SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY CHÍNH
SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN QUỲNH PHỤ
SINH VIÊN THỰC HIỆN :NGUYỄN PHÚ NHẤT
MÃ SINH VIÊN :A14177
CHUYÊN NGÀNH :TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
HÀ NỘI 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY CHÍNH
SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN QUỲNH PHỤ
Giáo viên hƣớng dẫn : Phạm Thị Bảo Oanh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú Nhất
Mã sinh viên : A14177
Chuyên ngành : Tài Chính- Ngân Hàng
HÀ NỘI 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong 10 năm hoạt động, sự chỉ đạo của Ban đại diện Hội đồng quản trị (BDD
HĐQT) Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quỳnh Phụ đối với hoạt động
của NHCSXH luôn nhận đƣợc sự quan tâm của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự
quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự
phối hợp trách nhiệm, nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện, các tổ
chức chính trị- xã hội nhận dịch vụ ủy thác, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp ủy,
chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn.
Trong quá trình tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp về: “Hoàn thiện công
tác cho vay chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ”.
Đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là sự giúp đỡ của
đồng chí Giám Đốc Lê Hải Vũ, đã giúp tôi cung cấp cho tôi các số liệu về hoạt động
cho vay chính sách trên địa bàn huyện, các chỉ tiêu cho vay, số dƣ nợ trong 3 năm
2011, 2012, 2013... Xin gửi lời cám ơn chân thành tới cán bộ, công nhân viên đang
làm việc tại Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ.
Bên cạnh sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng huyện là sự giúp đỡ của Giáo viên
hƣớng dẫn Phạm Thị Bảo Oanh, để có một bài khóa luận hoàn chỉnh thì sự tận tình,
nhiệt huyết, mong mỏi sự thành công của sinh viên làm khóa luận là một yếu tố không
thể thiếu. Cô luôn là ngƣời giải đáp tất cả những khó khăn khi tôi thực hiện bài khóa
luận. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Cô.
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...................................................................................1
1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách xã hội....................................1
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội. .....................................................1
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng chính sách.................................................................2
1.1.3. Vai trò của ngân hàng chính sách.....................................................................3
1.2. Một số vấn đề cơ bản về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã
hội. ..............................................................................................................................4
1.2.1. Khái niệm về cho vay chính sách. .....................................................................4
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay chính sách.....................................................4
1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay chính sách. ...................................................6
1.2.4. Đối tƣợng cho vay Chính Sách. .........................................................................9
1.2.5. Các phƣơng thức cho vay Chính Sách............................................................10
1.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. ...........11
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách.....................................11
1.3.2. Các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay chính sách...............................17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ.....................................................23
2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ...................23
2.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ..................23
2.1.2. Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ...24
2.2. Một số quy định về cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện Quỳnh Phụ........................................................................................................25
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay. ....................................................................25
2.2.2. Đối tƣợng cho vay .............................................................................................28
2.2.3. Phƣơng thức cho vay........................................................................................29
2.2.4. Quy trình cho vay chính sách. .........................................................................30
2.2.5. Các sản phẩm cho vay chính sách...................................................................33
2.3. Tình hình cho vay Chính Sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ giai đoạn
2011-2013......................................................................................................................34
2.3.1. Khái quát chung về tình hình cho vay chính sách của ngân hàng chính sách
xã hội huyện Quỳnh Phụ giai đoạn năm 2011- 2013................................................34
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách tại Ngân hàng chính
sách huyện Quỳnh Phụ giai đoạn năm 2011- 2013...................................................39
Thang Long University Library
2.3.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội
huyện Quỳnh Phụ........................................................................................................45
3.1. Định hƣớng cho vay chính sách của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện
Quỳnh Phụ....................................................................................................................56
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại
ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. .....................................................58
3.2.1. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ..............................58
3.2.2. Đối với Hội, đoàn thể các cấp ..........................................................................61
3.2.3. Đối với Tổ TK&VV ..........................................................................................62
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................63
3.3.1. Kiến nghị đối với UBND xã và thôn/ấp ..........................................................63
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng chính sách Tỉnh Thái Bình.....63
3.3.3. Đối với Ngân hàng chính sách huyện Quỳnh Phụ.........................................64
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BĐD HĐQT Ban Đại diện Hội Đồng Quản Trị.
DSCVCS Doanh số cho vay chính sách.
DNCVQH Dƣ nợ cho vay quá hạn.
DNCVCSBQ Dƣ nợ cho vay chính sách bình quân.
DSTNCVCS Doanh số thu nợ cho vay chính sách.
HĐND Hội Đồng Nhân Dân.
NHCSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.
NXCVCS Nợ xấu cho vay chính sách.
TT&VV Tiết kiệm và vay vốn .
TLCVCS Thu lãi cho vay chính sách.
UBND Ủy Ban Nhân Dân.
QĐ- TTg Quyết định của Thủ Tƣớng Chính phủ.
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo.
Bảng 1.2 Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về một số chỉ tiêu.
Đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH huyện Quỳnh phụ
(Giai đoạn năm 2003-2012).
Bảng 1.3 Kết quả ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội.
Bảng 2.1: Tình hình doanh số cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013
Bảng 2.2: Doanh số thu hồi nợ cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013
Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bƣớc sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hƣớng đẩy nhanh tăng
trƣởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn và hàng loạt các biện pháp mạnh đƣợc thực thi.
Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc
tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trƣởng kinh tế tại khu vực này đang
gặp trở ngại. Kinh tế xã hội nƣớc ta trƣớc bối cảnh thế giới có những thuận lợi, nhƣng
cũng không ít rủi ro, thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lƣờng.
Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc giải quyết triệt để, những yếu kém nội
tại của nền kinh tế chậm đƣợc khắc phục. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ xác định
đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2014 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế. Đảm bảo anh sinh xã hội và phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân… ”
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm
tới vấn đề xóa đói giảm nghèo. Vì vậy Chính phủ đã hình thành một chƣơng trình quốc
gia về xóa đói giảm nghèo, thực hiện xã hội hóa, đa dạng các kênh huy động vốn và hỗ
trợ mọ mặt cho các hộ nghèo. Từ cuối năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập
riêng một định chế tài chính để hỗ trợ vốn tín dụng cho ngƣời nghèo, đó là Ngân hàng
phục vụ ngƣời nghèo Việt Nam, có mạng lƣới trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nƣớc,
thực hiện chức năng của Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo trƣớc đó.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội đến cuối năm
2011, cả nƣớc có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo
trên 50%. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ƣu
tiên phát triển kinh tế vùng này, nhƣng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của
đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình
quân cả nƣớc. Do vậy, xóa đói giảm nghèo là chủ chƣơng lớn nhất của Đảng và Nhà
nƣớc và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội,
của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả nguồn lực của từng địa phƣơng, nhất là sản
xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội bền
Thang Long University Library
vững. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn
đấu vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công
của công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Thái Bình là một tỉnh nhỏ gồm có bẩy huyện, trong đó huyện Quỳnh Phụ cũng là
một huyện nghèo, với số hộ nghèo và cận nghèo lớn. Đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát
sao của Đảng, Nhà nƣớc, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, UBND tỉnh, ngân
hàng chính sách xã hội, cùng các hội, đoàn thể, Thái Bình quyết tâm thực hiện công
cuộc xóa đói giảm nghèo, Quỳnh Phụ đã có những bƣớc tiến nhất định trong công
cuộc đó. Huyện Quỳnh Phụ có tỷ lệ hộ cận nghèo và số hộ cận nghèo giảm 0,18%,
tƣơng đƣơng với 93 hộ. Bên cạnh đó thực hiện nhiều buổi tập huấn đã góp phần nâng
cao kiến thức về công tác giảm nghèo cho đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông
dân cấp cơ sở; bổ sung những thông tin về mục tiêu giảm nghèo, kinh nghiệm thực
hiện công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc cho hộ nghèo, hộ
cận nghèo cho Chủ tịch Hội Nông dân, từ đó tạo điều kiện để chia sẻ, truyền đạt thông
tin đến từng hội viên Hội Nông dân và đến cộng đồng, giúp ngƣời nghèo, ngƣời cận
nghèo tiếp cận với hệ thống chính sách ngày càng thuận lợi. Tạo điều kiện để các học
viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giúp nông dân vƣợt nghèo và làm
giàu chính đáng của các cấp Hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch
thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.
Công tác cho vay hộ chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đã và đang
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa trong việc hoạt
động, giải ngân đúng đối tƣợng, mở rộng thêm các đối tƣợng muốn vay vốn, tạo mô
hình có chiều sâu hơn nữa, do đó dƣới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Phạm Thị Bảo
Oanh, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác cho vay chính sách của ngân
hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
chƣơng trình đào tạo bậc đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu, khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu chính
nhƣ sau:
Làm rõ cơ sở lý luận về cho vay chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ.
Phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng cho vay chính sách tại NHCSXH huyện
Quỳnh Phụ, từ đó nêu rõ nguyên nhân và hạn chế trong cho vay chính sách tại ngân
hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ.
Từ những nguyên nhân và hạn chế đó, đề tài sẽ đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện
công tác cho vay của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã
hội.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Quỳnh phụ giai đoạn năm 2011- 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu xong chủ yếu là phƣơng pháp:
Phương pháp thống kê: Thống kê các thông tin, số liệu về tình hình cũng nhƣ chất
lƣợng cho vay chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ nhƣ: số hộ gia đình thoát
ngƣỡng nghèo, số học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn, số hộ gia đình chính sách đƣợc
cấp vốn kinh doanh…
Phương pháp so sánh: Là phƣơng pháp sử dụng các số liệu của từng thời kỳ, từng
giai đoạn nghiên cứu để làm rõ hoạt động cho vay chính sách của NHCSXH huyện
Quỳnh Phụ.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phƣơng pháp đánh giá lại tình hình cũng nhƣ
chất lƣợng cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện Quỳnh Phụ.
Tìm ra những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của hạn chế đó từ đó đƣa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Quỳnh Phụ.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt thì
kết cấu của khóa luận bao gồm ba chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách
xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách Xã hội huyện
Quỳnh Phụ
Thang Long University Library
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay chính sách tại Ngân
hàng Chính sách Xã hội huyện Quỳnh Phụ
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CHÍNH SÁCH CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách xã hội.
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội.
Theo luật các tổ chức tín dụng đƣợc sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X kỳ họp thứ 10 thì:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó: “hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Trong đó, ngân hàng chính sách cũng là một loại hình ngân hàng, đƣợc thực hiện đầy
đủ các hoạt động của ngân hàng, song mục đích hoạt động của ngân hàng chính sách
khác với các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng chính sách
đƣợc thành lập để cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các đối tƣợng chính sách theo quy
định của Pháp luật. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc. Ngân
hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban
hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê,
báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ
nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi
để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn
lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói,
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nƣớc mạnh - dân chủ -
công bằng - văn minh.
Do vậy, ta có thể hiểu: “Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng
đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, trong đó hoạt động chủ yếu
là việc sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế để cấp
tín dụng cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác theo quy định của Nhà
nƣớc”.
Thang Long University Library
2
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng chính sách.
Được thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh ngân hàng: NHCSXH cũng là loại
hình ngân hàng nên nó đƣợc thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, các hoạt động thanh toán, phát hành thẻ. Việc nhận tiền
gửi và cho vay của ngân hàng cũng là cầu nối để mang nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội tới những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
tiêu dùng… Bên cạnh đó, việc nhận tiền gửi và cho vay của ngân hàng cũng tạo ra thu
nhập cho ngân hàng để duy trì hoạt động của mình. Các dịch vụ của ngân hàng chính
sách cũng phát triển theo đó là hoạt động thanh toán và phát hành thẻ.
Đối tượng cho vay là khách hàng chính sách theo quy định của Pháp luật: Các đối
tƣợng chính sách đƣợc vay theo quy định nhƣ: Cho vay hộ nghèo, cận nghèo, cho vay
với đối tƣợng đi xuất khẩu lao động, đối tƣợng là học sinh, sinh viên, đối tƣợng vay để
giải quyết việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay giải quyết vấn đề nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng nông thôn. Đƣợc thành lập với mục hoạt động là phục vụ ngƣời
nghèo, bên cạnh đó là các đối tƣợng chính sách khác, tiêu chí hàng đầu của ngân hàng
chính sách xã hội là công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện
đời sống, vệ sinh, nƣớc sạch nông thôn. Đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi tín dụng là đối
tƣợng có hoàn cảnh khó khăn theo quy định, mong muốn vƣơn lên.
Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: NHCSXH là cầu nối chính sách có chức
năng giải ngân nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, Chính phủ, các tổ chức kinh tế khác
trong xã hội tới các đối tƣợng chính sách giải quyết các vấn đề anh sinh xã hội, xóa đói
giảm nghèo, vệ sinh nƣớc sạch nông thôn… Do vậy NHCSXH hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, mà chủ yếu là cầu nối tín dụng để thực hiện các chính sách xã hội,
thông qua đó, giúp Nhà nƣớc đạt đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra.
Được hưởng một số đặc quyền do nhà nước quyết định: Ngân hàng chính sách
thƣớng là một ngân hàng của Nhà nƣớc nên nguồn vốn điều lệ của ngân hàng chính
sách là do Nhà nƣớc cấp, bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của ngân hàng chính sách xã
hội là thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc do vậy NHCSXH đƣợc Nhà nƣớc đảm
bảo khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%. Ngân hàng
không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và đƣợc miễn thuế và các khoản phí phải nộp
3
cho ngân sách Nhà nƣớc. Do đặc điểm của NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận nên việc đƣợc miễn các khoản thuế, phí và lệ phí.
Thường hoạt động cho vay theo mô hình tổ hội: Đây là mô hình cho vay gián tiếp,
đối tƣợng vay chính sách không cần tới trực tiếp ngân hàng mà thông qua các tổ hội
nơi thƣờng trú để làm thủ tục xin vay. Các tổ hội cho vay nhƣ hội cựu chiến binh, hội
phụ nữ, hội nông dân… Thực tế, để nâng cao hiệu quả của việc vay vốn cũng nhƣ tiếp
xúc với nguồn vốn ƣu đãi thì mô hình hoạt động cho vay theo tổ hội hoạt động rất hiệu
quả. Bên cạnh đó, việc ngƣời dân và ngay bản thân ngân hàng cũng dễ dàng hơn, chủ
động hơn trong công tác tín dụng và cấp tín dụng. Theo đó, đối tƣợng chính sách có
nhu cầu vay vốn sẽ thông qua tổ hội để làm các thủ tục hành chính, trƣớc khi phê
duyệt cấp tín dụng. NHCSXH cũng thông qua các tổ, hội để đƣa ra thông báo, quyết
định, thời điểm, đối tƣợng giải ngân.
1.1.3. Vai trò của ngân hàng chính sách.
Tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp để phát triển kinh
tế xã hội và thoát nghèo: NHCSXH là cầu nối tín dụng nguồn vốn ƣu đãi của Nhà
nƣớc, các tổ chức kinh tế tới với hộ nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện
đời sống, đảm bảo an sinh xã hội… Từ những vấn đề mà ngƣời nghèo và các đối
tƣợng chính sách khác gặp phải, do đó ngân hàng chính sách ra đời với vai trò quan
trọng là giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cấp tín dụng ƣu đãi cho các đối tƣợng
chính sách.
Góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của
Quốc gia: Ngân hàng chính sách xã hội là cầu nối để Nhà nƣớc thực hiện các chính
sách xã hội thông qua kênh tín dụng. Nhận thấy nhu cầu vay vốn từ ngƣời nghèo và
các đối tƣợng chính sách khác là rất lớn. Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực
trong đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời nghèo và các đối
tƣợng chính sách khác vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện
đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo,
an sinh xã hội. Ngân hàng chính sách đã và đang là một kênh tín dụng giúp Chính phủ
thực hiện đƣợc các chính sách xã hội trên.
Thang Long University Library
4
1.2. Một số vấn đề cơ bản về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã
hội.
1.2.1. Khái niệm về cho vay chính sách.
Cho vay là việc bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho đối tƣợng khác (bên đi vay)
trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời gian thỏa
thuận và thƣờng kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên
bên cho vay đƣợc gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do vậy tín dụng phản ánh
mối quan hệ giữa hai bên: Một bên là ngƣời cho vay và một bên là ngƣời đi vay. Quan
hệ đƣợc ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả.
Mục tiêu của NHCS là nhận ủy thác cho vay ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng, các
tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong
và ngoài nƣớc đầu tƣ cho các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy mà cho vay chính sách là việc NHCSXH sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Nhà
nƣớc, hay có thể tự huy động, nhận ủy thác các nguồn vốn của chính quyền địa
phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế , các hội, các tổ chức phi
Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nƣớc để cho vay đối với các đối tƣợng chính
sách theo quy định với mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nƣớc mạnh- dân chủ- công bằng và văn minh. Trong
đó, NHCS giao hoặc cam kết giao cho ngân hàng đƣợc quyền sử dụng một khoản tiền
nhất định, để sử dụng vào mục đích xác định với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả nợ
gốc và lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay chính sách.
1.2.2.1. Đặc điểm của cho vay chính sách.
Chỉ cho vay đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước: Nguồn vốn ƣu đãi
của NHCSXH chỉ đƣợc áp dụng với đối tƣợng chính sách nhƣ: Học sinh, sinh viên, hộ
nghèo, đối tƣợng chƣa có việc làm, các vấn đề liên quan tới vệ sinh môi trƣờng, an
sinh xã hội. Là tổ chức tín dụng đƣợc thành lập với mục tiêu là ngân hàng phục vụ
ngƣời nghèo, do vậy ngân hàng chính sách chỉ phục vụ và cho vay đối với đối tƣợng là
đối tƣợng thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó với vai trò
và tiêu chí hoạt động là việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển
5
kinh tế, thì đối tƣợng cho vay chỉ áp dụng với đối tƣợng chính sách thuộc diện quy
định.
Chủ yếu sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để cho vay: NHCS là một trong
những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và
đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp
phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nƣớc mạnh- dân chủ- công bằng- văn minh. Do
vậy để thực hiện các mục tiêu trên thì NHCSXH chủ yếu thực hiện việc sử dụng nguồn
vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc để cho vay.
Lãi suất thấp: Mục tiêu cao đẹp của NHCSXH nhƣ ở trên đã đề cập tới, cộng với việc
đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán và tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% thêm
vào đó NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó lãi suất của các khoản
vay tƣơng đối thấp để hỗ trợ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trong việc
trả lãi.
Quy mô khoản vay nhỏ: Do các đối tƣợng vay là các đối tƣợng chính sách, khó khăn
về tài chính nên quy mô về khoản vay nhỏ, đủ để đáp ứng các nhu cầu của đối tƣợng
vay vốn.
Thời gian cho vay tương đối dài: Các đối tƣợng chính sách gặp khó khăn về tài chính,
có nhu cầu vay vốn để cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, sản xuất kinh doanh.
Do vậy việc hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng tƣơng đối khó khăn. Để khắc phụ
hạn chế này và hỗ trợ tối đa cho đối tƣợng chính sách, thời hạn của khoản vay tƣơng
đối dài để giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác hoàn trả khoản vay bao
gồm cả gốc và lãi đƣợc đảm bảo đầy đủ và nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân
hàng.
Thường áp dụng hình thức tín chấp:
Đối tƣợng vay vốn có thể nhận đƣợc khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế
chấp tài sản hay chịu bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền. Điều kiện để đƣợc
vay tín chấp là đối tƣợng vay đang sinh sống, hoặc cƣ trú dài hạn tại nơi mà đối tƣợng
chính sách xin vay. Đối tƣợng chính sách gặp khó khăn về tài chính, rất ít đối tƣợng có
tài sản đảm bảo khi đi xin vay vốn, do vậy ngân hàng thƣờng áp dụng hình thức cho
Thang Long University Library
6
vay tín chấp. Việc áp dụng hình thức này đƣợc ngân hàng kết hợp với các tổ hội thực
hiện một cách thận trọng, tránh xảy ra rủi ro tín dụng, cho vay nhầm đối tƣợng…
Chủ yếu cho vay thông qua tổ hội: Các tổ hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,
hội nông dân… Đây là hình thức cho vay gián tiếp, đối tƣợng chính sách có thể thông
qua các tổ hội này mà không cần tới NHCSXH để đƣợc xin vay vốn và giải ngân. Mô
hình này hoạt động phù hợp với việc cho vay phân tán tại các địa phƣơng. Các tổ hội ở
địa phƣơng là các đơn vị tiếp xúc thƣờng xuyên với các đối tƣợng chính sách, nắm bắt
đƣợc tình hình tài chính của các đối tƣợng, do vậy các tổ hội là cầu nối vô cùng hiệu
quả giữa ngân hàng và đối tƣợng vay vốn. Qua đó, đối tƣợng vay vốn thông qua tổ hội
để biết đƣợc những thông tin cần thiết khi thực hiện việc vay vốn, ngân hàng chính
sách cũng thông qua tổ hội để thông báo đối tƣợng đƣợc vay vốn, đối tƣợng không
đƣợc vay vốn, thời gian, địa điểm… của việc cấp tín dụng. Bên cạnh đó, khi ngân
hàng thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay, các tổ hội cũng là đơn vị thực hiện việc đôn
đốc các đối tƣợng chính sách hoàn thành trách nhiệm của mình.
1.2.2.2. Vai trò của cho vay chính sách.
Đối với người nghèo: Từ nguồn vốn của NHCSXH, hộ nghèo có điều kiện sửa chữa,
xây mới nhà ở, yên tâm sản xuất kinh doanh từng bƣớc ổn định và nâng cao chất lƣợng
cuộc sống.
Đối với nền kinh tế: Cho vay chính sách đã góp phần thúc đẩy kinh tế nhiều thành
phần phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cơ chế thị
trƣờng đƣợc hình thành, từng bƣớc phát triển tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong cả nƣớc, góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay chính sách.
1.2.3.1. Nguyên tắc cho vay chính sách.
Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn cũng nhƣ việc quản lý sử dụng nguồn vốn đúng
mục đích, đem lại hiệu quả thì NHCSXH áp dụng nguyên tắc cho vay:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích và cam kết trong hợp đồng tín dụng: Theo nguyên
tắc này thì mọi khoản vay của đối tƣợng chính sách phải đƣợc xác định trƣớc về mục
đích sử dụng. Bởi vậy, các đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn, trƣớc khi vay cần
7
trình bày với NHCS mục đích vay vốn, hay các bản kế hoạch, dự án sản xuất kinh
doanh, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét cho
vay (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay đối tƣợng kinh doanh nhỏ lẻ... ).
Việc đối tƣợng chính sách sử dụng nguồn vốn đúng với mục đích khi vay vốn vì chỉ có
thế thì chính sách và mục tiêu ban đầu mà Nhà nƣớc đặt ra mới đạt hiệu quả tối ƣu,
giải quyết đúng đối tƣợng, đúng mục đích. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay đúng
mục đích và cam kết trong hợp đồng tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn việc
sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó, từ đó tạo nguồn thu cho đối tƣợng vay vốn và sớm
hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng.
Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi: Hoàn trả là thuộc tính vốn có
của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay.
Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng tồn tại và phát triển, cũng
nhƣ đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng của ngƣời vay. Nguồn vốn cho vay của
NHCSXH chủ yếu là nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, bên cạnh đó còn là nguồn vốn
của các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, của các tổ, hội, các cá nhân trong và ngoài
nƣớc... do vậy, ngân hàng đòi hỏi ngƣời vay vốn phải hoàn trả cho ngân hàng đúng
hạn đầy đủ cả gốc và lãi. Để thực hiện nguyên tắc này trong quản lý vốn vay ngân
hàng phải xác định thời hạn cho vay, các kỳ hạn nợ của từng khoản cho vay, đồng thời
thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng.
Đối tƣợng chính sách vay vốn của ngân hàng với lãi suất ƣu đãi, lãi suất nhỏ hơn lãi
suất trên thị trƣờng. Việc đối tƣợng chính sách vẫn phải trả lãi cho ngân hàng do ngân
hàng sẽ lấy khoản lãi đó để bù đắp vào chi phí hoạt động của mình cũng nhƣ các chi
phí khác. Bên cạnh đó, việc thu lãi cũng tác động trực tiếp tới đối tƣợng đi vay tạo ra
nguồn thu để trả gốc và lãi, không trây ỳ trong việc hoàn trả gốc và lãi do lo sợ sinh
thêm lãi.
1.2.3.2. Điều kiện cho vay.
Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý: Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách
hàng là quan hệ đƣợc pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải đƣợc lập trên cơ sở quy định
của pháp luật. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tƣ cách pháp lý.
Vốn vay phải sử dụng hợp pháp: Vốn vay phải đƣợc sử dụng hợp pháp tức là không
vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đăng ký khi vay vốn. Khi
Thang Long University Library
8
khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản đó sẽ bị phong tỏa hoặc bị tịch
thu từ đó ảnh hƣởng tới khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra vốn vay
sử dụng bất hợp pháp thì tƣ cách pháp lý của khách hàng có thể bị mất đi do đó ảnh
hƣởng tới quan hệ tín dụng hợp pháp giữa ngân hàng và khách hàng.
Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay
đúng hạn đã cam kết: Khả năng tài chính của đối tƣợng vay vốn có thể hoàn trả đúng
hạn cả lãi và gốc đƣợc hay không là vấn đề đƣợc ngân hàng chính sách luôn quan tâm
tới, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn hợp pháp và đúng quy định theo nhƣ cam kết
vay vốn cũng đƣợc coi là điều kiện tiên quyết nếu các đối tƣợng chính sách muốn vay
vốn.
Khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả
(đối với đối tượng vay vốn là hộ kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp vay vốn vừa và
nhỏ): Mỗi cá thể, hộ kinh doanh, hay doanh nghiệp khi vay vốn để thực hiện việc kinh
doanh đều phải có phƣơng án sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng và hơn hết là dự án
khả thi, mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp và hộ kinh doanh đó. Từ việc kinh
doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo
đúng cam kết khi thực hiện việc vay vốn.
Khách hàng phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định: Đảm bảo tiền
vay là việc ngân hàng chính sách áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo
cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ cho khách hàng vay.Việc cho
vay tại ngân hàng chính sách đối với các đối tƣợng chính sách chủ yếu là cho vay tín
chấp, tuy nhiên đối với một số đối tƣợng nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn
cũng cần phải làm thủ tục đảm bảo tiền vay. Việc đảm bảo tiền vay giúp cho ngân
hàng tránh đƣợc những rủi ro khi cho vay, hơn nữa để ngƣời vay có trách nhiệm hơn
với khoản vay khi thực hiện kinh doanh. Khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản
hoặc đƣợc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối
với ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách có quyền lựa chọn tài sản đủ điều
kiện để đảm bảo tiền vay, lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng
vay. Tài sản đảm bảo tiền vay phải đƣợc xác định giá trị tại thời điểm kí kết hợp đồng
đảm bảo việc xác định tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay
của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Đối tƣợng cho vay
9
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng
đối với một doanh nghiệp và phải đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Đối tƣợng cho vay Chính Sách.
Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với những đối tƣợng chính sách
sau đây:
Hộ nghèo
Đối tƣợng khách hàng đƣợc vay vốn chủ yếu tại ngân hàng chính sách là ngƣời nghèo,
hộ nghèo theo quy định của Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501 nghìn đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã
hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Hộ cận nghèo
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, căn cứ Nghị quyết số
03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nƣớc năm 2010 đã đƣa ra chuẩn hộ cận nghèo theo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân
từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Các đối tượng chính sách khác: Ngoài hai đối tƣợng cho vay chủ yếu trewen, NHCS
còn cho vay các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn khác theo quy định từng thời kỳ của
Nhà nƣớc nhƣ: HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đối tƣợng vay giải quyết việc làm, đối
tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012, đối tƣợng là các
huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn
2009 - 2020 theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009, đối tƣợng vay giải quyết
vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng
khó khăn, thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại vùng khó khăn, hộ nghèo xây dựng
chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP, hộ
Thang Long University Library
10
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định
167/2008/QĐ-TTg, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long
theo Quyết định 74/QĐ-TTg, hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-
TTg, cho vay đối tƣợng có nhà ở vùng thƣờng xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu
Long, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao
động là ngƣời sau cai nghiện ma túy, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tƣợng vay có dự án
phát triển ngành lâm nghiệp, đối tƣợng vay có dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên
Quang, đối tƣợng vay có dự án rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam
1.2.5. Các phƣơng thức cho vay Chính Sách.
Phương thức thứ nhất: Cho vay trực tiếp.
Các đối tƣợng chính sách có thể tới NHCS nơi mà họ thƣờng trú hoặc tạm trú dài hạn
để làm hồ sơ vay vốn và nhận giải ngân cũng nhƣ thông báo khác liên quan tới thủ tục
vay vốn.
Ƣu điểm của phƣơng thức này: Nhanh gọn, đối tƣợng nhận các thông tin tín dụng,
thời điểm giải ngân… tại duy nhất một nơi mà ngân hàng chính sách đặt trụ sở.
Nhƣợc điểm của phƣơng thức này: Tại các tỉnh thành miền núi xa xôi, địa hình phức
tạp, giao thông đi lại khó khăn, đối tƣợng chính sách sẽ mất khá nhiều thời gian để tới
đƣợc ngân hàng chính sách để viết đơn yêu cầu xin cấp tín dụng cũng nhƣ các thông
tin khác có lien quan.
Phương thức thứ hai: Cho vay gián tiếp
Là cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị- xã hội, trên cơ sở thiết lập các
tổ TK&VV. Thông qua các tổ hội này, các đối tƣợng chính sách có thể làm hồ sơ vay
vốn để đề nghị đƣợc vay nguồn vốn ƣu đãi của NHCSXH. Và cũng qua các tổ hội này,
các đối tƣợng chính sách có thể nhận thông báo cũng nhƣ nhận tiền giải ngân từ
NHCS nơi mà đối tƣợng mong muốn vay vốn.
Các hộ bao gồm: Hộ Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,
các tổ hội khác.
Ƣu điểm của phƣơng thức cho vay này: Đối với đối tƣợng chính sách, có thể dễ
dàng tìm hiểu rõ thông tin tín dụng, thời điểm giải ngân, thời điểm thu hồi vốn…
thông qua các tổ hội tại địa phƣơng nơi đối tƣợng chính sách đang sinh sống. Đối với
ngân hàng chính sách có thể kiểm soát dễ dàng hơn trong việc sử dụng vốn đúng mục
11
đích của đối tƣợng hay không, việc thu hồi vốn gốc và lãi cũng trở nên dễ dàng khi có
các tổ hội đôn thúc.
Nhƣợc điểm của phƣơng thức cho vay này: Việc cấp tín dụng đƣợc thông qua đối
tƣợng thứ ba đôi khi sẽ dẫn tới sai sót trong việc thẩm định đối tƣợng vay vốn cũng
nhƣ hạn mức tín dụng mà đối tƣợng đƣợc cấp. Mô hình này khá là cồng kềnh, tốn kém
nhiều chi phí.
1.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách.
1.3.1.1. Các chỉ tiêu định tính
Mức độ bao phủ của hoạt động cho vay: Công tác xóa đói giảm nghèo của nƣớc ta
trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tích to lớn, có sự chuyển biến rõ rệt
trong cơ cấu kinh tế, mức thu nhập trung bình đƣợc cải thiện, các vấn đề an sinh xã
hội, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng dần đƣợc cải thiện và nâng cao. Để có đƣợc
những thành tựu đó, ngoài sự nỗ lực bền bỉ của từng ngƣời dân, Chính phủ đã có nhiều
giải pháp tích cực trong đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời
nghèo và các đối tƣợng chính sách vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói
giảm nghèo, an sinh xã hội. Từ khi đƣợc thành lập, NHCSXH đã mở rộng mạng lƣới
từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, là cầu nối đƣa
chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính
sách khác. Việc ƣu đãi nguồn vốn tín dụng đối với đối tƣợng chính sách đƣợc thực
hiện rộng khắp các tỉnh thành, khắp các vùng miền trên toàn quốc. Mức độ bao phủ
của hoạt động cho vay cũng thể hiện đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của cho vay chính
sách, khi mô hình hoạt động hiệu quả thì sẽ đƣợc chính các đối tƣợng chính sách
hƣởng ứng và trực tiếp nhân rộng mô hình lên. Và ngƣợc lại, mức độ bao phủ của hoạt
động cho vay là thấp chứng tỏ hoạt động cho vay chính sách hoạt động không hiệu
quả, đối tƣợng chính sách chƣa tin tƣởng vào lợi ích mà mô hình đem lại hay đơn giản
là thông tin về gói tín dụng chƣa tới đƣợc với đối tƣợng vay vốn.
Mức độ cải thiện đời sống của người dân sau khi sử dụng sản phẩm cho vay chính
sách: Đói nghèo là hiện tƣợng phổ biến của nền kinh tế thị trƣờng và tồn tại khách
quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Nhƣ vậy, hỗ trợ ngƣời nghèo
Thang Long University Library
12
trƣớc hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế đƣợc các tệ nạn xã
hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân hàng
chính sách xã hội hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm
bảo các vấn đề an sinh xã hội. Các đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận với
nguồn vốn ƣu đãi để từ đó vƣơn lên sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, thu nhập.
Đời sống của ngƣời dân có đƣợc cải thiện hay không, mức độ cải thiện nhƣ thế nào,
đây là thƣớc đo đánh giá đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động cho vay chính
sách của ngân hàng chính sách. Mức độ cải thiện đời sống của đối tƣợng chính sách
đƣợc phân tích qua các yếu tố nhƣ: số hộ thoát nghèo, đối tƣợng chính sách vay vốn
kinh doanh tạo công ăn việc làm tại địa phƣơng, số công trình nƣớc sạch, vệ sinh đƣợc
giải quyết, số đối tƣợng chính sách vay vốn đã cải thiện đƣợc đời sống, có công ăn
việc làm, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, thoát cảnh đói nghèo và
vƣơn lên làm giàu, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện… Từ đó cho thấy cho vay
chính sách giải quyết đƣợc vấn đề của Quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
Khả năng tổ chức, điều hành hoạt động cho vay chính sách: Việc nguồn vốn ƣu đãi
có đến đúng với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đủ tiêu chuẩn hay không, hay
việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, việc trả lãi và nợ đúng hạn, các đối tƣợng chính
sách muốn vay vốn mà chƣa thực đƣợc đáp ứng nhu cầu… đây là một trong những chỉ
tiêu định tính đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng chính sách
cũng có khả năng tổ chức, điều hành hộ cho vay chính sách tốt, đƣa vốn đến tay nhiều
đối tƣợng chính sách theo quy định, tiết kiệm chi phí thì hiệu quả và chất lƣợng cho
vay chính sách sẽ đƣợc nâng cao rõ rệt.
Mức độ thu hút đối tượng cho vay chính sách tới vay vốn ngân hàng: Hoạt động cho
vay chính sách của ngân hàng chính sách mang tới lợi ích cho đối tƣợng vay vốn giúp
đối tƣợng chính sách giải quyết đƣợc những vấn đề của mình, cải thiện đƣợc đời sống,
nâng cao năng lực sản xuất, thoát nghèo vƣơn lên làm giàu. Từ đó, mức độ thu hút đối
tƣợng tới ngân hàng xin cấp vốn đƣợc ngày càng nâng cao. Những hiệu quả mà nguồn
vốn chính sách mang lại cho đối tƣợng vay khiến đối tƣợng yên tâm hơn, mạnh dạn
hơn trong việc tới ngân hàng xin cấp vốn và ngày càng thu hút nhiều hơn nữa đối
tƣợng vay vốn.
1.3.1.2. Các chỉ tiêu định lƣợng.
13
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
Tốc độ tăng trƣởng DSCVCS đƣợc tính cụ thể:
Tốc độ tăng trƣởng DSCVCS = 1
-
DSCVn
1
-
n
DSCVCS
-
DSCVCSn
Tốc đội tăng trƣởng doanh số cho vay cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay
của ngân hàng chính sách, tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay có thể tăng hoặc giảm
phụ thuộc vào doanh số cho vay của thời điểm hiện tại so với năm trƣớc đó.
Nếu tốc độ tăng trƣởng DSCVCS tăng thì đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng. Do
nguồn vốn đƣợc giải ngân nhiều hơn, đến đƣợc với nhiều đối tƣợng chính sách hơn,
giải quyết đƣợc nhiều vấn đề xã hội hơn, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu hơn. Và
ngƣợc tốc độ tăng trƣởng DSCVCS giảm thì đây là một tín hiệu không tốt đối với
ngân hàng.
Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay
chính sách của ngân hàng chính sách.
Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ CVCS
Tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ CVCS =
1
1



DSTNCVCSn
DSTNCVCSn
DSTNCVCSn
Doanh số thu nợ cho vay chính sách là tổng số vốn gốc ngân hàng chính sách thu về
trong một thời kỳ, thƣờng tính theo tháng, quý, năm.
Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá dựa trên doanh số thu nợ cho vay chính sách năm nay so
với năm trƣớc đó, thể hiện tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay theo nợ.
Tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ cho vay chính sách cho thấy khả năng thu hồi nợ
của ngân hàng chính sách là nhƣ thế nào. Nếu hệ số này có xu hƣớng tăng theo thời
gian thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách của ngân hàng chính sách là tốt và
ngƣợc lại nếu hệ số này có xu hƣớng giảm theo thời gian thì phản ánh chất lƣợng cho
vay chính sách không đƣợc tốt.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chính sách
Tốc độ tăng trƣởng DNCVCS =
1
1



DNCVCSn
DNCVCSn
DNCVCSn
Dƣ nợ cho vay chính sách là số vốn gốc mà khách hàng vay song chƣa trả cho ngân
hàng tại mỗi thời điểm.
Thang Long University Library
14
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay chính sách của ngân hàng đƣợc tính toán dựa trên
doanh số dƣ nợ cho vay chính sách của năm nay và doanh số dƣ nợ cho vay chính sách
của năm trƣớc đó.
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay chính sách cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng
đối với ngân hàng. Hệ số này tăng theo thời gian sẽ phản ánh chất lƣợng cho vay chính
sách không đƣợc tốt của ngân hàng, nếu hệ số này giảm theo thời gian thì chất lƣợng
cho vay chính sách của ngân hàng tốt.
Hệ số sử dụng vốn
HSSDV= NV
DNCVCS
Mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đƣợc thể hiện qua công thức tính này.
Dựa trên hai yếu tố đó là dƣ nợ cho vay chính sách và tổng nguồn vốn của ngân hàng
chính sách.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = DNCVCS
DNCVCSQH
Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số
46/2012/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010.
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng thời hạn;
Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu
lại;
15
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn
đã cơ cấu lại;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã
đƣợc cơ cấu lại.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn trả
nợ cho ngân hàng
Trong đó: DNCVCSQH là dƣ nợ cho vay chính sách quá hạn và DNCSCS là dƣ nợ
cho vay chính sách.
Hiệu quả của hoạt động cho vay chính sách của NHCSXH đƣợc dựa vào tỷ lệ nợ quá
hạn, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0 luôn là tiêu chuẩn hoạt động của ngân hàng.
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng hƣớng tới tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0, do đó không có nợ
xấu, không ảnh hƣởng tới nguồn vốn vay, không ảnh hƣởng tới thu nhập của ngân
hàng. Ngân hàng chính sách cũng vậy, khi ngân hàng để tỷ lệ nợ quá hạn lớn sẽ mang
lại nhiều rủi ro cho chính ngân hàng nhƣ: nguồn vốn bị chiếm dụng, mất nhiều chi phí
trong việc thu hồi vốn và lãi, đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả và ảnh hƣởng tới thu
nhập.
Tỷ lệ quá hạn của ngân hàng tăng theo thời gian phản ánh chất lƣợng không tốt trong
hoạt động cho vay chính sách của chính ngân hàng và ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn của
ngân hàng giảm cho thấy chất lƣợng cho vay chính sách tốt.
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu= DNCVCS
NXCVCS
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định
Nợ xấu cho vay chính sách và dƣ nợ cho vay chính sách tăng lên là dấu hiệu cho thấy
hiệu quả hoạt động của ngân hàng không tốt do làm tăng tỷ lệ nợ xấu dẫn tới ảnh
hƣởng tới nguồn thu của ngân hàng, cũng nhƣ nguồn vốn cho vay. Do vậy, ngân hàng
Thang Long University Library
16
chính sách muốn giảm thiểu nợ xấu thì ngân hàng phải thông qua các tổ hội, đoàn thể
để thông báo, đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả gốc và lãi, áp dụng lãi suất phạt đối
với các khoản vay quá hạn.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cho thấy ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong việc quản lý
nguồn vốn vay, hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng gặp rủi ro lớn, điều này
ảnh hƣởng tới quy mô nguồn vốn và trực tiếp tác động tới doanh thu và lợi nhuận của
ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu giảm là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng, giảm
thiểu tỷ lệ rủi ro trong hoạt động cho vay chính sách, ngân hàng chính sách giảm thiểu
đƣợc tỷ lệ nợ xấu có nghĩa là ngân hàng đang quản lý tốt nguồn vốn cho vay chính
sách của mình, khoanh vùng đƣợc những khoản nợ cần xử lý, giải quyết các khoản nợ
xấu, khoản nợ quá hạn.
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng = DNCVCSBQ
DSTNCVCS
DSTNCVCS: Doanh số thu nợ cho vay chính sách.
DNCVCSBQ: Dƣ nợ cho vay chính sách bình quân.
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện tốc độ luân chuyển các nguồn vay mà
ngân hàng chính sách cấp cho các đối tƣợng chính sách vay. Đây là chỉ tiêu quan trọng
để ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và hiệu
quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng vay.
Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì càng thể hiện hiệu quả của việc cho vay, nguồn
vốn không bị ứ đọng, giải ngân đƣợc cho nhiều đối tƣợng có nhu cầu, bên cạnh đó là
việc thu hồi nguồn vốn có hiệu quả. Và ngƣợc lại, vòng quay vốn tín dụng thấp thì
việc cho vay chính sách không đƣợc hiệu quả, chất lƣợng giảm.
Tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách
Tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách = TNNH
TLCVCS
TLCVCS: Thu lãi cho vay chính sách.
TNNH: Tổng thu nhập của ngân hàng.
17
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng đƣợc dựa trên yếu tố là thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ
hoạt động cho vay chính sách đƣợc tính theo công thức trên dựa trên hai chỉ tiêu là lãi
thu từ hoạt động cho vay chính sách và tổng thu nhập của ngân hàng.
Ngân hàng chính sách là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhƣng
ngân hàng vẫn cần phải có một nguồn thu nhất định để bù đắp cho chi phí hoạt động
của chính ngân hàng. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp hiệu quả của hoạt động cho vay,
hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách có tốt thì mới tạo ra thu nhập, nếu hoạt
động cho vay không tốt, chi phí lớn hơn thu nhập thì rõ ràng là hiệu quả thấp. Mức độ
tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng cũng là yếu tố mà ngân hàng muốn tăng mạnh.
Hệ số tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách tăng phản ánh chất lƣợng tín dụng trong hoạt
động cho vay chính sách của ngân hàng là tốt, nếu hệ số này giảm theo thời gian thì
chất lƣợng cho vay chính sách của ngân hàng chính sách là không tốt.
Tỷ lệ thu lãi so với chi phí
Tỷ lệ thu lãi so với chi phí = CP
TLCVCS
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là lớn khi tổng chi phí bỏ ra thấp,
chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Để hoạt động tốt với mức lợi
nhuận cao thì ngân hàng cần giảm thiểu tối đa chi phí phải bỏ ra. Chi phí lớn sẽ chiếm
hết phần lợi nhuận của ngân hàng, do vậy chi phí nhỏ sẽ giúp ngân hàng hoạt động có
lãi.
Hệ số này lớn hơn 1 thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách là tốt. Thu lãi từ hoạt
động cho vay chính sách có đƣợc thừa để trang trải các loại chi phí của ngân hàng.
Hệ số này bằng 1 thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách chƣa đƣợc tốt. Thu lãi từ
hoạt động cho vay chính sách có đƣợc đủ để trang trải cho các chi phí của ngân hàng.
Hệ số này nhỏ hơn 1 phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách chƣa đƣợc tốt. Thu lãi từ
hoạt động cho vay chính sách có đƣợc không đủ để trang trải cho các chi phí của ngân
hàng.
1.3.2. Các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay chính sách.
1.3.2.1. Các nhân tố khách quan.
Nhân tố tự nhiên: Hoạt động tín dụng đối với các đối tƣợng chính sách là hoạt động
có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, bão lụt, dịch
Thang Long University Library
18
bệnh cây trồng vật nuôi… thƣờng xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn. Khi các nhân
tố tự nhiên này có diễn biến xấu đi, sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh hƣởng tới
cơ sở vật chất, con ngƣời, môi trƣờng, nguồn vốn… Có thể thấy, khi các đối tƣợng
chính sách đến ngân hàng xin cấp vốn chính sách với mục đích cải thiện đời sống,
thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu, nếu các nhân tố tự nhiên xảy ra theo xu hƣớng không
tốt, diễn ra trên diện rộng có thể ảnh hƣởng tới: cơ sở vật chất, con ngƣời, phƣơng án
sản xuất kinh doanh… của đối tƣợng chính sách.
Môi trường kinh tế: Do cho vay chính sách chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có những xã chƣa có đƣờng giao thông tới xã nên
hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách chƣa có điều kiện sử dụng vốn Ngân hàng, hơn
nữa trình độ dân trí chƣa cao là những cản trở cho việc thực hiện các chính sách tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Hơn nữa vốn tín dụng ngân
hàng chƣa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, cung cấp
vật tƣ kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trƣờng, lồng ghép các chƣơng trình kinh tế
xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều
kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tƣ thấp. Khi môi trƣờng
kinh tế đƣợc cải thiện và nâng cao sẽ đem lại lợi ích tích cực to lớn cho ngân hàng
cũng nhƣ đối tƣợng chính sách, việc giải ngân sẽ dễ dàng hơn, việc tiếp thu nguồn vốn
vào kinh doanh sản xuất có nhiều thuận lợi hơn, vận dụng tốt hơn các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tận dụng đƣợc thế mạnh của địa phƣơng nhiều hơn.
Môi trường pháp lý: Thủ tục vay vốn của đối tƣợng chính sách đối với ngân hàng
không nên quá nhiều thủ tục rờm rà, chồng lấn lên nhau gây khó khăn cả cho đơn vị
cho vay cũng nhƣ ngƣời vay tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó là việc thẩm định tài sản
thế chấp khi cho vay, hay đối tƣợng vay có đúng tiêu chuẩn của Chính phủ hay không
cũng là một trở ngại về mặt pháp lý đối với đối tƣợng vay vốn. Đối tƣợng chính sách
muốn tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi, nhƣng quá trình pháp lý, thủ tục rƣờm rà sẽ khiến
cho đối tƣợng không còn muốn đƣợc xin cấp tín dụng nữa, hạn chế các thủ tục chồng
lấn lên nhau. Một môi trƣờng pháp lý tốt sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động cho vay
chính sách của ngân hàng chính sách.
1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan.
(1) Các nhân tố thuộc về khách hàng:
19
Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn tín
dụng của NHCSXH.
Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay các NHTM thƣờng đặt ra những điều
kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và lựa chọn những đối tƣợng khách hàng cụ
thể. Chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng thì mới đƣợc
xem xét cho vay. NHCSXH phải quan tâm đến những vấn đề sau: Về mục đích sử
dụng vốn: Phải hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả. Nghĩa là vốn vay phải đƣợc sử dụng
không trái pháp luật, phục vụ tốt nhất cho kế hoạch thực hiện dự án, đồng thời phải
phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phƣơng và của
cả nƣớc, bên cạnh đó đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích khi làm thủ tục
vay vốn.
Về năng lực tài chính: Đối với đối tƣợng vay vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ: Điều
này thể hiện ở tỷ trọng và quy mô vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án.
Quy mô và tỷ trọng này càng cao càng cho thấy tiềm lực tài chính lớn mạnh của doanh
nghiệp đó. Tỷ trọng vốn của doanh nghiệp tham gia vào dự án cao còn có tác dụng
kích thích doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện dự án nhằm tránh
những rủi ro cho chính họ cũng nhƣ cho ngân hàng. Thông thƣờng, điều kiện tín dụng
của ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn tự có tối thiểu của doanh nghiệp tham gia vào dự
án tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả và chất
lƣợng tín dụng của hoạt động cho vay chính sách, khi đối tƣợng vay vốn có tỷ trọng
nguồn vốn tự có lớn, đối tƣợng vay vốn sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc thực hiện
dự án một cách tốt nhất.
Về năng lực sản xuất kinh doanh: Đối với đối tƣợng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ
kinh doanh nhỏ lẻ: Điều này thể hiện ở quy mô, năng suất, khả năng đáp ứng nhu cầu
thị trƣờng về chất lƣợng, giá cả và khả năng mở rộng sản xuất. Ngoài ra các ngân hàng
cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động ổn định và có lãi trong một khoảng thời
gian nhất định, hoặc nếu có lỗ thì phải có phƣơng án khắc phục khả thi. Năng lực sản
xuất kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng và hiệu quả trong hoạt động cho
vay chính sách. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh tốt, đối tƣợng chính sách vay vốn sẽ
thực hiện dự án kinh doanh tốt, tạo ra doanh thu và lợi nhuận, từ đó sớm hoàn trả vốn
gốc và lãi cho ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu năng lực sản xuất kinh doanh không tốt, đối
Thang Long University Library
20
tƣợng chính sách sẽ không thể tạo ra lợi nhuận từ kế hoạch kinh doanh của mình, từ đó
không thể hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn, có thể phát sinh thêm nợ
xấu.
Về tính khả thi của dự án: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dự án khả thi là dự án
mà việc thực hiện nó là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, nhu cầu phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của
ngành, của vùng, của Nhà nƣớc. Đồng thời doanh nghiệp với các nguồn tài lực, vật lực
hiện có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thực hiện dự án. Yêu cầu có dự án
khả thi là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với mọi khách hàng vay vốn phục vụ đầu tƣ.
Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay
Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai
phía ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Nếu nhƣ khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất
khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khách hàng có
thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng nhƣ cố tình sử dụng vốn
sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp
ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng nhƣ kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo
chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả các hành vi đó đều mang lại rủi ro trong cho vay
chính sách của ngân hàng.
Nhu cầu vay vốn: Bất kỳ một loại hàng hoá, dịch vụ nào muốn tiêu thụ đƣợc cũng cần
phải có ngƣời mua và có nhu cầu sử dụng chúng, tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân
hàng không thể cho vay nếu không có ngƣời đi vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền
kinh tế thì nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển luôn luôn cần, hơn nữa là việc vay vốn để
khuyến khích đối tƣợng chính sách phát triển thoát khỏi cảnh nghèo, giải quyết việc
làm cải thiện đời sống và vệ sinh môi trƣờng, kích thích những doanh nghiệp nhỏ và
vừa làm kinh doanh tốt hơn. Do số lƣợng khách hàng thƣờng xuyên quan hệ với ngân
hàng có hạn và không phải lúc nào tình hình sản xuất kinh doanh của họ cũng tiến
triển một cách khả quan nên nhu cầu vay vốn hoặc đầu tƣ của họ không thƣờng xuyên
lớn. Chính vì vậy việc xác định khách hàng và nhu cầu mục tiêu của họ là rất cần thiết
đối với hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay chính sách.
Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng nhƣ các nguồn lực sản xuất kinh
doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng vốn vay
21
vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ
của ngƣời vay là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng tín dụng của đơn vị. Bên
cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách
nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hƣởng quan trọng đến kết
quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị.
(2) Nhân tố thuộc về Tổ tiết kiệm và vay vốn
Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lƣợng hoạt động ủy
nhiệm của Tổ TK&VV:
Các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV đƣợc ví nhƣ cánh tay nối dài của NHCS.
Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCS đƣợc ủy thác cho các tổ
chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV nhƣ bình xét, lựa chọn ngƣời
vay, kiểm tra, đôn đốc ngƣời vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu
quả, đôn đốc ngƣời vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lƣợng
của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hƣởng rất lớn
đến chất lƣợng tín dụng của NHCSXH.
Tổ TK&VV hoạt động có tốt thì hoạt động của ngân hàng chính sách mới tốt đƣợc. Tổ
TK&VV là một phần không thể thiếu đƣợc của hoạt động cho vay chính sách. Khi các
tổ hội thẩm định sai đối tƣợng, sai mục đích vay vốn, hay không hoàn thành tốt trong
việc đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả vốn gốc và lãi thì nguồn vốn của ngân hàng
có thể bị chiếm dụng và hoạt động sai với mục đích khi ngân hàng đƣợc thành lập.
(3) Nhân tố thuộc về ngân hàng chính sách
Trình độ quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động ngân hàng của cán bộ và
công nhân viên của ngân hàng chính sách
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động
cho vay chính sách. Bên cạnh các yếu tố về môi trƣờng kinh doanh, hoạt động sử dụng
vốn của ngân hàng chính sách còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại bên trong của
chính ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động trong tổng thể những hoạt
động thống nhất của NHCS bao gồm ba hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn ,
hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian. Hoạt động sử dụng vốn là các hoạt
động cho vay, các dịch vụ thanh toán… của ngân hàng nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy,
hoạt động sử dụng vốn phải gắn liền với hoạt động huy động vốn. Để có thể đầu tƣ,
Thang Long University Library
22
cho vay các ngân hàng bên cạnh nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, ngân hàng chính
sách cần phải có vốn khác, nhƣ vậy muốn đáp ứng nhu cầu trên các NHCS phải đi huy
động vôn từ các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế xã hôi, các tổ chức trung gian tài
chính khác,.. Ngân hàng chính sách muốn hoạt động có hiệu quả thì hoạt động sử dụng
vốn phải gắn liền với hoạt động huy động vốn, phải chú trọng phát triển đồng bộ cả hai
hoạt động bởi đó là hai mặt của cùng một vấn đề-huy động và sử dụng nguồn vốn. Nếu
hoạt động huy động vốn không hiệu quả sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sử dụng
vốn. Hơn nữa, mặc dù các hoạt động trung gian không phải là những hoạt động đem
lại nguồn thu nhập chính cho NHCS, song đó là những hoạt động hỗ trợ cho hoạt động
huy động và sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, hoạt động sử dụng vốn không những chịu
ảnh hƣởng trực tiếp của hoạt động huy động vốn mà nó còn chịu tác động của các hoạt
động trung gian mà ngân hàng thực hiện. Các hoạt động trung gian của ngân hàng
đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng các hoạt động sử dụng vốn
có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng.
Ngoài những mối quan hệ chặt chẽ giữa các nghiệp vụ mà ngân hàng chính sách cung
cấp, hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố
khác, của chính bản thân ngân hàng nhƣ tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ
nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên hay trình độ công nghệ ngân hàng.
Kết luận: Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chính sách chịu ảnh
hƣởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài cũng nhƣ nhân tố nội tại của bản thân ngân hàng.
Để hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả, các NHCS phải nâng cao chất lƣợng tín dụng,
trình độ cán bộ tín dụng, các công tác nguồn vốn, kinh doanh ngoại và thanh toán quốc
tế…
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ
2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ.
2.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ.
Công tác xóa đói giảm nghèo của nƣớc tra trong những năm qua đã đạt đƣợc những
thành tựu to lớn, đƣợc cả thế giới thừa nhận. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, ngoài
sự nỗ nực bền bỉ của từng ngƣời dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực trong
đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời nghèo và các đối tƣợng
chính sách khác vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời
sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, an sinh
xã hội.
Quỳnh Phụ là một huyện nghèo của tỉnh Thái Bình, có 38 xã với mức thu nhập trên
đầu ngƣời thấp, mật độ dân số cao, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn, các vấn đề
an sinh xã hội chƣa đƣợc đảm bảo. Trƣớc những khó khăn đó, ngƣời dân mong muốn
đƣợc tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi để vƣơn lên trong sản xuất kinh doanh, cải thiện
đời sống. Thực hiện nghị định số 78/2002/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín
dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ, tháng 6 năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội đƣợc thành lập dƣới sự quan
tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sát
sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự phối hợp trách nhiệm, nhiệt tình của
các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện.
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ đó là sử dụng nguồn
vốn ƣu đãi của Chính Phủ cho vay giúp các đối tƣợng là hộ nghèo, hộ chính sách, học
sinh sinh viên giải quyết khó khăn trong cuộc sống vƣơn lên trong học tập, phát triển
sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an
sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ đã truyền tải
một nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tới đúng đối tƣợng thụ hƣởng trên địa bàn huyện, chính
sách này đã và đang phát huy đƣợc vai trò tích cực, hiệu quả, góp phần làm thay đổi
tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn. Một trong những chƣơng trình đƣợc Phòng giao dịch NHCSXH huyện
Thang Long University Library
24
Quỳnh Phụ triển khai có hiệu quả nhất đó là cho vay hộ cận nghèo. Sau gần 1 năm
triển khai thực hiện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã cho hơn 3.400 lƣợt hộ cận
nghèo trên địa bàn huyện vay vốn phát triển sản xuất với tổng dƣ nợ hơn 68 tỷ đồng.
Nguồn vốn vay đƣợc các hộ cận nghèo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Ðến ngày 20/4/2013, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đang thực hiện 6
chƣơng trình tín dụng ƣu đãi với tổng dƣ nợ 296,004 tỷ đồng; trong đó cho vay hộ
nghèo 32,142 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 138,539 tỷ
đồng, cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng 46,424 tỷ đồng, cho vay giải quyết
việc làm 6,812 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3,673 tỷ đồng và cho vay
hộ cận nghèo 68,414 tỷ đồng.
2.1.2. Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ
Từ những ngày đầu thành lập, biên chế của đơn vị còn hạn chế chỉ có 07 cán bộ, cán
bộ mới đƣợc tuyển dụng đa số tuổi còn trẻ, chƣa có kinh nghiệm nhiều trong công việc
đƣợc phân công làm việc ở 2 tổ nghiệp vụ. Cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc
bao gồm cả lái xe, lãnh đạo đơn vị chƣa đƣợc kiện toàn đầy đủ về trình độ, năng lực
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay tại đơn vị
số cán bộ đã đƣợc bổ sung đầy đủ (11 cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn và 02
hợp đồng lao động ngắn hạn) cùng với công tác tổ chức bộ máy lãnh đạo từ đơn vị đã
đƣợc kiện toàn đầy đủ các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, các tổ trƣởng các tổ
nghiệp vụ. Năng lực chỉ đạo điều hành hoạt động của đợn vị trong những năm qua đã
phát huy đƣợc hiệu quả tích cực trong việc triển khai các nhiệm vụ của đơn vị. Tập thể
cán bộ nêu cao tinh thần đoàn kết, vƣợt qua mọi khó khăn, không ngừng học hỏi, nỗ
lực phấn đấu, nhiệt tình, tâm huyết với ngành với nghề, sẵn sàng phục vụ hộ nghèo và
các đối tƣợng chính sách khác cùng lãnh đạo đơn vị thực hiện chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phƣơng.
Các tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ ủy thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vụ
chính là cầu nối giữa Nhà nƣớc với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo
hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở. Với phƣơng thức này, NHCSXH đã huy động
đƣợc một lực lƣợng từ các tổ chức chính trị xã hội. Từ đó tiết kiệm đƣợc các chi phí
quản lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn kết với việc thực hiện các điều khoản trong
hợp đồng. Tổ TK&VV ở thôn, xóm do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành lập
25
và quản lý. Tổ có nhiệm vụ bình xét đối tƣợng vay vốn, đôn đốc tổ viên sử dụng vay
vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Với 494 tổ TK&VV
trên địa bàn trải đều ở các xã, thị trấn giúp hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách có
điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn vay.
Mô hình điểm giao dịch xã với lịch trực cố định 1 phiên/ tháng không kể những đợt
giải ngân vốn mới hoặc giải ngân vốn quay vòng. Thông qua hoạt động của hộ vay
cũng nhƣ việc thực hiện các nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi trực tiếp với khách
hàng dƣới sự chứng kiến của lãnh đạo các tổ chức Hội, đoàn thể, Ban quản lý tổ
TT&VV. Từ đó phát huy hiệu quả việc kiểm tra, giám sát từ cơ sở, ngăn chặn hiện
tƣợng xâm tiêu chiếm dụng vốn có thể xảy ra. Mặt khác tạo điều kiện cho hộ nghèo và
các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận với vốn tín dụng chính sách của Chính phủ,
giảm bớt thời gian đi lại và chi phí giao dịch, giải quyết vay vốn nhanh chóng hiệu
quả, thuận tiện. Với hoạt động ngày càng hoàn thiện, điểm trực giao dịch tại xã của
NHCSXH là một sự sáng tạo đạt hiệu quả thiết thực, đƣợc cấp ủy, chính quyền, các tổ
chức Hội, đoàn thể, nhân dân đồng tình ủng hộ. Mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ
chức hội, đoàn thể, chính quyền cơ sở và nhân dân ngày càng gần gũi và chặt chẽ đƣợc
khẳng định và nâng nên rõ rệt.
2.2. Một số quy định về cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện Quỳnh Phụ.
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay.
2.2.1.1. Nguyên tắc cho vay
(1) Nguyên tắc chung khi vay vốn.
Nguyên tắc hoàn trả: Khoản tín dụng phải đƣợc thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau
khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn đƣợc vốn mức tối thiểu nhất để duy trì hoạt động.
Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải đƣợc hoàn trả đúng vào thời điểm đã đƣợc
hai bên xác định cụ thể và đƣợc ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và
ngân hàng.
Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng có
trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, đƣợc coi là giá
mua quyền sử dụng vốn.
Thang Long University Library
26
Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi
phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các khoản thế chấp không còn khả
năng thanh toán cho ngân hàng.
(2) Nguyên tắc khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội:
Việc vay vốn tại NHCSXH huyện Quỳnh Phụ cũng đảm bảo những nguyên tắc chung
khi khách hàng muốn cấp tín dụng tại tổ chức này. Cụ thể:
Nguyên tắc hoàn trả: Để bảo toàn đƣợc vốn ở mức tối thiểu nhất để duy trì đƣợc hoạt
động của ngân hàng, việc NHCSXH nhận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc,
Chính phủ, các tổ chức kinh tế… để cấp tín dụng ƣu đãi cho các hộ chính sách cũng
phải thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng. Đây là nguyên tắc tất yếu của hoạt
động tín dụng.
Nguyên tắc thời hạn: Bất cứ một khoản vay nào cũng có thời hạn để ngân hàng tính
lãi và thu hồi vốn gốc. Thời hạn vay đƣợc NHCSXH và đối tƣợng chính sách thỏa
thuận rõ trong hợp đồng vay vốn giữa hai bên.
Nguyên tắc trả lãi: Ngoài việc đối tƣợng chính sách thanh toán đầy đủ, đúng hạn
khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên
số tiền vay. Việc thanh toán khoản lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể dựa vào đó
mà đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng chính sách, xem khả năng tài
chính của khách hàng có lành mạnh hay không. Bên cạnh đó là việc xem xét liệu
NHCSXH có thể bù đắp một phần chi phí để duy trì hoạt động hay không.
Nguyên tắc đảm bảo tiền vay: Việc cho vay đối với các đối tƣợng chính sách chủ yếu
là việc cho vay tín chấp, không thực hiện việc đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên đối với
một số đối tƣợng nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ hay chƣơng trình cho vay giải quyết
việc làm cũng cần phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định.
(3) Các nguyên tắc khác:
Ngoài một số nguyên tắc vay vốn trên thì NHCSXH còn áp dụng các nguyên tắc cơ
bản khi vay vốn nhƣ: Phải có hộ khẩu thƣờng trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi
vay, phải là thành viên của tổ TK&VV, cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi NHCSXH
cho vay, có xác nhận của UBND cấp xã nơi ngƣời vay cƣ trú về việc ngƣời vay thuộc
đối tƣợng chính sách, nếu đối tƣợng vay là HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng
27
tuyển hoặc xác nhận đƣợc vào học của nhà trƣờng, phải có xác nhận của chính quyền
địa phƣơng hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình địa phƣơng nơi thực hiện dự án.
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn.
(1) Các điều kiện chung khi vay vốn.
Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo khả năng tài chính trả nợ đƣợc trong
thời hạn cam kết.
Khách hàng phải sử dụng vốn hợp pháp, theo đúng mục đích sử dụng vốn khi đối
tƣợng đi vay.
Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, phƣơng án đầu tƣ,
phục vụ đời sống kèm phƣơng án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc và các hƣớng dẫn
(2) Các điều kiện khi vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh
Phụ.
Đối tƣợng chính sách vay vốn phải có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Có xác nhận của UBND cấp xã nơi ngƣời vay cƣ trú về việc ngƣời vay thuộc đối
tƣợng chính sách. Trƣờng hợp đối tƣợng chính sách không thuộc UBND cấp xã quản
lý thì ngƣời vay có thể xuất trình giấy tờ để chứng minh (thẻ thƣơng binh, giấy chứng
nhận..,) để UBND có cơ sở xác nhận.
Đối tƣợng chính sách không thuộc diện có những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ cờ
bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu… Dự án vay vốn phải khả thi, phù hợp với ngành
nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động và việc làm ổn
định.
Đối tƣợng chính sách phải có khả năng tài chính đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ
gốc và lãi trong thời hạn cam kết.
Phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định . Đối với hộ gia đình, phải
đảm bảo tạo thêm tối thiểu một chỗ làm việc mới, dự án phải có xác nhận của UBND
cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng nơi thực hiện dự án.
Thang Long University Library
28
Có hộ khẩu thƣờng trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi cho vay.
Là thành viên của tổ TK&VV, phải có xác nhận của chính quyền địa phƣơng hoặc cơ
quan thực hiện chƣơng trình địa phƣơng nơi thực hiện dự án.
2.2.2. Đối tƣợng cho vay
Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ đang thực hiện cho vay
chính sách với một lƣợng lớn đối tƣợng cho vay theo quy định của Nhà nƣớc. Cụ thể:
Đối với cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo
Đối tƣợng khách hàng đƣợc vay vốn chủ yếu tại ngân hàng chính sách là ngƣời nghèo,
hộ nghèo theo quy định của Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập
bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501 nghìn đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã
hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Cho vay xuất khẩu lao động thì đối tƣợng đƣợc vay là ngƣời lao động đi xuất
khẩu lao động xuất khẩu, cụ thể:
Các đối tƣợng chính sách đƣợc vay vốn đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài gồm: Vợ
(Chồng), con liệt sỹ, thƣơng binh (kể cả thƣơng binh loại B đƣợc xác nhận từ 31-12-
1993 trở về trƣớc, đƣợc gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), ngƣời hƣởng chính sách
nhƣ thƣơng binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thƣơng binh). Vợ
(chồng), con của thƣơng binh, con của Anh hùng lực lƣợng vũ trang, Anh hùng lao
động, con của ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp Cách mạng đƣợc
hƣởng Huân, Huy chƣơng kháng chiến, con của cán bộ hoạt động trƣớc Cách mạng
tháng 8 năm 1945.
Ngƣời lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật.
Ngƣời lao động thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ. Là những ngƣời lao động thuộc 62 huyện nghèo và huyện đƣợc tách ra từ
62 huyện nghèo đã đƣợc tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động.
Cho vay học sinh, sinh viên thì đối tƣợng đƣợc vay là Học sinh, sinh viên, cụ thể:
HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không
có khả năng lao động.
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACBĐề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng, HOT
Đề tài  hoạt động cho vay tiêu dùng,  HOTĐề tài  hoạt động cho vay tiêu dùng,  HOT
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACBĐề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ACB
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng, HOT
Đề tài  hoạt động cho vay tiêu dùng,  HOTĐề tài  hoạt động cho vay tiêu dùng,  HOT
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
 
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
 
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Mở rộng vốn huy động tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 

Similar to Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY

Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
TieuNgocLy
 
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp, Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
NOT
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệpĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
Đề tài  hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8Đề tài  hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY (20)

Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
 
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp, Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
Đề tài tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp,
 
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
Một số giải pháp tăng cường vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát tr...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệpĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp
 
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
Hoàn thiện và một số kiến nghị về nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng cá nh...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAYLuận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
Luận văn: Quản lý thu - chi ngân sách tại quận Kiến An, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, , ĐIỂM 8
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
 
Đề tài hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
Đề tài  hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8Đề tài  hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, ĐIỂM 8
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAYBài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAYBài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ SINH VIÊN THỰC HIỆN :NGUYỄN PHÚ NHẤT MÃ SINH VIÊN :A14177 CHUYÊN NGÀNH :TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG HÀ NỘI 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ Giáo viên hƣớng dẫn : Phạm Thị Bảo Oanh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phú Nhất Mã sinh viên : A14177 Chuyên ngành : Tài Chính- Ngân Hàng HÀ NỘI 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong 10 năm hoạt động, sự chỉ đạo của Ban đại diện Hội đồng quản trị (BDD HĐQT) Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quỳnh Phụ đối với hoạt động của NHCSXH luôn nhận đƣợc sự quan tâm của huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự phối hợp trách nhiệm, nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện, các tổ chức chính trị- xã hội nhận dịch vụ ủy thác, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn. Trong quá trình tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp về: “Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ”. Đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là sự giúp đỡ của đồng chí Giám Đốc Lê Hải Vũ, đã giúp tôi cung cấp cho tôi các số liệu về hoạt động cho vay chính sách trên địa bàn huyện, các chỉ tiêu cho vay, số dƣ nợ trong 3 năm 2011, 2012, 2013... Xin gửi lời cám ơn chân thành tới cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ. Bên cạnh sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng huyện là sự giúp đỡ của Giáo viên hƣớng dẫn Phạm Thị Bảo Oanh, để có một bài khóa luận hoàn chỉnh thì sự tận tình, nhiệt huyết, mong mỏi sự thành công của sinh viên làm khóa luận là một yếu tố không thể thiếu. Cô luôn là ngƣời giải đáp tất cả những khó khăn khi tôi thực hiện bài khóa luận. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Cô.
  • 4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...................................................................................1 1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách xã hội....................................1 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội. .....................................................1 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng chính sách.................................................................2 1.1.3. Vai trò của ngân hàng chính sách.....................................................................3 1.2. Một số vấn đề cơ bản về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội. ..............................................................................................................................4 1.2.1. Khái niệm về cho vay chính sách. .....................................................................4 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay chính sách.....................................................4 1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay chính sách. ...................................................6 1.2.4. Đối tƣợng cho vay Chính Sách. .........................................................................9 1.2.5. Các phƣơng thức cho vay Chính Sách............................................................10 1.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. ...........11 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách.....................................11 1.3.2. Các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay chính sách...............................17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ.....................................................23 2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ...................23 2.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ..................23 2.1.2. Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ...24 2.2. Một số quy định về cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quỳnh Phụ........................................................................................................25 2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay. ....................................................................25 2.2.2. Đối tƣợng cho vay .............................................................................................28 2.2.3. Phƣơng thức cho vay........................................................................................29 2.2.4. Quy trình cho vay chính sách. .........................................................................30 2.2.5. Các sản phẩm cho vay chính sách...................................................................33 2.3. Tình hình cho vay Chính Sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2011-2013......................................................................................................................34 2.3.1. Khái quát chung về tình hình cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ giai đoạn năm 2011- 2013................................................34 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách tại Ngân hàng chính sách huyện Quỳnh Phụ giai đoạn năm 2011- 2013...................................................39 Thang Long University Library
  • 5. 2.3.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ........................................................................................................45 3.1. Định hƣớng cho vay chính sách của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Quỳnh Phụ....................................................................................................................56 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. .....................................................58 3.2.1. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ..............................58 3.2.2. Đối với Hội, đoàn thể các cấp ..........................................................................61 3.2.3. Đối với Tổ TK&VV ..........................................................................................62 3.3. Một số kiến nghị................................................................................................63 3.3.1. Kiến nghị đối với UBND xã và thôn/ấp ..........................................................63 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng chính sách Tỉnh Thái Bình.....63 3.3.3. Đối với Ngân hàng chính sách huyện Quỳnh Phụ.........................................64
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BĐD HĐQT Ban Đại diện Hội Đồng Quản Trị. DSCVCS Doanh số cho vay chính sách. DNCVQH Dƣ nợ cho vay quá hạn. DNCVCSBQ Dƣ nợ cho vay chính sách bình quân. DSTNCVCS Doanh số thu nợ cho vay chính sách. HĐND Hội Đồng Nhân Dân. NHCSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội. NXCVCS Nợ xấu cho vay chính sách. TT&VV Tiết kiệm và vay vốn . TLCVCS Thu lãi cho vay chính sách. UBND Ủy Ban Nhân Dân. QĐ- TTg Quyết định của Thủ Tƣớng Chính phủ. Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo. Bảng 1.2 Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về một số chỉ tiêu. Đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH huyện Quỳnh phụ (Giai đoạn năm 2003-2012). Bảng 1.3 Kết quả ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Bảng 2.1: Tình hình doanh số cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013 Bảng 2.2: Doanh số thu hồi nợ cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013 Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay chính sách giai đoạn năm 2011- 2013
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bƣớc sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hƣớng đẩy nhanh tăng trƣởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn và hàng loạt các biện pháp mạnh đƣợc thực thi. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực tiền tệ, vì vậy tăng trƣởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế xã hội nƣớc ta trƣớc bối cảnh thế giới có những thuận lợi, nhƣng cũng không ít rủi ro, thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lƣờng. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm đƣợc khắc phục. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ xác định đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2014 là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế. Đảm bảo anh sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân… ” Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm tới vấn đề xóa đói giảm nghèo. Vì vậy Chính phủ đã hình thành một chƣơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, thực hiện xã hội hóa, đa dạng các kênh huy động vốn và hỗ trợ mọ mặt cho các hộ nghèo. Từ cuối năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập riêng một định chế tài chính để hỗ trợ vốn tín dụng cho ngƣời nghèo, đó là Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo Việt Nam, có mạng lƣới trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nƣớc, thực hiện chức năng của Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo trƣớc đó. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội đến cuối năm 2011, cả nƣớc có 61 huyện (gồm 797 xã và thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực để ƣu tiên phát triển kinh tế vùng này, nhƣng mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nƣớc. Do vậy, xóa đói giảm nghèo là chủ chƣơng lớn nhất của Đảng và Nhà nƣớc và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội, của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả nguồn lực của từng địa phƣơng, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội bền Thang Long University Library
  • 9. vững. Cùng với sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo của ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Thái Bình là một tỉnh nhỏ gồm có bẩy huyện, trong đó huyện Quỳnh Phụ cũng là một huyện nghèo, với số hộ nghèo và cận nghèo lớn. Đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nƣớc, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, UBND tỉnh, ngân hàng chính sách xã hội, cùng các hội, đoàn thể, Thái Bình quyết tâm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, Quỳnh Phụ đã có những bƣớc tiến nhất định trong công cuộc đó. Huyện Quỳnh Phụ có tỷ lệ hộ cận nghèo và số hộ cận nghèo giảm 0,18%, tƣơng đƣơng với 93 hộ. Bên cạnh đó thực hiện nhiều buổi tập huấn đã góp phần nâng cao kiến thức về công tác giảm nghèo cho đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp cơ sở; bổ sung những thông tin về mục tiêu giảm nghèo, kinh nghiệm thực hiện công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cho Chủ tịch Hội Nông dân, từ đó tạo điều kiện để chia sẻ, truyền đạt thông tin đến từng hội viên Hội Nông dân và đến cộng đồng, giúp ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo tiếp cận với hệ thống chính sách ngày càng thuận lợi. Tạo điều kiện để các học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giúp nông dân vƣợt nghèo và làm giàu chính đáng của các cấp Hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Công tác cho vay hộ chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa trong việc hoạt động, giải ngân đúng đối tƣợng, mở rộng thêm các đối tƣợng muốn vay vốn, tạo mô hình có chiều sâu hơn nữa, do đó dƣới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Phạm Thị Bảo Oanh, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo bậc đại học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua quá trình nghiên cứu, khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu chính nhƣ sau: Làm rõ cơ sở lý luận về cho vay chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ.
  • 10. Phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng cho vay chính sách tại NHCSXH huyện Quỳnh Phụ, từ đó nêu rõ nguyên nhân và hạn chế trong cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. Từ những nguyên nhân và hạn chế đó, đề tài sẽ đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác cho vay của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh phụ giai đoạn năm 2011- 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu xong chủ yếu là phƣơng pháp: Phương pháp thống kê: Thống kê các thông tin, số liệu về tình hình cũng nhƣ chất lƣợng cho vay chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ nhƣ: số hộ gia đình thoát ngƣỡng nghèo, số học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn, số hộ gia đình chính sách đƣợc cấp vốn kinh doanh… Phương pháp so sánh: Là phƣơng pháp sử dụng các số liệu của từng thời kỳ, từng giai đoạn nghiên cứu để làm rõ hoạt động cho vay chính sách của NHCSXH huyện Quỳnh Phụ. Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phƣơng pháp đánh giá lại tình hình cũng nhƣ chất lƣợng cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã Hội huyện Quỳnh Phụ. Tìm ra những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của hạn chế đó từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các từ viết tắt thì kết cấu của khóa luận bao gồm ba chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội. Chƣơng 2: Thực trạng cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách Xã hội huyện Quỳnh Phụ Thang Long University Library
  • 11. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quỳnh Phụ
  • 12. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng chính sách xã hội. 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội. Theo luật các tổ chức tín dụng đƣợc sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X kỳ họp thứ 10 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó: “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Trong đó, ngân hàng chính sách cũng là một loại hình ngân hàng, đƣợc thực hiện đầy đủ các hoạt động của ngân hàng, song mục đích hoạt động của ngân hàng chính sách khác với các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng chính sách đƣợc thành lập để cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các đối tƣợng chính sách theo quy định của Pháp luật. Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nƣớc mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh. Do vậy, ta có thể hiểu: “Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, trong đó hoạt động chủ yếu là việc sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế để cấp tín dụng cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác theo quy định của Nhà nƣớc”. Thang Long University Library
  • 13. 2 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng chính sách. Được thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh ngân hàng: NHCSXH cũng là loại hình ngân hàng nên nó đƣợc thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ nhận tiền gửi, cho vay, các hoạt động thanh toán, phát hành thẻ. Việc nhận tiền gửi và cho vay của ngân hàng cũng là cầu nối để mang nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội tới những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… Bên cạnh đó, việc nhận tiền gửi và cho vay của ngân hàng cũng tạo ra thu nhập cho ngân hàng để duy trì hoạt động của mình. Các dịch vụ của ngân hàng chính sách cũng phát triển theo đó là hoạt động thanh toán và phát hành thẻ. Đối tượng cho vay là khách hàng chính sách theo quy định của Pháp luật: Các đối tƣợng chính sách đƣợc vay theo quy định nhƣ: Cho vay hộ nghèo, cận nghèo, cho vay với đối tƣợng đi xuất khẩu lao động, đối tƣợng là học sinh, sinh viên, đối tƣợng vay để giải quyết việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay giải quyết vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn. Đƣợc thành lập với mục hoạt động là phục vụ ngƣời nghèo, bên cạnh đó là các đối tƣợng chính sách khác, tiêu chí hàng đầu của ngân hàng chính sách xã hội là công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, vệ sinh, nƣớc sạch nông thôn. Đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi tín dụng là đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn theo quy định, mong muốn vƣơn lên. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: NHCSXH là cầu nối chính sách có chức năng giải ngân nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, Chính phủ, các tổ chức kinh tế khác trong xã hội tới các đối tƣợng chính sách giải quyết các vấn đề anh sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, vệ sinh nƣớc sạch nông thôn… Do vậy NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà chủ yếu là cầu nối tín dụng để thực hiện các chính sách xã hội, thông qua đó, giúp Nhà nƣớc đạt đƣợc mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra. Được hưởng một số đặc quyền do nhà nước quyết định: Ngân hàng chính sách thƣớng là một ngân hàng của Nhà nƣớc nên nguồn vốn điều lệ của ngân hàng chính sách là do Nhà nƣớc cấp, bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là thực hiện các chính sách của Nhà nƣớc do vậy NHCSXH đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và đƣợc miễn thuế và các khoản phí phải nộp
  • 14. 3 cho ngân sách Nhà nƣớc. Do đặc điểm của NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên việc đƣợc miễn các khoản thuế, phí và lệ phí. Thường hoạt động cho vay theo mô hình tổ hội: Đây là mô hình cho vay gián tiếp, đối tƣợng vay chính sách không cần tới trực tiếp ngân hàng mà thông qua các tổ hội nơi thƣờng trú để làm thủ tục xin vay. Các tổ hội cho vay nhƣ hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân… Thực tế, để nâng cao hiệu quả của việc vay vốn cũng nhƣ tiếp xúc với nguồn vốn ƣu đãi thì mô hình hoạt động cho vay theo tổ hội hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ngƣời dân và ngay bản thân ngân hàng cũng dễ dàng hơn, chủ động hơn trong công tác tín dụng và cấp tín dụng. Theo đó, đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn sẽ thông qua tổ hội để làm các thủ tục hành chính, trƣớc khi phê duyệt cấp tín dụng. NHCSXH cũng thông qua các tổ, hội để đƣa ra thông báo, quyết định, thời điểm, đối tƣợng giải ngân. 1.1.3. Vai trò của ngân hàng chính sách. Tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp để phát triển kinh tế xã hội và thoát nghèo: NHCSXH là cầu nối tín dụng nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế tới với hộ nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội… Từ những vấn đề mà ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác gặp phải, do đó ngân hàng chính sách ra đời với vai trò quan trọng là giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cấp tín dụng ƣu đãi cho các đối tƣợng chính sách. Góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Quốc gia: Ngân hàng chính sách xã hội là cầu nối để Nhà nƣớc thực hiện các chính sách xã hội thông qua kênh tín dụng. Nhận thấy nhu cầu vay vốn từ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác là rất lớn. Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực trong đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Ngân hàng chính sách đã và đang là một kênh tín dụng giúp Chính phủ thực hiện đƣợc các chính sách xã hội trên. Thang Long University Library
  • 15. 4 1.2. Một số vấn đề cơ bản về cho vay chính sách của ngân hàng chính sách xã hội. 1.2.1. Khái niệm về cho vay chính sách. Cho vay là việc bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho đối tƣợng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời gian thỏa thuận và thƣờng kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay đƣợc gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do vậy tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên: Một bên là ngƣời cho vay và một bên là ngƣời đi vay. Quan hệ đƣợc ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả. Mục tiêu của NHCS là nhận ủy thác cho vay ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế xã hội. Do vậy mà cho vay chính sách là việc NHCSXH sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, hay có thể tự huy động, nhận ủy thác các nguồn vốn của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế , các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nƣớc để cho vay đối với các đối tƣợng chính sách theo quy định với mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nƣớc mạnh- dân chủ- công bằng và văn minh. Trong đó, NHCS giao hoặc cam kết giao cho ngân hàng đƣợc quyền sử dụng một khoản tiền nhất định, để sử dụng vào mục đích xác định với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn. 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của cho vay chính sách. 1.2.2.1. Đặc điểm của cho vay chính sách. Chỉ cho vay đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước: Nguồn vốn ƣu đãi của NHCSXH chỉ đƣợc áp dụng với đối tƣợng chính sách nhƣ: Học sinh, sinh viên, hộ nghèo, đối tƣợng chƣa có việc làm, các vấn đề liên quan tới vệ sinh môi trƣờng, an sinh xã hội. Là tổ chức tín dụng đƣợc thành lập với mục tiêu là ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, do vậy ngân hàng chính sách chỉ phục vụ và cho vay đối với đối tƣợng là đối tƣợng thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó với vai trò và tiêu chí hoạt động là việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển
  • 16. 5 kinh tế, thì đối tƣợng cho vay chỉ áp dụng với đối tƣợng chính sách thuộc diện quy định. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để cho vay: NHCS là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nƣớc mạnh- dân chủ- công bằng- văn minh. Do vậy để thực hiện các mục tiêu trên thì NHCSXH chủ yếu thực hiện việc sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc để cho vay. Lãi suất thấp: Mục tiêu cao đẹp của NHCSXH nhƣ ở trên đã đề cập tới, cộng với việc đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán và tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% thêm vào đó NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó lãi suất của các khoản vay tƣơng đối thấp để hỗ trợ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trong việc trả lãi. Quy mô khoản vay nhỏ: Do các đối tƣợng vay là các đối tƣợng chính sách, khó khăn về tài chính nên quy mô về khoản vay nhỏ, đủ để đáp ứng các nhu cầu của đối tƣợng vay vốn. Thời gian cho vay tương đối dài: Các đối tƣợng chính sách gặp khó khăn về tài chính, có nhu cầu vay vốn để cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, sản xuất kinh doanh. Do vậy việc hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng tƣơng đối khó khăn. Để khắc phụ hạn chế này và hỗ trợ tối đa cho đối tƣợng chính sách, thời hạn của khoản vay tƣơng đối dài để giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác hoàn trả khoản vay bao gồm cả gốc và lãi đƣợc đảm bảo đầy đủ và nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Thường áp dụng hình thức tín chấp: Đối tƣợng vay vốn có thể nhận đƣợc khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế chấp tài sản hay chịu bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền. Điều kiện để đƣợc vay tín chấp là đối tƣợng vay đang sinh sống, hoặc cƣ trú dài hạn tại nơi mà đối tƣợng chính sách xin vay. Đối tƣợng chính sách gặp khó khăn về tài chính, rất ít đối tƣợng có tài sản đảm bảo khi đi xin vay vốn, do vậy ngân hàng thƣờng áp dụng hình thức cho Thang Long University Library
  • 17. 6 vay tín chấp. Việc áp dụng hình thức này đƣợc ngân hàng kết hợp với các tổ hội thực hiện một cách thận trọng, tránh xảy ra rủi ro tín dụng, cho vay nhầm đối tƣợng… Chủ yếu cho vay thông qua tổ hội: Các tổ hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân… Đây là hình thức cho vay gián tiếp, đối tƣợng chính sách có thể thông qua các tổ hội này mà không cần tới NHCSXH để đƣợc xin vay vốn và giải ngân. Mô hình này hoạt động phù hợp với việc cho vay phân tán tại các địa phƣơng. Các tổ hội ở địa phƣơng là các đơn vị tiếp xúc thƣờng xuyên với các đối tƣợng chính sách, nắm bắt đƣợc tình hình tài chính của các đối tƣợng, do vậy các tổ hội là cầu nối vô cùng hiệu quả giữa ngân hàng và đối tƣợng vay vốn. Qua đó, đối tƣợng vay vốn thông qua tổ hội để biết đƣợc những thông tin cần thiết khi thực hiện việc vay vốn, ngân hàng chính sách cũng thông qua tổ hội để thông báo đối tƣợng đƣợc vay vốn, đối tƣợng không đƣợc vay vốn, thời gian, địa điểm… của việc cấp tín dụng. Bên cạnh đó, khi ngân hàng thu hồi nợ gốc và lãi của khoản vay, các tổ hội cũng là đơn vị thực hiện việc đôn đốc các đối tƣợng chính sách hoàn thành trách nhiệm của mình. 1.2.2.2. Vai trò của cho vay chính sách. Đối với người nghèo: Từ nguồn vốn của NHCSXH, hộ nghèo có điều kiện sửa chữa, xây mới nhà ở, yên tâm sản xuất kinh doanh từng bƣớc ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đối với nền kinh tế: Cho vay chính sách đã góp phần thúc đẩy kinh tế nhiều thành phần phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Cơ chế thị trƣờng đƣợc hình thành, từng bƣớc phát triển tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong cả nƣớc, góp phần thực hiện công bằng xã hội. 1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay chính sách. 1.2.3.1. Nguyên tắc cho vay chính sách. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn cũng nhƣ việc quản lý sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả thì NHCSXH áp dụng nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích và cam kết trong hợp đồng tín dụng: Theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay của đối tƣợng chính sách phải đƣợc xác định trƣớc về mục đích sử dụng. Bởi vậy, các đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn, trƣớc khi vay cần
  • 18. 7 trình bày với NHCS mục đích vay vốn, hay các bản kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét cho vay (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay đối tƣợng kinh doanh nhỏ lẻ... ). Việc đối tƣợng chính sách sử dụng nguồn vốn đúng với mục đích khi vay vốn vì chỉ có thế thì chính sách và mục tiêu ban đầu mà Nhà nƣớc đặt ra mới đạt hiệu quả tối ƣu, giải quyết đúng đối tƣợng, đúng mục đích. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và cam kết trong hợp đồng tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó, từ đó tạo nguồn thu cho đối tƣợng vay vốn và sớm hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi: Hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay. Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các ngân hàng tồn tại và phát triển, cũng nhƣ đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng của ngƣời vay. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH chủ yếu là nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, bên cạnh đó còn là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, của các tổ, hội, các cá nhân trong và ngoài nƣớc... do vậy, ngân hàng đòi hỏi ngƣời vay vốn phải hoàn trả cho ngân hàng đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi. Để thực hiện nguyên tắc này trong quản lý vốn vay ngân hàng phải xác định thời hạn cho vay, các kỳ hạn nợ của từng khoản cho vay, đồng thời thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng. Đối tƣợng chính sách vay vốn của ngân hàng với lãi suất ƣu đãi, lãi suất nhỏ hơn lãi suất trên thị trƣờng. Việc đối tƣợng chính sách vẫn phải trả lãi cho ngân hàng do ngân hàng sẽ lấy khoản lãi đó để bù đắp vào chi phí hoạt động của mình cũng nhƣ các chi phí khác. Bên cạnh đó, việc thu lãi cũng tác động trực tiếp tới đối tƣợng đi vay tạo ra nguồn thu để trả gốc và lãi, không trây ỳ trong việc hoàn trả gốc và lãi do lo sợ sinh thêm lãi. 1.2.3.2. Điều kiện cho vay. Khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý: Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là quan hệ đƣợc pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải đƣợc lập trên cơ sở quy định của pháp luật. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có đủ tƣ cách pháp lý. Vốn vay phải sử dụng hợp pháp: Vốn vay phải đƣợc sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đăng ký khi vay vốn. Khi Thang Long University Library
  • 19. 8 khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản đó sẽ bị phong tỏa hoặc bị tịch thu từ đó ảnh hƣởng tới khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra vốn vay sử dụng bất hợp pháp thì tƣ cách pháp lý của khách hàng có thể bị mất đi do đó ảnh hƣởng tới quan hệ tín dụng hợp pháp giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết: Khả năng tài chính của đối tƣợng vay vốn có thể hoàn trả đúng hạn cả lãi và gốc đƣợc hay không là vấn đề đƣợc ngân hàng chính sách luôn quan tâm tới, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn hợp pháp và đúng quy định theo nhƣ cam kết vay vốn cũng đƣợc coi là điều kiện tiên quyết nếu các đối tƣợng chính sách muốn vay vốn. Khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả (đối với đối tượng vay vốn là hộ kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp vay vốn vừa và nhỏ): Mỗi cá thể, hộ kinh doanh, hay doanh nghiệp khi vay vốn để thực hiện việc kinh doanh đều phải có phƣơng án sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng và hơn hết là dự án khả thi, mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp và hộ kinh doanh đó. Từ việc kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng cam kết khi thực hiện việc vay vốn. Khách hàng phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định: Đảm bảo tiền vay là việc ngân hàng chính sách áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ cho khách hàng vay.Việc cho vay tại ngân hàng chính sách đối với các đối tƣợng chính sách chủ yếu là cho vay tín chấp, tuy nhiên đối với một số đối tƣợng nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn cũng cần phải làm thủ tục đảm bảo tiền vay. Việc đảm bảo tiền vay giúp cho ngân hàng tránh đƣợc những rủi ro khi cho vay, hơn nữa để ngƣời vay có trách nhiệm hơn với khoản vay khi thực hiện kinh doanh. Khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc đƣợc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để đảm bảo tiền vay, lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng vay. Tài sản đảm bảo tiền vay phải đƣợc xác định giá trị tại thời điểm kí kết hợp đồng đảm bảo việc xác định tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của tổ chức tín dụng, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Đối tƣợng cho vay
  • 20. 9 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng đối với một doanh nghiệp và phải đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Đối tƣợng cho vay Chính Sách. Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với những đối tƣợng chính sách sau đây: Hộ nghèo Đối tƣợng khách hàng đƣợc vay vốn chủ yếu tại ngân hàng chính sách là ngƣời nghèo, hộ nghèo theo quy định của Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501 nghìn đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Hộ cận nghèo Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001, căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2010 đã đƣa ra chuẩn hộ cận nghèo theo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng. Các đối tượng chính sách khác: Ngoài hai đối tƣợng cho vay chủ yếu trewen, NHCS còn cho vay các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn khác theo quy định từng thời kỳ của Nhà nƣớc nhƣ: HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đối tƣợng vay giải quyết việc làm, đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012, đối tƣợng là các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009, đối tƣợng vay giải quyết vấn đề nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại vùng khó khăn, hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP, hộ Thang Long University Library
  • 21. 10 đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg, hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ- TTg, cho vay đối tƣợng có nhà ở vùng thƣờng xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động là ngƣời sau cai nghiện ma túy, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tƣợng vay có dự án phát triển ngành lâm nghiệp, đối tƣợng vay có dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang, đối tƣợng vay có dự án rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam 1.2.5. Các phƣơng thức cho vay Chính Sách. Phương thức thứ nhất: Cho vay trực tiếp. Các đối tƣợng chính sách có thể tới NHCS nơi mà họ thƣờng trú hoặc tạm trú dài hạn để làm hồ sơ vay vốn và nhận giải ngân cũng nhƣ thông báo khác liên quan tới thủ tục vay vốn. Ƣu điểm của phƣơng thức này: Nhanh gọn, đối tƣợng nhận các thông tin tín dụng, thời điểm giải ngân… tại duy nhất một nơi mà ngân hàng chính sách đặt trụ sở. Nhƣợc điểm của phƣơng thức này: Tại các tỉnh thành miền núi xa xôi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, đối tƣợng chính sách sẽ mất khá nhiều thời gian để tới đƣợc ngân hàng chính sách để viết đơn yêu cầu xin cấp tín dụng cũng nhƣ các thông tin khác có lien quan. Phương thức thứ hai: Cho vay gián tiếp Là cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị- xã hội, trên cơ sở thiết lập các tổ TK&VV. Thông qua các tổ hội này, các đối tƣợng chính sách có thể làm hồ sơ vay vốn để đề nghị đƣợc vay nguồn vốn ƣu đãi của NHCSXH. Và cũng qua các tổ hội này, các đối tƣợng chính sách có thể nhận thông báo cũng nhƣ nhận tiền giải ngân từ NHCS nơi mà đối tƣợng mong muốn vay vốn. Các hộ bao gồm: Hộ Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, các tổ hội khác. Ƣu điểm của phƣơng thức cho vay này: Đối với đối tƣợng chính sách, có thể dễ dàng tìm hiểu rõ thông tin tín dụng, thời điểm giải ngân, thời điểm thu hồi vốn… thông qua các tổ hội tại địa phƣơng nơi đối tƣợng chính sách đang sinh sống. Đối với ngân hàng chính sách có thể kiểm soát dễ dàng hơn trong việc sử dụng vốn đúng mục
  • 22. 11 đích của đối tƣợng hay không, việc thu hồi vốn gốc và lãi cũng trở nên dễ dàng khi có các tổ hội đôn thúc. Nhƣợc điểm của phƣơng thức cho vay này: Việc cấp tín dụng đƣợc thông qua đối tƣợng thứ ba đôi khi sẽ dẫn tới sai sót trong việc thẩm định đối tƣợng vay vốn cũng nhƣ hạn mức tín dụng mà đối tƣợng đƣợc cấp. Mô hình này khá là cồng kềnh, tốn kém nhiều chi phí. 1.3. Đánh giá hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay chính sách. 1.3.1.1. Các chỉ tiêu định tính Mức độ bao phủ của hoạt động cho vay: Công tác xóa đói giảm nghèo của nƣớc ta trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tích to lớn, có sự chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu kinh tế, mức thu nhập trung bình đƣợc cải thiện, các vấn đề an sinh xã hội, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng dần đƣợc cải thiện và nâng cao. Để có đƣợc những thành tựu đó, ngoài sự nỗ lực bền bỉ của từng ngƣời dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực trong đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Từ khi đƣợc thành lập, NHCSXH đã mở rộng mạng lƣới từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Việc ƣu đãi nguồn vốn tín dụng đối với đối tƣợng chính sách đƣợc thực hiện rộng khắp các tỉnh thành, khắp các vùng miền trên toàn quốc. Mức độ bao phủ của hoạt động cho vay cũng thể hiện đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của cho vay chính sách, khi mô hình hoạt động hiệu quả thì sẽ đƣợc chính các đối tƣợng chính sách hƣởng ứng và trực tiếp nhân rộng mô hình lên. Và ngƣợc lại, mức độ bao phủ của hoạt động cho vay là thấp chứng tỏ hoạt động cho vay chính sách hoạt động không hiệu quả, đối tƣợng chính sách chƣa tin tƣởng vào lợi ích mà mô hình đem lại hay đơn giản là thông tin về gói tín dụng chƣa tới đƣợc với đối tƣợng vay vốn. Mức độ cải thiện đời sống của người dân sau khi sử dụng sản phẩm cho vay chính sách: Đói nghèo là hiện tƣợng phổ biến của nền kinh tế thị trƣờng và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Nhƣ vậy, hỗ trợ ngƣời nghèo Thang Long University Library
  • 23. 12 trƣớc hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế đƣợc các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội. Các đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi để từ đó vƣơn lên sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, thu nhập. Đời sống của ngƣời dân có đƣợc cải thiện hay không, mức độ cải thiện nhƣ thế nào, đây là thƣớc đo đánh giá đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. Mức độ cải thiện đời sống của đối tƣợng chính sách đƣợc phân tích qua các yếu tố nhƣ: số hộ thoát nghèo, đối tƣợng chính sách vay vốn kinh doanh tạo công ăn việc làm tại địa phƣơng, số công trình nƣớc sạch, vệ sinh đƣợc giải quyết, số đối tƣợng chính sách vay vốn đã cải thiện đƣợc đời sống, có công ăn việc làm, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, thoát cảnh đói nghèo và vƣơn lên làm giàu, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện… Từ đó cho thấy cho vay chính sách giải quyết đƣợc vấn đề của Quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Khả năng tổ chức, điều hành hoạt động cho vay chính sách: Việc nguồn vốn ƣu đãi có đến đúng với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đủ tiêu chuẩn hay không, hay việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, việc trả lãi và nợ đúng hạn, các đối tƣợng chính sách muốn vay vốn mà chƣa thực đƣợc đáp ứng nhu cầu… đây là một trong những chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng chính sách cũng có khả năng tổ chức, điều hành hộ cho vay chính sách tốt, đƣa vốn đến tay nhiều đối tƣợng chính sách theo quy định, tiết kiệm chi phí thì hiệu quả và chất lƣợng cho vay chính sách sẽ đƣợc nâng cao rõ rệt. Mức độ thu hút đối tượng cho vay chính sách tới vay vốn ngân hàng: Hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách mang tới lợi ích cho đối tƣợng vay vốn giúp đối tƣợng chính sách giải quyết đƣợc những vấn đề của mình, cải thiện đƣợc đời sống, nâng cao năng lực sản xuất, thoát nghèo vƣơn lên làm giàu. Từ đó, mức độ thu hút đối tƣợng tới ngân hàng xin cấp vốn đƣợc ngày càng nâng cao. Những hiệu quả mà nguồn vốn chính sách mang lại cho đối tƣợng vay khiến đối tƣợng yên tâm hơn, mạnh dạn hơn trong việc tới ngân hàng xin cấp vốn và ngày càng thu hút nhiều hơn nữa đối tƣợng vay vốn. 1.3.1.2. Các chỉ tiêu định lƣợng.
  • 24. 13 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay Tốc độ tăng trƣởng DSCVCS đƣợc tính cụ thể: Tốc độ tăng trƣởng DSCVCS = 1 - DSCVn 1 - n DSCVCS - DSCVCSn Tốc đội tăng trƣởng doanh số cho vay cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách, tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào doanh số cho vay của thời điểm hiện tại so với năm trƣớc đó. Nếu tốc độ tăng trƣởng DSCVCS tăng thì đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng. Do nguồn vốn đƣợc giải ngân nhiều hơn, đến đƣợc với nhiều đối tƣợng chính sách hơn, giải quyết đƣợc nhiều vấn đề xã hội hơn, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu hơn. Và ngƣợc tốc độ tăng trƣởng DSCVCS giảm thì đây là một tín hiệu không tốt đối với ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ CVCS Tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ CVCS = 1 1    DSTNCVCSn DSTNCVCSn DSTNCVCSn Doanh số thu nợ cho vay chính sách là tổng số vốn gốc ngân hàng chính sách thu về trong một thời kỳ, thƣờng tính theo tháng, quý, năm. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá dựa trên doanh số thu nợ cho vay chính sách năm nay so với năm trƣớc đó, thể hiện tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay theo nợ. Tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ cho vay chính sách cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng chính sách là nhƣ thế nào. Nếu hệ số này có xu hƣớng tăng theo thời gian thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách của ngân hàng chính sách là tốt và ngƣợc lại nếu hệ số này có xu hƣớng giảm theo thời gian thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách không đƣợc tốt. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay chính sách Tốc độ tăng trƣởng DNCVCS = 1 1    DNCVCSn DNCVCSn DNCVCSn Dƣ nợ cho vay chính sách là số vốn gốc mà khách hàng vay song chƣa trả cho ngân hàng tại mỗi thời điểm. Thang Long University Library
  • 25. 14 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay chính sách của ngân hàng đƣợc tính toán dựa trên doanh số dƣ nợ cho vay chính sách của năm nay và doanh số dƣ nợ cho vay chính sách của năm trƣớc đó. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay chính sách cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Hệ số này tăng theo thời gian sẽ phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách không đƣợc tốt của ngân hàng, nếu hệ số này giảm theo thời gian thì chất lƣợng cho vay chính sách của ngân hàng tốt. Hệ số sử dụng vốn HSSDV= NV DNCVCS Mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đƣợc thể hiện qua công thức tính này. Dựa trên hai yếu tố đó là dƣ nợ cho vay chính sách và tổng nguồn vốn của ngân hàng chính sách. Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = DNCVCS DNCVCSQH Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 46/2012/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010. Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
  • 26. 15 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn trả nợ cho ngân hàng Trong đó: DNCVCSQH là dƣ nợ cho vay chính sách quá hạn và DNCSCS là dƣ nợ cho vay chính sách. Hiệu quả của hoạt động cho vay chính sách của NHCSXH đƣợc dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0 luôn là tiêu chuẩn hoạt động của ngân hàng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng hƣớng tới tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0, do đó không có nợ xấu, không ảnh hƣởng tới nguồn vốn vay, không ảnh hƣởng tới thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng chính sách cũng vậy, khi ngân hàng để tỷ lệ nợ quá hạn lớn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho chính ngân hàng nhƣ: nguồn vốn bị chiếm dụng, mất nhiều chi phí trong việc thu hồi vốn và lãi, đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả và ảnh hƣởng tới thu nhập. Tỷ lệ quá hạn của ngân hàng tăng theo thời gian phản ánh chất lƣợng không tốt trong hoạt động cho vay chính sách của chính ngân hàng và ngƣợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm cho thấy chất lƣợng cho vay chính sách tốt. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu= DNCVCS NXCVCS Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định Nợ xấu cho vay chính sách và dƣ nợ cho vay chính sách tăng lên là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng không tốt do làm tăng tỷ lệ nợ xấu dẫn tới ảnh hƣởng tới nguồn thu của ngân hàng, cũng nhƣ nguồn vốn cho vay. Do vậy, ngân hàng Thang Long University Library
  • 27. 16 chính sách muốn giảm thiểu nợ xấu thì ngân hàng phải thông qua các tổ hội, đoàn thể để thông báo, đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả gốc và lãi, áp dụng lãi suất phạt đối với các khoản vay quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho thấy ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong việc quản lý nguồn vốn vay, hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng gặp rủi ro lớn, điều này ảnh hƣởng tới quy mô nguồn vốn và trực tiếp tác động tới doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu giảm là tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro trong hoạt động cho vay chính sách, ngân hàng chính sách giảm thiểu đƣợc tỷ lệ nợ xấu có nghĩa là ngân hàng đang quản lý tốt nguồn vốn cho vay chính sách của mình, khoanh vùng đƣợc những khoản nợ cần xử lý, giải quyết các khoản nợ xấu, khoản nợ quá hạn. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = DNCVCSBQ DSTNCVCS DSTNCVCS: Doanh số thu nợ cho vay chính sách. DNCVCSBQ: Dƣ nợ cho vay chính sách bình quân. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng thể hiện tốc độ luân chuyển các nguồn vay mà ngân hàng chính sách cấp cho các đối tƣợng chính sách vay. Đây là chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng vay. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì càng thể hiện hiệu quả của việc cho vay, nguồn vốn không bị ứ đọng, giải ngân đƣợc cho nhiều đối tƣợng có nhu cầu, bên cạnh đó là việc thu hồi nguồn vốn có hiệu quả. Và ngƣợc lại, vòng quay vốn tín dụng thấp thì việc cho vay chính sách không đƣợc hiệu quả, chất lƣợng giảm. Tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách Tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách = TNNH TLCVCS TLCVCS: Thu lãi cho vay chính sách. TNNH: Tổng thu nhập của ngân hàng.
  • 28. 17 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng đƣợc dựa trên yếu tố là thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay chính sách đƣợc tính theo công thức trên dựa trên hai chỉ tiêu là lãi thu từ hoạt động cho vay chính sách và tổng thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng chính sách là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhƣng ngân hàng vẫn cần phải có một nguồn thu nhất định để bù đắp cho chi phí hoạt động của chính ngân hàng. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp hiệu quả của hoạt động cho vay, hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách có tốt thì mới tạo ra thu nhập, nếu hoạt động cho vay không tốt, chi phí lớn hơn thu nhập thì rõ ràng là hiệu quả thấp. Mức độ tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng cũng là yếu tố mà ngân hàng muốn tăng mạnh. Hệ số tỷ lệ thu nhập cho vay chính sách tăng phản ánh chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng là tốt, nếu hệ số này giảm theo thời gian thì chất lƣợng cho vay chính sách của ngân hàng chính sách là không tốt. Tỷ lệ thu lãi so với chi phí Tỷ lệ thu lãi so với chi phí = CP TLCVCS Hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là lớn khi tổng chi phí bỏ ra thấp, chiếm một phần nhỏ trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Để hoạt động tốt với mức lợi nhuận cao thì ngân hàng cần giảm thiểu tối đa chi phí phải bỏ ra. Chi phí lớn sẽ chiếm hết phần lợi nhuận của ngân hàng, do vậy chi phí nhỏ sẽ giúp ngân hàng hoạt động có lãi. Hệ số này lớn hơn 1 thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách là tốt. Thu lãi từ hoạt động cho vay chính sách có đƣợc thừa để trang trải các loại chi phí của ngân hàng. Hệ số này bằng 1 thì phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách chƣa đƣợc tốt. Thu lãi từ hoạt động cho vay chính sách có đƣợc đủ để trang trải cho các chi phí của ngân hàng. Hệ số này nhỏ hơn 1 phản ánh chất lƣợng cho vay chính sách chƣa đƣợc tốt. Thu lãi từ hoạt động cho vay chính sách có đƣợc không đủ để trang trải cho các chi phí của ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố tác động tới hoạt động cho vay chính sách. 1.3.2.1. Các nhân tố khách quan. Nhân tố tự nhiên: Hoạt động tín dụng đối với các đối tƣợng chính sách là hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, bão lụt, dịch Thang Long University Library
  • 29. 18 bệnh cây trồng vật nuôi… thƣờng xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn. Khi các nhân tố tự nhiên này có diễn biến xấu đi, sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh hƣởng tới cơ sở vật chất, con ngƣời, môi trƣờng, nguồn vốn… Có thể thấy, khi các đối tƣợng chính sách đến ngân hàng xin cấp vốn chính sách với mục đích cải thiện đời sống, thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu, nếu các nhân tố tự nhiên xảy ra theo xu hƣớng không tốt, diễn ra trên diện rộng có thể ảnh hƣởng tới: cơ sở vật chất, con ngƣời, phƣơng án sản xuất kinh doanh… của đối tƣợng chính sách. Môi trường kinh tế: Do cho vay chính sách chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có những xã chƣa có đƣờng giao thông tới xã nên hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách chƣa có điều kiện sử dụng vốn Ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí chƣa cao là những cản trở cho việc thực hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Hơn nữa vốn tín dụng ngân hàng chƣa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, cung cấp vật tƣ kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trƣờng, lồng ghép các chƣơng trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tƣ thấp. Khi môi trƣờng kinh tế đƣợc cải thiện và nâng cao sẽ đem lại lợi ích tích cực to lớn cho ngân hàng cũng nhƣ đối tƣợng chính sách, việc giải ngân sẽ dễ dàng hơn, việc tiếp thu nguồn vốn vào kinh doanh sản xuất có nhiều thuận lợi hơn, vận dụng tốt hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tận dụng đƣợc thế mạnh của địa phƣơng nhiều hơn. Môi trường pháp lý: Thủ tục vay vốn của đối tƣợng chính sách đối với ngân hàng không nên quá nhiều thủ tục rờm rà, chồng lấn lên nhau gây khó khăn cả cho đơn vị cho vay cũng nhƣ ngƣời vay tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó là việc thẩm định tài sản thế chấp khi cho vay, hay đối tƣợng vay có đúng tiêu chuẩn của Chính phủ hay không cũng là một trở ngại về mặt pháp lý đối với đối tƣợng vay vốn. Đối tƣợng chính sách muốn tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi, nhƣng quá trình pháp lý, thủ tục rƣờm rà sẽ khiến cho đối tƣợng không còn muốn đƣợc xin cấp tín dụng nữa, hạn chế các thủ tục chồng lấn lên nhau. Một môi trƣờng pháp lý tốt sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động cho vay chính sách của ngân hàng chính sách. 1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan. (1) Các nhân tố thuộc về khách hàng:
  • 30. 19 Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của NHCSXH. Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay các NHTM thƣờng đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và lựa chọn những đối tƣợng khách hàng cụ thể. Chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngân hàng thì mới đƣợc xem xét cho vay. NHCSXH phải quan tâm đến những vấn đề sau: Về mục đích sử dụng vốn: Phải hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả. Nghĩa là vốn vay phải đƣợc sử dụng không trái pháp luật, phục vụ tốt nhất cho kế hoạch thực hiện dự án, đồng thời phải phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế chung của ngành, của địa phƣơng và của cả nƣớc, bên cạnh đó đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích khi làm thủ tục vay vốn. Về năng lực tài chính: Đối với đối tƣợng vay vốn là doanh nghiệp vừa và nhỏ: Điều này thể hiện ở tỷ trọng và quy mô vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án. Quy mô và tỷ trọng này càng cao càng cho thấy tiềm lực tài chính lớn mạnh của doanh nghiệp đó. Tỷ trọng vốn của doanh nghiệp tham gia vào dự án cao còn có tác dụng kích thích doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện dự án nhằm tránh những rủi ro cho chính họ cũng nhƣ cho ngân hàng. Thông thƣờng, điều kiện tín dụng của ngân hàng sẽ quy định tỷ lệ vốn tự có tối thiểu của doanh nghiệp tham gia vào dự án tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lƣợng tín dụng của hoạt động cho vay chính sách, khi đối tƣợng vay vốn có tỷ trọng nguồn vốn tự có lớn, đối tƣợng vay vốn sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc thực hiện dự án một cách tốt nhất. Về năng lực sản xuất kinh doanh: Đối với đối tƣợng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ: Điều này thể hiện ở quy mô, năng suất, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng về chất lƣợng, giá cả và khả năng mở rộng sản xuất. Ngoài ra các ngân hàng cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động ổn định và có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc nếu có lỗ thì phải có phƣơng án khắc phục khả thi. Năng lực sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng và hiệu quả trong hoạt động cho vay chính sách. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh tốt, đối tƣợng chính sách vay vốn sẽ thực hiện dự án kinh doanh tốt, tạo ra doanh thu và lợi nhuận, từ đó sớm hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu năng lực sản xuất kinh doanh không tốt, đối Thang Long University Library
  • 31. 20 tƣợng chính sách sẽ không thể tạo ra lợi nhuận từ kế hoạch kinh doanh của mình, từ đó không thể hoàn trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn, có thể phát sinh thêm nợ xấu. Về tính khả thi của dự án: Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dự án khả thi là dự án mà việc thực hiện nó là cần thiết, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của ngành, của vùng, của Nhà nƣớc. Đồng thời doanh nghiệp với các nguồn tài lực, vật lực hiện có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thực hiện dự án. Yêu cầu có dự án khả thi là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với mọi khách hàng vay vốn phục vụ đầu tƣ. Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay Trong quan hệ tín dụng, muốn có hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự hợp tác từ cả hai phía ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Nếu nhƣ khách hàng không có thiện chí thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Sự thiếu thiện chí của khách hàng có thể biểu hiện trực tiếp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng nhƣ cố tình sử dụng vốn sai mục đích, tìm cách lừa đảo ngân hàng, hoặc cũng có thể là các hành vi gián tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng nhƣ kinh doanh trái pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau. Tất cả các hành vi đó đều mang lại rủi ro trong cho vay chính sách của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn: Bất kỳ một loại hàng hoá, dịch vụ nào muốn tiêu thụ đƣợc cũng cần phải có ngƣời mua và có nhu cầu sử dụng chúng, tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu không có ngƣời đi vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển luôn luôn cần, hơn nữa là việc vay vốn để khuyến khích đối tƣợng chính sách phát triển thoát khỏi cảnh nghèo, giải quyết việc làm cải thiện đời sống và vệ sinh môi trƣờng, kích thích những doanh nghiệp nhỏ và vừa làm kinh doanh tốt hơn. Do số lƣợng khách hàng thƣờng xuyên quan hệ với ngân hàng có hạn và không phải lúc nào tình hình sản xuất kinh doanh của họ cũng tiến triển một cách khả quan nên nhu cầu vay vốn hoặc đầu tƣ của họ không thƣờng xuyên lớn. Chính vì vậy việc xác định khách hàng và nhu cầu mục tiêu của họ là rất cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay chính sách. Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng nhƣ các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng vốn vay
  • 32. 21 vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của ngƣời vay là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hƣởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị. (2) Nhân tố thuộc về Tổ tiết kiệm và vay vốn Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lƣợng hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV: Các tổ chức Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV đƣợc ví nhƣ cánh tay nối dài của NHCS. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCS đƣợc ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV nhƣ bình xét, lựa chọn ngƣời vay, kiểm tra, đôn đốc ngƣời vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc ngƣời vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lƣợng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng tín dụng của NHCSXH. Tổ TK&VV hoạt động có tốt thì hoạt động của ngân hàng chính sách mới tốt đƣợc. Tổ TK&VV là một phần không thể thiếu đƣợc của hoạt động cho vay chính sách. Khi các tổ hội thẩm định sai đối tƣợng, sai mục đích vay vốn, hay không hoàn thành tốt trong việc đôn thúc đối tƣợng vay vốn hoàn trả vốn gốc và lãi thì nguồn vốn của ngân hàng có thể bị chiếm dụng và hoạt động sai với mục đích khi ngân hàng đƣợc thành lập. (3) Nhân tố thuộc về ngân hàng chính sách Trình độ quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động ngân hàng của cán bộ và công nhân viên của ngân hàng chính sách Có thể nói đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động cho vay chính sách. Bên cạnh các yếu tố về môi trƣờng kinh doanh, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chính sách còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố nội tại bên trong của chính ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động trong tổng thể những hoạt động thống nhất của NHCS bao gồm ba hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn , hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian. Hoạt động sử dụng vốn là các hoạt động cho vay, các dịch vụ thanh toán… của ngân hàng nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy, hoạt động sử dụng vốn phải gắn liền với hoạt động huy động vốn. Để có thể đầu tƣ, Thang Long University Library
  • 33. 22 cho vay các ngân hàng bên cạnh nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, ngân hàng chính sách cần phải có vốn khác, nhƣ vậy muốn đáp ứng nhu cầu trên các NHCS phải đi huy động vôn từ các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế xã hôi, các tổ chức trung gian tài chính khác,.. Ngân hàng chính sách muốn hoạt động có hiệu quả thì hoạt động sử dụng vốn phải gắn liền với hoạt động huy động vốn, phải chú trọng phát triển đồng bộ cả hai hoạt động bởi đó là hai mặt của cùng một vấn đề-huy động và sử dụng nguồn vốn. Nếu hoạt động huy động vốn không hiệu quả sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn. Hơn nữa, mặc dù các hoạt động trung gian không phải là những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho NHCS, song đó là những hoạt động hỗ trợ cho hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, hoạt động sử dụng vốn không những chịu ảnh hƣởng trực tiếp của hoạt động huy động vốn mà nó còn chịu tác động của các hoạt động trung gian mà ngân hàng thực hiện. Các hoạt động trung gian của ngân hàng đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng các hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng. Ngoài những mối quan hệ chặt chẽ giữa các nghiệp vụ mà ngân hàng chính sách cung cấp, hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác, của chính bản thân ngân hàng nhƣ tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên hay trình độ công nghệ ngân hàng. Kết luận: Nhìn chung hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chính sách chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài cũng nhƣ nhân tố nội tại của bản thân ngân hàng. Để hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả, các NHCS phải nâng cao chất lƣợng tín dụng, trình độ cán bộ tín dụng, các công tác nguồn vốn, kinh doanh ngoại và thanh toán quốc tế…
  • 34. 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN QUỲNH PHỤ 2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. 2.1.1. Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. Công tác xóa đói giảm nghèo của nƣớc tra trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, đƣợc cả thế giới thừa nhận. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, ngoài sự nỗ nực bền bỉ của từng ngƣời dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực trong đó có giải pháp tạo lập nguồn vốn tín dụng ƣu đãi để ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác vay ƣu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội. Quỳnh Phụ là một huyện nghèo của tỉnh Thái Bình, có 38 xã với mức thu nhập trên đầu ngƣời thấp, mật độ dân số cao, đời sống ngƣời dân còn nhiều khó khăn, các vấn đề an sinh xã hội chƣa đƣợc đảm bảo. Trƣớc những khó khăn đó, ngƣời dân mong muốn đƣợc tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi để vƣơn lên trong sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Thực hiện nghị định số 78/2002/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tháng 6 năm 2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội đƣợc thành lập dƣới sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, sự phối hợp trách nhiệm, nhiệt tình của các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ đó là sử dụng nguồn vốn ƣu đãi của Chính Phủ cho vay giúp các đối tƣợng là hộ nghèo, hộ chính sách, học sinh sinh viên giải quyết khó khăn trong cuộc sống vƣơn lên trong học tập, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách huyện Quỳnh Phụ đã truyền tải một nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tới đúng đối tƣợng thụ hƣởng trên địa bàn huyện, chính sách này đã và đang phát huy đƣợc vai trò tích cực, hiệu quả, góp phần làm thay đổi tình hình kinh tế xã hội tại địa phƣơng, thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Một trong những chƣơng trình đƣợc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thang Long University Library
  • 35. 24 Quỳnh Phụ triển khai có hiệu quả nhất đó là cho vay hộ cận nghèo. Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã cho hơn 3.400 lƣợt hộ cận nghèo trên địa bàn huyện vay vốn phát triển sản xuất với tổng dƣ nợ hơn 68 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đƣợc các hộ cận nghèo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ðến ngày 20/4/2013, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đang thực hiện 6 chƣơng trình tín dụng ƣu đãi với tổng dƣ nợ 296,004 tỷ đồng; trong đó cho vay hộ nghèo 32,142 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 138,539 tỷ đồng, cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng 46,424 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 6,812 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3,673 tỷ đồng và cho vay hộ cận nghèo 68,414 tỷ đồng. 2.1.2. Bộ máy điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ Từ những ngày đầu thành lập, biên chế của đơn vị còn hạn chế chỉ có 07 cán bộ, cán bộ mới đƣợc tuyển dụng đa số tuổi còn trẻ, chƣa có kinh nghiệm nhiều trong công việc đƣợc phân công làm việc ở 2 tổ nghiệp vụ. Cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc bao gồm cả lái xe, lãnh đạo đơn vị chƣa đƣợc kiện toàn đầy đủ về trình độ, năng lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay tại đơn vị số cán bộ đã đƣợc bổ sung đầy đủ (11 cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn và 02 hợp đồng lao động ngắn hạn) cùng với công tác tổ chức bộ máy lãnh đạo từ đơn vị đã đƣợc kiện toàn đầy đủ các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, các tổ trƣởng các tổ nghiệp vụ. Năng lực chỉ đạo điều hành hoạt động của đợn vị trong những năm qua đã phát huy đƣợc hiệu quả tích cực trong việc triển khai các nhiệm vụ của đơn vị. Tập thể cán bộ nêu cao tinh thần đoàn kết, vƣợt qua mọi khó khăn, không ngừng học hỏi, nỗ lực phấn đấu, nhiệt tình, tâm huyết với ngành với nghề, sẵn sàng phục vụ hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác cùng lãnh đạo đơn vị thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phƣơng. Các tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ ủy thác từng phần cho NHCSXH có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nƣớc với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở. Với phƣơng thức này, NHCSXH đã huy động đƣợc một lực lƣợng từ các tổ chức chính trị xã hội. Từ đó tiết kiệm đƣợc các chi phí quản lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn kết với việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Tổ TK&VV ở thôn, xóm do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành lập
  • 36. 25 và quản lý. Tổ có nhiệm vụ bình xét đối tƣợng vay vốn, đôn đốc tổ viên sử dụng vay vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Với 494 tổ TK&VV trên địa bàn trải đều ở các xã, thị trấn giúp hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách có điều kiện thuận lợi để tiếp cận vốn vay. Mô hình điểm giao dịch xã với lịch trực cố định 1 phiên/ tháng không kể những đợt giải ngân vốn mới hoặc giải ngân vốn quay vòng. Thông qua hoạt động của hộ vay cũng nhƣ việc thực hiện các nghiệp vụ giải ngân, thu nợ, thu lãi trực tiếp với khách hàng dƣới sự chứng kiến của lãnh đạo các tổ chức Hội, đoàn thể, Ban quản lý tổ TT&VV. Từ đó phát huy hiệu quả việc kiểm tra, giám sát từ cơ sở, ngăn chặn hiện tƣợng xâm tiêu chiếm dụng vốn có thể xảy ra. Mặt khác tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận với vốn tín dụng chính sách của Chính phủ, giảm bớt thời gian đi lại và chi phí giao dịch, giải quyết vay vốn nhanh chóng hiệu quả, thuận tiện. Với hoạt động ngày càng hoàn thiện, điểm trực giao dịch tại xã của NHCSXH là một sự sáng tạo đạt hiệu quả thiết thực, đƣợc cấp ủy, chính quyền, các tổ chức Hội, đoàn thể, nhân dân đồng tình ủng hộ. Mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền cơ sở và nhân dân ngày càng gần gũi và chặt chẽ đƣợc khẳng định và nâng nên rõ rệt. 2.2. Một số quy định về cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quỳnh Phụ. 2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay. 2.2.1.1. Nguyên tắc cho vay (1) Nguyên tắc chung khi vay vốn. Nguyên tắc hoàn trả: Khoản tín dụng phải đƣợc thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn đƣợc vốn mức tối thiểu nhất để duy trì hoạt động. Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải đƣợc hoàn trả đúng vào thời điểm đã đƣợc hai bên xác định cụ thể và đƣợc ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, đƣợc coi là giá mua quyền sử dụng vốn. Thang Long University Library
  • 37. 26 Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các khoản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng. (2) Nguyên tắc khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội: Việc vay vốn tại NHCSXH huyện Quỳnh Phụ cũng đảm bảo những nguyên tắc chung khi khách hàng muốn cấp tín dụng tại tổ chức này. Cụ thể: Nguyên tắc hoàn trả: Để bảo toàn đƣợc vốn ở mức tối thiểu nhất để duy trì đƣợc hoạt động của ngân hàng, việc NHCSXH nhận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc, Chính phủ, các tổ chức kinh tế… để cấp tín dụng ƣu đãi cho các hộ chính sách cũng phải thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng. Đây là nguyên tắc tất yếu của hoạt động tín dụng. Nguyên tắc thời hạn: Bất cứ một khoản vay nào cũng có thời hạn để ngân hàng tính lãi và thu hồi vốn gốc. Thời hạn vay đƣợc NHCSXH và đối tƣợng chính sách thỏa thuận rõ trong hợp đồng vay vốn giữa hai bên. Nguyên tắc trả lãi: Ngoài việc đối tƣợng chính sách thanh toán đầy đủ, đúng hạn khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay. Việc thanh toán khoản lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể dựa vào đó mà đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng chính sách, xem khả năng tài chính của khách hàng có lành mạnh hay không. Bên cạnh đó là việc xem xét liệu NHCSXH có thể bù đắp một phần chi phí để duy trì hoạt động hay không. Nguyên tắc đảm bảo tiền vay: Việc cho vay đối với các đối tƣợng chính sách chủ yếu là việc cho vay tín chấp, không thực hiện việc đảm bảo tiền vay. Tuy nhiên đối với một số đối tƣợng nhƣ doanh nghiệp vừa và nhỏ hay chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm cũng cần phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định. (3) Các nguyên tắc khác: Ngoài một số nguyên tắc vay vốn trên thì NHCSXH còn áp dụng các nguyên tắc cơ bản khi vay vốn nhƣ: Phải có hộ khẩu thƣờng trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi vay, phải là thành viên của tổ TK&VV, cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi NHCSXH cho vay, có xác nhận của UBND cấp xã nơi ngƣời vay cƣ trú về việc ngƣời vay thuộc đối tƣợng chính sách, nếu đối tƣợng vay là HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng
  • 38. 27 tuyển hoặc xác nhận đƣợc vào học của nhà trƣờng, phải có xác nhận của chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình địa phƣơng nơi thực hiện dự án. 2.2.1.2. Điều kiện vay vốn. (1) Các điều kiện chung khi vay vốn. Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo khả năng tài chính trả nợ đƣợc trong thời hạn cam kết. Khách hàng phải sử dụng vốn hợp pháp, theo đúng mục đích sử dụng vốn khi đối tƣợng đi vay. Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, phƣơng án đầu tƣ, phục vụ đời sống kèm phƣơng án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc và các hƣớng dẫn (2) Các điều kiện khi vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ. Đối tƣợng chính sách vay vốn phải có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có xác nhận của UBND cấp xã nơi ngƣời vay cƣ trú về việc ngƣời vay thuộc đối tƣợng chính sách. Trƣờng hợp đối tƣợng chính sách không thuộc UBND cấp xã quản lý thì ngƣời vay có thể xuất trình giấy tờ để chứng minh (thẻ thƣơng binh, giấy chứng nhận..,) để UBND có cơ sở xác nhận. Đối tƣợng chính sách không thuộc diện có những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu… Dự án vay vốn phải khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động và việc làm ổn định. Đối tƣợng chính sách phải có khả năng tài chính đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ gốc và lãi trong thời hạn cam kết. Phải thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo đúng quy định . Đối với hộ gia đình, phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu một chỗ làm việc mới, dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng nơi thực hiện dự án. Thang Long University Library
  • 39. 28 Có hộ khẩu thƣờng trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi cho vay. Là thành viên của tổ TK&VV, phải có xác nhận của chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình địa phƣơng nơi thực hiện dự án. 2.2.2. Đối tƣợng cho vay Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ đang thực hiện cho vay chính sách với một lƣợng lớn đối tƣợng cho vay theo quy định của Nhà nƣớc. Cụ thể: Đối với cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo Đối tƣợng khách hàng đƣợc vay vốn chủ yếu tại ngân hàng chính sách là ngƣời nghèo, hộ nghèo theo quy định của Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng, hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501 nghìn đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Cho vay xuất khẩu lao động thì đối tƣợng đƣợc vay là ngƣời lao động đi xuất khẩu lao động xuất khẩu, cụ thể: Các đối tƣợng chính sách đƣợc vay vốn đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài gồm: Vợ (Chồng), con liệt sỹ, thƣơng binh (kể cả thƣơng binh loại B đƣợc xác nhận từ 31-12- 1993 trở về trƣớc, đƣợc gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thƣơng binh). Vợ (chồng), con của thƣơng binh, con của Anh hùng lực lƣợng vũ trang, Anh hùng lao động, con của ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp Cách mạng đƣợc hƣởng Huân, Huy chƣơng kháng chiến, con của cán bộ hoạt động trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ngƣời lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật. Ngƣời lao động thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Là những ngƣời lao động thuộc 62 huyện nghèo và huyện đƣợc tách ra từ 62 huyện nghèo đã đƣợc tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động. Cho vay học sinh, sinh viên thì đối tƣợng đƣợc vay là Học sinh, sinh viên, cụ thể: HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động.