SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN BÍCH HUYỀN
NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI VíI VIÖC
QUYÕT §ÞNH H×NH PH¹T Tõ THùC TIÔN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.
Người cam đoan
Nguyễn Bích Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MÔT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI
PHẠM TỘI VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT.........................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội................................6
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội............................................................6
1.1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội ...........................................................10
1.2. Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt ......................................18
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt..................................................................19
1.2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt ..........................................................28
1.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt .................................................................30
1.3. Nhân thân ngƣời phạm tội là một trong các căn cứ quyết định
hình phạt....................................................................................................34
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI
VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ HIỆN HÀNH .......................................................................................38
2.1. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc miễn hình phạt.........38
2.2. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình
phạt nhẹ hơn ..............................................................................................41
2.3. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình
phạt nặng hơn............................................................................................52
2.3.1. Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội với tư cách là yếu tố cấu
thành tăng nặng khung hình phạt: ...............................................................52
2.3.2. Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội là yếu tố quyết định hình
phạt nặng hơn trong một khung hình phạt ..................................................55
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ NHÂN THÂN
NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG..................................................................69
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định về nhân thân ngƣời phạm tội trong
việc quyết định hình phạt trên địa bàn thành phố Hà Nội....................69
3.1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................69
3.1.2. Những vi phạm, sai lầm ..............................................................................73
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng nhân thân ngƣời phạm tội
trong việc quyết định hình phạt...............................................................78
3.2.1. Hoàn thiện về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự....................................79
3.2.2. Xây dựng án lệ ............................................................................................86
3.2.3. Tăng cường công tác hướng dẫn thi hành pháp luật và tổng kết công
tác xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................88
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của hai cấp Tòa
án thành phố Hà Nội....................................................................................89
3.2.5. Nâng cao năng lực và ý thức pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Kiểm sát viên và luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................98
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
HĐXX: Hội đồng xét xử
NTNPT: Nhân thân người phạm tội
QĐHP: Quyết định hình phạt
TAND: Tòa án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của hai cấp
TAND thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2014 70
Bảng 3.2: Số liệu quyết định hình phạt trong xét xử sơ thẩm các vụ
án hình sự trên địa bản thành phố Hà Nội 72
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
QĐHP là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu của giai đoạn xét xử
một vụ án hình sự. Việc Toà án tuyên một hình phạt đảm bảo tính công lý có ý
nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý hết sức to lớn. QĐHP đúng, đảm bảo tính nghiêm
minh, công bằng của pháp luật hình sự, tương xứng với tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là để bảo vệ pháp chế và chế độ Xã hội
chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt được các mục đích của hình phạt. Quyết
định một hình phạt đúng pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiệu
quả của hình phạt. Hình phạt đã tuyên, một mặt phải thể hiện được sự trừng trị cần
thiết của Nhà nước đối với người phạm tội, để có thể răn đe được người phạm tội và
những người khác, ngăn ngừa họ thực hiện hành vi phạm tội; giáo dục, động viên
quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Mặt khác, hình phạt đã tuyên cũng phải bảo đảm được tính chất là một phương tiện
giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội, giáo dục
người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật của hoạt động QĐHP, pháp luật
hình sự nước ta đã chính thức ghi nhận các căn cứ QĐHP trong BLHS để Toà án dựa
vào khi QĐHP. Trong các căn cứ đó, ngoài các quy định của BLHS, cân nhắc tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là những căn cứ quan
trọng bước đầu, thì NTNPT và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách hình sự
thuộc NTNPT là những căn cứ tiếp theo không kém phần quan trọng, bảo đảm cho
Tòa án quyết định được loại hình phạt, mức hình phạt đúng. Đây là một trong những
biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt được thể hiện rõ trong luật
hình sự nước ta, được thực tiễn xét xử khẳng định và ghi nhận. Việc áp dụng đúng
NTNPT trong QĐHP có ý nghĩa cải tạo, giáo dục và phòng ngừa rất lớn.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tiễn áp dụng các căn cứ QĐHP từ khi BLHS
năm 1999 có hiệu lực đến nay trên địa bàn Hà Nội đã cho thấy vẫn còn nhiều Toà
2
án mắc phải những sai sót nhất định khi thực hiện hoạt động QĐHP, nhất là trong
việc áp dụng NTNPT với QĐHP. Mặt khác, xuất phát từ việc nhận thức rõ hậu quả
tiêu cực cho xã hội do hoạt động QĐHP không đúng gây ra, chúng tôi cho rằng việc
nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống về “NTNPT với việc QĐHP” dưới góc
độ lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết và có giá trị nhằm nâng cao nhận thức và
khắc phục những vướng mắc, thiếu sót trong thực tiễn hoạt động QĐHP của Toà án.
Ngoài ra, nghiên cứu nâng cao hiệu quả việc áp dụng NTNPT trong QĐHP cũng là
một nhiệm vụ cấp thiết để xây dựng pháp luật hình sự công bằng, nhân đạo, dân chủ
và công minh trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, vấn đề NTNPT và QĐHP không chỉ được đề cập đến trong giáo
trình Luật hình sự của các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội... để đào tạo cử nhân luật học, cán bộ tư pháp tương
lai, mà còn là mối quan tâm của các cán bộ làm công tác xét xử, là trọng tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học pháp lý hình sự như:
GS. TSKH. Đào Trí Úc, Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm của những
người chưa thành niên ở Việt Nam (Phần 1), Luận án Phó tiến sỹ (tiến sỹ), M.1981;
ThS. Phạm Thanh Bình: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự trong luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/1995;
ThS. Nguyễn Mai Bộ: Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng - Tạp chí Tòa án
nhân dân số 1/1999;
ThS. Đinh Văn Quế: Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 1999 về hình
phạt và QĐHP - Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2000;
Đặng Xuân Đào: “Một số nội dung mới của các quy định về các tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999” - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2000;
GS. TSKH. Lê Cảm: Về bản chất pháp lý của quy phạm “Nguyên tắc QĐHP”
tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1+2/1989; Nhân
thân người phạm tội - Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2001;
3
GS. TSKH. Lê Cảm và TS. Trịnh Tiến Việt: Nhân thân người phạm tội: Một
số vấn đề lý luận cơ bản - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2002;
TS. Trịnh Tiến Việt: Về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình
sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và một số kiến nghị - Tạp chí Tòa án nhân dân
số 13/2004;
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy: Nhân thân người phạm tội trong luật Hình sự
Việt Nam – Luận án tiến sĩ, 2005.
Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề NTNPT và
QĐHP mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề, xem xét
NTNPT (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm học và trong luật hình sự nói
chung hoặc về các khía cạnh khác nhau trong một nhóm chủ thể nhất định như
người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội là phụ nữ. Có thể nói, vấn đề
NTNPT trong thực tiễn QĐHP chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng,
chưa được ưu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu về NTNPT và QĐHP, chúng tôi nhận thấy
cần có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về vấn đề áp dụng NTNPT trong việc
QĐHP, phân tích thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó có
những kiến nghị sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về
NTNPT và QĐHP. Cũng qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
QĐHP của Toà án để đạt được mục đích cuối cùng của hình phạt là giáo dục, cải
tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề chung về NTNPT và QĐHP, cụ thể là: khái
niệm, các đặc điểm của NTNPT; khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và các căn cứ
QĐHP cũng như nhấn mạnh NTNPT là một trong các căn cứ QĐHP.
Thứ hai, làm rõ sự ảnh hưởng của các tình tiết NTNPT trong việc QĐHP ở
các phương diện: miễn hình phạt, QĐHP nhẹ hơn và QĐHP nặng hơn.
4
Thứ ba, chỉ ra được những sai sót trong thực tiễn áp dụng các quy định về
NTNPT trong QĐHP trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp
nhằm đảm bảo áp dụng đúng các quy định này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về NTNPT và
QĐHP, cùng với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về NTNPT với
việc QĐHP và thực tiễn áp dụng các quy định này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về quy định pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của
BLHS năm 1999 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành về NTNPT và QĐHP.
Thứ hai, về địa bàn nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn xét xử tại
các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ
nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam về hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của
khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp
so sánh, đối chiếu; khảo sát thực tiễn xét xử qua các vụ án điển hình… Ngoài ra, tác
giả có chọn lọc kết quả của các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố, các đánh
giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến việc
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
NTNPT và QĐHP là những vấn đề được khá nhiều tác giả nghiên cứu dưới
những góc độ khác nhau. Thực tế đó đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc
nghiên cứu đề tài nhưng cũng chính là khó khăn lớn đối với tác giả vì sẽ không
5
tránh khỏi sự trùng lặp về những kiến thức pháp luật hình sự cơ bản đã được thừa
nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, dựa trên những nghiên cứu lý
luận về NTNPT và QĐHP, tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và kết
quả đánh giá thực tiễn áp dụng NTNPT với việc QĐHP trong hoạt động xét xử các
vụ án hình sự của các Toà án trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy ý nghĩa của
luận văn là:
Thứ nhất, góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất những vấn đề chung về
NTNPT và QĐHP.
Thứ hai, chỉ ra những sai sót trong thực tiễn vận dụng và nguyên nhân của
việc áp dụng chưa đúng những quy định về NTNPT trong QĐHP.
Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm việc áp dụng đúng NTNPT
trong QĐHP trong thực tiễn xét xử, bao gồm: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật hình sự về NTNPT; Kiến nghị áp dụng căn cứ thực tiễn (án lệ) của
hoạt động QĐHP; Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên và luật sư trong việc áp dụng NTNPT với QĐHP.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội và quyết định
hình phạt
Chương 2: Quy định về nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình
phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về nhân thân người phạm tội trong
việc quyết định hình phạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và các
biện pháp bảo đảm áp dụng đúng
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI
VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể mà khi
nghiên cứu về tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng, cần thiết
phải nêu được những đặc điểm liên quan đến bản thân người phạm tội. Xuất phát từ
quan điểm người phạm tội là một con người chứa đựng những đặc điểm vốn có nhất
định. Ngoài ra, người phạm tội còn có những đặc điểm khác mà một người bình
thường không thể có được cho nên, để nêu được khái niệm NTNPT thì chúng ta
phải biết được, phải hiểu được nhân thân của một con người.
Theo khái niệm chung của xã hội học Mác – Lênin về nhân thân con người
thì nhân thân – đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí
của con người trong hệ thống quan hệ xã hội. Nhân thân là một phạm trù mang tính
xã hội – lịch sử. Nhân thân sẽ không thể được làm sáng tỏ nếu xem xét nó với tư
cách là một hiện tượng tách biệt và khép kín, tách rời nó với hiện thực xã hội và các
điều kiện lịch sử cụ thể đặc trưng cho hiện thực đó. Với tư cách là chủ thể của các
mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa
dạng, mỗi cá nhân cụ thể có một nhân thân tương ứng. “Khái niệm nhân thân đồng
thời cũng bao hàm cả con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một
công dân, là đại diện của các giai cấp, các nhóm xã hội nhất định v.v…, là người
mang trong mình một số các đặc điểm xã hội điển hình” [44, tr.96].
Một dấu hiệu rất quan trọng của nhân thân con người đó là ý thức, là toàn bộ
thế giới tinh thần nội tại của nó. Khi được thiết định bởi các điều kiện xã hội bên
ngoài, bản thân thế giới tinh thần này trở thành một yếu tố cấu thành tích cực của
nhân thân, nó trung gian hóa sự tác động của mọi biểu hiện trong xã hội đến con
người sao cho phù hợp với nội dung riêng của nó; đồng thời trong mỗi trường hợp
7
cụ thể, nó xác định việc con người sẽ lựa chọn lập trường xã hội nào, lựa chọn cách
xử sự này hay cách xử sự khác. Các hiện tượng tâm lý đan xen một cách hữu cơ với
cuộc sống toàn vẹn của cá nhân, vì chức năng hoạt động cơ bản của mọi hiện tượng
và quá trình tâm lý là điều tiết hoạt động của con người.
Khi nói đến nhân thân con người là chúng ta muốn nói đến sự tổng hợp các
đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ
xã hội. Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học các đặc điểm về xã
hội học, đạo đức – tâm lý. Cần phải quan tâm đến các giá trị xã hội và phương diện
của hiện thực xã hội, những người xung quanh, gia đình, bố, mẹ, vợ, chồng, con cái,
anh em, tài sản, lao động, các nghĩa vụ công dân v.v… Nội dung của các mối quan
hệ đó đặc trương cho định hướng của nhân thân. Đối với nhân thân, quan trọng hơn
cả là có được các mối quan hệ sâu sắc và ổn định, vì xuất phát từ đó mà hình thành
nên quan điểm, lý tưởng, lập trường, quan niệm đạo đức của con người. “Cách xử
sự của con người trong xã hội – mà nhân thân thể hiện ra bên ngoài, cũng gắn liền
với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân” [44, tr.99]
Bản chất của nhân thân thể hiện ở chỗ nó không bị quy về các đặc thù tâm lý
cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng
trong sự phát triển và hình thành. Cho nên nhân thân kế thừa và phản ánh kinh
nghiệm xã hội của mọi thế hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành
tựu văn hóa, lao động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các
dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra, nhân thân bao giờ
cũng thể hiện các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp,
trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của mình v.v… Cuối cùng, nhân
thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân không lặp lại, trong đó phản ánh
con đường sinh sống cá thể của con người, sự tồn tại cá nhân của nó – đó là sự tồn
tại được quy định bởi một nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình, sản xuất,
sinh hoạt v.v… “Đó cũng chính là môi trường vi mô mà trong đó con người sống,
hoạt động và hình thành với tư cách là một nhân thân” [44, tr.100]
Từ sự phân tích trên, cho phép chúng ta đưa ra khái niệm nhân thân con
8
người – đó là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con
người cụ thể, bao gồm: các đặc điểm, dấu hiệu về xã hội – nhân khẩu học như giới
tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh
sống, hoàn cảnh kinh tế; các đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu,
sở thích, thói quen, lý trí, ý chí, cảm xúc, tình cảm… và các đặc điểm, dấu hiệu, mối
quan hệ xã hội khác.
Theo khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, bị luật hình sự cấm, do con người cụ thể (có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu
TNHS) thực hiện một cách có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Như vậy, nói đến NTNPT trong lĩnh vực luật hình sự là nói đến nhân thân
của chính con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Như đã phân tích ở trên,
nhân thân con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, là sự thống nhất giữa mặt
sinh học và mặt xã hội. Theo đó, NTNPT bao gồm trong nó tổng hợp các đặc điểm
của cá nhân về mặt sinh học, mặt xã hội, nói lên tính chất của con người đã thực
hiện tội phạm. Con người khi được sinh ra không sẵn chứa trong mình khả năng trở
thành tội phạm mà khả năng đó chỉ trở thành hiện thực dưới tác động tiêu cực của
nhiều yếu tố trong quá trình con người tự hoàn thiện về mặt sinh học, tâm lý, nhân
sinh quan... Quá trình đó cho thấy NTNPT là phạm trù có tính lịch sử vì “những
đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không phải được tiềm ẩn ở con người đó
ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động
của môi trường không thuận lợi bên ngoài” [43, tr.50] trong quá trình trưởng thành
của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Mác về bản chất của
con người: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối
quan hệ xã hội” [8, tr.257].
Trong khoa học pháp lý hình sự, dựa trên kết luận của Mác đã có nhiều công
trình nghiên cứu về NTNPT dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, các nhà khoa
học luật gia nước ta đã có một số quan điểm về NTNPT như sau:
- GS. TSKH. Lê Cảm: “NTNPT theo luật hình sự đó là hệ thống các thuộc
9
tính có ý nghĩa xã hội của người đã thực hiện tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo
người đó bằng các biện pháp và pháp lý hình sự” [10].
- Theo GS. TS Đỗ Ngọc Quang: “NTNPT là tổng hợp những đặc điểm,
những dấu hiệu, mối quan hệ xã hội về một con chứa đựng phẩm chất cá nhân tiêu
cực trong nhân cách dẫn đến hành vi phạm tội” [27, tr.132]
- Theo tác giả Lý Văn Quyền “ khái niệm NTNPT được hiểu là nhân thân
người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự
cấm đoán và trừng phạt” [45, tr.131]
- Theo TS Nguyễn Mạnh Kháng “NTNPT là tổng hợp các đặc tính, các dấu hiệu
thể hiện bản chất của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới
tác động của chính các điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh” [26].
- Theo ThS Võ Khánh Vinh: “NTNPT tức là người có lỗi trong việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể
các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và
hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [53].
- Theo GS.TS Kiều Đình Thụ:” NTNPT là tổng hợp tất cả những khía cạnh
xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng
đắn vấn đề TNHS” [11, tr.169]
Theo quan điểm của chúng tôi, NTNPT – đó là nhân thân của người có lỗi
trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và
trừng trị. Như vậy, chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới cho phép phân biệt
nhân thân của người phạm tội với nhân thân của con người nói chung. Ngoài ra, dù
con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu cực giống với các đặc điểm đặc trưng cho
người phạm tội đến đâu đi nữa thì cũng không được phép coi người đó là người phạm
tội nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội, cũng như không được phép xuất phát từ
tính tất yếu cho rằng cá nhân này hay cá nhân khác phải là tội phạm. NTNPT, dù cho
tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm
nghiêm trọng đến đâu chăng nữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân
thân nói chung cũng chỉ có được trên cơ sở xem xét mọi đặc tính xã hội quan trọng và
10
mọi biểu hiện của nhân thân; nội dung và mối tương quan giữa chúng, cụ thể là “tỷ
lệ” giữa các dấu hiệu và biểu hiện xã hội tích cực với các dấu hiệu và biểu hiện tiêu
cực của nhân thân trong mối liên hệ qua lại giữa chúng. Chính do tổng thể các đặc
tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại
cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội và cho phép hiểu được cách
xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và động cơ phạm tội, và từ kết quả của
cách đánh giá như vậy mới có cơ sở đảm bảo cho việc đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc chọn lựa các biện pháp
cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với từng trường hợp cụ thể.
Tổng hợp những quan điểm về khái niệm NTNPT và những vấn đề đã trình
bày trên đây, dưới góc độ luật hình sự ta có thể hiểu khái niệm NTNPT như sau:
NTNPT là tổng hợp các đặc điểm về xã hội, tâm lý, đạo đức, sinh học, nói
lên tính chất của con người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự là tội phạm. Các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng
trong việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội một cách công minh, có căn
cứ và đúng pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội
Các đặc điểm NTNPT có thể phân chia thành ba nhóm tương ứng với một số
lĩnh vực sau:
Một là, các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự.
Hai là, các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học.
Ba là, các đặc điểm về mặt đạo đức, tâm lý học.
Để thấy rõ vai trò, vị trí và mức độ ảnh hưởng cụ thể của các đặc điểm nêu
trên đối với quá trình hình thành nhân cách người phạm tội như thế nào, dưới đây
chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng nhóm đặc điểm đó.
1.1.2.1. Các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự của nhân thân người phạm tội
Các đặc điểm pháp lý hình sự của NTNPT là những dấu hiệu quan trọng nhất để
khẳng định về nhân thân người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và là tiêu chí nói
lên tính nguy hiển cho xã hội của người này. Đó là những dấu hiệu cơ bản sau:
11
Thứ nhất, tính chất của tội phạm được thực hiện.
Thứ hai, cơ chế thực hiện tội phạm: đơn nhất phức tạp hay là đa tội phạm, nếu
là đa tội phạm thì đó là dạng nào: phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm nguy
hiểm.
Thứ ba, động cơ và mục đích nhằm đạt được của người phạm tội khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.
Thứ tư, hình thức phạm tội: đơn lẻ hay là đồng phạm và nếu là đồng phạm
thì đó là đồng phạm đơn giản, đồng phạm phức tạp hay đồng phạm có tổ chức. Vai
trò của người phạm tội là gì: người thực hành, người xúi giục, người giúp sức hay
người tổ chức.
Thứ năm, người phạm tội là người có tiền án hay tái phạm. Nếu là tái phạm thì
là dạng nào: tái phạm chung, tái phạm nguy hiểm hay tái phạm đặc biệt nguy hiểm.
Ngoài ra, còn một loạt các đặc điểm khác về mặt pháp lý hình sự là những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến NTNPT được ghi nhận trong
luật, cụ thể là khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Vì nhà làm luật yêu
cầu Tòa án khi QĐHP phải coi NTNPT là một trong các căn cứ cần phải cân nhắc
(Điều 45 BLHS 1999).
Chẳng hạn, tính nguy hiểm cho xã hội của NTNPT được thể hiện
rõ qua chỉ số tái phạm như sau: theo số liệu thống kê trong 10 năm
(1989-1999) của Công an thành phố Hà Nội, thì trong 307180 người
phạm tội cướp tài sản có 2149 người có đa tiền án chiếm tỷ lệ 69% và
trong số còn lại có 60% người có từ hai tiền án trở lên [10].
1.1.2.2. Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của nhân thân người
phạm tội
Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của NTNPT là những dấu hiệu
cho phép khẳng định thông tin về NTNPT dưới góc độ tội phạm học và là tiêu chí
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng định hướng, đưa ra các biện pháp tác
động mang tính chất giáo dục - cải tạo lao động đối với những người bị kết án, cũng
như soạn thảo các biện pháp đấu tranh phòng, chống tình trạng phạm tội.
Khi nghiên cứu các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của NTNPT cần
12
lưu ý những dấu hiệu cơ bản như độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, vị trí, vai trò xã
hội, dạng nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, địa điểm thường trú, hoàn cảnh gia đình,
tình trạng vật chất (tài sản, nhà ở),.. mà những dấu hiệu này tự bản thân chúng đã là đặc
trưng cho cá nhân mỗi một con người, tất cả mọi người chứ không thể căn cứ vào
chúng mà khẳng định cá nhân một người nào đó là người phạm tội. Nhưng những dấu
hiệu này có sự tác động tương hỗ qua quá trình hình thành nhân cách đạo đức, nhân
sinh quan lối sống của một người, cũng như các quan hệ giao tiếp của người đó với các
thành viên trong gia đình, trong nhà trường, trong cơ quan, ngoài xã hội. Và do vậy,
dưới góc độ tội phạm học những dấu hiệu này cung cấp cho các cơ quan tư pháp hình
sự những thông tin để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, những điều kiện cụ thể đã ảnh hưởng
đến quá trình hình thành nhân cách đạo đức, các nhu cầu vì lợi ích, giá trị xã hội, về sự
định hướng có tính lệch lạc (không phù hợp với lợi ích chung của gia đình, tập thể hoặc
xã hội) của người phạm tội. Chúng ta có thể chỉ ra một số nét chủ yếu của những dấu
hiệu thường thấy khi nghiên cứu NTNPT như sau:
- Dấu hiệu về giới tính:
Dấu hiệu về giới tính cho phép xác định người phạm tội là nam giới họặc nữ
giới. Qua nghiên cứu tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới trong việc phạm tội thì tỷ lệ
nam giới phạm tội bao giờ cũng nhiều hơn nữ giới và mang tính chât ốn định hơn.
Từ đó cho thấy có thể xác định đuợc đặc trưng của nam giới là dễ bị ảnh hưởng của
môi trường và điều kiện sống để hình thành những đặc điểm tâm lý tiêu cực hoặc dễ
bị nhiễm các thói hư, tật xấu trong xã hội nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nên
giải thích các đặc điểm cùa hành vi phạm tội cùa nam giới và nữ giới bằng sự khác
biệt sinh lý (mặc dù chúng ở một chừng mực nào đó có thể có ảnh hưởng đến các
đặc điểm cùa hành vi thực hiện các loại tội phạm bằng vũ lực).
Theo kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nữ giới phạm tội chỉ chiếm 5 - 10% trong
tổng số những người phạm tội và là không đáng kể so với tỷ lệ của họ trong thành
phần dân số. Các tội phạm do nữ giới thực hiện thường xảy ra phổ biến ở lĩnh vực
thương nghiệp và tài chính, ngân hàng, y tế, xây dựng, nông nghiệp, chủ yếu là
cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, sản xuất,
13
buôn bán hàng giả, chứa mại dâm. Trong mỗi nhóm phụ nữ khác nhau (khác nhau
về nơi ở, về nghề nghiệp, địa vị xã hội v.v...) thì tỷ lệ phạm tội và hình thức phạm
tội cũng khác nhau. Ví dụ, đối với phụ nữ nông thôn thường phạm tội trộm cắp tài
sản (chiếm 43,5% trong tổng số phụ nữ phạm tội trộm cắp tài sàn), đối vói phụ nữ
là công nhân viên chức hoặc tiểu thương thường phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (chiếm 19,6% trong tổng số phụ nữ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) v.v...
Lý do phụ nữ phạm tội giết người thường là ghen tuông tình ái, mâu thuẫn gia đình.
Họ thường phạm tội riêng lẻ, nếu tham gia trong tổ chức phạm tội thì chỉ giữ vai trò
thứ yếu. Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy số lượng phụ nữ phạm
tội có chiều hướng gia tăng. Các loại tôi phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa
dạng và có những hình thức phạm tôi nguy hiểm hơn như mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em, mua bán phụ nữ. Điều đó chỉ ra rằng cơ cấu phạm tội xét theo
giới tính hiện nay đã có sự thay đổi lớn.
- Dấu hiệu về độ tuổi:
Các nhà tội phạm phân độ tuổi thành người chưa thành niên (từ 14 đến 18
tuổi), thanh niên (từ 18 đến 30 tuổi), trung niên (từ 30 đến 50 tuổi) và người già (từ
50 tuổi trở lên). Cùng với sự biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sư thay đổi của
bản thân nhân thân. Độ tuổi có ảnh hường rất lớn đến tính chất mức độ của tội
phạm, đến việc thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi
khác nhau. Thực tế cho thấy, nếu xem xét mối tương quan giữa các nhóm người
phạm tội có độ tuổi khác nhau trong tổng thể những người phạm tội thì nhóm người
phạm tội ờ độ tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lê cao nhất, sau đó là nhóm người phạm
tội ờ độ tuổi từ 30 đến dưới 50 và nhóm người phạm tội chưa thành niên (từ 14-18
tuổi); cuối cùng là những người từ 50 tuổi trở lên, họ phạm tội ít hơn. Sự phân
nhóm người phạm tội theo dấu hiệu độ tuổi này là phù hợp với những điều kiện sinh
hoạt xã hội, với tính chất tâm lý xã hội của họ, từ đó cho phép nghiên cứu nâng cao
tính cụ thể và hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Có
thể chỉ ra tỷ lệ cụ thể về độ tuổi của những người phạm tội như sau:
Trên địa bàn toàn quốc, những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 64%,
14
riêng tội cướp tài sản thì những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm đến 75%, trên 30
tuổi chiếm 20%, từ 14 đến 18 tuổi chiếm 5% [10].
Trên địa bàn Hà Nội, theo thống kê trong thời gian 10 năm (1989 - 1999), chỉ tính
trong số 48.637 người phạm tội thì những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 62%
(nếu chỉ tính trong số 3071 người phạm tội cướp tài sản, thì những người ở độ tuổi từ 18
đến 30 tuổi chiếm hết 2246 (tỷ lệ 73%), trên 30 tuổi chiếm 11% và từ 14 đến 18 tuổi
chiếm 12%) [10].
Mức độ phạm tội phổ biến chiếm tỷ lệ cao nhất ờ nhóm người phạm tội có
độ tuổi từ 18 - 30 tuổi đã phản ánh một sự thật, là ở độ tuổi đó đang diễn ra quá
trình hình thành nhân thân và quá trình lựa chọn một môi trường vi mô ổn định.
Những người ở độ tuổi này chưa có nhiều kinh nghiệm sống, trong khi đây lại là
giai đoạn mà họ phải giải quyết nhiều vấn đề sinh hoạt phức tạp và phải đụng độ với
nhiều tình huống hơn cả, điều đó có thể thúc đẩy việc xảy ra các xung đột với
những người xung quanh và hình thành các chuyển biến tâm lý xấu ờ họ. Theo
thống kê tội phạm, những người ở độ tuổi này thường phạm các loại tội có sử dụng
bạo lực như cố ý gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản...; và thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người phạm tội bị đưa ra xét xử.
Ở độ tuổi 30 trở lên, con người thường đã tích lũy được kinh nghiệm sống
phong phú, những người ở độ tuổi này thường hay phạm các loại tội về chức vụ và
kinh tế, như tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn...
Ở độ tuổi từ 14 - 18 tuổi (chưa thành niên) con người có rất ít kinh nghiệm
sống, tính tình rất dễ bị kích thích bởi tình cảm, không biết kiềm chế, không có thói
quen giải quyết ngay cả những tình huống không phức tạp lắm; vì vậy, nhiều khi tạo
điều kiện dẫn đến các quyết định và hành vi sai trái mà trong các trường hợp đó
người lớn tuổi sẽ không phạm phải. Phần lớn người chưa thành niên thường phạm
các loại tội xâm phạm sờ hữu mà theo thống kê tội phạm, thì chù yếu là tội trộm cắp
tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản.
Những người ờ độ tuổi từ 50 trở lên, do đã tích lũy được các ưu điểm của lối
sống xã hội đúng đắn, khả năng tự kiềm chế cao, có vị trí tương đối ổn định trong
xã hội..., vì vậy, mức độ phạm tội ít hơn.
15
- Dấu hiệu về trình độ học vấn:
Theo tội phạm học phân chia trình độ học vấn thành người mù chữ, người có
trình độ văn hoá cấp I, người có trình độ văn hoá cấp II, người có trình độ văn hoá
cấp III và đại học.
Trình độ học vấn của con người không chỉ ảnh hưởng đến sự nhận biết thế
giới xung quanh, sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách, mà còn tạo cho con
người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội. Vì
vậy, trình độ văn hóa của con người có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội.
Nghiên cứu về NTNPT cho thấy, đa số những người phạm tội là những
người có trình độ văn hóa thấp hơn so với các thành viên khác trong xã hội. Trình
độ văn hóa thấp thường làm biến dạng sự nhận thức về các quy tắc xã hội, các quy
tắc đạo đức, ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý. Những người trình độ văn hóa thấp
thường phạm những tội có tính chất bạo lực hoặc các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt. Những người có trình độ văn hóa cao hơn thường phạm các tội liên
quan đến chức vụ, các tội phạm về kinh tế.
Chẳng hạn, theo thống kê của Bộ Công an, nếu so sánh theo trình độ học vấn
của những người phạm tội thì:
Trên địa bàn toàn quốc, trong thời gian từ năm 1993 đến 1998 trong tất cả
văn hóa cấp I chiếm 23%, văn hóa cấp II chiếm 50%, văn hóa cấp III chiếm 9%.
Riêng những người phạm tội cướp tài sản thì trong 5380 người phạm tội thì những
người mù chữ có 817 người (chiếm tỷ lệ 15%), văn hóa cấp I là 1264 người (chiếm
23,4%), văn hóa cấp II có 2546 người (chiếm gần 47,3%), văn hóa cấp III chiếm tỷ
lệ 14,7% và chỉ có 3 người có trình độ đại học. Trên địa bàn Hà Nội, trong 3071
người phạm tội cướp tài sản thì những người mù chữ chiếm 33,5%, văn hóa cấp I
chiếm 43%, văn hóa cấp II chiếm 21%, cấp III và đại học chiếm tỷ lệ có 2,5% [10].
- Dấu hiệu về địa vị xã hội và nghề nghiệp:
Các dấu hiệu vể địa vị xã hội và nghề nghiệp của người phạm tội cũng
có một vị trí quan trọng. Các dấu hiệu đó cho thấy được tội phạm này hay tội
phạm khác thường phổ biến hơn cả ở các tầng lớp và các nhóm xã hội nào, trong
16
các lĩnh vực nào cùa đời sống xã hội và sản xuất, đồng thời chúng cũng định
hướng cho việc tìm hiểu và chi ra các yếu tố phát sinh tội phạm vốn đặc trưng
cho các nhóm nghề nghiệp khác nhau của dân cư, cho các ngành kinh tế, các
hình thức sản xuất khác nhau v.v...
Địa vị xã hội và nghề nghiệp phụ thuộc nhiéu vào trình độ văn hóa. Thông
thường người phạm tội có trình độ văn hóa thấp cũng thường không có nghề nghiệp
hoặc không có việc làm, và do đó họ cùng thường khỏng có địa vị xã hội. Thống kê
địa vị xã hội và nghề nghiệp của những người phạm tội là công nhân, viên chức,
nông dân, học sinh, những người có khả năng lao động mà không chịu lao động và
học tập, người về hưu, nội trợ, người không có khả năng lao động phải sống dựa
vào những người khác đã chỉ ra, đa số những người phạm tội là thuộc loại có khả
năng, nhưng lười lao động, học tập, chỉ muốn ăn bám hoặc kiếm được tiền một cách
nhanh nhất mà không phải vất vả. Đa số họ cũng chính là những người không có
nghề nghiệp ổn định vả không có địa vị xã hội, đặc biệt là những người phạm tội
thuộc loại tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Trong số những người có nghề nghiệp
mà phạm tội thì phần lớn rơi vào trường hợp lao động chân tay nặng nhọc và lao
động giản đơn như nông dân, công nhân xây dựng, giao thông vận tải, nông, lâm
nghiệp, còn viên chức và người về hưu phạm tội ít hơn.
Nghiên cứu dấu hiệu địa vị xã hội và nghề nghiệp của những người phạm
tộĩ cho thấy, cần phải gắn liền và giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội với vấn đề
giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, tạo cho họ có khả năng lao
động để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Mặt khác trong công tác phòng ngừa
và chống tội phạm cần tập trung vào những loại nghề nghiệp nhất định, vào từng
loại người nhất định để có các biện pháp thích hợp.
- Dấu hiệu về nơi cư trú:
Địa vị xã hội của người phạm tội có liên quan mật thiết với nơi cư trú của họ
(thành phố hay nông thôn...). Chúng ta đều biết lối sông thành thị là khác biệt so với
lối sống ờ nông thôn. Thành phố là nơi tập trung các cơ sở văn hóa và giáo dục, các
điều kiện lao động và sinh hoạt, mọi vấn đề vể nếp sống cá nhân với trật tự xã hội
17
và mọi tác động có ý nghĩa xã hội đến từng cá nhân đều mạnh hơn, căng thẳng hơn
so với các điểu kiện sống ờ nông thôn. Đối với một số cá nhân thì điều kiện sống ờ
thành phố còn tạo khả năng cho cách xử sự buông thả của họ. Ở nông thôn, mọi
người đểu biết nhau và điều này tự nó đã là một yếu tố giám sát xã hội, buộc cá
nhân phải tính đến thái độ và xử sự của mình; còn ở thành phố, việc giám sát dựa
vào quan hệ sinh hoạt xã hội tại nơi cư trú là rất hạn chế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phẩn những người phạm tội thì
những người hay thay đổi nơi cư trú, nơi sinh sống chiếm tỷ lệ khá caó. Trong số
những người di chuyển nơi cư trú chiếm phần lớn lại là những người trẻ tuổi chưa
có gia đình, hoặc chuyển chỗ một mình không kèm gia đình, một phần khác là do
không thích nghi về mặt xã hội với nơi ở trước.
- Dấu hiệu về hoàn cảnh gia đình:
Tình trạng gia đình, hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến việc thực
hiện tội phạm. Nghiên cứu về tội phạm đã chỉ ra, những người đã lập gia đình (đã
kết hôn) thường phạm tội ít hơn so với những người chưa lập gia đình. Người sống
độc thân phạm tội nhiều hơn. Chính yếu tố gia đình trong đa số trường hợp đã kích
thích hành vi của những thành viên trong gia đình, hạn chế đến mức tối đa các hiện
tượng tiêu cực phát sinh trong môi con người. Giữa lối sống độc thân và hoàn cảnh
gia đình cũng có mối quan hệ chặt chẽ: một mặt, việc sống độc thân và không có
các nghĩa vụ gia đình thúc đẩy lối sống phi đạo đức dễ dẫn tới việc phạm tội. Mặt
khác, lối sống phi đạo đức cản trở việc họ lập gia đình.
Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động nhất định đến nhân
cách của con người, ảnh hưởng đến khuynh hướng và sự kiên định trong việc thực
hiện tội phạm. Những người phạm tội, nhìn chung thường xuất phát từ những gia
đình có tình trạng không bình thường (không hòa thuận, không có trách nhiệm với
nhau, có các thành viên trong gia đình có quan điểm, quan niệm xử sự trái đạo đức,
trái pháp luật, có trình độ văn hóa thấp trong xử sự và trong quan hệ với người
khác...), từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (bố hoặc mẹ chết, ly hôn) hoặc có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
18
Nghiên cứu những tội phạm được thực hiện bởi những người chưa thành
niên phạm tội thì có 32,3% sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo đói; 27,7% các em
có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân; 24,7% có bố hoặc mẹ đã chết; 9,2% các em có bố
hoặc mẹ ngoại tình, 70% các em sống trong gia đình đông con [27].
Như vây, tình trạng gia đình có ảnh hưởng đến những đặc điểm nhân thân
của người phạm tội.
Ngoài những dấu hiệu chính kể trên, những dấu hiệu khác thuộc nhóm các
đặc điểm xã hội - nhân khẩu học như vai trò trong tổ chức xã hội của người
phạm tội, điều kiện nhà ở của người phạm tội, phương tiện sinh hoạt trong gia
đình của người phạm tội,.. có ý nghĩa đến việc nghiên cứu NTNPT. Việc chia
càng nhỏ những dấu hiệu xã hội liên quan đến người phạm tội càng giúp cho
việc hiểu biết sâu sắc thêm về người phạm tội để có các biện pháp phòng ngừa
thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2.3. Các đặc điểm về mặt đạo đức, tâm lý học của nhân thân người phạm tội
Có thể gọi các phẩm chất đạo đức và các đặc điểm tâm lý của người phạm tội
là đặc trưng tâm lý - xã hội, một phẩn không thể thiếu trong tập hợp các đặc điểm,
dấu hiệu của nhân thân, đặc trưng đó là sự tổng hợp các đặc điểm bên trong của
nhân thân và một số biểu hiện bên ngoài của nó. Con người có thể trở thành người
phạm tội do có những tác động xã hội bất lợi. Những tác động xã hội bất lợi đó
được tiếp nhận và đưa vào thế giới các quan niệm, các quan hệ, phương châm, các
định hưóng v.v... của họ, sau đó được họ thể hiện thông qua hành vi phạm tội.
Đương nhiên không nên đồng nhất các đặc điểm tâm lý - đạo đức của nhân thân vói
các hiện tượng xã hội (mà có thê được xem là nguyên nhân phạm tội). Nhưng mối
liên hệ qua lại giữa chúng là tất yếu, vì thực chất các đặc điểm tâm lý - đạo đức tiêu
cực đã được hình thành của nhân thân người phạm tội là khâu trung gian giữa các
nguyên nhân xã hội nêu trên với bản thân hành vi phạm tội.
Cơ cấu tâm lý của nhân thân trước hết bao gồm các đặc điểm được thiết định
về mặt xã hội. Các đặc điểm này được xác định bằng những đặc tính của quá trình
tâm lý cũng như kinh nghiệm tích lũy được. Thuộc về các đặc điểm đó là khuynh
19
hướng, là các phẩm chất đạo đức của nhân thân, là kiến thức, thói quen, trình độ văn
hóa cá nhân v.v...Ngoài ra, cơ cấu tâm lý của nhân thân còn bao gồm những đặc
điểm cá biệt của một số quá trình tâm lý riêng biệt (trí nhớ, tư duy, cảm xúc, ý
chí...) và tính cách nữa, thậm chí cả các biến đổi bệnh hoạn của tâm lý.
Thuộc về các đặc điểm tinh thần - chính trị, thế giới quan và đạo đức cùa con
người là: các quan điểm, đánh giá, nguyện vọng, định hướng giá trị v.v... Chúng có
ý nghĩa đặc biệt đối với nhân thân người phạm tội. Tất cả các phẩm chất đa dạng đó
của nhân thân thể hiện: thứ nhất, đó là thái độ đã định hình đối với các giá trị đạo
đức và giá trị xã hội khác nhau, đối với các mặt khác nhau của hiện thực, với nghĩa
vụ lao động, với tư cách là một thành vièn trong xã hội, với gia đình, con cái, với
chính bản thân mình và những người xung quanh. Thứ hai, đó là mức độ, tính chất
và giá trị xã hội của các nhu cầu, khát vọng mà con người tiếp nhận rồi lựa chọn các
phương tiện (hợp pháp, bất hợp pháp hoặc nguy hiểm) nhằm đáp ứng chúng.
Tiêu chuẩn và tiêu chí vể các phẩm chất đạo đức của nhân thân chính là cách
xừ sự và toàn bộ thực tiễn sinh hoạt xã hội của cá nhân con người đó. Điều đó có
nghĩa là cơ sở để phán xét về nhân thân người phạm tội không đơn giản là nhận xét
và đánh giá của những người được hỏi đến (người thân, đồng nghiệp, người quen),
mà là các bằng chứng cụ thể được xem xét một cách toàn diện về hành vi của chính
người phạm tội đó
1.2. Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt
Với vị trí là một chế định quan trọng của Luật hình sự, là một hoạt động cơ bản
của HĐXX trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, QĐHP được xác định là một khái
niệm pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, điểm đáng nói là cả BLHS năm 1999 và Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hai bộ luật trên đều
không đề cập đến khái niệm QĐHP. Khái niệm này chỉ tồn tại trong lý luận và được đề
cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học. Thực tế này đã phần nào làm
cho khái niệm QĐHP chưa đạt được sự thống nhất cao trong khoa học pháp lý hình sự.
Nhưng, có thể khẳng định rằng, về cơ bản các cách hiểu đều thể hiện sự đồng nhất về
nội dung (bản chất) của khái niệm QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại và mức hình
20
phạt áp dụng đối với người phạm tội. Sự đồng nhất này có thể thấy rõ trong giáo trình
Luật hình sự của các trường Đại học và trong một số tài liệu khác.
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội thì: “QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt
chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để
áp dụng đối với người phạm tội” [11, tr.317].
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì:
“QĐHP là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong
phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể” [45, tr.201].
Hoặc tác giả Đinh Văn Quế có định nghĩa: “QĐHP là việc Toà án lựa chọn
hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Toà án lựa chọn loại hình phạt nào,
mức phạt bao nhiêu, phải tuân theo những quy định của Bộ luật hình sự” [32, tr.89].
Tác giả Lê Văn Đệ cũng đưa ra khái niệm “QĐHP là sự lựa chọn loại hình
phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với
người phạm tội cụ thể” [15, tr.161].
Nhìn chung, các khái niệm về QĐHP trên đây suy cho cùng đều khẳng định
QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại và mức hình phạt trong phạm vi luật định để áp
dụng đối với người phạm tội. Việc lựa chọn loại hình phạt được hiểu là chỉ lựa chọn
loại hình phạt chính hoặc cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong số các hình
phạt thuộc hệ thống hình phạt mà BLHS đã quy định, với những mức độ cụ thể, phù
hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhằm đạt
được mục đích của hình phạt. Có thể nói đây chính là nội hàm của khái niệm QĐHP
được nhiều người ủng hộ. Ngoài ra, ngay trong cuốn giáo trình Luật hình sự Việt
Nam của trường Đại học Luật năm 2001, trang 202 còn đề cập đến khái niệm
QĐHP theo nghĩa rộng hơn là quyết định biện pháp xử lý đối với người phạm tội.
Theo cách hiểu này, QĐHP không chỉ là việc lựa chọn hình phạt chính và hình phạt
bổ sung mà còn bao gồm cả việc quyết định các biện pháp tư pháp nhằm hỗ trợ cho
hình phạt được áp dụng đối với người bị kết án.
Đánh giá một cách khách quan, các khái niệm trên đây đều đã thể hiện được
21
bản chất của QĐHP. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, các khái niệm này
còn một số vấn đề cần làm sáng tỏ. Cụ thể là:
Thứ nhất, “việc sử dụng cụm từ "người phạm tội” trong khái niệm QĐHP
nên được thống nhất bằng cụm từ “cá nhân người phạm tội” thì chính xác hơn với
đối tượng của QĐHP” [14].
Thứ hai, vấn đề cơ bản nhất là các khái niệm QĐHP trên đây chưa thể hiện
được đầy đủ phạm vi của QĐHP là bao gồm những nội dung nào. Việc lựa chọn
loại và mức hình phạt cụ thể đã bao quát hết nội dung của khái niệm QĐHP chưa?
hay việc xác định TNHS, xác định khung hình phạt, miễn TNHS, miễn hình phạt,
miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, quyết định cho hưởng án
treo... có phải là những nội dung thuộc phạm vi của QĐHP không? Tất cả những
vấn đề đó cần được làm sáng tỏ khi xây dựng khái niệm QĐHP.
Về lý luận cũng như thực tiễn, QĐHP chỉ diễn ra sau khi Toà án đã tiến hành
hoạt động định tội danh và chỉ trong trường hợp người phạm tội bị khẳng định là có
tội. Đây chính là kết quả của hoạt động chứng minh tội phạm do Toà án thực hiện
dựa trên các tài liệu, chứng cứ do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát thu thập và qua
hoạt động xét hỏi, tranh tụng tại phiên toà mà Toà án có được theo đúng trình tự,
thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Theo đó, khi bị cáo bị kết tội thì QĐHP
sẽ được thực hiện bao gồm các nội dung được sắp xếp theo thứ tự trước, sau trong
các trường hợp cụ thể là:
Trường hợp người phạm tội bị kết án bằng bản án kết tội của Toà án và phải
chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình bằng hình phạt cụ thể.
Trong trường hợp này, nội dung đầu tiên của QĐHP được thực hiện là hoạt
động xác định khung hình phạt. Trong thực tiễn, hoạt động xét xử vụ án hình sự của
Toà án cấp sơ thẩm thường được trải qua 3 giai đoạn là: Định tội - Định khung hình
phạt - QĐHP.
Hoạt động định tội nhằm xác định bị cáo có phạm tội hay không? nếu phạm tội
thì phạm tội gì? và thuộc điều luật cụ thể nào trong phần các tội phạm của BLHS.
Hoạt động định khung hình phạt nhằm xác định tội phạm mà bị cáo thực hiện
thuộc khung nào của điều luật quy định về tội phạm đó.
22
Hoạt động QĐHP nhằm xác định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể
trong phạm vi khung hình phạt của điều luật quy định về tội phạm đó.
Từ 3 giai đoạn này, xuất hiện vấn đề cần giải quyết là: Giai đoạn định khung
thuộc về giai đoạn định tội? hay giai đoạn định khung thuộc về giai đoạn QĐHP?
Xuất phát từ lập luận là khi thực hiện việc định tội danh, HĐXX phải chỉ ra
tội phạm mà người phạm tội thực hiện được quy định tại điều luật cụ thể nào trong
phần các tội phạm của BLHS. Tiếp theo là phải xác định hành vi phạm tội thuộc
khung nào của điều luật đó vì đa phần các điều luật quy định về tội phạm cụ thể của
BLHS năm 1999 đều có ít nhất từ 2 khung hình phạt đến 6 khung hình phạt (257
điều trên tổng số 267 điều). Do đó, để xác định được khung hình phạt phải dựa vào
cấu thành định khung tăng nặng và cấu thành định khung giảm nhẹ.
Với quy trình như trên, nếu lấy giai đoạn định khung hình phạt để so sánh thì
định khung hình phạt sai sẽ dẫn đến QĐHP sai vì chỉ khi xác định khung hình phạt
chính xác thì mới có cơ sở để lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Nhưng
cũng là định khung hình phạt sai thì việc định tội danh vẫn đúng vì việc định tội danh
không phụ thuộc vào việc xác định khung hình phạt mà dựa vào cấu thành tội phạm
cơ bản (cấu thành định tội). Vì vậy, chúng tôi cho rằng định khung hình phạt là bước
đầu của QĐHP, là cơ sở để QĐHP đúng nên định khung hình phạt thuộc về QĐHP.
Tuy nhiên, đối với điều luật chỉ quy định một khung hình phạt thì giai đoạn định tội
và định khung hình phạt lại là một. Trong phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có
10 điều luật chỉ gồm 1 khung hình phạt là: Điều 94, Điều 128, Điều 130, Điều 146,
Điều 148, Điều 150, Điều 151, Điều 152, Điều 269, Điều 304, Điều 341, Điều 342,
Điều 343. Đối với điều luật có từ 2 khung hình phạt trở lên thì định tội và định khung
hình phạt vẫn có thể là một nếu tình tiết định tội và định khung hình phạt của hành vi
phạm tội đều thuộc về cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành định tội).
Để QĐHP, HĐXX phải tiến hành quyết định đối với hình phạt chính trước
và sau đó mới QĐHP bổ sung vì hình phạt bổ sung là loại hình phạt không thể
tuyên độc lập.
QĐHP chính là việc lựa chọn loại và mức hình phạt thuộc hệ thống hình phạt
23
chính mà điều luật về tội phạm đã quy định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để áp dụng đối với người bị kết án. Nếu
khung hình phạt quy định nhiều loại hình phạt chính thì việc QĐHP chỉ được lựa
chọn 1 trong số các loại hình phạt chính đó với mức hình phạt tương xứng. Ví dụ:
Theo khoản 1 Điều 145 BLHS năm 1999, người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản chỉ bị áp dụng 1 trong 3 loại hình phạt chính được điều luật quy
định là cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến
2 năm. Qua ví dụ này đã cho thấy, việc lựa chọn hình phạt chính chỉ diễn ra trong số
các loại hình phạt chính mà điều luật về tội phạm có quy định và việc xác định mức
hình phạt cụ thể chỉ diễn ra trong giới hạn tối thiểu và tối đa của khung hình phạt
đó, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, việc xác
định mức hình phạt chỉ xảy ra khi các loại hình phạt chính được tuyên là phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Còn với các loại hình phạt chính khác như:
cảnh cáo, trục xuất, tù chung thân, tử hình, việc QĐHP thực chất chỉ là sự lựa chọn
loại hình phạt chính mà không có việc xác định mức hình phạt cụ thể.
“QĐHP bổ sung là việc lựa chọn loại và mức hình phạt mà điều luật về tội
phạm có quy định, nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính để áp dụng đối với người bị kết
án” [14]. Khác với QĐHP chính, khi QĐHP bổ sung, HĐXX có thể lựa chọn một
hoặc một số hình phạt bổ sung với mức hình phạt tương xứng trong phạm vi điều
luật về tội phạm quy định để áp dụng đối với người bị kết án. Riêng với hình phạt
bổ sung là trục xuất thì sẽ không có việc xác định mức hình phạt. Tuy nhiên, việc
QĐHP bổ sung lại không mang tính bắt buộc mà thuộc quyền tuỳ nghi của HĐXX.
Trong từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể cân nhắc việc áp dụng hay
không áp dụng hình phạt bổ sung trong phạm vi điều luật cho phép. Cơ sở pháp lý
của quyền tuỳ nghi này là khoản 3 Điều 28 BLHS năm 1999:
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình
phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung;
Quy định này được cụ thể hoá trong các điều luật về tội phạm cụ thể cho
phép HĐXX có thể áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung với
người phạm tội [14, Điều 28, khoản 3].
24
Như vậy, bất kỳ người phạm tội nào bị kết án và phải chịu TNHS cũng đều
phải gánh chịu một hình phạt chính được ghi rõ trong bản án do Toà án tuyên nhưng
không phải người phạm tội bị kết án nào cũng bị áp dụng hình phạt bổ sung. Điều đó
cho thấy trong QĐHP, QĐHP chính giữ vị trí quyết định và không thể không được
thực hiện trong trường hợp người phạm tội bị kết án và phải chịu TNHS.
Trường hợp người phạm tội bị kết tội nhưng được Toà án miễn TNHS đối với
tội phạm mà người phạm tội thực hiện.
BLHS năm 1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy
định mới phải chịu TNHS” [14, Điều 2]. Quy định này đã khẳng định bất kỳ ai nếu
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành của một tội
phạm cụ thể tương ứng được quy định trong phần Các tội phạm của BLHS thì sẽ phải
chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm đó. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của
BLHS hiện hành cho thấy có những trường hợp phạm tội (Điều 19, Điều 25, khoản 2
Điều 69, Điều 80, khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290, khoản 3 Điều 314), người
phạm tội lại đương nhiên được miễn TNHS hoặc được cơ quan tiến hành tố tụng ở
mỗi giai đoạn tố tụng quyết định miễn TNHS nếu xét thấy việc miễn TNHS vẫn đảm
bảo được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo đó, “người
phạm tội có thể sẽ không phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện
tội phạm như không bị truy cứu TNHS, không bị đưa ra xét xử, không bị áp dụng hình
phạt của luật hình sự và đương nhiên không có án tích” [50, tr.39].
Có thể nói, miễn TNHS là một trong những chính sách khoan hồng, thể hiện
bản chất nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Miễn TNHS được áp dụng đối với
người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi có căn cứ và
thoả mãn các điều kiện do luật hình sự quy định. Song, do TNHS phát sinh từ khi
có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế và chỉ kết thúc khi người bị kết án được
xoá án (không còn án tích) nên việc giải quyết TNHS đối với người phạm tội sẽ
thuộc thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tư pháp nào (cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát,
Toà án), tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng. Điều này cũng có
nghĩa là mỗi cơ quan tư pháp trên đây đều có quyền miễn TNHS cho người đã thực
25
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi có những căn cứ và điều
kiện nhất định. Vấn đề là việc miễn TNHS do Toà án thực hiện có gì khác so với
việc miễn TNHS do cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát thực hiện?
Thứ nhất, nếu cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát miễn TNHS cho người phạm
tội thì người này sẽ không bị truy cứu TNHS, không bị Toà án đưa ra xét xử và
đương nhiên không bị kết tội. Ngược lại, nếu bị đưa ra xét xử tại Toà án có thẩm
quyền thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS và có thể bị kết tội, bị buộc phải
chấp hành hình phạt do Toà án tuyên.
Thứ hai, tuy TNHS phát sinh từ khi hành vi phạm tội được thực hiện, nhưng
TNHS này chỉ chính thức được bắt đầu thực hiện sau khi bản án kết tội của Toà án
được tuyên có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự mà
người phạm tội được miễn TNHS thì họ vẫn bị kết tội nhưng vì có đủ các điều kiện
do luật hình sự quy định nên người này được miễn TNHS, tức là không phải chịu các
biện pháp cưỡng chế của luật hình sự (hình phạt hay các biện pháp tư pháp).
Tất cả những vấn đề nêu trên đây, chỉ để đưa đến vấn đề cuối cùng là miễn
TNHS thuộc về định tội danh hay miễn TNHS thuộc về QĐHP? Trường hợp người
phạm tội bị đưa ra xét xử và bị khẳng định là có tội nhưng được miễn TNHS thì có
nghĩa là người phạm tội không bị buộc phải chịu TNHS về tội phạm mà người này
đã thực hiện. Như vậy, so sánh về trình tự trước, sau thì việc định tội phải được tiến
hành trước vì chỉ trên trên cơ sở tội danh mới xác định người phạm tội được miễn
hay không được miễn TNHS về tội phạm mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội
không được miễn TNHS thì việc QĐHP sẽ được tiến hành thông qua các nội dung
là xác định khung hình phạt, lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi
khung hình phạt và người bị kết án bắt buộc phải chấp hành hình phạt do Toà án
tuyên. Ngược lại nếu người phạm tội được miễn TNHS thì đương nhiên không phải
chịu hình phạt của luật hình sự với tính chất là hậu quả pháp lý của việc thực hiện
tội phạm và theo đó, việc QĐHP sẽ không đặt ra. “Quy trình này đã cho thấy việc
miễn hay không miễn TNHS chỉ là tiền đề cho việc QĐHP có được thực hiện hay
không cần thực hiện” [14]. Vì vậy, miễn TNHS không phải là nội dung thuộc về
phạm vi của QĐHP.
26
Trường hợp người phạm tội bị kết án bằng bản án kết tội của Toà án và phải
chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình nhưng được miễn hình phạt.
Căn cứ vào quy định tại Điều 54 BLHS năm 1999 thì miễn hình phạt thực
chất là việc Toà án có thẩm quyền đã không tuyên bất kỳ hình phạt nào thuộc hệ
thống hình phạt đối với người phạm tội bị kết án mà đáng lẽ ra phải tuyên nếu
người này không thoả mãn được những căn cứ và điều kiện do BLHS quy định.
Cũng giống như miễn TNHS, miễn hình phạt là một trong những chính sách
khoan hồng, thể hiện bản chất nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Người được
miễn hình phạt, tuy đã bị khẳng định là có tội nhưng không phải gánh chịu biện
pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt và đương
nhiên được xoá án tích.
Khác với người được miễn TNHS, người phạm tội chỉ được miễn hình phạt
nếu thuộc trường hợp đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn
TNHS. Vì vậy, người được miễn hình phạt vẫn phải chịu TNHS. Nếu miễn TNHS
có thể do các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án thực hiện trong các giai đoạn
tố tụng hình sự tương ứng thì việc miễn hình phạt chỉ thuộc thẩm quyền của Toà án
khi xét thấy không cần tuyên hình phạt đối với người phạm tội mà vẫn đảm bảo
được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặc dù vậy, người được miễn hình
phạt vẫn có thể bị Toà án áp dụng các biện pháp tư pháp do BLHS quy định. Đó là
những biện pháp ít nghiêm khắc hơn hình phạt, được áp dụng thay thế cho hình phạt
nhằm hạn chế một số quyền, lợi ích của người phạm tội.
Như vậy, việc miễn hình phạt hay áp dụng biện pháp tư pháp chỉ thuộc thẩm
quyền của Toà án và được thực hiện theo những thủ tục do pháp luật hình sự và tố
tụng hình sự quy định. Vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án, miễn
hình phạt thuộc về định tội danh hay thuộc về QĐHP? Theo quan điểm của chúng tôi,
miễn hình phạt được thực hiện sau khi Toà án đã thực hiện việc định tội danh và xác
định TNHS của người phạm tội nên miễn hình phạt thuộc về QĐHP. Đây là trường
hợp người phạm tội không được miễn TNHS và đáng nhẽ ra họ phải gánh chịu hình
phạt (hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung với mức độ cụ thể trong khung
27
hình phạt) tương ứng với tội phạm đã được thực hiện, nhưng do thoả mãn các điều
kiện luật định (Điều 54, khoản 3 Điều 314) nên được miễn hình phạt. Điều này có
nghĩa là khi QĐHP, nếu bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46
BLHS 1999, nhân thân của bị cáo tốt và không cần cách ly khỏi đời sống xã hội vẫn
có khả năng giáo dục, cải tạo hoặc thuộc đối tượng của chính sách khoan hồng, chính
sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước thì sẽ được miễn hình phạt [14].
Do đó, khi người phạm tội không được miễn TNHS thì QĐHP vẫn được đặt
ra. HĐXX trong quá trình QĐHP ngoài việc đánh giá thống nhất toàn bộ các tình
tiết của vụ án còn phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và các đặc điểm thuộc về
NTNPT đáng được khoan hồng để quyết định miễn hình phạt cho người phạm tội.
Đây chính là một nội dung trong QĐHP, đồng thời cũng thể hiện sự phân định giữa
việc áp dụng Điều 47 hay Điều 54 BLHS năm 1999. Chính vì vậy, miễn hình phạt
là một nội dung và thuộc về QĐHP.
Ngoài miễn hình phạt ra, trong BLHS năm 1999 còn quy định các trường
hợp được miễn chấp hành hình phạt (Điều 57), giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58),
giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 59), hoãn chấp
hành hình phạt tù (Điều 61), tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62). Tất cả
những trường hợp này tuy đều do Toà án quyết định nhưng không phải là nội dung của
QĐHP mà thuộc về giai đoạn thi hành các hình phạt cụ thể (sản phẩm của việc QĐHP)
do Toà án tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật [14, tr.16-22]. Riêng án treo
(Điều 60), về bản chất pháp lý, án treo không phải là hình phạt mà là “biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” [22], tức là:
Khi tuyên cho người phạm tội được hưởng án treo, tòa án phải
thực hiện qua hai bước: bước 1. Quyết định một mức hình phạt tương
ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (và để được
xem xét hưởng án treo thì mức hình phạt phải từ ba năm trở xuống) và
bước thứ 2. Tòa án xem xét, đối chiếu với các điều kiện để cho hưởng án
treo và khi thấy thỏa mãn thì quyết định cho hưởng án treo [22].
Do đó, án treo cũng không thể là nội dung của QĐHP.
Như vậy, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa định tội danh và QĐHP, các
28
đặc điểm và các nội dung thuộc phạm vi của QĐHP, dưới góc độ luật hình sự và tố
tụng hình sự, khái niệm QĐHP có thể được định nghĩa như sau:
QĐHP là hoạt động thực tiễn của Toà án có thẩm quyền (HĐXX), được thực
hiện sau khi đã định tội danh và tùy thuộc vào từng trường hợp để quyết định khung
hình phạt, loại hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), mức hình phạt cụ thể
áp dụng cho chính cá nhân người phạm tội trong phạm vi giới hạn của khung hình
phạt do luật định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội; hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội theo quy định của BLHS.
1.2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt
Đây là hoạt động quan trọng trong áp dụng pháp luật hình sự, việc QĐHP
không chỉ tuân thủ các nguyên tắc của Luật hình sự nói chung mà còn phải tuân thủ
các nguyên tắc đặc thù cho việc QĐHP, các nguyên tắc QĐHP. Các nguyên tắc
QĐHP là những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn
từ việc giải thích luật, là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ đạo, xác định và định
hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng các chế tài luật hình sự đối với người thực
hiện tội phạm. Việc QĐHP cần phải dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một
nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này mới có thể
áp dụng các nguyên tắc khác của chế định QĐHP vào thực tiễn xét xử. Tư tưởng cơ
bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện khi QĐHP là ở chỗ: khi áp
đụng hình phạt đối với người bị kết án, Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy
định của luật hình sự.
Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội được quy định cụ thể
trong luật (Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới
phải chịu TNHS”). Do vậy, để có tiền đề đúng đắn cho việc QĐHP, nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị
cáo, phải xác định một hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với
người bị kết án.
Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa: Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ
nghĩa là tư tưởng chỉ đạo cơ bản được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật hình
29
sự phản ánh những quy luật kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xã hội chủ nghĩa,
nhưng quan niệm đạo đức của nhân dân ta trong việc quy định tội phạm và hình
phạt cùng như những vấn đề khác liên quan đến các vấn đề tội phạm và hình phạt
thể hiện được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ các lợi ích của xã hội,
của nhà nước, công dân, đồng thời thể hiện được thái độ khoan hồng của pháp luật
đối với người phạm tội.
Khi QĐHP, Tòa án phải đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở
thành công dân có ích cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu. Tòa án phải cân
nhắc đến tất cả những đặc điểm tốt thuộc về NTNPT trong phạm vi luật định để có
thể xem xét tuyên một hình phạt giảm nhẹ cho bị cáo như phạm tội lần đầu, bị cáo
là thương binh, là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác...
Tòa án cũng phải cân nhắc cả những đặc điểm thuộc về tâm sinh lí của người phạm
tội như họ là phụ nữ có thai, người già... bởi những đặc điểm đó chi phối rất nhiều
tới người phạm tội trước và trong khi họ thực hiện hành vi, đồng thời phản ánh tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tuy vậy, đặt trong sự cân nhắc
với cả lợi ích của xã hội và của nhà nước, luật hình sự nước ta cũng có những quy
định QĐHP rất nghiêm khắc đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm,
những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm... nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi
của xã hội, của nhà nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Do vậy,
nói đến nhân đạo trong QĐHP là nói đến quyết định loại hình phạt đã quy định với
mức cần và đủ để giáo dục cải tạo người phạm tội.
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đòi hỏi
các Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, NTNPT và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để quyết định đối với
bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể căn cứ vào các quy định của pháp luật hình
sự và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa:
Trong trường hợp cụ thể, hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nếu tội phạm xảy ra xâm hại tới
quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực
hiện càng lớn và do vậy, Tòa án phải QĐHP nghiêm khác hơn.
30
Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng trong QĐHP được hiểu là loại
và mức hình phạt do Tòa án tuyên phải tương xứng với tội đã phạm và NTNPT,
không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế...của họ. Tương xứng với tội đã
phạm nghĩa là tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện khá giống
nhau thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Còn tương xứng với nhân
thân của người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án có nghĩa là phải tương
ứng với những đặc điểm tính cách, đặc điểm xã hội cụ thể của từng người phạm tội
cụ thể. Việc cân nhấc tội đã phạm và các đặc điểm NTNPT và các tình tiết khác có
trong vụ án phải đặt trong một thể thống nhất biện chứng mới bảo đảm được tính
công bằng của hình phạt. Nếu nhấn mạnh, coi trọng đến yếu tố này mà xem thường
yếu tố kia thì không thể tuyên được một hình phạt công bằng. Nguyên tắc có nhiệm
vụ quan trọng là định hướng cho các thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi QĐHP
không đưa ra những quyết định mang tính chất ý chí luận dẫn đến việc tùy tiện, chủ
quan khi chọn loại và mức hình phạt.
1.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt
Nếu các nguyên tắc QĐHP là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng chung cho
Tòa án khi QĐHP thì các căn cứ QĐHP được coi là sự cụ thể hóa các nguyên tắc
này. Các căn cứ QĐHP chính là cơ sở pháp lý để Tòa án QĐHP đối với người phạm
tội trong những trường hợp cụ thể. Tòa án sẽ thiếu những cơ sở cụ thể để QĐHP
được đúng đắn, chính xác nếu chỉ dựa vào các nguyên tắc QĐHP. Như vậy, hiểu
theo nghĩa chung nhất thì các căn cứ QĐHP là những yêu cầu, đòi hỏi có tính bắt
buộc do luật hình sự quy định mà Tòa án phải tuân thủ khi QĐHP đối với người
phạm tội. Theo quy định của BLHS, có bốn căn cứ để QĐHP:
Căn cứ thứ nhất: Các quy định của Bộ luật hình sự.
Các quy định của BLHS với tính chất là một căn cứ QĐHP trong BLHS, là
cơ sở pháp lý giúp cho việc QĐHP được chính xác, thống nhất trong phạm vi cả
nước. Nếu ngay từ đầu Tòa án vận dụng không đúng căn cứ thứ nhất thì cho dù Tòa
án có cố gắng vận dụng các căn cứ kia đến mức độ nào đi nữa, hình phạt tuyên cho
bị cáo khó có thể đạt được mục đích của hình phạt. Hơn nữa, QĐHP mà không căn
31
cứ vào các quy định của BLHS sẽ làm cho bản chất của hình phạt thay đổi, dần đến
những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Với vai trò như vậy,
chúng ta có thể thấy những quy định của BLHS liên quan đến QĐHP bao gồm:
Một là, chỉ QĐHP khi đã có đủ căn cứ xác định một người đã phạm vào một
tội mà BLHS quy định. Tòa án sau khi đã xác định được tội danh cho một hành vi
phạm tội, phải xác định tội phạm đó được quy định ở điều, khoản nào của BLHS, từ
đó đối chiếu với các quy định của phần chung và phần các tội phạm xem có những
quy định nào có liên quan đến tội phạm do người bị kết án thực hiện hay không.
Hai là, những quy định về từng loại hình phạt. Đó là những quy định về hệ
thống hình phạt (Điều 28), về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt (Điều
29 - 40). Tòa án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính đã được quy định
tại khoản 1 Điều 28, áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung tại khoản 2 Điều
28. Những quy định nói trên là cơ sở giúp cho Tòa án dựa vào đó để có thể QĐHP
trên thực tế được đúng.
Ba là, những quy định về QĐHP (được thể hiện ở các mặt đó là Nguyên tắc
xử lý; Mục đích của hình phạt; Căn cứ QĐHP; QĐHP trong trường hợp đồng phạm
quy định tại Điều 3, 27, 45 - 53). Đây là những cơ sở pháp lý để Tòa án có thể
QĐHP chính xác đối với người phạm tội trong từng trường hợp phạm tội cụ thể. Do
vậy, khi QĐHP cho bị cáo, Tòa án phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc này.
Căn cứ thứ hai: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Khi QĐHP, Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Một trong những nguyên nhân
của những khó khăn đó là về mặt pháp luật không quy định cụ thể khái niệm tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, không chỉ ra các dấu hiệu, cơ
sở để xác định, đánh giá chúng. Bởi vậy, việc làm sáng tỏ các dấu hiệu, các cơ sở để
xác định nội dung của các khái niệm trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc QĐHP
công bằng. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính
khách quan của loại tội phạm nhất định, được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu
thuộc cấu thành tội phạm (trong đó quan trọng nhất là khách thể của tội phạm). Nếu
32
tính chất nguy hiểm của tội phạm thể hiện ở mức độ về chất thì mức độ nguy hiểm
của nó được thể hiện ở dạng mức độ về lượng nhất định của cùng một chất. Điều đó
có nghĩa khái niệm “tính chất", “mức độ" nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không
tách rời nhau, cùng tồn tại, bồ sung cho nhau và xâm nhập vào nhau, do đó, khi
QĐHP, Tòa án phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm đã thực hiện. Tòa án phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể chứng
minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể. Chỉ khi đảm
bảo được sự cân nhắc tổng thể các tình tiết đó và cùng với các căn cứ khác Tòa án
mới có thể có đầy đủ căn cứ để chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo, từ
đó quyết định được một loại và mức hình phạt công bằng.
Để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Tòa án có
thể dựa vào những tình tiết sau: hậu quả do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra ảnh
hưởng lớn đến việc QĐHP; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, thủ đoạn,
công cụ, phương tiện phạm tội; các hình thức, loại và mức độ lỗi; động cơ và mục
đích của người thực hiên tội phạm...
Tính chất và mức độ nguy hiềm cho xã hội của tội phạm là một trong những
căn cứ quan trọng trong việc QĐHP. Có nhiều loại tình tiết, dấu hiệu ảnh hưởng đến
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Bởi vậy, Tòa án
phải cân nhắc tổng thể các tình tiết, dấu hiệu đó mới bảo đảm cho việc quyết định
một hình phạt công bằng, chính xác.
Căn cứ thứ ba: NTNPT.
Ngoài việc cân nhắc các quy định của BLHS; tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm, Tòa án cần phải cân nhắc NTNPT bởi vì những người
phạm tội trên thực tế có những đặc điểm rất khác nhau về mọi mặt. Việc làm sáng
tỏ, cân nhắc các đặc điểm về NTNPT giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại, khả năng
cải tạo, giáo dục của họ, xác định được các nguyên nhân, điều kiện của việc thực
hiện tội phạm, xác định được mức độ lỗi của bị cáo. Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào căn
cứ thứ nhất, thứ hai để QĐHP thì Tòa án có thể lựa chọn được một hình phạt cụ thể
tuyên cho bị cáo nhưng hình phạt đó có thể vẫn chưa thực sự phù hợp với khả năng
33
cải tạo của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ. (Về căn cứ này, tác
giả sẽ trình bày kĩ hơn ở mục 1.3.)
Căn cứ thứ tư: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là những tình tiết thể hiện sự nguy
hiểm của hành vi phạm tội ở những mức độ khác nhau được xem xét dựa trên các
yếu tố khách quan, chủ quan hoặc các đặc điểm NTNPT. Việc BLHS cụ thể hóa các
tình tiết này tại Điều 46, Điều 48 là nhằm mục đích hướng dẫn cho các Tòa án xem
xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, tránh sự tùy tiện và thiếu
thống nhất. Các tình tiết giảm nhẹ là các tình tiết làm thay đổi mức độ của hành vi
phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn, còn các tình tiết tăng nặng là các tình tiết
làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn. Để việc
vận dụng những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được đúng đắn, các Tòa án cần
phải quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể quy định
tại Điều 46, Điều 48, đồng thời, phải chú ý đến các nguyên tắc sau:
Một là, những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt sẽ không
được coi là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS (khoản 3 Điều 46, khoản 2 Điều 48).
Hai là, khi QĐHP, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ
nhưng phải ghi trong bàn án. Ngược lại, ngoài các tình tiết được quy định tại khoản
1 Điều 48, Tòa án không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng TNHS.
Ba là, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có ý nghĩa pháp lý, xã hội,
chính trị... không đồng đều nhau, có tình tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc QĐHP và
đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có những tình tiết lại có ảnh hưởng ít hơn,
có tình tiết chỉ có ý nghĩa củng cố đối với một số tội phạm.
Bốn là, trong một vụ án có nhiều tình tiết, có thể vừa có tình tiết giảm nhẹ,
vừa có tình tiết tăng nặng TNHS. Vì vậy, những tình tiết này không những cần đánh
giá riêng rẽ mà còn phải đánh giá tổng hợp trong mối liên hệ biện chứng và ảnh
hưởng qua lại với nhau trong cả vụ án.
Năm là, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chỉ cho phép giảm nhẹ hoặc
tăng nặng trong giới hạn của khung hình phạt nhất định. Dù có nhiều tình tiết tăng
nặng, Tòa án cũng không được quyết định cho người phạm tội một hình phạt cao
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà NộiLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
 
Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp
Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư phápThi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp
Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAYLuận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Thi hành án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa điều tra và công tố, HOT
 
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOTĐề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp đặc biệt, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
 
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAYMối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều traLuận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
 
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOTNăng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
 
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOTLuận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
 
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 

Similar to Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt

Similar to Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt (20)

Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sựLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niênBảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
 
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niênBảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chưa thành niên
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAYLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOTLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sựLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
 
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAYLuận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụngLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN BÍCH HUYỀN NH¢N TH¢N NG¦êI PH¹M TéI VíI VIÖC QUYÕT §ÞNH H×NH PH¹T Tõ THùC TIÔN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan Nguyễn Bích Huyền
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MÔT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT.........................................6 1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội................................6 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội............................................................6 1.1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội ...........................................................10 1.2. Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt ......................................18 1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt..................................................................19 1.2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt ..........................................................28 1.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt .................................................................30 1.3. Nhân thân ngƣời phạm tội là một trong các căn cứ quyết định hình phạt....................................................................................................34 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VỚI VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH .......................................................................................38 2.1. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc miễn hình phạt.........38 2.2. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình phạt nhẹ hơn ..............................................................................................41 2.3. Quy định về nhân thân ngƣời phạm tội với việc quyết định hình phạt nặng hơn............................................................................................52 2.3.1. Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội với tư cách là yếu tố cấu thành tăng nặng khung hình phạt: ...............................................................52 2.3.2. Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội là yếu tố quyết định hình phạt nặng hơn trong một khung hình phạt ..................................................55
  • 4. Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG..................................................................69 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định về nhân thân ngƣời phạm tội trong việc quyết định hình phạt trên địa bàn thành phố Hà Nội....................69 3.1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................69 3.1.2. Những vi phạm, sai lầm ..............................................................................73 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng nhân thân ngƣời phạm tội trong việc quyết định hình phạt...............................................................78 3.2.1. Hoàn thiện về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự....................................79 3.2.2. Xây dựng án lệ ............................................................................................86 3.2.3. Tăng cường công tác hướng dẫn thi hành pháp luật và tổng kết công tác xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................88 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của hai cấp Tòa án thành phố Hà Nội....................................................................................89 3.2.5. Nâng cao năng lực và ý thức pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên và luật sư trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................90 KẾT LUẬN..............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................98
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự HĐXX: Hội đồng xét xử NTNPT: Nhân thân người phạm tội QĐHP: Quyết định hình phạt TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của hai cấp TAND thành phố Hà Nội từ năm 2010 – 2014 70 Bảng 3.2: Số liệu quyết định hình phạt trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bản thành phố Hà Nội 72
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài QĐHP là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu của giai đoạn xét xử một vụ án hình sự. Việc Toà án tuyên một hình phạt đảm bảo tính công lý có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý hết sức to lớn. QĐHP đúng, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật hình sự, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là để bảo vệ pháp chế và chế độ Xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạt được các mục đích của hình phạt. Quyết định một hình phạt đúng pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng để có thể nâng cao hiệu quả của hình phạt. Hình phạt đã tuyên, một mặt phải thể hiện được sự trừng trị cần thiết của Nhà nước đối với người phạm tội, để có thể răn đe được người phạm tội và những người khác, ngăn ngừa họ thực hiện hành vi phạm tội; giáo dục, động viên quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặt khác, hình phạt đã tuyên cũng phải bảo đảm được tính chất là một phương tiện giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm. Để đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật của hoạt động QĐHP, pháp luật hình sự nước ta đã chính thức ghi nhận các căn cứ QĐHP trong BLHS để Toà án dựa vào khi QĐHP. Trong các căn cứ đó, ngoài các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là những căn cứ quan trọng bước đầu, thì NTNPT và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách hình sự thuộc NTNPT là những căn cứ tiếp theo không kém phần quan trọng, bảo đảm cho Tòa án quyết định được loại hình phạt, mức hình phạt đúng. Đây là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt được thể hiện rõ trong luật hình sự nước ta, được thực tiễn xét xử khẳng định và ghi nhận. Việc áp dụng đúng NTNPT trong QĐHP có ý nghĩa cải tạo, giáo dục và phòng ngừa rất lớn. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tiễn áp dụng các căn cứ QĐHP từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực đến nay trên địa bàn Hà Nội đã cho thấy vẫn còn nhiều Toà
  • 8. 2 án mắc phải những sai sót nhất định khi thực hiện hoạt động QĐHP, nhất là trong việc áp dụng NTNPT với QĐHP. Mặt khác, xuất phát từ việc nhận thức rõ hậu quả tiêu cực cho xã hội do hoạt động QĐHP không đúng gây ra, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống về “NTNPT với việc QĐHP” dưới góc độ lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết và có giá trị nhằm nâng cao nhận thức và khắc phục những vướng mắc, thiếu sót trong thực tiễn hoạt động QĐHP của Toà án. Ngoài ra, nghiên cứu nâng cao hiệu quả việc áp dụng NTNPT trong QĐHP cũng là một nhiệm vụ cấp thiết để xây dựng pháp luật hình sự công bằng, nhân đạo, dân chủ và công minh trong nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, vấn đề NTNPT và QĐHP không chỉ được đề cập đến trong giáo trình Luật hình sự của các trường đại học như Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội... để đào tạo cử nhân luật học, cán bộ tư pháp tương lai, mà còn là mối quan tâm của các cán bộ làm công tác xét xử, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý hình sự như: GS. TSKH. Đào Trí Úc, Nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam (Phần 1), Luận án Phó tiến sỹ (tiến sỹ), M.1981; ThS. Phạm Thanh Bình: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/1995; ThS. Nguyễn Mai Bộ: Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/1999; ThS. Đinh Văn Quế: Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 1999 về hình phạt và QĐHP - Tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2000; Đặng Xuân Đào: “Một số nội dung mới của các quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999” - Tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2000; GS. TSKH. Lê Cảm: Về bản chất pháp lý của quy phạm “Nguyên tắc QĐHP” tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1+2/1989; Nhân thân người phạm tội - Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2001;
  • 9. 3 GS. TSKH. Lê Cảm và TS. Trịnh Tiến Việt: Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản - Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2002; TS. Trịnh Tiến Việt: Về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và một số kiến nghị - Tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2004; TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy: Nhân thân người phạm tội trong luật Hình sự Việt Nam – Luận án tiến sĩ, 2005. Nhìn chung, các công trình, chuyên khảo đề cập đến vấn đề NTNPT và QĐHP mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát nội dung của vấn đề, xem xét NTNPT (ở các cấp độ khác nhau) trong tội phạm học và trong luật hình sự nói chung hoặc về các khía cạnh khác nhau trong một nhóm chủ thể nhất định như người chưa thành niên phạm tội, người phạm tội là phụ nữ. Có thể nói, vấn đề NTNPT trong thực tiễn QĐHP chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng, chưa được ưu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình nghiên cứu về NTNPT và QĐHP, chúng tôi nhận thấy cần có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về vấn đề áp dụng NTNPT trong việc QĐHP, phân tích thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội để từ đó có những kiến nghị sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về NTNPT và QĐHP. Cũng qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QĐHP của Toà án để đạt được mục đích cuối cùng của hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề chung về NTNPT và QĐHP, cụ thể là: khái niệm, các đặc điểm của NTNPT; khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và các căn cứ QĐHP cũng như nhấn mạnh NTNPT là một trong các căn cứ QĐHP. Thứ hai, làm rõ sự ảnh hưởng của các tình tiết NTNPT trong việc QĐHP ở các phương diện: miễn hình phạt, QĐHP nhẹ hơn và QĐHP nặng hơn.
  • 10. 4 Thứ ba, chỉ ra được những sai sót trong thực tiễn áp dụng các quy định về NTNPT trong QĐHP trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng các quy định này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về NTNPT và QĐHP, cùng với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về NTNPT với việc QĐHP và thực tiễn áp dụng các quy định này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, về quy định pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành về NTNPT và QĐHP. Thứ hai, về địa bàn nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn xét xử tại các Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về hình sự. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; khảo sát thực tiễn xét xử qua các vụ án điển hình… Ngoài ra, tác giả có chọn lọc kết quả của các bài viết, công trình nghiên cứu đã công bố, các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận văn NTNPT và QĐHP là những vấn đề được khá nhiều tác giả nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Thực tế đó đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu đề tài nhưng cũng chính là khó khăn lớn đối với tác giả vì sẽ không
  • 11. 5 tránh khỏi sự trùng lặp về những kiến thức pháp luật hình sự cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, dựa trên những nghiên cứu lý luận về NTNPT và QĐHP, tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và kết quả đánh giá thực tiễn áp dụng NTNPT với việc QĐHP trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của các Toà án trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy ý nghĩa của luận văn là: Thứ nhất, góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất những vấn đề chung về NTNPT và QĐHP. Thứ hai, chỉ ra những sai sót trong thực tiễn vận dụng và nguyên nhân của việc áp dụng chưa đúng những quy định về NTNPT trong QĐHP. Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm việc áp dụng đúng NTNPT trong QĐHP trong thực tiễn xét xử, bao gồm: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về NTNPT; Kiến nghị áp dụng căn cứ thực tiễn (án lệ) của hoạt động QĐHP; Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên và luật sư trong việc áp dụng NTNPT với QĐHP. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội và quyết định hình phạt Chương 2: Quy định về nhân thân người phạm tội với việc quyết định hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng
  • 12. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể mà khi nghiên cứu về tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng, cần thiết phải nêu được những đặc điểm liên quan đến bản thân người phạm tội. Xuất phát từ quan điểm người phạm tội là một con người chứa đựng những đặc điểm vốn có nhất định. Ngoài ra, người phạm tội còn có những đặc điểm khác mà một người bình thường không thể có được cho nên, để nêu được khái niệm NTNPT thì chúng ta phải biết được, phải hiểu được nhân thân của một con người. Theo khái niệm chung của xã hội học Mác – Lênin về nhân thân con người thì nhân thân – đó là bản chất xã hội của con người được thể hiện thông qua vị trí của con người trong hệ thống quan hệ xã hội. Nhân thân là một phạm trù mang tính xã hội – lịch sử. Nhân thân sẽ không thể được làm sáng tỏ nếu xem xét nó với tư cách là một hiện tượng tách biệt và khép kín, tách rời nó với hiện thực xã hội và các điều kiện lịch sử cụ thể đặc trưng cho hiện thực đó. Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi những đặc tính và phẩm chất cá nhân đa dạng, mỗi cá nhân cụ thể có một nhân thân tương ứng. “Khái niệm nhân thân đồng thời cũng bao hàm cả con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là một công dân, là đại diện của các giai cấp, các nhóm xã hội nhất định v.v…, là người mang trong mình một số các đặc điểm xã hội điển hình” [44, tr.96]. Một dấu hiệu rất quan trọng của nhân thân con người đó là ý thức, là toàn bộ thế giới tinh thần nội tại của nó. Khi được thiết định bởi các điều kiện xã hội bên ngoài, bản thân thế giới tinh thần này trở thành một yếu tố cấu thành tích cực của nhân thân, nó trung gian hóa sự tác động của mọi biểu hiện trong xã hội đến con người sao cho phù hợp với nội dung riêng của nó; đồng thời trong mỗi trường hợp
  • 13. 7 cụ thể, nó xác định việc con người sẽ lựa chọn lập trường xã hội nào, lựa chọn cách xử sự này hay cách xử sự khác. Các hiện tượng tâm lý đan xen một cách hữu cơ với cuộc sống toàn vẹn của cá nhân, vì chức năng hoạt động cơ bản của mọi hiện tượng và quá trình tâm lý là điều tiết hoạt động của con người. Khi nói đến nhân thân con người là chúng ta muốn nói đến sự tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học các đặc điểm về xã hội học, đạo đức – tâm lý. Cần phải quan tâm đến các giá trị xã hội và phương diện của hiện thực xã hội, những người xung quanh, gia đình, bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh em, tài sản, lao động, các nghĩa vụ công dân v.v… Nội dung của các mối quan hệ đó đặc trương cho định hướng của nhân thân. Đối với nhân thân, quan trọng hơn cả là có được các mối quan hệ sâu sắc và ổn định, vì xuất phát từ đó mà hình thành nên quan điểm, lý tưởng, lập trường, quan niệm đạo đức của con người. “Cách xử sự của con người trong xã hội – mà nhân thân thể hiện ra bên ngoài, cũng gắn liền với lĩnh vực trí tuệ, cảm xúc và ý chí của nhân thân” [44, tr.99] Bản chất của nhân thân thể hiện ở chỗ nó không bị quy về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng trong sự phát triển và hình thành. Cho nên nhân thân kế thừa và phản ánh kinh nghiệm xã hội của mọi thế hệ trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hóa, lao động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra, nhân thân bao giờ cũng thể hiện các đặc điểm của một chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của mình v.v… Cuối cùng, nhân thân con người là sự thể hiện các đặc điểm cá nhân không lặp lại, trong đó phản ánh con đường sinh sống cá thể của con người, sự tồn tại cá nhân của nó – đó là sự tồn tại được quy định bởi một nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình, sản xuất, sinh hoạt v.v… “Đó cũng chính là môi trường vi mô mà trong đó con người sống, hoạt động và hình thành với tư cách là một nhân thân” [44, tr.100] Từ sự phân tích trên, cho phép chúng ta đưa ra khái niệm nhân thân con
  • 14. 8 người – đó là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội của mỗi con người cụ thể, bao gồm: các đặc điểm, dấu hiệu về xã hội – nhân khẩu học như giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi sinh sống, hoàn cảnh kinh tế; các đặc điểm, dấu hiệu về tâm lý như quan điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen, lý trí, ý chí, cảm xúc, tình cảm… và các đặc điểm, dấu hiệu, mối quan hệ xã hội khác. Theo khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, do con người cụ thể (có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS) thực hiện một cách có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Như vậy, nói đến NTNPT trong lĩnh vực luật hình sự là nói đến nhân thân của chính con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Như đã phân tích ở trên, nhân thân con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, là sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Theo đó, NTNPT bao gồm trong nó tổng hợp các đặc điểm của cá nhân về mặt sinh học, mặt xã hội, nói lên tính chất của con người đã thực hiện tội phạm. Con người khi được sinh ra không sẵn chứa trong mình khả năng trở thành tội phạm mà khả năng đó chỉ trở thành hiện thực dưới tác động tiêu cực của nhiều yếu tố trong quá trình con người tự hoàn thiện về mặt sinh học, tâm lý, nhân sinh quan... Quá trình đó cho thấy NTNPT là phạm trù có tính lịch sử vì “những đặc điểm về nhân cách của người phạm tội không phải được tiềm ẩn ở con người đó ngay từ khi mới sinh ra, mà chúng được hình thành dưới sự ảnh hưởng, tác động của môi trường không thuận lợi bên ngoài” [43, tr.50] trong quá trình trưởng thành của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Mác về bản chất của con người: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” [8, tr.257]. Trong khoa học pháp lý hình sự, dựa trên kết luận của Mác đã có nhiều công trình nghiên cứu về NTNPT dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, các nhà khoa học luật gia nước ta đã có một số quan điểm về NTNPT như sau: - GS. TSKH. Lê Cảm: “NTNPT theo luật hình sự đó là hệ thống các thuộc
  • 15. 9 tính có ý nghĩa xã hội của người đã thực hiện tội phạm, phản ánh khả năng cải tạo người đó bằng các biện pháp và pháp lý hình sự” [10]. - Theo GS. TS Đỗ Ngọc Quang: “NTNPT là tổng hợp những đặc điểm, những dấu hiệu, mối quan hệ xã hội về một con chứa đựng phẩm chất cá nhân tiêu cực trong nhân cách dẫn đến hành vi phạm tội” [27, tr.132] - Theo tác giả Lý Văn Quyền “ khái niệm NTNPT được hiểu là nhân thân người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng phạt” [45, tr.131] - Theo TS Nguyễn Mạnh Kháng “NTNPT là tổng hợp các đặc tính, các dấu hiệu thể hiện bản chất của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới tác động của chính các điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh” [26]. - Theo ThS Võ Khánh Vinh: “NTNPT tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [53]. - Theo GS.TS Kiều Đình Thụ:” NTNPT là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS” [11, tr.169] Theo quan điểm của chúng tôi, NTNPT – đó là nhân thân của người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng trị. Như vậy, chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội mới cho phép phân biệt nhân thân của người phạm tội với nhân thân của con người nói chung. Ngoài ra, dù con người có chứa đựng các đặc điểm tiêu cực giống với các đặc điểm đặc trưng cho người phạm tội đến đâu đi nữa thì cũng không được phép coi người đó là người phạm tội nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội, cũng như không được phép xuất phát từ tính tất yếu cho rằng cá nhân này hay cá nhân khác phải là tội phạm. NTNPT, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm nghiêm trọng đến đâu chăng nữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung cũng chỉ có được trên cơ sở xem xét mọi đặc tính xã hội quan trọng và
  • 16. 10 mọi biểu hiện của nhân thân; nội dung và mối tương quan giữa chúng, cụ thể là “tỷ lệ” giữa các dấu hiệu và biểu hiện xã hội tích cực với các dấu hiệu và biểu hiện tiêu cực của nhân thân trong mối liên hệ qua lại giữa chúng. Chính do tổng thể các đặc tính và dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội và cho phép hiểu được cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và động cơ phạm tội, và từ kết quả của cách đánh giá như vậy mới có cơ sở đảm bảo cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho chính sách hình sự và cho việc chọn lựa các biện pháp cần thiết, thích hợp nhằm giáo dục, cải tạo đối với từng trường hợp cụ thể. Tổng hợp những quan điểm về khái niệm NTNPT và những vấn đề đã trình bày trên đây, dưới góc độ luật hình sự ta có thể hiểu khái niệm NTNPT như sau: NTNPT là tổng hợp các đặc điểm về xã hội, tâm lý, đạo đức, sinh học, nói lên tính chất của con người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự là tội phạm. Các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội Các đặc điểm NTNPT có thể phân chia thành ba nhóm tương ứng với một số lĩnh vực sau: Một là, các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự. Hai là, các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học. Ba là, các đặc điểm về mặt đạo đức, tâm lý học. Để thấy rõ vai trò, vị trí và mức độ ảnh hưởng cụ thể của các đặc điểm nêu trên đối với quá trình hình thành nhân cách người phạm tội như thế nào, dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng nhóm đặc điểm đó. 1.1.2.1. Các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự của nhân thân người phạm tội Các đặc điểm pháp lý hình sự của NTNPT là những dấu hiệu quan trọng nhất để khẳng định về nhân thân người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và là tiêu chí nói lên tính nguy hiển cho xã hội của người này. Đó là những dấu hiệu cơ bản sau:
  • 17. 11 Thứ nhất, tính chất của tội phạm được thực hiện. Thứ hai, cơ chế thực hiện tội phạm: đơn nhất phức tạp hay là đa tội phạm, nếu là đa tội phạm thì đó là dạng nào: phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, tái phạm nguy hiểm. Thứ ba, động cơ và mục đích nhằm đạt được của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Thứ tư, hình thức phạm tội: đơn lẻ hay là đồng phạm và nếu là đồng phạm thì đó là đồng phạm đơn giản, đồng phạm phức tạp hay đồng phạm có tổ chức. Vai trò của người phạm tội là gì: người thực hành, người xúi giục, người giúp sức hay người tổ chức. Thứ năm, người phạm tội là người có tiền án hay tái phạm. Nếu là tái phạm thì là dạng nào: tái phạm chung, tái phạm nguy hiểm hay tái phạm đặc biệt nguy hiểm. Ngoài ra, còn một loạt các đặc điểm khác về mặt pháp lý hình sự là những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến NTNPT được ghi nhận trong luật, cụ thể là khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Vì nhà làm luật yêu cầu Tòa án khi QĐHP phải coi NTNPT là một trong các căn cứ cần phải cân nhắc (Điều 45 BLHS 1999). Chẳng hạn, tính nguy hiểm cho xã hội của NTNPT được thể hiện rõ qua chỉ số tái phạm như sau: theo số liệu thống kê trong 10 năm (1989-1999) của Công an thành phố Hà Nội, thì trong 307180 người phạm tội cướp tài sản có 2149 người có đa tiền án chiếm tỷ lệ 69% và trong số còn lại có 60% người có từ hai tiền án trở lên [10]. 1.1.2.2. Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của nhân thân người phạm tội Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của NTNPT là những dấu hiệu cho phép khẳng định thông tin về NTNPT dưới góc độ tội phạm học và là tiêu chí có vai trò quan trọng trong việc xây dựng định hướng, đưa ra các biện pháp tác động mang tính chất giáo dục - cải tạo lao động đối với những người bị kết án, cũng như soạn thảo các biện pháp đấu tranh phòng, chống tình trạng phạm tội. Khi nghiên cứu các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu học của NTNPT cần
  • 18. 12 lưu ý những dấu hiệu cơ bản như độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, vị trí, vai trò xã hội, dạng nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, địa điểm thường trú, hoàn cảnh gia đình, tình trạng vật chất (tài sản, nhà ở),.. mà những dấu hiệu này tự bản thân chúng đã là đặc trưng cho cá nhân mỗi một con người, tất cả mọi người chứ không thể căn cứ vào chúng mà khẳng định cá nhân một người nào đó là người phạm tội. Nhưng những dấu hiệu này có sự tác động tương hỗ qua quá trình hình thành nhân cách đạo đức, nhân sinh quan lối sống của một người, cũng như các quan hệ giao tiếp của người đó với các thành viên trong gia đình, trong nhà trường, trong cơ quan, ngoài xã hội. Và do vậy, dưới góc độ tội phạm học những dấu hiệu này cung cấp cho các cơ quan tư pháp hình sự những thông tin để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, những điều kiện cụ thể đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách đạo đức, các nhu cầu vì lợi ích, giá trị xã hội, về sự định hướng có tính lệch lạc (không phù hợp với lợi ích chung của gia đình, tập thể hoặc xã hội) của người phạm tội. Chúng ta có thể chỉ ra một số nét chủ yếu của những dấu hiệu thường thấy khi nghiên cứu NTNPT như sau: - Dấu hiệu về giới tính: Dấu hiệu về giới tính cho phép xác định người phạm tội là nam giới họặc nữ giới. Qua nghiên cứu tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới trong việc phạm tội thì tỷ lệ nam giới phạm tội bao giờ cũng nhiều hơn nữ giới và mang tính chât ốn định hơn. Từ đó cho thấy có thể xác định đuợc đặc trưng của nam giới là dễ bị ảnh hưởng của môi trường và điều kiện sống để hình thành những đặc điểm tâm lý tiêu cực hoặc dễ bị nhiễm các thói hư, tật xấu trong xã hội nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nên giải thích các đặc điểm cùa hành vi phạm tội cùa nam giới và nữ giới bằng sự khác biệt sinh lý (mặc dù chúng ở một chừng mực nào đó có thể có ảnh hưởng đến các đặc điểm cùa hành vi thực hiện các loại tội phạm bằng vũ lực). Theo kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nữ giới phạm tội chỉ chiếm 5 - 10% trong tổng số những người phạm tội và là không đáng kể so với tỷ lệ của họ trong thành phần dân số. Các tội phạm do nữ giới thực hiện thường xảy ra phổ biến ở lĩnh vực thương nghiệp và tài chính, ngân hàng, y tế, xây dựng, nông nghiệp, chủ yếu là cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, sản xuất,
  • 19. 13 buôn bán hàng giả, chứa mại dâm. Trong mỗi nhóm phụ nữ khác nhau (khác nhau về nơi ở, về nghề nghiệp, địa vị xã hội v.v...) thì tỷ lệ phạm tội và hình thức phạm tội cũng khác nhau. Ví dụ, đối với phụ nữ nông thôn thường phạm tội trộm cắp tài sản (chiếm 43,5% trong tổng số phụ nữ phạm tội trộm cắp tài sàn), đối vói phụ nữ là công nhân viên chức hoặc tiểu thương thường phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (chiếm 19,6% trong tổng số phụ nữ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) v.v... Lý do phụ nữ phạm tội giết người thường là ghen tuông tình ái, mâu thuẫn gia đình. Họ thường phạm tội riêng lẻ, nếu tham gia trong tổ chức phạm tội thì chỉ giữ vai trò thứ yếu. Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy số lượng phụ nữ phạm tội có chiều hướng gia tăng. Các loại tôi phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng và có những hình thức phạm tôi nguy hiểm hơn như mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, mua bán phụ nữ. Điều đó chỉ ra rằng cơ cấu phạm tội xét theo giới tính hiện nay đã có sự thay đổi lớn. - Dấu hiệu về độ tuổi: Các nhà tội phạm phân độ tuổi thành người chưa thành niên (từ 14 đến 18 tuổi), thanh niên (từ 18 đến 30 tuổi), trung niên (từ 30 đến 50 tuổi) và người già (từ 50 tuổi trở lên). Cùng với sự biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sư thay đổi của bản thân nhân thân. Độ tuổi có ảnh hường rất lớn đến tính chất mức độ của tội phạm, đến việc thực hiện các loại tội phạm khác nhau ở những người có độ tuổi khác nhau. Thực tế cho thấy, nếu xem xét mối tương quan giữa các nhóm người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong tổng thể những người phạm tội thì nhóm người phạm tội ờ độ tuổi từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lê cao nhất, sau đó là nhóm người phạm tội ờ độ tuổi từ 30 đến dưới 50 và nhóm người phạm tội chưa thành niên (từ 14-18 tuổi); cuối cùng là những người từ 50 tuổi trở lên, họ phạm tội ít hơn. Sự phân nhóm người phạm tội theo dấu hiệu độ tuổi này là phù hợp với những điều kiện sinh hoạt xã hội, với tính chất tâm lý xã hội của họ, từ đó cho phép nghiên cứu nâng cao tính cụ thể và hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Có thể chỉ ra tỷ lệ cụ thể về độ tuổi của những người phạm tội như sau: Trên địa bàn toàn quốc, những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 64%,
  • 20. 14 riêng tội cướp tài sản thì những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm đến 75%, trên 30 tuổi chiếm 20%, từ 14 đến 18 tuổi chiếm 5% [10]. Trên địa bàn Hà Nội, theo thống kê trong thời gian 10 năm (1989 - 1999), chỉ tính trong số 48.637 người phạm tội thì những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 62% (nếu chỉ tính trong số 3071 người phạm tội cướp tài sản, thì những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm hết 2246 (tỷ lệ 73%), trên 30 tuổi chiếm 11% và từ 14 đến 18 tuổi chiếm 12%) [10]. Mức độ phạm tội phổ biến chiếm tỷ lệ cao nhất ờ nhóm người phạm tội có độ tuổi từ 18 - 30 tuổi đã phản ánh một sự thật, là ở độ tuổi đó đang diễn ra quá trình hình thành nhân thân và quá trình lựa chọn một môi trường vi mô ổn định. Những người ở độ tuổi này chưa có nhiều kinh nghiệm sống, trong khi đây lại là giai đoạn mà họ phải giải quyết nhiều vấn đề sinh hoạt phức tạp và phải đụng độ với nhiều tình huống hơn cả, điều đó có thể thúc đẩy việc xảy ra các xung đột với những người xung quanh và hình thành các chuyển biến tâm lý xấu ờ họ. Theo thống kê tội phạm, những người ở độ tuổi này thường phạm các loại tội có sử dụng bạo lực như cố ý gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản...; và thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người phạm tội bị đưa ra xét xử. Ở độ tuổi 30 trở lên, con người thường đã tích lũy được kinh nghiệm sống phong phú, những người ở độ tuổi này thường hay phạm các loại tội về chức vụ và kinh tế, như tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn... Ở độ tuổi từ 14 - 18 tuổi (chưa thành niên) con người có rất ít kinh nghiệm sống, tính tình rất dễ bị kích thích bởi tình cảm, không biết kiềm chế, không có thói quen giải quyết ngay cả những tình huống không phức tạp lắm; vì vậy, nhiều khi tạo điều kiện dẫn đến các quyết định và hành vi sai trái mà trong các trường hợp đó người lớn tuổi sẽ không phạm phải. Phần lớn người chưa thành niên thường phạm các loại tội xâm phạm sờ hữu mà theo thống kê tội phạm, thì chù yếu là tội trộm cắp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản. Những người ờ độ tuổi từ 50 trở lên, do đã tích lũy được các ưu điểm của lối sống xã hội đúng đắn, khả năng tự kiềm chế cao, có vị trí tương đối ổn định trong xã hội..., vì vậy, mức độ phạm tội ít hơn.
  • 21. 15 - Dấu hiệu về trình độ học vấn: Theo tội phạm học phân chia trình độ học vấn thành người mù chữ, người có trình độ văn hoá cấp I, người có trình độ văn hoá cấp II, người có trình độ văn hoá cấp III và đại học. Trình độ học vấn của con người không chỉ ảnh hưởng đến sự nhận biết thế giới xung quanh, sự phát triển lý trí và hình thành nhân cách, mà còn tạo cho con người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, trình độ văn hóa của con người có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Nghiên cứu về NTNPT cho thấy, đa số những người phạm tội là những người có trình độ văn hóa thấp hơn so với các thành viên khác trong xã hội. Trình độ văn hóa thấp thường làm biến dạng sự nhận thức về các quy tắc xã hội, các quy tắc đạo đức, ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý. Những người trình độ văn hóa thấp thường phạm những tội có tính chất bạo lực hoặc các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Những người có trình độ văn hóa cao hơn thường phạm các tội liên quan đến chức vụ, các tội phạm về kinh tế. Chẳng hạn, theo thống kê của Bộ Công an, nếu so sánh theo trình độ học vấn của những người phạm tội thì: Trên địa bàn toàn quốc, trong thời gian từ năm 1993 đến 1998 trong tất cả văn hóa cấp I chiếm 23%, văn hóa cấp II chiếm 50%, văn hóa cấp III chiếm 9%. Riêng những người phạm tội cướp tài sản thì trong 5380 người phạm tội thì những người mù chữ có 817 người (chiếm tỷ lệ 15%), văn hóa cấp I là 1264 người (chiếm 23,4%), văn hóa cấp II có 2546 người (chiếm gần 47,3%), văn hóa cấp III chiếm tỷ lệ 14,7% và chỉ có 3 người có trình độ đại học. Trên địa bàn Hà Nội, trong 3071 người phạm tội cướp tài sản thì những người mù chữ chiếm 33,5%, văn hóa cấp I chiếm 43%, văn hóa cấp II chiếm 21%, cấp III và đại học chiếm tỷ lệ có 2,5% [10]. - Dấu hiệu về địa vị xã hội và nghề nghiệp: Các dấu hiệu vể địa vị xã hội và nghề nghiệp của người phạm tội cũng có một vị trí quan trọng. Các dấu hiệu đó cho thấy được tội phạm này hay tội phạm khác thường phổ biến hơn cả ở các tầng lớp và các nhóm xã hội nào, trong
  • 22. 16 các lĩnh vực nào cùa đời sống xã hội và sản xuất, đồng thời chúng cũng định hướng cho việc tìm hiểu và chi ra các yếu tố phát sinh tội phạm vốn đặc trưng cho các nhóm nghề nghiệp khác nhau của dân cư, cho các ngành kinh tế, các hình thức sản xuất khác nhau v.v... Địa vị xã hội và nghề nghiệp phụ thuộc nhiéu vào trình độ văn hóa. Thông thường người phạm tội có trình độ văn hóa thấp cũng thường không có nghề nghiệp hoặc không có việc làm, và do đó họ cùng thường khỏng có địa vị xã hội. Thống kê địa vị xã hội và nghề nghiệp của những người phạm tội là công nhân, viên chức, nông dân, học sinh, những người có khả năng lao động mà không chịu lao động và học tập, người về hưu, nội trợ, người không có khả năng lao động phải sống dựa vào những người khác đã chỉ ra, đa số những người phạm tội là thuộc loại có khả năng, nhưng lười lao động, học tập, chỉ muốn ăn bám hoặc kiếm được tiền một cách nhanh nhất mà không phải vất vả. Đa số họ cũng chính là những người không có nghề nghiệp ổn định vả không có địa vị xã hội, đặc biệt là những người phạm tội thuộc loại tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Trong số những người có nghề nghiệp mà phạm tội thì phần lớn rơi vào trường hợp lao động chân tay nặng nhọc và lao động giản đơn như nông dân, công nhân xây dựng, giao thông vận tải, nông, lâm nghiệp, còn viên chức và người về hưu phạm tội ít hơn. Nghiên cứu dấu hiệu địa vị xã hội và nghề nghiệp của những người phạm tộĩ cho thấy, cần phải gắn liền và giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội với vấn đề giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, tạo cho họ có khả năng lao động để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Mặt khác trong công tác phòng ngừa và chống tội phạm cần tập trung vào những loại nghề nghiệp nhất định, vào từng loại người nhất định để có các biện pháp thích hợp. - Dấu hiệu về nơi cư trú: Địa vị xã hội của người phạm tội có liên quan mật thiết với nơi cư trú của họ (thành phố hay nông thôn...). Chúng ta đều biết lối sông thành thị là khác biệt so với lối sống ờ nông thôn. Thành phố là nơi tập trung các cơ sở văn hóa và giáo dục, các điều kiện lao động và sinh hoạt, mọi vấn đề vể nếp sống cá nhân với trật tự xã hội
  • 23. 17 và mọi tác động có ý nghĩa xã hội đến từng cá nhân đều mạnh hơn, căng thẳng hơn so với các điểu kiện sống ờ nông thôn. Đối với một số cá nhân thì điều kiện sống ờ thành phố còn tạo khả năng cho cách xử sự buông thả của họ. Ở nông thôn, mọi người đểu biết nhau và điều này tự nó đã là một yếu tố giám sát xã hội, buộc cá nhân phải tính đến thái độ và xử sự của mình; còn ở thành phố, việc giám sát dựa vào quan hệ sinh hoạt xã hội tại nơi cư trú là rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phẩn những người phạm tội thì những người hay thay đổi nơi cư trú, nơi sinh sống chiếm tỷ lệ khá caó. Trong số những người di chuyển nơi cư trú chiếm phần lớn lại là những người trẻ tuổi chưa có gia đình, hoặc chuyển chỗ một mình không kèm gia đình, một phần khác là do không thích nghi về mặt xã hội với nơi ở trước. - Dấu hiệu về hoàn cảnh gia đình: Tình trạng gia đình, hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm. Nghiên cứu về tội phạm đã chỉ ra, những người đã lập gia đình (đã kết hôn) thường phạm tội ít hơn so với những người chưa lập gia đình. Người sống độc thân phạm tội nhiều hơn. Chính yếu tố gia đình trong đa số trường hợp đã kích thích hành vi của những thành viên trong gia đình, hạn chế đến mức tối đa các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong môi con người. Giữa lối sống độc thân và hoàn cảnh gia đình cũng có mối quan hệ chặt chẽ: một mặt, việc sống độc thân và không có các nghĩa vụ gia đình thúc đẩy lối sống phi đạo đức dễ dẫn tới việc phạm tội. Mặt khác, lối sống phi đạo đức cản trở việc họ lập gia đình. Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động nhất định đến nhân cách của con người, ảnh hưởng đến khuynh hướng và sự kiên định trong việc thực hiện tội phạm. Những người phạm tội, nhìn chung thường xuất phát từ những gia đình có tình trạng không bình thường (không hòa thuận, không có trách nhiệm với nhau, có các thành viên trong gia đình có quan điểm, quan niệm xử sự trái đạo đức, trái pháp luật, có trình độ văn hóa thấp trong xử sự và trong quan hệ với người khác...), từ những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (bố hoặc mẹ chết, ly hôn) hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
  • 24. 18 Nghiên cứu những tội phạm được thực hiện bởi những người chưa thành niên phạm tội thì có 32,3% sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo đói; 27,7% các em có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân; 24,7% có bố hoặc mẹ đã chết; 9,2% các em có bố hoặc mẹ ngoại tình, 70% các em sống trong gia đình đông con [27]. Như vây, tình trạng gia đình có ảnh hưởng đến những đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Ngoài những dấu hiệu chính kể trên, những dấu hiệu khác thuộc nhóm các đặc điểm xã hội - nhân khẩu học như vai trò trong tổ chức xã hội của người phạm tội, điều kiện nhà ở của người phạm tội, phương tiện sinh hoạt trong gia đình của người phạm tội,.. có ý nghĩa đến việc nghiên cứu NTNPT. Việc chia càng nhỏ những dấu hiệu xã hội liên quan đến người phạm tội càng giúp cho việc hiểu biết sâu sắc thêm về người phạm tội để có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.2.3. Các đặc điểm về mặt đạo đức, tâm lý học của nhân thân người phạm tội Có thể gọi các phẩm chất đạo đức và các đặc điểm tâm lý của người phạm tội là đặc trưng tâm lý - xã hội, một phẩn không thể thiếu trong tập hợp các đặc điểm, dấu hiệu của nhân thân, đặc trưng đó là sự tổng hợp các đặc điểm bên trong của nhân thân và một số biểu hiện bên ngoài của nó. Con người có thể trở thành người phạm tội do có những tác động xã hội bất lợi. Những tác động xã hội bất lợi đó được tiếp nhận và đưa vào thế giới các quan niệm, các quan hệ, phương châm, các định hưóng v.v... của họ, sau đó được họ thể hiện thông qua hành vi phạm tội. Đương nhiên không nên đồng nhất các đặc điểm tâm lý - đạo đức của nhân thân vói các hiện tượng xã hội (mà có thê được xem là nguyên nhân phạm tội). Nhưng mối liên hệ qua lại giữa chúng là tất yếu, vì thực chất các đặc điểm tâm lý - đạo đức tiêu cực đã được hình thành của nhân thân người phạm tội là khâu trung gian giữa các nguyên nhân xã hội nêu trên với bản thân hành vi phạm tội. Cơ cấu tâm lý của nhân thân trước hết bao gồm các đặc điểm được thiết định về mặt xã hội. Các đặc điểm này được xác định bằng những đặc tính của quá trình tâm lý cũng như kinh nghiệm tích lũy được. Thuộc về các đặc điểm đó là khuynh
  • 25. 19 hướng, là các phẩm chất đạo đức của nhân thân, là kiến thức, thói quen, trình độ văn hóa cá nhân v.v...Ngoài ra, cơ cấu tâm lý của nhân thân còn bao gồm những đặc điểm cá biệt của một số quá trình tâm lý riêng biệt (trí nhớ, tư duy, cảm xúc, ý chí...) và tính cách nữa, thậm chí cả các biến đổi bệnh hoạn của tâm lý. Thuộc về các đặc điểm tinh thần - chính trị, thế giới quan và đạo đức cùa con người là: các quan điểm, đánh giá, nguyện vọng, định hướng giá trị v.v... Chúng có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân thân người phạm tội. Tất cả các phẩm chất đa dạng đó của nhân thân thể hiện: thứ nhất, đó là thái độ đã định hình đối với các giá trị đạo đức và giá trị xã hội khác nhau, đối với các mặt khác nhau của hiện thực, với nghĩa vụ lao động, với tư cách là một thành vièn trong xã hội, với gia đình, con cái, với chính bản thân mình và những người xung quanh. Thứ hai, đó là mức độ, tính chất và giá trị xã hội của các nhu cầu, khát vọng mà con người tiếp nhận rồi lựa chọn các phương tiện (hợp pháp, bất hợp pháp hoặc nguy hiểm) nhằm đáp ứng chúng. Tiêu chuẩn và tiêu chí vể các phẩm chất đạo đức của nhân thân chính là cách xừ sự và toàn bộ thực tiễn sinh hoạt xã hội của cá nhân con người đó. Điều đó có nghĩa là cơ sở để phán xét về nhân thân người phạm tội không đơn giản là nhận xét và đánh giá của những người được hỏi đến (người thân, đồng nghiệp, người quen), mà là các bằng chứng cụ thể được xem xét một cách toàn diện về hành vi của chính người phạm tội đó 1.2. Một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt 1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt Với vị trí là một chế định quan trọng của Luật hình sự, là một hoạt động cơ bản của HĐXX trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, QĐHP được xác định là một khái niệm pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, điểm đáng nói là cả BLHS năm 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hai bộ luật trên đều không đề cập đến khái niệm QĐHP. Khái niệm này chỉ tồn tại trong lý luận và được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học. Thực tế này đã phần nào làm cho khái niệm QĐHP chưa đạt được sự thống nhất cao trong khoa học pháp lý hình sự. Nhưng, có thể khẳng định rằng, về cơ bản các cách hiểu đều thể hiện sự đồng nhất về nội dung (bản chất) của khái niệm QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại và mức hình
  • 26. 20 phạt áp dụng đối với người phạm tội. Sự đồng nhất này có thể thấy rõ trong giáo trình Luật hình sự của các trường Đại học và trong một số tài liệu khác. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thì: “QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội” [11, tr.317]. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội thì: “QĐHP là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể” [45, tr.201]. Hoặc tác giả Đinh Văn Quế có định nghĩa: “QĐHP là việc Toà án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Toà án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt bao nhiêu, phải tuân theo những quy định của Bộ luật hình sự” [32, tr.89]. Tác giả Lê Văn Đệ cũng đưa ra khái niệm “QĐHP là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể” [15, tr.161]. Nhìn chung, các khái niệm về QĐHP trên đây suy cho cùng đều khẳng định QĐHP là việc Toà án lựa chọn loại và mức hình phạt trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Việc lựa chọn loại hình phạt được hiểu là chỉ lựa chọn loại hình phạt chính hoặc cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong số các hình phạt thuộc hệ thống hình phạt mà BLHS đã quy định, với những mức độ cụ thể, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Có thể nói đây chính là nội hàm của khái niệm QĐHP được nhiều người ủng hộ. Ngoài ra, ngay trong cuốn giáo trình Luật hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật năm 2001, trang 202 còn đề cập đến khái niệm QĐHP theo nghĩa rộng hơn là quyết định biện pháp xử lý đối với người phạm tội. Theo cách hiểu này, QĐHP không chỉ là việc lựa chọn hình phạt chính và hình phạt bổ sung mà còn bao gồm cả việc quyết định các biện pháp tư pháp nhằm hỗ trợ cho hình phạt được áp dụng đối với người bị kết án. Đánh giá một cách khách quan, các khái niệm trên đây đều đã thể hiện được
  • 27. 21 bản chất của QĐHP. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, các khái niệm này còn một số vấn đề cần làm sáng tỏ. Cụ thể là: Thứ nhất, “việc sử dụng cụm từ "người phạm tội” trong khái niệm QĐHP nên được thống nhất bằng cụm từ “cá nhân người phạm tội” thì chính xác hơn với đối tượng của QĐHP” [14]. Thứ hai, vấn đề cơ bản nhất là các khái niệm QĐHP trên đây chưa thể hiện được đầy đủ phạm vi của QĐHP là bao gồm những nội dung nào. Việc lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể đã bao quát hết nội dung của khái niệm QĐHP chưa? hay việc xác định TNHS, xác định khung hình phạt, miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, quyết định cho hưởng án treo... có phải là những nội dung thuộc phạm vi của QĐHP không? Tất cả những vấn đề đó cần được làm sáng tỏ khi xây dựng khái niệm QĐHP. Về lý luận cũng như thực tiễn, QĐHP chỉ diễn ra sau khi Toà án đã tiến hành hoạt động định tội danh và chỉ trong trường hợp người phạm tội bị khẳng định là có tội. Đây chính là kết quả của hoạt động chứng minh tội phạm do Toà án thực hiện dựa trên các tài liệu, chứng cứ do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát thu thập và qua hoạt động xét hỏi, tranh tụng tại phiên toà mà Toà án có được theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Theo đó, khi bị cáo bị kết tội thì QĐHP sẽ được thực hiện bao gồm các nội dung được sắp xếp theo thứ tự trước, sau trong các trường hợp cụ thể là: Trường hợp người phạm tội bị kết án bằng bản án kết tội của Toà án và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình bằng hình phạt cụ thể. Trong trường hợp này, nội dung đầu tiên của QĐHP được thực hiện là hoạt động xác định khung hình phạt. Trong thực tiễn, hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án cấp sơ thẩm thường được trải qua 3 giai đoạn là: Định tội - Định khung hình phạt - QĐHP. Hoạt động định tội nhằm xác định bị cáo có phạm tội hay không? nếu phạm tội thì phạm tội gì? và thuộc điều luật cụ thể nào trong phần các tội phạm của BLHS. Hoạt động định khung hình phạt nhằm xác định tội phạm mà bị cáo thực hiện thuộc khung nào của điều luật quy định về tội phạm đó.
  • 28. 22 Hoạt động QĐHP nhằm xác định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt của điều luật quy định về tội phạm đó. Từ 3 giai đoạn này, xuất hiện vấn đề cần giải quyết là: Giai đoạn định khung thuộc về giai đoạn định tội? hay giai đoạn định khung thuộc về giai đoạn QĐHP? Xuất phát từ lập luận là khi thực hiện việc định tội danh, HĐXX phải chỉ ra tội phạm mà người phạm tội thực hiện được quy định tại điều luật cụ thể nào trong phần các tội phạm của BLHS. Tiếp theo là phải xác định hành vi phạm tội thuộc khung nào của điều luật đó vì đa phần các điều luật quy định về tội phạm cụ thể của BLHS năm 1999 đều có ít nhất từ 2 khung hình phạt đến 6 khung hình phạt (257 điều trên tổng số 267 điều). Do đó, để xác định được khung hình phạt phải dựa vào cấu thành định khung tăng nặng và cấu thành định khung giảm nhẹ. Với quy trình như trên, nếu lấy giai đoạn định khung hình phạt để so sánh thì định khung hình phạt sai sẽ dẫn đến QĐHP sai vì chỉ khi xác định khung hình phạt chính xác thì mới có cơ sở để lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Nhưng cũng là định khung hình phạt sai thì việc định tội danh vẫn đúng vì việc định tội danh không phụ thuộc vào việc xác định khung hình phạt mà dựa vào cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành định tội). Vì vậy, chúng tôi cho rằng định khung hình phạt là bước đầu của QĐHP, là cơ sở để QĐHP đúng nên định khung hình phạt thuộc về QĐHP. Tuy nhiên, đối với điều luật chỉ quy định một khung hình phạt thì giai đoạn định tội và định khung hình phạt lại là một. Trong phần các tội phạm của BLHS năm 1999 có 10 điều luật chỉ gồm 1 khung hình phạt là: Điều 94, Điều 128, Điều 130, Điều 146, Điều 148, Điều 150, Điều 151, Điều 152, Điều 269, Điều 304, Điều 341, Điều 342, Điều 343. Đối với điều luật có từ 2 khung hình phạt trở lên thì định tội và định khung hình phạt vẫn có thể là một nếu tình tiết định tội và định khung hình phạt của hành vi phạm tội đều thuộc về cấu thành tội phạm cơ bản (cấu thành định tội). Để QĐHP, HĐXX phải tiến hành quyết định đối với hình phạt chính trước và sau đó mới QĐHP bổ sung vì hình phạt bổ sung là loại hình phạt không thể tuyên độc lập. QĐHP chính là việc lựa chọn loại và mức hình phạt thuộc hệ thống hình phạt
  • 29. 23 chính mà điều luật về tội phạm đã quy định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để áp dụng đối với người bị kết án. Nếu khung hình phạt quy định nhiều loại hình phạt chính thì việc QĐHP chỉ được lựa chọn 1 trong số các loại hình phạt chính đó với mức hình phạt tương xứng. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 145 BLHS năm 1999, người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chỉ bị áp dụng 1 trong 3 loại hình phạt chính được điều luật quy định là cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Qua ví dụ này đã cho thấy, việc lựa chọn hình phạt chính chỉ diễn ra trong số các loại hình phạt chính mà điều luật về tội phạm có quy định và việc xác định mức hình phạt cụ thể chỉ diễn ra trong giới hạn tối thiểu và tối đa của khung hình phạt đó, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, việc xác định mức hình phạt chỉ xảy ra khi các loại hình phạt chính được tuyên là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Còn với các loại hình phạt chính khác như: cảnh cáo, trục xuất, tù chung thân, tử hình, việc QĐHP thực chất chỉ là sự lựa chọn loại hình phạt chính mà không có việc xác định mức hình phạt cụ thể. “QĐHP bổ sung là việc lựa chọn loại và mức hình phạt mà điều luật về tội phạm có quy định, nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính để áp dụng đối với người bị kết án” [14]. Khác với QĐHP chính, khi QĐHP bổ sung, HĐXX có thể lựa chọn một hoặc một số hình phạt bổ sung với mức hình phạt tương xứng trong phạm vi điều luật về tội phạm quy định để áp dụng đối với người bị kết án. Riêng với hình phạt bổ sung là trục xuất thì sẽ không có việc xác định mức hình phạt. Tuy nhiên, việc QĐHP bổ sung lại không mang tính bắt buộc mà thuộc quyền tuỳ nghi của HĐXX. Trong từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể cân nhắc việc áp dụng hay không áp dụng hình phạt bổ sung trong phạm vi điều luật cho phép. Cơ sở pháp lý của quyền tuỳ nghi này là khoản 3 Điều 28 BLHS năm 1999: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung; Quy định này được cụ thể hoá trong các điều luật về tội phạm cụ thể cho phép HĐXX có thể áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung với người phạm tội [14, Điều 28, khoản 3].
  • 30. 24 Như vậy, bất kỳ người phạm tội nào bị kết án và phải chịu TNHS cũng đều phải gánh chịu một hình phạt chính được ghi rõ trong bản án do Toà án tuyên nhưng không phải người phạm tội bị kết án nào cũng bị áp dụng hình phạt bổ sung. Điều đó cho thấy trong QĐHP, QĐHP chính giữ vị trí quyết định và không thể không được thực hiện trong trường hợp người phạm tội bị kết án và phải chịu TNHS. Trường hợp người phạm tội bị kết tội nhưng được Toà án miễn TNHS đối với tội phạm mà người phạm tội thực hiện. BLHS năm 1999 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS” [14, Điều 2]. Quy định này đã khẳng định bất kỳ ai nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thoả mãn các yếu tố cấu thành của một tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong phần Các tội phạm của BLHS thì sẽ phải chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm đó. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của BLHS hiện hành cho thấy có những trường hợp phạm tội (Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69, Điều 80, khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290, khoản 3 Điều 314), người phạm tội lại đương nhiên được miễn TNHS hoặc được cơ quan tiến hành tố tụng ở mỗi giai đoạn tố tụng quyết định miễn TNHS nếu xét thấy việc miễn TNHS vẫn đảm bảo được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo đó, “người phạm tội có thể sẽ không phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm như không bị truy cứu TNHS, không bị đưa ra xét xử, không bị áp dụng hình phạt của luật hình sự và đương nhiên không có án tích” [50, tr.39]. Có thể nói, miễn TNHS là một trong những chính sách khoan hồng, thể hiện bản chất nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Miễn TNHS được áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi có căn cứ và thoả mãn các điều kiện do luật hình sự quy định. Song, do TNHS phát sinh từ khi có hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế và chỉ kết thúc khi người bị kết án được xoá án (không còn án tích) nên việc giải quyết TNHS đối với người phạm tội sẽ thuộc thẩm quyền của bất kỳ cơ quan tư pháp nào (cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án), tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng. Điều này cũng có nghĩa là mỗi cơ quan tư pháp trên đây đều có quyền miễn TNHS cho người đã thực
  • 31. 25 hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi có những căn cứ và điều kiện nhất định. Vấn đề là việc miễn TNHS do Toà án thực hiện có gì khác so với việc miễn TNHS do cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát thực hiện? Thứ nhất, nếu cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát miễn TNHS cho người phạm tội thì người này sẽ không bị truy cứu TNHS, không bị Toà án đưa ra xét xử và đương nhiên không bị kết tội. Ngược lại, nếu bị đưa ra xét xử tại Toà án có thẩm quyền thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS và có thể bị kết tội, bị buộc phải chấp hành hình phạt do Toà án tuyên. Thứ hai, tuy TNHS phát sinh từ khi hành vi phạm tội được thực hiện, nhưng TNHS này chỉ chính thức được bắt đầu thực hiện sau khi bản án kết tội của Toà án được tuyên có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, nếu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự mà người phạm tội được miễn TNHS thì họ vẫn bị kết tội nhưng vì có đủ các điều kiện do luật hình sự quy định nên người này được miễn TNHS, tức là không phải chịu các biện pháp cưỡng chế của luật hình sự (hình phạt hay các biện pháp tư pháp). Tất cả những vấn đề nêu trên đây, chỉ để đưa đến vấn đề cuối cùng là miễn TNHS thuộc về định tội danh hay miễn TNHS thuộc về QĐHP? Trường hợp người phạm tội bị đưa ra xét xử và bị khẳng định là có tội nhưng được miễn TNHS thì có nghĩa là người phạm tội không bị buộc phải chịu TNHS về tội phạm mà người này đã thực hiện. Như vậy, so sánh về trình tự trước, sau thì việc định tội phải được tiến hành trước vì chỉ trên trên cơ sở tội danh mới xác định người phạm tội được miễn hay không được miễn TNHS về tội phạm mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội không được miễn TNHS thì việc QĐHP sẽ được tiến hành thông qua các nội dung là xác định khung hình phạt, lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt và người bị kết án bắt buộc phải chấp hành hình phạt do Toà án tuyên. Ngược lại nếu người phạm tội được miễn TNHS thì đương nhiên không phải chịu hình phạt của luật hình sự với tính chất là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và theo đó, việc QĐHP sẽ không đặt ra. “Quy trình này đã cho thấy việc miễn hay không miễn TNHS chỉ là tiền đề cho việc QĐHP có được thực hiện hay không cần thực hiện” [14]. Vì vậy, miễn TNHS không phải là nội dung thuộc về phạm vi của QĐHP.
  • 32. 26 Trường hợp người phạm tội bị kết án bằng bản án kết tội của Toà án và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình nhưng được miễn hình phạt. Căn cứ vào quy định tại Điều 54 BLHS năm 1999 thì miễn hình phạt thực chất là việc Toà án có thẩm quyền đã không tuyên bất kỳ hình phạt nào thuộc hệ thống hình phạt đối với người phạm tội bị kết án mà đáng lẽ ra phải tuyên nếu người này không thoả mãn được những căn cứ và điều kiện do BLHS quy định. Cũng giống như miễn TNHS, miễn hình phạt là một trong những chính sách khoan hồng, thể hiện bản chất nhân đạo của luật hình sự Việt Nam. Người được miễn hình phạt, tuy đã bị khẳng định là có tội nhưng không phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt và đương nhiên được xoá án tích. Khác với người được miễn TNHS, người phạm tội chỉ được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn TNHS. Vì vậy, người được miễn hình phạt vẫn phải chịu TNHS. Nếu miễn TNHS có thể do các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án thực hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng thì việc miễn hình phạt chỉ thuộc thẩm quyền của Toà án khi xét thấy không cần tuyên hình phạt đối với người phạm tội mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặc dù vậy, người được miễn hình phạt vẫn có thể bị Toà án áp dụng các biện pháp tư pháp do BLHS quy định. Đó là những biện pháp ít nghiêm khắc hơn hình phạt, được áp dụng thay thế cho hình phạt nhằm hạn chế một số quyền, lợi ích của người phạm tội. Như vậy, việc miễn hình phạt hay áp dụng biện pháp tư pháp chỉ thuộc thẩm quyền của Toà án và được thực hiện theo những thủ tục do pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định. Vậy, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án, miễn hình phạt thuộc về định tội danh hay thuộc về QĐHP? Theo quan điểm của chúng tôi, miễn hình phạt được thực hiện sau khi Toà án đã thực hiện việc định tội danh và xác định TNHS của người phạm tội nên miễn hình phạt thuộc về QĐHP. Đây là trường hợp người phạm tội không được miễn TNHS và đáng nhẽ ra họ phải gánh chịu hình phạt (hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung với mức độ cụ thể trong khung
  • 33. 27 hình phạt) tương ứng với tội phạm đã được thực hiện, nhưng do thoả mãn các điều kiện luật định (Điều 54, khoản 3 Điều 314) nên được miễn hình phạt. Điều này có nghĩa là khi QĐHP, nếu bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 BLHS 1999, nhân thân của bị cáo tốt và không cần cách ly khỏi đời sống xã hội vẫn có khả năng giáo dục, cải tạo hoặc thuộc đối tượng của chính sách khoan hồng, chính sách ưu đãi xã hội của Đảng và Nhà nước thì sẽ được miễn hình phạt [14]. Do đó, khi người phạm tội không được miễn TNHS thì QĐHP vẫn được đặt ra. HĐXX trong quá trình QĐHP ngoài việc đánh giá thống nhất toàn bộ các tình tiết của vụ án còn phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và các đặc điểm thuộc về NTNPT đáng được khoan hồng để quyết định miễn hình phạt cho người phạm tội. Đây chính là một nội dung trong QĐHP, đồng thời cũng thể hiện sự phân định giữa việc áp dụng Điều 47 hay Điều 54 BLHS năm 1999. Chính vì vậy, miễn hình phạt là một nội dung và thuộc về QĐHP. Ngoài miễn hình phạt ra, trong BLHS năm 1999 còn quy định các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt (Điều 57), giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58), giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 59), hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 61), tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62). Tất cả những trường hợp này tuy đều do Toà án quyết định nhưng không phải là nội dung của QĐHP mà thuộc về giai đoạn thi hành các hình phạt cụ thể (sản phẩm của việc QĐHP) do Toà án tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật [14, tr.16-22]. Riêng án treo (Điều 60), về bản chất pháp lý, án treo không phải là hình phạt mà là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” [22], tức là: Khi tuyên cho người phạm tội được hưởng án treo, tòa án phải thực hiện qua hai bước: bước 1. Quyết định một mức hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (và để được xem xét hưởng án treo thì mức hình phạt phải từ ba năm trở xuống) và bước thứ 2. Tòa án xem xét, đối chiếu với các điều kiện để cho hưởng án treo và khi thấy thỏa mãn thì quyết định cho hưởng án treo [22]. Do đó, án treo cũng không thể là nội dung của QĐHP. Như vậy, trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa định tội danh và QĐHP, các
  • 34. 28 đặc điểm và các nội dung thuộc phạm vi của QĐHP, dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự, khái niệm QĐHP có thể được định nghĩa như sau: QĐHP là hoạt động thực tiễn của Toà án có thẩm quyền (HĐXX), được thực hiện sau khi đã định tội danh và tùy thuộc vào từng trường hợp để quyết định khung hình phạt, loại hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), mức hình phạt cụ thể áp dụng cho chính cá nhân người phạm tội trong phạm vi giới hạn của khung hình phạt do luật định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội theo quy định của BLHS. 1.2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt Đây là hoạt động quan trọng trong áp dụng pháp luật hình sự, việc QĐHP không chỉ tuân thủ các nguyên tắc của Luật hình sự nói chung mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù cho việc QĐHP, các nguyên tắc QĐHP. Các nguyên tắc QĐHP là những tư tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ việc giải thích luật, là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ đạo, xác định và định hướng hoạt động của Tòa án khi áp dụng các chế tài luật hình sự đối với người thực hiện tội phạm. Việc QĐHP cần phải dựa vào các nguyên tắc sau: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng vì chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này mới có thể áp dụng các nguyên tắc khác của chế định QĐHP vào thực tiễn xét xử. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện khi QĐHP là ở chỗ: khi áp đụng hình phạt đối với người bị kết án, Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình sự. Hình phạt chỉ được áp dụng đối với hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong luật (Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu TNHS”). Do vậy, để có tiền đề đúng đắn cho việc QĐHP, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải định tội danh đúng hành vi phạm tội của bị cáo, phải xác định một hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối với người bị kết án. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa: Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa là tư tưởng chỉ đạo cơ bản được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật hình
  • 35. 29 sự phản ánh những quy luật kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xã hội chủ nghĩa, nhưng quan niệm đạo đức của nhân dân ta trong việc quy định tội phạm và hình phạt cùng như những vấn đề khác liên quan đến các vấn đề tội phạm và hình phạt thể hiện được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ các lợi ích của xã hội, của nhà nước, công dân, đồng thời thể hiện được thái độ khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội. Khi QĐHP, Tòa án phải đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích quan trọng hàng đầu. Tòa án phải cân nhắc đến tất cả những đặc điểm tốt thuộc về NTNPT trong phạm vi luật định để có thể xem xét tuyên một hình phạt giảm nhẹ cho bị cáo như phạm tội lần đầu, bị cáo là thương binh, là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác... Tòa án cũng phải cân nhắc cả những đặc điểm thuộc về tâm sinh lí của người phạm tội như họ là phụ nữ có thai, người già... bởi những đặc điểm đó chi phối rất nhiều tới người phạm tội trước và trong khi họ thực hiện hành vi, đồng thời phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tuy vậy, đặt trong sự cân nhắc với cả lợi ích của xã hội và của nhà nước, luật hình sự nước ta cũng có những quy định QĐHP rất nghiêm khắc đối với những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm... nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của xã hội, của nhà nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Do vậy, nói đến nhân đạo trong QĐHP là nói đến quyết định loại hình phạt đã quy định với mức cần và đủ để giáo dục cải tạo người phạm tội. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đòi hỏi các Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, NTNPT và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để quyết định đối với bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa: Trong trường hợp cụ thể, hình phạt được tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nếu tội phạm xảy ra xâm hại tới quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực hiện càng lớn và do vậy, Tòa án phải QĐHP nghiêm khác hơn.
  • 36. 30 Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng trong QĐHP được hiểu là loại và mức hình phạt do Tòa án tuyên phải tương xứng với tội đã phạm và NTNPT, không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế...của họ. Tương xứng với tội đã phạm nghĩa là tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện khá giống nhau thì hình phạt phải càng nghiêm khắc và ngược lại. Còn tương xứng với nhân thân của người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án có nghĩa là phải tương ứng với những đặc điểm tính cách, đặc điểm xã hội cụ thể của từng người phạm tội cụ thể. Việc cân nhấc tội đã phạm và các đặc điểm NTNPT và các tình tiết khác có trong vụ án phải đặt trong một thể thống nhất biện chứng mới bảo đảm được tính công bằng của hình phạt. Nếu nhấn mạnh, coi trọng đến yếu tố này mà xem thường yếu tố kia thì không thể tuyên được một hình phạt công bằng. Nguyên tắc có nhiệm vụ quan trọng là định hướng cho các thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi QĐHP không đưa ra những quyết định mang tính chất ý chí luận dẫn đến việc tùy tiện, chủ quan khi chọn loại và mức hình phạt. 1.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt Nếu các nguyên tắc QĐHP là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng chung cho Tòa án khi QĐHP thì các căn cứ QĐHP được coi là sự cụ thể hóa các nguyên tắc này. Các căn cứ QĐHP chính là cơ sở pháp lý để Tòa án QĐHP đối với người phạm tội trong những trường hợp cụ thể. Tòa án sẽ thiếu những cơ sở cụ thể để QĐHP được đúng đắn, chính xác nếu chỉ dựa vào các nguyên tắc QĐHP. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất thì các căn cứ QĐHP là những yêu cầu, đòi hỏi có tính bắt buộc do luật hình sự quy định mà Tòa án phải tuân thủ khi QĐHP đối với người phạm tội. Theo quy định của BLHS, có bốn căn cứ để QĐHP: Căn cứ thứ nhất: Các quy định của Bộ luật hình sự. Các quy định của BLHS với tính chất là một căn cứ QĐHP trong BLHS, là cơ sở pháp lý giúp cho việc QĐHP được chính xác, thống nhất trong phạm vi cả nước. Nếu ngay từ đầu Tòa án vận dụng không đúng căn cứ thứ nhất thì cho dù Tòa án có cố gắng vận dụng các căn cứ kia đến mức độ nào đi nữa, hình phạt tuyên cho bị cáo khó có thể đạt được mục đích của hình phạt. Hơn nữa, QĐHP mà không căn
  • 37. 31 cứ vào các quy định của BLHS sẽ làm cho bản chất của hình phạt thay đổi, dần đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Với vai trò như vậy, chúng ta có thể thấy những quy định của BLHS liên quan đến QĐHP bao gồm: Một là, chỉ QĐHP khi đã có đủ căn cứ xác định một người đã phạm vào một tội mà BLHS quy định. Tòa án sau khi đã xác định được tội danh cho một hành vi phạm tội, phải xác định tội phạm đó được quy định ở điều, khoản nào của BLHS, từ đó đối chiếu với các quy định của phần chung và phần các tội phạm xem có những quy định nào có liên quan đến tội phạm do người bị kết án thực hiện hay không. Hai là, những quy định về từng loại hình phạt. Đó là những quy định về hệ thống hình phạt (Điều 28), về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt (Điều 29 - 40). Tòa án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính đã được quy định tại khoản 1 Điều 28, áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung tại khoản 2 Điều 28. Những quy định nói trên là cơ sở giúp cho Tòa án dựa vào đó để có thể QĐHP trên thực tế được đúng. Ba là, những quy định về QĐHP (được thể hiện ở các mặt đó là Nguyên tắc xử lý; Mục đích của hình phạt; Căn cứ QĐHP; QĐHP trong trường hợp đồng phạm quy định tại Điều 3, 27, 45 - 53). Đây là những cơ sở pháp lý để Tòa án có thể QĐHP chính xác đối với người phạm tội trong từng trường hợp phạm tội cụ thể. Do vậy, khi QĐHP cho bị cáo, Tòa án phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc này. Căn cứ thứ hai: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Khi QĐHP, Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Một trong những nguyên nhân của những khó khăn đó là về mặt pháp luật không quy định cụ thể khái niệm tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, không chỉ ra các dấu hiệu, cơ sở để xác định, đánh giá chúng. Bởi vậy, việc làm sáng tỏ các dấu hiệu, các cơ sở để xác định nội dung của các khái niệm trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc QĐHP công bằng. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính khách quan của loại tội phạm nhất định, được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm (trong đó quan trọng nhất là khách thể của tội phạm). Nếu
  • 38. 32 tính chất nguy hiểm của tội phạm thể hiện ở mức độ về chất thì mức độ nguy hiểm của nó được thể hiện ở dạng mức độ về lượng nhất định của cùng một chất. Điều đó có nghĩa khái niệm “tính chất", “mức độ" nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không tách rời nhau, cùng tồn tại, bồ sung cho nhau và xâm nhập vào nhau, do đó, khi QĐHP, Tòa án phải cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Tòa án phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể chứng minh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể. Chỉ khi đảm bảo được sự cân nhắc tổng thể các tình tiết đó và cùng với các căn cứ khác Tòa án mới có thể có đầy đủ căn cứ để chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo, từ đó quyết định được một loại và mức hình phạt công bằng. Để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Tòa án có thể dựa vào những tình tiết sau: hậu quả do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra ảnh hưởng lớn đến việc QĐHP; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; các hình thức, loại và mức độ lỗi; động cơ và mục đích của người thực hiên tội phạm... Tính chất và mức độ nguy hiềm cho xã hội của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng trong việc QĐHP. Có nhiều loại tình tiết, dấu hiệu ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Bởi vậy, Tòa án phải cân nhắc tổng thể các tình tiết, dấu hiệu đó mới bảo đảm cho việc quyết định một hình phạt công bằng, chính xác. Căn cứ thứ ba: NTNPT. Ngoài việc cân nhắc các quy định của BLHS; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Tòa án cần phải cân nhắc NTNPT bởi vì những người phạm tội trên thực tế có những đặc điểm rất khác nhau về mọi mặt. Việc làm sáng tỏ, cân nhắc các đặc điểm về NTNPT giúp ta hiểu được quá khứ, hiện tại, khả năng cải tạo, giáo dục của họ, xác định được các nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm, xác định được mức độ lỗi của bị cáo. Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào căn cứ thứ nhất, thứ hai để QĐHP thì Tòa án có thể lựa chọn được một hình phạt cụ thể tuyên cho bị cáo nhưng hình phạt đó có thể vẫn chưa thực sự phù hợp với khả năng
  • 39. 33 cải tạo của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ. (Về căn cứ này, tác giả sẽ trình bày kĩ hơn ở mục 1.3.) Căn cứ thứ tư: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là những tình tiết thể hiện sự nguy hiểm của hành vi phạm tội ở những mức độ khác nhau được xem xét dựa trên các yếu tố khách quan, chủ quan hoặc các đặc điểm NTNPT. Việc BLHS cụ thể hóa các tình tiết này tại Điều 46, Điều 48 là nhằm mục đích hướng dẫn cho các Tòa án xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất. Các tình tiết giảm nhẹ là các tình tiết làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn, còn các tình tiết tăng nặng là các tình tiết làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn. Để việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được đúng đắn, các Tòa án cần phải quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể quy định tại Điều 46, Điều 48, đồng thời, phải chú ý đến các nguyên tắc sau: Một là, những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt sẽ không được coi là các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS (khoản 3 Điều 46, khoản 2 Điều 48). Hai là, khi QĐHP, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi trong bàn án. Ngược lại, ngoài các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 48, Tòa án không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng TNHS. Ba là, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có ý nghĩa pháp lý, xã hội, chính trị... không đồng đều nhau, có tình tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc QĐHP và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có những tình tiết lại có ảnh hưởng ít hơn, có tình tiết chỉ có ý nghĩa củng cố đối với một số tội phạm. Bốn là, trong một vụ án có nhiều tình tiết, có thể vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng TNHS. Vì vậy, những tình tiết này không những cần đánh giá riêng rẽ mà còn phải đánh giá tổng hợp trong mối liên hệ biện chứng và ảnh hưởng qua lại với nhau trong cả vụ án. Năm là, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chỉ cho phép giảm nhẹ hoặc tăng nặng trong giới hạn của khung hình phạt nhất định. Dù có nhiều tình tiết tăng nặng, Tòa án cũng không được quyết định cho người phạm tội một hình phạt cao