SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------***------------
LỤC THỊ THUÝ HÀ
DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60.22.34
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH THU
Thái Nguyên - 2010
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Thị
Bích Thu, cô giáo đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt thành giảng dạy của các thầy cô
trong khoa Ngữ văn nói chung, các thầy cô trong tổ Văn học Việt nam trường
Đại học sư phạm Thái Nguyên nói riêng để em có thể hoàn thành luận văn
theo đúng kế hoạch đào tạo!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả luận văn
Lục Thị Thuý Hà
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
STT
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 7
5. Mục đích khoa học...................................................................... 8
6. Bố cục luận văn........................................................................... 8
NỘI DUNG
CH¦¥NG I: dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG
Sù NGHIÖP S¸NG T¸C CñA NHµ V¡N
9
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu…….. 9
1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu……….. 24
1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu………………………… 26
CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI
VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
29
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con
người…………………………………………………………..
30
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh….. 30
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người…………………………………. 37
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút………… 46
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới………….. 53
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu…………………………
56
2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút………………………………… 58
2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội……………………………...... 60
CHƢƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU
QUA DI CẢO
62
3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường………………….. 63
3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè
đồng nghiệp và với chính mình………………………………..
63
3.1.1.1. Thành thực với chính mình….................................................... 63
3.1.1.2. Thành thực với vợ con…………………………………………. 67
3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp…………………………….. 69
3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh………………………………………….. 71
3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin…………... 71
3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh……………………………… 72
3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn………………….. 74
3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị………… 74
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác…………………………………. 80
3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền
cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau……………………………..
83
3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận …………. 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học
hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành
một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ
hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình
vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những
vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977);
Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền
ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư
duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”
chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”.
Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng
tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới
dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư
tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn
học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số
phận con người.
Những năm gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí
Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm
(2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di
cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994)… đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt
trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho
người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác
gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh
Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của
người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được
người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được
công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật
của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dân
tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của
mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn
Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc
đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan
niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật.
Lâu nay sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm những tác
phẩm được xuất bản, công bố đã thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và
nghiên cứu phê bình. Nhưng Di cảo của nhà văn - những ghi chép còn lại
trong di sản văn chương của ông đến hôm nay mới chính thức ra mắt công
chúng. Với gần 500 trang, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu đã phơi tỏ, bổ
sung thêm những điều còn chìm ẩn trong cảm nghĩ, nhận thức, với những trăn
trở, khát khao sống và sáng tạo của nhà văn. Như vậy, tìm hiểu Di cảo
Nguyễn Minh Châu không chỉ để hiểu hơn chân dung đích thực và hoàn chỉnh
về nhà văn mà còn là cơ hội để nhìn nhận thấu đáo hơn về sự nghiệp văn học
cùng những đổi mới có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sáng tạo của ông
trong cả một quá trình sống và viết. Đó là những gợi dẫn cho chúng tôi lựa
chọn đề tài Di cảo Nguyễn Minh Châu.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ý kiến đánh giá sự nghiệp sáng tác Nguyễn Minh Châu
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một mảng gắn với thời kì đổi
mới.Với những sáng tác này, nhà văn được tôn vinh là người “Mở đường tinh
anh” cho cuộc đổi mới văn học, vì thế sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã
được các nhà nghiên cứu phê bình văn học chú ý ngay từ khi những tác phẩm
đầu tiên ra đời và càng về sau thì cách đánh giá càng thoả đáng và toàn diện
hơn. Mỗi người tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá,
nhận xét, nhìn nhận sự thành công ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều
có chung sự tin tưởng: Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển
vọng. Đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và
sự nghiệp của ông, trong đó phải kể đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của
nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu - Con Người và Tác Phẩm (Nhiều tác
giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn - Nxb Hội nhà văn
1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương
biên soạn - NxbVhoá - TT 2001).
Gần đây nhất là cuốn Nguyễn Minh Châu về tác giả - tác phẩm
(NxbGD- 2002) do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn.
2.1.1. Thời kì trƣớc 1975
Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10
truyện ngắn và bút kí in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu
thuyết Cửa sông (1967) thì con đường văn học của Nguyễn Minh Châu mới
thực sự định hình. Tiếp đó tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970)
và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu
vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mỹ.
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 như Cửa sông; Dấu
chân người lính, ngay từ khi xuất hiện đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết:
“Tác giả tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống, biết lựa chọn những tình
huống, những tính cách điển hình” [33]. Với Dấu chân người lính, nhà
nghiên cứu Tôn Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến
đấu ác liệt và ngoan cường nơi tiền tuyến… xây dựng nhân vật đẹp đẽ , giàu
chất lãng mạn” [35]. Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu
Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn… cũng đều có
nhiều những bài viết công phu về giai đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh
Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống nhất khẳng định ông là một tài
năng văn xuôi nhiều hứa hẹn.
2.1.2. Thời kì sau 1975
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Nguyễn Minh Châu nhanh
chóng hoà nhập với cuộc sống mới của dân tộc. Là nhà văn nhạy cảm với
những biến đổi của đời sống xã hội sau chiến tranh, ông lần lượt cho ra đời
những tiểu thuyết: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những
người đi từ trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987) cùng các tập
truyện ngắn Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau mang
những sắc điệu mới trong bút pháp cũng như giọng điệu của nhà văn.
Những tác phẩm này được các nhà nghiên cứu phê bình văn học:
Nguyễn Văn Long, Nhị Ca, …đánh giá khá cao. Các nhà nghiên cứu thấy ở
Nguyễn Minh Châu “Sự không chịu dừng lại” mà đã có dấu hiệu tìm tòi đổi
mới. Điều này chứng tỏ Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở tìm kiếm một
lối đi riêng biệt để thể hiện một cách chính xác hơn, chân thực hơn những vấn
đề nóng bỏng của đời sống. Nếu như chia sáng tác của Nguyễn Minh Châu
thành hai giai đoạn cụ thể thì những sáng tác cuối thập kỉ bảy mươi, đầu thập
kỉ tám mươi là một giai đoạn có tính chất quá độ. Để rồi sau đó ít lâu Nguyễn
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
Minh Châu trở thành một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc
đổi mới văn học.
Với ba tập truyện ngắn Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành, Bến quê,
Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã trở thành một “hiện tượng” văn học. Điều đó
đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau trong giới phê bình văn học, thậm chí
có lúc các ý kiến trái ngược nhau, nhưng được đưa ra bàn luận sôi nổi, được
phân tích kĩ lưỡng ở nhiều góc độ khác nhau, đã xuất hiện một loạt bài viết
của các nhà phê bình.
Nhìn chung các ý kiến đánh giá, nhận xét trong cuộc thảo luận đã kết
luận: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu: “Là một khuynh hướng tìm tòi trong
nghệ thuật”. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu mới thành công một nửa” [50].
Bên cạnh một số ý kiến đánh giá có phần dè dặt là đa số các ý kiến ghi
nhận thành tựu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cùng những đóng góp
mới mẻ của nhà văn với thể loại này. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sau khi
phân tích, đánh giá truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra cái mới của nhà
văn “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có chiều sâu mới mẻ nảy sinh trong
sự đổi mới của các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm cách thể
hiện khác nhau làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của nền
văn xuôi đang bước vào thời kỳ phát triển mới” [1].
Trần Đình Sử lại ghi nhận sự thành công của Nguyễn Minh Châu dưới
con mắt của một nhà thi pháp học. Ông cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách
trần thuật mới” và đặc sắc của tập Bến quê chủ yếu là thể hiện một hướng
trần thuật có chiều sâu” [53].
Với Phiên chợ Giát, một truyện ngắn được hoàn thành ngay trên
giường bệnh vào chính những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nguyễn Minh
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
Châu đã gửi thông điệp nghệ thụât cuối cùng của nhà văn như,“một di chúc
khắc khoải đẫm máu”, với người đọc. Đỗ Đức Hiểu đã viết: “Phiên chợ Giát
có một tầm cỡ lớn. Nó là một chấn thương nhức nhối, một bức tranh với bao
cảnh hoang vu, với nhiều mảng tối và những chấm đỏ màu máu…”[32].
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, song Phiên chợ Giát là một
trong những thiên truyện hay nhất của Nguyễn Minh Châu, “Một kiệt tác của
văn học hiện đại chúng ta” nó “bộc lộ sự tinh tế, tài hoa của một cây bút mà
tài năng đang ở độ chín” (Nguyên Ngọc).
Cái chết của nhà văn đã gây nhiều xúc động, luyến tiếc nhất là vào thời
điểm văn học nước ta đang có những chuyển động phong phú, sâu sắc và
phức tạp. Sau khi ông mất, nhiều nhà phê bình đã viết bài tưởng niệm.Tất cả
đều có chung một nhận xét: Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhân cách lớn,
một tài năng văn học thật sự. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau khi
ông qua đời (1989) vẫn tiếp tục thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu
và nghiên cứu trên những góc nhìn mới.
2.2. Ý kiến đánh giá Di cảo Nguyễn Minh Châu
Trong lời giới thiệu cuốn sách Di cảo Nguyễn Minh Châu, tác giả Hoàng
Châu Minh đã viết: “Cùng với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, cuốn Di
cảo này giúp cho những ai quan tâm đến nền văn học hiện đại Việt Nam và tác
giả Nguyễn Minh Châu có một bức chân dung hoàn chỉnh về ông - một nhà văn
chiến sĩ - suốt đời không ngừng trăn trở lo âu về số phận con người và săn
đuổi một cách riết ráo ngay chính bản thân mình” [41-10].
Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài viết “Cái nhìn ngược
sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu” đã nhận thấy:
“Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ cho chúng ta thấy được phần
nào sự thật của một giai đoạn lịch sử cuộc chiến tranh, số phận mỗi con
người, số phận dân tộc cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
trách nhiệm nghệ sĩ của mình mà qua đó chúng ta cũng có một hình dung
rõ hơn về một Nguyễn Minh Châu - một trong số các nhà văn sớm đi đầu
trong công cuộc đổi mới và cũng hiểu được vì sao ông đã chọn cách đi ấy,
do đâu mà ông lại thành công như vậy” [41- 12].
Điểm lại lịch sử vấn đề có thể khái quát rằng: Về sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Minh Châu đã được nhiều cây bút nghiên cứu, các đề tài luận
văn quan tâm đến như Quan niệm nghệ thuật về con người, Những đổi mới
tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Cảm hứng nhân văn trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu…Và “ như là để nói đến sự sống sau cái chết”.
Năm 2009, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu ra đời đã giúp người đọc có cái
nhìn đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu trong đời sống, cũng như đời viết
của mình. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi tiếp cận và triển khai
đề tài: Di cảo Nguyễn Minh Châu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu nhằm ghi nhận vị
trí và giá trị của Di cảo trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trên
cơ sở đó nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện hơn chân dung nhà văn .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009 và các sáng tác của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
5. Mục đích khoa học
- Nhận diện Di cảo Nguyễn Minh Châu và vị trí của nó trong sự nghiệp
văn chương của nhà văn.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
- Tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu để thấy rõ hơn sự chuyển đổi tư
duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về văn học, về hiện thực, về con
người, về nghề văn. Một cây bút có ý thức tiên phong trong công cuộc đổi
mới văn học.
- Nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu góp phần nhận diện đầy đủ
hơn chân dung và nhân cách nhà văn trong quá trình sống và viết của ông.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương.
Chương I: Di cảo Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
Chương II: Một số vấn đề của hiện thực xã hội và văn học trong Di Cảo
Nguyễn Minh Châu.
Chương III: Chân dung Nguyễn Minh Châu qua Di cảo.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
NỘI DUNG
CH¦¥NG I
dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG Sù NGHIÖP S¸NG T¸C
CñA NHµ V¡N
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20.10.1930; mất ngày 23.1.1989.
Quê gốc: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Làng Văn Thái tục gọi là làng Thơi chuyên nghề đánh cá khơi và làm
muối, là một vùng quê nghèo, đời sống văn hoá rất thấp.
Nguyễn Minh châu sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng
sa sút sau cách mạng tháng Tám. Cha cũng có chút học hành. Mẹ quanh năm
làm việc đồng áng, không biết chữ, rất giàu tình thương và lòng hy sinh vì con
cái, đặc biệt thương chiều Nguyễn Minh Châu là con út. Tuy khá giả nhưng
Nguyễn Minh Châu rất khắc khổ. Con cái trong nhà chỉ con trai là được học
hành đến nơi đến chốn, còn con gái không được đi học. Những người chị của
Nguyễn Minh Châu (chị ruột, chị dâu, chị họ) với những số phận không may
mắn, cả cuộc đời tủi cực lận đận ở quê nhà đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
tình cảm của nhà văn.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình đông anh em như vậy, riêng ông
được học hành chu đáo. Quê hương Nguyễn Minh Châu là mảnh đất cửa ngõ
Xứ Nghệ, nằm ven biển miền Trung. Cũng như bao làng quê ở đây, làng Thơi
là một vùng đất sơn thuỷ hữu tình nhưng cũng rất khắc nghiệt và dữ dội. Nằm
kẹp giữa Lạch Thơi và Lạch Quèn, phía Tây là đồi núi ăn lan ra tận biển như
Hòn Rồng, Hòn Kiến, làng Thơi là một vùng đất dữ dội mà hiền hoà, với
thiên nhiên nước biếc non xanh. Nhưng Kẻ Thơi cũng là vùng đất của những
cơn gió Lào bỏng rát về mùa hè và những trận cuồng phong chao đảo cả đất
trời về mùa mưa lũ.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
Có lẽ sự hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, đất đai đã in dấu ấn lên
con người của làng quê ông. Nguyễn Minh Châu đã kể về con người làng
Thơi của nhà văn như sau: “Quê tôi là Quỳnh Hải thôn Kẻ Thơi, Lạch Quèn.
Dữ dội lắm. Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ chỉ có uống rượu và đánh nhau.
Rượu say, ngủ ngay ở bãi biển. Mỗi đêm, những người đàn bà phải đi “ nhặt”
chồng về. Cả làng làm nghề chài lưới, chẳng học hành gì cả. Tôi còn nhớ ông
Điềm mỗi khi say rượu, cởi truồng nồng nỗng, quần vắt lên vai, đi vào trong
xóm, lấy quần đánh chó. Gặp ai cũng chửi tuốt. Nhưng vớ phải một mụ bán
bánh đa ở chợ làng còn dữ dội hơn. Mụ tuột váy ra, lấy váy đánh vào mặt. Lão
Điềm phải thua. Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh (dùng để cạo tinh
những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột xổ ra. Trẻ con chúng tôi lấy
rổ đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi đưa đi viện. Ông ta chết. Có một chuyện
cũng lạ: Một anh đi biển gặp bão, chết ngoài khơi xa, xác trôi về, cứ trôi quanh
co theo con lạch Thơi mà vào tận cửa nhà mình mới dừng lại. Mùa bão, sau mỗi
trận bão, người làng khóc như ri vì có người nhà chết ngoài biển…”[32].
Tháng 1 năm 1950, Nguyễn Minh Châu nhập ngũ. Cùng năm, ông gia nhập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, ông được cử đi học trường sĩ quan lục quân
Trần Quốc Tuấn. Trước khi trở thành nhà văn, ông đã trải qua các chức vụ: Sĩ
quan tác chiến, chính trị viên đại đội, trợ lí văn hoá thanh niên...
Từ năm 1950 đến năm 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục phục vụ trong
quân đội, ông đã cùng đơn vị chiến đấu và hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Năm 1952 đến 1956, ông công tác tại ban tham mưu tiểu đoàn 772,706
thụôc sư đoàn 320.Tham gia chiến đấu ở vùng tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng.
Hoàn cảnh công tác của một cán bộ tham mưu tác chiến của tiểu đoàn, rồi
trung đoàn giúp Nguyễn Minh Châu thông thuộc nhiều vùng xóm làng miền
Bắc, nhất là vùng Hà Nam Ninh và Thái Bình. Nguyễn Minh Châu viết thành
công tiểu thuyết đầu tay Cửa sông, chính một phần nhờ vốn sống trong thời gian này.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
Năm 1959, Nguyễn Minh Châu là trung uý thuộc sư đoàn 320 đi dự hội
nghị bạn viết toàn quân. Năm 1960 được điều động về cục Văn hoá quân đội,
rồi về Tạp chí Văn nghệ quân đội, vừa làm biên tập vừa làm phóng viên. Tại
đây Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay
nhưng chưa gây được sự chú ý. Từ năm 1962 đến năm 1964, Nguyễn Minh
Châu cho in 12 truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Đây là những
truyện ngắn viết trong khoảng thời gian hoà bình ngắn ngủi ở Miền Bắc.
Người bộ đội, nhân vật chính trong truyện của Nguyễn Minh Châu thời gian
này “Vẫn sôi sục một tinh thần tiền tuyến. Họ dốc hết sức mình vào việc luyện
tập trên thao trường để chuẩn bị thật tốt cho những cuộc chiến đấu đang chờ
họ. Luôn luôn nghiêm khắc với mình, luôn chống lại thái độ hoà bình chủ
nghĩa”, đó là đặc điểm chung của những Bản, Vẻ, Bình, Sinh, Trần Việt, An,
Thoa…trong Buổi tập cuối năm, Gốc sắn, Trên vùng đất sỏi, Ghi chép ở đại
đội… Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ đánh phá sông Gianh, Bến Thủy,
Hồng Gai, Nguyễn Minh Châu đi vào khu IV, Quảng Bình. Khoảng tháng
mười năm ấy, Nguyễn Minh Châu có Tuổi trẻ cầm súng, tháng mười một có
Kỉ niệm hạm tàu. Đến năm 1967, nhà văn đã đóng góp vào công cuộc chống
Mỹ một truyện vừa tương đối có chất lượng: “Cửa sông”. Cuốn truyện vừa ra
đời đã được bạn đọc khen ngợi và được xem như sự báo hiệu “tác giả là một
nhà tiểu thuyết tài năng”(Nguyễn Đình Thi). Truyện viết về làng Kiều rất
bình thường, một làng quê có bờ sông bến nước, với những đống muối trắng
loá dưới nắng hè, với những đàn le le vụt bay lên từ bãi sú, những con “còng
gió” hốt hoảng chạy trên cồn cát…, và những con người cũng gan góc, trần
trụi và khoẻ mạnh như quê hương của họ. Truyện toát lên tấm lòng yêu mến
đất nước, con người của nhà văn: “Mỗi tấc đất, mỗi con người quen thuộc mà
mình từng chung sống, từng dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc đời gắn liền
với lịch sử đất nước đầy thử thách. Mỗi con người đều mang trong lòng bao
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12
điều tốt mà có thể học hỏi khám phá suốt đời không hết, để tìm hiểu nhân dân
mình”. “Lòng thương yêu đằm thắm đối với tất cả những cái đó là sức mạnh
của những con người chiến đấu trong Cửa sông mà cũng là chỗ mạnh của tác
giả Cửa sông”. Theo sát cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc, Nguyễn
Minh Châu có mặt hầu hết ở các binh chủng: Câu chuyện trên trận địa,
Những vùng trời khác nhau viết về người lính phòng không; Trong ánh đèn
gầm, Mảnh trăng cuối rừng viết về người chiến sĩ giao thông ở Trường Sơn;
Kỉ niệm hạm tàu, Cửa sông viết về lực lượng hải quân…
Từ những bút kí, truyện ngắn đến Cửa sông, Nguyễn Minh Châu tiến dần
từng bước với ý thức rõ ràng về con đường mình đi. “Anh nói thầm với người đọc
qua các trang viết của mình; hãy lấy con mắt của tình yêu và niềm tin mà tìm hiểu và
đánh giá xã hội ta và những con người của chúng ta, cho dù đó là những con người
bình thường nhất mà ta vẫn tiếp xúc trong đời sống hàng ngày”.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu thật sự được khẳng định
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông
(1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác
nhau (1970). Dấu chân người lính có nhiều nhân vật. Tính cách những nhân
vật chính được tác giả chạm trổ khá sắc sảo. Chẳng hạn, Lữ được xây dựng
theo hướng lý tưởng hoá, có sử dụng ít nhiều yếu tố lãng mạn và được thể
hiện bằng một lối văn dồi dào cảm xúc, có nhiều chất thơ. Qua tập thể những
người chiến sĩ trẻ trong Dấu chân người lính, nhà văn đã đưa lại cho bạn đọc
hình ảnh phổ biến về người binh nhì của quân đội hiện đại chúng ta.
Cùng với việc thử sức mình ở lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu
còn quan tâm đến hoạt động phê bình, dựng chân dung văn học. Năm 1969,
trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà văn in bài trao đổi kinh nghiệm sáng tác
đầu tiên mảng tác đầu tiên: Người trong truyện. Năm 1970, cho in trên tạp chí
Tác phẩm mới bài viết về nhà văn Nguyễn Thi: Một người viết văn, Một sự chuẩn bị.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13
Ngày 13 tháng 4 năm 1972, ông được kết nạp vào hội nhà văn Việt
Nam. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1973, đi theo đoàn quân 559 vào đường
mòn Hồ Chí Minh. Ông dự lễ trao trả tù binh ở sông Thạch Hãn, viết bài tiểu
luận Người viết trẻ và cánh rừng già, giới thiệu nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật.
Tên tuổi nhà văn Nguyễn Minh Châu được biết đến không chỉ ở trong nước
mà cả ở nước ngoài. Năm 1973, nhà nghiên cứu văn học Nga N.I.Niculin giới
thiệu Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng trên tạp chí
Các dân tộc Á - Phi (Liên xô).
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong
niềm vui lớn, mỗi gia đình, mỗi con người Việt Nam đều đứng trước những
vấn đề, những hoàn cảnh gay cấn, hậu quả nhức nhối của hai mươi năm đất
nước bị chia cắt. Ông đến với miền Nam, một nửa đất nước vừa được giải
phóng: Tháng 5 - 6 (1975) ông đi Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long, tháng
10 cùng năm ông đi cửa Việt (Quảng trị). “Mảnh đất vừa giải phóng này như
một lời thách đố, như một thứ chiến trường mới, lập tức mở ra trên chính
vùng chiến trường cũ… bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết
phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực để bước vào một cuộc chiến tranh”. Nhận
thức rất đúng này về hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau chiến tranh đã được
Nguyễn Minh Châu thể hiện trong tiểu thuyết Miền Cháy (Nhà xuất bản quân
đội nhân dân ấn hành năm 1977). Trong Miền cháy, để giải quyết những vấn
đề éo le trong số phận, trong từng gia đình do hậu quả của cuộc chiến tranh
lâu dài đã gây ra không có con đường nào khác ngoài chính sách hoà hợp dân
tộc. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là một đứa bé bốn tuổi, con một
viên trung tá ác ôn đã bắn lén Nghĩa, người con trai còn lại cuối cùng của bà
mẹ Êm, ở nơi quân ta vừa chiếm được trên của biển Thuận An. Khi nhận nuôi
thằng bé, bà mẹ chưa biết rõ điều đó. Đến khi biết rõ sự thật, thái độ của mỗi
người lính, người dân đối với thằng bé là sự giằng xé, đấu tranh nội tâm giữa
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14
yêu thương và căm giận sao cho đúng, cho hợp với hoàn cảnh mới của đất
nước. Bằng tất cả nghị lực có được của một cuộc đời quá nhiều đau khổ, bà
Êm lại một lần nữa nén nỗi đau riêng để hành động đúng với bản chất nhân
đạo của bà.
Tiếp tục chủ đề mà Nguyễn Minh Châu đã đặt ra sau 1975, năm 1982,
Nguyễn Minh Châu đã cho ra mắt Những người đi từ trong rừng ra, giải
quyết một loạt vấn đề do hậu quả chiến tranh gây ra mà Miền cháy chưa kịp
giải quyết. Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là từ chiến tranh chuyển sang hoà
bình, một bộ phận quân đội chuyển sang làm kinh tế. Vấn đề đấu tranh tư
tưởng từng bước tuy ngấm ngầm nhưng thật quyết liệt trong một đơn vị bộ
đội, là cuộc đấu tranh giữa lề lối làm ăn khoa học hiện đại với lề lối làm ăn
lạc hậu cũng tức là đấu tranh giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng bảo thủ.
Với hai cuốn tiểu thuyết Miền cháy (1977) và Những người đi từ trong
rừng ra (1982), Nguyễn Minh Châu đã không gây được hiệu quả trong dư
luận như khi cuốn tiểu thuyết Dấu chân người lính vừa xuất hiện. Đây cũng là
chuyện bình thường, bởi vì trong sáng tạo nghệ thuật của một nhà văn, không
phải lúc nào các tác phẩm xuất hiện sau cũng thành công hơn các tác phẩm
trước. Mặt khác, con đường sáng tạo của nhà văn cũng là con đường tìm tòi
thể hiện chỗ mạnh của ngòi bút.“Cái mà ta gọi là phẩm chất tiểu thuyết của
Nguyễn Minh Châu dường như chưa ổn định. Anh hãy còn trên con đường
không ngừng tìm tòi, thể nghiệm một cách viết riêng để tải được đạt nhất
những suy nghĩ sâu sắc cùng với vốn sống dày dặn của mình”(Thiếu Mai).
Từ thực tế cuộc sống, từ trang viết đã được thể nghiệm, Nguyễn Minh
Châu đã nhận ra sở trường ngòi bút của mình, và các truyện ngắn của ông lần
lượt xuất hiện, đề cập tới những vấn đề của đời sống và con người thời hậu
chiến. Nguyễn Minh Châu đã quyết định lao vào “mặt trận đạo đức” của con
người sau cuộc chiến. Như ông đã nói:
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15
“Tôi muốn dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc đấu tranh giữa cái
tốt và cái xấu bên trong mỗi con người, một cuộc giao tranh không có gì ồn
ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ và khắp mọi lĩnh vực của đời sống”.
Nhận thức trên đây đã được nhà văn thể hiện trong các truyện ngắn Về
một cách sống (Văn nghệ số 12-1980, sau này đổi tên là Hạng), truyện vừa
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Văn nghệ số 35, tháng 8-1982), Bức
tranh (bắt đầu viết từ năm 1976, đăng trên Văn nghệ số 50, tháng 12-1982).
Trong những truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã đem những con người
anh hùng một thời ông quen biết và đã thể hiện họ qua các nhân vật như Kinh,
Khuê (Dấu chân người lính), Hiển (Những người đi từ trong rừng ra) để trả
lời những vấn đề đạo đức, cách sống bây giờ: “Trong truyện ngắn Hạng, tôi
đã đưa nhân vật chính uỷ Kinh trong Dấu chân người lính xuất hiện trở lại
với tất cả phong độ chính uỷ cũ, để làm chỗ dựa tinh thần cho Hạng giờ đây
đã trở nên một con người thực dụng”.
Năm 1983 là năm có nhiều niềm vui trong cuộc đời cầm bút của
Nguyễn Minh Châu. Những cố gắng tìm tòi của ông về cuộc sống, con người
trong hoàn cảnh mới của đất nước đã được trân trọng. Ông là đại biểu chính
thức dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội; đọc tham luận về
tiểu thuyết; trúng cử vào Ban chấp hành hội khoá 3. Cho in truyện ngắn Giao
thừa và một số bài về kinh nghiệm viết truyện ngắn, tiểu thuyết trên Văn nghệ
quân đội. Cho in thành sách riêng tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Tiểu thuyết Miền cháy được
dịch ra tiếng Nga, in tại Nhà xuất bản Cầu Vồng (Liên Xô). Truyện ngắn Bức
tranh cũng được dịch và in trên báo Văn học (Liên Xô).
Năm 1984, Nguyễn Minh Châu lần lượt cho đăng trên báo Văn nghệ
các truyện ngắn Dấu vết nghề nghiệp, Hai con nhóc (sau này có tên Hương và
Phai), Khách ở quê ra. Các truyện ngắn mới đăng này vừa thu hút sự chú ý
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16
đáng kể, vừa gây những luồng dư luận khác nhau trong giới viết văn và phê
bình. Đáng chú ý nhất là truyện ngắn Khách ở quê ra. Truyện viết về lão
Khúng “tính nết chật chưởng đầy trái khoáy, nhưng không phải là con người
lèo lá, nhớp bụng”. Lúc trai trẻ, Khúng là một thanh niên lêu têu, có đầu óc
“thích nổi tiếng”. Khúng lấy vợ bất chấp mọi sự thua thiệt của một anh trai
tân, phải hứng chịu bao nhiêu lời chửi rủa của cả làng vì dám cả gan đem về
nơi thờ thần hoàng “một con đĩ chửa hoang”. Vì đói kém Khúng phải dìu
cõng vợ con rời làng đi khai hoang ở một vùng đất hoang vu chỉ có đá, tiếng
chim “bắt tép kho cà” và lau sậy. Để cưu mang cả gia đình, Khúng phải lao
động. Hắn tranh chấp với rừng từng bước chân không phải chỉ trả giá bằng
mồ hôi mà bằng cả máu. Ngày mới lên, hắn đã bị thương trong một lần máy
bay ném bom đêm, giữa lúc hắn đang vãi lúa lốc”. Nếu như trong Mảnh đất
tình yêu, cuộc sống phải đối chọi, phải đương đầu để sống đã biến những
người dân xóm Bến Đá của vùng biển mền Trung phải kiên trì như con dã
tràng, thì nơi rừng hoang của miền tây Nghệ Tĩnh, sự vật lộn giữa con người
với thiên nhiên, với giặc giã đã biến Khúng thành kẻ “Y như một con bọ hung
từ dưới lỗ chui lên: vừa đen, vừa gầy, vừa già, vừa xấu”. Một đời vật lộn với
cái đói, cái nghèo, trọng cái thực nên giữa phố phường Hà Nội, đến thăm các
di tích, Khúng rất ngỡ ngàng nếu không nói là thờ ơ trước các di tích, thắng
cảnh (Khúng cho rằng, Tháp Rùa thật không giống cái Tháp Rùa trong bức
tranh treo ở nhà). Lão xa lạ với bao sinh hoạt, cảnh sắc đô thị. Nhưng khi tiếp
xúc với cái đời thường, với những nhu cầu tồn tại tự nhiên của con người như
cảnh chợ búa (ở chợ Đồng Xuân, những cái ăn hàng ngày như hũ nước mắm
dúm muối, mớ rau, con cá…Khúng rất dễ dàng nắm bắt nó: “Làm con người
sống ở trên đời, anh nào cũng phải ăn cho nên xét cho đến cùng, ruột da đều
giống nhau cả”. Sự chiêm nghiệm, triết lí về cuộc sống, về con người ở
Khúng chỉ có được khi nhân vật suy ngẫm sống với chính thân phận, cuộc đời
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17
của mình trong thực tại. Cái được, cái mất, hạnh phúc và đau khổ trong đời,
cũng đã nghiệm thấy ở bên ly rượu nhà Định: “Phàm con người ta ở đời, có
cái gì hơn người sướng vì nó và chuốc lấy chua cay cũng vì nó?!” Đoạn cuối
truyện, tác giả mô tả Khúng như một con người thất bại hoàn toàn khi lão giật
mình trở nên bơ vơ cô độc khi biết đứa con lão đã bỏ lão để trở thành người
bố đích thực của nó là con người của công nghiệp - người tổng công trình sư
(đồng thời là tình địch trong suốt hai mươi năm của lão). Truyện hoàn thành
vào tháng 3 năm 1984 và ra mắt độc giả trên báo Văn nghệ sau đúng một
năm, tháng 3 năm 1985, đã làm dư luận xôn xao. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Đặng Mạnh kể rằng: “Nhớ lại hồi truyện lão Khúng (tức khách ở quê ra) mới
đăng báo, không phải ai cũng hiểu và đồng tình (…). Một nhà thơ kiêm nhà
phê bình văn học nói với tôi như thế này: tôi không sao nuốt nổi cái truyện
ngắn này và cả tập Bến quê nữa” [40].
Sở dĩ có những ý kiến trái ngược nhau trong việc tiếp nhận về nhân vật
Khúng là ở người nông dân này, một mặt anh ta là một con người sản xuất
nhỏ, “cắm rất sâu vào các tầng đất quá khứ”. Cuộc sống của những người
nông dân như Khúng dựa vào kinh nghiệm và thói quen truyền lại từ nhiều
đời nên không tránh khỏi cái nhìn thiển cận, luẩn quẩn với cái mặt đất ở dưới
chân với mấy mảnh ruộng …thuộc sở hữu gia đình lão. Mặt khác, cũng đừng
nên nghĩ, tất cả những tính cách và tâm lí ấy đều là xấu. Qua nhân vật Khúng
(trong truyện Khách ở quê ra, Phiên Chợ Giát ), Nguyễn Minh Châu đã làm
nổi lên: “Mối quan hệ gia trưởng giàu chất thơ ấm áp và cơ sở đạo đức
truyền thống của nó”. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ ấm áp từ cuộc
sống của người nông dân trong quan hệ cộng đồng: gia đình, họ hàng, làng
xã. Từ họ toả sáng những nét phẩm chất cao đẹp góp phần làm nên giá trị văn
hoá tinh thần của người Việt Nam hôm qua và hôm nay.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18
Nguyễn Minh Châu trở thành nhà văn được chú ý nhất của dư luận.
Tháng 6 năm 1985, đã có một cuộc thảo luận với nhan đề: “Trao đổi về truyện
ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ
chức. Cuộc thảo luận đã thu hút rất nhiều ý kiến của các nhà văn nhà nghiên
cứu, phê bình văn học (báo Văn nghệ tường thuật, đăng hai kì, số 27 và 28).
Tập truyện Bến quê được in thành sách riêng. Hiện tượng “Nguyễn Minh
Châu” đã trở thành trung tâm của sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình. Hai
đoạn trích dẫn sau đây tiêu biểu cho những ý kiến trong số đó. Nhà nghiên
cứu Trần Đình Sử đánh giá: “Trong những nhà văn trăn trở tìm tòi đổi mới tư
duy nghệ thuật và tiếng nói nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút
gây nhiều hứng thú. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh rồi tập Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách
trần thật mới”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng: “Sáng tác của
Nguyễn Minh Châu - đặc biệt là truyện ngắn - ra mắt dăm bảy năm gần đây,
đã trở thành gần như một loại sự kiện, ít ra là đối với giới văn học” [53].
Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Minh Châu trên lĩnh vực tiểu luận, phê
bình tiếp tục đựợc độc giả đón nhận qua các bài: Nhà văn Nguyễn Công Hoan
(Văn nghệ số 40 - 1985); một số bài báo bàn về nghề văn đăng trên Tạp chí
Văn nghệ quân đội. Năm 1987, dự hội thảo kỉ niệm 70 năm ngày nhà văn
Nam Cao hy sinh, Nguyễn Minh Châu đã có bài phát biểu về chân dung nhà
văn Nam Cao (bài đã đăng trên Văn nghệ số 29 và được giải thưởng về phê
bình của báo trong năm).
Năm 1987, trong không khí cởi mở của công cuộc đổi mới của đất
nước, Nguyễn Minh Châu dự cuộc gặp mặt của Tổng bí thư Trung ương Đảng
Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ. Bài viết dự định phát biểu tại đây, sau
cho đăng trên Văn nghệ số 49 và 50 với nhan đề Hãy đọc lời ai điếu cho một
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19
giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Cũng trong năm này, ông cho in tiểu thuyết
Mảnh đất tình yêu tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Đây là tác phẩm thứ 6
trong số 7 tác phẩm (năm 1988 cho in Cỏ lau là tác phẩm thứ 7) của Nguyễn
Minh Châu viết về vùng đất Quảng Trị. Dải đất cát ven biển khúc ruột miền
Trung mà lịch sử hình thành về con người, làng mạc của vùng đất ấy, không
mấy xa lạ với chúng ta hôm nay. Làng Hiền An, một quần cư điển hình của
làng xã ven biển miền Trung, chịu đựng thử thách của thiên tai đầy khắc
nghiệt: “cứ chừng khoảng vài ba giáp trời đất lại vẽ bản đồ một lần…”.
Thiên tai, giặc giã, đời sống lao động, đấu tranh và sinh hoạt để duy trì sự
sống của mỗi người, mỗi gia đình và cả làng xã tạo nên ở mỗi con người, mỗi
cảnh ngộ. Mỗi con người ở đây được tác giả thể hiện rất cụ thể, với hoàn cảnh
riêng, thân phận riêng. Có người suốt một đời vật lộn với sóng gió,với biển cả
và kiếm ăn với sự cô độc“như một cây cột buồm”. Đó là ông lão Bờ. Ông
ngoại của bé Quy, từng trải hết một đời người, cho đến những năm cuối đời,
gia đình ông là tập hợp của những con người và những số phận “đầu Ngô
mình Sở”. Ông đã trải qua hai đời vợ nhưng cuộc đời chỉ còn lại với ông đứa
con gái nuôi và đứa cháu ngoại. Nhà văn thấu cảm với những hoàn cảnh,
những tâm trạng của những con người không gặp may trên đường đời. Đấy là
sự cô độc của mụ Điểm, của thím Hiệp, những người phụ nữ “suốt đời đeo
đẳng một số phận đàn bà đầy chua chát”.
Từ những cuộc đời, những con người sống thác cùng đất đai và biển
khơi, lặng lẽ cống hiến cho đời, Nguyễn Minh Châu đã ví những cuộc đời
nhọc nhằn, sự hy sinh thầm lặng đó như những con dã tràng với đức tính kiên
nhẫn. Qua hình ảnh con dã tràng, Nguyễn Minh Châu muốn khái quát sự hy
sinh thầm lặng, đức tính kiên trì, chịu đựng gian khổ thử thách để xây dựng
cuộc sống, bảo vệ sự sống, giữ gìn những nét truyền thống tốt đẹp của con
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20
người trên dải đất này. “Con dã tràng thật là vĩ đại, nếu nó chữa được cái
tính cả sợ”.
Năm 1988, ông cho in truyện vừa Cỏ lau, nhà văn mô tả số phận nhân
vật Lực và những biến cố của gia đình nhân vật diễn ra trên vùng đất Quảng
Trị trong suốt hai cuộc kháng chiến. Khung cảnh đậm vẻ Quảng Trị được
Nguyễn Minh Châu khắc hoạ rất tài tình đã chứng minh cho nhận xét của ông
rằng, vùng đất này là cái rốn của chiến tranh . “Thực ra, Nguyễn Minh Châu
muốn mượn mảnh đất nhọc nhằn của miền Trung ấy… để thể hiện những vấn
đề da diết của số phận dân tộc mình”[30].
Qua thực tế sáng tác, Nguyễn Minh Châu mới nhận ra “ sở trường của
mình là gì, nhân vật đích thực của mình là ai”. Ý tưởng viết về người nông
dân nước ta đã được Nguyễn Minh Châu nghiền ngẫm từ lâu. Nhưng phải đến
Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu mới thực “giác ngộ” về chỗ mạnh này
của vốn sống và tư tưởng của mình. Trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Mạnh, ông nói: “Nếu trời Phật cho tôi sống, tôi sẽ viết về cái làng của
tôi. Tôi có viết trong Mảnh đất tình yêu, nhưng viết còn lành quá”. Đó là
truyện ngắn cuối đời của ông: Phiên chợ Giát. Truyện đã mô tả lão Khúng
trên đoạn đường từ nhà tới chợ Cầu Giát trong khoảng thời gian 5 - 6 tiếng
đồng hồ, nhưng đã khám phá thế giới bên trong hết sức phong phú của người
nông dân. Bằng cách mô tả ký ức của Khúng, nhà văn đã làm sống dậy khung
cảnh lịch sử của một thời với phong trào khai hoang xây dựng vùng kinh tế
mới, xu hướng đô thị hoá tới vùng sâu, vùng xa, cuộc chiến ở biên giới Tây
Nam…Trong dòng ký ức của nhân vật về những sự kiện lịch sử lớn lao ấy,
nổi lên lịch sử một gia đình, số phận con người đầy những xung đột tâm lý
căng thẳng, dữ dội, đầy u uất, đau đớn.
Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong Phiên Chợ
Giát, Trần Thị Mai Nhi cho rằng: “Cái mới, giá trị lớn nhất của Nguyễn Minh
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21
Châu trong truyện ngắn này là làm xuất hiện trước người đọc một thế giới
tâm linh hết sức phong phú của một nông dân phải đối đầu với những thế lực
làm phi nhân cách con người…”
Truyện chấm hết bằng mấy chữ “sầu não và phiền muộn”. Nhưng
chẳng mấy ai tin rằng, câu chuyện đã kết thúc. Nếu Nguyễn Minh Châu còn
sống hoặc sau này sẽ xuất hiện một Hậu phiên chợ Giát, người ta hẳn đã thấy
lão Khúng xuất hiện với một “con đường đi đến một thế giới tự do” khác và
đi mãi không cùng, bởi vì lão Khúng chính là “nó chỉ tin nó”.
Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn
chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên
định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu
thuyết đều xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại
một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu ra mắt bạn đọc nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi
mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, đựơc giới phê bình và sáng
tác tôn vinh là một trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới văn
học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn
Minh Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học
nước nhà, vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những
sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao.
Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến
hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt
tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút
hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108 Hà Nội, sau gần một năm chống chọi
với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối
cùng - truyện vừa Phiên chợ Giát được hoàn thành ngay trên giường bệnh.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22
Con đường đến với nghề văn của Nguyễn Minh Châu cũng giống với
con đường của nhiều cây bút cùng thế hệ ông như: Nguyễn Khải, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Thi, Hồ Phương, Xuân Thiều, Lê Khâm…Đó là một thế hệ đã
cầm súng trước khi cầm bút và chính sự trải nghiệm cuộc đời người lính trong
sự gắn bó với nhân dân qua những năm tháng chiến tranh đã dẫn họ đến với
con đường nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu đến với văn học nghệ thuật khá
muộn, truyện ngắn đầu tay được in lúc đã 30 tuổi và đã có mười năm trong
quân ngũ. Nhưng chính chặng đường 10 năm trước đó là sự cần thiết cho việc
bắt đầu con đường sáng tác của nhà văn.
Về đặc điểm con người Nguyễn Minh Châu, những người bạn quen
biết ông đều thấy dưới cái bề ngoài không có gì nổi bật, thậm chí hơi dè dặt,
ngần ngại nói trước đám đông nhưng ở bên trong là con niềm ưu tư, trăn trở,
có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn của mình và một ý chí kiên định con
đường đã lựa chọn, dám chấp nhận mọi sự khó khăn, thách thức, mà có người
gọi đó là “sự dũng cảm rất điềm đạm”.
Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn
quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn
Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn
diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn.
Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn
Minh Châu là quan hệ giữa văn học và đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kì
đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi
của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về
những câu hỏi cấp bách của đời sống” (Nhà văn, đất nước và dân tộc mình).
Ngay từ năm 1971, trong bài Trang sổ tay viết văn, khi nhìn lại các
sáng tác văn học trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn
Minh Châu đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm “Hình như cuộc chiến
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23
đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một
lớp men “trữ tình” hơi dày cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và
óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực”. Sau năm 1975 nhận thức của
nhà văn về hiện thực càng được mở rộng và đạt tới những chiều sâu mới.
Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn vào trong những đường
hướng, những khuôn khổ sẵn có mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã
hội và con người trong tính “đa sự, đa đoan” của nó.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là những sáng tác từ năm
1975 đã thể hiện “mối quan hoài sâu sắc” và thường trực của nhà văn với số
phận và nỗi đau khổ của con người.
Điều đáng chú ý là ở Nguyễn Minh Châu giữa những quan niệm, nhận
thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình
sáng tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn
diện và sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình.
Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại:
- Cửa sông ( tiểu thuyết, Nxb Văn học, H,1967).
- Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, Nxb Văn học,H,1970).
- Dấu chân người lính (tiểu thuyết, Nxb Thanh niên, H,1972).
- Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng,H,1974).
- Lửa từ những ngôi nhà ( tiểu thuyết, Nxb Văn học, H,1877)
- Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng,H,1981.
- Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân,
H.,1982).
- Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm
mới, H.,1983).
- Đảo đá kì lạ (viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng. H.,1985).
- Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, NxbTác phẩm mới, H.,1987).
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn24
- Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, H.,1987).
- Cỏ lau (tập truyện vừa, Nxb Văn học,H.,1989).
- Trang giấy trước đèn (tiểu luận phê bình, Nxb Khoa học xã hội,
H.,1994); và nhiều bút kí, truyện ngắn khác đăng trên các báo.
Với những cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ
thuật, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được nhận:
Giải thưởng Bộ quốc Phòng năm (1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm
của ông viết về chiến tranh và người lính.
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 - 1989) cho tập truyện vừa Cỏ lau.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Dấu
chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
Đánh giá về sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu, nhà văn
Nguyễn Khải trân trọng khẳng định: “Mãi mãi nền văn học kháng chiến cách
mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu. Anh là người kế tục xuất
sắc các bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho
những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu là bất tử”.
1.2 Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu
Bên cạnh các sáng tác được công bố của Nguyễn Minh Châu đã kể trên,
sự nghiệp văn học của ông còn được tính thêm với 500 trang Di cảo mới công
bố gần đây. Sau khi Nguyễn Minh Châu qua đời, người bạn đời của ông là bà
Nguyễn Thị Doanh đã cất giữ gần như đầy đủ những sổ tay ghi chép, những
phác hoạ, những dự định sáng tạo, những trang nhật kí mà ông chưa kịp hoàn
thiện bản thảo để trình diện bạn đọc.
Từ 23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu để lại, những người
làm sách đã xếp lại thành 3 phần: Phần một - Tiếng vọng
Phần hai - Nghề văn
Phần ba - Riêng tư
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25
Với người đọc hôm nay, đến với Di cảo Nguyễn Minh Châu là đến với
những câu chuyện, những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng
Trị, trong mỗi phần đều thể hiện rất rõ những suy nghĩ, những quan sát của
ông. Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu hơn về chân dung xác thực nhất
của nhà văn và rộng ra là cả một thế hệ như ông với những trăn trở, ưu tư
trong quá trình đến với văn chương và cách mạng, sống và viết xứng đáng với
tư cách của một công dân - nghệ sĩ suốt đời không ngừng trăn trở, lo âu về số
phận con người, về dân tộc, cho sự tồn tại của ngòi bút mình trước sự sàng lọc
nghiệt ngã của thời gian và bạn đọc.
Phần một của Di cảo gồm những ghi chép của ông trong chiến trường
Quảng trị từ năm 1967 trở đi.
23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu trước tiên về số lượng đã
cho ta thấy ông là người có ý thức với nghề. Phần hai cuốn Di cảo thể hiện rất
rõ về ý thức và trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu với ngòi bút của mình.
Phần ba được viết từ năm 1957 và kết thức vào một ngày trung tuần
tháng 11/1988 khi ông đang nằm ở bệnh viện 108 những lời nhắn nhủ cuối
với bạn bè và người thân để rồi ông mãi mãi ra đi vào 2 tháng sau đó.
“Cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu thêm về một thế hệ văn nghệ
sĩ dấn thân, một thế hệ trong một hoàn cảnh đã làm tròn vai trò công dân nhưng
cũng thấy rất rõ những hạn hẹp của một nền văn chương thời chiến và ý thức
trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính” (Tạp chí văn học 11 - 2009).
Trong những trang Di cảo, Nguyễn Minh Châu ghi chép một cách trung
thực những câu chuyện những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào
Quảng Trị từ năm 1967 trở đi, là quãng thời gian xảy ra chiến dịch đường 9 -
Nam Lào, những trang ghi chép tỉ mỉ về chiến trường Quảng Trị, những con
người cụ thể từ vị chính uỷ đến các anh lái xe, từ quang cảnh hành quân của
những người lính trên đường vào chiến dịch đến cảnh vượt sông Bến Hải, về phong
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26
cảnh những con sông Lam, Sebangchiêng, đến Trường Sơn mà ông gọi là “con trăn
xanh”…người đọc thấy như hiện ra mồn một trước mắt mình tất cả cái ngổn ngang,
bộn bề của những năm chiến tranh ác liệt. Khó khăn, gian khổ hi sinh là điều có thật.
Vào thời điểm bây giờ những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh thật khó hình
dung ra một cách cụ thể những khó khăn gian khổ mà thế hệ cha ông đã trải qua
trong chiến tranh giữ nước với những cuộc đi bộ luồn rừng vượt Trường Sơn hàng
tháng trời trải bao gian nan và hiểm họa.
Từ những trang ghi chép trong Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã giúp
người đọc hôm nay và mai sau hình dung một cách thật cụ thể, sống động
những hi sinh vô bờ bến của nhân dân và bộ đội cũng như tình quân dân,
nghĩa tình đồng đội trong bối cảnh ác liệt và đẫm máu của cuộc chiến. Những
mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đều hiện lên một vẻ quả cảm trong
chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương đối với đồng đội. Từ
việc nắm bắt cái hồn cốt trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi chiến sĩ, mỗi
người dân, Nguyễn Minh Châu đã chưng cất lên thành một Dấu chân người
lính mượt mà trong cảm hứng sử thi.
1.3 Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu
Di cảo Nguyễn Minh Châu đựơc viết từ đầu những năm sáu mươi của
thế kỉ XX. Sau hơn 20 năm, kể từ khi ông mất, Di cảo của ông mới được công
bố. Những vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, đánh giá về giá trị cuốn sách
dường như mới chỉ thực sự bắt đầu. Qua khảo sát văn bản chúng tôi nhận
thấy, đây là một tác phẩm giàu giá trị. Di cảo hấp dẫn người đọc ở nhiều
phương diện.
Trước hết cuốn Di cảo có giá trị thông tin lịch sử phong phú, như một
chứng nhân của lịch sử, đây là một tư liệu đáng quý về một chặng đường cách
mạng và những vận động thăng trầm của nền văn học mới. Những ghi chép
của ông nhiều cuốn đã được gửi ra từ chiến trường từ năm 1968 đến 1973 ghi
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27
chép khá đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả những gì đã gặp, đã thấy, đã được nghe kể
và nghiền ngẫm trong suốt cuộc hành trình.Từ tình thế chiến cuộc đến biên
chế, hoả lực của cả ta và địch.Và đặc biệt các nguyên mẫu nhân vật ở mặt trận
(cả người Kinh, người dân tộc ít người, người Lào, cả quân ta lẫn quân
Ngụy), những con người ông gặp hoặc được nghe các chiến sĩ kể dọc đường
hay những đêm nằm trên chốt đều được ông quan sát rất kĩ lưỡng, không bỏ
sót trường hợp nào. Qua Di cảo Nguyễn Minh Châu người đọc biết được
nhiều hơn, chính xác hơn những vấn đề của xã hội, đời sống con người một
thời. Bởi ở một đất nước chiến tranh khốc liệt và kéo dài như đất nước ta,
không biết bao nhiêu tài liệu bị mất mát, thất lạc, biết bao tài liệu quý giá còn
nằm trong im lặng. Trang văn của Nguyễn Minh Châu cùng những Di cảo, di
bút của ông sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin, chất liệu bổ ích, quý
báu được sàng lọc qua suy nghĩ và cảm xúc của ông về nhiều phương diện
của thời cuộc, của văn học nghệ thuật, của tình cảm riêng tư với đồng nghiệp,
đồng đội và người thân.
Cũng như Di cảo của Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Cẩm
Phong, Nguyễn Thị Xuân Quý và nhiều nhà văn, nhà thơ khác, Di cảo
Nguyễn Minh Châu có giá trị về mặt văn học. Đọc Di cảo, vượt ra ngoài
những soi xét riêng tư, cá nhân, người đọc tìm thấy ở đó chân dung một con
người, một nhân cách với tư cách là người chồng, người cha, người công dân,
nhà văn - chiến sĩ.
Về phương diện văn học cũng cần có một sự tìm hiểu nhiều hơn về tập Di
cảo. Khảo sát các tư liệu trong Di cảo, thể thấy rằng Nguyễn Minh Châu đặc biệt
quan tâm tới con người bởi “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật, là miêu tả,
biểu hiện con người, con người là đối tượng chủ yếu của văn học, con người là
“vũ trụ nhỏ” với bao phức tạp, bí mật cần được văn học khám phá.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28
Thời kỳ chiến tranh, văn học quan tâm tới vận mệnh của cả dân tộc,
nước mất thì nhà tan. Cả nước là một gia đình lớn. Nhiệm vụ khẩn thiết cứu
nước, cứu nhà đã gắn kết con người Việt Nam thành một khối vững mạnh để
đương đầu với thử thách ghê gớm có lúc tưởng như không thể vượt qua được.
Nhà văn lúc này trước hết cũng là người công dân, cần có nghĩa vụ tham gia
vào cuộc chiến tranh lớn lao đó của cả dân tộc.
Nay đất nước chuyển sang hoà bình, mà hoà bình bao giờ cũng là lâu
dài so với bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Bởi vậy nhà văn phải có tiếng nói phục
vụ cho cuộc sống hoà bình và xây dựng. Văn học trước đây đã phản ánh rất
hay, rất thiết thực cho cuộc sống của cả cộng đồng và phải tạm quên đi cái gì
rất riêng của từng con người thì ngày nay những vấn đề ít được quan tâm đó
lại trở nên cần thiết với cuộc sống hôm nay. Nói như vậy không có nghĩa là
chúng ta quên đi mảng hiện thực của ngày hôm qua. Cái quá khứ vinh quang
của cả dân tộc vẫn còn ích, vẫn cần phải được văn học phản ánh dưới con mắt
nghệ thuật của ngày hôm nay để làm phong phú thêm, góp phần tích cực thêm
cho việc xây dựng cuộc sống hiện tại.
Cho đến nay, việc xác định Di cảo Nguyễn Minh Châu có giá trị văn
học hay không? Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không có tham vọng
đi sâu vào tất cả các vấn đề trên mà chỉ góp phần xác định một số phương
diện giá trị văn học của văn bản. Theo chúng tôi: Di cảo Nguyễn Minh Châu
đã ghi lại một cách chân thực và vô cùng phong phú về gương mặt tinh thần -
Cái tôi tác giả Nguyễn Minh Châu .
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29
CHƯƠNG II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG
DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
Hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm, đó là một nguyên lý
sáng tạo nghệ thuật đã được thừa nhận từ lâu nay. Nhưng khi đi vào tác phẩm
thì sự phản ánh của nhà văn về hiện thực phải đạt đến độ chân thực và cao
hơn nữa phải trở thành một chuẩn mực, kết tinh không chỉ cái đẹp của tự
nhiên, của con người mà còn phản ánh cái đẹp của tâm hồn tình cảm, thái độ
ứng xử của người viết trước hiện thực đó.
Là những ghi chép làm tiền đề cho việc sáng tác, Di cảo Nguyễn Minh
Châu gắn liền với hoạt động và tâm tình của tác giả trước hiện thực chiến
tranh, với con người, với văn học…tất cả những sự kiện, những nhận thức
cũng như những suy nghĩ của ông đều là những ghi chép có thực, tác giả
không hề bịa đặt, tưởng tượng hay hư cấu bịa đặt thêm thắt mà có. Đương
thời Nguyễn Minh Châu là một người trọng nhân cách trung thực, lại không
có ý định công bố Di cảo của mình. Chính vì lẽ trên ta càng khẳng định thêm
sự chân thực của ngòi bút nơi ông. Với khả năng quan sát tinh nhạy cùng
những nhận biết của mình, đặc biệt là một tấm lòng ưu tư trước cuộc đời, một
lối sống có trách nhiệm với văn chương, với thời cuộc, tác giả cuốn Di cảo đã
cho người đọc những bức tranh mới phác thảo về những gì ông đang dự định
hoặc còn dang dở. Tiếp nhận Di cảo của ông ta càng hiểu hơn về hiện thực
chiến tranh, một hiện thực không hề pha cất hay chưng lọc, một sự thực
nguyên khối từ những ghi chép này. Cũng từ trong ghi chép đã phần nào bộc
lộ năng khiếu và phẩm chất cần có của một nhà văn chuyên nghiệp, nó sẽ chín
dần và đông đặc hơn theo năm tháng và những trải nghiệm của ông.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn30
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con ngƣời
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh
Chiến tranh luôn đi liền với những khốc liệt, những hi sinh, mất mát
cùng những chấn thương tinh thần còn để lại. Tất cả được Nguyễn Minh Châu
nhìn nhận, chiêm nghiêm một cách nghiêm túc, sâu sắc ở chiều sâu nhân
bản.Vì thế qua những di bút của ông: “Có lẽ không ai có thể nói về những di
chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của
chiến tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn
và sâu sắc như Nguyễn Minh Châu” [26- 455].
Viết về chiến tranh, con người trong Di cảo được Nguyễn Minh
Châu nhìn nhận hết hết sức rạch ròi. Trong Di cảo ông đã nói đến tiền đề
viết: Dấu chân người lính. Chiến dịch Khe Sanh được phục dựng với
không khí và con người thấm đẫm chất anh hùng ca chiến trận “Không ai
có tài nào phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể
biết đây là đường rừng hay là quảng trường, là rừng cây hay rừng súng
đạn, rừng người. Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là tiếng ồn của
cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc. Không
thể nào lột tả hết khuôn mặt chiến sĩ, những khuôn mặt chỉ huy, những
khuôn mặt tầng tầng, lớp lớp người đang nối tiếp nhau đi ra từ trên dốc, từ
dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng, mặt người nào cũng đẫm mồ
hôi và bừng bừng như say” [41].
Vẻ đẹp của những người lính được nhà văn thể hiện khá hoàn chỉnh và
đẹp đẽ, họ hiện lên trong tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Họ chính là hiện thân
của anh Bộ đội Cụ Hồ. “Biết Khôi đã phá được xe, T rẽ bên trái ném một quả
thủ pháo vào bọn Mỹ đang lục sục trong nhà bạt. Thủ pháo nổ, mảnh vải bạt
bị xé mướp, bật tung lên như người ta cầm gậy rẩy một cái giẻ rách. Khôi
chạy mấy bước, thấy ba tên Mỹ mặc quần đùi áo lót chạy xuống hố bom, K.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn31
quạt vào đó một băng tiểu liên. Một bóng nhảy chồm lên rồi rơi tõm vào cái
phễu như vũ.
Các mũi tiến sâu vào giữa khu vực địch. Anh em chạy qua 1 chiếc tank
đang cháy, lửa táp vào mặt nóng ran. Vừa qua chỗ khói đen đặc, thấy một
chiếc M.113 cách 10m đang tuôn ra từng dây lửa đạn; Một tia lửa xanh từ tay
Lỗ bay lên theo hình cầu vồng rơi vào thùng xe. Tiếng bộc phá nổ giật rất
mạnh . Tên Mỹ bắn súng máy bị hất tung ra ngoài” [41 - 221].
Những mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đã đối diện với
những gian khổ đến mức: Ăn khổ, sốt rét, những người lính thiếu muối, phải
ăn riềng, xả thay cơm, thậm chí có những lúc họ phải ăn gạo lẫn bộc phá đắng
ngắt: “Ăn đọi chuối, ăn quả chát. Đọt chuối anh ăn gốc, anh ăn ngọn, cuối
cùng những chiếc bẹ bên ngoài xắt quân cờ chấm muối ăn. Ăn quả chát răng
vàng khè. Uống nước suối. Múc đầy mỗi người một bi đông. Thương binh.
Anh sốt. Gặp một chiến sĩ lạc có một bát gạo không có nước. Nấu cháo mỗi
người húp một vài thìa, còn để cho thương binh và đồng chí sốt” [41- 76].
Song ở họ vẫn hiện lên với một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị
trong suy nghĩ và rất giàu tình thương với đồng đội:
“ Nữ đồng chí Uy, người bạn thân nhất hy sinh. “Tôi rất đau xót nhưng
không thể cứu sống được nữa. Tôi không dừng lại vẫn tiếp tục đi cứu cho
người khác. Tối về nghĩ đến bạn tôi mới khóc” (Sau buổi chiều cõng bạn về
một cái lán kín đáo thay quần áo và tắm rửa cho bạn) [41 - 79].
Qua Di cảo ta có thể nhận thấy khá rõ Nguyễn Minh Châu không chỉ
nắm bắt được hiện thực của chiến tranh mà ông còn muốn đi vào cắt nghĩa, lý
giải chiều sâu, vẻ đẹp tinh thần độc đáo của dân tộc, thể hiện một vẻ đẹp của
mỗi người đang sẵn sàng xả thân cho cuộc chiến đấu hào hùng: “Mỗi người
đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng
chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” (Nguyễn Minh Châu).
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn32
Một điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là những
trang anh hùng ca về cuộc đấu tranh của dân tộc ta trong những ngày“Vì ta, vì
lẽ phải trên đời”, nó hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc sử thi nhằm ngợi ca
chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dường như mỗi trang viết của ông đều mang
tới âm hưởng hào hùng của một thời kỳ lịch sử nóng bỏng. Nhà văn đã từng
nói đến thiên chức của người nghệ sĩ là tìm kiếm trong cuộc sống những tấm
gương đẹp đẽ, những tính cách điển hình cách mạng. Ông coi việc làm của
mình là kết quả “Cố gắng tìm kiếm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm
hồn của mỗi con người”. Nhà văn luôn cảm thấy mắc nợ với cuộc đời. Những
sáng tác nghệ thuật của ông là “đài kỉ niệm” về chiến tranh và Tổ quốc. Tất cả
những cố gắng của nghệ sĩ đều hướng về mục tiêu chung nhất là nhận thức
được vẻ đẹp kì diệu trong tâm hồn dân tộc. Đó chính là điểm khởi phát của
ngọn lửa sáng tạo giúp nhà văn vượt lên cái hàng ngày để nói về cộng đồng
lịch sử và dân tộc. Theo ông, mỗi nhà văn tài năng có thể mang đến, góp vào
văn học dân tộc một phương diện nào đó sở trường nhất của mình, những cái
cốt lõi “Cái phần chủ yếu của một người viết vẫn là tiếng nói của anh ta
trước những vấn đề mà đông đảo mọi người quan tâm đến” (TGTĐ-T25).
“Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ
cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách
của đời sống” (TGTĐ - T67).
Nguyễn Minh Châu đến với văn học vào thời điểm lịch sử đặc biệt, cả
dân tộc dồn sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phát triển trong điều
kiện chiến tranh, văn học giai đoạn này chịu sự tác động và chi phối của
những quy lụât không bình thường của đời sống chiến tranh. Khi mà “Cả dân
tộc đang dồn vào một con đường. Ấy là con đường ra mặt trận, con đường
cứu nước” (Nam Cao). Khi mà mỗi người cầm bút và người đọc đều “có một
mối quan tâm và thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và khát vọng
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn33
của nhân dân trong những năm đầy sóng gió”, lẽ nào nhà văn có thể làm ngơ,
lẽ nào“ có thể viết những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện
đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc” (TGTĐ - T25).
Là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu càng nhận thức sâu sắc
hơn lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng của ngòi bút mình. Ông
luôn nghiêm túc đòi hỏi người nghệ sĩ “Phải là người nghệ sĩ trên mặt trận
của Đảng”. Người nghệ sĩ mỗi khi sáng tác, không thể chơi vơi mà phải hình
dung ra tác phẩm của mình, đem “ướm” nó vào trong cuộc sống, “ thử nhìn
xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống hay không, thử nhìn xem
nó có lạc hậu hoặc đứng trước quá xa bước tiến triển của xã hội không? Thử
nhìn xem tác phẩm…có đem đến cho xã hội một tiếng nói bổ ích không?” [29].
Có thể nói, câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của văn chương về mối
quan hệ văn học và đời sống, luôn là mối quan tâm, day dứt hàng đầu, thường
trực và da diết với Nguyễn Minh Châu. Ý thức nghệ thuật đó, lý tưởng xã hội và
lý tưởng thẩm mỹ đó đã quán xuyến, định hướng toàn bộ sáng tác của nhà văn.
Trong Di Cảo Nguyễn Minh Châu ông nhìn về chiến tranh không hề bịa
đặt, thêm thắt, tưởng tượng hoặc hư cấu, viết về chiến tranh Nguyễn Minh Châu
coi đó là điểm nóng của dân tộc. Điều đó thể hiện tính mục đích cao của người
cầm bút. Ông muốn dùng trí tuệ của mình với tư cách là nhà văn - chiến sĩ, góp
phần vào cuộc đấu tranh của dân tộc và sự chiến thắng của nhân dân.
Với đề tài chiến tranh và người lính những năm 80 của thế kỉ XX ta
thấy nhà văn có một sự nhận thức về cuộc chiến đấu và con người chống Mỹ
qua hàng loạt tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh,
Cơn giông, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam. Ở những tác phẩm này ông
luôn thể hiện cái hào hùng, tự hào của dân tộc. Sự khốc liệt, nghiệt ngã của
chiến tranh đã được trình bày một cách nghiêm túc và đầy đủ. Ngọn lửa chiến
tranh tàn khốc đã giúp người đọc phân biệt đâu là những phẩm chất tốt đẹp, là
người anh hùng, những kẻ phản bội, hèn nhát.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn34
Trong chiến tranh nhà văn khai thác khá sâu những nỗi đau thương tổn
thất của từng số phận cá nhân người lính như Bức tranh, Cỏ lau, Mùa trái cóc
ở Miền Nam…họ đều là những thanh niên tiêu biểu cho những thế hệ anh
hùng vững vàng và dũng cảm trong chiến đấu, thời chiến hay thời bình đều
giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Những năm kháng chiến, những lo toan,
những chuyến đi với một khẩu súng và một chiếc ba lô tưởng như sẽ đi mãi
mãi, những con người và sự kiện vẫn còn nằm im ngủ trong hàng trăm, hàng
ngàn cuốn sổ tay nhòe nước mưa và bụi đất.
Những trang Di cảo Nguyễn Minh Châu là những trang viết giữa hai
trận đánh, với ý thức nóng bỏng được góp phần cùng toàn dân tham gia đánh
giặc. Cuộc sống chiến tranh bao giờ cũng chồng chất biến động và sự kiện.
Những điều Nguyễn Minh Châu ghi chép có một quá trình diễn biến, từng
nhân vật tham dự đều suy nghĩ và hành động, ở họ đều là những con người
nhiệt huyết, tất cả vì tiền tuyến. Họ phải trải qua những cuộc đi bộ luồn rừng
hàng tháng trời, trải bao gian nan và hiểm hoạ giữa đại ngàn Trường Sơn để
tìm đường, mở đường rồi làm đường để đưa quân, chuyển vũ khí đạn dược
vào chiến trường:“Chỉ với việc đưa được pháo vào chiến trường cũng đã là
một kỳ công. Một xích pháo có 120 mắt mà một mắt xích nặng 10 kg chưa kể
đất cát dính vào. Đành phải cắt xích từng đoạn 2-3 mắt rồi khênh lên, rải ra
và nối lại. Vậy mà vẫn có chiếc xe xích kéo pháo bị nước cuốn trôi, có cái bị
sa lầy. Những lần kéo pháo vào, phải phân ra từng bộ phận của pháo để dễ
bề di chuyển nhưng rồi trên đường đi dính pháo, dính máy bay, bom, gặp địch
càn…nên khi ghép lại thì cả pháo và khẩu đội không còn nguyên vẹn. Chỉ tính
từ 10/10/1970 đến 10/10/1971 ở Chà Là số trận máy bay là 2.538 trong đó có
314 trận B52. Bom ở trung tâm 6 quả/1m2; 104 quả/1 đầu người. Thương
vong ở đại đội chốt trụ là 38% trong 3 tháng (c3 công binh). Đó còn là ngày
đói quay, đói quắt trong mùa mưa năm 1971.
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn35
Xe bị nước cuốn trôi về một cái hũng, những hón đá và cát chét vào
xích và bánh tỳ. Tời 15 tấn, sức xe 200 mã lực. Một mắt xích nặng mười cân
và đất cát. Một xích có 120 mắt, cắt xích từng đoạn 2, 3 mắt và khênh lên và
rải ra nối lại. Từ chiều đến 9 giờ mới tời được một xe và một pháo lên. 9 - 11
giờ đêm chỉ được 2 km”.
Lại nhận được điện gọi đi cứu một xe xích kéo pháo 37 lăn xuống hố bom
giữa lòng suối và một xe ô tô lật ngửa chổng 10 bánh lên trời. Cởi quần áo ra
bơi ngược suối, nước đẩy ép vào thành từ vị trí chỉ huy lăn sang vị trí lái. Ba lần
lăn mới giật được cần lái. B52 nhay nháy (nó nổ rồi). Kéo cả chiếc xe ô tô. Đi
được 3 km thì máy bay đến thả bom toạ độ vào chỗ xe bị ngập ban nãy.
Trận địa nghi binh kéo địch ra cho cao sạ đánh. 1D dùng 2 loại pháo
được: đánh 241 vác H6 đánh. Thứ vũ khí cũ địch huỷ (đem vào đây mà huỷ)
giả H6 lấy 105 đánh dốc Miếu. Một tuần nghiên cứu, đa số thời gian nghiên
cứu giải quyết cái giàn - Pháo thủ toàn năng ở phạm vi rộng hơn. Đánh bộ
binh được, đánh máy bay được.
Trang bị cả cao xạ vừa bắn pháo mặt đất vừa bắn máy bay (105: 4
phát/phút (lý thuyết) - giờ bắn 7, 8 phát/phút).
Một ngày địch thả xuống Động Tri rất nhiều. Tổ chức đánh. Đường
xá phức tạp, lương thực thiếu thốn. 27 người. Lương thực mỗi người còn một
bát gạo rang và 3 lạng gạo - một tuần ăn cháo rồi.
Đi về phía Nam rất gian khổ. Thiếu gạo. Đói. Đường leo dốc trơn. Đi
kiếm mít luộc ăn. Đánh bộc phá lấy cá. Ba lô chỉ đựng cá sông Đa Kơ rông,
cá không muối” [41- 200].
Ghi chép ngày 9.5.1973 ở Đông Hà, buổi sáng, khi Nguyễn Minh Châu
rửa mặt, ông gặp một người đàn bà điên nhưng lúc này cô ta không có một vẻ
điên nào. Cô ta nói chuyện với ông và bảo ông : “Các anh muốn giải phóng
Miền Nam hử, có cách chi giải phóng mà không chết người, không đổ nhà
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn36
không hử?”. Cũng nơi đây, những con người còn sót lại, bé nhỏ, kiệt quệ
đang đi trong đổ nát, nhặt lại những gì có thể dựng lại mái lều trên sự hoang
tàn, hoang hoá đã “gợi lên lòng thương của tôi đến mức muốn khóc”“Con
người như một lũ điên. Ngày nào tôi cũng phải lội trong tàn phá, chết người
và nỗi đau khổ của người sống nghĩ về người chết” [41].
Trong chiến tranh đói khổ là vậy nhưng những chiến sĩ vẫn hoàn thành
nhiệm vụ được giao: “Ta đói gạo khi thuyền ta chở gạo, những người vị tha,
ngô sắn, lên chính uỷ sửa lại sắn ngô. 20 ngày (1/8-20/8) thiếu gạo, ngày
thương binh liệt sĩ được 2 lạng. Kho còn ít quá, qua một mùa mưa tóc bạc vì
lo đói, thành lập đường dây chuyển sắn, sắn sấy vừa đen, vừa hôi, đưa xuống
binh trạm 35 ăn sắn ngô hoàn thành tuyến đường”.
Đọc những ghi chép của Nguyễn Minh Châu trong Di cảo, ta như sống
lại những tháng ngày quyết liệt, gian nan nhất của dân tộc và của mỗi người
cầm bút. Những ngày mà công việc chuẩn bị cho những trang tác phẩm phải
đặt cược bằng tính mạng, những cơn sốt rét rung giường, những chặng đường
cong, khoác ba lô đi nhiều tháng liền trên Trường sơn.
Lần thứ hai tôi bị B52 nhưng lần này dữ dội hơn. Tôi định chạy sang
hầm bên cạnh có bạn đỡ sợ. Nhưng tôi không chạy. Bom nổ dữ. Tôi chạy tới
ôm choàng lấy thương binh lúc nào không biết. Tôi sờ xem anh có việc gì
không. Tôi áp mái tóc tôi lên mặt anh để khỏi đất đá rơi vào mắt anh. Bom
càng nổ gần. Tôi bình tĩnh dần lại. Thương binh đột nhiên hét lên và chồm
dậy. Tôi dỗ: anh đừng sợ, có em bên anh săn sóc cho anh đây! Bom càng nổ
gần hầm tưởng sắp sập, tôi càng ôm anh chặt hơn. Tôi lấy bông nút tai anh
lại để khỏi nghe tiếng nổ. Đợt B52 thứ nhất dứt [41- 81].
Qua Bến Hải quãng Cửa Tùng, pháo mình bắn qua bờ Nam,
C15+14:2C khá. C14 không có thương vong. D17 Thanh Hoá nhiều, thọc sâu
vào Đông Hà. Bệnh sốt rét nhiều [41- 83].
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn37
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con ngƣời
Nguyễn Minh Châu hiện lên trong Di cảo là một người có trách nhiệm
cao với đời sống, với xã hội cũng như với con người bằng cái nhìn nhân bản
sâu sắc. Một nghệ sĩ tài năng, nhạy bén với những suy ngẫm đầy trách nhiệm,
tâm huyết. Con người ông để lại cho hậu thế một bài học sâu sắc: “Tư duy
nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt qua ngoài
cái quy luật của chân - thiện - mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có
trách nhiệm khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản
mênh mông” [44]. Nguyễn Minh Châu đã quan niệm: “Hoà nhập trong cuộc
sống của đồng loại, lấy những đầy vơi của lòng mình mà lắng mà cảm thấu
và sẻ chia những đầy vơi của đồng loại, neo giữ lòng tin yêu và cứu đỡ cho
đồng loại. Tư chất đó chỉ có ở những người nghệ sĩ đích thực”.
Văn học chân chính phải là thứ keo gắn kết con người với con người.
Tư tưởng ấy được Nguyễn Minh Châu chuyển tải trên những trang viết vừa
mặn mà,vừa sâu sắc, bộc lộ trực tiếp qua những lời tâm huyết “Ông trời sinh
ra tôi để kêu thét lên cái nỗi thống khổ của con người và kêu gọi con người ta
hãy lại với nhau”. Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu không chỉ thể
hiện trong các sáng tác, mà ngay trong tập Di cảo. Đó là cái nhìn về con
người gắn liền với sự chi phối của chiến tranh và sau chiến tranh.
Đọc Di cảo của Nguyễn Minh Châu người đọc xót xa trước những mất
mát quá lớn mà con người phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh. Như một
cuốn phim quay chậm với những cảnh chọn lọc, tiêu biểu Nguyễn Minh Châu
đã phác hoạ cận cảnh đổ nát do hậu quả của chiến tranh: “Đông Hà như
thi thể của một con quái vật đã chết và qua mưa nắng đã thối rữa, rất nhiều lần tôi
bàng hoàng nhìn trong nắng đổ đom đóm mắt, hình một bà già, một em bé như con
tôi, dáng siêu vẹo, gánh ra từ trong một nơi tận cùng, nơi thâm cung của đổ nát, mà
cũng nơi ấy, thâm cung của nơi con người đã ăn ở cùng láng giềng hàng phố của
Viết thuê luận văn thạc sĩ
Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu

More Related Content

What's hot

Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Man_Ebook
 
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAYVăn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.docLuận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
tcoco3199
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Man_Ebook
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
 
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAYVăn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
Luận án: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính (dựa trên cứ liệu trước 1945)
 
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.docLuận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
Luận Văn Tính Triết Lý Trong Thơ Chế Lan Viên Sau 1975.doc
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 

Similar to Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu

Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
QucTrngTrn2
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềmTh s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NuioKila
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
jackjohn45
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
nataliej4
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu (20)

Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềmTh s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
Th s33.024 phong cách thơ nguyễn khoa điềm
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
Th s33.034 quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nguyễn minh châu trong tập t...
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
 
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (9)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------***------------ LỤC THỊ THUÝ HÀ DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60.22.34 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH THU Thái Nguyên - 2010 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Thị Bích Thu, cô giáo đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt thành giảng dạy của các thầy cô trong khoa Ngữ văn nói chung, các thầy cô trong tổ Văn học Việt nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nói riêng để em có thể hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch đào tạo! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả luận văn Lục Thị Thuý Hà Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC STT PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 7 5. Mục đích khoa học...................................................................... 8 6. Bố cục luận văn........................................................................... 8 NỘI DUNG CH¦¥NG I: dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG Sù NGHIÖP S¸NG T¸C CñA NHµ V¡N 9 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu…….. 9 1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu……….. 24 1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu………………………… 26 CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC Xà HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU 29 2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người………………………………………………………….. 30 2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh….. 30 2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người…………………………………. 37 2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút………… 46 2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới………….. 53 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu………………………… 56 2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút………………………………… 58 2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội……………………………...... 60 CHƢƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO 62 3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường………………….. 63 3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè đồng nghiệp và với chính mình……………………………….. 63 3.1.1.1. Thành thực với chính mình….................................................... 63 3.1.1.2. Thành thực với vợ con…………………………………………. 67 3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp…………………………….. 69 3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh………………………………………….. 71 3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin…………... 71 3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh……………………………… 72 3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn………………….. 74 3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị………… 74 3.2.2. Những đột phá trong sáng tác…………………………………. 80 3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau…………………………….. 83 3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận …………. 87 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”. Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người. Những năm gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm (2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994)… đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dân tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật. Lâu nay sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm những tác phẩm được xuất bản, công bố đã thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và nghiên cứu phê bình. Nhưng Di cảo của nhà văn - những ghi chép còn lại trong di sản văn chương của ông đến hôm nay mới chính thức ra mắt công chúng. Với gần 500 trang, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu đã phơi tỏ, bổ sung thêm những điều còn chìm ẩn trong cảm nghĩ, nhận thức, với những trăn trở, khát khao sống và sáng tạo của nhà văn. Như vậy, tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ để hiểu hơn chân dung đích thực và hoàn chỉnh về nhà văn mà còn là cơ hội để nhìn nhận thấu đáo hơn về sự nghiệp văn học cùng những đổi mới có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sáng tạo của ông trong cả một quá trình sống và viết. Đó là những gợi dẫn cho chúng tôi lựa chọn đề tài Di cảo Nguyễn Minh Châu. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Ý kiến đánh giá sự nghiệp sáng tác Nguyễn Minh Châu Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một mảng gắn với thời kì đổi mới.Với những sáng tác này, nhà văn được tôn vinh là người “Mở đường tinh anh” cho cuộc đổi mới văn học, vì thế sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được các nhà nghiên cứu phê bình văn học chú ý ngay từ khi những tác phẩm đầu tiên ra đời và càng về sau thì cách đánh giá càng thoả đáng và toàn diện hơn. Mỗi người tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự thành công ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự tin tưởng: Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển vọng. Đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp của ông, trong đó phải kể đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu - Con Người và Tác Phẩm (Nhiều tác giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn - Nxb Hội nhà văn 1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương biên soạn - NxbVhoá - TT 2001). Gần đây nhất là cuốn Nguyễn Minh Châu về tác giả - tác phẩm (NxbGD- 2002) do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn. 2.1.1. Thời kì trƣớc 1975 Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút kí in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cửa sông (1967) thì con đường văn học của Nguyễn Minh Châu mới thực sự định hình. Tiếp đó tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mỹ. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 như Cửa sông; Dấu chân người lính, ngay từ khi xuất hiện đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết: “Tác giả tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống, biết lựa chọn những tình huống, những tính cách điển hình” [33]. Với Dấu chân người lính, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến đấu ác liệt và ngoan cường nơi tiền tuyến… xây dựng nhân vật đẹp đẽ , giàu chất lãng mạn” [35]. Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn… cũng đều có nhiều những bài viết công phu về giai đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống nhất khẳng định ông là một tài năng văn xuôi nhiều hứa hẹn. 2.1.2. Thời kì sau 1975 Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Nguyễn Minh Châu nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới của dân tộc. Là nhà văn nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội sau chiến tranh, ông lần lượt cho ra đời những tiểu thuyết: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987) cùng các tập truyện ngắn Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau mang những sắc điệu mới trong bút pháp cũng như giọng điệu của nhà văn. Những tác phẩm này được các nhà nghiên cứu phê bình văn học: Nguyễn Văn Long, Nhị Ca, …đánh giá khá cao. Các nhà nghiên cứu thấy ở Nguyễn Minh Châu “Sự không chịu dừng lại” mà đã có dấu hiệu tìm tòi đổi mới. Điều này chứng tỏ Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở tìm kiếm một lối đi riêng biệt để thể hiện một cách chính xác hơn, chân thực hơn những vấn đề nóng bỏng của đời sống. Nếu như chia sáng tác của Nguyễn Minh Châu thành hai giai đoạn cụ thể thì những sáng tác cuối thập kỉ bảy mươi, đầu thập kỉ tám mươi là một giai đoạn có tính chất quá độ. Để rồi sau đó ít lâu Nguyễn Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 Minh Châu trở thành một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Với ba tập truyện ngắn Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã trở thành một “hiện tượng” văn học. Điều đó đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau trong giới phê bình văn học, thậm chí có lúc các ý kiến trái ngược nhau, nhưng được đưa ra bàn luận sôi nổi, được phân tích kĩ lưỡng ở nhiều góc độ khác nhau, đã xuất hiện một loạt bài viết của các nhà phê bình. Nhìn chung các ý kiến đánh giá, nhận xét trong cuộc thảo luận đã kết luận: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu: “Là một khuynh hướng tìm tòi trong nghệ thuật”. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mới thành công một nửa” [50]. Bên cạnh một số ý kiến đánh giá có phần dè dặt là đa số các ý kiến ghi nhận thành tựu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cùng những đóng góp mới mẻ của nhà văn với thể loại này. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sau khi phân tích, đánh giá truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra cái mới của nhà văn “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có chiều sâu mới mẻ nảy sinh trong sự đổi mới của các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm cách thể hiện khác nhau làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của nền văn xuôi đang bước vào thời kỳ phát triển mới” [1]. Trần Đình Sử lại ghi nhận sự thành công của Nguyễn Minh Châu dưới con mắt của một nhà thi pháp học. Ông cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” và đặc sắc của tập Bến quê chủ yếu là thể hiện một hướng trần thuật có chiều sâu” [53]. Với Phiên chợ Giát, một truyện ngắn được hoàn thành ngay trên giường bệnh vào chính những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nguyễn Minh Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 Châu đã gửi thông điệp nghệ thụât cuối cùng của nhà văn như,“một di chúc khắc khoải đẫm máu”, với người đọc. Đỗ Đức Hiểu đã viết: “Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn. Nó là một chấn thương nhức nhối, một bức tranh với bao cảnh hoang vu, với nhiều mảng tối và những chấm đỏ màu máu…”[32]. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, song Phiên chợ Giát là một trong những thiên truyện hay nhất của Nguyễn Minh Châu, “Một kiệt tác của văn học hiện đại chúng ta” nó “bộc lộ sự tinh tế, tài hoa của một cây bút mà tài năng đang ở độ chín” (Nguyên Ngọc). Cái chết của nhà văn đã gây nhiều xúc động, luyến tiếc nhất là vào thời điểm văn học nước ta đang có những chuyển động phong phú, sâu sắc và phức tạp. Sau khi ông mất, nhiều nhà phê bình đã viết bài tưởng niệm.Tất cả đều có chung một nhận xét: Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhân cách lớn, một tài năng văn học thật sự. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau khi ông qua đời (1989) vẫn tiếp tục thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu và nghiên cứu trên những góc nhìn mới. 2.2. Ý kiến đánh giá Di cảo Nguyễn Minh Châu Trong lời giới thiệu cuốn sách Di cảo Nguyễn Minh Châu, tác giả Hoàng Châu Minh đã viết: “Cùng với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, cuốn Di cảo này giúp cho những ai quan tâm đến nền văn học hiện đại Việt Nam và tác giả Nguyễn Minh Châu có một bức chân dung hoàn chỉnh về ông - một nhà văn chiến sĩ - suốt đời không ngừng trăn trở lo âu về số phận con người và săn đuổi một cách riết ráo ngay chính bản thân mình” [41-10]. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài viết “Cái nhìn ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu” đã nhận thấy: “Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ cho chúng ta thấy được phần nào sự thật của một giai đoạn lịch sử cuộc chiến tranh, số phận mỗi con người, số phận dân tộc cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 trách nhiệm nghệ sĩ của mình mà qua đó chúng ta cũng có một hình dung rõ hơn về một Nguyễn Minh Châu - một trong số các nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới và cũng hiểu được vì sao ông đã chọn cách đi ấy, do đâu mà ông lại thành công như vậy” [41- 12]. Điểm lại lịch sử vấn đề có thể khái quát rằng: Về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được nhiều cây bút nghiên cứu, các đề tài luận văn quan tâm đến như Quan niệm nghệ thuật về con người, Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Cảm hứng nhân văn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu…Và “ như là để nói đến sự sống sau cái chết”. Năm 2009, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu ra đời đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu trong đời sống, cũng như đời viết của mình. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài: Di cảo Nguyễn Minh Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu nhằm ghi nhận vị trí và giá trị của Di cảo trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trên cơ sở đó nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện hơn chân dung nhà văn . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009 và các sáng tác của nhà văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: 5. Mục đích khoa học - Nhận diện Di cảo Nguyễn Minh Châu và vị trí của nó trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 - Tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu để thấy rõ hơn sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về văn học, về hiện thực, về con người, về nghề văn. Một cây bút có ý thức tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. - Nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu góp phần nhận diện đầy đủ hơn chân dung và nhân cách nhà văn trong quá trình sống và viết của ông. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương. Chương I: Di cảo Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Chương II: Một số vấn đề của hiện thực xã hội và văn học trong Di Cảo Nguyễn Minh Châu. Chương III: Chân dung Nguyễn Minh Châu qua Di cảo. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 NỘI DUNG CH¦¥NG I dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG Sù NGHIÖP S¸NG T¸C CñA NHµ V¡N 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20.10.1930; mất ngày 23.1.1989. Quê gốc: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng Văn Thái tục gọi là làng Thơi chuyên nghề đánh cá khơi và làm muối, là một vùng quê nghèo, đời sống văn hoá rất thấp. Nguyễn Minh châu sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng sa sút sau cách mạng tháng Tám. Cha cũng có chút học hành. Mẹ quanh năm làm việc đồng áng, không biết chữ, rất giàu tình thương và lòng hy sinh vì con cái, đặc biệt thương chiều Nguyễn Minh Châu là con út. Tuy khá giả nhưng Nguyễn Minh Châu rất khắc khổ. Con cái trong nhà chỉ con trai là được học hành đến nơi đến chốn, còn con gái không được đi học. Những người chị của Nguyễn Minh Châu (chị ruột, chị dâu, chị họ) với những số phận không may mắn, cả cuộc đời tủi cực lận đận ở quê nhà đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tình cảm của nhà văn. Mặc dù sinh ra trong một gia đình đông anh em như vậy, riêng ông được học hành chu đáo. Quê hương Nguyễn Minh Châu là mảnh đất cửa ngõ Xứ Nghệ, nằm ven biển miền Trung. Cũng như bao làng quê ở đây, làng Thơi là một vùng đất sơn thuỷ hữu tình nhưng cũng rất khắc nghiệt và dữ dội. Nằm kẹp giữa Lạch Thơi và Lạch Quèn, phía Tây là đồi núi ăn lan ra tận biển như Hòn Rồng, Hòn Kiến, làng Thơi là một vùng đất dữ dội mà hiền hoà, với thiên nhiên nước biếc non xanh. Nhưng Kẻ Thơi cũng là vùng đất của những cơn gió Lào bỏng rát về mùa hè và những trận cuồng phong chao đảo cả đất trời về mùa mưa lũ. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 Có lẽ sự hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, đất đai đã in dấu ấn lên con người của làng quê ông. Nguyễn Minh Châu đã kể về con người làng Thơi của nhà văn như sau: “Quê tôi là Quỳnh Hải thôn Kẻ Thơi, Lạch Quèn. Dữ dội lắm. Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ chỉ có uống rượu và đánh nhau. Rượu say, ngủ ngay ở bãi biển. Mỗi đêm, những người đàn bà phải đi “ nhặt” chồng về. Cả làng làm nghề chài lưới, chẳng học hành gì cả. Tôi còn nhớ ông Điềm mỗi khi say rượu, cởi truồng nồng nỗng, quần vắt lên vai, đi vào trong xóm, lấy quần đánh chó. Gặp ai cũng chửi tuốt. Nhưng vớ phải một mụ bán bánh đa ở chợ làng còn dữ dội hơn. Mụ tuột váy ra, lấy váy đánh vào mặt. Lão Điềm phải thua. Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh (dùng để cạo tinh những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột xổ ra. Trẻ con chúng tôi lấy rổ đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi đưa đi viện. Ông ta chết. Có một chuyện cũng lạ: Một anh đi biển gặp bão, chết ngoài khơi xa, xác trôi về, cứ trôi quanh co theo con lạch Thơi mà vào tận cửa nhà mình mới dừng lại. Mùa bão, sau mỗi trận bão, người làng khóc như ri vì có người nhà chết ngoài biển…”[32]. Tháng 1 năm 1950, Nguyễn Minh Châu nhập ngũ. Cùng năm, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1951, ông được cử đi học trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Trước khi trở thành nhà văn, ông đã trải qua các chức vụ: Sĩ quan tác chiến, chính trị viên đại đội, trợ lí văn hoá thanh niên... Từ năm 1950 đến năm 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục phục vụ trong quân đội, ông đã cùng đơn vị chiến đấu và hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Năm 1952 đến 1956, ông công tác tại ban tham mưu tiểu đoàn 772,706 thụôc sư đoàn 320.Tham gia chiến đấu ở vùng tả ngạn, hữu ngạn sông Hồng. Hoàn cảnh công tác của một cán bộ tham mưu tác chiến của tiểu đoàn, rồi trung đoàn giúp Nguyễn Minh Châu thông thuộc nhiều vùng xóm làng miền Bắc, nhất là vùng Hà Nam Ninh và Thái Bình. Nguyễn Minh Châu viết thành công tiểu thuyết đầu tay Cửa sông, chính một phần nhờ vốn sống trong thời gian này. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11 Năm 1959, Nguyễn Minh Châu là trung uý thuộc sư đoàn 320 đi dự hội nghị bạn viết toàn quân. Năm 1960 được điều động về cục Văn hoá quân đội, rồi về Tạp chí Văn nghệ quân đội, vừa làm biên tập vừa làm phóng viên. Tại đây Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được sự chú ý. Từ năm 1962 đến năm 1964, Nguyễn Minh Châu cho in 12 truyện ngắn trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Đây là những truyện ngắn viết trong khoảng thời gian hoà bình ngắn ngủi ở Miền Bắc. Người bộ đội, nhân vật chính trong truyện của Nguyễn Minh Châu thời gian này “Vẫn sôi sục một tinh thần tiền tuyến. Họ dốc hết sức mình vào việc luyện tập trên thao trường để chuẩn bị thật tốt cho những cuộc chiến đấu đang chờ họ. Luôn luôn nghiêm khắc với mình, luôn chống lại thái độ hoà bình chủ nghĩa”, đó là đặc điểm chung của những Bản, Vẻ, Bình, Sinh, Trần Việt, An, Thoa…trong Buổi tập cuối năm, Gốc sắn, Trên vùng đất sỏi, Ghi chép ở đại đội… Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ đánh phá sông Gianh, Bến Thủy, Hồng Gai, Nguyễn Minh Châu đi vào khu IV, Quảng Bình. Khoảng tháng mười năm ấy, Nguyễn Minh Châu có Tuổi trẻ cầm súng, tháng mười một có Kỉ niệm hạm tàu. Đến năm 1967, nhà văn đã đóng góp vào công cuộc chống Mỹ một truyện vừa tương đối có chất lượng: “Cửa sông”. Cuốn truyện vừa ra đời đã được bạn đọc khen ngợi và được xem như sự báo hiệu “tác giả là một nhà tiểu thuyết tài năng”(Nguyễn Đình Thi). Truyện viết về làng Kiều rất bình thường, một làng quê có bờ sông bến nước, với những đống muối trắng loá dưới nắng hè, với những đàn le le vụt bay lên từ bãi sú, những con “còng gió” hốt hoảng chạy trên cồn cát…, và những con người cũng gan góc, trần trụi và khoẻ mạnh như quê hương của họ. Truyện toát lên tấm lòng yêu mến đất nước, con người của nhà văn: “Mỗi tấc đất, mỗi con người quen thuộc mà mình từng chung sống, từng dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc đời gắn liền với lịch sử đất nước đầy thử thách. Mỗi con người đều mang trong lòng bao Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12 điều tốt mà có thể học hỏi khám phá suốt đời không hết, để tìm hiểu nhân dân mình”. “Lòng thương yêu đằm thắm đối với tất cả những cái đó là sức mạnh của những con người chiến đấu trong Cửa sông mà cũng là chỗ mạnh của tác giả Cửa sông”. Theo sát cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc, Nguyễn Minh Châu có mặt hầu hết ở các binh chủng: Câu chuyện trên trận địa, Những vùng trời khác nhau viết về người lính phòng không; Trong ánh đèn gầm, Mảnh trăng cuối rừng viết về người chiến sĩ giao thông ở Trường Sơn; Kỉ niệm hạm tàu, Cửa sông viết về lực lượng hải quân… Từ những bút kí, truyện ngắn đến Cửa sông, Nguyễn Minh Châu tiến dần từng bước với ý thức rõ ràng về con đường mình đi. “Anh nói thầm với người đọc qua các trang viết của mình; hãy lấy con mắt của tình yêu và niềm tin mà tìm hiểu và đánh giá xã hội ta và những con người của chúng ta, cho dù đó là những con người bình thường nhất mà ta vẫn tiếp xúc trong đời sống hàng ngày”. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu thật sự được khẳng định trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970). Dấu chân người lính có nhiều nhân vật. Tính cách những nhân vật chính được tác giả chạm trổ khá sắc sảo. Chẳng hạn, Lữ được xây dựng theo hướng lý tưởng hoá, có sử dụng ít nhiều yếu tố lãng mạn và được thể hiện bằng một lối văn dồi dào cảm xúc, có nhiều chất thơ. Qua tập thể những người chiến sĩ trẻ trong Dấu chân người lính, nhà văn đã đưa lại cho bạn đọc hình ảnh phổ biến về người binh nhì của quân đội hiện đại chúng ta. Cùng với việc thử sức mình ở lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Minh Châu còn quan tâm đến hoạt động phê bình, dựng chân dung văn học. Năm 1969, trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà văn in bài trao đổi kinh nghiệm sáng tác đầu tiên mảng tác đầu tiên: Người trong truyện. Năm 1970, cho in trên tạp chí Tác phẩm mới bài viết về nhà văn Nguyễn Thi: Một người viết văn, Một sự chuẩn bị. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13 Ngày 13 tháng 4 năm 1972, ông được kết nạp vào hội nhà văn Việt Nam. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1973, đi theo đoàn quân 559 vào đường mòn Hồ Chí Minh. Ông dự lễ trao trả tù binh ở sông Thạch Hãn, viết bài tiểu luận Người viết trẻ và cánh rừng già, giới thiệu nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật. Tên tuổi nhà văn Nguyễn Minh Châu được biết đến không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Năm 1973, nhà nghiên cứu văn học Nga N.I.Niculin giới thiệu Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng trên tạp chí Các dân tộc Á - Phi (Liên xô). Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong niềm vui lớn, mỗi gia đình, mỗi con người Việt Nam đều đứng trước những vấn đề, những hoàn cảnh gay cấn, hậu quả nhức nhối của hai mươi năm đất nước bị chia cắt. Ông đến với miền Nam, một nửa đất nước vừa được giải phóng: Tháng 5 - 6 (1975) ông đi Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long, tháng 10 cùng năm ông đi cửa Việt (Quảng trị). “Mảnh đất vừa giải phóng này như một lời thách đố, như một thứ chiến trường mới, lập tức mở ra trên chính vùng chiến trường cũ… bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực để bước vào một cuộc chiến tranh”. Nhận thức rất đúng này về hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau chiến tranh đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong tiểu thuyết Miền Cháy (Nhà xuất bản quân đội nhân dân ấn hành năm 1977). Trong Miền cháy, để giải quyết những vấn đề éo le trong số phận, trong từng gia đình do hậu quả của cuộc chiến tranh lâu dài đã gây ra không có con đường nào khác ngoài chính sách hoà hợp dân tộc. Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết là một đứa bé bốn tuổi, con một viên trung tá ác ôn đã bắn lén Nghĩa, người con trai còn lại cuối cùng của bà mẹ Êm, ở nơi quân ta vừa chiếm được trên của biển Thuận An. Khi nhận nuôi thằng bé, bà mẹ chưa biết rõ điều đó. Đến khi biết rõ sự thật, thái độ của mỗi người lính, người dân đối với thằng bé là sự giằng xé, đấu tranh nội tâm giữa Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14 yêu thương và căm giận sao cho đúng, cho hợp với hoàn cảnh mới của đất nước. Bằng tất cả nghị lực có được của một cuộc đời quá nhiều đau khổ, bà Êm lại một lần nữa nén nỗi đau riêng để hành động đúng với bản chất nhân đạo của bà. Tiếp tục chủ đề mà Nguyễn Minh Châu đã đặt ra sau 1975, năm 1982, Nguyễn Minh Châu đã cho ra mắt Những người đi từ trong rừng ra, giải quyết một loạt vấn đề do hậu quả chiến tranh gây ra mà Miền cháy chưa kịp giải quyết. Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, một bộ phận quân đội chuyển sang làm kinh tế. Vấn đề đấu tranh tư tưởng từng bước tuy ngấm ngầm nhưng thật quyết liệt trong một đơn vị bộ đội, là cuộc đấu tranh giữa lề lối làm ăn khoa học hiện đại với lề lối làm ăn lạc hậu cũng tức là đấu tranh giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng bảo thủ. Với hai cuốn tiểu thuyết Miền cháy (1977) và Những người đi từ trong rừng ra (1982), Nguyễn Minh Châu đã không gây được hiệu quả trong dư luận như khi cuốn tiểu thuyết Dấu chân người lính vừa xuất hiện. Đây cũng là chuyện bình thường, bởi vì trong sáng tạo nghệ thuật của một nhà văn, không phải lúc nào các tác phẩm xuất hiện sau cũng thành công hơn các tác phẩm trước. Mặt khác, con đường sáng tạo của nhà văn cũng là con đường tìm tòi thể hiện chỗ mạnh của ngòi bút.“Cái mà ta gọi là phẩm chất tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu dường như chưa ổn định. Anh hãy còn trên con đường không ngừng tìm tòi, thể nghiệm một cách viết riêng để tải được đạt nhất những suy nghĩ sâu sắc cùng với vốn sống dày dặn của mình”(Thiếu Mai). Từ thực tế cuộc sống, từ trang viết đã được thể nghiệm, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra sở trường ngòi bút của mình, và các truyện ngắn của ông lần lượt xuất hiện, đề cập tới những vấn đề của đời sống và con người thời hậu chiến. Nguyễn Minh Châu đã quyết định lao vào “mặt trận đạo đức” của con người sau cuộc chiến. Như ông đã nói: Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15 “Tôi muốn dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người, một cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng ngày, từng giờ và khắp mọi lĩnh vực của đời sống”. Nhận thức trên đây đã được nhà văn thể hiện trong các truyện ngắn Về một cách sống (Văn nghệ số 12-1980, sau này đổi tên là Hạng), truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Văn nghệ số 35, tháng 8-1982), Bức tranh (bắt đầu viết từ năm 1976, đăng trên Văn nghệ số 50, tháng 12-1982). Trong những truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã đem những con người anh hùng một thời ông quen biết và đã thể hiện họ qua các nhân vật như Kinh, Khuê (Dấu chân người lính), Hiển (Những người đi từ trong rừng ra) để trả lời những vấn đề đạo đức, cách sống bây giờ: “Trong truyện ngắn Hạng, tôi đã đưa nhân vật chính uỷ Kinh trong Dấu chân người lính xuất hiện trở lại với tất cả phong độ chính uỷ cũ, để làm chỗ dựa tinh thần cho Hạng giờ đây đã trở nên một con người thực dụng”. Năm 1983 là năm có nhiều niềm vui trong cuộc đời cầm bút của Nguyễn Minh Châu. Những cố gắng tìm tòi của ông về cuộc sống, con người trong hoàn cảnh mới của đất nước đã được trân trọng. Ông là đại biểu chính thức dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 3 tại Hà Nội; đọc tham luận về tiểu thuyết; trúng cử vào Ban chấp hành hội khoá 3. Cho in truyện ngắn Giao thừa và một số bài về kinh nghiệm viết truyện ngắn, tiểu thuyết trên Văn nghệ quân đội. Cho in thành sách riêng tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Tiểu thuyết Miền cháy được dịch ra tiếng Nga, in tại Nhà xuất bản Cầu Vồng (Liên Xô). Truyện ngắn Bức tranh cũng được dịch và in trên báo Văn học (Liên Xô). Năm 1984, Nguyễn Minh Châu lần lượt cho đăng trên báo Văn nghệ các truyện ngắn Dấu vết nghề nghiệp, Hai con nhóc (sau này có tên Hương và Phai), Khách ở quê ra. Các truyện ngắn mới đăng này vừa thu hút sự chú ý Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16 đáng kể, vừa gây những luồng dư luận khác nhau trong giới viết văn và phê bình. Đáng chú ý nhất là truyện ngắn Khách ở quê ra. Truyện viết về lão Khúng “tính nết chật chưởng đầy trái khoáy, nhưng không phải là con người lèo lá, nhớp bụng”. Lúc trai trẻ, Khúng là một thanh niên lêu têu, có đầu óc “thích nổi tiếng”. Khúng lấy vợ bất chấp mọi sự thua thiệt của một anh trai tân, phải hứng chịu bao nhiêu lời chửi rủa của cả làng vì dám cả gan đem về nơi thờ thần hoàng “một con đĩ chửa hoang”. Vì đói kém Khúng phải dìu cõng vợ con rời làng đi khai hoang ở một vùng đất hoang vu chỉ có đá, tiếng chim “bắt tép kho cà” và lau sậy. Để cưu mang cả gia đình, Khúng phải lao động. Hắn tranh chấp với rừng từng bước chân không phải chỉ trả giá bằng mồ hôi mà bằng cả máu. Ngày mới lên, hắn đã bị thương trong một lần máy bay ném bom đêm, giữa lúc hắn đang vãi lúa lốc”. Nếu như trong Mảnh đất tình yêu, cuộc sống phải đối chọi, phải đương đầu để sống đã biến những người dân xóm Bến Đá của vùng biển mền Trung phải kiên trì như con dã tràng, thì nơi rừng hoang của miền tây Nghệ Tĩnh, sự vật lộn giữa con người với thiên nhiên, với giặc giã đã biến Khúng thành kẻ “Y như một con bọ hung từ dưới lỗ chui lên: vừa đen, vừa gầy, vừa già, vừa xấu”. Một đời vật lộn với cái đói, cái nghèo, trọng cái thực nên giữa phố phường Hà Nội, đến thăm các di tích, Khúng rất ngỡ ngàng nếu không nói là thờ ơ trước các di tích, thắng cảnh (Khúng cho rằng, Tháp Rùa thật không giống cái Tháp Rùa trong bức tranh treo ở nhà). Lão xa lạ với bao sinh hoạt, cảnh sắc đô thị. Nhưng khi tiếp xúc với cái đời thường, với những nhu cầu tồn tại tự nhiên của con người như cảnh chợ búa (ở chợ Đồng Xuân, những cái ăn hàng ngày như hũ nước mắm dúm muối, mớ rau, con cá…Khúng rất dễ dàng nắm bắt nó: “Làm con người sống ở trên đời, anh nào cũng phải ăn cho nên xét cho đến cùng, ruột da đều giống nhau cả”. Sự chiêm nghiệm, triết lí về cuộc sống, về con người ở Khúng chỉ có được khi nhân vật suy ngẫm sống với chính thân phận, cuộc đời Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17 của mình trong thực tại. Cái được, cái mất, hạnh phúc và đau khổ trong đời, cũng đã nghiệm thấy ở bên ly rượu nhà Định: “Phàm con người ta ở đời, có cái gì hơn người sướng vì nó và chuốc lấy chua cay cũng vì nó?!” Đoạn cuối truyện, tác giả mô tả Khúng như một con người thất bại hoàn toàn khi lão giật mình trở nên bơ vơ cô độc khi biết đứa con lão đã bỏ lão để trở thành người bố đích thực của nó là con người của công nghiệp - người tổng công trình sư (đồng thời là tình địch trong suốt hai mươi năm của lão). Truyện hoàn thành vào tháng 3 năm 1984 và ra mắt độc giả trên báo Văn nghệ sau đúng một năm, tháng 3 năm 1985, đã làm dư luận xôn xao. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đặng Mạnh kể rằng: “Nhớ lại hồi truyện lão Khúng (tức khách ở quê ra) mới đăng báo, không phải ai cũng hiểu và đồng tình (…). Một nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học nói với tôi như thế này: tôi không sao nuốt nổi cái truyện ngắn này và cả tập Bến quê nữa” [40]. Sở dĩ có những ý kiến trái ngược nhau trong việc tiếp nhận về nhân vật Khúng là ở người nông dân này, một mặt anh ta là một con người sản xuất nhỏ, “cắm rất sâu vào các tầng đất quá khứ”. Cuộc sống của những người nông dân như Khúng dựa vào kinh nghiệm và thói quen truyền lại từ nhiều đời nên không tránh khỏi cái nhìn thiển cận, luẩn quẩn với cái mặt đất ở dưới chân với mấy mảnh ruộng …thuộc sở hữu gia đình lão. Mặt khác, cũng đừng nên nghĩ, tất cả những tính cách và tâm lí ấy đều là xấu. Qua nhân vật Khúng (trong truyện Khách ở quê ra, Phiên Chợ Giát ), Nguyễn Minh Châu đã làm nổi lên: “Mối quan hệ gia trưởng giàu chất thơ ấm áp và cơ sở đạo đức truyền thống của nó”. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ ấm áp từ cuộc sống của người nông dân trong quan hệ cộng đồng: gia đình, họ hàng, làng xã. Từ họ toả sáng những nét phẩm chất cao đẹp góp phần làm nên giá trị văn hoá tinh thần của người Việt Nam hôm qua và hôm nay. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18 Nguyễn Minh Châu trở thành nhà văn được chú ý nhất của dư luận. Tháng 6 năm 1985, đã có một cuộc thảo luận với nhan đề: “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức. Cuộc thảo luận đã thu hút rất nhiều ý kiến của các nhà văn nhà nghiên cứu, phê bình văn học (báo Văn nghệ tường thuật, đăng hai kì, số 27 và 28). Tập truyện Bến quê được in thành sách riêng. Hiện tượng “Nguyễn Minh Châu” đã trở thành trung tâm của sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình. Hai đoạn trích dẫn sau đây tiêu biểu cho những ý kiến trong số đó. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đánh giá: “Trong những nhà văn trăn trở tìm tòi đổi mới tư duy nghệ thuật và tiếng nói nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút gây nhiều hứng thú. Bắt đầu từ truyện ngắn Bức tranh rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thật mới”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu - đặc biệt là truyện ngắn - ra mắt dăm bảy năm gần đây, đã trở thành gần như một loại sự kiện, ít ra là đối với giới văn học” [53]. Ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Minh Châu trên lĩnh vực tiểu luận, phê bình tiếp tục đựợc độc giả đón nhận qua các bài: Nhà văn Nguyễn Công Hoan (Văn nghệ số 40 - 1985); một số bài báo bàn về nghề văn đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1987, dự hội thảo kỉ niệm 70 năm ngày nhà văn Nam Cao hy sinh, Nguyễn Minh Châu đã có bài phát biểu về chân dung nhà văn Nam Cao (bài đã đăng trên Văn nghệ số 29 và được giải thưởng về phê bình của báo trong năm). Năm 1987, trong không khí cởi mở của công cuộc đổi mới của đất nước, Nguyễn Minh Châu dự cuộc gặp mặt của Tổng bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ. Bài viết dự định phát biểu tại đây, sau cho đăng trên Văn nghệ số 49 và 50 với nhan đề Hãy đọc lời ai điếu cho một Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19 giai đoạn văn nghệ minh hoạ. Cũng trong năm này, ông cho in tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Đây là tác phẩm thứ 6 trong số 7 tác phẩm (năm 1988 cho in Cỏ lau là tác phẩm thứ 7) của Nguyễn Minh Châu viết về vùng đất Quảng Trị. Dải đất cát ven biển khúc ruột miền Trung mà lịch sử hình thành về con người, làng mạc của vùng đất ấy, không mấy xa lạ với chúng ta hôm nay. Làng Hiền An, một quần cư điển hình của làng xã ven biển miền Trung, chịu đựng thử thách của thiên tai đầy khắc nghiệt: “cứ chừng khoảng vài ba giáp trời đất lại vẽ bản đồ một lần…”. Thiên tai, giặc giã, đời sống lao động, đấu tranh và sinh hoạt để duy trì sự sống của mỗi người, mỗi gia đình và cả làng xã tạo nên ở mỗi con người, mỗi cảnh ngộ. Mỗi con người ở đây được tác giả thể hiện rất cụ thể, với hoàn cảnh riêng, thân phận riêng. Có người suốt một đời vật lộn với sóng gió,với biển cả và kiếm ăn với sự cô độc“như một cây cột buồm”. Đó là ông lão Bờ. Ông ngoại của bé Quy, từng trải hết một đời người, cho đến những năm cuối đời, gia đình ông là tập hợp của những con người và những số phận “đầu Ngô mình Sở”. Ông đã trải qua hai đời vợ nhưng cuộc đời chỉ còn lại với ông đứa con gái nuôi và đứa cháu ngoại. Nhà văn thấu cảm với những hoàn cảnh, những tâm trạng của những con người không gặp may trên đường đời. Đấy là sự cô độc của mụ Điểm, của thím Hiệp, những người phụ nữ “suốt đời đeo đẳng một số phận đàn bà đầy chua chát”. Từ những cuộc đời, những con người sống thác cùng đất đai và biển khơi, lặng lẽ cống hiến cho đời, Nguyễn Minh Châu đã ví những cuộc đời nhọc nhằn, sự hy sinh thầm lặng đó như những con dã tràng với đức tính kiên nhẫn. Qua hình ảnh con dã tràng, Nguyễn Minh Châu muốn khái quát sự hy sinh thầm lặng, đức tính kiên trì, chịu đựng gian khổ thử thách để xây dựng cuộc sống, bảo vệ sự sống, giữ gìn những nét truyền thống tốt đẹp của con Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20 người trên dải đất này. “Con dã tràng thật là vĩ đại, nếu nó chữa được cái tính cả sợ”. Năm 1988, ông cho in truyện vừa Cỏ lau, nhà văn mô tả số phận nhân vật Lực và những biến cố của gia đình nhân vật diễn ra trên vùng đất Quảng Trị trong suốt hai cuộc kháng chiến. Khung cảnh đậm vẻ Quảng Trị được Nguyễn Minh Châu khắc hoạ rất tài tình đã chứng minh cho nhận xét của ông rằng, vùng đất này là cái rốn của chiến tranh . “Thực ra, Nguyễn Minh Châu muốn mượn mảnh đất nhọc nhằn của miền Trung ấy… để thể hiện những vấn đề da diết của số phận dân tộc mình”[30]. Qua thực tế sáng tác, Nguyễn Minh Châu mới nhận ra “ sở trường của mình là gì, nhân vật đích thực của mình là ai”. Ý tưởng viết về người nông dân nước ta đã được Nguyễn Minh Châu nghiền ngẫm từ lâu. Nhưng phải đến Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu mới thực “giác ngộ” về chỗ mạnh này của vốn sống và tư tưởng của mình. Trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, ông nói: “Nếu trời Phật cho tôi sống, tôi sẽ viết về cái làng của tôi. Tôi có viết trong Mảnh đất tình yêu, nhưng viết còn lành quá”. Đó là truyện ngắn cuối đời của ông: Phiên chợ Giát. Truyện đã mô tả lão Khúng trên đoạn đường từ nhà tới chợ Cầu Giát trong khoảng thời gian 5 - 6 tiếng đồng hồ, nhưng đã khám phá thế giới bên trong hết sức phong phú của người nông dân. Bằng cách mô tả ký ức của Khúng, nhà văn đã làm sống dậy khung cảnh lịch sử của một thời với phong trào khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, xu hướng đô thị hoá tới vùng sâu, vùng xa, cuộc chiến ở biên giới Tây Nam…Trong dòng ký ức của nhân vật về những sự kiện lịch sử lớn lao ấy, nổi lên lịch sử một gia đình, số phận con người đầy những xung đột tâm lý căng thẳng, dữ dội, đầy u uất, đau đớn. Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong Phiên Chợ Giát, Trần Thị Mai Nhi cho rằng: “Cái mới, giá trị lớn nhất của Nguyễn Minh Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21 Châu trong truyện ngắn này là làm xuất hiện trước người đọc một thế giới tâm linh hết sức phong phú của một nông dân phải đối đầu với những thế lực làm phi nhân cách con người…” Truyện chấm hết bằng mấy chữ “sầu não và phiền muộn”. Nhưng chẳng mấy ai tin rằng, câu chuyện đã kết thúc. Nếu Nguyễn Minh Châu còn sống hoặc sau này sẽ xuất hiện một Hậu phiên chợ Giát, người ta hẳn đã thấy lão Khúng xuất hiện với một “con đường đi đến một thế giới tự do” khác và đi mãi không cùng, bởi vì lão Khúng chính là “nó chỉ tin nó”. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm và kiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình. Hai cuốn tiểu thuyết đều xuất bản năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn. Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện thực và con người, đựơc giới phê bình và sáng tác tôn vinh là một trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học. Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn Minh Châu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà, vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng số mệnh nghiệt ngã với căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng. Ngày 23 tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108 Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác còn đang ấp ủ. Tác phẩm cuối cùng - truyện vừa Phiên chợ Giát được hoàn thành ngay trên giường bệnh. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22 Con đường đến với nghề văn của Nguyễn Minh Châu cũng giống với con đường của nhiều cây bút cùng thế hệ ông như: Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Hồ Phương, Xuân Thiều, Lê Khâm…Đó là một thế hệ đã cầm súng trước khi cầm bút và chính sự trải nghiệm cuộc đời người lính trong sự gắn bó với nhân dân qua những năm tháng chiến tranh đã dẫn họ đến với con đường nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu đến với văn học nghệ thuật khá muộn, truyện ngắn đầu tay được in lúc đã 30 tuổi và đã có mười năm trong quân ngũ. Nhưng chính chặng đường 10 năm trước đó là sự cần thiết cho việc bắt đầu con đường sáng tác của nhà văn. Về đặc điểm con người Nguyễn Minh Châu, những người bạn quen biết ông đều thấy dưới cái bề ngoài không có gì nổi bật, thậm chí hơi dè dặt, ngần ngại nói trước đám đông nhưng ở bên trong là con niềm ưu tư, trăn trở, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn của mình và một ý chí kiên định con đường đã lựa chọn, dám chấp nhận mọi sự khó khăn, thách thức, mà có người gọi đó là “sự dũng cảm rất điềm đạm”. Là một người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn Minh Châu là quan hệ giữa văn học và đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kì đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” (Nhà văn, đất nước và dân tộc mình). Ngay từ năm 1971, trong bài Trang sổ tay viết văn, khi nhìn lại các sáng tác văn học trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm “Hình như cuộc chiến Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23 đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày cho nên ngắm nó thấy mỏng manh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực”. Sau năm 1975 nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được mở rộng và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ sẵn có mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính “đa sự, đa đoan” của nó. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là những sáng tác từ năm 1975 đã thể hiện “mối quan hoài sâu sắc” và thường trực của nhà văn với số phận và nỗi đau khổ của con người. Điều đáng chú ý là ở Nguyễn Minh Châu giữa những quan niệm, nhận thức được phát biểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình sáng tác cũng là quá trình nhà văn tự tìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình. Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại: - Cửa sông ( tiểu thuyết, Nxb Văn học, H,1967). - Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, Nxb Văn học,H,1970). - Dấu chân người lính (tiểu thuyết, Nxb Thanh niên, H,1972). - Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng,H,1974). - Lửa từ những ngôi nhà ( tiểu thuyết, Nxb Văn học, H,1877) - Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng,H,1981. - Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân, H.,1982). - Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, H.,1983). - Đảo đá kì lạ (viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng. H.,1985). - Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, NxbTác phẩm mới, H.,1987). Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn24 - Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, H.,1987). - Cỏ lau (tập truyện vừa, Nxb Văn học,H.,1989). - Trang giấy trước đèn (tiểu luận phê bình, Nxb Khoa học xã hội, H.,1994); và nhiều bút kí, truyện ngắn khác đăng trên các báo. Với những cống hiến xuất sắc của mình trong hoạt động văn học nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được nhận: Giải thưởng Bộ quốc Phòng năm (1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính. Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 - 1989) cho tập truyện vừa Cỏ lau. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Đánh giá về sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nguyễn Khải trân trọng khẳng định: “Mãi mãi nền văn học kháng chiến cách mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu. Anh là người kế tục xuất sắc các bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường cho những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu là bất tử”. 1.2 Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu Bên cạnh các sáng tác được công bố của Nguyễn Minh Châu đã kể trên, sự nghiệp văn học của ông còn được tính thêm với 500 trang Di cảo mới công bố gần đây. Sau khi Nguyễn Minh Châu qua đời, người bạn đời của ông là bà Nguyễn Thị Doanh đã cất giữ gần như đầy đủ những sổ tay ghi chép, những phác hoạ, những dự định sáng tạo, những trang nhật kí mà ông chưa kịp hoàn thiện bản thảo để trình diện bạn đọc. Từ 23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu để lại, những người làm sách đã xếp lại thành 3 phần: Phần một - Tiếng vọng Phần hai - Nghề văn Phần ba - Riêng tư Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25 Với người đọc hôm nay, đến với Di cảo Nguyễn Minh Châu là đến với những câu chuyện, những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng Trị, trong mỗi phần đều thể hiện rất rõ những suy nghĩ, những quan sát của ông. Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu hơn về chân dung xác thực nhất của nhà văn và rộng ra là cả một thế hệ như ông với những trăn trở, ưu tư trong quá trình đến với văn chương và cách mạng, sống và viết xứng đáng với tư cách của một công dân - nghệ sĩ suốt đời không ngừng trăn trở, lo âu về số phận con người, về dân tộc, cho sự tồn tại của ngòi bút mình trước sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian và bạn đọc. Phần một của Di cảo gồm những ghi chép của ông trong chiến trường Quảng trị từ năm 1967 trở đi. 23 cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu trước tiên về số lượng đã cho ta thấy ông là người có ý thức với nghề. Phần hai cuốn Di cảo thể hiện rất rõ về ý thức và trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu với ngòi bút của mình. Phần ba được viết từ năm 1957 và kết thức vào một ngày trung tuần tháng 11/1988 khi ông đang nằm ở bệnh viện 108 những lời nhắn nhủ cuối với bạn bè và người thân để rồi ông mãi mãi ra đi vào 2 tháng sau đó. “Cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu thêm về một thế hệ văn nghệ sĩ dấn thân, một thế hệ trong một hoàn cảnh đã làm tròn vai trò công dân nhưng cũng thấy rất rõ những hạn hẹp của một nền văn chương thời chiến và ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính” (Tạp chí văn học 11 - 2009). Trong những trang Di cảo, Nguyễn Minh Châu ghi chép một cách trung thực những câu chuyện những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng Trị từ năm 1967 trở đi, là quãng thời gian xảy ra chiến dịch đường 9 - Nam Lào, những trang ghi chép tỉ mỉ về chiến trường Quảng Trị, những con người cụ thể từ vị chính uỷ đến các anh lái xe, từ quang cảnh hành quân của những người lính trên đường vào chiến dịch đến cảnh vượt sông Bến Hải, về phong Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26 cảnh những con sông Lam, Sebangchiêng, đến Trường Sơn mà ông gọi là “con trăn xanh”…người đọc thấy như hiện ra mồn một trước mắt mình tất cả cái ngổn ngang, bộn bề của những năm chiến tranh ác liệt. Khó khăn, gian khổ hi sinh là điều có thật. Vào thời điểm bây giờ những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh thật khó hình dung ra một cách cụ thể những khó khăn gian khổ mà thế hệ cha ông đã trải qua trong chiến tranh giữ nước với những cuộc đi bộ luồn rừng vượt Trường Sơn hàng tháng trời trải bao gian nan và hiểm họa. Từ những trang ghi chép trong Di cảo của Nguyễn Minh Châu đã giúp người đọc hôm nay và mai sau hình dung một cách thật cụ thể, sống động những hi sinh vô bờ bến của nhân dân và bộ đội cũng như tình quân dân, nghĩa tình đồng đội trong bối cảnh ác liệt và đẫm máu của cuộc chiến. Những mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đều hiện lên một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương đối với đồng đội. Từ việc nắm bắt cái hồn cốt trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi chiến sĩ, mỗi người dân, Nguyễn Minh Châu đã chưng cất lên thành một Dấu chân người lính mượt mà trong cảm hứng sử thi. 1.3 Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu Di cảo Nguyễn Minh Châu đựơc viết từ đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Sau hơn 20 năm, kể từ khi ông mất, Di cảo của ông mới được công bố. Những vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, đánh giá về giá trị cuốn sách dường như mới chỉ thực sự bắt đầu. Qua khảo sát văn bản chúng tôi nhận thấy, đây là một tác phẩm giàu giá trị. Di cảo hấp dẫn người đọc ở nhiều phương diện. Trước hết cuốn Di cảo có giá trị thông tin lịch sử phong phú, như một chứng nhân của lịch sử, đây là một tư liệu đáng quý về một chặng đường cách mạng và những vận động thăng trầm của nền văn học mới. Những ghi chép của ông nhiều cuốn đã được gửi ra từ chiến trường từ năm 1968 đến 1973 ghi Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27 chép khá đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả những gì đã gặp, đã thấy, đã được nghe kể và nghiền ngẫm trong suốt cuộc hành trình.Từ tình thế chiến cuộc đến biên chế, hoả lực của cả ta và địch.Và đặc biệt các nguyên mẫu nhân vật ở mặt trận (cả người Kinh, người dân tộc ít người, người Lào, cả quân ta lẫn quân Ngụy), những con người ông gặp hoặc được nghe các chiến sĩ kể dọc đường hay những đêm nằm trên chốt đều được ông quan sát rất kĩ lưỡng, không bỏ sót trường hợp nào. Qua Di cảo Nguyễn Minh Châu người đọc biết được nhiều hơn, chính xác hơn những vấn đề của xã hội, đời sống con người một thời. Bởi ở một đất nước chiến tranh khốc liệt và kéo dài như đất nước ta, không biết bao nhiêu tài liệu bị mất mát, thất lạc, biết bao tài liệu quý giá còn nằm trong im lặng. Trang văn của Nguyễn Minh Châu cùng những Di cảo, di bút của ông sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin, chất liệu bổ ích, quý báu được sàng lọc qua suy nghĩ và cảm xúc của ông về nhiều phương diện của thời cuộc, của văn học nghệ thuật, của tình cảm riêng tư với đồng nghiệp, đồng đội và người thân. Cũng như Di cảo của Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Thị Xuân Quý và nhiều nhà văn, nhà thơ khác, Di cảo Nguyễn Minh Châu có giá trị về mặt văn học. Đọc Di cảo, vượt ra ngoài những soi xét riêng tư, cá nhân, người đọc tìm thấy ở đó chân dung một con người, một nhân cách với tư cách là người chồng, người cha, người công dân, nhà văn - chiến sĩ. Về phương diện văn học cũng cần có một sự tìm hiểu nhiều hơn về tập Di cảo. Khảo sát các tư liệu trong Di cảo, thể thấy rằng Nguyễn Minh Châu đặc biệt quan tâm tới con người bởi “Văn học là nhân học”, là nghệ thuật, là miêu tả, biểu hiện con người, con người là đối tượng chủ yếu của văn học, con người là “vũ trụ nhỏ” với bao phức tạp, bí mật cần được văn học khám phá. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28 Thời kỳ chiến tranh, văn học quan tâm tới vận mệnh của cả dân tộc, nước mất thì nhà tan. Cả nước là một gia đình lớn. Nhiệm vụ khẩn thiết cứu nước, cứu nhà đã gắn kết con người Việt Nam thành một khối vững mạnh để đương đầu với thử thách ghê gớm có lúc tưởng như không thể vượt qua được. Nhà văn lúc này trước hết cũng là người công dân, cần có nghĩa vụ tham gia vào cuộc chiến tranh lớn lao đó của cả dân tộc. Nay đất nước chuyển sang hoà bình, mà hoà bình bao giờ cũng là lâu dài so với bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Bởi vậy nhà văn phải có tiếng nói phục vụ cho cuộc sống hoà bình và xây dựng. Văn học trước đây đã phản ánh rất hay, rất thiết thực cho cuộc sống của cả cộng đồng và phải tạm quên đi cái gì rất riêng của từng con người thì ngày nay những vấn đề ít được quan tâm đó lại trở nên cần thiết với cuộc sống hôm nay. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta quên đi mảng hiện thực của ngày hôm qua. Cái quá khứ vinh quang của cả dân tộc vẫn còn ích, vẫn cần phải được văn học phản ánh dưới con mắt nghệ thuật của ngày hôm nay để làm phong phú thêm, góp phần tích cực thêm cho việc xây dựng cuộc sống hiện tại. Cho đến nay, việc xác định Di cảo Nguyễn Minh Châu có giá trị văn học hay không? Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào tất cả các vấn đề trên mà chỉ góp phần xác định một số phương diện giá trị văn học của văn bản. Theo chúng tôi: Di cảo Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một cách chân thực và vô cùng phong phú về gương mặt tinh thần - Cái tôi tác giả Nguyễn Minh Châu . Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29 CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU Hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm, đó là một nguyên lý sáng tạo nghệ thuật đã được thừa nhận từ lâu nay. Nhưng khi đi vào tác phẩm thì sự phản ánh của nhà văn về hiện thực phải đạt đến độ chân thực và cao hơn nữa phải trở thành một chuẩn mực, kết tinh không chỉ cái đẹp của tự nhiên, của con người mà còn phản ánh cái đẹp của tâm hồn tình cảm, thái độ ứng xử của người viết trước hiện thực đó. Là những ghi chép làm tiền đề cho việc sáng tác, Di cảo Nguyễn Minh Châu gắn liền với hoạt động và tâm tình của tác giả trước hiện thực chiến tranh, với con người, với văn học…tất cả những sự kiện, những nhận thức cũng như những suy nghĩ của ông đều là những ghi chép có thực, tác giả không hề bịa đặt, tưởng tượng hay hư cấu bịa đặt thêm thắt mà có. Đương thời Nguyễn Minh Châu là một người trọng nhân cách trung thực, lại không có ý định công bố Di cảo của mình. Chính vì lẽ trên ta càng khẳng định thêm sự chân thực của ngòi bút nơi ông. Với khả năng quan sát tinh nhạy cùng những nhận biết của mình, đặc biệt là một tấm lòng ưu tư trước cuộc đời, một lối sống có trách nhiệm với văn chương, với thời cuộc, tác giả cuốn Di cảo đã cho người đọc những bức tranh mới phác thảo về những gì ông đang dự định hoặc còn dang dở. Tiếp nhận Di cảo của ông ta càng hiểu hơn về hiện thực chiến tranh, một hiện thực không hề pha cất hay chưng lọc, một sự thực nguyên khối từ những ghi chép này. Cũng từ trong ghi chép đã phần nào bộc lộ năng khiếu và phẩm chất cần có của một nhà văn chuyên nghiệp, nó sẽ chín dần và đông đặc hơn theo năm tháng và những trải nghiệm của ông. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn30 2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con ngƣời 2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh Chiến tranh luôn đi liền với những khốc liệt, những hi sinh, mất mát cùng những chấn thương tinh thần còn để lại. Tất cả được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận, chiêm nghiêm một cách nghiêm túc, sâu sắc ở chiều sâu nhân bản.Vì thế qua những di bút của ông: “Có lẽ không ai có thể nói về những di chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của chiến tranh hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu sắc như Nguyễn Minh Châu” [26- 455]. Viết về chiến tranh, con người trong Di cảo được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận hết hết sức rạch ròi. Trong Di cảo ông đã nói đến tiền đề viết: Dấu chân người lính. Chiến dịch Khe Sanh được phục dựng với không khí và con người thấm đẫm chất anh hùng ca chiến trận “Không ai có tài nào phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường rừng hay là quảng trường, là rừng cây hay rừng súng đạn, rừng người. Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là tiếng ồn của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc. Không thể nào lột tả hết khuôn mặt chiến sĩ, những khuôn mặt chỉ huy, những khuôn mặt tầng tầng, lớp lớp người đang nối tiếp nhau đi ra từ trên dốc, từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng, mặt người nào cũng đẫm mồ hôi và bừng bừng như say” [41]. Vẻ đẹp của những người lính được nhà văn thể hiện khá hoàn chỉnh và đẹp đẽ, họ hiện lên trong tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Họ chính là hiện thân của anh Bộ đội Cụ Hồ. “Biết Khôi đã phá được xe, T rẽ bên trái ném một quả thủ pháo vào bọn Mỹ đang lục sục trong nhà bạt. Thủ pháo nổ, mảnh vải bạt bị xé mướp, bật tung lên như người ta cầm gậy rẩy một cái giẻ rách. Khôi chạy mấy bước, thấy ba tên Mỹ mặc quần đùi áo lót chạy xuống hố bom, K. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn31 quạt vào đó một băng tiểu liên. Một bóng nhảy chồm lên rồi rơi tõm vào cái phễu như vũ. Các mũi tiến sâu vào giữa khu vực địch. Anh em chạy qua 1 chiếc tank đang cháy, lửa táp vào mặt nóng ran. Vừa qua chỗ khói đen đặc, thấy một chiếc M.113 cách 10m đang tuôn ra từng dây lửa đạn; Một tia lửa xanh từ tay Lỗ bay lên theo hình cầu vồng rơi vào thùng xe. Tiếng bộc phá nổ giật rất mạnh . Tên Mỹ bắn súng máy bị hất tung ra ngoài” [41 - 221]. Những mẫu người chiến sĩ trong ghi chép của ông đã đối diện với những gian khổ đến mức: Ăn khổ, sốt rét, những người lính thiếu muối, phải ăn riềng, xả thay cơm, thậm chí có những lúc họ phải ăn gạo lẫn bộc phá đắng ngắt: “Ăn đọi chuối, ăn quả chát. Đọt chuối anh ăn gốc, anh ăn ngọn, cuối cùng những chiếc bẹ bên ngoài xắt quân cờ chấm muối ăn. Ăn quả chát răng vàng khè. Uống nước suối. Múc đầy mỗi người một bi đông. Thương binh. Anh sốt. Gặp một chiến sĩ lạc có một bát gạo không có nước. Nấu cháo mỗi người húp một vài thìa, còn để cho thương binh và đồng chí sốt” [41- 76]. Song ở họ vẫn hiện lên với một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương với đồng đội: “ Nữ đồng chí Uy, người bạn thân nhất hy sinh. “Tôi rất đau xót nhưng không thể cứu sống được nữa. Tôi không dừng lại vẫn tiếp tục đi cứu cho người khác. Tối về nghĩ đến bạn tôi mới khóc” (Sau buổi chiều cõng bạn về một cái lán kín đáo thay quần áo và tắm rửa cho bạn) [41 - 79]. Qua Di cảo ta có thể nhận thấy khá rõ Nguyễn Minh Châu không chỉ nắm bắt được hiện thực của chiến tranh mà ông còn muốn đi vào cắt nghĩa, lý giải chiều sâu, vẻ đẹp tinh thần độc đáo của dân tộc, thể hiện một vẻ đẹp của mỗi người đang sẵn sàng xả thân cho cuộc chiến đấu hào hùng: “Mỗi người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó” (Nguyễn Minh Châu). Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn32 Một điều dễ nhận thấy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là những trang anh hùng ca về cuộc đấu tranh của dân tộc ta trong những ngày“Vì ta, vì lẽ phải trên đời”, nó hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc sử thi nhằm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dường như mỗi trang viết của ông đều mang tới âm hưởng hào hùng của một thời kỳ lịch sử nóng bỏng. Nhà văn đã từng nói đến thiên chức của người nghệ sĩ là tìm kiếm trong cuộc sống những tấm gương đẹp đẽ, những tính cách điển hình cách mạng. Ông coi việc làm của mình là kết quả “Cố gắng tìm kiếm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của mỗi con người”. Nhà văn luôn cảm thấy mắc nợ với cuộc đời. Những sáng tác nghệ thuật của ông là “đài kỉ niệm” về chiến tranh và Tổ quốc. Tất cả những cố gắng của nghệ sĩ đều hướng về mục tiêu chung nhất là nhận thức được vẻ đẹp kì diệu trong tâm hồn dân tộc. Đó chính là điểm khởi phát của ngọn lửa sáng tạo giúp nhà văn vượt lên cái hàng ngày để nói về cộng đồng lịch sử và dân tộc. Theo ông, mỗi nhà văn tài năng có thể mang đến, góp vào văn học dân tộc một phương diện nào đó sở trường nhất của mình, những cái cốt lõi “Cái phần chủ yếu của một người viết vẫn là tiếng nói của anh ta trước những vấn đề mà đông đảo mọi người quan tâm đến” (TGTĐ-T25). “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” (TGTĐ - T67). Nguyễn Minh Châu đến với văn học vào thời điểm lịch sử đặc biệt, cả dân tộc dồn sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phát triển trong điều kiện chiến tranh, văn học giai đoạn này chịu sự tác động và chi phối của những quy lụât không bình thường của đời sống chiến tranh. Khi mà “Cả dân tộc đang dồn vào một con đường. Ấy là con đường ra mặt trận, con đường cứu nước” (Nam Cao). Khi mà mỗi người cầm bút và người đọc đều “có một mối quan tâm và thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và khát vọng Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn33 của nhân dân trong những năm đầy sóng gió”, lẽ nào nhà văn có thể làm ngơ, lẽ nào“ có thể viết những câu văn trái với điều nhiều người chung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc” (TGTĐ - T25). Là một nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu càng nhận thức sâu sắc hơn lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêng liêng của ngòi bút mình. Ông luôn nghiêm túc đòi hỏi người nghệ sĩ “Phải là người nghệ sĩ trên mặt trận của Đảng”. Người nghệ sĩ mỗi khi sáng tác, không thể chơi vơi mà phải hình dung ra tác phẩm của mình, đem “ướm” nó vào trong cuộc sống, “ thử nhìn xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống hay không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc đứng trước quá xa bước tiến triển của xã hội không? Thử nhìn xem tác phẩm…có đem đến cho xã hội một tiếng nói bổ ích không?” [29]. Có thể nói, câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của văn chương về mối quan hệ văn học và đời sống, luôn là mối quan tâm, day dứt hàng đầu, thường trực và da diết với Nguyễn Minh Châu. Ý thức nghệ thuật đó, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ đó đã quán xuyến, định hướng toàn bộ sáng tác của nhà văn. Trong Di Cảo Nguyễn Minh Châu ông nhìn về chiến tranh không hề bịa đặt, thêm thắt, tưởng tượng hoặc hư cấu, viết về chiến tranh Nguyễn Minh Châu coi đó là điểm nóng của dân tộc. Điều đó thể hiện tính mục đích cao của người cầm bút. Ông muốn dùng trí tuệ của mình với tư cách là nhà văn - chiến sĩ, góp phần vào cuộc đấu tranh của dân tộc và sự chiến thắng của nhân dân. Với đề tài chiến tranh và người lính những năm 80 của thế kỉ XX ta thấy nhà văn có một sự nhận thức về cuộc chiến đấu và con người chống Mỹ qua hàng loạt tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cơn giông, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam. Ở những tác phẩm này ông luôn thể hiện cái hào hùng, tự hào của dân tộc. Sự khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh đã được trình bày một cách nghiêm túc và đầy đủ. Ngọn lửa chiến tranh tàn khốc đã giúp người đọc phân biệt đâu là những phẩm chất tốt đẹp, là người anh hùng, những kẻ phản bội, hèn nhát. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn34 Trong chiến tranh nhà văn khai thác khá sâu những nỗi đau thương tổn thất của từng số phận cá nhân người lính như Bức tranh, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam…họ đều là những thanh niên tiêu biểu cho những thế hệ anh hùng vững vàng và dũng cảm trong chiến đấu, thời chiến hay thời bình đều giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Những năm kháng chiến, những lo toan, những chuyến đi với một khẩu súng và một chiếc ba lô tưởng như sẽ đi mãi mãi, những con người và sự kiện vẫn còn nằm im ngủ trong hàng trăm, hàng ngàn cuốn sổ tay nhòe nước mưa và bụi đất. Những trang Di cảo Nguyễn Minh Châu là những trang viết giữa hai trận đánh, với ý thức nóng bỏng được góp phần cùng toàn dân tham gia đánh giặc. Cuộc sống chiến tranh bao giờ cũng chồng chất biến động và sự kiện. Những điều Nguyễn Minh Châu ghi chép có một quá trình diễn biến, từng nhân vật tham dự đều suy nghĩ và hành động, ở họ đều là những con người nhiệt huyết, tất cả vì tiền tuyến. Họ phải trải qua những cuộc đi bộ luồn rừng hàng tháng trời, trải bao gian nan và hiểm hoạ giữa đại ngàn Trường Sơn để tìm đường, mở đường rồi làm đường để đưa quân, chuyển vũ khí đạn dược vào chiến trường:“Chỉ với việc đưa được pháo vào chiến trường cũng đã là một kỳ công. Một xích pháo có 120 mắt mà một mắt xích nặng 10 kg chưa kể đất cát dính vào. Đành phải cắt xích từng đoạn 2-3 mắt rồi khênh lên, rải ra và nối lại. Vậy mà vẫn có chiếc xe xích kéo pháo bị nước cuốn trôi, có cái bị sa lầy. Những lần kéo pháo vào, phải phân ra từng bộ phận của pháo để dễ bề di chuyển nhưng rồi trên đường đi dính pháo, dính máy bay, bom, gặp địch càn…nên khi ghép lại thì cả pháo và khẩu đội không còn nguyên vẹn. Chỉ tính từ 10/10/1970 đến 10/10/1971 ở Chà Là số trận máy bay là 2.538 trong đó có 314 trận B52. Bom ở trung tâm 6 quả/1m2; 104 quả/1 đầu người. Thương vong ở đại đội chốt trụ là 38% trong 3 tháng (c3 công binh). Đó còn là ngày đói quay, đói quắt trong mùa mưa năm 1971. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn35 Xe bị nước cuốn trôi về một cái hũng, những hón đá và cát chét vào xích và bánh tỳ. Tời 15 tấn, sức xe 200 mã lực. Một mắt xích nặng mười cân và đất cát. Một xích có 120 mắt, cắt xích từng đoạn 2, 3 mắt và khênh lên và rải ra nối lại. Từ chiều đến 9 giờ mới tời được một xe và một pháo lên. 9 - 11 giờ đêm chỉ được 2 km”. Lại nhận được điện gọi đi cứu một xe xích kéo pháo 37 lăn xuống hố bom giữa lòng suối và một xe ô tô lật ngửa chổng 10 bánh lên trời. Cởi quần áo ra bơi ngược suối, nước đẩy ép vào thành từ vị trí chỉ huy lăn sang vị trí lái. Ba lần lăn mới giật được cần lái. B52 nhay nháy (nó nổ rồi). Kéo cả chiếc xe ô tô. Đi được 3 km thì máy bay đến thả bom toạ độ vào chỗ xe bị ngập ban nãy. Trận địa nghi binh kéo địch ra cho cao sạ đánh. 1D dùng 2 loại pháo được: đánh 241 vác H6 đánh. Thứ vũ khí cũ địch huỷ (đem vào đây mà huỷ) giả H6 lấy 105 đánh dốc Miếu. Một tuần nghiên cứu, đa số thời gian nghiên cứu giải quyết cái giàn - Pháo thủ toàn năng ở phạm vi rộng hơn. Đánh bộ binh được, đánh máy bay được. Trang bị cả cao xạ vừa bắn pháo mặt đất vừa bắn máy bay (105: 4 phát/phút (lý thuyết) - giờ bắn 7, 8 phát/phút). Một ngày địch thả xuống Động Tri rất nhiều. Tổ chức đánh. Đường xá phức tạp, lương thực thiếu thốn. 27 người. Lương thực mỗi người còn một bát gạo rang và 3 lạng gạo - một tuần ăn cháo rồi. Đi về phía Nam rất gian khổ. Thiếu gạo. Đói. Đường leo dốc trơn. Đi kiếm mít luộc ăn. Đánh bộc phá lấy cá. Ba lô chỉ đựng cá sông Đa Kơ rông, cá không muối” [41- 200]. Ghi chép ngày 9.5.1973 ở Đông Hà, buổi sáng, khi Nguyễn Minh Châu rửa mặt, ông gặp một người đàn bà điên nhưng lúc này cô ta không có một vẻ điên nào. Cô ta nói chuyện với ông và bảo ông : “Các anh muốn giải phóng Miền Nam hử, có cách chi giải phóng mà không chết người, không đổ nhà Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn36 không hử?”. Cũng nơi đây, những con người còn sót lại, bé nhỏ, kiệt quệ đang đi trong đổ nát, nhặt lại những gì có thể dựng lại mái lều trên sự hoang tàn, hoang hoá đã “gợi lên lòng thương của tôi đến mức muốn khóc”“Con người như một lũ điên. Ngày nào tôi cũng phải lội trong tàn phá, chết người và nỗi đau khổ của người sống nghĩ về người chết” [41]. Trong chiến tranh đói khổ là vậy nhưng những chiến sĩ vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao: “Ta đói gạo khi thuyền ta chở gạo, những người vị tha, ngô sắn, lên chính uỷ sửa lại sắn ngô. 20 ngày (1/8-20/8) thiếu gạo, ngày thương binh liệt sĩ được 2 lạng. Kho còn ít quá, qua một mùa mưa tóc bạc vì lo đói, thành lập đường dây chuyển sắn, sắn sấy vừa đen, vừa hôi, đưa xuống binh trạm 35 ăn sắn ngô hoàn thành tuyến đường”. Đọc những ghi chép của Nguyễn Minh Châu trong Di cảo, ta như sống lại những tháng ngày quyết liệt, gian nan nhất của dân tộc và của mỗi người cầm bút. Những ngày mà công việc chuẩn bị cho những trang tác phẩm phải đặt cược bằng tính mạng, những cơn sốt rét rung giường, những chặng đường cong, khoác ba lô đi nhiều tháng liền trên Trường sơn. Lần thứ hai tôi bị B52 nhưng lần này dữ dội hơn. Tôi định chạy sang hầm bên cạnh có bạn đỡ sợ. Nhưng tôi không chạy. Bom nổ dữ. Tôi chạy tới ôm choàng lấy thương binh lúc nào không biết. Tôi sờ xem anh có việc gì không. Tôi áp mái tóc tôi lên mặt anh để khỏi đất đá rơi vào mắt anh. Bom càng nổ gần. Tôi bình tĩnh dần lại. Thương binh đột nhiên hét lên và chồm dậy. Tôi dỗ: anh đừng sợ, có em bên anh săn sóc cho anh đây! Bom càng nổ gần hầm tưởng sắp sập, tôi càng ôm anh chặt hơn. Tôi lấy bông nút tai anh lại để khỏi nghe tiếng nổ. Đợt B52 thứ nhất dứt [41- 81]. Qua Bến Hải quãng Cửa Tùng, pháo mình bắn qua bờ Nam, C15+14:2C khá. C14 không có thương vong. D17 Thanh Hoá nhiều, thọc sâu vào Đông Hà. Bệnh sốt rét nhiều [41- 83]. Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn37 2.1.2. Cái nhìn đa diện về con ngƣời Nguyễn Minh Châu hiện lên trong Di cảo là một người có trách nhiệm cao với đời sống, với xã hội cũng như với con người bằng cái nhìn nhân bản sâu sắc. Một nghệ sĩ tài năng, nhạy bén với những suy ngẫm đầy trách nhiệm, tâm huyết. Con người ông để lại cho hậu thế một bài học sâu sắc: “Tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt qua ngoài cái quy luật của chân - thiện - mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có trách nhiệm khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” [44]. Nguyễn Minh Châu đã quan niệm: “Hoà nhập trong cuộc sống của đồng loại, lấy những đầy vơi của lòng mình mà lắng mà cảm thấu và sẻ chia những đầy vơi của đồng loại, neo giữ lòng tin yêu và cứu đỡ cho đồng loại. Tư chất đó chỉ có ở những người nghệ sĩ đích thực”. Văn học chân chính phải là thứ keo gắn kết con người với con người. Tư tưởng ấy được Nguyễn Minh Châu chuyển tải trên những trang viết vừa mặn mà,vừa sâu sắc, bộc lộ trực tiếp qua những lời tâm huyết “Ông trời sinh ra tôi để kêu thét lên cái nỗi thống khổ của con người và kêu gọi con người ta hãy lại với nhau”. Cái nhìn nhân bản của Nguyễn Minh Châu không chỉ thể hiện trong các sáng tác, mà ngay trong tập Di cảo. Đó là cái nhìn về con người gắn liền với sự chi phối của chiến tranh và sau chiến tranh. Đọc Di cảo của Nguyễn Minh Châu người đọc xót xa trước những mất mát quá lớn mà con người phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh. Như một cuốn phim quay chậm với những cảnh chọn lọc, tiêu biểu Nguyễn Minh Châu đã phác hoạ cận cảnh đổ nát do hậu quả của chiến tranh: “Đông Hà như thi thể của một con quái vật đã chết và qua mưa nắng đã thối rữa, rất nhiều lần tôi bàng hoàng nhìn trong nắng đổ đom đóm mắt, hình một bà già, một em bé như con tôi, dáng siêu vẹo, gánh ra từ trong một nơi tận cùng, nơi thâm cung của đổ nát, mà cũng nơi ấy, thâm cung của nơi con người đã ăn ở cùng láng giềng hàng phố của Viết thuê luận văn thạc sĩ Luanvanaz@mail.com - 0972.162.399