SlideShare a Scribd company logo
1 of 207
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN THÀNH
CHÍNHSÁCHXÃHỘIVÀVAITRÒCỦANÓ
ĐỐIVỚIPHÁTTRIỂNGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO
ỞTHÀNHPHỐHỒCHÍMINHHIỆNNAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN THÀNH
CHÍNHSÁCHXÃHỘIVÀVAITRÒCỦANÓ
ĐỐIVỚIPHÁTTRIỂNGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOỞ
THÀNHPHỐHỒCHÍMINHHIỆNNAY
Chuyên ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số : 922 9002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Vũ Văn Viên
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu
trích dẫn trong luận án đều trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Phan Văn Thành
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài
luận án...................................................................................... 7
1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và
những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu.................... 23
Chương 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................... 28
2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội........................ 28
2.2. Quan niệm về giáo dục và đào tạo và chính sách xã hội về
giáo dục và đào tạo................................................................... 37
2.3. Nội dung và vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển
giáo dục và đào tạo............................ 42
2.4 Những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của chính sách
xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.......................... 54
Chương 3 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.......................... 65
3.1. Đặc điểm và những yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 65
3.2. Chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên
nhân................. 68
3.3. Vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và
đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và
nguyên nhân........... 86
Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐẠO
TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........... 113
4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội đối với phát
triển giáo dục và đào tạo.......................................................... 113
4.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của chính sách xã hội đối
với phát triển giáo dục và đào tạo..................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 142
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................. 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 146
PHỤ LỤC.................................................................................................... 159
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Mạng lưới các cấp học, bậc học ở TPHCM và cả nước hiện
nay.........................................................................................
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng học sinh/trường và số lượng học sinh,
sinh viên/giáo viên, giảng viên ở các nhà trường ở TPHCM
và cả nước...............................................................................
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ cơ
bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL, chuyên
viên.......................................................................
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò, hiệu quả của
CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT...........................
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò của CSXH
trong tạo động lực phát triển GD&ĐT..................................
Biểu đồ 3.1. Cụ thể hóa kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ
cơ bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL,
chuyên viên......................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
01 Cán bộ quản lý CBQL
02 Chính sách xã hội CSXH
03 Giáo dục chuyên nghiệp GDCN
04 Giáo dục mầm non GDMN
05 Giáo dục thường xuyên GDTX
06 Giáo dục tiểu học GDTH
07 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
08 Nguồn nhân lực NNL
09 Nhà xuất bản Nxb
10 Lao động - Thương binh và xã hội LĐ - TB&XH
11 Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
12 Trung học cơ sở THCS
13 Trung học phổ thông THPT
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng CSXH và
xác định đó là một trong những yếu tố cơ bản nằm trong hệ thống chính sách
của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra động lực để phát huy tính năng động, sáng
tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy,
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Chính
sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và
sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân
tộc… Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự
thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” [28, tr.86]. Đồng thời
coi “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã
hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [28,
tr.86]. Từ quan điểm trên của Đảng cho thấy CSXH có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý xã hội và trong
giải quyết các vấn đề thực tiễn mà xã hội đặt ra. Nó không chỉ trực tiếp góp phần
tạo nên sự ổn định, phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy
sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định, lâu dài.
Đối với GD&ĐT, đây là lĩnh vực giữ vị trí, vai trò rất quan trọng của xã
hội; trực tiếp đào tạo, cung cấp NNL phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; là nhiệm vụ cơ bản không thể tách rời của cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế; trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ... đã kéo theo
hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng;
tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người
không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình
đào luyện công phu, có hệ thống. Điều này làm cho giáo dục được nhìn nhận
không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản
2
xuất xã hội. Do đó, phát triển GD&ĐT là vấn đề mang tính tất yếu khách quan;
là con đường quan trọng hàng đầu để đất nước phát triển.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Đảng ta luôn xác định GD&ĐT là quốc sách
hàng đầu; đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển. “Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [27]. Để
thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều chủ
trương, phương hướng, giải pháp khác nhau, trong đó khẳng định rõ việc xây
dựng các CSXH nhằm phát triển GD&ĐT là một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu để nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Với tư cách là công cụ của Đảng và Nhà nước, CSXH đối với lĩnh vực
GD&ĐT được coi là công cụ vĩ mô của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng,
tạo điều kiện, tiền đề và động lực cho giáo dục phát triển theo đúng các mục tiêu
đã đặt ra; là công cụ để giải quyết các vấn đề GD&ĐT hiện thời, nảy sinh trong
quá trình hoạt động, phát triển; giải quyết, rút ngắn sự chênh lệch, phân hóa, tạo
công bằng xã hội trong giáo dục và hướng đến mục tiêu xã hội hóa giáo dục, một
xã hội học tập. Vĩ lẽ đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng ta đã chỉ rõ “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia
đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào
tạo” [29,tr.117]. Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ
tưởng Chính phủ đã cụ thể hóa: “Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo
dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách
nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù” [90].
Đối với TPHCM, đây là địa phương có mật độ dân cư cao; là trung tâm
kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của cả nước; là nơi có các nhà trường (từ
mầm non đến đại học) tương đối lớn về số lượng, đa dạng hóa về loại hình...
Điều này đặt ra cho TPHCM gặp nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn trong
3
thực hiện các CSXH nhằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển. Từ thực tiễn trong
những năm gần đây cho thấy, cùng với các CSXH của Đảng, TPHCM luôn quan
tâm đến việc ban hành các CSXH nằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển; các
chính sách đó từng bước phát huy vai trò, hiệu quả trong thực tiễn và góp phần
quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh
đó có thể thấy, việc ban hành các CSXH và vai trò của các chính sách đó trong
thực tiễn phát triển GD&ĐT ở TPHCM thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế, bất cập, cụ thể như: “Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu
đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung” [90], còn chồng chéo và chưa phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn. “Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính
cho giáo dục chưa hợp lý; hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao” [90]. Bên cạnh
đó, một số chính sách về phổ cập giáo dục, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ
nhà giáo, chính sách miễn giảm học phí… khi ban hành chưa phát huy hết hiệu
quả trong thực tiễn; chưa đáp ứng được nhu cầu về lợi ích của các thành phần
tham gia hệ thống giáo dục... Đây vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là
nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng GD&ĐT trên địa bàn “còn thấp so với
yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các
nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới” [90].
Từ những vấn đề trên cho thấy, ở nước ta nói chung, TPHCM nói
riêng, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu quan trọng hàng
đầu cần phải phát triển GD&ĐT; đồng thời, muốn phát triển GD&ĐT cần đặc
biệt quan tâm, chú trọng hoàn thiện hệ thống các CSXH về GD&ĐT và thực
hiện đúng đắn các CSXH về GD&ĐT. Để làm được điều này, chúng ta cần
nhận thức đúng thực trạng, nhất là những hạn chế, bất cập trong các CSXH
về GD&ĐT và thực hiện các CSXH về GD&ĐT; từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Chính
sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH đối với phát triển
GD&ĐT; chỉ rõ thực trạng CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển
GD&ĐT ở TPHCM. Bên cạnh đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và chỉ ra những
vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH và CSXH về GD&ĐT.
Đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT; vai trò của CSXH về GD&ĐT
đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn hữa vai trò của CSXH về GD&ĐT
đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Các giải pháp này được áp
dụng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm hướng tới đảm bảo phù
hợp với kế hoạch mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT của Nhà nước,
cũng như định hướng phát triển GD&ĐT của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2018 đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề về CSXH và vai trò của
CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu CSXH và vai trò
của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay..
Phạm vi về địa bàn: để đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT ở
TPHCM hiện nay, luận án tiến hành phân tích tài liệu của Sở GD&ĐT trực
thuộc Ủy ban nhân dân TPHCM; tài liệu của 10 phòng GD&ĐT trực thuộc
các quận (Quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận Phú Nhuận,
5
quận Bình Thạnh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè); khảo sát kết quả thực
hiện CSXH ở một số trường học (các trường mầm non, tiểu học, THCS,
THPT ở 5 quận gồm quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5; các cao đẳng và
đại học nằm trên địa bàn TPHCM bao gồm 6 trường là: Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học Bách khoa; Trường Đại học Công nghệ
Thông tin; Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI, Trường Cao
đẳng Kinh tế - Công nghệ TPHCM; Trường Cao đẳng Miền Nam).
Phạm vi về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình
nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến 2018
nhằm đảm bảo tính thực tiễn, thời sự của đề tài.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài luận án là các quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước về CSXH và GD&ĐT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra luận án còn
vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp; khái
quát, hệ thống hoá; quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử; tham khảo ý kiến
chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu...
Tác giả tiến hành sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu
điều tra với các đối tượng: Đối tượng là CBQL, chuyên viên cấp Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT (250 phiếu/250 người); CBQL, giáo viên, giảng viên ở các
trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng và đại học trực thuộc
TPHCM (1000 phiếu/1000 người).
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH và
vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT. Luận án góp phần làm rõ hơn
6
thực trạng CSXH và vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với phát triển
GD&ĐT ở TPHCM hiện nay; đồng thời, luận án góp phần đề xuất một số giải
pháp mang tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các CSXH về
GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.2. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp thêm ý kiến vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận
về CSXH và CSXH về GD&ĐT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác thực tiễn
quản lý GD&ĐT ở TPHCM hiện nay để hoàn thiện hệ thống CSXH về GD&ĐT.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo
và vận dụng ngay vào trong thực tiễn xây dựng, hoàn thiện CSXH và phát huy
vai trò các CSXH trong phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Bên cạnh đó,
luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập
về CSXH và CSXH đối với phát triển GD&ĐT.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương, kết luận, danh
mục công trình khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội
Có thể khẳng định, CSXH được hình thành từ lâu đời và phát triển tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong hệ thống tri thức
các khoa học nói chung, cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũng càng
đa dạng, phong phú; đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Cho nên việc nghiên cứu CSXH càng trở nên bức bách, mục tiêu gần của nó
là giảm bớt những vấn đề phức tạp, hướng tới sự công bằng xã hội trong
chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong xã hội. Xuất
phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu xung quanh đến CSXH đã được
nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, tiếp cận đa chiều,
trên nhiều khía cạnh khác nhau, tiêu biểu là các công trình: “Chính sách xã hội
trong xã hội chủ nghĩa phát triển” [128] của tác giả V.Z RôGôVin; “Chính sách
xã hội và quá trình toàn cầu hóa” [72] của tác giả Palier Bruno; “Vai trò của
chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay” [130]
của tác giả Xi Tha Lườn Khăm Phu Vông...
Ở nước ta, thuật ngữ CSXH xuất hiện trong đời sống khoa học xã hội
và khoa học quản lý ở nước ta chưa lâu, vào khoảng thời gian chuyển tiếp của
thập niên 70 sang thập niên 80. Đồng thời, nó bắt đầu sử dụng chính thức
trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Theo thời gian,
những vấn đề liên quan đến CSXH đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta
nghiên cứu từng bước đảm bảo có tính hệ thống, khoa học chuyên sâu.
8
Năm 1980, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội đã xuất bản cuốn “Đại Việt sử
ký toàn thư” [22]. Mặc dù cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong
đó bước đầu có đề cập đến CSXH thông qua việc khái quát sự hình thành và
phát triển CSXH trong các thời kỳ phát triển của lịch sử với những triều đại
phong kiến nhất định. Cuốn sách cũng chỉ rõ vào thời kỳ này, các triều đại đã có
những chính sách nhằm thể chế hóa pháp luật, nâng cao hiệu lực của bộ máy
quan chức, chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Các chính sách nhằm duy trì mối
quan hệ nội bộ nhận dân, duy trì sự tương thân, tương ái...
Đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn CSXH ở nước ta hiện
nay, năm 1997, tác giả Phạm Xuân Nam viết cuốn sách “Đổi mới chính sách xã
hội - Luận cứ và giải pháp [65]. Nội dung cuốn sách được chia làm 6 chương.
Trong đó đã đi sâu vào trình bày đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của CSXH và
các mối quan hệ của CSXH. Đồng thời cũng đã phân tích về các giai tầng xã hội
trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế mới; chỉ ra những thành công, hạn
chế của CSXH trong những năm trước đây... Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá
những vấn đề trên, tác giả đã đưa ra được những dự báo tình hình kinh tế, xã
hội ở nước ta trong những năm tới; đề xuất kiến nghị và giải pháp trong thực
thi các CSXH đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân; chỉ ra những cơ chế
quản lý cần đổi mới trong việc thực hiện CSXH [65].
Coi CSXH là một phần quan trọng của chuyên ngành Xã hội học, trong
công trình “Xã hội học và chính sách xã hội” [84], tác giả Bùi Đình Thanh đã
dành phần lớn nội dung trình bày những vấn đề xung quanh đến CSXH. Trong
đó, bên cạnh việc đưa ra quan niệm về CSXH và các nội hàm của khái niệm, tác
giả đã xây dựng cơ sở triết lý của CSXH, đó là dựa trên các quan điểm: Quan
điểm nhân văn, quan điểm gắn lý luận với thực tiễn, quan điểm lịch sử, quan
điểm phát triển, quan điểm hệ thống và đồng bộ, quan điểm xã hội hóa, thể chế
hóa, dân chủ hóa và các CSXH. Theo tác giả nhận định: “Lý luận và phương
pháp luận về CSXH là một vấn đề rộng lớn và ngày càng đa dạng phức tạp, bởi
9
vì đời sống của xã hội và của con người luôn luôn làm nảy sinh những vấn đề
mới, đặc biệt là trong thế giới hiện đại” [84,tr.302].
Nghiên cứu CSXH dưới góc độ tiếp cận khác, trong cuốn sách “Một số
vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay [16], tác giả Mai Ngọc
Cường đã giới thiệu một cách khái quát lý luận CSXH ở nước ta trên các vấn đề
về đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quá trình thực hiện CSXH, hệ thống các
CSXH phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng ứng dụng ở Việt
Nam. Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến thực trạng, thành tựu, hạn chế của
CSXH ở Việt Nam dưới nhiều lĩnh vực như: chính sách giảm nghèo; chính sách
việc làm... Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những giải pháp và một số khuyến
nghị về xây dựng hệ thống CSXH ở Việt Nam trong những năm tới [16].
Tiếp cận nghiên cứu CSXH dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, tác
giả Phạm Đức Kiên có công trình luận án tiến sĩ “Đảng lãnh đạo kết hợp phát
triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006” [49].
Trong công trình này, tác giả đã đi vào nghiên cứu nhận thức và vai trò lãnh đạo
của Đảng ta trong việc đề ra và chỉ đạo CSXH trong giai đoạn từ năm 1991 đến
năm 2006, nhất là mối quan hệ tác động giữa thực hiện chính sách kinh tế và
CSXH; chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trên một số lĩnh vực cụ thể của
CSXH. Từ đó, tác giả đã khái quát 4 bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh
đạo của Đảng kết hợp phát triển kinh tế và thực hiện CSXH.
Đề cập CSXH theo hướng nghiên cứu phát triển bền vững, năm 2015, tác
giả Phan Huy Đường chủ biên cuốn sách “Chính sách xã hội: Các vấn đề và sự
lựa chọn theo hướng phát triển bền vững” [30]. Nội dung cuốn sách nhấn mạnh:
Việc lựa chọn vấn đề CSXH và phương thức giải quyết thường căn cứ vào hệ
thống các quan điểm và nguyên tắc mang tính truyền thống như quan điểm
nhân văn, quan điểm giai cấp, quan điểm lịch sử cụ thể… Tuy nhiên, việc lựa
chọn các vấn đề chính sách dựa trên các quan điểm và nguyên tắc là khá phức
tạp, nhiều khi chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo, do đó
10
trong một số trường hợp kết quả đạt được không như mong muốn. Do đó,
việc lựa chọn CSXH theo quan điểm phát triển bền vững là vấn đề quan trọng
trong giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta hiện nay. Nội dung cuốn sách
được trình bày trong 352 trang và kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Xã hội và chính sách xã hội
Chương 2: Vấn đề chính sách xã hội và sự lựa chọn
Chương3:Lựachọnvấnđềchínhsáchxãhộitheohướngpháttriểnbềnvững
Chương 4: Phân tích, đánh giá lựa chọn vấn đề chính sách xã hội
Chương 5: Lựa chọn vấn đề chính sách xã hội ở Việt Nam” [30]
Tác giả Trần Đình Hoan trong nghiên cứu về “Chính sách xã hội và đổi
mới cơ chế quản lý việc thực hiện” [39] đã trình bày những nội dung cơ bản của
CSXH nước ta và sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý trong việc thực hiện
CSXH nhằm nâng cao tính hiệu quả của nó trong việc giải quyết những vấn đề
xã hội cấp bách của con người.
Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với việc nâng cao
vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay” [71], tác giả Nguyễn Văn Nhớn đã đi sâu vào nghiên
cứu làm rõ vai trò của nhân tố con người trong xã hội chủ nghĩa và trong sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; ảnh hưởng của
CSXH trong việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới
ở nước ta hiện nay.
Gần đây nhất, tiếp cận nghiên cứu CSXH dưới góc độ chuyên ngành
Hồ Chí Minh học, năm 2017, tác giả Nguyễn Công Lập có công trình luận
án tiến sĩ “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi
mới ở Việt Nam” [52]. Trong công trình này, tác giả đã đi vào luận giải, làm
rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH; thực trạng vận dụng vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất các nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH ở
11
Việt Nam hiện nay, cụ thể là: 1) nhóm giải pháp về nhận thức; 2) nhóm giải
pháp về tổ chức thực hiện; 3) nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát; tổng kết
lý luận và thực tiễn việc thực hiện CSXH [52].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, hiện nay ở nước ta còn có rất
nhiều các công trình nghiên cứu khác đề cập xung quanh đến vấn đề CSXH. Những
công trình này là những cuốn sách, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận
án tiến sĩ, các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành, các bài hội thảo khoa học… Tiêu biểu như:
Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” [5] của
tác giả Hoàng Chí Bảo; “Chính sách an sinh xã hội - Thực trạng và giải pháp”
[56] của tác giả Lê Quốc Lý; Luận án tiến sĩ Triết học “Chính sách an sinh xã
hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam” [trích theo 51] của tác giả Nguyễn Văn Chiều; Luận án tiến sĩ Khoa
học Quân sự “Vai trò chính sách xã hội với quân đội và hậu phương quân đội
trong nâng cao tính tích cực của con người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc
hiện nay” [41] của tác giả Đoàn Duy Hoàng; Bài viết “Quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lê nin về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội” [66] của tác giả Phạm
Xuân Nam; “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người với tư
cách là đối tượng phục vụ của chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới” [74] của
tác giả Trần Văn Phòng và Nguyễn Thị Hoàng; “Chính sách xã hội trong triết lý
phát triển Hồ Chí Minh” [51] của tác giả Nguyễn Công Lập...
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội đối với phát
triển giáo dục và đào tạo
Có thể khẳng định, việc nghiên cứu về CSXH đối với phát triển
GD&ĐT luôn được Đảng, Nhà nước ta, cũng như các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau. Ngay sau khi đất nước
bước vào công cuộc đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài viết “Đổi
mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” [67] đã đưa ra
12
những vấn đề có tính phương pháp luận trong đổi mới nền giáo dục nền giáo dục
và xác định việc đổi mới CSXH là một trong những nội dung quan trọng nhằm
đảm bảo để GD&ĐT đáp ứng thiết thực với nhu cầu thực tiễn xã hội: “Để đưa đất
nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ
nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện,
sâu sắc, triệt để, có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà…
Trước hết cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ
đó mà đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm
hiện đại hóa nền giáo dục” [67, tr.12].
Bước sang thế kỷ XXI, trước sự biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn
diện của thực tiễn đất nước, nghiên cứu dưới góc độ khoa học giáo dục,
trong cuốn sách “Giáo dục học hiện đại” [106], tác giả Thái Duy Tuyên đã
nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đồng thời chỉ ra sự cần thiết đối mới CSXH
đối với phát triển GD&ĐT giai đoạn mới, tác giả cho rằng: “Chỉ có một
cách duy nhất thu ngắn dần khoảng cách và đuổi kịp các nước là dựa vào
khoa học và giáo dục, thực chất là dựa vào con người được giáo dục. Trên
cơ sở đó, giáo dục và đào tạo như thế nào để có được con người lao động tự
chủ, năng động và sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, phải có một hệ thống
biện pháp, một hệ thống chính sách theo cách nghĩ mới, cách làm mới, phù
hợp với các nền kinh tế - xã hội” [106, tr. 302].
Đánh giá vai trò của giáo dục trong mối quan hệ đào tạo con người phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước, trong cuốn sách: “Phát triển
giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế” [35], tác giả
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giáo dục có vai trò động lực, điều kiện cơ bản cho
phát triển kinh tế - xã hội” [35, tr.171]. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát,
đánh giá những thành tựu của giáo dục của đất nước trong thời gian từ 1990 đến
2000 và khẳng định bước sang thế kỷ mới, để phát triển đất nước, chúng ta phải
chủ động, sẵn sàng đối mặt, thích nghi với môi trường, điều kiện, hoàn cảnh
13
mới. Muốn vậy, nền giáo dục cần phải thay đổi toàn diện, cụ thể, phù hợp với
từng lĩnh vực, từng ngành nghề và từng địa phương. Theo đó, tác giả chỉ rõ:
“Phương hướng tổng quát tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo là
phải đẩy mạnh cơ chế quản lý và các chính sách xã hội đảm bảo cho giáo dục
phục vụ đắc lực (đáp ứng yêu cầu) sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
từng tỉnh, từng vùng và trong cả nước...” [35, tr.182].
Trong công trình “Nền kinh tế tri thức, xu thế mới của thế kỷ XXI” [103],
tác giả Ngô Qúy Tùng cho rằng: Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam cần phải
xem xét và tìm ra các giải pháp thực hiện vai trò của GD&ĐT. Theo đó, tác giả
nhấn mạnh việc thực hiện tốt CSXH là một trong những giải pháp quan trọng.
Tác giả khẳng định: “Nhà nước cần có chính sách tăng đầu tư cho giáo dục bằng
cách tạo ra môi trường pháp lý để thu hút vốn từ các nhà đầu từ nước ngoài, từ
các thành phần kinh tế trong nước”; “người học và các tổ chức sử dụng lao động
qua đào tạo cần phải đóng kinh phí đào tạo” [103, tr.203]; “tạo ra cơ chế thị
trường cạnh tranh trong giáo dục” để nâng cao chất lượng trong hệ thống các
trường; coi trọng vấn đề công bằng trước các cơ hội được GD&ĐT của người
dân, “Nhà nước có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi” [103, tr.204].
Xác định coi CSXH đối với đội ngũ nhà giáo là một trong những vấn đề
quan trọng để phát triển GD&ĐT, tác giả Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Một
số vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” in
trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam”
[4], cho rằng: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là tất yếu và cần
tập trung vào những vấn đề cốt lõi như: “Về sứ mạng và mục tiêu GD&ĐT;
cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân chứ không thể chỉ chỉnh sửa một vài bộ
phận, hoặc một vài mặt nào đó; đổi mới về nội dung và phương pháp, chính
sách nhà giáo để xây dựng được đội ngũ có chất lượng” [4, tr.12].
Cũng đề cập vấn đề này, tác giả Hoàng Tụy trong công trình “Cải cách
giáo dục toàn diện, mạnh mẽ và triệt để là yêu cầu của cuộc sống hiện đại”, in
14
trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam”
[4], cho rằng: Để giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn
xã hội thì phải tập trung vào bốn nội dung sau: Thay đổi cách học và thi;
giáo dục phổ thông và dạy nghề - đào tạo theo nhu cầu xã hội; cải cách
mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học; chính sách đối với giáo viên. Trong đó, vấn
đề then chốt nhất là xây dựng chính sách đối với giáo viên. Đồng thời, trong
cuốn sách “Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng” [105], tác giả Hoàng Tụy coi
“Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương/thu
nhập, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách
nhiệm cao cả của mình” [105, tr.140] là một trong 3 giải pháp cần phải thực
hiện ngay để phát triển GD&ĐT góp phần phát triển kinh tế tri thức đáp ứng
yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Đi sâu vào nghiên cứu các CSXH trong bối cảnh đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT, tác giả Nguyễn Bá Dương, trong công trình “Để giáo
dục là quốc sách hàng đầu” in trong “Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng [42], cho rằng: Để “đưa giáo dục - đào tạo thực sự trở thành
quốc sách hàng đầu trên thực tiễn chứ không phải trên lời nói, trên giấy, lý
luận suông” [42, tr.53], cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm là “đổi mới
chính sách, cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực, tăng hiệu quả đầu tư;
nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ,
nhất là khoa học giáo dục, khoa học quản lý” [42, tr.54].
Đề cập trực tiếp đến vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT, tác
giả Trần Khánh Đức đã nghiên cứu “Chính sách quốc gia về giáo dục phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”
[31]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa chính
sách quốc gia về giáo dục với chính sách phát triển nguồn nhân lực; đưa ra
thực trạng nền giáo dục Việt Nam và so sánh giáo dục Việt Nam trước và sau
15
đổi mới trên tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ những vấn đề trên, tác giả đã
kết luận: “Trong suốt hơn 20 năm (1986 - 2008), giáo dục Việt Nam tiếp tục
phát triển và đổi mới. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã tạo nên một giai
đoạn quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục, tạo ra cơ hội phát
triển giáo dục để phát triển con người. Các chính sách quốc gia về phát triển
giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần phát triển hệ thống giáo
dục, gia tăng về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo công bằng trong cơ
hội tiếp cận giáo dục, làm cho trẻ em các vùng dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn về kinh tế - xã hội có điều kiện đến trường. Điều này góp phần vào quá
trình đưa giáo dục Việt Nam từng bước phát triển, đuổi kịp xu hướng phát
triển chung của quốc tế [31].
Cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, trong bài viết “Bàn thêm về mối
quan hệ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển
giáo dục trong quá trình thực hiện chiến lược” [trích theo 52] tác giả Nguyễn
Văn Thành đi sâu vào phân tích tính nhất quán về nội dung giữa hai chiến
lược kinh tế xã hội với chiến lược giáo dục. Theo tác giả “Chính sách kinh tế
xã hội đi liền với chính sách giáo dục nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa
các chính sách”. Trong đó, coi phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
xã hội là yếu tố hàng đầu của giáo dục; là một trong bốn khâu quan trọng để
đột phát, thực hiện chiến lược. Đồng thời, chiến lược phát triển kinh tế cũng
là tiền đề để cho chiến lược giáo dục căn cứ, bám sát với những nhu cầu và
khả năng của kinh tế. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng
quan trọng đến sự phát triển giáo dục theo hướng nào; là tiền đề và là cơ sở để
đánh giá sự phát triển của giáo dục và đào tạo [trích theo 52].
Nghiên cứu chuyên sâu về chính sách GD&ĐT, tác giả Phạm Tất Thắng có
bài viết về “Hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân
lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [88]. Trong bài viết này, tác
giả đã đặt vấn đề: “Phát triển con người để có nguồn nhân lực chất lượng cao trở
16
thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta hiện nay. Con người là trung tâm của sự
phát triển mà giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình
thành và phát triển để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, giáo dục và đào
tạo cần được chú trọng ngay từ trong các chính sách, chủ trương”. Để đảm bảo
cho GD&ĐT đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo tác giả cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản:
“Trước hết, công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo cần
đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đang đặt ra và phù hợp với
phương thức quản lý công mới.
Hai là, Nhà nước cần sớm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp thành cơ chế,
chính sách cụ thể.
Ba là, Nhà nước cần coi việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho
đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp, đặc biệt quan tâm đến
lực lượng hiện đang công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc, vùng khó
khăn, vùng biên giới, hải đảo làm động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp
theo của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bốn là, Đảng và Nhà nước cần cụ thể hóa trách nhiệm của cấp ủy,
chính quyền các địa phương trong triển khai thực hiện quan điểm đổi mới
toàn diện nền GD&ĐT” [88].
Khai thác một nội dung cụ thể của CSXH trong phát triển giáo dục đại học,
tác giả Nguyễn Cúc có nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực: Cần sự gắn
kết trong chiến lược quy hoạch và chính sách” [13]. Trong nghiên cứu này,
tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 và
tác động đối với thị trường lao động; Chỉ rõ những vấn đề cần đặt ra trong đổi
mới đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học thích ứng với
Cách mạng công nghiệp 4.0. Để giải quyết được những vấn đề này, tác giả đã
gợi ý 3 giải pháp và một số gợi ý về chính sách ở nước ta, cụ thể:
17
Một là, cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về
phát triển giáo dục trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia.
Hai là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tương tác với
thị trường, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, trước mắt ưu
tiên đối với các lĩnh vực nước ta có thế mạnh, như công nghệ thông tin, công
nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học.
Ba là, các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các doanh
nghiệp, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo
hình thức hợp tác công - tư” [13].
Nghiên cứu CSXH dựa trên cơ sở các tiếp cận bao trùm và bền vững, năm
2017, tác giả Lê Ngọc Hùng có công trình nghiên cứu bàn về “Chính sách giáo
dục ở Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận phát triển bao trùm và bền vững” [45].
Trong nghiên cứu này, tác giả khái quát về lý thuyết phát triển bao trùm, bền
vững: các giai đoạn, mô hình và chiều cạnh; chỉ ra tình hình giáo dục qua tỷ lệ
đi học đúng tuổi của Việt Nam; Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực
Việt Nam... Từ đó, tác giả đã đặt ra hai vấn đề và thảo luận về chính sách, cụ
thể: “tại sao giáo dục của Việt Nam đạt thành tích cao không thua kém các
nước phát triển nhưng Việt Nam vẫn nghèo? Tại sao Việt Nam đã chi tiêu rất
nhiều cho giáo dục, vậy có cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục?” Từ
những vấn đề đặt ra trên, tác giả đã giải quyết lần lượt từng vấn đề cụ thể và
đưa ra nhận định mang tính khái quát: “Sự phát triển bao trùm và bền vững, thể
hiện ở xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển từ chiều rộng sang hiệu quả
đến sáng tạo đòi hỏi phải mở rộng cơ hội giáo dục bậc cao gồm trung học phổ
thông và cao đẳng, đại học cho tất cả mọi người. Cần cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác về tình hình đi học đúng tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật
của lực lượng lao động để có thể đổi mới tư duy và chính sách giáo dục bậc
cao vì phát triển bao trùm, bền vững của đất nước”.
18
Nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể trong CSXH đối với phát
triển GD&ĐT, tác giả Cao Thu Hằng đã chủ biên cuốn sách chuyên khảo về
“Chính sách xã hội hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam hiện nay, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” [trích theo 52]. Nội dung cuốn sách được trình bày thành
3 chương, kết cấu trong dung lượng 227 trang, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam.
Đối với CSXH hóa giáo dục, trong chương này theo tác giả Đảng, Nhà
nước cần phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập; nâng cao nhận thức và
vai trò của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện xã hội hóa giáo dục như góp
ý, viết sách giáo khoa, kiểm định độc lập...” [trích theo 52].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, ở nước ta còn có
rất nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh
khác nhau xung quanh đến CSXH đối với sự phát triển GD&ĐT. Những
công trình này là cuốn sách, dự án, đề tài NCKH các cấp; các bài báo khoa
học được đăng trong các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí khoa học chuyên
ngành… tiêu biểu như: Cuốn sách “Chính sách đổi mới về giáo dục - đào
tạo, nghiên cứu và vận dụng hiệu quả ở trường học” [68] do Nxb Thế giới
ban hành; “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”
[40] của tác giả Đặng Xuân Hoan; “Một số ý kiến về đổi mới chính sách giáo
dục và đào tạo đội ngũ trí thức” [17] của tác giả Lê Văn Cường; “Đổi mới
giáo dục ở Việt Nam nhằm tạo công bằng xã hội và phát triển bền vững”
[44] của tác giả Lê Ngọc Hùng; “Về công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta
những năm qua và các giải pháp đồng bộ cần thực hiện thời gian tới” [38]
của tác giả Nguyễn Vinh Hiển... Những công trình này, mặc dù nghiên cứu,
tiếp cận dưới góc độ khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều khẳng định được vị
19
trí, vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT; coi đó là yếu tố góp phần
quan trọng vào phát triển nền giáo dục nước ta hiện nay. Một số công trình đã
đi vào khái quát và chỉ rõ được những yêu cầu, giải pháp trong đổi mới CSXH
nhằm phát triển GD&ĐT theo từng góc độ, phạm vi nghiên cứu nhất định.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội và vai trò
của chính sách xã hội đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành
phố Hồ Chí Minh
Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, trước xu hướng phát triển
mạnh mẽ, toàn diện mọi mặt về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội... đã làm cho
nhu cầu nguồn nhân lực ở TPHCM không ngừng tăng nhanh về số lượng, đòi hỏi
cao về chất lượng. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong phát triển
GD&ĐT ở Thành phố. Để giải quyết được vấn đề này, việc nghiên cứu về CSXH
và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu, đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu trực tiếp đến CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển
GD&ĐT ở TPHCM dựa trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, năm 2014, tác
giả Võ Thị Kim Loan có công trình luận án tiến sĩ về “Phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Thành phố Hồ
Chí Minh” [55]. Trong công trình này, khi đề cập đến CSXH đối với phát
triển GD&ĐT ở TPHCM tác giả khẳng định: “Để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục
và đào tạo phát triển, trước hết cần thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội
ngũ giảng viên, nhất là chính sách đầu tư cho giáo dục và chính sách tiền
lương. Thành phố cần kịp thời đưa ra những chính sách khuyến khích và động
viên tất cả mọi người đi học, học thường xuyên và học suốt đời, tạo ra cơ hội
học tập bình đẳng với tất cả mọi người...” [55, tr.126]. Đồng thời, tác giả
cũng nhấn mạnh giải pháp về chính sách giáo dục là một nội dung quan trọng
của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả cho
rằng: “giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là lĩnh
20
vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của TPHCM... Mục tiêu của phát triển
giáo dục được thể hiện thông qua chính sách ưu tiên đầu tư ngân sách nhà
nước, bên cạnh đó cần mở rộng nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài ngân sách
nhà nước; thực hiện phát triển các chương trình trọng điểm đối với nguồn
nhân lực chất lượng cao” [55, tr.139]
Tiếp cận dưới góc độ coi CSXH hóa giáo dục là yếu tố quan trọng thúc
đẩy giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong bài viết “Mấy vấn đề xã hội
hóa giáo dục từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh [50], tác giả Nguyễn Gia
Kiệm đã chỉ ra sự xuất hiện của các CSXH hóa giáo dục đã ảnh hưởng không
nhỏ đến GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đã phân tích một số thành
tựu và hạn chế trong công tác xã hội hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 1986 - 2012, từ đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất những mục tiêu,
nhiệm vụ nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy
động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của thành phố trong giai
đoạn tiếp theo [50].
Cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, trong công trình “Xã hội hóa
giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh” [76], tác giả Huỳnh Tiểu Phụng đã đi sâu
vào khái quát, phân tích những thành tựu CSXH hóa giáo dục trong thực tiễn
GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể trên 4 vấn đề: “1) Đã huy động
được các nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá
nhân để phát triển GD&ĐT. 2) Tăng cường quan hệ giữa nhà trường với gia
đình và xã hội; huy động trí tuệ toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội
dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện. 3) Đa dạng hóa và tạo sự tác
động lẫn nhau giữa các loại hình giáo dục. 4) Ban hành cơ chế cụ thể và
khuyến khích, quy định trách nhiệm của các ngành, địa phương, các tổ chức
kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ
kinh phí người học, thu hút nhân lực được đào tạo và giám sát các hoạt động
giáo dục” [76, tr.91 - 95].
21
Đi sâu vào việc nghiên cứu CSXH hóa giáo dục ở một lĩnh vực giáo dục
nhất định, tác giả Huỳnh Tiểu Phụng còn có công trình luận án tiến sĩ Khoa học
giáo dục nghiên cứu về “Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đó, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp, cụ
thể: 1) Huy động đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia vào công tác xã
hội hóa giáo dục nghề nghiệp và quản lý xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. 2)
Nâng cao hiệu quả đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành
phố Hồ Chí Minh. 3) Tăng cường kiểm tra công tác xã hội hóa giáo dục nghề
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 5) Hoàn thiện cơ chế,
chính sách công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết “40 năm giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phát
triển” [9] đăng trên Tạp chí Khoa học phổ thông năm 2015 đã mô tả tương
đối đầy đủ về thành tựu phát triển GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh ở các
bậc học cụ thể: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, đại học…
Trong đó cũng mô tả những thành tựu của các CSXH đối với sự phát triển
GD&ĐT của Thành phố, cụ thể: “Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở
vào năm 2002 (trong khi cả nước hoàn thành vào năm 2010). Đến nay, Thành
phố Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất hoàn thành phổ cập giáo dục trung
học phổ thông (năm 2009) và cũng vừa được công nhận hoàn thành phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hàng năm, Thành phố đều thực hiện rà soát, kiểm tra
việc hoàn thành phổ cập ở tất cả 24 quận, huyện. Đến nay, 24/24 quận, huyện đã
hoàn thành và được UBND TP công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi; 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; tỷ lệ trẻ 11 - 14 tuổi vào học bậc
THCS là 97,8%; tỷ lệ trẻ 14 - 17 tuổi theo học bậc THPT là 91%” [9].
Trong Hội thảo khoa học "Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng,
phát triển và hội nhập” [100], tác giả Đào Văn Trà có bài tham luận nghiên
22
cứu “10 giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh”[100].
Trong các giải pháp đề xuất, tác giả có đề cập giải pháp liên quan đến các
CSXH đối với phát triển GD&ĐT, đó là “phải tạo sự chuyển biến tích cực
trong việc thực hiện chiến lược con người, đặc biệt là về giáo dục đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [100, tr.68]. Tác giả phân tích:
“Cùng với việc thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thành phố cần
dành phần ngân sách thoả đàng để cùng với việc đẩy mạnh chủ trương xã
hội hoá tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển văn hoá xã hội, thực
hiện chiến lược con người, xem đó là việc đầu tư để phát triển nguồn nội lực
quan trọng nhất. Tập trung phát triển mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo ở mọi
vùng trong toàn thành phố, từ xây dựng và nâng cấp trường lớp, đầu tư
phòng học về máy vi tính và thư viện rộng rãi ở các trường, sớm hoàn thành
phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chuẩn bị tiền đề cho việc phổ cập trung
học phổ thông, khuyến khích việc hình thành các quỹ khuyến học trong cộng
đồng, tạo ra phong trào thi đua đi học và học giỏi một cách rộng khắp, vươn
lên đỉnh cao tri thức. Phát triển rộng rãi các cơ sở dạy nghề, các lớp công
nhân kỹ thuật ở các trường xây dựng, trung học kỹ thuật công nghiệp và các
trung tâm dạy nghề. Hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề cao,
không chỉ để phục vụ cho thành phố mà còn có thể góp phần xứng đáng cho
sự phát triển của đất nước” [100, tr.71].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, hiện nay ở nước
ta còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đa chiều, trên
nhiều phương diện có liên quan đến CSXH và vai trò của CSXH đối với phát
triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu như: “Phát triển nhân lực
Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[33]
của tác giả Nguyễn Long Giao; “Thực trạng đội ngũ tri thức Thành phố Hồ
Chí Minh và giải pháp phát triển đội ngũ tri thức phục vụ sự nghiệp đổi mới
và hội nhập quốc tế” [102] của tác giả Trương Văn Tuấn; “Quản lý giáo dục
23
hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân
lực Thành phố Hồ Chí Minh” [47] của tác giả Phạm Đăng Khoa; “Quản lý tài
chính ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ” [47] của tác giả
Trương Thị Hiền...
Những công trình này, mặc dù nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ khác
nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều khái quát được vị trí, vai trò của các CSXH
trong từng nội dung, cấp học cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một số công
trình đã đi vào khái quát và chỉ rõ được những yêu cầu trong xây dựng
CSXH và phát huy vai trò CSXH đối với thực tiễn GD&ĐT trên địa bàn.
1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và
những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố có
liên quan đến đề tài
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên
quan đề tài, có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau:
Một là, việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh đến CSXH đã được
nhiều tác giả ở trong nước và trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, tiếp cận
dưới nhiều góc độ, đề cập đa chiều với mọi nội dung, khía cạnh khác nhau
đảm bảo tương đối hoàn chỉnh, khoa học, hệ thống, chuyên sâu cả trên
phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Cho đến hiện nay, những công trình
này đã khẳng định vị trí, vai trò của CSXH đối với phát triển toàn diện mọi
mặt đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở các quốc gia, trong đó có
lĩnh vực GD&ĐT; khái quát, luận giải được những nét đặc thù về các vấn đề
cơ bản như: các chủ thể xây dựng CSXH, đặc trưng CSXH, nội dung CSXH,
đối tượng thực thi CSXH... Đây được coi là cơ sở lý luận quan trọng để định
hướng việc nghiên cứu, hoàn thiện CSXH nói chung, từng lĩnh vực cụ thể
nói riêng đảm bảo đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn.
24
Hai là, đối với nước ta, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về
CSXH đối với phát triển GD&ĐT xuất hiện ngày càng nhiều, tiếp cận, đề cập trên
nhiều khía cạnh, bình diện và ở từng phạm vi khác nhau. Những công trình này đã
tập trung đi sâu vào phân tích đặc điểm, yêu cầu, chỉ rõ vai trò của CSXH, nhất là
CSXH trong lĩnh vực GD&ĐT đối với sự phát triển GD&ĐT; chỉ rõ tính cấp thiết
của việc xây dựng các CSXH nhằm phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, một số công trình đã coi việc hoàn thiện CSXH là
một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, cũng như phát triển
GD&ĐT ở các nhà trường, cấp học, địa phương nhất định. Đồng thời cũng luận
giải khá sâu sắc những vấn đề lý luận xung quanh đến CSXH, vai trò CSXH đối
với phát triển GD&ĐT. Tùy theo từng phạm vi nghiên cứu, một số công trình đã
khái quát, chỉ rõ được thực trạng về CSXH đối với phát triển giáo dục nói chung,
nguồn nhân lực nói riêng trên các phương diện số lượng, chất lượng và cơ cấu; từ
đó, đề xuất được các giải pháp khác nhau nhằm hoàn thiện các CSXH, phát huy
vai trò của các chính sách đó đảm bảo phù hợp với từng nội dung trong GD&ĐT;
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, cũng như
đường lối GD&ĐT của Đảng...
Ba là, đối với các công trình nghiên cứu xung quanh đến các vấn đề
về CSXH và vai trò CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí
Minh xuất hiện ngày càng nhiều; đề cập đa chiều, tiếp cận dưới nhiều ngành
khoa học khác nhau. Trong các công trình này, có một số công trình đi vào
nghiên cứu chỉ ra vị trí, vai trò; những thành tựu và hạn chế, bất cập trong phát
triển GD&ĐT nói chung, thực hiện CSXH ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng,
từ đó xác định việc hoàn thiện các CSXH và phát huy vai trò của các chính sách
đó với tư cách là một giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển GD&ĐT,
cũng như khắc phục những hạn chế, bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bên cạnh đó bước đầu cũng xuất hiện một số
công trình nghiên cứu chuyên sâu về CSXH trong một vấn đề, cấp học cụ thể,
25
của lĩnh vực GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh... Nhìn chung, tất cả các công
trình nghiên cứu trên được coi là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, vận dụng
vào giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn mà luận án đặt ra.
Tuy nhiên, qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài cho thấy, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu bàn trực tiếp đến CSXH
và vai trò của của nó đối với phát triển GD&ĐT nói chung, ở Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng một cách đầy đủ, có tính khoa học, hệ thống. Trong đó,
các nghiên cứu về về CSXH và vai trò CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ được đề cập với tư cách là một nội dung của
khía cạnh nhỏ trong các nhiệm vụ nghiên cứu nhất định ở từng công trình nghiên
cứu. Chưa có bất kỳ công trình nào chỉ ra được tính đặc thù của GD&ĐT ở
Thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh, thành khác trong cả nước; chưa chỉ ra
được những yêu cầu khác biệt trong hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của
các chính sách đó nhằm phát triển GD&ĐT ở Thành phố đáp ứng với yêu cầu
của thực tiễn đặt ra. Mặt khác, cho đến hiện nay chưa có công trình nào chỉ ra
được những yêu cầu trong hoàn thiện CSXH, đề xuất các giải pháp có tính thiết
thực, khả thi cao để hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của CSXH trong phát
triển GD&ĐT đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của Thành phố hiện nay. Do
đó, có thể khẳng định, việc nghiên cứu CSXH và vai trò của nó đối với phát triển
GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay mới chỉ dừng lại ở bước đầu, mà
chưa đi vào nghiên cứu, phân tích đảm bảo tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu
cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án sẽ tập trung nghiên cứu
Đề tài “Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục
và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu,
giải quyết những vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về CSXH và
vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ.
Cụ thể trên các khía cạnh sau:
26
Một là, trên cơ sở các công trình đã được nghiên cứu, luận án tiếp tục
nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm xung quanh đến CSXH, vai trò
của CSXH đối với phát triển GD&ĐT; chỉ ra được những nét đặc thù trên mọi
phương diện của GD&ĐT ở TPHCM so với các tỉnh, thành khác trong cả
nước. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra mối quan hệ giữa CSXH với phát triển
GD&ĐT, vai trò của CSXH đó đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM đảm
bảo phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, cũng như đường lối,
chủ trương phát triển GD&ĐT ở nước ta.
Hai là, luận án sẽ đi vào nghiên cứu để chỉ rõ thực trạng CSXH đối với
phát triển GD&ĐT ở TPHCM thời gian qua. Nghiên cứu vấn đề này là cơ sở
quan trọng để các chủ thể xây dựng CSXH và chủ thể tiến hành tổ chức, triển
khai thực hiện CSXH đó có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan thực tiễn, tính
cấp thiết của việc hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của CSXH đó để phát
triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.
Ba là, luận án sẽ tiếp tục đề xuất các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và
tổ chức thực hiện CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở
TPHCM. Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ trực tiếp góp phần xây
dựng, hoàn thiện được CSXH về GD&ĐT ở TPHCM phù hợp, hài hòa trên
mọi lĩnh vực, mà nó còn trực tiếp đảm bảo cho các CSXH đó phát huy hết
vai trò trong thực tiễn, góp phần đảm bảo cho GD&ĐT ở TPHCM ngày
càng phát triển, đáp ứng tốt với xu hướng ở phát triển NNL ở Thành phố
đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
27
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy, xung quanh vấn đề CSXH và phát huy vai trò của CSXH
đối với phát triển GD&ĐT nói chung, ở TPHCM nói riêng đã có nhiều công
trình nghiên cứu, của nhiều tác giả tiếp cận trên nhiều góc độ, bình diện khác
nhau. Dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu các công trình liên
quan đến đề tài trên 3 hướng là: Các công trình nghiên cứu về CSXH; CSXH
đối với phát triển GD&ĐT; CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển
GD&ĐT ở TPHCM cho thấy các công trình này đã phân tích, làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT.
Việc phân tích những thành công của các tác giả và công trình nghiên cứu này
có ý nghĩa vạch ra phương hướng kế thừa, phát triển những thành tựu khoa
học trong giải quyết vấn đề CSXH và vai trò của nó đối với phát triển
GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.
Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của cả nước; là địa bàn tập trung đông dân cư, nhu cầu hưởng
thụ giáo dục của người dân và nhu cầu NNL đáp ứng mục tiêu phát triển
Thành phố ngày càng cao... Điều này đặt ra cho Đảng, Nhà nước cần phải có
những CSXH đặc thù; đồng thời TPHCM cần phải có những CSXH đảm bảo
phù hợp với đặc điểm, điều kiện đặc thù của Thành phố. Tuy nhiên, qua tổng
quan các công trình có liên quan đến đề tài cho thấy, hiện nay chưa có công
trình nào trực tiếp nghiên cứu về CSXH và vai trò của nó đối với phát triển
GD&ĐT của TPHCM. Chính vì thế, việc nghiên cứu tổng quan các công
trình nghiên cứu này là cơ sở vững chắc cho thấy đề tài CSXH và vai trò của
nó đối với phát triển GD&ĐT của TPHCM hiện nay là công trình không trùng
lặp với bất kỳ công trình khoa học khác đã được công bố. Đồng thời, nó còn
là cơ sở lý luận, thực tiễn để công trình kế thừa, chọn lọc nhằm giải quyết các
vấn đề lý luận, thực tiễn và nhiệm vụ nghiên cứu mà công trình đặt ra.
28
Chương 2
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội
2.1.1. Quan niệm về chính sách xã hội
Để hiểu CSXH là gì, trước hết cần làm rõ khái niệm về xã hội và chính
sách. Hiện nay, khi đề cập đến “xã hội” có rất nhiều quan niệm và cách tiếp cận
khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ triết học mácxít, xuất phát từ quan niệm về
bản chất của con người với tính cách là một “thực thể tự nhiên”, “thực thể xã
hội”, xã hội được nghiên cứu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, đó là bộ phận
đặc thù của thế giới vật chất, nấc thang phát triển cao nhất của các hệ thống
sống, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người. Điều này đã
được C.Mác khẳng định: “Xã hội - cho dù nó có là hình thức gì đi nữa - là cái
gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” [57, tr.657].
Như vậy, theo nghĩa này, xã hội là bộ phận đặc thù của thế giới vật chất
được “tách ra” một cách hợp quy luật của tự nhiên; là hình thức tổ chức vật
chất cao nhất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự
nhiên. Xã hội bao gồm đời sống xã hội với bốn lĩnh vực hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội; tổ chức thiết chế quản lý mà trụ cột là nhà nước;
chế độ xã hội với vai trò của ý thức hệ và lực lượng lãnh đạo xã hội. Theo
nghĩa hẹp, xã hội được hiểu là một kiểu hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử.
Đây chính là mặt xã hội của đời sống và được sử dụng để phân biệt với các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa của một quốc gia dân tộc, một chế độ xã hội nhất
định. Theo nghĩa này, xã hội là một hệ thống các vấn đề xã hội trong phát triển,
liên quan trực tiếp đến đời sống của con người như: lao động và việc làm, mức
sống, thu nhập, tình trạng đói nghèo, dân số, sức khỏe và y tế cộng đồng, nhà ở,
giáo dục, vệ sinh môi trường, bảo hiểm xã hội…
Về chính sách, theo từ điển Tiếng Việt, Chính sách được hiểu “là sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
29
chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách” [73, tr.163]. Trong tác
phẩm “Hoạch định chính sách công”, Jame Anderson xem chính sách “là một quá
trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc
giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [46, tr.74]. Tác giả Vũ Cao Đàm cho rằng:
“Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực,
hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội,
kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào
đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [21, tr.25].
Từ các quan điểm trên, có thể thấy chính sách là cụ thể hóa các thể chế,
chủ trương, quan điểm của chính đảng và nhà nước về các vấn đề nảy sinh
trong quá trình phát triển. Trong đó, các chính sách tạo ra các ưu đãi, hỗ trợ mang
tính hoàn lại hoặc không hoàn lại tác động vào quá trình phát triển nhằm thực hiện
các mục tiêu ưu tiên được đề cập trong các chiến lược phát triển của đất nước theo
từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Bởi vậy, các chính sách tồn tại phụ thuộc vào sự tồn
tại của các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển mà chính đảng cầm quyền
và nhà nước đề ra. Các chính sách là một tập hợp biện pháp; đó có thể là một biện
pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh
hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã
hội. Các chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa dưới dạng các đạo
luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật hoặc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức khác nhau. Các chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động
của các cá nhân và nhóm xã hội; đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong
việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Mục đích của CSXH cuối cùng là tạo ra
những biến đổi xã hội phù hợp mà chủ thể chính sách vạch ra.
Khi hiểu về xã hội và chính sách như trên thì CSXH cần được hiểu như
thế nào? Trong tác phẩm “Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát
triển”, V.Z.Rogovin viết: “Với tư cách là một bộ môn khoa học, chính sách xã
hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội,
30
quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác
động, quản lý đến các quá trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã
hội như là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp,
dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn các tri thức
thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy” [128, tr.74].
Từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa: “Chính sách xã hội là một bộ
phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay chính quyền nhà
nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội
bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt,
giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội.
Một trong những đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện
chứng của nó với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện
vật chất để thực hiện chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, công bằng và
tiến bộ được thực hiện thông qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực
mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu nước
mạnh. Chính sách xã hội phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con
người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ
nghĩa bình quân. Trong điều kiện của kinh tế hàng hoá có cơ cấu nhiều thành
phần, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, bảo đảm sự bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật.
Chính sách xã hội phải vừa củng cố và phát triển những giai cấp cơ bản như
công nhân, nông dân, vừa quan tâm thích đáng đến lợi ích và phát huy tiềm
năng của các tầng lớp, các nhóm cư dân khác” [108, tr.478].
Cũng đề cập về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thế Thắng cho rằng:
“Chính sách xã hội là tổng thể các quan điểm, các chủ trương của các giai
cấp, nhóm xã hội được thể chế hóa để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm
giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ và phát
triển con người” [87, tr.17]. Tác giả Trần Đình Hoan quan niệm: “Chính sách
xã hội là loại chính sách được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước thành
31
một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải
quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên
quan đến công bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn
định, phát triển và tiến bộ xã hội” [39, tr.8].
Với mục đích giải phóng con người, mong muốn mang lại độc, lập, tự
do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất coi trọng các CSXH. Mặc dù Người không đưa ra khái niệm về CSXH
nhưng trong nội hàm tư tưởng của Người đã thể hiện rõ quan điểm đó. Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức
chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có
lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính
phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ đảng và
chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của
nhân dân. Phải biết giáo dục, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất
và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Ðảng và Chính phủ
đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta
dù có hay mấy cũng không thực hiện được” 43, tr.572]. Người cũng khẳng
định về sự cần thiết phải gắn CSXH với quản lý xã hội, với chính sách kinh
tế, văn hóa và phải hướng đến công bằng xã hội.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận, quan niệm
khác nhau về CSXH, tuy nhiên, nhìn chung các quan niệm này đều khẳng
định CSXH là sự cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của chính đảng hay
chính quyền nhà nước, hướng vào việc đảm bảo an sinh xã hội, tạo ra động
lực phát triển xã hội, phát triển con người. Từ những vấn đề trên, có thể quan
niệm: CSXH là quy định của chính quyền nhà nước trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội, trực tiếp tác động vào các mối quan hệ của con người, thành
viên xã hội để điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa họ, phù hợp với những điều
kiện và hoàn cảnh nhất định, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội, phát
triển con người, tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội.
32
Ở nước ta, CSXH là một bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng
và Nhà nước trực tiếp đề cập và giải quyết những vấn đề xã hội, tức là giải
quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích và sự phát
triển con người, cộng đồng dân cư. Chính sách xã hội thể hiện quan điểm, chủ
trương của Đảng, đồng thời các quan điểm, chủ trương đó được thể chế hoá để
tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra, góp
phần phát triển con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
2.1.2. Đặc điểm của chính sách xã hội
Một là, mục đích bao trùm của CSXH là giải quyết các vấn đề xã hội, đích
này tùy thuộc từng nhà nước, dân tộc. Mục đích bao trùm của CSXH ở Việt Nam là
thiết lập sự công bằng, trật tự an toàn và tiến bộ xã hội, hướng tới sự phát triển ổn
định và bền vững đất nước. Về thực chất, hệ thống CSXH ở Việt Nam hướng vào
nâng cao dân trí, dân sinh, dân chủ, đảm bảo cho mọi người sống ấm no, hạnh phúc,
nhân ái, bình đẳng và công bằng. Trong đó trọng tâm của CSXH là chính sách con
người, phát triển con người và vì con người. Điều này đã được Đảng ta khẳng định
trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI: “Chính sách xã hội nhằm
phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích
cao nhất. Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.917].
Mục đích của CSXH ở Việt Nam phản ánh và thể hiện những mục
tiêu chiến lược của đất nước. Đó chính là vì sự tiến bộ của xã hội, bảo đảm
ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người, tạo điều kiện cho con người phát triển một cách toàn diện; đồng thời
khắc phục những khác biệt và bất bình đẳng xã hội. Cùng với sự tác động
đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, CSXH chủ yếu phải giải quyết các nhu
cầu quan trọng nhất, thiết yếu nhất và nhân bản nhất của con người trong
một khoảng thời gian và hoàn cảnh xác định, trên cơ sở phù hợp với các lợi ích xã
hội, với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chính sách xã hội tạo nên
33
những quan hệ xã hội lành mạnh, chống lại các nguy cơ khủng hoảng xã hội,
khắc phục những hệ lụy nảy sinh trong quá trình phát triển, tạo ra môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của con người cũng như cộng đồng xã hội.
Hai là, chính sách xã hội luôn luôn gắn với chế độ chính trị - xã hội của
mỗi quốc gia, dân tộc; chủ thể đặt ra CSXH chính là tổ chức chính trị lãnh
đạo, quản lý xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều có sự kế thừa những CSXH của
chế độ cũ ở một mức độ nhất định và phát triển chúng cho phù hợp với thực
tiễn, thậm chí thay đổi chúng hoàn toàn trong những điều kiện mới của lịch
sử. Ở nước ta, chủ thể đặt ra các CSXH là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức
hoạt động chính trị xã hội như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã
hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; là nơi thể hiện
ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Các chủ thể đặt ra các CSXH
có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển của con
người, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; đồng thời nó thể hiện tinh thần
trách nhiệm và năng lực lãnh đạo rất cao. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
cầm quyền, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước “của
dân, do dân và vì dân”. Do đó, các chính sách nói chung và CSXH nói
riêng phải thể hiện đầy đủ, nổi bật những bản chất đó.
Ba là, đối tượng của CSXH là con người và các nhóm xã hội. Chính
sách xã hội không tác động vào con người chung chung, trừu tượng, mà tác
động trực tiếp vào đời sống và các mối quan hệ xã hội của họ, thông qua đó
và bằng cách đó phát triển một cách toàn diện con người, thực hiện một cách
đầy đủ sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, đối tượng của
34
CSXH không còn bó hẹp như trước đây mà mở rộng ra các tầng lớp nhân dân
trong xã hội, với tất cả các đối tượng khác nhau: công nhân, nông dân, trí thức,
sinh viên, doanh nghiệp, trẻ em, người già, thah niên, phụ nữ, các dân tộc, các tôn
giáo, công chức, viên chức, lượng lượng vũ trang, thương binh, liệt sĩ, người có
công… Các đối tượng này cần được thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần
của nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị,
góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bốn là, nội dung của CSXH bao gồm hệ thống chính sách khác nhau
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.
Những nội dung cơ bản của CSXH là:
- Giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng lao động xã hội nhằm bảo
đảm sự phát triển liên tục, bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Tái tạo NNL của đất nước thông qua các chính sách về dân số, gia
đình, chăm sóc sức khỏe con người, bảo hộ lao động, tổ chức nghỉ ngơi, giải
trí cho nhân dân, bảo đảm an toàn xã hội.
- Hình thành nên lối sống văn minh, cách mạng. Đó là sự phát triển
toàn diện của cá nhân kết hợp với sự phát triển hài hòa của cộng đồng trong
sự bảo vệ bởi những giá trị và chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ, thúc
đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội.
- Kích thích sự tiêu thụ hợp lý, sáng tạo, hiệu quả những sản phẩm vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.
- Góp phần quan trọng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở của xã hội bao
gồm các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi trường, sự phát triển của các ngành
văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, hệ thống các tổ chức dịch vụ.
Năm là, CSXH nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người
trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người
một cách toàn diện. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt
35
động của mình, con người làm nên lịch sử, tạo ra xã hội. Chính sách xã hội là
loại chính sách liên quan đến con người và bao trùm mọi mặt đời sống con
người. Ở Việt Nam, con người luôn là trung tâm, là động lực của sự phát triển và
tiến bộ xã hội, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới. Đảng ta xác
định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một
mục tiêu của chiến lược phát triển” [29, tr.126]. Con người ở đây là con người cụ
thể, có thể lực trí lực và nhân cách rất khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ
với cộng đồng và xã hội. Con người vừa có cuộc sống riêng, vừa hòa quyện vào
đời sống xã hội. Chính sách xã hội tác động ở đây là nhằm hình thành các chuẩn
mực xã hội và giá trị xã hội, vừa là chuẩn mực mang tính chất phổ biến, vừa là
sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài mang tính chất đặc thù, phù
hợp với yêu cầu của thời đại trong từng nấc thang phát triển của lịch sử.
Sáu là, CSXH nếu vì lợi ích xã hội thì mang tính xã hội, nhân văn và nhân
đạo sâu sắc. Ở các nhà nước tiến bộ, CSXH có mục tiêu cơ bản là hiệu quả xã
hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, đảm bảo cho mọi người
được sống trong tình nhân ái, tôn trọng, bình đẳng và công bằng. Mọi CSXH
đều phải hướng vào sự công bằng, coi công bằng xã hội là nội dung cơ bản
của CSXH. Chính sách xã hội phải trở thành công cụ sắc bén của nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, xây dựng chuẩn mực xã hội và định hướng giá
trị xã hội mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác.
Bảy là, CSXH tiến bộ có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo
điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển và hòa nhập vào cộng đồng. Con
người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội. Không có con người chung
chung, trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội
nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là
con người hiện thực sống trong xã hội. Trong xã hội không ít người rơi vào hoàn
cảnh và điều kiện bất lợi, chịu nhiều thiệt thòi; họ thiếu những điều kiện và cơ hội
để phát triển, cần có sự trợ giúp của cộng đồng. Bởi vậy, CSXH tiến bộ thể hiện
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOTLuân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
Luân văn: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc LiêuLuận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
 
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
 
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
 
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh XuânLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
 

Similar to Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM

Similar to Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM (20)

Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiThực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đLuận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN THÀNH CHÍNHSÁCHXÃHỘIVÀVAITRÒCỦANÓ ĐỐIVỚIPHÁTTRIỂNGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO ỞTHÀNHPHỐHỒCHÍMINHHIỆNNAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN THÀNH CHÍNHSÁCHXÃHỘIVÀVAITRÒCỦANÓ ĐỐIVỚIPHÁTTRIỂNGIÁODỤCVÀĐÀOTẠOỞ THÀNHPHỐHỒCHÍMINHHIỆNNAY Chuyên ngành: CNDVBC&DVLS Mã số : 922 9002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Vũ Văn Viên HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Phan Văn Thành
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án...................................................................................... 7 1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu.................... 23 Chương 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................... 28 2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội........................ 28 2.2. Quan niệm về giáo dục và đào tạo và chính sách xã hội về giáo dục và đào tạo................................................................... 37 2.3. Nội dung và vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo............................ 42 2.4 Những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.......................... 54 Chương 3 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.......................... 65 3.1. Đặc điểm và những yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 65 3.2. Chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân................. 68 3.3. Vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân........... 86 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........... 113 4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.......................................................... 113 4.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo..................................... 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 142 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................. 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 146 PHỤ LỤC.................................................................................................... 159
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Mạng lưới các cấp học, bậc học ở TPHCM và cả nước hiện nay......................................................................................... Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng học sinh/trường và số lượng học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên ở các nhà trường ở TPHCM và cả nước............................................................................... Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ cơ bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL, chuyên viên....................................................................... Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò, hiệu quả của CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT........................... Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò của CSXH trong tạo động lực phát triển GD&ĐT.................................. Biểu đồ 3.1. Cụ thể hóa kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ cơ bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL, chuyên viên......................................................................
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 01 Cán bộ quản lý CBQL 02 Chính sách xã hội CSXH 03 Giáo dục chuyên nghiệp GDCN 04 Giáo dục mầm non GDMN 05 Giáo dục thường xuyên GDTX 06 Giáo dục tiểu học GDTH 07 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 08 Nguồn nhân lực NNL 09 Nhà xuất bản Nxb 10 Lao động - Thương binh và xã hội LĐ - TB&XH 11 Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM 12 Trung học cơ sở THCS 13 Trung học phổ thông THPT
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng CSXH và xác định đó là một trong những yếu tố cơ bản nằm trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra động lực để phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” [28, tr.86]. Đồng thời coi “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [28, tr.86]. Từ quan điểm trên của Đảng cho thấy CSXH có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý xã hội và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn mà xã hội đặt ra. Nó không chỉ trực tiếp góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định, lâu dài. Đối với GD&ĐT, đây là lĩnh vực giữ vị trí, vai trò rất quan trọng của xã hội; trực tiếp đào tạo, cung cấp NNL phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhiệm vụ cơ bản không thể tách rời của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ... đã kéo theo hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu, có hệ thống. Điều này làm cho giáo dục được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản
  • 8. 2 xuất xã hội. Do đó, phát triển GD&ĐT là vấn đề mang tính tất yếu khách quan; là con đường quan trọng hàng đầu để đất nước phát triển. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Đảng ta luôn xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển. “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [27]. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, phương hướng, giải pháp khác nhau, trong đó khẳng định rõ việc xây dựng các CSXH nhằm phát triển GD&ĐT là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Với tư cách là công cụ của Đảng và Nhà nước, CSXH đối với lĩnh vực GD&ĐT được coi là công cụ vĩ mô của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng, tạo điều kiện, tiền đề và động lực cho giáo dục phát triển theo đúng các mục tiêu đã đặt ra; là công cụ để giải quyết các vấn đề GD&ĐT hiện thời, nảy sinh trong quá trình hoạt động, phát triển; giải quyết, rút ngắn sự chênh lệch, phân hóa, tạo công bằng xã hội trong giáo dục và hướng đến mục tiêu xã hội hóa giáo dục, một xã hội học tập. Vĩ lẽ đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta đã chỉ rõ “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo” [29,tr.117]. Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tưởng Chính phủ đã cụ thể hóa: “Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù” [90]. Đối với TPHCM, đây là địa phương có mật độ dân cư cao; là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của cả nước; là nơi có các nhà trường (từ mầm non đến đại học) tương đối lớn về số lượng, đa dạng hóa về loại hình... Điều này đặt ra cho TPHCM gặp nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn trong
  • 9. 3 thực hiện các CSXH nhằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển. Từ thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy, cùng với các CSXH của Đảng, TPHCM luôn quan tâm đến việc ban hành các CSXH nằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển; các chính sách đó từng bước phát huy vai trò, hiệu quả trong thực tiễn và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy, việc ban hành các CSXH và vai trò của các chính sách đó trong thực tiễn phát triển GD&ĐT ở TPHCM thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: “Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung” [90], còn chồng chéo và chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. “Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý; hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao” [90]. Bên cạnh đó, một số chính sách về phổ cập giáo dục, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo, chính sách miễn giảm học phí… khi ban hành chưa phát huy hết hiệu quả trong thực tiễn; chưa đáp ứng được nhu cầu về lợi ích của các thành phần tham gia hệ thống giáo dục... Đây vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng GD&ĐT trên địa bàn “còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới” [90]. Từ những vấn đề trên cho thấy, ở nước ta nói chung, TPHCM nói riêng, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu quan trọng hàng đầu cần phải phát triển GD&ĐT; đồng thời, muốn phát triển GD&ĐT cần đặc biệt quan tâm, chú trọng hoàn thiện hệ thống các CSXH về GD&ĐT và thực hiện đúng đắn các CSXH về GD&ĐT. Để làm được điều này, chúng ta cần nhận thức đúng thực trạng, nhất là những hạn chế, bất cập trong các CSXH về GD&ĐT và thực hiện các CSXH về GD&ĐT; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
  • 10. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH đối với phát triển GD&ĐT; chỉ rõ thực trạng CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM. Bên cạnh đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và chỉ ra những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH và CSXH về GD&ĐT. Đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT; vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn hữa vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Các giải pháp này được áp dụng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm hướng tới đảm bảo phù hợp với kế hoạch mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT của Nhà nước, cũng như định hướng phát triển GD&ĐT của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề về CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.. Phạm vi về địa bàn: để đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT ở TPHCM hiện nay, luận án tiến hành phân tích tài liệu của Sở GD&ĐT trực thuộc Ủy ban nhân dân TPHCM; tài liệu của 10 phòng GD&ĐT trực thuộc các quận (Quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận Phú Nhuận,
  • 11. 5 quận Bình Thạnh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè); khảo sát kết quả thực hiện CSXH ở một số trường học (các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT ở 5 quận gồm quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5; các cao đẳng và đại học nằm trên địa bàn TPHCM bao gồm 6 trường là: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học Bách khoa; Trường Đại học Công nghệ Thông tin; Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI, Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TPHCM; Trường Cao đẳng Miền Nam). Phạm vi về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến 2018 nhằm đảm bảo tính thực tiễn, thời sự của đề tài. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài luận án là các quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về CSXH và GD&ĐT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra luận án còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp; khái quát, hệ thống hoá; quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử; tham khảo ý kiến chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu... Tác giả tiến hành sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu điều tra với các đối tượng: Đối tượng là CBQL, chuyên viên cấp Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT (250 phiếu/250 người); CBQL, giáo viên, giảng viên ở các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng và đại học trực thuộc TPHCM (1000 phiếu/1000 người). 5. Đóng góp mới của luận án Luận án góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT. Luận án góp phần làm rõ hơn
  • 12. 6 thực trạng CSXH và vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay; đồng thời, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.2. Ý nghĩa lý luận Luận án góp thêm ý kiến vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về CSXH và CSXH về GD&ĐT. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác thực tiễn quản lý GD&ĐT ở TPHCM hiện nay để hoàn thiện hệ thống CSXH về GD&ĐT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng ngay vào trong thực tiễn xây dựng, hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò các CSXH trong phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Bên cạnh đó, luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập về CSXH và CSXH đối với phát triển GD&ĐT. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu, 4 chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội Có thể khẳng định, CSXH được hình thành từ lâu đời và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong hệ thống tri thức các khoa học nói chung, cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũng càng đa dạng, phong phú; đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Cho nên việc nghiên cứu CSXH càng trở nên bức bách, mục tiêu gần của nó là giảm bớt những vấn đề phức tạp, hướng tới sự công bằng xã hội trong chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu xung quanh đến CSXH đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, tiếp cận đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau, tiêu biểu là các công trình: “Chính sách xã hội trong xã hội chủ nghĩa phát triển” [128] của tác giả V.Z RôGôVin; “Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa” [72] của tác giả Palier Bruno; “Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay” [130] của tác giả Xi Tha Lườn Khăm Phu Vông... Ở nước ta, thuật ngữ CSXH xuất hiện trong đời sống khoa học xã hội và khoa học quản lý ở nước ta chưa lâu, vào khoảng thời gian chuyển tiếp của thập niên 70 sang thập niên 80. Đồng thời, nó bắt đầu sử dụng chính thức trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Theo thời gian, những vấn đề liên quan đến CSXH đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu từng bước đảm bảo có tính hệ thống, khoa học chuyên sâu.
  • 14. 8 Năm 1980, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội đã xuất bản cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” [22]. Mặc dù cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó bước đầu có đề cập đến CSXH thông qua việc khái quát sự hình thành và phát triển CSXH trong các thời kỳ phát triển của lịch sử với những triều đại phong kiến nhất định. Cuốn sách cũng chỉ rõ vào thời kỳ này, các triều đại đã có những chính sách nhằm thể chế hóa pháp luật, nâng cao hiệu lực của bộ máy quan chức, chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Các chính sách nhằm duy trì mối quan hệ nội bộ nhận dân, duy trì sự tương thân, tương ái... Đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn CSXH ở nước ta hiện nay, năm 1997, tác giả Phạm Xuân Nam viết cuốn sách “Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp [65]. Nội dung cuốn sách được chia làm 6 chương. Trong đó đã đi sâu vào trình bày đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của CSXH và các mối quan hệ của CSXH. Đồng thời cũng đã phân tích về các giai tầng xã hội trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế mới; chỉ ra những thành công, hạn chế của CSXH trong những năm trước đây... Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề trên, tác giả đã đưa ra được những dự báo tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta trong những năm tới; đề xuất kiến nghị và giải pháp trong thực thi các CSXH đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân; chỉ ra những cơ chế quản lý cần đổi mới trong việc thực hiện CSXH [65]. Coi CSXH là một phần quan trọng của chuyên ngành Xã hội học, trong công trình “Xã hội học và chính sách xã hội” [84], tác giả Bùi Đình Thanh đã dành phần lớn nội dung trình bày những vấn đề xung quanh đến CSXH. Trong đó, bên cạnh việc đưa ra quan niệm về CSXH và các nội hàm của khái niệm, tác giả đã xây dựng cơ sở triết lý của CSXH, đó là dựa trên các quan điểm: Quan điểm nhân văn, quan điểm gắn lý luận với thực tiễn, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển, quan điểm hệ thống và đồng bộ, quan điểm xã hội hóa, thể chế hóa, dân chủ hóa và các CSXH. Theo tác giả nhận định: “Lý luận và phương pháp luận về CSXH là một vấn đề rộng lớn và ngày càng đa dạng phức tạp, bởi
  • 15. 9 vì đời sống của xã hội và của con người luôn luôn làm nảy sinh những vấn đề mới, đặc biệt là trong thế giới hiện đại” [84,tr.302]. Nghiên cứu CSXH dưới góc độ tiếp cận khác, trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay [16], tác giả Mai Ngọc Cường đã giới thiệu một cách khái quát lý luận CSXH ở nước ta trên các vấn đề về đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quá trình thực hiện CSXH, hệ thống các CSXH phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến thực trạng, thành tựu, hạn chế của CSXH ở Việt Nam dưới nhiều lĩnh vực như: chính sách giảm nghèo; chính sách việc làm... Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ thống CSXH ở Việt Nam trong những năm tới [16]. Tiếp cận nghiên cứu CSXH dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, tác giả Phạm Đức Kiên có công trình luận án tiến sĩ “Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006” [49]. Trong công trình này, tác giả đã đi vào nghiên cứu nhận thức và vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong việc đề ra và chỉ đạo CSXH trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2006, nhất là mối quan hệ tác động giữa thực hiện chính sách kinh tế và CSXH; chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trên một số lĩnh vực cụ thể của CSXH. Từ đó, tác giả đã khái quát 4 bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng kết hợp phát triển kinh tế và thực hiện CSXH. Đề cập CSXH theo hướng nghiên cứu phát triển bền vững, năm 2015, tác giả Phan Huy Đường chủ biên cuốn sách “Chính sách xã hội: Các vấn đề và sự lựa chọn theo hướng phát triển bền vững” [30]. Nội dung cuốn sách nhấn mạnh: Việc lựa chọn vấn đề CSXH và phương thức giải quyết thường căn cứ vào hệ thống các quan điểm và nguyên tắc mang tính truyền thống như quan điểm nhân văn, quan điểm giai cấp, quan điểm lịch sử cụ thể… Tuy nhiên, việc lựa chọn các vấn đề chính sách dựa trên các quan điểm và nguyên tắc là khá phức tạp, nhiều khi chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo, do đó
  • 16. 10 trong một số trường hợp kết quả đạt được không như mong muốn. Do đó, việc lựa chọn CSXH theo quan điểm phát triển bền vững là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta hiện nay. Nội dung cuốn sách được trình bày trong 352 trang và kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Xã hội và chính sách xã hội Chương 2: Vấn đề chính sách xã hội và sự lựa chọn Chương3:Lựachọnvấnđềchínhsáchxãhộitheohướngpháttriểnbềnvững Chương 4: Phân tích, đánh giá lựa chọn vấn đề chính sách xã hội Chương 5: Lựa chọn vấn đề chính sách xã hội ở Việt Nam” [30] Tác giả Trần Đình Hoan trong nghiên cứu về “Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện” [39] đã trình bày những nội dung cơ bản của CSXH nước ta và sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý trong việc thực hiện CSXH nhằm nâng cao tính hiệu quả của nó trong việc giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách của con người. Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của chính sách xã hội đối với việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [71], tác giả Nguyễn Văn Nhớn đã đi sâu vào nghiên cứu làm rõ vai trò của nhân tố con người trong xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; ảnh hưởng của CSXH trong việc nâng cao vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Gần đây nhất, tiếp cận nghiên cứu CSXH dưới góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, năm 2017, tác giả Nguyễn Công Lập có công trình luận án tiến sĩ “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” [52]. Trong công trình này, tác giả đã đi vào luận giải, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH; thực trạng vận dụng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CSXH ở
  • 17. 11 Việt Nam hiện nay, cụ thể là: 1) nhóm giải pháp về nhận thức; 2) nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; 3) nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát; tổng kết lý luận và thực tiễn việc thực hiện CSXH [52]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, hiện nay ở nước ta còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác đề cập xung quanh đến vấn đề CSXH. Những công trình này là những cuốn sách, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học… Tiêu biểu như: Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” [5] của tác giả Hoàng Chí Bảo; “Chính sách an sinh xã hội - Thực trạng và giải pháp” [56] của tác giả Lê Quốc Lý; Luận án tiến sĩ Triết học “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” [trích theo 51] của tác giả Nguyễn Văn Chiều; Luận án tiến sĩ Khoa học Quân sự “Vai trò chính sách xã hội với quân đội và hậu phương quân đội trong nâng cao tính tích cực của con người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc hiện nay” [41] của tác giả Đoàn Duy Hoàng; Bài viết “Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin về chính sách xã hội và phúc lợi xã hội” [66] của tác giả Phạm Xuân Nam; “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người với tư cách là đối tượng phục vụ của chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới” [74] của tác giả Trần Văn Phòng và Nguyễn Thị Hoàng; “Chính sách xã hội trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh” [51] của tác giả Nguyễn Công Lập... 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo Có thể khẳng định, việc nghiên cứu về CSXH đối với phát triển GD&ĐT luôn được Đảng, Nhà nước ta, cũng như các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau. Ngay sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài viết “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” [67] đã đưa ra
  • 18. 12 những vấn đề có tính phương pháp luận trong đổi mới nền giáo dục nền giáo dục và xác định việc đổi mới CSXH là một trong những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo để GD&ĐT đáp ứng thiết thực với nhu cầu thực tiễn xã hội: “Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để, có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà… Trước hết cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục” [67, tr.12]. Bước sang thế kỷ XXI, trước sự biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, toàn diện của thực tiễn đất nước, nghiên cứu dưới góc độ khoa học giáo dục, trong cuốn sách “Giáo dục học hiện đại” [106], tác giả Thái Duy Tuyên đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục, đồng thời chỉ ra sự cần thiết đối mới CSXH đối với phát triển GD&ĐT giai đoạn mới, tác giả cho rằng: “Chỉ có một cách duy nhất thu ngắn dần khoảng cách và đuổi kịp các nước là dựa vào khoa học và giáo dục, thực chất là dựa vào con người được giáo dục. Trên cơ sở đó, giáo dục và đào tạo như thế nào để có được con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, phải có một hệ thống biện pháp, một hệ thống chính sách theo cách nghĩ mới, cách làm mới, phù hợp với các nền kinh tế - xã hội” [106, tr. 302]. Đánh giá vai trò của giáo dục trong mối quan hệ đào tạo con người phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước, trong cuốn sách: “Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế” [35], tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giáo dục có vai trò động lực, điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội” [35, tr.171]. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát, đánh giá những thành tựu của giáo dục của đất nước trong thời gian từ 1990 đến 2000 và khẳng định bước sang thế kỷ mới, để phát triển đất nước, chúng ta phải chủ động, sẵn sàng đối mặt, thích nghi với môi trường, điều kiện, hoàn cảnh
  • 19. 13 mới. Muốn vậy, nền giáo dục cần phải thay đổi toàn diện, cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề và từng địa phương. Theo đó, tác giả chỉ rõ: “Phương hướng tổng quát tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo là phải đẩy mạnh cơ chế quản lý và các chính sách xã hội đảm bảo cho giáo dục phục vụ đắc lực (đáp ứng yêu cầu) sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từng tỉnh, từng vùng và trong cả nước...” [35, tr.182]. Trong công trình “Nền kinh tế tri thức, xu thế mới của thế kỷ XXI” [103], tác giả Ngô Qúy Tùng cho rằng: Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam cần phải xem xét và tìm ra các giải pháp thực hiện vai trò của GD&ĐT. Theo đó, tác giả nhấn mạnh việc thực hiện tốt CSXH là một trong những giải pháp quan trọng. Tác giả khẳng định: “Nhà nước cần có chính sách tăng đầu tư cho giáo dục bằng cách tạo ra môi trường pháp lý để thu hút vốn từ các nhà đầu từ nước ngoài, từ các thành phần kinh tế trong nước”; “người học và các tổ chức sử dụng lao động qua đào tạo cần phải đóng kinh phí đào tạo” [103, tr.203]; “tạo ra cơ chế thị trường cạnh tranh trong giáo dục” để nâng cao chất lượng trong hệ thống các trường; coi trọng vấn đề công bằng trước các cơ hội được GD&ĐT của người dân, “Nhà nước có chính sách hỗ trợ học sinh nghèo học giỏi” [103, tr.204]. Xác định coi CSXH đối với đội ngũ nhà giáo là một trong những vấn đề quan trọng để phát triển GD&ĐT, tác giả Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Một số vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” in trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam” [4], cho rằng: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là tất yếu và cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi như: “Về sứ mạng và mục tiêu GD&ĐT; cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân chứ không thể chỉ chỉnh sửa một vài bộ phận, hoặc một vài mặt nào đó; đổi mới về nội dung và phương pháp, chính sách nhà giáo để xây dựng được đội ngũ có chất lượng” [4, tr.12]. Cũng đề cập vấn đề này, tác giả Hoàng Tụy trong công trình “Cải cách giáo dục toàn diện, mạnh mẽ và triệt để là yêu cầu của cuộc sống hiện đại”, in
  • 20. 14 trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam” [4], cho rằng: Để giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn xã hội thì phải tập trung vào bốn nội dung sau: Thay đổi cách học và thi; giáo dục phổ thông và dạy nghề - đào tạo theo nhu cầu xã hội; cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học; chính sách đối với giáo viên. Trong đó, vấn đề then chốt nhất là xây dựng chính sách đối với giáo viên. Đồng thời, trong cuốn sách “Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng” [105], tác giả Hoàng Tụy coi “Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy, giải tỏa nghịch lý lương/thu nhập, để nhà giáo ở mọi cấp an tâm làm việc, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm cao cả của mình” [105, tr.140] là một trong 3 giải pháp cần phải thực hiện ngay để phát triển GD&ĐT góp phần phát triển kinh tế tri thức đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đi sâu vào nghiên cứu các CSXH trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, tác giả Nguyễn Bá Dương, trong công trình “Để giáo dục là quốc sách hàng đầu” in trong “Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [42], cho rằng: Để “đưa giáo dục - đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trên thực tiễn chứ không phải trên lời nói, trên giấy, lý luận suông” [42, tr.53], cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm là “đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động các nguồn lực, tăng hiệu quả đầu tư; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là khoa học giáo dục, khoa học quản lý” [42, tr.54]. Đề cập trực tiếp đến vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT, tác giả Trần Khánh Đức đã nghiên cứu “Chính sách quốc gia về giáo dục phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [31]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa chính sách quốc gia về giáo dục với chính sách phát triển nguồn nhân lực; đưa ra thực trạng nền giáo dục Việt Nam và so sánh giáo dục Việt Nam trước và sau
  • 21. 15 đổi mới trên tất cả các khía cạnh khác nhau. Từ những vấn đề trên, tác giả đã kết luận: “Trong suốt hơn 20 năm (1986 - 2008), giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển và đổi mới. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã tạo nên một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục, tạo ra cơ hội phát triển giáo dục để phát triển con người. Các chính sách quốc gia về phát triển giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần phát triển hệ thống giáo dục, gia tăng về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục, làm cho trẻ em các vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội có điều kiện đến trường. Điều này góp phần vào quá trình đưa giáo dục Việt Nam từng bước phát triển, đuổi kịp xu hướng phát triển chung của quốc tế [31]. Cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, trong bài viết “Bàn thêm về mối quan hệ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển giáo dục trong quá trình thực hiện chiến lược” [trích theo 52] tác giả Nguyễn Văn Thành đi sâu vào phân tích tính nhất quán về nội dung giữa hai chiến lược kinh tế xã hội với chiến lược giáo dục. Theo tác giả “Chính sách kinh tế xã hội đi liền với chính sách giáo dục nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa các chính sách”. Trong đó, coi phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội là yếu tố hàng đầu của giáo dục; là một trong bốn khâu quan trọng để đột phát, thực hiện chiến lược. Đồng thời, chiến lược phát triển kinh tế cũng là tiền đề để cho chiến lược giáo dục căn cứ, bám sát với những nhu cầu và khả năng của kinh tế. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển giáo dục theo hướng nào; là tiền đề và là cơ sở để đánh giá sự phát triển của giáo dục và đào tạo [trích theo 52]. Nghiên cứu chuyên sâu về chính sách GD&ĐT, tác giả Phạm Tất Thắng có bài viết về “Hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [88]. Trong bài viết này, tác giả đã đặt vấn đề: “Phát triển con người để có nguồn nhân lực chất lượng cao trở
  • 22. 16 thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta hiện nay. Con người là trung tâm của sự phát triển mà giáo dục và đào tạo là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, giáo dục và đào tạo cần được chú trọng ngay từ trong các chính sách, chủ trương”. Để đảm bảo cho GD&ĐT đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo tác giả cần giải quyết 4 vấn đề cơ bản: “Trước hết, công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo cần đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đang đặt ra và phù hợp với phương thức quản lý công mới. Hai là, Nhà nước cần sớm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp thành cơ chế, chính sách cụ thể. Ba là, Nhà nước cần coi việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp, đặc biệt quan tâm đến lực lượng hiện đang công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo làm động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Bốn là, Đảng và Nhà nước cần cụ thể hóa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong triển khai thực hiện quan điểm đổi mới toàn diện nền GD&ĐT” [88]. Khai thác một nội dung cụ thể của CSXH trong phát triển giáo dục đại học, tác giả Nguyễn Cúc có nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực: Cần sự gắn kết trong chiến lược quy hoạch và chính sách” [13]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối với thị trường lao động; Chỉ rõ những vấn đề cần đặt ra trong đổi mới đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Để giải quyết được những vấn đề này, tác giả đã gợi ý 3 giải pháp và một số gợi ý về chính sách ở nước ta, cụ thể:
  • 23. 17 Một là, cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về phát triển giáo dục trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Hai là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tương tác với thị trường, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, trước mắt ưu tiên đối với các lĩnh vực nước ta có thế mạnh, như công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học. Ba là, các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công - tư” [13]. Nghiên cứu CSXH dựa trên cơ sở các tiếp cận bao trùm và bền vững, năm 2017, tác giả Lê Ngọc Hùng có công trình nghiên cứu bàn về “Chính sách giáo dục ở Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận phát triển bao trùm và bền vững” [45]. Trong nghiên cứu này, tác giả khái quát về lý thuyết phát triển bao trùm, bền vững: các giai đoạn, mô hình và chiều cạnh; chỉ ra tình hình giáo dục qua tỷ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam; Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực Việt Nam... Từ đó, tác giả đã đặt ra hai vấn đề và thảo luận về chính sách, cụ thể: “tại sao giáo dục của Việt Nam đạt thành tích cao không thua kém các nước phát triển nhưng Việt Nam vẫn nghèo? Tại sao Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều cho giáo dục, vậy có cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục?” Từ những vấn đề đặt ra trên, tác giả đã giải quyết lần lượt từng vấn đề cụ thể và đưa ra nhận định mang tính khái quát: “Sự phát triển bao trùm và bền vững, thể hiện ở xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển từ chiều rộng sang hiệu quả đến sáng tạo đòi hỏi phải mở rộng cơ hội giáo dục bậc cao gồm trung học phổ thông và cao đẳng, đại học cho tất cả mọi người. Cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình đi học đúng tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động để có thể đổi mới tư duy và chính sách giáo dục bậc cao vì phát triển bao trùm, bền vững của đất nước”.
  • 24. 18 Nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể trong CSXH đối với phát triển GD&ĐT, tác giả Cao Thu Hằng đã chủ biên cuốn sách chuyên khảo về “Chính sách xã hội hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [trích theo 52]. Nội dung cuốn sách được trình bày thành 3 chương, kết cấu trong dung lượng 227 trang, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng việc thực hiện CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện CSXH hóa giáo dục và y tế ở Việt Nam. Đối với CSXH hóa giáo dục, trong chương này theo tác giả Đảng, Nhà nước cần phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập; nâng cao nhận thức và vai trò của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện xã hội hóa giáo dục như góp ý, viết sách giáo khoa, kiểm định độc lập...” [trích theo 52]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, ở nước ta còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đến CSXH đối với sự phát triển GD&ĐT. Những công trình này là cuốn sách, dự án, đề tài NCKH các cấp; các bài báo khoa học được đăng trong các kỷ yếu hội thảo, các tạp chí khoa học chuyên ngành… tiêu biểu như: Cuốn sách “Chính sách đổi mới về giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và vận dụng hiệu quả ở trường học” [68] do Nxb Thế giới ban hành; “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [40] của tác giả Đặng Xuân Hoan; “Một số ý kiến về đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo đội ngũ trí thức” [17] của tác giả Lê Văn Cường; “Đổi mới giáo dục ở Việt Nam nhằm tạo công bằng xã hội và phát triển bền vững” [44] của tác giả Lê Ngọc Hùng; “Về công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm qua và các giải pháp đồng bộ cần thực hiện thời gian tới” [38] của tác giả Nguyễn Vinh Hiển... Những công trình này, mặc dù nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều khẳng định được vị
  • 25. 19 trí, vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT; coi đó là yếu tố góp phần quan trọng vào phát triển nền giáo dục nước ta hiện nay. Một số công trình đã đi vào khái quát và chỉ rõ được những yêu cầu, giải pháp trong đổi mới CSXH nhằm phát triển GD&ĐT theo từng góc độ, phạm vi nghiên cứu nhất định. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về chính sách xã hội và vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, trước xu hướng phát triển mạnh mẽ, toàn diện mọi mặt về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội... đã làm cho nhu cầu nguồn nhân lực ở TPHCM không ngừng tăng nhanh về số lượng, đòi hỏi cao về chất lượng. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong phát triển GD&ĐT ở Thành phố. Để giải quyết được vấn đề này, việc nghiên cứu về CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu trực tiếp đến CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM dựa trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, năm 2014, tác giả Võ Thị Kim Loan có công trình luận án tiến sĩ về “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh” [55]. Trong công trình này, khi đề cập đến CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM tác giả khẳng định: “Để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, trước hết cần thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, nhất là chính sách đầu tư cho giáo dục và chính sách tiền lương. Thành phố cần kịp thời đưa ra những chính sách khuyến khích và động viên tất cả mọi người đi học, học thường xuyên và học suốt đời, tạo ra cơ hội học tập bình đẳng với tất cả mọi người...” [55, tr.126]. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh giải pháp về chính sách giáo dục là một nội dung quan trọng của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả cho rằng: “giáo dục nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là lĩnh
  • 26. 20 vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của TPHCM... Mục tiêu của phát triển giáo dục được thể hiện thông qua chính sách ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước, bên cạnh đó cần mở rộng nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài ngân sách nhà nước; thực hiện phát triển các chương trình trọng điểm đối với nguồn nhân lực chất lượng cao” [55, tr.139] Tiếp cận dưới góc độ coi CSXH hóa giáo dục là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong bài viết “Mấy vấn đề xã hội hóa giáo dục từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh [50], tác giả Nguyễn Gia Kiệm đã chỉ ra sự xuất hiện của các CSXH hóa giáo dục đã ảnh hưởng không nhỏ đến GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đã phân tích một số thành tựu và hạn chế trong công tác xã hội hóa giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986 - 2012, từ đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của thành phố trong giai đoạn tiếp theo [50]. Cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, trong công trình “Xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh” [76], tác giả Huỳnh Tiểu Phụng đã đi sâu vào khái quát, phân tích những thành tựu CSXH hóa giáo dục trong thực tiễn GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể trên 4 vấn đề: “1) Đã huy động được các nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân để phát triển GD&ĐT. 2) Tăng cường quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí tuệ toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện. 3) Đa dạng hóa và tạo sự tác động lẫn nhau giữa các loại hình giáo dục. 4) Ban hành cơ chế cụ thể và khuyến khích, quy định trách nhiệm của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí người học, thu hút nhân lực được đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục” [76, tr.91 - 95].
  • 27. 21 Đi sâu vào việc nghiên cứu CSXH hóa giáo dục ở một lĩnh vực giáo dục nhất định, tác giả Huỳnh Tiểu Phụng còn có công trình luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục nghiên cứu về “Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đó, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp, cụ thể: 1) Huy động đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp và quản lý xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. 2) Nâng cao hiệu quả đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3) Tăng cường kiểm tra công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. 5) Hoàn thiện cơ chế, chính sách công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết “40 năm giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phát triển” [9] đăng trên Tạp chí Khoa học phổ thông năm 2015 đã mô tả tương đối đầy đủ về thành tựu phát triển GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh ở các bậc học cụ thể: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề, đại học… Trong đó cũng mô tả những thành tựu của các CSXH đối với sự phát triển GD&ĐT của Thành phố, cụ thể: “Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002 (trong khi cả nước hoàn thành vào năm 2010). Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông (năm 2009) và cũng vừa được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hàng năm, Thành phố đều thực hiện rà soát, kiểm tra việc hoàn thành phổ cập ở tất cả 24 quận, huyện. Đến nay, 24/24 quận, huyện đã hoàn thành và được UBND TP công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; tỷ lệ trẻ 11 - 14 tuổi vào học bậc THCS là 97,8%; tỷ lệ trẻ 14 - 17 tuổi theo học bậc THPT là 91%” [9]. Trong Hội thảo khoa học "Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” [100], tác giả Đào Văn Trà có bài tham luận nghiên
  • 28. 22 cứu “10 giải pháp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh”[100]. Trong các giải pháp đề xuất, tác giả có đề cập giải pháp liên quan đến các CSXH đối với phát triển GD&ĐT, đó là “phải tạo sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chiến lược con người, đặc biệt là về giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [100, tr.68]. Tác giả phân tích: “Cùng với việc thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thành phố cần dành phần ngân sách thoả đàng để cùng với việc đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển văn hoá xã hội, thực hiện chiến lược con người, xem đó là việc đầu tư để phát triển nguồn nội lực quan trọng nhất. Tập trung phát triển mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo ở mọi vùng trong toàn thành phố, từ xây dựng và nâng cấp trường lớp, đầu tư phòng học về máy vi tính và thư viện rộng rãi ở các trường, sớm hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và chuẩn bị tiền đề cho việc phổ cập trung học phổ thông, khuyến khích việc hình thành các quỹ khuyến học trong cộng đồng, tạo ra phong trào thi đua đi học và học giỏi một cách rộng khắp, vươn lên đỉnh cao tri thức. Phát triển rộng rãi các cơ sở dạy nghề, các lớp công nhân kỹ thuật ở các trường xây dựng, trung học kỹ thuật công nghiệp và các trung tâm dạy nghề. Hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề cao, không chỉ để phục vụ cho thành phố mà còn có thể góp phần xứng đáng cho sự phát triển của đất nước” [100, tr.71]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, hiện nay ở nước ta còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đa chiều, trên nhiều phương diện có liên quan đến CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu như: “Phát triển nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[33] của tác giả Nguyễn Long Giao; “Thực trạng đội ngũ tri thức Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát triển đội ngũ tri thức phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế” [102] của tác giả Trương Văn Tuấn; “Quản lý giáo dục
  • 29. 23 hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh” [47] của tác giả Phạm Đăng Khoa; “Quản lý tài chính ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ” [47] của tác giả Trương Thị Hiền... Những công trình này, mặc dù nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều khái quát được vị trí, vai trò của các CSXH trong từng nội dung, cấp học cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một số công trình đã đi vào khái quát và chỉ rõ được những yêu cầu trong xây dựng CSXH và phát huy vai trò CSXH đối với thực tiễn GD&ĐT trên địa bàn. 1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu 1.2.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đề tài, có thể rút ra một số nhận định cơ bản sau: Một là, việc nghiên cứu các vấn đề xung quanh đến CSXH đã được nhiều tác giả ở trong nước và trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ, đề cập đa chiều với mọi nội dung, khía cạnh khác nhau đảm bảo tương đối hoàn chỉnh, khoa học, hệ thống, chuyên sâu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Cho đến hiện nay, những công trình này đã khẳng định vị trí, vai trò của CSXH đối với phát triển toàn diện mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở các quốc gia, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT; khái quát, luận giải được những nét đặc thù về các vấn đề cơ bản như: các chủ thể xây dựng CSXH, đặc trưng CSXH, nội dung CSXH, đối tượng thực thi CSXH... Đây được coi là cơ sở lý luận quan trọng để định hướng việc nghiên cứu, hoàn thiện CSXH nói chung, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng đảm bảo đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn.
  • 30. 24 Hai là, đối với nước ta, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về CSXH đối với phát triển GD&ĐT xuất hiện ngày càng nhiều, tiếp cận, đề cập trên nhiều khía cạnh, bình diện và ở từng phạm vi khác nhau. Những công trình này đã tập trung đi sâu vào phân tích đặc điểm, yêu cầu, chỉ rõ vai trò của CSXH, nhất là CSXH trong lĩnh vực GD&ĐT đối với sự phát triển GD&ĐT; chỉ rõ tính cấp thiết của việc xây dựng các CSXH nhằm phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, một số công trình đã coi việc hoàn thiện CSXH là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, cũng như phát triển GD&ĐT ở các nhà trường, cấp học, địa phương nhất định. Đồng thời cũng luận giải khá sâu sắc những vấn đề lý luận xung quanh đến CSXH, vai trò CSXH đối với phát triển GD&ĐT. Tùy theo từng phạm vi nghiên cứu, một số công trình đã khái quát, chỉ rõ được thực trạng về CSXH đối với phát triển giáo dục nói chung, nguồn nhân lực nói riêng trên các phương diện số lượng, chất lượng và cơ cấu; từ đó, đề xuất được các giải pháp khác nhau nhằm hoàn thiện các CSXH, phát huy vai trò của các chính sách đó đảm bảo phù hợp với từng nội dung trong GD&ĐT; điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, yêu cầu, nhiệm vụ của từng địa phương, cũng như đường lối GD&ĐT của Đảng... Ba là, đối với các công trình nghiên cứu xung quanh đến các vấn đề về CSXH và vai trò CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện ngày càng nhiều; đề cập đa chiều, tiếp cận dưới nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong các công trình này, có một số công trình đi vào nghiên cứu chỉ ra vị trí, vai trò; những thành tựu và hạn chế, bất cập trong phát triển GD&ĐT nói chung, thực hiện CSXH ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó xác định việc hoàn thiện các CSXH và phát huy vai trò của các chính sách đó với tư cách là một giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển GD&ĐT, cũng như khắc phục những hạn chế, bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Bên cạnh đó bước đầu cũng xuất hiện một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về CSXH trong một vấn đề, cấp học cụ thể,
  • 31. 25 của lĩnh vực GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh... Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên được coi là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, vận dụng vào giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn mà luận án đặt ra. Tuy nhiên, qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu bàn trực tiếp đến CSXH và vai trò của của nó đối với phát triển GD&ĐT nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng một cách đầy đủ, có tính khoa học, hệ thống. Trong đó, các nghiên cứu về về CSXH và vai trò CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ được đề cập với tư cách là một nội dung của khía cạnh nhỏ trong các nhiệm vụ nghiên cứu nhất định ở từng công trình nghiên cứu. Chưa có bất kỳ công trình nào chỉ ra được tính đặc thù của GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh, thành khác trong cả nước; chưa chỉ ra được những yêu cầu khác biệt trong hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của các chính sách đó nhằm phát triển GD&ĐT ở Thành phố đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Mặt khác, cho đến hiện nay chưa có công trình nào chỉ ra được những yêu cầu trong hoàn thiện CSXH, đề xuất các giải pháp có tính thiết thực, khả thi cao để hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của CSXH trong phát triển GD&ĐT đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của Thành phố hiện nay. Do đó, có thể khẳng định, việc nghiên cứu CSXH và vai trò của nó đối với phát triển GD&ĐT ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay mới chỉ dừng lại ở bước đầu, mà chưa đi vào nghiên cứu, phân tích đảm bảo tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án sẽ tập trung nghiên cứu Đề tài “Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ. Cụ thể trên các khía cạnh sau:
  • 32. 26 Một là, trên cơ sở các công trình đã được nghiên cứu, luận án tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm xung quanh đến CSXH, vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT; chỉ ra được những nét đặc thù trên mọi phương diện của GD&ĐT ở TPHCM so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra mối quan hệ giữa CSXH với phát triển GD&ĐT, vai trò của CSXH đó đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, cũng như đường lối, chủ trương phát triển GD&ĐT ở nước ta. Hai là, luận án sẽ đi vào nghiên cứu để chỉ rõ thực trạng CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM thời gian qua. Nghiên cứu vấn đề này là cơ sở quan trọng để các chủ thể xây dựng CSXH và chủ thể tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện CSXH đó có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan thực tiễn, tính cấp thiết của việc hoàn thiện CSXH và phát huy vai trò của CSXH đó để phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Ba là, luận án sẽ tiếp tục đề xuất các yêu cầu, giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM. Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ trực tiếp góp phần xây dựng, hoàn thiện được CSXH về GD&ĐT ở TPHCM phù hợp, hài hòa trên mọi lĩnh vực, mà nó còn trực tiếp đảm bảo cho các CSXH đó phát huy hết vai trò trong thực tiễn, góp phần đảm bảo cho GD&ĐT ở TPHCM ngày càng phát triển, đáp ứng tốt với xu hướng ở phát triển NNL ở Thành phố đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
  • 33. 27 Tiểu kết chương 1 Có thể thấy, xung quanh vấn đề CSXH và phát huy vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT nói chung, ở TPHCM nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, của nhiều tác giả tiếp cận trên nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài trên 3 hướng là: Các công trình nghiên cứu về CSXH; CSXH đối với phát triển GD&ĐT; CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM cho thấy các công trình này đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT. Việc phân tích những thành công của các tác giả và công trình nghiên cứu này có ý nghĩa vạch ra phương hướng kế thừa, phát triển những thành tựu khoa học trong giải quyết vấn đề CSXH và vai trò của nó đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Từ thực tiễn hiện nay cho thấy, TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước; là địa bàn tập trung đông dân cư, nhu cầu hưởng thụ giáo dục của người dân và nhu cầu NNL đáp ứng mục tiêu phát triển Thành phố ngày càng cao... Điều này đặt ra cho Đảng, Nhà nước cần phải có những CSXH đặc thù; đồng thời TPHCM cần phải có những CSXH đảm bảo phù hợp với đặc điểm, điều kiện đặc thù của Thành phố. Tuy nhiên, qua tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài cho thấy, hiện nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về CSXH và vai trò của nó đối với phát triển GD&ĐT của TPHCM. Chính vì thế, việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu này là cơ sở vững chắc cho thấy đề tài CSXH và vai trò của nó đối với phát triển GD&ĐT của TPHCM hiện nay là công trình không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học khác đã được công bố. Đồng thời, nó còn là cơ sở lý luận, thực tiễn để công trình kế thừa, chọn lọc nhằm giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn và nhiệm vụ nghiên cứu mà công trình đặt ra.
  • 34. 28 Chương 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội 2.1.1. Quan niệm về chính sách xã hội Để hiểu CSXH là gì, trước hết cần làm rõ khái niệm về xã hội và chính sách. Hiện nay, khi đề cập đến “xã hội” có rất nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ triết học mácxít, xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người với tính cách là một “thực thể tự nhiên”, “thực thể xã hội”, xã hội được nghiên cứu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, đó là bộ phận đặc thù của thế giới vật chất, nấc thang phát triển cao nhất của các hệ thống sống, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với người. Điều này đã được C.Mác khẳng định: “Xã hội - cho dù nó có là hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” [57, tr.657]. Như vậy, theo nghĩa này, xã hội là bộ phận đặc thù của thế giới vật chất được “tách ra” một cách hợp quy luật của tự nhiên; là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên. Xã hội bao gồm đời sống xã hội với bốn lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; tổ chức thiết chế quản lý mà trụ cột là nhà nước; chế độ xã hội với vai trò của ý thức hệ và lực lượng lãnh đạo xã hội. Theo nghĩa hẹp, xã hội được hiểu là một kiểu hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử. Đây chính là mặt xã hội của đời sống và được sử dụng để phân biệt với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của một quốc gia dân tộc, một chế độ xã hội nhất định. Theo nghĩa này, xã hội là một hệ thống các vấn đề xã hội trong phát triển, liên quan trực tiếp đến đời sống của con người như: lao động và việc làm, mức sống, thu nhập, tình trạng đói nghèo, dân số, sức khỏe và y tế cộng đồng, nhà ở, giáo dục, vệ sinh môi trường, bảo hiểm xã hội… Về chính sách, theo từ điển Tiếng Việt, Chính sách được hiểu “là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
  • 35. 29 chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách” [73, tr.163]. Trong tác phẩm “Hoạch định chính sách công”, Jame Anderson xem chính sách “là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” [46, tr.74]. Tác giả Vũ Cao Đàm cho rằng: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [21, tr.25]. Từ các quan điểm trên, có thể thấy chính sách là cụ thể hóa các thể chế, chủ trương, quan điểm của chính đảng và nhà nước về các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển. Trong đó, các chính sách tạo ra các ưu đãi, hỗ trợ mang tính hoàn lại hoặc không hoàn lại tác động vào quá trình phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu ưu tiên được đề cập trong các chiến lược phát triển của đất nước theo từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Bởi vậy, các chính sách tồn tại phụ thuộc vào sự tồn tại của các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển mà chính đảng cầm quyền và nhà nước đề ra. Các chính sách là một tập hợp biện pháp; đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã hội. Các chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức khác nhau. Các chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội; đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Mục đích của CSXH cuối cùng là tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mà chủ thể chính sách vạch ra. Khi hiểu về xã hội và chính sách như trên thì CSXH cần được hiểu như thế nào? Trong tác phẩm “Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển”, V.Z.Rogovin viết: “Với tư cách là một bộ môn khoa học, chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội,
  • 36. 30 quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn các tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy” [128, tr.74]. Từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa: “Chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội và ngược lại, sự hợp lý, công bằng và tiến bộ được thực hiện thông qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh tế nhằm làm cho dân giàu nước mạnh. Chính sách xã hội phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ nghĩa bình quân. Trong điều kiện của kinh tế hàng hoá có cơ cấu nhiều thành phần, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Chính sách xã hội phải vừa củng cố và phát triển những giai cấp cơ bản như công nhân, nông dân, vừa quan tâm thích đáng đến lợi ích và phát huy tiềm năng của các tầng lớp, các nhóm cư dân khác” [108, tr.478]. Cũng đề cập về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thế Thắng cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng thể các quan điểm, các chủ trương của các giai cấp, nhóm xã hội được thể chế hóa để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ và phát triển con người” [87, tr.17]. Tác giả Trần Đình Hoan quan niệm: “Chính sách xã hội là loại chính sách được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước thành
  • 37. 31 một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến công bằng xã hội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội” [39, tr.8]. Với mục đích giải phóng con người, mong muốn mang lại độc, lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng các CSXH. Mặc dù Người không đưa ra khái niệm về CSXH nhưng trong nội hàm tư tưởng của Người đã thể hiện rõ quan điểm đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải biết giáo dục, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Ðảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được” 43, tr.572]. Người cũng khẳng định về sự cần thiết phải gắn CSXH với quản lý xã hội, với chính sách kinh tế, văn hóa và phải hướng đến công bằng xã hội. Như vậy, có thể thấy, mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận, quan niệm khác nhau về CSXH, tuy nhiên, nhìn chung các quan niệm này đều khẳng định CSXH là sự cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của chính đảng hay chính quyền nhà nước, hướng vào việc đảm bảo an sinh xã hội, tạo ra động lực phát triển xã hội, phát triển con người. Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: CSXH là quy định của chính quyền nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, trực tiếp tác động vào các mối quan hệ của con người, thành viên xã hội để điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa họ, phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội, phát triển con người, tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội.
  • 38. 32 Ở nước ta, CSXH là một bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng và Nhà nước trực tiếp đề cập và giải quyết những vấn đề xã hội, tức là giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư. Chính sách xã hội thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời các quan điểm, chủ trương đó được thể chế hoá để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra, góp phần phát triển con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 2.1.2. Đặc điểm của chính sách xã hội Một là, mục đích bao trùm của CSXH là giải quyết các vấn đề xã hội, đích này tùy thuộc từng nhà nước, dân tộc. Mục đích bao trùm của CSXH ở Việt Nam là thiết lập sự công bằng, trật tự an toàn và tiến bộ xã hội, hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững đất nước. Về thực chất, hệ thống CSXH ở Việt Nam hướng vào nâng cao dân trí, dân sinh, dân chủ, đảm bảo cho mọi người sống ấm no, hạnh phúc, nhân ái, bình đẳng và công bằng. Trong đó trọng tâm của CSXH là chính sách con người, phát triển con người và vì con người. Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI: “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Coi nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.917]. Mục đích của CSXH ở Việt Nam phản ánh và thể hiện những mục tiêu chiến lược của đất nước. Đó chính là vì sự tiến bộ của xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, tạo điều kiện cho con người phát triển một cách toàn diện; đồng thời khắc phục những khác biệt và bất bình đẳng xã hội. Cùng với sự tác động đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, CSXH chủ yếu phải giải quyết các nhu cầu quan trọng nhất, thiết yếu nhất và nhân bản nhất của con người trong một khoảng thời gian và hoàn cảnh xác định, trên cơ sở phù hợp với các lợi ích xã hội, với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chính sách xã hội tạo nên
  • 39. 33 những quan hệ xã hội lành mạnh, chống lại các nguy cơ khủng hoảng xã hội, khắc phục những hệ lụy nảy sinh trong quá trình phát triển, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con người cũng như cộng đồng xã hội. Hai là, chính sách xã hội luôn luôn gắn với chế độ chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc; chủ thể đặt ra CSXH chính là tổ chức chính trị lãnh đạo, quản lý xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều có sự kế thừa những CSXH của chế độ cũ ở một mức độ nhất định và phát triển chúng cho phù hợp với thực tiễn, thậm chí thay đổi chúng hoàn toàn trong những điều kiện mới của lịch sử. Ở nước ta, chủ thể đặt ra các CSXH là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức hoạt động chính trị xã hội như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị - xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Các chủ thể đặt ra các CSXH có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển của con người, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; đồng thời nó thể hiện tinh thần trách nhiệm và năng lực lãnh đạo rất cao. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Do đó, các chính sách nói chung và CSXH nói riêng phải thể hiện đầy đủ, nổi bật những bản chất đó. Ba là, đối tượng của CSXH là con người và các nhóm xã hội. Chính sách xã hội không tác động vào con người chung chung, trừu tượng, mà tác động trực tiếp vào đời sống và các mối quan hệ xã hội của họ, thông qua đó và bằng cách đó phát triển một cách toàn diện con người, thực hiện một cách đầy đủ sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, đối tượng của
  • 40. 34 CSXH không còn bó hẹp như trước đây mà mở rộng ra các tầng lớp nhân dân trong xã hội, với tất cả các đối tượng khác nhau: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, doanh nghiệp, trẻ em, người già, thah niên, phụ nữ, các dân tộc, các tôn giáo, công chức, viên chức, lượng lượng vũ trang, thương binh, liệt sĩ, người có công… Các đối tượng này cần được thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bốn là, nội dung của CSXH bao gồm hệ thống chính sách khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định. Những nội dung cơ bản của CSXH là: - Giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng lao động xã hội nhằm bảo đảm sự phát triển liên tục, bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước. - Tái tạo NNL của đất nước thông qua các chính sách về dân số, gia đình, chăm sóc sức khỏe con người, bảo hộ lao động, tổ chức nghỉ ngơi, giải trí cho nhân dân, bảo đảm an toàn xã hội. - Hình thành nên lối sống văn minh, cách mạng. Đó là sự phát triển toàn diện của cá nhân kết hợp với sự phát triển hài hòa của cộng đồng trong sự bảo vệ bởi những giá trị và chuẩn mực mang tính chân - thiện - mỹ, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội. - Kích thích sự tiêu thụ hợp lý, sáng tạo, hiệu quả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. - Góp phần quan trọng vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở của xã hội bao gồm các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi trường, sự phát triển của các ngành văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, hệ thống các tổ chức dịch vụ. Năm là, CSXH nhằm vào con người, lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối tượng tác động để hoàn thiện và phát triển con người một cách toàn diện. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt
  • 41. 35 động của mình, con người làm nên lịch sử, tạo ra xã hội. Chính sách xã hội là loại chính sách liên quan đến con người và bao trùm mọi mặt đời sống con người. Ở Việt Nam, con người luôn là trung tâm, là động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng xã hội mới. Đảng ta xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” [29, tr.126]. Con người ở đây là con người cụ thể, có thể lực trí lực và nhân cách rất khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và xã hội. Con người vừa có cuộc sống riêng, vừa hòa quyện vào đời sống xã hội. Chính sách xã hội tác động ở đây là nhằm hình thành các chuẩn mực xã hội và giá trị xã hội, vừa là chuẩn mực mang tính chất phổ biến, vừa là sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài mang tính chất đặc thù, phù hợp với yêu cầu của thời đại trong từng nấc thang phát triển của lịch sử. Sáu là, CSXH nếu vì lợi ích xã hội thì mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Ở các nhà nước tiến bộ, CSXH có mục tiêu cơ bản là hiệu quả xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, đảm bảo cho mọi người được sống trong tình nhân ái, tôn trọng, bình đẳng và công bằng. Mọi CSXH đều phải hướng vào sự công bằng, coi công bằng xã hội là nội dung cơ bản của CSXH. Chính sách xã hội phải trở thành công cụ sắc bén của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội, xây dựng chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác. Bảy là, CSXH tiến bộ có tính trách nhiệm xã hội cao, quan tâm và tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người phát triển và hòa nhập vào cộng đồng. Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội. Không có con người chung chung, trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là con người hiện thực sống trong xã hội. Trong xã hội không ít người rơi vào hoàn cảnh và điều kiện bất lợi, chịu nhiều thiệt thòi; họ thiếu những điều kiện và cơ hội để phát triển, cần có sự trợ giúp của cộng đồng. Bởi vậy, CSXH tiến bộ thể hiện