SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LƢƠNG THỊ THẢO
THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH
THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN TẠI
VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN SAU THẢM
HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC
Hà Nội-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LƢƠNG THỊ THẢO
THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH
THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN TẠI
VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN SAU THẢM
HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011
Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60310601
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Võ Minh Vũ
Hà Nội-2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp “Thực tiễn quá trình tái hình thành
cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011”
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sử dụng bất kì hình thức vay mƣợn
hay sao chép nào.
Nội dung khoá luận có tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu, thông tin
đƣơc đƣợc đăng tải trên sách, báo, tạp chí và các trang web có ghi trong danh mục
tài liệu tham khảo của luận văn.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nếu có điều gì sai sót liên
quan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Học viên
Lƣơng Thị Thảo
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy
giáo TS.Võ Minh Vũ, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nhật Bản học,
Khoa Đông Phƣơng học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã
có những hỗ trợ về tài liệu tham khảo, ý kiến đóng góp giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
khoá luận tốt nghiệp. Cảm ơn thầy cô và các anh chị, bạn học viên cùng khóa học
đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng khoá luận tốt nghiệp này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những đánh giá, góp ý từ phía các
thầy, các cô và bạn đọc để khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Học viên
Lƣơng Thị Thảo
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/ 2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN
CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC ..................................................................................................... 15
1.1. Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm
họa 15
1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................................................. 15
1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 ........................................................ 18
1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phƣơng và
tình hình di cƣ sau thảm họa ............................................................................................ 22
1.2.1. Chỉ đạo sơ tán và di cư từ chính phủ và chính quyền địa phương ................... 22
1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó và
phục hưng sau thảm họa ............................................................................................... 29
1.3. Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................ 32
Tiểu kết ............................................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA
KÉP THÁNG 3 NĂM 2011 ................................................................................................. 35
2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa
.......................................................................................................................................... 35
2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng” .............................. 35
1.1.2. “tái hình thành cộng đồng” sau thảm họa kép tháng 3/2011 .......................... 39
2.2 . Tái hình thành cộng đồng dân cƣ tại các nơi cƣ trú, di cƣ sau thảm họa kép tháng
3/2011 ............................................................................................................................... 41
2.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú ............................................. 42
2.2.2. Liên kết cộng đồng trong chuỗi nhà ở xã hội sau thảm họa ............................ 47
2.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ..................................... 49
2.3. Tình hình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa qua các cuộc khảo sát định kỳ
hàng năm của NHK .......................................................................................................... 50
1
2.4. Những vấn đề xã hội liên quan tới hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa
59
2.4.1. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người sơ tán từ tỉnh Fukushima..................................59
2.4.2. Chết cô độc tại nhà tạm trú, nhà ở xã hội sau thảm họa..........................................62
2.4.3. Các vấn đề của quá trình tái hình thành cộng đồng qua khảo sát ý hướng của
người nạn nhân sau thảm họa ......................................................................................................65
Tiểu kết....................................................................................................................................................70
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM
HỌA-TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ MINAMISOMA ( TỈNH FUKUSHIMA)................ 71
3.1. Khái quát về thành phố Mianamisoma và tình hình sau thảm họa..............................71
3.1.1. Khái quát về thành phố Minamisoma...........................................................................71
3.1.2. Tình hình thành phố Minamisoma sau thảm họa kép..............................................72
3.1.3. Kế hoạch tái thiết ở thành phố Minamisoma .............................................................78
3.2. Diễn tiến quá trình, và các hoạt động tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma 7
năm sau thảm họa .................................................................................................................................81
3.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú tại thành phố Minamisoma...
81
3.2.2. Tái hình thành cộng đồng trong các nhà ở xã hội ở Minamisoma ......................83
3.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ở Minamisoma...............87
3.3.Thực trạng tái hình thành cộng đồng qua các cuộc khảo sát chí hƣớng cƣ dân và một
số khó khăn quá trình phục hƣng ở Minamisoma ......................................................................94
3.3.1. Cuộc khảo sát chí hướng dân cư hàng năm bởi chính quyền thành phố
Minamisoma.......................................................................................................................................94
3.3.2. Những khó khăn trong quá trình phục hưng ở thành phố Minamisoma ........... 107
Tiểu kết................................................................................................................................................. 109
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................110
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Danh mục bảng số liệu
Bảng 1-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018 theo
số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai ............................. 18
Bảng 1-2: Chỉ thị di cƣ sơ tán từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng sau sự cố
nhà máy điện hạt nhân (thời gian, địa điểm) ..................................................... 22
Bảng 1-3: Các chỉ thị sơ tán đƣợc đƣa ra sau sự cố hạt nhân ................................... 24
Bảng 1-4: Số ngƣời lánh nạn từ 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate bị ảnh hƣởng nặng
bởi thảm họa kép tháng 3/2011 (Đơn vị: ngƣời) ............................................... 25
Bảng 1-5 : Biến động số điểm và ngƣời sơ tán sau thảm họa kép 11/3/2011 so với
trận động đất Hanshin Awaji và Chuetsu (Ngày 12/10/2011) ........................... 27
Bảng 1-6: Số lƣợng ngƣời chuyển đến, chuyển đi ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi,
Iwate (năm 2010, năm 2011- giai đoạn tháng 3 tới tháng 12) (Đơn vị: ngƣời) 28
Bảng 2-1: Thông tin cơ bản liên quan tới các cuộc khảo sát của đài NHK .............. 50
Bảng 2-2: Tình hình cƣ trú sau thảm hoạ kép của ngƣời tham gia khảo sát ............. 51
Bảng 2-3: Các loại hình cƣ trú hiện tại của cƣ dân sau thảm họa ............................. 51
Bảng 2-4: Số lần sơ tán- di cƣ sau từ sau thảm họa tính đến 2015 ........................... 52
Bảng 2-5: Bảng hỏi việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới cuộc sống gia đình ở mức
độ nhƣ thế nào? .................................................................................................. 53
Bảng 2-6: Bảng hỏi: Những biểu hiện của việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới
cuộc sống gia đình .............................................................................................. 53
Bảng 2-7: Bảng hỏi- So với trƣớc thảm họa và bây giờ, tần suất đi ra ngoài nhƣ thế
nào (%) ............................................................................................................... 54
Bảng 2-8: Câu hỏi: Sau thảm họa, cụm từ “gắn kết, gắn bó” đƣợc sử dụng rất nhiều,
cảm giác về chữ “kizuna” là nhƣ thế nào ? (%) ................................................. 54
Bảng 2-9: Điều tra về tình hình nơi ở trƣớc khi xảy ra thảm họa ............................. 56
Bảng 2-10: Bảng hỏi: Sau 5 năm xảy ra thảm họa, bạn suy nghĩ nhƣ thế nào về việc
trở về quê hƣơng (%) .......................................................................................... 56
Bảng 2-11: Bảng hỏi : Nơi sinh sống hiện nay là ..................................................... 57
Bảng 2-12: Bảng hỏi: Vấn đề cuộc sống từ khi xóa bỏ khu vực sơ tán sau 1 năm .. 58
Bảng 2-13: Đối với chỉ thị của chính phủ về tình hình sơ tán của tỉnh Fukushima
“xóa bỏ sơ tán kể từ tháng 3/2017 loại trừ vùng khó khăn trở về”, thì suy nghĩ
nhƣ thế nào? ....................................................................................................... 58
Bảng 2-14: Có sự khác biệt ở hiện tại và hình dung sau thảm họa thì đó là gì ? ...... 65
Bảng 2-15: Trải qua thời gian 7 năm sau thảm họa, cảm giác lúc này là: ................ 66
Bảng 2-16: Biểu hiện ảnh hƣởng của thảm họa tới tâm hồn và thể chất là: ............. 66
Bảng 2-17: Bảng hỏi cảm giác về sự phục hƣng với các yếu tố tƣơng ứng ............. 67
3
Bảng 2-18: Khảo sát- thời điểm các vấn đề dƣới đây đƣợc giải quyết ..................... 69
Bảng 3-1: Diện tích các khu vực ảnh hƣởng của sóng thần tại Minamisoma .......... 73
Bảng 3-2: Số ngƣời di cƣ lánh nạn từ ngày 12 đến 19/3/2011 tại các địa phƣơng của
Minamisoma ....................................................................................................... 75
Bảng 3-3: Kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội thành phố Minamisoma ........................ 84
Bảng 3-4: Tình hình cƣ trú tại thành phố Minamisoma tính tới thời điểm ngày
28/2/2018 ............................................................................................................ 88
Bảng 3-5: Tình hình cƣ trú của cƣ dân thành phố Minamisoma thời điểm ngày
31/3/2018 ........................................................................................................... 89
Bảng 3-6: Thời gian và tỉ lệ ngƣời tham gia khảo sát ở Minamisoma ..................... 95
Bảng 3-7: Bảng hỏi: Lý do chọn nơi sinh sống sau thảm họa .................................. 96
Bảng 3-8: Khảo sát yếu tố cần thiết khích lệ cuộc sống sau thảm họa ..................... 97
Bảng 3-9: Các yếu tố đƣợc kỳ vọng khi trở về Minamisoma ................................... 97
Bảng 3-10: Sự thay đổi chỗ ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) ..... 98
Bảng 3-11: Loại hình nhà đang ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) ... 99
Bảng 3-12: Đánh giá hoạt động phát triển cộng đồng ............................................ 100
Bảng 3-13: Khảo sát chi tiết độ hài lòng của phát triển cộng đồng sau thảm họa .. 100
Bảng 3-14: Khảo sát yếu tố đƣợc cho là cần chú trọng để phát triển cộng đồng ... 101
Bảng 3-15: Điều tra về chi tiết về những lo lắng của dân cƣ Minamisoma ............ 102
Bảng 3-16: Câu hỏi khảo sát nguyện vọng tiếp tục sinh sống ở Minamisoma ...... 104
Bảng 3-17: Điều tra về mức độ hài lòng về công cuộc phục hƣng ......................... 105
Bảng 3-18: Các chính sách đƣợc cho là quan trọng nhằm hƣớng tới cải thiện cuộc
sống đời thƣờng ................................................................................................ 105
Bảng 3-19: Khảo sát về tầm quan trọng của các chính sách, kế hoạch phục hƣng
tổng hợp của Minamisoma ............................................................................... 106
Danh mục sơ đồ minh họa
Sơ đồ 1-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối
quan hệ tƣơng trợ................................................................................................ 32
Sơ đồ 2-1: Các loại hình cƣ trú và luồng di cƣ sau thảm họa kép tháng 3/2011 ...... 41
Sơ đồ 2-2: Mô hình trung tâm hỗ trợ tại các cứ điểm tạm trú [70, tr 2] .................. 46
Sơ đồ 2-3:Vai trò nhà ở xã hội trong mối quan hệ với các thành tố xã hội khác [63,
tr 17] ................................................................................................................... 49
Sơ đồ 2-4: Mô hình hợp tác hỗ trợ ngƣời sơ tán sau thảm họa thành phố Sendai .... 64
4
Danh mục hình ảnh minh họa
Ảnh 1-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima trên bản đồ Nhật Bản ............. 20
Ảnh 2-1: Hỗ trợ sơ tán ngƣời già trong các cơ sở chăm sóc ................................... 45
Ảnh 2-2. Khám bệnh tại các điểm sơ tán (Trung tâm y tế Kajima)......................... 46
Ảnh 3-1: Vị trí thành phố Minamisoma và nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima.
71
Ảnh 3-2: Một điểm lánh nạn ở quận Haramachi vào ngày 12/3 [68, tr 32]............. 76
Ảnh 3-3: Chỉ thị sơ tán trong vòng bán kính 30 km từ nhà máy điện hạt nhân
Fukushima số 1.................................................................................................. 77
Ảnh 3-4: Nhận nhà tạm trú khẩn cấp tại Kashima vào ngày 28/05 [68, tr 95]....... 81
Ảnh 3-5: Lễ hội đua ngựa Kacchu keiba ngày 29/7/2012 [68, tr 155] .................. 93
Ảnh 3-6: Lễ hội bắt ngựa bằng tay không ngày 30/7/2012 [68, tr 155] .................. 93
Danh mục kí hiệu chữ viết tắt sử dụng
Viết Sử dụng trong Giải nghĩa
tắt
C.trình Bảng 1-1 Công trình
tp Sơ đồ 1-1 Thành phố
tt Sơ đồ 1-1 Thị trấn
đk Bảng 3-5 Đăng ký
l.nạn Bảng 3-5 Lánh nạn
k.v Bảng 2-17 Khu vực
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhật Bản là một quần đảo ở phía Đông Bắc lục địa Á-Âu. Quần đảo Nhật Bản
dài gần 3.000 km, gồm bốn nghìn đảo lớn nhỏ chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây
Nam. Bốn hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản lần lƣợt từ trên xuống dƣới là Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu. Theo lý thuyết đĩa lục địa (Plate tectonics), Nhật Bản
nằm trên ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo là mảng lục địa Á-Âu (Eurasian Plate),
mảng Bắc Mỹ (North American Plate), mảng Thái Bình Dƣơng (Pacific Plate) và
mảng Philippines (Philippines Plate). Các quần đảo của Nhật Bản hình thành là do
rất nhiều đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm [7, tr 8].
Xét về mặt địa chất học, nhƣ vậy là rất trẻ. Vì vậy, cho tới nay vẫn diễn ra quá trình
vận động của mảng Thái Bình Dƣơng tiến về phía mảng lục địa Á-Âu và có khuynh
hƣớng đâm chúi xuống bên dƣới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy
êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả của nó là động đất.
Ở Nhật Bản động đất xảy ra thƣờng xuyên. Các hoạt động địa chấn này đặc
biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo. Thảm họa kép miền Đông xảy
ra vào ngày 11/3/2011 với cƣờng độ 9 độ M1
, cùng với thảm họa sóng thần, sự cố
nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đe dọa tính mạng buộc hàng trăm ngàn ngƣời
phải sơ tán đã trở thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản
kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Sau mỗi thảm họa, vấn đề luôn đƣợc đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng
khắc phục hậu quả của động đất và phục hƣng khu vực chịu thiệt hại. Thảm họa kép
tháng 3/2011- khác với những trận động đất trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản - do
sự tàn phá của sóng thần và hệ quả sự cố hạt nhân làm chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài
môi trƣờng, nên nhiều cộng đồng dân cƣ tại khu vực chịu ảnh hƣởng của thảm hoạ
đã buộc phải di chuyển phân tán đến sống tại các khu vực khác nhau. Những hệ lụy
1
Thang độ lớn mô-men (Momen magnitude scale). Đây là thang đo độ lớn động đất đƣợc Tom
Hanks và Kanamori Hiroo năm 1979 để kế tiếp thang Richter và đƣợc các nhà địa chấn học sử
dụng để so sánh năng lƣợng mà một trận động đất tạo ra.
6
thảm họa kép tháng 3/2011 gây ra cho Nhật Bản không chỉ diễn ra trên một phạm vi
rộng về mặt không gian mà còn kéo dài về thời gian. Cho tới thời điểm hiện tại 7
năm sau thảm họa, các địa phƣơng trong vùng thiệt hại đã phục hƣng và phát triển
trở lại. Để có đƣợc những thành quả phục hƣng nhƣ ngày hôm nay công cuộc tái
thiết đã đƣợc diễn ra trên mọi mặt với sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa
phƣơng, lực lƣợng tình nguyện viên, và đặc biệt là ngƣời dân trong khu vực chịu
ảnh hƣởng bởi thảm họa. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phục hƣng là sự tƣơng trợ, liên kết, tái hình thành cộng đồng giữa những
ngƣời dân trong khu vực. Trên cơ sở đã thực hiện chuyên đề khóa luận tốt nghiệp
cử nhân với đề tài“Tái thiết cộng đồng vùng Đông Bắc sau thảm họa kép miền
Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu quá trình tái
hình thành cộng đồng sau thảm họa kép tại một mốc thời điểm mới 7 năm sau thảm
họa, trên cơ sở nghiên cứu một trƣờng hợp cụ thể để có cái nhìn chính xác, chân
thực về toàn bộ quá trình cộng đồng cƣ dân đã bị phá vỡ sau thảm họa đƣợc tái
hình thành qua mỗi giai đoạn với những đặc trƣng nổi bật và diễn biến cụ thể.
Với lý do đó, ngƣời viết đã chọn đề tài “Thực tiễn quá trình tái hình thành
cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm
2011” là chuyên đề nghiên cứu lần này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong khoá luận này, ngƣời viết mong muốn làm sáng tỏ những những câu hỏi
đã tự đặt ra trong khi tiếp cận với nội dung nghiên cứu: vấn đề thay đổi chỗ ở và tái
hình thành các mối quan hệ trong cộng đồng cƣ dân diễn ra trong bối cảnh sau thảm
họa đƣợc quyết định dựa trên chỉ đạo của chính phủ chính quyền địa phƣơng, hay
mang tính chất tự phát; cũng nhƣ đặc điểm các hình thái của quá trình đƣợc diễn ra
nhƣ thế nào; có sự khác biệt nào quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa
kép tháng 3/2011 với các trận động đất trƣớc đây.
Cụ thể, thông qua khoá luận này, ngƣời viết mong muốn dựa trên những số
liệu thống kê về thay đổi chỗ ở, chính sách của chính phủ và chính quyền địa
phƣơng và
7
kết quả các cuộc khảo sát thực tiễn ý hƣớng cƣ dân sau thảm họa là cơ sở để tìm
hiểu về đặc trƣng quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật
Bản sau thảm họa kép. Xuất phát từ yếu tố vị trí địa lý, ảnh hƣởng của thảm họa tới
các địa phƣơng trong vùng Đông Bắc ở mức độ và phƣơng diện khác nhau mà diễn
tiến quá trình tái hình thành cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ sau thảm họa cũng mang
những đặc trƣng khác nhau. Ở khu vực gần nhà máy Fukushima, có những địa
phƣơng ngƣời dân buộc phải di chuyển phân tán đến các khu vực mới, hình thành
nên cộng đồng cƣ dân hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, tại một số khu vực khác, cộng
đồng dân cƣ không thực hiện di tản, công cuộc tái hình thành diễn ra trên mối quan
hệ cộng đồng từ trƣớc đó. Trong trƣờng hợp đầu, nhóm ngƣời ở khu vực sinh sống
mới vừa phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống ở khu nhà tạm vừa phải
xây dựng mối quan hệ cộng đồng mới. Còn trong trƣờng hợp thứ hai, quá trình tái
hình thành cộng đồng đƣợc thực hiện dựa trên những mối quan hệ truyền thống.
Từ những đặc trƣng của cộng đồng tái hình thành sau thảm họa quan sát đƣợc
qua các số liệu thống kê, ngƣời viết mong muốn dựa vào nhận thức mối quan hệ
giữa chính sách từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng với thực tiễn hành động,
giữa nhiệm vụ xây dựng lại các mối quan hệ trong cộng đồng dân cƣ và tái thiết cơ
sở vật chất hạ tầng nơi ở, giao thông..bƣớc đầu lý giải đặc trƣng quá trình tái thiết
của mỗi địa phƣơng ở mỗi giai đoạn phục hƣng sau thảm họa.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay, nghiên cứu về thảm họa động đất chủ yếu đƣợc thực hiện với trọng
tâm là các ngành tự nhiên với hoạt động nghiên cứu dựa trên quan trắc, dự báo.
Những nghiên cứu này tập trung giải thích cơ chế phát sinh thảm họa và cùng với
việc dự đoán những phát sinh đó, công nghệ giảm thiểu thảm họa cũng đã đƣợc
phát triển. Nghiên cứu dự báo động đất Nhật Bản đƣợc bắt đầu từ năm 1880 – gắn
với trận động đất Yokohama (5,8 độ M). 2
2https://www.seis.nagoya-u.ac.jp/~kyamaoka/outreach/books/history.html (03/12/2018)
8
Tuy nhiên những nghiên cứu về mặt tự nhiên chỉ có thể góp phần đƣa cảnh báo
về thảm họa, hạn chế tối đa mức thiệt hại mà không thể ngăn chặn sự xảy ra hay
“tránh đƣợc thiệt hại xuống mức bằng không”. Trong bối cảnh đó, Theo Yamamoto
Hiroyuki sự phát triển nghiên cứu sau thảm họa về mặt xã hội là hết sức cần thiết.
“Trong việc giảm thiểu thiệt hại thảm họa, bên cạnh phát triển kỹ thuật chống rung
chấn, sự đóng góp từ phƣơng diện mang tính xã hội là cần thiết và những hiểu biết
của nhóm ngành xã hội nhân văn là không thể thiếu đƣợc”. Điều này đã đƣợc tác
giả đề cập tới trong bài viết “Tái thiết sau thảm họa bắt nguồn từ khu vực - Hƣớng
đến dòng chủ lƣu trong “nghiên cứu khu vực ứng phó thảm họa”- “Thảm họa và
Phục hƣng” (2015) [10;29].
Liên quan trực tiếp tới chủ đề hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa,
Oyane Jun đã thực hiện một loạt điều tra thực tế tại các địa phƣơng và viết bài nghiên
cứu chủ đề liên quan hƣớng tới, mở rộng và phát triển xã hội học của phục hƣng cộng
đồng, tái thiết cuộc sống sau thảm họa (2013 – 2014). Cụ thể các bài viết có thể kể tới
nhƣ “Tái thiết cuộc sống- tái hình thành cộng đồng sau thảm họa miền Đông Nhật Bản
ở Kobuchihama thuộc thành phố Ishinomaki qua dữ liệu điều tra thực địa tỉnh Miyagi”
đăng trong quyển 2 Tuyển tập khoa học nhân văn của đại học Senshu tháng 3/2012;
“Tái thiết cuộc sống, phục hƣng thành phố ở Oshika-Ishinomaki qua góc nhìn xã hội
học thảm họa - trong “Bƣớc tiến khó khăn trong việc tái sinh, phục hồi khu vực ảnh
hƣởng thảm họa sóng thần 500 ngày - Otsuchi, Ishinomaki, và Kamaishi- tháng
4/2013”; “Tiếp cận vấn đề phục hƣng cộng đồng và tái thiết cuộc sống- Nghiên cứu dài
hạn xã hội học khu vực thảm họa”- “Tập lý thuyết thực địa thảm họa” của nhà xuất bản
Kokonshoin tháng 9/2014 và đặc biệt là các bản ghi khảo sát thực địa lần thứ 3-4-5-6-7
hƣớng tới thực hành nghiên cứu xã hội học thảm họa của tái thiết cuộc sống, tái hình
thành cộng đồng đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm vào tháng 3 từ 2013 tới 20183
.
Trong tập bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Thảm họa và Phục hƣng”, Oyane
Jun cũng có bài viết nghiên
3https://researchmap.jp/read0201934/?lang=japanese (03/12/2018)
9
cứu “Hình ảnh - thực tế về phục hƣng thảm họa và Chu trình "Phục hƣng trƣớc -
giảm thiểu thiệt hại sau thảm họa" tại Nhật Bản: quan điểm, luận điểm về sửa đổi
“Luật cơ bản đối phó thảm họa” (2003).
Liên quan tới đề tài “liên kết cộng đồng” và “thảm họa” hội thảo lý thuyết chính
trị địa phƣơng tại Đại học Irabaki đã công bố tài liệu “Thảm họa và cộng đồng- sức
mạnh, giới hạn và tính khả năng”4
tháng 3/2015 với mục đích làm sáng tỏ giới hạn,
mức độ ảnh hƣởng và độ trễ của phục hƣng cộng đồng sau thảm họa kép tháng
3/2011.
Với mục đích tìm hiểu về tình hình phục hƣng thông qua việc thực thi ứng dụng
các chính sách phục hƣng từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng tại thời điểm 2
năm sau thảm họa, nhóm tác giả Onishi Riku, Kikikoro Tetsuo, Seta Fumihiko đã
xuất bản: “Đại động đất miền Đông Nhật Bản - Phục hƣng cộng đồng: ƣu tiên hàng
đầu” 5
vào tháng 3/2013.
Đề cập tới vấn đề di cƣ sau thảm họa hạt nhân, nhà chính trị học Imai Akira đã
có những bài viết phân tích về việc thực hiện lánh nạn theo cộng đồng làng, tái thiết
chính quyền địa phƣơng qua nghiên cứu “Tái thiết chính quyền địa phƣơng- lánh
nạn sự cố hạt nhân và “làng di cƣ””6
- tháng 2/2014) Trong bối cảnh cần thiết thay
đổi nơi ở do ảnh hƣởng sự cố hạt nhân có tính chất diễn ra trên phạm vi rộng và
thời gian dài, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của việc di cƣ theo cộng đồng làng và
mối liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng với ý hƣớng di
cƣ của cƣ dân vùng chịu ảnh hƣởng của thảm họa.
Trong tạp chí “Nghiên cứu chính sách khu vực” - số phát hành tháng 2/2013,
của Đại học kinh tế Takasaki, Tsuneya Sakurai đã có một bài viết về vấn đề “hình
thành cộng đồng trong quá trình phục hƣng sau động đất và những nhiệm vụ, thách
thức”. Bài viết đã dựa trên kinh nghiệm trong việc tái hình thành cộng đồng các vấn
4
Nguyên gốc tiếng Nhật 「災害とコンミュニティ-力・限界・可能性-」
5
Nguyên gốc tiếng Nhật 「東日本大震災、復興まちづく最前線」
6
Nguyên gốc tiếng Nhật [自治体再建-原発避難と「移動する村」]
10
đề liên quan nhƣ sự cứu trợ từ chính quyền địa phƣơng qua trận động đất lịch sử
Hanshin (Kobe -1995) để đối chiếu với trƣờng hợp động đất vùng Đông Bắc Nhật
Bản tháng 3/2011.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tái thiết, phục hƣng sau thảm họa trƣờng hợp Nhật
Bản là một đề tài mới, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Trong bài viết “Sức mạnh tinh thần của ngƣời Nhật Bản: Qua trƣờng hợp đối
phó với thảm hoạ 11-3-2011”7
, Ngô Hƣơng Lan, Nguyễn Thu Phƣơng (2012) đã
quan sát, chỉ ra những ứng xử ngƣời Nhật trong thảm họa và lý giải những đặc điểm
tâm lý tính cách dân tộc thông qua các nhân tố: điều kiện địa lý tự nhiên, đặc trƣng
xã hội, ảnh hƣởng của Khổng giáo, ảnh hƣởng của tinh thần Samurai trong lối sống
ngƣời Nhật Bản, và vai trò của giáo dục.
Nguyễn Tuấn Khôi (2016) đã thực hiện một chuyên đề nghiên cứu “Lý giải từ
góc độ xã hội học hoạt động tƣơng trợ của cƣ dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong
thảm họa kép tháng 3 năm 2011”- đề cập tới phản ứng ứng phó ngƣời dân trong và
sau thảm họa trong mối quan hệ tƣơng trợ - giúp đỡ lẫn nhau, coi đây là một biểu
hiện quan trọng cho sự hình thành quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa.
Tháng 3/2016, Phan Cao Nhật Anh đã có bài viết “5 năm sau thảm họa sóng
thần ở Nhật Bản”8
, đề cập tới số liệu thống kê thiệt hại, tình trạng cƣ trú; hiện trạng
kinh tế qua các hoạt động công ty, doanh nghiệp và tình hình khôi phục ngành du
lịch tại thời điểm 5 năm sau ngày phát sinh thảm họa. Trên cơ sở đó đƣa ra những
khó khăn và ƣớc tính khoảng thời gian cần thiết khắc phục hậu quả sự cố hạt nhân
trong công cuộc phục hƣng sau thảm họa.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của bài nghiên cứu là thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng của
cƣ dân vùng thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 với những yếu tố bối cảnh,
7http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=570 (15/1/2019)
8 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1026 (15/1/2019)
11
thực trạng và đặc điểm đặc trƣng của liên kết cộng đồng trong từng loại hình cƣ
trú, thay đổi chỗ ở ứng với mỗi giai đoạn ứng phó và phục hƣng sau thảm họa.
Những hành động hƣớng tới tăng cƣờng liên kết cộng đồng đƣợc thực hiện trên
nền tảng những chính sách của chính phủ và chính quyền địa phƣơng thông qua chỉ
đạo di cƣ và thành lập các khu tạm trú lánh nạn, tuy nhiên cũng bao gồm những
hoạt động mang tính chất tự phát của ngƣời dân địa phƣơng. Dù chủ thể của quá
trình là những cƣ dân vùng thiệt hại ở lại tại địa phƣơng hay di cƣ tới một môi
trƣờng mới thì gắn liền với việc xây dựng, khôi phục lại cơ sở vất chất là thiết lập
nên một cộng đồng mới - đảm bảo cuộc sống sau thảm họa vẫn giữ đƣợc mối liên
hệ chặt chẽ trong một tập thể. Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trong trong công
cuộc phục hƣng sau thảm họa.
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn, vùng Đông Bắc Nhật Bản gồm 6 tỉnh, trong
đó có 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa kép là Iwate, Miyagi,
Fukushima. Đặc biệt tại Fukushima - nơi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân nên
cùng với vấn đề di chuyển nơi ở, quá trình thay đổi cấu trúc cộng đồng cƣ dân xảy
ra rõ rệt. Do vậy trong chuyên đề khoá luận lần này ngƣời viết tập trung vào vấn đề
tái hình thành cộng đồng dân cƣ thông qua dữ liệu thống kê, khảo sát của cả 3 tỉnh
vùng Đông Bắc là Iwate, Miyagi, Fukushima.
Tuy nhiên với phạm vi ảnh hƣởng trực tiếp từ thảm họa kép là toàn vùng Đông
Bắc, mỗi địa phƣơng với bối cảnh về thiệt hại ở mức độ khác nhau, có những chính
sách tái thiết và phục hƣng khác nhau, do vậy quá trình tái hình thành cộng đồng
cũng mang những hình thái đa dạng và có mang những đặc trƣng riêng. Chuỗi biến
cố đại động đất, sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân diễn ra vào ngày
11/3/2011 - tạo ra một thảm họa phức hợp thay đổi toàn bộ cuộc sống cƣ dân vùng
thảm họa. Từ đặc trƣng này, ngƣời viết chọn phân tích trƣờng hợp thành phố
Minamisoma thuộc tỉnh Fukushima- với vị trí địa lý giáp biển ở khu vực phía Bắc
tỉnh Fukushima, cách tâm chấn trận động đất khoảng 130 km, cách nhà máy điện
12
nguyên tử số 1 Fukushima 25,5km9
vì thành phố Minamisoma giống nhƣ một vùng
Đông Bắc Nhật Bản thu nhỏ xét trên khía cạnh chịu ảnh hƣởng rõ rệt tính chất phức
hợp của thảm họa từ động đất, sóng thần tới sự cố nhà máy điện hạt nhân, để có một
góc nhìn chung nhất về diễn biến quá trình, các loại hình tái hình thành cộng đồng
sau thảm họa trên toàn khu vực. Đồng thời, chọn phân tích trƣờng hợp
Minamisoma, bằng việc đối chiếu lại nội dung “Kế hoạch tái thiết ở Minamisoma”
đã đề cập tới trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân - “Tái thiết cộng đồng vùng Đông
Bắc sau thảm họa kép miền Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong
muốn tìm hiểu về thực trạng tái hình thành cộng đồng và phục hƣng sau thảm họa ở
Minamisoma tại thời điểm hiện tại - trải qua hơn 7 năm kể từ sau thảm họa. Cũng
bằng nghiên cứu trƣờng hợp này, có thể phát hiện ra sự khác biệt đặc trƣng của quá
trình tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma so với các địa phƣơng khác trong
cùng tỉnh hay vùng Đông Bắc, lý giải nguyên nhân và thông qua đó tìm hiểu về vai
trò cũng nhƣ mối liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng
trong quá trình tái thiết và phục hƣng sau thảm họa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do trong thời gian thực hiện khoá luận này, ngƣời viết không có điều kiện thực tế
tại Nhật Bản nên các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để hoàn thiện bài khoá
luận này là tổng hợp phân tích tài liệu từ những mẫu điều tra thực tế, sử dụng số liệu
thống kê của Cục Thống kê Nhật Bản và các tổng kết kháo sát thực tế trong báo cáo
của các tổ chức NGO, NPO. Đồng thời, khoá luận cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp
phân tích trƣờng hợp. Cụ thể ở đây là trƣờng hợp thành phố Minamisoma thuộc tỉnh
Fukushima. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là thực tế quá trình tái hình thành
cộng đồng sau thảm họa, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu hoạt
động tái hình thành cộng đồng giữa các địa phƣơng theo chiều không gian và so sánh
quá trình đó của thảm họa kép tháng 3/2011 với các trận động đất xảy ra trƣớc đây
trong lịch sử Nhật Bản – nhƣ là trận động đất Kobe năm 1995.
9 http://www.fukushima-plant.com/ (03/12/2018)
13
Ngoài các số liệu từ các bảng thống kê ngƣời viết còn khai thác, sử dụng những tƣ
liệu phỏng vấn của các kênh truyền thông chính thống nhƣ Đài phát thanh NHK,
báo Ashahi.. làm dẫn chứng các trƣờng hợp cụ thể.
6. Cấu trúc luận văn
Với những nội dung đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận sẽ đƣợc triển
khai theo cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Thảm họa kép tháng 3/2011 và biến động cộng đồng dân cƣ vùng
Đông Bắc: trình bày thông tin sơ lƣợc về thảm họa kép và những hậu quả để lại cho
3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản và những thiệt hại và thay đổi trong đời sống tâm lý xã
hội cƣ dân trong vùng.
Chƣơng 2: Thực trạng tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa: từ
việc làm sáng tỏ lý thuyết cộng đồng, những yếu tố hỗ trợ công cuộc tái hình thành
cộng đồng khu vực tới tìm hiểu, phân tích thực trạng đặc điểm tái hình thành cộng
đồng tại các loại hình cƣ trú sau thảm họa. Thông qua số liệu khảo sát thực tế hàng
năm của đài NHK làm sáng tỏ đặc điểm, chuyển biến của quá trình tái hình thành
cộng đồng và những hạn chế phát sinh.
Chƣơng 3: Quá trình tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa -
trƣờng hợp thành phố Minamisoma (tỉnh Fukushima) tập trung phân tích quá
trình tái hình thành cộng đồng trƣờng hợp thành phố Minamisoma. Thực hiện đối
chiếu với chính sách từ chính quyền địa phƣơng để bƣớc đầu lí giải đƣợc ảnh
hƣởng của điều kiện riêng từng khu vực tới quá trình tái hình thành cộng đồng và
phục hƣng sau thảm họa.
14
CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 VÀ BIẾN ĐỘNG
CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC
Hậu quả mà thảm họa kép ngày 11/3/2011 gây ra cũng giống nhƣ các thảm họa
thiên tai tự nhiên khác trong lịch sử Nhật Bản, không chỉ thể hiện ở những con số
thiệt hại về tính mạng con ngƣời, nhà cửa vật chất mà còn thể hiện ở sự biến động,
xáo trộn về đời sống trong cƣ dân trong vùng chịu ảnh hƣởng. Tuy nhiên, với tính
chất phức hợp của một thảm họa kép động đất- sóng thần, đặc biệt là sự cố nhà máy
điện hạt nhân Fukushima xảy ra ngay sau đó đã khiến cho biến động về cấu trúc dân
cƣ vùng Đông Bắc diễn trên phạm vi rộng, lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các
thảm họa khác.
Trong chƣơng 1, thông qua việc tổng hợp, phân tích các số liệu về thiệt hại và
biến động đổi nơi cƣ trú, ngƣời viết sẽ phân tích tình hình dân cƣ và những hệ lụy
xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ sau khi xảy ra thảm họa kép.
1.1. Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc
sau thảm họa
1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011
Vào 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cƣờng độ 9,0 độ M với
tâm chấn ở khu vực Sanriku đã xảy ra, gây ra rung chấn cấp độ 710
theo thang chấn
độ của Nhật Bản ở thành phố Kurihara, Miyagi, cấp độ 6 ở 37 đơn vị hành chính
thuộc 4 tỉnh Miyagi, Fukushima, Ibaraki và Tochigi. Ngoài ra, trên phạm vi rộng từ
Hokkaido tới Kyushu đều đo đƣợc rung chấn từ cấp độ 1 tới cấp độ 6. Tâm chấn
của trận động đất này ƣớc tính sâu khoảng 24 km, khu vực tâm chi có phạm vi
rộng, khoảng 500 km theo chiều Nam Bắc và 200 km theo chiều Đông Tây, với
diện tích là khoảng 100.000 km² với thời gian rung chấn liên tục trong 160 giây. Về
cơ chế động đất, Ide Satoshi đã chỉ ra rằng thảm hoạ kép động đất và sóng thần
ngày 11/3/2011 có nguyên nhân từ sự dịch chuyển các mảng địa tầng kiến tạo xung
10
Theo thang phân cấp độ động đất của Cục Khí tƣợng Nhật Bản dựa trên độ rung lắc khi xảy ra
động đất. Thang đo hiện tại đƣợc phân loại 10 cấp độ : 0,1, 2, 3, 4, 5 yếu, 5 mạnh, 6 yếu, 6 mạnh
và cấp độ 7.
15
quanh Nhật Bản. Ông cho rằng trận động đất bắt đầu với mảng địa tầng Bắc Mỹ
trƣợt tƣơng đối chậm dọc theo đƣờng tiếp giáp với địa tầng Thái Bình Dƣơng cách
bờ biển Nhật Bản ở độ sâu 20km. “Sự chuyển động trƣợt lan truyền theo bờ biển
trong khoảng 40 giây đã tạo nên đợt trấn động mạnh dọc theo vùng Đông Bắc Nhật
Bản. Khoảng 1 phút sau khi động đất bắt đầu, sự dịch chuyển tiến nhanh đến gần
Rãnh Nhật Bản làm cho mảng địa tầng Bắc Mỹ trƣợt khoảng 30 mét. Ide cho rằng
hiện tƣợng này đã nâng một khối lƣợng nƣớc biển khổng lồ tạo nên đợt sóng thần
khủng khiếp” [2, tr 77]. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, đây đƣợc ghi
nhận là trận động đất có cƣờng độ lớn thứ bảy trong lịch sử nhân loại, lớn thứ tƣ
trong vòng 100 năm nay và lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản [6, tr 3].
Những diễn biến tiếp theo trận động đất là các cơn dƣ chấn và sóng thần. Ba
ngày sau trận động đất chính, các quan trắc đã cho thấy hơn 200 dƣ chấn đã xảy ra.
Sau khi động đất xảy ra, dựa trên cƣờng độ trận động đất, để tối đa hóa thời gian
cho sơ tán, Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản đã ban hành cảnh báo sóng thần vào 14
giờ 49 phút - tức là 3 phút sau khi động đất xảy ra và đúng nhƣ cảnh báo, toàn bộ
bờ biển Nhật Bản, đặc biệt là vùng Đông Bắc, đã ghi nhận phát sinh sóng thần mức
độ nhẹ. Tuy nhiên tới khoảng 15 giờ, tức 15 phút sau động đất, các đợt sóng nhẹ bắt
đầu chuyển thành cơn sóng cao ập vào bờ. Tiếp sau đó khoảng 10 phút đã xuất hiện
các đợt sóng thần khổng lồ, càn quét trên diện tích rộng khu vực ven biển Đông Bắc
Nhật Bản. Tại thành phố Minamisoma (Fukushima) đã xuất hiện sóng thần cao trên
9,3 m, tại thành phố Ishinomaki (Miyagi) có sóng thần cao trên 8,6 m. Ngoài khu
vực bờ biển Đông Bắc có sóng thần cao gây hại mức độ nghiêm trọng, bờ biển từ
Hokkaido tới tỉnh Kagoshima và quần đảo Ogasawara đều ghi nhận sóng thần cao
trên 1 m. Tại các thành phố ven biển, sóng thần đã cuốn nhiều tàu, thuyền vào khu
vực bờ biển, đồng thời cuốn trôi nhiều ô tô trên các tuyến đƣờng tại thị trấn. Sóng
cũng đã cuốn trôi nhiều thành phố, làng mạc ra biển. Các tổ hợp công nghiệp ven
biển nhƣ nhà máy hóa dầu...đã bốc cháy, hệ thống cầu đƣờng bị sập hoặc ngập sâu
trong nƣớc biển. Sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dƣơng của Nhật Bản và ảnh
hƣớng tới ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ.
16
Ngay sau thảm họa động đất và sóng thần, Nhật Bản phải đƣơng đầu với
chuỗi sự cố nhà máy điện hạt nhân bắt đầu vào chiều ngày 12/3/2011. Thị trấn
Naraha, Tomikoka, Okuma và thị trấn Futaba - những khu vực có nhà máy điện hạt
nhân của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đã xảy ra rung chấn cấp độ 6, cùng với
ảnh hƣởng của sóng thần, nhà máy điện hạt nhân số 111
đã bị ngập nƣớc 15m, nhà
máy điện số 2 bị ngập nƣớc 7m. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I có 6 tổ máy
với tổng công suất lên đến 4.696 MW, lớn gấp gần 3 lần công suất nhà máy thủy
điện Hòa Bình của Việt Nam, đƣợc xây dựng từ những năm 1970. Theo báo cáo
của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khi xảy ra động đất và sóng thần, ba lò phản
ứng số 4, 5, 6 của nhà máy điện hạt nhân số 1 đang trong quá trình sửa chữa, chỉ có
lò phản ứng 1, lò phản ứng số 2 và lò phản ứng số 3 hoạt động [6, tr 4]. Các lò phản
ứng đều tự động ngừng hoạt động sau khi động đất xảy ra. Tuy nhiên, do trận sóng
thần tràn đến đã làm hƣ hỏng hệ thống làm mát chính và dự phòng nên tại các lò
phản ứng đã phát sinh hiện tƣợng gia tăng nhiệt, tích tụ khí hydro. Ba lò phản ứng
số 1, 2, 3 đã phát nổ và xảy ra cháy ở lò phản ứng số 4. Hậu quả là một khối lƣợng
lớn chất phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài môi trƣờng.
Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản xác định đây là trận động đất quy mô lớn nhất
trong lịch sử Nhật Bản, gọi tên là “Đại Động đất Đông Bắc ”(東北大震災). Dựa
vào phạm vi ảnh hƣởng của thảm họa, ngày 1/4/2011, Nội các Nhật Bản đặt tên là
“Đại động đất miền Đông Nhật Bản” (東日本大震災). Trong tiếng Việt, “thảm họa”
đƣợc định nghĩa là những “tai họa lớn, gây nhiều cảnh đau thƣơng, tang tóc”12
. Với
diễn biến là sự phát sinh liên tiếp của động đất - sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt
nhân, gây ra những thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho vùng Đông Bắc Nhật Bản,
ngƣời viết đã chọn sử dụng cách gọi “thảm họa kép tháng 3/2011” trong chuyên đề
khoá luận này.
11
Nhà máy điện hạt nhân số 1 nằm ở ven bờ biển Thái Bình Dƣơng của tỉnh Fukushima, giữa thị
trấn Okuma và Futaba thuộc quận Futaba, cách Tokyo 220 km về phía Đông Bắc.
12
Hoàng Phê (2017) “Từ điển tiếng Việt”- trung tâm từ điển học Vielex, NXB Đà Nẵng, tr 904
17
1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011
Đến ngày 7/3/2018, theo số liệu tổng kết báo cáo lần thứ 157 của Ủy ban
Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản, thiệt hại luỹ kế sau thảm họa
kép đƣợc thống kê nhƣ bảng dữ liệu dƣới đây.
Bảng 0-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018
theo số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai
Thiệt hại Tỉnh Tỉnh Tỉnh Fukushima Tổng 3 Toàn
Iwate Miyagi tỉnh Nhật
Thành phố
vùng Bản
Minamisoma
Đông
Bắc
Số Chết 5.140 10.564 3.811 1.037 19.515 19.630
ngƣời Mất tích 1.116 1.225 224 111 2.565 2.569
Bị 211 4.148 182 59 4.541 6.230
thƣơng
Nhà Toàn bộ 19.508 83.003 15.224 2.323 117.735 121.781
cửa
Một nửa 6.571 155.130 80.803 2.430 242.504 280.962
(căn)
Một 18.985 224.202 141.044 3.718 384.231 744.530
phần
Ngập 1.061 999 1.061 1.628
trên sàn
Ngập 6 7.796 351 306 8.153 10.075
dƣới sàn
Ngoài C.trình 529 9.948 1.010 49 11.487 14.555
nhà công
cửa cộng
Khác 4.178 16.848 36.882 6.043 57.908 92.037
Số vụ hỏa họa 33 137 38 1 208 330
(Nguồn: Ngƣời viết tự lập dựa trên số liệu thống kê báo cáo lần thứ 157 của Trụ sở
Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản) 13
13 http://www.fdma.go.jp/bn/higaihou/pdf/jishin/157.pdf
(03/12/2018)
18
Theo bảng thống kê trên, tính tới thời điểm ngày 1/3/2018, tổng số ngƣời chết
và mất tích sau thảm họa kép trên toàn đất nƣớc Nhật Bản là 22.199 ngƣời. Số nhà
bị thiệt hại toàn bộ là 121.781 nhà, số nhà thiệt hại một nửa là 280.962 nhà, thiệt hại
một phần là 744.530 căn. Đối với Nhật Bản, thảm họa kép tháng 3/2011 đã trở
thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Chiến
tranh Thế giới lần thứ 2.
Ba thành phố Minamisanriku (tỉnh Miyagi), Kesennuma (tỉnh Iwate), và
Rikuzentakata (tỉnh Iwate) của Nhật gần nhƣ bị xóa sổ. Nhiều công trình, cơ sở vật
chất, kĩ thuật hạ tầng và nhà máy thuộc các ngành công nghiệp quan trọng nhƣ ôtô,
hóa dầu, nguyên tử...tại vùng Đông Bắc Nhật Bản đều bị tàn phá, thiệt hại nặng nề
bởi trận thảm hoạ kép. Đến thời điểm ngày 22/3/2011, Nhật Bản đã ƣớc tính sơ bộ
thiệt hại kinh tế lên đến 20.000 tỉ yên (khoảng hơn 248 tỉ đô la Mỹ), cao hơn so với
thiệt hại trận động đất Kobe năm 1995 [6, tr 3].
Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân đã gây thiệt hại lớn về ngƣời,
về của cho Nhật Bản, gây ra tâm lý bất ổn trong ngƣời dân, làm gia tăng gánh nợ
vốn đã rất lớn của Nhật Bản do nhu cầu tái thiết.
Dựa vào bảng 1-1 trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy 3 tỉnh chịu thiệt hại
nặng nề nhất sau thảm họa kép thuộc vùng Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Miyagi và
Fukushima. Thiệt hại về ngƣời chết và mất tích ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và
Fukushima đã chiếm tới 99%, thiệt hại về nhà cửa chiếm gần 65% trên tổng sổ thiệt
hại của toàn quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội mà thiệt hại do thảm họa gây ra cùng với các vấn đề phát sinh ở mỗi
tỉnh, khu vực cũng không giống nhau.
19
Ảnh 0-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate,
Miyagi và Fukushima trên
bản đồ Nhật Bản
Nguồn:
https://www.juku.st/info/entry/
1301 (15/01/2019)
Miyagi là tỉnh chịu thiệt hại lớn nhất về cả ngƣời và tài sản trong 3 tỉnh vùng
Đông Bắc do bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của sóng thần. Theo bảng 1-1 ở trên, tổng số
ngƣời chết và mất tích của tỉnh Miyagi thống kê tại thời điểm ngày 1/3/2018 là
11.789 ngƣời, chiếm gần 53% thiệt hại về ngƣời của cả nƣớc. Có 2 trong 3 thành
phố thiệt hại nghiêm trọng trong thảm hoạ kép thuộc tỉnh Miyagi là Minamisanriku
và Kesennuma. Tại Minamisanriku do vị trí gần với tâm chấn nên có khoảng 9.500
dân trên tổng số 17.000 dân của thành phố đã mất tích sau thảm họa. Trong hoàn
cảnh đó, chính quyền đã sơ tán khoảng 7.500 ngƣời còn lại tới các địa điểm sơ tán14
.
Còn tại Kesennuma, sau động đất và sóng thần, một đám cháy lớn đã bùng phát và
lan ra khắp thành phố. Trƣớc khi xảy ra thảm họa, vào thời điểm tháng 2/2011 số dân
của Kesennuma là 74.247 ngƣời. Đến 30/9/2012 số ngƣời chết do thảm họa là 1038
ngƣời, số ngƣời mất tích là 251 ngƣời [19, tr 337].
14 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=104
(03/12/2018)
20
Diện tích bị ngập do sóng thần ở thành phố Kesennuma là 18,6 km2
chiếm 5,6
% diện tích toàn thành phố. Tổng số tòa nhà bị tàn phá bao gồm cả nhà riêng, văn
phòng, công trƣờng, tòa nhà cao tầng là 22.359 căn tƣơng đƣơng với 35 % các kiến
trúc của thành phố. Số gia đình bị thiệt hại là 9.500 hộ, chiếm 35,7 % [19, tr 338].
Phòng công tác chuẩn bị khu nhà ở tạm thời của tỉnh Miyagi đã công bố kế
hoạch xây dựng 15.484 căn nhà ở tạm thời công cộng sau thảm họa tại 21 thành phố,
thị trấn và đến thời điểm cuối tháng 1/2015 đã có 2.692 căn nhà đƣợc xây dựng. [23,
tr 29].
Sau Miyagi, Iwate là tỉnh đứng thứ 2 về thiệt hại ngƣời và vật chất do thảm
họa kép gây ra. Số lƣợng ngƣời chết và mất tích là 6.256 ngƣời, trong đó thành phố
Rikuzentakata bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Rikuzentakata là một thành phố cảng
sầm uất với 23.700 ngƣời. Do vị trí ven biển gần tâm chấn nên sau khi trận động
đất xảy ra, trong khi ngƣời dân chƣa kịp sơ tán thì sóng thần cao trên 10m đã ập
tới. Thiệt hại về ngƣời của thành phố là 2.144 ngƣời. Trong đó 1.727 ngƣời chết
trực tiếp ngay tại khi thảm họa xảy ra, 417 ngƣời chết vì những lí do liên quan nhƣ
là bị thƣơng, tai nạn. Số tòa nhà bị thiệt hại là 3.368 tòa, trong đó 3.159 tòa bị phá
hủy hoàn toàn. Số lƣợng các hộ gia đình ở thành phố vào thời điểm ngày 31/1/2011
là 8.068 hộ, thì tới ngày 21/6/2011 có 3.803 hộ bị thiệt hại hoàn toàn trên tổng số
4.465 hộ thiệt hại [19 ,tr 354].
Khác với Iwate và Miyagi là hai tỉnh chủ yếu bị thiệt hại do ảnh hƣởng của
thảm họa tự nhiên là động đất và sóng thần, ở tỉnh Fukushima sự cố tại nhà máy điện
hạt nhân Fukushima I để lại hậu quả nặng nề nhất. Số lƣợng ngƣời chết, mất tích và
thiệt hại vật chất của tỉnh Fukushima không lớn nhƣ hai tỉnh Miyagi và Iwate. Tuy
nhiên do sự cố rò rỉ hạt nhân, đã khiến biến động di cƣ ở tỉnh Fukushima thành vấn đề
mất rất nhiều thời gian để có thể giải quyết về sau. Trong những năm trƣớc thời điểm
xảy ra thảm hoạ kép, về cơ bản đặc trƣng biến đổi dân số của tỉnh Fukushima là nhập
cƣ nhiều, xuất cƣ ít. Tuy nhiên, do thảm hoạ kép động đất và hạt nhân, số ngƣời dân đi
sơ tán gia tăng, dân số tỉnh Fukushima liên tục giảm. Ngày 23/5/2015, tỉnh Fukushima
đã công bố báo cáo về tình hình thay đổi dân số trong
21
vòng 1 năm. Số dân tại thời điểm 2016, số dân của tỉnh là 1.932.329 ngƣời. So với
năm 2014, số dân của tỉnh đã giảm 10.646 ngƣời [40, tr 28]. Điều đó cho thấy vấn
đề ô nhiễm phóng xạ từ sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử còn ảnh hƣởng mạnh tới
đời sống của cƣ dân trong vùng cho tới rất lâu sau này. Số ngƣời đi sơ tán của tỉnh
Fukushima do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đến thời điểm ngày
10/3/2015 đã lên tới 119.000 ngƣời. [16, tr 02]
1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa
phƣơng và tình hình di cƣ sau thảm họa
1.2.1. Chỉ đạo sơ tán và di cư từ chính phủ và chính quyền địa phương
Liên tiếp các chuỗi thiên tai động đất và sóng thần và sự cố hạt nhân xảy ra,
việc sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm là đối ứng cấp bách nhất tại thời điểm xảy ra
thảm họa. Có thể phân loại thành hai loại hình tản cƣ là sơ tán tự chủ và sơ tán theo
chỉ đạo của chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng. Sơ tán tự chủ là
ngƣời dân tự nhận thấy nguy hiểm hoặc nhà ở bị tàn phá hoàn toàn sau thảm họa
động đất và sóng thần nên chủ động di cƣ hoặc sơ tán trong các nhà tạm trú. Còn về
sơ tán theo chỉ đạo của chính phủ và chính quyền địa phƣơng, đối tƣợng chủ yếu là
khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của sự cố nhà máy điện hạt nhân.
Bảng 0-2: Chỉ thị di cƣ sơ tán từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng sau
sự cố nhà máy điện hạt nhân (thời gian, địa điểm)
Chỉ thị sơ tán từ chính Chỉ thị sơ tán từ chính quyền địa
phủ phƣơng thành phố, làng xã
ThịtrấnHirono, 17h39’ ngày 12/3: sơ tán Tối ngày 12: kêu gọi tự chủ sơ tán
Fukushima cách xa nhà máy số 2:
11h ngày 13: sơ tán toàn thành phố
(広野町) 10km (một phần tp)
Thị trấn Naraha, 7h45’ ngày 12/3 sơ tán
Fukushima cách nhà máy số 2: 3 km
8h ngày 12: sơ tán toàn thành phố
(楢葉町) 17h39’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 2: 10km
18h25’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 20km
(một phần tp)
Thị trấn Fukuoka, 5h44’ ngày 12/3 sơ tán
22
Toyama cách nhà máy số 1: 10km
(福岡町) 7h45’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 2: 3km
6h 50’ ngày 12 sơ tán toàn thành
17h39’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 2: 10 km phố
18h25’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 20km
(toàn bộ thành phố)
Làng Kawauchi, 18h25’ ngày 12/3 sơ tán Ngày 15 khuyến cáo tự chủ sơ tán
Fukushima cách nhà máy số 1: 20km 7h ngày 16 sơ tán toàn bộ làng
(川内村) (tản cƣ một phần làng)
Thị trấn Okuma, 21h23’ ngày 11/3 sơ tán 6h21’ ngày 12 sơ tán toàn thành
Fukushima cách nhà mày số 1: 3km phố
(大熊町) 5h44’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 10km
18h25’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 20km
Thị trấn Futaba, 21h23’ ngày 11/3 sơ tán 7h30’ 12/3 chỉ thị sơ tán toàn thành
Fukushima cách nhà máy số 1: 3km phố
(双葉町) 5h44’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 10km
18h25’ ngày 12/3 sơ tán
cách nhà máy số 1: 20km
(toàn bộ thành phố)
Thị trấn Namie, 5h44’ ngày 12/3 sơ tán 11h ngày 12 sơ tán 20km
Fukushima cách nhà máy số 1: 10km
(浪江町) 18h25’ ngày 12/3 sơ tán 9h ngày 15 sơ tán toàn bộ thành
cách nhà máy số 1: 20km phố
Làng Katsurao, 18h25’ ngày 12/3 sơ tán 21h15’ ngày 14 sơ tán toàn bộ làng
Fukushima cách nhà máy số 1: 20km
(葛尾村) (một phần làng)
(Nguồn: 15, tr 39)
Chính sách sơ tán của chính phủ Nhật Bản là xác định khu vực cƣ dân cần sơ tán
với trung tâm là hai nhà máy điện nguyên tử, phân chia thành các khu vực sơ tán
cách xa cự ly vùng trung tâm 3km, 10km, 20km và 30km. Tuy nhiên, các thành phố,
trị trấn, làng trong khu vực sơ tán mà chính phủ quy định chỉ tiếp nhận chỉ thị nhƣng
không xử lý theo đúng chỉ thị mà trái lại đƣa ra những cách ứng phó riêng cho từng
khu vực.
23
Các khu vực sơ tán đƣợc chỉ định và hành động đối ứng từng khu vực đƣợc
đề ra nhƣ sau:
1. Khu vực cảnh báo: Khu vực nằm trong bán kính 20km từ nhà máy điện hạt
nhân Fukushima số 1. Cụ thể đây là khu vực yêu cầu dời đi ngay lập tức và
cấm đi vào. Đối với những ngƣời không liên quan tới nghiệp vụ xử lý khẩn
cấp tình hình nhiễm xạ, trừ trƣờng hợp nhận đƣợc sự cho phép tạm thời của
thị trƣởng.
2. Khu vực sơ tán theo kế hoạch: Khu vực trong vòng bán kính 20-30km từ nhà
máy điện Fukushima số 1, một năm sau sự cố lo ngại có khả năng chỉ số
lƣợng phóng xạ tích lũy đạt 20mSv15
. Về nguyên tắc, việc sơ tán tới khu vực
ngoài tƣơng tứng đƣợc thực hiện tuần tự trong khoảng 1 tháng.
3. Khu vực chuẩn bị sơ tán trƣờng hợp khẩn cấp: Khu vực thực hiện sơ tán tại
chỗ 16
(trong phạm vi bán kính 20 km tới 30km), loại trừ khu vực chuẩn bị
sơ tán theo kế hoạch. Đối ứng cho khu vực này là cần tiến hành chuẩn bị cho
việc dời đi trong trƣờng hợp khẩn cấp. 17
Bảng 0-3: Các chỉ thị sơ tán đƣợc đƣa ra sau sự cố hạt nhân
Ngày Giờ Chỉ thị sơ tán
11/3 20h50 Di dời khỏi bán kính 2km
21h23 Chỉ thị sơ tán khoảng cách 3km từ nhà máy điện Fukushima số 1/
Bán kính 3-10km thực hiện sơ tán tại chỗ.
12/3 5h44 Chỉ thị sơ tán mở rộng ra phạm vi 10 km
15
Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lƣờng quốc tế là đơn vị đo lƣợng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác
dụng gây tổn hại. Đơn vị đƣợc đặt tên theo tên của Maximilian Rolf Sievert, một nhà vật lý y tế
Thụy Điển nổi tiếng với công việc đo liều lƣợng phóng xạ và nghiên cứu về ảnh hƣởng sinh học
của phóng xạ. 1mSv (milisievert ) =1×10−3 Sv
16
Sơ tán tại chỗ (ở yên trong nhà): Sau khi xảy ra sự cố hạt nhân, để hạn chế ảnh hƣởng của phải
phơi nhiễm phóng xạ, ngƣời dân đƣợc khuyến khích lánh nạn trong nhà. Việc lánh nạn trong nhà
có ƣu điểm không bị xáo trộn hành vi cuộc sống bình thƣờng, dễ dàng tiếp cận thông tin, có hiệu
quả cao đối với tòa nhà đƣợc che chắn và có độ kín cao. Khi các chỉ số về nhiễm xạ không ở mức
quá cao, đây là phƣơng án đƣợc ƣu tiên hơn biện pháp sơ tán vì hạn chế đƣợc sự xáo trộn, nhẫm
lẫn.
17 http://www.city.minamisoma.lg.jp/index.cfm/10,15930,c,html/15930/20160608-
092514.pdf (03/12/2018)
24
7h45 Tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhà máy điện Fukushima số 2
Chỉ thị sơ tán khoảng cách 3km từ nhà máy điện Fukushima số 2
Bán kính 3-10km thực hiện sơ tán tại chỗ
17h39 Chỉ thị sơ tán phạm vi 10 km từ nhà máy số 2
18h25 Chỉ thị sơ tán phạm vi 20 km từ nhà máy số 2
15/3 11h00 Từ nhà máy số 1 chỉ thị sơ tán trong nhà bán kính 20-30km
25/3 Yêu cầu tự chủ sơ tán trong phạm vi từ 20-30km từ nhà máy
Fukushima số 1
21/4 Thiết lập khu vực cảnh báo trong phạm vi 20 km từ nhà máy điện
hạt nhân Fukushima số 1
Thu nhỏ phạm vi sơ tán từ nhà máy số 2 từ 10km xuống 8km
22/4 Xóa bỏ khu vực sơ tán 20-30km từ nhà máy số 1(trừ trƣờng hợp
thành phố Iwaki)
Thiết lập khu vực lánh lạn theo kế hoạch/ thiết lập khu vực chuẩn
bị cho sơ tán khẩn cấp
Nguồn :http://www.city.minamisoma.lg.jp/index.cfm/10,15930,c,html/15930/20160
608-092514.pdf
Theo tổng hợp của Cục Phục hƣng Nhật Bản, số ngƣời sơ tán của tỉnh
Fukushima thời điểm cao nhất là 155.000 ngƣời. Tại thời điểm tháng 11/2013, con
số này là 138.000 ngƣời. Trong đó, số ngƣời sơ tán theo yêu cầu của chính quyền
là 84.000 ngƣời, ngƣời tự chủ sơ tán 54.000 ngƣời. Về địa điểm sơ tán, số ngƣời ở
nhà tạm là 29.000 ngƣời, ngƣời ở tại nhà ngƣời thân là 13.000 ngƣời, ngƣời ở nơi
đƣợc cho là tạm thời là 96.000 ngƣời. Số ngƣời đi sơ tán trong tỉnh là 88.000
ngƣời, đi sơ tán ngoài tỉnh là 50.000 ngƣời [14, tr 72].
Bảng 0-4: Số ngƣời lánh nạn từ 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate bị ảnh hƣởng
nặng bởi thảm họa kép tháng 3/2011 (Đơn vị: ngƣời)
Thời điểm Fukushima Miyagi Iwate
15/12/2011 59.933 8.597 1.545
23/2/2012 62.674 8.548 1.566
Nguồn: Ngƣời viết tổng hợp trên cơ sở số liệu trong [38, tr 15]
25
Biểu đồ 0-1: Thống kê về lƣợng ngƣời nhập cƣ theo tháng ở 3 tỉnh thiệt
hại Iwate, Miyagi và Fukushima (từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2011)
Nguồn: [33, tr 21]
Từ biểu đồ 1-1 trên, chúng ta có thể thấy rằng thời điểm ngay sau khi xảy ra
thảm họa là thời điểm di cƣ ra khỏi 3 tỉnh Đông Bắc đạt mức cao nhất. Trong tháng
3/2011, tổng số ngƣời di cƣ ra khỏi 3 tỉnh là hơn 12.000 ngƣời, tháng 4/ 2011 con
số này đã tăng lên hơn 14.000 ngƣời. Trong đó, tỉnh Fukushima chiếm số lƣợng lớn
nhất với gần 8.000 ngƣời. Tỉnh Miyagi có số lƣợng di cƣ lớn thứ 2 với khoảng
4.000 ngƣời. Con số này của tỉnh Iwate tại thời điểm tháng 4 là khoảng 2.000
ngƣời. Trong các tháng về sau, số lƣợng ngƣời chuyển đi đã giảm và đa số là ngƣời
dân tỉnh Fukushima với nguyên nhân chủ yếu là nỗi lo sợ về vấn đề rò rỉ chất phóng
xạ. Song, từ thời điểm tháng 7/2011, ở tỉnh Iwate và Miyagi còn có lƣợng ngƣời
chuyển đến tăng cao hơn cả thời kì trƣớc thảm họa. Nguyên nhân là do những ngƣời
dân trong tỉnh đi sơ tán quay trở về và có một bộ phận dân cƣ từ tỉnh Fukushima
tiếp tục đến sơ tán.
26
Bảng 0-5 : Biến động số điểm và ngƣời sơ tán sau thảm họa kép 11/3/2011
so với trận động đất Hanshin Awaji và Chuetsu (Ngày 12/10/2011)
Thời Thảm hoạ kép vùng Đông Bắc Động đất Chuetsu Đại động đất
điểm (11/3/2011) (23/10/2004) Hanshin Awaji
Số Số Số ngƣời Số (17/01/1995)
khu ngƣời sơ sơ tán tại ngƣời
Số khu Số Số khu Số
vực tán (*1) các điểm sơ tán
vực sơ ngƣời vực sơ ngƣời sơ
sơ tán sơ tán (*2)
tán sơ tán tán tán
Ngày _ 20.499 _ _ 275 42.718 _ _
xảy ra 1.198
thảm
hoạ
Sau 1 2.182 386.739 _ _ 527 76.615 1.138 307.022
tuần 1.874 368.838
Sau 2 1.935 246.190 _ _ 234 34.741 1.035 264.141
tuần 1.335 216.936
Sau 3 2.214 167.919 _ _ 146 11.973 1.003 230.651
tuần 1.240 141.882
Sau 1 2.344 147.538 _ _ 94 6.570 961 209.828
tháng 1.063 124.450
Sau 2 2.417 115.098 _ _ 0 0 789 77.497
tháng 897 94.199
Sau 3 1.459 88.361 41.143 101.640 639 50.466
tháng 799 67.073 38.598 75.215
Sau 4 _ _ 17.798 58.922 500 35.280
tháng 536 16.138 35.643
Sau 5 _ _ 8.646 42.744 379 22.937
tháng 334 7.379 20.659
Sau 6 _ _ 3.439 27.531 332 17.569
tháng 112 2.468 7.583
Sau 7 _ _ 1.719 21.899 0 0
tháng 73 921 3.432
(Nguồn : http://www.reconstruction.go.jp/topics/hikaku2.pdf)
Chú thích:

(-) không có số liệu



Dữ liệu về thảm họa kép ngày 11/3/2011, dòng dƣới biểu thị số liệu tổng 3
tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima

27

Số liệu liên quan tới động đất tháng 3/2011 do hai nguồn: Số điểm sơ tán và


số ngƣời sơ tán: (*1) là thống kê theo số liệu cục cảnh sát; số ngƣời tại
điểm sơ tán và số ngƣời sơ tán; (*2) là theo điều tra thống kê của cục phục
hƣng. Số liệu ngƣời sơ tán của cục cảnh sát chỉ tập trung vào các điểm sơ
tán tạm trú công cộng và quán trọ; số ngƣời sơ tán theo điều tra của cục
phục hƣng bao gồm cả những ngƣời di cƣ tới nhà ngƣời thân, ngƣời quen.
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng thời điểm số ngƣời sơ tán về 0 sau
động đất Chuetsu là 2 tháng và 7 tháng đối với động đất Hanshin Awaji thì con số
các điểm sơ tán và số ngƣời sơ tán tới thời điểm 7 tháng sau thảm họa kép xảy ra
vẫn ở mức trên 20.000 ngƣời sơ tán. Điều đó đã cho thấy mức độ biến động cộng
đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa kép ở mức nghiêm trọng hơn nhiều lần
so với các trận động đất trong quá khứ. Sự biến động này chủ yếu xảy ra ở 3 tỉnh
Iwate, Miyagi và Fukushima- những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh
mẽ nhất từ thảm họa.
Bảng 0-6: Số lƣợng ngƣời chuyển đến, chuyển đi ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi,
Iwate (năm 2010, năm 2011- giai đoạn tháng 3 tới tháng 12) (Đơn vị: ngƣời)
Số ngƣời chuyển đi từ 3 tỉnh thiệt hại
Nơi chuyển đến Tháng Tháng So sánh tăng giảm 2 năm
3- 12/2011 3- 12/2010 Số tuyệt đối Tỉ lệ %
Khu vực Tokyo 47230 39222 8008 20,4
Khu vực Nagoya 4143 2587 1556 60,1
Khu vực Osaka 5161 3039 2111 69,8
Khu vực khác 44315 29906 14409 48,2
Nguồn: [33 ,tr 21]
Dựa vào kết quả thống kê, chúng ta có thể nhận thấy số ngƣời chuyển đi di
tản ra khỏi 3 tỉnh Đông Bắc sau khi thảm họa xảy ra đã tăng một cách đột biến. Các
hƣớng chuyển đi di tản rộng và đặc biệt sau thảm họa, tỉ lệ chuyển xuống Osaka
hay Nagoya vƣợt lên hơn 60%. Dù vậy tỉ lệ di cƣ đến khu vực Tokyo vẫn chiếm tỉ
lệ lớn do vị trí kề cận, giao thông nhanh chóng và thuận lợi so với các khu vực khác.
28
Tỉnh Miyagi cũng đã đƣợc chính quyền tỉnh Kochi và các tỉnh khác cam kết
tiếp nhận các nạn nhân sóng thần sau khi tỉnh này kêu gọi ngƣời dân di chuyển đến
các vùng khác do gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà tạm. Do đó, kết quả là số
lƣợng ngƣời sống ở nhà tạm tại tỉnh Miyagi đã thay đổi từ 126.948 ngƣời (thời
điểm cao nhất tháng 3/2012) xuống còn 69.188 ngƣời (tháng 1/2015). Đồng thời, số
lƣợng ngƣời lánh nạn ở ngoại tỉnh cũng giảm từ tháng 4/2012 là 9.026 ngƣời
xuống còn 7.458 ngƣời vào tháng 1/2015. Theo kết quả của cuộc điều tra sức khỏe
cƣ dân cƣ trú thì tỉ lệ ngƣời cao tuổi trong nhà ở tạm thời tại tỉnh có xu hƣớng tăng
lên. Năm 2012 tỉ lệ ngƣời cao tuổi ở các nhà tạm trú là 34,3 % và đã tăng lên 43,8
% vào năm 2014 [23, tr 29].
Ngay từ ngày 19/3/2011, hoạt động xây dựng các căn nhà tạm cho nạn nhân
động đất đã bắt đầu ở thành phố ven biển này. Tại thời điểm đó đã có 200 căn nhà
đúc sẵn, mỗi căn rộng 30m2
, đƣợc xây trên nền một trƣờng tiểu học cũ làm nơi tạm
trú cho dân cƣ. Mỗi căn có thể chứa 2-3 ngƣời. Ở thành phố Kamaishi cũng thuộc
tỉnh Iwate, chính quyền đã tiến hành kế hoạch xây nhà tạm ở một sân bóng chày.
Tổng cộng tỉnh Iwate dự kiến xây dựng 8.800 căn nhà tạm cho các nạn nhân động
đất, sóng thần. Chính quyền tỉnh đã sơ tán ngƣời sống sót từ vùng ven biển về các
khu vực ít bị tàn phá hơn. Việc lạnh nạn, tập trung lại trong các cơ sở tạm trú là điều
kiện cơ bản, tất yếu dẫn tới xuất hiện những liên kết liên hệ mới giữa cƣ dân, hình
thành một, tập thể cộng đồng mới.
1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó
và phục hưng sau thảm họa
Các hành động của chính phủ Nhật Bản sau thảm họa kép đƣợc tóm tắt lại
trong bản “Đánh giá các hoạt động của Văn phòng Nội Các trong động đất Thái
Bình Dƣơng tháng 3 năm 2011”18
. Nội dung cụ thể nhƣ sau:
1/ Thông qua chính phủ Nhật Bản tiếp nhận viện trợ cho khu vực thảm họa sau
thiên tai. Xuất phát từ yêu cầu cần có một bộ phận tiếp nhận viện trợ của chính phủ
18http://www8.cao.go.jp/hyouka/h23hyouka/shinsai/shinsai-hontai.pdf (01/10/2018)
29
để có thể tiếp cận rộng rãi tới dân cƣ vùng chịu thiệt hại, ngày 5/4/2011, chính phủ
Nhật Bản lần đầu tiên đã thành lập bộ phận tiếp nhận viện trợ trực thuộc chính phủ.
Ban đầu thời gian tiếp nhận viện trợ là từ ngày 5/4/2011 tới cuối tháng
9/2011, nhƣng sau đó vì có yêu cầu từ các phía, thời gian hoạt động của bộ phận
này đã đƣợc gia hạn hai lần và kết thúc vào tháng 9/2012. Tính tới thời điểm ngày
27/4/2012, tổng số tiền viện trợ tiếp nhận và đƣợc chuyển tới các khu vực chịu thiệt
hại cụ thể nhƣ sau: Số lần tiếp nhận: 8.547 lần. Tổng số tiền tiếp nhận:
3.315.593.710 yên; số tiền chuyển tới địa phƣơng bị thiệt hại: 3.212.375.000 yên.
Với vai trò, vị trí của mình, chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng bắt tay vào việc
thiết lập tài khoản, bộ phận liên hệ, chuẩn bị hệ thống tiếp nhận viện trợ một cách
linh hoạt và đƣa vào hoạt động có hiệu quả.
2/ Phái cử nhân viên hành chính tới các vùng thảm họa. Tổng cộng đã có 427 nhân
viên hành chính đƣợc cử tới tỉnh Iwate (37 ngƣời), tỉnh Miyagi (172 ngƣời), tỉnh
Fukushima (118 ngƣời). Ngoài ra, một nhân viên đã đƣợc cử làm phó thị trƣởng
của thành phố Rikuzentakata. Báo cáo hoạt động của các nhân viên phái cử đƣợc
tổng hợp lại và đăng lên thông báo của Nội các.
Sau hoạt động phái cử, những kinh nghiệm ứng phó, cứu trợ thảm họa của nhân
viên phái cử đã đƣợc chia sẻ rộng rãi những nhân viên chính phủ khác để có những
kinh nghiệm ứng phó thảm họa sau này.
3/ Trong điều kiện cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề sau thảm họa, ngƣời dân thực
hiện di cƣ sơ tán ra khỏi địa phƣơng, để ngƣời dân có thể nắm bắt đƣợc những
thông tin chính xác và có liên hệ với chính quyền địa phƣơng, phòng thông tin
chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách, chƣơng trình, hƣớng tới đối tƣợng
là ngƣời bị hại sau thảm họa nhƣ phát thanh những thông tin chính thức về thảm
họa từ chính phủ, phát hành báo tƣờng, sổ tay hƣớng dẫn địa phƣơng để đăng
thông tin về các trung tâm sơ tán, các thông tin tạm thời hữu ích cho việc tái thiết
cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, chƣơng trình tivi hƣớng tới vùng chịu thiệt hại
nhằm đƣa tin về các chính sách chính phủ và hoạt động ứng phó, tái thiết của địa
phƣơng và thành lập các trang web đăng tải lại chƣơng trình đài và tivi đã phát…
30
Tập trung hƣớng tới đối tƣợng cƣ dân vùng bị ảnh hƣởng, tuy nhiên bên cạnh
đó văn phòng thông tin chính phủ còn có các chƣơng trình truyền thông dành cho
cƣ dân toàn quốc và nƣớc ngoài nhƣ, bài đăng cảm ơn sự giúp đỡ các quốc gia
trong và ngoài khu vực trên các tờ báo quốc tế.
4/ Ngày 13/3/2011, các cơ quan về tài chính và kinh tế đã tổ chức cuộc họp xem
xét tình hình kinh tế, dựa trên báo cáo về thực trạng và các hoạt động của các ngành,
cục liên quan đã xây dựng chính sách cơ bản để tái thiết và tăng cƣờng quản lý tài
chính trong thời gian ngắn, trung và dài hạn.
Bằng sơ đồ 1-1 “Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái
thiết mối quan hệ tƣơng trợ” dƣới đây, chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ các
cấp hành chính trong công cuộc phục hƣng. Các cơ quan hành chính nhƣ chính phủ
và chính quyền địa phƣơng không chỉ đóng vai trò quan sát ra chỉ đạo mà còn là
đơn vị trực tiếp đƣa xuống các khoản kinh phí góp phần xây dựng cơ sở vật chất là
tiền để quan trọng của cuộc sống. Dựa trên hạ tầng đó, đời sống đƣợc ổn định mối
liên kết giữa cƣ dân dần dần đƣợc tái hình thành.
31
Sơ đồ 0-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết
mối quan hệ tƣơng trợ
Kế hoạch tuyến trên
Quốc Chính sách phục hưng
gia,
Địa sách của quốc gia,
tỉnh
tỉnh...
Kế hoạch phục hưng (tp,tt, 1. Kế hoạch tái
Thành
làng) thiết
Phạm vi: tp, tt, làng 2. Kế hoạch sử
phố, Ra dụng đất
thị Đặc trưng : hỗ trợ công cộng quyết 3. Phát triển hạ tầng
trấn, định
Chủ thể tạo lên : tp, tt, làng 4. Phát triển đô thị
làng 5. Xúc tiến sản
Chủ thể thực địa : hành nghiệp
chính
Tính thống nhất Phản chiếu
Tái thiết sự tương trợ 1. Tiêu chuẩn tái
Phạm vi : Phạm vi mang ý thiết thành phố
Cư dân
thức chỉ định 2. Phác thảo, sắp
Ra
xếp qui tắc
tương Đặc trưng : sự tương trợ
3. Tầm nhìn
trợ lẫn quyết
Chủ thể tạo lên : người dân 4. Chương trình
nhau định
khu vực 5. Tái thiết xã hội
Chủ thể thực địa: tái thiết xã
6. Phương pháp
tương trợ
hội
Nguồn: [19, tr 292].
1.3. Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011
Thảm họa kép tháng 3/2011, với tính chất phức hợp của một chuỗi các thảm
họa tự nhiên là động đất sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân đã gây ra
32
những thiệt hại nặng nề và để lại hệ quả nghiêm trọng cho một phạm vi rộng lớn
vùng Đông Bắc Nhật Bản.
Sau thảm họa kép tháng 3/2011, cấu trúc cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc
đặc biệt là 3 tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima bị phá vỡ và thay đổi. Với thực trạng
đổi nơi cƣ trú, sơ tán nhƣ đã trình bày ở trên, bối cảnh khu vực sau thảm họa mang
những hệ lụy đặc trƣng khác với các thảm họa trƣớc đây trong lịch sử.
Hệ lụy đầu tiên cần kể tới là quá trình biến động sơ tán và di cƣ diễn ra trên
một phạm vi rộng lớn. Do thảm họa kép đã tàn phá một phần rộng lớn toàn vùng
Đông Bắc Nhật Bản, kết hợp với ảnh hƣởng của sự cố nhà máy điện hạt nhân đã
khiến cho quá trình di cƣ không chỉ diễn ra trong nội bộ tỉnh hay khu vực mà nhƣ
đã dẫn chứng ở phần trên, hƣớng di chuyển nơi ở hầu hết là các khu vực còn lại trên
đất nƣớc Nhật Bản. Quá trình sơ tán dù xuất phát điểm là tự phát hay theo sự chỉ
đạo của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cũng đều dẫn tới hệ quả là sự xáo
trộn, thay đổi cấu trúc cộng đồng. Việc sơ tán tự chủ thƣờng mang tính chất cá nhân
hay hộ gia đình nhỏ lẻ, khác với sơ tán theo chỉ đạo từ nhà nƣớc là di cƣ toàn khu
vực. Nhƣ vậy, có thể thấy quá trình di cƣ sau thảm họa kép ở vùng Đông Bắc diễn
ra với hình thức đa dạng, phạm vi rộng tạo nên những biến động phức tạp cho cộng
đồng dân cƣ khu vực.
Hệ quả của việc sơ tán, thay đổi nơi cƣ trú sau thảm họa là sự ly tán gia đình và
liên kết cộng đồng dân cƣ khu vực. Theo kết quả khảo sát của báo Fukushima Minyu
(Những ngƣời bạn dân Fukushima), số hộ gia đình tại các thị trấn làng thuộc tỉnh
Fukushima đều tăng từ khoảng 20%, đặc biệt ở làng Katsurao và Iitate, số hộ gia đình
còn tăng lên lần lƣợt là 50 và 60% [63, tr 5]. Con số đó đã cho thấy sự phân tán gia
đình diễn ra mạnh mẽ sau thảm họa. Cùng với sự ly tán về gia đình là vấn đề về tỉ lệ
cần ngƣời chăm sóc cũng tăng lên. Theo kết quả cuộc khảo sát tại tỉnh Fukushima, tỉ lệ
số ngƣời cần chăm sóc điều dƣỡng tại khu vực thảm họa tăng từ 6.036 ngƣời tại thời
điểm tháng 1/2011 lên 8.259 ngƣời vào tháng 9/2013, tăng lên 36,8%. Cùng khoảng
thời gian đó, tỉ lệ ngƣời nhận những dịch vụ về chăm sóc tăng từ 2.872 ngƣời lên
6.406 ngƣời [62, tr 7]. Nhƣ vậy, có thể thấy sự biến động về
33
dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa còn bao hàm trong nó những vấn đề nhƣ thiếu
nhân lực hỗ trợ những ngƣời yếu thế nhƣ ngƣời già, ngƣời bệnh hay trẻ em...
Liên quan tới sơ tán sau thảm họa, do đặc thù sự cố nhà máy điện hạt nhân làm
dò rỉ lƣợng lớn phóng xạ ra môi trƣờng đã khiến một bộ phận không nhỏ ngƣời dân
khu vực gần nhà máy điện hạt nhân phải chấp nhận cuộc sống sơ tán lâu dài, thậm chí
là buộc phải thay đổi nơi cƣ trú vì có những khu vực khó có thể trở về.
Với những đặc thù nhƣ trên có thể nhận thấy quá trình tái hình thành cộng
đồng phục hƣng sau thảm họa kép dù theo phƣơng hƣớng nhƣ thế nào cũng có
nhiều khó khăn cần có sự định hƣớng đúng đắn phù hợp từ nhà nƣớc, chính quyền
địa phƣơng và sự hợp tác của ngƣời dân trong và ngoài khu vực chịu ảnh hƣởng
thảm họa trong mối tƣơng trợ, liên kết với nhau.
Tiểu kết
Có thể nói, khu vực Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3/2011 gần
nhƣ đã bị phá hủy hoàn toàn bởi động đất và sóng thần, để lại cho chính quyền và
ngƣời dân Nhật Bản những khó khăn chồng chất khó có thể khắc phục ngay đƣợc.
Đó là vấn đề cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm hàng ngàn ngƣời còn bị chôn vùi trong các
đống đổ nát, là vấn đề thu xếp cƣ trú cho hàng trăm ngàn ngƣời do nhà cửa, ruộng
vƣờn bị sóng thần tàn phá, là vấn đề dọn dẹp đống đổ nát và xây dựng lại cơ sở hạ
tầng và các nhà máy xí nghiệp, thu xếp việc làm ổn định đời sống nhân dân ở các
vùng bị thiên tai. Một loạt hệ lụy xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ xuất hiện
sau thảm họa. Một yêu cầu đƣợc đặt ra ngay sau thời điểm thảm họa xảy ra, có mối
liên hệ với tất cả các vấn đề ở trên chính là hoạt động tái hình thành cộng đồng.
Hoạt động này còn gắn liền với mọi quá trình nhập cƣ và di cƣ từ vùng này sang
vùng khác. Việc thích nghi tái xây dựng cuộc sống ở một địa phƣơng hoàn toàn mới
hay cũng có thể ở ngay tại địa phƣơng nhƣng diễn ra trong một điều kiện sinh thái
tự nhiên và xã hội hoàn toàn mới do hậu quả của thiên tai để lại có những đặc trƣng
và khó khăn nhƣ thế nào sẽ đƣợc làm sáng tỏ trong chƣơng tiếp theo.
34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU
THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011
Thảm hoạ kép 11/3/2011 xảy ra đột ngột kéo theo nhiều cơn rung chấn, dƣ
chấn và sóng thần khổng lồ đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi rộng lớn
vùng Đông Bắc Nhật Bản. Do ảnh hƣởng của thảm họa cuộc sống của toàn bộ dân
cƣ trong khu vực đã bị xáo trộn và thay đổi. Đặc biệt do phát sinh sự cố nhà máy
điện hạt nhân, một lƣợng lớn chất phóng xạ đã rò rỉ ra ngoài môi trƣờng đã khiến
ngƣời dân khu vực lân cận nhà máy điện rơi vào tình trạng buộc phải di cƣ và di cƣ
lâu dài. Ngay sau khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân, ngƣời dân các địa
phƣơng nhận chỉ thị sơ tán đã sơ tán ra ngoài thị trấn, khu vực. Từ động đất tới sau
khi phát sinh sự số nhà máy điện hạt nhân có nhiều hình thái sơ tán khác nhau: một
bộ phận sơ tán theo chỉ thị của chính quyền địa phƣơng tới các địa điểm sơ tán nhƣ
nhà thể chất, trƣờng học; một bộ phận sơ tán tại nhà ngƣời thân quen, có những
ngƣời sơ tán xa hơn sang tỉnh khác. Nhƣ nội dung đã đề cập tới trong chƣơng 1,
khác với các trận động đất khác trƣớc đây trong lịch sử, sơ tán sau thảm họa kép
mang tính chất lâu dài và phức tạp. Ở mỗi hình thái sơ tán ứng với các giai đoạn
ứng phó, phục hƣng sau thảm họa, liên kết con ngƣời, quá trình tái hình thành cộng
đồng lại mang đặc trƣng khác nhau. Bằng những dẫn chứng cụ thể, ngƣời viết sẽ
làm sáng tỏ điều đó trong nội dung chƣơng 2 này.
2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ
sau thảm họa
2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng”
Chúng ta dù không mang một ý thức chính xác thì cũng sống trong nhiều mối
quan hệ. Có gia đình, tới trƣờng có thầy cô bạn bè, tới cơ quan có các mối quan hệ
đồng nghiệp, cấp trên, cấp dƣới; hơn vậy trong các sinh hoạt đời sống thƣờng nhật
còn gặp gỡ giao lƣu với hàng xóm hay những ngƣời xung quanh. Con ngƣời không
chỉ tham gia vào một “cộng đồng” duy nhất mà cuộc sống thƣờng ngày còn trải qua
trong nhiều mối quan hệ “cộng đồng” khác nhau. Vậy các “cộng đồng” đó
35
nên đƣợc hiểu chung nhất theo nghĩa nào? Tính liên kết cộng đồng yếu sẽ gây ảnh
hƣởng nhƣ thế nào?
Trƣớc hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm “cộng đồng”. Khái niệm đầu tiên
về “cộng đồng” đƣợc định nghĩa bởi nhà xã hội học Robert M. MacIver (1917).
MacIver cho rằng: “Cộng đồng là cuộc sống có sự gắn kết diễn ra trong khu vực
nhất định”. 19
Còn trong đại từ điển tiếng Nhật của nhà xuất bản Kodansha, khái
niệm “cộng đồng” đƣợc định nghĩa là: “コミュニティ(Cộng đồng) là phiên âm từ
Community trong tiếng Anh, là xã hội đƣợc xây dựng dựa trên tính khu vực và tính
liên kết (hỗ trợ). Đây là định nghĩa của nhà xã hội học ngƣời Anh tên là MacIver.
Đôi khi nó mang ý nghĩa tính đoàn kết của khu vực xã hội nhƣ làng xã, thị trấn,
quốc gia”20
.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cộng đồng xã hội là “một tập đoàn
ngƣời rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần
giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cƣ trú. Cũng có những cộng đồng
xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Nhƣ vậy, cộng đồng xã
hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt
cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngƣỡng, về tâm lý,
về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền
vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã
hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu
sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.” 21
Một cách định nghĩa khác đơn giản hơn về “cộng đồng” trong từ điển tiếng
Việt là: “Toàn thể những ngƣời cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó
19
「一定の地域において営まれる共同生活」と規定している。[12, tr 71]
20
「コミュニティ:
地域性と共同性を基礎にする社会。マッキーバー社会類型の理念としてとられた概念。
国家・都市・町村など帰属意識と連帯性をもつ地域社会をさすこともある。共同社会。
比較:アソシエーション Community」 (Nguồn: 日本語大辞典, -第二版, Kodansha, tr.800)
21
Từ điển Bách Khoa Việt Nam. Nxb Từ điển Bách Khoa. Hà Nội 1995, tập 1, trang 601
36
thành một khối trong sinh hoạt xã hội” 22
. Theo Tô Duy Hợp, “Cộng đồng là một
thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và chịu sự ràng
buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung đƣợc thiết lập thông qua tƣơng tác và trao
đổi giữa các thành viên.” [3, tr 1].
Nhƣ vậy, về mặt xã hội, tồn tại rất nhiều định nghĩa về cộng đồng. Hiểu một
cách chung nhất cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong
cùng một môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm chung. Các mối quan
tâm chung đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ƣu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số
điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hƣởng đến đặc trƣng và sự thống nhất của các
thành viên trong cộng đồng. Đây cũng là cách hiểu về “cộng đồng” tác giả mong
muốn sử dụng trong chuyên đề khoá luận lần này. Có thể nhận thấy rằng cộng đồng
xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt
cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngƣỡng, tâm lý, lối sống.
Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của
một cộng đồng xã hội.
Điểm chung của các khái niệm cộng đồng đƣợc nhắc tới ở trên là đƣợc xác
lập theo hai nghĩa:
(1) Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho
cộng đồng là một nhóm cƣ dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng
các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
(2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con ngƣời. Những ngƣời
sống trong cùng cộng đồng có chung những mối quan tâm cơ bản, chung ý hƣớng
và những yếu tố đó có thể đƣợc biến đổi theo những thay đổi môi trƣờng sống.
Năm chức năng chính của “cộng đồng” đƣợc giải thích là: 1) giải quyết các
công việc lớn nhƣ những nghi lễ lớn (ma chay cƣới hỏi), công việc liên quan tới
phúc lợi mà bằng tƣ cách cá nhân hay gia đình không thể ứng phó đƣợc (tính năng
tƣơng trợ); 2) lƣu giữ kế thừa các giá trị mặt tinh thần nhƣ văn hóa, truyền thống
22
Hoàng Phê (2017) “Từ điển tiếng Việt”- trung tâm từ điển học Vielex, NXB Đà Nẵng, tr 295 37
(tính năng duy trì văn hóa khu vực); 3) tiến hành thu thập điều chỉnh ý kiến đối với
các vấn đề toàn khu vực (tính năng điều chỉnh những yếu tố lợi, hại tổng hợp); 4)
truyền đạt yêu cầu từ phía hành chính và tổng hợp ý hƣớng của ngƣời dân (tính
năng liên lạc) và 5) thay cơ quan hành chính thực hiện những việc đơn giản nhƣ
dọn dẹp khu vực, tu bổ đƣờng xá (tính năng hỗ trợ hành chính). [12, tr 71]
Có thể thấy rõ vai trò của liên kết cộng đồng trong nhiều lĩnh vực đời sống
thƣờng nhật: là cơ sở hình thành những tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong trƣờng hợp
cần thiết, duy trì những nét đặc trƣng mang tính chất văn hóa thuộc về truyền thống.
Có thể nói khu vực có liên kết cộng đồng chặt chẽ là khu vực có đời sống phong phú
trên cả hai phƣơng diện vật chất và tinh thần. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ở
Nhật Bản đã có sự chuyển biến về phân bố dân cƣ từ nông thôn di cƣ tới các khu đô
thị, sự tồn tại của liên kết cộng đồng cũng đã có thay đổi. Quá trình đô thị hóa cùng với
giai đoạn tập trung phát triển kinh tế ở Nhật Bản những năm sau chiến tranh đã thúc
đẩy lối sống cá nhân hóa dần trở nên phổ biến và thay thế, phá vỡ những tính năng
cộng đồng vốn có. Theo kết quả cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản về đời sống dân
cƣ vào năm 2007, tỉ lệ ngƣời không có nhiều những giao lƣu trao đổi với hàng xóm và
những ngƣời lân cận tới 51,2%; tỉ lệ ngƣời không tham gia vào cáo hội nhóm, hoạt
động tập thể trong địa phƣơng là 51,5%. [12, tr 67]
Cộng đồng bằng việc phát huy tính năng trong mọi khía cạnh đời sống, đóng
góp vai trò trong việc bảo vệ làm phong phú cuộc sống. Liên kết giữa ngƣời với
ngƣời hình thành lên một cộng đồng giúp duy trì những truyền thống văn hóa tới
các thế hệ sau; khi xảy ra sự cố khó khăn mối tƣơng trợ giữa các thành viên là
nguồn lực để vƣợt qua những mất mát sau thảm họa. Do sự cố nhà máy điện hạt
nhân, việc sơ tán ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, đặc biệt là tỉnh Fukushima, đã diễn ra
một cách phức tạp với nhiều hình thức khác nhau đã làm phân cắt, chia rẽ cộng
đồng dân cƣ từ trƣớc tới nay. Chặng đƣờng phục hƣng khu vực ảnh hƣởng bởi sự
cố hạt nhân sau thảm họa trong bối cảnh ƣu tiên hồi phục xoa dịu nỗi đau về tinh
thần cho những ngƣời mất đi quê hƣơng, nơi chốn thì việc tái hình thành cộng đồng
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.
38
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
nataliej4
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Garment Space Blog0
 
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
NuioKila
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
nataliej4
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
Trường Bảo
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
huynhminhquan
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011 (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhà Ở Truyền Thống Của Các Cộng Đồng Người Nam Đảo Ở Việ...
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động thông tin cổ động của Nhà Văn hóa, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
 
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
 
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao TuổiLuận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
Luận Văn Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Người Cao Tuổi
 
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 

Recently uploaded (20)

YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Tiễn Quá Trình Tái Hình Thành Cộng Đồng Cư Dân Tại Vùng Đông Bắc Nhật Bản Sau Thảm Họa Kép Tháng 3 Năm 2011

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LƢƠNG THỊ THẢO THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011 NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC Hà Nội-2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LƢƠNG THỊ THẢO THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC NHẬT BẢN SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011 Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60310601 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Minh Vũ Hà Nội-2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp “Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sử dụng bất kì hình thức vay mƣợn hay sao chép nào. Nội dung khoá luận có tham khảo và sử dụng các nguồn tài liệu, thông tin đƣơc đƣợc đăng tải trên sách, báo, tạp chí và các trang web có ghi trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nếu có điều gì sai sót liên quan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 Học viên Lƣơng Thị Thảo i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS.Võ Minh Vũ, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông Phƣơng học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có những hỗ trợ về tài liệu tham khảo, ý kiến đóng góp giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Cảm ơn thầy cô và các anh chị, bạn học viên cùng khóa học đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng khoá luận tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những đánh giá, góp ý từ phía các thầy, các cô và bạn đọc để khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 Học viên Lƣơng Thị Thảo ii
  • 5. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................... 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/ 2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC ..................................................................................................... 15 1.1. Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa 15 1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................................................. 15 1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 ........................................................ 18 1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phƣơng và tình hình di cƣ sau thảm họa ............................................................................................ 22 1.2.1. Chỉ đạo sơ tán và di cư từ chính phủ và chính quyền địa phương ................... 22 1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó và phục hưng sau thảm họa ............................................................................................... 29 1.3. Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................ 32 Tiểu kết ............................................................................................................................. 34 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3 NĂM 2011 ................................................................................................. 35 2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa .......................................................................................................................................... 35 2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng” .............................. 35 1.1.2. “tái hình thành cộng đồng” sau thảm họa kép tháng 3/2011 .......................... 39 2.2 . Tái hình thành cộng đồng dân cƣ tại các nơi cƣ trú, di cƣ sau thảm họa kép tháng 3/2011 ............................................................................................................................... 41 2.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú ............................................. 42 2.2.2. Liên kết cộng đồng trong chuỗi nhà ở xã hội sau thảm họa ............................ 47 2.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ..................................... 49 2.3. Tình hình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa qua các cuộc khảo sát định kỳ hàng năm của NHK .......................................................................................................... 50 1
  • 6. 2.4. Những vấn đề xã hội liên quan tới hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa 59 2.4.1. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người sơ tán từ tỉnh Fukushima..................................59 2.4.2. Chết cô độc tại nhà tạm trú, nhà ở xã hội sau thảm họa..........................................62 2.4.3. Các vấn đề của quá trình tái hình thành cộng đồng qua khảo sát ý hướng của người nạn nhân sau thảm họa ......................................................................................................65 Tiểu kết....................................................................................................................................................70 CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA-TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ MINAMISOMA ( TỈNH FUKUSHIMA)................ 71 3.1. Khái quát về thành phố Mianamisoma và tình hình sau thảm họa..............................71 3.1.1. Khái quát về thành phố Minamisoma...........................................................................71 3.1.2. Tình hình thành phố Minamisoma sau thảm họa kép..............................................72 3.1.3. Kế hoạch tái thiết ở thành phố Minamisoma .............................................................78 3.2. Diễn tiến quá trình, và các hoạt động tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma 7 năm sau thảm họa .................................................................................................................................81 3.2.1. Cộng đồng tại điểm sơ tán, lánh nạn, nhà tạm trú tại thành phố Minamisoma... 81 3.2.2. Tái hình thành cộng đồng trong các nhà ở xã hội ở Minamisoma ......................83 3.2.3. Cộng đồng tái hình thành sau khi quay về quê hương ở Minamisoma...............87 3.3.Thực trạng tái hình thành cộng đồng qua các cuộc khảo sát chí hƣớng cƣ dân và một số khó khăn quá trình phục hƣng ở Minamisoma ......................................................................94 3.3.1. Cuộc khảo sát chí hướng dân cư hàng năm bởi chính quyền thành phố Minamisoma.......................................................................................................................................94 3.3.2. Những khó khăn trong quá trình phục hưng ở thành phố Minamisoma ........... 107 Tiểu kết................................................................................................................................................. 109 KẾT LUẬN...............................................................................................................................................110 2
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA Danh mục bảng số liệu Bảng 1-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018 theo số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai ............................. 18 Bảng 1-2: Chỉ thị di cƣ sơ tán từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân (thời gian, địa điểm) ..................................................... 22 Bảng 1-3: Các chỉ thị sơ tán đƣợc đƣa ra sau sự cố hạt nhân ................................... 24 Bảng 1-4: Số ngƣời lánh nạn từ 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate bị ảnh hƣởng nặng bởi thảm họa kép tháng 3/2011 (Đơn vị: ngƣời) ............................................... 25 Bảng 1-5 : Biến động số điểm và ngƣời sơ tán sau thảm họa kép 11/3/2011 so với trận động đất Hanshin Awaji và Chuetsu (Ngày 12/10/2011) ........................... 27 Bảng 1-6: Số lƣợng ngƣời chuyển đến, chuyển đi ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate (năm 2010, năm 2011- giai đoạn tháng 3 tới tháng 12) (Đơn vị: ngƣời) 28 Bảng 2-1: Thông tin cơ bản liên quan tới các cuộc khảo sát của đài NHK .............. 50 Bảng 2-2: Tình hình cƣ trú sau thảm hoạ kép của ngƣời tham gia khảo sát ............. 51 Bảng 2-3: Các loại hình cƣ trú hiện tại của cƣ dân sau thảm họa ............................. 51 Bảng 2-4: Số lần sơ tán- di cƣ sau từ sau thảm họa tính đến 2015 ........................... 52 Bảng 2-5: Bảng hỏi việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới cuộc sống gia đình ở mức độ nhƣ thế nào? .................................................................................................. 53 Bảng 2-6: Bảng hỏi: Những biểu hiện của việc thay đổi nơi sống ảnh hƣởng tới cuộc sống gia đình .............................................................................................. 53 Bảng 2-7: Bảng hỏi- So với trƣớc thảm họa và bây giờ, tần suất đi ra ngoài nhƣ thế nào (%) ............................................................................................................... 54 Bảng 2-8: Câu hỏi: Sau thảm họa, cụm từ “gắn kết, gắn bó” đƣợc sử dụng rất nhiều, cảm giác về chữ “kizuna” là nhƣ thế nào ? (%) ................................................. 54 Bảng 2-9: Điều tra về tình hình nơi ở trƣớc khi xảy ra thảm họa ............................. 56 Bảng 2-10: Bảng hỏi: Sau 5 năm xảy ra thảm họa, bạn suy nghĩ nhƣ thế nào về việc trở về quê hƣơng (%) .......................................................................................... 56 Bảng 2-11: Bảng hỏi : Nơi sinh sống hiện nay là ..................................................... 57 Bảng 2-12: Bảng hỏi: Vấn đề cuộc sống từ khi xóa bỏ khu vực sơ tán sau 1 năm .. 58 Bảng 2-13: Đối với chỉ thị của chính phủ về tình hình sơ tán của tỉnh Fukushima “xóa bỏ sơ tán kể từ tháng 3/2017 loại trừ vùng khó khăn trở về”, thì suy nghĩ nhƣ thế nào? ....................................................................................................... 58 Bảng 2-14: Có sự khác biệt ở hiện tại và hình dung sau thảm họa thì đó là gì ? ...... 65 Bảng 2-15: Trải qua thời gian 7 năm sau thảm họa, cảm giác lúc này là: ................ 66 Bảng 2-16: Biểu hiện ảnh hƣởng của thảm họa tới tâm hồn và thể chất là: ............. 66 Bảng 2-17: Bảng hỏi cảm giác về sự phục hƣng với các yếu tố tƣơng ứng ............. 67 3
  • 8. Bảng 2-18: Khảo sát- thời điểm các vấn đề dƣới đây đƣợc giải quyết ..................... 69 Bảng 3-1: Diện tích các khu vực ảnh hƣởng của sóng thần tại Minamisoma .......... 73 Bảng 3-2: Số ngƣời di cƣ lánh nạn từ ngày 12 đến 19/3/2011 tại các địa phƣơng của Minamisoma ....................................................................................................... 75 Bảng 3-3: Kế hoạch chuẩn bị nhà ở xã hội thành phố Minamisoma ........................ 84 Bảng 3-4: Tình hình cƣ trú tại thành phố Minamisoma tính tới thời điểm ngày 28/2/2018 ............................................................................................................ 88 Bảng 3-5: Tình hình cƣ trú của cƣ dân thành phố Minamisoma thời điểm ngày 31/3/2018 ........................................................................................................... 89 Bảng 3-6: Thời gian và tỉ lệ ngƣời tham gia khảo sát ở Minamisoma ..................... 95 Bảng 3-7: Bảng hỏi: Lý do chọn nơi sinh sống sau thảm họa .................................. 96 Bảng 3-8: Khảo sát yếu tố cần thiết khích lệ cuộc sống sau thảm họa ..................... 97 Bảng 3-9: Các yếu tố đƣợc kỳ vọng khi trở về Minamisoma ................................... 97 Bảng 3-10: Sự thay đổi chỗ ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) ..... 98 Bảng 3-11: Loại hình nhà đang ở của cƣ dân thành phố Minamisoma (2015-2018) ... 99 Bảng 3-12: Đánh giá hoạt động phát triển cộng đồng ............................................ 100 Bảng 3-13: Khảo sát chi tiết độ hài lòng của phát triển cộng đồng sau thảm họa .. 100 Bảng 3-14: Khảo sát yếu tố đƣợc cho là cần chú trọng để phát triển cộng đồng ... 101 Bảng 3-15: Điều tra về chi tiết về những lo lắng của dân cƣ Minamisoma ............ 102 Bảng 3-16: Câu hỏi khảo sát nguyện vọng tiếp tục sinh sống ở Minamisoma ...... 104 Bảng 3-17: Điều tra về mức độ hài lòng về công cuộc phục hƣng ......................... 105 Bảng 3-18: Các chính sách đƣợc cho là quan trọng nhằm hƣớng tới cải thiện cuộc sống đời thƣờng ................................................................................................ 105 Bảng 3-19: Khảo sát về tầm quan trọng của các chính sách, kế hoạch phục hƣng tổng hợp của Minamisoma ............................................................................... 106 Danh mục sơ đồ minh họa Sơ đồ 1-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối quan hệ tƣơng trợ................................................................................................ 32 Sơ đồ 2-1: Các loại hình cƣ trú và luồng di cƣ sau thảm họa kép tháng 3/2011 ...... 41 Sơ đồ 2-2: Mô hình trung tâm hỗ trợ tại các cứ điểm tạm trú [70, tr 2] .................. 46 Sơ đồ 2-3:Vai trò nhà ở xã hội trong mối quan hệ với các thành tố xã hội khác [63, tr 17] ................................................................................................................... 49 Sơ đồ 2-4: Mô hình hợp tác hỗ trợ ngƣời sơ tán sau thảm họa thành phố Sendai .... 64 4
  • 9. Danh mục hình ảnh minh họa Ảnh 1-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima trên bản đồ Nhật Bản ............. 20 Ảnh 2-1: Hỗ trợ sơ tán ngƣời già trong các cơ sở chăm sóc ................................... 45 Ảnh 2-2. Khám bệnh tại các điểm sơ tán (Trung tâm y tế Kajima)......................... 46 Ảnh 3-1: Vị trí thành phố Minamisoma và nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima. 71 Ảnh 3-2: Một điểm lánh nạn ở quận Haramachi vào ngày 12/3 [68, tr 32]............. 76 Ảnh 3-3: Chỉ thị sơ tán trong vòng bán kính 30 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.................................................................................................. 77 Ảnh 3-4: Nhận nhà tạm trú khẩn cấp tại Kashima vào ngày 28/05 [68, tr 95]....... 81 Ảnh 3-5: Lễ hội đua ngựa Kacchu keiba ngày 29/7/2012 [68, tr 155] .................. 93 Ảnh 3-6: Lễ hội bắt ngựa bằng tay không ngày 30/7/2012 [68, tr 155] .................. 93 Danh mục kí hiệu chữ viết tắt sử dụng Viết Sử dụng trong Giải nghĩa tắt C.trình Bảng 1-1 Công trình tp Sơ đồ 1-1 Thành phố tt Sơ đồ 1-1 Thị trấn đk Bảng 3-5 Đăng ký l.nạn Bảng 3-5 Lánh nạn k.v Bảng 2-17 Khu vực 5
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhật Bản là một quần đảo ở phía Đông Bắc lục địa Á-Âu. Quần đảo Nhật Bản dài gần 3.000 km, gồm bốn nghìn đảo lớn nhỏ chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Bốn hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản lần lƣợt từ trên xuống dƣới là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Theo lý thuyết đĩa lục địa (Plate tectonics), Nhật Bản nằm trên ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo là mảng lục địa Á-Âu (Eurasian Plate), mảng Bắc Mỹ (North American Plate), mảng Thái Bình Dƣơng (Pacific Plate) và mảng Philippines (Philippines Plate). Các quần đảo của Nhật Bản hình thành là do rất nhiều đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm [7, tr 8]. Xét về mặt địa chất học, nhƣ vậy là rất trẻ. Vì vậy, cho tới nay vẫn diễn ra quá trình vận động của mảng Thái Bình Dƣơng tiến về phía mảng lục địa Á-Âu và có khuynh hƣớng đâm chúi xuống bên dƣới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả của nó là động đất. Ở Nhật Bản động đất xảy ra thƣờng xuyên. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto, nơi có thủ đô Tokyo. Thảm họa kép miền Đông xảy ra vào ngày 11/3/2011 với cƣờng độ 9 độ M1 , cùng với thảm họa sóng thần, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đe dọa tính mạng buộc hàng trăm ngàn ngƣời phải sơ tán đã trở thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Sau mỗi thảm họa, vấn đề luôn đƣợc đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng khắc phục hậu quả của động đất và phục hƣng khu vực chịu thiệt hại. Thảm họa kép tháng 3/2011- khác với những trận động đất trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản - do sự tàn phá của sóng thần và hệ quả sự cố hạt nhân làm chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài môi trƣờng, nên nhiều cộng đồng dân cƣ tại khu vực chịu ảnh hƣởng của thảm hoạ đã buộc phải di chuyển phân tán đến sống tại các khu vực khác nhau. Những hệ lụy 1 Thang độ lớn mô-men (Momen magnitude scale). Đây là thang đo độ lớn động đất đƣợc Tom Hanks và Kanamori Hiroo năm 1979 để kế tiếp thang Richter và đƣợc các nhà địa chấn học sử dụng để so sánh năng lƣợng mà một trận động đất tạo ra. 6
  • 11. thảm họa kép tháng 3/2011 gây ra cho Nhật Bản không chỉ diễn ra trên một phạm vi rộng về mặt không gian mà còn kéo dài về thời gian. Cho tới thời điểm hiện tại 7 năm sau thảm họa, các địa phƣơng trong vùng thiệt hại đã phục hƣng và phát triển trở lại. Để có đƣợc những thành quả phục hƣng nhƣ ngày hôm nay công cuộc tái thiết đã đƣợc diễn ra trên mọi mặt với sự chung tay của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng, lực lƣợng tình nguyện viên, và đặc biệt là ngƣời dân trong khu vực chịu ảnh hƣởng bởi thảm họa. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hƣng là sự tƣơng trợ, liên kết, tái hình thành cộng đồng giữa những ngƣời dân trong khu vực. Trên cơ sở đã thực hiện chuyên đề khóa luận tốt nghiệp cử nhân với đề tài“Tái thiết cộng đồng vùng Đông Bắc sau thảm họa kép miền Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa kép tại một mốc thời điểm mới 7 năm sau thảm họa, trên cơ sở nghiên cứu một trƣờng hợp cụ thể để có cái nhìn chính xác, chân thực về toàn bộ quá trình cộng đồng cƣ dân đã bị phá vỡ sau thảm họa đƣợc tái hình thành qua mỗi giai đoạn với những đặc trƣng nổi bật và diễn biến cụ thể. Với lý do đó, ngƣời viết đã chọn đề tài “Thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011” là chuyên đề nghiên cứu lần này. 2. Mục đích nghiên cứu Trong khoá luận này, ngƣời viết mong muốn làm sáng tỏ những những câu hỏi đã tự đặt ra trong khi tiếp cận với nội dung nghiên cứu: vấn đề thay đổi chỗ ở và tái hình thành các mối quan hệ trong cộng đồng cƣ dân diễn ra trong bối cảnh sau thảm họa đƣợc quyết định dựa trên chỉ đạo của chính phủ chính quyền địa phƣơng, hay mang tính chất tự phát; cũng nhƣ đặc điểm các hình thái của quá trình đƣợc diễn ra nhƣ thế nào; có sự khác biệt nào quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa kép tháng 3/2011 với các trận động đất trƣớc đây. Cụ thể, thông qua khoá luận này, ngƣời viết mong muốn dựa trên những số liệu thống kê về thay đổi chỗ ở, chính sách của chính phủ và chính quyền địa phƣơng và 7
  • 12. kết quả các cuộc khảo sát thực tiễn ý hƣớng cƣ dân sau thảm họa là cơ sở để tìm hiểu về đặc trƣng quá trình hình thành cộng đồng cƣ dân tại vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép. Xuất phát từ yếu tố vị trí địa lý, ảnh hƣởng của thảm họa tới các địa phƣơng trong vùng Đông Bắc ở mức độ và phƣơng diện khác nhau mà diễn tiến quá trình tái hình thành cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ sau thảm họa cũng mang những đặc trƣng khác nhau. Ở khu vực gần nhà máy Fukushima, có những địa phƣơng ngƣời dân buộc phải di chuyển phân tán đến các khu vực mới, hình thành nên cộng đồng cƣ dân hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, tại một số khu vực khác, cộng đồng dân cƣ không thực hiện di tản, công cuộc tái hình thành diễn ra trên mối quan hệ cộng đồng từ trƣớc đó. Trong trƣờng hợp đầu, nhóm ngƣời ở khu vực sinh sống mới vừa phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống ở khu nhà tạm vừa phải xây dựng mối quan hệ cộng đồng mới. Còn trong trƣờng hợp thứ hai, quá trình tái hình thành cộng đồng đƣợc thực hiện dựa trên những mối quan hệ truyền thống. Từ những đặc trƣng của cộng đồng tái hình thành sau thảm họa quan sát đƣợc qua các số liệu thống kê, ngƣời viết mong muốn dựa vào nhận thức mối quan hệ giữa chính sách từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng với thực tiễn hành động, giữa nhiệm vụ xây dựng lại các mối quan hệ trong cộng đồng dân cƣ và tái thiết cơ sở vật chất hạ tầng nơi ở, giao thông..bƣớc đầu lý giải đặc trƣng quá trình tái thiết của mỗi địa phƣơng ở mỗi giai đoạn phục hƣng sau thảm họa. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho tới nay, nghiên cứu về thảm họa động đất chủ yếu đƣợc thực hiện với trọng tâm là các ngành tự nhiên với hoạt động nghiên cứu dựa trên quan trắc, dự báo. Những nghiên cứu này tập trung giải thích cơ chế phát sinh thảm họa và cùng với việc dự đoán những phát sinh đó, công nghệ giảm thiểu thảm họa cũng đã đƣợc phát triển. Nghiên cứu dự báo động đất Nhật Bản đƣợc bắt đầu từ năm 1880 – gắn với trận động đất Yokohama (5,8 độ M). 2 2https://www.seis.nagoya-u.ac.jp/~kyamaoka/outreach/books/history.html (03/12/2018) 8
  • 13. Tuy nhiên những nghiên cứu về mặt tự nhiên chỉ có thể góp phần đƣa cảnh báo về thảm họa, hạn chế tối đa mức thiệt hại mà không thể ngăn chặn sự xảy ra hay “tránh đƣợc thiệt hại xuống mức bằng không”. Trong bối cảnh đó, Theo Yamamoto Hiroyuki sự phát triển nghiên cứu sau thảm họa về mặt xã hội là hết sức cần thiết. “Trong việc giảm thiểu thiệt hại thảm họa, bên cạnh phát triển kỹ thuật chống rung chấn, sự đóng góp từ phƣơng diện mang tính xã hội là cần thiết và những hiểu biết của nhóm ngành xã hội nhân văn là không thể thiếu đƣợc”. Điều này đã đƣợc tác giả đề cập tới trong bài viết “Tái thiết sau thảm họa bắt nguồn từ khu vực - Hƣớng đến dòng chủ lƣu trong “nghiên cứu khu vực ứng phó thảm họa”- “Thảm họa và Phục hƣng” (2015) [10;29]. Liên quan trực tiếp tới chủ đề hoạt động tái hình thành cộng đồng sau thảm họa, Oyane Jun đã thực hiện một loạt điều tra thực tế tại các địa phƣơng và viết bài nghiên cứu chủ đề liên quan hƣớng tới, mở rộng và phát triển xã hội học của phục hƣng cộng đồng, tái thiết cuộc sống sau thảm họa (2013 – 2014). Cụ thể các bài viết có thể kể tới nhƣ “Tái thiết cuộc sống- tái hình thành cộng đồng sau thảm họa miền Đông Nhật Bản ở Kobuchihama thuộc thành phố Ishinomaki qua dữ liệu điều tra thực địa tỉnh Miyagi” đăng trong quyển 2 Tuyển tập khoa học nhân văn của đại học Senshu tháng 3/2012; “Tái thiết cuộc sống, phục hƣng thành phố ở Oshika-Ishinomaki qua góc nhìn xã hội học thảm họa - trong “Bƣớc tiến khó khăn trong việc tái sinh, phục hồi khu vực ảnh hƣởng thảm họa sóng thần 500 ngày - Otsuchi, Ishinomaki, và Kamaishi- tháng 4/2013”; “Tiếp cận vấn đề phục hƣng cộng đồng và tái thiết cuộc sống- Nghiên cứu dài hạn xã hội học khu vực thảm họa”- “Tập lý thuyết thực địa thảm họa” của nhà xuất bản Kokonshoin tháng 9/2014 và đặc biệt là các bản ghi khảo sát thực địa lần thứ 3-4-5-6-7 hƣớng tới thực hành nghiên cứu xã hội học thảm họa của tái thiết cuộc sống, tái hình thành cộng đồng đƣợc thực hiện định kỳ hàng năm vào tháng 3 từ 2013 tới 20183 . Trong tập bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản “Thảm họa và Phục hƣng”, Oyane Jun cũng có bài viết nghiên 3https://researchmap.jp/read0201934/?lang=japanese (03/12/2018) 9
  • 14. cứu “Hình ảnh - thực tế về phục hƣng thảm họa và Chu trình "Phục hƣng trƣớc - giảm thiểu thiệt hại sau thảm họa" tại Nhật Bản: quan điểm, luận điểm về sửa đổi “Luật cơ bản đối phó thảm họa” (2003). Liên quan tới đề tài “liên kết cộng đồng” và “thảm họa” hội thảo lý thuyết chính trị địa phƣơng tại Đại học Irabaki đã công bố tài liệu “Thảm họa và cộng đồng- sức mạnh, giới hạn và tính khả năng”4 tháng 3/2015 với mục đích làm sáng tỏ giới hạn, mức độ ảnh hƣởng và độ trễ của phục hƣng cộng đồng sau thảm họa kép tháng 3/2011. Với mục đích tìm hiểu về tình hình phục hƣng thông qua việc thực thi ứng dụng các chính sách phục hƣng từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng tại thời điểm 2 năm sau thảm họa, nhóm tác giả Onishi Riku, Kikikoro Tetsuo, Seta Fumihiko đã xuất bản: “Đại động đất miền Đông Nhật Bản - Phục hƣng cộng đồng: ƣu tiên hàng đầu” 5 vào tháng 3/2013. Đề cập tới vấn đề di cƣ sau thảm họa hạt nhân, nhà chính trị học Imai Akira đã có những bài viết phân tích về việc thực hiện lánh nạn theo cộng đồng làng, tái thiết chính quyền địa phƣơng qua nghiên cứu “Tái thiết chính quyền địa phƣơng- lánh nạn sự cố hạt nhân và “làng di cƣ””6 - tháng 2/2014) Trong bối cảnh cần thiết thay đổi nơi ở do ảnh hƣởng sự cố hạt nhân có tính chất diễn ra trên phạm vi rộng và thời gian dài, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của việc di cƣ theo cộng đồng làng và mối liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng với ý hƣớng di cƣ của cƣ dân vùng chịu ảnh hƣởng của thảm họa. Trong tạp chí “Nghiên cứu chính sách khu vực” - số phát hành tháng 2/2013, của Đại học kinh tế Takasaki, Tsuneya Sakurai đã có một bài viết về vấn đề “hình thành cộng đồng trong quá trình phục hƣng sau động đất và những nhiệm vụ, thách thức”. Bài viết đã dựa trên kinh nghiệm trong việc tái hình thành cộng đồng các vấn 4 Nguyên gốc tiếng Nhật 「災害とコンミュニティ-力・限界・可能性-」 5 Nguyên gốc tiếng Nhật 「東日本大震災、復興まちづく最前線」 6 Nguyên gốc tiếng Nhật [自治体再建-原発避難と「移動する村」] 10
  • 15. đề liên quan nhƣ sự cứu trợ từ chính quyền địa phƣơng qua trận động đất lịch sử Hanshin (Kobe -1995) để đối chiếu với trƣờng hợp động đất vùng Đông Bắc Nhật Bản tháng 3/2011. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tái thiết, phục hƣng sau thảm họa trƣờng hợp Nhật Bản là một đề tài mới, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong bài viết “Sức mạnh tinh thần của ngƣời Nhật Bản: Qua trƣờng hợp đối phó với thảm hoạ 11-3-2011”7 , Ngô Hƣơng Lan, Nguyễn Thu Phƣơng (2012) đã quan sát, chỉ ra những ứng xử ngƣời Nhật trong thảm họa và lý giải những đặc điểm tâm lý tính cách dân tộc thông qua các nhân tố: điều kiện địa lý tự nhiên, đặc trƣng xã hội, ảnh hƣởng của Khổng giáo, ảnh hƣởng của tinh thần Samurai trong lối sống ngƣời Nhật Bản, và vai trò của giáo dục. Nguyễn Tuấn Khôi (2016) đã thực hiện một chuyên đề nghiên cứu “Lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tƣơng trợ của cƣ dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3 năm 2011”- đề cập tới phản ứng ứng phó ngƣời dân trong và sau thảm họa trong mối quan hệ tƣơng trợ - giúp đỡ lẫn nhau, coi đây là một biểu hiện quan trọng cho sự hình thành quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa. Tháng 3/2016, Phan Cao Nhật Anh đã có bài viết “5 năm sau thảm họa sóng thần ở Nhật Bản”8 , đề cập tới số liệu thống kê thiệt hại, tình trạng cƣ trú; hiện trạng kinh tế qua các hoạt động công ty, doanh nghiệp và tình hình khôi phục ngành du lịch tại thời điểm 5 năm sau ngày phát sinh thảm họa. Trên cơ sở đó đƣa ra những khó khăn và ƣớc tính khoảng thời gian cần thiết khắc phục hậu quả sự cố hạt nhân trong công cuộc phục hƣng sau thảm họa. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng của bài nghiên cứu là thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng của cƣ dân vùng thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 với những yếu tố bối cảnh, 7http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=570 (15/1/2019) 8 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1026 (15/1/2019) 11
  • 16. thực trạng và đặc điểm đặc trƣng của liên kết cộng đồng trong từng loại hình cƣ trú, thay đổi chỗ ở ứng với mỗi giai đoạn ứng phó và phục hƣng sau thảm họa. Những hành động hƣớng tới tăng cƣờng liên kết cộng đồng đƣợc thực hiện trên nền tảng những chính sách của chính phủ và chính quyền địa phƣơng thông qua chỉ đạo di cƣ và thành lập các khu tạm trú lánh nạn, tuy nhiên cũng bao gồm những hoạt động mang tính chất tự phát của ngƣời dân địa phƣơng. Dù chủ thể của quá trình là những cƣ dân vùng thiệt hại ở lại tại địa phƣơng hay di cƣ tới một môi trƣờng mới thì gắn liền với việc xây dựng, khôi phục lại cơ sở vất chất là thiết lập nên một cộng đồng mới - đảm bảo cuộc sống sau thảm họa vẫn giữ đƣợc mối liên hệ chặt chẽ trong một tập thể. Đây là một yếu tố đóng vai trò quan trong trong công cuộc phục hƣng sau thảm họa. Về phạm vi nghiên cứu của luận văn, vùng Đông Bắc Nhật Bản gồm 6 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa kép là Iwate, Miyagi, Fukushima. Đặc biệt tại Fukushima - nơi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân nên cùng với vấn đề di chuyển nơi ở, quá trình thay đổi cấu trúc cộng đồng cƣ dân xảy ra rõ rệt. Do vậy trong chuyên đề khoá luận lần này ngƣời viết tập trung vào vấn đề tái hình thành cộng đồng dân cƣ thông qua dữ liệu thống kê, khảo sát của cả 3 tỉnh vùng Đông Bắc là Iwate, Miyagi, Fukushima. Tuy nhiên với phạm vi ảnh hƣởng trực tiếp từ thảm họa kép là toàn vùng Đông Bắc, mỗi địa phƣơng với bối cảnh về thiệt hại ở mức độ khác nhau, có những chính sách tái thiết và phục hƣng khác nhau, do vậy quá trình tái hình thành cộng đồng cũng mang những hình thái đa dạng và có mang những đặc trƣng riêng. Chuỗi biến cố đại động đất, sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân diễn ra vào ngày 11/3/2011 - tạo ra một thảm họa phức hợp thay đổi toàn bộ cuộc sống cƣ dân vùng thảm họa. Từ đặc trƣng này, ngƣời viết chọn phân tích trƣờng hợp thành phố Minamisoma thuộc tỉnh Fukushima- với vị trí địa lý giáp biển ở khu vực phía Bắc tỉnh Fukushima, cách tâm chấn trận động đất khoảng 130 km, cách nhà máy điện 12
  • 17. nguyên tử số 1 Fukushima 25,5km9 vì thành phố Minamisoma giống nhƣ một vùng Đông Bắc Nhật Bản thu nhỏ xét trên khía cạnh chịu ảnh hƣởng rõ rệt tính chất phức hợp của thảm họa từ động đất, sóng thần tới sự cố nhà máy điện hạt nhân, để có một góc nhìn chung nhất về diễn biến quá trình, các loại hình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa trên toàn khu vực. Đồng thời, chọn phân tích trƣờng hợp Minamisoma, bằng việc đối chiếu lại nội dung “Kế hoạch tái thiết ở Minamisoma” đã đề cập tới trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân - “Tái thiết cộng đồng vùng Đông Bắc sau thảm họa kép miền Đông Nhật Bản tháng 3 năm 2011”, ngƣời viết mong muốn tìm hiểu về thực trạng tái hình thành cộng đồng và phục hƣng sau thảm họa ở Minamisoma tại thời điểm hiện tại - trải qua hơn 7 năm kể từ sau thảm họa. Cũng bằng nghiên cứu trƣờng hợp này, có thể phát hiện ra sự khác biệt đặc trƣng của quá trình tái hình thành cộng đồng ở Minamisoma so với các địa phƣơng khác trong cùng tỉnh hay vùng Đông Bắc, lý giải nguyên nhân và thông qua đó tìm hiểu về vai trò cũng nhƣ mối liên hệ giữa chính sách chính phủ và chính quyền địa phƣơng trong quá trình tái thiết và phục hƣng sau thảm họa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Do trong thời gian thực hiện khoá luận này, ngƣời viết không có điều kiện thực tế tại Nhật Bản nên các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để hoàn thiện bài khoá luận này là tổng hợp phân tích tài liệu từ những mẫu điều tra thực tế, sử dụng số liệu thống kê của Cục Thống kê Nhật Bản và các tổng kết kháo sát thực tế trong báo cáo của các tổ chức NGO, NPO. Đồng thời, khoá luận cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp phân tích trƣờng hợp. Cụ thể ở đây là trƣờng hợp thành phố Minamisoma thuộc tỉnh Fukushima. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu là thực tế quá trình tái hình thành cộng đồng sau thảm họa, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu hoạt động tái hình thành cộng đồng giữa các địa phƣơng theo chiều không gian và so sánh quá trình đó của thảm họa kép tháng 3/2011 với các trận động đất xảy ra trƣớc đây trong lịch sử Nhật Bản – nhƣ là trận động đất Kobe năm 1995. 9 http://www.fukushima-plant.com/ (03/12/2018) 13
  • 18. Ngoài các số liệu từ các bảng thống kê ngƣời viết còn khai thác, sử dụng những tƣ liệu phỏng vấn của các kênh truyền thông chính thống nhƣ Đài phát thanh NHK, báo Ashahi.. làm dẫn chứng các trƣờng hợp cụ thể. 6. Cấu trúc luận văn Với những nội dung đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận sẽ đƣợc triển khai theo cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Thảm họa kép tháng 3/2011 và biến động cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc: trình bày thông tin sơ lƣợc về thảm họa kép và những hậu quả để lại cho 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản và những thiệt hại và thay đổi trong đời sống tâm lý xã hội cƣ dân trong vùng. Chƣơng 2: Thực trạng tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa: từ việc làm sáng tỏ lý thuyết cộng đồng, những yếu tố hỗ trợ công cuộc tái hình thành cộng đồng khu vực tới tìm hiểu, phân tích thực trạng đặc điểm tái hình thành cộng đồng tại các loại hình cƣ trú sau thảm họa. Thông qua số liệu khảo sát thực tế hàng năm của đài NHK làm sáng tỏ đặc điểm, chuyển biến của quá trình tái hình thành cộng đồng và những hạn chế phát sinh. Chƣơng 3: Quá trình tái hình thành cộng đồng dân cƣ sau thảm họa - trƣờng hợp thành phố Minamisoma (tỉnh Fukushima) tập trung phân tích quá trình tái hình thành cộng đồng trƣờng hợp thành phố Minamisoma. Thực hiện đối chiếu với chính sách từ chính quyền địa phƣơng để bƣớc đầu lí giải đƣợc ảnh hƣởng của điều kiện riêng từng khu vực tới quá trình tái hình thành cộng đồng và phục hƣng sau thảm họa. 14
  • 19. CHƢƠNG 1. THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 VÀ BIẾN ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐÔNG BẮC Hậu quả mà thảm họa kép ngày 11/3/2011 gây ra cũng giống nhƣ các thảm họa thiên tai tự nhiên khác trong lịch sử Nhật Bản, không chỉ thể hiện ở những con số thiệt hại về tính mạng con ngƣời, nhà cửa vật chất mà còn thể hiện ở sự biến động, xáo trộn về đời sống trong cƣ dân trong vùng chịu ảnh hƣởng. Tuy nhiên, với tính chất phức hợp của một thảm họa kép động đất- sóng thần, đặc biệt là sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima xảy ra ngay sau đó đã khiến cho biến động về cấu trúc dân cƣ vùng Đông Bắc diễn trên phạm vi rộng, lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các thảm họa khác. Trong chƣơng 1, thông qua việc tổng hợp, phân tích các số liệu về thiệt hại và biến động đổi nơi cƣ trú, ngƣời viết sẽ phân tích tình hình dân cƣ và những hệ lụy xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ sau khi xảy ra thảm họa kép. 1.1. Khái quát về thảm họa và bối cảnh cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa 1.1.1. Thảm họa kép tháng 3/2011 Vào 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cƣờng độ 9,0 độ M với tâm chấn ở khu vực Sanriku đã xảy ra, gây ra rung chấn cấp độ 710 theo thang chấn độ của Nhật Bản ở thành phố Kurihara, Miyagi, cấp độ 6 ở 37 đơn vị hành chính thuộc 4 tỉnh Miyagi, Fukushima, Ibaraki và Tochigi. Ngoài ra, trên phạm vi rộng từ Hokkaido tới Kyushu đều đo đƣợc rung chấn từ cấp độ 1 tới cấp độ 6. Tâm chấn của trận động đất này ƣớc tính sâu khoảng 24 km, khu vực tâm chi có phạm vi rộng, khoảng 500 km theo chiều Nam Bắc và 200 km theo chiều Đông Tây, với diện tích là khoảng 100.000 km² với thời gian rung chấn liên tục trong 160 giây. Về cơ chế động đất, Ide Satoshi đã chỉ ra rằng thảm hoạ kép động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 có nguyên nhân từ sự dịch chuyển các mảng địa tầng kiến tạo xung 10 Theo thang phân cấp độ động đất của Cục Khí tƣợng Nhật Bản dựa trên độ rung lắc khi xảy ra động đất. Thang đo hiện tại đƣợc phân loại 10 cấp độ : 0,1, 2, 3, 4, 5 yếu, 5 mạnh, 6 yếu, 6 mạnh và cấp độ 7. 15
  • 20. quanh Nhật Bản. Ông cho rằng trận động đất bắt đầu với mảng địa tầng Bắc Mỹ trƣợt tƣơng đối chậm dọc theo đƣờng tiếp giáp với địa tầng Thái Bình Dƣơng cách bờ biển Nhật Bản ở độ sâu 20km. “Sự chuyển động trƣợt lan truyền theo bờ biển trong khoảng 40 giây đã tạo nên đợt trấn động mạnh dọc theo vùng Đông Bắc Nhật Bản. Khoảng 1 phút sau khi động đất bắt đầu, sự dịch chuyển tiến nhanh đến gần Rãnh Nhật Bản làm cho mảng địa tầng Bắc Mỹ trƣợt khoảng 30 mét. Ide cho rằng hiện tƣợng này đã nâng một khối lƣợng nƣớc biển khổng lồ tạo nên đợt sóng thần khủng khiếp” [2, tr 77]. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ, đây đƣợc ghi nhận là trận động đất có cƣờng độ lớn thứ bảy trong lịch sử nhân loại, lớn thứ tƣ trong vòng 100 năm nay và lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản [6, tr 3]. Những diễn biến tiếp theo trận động đất là các cơn dƣ chấn và sóng thần. Ba ngày sau trận động đất chính, các quan trắc đã cho thấy hơn 200 dƣ chấn đã xảy ra. Sau khi động đất xảy ra, dựa trên cƣờng độ trận động đất, để tối đa hóa thời gian cho sơ tán, Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản đã ban hành cảnh báo sóng thần vào 14 giờ 49 phút - tức là 3 phút sau khi động đất xảy ra và đúng nhƣ cảnh báo, toàn bộ bờ biển Nhật Bản, đặc biệt là vùng Đông Bắc, đã ghi nhận phát sinh sóng thần mức độ nhẹ. Tuy nhiên tới khoảng 15 giờ, tức 15 phút sau động đất, các đợt sóng nhẹ bắt đầu chuyển thành cơn sóng cao ập vào bờ. Tiếp sau đó khoảng 10 phút đã xuất hiện các đợt sóng thần khổng lồ, càn quét trên diện tích rộng khu vực ven biển Đông Bắc Nhật Bản. Tại thành phố Minamisoma (Fukushima) đã xuất hiện sóng thần cao trên 9,3 m, tại thành phố Ishinomaki (Miyagi) có sóng thần cao trên 8,6 m. Ngoài khu vực bờ biển Đông Bắc có sóng thần cao gây hại mức độ nghiêm trọng, bờ biển từ Hokkaido tới tỉnh Kagoshima và quần đảo Ogasawara đều ghi nhận sóng thần cao trên 1 m. Tại các thành phố ven biển, sóng thần đã cuốn nhiều tàu, thuyền vào khu vực bờ biển, đồng thời cuốn trôi nhiều ô tô trên các tuyến đƣờng tại thị trấn. Sóng cũng đã cuốn trôi nhiều thành phố, làng mạc ra biển. Các tổ hợp công nghiệp ven biển nhƣ nhà máy hóa dầu...đã bốc cháy, hệ thống cầu đƣờng bị sập hoặc ngập sâu trong nƣớc biển. Sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dƣơng của Nhật Bản và ảnh hƣớng tới ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. 16
  • 21. Ngay sau thảm họa động đất và sóng thần, Nhật Bản phải đƣơng đầu với chuỗi sự cố nhà máy điện hạt nhân bắt đầu vào chiều ngày 12/3/2011. Thị trấn Naraha, Tomikoka, Okuma và thị trấn Futaba - những khu vực có nhà máy điện hạt nhân của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đã xảy ra rung chấn cấp độ 6, cùng với ảnh hƣởng của sóng thần, nhà máy điện hạt nhân số 111 đã bị ngập nƣớc 15m, nhà máy điện số 2 bị ngập nƣớc 7m. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I có 6 tổ máy với tổng công suất lên đến 4.696 MW, lớn gấp gần 3 lần công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình của Việt Nam, đƣợc xây dựng từ những năm 1970. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khi xảy ra động đất và sóng thần, ba lò phản ứng số 4, 5, 6 của nhà máy điện hạt nhân số 1 đang trong quá trình sửa chữa, chỉ có lò phản ứng 1, lò phản ứng số 2 và lò phản ứng số 3 hoạt động [6, tr 4]. Các lò phản ứng đều tự động ngừng hoạt động sau khi động đất xảy ra. Tuy nhiên, do trận sóng thần tràn đến đã làm hƣ hỏng hệ thống làm mát chính và dự phòng nên tại các lò phản ứng đã phát sinh hiện tƣợng gia tăng nhiệt, tích tụ khí hydro. Ba lò phản ứng số 1, 2, 3 đã phát nổ và xảy ra cháy ở lò phản ứng số 4. Hậu quả là một khối lƣợng lớn chất phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài môi trƣờng. Cơ quan Khí tƣợng Nhật Bản xác định đây là trận động đất quy mô lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, gọi tên là “Đại Động đất Đông Bắc ”(東北大震災). Dựa vào phạm vi ảnh hƣởng của thảm họa, ngày 1/4/2011, Nội các Nhật Bản đặt tên là “Đại động đất miền Đông Nhật Bản” (東日本大震災). Trong tiếng Việt, “thảm họa” đƣợc định nghĩa là những “tai họa lớn, gây nhiều cảnh đau thƣơng, tang tóc”12 . Với diễn biến là sự phát sinh liên tiếp của động đất - sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân, gây ra những thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho vùng Đông Bắc Nhật Bản, ngƣời viết đã chọn sử dụng cách gọi “thảm họa kép tháng 3/2011” trong chuyên đề khoá luận này. 11 Nhà máy điện hạt nhân số 1 nằm ở ven bờ biển Thái Bình Dƣơng của tỉnh Fukushima, giữa thị trấn Okuma và Futaba thuộc quận Futaba, cách Tokyo 220 km về phía Đông Bắc. 12 Hoàng Phê (2017) “Từ điển tiếng Việt”- trung tâm từ điển học Vielex, NXB Đà Nẵng, tr 904 17
  • 22. 1.1.2. Thiệt hại sau thảm họa kép tháng 3/2011 Đến ngày 7/3/2018, theo số liệu tổng kết báo cáo lần thứ 157 của Ủy ban Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản, thiệt hại luỹ kế sau thảm họa kép đƣợc thống kê nhƣ bảng dữ liệu dƣới đây. Bảng 0-1: Bảng thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018 theo số liệu tổng kết của Ủy ban ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai Thiệt hại Tỉnh Tỉnh Tỉnh Fukushima Tổng 3 Toàn Iwate Miyagi tỉnh Nhật Thành phố vùng Bản Minamisoma Đông Bắc Số Chết 5.140 10.564 3.811 1.037 19.515 19.630 ngƣời Mất tích 1.116 1.225 224 111 2.565 2.569 Bị 211 4.148 182 59 4.541 6.230 thƣơng Nhà Toàn bộ 19.508 83.003 15.224 2.323 117.735 121.781 cửa Một nửa 6.571 155.130 80.803 2.430 242.504 280.962 (căn) Một 18.985 224.202 141.044 3.718 384.231 744.530 phần Ngập 1.061 999 1.061 1.628 trên sàn Ngập 6 7.796 351 306 8.153 10.075 dƣới sàn Ngoài C.trình 529 9.948 1.010 49 11.487 14.555 nhà công cửa cộng Khác 4.178 16.848 36.882 6.043 57.908 92.037 Số vụ hỏa họa 33 137 38 1 208 330 (Nguồn: Ngƣời viết tự lập dựa trên số liệu thống kê báo cáo lần thứ 157 của Trụ sở Ứng phó Hỏa hoạn và Thiên tai, Bộ Nội vụ Nhật Bản) 13 13 http://www.fdma.go.jp/bn/higaihou/pdf/jishin/157.pdf (03/12/2018) 18
  • 23. Theo bảng thống kê trên, tính tới thời điểm ngày 1/3/2018, tổng số ngƣời chết và mất tích sau thảm họa kép trên toàn đất nƣớc Nhật Bản là 22.199 ngƣời. Số nhà bị thiệt hại toàn bộ là 121.781 nhà, số nhà thiệt hại một nửa là 280.962 nhà, thiệt hại một phần là 744.530 căn. Đối với Nhật Bản, thảm họa kép tháng 3/2011 đã trở thành một mốc biến cố thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ba thành phố Minamisanriku (tỉnh Miyagi), Kesennuma (tỉnh Iwate), và Rikuzentakata (tỉnh Iwate) của Nhật gần nhƣ bị xóa sổ. Nhiều công trình, cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng và nhà máy thuộc các ngành công nghiệp quan trọng nhƣ ôtô, hóa dầu, nguyên tử...tại vùng Đông Bắc Nhật Bản đều bị tàn phá, thiệt hại nặng nề bởi trận thảm hoạ kép. Đến thời điểm ngày 22/3/2011, Nhật Bản đã ƣớc tính sơ bộ thiệt hại kinh tế lên đến 20.000 tỉ yên (khoảng hơn 248 tỉ đô la Mỹ), cao hơn so với thiệt hại trận động đất Kobe năm 1995 [6, tr 3]. Thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân đã gây thiệt hại lớn về ngƣời, về của cho Nhật Bản, gây ra tâm lý bất ổn trong ngƣời dân, làm gia tăng gánh nợ vốn đã rất lớn của Nhật Bản do nhu cầu tái thiết. Dựa vào bảng 1-1 trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy 3 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất sau thảm họa kép thuộc vùng Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Miyagi và Fukushima. Thiệt hại về ngƣời chết và mất tích ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima đã chiếm tới 99%, thiệt hại về nhà cửa chiếm gần 65% trên tổng sổ thiệt hại của toàn quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà thiệt hại do thảm họa gây ra cùng với các vấn đề phát sinh ở mỗi tỉnh, khu vực cũng không giống nhau. 19
  • 24. Ảnh 0-1: Vị trí 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima trên bản đồ Nhật Bản Nguồn: https://www.juku.st/info/entry/ 1301 (15/01/2019) Miyagi là tỉnh chịu thiệt hại lớn nhất về cả ngƣời và tài sản trong 3 tỉnh vùng Đông Bắc do bị ảnh hƣởng mạnh mẽ của sóng thần. Theo bảng 1-1 ở trên, tổng số ngƣời chết và mất tích của tỉnh Miyagi thống kê tại thời điểm ngày 1/3/2018 là 11.789 ngƣời, chiếm gần 53% thiệt hại về ngƣời của cả nƣớc. Có 2 trong 3 thành phố thiệt hại nghiêm trọng trong thảm hoạ kép thuộc tỉnh Miyagi là Minamisanriku và Kesennuma. Tại Minamisanriku do vị trí gần với tâm chấn nên có khoảng 9.500 dân trên tổng số 17.000 dân của thành phố đã mất tích sau thảm họa. Trong hoàn cảnh đó, chính quyền đã sơ tán khoảng 7.500 ngƣời còn lại tới các địa điểm sơ tán14 . Còn tại Kesennuma, sau động đất và sóng thần, một đám cháy lớn đã bùng phát và lan ra khắp thành phố. Trƣớc khi xảy ra thảm họa, vào thời điểm tháng 2/2011 số dân của Kesennuma là 74.247 ngƣời. Đến 30/9/2012 số ngƣời chết do thảm họa là 1038 ngƣời, số ngƣời mất tích là 251 ngƣời [19, tr 337]. 14 http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=104 (03/12/2018) 20
  • 25. Diện tích bị ngập do sóng thần ở thành phố Kesennuma là 18,6 km2 chiếm 5,6 % diện tích toàn thành phố. Tổng số tòa nhà bị tàn phá bao gồm cả nhà riêng, văn phòng, công trƣờng, tòa nhà cao tầng là 22.359 căn tƣơng đƣơng với 35 % các kiến trúc của thành phố. Số gia đình bị thiệt hại là 9.500 hộ, chiếm 35,7 % [19, tr 338]. Phòng công tác chuẩn bị khu nhà ở tạm thời của tỉnh Miyagi đã công bố kế hoạch xây dựng 15.484 căn nhà ở tạm thời công cộng sau thảm họa tại 21 thành phố, thị trấn và đến thời điểm cuối tháng 1/2015 đã có 2.692 căn nhà đƣợc xây dựng. [23, tr 29]. Sau Miyagi, Iwate là tỉnh đứng thứ 2 về thiệt hại ngƣời và vật chất do thảm họa kép gây ra. Số lƣợng ngƣời chết và mất tích là 6.256 ngƣời, trong đó thành phố Rikuzentakata bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Rikuzentakata là một thành phố cảng sầm uất với 23.700 ngƣời. Do vị trí ven biển gần tâm chấn nên sau khi trận động đất xảy ra, trong khi ngƣời dân chƣa kịp sơ tán thì sóng thần cao trên 10m đã ập tới. Thiệt hại về ngƣời của thành phố là 2.144 ngƣời. Trong đó 1.727 ngƣời chết trực tiếp ngay tại khi thảm họa xảy ra, 417 ngƣời chết vì những lí do liên quan nhƣ là bị thƣơng, tai nạn. Số tòa nhà bị thiệt hại là 3.368 tòa, trong đó 3.159 tòa bị phá hủy hoàn toàn. Số lƣợng các hộ gia đình ở thành phố vào thời điểm ngày 31/1/2011 là 8.068 hộ, thì tới ngày 21/6/2011 có 3.803 hộ bị thiệt hại hoàn toàn trên tổng số 4.465 hộ thiệt hại [19 ,tr 354]. Khác với Iwate và Miyagi là hai tỉnh chủ yếu bị thiệt hại do ảnh hƣởng của thảm họa tự nhiên là động đất và sóng thần, ở tỉnh Fukushima sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I để lại hậu quả nặng nề nhất. Số lƣợng ngƣời chết, mất tích và thiệt hại vật chất của tỉnh Fukushima không lớn nhƣ hai tỉnh Miyagi và Iwate. Tuy nhiên do sự cố rò rỉ hạt nhân, đã khiến biến động di cƣ ở tỉnh Fukushima thành vấn đề mất rất nhiều thời gian để có thể giải quyết về sau. Trong những năm trƣớc thời điểm xảy ra thảm hoạ kép, về cơ bản đặc trƣng biến đổi dân số của tỉnh Fukushima là nhập cƣ nhiều, xuất cƣ ít. Tuy nhiên, do thảm hoạ kép động đất và hạt nhân, số ngƣời dân đi sơ tán gia tăng, dân số tỉnh Fukushima liên tục giảm. Ngày 23/5/2015, tỉnh Fukushima đã công bố báo cáo về tình hình thay đổi dân số trong 21
  • 26. vòng 1 năm. Số dân tại thời điểm 2016, số dân của tỉnh là 1.932.329 ngƣời. So với năm 2014, số dân của tỉnh đã giảm 10.646 ngƣời [40, tr 28]. Điều đó cho thấy vấn đề ô nhiễm phóng xạ từ sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử còn ảnh hƣởng mạnh tới đời sống của cƣ dân trong vùng cho tới rất lâu sau này. Số ngƣời đi sơ tán của tỉnh Fukushima do sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đến thời điểm ngày 10/3/2015 đã lên tới 119.000 ngƣời. [16, tr 02] 1.2. Chính sách sơ tán, tái định cƣ của chính phủ Nhật Bản, chính quyền địa phƣơng và tình hình di cƣ sau thảm họa 1.2.1. Chỉ đạo sơ tán và di cư từ chính phủ và chính quyền địa phương Liên tiếp các chuỗi thiên tai động đất và sóng thần và sự cố hạt nhân xảy ra, việc sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm là đối ứng cấp bách nhất tại thời điểm xảy ra thảm họa. Có thể phân loại thành hai loại hình tản cƣ là sơ tán tự chủ và sơ tán theo chỉ đạo của chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng. Sơ tán tự chủ là ngƣời dân tự nhận thấy nguy hiểm hoặc nhà ở bị tàn phá hoàn toàn sau thảm họa động đất và sóng thần nên chủ động di cƣ hoặc sơ tán trong các nhà tạm trú. Còn về sơ tán theo chỉ đạo của chính phủ và chính quyền địa phƣơng, đối tƣợng chủ yếu là khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của sự cố nhà máy điện hạt nhân. Bảng 0-2: Chỉ thị di cƣ sơ tán từ chính phủ và chính quyền địa phƣơng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân (thời gian, địa điểm) Chỉ thị sơ tán từ chính Chỉ thị sơ tán từ chính quyền địa phủ phƣơng thành phố, làng xã ThịtrấnHirono, 17h39’ ngày 12/3: sơ tán Tối ngày 12: kêu gọi tự chủ sơ tán Fukushima cách xa nhà máy số 2: 11h ngày 13: sơ tán toàn thành phố (広野町) 10km (một phần tp) Thị trấn Naraha, 7h45’ ngày 12/3 sơ tán Fukushima cách nhà máy số 2: 3 km 8h ngày 12: sơ tán toàn thành phố (楢葉町) 17h39’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 2: 10km 18h25’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 20km (một phần tp) Thị trấn Fukuoka, 5h44’ ngày 12/3 sơ tán 22
  • 27. Toyama cách nhà máy số 1: 10km (福岡町) 7h45’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 2: 3km 6h 50’ ngày 12 sơ tán toàn thành 17h39’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 2: 10 km phố 18h25’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 20km (toàn bộ thành phố) Làng Kawauchi, 18h25’ ngày 12/3 sơ tán Ngày 15 khuyến cáo tự chủ sơ tán Fukushima cách nhà máy số 1: 20km 7h ngày 16 sơ tán toàn bộ làng (川内村) (tản cƣ một phần làng) Thị trấn Okuma, 21h23’ ngày 11/3 sơ tán 6h21’ ngày 12 sơ tán toàn thành Fukushima cách nhà mày số 1: 3km phố (大熊町) 5h44’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 10km 18h25’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 20km Thị trấn Futaba, 21h23’ ngày 11/3 sơ tán 7h30’ 12/3 chỉ thị sơ tán toàn thành Fukushima cách nhà máy số 1: 3km phố (双葉町) 5h44’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 10km 18h25’ ngày 12/3 sơ tán cách nhà máy số 1: 20km (toàn bộ thành phố) Thị trấn Namie, 5h44’ ngày 12/3 sơ tán 11h ngày 12 sơ tán 20km Fukushima cách nhà máy số 1: 10km (浪江町) 18h25’ ngày 12/3 sơ tán 9h ngày 15 sơ tán toàn bộ thành cách nhà máy số 1: 20km phố Làng Katsurao, 18h25’ ngày 12/3 sơ tán 21h15’ ngày 14 sơ tán toàn bộ làng Fukushima cách nhà máy số 1: 20km (葛尾村) (một phần làng) (Nguồn: 15, tr 39) Chính sách sơ tán của chính phủ Nhật Bản là xác định khu vực cƣ dân cần sơ tán với trung tâm là hai nhà máy điện nguyên tử, phân chia thành các khu vực sơ tán cách xa cự ly vùng trung tâm 3km, 10km, 20km và 30km. Tuy nhiên, các thành phố, trị trấn, làng trong khu vực sơ tán mà chính phủ quy định chỉ tiếp nhận chỉ thị nhƣng không xử lý theo đúng chỉ thị mà trái lại đƣa ra những cách ứng phó riêng cho từng khu vực. 23
  • 28. Các khu vực sơ tán đƣợc chỉ định và hành động đối ứng từng khu vực đƣợc đề ra nhƣ sau: 1. Khu vực cảnh báo: Khu vực nằm trong bán kính 20km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Cụ thể đây là khu vực yêu cầu dời đi ngay lập tức và cấm đi vào. Đối với những ngƣời không liên quan tới nghiệp vụ xử lý khẩn cấp tình hình nhiễm xạ, trừ trƣờng hợp nhận đƣợc sự cho phép tạm thời của thị trƣởng. 2. Khu vực sơ tán theo kế hoạch: Khu vực trong vòng bán kính 20-30km từ nhà máy điện Fukushima số 1, một năm sau sự cố lo ngại có khả năng chỉ số lƣợng phóng xạ tích lũy đạt 20mSv15 . Về nguyên tắc, việc sơ tán tới khu vực ngoài tƣơng tứng đƣợc thực hiện tuần tự trong khoảng 1 tháng. 3. Khu vực chuẩn bị sơ tán trƣờng hợp khẩn cấp: Khu vực thực hiện sơ tán tại chỗ 16 (trong phạm vi bán kính 20 km tới 30km), loại trừ khu vực chuẩn bị sơ tán theo kế hoạch. Đối ứng cho khu vực này là cần tiến hành chuẩn bị cho việc dời đi trong trƣờng hợp khẩn cấp. 17 Bảng 0-3: Các chỉ thị sơ tán đƣợc đƣa ra sau sự cố hạt nhân Ngày Giờ Chỉ thị sơ tán 11/3 20h50 Di dời khỏi bán kính 2km 21h23 Chỉ thị sơ tán khoảng cách 3km từ nhà máy điện Fukushima số 1/ Bán kính 3-10km thực hiện sơ tán tại chỗ. 12/3 5h44 Chỉ thị sơ tán mở rộng ra phạm vi 10 km 15 Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lƣờng quốc tế là đơn vị đo lƣợng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Đơn vị đƣợc đặt tên theo tên của Maximilian Rolf Sievert, một nhà vật lý y tế Thụy Điển nổi tiếng với công việc đo liều lƣợng phóng xạ và nghiên cứu về ảnh hƣởng sinh học của phóng xạ. 1mSv (milisievert ) =1×10−3 Sv 16 Sơ tán tại chỗ (ở yên trong nhà): Sau khi xảy ra sự cố hạt nhân, để hạn chế ảnh hƣởng của phải phơi nhiễm phóng xạ, ngƣời dân đƣợc khuyến khích lánh nạn trong nhà. Việc lánh nạn trong nhà có ƣu điểm không bị xáo trộn hành vi cuộc sống bình thƣờng, dễ dàng tiếp cận thông tin, có hiệu quả cao đối với tòa nhà đƣợc che chắn và có độ kín cao. Khi các chỉ số về nhiễm xạ không ở mức quá cao, đây là phƣơng án đƣợc ƣu tiên hơn biện pháp sơ tán vì hạn chế đƣợc sự xáo trộn, nhẫm lẫn. 17 http://www.city.minamisoma.lg.jp/index.cfm/10,15930,c,html/15930/20160608- 092514.pdf (03/12/2018) 24
  • 29. 7h45 Tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhà máy điện Fukushima số 2 Chỉ thị sơ tán khoảng cách 3km từ nhà máy điện Fukushima số 2 Bán kính 3-10km thực hiện sơ tán tại chỗ 17h39 Chỉ thị sơ tán phạm vi 10 km từ nhà máy số 2 18h25 Chỉ thị sơ tán phạm vi 20 km từ nhà máy số 2 15/3 11h00 Từ nhà máy số 1 chỉ thị sơ tán trong nhà bán kính 20-30km 25/3 Yêu cầu tự chủ sơ tán trong phạm vi từ 20-30km từ nhà máy Fukushima số 1 21/4 Thiết lập khu vực cảnh báo trong phạm vi 20 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 Thu nhỏ phạm vi sơ tán từ nhà máy số 2 từ 10km xuống 8km 22/4 Xóa bỏ khu vực sơ tán 20-30km từ nhà máy số 1(trừ trƣờng hợp thành phố Iwaki) Thiết lập khu vực lánh lạn theo kế hoạch/ thiết lập khu vực chuẩn bị cho sơ tán khẩn cấp Nguồn :http://www.city.minamisoma.lg.jp/index.cfm/10,15930,c,html/15930/20160 608-092514.pdf Theo tổng hợp của Cục Phục hƣng Nhật Bản, số ngƣời sơ tán của tỉnh Fukushima thời điểm cao nhất là 155.000 ngƣời. Tại thời điểm tháng 11/2013, con số này là 138.000 ngƣời. Trong đó, số ngƣời sơ tán theo yêu cầu của chính quyền là 84.000 ngƣời, ngƣời tự chủ sơ tán 54.000 ngƣời. Về địa điểm sơ tán, số ngƣời ở nhà tạm là 29.000 ngƣời, ngƣời ở tại nhà ngƣời thân là 13.000 ngƣời, ngƣời ở nơi đƣợc cho là tạm thời là 96.000 ngƣời. Số ngƣời đi sơ tán trong tỉnh là 88.000 ngƣời, đi sơ tán ngoài tỉnh là 50.000 ngƣời [14, tr 72]. Bảng 0-4: Số ngƣời lánh nạn từ 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate bị ảnh hƣởng nặng bởi thảm họa kép tháng 3/2011 (Đơn vị: ngƣời) Thời điểm Fukushima Miyagi Iwate 15/12/2011 59.933 8.597 1.545 23/2/2012 62.674 8.548 1.566 Nguồn: Ngƣời viết tổng hợp trên cơ sở số liệu trong [38, tr 15] 25
  • 30. Biểu đồ 0-1: Thống kê về lƣợng ngƣời nhập cƣ theo tháng ở 3 tỉnh thiệt hại Iwate, Miyagi và Fukushima (từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2011) Nguồn: [33, tr 21] Từ biểu đồ 1-1 trên, chúng ta có thể thấy rằng thời điểm ngay sau khi xảy ra thảm họa là thời điểm di cƣ ra khỏi 3 tỉnh Đông Bắc đạt mức cao nhất. Trong tháng 3/2011, tổng số ngƣời di cƣ ra khỏi 3 tỉnh là hơn 12.000 ngƣời, tháng 4/ 2011 con số này đã tăng lên hơn 14.000 ngƣời. Trong đó, tỉnh Fukushima chiếm số lƣợng lớn nhất với gần 8.000 ngƣời. Tỉnh Miyagi có số lƣợng di cƣ lớn thứ 2 với khoảng 4.000 ngƣời. Con số này của tỉnh Iwate tại thời điểm tháng 4 là khoảng 2.000 ngƣời. Trong các tháng về sau, số lƣợng ngƣời chuyển đi đã giảm và đa số là ngƣời dân tỉnh Fukushima với nguyên nhân chủ yếu là nỗi lo sợ về vấn đề rò rỉ chất phóng xạ. Song, từ thời điểm tháng 7/2011, ở tỉnh Iwate và Miyagi còn có lƣợng ngƣời chuyển đến tăng cao hơn cả thời kì trƣớc thảm họa. Nguyên nhân là do những ngƣời dân trong tỉnh đi sơ tán quay trở về và có một bộ phận dân cƣ từ tỉnh Fukushima tiếp tục đến sơ tán. 26
  • 31. Bảng 0-5 : Biến động số điểm và ngƣời sơ tán sau thảm họa kép 11/3/2011 so với trận động đất Hanshin Awaji và Chuetsu (Ngày 12/10/2011) Thời Thảm hoạ kép vùng Đông Bắc Động đất Chuetsu Đại động đất điểm (11/3/2011) (23/10/2004) Hanshin Awaji Số Số Số ngƣời Số (17/01/1995) khu ngƣời sơ sơ tán tại ngƣời Số khu Số Số khu Số vực tán (*1) các điểm sơ tán vực sơ ngƣời vực sơ ngƣời sơ sơ tán sơ tán (*2) tán sơ tán tán tán Ngày _ 20.499 _ _ 275 42.718 _ _ xảy ra 1.198 thảm hoạ Sau 1 2.182 386.739 _ _ 527 76.615 1.138 307.022 tuần 1.874 368.838 Sau 2 1.935 246.190 _ _ 234 34.741 1.035 264.141 tuần 1.335 216.936 Sau 3 2.214 167.919 _ _ 146 11.973 1.003 230.651 tuần 1.240 141.882 Sau 1 2.344 147.538 _ _ 94 6.570 961 209.828 tháng 1.063 124.450 Sau 2 2.417 115.098 _ _ 0 0 789 77.497 tháng 897 94.199 Sau 3 1.459 88.361 41.143 101.640 639 50.466 tháng 799 67.073 38.598 75.215 Sau 4 _ _ 17.798 58.922 500 35.280 tháng 536 16.138 35.643 Sau 5 _ _ 8.646 42.744 379 22.937 tháng 334 7.379 20.659 Sau 6 _ _ 3.439 27.531 332 17.569 tháng 112 2.468 7.583 Sau 7 _ _ 1.719 21.899 0 0 tháng 73 921 3.432 (Nguồn : http://www.reconstruction.go.jp/topics/hikaku2.pdf) Chú thích:  (-) không có số liệu    Dữ liệu về thảm họa kép ngày 11/3/2011, dòng dƣới biểu thị số liệu tổng 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima  27
  • 32.  Số liệu liên quan tới động đất tháng 3/2011 do hai nguồn: Số điểm sơ tán và   số ngƣời sơ tán: (*1) là thống kê theo số liệu cục cảnh sát; số ngƣời tại điểm sơ tán và số ngƣời sơ tán; (*2) là theo điều tra thống kê của cục phục hƣng. Số liệu ngƣời sơ tán của cục cảnh sát chỉ tập trung vào các điểm sơ tán tạm trú công cộng và quán trọ; số ngƣời sơ tán theo điều tra của cục phục hƣng bao gồm cả những ngƣời di cƣ tới nhà ngƣời thân, ngƣời quen. Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng thời điểm số ngƣời sơ tán về 0 sau động đất Chuetsu là 2 tháng và 7 tháng đối với động đất Hanshin Awaji thì con số các điểm sơ tán và số ngƣời sơ tán tới thời điểm 7 tháng sau thảm họa kép xảy ra vẫn ở mức trên 20.000 ngƣời sơ tán. Điều đó đã cho thấy mức độ biến động cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa kép ở mức nghiêm trọng hơn nhiều lần so với các trận động đất trong quá khứ. Sự biến động này chủ yếu xảy ra ở 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima- những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ thảm họa. Bảng 0-6: Số lƣợng ngƣời chuyển đến, chuyển đi ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate (năm 2010, năm 2011- giai đoạn tháng 3 tới tháng 12) (Đơn vị: ngƣời) Số ngƣời chuyển đi từ 3 tỉnh thiệt hại Nơi chuyển đến Tháng Tháng So sánh tăng giảm 2 năm 3- 12/2011 3- 12/2010 Số tuyệt đối Tỉ lệ % Khu vực Tokyo 47230 39222 8008 20,4 Khu vực Nagoya 4143 2587 1556 60,1 Khu vực Osaka 5161 3039 2111 69,8 Khu vực khác 44315 29906 14409 48,2 Nguồn: [33 ,tr 21] Dựa vào kết quả thống kê, chúng ta có thể nhận thấy số ngƣời chuyển đi di tản ra khỏi 3 tỉnh Đông Bắc sau khi thảm họa xảy ra đã tăng một cách đột biến. Các hƣớng chuyển đi di tản rộng và đặc biệt sau thảm họa, tỉ lệ chuyển xuống Osaka hay Nagoya vƣợt lên hơn 60%. Dù vậy tỉ lệ di cƣ đến khu vực Tokyo vẫn chiếm tỉ lệ lớn do vị trí kề cận, giao thông nhanh chóng và thuận lợi so với các khu vực khác. 28
  • 33. Tỉnh Miyagi cũng đã đƣợc chính quyền tỉnh Kochi và các tỉnh khác cam kết tiếp nhận các nạn nhân sóng thần sau khi tỉnh này kêu gọi ngƣời dân di chuyển đến các vùng khác do gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà tạm. Do đó, kết quả là số lƣợng ngƣời sống ở nhà tạm tại tỉnh Miyagi đã thay đổi từ 126.948 ngƣời (thời điểm cao nhất tháng 3/2012) xuống còn 69.188 ngƣời (tháng 1/2015). Đồng thời, số lƣợng ngƣời lánh nạn ở ngoại tỉnh cũng giảm từ tháng 4/2012 là 9.026 ngƣời xuống còn 7.458 ngƣời vào tháng 1/2015. Theo kết quả của cuộc điều tra sức khỏe cƣ dân cƣ trú thì tỉ lệ ngƣời cao tuổi trong nhà ở tạm thời tại tỉnh có xu hƣớng tăng lên. Năm 2012 tỉ lệ ngƣời cao tuổi ở các nhà tạm trú là 34,3 % và đã tăng lên 43,8 % vào năm 2014 [23, tr 29]. Ngay từ ngày 19/3/2011, hoạt động xây dựng các căn nhà tạm cho nạn nhân động đất đã bắt đầu ở thành phố ven biển này. Tại thời điểm đó đã có 200 căn nhà đúc sẵn, mỗi căn rộng 30m2 , đƣợc xây trên nền một trƣờng tiểu học cũ làm nơi tạm trú cho dân cƣ. Mỗi căn có thể chứa 2-3 ngƣời. Ở thành phố Kamaishi cũng thuộc tỉnh Iwate, chính quyền đã tiến hành kế hoạch xây nhà tạm ở một sân bóng chày. Tổng cộng tỉnh Iwate dự kiến xây dựng 8.800 căn nhà tạm cho các nạn nhân động đất, sóng thần. Chính quyền tỉnh đã sơ tán ngƣời sống sót từ vùng ven biển về các khu vực ít bị tàn phá hơn. Việc lạnh nạn, tập trung lại trong các cơ sở tạm trú là điều kiện cơ bản, tất yếu dẫn tới xuất hiện những liên kết liên hệ mới giữa cƣ dân, hình thành một, tập thể cộng đồng mới. 1.2.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong hành động ứng phó và phục hưng sau thảm họa Các hành động của chính phủ Nhật Bản sau thảm họa kép đƣợc tóm tắt lại trong bản “Đánh giá các hoạt động của Văn phòng Nội Các trong động đất Thái Bình Dƣơng tháng 3 năm 2011”18 . Nội dung cụ thể nhƣ sau: 1/ Thông qua chính phủ Nhật Bản tiếp nhận viện trợ cho khu vực thảm họa sau thiên tai. Xuất phát từ yêu cầu cần có một bộ phận tiếp nhận viện trợ của chính phủ 18http://www8.cao.go.jp/hyouka/h23hyouka/shinsai/shinsai-hontai.pdf (01/10/2018) 29
  • 34. để có thể tiếp cận rộng rãi tới dân cƣ vùng chịu thiệt hại, ngày 5/4/2011, chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên đã thành lập bộ phận tiếp nhận viện trợ trực thuộc chính phủ. Ban đầu thời gian tiếp nhận viện trợ là từ ngày 5/4/2011 tới cuối tháng 9/2011, nhƣng sau đó vì có yêu cầu từ các phía, thời gian hoạt động của bộ phận này đã đƣợc gia hạn hai lần và kết thúc vào tháng 9/2012. Tính tới thời điểm ngày 27/4/2012, tổng số tiền viện trợ tiếp nhận và đƣợc chuyển tới các khu vực chịu thiệt hại cụ thể nhƣ sau: Số lần tiếp nhận: 8.547 lần. Tổng số tiền tiếp nhận: 3.315.593.710 yên; số tiền chuyển tới địa phƣơng bị thiệt hại: 3.212.375.000 yên. Với vai trò, vị trí của mình, chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng bắt tay vào việc thiết lập tài khoản, bộ phận liên hệ, chuẩn bị hệ thống tiếp nhận viện trợ một cách linh hoạt và đƣa vào hoạt động có hiệu quả. 2/ Phái cử nhân viên hành chính tới các vùng thảm họa. Tổng cộng đã có 427 nhân viên hành chính đƣợc cử tới tỉnh Iwate (37 ngƣời), tỉnh Miyagi (172 ngƣời), tỉnh Fukushima (118 ngƣời). Ngoài ra, một nhân viên đã đƣợc cử làm phó thị trƣởng của thành phố Rikuzentakata. Báo cáo hoạt động của các nhân viên phái cử đƣợc tổng hợp lại và đăng lên thông báo của Nội các. Sau hoạt động phái cử, những kinh nghiệm ứng phó, cứu trợ thảm họa của nhân viên phái cử đã đƣợc chia sẻ rộng rãi những nhân viên chính phủ khác để có những kinh nghiệm ứng phó thảm họa sau này. 3/ Trong điều kiện cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề sau thảm họa, ngƣời dân thực hiện di cƣ sơ tán ra khỏi địa phƣơng, để ngƣời dân có thể nắm bắt đƣợc những thông tin chính xác và có liên hệ với chính quyền địa phƣơng, phòng thông tin chính phủ đã thực hiện một loạt các chính sách, chƣơng trình, hƣớng tới đối tƣợng là ngƣời bị hại sau thảm họa nhƣ phát thanh những thông tin chính thức về thảm họa từ chính phủ, phát hành báo tƣờng, sổ tay hƣớng dẫn địa phƣơng để đăng thông tin về các trung tâm sơ tán, các thông tin tạm thời hữu ích cho việc tái thiết cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, chƣơng trình tivi hƣớng tới vùng chịu thiệt hại nhằm đƣa tin về các chính sách chính phủ và hoạt động ứng phó, tái thiết của địa phƣơng và thành lập các trang web đăng tải lại chƣơng trình đài và tivi đã phát… 30
  • 35. Tập trung hƣớng tới đối tƣợng cƣ dân vùng bị ảnh hƣởng, tuy nhiên bên cạnh đó văn phòng thông tin chính phủ còn có các chƣơng trình truyền thông dành cho cƣ dân toàn quốc và nƣớc ngoài nhƣ, bài đăng cảm ơn sự giúp đỡ các quốc gia trong và ngoài khu vực trên các tờ báo quốc tế. 4/ Ngày 13/3/2011, các cơ quan về tài chính và kinh tế đã tổ chức cuộc họp xem xét tình hình kinh tế, dựa trên báo cáo về thực trạng và các hoạt động của các ngành, cục liên quan đã xây dựng chính sách cơ bản để tái thiết và tăng cƣờng quản lý tài chính trong thời gian ngắn, trung và dài hạn. Bằng sơ đồ 1-1 “Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối quan hệ tƣơng trợ” dƣới đây, chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ các cấp hành chính trong công cuộc phục hƣng. Các cơ quan hành chính nhƣ chính phủ và chính quyền địa phƣơng không chỉ đóng vai trò quan sát ra chỉ đạo mà còn là đơn vị trực tiếp đƣa xuống các khoản kinh phí góp phần xây dựng cơ sở vật chất là tiền để quan trọng của cuộc sống. Dựa trên hạ tầng đó, đời sống đƣợc ổn định mối liên kết giữa cƣ dân dần dần đƣợc tái hình thành. 31
  • 36. Sơ đồ 0-1: Kế hoạch phục hƣng đô thị (thành phố, thị trấn, làng) và tái thiết mối quan hệ tƣơng trợ Kế hoạch tuyến trên Quốc Chính sách phục hưng gia, Địa sách của quốc gia, tỉnh tỉnh... Kế hoạch phục hưng (tp,tt, 1. Kế hoạch tái Thành làng) thiết Phạm vi: tp, tt, làng 2. Kế hoạch sử phố, Ra dụng đất thị Đặc trưng : hỗ trợ công cộng quyết 3. Phát triển hạ tầng trấn, định Chủ thể tạo lên : tp, tt, làng 4. Phát triển đô thị làng 5. Xúc tiến sản Chủ thể thực địa : hành nghiệp chính Tính thống nhất Phản chiếu Tái thiết sự tương trợ 1. Tiêu chuẩn tái Phạm vi : Phạm vi mang ý thiết thành phố Cư dân thức chỉ định 2. Phác thảo, sắp Ra xếp qui tắc tương Đặc trưng : sự tương trợ 3. Tầm nhìn trợ lẫn quyết Chủ thể tạo lên : người dân 4. Chương trình nhau định khu vực 5. Tái thiết xã hội Chủ thể thực địa: tái thiết xã 6. Phương pháp tương trợ hội Nguồn: [19, tr 292]. 1.3. Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011 Thảm họa kép tháng 3/2011, với tính chất phức hợp của một chuỗi các thảm họa tự nhiên là động đất sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân đã gây ra 32
  • 37. những thiệt hại nặng nề và để lại hệ quả nghiêm trọng cho một phạm vi rộng lớn vùng Đông Bắc Nhật Bản. Sau thảm họa kép tháng 3/2011, cấu trúc cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc đặc biệt là 3 tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima bị phá vỡ và thay đổi. Với thực trạng đổi nơi cƣ trú, sơ tán nhƣ đã trình bày ở trên, bối cảnh khu vực sau thảm họa mang những hệ lụy đặc trƣng khác với các thảm họa trƣớc đây trong lịch sử. Hệ lụy đầu tiên cần kể tới là quá trình biến động sơ tán và di cƣ diễn ra trên một phạm vi rộng lớn. Do thảm họa kép đã tàn phá một phần rộng lớn toàn vùng Đông Bắc Nhật Bản, kết hợp với ảnh hƣởng của sự cố nhà máy điện hạt nhân đã khiến cho quá trình di cƣ không chỉ diễn ra trong nội bộ tỉnh hay khu vực mà nhƣ đã dẫn chứng ở phần trên, hƣớng di chuyển nơi ở hầu hết là các khu vực còn lại trên đất nƣớc Nhật Bản. Quá trình sơ tán dù xuất phát điểm là tự phát hay theo sự chỉ đạo của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cũng đều dẫn tới hệ quả là sự xáo trộn, thay đổi cấu trúc cộng đồng. Việc sơ tán tự chủ thƣờng mang tính chất cá nhân hay hộ gia đình nhỏ lẻ, khác với sơ tán theo chỉ đạo từ nhà nƣớc là di cƣ toàn khu vực. Nhƣ vậy, có thể thấy quá trình di cƣ sau thảm họa kép ở vùng Đông Bắc diễn ra với hình thức đa dạng, phạm vi rộng tạo nên những biến động phức tạp cho cộng đồng dân cƣ khu vực. Hệ quả của việc sơ tán, thay đổi nơi cƣ trú sau thảm họa là sự ly tán gia đình và liên kết cộng đồng dân cƣ khu vực. Theo kết quả khảo sát của báo Fukushima Minyu (Những ngƣời bạn dân Fukushima), số hộ gia đình tại các thị trấn làng thuộc tỉnh Fukushima đều tăng từ khoảng 20%, đặc biệt ở làng Katsurao và Iitate, số hộ gia đình còn tăng lên lần lƣợt là 50 và 60% [63, tr 5]. Con số đó đã cho thấy sự phân tán gia đình diễn ra mạnh mẽ sau thảm họa. Cùng với sự ly tán về gia đình là vấn đề về tỉ lệ cần ngƣời chăm sóc cũng tăng lên. Theo kết quả cuộc khảo sát tại tỉnh Fukushima, tỉ lệ số ngƣời cần chăm sóc điều dƣỡng tại khu vực thảm họa tăng từ 6.036 ngƣời tại thời điểm tháng 1/2011 lên 8.259 ngƣời vào tháng 9/2013, tăng lên 36,8%. Cùng khoảng thời gian đó, tỉ lệ ngƣời nhận những dịch vụ về chăm sóc tăng từ 2.872 ngƣời lên 6.406 ngƣời [62, tr 7]. Nhƣ vậy, có thể thấy sự biến động về 33
  • 38. dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa còn bao hàm trong nó những vấn đề nhƣ thiếu nhân lực hỗ trợ những ngƣời yếu thế nhƣ ngƣời già, ngƣời bệnh hay trẻ em... Liên quan tới sơ tán sau thảm họa, do đặc thù sự cố nhà máy điện hạt nhân làm dò rỉ lƣợng lớn phóng xạ ra môi trƣờng đã khiến một bộ phận không nhỏ ngƣời dân khu vực gần nhà máy điện hạt nhân phải chấp nhận cuộc sống sơ tán lâu dài, thậm chí là buộc phải thay đổi nơi cƣ trú vì có những khu vực khó có thể trở về. Với những đặc thù nhƣ trên có thể nhận thấy quá trình tái hình thành cộng đồng phục hƣng sau thảm họa kép dù theo phƣơng hƣớng nhƣ thế nào cũng có nhiều khó khăn cần có sự định hƣớng đúng đắn phù hợp từ nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và sự hợp tác của ngƣời dân trong và ngoài khu vực chịu ảnh hƣởng thảm họa trong mối tƣơng trợ, liên kết với nhau. Tiểu kết Có thể nói, khu vực Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3/2011 gần nhƣ đã bị phá hủy hoàn toàn bởi động đất và sóng thần, để lại cho chính quyền và ngƣời dân Nhật Bản những khó khăn chồng chất khó có thể khắc phục ngay đƣợc. Đó là vấn đề cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm hàng ngàn ngƣời còn bị chôn vùi trong các đống đổ nát, là vấn đề thu xếp cƣ trú cho hàng trăm ngàn ngƣời do nhà cửa, ruộng vƣờn bị sóng thần tàn phá, là vấn đề dọn dẹp đống đổ nát và xây dựng lại cơ sở hạ tầng và các nhà máy xí nghiệp, thu xếp việc làm ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị thiên tai. Một loạt hệ lụy xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ xuất hiện sau thảm họa. Một yêu cầu đƣợc đặt ra ngay sau thời điểm thảm họa xảy ra, có mối liên hệ với tất cả các vấn đề ở trên chính là hoạt động tái hình thành cộng đồng. Hoạt động này còn gắn liền với mọi quá trình nhập cƣ và di cƣ từ vùng này sang vùng khác. Việc thích nghi tái xây dựng cuộc sống ở một địa phƣơng hoàn toàn mới hay cũng có thể ở ngay tại địa phƣơng nhƣng diễn ra trong một điều kiện sinh thái tự nhiên và xã hội hoàn toàn mới do hậu quả của thiên tai để lại có những đặc trƣng và khó khăn nhƣ thế nào sẽ đƣợc làm sáng tỏ trong chƣơng tiếp theo. 34
  • 39. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA KÉP THÁNG 3/2011 Thảm hoạ kép 11/3/2011 xảy ra đột ngột kéo theo nhiều cơn rung chấn, dƣ chấn và sóng thần khổng lồ đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi rộng lớn vùng Đông Bắc Nhật Bản. Do ảnh hƣởng của thảm họa cuộc sống của toàn bộ dân cƣ trong khu vực đã bị xáo trộn và thay đổi. Đặc biệt do phát sinh sự cố nhà máy điện hạt nhân, một lƣợng lớn chất phóng xạ đã rò rỉ ra ngoài môi trƣờng đã khiến ngƣời dân khu vực lân cận nhà máy điện rơi vào tình trạng buộc phải di cƣ và di cƣ lâu dài. Ngay sau khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân, ngƣời dân các địa phƣơng nhận chỉ thị sơ tán đã sơ tán ra ngoài thị trấn, khu vực. Từ động đất tới sau khi phát sinh sự số nhà máy điện hạt nhân có nhiều hình thái sơ tán khác nhau: một bộ phận sơ tán theo chỉ thị của chính quyền địa phƣơng tới các địa điểm sơ tán nhƣ nhà thể chất, trƣờng học; một bộ phận sơ tán tại nhà ngƣời thân quen, có những ngƣời sơ tán xa hơn sang tỉnh khác. Nhƣ nội dung đã đề cập tới trong chƣơng 1, khác với các trận động đất khác trƣớc đây trong lịch sử, sơ tán sau thảm họa kép mang tính chất lâu dài và phức tạp. Ở mỗi hình thái sơ tán ứng với các giai đoạn ứng phó, phục hƣng sau thảm họa, liên kết con ngƣời, quá trình tái hình thành cộng đồng lại mang đặc trƣng khác nhau. Bằng những dẫn chứng cụ thể, ngƣời viết sẽ làm sáng tỏ điều đó trong nội dung chƣơng 2 này. 2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa 2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng” Chúng ta dù không mang một ý thức chính xác thì cũng sống trong nhiều mối quan hệ. Có gia đình, tới trƣờng có thầy cô bạn bè, tới cơ quan có các mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dƣới; hơn vậy trong các sinh hoạt đời sống thƣờng nhật còn gặp gỡ giao lƣu với hàng xóm hay những ngƣời xung quanh. Con ngƣời không chỉ tham gia vào một “cộng đồng” duy nhất mà cuộc sống thƣờng ngày còn trải qua trong nhiều mối quan hệ “cộng đồng” khác nhau. Vậy các “cộng đồng” đó 35
  • 40. nên đƣợc hiểu chung nhất theo nghĩa nào? Tính liên kết cộng đồng yếu sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Trƣớc hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm “cộng đồng”. Khái niệm đầu tiên về “cộng đồng” đƣợc định nghĩa bởi nhà xã hội học Robert M. MacIver (1917). MacIver cho rằng: “Cộng đồng là cuộc sống có sự gắn kết diễn ra trong khu vực nhất định”. 19 Còn trong đại từ điển tiếng Nhật của nhà xuất bản Kodansha, khái niệm “cộng đồng” đƣợc định nghĩa là: “コミュニティ(Cộng đồng) là phiên âm từ Community trong tiếng Anh, là xã hội đƣợc xây dựng dựa trên tính khu vực và tính liên kết (hỗ trợ). Đây là định nghĩa của nhà xã hội học ngƣời Anh tên là MacIver. Đôi khi nó mang ý nghĩa tính đoàn kết của khu vực xã hội nhƣ làng xã, thị trấn, quốc gia”20 . Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cộng đồng xã hội là “một tập đoàn ngƣời rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cƣ trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Nhƣ vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngƣỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.” 21 Một cách định nghĩa khác đơn giản hơn về “cộng đồng” trong từ điển tiếng Việt là: “Toàn thể những ngƣời cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó 19 「一定の地域において営まれる共同生活」と規定している。[12, tr 71] 20 「コミュニティ: 地域性と共同性を基礎にする社会。マッキーバー社会類型の理念としてとられた概念。 国家・都市・町村など帰属意識と連帯性をもつ地域社会をさすこともある。共同社会。 比較:アソシエーション Community」 (Nguồn: 日本語大辞典, -第二版, Kodansha, tr.800) 21 Từ điển Bách Khoa Việt Nam. Nxb Từ điển Bách Khoa. Hà Nội 1995, tập 1, trang 601 36
  • 41. thành một khối trong sinh hoạt xã hội” 22 . Theo Tô Duy Hợp, “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung đƣợc thiết lập thông qua tƣơng tác và trao đổi giữa các thành viên.” [3, tr 1]. Nhƣ vậy, về mặt xã hội, tồn tại rất nhiều định nghĩa về cộng đồng. Hiểu một cách chung nhất cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm chung. Các mối quan tâm chung đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ƣu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hƣởng đến đặc trƣng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Đây cũng là cách hiểu về “cộng đồng” tác giả mong muốn sử dụng trong chuyên đề khoá luận lần này. Có thể nhận thấy rằng cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngƣỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Điểm chung của các khái niệm cộng đồng đƣợc nhắc tới ở trên là đƣợc xác lập theo hai nghĩa: (1) Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho cộng đồng là một nhóm cƣ dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. (2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con ngƣời. Những ngƣời sống trong cùng cộng đồng có chung những mối quan tâm cơ bản, chung ý hƣớng và những yếu tố đó có thể đƣợc biến đổi theo những thay đổi môi trƣờng sống. Năm chức năng chính của “cộng đồng” đƣợc giải thích là: 1) giải quyết các công việc lớn nhƣ những nghi lễ lớn (ma chay cƣới hỏi), công việc liên quan tới phúc lợi mà bằng tƣ cách cá nhân hay gia đình không thể ứng phó đƣợc (tính năng tƣơng trợ); 2) lƣu giữ kế thừa các giá trị mặt tinh thần nhƣ văn hóa, truyền thống 22 Hoàng Phê (2017) “Từ điển tiếng Việt”- trung tâm từ điển học Vielex, NXB Đà Nẵng, tr 295 37
  • 42. (tính năng duy trì văn hóa khu vực); 3) tiến hành thu thập điều chỉnh ý kiến đối với các vấn đề toàn khu vực (tính năng điều chỉnh những yếu tố lợi, hại tổng hợp); 4) truyền đạt yêu cầu từ phía hành chính và tổng hợp ý hƣớng của ngƣời dân (tính năng liên lạc) và 5) thay cơ quan hành chính thực hiện những việc đơn giản nhƣ dọn dẹp khu vực, tu bổ đƣờng xá (tính năng hỗ trợ hành chính). [12, tr 71] Có thể thấy rõ vai trò của liên kết cộng đồng trong nhiều lĩnh vực đời sống thƣờng nhật: là cơ sở hình thành những tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong trƣờng hợp cần thiết, duy trì những nét đặc trƣng mang tính chất văn hóa thuộc về truyền thống. Có thể nói khu vực có liên kết cộng đồng chặt chẽ là khu vực có đời sống phong phú trên cả hai phƣơng diện vật chất và tinh thần. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ở Nhật Bản đã có sự chuyển biến về phân bố dân cƣ từ nông thôn di cƣ tới các khu đô thị, sự tồn tại của liên kết cộng đồng cũng đã có thay đổi. Quá trình đô thị hóa cùng với giai đoạn tập trung phát triển kinh tế ở Nhật Bản những năm sau chiến tranh đã thúc đẩy lối sống cá nhân hóa dần trở nên phổ biến và thay thế, phá vỡ những tính năng cộng đồng vốn có. Theo kết quả cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản về đời sống dân cƣ vào năm 2007, tỉ lệ ngƣời không có nhiều những giao lƣu trao đổi với hàng xóm và những ngƣời lân cận tới 51,2%; tỉ lệ ngƣời không tham gia vào cáo hội nhóm, hoạt động tập thể trong địa phƣơng là 51,5%. [12, tr 67] Cộng đồng bằng việc phát huy tính năng trong mọi khía cạnh đời sống, đóng góp vai trò trong việc bảo vệ làm phong phú cuộc sống. Liên kết giữa ngƣời với ngƣời hình thành lên một cộng đồng giúp duy trì những truyền thống văn hóa tới các thế hệ sau; khi xảy ra sự cố khó khăn mối tƣơng trợ giữa các thành viên là nguồn lực để vƣợt qua những mất mát sau thảm họa. Do sự cố nhà máy điện hạt nhân, việc sơ tán ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, đặc biệt là tỉnh Fukushima, đã diễn ra một cách phức tạp với nhiều hình thức khác nhau đã làm phân cắt, chia rẽ cộng đồng dân cƣ từ trƣớc tới nay. Chặng đƣờng phục hƣng khu vực ảnh hƣởng bởi sự cố hạt nhân sau thảm họa trong bối cảnh ƣu tiên hồi phục xoa dịu nỗi đau về tinh thần cho những ngƣời mất đi quê hƣơng, nơi chốn thì việc tái hình thành cộng đồng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. 38