SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THANH DUNG
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ HO¹T §éNG SAU PHI£N TßA XÐT Xö Vô ¸N H×NH Sù
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ luật học này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét và
cho phép tôi được bảo vệ Luận văn thạc sỹ luật học của mình theo
quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Thanh Dung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SAU
PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ ..................................... 10
1.1. Khái niệm hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự ............ 10
1.2. Đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự ............. 12
1.3. Phân loại hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.............. 14
1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ
án hình sự.......................................................................................... 15
1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự................. 15
1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự................ 17
1.5. Tổng quan pháp luâ ̣t T ố tụng hình sự về hoa ̣t đô ̣ng sau
phiên tòa xét xƣ̉ vụán hình sƣ̣tƣ̀ năm 1945 đến năm 2003......... 18
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN
HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦ A BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ 2003.................................................................................. 24
2.1. Hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự................ 24
2.1.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
Bản án................................................................................................. 24
2.1.2. Hoạt động sau phiên tòa trong trư ờng hợp Hội đồng xét xử ra
Quyết đi ̣nh ta ̣m đình chỉ hoă ̣c đình chỉ xét xử sơ th ẩm vụán
hình sự................................................................................................ 45
2
2.1.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
quyết định hoãn phiên tòa .................................................................. 50
2.1.4. Hoạt động sau phiên tòa trong trư ờng hợp Hội đồng xét xử ra
Quyết đi ̣nh trả hồ sơ để điều tra bổ sung ........................................... 54
2.2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự........... 58
2.2.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử
phúc thẩm ra Bản án........................................................................... 58
2.2.2. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm......................... 67
2.2.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xét xử
ra Quyết định hoãn phiên tòa ............................................................. 71
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LẬT T Ố TỤNG HÌNH
SỰ NĂM 2003 VỀ HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒ A X ÉT
XƢ̉ VỤ Á N HÌNH SƢ̣...................................................................... 76
3.1. Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xƣ̉ vụán hình sƣ̣.............. 76
3.2. Nguyên nhân của các hạn chế trong việc áp dụng các quy
định của BLTTHS về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự. .............................................................................................. 81
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sau phiên tòa
xét xử vụ án hình sự......................................................................... 83
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật........................................................... 83
3.3.2. Giải pháp đối với Cơ quan tiến hành tố tụng..................................... 88
3.3.3. Giải pháp đối với người tiến hành tố tụng......................................... 92
3.3.4. Giải pháp đối với các chủ thể khác.................................................... 94
KẾT LUẬN.................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
HĐXX Hội đồng xét xử
TAND Tòa án nhân dân
TTHS Tố tụng hình sự
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, hàng đầu mà bất kỳ một nhà nước nào, một xã hội nào cũng cần phải
quan tâm. Để việc đấu tranh này được thực hiện một cách kiên quyết, kịp
thời, có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng, trong đó có các văn bản về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng
hình sự. Pháp luật hình sự mà trọng nhất là Bộ luật hình sự quy định hành vi
nào là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, tức là
đưa ra các căn cứ giúp cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm
tội. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người
phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân thì pháp luật tố tụng hình sự nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói
riêng lại đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Bộ luật tố tụng hình sự quy định
trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Như vậy, diễn tiến giải quyết một vụ án sẽ diễn ra theo các giai đoạn:
giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai
đoạn thi hành án. Đan xen giữa những giai đoạn chính đó là những “giai đoạn
phụ”, những hoạt động nhỏ khác nhưng rất quan tro ̣ng . Hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự là “một trong những giai đoạn như thế”. Hoạt động
này bắt đầu sau khi Hội đồng xét xử đưa ra một bản án hoặc quyết định tố
tụng và kết thúc sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
và người tham gia tố tụng thực hiện hết các hoạt động mà luật tố tụng hình sự
quy định họ phải thực hiện. Như vậy, về mặt thời gian hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự có thể có sự đan xen với giai đoạn xét xử sau và giai
đoạn thi hành án.
2
Các hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử các vụ án hình sự là một chuỗi các
hoạt động đa phần không mang nhiều tính chất tố tụng, mà thông thường
mang tính chất hành chính tư pháp , báo cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này
lại giữ một vai trò quan trọng, mà thiếu đi những hoạt động này, việc giải
quyết vụ án hình sự sẽ không được khách quan, minh bạch, có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến cho những giai đoạn tố tụng
trước đó trở nên vô nghĩa. Điều đó dẫn đến mục đích đấu tranh, phòng chống
tội phạm của Đảng và Nhà nước ta không đạt được.
Khi xã hội càng phát triển, trình độ pháp luật của người dân được nâng
cao và khi các phương tiện truyền thông luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt
là những vụ án hình sự nhạy cảm như an ninh quốc gia, giết người,... thì hoạt
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại càng trở nên quan trọng và cần
được chú trọng hơn.
Song song sự phát triển dân trí đó là quá trình phát triển toàn diện của
đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp
dụng, nhiều quy định hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn còn một số bất cập và hạn chế (như: chưa
quy định về thời hạn gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới tới Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố
tụng sau khi kết thúc phiên tòa, các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét
xử vụ án hình sự trong quy chế của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát còn cần
được bổ sung và quy định cụ thể hơn; v.v...).
Một số tồn tại và hạn chế nêu trên về mặt pháp luật đã gây ra những
vướng mắc, lúng túng trong hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và
các tổ chức, cá nhân khác trong thực tiễn. Dẫn tới hệ quả, hoạt động sau phiên
tòa chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, đối phó, làm cho có mà
chưa phát huy được tối qua hiệu quả, mục đích của hoạt động này.
3
Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự trong nước mới chỉ có các công
trình nghiên cứu nghiên cứu về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung
hoặc hoạt động xét xử sơ thẩm, hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự, trong đó
phần nào đề cập tới một số quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự. Tuy nhiên, sự đề cập đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các quy
định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa có một công trình nghiên cứu độc
lập nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hoạt động sau phiên tòa xét xử
vụ án hình sự, đề cập tới những mặt được và những mặt hạn chế, vướng mắc
của hoạt động này.
Về mặt thực tiễn công tác, với vị trí là một chuyên viên của Viện kiểm
sát nhân dân, một kiếm sát viên tương lai, việc nghiên cứu vấn đề hoạt động
sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là
trong bối cảnh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì
chức năng kiểm sát hoạt động xét xử đối với Tòa án của Viện kiểm sát . Quá
trình nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện đề tài có tầm nhìn bao quát về những
hoạt động cần phải thực hiện sau phiên tòa của các cơ quan, tổ chức có liên
quan, từ đó xác định cần kiểm sát những vấn đề gì, những vấn đề gì hay bị vi
phạm, những vấn đề nào không cần sự kiểm sát của Viện kiểm sát, v.v.. Mặt
khác, luận văn cũng sẽ giúp các cơ quan, người tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn
về hoạt động của ngành bạn, từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sau phiên tòa. Đặc biệt, công trình nghiên cứu
sẽ giúp người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác có thêm những kiến
thức về quyền, nghĩa vụ của mình sau phiên tòa, từ đó có thể thuận lợi thực
hiện quyền, nghĩa vụ của mình trên thực tế.
Với những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải
4
pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng.
Chính vì vậy, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định
pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức
độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về các hoạt động của
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử,
trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ
án hình sự.
Cấp độ luận văn thạc sỹ Luật học có các đề tài của các tác giả như: Tôn
Thất Cẩm Đoàn, Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa luật, 2002; Nguyễn Thị Hoàng, Xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
Khoa luật, 2006; Nguyễn Hồng Phương, Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Lan Hương,
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, Khoa luật, 2012, Ngô
Huyền Nhung, Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa
luật, 2012; Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng – một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Khoa luật, 2012; v.v..
Bên cạnh đó sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học có các công
trình sau: Mai Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ
án hình sự, Hà Nội – 2008; Đinh Văn Quế, Trình tự thủ tục xét xử các vụ án
hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Tp Hồ Chí
5
Minh – 2003; Hoàng Văn Hạnh, Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt
Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003; v.v..
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có
một phần nội dung đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự: Th.s Nguyễn Thị Thủy, Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 7/2009; Thái Chí Bình, Hoàn thiện một số quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 5/2003; Nguyễn Huy Tiến, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 1/2010; Đinh Thế Hưng, Quan hệ giữa các cơ quan công tố với điều tra và
xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
12/2011; Phạm Văn An, Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu cải cách tư
pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2011, v.v..
Như vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình nhiên cứu về các vấn đề xung
quanh giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nhưng nhìn một cách tổng quan có thể
khẳng định hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu về hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành. Bởi các công trình đó chủ yếu
chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng, các hoạt động diễn ra trước và trong phiên tòa;
hoạt động diễn ra sau phiên tòa được đề cập tới rất ít và không có sự phân tích,
bình luận, nhận xét về thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện các quy
định pháp luật về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định
việc nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau
6
phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật Việt Nam" là đòi hỏi khách
quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích và nhiê ̣m vụnghiên cƣ́ u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như
các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử
vụ án hình sự nhằm mục đích : đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động
sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự , từ đó phân biệt với các hoạt động tố tụng
khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về hoạt động sau
phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm 1945 đến nay. Từ kết quả đó ,
nghiên cứ u thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử
vụ án hình sự trên thực tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn
tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao hiê ̣u quả áp dụng các quy đi ̣nh của
pháp luật về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình
sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ
án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt
Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hiê ̣n hành về
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích làm rõ
những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ
bản của nó;
7
- Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy
định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp
luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Hiến pháp nước Cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t
Nam, nước ta thực hiê ̣n chế đô ̣hai cấp xét xử ; vì vậy Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hoạt động sau phiên tòa
xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự ; nghiên cứ u các quy đi ̣nh của
pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá
tình hình áp dụng các quy đi ̣nh này của các Cơ quan tiến hành tố tụng , người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng và các cá nhân, tổ chức khác trong
thực tiễn. Luâ ̣n văn cũng sẽ làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để
kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả của
các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tổng quan các quy định có liên quan trong lịch sử phát triển
của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay; nghiên cứ u
các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự năm trong Luật
tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác . Đồng thời,
luận văn nghiên cứ u các vấn đề liên quan đến đề tài từ các báo cáo tháng, năm
từ đơn vi ̣nơi cá nhân công tác – Viê ̣n kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ
năm 2011-2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương phá p luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
8
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể
hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
5.2. Phương phá p nghiên cứ u
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như: phương
pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp
diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học
để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luận
chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn
liên quan tới hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong hệ thống pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham
khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, các nhà nghiên
cứu, học viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết
quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan tiến hành
tố tụng, đặc biệt là cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát để hoạt động sau phiên
tòa được thực hiện, góp phần phát huy tối đa hiệu quả của các hoạt động tố
tụng khác – hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đặc
biệt luận văn sẽ giúp các tổ chức, công dân trong xã hội nhận thức rõ hơn
9
quyền – nghĩa vụ của mình, của các cơ quan tiến hành tố tụng – những vấn đề
được quy định rất ít và rải rác trong các văn bản pháp luật, từ đó thực hiện có
hiệu quả các quyền và nghĩa vụ này trên thực tế.
7. Kết cấu của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụ
án hình sự.
Chương 2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Chương 3. Các giải pháp nân g cao hiê ̣u quả thi hành quy đi ̣nh của Bộ
luâ ̣t Tố tụng hình sự 2003 về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự.
10
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Trình tự tố tụng hình sự (TTHS) bao gồm nhiều bước, diễn ra liên tục,
hỗ trợ nhau: giai đoạn khởi tố; giai đoạn điều tra; giai đoạn truy tố; giai đoạn
xét xử (bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm); giai đoạn thi hành bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó, giai đoạn xét xử là
giai đoạn trung tâm. Chính vì tầm quan trọng của xét xử như vậy , mà đối với
một vụán , dư luâ ̣n không chỉ quan tâm tới nội dung diễn biến ta ̣i phiên tòa
mà còn quan tâm tới các hoa ̣t đô ̣ng diễn ra sau phiên tòa đó.
Có thể nói rằng ho ạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là khái
niệm chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ trong khoa học luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ trước tới nay. Để đưa ra được khá i niê ̣m này , cần thiết nghiên
cứ u một số khái niê ̣m liên quan như : hoạt động, hoạt động tố tụng hình sự,
hoạt động hành chính tư pháp.
Theo Triết học , hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả về phía con người.
Hoạt động được Luâ ̣n văn nghiên cứ u là nh ững hoạt động diễn ra sau phiên
tòa xét xử các vụ án hình sự. Hiện nay, kết thúc phiên tòa xét xử có hai cách
hiểu khác nhau: kết thúc phiên tòa theo lịch công việc và kết thúc phiên tòa
theo bản chất công việc.
Kết thúc phiên tòa theo lịch công việc là sự kết thúc đã được định sẵn
theo kế hoạch, thường được thể hiện trong lịch phiên tòa, quyết định đưa vụ
án ra xét xử. Hết thời điểm được định sẵn đó, phiên tòa được coi là kết thúc.
Cụ thể, đến thời điểm này, vụ án được đưa ra xét xử và kết thúc khi Tòa án ra
11
một quyết định tố tụng bất kỳ (bản án, quyết định hoãn phiên tòa, quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ...), quyết định này có thể đã giải quyết được nội
dung vụ án hoặc cũng có thể chưa; sau khi kết thúc phiên tòa, vụ án có thể
được xóa khỏi sổ thụ lý (trường hợp ra bản án, đình chỉ xét xử,...), nhưng
cũng có thể vẫn là án tồn tại Tòa (trường hợp tạm đình chỉ, hoãn phiên tòa, ...)
Kết thúc phiên tòa theo bản chất công việc là sự chấm dứt hoàn toàn vụ
án, được biểu hiện bằng việc đưa ra một quyết định giải quyết nội dung của
vụ án như: bản án, quyết định đình chỉ, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung, v.v.. Lúc này, Tòa án chấm dứt việc giải quyết đối với vụ án. Hay nói
cách khác, sau khi kết thúc phiên tòa, vụ án không còn được coi là án chưa
giải quyết (án tồn) tại Tòa án nữa.
Như vậy, theo phân tích trên, khái niệm kết thúc phiên tòa theo bản chất
công việc hẹp hơn khái niệm kết thúc phiên tòa theo lịch công việc. Thời điểm
kết thúc phiên tòa được luận văn nghiên cứu được hiểu theo nghĩa thứ nhất.
Theo nguyên tắc hai cấp xét xử được quy đi ̣nh trong Hiến Pháp và Bộ
luâ ̣t tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành, Tòa án thực hiện nguyên tắc hai
cấp xét xử nên thuật ngữ “phiên tòa” được đề cập trong Luận văn là phiên tòa
sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm xét xử vụán hình sự.
Các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự bao gồm các hoạt
đô ̣ng tố tụng hình sự, hoạt động hành chính tư pháp và các hoạt động khác.
Hoạt động tố tụng hình sự sau phiên tòa là toàn bộ hoạt động của các
chủ thể TTHS sau phiên tòa xét xử vụán hình sự nhằm hư ớng tới việc giải
quyết cũng như kết quả vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm.
Hoạt động hành chính tư pháp sau phiên tòa được hiểu là các quy
trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng, giải quyết các yêu cầu của người dân sau các phiên
12
tòa xét xử và các hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo của các
cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động này bao gồm các công việc như: việc
tiếp dân; tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện, cấp sao lục bản án, quyết định
của Tòa án, v.v..
Các hoạt động khác sau phiên tòa là hoạt động của những người bị kết
án, bị cáo, người giám hộ của họ, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị kết án, bị cáo,... Trong thực tế, một vụ án mang theo sự quan
tâm của rất nhiều người, của cả xã hội, vì vậy, bên cạnh các những chủ thể tiến
hành tố tụng được thực hiện những hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động hành
chính tư pháp thì một bộ phận lớn các chủ thể khác: người tham gia tố tụng, cơ
quan báo chí, các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội khác liên quan đến vụ án.
Tuy nhiên thể hiện quyền và nghĩa vụ sau phiên tòa rõ nét nhất chính là các chủ
thể đã đề cập đến ở trên: người bị kết án, bị cáo, người đa ̣i diê ̣n, luật sư, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, bị cáo.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niê ̣m sau về hoa ̣t động sau
phiên tòa xét xử vụán hình sự: hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ á n hình sự là
các hoạt động diễn ra giữa hai giai đoạn chính của tố tụng hình sự là xét xử và
thi hành án hoặc xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, trong đó, Cơ quan tiến
hành tố tụng, ngườ i tiến hà nh tố tụng, bị cáo và các tổ chức, cá nhân khác thực
hiện cá c hoạt động tố tụng, hoạt động hành chính tư pháp hoặc thực hiện cá c
quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp
luật khác để việc giải quyết vụ á n theo đúng trình tự , thờ i gian do phá p luật
quy đi ̣nh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS.
1.2. Đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Thứ nhất, các hoạt động sau phiên tòa bao gồm đa dạng các hoạt động:
tố tụng hình sự, hành chính tư pháp và các hoạt động khác. Như đã phân tích
trong phần khái niệm, hoạt động sau phiên tòa có thể là hoạt động kháng cáo
13
bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc hoạt động
kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định hình sự chưa có hiệu lực
pháp luật hoặc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định hình sự
đã có hiệu lực pháp luật,... – đây là những hoạt động TTHS. Hoạt động sau
phiên tòa còn có thể là các hoạt động như đánh máy, chỉnh sửa bản án, quyết
định hình sự, tống đạt các quyết định,... – đây là những hoạt động hành chính
tư pháp. Cả hai hoạt động này đều có sự tham gia của các chủ thể là đại diện
của Cơ quan tư pháp nhà nước là Tòa án và Viện kiểm sát. Tuy nhiên, sau
phiên tòa còn có sự tham gia của các chủ thể khác nữa như người bị kết án, bị
can, bị cáo trong việc viết các đơn khiếu nại, tố cáo, hoạt động thông tin vụ án
của các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v.. Đây là những hoạt động
không mang cả tính chất tố tụng và hành chính tư pháp nên được Luận văn
gọi là các hoạt động khác.
Thứ hai, chủ thể của hoạt động sau phiên tòa đa dạng: Cơ quan tiến
hành tố tụng mà chủ yếu là Tòa án, Viện kiểm sát; người tiến hành tố tụng; bị
cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác, v.v.. Các hoạt động sau phiên tòa chủ yếu là các hoạt
động tố tụng hình sự và các hoạt động hành chính tư pháp nên các chủ thể
tham gia hoạt động sau phiên tòa cũng chủ yếu là các chủ thể có thẩm quyền
tiến hành hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động hành chính tư pháp. Các
hoạt động của các chủ thể là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa
của họ và những người tham gia tố tụng khác rất hạn chế. Vì vậy, đối với các
hoạt động này, Luận văn chủ yếu đi sâu phân tích hoạt động của các chủ thể
là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo.
Thứ ba, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể được coi là
một giai đoạn của tố tụng hình sự, mặc dù còn chưa được xem xét là một giai
đoạn chính, một giai đoạn độc lập trong chế định của Luật TTHSVN. Một
14
giai đoạn của TTHS thường được xác định bởi hai thời điểm là bắt đầu và kết
thúc. Hoạt động sau phiên tòa đáp ứng được cả hai thời điểm đó. Hoạt động
này bắt đầu sau khi tại phiên tòa, Tòa án tuyên một trong các văn bản tố tụng
sau: Bản án, Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử đối với vụ án hoặc đối
với bị cáo, Quyết định hoãn phiên tòa, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung. Thời điểm kết thúc của hoạt động này là khi Bản án có hiệu lực pháp
luật, Tòa án cùng cấp ra Quyết định thi hành án hoặc Tòa án cấp tiếp theo thụ
lý vụ án để xét xử phúc thẩm, xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm. Như vậy, giai đoạn sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn
độc lập trong TTHS VN. Tuy nhiên, giai đoạn này hiện nay còn có sự bỏ ngỏ,
chưa được quy định riêng biệt và các thiếu nhiều quy định điều chỉnh hành vi
của các chủ thể tham gia các hoạt động trong giai đoạn này. Vì vậy, điều này
sẽ dẫn đến rất nhiều vướng mắc khi các chủ thể hoạt động này trên thực tiễn.
Mặc dù vậy, là một giai đoạn độc lập nhưng giai đoạn sau phiên tòa lại không
phải là một giai đoạn chính của TTHS. TTHS Việt Nam chỉ bao gồm các giai
đoạn chính như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bởi lẽ, đây là
những hoạt động thể hiện rõ nét nhất bản chất của TTHS, nhiệm vụ, vai trò
của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng; tập trung đầy đủ và chủ yếu nhất các hoạt động TTHS - hoạt động đặc
trưng của TTHS.
Thứ tư, mục đích của hoạt động sau phiên tòa là nhằm mục đích tạo
bước đệm giữa các giai đoạn tố tụng khác, đảm bảo cho kết quả của các giai
đoạn tố tụng trước được công bằng, minh bạch, có căn cứ, đúng pháp luật,
đảm bảo quyền con người; để viê ̣c giải quyết vụán theo đúng trình tự , thời
gian do pháp luâ ̣t quy đi ̣nh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS.
1.3. Phân loại hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại các hoạt
15
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự khác nhau. Dựa theo nguyên tắc hai
cấp xét xử , hoạt động sau phiên tòa bao gồm : hoạt động sau phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụán hình sự v à hoạt động sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự. Dựa vào chủ thể tham gia, hoạt động sau phiên tòa gồm: hoạt động
của Tòa án, hoạt động của Viện kiểm sát, hoạt động của các chủ thể khác.
Dựa vào tính chất của hoa ̣t đô ̣ng , hoạt động sau phiên tòa xét xử các vụ án
hình sự bao gồm: các hoạt động tố tụng hình sự, các hoạt động hành chính tư
pháp và các hoạt động khác.
Luận văn có sự kết hợp của cả ba cách phân loại trên, trong đó, lấy
cách phân loại thứ nhất để thể hiện trong kết cấu.
1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình
sự
1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có vai trò rất quan
trọng trong tố tụng hình sự nói riêng và trong đời sống pháp luâ ̣t, đời sống xã
hô ̣i nói chung. Tuy nhiên, có thể điểm lại ở ba vai trò chính sau:
Thứ nhất, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự thực hiện nhiệm
vụ là cầu nối cho các hoạt động của các giai đoạn khác. Điển hình nhất là sự
nối tiếp cho giai đo ạn xét xử và giai đoạn thi hành án . Các hoạt động sau
phiên tòa không những là sự nối tiếp về mă ̣t thời gian (kết thúc phiên tòa –
các hoạt động sau phiên tòa – thi hành án ) mà còn là sự nối ti ếp về mặt nội
dung công viê ̣c. Trong một vài trường hợp, nếu không có hoa ̣t đô ̣ng sau phiên
tòa nào đó thì hoạt động thi hành án sẽ không thể diễn ra . Ví dụ, nếu có hoa ̣t
đô ̣ng bắt ta ̣m giam bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án củ a Hội đồng xét xử trong
giai đoa ̣n xét xử thì các hoa ̣t động trong giai đoa ̣n thi hành án đối với bi ̣cáo
sẽ diễn ra suôn sẻ , tránh được những trường hợp phải tạm đình chỉ do bị cáo
trốn. Hay nếu không có hoa ̣t đô ̣ng chuyển hồ sơ kháng cáo cho Tòa án cấp
16
phúc thẩm đúng thời hạn thì tất yếu hoạt động xét xử phúc thẩm sẽ bị ảnh
hưởng rất lớn.
Bên ca ̣nh đó , hoạt động sau phiên tòa còn là cầu nối cho các giai đoạn
khác như giai đoạn phúc th ẩm, giám đốc thẩm , tái thẩm. Sự xuất hiê ̣n của
hoạt động kháng cáo của bị cáo , kháng nghị của Viện kiểm sát sẽ làm tiền đề
cho một loa ̣t các hoa ̣t động tố tụng ở giai đoa ̣n phúc thẩm , giám đốc thẩm, tái
thẩm như: tiếp nhâ ̣n hồ sơ , phân công thẩm phán , xét xử phúc thẩm , xét lại
bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v..
Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phần cho vụ
án được giải quyết hoàn thiê ̣n đúng trình t ự, thủ tục, thời gian. Nếu như các
giai đoa ̣n tố tụng trước đó đã được thực hiê ̣n đúng trình tự thủ tục , nhưng đến
sau khi phiên tòa kết thúc , các hoạt động sau phiên tòa không được thực hiện
một cách đầy đủ thì vụán vẫn chưa được c oi là đã được giải quyết triê ̣t để .
Đối với các hoạt động sau phiên tòa mà Bộ luật TTHS có quy định , nếu các
hoạt động này không được thực hiện theo đúng trình tự , thủ tục thì vẫn có thể
bị coi là vi phạm tố tụng , mă ̣c dù không bi ̣kháng cáo , kháng nghị nhưng vẫn
có thể bị khiếu nại, tố cáo. Và quay trở lại, chính việc khiếu nại, tố cáo này sẽ
khiến cho vụán bi ̣dây dưa , kéo dài, gây mất niềm tin của nhân dân , xã hội
vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, thực hiê ̣n đúng và đầy đủ các hoa ̣t
đô ̣ng sau phiên tòa sẽ giúp vụán được hoàn thiê ̣n hơn , hoàn thiện cả về mặt
thủ tục và về mặt thời gian.
Thứ ba, hoạt động sau phiên tòa góp phần tăng cường pháp chế, đảm
bảo quyền con người. Một trong những hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa được biết đến
là hoạt động kháng cáo , kháng nghị phúc thẩm và hoạt động phát hiện ra các
vi pha ̣m pháp luâ ̣t đ ể kháng nghị hoặc đề nghi ̣cơ quan có th ẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là những hoa ̣t động biểu hiê ̣n rõ ràng nhất
cho công cuộc phát hiê ̣n những khiếm khuyết , thâ ̣m chí là những vi pha ̣m
17
pháp luật, từ đó có thể khắc phục được các vi ph ạm đó, góp phần tăng cường
pháp chế. Ngoài ra, việc thực hiê ̣n đúng các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành
về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự cũng là thể hiê ̣n sự tôn trọng
pháp luật, đề cao tính tối cao của pháp luật , gìn giữ pháp chế trong xã hội .
Đảm bảo mọi chủ thể liên quan đến vụán đều tuân theo pháp luâ ̣t khi thực
hiê ̣n quyền và nghĩa vụcủa mình sau phiên tòa cũng chính là cơ chế để bảo vê ̣
quyền con người. Bởi lẽ quyền của chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể
khác. Các chủ thể khi tham gia hoạt động sau phiên tòa phải tôn trọng và tạo
điều kiê ̣n cho các chủ thể còn la ̣i thực hiê ̣n quyền của mình . Quyền được
kháng cáo là một ví dụ . Nếu bi ̣c áo thấy bản án còn có vi phạm hoặc chưa
tương xứ ng với hành vi của mình thì bi ̣cáo có quyền kháng cáo trong thời
hạn luật định để tìm lại sự công bằng . Trên thực tế , rất nhiều vụán được đưa
ra xét xử nhiều lần , ở nhiều cấp khác nhau , và quyết định cuối cùng lại khác
với quyết đi ̣nh ban đầu . Như vâ ̣y, phải chăng là công lý đã được tìm thấy ,
quyền con người của bi ̣cáo đã được bảo vê ̣. Ngoài ra các hoạt động khác như
hoạt động được nhâ ̣n bản án, các quyết định tố tụng , hoạt động bắt tạm giam
đúng pháp luâ ̣t của Tòa án đối với bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án , quyền thực
hiê ̣n viê ̣c khiếu na ̣i , tố cáo trong tố tụng hình sự, v.v.. đều mang trong mình
các nội dung về việc đảm bảo quyền con người và thể hiê ̣n tính dân chủ trong
Tố tụng hình sự của Nhà nước ta.
1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Về mặt lý luận, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phầ n
thực hiê ̣n đúng đắn các quy đi ̣nh của BLTTHS. Bên ca ̣nh đó, đa phần các hoa ̣t
đô ̣ng sau phiên tòa được quy đi ̣nh trong các văn bản nghiê ̣p vụnội bộ , vì vậy
tiến hành các hoa ̣t động sau phiên tòa sẽ giúp hoàn thiê ̣n , thực hiê ̣n triê ̣t để
được các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa đã được quy đi ̣nh trong Luâ ̣t, từ đó, các quy
18
đi ̣nh nghiê ̣p vụtiến bộdần dẫn có thể được pháp điển hóa thành các quy đi ̣nh
của pháp luật TTHS.
Về mặt pháp lý, thứ nhất, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự
góp phần làm cho hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử của người, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng đư ợc thực hiê ̣n đúng pháp luâ ̣t, kịp thời phát
hiê ̣n và khắc phục các vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong các quyết đi ̣nh, hành vi tố tụng
đó. Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là bước đệm , tạo
điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các hoa ̣t đô ̣ng ở các giai đoa ̣n tố tụng tiếp theo.
Về mặt xã hội, hoạt đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vụán hình sự góp phần
bảo vệ lợi ích của Nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan , tổ
chứ c, cá nhân, phát huy quyền tự do , dân chủ của các chủ thể này . Không có
các hoạt động sau phi ên tòa thì quyền và lợi ích của các chủ thể nêu trên
chưa được thực hiê ̣n triê ̣t để . Trong quá trình tố tụng , đa phần các chủ thể
đều phải thực hiện các nghĩa vụ nhiều hơn là được hưởng quyền : cung cấp
thông tin , khai báo , giao nộp tài liê ̣u , bị tạm giam , v.v.. Chỉ đến khi sau
phiên tòa, các quyền của các chủ thể mới được thể hiện nhiều hơn như : tìm
lại sự công bằng cho người bị hại , người có quyền lợi bi ̣xâm pha ̣m thì được
bồi thường, ngay cả bi ̣cáo cũng có các quyền như : được giao nhâ ̣n bản án ,
được gă ̣p người thân thích trước khi chấp hành hình pha ̣t ,v.v.. Tất cả những
hoạt động này đồng thời cũng thể hiện ý nghĩa , chủ trương nhân đạo xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta .
1.5. Tổng quan pháp luâ ̣t Tố tụng hình sự về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên
tòa xét xử vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2003
Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một bộ phận không thể
tách rời của tố tụng hình sự, cho dù chúng có được quy đi ̣nh mô ̣t cách chính
thứ c trong các văn bản pháp luâ ̣t hay không . Về mă ̣t pháp luâ ̣t , từ năm 1945
đến nay, cùng với sự thay đổi của các thời kỳ lịch sử , các quy định về các
19
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự đã và đang có sự phát triển rõ
rê ̣t, từ chỗ chưa được ghi nhâ ̣n trong các văn bản pháp lý đến chỗ được ghi
nhâ ̣n một cách khái quát, rồi quy đi ̣nh ngày càng chi tiết và tiến bộhơn.
Trước Cách mạng tháng Tám hệ thống pháp luật TTHS đã có những quy
đi ̣nh về chế độxét xử , số lượng, nhiê ̣m vụcủa các thẩm phán , lục sự, thư ký,
tần suất tổ chứ c một phiên tòa, v.v… [8]. Tuy nhiên, tại các văn bản này, những
hoạt động sau phiên tòa la ̣i chưa được đề câ ̣p , quy đi ̣nh một cách chính thứ c .
Mặc dù vậy, các hoạt động này vẫn diễn ra như một phần không thể tách rời
sau khi kết thúc một vụ án hình sự, tất nhiên là những hoạt động này được thực
hiê ̣n một các tùy nghi, theo kinh nghiê ̣m, tiền lê ̣của chính các cơ quan đó.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi , miền Bắc tiến hành xây
dựng các thể chế xã hội chủ nghĩa , trong đó pháp luâ ̣t tố tụng hình sự dần
được chú ý. Đỉnh cao của thời kỳ này là viê ̣c Quốc hô ̣i quyết đi ̣nh Tòa án
nhân dân tối cao và hê ̣thống các Tòa án đi ̣a phương, Viê ̣n công tố trung ương
cùng hệ thống Viện công tố các cấp vào năm 1958. Để rồi trên cơ sở Hiến
pháp 1959, Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1960 được ban hành . Ở Miền Nam, sau ngày giải
phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban
hành Sắc lệnh số 01 ngày 15/3/1976 về tổ chứ c Tòa án nhân dân và Viện
kiểm sát nhân dân các cấp. Tại các văn bản này , ít nhiều đã có quy định gián
tiếp về các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa . Ví dụ, theo Điều 9 và Điều 10 Luâ ̣t tổ
chứ c Tòa án nhân dân 1960 thì các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình
sự bao gồm một số hoạt động như:
- Hoạt động chống án của đương sự: Sau phiên tòa, đương sự có quyền
chống bản án hoă ̣c quyết định của Toà án nhân dân xử sơ thẩm lên Toà án
nhân dân trên một cấp.
- Hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm sát.
20
- Hoạt động duyệt lại các bản án tử hình – được tiến hành bởi Hồi đồng
toàn thể thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao duyệt lại trước khi thi hành.
- Hoạt động phát hiện những sai lầm trong bản án , quyết đi ̣nh đã có
hiê ̣u lực pháp luâ ̣t để thực hiê ̣n viê ̣c xét xử la ̣i [26].
Hoă ̣c theo quy đi ̣nh ta ̣i các Điều 3, 11, 17 và 18 Luâ ̣t tổ chứ c Viê ̣n kiểm
sát nhân dân năm 1960 cho thấy có các hoa ̣t động sau phiên tòa bao gồm:
- Trách nhiệm tiếp nhận , giải quyết các việc khiếu nại và tố cáo của
nhân dân về việc vi phạm pháp luật và trả lời người khiếu nại hoặc tố cáo
của Viện KSND;
- Kháng nghị phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà
án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp;
- Báo cáo lên VKSND TC về các sai lầm trong bản án hoặc các quyết
đi ̣nh đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của Tòa án cấp mình hoă ̣c cấp dưới để Viện
kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị [27].
Như vâ ̣y, dù quy đi ̣nh một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng những nội
dung trên về hoa ̣t động sau phiên tòa cũng đã góp phần vào công cuộc bảo vệ
chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi
hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước
nhà được tiến hành thắng lợi.
Năm 1980, Quốc hội thông qua Hiến Pháp mới . Trên cơ sở đó , Luâ ̣t tổ
chứ c Tòa án nhân dân và Luâ ̣t t ổ chức VKSND năm 1981 thay thế các Luâ ̣t
này từ năm 1960. Các văn bản pháp luật mới đã có sự quy định chi tiết hơn ,
góp phần đáng kể vào việc khắc phục những thiếu sót , sai lầm trong viê ̣c giải
quyết vụán hình sự , tuy nhiên hầu hết các nội dung này vẫn được hiểu một
cách gián tiếp như những quy định trong các văn bản trước đây.
21
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân 1981 thì các hoạt động
sau phiên tòa xét xử vụán hình sự bao gồm:
- Hoạt động kháng cáo của bị cáo và đương sự khác , hoạt động kháng
nghị của Viện KSND đối với những bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân;
- Hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Hoạt động kiến nghị của Tòa án với các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp,
hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân khắc phục những thiếu sót trong công
tác quản lý đã là nguyên nhân hoặc điều kiện phát sinh tội phạm hoặc việc
làm vi phạm pháp luật;
- Hoạt động nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm
phòng ngừa và chống các tội phạm và các việc làm vi phạm pháp luật [28].
Quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t tổ chứ c Viện kiêm nhân dân1981 cho thấy có các hoa ̣t
đô ̣ng sau phiên tòa như hoạt động Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án
nhân dân cùng cấp và dưới một cấp và giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết
đi ̣nh đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới [29, Điều 13].
Năm 1988 đánh dấu mô ̣t bước ngoă ̣t trong pháp luâ ̣t Tố tụng hình sự
Viê ̣t Nam và cũng từ đây các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa được quy đi ̣nh một cách
cụ thể, chi tiết hơn. Xuất phát từ thực tế xã hội đang chuyển biến , xây dựng
nền kinh tế thi ̣trường , căn cứ vào thực tế các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t tố
tụng hình sự đơn hành chưa toàn diê ̣n, đầy đủ . Chính vì vậy, ngày 28/6/1988,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam đã thông qua Bộluâ ̣ t tố
tụng hình sự đầu tiên của nước ta - Bô ̣Luâ ̣t Tố tụng hình sự năm1988, sau đó
sử a đổi bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, sử a đổi lần thứ hai năm 1992, sử a
đổi lần thứ ba năm 2000. Trên tinh thần lấy dân làm gốc, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân , xử lý kiên quyết và triê ̣t để mo ̣i hành vi pha ̣m
22
tội, không ha ̣n chế quyền của bi ̣can , bị cáo và những người tham gia tố tụng ;
bảo đảm hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ p háp luật trước yêu
cầu đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m trong tình hình mới , các hoạt động sau
phiên tòa phần nào đã được quy đi ̣nh trong các điều luâ ̣t cụthể như:
Điều 174 đề cập tới hoạt động kiểm tra , xem biên bản phiên tò a: sau
khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với
thư ký phiên toà ký vào biên bản đó; bị cáo, người bào chữa, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên
quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên
bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản
phiên toà và ký xác nhận [30].
Điều 199 đề cập tới hoạt động yêu cầu yêu cầu sửa chữa những khuyết
điểm trong công tác quản lý [30].
Điều 203 đề cập tới hoạt động giao bản án:
Chậm nhất là mười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải
giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào
chữa, gửi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông
báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi
bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo
theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162 Bộ luật này
thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ
sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc
cuối cùng của bị cáo. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc
đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản
án hoặc bản sao bản án [30].
Điều 207, 208 đề cập tới hoạt động, thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
23
1- Người kháng cáo phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm
hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm
giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện
quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã
xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Toà án phải lập biên bản về việc
kháng cáo đó.
2- Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản, có nói rõ lý do.
Kháng nghị được gửi đến Toà án đã xử sơ thẩm [30, Điều 207].
Tuy nhiên, dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội , Bô ̣luâ ̣t TTHS
1988 không còn phù hợp nữa, Bô ̣luâ ̣t TTHS 2003 ra đời nhằm nâng cao chất
lượng hoa ̣t động của các cơ quan tư pháp, đáp ứ ng yêu cầu của cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm trong tình hình mới ; nêu cao hơn nữa trách nhiê ̣m của
Cơ quan nhà nước đối với công dân , đảm bảo quyền tự do , dân chủ của công
dân đã được hiến pháp và pháp luâ ̣t quy đi ̣nh ; đề cao nhiệm vụ và xác định
chứ c năng, nhiê ̣m vụcủa các cơ quan và người tiến hành tố tụng , xác định rõ
hơn quyền và nghĩa vụcủa những người tham gia tố tụng ; các quy định về
trình tự, thủ tục tố tụng được sử a đổi rõ ràng , cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi
hơn, tạo điều kiện cho những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện
đầy đủ quyền và trách nhiê ̣m của mình [52].
24
Chƣơng 2
HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO QUY ĐỊNH CỦ A BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003
2.1. Hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu thấy có đầy đủ các điều kiện thì
Tòa án cấp sơ thẩm ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thực tiễn cho
thấy sau khi khai mạc phiên tòa thì không phải trong mọi trường hợp Hội
đồng xét xử sơ thẩm đều ra Bản án mà tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ ban
hành các quyết định tương ứng. Sau mỗi quyết định tương ứng đó là các hoạt
động cần thiết phải tiến hành.
2.1.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra
Bản án
Bản án hình sự sơ thẩm là kết quả xét xử của quá trình truy cứu TNHS
người pha ̣m tội do Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên ta ̣i phiên tòa sơ thẩm ,
mà trong đó quyết đi ̣nh về viê ̣c người bi ̣đưa ra xét xử có bi ̣coi là có tội hay
không có tội, cũng như về việc có áp dụng hay không áp dụng hình phạt , biê ̣n
pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với người đó theo quy định của pháp luật
hình sự và pháp luâ ̣t TTHS.
Trong thực tế, Tòa án sơ thẩm có thể tuyên 4 dạng bản án sau:
- Bản án tuyên vô tội , theo đó , người bi ̣xét xử ta ̣i phiên tòa không bi ̣
Tòa án tuyên coi là có tội nên không phải chịu TNHS.
- Bản án tuyên hành vi của người pha ̣m tội có đầy đủ các yếu tố cấu
thành tội phạm, nhưng có căn cứ để miễn TNHS cho người pha ̣m tô ̣i theo các
quy định của pháp luật hình sự.
- Bản án kết tội tuyên người bi ̣kết án là có tô ̣i, nhưng nhâ ̣n thấy có căn
cứ để miễn hình phạt cho họ và có thể kèm theo việc áp dụng biện pháp tư
pháp nhất định theo các quy định của pháp luật hình sự.
25
- Bản án kết tội tuyên người bị kết án là có tội và phải chịu hình phạt ,
đồng thời còn có thể kèm theo viê ̣c áp dụng biê ̣n pháp tư pháp nhất đi ̣nh theo
các quy định của pháp luật hình sự.
2.1.1.1. Hoạt động của Tòa án
Sau khi kết thúc một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án mà
cụ thể là các thư ký và thẩm phán phải thực hiện nhiều thao tác nghiệp vụ để
vụ án được hoàn tất . Có thể nói , trong tất cả các chủ thể , Tòa án là chủ thể
thực hiện nhiều hoạt động sau phiên tòa nhất và hầu hết các hoạt động này
đều là các hoạt động mang tính chất quan trọng, bắt buộc phải thực hiện.
Hoạt động của Tòa án cấp sơ thẩm
Đầu tiên và cũng là phổ biến nhất, hoạt động phát hành bản án , cấp
trích lục, bản sao bản án.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm , Thư ký Tòa án cần kiểm tra biên
bản phiên tòa , ký và sửa đổi bổ sung biên bản phiên tòa . Thư ký vào sổ kết
quả, lấy số, đánh máy bản án, quyết đi ̣nh tố tụng chỉnh theo mẫu ban hành khi
Thẩm phán yêu cầu , soát xét và trình thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa ký theo
mẫu bản án hình sự sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-
HĐTP, Tiếp theo, Tòa án sẽ tiến hành việc giao , gử i hoă ̣c niêm yết bản án .
Hoạt động này được quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 229 BLTTHS 2003.
Theo đó, những đối tượng mà Tòa án bắt buộc phải giao bản án là: người đã
tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp,
người bào chữa, người bị xử vắng mặt, cơ quan công an cùng cấp. Những đối
tượng mà Tòa án không bắt buộc phải giao bản án là: người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tòa án có thể “cấp” bản sao bản án khi
những chủ thể này có yêu cầu, hoặc không “cấp” bản sao bản án mà chỉ cung
cấp cho họ trích lục bản án. Ngoài việc phải giao bản án, Tòa án còn phải thực
26
hiện việc niêm yết bản án trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo.
Việc niêm yết này được thực hiện tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn
nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo, được lập thành biên bản và
lưu vào hồ sơ vụ án.
Cùng với đó , khi kết thúc một vụ án , Thư ký Tòa án soa ̣n thảo Thông
báo kết quả xét xử trình Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa ký rồi gửi đến
chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú
hoặc làm việc.
Ngoài hoạt động giao bản án, Tòa án còn thực hiện một số các thao tác
nghiệp vụ khác như:
Hoạt động sắp xếp lại hồ sơ vụ án, đánh số thứ tự tiếp theo và lập bản kê
tài liệu hồ sơ. Nếu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì chuyển hồ sơ vụ
án lên cho Tòa án cấp phúc thẩm; nếu hồ sơ vụ án không có kháng cáo, kháng
nghị hoặc kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì chuyển cho bộ phận
lưu trữ. Đối với hồ sơ vụ án hình sự có bị cáo bị xử phạt tử hình thì dù không
có kháng cáo, kháng nghị thì sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ
vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Ban Thư
ký TAND tối cao) và bản án phải được gửi ngay lên Viện VKSND tối cao.
Hoạt động ban hành ki ến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong
công tác quản lý để gửi riêng cho các cơ quan, tổ chức hữu quan . Đây là
những kiến nghi ̣chưa đề câ ̣p trong b ản án, quyết định tố tụng mà cần phải
ban hành riêng [32, Điều 225].
Hoạt động tiến hành các thủ tục để tr ả tự do cho bị cáo quy đi ̣nh ta ̣i
Điều 227 BLTHS hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án quy định tại Điều
228 BLTTHS. Sau khi kết thúc phiên tòa, trong trường hợp phải trả tự do cho
bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên Tòa , thư ký sẽ soạn thảo Quyết định
trả tự do cho bị cáo theo mẫu 5d ban hành kèm Nghi ̣quyết 04/2004/NQ-
HĐTP trình thẩm phán – chủ tọa phiên tòa ký . Đối với trường hợp bắt tạm
27
giam bi ̣cáo ngay sau khi tuyên án, thư ký sẽ soa ̣n Quyết đi ̣nh bắt và ta ̣m giam
theo mẫu 1đ (nếu bi ̣cáo không bi ̣ta ̣m giam ) ban hành kèm Nghi ̣quyết
04/2004/NQ-HĐTP trình thẩm phán – chủ tọa phiên tòa ký . Cũng giống như
các quyết định tạm đình chỉ , đình chỉ vụán , BLTTHS hiê ̣n hành chưa q uy
đi ̣nh thời ha ̣n , chủ thể được nhận các quyết định tố tụng này . Vì vậy, cũng
như đã phân tích ở trên , căn cứ vào thời ha ̣n được kháng nghi ̣phúc thẩm các
quyết đi ̣nh tố tụng của VKS thì những Quyết đi ̣nh này phải được g ửi cho
VKS trong vòng 7 ngày, kể từ ngày Tòa án ban hành Quyết đi ̣nh này.
Hoạt động tiếp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị và thông báo bằng văn
bản về việc kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp và những
người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng
cáo, kháng nghị [32, Điều 236]. Thủ tục cụ thể của hoạt động này như sau :
đối với những đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣nhâ ̣n trực tếp , Thư ký
Tòa án sẽ vào sổ nhận đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣ . Nếu người
kháng cáo trình bày trực tiếp về việc kháng cáo thì tiến hành lập biên bản về
viê ̣c kháng cáo theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 95 BLTTHS và theo mẫu 01a ban hành
kèm Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm
2003. Nếu đơn kháng cáo được gử i qua Bưu điê ̣n thì thư ký ghi vào sổ nhâ ̣n
đơn ngày công văn đến , lưu kèm đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣ là
phong bì có đóng dấu của bưu điê ̣n nơi gử i để xác đi ̣nh ngày kháng cáo ,
kháng nghị. Trong trường hợp đơn kháng cáo gử i qua Ban giám thi ̣Tra ̣i ta ̣m
giam hoă ̣c nhà ta ̣m giữ thì Tòa án phải yêu cầu ban giám thi ̣tra ̣i ta ̣m gi am
hoă ̣c nhà ta ̣m giữ xác nhâ ̣n ngày nhâ ̣n đơn và thụlý đơn như trường hợp gử i
qua bưu điê ̣n [32, Điều 324].
Hoạt động kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo , kháng nghị. Theo yêu
cầu của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, Thư ký kiểm tra kháng cáo, kháng
nghị xem có hợp lê ̣không theo cách thứ c sau:
28
Nếu chủ thể, nội dung và thời hạn kháng cáo , kháng nghị đúng v ới
những quy định pháp luật TTHS thì căn cứ vào Điều 236 BLTTHS, Thư ký
giúp Thẩm phán soạn thảo thông báo kháng cáo, kháng nghị gửi cho Viện kiểm
sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng theo mẫu số 01đ ban hành kèm
theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP. Cùng với đó, Tòa án cấp sơ thẩm phải
gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời
hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị [32, Điều 327].
Hoạt động tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cá o và giải quyết khiếu nại, tố cá o.
Đây là công viê ̣c được thực hiê ̣n xuyên suốt quá trình giải quyết vụán. Với Tòa
án, thời điểm này bắt đầu từ khi Tòa án thụlý hồ sơ truy tố từ Viê ̣n kiểm sát
cùng cấp chuyển sang. Trên thực tế, các đơn khiếu nại, tố cáo thường được gử i
trước khi phiên tòa diễn ra vì người gử i hi vo ̣ng những đơn thư đó sẽ đe m la ̣i
hiê ̣u quả tích cực đối với viê ̣c giải quyết vụán . Tuy nhiên, viê ̣c gử i đơn khiếu
nại, tố cáo vẫn có thể diễn ra sau phiên tòa xét xử vụán hình sự, những đơn này
thể hiê ̣n nội dung kháng cáo – lúc này hoạt động của Tòa án là hướng dẫn người
viết đơn viết la ̣i thành đơn kháng cáo và thực hiê ̣n các thao tác nghiê ̣p vụtiếp
nhâ ̣n đơn, thông báo kháng cáo như đã đề câ ̣p ở trên. Đối với những đơn không
mang tính chất kháng cáo mà đơn thuần chỉ là khiếu na ̣i, tố cáo các quyết đi ̣nh tố
tụng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, Tòa án cần thực hiện việc phân
loại đơn và chuyển đơn đến Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu nội dung
khiếu na ̣i, tố cáo không liên quan đến quyết đi ̣nh tố tụng, hành vi tố tụng của đơn
vị mình. Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vi ̣thì cần vào sổ thụlý
và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Đối với việc giải quyết khiếu nại, Bô ̣luâ ̣t TTHS hiê ̣n hành chỉ quy đi ̣nh
thẩm quyền, thời ha ̣n giải quyết khiếu na ̣i trước khi mở phiên tòa . Sau phiên
tòa, những đơn khiếu na ̣i về nô ̣i dung bản án , quyết đi ̣nh tố tụng sẽ được
hướng dẫn đ ể người nộp đơn viết lại thành kháng cáo (nếu ho ̣là những chủ
29
thể được quyền kháng cáo ). Song, những đơn khiếu na ̣i về hành vi tố tụng ,
quyết đi ̣nh khác của Thẩm phán ta ̣i phiên tòa như : khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh
hoãn phiên tòa, khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh trả hồ sơ điều tra bổ sung thì sẽ được
giải quyết như thế nào, BLTTHS không quy đi ̣nh rõ. Trên thực tế, đối với các
khiếu na ̣i này vẫn được áp dụng Điều 331 BLTTHS để giải quyết như sau:
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Phó
Chánh án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án giải quyết
trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu
không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền
khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải
xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải
quyết cuối cùng.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án
trước khi mở phiên tòa do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án
cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32].
Đối với việc giải quyết tố cáo, quy đi ̣nh dường như có sự cụ thể hơn tại
Điều 337 về Thẩm quyền và thời ha ̣n giải quyết tố cáo . Cụ thể , về thẩm
quyền, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu
cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Toà án thì Toà án cấp trên
trực tiếp có trách nhiệm giải quyết . Về thời ha ̣n , thời hạn giải quyết tố cáo
không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời
hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày [32].
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì tố cáo này
30
được coi như là tin báo , tố giác tội pha ̣m . Vì thế những tố cáo này sẽ được
giải quyết theo Điều 103 Bộluâ ̣t TTHS. Tuy nhiên ta ̣i Điều 103, các quy định
này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm tiếp nhận tin báo , tố giác của Viê ̣n kiểm
sát và Cơ quan điều tra. Vâ ̣y trong trường hợp này, Tòa án là đơn vị tiếp nhâ ̣n,
vâ ̣y sẽ cần thực hiê ̣n thao tác chuyển đơn tố cáo này tới Viê ̣n kiểm sát hoă ̣c
Cơ quan điều tra; nếu đã thực hiê ̣n viê ̣c xác minh đơn tố cáo và thực sự có vi
phạm pháp luật trong đó thì viết kiến nghị khởi tố tớ i Viê ̣n kiểm sát và Cơ
quan điều tra . Cần chú ý , vấn đề này không được quy đi ̣nh trong BLTTHS
2003, vì vậy, hoạt động trên không mang tính bắt buộc và được thực hiện tùy
vào quy chế nghiệp vụ của từng Tòa án.
Từ sự phân tích ở trên có thể thấy công tác giải quyết khiếu na ̣i , tố cáo
là một hoạt động sau phiên tòa vô cùng quan trọng , góp phần lớn trong việc
giải quyết dứt điểm vụ án , đồng thời thông qua những đơn thư đó , Tòa án có
thể phát hiê ̣n được những vi pha ̣m pháp luâ ̣t nói chung , vi pha ̣m pháp luâ ̣t
trong hoa ̣t động tư pháp nói riêng , từ đó ki ̣p thời có biê ̣n pháp chấn chỉnh ,
phòng ngừa.
Hoạt động của Tòa án cấp trên
Mă ̣c dù không trực tiếp giải quyết mô ̣t vụ án hình sự nhưng Tòa án cấp
trên của Tòa án đã xét xử sơ thẩm cũng được quyền tiến hành một số hoa ̣t
đô ̣ng sau phiên tòa như sau:
Hoạt động nghiên cứu bản ánvà đề nghị của Các cơ quan khác để quyết
đi ̣nh kháng nghi ̣bản án đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc đề nghị VKS có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (trong
trường hợp Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm).
Viê ̣c kháng nghi ̣giám đốc thẩm được thực hiện theo Điều275 BLTTHS,
kháng nghị tái thẩm được thực hiện theo Điều 293 BLTTHS. Theo đó ,
những chủ thể được quyền kháng nghi ̣giám đốc thẩm sau khi Tòa án cấp sơ
31
thẩm xét xử một vụán hình sự là : Chánh án Tòa án hoă ̣c Viê ̣n trưởng Viện
kiểm sát cấp trên của cấp đã xét xử sơ thẩm (không nhất thiết phải là cấp
trên trực tiếp ); thẩm quyền kháng nghi ̣giám đốc thẩm là Viê ̣n trưởng Viện
kiểm sát cấp trên của cấp đã xét xử sơ thẩm (không nhất thiết phải là VKS
cấp trên trực tiếp) [32].
Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cá o.
Đối với khiếu nại. Điều 331 Bô ̣luâ ̣t TTHS quy đi ̣nh 2 trường hợp Tòa
án cấp trên trực tiếp của cấp đã xét xử phải giải quyết khiếu nại là:
Thứ nhất, khi không đồng ý với kết quả giải quyết của Tòa án cấp sơ
thẩm thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp
trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm
quyền giải quyết cuối cùng.
Thứ hai, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án
trước khi mở phiên tòa do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án cấp trên trực tiếp có
thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32].
Đối với tố cáo , Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết tố
cáo khi người bị tố cáo là Chánh án Toà án thì Toà án cấp trên trực tiếp có
trách nhiệm giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày,
kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có
thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày.Tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 103 của
BL TTHS [32, Điều 337].
2.1.1.2. Hoạt động của Viện kiểm sát
Các hoạt động sau phiên tòa của Viê ̣n kiểm sát được quy định rất rõ
ràng trong BLTTHS 2003 và trong Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm
32
sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm quyết định 960/QĐ-VKSTC ngày
17/9/2007). Theo đó, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Viê ̣n kiểm sát cấp sơ
thẩm cần thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng nghiê ̣p vụsau:
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc , Kiểm sát viên phả i kiểm tra biên bản
phiên tòa.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 200 BLTTHS thì Kiểm sát viên được
xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào
biên bản phiên toà và ký xác nhận. Để kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát
viên đối chiếu bút ký của mình tại phiên tòa với biên bản phiên toà xem biên
bản phiên tòa có ghi đầy đủ hay mâu thuẫn không. Nếu phát hiện sai sót thì
yêu cầu Hội đồ ng xét xử sửa chữa , bổ sung để Kiểm sát viên và Thư ký Tòa
án cùng ký vào phần bổ sung [32].
Hoạt động báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
(theo mẫu của VKSND tối cao.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm , Kiểm sát viên phải báo cáo
với lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kết quả
phiên toà sơ thẩm; đề xuất những vấn đề cần kháng nghị, kiến nghị, hướng
giải quyết những vấn đề đó, nếu thấy cần thiết. Các báo cáo này được gửi đến
Bộ phận kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử Phúc thẩm của VKSND cấp trên
trực tiếp. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
thì Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm làm báo cáo kèm theo các văn
bản, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát sẽ xét xử
phúc thẩm để giải quyết theo thẩm quyền [47].
Hoạt động kiểm sát việc giao bản án.
Sau khi xét xử sơ thẩm xong , Kiểm sát viên kiểm sát việc giao bản án
của Hội đồng xét xử bảo đảm việc giao bản án thực hiện theo quy định tại
Điều 229 BLTTHS. Quy chế cũng quy đi ̣nh việc giao bản án ở đây phải được
thể hiện bằng biên bản giao - nhận, có chữ ký của người nhận.
33
Hoạt động kiểm sát bản án của Tòa án.
Sau khi Tòa án chuyển bản án cho Viê ̣n kiểm sát – trong vòng 10 ngày
kể từ ngày tuyên án , Kiểm sát viên phải kiểm tra bản án của Toà án nhằm
phát hiện những sai sót và vi phạm của Toà án trong việc ra bản án. Khi kiểm
tra bản án hoặc quyết định của Toà án Kiểm sát viên căn cứ Điều 224
BLTTHS để tiến hành kiểm sát bản án. Nếu phát hiện những vi phạm, thiếu
sót của bản án thì phải có hướng xử lý tuỳ theo mức độ. Những sai sót nhỏ
không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án thì kiến nghị Thẩm phán Chủ toạ
phiên toà khắc phục, sửa chữa kịp thời. Những thiếu sót, vi phạm nghiêm
trọng ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, không đúng với thực tế khách quan
thì phải xem xét thận trọng, kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Viện xem xét quyết
định kháng nghị. Ngoài việc kiểm sát về nội dung , Kiểm sát viên cũng kiểm
sát cả về hình thức cũng như thời hạn gửi bản án của Tòa án sang cho Viện
kiểm sát. Cần chú ý viê ̣c kiểm sát bản án , quyết đi ̣nh tố tụng phải được lâ ̣p
dưới da ̣ng văn bản “Phiếu kiểm sát bản, quyết đi ̣nh tố tụng” và bản chính phải
được lưu vào hồ sơ kiểm sát.
Sau đó, phiếu kiểm sát Bản án và Bản án phải được Kiểm sát viên gửi
tới đơn vị kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa ra Bản án [48].
Hoạt động kháng nghị phúc thẩm bản án của tòa án chưa có hiệu lực
pháp luật.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ bản án, quyết định sơ
thẩm, Kiểm sát viên báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện, nêu rõ quan điểm có
kháng nghị phúc thẩm hay không, lý do kháng nghị.
Sau khi đã quyết đi ̣nh kháng nghi ̣phúc thẩm, viê ̣c kháng nghi ̣bản án của
Tòa án cấp sơ thẩm thuộc thẩm quyền của cả Viê ̣n kiểm sát cùng cấp và Viê ̣n
kiểm sát cấp trên trực tiếp . Lúc này, Kiểm sát viên sẽ soa ̣n thảo Kháng nghi ̣
34
theo mẫu số 138 ban hành kèm theo Quyết định số960/2007/QĐ-VKSTC ngày
17/9/2007, trình Viện trưởng hoă ̣c Phó Viê ̣n trưởng phụtrách ký. Sau đó, quyết
định kháng nghị phải được gử i tới Tòa án cấp sơ thẩm . Thời ha ̣n kháng nghi ̣
đối với bản án là15 ngày ở Viện kiểm sát cùng cấp [32, Điều 234].
Hoạt động kiểm sát việc kháng cáo, kháng nghị.
Sau phiên toà sơ thẩm , Kiểm sát viên còn phải chú ý kiểm sát việc
kháng cáo, kháng nghị. Viê ̣c bản án bi ̣kháng cáo , kháng nghị, Tòa án cấp sơ
thẩm phải thông báo cho Viê ̣n kiểm sát cùng cấp trong thời ha ̣n 7 ngày kể từ
ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị [32, Điều 236]. Khi tiến hành kiểm sát
việc kháng cáo, kháng nghị cần chú ý các quy định tại các điều luật của
BLTTHS về những người có quyền kháng cáo; thủ tục kháng cáo và kháng
nghị; thời hạn kháng cáo, kháng nghị; kháng cáo quá hạn; thông báo về việc
kháng cáo, kháng nghị; hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị; bổ sung,
thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị.
Hoạt động kiến nghị khắc phục vi phạm.
Kiến nghi ̣đối vớ i Tòa á n: khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử hình sự, nếu phát hiện Toà án có vi phạm pháp luật trong việc xét xử vụ án
thì tuỳ từng trường hợp, Kiểm sát viên tự mình hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện
kiến nghị với Toà án khắc phục vi phạm. Kiến nghị có thể ban hành ngay sau
phiên toà, nhưng thường là tổng hợp lại thành một dạng để kiến nghị chung
theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
Kiến nghi ̣vớ i cơ quan , tổ chứ c và đơn vi ̣hữu quan : khi thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện nguyên nhân, điều
kiện phát sinh tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện để xem xét
kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khắc phục, áp dụng biện
pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Hoạt động theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
35
Nếu bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét
xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để báo cáo Lãnh đạo Viện và Thủ trưởng đơn
vị. Kiểm sát viên cần trực tiếp dự phiên toà phúc thẩm (nhất là đối với các vụ
án có kháng nghị của Viện kiểm sát). Nếu thấy không nhất trí với kết quả xét
xử phúc thẩm, thì Kiểm sát viên nêu rõ lý do, có văn bản báo cáo với Lãnh
đạo Viện cấp mình, để Lãnh đạo Viện báo cáo với VKSND tối cao xem xét,
kháng nghị giám đốc thẩm.
Hoạt động lập, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự.
Sau khi kết thúc phiên toà, Kiểm sát viên làm sắp xếp lại hồ sơ kiểm
sát, đánh số bút lục, làm danh mục bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ kiểm
sát… Những tài liệu bổ sung sau này cũng phải được đưa đầy đủ vào hồ sơ
kiểm sát. Sau đó, Kiểm sát viên chuyển hồ sơ cho bộ phận Văn phòng để
lưu trữ. Tùy từng đơn vị mà việc lưu trữ có thể triển khai sáu tháng hoặc
một năm một lần.
Hoạt động giải quyết khiếu nại , tố cá o thuộc t rách nhiệm của V KS
trong TTHS. Hoạt động này được thực hiện theo quy định của BLTTS và Quy
chế 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về viê ̣c ban hành quy chế về công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại , tố cáo và kiểm sát viê ̣c giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo
thuô ̣c thẩm quyền của viê ̣n kiểm sát.
Hoạt động giải quyết khiếu nại
Các đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát là : khiếu nại
trong quản lý hành chính và khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Đối với những
đơn này, bộphâ ̣n giải quyết khiếu tố cần gử i đơn ngay tới lãnh đạo Viện phụ
trách khối, các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, để có biện pháp giải
quyết, đồng thời báo tin cho người có đơn biết. Thẩm quyền, thời hạn và thủ
tục giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi hành chính, giải quyết khiếu nại
36
quyết định kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và
Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính phủ [46, Điều 14].
Đối với những đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp, viê ̣c giải quyết khiếu na ̣i
được tiến hành theo các thủ tục sau : khiếu nại liên quan đến phạm vi trách
nhiệm của đơn vị nào thì đơn vị đó phải thụ lý và nghiên cứu, đề xuất hướng
giải quyết. Thủ trưởng các đơn vị, bộ phận trong Viện kiểm sát phải phân công
cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên xác minh làm rõ nội dung khiếu nại.
Thời ha ̣n giải quyết khiếu na ̣i : đối với bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Toà án được thực hiện theo quy định tại các Điều 275, 293 Bộ
luật Tố tụng hình sự. Đối với khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện
theo quy định tại Điều 329, 330, 332 và 333 Bộ luật Tố tụng hình sự và
Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày
10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về
khiếu nại, tố cáo.
Hoạt động giải quyết tố cáo:
Nhìn chung, hoạt động giải quyết tố cáo của VKS có thủ tục và thời
gian giải quyết giống với Tòa án . Đối với những tố cáo trong hoạt động quản
lý hành chính, căn cứ khoản 1 Điều 19, 20 Quy chế 59 thì quyền, thời ha ̣n giải
quyết tố cáo trong hoạt động hành chính của Viện kiểm sát được thực hiện
theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP
ngày 14/01/2006 của Chính phủ.
Ngoài ra, Bộluâ ̣t TTHS cũng quy đi ̣nh trường hợp đă ̣c biê ̣t sau: “Tố cáo
hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều
tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố xem xét, giải quyết” [32, Điều 337].
Về thời ha ̣n giải quyết, BLTTHS hiê ̣n hành quy đi ̣nh:
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ
ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo
37
có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày. Tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy
định tại Điều 103 của Bộ luật này. Tố cáo liên quan đến hành vi bắt,
tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét, giải quyết
ngay. Trong trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá
ba ngày [32, Điều 337].
Ngoài việc trực tiếp giải quyết khiếu nại , tố cáo, VKS còn có nhiệm vụ
kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
 Hoạt động sau phiên tòa của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
Tùy theo chức năng củ a từ ng Phòng , từ ng Vụnghiê ̣p vụmà các bộ
phâ ̣n sẽ quản lý , kiểm sát theo chiều dọc các hoa ̣t động tố tụng , hoạt động
nghiê ̣p vụcủa VKS cấp dưới. Cụ thể, VKS cấp trên trực tiếp có thể thực hiê ̣n
các hoạt động sau phiên tòa sau:
- Hoạt động kháng nghị phúc thẩm bản án chưa có hiệu lực pháp luật .
Thời ha ̣n kháng nghi ̣phúc thẩm Luâ ̣t đi ̣nh đối với Bản án là30 ngày, kể từ ngày
Tòa án ra bản án[32, Điều 234].
- Hoạt động kháng nghị giám đốc thẩ m, tái thẩm bán án đã có hiệu lực
pháp luật [32, Điều 275, 293].
- Hoạt động giải quyết khiếu nại đối với quyết định tố tụng , hành vi tố
tụng của VKS cấp sơ thẩm, bao gồm các trường hợp sau:
+ Khi người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại quyết
định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố
tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phê chu ẩn,
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32, Điều 329].
+ Khi người khiếu nại không đồng ý với viê ̣c giải quyết khiếu nại quyết
định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên cấp
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
 
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sựLuận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hình sự
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụngLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
 
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOTLuận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo Luật tố tụng
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sựLuận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAYLuận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, HAY
 

Similar to Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT

Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...Luận Văn 1800
 

Similar to Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT (20)

Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cản trở việc thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
 
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạtĐề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCMLuận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ s...
 
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đLuận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Luận văn: Quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docxHỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
Hỏi Cung Bị Can Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HAY.docx
 
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOTLuận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THANH DUNG MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ HO¹T §éNG SAU PHI£N TßA XÐT Xö Vô ¸N H×NH Sù THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ luật học này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét và cho phép tôi được bảo vệ Luận văn thạc sỹ luật học của mình theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Thanh Dung
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ ..................................... 10 1.1. Khái niệm hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự ............ 10 1.2. Đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự ............. 12 1.3. Phân loại hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.............. 14 1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.......................................................................................... 15 1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự................. 15 1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự................ 17 1.5. Tổng quan pháp luâ ̣t T ố tụng hình sự về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xƣ̉ vụán hình sƣ̣tƣ̀ năm 1945 đến năm 2003......... 18 Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦ A BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003.................................................................................. 24 2.1. Hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự................ 24 2.1.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra Bản án................................................................................................. 24 2.1.2. Hoạt động sau phiên tòa trong trư ờng hợp Hội đồng xét xử ra Quyết đi ̣nh ta ̣m đình chỉ hoă ̣c đình chỉ xét xử sơ th ẩm vụán hình sự................................................................................................ 45
  • 4. 2 2.1.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa .................................................................. 50 2.1.4. Hoạt động sau phiên tòa trong trư ờng hợp Hội đồng xét xử ra Quyết đi ̣nh trả hồ sơ để điều tra bổ sung ........................................... 54 2.2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự........... 58 2.2.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra Bản án........................................................................... 58 2.2.2. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm......................... 67 2.2.3. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xét xử ra Quyết định hoãn phiên tòa ............................................................. 71 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LẬT T Ố TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒ A X ÉT XƢ̉ VỤ Á N HÌNH SƢ̣...................................................................... 76 3.1. Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xƣ̉ vụán hình sƣ̣.............. 76 3.2. Nguyên nhân của các hạn chế trong việc áp dụng các quy định của BLTTHS về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. .............................................................................................. 81 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự......................................................................... 83 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật........................................................... 83 3.3.2. Giải pháp đối với Cơ quan tiến hành tố tụng..................................... 88 3.3.3. Giải pháp đối với người tiến hành tố tụng......................................... 92 3.3.4. Giải pháp đối với các chủ thể khác.................................................... 94 KẾT LUẬN.................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 99
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử TAND Tòa án nhân dân TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu mà bất kỳ một nhà nước nào, một xã hội nào cũng cần phải quan tâm. Để việc đấu tranh này được thực hiện một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, trong đó có các văn bản về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Pháp luật hình sự mà trọng nhất là Bộ luật hình sự quy định hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, tức là đưa ra các căn cứ giúp cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì pháp luật tố tụng hình sự nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng lại đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Như vậy, diễn tiến giải quyết một vụ án sẽ diễn ra theo các giai đoạn: giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án. Đan xen giữa những giai đoạn chính đó là những “giai đoạn phụ”, những hoạt động nhỏ khác nhưng rất quan tro ̣ng . Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là “một trong những giai đoạn như thế”. Hoạt động này bắt đầu sau khi Hội đồng xét xử đưa ra một bản án hoặc quyết định tố tụng và kết thúc sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện hết các hoạt động mà luật tố tụng hình sự quy định họ phải thực hiện. Như vậy, về mặt thời gian hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể có sự đan xen với giai đoạn xét xử sau và giai đoạn thi hành án.
  • 7. 2 Các hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử các vụ án hình sự là một chuỗi các hoạt động đa phần không mang nhiều tính chất tố tụng, mà thông thường mang tính chất hành chính tư pháp , báo cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này lại giữ một vai trò quan trọng, mà thiếu đi những hoạt động này, việc giải quyết vụ án hình sự sẽ không được khách quan, minh bạch, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến cho những giai đoạn tố tụng trước đó trở nên vô nghĩa. Điều đó dẫn đến mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta không đạt được. Khi xã hội càng phát triển, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao và khi các phương tiện truyền thông luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt là những vụ án hình sự nhạy cảm như an ninh quốc gia, giết người,... thì hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại càng trở nên quan trọng và cần được chú trọng hơn. Song song sự phát triển dân trí đó là quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp dụng, nhiều quy định hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn còn một số bất cập và hạn chế (như: chưa quy định về thời hạn gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới tới Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng sau khi kết thúc phiên tòa, các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong quy chế của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát còn cần được bổ sung và quy định cụ thể hơn; v.v...). Một số tồn tại và hạn chế nêu trên về mặt pháp luật đã gây ra những vướng mắc, lúng túng trong hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và các tổ chức, cá nhân khác trong thực tiễn. Dẫn tới hệ quả, hoạt động sau phiên tòa chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, đối phó, làm cho có mà chưa phát huy được tối qua hiệu quả, mục đích của hoạt động này.
  • 8. 3 Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự trong nước mới chỉ có các công trình nghiên cứu nghiên cứu về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung hoặc hoạt động xét xử sơ thẩm, hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự, trong đó phần nào đề cập tới một số quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, sự đề cập đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đề cập tới những mặt được và những mặt hạn chế, vướng mắc của hoạt động này. Về mặt thực tiễn công tác, với vị trí là một chuyên viên của Viện kiểm sát nhân dân, một kiếm sát viên tương lai, việc nghiên cứu vấn đề hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì chức năng kiểm sát hoạt động xét xử đối với Tòa án của Viện kiểm sát . Quá trình nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện đề tài có tầm nhìn bao quát về những hoạt động cần phải thực hiện sau phiên tòa của các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó xác định cần kiểm sát những vấn đề gì, những vấn đề gì hay bị vi phạm, những vấn đề nào không cần sự kiểm sát của Viện kiểm sát, v.v.. Mặt khác, luận văn cũng sẽ giúp các cơ quan, người tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành bạn, từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sau phiên tòa. Đặc biệt, công trình nghiên cứu sẽ giúp người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác có thêm những kiến thức về quyền, nghĩa vụ của mình sau phiên tòa, từ đó có thể thuận lợi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trên thực tế. Với những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải
  • 9. 4 pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Cấp độ luận văn thạc sỹ Luật học có các đề tài của các tác giả như: Tôn Thất Cẩm Đoàn, Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa luật, 2002; Nguyễn Thị Hoàng, Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Khoa luật, 2006; Nguyễn Hồng Phương, Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Lan Hương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, Khoa luật, 2012, Ngô Huyền Nhung, Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa luật, 2012; v.v.. Bên cạnh đó sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học có các công trình sau: Mai Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Hà Nội – 2008; Đinh Văn Quế, Trình tự thủ tục xét xử các vụ án hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Tp Hồ Chí
  • 10. 5 Minh – 2003; Hoàng Văn Hạnh, Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003; v.v.. Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có một phần nội dung đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự: Th.s Nguyễn Thị Thủy, Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2009; Thái Chí Bình, Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2003; Nguyễn Huy Tiến, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2010; Đinh Thế Hưng, Quan hệ giữa các cơ quan công tố với điều tra và xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2011; Phạm Văn An, Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2011, v.v.. Như vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình nhiên cứu về các vấn đề xung quanh giai đoạn xét xử vụ án hình sự, nhưng nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành. Bởi các công trình đó chủ yếu chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng, các hoạt động diễn ra trước và trong phiên tòa; hoạt động diễn ra sau phiên tòa được đề cập tới rất ít và không có sự phân tích, bình luận, nhận xét về thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau
  • 11. 6 phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật Việt Nam" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích và nhiê ̣m vụnghiên cƣ́ u 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự nhằm mục đích : đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự , từ đó phân biệt với các hoạt động tố tụng khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm 1945 đến nay. Từ kết quả đó , nghiên cứ u thực tiễn áp dụng các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên thực tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao hiê ̣u quả áp dụng các quy đi ̣nh của pháp luật về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự. 3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án; - Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hiê ̣n hành về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó;
  • 12. 7 - Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Theo quy đi ̣nh ta ̣i Hiến pháp nước Cô ̣ng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam, nước ta thực hiê ̣n chế đô ̣hai cấp xét xử ; vì vậy Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án hình sự ; nghiên cứ u các quy đi ̣nh của pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng các quy đi ̣nh này của các Cơ quan tiến hành tố tụng , người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng và các cá nhân, tổ chức khác trong thực tiễn. Luâ ̣n văn cũng sẽ làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tổng quan các quy định có liên quan trong lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay; nghiên cứ u các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự năm trong Luật tố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật hướng dẫn khác . Đồng thời, luận văn nghiên cứ u các vấn đề liên quan đến đề tài từ các báo cáo tháng, năm từ đơn vi ̣nơi cá nhân công tác – Viê ̣n kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2011-2014. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương phá p luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
  • 13. 8 Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. 5.2. Phương phá p nghiên cứ u Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, học viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát để hoạt động sau phiên tòa được thực hiện, góp phần phát huy tối đa hiệu quả của các hoạt động tố tụng khác – hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đặc biệt luận văn sẽ giúp các tổ chức, công dân trong xã hội nhận thức rõ hơn
  • 14. 9 quyền – nghĩa vụ của mình, của các cơ quan tiến hành tố tụng – những vấn đề được quy định rất ít và rải rác trong các văn bản pháp luật, từ đó thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ này trên thực tế. 7. Kết cấu của luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Chương 2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Chương 3. Các giải pháp nân g cao hiê ̣u quả thi hành quy đi ̣nh của Bộ luâ ̣t Tố tụng hình sự 2003 về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự.
  • 15. 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự Trình tự tố tụng hình sự (TTHS) bao gồm nhiều bước, diễn ra liên tục, hỗ trợ nhau: giai đoạn khởi tố; giai đoạn điều tra; giai đoạn truy tố; giai đoạn xét xử (bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm); giai đoạn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trong đó, giai đoạn xét xử là giai đoạn trung tâm. Chính vì tầm quan trọng của xét xử như vậy , mà đối với một vụán , dư luâ ̣n không chỉ quan tâm tới nội dung diễn biến ta ̣i phiên tòa mà còn quan tâm tới các hoa ̣t đô ̣ng diễn ra sau phiên tòa đó. Có thể nói rằng ho ạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là khái niệm chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ trong khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước tới nay. Để đưa ra được khá i niê ̣m này , cần thiết nghiên cứ u một số khái niê ̣m liên quan như : hoạt động, hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động hành chính tư pháp. Theo Triết học , hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả về phía con người. Hoạt động được Luâ ̣n văn nghiên cứ u là nh ững hoạt động diễn ra sau phiên tòa xét xử các vụ án hình sự. Hiện nay, kết thúc phiên tòa xét xử có hai cách hiểu khác nhau: kết thúc phiên tòa theo lịch công việc và kết thúc phiên tòa theo bản chất công việc. Kết thúc phiên tòa theo lịch công việc là sự kết thúc đã được định sẵn theo kế hoạch, thường được thể hiện trong lịch phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hết thời điểm được định sẵn đó, phiên tòa được coi là kết thúc. Cụ thể, đến thời điểm này, vụ án được đưa ra xét xử và kết thúc khi Tòa án ra
  • 16. 11 một quyết định tố tụng bất kỳ (bản án, quyết định hoãn phiên tòa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ...), quyết định này có thể đã giải quyết được nội dung vụ án hoặc cũng có thể chưa; sau khi kết thúc phiên tòa, vụ án có thể được xóa khỏi sổ thụ lý (trường hợp ra bản án, đình chỉ xét xử,...), nhưng cũng có thể vẫn là án tồn tại Tòa (trường hợp tạm đình chỉ, hoãn phiên tòa, ...) Kết thúc phiên tòa theo bản chất công việc là sự chấm dứt hoàn toàn vụ án, được biểu hiện bằng việc đưa ra một quyết định giải quyết nội dung của vụ án như: bản án, quyết định đình chỉ, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, v.v.. Lúc này, Tòa án chấm dứt việc giải quyết đối với vụ án. Hay nói cách khác, sau khi kết thúc phiên tòa, vụ án không còn được coi là án chưa giải quyết (án tồn) tại Tòa án nữa. Như vậy, theo phân tích trên, khái niệm kết thúc phiên tòa theo bản chất công việc hẹp hơn khái niệm kết thúc phiên tòa theo lịch công việc. Thời điểm kết thúc phiên tòa được luận văn nghiên cứu được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Theo nguyên tắc hai cấp xét xử được quy đi ̣nh trong Hiến Pháp và Bộ luâ ̣t tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành, Tòa án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử nên thuật ngữ “phiên tòa” được đề cập trong Luận văn là phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm xét xử vụán hình sự. Các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự bao gồm các hoạt đô ̣ng tố tụng hình sự, hoạt động hành chính tư pháp và các hoạt động khác. Hoạt động tố tụng hình sự sau phiên tòa là toàn bộ hoạt động của các chủ thể TTHS sau phiên tòa xét xử vụán hình sự nhằm hư ớng tới việc giải quyết cũng như kết quả vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Hoạt động hành chính tư pháp sau phiên tòa được hiểu là các quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, giải quyết các yêu cầu của người dân sau các phiên
  • 17. 12 tòa xét xử và các hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động này bao gồm các công việc như: việc tiếp dân; tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện, cấp sao lục bản án, quyết định của Tòa án, v.v.. Các hoạt động khác sau phiên tòa là hoạt động của những người bị kết án, bị cáo, người giám hộ của họ, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, bị cáo,... Trong thực tế, một vụ án mang theo sự quan tâm của rất nhiều người, của cả xã hội, vì vậy, bên cạnh các những chủ thể tiến hành tố tụng được thực hiện những hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động hành chính tư pháp thì một bộ phận lớn các chủ thể khác: người tham gia tố tụng, cơ quan báo chí, các cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội khác liên quan đến vụ án. Tuy nhiên thể hiện quyền và nghĩa vụ sau phiên tòa rõ nét nhất chính là các chủ thể đã đề cập đến ở trên: người bị kết án, bị cáo, người đa ̣i diê ̣n, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, bị cáo. Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niê ̣m sau về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự: hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ á n hình sự là các hoạt động diễn ra giữa hai giai đoạn chính của tố tụng hình sự là xét xử và thi hành án hoặc xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, trong đó, Cơ quan tiến hành tố tụng, ngườ i tiến hà nh tố tụng, bị cáo và các tổ chức, cá nhân khác thực hiện cá c hoạt động tố tụng, hoạt động hành chính tư pháp hoặc thực hiện cá c quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của BLTTHS và các văn bản pháp luật khác để việc giải quyết vụ á n theo đúng trình tự , thờ i gian do phá p luật quy đi ̣nh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS. 1.2. Đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Thứ nhất, các hoạt động sau phiên tòa bao gồm đa dạng các hoạt động: tố tụng hình sự, hành chính tư pháp và các hoạt động khác. Như đã phân tích trong phần khái niệm, hoạt động sau phiên tòa có thể là hoạt động kháng cáo
  • 18. 13 bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc hoạt động kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định hình sự chưa có hiệu lực pháp luật hoặc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật,... – đây là những hoạt động TTHS. Hoạt động sau phiên tòa còn có thể là các hoạt động như đánh máy, chỉnh sửa bản án, quyết định hình sự, tống đạt các quyết định,... – đây là những hoạt động hành chính tư pháp. Cả hai hoạt động này đều có sự tham gia của các chủ thể là đại diện của Cơ quan tư pháp nhà nước là Tòa án và Viện kiểm sát. Tuy nhiên, sau phiên tòa còn có sự tham gia của các chủ thể khác nữa như người bị kết án, bị can, bị cáo trong việc viết các đơn khiếu nại, tố cáo, hoạt động thông tin vụ án của các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v.. Đây là những hoạt động không mang cả tính chất tố tụng và hành chính tư pháp nên được Luận văn gọi là các hoạt động khác. Thứ hai, chủ thể của hoạt động sau phiên tòa đa dạng: Cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ yếu là Tòa án, Viện kiểm sát; người tiến hành tố tụng; bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, v.v.. Các hoạt động sau phiên tòa chủ yếu là các hoạt động tố tụng hình sự và các hoạt động hành chính tư pháp nên các chủ thể tham gia hoạt động sau phiên tòa cũng chủ yếu là các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động hành chính tư pháp. Các hoạt động của các chủ thể là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của họ và những người tham gia tố tụng khác rất hạn chế. Vì vậy, đối với các hoạt động này, Luận văn chủ yếu đi sâu phân tích hoạt động của các chủ thể là bị cáo, người đại diện hợp pháp, người bào chữa của bị cáo. Thứ ba, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể được coi là một giai đoạn của tố tụng hình sự, mặc dù còn chưa được xem xét là một giai đoạn chính, một giai đoạn độc lập trong chế định của Luật TTHSVN. Một
  • 19. 14 giai đoạn của TTHS thường được xác định bởi hai thời điểm là bắt đầu và kết thúc. Hoạt động sau phiên tòa đáp ứng được cả hai thời điểm đó. Hoạt động này bắt đầu sau khi tại phiên tòa, Tòa án tuyên một trong các văn bản tố tụng sau: Bản án, Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử đối với vụ án hoặc đối với bị cáo, Quyết định hoãn phiên tòa, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thời điểm kết thúc của hoạt động này là khi Bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án cùng cấp ra Quyết định thi hành án hoặc Tòa án cấp tiếp theo thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, giai đoạn sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập trong TTHS VN. Tuy nhiên, giai đoạn này hiện nay còn có sự bỏ ngỏ, chưa được quy định riêng biệt và các thiếu nhiều quy định điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia các hoạt động trong giai đoạn này. Vì vậy, điều này sẽ dẫn đến rất nhiều vướng mắc khi các chủ thể hoạt động này trên thực tiễn. Mặc dù vậy, là một giai đoạn độc lập nhưng giai đoạn sau phiên tòa lại không phải là một giai đoạn chính của TTHS. TTHS Việt Nam chỉ bao gồm các giai đoạn chính như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bởi lẽ, đây là những hoạt động thể hiện rõ nét nhất bản chất của TTHS, nhiệm vụ, vai trò của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; tập trung đầy đủ và chủ yếu nhất các hoạt động TTHS - hoạt động đặc trưng của TTHS. Thứ tư, mục đích của hoạt động sau phiên tòa là nhằm mục đích tạo bước đệm giữa các giai đoạn tố tụng khác, đảm bảo cho kết quả của các giai đoạn tố tụng trước được công bằng, minh bạch, có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo quyền con người; để viê ̣c giải quyết vụán theo đúng trình tự , thời gian do pháp luâ ̣t quy đi ̣nh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS. 1.3. Phân loại hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại các hoạt
  • 20. 15 động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự khác nhau. Dựa theo nguyên tắc hai cấp xét xử , hoạt động sau phiên tòa bao gồm : hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụán hình sự v à hoạt động sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Dựa vào chủ thể tham gia, hoạt động sau phiên tòa gồm: hoạt động của Tòa án, hoạt động của Viện kiểm sát, hoạt động của các chủ thể khác. Dựa vào tính chất của hoa ̣t đô ̣ng , hoạt động sau phiên tòa xét xử các vụ án hình sự bao gồm: các hoạt động tố tụng hình sự, các hoạt động hành chính tư pháp và các hoạt động khác. Luận văn có sự kết hợp của cả ba cách phân loại trên, trong đó, lấy cách phân loại thứ nhất để thể hiện trong kết cấu. 1.4. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự 1.4.1. Vai trò của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự Các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng trong tố tụng hình sự nói riêng và trong đời sống pháp luâ ̣t, đời sống xã hô ̣i nói chung. Tuy nhiên, có thể điểm lại ở ba vai trò chính sau: Thứ nhất, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự thực hiện nhiệm vụ là cầu nối cho các hoạt động của các giai đoạn khác. Điển hình nhất là sự nối tiếp cho giai đo ạn xét xử và giai đoạn thi hành án . Các hoạt động sau phiên tòa không những là sự nối tiếp về mă ̣t thời gian (kết thúc phiên tòa – các hoạt động sau phiên tòa – thi hành án ) mà còn là sự nối ti ếp về mặt nội dung công viê ̣c. Trong một vài trường hợp, nếu không có hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa nào đó thì hoạt động thi hành án sẽ không thể diễn ra . Ví dụ, nếu có hoa ̣t đô ̣ng bắt ta ̣m giam bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án củ a Hội đồng xét xử trong giai đoa ̣n xét xử thì các hoa ̣t động trong giai đoa ̣n thi hành án đối với bi ̣cáo sẽ diễn ra suôn sẻ , tránh được những trường hợp phải tạm đình chỉ do bị cáo trốn. Hay nếu không có hoa ̣t đô ̣ng chuyển hồ sơ kháng cáo cho Tòa án cấp
  • 21. 16 phúc thẩm đúng thời hạn thì tất yếu hoạt động xét xử phúc thẩm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bên ca ̣nh đó , hoạt động sau phiên tòa còn là cầu nối cho các giai đoạn khác như giai đoạn phúc th ẩm, giám đốc thẩm , tái thẩm. Sự xuất hiê ̣n của hoạt động kháng cáo của bị cáo , kháng nghị của Viện kiểm sát sẽ làm tiền đề cho một loa ̣t các hoa ̣t động tố tụng ở giai đoa ̣n phúc thẩm , giám đốc thẩm, tái thẩm như: tiếp nhâ ̣n hồ sơ , phân công thẩm phán , xét xử phúc thẩm , xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, v.v.. Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phần cho vụ án được giải quyết hoàn thiê ̣n đúng trình t ự, thủ tục, thời gian. Nếu như các giai đoa ̣n tố tụng trước đó đã được thực hiê ̣n đúng trình tự thủ tục , nhưng đến sau khi phiên tòa kết thúc , các hoạt động sau phiên tòa không được thực hiện một cách đầy đủ thì vụán vẫn chưa được c oi là đã được giải quyết triê ̣t để . Đối với các hoạt động sau phiên tòa mà Bộ luật TTHS có quy định , nếu các hoạt động này không được thực hiện theo đúng trình tự , thủ tục thì vẫn có thể bị coi là vi phạm tố tụng , mă ̣c dù không bi ̣kháng cáo , kháng nghị nhưng vẫn có thể bị khiếu nại, tố cáo. Và quay trở lại, chính việc khiếu nại, tố cáo này sẽ khiến cho vụán bi ̣dây dưa , kéo dài, gây mất niềm tin của nhân dân , xã hội vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, thực hiê ̣n đúng và đầy đủ các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa sẽ giúp vụán được hoàn thiê ̣n hơn , hoàn thiện cả về mặt thủ tục và về mặt thời gian. Thứ ba, hoạt động sau phiên tòa góp phần tăng cường pháp chế, đảm bảo quyền con người. Một trong những hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa được biết đến là hoạt động kháng cáo , kháng nghị phúc thẩm và hoạt động phát hiện ra các vi pha ̣m pháp luâ ̣t đ ể kháng nghị hoặc đề nghi ̣cơ quan có th ẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là những hoa ̣t động biểu hiê ̣n rõ ràng nhất cho công cuộc phát hiê ̣n những khiếm khuyết , thâ ̣m chí là những vi pha ̣m
  • 22. 17 pháp luật, từ đó có thể khắc phục được các vi ph ạm đó, góp phần tăng cường pháp chế. Ngoài ra, việc thực hiê ̣n đúng các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành về hoa ̣t động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự cũng là thể hiê ̣n sự tôn trọng pháp luật, đề cao tính tối cao của pháp luật , gìn giữ pháp chế trong xã hội . Đảm bảo mọi chủ thể liên quan đến vụán đều tuân theo pháp luâ ̣t khi thực hiê ̣n quyền và nghĩa vụcủa mình sau phiên tòa cũng chính là cơ chế để bảo vê ̣ quyền con người. Bởi lẽ quyền của chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể khác. Các chủ thể khi tham gia hoạt động sau phiên tòa phải tôn trọng và tạo điều kiê ̣n cho các chủ thể còn la ̣i thực hiê ̣n quyền của mình . Quyền được kháng cáo là một ví dụ . Nếu bi ̣c áo thấy bản án còn có vi phạm hoặc chưa tương xứ ng với hành vi của mình thì bi ̣cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định để tìm lại sự công bằng . Trên thực tế , rất nhiều vụán được đưa ra xét xử nhiều lần , ở nhiều cấp khác nhau , và quyết định cuối cùng lại khác với quyết đi ̣nh ban đầu . Như vâ ̣y, phải chăng là công lý đã được tìm thấy , quyền con người của bi ̣cáo đã được bảo vê ̣. Ngoài ra các hoạt động khác như hoạt động được nhâ ̣n bản án, các quyết định tố tụng , hoạt động bắt tạm giam đúng pháp luâ ̣t của Tòa án đối với bi ̣cáo để đảm bảo thi hành án , quyền thực hiê ̣n viê ̣c khiếu na ̣i , tố cáo trong tố tụng hình sự, v.v.. đều mang trong mình các nội dung về việc đảm bảo quyền con người và thể hiê ̣n tính dân chủ trong Tố tụng hình sự của Nhà nước ta. 1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự Về mặt lý luận, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự góp phầ n thực hiê ̣n đúng đắn các quy đi ̣nh của BLTTHS. Bên ca ̣nh đó, đa phần các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa được quy đi ̣nh trong các văn bản nghiê ̣p vụnội bộ , vì vậy tiến hành các hoa ̣t động sau phiên tòa sẽ giúp hoàn thiê ̣n , thực hiê ̣n triê ̣t để được các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa đã được quy đi ̣nh trong Luâ ̣t, từ đó, các quy
  • 23. 18 đi ̣nh nghiê ̣p vụtiến bộdần dẫn có thể được pháp điển hóa thành các quy đi ̣nh của pháp luật TTHS. Về mặt pháp lý, thứ nhất, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự góp phần làm cho hoạt động tố tụng trong giai đoạn xét xử của người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đư ợc thực hiê ̣n đúng pháp luâ ̣t, kịp thời phát hiê ̣n và khắc phục các vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong các quyết đi ̣nh, hành vi tố tụng đó. Thứ hai, hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là bước đệm , tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các hoa ̣t đô ̣ng ở các giai đoa ̣n tố tụng tiếp theo. Về mặt xã hội, hoạt đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vụán hình sự góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước , quyền và lợi ích hợp pháp của Cơ quan , tổ chứ c, cá nhân, phát huy quyền tự do , dân chủ của các chủ thể này . Không có các hoạt động sau phi ên tòa thì quyền và lợi ích của các chủ thể nêu trên chưa được thực hiê ̣n triê ̣t để . Trong quá trình tố tụng , đa phần các chủ thể đều phải thực hiện các nghĩa vụ nhiều hơn là được hưởng quyền : cung cấp thông tin , khai báo , giao nộp tài liê ̣u , bị tạm giam , v.v.. Chỉ đến khi sau phiên tòa, các quyền của các chủ thể mới được thể hiện nhiều hơn như : tìm lại sự công bằng cho người bị hại , người có quyền lợi bi ̣xâm pha ̣m thì được bồi thường, ngay cả bi ̣cáo cũng có các quyền như : được giao nhâ ̣n bản án , được gă ̣p người thân thích trước khi chấp hành hình pha ̣t ,v.v.. Tất cả những hoạt động này đồng thời cũng thể hiện ý nghĩa , chủ trương nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta . 1.5. Tổng quan pháp luâ ̣t Tố tụng hình sự về hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2003 Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là một bộ phận không thể tách rời của tố tụng hình sự, cho dù chúng có được quy đi ̣nh mô ̣t cách chính thứ c trong các văn bản pháp luâ ̣t hay không . Về mă ̣t pháp luâ ̣t , từ năm 1945 đến nay, cùng với sự thay đổi của các thời kỳ lịch sử , các quy định về các
  • 24. 19 hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự đã và đang có sự phát triển rõ rê ̣t, từ chỗ chưa được ghi nhâ ̣n trong các văn bản pháp lý đến chỗ được ghi nhâ ̣n một cách khái quát, rồi quy đi ̣nh ngày càng chi tiết và tiến bộhơn. Trước Cách mạng tháng Tám hệ thống pháp luật TTHS đã có những quy đi ̣nh về chế độxét xử , số lượng, nhiê ̣m vụcủa các thẩm phán , lục sự, thư ký, tần suất tổ chứ c một phiên tòa, v.v… [8]. Tuy nhiên, tại các văn bản này, những hoạt động sau phiên tòa la ̣i chưa được đề câ ̣p , quy đi ̣nh một cách chính thứ c . Mặc dù vậy, các hoạt động này vẫn diễn ra như một phần không thể tách rời sau khi kết thúc một vụ án hình sự, tất nhiên là những hoạt động này được thực hiê ̣n một các tùy nghi, theo kinh nghiê ̣m, tiền lê ̣của chính các cơ quan đó. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi , miền Bắc tiến hành xây dựng các thể chế xã hội chủ nghĩa , trong đó pháp luâ ̣t tố tụng hình sự dần được chú ý. Đỉnh cao của thời kỳ này là viê ̣c Quốc hô ̣i quyết đi ̣nh Tòa án nhân dân tối cao và hê ̣thống các Tòa án đi ̣a phương, Viê ̣n công tố trung ương cùng hệ thống Viện công tố các cấp vào năm 1958. Để rồi trên cơ sở Hiến pháp 1959, Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân năm 1960 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 được ban hành . Ở Miền Nam, sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh số 01 ngày 15/3/1976 về tổ chứ c Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Tại các văn bản này , ít nhiều đã có quy định gián tiếp về các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa . Ví dụ, theo Điều 9 và Điều 10 Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân 1960 thì các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự bao gồm một số hoạt động như: - Hoạt động chống án của đương sự: Sau phiên tòa, đương sự có quyền chống bản án hoă ̣c quyết định của Toà án nhân dân xử sơ thẩm lên Toà án nhân dân trên một cấp. - Hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm sát.
  • 25. 20 - Hoạt động duyệt lại các bản án tử hình – được tiến hành bởi Hồi đồng toàn thể thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao duyệt lại trước khi thi hành. - Hoạt động phát hiện những sai lầm trong bản án , quyết đi ̣nh đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t để thực hiê ̣n viê ̣c xét xử la ̣i [26]. Hoă ̣c theo quy đi ̣nh ta ̣i các Điều 3, 11, 17 và 18 Luâ ̣t tổ chứ c Viê ̣n kiểm sát nhân dân năm 1960 cho thấy có các hoa ̣t động sau phiên tòa bao gồm: - Trách nhiệm tiếp nhận , giải quyết các việc khiếu nại và tố cáo của nhân dân về việc vi phạm pháp luật và trả lời người khiếu nại hoặc tố cáo của Viện KSND; - Kháng nghị phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp; - Báo cáo lên VKSND TC về các sai lầm trong bản án hoặc các quyết đi ̣nh đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t của Tòa án cấp mình hoă ̣c cấp dưới để Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị [27]. Như vâ ̣y, dù quy đi ̣nh một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng những nội dung trên về hoa ̣t động sau phiên tòa cũng đã góp phần vào công cuộc bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi. Năm 1980, Quốc hội thông qua Hiến Pháp mới . Trên cơ sở đó , Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân và Luâ ̣t t ổ chức VKSND năm 1981 thay thế các Luâ ̣t này từ năm 1960. Các văn bản pháp luật mới đã có sự quy định chi tiết hơn , góp phần đáng kể vào việc khắc phục những thiếu sót , sai lầm trong viê ̣c giải quyết vụán hình sự , tuy nhiên hầu hết các nội dung này vẫn được hiểu một cách gián tiếp như những quy định trong các văn bản trước đây.
  • 26. 21 Theo quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t tổ chứ c Tòa án nhân dân 1981 thì các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụán hình sự bao gồm: - Hoạt động kháng cáo của bị cáo và đương sự khác , hoạt động kháng nghị của Viện KSND đối với những bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân; - Hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; - Hoạt động kiến nghị của Tòa án với các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý đã là nguyên nhân hoặc điều kiện phát sinh tội phạm hoặc việc làm vi phạm pháp luật; - Hoạt động nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa và chống các tội phạm và các việc làm vi phạm pháp luật [28]. Quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t tổ chứ c Viện kiêm nhân dân1981 cho thấy có các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa như hoạt động Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp và giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết đi ̣nh đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới [29, Điều 13]. Năm 1988 đánh dấu mô ̣t bước ngoă ̣t trong pháp luâ ̣t Tố tụng hình sự Viê ̣t Nam và cũng từ đây các hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa được quy đi ̣nh một cách cụ thể, chi tiết hơn. Xuất phát từ thực tế xã hội đang chuyển biến , xây dựng nền kinh tế thi ̣trường , căn cứ vào thực tế các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t tố tụng hình sự đơn hành chưa toàn diê ̣n, đầy đủ . Chính vì vậy, ngày 28/6/1988, Quốc hội nước Cộng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam đã thông qua Bộluâ ̣ t tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta - Bô ̣Luâ ̣t Tố tụng hình sự năm1988, sau đó sử a đổi bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, sử a đổi lần thứ hai năm 1992, sử a đổi lần thứ ba năm 2000. Trên tinh thần lấy dân làm gốc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân , xử lý kiên quyết và triê ̣t để mo ̣i hành vi pha ̣m
  • 27. 22 tội, không ha ̣n chế quyền của bi ̣can , bị cáo và những người tham gia tố tụng ; bảo đảm hoạt động có hiệu quả của các cơ quan bảo vệ p háp luật trước yêu cầu đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m trong tình hình mới , các hoạt động sau phiên tòa phần nào đã được quy đi ̣nh trong các điều luâ ̣t cụthể như: Điều 174 đề cập tới hoạt động kiểm tra , xem biên bản phiên tò a: sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với thư ký phiên toà ký vào biên bản đó; bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận [30]. Điều 199 đề cập tới hoạt động yêu cầu yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý [30]. Điều 203 đề cập tới hoạt động giao bản án: Chậm nhất là mười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162 Bộ luật này thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án [30]. Điều 207, 208 đề cập tới hoạt động, thời hạn kháng cáo, kháng nghị:
  • 28. 23 1- Người kháng cáo phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Toà án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó. 2- Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản, có nói rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Toà án đã xử sơ thẩm [30, Điều 207]. Tuy nhiên, dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội , Bô ̣luâ ̣t TTHS 1988 không còn phù hợp nữa, Bô ̣luâ ̣t TTHS 2003 ra đời nhằm nâng cao chất lượng hoa ̣t động của các cơ quan tư pháp, đáp ứ ng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới ; nêu cao hơn nữa trách nhiê ̣m của Cơ quan nhà nước đối với công dân , đảm bảo quyền tự do , dân chủ của công dân đã được hiến pháp và pháp luâ ̣t quy đi ̣nh ; đề cao nhiệm vụ và xác định chứ c năng, nhiê ̣m vụcủa các cơ quan và người tiến hành tố tụng , xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụcủa những người tham gia tố tụng ; các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng được sử a đổi rõ ràng , cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi hơn, tạo điều kiện cho những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiê ̣m của mình [52].
  • 29. 24 Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦ A BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003 2.1. Hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu thấy có đầy đủ các điều kiện thì Tòa án cấp sơ thẩm ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thực tiễn cho thấy sau khi khai mạc phiên tòa thì không phải trong mọi trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm đều ra Bản án mà tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ ban hành các quyết định tương ứng. Sau mỗi quyết định tương ứng đó là các hoạt động cần thiết phải tiến hành. 2.1.1. Hoạt động sau phiên tòa trong trường hợp Hội đồng xét xử ra Bản án Bản án hình sự sơ thẩm là kết quả xét xử của quá trình truy cứu TNHS người pha ̣m tội do Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên ta ̣i phiên tòa sơ thẩm , mà trong đó quyết đi ̣nh về viê ̣c người bi ̣đưa ra xét xử có bi ̣coi là có tội hay không có tội, cũng như về việc có áp dụng hay không áp dụng hình phạt , biê ̣n pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với người đó theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luâ ̣t TTHS. Trong thực tế, Tòa án sơ thẩm có thể tuyên 4 dạng bản án sau: - Bản án tuyên vô tội , theo đó , người bi ̣xét xử ta ̣i phiên tòa không bi ̣ Tòa án tuyên coi là có tội nên không phải chịu TNHS. - Bản án tuyên hành vi của người pha ̣m tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng có căn cứ để miễn TNHS cho người pha ̣m tô ̣i theo các quy định của pháp luật hình sự. - Bản án kết tội tuyên người bi ̣kết án là có tô ̣i, nhưng nhâ ̣n thấy có căn cứ để miễn hình phạt cho họ và có thể kèm theo việc áp dụng biện pháp tư pháp nhất định theo các quy định của pháp luật hình sự.
  • 30. 25 - Bản án kết tội tuyên người bị kết án là có tội và phải chịu hình phạt , đồng thời còn có thể kèm theo viê ̣c áp dụng biê ̣n pháp tư pháp nhất đi ̣nh theo các quy định của pháp luật hình sự. 2.1.1.1. Hoạt động của Tòa án Sau khi kết thúc một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Tòa án mà cụ thể là các thư ký và thẩm phán phải thực hiện nhiều thao tác nghiệp vụ để vụ án được hoàn tất . Có thể nói , trong tất cả các chủ thể , Tòa án là chủ thể thực hiện nhiều hoạt động sau phiên tòa nhất và hầu hết các hoạt động này đều là các hoạt động mang tính chất quan trọng, bắt buộc phải thực hiện. Hoạt động của Tòa án cấp sơ thẩm Đầu tiên và cũng là phổ biến nhất, hoạt động phát hành bản án , cấp trích lục, bản sao bản án. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm , Thư ký Tòa án cần kiểm tra biên bản phiên tòa , ký và sửa đổi bổ sung biên bản phiên tòa . Thư ký vào sổ kết quả, lấy số, đánh máy bản án, quyết đi ̣nh tố tụng chỉnh theo mẫu ban hành khi Thẩm phán yêu cầu , soát xét và trình thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa ký theo mẫu bản án hình sự sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP, Tiếp theo, Tòa án sẽ tiến hành việc giao , gử i hoă ̣c niêm yết bản án . Hoạt động này được quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 229 BLTTHS 2003. Theo đó, những đối tượng mà Tòa án bắt buộc phải giao bản án là: người đã tham gia tố tụng với tư cách là bị cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người bào chữa, người bị xử vắng mặt, cơ quan công an cùng cấp. Những đối tượng mà Tòa án không bắt buộc phải giao bản án là: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tòa án có thể “cấp” bản sao bản án khi những chủ thể này có yêu cầu, hoặc không “cấp” bản sao bản án mà chỉ cung cấp cho họ trích lục bản án. Ngoài việc phải giao bản án, Tòa án còn phải thực
  • 31. 26 hiện việc niêm yết bản án trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo. Việc niêm yết này được thực hiện tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo, được lập thành biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Cùng với đó , khi kết thúc một vụ án , Thư ký Tòa án soa ̣n thảo Thông báo kết quả xét xử trình Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa ký rồi gửi đến chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Ngoài hoạt động giao bản án, Tòa án còn thực hiện một số các thao tác nghiệp vụ khác như: Hoạt động sắp xếp lại hồ sơ vụ án, đánh số thứ tự tiếp theo và lập bản kê tài liệu hồ sơ. Nếu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì chuyển hồ sơ vụ án lên cho Tòa án cấp phúc thẩm; nếu hồ sơ vụ án không có kháng cáo, kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì chuyển cho bộ phận lưu trữ. Đối với hồ sơ vụ án hình sự có bị cáo bị xử phạt tử hình thì dù không có kháng cáo, kháng nghị thì sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Ban Thư ký TAND tối cao) và bản án phải được gửi ngay lên Viện VKSND tối cao. Hoạt động ban hành ki ến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý để gửi riêng cho các cơ quan, tổ chức hữu quan . Đây là những kiến nghi ̣chưa đề câ ̣p trong b ản án, quyết định tố tụng mà cần phải ban hành riêng [32, Điều 225]. Hoạt động tiến hành các thủ tục để tr ả tự do cho bị cáo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 227 BLTHS hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án quy định tại Điều 228 BLTTHS. Sau khi kết thúc phiên tòa, trong trường hợp phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên Tòa , thư ký sẽ soạn thảo Quyết định trả tự do cho bị cáo theo mẫu 5d ban hành kèm Nghi ̣quyết 04/2004/NQ- HĐTP trình thẩm phán – chủ tọa phiên tòa ký . Đối với trường hợp bắt tạm
  • 32. 27 giam bi ̣cáo ngay sau khi tuyên án, thư ký sẽ soa ̣n Quyết đi ̣nh bắt và ta ̣m giam theo mẫu 1đ (nếu bi ̣cáo không bi ̣ta ̣m giam ) ban hành kèm Nghi ̣quyết 04/2004/NQ-HĐTP trình thẩm phán – chủ tọa phiên tòa ký . Cũng giống như các quyết định tạm đình chỉ , đình chỉ vụán , BLTTHS hiê ̣n hành chưa q uy đi ̣nh thời ha ̣n , chủ thể được nhận các quyết định tố tụng này . Vì vậy, cũng như đã phân tích ở trên , căn cứ vào thời ha ̣n được kháng nghi ̣phúc thẩm các quyết đi ̣nh tố tụng của VKS thì những Quyết đi ̣nh này phải được g ửi cho VKS trong vòng 7 ngày, kể từ ngày Tòa án ban hành Quyết đi ̣nh này. Hoạt động tiếp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị và thông báo bằng văn bản về việc kháng cáo, kháng nghị cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị [32, Điều 236]. Thủ tục cụ thể của hoạt động này như sau : đối với những đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣nhâ ̣n trực tếp , Thư ký Tòa án sẽ vào sổ nhận đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣ . Nếu người kháng cáo trình bày trực tiếp về việc kháng cáo thì tiến hành lập biên bản về viê ̣c kháng cáo theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 95 BLTTHS và theo mẫu 01a ban hành kèm Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003. Nếu đơn kháng cáo được gử i qua Bưu điê ̣n thì thư ký ghi vào sổ nhâ ̣n đơn ngày công văn đến , lưu kèm đơn kháng cáo , quyết đi ̣nh kháng nghi ̣ là phong bì có đóng dấu của bưu điê ̣n nơi gử i để xác đi ̣nh ngày kháng cáo , kháng nghị. Trong trường hợp đơn kháng cáo gử i qua Ban giám thi ̣Tra ̣i ta ̣m giam hoă ̣c nhà ta ̣m giữ thì Tòa án phải yêu cầu ban giám thi ̣tra ̣i ta ̣m gi am hoă ̣c nhà ta ̣m giữ xác nhâ ̣n ngày nhâ ̣n đơn và thụlý đơn như trường hợp gử i qua bưu điê ̣n [32, Điều 324]. Hoạt động kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo , kháng nghị. Theo yêu cầu của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, Thư ký kiểm tra kháng cáo, kháng nghị xem có hợp lê ̣không theo cách thứ c sau:
  • 33. 28 Nếu chủ thể, nội dung và thời hạn kháng cáo , kháng nghị đúng v ới những quy định pháp luật TTHS thì căn cứ vào Điều 236 BLTTHS, Thư ký giúp Thẩm phán soạn thảo thông báo kháng cáo, kháng nghị gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng theo mẫu số 01đ ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP. Cùng với đó, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị [32, Điều 327]. Hoạt động tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cá o và giải quyết khiếu nại, tố cá o. Đây là công viê ̣c được thực hiê ̣n xuyên suốt quá trình giải quyết vụán. Với Tòa án, thời điểm này bắt đầu từ khi Tòa án thụlý hồ sơ truy tố từ Viê ̣n kiểm sát cùng cấp chuyển sang. Trên thực tế, các đơn khiếu nại, tố cáo thường được gử i trước khi phiên tòa diễn ra vì người gử i hi vo ̣ng những đơn thư đó sẽ đe m la ̣i hiê ̣u quả tích cực đối với viê ̣c giải quyết vụán . Tuy nhiên, viê ̣c gử i đơn khiếu nại, tố cáo vẫn có thể diễn ra sau phiên tòa xét xử vụán hình sự, những đơn này thể hiê ̣n nội dung kháng cáo – lúc này hoạt động của Tòa án là hướng dẫn người viết đơn viết la ̣i thành đơn kháng cáo và thực hiê ̣n các thao tác nghiê ̣p vụtiếp nhâ ̣n đơn, thông báo kháng cáo như đã đề câ ̣p ở trên. Đối với những đơn không mang tính chất kháng cáo mà đơn thuần chỉ là khiếu na ̣i, tố cáo các quyết đi ̣nh tố tụng, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, Tòa án cần thực hiện việc phân loại đơn và chuyển đơn đến Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu nội dung khiếu na ̣i, tố cáo không liên quan đến quyết đi ̣nh tố tụng, hành vi tố tụng của đơn vị mình. Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vi ̣thì cần vào sổ thụlý và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Đối với việc giải quyết khiếu nại, Bô ̣luâ ̣t TTHS hiê ̣n hành chỉ quy đi ̣nh thẩm quyền, thời ha ̣n giải quyết khiếu na ̣i trước khi mở phiên tòa . Sau phiên tòa, những đơn khiếu na ̣i về nô ̣i dung bản án , quyết đi ̣nh tố tụng sẽ được hướng dẫn đ ể người nộp đơn viết lại thành kháng cáo (nếu ho ̣là những chủ
  • 34. 29 thể được quyền kháng cáo ). Song, những đơn khiếu na ̣i về hành vi tố tụng , quyết đi ̣nh khác của Thẩm phán ta ̣i phiên tòa như : khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh hoãn phiên tòa, khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh trả hồ sơ điều tra bổ sung thì sẽ được giải quyết như thế nào, BLTTHS không quy đi ̣nh rõ. Trên thực tế, đối với các khiếu na ̣i này vẫn được áp dụng Điều 331 BLTTHS để giải quyết như sau: Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Phó Chánh án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án trước khi mở phiên tòa do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32]. Đối với việc giải quyết tố cáo, quy đi ̣nh dường như có sự cụ thể hơn tại Điều 337 về Thẩm quyền và thời ha ̣n giải quyết tố cáo . Cụ thể , về thẩm quyền, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Trong trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Toà án thì Toà án cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết . Về thời ha ̣n , thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày [32]. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì tố cáo này
  • 35. 30 được coi như là tin báo , tố giác tội pha ̣m . Vì thế những tố cáo này sẽ được giải quyết theo Điều 103 Bộluâ ̣t TTHS. Tuy nhiên ta ̣i Điều 103, các quy định này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm tiếp nhận tin báo , tố giác của Viê ̣n kiểm sát và Cơ quan điều tra. Vâ ̣y trong trường hợp này, Tòa án là đơn vị tiếp nhâ ̣n, vâ ̣y sẽ cần thực hiê ̣n thao tác chuyển đơn tố cáo này tới Viê ̣n kiểm sát hoă ̣c Cơ quan điều tra; nếu đã thực hiê ̣n viê ̣c xác minh đơn tố cáo và thực sự có vi phạm pháp luật trong đó thì viết kiến nghị khởi tố tớ i Viê ̣n kiểm sát và Cơ quan điều tra . Cần chú ý , vấn đề này không được quy đi ̣nh trong BLTTHS 2003, vì vậy, hoạt động trên không mang tính bắt buộc và được thực hiện tùy vào quy chế nghiệp vụ của từng Tòa án. Từ sự phân tích ở trên có thể thấy công tác giải quyết khiếu na ̣i , tố cáo là một hoạt động sau phiên tòa vô cùng quan trọng , góp phần lớn trong việc giải quyết dứt điểm vụ án , đồng thời thông qua những đơn thư đó , Tòa án có thể phát hiê ̣n được những vi pha ̣m pháp luâ ̣t nói chung , vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong hoa ̣t động tư pháp nói riêng , từ đó ki ̣p thời có biê ̣n pháp chấn chỉnh , phòng ngừa. Hoạt động của Tòa án cấp trên Mă ̣c dù không trực tiếp giải quyết mô ̣t vụ án hình sự nhưng Tòa án cấp trên của Tòa án đã xét xử sơ thẩm cũng được quyền tiến hành một số hoa ̣t đô ̣ng sau phiên tòa như sau: Hoạt động nghiên cứu bản ánvà đề nghị của Các cơ quan khác để quyết đi ̣nh kháng nghi ̣bản án đã có hiê ̣u lực pháp luâ ̣t theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc đề nghị VKS có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (trong trường hợp Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm). Viê ̣c kháng nghi ̣giám đốc thẩm được thực hiện theo Điều275 BLTTHS, kháng nghị tái thẩm được thực hiện theo Điều 293 BLTTHS. Theo đó , những chủ thể được quyền kháng nghi ̣giám đốc thẩm sau khi Tòa án cấp sơ
  • 36. 31 thẩm xét xử một vụán hình sự là : Chánh án Tòa án hoă ̣c Viê ̣n trưởng Viện kiểm sát cấp trên của cấp đã xét xử sơ thẩm (không nhất thiết phải là cấp trên trực tiếp ); thẩm quyền kháng nghi ̣giám đốc thẩm là Viê ̣n trưởng Viện kiểm sát cấp trên của cấp đã xét xử sơ thẩm (không nhất thiết phải là VKS cấp trên trực tiếp) [32]. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cá o. Đối với khiếu nại. Điều 331 Bô ̣luâ ̣t TTHS quy đi ̣nh 2 trường hợp Tòa án cấp trên trực tiếp của cấp đã xét xử phải giải quyết khiếu nại là: Thứ nhất, khi không đồng ý với kết quả giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Thứ hai, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án trước khi mở phiên tòa do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32]. Đối với tố cáo , Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi người bị tố cáo là Chánh án Toà án thì Toà án cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày.Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 103 của BL TTHS [32, Điều 337]. 2.1.1.2. Hoạt động của Viện kiểm sát Các hoạt động sau phiên tòa của Viê ̣n kiểm sát được quy định rất rõ ràng trong BLTTHS 2003 và trong Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm
  • 37. 32 sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm quyết định 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007). Theo đó, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Viê ̣n kiểm sát cấp sơ thẩm cần thực hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng nghiê ̣p vụsau: Ngay sau khi phiên tòa kết thúc , Kiểm sát viên phả i kiểm tra biên bản phiên tòa. Theo quy định tại khoản 4 Điều 200 BLTTHS thì Kiểm sát viên được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận. Để kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên đối chiếu bút ký của mình tại phiên tòa với biên bản phiên toà xem biên bản phiên tòa có ghi đầy đủ hay mâu thuẫn không. Nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu Hội đồ ng xét xử sửa chữa , bổ sung để Kiểm sát viên và Thư ký Tòa án cùng ký vào phần bổ sung [32]. Hoạt động báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (theo mẫu của VKSND tối cao. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm , Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kết quả phiên toà sơ thẩm; đề xuất những vấn đề cần kháng nghị, kiến nghị, hướng giải quyết những vấn đề đó, nếu thấy cần thiết. Các báo cáo này được gửi đến Bộ phận kiểm sát điều tra và Kiểm sát xét xử Phúc thẩm của VKSND cấp trên trực tiếp. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm làm báo cáo kèm theo các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát sẽ xét xử phúc thẩm để giải quyết theo thẩm quyền [47]. Hoạt động kiểm sát việc giao bản án. Sau khi xét xử sơ thẩm xong , Kiểm sát viên kiểm sát việc giao bản án của Hội đồng xét xử bảo đảm việc giao bản án thực hiện theo quy định tại Điều 229 BLTTHS. Quy chế cũng quy đi ̣nh việc giao bản án ở đây phải được thể hiện bằng biên bản giao - nhận, có chữ ký của người nhận.
  • 38. 33 Hoạt động kiểm sát bản án của Tòa án. Sau khi Tòa án chuyển bản án cho Viê ̣n kiểm sát – trong vòng 10 ngày kể từ ngày tuyên án , Kiểm sát viên phải kiểm tra bản án của Toà án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Toà án trong việc ra bản án. Khi kiểm tra bản án hoặc quyết định của Toà án Kiểm sát viên căn cứ Điều 224 BLTTHS để tiến hành kiểm sát bản án. Nếu phát hiện những vi phạm, thiếu sót của bản án thì phải có hướng xử lý tuỳ theo mức độ. Những sai sót nhỏ không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án thì kiến nghị Thẩm phán Chủ toạ phiên toà khắc phục, sửa chữa kịp thời. Những thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, không đúng với thực tế khách quan thì phải xem xét thận trọng, kịp thời đề xuất với Lãnh đạo Viện xem xét quyết định kháng nghị. Ngoài việc kiểm sát về nội dung , Kiểm sát viên cũng kiểm sát cả về hình thức cũng như thời hạn gửi bản án của Tòa án sang cho Viện kiểm sát. Cần chú ý viê ̣c kiểm sát bản án , quyết đi ̣nh tố tụng phải được lâ ̣p dưới da ̣ng văn bản “Phiếu kiểm sát bản, quyết đi ̣nh tố tụng” và bản chính phải được lưu vào hồ sơ kiểm sát. Sau đó, phiếu kiểm sát Bản án và Bản án phải được Kiểm sát viên gửi tới đơn vị kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa ra Bản án [48]. Hoạt động kháng nghị phúc thẩm bản án của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ bản án, quyết định sơ thẩm, Kiểm sát viên báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện, nêu rõ quan điểm có kháng nghị phúc thẩm hay không, lý do kháng nghị. Sau khi đã quyết đi ̣nh kháng nghi ̣phúc thẩm, viê ̣c kháng nghi ̣bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc thẩm quyền của cả Viê ̣n kiểm sát cùng cấp và Viê ̣n kiểm sát cấp trên trực tiếp . Lúc này, Kiểm sát viên sẽ soa ̣n thảo Kháng nghi ̣
  • 39. 34 theo mẫu số 138 ban hành kèm theo Quyết định số960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007, trình Viện trưởng hoă ̣c Phó Viê ̣n trưởng phụtrách ký. Sau đó, quyết định kháng nghị phải được gử i tới Tòa án cấp sơ thẩm . Thời ha ̣n kháng nghi ̣ đối với bản án là15 ngày ở Viện kiểm sát cùng cấp [32, Điều 234]. Hoạt động kiểm sát việc kháng cáo, kháng nghị. Sau phiên toà sơ thẩm , Kiểm sát viên còn phải chú ý kiểm sát việc kháng cáo, kháng nghị. Viê ̣c bản án bi ̣kháng cáo , kháng nghị, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho Viê ̣n kiểm sát cùng cấp trong thời ha ̣n 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị [32, Điều 236]. Khi tiến hành kiểm sát việc kháng cáo, kháng nghị cần chú ý các quy định tại các điều luật của BLTTHS về những người có quyền kháng cáo; thủ tục kháng cáo và kháng nghị; thời hạn kháng cáo, kháng nghị; kháng cáo quá hạn; thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị; hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị; bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị. Hoạt động kiến nghị khắc phục vi phạm. Kiến nghi ̣đối vớ i Tòa á n: khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện Toà án có vi phạm pháp luật trong việc xét xử vụ án thì tuỳ từng trường hợp, Kiểm sát viên tự mình hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện kiến nghị với Toà án khắc phục vi phạm. Kiến nghị có thể ban hành ngay sau phiên toà, nhưng thường là tổng hợp lại thành một dạng để kiến nghị chung theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Kiến nghi ̣vớ i cơ quan , tổ chứ c và đơn vi ̣hữu quan : khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện để xem xét kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khắc phục, áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Hoạt động theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • 40. 35 Nếu bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để báo cáo Lãnh đạo Viện và Thủ trưởng đơn vị. Kiểm sát viên cần trực tiếp dự phiên toà phúc thẩm (nhất là đối với các vụ án có kháng nghị của Viện kiểm sát). Nếu thấy không nhất trí với kết quả xét xử phúc thẩm, thì Kiểm sát viên nêu rõ lý do, có văn bản báo cáo với Lãnh đạo Viện cấp mình, để Lãnh đạo Viện báo cáo với VKSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm. Hoạt động lập, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự. Sau khi kết thúc phiên toà, Kiểm sát viên làm sắp xếp lại hồ sơ kiểm sát, đánh số bút lục, làm danh mục bảng kê các tài liệu có trong hồ sơ kiểm sát… Những tài liệu bổ sung sau này cũng phải được đưa đầy đủ vào hồ sơ kiểm sát. Sau đó, Kiểm sát viên chuyển hồ sơ cho bộ phận Văn phòng để lưu trữ. Tùy từng đơn vị mà việc lưu trữ có thể triển khai sáu tháng hoặc một năm một lần. Hoạt động giải quyết khiếu nại , tố cá o thuộc t rách nhiệm của V KS trong TTHS. Hoạt động này được thực hiện theo quy định của BLTTS và Quy chế 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về viê ̣c ban hành quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại , tố cáo và kiểm sát viê ̣c giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo thuô ̣c thẩm quyền của viê ̣n kiểm sát. Hoạt động giải quyết khiếu nại Các đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát là : khiếu nại trong quản lý hành chính và khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Đối với những đơn này, bộphâ ̣n giải quyết khiếu tố cần gử i đơn ngay tới lãnh đạo Viện phụ trách khối, các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, để có biện pháp giải quyết, đồng thời báo tin cho người có đơn biết. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi hành chính, giải quyết khiếu nại
  • 41. 36 quyết định kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính phủ [46, Điều 14]. Đối với những đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp, viê ̣c giải quyết khiếu na ̣i được tiến hành theo các thủ tục sau : khiếu nại liên quan đến phạm vi trách nhiệm của đơn vị nào thì đơn vị đó phải thụ lý và nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết. Thủ trưởng các đơn vị, bộ phận trong Viện kiểm sát phải phân công cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên xác minh làm rõ nội dung khiếu nại. Thời ha ̣n giải quyết khiếu na ̣i : đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án được thực hiện theo quy định tại các Điều 275, 293 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 329, 330, 332 và 333 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo. Hoạt động giải quyết tố cáo: Nhìn chung, hoạt động giải quyết tố cáo của VKS có thủ tục và thời gian giải quyết giống với Tòa án . Đối với những tố cáo trong hoạt động quản lý hành chính, căn cứ khoản 1 Điều 19, 20 Quy chế 59 thì quyền, thời ha ̣n giải quyết tố cáo trong hoạt động hành chính của Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính phủ. Ngoài ra, Bộluâ ̣t TTHS cũng quy đi ̣nh trường hợp đă ̣c biê ̣t sau: “Tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố xem xét, giải quyết” [32, Điều 337]. Về thời ha ̣n giải quyết, BLTTHS hiê ̣n hành quy đi ̣nh: Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo
  • 42. 37 có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi ngày. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật này. Tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá ba ngày [32, Điều 337]. Ngoài việc trực tiếp giải quyết khiếu nại , tố cáo, VKS còn có nhiệm vụ kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.  Hoạt động sau phiên tòa của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp Tùy theo chức năng củ a từ ng Phòng , từ ng Vụnghiê ̣p vụmà các bộ phâ ̣n sẽ quản lý , kiểm sát theo chiều dọc các hoa ̣t động tố tụng , hoạt động nghiê ̣p vụcủa VKS cấp dưới. Cụ thể, VKS cấp trên trực tiếp có thể thực hiê ̣n các hoạt động sau phiên tòa sau: - Hoạt động kháng nghị phúc thẩm bản án chưa có hiệu lực pháp luật . Thời ha ̣n kháng nghi ̣phúc thẩm Luâ ̣t đi ̣nh đối với Bản án là30 ngày, kể từ ngày Tòa án ra bản án[32, Điều 234]. - Hoạt động kháng nghị giám đốc thẩ m, tái thẩm bán án đã có hiệu lực pháp luật [32, Điều 275, 293]. - Hoạt động giải quyết khiếu nại đối với quyết định tố tụng , hành vi tố tụng của VKS cấp sơ thẩm, bao gồm các trường hợp sau: + Khi người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phê chu ẩn, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng [32, Điều 329]. + Khi người khiếu nại không đồng ý với viê ̣c giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên cấp