SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ QUỲNH
SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ QUỲNH
SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 8.31.04.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THU HƢƠNG
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Quỳnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ......................................................... 14
1.1. Khái niệm........................................................................................... 14
1.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở............... 16
1.3. Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS ................... 22
1.4. Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ...................................... 24
1.5.Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ... 29
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 33
2.1.Khách thể và địa bàn nghiên cứu........................................................ 33
2.2.Tổ chức nghiên cứu............................................................................. 37
2.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI
LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH........................................................................ 41
3.1. Đánh giá chung về thực trạng hài lòng của học sinh trung học cơ
sở với cha mẹ ............................................................................................ 41
3.2. Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ ..... 41
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với
cha mẹ........................................................................................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
THCS
SL
STT
Trung học cơ sở
Số lượng
Số thứ tự
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu.....................................................................33
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo .................................................................................39
Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động
học tập của con...............................................................................................................41
Bảng 3.2. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học
tập trên khía cạnh cảm xúc.............................................................................................43
Bảng 3.3. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học
tập trên khía cạnh hành vi ..............................................................................................44
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động
lưu với bạn bè của con ...................................................................................................46
Bảng 3.5. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh cảm xúc .....................................................47
Bảng 3.6. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh hành vi.......................................................48
Bảng 3.7. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với các sinh hoạt
của con trong gia đình....................................................................................................49
Bảng 3.8. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh cảm xúc..................................................................50
Bảng 3.9. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động
sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh hành vi ...................................................................52
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với nhóm học sinh 4 khối lớp
6-7-8-9............................................................................................................................53
Bảng 3.11. Những yếu tố thuộc về cha mẹ ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh
THCS với cha mẹ...........................................................................................................54
Bảng 3.12. Mong muốn của trẻ về sự thay đổi của cha mẹ để mối quan hệ cha mẹ và
con tốt hơn......................................................................................................................57
Bảng 3.13. Tự đánh giá của trẻ về sự điều chỉnh bản thân để mối quan hệ với cha
mẹ tốt đẹp hơn................................................................................................................58
Bảng 3.14. Tự đánh giá của trẻ về mối quan hệ với cha mẹ………………………….
66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu hiện hành vi ứng xử của cha mẹ với một số tình huống không
mong muốn trong học tập của con.................................................................................45
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của học sinh về phong cách của cha mẹ trong mối quan hệ
với con............................................................................................................................56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ một xã hội nào gia đình luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục con cái. Gia đình là môi trường giáo dục nếp sống, nhân cách
của trẻ, dấu ấn văn hóa gia đình để lại trong nhân cách mỗi đứa trẻ là vô cùng sâu
sắc và sẽ theo trẻ trọn cả cuộc đời. Trong gia đình, mối quan hệ đặc biệt giữa cha
mẹ với con cái nuôi dưỡng sự phát triển về thể chất, cảm xúc và xã hội của đứa trẻ.
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái diễn ra
tương đối phức tạp và khó tránh khỏi có những lúc cha mẹ không hài lòng về con
cái và ngược lại con cái cũng chưa hài lòng về cha mẹ của mình do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên - lứa tuổi học sinh trung
học cơ sở, trẻ em có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Mối quan hệ giữa trẻ với
cha mẹ trong lứa tuổi này cũng dần thay đổi. Đây là độ tuổi mặc dù chưa đủ sự
trưởng thành để đưa ra quyết định của mình, nhưng các em lại có mong muốn được
khẳng định cá tính của bản thân và mong muốn xây dựng một thế giới riêng mà các
em cho là đúng đắn và công bằng. Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu
của cha mẹ, chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha
mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Về phía các bậc cha mẹ, cũng gặp không ít những
khó khăn trong mối quan hệ, ứng xử với con cái xuất phát từ cách nhìn nhận của
người lớn đối với trẻ như chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý, nguyện
vọng, mong muốn…của các em.
Thực tế hiện nay, trong môi trường lao động của nền kinh tế thị trường nhiều
người lao động với áp lực của công việc từ nghề nghiệp mưu sinh cao, thời gian
dành cho công viêc nhiều cùng với gánh nặng công việc gia đình dẫn đến họ thường
xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, ít có thời gian quan tâm sát sao đến con cái. Điều
này, dẫn đến khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ và con cái dường như ngày
càng rộng ra, tuy sống trong một mái nhà nhưng không hiểu nhau, không tìm được
tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, không hài lòng về nhau…gây khó khăn
cho việc thực hiện tốt chức năng giáo dục của gia đình. Mặt khác, mối quan hệ giữa
cha mẹ với vị thành niên không đơn thuần là quan hệ theo một chiều theo cách mà
2
nhiều người thường vẫn hiểu và cho rằng con phải vâng lời cha mẹ một cách tuyệt
đối. Vị thành niên bây giờ có cách thể hiện những chính kiến, quan điểm theo cách
riêng của các em. Trong khi đó, nhiều cha mẹ chưa tìm được cho mình phương
pháp giáo dục, cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi của con. Có những gia đình, áp
dụng những biện pháp theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều. Có gia đình thì cha mẹ
quá dễ dãi, nuông chiều con cái. Lại có nhiều gia đình khắt khe, kiểm soát con quá
mức ... Những cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong nhiều trường hợp có thể
chưa khéo léo, chưa phù hợp dễ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí có thể dẫn đến xung
đột không đáng có. Rất cần ở cha mẹ sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển, đặc điểm
tâm sinh lý của con để tạo mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.
Và một thực tế nữa, chúng ta vẫn thường thấy phần lớn cha mẹ thường đòi
hỏi ở con mình phải làm hài lòng cha mẹ về mọi lĩnh vực từ học tâp, vui chơi, sinh
hoạt, cho đến mối quan hệ bạn bè …của con. Song có khi nào chúng ta đặt câu hỏi
sự quan tâm của cha mẹ có làm cho trẻ cảm thấy thực sự hài lòng? Con trẻ mong
muốn ở cha mẹ về cách quan tâm như thế nào với các vấn đề của con?
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái lứa tuổi thiếu niên đã và đang được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu theo những góc độ và khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của con cái
trong mối quan hệ với cha mẹ nói chung và sự hài lòng của con cái lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở với cha mẹ nói riêng từ góc độ tâm lý học còn khiêm tốn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Sự hài
lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng
Một trong những nghiên cứu lớn nhất thường được nhắc tới trong lĩnh vực sự
hài lòng về công việc, nghề nghiệp là những nghiên cứu của Hawthorn trong khoa
học quản lý được thực hiện bởi Elton Mayo vào những năm 20 – 30 của thế kỷ 19.
Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu tác động của sự hài lòng trong công
việc tới hiệu quả và năng suất lao động của công nhân, nó đã tìm ra một kết luận mà
3
người ta gọi là hiệu ứng Hawthorn rằng những thay đổi về điều kiện làm việc sẽ tác
động trực tiếp, tích cực đến năng suất lao động [dẫn theo 7, tr.12].
Nghiên cứu của hai tác giả William Pavot và Ed Diener: “Đánh giá sự hài
lòng với quy mô cuộc sống”, sự hài lòng với quy mô cuộc sống (SWLS) đã được
phát triển để đánh giá satis - phe nhóm với toàn bộ cuộc sống của người trả lời.
Thang đo không đánh giá sự hài lòng với các lĩnh vực cuộc sống như sức khỏe hoặc
tài chính nhưng cho phép các đối tượng hòa nhập và cân những miền này theo bất
cứ cách nào họ chọn. Dữ liệu chuẩn được trình bày đối với thang đo, cho thấy hiệu
lực hội tụ tốt với các thang đo khác và với các thang đo khác các loại đánh giá hạnh
phúc chủ quan. Sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá bởi SWLS cho thấy mức
độ ổn định theo thời gian (ví dụ: 0,54 trong 4 năm), nhưng SWLS có cho thấy đủ độ
nhạy để có giá trị tiềm năng để phát hiện sự thay đổi trong satis cuộc sống- phe
trong quá trình can thiệp lâm sàng. Hơn nữa, thang đo cho thấy sự phân biệt đối xử
- hiệu lực inant từ các biện pháp hạnh phúc tình cảm. SWLS được khuyến nghị như
một sự bổ sung cho các thang đo tập trung vào tâm lý học hoặc hạnh phúc cảm xúc
bởi vì nó đánh giá sự đánh giá có ý thức của một cá nhân về cuộc sống của người đó
bằng cách sử dụng tiêu chí riêng của người đó. [38, tr.164]
Từ năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài
lòng về cuộc sống, họ cho rằng đây là khái niệm có liên quan đến quá trình tự đánh
giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên quan
đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn.”(Johnson và Shin, 1978:478). Như vậy, đánh giá
về sự hài lòng sẽ phụ thuộc vào sự so sánh điều kiện, hoàn cảnh của một cá nhân
với tiêu chuẩn tự bản thân họ đưa ra và cho là phù hợp với bản thân họ. Quan điểm
này được vận dụng vào để xem xét về mức độ hài lòng với đời sống tinh thần trong
cuộc điều tra nghiên cứu này. Mức độ hài lòng này sẽ được chính người được hỏi tự
cảm nhận, đưa ra đánh giá dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn do họ tự đặt ra, chứ không
dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn đưa ra từ phía nhà nghiên cứu. [dẫn theo 12, tr.64]
Thực tế hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống
nói chung nhưng lại không nhiều các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về đời sống
tinh thần. Thông thường các nghiên cứu thường cố gắng hướng tới việc xây dựng
4
hay vận dụng các mô hình về sự hài lòng trong cuộc sống, trong đó cố gắng tìm
hiểu các biến số tác động đến sự thay đổi về mức độ hài lòng lòng của khách thể
nghiên cứu. Một trong các mô hình được sử dụng khá phổ biến là mô hình của
Campbell (1976). Ông đã đưa ra mô hình đề xuất tìm hiểu sự biến đổi của mức độ
hài lòng trong cuộc sống dưới tác động của 2 nhóm biến số. Nhóm thứ nhất là
những biến số nhân khẩu học như giới tính, tuổi, vị trí kinh tế xã hội, tình trạng hôn
nhân, số năm sống tại địa bàn. Nhóm thứ hai là những biến số thuộc về sự hài lòng
về những khía cạnh nổi bật của cuộc sống như công việc, sức khỏe, cuộc sống gia
đình, con cái, mối quan hệ bạn bè…Nhóm biến số thứ hai này một mặt chịu tác
động của nhóm biến số thứ nhất, đồng thời tác động đến biến phụ thuộc là sự hài
lòng về cuộc sống nói chung. [dẫn theo 12, tr.65]
Nghiên cứu của Renata Forste (năm 2008), đây là nghiên cứu tiến hành phân
tích số liệu điều tra xã hội năm 2002 tại 34 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này
tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phân công lao động theo giới trong gia đình và các
đặc điểm của cá nhân, gia đình và sự hài lòng về đời sống gia đình. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc tham gia vào chăm sóc con cái và làm việc nhà có ảnh hưởng
tích cực đến sự hài lòng của các thành viên trong gia đình. Những gia đình được xây
dựng và phân công vai trò giữa vợ và chồng theo mô hình truyền thống (người
chồng chịu trách nhiệm kiếm tiền, người vợ phụ trách con cái và việc nhà) có xu
hướng hài lòng với đời sống gia đình cao hơn so với những gia đình xây dựng theo
mô hình hiện đại. Sự hài lòng với gia đình cũng có xu hướng ảnh hưởng bởi mức độ
phát triển của các quốc gia. [dẫn theo 27, tr.82]
2.1.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa
tuổi vị thành niên với cha mẹ.
Mô hình của Randolph, Kangas, Roukamo (2009) cho rằng: sự hạnh phúc
nói chung (một cuộc sống có chất lượng) bao gồm những đánh giá tích cực về sự
hài lòng cuộc sống, và thiếu vắng các đánh giá tiêu cực về bản thân, gia đình,
trường học, bạn bè, môi trường sống. Trong đó, sự hạnh phúc ở trường học được
hiểu là mức độ thoả mãn của học sinh trên tổng thể các chiều kích như: cảm nhận
thỏa mãn về trường học nói chung (overall school satisfaction), bầu không khí
5
trường học (School climate), trí tuệ và sự phân nhóm học sinh (Intelligence and
ability grouping), thành quả học tập (academic achievement). [35, tr.79-93]
Trong nghiên cứu của Upton và cộng sự (2008) đã đưa ra một khái niệm về
chất lượng cuộc sống của trẻ em, theo đó, “chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng
với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm
sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế, và tâm lý”. [37, tr.895 - 913]
Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể đề cập đến nghiên cứu xuyên
văn hóa của các tác giả Murdock và cộng sự (1969). Những nhà nghiên cứu này đã
khảo sát quan hệ cha mẹ với con ở 186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu
những ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ - con đến sự hình thành nhân cách của con
như một cá nhân ở những nền văn hóa khác nhau. Theo đó, các tác giả phân loại
quan hệ cha mẹ với con thành bốn kiểu thái độ căn bản của cha mẹ đối với con, đó
là kiểu cha mẹ thông hiểu – quan hệ ấm áp và yêu thương, kiểu cha mẹ ghét bỏ và
hung tính, kiểu cha mẹ dửng dưng và phủ nhận; kiểu cha mẹ kiểm soát. [1]
Diana Baumrind (1971,1991) trong công trình nghiên cứu về quan hệ cha
mẹ với con ớ lứa tuổi vị thành niên, nêu ra bốn kiểu cha mẹ có liên quan với những
góc độ hành vi xã hội khác nhau của trẻ vị thành niên, đó là các kiểu độc đoán, uy
quyền, thờ ơ và nuông chiều. [22]
Nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ được thực hiện bởi Steinberg
và cộng sự (1994) cho thấy trẻ em có cha mẹ có phong cách thẩm quyền/dân chủ có
nhiều thẩm quyền hơn so với trẻ em đến từ các gia đình phong cách làm cha mẹ
khác ở lĩnh vực xã hội, cảm xúc và học tập. Trẻ em có cha mẹ độc đoán có mức độ
cảm nhận hạnh phúc thấp hơn so với các trẻ có cha mẹ ở phong cách giáo dục khác,
trong khi những trẻ có cha mẹ nuông chiều thì có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao
nhưng về thành tích học tập lại thấp. Steinberg và cộng sự phát hiện ra rằng trẻ em
bị cha mẹ bỏ bê/ phó mặc có mức thấp nhất trong mọi lĩnh vực. [34]
Các tác giả Zora Raboteg – Saric, Marija Sakic (2014) nghiên cứu trên 401
học sinh trung học đánh giá về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của người cha
và người mẹ đến tự đánh giá, sự hài lòng với cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc chủ
quan của trẻ vị thành niên cho thấy rằng: Trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có
6
phong cách giáo dục dân chủ và tự do có tự đánh giá và sự hài lòng cuộc sống cao
hơn những trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có phong cách giáo dục độc
đoán. [39]
Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về sự hài
lòng của trẻ em ở lứa tuổi học sinh chủ yếu tập trung nghiên cứu sự hài lòng của
học sinh về môi trường học đường và mức độ hài lòng của trẻ ở các lĩnh vực khác
nhau. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi vị thành niên, các nghiên cứu
thường đề cập đến những ảnh hưởng từ phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự
phát triển nhân cách của con.
2.2. Tại Việt Nam
2.2.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng
Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực sự hài lòng với
cuộc sống, và một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái được
chúng tôi ghi nhận trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này:
Báo cáo thường niên xã hội Việt Nam năm 2011: “Sự hài lòng về cuộc sống”
của tác giả Hoàng Bá Thịnh và nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Hà
Nội. Nghiên cứu đã xây dựng chỉ số đo lường mức độ hài lòng về cuộc sống phù
hợp với điều kiện của Việt Nam. Phân tích các chỉ số về sự hài lòng liên quan đến:
thu nhập, chi tiêu, mức sống, điều kiện nhà ở. Gợi ý về chính sách đối với các cấp
lãnh đạo. [28]
Nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam một số phát hiện
ban đầu ham ý và chính sách” của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Bài viết dựa trên nghiên
cứu “sự hài lòng với cuộc sống” năm 2011 của nhóm nghiên cứu thuộc đề án cấp
Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Việt Nam có
mức độ hài lòng cao nhất là ở các lĩnh vực: quan hệ cha mẹ - con cái; hôn nhân, gia
đình, con cái. Mức độ hài lòng thấp nhất thuộc các lĩnh vực chi tiêu, học vấn, thu
nhập, cơ sở hạ tầng.[25, tr.3]
Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong bài: “ Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình”,
đã sử dụng thang đo Likert cho điểm 5 bậc, trong đó 1 là hoàn không hài lòng, 5 là
hoàn toàn hài lòng. Những phân tích mức độ hài lòng với các khía cạnh của đời
7
sống gia đình (bao gồm: hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái) của người dân
ở cả miền Bắc và Nam là tương đối cao. Điều này nói lên rằng người dân Việt Nam
khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài lòng ở các khía cạnh gia đình được
người dân đánh giá cao hơn so với các khía cạnh khác như hài lòng về kinh tế, nghề
nghiệp, thu nhập, hay điều kiện sống của họ. [26]
Kết quả phân tích nghiên cứu “Sự hài lòng với hôn nhân và các yếu tố tác
động” của tác giả Nguyễn Hà Đông, đã cho thấy sự hài lòng với hôn nhân chịu tác
động của các yếu tố gồm sự hòa hợp về tình dục, sự hỗ trợ về tình cảm, việc thường
xuyên tổ chức các sự kiện đặc biệt, mức sống của hộ gia đình, nhóm nghề nghiệp
của cặp vợ chồng và nơi cư trú. [3, tr.3- 14]
Tác giả Dương Thị Thu Hương trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
mức độ hài lòng về đời sống tinh thần” đã cho thấy kết quả mặc dù sống ở một đất
nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng người dân Việt Nam không hề bi quan
và đánh giá thấp mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của họ. Họ vẫn biết cách
thỏa mãn và đạt được sự thỏa mãn nhất định về đời sống tinh thần trong bối cảnh xã
hội và điều kiện kinh tế của bản thân. [12, tr.74]
Tác giả Dương Thị Thu Hương và Hoàng Bá Thịnh trong nghiên cứu: “Sự
hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái và các yếu tố tác động”.
Bài viết đã phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan
hệ cha mẹ - con cái trong gia đình. Kết quả cho thấy tình trạng hôn nhân, giới tính,
kinh tế gia đình là những yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng về
hôn nhân của người trả lời; trong khi các yếu tố như tình trạng hôn nhân, số người
cư trú và số lượng tài sản có giá trị lại có tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ -
con cái trong gia đình. [13, tr.16 -26]
Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh trong bài viết: “Sự hài lòng về cuộc sống của
người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” đã
phân tích sự hài lòng về cuộc sống dưới các khía cạnh việc làm và mức sống, dựa
trên số liệu thuộc đề án “Sự hài lòng về cuộc sống” của Đại học quốc gia Hà Nội
năm 2011. Dữ liệu thu được cho thấy thái độ chủ quan về mức sống và nghề nghiệp
8
của người Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức” tương đối hài lòng”, với khá ít
những đánh giá quá tiêu cực. [7, tr.10]
2.2.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa
tuổi vị thành niên với cha mẹ
Tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ trong “Nghiên cứu sự hạnh
phúc ở trường học của học sinh Việt Nam: tiếp cận đánh giá đa chiều”, dựa trên
quan điểm của Randolph, Kangas & Ruokamo (2009), nghiên cứu có mục đích tìm
hiểu sự cảm nhận hạnh phúc về trường học nói chung cũng như những chiều kích cụ
thể được đánh giá bởi học sinh trung học cơ sở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ
công cụ SWB được xây dựng dựa trên nền tảng thang đo BE-scol (Guimard, Bacro
& Florin, 2013; Bacro & cs., 2014) dành cho học sinh từ 8-18 tuổi, gồm 39 câu
đánh giá sự hài lòng của học sinh trong nhiều chiều kích. Kết quả thu được bằng
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ 535 học sinh cho thấy: học sinh có cảm nhận
hạnh phúc về trường học ở mức trung bình. Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các
hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học. Các chiều kích
mà học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề an toàn trường học, sự lo lắng về học
tập (đánh giá học đường). Nghiên cứu gợi mở một cách tiếp cận đa chiều trong việc
đánh giá sự hạnh phúc ở trường học tại Việt Nam. [14, tr.15 - 35]
Tác giả Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên với “Nghiên cứu chất lượng
cuộc sống của trẻ em từ 6 – 11 tuổi qua tiếp cận tâm lý học”, nghiên cứu đã giải
quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng cuộc sống
của trẻ em dưới tiếp cận tâm lý học. Nghiên cứu đã chỉ ra “chất lượng cuộc sống
của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống của nó bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội và tâm lý”. Mặt kinh
tế chưa phải là yếu tố quan trọng trong nhận thức của trẻ khi trẻ đánh giá chất lượng
cuộc sống của mình. [11, tr.7]
Dựa trên số liệu cuộc điều tra về “Quan niệm, nhận thức về hôn nhân gia
đình của các thế hệ Việt Nam ở một số vùng đồng bằng sông Hồng” năm 2007-
2008, tác giả Lê Thi với đề tài Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái (2011)
đã tìm hiểu những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới
9
tác động của môi trường sống hiện đại. Cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử
phù hợp dựa trên việc giảng giải, thuyết phục khi con mắc lỗi. Tuy nhiên, khó khăn
chính của cha mẹ hiện nay là thiếu thời gian chăm sóc con do áp lực kiếm sống. Tác
giả cho rằng mối quan hệ ứng xử dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa cha
mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay. [24, tr.15 - 21]
Tác giả Nguyễn Phương Thảo (2013) với đề tài Ứng xử của cha mẹ đối với
con cái vị thành niên (Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã
đề cập đến ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con cái vị thành niên,
ứng xử của cha mẹ khi con mắc lỗi và những biện pháp cha mẹ thực hiện nhằm
quản lý những hành vi nguy cơ của con. Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa
cho thấy ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của trẻ mang tính tiêu cực
nhiều hơn tích cực. Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc
cá nhân, có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và đánh đòn, thậm chí là
đuổi con ra khỏi nhà. Không có nhiều cha mẹ có những hành vi ứng xử tích cực như
lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên nhủ, động viên con bằng những lời nói
nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý đối với những khuyết
điểm của con cái. Cha mẹ có những biện pháp tích cực và có thể xem là hiệu quả
nhằm ngăn ngừa hành vi nghiện chơi điện tử của con cái. Đối với nguy cơ chơi với
bạn xấu hoặc có quan hệ yêu đương sớm, cha mẹ mới dừng lại ở những lời dặn dò
mang tính máy móc và giáo điều, ít cha mẹ có sự gần gũi, tâm sự để hiểu và cho con
những lời khuyên phù hợp giúp con có hướng xử lý đúng đắn các mối quan hệ bạn
bè, tình yêu của con mình [23, tr. 63 - 68]
Cũng bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi vị thành niên, tác giả
Trần Thị Vân Anh và Hà Thị Minh Khương (2009) đã xem xét cảm nhận của trẻ về
mối quan hệ cha mẹ và con ở ba khía cạnh: vai trò của cha mẹ trong đời sống tình
cảm của con khi con vui, buồn và khi bất đồng với cha mẹ; cha mẹ và quan hệ bạn
bè của con; suy nghĩ của con về quan hệ với cha mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
khi có chuyện buồn, vui cũng như khi có chuyện bất đồng với cha mẹ, con luôn
chọn bạn để tâm sự. Cha và mẹ cũng được con lựa chọn, song họ có vai trò khác
10
nhau. Người mẹ có vị trí quan trọng, chỉ sau bạn bè khi con có chuyện buồn, người
cha, vì nhiều lí do, hầu như không bao giờ được con lựa chọn. [2, tr.16 - 22]
Tác giả Trần Thành Nam (2015) với nghiên cứu “ Mối liên hệ giữa phong
cách làm cha mẹ và biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc ở thanh thiếu niên” trên học
sinh Trường Giáo dưỡng. Kết quả cho thấy, phong cách, hành vi làm cha mẹ có ảnh
hưởng đến các rối loạn hành vi cảm xúc của thanh thiếu niên. Trong đó, phong cách
dễ dãi nuông chiều ảnh hưởng nhiều nhất và góp phần dự báo 7/8 nhóm rối loạn,
tiếp theo là phong cách làm cha mẹ độc đoán dự báo 5/8 nhóm rối loạn. Nghiên cứu
cũng chỉ ra một biến số nhân khẩu học cũng góp phần dự báo các rối loạn ở thanh
thiếu niên, bao gồm thu nhập và số anh chị em trong gia đình. [18, tr.47 - 61]
Tác giả Vũ Thị Khánh Linh (2007), trong nghiên cứu về thực trạng về phong
cách giáo dục của cha mẹ học sinh trường THCS đã chỉ ra 3 phong cách giáo dục
của cha mẹ, trong đó phong cách giáo dục chiềm ưu thế nhất là phong cách dân chủ
so với phong cách giáo dục độc đoán và phong cách giáo dục tự do; Có sự chênh
lệch giữa sự tự đánh giá của các cha mẹ về phong cách giáo dục của mình và nhận
định của học sinh về phong cách giáo dục của cha mẹ các em; Yếu tố độ tuổi, trình
độ văn hóa, nghề nghiệp của các cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến việc hình
thành ở họ những phong cách giáo dục khác nhau. [17, tr.17 - 23]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về sự hài lòng về cuộc sống của các tác
giả trong nước trước đây mới chỉ đề cập đến mức độ và các yếu tố tác động tới sự
hài lòng về cuộc sống ở những khía cạnh khác nhau, mà chưa quan tâm khai thác về
mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống, đặc biệt là sự hài lòng thể hiện trong
mối quan hệ giữa cha mẹ với học sinh THCS. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con
ở lứa tuổi thiếu niên, các tác giả chủ yếu đề cập đến vai trò giáo dục của cha mẹ với
con , phong cách giáo dục của cha mẹ, những ảnh hưởng của phong cách giáo dục
từ cha mẹ đến con mà chưa đề cập đến sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh
THCS trong mối quan hệ với cha mẹ.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phác họa bức
tranh khái quát về sự hài lòng về cuộc sống nói chung, về mối quan hệ cha mẹ với
con tuổi thiếu niên từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu cũng
11
chỉ ra được những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong cuộc sống,
những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ với con và sự tác động của quan
hệ đó với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung khai thác vấn đề biểu hiện sự hài
lòng của học sinh THCS với cha mẹ thể hiện trên các hoạt động chủ đạo của học
sinh (hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè, các hoạt động giao tiếp và
sinh hoạt của học sinh trong gia đình) và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
học sinh với cha mẹ trong các hoạt động trên.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng các biểu về sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS
trong mối quan hệ với cha mẹ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản để từ đó đưa ra khái niệm và các
biểu hiện sự hài lòng của học sinh lứa tuổi THCS với cha mẹ.
- Nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học
sinh THCS với cha mẹ.
- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS
trong mối quan hệ với cha mẹ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu biểu hiện sự hài lòng của
học sinh THCS với sự quan tâm của cha mẹ đối với hoạt động học tập, giao lưu bạn
bè và các sinh hoạt trong gia đình của con.
12
4.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và
trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4.2.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
315 em học sinh tại trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh và trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4.2.4. Giả thuyết khoa học
- Đa số học sinh THCS có mức độ hài lòng với cha mẹ ở mức cao.
- Sự hài lòng của học sinh với sự quan tâm của cha mẹ trong các lĩnh vực:
hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè và trong sinh hàng ngày ở gia đình
là không có sự chênh lệch nhiều.
- Có mối tương quan giữa sự quan tâm của cha mẹ với sự hài lòng của học
sinh THCS ở các hoạt động của các em.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ tâm lý học chuyên nghành là Tâm lý
học lứa tuổi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp thống kê toán học
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú hơn lý luận về sự hài
lòng nói chung và sự hài lòng trong mối quan hệ giữa con ở độ tuổi học sinh trung
học cơ sở với cha mẹ nói riêng. Chỉ ra những biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
13
Kết quả nghiên cứu làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ đồng thời đề xuất được một
số giải pháp tác động vào cha mẹ và học sinh nhằm xây dựng mối quan hệ phù hợp
giữa cha mẹ với trẻ lứa tuổi này.
Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho cha mẹ và con cái
xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ
1.1. Khái niệm
*Sự hài lòng
Theo tác giả Diener sự hài lòng là: “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc
sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta” [dẫn theo 7, tr10]
Năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài lòng
về cuộc sống. Các ông cho rằng đây là khái niệm liên quan đến quá trình tự đánh
giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên
quan đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn”. [dẫn theo 12, tr.64]
Sự hài lòng về cuộc sống của Sumner (1966) là "Đánh giá tích cực về điều
kiện của cuộc sống của bạn, một bản án mà ít nhất là trên sự cân bằng, nó sẽ chống
lại bạn tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng." [dẫn theo 36, tr. 26]
Andrew (1974) cho rằng sự hài lòng trong cuộc sống tượng trưng cho một
tiêu chí bao trùm hoặc kết quả cuối cùng kinh nghiệm của con người. Sự hài lòng
của cuộc sống là sự đánh giá tổng thể về cảm xúc và thái độ về cuộc sống của một
người tại một thời điểm cụ thể từ tiêu cực đến tích cực. [dẫn theo 36, tr. 26]
Theo Diener, Emmons, Larsen, & Griffen (1985): Sự hài lòng của cuộc sống
được đặc trưng, phù hợp với lý thuyết nhận thức, như Đánh giá nhận thức của cá
nhân về các so sánh dựa trên sự tương thích của họ điều kiện sống của riêng họ với
các tiêu chuẩn. [dẫn theo 36, tr. 26]
Sự hài lòng của cuộc sống được cho là có tiền đề trong lĩnh vực công việc,
lĩnh vực gia đình và đặc điểm tính cách Ruut Veenhoven (1993) đã tóm tắt tốt nhất
Sự hài lòng của cuộc sống; "Đời sống sự hài lòng là mức độ mà một người đánh giá
tích cực về chất lượng cuộc sống của anh ấy / cô ấy”. [dẫn theo 36, tr. 26]
Trong nghiên cứu gần đây tiến hành sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá
là mức độ của những cảm xúc tích cực có kinh nghiệm (Frish, 2006; như được trích
dẫn trong Simsek, 2011). [dẫn theo 36, tr. 26]
15
Ngoài ra, cần kể đến các khái niệm có liên quan hoặc gần với sự hài lòng
như là khái niệm cảm nhận hạnh phúc, hạnh phúc chủ quan, chất lượng cuộc sống:
Hạnh phúc chủ quan được Diener, 2000, định nghĩa như là sự đánh giá nhận
thức và tình cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao
gồm phản ứng cảm xúc với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự
hài lòng và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Vì vậy, theo Diener hạnh phúc chủ quan
là một khí niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, trạng thái cảm xúc tiêu
cực ở mức thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000).[dẫn theo 4]
Một tác giả khác là Keyes, 2002, định nghĩa về hạnh phúc chủ quan là sự
nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm
xúc, về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân. Theo cách hiểu của Keyes,
hạnh phúc (well – being) có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý,
hạnh phúc xã hội. tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý xã hội.
Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt những dấu hiệu biểu hiện những
trạng thái tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng những trạng thái
cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng cuộc sống nói chung.
Hạnh phúc tâm lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan
hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu chọn cuộc sống;
làm chủ môi trường xung quanh; tự chủ, người hạnh phúc về mặt tâm lý là người
hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin
bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có
thể làm chủ môi trường, làm thỏa mãn nhu cầu, làm chủ những quyết định của bản
thân.
Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và
với môi trường xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh giá
thông qua những tiêu chí mang tính chất cá nhân và riêng tư, thì hạnh phúc xã hội
được đánh giá qua những tiêu chí mang tính chất công khai và xã hội: sự gắn kết xã
hội; sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập xã hội; sự chấp nhận xã hội; và sự đóng
góp xã hội. Con người cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ cảm thấy sự vận
hành xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu được; xã hội có tiềm năng cho con người
16
phát triển; cảm thấy họ thuộc về và được cộng đồng chấp nhận; cảm thấy họ chấp
nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho xã hội.
[dẫn theo 4]
Theo Upton và cộng sự (2008): “Chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng với
mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống của nó bao
gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế và tâm lý”. [37, tr.895 - 913]
Từ việc tham khảo những khái niệm của các tác giả trên, trong đề tài này
theo chúng tôi: sự hài lòng là những phản ứng của con người được biểu hiện qua
những đánh giá tích cực, cảm xúc dương tính và hành vi ủng hộ với những tác động
của khách quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống của họ.
*Học sinh trung học cơ sở:
Học sinh trung học cơ sở bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tuổi đến 14,15
tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. [10, tr 28]
1.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên.
Đây là giai đoạn phát triển có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, được thể
hiện ở một số đặc điểm cơ bản như sau:
*Đặc điểm về giải phẫu sinh lý
Đây là lứa tuổi cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Ở giai
đoạn này chiều cao và trọng lượng cơ thể của trẻ tăng nhanh. Sự phát triển của hệ
xương không đồng đều, vì thế ở các em bộc lộ sự vụng về, lóng ngóng, không khéo
léo, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ các đồ vật...Điều đó đã gây cho các em tâm lý
khó chịu, không được thoải mái, nhất là khi có sự quan sát, nhận xét, đánh giá của
người lớn đối với các em.
Hệ thống tim mạch của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS cũng không cân đối
dẫn đến một số rói loạn tạm thời của hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, tim mạch đập
nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc.
Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng, thường
dẫn đến những rối loạn của hệ thần kinh. Vì vậy mà trẻ em ở lứa tuổi này dễ xúc
động, dễ bực tức, dẫn đến có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ. Hệ thần kinh của
17
trẻ chưa đạt độ vững vàng nên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh,
đơn điệu, kéo dài. Những kích thích kiểu này thường gây cho trẻ em tình trạng bị ức
chế, hoặc có thể bị kích động mạnh.
Điều đáng chú ý là lứa tuổi học sinh THCS còn là thời kì phát dục của con
người. Đó là hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh
hưởng của môi trường tự n hiên và môi trường xã hội, nhưng đối với trẻ em lần đầu
tiên xuất hiện hiện tượng này thì lại là vấn đề cần có sự chuẩn bị và cần được sự chỉ
dẫn giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là đối với các em gái.
*Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
Hoạt động học của học sinh THCS diễn ra theo phương thức học – hành, học
và hành gắn với nhau. Đây là bậc học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng
môn học có tính chuyên sâu. Nhờ vậy mà qua hoạt động học, từng bước học sinh có
được các khái niệm khoa học và bước đầu hiểu được nhận thức về tính quy luật của
các hiện tượng, sự vật, bước đầu hình thành được các chuẩn mực về tự nhiên, về xã
hội và về con người.
Về hoạt động học của học sinh THCS, có hai quan niệm khác nhau: Có quan
niệm cho rằng hoạt động học không còn là hoạt động chủ đạo, quan niệm khác cho
rằng hoạt động học và hoạt động giao tiếp nhóm là hai hoạt động chủ đạo của lứa
tuổi này. Theo chúng tôi, hoạt động giao tiếp nhóm là hoạt động chủ đạo của lứa
tuổi học sinh THCS, được dựa trên cơ sở của hoạt động cơ bản là hoạt động học. [8,
tr.41 - 43]
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, ở thời kì
đầu của lứa tuổi học sinh THCS chưa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học. Bắt đầu
ở lứa tuổi này cũng là bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất. Đối
với các em ý nghĩa của hoạt động học tập dần dần được xem như là hoạt động độc
lập hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy động cơ học tập của học sinh THCS có một cấu trúc phức tạp, trong đó các
động cơ xã hội khác nhau được kết hợp thành một khối (học tập để phục vụ xã hội,
để lao động tốt…). Những động cơ nhận thức và những động cơ riêng (ví dụ như
muốn có uy tín, có địa vị trong lớp…) liên quan với lòng mong muốn tiến bộ và
18
lòng tự trọng. Nhiều khi ta lại thấy có sự mâu thuẫn giữa sự mong muốn trao đổi tri
thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập, thái độ “phớt
đời” đối với điểm số.
Sở dĩ có tình trạng trên, là do các nguyên nhân: Do phản ứng độc đáo của lứa
tuổi này đối với thất bại trong học tập; do xung đột với giáo viên. Các em thường
hay xúc động mạnh khi thất bại trong học tập, nhưng lòng tự trọng thường làm các
em che dấu, thờ ơ, lãnh đạm đối với thành tích học tập. Nhiều lúc chúng ta thấy các
em thường nhắc bài cho nhau. Việc làm này của các em có nhiều động cơ khác
nhau. Nhưng các nhà tâm lý học đã xác nhận rằng, đó là động cơ thuộc về mặt nhận
thức, đạo đức của các em. Các em nhắc bài cho bạn là muốn giúp bạn, bởi vì các em
quan niệm, giúp bạn là giúp bằng mọi phương tiện. Có em nhắc bài cho bạn để tỏ rõ
sự hiểu biết của mình, muốn khoe khoang sự chăm chỉ học bài của mình.
Như vậy, động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó.
Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các
em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ biểu
hiện rất khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện:
-Trong thái độ học tập: Từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười
biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập.
- Trong sự hiểu biết chung: Từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh
vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển
rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.
- Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: Từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có
nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học
thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.
- Trong hứng thú học tập: Từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức
nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng
thú nhận thức, cho việc học hành hoàn toàn gò ép, bắt buộc. [10, tr 40 - 42]
19
*Đặc điểm giao tiếp của học sinh THCS
Giao tiếp của thiếu niên với người lớn: Ở tuổi thiếu niên cảm giác về sự
trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu
hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh.
Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn
người lớn quan hệ với mình một cách bình đẳng như người lớn, đó là sự tôn trọng
nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
Tuy nhiên, không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu cần thay
đổi kiểu quan hệ với các em. Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em
thì các em sẽ khởi xướng thay đổi mối quan hệ này. Nếu người lớn chống đối, sẽ
gây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình,
không vâng lời...Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em, mà không suy xét về
phía mình để thay đổi quan hệ với các em thì sự xung đột giữa các em với người lớn
kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này và biểu hiện ở trẻ những hành vi như: xa
lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, khó chịu một cách có ý thức với
những yêu cầu, những đánh giá, nhận xét của người lớn.
Tính độc lâp và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là
vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp giữa các em với người lớn.
Nhưng khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng
được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng,
tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. [10, tr.48-50]
Giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè:
Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm là một nhu cầu đặc trưng ở tuổi
thiếu niên.
Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn tuổi thiếu niên. Ở
thiếu niên hình thành những giá trị dễ hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối với
người lớn, ngay cả với những người thân chư bố, mẹ, anh, chị.
Quan hệ với bạn bè ở tuổi thiếu niên phức tạp, đa dạng và có nội dung hơn
học sinh nhỏ. Ở thiếu niên có phân biệt mức độ trong tình bạn: có thể chỉ đơn giản
20
là bạn cùng học, có thể là bạn thân, có thể là bạn riêng (chí thân). Sự giao tiếp với
bạn bè vượt ra ngoài giới hạn của học tập, ngoài phạm vi nhà trường.
Thiếu niên một mặt biểu hiện rõ khát vọng được giao tiếp, được hoạt động
chung với bạn cùng tuổi, mặt khác một khát vọng không kém mạnh mẽ nữa là được
bạn bè tôn trọng, công nhận. Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè, sự thiếu bạn thân
hoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được đánh giá như một
bi kịch của bản thân.
Những chuẩn mực quan trọng nhất trong “bộ luật tình bạn” của thiếu niên là
sự tôn trọng, bình đẳng, trung thành, giúp đỡ bạn, trung thực. Thiếu niên thích giao
tiếp và kết bạn với những bạn cùng lớp được mọi người tôn trọng, có uy tín và tiến
bộ rõ rệt về một mặt nào đó.
Trò chuyện để trao đổi tâm tư nguyện vọng giữ vị trí quan trọng trong giao
tiếp tuổi thiếu niên. Các em thường nói với nhau những tin tức cùng quan tâm, thảo
luận những biến cố thường xảy ra trong đời sống của lớp, những câu chuyện riêng
tư chỉ nói một cách bí mật như những ước mơ, những tình cảm lãng mạn, những
vấn đề kín liên quan đến sự phát dục…Vì thế tình bạn thân thiết giữa thiếu niên đòi
hỏi đôi bên phải cởi mở và hiểu nhau, tế nhị và vị tha, đồng cảm và biết giữ bí mật
cho nhau. [21, tr.102]
Một nét tâm lý đáng chú ý ở lứa tuổi này là quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ
đã thể hiện màu sắc của giới tính, giữa bạn nam và bạn nữ không còn hồn nhiên như
ở Tiểu học mà đã xuất hiện những rào cản tâm lý nhất định.
*Sự hình thành ý thức và tự ý thức của học sinh THCS
Sự tự ý thức ở lứa tuổi này được bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của
mình. Trong quá trình hình thành tự ý thức, ở học sinh THCS xuất hiện mâu thuẫn
giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân và kĩ năng chưa đầy đủ của các em trong việc phân
tích đúng đắn sự bộc lộ của bản thân mình.
Ý thức của các em được hình thành trong những điều kiện cụ thể và thông
qua các con đường như: con đường hoạt động, con đường lĩnh hội các yếu tố từ nền
văn hóa, từ ý thức xã hội, con đường tự giáo dục, tự ý thức trong quá trình thực hiện
các loại hình hoạt động trong cuộc sống và giao tiếp.
21
*Sự hình thành tình cảm ở học sinh THCS
Đời sống tình cảm của học sinh THCS phong phú và phức tạp hơn đời sống
tình cảm của học sinh tiểu học. Điểm dễ nhận thấy ở lứa tuổi này là các em dễ xúc
động, tình cảm dễ chuyển hóa, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Nhìn chung, các
em có tính bồng bột, sôi nổi, hăng say, dễ bị kích động. Đặc điểm này do ảnh hưởng
của sự phát dục và sự thay đổi của một số cơ quan nội tạng gây nên. Mặt khác có
thể do hoạt động của hệ thần kinh không cân bằng, thường là do quá trình hưng
phấn mạnh hơn ức chế khiến các em không thể kiềm chế nổi.
Dấu ấn đặc biệt trong đời sống tình cảm của học sinh THCS là ở các em đã
xuất hiện tình bạn khác giới, những rung cảm đầu đời của tình yêu. Lúc đầu, những
biểu hiện quan tâm đến bạn khác giới còn tản mạn và có vẻ như không ăn nhập gì
cả, như xô đẩy, trêu chọc các bạn gái làm cho bạn gái nhiều khi bực tức, không hài
lòng nhưng rồi các bạn gái cũng ý thức được động cơ của những hành vi đó và
không còn bực tức, giận dỗi các bạn trai nữa. Về sau những biểu hiện này được thay
đổi, mất đi tính trực tiếp, xuất hiện sự ngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát, và được
biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào tính cách của từng em. Cùng với tình bạn khác
giới, ở học sinh THCS còn xuất hiện các nhóm hỗn hợp (cả nam và nữ cùng trong
một nhóm bạn).
Điều đáng chú ý là tình cảm của học sinh THCS đã bắt đầu hình thành trên
cơ sở lí trí, có lí trí chi phối. Trong đời sống tình cảm của các em thì tình cảm đạo
đức, tình cảm bạn bè phát triển mạnh.[8, tr.48]
Tóm lại, tuổi học sinh THCS là thời kì cái “tôi” phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo
ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong sự
phát triển nhân cách của thiếu niên. Trong bước quá độ vươn lên làm người lớn, trong
quá trình hình thành và khẳng định cái “tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít
những khó khăn, trở ngại vượt qua. Ở đây ngoài sự trưởng thành của chính bản thân
mình, thiếu niên cần có sự hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả của người lớn và xã hội. Xã hội
và người lớn nói chung, giáo dục nói riêng cần có lòng tin, sự khích lệ, tạo một môi
trường thuận lợi để thiếu niên dần dần vượt qua những khó khăn, giải quyết mâu thuẫn
để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
22
1.3. Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS
Tác giả Lưu Song Hà đã dưa ra cách hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả
cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của
cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Những cách tác
động này có tác động đến con theo các cách khác nhau tùy thuộc vào sắc thái cảm
nhận và trải nghiệm của các em về chúng. [6, tr.17]
Khi tìm hiểu những yếu tố tâm lý, xã hội văn hóa nào đang tác động và tác
động như thế nào đến các mối quan hệ gia đình, Lê Thi (1998) đã bàn tới quan hệ cha
mẹ và con, đặc biệt là với lớp trẻ ở tuổi vị thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình.
Theo tác giả, quan hệ giữa cha mẹ và con là sự thông cảm, lắng nghe, thuyết phục lẫn
nhau, bằng lẽ phải, tình thương, họ quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những khó
khăn của nhau mà không phải tuyệt đối như chỉ có “trên bảo dưới vâng”. Có thể nói Lê
Thi đã đưa ra một quan niệm về quan hệ cha mẹ với con để định hướng cho một quan
hệ tốt đẹp mà mỗi gia đình cần hướng tới. [dẫn theo 6, tr.17]
Ứng xử của cha mẹ với con là toàn bộ nhận thức, tình cảm thể hiện qua thái
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, cách phản ứng của cha mẹ trong những tình
huống giao tiếp nhất định. [20, tr.60]
Từ những quan niệm trên, chúng tôi hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả
cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của
cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS thể hiện một số
điểm nổi bật như sau:
Quan hệ cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS không còn được gần gũi
như trước kia, hay xảy ra xung đột, đó là gia đoạn xung đột và đối lập tạm thời giữa
hai khuynh hướng độc lập và phụ thuộc ở trẻ. Sự quyến luyến quá mức chặt chẽ của
con đối với cha mẹ như thời nhi đồng đã không còn nữa, lúc này trẻ chỉ muốn thoát
khỏi sự quản giáo của cha mẹ để được độc lập, tuy nhiên nhiều lúc trẻ vẫn phải dựa
vào cha mẹ. Đây là giai đoạn mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc giáo dục
con. Tuy nhiên, không phải trong mọi gia đình quan hệ cha mẹ với con tuổi này đều
có những xung đột, căng thẳng. [15, tr.118]
23
Về mặt lý thuyết, những bậc cha mẹ tốt hiểu con của mình hơn bất kỳ một
người nào khác, thậm chí hơn cả bản thân đứa con. Chính vì cha mẹ quan sát chúng
hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời của chúng. Nhưng những sự thay đổi diễn
ra ở thiếu niên thường thay đổi quá nhanh dưới con mắt của cha mẹ. Đứa trẻ lớn lên
thay đổi, trong khi những bậc cha mẹ quá yêu con vẫn xem trẻ như là trẻ của mấy
năm về trước và những nhận xét về nó vẫn không có gì thay đổi. [15, tr.118]
Chỉ có thể hiểu thế giới bên trong của người khác khi kính trọng người đó,
tiếp nhận nó như là một thực tại độc lập nào đó. Những lời than thở phổ biến nhất
của thiếu niên về cha mẹ của mình là: “cha mẹ không lắng nghe con!”. Sự vội vã, sự
không muốn lắng nghe, không muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới
phức tạp của thiếu niên, không chịu nhìn nhận vấn đề bằng con mắt của con trai hay
con gái của mình, sự tin tưởng – tự mãn vào kinh nghiệm không thể sai của mình –
chính nó là nguyên nhân đầu tiên tạo ra hàng rào tâm lý giữa cha mẹ với con lứa
tuổi này. [15, tr.118]
Mối quan hệ cha mẹ với con cái vị thành niên là mối quan hệ tương tác, chứ
không hề đơn giản một chiều là cha mẹ đưa ra mệnh lệnh và con cái phục tùng. Con
cái cũng kỳ vọng ở cha mẹ những hành vi ứng xử theo mô hình cha mẹ lý tưởng và
luôn yêu cầu cha mẹ phải lý giải những căn nguyên cho những mệnh lệnh của họ
đối với con cái. Cha mẹ có thể cảm nhận những hành vi này như một sự chống đối.
Để đối phó với những sự không tuân thủ mệnh lệnh của mình đưa ra, cha mẹ có thể
gia tăng áp lực đối với con cái để con cái buộc phải vâng lời. Chính điều này, có thể
dẫn đến những xung đột, căng thẳng kéo dài giữa cha mẹ và con cái tuổi Vị thành
niên và đôi khi là bế tắc nếu cha mẹ không hiểu được đặc điểm phát triển nhận thức
và tư duy logic trong giai đoạn vị thành niên của con cái. Nguồn gốc của bạo lực
đối với con cái có thể xuất phát từ những xung đột này. [29]
Ứng xử của cha mẹ với con cái đóng một vai trò quan trọng đối với tự đánh
giá bản thân của con cái. Con cái càng có mức độ tự đánh giá bản thân cao khi bố
mẹ có ứng xử ấm áp, quan tâm, kiểm soát và ngược lại chúng sẽ có mức độ tự đánh
giá bản thân thấp khi có cha mẹ ít ấm áp, ít quan tâm, ít kiểm soát và có mức độ hà
khắc cao. [16, tr.35-40]
24
Trong nghiên cứu “Cách ứng xử của vị thành niên với cha mẹ trong quá trình
giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa” của hai tác giả Trương Thị Thu Thủy
và Trần Thị Thanh Loan. Cuộc khảo sát tại Bắc Ninh cho thấy phải chăng có bức
tường vô hình đã nảy sinh từ chính sự không đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng và
nhận thức, thái độ, hành vi giữa cha mẹ với trẻ vị thành niên trong xã hội hiện đại
này? Cha mẹ đặt nhiều hi vọng, mong ước vào con cái, ngược lại, trẻ vị thành niên
cũng ước muốn nhiều điều từ phía cha mẹ mình; nhưng giữa hai bên lại có ít điểm
giao nhau, không tìm được sự chia sẻ, thông cảm và đồng cảm với nhau, vì vậy,
mâu thuẫn và xung đột là không thể tránh khỏi. [30, tr.77-87]
Hầu hết trẻ vị thành niên ý thức được như thế nào là người con ngoan, song
trẻ cũng muốn được khẳng định “cái tôi” bản thân và được cha mẹ thừa nhận. Điều
này gây nên mâu thuẫn trong chính suy nghĩ và hành động của trẻ. Trẻ được dạy
rằng cãi lại cha mẹ là hư, nhưng trong vô vàn các tình huống giao tiếp thường xảy
ra, trẻ vẫn cãi để khẳng định cái lí của mình, và dường như, phần lớn những đứa trẻ
vị thành niên vẫn phải chịu thua uy quyền của cha mẹ bởi quan điểm “cá không ăn
muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. [30, tr.77-87]
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ với con
tuổi học sinh THCS với nét đặc trưng là sự cải tổ lại kiểu quan hệ người lớn – trẻ
con có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt
cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong giai đoạn tiếp
theo. Đặc trưng này xuất phát từ cả hai phía là cha mẹ và học sinh.
1.4.Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ
Từ những phân tích trên, trong đề tài này chúng tôi hiểu: Sự hài lòng của học
sinh THCS với cha mẹ là những phản ứng của các em được biểu hiện qua những
nhận thức và đánh giá tích cực, những xúc cảm dương tính, và hành vi đồng tình,
ủng hộ với sự quan tâm của cha mẹ đối với con trong các hoạt động cơ bản bao
gồm hoạt động học tập, giao lưu bạn bè và sinh hoạt ở gia đình.
Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ được thể hiện trên 3 dạng hoạt
động chủ đạo của học sinh THCS bao gồm: hoạt động học tập, giao lưu với bạn bè,
25
giao tiếp và sinh hoạt ở gia đình và sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ sẽ
được biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc, hành vi:
1.4.1. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh nhận thức
Trong hoạt động học tập: Lứa tuổi học sinh THCS đã đạt mức độ trưởng
thành đáng kể trong hoạt động học tập. Các em có hứng thú tìm hiểu nội dung kiến
thức, khát vọng muốn biết một cái gì đó và biết làm việc một cách thực sự. Chính
sự phát triển này đã kích thích học sinh THCS nảy sinh hoạt động học tập một cách
độc lập.
Đối với cha mẹ, việc học hành của con chiếm vị trí số một trong tất cả những
mối quan tâm của họ. Họ cho rằng, cha mẹ cần có trách nhiệm trong việc chọn
trường cho con học thêm, chọn nghề nghiệp tương lai cho con…
Với học sinh THCS, mặc dù các em ý thức được tầm quan trọng và sự cần
thiết của học tập cũng như vai trò của cha mẹ đối với hoạt động học tập của các em,
thế nhưng sự quan tâm, tác động của cha mẹ dành cho con thì trong suy nghĩ của
các em không phải lúc nào cha mẹ cũng làm đúng. Quan điểm về việc học của cha
mẹ và con có thể hoàn toàn khác nhau.
Trong quan hệ bạn bè: Ở giai đoạn vị thành niên, học sinh THCS nhận thức
khác với cha mẹ về cách chọn bạn chơi, kết bạn thân, cách giúp đỡ bạn. Cha mẹ thì
muốn con chơi với những bạn ngoan, học giỏi, gia đình nề nếp…Ngoài ra, quan
niệm về tình bạn khác giới, tình yêu của con cha mẹ cho rằng các con còn nhỏ chưa
đến tuổi để yêu và tìm mọi cách để cấm đoán thậm chí can thiệp một cách thô bạo.
Còn con thì cho rằng tình bạn khác giới, tình yêu đó là chuyện bình thường và là
chuyện riêng tư của con cha mẹ không nên can thiệp.
Sinh hoạt hàng ngày của học sinh THCS trong gia đình như cách sử dụng
quỹ thời gian, ăn mặc, trang điểm, đầu tóc, sử dụng các phương tiện giải trí …có
nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước, chẳng hạn như trẻ bắt đầu chú ý nhiều đến hình
dáng bên ngoài, có những biểu hiện không còn muốn thực hiện những yêu cầu và
quy định của cha mẹ đạt ra. Giữa cha mẹ và con cái cũng có thể không cùng quan
điểm trong lĩnh vực này như cha mẹ cho rằng các con cần phải ăn mặc lịch sự, kín
đáo, giản dị, không được quá ngắn…còn các con thì lại cho rằng quần áo thì phải
hợp mốt, muốn tự chọn, tự mua quần áo theo thẩm mỹ của mình.
26
1.4.2. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh cảm xúc
Cảm xúc là những rung động khác nhau của con người nảy sinh do sự thỏa
mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp
của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn,
hứng thú khuynh hướng, niềm tin và thói quen của cúng ta.[32, tr.177]
Theo từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện chủ biên, cảm xúc gồm 2 mặt
như sau:
- Những phản ứng sinh lý thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi,
nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa.
- Những phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ
chịu, khó chịu, vui sướng, buồn, khổ… [33, tr.43]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu cảm xúc là những rung cảm thể hiện thái độ
của con người với các sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhu cầu được thỏa mãn sẽ nảy sinh những cảm xúc tích
cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu
cực (âm tính).
Với sự quan tâm của cha mẹ về lĩnh vực học tập, quan hệ bạn bè của con và
các sinh hoạt khác của con trong gia đình những cảm xúc âm tính và dương tính đều
diễn ra ở trẻ lứa tuổi học sinh THCS. Khi cách quan tâm của cha mẹ phù hợp với
mong muốn của trẻ thì ở các em sẽ xuất hiện những cảm xúc dương tính trẻ cảm
thấy hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái…. Ngược lại, khi cha mẹ có những tác động
không theo mong muốn của trẻ, ở các em sẽ xuất hiện những cảm xúc âm tính khó
chịu, giận dữ, buồn bã, lo âu…
Trong nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà (2004): Cách ứng phó của vị
thành niên đối với những khó khăn trong gia đình. Kết quả cho thấy, khi gặp những
khó khăn trong gia đình dù ít hay nhiều, tất cả trẻ vị thành niên đều có xu hướng thể
hiện các kiểu ứng phó mang sắc thái tình cảm. Khi có những khó khăn trong gia
đình (bị cha mẹ đánh mắng oan, không được tin tưởng, bị cấm đoán…), điều trước
tiên là vị thành niên tìm kiếm chỗ dựa tình cảm nơi bạn bè, còn bố mẹ là nơi các em
tìm đến sau cùng. Cụ thể, các em cố gắng để các bạn hiểu mình hơn, các em kể với
27
bạn bè những cảm nghĩ của mình, nói với bố mẹ điều các em lo lắng. Ngoài ra khi
rơi vào tình huống này, bên ngoài trẻ vị thành niên ăn không ngon miệng, bên trong
các em cảm thấy buồn chán, lo lắng bất an. [5]
1.4.3. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh hành vi
Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS trong mối quan hệ với cha mẹ
được thể hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ và các tín hiệu phi ngôn ngữ. Một
số nghiên cứu đã cho thấy những biểu hiện của trẻ với cách ứng xử của cha mẹ:
Khi xem xét cách thức biểu hiện của nhóm ứng phó bằng hành động đối với
những tình huống khó khăn trong gia đình đã cho thấy: “ứng phó tích cực” và “lên
kế hoạch” là hai kiểu ứng phó mà trẻ vị thành niên thường ứng xử hơn cả và xu
hướng thay thế bằng những hành vi tiêu cực là cách ứng xử ít được các em sử dụng
nhất. [5]
Cách ứng xử dựa trên cơ sở người lớn thấu hiểu những thay đổi trong quá
trình phát triển thể chất và tâm lý của thiếu niên: cha mẹ có sự thay đổi nhận thức,
thái độ và hành vi phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em và hoàn cảnh cụ thể.
Trong cách ứng xử này, cha mẹ thường không cố chấp và cố giữ nguyên thái độ của
mình đối với trẻ nhỏ mà thường tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ. Giữa cha
mẹ và con có sự đồng cảm, hợp tác theo tinh thần dân chủ, đây là kiểu quan hệ cha
mẹ - người bạn. Kiểu quan hệ này giảm sự xung khắc, mâu thuẫn, có tác dụng tích
cực đối với sự phát triển của trẻ tuổi thiếu niên. [9, tr.180 - 182]
Trong một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2008), đã chỉ ra một số
hành vi của học sinh THCS với sự tác động của cha mẹ:
- Cha mẹ giảng giải, khuyên bảo, trách móc to tiếng; Con: Chỉ đáp lại những
tác động của cha mẹ một cách yếu ớt kèm theo cảm xúc uất ức, im lặng không cãi
lại dù đúng hay sai; có em chịu sửa chữa lỗi lầm nhưng có em vẫn tiếp tục.
- Cha mẹ áp dụng những biện pháp trừng phạt và kiểm soát con chặt chẽ
hoặc la mắng to tiếng khiến cho những người xung quanh để ý. Cha mẹ có cảm xúc
như tức giận vì con không nghe lời, than thân trách phận vì có con hư hỏng; Con thể
hiện sự không bằng lòng và giận dỗi qua nét mặt, gào thét, cãi lại để biểu hiện thái
độ không khuất phục, hoặc phớt lờ lời cha mẹ, cảm xúc uất ức tăng cao.
28
- Cha mẹ cấm đoán, phạt con không được đi đâu và làm gì hoặc cha mẹ có
hành vi thô bạo như đánh đập, chửi con thậm tệ…; Con có những hành vi chống lại
cha mẹ, bỏ ăn, bỏ nhà ra đi, từ chối không nói chuyện và tiếp xúc với cha mẹ với
cảm xúc tức giận và bị xúc phạm nặng nề. [19, tr.35-41]
Trong nghiên cứu này, biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ
ở khía cạnh hành vi chúng tôi tập trung vào những mẫu hành vi như sau:
Đối với hoạt động học tập, chúng tôi đề cập đến các hành vi:
- Không cho cha mẹ đưa đón khi đi học
- Giận dỗi khi cha mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của em
- Cãi lời cha mẹ khi cha mẹ ép em phải học giỏi những môn theo định hướng
của cha mẹ mà bản thân em không thích môn học đó.
- Lảng tránh, bỏ đi chỗ khác khi cha mẹ nói nhiều đến chuyện học hành và
định hướng nghề nghiệp của em
- Miễn cưỡng làm theo những yêu cầu của cha mẹ trong học tập
- Khóc vì cảm thấy mất tự do cha mẹ giám sát toàn bộ việc học của con
- Vùng vằng, không hợp tác khi cha mẹ lên kế hoạch học tập cho con
- Chống lại những yêu cầu của cha mẹ về việc học tập
Đối với hoạt động giao lưu với bạn bè, chúng tôi đề cập đến các hành vi:
- Nghe lời cha mẹ về việc chọn bạn chơi
- Vẫn chơi với những bạn mà cha mẹ không thích
- Giận dỗi, vùng vằng
- Cãi lời cha mẹ
- Nhịn ăn
- Bỏ nhà đi
- Khóc lóc
- Trốn cha mẹ đi chơi với bạn
- Không quan tâm đến lời cha mẹ
Đối với hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong gia đình của các em, chúng tôi
chọn các hành vi:
- Vui vẻ làm theo yêu cầu, chỉ bảo của cha mẹ
29
- Giận dỗi khi cha mẹ nhắc nhở, giao việc
- Mặc những trang phục cha mẹ không thích
- Làm đầu tóc theo ý thích của em
- Không tâm sự với cha mẹ khi có chuyện buồn
- Chỉ sinh hoạt theo nhu cầu và hứng thú của mình
- Hay thức khuya chơi game, sử dụng phương tiện giải trí không theo ý của
cha mẹ
1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ
1.5.1. Những yếu tố thuộc về cha mẹ
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ đóng vai trò là người
giáo dục, hướng dẫn, khuyên răn và yêu cầu con phải nghe lời dạy bảo của mình.
Chính vì vậy, cha mẹ là người tích cực chủ động hơn trong quan hệ với con. Tuy
nhiên, để thực hiện vai trò của mình thì ngoài ý nghĩa là người mang và đại diện cho
những chuẩn mực xã hội thì cha mẹ còn là những con người với tính cách, khí chất,
quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề riêng. Cho nên, mối quan hệ cha mẹ với con sẽ
chịu ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý đó của cha mẹ. Và sự hài lòng của con
cái trong mối quan hệ với cha mẹ cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này.
Kết quả của một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước cho thấy rằng, tuổi tác, kinh nghiệm, nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng
không nhỏ đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái. [6, tr30]
Xét về tuổi tác, khi con bước vào lứa tuổi thiếu niên thì phần lớn cha mẹ của
các em ở vào độ tuổi từ 35 đến 50. Đây là thời kỳ mà cha mẹ phát triển về mọi mặt
của tuổi trưởng thành. Đây là tiền đề giúp cha mẹ nuôi dạy con cho phù hợp với
những yêu cầu của xã hội để đáp ứng với các chức năng giáo dục con của cha mẹ.
Tuy nhiên, việc nuôi dạy con là một lĩnh vực không đơn giản, nó đòi hỏi cha
mẹ phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Như đã phân tích ở phần các đặc
điểm tâm lý của học sinh THCS, trẻ có những bước đột biến về tâm lý đòi hỏi cha
mẹ phải thay đổi cách ứng xử với con, xây dựng những quy tắc trong gia đình cho
phù hợp với sự phát triển của con. Thế nhưng, phần lớn các bậc cha mẹ tỏ ra thiếu
kinh nghiệm nuôi dạy con ở lứa tuổi này. Thường gặp nhất là cha mẹ vẫn duy trì
30
thái độ coi con còn bé bỏng, chưa muốn để con tự quyết định những việc phù hợp
với khả năng của các em. Do đó, kinh nghiệm dạy dỗ con lứa tuổi thiếu niên là nhân
tố quan trọng có ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ với con.
Về nghề nghiệp, 35 – 50 là tuổi chín muồi về tài năng, sự kết tinh trí tuệ, đã
có nghề nghiệp ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, điều này
đồng nghĩa với việc cha mẹ phải dành phần lớn thời gian dành cho công việc nên ít
có thời giờ quan tâm đến con.
Ngoài ra, từ một số các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về phong cách làm cha mẹ cũng cho thấy phong cách giáo dục của cha mẹ có
ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ với con đặc biệt là với con ở lứa
tuổi học sinh THCS.
1.5.2. Những yếu tố thuộc về con ở lứa tuổi học sinh THCS
Như chúng tôi đã trình bày ở phần đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS
có những biến đổi mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi của lứa tuổi này. Đây là những yếu
tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của các em trong mối quan hệ với cha mẹ.
Sự phát triển về mặt sinh lý của học sinh THCS: Dấu hiệu cơ bản để biết một
đứa trẻ đã trở thành một thiếu niên đó là hiện tượng dậy thì, là lứa tuổi chín muồi
giới tính. Đây cũng là giai đoạn trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất.
Sự phát triển về tâm lý với những nét điển hình trong cấu trúc tâm lý của trẻ
em vị thành niên:
- Giao tiếp với bạn bè là một hoạt động đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi học
sinh THCS, nhu cầu giao lưu bạn bè phát triển mạnh, quan hệ mở rộng ra nhiều.
- Xu hướng vươn lên làm người lớn, độc lập muốn được trân trọng và được
đối xử như người lớn. Đòi hỏi của các em là người lớn phải thừa nhận “tính người
lớn” của mình. Nếu không được đáp ứng điều này, các em sẽ phản kháng rất quyết
liệt. Các em có nhu cầu khẳng định mình, khẳng định cái tôi và muốn được tôn
trọng. Các em muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, tính độc lập tăng cao trong
khi cha mẹ vẫn coi các em là trẻ con, muốn áp đặt những yêu cầu, mong muốn của
mình. Do vậy ở các em thường nảy sinh ý thức chống đối lại những ý muốn của cha
mẹ. Tuy nhiên, trẻ lại có một đặc điểm là vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn,
31
vừa có tính độc lập, vừa có tính ỷ lại, và trong nội tâm của trẻ luôn có sự mâu thuẫn
phức tạp…Về mặt xã hội, sự phát triển của các em chưa tương thích với sự phát
triển về tâm lý, sinh lý. Các em còn thiếu kinh nghiệm xã hội, khả năng tự kiềm
chế, tự kiểm soát, ứng xử và đưa ra quyết định còn yếu dễ dẫn đến những hành vi
sai lầm.
- Một yếu tố quan trọng tác động đến mối quan hệ cha mẹ - con cái vị thành
niên đó là sự tăng dần tính độc lập của trẻ. Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của sự
độc lập ở vị thành niên là độc trong cảm xúc, khả năng dứt bỏ sự phụ thuộc như hồi
bé vào cha mẹ. Sự tìm kiếm độc lập và tinh thần trách nhiệm của trẻ vị thành niên
đã tạo ra câu hỏi hóc búa và xung đột đối với nhiều bậc cha mẹ. Cha mẹ bắt đầu
thấy con cái tuột khỏi vòng kiểm soát của mình và thông thường họ muốn quản lý
con cái gắt gao hơn nữa. Kết quả là giữa cha mẹ và con cái xuất hiện sự tranh cãi,
cảm xúc giận giữ của cả hai phía. [29, tr.97 -108]
Sự độc lập tăng cao vốn là đặc thù của trẻ vị thành niên thường bị cha mẹ
gắn cho nhãn hiệu là kẻ bất trị, kẻ nổi loạn trong khi khuynh hướng độc lập của trẻ
vị thành niên có liên quan rất ít tới cảm nghĩ của chúng về cha mẹ. Những cha mẹ
hiểu tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên thường dung hòa mong muốn độc lập của con
bằng cách đối xử với chúng như đối với người trưởng thành và tạo điều kiện cho
chúng tham gia vào các quyết định chung cảu gia đình, trong khi các cha mẹ khác
có thể áp đặt hình thức độc đoán, áp đặt con phải nghe theo các mệnh lệnh và ý
muốn của mình. Trong nghiên cứu về sự thích nghi của trẻ đối với sự kiểm soát của
cha mẹ, Keener và Boykin (1996) đã chỉ ra rằng sự thích nghi của trẻ phụ thuộc vào
cách quản lý của cha mẹ. Quản lý kiểu khống chế tâm lý và áp đặt hành động của
con cái thường gắn liền với khả năng hòa nhập chậm của con. Cha mẹ nhận biết
những hành động của con, cố gắng điều khiển xu hướng lệch lạc của chúng một
cách không quá khắc nghiệt sẽ giúp chúng phát triển khả năng xử lý tình huống tốt
hơn. [29]
- Hình thành năng lực tự ý thức (biết tự ý thức – tự đánh giá, hình thành sự tự
đánh giá và hành động ý chý với những kế hoạch cụ thể)
32
Các yếu tố như đặc điểm giới tính của lứa tuổi học sinh THCS; sự thay đổi
về điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em; sự hiếu kỳ, tò mò, mong muốn
khám phá cái mới, chấp nhận nguy hiểm…của lứa tuổi này cũng ảnh hưởng đến sự
hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ.
Tóm lại, trên đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của học
sinh THCS với cha mẹ. Ngoài ra, còn có rất nhiều các yếu tố khác như: Đặc điểm
tính cách, khí chất của cha mẹ và con cái, bầu không khí tâm lý gia đình, truyền
thống gia đình… cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ.
Tiểu kết chƣơng 1
Vấn đề sự hài lòng về cuộc sống trong những năm gần đây được các nhà tâm
lý quan tâm nghiên cứu.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ “trẻ con” sang “người
lớn”. Ở gia đoạn này trẻ có nhiều đặc điểm phát triển đặc biệt cả về tâm lý và sinh
lý.
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi học sinh THCS đã và đang được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Nghiên cứu này tập
trung vào sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở trong mối quan hệ với cha mẹ
thông qua các hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em bao gồm hoạt động học tập,
giao lưu bạn bè và sinh hoạt của các em ở gia đình.
Sự hài lòng của học sinh THCS với sự quan tâm của cha mẹ được biểu hiện
qua các mặt: nhận thức, cảm xúc và hành vi của học sinh THCS.
Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của con lứa tuổi học sinh
THCS với cha mẹ là nhóm các yếu tố về phía cha mẹ và nhóm các yếu tố về phía
con cái lứa tuổi học sinh THCS.
33
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể chúng tôi lựa chọn để điều tra xác định thực trạng sự hài lòng của
học sinh THCS với cha mẹ là 315 em học sinh ở các lớp 6,7,8,9 thuộc hai trường
THCS. Trong đó: Chúng tôi chọn 158 em học sinh trường THCS Phước Ninh và
157 em học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo. Đặc điểm khách thể được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Đặc điểm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%)
Khối lớp
Lớp 6 76 24,1
Lớp 7 79 25,1
Lớp 8 79 25,1
Lớp 9 81 25,7
Trường
THCS Phước
Ninh
158 50,2
THCS Trần Hưng
Đạo
157 49,8
Giới tính Nam 161 51,1
Nữ 154 48,9
Kết quả học tập
Trung bình 28 8,9
Tiên tiến 110 34,9
Giỏi – Xuất sắc 177 56,2
Số anh/chị/em
trong gia đình
Một 41 13,0
Hai 222 70,5
Ba trở lên 52 16,5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
34
Nghề nghiệp của cha: công nhân, nông dân và buôn bán kinh doanh…là
những nghề chiếm tỷ lệ cao.
Nghề của mẹ: đa số làm kinh doanh buôn bán, công nhân, nội trợ, giáo viên,
nông dân…
2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Phước Ninh, nằm trên địa bàn thuộc ấp Bàu Dài, xã Phước
Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây, gia đình của các em học
sinh chủ yếu là làm nông nghiệp và làm công nhân, một số gia đình làm nghề buôn
bán và số ít là cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Trong những năm qua, trường đã không nhừng phát triển về quy mô cũng
như chất lượng giáo dục. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã và đang trưởng thành
đi khắp nơi để làm việc. Có thể nói nhờ ngôi trường mà trình độ dân trí cả vùng
được nâng lên một tầm cao mới. Sau đây là một số nét về nhà trường:
Tiền thân của trường là trường Tiểu học Phước Ninh A, đến năm 1997
trường mới chính thức hình thành và mang tên là trường THCS Phước Ninh cho
đến ngày nay. HIệu trưởng lúc đó là cô Lâm Ngọc Ánh, từ tháng 07/2007 đến
11/2009 là thầy Võ Minh Vũ. Từ tháng 11/2009 đến ngày 08/01/2014 là cô Lê Thị
Tý, từ ngày 09/01/2014 đến nay là thầy Lê Văn Trễ.
Về cơ sở vật chất: Khi mới hình thành nhà trường chỉ có 6 phòng học cấp 4
cũ kỹ. Qua những năm tháng , được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của ngành,
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh, những
người có tâm huyết với nhà trường và bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo
nhà trường, các thế hệ thầy cô và các thế hệ học sinh, trường đã có những thay đổi
rất lớn. Hiện nay bộ mặt của nhà trường được khang trang, với 16 phòng học, 07
phòng học bộ môn, có phòng làm việc riêng của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và
các bộ phận, thư viện đọc sách rộng rãi thoáng mát, có 01 phòng hội đồng, 01
phòng truyền thống và 01 phòng Đoàn – Đội mới. Trường cũng có 02 phòng kho và
02 phòng nghỉ cho giáo viên ở xa.
Về quy mô số lớp và học sinh: Lúc đầu mới hình thành thì số lượng học sinh
rất ít. Nhưng bắt đầu từ năm 1999 trở lại đây thì số lượng học sinh không ngừng
35
tăng lên. Hiện nay(năm học 2018 – 2019), trường có tổng cộng 11 lớp với tổng số
425 học sinh.
Chất lượng giáo dục: Với truyền thống “con nhà nghèo, chăm học, phấn đấu
học giỏi” mặc dù là một trường xa xôi, cách trở, gặp không ít khó khăn, nhưng chất
lượng giáo dục cũng khá cao. Trong năm học qua trường đã có học sinh đạt giải học
sinh giỏi cấp huyện và học sinh giỏi cấp tỉnh. Phong trào Hội khỏe Phù Đổng là mặt
mạnh của nhà trường. Hàng năm trường đều có học sinh đạt huy chương vàng ở Đại
hội này.
Về chất lương đội ngũ giáo viên: Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường, qua
bao thế hệ đều có tay nghề vững vàng, tận tâm với học sinh, luôn yêu nghề, mến trẻ.
Các thầy cô giáo không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Hiện nay, nhà trường có 36 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có hơn một nửa
giáo viên đã học xong đại học, tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo
viên đạt trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 70,4%. Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo
viên đủ bề dày kinh nghiệm để đảm đương nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Tập thể Hội đồng sư phạm trường và tập thể học sinh đã quyết tâm ra sức
Thi đua dạy tốt học tốt, Ngày 24/5/2015 trường long trọng tổ chức Lễ đón nhận
Bằng công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 782/QĐ-UBND,
ngày 15/4/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Nhà trường quyết tâm khắc phục những gì còn hạn chế, không ngừng phấn
đấu để thực hiện tốt sự nghiệp trồng người trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Trường THCS Trần Hương Đạo, nằm trên đường 30/4 thuộc khu phố 4,
phường II, thành phố Tây Ninh. Đây là khu vực trung tâm thành phố Tây Ninh, đa
số học sinh là con em trong các gia đình cha mẹ làm nghề buôn bán, làm công nhân,
một số là cán bộ công chức nhà nước, và một số làm nghề tự do. Nhìn chung đây là
địa bàn mà gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khá giả hơn so với các vùng khác
trong tỉnh.
Trường THCS Trần Hưng Đạo tiền thân là trường THCS Phường II được
thành lập năm 2001 theo quyết định số: 37/QĐ – UBND tỉnh Tây Ninh, ngày
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ
Luận văn:  Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ

More Related Content

What's hot

ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcNguynNgcChnFPLHCM
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcLuận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...hieu anh
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019hanhha12
 

What's hot (20)

Lựa Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Lựa Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcLựa Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Lựa Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viênẢnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcLuận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viênĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...
Luận văn: Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông t...
 
Nghien cuu dinh luong
Nghien cuu dinh luongNghien cuu dinh luong
Nghien cuu dinh luong
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu họcLuận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
 

Similar to Luận văn: Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ

Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...
Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...
Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...HanaTiti
 
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ (20)

Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...
Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...
Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học s...
 
Luận án: Điều chỉnh cảm xúc của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
Luận án: Điều chỉnh cảm xúc của cha mẹ với con lứa tuổi học sinhLuận án: Điều chỉnh cảm xúc của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
Luận án: Điều chỉnh cảm xúc của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
 
Điều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
Điều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ với con lứa tuổi học sinhĐiều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
Điều chỉnh cảm xúc bản thân của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
 
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
XUNG ĐỘT TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ...
 
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAYLuận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
Luận án: Xung đột tâm lý trong giao tiếp của học sinh THCS, HAY
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
Luận án: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn tại Tp Đà Nẵng
Luận án: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn tại Tp Đà NẵngLuận án: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn tại Tp Đà Nẵng
Luận án: Hành vi hung tính của trẻ mẫu giáo lớn tại Tp Đà Nẵng
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
Ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Gửi mi...
 
bai mau khoa luan cong tac xa hoi
bai mau khoa luan cong tac xa hoibai mau khoa luan cong tac xa hoi
bai mau khoa luan cong tac xa hoi
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 

Recently uploaded (20)

Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Luận văn: Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ QUỲNH SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ QUỲNH SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ Ngành: Tâm lý học Mã số: 8.31.04.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THU HƢƠNG HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Thị Quỳnh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ......................................................... 14 1.1. Khái niệm........................................................................................... 14 1.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở............... 16 1.3. Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS ................... 22 1.4. Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ...................................... 24 1.5.Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ... 29 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 33 2.1.Khách thể và địa bàn nghiên cứu........................................................ 33 2.2.Tổ chức nghiên cứu............................................................................. 37 2.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 37 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH........................................................................ 41 3.1. Đánh giá chung về thực trạng hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ ............................................................................................ 41 3.2. Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ ..... 41 3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ........................................................................................................ 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn THCS SL STT Trung học cơ sở Số lượng Số thứ tự
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu.....................................................................33 Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang đo .................................................................................39 Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động học tập của con...............................................................................................................41 Bảng 3.2. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học tập trên khía cạnh cảm xúc.............................................................................................43 Bảng 3.3. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động học tập trên khía cạnh hành vi ..............................................................................................44 Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với hoạt động lưu với bạn bè của con ...................................................................................................46 Bảng 3.5. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh cảm xúc .....................................................47 Bảng 3.6. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động giao lưu với bạn bè của con trên khía cạnh hành vi.......................................................48 Bảng 3.7. Nhận thức của học sinh THCS về vai trò của cha mẹ đối với các sinh hoạt của con trong gia đình....................................................................................................49 Bảng 3.8. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh cảm xúc..................................................................50 Bảng 3.9. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ trong hoạt động sinh hoạt ở gia đình trên khía cạnh hành vi ...................................................................52 Bảng 3.10. Kết quả kiểm định One-way ANOVA đối với nhóm học sinh 4 khối lớp 6-7-8-9............................................................................................................................53 Bảng 3.11. Những yếu tố thuộc về cha mẹ ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ...........................................................................................................54 Bảng 3.12. Mong muốn của trẻ về sự thay đổi của cha mẹ để mối quan hệ cha mẹ và con tốt hơn......................................................................................................................57 Bảng 3.13. Tự đánh giá của trẻ về sự điều chỉnh bản thân để mối quan hệ với cha mẹ tốt đẹp hơn................................................................................................................58 Bảng 3.14. Tự đánh giá của trẻ về mối quan hệ với cha mẹ…………………………. 66
  • 7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu hiện hành vi ứng xử của cha mẹ với một số tình huống không mong muốn trong học tập của con.................................................................................45 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của học sinh về phong cách của cha mẹ trong mối quan hệ với con............................................................................................................................56
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất cứ một xã hội nào gia đình luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục con cái. Gia đình là môi trường giáo dục nếp sống, nhân cách của trẻ, dấu ấn văn hóa gia đình để lại trong nhân cách mỗi đứa trẻ là vô cùng sâu sắc và sẽ theo trẻ trọn cả cuộc đời. Trong gia đình, mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ với con cái nuôi dưỡng sự phát triển về thể chất, cảm xúc và xã hội của đứa trẻ. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái diễn ra tương đối phức tạp và khó tránh khỏi có những lúc cha mẹ không hài lòng về con cái và ngược lại con cái cũng chưa hài lòng về cha mẹ của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên - lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, trẻ em có nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ trong lứa tuổi này cũng dần thay đổi. Đây là độ tuổi mặc dù chưa đủ sự trưởng thành để đưa ra quyết định của mình, nhưng các em lại có mong muốn được khẳng định cá tính của bản thân và mong muốn xây dựng một thế giới riêng mà các em cho là đúng đắn và công bằng. Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu của cha mẹ, chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Về phía các bậc cha mẹ, cũng gặp không ít những khó khăn trong mối quan hệ, ứng xử với con cái xuất phát từ cách nhìn nhận của người lớn đối với trẻ như chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý, nguyện vọng, mong muốn…của các em. Thực tế hiện nay, trong môi trường lao động của nền kinh tế thị trường nhiều người lao động với áp lực của công việc từ nghề nghiệp mưu sinh cao, thời gian dành cho công viêc nhiều cùng với gánh nặng công việc gia đình dẫn đến họ thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, ít có thời gian quan tâm sát sao đến con cái. Điều này, dẫn đến khoảng cách trong mối quan hệ cha mẹ và con cái dường như ngày càng rộng ra, tuy sống trong một mái nhà nhưng không hiểu nhau, không tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, không hài lòng về nhau…gây khó khăn cho việc thực hiện tốt chức năng giáo dục của gia đình. Mặt khác, mối quan hệ giữa cha mẹ với vị thành niên không đơn thuần là quan hệ theo một chiều theo cách mà
  • 9. 2 nhiều người thường vẫn hiểu và cho rằng con phải vâng lời cha mẹ một cách tuyệt đối. Vị thành niên bây giờ có cách thể hiện những chính kiến, quan điểm theo cách riêng của các em. Trong khi đó, nhiều cha mẹ chưa tìm được cho mình phương pháp giáo dục, cách ứng xử phù hợp với lứa tuổi của con. Có những gia đình, áp dụng những biện pháp theo kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều. Có gia đình thì cha mẹ quá dễ dãi, nuông chiều con cái. Lại có nhiều gia đình khắt khe, kiểm soát con quá mức ... Những cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong nhiều trường hợp có thể chưa khéo léo, chưa phù hợp dễ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí có thể dẫn đến xung đột không đáng có. Rất cần ở cha mẹ sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển, đặc điểm tâm sinh lý của con để tạo mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Và một thực tế nữa, chúng ta vẫn thường thấy phần lớn cha mẹ thường đòi hỏi ở con mình phải làm hài lòng cha mẹ về mọi lĩnh vực từ học tâp, vui chơi, sinh hoạt, cho đến mối quan hệ bạn bè …của con. Song có khi nào chúng ta đặt câu hỏi sự quan tâm của cha mẹ có làm cho trẻ cảm thấy thực sự hài lòng? Con trẻ mong muốn ở cha mẹ về cách quan tâm như thế nào với các vấn đề của con? Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái lứa tuổi thiếu niên đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu theo những góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của con cái trong mối quan hệ với cha mẹ nói chung và sự hài lòng của con cái lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ nói riêng từ góc độ tâm lý học còn khiêm tốn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới 2.1.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng Một trong những nghiên cứu lớn nhất thường được nhắc tới trong lĩnh vực sự hài lòng về công việc, nghề nghiệp là những nghiên cứu của Hawthorn trong khoa học quản lý được thực hiện bởi Elton Mayo vào những năm 20 – 30 của thế kỷ 19. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu tác động của sự hài lòng trong công việc tới hiệu quả và năng suất lao động của công nhân, nó đã tìm ra một kết luận mà
  • 10. 3 người ta gọi là hiệu ứng Hawthorn rằng những thay đổi về điều kiện làm việc sẽ tác động trực tiếp, tích cực đến năng suất lao động [dẫn theo 7, tr.12]. Nghiên cứu của hai tác giả William Pavot và Ed Diener: “Đánh giá sự hài lòng với quy mô cuộc sống”, sự hài lòng với quy mô cuộc sống (SWLS) đã được phát triển để đánh giá satis - phe nhóm với toàn bộ cuộc sống của người trả lời. Thang đo không đánh giá sự hài lòng với các lĩnh vực cuộc sống như sức khỏe hoặc tài chính nhưng cho phép các đối tượng hòa nhập và cân những miền này theo bất cứ cách nào họ chọn. Dữ liệu chuẩn được trình bày đối với thang đo, cho thấy hiệu lực hội tụ tốt với các thang đo khác và với các thang đo khác các loại đánh giá hạnh phúc chủ quan. Sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá bởi SWLS cho thấy mức độ ổn định theo thời gian (ví dụ: 0,54 trong 4 năm), nhưng SWLS có cho thấy đủ độ nhạy để có giá trị tiềm năng để phát hiện sự thay đổi trong satis cuộc sống- phe trong quá trình can thiệp lâm sàng. Hơn nữa, thang đo cho thấy sự phân biệt đối xử - hiệu lực inant từ các biện pháp hạnh phúc tình cảm. SWLS được khuyến nghị như một sự bổ sung cho các thang đo tập trung vào tâm lý học hoặc hạnh phúc cảm xúc bởi vì nó đánh giá sự đánh giá có ý thức của một cá nhân về cuộc sống của người đó bằng cách sử dụng tiêu chí riêng của người đó. [38, tr.164] Từ năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài lòng về cuộc sống, họ cho rằng đây là khái niệm có liên quan đến quá trình tự đánh giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên quan đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn.”(Johnson và Shin, 1978:478). Như vậy, đánh giá về sự hài lòng sẽ phụ thuộc vào sự so sánh điều kiện, hoàn cảnh của một cá nhân với tiêu chuẩn tự bản thân họ đưa ra và cho là phù hợp với bản thân họ. Quan điểm này được vận dụng vào để xem xét về mức độ hài lòng với đời sống tinh thần trong cuộc điều tra nghiên cứu này. Mức độ hài lòng này sẽ được chính người được hỏi tự cảm nhận, đưa ra đánh giá dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn do họ tự đặt ra, chứ không dựa trên cơ sở và tiêu chuẩn đưa ra từ phía nhà nghiên cứu. [dẫn theo 12, tr.64] Thực tế hiện nay có khá nhiều các nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống nói chung nhưng lại không nhiều các nghiên cứu đề cập đến sự hài lòng về đời sống tinh thần. Thông thường các nghiên cứu thường cố gắng hướng tới việc xây dựng
  • 11. 4 hay vận dụng các mô hình về sự hài lòng trong cuộc sống, trong đó cố gắng tìm hiểu các biến số tác động đến sự thay đổi về mức độ hài lòng lòng của khách thể nghiên cứu. Một trong các mô hình được sử dụng khá phổ biến là mô hình của Campbell (1976). Ông đã đưa ra mô hình đề xuất tìm hiểu sự biến đổi của mức độ hài lòng trong cuộc sống dưới tác động của 2 nhóm biến số. Nhóm thứ nhất là những biến số nhân khẩu học như giới tính, tuổi, vị trí kinh tế xã hội, tình trạng hôn nhân, số năm sống tại địa bàn. Nhóm thứ hai là những biến số thuộc về sự hài lòng về những khía cạnh nổi bật của cuộc sống như công việc, sức khỏe, cuộc sống gia đình, con cái, mối quan hệ bạn bè…Nhóm biến số thứ hai này một mặt chịu tác động của nhóm biến số thứ nhất, đồng thời tác động đến biến phụ thuộc là sự hài lòng về cuộc sống nói chung. [dẫn theo 12, tr.65] Nghiên cứu của Renata Forste (năm 2008), đây là nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu điều tra xã hội năm 2002 tại 34 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phân công lao động theo giới trong gia đình và các đặc điểm của cá nhân, gia đình và sự hài lòng về đời sống gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tham gia vào chăm sóc con cái và làm việc nhà có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của các thành viên trong gia đình. Những gia đình được xây dựng và phân công vai trò giữa vợ và chồng theo mô hình truyền thống (người chồng chịu trách nhiệm kiếm tiền, người vợ phụ trách con cái và việc nhà) có xu hướng hài lòng với đời sống gia đình cao hơn so với những gia đình xây dựng theo mô hình hiện đại. Sự hài lòng với gia đình cũng có xu hướng ảnh hưởng bởi mức độ phát triển của các quốc gia. [dẫn theo 27, tr.82] 2.1.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa tuổi vị thành niên với cha mẹ. Mô hình của Randolph, Kangas, Roukamo (2009) cho rằng: sự hạnh phúc nói chung (một cuộc sống có chất lượng) bao gồm những đánh giá tích cực về sự hài lòng cuộc sống, và thiếu vắng các đánh giá tiêu cực về bản thân, gia đình, trường học, bạn bè, môi trường sống. Trong đó, sự hạnh phúc ở trường học được hiểu là mức độ thoả mãn của học sinh trên tổng thể các chiều kích như: cảm nhận thỏa mãn về trường học nói chung (overall school satisfaction), bầu không khí
  • 12. 5 trường học (School climate), trí tuệ và sự phân nhóm học sinh (Intelligence and ability grouping), thành quả học tập (academic achievement). [35, tr.79-93] Trong nghiên cứu của Upton và cộng sự (2008) đã đưa ra một khái niệm về chất lượng cuộc sống của trẻ em, theo đó, “chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế, và tâm lý”. [37, tr.895 - 913] Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể đề cập đến nghiên cứu xuyên văn hóa của các tác giả Murdock và cộng sự (1969). Những nhà nghiên cứu này đã khảo sát quan hệ cha mẹ với con ở 186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của quan hệ cha mẹ - con đến sự hình thành nhân cách của con như một cá nhân ở những nền văn hóa khác nhau. Theo đó, các tác giả phân loại quan hệ cha mẹ với con thành bốn kiểu thái độ căn bản của cha mẹ đối với con, đó là kiểu cha mẹ thông hiểu – quan hệ ấm áp và yêu thương, kiểu cha mẹ ghét bỏ và hung tính, kiểu cha mẹ dửng dưng và phủ nhận; kiểu cha mẹ kiểm soát. [1] Diana Baumrind (1971,1991) trong công trình nghiên cứu về quan hệ cha mẹ với con ớ lứa tuổi vị thành niên, nêu ra bốn kiểu cha mẹ có liên quan với những góc độ hành vi xã hội khác nhau của trẻ vị thành niên, đó là các kiểu độc đoán, uy quyền, thờ ơ và nuông chiều. [22] Nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ được thực hiện bởi Steinberg và cộng sự (1994) cho thấy trẻ em có cha mẹ có phong cách thẩm quyền/dân chủ có nhiều thẩm quyền hơn so với trẻ em đến từ các gia đình phong cách làm cha mẹ khác ở lĩnh vực xã hội, cảm xúc và học tập. Trẻ em có cha mẹ độc đoán có mức độ cảm nhận hạnh phúc thấp hơn so với các trẻ có cha mẹ ở phong cách giáo dục khác, trong khi những trẻ có cha mẹ nuông chiều thì có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao nhưng về thành tích học tập lại thấp. Steinberg và cộng sự phát hiện ra rằng trẻ em bị cha mẹ bỏ bê/ phó mặc có mức thấp nhất trong mọi lĩnh vực. [34] Các tác giả Zora Raboteg – Saric, Marija Sakic (2014) nghiên cứu trên 401 học sinh trung học đánh giá về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của người cha và người mẹ đến tự đánh giá, sự hài lòng với cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ vị thành niên cho thấy rằng: Trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có
  • 13. 6 phong cách giáo dục dân chủ và tự do có tự đánh giá và sự hài lòng cuộc sống cao hơn những trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có phong cách giáo dục độc đoán. [39] Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về sự hài lòng của trẻ em ở lứa tuổi học sinh chủ yếu tập trung nghiên cứu sự hài lòng của học sinh về môi trường học đường và mức độ hài lòng của trẻ ở các lĩnh vực khác nhau. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi vị thành niên, các nghiên cứu thường đề cập đến những ảnh hưởng từ phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của con. 2.2. Tại Việt Nam 2.2.1. Một vài nghiên cứu chung về sự hài lòng Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực sự hài lòng với cuộc sống, và một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái được chúng tôi ghi nhận trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này: Báo cáo thường niên xã hội Việt Nam năm 2011: “Sự hài lòng về cuộc sống” của tác giả Hoàng Bá Thịnh và nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu đã xây dựng chỉ số đo lường mức độ hài lòng về cuộc sống phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Phân tích các chỉ số về sự hài lòng liên quan đến: thu nhập, chi tiêu, mức sống, điều kiện nhà ở. Gợi ý về chính sách đối với các cấp lãnh đạo. [28] Nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam một số phát hiện ban đầu ham ý và chính sách” của tác giả Hoàng Bá Thịnh. Bài viết dựa trên nghiên cứu “sự hài lòng với cuộc sống” năm 2011 của nhóm nghiên cứu thuộc đề án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Việt Nam có mức độ hài lòng cao nhất là ở các lĩnh vực: quan hệ cha mẹ - con cái; hôn nhân, gia đình, con cái. Mức độ hài lòng thấp nhất thuộc các lĩnh vực chi tiêu, học vấn, thu nhập, cơ sở hạ tầng.[25, tr.3] Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong bài: “ Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình”, đã sử dụng thang đo Likert cho điểm 5 bậc, trong đó 1 là hoàn không hài lòng, 5 là hoàn toàn hài lòng. Những phân tích mức độ hài lòng với các khía cạnh của đời
  • 14. 7 sống gia đình (bao gồm: hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái) của người dân ở cả miền Bắc và Nam là tương đối cao. Điều này nói lên rằng người dân Việt Nam khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài lòng ở các khía cạnh gia đình được người dân đánh giá cao hơn so với các khía cạnh khác như hài lòng về kinh tế, nghề nghiệp, thu nhập, hay điều kiện sống của họ. [26] Kết quả phân tích nghiên cứu “Sự hài lòng với hôn nhân và các yếu tố tác động” của tác giả Nguyễn Hà Đông, đã cho thấy sự hài lòng với hôn nhân chịu tác động của các yếu tố gồm sự hòa hợp về tình dục, sự hỗ trợ về tình cảm, việc thường xuyên tổ chức các sự kiện đặc biệt, mức sống của hộ gia đình, nhóm nghề nghiệp của cặp vợ chồng và nơi cư trú. [3, tr.3- 14] Tác giả Dương Thị Thu Hương trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần” đã cho thấy kết quả mặc dù sống ở một đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng người dân Việt Nam không hề bi quan và đánh giá thấp mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của họ. Họ vẫn biết cách thỏa mãn và đạt được sự thỏa mãn nhất định về đời sống tinh thần trong bối cảnh xã hội và điều kiện kinh tế của bản thân. [12, tr.74] Tác giả Dương Thị Thu Hương và Hoàng Bá Thịnh trong nghiên cứu: “Sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái và các yếu tố tác động”. Bài viết đã phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình. Kết quả cho thấy tình trạng hôn nhân, giới tính, kinh tế gia đình là những yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng về hôn nhân của người trả lời; trong khi các yếu tố như tình trạng hôn nhân, số người cư trú và số lượng tài sản có giá trị lại có tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trong gia đình. [13, tr.16 -26] Tác giả Nguyễn Thị Vân Hạnh trong bài viết: “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống” đã phân tích sự hài lòng về cuộc sống dưới các khía cạnh việc làm và mức sống, dựa trên số liệu thuộc đề án “Sự hài lòng về cuộc sống” của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011. Dữ liệu thu được cho thấy thái độ chủ quan về mức sống và nghề nghiệp
  • 15. 8 của người Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức” tương đối hài lòng”, với khá ít những đánh giá quá tiêu cực. [7, tr.10] 2.2.2. Một vài nghiên cứu về sự hài lòng của trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em lứa tuổi vị thành niên với cha mẹ Tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ trong “Nghiên cứu sự hạnh phúc ở trường học của học sinh Việt Nam: tiếp cận đánh giá đa chiều”, dựa trên quan điểm của Randolph, Kangas & Ruokamo (2009), nghiên cứu có mục đích tìm hiểu sự cảm nhận hạnh phúc về trường học nói chung cũng như những chiều kích cụ thể được đánh giá bởi học sinh trung học cơ sở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SWB được xây dựng dựa trên nền tảng thang đo BE-scol (Guimard, Bacro & Florin, 2013; Bacro & cs., 2014) dành cho học sinh từ 8-18 tuổi, gồm 39 câu đánh giá sự hài lòng của học sinh trong nhiều chiều kích. Kết quả thu được bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ 535 học sinh cho thấy: học sinh có cảm nhận hạnh phúc về trường học ở mức trung bình. Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè trong trường học. Các chiều kích mà học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề an toàn trường học, sự lo lắng về học tập (đánh giá học đường). Nghiên cứu gợi mở một cách tiếp cận đa chiều trong việc đánh giá sự hạnh phúc ở trường học tại Việt Nam. [14, tr.15 - 35] Tác giả Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai Liên với “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của trẻ em từ 6 – 11 tuổi qua tiếp cận tâm lý học”, nghiên cứu đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ em dưới tiếp cận tâm lý học. Nghiên cứu đã chỉ ra “chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống của nó bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội và tâm lý”. Mặt kinh tế chưa phải là yếu tố quan trọng trong nhận thức của trẻ khi trẻ đánh giá chất lượng cuộc sống của mình. [11, tr.7] Dựa trên số liệu cuộc điều tra về “Quan niệm, nhận thức về hôn nhân gia đình của các thế hệ Việt Nam ở một số vùng đồng bằng sông Hồng” năm 2007- 2008, tác giả Lê Thi với đề tài Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái (2011) đã tìm hiểu những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới
  • 16. 9 tác động của môi trường sống hiện đại. Cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử phù hợp dựa trên việc giảng giải, thuyết phục khi con mắc lỗi. Tuy nhiên, khó khăn chính của cha mẹ hiện nay là thiếu thời gian chăm sóc con do áp lực kiếm sống. Tác giả cho rằng mối quan hệ ứng xử dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay. [24, tr.15 - 21] Tác giả Nguyễn Phương Thảo (2013) với đề tài Ứng xử của cha mẹ đối với con cái vị thành niên (Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã đề cập đến ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con cái vị thành niên, ứng xử của cha mẹ khi con mắc lỗi và những biện pháp cha mẹ thực hiện nhằm quản lý những hành vi nguy cơ của con. Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cho thấy ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của trẻ mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực. Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc cá nhân, có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và đánh đòn, thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà. Không có nhiều cha mẹ có những hành vi ứng xử tích cực như lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên nhủ, động viên con bằng những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý đối với những khuyết điểm của con cái. Cha mẹ có những biện pháp tích cực và có thể xem là hiệu quả nhằm ngăn ngừa hành vi nghiện chơi điện tử của con cái. Đối với nguy cơ chơi với bạn xấu hoặc có quan hệ yêu đương sớm, cha mẹ mới dừng lại ở những lời dặn dò mang tính máy móc và giáo điều, ít cha mẹ có sự gần gũi, tâm sự để hiểu và cho con những lời khuyên phù hợp giúp con có hướng xử lý đúng đắn các mối quan hệ bạn bè, tình yêu của con mình [23, tr. 63 - 68] Cũng bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi vị thành niên, tác giả Trần Thị Vân Anh và Hà Thị Minh Khương (2009) đã xem xét cảm nhận của trẻ về mối quan hệ cha mẹ và con ở ba khía cạnh: vai trò của cha mẹ trong đời sống tình cảm của con khi con vui, buồn và khi bất đồng với cha mẹ; cha mẹ và quan hệ bạn bè của con; suy nghĩ của con về quan hệ với cha mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi có chuyện buồn, vui cũng như khi có chuyện bất đồng với cha mẹ, con luôn chọn bạn để tâm sự. Cha và mẹ cũng được con lựa chọn, song họ có vai trò khác
  • 17. 10 nhau. Người mẹ có vị trí quan trọng, chỉ sau bạn bè khi con có chuyện buồn, người cha, vì nhiều lí do, hầu như không bao giờ được con lựa chọn. [2, tr.16 - 22] Tác giả Trần Thành Nam (2015) với nghiên cứu “ Mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ và biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc ở thanh thiếu niên” trên học sinh Trường Giáo dưỡng. Kết quả cho thấy, phong cách, hành vi làm cha mẹ có ảnh hưởng đến các rối loạn hành vi cảm xúc của thanh thiếu niên. Trong đó, phong cách dễ dãi nuông chiều ảnh hưởng nhiều nhất và góp phần dự báo 7/8 nhóm rối loạn, tiếp theo là phong cách làm cha mẹ độc đoán dự báo 5/8 nhóm rối loạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra một biến số nhân khẩu học cũng góp phần dự báo các rối loạn ở thanh thiếu niên, bao gồm thu nhập và số anh chị em trong gia đình. [18, tr.47 - 61] Tác giả Vũ Thị Khánh Linh (2007), trong nghiên cứu về thực trạng về phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh trường THCS đã chỉ ra 3 phong cách giáo dục của cha mẹ, trong đó phong cách giáo dục chiềm ưu thế nhất là phong cách dân chủ so với phong cách giáo dục độc đoán và phong cách giáo dục tự do; Có sự chênh lệch giữa sự tự đánh giá của các cha mẹ về phong cách giáo dục của mình và nhận định của học sinh về phong cách giáo dục của cha mẹ các em; Yếu tố độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành ở họ những phong cách giáo dục khác nhau. [17, tr.17 - 23] Tóm lại, các công trình nghiên cứu về sự hài lòng về cuộc sống của các tác giả trong nước trước đây mới chỉ đề cập đến mức độ và các yếu tố tác động tới sự hài lòng về cuộc sống ở những khía cạnh khác nhau, mà chưa quan tâm khai thác về mặt biểu hiện của sự hài lòng với cuộc sống, đặc biệt là sự hài lòng thể hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ với học sinh THCS. Về mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi thiếu niên, các tác giả chủ yếu đề cập đến vai trò giáo dục của cha mẹ với con , phong cách giáo dục của cha mẹ, những ảnh hưởng của phong cách giáo dục từ cha mẹ đến con mà chưa đề cập đến sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh THCS trong mối quan hệ với cha mẹ. Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phác họa bức tranh khái quát về sự hài lòng về cuộc sống nói chung, về mối quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu cũng
  • 18. 11 chỉ ra được những nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong cuộc sống, những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ với con và sự tác động của quan hệ đó với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung khai thác vấn đề biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ thể hiện trên các hoạt động chủ đạo của học sinh (hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè, các hoạt động giao tiếp và sinh hoạt của học sinh trong gia đình) và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh với cha mẹ trong các hoạt động trên. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng các biểu về sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS trong mối quan hệ với cha mẹ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản để từ đó đưa ra khái niệm và các biểu hiện sự hài lòng của học sinh lứa tuổi THCS với cha mẹ. - Nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. - Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của học sinh THCS trong mối quan hệ với cha mẹ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với sự quan tâm của cha mẹ đối với hoạt động học tập, giao lưu bạn bè và các sinh hoạt trong gia đình của con.
  • 19. 12 4.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4.2.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu 315 em học sinh tại trường THCS Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và trường THCS Trần Hưng Đạo thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4.2.4. Giả thuyết khoa học - Đa số học sinh THCS có mức độ hài lòng với cha mẹ ở mức cao. - Sự hài lòng của học sinh với sự quan tâm của cha mẹ trong các lĩnh vực: hoạt động học tập, hoạt động giao lưu với bạn bè và trong sinh hàng ngày ở gia đình là không có sự chênh lệch nhiều. - Có mối tương quan giữa sự quan tâm của cha mẹ với sự hài lòng của học sinh THCS ở các hoạt động của các em. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ tâm lý học chuyên nghành là Tâm lý học lứa tuổi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp thống kê toán học 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú hơn lý luận về sự hài lòng nói chung và sự hài lòng trong mối quan hệ giữa con ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ nói riêng. Chỉ ra những biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn
  • 20. 13 Kết quả nghiên cứu làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của con ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với cha mẹ đồng thời đề xuất được một số giải pháp tác động vào cha mẹ và học sinh nhằm xây dựng mối quan hệ phù hợp giữa cha mẹ với trẻ lứa tuổi này. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho cha mẹ và con cái xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
  • 21. 14 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI CHA MẸ 1.1. Khái niệm *Sự hài lòng Theo tác giả Diener sự hài lòng là: “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta” [dẫn theo 7, tr10] Năm 1978, hai tác giả là Shin và Johnson đã đưa ra quan điểm về sự hài lòng về cuộc sống. Các ông cho rằng đây là khái niệm liên quan đến quá trình tự đánh giá và “là sự đánh giá toàn diện về chất lượng cuộc sống của một người có liên quan đến tiêu chí mà chính họ lựa chọn”. [dẫn theo 12, tr.64] Sự hài lòng về cuộc sống của Sumner (1966) là "Đánh giá tích cực về điều kiện của cuộc sống của bạn, một bản án mà ít nhất là trên sự cân bằng, nó sẽ chống lại bạn tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng." [dẫn theo 36, tr. 26] Andrew (1974) cho rằng sự hài lòng trong cuộc sống tượng trưng cho một tiêu chí bao trùm hoặc kết quả cuối cùng kinh nghiệm của con người. Sự hài lòng của cuộc sống là sự đánh giá tổng thể về cảm xúc và thái độ về cuộc sống của một người tại một thời điểm cụ thể từ tiêu cực đến tích cực. [dẫn theo 36, tr. 26] Theo Diener, Emmons, Larsen, & Griffen (1985): Sự hài lòng của cuộc sống được đặc trưng, phù hợp với lý thuyết nhận thức, như Đánh giá nhận thức của cá nhân về các so sánh dựa trên sự tương thích của họ điều kiện sống của riêng họ với các tiêu chuẩn. [dẫn theo 36, tr. 26] Sự hài lòng của cuộc sống được cho là có tiền đề trong lĩnh vực công việc, lĩnh vực gia đình và đặc điểm tính cách Ruut Veenhoven (1993) đã tóm tắt tốt nhất Sự hài lòng của cuộc sống; "Đời sống sự hài lòng là mức độ mà một người đánh giá tích cực về chất lượng cuộc sống của anh ấy / cô ấy”. [dẫn theo 36, tr. 26] Trong nghiên cứu gần đây tiến hành sự hài lòng của cuộc sống được đánh giá là mức độ của những cảm xúc tích cực có kinh nghiệm (Frish, 2006; như được trích dẫn trong Simsek, 2011). [dẫn theo 36, tr. 26]
  • 22. 15 Ngoài ra, cần kể đến các khái niệm có liên quan hoặc gần với sự hài lòng như là khái niệm cảm nhận hạnh phúc, hạnh phúc chủ quan, chất lượng cuộc sống: Hạnh phúc chủ quan được Diener, 2000, định nghĩa như là sự đánh giá nhận thức và tình cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao gồm phản ứng cảm xúc với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự hài lòng và sự thỏa mãn trong cuộc sống. Vì vậy, theo Diener hạnh phúc chủ quan là một khí niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000).[dẫn theo 4] Một tác giả khác là Keyes, 2002, định nghĩa về hạnh phúc chủ quan là sự nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm xúc, về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân. Theo cách hiểu của Keyes, hạnh phúc (well – being) có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội. tích cực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý xã hội. Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt những dấu hiệu biểu hiện những trạng thái tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng những trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng cuộc sống nói chung. Hạnh phúc tâm lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu chọn cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh; tự chủ, người hạnh phúc về mặt tâm lý là người hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ môi trường, làm thỏa mãn nhu cầu, làm chủ những quyết định của bản thân. Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và với môi trường xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh giá thông qua những tiêu chí mang tính chất cá nhân và riêng tư, thì hạnh phúc xã hội được đánh giá qua những tiêu chí mang tính chất công khai và xã hội: sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập xã hội; sự chấp nhận xã hội; và sự đóng góp xã hội. Con người cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ cảm thấy sự vận hành xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu được; xã hội có tiềm năng cho con người
  • 23. 16 phát triển; cảm thấy họ thuộc về và được cộng đồng chấp nhận; cảm thấy họ chấp nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho xã hội. [dẫn theo 4] Theo Upton và cộng sự (2008): “Chất lượng cuộc sống của trẻ tương ứng với mức độ hài lòng của trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống của nó bao gồm sự thoải mái về mặt thể chất, xã hội, kinh tế và tâm lý”. [37, tr.895 - 913] Từ việc tham khảo những khái niệm của các tác giả trên, trong đề tài này theo chúng tôi: sự hài lòng là những phản ứng của con người được biểu hiện qua những đánh giá tích cực, cảm xúc dương tính và hành vi ủng hộ với những tác động của khách quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống của họ. *Học sinh trung học cơ sở: Học sinh trung học cơ sở bao gồm những em có độ tuổi từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. [10, tr 28] 1.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn phát triển có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, được thể hiện ở một số đặc điểm cơ bản như sau: *Đặc điểm về giải phẫu sinh lý Đây là lứa tuổi cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều. Ở giai đoạn này chiều cao và trọng lượng cơ thể của trẻ tăng nhanh. Sự phát triển của hệ xương không đồng đều, vì thế ở các em bộc lộ sự vụng về, lóng ngóng, không khéo léo, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ các đồ vật...Điều đó đã gây cho các em tâm lý khó chịu, không được thoải mái, nhất là khi có sự quan sát, nhận xét, đánh giá của người lớn đối với các em. Hệ thống tim mạch của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS cũng không cân đối dẫn đến một số rói loạn tạm thời của hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, tim mạch đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc. Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng, thường dẫn đến những rối loạn của hệ thần kinh. Vì vậy mà trẻ em ở lứa tuổi này dễ xúc động, dễ bực tức, dẫn đến có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ. Hệ thần kinh của
  • 24. 17 trẻ chưa đạt độ vững vàng nên chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Những kích thích kiểu này thường gây cho trẻ em tình trạng bị ức chế, hoặc có thể bị kích động mạnh. Điều đáng chú ý là lứa tuổi học sinh THCS còn là thời kì phát dục của con người. Đó là hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự n hiên và môi trường xã hội, nhưng đối với trẻ em lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng này thì lại là vấn đề cần có sự chuẩn bị và cần được sự chỉ dẫn giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là đối với các em gái. *Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS Hoạt động học của học sinh THCS diễn ra theo phương thức học – hành, học và hành gắn với nhau. Đây là bậc học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng môn học có tính chuyên sâu. Nhờ vậy mà qua hoạt động học, từng bước học sinh có được các khái niệm khoa học và bước đầu hiểu được nhận thức về tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, bước đầu hình thành được các chuẩn mực về tự nhiên, về xã hội và về con người. Về hoạt động học của học sinh THCS, có hai quan niệm khác nhau: Có quan niệm cho rằng hoạt động học không còn là hoạt động chủ đạo, quan niệm khác cho rằng hoạt động học và hoạt động giao tiếp nhóm là hai hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này. Theo chúng tôi, hoạt động giao tiếp nhóm là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh THCS, được dựa trên cơ sở của hoạt động cơ bản là hoạt động học. [8, tr.41 - 43] Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, ở thời kì đầu của lứa tuổi học sinh THCS chưa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học. Bắt đầu ở lứa tuổi này cũng là bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất. Đối với các em ý nghĩa của hoạt động học tập dần dần được xem như là hoạt động độc lập hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy động cơ học tập của học sinh THCS có một cấu trúc phức tạp, trong đó các động cơ xã hội khác nhau được kết hợp thành một khối (học tập để phục vụ xã hội, để lao động tốt…). Những động cơ nhận thức và những động cơ riêng (ví dụ như muốn có uy tín, có địa vị trong lớp…) liên quan với lòng mong muốn tiến bộ và
  • 25. 18 lòng tự trọng. Nhiều khi ta lại thấy có sự mâu thuẫn giữa sự mong muốn trao đổi tri thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập, thái độ “phớt đời” đối với điểm số. Sở dĩ có tình trạng trên, là do các nguyên nhân: Do phản ứng độc đáo của lứa tuổi này đối với thất bại trong học tập; do xung đột với giáo viên. Các em thường hay xúc động mạnh khi thất bại trong học tập, nhưng lòng tự trọng thường làm các em che dấu, thờ ơ, lãnh đạm đối với thành tích học tập. Nhiều lúc chúng ta thấy các em thường nhắc bài cho nhau. Việc làm này của các em có nhiều động cơ khác nhau. Nhưng các nhà tâm lý học đã xác nhận rằng, đó là động cơ thuộc về mặt nhận thức, đạo đức của các em. Các em nhắc bài cho bạn là muốn giúp bạn, bởi vì các em quan niệm, giúp bạn là giúp bằng mọi phương tiện. Có em nhắc bài cho bạn để tỏ rõ sự hiểu biết của mình, muốn khoe khoang sự chăm chỉ học bài của mình. Như vậy, động cơ học tập của học sinh THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó. Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ biểu hiện rất khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện: -Trong thái độ học tập: Từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập. - Trong sự hiểu biết chung: Từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. - Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: Từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. - Trong hứng thú học tập: Từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hành hoàn toàn gò ép, bắt buộc. [10, tr 40 - 42]
  • 26. 19 *Đặc điểm giao tiếp của học sinh THCS Giao tiếp của thiếu niên với người lớn: Ở tuổi thiếu niên cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh. Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với mình một cách bình đẳng như người lớn, đó là sự tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em. Tuy nhiên, không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu cần thay đổi kiểu quan hệ với các em. Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em thì các em sẽ khởi xướng thay đổi mối quan hệ này. Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời...Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em, mà không suy xét về phía mình để thay đổi quan hệ với các em thì sự xung đột giữa các em với người lớn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này và biểu hiện ở trẻ những hành vi như: xa lánh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu, những đánh giá, nhận xét của người lớn. Tính độc lâp và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp giữa các em với người lớn. Nhưng khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. [10, tr.48-50] Giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè: Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm là một nhu cầu đặc trưng ở tuổi thiếu niên. Vị trí bình đẳng trong quan hệ bạn bè đặc biệt hấp dẫn tuổi thiếu niên. Ở thiếu niên hình thành những giá trị dễ hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối với người lớn, ngay cả với những người thân chư bố, mẹ, anh, chị. Quan hệ với bạn bè ở tuổi thiếu niên phức tạp, đa dạng và có nội dung hơn học sinh nhỏ. Ở thiếu niên có phân biệt mức độ trong tình bạn: có thể chỉ đơn giản
  • 27. 20 là bạn cùng học, có thể là bạn thân, có thể là bạn riêng (chí thân). Sự giao tiếp với bạn bè vượt ra ngoài giới hạn của học tập, ngoài phạm vi nhà trường. Thiếu niên một mặt biểu hiện rõ khát vọng được giao tiếp, được hoạt động chung với bạn cùng tuổi, mặt khác một khát vọng không kém mạnh mẽ nữa là được bạn bè tôn trọng, công nhận. Sự bất hòa trong quan hệ bạn bè, sự thiếu bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được đánh giá như một bi kịch của bản thân. Những chuẩn mực quan trọng nhất trong “bộ luật tình bạn” của thiếu niên là sự tôn trọng, bình đẳng, trung thành, giúp đỡ bạn, trung thực. Thiếu niên thích giao tiếp và kết bạn với những bạn cùng lớp được mọi người tôn trọng, có uy tín và tiến bộ rõ rệt về một mặt nào đó. Trò chuyện để trao đổi tâm tư nguyện vọng giữ vị trí quan trọng trong giao tiếp tuổi thiếu niên. Các em thường nói với nhau những tin tức cùng quan tâm, thảo luận những biến cố thường xảy ra trong đời sống của lớp, những câu chuyện riêng tư chỉ nói một cách bí mật như những ước mơ, những tình cảm lãng mạn, những vấn đề kín liên quan đến sự phát dục…Vì thế tình bạn thân thiết giữa thiếu niên đòi hỏi đôi bên phải cởi mở và hiểu nhau, tế nhị và vị tha, đồng cảm và biết giữ bí mật cho nhau. [21, tr.102] Một nét tâm lý đáng chú ý ở lứa tuổi này là quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ đã thể hiện màu sắc của giới tính, giữa bạn nam và bạn nữ không còn hồn nhiên như ở Tiểu học mà đã xuất hiện những rào cản tâm lý nhất định. *Sự hình thành ý thức và tự ý thức của học sinh THCS Sự tự ý thức ở lứa tuổi này được bắt đầu từ sự tự nhận thức hành vi của mình. Trong quá trình hình thành tự ý thức, ở học sinh THCS xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân và kĩ năng chưa đầy đủ của các em trong việc phân tích đúng đắn sự bộc lộ của bản thân mình. Ý thức của các em được hình thành trong những điều kiện cụ thể và thông qua các con đường như: con đường hoạt động, con đường lĩnh hội các yếu tố từ nền văn hóa, từ ý thức xã hội, con đường tự giáo dục, tự ý thức trong quá trình thực hiện các loại hình hoạt động trong cuộc sống và giao tiếp.
  • 28. 21 *Sự hình thành tình cảm ở học sinh THCS Đời sống tình cảm của học sinh THCS phong phú và phức tạp hơn đời sống tình cảm của học sinh tiểu học. Điểm dễ nhận thấy ở lứa tuổi này là các em dễ xúc động, tình cảm dễ chuyển hóa, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Nhìn chung, các em có tính bồng bột, sôi nổi, hăng say, dễ bị kích động. Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi của một số cơ quan nội tạng gây nên. Mặt khác có thể do hoạt động của hệ thần kinh không cân bằng, thường là do quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế khiến các em không thể kiềm chế nổi. Dấu ấn đặc biệt trong đời sống tình cảm của học sinh THCS là ở các em đã xuất hiện tình bạn khác giới, những rung cảm đầu đời của tình yêu. Lúc đầu, những biểu hiện quan tâm đến bạn khác giới còn tản mạn và có vẻ như không ăn nhập gì cả, như xô đẩy, trêu chọc các bạn gái làm cho bạn gái nhiều khi bực tức, không hài lòng nhưng rồi các bạn gái cũng ý thức được động cơ của những hành vi đó và không còn bực tức, giận dỗi các bạn trai nữa. Về sau những biểu hiện này được thay đổi, mất đi tính trực tiếp, xuất hiện sự ngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát, và được biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào tính cách của từng em. Cùng với tình bạn khác giới, ở học sinh THCS còn xuất hiện các nhóm hỗn hợp (cả nam và nữ cùng trong một nhóm bạn). Điều đáng chú ý là tình cảm của học sinh THCS đã bắt đầu hình thành trên cơ sở lí trí, có lí trí chi phối. Trong đời sống tình cảm của các em thì tình cảm đạo đức, tình cảm bạn bè phát triển mạnh.[8, tr.48] Tóm lại, tuổi học sinh THCS là thời kì cái “tôi” phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên. Trong bước quá độ vươn lên làm người lớn, trong quá trình hình thành và khẳng định cái “tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn, trở ngại vượt qua. Ở đây ngoài sự trưởng thành của chính bản thân mình, thiếu niên cần có sự hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả của người lớn và xã hội. Xã hội và người lớn nói chung, giáo dục nói riêng cần có lòng tin, sự khích lệ, tạo một môi trường thuận lợi để thiếu niên dần dần vượt qua những khó khăn, giải quyết mâu thuẫn để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
  • 29. 22 1.3. Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS Tác giả Lưu Song Hà đã dưa ra cách hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Những cách tác động này có tác động đến con theo các cách khác nhau tùy thuộc vào sắc thái cảm nhận và trải nghiệm của các em về chúng. [6, tr.17] Khi tìm hiểu những yếu tố tâm lý, xã hội văn hóa nào đang tác động và tác động như thế nào đến các mối quan hệ gia đình, Lê Thi (1998) đã bàn tới quan hệ cha mẹ và con, đặc biệt là với lớp trẻ ở tuổi vị thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình. Theo tác giả, quan hệ giữa cha mẹ và con là sự thông cảm, lắng nghe, thuyết phục lẫn nhau, bằng lẽ phải, tình thương, họ quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhau mà không phải tuyệt đối như chỉ có “trên bảo dưới vâng”. Có thể nói Lê Thi đã đưa ra một quan niệm về quan hệ cha mẹ với con để định hướng cho một quan hệ tốt đẹp mà mỗi gia đình cần hướng tới. [dẫn theo 6, tr.17] Ứng xử của cha mẹ với con là toàn bộ nhận thức, tình cảm thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, cách phản ứng của cha mẹ trong những tình huống giao tiếp nhất định. [20, tr.60] Từ những quan niệm trên, chúng tôi hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS thể hiện một số điểm nổi bật như sau: Quan hệ cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS không còn được gần gũi như trước kia, hay xảy ra xung đột, đó là gia đoạn xung đột và đối lập tạm thời giữa hai khuynh hướng độc lập và phụ thuộc ở trẻ. Sự quyến luyến quá mức chặt chẽ của con đối với cha mẹ như thời nhi đồng đã không còn nữa, lúc này trẻ chỉ muốn thoát khỏi sự quản giáo của cha mẹ để được độc lập, tuy nhiên nhiều lúc trẻ vẫn phải dựa vào cha mẹ. Đây là giai đoạn mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong việc giáo dục con. Tuy nhiên, không phải trong mọi gia đình quan hệ cha mẹ với con tuổi này đều có những xung đột, căng thẳng. [15, tr.118]
  • 30. 23 Về mặt lý thuyết, những bậc cha mẹ tốt hiểu con của mình hơn bất kỳ một người nào khác, thậm chí hơn cả bản thân đứa con. Chính vì cha mẹ quan sát chúng hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời của chúng. Nhưng những sự thay đổi diễn ra ở thiếu niên thường thay đổi quá nhanh dưới con mắt của cha mẹ. Đứa trẻ lớn lên thay đổi, trong khi những bậc cha mẹ quá yêu con vẫn xem trẻ như là trẻ của mấy năm về trước và những nhận xét về nó vẫn không có gì thay đổi. [15, tr.118] Chỉ có thể hiểu thế giới bên trong của người khác khi kính trọng người đó, tiếp nhận nó như là một thực tại độc lập nào đó. Những lời than thở phổ biến nhất của thiếu niên về cha mẹ của mình là: “cha mẹ không lắng nghe con!”. Sự vội vã, sự không muốn lắng nghe, không muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới phức tạp của thiếu niên, không chịu nhìn nhận vấn đề bằng con mắt của con trai hay con gái của mình, sự tin tưởng – tự mãn vào kinh nghiệm không thể sai của mình – chính nó là nguyên nhân đầu tiên tạo ra hàng rào tâm lý giữa cha mẹ với con lứa tuổi này. [15, tr.118] Mối quan hệ cha mẹ với con cái vị thành niên là mối quan hệ tương tác, chứ không hề đơn giản một chiều là cha mẹ đưa ra mệnh lệnh và con cái phục tùng. Con cái cũng kỳ vọng ở cha mẹ những hành vi ứng xử theo mô hình cha mẹ lý tưởng và luôn yêu cầu cha mẹ phải lý giải những căn nguyên cho những mệnh lệnh của họ đối với con cái. Cha mẹ có thể cảm nhận những hành vi này như một sự chống đối. Để đối phó với những sự không tuân thủ mệnh lệnh của mình đưa ra, cha mẹ có thể gia tăng áp lực đối với con cái để con cái buộc phải vâng lời. Chính điều này, có thể dẫn đến những xung đột, căng thẳng kéo dài giữa cha mẹ và con cái tuổi Vị thành niên và đôi khi là bế tắc nếu cha mẹ không hiểu được đặc điểm phát triển nhận thức và tư duy logic trong giai đoạn vị thành niên của con cái. Nguồn gốc của bạo lực đối với con cái có thể xuất phát từ những xung đột này. [29] Ứng xử của cha mẹ với con cái đóng một vai trò quan trọng đối với tự đánh giá bản thân của con cái. Con cái càng có mức độ tự đánh giá bản thân cao khi bố mẹ có ứng xử ấm áp, quan tâm, kiểm soát và ngược lại chúng sẽ có mức độ tự đánh giá bản thân thấp khi có cha mẹ ít ấm áp, ít quan tâm, ít kiểm soát và có mức độ hà khắc cao. [16, tr.35-40]
  • 31. 24 Trong nghiên cứu “Cách ứng xử của vị thành niên với cha mẹ trong quá trình giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa” của hai tác giả Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan. Cuộc khảo sát tại Bắc Ninh cho thấy phải chăng có bức tường vô hình đã nảy sinh từ chính sự không đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng và nhận thức, thái độ, hành vi giữa cha mẹ với trẻ vị thành niên trong xã hội hiện đại này? Cha mẹ đặt nhiều hi vọng, mong ước vào con cái, ngược lại, trẻ vị thành niên cũng ước muốn nhiều điều từ phía cha mẹ mình; nhưng giữa hai bên lại có ít điểm giao nhau, không tìm được sự chia sẻ, thông cảm và đồng cảm với nhau, vì vậy, mâu thuẫn và xung đột là không thể tránh khỏi. [30, tr.77-87] Hầu hết trẻ vị thành niên ý thức được như thế nào là người con ngoan, song trẻ cũng muốn được khẳng định “cái tôi” bản thân và được cha mẹ thừa nhận. Điều này gây nên mâu thuẫn trong chính suy nghĩ và hành động của trẻ. Trẻ được dạy rằng cãi lại cha mẹ là hư, nhưng trong vô vàn các tình huống giao tiếp thường xảy ra, trẻ vẫn cãi để khẳng định cái lí của mình, và dường như, phần lớn những đứa trẻ vị thành niên vẫn phải chịu thua uy quyền của cha mẹ bởi quan điểm “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. [30, tr.77-87] Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ với con tuổi học sinh THCS với nét đặc trưng là sự cải tổ lại kiểu quan hệ người lớn – trẻ con có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong giai đoạn tiếp theo. Đặc trưng này xuất phát từ cả hai phía là cha mẹ và học sinh. 1.4.Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ Từ những phân tích trên, trong đề tài này chúng tôi hiểu: Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ là những phản ứng của các em được biểu hiện qua những nhận thức và đánh giá tích cực, những xúc cảm dương tính, và hành vi đồng tình, ủng hộ với sự quan tâm của cha mẹ đối với con trong các hoạt động cơ bản bao gồm hoạt động học tập, giao lưu bạn bè và sinh hoạt ở gia đình. Sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ được thể hiện trên 3 dạng hoạt động chủ đạo của học sinh THCS bao gồm: hoạt động học tập, giao lưu với bạn bè,
  • 32. 25 giao tiếp và sinh hoạt ở gia đình và sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ sẽ được biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc, hành vi: 1.4.1. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh nhận thức Trong hoạt động học tập: Lứa tuổi học sinh THCS đã đạt mức độ trưởng thành đáng kể trong hoạt động học tập. Các em có hứng thú tìm hiểu nội dung kiến thức, khát vọng muốn biết một cái gì đó và biết làm việc một cách thực sự. Chính sự phát triển này đã kích thích học sinh THCS nảy sinh hoạt động học tập một cách độc lập. Đối với cha mẹ, việc học hành của con chiếm vị trí số một trong tất cả những mối quan tâm của họ. Họ cho rằng, cha mẹ cần có trách nhiệm trong việc chọn trường cho con học thêm, chọn nghề nghiệp tương lai cho con… Với học sinh THCS, mặc dù các em ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập cũng như vai trò của cha mẹ đối với hoạt động học tập của các em, thế nhưng sự quan tâm, tác động của cha mẹ dành cho con thì trong suy nghĩ của các em không phải lúc nào cha mẹ cũng làm đúng. Quan điểm về việc học của cha mẹ và con có thể hoàn toàn khác nhau. Trong quan hệ bạn bè: Ở giai đoạn vị thành niên, học sinh THCS nhận thức khác với cha mẹ về cách chọn bạn chơi, kết bạn thân, cách giúp đỡ bạn. Cha mẹ thì muốn con chơi với những bạn ngoan, học giỏi, gia đình nề nếp…Ngoài ra, quan niệm về tình bạn khác giới, tình yêu của con cha mẹ cho rằng các con còn nhỏ chưa đến tuổi để yêu và tìm mọi cách để cấm đoán thậm chí can thiệp một cách thô bạo. Còn con thì cho rằng tình bạn khác giới, tình yêu đó là chuyện bình thường và là chuyện riêng tư của con cha mẹ không nên can thiệp. Sinh hoạt hàng ngày của học sinh THCS trong gia đình như cách sử dụng quỹ thời gian, ăn mặc, trang điểm, đầu tóc, sử dụng các phương tiện giải trí …có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước, chẳng hạn như trẻ bắt đầu chú ý nhiều đến hình dáng bên ngoài, có những biểu hiện không còn muốn thực hiện những yêu cầu và quy định của cha mẹ đạt ra. Giữa cha mẹ và con cái cũng có thể không cùng quan điểm trong lĩnh vực này như cha mẹ cho rằng các con cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo, giản dị, không được quá ngắn…còn các con thì lại cho rằng quần áo thì phải hợp mốt, muốn tự chọn, tự mua quần áo theo thẩm mỹ của mình.
  • 33. 26 1.4.2. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh cảm xúc Cảm xúc là những rung động khác nhau của con người nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú khuynh hướng, niềm tin và thói quen của cúng ta.[32, tr.177] Theo từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện chủ biên, cảm xúc gồm 2 mặt như sau: - Những phản ứng sinh lý thần kinh thực vật, như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa. - Những phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn, khổ… [33, tr.43] Như vậy, chúng ta có thể hiểu cảm xúc là những rung cảm thể hiện thái độ của con người với các sự vật, hiện tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của họ. Nhu cầu được thỏa mãn sẽ nảy sinh những cảm xúc tích cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực (âm tính). Với sự quan tâm của cha mẹ về lĩnh vực học tập, quan hệ bạn bè của con và các sinh hoạt khác của con trong gia đình những cảm xúc âm tính và dương tính đều diễn ra ở trẻ lứa tuổi học sinh THCS. Khi cách quan tâm của cha mẹ phù hợp với mong muốn của trẻ thì ở các em sẽ xuất hiện những cảm xúc dương tính trẻ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái…. Ngược lại, khi cha mẹ có những tác động không theo mong muốn của trẻ, ở các em sẽ xuất hiện những cảm xúc âm tính khó chịu, giận dữ, buồn bã, lo âu… Trong nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà (2004): Cách ứng phó của vị thành niên đối với những khó khăn trong gia đình. Kết quả cho thấy, khi gặp những khó khăn trong gia đình dù ít hay nhiều, tất cả trẻ vị thành niên đều có xu hướng thể hiện các kiểu ứng phó mang sắc thái tình cảm. Khi có những khó khăn trong gia đình (bị cha mẹ đánh mắng oan, không được tin tưởng, bị cấm đoán…), điều trước tiên là vị thành niên tìm kiếm chỗ dựa tình cảm nơi bạn bè, còn bố mẹ là nơi các em tìm đến sau cùng. Cụ thể, các em cố gắng để các bạn hiểu mình hơn, các em kể với
  • 34. 27 bạn bè những cảm nghĩ của mình, nói với bố mẹ điều các em lo lắng. Ngoài ra khi rơi vào tình huống này, bên ngoài trẻ vị thành niên ăn không ngon miệng, bên trong các em cảm thấy buồn chán, lo lắng bất an. [5] 1.4.3. Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh hành vi Biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS trong mối quan hệ với cha mẹ được thể hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ và các tín hiệu phi ngôn ngữ. Một số nghiên cứu đã cho thấy những biểu hiện của trẻ với cách ứng xử của cha mẹ: Khi xem xét cách thức biểu hiện của nhóm ứng phó bằng hành động đối với những tình huống khó khăn trong gia đình đã cho thấy: “ứng phó tích cực” và “lên kế hoạch” là hai kiểu ứng phó mà trẻ vị thành niên thường ứng xử hơn cả và xu hướng thay thế bằng những hành vi tiêu cực là cách ứng xử ít được các em sử dụng nhất. [5] Cách ứng xử dựa trên cơ sở người lớn thấu hiểu những thay đổi trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý của thiếu niên: cha mẹ có sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em và hoàn cảnh cụ thể. Trong cách ứng xử này, cha mẹ thường không cố chấp và cố giữ nguyên thái độ của mình đối với trẻ nhỏ mà thường tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ. Giữa cha mẹ và con có sự đồng cảm, hợp tác theo tinh thần dân chủ, đây là kiểu quan hệ cha mẹ - người bạn. Kiểu quan hệ này giảm sự xung khắc, mâu thuẫn, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của trẻ tuổi thiếu niên. [9, tr.180 - 182] Trong một nghiên cứu của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2008), đã chỉ ra một số hành vi của học sinh THCS với sự tác động của cha mẹ: - Cha mẹ giảng giải, khuyên bảo, trách móc to tiếng; Con: Chỉ đáp lại những tác động của cha mẹ một cách yếu ớt kèm theo cảm xúc uất ức, im lặng không cãi lại dù đúng hay sai; có em chịu sửa chữa lỗi lầm nhưng có em vẫn tiếp tục. - Cha mẹ áp dụng những biện pháp trừng phạt và kiểm soát con chặt chẽ hoặc la mắng to tiếng khiến cho những người xung quanh để ý. Cha mẹ có cảm xúc như tức giận vì con không nghe lời, than thân trách phận vì có con hư hỏng; Con thể hiện sự không bằng lòng và giận dỗi qua nét mặt, gào thét, cãi lại để biểu hiện thái độ không khuất phục, hoặc phớt lờ lời cha mẹ, cảm xúc uất ức tăng cao.
  • 35. 28 - Cha mẹ cấm đoán, phạt con không được đi đâu và làm gì hoặc cha mẹ có hành vi thô bạo như đánh đập, chửi con thậm tệ…; Con có những hành vi chống lại cha mẹ, bỏ ăn, bỏ nhà ra đi, từ chối không nói chuyện và tiếp xúc với cha mẹ với cảm xúc tức giận và bị xúc phạm nặng nề. [19, tr.35-41] Trong nghiên cứu này, biểu hiện sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ ở khía cạnh hành vi chúng tôi tập trung vào những mẫu hành vi như sau: Đối với hoạt động học tập, chúng tôi đề cập đến các hành vi: - Không cho cha mẹ đưa đón khi đi học - Giận dỗi khi cha mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của em - Cãi lời cha mẹ khi cha mẹ ép em phải học giỏi những môn theo định hướng của cha mẹ mà bản thân em không thích môn học đó. - Lảng tránh, bỏ đi chỗ khác khi cha mẹ nói nhiều đến chuyện học hành và định hướng nghề nghiệp của em - Miễn cưỡng làm theo những yêu cầu của cha mẹ trong học tập - Khóc vì cảm thấy mất tự do cha mẹ giám sát toàn bộ việc học của con - Vùng vằng, không hợp tác khi cha mẹ lên kế hoạch học tập cho con - Chống lại những yêu cầu của cha mẹ về việc học tập Đối với hoạt động giao lưu với bạn bè, chúng tôi đề cập đến các hành vi: - Nghe lời cha mẹ về việc chọn bạn chơi - Vẫn chơi với những bạn mà cha mẹ không thích - Giận dỗi, vùng vằng - Cãi lời cha mẹ - Nhịn ăn - Bỏ nhà đi - Khóc lóc - Trốn cha mẹ đi chơi với bạn - Không quan tâm đến lời cha mẹ Đối với hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong gia đình của các em, chúng tôi chọn các hành vi: - Vui vẻ làm theo yêu cầu, chỉ bảo của cha mẹ
  • 36. 29 - Giận dỗi khi cha mẹ nhắc nhở, giao việc - Mặc những trang phục cha mẹ không thích - Làm đầu tóc theo ý thích của em - Không tâm sự với cha mẹ khi có chuyện buồn - Chỉ sinh hoạt theo nhu cầu và hứng thú của mình - Hay thức khuya chơi game, sử dụng phương tiện giải trí không theo ý của cha mẹ 1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ 1.5.1. Những yếu tố thuộc về cha mẹ Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn, khuyên răn và yêu cầu con phải nghe lời dạy bảo của mình. Chính vì vậy, cha mẹ là người tích cực chủ động hơn trong quan hệ với con. Tuy nhiên, để thực hiện vai trò của mình thì ngoài ý nghĩa là người mang và đại diện cho những chuẩn mực xã hội thì cha mẹ còn là những con người với tính cách, khí chất, quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề riêng. Cho nên, mối quan hệ cha mẹ với con sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý đó của cha mẹ. Và sự hài lòng của con cái trong mối quan hệ với cha mẹ cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này. Kết quả của một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy rằng, tuổi tác, kinh nghiệm, nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa cha mẹ với con cái. [6, tr30] Xét về tuổi tác, khi con bước vào lứa tuổi thiếu niên thì phần lớn cha mẹ của các em ở vào độ tuổi từ 35 đến 50. Đây là thời kỳ mà cha mẹ phát triển về mọi mặt của tuổi trưởng thành. Đây là tiền đề giúp cha mẹ nuôi dạy con cho phù hợp với những yêu cầu của xã hội để đáp ứng với các chức năng giáo dục con của cha mẹ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con là một lĩnh vực không đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Như đã phân tích ở phần các đặc điểm tâm lý của học sinh THCS, trẻ có những bước đột biến về tâm lý đòi hỏi cha mẹ phải thay đổi cách ứng xử với con, xây dựng những quy tắc trong gia đình cho phù hợp với sự phát triển của con. Thế nhưng, phần lớn các bậc cha mẹ tỏ ra thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con ở lứa tuổi này. Thường gặp nhất là cha mẹ vẫn duy trì
  • 37. 30 thái độ coi con còn bé bỏng, chưa muốn để con tự quyết định những việc phù hợp với khả năng của các em. Do đó, kinh nghiệm dạy dỗ con lứa tuổi thiếu niên là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ với con. Về nghề nghiệp, 35 – 50 là tuổi chín muồi về tài năng, sự kết tinh trí tuệ, đã có nghề nghiệp ổn định và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ phải dành phần lớn thời gian dành cho công việc nên ít có thời giờ quan tâm đến con. Ngoài ra, từ một số các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phong cách làm cha mẹ cũng cho thấy phong cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ với con đặc biệt là với con ở lứa tuổi học sinh THCS. 1.5.2. Những yếu tố thuộc về con ở lứa tuổi học sinh THCS Như chúng tôi đã trình bày ở phần đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi của lứa tuổi này. Đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của các em trong mối quan hệ với cha mẹ. Sự phát triển về mặt sinh lý của học sinh THCS: Dấu hiệu cơ bản để biết một đứa trẻ đã trở thành một thiếu niên đó là hiện tượng dậy thì, là lứa tuổi chín muồi giới tính. Đây cũng là giai đoạn trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất. Sự phát triển về tâm lý với những nét điển hình trong cấu trúc tâm lý của trẻ em vị thành niên: - Giao tiếp với bạn bè là một hoạt động đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi học sinh THCS, nhu cầu giao lưu bạn bè phát triển mạnh, quan hệ mở rộng ra nhiều. - Xu hướng vươn lên làm người lớn, độc lập muốn được trân trọng và được đối xử như người lớn. Đòi hỏi của các em là người lớn phải thừa nhận “tính người lớn” của mình. Nếu không được đáp ứng điều này, các em sẽ phản kháng rất quyết liệt. Các em có nhu cầu khẳng định mình, khẳng định cái tôi và muốn được tôn trọng. Các em muốn thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, tính độc lập tăng cao trong khi cha mẹ vẫn coi các em là trẻ con, muốn áp đặt những yêu cầu, mong muốn của mình. Do vậy ở các em thường nảy sinh ý thức chống đối lại những ý muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ lại có một đặc điểm là vừa có tính trẻ con, vừa có tính người lớn,
  • 38. 31 vừa có tính độc lập, vừa có tính ỷ lại, và trong nội tâm của trẻ luôn có sự mâu thuẫn phức tạp…Về mặt xã hội, sự phát triển của các em chưa tương thích với sự phát triển về tâm lý, sinh lý. Các em còn thiếu kinh nghiệm xã hội, khả năng tự kiềm chế, tự kiểm soát, ứng xử và đưa ra quyết định còn yếu dễ dẫn đến những hành vi sai lầm. - Một yếu tố quan trọng tác động đến mối quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên đó là sự tăng dần tính độc lập của trẻ. Một khía cạnh đặc biệt quan trọng của sự độc lập ở vị thành niên là độc trong cảm xúc, khả năng dứt bỏ sự phụ thuộc như hồi bé vào cha mẹ. Sự tìm kiếm độc lập và tinh thần trách nhiệm của trẻ vị thành niên đã tạo ra câu hỏi hóc búa và xung đột đối với nhiều bậc cha mẹ. Cha mẹ bắt đầu thấy con cái tuột khỏi vòng kiểm soát của mình và thông thường họ muốn quản lý con cái gắt gao hơn nữa. Kết quả là giữa cha mẹ và con cái xuất hiện sự tranh cãi, cảm xúc giận giữ của cả hai phía. [29, tr.97 -108] Sự độc lập tăng cao vốn là đặc thù của trẻ vị thành niên thường bị cha mẹ gắn cho nhãn hiệu là kẻ bất trị, kẻ nổi loạn trong khi khuynh hướng độc lập của trẻ vị thành niên có liên quan rất ít tới cảm nghĩ của chúng về cha mẹ. Những cha mẹ hiểu tâm lý ở lứa tuổi vị thành niên thường dung hòa mong muốn độc lập của con bằng cách đối xử với chúng như đối với người trưởng thành và tạo điều kiện cho chúng tham gia vào các quyết định chung cảu gia đình, trong khi các cha mẹ khác có thể áp đặt hình thức độc đoán, áp đặt con phải nghe theo các mệnh lệnh và ý muốn của mình. Trong nghiên cứu về sự thích nghi của trẻ đối với sự kiểm soát của cha mẹ, Keener và Boykin (1996) đã chỉ ra rằng sự thích nghi của trẻ phụ thuộc vào cách quản lý của cha mẹ. Quản lý kiểu khống chế tâm lý và áp đặt hành động của con cái thường gắn liền với khả năng hòa nhập chậm của con. Cha mẹ nhận biết những hành động của con, cố gắng điều khiển xu hướng lệch lạc của chúng một cách không quá khắc nghiệt sẽ giúp chúng phát triển khả năng xử lý tình huống tốt hơn. [29] - Hình thành năng lực tự ý thức (biết tự ý thức – tự đánh giá, hình thành sự tự đánh giá và hành động ý chý với những kế hoạch cụ thể)
  • 39. 32 Các yếu tố như đặc điểm giới tính của lứa tuổi học sinh THCS; sự thay đổi về điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em; sự hiếu kỳ, tò mò, mong muốn khám phá cái mới, chấp nhận nguy hiểm…của lứa tuổi này cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Tóm lại, trên đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Ngoài ra, còn có rất nhiều các yếu tố khác như: Đặc điểm tính cách, khí chất của cha mẹ và con cái, bầu không khí tâm lý gia đình, truyền thống gia đình… cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ. Tiểu kết chƣơng 1 Vấn đề sự hài lòng về cuộc sống trong những năm gần đây được các nhà tâm lý quan tâm nghiên cứu. Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chuyển tiếp từ “trẻ con” sang “người lớn”. Ở gia đoạn này trẻ có nhiều đặc điểm phát triển đặc biệt cả về tâm lý và sinh lý. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi học sinh THCS đã và đang được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Nghiên cứu này tập trung vào sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở trong mối quan hệ với cha mẹ thông qua các hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em bao gồm hoạt động học tập, giao lưu bạn bè và sinh hoạt của các em ở gia đình. Sự hài lòng của học sinh THCS với sự quan tâm của cha mẹ được biểu hiện qua các mặt: nhận thức, cảm xúc và hành vi của học sinh THCS. Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của con lứa tuổi học sinh THCS với cha mẹ là nhóm các yếu tố về phía cha mẹ và nhóm các yếu tố về phía con cái lứa tuổi học sinh THCS.
  • 40. 33 Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu Khách thể chúng tôi lựa chọn để điều tra xác định thực trạng sự hài lòng của học sinh THCS với cha mẹ là 315 em học sinh ở các lớp 6,7,8,9 thuộc hai trường THCS. Trong đó: Chúng tôi chọn 158 em học sinh trường THCS Phước Ninh và 157 em học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo. Đặc điểm khách thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%) Khối lớp Lớp 6 76 24,1 Lớp 7 79 25,1 Lớp 8 79 25,1 Lớp 9 81 25,7 Trường THCS Phước Ninh 158 50,2 THCS Trần Hưng Đạo 157 49,8 Giới tính Nam 161 51,1 Nữ 154 48,9 Kết quả học tập Trung bình 28 8,9 Tiên tiến 110 34,9 Giỏi – Xuất sắc 177 56,2 Số anh/chị/em trong gia đình Một 41 13,0 Hai 222 70,5 Ba trở lên 52 16,5 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
  • 41. 34 Nghề nghiệp của cha: công nhân, nông dân và buôn bán kinh doanh…là những nghề chiếm tỷ lệ cao. Nghề của mẹ: đa số làm kinh doanh buôn bán, công nhân, nội trợ, giáo viên, nông dân… 2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường THCS Phước Ninh, nằm trên địa bàn thuộc ấp Bàu Dài, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Nơi đây, gia đình của các em học sinh chủ yếu là làm nông nghiệp và làm công nhân, một số gia đình làm nghề buôn bán và số ít là cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Trong những năm qua, trường đã không nhừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng giáo dục. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã và đang trưởng thành đi khắp nơi để làm việc. Có thể nói nhờ ngôi trường mà trình độ dân trí cả vùng được nâng lên một tầm cao mới. Sau đây là một số nét về nhà trường: Tiền thân của trường là trường Tiểu học Phước Ninh A, đến năm 1997 trường mới chính thức hình thành và mang tên là trường THCS Phước Ninh cho đến ngày nay. HIệu trưởng lúc đó là cô Lâm Ngọc Ánh, từ tháng 07/2007 đến 11/2009 là thầy Võ Minh Vũ. Từ tháng 11/2009 đến ngày 08/01/2014 là cô Lê Thị Tý, từ ngày 09/01/2014 đến nay là thầy Lê Văn Trễ. Về cơ sở vật chất: Khi mới hình thành nhà trường chỉ có 6 phòng học cấp 4 cũ kỹ. Qua những năm tháng , được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của ngành, của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh, những người có tâm huyết với nhà trường và bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo nhà trường, các thế hệ thầy cô và các thế hệ học sinh, trường đã có những thay đổi rất lớn. Hiện nay bộ mặt của nhà trường được khang trang, với 16 phòng học, 07 phòng học bộ môn, có phòng làm việc riêng của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các bộ phận, thư viện đọc sách rộng rãi thoáng mát, có 01 phòng hội đồng, 01 phòng truyền thống và 01 phòng Đoàn – Đội mới. Trường cũng có 02 phòng kho và 02 phòng nghỉ cho giáo viên ở xa. Về quy mô số lớp và học sinh: Lúc đầu mới hình thành thì số lượng học sinh rất ít. Nhưng bắt đầu từ năm 1999 trở lại đây thì số lượng học sinh không ngừng
  • 42. 35 tăng lên. Hiện nay(năm học 2018 – 2019), trường có tổng cộng 11 lớp với tổng số 425 học sinh. Chất lượng giáo dục: Với truyền thống “con nhà nghèo, chăm học, phấn đấu học giỏi” mặc dù là một trường xa xôi, cách trở, gặp không ít khó khăn, nhưng chất lượng giáo dục cũng khá cao. Trong năm học qua trường đã có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện và học sinh giỏi cấp tỉnh. Phong trào Hội khỏe Phù Đổng là mặt mạnh của nhà trường. Hàng năm trường đều có học sinh đạt huy chương vàng ở Đại hội này. Về chất lương đội ngũ giáo viên: Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường, qua bao thế hệ đều có tay nghề vững vàng, tận tâm với học sinh, luôn yêu nghề, mến trẻ. Các thầy cô giáo không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, nhà trường có 36 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có hơn một nửa giáo viên đã học xong đại học, tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 70,4%. Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên đủ bề dày kinh nghiệm để đảm đương nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tập thể Hội đồng sư phạm trường và tập thể học sinh đã quyết tâm ra sức Thi đua dạy tốt học tốt, Ngày 24/5/2015 trường long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 782/QĐ-UBND, ngày 15/4/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Nhà trường quyết tâm khắc phục những gì còn hạn chế, không ngừng phấn đấu để thực hiện tốt sự nghiệp trồng người trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường THCS Trần Hương Đạo, nằm trên đường 30/4 thuộc khu phố 4, phường II, thành phố Tây Ninh. Đây là khu vực trung tâm thành phố Tây Ninh, đa số học sinh là con em trong các gia đình cha mẹ làm nghề buôn bán, làm công nhân, một số là cán bộ công chức nhà nước, và một số làm nghề tự do. Nhìn chung đây là địa bàn mà gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khá giả hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Trường THCS Trần Hưng Đạo tiền thân là trường THCS Phường II được thành lập năm 2001 theo quyết định số: 37/QĐ – UBND tỉnh Tây Ninh, ngày