SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐỖ THÀNH NAM
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM
Dịch Vụ Làm Luận Văn
Liên Hệ để tải tài liệu nhanh
Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele)
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐỖ THÀNH NAM
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. TRẦN ANH TÀI PGS.TS.LÊ DANH TỐN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài
liệu tham khảo của luận văn.
Học viên
Đỗ Thành Nam
LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn
khoa học PGS.TS Trần Anh Tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Trường Đại học Kinh
tế - Đạihoc Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế Chính trị, Hôi đồng khoa hoc và
các thầy, cô giáo đãgiảng day , truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các tác giả của những tài liệu tham khảo,
những người đi trước đã để lạicho chúng tôinhững kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin được cám ơn Ban giám hiệu các Trường đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thu thập hồ sơ, số liệu để thực hiện luận văn và xin cám ơn
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Đỗ Thành Nam
i
MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng…................................................................................................i
Danh mục hình....................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...........................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................5
1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục đại học
công lập thực hiện tự chủ..................................................................................8
1.2.1. Khái quát về cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................8
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế tự chủ tài chính................12
1.2.3. Cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập..............18
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục
đại học công lập thực hiện tự chủ...................................................................30
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.......................................30
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................32
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 35
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu....................................................35
2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu.........................................................35
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬPTHỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM .............. 37
3.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập và về một
số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số
77/2014/NQ-CP của Chính phủ......................................................................37
3.1.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập theo
Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ ...........................................37
3.1.2. Khái quát về một số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo
Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ ...........................................40
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính trước và sau khi được
phê duyệt Đề án tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính
phủ 41
3.2.1. Về cơ chế thu và quản lý các nguồn thu tài chính............................41
3.2.2. Về cơ chế sử dụng các nguồn thu tài chính.......................................46
3.2.3. Về cơ chế giám sát................................................................................49
ii
3.3. Đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục
đại học công lập thực hiện tự chủ...................................................................50
3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính........................................50
3.3.2. Tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính.......................................52
3.3.3. Tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính ......................................54
3.3.4. Tính công bằng của cơ chế quản lý tài chính....................................55
3.3.5. Tính ràng buộc về mặt tổ chức của cơ chế quản lý tài chính ..........59
3.3.6. Sự thừa nhận của cộng đồng...............................................................60
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ
CHỦ Ở VIỆT NAM .........................................................................................62
4.1. Quan điểm, định hướng của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các
trường đại học công lập Việt Nam.................................................................62
4.1.1. Nhà nước tạo ra cơ chế quản lý tài chính phù hợp thực tế, phù hợp
năng lực phát triển của các cơ sở giáo dục đại học công lập ...................62
4.1.2. Đổi mới nhận thức về vai trò, địa vị pháp lý, môi trường hoạt động
của cơ sở giáo dục đại học công lập trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.....................................................................................................63
4.1.3. Nâng cao nhận thức vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tạo
nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động và
nâng cao chất lượng đào tạo. ........................................................................64
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại
học công lập ở Việt Nam.................................................................................65
4.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính 66
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài
chính 69
4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài
chính 75
4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tính công bằng của cơ chế quản lý tài
chính 75
4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao tính ràng buộc tổ chức của cơ chế quản
lý tài chính ........................................................................................................78
4.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao sự đồng thuận của cộng đồng xã hội 79
4.3. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp .............................................81
KẾT LUẬN......................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
iii
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
So sánh khung học phí theo Nghị định số
49/2010/NĐ-CP với chi phí bình quân tối thiểu để đào
tạo một sinh viên của Đề án “Đổi mới cơ chế tài chính
của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008 -
2012” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
42
2 Bảng 3.2 Dự kiến chi phí đầu tư cho 01 sinh viên/năm 45
3 Bảng 3.3
So sánh cơ cấu chi của 4 trường năm học
2014 - 2015 so với năm học 2015 - 2016
46
4 Bảng 3.4
Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ (CGCN) của các trường trước và
sau khi thực hiện tự chủ
48
5 Bảng 3.5 Dự kiến thu - chi giai đoạn 2017 - 2020 53
iv
DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 3.1
So sánh số thu học phí, lệ phí trước và sau
khi thực hiện tự chủ
43
2 Hình 3.2
Cơ cấu sử dụng các quỹ của 4 trường tự
chủ năm học 2015 - 2016
47
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh những năm gần đây giáo dục đại học ở Việt Nam có rất
nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học
nước ngoài và nhiều chương trình du học tại chỗ của nước ngoài tham gia vào
thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này, đã đặt
các cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh
với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học trong nước và nước
ngoài ngày càng cao hơn. Do vậy, việc trao quyền tự chủ và đổi mới, hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính tại các các cơ sở giáo dục đại học công lập ở
Việt Nam là điều kiện tiên quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút
sinh viên, tạo ra nhiều nguồn thu của các trường, đồng thời sẽ giảm gánh nặng
ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học.
Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số77/NQ-
CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở
giáo dục Đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 nhằm khuyến khích các cơ
sở giáo dục đại học công lập đổi mới, chủ động khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn ngân sách nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài ngân
sách, cải thiện môi trường đào tạo, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút sinh viên
của các cơ sở giáo dục công lập ở Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho các đơn
vị này nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài
sản của đơn vị để tăng khả năng đáp ứng của trường đại học với môi trường
xã hội, kinh tế, thích ứng với sáng tạo và công nghệ thay đổi.
Đứng trước cơ hội đổi mới nhưng cũng là khó khăn, thách thức đối với
các cơ sở giáo dục đại học công lập khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp
1
2
cho giáo dục đại học ngày càng thu hẹp, học phí vẫn bị khống chế bởi mức
trần thu học phí theo quy định, cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục đại học
công lập ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế quản lý tài
chính đối với việc tạo nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính
để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững của đơn vị. Tuy nhiên, cơ
chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập với những
bất cập, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách, trong huy động và sử dụng
các nguồn lực tài chính từ xã hội hay phân cấp quản lý giữa các chủ thể tham
gia cơ chế quản lý tài chính,... đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu cũng như
hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Những điểm này trở thành thách thức
không nhỏ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam nếu muốn
nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển giáo dục đại
học. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại
học công lập ở Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn .
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và
kinh nghiệp thực tiễn trong quá trình công tác, tôi lựa chọn đề tài "Hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực
hiện tự chủ ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu
Luận văn của tôi trả lời câu hỏi nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính
các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam hiện nay đã
phù hợp chưa? có điều gì bất cập? các giải pháp nào cần được thực hiện để
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực
hiện tự chủ ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
3
Đề xuất các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ
chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài
chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở
giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các
cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ.
3. Đốitượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý tài chính tại một
số cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại 04 trường: Đại học Công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Điện lực và Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được Chính
phủ phê duyệt thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục
đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày
24/10/2014; số liệu sử dụng giai đoạn năm 2014 - 2016. Về nội dung, luận
văn nghiên cứu các nội dung của cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục
đại học công lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý
kinh tế.
4. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được bố cục gồm 4 Chương, cụ thể như sau:
Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
4
- Chương 3: Đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo
dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.
- Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở
giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện
tự chủ ở Việt Nam đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong
nước hướng đến việc phân tích thực trạng tài chính trong cơ sở giáo dục đại
học công lập tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị cải cách, đổi
mới nhằm thúc đẩy, đổi mới hơn nữa cơ chế quản lý tài chính ở các trường
đại học công lập. Các công trình nghiên cứu từ trước tới nay, có thể khái quát
như sau:
Một là, nêu lên xu thế, kinh nghiệm tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại
học công lập của một số nước, kinh nghiệm ở một số cơ sở giáo dục đại học
công lập Việt Nam (Vũ Trường Giang, 2011); nêu ra một số lý luận về tự chủ,
tự chủ tài chính trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (Ngô
Thế Chi, 2011). Một số tác giá đã nêu ra mối quan hệ, điều kiện thực hiện tự
chủ, tác động của chính sách tăng học phí. Tác giả Bùi Tiến Hanh (2006) đã
nghiên cứu và luận giải cơ chế để thực hiện xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản
lý tài chính công đối với giáo dục công lập, cơ chế khuyến khích và quản lý
đối với hoạt động giáo dục ngoài công lập, cơ chế thu và sử dụng học phí,...
Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả, phương pháp tiếp cận về chính sách
học phí vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm coi học phí là nguồn thu thuộc ngân
sách nhà nước, được Nhà nước cho phép các trường đại học thu trên cơ sở
hoạt động đào tạo do nhà nước đầu tư. Nghiên cứu chưa coi giáo dục đại học
là một loại hàng hóa và mang lại lợi ích tư do đó người được hưởng lợi ích
phải chịu chi trả chi phí tương xứng với chất lượng hàng hóa theo quan điểm
chia sẻ chi phí.
6
Hai là, sơ bộ đánh giá thực trạng, những tác động tích cực của cơ chế
quản lý tài chính như tạo ra cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ tài
chính; giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện
cho các trường chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính gắn với
chất lượng hoạt động (như tiết kiệm chi, chống lãng phí). Đa dạng hóa và tăng
nguồn thu sự nghiệp, nguồn tài trợ từ doanh nghiệp, các dự án (Hoàng Văn
Châu, 2011). Tác giả Lê Phước Minh tập trung nghiên cứu, đánh giá chính
sách tài chính cho giáo dục đại học, đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài
chính cho giáo dục ở Việt Nam, làm rõ các cơ hội, thách thức và đề xuất quan
điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học ở
nước ta. Với góc độ tiếp cận nhằm phân tíchchính sáchtài chính cho giáo dục
đại học nên những kết quả đóng góp của Luận án có giá trị tham khảo tốt với
các cơ quan quản lý vĩ mô nhưng chưa đánh giá đầy đủ cơ chế quản lý tài
chính đối với riêng cơ sở giáo dục đại học công lập.
Ba là, chỉ ra những vướng mắc, khó khăn liên quan tới cơ chế quản lý
tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập, đó là sự chưa đồng nhất giữa cơ chế
và thực tê, phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên còn nặng tính bình quân,
dựa trên yếu tố “đầu vào”, chưa chú trọng đầu ra là chất lượng, nhu cầu đào
tạo, cơ cấu ngành nghề. Trong đó, khó khăn nhất vẫn là chưa có cơ chế phù
hợp để tăng nguồn thu tài chính phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Nguồn thu
tài chính chủ yếu thu từ ngân sách nhà nước, các khoản học phí, lệ phí. Tuy
nhiên, Nguyễn Trường Giang (2014) chỉ ra "mức học phí tại các trường đại
học hiện nay rất thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên: Chính sách học phí
của Việt Nam đã được giữ nguyên trong một thời gian trên 10 năm (từ 1998
đến 2009), đến năm 2010 được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số
49/2010/NĐ-CP với mức điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 20-25% mỗi
năm. Tuy vậy theo tính toán đến năm 2015 mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng
7
được từ 40% - 50% chi phí đào tạo cần thiết". Đồng quan điểm đó, Phạm Thị
Vân Anh (2017) đánh giá mức học phí quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi
phí hoạt động cần thiết, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù của từng ngành,
nghề đào tạo, cào bằng cũng như chưa gắn với yêu cầu về chất lượng, thương
hiệu của từng trường. Mặt khác, cơ chế quản lý chưa đưa ra tiêu chí đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao quyền tự chủ. Cơ chế
kiểm soát theo yếu tố đầu vào chưa làm rõ trách nhiệm giải trình của các
trường. Việc ra quyết định đầu tư, sửa chữa, mua sắm tài sản chịu sự quản lý,
chi phối của nhiều văn bản (Luật xây dựng, đấu thầu, quản lý tài sản...) làm
cho các trường gặp khó khăn trong đầu tư, nâng cấp cở sở vật chất để nâng
cao chất lượng đào tạo.
Bốn là, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp, như duy trì tỷ lệ chi
ngân sách cho giáo dục đại học (2%÷2,4% tổng chi ngân sách); đầu tư một số
trường đạt chuẩn quốc tế; thay đổi cách phân bổ ngân sách; thí điểm cơ chế
đặt hàng, “mua” dịch vụ công đối với các ngành học. Đẩy mạnh xã hội hóa,
có lộ trình tính đủ chi phí đào tạo đại học theo các mức độ (Nguyễn Trường
Giang, 2014). Các nghiên cứu cũng đã khẳng định, trong các nội dung của tự
chủ tài chính trong các trường đại học, việc hình thành cơ chế quản lý tài
chính là vấn đề quan trọng nhất. Thực tế đó đòi hỏi các trường đại học cần
phải xây dựng cho mình một cơ chế sử dụng kinh phí, sử dụng các nguồn thu
đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Nguyễn
Thị Ngọc Loan (2016) đưa ra một số giải pháp như "các trường cũng cần tiếp
tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết,
đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải
pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút
người có năng lực, có trình độ". Mở rộng hơn, Vũ Minh Đạo (2017) đề xuất
8
"Về tài chính và tài sản, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực thực hiện tự
chủ ở mức cao nhất, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí
đầu tư thì được tự chủ về quản lý, sử dụng kết quả tài chính theo cơ chế tài
chính của doanh nghiệp".
Nhìn chung, các nghiên cứu đều thống nhất cần tiếp tục hoàn thiện cơ
chế quản lý tài chính, cơ chế trả thu nhập, quản lý tài sản. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chủ yếu nhìn nhận vấn đề từ góc độ quản lý nói chung như cơ
chế tự chủ, chính sách phân bổ tài chính cho giáo dục đại học và chính sách
học phí, chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề cụ thể, đặc biệt quan trọng là cơ
chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay, gồm:
cơ chế thu học phí và thu sự nghiệp, cơ chế quản lý các nguồn thu và cơ chế
sử dụng các nguồn thu. Các kết quả nghiên cứu mang tính chất chuyên biệt về
một nội dung như công tác kế toán, công tác đào tạo chuyên môn... chưa có
điều kiện sử dụng số liệu tài chính để phân tích, làm rõ tác động của cơ chế
tới việc mở rộng, đa dạng hóa nguồn thu; đổi mới, nâng cao chất lượng. Đặc
biệt, chưa phân tíchsâu cơ cấu thu chi. Giải pháp chỉ mang tính gợi mở, đơn lẻ
cho một trường, chưa làm rõ trách nhiệm giải trình, chưa khái quát chung cho
các trường có cùng đặc điểm cơ chế quản lý tàichính tự chủ toàn diện.
1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục đại
học công lập thực hiện tự chủ
1.2.1. Khái quát về cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Khái niệm, mô hình và địa vị pháp lý của trường đại học công có sự
khác nhau trong hệ thống giáo dục đại học ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên khái
niệm về trường đại học công lập có thể được hiểu như sau: Trường đại học
công lập là trường do chính quyền thành lập và quản lý. Nguồn kinh phí đảm
bảo cho các trường đại học công lập hoạt động phụ thuộc vào chính sách đầu
9
tư tài chính và mức độ xã hội hóa nguồn lực dành cho giáo dục đại học của
mỗi quốc gia.
Theo Luật Giáo dục đại học được Quốc hội ban hành năm 2012, cơ sở
giáo dục đại học công lập là đơn vị thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời, Luật Giáo dục đại học cũng nhắc đến
quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học trong các hoạt động chủ yếu thuộc
các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa hoc và
công nghê, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo
dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực,
kết quả xếp hạng và kết quả kiểm điṇ h chấtlươn g giáo d ục. Tuy nhiên, trong
khái niệm này, chưa có một nội hàm cụ thể thế nào là cơ chế quản lý tài
chính, cơ chế tự chủ tài chính thì sẽ được làm gì, và không được làm gì.
Vaitrò của các cơ sở giáo dụcđạihọc công lập trong hệ thống giáodục
đại học
Các cơ sở giáo dục đại học công lập đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thể hiện khái quát qua các mặt sau:
Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập thể hiện
vai trò của Nhà nước đối với giáo dục đại học. Nhà nước thông qua các hoạt
động của cơ sở giáo dục đại học công lập để điều tiết các nguồn lực xã hội sao
cho có hiệu quả nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và
phát triển giáo dục đào tạo. Thông quacác cơ sở giáo dục đạihọc công lập, Nhà
nước muốn đầu tư nhằm đảm bảo lợi íchcông về giáo dục đại học. Lợi ích này
lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng tiếp
cận với giáo dục đạihọc.
Các cơ sở giáo dục đại học công lập là nơi triển khai các chính sách đầu
tư phát triển giáo dục địa học của mỗi quốc gia. Các cơ sở giáo dục đại học
công lập thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở các địa
10
phương cấp ngân sách để triển khai các chính sách phát triển giáo dục đại học
của chính quyền các cấp. Ở Việt Nam các cơ sở giáo dục đạihọc công lập được
Nhà nước giao kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất để thực hiện các mục tiêu và
chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo của đất nước.
Các cơ sở giáo dục đạihọc công lập giữ vaitrò định hướng cho hoạt động
và sựphát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc gia. Các cơ sở giáo dục
đại học công lập định hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách
bổ sung, hoàn thiện các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào
tạo mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho nghiên cứu
khoa học thông qua việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, duy trì các
hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai cáchướng nghiên cứu mới,...
Các cơ sở giáo dục đại học cônglập có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp
ứng nhu cầuphát triển củađất nước. Trong hệ thống giáo dục đại học, các cơ sở
giáo dục đại học công lập có lợi thế hơn các trường tư thục về điều kiện đảm
bảo chất lượng như đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, học liệu, thư viện để thực
hiện được các sứ mạng nêu trên.
1.2.1.2. Một số đặc điểm riêng của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Các cơ sở giáo dục đạihọc công lập có một số đặc điểm riêng, ảnh hưởng
quyết định tới cơ chế tài chính của trường đại học đối với hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoahọc và các hoạt động khác của nhà trường. Các đặc điểm đó là:
Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động
Trường đại học công lập do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý,
kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của
Nhà nước hoặc chính quyền các cấp. Bộ máy quản lý, điều hành của trường đại
học công lập được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng
phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật của Nhà
11
nước hoặc địa phương. Bộ máy quản lý điều hành của trường đại học công lập
thường có Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và khoa đào tạo, viện nghiên
cứu chuyên ngành.
Ngoài ra, các trường đại học công lập còn chịu sự quản lý chuyên môn
của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, chịu sự quản lý hoặc giám
sát về nội dung chương trình đào tạo, về chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh của
các trường đạihọc.
Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính
Các cơ sở giáo dục đại học công lập còn có đặc điểm quan trọng là sở
hữu thuộc về Nhà nước. Các trường đạihọc công lập do Nhà nước thành lập và
đầu tư kinh phí để xây dựng và hoạt động nên tính chất hoạt động của các
trường đại học công lập thường không vì mục đích lợinhuận.
Về nguồn kinh phí: (1) Nhà nước cấp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, bảo
đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên
môn được giao; (2) trường được phép thu một số khoản phí, lệ phí (được coi là
nguồn thu thuộc NSNN), mức thu học phí bị khống chế trong khung quy định
của Nhà nước; (3) trường tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để có
nguồn thu khác. NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của
trường đại học công lập.
Về cơ chế quản lý tài chính: Các cơ sở giáo dục đại học công lập được tự
chủ trong khuôn khổ quy định. Các cơ sở được tự chủ tốiđa ở một số khoản chi
nhất định; nhưng đồng thời phải tuân thủ các khoản mục chi đã được ấn định
bởi cơ quan phân bổ và giao dự toán. Điều này chưa cho phép các trường đại
học công lập thực hiện được chính sách ưu đãi đối với người dạy và người học
hoặc tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng.
Như vậy, các cơ sở giáo dục đại học công lập là một thiết chế vô cùng
quan trọng của xã hội và trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu, trách
12
nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học công lập ngày càng quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước. Đồng thời các cơ sở giáo dục đại học công lập có tính
tự chủ rất cao trong các hoạt động học thuật, trong phương thức tổ chức quản lý
và đào tạo,… Nhận thức về vaitrò, sứ mạng và đặc điểm của các cơ sở giáo dục
đại học công lập là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục đại học, quyết
định một cơ chế quản lý (trong đó bao gồm cả cơ chế quản lý tàichính) phù hợp
để các cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động thực sự có chất lượng, đáp
ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế tự chủ tài chính
1.2.2.1. Khái niệm chung về cơ chế tự chủ tàichính
Cơ chế tự chủ tài chính là một văn bản pháp luật chứa đựng những quy
định về quyền tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập. Nó là một
tập hợp những quy định nhằm chuyển đổi quyền hạn ra quyết định về tài chính
của nhà nước sang các trường có thể hoạt động độc lập trong lĩnh vực tàichính.
Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của các quốc gia khác nhau, nó phụ
thuộc vào quan điểm tập trung hay phân cấp quản lý của nhà nước. Trong nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hầu như các trường không có quyền tự chủ tài
chính. Cấp trên giao kế hoạch ngân sách chi thường xuyên, nghiên cứu khoa
học, đầutư, sửachữa tài sản;mức thu học phí, cấp học bổng cho từng đốitượng
sinh viên, quy định nội dung chương trình, thời lượng đào tạo; phân bổ sản
phẩm đào tạo về đâu?... Các trường chỉ có trách nhiệm tổ chức chi đúng khoản
mục; kinh phí chi không hết, chi không đúng mục thì phải nộp lại nhà nước,
không được chuyển sang năm sau. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển thì các trường có quyền tự chủ tài chính cao hơn là được tự do khai thác,
phân bổ các nguồn tài trợ của chính phủ và các nguồn tài chính tư nhân, được
quyết định mức học phí…
1.2.2.2. Một số đặc điểm của tự chủ tàichính
13
Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu:
Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được không phải
hoàn trả. Theo luật pháp, nó được dùng cho việc triển khai hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường. Nó bao gồm: (1)
Nguồn thu từ ngân sáchcấp cho chi thường xuyên, chương trình mục tiêu quốc
gia, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ bản và các loạikinh phí khác như
tinh giản biên chế; đào tạo lại; kinh phí đối ứng; thực hiện các nhiệm vụ đặt
hàng của nhà nước; kinh phí y tế; xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường
giao thông…); ký túc xá sinh viên... Các nguồn thu này được quản lý, sử dụng
theo sự phân loại dự toán chi tiêu của nhà nước. (2) Nguồn thu hoạt động sự
nghiệp là các khoản thu nhận được từ thu phí, lệ phí của người học theo quy
định của pháp luật; khoản thu hoạt động dịch vụ; tiền lãi chia từ hoạt động liên
doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng; thu nhập do các đơn vị trực thuộc nộp lên;
thu nhập khác như tiền thư viện, ký túc xá sinh viên... (3) Nguồn thu từ nguồn
viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của pháp luật. (4) Nguồn thu
khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định nói trên như vốn vay tín dụng, vốn
huy động của cán bộ công nhân viên; vốn liên doanh, liên kết.
Trong tự chủ tài chính yêu cầu các trường quản lý và khaithác các nguồn
thu theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức, sử dụng phiếu thu phù hợp,
phải đưa vào dự toán và được quản lý, hạch toán đúng pháp luật. Các khoản thu
đảm bảo tính công khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thẩm quyền và
trách nhiệm. Những khoản thu theo quy định thì nhà trường có nghĩa vụ thu
đúng, thu đủ. Hoạt động có tính đặc thù, phục vụ nhu cầu xã hội, hoạt động sản
xuất kinh doannh, cung ứng dịch vụ, liên doanh liên kết thì các trường tự quyết
định mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chiphí và có tích luỹ...
Tự chủ trong quản lý chi tiêu
14
Chi tiêu là chỉ các loại chi phí phát sinh khi các trường triển khai hoạt
động, bao gồm: (1) Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ được giao; chi thu phí, lệ phí; chihoạt động dịch vụ (kể cả thực
hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao, trả vốn, trả lãi vay). Nội
dung chi thường xuyên, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH,
học bổng, tiền thưởng; chi mua hàng hóa dịch vụ như điện nước, xăng dầu, văn
phòng phẩm, thông tin liên lạc, công tác phí, thuê mướn, sửa chữa nhỏ, mua vật
tư phục vụ đào tạo… và những chi phí khác. (2) Chi không thường xuyên là
những khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ; đào tạo lại; chương
trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo
sát…); vốn đối ứng dự án có nguồn vốn nước ngoài; thực hiện nhiệm vụ đột
xuất do cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế; đầu tư xây dựng cơ bản,
mua sắm thiết bị, sửa chữa lớn; hoạt động liên doanh, liên kết và chi khác theo
quy định.
Yêu cầu chi tiêu tài chính là các khoản chi của nhà trường phải dựa trên
các tiêu chuẩn, định mức khoa học, hợp lý; đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung
thực, đúng số phát sinh, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng;
chấp hành nghiêm chế độ tài chính kế toán của nhà nước và nhà trường quy
định.
Để tạo ra sự tự chủ trong chitiêu thì các trường cần được giao quyền hạn
rõ ràng trong phân bổ nguồn lực để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách
nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nhưng đi kèm với quyền hạn thì phải gắn trách
nhiệm cụ thể, có như vậy ngân sách nhà nước cũng như các nguồn lực khác
phân bổ, cung cấp cho nhà trường mớiđược sử dụng hợp lý, hiệu quả. Việc cân
bằng giữa quyền quản lý và trách nhiệm là vấn đề cốt lõi trong quản lý chi tiêu
của các nhà trường.
Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường
15
Nó được hiểu là các trường có trách nhiệm tăng cường quản lý, khaithác
và nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ mạng,
nhiệm vụ được giao, đồng thờigóp phần tạo ra nguồn thu cho nhà trường.
1.2.2.3. Vai trò của cơ chế tự chủ tàichính
Việc ứng dụng cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập là một tất yếu do yêu cầu phát triển đặt ra. Tuy nhiên, vai trò của nó
được thể hiện qua những tác động tới các nhà trường.
Những tác động tích cực
Nếu cơ chế tự chủ tài chính được xây dựng theo hướng đề cao, tăng
cường quyền tự chủ, những quy định trong nó phù hợp với quy luật vận động
của các phạm trù kinh tế, tài chính, xã hội… thì có tác động tích cực tới sự phát
triển của các nhà trường, bao gồm:
Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập, nó góp phần cải thiện, nâng cao được chất lượng đào tạo. Bởi vì, các
trường muốn giữ vững và nâng cao uy tín, danh tiếng thì phảiphảichú trọng tới
các hoạt động của mình. Từ khâu tuyển sinh, các trường phải tuyển những sinh
viên, học viên có trình độ, có chất lượng phù hợp với nội dung, chương trình
đào tạo, không để xảy ra hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, chỉ quan tâm tớisố lượng.
Trong quá trình đào tạo, sẽ thúc đẩy nhà trường phải đổi mới nội dung,
chương trình giảng dạy, học tập đảm bảo cập nhật được xu thế phát triển của
thời đại để thu hút thêm sinh viên đăng ký và dự học tại nhà trường. Muốn tạo
ra nguồn thu, các trường phải tích cực chủ động đa dạng hóa, nâng cấp các
chương trình và hình thức đào tạo như đào tạo chất lượng cao, đào tạo đại trà;
học chính quy, học bán thời gian, học từ xa; học ngắn hạn, dài hạn… đáp ứng
mọi nhu cầu học tập của xã hội. Mặt khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ khuyến
khích và bắt buộc các trường phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các hợp
đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là tìm kiếm các cơ hộiliên kết với
16
các trường đại học có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp
cận với các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường,
cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Hai là, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao hiệu quả
hoạt động, khuyến khích các trường làm tốt hơn các nhiệm vụ, sứ mạng của
mình, giảm được thời gian và những chi phí vô ích. Trong khi cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, từ việc nhỏ đến việc lớn (mua sắm thường xuyên đến sắp xếp tổ
chức...)đềuphảitrải qua các bước thủ tục hành chính phức tạp. Các trường phải
báo cáo, xin ý kiến cấp trên, gây tốn kém về thời gian, kinh phí thực hiện. Giao
quyền tự chủ tài chính sẽ giúp các trường năng động, sáng tạo, chủ động hơn
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và mọi hoạt động đều gắn với trách
nhiệm thì các trường sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suất hơn; như vậy sẽ làm
giảm chi phí kiểm tra, kiểm soát của quá trình thực hiện.
Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động,
tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Điều này góp phần tạo động lực để
cán bộ công nhân viên nhà trường yên tâm tập trung vào công việc giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn thu …
sẽ củng cố được lòng tin, uy tín của nhà trường, thu hút thêm sinh viên, tạo cơ
hội liên kết, hợp tác đào tạo vớicác cơ sở trong và ngoàinước.
Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác độngtíchcực củacơ chế tự chủ tàichính, nó cũng có
thể xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm:
Một là, mục tiêu xã hội của giáo dục đạihọc có thể bịảnh hưởng. Vì, nếu
những quy định trong cơ chế không đảm bảo sựminh bạch, chặt chẽ, để xảy ra
việc quá đề cao quyền tự chủ tài chính nhưng không làm rõ trách nhiệm, biện
pháp quản lý đi kèm thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự
17
công bằng và tiến bộ xã hội. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ
qua trách nhiệm xã hội, mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng
cho những người có khả năng chi trả, làm cho người nghèo sẽ mất đi cơ hội sử
dụng dịch vụ giáo dục đại học. Đặc biệt trường hợp các trường áp dụng biện
pháp tăng học phí để tăng nguồn thu. Để đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng
cho mọi người dân thì Nhà nước và các tổ chức xã hộicần có những chính sách
hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên nghèo thông qua chính sách cho vay; hỗ trợ học
bổng...
Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có
cùng ngành nghề, nội dung đào tạo. Nguyên nhân là do muốn thu hút người
học, các trường thường đưa ra những ưu đãi khác nhau; trong đó, có biện pháp
giảm học phí... Khi cắt giảm học phí sẽ làm cho các trường thiếu hụt nguồn thu,
buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chương trình đào tạo, cắt giảm dịch vụ
đi kèm như dịch vụ thư viện; thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập… dẫn tới
giảm chất lượng.
Ba là, các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó khăn. Bởi vì,
các trường này thường có cơ sở vật chất nhỏ, chưa có uy tín, khó tạo lòng tin
với các đối tác và cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người học.
Bốn là, có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy theo lợi
nhuận, chạy theo nguồn thu dẫn tớivi phạm các quy định, quy chế giáo dục đại
học. Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, một số trường sẽ tăng cường mở rộng quy mô
đào tạo tức là tăng số sinh viên, học viên; tăng số giờ giảng dạy và các hình thức
đào tạo nhưng lại buông lỏng quản lý. Chẳng hạn, nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào
với người học; dẫn tới chất lượng đầu vào của sinh viên, của học viên thấp;
không phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo
của nhà trường sẽ không hiệu quả, gây lãng phí.
18
Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy cơ chế tự chủ tài chính đóng
vai trò rất quan trọng. Nó góp phần tạo ra môi trường pháp lý cho các trường
hoạt động với tư cách là một chủ thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực tiền
tệ, phi tiền tệ và sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả, đáp ứng tốt nhất
cho việc thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng của nhà trường. Mặt khác, nó cũng có
những tác động tiêu cực đến mục tiêu hoạt động, khả năng cạnh tranh của các
cơ sở giáo dục đào tạo công lập ở Việt Nam.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy đối với bất kỳ một đơn vị,
một tổ chức, một doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính là hoạt động trung
tâm, hoạt động then chốt. Bởi vì, nó là hoạt động nhằm đảm bảo những điều
kiện vật chất cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Đặc
biệt, trong bốicảnh cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công
lập ngày càng được mở rộng, trao quyền tự chủ ngày một cao hơn, công tác
quản lý tài chính ngày càng đòi hỏi cần phải hoàn thiện, đổi mới trên cơ sở cơ
chế quản lý tài chính đang dần được định hình ở Việt Nam. Quản lý tài chính
được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích
hợp, có tác độngtích cực tớicác quá trình kinh tế xã hộitheo các phương hướng
phát triển đã được hoạch định.
1.2.3. Cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính
Quản lý tài chính
Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học [27] được xem
xét theo hai nghĩa:
(1) Theo nghĩa hẹp là quản lý thu chi ngân sách theo nghĩa này thì nội
dung chủ yếu của quản lý tài chính là làm như thế nào để đảm bảo hoạt động
thu chi ngân sách được tiến hành thông suốt và có hiệu quả; (2) theo nghĩa rộng
là sử dụng tài chính làm công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước
19
thông qua hoạt động tài chính để điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân
theo mục tiêu đã định. Xét theo nghĩa này, nội dung của quản lý tài chính chủ
yếu là việc lựa chọn và xác định chính xác các chính sách tàichính hữu hiệu và
lấy đó làm căn cứ để quy định nội dung cụ thể của thu chi ngân sách.
Như vậy, nếu xét theo cả hai nghĩa được nêu trên thì quản lý tài chính là
dùng công cụ tài chính của Nhà nước thông qua các chính sách, phương thức,
hệ thống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, quan điểm này
chưa làm rõ sự khác biệt cơ chế quản lý tài chính với quản lý tài chính dẫn đến
quan điểm đồng nhất giữa quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính.
Tác giả Võ Văn Thường phân tích khái niệm về "cơ chế kinh tế" và "cơ
chế quản lý kinh tế" xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế và tài chính hay nói
cách khác, tài chính phản ánh các quan hệ kinh tế. Trong mối quan hệ này kinh
tế là gốc song cũng nhấn mạnh tài chính không thụ động phản ánh các quan hệ
kinh tế mà nó gây tác động tích cực ngược lại đối với các quan hệ kinh tế, ngay
cả điều chỉnh các quan hệ kinh tế đồng hành. Như vậy, xuất phát từ nghiên cứu
về khái niệm "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý kinh tế" tác giả này làm sáng
tỏ bản chất của "cơ chế tài chính" và "cơ chế quản lý tài chính" theo góc độ nói
trên. Các kết quả trong nghiên cứu này đã đưa đến kháiniệm rằng:Cơ chế quản
lý tài chính đó là hệ thống các hình thức, phương pháp và biện pháp tài chính
được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan hệ kinh tế tương
ứng nhằm đạt các mục tiêu quản lý được xác định. Cơ chế quản lý tài chính
được hiểu theo quan điểm này chưa phản ánh rõ vai trò của chủ thể quản lý và
mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể quản lý khi vận hành cơ chế.
Kết quả của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Văn Ngọc chủ trì [18] bước
đầu giả định rằng mỗi một doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải đứng trước
sự khan hiếm về nguồn lực tài chính mà nó có thể sở hữu. Do đó, doanh nghiệp
đó cần sử dụng hiệu quả nguồn tài chính mà nó có được. Muốn vậy nó cần có
20
một cơ chế quản lý tài chính tốt để thực hiện mục tiêu tài chính của nó. Từ đó,
có thể hiểu định nghĩa về cơ chế quản lý tài chính như sau: "Cơ chế quản lý tài
chính là một tập hợp các phương pháp, công cụ phù hợp vớipháp luật hiện hành
nhằm thực hiện mục tiêu tài chính của đơn vị kinh tế trong điều kiện khan hiếm
các nguồn lực tài chính và những nguồn lực khác".
Như vậy, qua nghiên cứu các tài liệu, giáo trình và các công trình khoa
học có liên quan, các tác giả đều có quan điểm khá thống nhất về nội hàm của
cơ chế quản lý tài chính. Tuy nhiên, ở các khái niệm nêu trên đều có nhược
điểm là chưa thấy rõ được vai trò của chủ thể quản lý khi sử dụng các phương
pháp, công cụ tác động đến đốitượng quản lý; sự tương tác qua lạigiữa các chủ
thể trong quátrình vận hành các chínhsách, phương tiện, hệ thống,... Các yếu tố
này là một phần của cơ chế quản lý tài chính.
Theo quan điểm của tác giả, có thể nêu khái niệm về cơ chế quản lý tài
chính như sau: Cơ chế quản lý tài chính là tổng hợp các phương pháp, công cụ
phù hợp với pháp luật hiện hành được nhà quản lý áp dụng để quản lý hoạt động
tài chính liên quan đến đối tượng quản lý trong điều kiện cụ thể nhằm đạt các
mục tiêu đã đề ra.
1.2.3.2. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính
Theo cách định nghĩa như trên thì cơ chế quản lý tài chính có mối quan
hệ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý, là các chủ thể quản lý vận
hành các phương thức và công cụ tác động đến mục tiêu và quá trình hoạt động
giáo dục đạihọc của đơn vị. Đồng thờiphụ thuộc vào quyết tâm, hành động của
lãnh đạo nhà trường khi đưa ra các quyết định quản lý, điều hành, triển khai
thực hiện. Điều này sẽ có ảnh hưởng để cơ chế quản lý tàichính hoặc là bàn đạp
hỗ trợ cho sự phát triển của cơ sở giáo dục đạihọc công lập hoặc ngược lại.
Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc
lĩnh vực quản lý tài chính công. Cải cách quản lý tài chính công sẽ tăng hiệu
21
quả sử dụng nguồn lực tài chính của xã hội. Các nội dung cải cách quan trọng
phổ biến là cải cách quản lý chi tiêu ngân sách; phương thức lập, phân bổ ngân
sách theo kết quả đầu ra; phương thức huy động các nguồn lực xã hội hóa,...
Đối với giáo dục đại học, Chính phủ cũng thực hiện nhiều chính sách cải cách
cơ chế quản lý tàichính trong các thập kỳ vừa qua. Các xu hướng cảicách được
tập trung theo hướng: thay đổi quan điểm về lợiích giáo dục đạihọc, chia sẻ chi
phí giữa Nhà nước và người học để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; đầu tư
tập trung cho các chương trình đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao,...
Các cơ sở giáo dục đại học công lập là chủ thể vận hành cơ chế quản lý
tài chính đốivới giáo dục đại học công lập theo quy định của lĩnh vực tài chính
công. Tuy nhiên, hoạt động thu, chi tài chính của các trường đại học giống như
hoạt động kinh tế vi mô của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó chịu sự tác động
của các quy luật kinh tế thị trường. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính đối với các
cơ sở giáo dục đại học công lập cũng không nằm ngoài sự tác động nói trên,
cũng vận hành theo cơ chế thịtrường.
Cơ chế quản lý tàichính phụ thuộc vào các điều kiện để tổ chức thực hiện
việc quản lý tài chính (nguồn lực tài chính; tài sản; đội ngũ cán bộ giảng viên và
quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin;...) và phảituân thủ các quy định quản lý
tài chính hiện hành của Nhà nước trong phạm vi có liên quan.
1.2.3.3. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công
lập
Thứnhất, cơ chếquản lýnguồnngânsách nhànước
Triển khai các chương trình đào tạo là một hoạt độngcủa các cơ sở giáo
dục đại học công lập, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
cho xã hội. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập và cung cấp nguồn ngân sách để thực hiện. Thông thường kinh phí
được Chính phủ cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nằm trong
22
khoản ngân sách chi cho giáo dục đại học. Để thực hiện vai trò quản lý, Chính
phủ sẽ sử dụng công cụ ngân sách Nhà nước kết hợp vớicác phương thức, biện
pháp hành chínhkhác để tác động đến hoạt độngcủa các cơ sở giáo dục đạihọc
công lập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, cơ chế quản lý nguồn ngân
sách của Chính phủ chi cho hoạt động này sẽ tuân thủ quy trình quản lý từ khâu
lập dự toán, xét duyệt và cấp ngân sách như một hoạt động của khu vực công.
Thứ hai, cơ chế quản lý nguồn thu ngoài ngân sách cấp
Cơ chế quản lý nguồn thu ngoàingân sách của các cơ sở giáo dục đạihọc
công lập được xem xét trên các nộidung sau:
(1) Nguồn thu từ học phí
Học phí ở hầu hết các nước là nguồn thu ngoài ngân sách cấp đầu tư lớn
nhất cho giáo dục đại học. Vớiquan điểm hiện nay của Nhà nước, học phí là sự
chia sẻ chi phí theo hướng người học cần trả một phần quan trọng chi phí cho
giáo dục đại học trong khi nhu cầu đại học ngày càng tăng, xu hướng giảm cấp
tài chính cho giáo dục đại học của Nhà nước; giáo dục đại học đem lại lợi ích
cho riêng cá nhân nhiều hơn là so vớilợiích chung cho xã hội, do đó việc người
hưởng thụ giáo dục đạihọc phảitrang trải chi phí nhiều hơn là công bằng.
Tuy nhiên, do chịu sự ảnh hưởng trong một thời gian dài được bao cấp
nên việc tính đúng, tính đủ chi phí để xác định mức thu học phí là không phù
hợp với thu nhập của đại đa số ngườidân ở Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cần sử
dụng kết hợp hiệu quả công cụ ngân sách và học phí để giải quyết mâu thuẫn
giữa quy mô, chất lượng và nguồn lực khan hiếm trong giáo dục đại học. Hiện
nay, tuy cho phép một số cơ sở giáo dục đạihọc công lập được tự chủ xây dựng
mức thu học phí nhưng Nhà nước vẫn ban hành quy định mức trần học phí để
đảm bảo lợi ích giữa nhà trường với người học.
Trong chiphí đào tạo thường xuyên, về nguyên tắc không dễdàng để bóc
tách khoản chi nào sẽ được chitừ ngân sách nhà nước và khoản chi nào sẽ được
23
bù đắp chi từ nguồn học phí. Việc sửdụng học phí đểbù đắp chiphí các trường
được hoàn toàn tự chủ. Các trường sử dụng học phí phụ thuộc vào yêu cầu và
đặc thù của ngành nghề đào tạo (có thể cần đầu tư cho trang thiết bịthí nghiệm,
đầu tư cho các chương trình thực hành, thực tập kỹ năng,...).
(2) Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn, cung cấp dịch
vụ
Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học có được xuất phát từ một
trong các chức năng cơ bản của các cơ sở giáo dục đạihọc công lập là nơitriển
khai các nghiên cứu khoa học cơ bản và chuyển giao kết quả nghiên cứu phục
vụ xã hội. Chiến lược đa dạng hóa nguồn tài chính nhằm giảm bớt gánh nặng
ngân sách đã buộc các trường đại học quan tâm nhiều hơn đến nguồn thu từ
hoạt động này. Ở các nước phát triển, hoạt độngnày đóng góp phần không nhỏ
trong cơ cấu nguồn lực tài chính của các trường đại học. Nguồn kinh phí thu
được từ hoạt độngnghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đạihọc công lập
có thể có được từ các chương trình, dự án khoa học được nhà nước tài trợ hoặc
thông qua việc thực hiện chương trình, dự án khoa học, chuyển giao công nghệ
và bán sản phẩm cho các doanh nghiệp bên ngoài.
Tương tự là việc xây dựng cơ chế thu đối với các nguồn thu khác một
cách hợp lý để bù đắp các khoản chi hoạt động trong năm. Đồng thời phải đa
dạng các nguồn thu trên cơ sở liên doanh, liên kết trong lĩnh vực đào tạo vớicác
đốitác trong nước và ngoài nước; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào
tạo, học thuật, nghiên cứu khoa học để trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm thêm
những khoản viện trợ cho đào tạo.
1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính
Cácchủ trương, đườnglối, chính sách của Nhà nước
24
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vaitrò quản lý vĩ mô, cho nên
mọi đường lối, chính sáchcủa Nhà nước đều ảnh hưởng tới các cơ sở giáo dục
đại học công lập. Nguyên nhân:
Thứ nhất, Nhà nước là người xây dựng hệ thống luật pháp, định hướng
phát triển các trường và kiểm tra, giám sát những việc gì được làm trong khuôn
khổ pháp luật.
Thứhai, hệthống chínhsách và công cụ như chính sách tàichính, đầu tư,
tiền lương, thu nhập, chi tiêu của Nhà nước có tác động rất lớn đến cơ chế quản
lý tài chính của các trường. Hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế
thị trường, có tính cạnh tranh thì mới tăng cường sự chủ động cho các trường.
Nói cách khác, cơ chế quản lý tài chính mới phát huy tác dụng, góp phần thúc
đẩy các cơ sở giáo dục đạihọc công lập phát triển.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước
Hệ thống pháp Luật của nhà nước có tác động rất lớn tới hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bởi vì, nó
chính là cơ sở pháp lý để các trường có thể tăng cường huy động các nguồn lực
tài chính từ nhà nước, từ xã hội…
Ở góc độ quản lý, các trường chịu ảnh hưởng của Luật Giáo dục; Luật
Giáo dục Đại học; Luật Ngân sách; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Luật doanh nghiệp; Luật Khoa học công nghệ; Luật Công chức, Viên chức.
Sự phát triển của thị trường lao động
Trong kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường sức lao động có vai
trò rất quan trọng, nó có tác độngthúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một
trường đại học công lập. Bởi vì, nó liên quan tớinhu cầu xã hộihoá giáo dục đại
học, thị trường lao động càng phát triển thì càng có tác động lớn tớicơ chế quản
lý tài chính của trường đại học công lập, nguyên nhân là do:
25
Thứ nhất, thị trường là nơi sử dụng sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa
học nó là nơi cuối cùng thẩm định chất lượng của một nhà trường. Nếu sản
phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường được các doanh nghiệp, cơ
quan nhà nước sử dụng thì trường đạihọc đó mớitồn tại, phát triển được.
Thứhai, sự ủng hộ của xã hộiđốivới lĩnh vực đào tạo. Vì người sử dụng
sản phẩm đào tạo là xã hội. Cho nên sự ủng hộ của xã hội là điều kiện quan
trọng để trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính.
Thứ ba, thực hiện quan hệ thị trường trong quá trình đào tạo và sử dụng
sản phẩm đào tạo. Bởi vì, trong kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo là một loại
hàng hoá đầu vào của quá trình sản xuất. Cho nên, quá trình đào tạo và sử dụng
sản phẩm cũng phải vận dụng quan hệ thị trường. Nghĩa là ngườihọc, ngườisử
dụng sản phẩm phải trả chi phí đào tạo. Tuỳ theo mức độ thị trường hoá mà
mức chi phí đào tạo được xác lập khác nhau. Tuy nhiên, chi phí này cần đảm
bảo cho nhà trường có thể tái sản xuất mở rộng quá trình đào tạo.
Năng lực quản lý của cơ quan chủ quản
Là nhân tố tạo môi trường thúc đẩy sự chuyển biến về công tác đào tạo,
nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ của các trường đại học công lập. Bởi
vì, nó vừa là cơ sở để hiện thực hoá, vừa là rào cản cho mọi chủ trương chính
sách của ðảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đạihọc.
Năng lực nội sinh của các trường đại học
Năng lực nội sinh của trường đại học, nó chính là nguồn tàichính, nguồn
nhân lực, vật lực, môi trường, thông tin,... cần thiết cho công tác giảng dạy, học
tập, nghiên cứu khoa học.
1.2.3.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế quản lý tàichính
Để đo lường và phản ánh chất lượng, tác động của cơ chế quản lý tài
chính đối với cơ sở giáo dục công lập thì cần phải có một hệ thống các tiêu chí
26
có tính chất định tính và định lượng để đánh giá. Nó bao gồm một số tiêu chí
sau đây:
Thứ nhất là tính hiệu lực
Cơ chế quản lý tài chính phải có “giá trị thi hành” trên thực tiễn [29], có
nghĩa nó phải đảmbảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ (không xảy ra hiện
tượng chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật hiện hành khác), tính
toàn diện (có đầy đủ các quy định cần thiết), tính phù hợp (nó được thể hiện là
sự tương thích với trình độ phát triển kinh tế xã hội, chế độ chính trị, tập quán,
văn hóa truyền thống và xu hướng hội nhập quốc tế). Suy cho cùng, hiệu lực
của cơ chế quản lý tài chính được thể hiện khi nó đạt được tính khả thi. Đây là
thước đo thực tế của cơ chế quản lý tài chính.
Như vậy, những quy định, quy trình, thủ tục, hồ sơ liên quan tớiviệc thực
hiện cơ chế quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập phải có
tính công khai, minh bạch, rõ ràng, logic, thống nhất với nhau để tạo thành một
chỉnh thể. Các điều kiện áp dụng cơ chế quản lý tài chính vào thực tế phải dễ
dàng không tạo ra cơ chế “xin cho”.
Nói cách khác, cơ chế quản lý tài chính phải tạo ra một khung pháp lý
hoàn chỉnh cho các cơ sở giáo dục đại học dựa vào đó để chủ độngtổ chức các
hoạt động tàichính của mình một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng của
nhà trường một cách tốt nhất. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính phải có các chỉ
tiêu về mặt định tính và định lượng, nó bao hàm được tất cả hoạt động của các
cơ sở giáo dục đạihọc trong quá trình tạo lập và sử dụng nguồn thu.
Thứ hai là tính hiệu quả
Hiệu quả của một cơ chế có thể được “đo lường” dưới hai khía cạnh cơ
bản là lợi íchvà chi phí. Một cơ chế được xem là hiệu quả khi nó đáp ứng được
mong muốn của người ban hành và đạt được mục tiêu đặt ra là “tác động” tới
các quan hệ liên quan để điều chỉnh theo hướng tích cực, với một mức chi phí
27
thấp nhất. Hiệu quả của cơ chế trước tiên được thể hiện về chất lượng nội dung
của những quy định, chính sách đưa ra trong cơ chế. Hơn nữa, nó phải được
xem xét ở trạng thái sau khi cơ chế tác động lên các quan hệ xã hội, tức là kết
quả đạt được trên thực tế. Muốn đánh giá hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính
thì chúng ta cần thực hiện theo hai bước:
(1) So sánh giữa trạng thái các quan hệ liên quan trước và sau khi áp
dụng cơ chế để xác định những biến đổithực tế đạt được do sự tác động của cơ
chế;
(2) Đối chiếu với mục đích mong muốn đạt được của người có trách
nhiệm ký ban hành cơ chế.
Tính hiệu quả là một chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh kết quả của cơ
chế quản lý tài chính đem lại so với thời kỳ chưa áp dụng cơ chế quản lý tài
chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nó được thể hiện qua sự tăng,
giảm của các chỉ tiêu có liên quan tới tài chính như sự tiết kiệm chiphí, hoặc lợi
íchđem lại cao hơn chi phí bỏ ra, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn
lực tiền tệ và phi tiền tệ trong các trường…
Chỉ tiêu định lượng dùng đo lường tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài
chính bao gồm: Quy mô, cơ cấu nguồn thu chihàng năm; Hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách nhà nước; Thu nhập tăng thêm của cán bộ công nhân viên; Suất đầu
tư cho 1 sinh viên; Cơ cấu, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên; Số bàibáo, công trình
nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường…
Trong đó, quy mô nguồn thu chi phản ánh năng lực tài chính của từng
trường trong quá trình hoạt động. Nếu quy mô nguồn thu chicàng lớn thì chứng
tỏ nhà trường càng có năng lực về tài chính và có nhiều hoạt động khác nhau.
Cơ cấu nguồn thu là tỷ lệ của mỗi nguồn thu trong tổng nguồn thu, bao
gồm: nguồn ngân sách, học phí, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, viện trợ… Cơ
cấu nguồn thu cho biết khả năng quản lý tài chính của nhà trường, bởi vì nguồn
28
thu càng đa dạng thì khả năng quản lý tài chính càng cao. Tỷ lệ nguồn thu sẽ
cho biết nhà trường đang hoạt động dựa vào nguồn tàichính nào là chủ yếu. Cơ
cấu nguồn thu cũng cho biết trong điều kiện, khả năng của mình, các trường nên
tìm giải pháp để tăng thu từ nguồn nào.
Cơ cấu nguồn chi là tỷ lệ của các mục chi (như chi tiền lương, tiền công,
thu nhập tăng thêm; điện nước, xăng dầu; mua vật tư, dụng cụ thí nghiệm, thực
hành, thực tập, mua tài liệu; chi đầu tư phát triển; chi nghiên cứu khoa học…)
so với tổng nguồn chi hoạt động trong năm của nhà trường. Cơ cấu nguồn chi
cho biết khả năng tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong năm của
nhà trường. Nguồn kinh phí của nhà trường đang đầu tư chủ yếu cho vấn đề gì?
trong tương lai cần thay đổi theo hướng nào? để duy trì sự cạnh canh và phù
hợp với chiến lược phát triển nhà trường.
Thứ ba là tính linh hoạt
Tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính là những quy định trong nó
phải có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, xu
hướng phát triển của thị trường giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Cho
phép các trường được tự do lựa chọn tìm kiếm, sử dụng các nguồn kinh phí phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ theo đuổi trong ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn,
mức độ linh hoạt của cơ chế cấp ngân sách, quyền tự chủ về tính học phí… sẽ
tác động tớiphản ứng của các trường trong việc thay đổimục tiêu, đốitượng, số
lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực, nhu cầu đào tạo của xã hội. Ví dụ, Nhà
nước muốn giảm sự mất cân đối về chỉ tiêu đào tạo giữa các ngành kinh tế, kỹ
thuật, y tế… thì chỉ cần tăng hoặc giảm hệ số định mức ngân sáchcấp cho mỗi
loại chỉ tiêu đào tạo. Các trường phải tự điều chỉnh chỉ tiêu được ngân sách cấp
kinh phí thấp.
Thứ tư là tính công bằng
29
Những quy định trong cơ chế quản lý tài chính phải tạo ra sự công bằng
giữa quyền tự chủ và trách nhiệm đi kèm. Trong đó, trách nhiệm của cơ sở giáo
dục đại học công lập là trách nhiệm đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, người
sử dụng lao động, công chúng nói chung và Nhà nước nói riêng. Nó bao gồm
việc đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đem lại sự
hài lòng cho sinh viên và cộng đồng, các thông tin tàichính của nhà trường phải
đảm bảo tính minh bạch và giải trình công khai.
Tuy nhiên, những quy định trong cơ chế cần đảm bảo sự hài hòa giữa
quyền hạn và trách nhiệm, phải cân bằng giữa chi phí và lợi ích đem lại. Ví dụ,
chương trình đào tạo chất lượng cao thì nhà trường được quyền đưa ra mức học
phí tương ứng hay người học phải chi trả học phí cao phù hợp với chất lượng
nhận được.
Thứ năm là tính ràng buộc về mặt tổ chức
Để đảm bảo tính hiệu quả thì những quy định trong cơ chế quản lý tài
chính phải phù hợp với pháp luật hiện hành. Ngoài ra, nó cần phải có sự hỗ trợ
về mặt hành chính để thực hiện các quy định của các trường trong thực tiễn. Bởi
vì, đôi khi hiệu lực của các quy định bị cản trở do những ràng buộc về quyền
thực thi pháp lý trong thiết kế và thực hiện các biện pháp của các quy định đó.
Đối với một số loại quy định thì những khó khăn có thể nảy sinh với các chức
năng điều phối, giám sát và đánh giá.
Tính ràng buộc tổ chức của cơ chế quản lý tài chính còn thể hiện ở chỗ,
nó có tác dụng thúc đẩy các trường chủ động tìm kiếm nguồn lực tài chính
ngoài ngân sách. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có chính sáchthích hợp, chưa có
quy định cụ thể về mặt luật pháp, nhiều trường chưa quan tâm dẫn tớichưa khơi
thông được nguồn tài chính này.
Thứ sáu là sự thừa nhận của cộng đồng
30
Cơ chế quản lý tài chính được xem như là một bản thỏa thuận giữa nhà
nước và các trường nhằm đảm bảo sự đồng thuận chung về quản lý thu chi tài
chính. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính có mục đích thay việc Nhà nước thường
xuyên phải nâng mức chi ngân sách bằng việc trao quyền để các trường chủ
động khai thác, sửdụng các nguồn lực tài chính một cáchhiệu quả, đáp ứng tốt
nhất cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.Sự thành công của cơ chế quản lý tài
chính phụ thuộc vào mức độ cộng đồng thừa nhận nó.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo
dục đại học công lập thực hiện tự chủ
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Phân bổnguồn ngânsách nhà nướcchocáccơ sở giáodụcđại học công
lập theo sản phẩm đầu ra
Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học Úc có khoảng gần 40 trường đại học
công lập và 2 trường đại học tư. Trong đó nhiều chương trình đào tạo của các
trường đại học công lập được các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá cao.
Chính phủ Úc cung cấp nguồn NSNN cho các trường đại học công lập để thực
hiện các chương trình này. Năm 2008, Chính phủ nước này đã tiến hành cuộc
đánh giá có quy mô lớn đối với giáo dục đại học do GS Dennis Bradley
(Nguyên Giám đốc Đại học Nam Úc) chủ trì. Các khuyến nghị từ kết quả của
cuộc nghiên cứu đã được Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện để điều chỉnh
trong chính sách tài chính đốivới đại học [3]:
Cơ chế cấp kinh phí theo nhu cầu và lấy sinh viên làm trung tâm; sử dụng
các chỉ số thực hiện được xây dựng cho bốnlĩnh vực rõ ràng là căn cứ phân bổ
nguồn kinh phí: sự tham gia và mức độ giáo dục hòa nhập của sinh viên, kinh
nghiệm của sinh viên, kiến thức của sinh viên, chất lượng đầu ra.
Đảm bảo chất lượng trong đó nhận mạnh các chuẩn và kết quả đầu ra
được thực hiện thông qua Tổ chức tiến hành kiểm định và giám sát hoạt động
31
của cơ sở đào tạo. Trong khi đó, học phí vẫn nằm trong cơ chế điều tiết của
Chính phủ.
Đẩy mạnh tự chủ tài chính, thay đổi cơ chế quản lý tài chính để đào tạo
giáo dục đại học là xu hướng phổ biến ở các nước
Tác giả Phùng Xuân Nhạ và nhóm nghiên cứu [4], đánh giá sơ bộ cho
biết về mức độ tự chủ, cơ chế quản lý tài chính đại học công lập trong khu vực
Đông Á như sau:
Nhật đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính, cũng như thay đổi cơ chế quản lý
tài chính của các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục tháng 7/2003
với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các
trường đại học quốc gia lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu.
Tuy Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định mức học phí hàng năm, nhưng các
cơ sở giáo dục đại học được phép điều chỉnh tăng mức học phí tăng khoảng
20%.
Singapore cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các
trường đa dạng hóa các nguồn tàichính, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Chính phủ
vẫn cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, nhưng các trường được tự định
mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực.
Hàn Quốc có cơ chế khác. Trong khicác trường công vẫn tiếp tục chịu sự
hạn chế trong những lĩnh tài chính thì các trường đại học tư thục lại được mở
rộng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm
việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường
đại học. Một số đạihọc lớn như Đạihọc Seoulđược trao quyền nhiều hơn trong
các quyết định tài chính của họ.
Chính phủ các nước thu nhập trung bình ở Đông Á trao cơ chế quản lý tài
chínhcho mộtsố trường đại học, dướidạng phân bổ ngân sáchcông theo cơ chế
tài trợ trọn gói và cho phép cơ sở linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho
32
một số chương trình và trong một số trường hợp. Tuy vậy, ngay cả những cơ sở
tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.
Ví dụ, ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước
thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế
quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng
tài sản công. Các trường đại học tự chủ ở Indonexia về mặt pháp lý được trao
quyền tự chủ đáng kể, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến tự
chủ tài chính thực sự. Nhưng Indonexia cũng đã thành công trong việc áp dụng
một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Các cơ
sở giáo dục đại học của Malaysia cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh
phí cấp trọn gói.
Ở Lào, nước có thu nhập thấp, trường Đại học Quốc gia Lào đã được trao
quyền tự chủ tài chính một phần. Cơ chế quản lý tài chính được thiết lập cho
phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hộiđồng trường.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về cơ chế quản
lý tài chínhđốivới các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể rút ra các bài học
kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.
Thứnhất, các trường đại học công lập là hạt nhân cho mục tiêu nâng cao
chất lượng đào tạo.
- Các nước có nền kinh tế phát triển cao đều đã rất quan tâm phát triển
giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.
- Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao thường được thực
hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học công lập, các trường có danh
tiếng và uy tín cao.
Thứ hai, Nhà nước sử dụng công cụ phân bổ, cấp phát ngân sách để ưu
tiên về cơ chế và đầu tư tài chính cho các cơ sở giáo dục đạihọc công lập.
33
- NSNN cấp cho chương trình đào tạo của các trường đại học đại học
công lập dựa trên các sản phẩm đầu ra của chương trình.
- Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư thích đáng cho các chương trình đào
tạo nguồn nhân lực cả về nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác.
- Đốivới các chương trình đào tạo chất lượng cao có thể xây dựng cơ chế
tài chính đặc thù nhằm phát huy các thế mạnh của cơ sở đào tạo.
Thứ ba, các cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền tự chủ tài
chính phù hợp vớinăng lực thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng
- Các nước có xu hướng ngày càng tăng quyền tự chủ tài chính, trao cơ
chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công
lập. Việc tăng quyền tự chủ tàichính phụ thuộc vào năng lực của các cơ sở giáo
dục đại học. Trước hết tăng quyền tự chủ cho các trường đại học lớn, có uy tín,
có năng lực cạnh tranh.
- Tạo cơ chế quản lý tài chính thuận lợi, trao quyền tự chủ tài chính cho
các trường đồng thời nhà nước vẫn đảm nhiệm vai trò đầu tư, đặc biệt là đầu tư
có trọng điểm cho các chương trình đào tạo.
- Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác
định mức học phí, đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao được phép
định mức học phí cao hơn. Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép
các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương.
- Không có nước nào, cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt. Đi kèm
với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các
trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng vớicác trường qua các
tiêu chí cụ thể và minh bạch thông qua cơ chế quản lý tài chính.
Việc phân tích làm rõ các khái niệm về quản lý tài chính, cơ chế quản lý
tài chính, cơ chế tự chủ tài chính cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới có thể khẳng định rằng việc giao nhiều quyền tự chủ
34
tài chính, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay đang đi đúng hướng, hợp
quy luật, hỗ trợ các trường phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước và mỗi cơ sở giáo
dục đại học công lập cần thường xuyên phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài
chính để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
35
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn như: số
liệu từ Báo cáo tài chính năm hàng năm, cơ chế quản lý tài chính, quy chế chi
tiêu nội bộ của các trường đại học cônglập, cũng như các báo cáo tổng kết của
cơ quan chuyên ngành công bố trên trang thông tin, các nghiên cứu cũng được
thu thập, sử dụng để tìm hiểu thực trạng đầu tư tài chính, cơ chế quản lý tài
chính của trường.
2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu được sử dụng trong toàn bộ
các chương của luận văn, được dùng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng
quan tài liệu. Phương pháp này sửdụngtrong công việc khảo cứu các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp
được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục
nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này,
tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận
văn thạc sĩ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về
mặt lý luận và thực tiễn để sử dụng cho việc phân tích nội dung tại các chương
khác của luận văn. Phương pháp cụ thể:
* Phương pháp thống kê so sánh
- Thống kê, đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các
nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học thực hiện
tự chủ để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.
- Thông qua việc so sánh các ưu nhược điểm của cơ chế quản lý tàichính
sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về tình hình quản lý tài chính
tại các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ. Trên cơ sở đó rút ra bàihọc kinh
36
nghiệm và có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho cơ chế quản lý tàichính
tại các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ một cách hiệu quả.
* Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tàiliệu để xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu các lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo
dục đại học tự chủ, mối quan hệ tương quan giữa cơ chế quản lý tài chính với
chất lượng đào tạo giáo dục đạihọc.
Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính của các trường đạihọc công lập
thực hiện tự chủ ở một số quốc gia.
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, luận văn tổng hợp các
kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về cơ chế quản lý tài chính tại các
cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ. Đây là cơ sở quan trọng cho kết luận và
các kiến nghị của tác giả đốivới cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục
đại học thực hiện tự chủ theo Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.
37
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN
TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM
3.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập và
về một số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số
77/2014/NQ-CP của Chính phủ
3.1.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập
theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ
Luật Giáo dục đại học ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã quy định
"Quyền tự chủ của trường đại học". Tiếp theo Luật giáo dục đại học, Điều lệ
trường đại học ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2014 đã quy định cụ thể tại
Điều 5 quyền tự chủ trong các lĩnh vực cho các trường đại học công lập và
ngoài công lập. Đến nay, tự chủ đại học đã được cụ thể hóa hơn nữa tại một
số văn bản như: Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014
của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 77)
và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với các cơ sở giáo
dục đại học công lập, Nghị quyết 77 là chìa khóa mở ra cánh cửa tự chủ tương
đối rộng trong các mặt: đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy,
nhân sự, tài chính, đầu tư.
Ngay sau khi Nghị quyết 77 được ban hành, một số trường đã xây dựng
Đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động và đã được Chính phủ ra Quyết
định phê duyệt Đề án tự chủ.
Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của của các trường với những
nội dung chủ yếu sau đây:
Mục tiêu chung:
38
Phát triển các trường thành trường đại học chất lượng cao, đa ngành, đa
lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hoạt động tự chủ gắn với
trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối
tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường.
Về tài chính:
- Nguồn thu từ thu học phí: (1) Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý
học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10
năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; (2)
Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cho từng nhóm
ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo căn cứ vào nhu cầu của xã hội
trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân của các nhóm ngành
(của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối
đa của Trường theo quy định; (3) Trường quyết định mức thu học phí đối với
các chương trình đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn thu sự nghiệp: Trường thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
đào tạo, chuyển giao công nghệ, các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp
kinh phí thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu, kinh phí tiết
kiệm được bổ sung vào kinh phí hoạt động của Trường. Khoản thu từ các hoạt
động này được công khai theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích
lũy hợp lý.
- Tiền lương và thu nhập: Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định
của nhà nước, Trường quyết định mức thu nhập tăng thêm của người lao động
từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi đã trích lập các quỹ theo quy
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...PinkHandmade
 
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữQuy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữletranganh
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
从成语特点看汉语词义的人文性
从成语特点看汉语词义的人文性从成语特点看汉语词义的人文性
从成语特点看汉语词义的人文性clod13
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CDinhPhuongAnh
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
luyện chữ đẹp cho người lớn
luyện chữ đẹp cho người lớnluyện chữ đẹp cho người lớn
luyện chữ đẹp cho người lớnNét Chữ Việt
 
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...NuioKila
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2Lê Thảo
 

What's hot (20)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữQuy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
从成语特点看汉语词义的人文性
从成语特点看汉语词义的人文性从成语特点看汉语词义的人文性
从成语特点看汉语词义的人文性
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
Luận văn: Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hi...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn TâyLuận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
 
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ LàmDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Sách Công, Dễ Làm
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước ĐâyDanh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
Danh Sách Hơn 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Từ Sinh Viên Khóa Trước Đây
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
luyện chữ đẹp cho người lớn
luyện chữ đẹp cho người lớnluyện chữ đẹp cho người lớn
luyện chữ đẹp cho người lớn
 
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa từ vựng văn hóa Việt - Anh (Trên tư liệu một s...
 
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2
Doc thu giao trinh Han ngu Boya so cap 2
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ

Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfQuản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TieuNgocLy
 
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...OnTimeVitThu
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...nataliej4
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...TieuNgocLy
 
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfChính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfHanaTiti
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ (20)

Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfQuản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
 
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAYLuận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
 
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
Luận văn: Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi t...
 
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng ĐứcLuận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
 
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
 
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAYLuận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CỦA ...
 
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdfChính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
Chính sách học phí đại học của Việt Nam.pdf
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCMĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp tại TPHCM
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 

Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ

  • 1. Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ THÀNH NAM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM Dịch Vụ Làm Luận Văn Liên Hệ để tải tài liệu nhanh Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele) Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
  • 2. Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ THÀNH NAM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. TRẦN ANH TÀI PGS.TS.LÊ DANH TỐN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Học viên Đỗ Thành Nam
  • 4. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Anh Tài đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đạihoc Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế Chính trị, Hôi đồng khoa hoc và các thầy, cô giáo đãgiảng day , truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các tác giả của những tài liệu tham khảo, những người đi trước đã để lạicho chúng tôinhững kinh nghiệm quý báu. Tôi xin được cám ơn Ban giám hiệu các Trường đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập hồ sơ, số liệu để thực hiện luận văn và xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Đỗ Thành Nam
  • 5. i MỤC LỤC Trang Danh mục bảng…................................................................................................i Danh mục hình....................................................................................................ii LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...........................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................5 1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ..................................................................................8 1.2.1. Khái quát về cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................8 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế tự chủ tài chính................12 1.2.3. Cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập..............18 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ...................................................................30 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.......................................30 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................32 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 35 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu....................................................35 2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu.........................................................35 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬPTHỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM .............. 37 3.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập và về một số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ......................................................................37 3.1.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ ...........................................37 3.1.2. Khái quát về một số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ ...........................................40 3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính trước và sau khi được phê duyệt Đề án tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ 41 3.2.1. Về cơ chế thu và quản lý các nguồn thu tài chính............................41 3.2.2. Về cơ chế sử dụng các nguồn thu tài chính.......................................46 3.2.3. Về cơ chế giám sát................................................................................49
  • 6. ii 3.3. Đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ...................................................................50 3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính........................................50 3.3.2. Tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính.......................................52 3.3.3. Tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính ......................................54 3.3.4. Tính công bằng của cơ chế quản lý tài chính....................................55 3.3.5. Tính ràng buộc về mặt tổ chức của cơ chế quản lý tài chính ..........59 3.3.6. Sự thừa nhận của cộng đồng...............................................................60 CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM .........................................................................................62 4.1. Quan điểm, định hướng của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập Việt Nam.................................................................62 4.1.1. Nhà nước tạo ra cơ chế quản lý tài chính phù hợp thực tế, phù hợp năng lực phát triển của các cơ sở giáo dục đại học công lập ...................62 4.1.2. Đổi mới nhận thức về vai trò, địa vị pháp lý, môi trường hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.....................................................................................................63 4.1.3. Nâng cao nhận thức vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tạo nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động và nâng cao chất lượng đào tạo. ........................................................................64 4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.................................................................................65 4.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính 66 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính 69 4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính 75 4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao tính công bằng của cơ chế quản lý tài chính 75 4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao tính ràng buộc tổ chức của cơ chế quản lý tài chính ........................................................................................................78 4.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao sự đồng thuận của cộng đồng xã hội 79 4.3. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp .............................................81 KẾT LUẬN......................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
  • 7. iii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 So sánh khung học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP với chi phí bình quân tối thiểu để đào tạo một sinh viên của Đề án “Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012” của Bộ Giáo dục và Đào tạo 42 2 Bảng 3.2 Dự kiến chi phí đầu tư cho 01 sinh viên/năm 45 3 Bảng 3.3 So sánh cơ cấu chi của 4 trường năm học 2014 - 2015 so với năm học 2015 - 2016 46 4 Bảng 3.4 Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (CGCN) của các trường trước và sau khi thực hiện tự chủ 48 5 Bảng 3.5 Dự kiến thu - chi giai đoạn 2017 - 2020 53
  • 8. iv DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 So sánh số thu học phí, lệ phí trước và sau khi thực hiện tự chủ 43 2 Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng các quỹ của 4 trường tự chủ năm học 2015 - 2016 47
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh những năm gần đây giáo dục đại học ở Việt Nam có rất nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường đại học ngoài công lập, đại học nước ngoài và nhiều chương trình du học tại chỗ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này, đã đặt các cơ sở giáo dục đại học công lập của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học trong nước và nước ngoài ngày càng cao hơn. Do vậy, việc trao quyền tự chủ và đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam là điều kiện tiên quyết để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút sinh viên, tạo ra nhiều nguồn thu của các trường, đồng thời sẽ giảm gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số77/NQ- CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục Đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập đổi mới, chủ động khai thác, sử dụng hợp lý nguồn ngân sách nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách, cải thiện môi trường đào tạo, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút sinh viên của các cơ sở giáo dục công lập ở Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho các đơn vị này nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị để tăng khả năng đáp ứng của trường đại học với môi trường xã hội, kinh tế, thích ứng với sáng tạo và công nghệ thay đổi. Đứng trước cơ hội đổi mới nhưng cũng là khó khăn, thách thức đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp 1
  • 10. 2 cho giáo dục đại học ngày càng thu hẹp, học phí vẫn bị khống chế bởi mức trần thu học phí theo quy định, cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục đại học công lập ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế quản lý tài chính đối với việc tạo nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững của đơn vị. Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập với những bất cập, hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách, trong huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính từ xã hội hay phân cấp quản lý giữa các chủ thể tham gia cơ chế quản lý tài chính,... đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu cũng như hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Những điểm này trở thành thách thức không nhỏ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển giáo dục đại học. Vì vậy, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn . Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và kinh nghiệp thực tiễn trong quá trình công tác, tôi lựa chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sỹ của mình. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu Luận văn của tôi trả lời câu hỏi nghiên cứu: Cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam hiện nay đã phù hợp chưa? có điều gì bất cập? các giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu
  • 11. 3 Đề xuất các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ. + Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ. + Đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ. 3. Đốitượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý tài chính tại một số cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại 04 trường: Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Điện lực và Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội được Chính phủ phê duyệt thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014; số liệu sử dụng giai đoạn năm 2014 - 2016. Về nội dung, luận văn nghiên cứu các nội dung của cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế. 4. Kết cấu của luận văn: Luận văn được bố cục gồm 4 Chương, cụ thể như sau: Phần mở đầu. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
  • 12. 4 - Chương 3: Đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam. - Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam. Kết luận Tài liệu tham khảo
  • 13. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ ở Việt Nam đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước hướng đến việc phân tích thực trạng tài chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị cải cách, đổi mới nhằm thúc đẩy, đổi mới hơn nữa cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập. Các công trình nghiên cứu từ trước tới nay, có thể khái quát như sau: Một là, nêu lên xu thế, kinh nghiệm tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập của một số nước, kinh nghiệm ở một số cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam (Vũ Trường Giang, 2011); nêu ra một số lý luận về tự chủ, tự chủ tài chính trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học (Ngô Thế Chi, 2011). Một số tác giá đã nêu ra mối quan hệ, điều kiện thực hiện tự chủ, tác động của chính sách tăng học phí. Tác giả Bùi Tiến Hanh (2006) đã nghiên cứu và luận giải cơ chế để thực hiện xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài chính công đối với giáo dục công lập, cơ chế khuyến khích và quản lý đối với hoạt động giáo dục ngoài công lập, cơ chế thu và sử dụng học phí,... Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả, phương pháp tiếp cận về chính sách học phí vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm coi học phí là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước, được Nhà nước cho phép các trường đại học thu trên cơ sở hoạt động đào tạo do nhà nước đầu tư. Nghiên cứu chưa coi giáo dục đại học là một loại hàng hóa và mang lại lợi ích tư do đó người được hưởng lợi ích phải chịu chi trả chi phí tương xứng với chất lượng hàng hóa theo quan điểm chia sẻ chi phí.
  • 14. 6 Hai là, sơ bộ đánh giá thực trạng, những tác động tích cực của cơ chế quản lý tài chính như tạo ra cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ tài chính; giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước; tạo điều kiện cho các trường chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính gắn với chất lượng hoạt động (như tiết kiệm chi, chống lãng phí). Đa dạng hóa và tăng nguồn thu sự nghiệp, nguồn tài trợ từ doanh nghiệp, các dự án (Hoàng Văn Châu, 2011). Tác giả Lê Phước Minh tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách tài chính cho giáo dục đại học, đi sâu phân tích thực trạng chính sách tài chính cho giáo dục ở Việt Nam, làm rõ các cơ hội, thách thức và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục đại học ở nước ta. Với góc độ tiếp cận nhằm phân tíchchính sáchtài chính cho giáo dục đại học nên những kết quả đóng góp của Luận án có giá trị tham khảo tốt với các cơ quan quản lý vĩ mô nhưng chưa đánh giá đầy đủ cơ chế quản lý tài chính đối với riêng cơ sở giáo dục đại học công lập. Ba là, chỉ ra những vướng mắc, khó khăn liên quan tới cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập, đó là sự chưa đồng nhất giữa cơ chế và thực tê, phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên còn nặng tính bình quân, dựa trên yếu tố “đầu vào”, chưa chú trọng đầu ra là chất lượng, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề. Trong đó, khó khăn nhất vẫn là chưa có cơ chế phù hợp để tăng nguồn thu tài chính phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Nguồn thu tài chính chủ yếu thu từ ngân sách nhà nước, các khoản học phí, lệ phí. Tuy nhiên, Nguyễn Trường Giang (2014) chỉ ra "mức học phí tại các trường đại học hiện nay rất thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên: Chính sách học phí của Việt Nam đã được giữ nguyên trong một thời gian trên 10 năm (từ 1998 đến 2009), đến năm 2010 được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP với mức điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 20-25% mỗi năm. Tuy vậy theo tính toán đến năm 2015 mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng
  • 15. 7 được từ 40% - 50% chi phí đào tạo cần thiết". Đồng quan điểm đó, Phạm Thị Vân Anh (2017) đánh giá mức học phí quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần thiết, chưa sát với yêu cầu chi phí đặc thù của từng ngành, nghề đào tạo, cào bằng cũng như chưa gắn với yêu cầu về chất lượng, thương hiệu của từng trường. Mặt khác, cơ chế quản lý chưa đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao quyền tự chủ. Cơ chế kiểm soát theo yếu tố đầu vào chưa làm rõ trách nhiệm giải trình của các trường. Việc ra quyết định đầu tư, sửa chữa, mua sắm tài sản chịu sự quản lý, chi phối của nhiều văn bản (Luật xây dựng, đấu thầu, quản lý tài sản...) làm cho các trường gặp khó khăn trong đầu tư, nâng cấp cở sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Bốn là, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp, như duy trì tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục đại học (2%÷2,4% tổng chi ngân sách); đầu tư một số trường đạt chuẩn quốc tế; thay đổi cách phân bổ ngân sách; thí điểm cơ chế đặt hàng, “mua” dịch vụ công đối với các ngành học. Đẩy mạnh xã hội hóa, có lộ trình tính đủ chi phí đào tạo đại học theo các mức độ (Nguyễn Trường Giang, 2014). Các nghiên cứu cũng đã khẳng định, trong các nội dung của tự chủ tài chính trong các trường đại học, việc hình thành cơ chế quản lý tài chính là vấn đề quan trọng nhất. Thực tế đó đòi hỏi các trường đại học cần phải xây dựng cho mình một cơ chế sử dụng kinh phí, sử dụng các nguồn thu đáp ứng được yêu cầu công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2016) đưa ra một số giải pháp như "các trường cũng cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ". Mở rộng hơn, Vũ Minh Đạo (2017) đề xuất
  • 16. 8 "Về tài chính và tài sản, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực thực hiện tự chủ ở mức cao nhất, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư thì được tự chủ về quản lý, sử dụng kết quả tài chính theo cơ chế tài chính của doanh nghiệp". Nhìn chung, các nghiên cứu đều thống nhất cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, cơ chế trả thu nhập, quản lý tài sản. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nhìn nhận vấn đề từ góc độ quản lý nói chung như cơ chế tự chủ, chính sách phân bổ tài chính cho giáo dục đại học và chính sách học phí, chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề cụ thể, đặc biệt quan trọng là cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay, gồm: cơ chế thu học phí và thu sự nghiệp, cơ chế quản lý các nguồn thu và cơ chế sử dụng các nguồn thu. Các kết quả nghiên cứu mang tính chất chuyên biệt về một nội dung như công tác kế toán, công tác đào tạo chuyên môn... chưa có điều kiện sử dụng số liệu tài chính để phân tích, làm rõ tác động của cơ chế tới việc mở rộng, đa dạng hóa nguồn thu; đổi mới, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, chưa phân tíchsâu cơ cấu thu chi. Giải pháp chỉ mang tính gợi mở, đơn lẻ cho một trường, chưa làm rõ trách nhiệm giải trình, chưa khái quát chung cho các trường có cùng đặc điểm cơ chế quản lý tàichính tự chủ toàn diện. 1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ 1.2.1. Khái quát về cơ sở giáo dục đại học công lập 1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học công lập Khái niệm, mô hình và địa vị pháp lý của trường đại học công có sự khác nhau trong hệ thống giáo dục đại học ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên khái niệm về trường đại học công lập có thể được hiểu như sau: Trường đại học công lập là trường do chính quyền thành lập và quản lý. Nguồn kinh phí đảm bảo cho các trường đại học công lập hoạt động phụ thuộc vào chính sách đầu
  • 17. 9 tư tài chính và mức độ xã hội hóa nguồn lực dành cho giáo dục đại học của mỗi quốc gia. Theo Luật Giáo dục đại học được Quốc hội ban hành năm 2012, cơ sở giáo dục đại học công lập là đơn vị thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời, Luật Giáo dục đại học cũng nhắc đến quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa hoc và công nghê, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm điṇ h chấtlươn g giáo d ục. Tuy nhiên, trong khái niệm này, chưa có một nội hàm cụ thể thế nào là cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính thì sẽ được làm gì, và không được làm gì. Vaitrò của các cơ sở giáo dụcđạihọc công lập trong hệ thống giáodục đại học Các cơ sở giáo dục đại học công lập đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, thể hiện khái quát qua các mặt sau: Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập thể hiện vai trò của Nhà nước đối với giáo dục đại học. Nhà nước thông qua các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển giáo dục đào tạo. Thông quacác cơ sở giáo dục đạihọc công lập, Nhà nước muốn đầu tư nhằm đảm bảo lợi íchcông về giáo dục đại học. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận với giáo dục đạihọc. Các cơ sở giáo dục đại học công lập là nơi triển khai các chính sách đầu tư phát triển giáo dục địa học của mỗi quốc gia. Các cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở các địa
  • 18. 10 phương cấp ngân sách để triển khai các chính sách phát triển giáo dục đại học của chính quyền các cấp. Ở Việt Nam các cơ sở giáo dục đạihọc công lập được Nhà nước giao kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất để thực hiện các mục tiêu và chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo của đất nước. Các cơ sở giáo dục đạihọc công lập giữ vaitrò định hướng cho hoạt động và sựphát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc gia. Các cơ sở giáo dục đại học công lập định hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho nghiên cứu khoa học thông qua việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, duy trì các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai cáchướng nghiên cứu mới,... Các cơ sở giáo dục đại học cônglập có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầuphát triển củađất nước. Trong hệ thống giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học công lập có lợi thế hơn các trường tư thục về điều kiện đảm bảo chất lượng như đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, học liệu, thư viện để thực hiện được các sứ mạng nêu trên. 1.2.1.2. Một số đặc điểm riêng của các cơ sở giáo dục đại học công lập Các cơ sở giáo dục đạihọc công lập có một số đặc điểm riêng, ảnh hưởng quyết định tới cơ chế tài chính của trường đại học đối với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoahọc và các hoạt động khác của nhà trường. Các đặc điểm đó là: Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động Trường đại học công lập do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền các cấp. Bộ máy quản lý, điều hành của trường đại học công lập được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật của Nhà
  • 19. 11 nước hoặc địa phương. Bộ máy quản lý điều hành của trường đại học công lập thường có Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và khoa đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành. Ngoài ra, các trường đại học công lập còn chịu sự quản lý chuyên môn của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, chịu sự quản lý hoặc giám sát về nội dung chương trình đào tạo, về chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh của các trường đạihọc. Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính Các cơ sở giáo dục đại học công lập còn có đặc điểm quan trọng là sở hữu thuộc về Nhà nước. Các trường đạihọc công lập do Nhà nước thành lập và đầu tư kinh phí để xây dựng và hoạt động nên tính chất hoạt động của các trường đại học công lập thường không vì mục đích lợinhuận. Về nguồn kinh phí: (1) Nhà nước cấp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; (2) trường được phép thu một số khoản phí, lệ phí (được coi là nguồn thu thuộc NSNN), mức thu học phí bị khống chế trong khung quy định của Nhà nước; (3) trường tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để có nguồn thu khác. NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của trường đại học công lập. Về cơ chế quản lý tài chính: Các cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ trong khuôn khổ quy định. Các cơ sở được tự chủ tốiđa ở một số khoản chi nhất định; nhưng đồng thời phải tuân thủ các khoản mục chi đã được ấn định bởi cơ quan phân bổ và giao dự toán. Điều này chưa cho phép các trường đại học công lập thực hiện được chính sách ưu đãi đối với người dạy và người học hoặc tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng. Như vậy, các cơ sở giáo dục đại học công lập là một thiết chế vô cùng quan trọng của xã hội và trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu, trách
  • 20. 12 nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học công lập ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời các cơ sở giáo dục đại học công lập có tính tự chủ rất cao trong các hoạt động học thuật, trong phương thức tổ chức quản lý và đào tạo,… Nhận thức về vaitrò, sứ mạng và đặc điểm của các cơ sở giáo dục đại học công lập là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục đại học, quyết định một cơ chế quản lý (trong đó bao gồm cả cơ chế quản lý tàichính) phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội. 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế tự chủ tài chính 1.2.2.1. Khái niệm chung về cơ chế tự chủ tàichính Cơ chế tự chủ tài chính là một văn bản pháp luật chứa đựng những quy định về quyền tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập. Nó là một tập hợp những quy định nhằm chuyển đổi quyền hạn ra quyết định về tài chính của nhà nước sang các trường có thể hoạt động độc lập trong lĩnh vực tàichính. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của các quốc gia khác nhau, nó phụ thuộc vào quan điểm tập trung hay phân cấp quản lý của nhà nước. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hầu như các trường không có quyền tự chủ tài chính. Cấp trên giao kế hoạch ngân sách chi thường xuyên, nghiên cứu khoa học, đầutư, sửachữa tài sản;mức thu học phí, cấp học bổng cho từng đốitượng sinh viên, quy định nội dung chương trình, thời lượng đào tạo; phân bổ sản phẩm đào tạo về đâu?... Các trường chỉ có trách nhiệm tổ chức chi đúng khoản mục; kinh phí chi không hết, chi không đúng mục thì phải nộp lại nhà nước, không được chuyển sang năm sau. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì các trường có quyền tự chủ tài chính cao hơn là được tự do khai thác, phân bổ các nguồn tài trợ của chính phủ và các nguồn tài chính tư nhân, được quyết định mức học phí… 1.2.2.2. Một số đặc điểm của tự chủ tàichính
  • 21. 13 Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu: Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được không phải hoàn trả. Theo luật pháp, nó được dùng cho việc triển khai hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường. Nó bao gồm: (1) Nguồn thu từ ngân sáchcấp cho chi thường xuyên, chương trình mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ bản và các loạikinh phí khác như tinh giản biên chế; đào tạo lại; kinh phí đối ứng; thực hiện các nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước; kinh phí y tế; xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường giao thông…); ký túc xá sinh viên... Các nguồn thu này được quản lý, sử dụng theo sự phân loại dự toán chi tiêu của nhà nước. (2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp là các khoản thu nhận được từ thu phí, lệ phí của người học theo quy định của pháp luật; khoản thu hoạt động dịch vụ; tiền lãi chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng; thu nhập do các đơn vị trực thuộc nộp lên; thu nhập khác như tiền thư viện, ký túc xá sinh viên... (3) Nguồn thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy định của pháp luật. (4) Nguồn thu khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định nói trên như vốn vay tín dụng, vốn huy động của cán bộ công nhân viên; vốn liên doanh, liên kết. Trong tự chủ tài chính yêu cầu các trường quản lý và khaithác các nguồn thu theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức, sử dụng phiếu thu phù hợp, phải đưa vào dự toán và được quản lý, hạch toán đúng pháp luật. Các khoản thu đảm bảo tính công khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Những khoản thu theo quy định thì nhà trường có nghĩa vụ thu đúng, thu đủ. Hoạt động có tính đặc thù, phục vụ nhu cầu xã hội, hoạt động sản xuất kinh doannh, cung ứng dịch vụ, liên doanh liên kết thì các trường tự quyết định mức thu theo nguyên tắc bù đắp đủ chiphí và có tích luỹ... Tự chủ trong quản lý chi tiêu
  • 22. 14 Chi tiêu là chỉ các loại chi phí phát sinh khi các trường triển khai hoạt động, bao gồm: (1) Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chi thu phí, lệ phí; chihoạt động dịch vụ (kể cả thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao, trả vốn, trả lãi vay). Nội dung chi thường xuyên, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, học bổng, tiền thưởng; chi mua hàng hóa dịch vụ như điện nước, xăng dầu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, công tác phí, thuê mướn, sửa chữa nhỏ, mua vật tư phục vụ đào tạo… và những chi phí khác. (2) Chi không thường xuyên là những khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ; đào tạo lại; chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát…); vốn đối ứng dự án có nguồn vốn nước ngoài; thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế; đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, sửa chữa lớn; hoạt động liên doanh, liên kết và chi khác theo quy định. Yêu cầu chi tiêu tài chính là các khoản chi của nhà trường phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức khoa học, hợp lý; đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, đúng số phát sinh, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng; chấp hành nghiêm chế độ tài chính kế toán của nhà nước và nhà trường quy định. Để tạo ra sự tự chủ trong chitiêu thì các trường cần được giao quyền hạn rõ ràng trong phân bổ nguồn lực để thực hiện cung cấp dịch vụ công một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nhưng đi kèm với quyền hạn thì phải gắn trách nhiệm cụ thể, có như vậy ngân sách nhà nước cũng như các nguồn lực khác phân bổ, cung cấp cho nhà trường mớiđược sử dụng hợp lý, hiệu quả. Việc cân bằng giữa quyền quản lý và trách nhiệm là vấn đề cốt lõi trong quản lý chi tiêu của các nhà trường. Tự chủ trong quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường
  • 23. 15 Nó được hiểu là các trường có trách nhiệm tăng cường quản lý, khaithác và nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài sản cho việc thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ được giao, đồng thờigóp phần tạo ra nguồn thu cho nhà trường. 1.2.2.3. Vai trò của cơ chế tự chủ tàichính Việc ứng dụng cơ chế tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là một tất yếu do yêu cầu phát triển đặt ra. Tuy nhiên, vai trò của nó được thể hiện qua những tác động tới các nhà trường. Những tác động tích cực Nếu cơ chế tự chủ tài chính được xây dựng theo hướng đề cao, tăng cường quyền tự chủ, những quy định trong nó phù hợp với quy luật vận động của các phạm trù kinh tế, tài chính, xã hội… thì có tác động tích cực tới sự phát triển của các nhà trường, bao gồm: Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, nó góp phần cải thiện, nâng cao được chất lượng đào tạo. Bởi vì, các trường muốn giữ vững và nâng cao uy tín, danh tiếng thì phảiphảichú trọng tới các hoạt động của mình. Từ khâu tuyển sinh, các trường phải tuyển những sinh viên, học viên có trình độ, có chất lượng phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo, không để xảy ra hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, chỉ quan tâm tớisố lượng. Trong quá trình đào tạo, sẽ thúc đẩy nhà trường phải đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập đảm bảo cập nhật được xu thế phát triển của thời đại để thu hút thêm sinh viên đăng ký và dự học tại nhà trường. Muốn tạo ra nguồn thu, các trường phải tích cực chủ động đa dạng hóa, nâng cấp các chương trình và hình thức đào tạo như đào tạo chất lượng cao, đào tạo đại trà; học chính quy, học bán thời gian, học từ xa; học ngắn hạn, dài hạn… đáp ứng mọi nhu cầu học tập của xã hội. Mặt khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ khuyến khích và bắt buộc các trường phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là tìm kiếm các cơ hộiliên kết với
  • 24. 16 các trường đại học có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hai là, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao hiệu quả hoạt động, khuyến khích các trường làm tốt hơn các nhiệm vụ, sứ mạng của mình, giảm được thời gian và những chi phí vô ích. Trong khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, từ việc nhỏ đến việc lớn (mua sắm thường xuyên đến sắp xếp tổ chức...)đềuphảitrải qua các bước thủ tục hành chính phức tạp. Các trường phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên, gây tốn kém về thời gian, kinh phí thực hiện. Giao quyền tự chủ tài chính sẽ giúp các trường năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao và mọi hoạt động đều gắn với trách nhiệm thì các trường sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suất hơn; như vậy sẽ làm giảm chi phí kiểm tra, kiểm soát của quá trình thực hiện. Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Điều này góp phần tạo động lực để cán bộ công nhân viên nhà trường yên tâm tập trung vào công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn thu … sẽ củng cố được lòng tin, uy tín của nhà trường, thu hút thêm sinh viên, tạo cơ hội liên kết, hợp tác đào tạo vớicác cơ sở trong và ngoàinước. Những tác động tiêu cực Bên cạnh những tác độngtíchcực củacơ chế tự chủ tàichính, nó cũng có thể xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm: Một là, mục tiêu xã hội của giáo dục đạihọc có thể bịảnh hưởng. Vì, nếu những quy định trong cơ chế không đảm bảo sựminh bạch, chặt chẽ, để xảy ra việc quá đề cao quyền tự chủ tài chính nhưng không làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản lý đi kèm thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự
  • 25. 17 công bằng và tiến bộ xã hội. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội, mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những người có khả năng chi trả, làm cho người nghèo sẽ mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục đại học. Đặc biệt trường hợp các trường áp dụng biện pháp tăng học phí để tăng nguồn thu. Để đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người dân thì Nhà nước và các tổ chức xã hộicần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên nghèo thông qua chính sách cho vay; hỗ trợ học bổng... Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có cùng ngành nghề, nội dung đào tạo. Nguyên nhân là do muốn thu hút người học, các trường thường đưa ra những ưu đãi khác nhau; trong đó, có biện pháp giảm học phí... Khi cắt giảm học phí sẽ làm cho các trường thiếu hụt nguồn thu, buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chương trình đào tạo, cắt giảm dịch vụ đi kèm như dịch vụ thư viện; thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập… dẫn tới giảm chất lượng. Ba là, các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó khăn. Bởi vì, các trường này thường có cơ sở vật chất nhỏ, chưa có uy tín, khó tạo lòng tin với các đối tác và cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người học. Bốn là, có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy theo lợi nhuận, chạy theo nguồn thu dẫn tớivi phạm các quy định, quy chế giáo dục đại học. Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, một số trường sẽ tăng cường mở rộng quy mô đào tạo tức là tăng số sinh viên, học viên; tăng số giờ giảng dạy và các hình thức đào tạo nhưng lại buông lỏng quản lý. Chẳng hạn, nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào với người học; dẫn tới chất lượng đầu vào của sinh viên, của học viên thấp; không phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo của nhà trường sẽ không hiệu quả, gây lãng phí.
  • 26. 18 Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy cơ chế tự chủ tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần tạo ra môi trường pháp lý cho các trường hoạt động với tư cách là một chủ thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực tiền tệ, phi tiền tệ và sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ, sứ mạng của nhà trường. Mặt khác, nó cũng có những tác động tiêu cực đến mục tiêu hoạt động, khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập ở Việt Nam. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy đối với bất kỳ một đơn vị, một tổ chức, một doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính là hoạt động trung tâm, hoạt động then chốt. Bởi vì, nó là hoạt động nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Đặc biệt, trong bốicảnh cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập ngày càng được mở rộng, trao quyền tự chủ ngày một cao hơn, công tác quản lý tài chính ngày càng đòi hỏi cần phải hoàn thiện, đổi mới trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính đang dần được định hình ở Việt Nam. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác độngtích cực tớicác quá trình kinh tế xã hộitheo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. 1.2.3. Cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáo dục đại học công lập 1.2.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính Quản lý tài chính Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học [27] được xem xét theo hai nghĩa: (1) Theo nghĩa hẹp là quản lý thu chi ngân sách theo nghĩa này thì nội dung chủ yếu của quản lý tài chính là làm như thế nào để đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách được tiến hành thông suốt và có hiệu quả; (2) theo nghĩa rộng là sử dụng tài chính làm công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước
  • 27. 19 thông qua hoạt động tài chính để điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu đã định. Xét theo nghĩa này, nội dung của quản lý tài chính chủ yếu là việc lựa chọn và xác định chính xác các chính sách tàichính hữu hiệu và lấy đó làm căn cứ để quy định nội dung cụ thể của thu chi ngân sách. Như vậy, nếu xét theo cả hai nghĩa được nêu trên thì quản lý tài chính là dùng công cụ tài chính của Nhà nước thông qua các chính sách, phương thức, hệ thống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, quan điểm này chưa làm rõ sự khác biệt cơ chế quản lý tài chính với quản lý tài chính dẫn đến quan điểm đồng nhất giữa quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính. Tác giả Võ Văn Thường phân tích khái niệm về "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý kinh tế" xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế và tài chính hay nói cách khác, tài chính phản ánh các quan hệ kinh tế. Trong mối quan hệ này kinh tế là gốc song cũng nhấn mạnh tài chính không thụ động phản ánh các quan hệ kinh tế mà nó gây tác động tích cực ngược lại đối với các quan hệ kinh tế, ngay cả điều chỉnh các quan hệ kinh tế đồng hành. Như vậy, xuất phát từ nghiên cứu về khái niệm "cơ chế kinh tế" và "cơ chế quản lý kinh tế" tác giả này làm sáng tỏ bản chất của "cơ chế tài chính" và "cơ chế quản lý tài chính" theo góc độ nói trên. Các kết quả trong nghiên cứu này đã đưa đến kháiniệm rằng:Cơ chế quản lý tài chính đó là hệ thống các hình thức, phương pháp và biện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan hệ kinh tế tương ứng nhằm đạt các mục tiêu quản lý được xác định. Cơ chế quản lý tài chính được hiểu theo quan điểm này chưa phản ánh rõ vai trò của chủ thể quản lý và mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể quản lý khi vận hành cơ chế. Kết quả của nhóm nghiên cứu do TS Phạm Văn Ngọc chủ trì [18] bước đầu giả định rằng mỗi một doanh nghiệp trong nền kinh tế đều phải đứng trước sự khan hiếm về nguồn lực tài chính mà nó có thể sở hữu. Do đó, doanh nghiệp đó cần sử dụng hiệu quả nguồn tài chính mà nó có được. Muốn vậy nó cần có
  • 28. 20 một cơ chế quản lý tài chính tốt để thực hiện mục tiêu tài chính của nó. Từ đó, có thể hiểu định nghĩa về cơ chế quản lý tài chính như sau: "Cơ chế quản lý tài chính là một tập hợp các phương pháp, công cụ phù hợp vớipháp luật hiện hành nhằm thực hiện mục tiêu tài chính của đơn vị kinh tế trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực tài chính và những nguồn lực khác". Như vậy, qua nghiên cứu các tài liệu, giáo trình và các công trình khoa học có liên quan, các tác giả đều có quan điểm khá thống nhất về nội hàm của cơ chế quản lý tài chính. Tuy nhiên, ở các khái niệm nêu trên đều có nhược điểm là chưa thấy rõ được vai trò của chủ thể quản lý khi sử dụng các phương pháp, công cụ tác động đến đốitượng quản lý; sự tương tác qua lạigiữa các chủ thể trong quátrình vận hành các chínhsách, phương tiện, hệ thống,... Các yếu tố này là một phần của cơ chế quản lý tài chính. Theo quan điểm của tác giả, có thể nêu khái niệm về cơ chế quản lý tài chính như sau: Cơ chế quản lý tài chính là tổng hợp các phương pháp, công cụ phù hợp với pháp luật hiện hành được nhà quản lý áp dụng để quản lý hoạt động tài chính liên quan đến đối tượng quản lý trong điều kiện cụ thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. 1.2.3.2. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính Theo cách định nghĩa như trên thì cơ chế quản lý tài chính có mối quan hệ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý, là các chủ thể quản lý vận hành các phương thức và công cụ tác động đến mục tiêu và quá trình hoạt động giáo dục đạihọc của đơn vị. Đồng thờiphụ thuộc vào quyết tâm, hành động của lãnh đạo nhà trường khi đưa ra các quyết định quản lý, điều hành, triển khai thực hiện. Điều này sẽ có ảnh hưởng để cơ chế quản lý tàichính hoặc là bàn đạp hỗ trợ cho sự phát triển của cơ sở giáo dục đạihọc công lập hoặc ngược lại. Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc lĩnh vực quản lý tài chính công. Cải cách quản lý tài chính công sẽ tăng hiệu
  • 29. 21 quả sử dụng nguồn lực tài chính của xã hội. Các nội dung cải cách quan trọng phổ biến là cải cách quản lý chi tiêu ngân sách; phương thức lập, phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra; phương thức huy động các nguồn lực xã hội hóa,... Đối với giáo dục đại học, Chính phủ cũng thực hiện nhiều chính sách cải cách cơ chế quản lý tàichính trong các thập kỳ vừa qua. Các xu hướng cảicách được tập trung theo hướng: thay đổi quan điểm về lợiích giáo dục đạihọc, chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; đầu tư tập trung cho các chương trình đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao,... Các cơ sở giáo dục đại học công lập là chủ thể vận hành cơ chế quản lý tài chính đốivới giáo dục đại học công lập theo quy định của lĩnh vực tài chính công. Tuy nhiên, hoạt động thu, chi tài chính của các trường đại học giống như hoạt động kinh tế vi mô của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng không nằm ngoài sự tác động nói trên, cũng vận hành theo cơ chế thịtrường. Cơ chế quản lý tàichính phụ thuộc vào các điều kiện để tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính (nguồn lực tài chính; tài sản; đội ngũ cán bộ giảng viên và quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin;...) và phảituân thủ các quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước trong phạm vi có liên quan. 1.2.3.3. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học công lập Thứnhất, cơ chếquản lýnguồnngânsách nhànước Triển khai các chương trình đào tạo là một hoạt độngcủa các cơ sở giáo dục đại học công lập, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cho xã hội. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho các cơ sở giáo dục đại học công lập và cung cấp nguồn ngân sách để thực hiện. Thông thường kinh phí được Chính phủ cung cấp cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nằm trong
  • 30. 22 khoản ngân sách chi cho giáo dục đại học. Để thực hiện vai trò quản lý, Chính phủ sẽ sử dụng công cụ ngân sách Nhà nước kết hợp vớicác phương thức, biện pháp hành chínhkhác để tác động đến hoạt độngcủa các cơ sở giáo dục đạihọc công lập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, cơ chế quản lý nguồn ngân sách của Chính phủ chi cho hoạt động này sẽ tuân thủ quy trình quản lý từ khâu lập dự toán, xét duyệt và cấp ngân sách như một hoạt động của khu vực công. Thứ hai, cơ chế quản lý nguồn thu ngoài ngân sách cấp Cơ chế quản lý nguồn thu ngoàingân sách của các cơ sở giáo dục đạihọc công lập được xem xét trên các nộidung sau: (1) Nguồn thu từ học phí Học phí ở hầu hết các nước là nguồn thu ngoài ngân sách cấp đầu tư lớn nhất cho giáo dục đại học. Vớiquan điểm hiện nay của Nhà nước, học phí là sự chia sẻ chi phí theo hướng người học cần trả một phần quan trọng chi phí cho giáo dục đại học trong khi nhu cầu đại học ngày càng tăng, xu hướng giảm cấp tài chính cho giáo dục đại học của Nhà nước; giáo dục đại học đem lại lợi ích cho riêng cá nhân nhiều hơn là so vớilợiích chung cho xã hội, do đó việc người hưởng thụ giáo dục đạihọc phảitrang trải chi phí nhiều hơn là công bằng. Tuy nhiên, do chịu sự ảnh hưởng trong một thời gian dài được bao cấp nên việc tính đúng, tính đủ chi phí để xác định mức thu học phí là không phù hợp với thu nhập của đại đa số ngườidân ở Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cần sử dụng kết hợp hiệu quả công cụ ngân sách và học phí để giải quyết mâu thuẫn giữa quy mô, chất lượng và nguồn lực khan hiếm trong giáo dục đại học. Hiện nay, tuy cho phép một số cơ sở giáo dục đạihọc công lập được tự chủ xây dựng mức thu học phí nhưng Nhà nước vẫn ban hành quy định mức trần học phí để đảm bảo lợi ích giữa nhà trường với người học. Trong chiphí đào tạo thường xuyên, về nguyên tắc không dễdàng để bóc tách khoản chi nào sẽ được chitừ ngân sách nhà nước và khoản chi nào sẽ được
  • 31. 23 bù đắp chi từ nguồn học phí. Việc sửdụng học phí đểbù đắp chiphí các trường được hoàn toàn tự chủ. Các trường sử dụng học phí phụ thuộc vào yêu cầu và đặc thù của ngành nghề đào tạo (có thể cần đầu tư cho trang thiết bịthí nghiệm, đầu tư cho các chương trình thực hành, thực tập kỹ năng,...). (2) Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn, cung cấp dịch vụ Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học có được xuất phát từ một trong các chức năng cơ bản của các cơ sở giáo dục đạihọc công lập là nơitriển khai các nghiên cứu khoa học cơ bản và chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ xã hội. Chiến lược đa dạng hóa nguồn tài chính nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách đã buộc các trường đại học quan tâm nhiều hơn đến nguồn thu từ hoạt động này. Ở các nước phát triển, hoạt độngnày đóng góp phần không nhỏ trong cơ cấu nguồn lực tài chính của các trường đại học. Nguồn kinh phí thu được từ hoạt độngnghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đạihọc công lập có thể có được từ các chương trình, dự án khoa học được nhà nước tài trợ hoặc thông qua việc thực hiện chương trình, dự án khoa học, chuyển giao công nghệ và bán sản phẩm cho các doanh nghiệp bên ngoài. Tương tự là việc xây dựng cơ chế thu đối với các nguồn thu khác một cách hợp lý để bù đắp các khoản chi hoạt động trong năm. Đồng thời phải đa dạng các nguồn thu trên cơ sở liên doanh, liên kết trong lĩnh vực đào tạo vớicác đốitác trong nước và ngoài nước; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, học thuật, nghiên cứu khoa học để trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm thêm những khoản viện trợ cho đào tạo. 1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính Cácchủ trương, đườnglối, chính sách của Nhà nước
  • 32. 24 Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vaitrò quản lý vĩ mô, cho nên mọi đường lối, chính sáchcủa Nhà nước đều ảnh hưởng tới các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nguyên nhân: Thứ nhất, Nhà nước là người xây dựng hệ thống luật pháp, định hướng phát triển các trường và kiểm tra, giám sát những việc gì được làm trong khuôn khổ pháp luật. Thứhai, hệthống chínhsách và công cụ như chính sách tàichính, đầu tư, tiền lương, thu nhập, chi tiêu của Nhà nước có tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của các trường. Hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh thì mới tăng cường sự chủ động cho các trường. Nói cách khác, cơ chế quản lý tài chính mới phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy các cơ sở giáo dục đạihọc công lập phát triển. Hệ thống pháp luật của Nhà nước Hệ thống pháp Luật của nhà nước có tác động rất lớn tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bởi vì, nó chính là cơ sở pháp lý để các trường có thể tăng cường huy động các nguồn lực tài chính từ nhà nước, từ xã hội… Ở góc độ quản lý, các trường chịu ảnh hưởng của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục Đại học; Luật Ngân sách; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật doanh nghiệp; Luật Khoa học công nghệ; Luật Công chức, Viên chức. Sự phát triển của thị trường lao động Trong kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường sức lao động có vai trò rất quan trọng, nó có tác độngthúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một trường đại học công lập. Bởi vì, nó liên quan tớinhu cầu xã hộihoá giáo dục đại học, thị trường lao động càng phát triển thì càng có tác động lớn tớicơ chế quản lý tài chính của trường đại học công lập, nguyên nhân là do:
  • 33. 25 Thứ nhất, thị trường là nơi sử dụng sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học nó là nơi cuối cùng thẩm định chất lượng của một nhà trường. Nếu sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường được các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng thì trường đạihọc đó mớitồn tại, phát triển được. Thứhai, sự ủng hộ của xã hộiđốivới lĩnh vực đào tạo. Vì người sử dụng sản phẩm đào tạo là xã hội. Cho nên sự ủng hộ của xã hội là điều kiện quan trọng để trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính. Thứ ba, thực hiện quan hệ thị trường trong quá trình đào tạo và sử dụng sản phẩm đào tạo. Bởi vì, trong kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo là một loại hàng hoá đầu vào của quá trình sản xuất. Cho nên, quá trình đào tạo và sử dụng sản phẩm cũng phải vận dụng quan hệ thị trường. Nghĩa là ngườihọc, ngườisử dụng sản phẩm phải trả chi phí đào tạo. Tuỳ theo mức độ thị trường hoá mà mức chi phí đào tạo được xác lập khác nhau. Tuy nhiên, chi phí này cần đảm bảo cho nhà trường có thể tái sản xuất mở rộng quá trình đào tạo. Năng lực quản lý của cơ quan chủ quản Là nhân tố tạo môi trường thúc đẩy sự chuyển biến về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ của các trường đại học công lập. Bởi vì, nó vừa là cơ sở để hiện thực hoá, vừa là rào cản cho mọi chủ trương chính sách của ðảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đạihọc. Năng lực nội sinh của các trường đại học Năng lực nội sinh của trường đại học, nó chính là nguồn tàichính, nguồn nhân lực, vật lực, môi trường, thông tin,... cần thiết cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. 1.2.3.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cơ chế quản lý tàichính Để đo lường và phản ánh chất lượng, tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập thì cần phải có một hệ thống các tiêu chí
  • 34. 26 có tính chất định tính và định lượng để đánh giá. Nó bao gồm một số tiêu chí sau đây: Thứ nhất là tính hiệu lực Cơ chế quản lý tài chính phải có “giá trị thi hành” trên thực tiễn [29], có nghĩa nó phải đảmbảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ (không xảy ra hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật hiện hành khác), tính toàn diện (có đầy đủ các quy định cần thiết), tính phù hợp (nó được thể hiện là sự tương thích với trình độ phát triển kinh tế xã hội, chế độ chính trị, tập quán, văn hóa truyền thống và xu hướng hội nhập quốc tế). Suy cho cùng, hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính được thể hiện khi nó đạt được tính khả thi. Đây là thước đo thực tế của cơ chế quản lý tài chính. Như vậy, những quy định, quy trình, thủ tục, hồ sơ liên quan tớiviệc thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập phải có tính công khai, minh bạch, rõ ràng, logic, thống nhất với nhau để tạo thành một chỉnh thể. Các điều kiện áp dụng cơ chế quản lý tài chính vào thực tế phải dễ dàng không tạo ra cơ chế “xin cho”. Nói cách khác, cơ chế quản lý tài chính phải tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các cơ sở giáo dục đại học dựa vào đó để chủ độngtổ chức các hoạt động tàichính của mình một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng của nhà trường một cách tốt nhất. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính phải có các chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng, nó bao hàm được tất cả hoạt động của các cơ sở giáo dục đạihọc trong quá trình tạo lập và sử dụng nguồn thu. Thứ hai là tính hiệu quả Hiệu quả của một cơ chế có thể được “đo lường” dưới hai khía cạnh cơ bản là lợi íchvà chi phí. Một cơ chế được xem là hiệu quả khi nó đáp ứng được mong muốn của người ban hành và đạt được mục tiêu đặt ra là “tác động” tới các quan hệ liên quan để điều chỉnh theo hướng tích cực, với một mức chi phí
  • 35. 27 thấp nhất. Hiệu quả của cơ chế trước tiên được thể hiện về chất lượng nội dung của những quy định, chính sách đưa ra trong cơ chế. Hơn nữa, nó phải được xem xét ở trạng thái sau khi cơ chế tác động lên các quan hệ xã hội, tức là kết quả đạt được trên thực tế. Muốn đánh giá hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính thì chúng ta cần thực hiện theo hai bước: (1) So sánh giữa trạng thái các quan hệ liên quan trước và sau khi áp dụng cơ chế để xác định những biến đổithực tế đạt được do sự tác động của cơ chế; (2) Đối chiếu với mục đích mong muốn đạt được của người có trách nhiệm ký ban hành cơ chế. Tính hiệu quả là một chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh kết quả của cơ chế quản lý tài chính đem lại so với thời kỳ chưa áp dụng cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nó được thể hiện qua sự tăng, giảm của các chỉ tiêu có liên quan tới tài chính như sự tiết kiệm chiphí, hoặc lợi íchđem lại cao hơn chi phí bỏ ra, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ trong các trường… Chỉ tiêu định lượng dùng đo lường tính hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính bao gồm: Quy mô, cơ cấu nguồn thu chihàng năm; Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thu nhập tăng thêm của cán bộ công nhân viên; Suất đầu tư cho 1 sinh viên; Cơ cấu, tỷ lệ giảng viên trên sinh viên; Số bàibáo, công trình nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường… Trong đó, quy mô nguồn thu chi phản ánh năng lực tài chính của từng trường trong quá trình hoạt động. Nếu quy mô nguồn thu chicàng lớn thì chứng tỏ nhà trường càng có năng lực về tài chính và có nhiều hoạt động khác nhau. Cơ cấu nguồn thu là tỷ lệ của mỗi nguồn thu trong tổng nguồn thu, bao gồm: nguồn ngân sách, học phí, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, viện trợ… Cơ cấu nguồn thu cho biết khả năng quản lý tài chính của nhà trường, bởi vì nguồn
  • 36. 28 thu càng đa dạng thì khả năng quản lý tài chính càng cao. Tỷ lệ nguồn thu sẽ cho biết nhà trường đang hoạt động dựa vào nguồn tàichính nào là chủ yếu. Cơ cấu nguồn thu cũng cho biết trong điều kiện, khả năng của mình, các trường nên tìm giải pháp để tăng thu từ nguồn nào. Cơ cấu nguồn chi là tỷ lệ của các mục chi (như chi tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm; điện nước, xăng dầu; mua vật tư, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, mua tài liệu; chi đầu tư phát triển; chi nghiên cứu khoa học…) so với tổng nguồn chi hoạt động trong năm của nhà trường. Cơ cấu nguồn chi cho biết khả năng tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong năm của nhà trường. Nguồn kinh phí của nhà trường đang đầu tư chủ yếu cho vấn đề gì? trong tương lai cần thay đổi theo hướng nào? để duy trì sự cạnh canh và phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường. Thứ ba là tính linh hoạt Tính linh hoạt của cơ chế quản lý tài chính là những quy định trong nó phải có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, xu hướng phát triển của thị trường giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Cho phép các trường được tự do lựa chọn tìm kiếm, sử dụng các nguồn kinh phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo đuổi trong ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn, mức độ linh hoạt của cơ chế cấp ngân sách, quyền tự chủ về tính học phí… sẽ tác động tớiphản ứng của các trường trong việc thay đổimục tiêu, đốitượng, số lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực, nhu cầu đào tạo của xã hội. Ví dụ, Nhà nước muốn giảm sự mất cân đối về chỉ tiêu đào tạo giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật, y tế… thì chỉ cần tăng hoặc giảm hệ số định mức ngân sáchcấp cho mỗi loại chỉ tiêu đào tạo. Các trường phải tự điều chỉnh chỉ tiêu được ngân sách cấp kinh phí thấp. Thứ tư là tính công bằng
  • 37. 29 Những quy định trong cơ chế quản lý tài chính phải tạo ra sự công bằng giữa quyền tự chủ và trách nhiệm đi kèm. Trong đó, trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học công lập là trách nhiệm đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, người sử dụng lao động, công chúng nói chung và Nhà nước nói riêng. Nó bao gồm việc đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đem lại sự hài lòng cho sinh viên và cộng đồng, các thông tin tàichính của nhà trường phải đảm bảo tính minh bạch và giải trình công khai. Tuy nhiên, những quy định trong cơ chế cần đảm bảo sự hài hòa giữa quyền hạn và trách nhiệm, phải cân bằng giữa chi phí và lợi ích đem lại. Ví dụ, chương trình đào tạo chất lượng cao thì nhà trường được quyền đưa ra mức học phí tương ứng hay người học phải chi trả học phí cao phù hợp với chất lượng nhận được. Thứ năm là tính ràng buộc về mặt tổ chức Để đảm bảo tính hiệu quả thì những quy định trong cơ chế quản lý tài chính phải phù hợp với pháp luật hiện hành. Ngoài ra, nó cần phải có sự hỗ trợ về mặt hành chính để thực hiện các quy định của các trường trong thực tiễn. Bởi vì, đôi khi hiệu lực của các quy định bị cản trở do những ràng buộc về quyền thực thi pháp lý trong thiết kế và thực hiện các biện pháp của các quy định đó. Đối với một số loại quy định thì những khó khăn có thể nảy sinh với các chức năng điều phối, giám sát và đánh giá. Tính ràng buộc tổ chức của cơ chế quản lý tài chính còn thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng thúc đẩy các trường chủ động tìm kiếm nguồn lực tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có chính sáchthích hợp, chưa có quy định cụ thể về mặt luật pháp, nhiều trường chưa quan tâm dẫn tớichưa khơi thông được nguồn tài chính này. Thứ sáu là sự thừa nhận của cộng đồng
  • 38. 30 Cơ chế quản lý tài chính được xem như là một bản thỏa thuận giữa nhà nước và các trường nhằm đảm bảo sự đồng thuận chung về quản lý thu chi tài chính. Vì vậy, cơ chế quản lý tài chính có mục đích thay việc Nhà nước thường xuyên phải nâng mức chi ngân sách bằng việc trao quyền để các trường chủ động khai thác, sửdụng các nguồn lực tài chính một cáchhiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.Sự thành công của cơ chế quản lý tài chính phụ thuộc vào mức độ cộng đồng thừa nhận nó. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý tài chính các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tự chủ 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Phân bổnguồn ngânsách nhà nướcchocáccơ sở giáodụcđại học công lập theo sản phẩm đầu ra Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học Úc có khoảng gần 40 trường đại học công lập và 2 trường đại học tư. Trong đó nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học công lập được các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá cao. Chính phủ Úc cung cấp nguồn NSNN cho các trường đại học công lập để thực hiện các chương trình này. Năm 2008, Chính phủ nước này đã tiến hành cuộc đánh giá có quy mô lớn đối với giáo dục đại học do GS Dennis Bradley (Nguyên Giám đốc Đại học Nam Úc) chủ trì. Các khuyến nghị từ kết quả của cuộc nghiên cứu đã được Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện để điều chỉnh trong chính sách tài chính đốivới đại học [3]: Cơ chế cấp kinh phí theo nhu cầu và lấy sinh viên làm trung tâm; sử dụng các chỉ số thực hiện được xây dựng cho bốnlĩnh vực rõ ràng là căn cứ phân bổ nguồn kinh phí: sự tham gia và mức độ giáo dục hòa nhập của sinh viên, kinh nghiệm của sinh viên, kiến thức của sinh viên, chất lượng đầu ra. Đảm bảo chất lượng trong đó nhận mạnh các chuẩn và kết quả đầu ra được thực hiện thông qua Tổ chức tiến hành kiểm định và giám sát hoạt động
  • 39. 31 của cơ sở đào tạo. Trong khi đó, học phí vẫn nằm trong cơ chế điều tiết của Chính phủ. Đẩy mạnh tự chủ tài chính, thay đổi cơ chế quản lý tài chính để đào tạo giáo dục đại học là xu hướng phổ biến ở các nước Tác giả Phùng Xuân Nhạ và nhóm nghiên cứu [4], đánh giá sơ bộ cho biết về mức độ tự chủ, cơ chế quản lý tài chính đại học công lập trong khu vực Đông Á như sau: Nhật đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính, cũng như thay đổi cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục tháng 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu. Tuy Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định mức học phí hàng năm, nhưng các cơ sở giáo dục đại học được phép điều chỉnh tăng mức học phí tăng khoảng 20%. Singapore cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường đa dạng hóa các nguồn tàichính, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Chính phủ vẫn cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, nhưng các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực. Hàn Quốc có cơ chế khác. Trong khicác trường công vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh tài chính thì các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đạihọc lớn như Đạihọc Seoulđược trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ. Chính phủ các nước thu nhập trung bình ở Đông Á trao cơ chế quản lý tài chínhcho mộtsố trường đại học, dướidạng phân bổ ngân sáchcông theo cơ chế tài trợ trọn gói và cho phép cơ sở linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho
  • 40. 32 một số chương trình và trong một số trường hợp. Tuy vậy, ngay cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản. Ví dụ, ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công. Các trường đại học tự chủ ở Indonexia về mặt pháp lý được trao quyền tự chủ đáng kể, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến tự chủ tài chính thực sự. Nhưng Indonexia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Các cơ sở giáo dục đại học của Malaysia cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói. Ở Lào, nước có thu nhập thấp, trường Đại học Quốc gia Lào đã được trao quyền tự chủ tài chính một phần. Cơ chế quản lý tài chính được thiết lập cho phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hộiđồng trường. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ việc khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về cơ chế quản lý tài chínhđốivới các cơ sở giáo dục đại học công lập có thể rút ra các bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Thứnhất, các trường đại học công lập là hạt nhân cho mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. - Các nước có nền kinh tế phát triển cao đều đã rất quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài. - Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học công lập, các trường có danh tiếng và uy tín cao. Thứ hai, Nhà nước sử dụng công cụ phân bổ, cấp phát ngân sách để ưu tiên về cơ chế và đầu tư tài chính cho các cơ sở giáo dục đạihọc công lập.
  • 41. 33 - NSNN cấp cho chương trình đào tạo của các trường đại học đại học công lập dựa trên các sản phẩm đầu ra của chương trình. - Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư thích đáng cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cả về nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác. - Đốivới các chương trình đào tạo chất lượng cao có thể xây dựng cơ chế tài chính đặc thù nhằm phát huy các thế mạnh của cơ sở đào tạo. Thứ ba, các cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền tự chủ tài chính phù hợp vớinăng lực thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng - Các nước có xu hướng ngày càng tăng quyền tự chủ tài chính, trao cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập. Việc tăng quyền tự chủ tàichính phụ thuộc vào năng lực của các cơ sở giáo dục đại học. Trước hết tăng quyền tự chủ cho các trường đại học lớn, có uy tín, có năng lực cạnh tranh. - Tạo cơ chế quản lý tài chính thuận lợi, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đồng thời nhà nước vẫn đảm nhiệm vai trò đầu tư, đặc biệt là đầu tư có trọng điểm cho các chương trình đào tạo. - Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phí, đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao được phép định mức học phí cao hơn. Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương. - Không có nước nào, cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt. Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng vớicác trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch thông qua cơ chế quản lý tài chính. Việc phân tích làm rõ các khái niệm về quản lý tài chính, cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có thể khẳng định rằng việc giao nhiều quyền tự chủ
  • 42. 34 tài chính, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay đang đi đúng hướng, hợp quy luật, hỗ trợ các trường phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước và mỗi cơ sở giáo dục đại học công lập cần thường xuyên phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài chính để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
  • 43. 35 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các tài liệu có sẵn như: số liệu từ Báo cáo tài chính năm hàng năm, cơ chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đại học cônglập, cũng như các báo cáo tổng kết của cơ quan chuyên ngành công bố trên trang thông tin, các nghiên cứu cũng được thu thập, sử dụng để tìm hiểu thực trạng đầu tư tài chính, cơ chế quản lý tài chính của trường. 2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn, được dùng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng quan tài liệu. Phương pháp này sửdụngtrong công việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sĩ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn để sử dụng cho việc phân tích nội dung tại các chương khác của luận văn. Phương pháp cụ thể: * Phương pháp thống kê so sánh - Thống kê, đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu. - Thông qua việc so sánh các ưu nhược điểm của cơ chế quản lý tàichính sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về tình hình quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ. Trên cơ sở đó rút ra bàihọc kinh
  • 44. 36 nghiệm và có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho cơ chế quản lý tàichính tại các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ một cách hiệu quả. * Phương pháp phân tích và tổng hợp Đọc, phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá tàiliệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Nghiên cứu các lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học tự chủ, mối quan hệ tương quan giữa cơ chế quản lý tài chính với chất lượng đào tạo giáo dục đạihọc. Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính của các trường đạihọc công lập thực hiện tự chủ ở một số quốc gia. Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đạihọc thực hiện tự chủ. Đây là cơ sở quan trọng cho kết luận và các kiến nghị của tác giả đốivới cơ chế quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ theo Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.
  • 45. 37 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập và về một số trường đại học công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ 3.1.1. Khái quát về đề án tự chủ của các trường đại học công lập theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ Luật Giáo dục đại học ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã quy định "Quyền tự chủ của trường đại học". Tiếp theo Luật giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học ban hành ngày 10 tháng 12 năm 2014 đã quy định cụ thể tại Điều 5 quyền tự chủ trong các lĩnh vực cho các trường đại học công lập và ngoài công lập. Đến nay, tự chủ đại học đã được cụ thể hóa hơn nữa tại một số văn bản như: Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 77) và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, Nghị quyết 77 là chìa khóa mở ra cánh cửa tự chủ tương đối rộng trong các mặt: đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, đầu tư. Ngay sau khi Nghị quyết 77 được ban hành, một số trường đã xây dựng Đề án Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động và đã được Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Đề án tự chủ. Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của của các trường với những nội dung chủ yếu sau đây: Mục tiêu chung:
  • 46. 38 Phát triển các trường thành trường đại học chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường. Về tài chính: - Nguồn thu từ thu học phí: (1) Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; (2) Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo căn cứ vào nhu cầu của xã hội trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân của các nhóm ngành (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của Trường theo quy định; (3) Trường quyết định mức thu học phí đối với các chương trình đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Nguồn thu sự nghiệp: Trường thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu, kinh phí tiết kiệm được bổ sung vào kinh phí hoạt động của Trường. Khoản thu từ các hoạt động này được công khai theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. - Tiền lương và thu nhập: Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của nhà nước, Trường quyết định mức thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi đã trích lập các quỹ theo quy