7. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng
và xã hội
1.3.7.1. Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh:
Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền
thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học;
Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực
hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.
1.3.7.2. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương:
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục
tiểu học trên địa bàn;
Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế,
chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà
trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt
động xã hội trong cộng đồng.
Ngoài ra, hàng năm hiệu trưởng còn được đánh giá theo tiêu chuẩn
chung của Luật công chức bao gồm những nội dung sau:
- Sự chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước, nội qui, qui chế cơ quan.
- Tinh thần, ý thức trách nhiệm thực thi công vụ
27
- Tinh thần, ý thức học tập, rèn luyện về đạo đức, chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Tinh thần hợp tác.
- Sự hài lòng của người dân về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ
của công chức.
Đây cũng được xem là một yếu tố để đánh giá năng lực của hiệu trưởng
xuất phát từ yêu cầu hướng tới nền giáo dục hiện đại và đây là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng.
1.3.8. Kết quả thực thi công vụ
Kết quả công tác là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng để
đánh giá năng lực hiệu trưởng. Năng lực hiệu trưởng tiểu học được đnhs giá
chính xác nhất qua hiệu quả giải quyết công việc. Đây là kết quả của quá trình
vận dụng trình độ, kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành vi trong quá trình thực
thi công vụ để đạt được mục tiêu của hiệu trưởng và tổ chức.
Năng lực hiệu trưởng không đơn thuần là một phép cộng của các yếu tố
nói trên mà bao hàm cả khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố đó trong những
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả công vụ cao nhất. Như
vậy, ngoài các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý giáo dục, chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ đã được trang bị thì mỗi hiệu trưởng
còn phải có khả năng quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp quản lý với
nhau, với các tổ chức bên ngoài và nhân dân đến quan hệ công tác.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiệu trưởng
1.4.1. Yếu tố khách quan
- Môi trường làm việc: môi trường làm việc của hiệu trưởng là mối
quan hệ giưuac hiệu trưởng với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong
nhà trường, giữa hiệu trưởng với cha mẹ học sinh, giữa hiệu trưởng với các
cấp chính quyền, địa phương...
28
Để hiệu trưởng thực thi tốt được nhiệm vụ của mình thì các cấp quản lý
giáo dục cần tạo môi trường làm việc phù hợp. Có môi trường làm việc tốt thì
mỗi hiệu trưởng mới có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, chung sức
thực hiện nhiệm vụ cuat tập thể.
- Điều kiện làm việc bao gồm: cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm
việc... Điều kiện làm việc ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của hiệu
trưởng. Nếu được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thì sẽ giúp hiệu trưởng giải
quyết nhanh chóng công việc và đạt hiệu quả cao.
- Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ: Chính sách tiền lương và
chế độ đãi ngộ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của hiệu
trưởng. Hiệu trưởng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc thời gia
hành chính nên để phát huy hết tài năng và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục
thì phải có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng với công việc
mà họ đảm nhận.
- Công tác quy hoạch hiệu trưởng: Công tác này ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục. quy hoạch người có năng
lực, có tâm huyết với nghề tất yếu sẽ đạt kết quả tốt trong công việc. Trong
quá trình quản lý hiệu trưởng của cấp quản lý thì khâu đầu tiên là quy hoạch,
khâu này đóng vai trò rất quan trọng, cần được quan tâm để có thể tuyển chọn
được đội ngũ dự nguồn cán bộ quản lý có năng lực, trong đó có đội ngũ hiệu
trưởng. Nếu làm tốt công tác quy hoạch thì chúng ta sẽ lựa chọn được những
người có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có trình độ năng lực
dể thực thi nhiệm vụ.
- Công tác bổ nhiệm hiệu trưởng: Bổ nhiệm hiệu trưởng đúng tiêu
chuẩn sẽ tạo điều kiện cho người có năng lực phát huy hết khả năng của mình.
Việc bổ nhiệm đúng người, đúng việc sẽ tạo tinh thần làm việc hăng say, một
giáo viên giỏi chưa chắc hẳn sẽ là người quản lý giỏi. Vì vậy, ngoài kiến thức
29
về chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi hiệu trưởng phải thường xuyên tự học, tự
nghiên cứu để cập nhật kịp thồi những đổi mới liên quan đến ngành.
1.4.2. Yếu tố chủ quan
- Môi trường làm việc đối với hiệu trưởng bao gồm: cơ sở vật chất, tinh
thần, chế độ chính sách, các mối quan hệ....
Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của công chức cũng như quyết định đến chất lượng
hiệu quả hoạt động của nhà trường. Để nâng cao chất lượng trong môi trường
làm việc cần đặc biệt chú ý đến công tác quản lý. Công tác quản lý hiệu
trưởng từ việc quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, khen
thưởng, kỷ luật...Tất cả hoạt động quản lý hiệu trưởng trên đều cho thấy ảnh
hưởng đến năng lực thự thi công vụ của hiệu trưởng. Việc quản lý tốt sẽ phát
huy cao năng lực của mỗi công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Quản
lý không tốt sẽ gây trở ngại, không tạo động lực khuyến khích hiệu trưởng
nâng cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực công
tác.
Vì vậy, để phát huy được năng lực của đội ngũ hiệu trưởng thì phải tạo
môi trường, điều kiện tốt và phù hợp. Những điều kiện đó phụ thuộc vào việc
qui hoạch, bổ nhiệm.. Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực hiệu
trưởng đó là:
- Phong cách người lãnh đạo, quản lý
Người hiệu trưởng giữ vai trò trung tâm trong tập thể sư phạm nhà
trường. Mọi vấn đề của tập thể cần giải quyết đều phải thông qua người hiệu
trưởng, họ là cầu nối giữa cơ quan quản lý với tập thể sư phạm. Người hiệu
trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả hoạt động của đơn vị mình
quản lý, đồng thời họ có trách nhiệm tạo những điều kiện cần thiết đảm bảo
cho giáo viên tham gia các hoạt động của nhà trường. Vì vậy phong cách của
30
người hiệu trưởng như uy tín, các mối quan hệ, cách thức quản lý của người
hiệu trưởng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nhà trường.
- Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc được các cá nhân và
các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và qui tác này qui
định cách thức ứng xử với nhau giữa những người trong nhà trường với các
bên có liên quan nằm ngoài nhà trường. Bầu không khí tâm lý đóng vai trò
quan trọng đối với hoạt động của tổ chức. Một bầu không khí tâm lý lành
mạnh trong tổ chức sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên,
làm tăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao,
tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân. Ở một tổ chức như vậy
ít khi xảy ra xung đột gay gắt, ở đó, các thành viên luôn gắn bó với tổ chức,
có ý thức xây dựng tập thể mình. Trái lại, một tổ chức có bầu không khí tâm
lý tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra các cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành
viên, dễ dàng hình thành những nhóm không chính thức, đối lập, xung đột có
điều kiện nảy sinh và phát triển. Trong tổ chức này, cá nhân ít gắn bó với tập
thể, ít có sự quan tâm lẫn nhau. Cơ cấu giưois tính là một yếu tố tạo nên bầu
không khí tâm lý trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội cho
thấy, nếu một tập thể toàn nam hoặc toàn nữ thì không khí làm việc căng
thảng hơn, các thành viên ít quan tâm đến hình thức ăn mặc, lời nói, cách ứng
xử một cách tế nhị của mình.
1.5. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng
trường Tiểu học .
Nâng cao năng lực của đội ngũ hiệu trưởng có tầm quan trọng và ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác Giáo dục trong giao đoạn hiện nay và
mãi mãi về sau. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh:
31
Thứ nhất, nâng cao năng lực hiệu trưởng sẽ đáp ứng yêu cầu về phát
triển giáo dục, phát triển kinh tế cho xã hội. Nguồn nhân lực luôn luôn đóng
vai trò quyết định vào quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã
hội. Do đó, yêu cầu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững được đặt ra và để
làm được điều đó thì đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội. Đối với nguồn nhân lực là hiệu
trưởng các trường tiểu học là lực lượng quản lý giáo dục, cụ thể hóa các
chương trình giáo dục của cấp trên để thực hiện việc giáo dục kiến thức, kỹ
năng, thái độ cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thứ hai, nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học sẽ đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, nâng cao năng lực hiệu trưởng còn là giải pháp tránh nguy cơ
tụt hậu. Với xu hướng hiện nay, nếu không nâng cao năng lực hiệu trưởng
trường tiểu học sẽ không đáp ứng về yêu cầu phát triển giáo dục khi mặt bằng
dân trí ngày càng cao, mặt khác sẽ không vươn tới một môi trường giáo dục
hiện đại.
Thứ tư, Xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiến trình phát triển tất yếu của mỗi
quốc gia. Trong điều ở nước ta, tiến trình này diễn ra với những điều kiện
thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức
văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ chính
trị trọng tâm của cách mạng hiện nay là: “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xã hội ổn định
dân chủ, kỷ cương đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
32
được nâng lên rõ rệt; độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được
giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo
tiền đề vững chăc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò của
hiệu trưởng là hết sức quan trọng. Họ là người trực tiếp thực hiện mục tiêu
giáo dục, thực hiện kế hoạch giáo dục của cấp trên. Do vậy nâng cao năng lực
hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là hết sức quan
trọng và cần thiết.
33
Tiểu kết chương 1
Chương này trình bày những lý luận cơ bản nhất về hiệu trưởng trường
tiểu học. Năng lực hiệu trưởng trường tiểu học là thuật ngữ chỉ khả năng thể
chất và trí tuệ của mỗi hiệu trưởng trong trong việc sử dụng các yếu tố như:
kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ, hành vi để hoàn thành công việc đươc
giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định của
hiệu trưởng. Năng lực của hiệu trưởng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: môi
trường, điều kiện làm việc, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá….
Tiêu chí đánh giá hiệu trưởng bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức;
năng lực; kỹ năng xử lý công việc; kỹ năng bao quát công việc….
Việc nâng cao năng lực cho hiệu trưởng trường tiểu học xuất phát từ
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường tiểu học và hiệu trưởng trường tiểu học có vị trí vai trò quan
trọng trong nền giáo dục quốc dân. Qua 30 năm đổi mới, đội ngũ hiệu trưởng
đã có sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt, nhất là sự năng động, nắm bắt, hóa
nhập với công việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song với yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước, với yêu cầu đổi mới tòan diện như hiện
nay thì đội ngũ hiệu trưởng nói chung và hiệu trưởng trường tiểu học nói ring
vẫn còn nhiều bất cập, phải đào tạo, bồi dưỡng nhiều. Do vậy, nâng cao năng
lực hiệu trưởng trường tiểu học là một nhiệm vụ cần thiết hiện nay.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi
Bình Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh
lỵ 20 km; phía Bắc giáp các huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, phía Đông
giáp biển; phía Tây giáp huyện Trà Bồng; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh của
tỉnh nhà. Có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyên
Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, đông thời là huyện của ngõ của tỉnh
về phía Bắc, huyện có nhà máy lọc hóa dầu số 1 trong cả nước. Tổng diện tích
tự nhiên 463,86 km². Huyện Bình Sơn có 25 đơn vị hành chính ( trong đó có
01 thị trấn).
Huyện Bình Sơn có địa hình phức tạp, bao gồm các dạng địa hình ven
biển, đồng bằng và đồi núi. Sông Trà Bồng chảy từ hướng Tây sang Đông đến
huyện lị Bình Sơn thì ngoặt lên hướng Bắc ra cửa Sa Cần. Quốc lộ 1A và
đường xe lửa chạy song song với nhau. Thị trấn Châu Ổ có đường ô tô nối
liền với huyện lị Trà Bồng và Trà Mi về phía Tây.
Tổng số dân 180.695 người; có 25 xã và 1 thị trấn. Tốc độ tăng trưởng
dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,02%, mật độ dân số trung bình
khoảng 370 người/km2
. Là huyện có nguồn lao động dồi dào và tăng khá
nhanh. Có 01/25 xã, thị trấn là xã miền núi. 07 xã được hưởng chính sách bãi
ngang ven biển.
Huyện có địa điểm Vạn Tường, là nơi đã từng xảy ra chiến thắng Vạn
Tường mở đầu chiến dịch mùa khô năm 1965. Di tích lịch sửa Ba Làng An,
nơi xảy ra vụ thảm sát đẫm máu năm 1969. Quê Trương Định, Trương Đăng
Quế, Trương Đăng Đản, Trương Đăng Để, Trương Quyền, Nguyễn Tự Tân.
35
Huyện có nhiều bãi tắm đẹp như: Khe Hai; Lệ Thủy. Cùng nhiều di tích lịch
sử văn hóa như: Bình Hòa, nhà bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường...
Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá- xã hội được chú trọng và có chuyển
biến tích cực. Huyện đã hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD
THCS, Phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Hiện nay đã có 41/83 trường học
đạt trường Chuẩn Quốc gia ( trong đó, 4 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học,
16 trường Trung học cơ sở).
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục mầm non;
củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực
hiện phổ cập bậc trung học phổ thông. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục và đội ngũ nhà giáo có đạo đức tốt, bảo đảm cả số lượng và chất lượng.
Trước đây, kinh tế của huyện chủ yếu thuần nông. Hiện nay, huyện
Bình Sơn đã thu hút đầu tư với nhiều dự án lớn, đặc biệt là cảng Dung Quất
và Khu công nghiệp Dung Quất, nhà máy lọc dầu Dung Quất được xem là
trọng điểm công nghiệp của miền Trung.
Bình Sơn hiện đang xây dựng khu đô thị mới Vạn Tường với đầy đủ
các tiện ích như: bưu điện, trường dạy nghề, bệnh viện quốc tế, khu chuyên
gia, khu du lịch sinh thái Thiên Đàng (hay còn gọi là khu du lịch sinh thái
Bốn mùa).
Đặc biệt, Bình Sơn có loại dưa hấu ăn rất ngon. Dưa hấu Bình Sơn quả
to, vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt đều. Phần ruột bên trong chín đặc, đỏ rực,
không bị rỗng xốp và nhạt dần vào trong như dưa ở nơi khác.
Trong 5 năm 2011- 2015, huyện Bình Sơn đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân 11,33%; trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5,7%- công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tăng 19%- dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông- lâm nghiệp.
36
Bình Sơn đã thu hút và huy động hơn 500 tỷ đồng vốn đầu tư; có 4200 người
được giải quyết việc làm; thu ngân sách hàng năm tăng 10%. Đã có 100% số
xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Về nông nghiệp và PTNT, với diện tích tự
nhiên trên 33 ngàn ha, Bình Sơn đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu
quả, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực- thực phẩm, vừa đi vào sản
xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản. Với diện tích đồi rừng lớn, Bình Sơn có thể phát triển đàn bò
thịt, hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triển lâm
nghiệp để đưa tổng đàn bò lên trên 10.000 con; ổn định diện tích và nâng cao
chất lượng rừng, đưa sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 40.000m3
, và
phát triển tập đoàn cây trên đồi. Bình Sơn là vùng chè truyền thống, diện tích
hiện nay là 1600 ha. Với diện tích mặt nước khá lớn nên phát triển thuỷ sản là
thế mạnh của huyện. Từ thế mạnh nông- lâm sản tạo tiền đề cho công nghiệp
chế biến, nhất là chế biến chè xuất khẩu. Hiện Bình Sơn đã có trên mười cơ
sở chế biến chè với sản lượng khoảng 6.000- 7.000 tấn sản phẩm /năm. Thời
gian tới, ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở sẽ đầu tư chiều sâu
nâng cao chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với sản lượng khoảng
1.000 tấn/ năm. Ngoài ra, có thể xây dựng một số cơ sở chế biến nguyên liệu
giấy, chế biến hoa quả, sản phẩm chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
37
2.2. Khái quát về giáo dục huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.1. Đánh giá chung:
Bình Sơn là một huyện Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, với điều kiện tự
nhiên, xã hội và kinh tế như nêu ở trên, rất thuận lợi cho công tác phát triển
giáo dục. Toàn huyện có 83 trường Công lập ( kể cả mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở), trong đó có 34 trường Tiểu học. Chất lượng giáo dục - đào tạo
của huyện ngày càng được nâng lên.
Bình Sơn hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 1999, Phổ cập
THCS năm 2004, Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ngày
càng được nâng cao, nhiều địa phương đã duy trì chỉ tiêu phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2015 – 2016, đạt Phổ cập mầm non cho trẻ em
5 tuổi, tỷ lệ huy động số trẻ ra lớp ngày càng tăng, số cháu 1-2 tuổi tới nhà trẻ
đạt 31,5%, số trẻ 3 – 4 tuổi đi mẫu giáo đạt 71,5%, số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt
100%. Cấp tiểu học trong năm học không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh
THCS bỏ học thấp 1%, số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt
99,8%, học sinh THCS tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,7%.
Toàn huyện có 16 trường THCS, 21 trường tiểu học, 4 trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tiếp tục củng cố, phát triển trung tâm giáo dục
thường xuyên nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu giáo dục của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập.
2.2.1.1.Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân
huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, PGD&ĐT đã có Kế hoạch hướng dẫn triển
việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
một cách cụ thể.
38
Sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, sự hỗ trợ của các tổ
chức xã hội và phụ huynh học sinh, sự cố gắng vươn lên của cán bộ, giáo viên
và học sinh trong ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục
huyện nhà ngày một phát triển.
- Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng hoàn thiện; cơ sở vật chất
luôn được tăng cường; đồng thời, với nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh
nghèo vượt khó học tập, học sinh thuộc diện gia đình chính sách ... đã góp
phần thu hút học sinh ra lớp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh trong học tập,
giảm thiểu học sinh bỏ học.
- Đồ dùng và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được nâng
cấp, trang bị tương đối đầy đủ, kết hợp với đồ dùng dạy học tự làm, đã giúp
cho giáo viên nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tạo hứng thú, phát huy được
tính chủ động, tích cực học tập của học sinh.
- Đa số cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng phần lớn
đạt chuẩn và vượt chuẩn; có kinh nghiệm, an tâm công tác và tâm huyết với
nghề, đó là điều kiện giúp cho quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ của
ngành được thuận lợi và có hiệu quả.
2.2.1.2. Khó khăn:
- Địa bàn rộng, trường Tiểu học và Mầm non còn nhiều điểm lẻ nên
việc đi lại, học tập của con em có nhiều khó khăn, nhất là việc đầu tư về cơ sở
vật chất không tập trung;
- Đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, kinh tế còn nhiều khó
khăn, có nhiều gia đình đi làm ăn xa nên việc theo dõi, chăm sóc, quản lí việc
học tập của con em còn khoáng trắng cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất là một trong những khó khăn hàng đầu, trong những năm
gần đây, mặc dù đã được đầu tư xây dựng song nhiều trường vẫn còn khó khăn,
hiện toàn huyện vẫn còn 20/25 trường Mầm non 13/34 trường tiểu học, 8/24
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn

More Related Content

What's hot

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
nataliej4
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
nataliej4
 
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viênLuận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp PhậtLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPTLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lapLuan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (11)

Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
Đánh Giá Hoạt Động Của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Thành Phố Thái Ngu...
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
 
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viênLuận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
Luận án: Hình thức giao tiếp với trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp PhậtLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung cấp Phật
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPTLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của Hiệu trưởng THPT
 
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lapLuan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
 

Similar to Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng NamNăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOTLuận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa LưĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
hieu anh
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng NamNăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
 
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOTLuận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
Luận văn: Quản lý các trường cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa LưĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
 
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ NGỌC THANH NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ NGỌC THANH NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN KHÁNH Thừa Thiên Huế - Năm 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân tôi, chưa được công bố ở bất kỳ nơi nào và được thực hiện trên việc vận dụng các kiến thức đã được học, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, kết hợp với quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn và với sự hướng dẫn khoa học của TS. Chu Xuân Khánh, qua trao đổi với đồng nghiệp, người thân để hoàn thành luận văn của mình. Số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, hoàn toàn dựa theo số liệu thu thập và điều tra tại địa phương. Các thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2017 Học viên Bùi Thị Ngọc Thanh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và người thân. Để có được thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Chu Xuân Khánh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Bùi Thị Ngọc Thanh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC.........................................................................9 1.1. Hiệu trưởng và các khái niệm liên quan:.............................................................9 1.1.1. Hiệu trưởng vànhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng.............................................9 1.1.2. Các khái niệm liên quan:.................................................................................11 1.2. Trường tiểu học và vị trí, vai trò của trường tiểu học........................................14 1.2.1. Vị trí của trường tiểu học....................................................................................14 1.2.2. Mục tiêu giáo dục tiểu học:.................................................................................14 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học...................................................15 1.2.4. Quyđịnh hạng trườngtiểu học:..........................................................................16 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực hiệu trưởng:......................................................16 1.3.1. Kiến thức:.............................................................................................................16 1.3.2. Kỹnăng, nghiệp vụ:............................................................................................20 1.3.3. Tinh thần, thái độ, ý thức, hànhvi, đạo đức.......................................................20 1.3.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.........................................................21 1.3.5. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:......................................................23 1.3.6. Năng lực quản lý trường tiểu học:......................................................................23 1.3.7. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội..26 1.3.8. Kết quả thực thi công vụ.....................................................................................27 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiệu trưởng...............................................27 1.4.1. Yếu tố khách quan...............................................................................................27 1.4.2. Yếu tố chủ quan...................................................................................................29 1.5. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ............................................................................................................................30
  • 6. Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI.............34 2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi...............34 2.2. Khái quát về giáo dục huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. ................................37 2.2.1. Đánh giá chung:...................................................................................................37 2.2.2. Khái quát về giáodục tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi..................39 2.3. Phân tích thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................42 2.3.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luậnchính trị............................................42 2.3.2. Đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................45 2.3.3. Thực trạng thực hiện công tác quảnlýcủa hiệu trưởng các trường tiểu học huỵên Bình Sơn.............................................................................................................53 2.4. Kết quả thực thi công vụ của hiệu trưởng:.........................................................54 2.5. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Bình Sơn..............................................................................55 2.5.1. Về số lượng:.........................................................................................................55 2.5.2. Về chất lượng: .....................................................................................................55 2.5.3. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm..................................................57 2.5.4. Về năng lực quản lý: ...........................................................................................59 2.5.5. Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộngđồng và xã hội: ...61 2.6. Thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................................................................62 2.6.1. Công tác quyhoạch:............................................................................................62 2.6.2 Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn......63 2.6.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng................................................................................65 2.6.4 Công tác kiểmtra, đánh giá.................................................................................66 2.6.5 Công tác thực hiện chế độ, chínhsách đãi ngộ, khen thưởng, kỷluật..............67 2.7. Những thành công và hạn chế nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi .............................................................69
  • 7. 2.7.1. Thành công..........................................................................................................69 2.7.2. Hạn chế.................................................................................................................70 2.8. Những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao năng lực ở các trường tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ...........................................................................71 2.8.1. Thuận lợi:.............................................................................................................71 2.8.2 Khó khăn:..............................................................................................................72 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI............................................................................................74 3.1. Phương hướng và mục tiêu:...............................................................................74 3.1.1. Phươnghướng:....................................................................................................74 3.1.2. Mục tiêu:..............................................................................................................75 3.1.3. Nguyên tắc đề xuất giải pháp: ............................................................................77 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi............................................................................79 3.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo huyện Bình Sơn về vai tròquản lý của hiệu trưởngtiểuhọc...............................................................................................................79 3.2.2. Xâydựng quyhoạch đội ngũ hiệu trưởng tiểu học:..........................................81 3.2.3. Phát huyvai trò, năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.............................................................................................82 3.2.4. Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, luân chuyển, bãi miễn................................................................................................................................84 3.2.5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu 3.2.6. Đổi mới công tác kiểmtra đánh giá năng lực quản lý của Hiệu trưởng Tiểu học...................................................................................................................................99 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ..........................................................102 3.4. Khảo nghiệm đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp......104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................111 1.Kết luận................................................................................................................111
  • 8. 2. Khuyến nghị........................................................................................................112 2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Giáo dục và Đàotạo Quảng Ngãi ... 112 2.2. Đối với UBND -Phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn.......................................... 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 1: Quyđịnh hạng trườngtiểu học.......................................................................16 Bảng số 2.1: Quy mô lớp học, số lượng học sinh tiểu học toàn huyện năm học 2015 – 2016........................................................................................................................40 Bảng số 2.2: Tổng hợp biên chế cấp tiểu học năm học 2016 – 2017 của Phòng GD&ĐT Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi............................................................41 2.3. Phân tích thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................42 Bảng 2.3. Danh sách và trình độ của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi........................................................................................42 Bảng 2.4. Đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.........................46 Bảng 2.5. Kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng về năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................................................................46 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, GV và nhân viên các trường tiểu học......................................................................................................................48 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của cơ quan quản lý về năng lực của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn...............................................................................51 Bảng 2.8: Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các trường tiểu học:....................53 Bảng 2.9: Kết quả thực thi công vụ của hiệu trưởng................................................54 Bảng số 2.10: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi...........................................................................................................................58 Bảng số 2.11: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực quản lý của CBQL trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ......................................60
  • 10. Bảng số 2.12: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của CBQL trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................61 Bảng số 2.13: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................62 Bảng số 2.14: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................63 Bảng số 2.15: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ........65 Bảng số 2.16: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đángiá đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi . .............67 Bảng số 2.17: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................68
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ số 2.1: Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Bình Sơn.........................................................................................................69 Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các giải pháp nâng cao................105 Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lý.....................106 nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn .......106 Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp quản lý nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng ...............................107
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đất nước ta đang trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải đổi mới hệ thống Giáo dục - Đào tạo. Đầu tư, quan tâm đến giáo dục là tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Trong giai đoạn hiện nay với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên cả nước, trên tất cả các lĩnh vực thì việc phát triển giáo dục- đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu là điều mà Đảng và nhà nước ta quan tâm nhất. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". [4, tr1] Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học-công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.” Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Trong đó, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của
  • 13. 2 mình, họ là những người trực tiếp truyền tải và thực thi chính sách pháp luật của nhà nước đến với cán bộ, giáo viên và học sinh; là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của giáo dục là năng lực hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Trong những năm qua, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học được đào tạo bài bản, phần lớn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao. Đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Hai trong sáu nhiệm vụ về: “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, phát triển nguồn nhân lực” của Nghị quyết XII của Đảng đã đề ra:“Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng cường quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” . Trong trường phổ thông, Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị do Nhà nước bổ nhiệm bằng văn bản quy phạm pháp luật theo chế độ phân cấp hiện hành. Là người chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất của một nhà trường, đồng thời thực hiện những quyền và nhiệm vụ do Nhà nước giao về điều hành và quản lý nhà trường, Hiệu trưởng phải là người phải có chuyên môn, có năng lực quản lý và có đạo đức trong sáng. Như vậy, người quản lý - Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học cũng không nằm ngoài những qui định trên. Hiện nay, vai trò, năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu học nói chung và Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi nói riêng đang ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý
  • 14. 3 giáo dục và góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Tuy nhiên, một số Hiệu trưởng các trường Tiểu học còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong quá trình quản lý nhà trường như năng lực còn hạn chế, tac phong chuyên nghiệp của đội ngũ hiệu trưởng chưa cao, tính chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.v.v, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Xuát phát từ vị trí quan trọng của trường tiểu học, để đảm báo hoạt động có hiệu quả của nhà trường, có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để giải quyết những vấn đề thực tế cho nhà trường, góp phần xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Bình Sơn là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ 20 km về phía Nam, là một huyện có quy mô trường lớp rộng lớn kể cả về mặt không gian và về số lượng. Toàn huyện có 34 trường tiểu học/ 25 xã, thị trấn. Là một huyện có xuất phát điểm về giáo dục thấp, vì địa bàn rộng, các điểm trường nằm rải rác ở thôn, xóm, điều kiện vật chất chưa đáp ứng với đòi hỏi với yêu cầu đổi mới Giáo dục- Đào tạo. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay nhất là việc chuẩn hoá đội ngũ hiệu trưởng một cahs chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các trường tiểu học ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lý quản lý của Hiệu trưởng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
  • 15. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề quản lý giáo dục đã có nhiều dự án, đề án, công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, đề tài đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Các công trình, các bài viết trên đều thể hiện các khía cạnh của một số yếu tố thuộc nội hàm về chất lượng giáo dục và năng lực của đội ngũ Hiệu trưởng ; phản ánh những khía cạnh nhất định của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước ta, bao gồm: Chất lượng quản lý (trong đó có đề cập đến vai trò quản lý và tầm quan trọng của hiệu trưởng); Mục tiêu, chương trình đào tạo; nội dung, phương pháp dạy học. Chúng ta có thể kể ra một loạt các công trình nghiên cứu được cho là tiêu biểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục nói chung và tiểu học nói riêng, như: - Năm 1984, tác giả Hà Sỹ Hồ với giáo trình: "Những bài giảng về quản lý trường học", Tập1, Tập 2; - Năm 1989, tác giả Hà Thế Ngữ với công trình “Dự báo giáo dục- Vấn đề và xu hướng”; - Tác giả Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả với công trình: “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI” xuất bản năm 2002; - Năm 2004, hai tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng với công trình: “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp”; - Tác giả Thái Văn Thành với giáo trình “Quản lý Giáo dục và Quản lý Nhà trường” xuất bản năm 2007; - Năm 2009, tác giả Trần Khánh Đức với công trình “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”; … Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tiếp cận giáo dục trên phương diện khoa học giáo dục, với đối tượng nghiên cứu riêng, tuy có đề
  • 16. 5 cập đến vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với chất lượng giáo dục, nhưng không nhiều. Duy chỉ có hai công trình “Quản lý Giáo dục và Quản lý Nhà trường” (2007) của tác giả Thái Văn Thành và “Những bài giảng về quản lý trường học” của tác giả Hà Sỹ Hồ là đề cập tương đối sâu về vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong trường học. Bên cạnh đó, còn có một số bài viết về vấn đề vai trò, năng lực quản lý của Hiệu trưởng như: - Đinh Văn Lê với bài viết “Chân dung Hiệu trưởng thời đổi mới” đăng trên báo Giáo dục và Thời đại, số 53 - 2011; - Nguyễn Trọng Hưng với bài viết “ Đổi mới công tác quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các trường tiểu học” đăng trên Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 11 năm 2010. Có thể thấy một điểm chung rằng, mặc dù Hiệu trưởng có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường, nhưng hầu hết, vấn đề này chỉ được trình bày lồng ghép vào các nghiên cứu chung về giáo dục, hoặc trong các giáo trình, các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, mà chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ và hệ thống cơ sở khoa học về năng lực và vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học đối với chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường tiểu học, nhất là trước yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng toàn bộ nền giáo dục quốc dân nước ta trong thời kỳ hội nhập. Tuy các đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng, mỗi công trình đề cập vấn đề một cách khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về giải pháp quản lý nâng cao “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
  • 17. 6 Quảng Ngãi”. Những quan điểm, nhận định, đánh giá của công trình khoa học liên quan đến đề tài đều được tác giả nghiên cứu, tham khảo có chon lọc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và những vấn đề về thực trạng năng lực hiệu trưởng trường tiểu học, qua đó đề xuất đề xuất một số giải pháp nâng cao“Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” phù hợp với tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở địa phương, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đặt ra giả quyết 3 nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi. Từ đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường Tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Về nội dung:
  • 18. 7 Luận văn nghiên cứu làm rõ các nhóm tiêu chí đánh giá năng lực Hiệu trưởng các trường tiểu học công lập, thông qua các yếu tố cấu thành năng lực hiệu trưởng, thông qua kết quả thực thi công vụ, luận văn lấy số liệu thực tiễn, số liệu được phân tích, kết hợp với phiếu điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên, nhân viên, phụ huynh để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu trưởng tiểu học công lập trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thông qua số liệu về thực trạng năng lực hiệu trưởng các trường tiểu học được thu thập trong khoảng thời gian từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp từ năm học 2016- 2018. 4.2.3. Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở 34 trường tiểu học công lập trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác quản lý đồng thời kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan.. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn đó là: phương pháp định tính; phương pháp phân tích số liệu định lượng từ các thông tin phiếu đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng và điều tra cơ sở.
  • 19. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu học; làm cơ sở để giải quyết một số bất cập về năng lực quản lý phát sinh trong thực tiễn quản lý, khuyến nghị một số biện pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 24/12/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” - Ý nghĩa về thực tiễn: Góp phần nâng cao năng lực đối với đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn các khóa nhất là từ khoá XXV – XXVI. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”. Chương 2: Thực trạng “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”. Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp “Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.
  • 20. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Hiệu trưởng và các khái niệm liên quan: 1.1.1. Hiệu trưởng và nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng 1.1.1.1. Khái niệm “Hiệu trưởng” Điều 54, Luật Giáo dục 2005 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Hiệu trưởng như sau: - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. - Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. - Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định. Theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 về ban hành Điều lệ trường Tiểu học, thì hiệu trưởng trường tiểu học được qui định như sau: Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
  • 21. 10 Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định. 1.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: Một là, Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; Hai là, lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; Ba là, Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; Bốn là, Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; Năm là, Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr- ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; Sáu là, Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
  • 22. 11 Bảy là, Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Tám là, Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Theo tác giả Thái Văn Thành, trong trường phổ thông, Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị do Nhà nước bổ nhiệm bằng văn bản quy phạm pháp luật theo chế độ phân cấp hiện hành, Hiệu trưởng là người: - Đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý; Hiệu trưởng là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm pháp nhân trước luật pháp nhà nước. - Có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính, chuyên môn trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng. - Có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường mầm non, Điều lệ trường tiểu học, trường trung học. [34, 61- 62] Tóm lại, hiệu trưởng là người đứng đầu một cơ sở đào tạo được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, đại diện cho pháp luật quản lý, điều hành cơ sở giáo dục và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân về việc làm của mình. 1.1.2. Các khái niệm liên quan: 1.1.2.1.. Năng lực là gì? Năng lực là nghiên cứu khả năng làm việc của họ gắn với những nhiệm vụ mà tổ chức đảm nhận. Thiếu năng lực hay không có năng lực là nói đến sự yếu kém, hạn chế trong việc thực thi công việc trong một tổ chức, trong những điều kiện cụ thể. Đồng thời cũng cần xem xét khía cạnh năng lực theo
  • 23. 12 mức độ hoàn thiện của công việc mà con người đảm nhiệm. Nếu ở mức tối thiểu, con người có thể làm được nhiệm vụ giao cho theo những tiêu chuẩn tối thiểu và khi năng lực của họ được nâng cao, họ có thể làm được những công việc đó tốt hơn, hiệu quả hơn (chất lượng hơn, tiết kiêm, được chi phí hơn). Do đó, quy định năng lực đảm nhận công việc cũng phải qui định ở mức tối thiểu để làm được công việc mà cá nhân được phân công. Dù theo cách tiếp cận nào, năng lực luôn gắn với cách thức nhìn nhận khả năng thực thi công việc được giao. Tóm lại, năng lực là tổng hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cảu cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả. 1.1.2.2. Năng lực cá nhân: Năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người hiệu trưởng cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Kiến thức: Những kiến thức mà cá nhân học được trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp học. Đó có thể được thể hiện thông qua hệ thống bằng cấp cá loại mà cá nhân đó có được. Tuy nhiên, các loại bằng cấp này mới chỉ thể hiện mức độ kiến thức con người có được trong trường học, những kiến thức này có thể bị lãng quên nếu con người không có điều kiện sử dụng. Kỹ năng: Đó chính là khả năng của một người ( không phân biệt mức độ kiến thức, học vấn) có thể làm, thực hiện có hiệu quả một công việc cụ thể được trao cho họ. Con người có thể làm được nhiều việc trên nhiều lĩnh vực. Kỹ năng của con người có được phải thông qua thực thi các công việc. Nếu như kiến thức có thể có được thông qua học tập, đào tạo và bồi dưỡng thì khả năng đó phải thông qua thực hành. Một người có kiến thức đã học về một
  • 24. 13 lĩnh vực nào đó nhưng họ phải thông qua thực hành kỹ năng mới hình thành từng bước và cấp độ kỹ năng ngày càng tăng khi họ đã thành thạo công việc. Hành vi, ứng xử và các mối quan hệ: Đây là yếu tố thứ ba xác định được năng lực của một con người. Những biểu hiện về quan hệ, ứng xử, giao tiếp, nghe, nói là những biểu hiện của hành vi và hành vi của một người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và được thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể. Hành vi ứng xử, giao tiếp, quan hệ mang tính cách của cá nhân con người. Do vậy, thành công hay thất bại của con người sẽ phụ thuộc vào hành vi mà chính họ có trong mối quan hệ với cá nhân khác. Ba yếu tố trên được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một chính thể, đó là năng lực của cá nhân con người. 1.1.2.3. Năng lực hiệu trưởng: Năng lực của Hiệu trưởng là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và các mối quan hệ của Hiệu trưởng được sử dụng trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo qui định của pháp luật, đảm bảocho hoạt động công vụ được thực thi liên tục, thông suốt và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra. 1.1.2.4. Khái niệm “Đội ngũ”: Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ. Ngày nay khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: "Đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ trí thức; đội ngũ y, bác sỹ..."đều xuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ đó là: "Khối đông người được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượng chiến đấu". Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau nhưng đều có chung một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực
  • 25. 14 lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp nhưng đều có chung một mục đích nhất định. Từ các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. 1.2. Trường tiểu học và vị trí, vai trò của trường tiểu học 1.2.1. Vị trí của trường Tiểu học Điều 2 - Điều lệ trường Tiểu học xác định: " Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng". [5, Tr 5]. 1.2.2. Mục tiêu giáo dục tiểu học: Mục tiêu giáo dục tiểu học theo điều 27 - Luật giáo dục: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". [26, Tr 15]. Mục tiêu quản lý trường tiểu học là quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường, sử dụng có hiệu quả về nhân lực, tài lực, vật lực nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý trường tiểu học chủ yếu là quản lý hoạt động dạy, học, các hoạt động phục vụ cho việc dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu cụ thể của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay cần đạt được một số vấn đề: Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, nâng tỷ lệ đạt chuẩn, củng cố vững chắc thành tựu PCGDTH – CMC. Duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày. Đổi mới phương pháp dạy và học, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn. Xây dựng và đánh giá các
  • 26. 15 trường theo chuẩn Quốc gia. Xây dựng các điều kiện bảo đảm việc giáo dục – đào tạo học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng có hiệu quả. 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học. Điều 3- Điều lệ trường Tiểu học qui định nhiệm vụ, quyền hạn của trường Tiểu học như sau: -Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành. - Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ khuyết tật, trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. - Xây dựng nhà trường theo các qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển của địa phương. - Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. - Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tài chính theo qui định của pháp luật. - Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. - Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động cộng đồng. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.
  • 27. 16 1.2.4. Quy định hạng trường Tiểu học: Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền. Quy định hạng trường giúp cho việc thực hiện chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng được công bằng hơn. Hạng trường của cấp Tiểu học được quy định như sau: Bảng số 1: Quy định hạng trường tiểu học. TT Trường tiểu học thuộc vùng, miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 1 Trung du, đồng bằng, thành phố. Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27 lớp Dưới 18 lớp 2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18 lớp Dưới 10 lớp (Nguồn: Thông tư số 33/2005 /TT-BGD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập. [23, Tr 2] 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực Hiệu trưởng: 1.3.1. Kiến thức: Được biểu hiện qua bằng cấp, trình độ dào tạo ở trường, lớp và qua kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà người hiệu trưởng tích lũy và học được trong cuộc sống. Kiến thức con người nói chung được đánh giá qua nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí được lượng hóa và cũng có tiêu chí không thể lượng hóa. Sau đây là một số tiêu chí cơ bán được sử dụng phổ biến để đánh giá kiến thức của công chức: - Trình độ học vấn: là chương trình giáo dục quốc dân mà hiệu trưởng đã được trang bị. Nó là tổng thể những kiến thức tự nhiên, xã hội và tư duy để từ đó hình thành nên kiến thức chuyên môn và nhân cách con người. Trình độ học vấn được đánh giá băng số năm thực tế mà hiệu trưởng được học trong hệ
  • 28. 17 thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, cũng cần phải chú trọng cách thức đánh giá rất quan trọng là trình độ thực tế của công chức, vì trong nhiều trường hợp trình độ học vấn và bằng cấp không tương xứng nhau. Nói cách khác, trình độ học vấn chỉ phán ánh thông qua bằng cấp của hiệu trưởng mà nó còn phản ánh thông qua chất lượng thục sự của hiệu trưởng được lĩnh hội và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công tác. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: được phản ánh thông qua kiến thức chuyên môn mà hiệu trưởng được trang bị. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết quả của quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệpcuar hiệu trưởng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng được phản ảnh qua các điều kiện sau: Thứ nhất, bằng cấp chuyên môn mà hiệu trưởng có tính từ trung cấp sư phạm trở lên Thứ hai, có khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức chuyên môn và trong thực tế công tác, phát huy hiệu quả, mang lại giá trị thực tế. Đây chính là khâu hạn chế của nhiều hiệu trưởng, điều này xuất phát từ nguyên nhân trong việc đánh giá hiệu trưởng theo bằng cấp chuyên môn và bằng cấp là tiêu chí quan trọng để tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm hiệu trưởng. Cách đánh giá và sử dụng hiệu trưởng như thế quá lạc hậu, nó không thể thích nghi với một nền giáo dục hiện đại và chuyên nghiệp. Mặc dù vậy nhưng việc quy hoạch, bổ nhiệm vẫn phụ thuộc vào bằng cấp mà hiệu trưởng đó có được. - Trình độ lý luận chính trị: được hiểu là khả năng tư duy lý luận chính trị của hiệu trưởng. Nó phản ánh nhận thức thế giới quan của công chức về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp xây
  • 29. 18 dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị cũng phản ánh 2 khía cạnh: Thứ nhất, đó là chương trình lý luận mà hiệu trưởng đã đào tạo, bồi dưỡng theo qui định. Thứ hai, đó là khả năng tư duy trong thực tế của hiệu trưởng. Có nghĩa là chất lượng lý luận thực tế của hiệu trưởng, là khả năng hiệu trưởng vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế công việc để giải quyết một cách có cơ sở khoa học, chính xác, mang lại hiệu quả cao. Hiệu trưởng phải có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. - Trình độ quản lý giáo dục: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quan trọng đối với mối hiệu trưởng, nhưng hoạt đọng quản lý giáo dục thì hiệu trưởng cần phải có kiến thức về quản lý. Kiến thức này giúp cho hiệu trưởng đạt kết quả tốt trong lĩnh vực quản lý của mình. Trình độ quản lý giáo dục là tổng hợp kiến thức, kỹ năng của hiệu trưởng về giáo dục, pháp luật, quản lý giáo dục và khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đó vào thực tiễn công tác. Do đặc thù công tác nên có những hiệu trưởng chưa được trang bị kiến thức về quản lý giáo dục mà thực tế họ hoàn thành công việc do sự tự rèn luyện và trưởng thành nhờ tích lũ kinh nghiệm. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng chủ quan như làm việc thiếu chuyên nghiệp, tùy tiện, làm theo camt tính. Trình độ quản lý giáo dục cũng thể hiện qua 2 khía cạnh: Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ về quản lý giáo dục mà hiệu trưởng có được. Thứ hai, khả năng vận dụng kiến thức quản lý giáo dục vào thực tế công tác, mang lại hiệu quả thực tế.
  • 30. 19 - Trình độ tin học: Trong hoạt động quản lý giáo dục, hiệu trưởng cần phải có kiến thức, kỹ năng về tin học, hiệu trưởng sử dụng thông qua công cụ máy tính và các thiết bị truyền tin. Đây là công cụ không thể thiếu đối với hiệu trưởng, nó giúp cho hiệu trưởng trong quá trình giải quyết công việc, trong việc theo dõi hoạt động của cấp dưới. Trình độ tin học là tổng hợp những kiến thức kỹ năng của hiệu trưởng trong việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm phục vụ quá trình công tác của mình và khả năng vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả kiến thức đó vào thực tiễn công tác. Trình độ tin học cũng được phản ảnh 2 khía cạnh: Thứ nhất, băng cấp, chứng chỉ mà hiệu trưởng có được Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức tin học và thực tiễn công tác của hiệu trưởng. - Trình độ ngoại ngữ: Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hiệu trưởng phải có kiến thức thức, kỹ năng về việc sử dụng ngoại ngữ trong công việc. Đây là kiến thức bổ trợ không thể thiếu đối với công chức, nó giúp ích cho hiệu trưởng trong cong việc giao tiếp, ứng xủ đối với tổ chức, công dân có yếu tố nước ngoài khi đến cơ quan, đơn vị liên hệ công tác, thuận lợi cho việc tiếp xúc các đoàn nước ngoài, giúp bản thân hiệu trưởng nghiên cứu tài liệu, đọc các trang điện tử có sử dụng tiếng nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ là khả năng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng của công chức trong việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đó vào thực tiễn công tác. Trình độ ngoại ngữ thông qua 2 khía cạnh: Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Thứ hai, khả năng vận dụng có hiệu quả kiến thức ngoại ngữ và trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị thực tế.
  • 31. 20 1.3.2. Kỹ năng, nghiệp vụ: Là tổng hợp cách thức, phương thức, biện pháp tổ chức và thực hiện giải quyết công việc cuả hiệu trưởng. Điều này thể hiện khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm bắt nghiệp vụ, biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh quản lý của mình. Hiệu trưởng có kỹ năng quản lý tốt thì hiệu quả công việc cao. Trong một môi trường như nhau, mỗi hiệu trưởng có một kỹ năng quản lý khác nhau và có thể hiệu quả công việc cũng khác nhau. Do vậy, hiệu trưởng phải biết vận dụng những lý thuyết mà mình đã học áp dụng vào thực tế, công việc hàng ngày để trở thành nhuần nhuyễn, thành thói quen. Đối với hiệu trưởng cần có những kỹ năng như sau: Thứ nhất, kỹ năng hành chính nhà nước bao gồm: kỹ năng điều hành; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; kỹ năng tổ chức hội họp; kỹ năng tổ chức thực thi pháp luật. Thứ hai, kỹ năng tác nghiệp hành chính: Kỹ năng giao tiếp hành chính; kỹ năng phân tích tổng hợp; kỹ năng đánh giá; kỹ năng soạn thảo văn bản. Thứ ba, kỹ năng thuộc chuyên môn quản lý giáo dục. 1.3.3. Tinh thần, thái độ, ý thức, hành vi, đạo đức Là việc làm chủ thái độ, hành vi, trạng thái tinh thần của bản thân trước những vấn đề có liên quan cần giải quyết. Người có thái độ ứng xử phù hợp, cầu thị, hợp tác, chia sẻ và quyết đoán sẽ giải quyết công việc được nhanh chóng và thấu tình đạt lý. Người có ting thần, thái độ làm việc qua loa, chiếu lệ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Người tâm đắc với công việc, người có ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình luôn có khả năng thực hiện công việc với chất lượng cao hơn. Trong quá trình thực thi công vụ của hiệu trưởng thì thái độ làm việc là rất quan trọng, tác động trực tiếp tới năng lực thực thi công vụ của người hiệu
  • 32. 21 trưởng. Nhiều hiệu trưởng có trình độ, kiến thức tốt, kỹ năng vững vàng nhưng không hoàn thành nhiệm vụ do thái độ không đúng. Vì vậy, thái độ thực thi công vụ của hiệu trưởng phải có tác phong nghề nghiệp chuẩn mực, có ý thức, trách nhiệm cao đối với công việc, sự cố gắng, nhiệt tình đối với công việc được giao. Hiệu trưởng còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng nhưng nếu có thái độ tích cực trong thực thi công vụ thì có thể bù đắp những thiếu hụt đó. Nhưng nếu không có thái độ tích cực trong hoạt động công vụ thì dù có kiến thức và kỹ năng tốt cũng không phát huy hết năng lực làm việc. Thái độ tích cực với công việc của hiệu trưởng liên quan đến đạo đức công vụ và trách nhiệm công vụ, gắn liền với yếu tố ảnh hưởng tới hiệu trưởng cả về đời sống vật chất và tinh thần. Hiện nay việc đánh giá hiệu trưởng được được đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT, ngày 8 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được đánh giá bằng những tiêu chuẩn sau: 1.3.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1.3.4.1. Phẩm chất chính trị Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. 1.3.4.2. Đạo đức nghề nghiệp:
  • 33. 22 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường; Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi; Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. 1.3.4.3. Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung; Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. 1.3.4.4. Giao tiếp và ứng xử: Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh; Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh. 1.3.4.5. Học tập, bồi dưỡng: Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
  • 34. 23 1.3.5. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: 1.3.5.1. Trình độ chuyên môn: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học; Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học. 1.3.5.2. Nghiệp vụ sư phạm: Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học; Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục. 1.3.6. Năng lực quản lý trường tiểu học: 1.3.6.1. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý: Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường. 1.3.6.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp;
  • 35. 24 Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học. 1.3.6.3. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. 1.3.6.4. Quản lý học sinh: Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương; Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học; Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định; Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. 1.3.6.5. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục: Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp;
  • 36. 25 Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh; Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định; Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn. 1.3.6.6. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả; Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục. 1.3.6.7. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin: Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường; Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định. 1.3.6.8. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục: Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định; Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý; Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
  • 37. 26 Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường. 1.3.6.9. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường: Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3.7. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội 1.3.7.1. Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh: Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học; Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh. 1.3.7.2. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn; Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Ngoài ra, hàng năm hiệu trưởng còn được đánh giá theo tiêu chuẩn chung của Luật công chức bao gồm những nội dung sau: - Sự chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội qui, qui chế cơ quan. - Tinh thần, ý thức trách nhiệm thực thi công vụ
  • 38. 27 - Tinh thần, ý thức học tập, rèn luyện về đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. - Tinh thần hợp tác. - Sự hài lòng của người dân về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức. Đây cũng được xem là một yếu tố để đánh giá năng lực của hiệu trưởng xuất phát từ yêu cầu hướng tới nền giáo dục hiện đại và đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng. 1.3.8. Kết quả thực thi công vụ Kết quả công tác là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng để đánh giá năng lực hiệu trưởng. Năng lực hiệu trưởng tiểu học được đnhs giá chính xác nhất qua hiệu quả giải quyết công việc. Đây là kết quả của quá trình vận dụng trình độ, kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành vi trong quá trình thực thi công vụ để đạt được mục tiêu của hiệu trưởng và tổ chức. Năng lực hiệu trưởng không đơn thuần là một phép cộng của các yếu tố nói trên mà bao hàm cả khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố đó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả công vụ cao nhất. Như vậy, ngoài các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ đã được trang bị thì mỗi hiệu trưởng còn phải có khả năng quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấp quản lý với nhau, với các tổ chức bên ngoài và nhân dân đến quan hệ công tác. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiệu trưởng 1.4.1. Yếu tố khách quan - Môi trường làm việc: môi trường làm việc của hiệu trưởng là mối quan hệ giưuac hiệu trưởng với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, giữa hiệu trưởng với cha mẹ học sinh, giữa hiệu trưởng với các cấp chính quyền, địa phương...
  • 39. 28 Để hiệu trưởng thực thi tốt được nhiệm vụ của mình thì các cấp quản lý giáo dục cần tạo môi trường làm việc phù hợp. Có môi trường làm việc tốt thì mỗi hiệu trưởng mới có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ cuat tập thể. - Điều kiện làm việc bao gồm: cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm việc... Điều kiện làm việc ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của hiệu trưởng. Nếu được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thì sẽ giúp hiệu trưởng giải quyết nhanh chóng công việc và đạt hiệu quả cao. - Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ: Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của hiệu trưởng. Hiệu trưởng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc thời gia hành chính nên để phát huy hết tài năng và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thì phải có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng với công việc mà họ đảm nhận. - Công tác quy hoạch hiệu trưởng: Công tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục. quy hoạch người có năng lực, có tâm huyết với nghề tất yếu sẽ đạt kết quả tốt trong công việc. Trong quá trình quản lý hiệu trưởng của cấp quản lý thì khâu đầu tiên là quy hoạch, khâu này đóng vai trò rất quan trọng, cần được quan tâm để có thể tuyển chọn được đội ngũ dự nguồn cán bộ quản lý có năng lực, trong đó có đội ngũ hiệu trưởng. Nếu làm tốt công tác quy hoạch thì chúng ta sẽ lựa chọn được những người có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có trình độ năng lực dể thực thi nhiệm vụ. - Công tác bổ nhiệm hiệu trưởng: Bổ nhiệm hiệu trưởng đúng tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện cho người có năng lực phát huy hết khả năng của mình. Việc bổ nhiệm đúng người, đúng việc sẽ tạo tinh thần làm việc hăng say, một giáo viên giỏi chưa chắc hẳn sẽ là người quản lý giỏi. Vì vậy, ngoài kiến thức
  • 40. 29 về chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi hiệu trưởng phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để cập nhật kịp thồi những đổi mới liên quan đến ngành. 1.4.2. Yếu tố chủ quan - Môi trường làm việc đối với hiệu trưởng bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, các mối quan hệ.... Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công chức cũng như quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của nhà trường. Để nâng cao chất lượng trong môi trường làm việc cần đặc biệt chú ý đến công tác quản lý. Công tác quản lý hiệu trưởng từ việc quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật...Tất cả hoạt động quản lý hiệu trưởng trên đều cho thấy ảnh hưởng đến năng lực thự thi công vụ của hiệu trưởng. Việc quản lý tốt sẽ phát huy cao năng lực của mỗi công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Quản lý không tốt sẽ gây trở ngại, không tạo động lực khuyến khích hiệu trưởng nâng cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Vì vậy, để phát huy được năng lực của đội ngũ hiệu trưởng thì phải tạo môi trường, điều kiện tốt và phù hợp. Những điều kiện đó phụ thuộc vào việc qui hoạch, bổ nhiệm.. Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực hiệu trưởng đó là: - Phong cách người lãnh đạo, quản lý Người hiệu trưởng giữ vai trò trung tâm trong tập thể sư phạm nhà trường. Mọi vấn đề của tập thể cần giải quyết đều phải thông qua người hiệu trưởng, họ là cầu nối giữa cơ quan quản lý với tập thể sư phạm. Người hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả hoạt động của đơn vị mình quản lý, đồng thời họ có trách nhiệm tạo những điều kiện cần thiết đảm bảo cho giáo viên tham gia các hoạt động của nhà trường. Vì vậy phong cách của
  • 41. 30 người hiệu trưởng như uy tín, các mối quan hệ, cách thức quản lý của người hiệu trưởng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nhà trường. - Văn hóa tổ chức Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và qui tác này qui định cách thức ứng xử với nhau giữa những người trong nhà trường với các bên có liên quan nằm ngoài nhà trường. Bầu không khí tâm lý đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của tổ chức. Một bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tổ chức sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân. Ở một tổ chức như vậy ít khi xảy ra xung đột gay gắt, ở đó, các thành viên luôn gắn bó với tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể mình. Trái lại, một tổ chức có bầu không khí tâm lý tẻ nhạt, căng thẳng sẽ tạo ra các cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ dàng hình thành những nhóm không chính thức, đối lập, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển. Trong tổ chức này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm lẫn nhau. Cơ cấu giưois tính là một yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội cho thấy, nếu một tập thể toàn nam hoặc toàn nữ thì không khí làm việc căng thảng hơn, các thành viên ít quan tâm đến hình thức ăn mặc, lời nói, cách ứng xử một cách tế nhị của mình. 1.5. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học . Nâng cao năng lực của đội ngũ hiệu trưởng có tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công tác Giáo dục trong giao đoạn hiện nay và mãi mãi về sau. Điều đó được thể hiện ở các khía cạnh:
  • 42. 31 Thứ nhất, nâng cao năng lực hiệu trưởng sẽ đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục, phát triển kinh tế cho xã hội. Nguồn nhân lực luôn luôn đóng vai trò quyết định vào quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, yêu cầu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững được đặt ra và để làm được điều đó thì đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội. Đối với nguồn nhân lực là hiệu trưởng các trường tiểu học là lực lượng quản lý giáo dục, cụ thể hóa các chương trình giáo dục của cấp trên để thực hiện việc giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Thứ hai, nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, nâng cao năng lực hiệu trưởng còn là giải pháp tránh nguy cơ tụt hậu. Với xu hướng hiện nay, nếu không nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học sẽ không đáp ứng về yêu cầu phát triển giáo dục khi mặt bằng dân trí ngày càng cao, mặt khác sẽ không vươn tới một môi trường giáo dục hiện đại. Thứ tư, Xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiến trình phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Trong điều ở nước ta, tiến trình này diễn ra với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cách mạng hiện nay là: “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xã hội ổn định dân chủ, kỷ cương đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
  • 43. 32 được nâng lên rõ rệt; độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chăc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vai trò của hiệu trưởng là hết sức quan trọng. Họ là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện kế hoạch giáo dục của cấp trên. Do vậy nâng cao năng lực hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết.
  • 44. 33 Tiểu kết chương 1 Chương này trình bày những lý luận cơ bản nhất về hiệu trưởng trường tiểu học. Năng lực hiệu trưởng trường tiểu học là thuật ngữ chỉ khả năng thể chất và trí tuệ của mỗi hiệu trưởng trong trong việc sử dụng các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ, hành vi để hoàn thành công việc đươc giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu xác định của hiệu trưởng. Năng lực của hiệu trưởng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: môi trường, điều kiện làm việc, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá…. Tiêu chí đánh giá hiệu trưởng bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực; kỹ năng xử lý công việc; kỹ năng bao quát công việc…. Việc nâng cao năng lực cho hiệu trưởng trường tiểu học xuất phát từ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường tiểu học và hiệu trưởng trường tiểu học có vị trí vai trò quan trọng trong nền giáo dục quốc dân. Qua 30 năm đổi mới, đội ngũ hiệu trưởng đã có sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt, nhất là sự năng động, nắm bắt, hóa nhập với công việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước, với yêu cầu đổi mới tòan diện như hiện nay thì đội ngũ hiệu trưởng nói chung và hiệu trưởng trường tiểu học nói ring vẫn còn nhiều bất cập, phải đào tạo, bồi dưỡng nhiều. Do vậy, nâng cao năng lực hiệu trưởng trường tiểu học là một nhiệm vụ cần thiết hiện nay.
  • 45. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi Bình Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 20 km; phía Bắc giáp các huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển; phía Tây giáp huyện Trà Bồng; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh của tỉnh nhà. Có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, đông thời là huyện của ngõ của tỉnh về phía Bắc, huyện có nhà máy lọc hóa dầu số 1 trong cả nước. Tổng diện tích tự nhiên 463,86 km². Huyện Bình Sơn có 25 đơn vị hành chính ( trong đó có 01 thị trấn). Huyện Bình Sơn có địa hình phức tạp, bao gồm các dạng địa hình ven biển, đồng bằng và đồi núi. Sông Trà Bồng chảy từ hướng Tây sang Đông đến huyện lị Bình Sơn thì ngoặt lên hướng Bắc ra cửa Sa Cần. Quốc lộ 1A và đường xe lửa chạy song song với nhau. Thị trấn Châu Ổ có đường ô tô nối liền với huyện lị Trà Bồng và Trà Mi về phía Tây. Tổng số dân 180.695 người; có 25 xã và 1 thị trấn. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,02%, mật độ dân số trung bình khoảng 370 người/km2 . Là huyện có nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh. Có 01/25 xã, thị trấn là xã miền núi. 07 xã được hưởng chính sách bãi ngang ven biển. Huyện có địa điểm Vạn Tường, là nơi đã từng xảy ra chiến thắng Vạn Tường mở đầu chiến dịch mùa khô năm 1965. Di tích lịch sửa Ba Làng An, nơi xảy ra vụ thảm sát đẫm máu năm 1969. Quê Trương Định, Trương Đăng Quế, Trương Đăng Đản, Trương Đăng Để, Trương Quyền, Nguyễn Tự Tân.
  • 46. 35 Huyện có nhiều bãi tắm đẹp như: Khe Hai; Lệ Thủy. Cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Bình Hòa, nhà bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường... Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá- xã hội được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Huyện đã hoàn thành PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS, Phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Hiện nay đã có 41/83 trường học đạt trường Chuẩn Quốc gia ( trong đó, 4 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học, 16 trường Trung học cơ sở). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục mầm non; củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học phổ thông. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo có đạo đức tốt, bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Trước đây, kinh tế của huyện chủ yếu thuần nông. Hiện nay, huyện Bình Sơn đã thu hút đầu tư với nhiều dự án lớn, đặc biệt là cảng Dung Quất và Khu công nghiệp Dung Quất, nhà máy lọc dầu Dung Quất được xem là trọng điểm công nghiệp của miền Trung. Bình Sơn hiện đang xây dựng khu đô thị mới Vạn Tường với đầy đủ các tiện ích như: bưu điện, trường dạy nghề, bệnh viện quốc tế, khu chuyên gia, khu du lịch sinh thái Thiên Đàng (hay còn gọi là khu du lịch sinh thái Bốn mùa). Đặc biệt, Bình Sơn có loại dưa hấu ăn rất ngon. Dưa hấu Bình Sơn quả to, vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt đều. Phần ruột bên trong chín đặc, đỏ rực, không bị rỗng xốp và nhạt dần vào trong như dưa ở nơi khác. Trong 5 năm 2011- 2015, huyện Bình Sơn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông- lâm nghiệp tăng 5,7%- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 19%- dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông- lâm nghiệp.
  • 47. 36 Bình Sơn đã thu hút và huy động hơn 500 tỷ đồng vốn đầu tư; có 4200 người được giải quyết việc làm; thu ngân sách hàng năm tăng 10%. Đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Về nông nghiệp và PTNT, với diện tích tự nhiên trên 33 ngàn ha, Bình Sơn đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực- thực phẩm, vừa đi vào sản xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích đồi rừng lớn, Bình Sơn có thể phát triển đàn bò thịt, hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triển lâm nghiệp để đưa tổng đàn bò lên trên 10.000 con; ổn định diện tích và nâng cao chất lượng rừng, đưa sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 40.000m3 , và phát triển tập đoàn cây trên đồi. Bình Sơn là vùng chè truyền thống, diện tích hiện nay là 1600 ha. Với diện tích mặt nước khá lớn nên phát triển thuỷ sản là thế mạnh của huyện. Từ thế mạnh nông- lâm sản tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến chè xuất khẩu. Hiện Bình Sơn đã có trên mười cơ sở chế biến chè với sản lượng khoảng 6.000- 7.000 tấn sản phẩm /năm. Thời gian tới, ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở sẽ đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với sản lượng khoảng 1.000 tấn/ năm. Ngoài ra, có thể xây dựng một số cơ sở chế biến nguyên liệu giấy, chế biến hoa quả, sản phẩm chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
  • 48. 37 2.2. Khái quát về giáo dục huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.1. Đánh giá chung: Bình Sơn là một huyện Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, với điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế như nêu ở trên, rất thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục. Toàn huyện có 83 trường Công lập ( kể cả mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), trong đó có 34 trường Tiểu học. Chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện ngày càng được nâng lên. Bình Sơn hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 1999, Phổ cập THCS năm 2004, Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ngày càng được nâng cao, nhiều địa phương đã duy trì chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm học 2015 – 2016, đạt Phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ huy động số trẻ ra lớp ngày càng tăng, số cháu 1-2 tuổi tới nhà trẻ đạt 31,5%, số trẻ 3 – 4 tuổi đi mẫu giáo đạt 71,5%, số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Cấp tiểu học trong năm học không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh THCS bỏ học thấp 1%, số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%, học sinh THCS tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,7%. Toàn huyện có 16 trường THCS, 21 trường tiểu học, 4 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tiếp tục củng cố, phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập. 2.2.1.1.Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, PGD&ĐT đã có Kế hoạch hướng dẫn triển việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” một cách cụ thể.
  • 49. 38 Sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh, sự cố gắng vươn lên của cán bộ, giáo viên và học sinh trong ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục huyện nhà ngày một phát triển. - Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng hoàn thiện; cơ sở vật chất luôn được tăng cường; đồng thời, với nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó học tập, học sinh thuộc diện gia đình chính sách ... đã góp phần thu hút học sinh ra lớp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh trong học tập, giảm thiểu học sinh bỏ học. - Đồ dùng và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được nâng cấp, trang bị tương đối đầy đủ, kết hợp với đồ dùng dạy học tự làm, đã giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tạo hứng thú, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. - Đa số cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng phần lớn đạt chuẩn và vượt chuẩn; có kinh nghiệm, an tâm công tác và tâm huyết với nghề, đó là điều kiện giúp cho quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ của ngành được thuận lợi và có hiệu quả. 2.2.1.2. Khó khăn: - Địa bàn rộng, trường Tiểu học và Mầm non còn nhiều điểm lẻ nên việc đi lại, học tập của con em có nhiều khó khăn, nhất là việc đầu tư về cơ sở vật chất không tập trung; - Đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, kinh tế còn nhiều khó khăn, có nhiều gia đình đi làm ăn xa nên việc theo dõi, chăm sóc, quản lí việc học tập của con em còn khoáng trắng cho nhà trường. - Cơ sở vật chất là một trong những khó khăn hàng đầu, trong những năm gần đây, mặc dù đã được đầu tư xây dựng song nhiều trường vẫn còn khó khăn, hiện toàn huyện vẫn còn 20/25 trường Mầm non 13/34 trường tiểu học, 8/24