SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
-1-
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều văn kiện của Ðảng, nhà nước và các địa phương đã đề cập khá đầy
đủ đến nguồn nhân lực trong phát triển, coi nó là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế
nhanh và bền vững, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò then chốt có tính chiến lược trong
phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển kinh tế được quyết định bởi nhân tố con
người nói chung và lực lượng lao động nói riêng, vì tăng trưởng và phát triển kinh tế
tùy thuộc trước hết vào năng lực, trí tuệ và mức độ lành nghề của người lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển
biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế
nhanh đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của thành phố. TP HCM được xem là nơi có
tốc độ đô thị hóa nhanh nhất và quy mô lớn nhất cả nước (tỉ lệ dân số đô thị là 82,3%
so với 31,9% của cả nước, 2012). Quá trình đô thị hóa đã tạo một diện mạo mới cho
thành phố, khang trang hơn, bề thế hơn, hình thành nhiều khu dân cư, xuất hiện hàng
loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất... nhờ đó đã đưa TP HCM trở thành thành phố
lớn nhất và đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Hiện nay, TP HCM là thành phố đông dân nhất cả nước, đạt 7,8 triệu người,
chiếm 8,8% dân số cả nước. Thành phố đóng góp 20,3% tổng sản phẩm xã hội và
21,2% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước (2012). Quá trình đô thị hóa nhanh
cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, TP. HCM đã thu hút một lực lượng rất lớn lao
động tập trung vào nhiều ngành nghề khác nhau, làm cho dân số của thành phố gia
tăng nhanh chóng. Điều đó tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội TP.
HCM. Dân số tăng nhanh, nguồn lao động lớn, chất lượng lao động được nâng cao góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Nhưng hiện nay, TP. HCM vẫn chưa sử dụng hiệu
quả nguồn lao động, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động còn chậm, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế cũng như định
hướng của thành phố.
Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 - 2012” nhằm nghiên cứu về quy mô và cơ cấu lao
-2-
động của thành phố, đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề hạn chế về quy
mô và cơ cấu lao động tại TP. HCM nhằm sử dụng lao động có hiệu quả để phát triển
kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên và những nhà
nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập những kiến thức có liên
quan đến nguồn lao động và cơ cấu lao động của TP HCM.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động.
- Thu thập số liệu về quy mô và cơ cấu lao động của TP HCM, các quận, huyện của
thành phố giai đoạn 1990 - 2012.
- Phân tích và đánh giá quy mô và cơ cấu lao động tại TP HCM giai đoạn 1990 - 2012.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí có hiệu quả nguồn
lao động tại TP HCM phù hợp với phát triển kinh tế của thành phố.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động trên phạm vi toàn thành phố theo
ranh giới hành chính hiện nay: 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TP. HCM giai đoạn 1990 - 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quy mô lao động TP. HCM về số lượng và chất lượng lao động.
- Nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành và thành phần kinh tế của
TP. HCM giai đoạn 1990 – 2012.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí nguồn lao
động TP HCM trong thời gian tới.
-3-
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động của TP HCM đã được nhiều nhà
khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều hình thức như luận án
nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết trên báo, tạp chí, các kỷ yếu hội thảo
khoa học…
Các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn lao động như Phạm Đức
Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia; Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu
hướng hội nhập quốc tế, NXB Lao động Xã hội; Các yếu tố tác động đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Viện Nghiên cứu kinh tế quản lý
Trung ương; Đinh Đăng Định, Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người
lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động; Địa lí kinh tế - xã hội đại cương của
Nguyễn Minh Tuệ, NXB Đại học Sư phạm. Các đề tài nghiên cứu và sách của các tác
giả đã khái quát nội dung lý luận về nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và
vấn đề việc làm.
Về vấn đề quy mô và cơ cấu lao động của TP HCM có các tác giả với các công
trình sau: Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (luận án Tiến sĩ) (2004), “Nguồn lao động và sử
dụng nguồn lao động ở TP. HCM”, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Viện Kinh tế TP.
HCM với nhiều đề tài nghiên cứu như TS.Trần Hồi Sinh (chủ nhiệm đề tài) (2006),
“Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP. HCM trong quá trình đô thị
hoá – thực trạng và giải pháp”; TS. Bạch Văn Bảy (chủ nhiệm đề tài) (1996), “Một số
vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM”; Viện
Kinh tế TP. HCM (2006), “Nghiên cứu cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
lao động và nâng cao mức sống dân cư ở khu vực nông thôn ngoại thành TP. HCM”;
PGS.TS Nguyễn Thị Cành (2001)“Điều tra nguồn nhân lực trên địa bàn TP HCM”.
Các công trình nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn lao động
cũng như sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở ngoại thành TP HCM,
đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại trong vấn đề sử dụng lao động
phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố.
Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo vô cùng quý giá và
thật sự bổ ích cho nhóm tác giả khi nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhưng những công
-4-
trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung bàn về vấn đề lao động và việc làm trong nền
kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn hay khu vực ngoại thành,
chiến lược phát triển nguồn lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế mà chưa đề cập cụ thể đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động
của TP. HCM trong thời gian qua.
TP HCM là một thành phố lớn với dân số đô thị chiếm 83,3% dân số thành phố,
có tốc độ phát triển kinh tế cao, là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
và cả nước. Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, TP.
HCM đã thu hút một lực lượng rất lớn lao động đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố. Tuy nhiên hiện nay, mặc dù quy mô lao động TP. HCM đông
nhưng chất lượng chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa
phù hợp với tiềm năng cũng như định hướng của thành phố. Chính vì vậy, nhóm tác
giả chọn đề tài này nhằm làm rõ sự thay đổi về quy mô và cơ cấu lao động của TP
HCM để từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng nguồn lao động có hiệu quả trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Hệ quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Hệ quan điểm
a. Quan điểm hệ thống
Trong quá trình nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động tại TP. HCM, quan điểm
hệ thống là quan điểm quan trọng. Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ
thống kinh tế - xã hội. Sự phát triển về số lượng và chất lượng lao động cũng như việc
sử dụng lao động phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và thể chế xã hội nhất định. Vì vậy phải
coi các vấn đề lao động như một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn
chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội TP. HCM có các phân hệ nhỏ hơn như hệ thống
các ngành kinh tế, hệ thống dân cư, xã hội, đô thị… Trong đó, con người là chủ thể có
mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Bởi vậy, vấn đề lao động và chuyển dịch cơ
cấu lao động phải xem xét như là các hiện tượng, sự vật trong một hệ thống hoàn
chỉnh và không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước.
-5-
b. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động được đặt trong bối cảnh đô thị hoá và
phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM với những đặc thù của lãnh thổ về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử phát triển, định hướng phát triển …
trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, giải pháp phù hợp.
Ngoài ra, việc nghiên cứu vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của
thành phố không thể tách rời vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của các
tỉnh lân cận, của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì nguồn lao động TP. HCM là một
bộ phận trong nguồn lao động của vùng và cả nước. Từ việc xem xét với các bộ phận
lãnh thổ khác, sẽ xác định được những đặc trưng riêng phải giải quyết trong điều kiện
cụ thể của thành phố.
c. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội trong quá khứ và hiện tại ảnh hưởng rất lớn
đến nguồn lao động và sử dụng lao động trong hiện tại cũng như tương lai. Việc
nghiên cứu vấn đề lao động trong mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ
làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM được phân tích theo một chuỗi
thời gian gắn liền với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong việc nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao
động ở TP. HCM, đề tài đã chú ý phân tích, đánh giá tư liệu, thực trạng của từng giai
đoạn nhất định, trong đó đặc biệt chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những
biến động kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể.
d. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp
lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hoà
giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống con người. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động cũng phải xem xét đến yếu tố
môi trường, chất lượng cuộc sống lao động trong quá trình nghiên cứu.
-6-
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho
việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả
của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục
Thống kê, Cục Thống kê TP. HCM, cũng như từ các cơ quan quản lý của thành phố.
Tác giả cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống
kê về kinh tế, dân cư, lao động của các vùng để phân tích, so sánh khi cần làm sáng tỏ
vị trí của thành phố so với cả nước hoặc vùng lân cận.
b. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết
luận về thực trạng quy mô và cơ cấu lao động ở TP HCM và những vấn đề còn tồn tại
của lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố.
c. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của nghiên cứu địa lí. Trong quá trình thực hiện đề
tài, nhóm tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu đã có thành lập nhiều biểu đồ, đồ thị và bảng
số liệu minh chứng để thể hiện thực trạng, các mối liên hệ, tác động qua lại giữa phát
triển kinh tế với vấn đề lao động và việc làm của thành phố.
d. Phương pháp điều tra thực địa
Để có những số liệu bổ sung và có những luận cứ đánh giá thực trạng kinh tế - xã
hội và nguồn lao động cũng như sử dụng lao động của thành phố, ngoài số liệu thống
kê thu thập được nhóm tác giả còn tiến hành thực địa, phỏng vấn nhân dân và cán bộ
lãnh đạo. Kết quả thu thập được là sơ sở đánh giá tổng hợp ban đầu, thẩm định lại
những nhận định, dự báo trong quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
-7-
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài “Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 1990 - 2012” ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động.
Chương 2: Quy mô và cơ cấu lao động thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 –
2012.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí lao
động ở thành phố Hồ Chí Minh.
-8-
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY MÔ
VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm về lao động và cơ cấu lao động
1.1.1. Một số khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự
nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất,
con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã
hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố
quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát
triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ
đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực
sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải
phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động có
năng suất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Để sản
xuất ra của cải vật chất xã hội con người phải dùng sức lao động của mình thông qua
sử dụng một hoặc toàn bộ các công cụ lao động để tác động đến đối tượng lao động để
tạo ra những sản phẩm, vật dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng của mình. Chính quá
trình kết hợp giữa ba yếu tố lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động là quá trình
cần thiết để sản xuất ra sản phẩm.
 Nguồn lao động
Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội,
có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất
và các giá trị tinh thần đều thỏa mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra.
Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất mà chỉ một bộ phận dân số
trong độ tuổi nhất định.
-9-
Theo Bộ lao động - Thương binh và Xã hội: Nguồn lao động là toàn bộ những
người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp,
đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và
những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi
theo quy định của Bộ Luật lao động) [12], [34]. Trong nguồn lao động người ta không
tính đến lao động trẻ em. Như vậy, nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ
tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động gồm: Những người đang làm việc
trong nền kinh tế quốc dân, những người có khả năng lao động nhưng không có nhu
cầu làm việc, những người tàn tật, mất sức lao động (bị tai nạn khi lao động), những
người thất nghiệp và những người thuộc tình trạng khác (đang đi học, nội trợ…).
Nguồn lao động được quy định bởi quy mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi,
giới tính và sự phân bố theo lãnh thổ. Trong thực tế, không phải mọi người trong độ
tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế và ngược lại, không phải cứ ai ngoài độ
tuổi lao động thì không tham gia hoạt động kinh tế. Chỉ riêng những người trong độ
tuổi lao động chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động, còn phải đo lường và phân tích
thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nguồn lao động. Vì thế theo khuyến nghị
của Liên Hiệp Quốc, nguồn lao động được chia thành hai bộ phận: dân số hoạt động
kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.
 Dân số hoạt động kinh tế
Dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động hoặc dân số làm
việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất
nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế
trong một khoảng thời gian xác định [34, trang 113].
Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định nghĩa: Dân số hoạt động
kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động) bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi
trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Trong
quy định này độ tuổi dân số hoạt động kinh tế rộng hơn, ngoài dân số trong độ tuổi lao
động còn bao gồm cả dân số trên độ tuổi lao động [12].
-10-
Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động (lực lượng lao động trong độ
tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến hết 60
tuổi, nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi) đang có việc làm, hoặc không có việc làm, nhưng có
nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
 Dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ tuổi lao động
trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu làm
việc. Những người này không hoạt động kinh tế vì đang đi học (học sinh, sinh viên);
đang làm công việc nội trợ cho bản thân và gia đình, không có thu nhập; không có khả
năng lao động (ốm đau, tàn tật…) và những người không có nhu cầu làm việc (được
hưởng lợi tức, thu nhập mà không phải làm việc…) [12], [34].
Sơ đồ: Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế
Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động
Không
có khả
năng
lao
động
Không
có nhu
cầu
việc
làm
Nội
trợ
Đi
học
Thất
nghiệp
Đang
làm
việc
Trên
tuổi lao
động
đang
làm
việc
Lao
động
trẻ em
Trên
tuổi lao
động
không
làm
việc
Dưới
tuổi lao
động
không
làm
việc
Dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế
Nguồn lao động
Nguồn: [34, trang 114]
Nhìn chung, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa nam và nữ, thành
thị và nông thôn, giữa các nước và khu vực với trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác
nhau. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu tuổi của dân số, vào đặc điểm kinh tế -
xã hội và khả năng tạo việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Đây là bộ
phận tích cực và năng động nhất của dân số và là lực lượng quyết định cho sự phát
triển của một quốc gia.
-11-
 Việc làm
Một trong những khái niệm gắn liền với lao động là khái niệm việc làm. Đảm
bảo việc làm thường xuyên cho lực lượng lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nghiên cứu được tập trung vào một số khía cạnh
như lao động có việc làm thường xuyên theo khu vực nông thôn – thành thị, theo khu
vực kinh tế và lao động thiếu việc làm. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, mọi hoạt
động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm gọi là việc làm. Các hoạt động lao
động được xác định là việc làm bao gồm:
* Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
* Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình
nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó.
Trong Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1994, Điều 13 đã định nghĩa mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn
cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong định nghĩa này đã thừa nhận việc làm phải
gắn với thu nhập, tức là các hoạt động kinh tế không có thu nhập thì không phải là việc
làm và việc làm nằm trong khuôn khổ quỹ đạo của chuẩn mực xã hội cho phép [12].
Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động
kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền mặt
hay hiện vật; đang làm trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình;
hoặc đã có công việc trước đó, song tạm thời không làm việc và sẽ tiếp tục làm việc
ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.
 Thất nghiệp
Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không
ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp là biểu
hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm nhiều hơn
chỗ làm việc. Ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do tốc độ tăng
trưởng lực lượng lao động cao nhưng kinh tế chưa phát triển mạnh nên vấn đề thất
nghiệp vẫn đang là thách thức lớn. Nó không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực cho cá
nhân mà còn cho sự phát triển nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, một người được coi
-12-
là thất nghiệp nếu người đó trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không
có việc làm và đang cố gắng tìm việc [12, trang 17].
Trong những quy định điều tra thực trạng lao động và việc làm của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội tiến hành, xác định người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi
trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm
nhưng có nhu cầu làm việc.
Sự phát triển thị trường lao động ở nhiều nước đã chỉ ra các dạng thất nghiệp
khác nhau:
- Thất nghiệp tự nguyện (tự nhiên) là tình trạng thất nghiệp của người lao động
do không tích cực tìm kiếm việc làm ở mức lương hiện hành. Thất nghiệp tự nhiên là
dạng thất nghiệp chấp nhận được của nền kinh tế, tức là với mức thất nghiệp này nền
kinh tế vẫn giữ được sự phát triển bình thường.
- Thất nghiệp dài hạn là tình trạng thất nghiệp có thời gian kéo dài từ 1 năm trở
lên.
- Thất nghiệp chu kì là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong giai đoạn đình trệ của
chu kì đầu sản xuất kinh doanh.
Khái niệm thất nghiệp trên là cơ sở để xác định người thất nghiệp. Tất cả các
nước đều cố gắng giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm về cơ cấu lao động
Chúng ta có thể hiểu “cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc
bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định
giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định. Theo
PGS.TS Phạm Quý Thọ, trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng hội
nhập quốc tế” NXB Lao động – Xã hội đã đưa ra khái niệm về cơ cấu “Cơ cấu biểu
thị cấu trúc của một hệ thống, gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cơ
cấu biểu hiện mối quan hệ về tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc
là tỉ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược
lại” [28, Trang 16].
-13-
Cơ cấu lao động, đó là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỉ trọng của từng yếu tố lao
động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỉ lệ của từng yếu tố so với một
yếu tố khác được tính bằng phần trăm. Cơ cấu lao động thường được thể hiện là:
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân: thể hiện theo ba nhóm ngành
lớn là nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động
theo nhóm ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ và phản ánh trình độ phát
triển kinh tế - xã hội. Sự biến đổi cơ cấu lao động theo ngành trong mối quan hệ với
trình độ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra theo quy luật là trình độ phát triển kinh tế -
xã hội càng cao thì lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ tăng cả số lượng
và tỉ trọng. Việc chuyển bớt lao động làm việc từ khu vực nông nghiệp có năng suất
lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi có trình độ chuyên môn kĩ
thuật và năng suất lao động cao hơn có tác động quyết định làm tăng nhanh năng suất
lao động xã hội mà năng suất lao động là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển.
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: là cơ cấu thể hiện mối quan hệ xã
hội của lực lượng lao động (quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, đầu tư nước ngoài…).
Nền kinh tế chỉ phát triển khi mọi lực lượng sản xuất được giải phóng, huy động tối đa
nguồn lực trong và ngoài nước (trong đó có nguồn lao động) vào quá trình phát triển.
Để huy động được sức mạnh của mọi thành viên xã hội, mọi thành phần kinh tế, đòi
hỏi phải thiết lập một hệ thống chính sách để duy trì mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa
các thành phần kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước.
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho việc phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, huy động mọi tầng lớp, mọi nguồn vốn tham gia vào các hoạt động kinh
tế, xây dựng đất nước.
- Cơ cấu lao động theo lãnh thổ (thành thị - nông thôn, các vùng kinh tế…)
trong mối quan hệ với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất để tạo nên sự kết hợp
đồng bộ thúc đẩy phát triển sản xuất xã hội có hiệu quả. Sử dụng lao động theo lãnh
thổ là một hình thức đặc biệt của phân công lao động xã hội, mà kết quả mỗi địa
phương căn cứ vào điều kiện đặc thù của mình sẽ chuyên môn hóa sản xuất một (hay
một số) sản phẩm, đôi khi chỉ một bộ phận nào đó của sản phẩm để cung cấp cho nhu
cầu của các vùng khác trong nước và cả nước ngoài. Đôi khi để đảm bảo có sự cân
bằng đồng bộ các yếu tố này dẫn đến quá trình di chuyển dân cư và lao động giữa các
-14-
lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ sẽ giúp sử dụng và khai thác thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương.
- Ngoài ra còn có cơ cấu lao động phân theo giới tính, độ tuổi; cơ cấu lao động
phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật; cơ cấu lao động phân theo trình độ
có việc làm, thất nghiệp ở thành thị…
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tập trung đi sâu phân tích cơ
cấu lao động phân theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế.
 Đặc trưng của cơ cấu lao động
Trên cơ sở các số liệu thống kê về sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các
nước tư bản Tây Âu, trải qua giai đoạn đô thị hóa phát triển, Jean Fourastier đưa ra lí
thuyết “ba khu vực hoạt động kinh tế - xã hội”. Theo lí thuyết này, tất cả các hoạt động
của các cộng đồng được chia thành ba khu vực hoạt động cơ bản:
Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên nhiên
có sẵn như đất, rừng, biển, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) gồm có nông - lâm
- ngư là hoạt động chủ đạo và là hoạt động thời kỳ đầu của tất cả các cộng đồng mới
thành lập.
Khu vực II: Tổ chức xã hội của cộng đồng ngày một phát triển, nhu cầu của con
người cũng đòi hỏi cao hơn. Dựa trên những thành tựu của khoa học, con người biết
chế biến những sản phẩm của tài nguyên thiên nhiên (của khu vực I) hoặc tạo ra những
sản phẩm mới mà thiên nhiên không có. Nhờ đó mà sản phẩm xã hội làm ra tăng lên
đột biến. Năng suất lao động công nghiệp có ưu việt là cao hơn hẳn năng suất lao động
nông nghiệp, nền công nghiệp hóa có tốc độ phát triển nhanh tất nhiên kéo theo tốc độ
đô thị hóa và gia tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người. Mức sống dân cư đô thị
cao tạo ra một sức hút cực kì mạnh, kéo theo lao động từ nông thôn vào đô thị thành
những dòng di cư đông đảo J.Fourastier gọi lao động công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp là lao động khu vực II.
Khu vực III: Đô thị hóa mở rộng nhanh cả về số lượng đô thị lẫn quy mô dân số.
Các đô thị trong một quốc gia dần dần trở thành một hệ thống có mối quan hệ khăng
khít với nhau và nảy sinh những mối liên hệ liên vùng, liên quốc gia. Do vậy, sau thời
kì công nghiệp đại cơ khí hóa, đến thời kì công nghiệp tự động hóa, điện tử hóa, lao
-15-
động công nghiệp giảm dần mà sản phẩm xã hội vẫn tăng. Quỹ thời gian nhàn rỗi của
người lao động được gia tăng, trong điều kiện đó đòi hỏi phải có tổ chức dịch vụ thích
ứng nhằm cải thiện môi trường sống.
Dịch vụ thương mại, dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ giao tiếp, nghỉ dưỡng du lịch, vui
chơi giải trí phát triển ngày một rộng, các hoạt động ngân hàng, tài chính, thuế quan,
ngoại thương phát triển tiếp theo, cũng như là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, y tế,
văn hóa, giáo dục, giao thông liên lạc, quản lí hành chính…Nhu cầu về dịch vụ nói
chung đòi hỏi ngày càng lớn và không ngừng gia tăng về khối lượng cũng như về dạng
loại hình. J.Fourastier xếp các loại hoạt động nêu trên vào lao động khu vực III, gọi
chung là lao động dịch vụ.
Lí thuyết ba khu vực hoạt động kinh tế của J.Fouraster có một ý nghĩa rất lớn.
Muốn biết được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một quốc gia, ta chỉ cần
xem xét tỉ lệ lao động giữa ba khu vực đó thì có thể có khái niệm chung được, vì thực
chất quan hệ tỉ lệ lao động của ba khu vực hoạt động kinh tế này tương ứng với ba thời
kì phát triển của nền văn minh:
- Văn minh nông nghiệp
- Văn minh công nghiệp
- Văn minh hậu công nghiệp hay văn minh tin học, văn minh khoa học kĩ thuật
Sự phân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của quốc
gia. Các nước đang phát triển, dân số lao động trong khu vực nông nghiệp lớn hơn khu
vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhưng hiện nay ở các nước đang phát triển, diễn
ra sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế chuyển từ khu vực I sang khu vực II và III.
Sự tăng trưởng GDP/người ngày càng cao thì tỉ trọng lao động làm việc trong nông
nghiệp càng giảm, trong công nghiệp và dịch vụ tăng và ngược lại. Sự thay đổi cơ cấu
kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động khu
vực I, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực II và III. Các nước đang phát triển, muốn sử
dụng tốt lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho dân cư phải tiến hành
công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế [20], [34].
-16-
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động
 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong
tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển
dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất
định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch tùy
theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ
cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của
ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể... Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển
dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi
phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi, vận động của các hiện
tượng, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động theo chiều hướng nhất định tương đối
ổn định trong một thời gian với những bối cảnh kinh tế - xã hội xác định. Có những xu
hướng chuyển dịch mang tính quy luật hoạt động cùng với sự phát triển của xã hội, có
những xu hướng vận động chỉ trong những giai đoạn lịch sử mang tính nhất thời.
Thứ nhất: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với xu hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành. Đây là xu hướng chuyển dịch quan trọng nhất và có thể
chia thành hai giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu của nền kinh tế nước ta, lao động nông nghiệp từ chỗ chỉ tập
trung vào việc độc canh cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh tăng vụ và
đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi qua đó từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên
canh có quy mô lớn, được hiện đại hóa. Quy mô và tốc độ chuyển dịch lao động trong
giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng năng suất lao động của ngành trồng cây
lương thực và khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào trong trồng trọt và chăn
nuôi.
-17-
- Ở giai đoạn tiếp theo, khi lao động trong nông nghiệp bắt đầu dư thừa thì các
ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, ngành nghề tiểu thủ công
và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu hút lao động nông nghiệp. Tạo nên
sự chuyển dịch lao động theo hướng từ thuần nông sang chuyển dịch lao động nông –
công nghiệp – dịch vụ.
Thứ hai: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với sự thay đổi cơ cấu
chuyên môn kĩ thuật. Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của
nguồn lao động. Căn cứ vào mức độ phức tạp của từng loại chuyên môn và trình độ
lành nghề của lao động, xu hướng chuyển dịch diễn ra theo hai giai đoạn sau khi sự
đòi hỏi về mức độ phức tạp của công việc cũng như trình độ lành nghề ngày càng cao
thì xu hướng chuyển dịch cơ bản sẽ là tăng tỉ trọng lao động có trình độ công nhân kĩ
thuật, nghệ nhân, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học…
và giảm tỉ trọng lao động có trình độ thấp.
Thứ ba: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế vùng lãnh
thổ. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa – hiện đại hóa và
sự tích tụ tập trung tư liệu sản xuất, kinh nghiệm lao động… thì xu hướng chuyển dịch
là: tỉ trọng lao động làm việc trong các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên môn hóa
và khu công nghiệp tập trung trình độ cao sẽ ngày càng tăng lên. Kết quả sẽ tạo ra các
vùng kinh tế trọng điểm chuyên môn hóa, các khu công nghiệp chế biến tập trung và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp có cơ cấu ngành nghề phong phú, đóng vai trò là
những hạt nhân đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước [28, trang
25, 26].
 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thích nghi với cơ cấu kinh tế mới. Kinh nghiệm của nhiều nước cho
thấy, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi
về trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sách phát triển nguồn
nhân lực.
Chuyển dịch cơ cấu lao động đóng góp vào sự phân bố lại lao động hợp lí giữa
các vùng, giữa các ngành, nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề
-18-
nghiệp phù hợp, mang lại thu nhập cao hơn, tăng cơ hội tìm việc làm. Chuyển dịch cơ
cấu chất lượng lao động làm tăng tỉ trọng lao động có đào tạo là điều kiện tiên quyết
để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và là yếu tố quyết định cho
sự hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô và cơ cấu lao động
1.2.1. Vị trí địa lí của lãnh thổ
* Vị trí địa lí tự nhiên là yếu tố chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, có
ảnh hưởng tới sự cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó có thể thấy thông
qua các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản…
* Vị trí địa lí kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
lãnh thổ, ảnh hưởng đến sự phân bố và cơ cấu dân cư, lao động. Một lãnh thổ có vị trí
thuận lợi cho giao lưu kinh tế cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn,
lợi thế về vị trí địa lí sẽ được tận dụng để phát triển kinh tế, thu hút lao động có trình
độ cao, lao động công nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế.
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 Địa hình ảnh hưởng đến việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương
thức canh tác cũng như năng suất của đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung
đông ở những vùng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt, càng
lên cao dân cư càng thưa thớt.
 Khí hậu chi phối mọi hoạt động sản xuất nhất là nông – lâm – ngư nghiệp,
ảnh hưởng tới sinh hoạt của dân cư và lao động. Vùng nhiệt đới ánh sáng nhiều, nhiệt
độ cao, cây trồng vật nuôi sinh trưởng nhanh, năng suất cao, nuôi sống nhiều người
nên đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và lao động.
 Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng của nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế
- xã hội cần có đất đai. Sự tập trung dân cư và lao động đông đúc trước tiên là những
vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lương thực, thực phẩm. Sự chuyển
dịch dân cư – lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp đều phải dựa vào nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm từ các vùng sản xuất trọng điểm - nơi có đất đai thích
hợp với cây lương thực, thực phẩm.
-19-
 Nguồn nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, cần thiết cho hoạt động
của nông nghiệp. Sự phân bố lao động chịu ảnh hưởng gián tiếp của nguồn nước.
Vùng khô hạn không đủ nước cho cây trồng vật nuôi phát triển thì dân cư lao động
cũng thưa thớt. Trái lại, nơi có nguồn nước phong phú thuận lợi cho các hoạt động sản
xuất, nguồn lao động tập trung đông đúc.
 Khoáng sản là nguyên liệu của công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản ảnh
hưởng đến sự phân bố công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác) và lao động
công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khỏe tốt và ở mức độ nhất định cần
tới trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường
có kết cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao
 Sinh vật là nhân tố quan trọng tạo nên sự cân bằng sinh thái. Rừng có vai trò
điều hòa khí hậu, duy trì mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, giảm bớt hạn hán, làm trong
sạch môi trường sống. Hiện tượng thiên tai lũ lụt ở Việt Nam ngày càng nhiều, đây là
hậu quả của sự tàn phá rừng đầu nguồn, của tập quán du canh du cư ở đồng bào dân
tộc thiểu số, của sự khai hoang bừa bãi không khoa học. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ tới cuộc sống và các hoạt động sản xuất.
1.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
 Dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động
Dân số quyết định tới quy mô và chất lượng nguồn lao động.
- Gia tăng tự nhiên ảnh hưởng đến quy mô nguồn lao động
Nguồn lao động là một bộ phận quan trọng của dân số. Sự gia tăng dân số quyết
định mức gia tăng lao động trong tương lai (sau 15 đến 25 năm). Những nước có mức
gia tăng dân số cao góp phần làm tăng quy mô nguồn lao động. Nguồn lao động phát
triển nhanh về số lượng nhưng hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật làm
cho năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người càng thấp, kinh tế chậm
phát triển, nhiều lao động không có việc làm.
Những nước có gia tăng dân số thấp và ổn định thì mức gia tăng lao động cũng
thấp và ổn định, tỉ lệ lao động trong dân số cao, tổng sản phẩm xã hội lớn, thu nhập
bình quân đầu người cao, tạo thuận lợi cho sự tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất và
đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao.
-20-
Một số nước có gia tăng dân số quá thấp hoặc âm làm cho quy mô dân số và lao
động có nguy cơ bị suy giảm, đội ngũ lao động ở đây có trình độ cao song lại thiếu
nguồn bổ sung lao động trẻ.
Khi mức gia tăng dân số cao, thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng và đầu tư
vào các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho dân số đó sẽ tăng lên, thu nhập đầu
tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng giảm đi, dẫn tới khó khăn cho mở rộng đầu
tư việc làm. Điều đó ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của lực lượng lao động.
Ngược lại, khi quy mô lực lượng lao động lớn, nhất là số người trong độ tuổi lao
động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, dẫn tới quy mô dân số đặc biệt là dân số nữ trong độ
tuổi sinh đẻ lớn làm cho mức sinh cao.
- Gia tăng cơ học ảnh hưởng đến quy mô lực lượng lao động
Theo quy luật chung, người dân di chuyển từ nơi có mức sống thấp sang nơi có
mức sống cao; từ nơi có ít cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm sang nơi có nhiều
cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm có thu nhập cao. Như vậy dòng di dân với
các đặc trưng trên sẽ làm tăng quy mô lực lượng lao động nơi nhập cư và giảm quy mô
lực lượng lao động nơi xuất cư.
Nơi nhập cư: nếu bộ phận lực lượng lao động nhập cư có trình độ văn hóa và
trình độ nghề nghiệp thấp thì khó có thể tham gia vào khu vực kinh tế hiện đại, chỉ
tham gia vào khu vực kinh tế truyền thống, hoặc không tìm được việc làm, từ đó tạo
thêm gánh nặng thất nghiệp cho những nơi nhập cư.
Nơi xuất cư: Ở mức nào đó, việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số,
giảm được số người thất nghiệp trong lực lượng lao động. Nhưng nếu di cư là lao động
chất xám, có trình độ nghề nghiệp và học vấn thì ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn
lao động tại nơi xuất cư. Đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của nơi xuất cư.
Ngoài ra, tại nơi xuất cư có quy mô lực lượng lao động lớn, sự phát triển kinh tế -
xã hội không đủ việc làm cho người lao động nên dẫn tới hiện tượng thừa lao động,
chủ yếu là những lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp, khiến họ
phải di chuyển tới những nơi có cơ hội kiếm được việc làm. Điều này làm gia tăng
gánh nặng về các vấn đề kinh tế - xã hội cho nơi nhập cư.
-21-
- Cơ cấu dân số với cơ cấu lực lượng lao động
* Cơ cấu dân số trẻ: Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao làm tăng sức
ép lên các dịch vụ giáo dục, y tế, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống; khả
năng đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại lao động, cho chuyển giao công nghệ, phát triển
sản xuất bị hạn chế. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng chuyển dịch
cơ cấu lao động:
Theo trình độ lao động thì lao động được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ thấp và lao
động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao.
Theo khu vực sản xuất, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lực lượng lao động ở
khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao và lực lượng lao động ở khu vực công
nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp. Với cơ cấu dân số trẻ, để đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực cho người dân nên nền kinh tế thường tập trung vào khu vực sản xuất nông
nghiệp. Điều đó dẫn tới hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp phổ biến trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp.
* Cơ cấu dân số già: có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu lực lượng lao động. Nếu
tỉ lệ người già quá đông thì dân số tham gia vào lực lượng lao động thấp, một bộ phận
lớn dân số không hoạt động kinh tế sẽ tăng thêm gánh nặng cho lực lượng lao động.
Một bộ phận lớn lao động sẽ phải tham gia vào khu vực dịch vụ an sinh xã hội cho
người cao tuổi, không thể đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế.
* Cơ cấu dân số hợp lí: Nếu cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã
hội, thì đầu tư cho phát triển nguồn lao động tương lai và hiện tại thuận lợi hơn. Cơ
cấu của lực lượng lao động có những đặc trưng: tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật
cao chiếm phần lớn, tỉ lệ lao động có việc làm cao, thất nghiệp thấp.
- Phân bố dân cư với phân bố lực lượng lao động
Nếu phân bố dân cư bất hợp lí so với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thì sức
ép lao động việc làm cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng
lao động, với cơ sở vật chất kĩ thuật khiến cho vấn đề tạo việc làm trở nên khó khăn,
dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đó là nguyên nhân làm cho mức sinh
cao, mức di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lượng lao động.
-22-
Nếu phân bố dân cư hợp lí thì sẽ phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất
và phát triển như tài nguyên, con người, vốn… Cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập
cao. Có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực.
- Chất lượng dân số với chất lượng lực lượng lao động
Chất lượng dân số là nói về chất lượng của toàn bộ dân số, từ những người dưới
tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động đến những người trên tuổi lao động.
Chất lượng của dân số dưới tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng
lao động trong tương lai vì sau 10 - 15 năm nữa họ sẽ bước vào tuổi lao động. Chất
lượng của những dân số trong độ tuổi lao động là chất lượng của nguồn lao động hiện
tại. Nếu chất lượng của nguồn lao động cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư,
chăm sóc nhóm dân số dưới tuổi lao động, làm cho chất lượng nguồn lao động tương
lai cao. Trình độ học vấn của trẻ em là sự thể hiện chất lượng nguồn lao động trong
tương lai và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của bố mẹ.
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao
động. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, yêu cầu tốc độ chuyển dịch lao động cũng phải
tăng để cung cấp lao động cho các ngành nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành, vùng kinh tế nhanh hơn do
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và do tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.
 Cơ cấu kinh tế
* Cơ cấu ngành kinh tế chi phối lao động theo ngành. Một nền kinh tế nông
nghiệp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất lao động
thấp. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, lao động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ, người lao động có tính năng động cao, có kỉ luật và tác phong trong công
nghiệp.
* Cơ cấu thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó không
phát huy hết khả năng của mình. Thành phần kinh tế đa dạng mở đường cho người lao
động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn, sức khỏe, thời gian và trình độ của mình để
mở mang sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và xã hội.
-23-
* Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lao động theo lãnh thổ và đặc trưng
cơ cấu nghề nghiệp ở từng địa phương. Sự chuyên môn hóa của các vùng kinh tế tạo
nên sự chuyên môn hóa lao động giữa các vùng. Đồng thời, sự phát triển tổng hợp
vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động trong vùng để phát triển KT - XH và tăng lực
lượng lao động dịch vụ, tạo những mối liên hệ hữu cơ trong và ngoài vùng, ổn định và
phát triển vùng kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ nền KT - XH càng phát triển, càng tạo điều
kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, tạo nên sức mạnh của nền kinh tế.
 Lịch sử khai thác lãnh thổ
Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là những vùng đông dân, lực
lượng lao động dồi dào. Đó thường là những vùng thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì
nhiêu, giao lưu thuận tiện, chủ yếu là các đồng bằng châu thổ như các đồng bằng vùng
Châu Á gió mùa với truyền thống trồng lúa nước cần nhiều lao động và nuôi sống
được số dân đông, hoặc là những nơi phân bố tập trung khoáng sản để khai thác; hoặc
là những nơi có vị trí thuận lợi cho buôn bán, sớm hình thành những trung tâm thương
mại. Hà Nội là thành phố có lịch sử hình thành lâu đời, cơ sở hạ tầng khá phát triển,
tập trung đông dân cư và lao động, đội ngũ lao động có trình độ cao, nơi tập trung
đông đảo các nhà khoa học.
 Cơ sở hạ tầng
Ở đâu có cơ sở hạ tầng phát triển, ở đó nền kinh tế thịnh vượng, dân cư lao động
tập trung đông. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc là những yếu tố quan trọng hàng
đầu trong cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nó đảm bảo thông tin
nhanh nhạy, lưu thông hàng hóa kịp thời, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thu hút lao
động tập trung.
Muốn phân bố lại lực lượng lao động trên lãnh thổ, phải quan tâm xây dựng cơ
sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông mạng lưới thông tin, nhà ở, sau nữa là trường
học, trạm y tế, điện, nước,…Những vùng đồng bằng, những thành phố tập trung đông
người do cơ sở hạ tầng ở đó phát triển thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện mở mang sản xuất và hình thành nhiều loại
hình dịch vụ, làm gia tăng lực lượng lao động, lao động có sự chuyển dịch phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế.
-24-
 Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước
Quyết định xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động. Đường lối đổi mới,
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các chính sách hợp lí thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước đưa vào sản xuất, tận
dụng được tiềm năng lao động. Các chính sách tạo sự công bằng xã hội như khuyến
nông, xóa đói, giảm nghèo…tạo cơ hội cho nông dân, những người nghèo có vốn sản
xuất, nâng cao mức sống, tăng sức khỏe người dân nói chung, người lao động nói
riêng. Các chính sách về giáo dục, y tế sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng lao động.
 Giáo dục
Giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển tiềm năng con người.
Giáo dục cung cấp những tri thức phổ thông hiện đại, những kiến thức khoa học kỹ
thuật chuyên ngành cho người lao động. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào
sức khỏe người lao động, vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc vào trình độ hiểu
biết của người lao động. Giáo dục và đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra các nguồn lao động có chất lượng cao để thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
 Y tế
Sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai. Người
lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao
sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và
chăm sóc sức khỏe tốt sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.
1.3. Cơ sở thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động tại Việt Nam
1.3.1. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh
Con người là vốn quý nhất. Lao động là một trong những nguồn tài nguyên quan
trọng của mỗi quốc gia. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là một tiềm năng to
lớn để phát triển kinh tế - xã hội.
-25-
- Quy mô lực lượng lao động nước ta lớn và tăng nhanh
Bảng 1.1: Lực lượng lao động của nước ta thời kì 1989-2012 (triệu người)
Năm 1989 1999 2009 2012
Lực lượng lao động 28,4 37,3 47,7 52,3
Nguồn: [5], [30]
Năm 2012, cả nước có 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao
động, chiếm 58,9% tổng dân số, bao gồm 51,4 triệu người có việc làm và 925,6 nghìn
người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỉ
trọng thấp hơn nam giới (48,6% nữ giới so với 51,4% nam giới). Sức trẻ là đặc điểm
nổi trội của tiềm năng nguồn lao động nước ta. Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế chia
theo nhóm tuổi tập trung nhiều nhất ở nhóm 15 – 34 tuổi chiếm gần 50%, tiếp đó là
nhóm 35 – 54 tuổi (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi các năm 1989,
2009 và 2012 (%)
Năm Nhóm trẻ
(15-34 tuổi)
Nhóm trung niên
(35-54 tuổi)
Nhóm cao tuổi
(≥ 55 tuổi)
1989 52,6 40,3 7,1
2009 47,6 42,1 10,3
2012 44,7 43,8 11,5
Nguồn: [5], [30]
Nguồn lao động trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ
tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng. Nếu được học văn hóa,
đào tạo nghề, họ sẽ phát huy tác dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là
yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng gây áp lực lớn cho giải
quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Đặc biệt, với tốc độ tăng dân số
nhanh và cơ cấu dân số trẻ nên mỗi năm nước ta có hơn 1,2 triệu người đến tuổi lao
động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước càng làm cho vấn đề việc
làm thêm gay gắt.
-26-
- Phân bố lực lượng lao động không đều giữa các vùng lãnh thổ
Lực lượng lao động của nước ta tuy đông và tăng nhanh nhưng có sự phân bố
không đều giữa các vùng lãnh thổ. Lao động nước ta tập trung chủ yếu khu vực nông
thôn, năm 2012 lao động nông thôn chiếm 69,7% trong cơ cấu lao động chung của cả
nước. Điều này là do ở nông thôn hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp nên cần
một lực lượng lao động đông. Diện tích đất đai ở nông thôn cũng rộng hơn. Tuy nhiên,
do năng suất lao động thấp, thời gian chuyển giao giữa các mùa lực lượng lao động
thiếu việc làm cao nên lao động nông thôn có xu hướng di cư ra thành thị tìm việc làm
làm tăng tỷ lệ lao động thành thị. Tuy nhiên, các luồng lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị kiếm việc làm một cách tự phát cũng đang trở thành một trong những khó
khăn cho vấn đề việc làm ở nước ta.
Bảng 1.3: Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động Việt Nam năm 2012
Nơi cƣ trú/vùng
Lực lƣợng
lao động
(Nghìn
người)
Tỷ trọng (%)
Tổng
số
Nam Nữ
Cả nƣớc 52 348,0 100,0 100 100
Thành thị 15 885,7 30,3 30,4 30,3
Nông thôn 36 462,3 69,7 69,6 69,7
Các vùng/TP
Trung du miền núi Bắc Bộ 7 209,3 13,8 13,4 14,2
Đồng bằng sông Hồng* 8 023,6 15,3 14,7 16,0
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 11 309,3 21,6 21,1 22,1
Tây Nguyên 3 136,6 6,0 6,1 5,9
Đông Nam Bộ* 4 517,7 8,6 8,8 8,5
Đồng bằng sông Cửu Long 10 362,8 19,8 20,9 18,6
Hà Nội 3 702,5 7,1 6,9 7,2
Tp Hồ Chí Minh 4 086,4 7,8 8,1 7,5
*Đồng bằng sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm TP. HCM
Nguồn: [5]
-27-
Giữa các vùng: Trong 6 vùng, gần ba phần năm lực lượng lao động (56,7% tổng
lực lượng lao động của cả nước) tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian
tới, nhà nước cần đẩy mạnh các chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc
làm và đào tạo nghề cho lao động, trong đó đặc biệt là những khu vực chiếm tỉ lệ lao
động đông của cả nước (bảng 1.3).
- Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện
Chất lượng nguồn lao động nước ta đã được cải thiện, có đóng góp đáng kể cho
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế đất nước và còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng lãnh thổ.
 Về trình độ học vấn của lực lượng lao động
Nhìn chung trong cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng
được nâng cao. Tỉ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm. Tỉ lệ này
năm 1996 là 26,67%, năm 2009 giảm xuống còn 6,5%. Đồng thời, số người đã tốt
nghiệp THCS, THPT tăng lên liên tục, trong đó tăng nhanh nhất (quy mô và tốc độ) là
số người tốt nghiệp THPT, từ 13,48% năm 1996 lên 26,4% năm 2009.
Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi mang tính
nội lực cho việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm
việc làm mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, trình độ học vấn
còn có sự phân hóa giữa nông thôn với thành thị và theo các vùng lãnh thổ. Ở nông
thôn, tuy trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở
mức thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Năm 2009, tỉ lệ người chưa tốt nghiệp
tiểu học trong lực lượng lao động ở nông thôn là 15,9% (thành thị là 7,6%), tỉ lệ người
tốt nghiệp THPT ở nông thôn là 17,8% (thành thị là 46,8%).
Trình độ học vấn của lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ cũng có chênh lệch.
Tỉ lệ những người chưa từng đi học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng TDMN
phía Bắc (chiếm 11,3% lực lượng lao động của vùng, 2009), tiếp đến là Tây Nguyên
(10,2%) và ĐB sông Cửu Long (5,7%). Đây cũng là những vùng có tỉ lệ lao động tốt
nghiệp THPT trở lên thấp nhất, đặc biệt là vùng ĐB sông Cửu Long, chỉ có 13,4%
trong khi cả nước là 25,6%. Hai vùng có trình độ học vấn của lực lượng lao động cao
-28-
là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tỉ lệ lực lượng lao động chưa từng đi học chỉ có
0,8% và 2,2%, còn tỉ lệ tốt nghiệp THPT trở lên chiếm 35,9% và 32,9%.
 Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động
Trình độ chuyên môn kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành
chất lượng lao động. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động nước ta đã có
sự thay đổi. Theo kết quả Điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, trong tổng số 52,3
triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có gần 9 triệu
người đã được đào tạo, chiếm 16,8% tổng lực lượng lao động. Như vậy nguồn nhân
lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật thấp.
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (%)
Các chỉ tiêu 1989 1999 2009 2012
Không có trình độ CMKT 92,7 91,9 82,4 83,2
Công nhân kĩ thuật 2,2 2,4 6,3 4,7
Trung học chuyên nghiệp 3,2 3,0 4,4 3,7
Cao đẳng trở lên 1,9 2,7 6,9 8,4
Nguồn: [5], [30]
Các số liệu ở bảng 1.4 cho thấy xu hướng giảm dần tỉ lệ lao động không có trình
độ CMKT so với tổng dân số, từ 92,7% năm 1989 xuống còn 83,2% năm 2012, giảm
9,5% qua hơn 20 năm. Nhìn chung xu hướng này là tiến bộ, tuy nhiên, mức giảm của
tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đối với công nhân kĩ thuật, tăng từ 2,2% lên
6,3% giai đoạn 1989-2009, nhưng sau đó lại giảm xuống còn 4,7% năm 2012. Mức độ
tăng này là chậm so với yêu cầu và không ổn định, điều này đặt ra những nhiệm vụ
quan trọng cần mở rộng và hoàn thiện hệ thống dạy nghề trong nền kinh tế quốc dân.
Nước ta đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, việc tận dụng “cơ cấu dân số
vàng” để tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đang nhận được nhiều sự
quan tâm hiện nay. Để tạo ra một lực lượng lao động vàng trong thời kì này, cần xây
dựng chiến lược phát triển nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
-29-
nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội vàng của dân số cho phát triển, tập trung cải cách và
điều chỉnh hệ thống đào tạo đại học, đào tạo nghề và CMKT hướng đến thị trường
nhằm tạo ra một lực lượng lao động kĩ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn
nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước.
1.3.2. Cơ cấu lao động của nước ta
 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Quá trình này tất yếu làm tăng tỉ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong nông nghiệp.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế thời kì 1989-2012 (%)
Nguồn: [5], [30]
Biểu đồ 1.1 cho thấy qua hơn 20 năm cơ cấu lao động của nước ta đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng lao động trong công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng gần gấp đôi, tăng tương ứng từ 11,2% lên 21,2% và
16,3% lên 31,4%. Lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 71,5% xuống còn 47,4% giai
đoạn 1989-2012. Tuy vậy, có thể thấy rằng sự gia tăng tỉ lệ lao động trong nhóm
ngành công nghiệp – xây dựng vẫn còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặc dù lao động trong nhóm ngành nông –
lâm – thủy sản đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn.
71.5 68.8
51.9 47.4
11.2 12
21.4
21.2
16.3 19.2
26.7
31.4
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1989 1999 2009 2012
Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
-30-
 Cơ cấu lao động giữa các vùng lãnh thổ
Cơ cấu lao động giữa các khu vực có sự chuyển dịch phù hợp với quá trình CNH
và HĐH đất nước. Tuy nhiên giữa các vùng, tỉ trọng lao động giữa các khu vực rất
khác nhau:
+ Lao động trong khu vực I: thấp nhất là Đông Nam Bộ (18,5%), Đồng bằng
sông Hồng (45,8%); Các vùng còn lại đều cao hơn mức TB của cả nước.
+ Lao động trong khu vực II: cao nhất là Đông Nam Bộ (41,3%); thấp nhất là
Tây Nguyên (7,9%), TDMN phía Bắc (9,9%), ĐBS Cửu Long (16,0%).
+ Lao động trong khu vực III: cao nhất là Đông Nam Bộ (40,2%), tiếp đến ĐB
sông Hồng (27,5%), đến Đồng bằng sông Cửu Long (27,1%); Thấp nhất là TDMN
phía Bắc (15,1%), Tây Nguyên (18,7%).
Bảng 1.5: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thường xuyên phân theo nhóm ngành
theo vùng nước ta năm 2009 (đơn vị: %)
Các vùng
Chia theo nhóm ngành kinh tế
Nông-lâm-ngư Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
Cả nƣớc 51,9 21,4 26,7
TDMN phía Bắc 75,0 9,9 15,1
ĐB sông Hồng 45,8 26,7 27,5
Bắc Trung Bộ và DH
Nam Trung Bộ
58,5 17,5 24,0
Tây Nguyên 73,4 7,9 18,7
Đông Nam Bộ 18,5 41,3 40,2
ĐB sông Cửu Long 56,9 16,0 27,1
Nguồn: [30]
 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta,
đặc biệt trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Cơ cấu lao động theo
thành phần kinh tế có những thay đổi quan trọng. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là
-31-
nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, các số liệu thống kê lao động – việc làm chia cơ cấu này thành 3 khu vực
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Bảng 1.6: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai
đoạn 1998-2012
1998 2000 2005 2012*
Nghìn
ngƣời
% Nghìn
ngƣời
% Nghìn
ngƣời
% Nghìn
ngƣời
%
Tổng số 34801,0 100 37609,6 100 43456,5 100 51422,4 100
Kinh tế nhà nước 3533,0 10,2 3501,0 9,3 4413,0 10,2 5336,4 10,4
Kinh tế ngoài nhà
nước
31083,0 89,3 33881,8 90,1 38355,6 88,2 44385,6 86,3
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
184,0 0,5 226,8 0,6 687,9 1,6 1700,4 3,3
Nguồn: [5], [28]
Sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế đã có chuyển biến rõ nét. Việc đa
dạng hóa các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức sản xuất tạo ra các điều kiện cần
thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Lao động
trong thành phần kinh tế nhà nước không có nhiều biến động và xu hướng giảm,
chuyển sang khu vực kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể, đặc biệt khu vực đầu tư nước
ngoài tăng từ 0,5% năm 1998 lên 3,3% năm 2012 (bảng 1.6).
Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế khác đang
diễn ra phù hợp với quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, cho thấy
thị trường lao động ở nước ta đã phát triển trong thời gian qua. Khu vực kinh tế ngoài
nhà nước không chỉ thu hút đa số lao động nông – lâm – ngư nghiệp, mà còn thu hút
ngày càng nhiều lao động vào các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lao động
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cho thấy nước ta thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập với khu vực và thế giới đã đạt nhiều kết quả.
-32-
1.3.3. Tình hình việc làm của nước ta
Sự thay đổi, phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã có những tác
động quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 1.7: Lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam giai đoạn
2005 - 2012
2005 2008 2010 2012
Tổng dân số (Nghìn người) 82392,1 85118,7 86932,5 88.772,9
Số lao động (Nghìn người) 42.774,9 46.460,8 49.048,5 51.699,0
LĐ so với tổng dân số (%) 51,9 54,6 56,4 58,2
Nguồn: http://www.gso.gov.vn
Tổng số lao động và tỉ lệ lao động của nước ta có xu hướng tăng qua các năm.
Giai đoạn 2005 – 2012 tăng từ 42.774,9 nghìn người lên 51.699 nghìn người với tỉ lệ
tăng từ 51,9% năm 2005 lên đến 58,2% năm 2012, thể hiện dấu hiệu tích cực trong
lĩnh vực giải quyết việc làm trên phạm vi cả nước. Xu hướng gia tăng này là kết quả
của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, thông qua việc
thực hiện chủ trương và chính sách phát triển nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, cơ
cấu thành phần kinh tế đa dạng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia
đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng chương trình phát triển kinh tế trọng điểm được triển khai thực hiện
như hình thành các khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, các khu đô thị mới, các
mô hình kinh tế trang trại…. đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần ổn định nâng
cao đời sống của nhân dân.
-33-
Bảng 1.8: Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm lực lượng lao động trong độ
tuổi lao động của nước ta giai đoạn 2005-2012(%)
Năm
Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn
2005 2,09 5,31 1,08 8,10 4,40 9,30
2007 2,19 4,64 1,44 4,90 2,10 5,80
2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
2011 2,22 3,60 1,60 2,96 1,58 3,56
2012 1,96 3,21 1,39 2,74 1,56 3,27
Nguồn: Tổng hợp từ [9]
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước
giảm từ 2,09% xuống 1,96%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 5,31% năm 2005
còn 3,21% năm 2012, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lại tăng lên từ 1,08% năm
2005 lên đến 1,39% năm 2012. Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại giảm
nhanh từ 8,10% năm 2005 xuống còn 2,74% năm 2012. Xu hướng giảm nhanh này
duy trì ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tuy nhiên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn vẫn cao hơn thành thị rất nhiều (gần 2,3 lần) và cao hơn mức trung bình của cả
nước. Kết quả trên là do sự chuyển dịch nhanh trong cơ cấu lao động từ nông nghiệp
sang phi nông nghiệp, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, sự đa
dạng các hoạt động kinh tế và cùng với các chương trình hoạt động giải quyết việc làm
của các đoàn thể và các tổ chức từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tiểu kết chương 1
Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia và từng địa phương, nhất là với những nước đang tiến hành CNH-HĐH thì việc
phát huy thế mạnh nguồn lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết
định. Vì vậy trong quá trình phát triển, nước ta luôn chú ý phát huy hiệu quả nguồn lực
này. Tuy nhiên, thực trạng lao động Việt Nam còn nhiều bất cập cả về cơ cấu, số lượng và
chất lượng. Vì vậy nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động làm cơ sở để đánh giá, nhìn
nhận một cách khách quan, chính xác đưa ra những chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động. Có như vậy mới thực hiện được mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta là nước CNH theo hướng hiện đại.
-34-
Chƣơng 2
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1990 - 2012
2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gòn - TP. HCM hình thành và phát triển hơn 300 năm. Trước thế kỉ 17, khu
vực Sài Gòn ngày nay còn là một vùng đất hoang vu rừng rậm, sình lầy với hệ sinh
thái ở dạng nguyên sinh, dân cư thưa thớt. Thời gian này có khoảng 40.000 hộ dân
sinh sống rải rác khắp vùng. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thị tứ ban đầu đã mở
rộng đến phía tây sông Đồng Nai, giáp sông Sài Gòn tạo thành trung tâm hành chính
lớn nhất miền Nam.
Năm 1862 Sài Gòn nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và trở thành thủ
phủ của xứ Nam Kì. Trong thời kì thuộc địa đánh dấu bằng sự phát triển các cơ sở hạ
tầng và gia tăng dân số của thành phố. Nhiều công trình được xây dựng trong thời gian
này vẫn còn đến ngày nay như chợ Bến Thành (1911), cảng Sài Gòn (1866), UBND
thành phố, nhà thờ Đức Bà (1877).
Ngày 27/4/1931 hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn hợp nhất gọi là vùng Sài Gòn -
Chợ Lớn, rộng 5.100 ha. Toàn vùng chia ra làm 5 quận (ba thuộc Sài Gòn và hai thuộc
Chợ Lớn ) với dân số khoảng 256.000 người. Năm 1945 dân số Sài Gòn - Chợ Lớn
khoảng 976.000 người. Cơ cấu kinh tế lúc này vẫn chủ yếu là thương mại, dịch vụ,
thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp [17].
Dưới thời Mĩ - Ngụy, thành phố là Đô thành của chính quyền Sài Gòn. Nhằm
thực hiện mưu đồ chính trị của mình, Hoa Kì đã đổ khá nhiều tiền của cho việc nâng
cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố Sài Gòn như đường sá, cầu cống,
các khách sạn, công sở. Một số cơ sở hạ tầng kĩ thuật nổi bật đã được xây dựng trong
giai đoạn này như cảng Sài Gòn, cầu Sài Gòn, dinh Thống Nhất…
Trong thời gian này dân số thành phố biến động khá phức tạp, tỉ lệ dân nhập cư
rất cao. Từ năm 1955 - 1956 trong số hơn một triệu người miền Bắc di cư vào Nam,
phần lớn họ định cư tại Sài Gòn, làm cho dân số thành phố tăng cao. Đồng thời cũng
làm thay đổi cơ cấu dân cư thành phố. Năm 1956 dân số toàn thành phố là 1.794.356
người, năm 1973 dân số tăng lên 2.090.000 người.
-35-
Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Hồ
Chí Minh. Như vậy TP. HCM được chính thức thành lập vào tháng 7/1976 trên cơ sở
đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi (tỉnh Hậu Nghĩa), Bến Cỏ (Bình
Dương), diện tích khoảng 2.029 km2
. Đến năm 1978 sát nhập thêm một phần tỉnh
Đồng Nai và Long An vào thành phố làm diện tích tăng lên 2.095 km2
.
Bảng 2.1: Quá trình tăng trưởng quy mô dân số Sài Gòn – TP. HCM từ năm
1881 đến năm 2012 (người)
Năm Sài Gòn Chợ Lớn Tổng
1881 13.481 39.806 53.287
1900 56.500 105.400 161.900
1911 67.739 181.742 249.481
1931 256.000
1945 976.000
1954 1.723.360
1965 1.485.295
1975 2.377.040
1979 3.419.978
1989 3.988.124
1999 5.037.155
2009 7.201.550
2012 7.791.789
Nguồn:[13], [17], [30]
Trong những năm qua, sự phân chia hành chính của thành phố có nhiều thay đổi
với sự ra đời của các quận mới như: Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức (được tách ra từ
huyện Thủ Đức), quận 7 (được tách ra từ huyện Nhà Bè), quận 12 (được tách ra từ
huyện Hóc Môn). Hiện nay, về mặt hành chính, thành phố bao gồm 19 quận nội thành
(gồm quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh,
-36-
Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân), 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình
Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) với 259 phường và 63 xã. Diện tích toàn thành phố là
2095,01 km2
, trong đó nội thành là 494,01 km2
và ngoại thành là 1601,00 km2
(2012).
Trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã xác
định: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu
mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp – dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và
Đông Nam Á” [33].
-37-
HÌNH 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH
-38-
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô và cơ cấu lao động ở TP. HCM
2.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ trải dài theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, nằm trong tọa độ địa lí từ 10o
22’ đến 11o
2’vĩ độ Bắc và từ 106o
1’
đến 107o
1’ kinh độ Đông. TP. HCM nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp với 6
tỉnh: đông bắc giáp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng
Tàu, tây và tây nam giáp Long An và Tiền Giang, tây bắc giáp với Tây Ninh, phía nam
giáp biển Đông.
TP. HCM có vị trí đặc biệt thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, giáp với các tỉnh và thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nằm ở ngã tư
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á. Thành phố nằm trong khu vực có nền kinh tế phát
triển năng động nhất thế giới. Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển
kinh tế - xã hội cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước,
trong khu vực và quốc tế. Chính vì vậy TP. HCM là nơi dân cư tập trung đông đúc,
nhu cầu về lao động lớn. Hàng năm, lượng dân di cư từ các tỉnh và thành phố khác đến
TP. HCM rất đông làm cho dân số thành phố không ngừng tăng lên, mật độ dân số
ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết về xã hội, môi trường.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
TP. HCM nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực
chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình,
thành phố có hai đặc điểm chủ yếu sau:
- Địa hình đồng bằng thấp (hơn 50% diện tích đất dự kiến phát triển đô thị tại TP
HCM có độ cao tự nhiên dưới 2m so với mực nước biển), bề mặt địa hình tương đối
bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng độ dốc
nhỏ. Với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
-39-
cũng như xây dựng nhà máy, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vì
vậy tạo sức hút lớn đối với dân cư và lao động.
Bên cạnh đó thành phố còn có dạng địa hình đầm lầy kéo dài từ Thái Mĩ đến nông
trường Lê Minh Xuân, về phía nam có địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt tập trung ở Cần
Giờ với độ cao 0,1 - 1 m và địa hình giồng cát biển. Đây là những địa hình không thuận
lợi cho dân cư tập trung sinh sống, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì
vậy, ở những nơi này dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là rừng ngập mặn phát triển.
2.2.2.2. Đất đai
Với tổng diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành
4 nhóm đất chính: đất phèn, đất phù sa, đất xám phát triển trên phù sa cổ, đất mặn.
Ngoài ra còn có một vài nhóm đất khác như đất đỏ vàng, đất cồn cát, cát biển. Dân cư
thường tập trung đông ở đồng bằng và những vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát
triển sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Thành phố có 31,9% diện tích đất phù sa và đất xám phát triển trên phù sa cổ,
đây là đất khá màu mỡ, thích hợp cho sản xuất lẫn cư trú con người. Địa hình bằng
phẳng cùng với đất đai thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc xây dựng nhà
máy, xí nghiệp, khu dân cư, phát triển sản xuất… đó là một trong những yếu tố thu hút
dân cư và lao động đổ về TP HCM trong thời gian qua.
2.2.2.3. Khí hậu
TP. HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích
đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2
/năm, số giờ nắng trung
bình là 6,8 giờ/ngày. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là
27,5o
C. Khí hậu của thành phố chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt
trên dưới 2000 mm/năm và phân bố không đều theo từng khu vực.
Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư, lao động và hoạt
động sản xuất con người. Khí hậu ấm áp và ôn hòa thường thu hút đông dân cư. Nhìn
chung, khí hậu TP. HCM khá dễ chịu, không nóng quá và cũng không lạnh quá, lượng
mưa tương đối lớn. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của
gió bão. Đây là những điều kiện khá thuận lợi cho sức khỏe người lao động và hoạt
-40-
động sản xuất. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và theo từng
khu vực đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp để cung cấp nước sạch cho sinh
hoạt và nước cho hoạt động sản xuất của người lao động vào mùa khô.
2.2.2.4. Thủy văn
Đối với hoạt động sinh sống của con người thì nước là một trong những yếu tố
quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất và phân bố dân cư, nguồn lao động.
Nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giúp cho giao thông đường
sông phát triển, dân cư và lao động thường phân bố đông đúc ở những nơi gần nguồn
nước. TP. HCM là nơi có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua thành phố (sông Sài Gòn,
Đồng Nai…) cùng hệ thống kênh rạch khá dày đặc. Tổng chiều dài sông ngòi, kênh
rạch của thành phố là 7.955 km, tổng diện tích mặt nước ước chiếm khoảng 16% diện
tích thành phố, mật độ dòng chảy trung bình 3,80 km/km2
, đây là nguồn cung cấp
nước dồi dào cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Tuy nhiên hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều
chịu ảnh hưởng của thủy triều. Phần diện tích đất thấp, trũng và diện tích mặt nước
chiếm đến 61% diện tích tự nhiên. Thành phố nằm ở vùng cửa sông với nhiều công
trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập, úng rất lớn, gây ảnh hưởng đến
các công trình hạ tầng và đến cuộc sống dân cư.
Tóm lại, với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú TP. HCM là
trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng để giao lưu, trao đổi kinh tế với các
khu vực trong cả nước và trên thế giới; với hệ thống sông ngòi chằng chịt thích hợp
cho việc xây dựng hệ thống cảng sông và cảng biển; với điều kiện khí hậu, thời tiết
điều hòa thích hợp cho sức khỏe người lao động, TP. HCM trở thành một trung tâm
kinh tế phát triển mạnh nhất nước, là thị trường thu hút lao động lớn nhất cả nước và
góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
-41-
2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Dân số và gia tăng dân số
 Quy mô dân số
TP. HCM có quy mô dân số lớn nhất Việt Nam và xu hướng tăng nhanh trong
những năm qua. Dân số của thành phố từ 3.988.124 người năm 1989 tăng lên
5.037.155 người năm 1999 và năm 2012 là 7.791.789 người. Động lực tăng dân số phụ
thuộc cả gia tăng tự nhiên lẫn gia tăng cơ học, trong đó chủ yếu là gia tăng cơ học.
Năm 2012 gia tăng tự nhiên là 10,1‰ và gia tăng cơ học là 19,86‰. Dân vãng lai có
xu hướng tăng, gồm cả người trong nước và người nước ngoài, ước tính số khách vãng
lai bình quân có mặt thường xuyên tại thành phố lên đến cả triệu người.
Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số TP. HCM giai đoạn 1979-2012 ( người)
 Gia tăng dân số
Gia tăng tự nhiên là chỉ số tổng hợp được thể hiện bằng sự chênh lệch giữa tỉ lệ
sinh và tử trong một khoảng thời gian nhất định trên một lãnh thổ nhất định. Trong
thời gian qua, tỉ lệ tử không biến động nhiều nên tỉ lệ sinh đóng vai trò quan trọng
trong sự gia tăng dân số tự nhiên của TP. HCM.
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên TP. HCM thời kì 1989-2012
5.5 5.2 4.1 4 3.9 3.9
20.8 21.5
17.9
17
14.2 14.0
0
5
10
15
20
25
1989 1991 1999 2001 2009 2012
Gia tăng TN
Tỉ lệ tử
Năm
‰
GIA TĂNG TỰ NHIÊN
Nguồn: [9]
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012
Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012

More Related Content

What's hot

Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Thích Hô Hấp
 

What's hot (12)

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình ĐinhLuận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
Luận văn: Phát triển công nghiệp của huyện An Nhơn, Bình Đinh
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt NamLuận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Luận án: Nguồn nhân lực để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu LongSự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012

Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...sividocz
 
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012 (20)

Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu LongLuận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiĐề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà ĐôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
 
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
 
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà NộiLuân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Đề tài: Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TPHCM 1990 - 2012

  • 1. -1- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhiều văn kiện của Ðảng, nhà nước và các địa phương đã đề cập khá đầy đủ đến nguồn nhân lực trong phát triển, coi nó là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò then chốt có tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển kinh tế được quyết định bởi nhân tố con người nói chung và lực lượng lao động nói riêng, vì tăng trưởng và phát triển kinh tế tùy thuộc trước hết vào năng lực, trí tuệ và mức độ lành nghề của người lao động. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của thành phố. TP HCM được xem là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất và quy mô lớn nhất cả nước (tỉ lệ dân số đô thị là 82,3% so với 31,9% của cả nước, 2012). Quá trình đô thị hóa đã tạo một diện mạo mới cho thành phố, khang trang hơn, bề thế hơn, hình thành nhiều khu dân cư, xuất hiện hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất... nhờ đó đã đưa TP HCM trở thành thành phố lớn nhất và đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Hiện nay, TP HCM là thành phố đông dân nhất cả nước, đạt 7,8 triệu người, chiếm 8,8% dân số cả nước. Thành phố đóng góp 20,3% tổng sản phẩm xã hội và 21,2% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước (2012). Quá trình đô thị hóa nhanh cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, TP. HCM đã thu hút một lực lượng rất lớn lao động tập trung vào nhiều ngành nghề khác nhau, làm cho dân số của thành phố gia tăng nhanh chóng. Điều đó tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. Dân số tăng nhanh, nguồn lao động lớn, chất lượng lao động được nâng cao góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Nhưng hiện nay, TP. HCM vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn lao động, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế cũng như định hướng của thành phố. Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 - 2012” nhằm nghiên cứu về quy mô và cơ cấu lao
  • 2. -2- động của thành phố, đưa ra những giải pháp giải quyết những vấn đề hạn chế về quy mô và cơ cấu lao động tại TP. HCM nhằm sử dụng lao động có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng bộ tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên và những nhà nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập những kiến thức có liên quan đến nguồn lao động và cơ cấu lao động của TP HCM. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động. - Thu thập số liệu về quy mô và cơ cấu lao động của TP HCM, các quận, huyện của thành phố giai đoạn 1990 - 2012. - Phân tích và đánh giá quy mô và cơ cấu lao động tại TP HCM giai đoạn 1990 - 2012. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí có hiệu quả nguồn lao động tại TP HCM phù hợp với phát triển kinh tế của thành phố. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động trên phạm vi toàn thành phố theo ranh giới hành chính hiện nay: 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. 3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động TP. HCM giai đoạn 1990 - 2012. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu quy mô lao động TP. HCM về số lượng và chất lượng lao động. - Nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành và thành phần kinh tế của TP. HCM giai đoạn 1990 – 2012. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí nguồn lao động TP HCM trong thời gian tới.
  • 3. -3- 4. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động của TP HCM đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều hình thức như luận án nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết trên báo, tạp chí, các kỷ yếu hội thảo khoa học… Các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn lao động như Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia; Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế, NXB Lao động Xã hội; Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Viện Nghiên cứu kinh tế quản lý Trung ương; Đinh Đăng Định, Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động; Địa lí kinh tế - xã hội đại cương của Nguyễn Minh Tuệ, NXB Đại học Sư phạm. Các đề tài nghiên cứu và sách của các tác giả đã khái quát nội dung lý luận về nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và vấn đề việc làm. Về vấn đề quy mô và cơ cấu lao động của TP HCM có các tác giả với các công trình sau: Đàm Nguyễn Thuỳ Dương (luận án Tiến sĩ) (2004), “Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở TP. HCM”, trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Viện Kinh tế TP. HCM với nhiều đề tài nghiên cứu như TS.Trần Hồi Sinh (chủ nhiệm đề tài) (2006), “Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành TP. HCM trong quá trình đô thị hoá – thực trạng và giải pháp”; TS. Bạch Văn Bảy (chủ nhiệm đề tài) (1996), “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM”; Viện Kinh tế TP. HCM (2006), “Nghiên cứu cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao mức sống dân cư ở khu vực nông thôn ngoại thành TP. HCM”; PGS.TS Nguyễn Thị Cành (2001)“Điều tra nguồn nhân lực trên địa bàn TP HCM”. Các công trình nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn lao động cũng như sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở ngoại thành TP HCM, đánh giá những thành tựu đạt được và những tồn tại trong vấn đề sử dụng lao động phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố. Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo vô cùng quý giá và thật sự bổ ích cho nhóm tác giả khi nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhưng những công
  • 4. -4- trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung bàn về vấn đề lao động và việc làm trong nền kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn hay khu vực ngoại thành, chiến lược phát triển nguồn lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mà chưa đề cập cụ thể đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động của TP. HCM trong thời gian qua. TP HCM là một thành phố lớn với dân số đô thị chiếm 83,3% dân số thành phố, có tốc độ phát triển kinh tế cao, là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với nền kinh tế phát triển mạnh, TP. HCM đã thu hút một lực lượng rất lớn lao động đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên hiện nay, mặc dù quy mô lao động TP. HCM đông nhưng chất lượng chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa phù hợp với tiềm năng cũng như định hướng của thành phố. Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài này nhằm làm rõ sự thay đổi về quy mô và cơ cấu lao động của TP HCM để từ đó đưa ra một số giải pháp sử dụng nguồn lao động có hiệu quả trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Hệ quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Hệ quan điểm a. Quan điểm hệ thống Trong quá trình nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động tại TP. HCM, quan điểm hệ thống là quan điểm quan trọng. Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự phát triển về số lượng và chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và thể chế xã hội nhất định. Vì vậy phải coi các vấn đề lao động như một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. Trong hệ thống kinh tế - xã hội TP. HCM có các phân hệ nhỏ hơn như hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư, xã hội, đô thị… Trong đó, con người là chủ thể có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Bởi vậy, vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động phải xem xét như là các hiện tượng, sự vật trong một hệ thống hoàn chỉnh và không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước.
  • 5. -5- b. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động được đặt trong bối cảnh đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM với những đặc thù của lãnh thổ về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử phát triển, định hướng phát triển … trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, giải pháp phù hợp. Ngoài ra, việc nghiên cứu vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố không thể tách rời vấn đề lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của các tỉnh lân cận, của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì nguồn lao động TP. HCM là một bộ phận trong nguồn lao động của vùng và cả nước. Từ việc xem xét với các bộ phận lãnh thổ khác, sẽ xác định được những đặc trưng riêng phải giải quyết trong điều kiện cụ thể của thành phố. c. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Sự phát triển dân số, kinh tế - xã hội trong quá khứ và hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lao động và sử dụng lao động trong hiện tại cũng như tương lai. Việc nghiên cứu vấn đề lao động trong mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động ở TP. HCM được phân tích theo một chuỗi thời gian gắn liền với quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong việc nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động ở TP. HCM, đề tài đã chú ý phân tích, đánh giá tư liệu, thực trạng của từng giai đoạn nhất định, trong đó đặc biệt chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể. d. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động cũng phải xem xét đến yếu tố môi trường, chất lượng cuộc sống lao động trong quá trình nghiên cứu.
  • 6. -6- 5.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê TP. HCM, cũng như từ các cơ quan quản lý của thành phố. Tác giả cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về kinh tế, dân cư, lao động của các vùng để phân tích, so sánh khi cần làm sáng tỏ vị trí của thành phố so với cả nước hoặc vùng lân cận. b. Phương pháp phân tích – tổng hợp Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết luận về thực trạng quy mô và cơ cấu lao động ở TP HCM và những vấn đề còn tồn tại của lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố. c. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng của nghiên cứu địa lí. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu đã có thành lập nhiều biểu đồ, đồ thị và bảng số liệu minh chứng để thể hiện thực trạng, các mối liên hệ, tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với vấn đề lao động và việc làm của thành phố. d. Phương pháp điều tra thực địa Để có những số liệu bổ sung và có những luận cứ đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và nguồn lao động cũng như sử dụng lao động của thành phố, ngoài số liệu thống kê thu thập được nhóm tác giả còn tiến hành thực địa, phỏng vấn nhân dân và cán bộ lãnh đạo. Kết quả thu thập được là sơ sở đánh giá tổng hợp ban đầu, thẩm định lại những nhận định, dự báo trong quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
  • 7. -7- 6. Cấu trúc đề tài Đề tài “Nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 - 2012” ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động. Chương 2: Quy mô và cơ cấu lao động thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1990 – 2012. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lí lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • 8. -8- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm về lao động và cơ cấu lao động 1.1.1. Một số khái niệm về lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của con người. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Để sản xuất ra của cải vật chất xã hội con người phải dùng sức lao động của mình thông qua sử dụng một hoặc toàn bộ các công cụ lao động để tác động đến đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm, vật dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng của mình. Chính quá trình kết hợp giữa ba yếu tố lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động là quá trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm.  Nguồn lao động Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần đều thỏa mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất mà chỉ một bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định.
  • 9. -9- Theo Bộ lao động - Thương binh và Xã hội: Nguồn lao động là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ Luật lao động) [12], [34]. Trong nguồn lao động người ta không tính đến lao động trẻ em. Như vậy, nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động gồm: Những người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc, những người tàn tật, mất sức lao động (bị tai nạn khi lao động), những người thất nghiệp và những người thuộc tình trạng khác (đang đi học, nội trợ…). Nguồn lao động được quy định bởi quy mô dân số, cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và sự phân bố theo lãnh thổ. Trong thực tế, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế và ngược lại, không phải cứ ai ngoài độ tuổi lao động thì không tham gia hoạt động kinh tế. Chỉ riêng những người trong độ tuổi lao động chưa phản ánh đầy đủ về cung lao động, còn phải đo lường và phân tích thêm mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nguồn lao động. Vì thế theo khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc, nguồn lao động được chia thành hai bộ phận: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.  Dân số hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động hoặc dân số làm việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định [34, trang 113]. Ở nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định nghĩa: Dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động) bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Trong quy định này độ tuổi dân số hoạt động kinh tế rộng hơn, ngoài dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm cả dân số trên độ tuổi lao động [12].
  • 10. -10- Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động (lực lượng lao động trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi) đang có việc làm, hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.  Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ tuổi lao động trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Những người này không hoạt động kinh tế vì đang đi học (học sinh, sinh viên); đang làm công việc nội trợ cho bản thân và gia đình, không có thu nhập; không có khả năng lao động (ốm đau, tàn tật…) và những người không có nhu cầu làm việc (được hưởng lợi tức, thu nhập mà không phải làm việc…) [12], [34]. Sơ đồ: Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không có khả năng lao động Không có nhu cầu việc làm Nội trợ Đi học Thất nghiệp Đang làm việc Trên tuổi lao động đang làm việc Lao động trẻ em Trên tuổi lao động không làm việc Dưới tuổi lao động không làm việc Dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế Nguồn lao động Nguồn: [34, trang 114] Nhìn chung, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa nam và nữ, thành thị và nông thôn, giữa các nước và khu vực với trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào cơ cấu tuổi của dân số, vào đặc điểm kinh tế - xã hội và khả năng tạo việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. Đây là bộ phận tích cực và năng động nhất của dân số và là lực lượng quyết định cho sự phát triển của một quốc gia.
  • 11. -11-  Việc làm Một trong những khái niệm gắn liền với lao động là khái niệm việc làm. Đảm bảo việc làm thường xuyên cho lực lượng lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nghiên cứu được tập trung vào một số khía cạnh như lao động có việc làm thường xuyên theo khu vực nông thôn – thành thị, theo khu vực kinh tế và lao động thiếu việc làm. Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm gọi là việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: * Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. * Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Trong Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, Điều 13 đã định nghĩa mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong định nghĩa này đã thừa nhận việc làm phải gắn với thu nhập, tức là các hoạt động kinh tế không có thu nhập thì không phải là việc làm và việc làm nằm trong khuôn khổ quỹ đạo của chuẩn mực xã hội cho phép [12]. Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền mặt hay hiện vật; đang làm trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình; hoặc đã có công việc trước đó, song tạm thời không làm việc và sẽ tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.  Thất nghiệp Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm nhiều hơn chỗ làm việc. Ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nhưng kinh tế chưa phát triển mạnh nên vấn đề thất nghiệp vẫn đang là thách thức lớn. Nó không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực cho cá nhân mà còn cho sự phát triển nền kinh tế. Nói một cách đơn giản, một người được coi
  • 12. -12- là thất nghiệp nếu người đó trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang cố gắng tìm việc [12, trang 17]. Trong những quy định điều tra thực trạng lao động và việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành, xác định người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Sự phát triển thị trường lao động ở nhiều nước đã chỉ ra các dạng thất nghiệp khác nhau: - Thất nghiệp tự nguyện (tự nhiên) là tình trạng thất nghiệp của người lao động do không tích cực tìm kiếm việc làm ở mức lương hiện hành. Thất nghiệp tự nhiên là dạng thất nghiệp chấp nhận được của nền kinh tế, tức là với mức thất nghiệp này nền kinh tế vẫn giữ được sự phát triển bình thường. - Thất nghiệp dài hạn là tình trạng thất nghiệp có thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên. - Thất nghiệp chu kì là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong giai đoạn đình trệ của chu kì đầu sản xuất kinh doanh. Khái niệm thất nghiệp trên là cơ sở để xác định người thất nghiệp. Tất cả các nước đều cố gắng giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. 1.1.2. Khái niệm về cơ cấu lao động Chúng ta có thể hiểu “cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định. Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng hội nhập quốc tế” NXB Lao động – Xã hội đã đưa ra khái niệm về cơ cấu “Cơ cấu biểu thị cấu trúc của một hệ thống, gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cơ cấu biểu hiện mối quan hệ về tỉ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc là tỉ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại” [28, Trang 16].
  • 13. -13- Cơ cấu lao động, đó là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỉ trọng của từng yếu tố lao động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỉ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng phần trăm. Cơ cấu lao động thường được thể hiện là: - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân: thể hiện theo ba nhóm ngành lớn là nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sự biến đổi cơ cấu lao động theo ngành trong mối quan hệ với trình độ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra theo quy luật là trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ tăng cả số lượng và tỉ trọng. Việc chuyển bớt lao động làm việc từ khu vực nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi có trình độ chuyên môn kĩ thuật và năng suất lao động cao hơn có tác động quyết định làm tăng nhanh năng suất lao động xã hội mà năng suất lao động là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: là cơ cấu thể hiện mối quan hệ xã hội của lực lượng lao động (quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, đầu tư nước ngoài…). Nền kinh tế chỉ phát triển khi mọi lực lượng sản xuất được giải phóng, huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước (trong đó có nguồn lao động) vào quá trình phát triển. Để huy động được sức mạnh của mọi thành viên xã hội, mọi thành phần kinh tế, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống chính sách để duy trì mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các thành phần kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi tầng lớp, mọi nguồn vốn tham gia vào các hoạt động kinh tế, xây dựng đất nước. - Cơ cấu lao động theo lãnh thổ (thành thị - nông thôn, các vùng kinh tế…) trong mối quan hệ với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất để tạo nên sự kết hợp đồng bộ thúc đẩy phát triển sản xuất xã hội có hiệu quả. Sử dụng lao động theo lãnh thổ là một hình thức đặc biệt của phân công lao động xã hội, mà kết quả mỗi địa phương căn cứ vào điều kiện đặc thù của mình sẽ chuyên môn hóa sản xuất một (hay một số) sản phẩm, đôi khi chỉ một bộ phận nào đó của sản phẩm để cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác trong nước và cả nước ngoài. Đôi khi để đảm bảo có sự cân bằng đồng bộ các yếu tố này dẫn đến quá trình di chuyển dân cư và lao động giữa các
  • 14. -14- lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ sẽ giúp sử dụng và khai thác thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. - Ngoài ra còn có cơ cấu lao động phân theo giới tính, độ tuổi; cơ cấu lao động phân theo trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật; cơ cấu lao động phân theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị… Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả tập trung đi sâu phân tích cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế.  Đặc trưng của cơ cấu lao động Trên cơ sở các số liệu thống kê về sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các nước tư bản Tây Âu, trải qua giai đoạn đô thị hóa phát triển, Jean Fourastier đưa ra lí thuyết “ba khu vực hoạt động kinh tế - xã hội”. Theo lí thuyết này, tất cả các hoạt động của các cộng đồng được chia thành ba khu vực hoạt động cơ bản: Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên nhiên có sẵn như đất, rừng, biển, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) gồm có nông - lâm - ngư là hoạt động chủ đạo và là hoạt động thời kỳ đầu của tất cả các cộng đồng mới thành lập. Khu vực II: Tổ chức xã hội của cộng đồng ngày một phát triển, nhu cầu của con người cũng đòi hỏi cao hơn. Dựa trên những thành tựu của khoa học, con người biết chế biến những sản phẩm của tài nguyên thiên nhiên (của khu vực I) hoặc tạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có. Nhờ đó mà sản phẩm xã hội làm ra tăng lên đột biến. Năng suất lao động công nghiệp có ưu việt là cao hơn hẳn năng suất lao động nông nghiệp, nền công nghiệp hóa có tốc độ phát triển nhanh tất nhiên kéo theo tốc độ đô thị hóa và gia tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người. Mức sống dân cư đô thị cao tạo ra một sức hút cực kì mạnh, kéo theo lao động từ nông thôn vào đô thị thành những dòng di cư đông đảo J.Fourastier gọi lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là lao động khu vực II. Khu vực III: Đô thị hóa mở rộng nhanh cả về số lượng đô thị lẫn quy mô dân số. Các đô thị trong một quốc gia dần dần trở thành một hệ thống có mối quan hệ khăng khít với nhau và nảy sinh những mối liên hệ liên vùng, liên quốc gia. Do vậy, sau thời kì công nghiệp đại cơ khí hóa, đến thời kì công nghiệp tự động hóa, điện tử hóa, lao
  • 15. -15- động công nghiệp giảm dần mà sản phẩm xã hội vẫn tăng. Quỹ thời gian nhàn rỗi của người lao động được gia tăng, trong điều kiện đó đòi hỏi phải có tổ chức dịch vụ thích ứng nhằm cải thiện môi trường sống. Dịch vụ thương mại, dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ giao tiếp, nghỉ dưỡng du lịch, vui chơi giải trí phát triển ngày một rộng, các hoạt động ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoại thương phát triển tiếp theo, cũng như là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, y tế, văn hóa, giáo dục, giao thông liên lạc, quản lí hành chính…Nhu cầu về dịch vụ nói chung đòi hỏi ngày càng lớn và không ngừng gia tăng về khối lượng cũng như về dạng loại hình. J.Fourastier xếp các loại hoạt động nêu trên vào lao động khu vực III, gọi chung là lao động dịch vụ. Lí thuyết ba khu vực hoạt động kinh tế của J.Fouraster có một ý nghĩa rất lớn. Muốn biết được trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một quốc gia, ta chỉ cần xem xét tỉ lệ lao động giữa ba khu vực đó thì có thể có khái niệm chung được, vì thực chất quan hệ tỉ lệ lao động của ba khu vực hoạt động kinh tế này tương ứng với ba thời kì phát triển của nền văn minh: - Văn minh nông nghiệp - Văn minh công nghiệp - Văn minh hậu công nghiệp hay văn minh tin học, văn minh khoa học kĩ thuật Sự phân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Các nước đang phát triển, dân số lao động trong khu vực nông nghiệp lớn hơn khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhưng hiện nay ở các nước đang phát triển, diễn ra sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế chuyển từ khu vực I sang khu vực II và III. Sự tăng trưởng GDP/người ngày càng cao thì tỉ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp càng giảm, trong công nghiệp và dịch vụ tăng và ngược lại. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động khu vực I, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực II và III. Các nước đang phát triển, muốn sử dụng tốt lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho dân cư phải tiến hành công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế [20], [34].
  • 16. -16- 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động  Chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể... Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.  Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi, vận động của các hiện tượng, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động theo chiều hướng nhất định tương đối ổn định trong một thời gian với những bối cảnh kinh tế - xã hội xác định. Có những xu hướng chuyển dịch mang tính quy luật hoạt động cùng với sự phát triển của xã hội, có những xu hướng vận động chỉ trong những giai đoạn lịch sử mang tính nhất thời. Thứ nhất: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Đây là xu hướng chuyển dịch quan trọng nhất và có thể chia thành hai giai đoạn: - Ở giai đoạn đầu của nền kinh tế nước ta, lao động nông nghiệp từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canh cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi qua đó từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn, được hiện đại hóa. Quy mô và tốc độ chuyển dịch lao động trong giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng năng suất lao động của ngành trồng cây lương thực và khả năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào trong trồng trọt và chăn nuôi.
  • 17. -17- - Ở giai đoạn tiếp theo, khi lao động trong nông nghiệp bắt đầu dư thừa thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, ngành nghề tiểu thủ công và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu hút lao động nông nghiệp. Tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ thuần nông sang chuyển dịch lao động nông – công nghiệp – dịch vụ. Thứ hai: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với sự thay đổi cơ cấu chuyên môn kĩ thuật. Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao động. Căn cứ vào mức độ phức tạp của từng loại chuyên môn và trình độ lành nghề của lao động, xu hướng chuyển dịch diễn ra theo hai giai đoạn sau khi sự đòi hỏi về mức độ phức tạp của công việc cũng như trình độ lành nghề ngày càng cao thì xu hướng chuyển dịch cơ bản sẽ là tăng tỉ trọng lao động có trình độ công nhân kĩ thuật, nghệ nhân, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… và giảm tỉ trọng lao động có trình độ thấp. Thứ ba: xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sự tích tụ tập trung tư liệu sản xuất, kinh nghiệm lao động… thì xu hướng chuyển dịch là: tỉ trọng lao động làm việc trong các làng nghề, các vùng sản xuất chuyên môn hóa và khu công nghiệp tập trung trình độ cao sẽ ngày càng tăng lên. Kết quả sẽ tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm chuyên môn hóa, các khu công nghiệp chế biến tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp có cơ cấu ngành nghề phong phú, đóng vai trò là những hạt nhân đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước [28, trang 25, 26].  Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thích nghi với cơ cấu kinh tế mới. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi về trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu lao động đóng góp vào sự phân bố lại lao động hợp lí giữa các vùng, giữa các ngành, nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề
  • 18. -18- nghiệp phù hợp, mang lại thu nhập cao hơn, tăng cơ hội tìm việc làm. Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỉ trọng lao động có đào tạo là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và là yếu tố quyết định cho sự hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô và cơ cấu lao động 1.2.1. Vị trí địa lí của lãnh thổ * Vị trí địa lí tự nhiên là yếu tố chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, có ảnh hưởng tới sự cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó có thể thấy thông qua các yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản… * Vị trí địa lí kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ, ảnh hưởng đến sự phân bố và cơ cấu dân cư, lao động. Một lãnh thổ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế cùng với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, lợi thế về vị trí địa lí sẽ được tận dụng để phát triển kinh tế, thu hút lao động có trình độ cao, lao động công nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế. 1.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên  Địa hình ảnh hưởng đến việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương thức canh tác cũng như năng suất của đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung đông ở những vùng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt, càng lên cao dân cư càng thưa thớt.  Khí hậu chi phối mọi hoạt động sản xuất nhất là nông – lâm – ngư nghiệp, ảnh hưởng tới sinh hoạt của dân cư và lao động. Vùng nhiệt đới ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, cây trồng vật nuôi sinh trưởng nhanh, năng suất cao, nuôi sống nhiều người nên đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và lao động.  Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng của nông nghiệp, mọi hoạt động kinh tế - xã hội cần có đất đai. Sự tập trung dân cư và lao động đông đúc trước tiên là những vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lương thực, thực phẩm. Sự chuyển dịch dân cư – lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp đều phải dựa vào nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ các vùng sản xuất trọng điểm - nơi có đất đai thích hợp với cây lương thực, thực phẩm.
  • 19. -19-  Nguồn nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, cần thiết cho hoạt động của nông nghiệp. Sự phân bố lao động chịu ảnh hưởng gián tiếp của nguồn nước. Vùng khô hạn không đủ nước cho cây trồng vật nuôi phát triển thì dân cư lao động cũng thưa thớt. Trái lại, nơi có nguồn nước phong phú thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, nguồn lao động tập trung đông đúc.  Khoáng sản là nguyên liệu của công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác) và lao động công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khỏe tốt và ở mức độ nhất định cần tới trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường có kết cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao  Sinh vật là nhân tố quan trọng tạo nên sự cân bằng sinh thái. Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, duy trì mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, giảm bớt hạn hán, làm trong sạch môi trường sống. Hiện tượng thiên tai lũ lụt ở Việt Nam ngày càng nhiều, đây là hậu quả của sự tàn phá rừng đầu nguồn, của tập quán du canh du cư ở đồng bào dân tộc thiểu số, của sự khai hoang bừa bãi không khoa học. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và các hoạt động sản xuất. 1.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội  Dân số ảnh hưởng đến nguồn lao động Dân số quyết định tới quy mô và chất lượng nguồn lao động. - Gia tăng tự nhiên ảnh hưởng đến quy mô nguồn lao động Nguồn lao động là một bộ phận quan trọng của dân số. Sự gia tăng dân số quyết định mức gia tăng lao động trong tương lai (sau 15 đến 25 năm). Những nước có mức gia tăng dân số cao góp phần làm tăng quy mô nguồn lao động. Nguồn lao động phát triển nhanh về số lượng nhưng hạn chế về trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người càng thấp, kinh tế chậm phát triển, nhiều lao động không có việc làm. Những nước có gia tăng dân số thấp và ổn định thì mức gia tăng lao động cũng thấp và ổn định, tỉ lệ lao động trong dân số cao, tổng sản phẩm xã hội lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, tạo thuận lợi cho sự tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao.
  • 20. -20- Một số nước có gia tăng dân số quá thấp hoặc âm làm cho quy mô dân số và lao động có nguy cơ bị suy giảm, đội ngũ lao động ở đây có trình độ cao song lại thiếu nguồn bổ sung lao động trẻ. Khi mức gia tăng dân số cao, thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng và đầu tư vào các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho dân số đó sẽ tăng lên, thu nhập đầu tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng giảm đi, dẫn tới khó khăn cho mở rộng đầu tư việc làm. Điều đó ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của lực lượng lao động. Ngược lại, khi quy mô lực lượng lao động lớn, nhất là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, dẫn tới quy mô dân số đặc biệt là dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn làm cho mức sinh cao. - Gia tăng cơ học ảnh hưởng đến quy mô lực lượng lao động Theo quy luật chung, người dân di chuyển từ nơi có mức sống thấp sang nơi có mức sống cao; từ nơi có ít cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm sang nơi có nhiều cơ hội kiếm được việc làm hoặc việc làm có thu nhập cao. Như vậy dòng di dân với các đặc trưng trên sẽ làm tăng quy mô lực lượng lao động nơi nhập cư và giảm quy mô lực lượng lao động nơi xuất cư. Nơi nhập cư: nếu bộ phận lực lượng lao động nhập cư có trình độ văn hóa và trình độ nghề nghiệp thấp thì khó có thể tham gia vào khu vực kinh tế hiện đại, chỉ tham gia vào khu vực kinh tế truyền thống, hoặc không tìm được việc làm, từ đó tạo thêm gánh nặng thất nghiệp cho những nơi nhập cư. Nơi xuất cư: Ở mức nào đó, việc xuất cư sẽ làm giảm bớt sự tập trung dân số, giảm được số người thất nghiệp trong lực lượng lao động. Nhưng nếu di cư là lao động chất xám, có trình độ nghề nghiệp và học vấn thì ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động tại nơi xuất cư. Đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nơi xuất cư. Ngoài ra, tại nơi xuất cư có quy mô lực lượng lao động lớn, sự phát triển kinh tế - xã hội không đủ việc làm cho người lao động nên dẫn tới hiện tượng thừa lao động, chủ yếu là những lao động có trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp thấp, khiến họ phải di chuyển tới những nơi có cơ hội kiếm được việc làm. Điều này làm gia tăng gánh nặng về các vấn đề kinh tế - xã hội cho nơi nhập cư.
  • 21. -21- - Cơ cấu dân số với cơ cấu lực lượng lao động * Cơ cấu dân số trẻ: Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao làm tăng sức ép lên các dịch vụ giáo dục, y tế, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống; khả năng đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại lao động, cho chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất bị hạn chế. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cũng như khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động: Theo trình độ lao động thì lao động được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ thấp và lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Theo khu vực sản xuất, cơ cấu lực lượng lao động bao gồm: lực lượng lao động ở khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao và lực lượng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp. Với cơ cấu dân số trẻ, để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho người dân nên nền kinh tế thường tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp. Điều đó dẫn tới hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp phổ biến trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. * Cơ cấu dân số già: có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu lực lượng lao động. Nếu tỉ lệ người già quá đông thì dân số tham gia vào lực lượng lao động thấp, một bộ phận lớn dân số không hoạt động kinh tế sẽ tăng thêm gánh nặng cho lực lượng lao động. Một bộ phận lớn lao động sẽ phải tham gia vào khu vực dịch vụ an sinh xã hội cho người cao tuổi, không thể đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế. * Cơ cấu dân số hợp lí: Nếu cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, thì đầu tư cho phát triển nguồn lao động tương lai và hiện tại thuận lợi hơn. Cơ cấu của lực lượng lao động có những đặc trưng: tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm phần lớn, tỉ lệ lao động có việc làm cao, thất nghiệp thấp. - Phân bố dân cư với phân bố lực lượng lao động Nếu phân bố dân cư bất hợp lí so với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thì sức ép lao động việc làm cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng lao động, với cơ sở vật chất kĩ thuật khiến cho vấn đề tạo việc làm trở nên khó khăn, dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đó là nguyên nhân làm cho mức sinh cao, mức di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lượng lao động.
  • 22. -22- Nếu phân bố dân cư hợp lí thì sẽ phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất và phát triển như tài nguyên, con người, vốn… Cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập cao. Có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực. - Chất lượng dân số với chất lượng lực lượng lao động Chất lượng dân số là nói về chất lượng của toàn bộ dân số, từ những người dưới tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động đến những người trên tuổi lao động. Chất lượng của dân số dưới tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng lao động trong tương lai vì sau 10 - 15 năm nữa họ sẽ bước vào tuổi lao động. Chất lượng của những dân số trong độ tuổi lao động là chất lượng của nguồn lao động hiện tại. Nếu chất lượng của nguồn lao động cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc nhóm dân số dưới tuổi lao động, làm cho chất lượng nguồn lao động tương lai cao. Trình độ học vấn của trẻ em là sự thể hiện chất lượng nguồn lao động trong tương lai và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của bố mẹ.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, yêu cầu tốc độ chuyển dịch lao động cũng phải tăng để cung cấp lao động cho các ngành nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành, vùng kinh tế nhanh hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và do tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.  Cơ cấu kinh tế * Cơ cấu ngành kinh tế chi phối lao động theo ngành. Một nền kinh tế nông nghiệp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất lao động thấp. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, lao động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, người lao động có tính năng động cao, có kỉ luật và tác phong trong công nghiệp. * Cơ cấu thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó không phát huy hết khả năng của mình. Thành phần kinh tế đa dạng mở đường cho người lao động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn, sức khỏe, thời gian và trình độ của mình để mở mang sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và xã hội.
  • 23. -23- * Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lao động theo lãnh thổ và đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp ở từng địa phương. Sự chuyên môn hóa của các vùng kinh tế tạo nên sự chuyên môn hóa lao động giữa các vùng. Đồng thời, sự phát triển tổng hợp vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động trong vùng để phát triển KT - XH và tăng lực lượng lao động dịch vụ, tạo những mối liên hệ hữu cơ trong và ngoài vùng, ổn định và phát triển vùng kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ nền KT - XH càng phát triển, càng tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, tạo nên sức mạnh của nền kinh tế.  Lịch sử khai thác lãnh thổ Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là những vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào. Đó thường là những vùng thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, giao lưu thuận tiện, chủ yếu là các đồng bằng châu thổ như các đồng bằng vùng Châu Á gió mùa với truyền thống trồng lúa nước cần nhiều lao động và nuôi sống được số dân đông, hoặc là những nơi phân bố tập trung khoáng sản để khai thác; hoặc là những nơi có vị trí thuận lợi cho buôn bán, sớm hình thành những trung tâm thương mại. Hà Nội là thành phố có lịch sử hình thành lâu đời, cơ sở hạ tầng khá phát triển, tập trung đông dân cư và lao động, đội ngũ lao động có trình độ cao, nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học.  Cơ sở hạ tầng Ở đâu có cơ sở hạ tầng phát triển, ở đó nền kinh tế thịnh vượng, dân cư lao động tập trung đông. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, nó đảm bảo thông tin nhanh nhạy, lưu thông hàng hóa kịp thời, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thu hút lao động tập trung. Muốn phân bố lại lực lượng lao động trên lãnh thổ, phải quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là đường giao thông mạng lưới thông tin, nhà ở, sau nữa là trường học, trạm y tế, điện, nước,…Những vùng đồng bằng, những thành phố tập trung đông người do cơ sở hạ tầng ở đó phát triển thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện mở mang sản xuất và hình thành nhiều loại hình dịch vụ, làm gia tăng lực lượng lao động, lao động có sự chuyển dịch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
  • 24. -24-  Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Quyết định xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động. Đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các chính sách hợp lí thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước đưa vào sản xuất, tận dụng được tiềm năng lao động. Các chính sách tạo sự công bằng xã hội như khuyến nông, xóa đói, giảm nghèo…tạo cơ hội cho nông dân, những người nghèo có vốn sản xuất, nâng cao mức sống, tăng sức khỏe người dân nói chung, người lao động nói riêng. Các chính sách về giáo dục, y tế sẽ tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng lao động.  Giáo dục Giáo dục có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển tiềm năng con người. Giáo dục cung cấp những tri thức phổ thông hiện đại, những kiến thức khoa học kỹ thuật chuyên ngành cho người lao động. Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào sức khỏe người lao động, vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của người lao động. Giáo dục và đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra các nguồn lao động có chất lượng cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.  Y tế Sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội. 1.3. Cơ sở thực tiễn về quy mô và cơ cấu lao động tại Việt Nam 1.3.1. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh Con người là vốn quý nhất. Lao động là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là một tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội.
  • 25. -25- - Quy mô lực lượng lao động nước ta lớn và tăng nhanh Bảng 1.1: Lực lượng lao động của nước ta thời kì 1989-2012 (triệu người) Năm 1989 1999 2009 2012 Lực lượng lao động 28,4 37,3 47,7 52,3 Nguồn: [5], [30] Năm 2012, cả nước có 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,9% tổng dân số, bao gồm 51,4 triệu người có việc làm và 925,6 nghìn người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỉ trọng thấp hơn nam giới (48,6% nữ giới so với 51,4% nam giới). Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn lao động nước ta. Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế chia theo nhóm tuổi tập trung nhiều nhất ở nhóm 15 – 34 tuổi chiếm gần 50%, tiếp đó là nhóm 35 – 54 tuổi (bảng 1.2). Bảng 1.2: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi các năm 1989, 2009 và 2012 (%) Năm Nhóm trẻ (15-34 tuổi) Nhóm trung niên (35-54 tuổi) Nhóm cao tuổi (≥ 55 tuổi) 1989 52,6 40,3 7,1 2009 47,6 42,1 10,3 2012 44,7 43,8 11,5 Nguồn: [5], [30] Nguồn lao động trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng. Nếu được học văn hóa, đào tạo nghề, họ sẽ phát huy tác dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng gây áp lực lớn cho giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Đặc biệt, với tốc độ tăng dân số nhanh và cơ cấu dân số trẻ nên mỗi năm nước ta có hơn 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước càng làm cho vấn đề việc làm thêm gay gắt.
  • 26. -26- - Phân bố lực lượng lao động không đều giữa các vùng lãnh thổ Lực lượng lao động của nước ta tuy đông và tăng nhanh nhưng có sự phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ. Lao động nước ta tập trung chủ yếu khu vực nông thôn, năm 2012 lao động nông thôn chiếm 69,7% trong cơ cấu lao động chung của cả nước. Điều này là do ở nông thôn hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp nên cần một lực lượng lao động đông. Diện tích đất đai ở nông thôn cũng rộng hơn. Tuy nhiên, do năng suất lao động thấp, thời gian chuyển giao giữa các mùa lực lượng lao động thiếu việc làm cao nên lao động nông thôn có xu hướng di cư ra thành thị tìm việc làm làm tăng tỷ lệ lao động thành thị. Tuy nhiên, các luồng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm một cách tự phát cũng đang trở thành một trong những khó khăn cho vấn đề việc làm ở nước ta. Bảng 1.3: Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động Việt Nam năm 2012 Nơi cƣ trú/vùng Lực lƣợng lao động (Nghìn người) Tỷ trọng (%) Tổng số Nam Nữ Cả nƣớc 52 348,0 100,0 100 100 Thành thị 15 885,7 30,3 30,4 30,3 Nông thôn 36 462,3 69,7 69,6 69,7 Các vùng/TP Trung du miền núi Bắc Bộ 7 209,3 13,8 13,4 14,2 Đồng bằng sông Hồng* 8 023,6 15,3 14,7 16,0 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 11 309,3 21,6 21,1 22,1 Tây Nguyên 3 136,6 6,0 6,1 5,9 Đông Nam Bộ* 4 517,7 8,6 8,8 8,5 Đồng bằng sông Cửu Long 10 362,8 19,8 20,9 18,6 Hà Nội 3 702,5 7,1 6,9 7,2 Tp Hồ Chí Minh 4 086,4 7,8 8,1 7,5 *Đồng bằng sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm TP. HCM Nguồn: [5]
  • 27. -27- Giữa các vùng: Trong 6 vùng, gần ba phần năm lực lượng lao động (56,7% tổng lực lượng lao động của cả nước) tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian tới, nhà nước cần đẩy mạnh các chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động, trong đó đặc biệt là những khu vực chiếm tỉ lệ lao động đông của cả nước (bảng 1.3). - Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện Chất lượng nguồn lao động nước ta đã được cải thiện, có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đất nước và còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng lãnh thổ.  Về trình độ học vấn của lực lượng lao động Nhìn chung trong cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm. Tỉ lệ này năm 1996 là 26,67%, năm 2009 giảm xuống còn 6,5%. Đồng thời, số người đã tốt nghiệp THCS, THPT tăng lên liên tục, trong đó tăng nhanh nhất (quy mô và tốc độ) là số người tốt nghiệp THPT, từ 13,48% năm 1996 lên 26,4% năm 2009. Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn sẽ tạo nhiều thuận lợi mang tính nội lực cho việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới. Tuy nhiên, trình độ học vấn còn có sự phân hóa giữa nông thôn với thành thị và theo các vùng lãnh thổ. Ở nông thôn, tuy trình độ học vấn của lực lượng lao động đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Năm 2009, tỉ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học trong lực lượng lao động ở nông thôn là 15,9% (thành thị là 7,6%), tỉ lệ người tốt nghiệp THPT ở nông thôn là 17,8% (thành thị là 46,8%). Trình độ học vấn của lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ cũng có chênh lệch. Tỉ lệ những người chưa từng đi học trong lực lượng lao động cao nhất ở vùng TDMN phía Bắc (chiếm 11,3% lực lượng lao động của vùng, 2009), tiếp đến là Tây Nguyên (10,2%) và ĐB sông Cửu Long (5,7%). Đây cũng là những vùng có tỉ lệ lao động tốt nghiệp THPT trở lên thấp nhất, đặc biệt là vùng ĐB sông Cửu Long, chỉ có 13,4% trong khi cả nước là 25,6%. Hai vùng có trình độ học vấn của lực lượng lao động cao
  • 28. -28- là ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tỉ lệ lực lượng lao động chưa từng đi học chỉ có 0,8% và 2,2%, còn tỉ lệ tốt nghiệp THPT trở lên chiếm 35,9% và 32,9%.  Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động Trình độ chuyên môn kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành chất lượng lao động. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động nước ta đã có sự thay đổi. Theo kết quả Điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, trong tổng số 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có gần 9 triệu người đã được đào tạo, chiếm 16,8% tổng lực lượng lao động. Như vậy nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật thấp. Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (%) Các chỉ tiêu 1989 1999 2009 2012 Không có trình độ CMKT 92,7 91,9 82,4 83,2 Công nhân kĩ thuật 2,2 2,4 6,3 4,7 Trung học chuyên nghiệp 3,2 3,0 4,4 3,7 Cao đẳng trở lên 1,9 2,7 6,9 8,4 Nguồn: [5], [30] Các số liệu ở bảng 1.4 cho thấy xu hướng giảm dần tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT so với tổng dân số, từ 92,7% năm 1989 xuống còn 83,2% năm 2012, giảm 9,5% qua hơn 20 năm. Nhìn chung xu hướng này là tiến bộ, tuy nhiên, mức giảm của tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đối với công nhân kĩ thuật, tăng từ 2,2% lên 6,3% giai đoạn 1989-2009, nhưng sau đó lại giảm xuống còn 4,7% năm 2012. Mức độ tăng này là chậm so với yêu cầu và không ổn định, điều này đặt ra những nhiệm vụ quan trọng cần mở rộng và hoàn thiện hệ thống dạy nghề trong nền kinh tế quốc dân. Nước ta đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, việc tận dụng “cơ cấu dân số vàng” để tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Để tạo ra một lực lượng lao động vàng trong thời kì này, cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
  • 29. -29- nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội vàng của dân số cho phát triển, tập trung cải cách và điều chỉnh hệ thống đào tạo đại học, đào tạo nghề và CMKT hướng đến thị trường nhằm tạo ra một lực lượng lao động kĩ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước. 1.3.2. Cơ cấu lao động của nước ta  Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Quá trình này tất yếu làm tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong nông nghiệp. Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế thời kì 1989-2012 (%) Nguồn: [5], [30] Biểu đồ 1.1 cho thấy qua hơn 20 năm cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng gần gấp đôi, tăng tương ứng từ 11,2% lên 21,2% và 16,3% lên 31,4%. Lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 71,5% xuống còn 47,4% giai đoạn 1989-2012. Tuy vậy, có thể thấy rằng sự gia tăng tỉ lệ lao động trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng vẫn còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặc dù lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn. 71.5 68.8 51.9 47.4 11.2 12 21.4 21.2 16.3 19.2 26.7 31.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1989 1999 2009 2012 Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ
  • 30. -30-  Cơ cấu lao động giữa các vùng lãnh thổ Cơ cấu lao động giữa các khu vực có sự chuyển dịch phù hợp với quá trình CNH và HĐH đất nước. Tuy nhiên giữa các vùng, tỉ trọng lao động giữa các khu vực rất khác nhau: + Lao động trong khu vực I: thấp nhất là Đông Nam Bộ (18,5%), Đồng bằng sông Hồng (45,8%); Các vùng còn lại đều cao hơn mức TB của cả nước. + Lao động trong khu vực II: cao nhất là Đông Nam Bộ (41,3%); thấp nhất là Tây Nguyên (7,9%), TDMN phía Bắc (9,9%), ĐBS Cửu Long (16,0%). + Lao động trong khu vực III: cao nhất là Đông Nam Bộ (40,2%), tiếp đến ĐB sông Hồng (27,5%), đến Đồng bằng sông Cửu Long (27,1%); Thấp nhất là TDMN phía Bắc (15,1%), Tây Nguyên (18,7%). Bảng 1.5: Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thường xuyên phân theo nhóm ngành theo vùng nước ta năm 2009 (đơn vị: %) Các vùng Chia theo nhóm ngành kinh tế Nông-lâm-ngư Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ Cả nƣớc 51,9 21,4 26,7 TDMN phía Bắc 75,0 9,9 15,1 ĐB sông Hồng 45,8 26,7 27,5 Bắc Trung Bộ và DH Nam Trung Bộ 58,5 17,5 24,0 Tây Nguyên 73,4 7,9 18,7 Đông Nam Bộ 18,5 41,3 40,2 ĐB sông Cửu Long 56,9 16,0 27,1 Nguồn: [30]  Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có những thay đổi quan trọng. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là
  • 31. -31- nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các số liệu thống kê lao động – việc làm chia cơ cấu này thành 3 khu vực kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng 1.6: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1998-2012 1998 2000 2005 2012* Nghìn ngƣời % Nghìn ngƣời % Nghìn ngƣời % Nghìn ngƣời % Tổng số 34801,0 100 37609,6 100 43456,5 100 51422,4 100 Kinh tế nhà nước 3533,0 10,2 3501,0 9,3 4413,0 10,2 5336,4 10,4 Kinh tế ngoài nhà nước 31083,0 89,3 33881,8 90,1 38355,6 88,2 44385,6 86,3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 184,0 0,5 226,8 0,6 687,9 1,6 1700,4 3,3 Nguồn: [5], [28] Sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế đã có chuyển biến rõ nét. Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức sản xuất tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Lao động trong thành phần kinh tế nhà nước không có nhiều biến động và xu hướng giảm, chuyển sang khu vực kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể, đặc biệt khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% năm 1998 lên 3,3% năm 2012 (bảng 1.6). Sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế khác đang diễn ra phù hợp với quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, cho thấy thị trường lao động ở nước ta đã phát triển trong thời gian qua. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước không chỉ thu hút đa số lao động nông – lâm – ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động vào các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cho thấy nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới đã đạt nhiều kết quả.
  • 32. -32- 1.3.3. Tình hình việc làm của nước ta Sự thay đổi, phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã có những tác động quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 1.7: Lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 2005 2008 2010 2012 Tổng dân số (Nghìn người) 82392,1 85118,7 86932,5 88.772,9 Số lao động (Nghìn người) 42.774,9 46.460,8 49.048,5 51.699,0 LĐ so với tổng dân số (%) 51,9 54,6 56,4 58,2 Nguồn: http://www.gso.gov.vn Tổng số lao động và tỉ lệ lao động của nước ta có xu hướng tăng qua các năm. Giai đoạn 2005 – 2012 tăng từ 42.774,9 nghìn người lên 51.699 nghìn người với tỉ lệ tăng từ 51,9% năm 2005 lên đến 58,2% năm 2012, thể hiện dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực giải quyết việc làm trên phạm vi cả nước. Xu hướng gia tăng này là kết quả của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, thông qua việc thực hiện chủ trương và chính sách phát triển nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, cơ cấu thành phần kinh tế đa dạng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế trọng điểm được triển khai thực hiện như hình thành các khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, các khu đô thị mới, các mô hình kinh tế trang trại…. đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần ổn định nâng cao đời sống của nhân dân.
  • 33. -33- Bảng 1.8: Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của nước ta giai đoạn 2005-2012(%) Năm Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn 2005 2,09 5,31 1,08 8,10 4,40 9,30 2007 2,19 4,64 1,44 4,90 2,10 5,80 2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 2011 2,22 3,60 1,60 2,96 1,58 3,56 2012 1,96 3,21 1,39 2,74 1,56 3,27 Nguồn: Tổng hợp từ [9] Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ thất nghiệp trung bình của cả nước giảm từ 2,09% xuống 1,96%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 5,31% năm 2005 còn 3,21% năm 2012, trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn lại tăng lên từ 1,08% năm 2005 lên đến 1,39% năm 2012. Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại giảm nhanh từ 8,10% năm 2005 xuống còn 2,74% năm 2012. Xu hướng giảm nhanh này duy trì ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tuy nhiên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn vẫn cao hơn thành thị rất nhiều (gần 2,3 lần) và cao hơn mức trung bình của cả nước. Kết quả trên là do sự chuyển dịch nhanh trong cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cùng với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, sự đa dạng các hoạt động kinh tế và cùng với các chương trình hoạt động giải quyết việc làm của các đoàn thể và các tổ chức từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tiểu kết chương 1 Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và từng địa phương, nhất là với những nước đang tiến hành CNH-HĐH thì việc phát huy thế mạnh nguồn lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Vì vậy trong quá trình phát triển, nước ta luôn chú ý phát huy hiệu quả nguồn lực này. Tuy nhiên, thực trạng lao động Việt Nam còn nhiều bất cập cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Vì vậy nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động làm cơ sở để đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, chính xác đưa ra những chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta là nước CNH theo hướng hiện đại.
  • 34. -34- Chƣơng 2 QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1990 - 2012 2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh Sài Gòn - TP. HCM hình thành và phát triển hơn 300 năm. Trước thế kỉ 17, khu vực Sài Gòn ngày nay còn là một vùng đất hoang vu rừng rậm, sình lầy với hệ sinh thái ở dạng nguyên sinh, dân cư thưa thớt. Thời gian này có khoảng 40.000 hộ dân sinh sống rải rác khắp vùng. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thị tứ ban đầu đã mở rộng đến phía tây sông Đồng Nai, giáp sông Sài Gòn tạo thành trung tâm hành chính lớn nhất miền Nam. Năm 1862 Sài Gòn nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và trở thành thủ phủ của xứ Nam Kì. Trong thời kì thuộc địa đánh dấu bằng sự phát triển các cơ sở hạ tầng và gia tăng dân số của thành phố. Nhiều công trình được xây dựng trong thời gian này vẫn còn đến ngày nay như chợ Bến Thành (1911), cảng Sài Gòn (1866), UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà (1877). Ngày 27/4/1931 hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn hợp nhất gọi là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, rộng 5.100 ha. Toàn vùng chia ra làm 5 quận (ba thuộc Sài Gòn và hai thuộc Chợ Lớn ) với dân số khoảng 256.000 người. Năm 1945 dân số Sài Gòn - Chợ Lớn khoảng 976.000 người. Cơ cấu kinh tế lúc này vẫn chủ yếu là thương mại, dịch vụ, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp [17]. Dưới thời Mĩ - Ngụy, thành phố là Đô thành của chính quyền Sài Gòn. Nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình, Hoa Kì đã đổ khá nhiều tiền của cho việc nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố Sài Gòn như đường sá, cầu cống, các khách sạn, công sở. Một số cơ sở hạ tầng kĩ thuật nổi bật đã được xây dựng trong giai đoạn này như cảng Sài Gòn, cầu Sài Gòn, dinh Thống Nhất… Trong thời gian này dân số thành phố biến động khá phức tạp, tỉ lệ dân nhập cư rất cao. Từ năm 1955 - 1956 trong số hơn một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, phần lớn họ định cư tại Sài Gòn, làm cho dân số thành phố tăng cao. Đồng thời cũng làm thay đổi cơ cấu dân cư thành phố. Năm 1956 dân số toàn thành phố là 1.794.356 người, năm 1973 dân số tăng lên 2.090.000 người.
  • 35. -35- Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy TP. HCM được chính thức thành lập vào tháng 7/1976 trên cơ sở đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi (tỉnh Hậu Nghĩa), Bến Cỏ (Bình Dương), diện tích khoảng 2.029 km2 . Đến năm 1978 sát nhập thêm một phần tỉnh Đồng Nai và Long An vào thành phố làm diện tích tăng lên 2.095 km2 . Bảng 2.1: Quá trình tăng trưởng quy mô dân số Sài Gòn – TP. HCM từ năm 1881 đến năm 2012 (người) Năm Sài Gòn Chợ Lớn Tổng 1881 13.481 39.806 53.287 1900 56.500 105.400 161.900 1911 67.739 181.742 249.481 1931 256.000 1945 976.000 1954 1.723.360 1965 1.485.295 1975 2.377.040 1979 3.419.978 1989 3.988.124 1999 5.037.155 2009 7.201.550 2012 7.791.789 Nguồn:[13], [17], [30] Trong những năm qua, sự phân chia hành chính của thành phố có nhiều thay đổi với sự ra đời của các quận mới như: Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức (được tách ra từ huyện Thủ Đức), quận 7 (được tách ra từ huyện Nhà Bè), quận 12 (được tách ra từ huyện Hóc Môn). Hiện nay, về mặt hành chính, thành phố bao gồm 19 quận nội thành (gồm quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh,
  • 36. -36- Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân), 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) với 259 phường và 63 xã. Diện tích toàn thành phố là 2095,01 km2 , trong đó nội thành là 494,01 km2 và ngoại thành là 1601,00 km2 (2012). Trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã xác định: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp – dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á” [33].
  • 37. -37- HÌNH 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH
  • 38. -38- 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô và cơ cấu lao động ở TP. HCM 2.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh thổ trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm trong tọa độ địa lí từ 10o 22’ đến 11o 2’vĩ độ Bắc và từ 106o 1’ đến 107o 1’ kinh độ Đông. TP. HCM nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh: đông bắc giáp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, tây và tây nam giáp Long An và Tiền Giang, tây bắc giáp với Tây Ninh, phía nam giáp biển Đông. TP. HCM có vị trí đặc biệt thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với các tỉnh và thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Thành phố nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển kinh tế - xã hội cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước, trong khu vực và quốc tế. Chính vì vậy TP. HCM là nơi dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu về lao động lớn. Hàng năm, lượng dân di cư từ các tỉnh và thành phố khác đến TP. HCM rất đông làm cho dân số thành phố không ngừng tăng lên, mật độ dân số ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết về xã hội, môi trường. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.2.1. Địa hình TP. HCM nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt địa hình, thành phố có hai đặc điểm chủ yếu sau: - Địa hình đồng bằng thấp (hơn 50% diện tích đất dự kiến phát triển đô thị tại TP HCM có độ cao tự nhiên dưới 2m so với mực nước biển), bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. - Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng độ dốc nhỏ. Với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
  • 39. -39- cũng như xây dựng nhà máy, khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vì vậy tạo sức hút lớn đối với dân cư và lao động. Bên cạnh đó thành phố còn có dạng địa hình đầm lầy kéo dài từ Thái Mĩ đến nông trường Lê Minh Xuân, về phía nam có địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt tập trung ở Cần Giờ với độ cao 0,1 - 1 m và địa hình giồng cát biển. Đây là những địa hình không thuận lợi cho dân cư tập trung sinh sống, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, ở những nơi này dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là rừng ngập mặn phát triển. 2.2.2.2. Đất đai Với tổng diện tích tự nhiên 209,5 nghìn ha, đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm đất chính: đất phèn, đất phù sa, đất xám phát triển trên phù sa cổ, đất mặn. Ngoài ra còn có một vài nhóm đất khác như đất đỏ vàng, đất cồn cát, cát biển. Dân cư thường tập trung đông ở đồng bằng và những vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thành phố có 31,9% diện tích đất phù sa và đất xám phát triển trên phù sa cổ, đây là đất khá màu mỡ, thích hợp cho sản xuất lẫn cư trú con người. Địa hình bằng phẳng cùng với đất đai thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, phát triển sản xuất… đó là một trong những yếu tố thu hút dân cư và lao động đổ về TP HCM trong thời gian qua. 2.2.2.3. Khí hậu TP. HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2 /năm, số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày. Nền nhiệt khá cao và ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,5o C. Khí hậu của thành phố chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới 2000 mm/năm và phân bố không đều theo từng khu vực. Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư, lao động và hoạt động sản xuất con người. Khí hậu ấm áp và ôn hòa thường thu hút đông dân cư. Nhìn chung, khí hậu TP. HCM khá dễ chịu, không nóng quá và cũng không lạnh quá, lượng mưa tương đối lớn. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đây là những điều kiện khá thuận lợi cho sức khỏe người lao động và hoạt
  • 40. -40- động sản xuất. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và theo từng khu vực đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp để cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và nước cho hoạt động sản xuất của người lao động vào mùa khô. 2.2.2.4. Thủy văn Đối với hoạt động sinh sống của con người thì nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất và phân bố dân cư, nguồn lao động. Nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giúp cho giao thông đường sông phát triển, dân cư và lao động thường phân bố đông đúc ở những nơi gần nguồn nước. TP. HCM là nơi có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua thành phố (sông Sài Gòn, Đồng Nai…) cùng hệ thống kênh rạch khá dày đặc. Tổng chiều dài sông ngòi, kênh rạch của thành phố là 7.955 km, tổng diện tích mặt nước ước chiếm khoảng 16% diện tích thành phố, mật độ dòng chảy trung bình 3,80 km/km2 , đây là nguồn cung cấp nước dồi dào cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Tuy nhiên hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Phần diện tích đất thấp, trũng và diện tích mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên. Thành phố nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập, úng rất lớn, gây ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng và đến cuộc sống dân cư. Tóm lại, với vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú TP. HCM là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng để giao lưu, trao đổi kinh tế với các khu vực trong cả nước và trên thế giới; với hệ thống sông ngòi chằng chịt thích hợp cho việc xây dựng hệ thống cảng sông và cảng biển; với điều kiện khí hậu, thời tiết điều hòa thích hợp cho sức khỏe người lao động, TP. HCM trở thành một trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất nước, là thị trường thu hút lao động lớn nhất cả nước và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
  • 41. -41- 2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.3.1. Dân số và gia tăng dân số  Quy mô dân số TP. HCM có quy mô dân số lớn nhất Việt Nam và xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Dân số của thành phố từ 3.988.124 người năm 1989 tăng lên 5.037.155 người năm 1999 và năm 2012 là 7.791.789 người. Động lực tăng dân số phụ thuộc cả gia tăng tự nhiên lẫn gia tăng cơ học, trong đó chủ yếu là gia tăng cơ học. Năm 2012 gia tăng tự nhiên là 10,1‰ và gia tăng cơ học là 19,86‰. Dân vãng lai có xu hướng tăng, gồm cả người trong nước và người nước ngoài, ước tính số khách vãng lai bình quân có mặt thường xuyên tại thành phố lên đến cả triệu người. Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số TP. HCM giai đoạn 1979-2012 ( người)  Gia tăng dân số Gia tăng tự nhiên là chỉ số tổng hợp được thể hiện bằng sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tử trong một khoảng thời gian nhất định trên một lãnh thổ nhất định. Trong thời gian qua, tỉ lệ tử không biến động nhiều nên tỉ lệ sinh đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng dân số tự nhiên của TP. HCM. Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên TP. HCM thời kì 1989-2012 5.5 5.2 4.1 4 3.9 3.9 20.8 21.5 17.9 17 14.2 14.0 0 5 10 15 20 25 1989 1991 1999 2001 2009 2012 Gia tăng TN Tỉ lệ tử Năm ‰ GIA TĂNG TỰ NHIÊN Nguồn: [9]