SlideShare a Scribd company logo
1 of 216
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________________
NGUYỄN THỊ HOA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN
(TỪ TƢ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC)
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________________
NGUYỄN THỊ HOA
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN
(TỪ TƢ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC)
Ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm
Khoa Ngôn ngữ, Phòng Đào tạo, Học viện Khoa học xã hội, cùng các thầy cô giáo
Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam, Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Thăng Long đã tận tình giảng dạy, luôn
động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học
tập.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang,
PGS. TS Trần Thị Hồng Hạnh, những ngƣời thầy mẫu mực đã cho tôi tri thức, kinh
nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã tiếp sức
cho tôi, giúp tôi có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................................2
4. Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu.......................................................3
5. Đóng góp của luận án............................................................................................................................5
6. Cấu trúc của luận án...............................................................................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT.................................................................................................................................................................8
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ...........................................................8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phân tầng xã hội với việc sử dụng
ngôn ngữ............................................................................................................................................................13
1.1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân..............18
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................................................19
1.2.1 Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ.............................................................................19
1.2.2 Lý thuyết về hành động ngôn ngữ....................................................................................36
1.2.3 Lý thuyết về ngôn ngữ cử chỉ..............................................................................................41
1.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...........................................................................................................................48
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP
CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG
NGÔN NGỮ..............................................................................................................................................................49
2.1. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ....................................................................................................................................49
2.2. CÁC CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜINÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP
...............................................................................................................................................................................................49
2.2.1. Các chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945............................................................50
2.2.2 Các chủ đề giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay....................................................59
2.3. CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TƢƠNG ỨNG VỚI CHỦ ĐỀ TRONG
GIAO TIẾP CỦA NGƢỜINÔNG DÂN...............................................................................................64
2.3.1 Thống kê tần số xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời
nông dân............................................................................................................................................................64
2.3.2 Nghiên cứu trƣờng hợp: Nhóm hành động cầu khiến ......................................70
2.4. NHẬN XÉT CHUNG..................................................................................................................................96
2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..........................................................................................................................99
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƢỜI NÔNG
DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ..........................................................101
3.1 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ..................................................................................................................................101
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỬ CHỈ CỦA NGƢỜINÔNG DÂN XÉT THEO
CHỨC NĂNG VÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ THỰC HIỆN.............................................................102
3.2.1. Ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân xét theo chức năng.......................102
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân xét theo bộ phận cơ
thể thực hiện.................................................................................................................................................110
3.3. Ý NGHĨA THỂ HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG
GIAO TIẾP CỦA NGƢỜINÔNG DÂN............................................................................................124
3.3.1. Ý nghĩa thể hiện của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời
nông dân.........................................................................................................................................................124
3.3.2. Vai trò của của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời nông dân
.........................................................................................................137
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................................................140
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................143
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................147
NGUỒN NGỮ LIỆU.......................................................................................................................................153
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................154
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNV: Đại từ nghi vấn
GT: Giao tiếp
HĐH: Hành động hỏi
HĐHGT: Hành động hỏi gián tiếp
HĐHTT: Hành động hỏi trực tiếp
HĐNN: Hành động ngôn ngữ
HGT: Hỏi gián tiếp
HTT: Hỏi trực tiếp
IFIDs: Các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời
p: Nội dung mệnh đề
PTNV: Phụ từ nghi vấn
SP1: Ngƣời nói
SP2: Ngƣời nghe
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng các nhóm nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến giao tiếp ngƣời Việt.........16
Bảng 2.1: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930 - 1945.................50
Bảng 2.2: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay.......59
Bảng 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân.............................................64
Bảng 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của ngƣời nông dân xét theo chủ
đề giao tiếp giai đoạn văn học 1930 - 1945............................................................................66
Bảng 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của ngƣời nông dân xét theo chủ
đề giao tiếp giai đoạn văn học từ 1986 đến nay...................................................................67
Bảng 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của
ngƣời nông dân giai đoạn 1930-1945.........................................................................................72
Bảng 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của
ngƣời nông dân từ 1986 đến nay....................................................................................................73
Bảng 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao
tiếp của ngƣời nông dân........................................................................................................................74
Bảng 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo chức năng............102
Bảng 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo bộ phận cơ thể
thực hiện..........................................................................................................................................................111
Bảng 3.3: Giá trị thông báo của ngôn ngữ cử chỉ của tay trong giao tiếp của
ngƣời nông dân.........................................................................................................................................117
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930 – 1945..........50
Biểu đồ 2.2: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay 59
Biểu đồ 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân.......................................64
Biểu đồ 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét theo chủ đề
giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945........................................................................................................65
Biểu đồ 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét theo chủ đề
giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay..............................................................................................65
Biểu đồ 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của
ngƣời nông dân giai đoạn 1930-1945.........................................................................................73
Biểu đồ 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của
ngƣời nông dân từ 1986 đến nay....................................................................................................74
Biểu đồ 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong
giao tiếp của ngƣời nông dân............................................................................................................75
Biểu đồ 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo chức năng..........103
Biểu đồ 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo bộ phận cơ
thể thực hiện.................................................................................................................................................111
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, ngôn ngữ học ở Việt
Nam trong khoảng hai thập niên lại đây đã chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ theo chức
năng giao tiếp.Trong nghiên cứu ngôn ngữ theo chức năng giao tiếp, chủ đề giao tiếp
là một nội dung quan trọng. Chủ đề giao tiếp đƣợc thể hiện bằng các hành động ngôn
ngữ và luôn gắn với vai giao tiếp. Khi xem xét về vai giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học
xã hội cho rằng: vai giao tiếp chỉ thực sự đƣợc nhận ra thông qua những hình thức
diễn đạt cụ thể. Bên cạnh xƣng hô là hình thức đánh dấu vai giao tiếp thì hành động
ngôn ngữ cũng đƣợc coi là một trong những hình thức quan trọng để thiết lập mối
tƣơng quan giữa các nhân vật giao tiếp. Bởi vậy, là một thực thể đa chức năng, mỗi
ngƣời có rất nhiều vai từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Khi tham gia giao tiếp, từ
chủ đề giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ xác định vai giao tiếp và lựa chọn hành động ngôn
ngữ tƣơng ứng để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả.
1.2. Việt Nam là một dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc lâu đời.
nền văn minh nông nghiệp ấy đã tạo ra cho xã hội Việt Nam một lực lƣợng vô cùng
lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc,
đó là nông dân. Vì vậy, việc xem xét đặc điểm ngôn ngữ của nông dân từ góc độ ngôn
ngữ học xã hội, cụ thể là từ lí thuyết phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ là một
nội dung cần thiết trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu này
không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà thông qua việc nghiên cứu ngôn
ngữ để góp phần vào nghiên cứu xã hội Việt Nam nói chung, ngƣời nông dân Việt
Nam nói riêng gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nƣớc.
1.3 Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời nông dân từ nhiều
góc độ khác nhau nhƣ nhân học, văn hóa học, văn học,…. đã đƣợc công bố. Tuy
nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, từ góc độ ngôn ngữ học hiện chƣa có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân.
1.4 Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời đƣợc thực hiện bởi hai cách thức
phổ biến nhất là nói và viết. Từ xa xƣa, trong lịch sử văn học, tác phẩm văn học luôn là
một sáng tạo nghệ thuật hoàn chỉnh, có khả năng thể hiện trọn vẹn tƣ tƣởng, tình cảm của
nhà văn đối với cuộc đời mà trƣớc hết là thông qua những hoạt động giao tiếp và mối
quan hệ giao tiếp của các nhân vật diễn ra ngay trong chính tác phẩm. Có
1
thể nói, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc giao tiếp lớn, trong đó có nhiều cuộc giao
tiếp nhỏ. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm văn
học là cách giúp hiểu giá trị của tác phẩm đồng thời qua đó góp phần khám phá các
cách thức giao tiếp của ngƣời Việt trong lịch sử.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ
của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học).
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong
một số tác phẩm văn học ở hai giai đoạn 1930 – 1945 và giai đoạn từ 1986 đến nay
đƣợc thể hiện bằng ngôn từ (chủ đề giao tiếp thƣờng gặp cùng các hành động ngôn
ngữ) và phi ngôn từ (ngôn ngữ cử chỉ) trong giao tiếp đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ
miêu tả cử chỉ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào lý luận của ngôn ngữ học xã hội về
sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ; góp phần vào nghiên cứu hình ảnh ngƣời
nông dân Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nhƣ sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số
nội dung chính nhƣ: một là hành động ngôn ngữ, hai là sự phân tầng xã hội trong sử
dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ phi ngôn từ.
- Khảo sát đặc điểm giao tiếp bằng ngôn từ (bằng lời) của ngƣời nông dân
đƣợc thể hiện ở các chủ các chủ đề giao tiếp cùng các hành động ngôn ngữ
- Khảo sát đặc điểm giao tiếp bằng phi ngôn từ (phi lời) của ngƣời nông dân
đƣợc thể hiện ở ngôn ngữ miêu tả các cử chỉ thay ngôn từ và cử chỉ kèm ngôn từ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tập
trung nghiên cứu hội thoại bao gồm:1) Định dạng văn bản (miêu tả diễn ngôn); 2) Phân
tích quá trình sản sinh và thực hành diễn ngôn (tìm hiểu diễn ngôn); 3) Phân tích các đặc
điểm văn hóa - xã hội tác động ở bề sâu diễn ngôn (giải thích diễn ngôn).
- Phƣơng pháp miêu tả: dựa trênkết quả khảo sát, chúng tôi phân tích, miêu tả các
2
chủ đề, hành độngngôn ngữ cùng các biểu thức ngôn ngữ tƣơngứng; chú trọng tới các
yếu tố ngôn ngữ tăng cƣờngđƣợc sử dụng trongcác biểu thức ngôn ngữ, xƣng hô.
Cùng với các phƣơng pháp, luận án còn sử dụng một số thủ pháp và hƣớng
nghiên cứu sau:
Thủ pháp thống kê, phân loại: Khảo sát và thống kê tần suất xuất hiện các chủ
đề giao tiếp của ngƣời nông dân và các hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân tƣơng
ứng với các chủ đề giao tiếp. Dựa trên kết quả thống kê, chúng tôi phân loại và hệ
thống hóa, mô hình hóa để dựng lên bức tranh toàn cảnh về hoàn cảnh giao tiếp của
ngƣời nông dân với sự lựa chọn vai giao tiếp; tính tần suất sử dụng các chủ đề giao
tiếp, các hành động ngôn ngữ.
Thủ pháp so sánh: để thấy đƣợc sự giống và khác nhau về chủ đề giao tiếp,
thói quen sử dụng hành động ngôn ngữ, lựa chọn từ ngữ … của các vai giao tiếp trong
từng hoàn cảnh giao tiếp qua một số tác phẩm văn học.
Hƣớng nghiên cứu liên ngành: Đối tƣợng nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát của
luận án là các văn bản nghệ thuật, nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền
tảng, chúng tôi sử dụng các tri thức và kỹ năng của các chuyên ngành khác trong quá
trình tìm hiểu nhƣ: lý luận văn học, phê bình - nghiên cứu văn học, tâm lý học, xã hội
học, sử học…
Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệunghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong
giao tiếp (từ tƣ liệu một số tác phẩm học), xét từ các bình diện sau:
Chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp bằng lời của
ngƣời của ngƣời nông dân.
Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời nông dân
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét từ
chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ (nghiên cứu trƣờng hợp nhóm hành động cầu
khiến, khảo sát sâu hành động hỏi) cùng đặc điểm phi ngôn từ (phi lời) của họ trong
giao tiếp xét từ góc độ ngôn ngữ cử chỉ trong các tác phẩm văn học qua hai giai đoạn:
giai đoạn 1930 - 1945 và từ năm 1986 đến nay. Chúng tôi chọn hai giai đoạn này này
bởi đây là những giai đoạn mà vấn đề ngƣời nông dân đƣợc quan tâm và phản ánh
một cách rõ nét nhất so với các giai đoạn văn học khác.
3
4.3. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu phục vụ cho luận án là một số tác phẩm văn học trong hai giai
đoạn 1930 - 1945 và 1986 đến nay.
Ngôn ngữ học xã hội lấy ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày làm đối
tƣợng nghiên cứu. Đây là điều kiện nghiên cứu lý tƣởng. Tuy nhiên, với những giai
đoạn lịch sử đã diễn ra trong quá khứ, cách làm này xem ra là điều không thể. Với mục
đích nghiên cứu, tái hiện đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong các giai đoạn
lịch sử đã qua của dân tộc, chúng tôi lựa chọn sử dụng ngữ liệu là các văn bản mà ở
đây là các tác phẩm văn học. Tất nhiên, trong tác phẩm văn học, lời văn bao giờ cũng
đƣợc gọt giũa và thông qua lăng kính của nhà văn. Nhƣng dù có sáng tạo nhƣ thế nào
đi nữa thì lời văn ấy vẫn phải dựa trên cốt lõi của hiện thực. Và nhà văn khi tái hiện
ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của mình phải vận dụng các phƣơng tiện lời nói để
tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong tính quy định của môi trƣờng, giai cấp, xuất thân,
nghề nghiệp, học vấn, tâm lí, lứa tuổi, giới tính... Điều đó cũng có nghĩa là ngôn ngữ
của nhân vật trong tác phẩm văn học góp phần thể hiện đời sống ngôn ngữ của xã hội.
“Và nhƣ vậy, qua văn học, ta có thể nghe thấy tiếng nói mọi tầng lớp ngƣời ở các thời
đại khác nhau, các giọng điệu khác nhau. Bởi, văn học còn giữ lại những lời nói, từ
vựng, ngữ điệu, cách nói gắn liền với văn hóa, phong tục, đời sống, tình cảm, tƣ tƣởng
của một thời.”[55, 190]
Hai giai đoạn văn học 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay là những giai đoạn quan
trọng và có nhiều biến cố trong lịch sử văn học và văn hóa dân tộc. Đây cũng là hai
giai đoạn có nhiều thành tựu xuất sắc về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Ở một
đất nƣớc với hơn 70% là nông dân và nông thôn, là nơi lƣu giữ căn bản những giá trị
truyền thống và cả những tập quán lạc hậu; là nơi thử thách các chính sách của nhà
nƣớc qua các thể chế; là nơi sẵn sàng nhất cho việc huy động con ngƣời tham gia vào
các cuộc chiến tranh, chắc chắn đây là nơi nảy sinh nhiều nhất những vấn đề xã hội
trong hơn một thế kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề về ngƣời nông dân ở mỗi giai đoạn lịch
sử khác nhau cũng có sự khác nhau. Với giao tiếp ngôn ngữ, những thay đổi về hoàn
cảnh lịch sử, vai giao tiếp, chủ đề giao tiếp … của ngƣời nông dân trong mỗi giai đoạn
tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về đặc điểm ngôn ngữ mà chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ
trong luận án này.
4
Nói cách khác, nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật ngƣời nông dân trong một số tác
phẩm văn học qua các giai đoạn 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay sẽ góp phần nghiên
cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử.
Giai đoạn 1930 – 1945
Ngô Tất Tố - Tắt đèn (1937)
Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng (1938), Đồng hào có ma(1939)
Nam Cao: Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Trẻ con
không ăn thịt chó (1942)
Vũ Trọng Phụng: Bà lão lòa (1931), Giông tố (1936), Vỡ đê (1936),
Tô Hoài: Quê người (1941)
Lý do lựa chọn các tác phẩm này là vì: đây là các tác phẩm viết về ngƣời nông
dân của những nhà văn tiêu biểu đƣợc đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng cho
văn học 1930 - 1945. Các tác phẩm này phần lớn đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong
chƣơng trình ngữ văn phổ thông.
Giai đoạn từ 1986 đến nay
Nguyễn Minh Châu: Phiên chợ Giát (1989), Khách ở quê ra (1994)
Lê Lựu - Thời xa vắng (1986)
Nguyễn Khắc Trƣờng - Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990)
Dƣơng Hƣớng: Bến không chồng (1990)
Trịnh Thanh Phong: Ma làng (2001)
Đào Thắng: Dòng sông Mía (2004)
Các tác phẩm đƣợc lựa chọn ở trên là những tác phẩm nổi tiếng viết về ngƣời
nông dân trong văn học giai đoạn từ 1986 đến nay. Đây cũng là những tác phẩm đƣợc
giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
Đóng góp của luận án
5.1. Về ý nghĩa lí luận
Vận dụng lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ (lý thuyết hội thoại, vai giao tiếp, hành
động ngôn ngữ,...) để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của các ngƣời nông dân trong các
tác phẩm văn học Việt Nam qua hai giai đoạn 1930 - 1945 và 1986 đến nay xét từ chủ
đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ, luận án góp phần giải quyết những vấn đề về giao
tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của một nhóm đối tƣợng (ngƣời nông dân) nói
riêng dƣới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ
5
(chủ đề, hành động ngôn ngữ trong giao tiếp) của ngƣời nông, luận án góp phần vào
nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhóm đối tƣợng, một hƣớng nghiên cứu
liên ngành của ngôn ngữ học hiện đại.
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dƣới tác động của quan
hệ giao tiếp. Thông qua việc tìm hiểu vai giao tiếp trong giao tiếp trên các phƣơng diện
chủ đề, hành động ngôn ngữ, để thấy đƣợc sự biến đổi trong lối ứng xử văn hóa - ngôn
ngữ và làm nên đặc điểm ngôn ngữ của nhóm đối tƣợng (ngƣời nông dân).
Từ đó luận án cũng sẽ góp phần tìm hiểu văn hóa của ngƣời Việt thông qua
giao tiếp, đối chiếu giao tiếp của ngƣời Việt trong quá khứ với hiện tại, cũng nhƣ góp
phần phục vụ công tác học tập, giảng dạy những tác phẩm văn học viết về ngƣời nông
dân Việt Nam, góp phần nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm.
Cấu trúc của luận án
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đƣợc
chia làm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng này đƣợc chia thành hai phần. Phần một là Tổng quan tình hình nghiên
cứu của luận án. Sau khi trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án trong
nƣớc và trên thế giới, điểm qua những vấn đề đã làm và chƣa làm đƣợc, luận án chỉ ra
rằng việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là cần thiết, góp phần nghiên cứu về
ngôn ngữ của một nhóm đối tƣợng nông dân, theo lý thuyết phân tầng xã hội của ngôn
ngữ học. Phần hai trình bày cơ sở lý thuyết của luận án về giao tiếp ngôn ngữ, hành
động ngôn ngữ… để làm cơ sở cho sự triển khai luận án.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA
NGƢỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
Chƣơng này, thông qua tƣ liệu khảo sát, đƣa ra một bức tranh tổng quát về chủ đề
giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân ở hai thời kì của xã hội Việt
Nam; chỉ ra mức độ sử dụng các chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của
ngƣời nông dân. Sau khi có khảo sát cụ thể sẽ chọn một hành động ngôn ngữ điển
hình (tức là xuất hiện ở mức độ cao) để khảo sát: chỉ ra các biểu thức ngôn ngữ và đặc
điểm ngôn từ sử dụng của các biểu thức ngôn ngữ đó trong các hành hành động ngôn
ngữ của ngƣời nông dân.
6
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
Chƣơng này tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ phi lời của ngƣời nông dân trong đó
tập trung vào khảo sát ngôn ngữ miêu tả cử chỉ (dùng ngôn ngữ có lời để miêu tả các
cử chỉ; tuy nhiên, để cho gọn, luận án này gọi là “ ngôn ngữ cử chỉ”) . Các ngôn ngữ
cử chỉ này đƣợc khảo sát và nghiên cứu theo hƣớng phân thành hai loại: một là phân
loại theo chức năng và hai là phân loại theo bộ phận thực hiện. Từ đó, chúng tôi nhóm
các phƣơng tiện ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo các ý nghĩa biểu hiện và
chỉ ra vai trò của chúng trong giao tiếp của ngƣời nông dân.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ
1.1.1.1. Trên thế giới
Lý thuyết về hành động ngôn ngữ đƣợc xem là một trong những lý thuyết
xƣơng sống của ngữ dụng học. Ngƣời khởi xƣớng cho lý thuyết về hành động ngôn
ngữ (speech act) chính là J.L. Austin với công trình “How do to thing with word”. Kể
từ đó đến nay, lý thuyết về hành động ngôn ngữ ngày càng đƣợc nghiên cứu đầy đủ
các vấn đề: các hành động ngôn ngữ; hiệu lực ở lời; phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ
vi, động từ ngữ vi; hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp… với sự đóng góp của nhiều
nhà ngôn ngữ học trên thế giới trong nhiều năm qua.
Austin là ngƣời có côngđầu trong việc xây dựng lý thuyết hành độngngôn từ
(HĐNT) với ba bƣớc cơ bản: 1) Phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành; 2) Khẳng
định mọi câu đều mang tính chất hành động và đƣa ra giả thuyết ngôn hành; 3) Công
nhận thất bại của giả thuyết ngôn hành, khẳng định rằng khi thực hiện mỗi HĐNT là ta
thực hiện đồng thời ba hành động: tạo lời (locutionary act), tại lời (illocutionary act),
mượn lời (perlocutionary act). Lý thuyết này là sự bổ sung căn bản và cần thiết cho lý
luận của một ngành khoa học chân chính mà trƣớc đó chỉ công nhận đối tƣợng là
ngôn ngữ, chƣa nghiên cứu lời nói – sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong đời sống
hàng ngày – với tƣ cách một đối tƣợng đích thực.
Searle là ngƣời kế thừa và phát triển lý thuyết HĐNT của Austin. Searle đã
khắc phục những điểm bất nhất của Austin để đƣa ra 12 quan điểm khác biệt, quy
chiếu thành bốn tiêu chí và xác lập đƣợc năm nhóm hành động ngôn ngữ lớn. Với
từng nhóm hành động ngôn ngữ, tác giả đã nêu những đặc trƣng của nhóm và quy
định giữa ngƣời nói (Sp1) và ngƣời nghe (Sp2) thực hiện một việc nào đó trong tƣơng
lai. Điều này đã gián tiếp khẳng định sự có mặt của năm nhóm hành động ngôn ngữ đó
là sự khẳng định cƣơng vị - vai giao tiếp giữa Sp1 và Sp2. Theo đó, các mức độ của
quyền lực và thân hữu trên thang độ quan hệ đƣợc thiết lập từ quyền lực tuyệt đối đến
thân hữu tuyệt đối. Ứng với các mức độ này là các hành động ngôn ngữ khác nhau.
Cách phân loại của J.Searle đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, bởi các nhóm
hành động lớn đƣợc phân loại rõ ràng dựa trên những căn cứ xác đáng, từ đó, việc xác
8
lập các hành động tránh bị chồng chéo và có thể tiếp tục phân chia hành động ngôn
ngữ thành các nhóm nhỏ hơn.
Kế tục công việc phân loại hành động ngôn ngữ của J. Austin, J. Searle còn rất
nhiều nhà nghiên cứu nhƣ A. Wierzbicka, D. Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và
R.M. Hanish, K. Allan...
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Khi chuyển sang tiếng Việt, trong quá trình chuyển ngữ, thuật ngữ “Speech
Acts” đƣợc gọi theo nhiều cách khác nhau nhƣ: hành vi ngôn ngữ, hành vi nói năng,
hành động ngôn từ, hành động nói, v.v. trong luận án này chúng tôi sử dụng cách gọi “
hành động ngôn ngữ”.
Tác giả Đỗ Hữu Châu là ngƣời dành nhiều tâm huyết cho vấn đề hành động
ngôn từ (HĐNT) (tác giả dùng thuật ngữ “hành vi ngôn từ”). Theo tác giả Đỗ Hữu
Châu: “Khi chúng ta nói năng là khi chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành
động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện
khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc
người) Sp2 trong ngữ cảnh C” [8, 88].
Sau khi định nghĩa HĐNT, tác giả trình bày khá kỹ lƣỡng về “phát ngôn ngữ
vi”, “biểu thức ngữ vi”, “động từ ngữ vi”, về biểu thức ngôn hành nguyên cấp và
tƣờng minh, về giả thuyết ngôn hành cũng nhƣ sự thất bại của giả thuyết này. Tác giả
cũng đã phân tích khá kỹ lƣỡng các dấu hiệu ngôn hành. Đặc biệt, khi giới thiệu động
từ ngữ vi – một trong những dấu hiệu quan trọng nhất, tác giả đã chia động từ nói năng
thành 3 loại: động từ vừa có thể dùng với chức năng ngôn hành vừa có thể dùng với
chức năng miêu tả; động từ chỉ đƣợc dùng với chức năng miêu tả và động từ chỉ đƣợc
dùng trong hiệu lực ngôn hành.
Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: “Các hành động được thực hiện bằng lời là
hành động ngôn từ… Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một
phát ngôn.” [19, 337 - 338].
Tác giả Nguyễn Đức Dân, ngoài những nội dung giới thiệu quan điểm của
Austin, Searle đã chỉ ra những hiện tƣợng mơ hồ giữa động từ ngữ vi và động từ trần
trần thuật, giữa câu ngữ vi và câu trần thuật từ đó đề xuất một số cách phân biệt hai
loại câu này.Về dấu hiệu ngôn hành, tác giả nhấn mạnh: “ngoài động từ ngữ vi còn có
những dấu hiệu ngữ vi khác nữa. Đó là những cấu trúc ngữ pháp và những từ ngữ có
9
quan hệ logic – ngữ nghĩa nhất định”, đồng thời cũng chỉ ra con đƣờng hình thành
của những dấu hiệu này. [12, 50].
Tác giả Nguyễn Văn Độ khi nghiên cứu hành động thỉnh cầu ( đối chiếu tiếng
Anh và tiếng Việt) đã chỉ ra những thói quen thực hiện hành động và những đặc điểm
cơ bản của các hành động này. Những đặc điểm có đƣợc thông qua sự đối chiếu giữa
các ngôn ngữ chính là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và văn hóa. Tác giả khẳng định: “... văn hóa quy định sự phát triển và đồng thời là
cội nguồn của các đặc trưng ngôn ngữ (cả trên hai phương diện: cấu tạo và sử dụng)
thông qua hành động thỉnh cầu” [16, 120].
Kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa
hành động ngôn từ và vai giao tiếp, các nhà nghiên cứu ở việt Nam cũng dành nhiều sự
quan tâm cho vấn đề này. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hƣớng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cấu trúc, ngữ nghĩa và mối quan hệ của các hành động
ngôn ngữ, trong đó có việc thể hiện vai giao tiếp. Theo hƣớng này, có thể kể đến các
tác giả với các công trình nghiên cứu nhƣ: Chu Thị Thanh Tâm (1995) với “Hành vi
mời và đoạn thoại mời” [76, 47-52] trên cứ liệu tiếng Việt, đã bƣớc đầu nhận diện
đoạn thoại mời và phân loại những đoạn thoại mời đó dựa vào 3 tiêu chí: tiêu chí tình
huống giao tiếp, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí tổ chức của đoạn thoại mời. Nguyễn Thị
Lƣơng với bài viết: Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt [54, 14-24] đã giới
thiệu một cách khái quát các hình thức cảm ơn trực tiếp của ngƣời Việt về phƣơng
diện ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ mô hình cấu trúc, cấu tạo, vị trí, chức năng ngữ pháp
cho đến ý nghĩa của từng thành phần trong mỗi kiểu cảm ơn. Tác giả Đào Thanh Lan
với một loạt các công trình: “Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ: ra
lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời, chúc, xin trong câu tiếng Việt”
(2004) [46], “Nhận diện hành động nài nỉ trong tiếng Việt” [48], đặc biệt trong công
trình “Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt” (2011)[50], tác giả khi phân
loại các hành động cầu khiến dựa vào ý nghĩa (lực ngôn trung). Công trình đƣợc đánh
giá có giá trị khoa học cao khi phân loại đƣợc 18 hành động cầu khiến dựa vào lực
ngôn trung và hình thức biểu hiện. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ đã đƣa ra các mô
hình tổng quát của hành vi nịnh trong tiếng Việt [33, 25-29]. Nguyễn Thị Thanh Ngân
quan tâm đến Vai trò của yếu tố xin trong câu ngôn hành tiếng Việt [62, 65-70].
Ngoài ra còn có: Khuất Thị Lan (2014), “Hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng
nông dân người Việt giai đoạn 1930-1945 (qua ngữ liệu tác phẩm văn học 1930-
10
1945); Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2017), Hành động cầu khiến của các vai giao tiếp
của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức
Thứ hai, nghiên cứu hành động ngôn từ gắn với các vai giao tiếp cụ thể trong
quan hệ gia đình và xã hội.
Bài viết Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ - bệnh
nhân của Thanh Hƣơng [36, 6-13] đã làm sáng tỏ sự chi phối của quan hệ vai đối với cấu
trúc của hội thoại trên cơ sở khảo sát các phƣơng thức biểu hiện và cơ chế sản sinh của
phần mở đầu đối thoại bác sĩ - bệnh nhân. Hành vi khen trong hội thoại dạy học (khảo sát
ở bậc THCS) [61, 50 - 61] của Nguyễn Thị Hồng Ngân đề cập đến một hành
ứng xử trong mối quan hệ tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh. Thông qua việc
nghiên cứu hành vi khen từ đặc điểm, kiểu loại đến vai trò của nó đối với tâm lí lứa
tuổi và quá trình nhận thức của học sinh, tác giả kết luận: “hành vi khen trong hội thoại
dạy học ở THCS mang tính đơn chiều, có nghĩa là chỉ có hành vi khen từ vai giao tiếp
cao của giáo viên dành cho vai giao tiếp thấp hơn là học sinh. Điều đó cho thấy tính
quy thức của giao tiếp sƣ phạm”. Nguyễn Thị Thanh Ngân với Hình thành
thói quen cầu khiếnchuẩn mực cho trẻ mẫu giáo [64, 27-32] đã chỉ ra các biện pháp giúp
trẻ hình thành những phát ngôn cầu khiến phù hợp dựa vào một trong năm điều kiện thành
công là “cần quan tâm cƣơng vị của ngƣời nói trong thế đối sánh với ngƣời nghe. Cƣơng
vị ở đây đƣợc xem xét trên các nhân tố nhƣ vị thế xã hội (chức tƣớc), nghề nghiệp, quan
hệ họ hàng, đặc biệt là tuổi tác…”. Đặc biệt, tác giả Lƣơng Thị Hiền trong công trình
“Các phương tiện ngôn ngữ biểuthị quyềnlực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt” đã
nhận định: “Các hành độngngônngữ chỉ xuấthiệntrong một quanhệ giao tiếpnhất định,
tương quan một chiều(người dưới với người trên; hoặcngười trên với người dưới) có thể
coi là “hằng số” của trường giao tiếp. Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những
quan hệ bất bình đẳngvề quyềnlực. Trong một số trường hợp khi chủ thể giao tiếp thực
hiện hànhđộng ngônngữ nào đólà ngaylập tứcquyền lực(cả thân hữu)của chủ thể giao
tiếp và đối tượng giao tiếpđượcxác lập” [28].Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cụ
thể các phƣơng tiện (trong đó có hành động ngôn ngữ) biểu thị quyền lực ở phạm vi giao
tiếp hành chính. Các hành động ngôn ngữ đƣợc tác giả phân tích khá sâu, thể hiện rõ quan
hệ của vai trên - vai dƣới. Ngoài ra, có thể nhắc đến một số tác giả với công trình liên
quan nhƣ: Trần Thị Kim Hằng (2011) [26], “Văn hóa ứng xử của người Việt và người
Anh: những cặp
11
thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)”, Nguyễn Thị Thanh Ngân (2011) “Hành động
giao và phân công trong tiếng Việt”, Phạm Thị Hà (2013) “Đặc điểm ngôn ngữ giới
trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen”; [23]…
Ngoài quan hệ xã hội, nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp
trong quan hệ gia đình cũng là nội dung đƣợc quan tâm nghiên cứu. Tác giả Bùi Minh
Yến đã có một loạt các bài nghiên cứu cụ thể về xƣng hô giữa những ngƣời thân trong
gia đình nhƣ: Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Việt, Xưng hô giữa anh chị
và em trong gia đình người Việt, Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người
Việt. Đặc biệt, với công trình nghiên cứu tổng quát Từ xưng hô trong gia đình đến
xưng hô ngoài xã hội của người Việt [83], tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu
cụ thể trƣớc đó. Từ các nghiên cứu của mình, tác giả kết luận: “Xƣng hô trong gia
đình bị chi phối tuyệt đối bởi nguyên tắc tôn ti, thứ bậc (giữa các thành viên cùng thế
hệ và giữa các thành viên khác thế hệ) và các phép ứng xử gắn liền với những phong
tục, tập quán gia đình, dòng họ Việt... cùng các quy ƣớc chuẩn mực xã hội đối với các
thành viên trong gia đình” [83, 193-194]. Lã Thị Thanh Mai [57] đã tìm hiểu Đặc điểm
xưng hô vợ và chồng trong tiếng Hàn (có liên hệ với tiếng Việt) và kết luận: “xƣng hô
giữa vợ chồng trong gia đình ngƣời Hàn và ngƣời Việt có nhiều điểm tƣơng đồng hơn
là những điểm khác biệt… Cách xƣng hô của ngƣời Hàn và ngƣời Việt đều bị chi
phối bởi những quy định về đạo đức, về chuẩn mực ứng xử xã hội…, bởi cung bậc tình
cảm, thái độ giao tiếp của họ trong từng hoàn cảnh cụ thể”.
Bài viết Giá trị văn hóa-quyềnlựcđược đánh dấuquahành động cầu khiến trong
giao tiếp gia đình người Việt [27,66-74] của tác giả Lƣơng Thị Hiền thông qua việc xác
lập các quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình, tìm hiểu mối quan hệ giữa hành động
cầu khiến và quan hệ quyền lực, cấu trúc mệnh đề chính và quan hệ quyền lực, thành phần
điều biến lực ngôn trung và quan hệ quyền lực, đã đi đến kết luận: “Ngay cả trong giao
tiếp gia đình, thiênhướngthânmật, suồng sã lấn át áp lựcquyềnlựcthì tính chất bất bình
đẳng vẫn thểhiệnrất rõ ràng…Điểm chủ chốt trong tươngquan quyền lựcvẫn là tính tôn
ti thứ bậcvà sự bình đẳng như sự bìnhđẳng trong quan hệ vợ chồng thực chất chỉ ở mức
quan niệm và lí thuyết”. Tác giả cũng khẳng định: “Quyền lực luôn luôn là những tham
biến văn hóa đặc thù và điển hình, tạo nên sự khác biệt trong việc lựa chọn các thành
phần trong cấu trúc lời cầu khiến của các chủ thể giao tiếp ở người Việt”. Đây có thể
đƣợc xem là nghiên cứu sâu sắc về việc sử dụng
12
hành động cầu khiến thể hiện quan hệ của vai trên-vai dƣới trong giao tiếp gia đình
ngƣời Việt. Ngoài ra còn có Khuất Thị Lan (2015) [50], Giao tiếp vợ chồng trong gia
đình người Việt giai đoạn 1930 - 1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)...
Nhƣ vậy, có thể thấy, hành độngngôn ngữ là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu
nhiều phƣơng diện khác nhau: từ cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa; từ phƣơng diện
gia đình và xã hội đến việc góp phần thể hiện chiều sâu văn hóa dân tộc; từ tƣ liệu giao
tiếp đời thƣờng đến tƣ liệu trên văn bản; … là nội dung đƣợc nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu hành động
ngôn ngữ của ngƣời nông dân Việt Nam, từ góc độ vai giao tiếp và chủ đề giao tiếp.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ
Phân tầng đƣợc coi là một hiện tƣợng xã hội của loài ngƣời, đƣợc thể hiện rất
đa dạng ở các quốc gia, khu vực và những nền văn hóa khác nhau. “Phân tầng xã hội”
là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính
trị, học vấn, nơi cƣ trú, cách ứng xử, phong cách sinh hoạt,... Khái niệm này dùng để
chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Trong
mỗi tầng xã hội đó lại bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có sự giống nhau về địa
vị kinh tế, chính trị, uy tín.
Ngôn ngữ học xã hội sử dụng khái niệm phân tầng xã hội vào nghiên cứu việc sử
dụng ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xã hội cho rằng: “Ngôn ngữ có vai trò là tấm
gƣơng phản chiếu xã hội, là thƣớc đo bản sắc, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng
đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân. Vì thế, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi
phối của phân tầng xã hội. Nói cách khác, nếu có sự phân chia con ngƣời trong xã hội
thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó, cũng có những đặc trƣng khác nhau trong
cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm ngƣời thuộc các tầng xã hội riêng biệt”.[41]
1.1.2.1. Trên thế giới
Xuất phát từ phƣơng Tây, ngôn ngữ học xã hội cho rằng, các tầng lớp xã hội
khác nhau sẽ có kiểu giao tiếp khác nhau tƣơng ứng với giai tầng của mình, theo đó,
con ngƣời thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác
nhau. Đồng thời xã hội có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phƣơng ngữ xã hội.
Nhóm xã hội lại đƣợc phân chia theo tầng lớp xã hội tạo nên sự phân tầng xã hội.
Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội. Nghĩa là, nếu
có sự phân chia con ngƣời trong xã hội thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó,
13
cũng có những đặc trƣng khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm ngƣời
thuộc các tầng xã hội riêng biệt. Vì thế, "Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan
chặt chẽ đến thuộctính xã hội của người giao tiếp. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ được
xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính,
tuổi tác, nghề nghiệp, thànhphần xuất thân, trìnhđộ vănhóa… Cácđặcđiểm về giai tầng
xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” [41,
205]. Điều này cho thấy giao tiếp của con ngƣời chịu tác động của các nhân tố xã hội có
đƣợc từ đặc điểm quy gán nhƣ tuổi, giới và từ đặc điểm có đƣợc nhờ năng lực, sự cố
gắng của bản thân nhƣ học vấn, địa vị, thu nhập, giáo dục,... Tổng hợp lại, đó là sự phân
tầng theo tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vùng miền, tôn giáo,v.v.
Vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ đƣợc các nhà xã hội học tiếp cận từ
khá sớm, các công trình nghiên cứu đầu tiên là của Fischer (1958), Kucera (1961) và
thực sự đƣợc đi sâu tìm hiểu vào những năm 60 của thế kỉ XX bởi các nhà ngôn ngữ
học xã hội hàng đầu nhƣ Labov, Wolfram,Anshen,…
Trong tác phẩm mang tên “Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội” (1972),
dẫn theo cuốn “Ngôn ngữ văn hóa và xã hội, một cách tiếp cận liên ngành” [38], Labovđã
đƣa ra một số kết luận về sự phân tầng xã hội trong cách phát âm của âm vị /th/ trong các
từ “thing, there,…” của ngƣời dân thành phố New York thuộc bốn giai tầng kinh tế - xã
hội khác nhau: giai tầng thấp, giai tầng công nhân, giai tầng trung lƣu thấp và giai tầng
trung lƣu cao. Labov cũng nghiên cứu cách đọc câu và đọc bảng từ theo học vấn và giới
tính ở Hillsboro, Bắc California. Qua việc đƣa ra các kết quả nghiên cứu này, Labovrút ra
một số nhận xét thú vị liên quan tới sự chuyển đổi phong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các
nhóm xã hội mà ông đã tìm hiểu và rút ra các công thức liên quan tới liên quan tới việc sử
dụng ngôn ngữ trong các nhóm xã hội để từ đó thấy đƣợc quan điểm chung, điểm mang
tính quy luật trong cùng một nhóm ngƣời, một cộng đồng ngƣời cũng nhƣ qua đó thấy sự
khác nhau giữa các nhóm, các cộng đồng riêng biệt.
Phân nhóm xã hội theo giới cũng là một cách thức quen thuộc khi nghiên cứu
các vấn đề xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Tác phẩm nghiên cứu chính thức
đầu tiên về sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ có lẽ là nghiên cứu của Sapir với tựa đề
“Male and female forms of speech in Yana” (Phong cách nói của nam và nữ trong
tiếng Yana) nghiên cứu sự khác nhau khi dùng một số biến thể âm vị luân phiên trong
tiếng Yana giữa nam giới và nữ giới [Dẫn theo 14].
14
Trong công trình nghiên cứu về một số đặc trƣng âm vị tiếng Anh của ngƣời da
trắng ở Mỹ in trong cuốn, Labov đã đƣa ra những chứng cứ về mặt số lƣợng cho thấy
nữ giới có xu hƣớng dùng âm vị chuẩn mực nhiều hơn nam giới [Dẫn theo 14].
Có thể thấy, một trong những vấn đề của phân tầng ngôn ngữ đƣợc ngôn ngữ học
xã hội phƣơng Tây đề cập nhiều nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và
giới/giới tính. Những công trình nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến các nghiên cứu của O.
Jersperson, E. Sapir nhƣng phải đến R. Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và giới mới đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Bằng cuốn "Language and woman‟s
place"(Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ), có thể nói, R. Lakoff đã có những đóng góp
đáng kể trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Trong nghiên cứu
của mình, R.Lakoff muốn hƣớng đến hai mục tiêu, một là nghiên cứu mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và giới; hai là nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp
phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị đối với nữ giới).
Nếu nhƣ công trình của Lakoff đƣợc coi là nghiên cứu mang tính điển hình về
phƣơng ngữ giới ở phƣơng Tây thì ở châu Á, vấn đề phƣơng ngữ giới cũng đƣợc nhiều
tác giả lƣu tâm. Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc ấn hành cuốn sách của
tác giả Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh: "Aprroaching Gender in Chinese
Compliments" (Hán ngữ xưng tánngữ trung đích tính biệt nghiên cứu"; Nghiên cứu giới
tính trong lời khen ở tiếng Hán). Cuốn sách này đƣợc xuất bản trên cơ sở của luận án tiến
sĩ cùng tên của tác giả. Sử dụng phƣơng pháp dân tộc học để nghiên cứu giới tính trong
lời khen ở tiếng Hán theo cộng đồng (community), tác giả đã chỉ ra đƣợc những khác biệt
về sử dụng lời khen của nam giới và nữ giới giữa các cộng đồng khác nhau. Ba cộng đồng
mà tác giả chọn để nghiên cứu là trƣờng học, làng xã và công nhân. Tuy nhiên, với ba
cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trƣờng hợp (dẫn theo [23]).
Có thể thấy rằng, nhân tố xã hội tác động lên giao tiếp ngôn ngữ là rất phong
phú, đa dạng. Đó là hàng loạt nhân tố gồm các nhân tố quy gán nhƣ tuổi, giới; các
nhân tố có đƣợc nhƣ thu nhập/kinh tế, giáo dục, địa vị, tôn giáo ,v.v. Và, mỗi nhân tố,
hay tổng hợp các nhân tố đều đƣợc đặt trên trục tọa độ để xem xét: sự biến đổi theo
diễn tiến của thời gian và sự xác định ở từng địa điểm cụ thể.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam, nghiên cứu phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ cũng
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
15
Tác giả Nguyễn Văn Khang, từ góc nhìn sự phân tầng xã hội trong sử dụng
ngôn ngữ của ngôn ngữ học xã hội, đã xem xét tác động của các nhân tố xã hội, cụ thể
là sự phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay ảnh hƣởng thế nào đến giao tiếp của
ngƣời Việt. Dựa vào cách khảo sát của ngôn ngữ học xã hội, nhất là ngôn ngữ học
phƣơng Tây và thực tế đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay, trong bài viết “Giao
tiếp của ngƣời Việt hiện nay: Với sự phân tầng xã hội: Một số vấn đề chung và khảo
sát thăm dò” [41] tác giả đã đƣa ra 8 nhân tố tác động đến giao tiếp tiếng Việt của
ngƣời Việt cùng với việc sử dụng phƣơng pháp tính toán Thang vi phân ngữ nghĩa
(Semantic differential scales), đã cho ra bảng kết quả sau:
Tôn giáo
Thu nhập
Học vấn
Vùng miền
Nghề nghiệp
Giới
Địa vị
Tuổi
4.07
3.79
2.94
2.73
2.71
2.2
2.05
1.7
0 1 2 3 4 5
Mạnh ----------------------------------------------------------------- > Yếu
Bảng 1.1: Bảng các nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp người Việt (Dẫn
theo Nguyễn Văn Khang [43, 30 - 43])
Có thể tổng hợp thành các nhân tố tác động đến giao tiếp của ngƣời Việt từ
mạnh đến yếu nhƣ sau:
Nhóm 1 là nhóm các nhân tố tác động mạnh nhất đến giao tiếp của ngƣời Việt
gồm: tuổi (1.7), địa vị (2.05) và giới (2.2).
Nhóm 2 là nhóm nhân tố tác động vừa phải đến giao tiếp của ngƣời Việt gồm:
nghề nghiệp (2.71), vùng miền (2.73), học vấn (2.94).
Nhóm 3 là nhóm nhân tố tác động ít đến giao tiếp của ngƣời Việt là: thu nhập
(3.79) và tôn giáo (4.07).
Theo hƣớng này, ở Việt Nam, còn có các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề
ngôn ngữ và giới nhƣ: Vũ Thị Thanh Hƣơng, Lƣơng Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình...
Đáng chú ý là hai luận án tiếnsĩ: Nguyễn Quang (1999) về “Một số khácbiệt giao tiếp lời
nói Việt- Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” [72] và Trần Kim Hằng (2011)
16
về “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và
hồi đáp khen)” [26]. Điểm giống nhau của hai công trình này là coi giới là một trong
các biến xã hội tác động đến hành vi khen và đặt giới trong mối quan hệ với các biến
khác nhƣ tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, … để khảo sát. Tuy nhiên, do chỉ là một nội
dung nhỏ trong nhiều nội dung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các
nhận xét đƣa ra mới chỉ dừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học nhƣ
giữa nam và nữ thì giới nào khen nhiều hơn nhận, các giới thƣờng khen ngƣời cùng
giới hoặc khác giới về điều gì (chủ đề khen).
Theo hƣớng tuổi, có thể nhắc đến tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình với các bài
viết nhƣ: Vài nhận xét về ngôn ngữ trẻ em 2-3 tuổi dưới ảnh hưởng của yếu tố xã hội
[5], Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát triển ngôn ngữ ở
trẻ em, t/c Ngôn ngữ, số 2 [7].
Theo hƣớng địa vị, tác giả Lƣơng Thị Hiền trong công trình “Các phương tiện
ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt đã nhận định: “Các
hành động ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong một quan hệ giao tiếp nhất định, tương quan
một chiều (người dưới vai với người trên; hoặc người trên với người dưới) có thể coi
là “hằng số” của trường giao tiếp. Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những
quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Trong một số trường hợp khi chủ thể giao tiếp
thực hiện hành động ngôn ngữ nào đó là ngay lập tức quyền lực (cả thân hữu) của chủ
thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp được xác lập”[28]. Có thể nói, đây là công trình
nghiên cứu cụ thể các phƣơng tiện (trong đó có hành động ngôn ngữ) biểu thị quyền
lực ở phạm vi giao tiếp hành chính. Các hành động ngôn ngữ đƣợc tác giả phân tích
khá sâu, thể hiện rõ quan hệ của vai trên - vai dƣới.
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ theo hƣớng phân tầng xã hội là vấn đề
đã đƣợc không ít các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá
“động” bởi sự phân tầng xã hội phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa xã hội, mà, xã hội
và văn hóa cũng là những yếu tố có sự chuyển mình không ngừng theo thời gian. Do
đó, nghiên cứu ngôn ngữ theo theo định hƣớng phân tầng xã hội là một con đƣờng
luôn mới mẻ, hứa hẹn nhiều thú vị và có ý nghĩa đối với lí luận ngôn ngữ nói chung và
ứng dụng ngôn ngữ nói riêng.
17
1.1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân cho đến nay thƣờng chú
trọng vào nhân vật nông dân trong tác phẩm văn học.
Nhƣ chúng ta đã biết, nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm văn
học là một hƣớng nghiên cứu thu hút sự chú ý giới Việt ngữ học trong thời gian qua
nhƣ nghiên cứu các vai giao tiếp, các hành động ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học
1930 - 1945 của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô tất Tố, v.v. cũng nhƣ một số tác
phẩm văn học hiện đại của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Nguyễn Thị Thu Huệ, trong
kịch của Lƣu Quang Vũ,..
Có thể kể đến một vài bài viết và luận văn nhƣ: Xưng hô trong lời chửi của
nhân vật truyện ngắn Việt Nam của Trần Thị Hoàng Yến [84, 47-54], Đặc điểm cách
xưng hô của các vai giao tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (chọn lọc) của Lê
Ngọc Hòa [32]... đã cho thấy những kết quả nghiên cứu xƣng hô trong tác phẩm văn
học tƣơng tự nhƣ xƣng hô trong đời thƣờng. Tác giả Trần Thị Hoàng Yến khẳng
định: xƣng hô cũng là hành động ngôn ngữ nhƣng là hành động ngôn ngữ đặc biệt,
tuy không thể hiện nội dung mệnh đề nhƣng góp phần thể hiện rõ nét quan hệ liên
nhân giữa những ngƣời giao tiếp [84].Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu nhƣ chƣa đề
cập đến ngôn ngữ nhân vật là nông dân, nếu có chăng cũng là rất ít.
Hay: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu
Lai của Cao Xuân Hải [24], Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai
của Nguyễn Thị Thái [78],Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái của Phạm Thị Hồng Nhung [69]…
Đáng chú ý nhất có liên quan phần đến đề tài này là luận án của Khuất Thị Lan
trong nghiên cứu đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ vợ chồng qua các tác phẩm văn học thời
kì 1930-1945 [50]. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn
ngữ trong giao tiếp của các cặp vợ chồng là nông dân nhƣ vợ chồng anh Dậu trong tác
phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, vợ chồng ông Đoàn trong “Ông lão hàng xóm” của
Kim Lân, vợ chồng nông dân trong “Gói đồ nữ trang” của Nguyễn Công Hoan…
Luận án đã chỉ ra đặc điểm xƣng hô trong giao tiếp vợ chồng nông dân, các chủ đề
giao tiếp và các hành động ngôn ngữ tƣơng ứng của vợ chồng nông dân: “vợ chồng
nông dân ngƣời Việt ƣa dùng lối nói trống không hoặc mẹ đĩ, bố cu, thầy, u, bố thằng
cu, u nó, mẹ hĩm… và tự xƣng: tôi, người ta, thậm chí tao…những cách xƣng hô
18
đó không làm họ thấy ngƣợng ngùng, xa lạ mà trái lại họ cảm thấy thoải mái, tự tin”.
Tuy nhiên do giới hạn trong giao tiếp vợ chồng và phần này chỉ là một nội dung nhỏ
của luận án và ở một giai đoạn cụ thể nên tác giả chƣa có điều kiện khảo sát sâu đặc
điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân.
Nhận xét: điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các tác giả
đã dành sự quan tâm nghiên cứu về giao tiếp nói chung và hành động ngôn ngữ nói
riêng của các vai giao tiếp theo phân tầng xã hội. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung
làm rõ các vấn đề về hành động ngôn ngữ, các quan hệ vai quyền lực và vai thân hữu
trên các phƣơng diện: từ cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa; từ phạm vi gia đình đến xã
hội; từ nhân tố xã hội tác động đến các quan hệ đến các đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa;
Tuy nhiên, ở phạm vi giao tiếp của ngƣời nông dân, theo tìm hiểu của chúng tôi,
các nghiên cứu về ngƣời nông dân chƣa đƣợc quan tâm tìm hiểu. Đây chính là lí do
luận án lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác
phẩm văn học).
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1 Một số vấn đề về giao tiếpngôn ngữ
1.2.1.1 Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ là tâm điểm của mọi đƣờng hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ
học từ thời kỳ đầu cho tới nay. Nó đƣợc coi là “một hành vi quan trọng bậc nhất của
con ngƣời”. Ngôn ngữ trong sử dụng là kết quả của sự lựa chọn xuất phát từ những
nhân tố ngôn ngữ và xã hội. Đó là sự lựa chọn mang tính chức năng (M. Bednarek).
Do đó, giao tiếp đƣợc nhìn nhận là một vấn đề rất phức tạp và sự vận hành của ngôn
ngữ đã đƣợc xem xét, lí giải theo nhiều cách khác nhau.
Những tác giả đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bằng ngôn ngữ là các nhà tu từ học
La Mã và Hi Lạp cổ đại với mục đích giúp cho quá trình đào tạo các nhà hùng biện. Dựa
trên các kết quả nghiên cứu, Aristotle đã khái quát mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ với
ba nhân tố: ngƣời phát, thông điệp và ngƣời nhận. Đây đƣợc xem là mô hình đầu tiên
phác họa về giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cũng từ mô hình cơ bản này, những nghiên cứu về
giao tiếp đƣợc mở rộng, bổ sung các nhân tố mới với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến mô hình lí thuyết thông tin (Information theory) trong Lí thuyết
toán học về thông tin (The mathematicaltheory of communication) của Shannon C.E.
and Warren Weaver (1964) [dẫn theo 42]. Đây đƣợc xem là mô hình cơ sở, tối giản
19
của mô hình giao tiếp ngôn ngữ. Trong mô hình này có 4 yếu tố giao tiếp: nguồn phát,
nguồn nhận, kênh và nhiễu. Giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời nhìn về tổng thể có thể quy
về mô hình này, trong đó nguồn phát là ngƣời nói, nguồn nhận là ngƣời nghe, thông qua
kênh (nói hoặc viết) và sự cản trở đối với giao tiếp là nhiễu. Đây đƣợc xem là mô hình
“cơ sở”, “tối giản” bởi đối với thông tin, nhất là trong sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì mô hình không dừng lại ở mức đơn giản nhƣ
vậy. Trong giao tiếp ngôn ngữ với tƣ cách là một hành vi mà chủ thể của hành vi này là
con ngƣời có những đặc điểm và mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều cùng hàng loạt
các nhân tố tác động đến giao tiếp thì lại càng không đơn giản là nhƣ vậy.
Điều này cũng đã đƣợc không ít các công trình nghiên cứu, khảo sát, mà đáng
chú ý là các mô hình giao tiếp của R. Jakobson, J. Lyons, M.A.K Halliday.
Khi nghiên cứu về quá trình tạo lập văn bản, R. Jakobson trong công trình
“Linguistics and Poetics” đã đƣa ra sơ đồ giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm 6 nhân tố,
gồm: 3 nhân tố cơ bản của Aristotle (người phát, thông điệp và người nhận) và thêm 3
nhân tố có tính chất trung gian (ngữ cảnh, tiếp xúc và mã) [dẫn theo 42]. Việc
Jakobson mở rộng các thành tố đã thể hiện bƣớc phát triển quan trọng trong giao tiếp
ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ xem xét các nhân tố tác động một chiều.
Xem xét giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với sự truyền tin, J. Lyons đƣa ra lƣợc đồ
với sự xuất hiện “vật nhận” đóng vai trò nhƣ nhân vật giao tiếp trung gian. Có thể nói,
lƣợc đồ đã lấy sự trao đổi lời làm trung tâm. Tuy nhiên, cũng nhƣ các mô hình và sơ
đồ của các tác giả Aristotle và Jakobson, lƣợc đồ của Lyons vẫn chỉ coi X (nguồn phát
tin) và Y (nguồn nhận tin) – những nhân vật trực tiếp trong giao tiếp có tính một chiều,
tức là: X chủ động phát tin còn Y thụ động tiếp nhận.
Mô hình giao tiếp của M.A.K Halliday với khái niệm ngữ vực, tác giả chú trọng
tới ba bình diện gồm: 1/Hiện trƣờng/toàn cảnh (sự kiện phát sinh hành vi ngôn ngữ và
mục đích giao tiếp); 2/Phƣơng thức (phƣơng tiện và kênh truyền giao tiếp); 3/ Ngƣời
giao tiếp (các vai trong hoạt động xã hội của ngƣời tham gia giao tiếp).
Có thể nhận thấy, dù xuất phát điểm nghiên cứu của các tác giả là khác nhau
nhƣng nhìn chung, theo các tác giả, một cuộc giao tiếp gồm 4 yếu tố then chốt: 1)
Ngƣời tham gia giao tiếp; 2) Thông điệp truyền đi; 3) Cách thức/kênh truyền thông
điệp; 4) Môi trƣờng truyền thông điệp.
20
Việt Nam, giao tiếp ngôn ngữ cũng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Căn cứ vào Từ điển “The Encyclopedia of Language and Linguistics”
(1994), tác giả Diệp Quang Ban đã lí giải các cách hiểu về giao tiếp và đƣa ra các hiểu
giao tiếp bằng ngôn ngữ nhƣ sau:
a. Một cách đơn giản nhất và chung nhất, giao tiếp đƣợc hiểu là quá trình thông
tin diễn ra giữa ít nhất hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và
một tình huống nhất định.
Trong định nghĩa này có ba yếu tố cần chú ý: Thứ nhất, giao tiếp là “quá trình
thông tin diễn ra giữa hai người giao tiếp (communicators) trao đổi với nhau”. Nhƣ
vậy, nhân vật giao tiếp ở đây không nhất thiết phải là hai con ngƣời tách biệt mà có
thể là một ngƣời “phân thân” tự trao đổi với bản thân mình. Thứ hai, “hai người giao
tiếp trao đổi với nhau”, tức là họ có sự đồng thuận tƣơng tác. Nếu không có sự đồng
thuận thì giao tiếp không thể diễn ra. Thứ ba, cuộc giao tiếp giữa các nhân vật phải có
một ngữ cảnh và một tình huống cụ thể.
b. Trong ngôn ngữ học, “giao tiếp được nhìn nhận như là những cái vốn có
trong thông điệp ngôn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình thức
của thông điệp bằng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh, và bản thân
những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình”. [4, 18-19]
Cách định nghĩa giao tiếp này đƣợc coi là cách định nghĩa có tính chất trung
hòa, có quan tâm đến những truyền thống khác nhau trong ngôn ngữ học.
Trong “Từ điển Khái niệm Ngôn ngữ học” Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Giao
tiếp (communication) là sự trao đổi tư tưởng, thông tin… giữa hai hoặc hơn hai người.
Trong mỗi hành động giao tiếp thường có ít nhất một người nói hoặc người gửi, một
thông điệp được truyền đạt và một người hoặc những người tiếp nhận”. [22, 179]
Tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa trong cuốn: “Phân tích phong
cách ngôn ngữ trongtácphẩm vănhọc”địnhnghĩa: “Hoạt động giao tiếpbằng ngôn ngữ
là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm truyền đạt hay thông báo một số nội
dung trong tư duy [34, 12]. Khuất Thị Lan trong côngtrình: “Giao tiếp vợ chồng tronggia
đình người Việt giaiđoạn 1930-1945(Qua tư liệu tácphẩm văn học)” nhận định giao tiếp
ngôn ngữ là: “hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe
những hiểubiết, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó
để người nghe có hành động với thực tế như người nói mong muốn” [50, 13].
21
Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi hiểu giao tiếp ngôn ngữ là hình thức trao
đổi nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Nhờ giao tiếp
và qua giao tiếp con ngƣời có thể thiết lập đƣợc các mối quan hệ xã hội nhất định.
Thông qua các mối quan hệ xã hội này, con ngƣời có thể ứng xử đƣợc với nhau. Có
thể nói, hoạt động giao tiếp là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục giữa ngƣời với ngƣời
trong cộng đồng ngôn ngữ. Đó là hoạt động mà ngƣời nói dùng ngôn ngữ để truyền
đạt cho ngƣời nghe những thông tin, những hiểu biết, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của
mình về một thực tế khách quan nào đó để ngƣời nghe có hành động với thực tế nhƣ
ngƣời nói mong muốn.
1.2.1.2 Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ
Giao tiếp ngôn ngữ, với cách hiểu hiện nay là một khái niệm rất rộng. Với nghĩa
rộng, giao tiếp ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo
một nội dung nào đó, cho nên mới có giao tiếp âm nhạc, giao tiếp hình họa, giao tiếp
điện tử, v.v. Tuy nhiên, giao tiếp ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ học hiện đại đƣợc nhắc
đến gồm hai loại chính là giao tiếp bằng lời/ ngôn từ (verbal communication) và giao
tiếp phi lời/ phi ngôn từ (nonverbal communication).
Nếu nhƣ giao tiếp ngôn từ sử dụng các yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của
ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm thì giao tiếp phi ngôn từ gồm hai loại là cận
ngôn (paralanguage) và ngoại ngôn (extralanguage).
Cận ngôn gồm các thành tố nhƣ: các đặc tính ngôn thanh, các yếu tố xen ngôn
thanh và sự im lặng : các đặc tính ngôn thanh gồm tốc độ (độ nhanh chậm của chuỗi
lời nói), cao độ (độ cao thấp của chuỗi lời nói), phẩm chất ngôn thanh (khàn, trong, rè,
the thé, ồm ồm) ; các yếu tố xen ngôn thanh nhƣ ậm ừ, à, ờ, v.v. ; im lặng cũng đƣợc
coi là một hình thức giao tiếp.
Ngoại ngôn gồm ba loại: ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể),
ngôn ngữ vật thể (object language) và ngôn ngữ môi trƣờng.
Ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể) bao gồm các động tác của
cơ thể tức là các hoạt động của các bộ phận cơ thể con ngƣời nhƣ động tác của mắt,
của miệng, của lƣỡi, của tay, của chân,… Ví dụ: bậm môi thƣờng thể hiện thái độ âm
tính nhƣ tức giận, thất vọng, mất tinh thần; mím môi thể hiện đang phải suy nghĩ cân
nhắc để lựa chọn; động tác hai môi run lên có thể đang rơi vào trạng thái bất ngờ, có
thể là lo sợ hoặc cảm động.
22
Ngôn ngữ vật thể (object language) gồm các vật thể sở hữu trên ngƣời : trang
phục (quần áo, giày dép, nơ, cà vạt, dây lƣng,..); trang sức (nhẫn, hoa tai,…); phụ kiện
(đồng hồ, túi xách, kính,..); phƣơng tiện (ô tô, xe máy, xe đạp ...); trang điểm (màu
mắt, màu môi, đậm nhạt,…); mùi nhân tạo (nƣớc hoa, dầu gội tóc,…), v.v.
Ngôn ngữ môi trƣờng ( environmental language) gồm môi trƣờng giao tiếp
nhƣ địa điểm giao tiếp, thời gian diễn ra giao tiếp, khoảng cách giữa các đối tƣợng
tham gia giao tiếp (gần hay xa), v.v.
Khi giao tiếp, ngƣời ta có thể: hoặc chỉ dùng ngôn từ, hoặc chỉ dùng phi ngôn
từ hoặc kết hợp cả hai. Điều đáng lƣu ý là, xét trong mối tƣơng quan giữa lời và phi
lời thì yếu tố phi lời đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngôn từ. Chẳng hạn, theo
Hall (1959) 60% giao tiếp của con ngƣời thuộc về phi ngôn từ; Harison (1965) cho
rằng, trong giao tiếp trực diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội là đƣợc truyền tải bằng ngôn
từ; Mehrabien và Wiener thì cho rằng, yếu tố lời chiếm 35%, còn phi lời chiếm tới
65% và 93% ý nghĩa xã hội gắn kết với phi ngôn từ.
Nhƣ vậy, có thể hình dung giao tiếp ngôn ngữ bằng lời và phi lời là nhƣ sau:
Giao tiếp bằng
lời / ngôn từ Các yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ
(verbal pháp, ngữ âm.
communication)
Các đặc tính tốc độ (độ nhanh chậm của chuỗi lời
ngôn thanh nói), cao độ (độ cao thấp của chuỗi
lời nói), phẩm chất ngôn thanh
Giao tiếp (khàn, trong, rè, the thé, ồm ồm).
cận ngôn từ Các yếu tố xen ậm ừ, à, ờ, v.v.
(paralanguage) ngôn thanh
Im lặng
Ngôn ngữ cử các động tác của cơ thể tức là các
Giao tiếp phi chỉ / cơ thể hoạt động của các bộ phận cơ thể
ngôn từ/ phi lời (body con ngƣời nhƣ: động tác của mắt,
(nonverbal language) của miệng, của lƣỡi, của tay, của
communication) chân, v.v.
giao tiếp Ngôn ngữ vật gồm các vật thể sở hữu trên ngƣời :
23
ngoại ngôn thể (object trang phục (quần áo, giày dép, nơ,
(extralanguage) language) cà vạt, dây lƣng,..); trang sức (nhẫn,
hoa tai,…); phụ kiện (đồng hồ, túi
xách, kính,..); phƣơng tiện (ô tô, xe
máy, xe đạp ...); trang điểm (màu
mắt, màu môi, đậm nhạt,…); mùi
nhân tạo (nƣớc hoa, dầu gội tóc,…)
Ngôn ngữ môi môi trƣờng giao tiếp nhƣ địa điểm
trường giao tiếp, thời gian diễn ra giao tiếp,
(environmental khoảng cách giữa các đối tƣợng
language) tham gia giao tiếp (gần hay xa), v.v.
1.2.1.3 Sự kiện giao tiếp
Giao tiếp trong xã hội có khuynh hƣớng đƣợc phân loại theo sự kiện (events)
hơn là một chuỗi diễn ngôn, với ít hay nhiều những ranh giới đƣợc xác định giữa
chúng và những quy ƣớc hành vi khác nhau phù hợp cho mỗi loại sự kiện. Các ranh
giới xác định sự kiện giao tiếp phổ biến nhất là khi có sự thay đổi chủ đề, thành viên,
mục đích giao tiếp, hay biến thể giao tiếp. Nói nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khang:“Sự
kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn
ngữ” [41, 353].Trong bất kì tình huống giao tiếp nào, các hoạt động tƣơng tác đƣợc
thể hiện trong sự kiện giao tiếp phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Vì vậy,
ngƣời tham gia giao tiếp phải có năng lực nhận diện sự kiện giao tiếp hay nói khác đi
là nhận diện đƣợc sự tham gia và chi phối của các nhân tố giao tiếp. Có nhiều quan
điểm về sự kiện giao tiếp, song từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, quan điểm của D.
Hymes đƣợc xem là điển hình hơn cả.
Để giúp các nhà nghiên cứu về giao tiếp lập khung các sự kiện giao tiếp và những
gì diễn ra trong đó, D. Hymes đã đề nghị một cấu trúc dân tộc học liên quan đến giao tiếp
ngôn ngữ và đƣợc chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu, bao gồm 8 thành tố đƣợc
viết tắt bằng 8 chữ cái làm thành từ S.P.E.A.K.I.N.G. Đó là:chu cảnh/thoại trƣờng (setting
and scence, S); ngƣời tham dự/tham thể (participants, P); mục đích (end, E); chuỗi hành
động ngôn từ (acts sequence, A), phƣơng thức (key, K); phƣơng tiện (instrumentalities,
I); chuẩn tƣơng tác và chuẩn giải thích (norm of interraction and interpretation N); thể
loại (genres; G) (dẫn theo Nguyễn Văn Khang [41, 353]).
24
Chu cảnh (Setting and Scence: S): Là nhân tố gồm hai tiểu nhân tố là: khung
cảnh và hiện trƣờng. Khung cảnh chỉ thời gian và địa điểm diễn ra giao tiếp tức chu
cảnh vật lí cụ thể (physical cirumstances). Hiện trƣờng chỉ hoàn cảnh tâm lí hoặc giới
hạn về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp (nhƣ trƣờng hợp chính thức - phi chính
thức, quy thức - phi quy thức). Trong một khung cảnh nhất định ngƣời giao tiếp có thể
tự do thay đổi hiện trƣờng. Ví dụ:
Người đàn bà làm thuê rên lên một tràng thật dài, đau đớn như một lời tự
thú, quỳ phục xuống vừa nói vừa khóc nức lên:
Lạy ông cháu có tội. Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu. Ông đừng
đuổi cháu! Vì muốn được ở lại hầu hạ ông, nên cháu mới dại dột nghĩ ra thế! Vì mấy
hôm nay cô Đào muốn đuổi cháu đi, lúc nào cũng lườm cũng nguýt cháu, nên cháu
mới phải đội lốt ma, đội lốt bà nhà để gia đình đừng đuổi cháu!
Người đàn bà quệt nước mắt, rồi sán đàn ôm lấy chân ông Hàm, càng nức nở:
Xin ông làm phúc làm đức đừng đuổi cháu. Cháu xin làm con tôi con đòi hầu
hạ ông suốt đời!
Thôi chị cứ ớ đây! Mọi việc ở nhà này là tôi quyết định. Tôi thấy chị cũng biết
làm ăn. Ông Hàm vừa nói vừa cúi xuống gỡ tay người đàn bà.
Giời ơi thế thì cháu đội ơn ông! Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời!
Nước mắt chị ta rơi lã chã xuống đầu gối ông Hàm.
Em thương ông! Em sẽ hầu hạ ông? - Người đàn bà vừa nói vừa khóc, vừa thở
hào hển, rồi chị rên lên như mê sảng.
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trƣờng, tr.217)
Trong khung cảnh giao tiếp tại nhà (buồng ngủ) và đêm tối, nhân vật chị Bé
(ngƣời giúp việc) đã tiến hành một hoạt động giao tiếp với ông Hàm (ông chủ). Hoạt
động giao tiếp này, có đích là chị Bé muốn xin ông chủ tha thứ những việc làm sai trái
của mình. Để thực hiện mục đích ấy chị Bé đã dùng một hành động ngôn ngữ cầu
khẩn, van xin: “Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu”, “Xin ông làm phúc làm
đức đừng đuổi cháu ”. Sau lƣợt lời có vẻ nhẹ nhàng của ông chủ, chị Bé nhận ra đƣợc
tâm lí của ông chủ và đã lập tức thay đổi hiện trƣờng giao tiếp (chuyển từ van xin, có
sự phân biệt khoảng cách, vị thế sang gần gũi, thân mật). Ta nhận ra điều này qua hành
động ngôn ngữ hứa hẹn, thề thốt: “Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời! Em
thương ông! Em sẽ hầu hạ ông.” Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do nhân vật giao tiếp
(chị Bé) đã ý thức rất rõ về hiện trƣờng giao tiếp. Chị ta hiểu rằng ông Hàm đang do
25
dự và có thể bị chị ta thuyết phục nên chị ta thay đổi cách xƣng hô để đạt đƣợc đích
giao tiếp. Đây cũng là việc thƣờng thấy ở những nhân vật giao tiếp có sự nhạy cảm.
Nói cách khác, chu cảnh chính là hoàn cảnh giao tiếp. Đó là những điều kiện về
mặt không gian, thời gian xã hội diễn ra cuộc giao tiếp. Đây cũng là một nhân tố phức
tạp ảnh hƣởng rất đến cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hai loại là hoàn
cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ
gƣời tham dự (Participants:P): Các câu hỏi cơ bản để mô tả về ngƣời tham
dự là: ai đang tham gia vào sự kiện giao tiếp? Họ đƣợc tổ chức nhƣ thế nào? Ngƣời
tham dự giữ bốn vai là: ngƣời nói (addressor), ngƣời nghe (listener), ngƣời phát ngôn
(speaker), ngƣời thụ ngôn (addressee). Trong giao tiếp, những ngƣời giao tiếp có thể
phối hợp vai một cách linh hoạt speaker – listener; addressor – addressee; sender –
receiver. Trong trƣờng hợp giao tiếp là cặp đôi thì sự kết hợp vai một bên là ngƣời
nói, một bên là ngƣời nghe (addressor – listener). Trong các buổi diễn thuyết thì
ngƣời diễn thuyết là ngƣời phát ngôn, còn đối tƣợng của diễn thuyết là khán thính giả
chính là ngƣời thụ ngôn(speaker – addressee). Ngƣời nói và ngƣời nghe là những
ngƣời nắm đƣợc các quy tắc giao tiếp, cụ thể là các quy tắc về mặt phát ngôn và nhận
ngôn. Ví dụ: [2] - Lạy cậu, cậu tha cho. Có gì tôi không biết xin cậu cứ bảo
Thế sao tao bảo có gì không, mày lại cậy có giấy của ông nghị mày. Ông nghị
mày oai lắm thế à?
Vâng, quả thật tôi không biết.
Quả cái thằng bố mày. Thế mày tưởng mày lờ bố mày mà mày lọt quan à?
(Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.59)
Đây là giao tiếp giữa anh Pha và tên lính canh cửa quan. Trong giao tiếp này,
các nhân vật tham gia ý thức đƣợc vị trí của mình nên đã có những cách thức giao tiếp
phù hợp. Vì ý thức đƣợc mình là vai dƣới nên nhân vật Pha đã có cách xƣng hô nhún
nhƣờng, hạ mình xuống, còn tên lính canh cửa thì có cách xƣng hô của kẻ trên.
Có thể nói, ngƣời tham dự chính là nhân tố nhân vật giao tiếp, bao gồm: ngƣời nói
và ngƣời nghe. Ngƣời nói (vai nói) là ngƣời phát tin, ngƣời nghe (vai nghe) là ngƣời
nhận tin. Quá trình ngƣời nói nói ra gọi là quá trình phát tin. Trong hoạt động giao tiếp
ngƣời nói chỉ là một, còn ngƣời nghe có thể là một hoặc là nhiều. Vai nói và vai nghe có
thể thay đổi nhau trong một cuộc giao tiếp. Tất cả những đặc điểm của ngƣời nói và
ngƣời nghe đều có ảnh hƣởng và sự chi phối nhất định đến quá trình giao tiếp.
26
Nếu coi xã hội là cơ cấu tổ chức thì con ngƣời là một thực thể đa chức năng với
nhiều vai xã hội trong cơ cấu tổ chức đó. Tuy nhiên, con ngƣời với năng lực ngôn ngữ
của mình khi tham gia giao tiếp không phải bao giờ cũng mang toàn bộ vai xã hội vào
thành vai giao tiếp.
Ngƣời tham gia giao tiếp gồm ngƣời nói và ngƣời nghe luân chuyển cho nhau,
đƣợc gọi là vai giao tiếp. Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự phân
vai cho nhau: “Vai phát diễn ngôn, tức là vai nói (viết), kí hiện Sp1 (speaker 1) và vai
tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe (đọc), kí hiệu Sp2 (speaker 2). Trong cuộc giao tiếp nói,
mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển, Sp1 sau khi nói xong chuyển thành
vai nghe Sp2 và ngược lại.” [9, 15]
Ngoài ra, khi tham gia giao tiếp, các nhân vật giao tiếp không chỉ đơn thuần là sự
cố định vai ngƣời nói và vai ngƣời nghe mà sự định vai của các nhân vật giao tiếp
chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ nhƣ: quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế,... Trên
thực tế, con ngƣời luôn luôn có nhiều mối quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp
ngƣời, loại ngƣời khác nhau. Vì vậy, mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội
phản ánh quan hệ ứng xử của cá nhân đó. Nói nhƣ Nguyễn Thiện Giáp: “một số nhân
tố đã được thiết lập trước đối với giao tiếp và đó là những nhân tố khách quan bên
ngoài. Chúng gồm vị trí tương đối của các tham thoại. Vị thế đó dựa vào những giá trị
xã hội liên quan đến tuổi tác, giới tính và cương vị xã hội. Các nhà ngôn ngữ học đã
dùng thuật ngữ vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể
nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị
thế xã hội của mình trong giao tiếp”. [20, 405]
Tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng “Là một thực thể đa chức năng, mỗi một
người có rất nhiều vai từ ở trong gia đình đến ra ngoài xã hội… Tất cả những quan hệ
đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất nhiều vai khác nhau” [41, 357-371].
Trong mỗi cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp căn cứ vào sự kiện giao tiếp để
lựa chọn cho mình một vai giao tiếp phù hợp và tiến hành cuộc giao tiếp. Quá trình
giao tiếp, mỗi nhân vật phải tự duy trì và điều chỉnh hành vi giao tiếp để cuộc giao tiếp
thành công – hay đó chính là năng lực ứng xử của các vai trong giao tiếp.
Trong các cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp là những ngƣời tham gia, sử dụng ngôn
ngữ và dùng ngôn ngữ để tạo ra các diễn ngôn nhằm truyền đạt thông tin hiệu quả. Khi
tƣơng tác với nhau, giữa các nhân vật tạo ra các mối quan hệ. Các quan hệ đƣợc tạo ra là:
27
quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên nhân. Quan hệ vai giao tiếp định ra giữa các nhân
vật có sự phân định vai phát/ vai nói (viết) và vai nhận/ vai nghe (đọc). Quan hệ liên
nhân thể hiện: vị thế xã hội/ quyền uy, mức độ thân cận/ khoảng cách và tình cảm giữa
các vai giao tiếp trong quá trình giao tiếp.
Mục đích (End: E): chỉ kết quả đạt đƣợc theo sự mong đợi định sẵn của hoạt
động giao tiếp và mục đích cá nhân của ngƣời tham dự. Nói cách khác, nó là đích mà
các nhân vật giao tiếp hƣớng tới trong một cuộc giao tiếp. Giao tiếp hƣớng tới nhiều
đích khác nhau nhƣng đích truyền cảm, đích hành động và đích thuyết phục là ba đích
thƣờng đƣợc hƣớng đến. Tuy tồn tại song song nhƣng mức độ của ba đích này không
đồng đều. Có những giao tiếp tác động đến nhận thức là chủ yếu, nhƣng có những
giao tiếp tác động đến hành động là chủ yếu.
Chuỗi hành động ngôn từ (Act sequence; A): chỉ hình thức và nội dung của
cuộc giao tiếp. Chẳng hạn, dùng từ ngữ gì, mối quan hệ gì, lời định nói và cách biểu
đạt nhƣ thế nào với thoại đề, v.v. Ví dụ, chuỗi hành động của hội đàm khác với nói
chuyện phiếm, khác với trò chuyện trong tiệc rƣợu. Lí do là, phong cách giữa chúng
khác nhau và nội dung trao đổi, nói chuyện cũng khác nhau. Khi miêu tả chuỗi, các
hành động giao tiếp thƣờng đƣợc xác định thông qua chức năng của chúng, nêu ra
cùng với ví dụ đại diện về hình thức và nội dung thông điệp.
Phương thức (Key; K): là yếu tố chỉ ngữ điệu, cách thức, tinh thần chứa
đựng trong thông tin đó. Chẳng hạn ta có các phƣơng thức: trêu chọc hay nghiêm túc,
chân thành hay châm biếm, thân thiện hay thù địch, thông cảm hay đe dọa, chiếu lệ
hay cẩn thận. Cùng một nội dung giao tiếp, nhƣng sử dụng các phƣơng thức truyền
đạt khác nhau thì hàm ý truyền đạt có thể khác nhau.
Phương tiện (Instrumentalities; I):
Phƣơng tiện chỉ kênh giao tiếp (channel) nhƣ nói, viết, điện báo, v.vhoặc hình thức
giao tiếp (form of speech), đó là việc vận dụng ngôn ngữ, phƣơng ngữ, phong cách.
Chuẩn tương tác và Chuẩn giải thích (Norm of interaction and Norm of
interpretation; N):
Chuẩn tƣơng tác thuộc về ngƣời nói, chuẩn giải thích thuộc về ngƣời nghe. Đó
là khung chung để ngƣời nói lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với đối tƣợng giao
tiếp và ngƣời nghe lí giải phát ngôn cũng phải phù hợp. Chuẩn này bao gồm kiến thức
chung, tiền giả định về văn hóa, những hiểu biết chung cho phép đạt đƣợc những diễn
đạt và suy diễn cụ thể về những gì cần hiểu, những gì có thể bỏ qua, không cần chú ý
28
tới. Đó là thông tin nền tảng về cộng đồng giao tiếp và văn hóa cần có để hiểu đƣợc sự
kiện giao tiếp.
Thể loại (Genres; G): Thể loại ở đây là loại hình của sự kiện giao tiếp nhƣ độc
thoại, kể chuyện, hội thoại, ngâm thơ, bài giảng, chào hỏi,… Mỗi thể loại sẽ thích hợp
với từng trƣờng hợp giao tiếp cụ thể.
Trên đây là tám nhân tố đƣợc D. Hymes đề cập đến khi nghiên cứu về sự kiện giao
tiếp. Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp của con ngƣời vốn dĩ hết sức phức tạp. Trong các
cuộc giao tiếp khác nhau, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xác định đƣợc rõ ràng
8 yếu tố trên trong mọi sự kiện giao tiếp, nhƣng chúng luôn tiềm ẩn. Điều quan trọng là
cần nhận ra đƣợc đâu là yếu tố chính, mang tính chi phối và đâu là yếu tố phụ, cũng nhƣ
là những mối tƣơng liên giữa chúng. Thông thƣờng khi sự kiện giao tiếp diễn ra, ngƣời
tham gia giao tiếp có cùng các thuộc tính văn hóa-xã hội có thể khó nhận ra đƣợc tính đặc
thù của một số yếu tố. Nhƣng ở bối cảnh liên văn hóa, những yếu tố khác biệt sẽ trở nên
rõ ràng hơn, nhất là những khác biệt trong trình tự hành động ngôn từ và chuẩn giải thích.
1.2.1.4 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
Nói nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khang, giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của
ngôn ngữ, và suy cho cùng, ngôn ngữ sinh ra chẳng để làm gì ngoài thực hiện chức
năng giao tiếp. Giao tiếp đƣợc xem nhƣ là một quá trình vận dụng và lựa chọn ngôn
ngữ. Từ đó tác giả đã đƣa ra quan niệm về sự lựa chọn ngôn ngữ nhƣ sau: “Sự vận
dụng ngôn ngữ thực tế là một quá trình lựa chọn ngôn ngữ (language choice). Nói
cách khác, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, người sử dụng không ngừng lựa chọn, vì
thế, lựa chọn được coi là một trong những bản chất của việc sử dụng và lí giải ngôn
ngữ‟‟ [41, 372].
Sự lựa chọn đƣợc tiến hành ở tất cả tầng bậc của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp,... Tùy vào sự chi phối của các nhân tố giao tiếp mà sự lựa chọn đƣợc
diễn ra ở tầng diện nào. Và bất luận ở tầng diện nào thì mỗi sự lựa chọn cũng đều tạo
ra một sự biến đổi nhất định. Không thể phủ nhận, sự biến đổi dù nhỏ ở bất kì một tầng
diện nào đều tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu sắc.
Sự lựa chọn ngôn ngữ đƣợc diễn ra theo hai cách: cách có ý thức theo ý chủ
quan của ngƣời giao tiếp và cách vô thức, ngoài ý định chủ quan của ngƣời giao tiếp.
Theo đó, có hai quá trình lựa chọn: lựa chọn không đánh dấu (sự lựa chọn mang tính
ngữ cảnh) và lựa chọn đánh dấu (sự lựa chọn mang tính chiến lƣợc). Tuy nhiên, thực
29
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...hieu anh
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 

What's hot (20)

Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà NẵngLuận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXILuận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
 
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho H...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao độngLuận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM

Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố ...
 
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
Vai trò của báo nhân dân trong công tác đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 ch...
 
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục, HAY,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục, HAY,9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục, HAY,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục, HAY,9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại ...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAYLuận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAYĐề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
Đề tài: Vaii trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
Sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hi...
 
BÀI MẪU Khóa luận luật hôn nhân gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật hôn nhân gia đình, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận luật hôn nhân gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật hôn nhân gia đình, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống phần mềm giảng dạy kịch hát dân tộc
Luận văn: Xây dựng hệ thống phần mềm giảng dạy kịch hát dân tộcLuận văn: Xây dựng hệ thống phần mềm giảng dạy kịch hát dân tộc
Luận văn: Xây dựng hệ thống phần mềm giảng dạy kịch hát dân tộc
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 

Luận văn: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________________ NGUYỄN THỊ HOA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN (TỪ TƢ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC) TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________________ NGUYỄN THỊ HOA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN (TỪ TƢ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC) Ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang PGS.TS. Trần Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Hoa
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ, Phòng Đào tạo, Học viện Khoa học xã hội, cùng các thầy cô giáo Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thƣ Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Trƣờng Đại học Thăng Long đã tận tình giảng dạy, luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học tập. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS. TS Trần Thị Hồng Hạnh, những ngƣời thầy mẫu mực đã cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và ngƣời thân trong gia đình đã tiếp sức cho tôi, giúp tôi có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Hoa
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................................2 4. Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu.......................................................3 5. Đóng góp của luận án............................................................................................................................5 6. Cấu trúc của luận án...............................................................................................................................6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................................................................................8 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................8 1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ...........................................................8 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ............................................................................................................................................................13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân..............18 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................................................19 1.2.1 Một số vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ.............................................................................19 1.2.2 Lý thuyết về hành động ngôn ngữ....................................................................................36 1.2.3 Lý thuyết về ngôn ngữ cử chỉ..............................................................................................41 1.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...........................................................................................................................48 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ..............................................................................................................................................................49 2.1. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ....................................................................................................................................49 2.2. CÁC CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜINÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP ...............................................................................................................................................................................................49 2.2.1. Các chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945............................................................50 2.2.2 Các chủ đề giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay....................................................59 2.3. CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TƢƠNG ỨNG VỚI CHỦ ĐỀ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜINÔNG DÂN...............................................................................................64 2.3.1 Thống kê tần số xuất hiện các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân............................................................................................................................................................64
  • 6. 2.3.2 Nghiên cứu trƣờng hợp: Nhóm hành động cầu khiến ......................................70 2.4. NHẬN XÉT CHUNG..................................................................................................................................96 2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..........................................................................................................................99 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ..........................................................101 3.1 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ..................................................................................................................................101 3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỬ CHỈ CỦA NGƢỜINÔNG DÂN XÉT THEO CHỨC NĂNG VÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ THỰC HIỆN.............................................................102 3.2.1. Ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân xét theo chức năng.......................102 3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân xét theo bộ phận cơ thể thực hiện.................................................................................................................................................110 3.3. Ý NGHĨA THỂ HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜINÔNG DÂN............................................................................................124 3.3.1. Ý nghĩa thể hiện của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời nông dân.........................................................................................................................................................124 3.3.2. Vai trò của của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời nông dân .........................................................................................................137 3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.......................................................................................................................140 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................143 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...........................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................147 NGUỒN NGỮ LIỆU.......................................................................................................................................153 PHỤ LỤC.................................................................................................................................................................154
  • 7. BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ĐTNV: Đại từ nghi vấn GT: Giao tiếp HĐH: Hành động hỏi HĐHGT: Hành động hỏi gián tiếp HĐHTT: Hành động hỏi trực tiếp HĐNN: Hành động ngôn ngữ HGT: Hỏi gián tiếp HTT: Hỏi trực tiếp IFIDs: Các phƣơng tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời p: Nội dung mệnh đề PTNV: Phụ từ nghi vấn SP1: Ngƣời nói SP2: Ngƣời nghe
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng các nhóm nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến giao tiếp ngƣời Việt.........16 Bảng 2.1: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930 - 1945.................50 Bảng 2.2: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay.......59 Bảng 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân.............................................64 Bảng 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của ngƣời nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn văn học 1930 - 1945............................................................................66 Bảng 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của của ngƣời nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn văn học từ 1986 đến nay...................................................................67 Bảng 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930-1945.........................................................................................72 Bảng 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân từ 1986 đến nay....................................................................................................73 Bảng 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân........................................................................................................................74 Bảng 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo chức năng............102 Bảng 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo bộ phận cơ thể thực hiện..........................................................................................................................................................111 Bảng 3.3: Giá trị thông báo của ngôn ngữ cử chỉ của tay trong giao tiếp của ngƣời nông dân.........................................................................................................................................117
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930 – 1945..........50 Biểu đồ 2.2: Các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn từ 1986 đến nay 59 Biểu đồ 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân.......................................64 Biểu đồ 2.4: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn 1930 - 1945........................................................................................................65 Biểu đồ 2.5: Các nhóm hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét theo chủ đề giao tiếp giai đoạn từ 1986 đến nay..............................................................................................65 Biểu đồ 2.6: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân giai đoạn 1930-1945.........................................................................................73 Biểu đồ 2.7: Các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân từ 1986 đến nay....................................................................................................74 Biểu đồ 2.8: Tổng hợp các hành động ngôn ngữ thuộc nhóm cầu khiến trong giao tiếp của ngƣời nông dân............................................................................................................75 Biểu đồ 3.1: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo chức năng..........103 Biểu đồ 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo bộ phận cơ thể thực hiện.................................................................................................................................................111
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, ngôn ngữ học ở Việt Nam trong khoảng hai thập niên lại đây đã chú trọng nghiên cứu ngôn ngữ theo chức năng giao tiếp.Trong nghiên cứu ngôn ngữ theo chức năng giao tiếp, chủ đề giao tiếp là một nội dung quan trọng. Chủ đề giao tiếp đƣợc thể hiện bằng các hành động ngôn ngữ và luôn gắn với vai giao tiếp. Khi xem xét về vai giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học xã hội cho rằng: vai giao tiếp chỉ thực sự đƣợc nhận ra thông qua những hình thức diễn đạt cụ thể. Bên cạnh xƣng hô là hình thức đánh dấu vai giao tiếp thì hành động ngôn ngữ cũng đƣợc coi là một trong những hình thức quan trọng để thiết lập mối tƣơng quan giữa các nhân vật giao tiếp. Bởi vậy, là một thực thể đa chức năng, mỗi ngƣời có rất nhiều vai từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Khi tham gia giao tiếp, từ chủ đề giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ xác định vai giao tiếp và lựa chọn hành động ngôn ngữ tƣơng ứng để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả. 1.2. Việt Nam là một dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc lâu đời. nền văn minh nông nghiệp ấy đã tạo ra cho xã hội Việt Nam một lực lƣợng vô cùng lớn mạnh và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là nông dân. Vì vậy, việc xem xét đặc điểm ngôn ngữ của nông dân từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, cụ thể là từ lí thuyết phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ là một nội dung cần thiết trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ để góp phần vào nghiên cứu xã hội Việt Nam nói chung, ngƣời nông dân Việt Nam nói riêng gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nƣớc. 1.3 Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời nông dân từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ nhân học, văn hóa học, văn học,…. đã đƣợc công bố. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, từ góc độ ngôn ngữ học hiện chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân. 1.4 Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời đƣợc thực hiện bởi hai cách thức phổ biến nhất là nói và viết. Từ xa xƣa, trong lịch sử văn học, tác phẩm văn học luôn là một sáng tạo nghệ thuật hoàn chỉnh, có khả năng thể hiện trọn vẹn tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc đời mà trƣớc hết là thông qua những hoạt động giao tiếp và mối quan hệ giao tiếp của các nhân vật diễn ra ngay trong chính tác phẩm. Có 1
  • 11. thể nói, mỗi tác phẩm văn học là một cuộc giao tiếp lớn, trong đó có nhiều cuộc giao tiếp nhỏ. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm văn học là cách giúp hiểu giá trị của tác phẩm đồng thời qua đó góp phần khám phá các cách thức giao tiếp của ngƣời Việt trong lịch sử. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học). Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong một số tác phẩm văn học ở hai giai đoạn 1930 – 1945 và giai đoạn từ 1986 đến nay đƣợc thể hiện bằng ngôn từ (chủ đề giao tiếp thƣờng gặp cùng các hành động ngôn ngữ) và phi ngôn từ (ngôn ngữ cử chỉ) trong giao tiếp đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ miêu tả cử chỉ. Kết quả nghiên cứu góp phần vào lý luận của ngôn ngữ học xã hội về sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ; góp phần vào nghiên cứu hình ảnh ngƣời nông dân Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ nhƣ sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số nội dung chính nhƣ: một là hành động ngôn ngữ, hai là sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ phi ngôn từ. - Khảo sát đặc điểm giao tiếp bằng ngôn từ (bằng lời) của ngƣời nông dân đƣợc thể hiện ở các chủ các chủ đề giao tiếp cùng các hành động ngôn ngữ - Khảo sát đặc điểm giao tiếp bằng phi ngôn từ (phi lời) của ngƣời nông dân đƣợc thể hiện ở ngôn ngữ miêu tả các cử chỉ thay ngôn từ và cử chỉ kèm ngôn từ. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tập trung nghiên cứu hội thoại bao gồm:1) Định dạng văn bản (miêu tả diễn ngôn); 2) Phân tích quá trình sản sinh và thực hành diễn ngôn (tìm hiểu diễn ngôn); 3) Phân tích các đặc điểm văn hóa - xã hội tác động ở bề sâu diễn ngôn (giải thích diễn ngôn). - Phƣơng pháp miêu tả: dựa trênkết quả khảo sát, chúng tôi phân tích, miêu tả các 2
  • 12. chủ đề, hành độngngôn ngữ cùng các biểu thức ngôn ngữ tƣơngứng; chú trọng tới các yếu tố ngôn ngữ tăng cƣờngđƣợc sử dụng trongcác biểu thức ngôn ngữ, xƣng hô. Cùng với các phƣơng pháp, luận án còn sử dụng một số thủ pháp và hƣớng nghiên cứu sau: Thủ pháp thống kê, phân loại: Khảo sát và thống kê tần suất xuất hiện các chủ đề giao tiếp của ngƣời nông dân và các hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân tƣơng ứng với các chủ đề giao tiếp. Dựa trên kết quả thống kê, chúng tôi phân loại và hệ thống hóa, mô hình hóa để dựng lên bức tranh toàn cảnh về hoàn cảnh giao tiếp của ngƣời nông dân với sự lựa chọn vai giao tiếp; tính tần suất sử dụng các chủ đề giao tiếp, các hành động ngôn ngữ. Thủ pháp so sánh: để thấy đƣợc sự giống và khác nhau về chủ đề giao tiếp, thói quen sử dụng hành động ngôn ngữ, lựa chọn từ ngữ … của các vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh giao tiếp qua một số tác phẩm văn học. Hƣớng nghiên cứu liên ngành: Đối tƣợng nghiên cứu và tƣ liệu khảo sát của luận án là các văn bản nghệ thuật, nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, chúng tôi sử dụng các tri thức và kỹ năng của các chuyên ngành khác trong quá trình tìm hiểu nhƣ: lý luận văn học, phê bình - nghiên cứu văn học, tâm lý học, xã hội học, sử học… Đối tƣợng, phạm vi và nguồn ngữ liệunghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong giao tiếp (từ tƣ liệu một số tác phẩm học), xét từ các bình diện sau: Chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ trong giao tiếp bằng lời của ngƣời của ngƣời nông dân. Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ trong giao tiếp của ngƣời nông dân 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân xét từ chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ (nghiên cứu trƣờng hợp nhóm hành động cầu khiến, khảo sát sâu hành động hỏi) cùng đặc điểm phi ngôn từ (phi lời) của họ trong giao tiếp xét từ góc độ ngôn ngữ cử chỉ trong các tác phẩm văn học qua hai giai đoạn: giai đoạn 1930 - 1945 và từ năm 1986 đến nay. Chúng tôi chọn hai giai đoạn này này bởi đây là những giai đoạn mà vấn đề ngƣời nông dân đƣợc quan tâm và phản ánh một cách rõ nét nhất so với các giai đoạn văn học khác. 3
  • 13. 4.3. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu Nguồn tƣ liệu phục vụ cho luận án là một số tác phẩm văn học trong hai giai đoạn 1930 - 1945 và 1986 đến nay. Ngôn ngữ học xã hội lấy ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày làm đối tƣợng nghiên cứu. Đây là điều kiện nghiên cứu lý tƣởng. Tuy nhiên, với những giai đoạn lịch sử đã diễn ra trong quá khứ, cách làm này xem ra là điều không thể. Với mục đích nghiên cứu, tái hiện đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân trong các giai đoạn lịch sử đã qua của dân tộc, chúng tôi lựa chọn sử dụng ngữ liệu là các văn bản mà ở đây là các tác phẩm văn học. Tất nhiên, trong tác phẩm văn học, lời văn bao giờ cũng đƣợc gọt giũa và thông qua lăng kính của nhà văn. Nhƣng dù có sáng tạo nhƣ thế nào đi nữa thì lời văn ấy vẫn phải dựa trên cốt lõi của hiện thực. Và nhà văn khi tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của mình phải vận dụng các phƣơng tiện lời nói để tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong tính quy định của môi trƣờng, giai cấp, xuất thân, nghề nghiệp, học vấn, tâm lí, lứa tuổi, giới tính... Điều đó cũng có nghĩa là ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học góp phần thể hiện đời sống ngôn ngữ của xã hội. “Và nhƣ vậy, qua văn học, ta có thể nghe thấy tiếng nói mọi tầng lớp ngƣời ở các thời đại khác nhau, các giọng điệu khác nhau. Bởi, văn học còn giữ lại những lời nói, từ vựng, ngữ điệu, cách nói gắn liền với văn hóa, phong tục, đời sống, tình cảm, tƣ tƣởng của một thời.”[55, 190] Hai giai đoạn văn học 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay là những giai đoạn quan trọng và có nhiều biến cố trong lịch sử văn học và văn hóa dân tộc. Đây cũng là hai giai đoạn có nhiều thành tựu xuất sắc về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Ở một đất nƣớc với hơn 70% là nông dân và nông thôn, là nơi lƣu giữ căn bản những giá trị truyền thống và cả những tập quán lạc hậu; là nơi thử thách các chính sách của nhà nƣớc qua các thể chế; là nơi sẵn sàng nhất cho việc huy động con ngƣời tham gia vào các cuộc chiến tranh, chắc chắn đây là nơi nảy sinh nhiều nhất những vấn đề xã hội trong hơn một thế kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề về ngƣời nông dân ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có sự khác nhau. Với giao tiếp ngôn ngữ, những thay đổi về hoàn cảnh lịch sử, vai giao tiếp, chủ đề giao tiếp … của ngƣời nông dân trong mỗi giai đoạn tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về đặc điểm ngôn ngữ mà chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ trong luận án này. 4
  • 14. Nói cách khác, nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật ngƣời nông dân trong một số tác phẩm văn học qua các giai đoạn 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay sẽ góp phần nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử. Giai đoạn 1930 – 1945 Ngô Tất Tố - Tắt đèn (1937) Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng (1938), Đồng hào có ma(1939) Nam Cao: Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Trẻ con không ăn thịt chó (1942) Vũ Trọng Phụng: Bà lão lòa (1931), Giông tố (1936), Vỡ đê (1936), Tô Hoài: Quê người (1941) Lý do lựa chọn các tác phẩm này là vì: đây là các tác phẩm viết về ngƣời nông dân của những nhà văn tiêu biểu đƣợc đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học 1930 - 1945. Các tác phẩm này phần lớn đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình ngữ văn phổ thông. Giai đoạn từ 1986 đến nay Nguyễn Minh Châu: Phiên chợ Giát (1989), Khách ở quê ra (1994) Lê Lựu - Thời xa vắng (1986) Nguyễn Khắc Trƣờng - Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) Dƣơng Hƣớng: Bến không chồng (1990) Trịnh Thanh Phong: Ma làng (2001) Đào Thắng: Dòng sông Mía (2004) Các tác phẩm đƣợc lựa chọn ở trên là những tác phẩm nổi tiếng viết về ngƣời nông dân trong văn học giai đoạn từ 1986 đến nay. Đây cũng là những tác phẩm đƣợc giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Đóng góp của luận án 5.1. Về ý nghĩa lí luận Vận dụng lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ (lý thuyết hội thoại, vai giao tiếp, hành động ngôn ngữ,...) để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của các ngƣời nông dân trong các tác phẩm văn học Việt Nam qua hai giai đoạn 1930 - 1945 và 1986 đến nay xét từ chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ, luận án góp phần giải quyết những vấn đề về giao tiếp tiếng Việt nói chung và giao tiếp của một nhóm đối tƣợng (ngƣời nông dân) nói riêng dƣới tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ 5
  • 15. (chủ đề, hành động ngôn ngữ trong giao tiếp) của ngƣời nông, luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhóm đối tƣợng, một hƣớng nghiên cứu liên ngành của ngôn ngữ học hiện đại. 5.2. Về ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần vào việc nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dƣới tác động của quan hệ giao tiếp. Thông qua việc tìm hiểu vai giao tiếp trong giao tiếp trên các phƣơng diện chủ đề, hành động ngôn ngữ, để thấy đƣợc sự biến đổi trong lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ và làm nên đặc điểm ngôn ngữ của nhóm đối tƣợng (ngƣời nông dân). Từ đó luận án cũng sẽ góp phần tìm hiểu văn hóa của ngƣời Việt thông qua giao tiếp, đối chiếu giao tiếp của ngƣời Việt trong quá khứ với hiện tại, cũng nhƣ góp phần phục vụ công tác học tập, giảng dạy những tác phẩm văn học viết về ngƣời nông dân Việt Nam, góp phần nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm. Cấu trúc của luận án Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng này đƣợc chia thành hai phần. Phần một là Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án. Sau khi trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án trong nƣớc và trên thế giới, điểm qua những vấn đề đã làm và chƣa làm đƣợc, luận án chỉ ra rằng việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là cần thiết, góp phần nghiên cứu về ngôn ngữ của một nhóm đối tƣợng nông dân, theo lý thuyết phân tầng xã hội của ngôn ngữ học. Phần hai trình bày cơ sở lý thuyết của luận án về giao tiếp ngôn ngữ, hành động ngôn ngữ… để làm cơ sở cho sự triển khai luận án. Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẰNG LỜI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN: CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ Chƣơng này, thông qua tƣ liệu khảo sát, đƣa ra một bức tranh tổng quát về chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân ở hai thời kì của xã hội Việt Nam; chỉ ra mức độ sử dụng các chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân. Sau khi có khảo sát cụ thể sẽ chọn một hành động ngôn ngữ điển hình (tức là xuất hiện ở mức độ cao) để khảo sát: chỉ ra các biểu thức ngôn ngữ và đặc điểm ngôn từ sử dụng của các biểu thức ngôn ngữ đó trong các hành hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân. 6
  • 16. Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ Chƣơng này tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ phi lời của ngƣời nông dân trong đó tập trung vào khảo sát ngôn ngữ miêu tả cử chỉ (dùng ngôn ngữ có lời để miêu tả các cử chỉ; tuy nhiên, để cho gọn, luận án này gọi là “ ngôn ngữ cử chỉ”) . Các ngôn ngữ cử chỉ này đƣợc khảo sát và nghiên cứu theo hƣớng phân thành hai loại: một là phân loại theo chức năng và hai là phân loại theo bộ phận thực hiện. Từ đó, chúng tôi nhóm các phƣơng tiện ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời nông dân theo các ý nghĩa biểu hiện và chỉ ra vai trò của chúng trong giao tiếp của ngƣời nông dân. 7
  • 17. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1 Tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ 1.1.1.1. Trên thế giới Lý thuyết về hành động ngôn ngữ đƣợc xem là một trong những lý thuyết xƣơng sống của ngữ dụng học. Ngƣời khởi xƣớng cho lý thuyết về hành động ngôn ngữ (speech act) chính là J.L. Austin với công trình “How do to thing with word”. Kể từ đó đến nay, lý thuyết về hành động ngôn ngữ ngày càng đƣợc nghiên cứu đầy đủ các vấn đề: các hành động ngôn ngữ; hiệu lực ở lời; phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi, động từ ngữ vi; hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp… với sự đóng góp của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới trong nhiều năm qua. Austin là ngƣời có côngđầu trong việc xây dựng lý thuyết hành độngngôn từ (HĐNT) với ba bƣớc cơ bản: 1) Phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành; 2) Khẳng định mọi câu đều mang tính chất hành động và đƣa ra giả thuyết ngôn hành; 3) Công nhận thất bại của giả thuyết ngôn hành, khẳng định rằng khi thực hiện mỗi HĐNT là ta thực hiện đồng thời ba hành động: tạo lời (locutionary act), tại lời (illocutionary act), mượn lời (perlocutionary act). Lý thuyết này là sự bổ sung căn bản và cần thiết cho lý luận của một ngành khoa học chân chính mà trƣớc đó chỉ công nhận đối tƣợng là ngôn ngữ, chƣa nghiên cứu lời nói – sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày – với tƣ cách một đối tƣợng đích thực. Searle là ngƣời kế thừa và phát triển lý thuyết HĐNT của Austin. Searle đã khắc phục những điểm bất nhất của Austin để đƣa ra 12 quan điểm khác biệt, quy chiếu thành bốn tiêu chí và xác lập đƣợc năm nhóm hành động ngôn ngữ lớn. Với từng nhóm hành động ngôn ngữ, tác giả đã nêu những đặc trƣng của nhóm và quy định giữa ngƣời nói (Sp1) và ngƣời nghe (Sp2) thực hiện một việc nào đó trong tƣơng lai. Điều này đã gián tiếp khẳng định sự có mặt của năm nhóm hành động ngôn ngữ đó là sự khẳng định cƣơng vị - vai giao tiếp giữa Sp1 và Sp2. Theo đó, các mức độ của quyền lực và thân hữu trên thang độ quan hệ đƣợc thiết lập từ quyền lực tuyệt đối đến thân hữu tuyệt đối. Ứng với các mức độ này là các hành động ngôn ngữ khác nhau. Cách phân loại của J.Searle đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ, bởi các nhóm hành động lớn đƣợc phân loại rõ ràng dựa trên những căn cứ xác đáng, từ đó, việc xác 8
  • 18. lập các hành động tránh bị chồng chéo và có thể tiếp tục phân chia hành động ngôn ngữ thành các nhóm nhỏ hơn. Kế tục công việc phân loại hành động ngôn ngữ của J. Austin, J. Searle còn rất nhiều nhà nghiên cứu nhƣ A. Wierzbicka, D. Wunderlich, F. Recanati, K. Bach và R.M. Hanish, K. Allan... 1.1.1.2 Ở Việt Nam Khi chuyển sang tiếng Việt, trong quá trình chuyển ngữ, thuật ngữ “Speech Acts” đƣợc gọi theo nhiều cách khác nhau nhƣ: hành vi ngôn ngữ, hành vi nói năng, hành động ngôn từ, hành động nói, v.v. trong luận án này chúng tôi sử dụng cách gọi “ hành động ngôn ngữ”. Tác giả Đỗ Hữu Châu là ngƣời dành nhiều tâm huyết cho vấn đề hành động ngôn từ (HĐNT) (tác giả dùng thuật ngữ “hành vi ngôn từ”). Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Khi chúng ta nói năng là khi chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người) Sp2 trong ngữ cảnh C” [8, 88]. Sau khi định nghĩa HĐNT, tác giả trình bày khá kỹ lƣỡng về “phát ngôn ngữ vi”, “biểu thức ngữ vi”, “động từ ngữ vi”, về biểu thức ngôn hành nguyên cấp và tƣờng minh, về giả thuyết ngôn hành cũng nhƣ sự thất bại của giả thuyết này. Tác giả cũng đã phân tích khá kỹ lƣỡng các dấu hiệu ngôn hành. Đặc biệt, khi giới thiệu động từ ngữ vi – một trong những dấu hiệu quan trọng nhất, tác giả đã chia động từ nói năng thành 3 loại: động từ vừa có thể dùng với chức năng ngôn hành vừa có thể dùng với chức năng miêu tả; động từ chỉ đƣợc dùng với chức năng miêu tả và động từ chỉ đƣợc dùng trong hiệu lực ngôn hành. Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: “Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ… Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn.” [19, 337 - 338]. Tác giả Nguyễn Đức Dân, ngoài những nội dung giới thiệu quan điểm của Austin, Searle đã chỉ ra những hiện tƣợng mơ hồ giữa động từ ngữ vi và động từ trần trần thuật, giữa câu ngữ vi và câu trần thuật từ đó đề xuất một số cách phân biệt hai loại câu này.Về dấu hiệu ngôn hành, tác giả nhấn mạnh: “ngoài động từ ngữ vi còn có những dấu hiệu ngữ vi khác nữa. Đó là những cấu trúc ngữ pháp và những từ ngữ có 9
  • 19. quan hệ logic – ngữ nghĩa nhất định”, đồng thời cũng chỉ ra con đƣờng hình thành của những dấu hiệu này. [12, 50]. Tác giả Nguyễn Văn Độ khi nghiên cứu hành động thỉnh cầu ( đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt) đã chỉ ra những thói quen thực hiện hành động và những đặc điểm cơ bản của các hành động này. Những đặc điểm có đƣợc thông qua sự đối chiếu giữa các ngôn ngữ chính là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Tác giả khẳng định: “... văn hóa quy định sự phát triển và đồng thời là cội nguồn của các đặc trưng ngôn ngữ (cả trên hai phương diện: cấu tạo và sử dụng) thông qua hành động thỉnh cầu” [16, 120]. Kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa hành động ngôn từ và vai giao tiếp, các nhà nghiên cứu ở việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hƣớng sau: Thứ nhất, nghiên cứu cấu trúc, ngữ nghĩa và mối quan hệ của các hành động ngôn ngữ, trong đó có việc thể hiện vai giao tiếp. Theo hƣớng này, có thể kể đến các tác giả với các công trình nghiên cứu nhƣ: Chu Thị Thanh Tâm (1995) với “Hành vi mời và đoạn thoại mời” [76, 47-52] trên cứ liệu tiếng Việt, đã bƣớc đầu nhận diện đoạn thoại mời và phân loại những đoạn thoại mời đó dựa vào 3 tiêu chí: tiêu chí tình huống giao tiếp, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí tổ chức của đoạn thoại mời. Nguyễn Thị Lƣơng với bài viết: Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt [54, 14-24] đã giới thiệu một cách khái quát các hình thức cảm ơn trực tiếp của ngƣời Việt về phƣơng diện ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ mô hình cấu trúc, cấu tạo, vị trí, chức năng ngữ pháp cho đến ý nghĩa của từng thành phần trong mỗi kiểu cảm ơn. Tác giả Đào Thanh Lan với một loạt các công trình: “Phân tích sắc thái nghĩa cầu khiến của các động từ: ra lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, mời, chúc, xin trong câu tiếng Việt” (2004) [46], “Nhận diện hành động nài nỉ trong tiếng Việt” [48], đặc biệt trong công trình “Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt” (2011)[50], tác giả khi phân loại các hành động cầu khiến dựa vào ý nghĩa (lực ngôn trung). Công trình đƣợc đánh giá có giá trị khoa học cao khi phân loại đƣợc 18 hành động cầu khiến dựa vào lực ngôn trung và hình thức biểu hiện. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ đã đƣa ra các mô hình tổng quát của hành vi nịnh trong tiếng Việt [33, 25-29]. Nguyễn Thị Thanh Ngân quan tâm đến Vai trò của yếu tố xin trong câu ngôn hành tiếng Việt [62, 65-70]. Ngoài ra còn có: Khuất Thị Lan (2014), “Hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt giai đoạn 1930-1945 (qua ngữ liệu tác phẩm văn học 1930- 10
  • 20. 1945); Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2017), Hành động cầu khiến của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức Thứ hai, nghiên cứu hành động ngôn từ gắn với các vai giao tiếp cụ thể trong quan hệ gia đình và xã hội. Bài viết Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ - bệnh nhân của Thanh Hƣơng [36, 6-13] đã làm sáng tỏ sự chi phối của quan hệ vai đối với cấu trúc của hội thoại trên cơ sở khảo sát các phƣơng thức biểu hiện và cơ chế sản sinh của phần mở đầu đối thoại bác sĩ - bệnh nhân. Hành vi khen trong hội thoại dạy học (khảo sát ở bậc THCS) [61, 50 - 61] của Nguyễn Thị Hồng Ngân đề cập đến một hành ứng xử trong mối quan hệ tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh. Thông qua việc nghiên cứu hành vi khen từ đặc điểm, kiểu loại đến vai trò của nó đối với tâm lí lứa tuổi và quá trình nhận thức của học sinh, tác giả kết luận: “hành vi khen trong hội thoại dạy học ở THCS mang tính đơn chiều, có nghĩa là chỉ có hành vi khen từ vai giao tiếp cao của giáo viên dành cho vai giao tiếp thấp hơn là học sinh. Điều đó cho thấy tính quy thức của giao tiếp sƣ phạm”. Nguyễn Thị Thanh Ngân với Hình thành thói quen cầu khiếnchuẩn mực cho trẻ mẫu giáo [64, 27-32] đã chỉ ra các biện pháp giúp trẻ hình thành những phát ngôn cầu khiến phù hợp dựa vào một trong năm điều kiện thành công là “cần quan tâm cƣơng vị của ngƣời nói trong thế đối sánh với ngƣời nghe. Cƣơng vị ở đây đƣợc xem xét trên các nhân tố nhƣ vị thế xã hội (chức tƣớc), nghề nghiệp, quan hệ họ hàng, đặc biệt là tuổi tác…”. Đặc biệt, tác giả Lƣơng Thị Hiền trong công trình “Các phương tiện ngôn ngữ biểuthị quyềnlực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt” đã nhận định: “Các hành độngngônngữ chỉ xuấthiệntrong một quanhệ giao tiếpnhất định, tương quan một chiều(người dưới với người trên; hoặcngười trên với người dưới) có thể coi là “hằng số” của trường giao tiếp. Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những quan hệ bất bình đẳngvề quyềnlực. Trong một số trường hợp khi chủ thể giao tiếp thực hiện hànhđộng ngônngữ nào đólà ngaylập tứcquyền lực(cả thân hữu)của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếpđượcxác lập” [28].Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cụ thể các phƣơng tiện (trong đó có hành động ngôn ngữ) biểu thị quyền lực ở phạm vi giao tiếp hành chính. Các hành động ngôn ngữ đƣợc tác giả phân tích khá sâu, thể hiện rõ quan hệ của vai trên - vai dƣới. Ngoài ra, có thể nhắc đến một số tác giả với công trình liên quan nhƣ: Trần Thị Kim Hằng (2011) [26], “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp 11
  • 21. thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)”, Nguyễn Thị Thanh Ngân (2011) “Hành động giao và phân công trong tiếng Việt”, Phạm Thị Hà (2013) “Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen”; [23]… Ngoài quan hệ xã hội, nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong quan hệ gia đình cũng là nội dung đƣợc quan tâm nghiên cứu. Tác giả Bùi Minh Yến đã có một loạt các bài nghiên cứu cụ thể về xƣng hô giữa những ngƣời thân trong gia đình nhƣ: Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Việt, Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt, Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt. Đặc biệt, với công trình nghiên cứu tổng quát Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt [83], tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu cụ thể trƣớc đó. Từ các nghiên cứu của mình, tác giả kết luận: “Xƣng hô trong gia đình bị chi phối tuyệt đối bởi nguyên tắc tôn ti, thứ bậc (giữa các thành viên cùng thế hệ và giữa các thành viên khác thế hệ) và các phép ứng xử gắn liền với những phong tục, tập quán gia đình, dòng họ Việt... cùng các quy ƣớc chuẩn mực xã hội đối với các thành viên trong gia đình” [83, 193-194]. Lã Thị Thanh Mai [57] đã tìm hiểu Đặc điểm xưng hô vợ và chồng trong tiếng Hàn (có liên hệ với tiếng Việt) và kết luận: “xƣng hô giữa vợ chồng trong gia đình ngƣời Hàn và ngƣời Việt có nhiều điểm tƣơng đồng hơn là những điểm khác biệt… Cách xƣng hô của ngƣời Hàn và ngƣời Việt đều bị chi phối bởi những quy định về đạo đức, về chuẩn mực ứng xử xã hội…, bởi cung bậc tình cảm, thái độ giao tiếp của họ trong từng hoàn cảnh cụ thể”. Bài viết Giá trị văn hóa-quyềnlựcđược đánh dấuquahành động cầu khiến trong giao tiếp gia đình người Việt [27,66-74] của tác giả Lƣơng Thị Hiền thông qua việc xác lập các quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình, tìm hiểu mối quan hệ giữa hành động cầu khiến và quan hệ quyền lực, cấu trúc mệnh đề chính và quan hệ quyền lực, thành phần điều biến lực ngôn trung và quan hệ quyền lực, đã đi đến kết luận: “Ngay cả trong giao tiếp gia đình, thiênhướngthânmật, suồng sã lấn át áp lựcquyềnlựcthì tính chất bất bình đẳng vẫn thểhiệnrất rõ ràng…Điểm chủ chốt trong tươngquan quyền lựcvẫn là tính tôn ti thứ bậcvà sự bình đẳng như sự bìnhđẳng trong quan hệ vợ chồng thực chất chỉ ở mức quan niệm và lí thuyết”. Tác giả cũng khẳng định: “Quyền lực luôn luôn là những tham biến văn hóa đặc thù và điển hình, tạo nên sự khác biệt trong việc lựa chọn các thành phần trong cấu trúc lời cầu khiến của các chủ thể giao tiếp ở người Việt”. Đây có thể đƣợc xem là nghiên cứu sâu sắc về việc sử dụng 12
  • 22. hành động cầu khiến thể hiện quan hệ của vai trên-vai dƣới trong giao tiếp gia đình ngƣời Việt. Ngoài ra còn có Khuất Thị Lan (2015) [50], Giao tiếp vợ chồng trong gia đình người Việt giai đoạn 1930 - 1945 (Qua tư liệu tác phẩm văn học)... Nhƣ vậy, có thể thấy, hành độngngôn ngữ là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều phƣơng diện khác nhau: từ cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa; từ phƣơng diện gia đình và xã hội đến việc góp phần thể hiện chiều sâu văn hóa dân tộc; từ tƣ liệu giao tiếp đời thƣờng đến tƣ liệu trên văn bản; … là nội dung đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu hành động ngôn ngữ của ngƣời nông dân Việt Nam, từ góc độ vai giao tiếp và chủ đề giao tiếp. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sự phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ Phân tầng đƣợc coi là một hiện tƣợng xã hội của loài ngƣời, đƣợc thể hiện rất đa dạng ở các quốc gia, khu vực và những nền văn hóa khác nhau. “Phân tầng xã hội” là sự phân chia nhỏ xã hội thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, nơi cƣ trú, cách ứng xử, phong cách sinh hoạt,... Khái niệm này dùng để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Trong mỗi tầng xã hội đó lại bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có sự giống nhau về địa vị kinh tế, chính trị, uy tín. Ngôn ngữ học xã hội sử dụng khái niệm phân tầng xã hội vào nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học xã hội cho rằng: “Ngôn ngữ có vai trò là tấm gƣơng phản chiếu xã hội, là thƣớc đo bản sắc, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân. Vì thế, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội. Nói cách khác, nếu có sự phân chia con ngƣời trong xã hội thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó, cũng có những đặc trƣng khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm ngƣời thuộc các tầng xã hội riêng biệt”.[41] 1.1.2.1. Trên thế giới Xuất phát từ phƣơng Tây, ngôn ngữ học xã hội cho rằng, các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có kiểu giao tiếp khác nhau tƣơng ứng với giai tầng của mình, theo đó, con ngƣời thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Đồng thời xã hội có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phƣơng ngữ xã hội. Nhóm xã hội lại đƣợc phân chia theo tầng lớp xã hội tạo nên sự phân tầng xã hội. Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chi phối của phân tầng xã hội. Nghĩa là, nếu có sự phân chia con ngƣời trong xã hội thành các tầng bậc khác nhau thì kéo theo đó, 13
  • 23. cũng có những đặc trƣng khác nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm ngƣời thuộc các tầng xã hội riêng biệt. Vì thế, "Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộctính xã hội của người giao tiếp. Mỗi thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thànhphần xuất thân, trìnhđộ vănhóa… Cácđặcđiểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” [41, 205]. Điều này cho thấy giao tiếp của con ngƣời chịu tác động của các nhân tố xã hội có đƣợc từ đặc điểm quy gán nhƣ tuổi, giới và từ đặc điểm có đƣợc nhờ năng lực, sự cố gắng của bản thân nhƣ học vấn, địa vị, thu nhập, giáo dục,... Tổng hợp lại, đó là sự phân tầng theo tuổi, giới, quyền lực, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vùng miền, tôn giáo,v.v. Vấn đề phân tầng xã hội trong ngôn ngữ đƣợc các nhà xã hội học tiếp cận từ khá sớm, các công trình nghiên cứu đầu tiên là của Fischer (1958), Kucera (1961) và thực sự đƣợc đi sâu tìm hiểu vào những năm 60 của thế kỉ XX bởi các nhà ngôn ngữ học xã hội hàng đầu nhƣ Labov, Wolfram,Anshen,… Trong tác phẩm mang tên “Nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh xã hội” (1972), dẫn theo cuốn “Ngôn ngữ văn hóa và xã hội, một cách tiếp cận liên ngành” [38], Labovđã đƣa ra một số kết luận về sự phân tầng xã hội trong cách phát âm của âm vị /th/ trong các từ “thing, there,…” của ngƣời dân thành phố New York thuộc bốn giai tầng kinh tế - xã hội khác nhau: giai tầng thấp, giai tầng công nhân, giai tầng trung lƣu thấp và giai tầng trung lƣu cao. Labov cũng nghiên cứu cách đọc câu và đọc bảng từ theo học vấn và giới tính ở Hillsboro, Bắc California. Qua việc đƣa ra các kết quả nghiên cứu này, Labovrút ra một số nhận xét thú vị liên quan tới sự chuyển đổi phong cách sử dụng ngôn ngữ giữa các nhóm xã hội mà ông đã tìm hiểu và rút ra các công thức liên quan tới liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ trong các nhóm xã hội để từ đó thấy đƣợc quan điểm chung, điểm mang tính quy luật trong cùng một nhóm ngƣời, một cộng đồng ngƣời cũng nhƣ qua đó thấy sự khác nhau giữa các nhóm, các cộng đồng riêng biệt. Phân nhóm xã hội theo giới cũng là một cách thức quen thuộc khi nghiên cứu các vấn đề xã hội nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Tác phẩm nghiên cứu chính thức đầu tiên về sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ có lẽ là nghiên cứu của Sapir với tựa đề “Male and female forms of speech in Yana” (Phong cách nói của nam và nữ trong tiếng Yana) nghiên cứu sự khác nhau khi dùng một số biến thể âm vị luân phiên trong tiếng Yana giữa nam giới và nữ giới [Dẫn theo 14]. 14
  • 24. Trong công trình nghiên cứu về một số đặc trƣng âm vị tiếng Anh của ngƣời da trắng ở Mỹ in trong cuốn, Labov đã đƣa ra những chứng cứ về mặt số lƣợng cho thấy nữ giới có xu hƣớng dùng âm vị chuẩn mực nhiều hơn nam giới [Dẫn theo 14]. Có thể thấy, một trong những vấn đề của phân tầng ngôn ngữ đƣợc ngôn ngữ học xã hội phƣơng Tây đề cập nhiều nhất là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới/giới tính. Những công trình nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến các nghiên cứu của O. Jersperson, E. Sapir nhƣng phải đến R. Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Bằng cuốn "Language and woman‟s place"(Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ), có thể nói, R. Lakoff đã có những đóng góp đáng kể trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Trong nghiên cứu của mình, R.Lakoff muốn hƣớng đến hai mục tiêu, một là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới; hai là nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị đối với nữ giới). Nếu nhƣ công trình của Lakoff đƣợc coi là nghiên cứu mang tính điển hình về phƣơng ngữ giới ở phƣơng Tây thì ở châu Á, vấn đề phƣơng ngữ giới cũng đƣợc nhiều tác giả lƣu tâm. Năm 2007, Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc ấn hành cuốn sách của tác giả Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh: "Aprroaching Gender in Chinese Compliments" (Hán ngữ xưng tánngữ trung đích tính biệt nghiên cứu"; Nghiên cứu giới tính trong lời khen ở tiếng Hán). Cuốn sách này đƣợc xuất bản trên cơ sở của luận án tiến sĩ cùng tên của tác giả. Sử dụng phƣơng pháp dân tộc học để nghiên cứu giới tính trong lời khen ở tiếng Hán theo cộng đồng (community), tác giả đã chỉ ra đƣợc những khác biệt về sử dụng lời khen của nam giới và nữ giới giữa các cộng đồng khác nhau. Ba cộng đồng mà tác giả chọn để nghiên cứu là trƣờng học, làng xã và công nhân. Tuy nhiên, với ba cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trƣờng hợp (dẫn theo [23]). Có thể thấy rằng, nhân tố xã hội tác động lên giao tiếp ngôn ngữ là rất phong phú, đa dạng. Đó là hàng loạt nhân tố gồm các nhân tố quy gán nhƣ tuổi, giới; các nhân tố có đƣợc nhƣ thu nhập/kinh tế, giáo dục, địa vị, tôn giáo ,v.v. Và, mỗi nhân tố, hay tổng hợp các nhân tố đều đƣợc đặt trên trục tọa độ để xem xét: sự biến đổi theo diễn tiến của thời gian và sự xác định ở từng địa điểm cụ thể. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Việt Nam, nghiên cứu phân tầng xã hội với việc sử dụng ngôn ngữ cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. 15
  • 25. Tác giả Nguyễn Văn Khang, từ góc nhìn sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ của ngôn ngữ học xã hội, đã xem xét tác động của các nhân tố xã hội, cụ thể là sự phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay ảnh hƣởng thế nào đến giao tiếp của ngƣời Việt. Dựa vào cách khảo sát của ngôn ngữ học xã hội, nhất là ngôn ngữ học phƣơng Tây và thực tế đời sống của xã hội Việt Nam hiện nay, trong bài viết “Giao tiếp của ngƣời Việt hiện nay: Với sự phân tầng xã hội: Một số vấn đề chung và khảo sát thăm dò” [41] tác giả đã đƣa ra 8 nhân tố tác động đến giao tiếp tiếng Việt của ngƣời Việt cùng với việc sử dụng phƣơng pháp tính toán Thang vi phân ngữ nghĩa (Semantic differential scales), đã cho ra bảng kết quả sau: Tôn giáo Thu nhập Học vấn Vùng miền Nghề nghiệp Giới Địa vị Tuổi 4.07 3.79 2.94 2.73 2.71 2.2 2.05 1.7 0 1 2 3 4 5 Mạnh ----------------------------------------------------------------- > Yếu Bảng 1.1: Bảng các nhóm nhân tố xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp người Việt (Dẫn theo Nguyễn Văn Khang [43, 30 - 43]) Có thể tổng hợp thành các nhân tố tác động đến giao tiếp của ngƣời Việt từ mạnh đến yếu nhƣ sau: Nhóm 1 là nhóm các nhân tố tác động mạnh nhất đến giao tiếp của ngƣời Việt gồm: tuổi (1.7), địa vị (2.05) và giới (2.2). Nhóm 2 là nhóm nhân tố tác động vừa phải đến giao tiếp của ngƣời Việt gồm: nghề nghiệp (2.71), vùng miền (2.73), học vấn (2.94). Nhóm 3 là nhóm nhân tố tác động ít đến giao tiếp của ngƣời Việt là: thu nhập (3.79) và tôn giáo (4.07). Theo hƣớng này, ở Việt Nam, còn có các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ và giới nhƣ: Vũ Thị Thanh Hƣơng, Lƣơng Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình... Đáng chú ý là hai luận án tiếnsĩ: Nguyễn Quang (1999) về “Một số khácbiệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” [72] và Trần Kim Hằng (2011) 16
  • 26. về “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)” [26]. Điểm giống nhau của hai công trình này là coi giới là một trong các biến xã hội tác động đến hành vi khen và đặt giới trong mối quan hệ với các biến khác nhƣ tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội, … để khảo sát. Tuy nhiên, do chỉ là một nội dung nhỏ trong nhiều nội dung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các nhận xét đƣa ra mới chỉ dừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học nhƣ giữa nam và nữ thì giới nào khen nhiều hơn nhận, các giới thƣờng khen ngƣời cùng giới hoặc khác giới về điều gì (chủ đề khen). Theo hƣớng tuổi, có thể nhắc đến tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình với các bài viết nhƣ: Vài nhận xét về ngôn ngữ trẻ em 2-3 tuổi dưới ảnh hưởng của yếu tố xã hội [5], Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, t/c Ngôn ngữ, số 2 [7]. Theo hƣớng địa vị, tác giả Lƣơng Thị Hiền trong công trình “Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt đã nhận định: “Các hành động ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong một quan hệ giao tiếp nhất định, tương quan một chiều (người dưới vai với người trên; hoặc người trên với người dưới) có thể coi là “hằng số” của trường giao tiếp. Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Trong một số trường hợp khi chủ thể giao tiếp thực hiện hành động ngôn ngữ nào đó là ngay lập tức quyền lực (cả thân hữu) của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp được xác lập”[28]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cụ thể các phƣơng tiện (trong đó có hành động ngôn ngữ) biểu thị quyền lực ở phạm vi giao tiếp hành chính. Các hành động ngôn ngữ đƣợc tác giả phân tích khá sâu, thể hiện rõ quan hệ của vai trên - vai dƣới. Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ theo hƣớng phân tầng xã hội là vấn đề đã đƣợc không ít các nhà khoa học đề cập tới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá “động” bởi sự phân tầng xã hội phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hóa xã hội, mà, xã hội và văn hóa cũng là những yếu tố có sự chuyển mình không ngừng theo thời gian. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ theo theo định hƣớng phân tầng xã hội là một con đƣờng luôn mới mẻ, hứa hẹn nhiều thú vị và có ý nghĩa đối với lí luận ngôn ngữ nói chung và ứng dụng ngôn ngữ nói riêng. 17
  • 27. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân cho đến nay thƣờng chú trọng vào nhân vật nông dân trong tác phẩm văn học. Nhƣ chúng ta đã biết, nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong các tác phẩm văn học là một hƣớng nghiên cứu thu hút sự chú ý giới Việt ngữ học trong thời gian qua nhƣ nghiên cứu các vai giao tiếp, các hành động ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học 1930 - 1945 của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô tất Tố, v.v. cũng nhƣ một số tác phẩm văn học hiện đại của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Nguyễn Thị Thu Huệ, trong kịch của Lƣu Quang Vũ,.. Có thể kể đến một vài bài viết và luận văn nhƣ: Xưng hô trong lời chửi của nhân vật truyện ngắn Việt Nam của Trần Thị Hoàng Yến [84, 47-54], Đặc điểm cách xưng hô của các vai giao tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (chọn lọc) của Lê Ngọc Hòa [32]... đã cho thấy những kết quả nghiên cứu xƣng hô trong tác phẩm văn học tƣơng tự nhƣ xƣng hô trong đời thƣờng. Tác giả Trần Thị Hoàng Yến khẳng định: xƣng hô cũng là hành động ngôn ngữ nhƣng là hành động ngôn ngữ đặc biệt, tuy không thể hiện nội dung mệnh đề nhƣng góp phần thể hiện rõ nét quan hệ liên nhân giữa những ngƣời giao tiếp [84].Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu nhƣ chƣa đề cập đến ngôn ngữ nhân vật là nông dân, nếu có chăng cũng là rất ít. Hay: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai của Cao Xuân Hải [24], Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai của Nguyễn Thị Thái [78],Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Phạm Thị Hồng Nhung [69]… Đáng chú ý nhất có liên quan phần đến đề tài này là luận án của Khuất Thị Lan trong nghiên cứu đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ vợ chồng qua các tác phẩm văn học thời kì 1930-1945 [50]. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu, khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp của các cặp vợ chồng là nông dân nhƣ vợ chồng anh Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, vợ chồng ông Đoàn trong “Ông lão hàng xóm” của Kim Lân, vợ chồng nông dân trong “Gói đồ nữ trang” của Nguyễn Công Hoan… Luận án đã chỉ ra đặc điểm xƣng hô trong giao tiếp vợ chồng nông dân, các chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ tƣơng ứng của vợ chồng nông dân: “vợ chồng nông dân ngƣời Việt ƣa dùng lối nói trống không hoặc mẹ đĩ, bố cu, thầy, u, bố thằng cu, u nó, mẹ hĩm… và tự xƣng: tôi, người ta, thậm chí tao…những cách xƣng hô 18
  • 28. đó không làm họ thấy ngƣợng ngùng, xa lạ mà trái lại họ cảm thấy thoải mái, tự tin”. Tuy nhiên do giới hạn trong giao tiếp vợ chồng và phần này chỉ là một nội dung nhỏ của luận án và ở một giai đoạn cụ thể nên tác giả chƣa có điều kiện khảo sát sâu đặc điểm ngôn ngữ của ngƣời nông dân. Nhận xét: điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đã dành sự quan tâm nghiên cứu về giao tiếp nói chung và hành động ngôn ngữ nói riêng của các vai giao tiếp theo phân tầng xã hội. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề về hành động ngôn ngữ, các quan hệ vai quyền lực và vai thân hữu trên các phƣơng diện: từ cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa; từ phạm vi gia đình đến xã hội; từ nhân tố xã hội tác động đến các quan hệ đến các đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa; Tuy nhiên, ở phạm vi giao tiếp của ngƣời nông dân, theo tìm hiểu của chúng tôi, các nghiên cứu về ngƣời nông dân chƣa đƣợc quan tâm tìm hiểu. Đây chính là lí do luận án lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ của người nông dân (từ tư liệu một số tác phẩm văn học). 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.2.1 Một số vấn đề về giao tiếpngôn ngữ 1.2.1.1 Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ là tâm điểm của mọi đƣờng hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ học từ thời kỳ đầu cho tới nay. Nó đƣợc coi là “một hành vi quan trọng bậc nhất của con ngƣời”. Ngôn ngữ trong sử dụng là kết quả của sự lựa chọn xuất phát từ những nhân tố ngôn ngữ và xã hội. Đó là sự lựa chọn mang tính chức năng (M. Bednarek). Do đó, giao tiếp đƣợc nhìn nhận là một vấn đề rất phức tạp và sự vận hành của ngôn ngữ đã đƣợc xem xét, lí giải theo nhiều cách khác nhau. Những tác giả đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bằng ngôn ngữ là các nhà tu từ học La Mã và Hi Lạp cổ đại với mục đích giúp cho quá trình đào tạo các nhà hùng biện. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Aristotle đã khái quát mô hình giao tiếp bằng ngôn ngữ với ba nhân tố: ngƣời phát, thông điệp và ngƣời nhận. Đây đƣợc xem là mô hình đầu tiên phác họa về giao tiếp bằng ngôn ngữ. Cũng từ mô hình cơ bản này, những nghiên cứu về giao tiếp đƣợc mở rộng, bổ sung các nhân tố mới với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến mô hình lí thuyết thông tin (Information theory) trong Lí thuyết toán học về thông tin (The mathematicaltheory of communication) của Shannon C.E. and Warren Weaver (1964) [dẫn theo 42]. Đây đƣợc xem là mô hình cơ sở, tối giản 19
  • 29. của mô hình giao tiếp ngôn ngữ. Trong mô hình này có 4 yếu tố giao tiếp: nguồn phát, nguồn nhận, kênh và nhiễu. Giao tiếp ngôn ngữ của con ngƣời nhìn về tổng thể có thể quy về mô hình này, trong đó nguồn phát là ngƣời nói, nguồn nhận là ngƣời nghe, thông qua kênh (nói hoặc viết) và sự cản trở đối với giao tiếp là nhiễu. Đây đƣợc xem là mô hình “cơ sở”, “tối giản” bởi đối với thông tin, nhất là trong sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì mô hình không dừng lại ở mức đơn giản nhƣ vậy. Trong giao tiếp ngôn ngữ với tƣ cách là một hành vi mà chủ thể của hành vi này là con ngƣời có những đặc điểm và mối quan hệ xã hội phức tạp, đa chiều cùng hàng loạt các nhân tố tác động đến giao tiếp thì lại càng không đơn giản là nhƣ vậy. Điều này cũng đã đƣợc không ít các công trình nghiên cứu, khảo sát, mà đáng chú ý là các mô hình giao tiếp của R. Jakobson, J. Lyons, M.A.K Halliday. Khi nghiên cứu về quá trình tạo lập văn bản, R. Jakobson trong công trình “Linguistics and Poetics” đã đƣa ra sơ đồ giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm 6 nhân tố, gồm: 3 nhân tố cơ bản của Aristotle (người phát, thông điệp và người nhận) và thêm 3 nhân tố có tính chất trung gian (ngữ cảnh, tiếp xúc và mã) [dẫn theo 42]. Việc Jakobson mở rộng các thành tố đã thể hiện bƣớc phát triển quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ xem xét các nhân tố tác động một chiều. Xem xét giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với sự truyền tin, J. Lyons đƣa ra lƣợc đồ với sự xuất hiện “vật nhận” đóng vai trò nhƣ nhân vật giao tiếp trung gian. Có thể nói, lƣợc đồ đã lấy sự trao đổi lời làm trung tâm. Tuy nhiên, cũng nhƣ các mô hình và sơ đồ của các tác giả Aristotle và Jakobson, lƣợc đồ của Lyons vẫn chỉ coi X (nguồn phát tin) và Y (nguồn nhận tin) – những nhân vật trực tiếp trong giao tiếp có tính một chiều, tức là: X chủ động phát tin còn Y thụ động tiếp nhận. Mô hình giao tiếp của M.A.K Halliday với khái niệm ngữ vực, tác giả chú trọng tới ba bình diện gồm: 1/Hiện trƣờng/toàn cảnh (sự kiện phát sinh hành vi ngôn ngữ và mục đích giao tiếp); 2/Phƣơng thức (phƣơng tiện và kênh truyền giao tiếp); 3/ Ngƣời giao tiếp (các vai trong hoạt động xã hội của ngƣời tham gia giao tiếp). Có thể nhận thấy, dù xuất phát điểm nghiên cứu của các tác giả là khác nhau nhƣng nhìn chung, theo các tác giả, một cuộc giao tiếp gồm 4 yếu tố then chốt: 1) Ngƣời tham gia giao tiếp; 2) Thông điệp truyền đi; 3) Cách thức/kênh truyền thông điệp; 4) Môi trƣờng truyền thông điệp. 20
  • 30. Việt Nam, giao tiếp ngôn ngữ cũng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Căn cứ vào Từ điển “The Encyclopedia of Language and Linguistics” (1994), tác giả Diệp Quang Ban đã lí giải các cách hiểu về giao tiếp và đƣa ra các hiểu giao tiếp bằng ngôn ngữ nhƣ sau: a. Một cách đơn giản nhất và chung nhất, giao tiếp đƣợc hiểu là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai ngƣời giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định. Trong định nghĩa này có ba yếu tố cần chú ý: Thứ nhất, giao tiếp là “quá trình thông tin diễn ra giữa hai người giao tiếp (communicators) trao đổi với nhau”. Nhƣ vậy, nhân vật giao tiếp ở đây không nhất thiết phải là hai con ngƣời tách biệt mà có thể là một ngƣời “phân thân” tự trao đổi với bản thân mình. Thứ hai, “hai người giao tiếp trao đổi với nhau”, tức là họ có sự đồng thuận tƣơng tác. Nếu không có sự đồng thuận thì giao tiếp không thể diễn ra. Thứ ba, cuộc giao tiếp giữa các nhân vật phải có một ngữ cảnh và một tình huống cụ thể. b. Trong ngôn ngữ học, “giao tiếp được nhìn nhận như là những cái vốn có trong thông điệp ngôn ngữ: qua bình diện nội dung và bình diện biểu hiện (hình thức của thông điệp bằng ngôn ngữ, người ta có thể hiểu tình huống, ngữ cảnh, và bản thân những người trao đổi lời với nhau tự thể hiện mình”. [4, 18-19] Cách định nghĩa giao tiếp này đƣợc coi là cách định nghĩa có tính chất trung hòa, có quan tâm đến những truyền thống khác nhau trong ngôn ngữ học. Trong “Từ điển Khái niệm Ngôn ngữ học” Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Giao tiếp (communication) là sự trao đổi tư tưởng, thông tin… giữa hai hoặc hơn hai người. Trong mỗi hành động giao tiếp thường có ít nhất một người nói hoặc người gửi, một thông điệp được truyền đạt và một người hoặc những người tiếp nhận”. [22, 179] Tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa trong cuốn: “Phân tích phong cách ngôn ngữ trongtácphẩm vănhọc”địnhnghĩa: “Hoạt động giao tiếpbằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm truyền đạt hay thông báo một số nội dung trong tư duy [34, 12]. Khuất Thị Lan trong côngtrình: “Giao tiếp vợ chồng tronggia đình người Việt giaiđoạn 1930-1945(Qua tư liệu tácphẩm văn học)” nhận định giao tiếp ngôn ngữ là: “hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho người nghe những hiểubiết, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó để người nghe có hành động với thực tế như người nói mong muốn” [50, 13]. 21
  • 31. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi hiểu giao tiếp ngôn ngữ là hình thức trao đổi nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Nhờ giao tiếp và qua giao tiếp con ngƣời có thể thiết lập đƣợc các mối quan hệ xã hội nhất định. Thông qua các mối quan hệ xã hội này, con ngƣời có thể ứng xử đƣợc với nhau. Có thể nói, hoạt động giao tiếp là hoạt động thƣờng xuyên, liên tục giữa ngƣời với ngƣời trong cộng đồng ngôn ngữ. Đó là hoạt động mà ngƣời nói dùng ngôn ngữ để truyền đạt cho ngƣời nghe những thông tin, những hiểu biết, tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của mình về một thực tế khách quan nào đó để ngƣời nghe có hành động với thực tế nhƣ ngƣời nói mong muốn. 1.2.1.2 Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ Giao tiếp ngôn ngữ, với cách hiểu hiện nay là một khái niệm rất rộng. Với nghĩa rộng, giao tiếp ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó, cho nên mới có giao tiếp âm nhạc, giao tiếp hình họa, giao tiếp điện tử, v.v. Tuy nhiên, giao tiếp ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ học hiện đại đƣợc nhắc đến gồm hai loại chính là giao tiếp bằng lời/ ngôn từ (verbal communication) và giao tiếp phi lời/ phi ngôn từ (nonverbal communication). Nếu nhƣ giao tiếp ngôn từ sử dụng các yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm thì giao tiếp phi ngôn từ gồm hai loại là cận ngôn (paralanguage) và ngoại ngôn (extralanguage). Cận ngôn gồm các thành tố nhƣ: các đặc tính ngôn thanh, các yếu tố xen ngôn thanh và sự im lặng : các đặc tính ngôn thanh gồm tốc độ (độ nhanh chậm của chuỗi lời nói), cao độ (độ cao thấp của chuỗi lời nói), phẩm chất ngôn thanh (khàn, trong, rè, the thé, ồm ồm) ; các yếu tố xen ngôn thanh nhƣ ậm ừ, à, ờ, v.v. ; im lặng cũng đƣợc coi là một hình thức giao tiếp. Ngoại ngôn gồm ba loại: ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể), ngôn ngữ vật thể (object language) và ngôn ngữ môi trƣờng. Ngôn ngữ cử chỉ (body language; ngôn ngữ cơ thể) bao gồm các động tác của cơ thể tức là các hoạt động của các bộ phận cơ thể con ngƣời nhƣ động tác của mắt, của miệng, của lƣỡi, của tay, của chân,… Ví dụ: bậm môi thƣờng thể hiện thái độ âm tính nhƣ tức giận, thất vọng, mất tinh thần; mím môi thể hiện đang phải suy nghĩ cân nhắc để lựa chọn; động tác hai môi run lên có thể đang rơi vào trạng thái bất ngờ, có thể là lo sợ hoặc cảm động. 22
  • 32. Ngôn ngữ vật thể (object language) gồm các vật thể sở hữu trên ngƣời : trang phục (quần áo, giày dép, nơ, cà vạt, dây lƣng,..); trang sức (nhẫn, hoa tai,…); phụ kiện (đồng hồ, túi xách, kính,..); phƣơng tiện (ô tô, xe máy, xe đạp ...); trang điểm (màu mắt, màu môi, đậm nhạt,…); mùi nhân tạo (nƣớc hoa, dầu gội tóc,…), v.v. Ngôn ngữ môi trƣờng ( environmental language) gồm môi trƣờng giao tiếp nhƣ địa điểm giao tiếp, thời gian diễn ra giao tiếp, khoảng cách giữa các đối tƣợng tham gia giao tiếp (gần hay xa), v.v. Khi giao tiếp, ngƣời ta có thể: hoặc chỉ dùng ngôn từ, hoặc chỉ dùng phi ngôn từ hoặc kết hợp cả hai. Điều đáng lƣu ý là, xét trong mối tƣơng quan giữa lời và phi lời thì yếu tố phi lời đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngôn từ. Chẳng hạn, theo Hall (1959) 60% giao tiếp của con ngƣời thuộc về phi ngôn từ; Harison (1965) cho rằng, trong giao tiếp trực diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội là đƣợc truyền tải bằng ngôn từ; Mehrabien và Wiener thì cho rằng, yếu tố lời chiếm 35%, còn phi lời chiếm tới 65% và 93% ý nghĩa xã hội gắn kết với phi ngôn từ. Nhƣ vậy, có thể hình dung giao tiếp ngôn ngữ bằng lời và phi lời là nhƣ sau: Giao tiếp bằng lời / ngôn từ Các yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ nhƣ từ vựng, ngữ (verbal pháp, ngữ âm. communication) Các đặc tính tốc độ (độ nhanh chậm của chuỗi lời ngôn thanh nói), cao độ (độ cao thấp của chuỗi lời nói), phẩm chất ngôn thanh Giao tiếp (khàn, trong, rè, the thé, ồm ồm). cận ngôn từ Các yếu tố xen ậm ừ, à, ờ, v.v. (paralanguage) ngôn thanh Im lặng Ngôn ngữ cử các động tác của cơ thể tức là các Giao tiếp phi chỉ / cơ thể hoạt động của các bộ phận cơ thể ngôn từ/ phi lời (body con ngƣời nhƣ: động tác của mắt, (nonverbal language) của miệng, của lƣỡi, của tay, của communication) chân, v.v. giao tiếp Ngôn ngữ vật gồm các vật thể sở hữu trên ngƣời : 23
  • 33. ngoại ngôn thể (object trang phục (quần áo, giày dép, nơ, (extralanguage) language) cà vạt, dây lƣng,..); trang sức (nhẫn, hoa tai,…); phụ kiện (đồng hồ, túi xách, kính,..); phƣơng tiện (ô tô, xe máy, xe đạp ...); trang điểm (màu mắt, màu môi, đậm nhạt,…); mùi nhân tạo (nƣớc hoa, dầu gội tóc,…) Ngôn ngữ môi môi trƣờng giao tiếp nhƣ địa điểm trường giao tiếp, thời gian diễn ra giao tiếp, (environmental khoảng cách giữa các đối tƣợng language) tham gia giao tiếp (gần hay xa), v.v. 1.2.1.3 Sự kiện giao tiếp Giao tiếp trong xã hội có khuynh hƣớng đƣợc phân loại theo sự kiện (events) hơn là một chuỗi diễn ngôn, với ít hay nhiều những ranh giới đƣợc xác định giữa chúng và những quy ƣớc hành vi khác nhau phù hợp cho mỗi loại sự kiện. Các ranh giới xác định sự kiện giao tiếp phổ biến nhất là khi có sự thay đổi chủ đề, thành viên, mục đích giao tiếp, hay biến thể giao tiếp. Nói nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khang:“Sự kiện giao tiếp (speech event) là đơn vị miêu tả cơ bản trong nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ” [41, 353].Trong bất kì tình huống giao tiếp nào, các hoạt động tƣơng tác đƣợc thể hiện trong sự kiện giao tiếp phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Vì vậy, ngƣời tham gia giao tiếp phải có năng lực nhận diện sự kiện giao tiếp hay nói khác đi là nhận diện đƣợc sự tham gia và chi phối của các nhân tố giao tiếp. Có nhiều quan điểm về sự kiện giao tiếp, song từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, quan điểm của D. Hymes đƣợc xem là điển hình hơn cả. Để giúp các nhà nghiên cứu về giao tiếp lập khung các sự kiện giao tiếp và những gì diễn ra trong đó, D. Hymes đã đề nghị một cấu trúc dân tộc học liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ và đƣợc chấp nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu, bao gồm 8 thành tố đƣợc viết tắt bằng 8 chữ cái làm thành từ S.P.E.A.K.I.N.G. Đó là:chu cảnh/thoại trƣờng (setting and scence, S); ngƣời tham dự/tham thể (participants, P); mục đích (end, E); chuỗi hành động ngôn từ (acts sequence, A), phƣơng thức (key, K); phƣơng tiện (instrumentalities, I); chuẩn tƣơng tác và chuẩn giải thích (norm of interraction and interpretation N); thể loại (genres; G) (dẫn theo Nguyễn Văn Khang [41, 353]). 24
  • 34. Chu cảnh (Setting and Scence: S): Là nhân tố gồm hai tiểu nhân tố là: khung cảnh và hiện trƣờng. Khung cảnh chỉ thời gian và địa điểm diễn ra giao tiếp tức chu cảnh vật lí cụ thể (physical cirumstances). Hiện trƣờng chỉ hoàn cảnh tâm lí hoặc giới hạn về mặt văn hóa của hoạt động giao tiếp (nhƣ trƣờng hợp chính thức - phi chính thức, quy thức - phi quy thức). Trong một khung cảnh nhất định ngƣời giao tiếp có thể tự do thay đổi hiện trƣờng. Ví dụ: Người đàn bà làm thuê rên lên một tràng thật dài, đau đớn như một lời tự thú, quỳ phục xuống vừa nói vừa khóc nức lên: Lạy ông cháu có tội. Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu. Ông đừng đuổi cháu! Vì muốn được ở lại hầu hạ ông, nên cháu mới dại dột nghĩ ra thế! Vì mấy hôm nay cô Đào muốn đuổi cháu đi, lúc nào cũng lườm cũng nguýt cháu, nên cháu mới phải đội lốt ma, đội lốt bà nhà để gia đình đừng đuổi cháu! Người đàn bà quệt nước mắt, rồi sán đàn ôm lấy chân ông Hàm, càng nức nở: Xin ông làm phúc làm đức đừng đuổi cháu. Cháu xin làm con tôi con đòi hầu hạ ông suốt đời! Thôi chị cứ ớ đây! Mọi việc ở nhà này là tôi quyết định. Tôi thấy chị cũng biết làm ăn. Ông Hàm vừa nói vừa cúi xuống gỡ tay người đàn bà. Giời ơi thế thì cháu đội ơn ông! Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời! Nước mắt chị ta rơi lã chã xuống đầu gối ông Hàm. Em thương ông! Em sẽ hầu hạ ông? - Người đàn bà vừa nói vừa khóc, vừa thở hào hển, rồi chị rên lên như mê sảng. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trƣờng, tr.217) Trong khung cảnh giao tiếp tại nhà (buồng ngủ) và đêm tối, nhân vật chị Bé (ngƣời giúp việc) đã tiến hành một hoạt động giao tiếp với ông Hàm (ông chủ). Hoạt động giao tiếp này, có đích là chị Bé muốn xin ông chủ tha thứ những việc làm sai trái của mình. Để thực hiện mục đích ấy chị Bé đã dùng một hành động ngôn ngữ cầu khẩn, van xin: “Cháu cắn rơm cắn cỏ van ông ông tha cháu”, “Xin ông làm phúc làm đức đừng đuổi cháu ”. Sau lƣợt lời có vẻ nhẹ nhàng của ông chủ, chị Bé nhận ra đƣợc tâm lí của ông chủ và đã lập tức thay đổi hiện trƣờng giao tiếp (chuyển từ van xin, có sự phân biệt khoảng cách, vị thế sang gần gũi, thân mật). Ta nhận ra điều này qua hành động ngôn ngữ hứa hẹn, thề thốt: “Em đội ơn ông! Em sẽ phục dịch ông suốt đời! Em thương ông! Em sẽ hầu hạ ông.” Sở dĩ có sự chuyển đổi này là do nhân vật giao tiếp (chị Bé) đã ý thức rất rõ về hiện trƣờng giao tiếp. Chị ta hiểu rằng ông Hàm đang do 25
  • 35. dự và có thể bị chị ta thuyết phục nên chị ta thay đổi cách xƣng hô để đạt đƣợc đích giao tiếp. Đây cũng là việc thƣờng thấy ở những nhân vật giao tiếp có sự nhạy cảm. Nói cách khác, chu cảnh chính là hoàn cảnh giao tiếp. Đó là những điều kiện về mặt không gian, thời gian xã hội diễn ra cuộc giao tiếp. Đây cũng là một nhân tố phức tạp ảnh hƣởng rất đến cuộc giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hai loại là hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ gƣời tham dự (Participants:P): Các câu hỏi cơ bản để mô tả về ngƣời tham dự là: ai đang tham gia vào sự kiện giao tiếp? Họ đƣợc tổ chức nhƣ thế nào? Ngƣời tham dự giữ bốn vai là: ngƣời nói (addressor), ngƣời nghe (listener), ngƣời phát ngôn (speaker), ngƣời thụ ngôn (addressee). Trong giao tiếp, những ngƣời giao tiếp có thể phối hợp vai một cách linh hoạt speaker – listener; addressor – addressee; sender – receiver. Trong trƣờng hợp giao tiếp là cặp đôi thì sự kết hợp vai một bên là ngƣời nói, một bên là ngƣời nghe (addressor – listener). Trong các buổi diễn thuyết thì ngƣời diễn thuyết là ngƣời phát ngôn, còn đối tƣợng của diễn thuyết là khán thính giả chính là ngƣời thụ ngôn(speaker – addressee). Ngƣời nói và ngƣời nghe là những ngƣời nắm đƣợc các quy tắc giao tiếp, cụ thể là các quy tắc về mặt phát ngôn và nhận ngôn. Ví dụ: [2] - Lạy cậu, cậu tha cho. Có gì tôi không biết xin cậu cứ bảo Thế sao tao bảo có gì không, mày lại cậy có giấy của ông nghị mày. Ông nghị mày oai lắm thế à? Vâng, quả thật tôi không biết. Quả cái thằng bố mày. Thế mày tưởng mày lờ bố mày mà mày lọt quan à? (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.59) Đây là giao tiếp giữa anh Pha và tên lính canh cửa quan. Trong giao tiếp này, các nhân vật tham gia ý thức đƣợc vị trí của mình nên đã có những cách thức giao tiếp phù hợp. Vì ý thức đƣợc mình là vai dƣới nên nhân vật Pha đã có cách xƣng hô nhún nhƣờng, hạ mình xuống, còn tên lính canh cửa thì có cách xƣng hô của kẻ trên. Có thể nói, ngƣời tham dự chính là nhân tố nhân vật giao tiếp, bao gồm: ngƣời nói và ngƣời nghe. Ngƣời nói (vai nói) là ngƣời phát tin, ngƣời nghe (vai nghe) là ngƣời nhận tin. Quá trình ngƣời nói nói ra gọi là quá trình phát tin. Trong hoạt động giao tiếp ngƣời nói chỉ là một, còn ngƣời nghe có thể là một hoặc là nhiều. Vai nói và vai nghe có thể thay đổi nhau trong một cuộc giao tiếp. Tất cả những đặc điểm của ngƣời nói và ngƣời nghe đều có ảnh hƣởng và sự chi phối nhất định đến quá trình giao tiếp. 26
  • 36. Nếu coi xã hội là cơ cấu tổ chức thì con ngƣời là một thực thể đa chức năng với nhiều vai xã hội trong cơ cấu tổ chức đó. Tuy nhiên, con ngƣời với năng lực ngôn ngữ của mình khi tham gia giao tiếp không phải bao giờ cũng mang toàn bộ vai xã hội vào thành vai giao tiếp. Ngƣời tham gia giao tiếp gồm ngƣời nói và ngƣời nghe luân chuyển cho nhau, đƣợc gọi là vai giao tiếp. Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp có sự phân vai cho nhau: “Vai phát diễn ngôn, tức là vai nói (viết), kí hiện Sp1 (speaker 1) và vai tiếp nhận diễn ngôn, tức nghe (đọc), kí hiệu Sp2 (speaker 2). Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luân chuyển, Sp1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại.” [9, 15] Ngoài ra, khi tham gia giao tiếp, các nhân vật giao tiếp không chỉ đơn thuần là sự cố định vai ngƣời nói và vai ngƣời nghe mà sự định vai của các nhân vật giao tiếp chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ nhƣ: quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế,... Trên thực tế, con ngƣời luôn luôn có nhiều mối quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp ngƣời, loại ngƣời khác nhau. Vì vậy, mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội phản ánh quan hệ ứng xử của cá nhân đó. Nói nhƣ Nguyễn Thiện Giáp: “một số nhân tố đã được thiết lập trước đối với giao tiếp và đó là những nhân tố khách quan bên ngoài. Chúng gồm vị trí tương đối của các tham thoại. Vị thế đó dựa vào những giá trị xã hội liên quan đến tuổi tác, giới tính và cương vị xã hội. Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp”. [20, 405] Tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng “Là một thực thể đa chức năng, mỗi một người có rất nhiều vai từ ở trong gia đình đến ra ngoài xã hội… Tất cả những quan hệ đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất nhiều vai khác nhau” [41, 357-371]. Trong mỗi cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp căn cứ vào sự kiện giao tiếp để lựa chọn cho mình một vai giao tiếp phù hợp và tiến hành cuộc giao tiếp. Quá trình giao tiếp, mỗi nhân vật phải tự duy trì và điều chỉnh hành vi giao tiếp để cuộc giao tiếp thành công – hay đó chính là năng lực ứng xử của các vai trong giao tiếp. Trong các cuộc giao tiếp, nhân vật giao tiếp là những ngƣời tham gia, sử dụng ngôn ngữ và dùng ngôn ngữ để tạo ra các diễn ngôn nhằm truyền đạt thông tin hiệu quả. Khi tƣơng tác với nhau, giữa các nhân vật tạo ra các mối quan hệ. Các quan hệ đƣợc tạo ra là: 27
  • 37. quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên nhân. Quan hệ vai giao tiếp định ra giữa các nhân vật có sự phân định vai phát/ vai nói (viết) và vai nhận/ vai nghe (đọc). Quan hệ liên nhân thể hiện: vị thế xã hội/ quyền uy, mức độ thân cận/ khoảng cách và tình cảm giữa các vai giao tiếp trong quá trình giao tiếp. Mục đích (End: E): chỉ kết quả đạt đƣợc theo sự mong đợi định sẵn của hoạt động giao tiếp và mục đích cá nhân của ngƣời tham dự. Nói cách khác, nó là đích mà các nhân vật giao tiếp hƣớng tới trong một cuộc giao tiếp. Giao tiếp hƣớng tới nhiều đích khác nhau nhƣng đích truyền cảm, đích hành động và đích thuyết phục là ba đích thƣờng đƣợc hƣớng đến. Tuy tồn tại song song nhƣng mức độ của ba đích này không đồng đều. Có những giao tiếp tác động đến nhận thức là chủ yếu, nhƣng có những giao tiếp tác động đến hành động là chủ yếu. Chuỗi hành động ngôn từ (Act sequence; A): chỉ hình thức và nội dung của cuộc giao tiếp. Chẳng hạn, dùng từ ngữ gì, mối quan hệ gì, lời định nói và cách biểu đạt nhƣ thế nào với thoại đề, v.v. Ví dụ, chuỗi hành động của hội đàm khác với nói chuyện phiếm, khác với trò chuyện trong tiệc rƣợu. Lí do là, phong cách giữa chúng khác nhau và nội dung trao đổi, nói chuyện cũng khác nhau. Khi miêu tả chuỗi, các hành động giao tiếp thƣờng đƣợc xác định thông qua chức năng của chúng, nêu ra cùng với ví dụ đại diện về hình thức và nội dung thông điệp. Phương thức (Key; K): là yếu tố chỉ ngữ điệu, cách thức, tinh thần chứa đựng trong thông tin đó. Chẳng hạn ta có các phƣơng thức: trêu chọc hay nghiêm túc, chân thành hay châm biếm, thân thiện hay thù địch, thông cảm hay đe dọa, chiếu lệ hay cẩn thận. Cùng một nội dung giao tiếp, nhƣng sử dụng các phƣơng thức truyền đạt khác nhau thì hàm ý truyền đạt có thể khác nhau. Phương tiện (Instrumentalities; I): Phƣơng tiện chỉ kênh giao tiếp (channel) nhƣ nói, viết, điện báo, v.vhoặc hình thức giao tiếp (form of speech), đó là việc vận dụng ngôn ngữ, phƣơng ngữ, phong cách. Chuẩn tương tác và Chuẩn giải thích (Norm of interaction and Norm of interpretation; N): Chuẩn tƣơng tác thuộc về ngƣời nói, chuẩn giải thích thuộc về ngƣời nghe. Đó là khung chung để ngƣời nói lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với đối tƣợng giao tiếp và ngƣời nghe lí giải phát ngôn cũng phải phù hợp. Chuẩn này bao gồm kiến thức chung, tiền giả định về văn hóa, những hiểu biết chung cho phép đạt đƣợc những diễn đạt và suy diễn cụ thể về những gì cần hiểu, những gì có thể bỏ qua, không cần chú ý 28
  • 38. tới. Đó là thông tin nền tảng về cộng đồng giao tiếp và văn hóa cần có để hiểu đƣợc sự kiện giao tiếp. Thể loại (Genres; G): Thể loại ở đây là loại hình của sự kiện giao tiếp nhƣ độc thoại, kể chuyện, hội thoại, ngâm thơ, bài giảng, chào hỏi,… Mỗi thể loại sẽ thích hợp với từng trƣờng hợp giao tiếp cụ thể. Trên đây là tám nhân tố đƣợc D. Hymes đề cập đến khi nghiên cứu về sự kiện giao tiếp. Tuy nhiên, hoạt động giao tiếp của con ngƣời vốn dĩ hết sức phức tạp. Trong các cuộc giao tiếp khác nhau, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xác định đƣợc rõ ràng 8 yếu tố trên trong mọi sự kiện giao tiếp, nhƣng chúng luôn tiềm ẩn. Điều quan trọng là cần nhận ra đƣợc đâu là yếu tố chính, mang tính chi phối và đâu là yếu tố phụ, cũng nhƣ là những mối tƣơng liên giữa chúng. Thông thƣờng khi sự kiện giao tiếp diễn ra, ngƣời tham gia giao tiếp có cùng các thuộc tính văn hóa-xã hội có thể khó nhận ra đƣợc tính đặc thù của một số yếu tố. Nhƣng ở bối cảnh liên văn hóa, những yếu tố khác biệt sẽ trở nên rõ ràng hơn, nhất là những khác biệt trong trình tự hành động ngôn từ và chuẩn giải thích. 1.2.1.4 Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp Nói nhƣ tác giả Nguyễn Văn Khang, giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, và suy cho cùng, ngôn ngữ sinh ra chẳng để làm gì ngoài thực hiện chức năng giao tiếp. Giao tiếp đƣợc xem nhƣ là một quá trình vận dụng và lựa chọn ngôn ngữ. Từ đó tác giả đã đƣa ra quan niệm về sự lựa chọn ngôn ngữ nhƣ sau: “Sự vận dụng ngôn ngữ thực tế là một quá trình lựa chọn ngôn ngữ (language choice). Nói cách khác, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, người sử dụng không ngừng lựa chọn, vì thế, lựa chọn được coi là một trong những bản chất của việc sử dụng và lí giải ngôn ngữ‟‟ [41, 372]. Sự lựa chọn đƣợc tiến hành ở tất cả tầng bậc của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,... Tùy vào sự chi phối của các nhân tố giao tiếp mà sự lựa chọn đƣợc diễn ra ở tầng diện nào. Và bất luận ở tầng diện nào thì mỗi sự lựa chọn cũng đều tạo ra một sự biến đổi nhất định. Không thể phủ nhận, sự biến đổi dù nhỏ ở bất kì một tầng diện nào đều tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu sắc. Sự lựa chọn ngôn ngữ đƣợc diễn ra theo hai cách: cách có ý thức theo ý chủ quan của ngƣời giao tiếp và cách vô thức, ngoài ý định chủ quan của ngƣời giao tiếp. Theo đó, có hai quá trình lựa chọn: lựa chọn không đánh dấu (sự lựa chọn mang tính ngữ cảnh) và lựa chọn đánh dấu (sự lựa chọn mang tính chiến lƣợc). Tuy nhiên, thực 29