SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
NGUYỄN QUỐC HUY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH SINH HỌC
KẾT HỢP HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG
NGHIÊN CỨU CHẨN LOẠI GIỐNG RẮN CẠP NIA BUNGARUS
DAUDIN, 1803 Ở VIỆT NAM
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN QUỐC HUY
KẾT HỢP HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NGHIÊN
CỨU CHẨN LOẠI GIỐNG RẮN CẠP NIA BUNGARUS DAUDIN,
1803 Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Vĩnh Thanh
Hà Nội - 2021
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và
nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách
quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên
cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2021
Nguyễn Quốc Huy
II
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh
đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa,
phân tích số liệu, công bố công trình khoa học và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Phạm Thế Cường,
TS. Lương Mai Anh, ThS. Phan Quang Tiến (Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật), NCS Ninh Thị Hòa, NCS. Ngô Ngọc Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt
Nam) cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ trong quá trình khảo sát thực địa, cung
cấp hình ảnh, số liệu và hỗ trợ công tác phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Cán bộ thuộc phòng Bảo tồn Thiên nhiên – Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam và Ban lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn phòng Động vật – Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh
vật đã hỗ trợ mẫu vật để tôi có nguồn tư liệu thể hoàn thành luận văn.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những người thân đã hết lòng giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo, phòng Đào tạo, các phòng chức năng của
Học viện Khoa học và Công nghệ để luận văn được hoàn thành.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài độc lập cấp quốc gia mã số
ĐTĐLCN.38/21.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2021
Nguyễn Quốc Huy
III
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của đề tài.............................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................................4
1.1. Lịch sử nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam................................................. 4
1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA-barcodes).......................................... 5
1.3. Các nghiên cứu bổ sung dẫn liệu mới về phân loại học ............................ 7
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về giống Bungarus.......................................... 8
1.4.1. Trên thế giới.................................................................................... 8
1.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 9
1.5. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam ........................................... 10
1.5.1. Địa hình.........................................................................................10
1.5.2. Khí hậu..........................................................................................11
1.5.3. Thủy văn........................................................................................11
1.5.4. Thảm thực vật................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU
NGHIÊN CỨU..............................................................................................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu ....................16
2.3.2. Phương pháp kế thừa.....................................................................16
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu ......16
2.3.5. Phương pháp phân tích hính thái ..................................................17
2.3.6. Phương pháp phân tích sinh học phân tử......................................19
IV
2.3.7. Xử lý số liệu..................................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................22
3.1. Thành phần loài của giống Bungarus ở Việt Nam .................................. 22
3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam.....................22
3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam .......23
3.2. Khóa định loại các loài trong giống Bungarus ở Việt Nam. ................... 41
3.3. Đặc điểm phân tử vùng gen COI của quần thể và các loài Bungarus. .... 41
3.3.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus
ở Việt Nam..............................................................................................41
3.3.2. Nhân bản trình tự ADN đích vùng gen COI mẫu giống Rắn cạp nia
Bungarus ở Việt Nam. ............................................................................46
3.3.3. Xác định trình tự nucleotide vùng gen COI của các loài trong
giống Bungarus tại Việt Nam .................................................................46
a. Trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus.......................................46
3.3.4 Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại Việt
Nam.........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55
V
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống
Bungarus ......................................................................................................... 20
Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam..................... 233
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái các loài Bungarus trong nghiên cứu này ...... 399
Bảng 3.3. Độ sạch và hàm lượng ADN của 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus
ở Việt Nam...................................................................................................... 42
Bảng 3.4. Thông tin các trình tự gen sử dụng trong nghiên cứu .................. 443
VI
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Địa điểm thu thập mẫu vật các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam
....................................................................................................................... 144
Hình 2.2. Vị trí các vảy trên toàn cơ thể của loài rắn cạp nia ...................... 199
Hình 3.1. Rắn cạp nia nam/B. candidus: IEBR/NT.2016.94........................ 277
Hình 3.2.Các đặc điểm hình thái của B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi”
và B. candidus ............................................................................................... 278
Hình 3.3. Bản đồ phân bố loài B. candidus ở Việt Nam............................... 288
Hình 3.4. Rắn cạp nia sông hồng/B. slowinskii: ♂IEBR/K233 .................. 3131
Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài B. slowinskii ở Việt Nam........................... 3232
Hình 3.6. Rắn cạp nong/B. fasciatus: ♂ VMNN. 07958 .............................. 355
Hình 3.7 Bản đồ phân bố loài B. fasciatus ở Việt Nam................................ 366
Hình 3.8 Bản đồ phân bố loài B. flaviceps ở Việt Nam................................ 388
Hình 3.9. Kết quả điện di DNA tổng số 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở
Việt Nam trên gel agarose 1% (các giếng từ 1-9 là thứ tự các mẫu tương ứng
với số thứ tự trong bảng 3.2)........................................................................... 42
Hình 3.10. Sản phẩm PCR của 09 mẫu mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt
Nam phân tích với cặp mồi COI điện di trên gel agarose 1% (M: Marker phân
tử 100bp; VQN1-9: ký hiệu mẫu) ................................................................. 466
Hình 3.11. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp
nia nam B. candidus ...................................................................................... 477
Hình 3.12. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp
nia sông hồng B. slowinskii........................................................................... 488
Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus xây dựng
trên mô hình BI ............................................................................................... 52
VII
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung
cs. Cộng sự
NCBI National Center for Biotechnology Information
OD Mật độ quang học (Optical Density)
PCR Polymerase Chain Reaction
bp Cặp bazơ (base pair)
BLAST Basic Local Alignment Search Tool
TAE Tris Acetate EDTA
IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên
Max Giá trị lớn nhất
Min Giá trị nhỏ nhất
VQG Vườn Quốc gia
VNMN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
♂ Con đực
♀ Con cái
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong trong 25 quốc gia có mức độ dạng sinh học cao
nhất thế giới (Myers và cs. 2000) [Error! Reference source not found.] trong
trong đó có khu hệ bò sát. Số lượng loài tăng nhanh trong thập kỷ gần đây: từ
ghi nhận 258 vào năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc lên đến 368
loài vào năm 2009 (Nguyễn và cs. 2009) [2], và 420 loài vào năm 2013. Cho
tới nay là hơn 500 loài (tính đến tháng 10-2021 theo Uetz & Hošek 2021 [3].
Nhiều loài mới được phát hiện mô tả và ghi nhận mới được phát hiện ở Việt
Nam trong hai thập kỷ gần đây, trong đó giống Bungarus có loài mới Bungarus
slowinskii được Kuch và cs phát hiện và mô tả năm 2005 [4].
Giống rắn cạp nia Bungarus, Daudin 1803 thuộc họ rắn hổ Elapidae, F.
Boie, 1827 là nhóm rắn có nọc độc, hiện ghi nhận 16 loài trên thế giới có vùng
phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á từ Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan ở
phía tây, và phía đông nhiệt đới Đông Nam Á, toàn bộ tiểu vùng Ấn Trung và
phần còn lại của Châu Á (Slowinski, 1994; Kharin và cs. 2011; Uetz & Hošek,
2020) [5, 6, 3]. Ở Việt Nam đã ghi nhận 6 loài thuộc giống này bao gồm:
Bungarus bungaroides, B. candidus, B. fasciatus, B. flaviceps, B. multicinctus,
B. slowinskii [3]. Về mặt phân loại học, nhiều loài trong giống Bungarus có
hình thái giống nhau khó định loại (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch 2007;
Abtin và cs. 2014) [7, 5, 8,9], các khu vực phân bố của loài thì chồng chéo, và
một số loài phân biệt dựa trên vùng địa lý [4, 3]. Ví dụ như: khoanh đen, khoanh
trắng Rắn cạp nia đông bắc (Bungarus bungaroides), Rắn cạp nia bắc
(Bungarus multicinctus), Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) và Rắn cạp
nia sông Hồng (Bungarus slowinskii). Ngoài ra, một số loài thường bị nhầm
lẫn với giống rắn giả cạp nia Lygodon về hình thái [8]. Việc định loại và xác
định phân bố tự nhiên các loài trong nhóm rắn độc Bungarus là cơ sở khoa học
quan trọng trong việc nghiên cứu độc tố và độc điều trị rắn độc cắn (Fry và cs.
2003; Williams và cs. 2011) [10, 11].
Mã vạch ADN (DNA barcoding) sử dụng đoạn ADN ngắn để phân biệt
giữa các loài [12, 13, Error! Reference source not found.] là công cụ phục
2
vụ có hiệu quả cho công tác giám định, phân loại, đánh giá quan hệ di truyền,
phát hiện loài mới, quản lý chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, bản quyền của sản
phẩm từ sinh vật [14, 16, 13, Error! Reference source not found.]. Ở động
vật, một số vùng gen ty thể (Cyt b, ND4 và COI...) đang được ứng dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại (phylogeny), phân
loại (taxonomy) và nhận dạng loài (identity) [17, 18 ]. Nhiều phân tích phát
sinh loài phân tử đã được tiến hành ở trên giống Bungarus hay lớn hơn là trên
phân họ Bungarinae trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen ti thể (Cyt
b, ND4 và COI) [4, 19, 20, 21]. Những nghiên cứu phát sinh loài này đã nâng
cao hiểu biết của chúng ta về các mối quan hệ tiến hóa trong giống.
Do đó, việc nghiên cứu về phân loại học, phân bố, quan hệ di truyền của
các loài thuộc giống Bungarus là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề về chẩn
loại. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ tên khoa học và vị trí phân loại của
chúng trong hệ thống phân loại dựa trên những dẫn liệu về hình thái, sinh học
phân tử. Chính vì vậy, tôi đề xuất thực hiện đề tài “Kết hợp hình thái và sinh
học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia Bungarus
Daudin, 1803 ở Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài thuộc
giống Bungarus ở Việt Nam
 Kết hợp hình thái và di truyền phân tử trong việc định loại và xác định
mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nội dung 1: Nghiên cứu đa dạng thành loài rắn thuộc giống cạp nia
Bungarus ở Việt Nam.
 Danh sách loài
 Ghi nhận các địa điểm phân bố mới của các loài giống Bungarusi ở Việt
Nam.
 Mô tả, phân tích, so sánh đặc điểm hình thái.
 Xây dựng khoá định loại
3
 Nội dung 2: Đánh giá tính đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa các
quần thể và giữa các loài trong giống.
 So sánh sự đa dạng di truyền giữa các loài và giữa các quần thể của một
số loài phân bố rộng
 Xây dựng cây phát sinh chủng loại.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới
về đa dạng thành phần loài và phân bố của các loài thuộc giống Bungarus
ở Việt Nam.
 Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài thuộc
giống Bungarus ở Việt Nam.
 Xây dựng dữ liệu về hình thái và di truyền phân tử giống Bungarus ở
Việt Nam, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc giám định, bảo tồn và phát
triển loài này ở ngoài tự nhiên.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 Cập nhật về phân bố của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam.
 Đánh giá mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Bungarus ở
Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam
Theo Nguyễn Quảng Trường năm 2009, nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam
có lịch sử khá lâu đời nhưng phát triển mạnh vào các giai đoạn cuối thế kỷ XIX,
giữa và cuối thế kỷ XX và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI [22]. Có hàng
loạt công trình công bố về thành phần loài được các tác giả nước ngoài công bố
vào nửa đầu thế kỷ 20 nhưng đáng chú ý có hai công trình của Bourret gồm:
Les Serpents de l’Indochine mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất bản năm 1936
[23], Les Tortues l’Indochine mô tả 44 loài và phân loài rùa xuất bản năm 1941
[24]. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về lưỡng cư bò sát của vùng
Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) ở nửa đầu thế kỷ XX;
Nửa sau thế kỷ XX, có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ Bò sát do
các tác giả trong nước thực hiện. Đào Văn Tiến đã công bố 4 bài báo: Về định
loại rùa và cá sấu Việt Nam (1978) [25], Về định loại thằn lằn Việt Nam (1979)
[26], Về định loại rắn Việt Nam (1981, 1982) [27, 28] trên tạp chí Sinh vật -
Địa học (nay là Tạp chí Sinh học). Theo đó, tác giả đã thống kê ở Việt Nam có
77 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Cùng thời gian (1980),
Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng xuất bản cuốn Các loài rắn độc Việt Nam,
trong đó đã giới thiệu về đặc điểm của 31 loài rắn [29]. Số lượng loài Bò sát
ghi nhận ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng từ 258 loài vào năm 1996 [30] lên
tới 296 loài vào năm 2005 [31] và 368 loài vào năm 2009 [2] và hiện nay ghi
nhận khoảng hơn 500 loài (Uetz and Hošek 2021) [3]. Có 3 giống mới và
khoảng 180 loài mới đã được phát hiện ở Việt Nam kể từ năm 1980 trở lại đây.
Trong thời kỳ 1975-1986, chỉ có 6 loài mới cho khoa học được phát hiện ở
nước ta, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là người Việt Nam. Trong giai đoạn
1987-2014, số loài phát hiện mới cho khoa học tăng lên khoảng 170 loài, trong
đó có khoảng 40% số công trình công bố do các nhà khoa học Việt Nam là tác
giả chính [2, 32, 3, 33].
 Trong những năm gần đây việc áp dụng sinh học phân tử kết hợp với các
phân tích hình thái trong phân loại học, số lượng loài mới được ghi nhận
tăng lên đáng kể, đã có hơn 30 loài Bò sát mới được mô tả tại Việt Nam:
Acanthosaura phongdienensis Nguyen và cs. 2019; Achalinus
5
emilyae Ziegler và cs. 2019; A. juliani Ziegler và cs. 2019; A.
timi Ziegler và cs. 2019; Calamaria dominici Ziegler, Tran & Nguyen,
2019; C. strigiventris Poyarkov và cs. 2019; Cyrtodactylus
septimontium Murdoch và cs. 2019; C. taybacensis Pham và cs. 2019;
Liopeltis pallidonuchalis Poyarkov, Nguyen & Vogel 2019; Lipinia
trivittata PoyarkoV và cs. 2019; L. vassilievi Poyarkov và cs. 2019;
Lycodon namdongensis Luu và cs. 2019; L. pictus Janssen và cs. 2019;
Opisthotropis haihaensis Ziegler 2019; Pelodiscus variegatus Farkas và
cs. 2019; Scincella badenensis Nguyen và cs. 2019; Acanthosaura
prasina Ananjeva và cs. 2020; Achalinus tranganensis Luu và cs. 2020;
Achalinus zugorum Miller và cs. 2020; Cyrtodactylus
culaochamensis Tri và cs. 2020; Cyrtodactylus phumyensis Ostrowski
và cs. 2020; Hemiphyllodactylus bonkowskii Nguyen và cs. 2020; H.
nahangensis Do và cs. 2020; H. ngocsonensis Nguyen và cs. 2020;
Oligodon rostralis Nguyen và cs. 2020; Scincella baraensis Nguyen và
cs 2020; Sinomicrurus peinani Liu và cs. 2020; Sphenomorphus
phuquocensis Grismer và cs. 2020 Ahaetulla rufusoculara Lam và cs.
2021; Cyrtodactylus chungi Ostrowski và cs. 2021; C. ngati Le và cs.
2021; C. orlovi Do, và cs. 2021; C. raglai Nguyen và cs. 2021; Gekko
phuyenensis Nguyen và cs. 2021; Hebius igneus David và cs. 2021;
Hemiphyllodactylus dalatensis Do và cs. Nguyen 2021; Pareas
temporalis Le, và cs. 2021; Subdoluseps vietnamensis LE và cs. 2021;
Trimeresurus guoi Chen và cs. 2021.
1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA-barcodes)
Trong quá trình nghiên cứu về giới thực vật thì phương pháp phân loại
thực vật dựa trên những đặc điểm hình thái từ lâu đã chứng minh được vai trò
quan trọng trong việc làm nền tảng cho các nghiên cứu về sinh thái, tiến hóa và
đa dạng thực vật. Phân loại đông vật căn cứ vào đặc điểm sai khác hình thái
của các cơ quan bộ phận, chủ yếu dựa vào sự khác biệt hình thái của các cơ
quan đặc biệt là cơ quan sinh sản và các cơ quan có tính bảo thủ ít thay đổi qua
các thế hệ, đây là cách thức phân loại truyền thống đã được xây dựng và phát
triển từ rất xưa cho tới ngày nay. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy đó chưa phải
6
là phương pháp hiệu quả trong việc phân loại các mẫu đang trong giai đoạn
phát triển, các mẫu có đặc điểm giống nhau, hay các mẫu không đủ các bộ phận
[34]. Bên cạnh đó, các phương pháp phân loại hình thái thường chỉ được thực
hiện bởi các chuyên gia về hình thái học, việc phân loại cần nhiều năm kinh
nghiệm và khó thực hiện đối với những sinh viên ít kinh nghiệm hoặc những
nhà nghiên cứu không chuyên [35, 36].
Một phương pháp định loại mới dựa trên các dữ liệu sinh học phân tử đã
được ra đời từ những năm 1990, đã hỗ trợ đắc lực phương pháp phân loại học
động vật truyền thống dựa trên hình thái được gọi với thuật ngữ “ADN mã
vạch” lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1993. Đó là phương pháp dựa
trên các dữ liệu thông tin về hệ gen trong và ngoài nhân (hay ADN). Tùy mục
đích hoặc đối tượng nghiên cứu, người ta có thể lựa chọn các gen hoặc các vùng
gen khác nhau trong hệ gen [37].
Thực tiễn đã chứng minh mã vạch ADN bắt đầu có tầm ảnh hưởng từ
những nghiên cứu của Herbert và cs. (2003b) [36]. Kết quả nhóm nghiên cứu
chỉ ra rằng các cá thể từ bộ sưu tập của 200 loài có quan hệ gần gũi với nhau
thuộc bộ cánh vảy có thể xác định với độ chính xác 100% bằng cách này sử
dụng gen ty thể Cytochrome coxidase tiểu đơn vị I (COI) (đây là enzyme cuối
cùng trong chuỗi vận chuyển hô hấp của ty thể, màng).
Mã vạch ADN là trình tự nucleotide của một chuỗi ADN ngắn, có cùng
nguồn gốc tổ tiên, trong đó có vùng ít bị thay đổi (vùng bảo thủ) và vùng thay
đổi theo quá trình tiến hóa [35, 38]. Ngoài ra việc lựa chọn một vùng làm trình
tự mã vạch ADN còn cần phải mang những đặc điểm sau: có độ dài thích hợp
(không quá ngắn để có độ đa hình về trình tự giữa các taxon, không quá dài để
có thể giải trình tự theo cách thông thường, thậm chí cả trong khi điều kiện
chưa được tối ưu); thuận lợi trong việc so sánh trình tự dựa trên vị trí khác biệt
các nucleotide và không có đoạn trình tự chưa chắc chắn như một vài đoạn lặp
lại microsatellite làm giảm chất lượng trình tự [39].
Việc giải mã toàn bộ hệ gen của sinh vật gặp nhiều khó khăn, tốn kém
nhiều công sức và kinh phí nên không phải phòng thí nghiệm nào cũng có thể
thực hiện được. Thay vào đó, việc xác định một đoạn ADN đã biết, đặc trưng
cho loài là giải pháp hiệu quả trong phân tích, đánh giá đa dạng di truyền nguồn
7
gen, xác định nguồn gốc, xuất xứ của sinh vật, bản quyền các sản phẩm sinh
học. Vì vậy, hướng nghiên cứu mã vạch ADN đang được phát triển mạnh mẽ
và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu về đa
dạng sinh vật, giám định loài, giám định mẫu vật, xét nghiệm bệnh, bản quyền
sản phẩm (giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm nông - lâm - thủy sản,…) [40].
Mã vạch ADN là một công cụ mới, rất hiệu quả cho các nghiên cứu về
phân loại, giám định sinh vật, gồm cả động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật và
virus [41], [35], [36], [42], [43]. Việc xác định loài bằng mã vạch ADN có hiệu
quả cao trong việc phân biệt các loài sinh vật khi những quan sát hình thái, sinh
trưởng và phát triển chưa đủ cơ sở để định danh hoặc phân biệt loài [43].
Việc sử dụng ADN mã vạch để nhận dạng các loài trên quy mô toàn cầu
có ý nghĩa ngày càng lớn. Cho đến nay, đã có trên 6000 công trình khoa học
được công bố với khoảng 5 triệu trình tự mã vạch ADN ở các loài sinh vật. Để
chuẩn hóa ở mức độ quốc tế về việc sử dụng mã vạch ADN, cộng đồng khoa
học đã nỗ lực trong việc tìm kiếm các vùng trình tự ADN làm mã vạch có thể
phân biệt đồng thời nhiều loài [44, 45, 46].
1.3. Các nghiên cứu bổ sung dẫn liệu mới về phân loại học
Nhiều nghiên cứu về phân loại học dựa trên kết quả so sánh hình thái và
sinh học phân tử đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống phân loại, ngoài việc hỗ
trợ các phương pháp phân tích hình thái để mô tả loài mới ra, sinh học phân tử
còn khắc phục, chỉnh sửa các nhẫm lẫn trong hệ thống học trước đây. Ví dụ
như: Các phân họ rắn Natricinae, Pareatinae và Pseudoxenodontinae đã được
nâng cấp và tách ra thành 4 họ Lamprophiidae, Natricidae, Pareatidae,
Pseudoxenodontidae theo tài liệu của Pyron và cs. (2013) [47] và Zaher và cs.
(2009) [48]; giống Ophisaurus đổi sang Dopasia [10, 49]; Guo và cs. 2014 dựa
trên kết quả phân tích phân tử đã tu chỉnh phân loại giống Amphiesma sang
giống Hebius [50]; Takeuchi và cs. 2018 đã nhóm 3 giống Rhabdophis,
Macropisthodon Balanophis thành một giống Rhabdophis [51]; Purkayastha
đổi giống Xenochrophis về Rhabdophis [52]; Ren và cs. (2019) đổi giống
Sinonatrix thành Trimerodytes [53].
8
Tuy nhiên, việc áp dụng sinh học phân tử trong giải quyết mối quan hệ
di truyền của các loài thuộc giống Bungarus còn chưa nhiều. Một số công trình
công bố có liên quan như: Ulrich Kuch & Dietrich Mebs (2007), Pyron và cs.
(2013), Laopichienpong và cs. (2016), Ashraf MR và cs. 2019 mới chỉ phân
tích mối quan hệ di truyền của một số loài trong giống Bungarus ở Java, Sri
Lanka, Thái Lan, Pakistan [8, 54, 55, 56].
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về giống Bungarus
1.4.1. Trên thế giới
Giống cạp nia Bungarus Daudin, 1803 thuộc phân họ Rắn hổ
(Elapidae), họ Rắn nước (Colubridae), phân bộ Rắn (Serpentes), bộ Có vảy
(Squamata), lớp Bò sát (Reptilia), ngành Có dây sống (Chordata), giới Động
vật (Animalia).
Giống cạp nia Bungarus có vùng phân bố rộng, chủ yếu ở khu vực Đông
Nam Á từ Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan ở phía tây, và phía đông nhiệt đới
Đông Nam Á, toàn bộ tiểu vùng Ấn Trung và phần còn lại của Châu Á, hiện
ghi nhận 16 loài trên thế giới (Slowinski. 1994; Kharin và cs. 2011; Abtin và
cs. 2014; Ahsan and Rahman 2017; Uetz and Hošek. 2021) [5, 6, 57, 56, 3].
Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu phân loại của giống Bungarus trên thế giới rất
phức tạp do đây là nhóm có nhiều loài có hình thái tương đồng cao và sự phân
bố rời rạc trên một diện tích khu vực lớn (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch
2007) [7, 5, 4]; Giống cạp nia Bungarus Daudin 1803 là một trong những giống
rắn có ý nghĩa quan trong về mặt khoa học lớn trong họ Elapidae ở châu Á.
Việc cung cấp các thông tin về phân loại học các loài trong giống Bungarus
giúp cung cấp cơ sở thực tiễn trong việc nghiên cứu kháng nguyên nọc độc và
điều trị rắn cắn thích hợp (Fry và cs. 2003; Williams và cs. 2011) [10, 11].
Trong số 16 loài hiện được mô tả, Bungarus với các dải chéo đen trắng là nhóm
có vấn đề về phân loại nhất của giống và rất khó xác định trên thực địa do các
đặc điểm trùng lặp về hình thái (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch 2007; Abtin
và cs. 2014) [7, 5, 4, 57]. Hầu hết các loài Bungarus đen trắng này được xác
định theo phương pháp truyền thống bằng cách phân biệt số lượng các dải chéo
ở lưng trên thân và đuôi (Slowinski 1994; Leviton và cs. 2003; Zhao 2006) [5,
9
58, 33]. Tuy nhiên, những đặc điểm này trên các loài có sự trùng lặp và có thể
dẫn đến nhận dạng sai.
Slowinski 1994, Kuch và Mebs 2007 đưa ra nhận định rằng: Rắn cạp nia
nam (Bungarus candidus) rất dễ nhầm lẫn với B. javanicus, Lycodon subcinctus
chưa trưởng thành hoặc với L. stormi, chúng cũng có dải màu đen và trắng xen
kẽ. [5, 8]. Leviton (2003) đã đưa ra nhận định: Rắn cạp nia bắc Bungarus
multicinctus có quan hệ chặt chẽ với nhóm loài đồng hình B. wanghaotingi và
cần tiếp tục nhiều các nghiên cứu về phân tích sinh học phân tử để tách biệt hai
loài [58]
Một số nghiên cứu gần đây của Abtin Chen và cs. (2014) và Chen và cs.
2021) đã mô tả loài Bungarus persicus tại Iran [57] và loài B. suzhenae tại
Trung Quốc [19] cho khoa học.
Tính đến tháng 8 năm 2021, trên thế giới ghi nhận có 16 loài rắn thuộc
giống Bungarus. Trong 30 năm gần đây có 03 loài (chiếm 18,75% số loài) thuộc
giống Bungarus được mô tả là loài mới, trong đó: 01 loài ở Việt Nam [3].
Các nghiên cứu liên quan đến phân loại các loài trong giống
Bungarus ở các nước giáp ranh với Việt Nam, có một số công bố như:
Ở Lào: ghi nhận 4 loài B. candidus (Linnaeus, 1758); B. fasciatus
(Schneider, 1801), B. multicinctus Blyth, 1861, B. slowinskii Kuch, Kizirian,
Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005 [3].
Ở Cam-pu-chia: ghi nhận 3 loài B. candidus (Linnaeus, 1758), B.
fasciatus (Schneider, 1801), B.s flaviceps Reinhardt, 1843 [3].
Ở Thái Lan: ghi nhận 5 loài B. candidus (Linnaeus, 1758), B. fasciatus
(Schneider, 1801), B. flaviceps Reinhardt, 1843, B. multicinctus Blyth, 1861,
B. slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005 [3].
Ở Trung Quốc: ghi nhận 4 loài B. bungaroides (Cantor, 1839), B.
fasciatus (Schneider, 1801), B. multicinctus Blyth, 1861, B. suzhenae Chen,
Shi, Vogel, Ding & Shi, 2021 [3].
1.4.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng Indo-Burma, một trong trong 25 điểm nóng
có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới [59] với rất nhiều các loài Bò sát
10
đặc hữu [Error! Reference source not found.]. Nghiên cứu sinh thái học các
loài rắn của Việt Nam đã được nhiều tác giả tiến hành và đã được tổng kết lại
một cách hệ thống (Nguyễn và cs., 1996, 2007, 2009; Nguyễn và cs. 2005,
2009) [60, 30, 2, 31, 22].
Năm 2005, Kuch và các cộng sự đã mô tả loài mới Bungarus slowinskii
thu tại xã Văn Yên của tỉnh Yên Bái, Việt Nam [4].
Ở Việt Nam đã ghi nhận 6 loài thuộc giống Rắn cạp nia (giống
Bungarus), trong đó bốn loài có hình dạng “khúc đen, khúc trắng” là dễ nhầm
với nhau nhất là: Rắn cạp nia đông bắc - Bungarus bungaroides (Cantor,
1839), Rắn cạp nia bắc - Bungarus multicinctus Blyth, 1861), Rắn cạp nia
nam - Bungarus candidus Linnaeus, 1758)) Rắn cạp nia sông Hồng -
Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyễn, Lawson, Donnelly & Mebs,
2005) khác với Rắn cạp nong - Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) có hình
thái “ngoài khúc vàng, khúc đen” và Rắn cạp nong đầu đỏ - Bungarus
flaviceps Reinhardt, 1843 dễ nhận biết hơn.
Các nghiên cứu đều dựa trên so sánh trình tự của đoạn gen ty thể COI và
Cytb đã góp phần phân biệt các quần thể có đặc điểm hình thái giống nhau từ
đó mô tả thành các loài riêng biệt nhằm tránh nhầm lẫn trong việc phân loại.
Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ di truyền
của giống này tại Việt Nam, đồng thời sự đa dạng và vị trí phân loại của một
số loài trong giống Bungarus ở Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng
(Nguyễn và cs. 2017; Xie và cs. 2018) [80, 21].
1.5. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam
1.5.1. Địa hình
Địa hình của Việt Nam nói chung bao gồm miền núi và vùng đất thấp.
Miền Bắc bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. Vùng
Đông Bắc trải dài từ thung lũng sông Hồng đến Vịnh Bắc bộ có nhiều diện tích
miền núi nằm rải rác ở độ cao từ 300-1600 m; trong đó Tây Côn Lĩnh là đỉnh
cao nhất với độ cao 2341 m. Vùng Tây Bắc bao gồm các ngọn núi chạy từ phía
bắc biên giới Trung Quốc về phía tây của tỉnh Thanh Hóa, trong đó Fansipan
là đỉnh núi cao nhất với độ cao 3143 m. Miền Trung với dãy Trường Sơn kéo
11
dài, có thể chia làm 3 vùng (thường được sử dụng cách phân chia này để khoanh
vùng phân bố của các loài động, thực vật). Bắc Trường Sơn bắt đầu từ tỉnh
Nghệ An đến khu vực Khe Sanh, vùng này khá thấp, ít có đỉnh cao quá 1300
m; mặc dù về phía Tây sang đất Lào, núi có thể cao hơn 2800 m. Trung tâm
dãy Trường Sơn bắt đầu từ bên dưới Khe Sanh gần đèo Hải Vân chạy về phía
Nam dọc theo biên giới Việt-Lào tới sông Ba-Đà Rằng. Nam Trường Sơn bao
gồm khu vực từ sông Ba-Đà Rằng, dãy Trường Sơn kéo dài xuống phía Nam
và bao gồm các vùng núi còn lại của Việt Nam, là một loạt các cao nguyên
bằng đá granit và bazan có các đỉnh núi nằm rải rác và cô lập. Miền Nam nổi
tiếng với vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích khoảng 40000 km2 với độ
cao trung bình dưới 10 m [61, 62]
1.5.2. Khí hậu
Khí hậu Việt Nam có thể chia làm 7 kiểu: (1) Nhiệt đới gió mùa với mùa
đông lạnh và mùa hè mưa; (2) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và
mưa mùa thu; (3) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp-mùa đông
ấm áp-mùa đông mưa; (4) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp-mùa
thu-mùa đông mưa; (5) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp và mưa
mùa hè; (6) Mưa phùn gió mùa khí hậu với những cơn mưa mùa hè; (7) Khí
hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với núi [61].
Theo Nguyễn và cs. (2000), nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam
dao động từ 18o
C-26,8o
C; lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi đáng kể từ
1324,4 mm (tỉnh Khánh Hòa) đến 3024,1 mm (tỉnh Kiên Giang) và độ ẩm trung
bình hàng năm dao động trong khoảng 79-87% [63].
1.5.3. Thủy văn
Việt Nam có một bộ phận lớn lưu vực các sông, suối nằm ngoài lãnh thổ
như sông Hồng chiếm 57,3%, sông Mã là 38%, sông Cả là 34% và sông Cửu
Long chiếm đến 91%. Trong tổng lượng nước của Việt Nam là 839 tỉ m3/năm
thì phần từ bên ngoài chảy vào lên tới 501 tỉ m3/năm chiếm 59,7%, riêng sông
Cửu Long thì tỉ lệ này lên đến 89% (451 tỉ m3/năm trong tổng lượng nước 507
tỉ m3/năm của sông). Diện tích sông, suối lớn góp phần tạo nên những vùng địa
lý sinh vật đặc thù cho Việt Nam [62].
12
1.5.4. Thảm thực vật
Thảm thực vật Việt Nam thuộc vùng thực vật Đông Dương, bao gồm 6
khu vực: Sikang-Vân Nam, Nam Trung Quốc, Bắc khu vực Đông Dương,
Trung tâm dãy Trường Sơn, Nam dãy Trường Sơn và Đông khu vực Đông
Dương [61].
13
CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài Rắn cạp nia thuộc giống Bungarus Daudin, 1803 ở Việt Nam
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành từ 10/2019 đến năm 08/2021
với 05 đợt khảo sát và 42 ngày thực địa ở các tỉnh: Bắc Giang, Đăk Lăk, Gia
Lai, Hà Giang, Hà Nội, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Quảng
Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Địa điểm Thời gian Số ngày
khảo sát
Số người
tham gia
Vùng núi Putaleng, tỉnh Lai Châu 10-18/1/2019 9 2
Quản Bạ, Hà Giang 3-10/4/2020 8 4
Võ Nhai, Thái Nguyên 8-17/3/ 2021 10 2
Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên 5-13/4/2021 9 3
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông
Trai, Phú Yên
12-17/5/2021 6 2
Tham khảo mẫu vật lưu giữ tại các Bộ sưu tập mẫu của Bảo tàng thiên
nhiên Việt Nam (VMNN) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR)
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Phân tích sinh học phân
tử được thực hiện tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VMNN).
Như vậy, mẫu vật 40 mẫu vật Bungarus đã sử dụng để phân tích hình thái
và 09 mẫu vật lựa chọn phân tích DNA trong nghiên cứu này được trình bày ở
bảng 3.2 và được thu thập từ 25 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Bình Định, Bình Phước,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon
Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng
Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Vĩnh Phúc (Hình 2.1)
14
Hình 2.1. Địa điểm thu thập mẫu vật các loài thuộc giống Bungarus ở
Việt Nam
Ghi Chú: 1) Bắc Kạn, 2) Bình Định, 3) Bình Phước, 4) Đăk Lăk, 5) Đăk
Nông, 6) Gia Lai, 7) Hà Giang, 8) Hà Nội, 9) Hà Tĩnh, 10) Khánh Hòa, 11)
Kon Tum, 12) Lai Châu, 13) Lạng Sơn, 14) Lào Cai, 15) Nghệ An, 16) Ninh
15
Thuận, 17) Quảng Bình, 18) Quảng Nam, 19) Quảng Ninh, 20) Quảng Trị, 21)
Sơn La, 22) Tây Ninh, 23) Thái Nguyên, 24) Thanh Hóa, 25) Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu phân tích mẫu vật:
Ngoài các mẫu vật được thu thập tại các cuộc điều tra khảo sát thực địa,
luận văn còn sử dụng các mẫu vật được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và một số cơ quan khác
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện từ tháng 10/2019 đến năm
05/2021
16
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu
Tiếp cận theo loài: phân tích hình thái mẫu vật để định loại
Tiếp cận theo hướng sinh thái học: Các đặc điểm sinh thái học sẽ được
ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp trong thiên nhiên.
Tiếp cận theo hướng sinh học phân tử: Tiến hành phân tích mối quan
hệ di truyền dựa trên việc giải mã và so sánh trình tự DNA giữa các quần thể
và các loài.
2.3.2. Phương pháp kế thừa
Mục đích của phương pháp này là kế thừa các kết quả nghiên cứu của
các công trình có trước để nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu tiếp theo những vấn
đề quan tâm liên quan. Đề tài sẽ thu thập, tổng hợp các tài liệu điều tra nghiên
cứu, tài liệu liên quan đến đa dạng các loài trong giống rắn cạp nia
Bungarus,…Chúng sẽ được tổng hợp, phân tích để kế thừa, điều tra nghiên cứu
chuyên môn của đề tài.
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
* Dụng cụ nghiên cứu: Máy ảnh Canon 550D, gậy bắt rắn, kẹp, đèn pin,
túi vải, lọ đựng mẫu, ống nhựa lấy mẫu ADN, phiếu phỏng vấn, sổ ghi chép,
bút, hóa chất bảo quản (cồn) và các dồ dùng cá nhân cần thiết.
* Địa điểm thu thập mẫu: Tập trung vào các khu vực ven suối, vũng
nước, khu vực đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng, chúng tôi
cũng tiến hành khảo sát ven các cửa hang và vách đá. Tọa độ các điểm nghiên
cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 60s.
* Thời gian thu mẫu: Các loài rắn Bungarus hầu hết hoạt động vào ban
đêm, do đó thường thu mẫu và quan sát vào buổi tối từ 18:00 đến 24:00.
* Thu thập số liệu về đặc điểm sinh thái: Thông tin về sinh cảnh sống,
nơi thu thập mẫu và điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) được ghi chép thu
mẫu đề phục vụ việc phân tích đặc điểm phân bố của từng loài.
* Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay hoặc gậy bắt rắn
chuyên dụng.
17
* Xử lý mẫu vật: Mẫu rắn được thu thập thường được đựng trong túi vải,
sau khi chụp ảnh một số mẫu được trả về tự nhiên, mẫu vật đại diện cho các
loài được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.
* Làm tiêu bản:
- Gây mê: Mẫu vật được gây mê bằng miếng bông thấm etyl acetate. Thu
bổ sung mẫu cơ hay mẫu gan để phân tích DNA và lưu trữ trong cồn 95% và
bảo quản trong tủ lạnh.
- Cố định mẫu: Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ
giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu
có kích thước lớn, tiêm cồn 80% vào bụng và cơ để tránh thối hỏng mẫu.
- Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn ký hiệu. Nhãn
và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn.
- Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản mẫu vật, sau khi cố định mẫu được
chuyển sang ngâm trong cồn 70%. Các bình đựng mẫu có nắp kín để tránh bay
hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu vật được bảo quản trong phòng Bảo tồn Thiên
nhiên – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và phòng Động vật – Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật có đầy đủ điều kiện bảo quản (nhiệt độ và độ ẩm thấp,
tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, có khay và giá đựng).
2.3.5. Phương pháp phân tích hính thái
- Xây dựng bảng đo đếm chỉ số hình thái theo Slowinski 1994, Leviton và
cs. (2003), Vogel và cs. (2010), Chen và cs. (2021) [5, 58, 64, 19]. Các chỉ tiêu
về kích thước được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool Mitutoyo 500-182-
30 (0-200mm) với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm. Ngoài giá trị nhỏ nhất (min)
và giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (TB ± SD) với số
cá thể tối thiểu n > 2 cũng được thống kê trong bảng các chỉ tiêu hình thái.
Chỉ số đo (mm): SVL: Chiều dài mút mõm đến hậu môn; TaL: Chiều dài
đuôi; TL: Tổng chiều dài cơ thể; Rel TL: Tỉ lệ chiều dài đuôi trên toàn bộ cơ
thể; HL: Chiều dài đầu; HW: Chiều rộng đầu; ED: Chiều dài của mắt; SnL:
Chiều dài mõm; EN: Khoảng cách từ mắt đến lỗ mũi; IND: Khoảng cách giữa
hai lỗ mũi; IOD: Khoảng cách gian ổ mắt
18
Chỉ số đếm (vảy): ASR: Số vảy ở cổ; MSR: Số vảy ở giữa thân; PSR: Số
vảy ở trước hậu môn; KAD: Số vảy có gờ ở cổ; KMD: Số vảy có gờ ở giữa
thân; KPD: Số vảy có gờ ở trước hậu môn; PreVen: Số vảy trước vảy bụng;
VEN: Số vảy bụng; SC: Số vảy dưới đuôi; ANA: Vảy hậu môn 1: đơn, 2: kép;
Lor-r: Số vảy má (0 hoặc 1) ở bên phải ; Lor-l: Số vảy má (0 hoặc 1) ở bên trái;
Lo touch-r: Vảy má tiếp xúc mắt ở bên phải; Lo touch-l: Vảy má tiếp xúc mắt
ở bên trái; SL-r: Số vảy môi trên ở bên phải; SL-l: Số vảy môi trên ở bên trái;
SL/Eye-r: Số vảy môi trên tiếp xúc mắt ở bên phải; SL/Eye-l: Số vảy môi trên
tiếp xúc mắt ở bên trái; Smal SL-r: Vảy nhỏ nhất của môi trên ở bên phải; Smal
SL-l: Vảy nhỏ nhất của môi trên ở bên trái; Larg SL-r: Vảy lớn nhất của môi
trên ở bên phải; Larg SL-l: Vảy lớn nhất của môi trên ở bên trái; IL-r: Số vảy
môi dưới ở bên phải; IL-l: Số vảy môi dưới ở bên trái; IL/1st childr: Số vảy môi
dưới tiếp xúc vảy cằm phía trước ở bên phải; IL/1s child-l: Số vảy môi dưới
tiếp xúc vảy cằm phía trước ở bên trái; PreOc-r: Số vảy trước mắt ở bên phải;
PreOc-l: Số vảy trước mắt ở bên trái; PostOc-r: Số vảy sau mắt ở bên phải;
PostOc-l: Số vảy sau mắt ở bên trái; ATem-r: Số vảy thái dương trước ở bên
phải; ATem-l: Số vảy thái dương trước ở bên trái; PTem-r: Số vảy thái dương
sau ở bên phải; Số vảy thái dương sau ở bên trái; Parab: Số vảy giữa vảy đỉnh.
Màu sắc cơ thể; Bands: Số lượng các khoanh trên thân; Tail bands: Số lượng
các khoanh trên đuôi; Tail venter: Màu sắc của mặt dưới đuôi; Bellycol: Màu
sắc của bụng; Bellyspeck: Các vết đốm ở bụng.
19
Hình 2.2. Vị trí các vảy trên toàn cơ thể của loài rắn cạp nia [92]
Chú thích: F= vảy trán; IF= vảy môi dưới; IN= vảy gian mũi; L= vảy má; LAT= vảy dưới
của vảy thái dương trước; LPT= vảy dưới của vảy thái dương sau; M= vảy cằm; MPT= vảy
giữa của vảy thái dương sau; N= vảy mũi; P= vảy đỉnh; PF= vảy trước trán; PO= vảy sau
mắt; PP= vảy sau vảy đỉnh; PrO= vảy trước mắt; R= vảy mõm; SL= vảy môi trên; SO= vảy
trên mắt, UAT= vảy trên của vảy thái dương trước; UPT= vảy trên của vảy thái dương sau;
ACS= vảy cằm phía trước; PCS= vảy cằm phía sau; G= vảy sau cằm và S= vảy tiếp xúc với
vảy môi dưới.
2.3.6. Phương pháp phân tích sinh học phân tử
Lựa chọn đoạn gen nghiên cứu: Tham khảo tài liệu của Nguyễn và cs.
(2017) [20], Chen và cs. (2021) [19] và kiểm tra các trình tự đã được giải mã
trên Genbank, chúng tôi chọn một đoạn gen thuộc hệ gen ty thể cytochrome c
oxidase subunit I (COI) để giải trình tự và so sánh.
Tách chiết ADN tổng số: Tinh sạch, tách chiết ADN được thực hiện tại
phòng thí nghiệm của phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam. Các mẫu cơ hoặc gan được tách chiết ADN tổng số sử dụng bộ Kit
Dneasy Blood and Tissue (Qiagen, Đức). Quá trình tách chiết được tiến hành
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phản ứng PCR được tiến hành với HotStarTaq
mastermix (Qiagen). Tổng thể tích mỗi phản ứng PCR là 20 µl bao gồm: 2 µl
20
mỗi chiều mồi (10pmol/µl), 5 µl H2O, 10 µl Taq, 1-2 µl khuôn (tùy thuộc vào
nồng độ AND trong dung dịch cuối cùng sau khi tách chiết). Điều kiện của
phản ứng PCR: hoạt hóa Taq polymerase ở 95o
C, 15 phút; 35 chu kỳ phản ứng
ở 95o
C trong 30 giây, 45o
C trong 45 giây, 72o
C trong 1 phút; bước kéo dài cuối
cùng ở 72o
C trong 5 phút. Đối với các mẫu có lượng AND thấp, sản phẩm của
PCR lần 1 sẽ được sử dụng làm khuôn cho sản phẩm PCR lần 2. Cặp mồi sử
dụng cho phản ứng nhân dòng đoạn gen COI có kích thước khoảng 700 bp được
sử dụng dựa trên nghiên cứu Chen và cộng sự (2021) [19] có trình tự như sau:
Tên mồi Trình tự
Fish F1 5’-GACCTGTGATMTGAAAACCAYCGTTGT-3’
Fish R1
5’-CTTTGGTTTACAAGAACAATGCTTTA-3’
Bảng 2.2. Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của
giống Bungarus
Sản phẩm PCR sau đó được kiểm tra trên Gel Agarose đệm TBE 1% ở 90V
trong vòng 30 phút. Đối chứng âm sẽ được sử dụng cho mỗi lần PCR. Sản phẩm
PCR sau đó được tinh sạch sử dụng Kit GeneJet PCR Purification (Thermo
Fisher Scientific) và gửi đi giải trình tự hai chiều tại phòng thí nghiệm Hệ thống
học và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. Kết quả giải trình
tự được xác thực bằng công cụ BLAST trên Ngân hàng gen để tiến hành phân
tích định loại.
2.3.7. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer và cs. 2001) để phân tích
thống kê và so sánh một số chỉ số tương đồng và sai khác về hình thái giữa các
quần thể và các loài trong cùng giống Bungarus.
Mức độ sai khác của các đơn vị di truyền được xác định bằng cách: (1) ước
tính sự sai khác về mặt di truyền của các trình tự thu được giữa các đơn vị phân
loại được coi là có sai khác; (2) xây dựng cây phát sinh chủng loại. Khoảng
cách di truyền giữa các đơn vị phân loại được tính toán bằng cách so sánh các
số lượng khác biệt cố định và các đột biến chung, số lượng nu-clê-ô-tit (Nu)
thay thế trung bình cũng như số lượng Nu thay thế thực tại từng vị trí.
21
Cây phát sinh chủng loại sẽ được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích
hợp lý tối đa Maximum Likelihood (ML) có trong phần mềm Kakusan 4 và
Treefinder. Mô hình tiến hóa của các trình tự sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí
thông tin Akaike (AIC) bằng cách so sánh các mô hình phân tích Kakusan.
Phân tích mô phỏng phi thông số cung cấp độ tin cậy về thống kê cho các nhánh
trong cây quan hệ di truyền dựa trên phân tích hợp lý tối đa trong phương pháp
Bayesian inference (BI) bằng phần mềm MrBayes v3.2
22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài của giống Bungarus ở Việt Nam
3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích mẫu vật và tham khảo tài liệu đã ghi nhận ở Việt
Nam có 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus (Bảng 3.1). Hai loài B.
bungaroides và B. multicinctus có ghi nhận nhận phân bố ở Việt Nam (theo
Uzet, 2021), tuy nhiên nghiên cứu của Chen và cs. 2021 và quan điểm của Kuch
và cs. 2005, cùng với kết quả nghiên cứu này cho rằng hai loài này không có
phân bố ở Việt Nam.
Loài B. bungaroides có ghi nhận phân bố tại Lào Cai và Điện Biên [65],
[66]. Các nghiên cứu của Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58] cho rằng,
loài B. bungaroides chỉ phân bố ở vùng núi cao phía bắc Myanmar và dãy núi
cao Hymalaya là ranh giới của loài ngăn cách chúng vượt khỏi sườn phía nam.
Đồng với quan điểm này Kuch và cs. 2005 cho rằng loài B. bungaroides không
có ghi nhận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, Đỗ Thành Trung, 2009 và Luu Quang
Vinh, 2017 lần lượt vẫn ghi nhận phân bố loài này ở Tủa Chùa, Điện Biên và
Khu bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên, Lào Cai do không tham khảo các tài liệu
Smith 1943, Leviton và cs. 2003, Kuch và cs. 2005 [65], [66], có thể mẫu vật
nghiên cứu trong các nghiên cứu trên được định loài dựa trên các đặc điểm hình
thái tương đồng với với loài B. multicinctus hoặc loài B. slowinskii do vùng
phân bố trùng lặp của các loài này.
Loài B. multicinctus được ghi nhận phân bố ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68],
Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa
Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65],
Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73],
Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Nghiên cứu mới của Xie
và cs. 2018 [21] dựa trên cơ sở di truyền của các mẫu vật từ Việt Nam và Trung
Quốc đã khẳng định loài B. multicinctus không phân bố ở Việt Nam. Cũng theo
kết quả của Chen và cs. 2021 [14] phân tích di truyền của nhóm mẫu vật đến
từ Trung Quốc, các đoạn gen được tham khảo từ các tài liệu của Nguyen và cs.
2017 [20] và các đoạn gen có trên Genbank đã đưa ra kết quả loài B.
multicinctus phân bố ở Việt Nam là loài B. “wanghaotingi” tuy nhiên, khi đối
23
chiếu với các kết quả phân tích hình thái kết hợp sai khác di truyền trong nhóm
loài B. multicinctus ở Việt Nam mà Chen và cs. 2021 cho là loài B.
“wanghaotingi” chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác trong hình thái, sự
sai khác trong di truyền là rất thấp. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với
quan điểm của Xie và cs. 2018 [21] nhận định loài B. multicinctus và loài B.
“wanghaotingi” không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus trước đây
từng được ghi nhận ở Việt Nam được chuyển thành loài B. candidus.
Các phát hiện mới:
Ghi nhận phân bố mới của 3 loài bao gồm B. candidus tại các tỉnh Quảng
Ninh, Khánh Hòa và Sơn La và B. fasciatus tại tỉnh Hà Giang
Trong 04 loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam ghi nhận 01 loài B.
slowinskii có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021) [77] ở bậc VU (Sẽ nguy
cấp)
TT Tên khoa học Tên tiếng việt Nguồn
IUCN
(2021)
Đặc
hữu
1 Bungarus candidus Rắn cạp nia nam M LC
2 Bungarus slowinskii Rắn cạp nia sông Hồng M VU
3 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong M LC
4 Bungarus flaviceps Rắn cạp nong đầu đỏ TLTK LC
Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam
3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam
Trong phần này, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái của 4 loài thuộc
giống Rắn cạp nia Bungarus ghi nhận ở Việt Nam dựa trên các tài liệu thu thập
và các số liệu đo đếm trực tiếp của mẫu vật mới thu thập, đồng thời so sánh sự
sai khác với các công bố trước đây. Các dẫn liệu được cung cấp cho từng loài
bao gồm: tên khoa học, tên tiếng Anh, tên Việt Nam, mẫu chuẩn, địa điểm thu
mẫu chuẩn, đặc điểm nhận dạng chung của loài, số lượng mẫu vật nghiên cứu,
mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu vật mới thu thập được, một số đặc điểm
sinh thái học, phân bố tại Việt Nam và trên thế giới.
24
3.1.2.1. Bungarus candidus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Blue Krait / Rắn cạp nia nam.
Mẫu chuẩn: NRM 37 (trước đây là ZIUS 89)
Địa điểm thu mẫu chuẩn: Ấn Độ
Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus candidus phân biệt với các
loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1205 mm;
không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy
đốt sống to rõ; vảy bụng 209 – 226; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 20 – 47,
đơn; mặt lưng màu đen, 14 – 25 khoanh trắng rộng ở thân, 4 – 10 khoanh ở
đuôi, mút đuôi hơi nhọn; mặt bụng màu trắng. (Smith 1943 [67], Ziegler và cs.
2007 [78], Nguyễn và cs 2017 [20])
Mẫu vật nghiên cứu (n= 23): 02 mẫu cái (HN.2017.2, IEBR.2.7) thu tại
Hà Nội; 02 mẫu đực (IEBR.2517, 2497) thu tại tỉnh Bắc Kạn; 01 mẫu đực
(IEBR.BTL.2018.7) thu tại tỉnh Quảng Ninh; 04 mẫu cái (VNN.011010,
011013, 011014, 011015) và 02 mẫu đực (VNMN. 011012, IEBR.ML.01) thu
tại tỉnh Vĩnh Phúc, 02 mẫu cái (IEBR.CYS.05.2009 và TK.01) thu tại tỉnh Đắk
Lăk, 01 mẫu cái (VN.2018.090) thu tại tỉnh Sơn La, 01 mẫu cái (VNMN.06973)
thu tại tỉnh Kon Tum, 03 mẫu đực (VNMN.5588, 05589, 05590) thu tại tỉnh
Bình Phước, 03 mẫu đực (DR.S.017, VNMN.06529, TAO.178) thu tại tỉnh Đắc
Nông, 01 mẫu đực (IEBR.NT.2016.94) thu tại tỉnh Ninh Thuận, 01 mẫu đực
(IEBR.KH.2019.95) thu tại tỉnh Khánh Hòa.
Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 416-1650 mm, TaL 91-
480 mm, tỉ lệ TaL/TL 00.08-0.5 (♂) (n=13), 432-990 mm, 40-161 mm, TaL/TL
0.04-0.178 (♀) (n=10)); đầu hơi phân biệt rõ với cổ, dẹt; cơ thể thon dài, hình
trụ; mắt nhỏ, con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mõm tròn, vảy mũi hình oval,
rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán;
vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp ở phía sau; vảy đỉnh
lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía
ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy
thái dương trước (hiếm khi 2); 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy 1-2
tiếp xúc với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp
25
xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc
với nhau, vảy thứ 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy
cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, sống lưng gồ cao,
hàng vảy sống lưng rộng hơn hàng vảy bên, hình 6 cạnh; 214-243 (♂) hàng,
201-225 (♀) hàng vảy bụng, nhẵn; vảy trước huyệt nguyên; 34-52 (♂) hàng,
19-58 (♀) hàng vảy dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, thon, mút đuôi hơi nhọn,
những vảy dưới đuôi xếp thành một hàng; Màu sắc khi sống: mặt trên của thân
và đuôi có các khoanh rộng màu đen và trắng xen kẽ, khoanh đen trên thân
không phủ lên mặt bụng, khoanh trắng đầu tiên chiếm 0.5-8 hàng vảy trên sống
lưng, giữa các khoanh trắng hi hữu xuất hiện các vết đốm đen; thân có 16-40
(♂), 18-39 (♀) khoanh trắng và trên đuôi có 5-13 (♂), 2-14 (♀) khoanh trắng;
mặt bụng màu trắng vàng.
Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập vào ban đêm trên
nền đất tại các khu vực gần nơi có nước, sinh cảnh chủ yếu là rừng tre nứa, cây
bụi hoặc các vùng canh tác nông nghiệp nơi có nguồn thức ăn là chuột, rắn nhỏ,
thú nhỏ.
Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.2) loài này phân bố ở Bà Rịa – Vũng Tàu
[68], Đà Nẵng [79], Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Hà
Tĩnh, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam,
Quảng Trị, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế [2], Kiên Giang [80], Quảng Ngãi [81].
Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia,
In-đô-nê-xia, Singapore [3]. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên ghi nhận phân
bố tại Khánh Hòa, Quảng Ninh.
Các nghiên cứu trước đây ghi nhận loài B. multicinctus ở Bà Rịa-Vũng
Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải
Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2],
Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72],
Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi định loại loài B. multicinctus ở Việt Nam là của loài
B. candidus.
Ghi chú: Với các đặc điểm hình thái bên ngoài được mô tả là loài B.
candidus. Chúng tôi tiến hành so sánh với các mẫu vật được mô tả là loài B.
26
multicinctus và loài B. “wanghaotingi” trong Chen và cs. 2021. Kết quả cho
thấy, các đặc điểm của các mẫu vật tại Việt Nam thuộc về loài B. candidus như:
Màu sắc mặt bụng màu trắng, đến trắng kem, mặt dưới của đuôi có các chấm
đen đến khoanh đen, các vảy hai bên đầu là màu nâu có viền trắng nhạt; Màu
sắc đầu con non với hai bên thái dương đến sau đầu màu trắng đến nâu nhạt rõ
rệt; Gai sinh dục dài và nhọn rõ. (Hình 3.2)
27
Hình 3.1. Rắn cạp nia nam/B. candidus: IEBR/NT.2016.94
Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng
vảy giữa thân
A B
C D
E
28
Hình 3.2 Các đặc điểm hình thái của B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi”
và B. candidus
Ghi chú: Ô màu xanh da trời: B. multicinctus; Màu đỏ loài B. “wanghaoti”;
Màu xanh lá: B. candus
Hình 3.3. Bản đồ phân bố loài B. candidus ở Việt Nam
Ghi chú: Hình tròn đỏ ghi nhận mới.
29
3.1.2.2. Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly &
Mebs, 2005
Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Red River Krait/ Rắn cạp nia sông hồng.
Mẫu chuẩn: IEBR 1172
Địa điểm thu mẫu chuẩn: Vietnam, Yen Bai Province, Van Yen District,
from a stream near Na Hau Commune, 21°46’N, 104°32’E, 540 m elevation
Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus slowinskii phân biệt với các
loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1237-1520 mm;
không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy
đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 225-230; vảy hậu môn đôi; vảy dưới đuôi 33-38,
kép; mặt lưng màu đen, 31-38 khoanh trắng hẹp ở thân, 5-7 khoanh ở đuôi, mút
đuôi cùn; 1 vạch màu sáng hình chữ V ngược chạy từ sau đầu đến sau hàm; mặt
bụng xen kẽ giữa các khoanh màu kem và đen. (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin
và cs. 2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82])
Mẫu vật nghiên cứu (n= 2): 02 mẫu đực IEBR.K233, 3906 thu tại tỉnh
Thanh Hóa
Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 1245-1365 mm, TaL
156-178 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.10-0.13, n=2 ở con đực); đầu lớn, phân biệt với
cổ, rông ngang, dẹp trên dưới; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ; con ngươi
hình bầu dục, dọc; vảy mõm tù, hơi lõm sâu về phía sau, vảy mũi hình oval,
rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán;
vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp phía sau; vảy đỉnh
lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía
ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy
thái dương trước; 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy thứ 1-2 tiếp xúc
với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp xúc với ổ
mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau,
vảy 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn
hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, hàng vảy đốt sống to ra, không
có sừng rõ rệt; 226-228 vảy bụng; vảy trước huyệt nguyên; 41- 42 hàng vảy
kép dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, mút đuôi cùn; Màu sắc khi sống: một hình
30
chữ V ngược, hẹp, chạy từ sau đầu về hai bên gốc hàm, mặt trên của thân và
đuôi có các khoanh rộng màu đen xen kẽ với các khoanh sáng hẹp màu kem,
khoanh đầu tiên chiếm 0,5 hàng vảy giữa sống lưng, được tạo bởi các vảy màu
trắng kem với rìa màu đen; mặt bụng có các khoanh đen và trắng (kem) mở
rộng từ phía thân; thân có 28-35 khoanh trắng và 5 khoanh trắng trên đuôi.
Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập tại khu vực suối
nhỏ trong khu vực rìa chân núi, nơi canh tác nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
với độ ẩm trung bình hàng năm là 87%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,70
C và lượng mưa trung bình hàng năm là 2107 mm.
Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.4) loài này phân bố ở tỉnh Yên Bái, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế [4], Lào Cai, [22], Quảng Nam, [82], Thanh Hóa [83].
Trên Thế giới, ghi nhận phân bố ở Lào, Thái Lan [3], [82].
Ghi chú: Tuy là loài đã được ghi nhận tại Việt Nam từ năm 2005 nhưng
nghiên cứu và số lượng mẫu vật của loài Bungarus slowinskii rất hạn chế. Cần
có những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái cũng như di truyền phân
tử để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các quần thể của loài này.
So với các tài liệu trước đây của (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin và cs.
2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82]), nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm
một số đặc điểm nhận dạng loài: Hàng vảy thân 15(17) – 15 – 15 hàng; 41- 42
hàng vảy đôi dưới đuôi, với mẫu vật IEBR. 3906 có sự sai khác ở 10 hàng vảy
đuôi đầu sát với lỗ huyệt là vảy đơn, không chia, các hàng phía sau chia hai
hàng; Ở mẫu vật IEBR. K233 số lượng khoanh hẹp trên thân chỉ có 28 khoanh.
31
Hình 3.4. Rắn cạp nia sông hồng/B. slowinskii: ♂IEBR/K233
Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng
vảy giữa thân
A B
C D
E
32
Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài B. slowinskii ở Việt Nam
3.1.2.3. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)
Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Banded Krait/Rắn cạp nong.
Mẫu chuẩn: ZMB 2771-2
Địa điểm thu mẫu chuẩn: Mansoor Cottah, Bengal, India
Đặc điểm nhận dạng chung: Loài B. fasciatus phân biệt với các loài khác
bởi sự kết hợp các đặc điểm sau: Kích thước lớn, TL trung bình 1500, tuy nhiên
có cá thể lên tới 2125 mm (Smith 1911); không có vảy má vảy má; vảy thân 15
hàng vảy, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 200 – 234
ở con đực, 216 ở con cái; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 23 – 39 ở con đực,
34 ở con cái, vảy đơn; mặt lưng màu đen, 23 – 28 khoanh vàng rộng ở thân, 3
– 5 khoanh ở đuôi, đuôi ngắn, mút đuôi tù; mặt bụng màu vàng. (Pope 1935
[84], Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58], Ziegler và cs. 2007 [78])
33
Mẫu vật nghiên cứu (n=10): 01 mẫu cái (IEBR.1487) thu tại tỉnh Thái
Nguyên, 01 mẫu cái (IEBR.2490) thu tại tỉnh Lạng Sơn, 02 mẫu cái
(VNMN.3551, 3803) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 01 mẫu đực (VNMN.07958) thu
tại tỉnh Gia Lai, 01 mẫu đực (IEBR.ROM.3576); 01 mẫu đực (IEBR.1404) thu
tại tỉnh Tây Ninh, 01 mẫu đực (IEBR.ML.2015.33) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 01
mẫu đực (IEBR.1183) thu tại tỉnh Lào Cai, 01 mẫu đực (IEBR.4201) thu tại
tỉnh Hà Giang.
Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 925-1400 mm, TaL 98-
165 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.09-0.11, n=6 ở con đực; SVL 937-1485 mm, TaL 42-
143 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.04-0.09, n=4 ở con cái); đầu lớn, phân biệt với cổ, rông
ngang, dẹp trên dưới; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ; con ngươi hình bầu
dục, dọc; mõm tù, hơi lõm; vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ
phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy
trán; vảy trán hình khiên, hẹp phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi
chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và
không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước hiếm khi
2; 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy 2-3
tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy 3-4 tiếp xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7
vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy 1-3 tiếp xúc với vảy cằm
đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy
thân:17(15)-15-15 hàng, hàng vảy đốt sống to ra, không có sừng rõ rệt; 216-
230 (♂), 218-330 (♀) vảy bụng; vảy huyệt nguyên; 32-37 (♂), 13-34 (♀) hàng
vảy dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, mút đuôi cùn, những vảy dưới đuôi xếp
thành một hàng; Màu sắc khi sống: một hình chữ V ngược màu vàng chạy từ
sau đầu về hai bên gốc hàm, mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu
đen và vàng xen kẽ (khoanh đầu tiên chiếm 3-8 vảy giữa sống lưng) được tạo
bởi các vảy màu vàng; khoanh đen và vàng mở rộng và nối liền với mặt bụng;
thân có 19-22 (♂), 20-22 (♀) khoanh vàng và trên đuôi có 2-4 (♂), 1-3 (♀)
khoanh vàng.
Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập vào ban đêm tại
các khu vực trũng, hầu hết các mẫu vật ghi nhận tại các khu vực rừng cây bụi
rìa chân núi, khu vực bị tác động thậm chí là cả các khu vực gần nơi canh tác
34
nông nghiệp của con người. Đây là loài rắn độc, với ưu thế về kích thước lớn,
chúng có xu hướng sử dụng các loài rắn có kích thước nhỏ, lươn và cá là nguồn
thức ăn.
Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.6), loài này phân bố rộng gần như khắp
cả nước: An Giang [85], Bà Rịa – Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc
Ninh, Bình Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nội,
Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An,
Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây
Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Tp
Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Yên Bái (Nguyễn và cs. 2009) [2], Bình Định, [86],
Điện Biên [65], Đồng Tháp [87], Hải Phòng [88], Khánh Hòa [80], Kon Tum
[89], Ninh Thuận [90], Phú Yên [91], Quảng Ngãi [81], Tuyên Quang [75].
Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Ấn Độ, Brunei, Nê-pan, Mi-an-ma, Trung
Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Singapore [3].
Trong nghiên cứu này, ghi nhận mới cho tỉnh Hà Giang.
Ghi chú: Trong nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi nhận thấy số lượng
hàng vảy thân trên cổ ở các cá thể loài B. fasciatus ổn định với 9/10 mẫu vật có
17 hàng, riêng mẫu vật VMNM. 07958 (♂) thu tại VQG Kon Chư Răng, tỉnh
Gia Lai và có 15 hàng; mẫu vật ghi nhận mới tại Tỉnh Hà Giang có các đặc
điểm phù hợp với các mô tả của các tài liệu trước đây.
35
Hình 3.6. Rắn cạp nong/B. fasciatus: ♂ VMNN. 07958
Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng
vảy giữa thân
E
A B
C D
36
Hình 3.7 Bản đồ phân bố loài B. fasciatus ở Việt Nam
Ghi chú: Hình tròn đỏ ghi nhận mới.
3.1.2.4. Bungarus flaviceps Reinhardt, 1843
Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Red-headed Krait / Rắn cạp nong đầu đỏ.
Mẫu chuẩn: ZMUC R65301
Địa điểm thu mẫu chuẩn: Kenoko, Mt. Kinabalu, Sabah, Malaysia
Đặc điểm nhận dạng chung: Loài B. flaviceps phân biệt với các loài khác
bởi sự kết hợp các đặc điểm sau: Kích thước trung bình TL max 1850 mm, cơ
thể mảnh khảnh; không có vảy má vảy má; vảy giữa thân 13 hàng, nhẵn, không
có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 220 – 236 ở con đực, 193 – 217
ở con cái; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 47 – 53 ở con đực, 42 – 54 ở con
cái, đơn; mặt lưng màu đen với các sọc dọc nhỏ màu cam vàng, đầu và phần
đuôi có màu cam vàng, mặt bụng màu vàng hoặc cam đôi khi có viền màu nâu;
37
đuôi dài, đầu đuôi thuôn nhọn. (Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58])
Mẫu vật nghiên cứu (Không)
Một số đặc điểm sinh thái học. Các mẫu vật thường được tìm thấy vào
ban đêm, dưới lớp lá mục, bên dưới các khúc gỗ tại các khu vực đồi núi thấp
(khoảng 900m) tại rừng ẩm nhiệt đới [58].
Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.7), loài này phân bố tại Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng (Nguyễn và cs. 2009) [2], Kon Tum
[89]. Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Thái Lan,
Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia [3].
Ghi chú: Campden-main 1970 [92], Leviton và cs. 2003 [58], Nguyễn
và cs. 2009 [2] ghi nhận loài này tại các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, Lâm Đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại
đây, không ghi nhận lại các mẫu vật của loài B. flaviceps ngoài tự nhiên. Chính
vì vây, việc tiếp tục nghiên cứu và thu thập mẫu vật của loài này ngoài tự nhiên
để đánh giá hiện trạng của loài này ở Việt Nam.
38
Hình 3.8 Bản đồ phân bố loài B. flaviceps ở Việt Nam
39
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái các loài Bungarus trong nghiên cứu này
B. multicinctus B. candidus B. slowinskii B. fasciatus
♂ (n=6) ♀(n=8) ♂ (n=10) ♀(n=5) ♂ (n=2) ♂ (n=6) ♀(n=4)
SVL (mm)
Min-Max
TB
416-1245
9598
432-990
859.1
700-1448
1061.9
566-980
808.6
1245-1365
925-1400
1204.7
937-1485
1146.75
TaL (mm)
Min-Max
TB
112-480
203.2
82-150
15 5.4
91-200
139.4
40-161
93.2
156-178
98-165
131.0
42-143
93.75
TL (mm)
Min-Max
TB
752-1423
1163.0
526-1125
1104.5
791-1608
1203
636-1141
901.8
1423-1521
1048-1565
1335.7
1007-1605
1240.5
TaL/TL 0.15-0.34 0.13-0.16 0.12-0.124 0.06-0.14 0.10-0.13 0.09-0.11 0.04-0.09
SL L/R 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7
SL/Eye L/R 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4
PrO L/R 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1
PO L/R 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2
L L/R 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0
IL L/R 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7
PT L/R 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2
ASR 15 15 or 17 15 or 17 17 15 or 17 17 17
MSR 15 15 15 15 15 15 15
PSR 15 15 15 15 15 15 15
KAD 0 0 0 0 0 0 0
KMD 0 0 0 0 0 0 0
40
KPD 0 0 0 0 0 0 0
VEN 214-228 215-223 219-243 201-225 226-228 216-230 218-330
SC
41-52
Đơn
37-58
Đơn
43-78
Đơn
19-54
Đơn
41- 42
Đôi
32-37
Đơn
13-34
Đơn
Cloacal Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn
BD 29-40 38-39 16-26 18-28 28-35 19-22 20-22
BV 5-13 8-14 5-10 2-10 5 2-4 1-3
41
3.2. Khóa định loại các loài trong giống Bungarus ở Việt Nam.
Khóa định loại đã được xây dựng dựa trên các mẫu vật nghiên cứu và
tổng hợp các tài liệu cập nhật [78]:
Ia 15 hàng vảy quanh giữa thân …………………………….………… 2
Ib 13 hàng vảy quanh giữa thân …………………………… B. flaviceps
2a Hai hàng vảy dưới đuôi ………………...…….………. B. slowinskii
2b Một hàng vảy dưới đuôi …………………….……….…………… 3
3a Khoanh tròn trên thân màu vàng ………………………... B. fasciatus
3b Khoanh tròn trên thân màu trắng ……………………….. B. candidus
3.3. Đặc điểm phân tử vùng gen COI của quần thể và các loài Bungarus.
3.3.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số mẫu giống Rắn cạp nia
Bungarus ở Việt Nam
Tách chiết ADN tổng số nhằm mục đích thu nhận ADN ra khỏi cấu trúc
tế bào. Điều quan trọng nhất là thu nhận được ADN ở trạng thái còn nguyên
vẹn không bị phân hủy và không lẫn nhiều tạp chất để có nguồn nguyên liệu
chất lượng tốt cho các thí nghiệm tiếp theo. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng bộ Kit GeneJet PCR Purification (Thermo Fisher Scientific) để tách chiết
ADN tổng số từ 09 mẫu cơ và gan của giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam
(Bảng 3.2). Kết quả điện di kiểm tra ADN trên gel agarose 1% (Hình 3.8) cho
thấy mỗi giếng chỉ cho một vạch băng duy nhất, các băng đậm, sắc nét thể hiện
ADN đã tách chiết được. Kiểm tra hàm lượng và độ sạch của ADN tách được
bằng phương pháp quang phổ trên máy NanoDrop 2000 thì các mẫu ADN được
đo quang phổ hấp thụ ở dải bước sóng 260nm và 280nm. Tỉ lệ OD260nm/OD280nm
của các mẫu dao động trong phạm vi cho phép từ 1,8 đến 2,0 (Bảng 3.2), điều
này chứng tỏ các mẫu ADN tổng số tách chiết được đảm bảo độ tinh sạch để
làm khuôn thực hiện phản ứng PCR với mồi đặc hiệu. Các mẫu ADN tổng số
được pha loãng bằng H2O deion về hàm lượng 20 ng/µl để bảo quản và thực
hiện phản ứng PCR
42
Hình 3.9. Kết quả điện di DNA tổng số 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở
Việt Nam trên gel agarose 1% (các giếng từ 1-9 là thứ tự các mẫu tương ứng
với số thứ tự trong bảng 3.2).
Bảng 3.3. Độ sạch và hàm lượng ADN của 09 mẫu giống Rắn cạp nia
Bungarus ở Việt Nam
STT
Mẫu
nghiên cứu
Tên loài OD260nm OD280nm
Độ sạch ADN
(OD260nm/280nm)
Hàm
lượng
ADN
(ng/µl)
1 IEBR 4057 B. candidus 0,092 0,048 1,917 920
2
IEBR.KH
201695
B. candidus
0,083 0,044 1,886 830
3
IEBR.NT
201694
B. candidus
0,075 0,039 1,923 750
4
VNMN
011010
B. candidus
0,087 0,051 1,706 870
5
VNMN
011012
B. candidus
0,069 0,036 1,917 690
6
VNMN
011013
B. candidus
0,088 0,047 1,872 880
7
VNMN
011014
B. candidus
0,070 0,041 1,707 700
8
VNMN
011015
B. candidus
0,069 0,041 1,683 690
9 IEBR 3906 B. slowinskii 0,081 0,048 1,688 810
43
Bảng 3.4. Thông tin các trình tự gen sử dụng trong nghiên cứu
STT Tên loài
Số hiệu
Genbank
Số hiệu
bảo tàng
Địa điểm
thu mẫu
Tài liệu
1 Bungarus candidus KY769757 MVZ 258148 Virachey NP, Ratanakiri, Cambodia Nguyễn và cs. 2017
2 B. candidus KY769758 KIZ 100 Bu Gia Map NP, Binh Phuoc, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
3 B. candidus ‒ IEBR 4057 Bình Định Nghiên cứu này
4 B. candidus ‒ KH 201695 Cam Lâm, Khánh Hòa Nghiên cứu này
5 B. candidus ‒ NT 201694 VQG Núi Chúa, Ninh Thuận Nghiên cứu này
6 B. candidus ‒ VNMN 011010 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này
7 B. candidus ‒ VNMN 011012 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này
8 B. candidus ‒ VNMN 011013 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này
9 B. candidus ‒ VNMN 011014 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này
10 B. candidus ‒ VNMN 011015 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này
11 B. “wanghaotingi” MN165152 CIB104228
Nanning Zoo, Guangxi, China (locality
uncertain)
Chen và cs. 2021
12 B. multicinctus MN165153 CIB DL18090209 Wuyi Moutain, Fujian, China Chen và cs. 2021
13 B. multicinctus MN165154 CIB DL18090210 Wuyi Moutain, Fujian, China Chen và cs. 2021
14 B. multicinctus MN165151 CIB93923 Guangxi, China Chen và cs. 2021
15 B. multicinctus MN165150 SYNU R180305 Haikou, Hainan, China Chen và cs. 2021
16 B. multicinctus KP749805 RN0296 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
17 B. multicinctus KP749806 RN0304 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
18 B. multicinctus KP749814 RN0869 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
44
19 B. multicinctus KP749815 RN0893 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
20 B. multicinctus KP749818 RN1073 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
21 B. multicinctus KP749820 RN1198 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
22 B. multicinctus KP749821 RN1231 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
23 B. “wanghaotingi” MN165149 CIB104227 Beiliu, Guangxi, China Chen và cs. 2021
24 B. “wanghaotingi” MN165147 SYNU R170408 Bang Lang National Park, Yala, Thailand Chen và cs. 2021
25 B. “wanghaotingi” MN165158 CIB ML20170801 Menglun, Yunnan, China Chen và cs. 2021
26
B. “wanghaotingi”
MN165157
CIB
MLMY20170801
Mengla, Yunnan, China Chen và cs. 2021
27 B. “wanghaotingi” MN165159 JK20181101 Jinghong, Yunnan, China Chen và cs. 2021
28 B. candidus KY769759 KIZ 1326 Ta Kou NR, Binh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
29 B. candidus KY769760 ITBCZ 900 Nui Chua NP, Ninh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
30 B. candidus KY769761 ITBCZ 1040 Nui Chua NP, Ninh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
31 B. candidus KY769762 HUS 300 Bach Ma NP, Thua Thien–Hue, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
32 B. fasciatus KY769766 MVZ226610 Tam Dao NP, Vinh Phuc, Vietnam Nguyễn và cs. 2017
33 B. magnimaculatus KY769768 CAS 210526 Alaungdaw Kathapa, Sagaing, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
34 B. magnimaculatus KY769769 CAS 210696 Sin Ma Taung, Magway, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
35 B. magnimaculatus KY769770 CAS 215445 Alaungdaw Kathapa, Sagaing, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
36 B. magnimaculatus KY769771 CAS 215958 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
37 B. magnimaculatus KY769772 CAS 215998 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
38 B. magnimaculatus KY769773 CAS 215999 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017
39 B. suzhenae MN165155 CIB116088 Yingjiang, Yunnan, China Chen và cs. 2021
45
40 B. suzhenae MN165156 CIB116089 Yingjiang, Yunnan, China Chen và cs. 2021
41 B. slowinskii ‒ IEBR 3906 Xuân Liên, Thanh Hóa Nghiên cứu này
42 Naja atra DQ343648 No voucher China Yan và cs. 2008
46
3.3.2. Nhân bản trình tự ADN đích vùng gen COI mẫu giống Rắn
cạp nia Bungarus ở Việt Nam.
Cặp mồi vùng gen COI đã nhân bản thành công ở nhiệt độ gắn mồi là
570
C cho 09 mẫu nghiên cứu. Sản phẩm PCR lần lượt có kích thước khoảng
670bp (Hình 3.9). Chất lượng của sản phẩm PCR được thể hiện khi điện di trên
gel Agarose đệm TBE 1% các băng sáng đậm, đủ tiêu chuẩn để giải mã trình
tự nucleotide cho các mẫu trong nghiên cứu.
Hình 3.10. Sản phẩm PCR của 09 mẫu mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt
Nam phân tích với cặp mồi COI điện di trên gel agarose 1% (M: Marker phân
tử 100bp; VQN1-9: ký hiệu mẫu)
3.3.3. Xác định trình tự nucleotide vùng gen COI của các loài trong
giống Bungarus tại Việt Nam
a. Trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus
Sản phẩm PCR sau khi giải trình tự hai chiều với cặp mồi COI tại phòng
thí nghiệm Hệ thống học và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật
Bản. Kết quả giải trình tự được xác thực bằng công cụ BLAST trên Ngân hàng
gen để tiến hành phân tích định loại 9/9 mẫu. Chúng tôi nhận thấy chiều dài
đoạn gen COI của các mẫu 670bp khi chưa xử lý đoạn nhiễu. Kết quả này tương
đối đồng đều giữa các mẫu và với kết quả điện di.
47
Hình 3.11. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn
cạp nia nam B. candidus
Kết quả giải trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus (IEBR.4057) như sau:
> COI.
CACCTTATACCTACTCTTCGGAGCATGGTCTGGTCTAATCGGAG
CCTGTCTAAGCATTTTAATACGCATAGAGTTAACCCAACCCGGC
TCGCTTTTAGGAAGTGACCAAATCTTTAACGTACTAGTTACTGC
CCACGCATTTATCATAATTTTCTTTATAGTCATACCAATCATAAT
CGGAGGGTTTGGCAACTGACTTATCCCTTTAATAATCGGCGCCC
CTGATATAGCCTTTCCACGAATAAACAATATAAGCTTCTGGCTC
CTCCCACCAGCACTACTCCTTCTCCTATCCTCCTCTTATGTAGAA
GCCGGTGCCGGCACAGGTTGAACAGTCTACCCGCCCCTATCGG
GTAACCTAGTTCACTCAGGCCCATCAGTAGACTTAGCTATCTTC
TCTCTACATTTAGCAGGAGCCTCCTCCATCCTAGGAGCAATCAA
TTTTATTACAACATGCATTAATATAAAACCTAAATCAATACCAA
TATTTAATATTCCATTATTCGTTTGATCAGTATTAATCACAGCCA
48
TTATACTTCTTCTAGCCCTACCAGTTCTAGCTGCCGCAGTTACAA
TACTTTTAACCGATCGTAATCTCAATACATCCTTCTTTGACCCTT
CTGGGGGAGGAGACCCGGTCCTATTCCAACACCTATTC
b. Trình tự đoạn gen COI của loài B. slowinskii
Sản phẩm PCR sau khi giải trình tự bởi phòng thí nghiệm Hệ thống học
và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản với cặp mồi COI. Chúng
tôi nhận thấy chiều dài đoạn gen COI của các mẫu 670bp khi chưa xử lý đoạn
nhiễu. Kết quả này tương đối đồng đều giữa các mẫu và với kết quả điện di.
Hình 3.12. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn
cạp nia sông hồng B. slowinskii
49
Kết quả giải trình tự đoạn gen COI của loài B. slowinskii như sau:
> COI.
CACTCTGTACTTATTATTCGGGGCCTGATCAGGCCTGGTTGGAG
CCTGTCTAAGCATCCTGATACGCATAGAACTAACCCAACCCGGA
TCGCTATTTGGCAGTGACCAAATCTTCAATGTATTAGTTACCGC
CCACGCATTCATCATAATCTTCTTCATAGTAATACCCATTATAAT
TGGTGGTTTCGGCAACTGACTTATCCCTTTAATAATTGGAGCCC
CAGATATAGCTTTTCCACGGATAAATAATATAAGCTTTTGACTC
CTCCCACCAGCACTCTTTCTCCTCCTATCCTCCTCCTATGTAGAA
GCCGGAGCCGGCACAGGATGAACAGTTTACCCGCCCCTATCGG
GAAACCTGGTCCACTCGGGCCCATCAGTCGACTTAGCTATTTTC
TCACTACATTTGGCAGGAGCCTCCTCCATCCTAGGGGCAATTAA
CTTCATTACAACATGCATCAACATAAAACCTAAATCAATACCAA
TATTCAACATCCCTTTATTCGTCTGATCGGTACTGATCACCGCTA
TTATACTCCTACTTGCCCTACCAGTTCTGGCAGCCGCAGTCACC
ATACTTTTAACTGACCGTAATCTCAACACATCCTTCTTCGACCCT
TGTGGAGGAGGAGACCCAATTCTATTCCAACACCTATTC
3.3.4 Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại
Việt Nam
Tổng số 42 trình tự đoạn gen COI thuộc giống Bungarus có chiều dài
658 bp, trong đó 33 trình tự được tham khảo trên Genbank, 9 trình tự mới từ
nghiên cứu này.
Trong 658 bp, số vị trí bảo thủ là C=504/658, số vị trí đa dạng
V=154/658, số vị trí đơn nhất là S=65/658. Tỉ lệ thành phần các loại Bazơ nitơ
là T= 30,6; C=27,5; A=26,8; G=15,2. Loài Naja naja (DQ343648) (Yan và cs.
2008) được sử dụng làm nhóm ngoài phân tích.
Cây quan hệ di truyền được được xây dựng dựa trên phương pháp phân
tích MrBayes có trong phần mềm Kakusan, giá trị -Lnl của mô hình là
2232,64700, tham số mô hình Gama là 0,146.
Các loài thuộc giống Bungarus nằm trên cùng một nhánh của cây quan
hệ di truyền, tách biệt hoàn toàn với nhánh ngoài (chỉ có loài Naja naja) với
giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt tuyệt đối 100% (Hình 3.12).
Trên nhánh cây quan hệ di truyền các loài thuộc giống Bungarus được
50
tách thành 4 phân nhánh A, B, C, D trong đó:
Phân nhánh A gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B. candidus
và B. multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh gần tuyệt đối
(98/100).
Phân nhánh B gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B.
magnimaculatus và B. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao
(87/100).
Phân nhánh C gồm các trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định
là B. fasciatus
Phân nhánh D là trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định là B.
slowinskii, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối.
Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3:
Nhóm A1: gồm các mẫu vật thu từ Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,
Vĩnh Phúc, Vân Nam, Thừa Thiên Huế, Johor (Ma-lai-xi-a), Ratanakiri,
Cambodia, Bình Phước, Yala (Thái Lan), Đài Loan, Phúc Kiến (Trung Quốc),
Quảng Tây (Trung Quốc), Nê-pan, Pa-ki-xtan, khoảng cách di truyền từ 0,00%
đến 2,60%. Trong đó nhóm mẫu vật được thuộc nhánh A1 có sai khác về di
truyền từ 0,00-1,41% (Bảng 3.4).
Nhóm A2 có sai khác di truyền trong khoảng 0,18%-1,63%. Nhóm A3
có sai khác di truyền trong khoảng 0,00-0,33%. Sai khác di truyền giữa nhóm
A1 và A2 khoảng 0,88-2.45%. Sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A3 khoảng
1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3 khoảng 0,88-1.79% (Bảng 3.4). Trong nghiên
cứu của Chen và cs. 2021, nhóm tác giả cho rằng các mẫu vật có mã genbank
gồm MN165149, MN165147, MN165158, MN165157, MN165159,
KY769759, KY769760, KY769761, KY769762 được định danh là B.
wanghaotingi và mẫu vật kí hiệu MN165148, KY769757, KY769758 được
định danh là B. candidus. Kết quả nghiên cứu này có kết quả gần tương tự như
của Chen và cs. 2021.
Với nhóm mẫu vật ở nhánh A1 và A2, lý giải sự khác biệt của 2 nhóm
này với nhóm A3 như sau: tuy có sự sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A2
51
khoảng 0,88-2.45%, nhóm A1 và A3 khoảng 1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3
khoảng 0,88-1.79%, việc định danh nhóm A1 và A2 là loài B. candidus và
nhóm A3 là loài B. multicinctus là chưa thực sự tin tưởng do số lượng mẫu vật
trong nghiên cứu còn ít, chưa đủ lớn và chỉ thực hiện trên một đoạn gen COI,
tuy nhiên kết hợp với nghiên cứu của Xie và cs. 2017 [21] sử dụng 106 mẫu
vật với trình tự Cyt b với cặp mồi L14910 / H16064 cho rằng các mẫu vật B.
multicinctus thu thập được tại các địa điểm có vị trí từ phía Tây Nam và Nam
Trung Quốc bao gồm Vân Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, Quảng Tây và Quảng
Đông và loài Bungarus m. wanghaoti ở phía Tây Vân Nam là loài B. candidus.
Nghiên cứu cũng cho rằng giới hạn cuối với loài B. multicinctus là ở phía Nam
trong lãnh thổ của Trung Quốc và các mẫu vật được định danh là B. multicinctus
ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar là loài B. candidus.
Chính vì vậy, từ các dữ liệu hiện có chúng tôi đưa ra nhận định: Loài B.
multicinctus không phân bố ở Việt Nam, các địa điểm trước đây ghi nhận loài
B. multicinctus ở Việt Nam loài B. candidus.
Nhóm A3 gồm các mẫu của loài B. multicinctus thu từ Đài Loan, Phúc
Kiến, Quảng Tây và Hải Nam có sai khác di truyền tương đối tách biệt với các
mẫu vật còn lại.
52
Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus xây
dựng trên mô hình BI
Phân tích được thực hiện trên 1x107 thế hệ. Lấy mẫu sau 1000 thế hệ - ln Likelihood
đạt mức độ ổn định sau 16000 thế hệ. Chiều dài nhánh thể hiện khoảng cách di truyền
giữa các taxon. Giá trị của gốc nhánh được coi là đạt độ tin cậy khi ≥ 95%). Các số
hiệu phía sau tên loài là số đăng kí trên GenBank hoặc kí hiệu thực địa. (xem Bảng
3.3.)
53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đã ghi nhận 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam. Loài
B. slowinskii có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2021) [77] bậc VU.
Bổ sung dữ liệu cập nhật các đặc điểm hình thái và phân bố của 3 loài
thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam, trong đó ghi nhận vùng phân
bố mới của 03 loài gồm: B. candidus tại tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh, B.
fasciatus tại tỉnh Hà Giang. Xây dựng khóa phân loại đến loài trong giống
Bungarus tại Việt Nam gồm 04 loài với các đặc điểm hình thái rõ ràng.
Cung cấp thêm 08 trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus và bổ sung
lần đầu đoạn gen COI của loài B. slowinskii ở Việt Nam.
Về quan hệ di truyền, các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam nằm
trên 3 phân nhánh A, B, C, D trong đó:
Phân nhánh A gồm các mẫu vật được xác định là B. candidus và B.
multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt gần tuyệt đối (98/100).
Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3
 Nhóm A1 và A2 được xác định là B. candidus
 Nhóm A3 được xác định là B. multicinctus và B. “wanghaotingi”
nhưng không phân bố ở Việt Nam
Phân nhánh B gồm các mẫu vật được xác định là B. magnimaculatus và
B. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao (87/100).
Phân nhánh C gồm các mẫu vật được xác định là B. fasciatus
Phân nhánh D gồm các mẫu vật được xác định là B. slowinskii, giá trị
xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối
Từ các dữ liệu hình thái kết hơp với di truyền phân tử kết hợp với các
nghiên cứu gần đây của Xie và cs. 2018 và Chen và cs. 2021 [21, 14], nghiên
cứu khẳng định loài B. multicinctus và loài B. wanghaotingi không phân bố ở
Việt Nam. Loài B. multicinctus ghi nhận trước đây ở Việt Nam được định loại
là loài B. candidus. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định lại loài B. bungaroides
54
và loài B. wanghaotingi không phân bố ở Việt Nam.
2. Kiến nghị
Tiếp tục những nghiên cứu khác về các loài thuộc giống Bungarus ở Việt
Nam, tập trung vào các vấn đề sau:
Thu thập bổ sung mẫu vật để phân tích đặc điểm hình thái và sinh học
phân tử của các loài B. flaviceps ở ngoài tự nhiên và các loài khác trong giống
để làm rõ hơn về mối quan hệ giữa các quần thể khác nhau trong cùng loài và
khác loài trong giống.
Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái của các loài thuộc
giống Bungarus ở Việt Nam để có thể phát triển thành công trong điều kiện
nuôi nhốt nhằm hạn chế khai thác trực tiếp ngoài tự nhiên.
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.ssuser499fca
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...nataliej4
 
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Thảo Nguyễn
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzThanh Hoa
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf (20)

Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đLuận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
 
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
Luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học.
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
Luận án: Hoạt tính sinh học của hợp chất từ vi nấm biển phân lập - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAYLuận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
Nghiên cứu đa hình một số gen qui định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtzNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtz
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN QUỐC HUY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SINH HỌC KẾT HỢP HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NGHIÊN CỨU CHẨN LOẠI GIỐNG RẮN CẠP NIA BUNGARUS DAUDIN, 1803 Ở VIỆT NAM Hà Nội – 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN QUỐC HUY KẾT HỢP HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NGHIÊN CỨU CHẨN LOẠI GIỐNG RẮN CẠP NIA BUNGARUS DAUDIN, 1803 Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 8 42 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : Hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Vĩnh Thanh Hà Nội - 2021
  • 3. I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịu trách nhiệm. Hà Nôi, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Quốc Huy
  • 4. II LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Nguyễn Thiên Tạo, TS. Nguyễn Vĩnh Thanh đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa, phân tích số liệu, công bố công trình khoa học và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Nguyễn Quảng Trường, TS. Phạm Thế Cường, TS. Lương Mai Anh, ThS. Phan Quang Tiến (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), NCS Ninh Thị Hòa, NCS. Ngô Ngọc Hải (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ trong quá trình khảo sát thực địa, cung cấp hình ảnh, số liệu và hỗ trợ công tác phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm của luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Cán bộ thuộc phòng Bảo tồn Thiên nhiên – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Ban lãnh đạo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn phòng Động vật – Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật đã hỗ trợ mẫu vật để tôi có nguồn tư liệu thể hoàn thành luận văn. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và những người thân đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn Xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh đạo, phòng Đào tạo, các phòng chức năng của Học viện Khoa học và Công nghệ để luận văn được hoàn thành. Nghiên cứu này được tài trợ bởi đề tài độc lập cấp quốc gia mã số ĐTĐLCN.38/21. Hà Nôi, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Quốc Huy
  • 5. III MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của đề tài.............................................................. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....................................4 1.1. Lịch sử nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam................................................. 4 1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA-barcodes).......................................... 5 1.3. Các nghiên cứu bổ sung dẫn liệu mới về phân loại học ............................ 7 1.4. Tổng quan các nghiên cứu về giống Bungarus.......................................... 8 1.4.1. Trên thế giới.................................................................................... 8 1.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 9 1.5. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam ........................................... 10 1.5.1. Địa hình.........................................................................................10 1.5.2. Khí hậu..........................................................................................11 1.5.3. Thủy văn........................................................................................11 1.5.4. Thảm thực vật................................................................................12 CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................................................13 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 2.3.1. Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu ....................16 2.3.2. Phương pháp kế thừa.....................................................................16 2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu ......16 2.3.5. Phương pháp phân tích hính thái ..................................................17 2.3.6. Phương pháp phân tích sinh học phân tử......................................19
  • 6. IV 2.3.7. Xử lý số liệu..................................................................................20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................22 3.1. Thành phần loài của giống Bungarus ở Việt Nam .................................. 22 3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam.....................22 3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam .......23 3.2. Khóa định loại các loài trong giống Bungarus ở Việt Nam. ................... 41 3.3. Đặc điểm phân tử vùng gen COI của quần thể và các loài Bungarus. .... 41 3.3.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam..............................................................................................41 3.3.2. Nhân bản trình tự ADN đích vùng gen COI mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam. ............................................................................46 3.3.3. Xác định trình tự nucleotide vùng gen COI của các loài trong giống Bungarus tại Việt Nam .................................................................46 a. Trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus.......................................46 3.3.4 Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại Việt Nam.........................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55
  • 7. V DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2. Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Bungarus ......................................................................................................... 20 Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam..................... 233 Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái các loài Bungarus trong nghiên cứu này ...... 399 Bảng 3.3. Độ sạch và hàm lượng ADN của 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam...................................................................................................... 42 Bảng 3.4. Thông tin các trình tự gen sử dụng trong nghiên cứu .................. 443
  • 8. VI DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Địa điểm thu thập mẫu vật các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam ....................................................................................................................... 144 Hình 2.2. Vị trí các vảy trên toàn cơ thể của loài rắn cạp nia ...................... 199 Hình 3.1. Rắn cạp nia nam/B. candidus: IEBR/NT.2016.94........................ 277 Hình 3.2.Các đặc điểm hình thái của B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi” và B. candidus ............................................................................................... 278 Hình 3.3. Bản đồ phân bố loài B. candidus ở Việt Nam............................... 288 Hình 3.4. Rắn cạp nia sông hồng/B. slowinskii: ♂IEBR/K233 .................. 3131 Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài B. slowinskii ở Việt Nam........................... 3232 Hình 3.6. Rắn cạp nong/B. fasciatus: ♂ VMNN. 07958 .............................. 355 Hình 3.7 Bản đồ phân bố loài B. fasciatus ở Việt Nam................................ 366 Hình 3.8 Bản đồ phân bố loài B. flaviceps ở Việt Nam................................ 388 Hình 3.9. Kết quả điện di DNA tổng số 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam trên gel agarose 1% (các giếng từ 1-9 là thứ tự các mẫu tương ứng với số thứ tự trong bảng 3.2)........................................................................... 42 Hình 3.10. Sản phẩm PCR của 09 mẫu mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam phân tích với cặp mồi COI điện di trên gel agarose 1% (M: Marker phân tử 100bp; VQN1-9: ký hiệu mẫu) ................................................................. 466 Hình 3.11. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp nia nam B. candidus ...................................................................................... 477 Hình 3.12. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp nia sông hồng B. slowinskii........................................................................... 488 Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus xây dựng trên mô hình BI ............................................................................................... 52
  • 9. VII DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung cs. Cộng sự NCBI National Center for Biotechnology Information OD Mật độ quang học (Optical Density) PCR Polymerase Chain Reaction bp Cặp bazơ (base pair) BLAST Basic Local Alignment Search Tool TAE Tris Acetate EDTA IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên Max Giá trị lớn nhất Min Giá trị nhỏ nhất VQG Vườn Quốc gia VNMN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ♂ Con đực ♀ Con cái
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong trong 25 quốc gia có mức độ dạng sinh học cao nhất thế giới (Myers và cs. 2000) [Error! Reference source not found.] trong trong đó có khu hệ bò sát. Số lượng loài tăng nhanh trong thập kỷ gần đây: từ ghi nhận 258 vào năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc lên đến 368 loài vào năm 2009 (Nguyễn và cs. 2009) [2], và 420 loài vào năm 2013. Cho tới nay là hơn 500 loài (tính đến tháng 10-2021 theo Uetz & Hošek 2021 [3]. Nhiều loài mới được phát hiện mô tả và ghi nhận mới được phát hiện ở Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây, trong đó giống Bungarus có loài mới Bungarus slowinskii được Kuch và cs phát hiện và mô tả năm 2005 [4]. Giống rắn cạp nia Bungarus, Daudin 1803 thuộc họ rắn hổ Elapidae, F. Boie, 1827 là nhóm rắn có nọc độc, hiện ghi nhận 16 loài trên thế giới có vùng phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á từ Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan ở phía tây, và phía đông nhiệt đới Đông Nam Á, toàn bộ tiểu vùng Ấn Trung và phần còn lại của Châu Á (Slowinski, 1994; Kharin và cs. 2011; Uetz & Hošek, 2020) [5, 6, 3]. Ở Việt Nam đã ghi nhận 6 loài thuộc giống này bao gồm: Bungarus bungaroides, B. candidus, B. fasciatus, B. flaviceps, B. multicinctus, B. slowinskii [3]. Về mặt phân loại học, nhiều loài trong giống Bungarus có hình thái giống nhau khó định loại (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch 2007; Abtin và cs. 2014) [7, 5, 8,9], các khu vực phân bố của loài thì chồng chéo, và một số loài phân biệt dựa trên vùng địa lý [4, 3]. Ví dụ như: khoanh đen, khoanh trắng Rắn cạp nia đông bắc (Bungarus bungaroides), Rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus), Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) và Rắn cạp nia sông Hồng (Bungarus slowinskii). Ngoài ra, một số loài thường bị nhầm lẫn với giống rắn giả cạp nia Lygodon về hình thái [8]. Việc định loại và xác định phân bố tự nhiên các loài trong nhóm rắn độc Bungarus là cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu độc tố và độc điều trị rắn độc cắn (Fry và cs. 2003; Williams và cs. 2011) [10, 11]. Mã vạch ADN (DNA barcoding) sử dụng đoạn ADN ngắn để phân biệt giữa các loài [12, 13, Error! Reference source not found.] là công cụ phục
  • 11. 2 vụ có hiệu quả cho công tác giám định, phân loại, đánh giá quan hệ di truyền, phát hiện loài mới, quản lý chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, bản quyền của sản phẩm từ sinh vật [14, 16, 13, Error! Reference source not found.]. Ở động vật, một số vùng gen ty thể (Cyt b, ND4 và COI...) đang được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại (phylogeny), phân loại (taxonomy) và nhận dạng loài (identity) [17, 18 ]. Nhiều phân tích phát sinh loài phân tử đã được tiến hành ở trên giống Bungarus hay lớn hơn là trên phân họ Bungarinae trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng gen ti thể (Cyt b, ND4 và COI) [4, 19, 20, 21]. Những nghiên cứu phát sinh loài này đã nâng cao hiểu biết của chúng ta về các mối quan hệ tiến hóa trong giống. Do đó, việc nghiên cứu về phân loại học, phân bố, quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề về chẩn loại. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ tên khoa học và vị trí phân loại của chúng trong hệ thống phân loại dựa trên những dẫn liệu về hình thái, sinh học phân tử. Chính vì vậy, tôi đề xuất thực hiện đề tài “Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia Bungarus Daudin, 1803 ở Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Đánh giá sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam  Kết hợp hình thái và di truyền phân tử trong việc định loại và xác định mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Nội dung 1: Nghiên cứu đa dạng thành loài rắn thuộc giống cạp nia Bungarus ở Việt Nam.  Danh sách loài  Ghi nhận các địa điểm phân bố mới của các loài giống Bungarusi ở Việt Nam.  Mô tả, phân tích, so sánh đặc điểm hình thái.  Xây dựng khoá định loại
  • 12. 3  Nội dung 2: Đánh giá tính đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài trong giống.  So sánh sự đa dạng di truyền giữa các loài và giữa các quần thể của một số loài phân bố rộng  Xây dựng cây phát sinh chủng loại. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI  Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đa dạng thành phần loài và phân bố của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam.  Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam.  Xây dựng dữ liệu về hình thái và di truyền phân tử giống Bungarus ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc giám định, bảo tồn và phát triển loài này ở ngoài tự nhiên. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI  Cập nhật về phân bố của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam.  Đánh giá mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Bungarus ở Việt Nam.
  • 13. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam Theo Nguyễn Quảng Trường năm 2009, nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam có lịch sử khá lâu đời nhưng phát triển mạnh vào các giai đoạn cuối thế kỷ XIX, giữa và cuối thế kỷ XX và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI [22]. Có hàng loạt công trình công bố về thành phần loài được các tác giả nước ngoài công bố vào nửa đầu thế kỷ 20 nhưng đáng chú ý có hai công trình của Bourret gồm: Les Serpents de l’Indochine mô tả 189 loài và phân loài rắn xuất bản năm 1936 [23], Les Tortues l’Indochine mô tả 44 loài và phân loài rùa xuất bản năm 1941 [24]. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về lưỡng cư bò sát của vùng Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) ở nửa đầu thế kỷ XX; Nửa sau thế kỷ XX, có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ Bò sát do các tác giả trong nước thực hiện. Đào Văn Tiến đã công bố 4 bài báo: Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam (1978) [25], Về định loại thằn lằn Việt Nam (1979) [26], Về định loại rắn Việt Nam (1981, 1982) [27, 28] trên tạp chí Sinh vật - Địa học (nay là Tạp chí Sinh học). Theo đó, tác giả đã thống kê ở Việt Nam có 77 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Cùng thời gian (1980), Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng xuất bản cuốn Các loài rắn độc Việt Nam, trong đó đã giới thiệu về đặc điểm của 31 loài rắn [29]. Số lượng loài Bò sát ghi nhận ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng từ 258 loài vào năm 1996 [30] lên tới 296 loài vào năm 2005 [31] và 368 loài vào năm 2009 [2] và hiện nay ghi nhận khoảng hơn 500 loài (Uetz and Hošek 2021) [3]. Có 3 giống mới và khoảng 180 loài mới đã được phát hiện ở Việt Nam kể từ năm 1980 trở lại đây. Trong thời kỳ 1975-1986, chỉ có 6 loài mới cho khoa học được phát hiện ở nước ta, trong đó chỉ có 3 loài có tác giả là người Việt Nam. Trong giai đoạn 1987-2014, số loài phát hiện mới cho khoa học tăng lên khoảng 170 loài, trong đó có khoảng 40% số công trình công bố do các nhà khoa học Việt Nam là tác giả chính [2, 32, 3, 33].  Trong những năm gần đây việc áp dụng sinh học phân tử kết hợp với các phân tích hình thái trong phân loại học, số lượng loài mới được ghi nhận tăng lên đáng kể, đã có hơn 30 loài Bò sát mới được mô tả tại Việt Nam: Acanthosaura phongdienensis Nguyen và cs. 2019; Achalinus
  • 14. 5 emilyae Ziegler và cs. 2019; A. juliani Ziegler và cs. 2019; A. timi Ziegler và cs. 2019; Calamaria dominici Ziegler, Tran & Nguyen, 2019; C. strigiventris Poyarkov và cs. 2019; Cyrtodactylus septimontium Murdoch và cs. 2019; C. taybacensis Pham và cs. 2019; Liopeltis pallidonuchalis Poyarkov, Nguyen & Vogel 2019; Lipinia trivittata PoyarkoV và cs. 2019; L. vassilievi Poyarkov và cs. 2019; Lycodon namdongensis Luu và cs. 2019; L. pictus Janssen và cs. 2019; Opisthotropis haihaensis Ziegler 2019; Pelodiscus variegatus Farkas và cs. 2019; Scincella badenensis Nguyen và cs. 2019; Acanthosaura prasina Ananjeva và cs. 2020; Achalinus tranganensis Luu và cs. 2020; Achalinus zugorum Miller và cs. 2020; Cyrtodactylus culaochamensis Tri và cs. 2020; Cyrtodactylus phumyensis Ostrowski và cs. 2020; Hemiphyllodactylus bonkowskii Nguyen và cs. 2020; H. nahangensis Do và cs. 2020; H. ngocsonensis Nguyen và cs. 2020; Oligodon rostralis Nguyen và cs. 2020; Scincella baraensis Nguyen và cs 2020; Sinomicrurus peinani Liu và cs. 2020; Sphenomorphus phuquocensis Grismer và cs. 2020 Ahaetulla rufusoculara Lam và cs. 2021; Cyrtodactylus chungi Ostrowski và cs. 2021; C. ngati Le và cs. 2021; C. orlovi Do, và cs. 2021; C. raglai Nguyen và cs. 2021; Gekko phuyenensis Nguyen và cs. 2021; Hebius igneus David và cs. 2021; Hemiphyllodactylus dalatensis Do và cs. Nguyen 2021; Pareas temporalis Le, và cs. 2021; Subdoluseps vietnamensis LE và cs. 2021; Trimeresurus guoi Chen và cs. 2021. 1.2. Tổng quan về mã vạch ADN (DNA-barcodes) Trong quá trình nghiên cứu về giới thực vật thì phương pháp phân loại thực vật dựa trên những đặc điểm hình thái từ lâu đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc làm nền tảng cho các nghiên cứu về sinh thái, tiến hóa và đa dạng thực vật. Phân loại đông vật căn cứ vào đặc điểm sai khác hình thái của các cơ quan bộ phận, chủ yếu dựa vào sự khác biệt hình thái của các cơ quan đặc biệt là cơ quan sinh sản và các cơ quan có tính bảo thủ ít thay đổi qua các thế hệ, đây là cách thức phân loại truyền thống đã được xây dựng và phát triển từ rất xưa cho tới ngày nay. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy đó chưa phải
  • 15. 6 là phương pháp hiệu quả trong việc phân loại các mẫu đang trong giai đoạn phát triển, các mẫu có đặc điểm giống nhau, hay các mẫu không đủ các bộ phận [34]. Bên cạnh đó, các phương pháp phân loại hình thái thường chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia về hình thái học, việc phân loại cần nhiều năm kinh nghiệm và khó thực hiện đối với những sinh viên ít kinh nghiệm hoặc những nhà nghiên cứu không chuyên [35, 36]. Một phương pháp định loại mới dựa trên các dữ liệu sinh học phân tử đã được ra đời từ những năm 1990, đã hỗ trợ đắc lực phương pháp phân loại học động vật truyền thống dựa trên hình thái được gọi với thuật ngữ “ADN mã vạch” lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1993. Đó là phương pháp dựa trên các dữ liệu thông tin về hệ gen trong và ngoài nhân (hay ADN). Tùy mục đích hoặc đối tượng nghiên cứu, người ta có thể lựa chọn các gen hoặc các vùng gen khác nhau trong hệ gen [37]. Thực tiễn đã chứng minh mã vạch ADN bắt đầu có tầm ảnh hưởng từ những nghiên cứu của Herbert và cs. (2003b) [36]. Kết quả nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng các cá thể từ bộ sưu tập của 200 loài có quan hệ gần gũi với nhau thuộc bộ cánh vảy có thể xác định với độ chính xác 100% bằng cách này sử dụng gen ty thể Cytochrome coxidase tiểu đơn vị I (COI) (đây là enzyme cuối cùng trong chuỗi vận chuyển hô hấp của ty thể, màng). Mã vạch ADN là trình tự nucleotide của một chuỗi ADN ngắn, có cùng nguồn gốc tổ tiên, trong đó có vùng ít bị thay đổi (vùng bảo thủ) và vùng thay đổi theo quá trình tiến hóa [35, 38]. Ngoài ra việc lựa chọn một vùng làm trình tự mã vạch ADN còn cần phải mang những đặc điểm sau: có độ dài thích hợp (không quá ngắn để có độ đa hình về trình tự giữa các taxon, không quá dài để có thể giải trình tự theo cách thông thường, thậm chí cả trong khi điều kiện chưa được tối ưu); thuận lợi trong việc so sánh trình tự dựa trên vị trí khác biệt các nucleotide và không có đoạn trình tự chưa chắc chắn như một vài đoạn lặp lại microsatellite làm giảm chất lượng trình tự [39]. Việc giải mã toàn bộ hệ gen của sinh vật gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều công sức và kinh phí nên không phải phòng thí nghiệm nào cũng có thể thực hiện được. Thay vào đó, việc xác định một đoạn ADN đã biết, đặc trưng cho loài là giải pháp hiệu quả trong phân tích, đánh giá đa dạng di truyền nguồn
  • 16. 7 gen, xác định nguồn gốc, xuất xứ của sinh vật, bản quyền các sản phẩm sinh học. Vì vậy, hướng nghiên cứu mã vạch ADN đang được phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu về đa dạng sinh vật, giám định loài, giám định mẫu vật, xét nghiệm bệnh, bản quyền sản phẩm (giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm nông - lâm - thủy sản,…) [40]. Mã vạch ADN là một công cụ mới, rất hiệu quả cho các nghiên cứu về phân loại, giám định sinh vật, gồm cả động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật và virus [41], [35], [36], [42], [43]. Việc xác định loài bằng mã vạch ADN có hiệu quả cao trong việc phân biệt các loài sinh vật khi những quan sát hình thái, sinh trưởng và phát triển chưa đủ cơ sở để định danh hoặc phân biệt loài [43]. Việc sử dụng ADN mã vạch để nhận dạng các loài trên quy mô toàn cầu có ý nghĩa ngày càng lớn. Cho đến nay, đã có trên 6000 công trình khoa học được công bố với khoảng 5 triệu trình tự mã vạch ADN ở các loài sinh vật. Để chuẩn hóa ở mức độ quốc tế về việc sử dụng mã vạch ADN, cộng đồng khoa học đã nỗ lực trong việc tìm kiếm các vùng trình tự ADN làm mã vạch có thể phân biệt đồng thời nhiều loài [44, 45, 46]. 1.3. Các nghiên cứu bổ sung dẫn liệu mới về phân loại học Nhiều nghiên cứu về phân loại học dựa trên kết quả so sánh hình thái và sinh học phân tử đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống phân loại, ngoài việc hỗ trợ các phương pháp phân tích hình thái để mô tả loài mới ra, sinh học phân tử còn khắc phục, chỉnh sửa các nhẫm lẫn trong hệ thống học trước đây. Ví dụ như: Các phân họ rắn Natricinae, Pareatinae và Pseudoxenodontinae đã được nâng cấp và tách ra thành 4 họ Lamprophiidae, Natricidae, Pareatidae, Pseudoxenodontidae theo tài liệu của Pyron và cs. (2013) [47] và Zaher và cs. (2009) [48]; giống Ophisaurus đổi sang Dopasia [10, 49]; Guo và cs. 2014 dựa trên kết quả phân tích phân tử đã tu chỉnh phân loại giống Amphiesma sang giống Hebius [50]; Takeuchi và cs. 2018 đã nhóm 3 giống Rhabdophis, Macropisthodon Balanophis thành một giống Rhabdophis [51]; Purkayastha đổi giống Xenochrophis về Rhabdophis [52]; Ren và cs. (2019) đổi giống Sinonatrix thành Trimerodytes [53].
  • 17. 8 Tuy nhiên, việc áp dụng sinh học phân tử trong giải quyết mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus còn chưa nhiều. Một số công trình công bố có liên quan như: Ulrich Kuch & Dietrich Mebs (2007), Pyron và cs. (2013), Laopichienpong và cs. (2016), Ashraf MR và cs. 2019 mới chỉ phân tích mối quan hệ di truyền của một số loài trong giống Bungarus ở Java, Sri Lanka, Thái Lan, Pakistan [8, 54, 55, 56]. 1.4. Tổng quan các nghiên cứu về giống Bungarus 1.4.1. Trên thế giới Giống cạp nia Bungarus Daudin, 1803 thuộc phân họ Rắn hổ (Elapidae), họ Rắn nước (Colubridae), phân bộ Rắn (Serpentes), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò sát (Reptilia), ngành Có dây sống (Chordata), giới Động vật (Animalia). Giống cạp nia Bungarus có vùng phân bố rộng, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á từ Pakistan, Ấn Độ và Afghanistan ở phía tây, và phía đông nhiệt đới Đông Nam Á, toàn bộ tiểu vùng Ấn Trung và phần còn lại của Châu Á, hiện ghi nhận 16 loài trên thế giới (Slowinski. 1994; Kharin và cs. 2011; Abtin và cs. 2014; Ahsan and Rahman 2017; Uetz and Hošek. 2021) [5, 6, 57, 56, 3]. Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu phân loại của giống Bungarus trên thế giới rất phức tạp do đây là nhóm có nhiều loài có hình thái tương đồng cao và sự phân bố rời rạc trên một diện tích khu vực lớn (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch 2007) [7, 5, 4]; Giống cạp nia Bungarus Daudin 1803 là một trong những giống rắn có ý nghĩa quan trong về mặt khoa học lớn trong họ Elapidae ở châu Á. Việc cung cấp các thông tin về phân loại học các loài trong giống Bungarus giúp cung cấp cơ sở thực tiễn trong việc nghiên cứu kháng nguyên nọc độc và điều trị rắn cắn thích hợp (Fry và cs. 2003; Williams và cs. 2011) [10, 11]. Trong số 16 loài hiện được mô tả, Bungarus với các dải chéo đen trắng là nhóm có vấn đề về phân loại nhất của giống và rất khó xác định trên thực địa do các đặc điểm trùng lặp về hình thái (Wall 1907; Slowinski 1994; Kuch 2007; Abtin và cs. 2014) [7, 5, 4, 57]. Hầu hết các loài Bungarus đen trắng này được xác định theo phương pháp truyền thống bằng cách phân biệt số lượng các dải chéo ở lưng trên thân và đuôi (Slowinski 1994; Leviton và cs. 2003; Zhao 2006) [5,
  • 18. 9 58, 33]. Tuy nhiên, những đặc điểm này trên các loài có sự trùng lặp và có thể dẫn đến nhận dạng sai. Slowinski 1994, Kuch và Mebs 2007 đưa ra nhận định rằng: Rắn cạp nia nam (Bungarus candidus) rất dễ nhầm lẫn với B. javanicus, Lycodon subcinctus chưa trưởng thành hoặc với L. stormi, chúng cũng có dải màu đen và trắng xen kẽ. [5, 8]. Leviton (2003) đã đưa ra nhận định: Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus có quan hệ chặt chẽ với nhóm loài đồng hình B. wanghaotingi và cần tiếp tục nhiều các nghiên cứu về phân tích sinh học phân tử để tách biệt hai loài [58] Một số nghiên cứu gần đây của Abtin Chen và cs. (2014) và Chen và cs. 2021) đã mô tả loài Bungarus persicus tại Iran [57] và loài B. suzhenae tại Trung Quốc [19] cho khoa học. Tính đến tháng 8 năm 2021, trên thế giới ghi nhận có 16 loài rắn thuộc giống Bungarus. Trong 30 năm gần đây có 03 loài (chiếm 18,75% số loài) thuộc giống Bungarus được mô tả là loài mới, trong đó: 01 loài ở Việt Nam [3]. Các nghiên cứu liên quan đến phân loại các loài trong giống Bungarus ở các nước giáp ranh với Việt Nam, có một số công bố như: Ở Lào: ghi nhận 4 loài B. candidus (Linnaeus, 1758); B. fasciatus (Schneider, 1801), B. multicinctus Blyth, 1861, B. slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005 [3]. Ở Cam-pu-chia: ghi nhận 3 loài B. candidus (Linnaeus, 1758), B. fasciatus (Schneider, 1801), B.s flaviceps Reinhardt, 1843 [3]. Ở Thái Lan: ghi nhận 5 loài B. candidus (Linnaeus, 1758), B. fasciatus (Schneider, 1801), B. flaviceps Reinhardt, 1843, B. multicinctus Blyth, 1861, B. slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005 [3]. Ở Trung Quốc: ghi nhận 4 loài B. bungaroides (Cantor, 1839), B. fasciatus (Schneider, 1801), B. multicinctus Blyth, 1861, B. suzhenae Chen, Shi, Vogel, Ding & Shi, 2021 [3]. 1.4.2. Ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng Indo-Burma, một trong trong 25 điểm nóng có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới [59] với rất nhiều các loài Bò sát
  • 19. 10 đặc hữu [Error! Reference source not found.]. Nghiên cứu sinh thái học các loài rắn của Việt Nam đã được nhiều tác giả tiến hành và đã được tổng kết lại một cách hệ thống (Nguyễn và cs., 1996, 2007, 2009; Nguyễn và cs. 2005, 2009) [60, 30, 2, 31, 22]. Năm 2005, Kuch và các cộng sự đã mô tả loài mới Bungarus slowinskii thu tại xã Văn Yên của tỉnh Yên Bái, Việt Nam [4]. Ở Việt Nam đã ghi nhận 6 loài thuộc giống Rắn cạp nia (giống Bungarus), trong đó bốn loài có hình dạng “khúc đen, khúc trắng” là dễ nhầm với nhau nhất là: Rắn cạp nia đông bắc - Bungarus bungaroides (Cantor, 1839), Rắn cạp nia bắc - Bungarus multicinctus Blyth, 1861), Rắn cạp nia nam - Bungarus candidus Linnaeus, 1758)) Rắn cạp nia sông Hồng - Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyễn, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005) khác với Rắn cạp nong - Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) có hình thái “ngoài khúc vàng, khúc đen” và Rắn cạp nong đầu đỏ - Bungarus flaviceps Reinhardt, 1843 dễ nhận biết hơn. Các nghiên cứu đều dựa trên so sánh trình tự của đoạn gen ty thể COI và Cytb đã góp phần phân biệt các quần thể có đặc điểm hình thái giống nhau từ đó mô tả thành các loài riêng biệt nhằm tránh nhầm lẫn trong việc phân loại. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ di truyền của giống này tại Việt Nam, đồng thời sự đa dạng và vị trí phân loại của một số loài trong giống Bungarus ở Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề chưa rõ ràng (Nguyễn và cs. 2017; Xie và cs. 2018) [80, 21]. 1.5. Khái quát về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam 1.5.1. Địa hình Địa hình của Việt Nam nói chung bao gồm miền núi và vùng đất thấp. Miền Bắc bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. Vùng Đông Bắc trải dài từ thung lũng sông Hồng đến Vịnh Bắc bộ có nhiều diện tích miền núi nằm rải rác ở độ cao từ 300-1600 m; trong đó Tây Côn Lĩnh là đỉnh cao nhất với độ cao 2341 m. Vùng Tây Bắc bao gồm các ngọn núi chạy từ phía bắc biên giới Trung Quốc về phía tây của tỉnh Thanh Hóa, trong đó Fansipan là đỉnh núi cao nhất với độ cao 3143 m. Miền Trung với dãy Trường Sơn kéo
  • 20. 11 dài, có thể chia làm 3 vùng (thường được sử dụng cách phân chia này để khoanh vùng phân bố của các loài động, thực vật). Bắc Trường Sơn bắt đầu từ tỉnh Nghệ An đến khu vực Khe Sanh, vùng này khá thấp, ít có đỉnh cao quá 1300 m; mặc dù về phía Tây sang đất Lào, núi có thể cao hơn 2800 m. Trung tâm dãy Trường Sơn bắt đầu từ bên dưới Khe Sanh gần đèo Hải Vân chạy về phía Nam dọc theo biên giới Việt-Lào tới sông Ba-Đà Rằng. Nam Trường Sơn bao gồm khu vực từ sông Ba-Đà Rằng, dãy Trường Sơn kéo dài xuống phía Nam và bao gồm các vùng núi còn lại của Việt Nam, là một loạt các cao nguyên bằng đá granit và bazan có các đỉnh núi nằm rải rác và cô lập. Miền Nam nổi tiếng với vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích khoảng 40000 km2 với độ cao trung bình dưới 10 m [61, 62] 1.5.2. Khí hậu Khí hậu Việt Nam có thể chia làm 7 kiểu: (1) Nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mùa hè mưa; (2) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mưa mùa thu; (3) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp-mùa đông ấm áp-mùa đông mưa; (4) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp-mùa thu-mùa đông mưa; (5) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông ấm áp và mưa mùa hè; (6) Mưa phùn gió mùa khí hậu với những cơn mưa mùa hè; (7) Khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với núi [61]. Theo Nguyễn và cs. (2000), nhiệt độ trung bình hàng năm của Việt Nam dao động từ 18o C-26,8o C; lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi đáng kể từ 1324,4 mm (tỉnh Khánh Hòa) đến 3024,1 mm (tỉnh Kiên Giang) và độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 79-87% [63]. 1.5.3. Thủy văn Việt Nam có một bộ phận lớn lưu vực các sông, suối nằm ngoài lãnh thổ như sông Hồng chiếm 57,3%, sông Mã là 38%, sông Cả là 34% và sông Cửu Long chiếm đến 91%. Trong tổng lượng nước của Việt Nam là 839 tỉ m3/năm thì phần từ bên ngoài chảy vào lên tới 501 tỉ m3/năm chiếm 59,7%, riêng sông Cửu Long thì tỉ lệ này lên đến 89% (451 tỉ m3/năm trong tổng lượng nước 507 tỉ m3/năm của sông). Diện tích sông, suối lớn góp phần tạo nên những vùng địa lý sinh vật đặc thù cho Việt Nam [62].
  • 21. 12 1.5.4. Thảm thực vật Thảm thực vật Việt Nam thuộc vùng thực vật Đông Dương, bao gồm 6 khu vực: Sikang-Vân Nam, Nam Trung Quốc, Bắc khu vực Đông Dương, Trung tâm dãy Trường Sơn, Nam dãy Trường Sơn và Đông khu vực Đông Dương [61].
  • 22. 13 CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các loài Rắn cạp nia thuộc giống Bungarus Daudin, 1803 ở Việt Nam 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành từ 10/2019 đến năm 08/2021 với 05 đợt khảo sát và 42 ngày thực địa ở các tỉnh: Bắc Giang, Đăk Lăk, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nội, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Địa điểm Thời gian Số ngày khảo sát Số người tham gia Vùng núi Putaleng, tỉnh Lai Châu 10-18/1/2019 9 2 Quản Bạ, Hà Giang 3-10/4/2020 8 4 Võ Nhai, Thái Nguyên 8-17/3/ 2021 10 2 Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên 5-13/4/2021 9 3 Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, Phú Yên 12-17/5/2021 6 2 Tham khảo mẫu vật lưu giữ tại các Bộ sưu tập mẫu của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VMNN) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Phân tích sinh học phân tử được thực hiện tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VMNN). Như vậy, mẫu vật 40 mẫu vật Bungarus đã sử dụng để phân tích hình thái và 09 mẫu vật lựa chọn phân tích DNA trong nghiên cứu này được trình bày ở bảng 3.2 và được thu thập từ 25 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Bình Định, Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc (Hình 2.1)
  • 23. 14 Hình 2.1. Địa điểm thu thập mẫu vật các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam Ghi Chú: 1) Bắc Kạn, 2) Bình Định, 3) Bình Phước, 4) Đăk Lăk, 5) Đăk Nông, 6) Gia Lai, 7) Hà Giang, 8) Hà Nội, 9) Hà Tĩnh, 10) Khánh Hòa, 11) Kon Tum, 12) Lai Châu, 13) Lạng Sơn, 14) Lào Cai, 15) Nghệ An, 16) Ninh
  • 24. 15 Thuận, 17) Quảng Bình, 18) Quảng Nam, 19) Quảng Ninh, 20) Quảng Trị, 21) Sơn La, 22) Tây Ninh, 23) Thái Nguyên, 24) Thanh Hóa, 25) Vĩnh Phúc. Nghiên cứu phân tích mẫu vật: Ngoài các mẫu vật được thu thập tại các cuộc điều tra khảo sát thực địa, luận văn còn sử dụng các mẫu vật được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và một số cơ quan khác - Thời gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện từ tháng 10/2019 đến năm 05/2021
  • 25. 16 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu Tiếp cận theo loài: phân tích hình thái mẫu vật để định loại Tiếp cận theo hướng sinh thái học: Các đặc điểm sinh thái học sẽ được ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp trong thiên nhiên. Tiếp cận theo hướng sinh học phân tử: Tiến hành phân tích mối quan hệ di truyền dựa trên việc giải mã và so sánh trình tự DNA giữa các quần thể và các loài. 2.3.2. Phương pháp kế thừa Mục đích của phương pháp này là kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình có trước để nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu tiếp theo những vấn đề quan tâm liên quan. Đề tài sẽ thu thập, tổng hợp các tài liệu điều tra nghiên cứu, tài liệu liên quan đến đa dạng các loài trong giống rắn cạp nia Bungarus,…Chúng sẽ được tổng hợp, phân tích để kế thừa, điều tra nghiên cứu chuyên môn của đề tài. 2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa thu thập mẫu vật nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa * Dụng cụ nghiên cứu: Máy ảnh Canon 550D, gậy bắt rắn, kẹp, đèn pin, túi vải, lọ đựng mẫu, ống nhựa lấy mẫu ADN, phiếu phỏng vấn, sổ ghi chép, bút, hóa chất bảo quản (cồn) và các dồ dùng cá nhân cần thiết. * Địa điểm thu thập mẫu: Tập trung vào các khu vực ven suối, vũng nước, khu vực đường mòn trong rừng, dưới gốc cây mục trong rừng, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ven các cửa hang và vách đá. Tọa độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin 60s. * Thời gian thu mẫu: Các loài rắn Bungarus hầu hết hoạt động vào ban đêm, do đó thường thu mẫu và quan sát vào buổi tối từ 18:00 đến 24:00. * Thu thập số liệu về đặc điểm sinh thái: Thông tin về sinh cảnh sống, nơi thu thập mẫu và điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) được ghi chép thu mẫu đề phục vụ việc phân tích đặc điểm phân bố của từng loài. * Phương pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay hoặc gậy bắt rắn chuyên dụng.
  • 26. 17 * Xử lý mẫu vật: Mẫu rắn được thu thập thường được đựng trong túi vải, sau khi chụp ảnh một số mẫu được trả về tự nhiên, mẫu vật đại diện cho các loài được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu. * Làm tiêu bản: - Gây mê: Mẫu vật được gây mê bằng miếng bông thấm etyl acetate. Thu bổ sung mẫu cơ hay mẫu gan để phân tích DNA và lưu trữ trong cồn 95% và bảo quản trong tủ lạnh. - Cố định mẫu: Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu có kích thước lớn, tiêm cồn 80% vào bụng và cơ để tránh thối hỏng mẫu. - Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. - Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản mẫu vật, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%. Các bình đựng mẫu có nắp kín để tránh bay hơi cồn và làm khô mẫu. Mẫu vật được bảo quản trong phòng Bảo tồn Thiên nhiên – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và phòng Động vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có đầy đủ điều kiện bảo quản (nhiệt độ và độ ẩm thấp, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, có khay và giá đựng). 2.3.5. Phương pháp phân tích hính thái - Xây dựng bảng đo đếm chỉ số hình thái theo Slowinski 1994, Leviton và cs. (2003), Vogel và cs. (2010), Chen và cs. (2021) [5, 58, 64, 19]. Các chỉ tiêu về kích thước được đo bằng thước kẹp điện tử Alpha-Tool Mitutoyo 500-182- 30 (0-200mm) với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,01 mm. Ngoài giá trị nhỏ nhất (min) và giá trị lớn nhất (max), giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (TB ± SD) với số cá thể tối thiểu n > 2 cũng được thống kê trong bảng các chỉ tiêu hình thái. Chỉ số đo (mm): SVL: Chiều dài mút mõm đến hậu môn; TaL: Chiều dài đuôi; TL: Tổng chiều dài cơ thể; Rel TL: Tỉ lệ chiều dài đuôi trên toàn bộ cơ thể; HL: Chiều dài đầu; HW: Chiều rộng đầu; ED: Chiều dài của mắt; SnL: Chiều dài mõm; EN: Khoảng cách từ mắt đến lỗ mũi; IND: Khoảng cách giữa hai lỗ mũi; IOD: Khoảng cách gian ổ mắt
  • 27. 18 Chỉ số đếm (vảy): ASR: Số vảy ở cổ; MSR: Số vảy ở giữa thân; PSR: Số vảy ở trước hậu môn; KAD: Số vảy có gờ ở cổ; KMD: Số vảy có gờ ở giữa thân; KPD: Số vảy có gờ ở trước hậu môn; PreVen: Số vảy trước vảy bụng; VEN: Số vảy bụng; SC: Số vảy dưới đuôi; ANA: Vảy hậu môn 1: đơn, 2: kép; Lor-r: Số vảy má (0 hoặc 1) ở bên phải ; Lor-l: Số vảy má (0 hoặc 1) ở bên trái; Lo touch-r: Vảy má tiếp xúc mắt ở bên phải; Lo touch-l: Vảy má tiếp xúc mắt ở bên trái; SL-r: Số vảy môi trên ở bên phải; SL-l: Số vảy môi trên ở bên trái; SL/Eye-r: Số vảy môi trên tiếp xúc mắt ở bên phải; SL/Eye-l: Số vảy môi trên tiếp xúc mắt ở bên trái; Smal SL-r: Vảy nhỏ nhất của môi trên ở bên phải; Smal SL-l: Vảy nhỏ nhất của môi trên ở bên trái; Larg SL-r: Vảy lớn nhất của môi trên ở bên phải; Larg SL-l: Vảy lớn nhất của môi trên ở bên trái; IL-r: Số vảy môi dưới ở bên phải; IL-l: Số vảy môi dưới ở bên trái; IL/1st childr: Số vảy môi dưới tiếp xúc vảy cằm phía trước ở bên phải; IL/1s child-l: Số vảy môi dưới tiếp xúc vảy cằm phía trước ở bên trái; PreOc-r: Số vảy trước mắt ở bên phải; PreOc-l: Số vảy trước mắt ở bên trái; PostOc-r: Số vảy sau mắt ở bên phải; PostOc-l: Số vảy sau mắt ở bên trái; ATem-r: Số vảy thái dương trước ở bên phải; ATem-l: Số vảy thái dương trước ở bên trái; PTem-r: Số vảy thái dương sau ở bên phải; Số vảy thái dương sau ở bên trái; Parab: Số vảy giữa vảy đỉnh. Màu sắc cơ thể; Bands: Số lượng các khoanh trên thân; Tail bands: Số lượng các khoanh trên đuôi; Tail venter: Màu sắc của mặt dưới đuôi; Bellycol: Màu sắc của bụng; Bellyspeck: Các vết đốm ở bụng.
  • 28. 19 Hình 2.2. Vị trí các vảy trên toàn cơ thể của loài rắn cạp nia [92] Chú thích: F= vảy trán; IF= vảy môi dưới; IN= vảy gian mũi; L= vảy má; LAT= vảy dưới của vảy thái dương trước; LPT= vảy dưới của vảy thái dương sau; M= vảy cằm; MPT= vảy giữa của vảy thái dương sau; N= vảy mũi; P= vảy đỉnh; PF= vảy trước trán; PO= vảy sau mắt; PP= vảy sau vảy đỉnh; PrO= vảy trước mắt; R= vảy mõm; SL= vảy môi trên; SO= vảy trên mắt, UAT= vảy trên của vảy thái dương trước; UPT= vảy trên của vảy thái dương sau; ACS= vảy cằm phía trước; PCS= vảy cằm phía sau; G= vảy sau cằm và S= vảy tiếp xúc với vảy môi dưới. 2.3.6. Phương pháp phân tích sinh học phân tử Lựa chọn đoạn gen nghiên cứu: Tham khảo tài liệu của Nguyễn và cs. (2017) [20], Chen và cs. (2021) [19] và kiểm tra các trình tự đã được giải mã trên Genbank, chúng tôi chọn một đoạn gen thuộc hệ gen ty thể cytochrome c oxidase subunit I (COI) để giải trình tự và so sánh. Tách chiết ADN tổng số: Tinh sạch, tách chiết ADN được thực hiện tại phòng thí nghiệm của phòng Bảo tồn thiên nhiên thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các mẫu cơ hoặc gan được tách chiết ADN tổng số sử dụng bộ Kit Dneasy Blood and Tissue (Qiagen, Đức). Quá trình tách chiết được tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phản ứng PCR được tiến hành với HotStarTaq mastermix (Qiagen). Tổng thể tích mỗi phản ứng PCR là 20 µl bao gồm: 2 µl
  • 29. 20 mỗi chiều mồi (10pmol/µl), 5 µl H2O, 10 µl Taq, 1-2 µl khuôn (tùy thuộc vào nồng độ AND trong dung dịch cuối cùng sau khi tách chiết). Điều kiện của phản ứng PCR: hoạt hóa Taq polymerase ở 95o C, 15 phút; 35 chu kỳ phản ứng ở 95o C trong 30 giây, 45o C trong 45 giây, 72o C trong 1 phút; bước kéo dài cuối cùng ở 72o C trong 5 phút. Đối với các mẫu có lượng AND thấp, sản phẩm của PCR lần 1 sẽ được sử dụng làm khuôn cho sản phẩm PCR lần 2. Cặp mồi sử dụng cho phản ứng nhân dòng đoạn gen COI có kích thước khoảng 700 bp được sử dụng dựa trên nghiên cứu Chen và cộng sự (2021) [19] có trình tự như sau: Tên mồi Trình tự Fish F1 5’-GACCTGTGATMTGAAAACCAYCGTTGT-3’ Fish R1 5’-CTTTGGTTTACAAGAACAATGCTTTA-3’ Bảng 2.2. Cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu quan hệ di truyền của giống Bungarus Sản phẩm PCR sau đó được kiểm tra trên Gel Agarose đệm TBE 1% ở 90V trong vòng 30 phút. Đối chứng âm sẽ được sử dụng cho mỗi lần PCR. Sản phẩm PCR sau đó được tinh sạch sử dụng Kit GeneJet PCR Purification (Thermo Fisher Scientific) và gửi đi giải trình tự hai chiều tại phòng thí nghiệm Hệ thống học và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. Kết quả giải trình tự được xác thực bằng công cụ BLAST trên Ngân hàng gen để tiến hành phân tích định loại. 2.3.7. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer và cs. 2001) để phân tích thống kê và so sánh một số chỉ số tương đồng và sai khác về hình thái giữa các quần thể và các loài trong cùng giống Bungarus. Mức độ sai khác của các đơn vị di truyền được xác định bằng cách: (1) ước tính sự sai khác về mặt di truyền của các trình tự thu được giữa các đơn vị phân loại được coi là có sai khác; (2) xây dựng cây phát sinh chủng loại. Khoảng cách di truyền giữa các đơn vị phân loại được tính toán bằng cách so sánh các số lượng khác biệt cố định và các đột biến chung, số lượng nu-clê-ô-tit (Nu) thay thế trung bình cũng như số lượng Nu thay thế thực tại từng vị trí.
  • 30. 21 Cây phát sinh chủng loại sẽ được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích hợp lý tối đa Maximum Likelihood (ML) có trong phần mềm Kakusan 4 và Treefinder. Mô hình tiến hóa của các trình tự sẽ được lựa chọn dựa trên tiêu chí thông tin Akaike (AIC) bằng cách so sánh các mô hình phân tích Kakusan. Phân tích mô phỏng phi thông số cung cấp độ tin cậy về thống kê cho các nhánh trong cây quan hệ di truyền dựa trên phân tích hợp lý tối đa trong phương pháp Bayesian inference (BI) bằng phần mềm MrBayes v3.2
  • 31. 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài của giống Bungarus ở Việt Nam 3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam Trên cơ sở phân tích mẫu vật và tham khảo tài liệu đã ghi nhận ở Việt Nam có 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus (Bảng 3.1). Hai loài B. bungaroides và B. multicinctus có ghi nhận nhận phân bố ở Việt Nam (theo Uzet, 2021), tuy nhiên nghiên cứu của Chen và cs. 2021 và quan điểm của Kuch và cs. 2005, cùng với kết quả nghiên cứu này cho rằng hai loài này không có phân bố ở Việt Nam. Loài B. bungaroides có ghi nhận phân bố tại Lào Cai và Điện Biên [65], [66]. Các nghiên cứu của Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58] cho rằng, loài B. bungaroides chỉ phân bố ở vùng núi cao phía bắc Myanmar và dãy núi cao Hymalaya là ranh giới của loài ngăn cách chúng vượt khỏi sườn phía nam. Đồng với quan điểm này Kuch và cs. 2005 cho rằng loài B. bungaroides không có ghi nhận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, Đỗ Thành Trung, 2009 và Luu Quang Vinh, 2017 lần lượt vẫn ghi nhận phân bố loài này ở Tủa Chùa, Điện Biên và Khu bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên, Lào Cai do không tham khảo các tài liệu Smith 1943, Leviton và cs. 2003, Kuch và cs. 2005 [65], [66], có thể mẫu vật nghiên cứu trong các nghiên cứu trên được định loài dựa trên các đặc điểm hình thái tương đồng với với loài B. multicinctus hoặc loài B. slowinskii do vùng phân bố trùng lặp của các loài này. Loài B. multicinctus được ghi nhận phân bố ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Nghiên cứu mới của Xie và cs. 2018 [21] dựa trên cơ sở di truyền của các mẫu vật từ Việt Nam và Trung Quốc đã khẳng định loài B. multicinctus không phân bố ở Việt Nam. Cũng theo kết quả của Chen và cs. 2021 [14] phân tích di truyền của nhóm mẫu vật đến từ Trung Quốc, các đoạn gen được tham khảo từ các tài liệu của Nguyen và cs. 2017 [20] và các đoạn gen có trên Genbank đã đưa ra kết quả loài B. multicinctus phân bố ở Việt Nam là loài B. “wanghaotingi” tuy nhiên, khi đối
  • 32. 23 chiếu với các kết quả phân tích hình thái kết hợp sai khác di truyền trong nhóm loài B. multicinctus ở Việt Nam mà Chen và cs. 2021 cho là loài B. “wanghaotingi” chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác trong hình thái, sự sai khác trong di truyền là rất thấp. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của Xie và cs. 2018 [21] nhận định loài B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi” không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus trước đây từng được ghi nhận ở Việt Nam được chuyển thành loài B. candidus. Các phát hiện mới: Ghi nhận phân bố mới của 3 loài bao gồm B. candidus tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Sơn La và B. fasciatus tại tỉnh Hà Giang Trong 04 loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam ghi nhận 01 loài B. slowinskii có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021) [77] ở bậc VU (Sẽ nguy cấp) TT Tên khoa học Tên tiếng việt Nguồn IUCN (2021) Đặc hữu 1 Bungarus candidus Rắn cạp nia nam M LC 2 Bungarus slowinskii Rắn cạp nia sông Hồng M VU 3 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong M LC 4 Bungarus flaviceps Rắn cạp nong đầu đỏ TLTK LC Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam 3.1.2. Đặc điểm hình thái các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam Trong phần này, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái của 4 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ghi nhận ở Việt Nam dựa trên các tài liệu thu thập và các số liệu đo đếm trực tiếp của mẫu vật mới thu thập, đồng thời so sánh sự sai khác với các công bố trước đây. Các dẫn liệu được cung cấp cho từng loài bao gồm: tên khoa học, tên tiếng Anh, tên Việt Nam, mẫu chuẩn, địa điểm thu mẫu chuẩn, đặc điểm nhận dạng chung của loài, số lượng mẫu vật nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu vật mới thu thập được, một số đặc điểm sinh thái học, phân bố tại Việt Nam và trên thế giới.
  • 33. 24 3.1.2.1. Bungarus candidus (Linnaeus, 1758) Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Blue Krait / Rắn cạp nia nam. Mẫu chuẩn: NRM 37 (trước đây là ZIUS 89) Địa điểm thu mẫu chuẩn: Ấn Độ Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus candidus phân biệt với các loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1205 mm; không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy bụng 209 – 226; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 20 – 47, đơn; mặt lưng màu đen, 14 – 25 khoanh trắng rộng ở thân, 4 – 10 khoanh ở đuôi, mút đuôi hơi nhọn; mặt bụng màu trắng. (Smith 1943 [67], Ziegler và cs. 2007 [78], Nguyễn và cs 2017 [20]) Mẫu vật nghiên cứu (n= 23): 02 mẫu cái (HN.2017.2, IEBR.2.7) thu tại Hà Nội; 02 mẫu đực (IEBR.2517, 2497) thu tại tỉnh Bắc Kạn; 01 mẫu đực (IEBR.BTL.2018.7) thu tại tỉnh Quảng Ninh; 04 mẫu cái (VNN.011010, 011013, 011014, 011015) và 02 mẫu đực (VNMN. 011012, IEBR.ML.01) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 02 mẫu cái (IEBR.CYS.05.2009 và TK.01) thu tại tỉnh Đắk Lăk, 01 mẫu cái (VN.2018.090) thu tại tỉnh Sơn La, 01 mẫu cái (VNMN.06973) thu tại tỉnh Kon Tum, 03 mẫu đực (VNMN.5588, 05589, 05590) thu tại tỉnh Bình Phước, 03 mẫu đực (DR.S.017, VNMN.06529, TAO.178) thu tại tỉnh Đắc Nông, 01 mẫu đực (IEBR.NT.2016.94) thu tại tỉnh Ninh Thuận, 01 mẫu đực (IEBR.KH.2019.95) thu tại tỉnh Khánh Hòa. Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 416-1650 mm, TaL 91- 480 mm, tỉ lệ TaL/TL 00.08-0.5 (♂) (n=13), 432-990 mm, 40-161 mm, TaL/TL 0.04-0.178 (♀) (n=10)); đầu hơi phân biệt rõ với cổ, dẹt; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ, con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mõm tròn, vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp ở phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước (hiếm khi 2); 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp
  • 34. 25 xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy thứ 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, sống lưng gồ cao, hàng vảy sống lưng rộng hơn hàng vảy bên, hình 6 cạnh; 214-243 (♂) hàng, 201-225 (♀) hàng vảy bụng, nhẵn; vảy trước huyệt nguyên; 34-52 (♂) hàng, 19-58 (♀) hàng vảy dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, thon, mút đuôi hơi nhọn, những vảy dưới đuôi xếp thành một hàng; Màu sắc khi sống: mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu đen và trắng xen kẽ, khoanh đen trên thân không phủ lên mặt bụng, khoanh trắng đầu tiên chiếm 0.5-8 hàng vảy trên sống lưng, giữa các khoanh trắng hi hữu xuất hiện các vết đốm đen; thân có 16-40 (♂), 18-39 (♀) khoanh trắng và trên đuôi có 5-13 (♂), 2-14 (♀) khoanh trắng; mặt bụng màu trắng vàng. Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập vào ban đêm trên nền đất tại các khu vực gần nơi có nước, sinh cảnh chủ yếu là rừng tre nứa, cây bụi hoặc các vùng canh tác nông nghiệp nơi có nguồn thức ăn là chuột, rắn nhỏ, thú nhỏ. Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.2) loài này phân bố ở Bà Rịa – Vũng Tàu [68], Đà Nẵng [79], Bình Phước, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế [2], Kiên Giang [80], Quảng Ngãi [81]. Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Singapore [3]. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên ghi nhận phân bố tại Khánh Hòa, Quảng Ninh. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận loài B. multicinctus ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định loại loài B. multicinctus ở Việt Nam là của loài B. candidus. Ghi chú: Với các đặc điểm hình thái bên ngoài được mô tả là loài B. candidus. Chúng tôi tiến hành so sánh với các mẫu vật được mô tả là loài B.
  • 35. 26 multicinctus và loài B. “wanghaotingi” trong Chen và cs. 2021. Kết quả cho thấy, các đặc điểm của các mẫu vật tại Việt Nam thuộc về loài B. candidus như: Màu sắc mặt bụng màu trắng, đến trắng kem, mặt dưới của đuôi có các chấm đen đến khoanh đen, các vảy hai bên đầu là màu nâu có viền trắng nhạt; Màu sắc đầu con non với hai bên thái dương đến sau đầu màu trắng đến nâu nhạt rõ rệt; Gai sinh dục dài và nhọn rõ. (Hình 3.2)
  • 36. 27 Hình 3.1. Rắn cạp nia nam/B. candidus: IEBR/NT.2016.94 Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng vảy giữa thân A B C D E
  • 37. 28 Hình 3.2 Các đặc điểm hình thái của B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi” và B. candidus Ghi chú: Ô màu xanh da trời: B. multicinctus; Màu đỏ loài B. “wanghaoti”; Màu xanh lá: B. candus Hình 3.3. Bản đồ phân bố loài B. candidus ở Việt Nam Ghi chú: Hình tròn đỏ ghi nhận mới.
  • 38. 29 3.1.2.2. Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly & Mebs, 2005 Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Red River Krait/ Rắn cạp nia sông hồng. Mẫu chuẩn: IEBR 1172 Địa điểm thu mẫu chuẩn: Vietnam, Yen Bai Province, Van Yen District, from a stream near Na Hau Commune, 21°46’N, 104°32’E, 540 m elevation Đặc điểm nhận dạng chung: Loài Bungarus slowinskii phân biệt với các loài khác bởi các đặc điểm sau: Kích thước trung bình, TL max 1237-1520 mm; không có vảy hố má; vảy thân: 15 – 15 – 15 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 225-230; vảy hậu môn đôi; vảy dưới đuôi 33-38, kép; mặt lưng màu đen, 31-38 khoanh trắng hẹp ở thân, 5-7 khoanh ở đuôi, mút đuôi cùn; 1 vạch màu sáng hình chữ V ngược chạy từ sau đầu đến sau hàm; mặt bụng xen kẽ giữa các khoanh màu kem và đen. (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin và cs. 2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82]) Mẫu vật nghiên cứu (n= 2): 02 mẫu đực IEBR.K233, 3906 thu tại tỉnh Thanh Hóa Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 1245-1365 mm, TaL 156-178 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.10-0.13, n=2 ở con đực); đầu lớn, phân biệt với cổ, rông ngang, dẹp trên dưới; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ; con ngươi hình bầu dục, dọc; vảy mõm tù, hơi lõm sâu về phía sau, vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước; 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy thứ 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy thứ 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy thứ 3-4 tiếp xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:15(17)-15-15 hàng, hàng vảy đốt sống to ra, không có sừng rõ rệt; 226-228 vảy bụng; vảy trước huyệt nguyên; 41- 42 hàng vảy kép dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, mút đuôi cùn; Màu sắc khi sống: một hình
  • 39. 30 chữ V ngược, hẹp, chạy từ sau đầu về hai bên gốc hàm, mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu đen xen kẽ với các khoanh sáng hẹp màu kem, khoanh đầu tiên chiếm 0,5 hàng vảy giữa sống lưng, được tạo bởi các vảy màu trắng kem với rìa màu đen; mặt bụng có các khoanh đen và trắng (kem) mở rộng từ phía thân; thân có 28-35 khoanh trắng và 5 khoanh trắng trên đuôi. Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập tại khu vực suối nhỏ trong khu vực rìa chân núi, nơi canh tác nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa với độ ẩm trung bình hàng năm là 87%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,70 C và lượng mưa trung bình hàng năm là 2107 mm. Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.4) loài này phân bố ở tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [4], Lào Cai, [22], Quảng Nam, [82], Thanh Hóa [83]. Trên Thế giới, ghi nhận phân bố ở Lào, Thái Lan [3], [82]. Ghi chú: Tuy là loài đã được ghi nhận tại Việt Nam từ năm 2005 nhưng nghiên cứu và số lượng mẫu vật của loài Bungarus slowinskii rất hạn chế. Cần có những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái cũng như di truyền phân tử để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các quần thể của loài này. So với các tài liệu trước đây của (Kuch và cs. 2005 [4], Kharin và cs. 2011 [6], Smith & Hauser 2019 [82]), nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm một số đặc điểm nhận dạng loài: Hàng vảy thân 15(17) – 15 – 15 hàng; 41- 42 hàng vảy đôi dưới đuôi, với mẫu vật IEBR. 3906 có sự sai khác ở 10 hàng vảy đuôi đầu sát với lỗ huyệt là vảy đơn, không chia, các hàng phía sau chia hai hàng; Ở mẫu vật IEBR. K233 số lượng khoanh hẹp trên thân chỉ có 28 khoanh.
  • 40. 31 Hình 3.4. Rắn cạp nia sông hồng/B. slowinskii: ♂IEBR/K233 Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng vảy giữa thân A B C D E
  • 41. 32 Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài B. slowinskii ở Việt Nam 3.1.2.3. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Banded Krait/Rắn cạp nong. Mẫu chuẩn: ZMB 2771-2 Địa điểm thu mẫu chuẩn: Mansoor Cottah, Bengal, India Đặc điểm nhận dạng chung: Loài B. fasciatus phân biệt với các loài khác bởi sự kết hợp các đặc điểm sau: Kích thước lớn, TL trung bình 1500, tuy nhiên có cá thể lên tới 2125 mm (Smith 1911); không có vảy má vảy má; vảy thân 15 hàng vảy, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 200 – 234 ở con đực, 216 ở con cái; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 23 – 39 ở con đực, 34 ở con cái, vảy đơn; mặt lưng màu đen, 23 – 28 khoanh vàng rộng ở thân, 3 – 5 khoanh ở đuôi, đuôi ngắn, mút đuôi tù; mặt bụng màu vàng. (Pope 1935 [84], Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58], Ziegler và cs. 2007 [78])
  • 42. 33 Mẫu vật nghiên cứu (n=10): 01 mẫu cái (IEBR.1487) thu tại tỉnh Thái Nguyên, 01 mẫu cái (IEBR.2490) thu tại tỉnh Lạng Sơn, 02 mẫu cái (VNMN.3551, 3803) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 01 mẫu đực (VNMN.07958) thu tại tỉnh Gia Lai, 01 mẫu đực (IEBR.ROM.3576); 01 mẫu đực (IEBR.1404) thu tại tỉnh Tây Ninh, 01 mẫu đực (IEBR.ML.2015.33) thu tại tỉnh Vĩnh Phúc, 01 mẫu đực (IEBR.1183) thu tại tỉnh Lào Cai, 01 mẫu đực (IEBR.4201) thu tại tỉnh Hà Giang. Mô tả đặc điểm hình thái: Kích thước lớn (SVL 925-1400 mm, TaL 98- 165 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.09-0.11, n=6 ở con đực; SVL 937-1485 mm, TaL 42- 143 mm, tỉ lệ TaL/TL 0.04-0.09, n=4 ở con cái); đầu lớn, phân biệt với cổ, rông ngang, dẹp trên dưới; cơ thể thon dài, hình trụ; mắt nhỏ; con ngươi hình bầu dục, dọc; mõm tù, hơi lõm; vảy mũi hình oval, rộng hơn cao, nhìn thấy được từ phía trên; vảy gian mũi nhỏ hơn vảy trước trán; vảy trước trán ngắn hơn vảy trán; vảy trán hình khiên, hẹp phía sau; vảy đỉnh lớn, dài hơn rộng; vảy lỗ mũi chia thành hai nửa; 1 vảy trước mắt, hẹp về phía ổ mắt, tiếp xúc với ổ mắt và không tiếp giáp vảy gian mũi; 2 vảy sau mắt; 1 vảy thái dương trước hiếm khi 2; 2 vảy thái dương sau; 7 vảy môi trên, vảy 1-2 tiếp xúc với lỗ mũi, vảy 2-3 tiếp xúc với vảy trước mắt, vảy 3-4 tiếp xúc với ổ mắt, vảy thứ 6 lớn nhất; 7 vảy môi dưới, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau, vảy 1-3 tiếp xúc với vảy cằm đầu tiên, vảy thứ 4 lớn nhất; vảy cằm trước lớn hơn vảy cằm sau; vảy thân:17(15)-15-15 hàng, hàng vảy đốt sống to ra, không có sừng rõ rệt; 216- 230 (♂), 218-330 (♀) vảy bụng; vảy huyệt nguyên; 32-37 (♂), 13-34 (♀) hàng vảy dưới đuôi, đuôi tương đối ngắn, mút đuôi cùn, những vảy dưới đuôi xếp thành một hàng; Màu sắc khi sống: một hình chữ V ngược màu vàng chạy từ sau đầu về hai bên gốc hàm, mặt trên của thân và đuôi có các khoanh rộng màu đen và vàng xen kẽ (khoanh đầu tiên chiếm 3-8 vảy giữa sống lưng) được tạo bởi các vảy màu vàng; khoanh đen và vàng mở rộng và nối liền với mặt bụng; thân có 19-22 (♂), 20-22 (♀) khoanh vàng và trên đuôi có 2-4 (♂), 1-3 (♀) khoanh vàng. Một số đặc điểm sinh thái học. Mẫu vật được thu thập vào ban đêm tại các khu vực trũng, hầu hết các mẫu vật ghi nhận tại các khu vực rừng cây bụi rìa chân núi, khu vực bị tác động thậm chí là cả các khu vực gần nơi canh tác
  • 43. 34 nông nghiệp của con người. Đây là loài rắn độc, với ưu thế về kích thước lớn, chúng có xu hướng sử dụng các loài rắn có kích thước nhỏ, lươn và cá là nguồn thức ăn. Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.6), loài này phân bố rộng gần như khắp cả nước: An Giang [85], Bà Rịa – Vũng Tàu [68], Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Tp Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Yên Bái (Nguyễn và cs. 2009) [2], Bình Định, [86], Điện Biên [65], Đồng Tháp [87], Hải Phòng [88], Khánh Hòa [80], Kon Tum [89], Ninh Thuận [90], Phú Yên [91], Quảng Ngãi [81], Tuyên Quang [75]. Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Ấn Độ, Brunei, Nê-pan, Mi-an-ma, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Singapore [3]. Trong nghiên cứu này, ghi nhận mới cho tỉnh Hà Giang. Ghi chú: Trong nghiên cứu này, kết quả của chúng tôi nhận thấy số lượng hàng vảy thân trên cổ ở các cá thể loài B. fasciatus ổn định với 9/10 mẫu vật có 17 hàng, riêng mẫu vật VMNM. 07958 (♂) thu tại VQG Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai và có 15 hàng; mẫu vật ghi nhận mới tại Tỉnh Hà Giang có các đặc điểm phù hợp với các mô tả của các tài liệu trước đây.
  • 44. 35 Hình 3.6. Rắn cạp nong/B. fasciatus: ♂ VMNN. 07958 Ghi chú: A: Mặt lưng; B: mặt bụng; C: Mặt bên đầu; D: Gai sinh dục; E: Hàng vảy giữa thân E A B C D
  • 45. 36 Hình 3.7 Bản đồ phân bố loài B. fasciatus ở Việt Nam Ghi chú: Hình tròn đỏ ghi nhận mới. 3.1.2.4. Bungarus flaviceps Reinhardt, 1843 Tên tiếng Anh/ Tên Việt Nam: Red-headed Krait / Rắn cạp nong đầu đỏ. Mẫu chuẩn: ZMUC R65301 Địa điểm thu mẫu chuẩn: Kenoko, Mt. Kinabalu, Sabah, Malaysia Đặc điểm nhận dạng chung: Loài B. flaviceps phân biệt với các loài khác bởi sự kết hợp các đặc điểm sau: Kích thước trung bình TL max 1850 mm, cơ thể mảnh khảnh; không có vảy má vảy má; vảy giữa thân 13 hàng, nhẵn, không có gờ; hàng vảy đốt sống to rõ; vảy vảy bụng 220 – 236 ở con đực, 193 – 217 ở con cái; vảy hậu môn đơn; vảy dưới đuôi 47 – 53 ở con đực, 42 – 54 ở con cái, đơn; mặt lưng màu đen với các sọc dọc nhỏ màu cam vàng, đầu và phần đuôi có màu cam vàng, mặt bụng màu vàng hoặc cam đôi khi có viền màu nâu;
  • 46. 37 đuôi dài, đầu đuôi thuôn nhọn. (Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58]) Mẫu vật nghiên cứu (Không) Một số đặc điểm sinh thái học. Các mẫu vật thường được tìm thấy vào ban đêm, dưới lớp lá mục, bên dưới các khúc gỗ tại các khu vực đồi núi thấp (khoảng 900m) tại rừng ẩm nhiệt đới [58]. Phân bố: Ở Việt Nam (Hình 3.7), loài này phân bố tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng (Nguyễn và cs. 2009) [2], Kon Tum [89]. Trên Thế giới ghi nhận phân bố tại: Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia [3]. Ghi chú: Campden-main 1970 [92], Leviton và cs. 2003 [58], Nguyễn và cs. 2009 [2] ghi nhận loài này tại các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại đây, không ghi nhận lại các mẫu vật của loài B. flaviceps ngoài tự nhiên. Chính vì vây, việc tiếp tục nghiên cứu và thu thập mẫu vật của loài này ngoài tự nhiên để đánh giá hiện trạng của loài này ở Việt Nam.
  • 47. 38 Hình 3.8 Bản đồ phân bố loài B. flaviceps ở Việt Nam
  • 48. 39 Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái các loài Bungarus trong nghiên cứu này B. multicinctus B. candidus B. slowinskii B. fasciatus ♂ (n=6) ♀(n=8) ♂ (n=10) ♀(n=5) ♂ (n=2) ♂ (n=6) ♀(n=4) SVL (mm) Min-Max TB 416-1245 9598 432-990 859.1 700-1448 1061.9 566-980 808.6 1245-1365 925-1400 1204.7 937-1485 1146.75 TaL (mm) Min-Max TB 112-480 203.2 82-150 15 5.4 91-200 139.4 40-161 93.2 156-178 98-165 131.0 42-143 93.75 TL (mm) Min-Max TB 752-1423 1163.0 526-1125 1104.5 791-1608 1203 636-1141 901.8 1423-1521 1048-1565 1335.7 1007-1605 1240.5 TaL/TL 0.15-0.34 0.13-0.16 0.12-0.124 0.06-0.14 0.10-0.13 0.09-0.11 0.04-0.09 SL L/R 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 SL/Eye L/R 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 3-4/3-4 PrO L/R 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1 1/1 PO L/R 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 L L/R 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 IL L/R 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 7/7 PT L/R 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 2/2 ASR 15 15 or 17 15 or 17 17 15 or 17 17 17 MSR 15 15 15 15 15 15 15 PSR 15 15 15 15 15 15 15 KAD 0 0 0 0 0 0 0 KMD 0 0 0 0 0 0 0
  • 49. 40 KPD 0 0 0 0 0 0 0 VEN 214-228 215-223 219-243 201-225 226-228 216-230 218-330 SC 41-52 Đơn 37-58 Đơn 43-78 Đơn 19-54 Đơn 41- 42 Đôi 32-37 Đơn 13-34 Đơn Cloacal Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn BD 29-40 38-39 16-26 18-28 28-35 19-22 20-22 BV 5-13 8-14 5-10 2-10 5 2-4 1-3
  • 50. 41 3.2. Khóa định loại các loài trong giống Bungarus ở Việt Nam. Khóa định loại đã được xây dựng dựa trên các mẫu vật nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu cập nhật [78]: Ia 15 hàng vảy quanh giữa thân …………………………….………… 2 Ib 13 hàng vảy quanh giữa thân …………………………… B. flaviceps 2a Hai hàng vảy dưới đuôi ………………...…….………. B. slowinskii 2b Một hàng vảy dưới đuôi …………………….……….…………… 3 3a Khoanh tròn trên thân màu vàng ………………………... B. fasciatus 3b Khoanh tròn trên thân màu trắng ……………………….. B. candidus 3.3. Đặc điểm phân tử vùng gen COI của quần thể và các loài Bungarus. 3.3.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam Tách chiết ADN tổng số nhằm mục đích thu nhận ADN ra khỏi cấu trúc tế bào. Điều quan trọng nhất là thu nhận được ADN ở trạng thái còn nguyên vẹn không bị phân hủy và không lẫn nhiều tạp chất để có nguồn nguyên liệu chất lượng tốt cho các thí nghiệm tiếp theo. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ Kit GeneJet PCR Purification (Thermo Fisher Scientific) để tách chiết ADN tổng số từ 09 mẫu cơ và gan của giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam (Bảng 3.2). Kết quả điện di kiểm tra ADN trên gel agarose 1% (Hình 3.8) cho thấy mỗi giếng chỉ cho một vạch băng duy nhất, các băng đậm, sắc nét thể hiện ADN đã tách chiết được. Kiểm tra hàm lượng và độ sạch của ADN tách được bằng phương pháp quang phổ trên máy NanoDrop 2000 thì các mẫu ADN được đo quang phổ hấp thụ ở dải bước sóng 260nm và 280nm. Tỉ lệ OD260nm/OD280nm của các mẫu dao động trong phạm vi cho phép từ 1,8 đến 2,0 (Bảng 3.2), điều này chứng tỏ các mẫu ADN tổng số tách chiết được đảm bảo độ tinh sạch để làm khuôn thực hiện phản ứng PCR với mồi đặc hiệu. Các mẫu ADN tổng số được pha loãng bằng H2O deion về hàm lượng 20 ng/µl để bảo quản và thực hiện phản ứng PCR
  • 51. 42 Hình 3.9. Kết quả điện di DNA tổng số 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam trên gel agarose 1% (các giếng từ 1-9 là thứ tự các mẫu tương ứng với số thứ tự trong bảng 3.2). Bảng 3.3. Độ sạch và hàm lượng ADN của 09 mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam STT Mẫu nghiên cứu Tên loài OD260nm OD280nm Độ sạch ADN (OD260nm/280nm) Hàm lượng ADN (ng/µl) 1 IEBR 4057 B. candidus 0,092 0,048 1,917 920 2 IEBR.KH 201695 B. candidus 0,083 0,044 1,886 830 3 IEBR.NT 201694 B. candidus 0,075 0,039 1,923 750 4 VNMN 011010 B. candidus 0,087 0,051 1,706 870 5 VNMN 011012 B. candidus 0,069 0,036 1,917 690 6 VNMN 011013 B. candidus 0,088 0,047 1,872 880 7 VNMN 011014 B. candidus 0,070 0,041 1,707 700 8 VNMN 011015 B. candidus 0,069 0,041 1,683 690 9 IEBR 3906 B. slowinskii 0,081 0,048 1,688 810
  • 52. 43 Bảng 3.4. Thông tin các trình tự gen sử dụng trong nghiên cứu STT Tên loài Số hiệu Genbank Số hiệu bảo tàng Địa điểm thu mẫu Tài liệu 1 Bungarus candidus KY769757 MVZ 258148 Virachey NP, Ratanakiri, Cambodia Nguyễn và cs. 2017 2 B. candidus KY769758 KIZ 100 Bu Gia Map NP, Binh Phuoc, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 3 B. candidus ‒ IEBR 4057 Bình Định Nghiên cứu này 4 B. candidus ‒ KH 201695 Cam Lâm, Khánh Hòa Nghiên cứu này 5 B. candidus ‒ NT 201694 VQG Núi Chúa, Ninh Thuận Nghiên cứu này 6 B. candidus ‒ VNMN 011010 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này 7 B. candidus ‒ VNMN 011012 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này 8 B. candidus ‒ VNMN 011013 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này 9 B. candidus ‒ VNMN 011014 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này 10 B. candidus ‒ VNMN 011015 Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu này 11 B. “wanghaotingi” MN165152 CIB104228 Nanning Zoo, Guangxi, China (locality uncertain) Chen và cs. 2021 12 B. multicinctus MN165153 CIB DL18090209 Wuyi Moutain, Fujian, China Chen và cs. 2021 13 B. multicinctus MN165154 CIB DL18090210 Wuyi Moutain, Fujian, China Chen và cs. 2021 14 B. multicinctus MN165151 CIB93923 Guangxi, China Chen và cs. 2021 15 B. multicinctus MN165150 SYNU R180305 Haikou, Hainan, China Chen và cs. 2021 16 B. multicinctus KP749805 RN0296 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 17 B. multicinctus KP749806 RN0304 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 18 B. multicinctus KP749814 RN0869 Taiwan, China Chen & Lin, 2015
  • 53. 44 19 B. multicinctus KP749815 RN0893 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 20 B. multicinctus KP749818 RN1073 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 21 B. multicinctus KP749820 RN1198 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 22 B. multicinctus KP749821 RN1231 Taiwan, China Chen & Lin, 2015 23 B. “wanghaotingi” MN165149 CIB104227 Beiliu, Guangxi, China Chen và cs. 2021 24 B. “wanghaotingi” MN165147 SYNU R170408 Bang Lang National Park, Yala, Thailand Chen và cs. 2021 25 B. “wanghaotingi” MN165158 CIB ML20170801 Menglun, Yunnan, China Chen và cs. 2021 26 B. “wanghaotingi” MN165157 CIB MLMY20170801 Mengla, Yunnan, China Chen và cs. 2021 27 B. “wanghaotingi” MN165159 JK20181101 Jinghong, Yunnan, China Chen và cs. 2021 28 B. candidus KY769759 KIZ 1326 Ta Kou NR, Binh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 29 B. candidus KY769760 ITBCZ 900 Nui Chua NP, Ninh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 30 B. candidus KY769761 ITBCZ 1040 Nui Chua NP, Ninh Thuan, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 31 B. candidus KY769762 HUS 300 Bach Ma NP, Thua Thien–Hue, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 32 B. fasciatus KY769766 MVZ226610 Tam Dao NP, Vinh Phuc, Vietnam Nguyễn và cs. 2017 33 B. magnimaculatus KY769768 CAS 210526 Alaungdaw Kathapa, Sagaing, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 34 B. magnimaculatus KY769769 CAS 210696 Sin Ma Taung, Magway, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 35 B. magnimaculatus KY769770 CAS 215445 Alaungdaw Kathapa, Sagaing, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 36 B. magnimaculatus KY769771 CAS 215958 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 37 B. magnimaculatus KY769772 CAS 215998 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 38 B. magnimaculatus KY769773 CAS 215999 Min Sone Taung, Mandalay, Myanmar Nguyễn và cs. 2017 39 B. suzhenae MN165155 CIB116088 Yingjiang, Yunnan, China Chen và cs. 2021
  • 54. 45 40 B. suzhenae MN165156 CIB116089 Yingjiang, Yunnan, China Chen và cs. 2021 41 B. slowinskii ‒ IEBR 3906 Xuân Liên, Thanh Hóa Nghiên cứu này 42 Naja atra DQ343648 No voucher China Yan và cs. 2008
  • 55. 46 3.3.2. Nhân bản trình tự ADN đích vùng gen COI mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam. Cặp mồi vùng gen COI đã nhân bản thành công ở nhiệt độ gắn mồi là 570 C cho 09 mẫu nghiên cứu. Sản phẩm PCR lần lượt có kích thước khoảng 670bp (Hình 3.9). Chất lượng của sản phẩm PCR được thể hiện khi điện di trên gel Agarose đệm TBE 1% các băng sáng đậm, đủ tiêu chuẩn để giải mã trình tự nucleotide cho các mẫu trong nghiên cứu. Hình 3.10. Sản phẩm PCR của 09 mẫu mẫu giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam phân tích với cặp mồi COI điện di trên gel agarose 1% (M: Marker phân tử 100bp; VQN1-9: ký hiệu mẫu) 3.3.3. Xác định trình tự nucleotide vùng gen COI của các loài trong giống Bungarus tại Việt Nam a. Trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus Sản phẩm PCR sau khi giải trình tự hai chiều với cặp mồi COI tại phòng thí nghiệm Hệ thống học và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. Kết quả giải trình tự được xác thực bằng công cụ BLAST trên Ngân hàng gen để tiến hành phân tích định loại 9/9 mẫu. Chúng tôi nhận thấy chiều dài đoạn gen COI của các mẫu 670bp khi chưa xử lý đoạn nhiễu. Kết quả này tương đối đồng đều giữa các mẫu và với kết quả điện di.
  • 56. 47 Hình 3.11. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp nia nam B. candidus Kết quả giải trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus (IEBR.4057) như sau: > COI. CACCTTATACCTACTCTTCGGAGCATGGTCTGGTCTAATCGGAG CCTGTCTAAGCATTTTAATACGCATAGAGTTAACCCAACCCGGC TCGCTTTTAGGAAGTGACCAAATCTTTAACGTACTAGTTACTGC CCACGCATTTATCATAATTTTCTTTATAGTCATACCAATCATAAT CGGAGGGTTTGGCAACTGACTTATCCCTTTAATAATCGGCGCCC CTGATATAGCCTTTCCACGAATAAACAATATAAGCTTCTGGCTC CTCCCACCAGCACTACTCCTTCTCCTATCCTCCTCTTATGTAGAA GCCGGTGCCGGCACAGGTTGAACAGTCTACCCGCCCCTATCGG GTAACCTAGTTCACTCAGGCCCATCAGTAGACTTAGCTATCTTC TCTCTACATTTAGCAGGAGCCTCCTCCATCCTAGGAGCAATCAA TTTTATTACAACATGCATTAATATAAAACCTAAATCAATACCAA TATTTAATATTCCATTATTCGTTTGATCAGTATTAATCACAGCCA
  • 57. 48 TTATACTTCTTCTAGCCCTACCAGTTCTAGCTGCCGCAGTTACAA TACTTTTAACCGATCGTAATCTCAATACATCCTTCTTTGACCCTT CTGGGGGAGGAGACCCGGTCCTATTCCAACACCTATTC b. Trình tự đoạn gen COI của loài B. slowinskii Sản phẩm PCR sau khi giải trình tự bởi phòng thí nghiệm Hệ thống học và tiến hoá động vật, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản với cặp mồi COI. Chúng tôi nhận thấy chiều dài đoạn gen COI của các mẫu 670bp khi chưa xử lý đoạn nhiễu. Kết quả này tương đối đồng đều giữa các mẫu và với kết quả điện di. Hình 3.12. Sơ đồ các peak trong giải trình tự vùng gen COI của loài Rắn cạp nia sông hồng B. slowinskii
  • 58. 49 Kết quả giải trình tự đoạn gen COI của loài B. slowinskii như sau: > COI. CACTCTGTACTTATTATTCGGGGCCTGATCAGGCCTGGTTGGAG CCTGTCTAAGCATCCTGATACGCATAGAACTAACCCAACCCGGA TCGCTATTTGGCAGTGACCAAATCTTCAATGTATTAGTTACCGC CCACGCATTCATCATAATCTTCTTCATAGTAATACCCATTATAAT TGGTGGTTTCGGCAACTGACTTATCCCTTTAATAATTGGAGCCC CAGATATAGCTTTTCCACGGATAAATAATATAAGCTTTTGACTC CTCCCACCAGCACTCTTTCTCCTCCTATCCTCCTCCTATGTAGAA GCCGGAGCCGGCACAGGATGAACAGTTTACCCGCCCCTATCGG GAAACCTGGTCCACTCGGGCCCATCAGTCGACTTAGCTATTTTC TCACTACATTTGGCAGGAGCCTCCTCCATCCTAGGGGCAATTAA CTTCATTACAACATGCATCAACATAAAACCTAAATCAATACCAA TATTCAACATCCCTTTATTCGTCTGATCGGTACTGATCACCGCTA TTATACTCCTACTTGCCCTACCAGTTCTGGCAGCCGCAGTCACC ATACTTTTAACTGACCGTAATCTCAACACATCCTTCTTCGACCCT TGTGGAGGAGGAGACCCAATTCTATTCCAACACCTATTC 3.3.4 Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại Việt Nam Tổng số 42 trình tự đoạn gen COI thuộc giống Bungarus có chiều dài 658 bp, trong đó 33 trình tự được tham khảo trên Genbank, 9 trình tự mới từ nghiên cứu này. Trong 658 bp, số vị trí bảo thủ là C=504/658, số vị trí đa dạng V=154/658, số vị trí đơn nhất là S=65/658. Tỉ lệ thành phần các loại Bazơ nitơ là T= 30,6; C=27,5; A=26,8; G=15,2. Loài Naja naja (DQ343648) (Yan và cs. 2008) được sử dụng làm nhóm ngoài phân tích. Cây quan hệ di truyền được được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích MrBayes có trong phần mềm Kakusan, giá trị -Lnl của mô hình là 2232,64700, tham số mô hình Gama là 0,146. Các loài thuộc giống Bungarus nằm trên cùng một nhánh của cây quan hệ di truyền, tách biệt hoàn toàn với nhánh ngoài (chỉ có loài Naja naja) với giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt tuyệt đối 100% (Hình 3.12). Trên nhánh cây quan hệ di truyền các loài thuộc giống Bungarus được
  • 59. 50 tách thành 4 phân nhánh A, B, C, D trong đó: Phân nhánh A gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B. candidus và B. multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh gần tuyệt đối (98/100). Phân nhánh B gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B. magnimaculatus và B. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao (87/100). Phân nhánh C gồm các trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định là B. fasciatus Phân nhánh D là trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định là B. slowinskii, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối. Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3: Nhóm A1: gồm các mẫu vật thu từ Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Vân Nam, Thừa Thiên Huế, Johor (Ma-lai-xi-a), Ratanakiri, Cambodia, Bình Phước, Yala (Thái Lan), Đài Loan, Phúc Kiến (Trung Quốc), Quảng Tây (Trung Quốc), Nê-pan, Pa-ki-xtan, khoảng cách di truyền từ 0,00% đến 2,60%. Trong đó nhóm mẫu vật được thuộc nhánh A1 có sai khác về di truyền từ 0,00-1,41% (Bảng 3.4). Nhóm A2 có sai khác di truyền trong khoảng 0,18%-1,63%. Nhóm A3 có sai khác di truyền trong khoảng 0,00-0,33%. Sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A2 khoảng 0,88-2.45%. Sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A3 khoảng 1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3 khoảng 0,88-1.79% (Bảng 3.4). Trong nghiên cứu của Chen và cs. 2021, nhóm tác giả cho rằng các mẫu vật có mã genbank gồm MN165149, MN165147, MN165158, MN165157, MN165159, KY769759, KY769760, KY769761, KY769762 được định danh là B. wanghaotingi và mẫu vật kí hiệu MN165148, KY769757, KY769758 được định danh là B. candidus. Kết quả nghiên cứu này có kết quả gần tương tự như của Chen và cs. 2021. Với nhóm mẫu vật ở nhánh A1 và A2, lý giải sự khác biệt của 2 nhóm này với nhóm A3 như sau: tuy có sự sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A2
  • 60. 51 khoảng 0,88-2.45%, nhóm A1 và A3 khoảng 1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3 khoảng 0,88-1.79%, việc định danh nhóm A1 và A2 là loài B. candidus và nhóm A3 là loài B. multicinctus là chưa thực sự tin tưởng do số lượng mẫu vật trong nghiên cứu còn ít, chưa đủ lớn và chỉ thực hiện trên một đoạn gen COI, tuy nhiên kết hợp với nghiên cứu của Xie và cs. 2017 [21] sử dụng 106 mẫu vật với trình tự Cyt b với cặp mồi L14910 / H16064 cho rằng các mẫu vật B. multicinctus thu thập được tại các địa điểm có vị trí từ phía Tây Nam và Nam Trung Quốc bao gồm Vân Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, Quảng Tây và Quảng Đông và loài Bungarus m. wanghaoti ở phía Tây Vân Nam là loài B. candidus. Nghiên cứu cũng cho rằng giới hạn cuối với loài B. multicinctus là ở phía Nam trong lãnh thổ của Trung Quốc và các mẫu vật được định danh là B. multicinctus ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar là loài B. candidus. Chính vì vậy, từ các dữ liệu hiện có chúng tôi đưa ra nhận định: Loài B. multicinctus không phân bố ở Việt Nam, các địa điểm trước đây ghi nhận loài B. multicinctus ở Việt Nam loài B. candidus. Nhóm A3 gồm các mẫu của loài B. multicinctus thu từ Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hải Nam có sai khác di truyền tương đối tách biệt với các mẫu vật còn lại.
  • 61. 52 Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus xây dựng trên mô hình BI Phân tích được thực hiện trên 1x107 thế hệ. Lấy mẫu sau 1000 thế hệ - ln Likelihood đạt mức độ ổn định sau 16000 thế hệ. Chiều dài nhánh thể hiện khoảng cách di truyền giữa các taxon. Giá trị của gốc nhánh được coi là đạt độ tin cậy khi ≥ 95%). Các số hiệu phía sau tên loài là số đăng kí trên GenBank hoặc kí hiệu thực địa. (xem Bảng 3.3.)
  • 62. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đã ghi nhận 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam. Loài B. slowinskii có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2021) [77] bậc VU. Bổ sung dữ liệu cập nhật các đặc điểm hình thái và phân bố của 3 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam, trong đó ghi nhận vùng phân bố mới của 03 loài gồm: B. candidus tại tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh, B. fasciatus tại tỉnh Hà Giang. Xây dựng khóa phân loại đến loài trong giống Bungarus tại Việt Nam gồm 04 loài với các đặc điểm hình thái rõ ràng. Cung cấp thêm 08 trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus và bổ sung lần đầu đoạn gen COI của loài B. slowinskii ở Việt Nam. Về quan hệ di truyền, các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam nằm trên 3 phân nhánh A, B, C, D trong đó: Phân nhánh A gồm các mẫu vật được xác định là B. candidus và B. multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt gần tuyệt đối (98/100). Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3  Nhóm A1 và A2 được xác định là B. candidus  Nhóm A3 được xác định là B. multicinctus và B. “wanghaotingi” nhưng không phân bố ở Việt Nam Phân nhánh B gồm các mẫu vật được xác định là B. magnimaculatus và B. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao (87/100). Phân nhánh C gồm các mẫu vật được xác định là B. fasciatus Phân nhánh D gồm các mẫu vật được xác định là B. slowinskii, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối Từ các dữ liệu hình thái kết hơp với di truyền phân tử kết hợp với các nghiên cứu gần đây của Xie và cs. 2018 và Chen và cs. 2021 [21, 14], nghiên cứu khẳng định loài B. multicinctus và loài B. wanghaotingi không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus ghi nhận trước đây ở Việt Nam được định loại là loài B. candidus. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định lại loài B. bungaroides
  • 63. 54 và loài B. wanghaotingi không phân bố ở Việt Nam. 2. Kiến nghị Tiếp tục những nghiên cứu khác về các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam, tập trung vào các vấn đề sau: Thu thập bổ sung mẫu vật để phân tích đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của các loài B. flaviceps ở ngoài tự nhiên và các loài khác trong giống để làm rõ hơn về mối quan hệ giữa các quần thể khác nhau trong cùng loài và khác loài trong giống. Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam để có thể phát triển thành công trong điều kiện nuôi nhốt nhằm hạn chế khai thác trực tiếp ngoài tự nhiên.