SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LA THỊ CẨM VÂN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 9.44.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Văn Điền
2. PGS.TS. Đàm Xuân Vận
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng
lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực, chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí nào đến thời điểm này ngoài
những công trình của tác giả.
TÁC GIẢ
La Thị Cẩm Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới PGS.TS. Trần Văn Điền và PGS.TS. Đàm Xuân Vận, những người đã truyền
cho tôi tri thức cũng như tâm huyết nghiên cứu khoa học, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian để tôi hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em Khoa Môi trường, trường đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về cơ sở
vật chất, kinh nghiệm và trợ giúp tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện các
nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành các thầy cô trong Ban giám hiệu, bạn bè đồng
nghiệp tại Khoa Kỹ thuật Nông lâm- Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia
nghiên cứu sinh.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn tin tưởng động viên, chia sẻ và tiếp sức cho tôi có thêm nghị lực để tôi
vững bước và vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hoàn thành bản luận án này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
La Thị Cẩm Vân
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................x
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ......................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5
1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường
rừng............................................................................................................................5
1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới........................5
1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của PFES tại Việt Nam ........................11
1.1.3. Hệsố K và phương ánchi trả dịch vụ môi trườngrừngở Việt Nam ..........................18
1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và
tại Việt Nam ...........................................................................................................20
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới...........................20
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam .........................25
1.2.3. Các nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Bắc Kạn................................................36
1.3. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về chi trả DVMTR................................37
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................40
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................40
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................................40
iv
2.1.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................40
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................40
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên
rừng tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................40
2.2.2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn...................40
2.2.3. Ứng dụng một số phần mềm GIS trong xây dựng bản đồ hệ số K chi trả
DVMTR tỉnh Bắc Kạn ..........................................................................................40
2.2.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện .............................41
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................41
2.3.1. Phương pháp tham khảo kế thừa có chọn lọc .....................................................41
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài hiện trường..............................................43
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ..............................................................................43
2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA....................................................47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................50
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng
tỉnh Bắc Kạn...........................................................................................................50
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn .........................................................50
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn........... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Khái quát thực trạng rừng tỉnh Bắc Kạn..............................................................51
3.2. Thực trạng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn..............................................................59
3.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn...................................................................................................................59
3.2.2. Các loại DVMTR đã thực hiện và chưa thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn...........................................................................................................................61
3.2.3. Các cơ chế chi trả DVMTR đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............62
3.2.4. Các kết quả chi trả DVMTR đã đạt được ở Bắc Kạn..............................................70
3.2.5. Những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, điều chỉnh trong công tác chi trả
DVMTR...................................................................................................................76
v
3.2.6. Đánh giá tiềm năngtrongchi trả dịch vụ môi trườngrừngtỉnh Bắc Kạn.................86
3.3. Xây dựng bản đồ hệ số K chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn.................................. 102
3.3.1. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn
theo hệ số K1....................................................................................................... 102
3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo hệ số K2
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................................. 105
3.3.3. Hệ số K3 theo nguồn gốc hình thànhrừng trênđịa bàn huyện Ba Bể ................... 107
3.3.4. Kết quả xây dựng bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức khó khăn trong
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................... 109
3.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện.............................. 116
3.4.1. Xây dựng bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả DVMTR và bản đồ chi trả
DVMTR ............................................................................................................... 116
3.4.2. Các bước thực hiện phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng................... 122
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 130
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Đến
% Tỷ lệ phần trăm
BVPTR Bảo vệ phát triển rừng
CS Cộng sự
CP Chính phủ
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
GIS Geograhic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý)
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NĐ Nghị định
NĐ 99 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia
cộng đồng)
PFES Payments for Forest Environmental Services (Chi trả dịch vụ môi
trường rừng)
PES Payment for Environment Services - Chi trả dịch vụ môi trường
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp
TT Thông tư
VNFF Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các loại dịch vụ hệ sinh thái.......................................................................7
Bảng 1.2. Một số ví dụ về chínhsáchchi trả DVMT trong nông nghiệp........................8
Bảng 1.3. Các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh
nghiệm quốc tế...........................................................................................10
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả
DVMTR.......................................................................................................12
Bảng 1.5. Mức chi trả DVMTR theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP .........................15
Bảng 1.6. Giá trị hệ số K theo nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR...............18
Bảng 1.7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng hệ số K
và thực hiện chi trả DVMTR .....................................................................19
Bảng 2.1. Các bản đồ tỉnh Bắc Kạn được sử dụng và hiệu chỉnh hệ tọa độ..............42
Bảng 2.2. Số lượng mẫu phiếu điều tra trênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn...........................48
Bảng 3.1. Diệntích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hìnhthành rừng................51
Bảng 3.2. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo điều kiện lập địa.............................52
Bảng 3.3. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo loài cây............................................53
Bảng 3.4. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo trữ lượng.........................................54
Bảng 3.5. Diện tích rừng phân theo nguồn gốc hình thành rừng từ 2012 -
2016.............................................................................................................55
Bảng 3.6. Trữ lượng rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc..........................................56
Bảng 3.7. Tổng hợp độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............................58
Bảng 3.8. Quy định mức chi trảcho các loại hình DVMTR......................................60
Bảng 3.9. Loại hình dịch vụ môi trường rừng đang thực hiện ở Bắc Kạn.................61
Bảng 3.10. Tiền chi trả DVMTR bình quân cho 1 ha rừngcủa một số tỉnh................66
Bảng 3.11. Hệ số K được áp dụng ở một số tỉnhđể chi trả DVMTR ..........................69
Bảng 3.12. Các bên tham gia chương trình chi trả DVMTR trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................70
viii
Bảng 3.13. Diện tích rừng có cung ứng DVMTR năm 2016 trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................71
Bảng 3.14. Số tiền chi trả cho các huyện tỉnh Bắc Kạn.........................................74
Bảng 3.15. Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015 trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.......................................................................................76
Bảng 3.16. Lý do các hộ gia đình tham gia chi trả DVMTR ................................77
Bảng 3.17. Thái độ của người dân về chính sách chi trả DVMTR ......................79
Bảng 3.18. Các thay đổi về hoạt động lâm nghiệp của hộ dân ở Bắc Kạn
khi nhận tiền chi trả DVMTR.................................................................80
Bảng 3.19. Diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn phân theo
mục đích sử dụng tính đến hết năm 2016.............................................86
Bảng 3.20. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết và
duy trì nguồn nước cho các cơ sở sản xuất nước sạch.......................90
Bảng 3.21. Tổng hợp diệntíchlưu vực thủyđiện trênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn................90
Bảng 3.22. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết và duy
trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện....................................................92
Bảng 3.23. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trườngrừngcho dulịchsinhthái.............94
Bảng 3.24. Mô hìnhtiềm năngdịch vụ môitrườngrừngchotín dụngCác bon ...............96
Bảng 3.25. Kịch bản tăng cường QLBVR và bể chứa các-bon có can thiệp chi
trả DVMT....................................................................................................97
Bảng 3.26. Lượng C tíchlũytrênmột số loại hìnhsử dụngđất tại Bắc Kạn...................97
Bảng 3.27. Giá trị lưu trữ các boncủa một số loại rừng..............................................98
Bảng 3.28. Mô hìnhtiềm năng dịch vụ môi trườngrừngchođa dạngsinh học........... 101
Bảng 3.29. Tổng hợp diện tích rừng theo trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn ................................................................................................... 102
Bảng 3.30. Bảng giá trị hệ số K1 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................. 103
Bảng 3.31. Bảng tổng hợp diện tích rừng theo loại rừng trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 105
ix
Bảng 3.32. Bảng giá trị hệ số K2 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......................... 105
Bảng 3.33. Tổng hợp diện tích rừng theo nguồn gốc hình thành rừng
tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 107
Bảng 3.34. Bảng giá trị hệ số K3 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......................... 107
Bảng 3.35. Bảng tổng hợp tỷ lệ giá trị hệ số K phục vụ chi trả DVMTR
tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 115
Bảng 3.36. Tổng hợp loại hình chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............. 121
Bảng 3.37. Bước 1: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích rừng có cung
ứng DVMTR ........................................................................................... 123
Bảng 3.38. Bước 2: Thống kê các cơ sở sản xuất thủy điện, mước sạch, du
lịch có sử dụng DVMTR từ rừng của tỉnh. ....................................... 123
Bảng 3.39. Bước 3: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích các khu rừng có
cung ứng DVMTR cho từng cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch,
du lịch....................................................................................................... 124
Bảng 3.40. Bước 4: Xác định đối tượng cung ứng DVMTR trên có lô rừng
cung ứng DVMTR .................................................................................. 125
Bảng 3.41. Bước 5: Xác định lượng điện thương phẩm của các cơ sở sản xuất
thủy điện có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh cung ứng... 125
Bảng 3.42. Bước 6: Xác định lượng nước thương phẩm của các cơ sở sản
xuất nước sạch có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh
cung ứng................................................................................................... 126
Bảng 3.43. Bước 7: Xác định doanh số của các cơ sở kinh doanh du lịch sử
dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh............................................................. 126
Bảng 3.44. Bước 8: Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng................ 127
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách PFES và mối quan hệ giữa
các bên liên quan ............................................................................................14
Hình 1.2. Sơ đồ phân phối tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng...............................17
Hình 2.1. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K1 ......43
Hình 2.2. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K2 ......44
Hình 2.3. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K3 ......44
Hình 2.4. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K4 ......46
Hình 2.5. Các bước xây dựng bản đồ phục vụ xây dựng phương án chi trả dịch
vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn...................................................................47
Hình 3.1. Diễn biến diện tích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hình thành
rừng năm 2012 - 2016....................................................................................55
Hình 3.2. Hiểu biết của người dân về chính sách chi trả DVMTR ........................78
Hình 3.3. Bản đồ lưu vực các thủy điện tỉnh Bắc Kạn................................................91
Hình 3.4. Bản đồ khu vực sinh thái tỉnh Bắc Kạn .......................................................94
Hình 3.5. Ranh giới các khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn.................... 101
Hình 3.6. Bản đồ phân cấp hệ số K1 theo trạng thái rừng tỉnh Bắc Kạn........... 104
Hình 3.7. Bản đồ phân cấp hệ số K2 theo mục đích sử dụng rừng tỉnh Bắc
Kạn ................................................................................................................ 106
Hình 3.8. Bản đồ phân cấp hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng tỉnh
Bắc Kạn........................................................................................................ 108
Hình 3.9. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ gần đường giao thông
và khu dân cư tỉnh Bắc Kạn..................................................................... 110
Hình 3.10. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ dốc tỉnh Bắc Kạn........................ 111
Hình 3.11. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ cao tỉnh Bắc Kạn........................ 112
Hình 3.12. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ khó khăn trong bảo vệ
rừng tỉnh Bắc Kạn...................................................................................... 113
Hình 3.13. Bản đồ phân cấp hệ số K tổng hợp cho tỉnh Bắc Kạn........................ 114
xi
Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh
Bắc Kạn........................................................................................................ 117
Hình 3.15. Cơ sở dữ liệu thuộc tính phục vụ cho công tác chi trả DVMTR ....... 118
Hình 3.16. Bản đồ chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.............................. 120
Hình 3.17. Sơ đồ các bước thực hiện phương án chi trả DVMTR ........................... 122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang đứng trước nhiều vấn đề cần
phải đối mặt, trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu hút sự quan tâm của
tất cả các nhà khoa học cũng như chính phủ các quốc gia hiện nay là biến đổi khí hậu
toàn cầu. Hiện nay Việt Nam được cho là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất
khi phải ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (Đàm Việt Bắc và cs.,
2011) [2] và đang phải đối mặt với thiệt hại tiềm tàng rất to lớn về kinh tế và con
người.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng được coi là một cơ hội cho người dân tăng thu
nhập và tăng lựa chọn sinh kế bền vững ngoài giá trị lâm sản hàng hóa của rừng.
Ngoài ra việc chi trả dịch vụ môi trường rừng còn đóng góp vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế được thể hiện qua tác dụng nhiều mặt của rừng như đảm bảo nguồn nước,
tích trữ các bon, giảm thải khí nhà kính, vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ đất và giảm thiểu
tác hại của thiên tai như hạn hán và lũ lụt.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thí điểm chương trình về chi trả
dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES) - dựa trên một thí điểm thành công về các dịch vụ
bảo vệ vùng đầu nguồn ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng (Hoàng Minh Hà và cs.,
2008) [18], đã có một số kết quả nghiên cứu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác chi trả
dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên rừng
nói chung, dịch vụ chi trả môi trường rừng nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất
định. Sau hơn 8 năm triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng trên cả nước được đánh giá là một trong những chính sách nổi
bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam [14], chính sách này được ghi nhận là một thành
tựu nổi bật của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.
Các khu rừng đem lại nhiều dịch vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các
lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch không khí và bảo tồn đa dạng sinh học...Việc
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ thu hút một lực lượng đông
đảo người dân tham gia bảo vệ rừng. Qua đó, người dân được tăng thêm thu nhập, góp
phần ổn định cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo; nhận thức pháp luật và trách
2
nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao; nâng cao ý thức trách nhiệm
và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; huy
động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho người lao động
trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng được chi trả giá trị của
rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước hơn
70,5%, đây là một tỉnh có tiềm năng lớn trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng (DVMTR), dựa vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, năm
2016 diện tích trồng rừng của toàn tỉnh Bắc Kạn là 91.128,2 ha, bằng 18,75% diện tích
tự nhiên của toàn tỉnh và bằng 26,25% diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó diện
tích trồng rừng đã thành rừng là 67.809,7 ha, diện tích trồng rừng chưa thành rừng là
23.318,5 ha (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, 2017 [6]). Các khu rừng đem lại nhiều dịch
vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch
không khí, và bảo tồn đa dạng sinh học... Hiện nay Bắc Kạn cũng đã tiến hành chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại một số huyện song còn nhiều bất cập và khó khăn trong
công tác chi trả, việc áp dụng hệ số chi trả K bằng 1 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2016) [62]
không mang lại sự công bằng cho các chủ rừng bởi chưa có sự tính toán đến chất lượng
rừng cũng như vị trí các thửa rừng; việc này có thể sẽ làm cho chất lượng rừng không
tăng, việc chi trả bằng phương pháp thủ công như hiện nay mất nhiều thời gian, công
sức cũng như độ chính xác không cao. Bài toán chi trả dịch vụ môi trường rừng còn gặp
khó khăn vướng mắc như: ai là người trả tiền, chi trả cho ai, trả như thế nào để người
cung cấp dịch vụ môi trường rừng được hưởng lợi cao, công bằng và đúng với giá trị
thực sự của rừng. Từ những vấn đề trên ta thấy rằng việc cung cấp cơ sở khoa học giúp
cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học,
xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong triển khai chi trả dịch vụ
môi trường rừng, đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ trả
3
dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và phát triển sinh
kế cho người dân tham gia phát triển và bảo vệ rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bản đồ hệ
số K phục vụ chi trả DVMTR.
- Đề xuất được phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng có tính khả thi cho
tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Điểm mới của luận án
- Xây dựng bản đồ hệ số K và cơ sở dữ liệu chi trả dich vụ môi trường rừng tại
khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu xác định được tiềm năng, đề xuất phương án chi trả DVMTR khả thi,
khắc phục những tồn tại trong thực thi chính sách tại tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và
đóng góp cho việc xây dựng các phương án và công cụ hỗ trợ trong triển khai công
việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực xã hội – lâm nghiệp thông qua những
đóng góp mới của luận án. Các kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng.
- Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn.
4
- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2014 đến năm 2016; thời gian
triển khai nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới
Dịch vụ môi trường là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng
thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cũng như sức khỏe cộng đồng trên
thế giới. Dựa vào vai trò, chức năng của các hệ sinh thái, các nhà khoa học đã phân
thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của hệ sinh thái với mục đích kinh tế, xã
hội khác nhau, bao gồm:
- Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen…
- Dịch vụ điều tiết: Phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lụt, điều hòa khí hậu, điều tiết
nước, lọc nước…
- Dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái,
lịch sử, khoa học giáo dục…
- Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hòa dinh dưỡng…
Có nhiều khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment
Services - PES) nhưng khái niệm được sử dụng phổ biến là: “Chi trả dịch vụ môi
trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện, trong đó một dịch vụ môi trường (xác
định được) được mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) khi và
chỉ khi, người cung cấp (là người dân sinh sống hoặc là chủ đất ở địa phương) đảm
bảo dịch vụ cung cấp dịch vụ môi trường đó” (Wunder và cs., 2005 [124]).
Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự
nguyện có sự ràng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người
mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ
cho một hay nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình
sử dụng đất.
Chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ bảo tồn có lịch sử lâu dài ở các nước
phát triển như chương trình Khu Bảo tồn ở Mỹ, chính sách nông nghiệp chung của EU
và các kế hoạch bảo vệ môi trường tương tự ở Úc và New Zealand. Nhiều nghiên cứu
của Wunder và cs. (2009) [125], Wunder và cs. (2008) [123] cho thấy các chương
6
trình chi trả dịch vụ môi trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô và phạm vi ra các
quốc gia đang phát triển trong những năm qua.
Cũng theo Wunder và cs. (2008) [122], mặc dù có rất nhiều dịch vụ khác nhau có
thể được trao đổi trong cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, nhưng thực tế chỉ có 4 loại
hình dịch vụ có tiềm năng lớn nhất xét ở quy mô thương mại, bao gồm:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết nước, bảo
vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất,…
- Bảo tồn đa dạng sinh học: phòng trừ dịch bệnh, giá trị sinh thái…
- Hấp thụ các bon: biến đổi khí hậu…
- Vẻ đẹp cảnh quan/ Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa.
Quy mô của các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các quốc gia rất
khác nhau với xu hướng phát triển theo khu vực. Một số quốc gia có chính sách chi trả
dịch vụ môi trường áp dụng cho hàng chục ngàn người tham gia và đã được thực hiện
trong một vài năm, ví dụ như ở Costa Rica, Mexico, Ecuador và Trung Quốc. Chương
trình chi trả dịch vụ môi trường cấp quốc gia mới bắt đầu ở Brazil và Nam Phi. Quy
mô của diện tích đất và rừng được kiểm soát bởi các chính sách này rất khác nhau.
Mexico có 2,2 triệu ha đất được thống kê vào chương trình chi trả dịch vụ môi trường
(Fonatifo, 2012) [84], trong khi chương trình chuyển đổi đất dốc của Trung Quốc có
hơn 28 triệu ha thực hiện các hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường (Bennett, 2008
[68], Xu và cs., 2006 [126]). Ngoài ra còn có một số lượng ngày càng tăng các dự án
chi trả dịch vụ môi trường quy mô nhỏ hơn, thường được các nhà tài trợ, tổ chức bảo
tồn thực hiện, các loại hình dịch vụ được chi trả thường có: bảo tồn đa dạng sinh học
và động vật hoang dã; bảo vệ khu vực đầu nguồn hoặc hấp thụ các bon. Nhìn chung,
cho đến nay châu Mỹ La tinh có số lượng lớn nhất các dự án PES, tiếp theo là châu Á
và cuối cùng là châu Phi (Bennett và cs., 2013 [67]; Egoh và cs., 2012 [82], Katoomba
Group, 2009 [87]; Ecosystem Marketplace, 2008 [81]).
Hầu hết các thị trường và hệ thống chi trả dịch vụ hệ sinh thái đều đang phát triển
ở Bắc Mỹ và châu Âu, chi trả dịch vụ hệ sinh thái trong nông nghiệp ở các nước này
đã đạt nhiều tỷ USD và tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn. Ở các nước đang phát triển,
chỉ có một vài tỷ USD được sử dụng để chi trả cho bảo vệ vùng đầu nguồn, trong khi ở
châu Mỹ Latinh chi trả dịch vụ môi trường đã được thử nghiệm rộng rãi bằng nhiều hệ
thống khác nhau thì ở châu Á và châu Phi, sự phát triển của loại hình này vẫn còn hạn
chế (Forest Tren và cs., 2008 [15]).
7
Có một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái tiềm năng có thể được chi trả bằng
các chương trình chi trả dịch vụ môi trường, theo đánh giá của hệ sinh thái thiên niên
kỷ (MEA - Millennium Ecosystem Assessment), các dịch vụ môi trường có thể được
nhóm lại thành bốn loại chính: dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều hòa và
dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các chính sách chi trả dịch vụ môi
trường chỉ tập trung vào dịch vụ cung cấp. Cho đến nay, các chương trình chi trả dịch
vụ môi trường phổ biến nhất ở các nước đang phát triển để quản lý rừng đầu nguồn
nhằm đảm bảo lưu lượng và chất lượng nước hoặc kiểm soát lũ (Stanton và cs., 2010)
[113]. Bảo vệ rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm cả dòng chảy và sau đó là
bảo tồn đa dạng sinh học và hấp thụ các bon (Madsen và cs., 2010) [97]. Dịch vụ môi
trường khác ở Nam bán cầu bao gồm kiểm soát xói mòn đất, chẳng hạn như chương
trình chống sa mạc hóa ở Trung Quốc (Liu và cs., 2013 [95]); sản xuất năng lượng,
như sản xuất thủy điện ở Costa Rica (Blackman và cs., 2010 [69]); bảo tồn động vật
hoang dã, như bảo vệ các loài chim ở Campuchia và Bolivia (Asquith và cs., 2008
[65], Clements và cs., 2010 [73], Wunder và cs., 2008 [122], Wunder và cs., 2009
[125]).
Bảng 1.1. Các loại dịch vụ hệ sinh thái
Các loại dịch vụ hệ sinh thái Ví dụ
Dịch vụ sinh thái
Quay vòng chất dinh dưỡng, phân tán hạt
Hình thành đất, sản xuất sơ cấp
Dịch vụ cung cấp
Cung cấp thức ăn và tán che, gỗ, nước, năng
lượng (ví dụ thủy điện), nguồn lợi gen
Dịch vụ điều hòa
Hấp thụ các bon, phân hủy rác thải, thanh lọc
nước/không khí, thụ phấn cho mùa màng,
kiểm soát dịch bệnh và côn trùng gây bệnh,
kiểm soát lũ, kiểm soát xói mòn
Dịch vụ văn hóa
Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ về tâm linh
và thẩm mỹ
Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [101]
Chi trả dịch vụ môi trường dựa vào nông nghiệp ví dụ như thúc đẩy nông
nghiệp cải tiến được bao gồm trong một số chương trình chi trả quy mô lớn, chẳng
hạn như chương trình Proambiente ở Brazil (Borner và cs., 2007 [70]; Fonatifo, 2012
[84]) và Chương trình chuyển đổi đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008 [68]; Xu và
8
cs., 2006 [126]; Yin và cs., 2012 [127]). Tuy nhiên, dịch vụ từ các khu vực nông
nghiệp ở các nước này được chú ý ít hơn so với ở các nước phát triển. Các dự án chi
trả dịch vụ môi trường trong nông nghiệp đang được mở rộng, và đây là một lĩnh vực
mà Việt Nam có thể học hỏi và hoàn thiện hơn cho chính sách chi trả dịch vụ môi
trường của mình. Bảng 1.2 thể hiện sự lồng gép chi trả dịch vụ môi trường trong
chính sách trong nông nghiệp ở các quốc gia khác trên thế giới.
Bảng 1.2. Một số ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nông nghiệp
Ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nông nghiệp
Các dự án Silvo-pastoral ở Colombia, Nicaragua và Costa Rica.
Nông nghiệp hữu cơ ở Costa Rica (do Viện Điện lực Quốc gia tài trợ).
Các hợp đồng nông lâm kết hợp trong chương trình PSA ở Costa Rica, và chương
trình rừng đầu nguồn Sumberjaya ở Indonesia.
Các hợp đồng quản lý tốt nhất ở Catskill-Delaware Watershed ở New York.
Chính sách Nông nghiệp Chung của EU (CAP) tài trợ cho việc bảo tồn hệ sinh thái
nông nghiệp, như khu vực Giá trị Thiên nhiên Cao (High Nature Value).
Nguồn: Porras, 2013 [107]
Các chương trình dịch vụ môi trường quốc tế rất đa dạng về người sử dụng và người
cung cấp dịch vụ. Các chính sách chi trả dịch vụ môi trường được cho là một phương án
các bên cùng có lợi trong đó những người sử dụng năng lượng, nước và lương thực giàu
có hơn chi trả cho những người cung cấp dịch vụ.
Theo các nghiên cứu của Liu và cs. (2013) [95], Pagiola và cs. (2010) [106], có
một số dự án chi trả dịch vụ môi trường nhằm vào người dùng trực tiếp, như các doanh
nghiệp và hộ gia đình tiêu thụ nước, chính quyền trung ương hay địa phương làm
trung gian để điều phối việc chuyển phí sử dụng tới các các hộ gia đình cung cấp dịch
vụ, ví dụ như một số các chương trình ở Mexico. Tuy nhiên đa phần các dự án chi trả
dịch vụ môi trường quốc tế lớn thường không tập trung vào những người mua và người
bán trực tiếp, thay vào đó, người sử dụng/người mua thường là người đóng thuế hay
người sử dụng dịch vụ nói chung. Do đó, một số các dự án không phải là tự nguyện, vì
chúng liên quan đến việc bắt buộc người sử dụng phải nộp thuế, tiền thuê hoặc phí sử
dụng cho tất cả mọi người.
9
Nhiều dự án chi trả dịch vụ môi trường của các nhà tài trợ nhằm chuyển giao
kinh phí và nguồn lực để cung cấp dịch vụ mà không quan tâm đến người sử dụng trực
tiếp các dịch vụ này. Như vậy, trong phần lớn các chương trình chi trả dịch vụ môi
trường hiện có ở các nước đang phát triển, ngoài các nhà tài trợ và các tổ chức, chính
quyền quốc gia và địa phương có vai trò trung gian rất quan trọng.
Một số chương trình chi trả dịch vụ môi trường quốc gia sử dụng các tiêu chí về
xã hội hoặc môi trường mạnh mẽ hơn để khuyến khích người dân tham gia, ví dụ như
ở Costa Rica cộng đồng địa phương và các chủ đất nữ giới là các đối tượng được quan
tâm hơn (Porras và cs., 2013 [107]).
Tổng số tiền chi trả cho các hộ gia đình dao động từ một vài đô la mỗi hộ gia đình
mỗi năm tới hàng ngàn đô la, thường phụ thuộc vào quy mô đất đai (Fonatifo và cs., 2012
[84]; Mahanty và cs., 2013 [99]). Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp PES được trả cho
cộng đồng chứ không phải là hộ gia đình, nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng
rằng phương án nào thì tốt hơn (Reynolds, 2012 [109]).
Có nhiều học giả đã khẳng định rằng chi trả DVMTR mang đến một giải pháp
mà các bên đều có lợi xét cả về mặt con người và môi trường (Pagiola và cs., 2005
[105]; Swallow và cs., 2005 [116]; Wunder và cs., 2005 [124], 2006 [121]), nhưng vẫn
chưa có nhiều bằng chứng chứng minh được quan điểm này, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Việc tiến hành nhiều hơn các nghiên cứu về sự khác biệt trong các mặt
thể chế, kinh tế và xã hội giữa các nước đang phát triển và việc các khía cạnh riêng rẽ
này có tác động lên chính sách này như thế nào là cần thiết (Swallow và cs., 2005
[116]; Wunder, 2006 [121;] Dudley và cs., 2007 [80]; Lee và cs., 2009 [94]) không chỉ
riêng tại Việt Nam mà trên các quốc gia đang và sẽ thực hiện chính sách chi trả
DVMTR.
Có nhiều dự án chi trả dịch vụ môi trường không sử dụng tiền mặt để trả cho việc
tham gia, mà cung cấp các hình thức bồi thường và hỗ trợ (Van Noordwijk và cs.,
2010) [119]. Ví dụ như các chương trình Socio Bosque ở Ecuador, đòi hỏi người tham
gia phải cung cấp kế hoạch đầu tư cho các quỹ chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm
các sáng kiến sức khỏe và cộng đồng địa phương (de Koning và cs., 2011) [78], hoặc
các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương và thủy lợi cho cộng đồng (Tacconi và
cs., 2013) [117]. Đầu tư vào sản xuất nông lâm kết hợp, cây giống, tăng cường kỹ
thuật là những lĩnh vực được khuyến khích trong các dự án PES không dùng tiền mặt.
10
Greiner và cs. (2013) [86] đã cho thấy lợi ích cộng đồng cũng là một phần quan trọng
của các chương trình chi trả dịch vụ môi trường. Dưới đây là bảng các hình thức và
mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm quốc tế.
Bảng 1.3. Các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm
quốc tế
Quốc gia
Tên chương
trình
Quy mô
Mức độ thanh
toán
Nguồn quỹ
Costa Rica
Pagopor
Servicios
Ambimentable
(PSA)
900.000 ha
64 - 80$/ha cho
bảo vệ rừng
200-300$ /ha
cho trồng rừng
Từ phụ thu thuế xăng
dầu quốc gia
Nhà tài trợ
Công ty thủy điện
Mexico
Chương trình
Chi trả dịch vụ
môi trường
(PSAB)
2.5
triệu ha
27-36$/ha
Phí sử dụng nước
quốc gia
Trung ương
Nhà tài trợ
Ecuador Socio Bosque 525.000 ha
30$/ha hoặc
thấp hơn
Ngân sách chính phủ
Trung quốc
Hạt vì màu
xanh/ Chương
trình chuyển
đổi đất dốc
28 triệu ha
20-40$/ha tới
cao nhất
600$/ha ở khu
vực đầu nguồn
Ngân sách chính phủ
Nguồn: Corbera, 2007 [76]; de Koning, 2011 [78]; FONAFIFO, 2012 [84]; Pagiola ,
2004 [104]; Porras, 2013 [108]; Sovacool, 2011 [111], Wunder, 2008 [123]; R. Yin,
2012 [127]
Ở một số dự án chi trả dịch vụ môi trường có tỷ lệ tham gia thấp do sự phân chia
lợi ích không công bằng (Adhikari, 2009 [63]; Clements và cs., 2013 [74]). Theo
Adhikari và cs. (2013) [64] kết quả nghiên cứu ở 26 dự án cho thấy mục đích và kết
quả về môi trường thường được đặt nặng hơn các kết quả về xã hội.
Như vậy có thể thấy chi trả DVMT nói chung và chi trả DVMTR nói riêng đã
hình thành thị trường trên toàn cầu, tuy nhiên cơ chế, hình thức, cách thức chi trả của
chúng rất khác nhau, có một số quốc gia rất chú trọng và thành công trong việc thực
11
hiện chi trả, tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chi trả dịch vụ môi trường
ngày càng được phổ biến rộng rãi, điều này giúp chúng ta bảo vệ được rừng, mang lại
thu nhập cho người dân trồng rừng. Các nghiên cứu này giúp chúng ta có thêm kinh
nghiệm, có sự so sánh và lựa chọn những cách thức phù hợp với điều kiện tự nhiên –
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của chi trả DVMTR tại Việt Nam
Chính thức triển khai tại Việt Nam từ đầu năm 2011 ngay sau khi Nghị định
99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ có hiệu lực, chi trả
DVMTR đã trở thành một trong những chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất
tại Việt Nam, thu được nhiều thành tựu ý nghĩa. Nguồn thu từ chi trả DVMTR từng
bước trở thành một nguồn tài chính ổn định, khoảng 1.000-1.300 tỷ đồng/năm, dành
riêng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; từ đó, giúp giảm áp lực chi của ngân
sách nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp hàng năm từ 22% đến 25%. Với mức chi trả
trung bình 250.000 đồng/ha, chính sách này đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ
1,8-2 triệu đồng/hộ/năm cho gần 349.000 hộ gia đình cùng hơn 5.700 nhóm hộ, cộng
đồng tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên toàn quốc (Tổng cục Lâm
Nghiệp, 2015 [59]).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về
chính sách chi trả DVMTR như: Hoàng Minh Hà (2008), Nguyễn Tuấn Phú (2009),
Nguyễn Chí Thành (2015)…các quan điểm này đa phần thống nhất với nhau và thống
nhất với khái niệm về chi trả DVMTR quy định trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Phát
triển từ các khái niệm cơ bản về dịch vụ môi trường, khái niệm dịch vụ môi trường rừng
được các nhà nghiên cứu phát biểu theo nhiều cách khác nhau như: Theo Nguyễn Tuấn
Phú (2009) [39] thì dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là các giá trị sử dụng trừu tượng
được tạo thành từ môi trường rừng được cung ứng (dịch vụ) cho xã hội (hay người
hưởng lợi). Nói cách khác: dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền
vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng
dịch vụ. Nguyễn Chí Thành và cs. (2015) [50] cho rằng: dịch vụ môi trường rừng là
công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của
xã hội và đời sống của nhân dân. Như vậy có thể thấy sự khác nhau trong cách hiểu về
dịch vụ môi trường rừng, theo Nguyễn Tuấn Phú dịch vụ môi trường rừng chỉ bao gồm
các giá trị sử dụng trừu tượng (gián tiếp), theo Nguyễn Chí Thành dịch vụ môi trường
rừng bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp.
12
Hoàng Minh Hà và cs. (2008) [17] cho rằng bản chất của hoạt động chi trả dịch
vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện
đang sử dụng các hệ sinh thái có ý nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ
sinh thái này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi
ích của phần đông dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể
được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại.
Về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, hệ sinh thái được thu hẹp lại cụ
thể hóa thành “môi trường rừng”. Nguyễn Tuấn Phú và cs. (2009) [39] cho rằng: Chi
trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế (trao đổi) giữa người sản xuất cung
ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường
rừng (người mua, người phải chi trả). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP [7]: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi
trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng. Như vậy khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng của Nguyễn Tuấn
Phú và Nghị định 99/2010 là tương đối đồng nhất.
Trong báo cáo về “Chi trả DVMTR tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn” của
Phạm Thu Thủy (2013) [55] PES được hiểu là bất kỳ bồi hoàn nào đối với dịch vụ, công
sức hoặc nỗ lực hoặc bất kỳ sự đền đáp nào cho việc duy trì và nâng cao dịch vụ môi
trường rừng được cung cấp bởi người bán hoặc được chi trả bởi người mua.
Từ năm 2008, khung pháp lý quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)
gồm các cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính và các hợp đồng ủy thác đã
được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau. Trong số
các văn bản ban hành có 5 văn bản cung cấp cơ sở pháp lý và hướng dẫn về việc thành
lập, tổ chức và quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh và trung ương, 11 văn
bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện PFES, cụ thể có các loại văn bản quan trọng sau:
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả DVMTR
STT Loại văn bản Số hiệu Nội dung
1 Nghị định 99/2010/NĐ-CP Về chính sách chi trả DVMTR
2 Nghị định 147/2016/NĐ-CP Sửa đổi NĐ 99/2010/NĐ-CP
3 Nghị định 05/2008/NĐ-CP Về Quỹ BV&PTR
4 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BNNPTNT
Phương pháp xác định tiền chi
trả DVMTR (2017)
13
STT Loại văn bản Số hiệu Nội dung
5 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT
Về chính sách chi trả DVMTR
(2017)
6 Thông tư 85/2012/TT-BTC
Hướng dẫn chế độ quản lý tài
chính đối với Quỹ BV&PTR
7 Thông tư
20/2012/TT-
BNNPTNT
Hướng dẫn trình tự thủ tục
nghiệm thu thanh toán tiền chi
trả DVMTR
8 Thông tư
60/2012/TT-
BNNPTNT
Quy định về nguyên tắc, phương
pháp xác định diện tích rừng
trong lưu vực phục vụ chi trả
DVMTR
9 Thông tư
22/2017/TT-
BNNPTNT
Hướng dẫn một số nội dung
thực hiện chính sách chi trả
DVMTR
10 Thông tư 04/2018/TT-BTC
Hướng dẫn quản lý và sử dụng
tiền dịch vụ môi trường rừng
11 Quyết định 380/2008/QĐ-TTg
Về chính sách thí điểm chi trả
DVMTR
12 Quyết định 2284/QĐ-TTg
Phê duyệt Đề án Triển khai
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP
13 Quyết định 111/2008/QĐ-BNN
Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức
và hoạt động của quỹ BV&PTR
cấp tỉnh
14 Quyết định 114/2008/QĐ-BNN
Về thành lập Quỹ BV&PTR
Việt Nam
15 Quyết định
128/2008/QĐ-BNN
Ban hành điều lệ về tổ chức và
hoạt động của Quỹ BV&PTR
Việt Nam
(Nguồn: Số liệu tổng hợp)
14
Như vậy, về cơ bản các quy định, hướng dẫn tương đối toàn diện, tạo cơ sở, hành
lang pháp lý đầy đủ để các địa phương có thể chủ động tổ chức quản lý, vận hành Quỹ
BV&PTR và triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Tuy đã có hướng dẫn về
thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, song đây là một chủ trương chính sách mới,
trải qua 9 năm thực hiện (2008-2017) đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, chính vì
vậy rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, văn bản sửa đổi để hoàn thiện hơn chính
sách này, đến thời điểm hiện tại đã có 2 văn bản hợp nhất của Bộ NNPTNT đưa ra các
hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Thành công của chính sách chi trả DVMTR là đã thành lập được một hệ thống
quản lý, tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương với sự góp sức của không
chỉ của nhà nước mà còn từ các đơn vị sử dụng dịch vụ, cộng đồng, người dân sử dụng
và tham gia bảo vệ rừng. Mối quan hệ đó đã được Phạm Thu Thủy (2013) [55] thể
hiện trong hình 1.1 sau:
Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách PFES và mối quan hệ giữa các
bên liên quan
(Nguồn: Phạm Thu Thủy, 2013 [55])
Trong khung thể chế trên, số (1) thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng
DVMTR và bên cung cấp DVMTR trong trường hợp chi trả trực tiếp, số (2) thể hiện
mối quan hệ truyền thống trong việc quản lý bảo vệ rừng, số (3) thể hiện mối quan hệ
trong công công tác giám sát, đánh giá diện tích rừng tham gia chính sách chi trả
15
DVMTR, số (4) thể hiện mối quan hệ thông qua ký kết hợp đồng thực hiện chi trả
DVMTR trong trường hợp chi trả gián tiếp, số (5) thể hiện mối liên quan giữa người
sử dụng trực tiếp (cộng đồng, người dân) và các kênh trung gian như: nhà máy thủy
điện, công ty cung cấp nước, công ty du lịch… Theo văn bản hợp nhất số 06/VBHN
- BNNPTNT [6] ngày 24/03/2017 mức chi trả tiền đối với các cở sở sản xuất thủy
điện là 36 đ/kWh, đối với các cơ sở cung cấp, sản xuất nước sạch là 52 đ/m3, đối với
các công ty cung cấp dịch vụ du lịch là 1-2% doanh thu trong kỳ. Hiện chưa có văn
bản cũng như mức thu cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng
nguồn nước trực tiếp, Chính phủ giao cho Bộ NNPTNN phối hợp cùng các Bộ, ban,
ngành khác đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng phải chi trả, mức chi
trả cũng như phương án chi trả đối với đối tượng này. Trong mối quan hệ số (5) có
thể hiểu rằng người phải chi trả thực sự là người sử dụng dịch vụ do rừng mang lại
thông qua các hóa đơn tiền điện, nước hay vé thăm quan du lịch, còn các nhà máy
thủy điện, cơ sở cung cấp nước sạch hay công ty du lịch chỉ là những kênh trung
gian. Có thể tóm tắt lại các mức chi trả theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP [8] về chính
sách chi trả DVMTR như sau:
Bảng 1.5. Mức chi trả DVMTR theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP
Người sử dụng Dịch vụ môi trường phải chi trả Mức chi trả
Cơ sở sản xuất thủy điện
Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi
lắng lòng hồ, duy trì và điều tiết
nguồn nước
36 đ/KWh điện
thương phẩm
Cơ sở sản xuất nước sạch Duy trì và điều tiết nguồn nước
52 đ/m3 nước
thương phẩm
Cơ sở sản xuất công
nghiệp
Duy trì và điều tiết nguồn nước
Chưa có quy định
cụ thể
Các tổ chức cá nhân kinh
doanh du lịch
Vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa
dạng sinh học
1-2% tổng doanh
thu
Các cơ sở phải chi trả khác
Hấp thụ và lưu giữ các bon, cung
ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con
giống tự nhiên, sử dụng nguồn
nước từ rừng cho nuôi trồng thủy
Chưa có quy định
cụ thể
16
sản
(Nguồn: Nghị định 147/2016/NĐ-CP [8])
Trong Điều 4 của văn bản 04/VBHN - BNNPTNT [5] đã nêu ra 5 loại hình dịch
vụ môi trường rừng, bao gồm:
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
- Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng
bền vững;
- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn
nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có hướng dẫn cụ thể về loại hình bảo vệ đất, hạn chế
xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối và điều tiết và duy trì nguồn nước
cho sản xuất và đời sống xã hội là tương đối rõ ràng và cụ thể, còn loại hình du lịch chỉ
quy định chung chung là 1-2% doanh thu trong một kỳ còn rất mơ hồ chưa cụ thể, đối
với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng sẽ được lồng ghép trong chương trình
REDD+ hiện nay là UN-REDD đang được triển khai tại Việt Nam, cần sớm có hướng
dẫn thực hiện để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được hoàn thiện.
Về nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường: Mọi tổ chức cá nhân được hưởng lợi
từ dịch vụ môi trường phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của
các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng. Nguyên tắc này được xây dựng trên nguyên
tắc quản lý môi trường: người sử dụng phải trả tiền, tiền chi trả dịch vụ môi trường
rừng được hạch toán vào giá thành của sản phẩm có sử dụng DVMTR, ví dụ như
khách du lịch được hưởng vẻ đẹp cảnh quan do rừng mang lại sẽ phải trả phí tính vào
giá vé du lịch hay người sử dụng điện sẽ phải trả chi phí cho chủ rừng chăm sóc và
bảo vệ rừng giữ nước cho các công trình thủy điện, phí này được tính vào hóa đơn
tính tiền điện.
Về hình thức chi trả dịch vụ môi trường: Có hai hình thức chi trả trực tiếp và chi
trả gián tiếp.
17
+ Chi trả trực tiếp: Nếu có thỏa thuận trực tiếp giữa bên trả tiền và bên nhận tiền cho
DVMTR thì việc chi trả sẽ thông qua hợp đồng tự nguyện giữa hai bên, bên sử dụng
DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR, không cần qua tổ chức trung gian.
+ Chi trả gián tiếp: bên sử dụng DVMTR không có điều kiện và khả năng chi trả
trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR, phải chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định.
Hiện nay tại các địa phương đa phần thực hiện theo hình thức chi trả gián tiếp
thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
Nếu khu rừng cung cấp DVMTR thuộc phạm vi từ hai tỉnh trở lên, tiền chi trả sẽ
đến Quỹ BVPTR ở cấp Trung ương. Nếu khu rừng cung cấp DVMTR trong phạm vi
một tỉnh, tiền sẽ được chi trả trực tiếp đến Quỹ BVPTR của tỉnh.
Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được phân phối theo sơ đồ 1.2 sau:
Hình 1.2. Sơ đồ phân phối tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
+ Quỹ BVPTR Trung ương được giữ lại 0,5% phí quản lý và phải chuyển lại
99,5% tổng số tiền chi trả cho Quỹ BVPTR các tỉnh.
+ Quỹ BVPTR cấp tỉnh được giữ tối đa 10% của số tiền nhận được từ Quỹ
BVPTR Trung ương cho công tác quản lý cộng với số tiền trích lập quỹ dự phòng
không quá 5% tổng số tiền nhận được, ít nhất 85% tổng số tiền mà Quỹ BVPTR cấp
tỉnh nhận được sẽ phải trả cho các chủ rừng.
+ Nếu người dân hoặc cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng từ các chủ rừng, các
chủ rừng sẽ giữ lại 10% số tiền nhận được từ Quỹ BVPTR cấp tỉnh, còn lại chi trả cho
các người dân và cộng đồng đó.
Quỹ
Quỹ BVPTR TW
Quỹ BVPTR Tỉnh
Chủ rừng
Người dân và cộng đồng nhận
khoán
Giữ lại 10% chi phí quản lý
Giữ lại 5% cho quỹ dự phòng
Giữ lại tối đa 10% chi phí QL
Giữ lại 0,5% chi phí quản lý
18
- Đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định
147/2016/NĐ-CP [8] bao gồm:
+ Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng
+ Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
rừng, cho thuê rừng.
+ Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ký hợp đồng nhận khoán
bảo vệ rừng với tổ chức chủ rừng
1.1.3. Hệ số K và phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam
1.1.3.1. Hệ số K
Lô trạng thái rừng (gọi tắt là lô rừng) là một phạm vi diện tích rừng mà trên đó
chỉ có một trạng thái rừng tương đối đồng nhất. Trong trường hợp chủ rừng có nhiều
lô rừng, thì mỗi lô rừng sẽ có một hệ số K riêng. Hệ số K được xác định cho từng lô
trạng thái rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho
các chủ rừng. Các lô rừng có cùng trạng thái trong một lưu vực cung cấp một dịch vụ
môi trường rừng cụ thể có tính chất giống nhau có cùng một hệ số K.
Hệ số K của từng lô trạng thái rừng là tích hợp từ các hệ số K thành phần theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP [7]. Các hệ số K
thành phần, gồm: K1, K2, K3, K4. Bảng 1.6 dưới đây thể hiện giá trị hệ số K thành phần
tương ứng với nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR.
Bảng 1.6. Giá trị hệ số K theo nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR
STT Hệ số K Nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR Giá trị hệ số K
1 K1
Theo trạng thái và trữ lượng rừng
Rừng giàu 1,00
Rừng trung bình 0,95
Rừng nghèo và rừng phục hồi 0,90
2 K2
Theo mục đích sử dụng rừng
Rừng đặc dụng 1,00
Rừng phòng hộ 0,95
Rừng sản xuất 0,90
3 K3
Theo nguồn gốc
Rừng tự nhiên 1,00
19
Rừng trồng 0,90
4 K4
Theo mức độkhó khăn đối với việc bảo vệ rừng
Rất khó khăn trong bảo vệ 1,00
Khó khăn trong bảo vệ 0,95
Ít khó khăn trong bảo vệ 0,90
1.1.3.2. Áp dụng hệ số K
Hệ số K cho một lô rừng cụ thể được xác định lại khi có sự thay đổi về trạng thái và
trữ lượng rừng, mục đích sử dụng rừng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn
với việc bảo vệ rừng, do chủ rừng đề nghị hoặc thông qua kết quả nghiệm thu rừng hàng
năm, được cơ quan có thẩm quyền xác định cụ thể.
Trách nhiệm của các cấp trong xây dựng hệ số K và thực hiện chi trả DVMTR
được thể hiện trong bảng 1.7 sau:
Bảng 1.7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng hệ số K và
thực hiện chi trả DVMTR
STT Tên cơ quan Nhiệm vụ
1 UBND tỉnh
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định các hệ
số K thành phần áp dụng trên địa bàn tỉnh.
2 Sở NN&PTNT
Chủ trì chỉ đạo các cơ quan có liên quan, tiến hành xác định
hệ số K của các lô rừng đối với chủ rừng là tổ chức theo quy
định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở thanh toán
tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3 UBND huyện
Chỉ đạo các cơ quan có liên quan, tiến hành xác định hệ số K
của các lô rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh để làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
4
Chủ rừng là tổ
chức nhà nước
Thống nhất việc áp dụng hệ số K với hộ nhận khoán bảo vệ
rừng và được thể hiện trong hợp đồng khoán.
20
Theo Thông tư số 80/2011/TT/BNNPTNT [4] về việc Hướng dẫn phương pháp
xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã đưa ra hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho
các loại dịch vụ, gồm:
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và
tại Việt Nam
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới
Chi trả DVMTR là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, ý tưởng cơ bản về chi
trả DVMTR là tạo ra các lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng để bảo vệ các dịch vụ
môi trường bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung
cấp những dịch vụ này (Mayrand và Paquin, 2005) [100]. Theo Gouyon và cs. (2002)
[85]; Van Noordwijk và cs. (2005) [118], sự bồi hoàn và đền đáp có thể dưới hình thức
chi trả trực tiếp, lợi ích tài chính hoặc hiện vật như là sự tiếp cận thị trường.
Theo định nghĩa của Wunder và cs. (2005) [124] dịch vụ môi trường nói chung
và dịch vụ môi trường rừng nói riêng đều bao gồm năm yếu tố chính là: giao dịch tự
nguyện, một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng, có ít nhất một người mua dịch
vụ, ít nhất một người cung cấp dịch vụ, và phải có tính điều kiện (người mua chỉ chi
trả khi người cung cấp đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục).
Các đề tài, báo cáo của nhiều chuyên gia trên thế giới về lĩnh vực chi trả dịch vụ
môi trường rừng như: Wunder.S, Salzman.J, van Noordwijk, Pamela McElwee…đã
dựa trên cơ sở những đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái, môi trường của các tác giả
trước đó là cơ sở vững chắc và là nguồn tài liệu quan trọng giúp việc thực hiện chính
sách FPES được diễn ra thuận lợi hơn, cụ thể:
- Hamilton và cs. (1987) [88] đã đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các tác
động từ việc mất rừng ở Himalaya lên khu vực đất thấp và đồng bằng châu thổ ở
Ganges-Brahmaputra. Landell-Mills và cs. (2002) [93] đã xây dựng bức tranh tổng
quan toàn cầu về các thị trường cho dịch vụ môi trường rừng và nhận thấy ảnh hưởng
của nó đối với người nghèo là vô cùng lớn. Các nghiên cứu trên cùng nhiều nghiên
cứu khác làm cơ sở cho các các nghiên cứu thiết kế chính sách chi trả DVMTR như:
21
Salzman (2009) [110] đã đưa ra hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách có thể
thiết kế cơ chế chi trả dịch vụ môi trường.
Có rất nhiều tổ chức quốc tế, các học giả quốc tế quan tâm đưa ra các nghiên cứu
xây dựng chính sách, đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt
Nam như: Hawkins và cs. (2010) [90] đã đưa ra khung pháp lý cho chi trả dịch vụ môi
trường rừng đối với rừng ngập mặn tại Việt Nam, đây là một nghiên cứu trong chuỗi
nghiên cứu sơ bộ quốc gia của nhóm Katoomba. Hay Hess và cs. (2010) [91] đã
nghiên cứu chính sách chi trả dịch vụ môi trường với mục tiêu kết nối chủ rừng tại địa
phương với người hưởng lợi trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt
Nam. Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả như Adhikari và cs., 2013[64], Mahanty
và cs., 2013 [99], Mayrand và cs., 2005 [100], Tacconi và cs., 2013 [117], các tác giả
đều khẳng định hiện vẫn ít nghiên cứu so sánh những bài học và thành công từ các loại
và các hình thức chi trả dịch vụ môi trường khác nhau với hình thức thỏa thuận chia sẻ
lợi ích, vì vậy đây vẫn là một lĩnh vực cần được nghiên cứu sâu hơn.
1.2.1.1 Dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu
nguồn. Các chức năng này bao gồm: giữ đất, kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng
bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng
nước. Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra
việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý (Hamilton và cs., 1983 [89]).
Việc phá rừng vùng đầu nguồn gây ra những tác động nghiêm trọng, đặc biệt là
hiện tượng xói mòn và bồi lắng. Song song với quá trình xói mòn là sự tích tụ chất
lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ lợi, ước tính
khoảng 4 USD/ha/năm và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm (Mahmood,
1987 [98]), trong khi đó, nếu được rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn, rửa trôi,
kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng giá trị của rừng trong phòng hộ đầu
nguồn là rất lớn, hàng năm giá trị của rừng trong bảo vệ cố định đất là 11,5 tỷ NDT
(khoảng 1,4 tỷ USD); bảo vệ độ phì đất là 226,6 tỷ NDT (khoảng 28 tỷ USD); phòng
chống lũ lụt là 78,5 tỷ NDT (khoảng 9,8 tỷ USD) và tăng nguồn nước là 93,6 tỷ NDT
(khoảng 11,6 tỷ USD) (Tô Đình Mai, 2006 [32]).
1.2.1.2. Khả năng hấp thụ CO2
22
Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại
rừng khác nhau: Brown và Pearce (1994) [71] có đưa ra các số liệu đánh giá lượng các
bon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới, một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu
được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành du canh
du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất
nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm
từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp; Giá trị kinh tế về hấp
thụ CO2 ở rừng Amazon được ước tính là 1.625 USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên
sinh là 4.000 - 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 - 3.000 USD/ha/năm và
rừng thưa là 600 - 1.000 USD/ha/năm (Camille và Bruce, 1994) [72].
Phương pháp điều tra các bon và động thái biến đổi các bon đang được áp dụng
để tính toán trữ lượng các bon theo các loại hình sử dụng đất khác nhau; theo IPPC
(2000) [92] các phương pháp này có thể được tóm tắt thành 4 nhóm lớn dưới đây:
- Phương pháp dựa trên đo đếm các bể các bon (Stock change measurements).
- Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển các bon (flux
measurement).
- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám (remote sensing to determine
geographical extent and change).
- Phương pháp mô hình hóa (Modelling) thường được sử dụng kết hợp với các
phương pháp trên.
1.2.1.3. Giá trị bảo vệ cảnh quan phục vụ du lịch
Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của các khu vực có rừng đã được tiến
hành, trong đó một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một lượng lớn khách du lịch và
do đó có giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao. Tuy nhiên khó có thể đưa ra một
con số giá trị tiêu biểu bởi giá trị thay đổi theo khu vực, cơ chế chi trả cho dịch vụ tuỳ
thuộc vào từng điều kiện cụ thể, ở Trung Quốc giá trị này là khoảng 220,9 - 10.564,4
NDT/ha (tương đương 27,6 - 1.320 USD/ha hay tính toán giá trị du lịch dịch vụ giải trí
và du lịch ở Châu âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức bằng lòng chi trả với mức giá
1-3 USD/người/lần (David và Corin, 2001 [77]).
Cơ chế chi trả vẻ đẹp cảnh quan thường bao gồm chi trả phí vào cửa các khu
vực bảo tồn để tạo nguồn quỹ bảo tồn thông qua du lịch; du lịch dựa vào cộng đồng
là một dạng cơ chế PES cho vẻ đẹp cảnh quan lẫn đa dạng sinh học. Theo nghiên cứu
23
của Porras và cs. (2013) [107] các mô hình chi trả dịch vụ môi trường hiện nay ở
Costa Rica đang được thực hiện theo phương án này tại đây; một số khách sạn tham
gia vào cơ chế chi trả dịch vụ môi trường để bảo vệ lưu vực; cơ sở của việc chi trả
này là nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa cung cấp dịch vụ môi trường nước
do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch. Người dân ở đây hiểu được rằng
các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước, Vì
vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 đô la Mỹ cho mỗi ha đất
của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình
chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, ở Costa Rica cũng vẫn chưa có một cơ chế
chung nào được thừa nhận trên cơ sở lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ
vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học.
Du lịch dựa vào cộng đồng là một dạng cơ chế tương tự như chi trả dịch vụ môi
trường; tại Tanzania một nhóm 5 công ty du lịch đã cùng nhau làm hợp đồng với một
làng nằm trong khu vực đồng cỏ ở địa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu
thông qua chi trả tài chính hàng năm, đây cũng là một cách thiết chế dịch vụ môi trường.
1.2.1.4. Ứng dụng công nghệ GIS trong chi trả DVMTR
Nghiên cứu của Chandra (2005) [75] “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám
trong xây dựng và giám sát mô hình cảnh báo hiểm họa cháy rừng: Khu vực nghiên
cứu vùng Garhwal Himalaya” đã nhận định rằng công nghệ GIS và viễn thám là cực
kỳ hữu ích khi được sử dụng trong dự báo hiểm họa cháy rừng nhờ vào những chỉ số
phân tích như độ dốc, địa hình bề mặt, nhiệt độ, độ cao so với mặt nước biển, hệ thống
thoát nước, khoảng cách từ trục đường đến khu vực dân cư, phương pháp này có thể
dự đoán hiểm họa cháy rừng trên các khu vực rộng lớn với nhiều loại rừng khác nhau
và có thể tính toán khoảng thời gian để đối phó lại với hiểm họa cháy rừng dựa trên sự
tính toán cản trở của tầng dốc, độ cao và những yếu tố khác.
Nghiên cứu của Foody và cs. (2001) [83] “Sử dụng dữ liệu viễn thám để xây
dựng bản đồ sinh khối cho khu rừng mưa nhiệt đới Bornean” đã trình bày những
phương pháp truyền thống để tính toán lượng sinh khối của khu rừng từ dữ liệu viễn
thám được đánh giá dựa vào những ứng dụng của mạng lưới liên kết nhân tạo. Tác
giả đã tính toán và thiếp lập bản đồ sinh khối khu rừng mưa nhiệt đới từ dữ liệu viễn
thám Landsat TM, mạng lưới nhận diện đa lớp cơ bản có thể cung cấp sự dự đoán
sinh khối tương quan mật thiết với những đối tượng được khảo sát trên thực địa, việc
24
tính toán ước lượng này có tương quan mạnh mẽ tới sinh khối so với những kết quả
tính toán dựa trên 230 chỉ số thực vật thông thường (NDVI).
Nghiên cứu của Mohd (2010) [102] “Định vị vị trí các tuyến đường rừng tại
khu dự trữ rừng Ayer Hitam ở Malaysia bằng công nghệ GIS” đã kiểm tra khả năng
ứng dụng của GIS trong mô hình định vị vị trí tuyến đường rừng tại Ayer Hitam
(AHFR) và so sánh dữ liệu đường rừng (mới) được xây dựng từ GIS với dữ liệu
đường rừng hiện có và chỉ rõ vị trí tuyến đường cách biệt nhất với thửa rừng số 2 và
số 14. Dữ liệu từ bản đồ địa hình kỹ thuật số được sử dụng để tạo ra các lớp dốc, độ
cao, phương hướng và khoảng cách, đường dẫn mới được xác định bằng phân tích
không gian, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tiềm năng của GIS như là một công cụ
mạnh mẽ và cần thiết trong các mô hình xác định rõ vị trí đường rừng một cách hiệu
quả và tiết kiệm thời gian.
Nghiên cứu của Muhammad (2011) [103] “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn
thám để xây dựng bản đồ rừng” đã xây dựng lại bản đồ diện tích rừng hiện tại của
huyện Toba Tek Singh, tỉnh Punjab, Pakistan để xác định lại những vùng đất không
được canh tác, diện tích bị khai thác và xa hơn là xây dựng kế hoạch tăng mật độ che
phủ diện tích rừng. Để làm được việc này, tác giả sử dụng công cụ GIS và viễn thám
kết hợp với dữ liệu ảnh ERDAS, phần mềm ArcGIS và cơ sở dữ liệu được thu thập từ
trạm kiểm lâm huyện Punjab đã được chuẩn hóa và liên kết với cơ sở dữ liệu không
gian để xây dựng lên bản đồ rừng ở tầm vi mô phục vụ cho các dự án quy hoạch phát
triển rừng. Ông cũng nhấn mạnh rằng với sự giúp đỡ của GIS và viễn thám có thể giải
quyết những vấn đề về công tác giám sát và quy hoạch hệ thống rừng trên địa bàn
chính quyền huyện Punjab.
Nghiên cứu của Sonti (2015) [112] “Ứng dụng GIS trong quản lý rừng” đã đưa ra
những ứng dụng tiềm năng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý rừng nói
chung và ở 3 nước châu Phi (Kenya, Cameroon and Congo) nói riêng. GIS ngày càng
được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và xã hội về
việc thu thập, xem xét và phân tích dữ liệu không gian. Khu rừng Upadhyay là một
nguồn tài nguyên rộng lớn, bị ảnh hưởng bởi nhiều quá trình sinh thái cùng tồn tại và
được quản lý trực tiếp. Sự phát triển của GIS, GPS và công nghệ Viễn thám (RS) đã
cho phép thu thập và phân tích các trường dữ liệu trực tiếp trên máy tính phục vụ công
tác quản lý khu vực rừng này hiệu quả hơn.
25
Nghiên cứu của Sunar và cs. (2001) [114] “Phân tích cháy rừng bằng dữ liệu viễn
thám” đã phân tích diện tích rừng bị thiệt hại do một đám cháy lớn xảy ra tại
Marmaris, tỉnh Mugla vào tháng 7 năm 1996 bằng hình ảnh cảm biến vệ tinh thông
qua các phương pháp xử lý hình ảnh kỹ thuật số, hình ảnh cảm biến vệ tinh thu được
trước và sau khi cháy rừng. Sau đó tác giả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS từ dữ liệu raster
(dữ liệu cảm biến vệ tinh), vector (các loại rừng và bản đồ địa hình) và dữ liệu phụ trợ
(dữ liệu khí tượng) để theo dõi và dự đoán hiểm họa cháy rừng và nâng cao hiệu quả
quản lý cháy rừng trong khu vực.
Như vậy có thể thấy vai trò cung cấp các dịch vụ từ rừng được nghiên cứu từ
sớm và đầy đủ, các nghiên cứu đã khẳng định vai trò và giá trị của rừng trong việc
điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ, khả năng hấp thị khí CO2, vẻ đẹp cảnh
quan phục vụ du lịch, đây là những giá trị mang lại lợi ích kinh tế song thị trường mua
bán, trao đổi vẫn chưa được hình thành một hệ thống toàn diện đầy đủ ở tất cả các
quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý, bảo vệ rừng, xác
định các giá trị kinh tế từ rừng đang ngày càng phổ biến vì chính xác và hiệu quả cao,
công nghệ GIS và viễn thám giúp người dùng xây dựng bản đồ sinh khối, tính toán
lượng sinh khối của rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, tính toán lượng các bon
tích lũy từ rừng… mà không mất quá nhiều nhân lực, thời gian, độ chính xác tương đối
cao, vì vậy lựa chọn ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong việc xây dựng
phương án chi trả dịch vụ môi trưởng rừng là biện pháp khả thi.
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam
Các nghiên cứu dùng làm cơ sở để chi trả dịch vụ môi trường rừng của nhiều tác
giả trong nước và quốc tế được tiến hành tại nhiều địa phương trong cả nước, các nghiên
cứu điển hình, có giá trị khoa học phục vụ công tác xây dựng chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng của các tác giả như Vương Văn Quỳnh, Vũ Tấn Phương, Phạm Thu
Thủy, Ngô Ngọc Quế...Các nghiên cứu liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, từ những nghiên cứu cơ sở khoa học, nghiên
cứu thực tiễn đến những nghiên cứu đánh giá và bài học kinh nghiệm.
Những nghiên cứu cơ sở khoa học nổi bật về chính sách chi trả DVMTR tập
trung vào các nghiên cứu về loại hình cung cấp DVMTR như: dịch vụ cung cấp CO2,
dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ, dịch vụ sinh thái cảnh quan, và
các cơ sở để thực hiện chi trả DVMTR như xây dựng hệ số K, hình thức chi trả trực
tiếp hay gián tiếp, chi trả nhờ ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS.
26
1.2.2.1. Dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ
Tác dụng của rừng về hạn chế xói mòn đất là rất rõ rệt. Nghiên cứu về vấn đề này
được tiến hành bởi một số công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam và Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa. Các nghiên cứu điển hình là của các tác giả Bùi
Ngạnh và cs., (1984) [35]; Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1998) [37], Thái Phiên,
Nguyễn Tử Siêm (1999) [38]; Vũ Tấn Phương, 2006 [41], 2007 [42]); các kết quả
nghiên cứu đã khẳng định vai trò của rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, đặc biệt là
rừng tự nhiên.
Theo Vũ Tấn Phương (2007) [42] rừng tự nhiên hỗn loài tàn che 0,7 - 0,8 có tác
dụng hạn chế xói mòn đất tốt nhất với lượng xói mòn đất 0,23 tấn/ha. Đối với một số
loại rừng trồng nghiên cứu và rừng tre nứa thì lượng xói mòn cao hơn so với rừng tự
nhiên 0,6 - 10 lần. Vai trò của thảm tươi trong hạn chế xói mòn là khá rõ nét. Xói mòn
đất ở thảm cỏ tranh và trảng cây bụi dày đặc cao hơn 2,8 - 6 lần so với rừng tự nhiên
và đặc biệt khi tầng thảm tươi bị phát và dọn sạch ở rừng tự nhiên nghèo kiệt thì lượng
xói mòn tăng lên khoảng 14 lần so với rừng tự nhiên có tàn che 0,7 - 0,8. Cũng theo
Vũ Tấn Phương (2007) [42], cùng một loại rừng phân bố trên các địa hình, loại đất
khác nhau thì lượng đất trôi cũng khác nhau, ngoài yếu tố về che phủ của thực vật thì
độ dốc, loại đất, lượng mưa cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất.
Khả năng giữ đất của rừng là rất rõ, thể hiện qua lượng đất mất hàng năm. Đối
với nơi trồng cây nông nghiệp Thái Phiên và cs. (1998) [37] cho rằng ở nơi đất trống
(thường có cỏ tự nhiên) hoặc trồng cây theo phương án bình thường không áp dụng
các biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất mất hàng năm 7-23 tấn/ha, có nơi lên đến 50 -
170 tấn/ha tuỳ loại cây trồng, độ dốc và loại đất khác nhau.
Việc canh tác nương rẫy cũng gây ra xói mòn nghiêm trọng, Bùi Quang Toản
(1964) [58] cho rằng mỗi năm tầng đất bị bào mòn 1,5 -3,0cm, tương đương với từ 130-
200 tấn/ha/năm. Trên đất có rừng thì xói mòn đất bị hạn chế đáng kể, đặc biệt ở rừng tự
nhiên hỗn loài với độ tàn che trên 0,7. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng so với loại
hình sử dụng đất khác là nông nghiệp và canh tác rẫy thì xói mòn đất ở rừng tự nhiên
hoặc rừng trồng thấp hơn 25-100 lần.
Theo Đặng Huy Huỳnh (1990) (trích theo Vũ Tấn Phương, 2006) [41] diện tích
lưu vực hồ Hoà Bình là 2.568.000 ha, trong đó diện tích rừng (chủ yếu là rừng nghèo
kiệt) chỉ có 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng đọng ở hồ Hoà Bình trung bình năm là
27
khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ này sau 25 năm lòng hồ thủy điện Hoà Bình sẽ mất
60% dung tích chính.
Trong báo cáo nghiên cứu lượng giá kinh tế giá trị môi trường và dịch vụ môi
trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Vũ Tấn Phương và cs. (2007) [42]
cho biết giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của lưu vực sông Cầu khoảng 9,2 - 12 tỷ
đồng/năm, dao động 81.000 - 151.000 đ/ha/năm; đối với lưu vực hồ Thác Bà (sông
Chảy) giá trị bảo vệ đất của toàn lưu vực là 5,2 - 6,5 tỷ đồng/năm (giá trị bình quân
cho 1 ha trong bảo vệ đất 51.000 - 143.000 đồng/năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy
giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng không phụ thuộc vào loại rừng (sản xuất,
phòng hộ hay đặc dụng) mà phụ thuộc vào chất lượng rừng và địa điểm cụ thể.
Giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng tại một số điểm nghiên cứu được Vũ Tấn
Phương, 2006 [41] xác định là khoảng 95.000 - 895.000 đồng/ha/năm với giá trị bảo
vệ đất tại Yên Bái; ở miền Trung (Thừa Thiên - Huế), giá trị bảo vệ đất khoảng
120.000 - 419.000 đ/ha/năm; ở miền Nam (Gia Lai) giá trị bảo vệ đất là 148.000 -
520.000 đ/ha/năm.
Thực hiện chi trả môi trường rừng cho giá trị bảo vệ đất và hạn chế xói mòn
được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phương ở Việt Nam. Trong bốn
loại dịch vụ quy định tại Nghị định số 99, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn đã đạt được
những thành tựu đáng kể xét về mặt thể chế và cơ sở pháp lý. Năm 2012, nguồn thu từ
các nhà máy thủy điện quy mô lớn đạt gần 40 triệu USD, trong đó khoảng 26 triệu
USD (50,2%) là từ các tỉnh phía Bắc, 19 triệu USD (36,1%) từ miền Trung và hơn 7
triệu USD (13,7%) từ các tỉnh phía Nam (Phạm Thu Thủy và cs., 2009 [54]). Cũng
trong báo cáo này Phạm Thu Thủy cho rằng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đối
với dịch vụ phòng hộ đầu nguồn (chống xói mòn, bồi lắng; điều tiết và duy trì nguồn
nước) bị đe dọa bởi chi phí cơ hội cao cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mức
chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện tại là quá thấp để bồi hoàn những lợi ích kinh tế
bị mất đi từ việc chuyển đổi rừng, đặc biệt là việc chuyển đổi sang trồng ngô hoặc cà
phê hoặc chuyển đổi rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm.
Có rất ít dữ liệu về tác động của các loại hình sử dụng đất khác nhau đối với mức
độ xói mòn đất ở Việt Nam, xác định được những dữ liệu này sẽ cải thiện cơ sở khoa
học để đo đạc được lượng và chất của dịch vụ môi trường. Ví dụ, giá trị của việc giữ
lại 45.000 ha rừng thông ở khu vực đầu nguồn Đa Nhim, thay vì chuyển đổi sang đất
28
nông nghiệp, được ước tính có trị giá là 3,75 triệu USD, trong đó giá trị của việc hạn
chế xói mòn chiếm 80% giá trị ước tính (Winrock International, 2011 [120]).
USAID, thông qua Winrock International đã đầu tư 4 trạm đo đạc để quan sát
dòng chảy và lấy mẫu bồi lắng tại Lâm Đồng. Phân tích từ các dữ liệu có được từ các
trạm trong năm đầu tiên chỉ ra sự khác biệt rõ ràng của các kiểu sử dụng đất khác nhau
lên hiện tượng bồi lắng. Lượng bồi lắng ở các khu vực đầu nguồn bao phủ bởi rừng lá
rộng là 30 tấn/km với lưu vực che phủ bởi rừng Thông là 47 tấn/km; đối với khu vực
đầu nguồn gồm cả các hình thức canh tác nông nghiệp và rừng thông là 143 tấn/km và
khối lượng bồi lắng từ khu vực đầu nguồn với chỉ hoạt động canh tác nông nghiệp là
1.200 tấn/km; tức là gấp 40 lần đối với khu vực đầu nguồn có rừng lá rộng
(MacDonald, 2011 [96]).
Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng, Võ Minh Châu (1993)
(trích theo Vũ Tấn Phương và cs., 2007) [42] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu
nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho lượng nước ở hồ
Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu mét khối nước xuống còn 60 triệu mét khối
do đó không đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.
Rừng có khả năng làm tăng dòng chảy kiệt. Với cùng lượng mưa, dòng chảy kiệt
tăng khi diện tích rừng che phủ tăng và ngược lại. Sự ảnh hưởng của rừng đến dòng
chảy lũ khá rõ, đặc biệt là đối với sông vừa và nhỏ: khi diện tích rừng giảm khoảng
20% thì lưu lượng lũ trung bình tăng khoảng 12% đối với sông lớn và 40% đối với
sông vừa và nhỏ. Trái lại, khi diện tích rừng tăng khoảng 10% thì lưu lượng trung bình
mùa lũ giảm khoảng 5% đối với sông lớn và 20% đối với sông vừa và nhỏ (Phạm Thị
Hương Lan, 2005 [29]).
Như vậy có thể thấy các nghiên cứu về giá trị của rừng trong việc phòng hộ đầu
nguồn, điều tiết nguồn nước khá đầy đủ, có giá trị cao trong việc xây dựng cơ sở khoa
học cho công tác chi trả dịch vụ rừng, bởi có hiểu hết được những lợi ích mà rừng
mang lại thì người sử dụng mới sẵn lòng chi trả cho dịch vụ mà mình đang được
hưởng lợi từ rừng.
1.2.2.2. Dịch vụ hấp thụ CO2
Chương trình “Giảm phát thái khí gây hiệu ứng nhà kính từ suy thoái và mất
rừng - REDD” đang được khởi động ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhằm vào
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn

More Related Content

What's hot

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...nataliej4
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Đề tài ước lượng carbon lưu trữ trong rừng lá rộng, HAY
Đề tài  ước lượng carbon lưu trữ trong rừng lá rộng, HAYĐề tài  ước lượng carbon lưu trữ trong rừng lá rộng, HAY
Đề tài ước lượng carbon lưu trữ trong rừng lá rộng, HAY
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 

Similar to Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn

đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...KhoTi1
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...luanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn (20)

đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAYĐề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
Đề tài: Thông tin địa lý để quản lý cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai, HAY
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầngXây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quản lý cơ sở hạ tầng
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LA THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9.44.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Văn Điền 2. PGS.TS. Đàm Xuân Vận THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí nào đến thời điểm này ngoài những công trình của tác giả. TÁC GIẢ La Thị Cẩm Vân
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trần Văn Điền và PGS.TS. Đàm Xuân Vận, những người đã truyền cho tôi tri thức cũng như tâm huyết nghiên cứu khoa học, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và thời gian để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em Khoa Môi trường, trường đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất, kinh nghiệm và trợ giúp tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện các nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành các thầy cô trong Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp tại Khoa Kỹ thuật Nông lâm- Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia nghiên cứu sinh. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn tin tưởng động viên, chia sẻ và tiếp sức cho tôi có thêm nghị lực để tôi vững bước và vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hoàn thành bản luận án này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án La Thị Cẩm Vân
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................x MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ......................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................5 1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng............................................................................................................................5 1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới........................5 1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của PFES tại Việt Nam ........................11 1.1.3. Hệsố K và phương ánchi trả dịch vụ môi trườngrừngở Việt Nam ..........................18 1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và tại Việt Nam ...........................................................................................................20 1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới...........................20 1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam .........................25 1.2.3. Các nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Bắc Kạn................................................36 1.3. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về chi trả DVMTR................................37 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................40 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................40 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................................40
  • 5. iv 2.1.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................................40 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................40 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................40 2.2.2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn...................40 2.2.3. Ứng dụng một số phần mềm GIS trong xây dựng bản đồ hệ số K chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn ..........................................................................................40 2.2.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện .............................41 2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................41 2.3.1. Phương pháp tham khảo kế thừa có chọn lọc .....................................................41 2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài hiện trường..............................................43 2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ..............................................................................43 2.3.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA....................................................47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................50 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Bắc Kạn...........................................................................................................50 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn .........................................................50 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn........... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Khái quát thực trạng rừng tỉnh Bắc Kạn..............................................................51 3.2. Thực trạng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn..............................................................59 3.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...................................................................................................................59 3.2.2. Các loại DVMTR đã thực hiện và chưa thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...........................................................................................................................61 3.2.3. Các cơ chế chi trả DVMTR đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............62 3.2.4. Các kết quả chi trả DVMTR đã đạt được ở Bắc Kạn..............................................70 3.2.5. Những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục, điều chỉnh trong công tác chi trả DVMTR...................................................................................................................76
  • 6. v 3.2.6. Đánh giá tiềm năngtrongchi trả dịch vụ môi trườngrừngtỉnh Bắc Kạn.................86 3.3. Xây dựng bản đồ hệ số K chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn.................................. 102 3.3.1. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn theo hệ số K1....................................................................................................... 102 3.3.2. Kết quả xây dựng bản đồ điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo hệ số K2 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................................................................. 105 3.3.3. Hệ số K3 theo nguồn gốc hình thànhrừng trênđịa bàn huyện Ba Bể ................... 107 3.3.4. Kết quả xây dựng bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................... 109 3.4. Đề xuất phương án chi trả DVMTR và giải pháp thực hiện.............................. 116 3.4.1. Xây dựng bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả DVMTR và bản đồ chi trả DVMTR ............................................................................................................... 116 3.4.2. Các bước thực hiện phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng................... 122 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 130
  • 7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Đến % Tỷ lệ phần trăm BVPTR Bảo vệ phát triển rừng CS Cộng sự CP Chính phủ DVMTR Dịch vụ môi trường rừng EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam GIS Geograhic Information Systems (Hệ thống thông tin địa lý) NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NĐ Nghị định NĐ 99 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP PRA Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia cộng đồng) PFES Payments for Forest Environmental Services (Chi trả dịch vụ môi trường rừng) PES Payment for Environment Services - Chi trả dịch vụ môi trường TCLN Tổng cục Lâm nghiệp TT Thông tư VNFF Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các loại dịch vụ hệ sinh thái.......................................................................7 Bảng 1.2. Một số ví dụ về chínhsáchchi trả DVMT trong nông nghiệp........................8 Bảng 1.3. Các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm quốc tế...........................................................................................10 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả DVMTR.......................................................................................................12 Bảng 1.5. Mức chi trả DVMTR theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP .........................15 Bảng 1.6. Giá trị hệ số K theo nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR...............18 Bảng 1.7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng hệ số K và thực hiện chi trả DVMTR .....................................................................19 Bảng 2.1. Các bản đồ tỉnh Bắc Kạn được sử dụng và hiệu chỉnh hệ tọa độ..............42 Bảng 2.2. Số lượng mẫu phiếu điều tra trênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn...........................48 Bảng 3.1. Diệntích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hìnhthành rừng................51 Bảng 3.2. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo điều kiện lập địa.............................52 Bảng 3.3. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo loài cây............................................53 Bảng 3.4. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo trữ lượng.........................................54 Bảng 3.5. Diện tích rừng phân theo nguồn gốc hình thành rừng từ 2012 - 2016.............................................................................................................55 Bảng 3.6. Trữ lượng rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc..........................................56 Bảng 3.7. Tổng hợp độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...............................58 Bảng 3.8. Quy định mức chi trảcho các loại hình DVMTR......................................60 Bảng 3.9. Loại hình dịch vụ môi trường rừng đang thực hiện ở Bắc Kạn.................61 Bảng 3.10. Tiền chi trả DVMTR bình quân cho 1 ha rừngcủa một số tỉnh................66 Bảng 3.11. Hệ số K được áp dụng ở một số tỉnhđể chi trả DVMTR ..........................69 Bảng 3.12. Các bên tham gia chương trình chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................70
  • 9. viii Bảng 3.13. Diện tích rừng có cung ứng DVMTR năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..............................................................................................71 Bảng 3.14. Số tiền chi trả cho các huyện tỉnh Bắc Kạn.........................................74 Bảng 3.15. Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......................................................................................76 Bảng 3.16. Lý do các hộ gia đình tham gia chi trả DVMTR ................................77 Bảng 3.17. Thái độ của người dân về chính sách chi trả DVMTR ......................79 Bảng 3.18. Các thay đổi về hoạt động lâm nghiệp của hộ dân ở Bắc Kạn khi nhận tiền chi trả DVMTR.................................................................80 Bảng 3.19. Diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn phân theo mục đích sử dụng tính đến hết năm 2016.............................................86 Bảng 3.20. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sản xuất nước sạch.......................90 Bảng 3.21. Tổng hợp diệntíchlưu vực thủyđiện trênđịa bàn tỉnh Bắc Kạn................90 Bảng 3.22. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện....................................................92 Bảng 3.23. Mô hình tiềm năng dịch vụ môi trườngrừngcho dulịchsinhthái.............94 Bảng 3.24. Mô hìnhtiềm năngdịch vụ môitrườngrừngchotín dụngCác bon ...............96 Bảng 3.25. Kịch bản tăng cường QLBVR và bể chứa các-bon có can thiệp chi trả DVMT....................................................................................................97 Bảng 3.26. Lượng C tíchlũytrênmột số loại hìnhsử dụngđất tại Bắc Kạn...................97 Bảng 3.27. Giá trị lưu trữ các boncủa một số loại rừng..............................................98 Bảng 3.28. Mô hìnhtiềm năng dịch vụ môi trườngrừngchođa dạngsinh học........... 101 Bảng 3.29. Tổng hợp diện tích rừng theo trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 102 Bảng 3.30. Bảng giá trị hệ số K1 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................. 103 Bảng 3.31. Bảng tổng hợp diện tích rừng theo loại rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 105
  • 10. ix Bảng 3.32. Bảng giá trị hệ số K2 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......................... 105 Bảng 3.33. Tổng hợp diện tích rừng theo nguồn gốc hình thành rừng tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 107 Bảng 3.34. Bảng giá trị hệ số K3 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.......................... 107 Bảng 3.35. Bảng tổng hợp tỷ lệ giá trị hệ số K phục vụ chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 115 Bảng 3.36. Tổng hợp loại hình chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............. 121 Bảng 3.37. Bước 1: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích rừng có cung ứng DVMTR ........................................................................................... 123 Bảng 3.38. Bước 2: Thống kê các cơ sở sản xuất thủy điện, mước sạch, du lịch có sử dụng DVMTR từ rừng của tỉnh. ....................................... 123 Bảng 3.39. Bước 3: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích các khu rừng có cung ứng DVMTR cho từng cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch, du lịch....................................................................................................... 124 Bảng 3.40. Bước 4: Xác định đối tượng cung ứng DVMTR trên có lô rừng cung ứng DVMTR .................................................................................. 125 Bảng 3.41. Bước 5: Xác định lượng điện thương phẩm của các cơ sở sản xuất thủy điện có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh cung ứng... 125 Bảng 3.42. Bước 6: Xác định lượng nước thương phẩm của các cơ sở sản xuất nước sạch có sử dụng DVMTR do rừng trên địa bàn tỉnh cung ứng................................................................................................... 126 Bảng 3.43. Bước 7: Xác định doanh số của các cơ sở kinh doanh du lịch sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh............................................................. 126 Bảng 3.44. Bước 8: Xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng................ 127
  • 11. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách PFES và mối quan hệ giữa các bên liên quan ............................................................................................14 Hình 1.2. Sơ đồ phân phối tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng...............................17 Hình 2.1. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K1 ......43 Hình 2.2. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K2 ......44 Hình 2.3. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K3 ......44 Hình 2.4. Các bước xây dựng bản đồ xác định chi trả DVMTR theo hệ số K4 ......46 Hình 2.5. Các bước xây dựng bản đồ phục vụ xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn...................................................................47 Hình 3.1. Diễn biến diện tích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hình thành rừng năm 2012 - 2016....................................................................................55 Hình 3.2. Hiểu biết của người dân về chính sách chi trả DVMTR ........................78 Hình 3.3. Bản đồ lưu vực các thủy điện tỉnh Bắc Kạn................................................91 Hình 3.4. Bản đồ khu vực sinh thái tỉnh Bắc Kạn .......................................................94 Hình 3.5. Ranh giới các khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn.................... 101 Hình 3.6. Bản đồ phân cấp hệ số K1 theo trạng thái rừng tỉnh Bắc Kạn........... 104 Hình 3.7. Bản đồ phân cấp hệ số K2 theo mục đích sử dụng rừng tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................................ 106 Hình 3.8. Bản đồ phân cấp hệ số K3 theo nguồn gốc hình thành rừng tỉnh Bắc Kạn........................................................................................................ 108 Hình 3.9. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ gần đường giao thông và khu dân cư tỉnh Bắc Kạn..................................................................... 110 Hình 3.10. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ dốc tỉnh Bắc Kạn........................ 111 Hình 3.11. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo độ cao tỉnh Bắc Kạn........................ 112 Hình 3.12. Bản đồ phân cấp hệ số K4 theo mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng tỉnh Bắc Kạn...................................................................................... 113 Hình 3.13. Bản đồ phân cấp hệ số K tổng hợp cho tỉnh Bắc Kạn........................ 114
  • 12. xi Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ưu tiên chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn........................................................................................................ 117 Hình 3.15. Cơ sở dữ liệu thuộc tính phục vụ cho công tác chi trả DVMTR ....... 118 Hình 3.16. Bản đồ chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.............................. 120 Hình 3.17. Sơ đồ các bước thực hiện phương án chi trả DVMTR ........................... 122
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang đứng trước nhiều vấn đề cần phải đối mặt, trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà khoa học cũng như chính phủ các quốc gia hiện nay là biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay Việt Nam được cho là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất khi phải ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (Đàm Việt Bắc và cs., 2011) [2] và đang phải đối mặt với thiệt hại tiềm tàng rất to lớn về kinh tế và con người. Chi trả dịch vụ môi trường rừng được coi là một cơ hội cho người dân tăng thu nhập và tăng lựa chọn sinh kế bền vững ngoài giá trị lâm sản hàng hóa của rừng. Ngoài ra việc chi trả dịch vụ môi trường rừng còn đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế được thể hiện qua tác dụng nhiều mặt của rừng như đảm bảo nguồn nước, tích trữ các bon, giảm thải khí nhà kính, vẻ đẹp cảnh quan, bảo vệ đất và giảm thiểu tác hại của thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thí điểm chương trình về chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES) - dựa trên một thí điểm thành công về các dịch vụ bảo vệ vùng đầu nguồn ở hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng (Hoàng Minh Hà và cs., 2008) [18], đã có một số kết quả nghiên cứu về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên rừng nói chung, dịch vụ chi trả môi trường rừng nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định. Sau hơn 8 năm triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cả nước được đánh giá là một trong những chính sách nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam [14], chính sách này được ghi nhận là một thành tựu nổi bật của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. Các khu rừng đem lại nhiều dịch vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch không khí và bảo tồn đa dạng sinh học...Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ thu hút một lực lượng đông đảo người dân tham gia bảo vệ rừng. Qua đó, người dân được tăng thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo; nhận thức pháp luật và trách
  • 14. 2 nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao; nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng được chi trả giá trị của rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước hơn 70,5%, đây là một tỉnh có tiềm năng lớn trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), dựa vào kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, năm 2016 diện tích trồng rừng của toàn tỉnh Bắc Kạn là 91.128,2 ha, bằng 18,75% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và bằng 26,25% diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Trong đó diện tích trồng rừng đã thành rừng là 67.809,7 ha, diện tích trồng rừng chưa thành rừng là 23.318,5 ha (Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, 2017 [6]). Các khu rừng đem lại nhiều dịch vụ quan trọng, đặc biệt thông qua bảo vệ các lưu vực nước, hấp thụ các bon, làm sạch không khí, và bảo tồn đa dạng sinh học... Hiện nay Bắc Kạn cũng đã tiến hành chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số huyện song còn nhiều bất cập và khó khăn trong công tác chi trả, việc áp dụng hệ số chi trả K bằng 1 (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2016) [62] không mang lại sự công bằng cho các chủ rừng bởi chưa có sự tính toán đến chất lượng rừng cũng như vị trí các thửa rừng; việc này có thể sẽ làm cho chất lượng rừng không tăng, việc chi trả bằng phương pháp thủ công như hiện nay mất nhiều thời gian, công sức cũng như độ chính xác không cao. Bài toán chi trả dịch vụ môi trường rừng còn gặp khó khăn vướng mắc như: ai là người trả tiền, chi trả cho ai, trả như thế nào để người cung cấp dịch vụ môi trường rừng được hưởng lợi cao, công bằng và đúng với giá trị thực sự của rừng. Từ những vấn đề trên ta thấy rằng việc cung cấp cơ sở khoa học giúp cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ trả
  • 15. 3 dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và phát triển sinh kế cho người dân tham gia phát triển và bảo vệ rừng. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Cung cấp cơ sở dữ liệu về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua bản đồ hệ số K phục vụ chi trả DVMTR. - Đề xuất được phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng có tính khả thi cho tỉnh Bắc Kạn. 2.2. Điểm mới của luận án - Xây dựng bản đồ hệ số K và cơ sở dữ liệu chi trả dich vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu. - Bước đầu xác định được tiềm năng, đề xuất phương án chi trả DVMTR khả thi, khắc phục những tồn tại trong thực thi chính sách tại tỉnh Bắc Kạn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và đóng góp cho việc xây dựng các phương án và công cụ hỗ trợ trong triển khai công việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực xã hội – lâm nghiệp thông qua những đóng góp mới của luận án. Các kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Rừng, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. - Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn.
  • 16. 4 - Thời gian: Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2014 đến năm 2016; thời gian triển khai nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 17. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới Dịch vụ môi trường là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cũng như sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Dựa vào vai trò, chức năng của các hệ sinh thái, các nhà khoa học đã phân thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của hệ sinh thái với mục đích kinh tế, xã hội khác nhau, bao gồm: - Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen… - Dịch vụ điều tiết: Phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lụt, điều hòa khí hậu, điều tiết nước, lọc nước… - Dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học giáo dục… - Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hòa dinh dưỡng… Có nhiều khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services - PES) nhưng khái niệm được sử dụng phổ biến là: “Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện, trong đó một dịch vụ môi trường (xác định được) được mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường) khi và chỉ khi, người cung cấp (là người dân sinh sống hoặc là chủ đất ở địa phương) đảm bảo dịch vụ cung cấp dịch vụ môi trường đó” (Wunder và cs., 2005 [124]). Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có sự ràng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hay nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất. Chi trả dịch vụ môi trường là một công cụ bảo tồn có lịch sử lâu dài ở các nước phát triển như chương trình Khu Bảo tồn ở Mỹ, chính sách nông nghiệp chung của EU và các kế hoạch bảo vệ môi trường tương tự ở Úc và New Zealand. Nhiều nghiên cứu của Wunder và cs. (2009) [125], Wunder và cs. (2008) [123] cho thấy các chương
  • 18. 6 trình chi trả dịch vụ môi trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô và phạm vi ra các quốc gia đang phát triển trong những năm qua. Cũng theo Wunder và cs. (2008) [122], mặc dù có rất nhiều dịch vụ khác nhau có thể được trao đổi trong cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, nhưng thực tế chỉ có 4 loại hình dịch vụ có tiềm năng lớn nhất xét ở quy mô thương mại, bao gồm: - Bảo vệ rừng đầu nguồn: cung cấp dịch vụ chất lượng nước, điều tiết nước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất,… - Bảo tồn đa dạng sinh học: phòng trừ dịch bệnh, giá trị sinh thái… - Hấp thụ các bon: biến đổi khí hậu… - Vẻ đẹp cảnh quan/ Du lịch sinh thái: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa. Quy mô của các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các quốc gia rất khác nhau với xu hướng phát triển theo khu vực. Một số quốc gia có chính sách chi trả dịch vụ môi trường áp dụng cho hàng chục ngàn người tham gia và đã được thực hiện trong một vài năm, ví dụ như ở Costa Rica, Mexico, Ecuador và Trung Quốc. Chương trình chi trả dịch vụ môi trường cấp quốc gia mới bắt đầu ở Brazil và Nam Phi. Quy mô của diện tích đất và rừng được kiểm soát bởi các chính sách này rất khác nhau. Mexico có 2,2 triệu ha đất được thống kê vào chương trình chi trả dịch vụ môi trường (Fonatifo, 2012) [84], trong khi chương trình chuyển đổi đất dốc của Trung Quốc có hơn 28 triệu ha thực hiện các hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường (Bennett, 2008 [68], Xu và cs., 2006 [126]). Ngoài ra còn có một số lượng ngày càng tăng các dự án chi trả dịch vụ môi trường quy mô nhỏ hơn, thường được các nhà tài trợ, tổ chức bảo tồn thực hiện, các loại hình dịch vụ được chi trả thường có: bảo tồn đa dạng sinh học và động vật hoang dã; bảo vệ khu vực đầu nguồn hoặc hấp thụ các bon. Nhìn chung, cho đến nay châu Mỹ La tinh có số lượng lớn nhất các dự án PES, tiếp theo là châu Á và cuối cùng là châu Phi (Bennett và cs., 2013 [67]; Egoh và cs., 2012 [82], Katoomba Group, 2009 [87]; Ecosystem Marketplace, 2008 [81]). Hầu hết các thị trường và hệ thống chi trả dịch vụ hệ sinh thái đều đang phát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu, chi trả dịch vụ hệ sinh thái trong nông nghiệp ở các nước này đã đạt nhiều tỷ USD và tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn. Ở các nước đang phát triển, chỉ có một vài tỷ USD được sử dụng để chi trả cho bảo vệ vùng đầu nguồn, trong khi ở châu Mỹ Latinh chi trả dịch vụ môi trường đã được thử nghiệm rộng rãi bằng nhiều hệ thống khác nhau thì ở châu Á và châu Phi, sự phát triển của loại hình này vẫn còn hạn chế (Forest Tren và cs., 2008 [15]).
  • 19. 7 Có một số lượng lớn các dịch vụ hệ sinh thái tiềm năng có thể được chi trả bằng các chương trình chi trả dịch vụ môi trường, theo đánh giá của hệ sinh thái thiên niên kỷ (MEA - Millennium Ecosystem Assessment), các dịch vụ môi trường có thể được nhóm lại thành bốn loại chính: dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều hòa và dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các chính sách chi trả dịch vụ môi trường chỉ tập trung vào dịch vụ cung cấp. Cho đến nay, các chương trình chi trả dịch vụ môi trường phổ biến nhất ở các nước đang phát triển để quản lý rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo lưu lượng và chất lượng nước hoặc kiểm soát lũ (Stanton và cs., 2010) [113]. Bảo vệ rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm cả dòng chảy và sau đó là bảo tồn đa dạng sinh học và hấp thụ các bon (Madsen và cs., 2010) [97]. Dịch vụ môi trường khác ở Nam bán cầu bao gồm kiểm soát xói mòn đất, chẳng hạn như chương trình chống sa mạc hóa ở Trung Quốc (Liu và cs., 2013 [95]); sản xuất năng lượng, như sản xuất thủy điện ở Costa Rica (Blackman và cs., 2010 [69]); bảo tồn động vật hoang dã, như bảo vệ các loài chim ở Campuchia và Bolivia (Asquith và cs., 2008 [65], Clements và cs., 2010 [73], Wunder và cs., 2008 [122], Wunder và cs., 2009 [125]). Bảng 1.1. Các loại dịch vụ hệ sinh thái Các loại dịch vụ hệ sinh thái Ví dụ Dịch vụ sinh thái Quay vòng chất dinh dưỡng, phân tán hạt Hình thành đất, sản xuất sơ cấp Dịch vụ cung cấp Cung cấp thức ăn và tán che, gỗ, nước, năng lượng (ví dụ thủy điện), nguồn lợi gen Dịch vụ điều hòa Hấp thụ các bon, phân hủy rác thải, thanh lọc nước/không khí, thụ phấn cho mùa màng, kiểm soát dịch bệnh và côn trùng gây bệnh, kiểm soát lũ, kiểm soát xói mòn Dịch vụ văn hóa Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ về tâm linh và thẩm mỹ Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [101] Chi trả dịch vụ môi trường dựa vào nông nghiệp ví dụ như thúc đẩy nông nghiệp cải tiến được bao gồm trong một số chương trình chi trả quy mô lớn, chẳng hạn như chương trình Proambiente ở Brazil (Borner và cs., 2007 [70]; Fonatifo, 2012 [84]) và Chương trình chuyển đổi đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008 [68]; Xu và
  • 20. 8 cs., 2006 [126]; Yin và cs., 2012 [127]). Tuy nhiên, dịch vụ từ các khu vực nông nghiệp ở các nước này được chú ý ít hơn so với ở các nước phát triển. Các dự án chi trả dịch vụ môi trường trong nông nghiệp đang được mở rộng, và đây là một lĩnh vực mà Việt Nam có thể học hỏi và hoàn thiện hơn cho chính sách chi trả dịch vụ môi trường của mình. Bảng 1.2 thể hiện sự lồng gép chi trả dịch vụ môi trường trong chính sách trong nông nghiệp ở các quốc gia khác trên thế giới. Bảng 1.2. Một số ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nông nghiệp Ví dụ về chính sách chi trả DVMT trong nông nghiệp Các dự án Silvo-pastoral ở Colombia, Nicaragua và Costa Rica. Nông nghiệp hữu cơ ở Costa Rica (do Viện Điện lực Quốc gia tài trợ). Các hợp đồng nông lâm kết hợp trong chương trình PSA ở Costa Rica, và chương trình rừng đầu nguồn Sumberjaya ở Indonesia. Các hợp đồng quản lý tốt nhất ở Catskill-Delaware Watershed ở New York. Chính sách Nông nghiệp Chung của EU (CAP) tài trợ cho việc bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp, như khu vực Giá trị Thiên nhiên Cao (High Nature Value). Nguồn: Porras, 2013 [107] Các chương trình dịch vụ môi trường quốc tế rất đa dạng về người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Các chính sách chi trả dịch vụ môi trường được cho là một phương án các bên cùng có lợi trong đó những người sử dụng năng lượng, nước và lương thực giàu có hơn chi trả cho những người cung cấp dịch vụ. Theo các nghiên cứu của Liu và cs. (2013) [95], Pagiola và cs. (2010) [106], có một số dự án chi trả dịch vụ môi trường nhằm vào người dùng trực tiếp, như các doanh nghiệp và hộ gia đình tiêu thụ nước, chính quyền trung ương hay địa phương làm trung gian để điều phối việc chuyển phí sử dụng tới các các hộ gia đình cung cấp dịch vụ, ví dụ như một số các chương trình ở Mexico. Tuy nhiên đa phần các dự án chi trả dịch vụ môi trường quốc tế lớn thường không tập trung vào những người mua và người bán trực tiếp, thay vào đó, người sử dụng/người mua thường là người đóng thuế hay người sử dụng dịch vụ nói chung. Do đó, một số các dự án không phải là tự nguyện, vì chúng liên quan đến việc bắt buộc người sử dụng phải nộp thuế, tiền thuê hoặc phí sử dụng cho tất cả mọi người.
  • 21. 9 Nhiều dự án chi trả dịch vụ môi trường của các nhà tài trợ nhằm chuyển giao kinh phí và nguồn lực để cung cấp dịch vụ mà không quan tâm đến người sử dụng trực tiếp các dịch vụ này. Như vậy, trong phần lớn các chương trình chi trả dịch vụ môi trường hiện có ở các nước đang phát triển, ngoài các nhà tài trợ và các tổ chức, chính quyền quốc gia và địa phương có vai trò trung gian rất quan trọng. Một số chương trình chi trả dịch vụ môi trường quốc gia sử dụng các tiêu chí về xã hội hoặc môi trường mạnh mẽ hơn để khuyến khích người dân tham gia, ví dụ như ở Costa Rica cộng đồng địa phương và các chủ đất nữ giới là các đối tượng được quan tâm hơn (Porras và cs., 2013 [107]). Tổng số tiền chi trả cho các hộ gia đình dao động từ một vài đô la mỗi hộ gia đình mỗi năm tới hàng ngàn đô la, thường phụ thuộc vào quy mô đất đai (Fonatifo và cs., 2012 [84]; Mahanty và cs., 2013 [99]). Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp PES được trả cho cộng đồng chứ không phải là hộ gia đình, nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng rằng phương án nào thì tốt hơn (Reynolds, 2012 [109]). Có nhiều học giả đã khẳng định rằng chi trả DVMTR mang đến một giải pháp mà các bên đều có lợi xét cả về mặt con người và môi trường (Pagiola và cs., 2005 [105]; Swallow và cs., 2005 [116]; Wunder và cs., 2005 [124], 2006 [121]), nhưng vẫn chưa có nhiều bằng chứng chứng minh được quan điểm này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tiến hành nhiều hơn các nghiên cứu về sự khác biệt trong các mặt thể chế, kinh tế và xã hội giữa các nước đang phát triển và việc các khía cạnh riêng rẽ này có tác động lên chính sách này như thế nào là cần thiết (Swallow và cs., 2005 [116]; Wunder, 2006 [121;] Dudley và cs., 2007 [80]; Lee và cs., 2009 [94]) không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên các quốc gia đang và sẽ thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Có nhiều dự án chi trả dịch vụ môi trường không sử dụng tiền mặt để trả cho việc tham gia, mà cung cấp các hình thức bồi thường và hỗ trợ (Van Noordwijk và cs., 2010) [119]. Ví dụ như các chương trình Socio Bosque ở Ecuador, đòi hỏi người tham gia phải cung cấp kế hoạch đầu tư cho các quỹ chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm các sáng kiến sức khỏe và cộng đồng địa phương (de Koning và cs., 2011) [78], hoặc các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng địa phương và thủy lợi cho cộng đồng (Tacconi và cs., 2013) [117]. Đầu tư vào sản xuất nông lâm kết hợp, cây giống, tăng cường kỹ thuật là những lĩnh vực được khuyến khích trong các dự án PES không dùng tiền mặt.
  • 22. 10 Greiner và cs. (2013) [86] đã cho thấy lợi ích cộng đồng cũng là một phần quan trọng của các chương trình chi trả dịch vụ môi trường. Dưới đây là bảng các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm quốc tế. Bảng 1.3. Các hình thức và mức chi trả dịch vụ môi trường theo kinh nghiệm quốc tế Quốc gia Tên chương trình Quy mô Mức độ thanh toán Nguồn quỹ Costa Rica Pagopor Servicios Ambimentable (PSA) 900.000 ha 64 - 80$/ha cho bảo vệ rừng 200-300$ /ha cho trồng rừng Từ phụ thu thuế xăng dầu quốc gia Nhà tài trợ Công ty thủy điện Mexico Chương trình Chi trả dịch vụ môi trường (PSAB) 2.5 triệu ha 27-36$/ha Phí sử dụng nước quốc gia Trung ương Nhà tài trợ Ecuador Socio Bosque 525.000 ha 30$/ha hoặc thấp hơn Ngân sách chính phủ Trung quốc Hạt vì màu xanh/ Chương trình chuyển đổi đất dốc 28 triệu ha 20-40$/ha tới cao nhất 600$/ha ở khu vực đầu nguồn Ngân sách chính phủ Nguồn: Corbera, 2007 [76]; de Koning, 2011 [78]; FONAFIFO, 2012 [84]; Pagiola , 2004 [104]; Porras, 2013 [108]; Sovacool, 2011 [111], Wunder, 2008 [123]; R. Yin, 2012 [127] Ở một số dự án chi trả dịch vụ môi trường có tỷ lệ tham gia thấp do sự phân chia lợi ích không công bằng (Adhikari, 2009 [63]; Clements và cs., 2013 [74]). Theo Adhikari và cs. (2013) [64] kết quả nghiên cứu ở 26 dự án cho thấy mục đích và kết quả về môi trường thường được đặt nặng hơn các kết quả về xã hội. Như vậy có thể thấy chi trả DVMT nói chung và chi trả DVMTR nói riêng đã hình thành thị trường trên toàn cầu, tuy nhiên cơ chế, hình thức, cách thức chi trả của chúng rất khác nhau, có một số quốc gia rất chú trọng và thành công trong việc thực
  • 23. 11 hiện chi trả, tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chi trả dịch vụ môi trường ngày càng được phổ biến rộng rãi, điều này giúp chúng ta bảo vệ được rừng, mang lại thu nhập cho người dân trồng rừng. Các nghiên cứu này giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, có sự so sánh và lựa chọn những cách thức phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của Việt Nam. 1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của chi trả DVMTR tại Việt Nam Chính thức triển khai tại Việt Nam từ đầu năm 2011 ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ có hiệu lực, chi trả DVMTR đã trở thành một trong những chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam, thu được nhiều thành tựu ý nghĩa. Nguồn thu từ chi trả DVMTR từng bước trở thành một nguồn tài chính ổn định, khoảng 1.000-1.300 tỷ đồng/năm, dành riêng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; từ đó, giúp giảm áp lực chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp hàng năm từ 22% đến 25%. Với mức chi trả trung bình 250.000 đồng/ha, chính sách này đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ 1,8-2 triệu đồng/hộ/năm cho gần 349.000 hộ gia đình cùng hơn 5.700 nhóm hộ, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên toàn quốc (Tổng cục Lâm Nghiệp, 2015 [59]). Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về chính sách chi trả DVMTR như: Hoàng Minh Hà (2008), Nguyễn Tuấn Phú (2009), Nguyễn Chí Thành (2015)…các quan điểm này đa phần thống nhất với nhau và thống nhất với khái niệm về chi trả DVMTR quy định trong Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Phát triển từ các khái niệm cơ bản về dịch vụ môi trường, khái niệm dịch vụ môi trường rừng được các nhà nghiên cứu phát biểu theo nhiều cách khác nhau như: Theo Nguyễn Tuấn Phú (2009) [39] thì dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là các giá trị sử dụng trừu tượng được tạo thành từ môi trường rừng được cung ứng (dịch vụ) cho xã hội (hay người hưởng lợi). Nói cách khác: dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng trừu tượng của rừng, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Nguyễn Chí Thành và cs. (2015) [50] cho rằng: dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân. Như vậy có thể thấy sự khác nhau trong cách hiểu về dịch vụ môi trường rừng, theo Nguyễn Tuấn Phú dịch vụ môi trường rừng chỉ bao gồm các giá trị sử dụng trừu tượng (gián tiếp), theo Nguyễn Chí Thành dịch vụ môi trường rừng bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp.
  • 24. 12 Hoàng Minh Hà và cs. (2008) [17] cho rằng bản chất của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các hệ sinh thái có ý nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ sinh thái này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi ích của phần đông dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, hệ sinh thái được thu hẹp lại cụ thể hóa thành “môi trường rừng”. Nguyễn Tuấn Phú và cs. (2009) [39] cho rằng: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế (trao đổi) giữa người sản xuất cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) cho người hưởng thụ dịch vụ môi trường rừng (người mua, người phải chi trả). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP [7]: Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Như vậy khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng của Nguyễn Tuấn Phú và Nghị định 99/2010 là tương đối đồng nhất. Trong báo cáo về “Chi trả DVMTR tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn” của Phạm Thu Thủy (2013) [55] PES được hiểu là bất kỳ bồi hoàn nào đối với dịch vụ, công sức hoặc nỗ lực hoặc bất kỳ sự đền đáp nào cho việc duy trì và nâng cao dịch vụ môi trường rừng được cung cấp bởi người bán hoặc được chi trả bởi người mua. Từ năm 2008, khung pháp lý quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) gồm các cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính và các hợp đồng ủy thác đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các cấp khác nhau. Trong số các văn bản ban hành có 5 văn bản cung cấp cơ sở pháp lý và hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức và quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh và trung ương, 11 văn bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện PFES, cụ thể có các loại văn bản quan trọng sau: Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các văn bản pháp quy về chính sách chi trả DVMTR STT Loại văn bản Số hiệu Nội dung 1 Nghị định 99/2010/NĐ-CP Về chính sách chi trả DVMTR 2 Nghị định 147/2016/NĐ-CP Sửa đổi NĐ 99/2010/NĐ-CP 3 Nghị định 05/2008/NĐ-CP Về Quỹ BV&PTR 4 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BNNPTNT Phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR (2017)
  • 25. 13 STT Loại văn bản Số hiệu Nội dung 5 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT Về chính sách chi trả DVMTR (2017) 6 Thông tư 85/2012/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ BV&PTR 7 Thông tư 20/2012/TT- BNNPTNT Hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR 8 Thông tư 60/2012/TT- BNNPTNT Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả DVMTR 9 Thông tư 22/2017/TT- BNNPTNT Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR 10 Thông tư 04/2018/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng 11 Quyết định 380/2008/QĐ-TTg Về chính sách thí điểm chi trả DVMTR 12 Quyết định 2284/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP 13 Quyết định 111/2008/QĐ-BNN Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của quỹ BV&PTR cấp tỉnh 14 Quyết định 114/2008/QĐ-BNN Về thành lập Quỹ BV&PTR Việt Nam 15 Quyết định 128/2008/QĐ-BNN Ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ BV&PTR Việt Nam (Nguồn: Số liệu tổng hợp)
  • 26. 14 Như vậy, về cơ bản các quy định, hướng dẫn tương đối toàn diện, tạo cơ sở, hành lang pháp lý đầy đủ để các địa phương có thể chủ động tổ chức quản lý, vận hành Quỹ BV&PTR và triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Tuy đã có hướng dẫn về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, song đây là một chủ trương chính sách mới, trải qua 9 năm thực hiện (2008-2017) đã nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, chính vì vậy rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, văn bản sửa đổi để hoàn thiện hơn chính sách này, đến thời điểm hiện tại đã có 2 văn bản hợp nhất của Bộ NNPTNT đưa ra các hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thành công của chính sách chi trả DVMTR là đã thành lập được một hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương với sự góp sức của không chỉ của nhà nước mà còn từ các đơn vị sử dụng dịch vụ, cộng đồng, người dân sử dụng và tham gia bảo vệ rừng. Mối quan hệ đó đã được Phạm Thu Thủy (2013) [55] thể hiện trong hình 1.1 sau: Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách PFES và mối quan hệ giữa các bên liên quan (Nguồn: Phạm Thu Thủy, 2013 [55]) Trong khung thể chế trên, số (1) thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng DVMTR và bên cung cấp DVMTR trong trường hợp chi trả trực tiếp, số (2) thể hiện mối quan hệ truyền thống trong việc quản lý bảo vệ rừng, số (3) thể hiện mối quan hệ trong công công tác giám sát, đánh giá diện tích rừng tham gia chính sách chi trả
  • 27. 15 DVMTR, số (4) thể hiện mối quan hệ thông qua ký kết hợp đồng thực hiện chi trả DVMTR trong trường hợp chi trả gián tiếp, số (5) thể hiện mối liên quan giữa người sử dụng trực tiếp (cộng đồng, người dân) và các kênh trung gian như: nhà máy thủy điện, công ty cung cấp nước, công ty du lịch… Theo văn bản hợp nhất số 06/VBHN - BNNPTNT [6] ngày 24/03/2017 mức chi trả tiền đối với các cở sở sản xuất thủy điện là 36 đ/kWh, đối với các cơ sở cung cấp, sản xuất nước sạch là 52 đ/m3, đối với các công ty cung cấp dịch vụ du lịch là 1-2% doanh thu trong kỳ. Hiện chưa có văn bản cũng như mức thu cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước trực tiếp, Chính phủ giao cho Bộ NNPTNN phối hợp cùng các Bộ, ban, ngành khác đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng phải chi trả, mức chi trả cũng như phương án chi trả đối với đối tượng này. Trong mối quan hệ số (5) có thể hiểu rằng người phải chi trả thực sự là người sử dụng dịch vụ do rừng mang lại thông qua các hóa đơn tiền điện, nước hay vé thăm quan du lịch, còn các nhà máy thủy điện, cơ sở cung cấp nước sạch hay công ty du lịch chỉ là những kênh trung gian. Có thể tóm tắt lại các mức chi trả theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP [8] về chính sách chi trả DVMTR như sau: Bảng 1.5. Mức chi trả DVMTR theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP Người sử dụng Dịch vụ môi trường phải chi trả Mức chi trả Cơ sở sản xuất thủy điện Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, duy trì và điều tiết nguồn nước 36 đ/KWh điện thương phẩm Cơ sở sản xuất nước sạch Duy trì và điều tiết nguồn nước 52 đ/m3 nước thương phẩm Cơ sở sản xuất công nghiệp Duy trì và điều tiết nguồn nước Chưa có quy định cụ thể Các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch Vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học 1-2% tổng doanh thu Các cơ sở phải chi trả khác Hấp thụ và lưu giữ các bon, cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy Chưa có quy định cụ thể
  • 28. 16 sản (Nguồn: Nghị định 147/2016/NĐ-CP [8]) Trong Điều 4 của văn bản 04/VBHN - BNNPTNT [5] đã nêu ra 5 loại hình dịch vụ môi trường rừng, bao gồm: - Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; - Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; - Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; - Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; - Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có hướng dẫn cụ thể về loại hình bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối và điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội là tương đối rõ ràng và cụ thể, còn loại hình du lịch chỉ quy định chung chung là 1-2% doanh thu trong một kỳ còn rất mơ hồ chưa cụ thể, đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng sẽ được lồng ghép trong chương trình REDD+ hiện nay là UN-REDD đang được triển khai tại Việt Nam, cần sớm có hướng dẫn thực hiện để chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được hoàn thiện. Về nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường: Mọi tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng. Nguyên tắc này được xây dựng trên nguyên tắc quản lý môi trường: người sử dụng phải trả tiền, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được hạch toán vào giá thành của sản phẩm có sử dụng DVMTR, ví dụ như khách du lịch được hưởng vẻ đẹp cảnh quan do rừng mang lại sẽ phải trả phí tính vào giá vé du lịch hay người sử dụng điện sẽ phải trả chi phí cho chủ rừng chăm sóc và bảo vệ rừng giữ nước cho các công trình thủy điện, phí này được tính vào hóa đơn tính tiền điện. Về hình thức chi trả dịch vụ môi trường: Có hai hình thức chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp.
  • 29. 17 + Chi trả trực tiếp: Nếu có thỏa thuận trực tiếp giữa bên trả tiền và bên nhận tiền cho DVMTR thì việc chi trả sẽ thông qua hợp đồng tự nguyện giữa hai bên, bên sử dụng DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR, không cần qua tổ chức trung gian. + Chi trả gián tiếp: bên sử dụng DVMTR không có điều kiện và khả năng chi trả trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR, phải chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định. Hiện nay tại các địa phương đa phần thực hiện theo hình thức chi trả gián tiếp thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Nếu khu rừng cung cấp DVMTR thuộc phạm vi từ hai tỉnh trở lên, tiền chi trả sẽ đến Quỹ BVPTR ở cấp Trung ương. Nếu khu rừng cung cấp DVMTR trong phạm vi một tỉnh, tiền sẽ được chi trả trực tiếp đến Quỹ BVPTR của tỉnh. Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được phân phối theo sơ đồ 1.2 sau: Hình 1.2. Sơ đồ phân phối tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng + Quỹ BVPTR Trung ương được giữ lại 0,5% phí quản lý và phải chuyển lại 99,5% tổng số tiền chi trả cho Quỹ BVPTR các tỉnh. + Quỹ BVPTR cấp tỉnh được giữ tối đa 10% của số tiền nhận được từ Quỹ BVPTR Trung ương cho công tác quản lý cộng với số tiền trích lập quỹ dự phòng không quá 5% tổng số tiền nhận được, ít nhất 85% tổng số tiền mà Quỹ BVPTR cấp tỉnh nhận được sẽ phải trả cho các chủ rừng. + Nếu người dân hoặc cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng từ các chủ rừng, các chủ rừng sẽ giữ lại 10% số tiền nhận được từ Quỹ BVPTR cấp tỉnh, còn lại chi trả cho các người dân và cộng đồng đó. Quỹ Quỹ BVPTR TW Quỹ BVPTR Tỉnh Chủ rừng Người dân và cộng đồng nhận khoán Giữ lại 10% chi phí quản lý Giữ lại 5% cho quỹ dự phòng Giữ lại tối đa 10% chi phí QL Giữ lại 0,5% chi phí quản lý
  • 30. 18 - Đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 147/2016/NĐ-CP [8] bao gồm: + Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng + Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng. + Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổ chức chủ rừng 1.1.3. Hệ số K và phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 1.1.3.1. Hệ số K Lô trạng thái rừng (gọi tắt là lô rừng) là một phạm vi diện tích rừng mà trên đó chỉ có một trạng thái rừng tương đối đồng nhất. Trong trường hợp chủ rừng có nhiều lô rừng, thì mỗi lô rừng sẽ có một hệ số K riêng. Hệ số K được xác định cho từng lô trạng thái rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng. Các lô rừng có cùng trạng thái trong một lưu vực cung cấp một dịch vụ môi trường rừng cụ thể có tính chất giống nhau có cùng một hệ số K. Hệ số K của từng lô trạng thái rừng là tích hợp từ các hệ số K thành phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP [7]. Các hệ số K thành phần, gồm: K1, K2, K3, K4. Bảng 1.6 dưới đây thể hiện giá trị hệ số K thành phần tương ứng với nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR. Bảng 1.6. Giá trị hệ số K theo nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR STT Hệ số K Nội dung điều chỉnh mức chi trả DVMTR Giá trị hệ số K 1 K1 Theo trạng thái và trữ lượng rừng Rừng giàu 1,00 Rừng trung bình 0,95 Rừng nghèo và rừng phục hồi 0,90 2 K2 Theo mục đích sử dụng rừng Rừng đặc dụng 1,00 Rừng phòng hộ 0,95 Rừng sản xuất 0,90 3 K3 Theo nguồn gốc Rừng tự nhiên 1,00
  • 31. 19 Rừng trồng 0,90 4 K4 Theo mức độkhó khăn đối với việc bảo vệ rừng Rất khó khăn trong bảo vệ 1,00 Khó khăn trong bảo vệ 0,95 Ít khó khăn trong bảo vệ 0,90 1.1.3.2. Áp dụng hệ số K Hệ số K cho một lô rừng cụ thể được xác định lại khi có sự thay đổi về trạng thái và trữ lượng rừng, mục đích sử dụng rừng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn với việc bảo vệ rừng, do chủ rừng đề nghị hoặc thông qua kết quả nghiệm thu rừng hàng năm, được cơ quan có thẩm quyền xác định cụ thể. Trách nhiệm của các cấp trong xây dựng hệ số K và thực hiện chi trả DVMTR được thể hiện trong bảng 1.7 sau: Bảng 1.7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng hệ số K và thực hiện chi trả DVMTR STT Tên cơ quan Nhiệm vụ 1 UBND tỉnh Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương quy định các hệ số K thành phần áp dụng trên địa bàn tỉnh. 2 Sở NN&PTNT Chủ trì chỉ đạo các cơ quan có liên quan, tiến hành xác định hệ số K của các lô rừng đối với chủ rừng là tổ chức theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. 3 UBND huyện Chỉ đạo các cơ quan có liên quan, tiến hành xác định hệ số K của các lô rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. 4 Chủ rừng là tổ chức nhà nước Thống nhất việc áp dụng hệ số K với hộ nhận khoán bảo vệ rừng và được thể hiện trong hợp đồng khoán.
  • 32. 20 Theo Thông tư số 80/2011/TT/BNNPTNT [4] về việc Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các loại dịch vụ, gồm: - Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; - Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội. 1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới Chi trả DVMTR là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, ý tưởng cơ bản về chi trả DVMTR là tạo ra các lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng để bảo vệ các dịch vụ môi trường bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung cấp những dịch vụ này (Mayrand và Paquin, 2005) [100]. Theo Gouyon và cs. (2002) [85]; Van Noordwijk và cs. (2005) [118], sự bồi hoàn và đền đáp có thể dưới hình thức chi trả trực tiếp, lợi ích tài chính hoặc hiện vật như là sự tiếp cận thị trường. Theo định nghĩa của Wunder và cs. (2005) [124] dịch vụ môi trường nói chung và dịch vụ môi trường rừng nói riêng đều bao gồm năm yếu tố chính là: giao dịch tự nguyện, một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng, có ít nhất một người mua dịch vụ, ít nhất một người cung cấp dịch vụ, và phải có tính điều kiện (người mua chỉ chi trả khi người cung cấp đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục). Các đề tài, báo cáo của nhiều chuyên gia trên thế giới về lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng như: Wunder.S, Salzman.J, van Noordwijk, Pamela McElwee…đã dựa trên cơ sở những đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái, môi trường của các tác giả trước đó là cơ sở vững chắc và là nguồn tài liệu quan trọng giúp việc thực hiện chính sách FPES được diễn ra thuận lợi hơn, cụ thể: - Hamilton và cs. (1987) [88] đã đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các tác động từ việc mất rừng ở Himalaya lên khu vực đất thấp và đồng bằng châu thổ ở Ganges-Brahmaputra. Landell-Mills và cs. (2002) [93] đã xây dựng bức tranh tổng quan toàn cầu về các thị trường cho dịch vụ môi trường rừng và nhận thấy ảnh hưởng của nó đối với người nghèo là vô cùng lớn. Các nghiên cứu trên cùng nhiều nghiên cứu khác làm cơ sở cho các các nghiên cứu thiết kế chính sách chi trả DVMTR như:
  • 33. 21 Salzman (2009) [110] đã đưa ra hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách có thể thiết kế cơ chế chi trả dịch vụ môi trường. Có rất nhiều tổ chức quốc tế, các học giả quốc tế quan tâm đưa ra các nghiên cứu xây dựng chính sách, đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam như: Hawkins và cs. (2010) [90] đã đưa ra khung pháp lý cho chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng ngập mặn tại Việt Nam, đây là một nghiên cứu trong chuỗi nghiên cứu sơ bộ quốc gia của nhóm Katoomba. Hay Hess và cs. (2010) [91] đã nghiên cứu chính sách chi trả dịch vụ môi trường với mục tiêu kết nối chủ rừng tại địa phương với người hưởng lợi trong chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả như Adhikari và cs., 2013[64], Mahanty và cs., 2013 [99], Mayrand và cs., 2005 [100], Tacconi và cs., 2013 [117], các tác giả đều khẳng định hiện vẫn ít nghiên cứu so sánh những bài học và thành công từ các loại và các hình thức chi trả dịch vụ môi trường khác nhau với hình thức thỏa thuận chia sẻ lợi ích, vì vậy đây vẫn là một lĩnh vực cần được nghiên cứu sâu hơn. 1.2.1.1 Dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Các chức năng này bao gồm: giữ đất, kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước. Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý (Hamilton và cs., 1983 [89]). Việc phá rừng vùng đầu nguồn gây ra những tác động nghiêm trọng, đặc biệt là hiện tượng xói mòn và bồi lắng. Song song với quá trình xói mòn là sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ lợi, ước tính khoảng 4 USD/ha/năm và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6 tỷ USD/năm (Mahmood, 1987 [98]), trong khi đó, nếu được rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn, rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn là rất lớn, hàng năm giá trị của rừng trong bảo vệ cố định đất là 11,5 tỷ NDT (khoảng 1,4 tỷ USD); bảo vệ độ phì đất là 226,6 tỷ NDT (khoảng 28 tỷ USD); phòng chống lũ lụt là 78,5 tỷ NDT (khoảng 9,8 tỷ USD) và tăng nguồn nước là 93,6 tỷ NDT (khoảng 11,6 tỷ USD) (Tô Đình Mai, 2006 [32]). 1.2.1.2. Khả năng hấp thụ CO2
  • 34. 22 Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau: Brown và Pearce (1994) [71] có đưa ra các số liệu đánh giá lượng các bon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới, một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp; Giá trị kinh tế về hấp thụ CO2 ở rừng Amazon được ước tính là 1.625 USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 - 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 - 3.000 USD/ha/năm và rừng thưa là 600 - 1.000 USD/ha/năm (Camille và Bruce, 1994) [72]. Phương pháp điều tra các bon và động thái biến đổi các bon đang được áp dụng để tính toán trữ lượng các bon theo các loại hình sử dụng đất khác nhau; theo IPPC (2000) [92] các phương pháp này có thể được tóm tắt thành 4 nhóm lớn dưới đây: - Phương pháp dựa trên đo đếm các bể các bon (Stock change measurements). - Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển các bon (flux measurement). - Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám (remote sensing to determine geographical extent and change). - Phương pháp mô hình hóa (Modelling) thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp trên. 1.2.1.3. Giá trị bảo vệ cảnh quan phục vụ du lịch Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của các khu vực có rừng đã được tiến hành, trong đó một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một lượng lớn khách du lịch và do đó có giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao. Tuy nhiên khó có thể đưa ra một con số giá trị tiêu biểu bởi giá trị thay đổi theo khu vực, cơ chế chi trả cho dịch vụ tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, ở Trung Quốc giá trị này là khoảng 220,9 - 10.564,4 NDT/ha (tương đương 27,6 - 1.320 USD/ha hay tính toán giá trị du lịch dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức bằng lòng chi trả với mức giá 1-3 USD/người/lần (David và Corin, 2001 [77]). Cơ chế chi trả vẻ đẹp cảnh quan thường bao gồm chi trả phí vào cửa các khu vực bảo tồn để tạo nguồn quỹ bảo tồn thông qua du lịch; du lịch dựa vào cộng đồng là một dạng cơ chế PES cho vẻ đẹp cảnh quan lẫn đa dạng sinh học. Theo nghiên cứu
  • 35. 23 của Porras và cs. (2013) [107] các mô hình chi trả dịch vụ môi trường hiện nay ở Costa Rica đang được thực hiện theo phương án này tại đây; một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả dịch vụ môi trường để bảo vệ lưu vực; cơ sở của việc chi trả này là nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa cung cấp dịch vụ môi trường nước do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch. Người dân ở đây hiểu được rằng các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước, Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 đô la Mỹ cho mỗi ha đất của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, ở Costa Rica cũng vẫn chưa có một cơ chế chung nào được thừa nhận trên cơ sở lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học. Du lịch dựa vào cộng đồng là một dạng cơ chế tương tự như chi trả dịch vụ môi trường; tại Tanzania một nhóm 5 công ty du lịch đã cùng nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏ ở địa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài chính hàng năm, đây cũng là một cách thiết chế dịch vụ môi trường. 1.2.1.4. Ứng dụng công nghệ GIS trong chi trả DVMTR Nghiên cứu của Chandra (2005) [75] “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong xây dựng và giám sát mô hình cảnh báo hiểm họa cháy rừng: Khu vực nghiên cứu vùng Garhwal Himalaya” đã nhận định rằng công nghệ GIS và viễn thám là cực kỳ hữu ích khi được sử dụng trong dự báo hiểm họa cháy rừng nhờ vào những chỉ số phân tích như độ dốc, địa hình bề mặt, nhiệt độ, độ cao so với mặt nước biển, hệ thống thoát nước, khoảng cách từ trục đường đến khu vực dân cư, phương pháp này có thể dự đoán hiểm họa cháy rừng trên các khu vực rộng lớn với nhiều loại rừng khác nhau và có thể tính toán khoảng thời gian để đối phó lại với hiểm họa cháy rừng dựa trên sự tính toán cản trở của tầng dốc, độ cao và những yếu tố khác. Nghiên cứu của Foody và cs. (2001) [83] “Sử dụng dữ liệu viễn thám để xây dựng bản đồ sinh khối cho khu rừng mưa nhiệt đới Bornean” đã trình bày những phương pháp truyền thống để tính toán lượng sinh khối của khu rừng từ dữ liệu viễn thám được đánh giá dựa vào những ứng dụng của mạng lưới liên kết nhân tạo. Tác giả đã tính toán và thiếp lập bản đồ sinh khối khu rừng mưa nhiệt đới từ dữ liệu viễn thám Landsat TM, mạng lưới nhận diện đa lớp cơ bản có thể cung cấp sự dự đoán sinh khối tương quan mật thiết với những đối tượng được khảo sát trên thực địa, việc
  • 36. 24 tính toán ước lượng này có tương quan mạnh mẽ tới sinh khối so với những kết quả tính toán dựa trên 230 chỉ số thực vật thông thường (NDVI). Nghiên cứu của Mohd (2010) [102] “Định vị vị trí các tuyến đường rừng tại khu dự trữ rừng Ayer Hitam ở Malaysia bằng công nghệ GIS” đã kiểm tra khả năng ứng dụng của GIS trong mô hình định vị vị trí tuyến đường rừng tại Ayer Hitam (AHFR) và so sánh dữ liệu đường rừng (mới) được xây dựng từ GIS với dữ liệu đường rừng hiện có và chỉ rõ vị trí tuyến đường cách biệt nhất với thửa rừng số 2 và số 14. Dữ liệu từ bản đồ địa hình kỹ thuật số được sử dụng để tạo ra các lớp dốc, độ cao, phương hướng và khoảng cách, đường dẫn mới được xác định bằng phân tích không gian, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tiềm năng của GIS như là một công cụ mạnh mẽ và cần thiết trong các mô hình xác định rõ vị trí đường rừng một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nghiên cứu của Muhammad (2011) [103] “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để xây dựng bản đồ rừng” đã xây dựng lại bản đồ diện tích rừng hiện tại của huyện Toba Tek Singh, tỉnh Punjab, Pakistan để xác định lại những vùng đất không được canh tác, diện tích bị khai thác và xa hơn là xây dựng kế hoạch tăng mật độ che phủ diện tích rừng. Để làm được việc này, tác giả sử dụng công cụ GIS và viễn thám kết hợp với dữ liệu ảnh ERDAS, phần mềm ArcGIS và cơ sở dữ liệu được thu thập từ trạm kiểm lâm huyện Punjab đã được chuẩn hóa và liên kết với cơ sở dữ liệu không gian để xây dựng lên bản đồ rừng ở tầm vi mô phục vụ cho các dự án quy hoạch phát triển rừng. Ông cũng nhấn mạnh rằng với sự giúp đỡ của GIS và viễn thám có thể giải quyết những vấn đề về công tác giám sát và quy hoạch hệ thống rừng trên địa bàn chính quyền huyện Punjab. Nghiên cứu của Sonti (2015) [112] “Ứng dụng GIS trong quản lý rừng” đã đưa ra những ứng dụng tiềm năng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý rừng nói chung và ở 3 nước châu Phi (Kenya, Cameroon and Congo) nói riêng. GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và xã hội về việc thu thập, xem xét và phân tích dữ liệu không gian. Khu rừng Upadhyay là một nguồn tài nguyên rộng lớn, bị ảnh hưởng bởi nhiều quá trình sinh thái cùng tồn tại và được quản lý trực tiếp. Sự phát triển của GIS, GPS và công nghệ Viễn thám (RS) đã cho phép thu thập và phân tích các trường dữ liệu trực tiếp trên máy tính phục vụ công tác quản lý khu vực rừng này hiệu quả hơn.
  • 37. 25 Nghiên cứu của Sunar và cs. (2001) [114] “Phân tích cháy rừng bằng dữ liệu viễn thám” đã phân tích diện tích rừng bị thiệt hại do một đám cháy lớn xảy ra tại Marmaris, tỉnh Mugla vào tháng 7 năm 1996 bằng hình ảnh cảm biến vệ tinh thông qua các phương pháp xử lý hình ảnh kỹ thuật số, hình ảnh cảm biến vệ tinh thu được trước và sau khi cháy rừng. Sau đó tác giả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS từ dữ liệu raster (dữ liệu cảm biến vệ tinh), vector (các loại rừng và bản đồ địa hình) và dữ liệu phụ trợ (dữ liệu khí tượng) để theo dõi và dự đoán hiểm họa cháy rừng và nâng cao hiệu quả quản lý cháy rừng trong khu vực. Như vậy có thể thấy vai trò cung cấp các dịch vụ từ rừng được nghiên cứu từ sớm và đầy đủ, các nghiên cứu đã khẳng định vai trò và giá trị của rừng trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ, khả năng hấp thị khí CO2, vẻ đẹp cảnh quan phục vụ du lịch, đây là những giá trị mang lại lợi ích kinh tế song thị trường mua bán, trao đổi vẫn chưa được hình thành một hệ thống toàn diện đầy đủ ở tất cả các quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý, bảo vệ rừng, xác định các giá trị kinh tế từ rừng đang ngày càng phổ biến vì chính xác và hiệu quả cao, công nghệ GIS và viễn thám giúp người dùng xây dựng bản đồ sinh khối, tính toán lượng sinh khối của rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, tính toán lượng các bon tích lũy từ rừng… mà không mất quá nhiều nhân lực, thời gian, độ chính xác tương đối cao, vì vậy lựa chọn ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong việc xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trưởng rừng là biện pháp khả thi. 1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam Các nghiên cứu dùng làm cơ sở để chi trả dịch vụ môi trường rừng của nhiều tác giả trong nước và quốc tế được tiến hành tại nhiều địa phương trong cả nước, các nghiên cứu điển hình, có giá trị khoa học phục vụ công tác xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các tác giả như Vương Văn Quỳnh, Vũ Tấn Phương, Phạm Thu Thủy, Ngô Ngọc Quế...Các nghiên cứu liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú, từ những nghiên cứu cơ sở khoa học, nghiên cứu thực tiễn đến những nghiên cứu đánh giá và bài học kinh nghiệm. Những nghiên cứu cơ sở khoa học nổi bật về chính sách chi trả DVMTR tập trung vào các nghiên cứu về loại hình cung cấp DVMTR như: dịch vụ cung cấp CO2, dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ, dịch vụ sinh thái cảnh quan, và các cơ sở để thực hiện chi trả DVMTR như xây dựng hệ số K, hình thức chi trả trực tiếp hay gián tiếp, chi trả nhờ ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS.
  • 38. 26 1.2.2.1. Dịch vụ điều tiết dòng chảy, hạn chế bồi lấp lòng hồ Tác dụng của rừng về hạn chế xói mòn đất là rất rõ rệt. Nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành bởi một số công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa. Các nghiên cứu điển hình là của các tác giả Bùi Ngạnh và cs., (1984) [35]; Thái Phiên, Trần Đức Toàn (1998) [37], Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1999) [38]; Vũ Tấn Phương, 2006 [41], 2007 [42]); các kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của rừng trong việc hạn chế xói mòn đất, đặc biệt là rừng tự nhiên. Theo Vũ Tấn Phương (2007) [42] rừng tự nhiên hỗn loài tàn che 0,7 - 0,8 có tác dụng hạn chế xói mòn đất tốt nhất với lượng xói mòn đất 0,23 tấn/ha. Đối với một số loại rừng trồng nghiên cứu và rừng tre nứa thì lượng xói mòn cao hơn so với rừng tự nhiên 0,6 - 10 lần. Vai trò của thảm tươi trong hạn chế xói mòn là khá rõ nét. Xói mòn đất ở thảm cỏ tranh và trảng cây bụi dày đặc cao hơn 2,8 - 6 lần so với rừng tự nhiên và đặc biệt khi tầng thảm tươi bị phát và dọn sạch ở rừng tự nhiên nghèo kiệt thì lượng xói mòn tăng lên khoảng 14 lần so với rừng tự nhiên có tàn che 0,7 - 0,8. Cũng theo Vũ Tấn Phương (2007) [42], cùng một loại rừng phân bố trên các địa hình, loại đất khác nhau thì lượng đất trôi cũng khác nhau, ngoài yếu tố về che phủ của thực vật thì độ dốc, loại đất, lượng mưa cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất. Khả năng giữ đất của rừng là rất rõ, thể hiện qua lượng đất mất hàng năm. Đối với nơi trồng cây nông nghiệp Thái Phiên và cs. (1998) [37] cho rằng ở nơi đất trống (thường có cỏ tự nhiên) hoặc trồng cây theo phương án bình thường không áp dụng các biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất mất hàng năm 7-23 tấn/ha, có nơi lên đến 50 - 170 tấn/ha tuỳ loại cây trồng, độ dốc và loại đất khác nhau. Việc canh tác nương rẫy cũng gây ra xói mòn nghiêm trọng, Bùi Quang Toản (1964) [58] cho rằng mỗi năm tầng đất bị bào mòn 1,5 -3,0cm, tương đương với từ 130- 200 tấn/ha/năm. Trên đất có rừng thì xói mòn đất bị hạn chế đáng kể, đặc biệt ở rừng tự nhiên hỗn loài với độ tàn che trên 0,7. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng so với loại hình sử dụng đất khác là nông nghiệp và canh tác rẫy thì xói mòn đất ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng thấp hơn 25-100 lần. Theo Đặng Huy Huỳnh (1990) (trích theo Vũ Tấn Phương, 2006) [41] diện tích lưu vực hồ Hoà Bình là 2.568.000 ha, trong đó diện tích rừng (chủ yếu là rừng nghèo kiệt) chỉ có 266.000 ha. Lượng bùn cát lắng đọng ở hồ Hoà Bình trung bình năm là
  • 39. 27 khoảng 83,6 triệu tấn. Với tốc độ này sau 25 năm lòng hồ thủy điện Hoà Bình sẽ mất 60% dung tích chính. Trong báo cáo nghiên cứu lượng giá kinh tế giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, Vũ Tấn Phương và cs. (2007) [42] cho biết giá trị bảo vệ đất chống xói mòn của lưu vực sông Cầu khoảng 9,2 - 12 tỷ đồng/năm, dao động 81.000 - 151.000 đ/ha/năm; đối với lưu vực hồ Thác Bà (sông Chảy) giá trị bảo vệ đất của toàn lưu vực là 5,2 - 6,5 tỷ đồng/năm (giá trị bình quân cho 1 ha trong bảo vệ đất 51.000 - 143.000 đồng/năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng không phụ thuộc vào loại rừng (sản xuất, phòng hộ hay đặc dụng) mà phụ thuộc vào chất lượng rừng và địa điểm cụ thể. Giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng tại một số điểm nghiên cứu được Vũ Tấn Phương, 2006 [41] xác định là khoảng 95.000 - 895.000 đồng/ha/năm với giá trị bảo vệ đất tại Yên Bái; ở miền Trung (Thừa Thiên - Huế), giá trị bảo vệ đất khoảng 120.000 - 419.000 đ/ha/năm; ở miền Nam (Gia Lai) giá trị bảo vệ đất là 148.000 - 520.000 đ/ha/năm. Thực hiện chi trả môi trường rừng cho giá trị bảo vệ đất và hạn chế xói mòn được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều địa phương ở Việt Nam. Trong bốn loại dịch vụ quy định tại Nghị định số 99, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn đã đạt được những thành tựu đáng kể xét về mặt thể chế và cơ sở pháp lý. Năm 2012, nguồn thu từ các nhà máy thủy điện quy mô lớn đạt gần 40 triệu USD, trong đó khoảng 26 triệu USD (50,2%) là từ các tỉnh phía Bắc, 19 triệu USD (36,1%) từ miền Trung và hơn 7 triệu USD (13,7%) từ các tỉnh phía Nam (Phạm Thu Thủy và cs., 2009 [54]). Cũng trong báo cáo này Phạm Thu Thủy cho rằng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ phòng hộ đầu nguồn (chống xói mòn, bồi lắng; điều tiết và duy trì nguồn nước) bị đe dọa bởi chi phí cơ hội cao cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện tại là quá thấp để bồi hoàn những lợi ích kinh tế bị mất đi từ việc chuyển đổi rừng, đặc biệt là việc chuyển đổi sang trồng ngô hoặc cà phê hoặc chuyển đổi rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm. Có rất ít dữ liệu về tác động của các loại hình sử dụng đất khác nhau đối với mức độ xói mòn đất ở Việt Nam, xác định được những dữ liệu này sẽ cải thiện cơ sở khoa học để đo đạc được lượng và chất của dịch vụ môi trường. Ví dụ, giá trị của việc giữ lại 45.000 ha rừng thông ở khu vực đầu nguồn Đa Nhim, thay vì chuyển đổi sang đất
  • 40. 28 nông nghiệp, được ước tính có trị giá là 3,75 triệu USD, trong đó giá trị của việc hạn chế xói mòn chiếm 80% giá trị ước tính (Winrock International, 2011 [120]). USAID, thông qua Winrock International đã đầu tư 4 trạm đo đạc để quan sát dòng chảy và lấy mẫu bồi lắng tại Lâm Đồng. Phân tích từ các dữ liệu có được từ các trạm trong năm đầu tiên chỉ ra sự khác biệt rõ ràng của các kiểu sử dụng đất khác nhau lên hiện tượng bồi lắng. Lượng bồi lắng ở các khu vực đầu nguồn bao phủ bởi rừng lá rộng là 30 tấn/km với lưu vực che phủ bởi rừng Thông là 47 tấn/km; đối với khu vực đầu nguồn gồm cả các hình thức canh tác nông nghiệp và rừng thông là 143 tấn/km và khối lượng bồi lắng từ khu vực đầu nguồn với chỉ hoạt động canh tác nông nghiệp là 1.200 tấn/km; tức là gấp 40 lần đối với khu vực đầu nguồn có rừng lá rộng (MacDonald, 2011 [96]). Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng, Võ Minh Châu (1993) (trích theo Vũ Tấn Phương và cs., 2007) [42] cho thấy sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống còn 6.000 ha đã làm cho lượng nước ở hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu mét khối nước xuống còn 60 triệu mét khối do đó không đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha. Rừng có khả năng làm tăng dòng chảy kiệt. Với cùng lượng mưa, dòng chảy kiệt tăng khi diện tích rừng che phủ tăng và ngược lại. Sự ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy lũ khá rõ, đặc biệt là đối với sông vừa và nhỏ: khi diện tích rừng giảm khoảng 20% thì lưu lượng lũ trung bình tăng khoảng 12% đối với sông lớn và 40% đối với sông vừa và nhỏ. Trái lại, khi diện tích rừng tăng khoảng 10% thì lưu lượng trung bình mùa lũ giảm khoảng 5% đối với sông lớn và 20% đối với sông vừa và nhỏ (Phạm Thị Hương Lan, 2005 [29]). Như vậy có thể thấy các nghiên cứu về giá trị của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước khá đầy đủ, có giá trị cao trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho công tác chi trả dịch vụ rừng, bởi có hiểu hết được những lợi ích mà rừng mang lại thì người sử dụng mới sẵn lòng chi trả cho dịch vụ mà mình đang được hưởng lợi từ rừng. 1.2.2.2. Dịch vụ hấp thụ CO2 Chương trình “Giảm phát thái khí gây hiệu ứng nhà kính từ suy thoái và mất rừng - REDD” đang được khởi động ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhằm vào