SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
› › ›
LÊ THỊ TUYẾT
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
› › ›
LÊ THỊ TUYẾT
T¸C ®éng cña ®« thÞ hãa
®Õn kinh tÕ n«ng th«n hµ néi hiÖn nay
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 60 31 01 02
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
› › ›
LÊ THỊ TUYẾT
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ VĂN NHIỆM
HÀ NỘI - 2013
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
CNH, ĐTH
CNH, HĐH
GPMB
KHCN
KCN
Kinh tế - xã hội KT - XH
CNXH
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1
12
1.1. 12
1.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
25
Chương 2
54
2.1. 54
2.2. 63
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 95
Tên bảng Trang
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế ngành thành phố Hà Nội 30
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp địa bàn Hà nội 31
Bảng 3: Báo cáo doanh thu thương nghiệp, dịch vụ khu vực ngoại thành 33
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 34
35
Bảng 6: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 40
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nội. Tài nguyên thiên nhiên của thành phố, như: đất đai, sông, hồ, cây xanh, nguồn nước... từng
ngành, vùng do phát triển theo chiều rộng, tính tự phát cao làm hạn chế tốc độ tăng trưởng và sự
phát triển bền vững của kinh tế Hà Nội. Hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị được xây dựng, phát
triển thiếu đồng bộ, “mạnh ai, nấy làm”, gây cản trở phát triển kinh tế và cải thiện, nâng cao
chất lượng đời sống dân cư. Đất đai được khai thác, sử dụng thiếu quy hoạch, để hoang hóa,
lãng phí; nhiều sông, hồ bị vùi lấp, lấn chiếm làm nhà ở, cây xanh bị chặt phá, nguồn nước
ngầm khai thác quá mức, thiếu quy hoạch gây ngập úng về mùa mưa, hạn hán về mùa khô; môi
trường sinh thái bị ô nhiễm nặng... Các khu đô thị mới phát triển mạnh ở ven đô, thường là các
dự án nhỏ lẻ, không đồng bộ, phần lớn các chủ đầu tư xây nhà để bán, xa nơi làm việc, trường
học, bệnh viện, chợ và các trung tâm giao tiếp nên dân cư vẫn đổ xô vào các trung tâm cũ theo
trục giao thông hướng tâm. Điều này đã tạo ra sự bất cập về giao thông và các vấn đề kinh tế, xã
hội khác, gây quá tải ở trung tâm khi dòng người nhập cư không chính thức ở nông thôn ra
thành phố càng nhiều.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, ở nước ta vấn đề đô thị hóa đã có một số công trình, đề tài, sách, bài viết
trên các báo, tạp chí nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là: “Đô thị hóa và chính sách phát triển
đô thị trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, PGS, TS Trần Ngọc Hiên và PGS, TS
Trần Văn Chử đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 1998; sách
“Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979- 1989 và 1989- 1999”
của tác giả Lê Thanh Sang, Viện khoa học nông thôn Nam Bộ thuộc Viện khoa học xã hội
Việt Nam chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2008; thông tin phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy “Đô thị hóa ở một số nước châu Á: vấn đề và giải pháp” của Viện
thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ấn hành năm 2006; thông
tin chuyên đề “Những tác động về văn hóa và xã hội của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
và Ôxtrâylia” do Khoa Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm
nghiên cứu đô thị và xã hội Trường đại học công nghệ SWiburme Ôxtrâylia phối hợp
3
nghiên cứu, Khoa văn hóa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997;
Bài viết “Đô thị hóa và giá đất ở vùng ven đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long” của TS, Lê
Khương Minh, trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế số tháng 5- 2009...
u làm sáng tỏ khái niệm và nội dung đô thị hóa Hà Nội.
Đồng thời, đã có một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên
cứu được công bố như:
- “Tác động xã hội vùng của các KCN ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam”, Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009. Kỷ yếu là một tập
hợp bao gồm các tham luận của nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam và các nước
Đông Nam Á, một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng. Nội dung nghiên cứu, khảo
sát về tình hình phát triển KCN - KCX tại vùng Đồng bằng sông Hồng và một số nước
Đông Nam Á. Các báo cáo cho thấy ngoài tác động tích cực thì quá trình phát triển KCN -
KCX cũng gây ra các hiệu ứng tiêu cực cho vùng như: ô nhiễm môi trường nông thôn, phá
vỡ kết cấu văn hóa - xã hội truyền thống, thu hẹp đất canh tác và nông dân thiếu việc làm.
Đặc biệt, đời sống người lao động trong các KCN - KCX cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
bức xúc, nhất là về nhà ở và tổ chức cuộc sống vật chất - tinh thần cho họ. Các nhà nghiên
cứu đưa ra mô hình khả thi được nhiều nước Đông Nam Á áp dụng là: mô hình KCN -
KCX gắn với tổ chức các khu nhà ở - đô thị vệ tinh cho công nhân và người lao động trong
bán khính không quá xa để họ có thể đi về thuận tiện, hay còn gọi “Mô hình sáng đi - tối
về”.
- “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”, Đặng Kim Sơn. Báo
cáo khoa học đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, các lý
thuyết về phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân; đánh giá thực trạng nông thôn và
nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và tương lai của nền nông nghiệp trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa. Đề tài nêu bật những vấn đề bức xúc, nan giải của nông thôn nước ta
như vấn đề tích tụ - tập trung ruộng đất, vấn đề thu hồi đất và chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất dịch vụ - công nghiệp, kéo theo là việc phân công lại lao động và di chuyển một
bộ phận lớn dân cư từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ; yêu cầu phát triển những
hình thức tổ chức kinh doanh mới hiệu quả ở nông thôn phù hợp với sản xuất hàng hóa và
thị trường, vấn đề ứng dụng KHCN, có công nghệ sinh học... là có ý nghĩa quyết định đảm
bảo nền nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh.
4
- “Những vấn đề KT - XH ở nông thôn trong quá trình CNH-HĐH”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội dung đề cập toàn diện các vấn đề
“tam nông” trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH hiện nay ở nước ta. Đó là các vấn đề xã
hội nảy sinh từ chính sách thu hồi đất đai nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo trong nông
thôn, các thách thức xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; sự biến đổi lợi ích kinh tế của nông
dân do tác động của CNH - HĐH, vấn đề đào tạo nghề, đảm bảo việc làm và thu nhập cho
nông dân; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của di chuyển lao động
tới cơ cấu kinh tế hộ gia đình nông dân; vấn đề thu hẹp đất canh tác và đảm bảo an ninh
lương thực, vấn đề phát triển thị trường đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện
nay; các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, xuống cấp về văn hóa, lối sống và phát
triển bền vững nông thôn nước ta; vấn đề phát triển các KCN - KCX, phát triển làng nghề,
CNH - HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; một số nghiên cứu các thay đổi
trong nông thôn tại một số địa phương điển hình như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình....,
các kinh nghiệm và bài học của quốc tế, có Trung Quốc và phát triển nông nghiệp, nông
thôn...
- “Đô thị hóa và lao động việc làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb Lao động Xã
hội, Hà Nội, 2007. Tác giả nêu lên các khái niệm và lý thuyết về ĐTH, lao động việc làm.
Đánh giá tình hình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội thời gian qua, cho thấy bức tranh có cả mặt
tích cực và tiêu cực. Theo kết quả điều tra, chiếm tỷ lệ lớn người dân bị thu hồi đất không
được học nghề và chuyển đổi nghề; trong số được học nghề thì tỷ lệ người tìm được việc
làm cũng rất thấp. Nguyên nhân là, giữa đào tạo nghề trong nhà trường và thực tế nhu cầu
công việc không ăn khớp; không có sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp. Có tình hình đào tạo ra không bố trí được việc làm; trong khi doanh nghiệp
lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, thậm chí là thiếu cả lao động phổ thông.
- “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội”, Nguyễn Tiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005. Các tác giả nghiên
cứu các khái niệm và lý thuyết về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn,
nguồn nhân lực nông thôn cho CNH- HĐH. Đánh giá tình hình nguồn nhân lực nông thôn
ngoại thành Hà Nội, cho thấy tình trạng yếu kém, nhất là về chất lượng, Hà Nội đang thiếu
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNH- HĐH. Từ đây, các tác giả đề xuất các phương
án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành khác nhau, để phù hợp với hoàn cảnh, yêu
cầu và khả năng của các địa phương.
5
- “Bàn về công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn”, Đào Thế Tuấn, Kỷ yếu hội thảo
Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả nghiên cứu một số mô hình CNH- HĐH nông nghiệp
trên thế giới của Trung Quốc tại khu vực sông Châu Giang. Chỉ ra rằng thế giới đi theo
con đường hình thành các siêu thị đô thị và tạo nên sự đối lập nông thôn - thành thị. Còn
Trung Quốc thì theo con đường khác, đó là phi tập trung hóa và phát triển các khu cụm
công nghiệp vừa và nhỏ xen lẫn trong nông thôn, tạo nên sự hài hoà giữa hai khu vực
nông thôn và thành thị. Từ đây, đề xuất mô hình CNH- HĐH nông thôn Hà Nội nên đi
theo hướng phi tập trung để hạn chế lấy đất nông nghiệp và giảm thiểu mâu thuẫn giữa
hai khu vực, gắn kết giữa hai quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa với phát triển bền
vững nông nghiệp, nông thôn. Theo tác giả, Hà Nội dựa vào thế mạnh các làng nghề và
truyền thống thâm canh lâu đời, với các sản phẩm và ngành nghề độc đáo, có thể đi theo
hướng phát triển các khu cụm hay vành đai làng nghề - du lịch sinh thái gắn với thâm
canh nông nghiệp công nghệ cao.
- “Hoàn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cho người bị thu hồi đất”, Đặng Hùng Võ, Báo cáo Hội thảo của WB chính sách đất đai tại
Việt Nam, Hà Nội, 2010. Tác giả phân tích những hạn chế của cơ chế hai giá trong việc thu
hồi đất đai nông nghiệp thời gian qua, đó là còn mang tính chất hành chính bao cấp và vi
phạm lợi ích của người sử dụng đất. Điều này gây những tổn thất lớn cho ngân sách và tình
trạng tham nhũng, lãng phí về đất đai. Mặt khác, người dân được bồi thường không thoả
đáng và nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, gây bất ổn xã hội. Từ
đây, nêu những kiến nghị hoàn thiện Luật Đất đai nhằm khẳng định quyền quản lý, định
đọat thống nhất của nhà nước; đồng thời thừa nhận quyền sử dụng đất của nông dân như
một thứ hàng hóa đặc biệt; áp dụng cơ chế giá thị trường khi thu hồi đất và cơ chế tự thoả
thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất; chuyển việc xử lý tranh chấp khiếu kiện về
đất đai sang cho cơ quan tài phán; đồng thời phát triển các định chế thị trường nhà đất giúp
cho công tác định giá,bồi thường khi thu hồi đất.
- “Việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất”, Nguyễn Văn Nam, Kỷ yếu Hội thảo
đề tài Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả phân tích các bức xúc về giải quyết lao động việc
làm cho người nông dân ven đô bị mất nông nghiệp. Chỉ ra rằng, công nghiệp hóa và đô thị
hóa chỉ thành công khi chuyển đổi được người nông dân thành một công dân đô thị, giúp
cho họ tránh được các “cú sốc” để hội nhập vào đời sống đô thị và văn minh thị trường -
công nghiệp. Một trong những khả năng này là tạo cho họ quỹ đất dịch vụ và giúp cho
6
người dân có tổ chức kinh tế độc lập của mình. Ví dụ, như các hợp tác xã mua bán hay
kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhằm đáp ứng cho chính ngay các nhu cầu dân sinh thiết
yếu vùng đô thị hóa. Đây cũng chính là giải pháp cải thiện chất lượng sống và chất lượng
đô thị hóa.
- “Tác động của CNH - ĐTH tới cộng đồng dân cư nông thôn và chính sách sử dụng
đất”, Đặng Ngọc Dinh, Kỷ yếu Hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Công trình điều tra đánh
giá các tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống, kinh tế, xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng trong quá trình CNH - ĐTH nhanh; đề xuất các kiến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm
giảm thiểu tác động tiêu cực phát triển KT - XH nông thôn nước ta trong giai đoạn mới.
* Nhiệm vụ:
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng ta về đô thị hóa; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học, tài liệu, báo cáo tổng kết, đánh giá và các văn bản pháp luật của các tổ chức, cơ quan có liên
quan.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng
các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, trong đó chú trọng các phương
pháp kết hợp lô gíc và lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê,
phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác.
7
.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 2
chương, 4 tiết.
Chương 1
1.1.1. Quan niệm về đô thị hóa và kinh tế nông thôn
* Quan niệm về đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố
và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa có thể được quan niệm là
quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kết cấu hạ tầng kỹ thuật
đô thị; sự biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng
công nghiệp hóa; là sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa theo cách của đô thị.
Đô thị hóa cũng có nghĩa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số
dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực; nó
8
cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo số dân đô
thị trên tổng số dân thì được gọi là mức độ đô thị hóa. Nếu tính theo diện tích đô thị trên tổng
diện tích của một vùng hay khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa. Đô thị các nước phát triển phần
lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Từ phân tích trên có thể quan niệm một cách tổng quát: Đô thị hóa là quá trình biến
đổi và phân bố lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất tương ứng trong nền kinh tế
quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô
thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất
kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình di cư từ nông thôn ra thành
g việc tạo nên quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, các nhân tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử,
lối sống… đang ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hóa của mỗi vùng.
Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập trung về chính
trị - kinh tế - xã hội để hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp và
hành chính mới. Tại đây diễn ra quá trình đô thị hoá với tốc độ cao. Về mặt không gian,
vùng đô thị hóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thường là những vùng ven
hay phụ cận các trung tâm đô thị lớn, vùng ngoại thành. Theo quy luật, sự phát triển của đô
thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biến các vùng này từ nông
nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng công nghiệp vệ tinh.
Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố vệ tinh
cùng với vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hội với đô thị lõi,
tiêu biểu là mối quan hệ về công ăn việc làm và việc di chuyển hàng ngày ra vào. Trong
đó, thành phố đô thị lõi là thị trường lao động chính.
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là tổng hợp của tất cả yếu tố vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, sông ngòi, thủy văn, địa chất, địa mạo. Thời kỳ kinh
tế chưa phát triển, đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có
khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác nhau
sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược
lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.
9
Thứ hai, điều kiện xã hội. Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị
tương ứng và do đó, quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô
thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền
kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.
Mỗi chế độ xã hội đều tạo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho quá trình đô
thị hóa và quy định những đặc trưng riêng của nó. Nước ta phát triển theo định hướng
XHCN, do đó đô thị hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện để phát triển KT-XH
phục vụ “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ ba, văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thị nói riêng.
Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là nhân tố giữ vai trò
quyết định trong quá trình đô thị hóa. Trình độ phát triển kinh tế, trước hết được thể hiện ở
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cao hay thấp; trình độ phân công lao động xã hội;
năng suất lao động; quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP.
Thứ năm, tình hình chính trị. Tình hình chính trị ảnh hưởng đến đô thị hóa trên hai
góc độ: Một mặt, nó quyết định đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch đô thị hóa. Mặt khác, tình hình chính trị của thành phố, của đất nước ổn
định sẽ tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong nhân dân, trong xã hội về quyết
tâm xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương;
tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư. Ở nước ta từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày
càng cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các
chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
theo kiểu đô thị và tăng quy mô dân số đô thị; đồng thời là quá trình cải tạo, nâng cấp, mở
rộng, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có, kết nối và đồng bộ hóa với các cơ
sở tương ứng của nội thành và của các vùng, địa phương lân cận [2].
Quá trình đô thị hoá Hà Nội hiện nay được biểu hiện dưới nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô
thị mới, các quận, phường mới.
10
Đây là hình thức phổ biến của quá trình hình thành các đô thị Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng. Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị tăng lên nhanh chóng.
Sự hình thành các đô thị mới để tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực.
Thứ hai, hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có
Quá trình này diễn ra thường xuyên và là tất yếu đồng thời với quá trình mở rộng
đô thị hiện có. Một mặt, do yêu cầu phát triển KT-XH, các cơ sở hạ tầng KT-XH xây dựng
trước đây đã không còn đủ khả năng đáp ứng do sự lạc hậu hoặc xuống cấp đòi hỏi phải
nâng cấp, hiện đại hóa. Mặt khác, do yêu cầu phải nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật
chất lẫn tinh thần, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và tiện ích nhất tất cả những sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ của dân cư đô thị.
Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp
truyền thống, các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông
nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong
vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân [19].
Kinh tế nông thôn phản ánh các quan hệ kinh tế trong các ngành nghề trên địa bàn
nông thôn, bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: nông - lâm - ngư nghiệp, thủ công
nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, dịch vụ. Như vậy, khái niệm kinh
tế nông thôn có ý nghĩa rộng hơn khái niệm kinh tế nông nghiệp. Các quan hệ kinh tế diễn
ra trên địa bàn nông thôn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn bó chặt chẽ với toàn
bộ các quan hệ trong nền kinh tế nói chung.
Hiện nay ở nước ta, kinh tế nông thôn còn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để
ểu hiện:
Trước hết, là phức hợp đa ngành nghề
Kinh tế nông thôn bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu
lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất các sản
phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế nông thôn còn có công
nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến. Đặc biệt trong quá
trình phát triển, kinh tế nông thôn không chỉ có công nghiệp chế biến, mà còn có thể phát
11
triển những ngành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như công nghiệp
cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp, một bộ phận tiểu thủ công nghiệp với các trình độ
công nghệ khác nhau, sản xuất các loại hàng hóa không có nguồn gốc từ nông nghiệp.
Ngoài nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, kinh tế nông thôn còn có các loại
hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn. Các loại hình dịch
này cùng với cơ sở hạ tầng ở nông thôn là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn
[19].
Thứ hai, là cơ cấu kinh tế có nhiều thành phần
tế tư nhân; kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh
tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ đó tới nay sự tham
gia của các thành phần kinh tế vào nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng ngày
càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu trực tiếp
tạo ra sản phẩm nông - lâm - thủy sản cho toàn xã hội.
Thứ ba, kinh tế nông thôn tồn tại nhiều trình độ công nghệ khác nhau
uộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã
làm phá vỡ hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyền. Như vậy, kinh tế nông thôn
hiện nay có sự kết hợp của nhiều trình độ công nghệ; từ công nghệ lạc hậu cho đến công
nghệ nửa hiện đại và hiện đại.
Thứ tư, về cơ cấu xã hội, giai cấp
Do tác động của đô thị hóa làm cho diện tích đất bị thu hồi phần lớn tập trung vào đất
nông nghiệp, do đó lực lượng lao động trước đây làm việc trong nông nghiệp thì nay không
có việc làm, muốn sống được bản thân phải tìm việc làm, điều này dẫn tới lao động nông
nghiệp giảm, lao động trong các ngành khác tăng lên. Đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch lao
động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp. Nông thôn không còn chỉ là nơi
sinh sống của nông dân chuyên làm nông nghiệp, mà trở thành địa bàn sinh sống của những
cư dân làm nhiều ngành nghề. Lúc đầu cư dân làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, càng về
sau tỷ trọng này càng thu hẹp một cách tương đối. Sự biến đổi này diễn ra trong từng vùng,
từng làng, từng gia đình. Điều đó sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong đời sống văn
hóa, xã hội vùng nông thôn.
12
* Quan niệm chung về tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Tác động có thể hiểu là quá trình chủ thể làm cho một đối tượng nào đó biến đổi
theo những chiều hướng khác nhau. Tác động cũng có thể được xem như là kết quả như dự
định hoặc không như dự định; có thể là tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc
đạt được sau một thời gian nhất định.
Từ cách hiểu này, tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội được quan
niệm là: Những biến đổi tất yếu theo những chiều hướng khác nhau của kinh tế nông thôn
Hà nội do đô thị hóa gây ra.
Từ khái niệm trên cho thấy, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi
của kinh tế nông thôn. Những biến đổi đó có thể là tích cực, có nghĩa phù hợp với quá trình
phát triển; cũng có thể là tiêu cực, có nghĩa không phù hợp với sự phát triển của kinh tế
nông thôn Hà Nội.
* Nội dung sự tác động của đô thị hóa đến nông thôn Hà Nội
Như trên đã đề cập, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ tác động đến kinh tế nông thôn
Hà Nội. Tác động đó không chỉ là những tác động tích cực, mà còn có cả những tác động
tiêu cực:
Những tác động tích cực
Một là,
cận
lên.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có
quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động
kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên
phương pháp sản xuất hiện đại, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Nhờ duy trì được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người
dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình
quân người tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt
13
hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy đô thị hóa làm mức sống của dân cư được
cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Hai là,
ại, dịch vụ. Trong đó, phải ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao,
ển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành tựu, kết quả đạt
được trong tương lai.
giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có
xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao
hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa sẽ thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khối ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác.
Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội.
Ba là,
Bốn là,
Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với khoa học kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tiếp cận với nếp sống văn minh của đô thị, từ đó loại bỏ dần
những quan niệm, phương pháp sản xuất lạc hậu. Tư duy của người dân thay đổi từ sản
xuất đóng kín sang
Người dân của thủ đô sẽ nhanh chóng làm biến đổi tập quán của những người mới
đến thông qua các hoạt động xã hội, quan hệ, sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Những người
mới đến về mặt tâm lý họ cần phải nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng mới. Từ đó,
những tục lệ ma chay, cưới xin sẽ thay đổi theo kiểu đô thị hợp với xã hội đô thị.
Văn minh đô thị - công nghiệp cùng với kinh tế thị trường kết hợp lại với nhau, nhờ
thế tạo ra một thế hệ công dân mới, đời sống tinh thần mới, trật tự xã hội mới. Trong đó
tiêu biểu với lối sống và tác phong tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, pháp chế thay thế cho nếp
sinh hoạt theo truyền thống, thói quen đôi khi tùy tiện và theo chủ nghĩa tình cảm.
Mặt tiêu cực:
14
Thứ nhất,
i trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân... Đồng thời sự suy giảm diện tích đất
nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của nhiều người dân ở
khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống.
Thứ hai,
ộ phận dân cư nông thôn rơi vào tình trạng thất n
khỏi.
Thứ ba,
n không có ở nông thôn lại càng thu hút sự di cư từ nông thôn ra
thành thị. Khi đô thị càng phát triển thì lực hút đối với dân di cư càng lớn. Cộng đồng
di cư vào đô thị bao gồm nhiều thành phần, đồng thời mang theo cả gánh nặng của đói
nghèo.
lao động. Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng
Thứ tư, môi trường bị ô nhiễm
1.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
1.2.1. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, từ những năm 1990 nhờ những chuyển
biến trong thời kỳ Đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh và mạnh. Lúc này,
thành phố dần dần bắt nhịp cuộc sống mới, trong đó các hoạt động kinh tế diễn ra theo quy
luật thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Trên thực tế, quá
trình đô thị hóa Hà nội có sự thay đổi liên tục theo hướng mở rộng. Tuy nhiên trong khuôn
khổ của luận văn này, tác giả chỉ khái quát một số mốc từ khi cả nước ta thống nhất đến
nay.
Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà
Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị
xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc
Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới
định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861
15
hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Năm 1991,
ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình
năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội
thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường:
Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An,
Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm [4].
Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 5 phường:
Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1 ha diện tích
tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506
nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện
Thanh Trì. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4
thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung
Hòa thuộc huyện Từ Liêm [5].
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã:
Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long
Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện
Gia Lâm. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở
tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh
Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh
Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc
quận Hai Bà Trưng [5].
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã
thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực
từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh
Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện
tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện
tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 19 thủ đô lớn nhất thế giới.
Ngày 11 tháng 12 năm 2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông
trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây [7].
16
Đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đạt 30 - 32% và và sẽ đạt 55 - 65% vào
năm 2020. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có
sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng). Những địa chỉ hấp dẫn dọc các quốc lộ
đã và đang tạo nên tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Các điểm dân cư ven đô, những khu
vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị đã
liên tục được khoác lên mình những chiếc áo đô thị ngày một rộng hơn. Diện tích đất tự
nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên tới 3328,89 Km2
. Theo hướng đó dân số Hà Nội cũng
gia tăng với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên
được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đạt 6,5 triệu dân, đến năm 2011 đạt trên 6,8 triệu người
[9]. Như vậy, có thể kết luận rằng: trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn
quốc chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc
độ đô thị hóa rất nhanh, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố
của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các
thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới.
* Những tác động tích cực
Một là,
Như trên đã trình bày, sau ngày 1-8-2008, toàn bộ địa giới tỉnh Hà Tây; huyện Mê
Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Hà Nội.
Sau sự kiện này, địa giới Thủ đô là hơn 3.300 km2
, rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ và là một
trong 19 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới. Mật độ dân số khoảng 3.500 - 4.000 người/
km2
tương đương với Paris, London, Tokyo, Bắc Kinh. Bên cạnh những thuận lợi khi
thành phố được mở rộng, Hà Nội đối mặt với vô vàn khó khăn như: Cơ cấu nông nghiệp
cao hơn, mặt bằng dân trí thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao hơn, cơ sở hạ tầng ở nhiều địa
bàn mới sáp nhập nghèo nàn (thậm chí có nơi còn chưa có điện lưới).
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án.
Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp
cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Dước tác động của đô thị hóa, với sự chuyển
dịch đúng hướng, dù cả năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng 6,7% nhưng vẫn cao
hơn mức tăng trưởng chung của cả nước là 5,2%. Dù GDP đạt thấp so với những năm
trước đó nhưng Hà Nội đã góp phần cùng cả nước ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế.
17
Năm 2010, GDP toàn thành phố tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Hội đồng
nhân dân đề ra là 10,5%, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong năm 2010 đạt 100
nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với dự toán Chính phủ giao và tăng 34,6% so với thực hiện
trong năm 2009 [41]. Năm 2011 tăng trưởng của Hà Nội đạt 10,1%,. Theo đánh giá của Ủy
ban nhân dân thành phố, mức tăng này tuy thấp hơn năm 2010 (11,04%) và kế hoạch năm
(12%), nhưng vẫn cao hơn 1,67 lần của cả nước. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế rất
khó khăn, song Hà nội vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng khá tăng 8,1% cả năm 2012, gấp
1,56 lần so mặt bằng chung cả nước; lạm phát ở mức 1 con số; thu ngân sách cao so với cả
nước; an sinh xã hội cơ bản đảm bảo [47]
Như vậy, mặc dù những năm gần đây tình hình kinh tế chung của cả nước có tốc độ
tăng trưởng không đạt được kế hoạch đề ra, trong đó có cả thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,
so với cả nước, Hà Nội vẫn là địa phương có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng
trưởng bình quân của cả nước. Để đạt được thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó
có tác động tích cực của quá trình đô thị hóa nông thôn Hà Nội.
Hai là,
Những năm trước đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra còn chậm do sự cản trở của các cơ
chế và chính sách về đất đai, về sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài và việc hình thành các
khu công nghiệp tập trung. Nhưng từ khi Luật đất đai được sửa đổi, các chính sách đất đai
được ban hành với nhiều quy định thông thoáng hơn đối với sử dụng đất đai, nhất là sự
chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện để
quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự
chuyển dịch nhanh hơn.
Hiện nay, Hà Nội đang chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công
nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản. Nếu như năm 2005, cơ cấu kinh tế của thành phố là:
51,6% - 39,3% và 9,1%; thì năm 2010 cơ cấu tương ứng: 52,5% - 41,4% và 6,19%. Hà Nội
là một trong số ít địa phương cỏ tỷ trọng ngành dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp. Theo
bảng 1 cho thấy, Tỷ trọng hai ngành dịch vụ - công nghiệp trong cơ cấu chung chiếm tới 93-
94%, nông nghiệp chi còn chiếm khoảng 6%. Tỷ trọng này tương đương một số quốc gia
CNH trong khu vực như Thailan, Malaixia, Philippine. Xét về cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng
GDP thuần túy thì Hà Nội có bước phát triển vượt trội so với cả nước và đang tiếp cận gần
với cơ cấu kinh tế của các nước CNH trung bình.
18
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế ngành thành phố Hà Nội
Đơn vị tính: %
GDP theo ngành 2005 2008 2009 2010
Dịch vụ 52,3 52,4 52,3 52,5
Công nghiệp xây dựng 40,8 41,1 41,4 41,4
Nông, lâm, thủy sản 6,9 6,5 6,3 6,1
Nguồn [9]
Dưới tác động của đô thị hóa, cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội không chỉ có sự
chuyển dịch mạnh mẽ giữa các ngành, mà còn có sự chuyển dịch rõ nét trong nội bộ ngành
hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn.
Những vùng công nghiệp cũ ở các huyện Thanh Trì, Đông Anh được mở rộng, khu công
nghiệp mới ở Gia Lâm, Đông Anh được hình thành và trở thành các khu công nghiệp kỹ
thuật cao. Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp của khu vực nông thôn
do tác động của đô thị hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành công nghiệp của cả thành phố.
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp địa bàn Hà nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành 2005 2008 2009 2010 2011
Công nghiệp khai khoáng 501 607 646 651 587
Công nghiệp chế biến, chế tạo 46231 79949 89898 103776 116150
Sản xuất phân phối điện, khí
đốt
1908 2868 3494 3790 4129
Cung cấp nước, sử lý rác thải 509 679 967 1200 1762
Nguồn: [9]
Theo bảng 2 cho thấy, từ năm 2005 đến 2011 giá trị ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo của thành phố liên tục tăng. Nếu năm 2005 đạt 46231 tỷ đồng thì năm
2011 tăng lên 116150 tỷ đồng (tăng 151%). Trong khi đó, ngành khai khoáng, năm
2005 đạt 501 tỷ đến 2011 chỉ tăng lên 587 tỷ (tăng 17%).
Cùng với sự phát triển của các cơ sở công nghiệp do thành phố quản lý, Công
nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng do các huyện quản lý cũng từng bước được
phục hồi và phát triển. Mặc dù trong mối tương quan với công nghiệp Trung ương và công
nghiệp do thành phố quản lý trên địa bàn, phần công nghiệp do huyện quản lý có quy mô
nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
19
và xây dựng do các huyện quản lý ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên trong mối tương
quan với các ngành do các huyện quản lý, sự phát triển của công nghiệp được phục hồi và
phát triển, từng bước nâng cao vị trí của ngành công nghiệp, xây dựng và làm cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này có sự chuyển biến theo xu hướng tăng tỷ trọng
các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông
nghiệp. Đây cũng là xu hướng vận động phù hợp với sự vận động của kinh tế của khu vực
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện đô thị hóa diễn ra với
tốc độ nhanh.
Trong các ngành dịch vụ, hoạt động thương mại đã từng bước mở rộng đáp ứng
nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là nhu cầu đầu ra cho các ngành nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Các hoạt động vui chơi giải trí đã được chú ý phát triển và bước đầu
phát huy hiệu quả. Vì vậy tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành
phố nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đều có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến
bộ.
Theo số liệu bảng 3 cho thấy, năm 2005 khu vực thương nghiệp của các huyện
ngoại thành đạt 1486 tỷ đồng, thì năm 2008 đạt 32940 tỷ đồng, tăng 21,17 lần so với năm
2005 và đạt 57741 tỷ đồng vào năm 2011 tăng 37,86 lần so với năm 2005 Khu vực dịch từ
2301 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 6073 tỷ đồng vào năm 2008 (tăng 1,64 lần) và tăng lên
24953 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 9,84 lần). Nguyên nhân có sự tăng đột biến này do Hà
Nội mở rộng địa giới hành chính năm 2008.
Bảng 3: Báo cáo doanh thu thương nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành kinh tế 2005 2008 2008 2010 2011
Thương nghiệp 1486 32940 35705 46438 57741
Khách sạn, nhà hàng 2320 4790 5322 7906 9114
Dịch vụ 2301 6073 10389 20445 24953
Nguồn [11]
Từ số liệu trên cho thấy, quá trình đô thị hóa đã có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của khu vực dịch vụ khu vực nông thôn Hà Nội. Sự phát triển đó một mặt tạo ra
nguồn thu lớn cho các địa phương, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
cho các địa phương trong vùng.
20
Tính chung dịch vụ trên địa bàn 18 huyện ngoại thành đều tăng về quy mô hoạt
động, vì vậy tỷ trọng của các ngành dịch vụ đã tăng từ 55,6% năm 2005 lên 58,84% năm
2011. Kết quả khảo sát ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh về tác động của đô thị
hóa đến sự phát triển của các ngành dịch vụ cho thấy: 87,95% số người được hỏi ở Đông
Anh, 69,78% ở Thanh Trì và 54,43% ở Từ Liêm cho rằng, bán nông sản tốt hơn so với
trước đây. Có 97,06% số người được hỏi ở Đông Anh, 72,73% ở Thanh Trì và 82,39% ở
Từ Liêm cho rằng do tác động của đô thị hóa, việc mua vật tư cho sản xuất và đời sống dễ
hơn trước đây.
21
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
ản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu
hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động và cho giá trị kinh tế cao hơn đang
được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, tỷ
trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng
lên.
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành 2005 2008 2009 2010 2011
Trồng trọt 5063 9355 9275 12326 14373
Chăn nuôi 4135 9470 10725 12873 18301
Dịch vụ 269 479 582 820 1019
Nguồn: [9]
Theo số liệu bảng 4 cho thấy, về giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng: Ngành
trồng trọt từ 5063 tỷ đồng vào năm 2005 tăng lên 9355 tỷ đồng vào năm 2008 (tăng 0,85
lần) và đạt 14373 vào năm 2011 (tăng 1,84 lần). Ngành chăn nuôi từ 4135 tỷ đồng tăng
lên 9470 tỷ đồng (tăng 1,29 lần) và đạt 18301 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 3,43 lần so với
năm 2005).
Tuy nhiên, xét về cơ cấu giá trị thì ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tích cực. Theo bảng 5 cho thấy nếu như năm 2005 giá trị ngành trồng chọt
chiếm 50,50%, ngành chăn nuôi chỉ chiếm 41,26% thì năm 2008 tỷ lệ tương ứng là 46,45%
và 47,02% và đến năm 2011 ngành trồng trọt chỉ còn là 40,06% và ngành chăn nuôi tăng
lên 51,02%.
Đơn vị tính %
Ngành
Năm
2005 2008 2009 2010 2011
Trồng trọt 50,50 46,45 43,01 44,42 40,06
Chăn nuôi 41,26 47,02 49,73 46,40 51,02
Dịch vụ 2,67 2,38 2,70 2,96 2,84
Nguồn: [13]
Ba là,
22
X đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng
cao đời sống của người nông dân.
Về mạng lưới giao thông
Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi về các loại đường bộ, đường sắt, đường
n đại hóa vùng nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy đầu tư
xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên huyện và tỉnh. Từ chỗ hầu hết các
tuyến đường liên huyện vẫn còn là đường đất, sống trâu, ổ gà, ngập nước rất khó đi, nhiều
thôn không có đường ô tô đến nay có 100% số xã vùng ngoại thành đã có đường ô tô vào
tới trung tâm xã, 100% đường liên huyện, 80% đường liên xã và 70% đường liên thôn đã
được rải nhựa hoặc bê tông.
Đường trục xã, liên xã 2.526,96 km, đã trải nhựa hoặc bê tông 1.816,33 km
(71,88%) và chưa trải nhựa hoặc bê tông 710,63 km (22,18%). Trong 1.816,33 km đã trải
nhựa hoặc bê tông có 1.320,17 km (72,68%) đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao
thông vận tải, còn 496,16 km (27,32%) chưa đạt chuẩn.
Đường trục thôn, xóm 2.756,55 km, trong đó 1.710,6 km (61,73%) đã được cứng
hóa và 1.054,94 (38,27%) chưa được cứng hóa. Trong 1.710,6 km đã cứng hóa có 1.000,66
km (58,81%) đã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải và 700,95 km
(41,19%) chưa đạt chuẩn.
Đường ngõ xóm 6.876,76 km, trong đó có 3.817,72 km (56,25%) đã được bê tông
hóa, 2969,04 km (43,75%) còn là đường đất và cấp phối.
Đường trục chính nội đồng có 5.051,36 km, trong đó có 291,18 km (5,76%) đã
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện và 4.760,17 km (94,24%) chưa được cứng hóa
[38].
Về mạng lưới điện vùng nông thôn Hà Nội
Ảnh hưởng mạnh nhất của quá trình đô thị hóa là sự phát triển nhanh mạng lưới
điện cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Từ chỗ còn nhiều thôn xã
ở vùng núi chưa có điện năm đến nay 100% số xã trên địa bàn Hà Nội đã có điện và đang
tiếp tục được cải tạo, nâng cấp.
h 21 máy/100 dân. Tỷ lệ số xã có đài truyền thanh đạt 100%. Tỷ lệ hộ có máy thu
hình đạt trên 90%. Điểm bưu điện văn hóa xã tồn tại để phục vụ lợi ích công cho xã hội,
góp phần nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận các dịch
vụ thông tin.
23
Đồng thời với quá trình đô thị hóa là quá trình đất nông nghiệp ngày càng giảm, dẫn
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết
định số 136/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
khuyến công quốc gia đến năm 2012 cho thấy, đến nay đã có 46.190 lao động khu vực
nông thôn Hà Nội được đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề thông qua các hoạt động
khuyến công, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động nông thôn, đưa kinh tế hộ
gia đình phát triển, tăng thu nhập người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo cho khu vực
nông thôn. Trong thời gian qua, hoạt động khuyến công đã có tác động tích cực, nhiều xã,
làng từ chỗ thuần nông trở thành xã, làng có nghề. Sản phẩm của khu vực công nghiệp
nông thôn Hà Nội ngày càng được đa dạng về mẫu mã, năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm ngày một tăng, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn từ chỗ sản xuất
nhỏ lẻ, gia công là chủ yếu chuyển sang mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm, đã trở
thành các doanh nghiệp có quy mô lớn với trang thiết bị, nhà xưởng khang trang, từng
bước hiện đại. Từ đó thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn nông thôn Thủ đô tăng lên
rõ nét. Thực tế kết quả phát triển kinh tế ở huyện Đông Anh thời gia qua đã chứng minh rõ
điều đó.
* Những tác động tiêu cực
Thứ nhất,
mối lo lắng, bất ổn về cuộc sống, công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất. Nếu
không giải quyết thấu đáo tình trạng này sẽ gây khó khăn thực hiện các dự án và hậu quả
xã hội khôn lường.
hủ trương đô thị hóa, các dự án được triển khai khá dày đặc, đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Hầu hết các hộ gia đình ở xã Mễ Trì đều bị thu hồi đất, diện
tích đất bị thu hồi tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của quá trình đô thị hóa. Trong cơ cấu
các loại đất bị thu hồi thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất, người dân đã bị
mất dần tư liệu sản xuất, không còn cách khác là phải rời bỏ sản xuất nông nghiệp, tìm
kiếm việc làm mới (dịch vụ, buôn bán kinh doanh nhà hàng và nhiều nghề khác để tìm
kiếm thu nhập, duy trì cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu) [32].
24
Bảng 6: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Năm
Diện tích đất bị thu hồi (ha)
Diện tích thu hồi Diện tích bàn giao mặt bằng
2005 2340.3 927.2
2006 1497.9 599.0
2007 994.0 394.3
2008 2616.8 878.7
2009 3059.4 965.4
2010 10845 2000
2011 11749 2062
Nguồn [39]
ày càng nhiều đất canh tác, đất lúa 2 vụ để phát triển đô thị và khu công nghiệp.
Vì thế áp lực của đô thị hóa lên đời sống việc làm khu vực nông nghiệp càng nặng nề.
Thứ hai,
p các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền đền
bù do bị thu hồi đất) chưa tìm phương án có hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
Trên thực tế, trong những năm qua, công nghiệp hóa và đô thị hóa góp phần thúc
ngành nghề mới phi nông nghiệp, đời sống một bộ phận nông dân gặp khó khăn, lao động
dư thừa, việc làm thiếu, tệ nạn phát sinh. Từ đây, xuất hiện các điểm nóng về xã hội, các
tranh chấp khiếu kiện về đất đai, giải phóng mặt bằng, trước hết là tại các khu công nghiệp,
khu đô thị. Mặt khác, mức độ chênh lệch thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị
cũng ngày càng lớn, chưa có khả năng thu hẹp. Thực tiễn cho thấy, nếu như năm 1998 mức
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là 3,3 lần, đến năm 2007 tăng lên 3,6 lần đến năm
2011 mức chênh lệch là 3,8 lần. Mặt khác, độ bền vững của thu nhập nông thôn chưa cao,
vì trên 60% thu nhập của nông dân là từ các hoạt động nông, lâm, thuỷ sản vốn lệ thuộc
nhiều vào yếu tố tự nhiên và thị trường [44].
Nếu theo chuẩn nghèo mới (khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình quân
trên 500 nghìn đồng/người/tháng đến 650 nghìn đồng /người /tháng là hộ cận nghèo. Tại khu
vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân trên 330 nghìn đồng/người/tháng đến
430 nghìn đồng/người/tháng là cận nghèo); thì đến tháng 1-2011, toàn thành phố Hà Nội
còn khoảng 117 nghìn hộ nghèo với hơn 406 nghìn nhân khẩu, chiếm 8,43% số hộ toàn
thành phố. Hà Nội cũng còn 12/29 quận/huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%; 43/577 xã
25
phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên tập trung ở 9 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn,
Chương Mỹ, Thạch Thất, ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai và Thanh Oai.
Thứ ba,
ho các gia đinh, bán hàng rong, chạy xe ôm. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1 triệu
người nhập cư hàng năm là lao động ngoại tỉnh, lao động ngoại thành. Điều này gây áp lực
lên đô thị về việc làm, cung cấp nhà ở và các dịch vụ đô thị, quản lý hành chính và hộ
khẩu... Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội như lô đề cờ
bạc, trộm cắp, mại dâm; văn hóa và thuần phong mỹ tục nông thôn xuống cấp.
Thứ tư,
Tốc độ đô thị hóa nhanh đã biến Hà Nội trở thành một “đại công trường”. Hiện
nay, trên địa bàn Hà Nội đang triển khai thi công hơn 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Trong đó có hàng chục dự án cải tạo, xây dựng nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô
lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm, gây ô nhiễm bụi cho cả khu vực rộng. Ngoài ra,
mỗi tháng còn có khoảng 10.000 m2
đường giao thông bị đào bới để thi công các công
trình hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, Thủ đô có khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật
liệu xây dựng. Phần lớn những điểm buôn bán này diện tích nhỏ hẹp, không có hàng rào
che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết, vì vậy luôn phát tán bụi vào môi trường.
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho tình trạng ô nhiễm bụi ở mức cao, kéo theo tình
trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội luôn ở mức báo động.
Nhiều chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt tại các công trình xây
dựng, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép. Theo thống kê
chưa đầy đủ, trung bình, mỗi ngày tại khu vực nội thành Hà Nội phát sinh 1.000-1.200 tấn
ng được phát sinh từ nhiều nguồn như phá dỡ các kết cấu cũ và xuống cấp, xây dựng các
tòa nhà mới, đào đường nhựa và các công trình xây dựng nhà cao tầng, khu văn phòng.
Trong khi đó, công tác vệ sinh môi trường tại các công trường chưa được chủ thầu xây
dựng và chủ đầu tư quan tâm đúng mức, công nhân chưa có ý thức trong việc tập kết vật
liệu xây dựng, hệ quả là lượng chất thải xây dựng trong thành phố ngày càng lớn.
Ô nhiễm môi trường nước
26
Đối với nước thải bệnh viện. Hiện nay trên địa bàn nông thôn Hà Nội, ngoài các
bệnh viện đa khoa của các huyện còn có các trạm y tế của các xã và các đơn vị đóng trên
địa bàn. Nước thải của các bệnh viện, trạm y tế này trước khi thải ra sông, mương, ao hồ,
đồng ruộng đều chưa được xử lý. Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn độc hại, nhiều
vi trùng gây bệnh…
Đối với nước thải sinh hoạt. Nhìn chung hầu như nước thải sinh hoạt của các
làng xóm, khu đô thị ngoại thành Hà Nội không qua một hình thức xử lý nào mà được xả
trực tiếp ra sông, mương, ao hồ, đồng ruộng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực này.
Do tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi làm cho lượng nước ngầm
ngày càng có nguy cơ bị cạn kiệt và khả năng nước bẩn ngấm xuống mạch nước ngầm
càng tăng cao. Lượng chất thải lỏng và rắn ở các khu vực ngày càng nhiều, các chất thải
này chảy ra các sông hoặc trực tiếp ngấm vào nước ngầm, đặc biệt là ở các khu vực chôn
rác của thành phố và vùng lân cận thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn.
Môi trường không khí
Như trên đã đề cập, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, tình trạng xây dựng
tràn lan làm cho kết cấu hạ tầng nông thôn xuống cấp trầm trọng. Các vật liệu xây dựng
như cát sỏi, xi măng trong quá trình vận chuyển không được che đậy cẩn thận gây bụi rất
lớn trên các tuyến đường lớn.
Tại các khu vực tập trung đông dân cư như: các khu vực nhà ga, bến xe, chợ và các khu
vực công viên do tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng nên xảy ra tình trạng bừa bãi gây mất
vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực.
Theo nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội thuộc vào
loại tồi nhất trong khu vực. Tính trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3
lần tiêu chuẩn cho phép. Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội ước tính
khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với với nông nghiệp và cây xanh. Kết
quả quan trắc môi trường không khí cho thấy nồng độ SO2, CO, NO2 trong các khu công
nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 6 lần. Tại các nút giao thông lớn, các điểm
gần khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ô
nhiễm môi trường cục bộ. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông đều đã vượt tiêu chuẩn
cho phép [23].
Ô nhiễm rác thải
27
Quá trình đô thị hóa và dân số tăng cao làm cho vấn đề ô nhiễm rác thải của các đô
thị mới ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là tại các khu vực có kết cấu hạ tầng kém. Số
lượng rác thải của cả khu vực nội thành, các thị trấn ngoại thành và rác thải của các khu
vực khác trên địa bàn thành phố được vận chuyển và đổ vào bãi rác ở khu vực ngoại thành:
bãi Mễ Trì, An Trạch, Bồ Đề, Tam Hiệp, Nam Sơn.
Ngoài ra do phải chịu áp lực về rác của cả khu vực nội thành nên việc ô nhiễm rác
thải ngoại thành trở nên ngày càng cấp bách hơn nếu như thành phố không có các chính
sách kịp thời nhằm xử lý một cách khoa học vấn đề rác thải, giải quyết tình trạng chôn lấp
rác thải như hiện nay.
Thứ năm
g vòng 5 năm gần đây, thuộc thẩm quyền Thành phố đã
tiếp nhận và giải quyết 1.106 vụ việc khiếu kiện, tố cáo; trong đó có 585 vụ liên quan
đến đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng (chiếm 53%). Các quận, huyện tiếp nhận
3.305 vụ liên quan đến đất đai giải phóng mặt bằng (chiếm khoảng 70% tổng số đơn
thư). Một số vụ việc sai phạm về đất đai gây bức xúc trong nhân dân đã được xử lý
theo quy định, như dự án Quốc lộ 2 xã Minh Trí - Xuân Hoà, huyện Sóc Sơn (xử lý cán
bộ Ban quản lý dự án huyện), các dự án bãi rác Việt Hùng - Đông Anh...
khu vực nông nghiệp càng nặng nề.
i nhanh chóng bị lấp đầy bởi những dãy nhà ở, chiếm mật độ cao, sánh vai cùng
nhiều công trình công cộng của thành phố. Khu dân cư, khu đô thị Hà Nội phần lớn được
quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất. Vì vậy hiện nay, ở những khu đô thị mới,
sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao
thông đều quá tải.
, các đơn vị cơ quan nghiên cứu chưa dựa trên lợi thế so sánh của từng khu vực trên
địa bàn thành phố. Phần lớn các cơ sở kinh tế cũng như dân cư vẫn tập trung ở những khu
28
đô thị truyền thống, chưa có xu hướng dãn ra các đô thị mới, hay các địa danh mới sát nhập
vào Hà Nội, làm cho các đô thị truyền thống trở nên quá tải.
g cũng như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực.
phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa
Hiện nay, thành phố Hà Nội số người được đào tạo tay nghề sau khi bị thu hồi đất
chỉ chiếm 0,22%. Trong đó, Nhà nước đào tạo 0,03%; đơn vị nhận đất đào tạo 0,03%; gia
đình tự đào tạo 0,16%. Nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào
việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề,
giải quyết việc làm; có gia đình trở nên giàu có sau khi nhận tiền bồi thường, nhưng chỉ
sau một vài năm lại rơi vào tình trạng khó khăn do thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm,
dư thừa lao động; sự phân hoá thu nhập và những khó khăn về đời sống của người nông
dân Hà Nội ngày càng rõ ràng hơn.
tiện cá nhân chưa được kiểm soát, ý thức của một số người dân tham gia giao thông
chưa được cao.
* Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Quá trình đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra trong quá trình CNH, HĐH, quá
trình đó tác động không nhỏ đến kinh tế nông thôn, nhất là khu vực nông thôn đô thị hóa.
Những tác động đó không chỉ là những tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu
cực. Thực tiễn đang đặt ra cho Hà Nội nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Những vấn đề đó được biểu hiện tập trung ở những mâu thuẫn sau:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa sự tập trung quá nhanh dân cư ở các vùng nông thôn đô
thị hóa với vấn đề giải quyết việc làm và sự phát triển kết cấu hạ tầng ở các khu đô thị mới
Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ
phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Việc tăng quy mô dân số của các khu đô
thị mới đã làm tăng nhanh mật độ dân số ở khu vực này. Đây là hệ quả tất yếu của quá
trình đô thị hóa. Tuy nhiên, dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày
đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về
giải quyết công ăn việc làm và vấn đề đảm bảo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
29
Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội thực tế đã tồn tại nay lại được bổ
sung thêm do tình trạng di dân từ nông thôn vào các khu đô thị mới nói riêng, vào thành
phố nói chung làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây
nên sức ép về việc làm tại thành phố ngày càng tăng. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy,
những người di chuyển về Hà Nội có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên
phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc. Chính vì vậy, thu nhập của họ rất thấp
và không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo
ra gánh nặng về mặt kinh tế xã hội cho thành phố.
Những năm gần đây, Hà Nội tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư cho xây dựng kết
ô thị.
Thứ hai,
khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định
xa.
ều so với mức chênh lệch giàu nghèo bình quân của cả nước (8,1 lần) thì đến năm
2008, con số này đã tăng lên đến 7,1 lần. Khi Hà Nội mở rộng thì mức chênh lệch giàu -
nghèo tăng lên 8,7 lần, gần bằng mức chênh lệch giàu nghèo của cả nước ở cùng thời điểm
đó (9,2 lần) [40].
Thứ ba,
Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt
là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho
thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành
thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường
chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì vậy, một số người đã bất chấp
những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một
cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị.
Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên”
chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các
30
tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an
toàn xã hội.
Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây
dựng và thực hiện chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối
tượng dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả mới dừng ở mức độ các mô hình thí điểm,
Hà Nội vẫn còn thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là đối với người nghèo, người thu nhập
thấp, công chức, viên chức Việc xây dựng các khu chung cư đang là vấn đề cấp thiết của
không chỉ riêng chính quyền Hà Nội mà còn là mối quan tâm của dân cư trong thành phố.
Mặt khác, trong những năm gần đây, chính quyền thành phố Hà Nội phải vật lộn
05, nhưng nền móng, bậc lên xuống các khu nhà A5, B9A, B9B, CT7, CT8, CT9 đã xuất
hiện những vết nứt rộng. Tại một số điểm kết nối giữa cột đứng và dầm ngang, cũng xuất
hiện các vết rạn nứt ngang dọc. Nhiều toà chung cư tại Dự án Khu đô thị mới Đại Kim của
Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và đô thị Hà Nội, Khu đô thị mới Pháp Vân -
Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) làm
chủ đầu tư cũng xuất hiện tình trạng tương tự.
*
* *
Để đáp ứng với sự phát triển của đất nước Thủ đô Hà Nội được quyết định mở rộng
về địa giới hành chính. Quá trình đó đồng nghĩa với quá trình đô thị hóa nông thôn Hà Nội
diễn ra mạnh mẽ. Khi quá trình đô thị hóa diễn ra, nó có tác động không nhỏ đến đến đời
sống kinh tế - xã hội của nông thôn, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt
ra là, phải nhận thức đầy đủ các mặt của tác động đó nhằm, phát huy những tác động tích
cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển.
31
Chương 2
trong tương lai. Vì vậy, đ
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26/7, phạm vi lập quy hoạch
gồm toàn bộ địa giới hành chính Hà Nội, rộng hơn 3.340 km2
. Tổ chức không gian sẽ theo
c định đảm bảo các điều kiện hướng tới phát triển bền vững.
tới các ngành, các đơn vị kinh tế trong vùng.
sản xuất, về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá nền kinh tế quốc dân cũng như các bộ phận cấu
thành của nó. Sự phát triển của kinh tế đô thị có vai trò gạch nối giữa yêu cầu, mục tiêu
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành
tựu, kết quả đạt được trong tương lai.
, ân cư - lao động, mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo...).
ơng, các vùng và quốc gia. Giảm tỷ lệ các hộ đói, nghèo trong cơ cấu mức sống,
giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống mức giới hạn cho phép. Nâng cao chỉ số phát triển
con người. Đảm bảo sự ổn định, bền vững, cân bằng của hệ sinh thái, môi trường sống đô
thị.
đất của Thành phố.
hi tiết đã được duyệt. Trong đó, nhiều dự án không mang lại
hiệu quả, gây lãng phí đất đai và vốn đầu tư, nhiều khu đô thị được quy hoạch nhưng
không thể lấp đầy được.
Mặt khác, việc đặt các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu
công nghệ cao, các đơn vị, cơ quan nghiên cứu chưa dựa trên lợi thế so sánh của từng khu
Thứ nhất, tuân thủ nghiêm túc yêu cầu đối với quy hoạch đô thị đã được luật đô thị
ban hành
32
Quy hoạch tổng thể phải phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch
phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài
hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Quy hoạch đô thị phải trên cơ sở bảo vệ
môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn
các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương. Khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô
thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc
phòng, an ninh và phát triển bền vững. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ
thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các
khu vực trong đô thị. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể
thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác. Đáp ứng
nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng
công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng
kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị
và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
Thứ hai, định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều
chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình
phát triển đô thị, kịp thời điều chỉnh quy hoạch khi: có sự điều chỉnh về chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch xây dựng vùng
và địa giới hành chính.
Mặt khác, khi quy hoạch đô thị không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện
chậm, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh
xã hội và môi trường sinh thái cũng cần được kịp thời điều chỉnh.
Thứ ba, xử lý nghiêm kiên quyết những dự án chậm tiến độ do không đủ khả năng
tài chính để triển khai làm lãng phí tài nguyên của thành phố
Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch, kiên quyết sử lý đối với các công trình vi
phạm quy hoạch, kiên quyết lập lại trật tự đô thị. Đối với những dự án còn hoang hóa mà
các chủ đầu tư đã nộp nghĩa vụ tài chính, do khủng hoảng kinh tế, không có khả năng tiếp
33
tục đầu tư thì cần có chế tài cụ thể để vừa đảm bảo kỷ cương pháp luật, vừa đảm bảo khai
thác được hiệu quả tài nguyên
Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước là nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội nói chung, cũng như quá trình đô thị hoá Hà Nội nói riêng, phải đề cao vai trò
lãnh đạo của các tổ chức đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền.
Quá trình đô thị hoá Hà Nội phải bảo đảm thực hiện tốt Chiến lược phát triển tổng
thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của các huyện và của thành phố; Đề án phát triển
nhà ở giai đoạn 2010 - 2020, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011 - 2015, các
dự án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân,
lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Thực hiện tốt kế hoạch hành động tổng thể về cải thiện chất lượng môi trường; kế hoạch
phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng, như hệ thống giao thông, hệ thống chiếu sáng đô thị, hệ
thống bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống các công trình công cộng,
công viên, cây xanh... Quá trình đô thị hoá Hà Nội còn phải đáp ứng tốt việc giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống thiên tai, lụt bão, tệ nạn xã hội. Vì vậy,
phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý chặt chẽ, linh hoạt của các
cấp chính quyền và sự tham mưu đắc lực của các cơ quan, ban ngành.
Như vậy, quá trình đô thị hoá Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý chặt chẽ, linh hoạt của các cấp
chính quyền. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, nơi nào giữ vững được sự lãnh đạo của các cấp
uỷ đảng trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thì nơi đó sẽ giành được
thắng lợi. Ngược lại, nơi nào và khi nào buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng thì
nơi đó, khi đó kết quả của các mặt hoạt động bị hạn chế, thậm chí đi ngược lại với mong
muốn. Khi các cấp uỷ đảng có chủ trương lãnh đạo đúng, đòi hỏi các cấp chính quyền phải
tổ chức thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý, điều hành linh hoạt mới đem lại kết quả cao.
Nếu thực hiện không nghiêm túc những chủ trương lãnh đạo, sự hướng dẫn của cấp trên;
coi nhẹ sự lãnh đạo và chỉ đạo; làm qua loa, đại khái, được chăng hay chớ; bao che khuyết
điểm; bệnh thành tích. Hoặc làm một cách thụ động, ỷ lại ngồi chờ, không sáng tạo, không
dám nghĩ, dám làm... Kết quả nhiệm vụ không những không hoàn thành, thậm chí còn nảy
34
sinh nhiều vấn đề tiêu cực khó khắc phục sau này. Cho nên, sự lãnh đạo của các cấp uỷ
đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền không chỉ là đúng, trúng, nghiêm túc,
linh hoạt mà phải thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc... chỉ có
như vậy mới khắc phục được những sai sót, yếu kém nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện.
Thực trạng công tác lãnh đạo và quản lý quá trình đô thị hoá Hà Nội còn bộc lộ một
số hạn chế. Sự phối hợp và trách nhiệm chỉ đạo của một số bộ, ngành và cơ quan Trung
ương với Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về xây dựng
quy hoạch chung Thủ đô có lúc chưa có sự thống nhất, đã cản trở quá trình đô thị hoá, phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Nhận thức của một số cán bộ chủ chốt ở các cấp
về việc kết hợp giữa quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế - xã hội chưa đầy đủ, do đó,
nhiều dự án quan trọng chưa được cụ thể hoá sự kết hợp đó, mà chỉ dừng lại ở chủ trương
và kế hoạch. Công tác quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi
phạm chưa được nghiêm túc, kịp thời. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách
nhiễu nhân dân trong bộ máy chính quyền các cấp chưa được đẩy lùi. Do đó, phải đề cao
vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền đối
với quá trình đô thị hoá Hà Nội. Quán triệt quan điểm này, cần thực hiện tốt một số yêu
cầu sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Bốn khóa
XI. Xây dựng, kiện toàn và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là các tổ
chức cơ sở đảng trên các địa bàn nông thôn đang diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư.
Thứ hai, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm
túc các nghị quyết của Đảng, của Bộ Chính trị và các văn bản pháp quy của Nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội, về đô thị hoá nông thôn Hà Nội. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, chính
quyền các cấp phải có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách sát thực trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó có quá trình đô thị hoá nông thôn. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút
kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn quá trình đô thị hoá.
Thứ ba, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng
xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh và hiện đại. Đột phá vào khâu
xây dựng chính quyền đô thị đặc thù của Thủ đô. Hệ thống chính quyền đô thị đặc thù của
35
Thủ đô phải thực sự của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh bộ máy chính quyền các cấp; đưa ra khỏi bộ
máy chính quyền các cấp những phần tử thoái hoá, biến chất; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân của một bộ phận
cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng và chính quyền các cấp.
Thứ tư, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa các tổ chức đảng và các cấp chính
quyền với nhân dân theo quan điểm “lấy dân làm gốc” trong giải quyết mọi công việc, nhất
là công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có liên quan đến quá trình đô thị hoá. Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân trong đóng góp xây dựng Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng các thiết chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp
ý kiến và thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội, lịch sử, khoa học; nhất là hoạt động giám sát, phát hiện và đấu tranh chống tham
nhũng, quan liêu. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương, pháp luật; khắc
phục tình trạng lợi dụng dân chủ để gây rối, cản trở quá trình thực hiện các dự án đô thị
hoá.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung, Thủ đô Hà Nội
nói riêng, công tác quy hoạch xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ công tác quy
hoạch bao giờ cũng đi trước một bước, nó hoạch định chiến lược phát triển không gian
kinh tế của một địa phương, một vùng và là bức tranh toàn cảnh cho đất nước. Văn kiện
đại hội IX đã nên rõ: “Phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, trên
toàn vùng và địa phương, đi nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển
mạnh công nghiệp dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Tạo vành đai nông
nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn. Quy hoạch mạng lưới đô thị với một số ít thành phố
lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ phân bổ hợp lý giữa các vùng, chú trọng đô thị ở miền
núi. Hiện đại hoá các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập
chung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn
tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.
Trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường chức năng nhiệm vụ quy
hoạch đô thị cần được mở rộng: quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về không gian
kiến trúc làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải
36
tạo xây dựng đô thị mới; quy hoạch đô thị là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng
dẫn đầu tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu hướng
phát triển thực tế; quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung
cấp đầy đủ, bền vững và quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, trên cơ sở thương
mại hoá các dịch vụ này; quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều
chỉnh, mua bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.
Trên thực tế, trước thời điểm ngày 1-8-2008, Hà Nội đã thực hiện việc nghiên cứu,
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết của 12/12 quận, huyện để cụ thể hóa Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
108/1998/QĐ-TTg ngày 20-6-1998. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của
Quốc hội (khóa XII) về điều chỉnh địa giới hành chính, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
có những điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Và tháng 7-2011, Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Đây chính là quy hoạch chuẩn, quy hoạch “bản lề”, chi phối mọi quy
hoạch của Hà Nội. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới tiến độ phê duyệt các
quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050; nhiều quy hoạch đã được phê duyệt trước đây, nay phải điều chỉnh, thậm
chí điều chỉnh nhiều lần [29]
Đặc biệt, năm 2012 còn được thành phố chọn là “Năm quy hoạch” để dồn toàn lực
cho công tác này. Đến nay, đã tổ chức thẩm định 18/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng các
huyện, thị xã, thị trấn và các đô thị vệ tinh, dự kiến sẽ phê duyệt trong năm 2013; đã phê
duyệt 10/31 quy hoạch phân khu, 7 đồ án phân khu khác đang được xem xét; 28/39 đồ án
quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được thành phố phê duyệt, các quy hoạch còn lại (11/39 đồ án)
như quảng cáo tấm lớn, khu - cụm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, quy
hoạch nhân lực đang được hoàn thiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013.
Một số quy hoạch mang tính chiến lược đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như quy hoạch cấp nước, thoát nước của thành phố.
Các đồ án như quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch nghĩa trang Thủ đô, quy hoạch
giao thông vận tải hiện đã trình Bộ Xây dựng thẩm định. Quy hoạch hệ thống thủy lợi
thành phố, quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn đã được Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ còn chậm do một số vướng mắc về cơ chế chính
sách trong áp dụng các quy định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Công tác lãnh
37
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay

More Related Content

What's hot

Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTnghiadoi.com
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Võ Tâm Long
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Long Hoang Van
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíNhung Lê
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Namduanesrt
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 
Hoc thuyet gia tri thang du
Hoc thuyet gia tri thang duHoc thuyet gia tri thang du
Hoc thuyet gia tri thang duNguyễn Trung
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bản
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật BảnPhân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bản
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bảnmubiuhuong
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingbookbooming
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại đảo Cát Bà, HOT
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khí
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 
Hoc thuyet gia tri thang du
Hoc thuyet gia tri thang duHoc thuyet gia tri thang du
Hoc thuyet gia tri thang du
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bản
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật BảnPhân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bản
Phân tích môi trường vĩ mô của tour du lịch Nhật Bản
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
 
Chg5
Chg5Chg5
Chg5
 
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệLịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
 
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 

Similar to Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Trịnh Minh Tâm
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...nataliej4
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...nataliej4
 
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...jackjohn45
 

Similar to Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay (20)

Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đLuận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ › › › LÊ THỊ TUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2013 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ › › › LÊ THỊ TUYẾT T¸C ®éng cña ®« thÞ hãa ®Õn kinh tÕ n«ng th«n hµ néi hiÖn nay Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60 31 01 02
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ › › › LÊ THỊ TUYẾT TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ NÔNG THÔN HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ VĂN NHIỆM HÀ NỘI - 2013
  • 3. CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT CNH, ĐTH CNH, HĐH GPMB KHCN KCN Kinh tế - xã hội KT - XH CNXH MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3
  • 4. Chương 1 12 1.1. 12 1.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội 25 Chương 2 54 2.1. 54 2.2. 63 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 95
  • 5. Tên bảng Trang Bảng 1. Cơ cấu kinh tế ngành thành phố Hà Nội 30 Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp địa bàn Hà nội 31 Bảng 3: Báo cáo doanh thu thương nghiệp, dịch vụ khu vực ngoại thành 33 Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 34 35 Bảng 6: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 40
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nội. Tài nguyên thiên nhiên của thành phố, như: đất đai, sông, hồ, cây xanh, nguồn nước... từng ngành, vùng do phát triển theo chiều rộng, tính tự phát cao làm hạn chế tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của kinh tế Hà Nội. Hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị được xây dựng, phát triển thiếu đồng bộ, “mạnh ai, nấy làm”, gây cản trở phát triển kinh tế và cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Đất đai được khai thác, sử dụng thiếu quy hoạch, để hoang hóa, lãng phí; nhiều sông, hồ bị vùi lấp, lấn chiếm làm nhà ở, cây xanh bị chặt phá, nguồn nước ngầm khai thác quá mức, thiếu quy hoạch gây ngập úng về mùa mưa, hạn hán về mùa khô; môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng... Các khu đô thị mới phát triển mạnh ở ven đô, thường là các dự án nhỏ lẻ, không đồng bộ, phần lớn các chủ đầu tư xây nhà để bán, xa nơi làm việc, trường học, bệnh viện, chợ và các trung tâm giao tiếp nên dân cư vẫn đổ xô vào các trung tâm cũ theo trục giao thông hướng tâm. Điều này đã tạo ra sự bất cập về giao thông và các vấn đề kinh tế, xã hội khác, gây quá tải ở trung tâm khi dòng người nhập cư không chính thức ở nông thôn ra thành phố càng nhiều. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cho đến nay, ở nước ta vấn đề đô thị hóa đã có một số công trình, đề tài, sách, bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là: “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, PGS, TS Trần Ngọc Hiên và PGS, TS Trần Văn Chử đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành năm 1998; sách “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979- 1989 và 1989- 1999” của tác giả Lê Thanh Sang, Viện khoa học nông thôn Nam Bộ thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2008; thông tin phục vụ nghiên cứu, giảng dạy “Đô thị hóa ở một số nước châu Á: vấn đề và giải pháp” của Viện thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ấn hành năm 2006; thông tin chuyên đề “Những tác động về văn hóa và xã hội của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và Ôxtrâylia” do Khoa Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu đô thị và xã hội Trường đại học công nghệ SWiburme Ôxtrâylia phối hợp 3
  • 7. nghiên cứu, Khoa văn hóa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997; Bài viết “Đô thị hóa và giá đất ở vùng ven đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long” của TS, Lê Khương Minh, trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế số tháng 5- 2009... u làm sáng tỏ khái niệm và nội dung đô thị hóa Hà Nội. Đồng thời, đã có một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu được công bố như: - “Tác động xã hội vùng của các KCN ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2009. Kỷ yếu là một tập hợp bao gồm các tham luận của nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Nam Á, một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng. Nội dung nghiên cứu, khảo sát về tình hình phát triển KCN - KCX tại vùng Đồng bằng sông Hồng và một số nước Đông Nam Á. Các báo cáo cho thấy ngoài tác động tích cực thì quá trình phát triển KCN - KCX cũng gây ra các hiệu ứng tiêu cực cho vùng như: ô nhiễm môi trường nông thôn, phá vỡ kết cấu văn hóa - xã hội truyền thống, thu hẹp đất canh tác và nông dân thiếu việc làm. Đặc biệt, đời sống người lao động trong các KCN - KCX cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về nhà ở và tổ chức cuộc sống vật chất - tinh thần cho họ. Các nhà nghiên cứu đưa ra mô hình khả thi được nhiều nước Đông Nam Á áp dụng là: mô hình KCN - KCX gắn với tổ chức các khu nhà ở - đô thị vệ tinh cho công nhân và người lao động trong bán khính không quá xa để họ có thể đi về thuận tiện, hay còn gọi “Mô hình sáng đi - tối về”. - “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”, Đặng Kim Sơn. Báo cáo khoa học đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, các lý thuyết về phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân; đánh giá thực trạng nông thôn và nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và tương lai của nền nông nghiệp trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Đề tài nêu bật những vấn đề bức xúc, nan giải của nông thôn nước ta như vấn đề tích tụ - tập trung ruộng đất, vấn đề thu hồi đất và chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất dịch vụ - công nghiệp, kéo theo là việc phân công lại lao động và di chuyển một bộ phận lớn dân cư từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ; yêu cầu phát triển những hình thức tổ chức kinh doanh mới hiệu quả ở nông thôn phù hợp với sản xuất hàng hóa và thị trường, vấn đề ứng dụng KHCN, có công nghệ sinh học... là có ý nghĩa quyết định đảm bảo nền nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh. 4
  • 8. - “Những vấn đề KT - XH ở nông thôn trong quá trình CNH-HĐH”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội dung đề cập toàn diện các vấn đề “tam nông” trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH hiện nay ở nước ta. Đó là các vấn đề xã hội nảy sinh từ chính sách thu hồi đất đai nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn, các thách thức xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; sự biến đổi lợi ích kinh tế của nông dân do tác động của CNH - HĐH, vấn đề đào tạo nghề, đảm bảo việc làm và thu nhập cho nông dân; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ảnh hưởng của di chuyển lao động tới cơ cấu kinh tế hộ gia đình nông dân; vấn đề thu hẹp đất canh tác và đảm bảo an ninh lương thực, vấn đề phát triển thị trường đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay; các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, xuống cấp về văn hóa, lối sống và phát triển bền vững nông thôn nước ta; vấn đề phát triển các KCN - KCX, phát triển làng nghề, CNH - HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; một số nghiên cứu các thay đổi trong nông thôn tại một số địa phương điển hình như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình...., các kinh nghiệm và bài học của quốc tế, có Trung Quốc và phát triển nông nghiệp, nông thôn... - “Đô thị hóa và lao động việc làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2007. Tác giả nêu lên các khái niệm và lý thuyết về ĐTH, lao động việc làm. Đánh giá tình hình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội thời gian qua, cho thấy bức tranh có cả mặt tích cực và tiêu cực. Theo kết quả điều tra, chiếm tỷ lệ lớn người dân bị thu hồi đất không được học nghề và chuyển đổi nghề; trong số được học nghề thì tỷ lệ người tìm được việc làm cũng rất thấp. Nguyên nhân là, giữa đào tạo nghề trong nhà trường và thực tế nhu cầu công việc không ăn khớp; không có sự gắn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Có tình hình đào tạo ra không bố trí được việc làm; trong khi doanh nghiệp lại thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, thậm chí là thiếu cả lao động phổ thông. - “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nguyễn Tiệp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005. Các tác giả nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết về nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn, nguồn nhân lực nông thôn cho CNH- HĐH. Đánh giá tình hình nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành Hà Nội, cho thấy tình trạng yếu kém, nhất là về chất lượng, Hà Nội đang thiếu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNH- HĐH. Từ đây, các tác giả đề xuất các phương án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành khác nhau, để phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu và khả năng của các địa phương. 5
  • 9. - “Bàn về công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn”, Đào Thế Tuấn, Kỷ yếu hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả nghiên cứu một số mô hình CNH- HĐH nông nghiệp trên thế giới của Trung Quốc tại khu vực sông Châu Giang. Chỉ ra rằng thế giới đi theo con đường hình thành các siêu thị đô thị và tạo nên sự đối lập nông thôn - thành thị. Còn Trung Quốc thì theo con đường khác, đó là phi tập trung hóa và phát triển các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ xen lẫn trong nông thôn, tạo nên sự hài hoà giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Từ đây, đề xuất mô hình CNH- HĐH nông thôn Hà Nội nên đi theo hướng phi tập trung để hạn chế lấy đất nông nghiệp và giảm thiểu mâu thuẫn giữa hai khu vực, gắn kết giữa hai quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa với phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Theo tác giả, Hà Nội dựa vào thế mạnh các làng nghề và truyền thống thâm canh lâu đời, với các sản phẩm và ngành nghề độc đáo, có thể đi theo hướng phát triển các khu cụm hay vành đai làng nghề - du lịch sinh thái gắn với thâm canh nông nghiệp công nghệ cao. - “Hoàn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất”, Đặng Hùng Võ, Báo cáo Hội thảo của WB chính sách đất đai tại Việt Nam, Hà Nội, 2010. Tác giả phân tích những hạn chế của cơ chế hai giá trong việc thu hồi đất đai nông nghiệp thời gian qua, đó là còn mang tính chất hành chính bao cấp và vi phạm lợi ích của người sử dụng đất. Điều này gây những tổn thất lớn cho ngân sách và tình trạng tham nhũng, lãng phí về đất đai. Mặt khác, người dân được bồi thường không thoả đáng và nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp, gây bất ổn xã hội. Từ đây, nêu những kiến nghị hoàn thiện Luật Đất đai nhằm khẳng định quyền quản lý, định đọat thống nhất của nhà nước; đồng thời thừa nhận quyền sử dụng đất của nông dân như một thứ hàng hóa đặc biệt; áp dụng cơ chế giá thị trường khi thu hồi đất và cơ chế tự thoả thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất; chuyển việc xử lý tranh chấp khiếu kiện về đất đai sang cho cơ quan tài phán; đồng thời phát triển các định chế thị trường nhà đất giúp cho công tác định giá,bồi thường khi thu hồi đất. - “Việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất”, Nguyễn Văn Nam, Kỷ yếu Hội thảo đề tài Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Tác giả phân tích các bức xúc về giải quyết lao động việc làm cho người nông dân ven đô bị mất nông nghiệp. Chỉ ra rằng, công nghiệp hóa và đô thị hóa chỉ thành công khi chuyển đổi được người nông dân thành một công dân đô thị, giúp cho họ tránh được các “cú sốc” để hội nhập vào đời sống đô thị và văn minh thị trường - công nghiệp. Một trong những khả năng này là tạo cho họ quỹ đất dịch vụ và giúp cho 6
  • 10. người dân có tổ chức kinh tế độc lập của mình. Ví dụ, như các hợp tác xã mua bán hay kinh doanh ngành nghề dịch vụ nhằm đáp ứng cho chính ngay các nhu cầu dân sinh thiết yếu vùng đô thị hóa. Đây cũng chính là giải pháp cải thiện chất lượng sống và chất lượng đô thị hóa. - “Tác động của CNH - ĐTH tới cộng đồng dân cư nông thôn và chính sách sử dụng đất”, Đặng Ngọc Dinh, Kỷ yếu Hội thảo Hậu GPMB, Hà Nội, 2009. Công trình điều tra đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống, kinh tế, xã hội nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình CNH - ĐTH nhanh; đề xuất các kiến nghị và giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực phát triển KT - XH nông thôn nước ta trong giai đoạn mới. * Nhiệm vụ: 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta về đô thị hóa; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, tài liệu, báo cáo tổng kết, đánh giá và các văn bản pháp luật của các tổ chức, cơ quan có liên quan. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp lô gíc và lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác. 7
  • 11. . 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 2 chương, 4 tiết. Chương 1 1.1.1. Quan niệm về đô thị hóa và kinh tế nông thôn * Quan niệm về đô thị hóa Đô thị hóa là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa có thể được quan niệm là quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa; là sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa theo cách của đô thị. Đô thị hóa cũng có nghĩa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực; nó 8
  • 12. cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo số dân đô thị trên tổng số dân thì được gọi là mức độ đô thị hóa. Nếu tính theo diện tích đô thị trên tổng diện tích của một vùng hay khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa. Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Từ phân tích trên có thể quan niệm một cách tổng quát: Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất tương ứng trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số. Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình di cư từ nông thôn ra thành g việc tạo nên quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, các nhân tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, lối sống… đang ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hóa của mỗi vùng. Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập trung về chính trị - kinh tế - xã hội để hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp và hành chính mới. Tại đây diễn ra quá trình đô thị hoá với tốc độ cao. Về mặt không gian, vùng đô thị hóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thường là những vùng ven hay phụ cận các trung tâm đô thị lớn, vùng ngoại thành. Theo quy luật, sự phát triển của đô thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biến các vùng này từ nông nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng công nghiệp vệ tinh. Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố vệ tinh cùng với vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hội với đô thị lõi, tiêu biểu là mối quan hệ về công ăn việc làm và việc di chuyển hàng ngày ra vào. Trong đó, thành phố đô thị lõi là thị trường lao động chính. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là tổng hợp của tất cả yếu tố vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, sông ngòi, thủy văn, địa chất, địa mạo. Thời kỳ kinh tế chưa phát triển, đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác nhau sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn. 9
  • 13. Thứ hai, điều kiện xã hội. Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó, quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển. Mỗi chế độ xã hội đều tạo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi cho quá trình đô thị hóa và quy định những đặc trưng riêng của nó. Nước ta phát triển theo định hướng XHCN, do đó đô thị hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là phương tiện để phát triển KT-XH phục vụ “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thứ ba, văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và hình thái đô thị nói riêng. Thứ tư, trình độ phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá trình đô thị hóa. Trình độ phát triển kinh tế, trước hết được thể hiện ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cao hay thấp; trình độ phân công lao động xã hội; năng suất lao động; quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP. Thứ năm, tình hình chính trị. Tình hình chính trị ảnh hưởng đến đô thị hóa trên hai góc độ: Một mặt, nó quyết định đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đô thị hóa. Mặt khác, tình hình chính trị của thành phố, của đất nước ổn định sẽ tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết nhất trí cao trong nhân dân, trong xã hội về quyết tâm xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương; tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư. Ở nước ta từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc. theo kiểu đô thị và tăng quy mô dân số đô thị; đồng thời là quá trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện có, kết nối và đồng bộ hóa với các cơ sở tương ứng của nội thành và của các vùng, địa phương lân cận [2]. Quá trình đô thị hoá Hà Nội hiện nay được biểu hiện dưới nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới. 10
  • 14. Đây là hình thức phổ biến của quá trình hình thành các đô thị Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị tăng lên nhanh chóng. Sự hình thành các đô thị mới để tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực. Thứ hai, hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có Quá trình này diễn ra thường xuyên và là tất yếu đồng thời với quá trình mở rộng đô thị hiện có. Một mặt, do yêu cầu phát triển KT-XH, các cơ sở hạ tầng KT-XH xây dựng trước đây đã không còn đủ khả năng đáp ứng do sự lạc hậu hoặc xuống cấp đòi hỏi phải nâng cấp, hiện đại hóa. Mặt khác, do yêu cầu phải nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất lẫn tinh thần, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và tiện ích nhất tất cả những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của dân cư đô thị. Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong vùng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân [19]. Kinh tế nông thôn phản ánh các quan hệ kinh tế trong các ngành nghề trên địa bàn nông thôn, bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: nông - lâm - ngư nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, dịch vụ. Như vậy, khái niệm kinh tế nông thôn có ý nghĩa rộng hơn khái niệm kinh tế nông nghiệp. Các quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và gắn bó chặt chẽ với toàn bộ các quan hệ trong nền kinh tế nói chung. Hiện nay ở nước ta, kinh tế nông thôn còn dựa chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp để ểu hiện: Trước hết, là phức hợp đa ngành nghề Kinh tế nông thôn bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế nông thôn còn có công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến. Đặc biệt trong quá trình phát triển, kinh tế nông thôn không chỉ có công nghiệp chế biến, mà còn có thể phát 11
  • 15. triển những ngành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như công nghiệp cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp, một bộ phận tiểu thủ công nghiệp với các trình độ công nghệ khác nhau, sản xuất các loại hàng hóa không có nguồn gốc từ nông nghiệp. Ngoài nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, kinh tế nông thôn còn có các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn. Các loại hình dịch này cùng với cơ sở hạ tầng ở nông thôn là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn [19]. Thứ hai, là cơ cấu kinh tế có nhiều thành phần tế tư nhân; kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ đó tới nay sự tham gia của các thành phần kinh tế vào nền kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng ngày càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra sản phẩm nông - lâm - thủy sản cho toàn xã hội. Thứ ba, kinh tế nông thôn tồn tại nhiều trình độ công nghệ khác nhau uộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã làm phá vỡ hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyền. Như vậy, kinh tế nông thôn hiện nay có sự kết hợp của nhiều trình độ công nghệ; từ công nghệ lạc hậu cho đến công nghệ nửa hiện đại và hiện đại. Thứ tư, về cơ cấu xã hội, giai cấp Do tác động của đô thị hóa làm cho diện tích đất bị thu hồi phần lớn tập trung vào đất nông nghiệp, do đó lực lượng lao động trước đây làm việc trong nông nghiệp thì nay không có việc làm, muốn sống được bản thân phải tìm việc làm, điều này dẫn tới lao động nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành khác tăng lên. Đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp. Nông thôn không còn chỉ là nơi sinh sống của nông dân chuyên làm nông nghiệp, mà trở thành địa bàn sinh sống của những cư dân làm nhiều ngành nghề. Lúc đầu cư dân làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, càng về sau tỷ trọng này càng thu hẹp một cách tương đối. Sự biến đổi này diễn ra trong từng vùng, từng làng, từng gia đình. Điều đó sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội vùng nông thôn. 12
  • 16. * Quan niệm chung về tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội Tác động có thể hiểu là quá trình chủ thể làm cho một đối tượng nào đó biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Tác động cũng có thể được xem như là kết quả như dự định hoặc không như dự định; có thể là tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt được sau một thời gian nhất định. Từ cách hiểu này, tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội được quan niệm là: Những biến đổi tất yếu theo những chiều hướng khác nhau của kinh tế nông thôn Hà nội do đô thị hóa gây ra. Từ khái niệm trên cho thấy, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi của kinh tế nông thôn. Những biến đổi đó có thể là tích cực, có nghĩa phù hợp với quá trình phát triển; cũng có thể là tiêu cực, có nghĩa không phù hợp với sự phát triển của kinh tế nông thôn Hà Nội. * Nội dung sự tác động của đô thị hóa đến nông thôn Hà Nội Như trên đã đề cập, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ tác động đến kinh tế nông thôn Hà Nội. Tác động đó không chỉ là những tác động tích cực, mà còn có cả những tác động tiêu cực: Những tác động tích cực Một là, cận lên. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ thường đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên phương pháp sản xuất hiện đại, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân người tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt 13
  • 17. hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy đô thị hóa làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hai là, ại, dịch vụ. Trong đó, phải ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành tựu, kết quả đạt được trong tương lai. giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khối ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Ba là, Bốn là, Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tiếp cận với nếp sống văn minh của đô thị, từ đó loại bỏ dần những quan niệm, phương pháp sản xuất lạc hậu. Tư duy của người dân thay đổi từ sản xuất đóng kín sang Người dân của thủ đô sẽ nhanh chóng làm biến đổi tập quán của những người mới đến thông qua các hoạt động xã hội, quan hệ, sinh hoạt, làm việc hàng ngày. Những người mới đến về mặt tâm lý họ cần phải nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng mới. Từ đó, những tục lệ ma chay, cưới xin sẽ thay đổi theo kiểu đô thị hợp với xã hội đô thị. Văn minh đô thị - công nghiệp cùng với kinh tế thị trường kết hợp lại với nhau, nhờ thế tạo ra một thế hệ công dân mới, đời sống tinh thần mới, trật tự xã hội mới. Trong đó tiêu biểu với lối sống và tác phong tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, pháp chế thay thế cho nếp sinh hoạt theo truyền thống, thói quen đôi khi tùy tiện và theo chủ nghĩa tình cảm. Mặt tiêu cực: 14
  • 18. Thứ nhất, i trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân... Đồng thời sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của nhiều người dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống. Thứ hai, ộ phận dân cư nông thôn rơi vào tình trạng thất n khỏi. Thứ ba, n không có ở nông thôn lại càng thu hút sự di cư từ nông thôn ra thành thị. Khi đô thị càng phát triển thì lực hút đối với dân di cư càng lớn. Cộng đồng di cư vào đô thị bao gồm nhiều thành phần, đồng thời mang theo cả gánh nặng của đói nghèo. lao động. Đồng thời thị trường lao động ở thành thị lại bị ứ đọng Thứ tư, môi trường bị ô nhiễm 1.2 Thực trạng tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội 1.2.1. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời kỳ Đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh và mạnh. Lúc này, thành phố dần dần bắt nhịp cuộc sống mới, trong đó các hoạt động kinh tế diễn ra theo quy luật thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Trên thực tế, quá trình đô thị hóa Hà nội có sự thay đổi liên tục theo hướng mở rộng. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ khái quát một số mốc từ khi cả nước ta thống nhất đến nay. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 15
  • 19. hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km². Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm [4]. Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm [5]. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng [5]. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 19 thủ đô lớn nhất thế giới. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây [7]. 16
  • 20. Đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đạt 30 - 32% và và sẽ đạt 55 - 65% vào năm 2020. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng). Những địa chỉ hấp dẫn dọc các quốc lộ đã và đang tạo nên tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Các điểm dân cư ven đô, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị đã liên tục được khoác lên mình những chiếc áo đô thị ngày một rộng hơn. Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên tới 3328,89 Km2 . Theo hướng đó dân số Hà Nội cũng gia tăng với tốc độ cao: năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên được 2,67 triệu thì đến năm 2009 đạt 6,5 triệu dân, đến năm 2011 đạt trên 6,8 triệu người [9]. Như vậy, có thể kết luận rằng: trong khi mức độ và tốc độ đô thị hóa trên phạm vi toàn quốc chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực, thì Hà Nội, đã có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố của các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũ các thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người của thế giới. * Những tác động tích cực Một là, Như trên đã trình bày, sau ngày 1-8-2008, toàn bộ địa giới tỉnh Hà Tây; huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Hà Nội. Sau sự kiện này, địa giới Thủ đô là hơn 3.300 km2 , rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ và là một trong 19 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới. Mật độ dân số khoảng 3.500 - 4.000 người/ km2 tương đương với Paris, London, Tokyo, Bắc Kinh. Bên cạnh những thuận lợi khi thành phố được mở rộng, Hà Nội đối mặt với vô vàn khó khăn như: Cơ cấu nông nghiệp cao hơn, mặt bằng dân trí thấp hơn, tỷ lệ hộ nghèo tăng cao hơn, cơ sở hạ tầng ở nhiều địa bàn mới sáp nhập nghèo nàn (thậm chí có nơi còn chưa có điện lưới). đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Dước tác động của đô thị hóa, với sự chuyển dịch đúng hướng, dù cả năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ tăng 6,7% nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước là 5,2%. Dù GDP đạt thấp so với những năm trước đó nhưng Hà Nội đã góp phần cùng cả nước ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. 17
  • 21. Năm 2010, GDP toàn thành phố tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu Hội đồng nhân dân đề ra là 10,5%, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong năm 2010 đạt 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với dự toán Chính phủ giao và tăng 34,6% so với thực hiện trong năm 2009 [41]. Năm 2011 tăng trưởng của Hà Nội đạt 10,1%,. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân thành phố, mức tăng này tuy thấp hơn năm 2010 (11,04%) và kế hoạch năm (12%), nhưng vẫn cao hơn 1,67 lần của cả nước. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế rất khó khăn, song Hà nội vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng khá tăng 8,1% cả năm 2012, gấp 1,56 lần so mặt bằng chung cả nước; lạm phát ở mức 1 con số; thu ngân sách cao so với cả nước; an sinh xã hội cơ bản đảm bảo [47] Như vậy, mặc dù những năm gần đây tình hình kinh tế chung của cả nước có tốc độ tăng trưởng không đạt được kế hoạch đề ra, trong đó có cả thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, so với cả nước, Hà Nội vẫn là địa phương có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Để đạt được thành tựu đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động tích cực của quá trình đô thị hóa nông thôn Hà Nội. Hai là, Những năm trước đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra còn chậm do sự cản trở của các cơ chế và chính sách về đất đai, về sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài và việc hình thành các khu công nghiệp tập trung. Nhưng từ khi Luật đất đai được sửa đổi, các chính sách đất đai được ban hành với nhiều quy định thông thoáng hơn đối với sử dụng đất đai, nhất là sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích khác. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện để quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn dẫn đến cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển dịch nhanh hơn. Hiện nay, Hà Nội đang chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản. Nếu như năm 2005, cơ cấu kinh tế của thành phố là: 51,6% - 39,3% và 9,1%; thì năm 2010 cơ cấu tương ứng: 52,5% - 41,4% và 6,19%. Hà Nội là một trong số ít địa phương cỏ tỷ trọng ngành dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp. Theo bảng 1 cho thấy, Tỷ trọng hai ngành dịch vụ - công nghiệp trong cơ cấu chung chiếm tới 93- 94%, nông nghiệp chi còn chiếm khoảng 6%. Tỷ trọng này tương đương một số quốc gia CNH trong khu vực như Thailan, Malaixia, Philippine. Xét về cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng GDP thuần túy thì Hà Nội có bước phát triển vượt trội so với cả nước và đang tiếp cận gần với cơ cấu kinh tế của các nước CNH trung bình. 18
  • 22. Bảng 1. Cơ cấu kinh tế ngành thành phố Hà Nội Đơn vị tính: % GDP theo ngành 2005 2008 2009 2010 Dịch vụ 52,3 52,4 52,3 52,5 Công nghiệp xây dựng 40,8 41,1 41,4 41,4 Nông, lâm, thủy sản 6,9 6,5 6,3 6,1 Nguồn [9] Dưới tác động của đô thị hóa, cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội không chỉ có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các ngành, mà còn có sự chuyển dịch rõ nét trong nội bộ ngành hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Những vùng công nghiệp cũ ở các huyện Thanh Trì, Đông Anh được mở rộng, khu công nghiệp mới ở Gia Lâm, Đông Anh được hình thành và trở thành các khu công nghiệp kỹ thuật cao. Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp của khu vực nông thôn do tác động của đô thị hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp của cả thành phố. Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp địa bàn Hà nội Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành 2005 2008 2009 2010 2011 Công nghiệp khai khoáng 501 607 646 651 587 Công nghiệp chế biến, chế tạo 46231 79949 89898 103776 116150 Sản xuất phân phối điện, khí đốt 1908 2868 3494 3790 4129 Cung cấp nước, sử lý rác thải 509 679 967 1200 1762 Nguồn: [9] Theo bảng 2 cho thấy, từ năm 2005 đến 2011 giá trị ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của thành phố liên tục tăng. Nếu năm 2005 đạt 46231 tỷ đồng thì năm 2011 tăng lên 116150 tỷ đồng (tăng 151%). Trong khi đó, ngành khai khoáng, năm 2005 đạt 501 tỷ đến 2011 chỉ tăng lên 587 tỷ (tăng 17%). Cùng với sự phát triển của các cơ sở công nghiệp do thành phố quản lý, Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng do các huyện quản lý cũng từng bước được phục hồi và phát triển. Mặc dù trong mối tương quan với công nghiệp Trung ương và công nghiệp do thành phố quản lý trên địa bàn, phần công nghiệp do huyện quản lý có quy mô nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 19
  • 23. và xây dựng do các huyện quản lý ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên trong mối tương quan với các ngành do các huyện quản lý, sự phát triển của công nghiệp được phục hồi và phát triển, từng bước nâng cao vị trí của ngành công nghiệp, xây dựng và làm cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này có sự chuyển biến theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đây cũng là xu hướng vận động phù hợp với sự vận động của kinh tế của khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh. Trong các ngành dịch vụ, hoạt động thương mại đã từng bước mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là nhu cầu đầu ra cho các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các hoạt động vui chơi giải trí đã được chú ý phát triển và bước đầu phát huy hiệu quả. Vì vậy tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của thành phố nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đều có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Theo số liệu bảng 3 cho thấy, năm 2005 khu vực thương nghiệp của các huyện ngoại thành đạt 1486 tỷ đồng, thì năm 2008 đạt 32940 tỷ đồng, tăng 21,17 lần so với năm 2005 và đạt 57741 tỷ đồng vào năm 2011 tăng 37,86 lần so với năm 2005 Khu vực dịch từ 2301 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 6073 tỷ đồng vào năm 2008 (tăng 1,64 lần) và tăng lên 24953 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 9,84 lần). Nguyên nhân có sự tăng đột biến này do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Bảng 3: Báo cáo doanh thu thương nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành kinh tế 2005 2008 2008 2010 2011 Thương nghiệp 1486 32940 35705 46438 57741 Khách sạn, nhà hàng 2320 4790 5322 7906 9114 Dịch vụ 2301 6073 10389 20445 24953 Nguồn [11] Từ số liệu trên cho thấy, quá trình đô thị hóa đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực dịch vụ khu vực nông thôn Hà Nội. Sự phát triển đó một mặt tạo ra nguồn thu lớn cho các địa phương, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cho các địa phương trong vùng. 20
  • 24. Tính chung dịch vụ trên địa bàn 18 huyện ngoại thành đều tăng về quy mô hoạt động, vì vậy tỷ trọng của các ngành dịch vụ đã tăng từ 55,6% năm 2005 lên 58,84% năm 2011. Kết quả khảo sát ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh về tác động của đô thị hóa đến sự phát triển của các ngành dịch vụ cho thấy: 87,95% số người được hỏi ở Đông Anh, 69,78% ở Thanh Trì và 54,43% ở Từ Liêm cho rằng, bán nông sản tốt hơn so với trước đây. Có 97,06% số người được hỏi ở Đông Anh, 72,73% ở Thanh Trì và 82,39% ở Từ Liêm cho rằng do tác động của đô thị hóa, việc mua vật tư cho sản xuất và đời sống dễ hơn trước đây. 21
  • 25. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động và cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên. Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngành 2005 2008 2009 2010 2011 Trồng trọt 5063 9355 9275 12326 14373 Chăn nuôi 4135 9470 10725 12873 18301 Dịch vụ 269 479 582 820 1019 Nguồn: [9] Theo số liệu bảng 4 cho thấy, về giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng: Ngành trồng trọt từ 5063 tỷ đồng vào năm 2005 tăng lên 9355 tỷ đồng vào năm 2008 (tăng 0,85 lần) và đạt 14373 vào năm 2011 (tăng 1,84 lần). Ngành chăn nuôi từ 4135 tỷ đồng tăng lên 9470 tỷ đồng (tăng 1,29 lần) và đạt 18301 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 3,43 lần so với năm 2005). Tuy nhiên, xét về cơ cấu giá trị thì ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Theo bảng 5 cho thấy nếu như năm 2005 giá trị ngành trồng chọt chiếm 50,50%, ngành chăn nuôi chỉ chiếm 41,26% thì năm 2008 tỷ lệ tương ứng là 46,45% và 47,02% và đến năm 2011 ngành trồng trọt chỉ còn là 40,06% và ngành chăn nuôi tăng lên 51,02%. Đơn vị tính % Ngành Năm 2005 2008 2009 2010 2011 Trồng trọt 50,50 46,45 43,01 44,42 40,06 Chăn nuôi 41,26 47,02 49,73 46,40 51,02 Dịch vụ 2,67 2,38 2,70 2,96 2,84 Nguồn: [13] Ba là, 22
  • 26. X đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người nông dân. Về mạng lưới giao thông Hà Nội là đầu mối giao thông thuận lợi về các loại đường bộ, đường sắt, đường n đại hóa vùng nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên huyện và tỉnh. Từ chỗ hầu hết các tuyến đường liên huyện vẫn còn là đường đất, sống trâu, ổ gà, ngập nước rất khó đi, nhiều thôn không có đường ô tô đến nay có 100% số xã vùng ngoại thành đã có đường ô tô vào tới trung tâm xã, 100% đường liên huyện, 80% đường liên xã và 70% đường liên thôn đã được rải nhựa hoặc bê tông. Đường trục xã, liên xã 2.526,96 km, đã trải nhựa hoặc bê tông 1.816,33 km (71,88%) và chưa trải nhựa hoặc bê tông 710,63 km (22,18%). Trong 1.816,33 km đã trải nhựa hoặc bê tông có 1.320,17 km (72,68%) đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, còn 496,16 km (27,32%) chưa đạt chuẩn. Đường trục thôn, xóm 2.756,55 km, trong đó 1.710,6 km (61,73%) đã được cứng hóa và 1.054,94 (38,27%) chưa được cứng hóa. Trong 1.710,6 km đã cứng hóa có 1.000,66 km (58,81%) đã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải và 700,95 km (41,19%) chưa đạt chuẩn. Đường ngõ xóm 6.876,76 km, trong đó có 3.817,72 km (56,25%) đã được bê tông hóa, 2969,04 km (43,75%) còn là đường đất và cấp phối. Đường trục chính nội đồng có 5.051,36 km, trong đó có 291,18 km (5,76%) đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện và 4.760,17 km (94,24%) chưa được cứng hóa [38]. Về mạng lưới điện vùng nông thôn Hà Nội Ảnh hưởng mạnh nhất của quá trình đô thị hóa là sự phát triển nhanh mạng lưới điện cho sản xuất cũng như cho sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Từ chỗ còn nhiều thôn xã ở vùng núi chưa có điện năm đến nay 100% số xã trên địa bàn Hà Nội đã có điện và đang tiếp tục được cải tạo, nâng cấp. h 21 máy/100 dân. Tỷ lệ số xã có đài truyền thanh đạt 100%. Tỷ lệ hộ có máy thu hình đạt trên 90%. Điểm bưu điện văn hóa xã tồn tại để phục vụ lợi ích công cho xã hội, góp phần nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận các dịch vụ thông tin. 23
  • 27. Đồng thời với quá trình đô thị hóa là quá trình đất nông nghiệp ngày càng giảm, dẫn Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 cho thấy, đến nay đã có 46.190 lao động khu vực nông thôn Hà Nội được đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề thông qua các hoạt động khuyến công, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động nông thôn, đưa kinh tế hộ gia đình phát triển, tăng thu nhập người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Trong thời gian qua, hoạt động khuyến công đã có tác động tích cực, nhiều xã, làng từ chỗ thuần nông trở thành xã, làng có nghề. Sản phẩm của khu vực công nghiệp nông thôn Hà Nội ngày càng được đa dạng về mẫu mã, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày một tăng, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, gia công là chủ yếu chuyển sang mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm, đã trở thành các doanh nghiệp có quy mô lớn với trang thiết bị, nhà xưởng khang trang, từng bước hiện đại. Từ đó thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn nông thôn Thủ đô tăng lên rõ nét. Thực tế kết quả phát triển kinh tế ở huyện Đông Anh thời gia qua đã chứng minh rõ điều đó. * Những tác động tiêu cực Thứ nhất, mối lo lắng, bất ổn về cuộc sống, công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất. Nếu không giải quyết thấu đáo tình trạng này sẽ gây khó khăn thực hiện các dự án và hậu quả xã hội khôn lường. hủ trương đô thị hóa, các dự án được triển khai khá dày đặc, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Hầu hết các hộ gia đình ở xã Mễ Trì đều bị thu hồi đất, diện tích đất bị thu hồi tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của quá trình đô thị hóa. Trong cơ cấu các loại đất bị thu hồi thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất, người dân đã bị mất dần tư liệu sản xuất, không còn cách khác là phải rời bỏ sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm việc làm mới (dịch vụ, buôn bán kinh doanh nhà hàng và nhiều nghề khác để tìm kiếm thu nhập, duy trì cuộc sống và đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu) [32]. 24
  • 28. Bảng 6: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Năm Diện tích đất bị thu hồi (ha) Diện tích thu hồi Diện tích bàn giao mặt bằng 2005 2340.3 927.2 2006 1497.9 599.0 2007 994.0 394.3 2008 2616.8 878.7 2009 3059.4 965.4 2010 10845 2000 2011 11749 2062 Nguồn [39] ày càng nhiều đất canh tác, đất lúa 2 vụ để phát triển đô thị và khu công nghiệp. Vì thế áp lực của đô thị hóa lên đời sống việc làm khu vực nông nghiệp càng nặng nề. Thứ hai, p các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi đất) chưa tìm phương án có hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh Trên thực tế, trong những năm qua, công nghiệp hóa và đô thị hóa góp phần thúc ngành nghề mới phi nông nghiệp, đời sống một bộ phận nông dân gặp khó khăn, lao động dư thừa, việc làm thiếu, tệ nạn phát sinh. Từ đây, xuất hiện các điểm nóng về xã hội, các tranh chấp khiếu kiện về đất đai, giải phóng mặt bằng, trước hết là tại các khu công nghiệp, khu đô thị. Mặt khác, mức độ chênh lệch thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị cũng ngày càng lớn, chưa có khả năng thu hẹp. Thực tiễn cho thấy, nếu như năm 1998 mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là 3,3 lần, đến năm 2007 tăng lên 3,6 lần đến năm 2011 mức chênh lệch là 3,8 lần. Mặt khác, độ bền vững của thu nhập nông thôn chưa cao, vì trên 60% thu nhập của nông dân là từ các hoạt động nông, lâm, thuỷ sản vốn lệ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên và thị trường [44]. Nếu theo chuẩn nghèo mới (khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình quân trên 500 nghìn đồng/người/tháng đến 650 nghìn đồng /người /tháng là hộ cận nghèo. Tại khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân trên 330 nghìn đồng/người/tháng đến 430 nghìn đồng/người/tháng là cận nghèo); thì đến tháng 1-2011, toàn thành phố Hà Nội còn khoảng 117 nghìn hộ nghèo với hơn 406 nghìn nhân khẩu, chiếm 8,43% số hộ toàn thành phố. Hà Nội cũng còn 12/29 quận/huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10%; 43/577 xã 25
  • 29. phường có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên tập trung ở 9 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai và Thanh Oai. Thứ ba, ho các gia đinh, bán hàng rong, chạy xe ôm. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1 triệu người nhập cư hàng năm là lao động ngoại tỉnh, lao động ngoại thành. Điều này gây áp lực lên đô thị về việc làm, cung cấp nhà ở và các dịch vụ đô thị, quản lý hành chính và hộ khẩu... Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội như lô đề cờ bạc, trộm cắp, mại dâm; văn hóa và thuần phong mỹ tục nông thôn xuống cấp. Thứ tư, Tốc độ đô thị hóa nhanh đã biến Hà Nội trở thành một “đại công trường”. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đang triển khai thi công hơn 1.000 công trình xây dựng lớn nhỏ. Trong đó có hàng chục dự án cải tạo, xây dựng nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm, gây ô nhiễm bụi cho cả khu vực rộng. Ngoài ra, mỗi tháng còn có khoảng 10.000 m2 đường giao thông bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, Thủ đô có khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Phần lớn những điểm buôn bán này diện tích nhỏ hẹp, không có hàng rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết, vì vậy luôn phát tán bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho tình trạng ô nhiễm bụi ở mức cao, kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội luôn ở mức báo động. Nhiều chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt tại các công trình xây dựng, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép. Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình, mỗi ngày tại khu vực nội thành Hà Nội phát sinh 1.000-1.200 tấn ng được phát sinh từ nhiều nguồn như phá dỡ các kết cấu cũ và xuống cấp, xây dựng các tòa nhà mới, đào đường nhựa và các công trình xây dựng nhà cao tầng, khu văn phòng. Trong khi đó, công tác vệ sinh môi trường tại các công trường chưa được chủ thầu xây dựng và chủ đầu tư quan tâm đúng mức, công nhân chưa có ý thức trong việc tập kết vật liệu xây dựng, hệ quả là lượng chất thải xây dựng trong thành phố ngày càng lớn. Ô nhiễm môi trường nước 26
  • 30. Đối với nước thải bệnh viện. Hiện nay trên địa bàn nông thôn Hà Nội, ngoài các bệnh viện đa khoa của các huyện còn có các trạm y tế của các xã và các đơn vị đóng trên địa bàn. Nước thải của các bệnh viện, trạm y tế này trước khi thải ra sông, mương, ao hồ, đồng ruộng đều chưa được xử lý. Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn độc hại, nhiều vi trùng gây bệnh… Đối với nước thải sinh hoạt. Nhìn chung hầu như nước thải sinh hoạt của các làng xóm, khu đô thị ngoại thành Hà Nội không qua một hình thức xử lý nào mà được xả trực tiếp ra sông, mương, ao hồ, đồng ruộng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực này. Do tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi làm cho lượng nước ngầm ngày càng có nguy cơ bị cạn kiệt và khả năng nước bẩn ngấm xuống mạch nước ngầm càng tăng cao. Lượng chất thải lỏng và rắn ở các khu vực ngày càng nhiều, các chất thải này chảy ra các sông hoặc trực tiếp ngấm vào nước ngầm, đặc biệt là ở các khu vực chôn rác của thành phố và vùng lân cận thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn. Môi trường không khí Như trên đã đề cập, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, tình trạng xây dựng tràn lan làm cho kết cấu hạ tầng nông thôn xuống cấp trầm trọng. Các vật liệu xây dựng như cát sỏi, xi măng trong quá trình vận chuyển không được che đậy cẩn thận gây bụi rất lớn trên các tuyến đường lớn. Tại các khu vực tập trung đông dân cư như: các khu vực nhà ga, bến xe, chợ và các khu vực công viên do tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng nên xảy ra tình trạng bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường và cảnh quan khu vực. Theo nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà Nội thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Tính trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội ước tính khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với với nông nghiệp và cây xanh. Kết quả quan trắc môi trường không khí cho thấy nồng độ SO2, CO, NO2 trong các khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 6 lần. Tại các nút giao thông lớn, các điểm gần khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép [23]. Ô nhiễm rác thải 27
  • 31. Quá trình đô thị hóa và dân số tăng cao làm cho vấn đề ô nhiễm rác thải của các đô thị mới ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là tại các khu vực có kết cấu hạ tầng kém. Số lượng rác thải của cả khu vực nội thành, các thị trấn ngoại thành và rác thải của các khu vực khác trên địa bàn thành phố được vận chuyển và đổ vào bãi rác ở khu vực ngoại thành: bãi Mễ Trì, An Trạch, Bồ Đề, Tam Hiệp, Nam Sơn. Ngoài ra do phải chịu áp lực về rác của cả khu vực nội thành nên việc ô nhiễm rác thải ngoại thành trở nên ngày càng cấp bách hơn nếu như thành phố không có các chính sách kịp thời nhằm xử lý một cách khoa học vấn đề rác thải, giải quyết tình trạng chôn lấp rác thải như hiện nay. Thứ năm g vòng 5 năm gần đây, thuộc thẩm quyền Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 1.106 vụ việc khiếu kiện, tố cáo; trong đó có 585 vụ liên quan đến đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng (chiếm 53%). Các quận, huyện tiếp nhận 3.305 vụ liên quan đến đất đai giải phóng mặt bằng (chiếm khoảng 70% tổng số đơn thư). Một số vụ việc sai phạm về đất đai gây bức xúc trong nhân dân đã được xử lý theo quy định, như dự án Quốc lộ 2 xã Minh Trí - Xuân Hoà, huyện Sóc Sơn (xử lý cán bộ Ban quản lý dự án huyện), các dự án bãi rác Việt Hùng - Đông Anh... khu vực nông nghiệp càng nặng nề. i nhanh chóng bị lấp đầy bởi những dãy nhà ở, chiếm mật độ cao, sánh vai cùng nhiều công trình công cộng của thành phố. Khu dân cư, khu đô thị Hà Nội phần lớn được quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất. Vì vậy hiện nay, ở những khu đô thị mới, sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông đều quá tải. , các đơn vị cơ quan nghiên cứu chưa dựa trên lợi thế so sánh của từng khu vực trên địa bàn thành phố. Phần lớn các cơ sở kinh tế cũng như dân cư vẫn tập trung ở những khu 28
  • 32. đô thị truyền thống, chưa có xu hướng dãn ra các đô thị mới, hay các địa danh mới sát nhập vào Hà Nội, làm cho các đô thị truyền thống trở nên quá tải. g cũng như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực. phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa Hiện nay, thành phố Hà Nội số người được đào tạo tay nghề sau khi bị thu hồi đất chỉ chiếm 0,22%. Trong đó, Nhà nước đào tạo 0,03%; đơn vị nhận đất đào tạo 0,03%; gia đình tự đào tạo 0,16%. Nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm; có gia đình trở nên giàu có sau khi nhận tiền bồi thường, nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình trạng khó khăn do thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động; sự phân hoá thu nhập và những khó khăn về đời sống của người nông dân Hà Nội ngày càng rõ ràng hơn. tiện cá nhân chưa được kiểm soát, ý thức của một số người dân tham gia giao thông chưa được cao. * Những vấn đề đặt ra cần giải quyết Quá trình đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra trong quá trình CNH, HĐH, quá trình đó tác động không nhỏ đến kinh tế nông thôn, nhất là khu vực nông thôn đô thị hóa. Những tác động đó không chỉ là những tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực. Thực tiễn đang đặt ra cho Hà Nội nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Những vấn đề đó được biểu hiện tập trung ở những mâu thuẫn sau: Thứ nhất, mâu thuẫn giữa sự tập trung quá nhanh dân cư ở các vùng nông thôn đô thị hóa với vấn đề giải quyết việc làm và sự phát triển kết cấu hạ tầng ở các khu đô thị mới Quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Việc tăng quy mô dân số của các khu đô thị mới đã làm tăng nhanh mật độ dân số ở khu vực này. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm và vấn đề đảm bảo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. 29
  • 33. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ở Hà Nội thực tế đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân từ nông thôn vào các khu đô thị mới nói riêng, vào thành phố nói chung làm cho số người có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây nên sức ép về việc làm tại thành phố ngày càng tăng. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy, những người di chuyển về Hà Nội có những hạn chế nhất định về chuyên môn, tay nghề nên phần đông trong số họ phải làm đủ các loại công việc. Chính vì vậy, thu nhập của họ rất thấp và không ổn định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới những mặt tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt kinh tế xã hội cho thành phố. Những năm gần đây, Hà Nội tuy đã được Nhà nước chú ý đầu tư cho xây dựng kết ô thị. Thứ hai, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định xa. ều so với mức chênh lệch giàu nghèo bình quân của cả nước (8,1 lần) thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên đến 7,1 lần. Khi Hà Nội mở rộng thì mức chênh lệch giàu - nghèo tăng lên 8,7 lần, gần bằng mức chênh lệch giàu nghèo của cả nước ở cùng thời điểm đó (9,2 lần) [40]. Thứ ba, Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì vậy, một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các 30
  • 34. tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây dựng và thực hiện chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả mới dừng ở mức độ các mô hình thí điểm, Hà Nội vẫn còn thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là đối với người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức Việc xây dựng các khu chung cư đang là vấn đề cấp thiết của không chỉ riêng chính quyền Hà Nội mà còn là mối quan tâm của dân cư trong thành phố. Mặt khác, trong những năm gần đây, chính quyền thành phố Hà Nội phải vật lộn 05, nhưng nền móng, bậc lên xuống các khu nhà A5, B9A, B9B, CT7, CT8, CT9 đã xuất hiện những vết nứt rộng. Tại một số điểm kết nối giữa cột đứng và dầm ngang, cũng xuất hiện các vết rạn nứt ngang dọc. Nhiều toà chung cư tại Dự án Khu đô thị mới Đại Kim của Công ty cổ phần Kinh doanh Phát triển Nhà và đô thị Hà Nội, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) của Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư cũng xuất hiện tình trạng tương tự. * * * Để đáp ứng với sự phát triển của đất nước Thủ đô Hà Nội được quyết định mở rộng về địa giới hành chính. Quá trình đó đồng nghĩa với quá trình đô thị hóa nông thôn Hà Nội diễn ra mạnh mẽ. Khi quá trình đô thị hóa diễn ra, nó có tác động không nhỏ đến đến đời sống kinh tế - xã hội của nông thôn, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Vấn đề đặt ra là, phải nhận thức đầy đủ các mặt của tác động đó nhằm, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển. 31
  • 35. Chương 2 trong tương lai. Vì vậy, đ Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26/7, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính Hà Nội, rộng hơn 3.340 km2 . Tổ chức không gian sẽ theo c định đảm bảo các điều kiện hướng tới phát triển bền vững. tới các ngành, các đơn vị kinh tế trong vùng. sản xuất, về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá nền kinh tế quốc dân cũng như các bộ phận cấu thành của nó. Sự phát triển của kinh tế đô thị có vai trò gạch nối giữa yêu cầu, mục tiêu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành tựu, kết quả đạt được trong tương lai. , ân cư - lao động, mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo...). ơng, các vùng và quốc gia. Giảm tỷ lệ các hộ đói, nghèo trong cơ cấu mức sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống mức giới hạn cho phép. Nâng cao chỉ số phát triển con người. Đảm bảo sự ổn định, bền vững, cân bằng của hệ sinh thái, môi trường sống đô thị. đất của Thành phố. hi tiết đã được duyệt. Trong đó, nhiều dự án không mang lại hiệu quả, gây lãng phí đất đai và vốn đầu tư, nhiều khu đô thị được quy hoạch nhưng không thể lấp đầy được. Mặt khác, việc đặt các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghệ cao, các đơn vị, cơ quan nghiên cứu chưa dựa trên lợi thế so sánh của từng khu Thứ nhất, tuân thủ nghiêm túc yêu cầu đối với quy hoạch đô thị đã được luật đô thị ban hành 32
  • 36. Quy hoạch tổng thể phải phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Quy hoạch đô thị phải trên cơ sở bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác. Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Thứ hai, định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị, kịp thời điều chỉnh quy hoạch khi: có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch xây dựng vùng và địa giới hành chính. Mặt khác, khi quy hoạch đô thị không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện chậm, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái cũng cần được kịp thời điều chỉnh. Thứ ba, xử lý nghiêm kiên quyết những dự án chậm tiến độ do không đủ khả năng tài chính để triển khai làm lãng phí tài nguyên của thành phố Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch, kiên quyết sử lý đối với các công trình vi phạm quy hoạch, kiên quyết lập lại trật tự đô thị. Đối với những dự án còn hoang hóa mà các chủ đầu tư đã nộp nghĩa vụ tài chính, do khủng hoảng kinh tế, không có khả năng tiếp 33
  • 37. tục đầu tư thì cần có chế tài cụ thể để vừa đảm bảo kỷ cương pháp luật, vừa đảm bảo khai thác được hiệu quả tài nguyên Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cũng như quá trình đô thị hoá Hà Nội nói riêng, phải đề cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền. Quá trình đô thị hoá Hà Nội phải bảo đảm thực hiện tốt Chiến lược phát triển tổng thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của các huyện và của thành phố; Đề án phát triển nhà ở giai đoạn 2010 - 2020, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011 - 2015, các dự án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân, lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Thực hiện tốt kế hoạch hành động tổng thể về cải thiện chất lượng môi trường; kế hoạch phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng, như hệ thống giao thông, hệ thống chiếu sáng đô thị, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống các công trình công cộng, công viên, cây xanh... Quá trình đô thị hoá Hà Nội còn phải đáp ứng tốt việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống thiên tai, lụt bão, tệ nạn xã hội. Vì vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý chặt chẽ, linh hoạt của các cấp chính quyền và sự tham mưu đắc lực của các cơ quan, ban ngành. Như vậy, quá trình đô thị hoá Hà Nội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý chặt chẽ, linh hoạt của các cấp chính quyền. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, nơi nào giữ vững được sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thì nơi đó sẽ giành được thắng lợi. Ngược lại, nơi nào và khi nào buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng thì nơi đó, khi đó kết quả của các mặt hoạt động bị hạn chế, thậm chí đi ngược lại với mong muốn. Khi các cấp uỷ đảng có chủ trương lãnh đạo đúng, đòi hỏi các cấp chính quyền phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, có sự quản lý, điều hành linh hoạt mới đem lại kết quả cao. Nếu thực hiện không nghiêm túc những chủ trương lãnh đạo, sự hướng dẫn của cấp trên; coi nhẹ sự lãnh đạo và chỉ đạo; làm qua loa, đại khái, được chăng hay chớ; bao che khuyết điểm; bệnh thành tích. Hoặc làm một cách thụ động, ỷ lại ngồi chờ, không sáng tạo, không dám nghĩ, dám làm... Kết quả nhiệm vụ không những không hoàn thành, thậm chí còn nảy 34
  • 38. sinh nhiều vấn đề tiêu cực khó khắc phục sau này. Cho nên, sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền không chỉ là đúng, trúng, nghiêm túc, linh hoạt mà phải thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc... chỉ có như vậy mới khắc phục được những sai sót, yếu kém nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Thực trạng công tác lãnh đạo và quản lý quá trình đô thị hoá Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế. Sự phối hợp và trách nhiệm chỉ đạo của một số bộ, ngành và cơ quan Trung ương với Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về xây dựng quy hoạch chung Thủ đô có lúc chưa có sự thống nhất, đã cản trở quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô. Nhận thức của một số cán bộ chủ chốt ở các cấp về việc kết hợp giữa quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế - xã hội chưa đầy đủ, do đó, nhiều dự án quan trọng chưa được cụ thể hoá sự kết hợp đó, mà chỉ dừng lại ở chủ trương và kế hoạch. Công tác quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm chưa được nghiêm túc, kịp thời. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy chính quyền các cấp chưa được đẩy lùi. Do đó, phải đề cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền đối với quá trình đô thị hoá Hà Nội. Quán triệt quan điểm này, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Đảng bộ thành phố theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Bốn khóa XI. Xây dựng, kiện toàn và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là các tổ chức cơ sở đảng trên các địa bàn nông thôn đang diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cư. Thứ hai, các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, của Bộ Chính trị và các văn bản pháp quy của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về đô thị hoá nông thôn Hà Nội. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp phải có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một cách sát thực trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quá trình đô thị hoá nông thôn. Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn quá trình đô thị hoá. Thứ ba, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh và hiện đại. Đột phá vào khâu xây dựng chính quyền đô thị đặc thù của Thủ đô. Hệ thống chính quyền đô thị đặc thù của 35
  • 39. Thủ đô phải thực sự của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh bộ máy chính quyền các cấp; đưa ra khỏi bộ máy chính quyền các cấp những phần tử thoái hoá, biến chất; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng và chính quyền các cấp. Thứ tư, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa các tổ chức đảng và các cấp chính quyền với nhân dân theo quan điểm “lấy dân làm gốc” trong giải quyết mọi công việc, nhất là công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có liên quan đến quá trình đô thị hoá. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đóng góp xây dựng Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng các thiết chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, khoa học; nhất là hoạt động giám sát, phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương, pháp luật; khắc phục tình trạng lợi dụng dân chủ để gây rối, cản trở quá trình thực hiện các dự án đô thị hoá. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, công tác quy hoạch xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ công tác quy hoạch bao giờ cũng đi trước một bước, nó hoạch định chiến lược phát triển không gian kinh tế của một địa phương, một vùng và là bức tranh toàn cảnh cho đất nước. Văn kiện đại hội IX đã nên rõ: “Phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, trên toàn vùng và địa phương, đi nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn. Quy hoạch mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ phân bổ hợp lý giữa các vùng, chú trọng đô thị ở miền núi. Hiện đại hoá các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập chung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”. Trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường chức năng nhiệm vụ quy hoạch đô thị cần được mở rộng: quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải 36
  • 40. tạo xây dựng đô thị mới; quy hoạch đô thị là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu hướng phát triển thực tế; quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung cấp đầy đủ, bền vững và quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, trên cơ sở thương mại hoá các dịch vụ này; quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị. Trên thực tế, trước thời điểm ngày 1-8-2008, Hà Nội đã thực hiện việc nghiên cứu, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết của 12/12 quận, huyện để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20-6-1998. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội (khóa XII) về điều chỉnh địa giới hành chính, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô có những điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Và tháng 7-2011, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây chính là quy hoạch chuẩn, quy hoạch “bản lề”, chi phối mọi quy hoạch của Hà Nội. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới tiến độ phê duyệt các quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nhiều quy hoạch đã được phê duyệt trước đây, nay phải điều chỉnh, thậm chí điều chỉnh nhiều lần [29] Đặc biệt, năm 2012 còn được thành phố chọn là “Năm quy hoạch” để dồn toàn lực cho công tác này. Đến nay, đã tổ chức thẩm định 18/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng các huyện, thị xã, thị trấn và các đô thị vệ tinh, dự kiến sẽ phê duyệt trong năm 2013; đã phê duyệt 10/31 quy hoạch phân khu, 7 đồ án phân khu khác đang được xem xét; 28/39 đồ án quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được thành phố phê duyệt, các quy hoạch còn lại (11/39 đồ án) như quảng cáo tấm lớn, khu - cụm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, quy hoạch nhân lực đang được hoàn thiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013. Một số quy hoạch mang tính chiến lược đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như quy hoạch cấp nước, thoát nước của thành phố. Các đồ án như quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch nghĩa trang Thủ đô, quy hoạch giao thông vận tải hiện đã trình Bộ Xây dựng thẩm định. Quy hoạch hệ thống thủy lợi thành phố, quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ còn chậm do một số vướng mắc về cơ chế chính sách trong áp dụng các quy định theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Công tác lãnh 37