SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

MÃ HOÀNG LÊ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

MÃ HOÀNG LÊ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM
BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành:
Mã số:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN BÁ HÙNG
HÀ NỘI - 2013
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết đầy đủ Viết tắt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ LĐ-TB&XH
3. Cán bộ quản lý CBQL
4. Giáo viên GV
5. Học viên HV
6. Nhà xuất bản Nxb
7. Người khuyết tật NKT
8. Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13
1.1. Những khái niệm của đề tài 13
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề
tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 21
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30
2.1. Đặc điểm, nhiệm vụ và những yếu tố tác động đến quản
lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung
tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 30
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho người
khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành
phố Hồ Chí Minh 37
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55
3.1. Yêu cầu xây dựng biện pháp quản lý chất lượng dạy
nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ người
tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 55
3.2. Hệ thống biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho
người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật
Thành phố Hồ Chí Minh 57
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp được đề xuất 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy nghề là yếu tố căn bản để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực xã hội và đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm cho lao
động. Đối với NKT, dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội việc làm, ổn định cuộc
sống và giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.
Trongnhững năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến việc thực
hiện côngbằng, bìnhđẳngtrong giáo dục, tạo điều kiện cho NKT được tiếp nhận
nền giáo dục hòanhập có chất lượng cao. Chủ trương "Nhà nước ưu tiên bố trí
GV, cơ sở vật chất, thiết bịvà ngân sáchcho các trường, lớp dành cho người tàn
tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường,
lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập"[28, tr.52]
đãvà đang từng bước đượchiện thực hoá trong thực tiễn. Công tác dạy nghề và
giải quyết việc làm cho NKT được quantâm, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển
hạ tầng cơ sở đến chính sách trợ giúp NKT tham gia học nghề, phản ánh việc
làm chươngtrìnhmục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo cũng đã dành nguồn
kinh phí đáng kể để hỗ trợ dạy nghề cho NKT mỗi năm,...
Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là một trong số các cơ sở dạy
nghề cho NKT. Trongnhững năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạtđược;quá
trìnhdạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT còn bộc lộ những hạn
chế bất cập như: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình dạy nghề
chưaphù hợp với từng đốitượng cụthể, có những nội dung mới chưa được cập
nhật kịp thời; quảnlý nộidung, phương pháp dạynghề cho NKT chậm đổi mới;
việc quản lý, pháttriển độingũ GV, CBQL giáo dục củaTrung tâm tuy đã được
quan tâm nhưng chưa thật sự tạo ra được môi trường hấp dẫn để thu hút người
giỏi, người tâm huyết làm việc tham gia dạy nghề cho NKT,... điều đó đã làm
ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho NKT của Trung tâm. Hiện nay, số
lượng NKT học nghề hàng năm liên tục tăng lên so với kế hoạch. Cơ sở vật chất
4
kỹ thuật bảo đảm quá trình dạy nghề được huy động từ nhiều nguồn khác nhau
vì thế thiếu đồngbộ, chưa đáp ứng được sự phát triển chung của xã hội và phù
hợp với đặc điểm dạy nghề cho NKT. Bản thân NKT thường mặc cảm, tự ti, đa
số lại xuất thân trong những gia đình nghèo, trình độ văn hóa cơ sở thấp, hoàn
cảnh khó khăn đã ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dạy nghề của Trung tâm.
Trong khi cơ cấu ngành nghề trong xã hội phát triển đa dạng cùng với
nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng cao của các cơ sở sản xuất và
doanh nghiệp ngày càng tăng. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành các
chính sách đối với doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc; nhưng thực tế,
nhiều doanh nghiệp còn rất thờ ơ hoặc thiếu thông tin về vấn đề này. Những
vấn đề thực tiễn đó đã và đang tạo ra những mâu thuẫn và khó khăn cho việc
bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật
TPHCM hiện nay.
Trên thực tế, đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về dạy
nghề cho NKT ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào
nghiên cứu về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM một cách có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lýchất lượng dạy nghề cho NKT
tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM” để nghiên cứu là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn; góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề và tạo việc
làm cho NKT trên địa bàn TPHCM hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Việc làm là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người để được tự thể
hiện mình, để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên mong muốn có một công
việc phù hợp không phải là dễ, đặc biệt là đối với NKT thì đó là một trong những
vấn đề khó khăn. Có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho NKT về học nghề và việc
làm đã và đang được thực hiện. Nhưng trên thực tế không phải tất cả NKT đều
được hưởng đầy đủcác quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định Nhà nước.
5
Để có được việc làm, NKT cần được đào tạo nghề phù hợp với dạng
tật, giúp họ có điều kiện phát huy khả năng của mình trong công việc sau này.
Đào tạo nghề cho NKT rất khó khăn so với dạy nghề cho người bình thường,
nhưng làm thế nào để NKT sống được với nghề, đó thực sự là một vấn đề cần
quan tâm. Đặc biệt, đời sống NKT phần lớn đều thuộc diện khó khăn.
Trên thế giới, giáo dục trẻ khuyết tật thực sự bắt đầu vào thế kỷ XVI;
ở một số nước như Pháp, Đức, Italia, Mỹ xuất hiện mô hình giáo dục
chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật bị khiếm thính, khiếm thị, trẻ em chậm
phát triển trí tuệ,... Những nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật dựa trên
các quan điểm về y học được quan tâm. Đến cuối thế thế kỷ XVII, đầu thế
kỷ XVIII nhà vật lý, đồng thời là nhà giáo dục người Pháp Han Marc
Gaspard Itard (1774 - 1836) nghiên cứu về "Giáo dục trẻ khuyết tật dựa
vào chương trình, kế hoạch mới". Công trình nghiên cứu của tác giả được
bắt nguồn từ kinh nghiệm quá trình nuôi dạy trẻ em bị bỏ hoang do thú
rừng nuôi; Ông đã đề xuất biện pháp giáo dục NKT thông qua kế hoạch
hoá giáo dục cá nhân cho trẻ em.
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, ở Mỹ xuất hiện một số công trình
nghiên cứu giáo dục hội nhập trong nhà trường phổ thông cho trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt về thể chất. Các nhà giáo dục cùng với cơ quan y tế nghiên cứu
về "Mô hình phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật". Dựa trên những
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề, các tác giả đã phân loại khuyết
tật của trẻ dựa trên các trắc nghiệm y tế, tâm lý để phân chia thành các nhóm
và thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thể trong
nhà trường phổ thông, để các em có cơ hội hoà nhập với các HV bình thường
khác. Sau này Ture Johnson (1994) tiếp tục nghiên cứu phát triển và phân
thành bốn mức độ giáo dục hội nhập cụ thể, bao gồm: Hội nhập về thể chất,
hội nhập về chức năng, hội nhập xã hội và hội nhập hoàn toàn. Đó là những ý
tưởng độc đáo tạo tiền đề cho mô hình giáo dục hoà nhập những năm gần đây
phát triển rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới.
6
Năm 1972, một số tác giả người Mỹ đã thực hiện công trình nghiên cứu
"Chìa khoá của nền giáo dục phù hợp là kế hoạch giáo dục cá nhân", trong
đó nhấn mạnh đến việc "Phải lập kế hoạch giáo dục để thực hiện việc giáo
dục và huấn luyện cho trẻ khuyết tật"[31, tr.5 - 6].
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình khoa
học của các tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, như: Tác giả Nguyễn
Thị Hoàng Yến (Ban chỉ đạo trẻ khuyết tật Bộ GD&ĐT) phối hợp cùng các
nhà khoa học thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Ritsumeikan
Nhật Bản nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ và phát triển chương trình giáo dục gắn
liền với việc nâng cao tỉ lệ đến trường của trẻ chậm phát triển trí tuệ”. Dựa
trên những cơ sở khoa học xác đáng, các tác giả đã xây dựng hệ thống các bài
luyện tập, sắp xếp môi trường giáo dục phù hợp, nâng cao tỉ lệ tới trường cho
trẻ khuyết tật nhằm tạo nền tảng văn hóa cơ sở để các em học nghề đạt chất
lượng cao. Đây là công trình khoa học mang tầm quốc gia, đồng thời là tài
liệu để các cơ sở giáo dục tham khảo nghiên cứu xây dựng chương trình, nội
dung giáo dục cho NKT phù hợp với đối tượng chậm phát triển trí tuệ.
Nhóm tác giả Phạm Minh Mục, Vương Hồng Tâm, Nguyễn Thị Kim
Hoa đi sâu nghiên cứu vấn đề cụ thể: "Xây dựng và thực hiện kế hoạch
giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt". Các tác giả cho
rằng, trong những năm gần đây, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc
thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi trẻ em, trong đó
có trẻ khuyết tật được tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến có chất lượng. Tuy
nhiên, muốn thực hiện giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt có hiệu quả cần
sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường. Để
có sự hợp tác chặt chẽ đó và mục tiêu giáo dục phù hợp thì mỗi trẻ khuyết
tật phải được xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Một bản kế hoạch giáo
dục cá nhân khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực hiện giáo dục
cũng như sự phát triển thể chất của trẻ được coi là một giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục hòa nhập.
7
Tác giả Đào Mạnh Thủy nghiên cứu về "Dạy nghề và tạo việc làm đối
với NKT thực trạng và giải pháp". Trên cơ sở làm rõ các quan điểm cơ bản
của Đảng, Nhà nước về NKT, tác giả đã đề xuất các chính sách mang tính
quản lý nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm cho NKT như: Đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến luật pháp và chính sách đối với NKT; nghiên cứu, triển
khai thực hiện các mô hình dạy nghề linh hoạt, đa dạng cả về thời gian, địa
điểm, chương trình, cách thức tiến hành phù hợp với khả năng, điều kiện của
NKT; gắn dạy nghề tạo việc làm với doanh nghiệp; nghiên cứu, ưu tiên triển
khai thực hiện để phát triển rộng rãi mô hình dạy nghề theo các dự án nhỏ; có
chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho NKT. Tuy không đi sâu vào những
vấn đề cụ thể về dạy nghề và tạo việc làm NKT nhưng đó cũng là những cơ
sở quan trọng, thiết thực để thực hiện chính sách quốc gia về NKT.
Dưới góc độ khoa học Kinh tế, tác giả Đàm Hữu Đắc nghiên cứu
"Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho NKT Việt Nam". Nhìn nhận vấn
đề dưới góc độ là lực lượng sản xuất xã hội, tác giả cho rằng NKT tham gia
vào các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Với số lượng
NKT lớn, dù bị khuyết tật một phần cơ thể nhưng nhiều người có những khả
năng đặc biệt, tạo ra những giá trị sản phẩm cao, NKT không có việc làm tức
là lãng phí nguồn nhân lực xã hội. Vì vậy, các tổ chức, các doanh nghiệp cần
quan tâm tạo việc làm cho NKT, đồng thời đào tạo họ trở thành lực lượng lao
động để đóng góp của cải cho xã hội và hoà nhập cộng đồng, vừa mang lại lợi
ích kinh tế và lợi ích về mặt xã hội.
Ở một hướng khác, nghiên cứu về NKT dưới góc độ của khoa học Xã
hội, tác giả Lê Văn Tạc (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) nghiên
cứu về: "Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật"; tác giả Nguyễn
Thị Mai đã "Tìm hiểu một số thuận lợi - hạn chế trong tiến trình hội nhập và
phát triển của NKT tại TPHCM"; tác giả Nguyễn Thị Thảo thì đi sâu nghiên
cứu về một đối tượng cụ thể hơn, đó là "Một số giải pháp tạo việc làm cho
người khiếm thị tại TPHCM".
8
Tác giả Nguyễn ThịThanhTâmđã"Phân tíchcácnhântốảnhhưởng đến
chấtlượngđàotạonghềchoNKTtrên địabànThànhphốĐàNẵng". Trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng hiệu quả
nhu cầu của HV là NKT như: Chú trọng cải thiện nhân tố phát triển kỹ năng -
độnglực đào tạo;nângcao nhậnthức củacác cấp chính quyền, doanh nghiệp và
xã hộivề dạynghề cho NKT;ưu tiên phát triển cơ sở dạy nghề; mở các lớp đào
tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV dạy nghề cho NKT; tiếp tục hoàn thiện thể chế
dạynghề, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người học nghề và người dạy nghề;...
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa về "Hiện trạng và định
hướng nghiêncứu giáodụctrẻkhuyếttậthọctập ở Việt Nam". Tiếp cận vấn đề
nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật học tập ở Việt Nam từ việc phân tích định
nghĩa về khuyết tật học tập và dẫn chứng những nội dung liên quan từ Luật
NKT, nêu lên hiện trạng nhu cầu giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật học tập.
Theo tác giả, các hình thức sử dụng để giáo dục trẻ khuyết tật học tập có hiệu
quả là thông quagiáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Đồng thời, tác giả
đưara mộtsố đềxuất mang tính định hướng để tiếp tục nghiên cứu, sử dụng có
hiệu quả vào quátrình giáo dục trẻ khuyết tật học tập như: chuẩn hóabộ công cụ
sàng lọc nhóm trẻ khuyết tật học tập;đổimới phương pháp dạy nghề và chương
trình giáo dục phù hợp; hỗ trợ cải thiện kỹ năng học đường cho nhóm trẻ này.
Từ những nghiên cứu trên đây chúng tôi nhận thấy:
Giáo dục NKT là vấn đề được quan tâm, cả ở tầm chính sách vĩ mô
với các quan điểm, định hướng, chính sách mang tầm chiến lược đến các
chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục cụ thể nhằm giúp
NKT được tiếp cận nền giáo dục xã hội. Giải quyết vấn đề này vừa là chính
sách xã hội, vừa là trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức, trực tiếp là
các cơ sở giáo dục NKT.
Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT là một vấn đề quan trọng và được
coi là “chìa khóa” để giúp NKT tự thay đổi cuộc sống của họ; đồng thời giảm
nhẹ gánh nặng cho gia đình, xã hội cả về tâm lý tình cảm và kinh tế.
9
Nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT đã được quan tâm cả về lý
luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, đã có nhiều tác giả, nhiều công
trình khoa học nghiên cứu ở nhiều mức độ và nhiều cách tiếp cận khác nhau,
từ vấn đề nhân quyền, đến khía cạnh kinh tế; từ vấn đề chính sách đến dịch vụ
xã hội; từ đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn đến tạo cơ hội
việc làm… Các nghiên cứu đã định hướng, gợi mở và tạo dựng được những
đề xuất về mặt chính sách và chương trình hành động nhằm thay đổi cuộc
sống của NKT hiện nay như:
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các
quyền về chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hộivà pháthuy khả năng củamình để ổn
định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.
Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tạo việc làm cho NKT;
chính sách dạy nghề miễn phí; miễn, giảm học phí và hỗ trợ kinh phí trong
quá trình đào tạo nghề.
Quyđịnh các ưuđãiđốivớicơ sở dạynghề, cơ sở sảnxuất kinh doanh dành
riêng cho NKT (đượchỗ trợ giúp đỡ cơ sở vậtchấtbanđầuvềđấtđai, nhà xưởng,
trang thiết bị và được miễn một số loại thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ sự luận giải cơ sở lý luận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất
biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người
tàn tật TPHCM nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT, giúp họ có
trình độ tay nghề tương ứng để tham gia vào quá trình sản xuất tăng cơ hội
hoà nhập với cộng đồng, nâng cao cuộc sống.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chất lượng dạy nghề và quản lý chất lượng
dạy nghề cho NKT.
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung
tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
10
- Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung
tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu: Chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm
Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
* Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
* Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý
chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM,
trong đó tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề của một
số nghề thủ công như: may mặc, thêu ren, kết cườm,...
Các số liệu sử dụng để nghiên cứu từ năm 2008 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy nghề là tổng hoà chất lượng của các yếu tố cấu thành
quá trình đào tạo. Trong công tác quản lý, nếu các chủ thể coi trọng giáo dục
nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển về
số lượng với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV,
CBQL; quản lý xây dựng chương trình và thực hiện đổi mới nội dung kết hợp
với đổimới phương pháp dạy nghề phù hợp với đặc điểm NKT; đồng thời tăng
cường quản lý cơ sở vật chất, phát huy hiệu quả các yếu tố bảo đảm thì quá
trình dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM sẽ được
quản lý chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT; giúp người
học có cơ hội hoà nhập với cộng đồng.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt và cụ thể tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
11
Nhà nước, của ngành giáo dục và ngành lao động - thương binh và xã hội về
giáo dục, quản lý giáo dục. Tập trung nghiên cứu và cụ thể hoá các tư tưởng,
quan điểm của Đảng; các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và
Bộ LĐ-TB&XH; nghiên cứu các công trình khoa học, các tài liệu có nội dung
liên quan đến chất lượng giáo dục, đào tạo; chất lượng dạy nghề cho NKT.
Đề tài còn vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan
điểm lịch sử - lôgic, quan điểm thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu đã xác định.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
thực tiễn, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu lý luận thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài; quan sát, toạ đàm với GV, HV và CBQL; điều tra bằng
phiếu ankét, xin ý kiến của các chuyên gia… Cụ thể là:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổnghợp, hệthống hoá, khái quát hoá các quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo củaĐảng; các văn bản quản lý giáo dục và các công trình khoa học về
chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục. Nghiên cứu các văn bản của
Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, của sở GD&ĐT, sở LĐ-TB&XH; của
chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm về các nội dung có liên quan đến giáo dục -
đào tạo; trực tiếp là những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất
lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động hoạt động dạy nghề của
GV; quản lý dạy nghề của cán bộ quản lý, hoạt động học nghề của HV để rút
ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra xã hội học đối với HV,
CBQL giáo dục, GV của Trung tâm, HV đã tốt nghiệp và các cơ sở sử dụng
HV đã tốt nghiệp do Trung tâm đào tạo ra.
12
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với CBQL, GV và
HV của Trung tâm; các cơ sở sử dụng HV đã tốt nghiệp; GV ở các trường
trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn Thành phố để nắm bắt tình hình, học
hỏi kinh nghiệm quản lý.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thực
tiễn và nghiên cứu báo cáo tổng kết hàng năm về kết quả dạy nghề của các
lớp và của Trung tâm để rút ra kinh nghiệm cần thiết cho việc quản lý chất
lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia
của các nhà quản lý, nhà giáo, của các cơ sở sử dụng lao động là NKT do
Trung tâm đào tạo ra về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới nội
dung nghiên cứu đề tài và bước đầu kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi
của các biện pháp được đề xuất.
Các phương pháp thống kê toán học: Trong quá trình nghiên cứu sử
dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho
những nhận định, đánh giá của đề tài và khảo nghiệm khoa học.
7. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về
quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT; cung cấp luận cứ khoa học cho tổ
chức đảng, nhà quản lý các cấp mà trực tiếp là chi ủy, Ban Giám đốc và các
cơ quan chức năng của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn để nâng
cao chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật
TPHCM trong những năm tới đây.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu bao gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và
kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ
NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Những khái niệm của đề tài
1.1.1. Khái niệm chất lượng dạy nghề
Thuật ngữ "nghề" được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
cách quan niệm phổ biến hiện nay: "đó là một loại hình lao động đòi hỏi có sự
đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn". Đặc trưng cơ bản
của nghề: Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp
đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội;
là phương tiện để sinh sống; là dạng lao động có kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt,
có giá trị trao đổi trong xã hội và phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Hiện nay, trong xu thế phát triển của xã hội, phạm trù "Nghề" có sự
biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội;
đồng thời, người lao động cần được đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng
hoạt động nghề trong một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, hoạt động nghề của
người lao động có liên quan chặt chẽ đến dạy nghề.
Dạy nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ
năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và tương lai. Dạy
nghề có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Kèm cặp trực
tiếp trong sản xuất, đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trung tâm,... Dù thực
hiện bằng hình thức nào thì dạy nghề cũng bao gồm hai quá trình có quan hệ
hữu cơ với nhau, đó là quá trình người dạy truyền thụ những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để người học có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự thành thục
về nghề nghiệp; cùng với đó là quá trình người học tiếp thu những kiến thức
14
về lý thuyết và thực hành để đạt đến một trình độ nhất định; có thể tìm được
việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
Chất lượng dạy nghề, nhất là của các cơ sở, các trung tâm dạy nghề có
vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
để phát triển kinh tế - xã hội. Luật Dạy nghề xác định "Mục tiêu dạy nghề là
đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực
hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều
kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [27, tr.3].
Hiện nay, khái niệm về chất lượng còn tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau. Theo (Oxford Pocket Dictionary), chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc
trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các
thông số cơ bản.
Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng được hiểu là “Cái làm nên phẩm
chất, giá trị của sự vật” hoặc là “Cái tạo nên bản chất sự vật làm cho sự vật
này khác sự vật kia” [51, tr.321]. Đó là tổng hợp các yếu tố, điều kiện tham
gia vào quá trình hình thành chất lượng để thoả mãn nhu cầu nào đó trong đời
sống xã hội và con người.
Trong lĩnh vực giáo dục, với đặc trưng của sản phẩm là con người, có
thể hiểu chất lượng là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện
cụ thể ở các giá trị phẩm chất nhân cách và giá trị sức lao động, hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp. Chất lượng giáo dục còn được thể hiện ở
mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động
như tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.
15
Theo các tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp: “Chất lượng đào
tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một
chương trình đào tạo”[15].
Tác giả Trần Khánh Đức đưa ra quan niệm: “Chất lượng đào tạo là kết
quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị
nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp
tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”[15].
Từ các cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng chất lượng dạy nghề là
tổng hoà chất lượng các yếu tố của quá trình đào tạo, được biểu hiện tập
trung ở kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân cách mà người học có được
trong quá trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đã xác định.
Như vậy, chất lượng dạy nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất
định và trạng thái đó thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Chất
lượng dạy nghề phụ thuộc vào các yếu tố: Chất lượng đầu vào (nguyện vọng,
trình độ văn hoá, khả năng nhận thức, sức khoẻ,... của người học nghề); chất
lượng quá trình đào tạo: (mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề); đội ngũ
GV, phương pháp dạy nghề; đội ngũ CBQL (phẩm chất, năng lực); cơ sở vật
chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy nghề;...
Chất lượng dạy nghề phản ánh chất lượng người lao động được đào tạo
theo mục tiêu và chương trình đào tạo cho các lĩnh vực, các đối tượng khác
nhau. Đó không phải là những con số đơn thuần cộng lại về giá trị của các
yếu tố hợp thành, mà là sự tích hợp một cách tự giác, chủ động, sáng tạo tổng
hoà của các yếu tố; là phẩm chất nhân cách, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thực
hành nghề nghiệp mà người học có được thông qua quá trình đào tạo.
Chất lượng dạy nghề được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động
thực tiễn của người lao động tại các cơ sở sản xuất, có sự biến đổi theo thời
gian, không gian và chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
16
Dạy nghề cho NKT nhằm giúp họ có phẩm chất và năng lực thực hành
nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm
được việc làm ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng [27, tr.27].
Chấtlượng dạynghềcho NKT được tạo thành thông qua quá trình dạy
và học nghề, đó là sự phát triển cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hành
nghềmà NKT có được phù hợp với dạng tật và đáp ứng thực tiễn hoạt động
tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật
tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Theo quan niệm chung nhất: “Quản lý là hoạt động hay tác động có
định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức [41, tr.326].
Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý xã hội, được thể hiện ở
hai cấp độ chủ yếu, đó là vĩ mô và vi mô. Quản lý vĩ mô tương ứng với khái
niệm quản lý một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lý vi mô tương
ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường. Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp
vĩ mô quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt
xích của hệ thống nhằm đạt mục đíchquản lý nhất định. Ở cấp độ vi mô, quản
lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục - đào tạo của cơ sở đào tạo nhằm
hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách của người học theo mô hình,
mục tiêu giáo dục - đào tạo.
Quản lý chất lượng giáo dục là nội dung quan trọng, bảo đảm cho sản
phẩm giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo; phù hợp nhu cầu, đòi hỏi
của xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục; quản lý
17
chất lượng giáo dục là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế
bảo đảm chất lượng để sản phẩm giáo dục đạt được các tiêu chuẩn xác định.
Như vậy, quản lý chất lượng giáo dục là thuật ngữ được sử dụng để
miêu tả các thủ pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh
giá xem các sản phẩm giáo dục có bảo đảm được các thông số chất lượng theo
mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không.
Quản lý chất lượng giáo dục là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống
các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm bảo đảm và không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Quản lý đào tạo nghề là một trong những vấn đề cụ thể của quản lý
giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề; đó là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo
nghề phát triển, vận hành theo đúng đường lối, chủ trương và thực hiện những
yêu cầu của xã hội để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý đào tạo
nghề bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng là quản lý
chất lượng đào tạo nghề.
NKT là đối tượng đặc biệt, họ có quyền bình đẳng như các thành viên
khác trong xã hội; hiện nay các cơ sở dạy nghề cho NKT và số NKT học nghề
ngày càng tăng lên. Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT đã và đang là vấn
đề cần quan tâm giải quyết cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Từ cách tiếp cận trên đây cho thấy, Quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là sự tác động có mục đích
của chủ thể quản lý vào quá trình đào tạo nhằm nâng caochất lượng trang bị
kiến thức, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng nghề và bồi dưỡng thái độ
hành vi cho người học góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo.
Thực chất quản lý chất lượng dạy nghềcho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM, là quản lý chất lượng quá trình dạy nghề của GV, học
18
nghề của HV, quản lý các yếu tố bảo đảm cho quá trình đào tạo nghề của
Trung tâm đạt được chất lượng cao đáp ứng với mục tiêu đào tạo đã xác định.
Mục đích quản lý chất lượng dạy nghềcho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM là nhằm bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT tại
Trung tâm đạt tới mục tiêu đào tạo đã xác định. Cụ thể là:
Đảm bảo cho NKT được hưởng những quyền lợi cơ bản, đặc biệt là
quyền được giáo dục, được học nghề; giúp người học có năng lực thực hành
nghề phù hợp với độ tuổi, mức độ khuyết tật và khả năng lao động của mình
để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống, hoà nhập vào
các hoạt động xã hội.
Được học nghề, tiến tới hoàn thiện kỹ năng nghề để có một nghề hay
một công việc có thu nhập và có cơ hội cống hiến cho xã hội. Đồng thời, góp
phần cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng cơ thể và hạn chế chức năng
tinh thần do khiếm khuyết hoặc tổn thương về tâm lý, trí tuệ.
Nội dung quảnlý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM bao gồm quản lý toàn bộ các thành tố của quá trình đào
tạo, từ tư vấn phân loại dạng tật của người học đến quản lý mục tiêu, chương
trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy nghề, quản lý chất lượng bảo đảm
cơ sở vật chất, quản lý kết quả dạy nghề,...
Chủ thể quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM là những cá nhân và tổ chức được phân cấp theo quy
định của Luật Dạy nghề; Quyết định của Ủy ban Nhân dân TPHCM về việc
thành lập "Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM" và Quy định về tổ chức
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đã được phê duyệt; trách
nhiệm cụ thể được xác định như sau:
Cấp uỷ đảng và Ban Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm lãnh đạo,
quản lý và điều hành toàn diện mọi mặt hoạt động của Trung tâm; trong đó,
nhiệm vụ chính trị trung tâm là bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT.
19
Phòng tư vấn - quản lý dạy nghề có trách nhiệm tham mưu, giúp việc
cho Ban Giám đốc Trung tâm các nội dung liên quan đến dạy nghề, quản lý
quá trình dạy nghề. Trực tiếp điều hành tổng thể chương trình, kế hoạch dạy
nghề cho tất cả các đối tượng HV, chỉ đạo tổ GV, các bộ môn tổ chức thực
hiện chương trình, kế hoạch, nội dung dạy nghề cho NKT.
Tổ GV và các bộ môn dạy nghề là lực lượng sư phạm chủ yếu và trực
tiếp giảng dạy, quản lý nội dung, chương trình môn học, tiến hành các hoạt
động dạy nghề, quản lý chất lượng học nghề của HV.
Ban giám thị là lực lượng trực tiếp quản lý con người, quản lý hoạt
động học tập và sinh hoạt của HV ngoài giờ học. Tuy là lực lượng quản lý
“hoạt động sư phạm ngoài giảng đường” nhưng họ có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho người học.
Các bộ phận trên hợp thành chủ thể quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
Đối tượng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo
trợ người tàn tật TPHCM là chất lượng hoạt động dạy nghề, hoạt động học
nghề của toàn bộ HV, tập thể HV. HV vừa là khách thể tiếp nhận các tác
động, chịu sự điều khiển, định hướng theo các quyết định của chủ thể quản lý;
vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức, tự điều khiển thực hiện quá trình học
tập và là nhân tố quyết định chất lượng học nghề của bản thân.
Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn
tật TPHCMđược thực hiện bởinhững cáchthức, biện pháp tác độngcủađội ngũ
CBQLcác cấp và GVcủa Trung tâm đến toàn bộ quá trình dạy nghề cho NKT.
1.1.3. Khái niệm biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho ngwời
khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể
nhằm đạt được mục đích đề ra. Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý sử
dụng các công cụ quản lý, thông qua các chức năng quản lý để tác động vào
20
đối tượng quản lý hay vào các yếu tố cấu thành của nó, đó chính là thực hiện
biện pháp quản lý.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Biện pháp quản lý là theo dõi sát sao
mọi công việc, kiểm tra kịp thời, thanh tra để uốn nắn..., tổ chức tốt tự giám
sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ chuyên môn là biện pháp tốt nhất và
hiệu quả nhất”.
Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn
tật TPHCM cần phải có những cách thức, biện pháp tác động cụ thể, khoa học
thì mới mang lại kết quả theo mong muốn.
Như vậy, biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung
tâm Bảotrợ người tàn tật TPHCM là hệ thống những cách thức tác động có
mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến các nhân tố của quá trình đào
tạo nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.
Biện pháp quảnlý chất lượng dạynghề cho NKT là tổng hợp những cách
thức, biện pháp tác động được thực hiện thông qua các hành động của chủ thể
quản lý các cấp, dướisựlãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng, Ban Giám
đốc Trungtâm và hướng dẫn, chỉ đạo củacác cơ quanchức năng. Việc tác động
tới HV được thực hiện bằng nhiều biện pháp quản lý, nhiều con đường khác
nhau, nhưng chủyếu là thông quahoạt độngdạynghề và phát huy ảnh hưởng từ
môi trường đào tạo ở Trung tâm, cũng như vai trò tự quản lý của HV.
Mục đích của biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại
Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là nhằm làm nâng cao chất lượng
dạy nghề cho NKT; giúp họ có cơ hội làm công việc yêu thích và có điều kiện
hoà nhập với cộng đồng.
Phạm vi tác động của các biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM mang tính toàn diện, tác
động vào từng nhân tố và tác động vào tất cả các nhân tố của của quá trình
21
dạy nghề: (tác động vào mục tiêu, chương trình, nội dung, nhân lực, vật lực
và tài lực,…) của quá trình dạy nghề.
Đối tượng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM là chất lượng hoạt động dạy nghề và hoạt động học
nghề. Với NKT, mỗi người học có những sự khác nhau về mức độ khuyết tật,
về đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức,... Vì thế, biện pháp quản lý chất
lượng dạy nghề cho NKT vừa phù hợp với quá trình dạy nghề nói chung, vừa
phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể; thông qua các con đường, cách thức,
biện pháp quản lý khác nhau.
1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề tại
Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Nội dung quản lý chất lượng dạy nghề tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT thực chất là quản lý các thành tố
cấu thành chất lượng dạy nghề cho đối tượng này. Đây là nội dung quan trọng
trongtoàn bộ côngtác quản lý của Trung tâm nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm
cao nhất, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý chất lượng dạy
nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM bao gồm:
- Quản lý chất lượng đầu vào
Quản lý chất lượng đầu vào là cơ sở, tiền đề của quản lý chất lượng dạy
nghề cho NKT ở Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Quản lý chất
lượng đầu vào để dạy nghề cho NKT có sự khác biệt so với tuyển chọn để đào
tạo các đối tượng khác. Đối với NKT, nếu họ có nhu cầu được học nghề thì
cơ sở dạy nghề không được phép từ chối. Vì thế, quản lý chất lượng đầu vào
bao gồm việc tiếp nhận, phân loại, tư vấn lựa chọn nghề,... để NKT được đào
tạo một nghề cụ thể phù hợp mức độ khuyết tật của họ.
22
Việc quản lý chất lượng đầu vào được tiến hành cả về khả năng nhận
thức, phân loại mức độ khuyết tật cụ thể, phù hợp với nguyện vọng, xu hướng
và khả năng phát triển nghề của NKT thì sẽ nâng cao chất lượng quá trình dạy
nghề. Quản lý chất lượng đầu vào là quản lý chặt chẽ từng khâu và sự phối
hợp giữa các khâu, các hình thức tuyển chọn đầu vào. Để quản lý chất lượng
đầu vào tốt cần kết hợp chặt chẽ các biện pháp tuyển chọn về y tế với biện
pháp trắc nghiệm tâm lý cần thiết và khả năng tư duy, ngôn ngữ, năng khiếu
phát triển tay nghề của NKT; thông quá đó các chủ thể quản lý và GV có biện
pháp tác động phù hợp với từng người trong quá trình dạy nghề.
Quản lý chất lượng đầu vào được thực hiện ngay từ đầu khoá học và
trong cả quá trình dạy nghề; cùng với việc tư vấn lựa chọn nghề từ đầu khoá
cần thực hiện sàng lọc, phân loại trong quá trình dạy nghề để thực hiện cá biệt
hoá tác động sư phạm phù hợp với đối tượng cụ thể, bảo đảm sự ổn định và
phát triển tay nghề của HV.
Quản lý chất lượng đầu vào trong dạy nghề cho NKT cần bảo đảm sự
phù hợp về quy mô, khả năng đào tạo của Trung tâm với số lượng HV có
nguyện vọng được học nghề.
- Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT
Mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề là những thành tố quan
trọng, có vai trò định hướng các thành tố khác và quyết định chất lượng dạy
nghề cho NKT. Theo quan điểm Đại hội Đảng toàn quốc là thứ XI, để "đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục" thì trước hết phải “Đổi mới tư duy giáo dục
một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ
cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và
toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu
vực và thế giới”[8, tr.206]. Theo đó, quản lý tốt mục tiêu, chương trình, nội
23
dung dạy nghề sẽ thúc đẩy việc đổi mới toàn diện quá trình dạy nghề, đồng
thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy nghề của Trung tâm.
Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT ở Trung
tâm là quá trình quán triệt, cụ thể hoá quan điểm, tư tưởng, chương trình, kế
hoạch dạy nghề của Đảng, Nhà nước và của cơ quan chức năng cấp trên, triển
khai xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung dạy
nghề của Trung tâm. Thực chất quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy
nghề cho NKT là định hướng, điều khiển việc xác lập và thực hiện mục tiêu,
chương trình, kế hoạch dạy nghề của Trung tâm theo đúng quy định của pháp
luật; nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao
động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống
và hoà nhập cộng đồng.
Quản lý mục tiêu dạy nghề cho NKT được thực hiện thông qua quản lý
chương trình, kế hoạch dạy nghề; đây không đơn thuần chỉ là quản lý mô hình
dự kiến hoặc quản lý sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy nghề, mà là quản
lý cả quá trình thực hiện mục tiêu dạy nghề cho NKT. Vì vậy, quản lý quá
trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch dạy nghề cho
NKT ở Trung tâm là nội dung quan trọng nhất của quản lý mục tiêu dạy nghề.
Nội dung quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT ở
Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM bao gồm:
Quản lý khâu thiết kế mục tiêu (cả mục tiêu chung và mục tiêu dạy
nghề cho từng nghề cụ thể); xây dựng chương trình (cả chương trình khung
và quản lý chương trình môn học), kế hoạch dạy nghề cho NKT.
Quản lý quá trìnhtổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy
nghề, trong đó trọng tâm là quản lý việc cụ thể hoá mục tiêu, chương trình đào
tạo thành các nội dung dạy nghề cụ thể. Khi chương trình đào tạo đã được phê
duyệt, giám đốc Trungtâm, các cơ quan chức năng, tổ GV và các bộ môn dạy
nghề có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch theo quy chế, quy định.
24
Quản lý kế hoạch dạy nghề bao gồm quản lý việc xây dựng và thực hiện
các loại kế hoạch ngắn hạn: (kế hoạch cho bài học, từng mô-đun nghề,...); kế
hoạch trung hạn (kế hoạch cho cho từng môn nghề, nhóm nghề,...); kế hoạch
dài hạn (kế hoạch của từng khoá học, từng giai đoạn đào tạo); kế hoạch thanh
tra, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề của Trung tâm.
- Quản lý hoạt động dạy nghề cho NKT
Quản lý hoạt động dạy nghề cho NKT về thực chất là quản lý việc thực
hiện nội dung, phươngpháp và hình thức dạy nghề của GV. Quản lý hoạt động
dạy nghề cho NKT được thực hiện bởiđộingũ CBQL, bao gồm Ban Giám đốc,
phòngtư vấn - quảnlý dạynghề, tổ GV và chính bản thân GV tự quản lý mình.
Quản lý hoạt độngdạynghề của GV, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
dạy nghề cho NKT. Hoạt động dạy nghề của GV là sự định hướng có tổ chức,
điều khiển tối ưu quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng và kỹ xảo đến HV một
cáchhợp lý khoa học. Vai trò chủ đạo của GV trong hoạt động dạy nghề được
biểu hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy nghề phù
hợp để chuyển tải nội dung kiến thức, kỹ năng thực hành nghề đến người học.
Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề bao gồm quản lý việc thực hiện
các nội dung dạy nghề theo chương trình cho từng đối tượng; quản lý về mặt
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV, về kiến thức, kinh nghiệm, đổi mới,
sử dụng phương pháp, hình thức giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy nghề
cho NKT. Quản lý hoạt động dạy nghề còn bao gồm cả quản lý về số lượng
đội ngũ GV, chất lượng giảng dạy, cách thức tổ chức thực hiện các khâu, các
bước của quá trình dạy nghề.
- Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT
Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của HV là nội dung trọng tâm
của hoạt động quản lý chất lượng dạy nghề. Xét đến cùng, chất lượng của các
hoạt động khác như: hoạt động dạy nghề, điều kiện cơ sở vật chất,... dù có tốt
25
đến bao nhiêu nhưng quản lý hoạt động học lỏng lẻo thì chất lượng của quá
trình dạy nghề sẽ không thể cao.
Thực chất quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT là quản lý
quá trình học tập và chất lượng học nghề của HV, thông qua sự tác động của
chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình học tập của người học bảo đảm cho chất
lượng học nghề của người học đạt được chất lượng cao, đáp ứng với mục tiêu
đào tạo đã xác định.
Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của HV bao gồm: quản lý chất
lượng xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độ học tập của người học; quản lý
chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập trên lớp, kế hoạch tự học;
quản lý hoạt động giáo dục ý thức chấp hành và quy định, quy chế trong học
tập và kiểm tra, đánh giá kết quả; quản lý chất lượng kết quả học tập các nội
dung trong chương trình dạy nghề của người học
Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT được thực hiện bởi hệ
thống các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch theo chức năng của
các chủ thể quản lý đến người học, nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động học tập
được thực hiện đúng kế hoạch, đạt chất lượng hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục
tiêu từng môn học và mục tiêu, yêu cầu dạy nghề của Trung tâm.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề
Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề là sự
tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các yếu tố thuộc về cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật nhằm phát huy tính năng, tác dụng, hiệu quả của
các yếu tố đó để đạt tới mục tiêu dạy nghề ở mức độ cao nhất.
Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề bao
gồm quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, kỹ thuật
dạy nghề, khả năng huy động các nguồn lực phục vụ cho quá trình dạy nghề;
quản lý việc sử dụng kinh phí, xây dựng cơ bản, mua sắm các loại máy móc,
26
trang bị, thiết bị kỹ thuật, việc sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất phục vụ cho
nhiệm vụ dạy nghề và các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của NKT. Đồng thời,
phát huy trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia quản lý, đặc biệt
nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dạy nghề.
- Quản lý hoạt động đánh giá kiểm tra kết quả dạy nghề cho NKT
Kết quả dạy nghề phản ánh mục tiêu, chất lượng của quá trình dạy nghề
cho NKT. Việc quản lý kết quả dạy nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
những tác động của kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chất lượng có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới toàn bộ các yếu tố của quá trình dạy nghề và tác động trực tiếp
đến động cơ, mục đích, thái độ hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học
nghề của HV. Nếu kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, khoa học thì chất
lượng dạy nghề cho NKT sẽ được nâng cao và ngược lại. Do vậy, để quản lý
kết quả dạy nghề cho NKT của Trung cần phải xác định mục đích rõ ràng, cụ
thể, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, công khai; đây vừa là yêu cầu, vừa là
nguyên tắc trong quản lý chất lượng dạy nghề. Quá trình kiểm tra, đánh giá
cần loại bỏ các yếu tố chủ quan mà phải dựa vào các tiêu chí đã được xác
định, phải có thái độ nghiêm túc, công tâm; xem xét đánh giá toàn diện cả về
kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề nghiệp của NKT; khả năng thích
ứng và đáp ứng trong thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề cho người
khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý chất lượng nói chung, quản lý chất lượng dạy nghề nói riêng là
vấn đề phức tạp, hiện có nhiều mô hình quản lý chất lượng khác nhau về vấn
đề này; có thể sử dụng mô hình quản lý chất lượng đầu vào, quản lý chất lượng
đầu ra, quản lý chất lượng tổng thể,... Để bảo đảm tính khách quan, chính xác
trong đánh giá về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ
người tàn tật TPHCM, chúng tôi dựa vào hệ thống nhóm tiêu chí đánh giá chất
27
lượng dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH gắn với đặc thù trong quản lý dạy nghề
cho NKT để xây dựng bộ tiêu chí với những nhóm tiêu chí cơ bản sau:
* Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy
nghề cho NKT
Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:
Thiết kế mục tiêu đào tạo từng loại nghề cho NKT;
Cụ thể hoá mục tiêu dạy nghề thành mục tiêu các môn học chính xác,
rõ ràng, khả thi, phù hợp với đối tượng NKT;
Cấu trúc của chương trình, nội dung dạy nghề phù hợp với từng loại
dạng tật, mang tính mềm dẻo, linh hoạt, khoa học, hiện đại và phù hợp với
nhu cầu xã hội;
Bảo đảm sự hợp lý giữa lý thuyết và thực hành trong từng môn học;
Từng nội dung dạy nghề có giáo trình và tài liệu tham khảo bảo đảm
cho quá trình dạy nghề và học nghề;
Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nội dung và điều chỉnh chương
trình, nội dung dạy nghề kịp thời.
* Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
dạy nghề
Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:
Xây dựng được các loại kế hoạch dạy nghề phù hợp với nhiệm vụ của
Trung tâm và mục tiêu dạy nghề cho NKT;
Sự kế hoạch hoá hoạt động dạy nghề và phân bổ GV hợp lý, mang tính
khả thi;
Tổ chức hoạt động dạy nghề chặt chẽ, nghiêm túc; kịp thời điều chỉnh
kế hoạch khi cần thiết;
Hệ thống bảo đảm chất lượng dạy nghề vận hành linh hoạt, hiệu quả.
* Nhóm tiêu chí đánh giá về đội ngũ GV, CBQL và chất lượng dạy
nghề cho HV
Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:
28
Tình yêu, niềm tin nghề nghiệp của người GV và CBQL trong dạy
nghề cho NKT;
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp;
Số GVvà CBQL đạt chuẩn, được đào tạo, bồidưỡng về dạy nghề cho NKT;
Tính hiệu quả, phù hợp của việc sử dụng các phương pháp dạy nghề
cho NKT;
Sự linh hoạt trong sử dụng các hình thức dạy nghề cho người học;
Số lượng đội ngũ GV, CBQL so với sự phát triển của nhiệm vụ dạy
nghề cho NKT.
Chủ trương, giải pháp phát triển đội ngũ GV và CBQL.
* Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng học nghề của HV và kết
quả dạy nghề
Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:
Tư vấn, tuyển chọn, tiếp nhận người học và phân loại dạng tật để tổ
chức lớp học nghề.
Tinh thần học tập, rèn luyện của HV;
Mức độ nắmkiến thức và khả năng thực hành nghề nghiệp của người học;
Khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc tại các cơ sở sản xuất.
Kế hoạch kiểm tra đánh giá dạy nghề.
Sổ sách lưu trữ kết quả dạy nghề.
* Nhóm tiêu chí đánh giá về quản lý điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất
kỹ thuật cho quá trình dạy nghề
Thư viện theo quy chuẩn, có hệ thống cung ứng tài liệu hiện đại, khoa
học, đáp ứng chương trình dạy nghề từng môn;
Số lượng và chất lượng phòng học đáp ứng với chương trình dạy nghề
và số lượng HV, phù hợp với NKT;
Thiết bị trong các phòng học phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của
hoạt động dạy và thực hành nghề;
29
Chính sách ưu đãi đối với HV và GV dạy nghề cho NKT;
Quản lý tài chính, cơ sở vật chất theo quy định.
*
* *
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã bổ sung, phát
triển làm phong phú hơn cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT, bao gồm các khái niệm: chất lượng dạy nghề, quản lý chất lượng dạy
nghề và biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT. Để công tác quản
lý ngày càng tốt hơn, chúng tôi cũng đã xác định các nội dung quản lý và xây
dựng tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm
Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Qua nghiên cứu cho thấy, trong công tác quản
lý, nếu thật sự coi trọng phát triển lý luận quản lý chất lượng dạy nghề cho
NKT; trên cơ sở đó chỉ rõ những yếu tố tác động và đánh giá chính xác, khách
quan thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT là vấn đề có ý nghĩa
hết sức quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM; giúp
cho họ có kỹ năng nghề vững vàng, có ý thức, thái độ và niềm tin vào chính
mình và là động lực để họ vượt qua mặc cảm, những rào cản do sự khuyết tật
mang đến để hòa nhập cộng đồng, được làm công việc mình yêu thích, tự lực
trong cuộc sống.
30
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ
NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm, nhiệm vụ và những yếu tố tác động đến quản lý chất
lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật
Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ người tàn tật
Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam hiện có trên 5,3 triệu NKT, chiếm 6,4% dân số; trong đó
số NKT ở độ tuổi lao động từ 16 - 55 (đối với nữ) và từ 16 - 60 (đối với
nam) chiếm khoảng 70%. Đa số NKT sống cùng với gia đình và có mức
sống nghèo hoặc trung bình. Pháp lệnh về người tàn tật (năm 1998) được
ban hành đã tạo điều kiện cho NKT được học nghề ngày càng tăng, giai
đoạn 1999 - 2004 có gần 19.000 người, giai đoạn 2005 - 2008 có khoảng
24.000 người. Hiện nay hệ thống cơ sở giáo dục người khuyết tật được
hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV cho giáo dục người khuyết tật
được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục người
khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Hiện tại trong cả nước
có 260 cơ sở dạy nghề, trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có
tham gia dạy nghề cho NKT.
Theo số liệu thống kê, hiện nay TPHCM có khoảng 15.000 NKT
trong độ tuổi lao động; tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% số đó tìm được việc
làm và có công việc ổn định với mức thu nhập bình quân chỉ 2,5 - 3 triệu
đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do
NKT chưa được đào tạo nghề một cách có hệ thống.
31
Thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước về dạy nghề
và tạo việc làm cho NKT, Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được
thành lập theo Quyết định số 4060/QĐ-UB-VX ngày 07/8/1998 và Quyết
định bổ sung nhiệm vụ số 1743/QĐ-UB ngày 09/5/2003 của Ủy ban Nhân
dân TPHCM. Theo đó, chức năng nhiệm vụ cơ bản của Trung tâm là:
Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa
bàn Thành phố, bao gồm:
- Cắt uốn tóc nam - nữ - Chăm sóc da mặt
- Kỹ thuật làm móng - Cắm hoa
- Thêu - Kết cườm - May dân dụng - Công nghiệp
- Hội họa - In lụa - Điện dân dụng - Công nghiệp
- Điện tử dân dụng - Sửa xe gắn máy
- Thiết kế quảng cáo - Sửa chữa điện thoại di động
- Tin học - Trang điểm thẩm mỹ - chải bới - nối mi
Tổ chức lao động sản xuất gắn với công tác dạy nghề để tạo việc làm
cho người tàn tật. Phối hợp với các ban - ngành, quận - huyện, các doanh
nghiệp, các cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành
phố để giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật.
Hỗ trợ các tổ nhóm, cơ sở sản xuất của người tàn tật trong việc xin
thành lập, tạo nguồn vốn, nguồn hàng gia công, nơi tiêu thụ sản phẩm theo
quy định của Nhà nước.
Tổ chức giảng dạy chương trình xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho người tàn tật trên địa bàn
TPHCM theo đúng chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành và sự chỉ đạo về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
Hỗ trợ nơi ăn ở cho người tàn tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo
đơn (có xác nhận và đề nghị của chính quyền địa phương) trong thời gian học
nghề tại Trung tâm.
32
Về cơ cấu tổ chức, Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là đơn vị
trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố. Trung tâm có
Chi bộ đảng, Ban giám đốc, 06 phòng ban chuyên môn:
Phòng Tổ chức - Hành chính - Bảo trợ;
Phòng Kế hoạch - Tài chính;
Phòng Tư vấn - Quản lý dạy nghề;
Phòng Tư vấn - Giới thiệu việc làm;
Phòng Bổ túc văn hóa;
Ban Giám thị - Quản trị thiết bị, Bảo vệ.
GV dạy nghề cho NKT được tổ chức thành tổ giáo viên, các bộ môn, có
nhiệm vụ tổ chức dạy nghề cho HV theo chương trình của từng chuyên ngành cụthể.
Nhìn chung, nhiệm vụ của Trung tâm khá đa dạng, tính chất hoạt
động phức tạp, bao gồm: dạy nghề, dạy bổ túc văn hoá, tư vấn việc làm,
giới thiệu việc làm, chăm sóc bảo trợ NKT,... Với chức năng là đơn vị sự
nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Trung tâm đã tổ chức thực
hiện bảo trợ các điều kiện về vật chất, tinh thần cho NKT nhằm tạo điều
kiện tốt nhất giúp họ có thể tham gia học tập, lao động, phát triển các kỹ
năng để hội nhập xã hội; tư vấn hướng nghiệp để NKT xác định được nghề
nghiệp thích hợp, tham gia học nghề, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; tổ
chức dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, nghiệp vụ
chuyên môn và các kỹ năng hội nhập phù hợp với điều kiện của NKT; tổ
chức dạy bổ túc văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ
GD&ĐT, giúp HV khuyết tật nâng cao trình độ văn hóa, khả năng tiếp thu
các kỹ năng nghề nghiệp; tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền với công tác
dạy nghề, tạo thêm việc làm cho NKT... Tất cả các nhiệm vụ trên đều được
quán triệt với mục tiêu cao nhất là "giáo dục - phục vụ NKT".
33
2.1.2. Những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng dạy nghề cho
người khuyếttật tại Trungtâm Bảotrợngười tàntật ThànhphốHồChí Minh
2.1.2.1. Sự tác động từ mức độ quan tâm của xã hội đối với người
khuyết tật
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức chính
trị xã hội đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến giáo dục
kiến thức, dạy nghề cho NKT. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những chủ
trương, chính sách đó đã tạo điều kiện cho các hội, nhóm và các câu lạc bộ tự
lực của NKT ngày càng phát triển. Hiện nay Luật NKT đã có hiệu lực thi
hành, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để NKT có cơ hội phát triển và hoà nhập
với cộng đồng. Vì vậy, cơ hội được giáo dục, học nghề và tạo việc làm phụ
thuộc vào cách nhìn, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể
và của bản thân NKT.
Trong xã hội hiện nay có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về NKT, mỗi
cách nhìn khác nhau đều có những giá trị nhất định; xét trên bình diện tổng
thể đều có sự tác động đến giáo dục, tạo cơ hội việc làm và mức độ quan tâm
về vật chất, tinh thần đối với NKT. Về mặt tích cực, do được sự quan tâm của
xã hội nên đời sống, việc làm của NKT đã được cải thiện, NKT ngày càng có
cơ hội việc làm để khắc phục một phần khó khăn về kinh tế và phục hồi chức
năng. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của một số chính sách chưa cao, một số chủ
trương, chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện để NKT hòa nhập với cộng đồng
vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Những định kiến xã hội và nhận thức sai
lệch về NKT như: họ không đủ trình độ, thiếu sức khỏe và năng lực làm
việc,... đã làm ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm, sự mặc cảm, mức độ phát triển
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp của NKT.
Mặt khác, do các thành viên trong gia đình dành quá nhiều tình thương
dẫn đến NKT thường có tâm lý thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội,
34
trong đó có cả quá trình học nghề. Bên cạnh đó, các yếu tố cần thiết của xã
hội dành cho NKT như: phương tiện giao thông, các khu vui chơi, sinh hoạt
tập thể; các cơ sở dạy nghề cho NKT thiếu định hướng nghề nghiệp và tư vấn
nội dung, chương trình đào tạo phù hợp,... tác động đến quản lý chất lượng
dạy nghề cho NKT.
Ngay ở địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cán bộ quản
lý giáo dục còn băn khoăn khi NKT được đưa vào các chương trình giáo dục
hoà nhập tại các trường học, thế nhưng các trường này lại chưa chuẩn bị tốt
tâm lý để đón nhận. Có những nơi, lãnh đạo nhà trường rất có thiện chí và
nhiệt tình nhận trẻ khuyết tật vào học ở trường mình nhưng GV trong trường
lại chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý cũng như chuyên môn. Cá biệt có
trường còn xếp HV khuyết tật ngồi riêng khiến HV mặc cảm dẫn tới bỏ học,
các em thiếu kiến thức văn hoá cơ sở sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình học
nghề. Một thực tế đáng buồn là NKT được đến trường tập trung chủ yếu ở bậc
tiểu học, rất ít khi được học ở các bậc cao hơn. Do không được trang bị hệ
thống kiến thức phổ thông nên quá trình dạy nghề vừa phải kết hợp dạy văn
hoá với dạy nghề, trong khi đó thời gian quy định học nghề có hạn đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng học nghề của NKT. Việc tạo môi trường học tập thân
thiện và sự can thiệp sớm trong dạy kiến thức phổ thông sẽ cho phép NKT
không chỉ phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân mà còn cơ hội học
nghề, tạo việc làm trong tương lai. Trong hoàn cảnh đó, ngoài sự quan tâm
của toàn xã hội, NKT cần có những chính sách, cơ chế và cả các chế tài cụ
thể, hiệu quả hơn.
Những biểu hiện của một số cơ sở, doanh nghiệp không muốn nhận
NKT vào làm việc đã tác động tiêu cực đến chất lượng dạy nghề và quản lý
chất lượng dạy nghề cho NKT của Trung tâm.
35
2.1.2.2. Sựtác động từ chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
của Trung tâm
Đội ngũ GV dạy nghề và CBQL giữ vai trò quyết định, là động lực, là
một nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng dạy nghề nói chung, dạy nghề
cho NKT nói riêng.
Chất lượng đội ngũ GV và CBQL được biểu hiện ở phẩm chất và năng
lực của họ;trong đó năng lực GV là điều kiện quan trọnggóp phần đảmbảo chất
lượng của một cơ sở đào tạo. GV có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tay nghề
cao, khả năng sư phạm tốt và có tư duy khoa học sáng tạo sẽ hình thành ở HV
kiến thức vững vàng, năng lực tự học và khả năng thích ứng tốt với công việc.
Bên cạnh đó, vai trò của người đứng đầu và phẩm chất, năng lực của đội ngũ
CBQL có tác động rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng dạy nghề cho NKT.
Người quản lý biết tổ chức xây dựngmột chương trình đào tạo hợp lý, phát huy
tốiđa khả năng của GV, có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nắm được thực lực của
đơn vị để khắc phục những khó khăn,… tạo nên một bộ máy hoạt động nhịp
nhàng và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT.
Đặc thù dạy nghề cho NKT là "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn các em
nhiều lần một việc tạo thành thói quen nên mất nhiều thời gian. Khi mới vào
học nghề, các em thường sống khép nép, tự ti, lo sợ,... do HV ở nhiều độ tuổi
khác nhau, nhận thức, giao tiếp hạn chế, tiếp nhận kiến thức chậm chạp nên
GV, CBQL phải vừa dạy; vừa động viên khích lệ. Vì thế, để các em nhanh
chóng hòa nhập được với tập thể, CBQL, GV phải là những người rất tâm
huyết trong việc chăm sóc, hiểu tâm lý HV, tránh làm tổn thương; nhiệt tình,
trách nhiệm trong dạy chữ, dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy kỹ năng sống, kỹ năng
thực hành nghề nghiệp cho các em.
Bên cạnh đó, quá trình dạy nghề cho NKT, GV cũng phải kiên trì đứng
lớp hướng dẫn, tạo cho HV niềm yêu thích, hứng thú đối với môn học mới
thành công.
36
2.1.2.3. Tácđộng từ đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, mức độ thực
hành nghề của người khuyết tật
NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn [29, tr.3]. Do bị suy giảm chức năng hoặc thiếu
hụt một hay nhiều bộ phận trên cơ thể nên gặp khó khăn trong quá trình nhận
thức, đồng thời phản ứng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến
tâm lý của NKT. Mối liên hệ này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
về thể chất, tâm lý và khả năng học nghề của NKT.
NKT là đối tượng đặc thù, mỗi dạng tật thường chỉ phù hợp với một
hoặc vài nghề nhất định, vì thế dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí
cao hơn so với dạy nghề thông thường. Mặt khác, NKT thường hay có sự mặc
cảm với bản thân, có biểu hiện xa lánh người khác,... Trong một lớp dạy nghề,
các HV có nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ văn hóa, khả năng giao tiếp,...
khác nhau nên mức độ tiếp thu kiến thức và thành thạo tay nghề cũng rất khác
nhau. Những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều cơ hội xin được việc làm thì
rất ít NKT có khả năng theo học hoặc có theo học thì chất lượng thấp, khó đạt
được các kỹ năng nghề ở mức độ cần thiết cũng như các kỹ năng giao tiếp,
làm việc theo nhóm. Đối với những ngành thủ công đơn giản có nhiều người
theo học thì cơ hội việc làm dành cho NKT thấp bởi tính cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó, đại bộ phận NKT có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ
văn hoá thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều NKT vẫn không tự
đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm. Một số khó
khăn khác như: gia đình NKT, không khuyến khích con, em đi học nghề mà
muốn giữ ở nhà; những trở ngại về khoảng cách địa lý, NKT thường thiếu sự
tự tin,... Những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học nghề, khả
năng thực hành nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm
Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
37
2.1.2.4. Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho quá trình
dạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật
Việc đầu tư cơ sở vật chất để dạy nghề và mức độ quan tâm về tạo điều
kiện công ăn việc làm, thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy
nghề cho NKT.
Về phương tiện giảng dạy, đó là những vật mang thông tin nội dung dạy
nghề, được sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy nghề để chuyển biến nội dung
hướng đến mục tiêu dạy nghề. Trong mối quan hệ giữa các thành tố tham gia
quá trình dạy nghề, phương tiện chở nội dung từ GV theo một phương pháp
giảng dạy nào đó. Với NKT, phương tiện kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng
trongquá trìnhdạy nghề cho HV. HV bị khuyết tật cầncó sự hỗ trợ các phương
tiện giáo dục đặc biệt như: chữ nổi, sách nói, ngôn ngữ khiếm thính…
Về máy móc, trang thiết bị thực hành cũng là một trong những yếu tố rất
quan trọnggóp phầnnâng cao chấtlượng đào tạo củamột cơ sở đào tạo, đặc biệt
là các nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Trang thiết bịlạc hậu, không đủ hoặc không
phù hợp sẽlà trở ngại rất lớn cho việc giảng dạy cũng như học tập, rèn luyện kỹ
năng nghề. Để đào tạo NKT có kỹ năng nghề vững chắc, thì Trung tâm phải
luôn đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật, đổi mới trang thiết bị thực hành.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nơi đào tạo nghề có phù hợp với NKT không,
đặc biệt là dạng khuyết tật vận động như không có đường cho xe lăn di
chuyển, nhiều bậc tam cấp, nhà vệ sinh không tiếp cận được... Điều cần lưu ý
khi đào tạo nghề cho NKT là phải sắp xếp chỗ ăn, ở thích hợp do NKT hạn
chế trong việc di chuyển.
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật
tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung
tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
38
pháp: điều tra khảo sát; quan sát quá trình giảng dạy; toạ đàm, trao đổi;
nghiên cứu sản phẩm dạy nghề;... đối với HV đang theo học tại Trung tâm;
HV đã ra trường; GV, CBQL đang tham gia giảng dạy và công tác tại Trung
tâm; CBQL về dạy nghề có liên quan đến khuyết tật; các cơ sở, doanh nghiệp
đã nhận HV của Trung tâm sau khi hoàn thành khóa học và các GV đang dạy
nghề tại một số trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn Thành phố. Kết
quả nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung
tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được thể hiện trên các nội dung sau:
2.2.1. Thực trạng chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại
Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
* Những ưu điểm và kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho
NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được đặc biệt quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở đến chính sách trợ giúp NKT
tham gia học nghề. Cụ thể là:
Số lượng NKT đượchọc nghềtạiTrung tâm hàngnămtănglên đáng kể.
Thực hiện Luật Dạy nghề, hàng năm Thành phố đã dành một khoản ngân sách
để giúp NKT phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và
có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn định đời
sống. Số ngành nghề do Trung tâm đào tạo đã tăng lên cả về số lượng, quy
mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước
được xã hội hoá với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức xã hội và cá
nhân những người hảo tâm.
39
Bảng 2.1. Kết quả đào tạo nghề các năm từ 2008 - 2012
Đơn vị tính: Lượt người
TT Năm
Số lượt HV đào tạo
Ghi
chú
Kế
hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ
%
Nam Nữ
1 2008 900 1040 115.56 792 248
2 2009 950 1056 111.16 569 487
3 2010 950 1225 128.95 839 386
4 2011 1000 1295 129.5 871 424
5 2012 1000 1304 130.4 879 425
Tổng cộng 4800 5920 123.3 3950 1970
Nhờ thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề cho
NKT; số NKT được dạy nghề tại Trung tâm hàng năm đã tăng lên đáng kể.
Trong 5 năm trở lại đây số lượng HV học nghề tại Trung tâm đều vượt mức
so với kế hoạch được giao từ 111,16% đến 130,4%.
Kết quả đào tạo nghề từ năm 2008 - 2012
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện
40
Chấtlượng dạynghềcho NKT từng bước được nâng cao. Với mục tiêu
giúp NKT có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề phù hợp với khả năng lao
động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống;
Trung tâm đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng: Phòng Tư
vấn - Quản lý dạy nghề, tổ GV, các bộ môn dạy nghề tích cực đổi mới nội
dung, phương pháp dạy nghề cho NKT. Chú trọng phát triển đào tạo các
ngành nghề phù hợp đặc điểm của NKT và nhu cầu việc làm của HV sau khi
HV kết thúc khoá học như: nghề thiết kế quảng cáo, sửa chữa điện thoại di
động, tin học;...
Hoạt động dạy nghề của Trung tâm luôn chú trọng gắn lý thuyết với
thực hành, gắn dạy nghề với giới thiệu việc làm cho NKT sau khi tốt nghiệp
các khóa học. Tỷ lệ HV là NKT học nghề tại Trung tâm tìm được việc làm ổn
định có chiều hướng tăng lên. HV là NKT của Trung tâm được Bộ LĐ-
TB&XH chọn tham gia đoàn Việt Nam tham dự Hội thi tay nghề dành cho
NKT Thế giới lần thứ 8 tại Hàn Quốc được đánh giá cao.
Cùng với dạy nghề, Trung tâm đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
học vấn theo chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT. Các phản
hồi từ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều đánh giá cao tinh thần ham học hỏi,
chịu khó lao động của NKT do Trung tâm đào tạo.
Chấtlượng đội ngũ GV và CBQL giáodục cơ bản đáp ứng được nhiệm
vụ dạy nghề của Trung tâm; ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy, tận tâm, yêu nghề và thường xuyên được tập huấn
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngôn ngữ và tâm lý giao tiếp với NKT.
Công tác dạynghềluôn gắn chặt với tổ chức việc làm cho NKT. Trong
những năm qua, Trung tâm luôn đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn - định
hướng nghề nghiệp, dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm nhằm giúp HV
khuyết tật lựa chọn được ngành học, công việc phù hợp với sở thích, trình độ
và sức khỏe của bản thân. Qua đó, giúp HV khuyết tật có thể tiếp thu kiến
41
thức, kỹ năng nghề một cách thành thạo. Theo kết quả thống kê, năm 2012
Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 1.201 người NKT và tư vấn việc làm
cho 2.129 người khuyết tật thông qua các hình thức tư vấn giới thiệu việc làm
tại Trung tâm và thông qua Hội chợ việc làm.
Cùng với sự hỗ trợ của Thành phố, Trung tâm đã huy động các nguồn
lực tài chính để bảo đảm kinh phí đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho
NKT, những HV có kết quả học tập tốt được xem xét hỗ trợ dụng cụ học tập,
phương tiện đi lại và một phần sinh hoạt phí.
* Những hạn chế về chất lượng dạy nghề cho NKT
Mặc dù công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đã được quan tâm,
tuy nhiên, số lượng HV học nghề ở Trung tâm chỉ đáp ứng được khoảng trên
12% tổng số NKT của Thành phố có nhu cầu học nghề. Do số lượng NKT có
nhu cầu học nghề cao; trong khi điều kiện cơ sở vật chất có hạn, số lượng GV
dạy nghề ít,... đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho NKT.
Chất lượng dạy nghề cho NKT chưa thật sự bền vững
Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối tượng là rất lớn và hiện nay mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Đa số NKT học nghề tại Trung tâm có trình
độ văn hóa còn thấp, theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2010, số NKT chưa
học hết trung học cơ sở trở xuống là 44,56% (trong đó chưa học hết tiểu học
là 9,78%; học hết tiểu học là 16,30% và chưa học hết trung học cơ sở là
18,48%). Số lượng NKT chưa được đến trường trước khi vào học nghề ở
Trung tâm vẫn còn nhiều, do hạn chế về kiến thức văn hoá cơ sở nên khả
năng tư duy và tiếp thu kiến thức nghề của các em rất chậm.
Cùng với đó, do ảnhhưởng củatật bệnh, nhiều dạng tật có tâm sinh lý bất
thường nên mộtsố NKT rất khó khăn trong nhận thức, lâu nhớ, nhanh quên. Kết
quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạynghề cho thấy mức độ nắm kiến thức,
kỹ xảo, kỹ năng củamột số HV chưa chắc chắn. Khi được hỏi về vấn đề này, có
17,8% GV và CBQL đánh giá kết quả học tập so với mục tiêu môn học ở mức
độ trung bình. Có 15,00% số NKT được hỏi cho rằng kiến thức lý thuyết quá
42
khó vì vậy không hiểu được nội dung và có đến 50,00% số HV được hỏi cho
rằng họ khó hiểu nội dung bài giảng lý thuyết là do trình độ học vấn của bản
thân hạn chế. Điều đó cho thấy mức độ hạn chế về kiến thức phổ thông đã ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng học nghề của NKT.
Về khả năng thực hành kỹ xảo, kỹ năng nghề của một bộ phận HV, khi
được hỏi về mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng giải quyết công việc tại các cơ
sở sản xuất, có 13,30% số học viên đã tốt nghiệp nghề may tại Trung tâm cho
rằng chưa đạt yêu cầu, 20,00% đánh giá ở mức đạt yêu cầu. Có 20,00% ý kiến
của các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình, 10,00% cho
rằng chất lượng hoàn thành công việc được giao của NKT chưa tốt. Như vậy,
vấn đề chất lượng đào tạo dạy nghề với thực tế làm việc của NKT vẫn còn có
khoảng cách. Việc dung hòa lợi ích giữa lao động là NKT với doanh nghiệp,
khi mà người lao động khuyết tật có trình độ tay nghề còn chưa cao, thiếu tự
tin cần phải được xem xét và giải quyết hài hoà. Cũng ở nội dung này, có
10,7% GV và CBQL của Trung tâm đánh giá kỹ năng làm việc theo mẫu của
học viên học nghề may ở mức độ trung bình.
Một bộ phận HV xác định động cơ học tập chưa rõ ràng, còn có những
biểu hiện ỷ lại vào GV và gia đình. 10,7% GV và CBQL của Trung tâm cho
rằng thái độ học tập của các em ở mức bình thường. Việc tự học, tự quản lý
của HV còn nhiều hạn chế; đa số HV không thể xây dựng và thực hiện kế
hoạch tự học. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến một số HV chưa thực
sự quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, chưa tự khẳng định mình, tự ý bỏ
học, bỏ việc...
Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của một bộ phận CBQL và GV
chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT
Hiện tại Trung tâm chưa có GV chuyên trách dạy nghề cho đối tượng
này chủ yếu là GV kiêm nhiệm, chưa có thiết bị dạy nghề chuyên biệt. Những
khuyết điểm, hạn chế chủ yếu của GV là phương pháp giảng dạy, khả năng
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...hanhha12
 
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...jackjohn45
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON nataliej4
 

What's hot (19)

Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCMLuận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh XuânLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải PhòngLuận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng TrômQuản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
Luận văn: Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh ...
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
 
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO ...
 
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
Luận án: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu ...
 
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
Tư tưởng HCM trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên - Gửi miễn phí ...
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường ...
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 

Similar to Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ

LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ (20)

Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụDự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
 
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAYĐề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
 
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  MÃ HOÀNG LÊ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  MÃ HOÀNG LÊ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Mã số: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN BÁ HÙNG HÀ NỘI - 2013
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết đầy đủ Viết tắt 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ LĐ-TB&XH 3. Cán bộ quản lý CBQL 4. Giáo viên GV 5. Học viên HV 6. Nhà xuất bản Nxb 7. Người khuyết tật NKT 8. Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 1.1. Những khái niệm của đề tài 13 1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 21 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30 2.1. Đặc điểm, nhiệm vụ và những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 37 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55 3.1. Yêu cầu xây dựng biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 55 3.2. Hệ thống biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 57 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng dạy nghề là yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội và đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động. Đối với NKT, dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống và giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng. Trongnhững năm gần đây, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến việc thực hiện côngbằng, bìnhđẳngtrong giáo dục, tạo điều kiện cho NKT được tiếp nhận nền giáo dục hòanhập có chất lượng cao. Chủ trương "Nhà nước ưu tiên bố trí GV, cơ sở vật chất, thiết bịvà ngân sáchcho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập"[28, tr.52] đãvà đang từng bước đượchiện thực hoá trong thực tiễn. Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT được quantâm, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở đến chính sách trợ giúp NKT tham gia học nghề, phản ánh việc làm chươngtrìnhmục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo cũng đã dành nguồn kinh phí đáng kể để hỗ trợ dạy nghề cho NKT mỗi năm,... Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là một trong số các cơ sở dạy nghề cho NKT. Trongnhững năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạtđược;quá trìnhdạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT còn bộc lộ những hạn chế bất cập như: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình dạy nghề chưaphù hợp với từng đốitượng cụthể, có những nội dung mới chưa được cập nhật kịp thời; quảnlý nộidung, phương pháp dạynghề cho NKT chậm đổi mới; việc quản lý, pháttriển độingũ GV, CBQL giáo dục củaTrung tâm tuy đã được quan tâm nhưng chưa thật sự tạo ra được môi trường hấp dẫn để thu hút người giỏi, người tâm huyết làm việc tham gia dạy nghề cho NKT,... điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho NKT của Trung tâm. Hiện nay, số lượng NKT học nghề hàng năm liên tục tăng lên so với kế hoạch. Cơ sở vật chất
  • 6. 4 kỹ thuật bảo đảm quá trình dạy nghề được huy động từ nhiều nguồn khác nhau vì thế thiếu đồngbộ, chưa đáp ứng được sự phát triển chung của xã hội và phù hợp với đặc điểm dạy nghề cho NKT. Bản thân NKT thường mặc cảm, tự ti, đa số lại xuất thân trong những gia đình nghèo, trình độ văn hóa cơ sở thấp, hoàn cảnh khó khăn đã ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dạy nghề của Trung tâm. Trong khi cơ cấu ngành nghề trong xã hội phát triển đa dạng cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng cao của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp ngày càng tăng. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách đối với doanh nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc; nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp còn rất thờ ơ hoặc thiếu thông tin về vấn đề này. Những vấn đề thực tiễn đó đã và đang tạo ra những mâu thuẫn và khó khăn cho việc bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM hiện nay. Trên thực tế, đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về dạy nghề cho NKT ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM một cách có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lýchất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn; góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề và tạo việc làm cho NKT trên địa bàn TPHCM hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Việc làm là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người để được tự thể hiện mình, để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên mong muốn có một công việc phù hợp không phải là dễ, đặc biệt là đối với NKT thì đó là một trong những vấn đề khó khăn. Có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho NKT về học nghề và việc làm đã và đang được thực hiện. Nhưng trên thực tế không phải tất cả NKT đều được hưởng đầy đủcác quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định Nhà nước.
  • 7. 5 Để có được việc làm, NKT cần được đào tạo nghề phù hợp với dạng tật, giúp họ có điều kiện phát huy khả năng của mình trong công việc sau này. Đào tạo nghề cho NKT rất khó khăn so với dạy nghề cho người bình thường, nhưng làm thế nào để NKT sống được với nghề, đó thực sự là một vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt, đời sống NKT phần lớn đều thuộc diện khó khăn. Trên thế giới, giáo dục trẻ khuyết tật thực sự bắt đầu vào thế kỷ XVI; ở một số nước như Pháp, Đức, Italia, Mỹ xuất hiện mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật bị khiếm thính, khiếm thị, trẻ em chậm phát triển trí tuệ,... Những nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật dựa trên các quan điểm về y học được quan tâm. Đến cuối thế thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII nhà vật lý, đồng thời là nhà giáo dục người Pháp Han Marc Gaspard Itard (1774 - 1836) nghiên cứu về "Giáo dục trẻ khuyết tật dựa vào chương trình, kế hoạch mới". Công trình nghiên cứu của tác giả được bắt nguồn từ kinh nghiệm quá trình nuôi dạy trẻ em bị bỏ hoang do thú rừng nuôi; Ông đã đề xuất biện pháp giáo dục NKT thông qua kế hoạch hoá giáo dục cá nhân cho trẻ em. Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, ở Mỹ xuất hiện một số công trình nghiên cứu giáo dục hội nhập trong nhà trường phổ thông cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt về thể chất. Các nhà giáo dục cùng với cơ quan y tế nghiên cứu về "Mô hình phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật". Dựa trên những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề, các tác giả đã phân loại khuyết tật của trẻ dựa trên các trắc nghiệm y tế, tâm lý để phân chia thành các nhóm và thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thể trong nhà trường phổ thông, để các em có cơ hội hoà nhập với các HV bình thường khác. Sau này Ture Johnson (1994) tiếp tục nghiên cứu phát triển và phân thành bốn mức độ giáo dục hội nhập cụ thể, bao gồm: Hội nhập về thể chất, hội nhập về chức năng, hội nhập xã hội và hội nhập hoàn toàn. Đó là những ý tưởng độc đáo tạo tiền đề cho mô hình giáo dục hoà nhập những năm gần đây phát triển rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới.
  • 8. 6 Năm 1972, một số tác giả người Mỹ đã thực hiện công trình nghiên cứu "Chìa khoá của nền giáo dục phù hợp là kế hoạch giáo dục cá nhân", trong đó nhấn mạnh đến việc "Phải lập kế hoạch giáo dục để thực hiện việc giáo dục và huấn luyện cho trẻ khuyết tật"[31, tr.5 - 6]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, như: Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (Ban chỉ đạo trẻ khuyết tật Bộ GD&ĐT) phối hợp cùng các nhà khoa học thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Ritsumeikan Nhật Bản nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ và phát triển chương trình giáo dục gắn liền với việc nâng cao tỉ lệ đến trường của trẻ chậm phát triển trí tuệ”. Dựa trên những cơ sở khoa học xác đáng, các tác giả đã xây dựng hệ thống các bài luyện tập, sắp xếp môi trường giáo dục phù hợp, nâng cao tỉ lệ tới trường cho trẻ khuyết tật nhằm tạo nền tảng văn hóa cơ sở để các em học nghề đạt chất lượng cao. Đây là công trình khoa học mang tầm quốc gia, đồng thời là tài liệu để các cơ sở giáo dục tham khảo nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung giáo dục cho NKT phù hợp với đối tượng chậm phát triển trí tuệ. Nhóm tác giả Phạm Minh Mục, Vương Hồng Tâm, Nguyễn Thị Kim Hoa đi sâu nghiên cứu vấn đề cụ thể: "Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt". Các tác giả cho rằng, trong những năm gần đây, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật được tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến có chất lượng. Tuy nhiên, muốn thực hiện giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt có hiệu quả cần sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường. Để có sự hợp tác chặt chẽ đó và mục tiêu giáo dục phù hợp thì mỗi trẻ khuyết tật phải được xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Một bản kế hoạch giáo dục cá nhân khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực hiện giáo dục cũng như sự phát triển thể chất của trẻ được coi là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập.
  • 9. 7 Tác giả Đào Mạnh Thủy nghiên cứu về "Dạy nghề và tạo việc làm đối với NKT thực trạng và giải pháp". Trên cơ sở làm rõ các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về NKT, tác giả đã đề xuất các chính sách mang tính quản lý nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm cho NKT như: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật pháp và chính sách đối với NKT; nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình dạy nghề linh hoạt, đa dạng cả về thời gian, địa điểm, chương trình, cách thức tiến hành phù hợp với khả năng, điều kiện của NKT; gắn dạy nghề tạo việc làm với doanh nghiệp; nghiên cứu, ưu tiên triển khai thực hiện để phát triển rộng rãi mô hình dạy nghề theo các dự án nhỏ; có chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho NKT. Tuy không đi sâu vào những vấn đề cụ thể về dạy nghề và tạo việc làm NKT nhưng đó cũng là những cơ sở quan trọng, thiết thực để thực hiện chính sách quốc gia về NKT. Dưới góc độ khoa học Kinh tế, tác giả Đàm Hữu Đắc nghiên cứu "Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho NKT Việt Nam". Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ là lực lượng sản xuất xã hội, tác giả cho rằng NKT tham gia vào các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Với số lượng NKT lớn, dù bị khuyết tật một phần cơ thể nhưng nhiều người có những khả năng đặc biệt, tạo ra những giá trị sản phẩm cao, NKT không có việc làm tức là lãng phí nguồn nhân lực xã hội. Vì vậy, các tổ chức, các doanh nghiệp cần quan tâm tạo việc làm cho NKT, đồng thời đào tạo họ trở thành lực lượng lao động để đóng góp của cải cho xã hội và hoà nhập cộng đồng, vừa mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ở một hướng khác, nghiên cứu về NKT dưới góc độ của khoa học Xã hội, tác giả Lê Văn Tạc (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) nghiên cứu về: "Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật"; tác giả Nguyễn Thị Mai đã "Tìm hiểu một số thuận lợi - hạn chế trong tiến trình hội nhập và phát triển của NKT tại TPHCM"; tác giả Nguyễn Thị Thảo thì đi sâu nghiên cứu về một đối tượng cụ thể hơn, đó là "Một số giải pháp tạo việc làm cho người khiếm thị tại TPHCM".
  • 10. 8 Tác giả Nguyễn ThịThanhTâmđã"Phân tíchcácnhântốảnhhưởng đến chấtlượngđàotạonghềchoNKTtrên địabànThànhphốĐàNẵng". Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng hiệu quả nhu cầu của HV là NKT như: Chú trọng cải thiện nhân tố phát triển kỹ năng - độnglực đào tạo;nângcao nhậnthức củacác cấp chính quyền, doanh nghiệp và xã hộivề dạynghề cho NKT;ưu tiên phát triển cơ sở dạy nghề; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV dạy nghề cho NKT; tiếp tục hoàn thiện thể chế dạynghề, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho người học nghề và người dạy nghề;... Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa về "Hiện trạng và định hướng nghiêncứu giáodụctrẻkhuyếttậthọctập ở Việt Nam". Tiếp cận vấn đề nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật học tập ở Việt Nam từ việc phân tích định nghĩa về khuyết tật học tập và dẫn chứng những nội dung liên quan từ Luật NKT, nêu lên hiện trạng nhu cầu giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật học tập. Theo tác giả, các hình thức sử dụng để giáo dục trẻ khuyết tật học tập có hiệu quả là thông quagiáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Đồng thời, tác giả đưara mộtsố đềxuất mang tính định hướng để tiếp tục nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả vào quátrình giáo dục trẻ khuyết tật học tập như: chuẩn hóabộ công cụ sàng lọc nhóm trẻ khuyết tật học tập;đổimới phương pháp dạy nghề và chương trình giáo dục phù hợp; hỗ trợ cải thiện kỹ năng học đường cho nhóm trẻ này. Từ những nghiên cứu trên đây chúng tôi nhận thấy: Giáo dục NKT là vấn đề được quan tâm, cả ở tầm chính sách vĩ mô với các quan điểm, định hướng, chính sách mang tầm chiến lược đến các chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục cụ thể nhằm giúp NKT được tiếp cận nền giáo dục xã hội. Giải quyết vấn đề này vừa là chính sách xã hội, vừa là trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức, trực tiếp là các cơ sở giáo dục NKT. Dạy nghề và tạo việc làm cho NKT là một vấn đề quan trọng và được coi là “chìa khóa” để giúp NKT tự thay đổi cuộc sống của họ; đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình, xã hội cả về tâm lý tình cảm và kinh tế.
  • 11. 9 Nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT đã được quan tâm cả về lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, đã có nhiều tác giả, nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều mức độ và nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ vấn đề nhân quyền, đến khía cạnh kinh tế; từ vấn đề chính sách đến dịch vụ xã hội; từ đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn đến tạo cơ hội việc làm… Các nghiên cứu đã định hướng, gợi mở và tạo dựng được những đề xuất về mặt chính sách và chương trình hành động nhằm thay đổi cuộc sống của NKT hiện nay như: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hộivà pháthuy khả năng củamình để ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tạo việc làm cho NKT; chính sách dạy nghề miễn phí; miễn, giảm học phí và hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo nghề. Quyđịnh các ưuđãiđốivớicơ sở dạynghề, cơ sở sảnxuất kinh doanh dành riêng cho NKT (đượchỗ trợ giúp đỡ cơ sở vậtchấtbanđầuvềđấtđai, nhà xưởng, trang thiết bị và được miễn một số loại thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi). 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ sự luận giải cơ sở lý luận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT, giúp họ có trình độ tay nghề tương ứng để tham gia vào quá trình sản xuất tăng cơ hội hoà nhập với cộng đồng, nâng cao cuộc sống. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận chất lượng dạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT. - Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
  • 12. 10 - Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. - Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Khách thể nghiên cứu: Chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. * Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. * Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM, trong đó tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề của một số nghề thủ công như: may mặc, thêu ren, kết cườm,... Các số liệu sử dụng để nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy nghề là tổng hoà chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo. Trong công tác quản lý, nếu các chủ thể coi trọng giáo dục nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển về số lượng với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV, CBQL; quản lý xây dựng chương trình và thực hiện đổi mới nội dung kết hợp với đổimới phương pháp dạy nghề phù hợp với đặc điểm NKT; đồng thời tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phát huy hiệu quả các yếu tố bảo đảm thì quá trình dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM sẽ được quản lý chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT; giúp người học có cơ hội hoà nhập với cộng đồng. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt và cụ thể tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
  • 13. 11 Nhà nước, của ngành giáo dục và ngành lao động - thương binh và xã hội về giáo dục, quản lý giáo dục. Tập trung nghiên cứu và cụ thể hoá các tư tưởng, quan điểm của Đảng; các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH; nghiên cứu các công trình khoa học, các tài liệu có nội dung liên quan đến chất lượng giáo dục, đào tạo; chất lượng dạy nghề cho NKT. Đề tài còn vận dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát, toạ đàm với GV, HV và CBQL; điều tra bằng phiếu ankét, xin ý kiến của các chuyên gia… Cụ thể là: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổnghợp, hệthống hoá, khái quát hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo củaĐảng; các văn bản quản lý giáo dục và các công trình khoa học về chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục. Nghiên cứu các văn bản của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, của sở GD&ĐT, sở LĐ-TB&XH; của chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm về các nội dung có liên quan đến giáo dục - đào tạo; trực tiếp là những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động hoạt động dạy nghề của GV; quản lý dạy nghề của cán bộ quản lý, hoạt động học nghề của HV để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra xã hội học đối với HV, CBQL giáo dục, GV của Trung tâm, HV đã tốt nghiệp và các cơ sở sử dụng HV đã tốt nghiệp do Trung tâm đào tạo ra.
  • 14. 12 Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với CBQL, GV và HV của Trung tâm; các cơ sở sử dụng HV đã tốt nghiệp; GV ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn Thành phố để nắm bắt tình hình, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thực tiễn và nghiên cứu báo cáo tổng kết hàng năm về kết quả dạy nghề của các lớp và của Trung tâm để rút ra kinh nghiệm cần thiết cho việc quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia của các nhà quản lý, nhà giáo, của các cơ sở sử dụng lao động là NKT do Trung tâm đào tạo ra về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới nội dung nghiên cứu đề tài và bước đầu kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Các phương pháp thống kê toán học: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định, đánh giá của đề tài và khảo nghiệm khoa học. 7. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT; cung cấp luận cứ khoa học cho tổ chức đảng, nhà quản lý các cấp mà trực tiếp là chi ủy, Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM trong những năm tới đây. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài có kết cấu bao gồm: phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
  • 15. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Những khái niệm của đề tài 1.1.1. Khái niệm chất lượng dạy nghề Thuật ngữ "nghề" được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, cách quan niệm phổ biến hiện nay: "đó là một loại hình lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn". Đặc trưng cơ bản của nghề: Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh sống; là dạng lao động có kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt, có giá trị trao đổi trong xã hội và phải có một quá trình đào tạo nhất định. Hiện nay, trong xu thế phát triển của xã hội, phạm trù "Nghề" có sự biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội; đồng thời, người lao động cần được đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động nghề trong một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, hoạt động nghề của người lao động có liên quan chặt chẽ đến dạy nghề. Dạy nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và tương lai. Dạy nghề có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Kèm cặp trực tiếp trong sản xuất, đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các trung tâm,... Dù thực hiện bằng hình thức nào thì dạy nghề cũng bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là quá trình người dạy truyền thụ những kiến thức về lý thuyết và thực hành để người học có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự thành thục về nghề nghiệp; cùng với đó là quá trình người học tiếp thu những kiến thức
  • 16. 14 về lý thuyết và thực hành để đạt đến một trình độ nhất định; có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Chất lượng dạy nghề, nhất là của các cơ sở, các trung tâm dạy nghề có vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Luật Dạy nghề xác định "Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [27, tr.3]. Hiện nay, khái niệm về chất lượng còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Theo (Oxford Pocket Dictionary), chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản. Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng được hiểu là “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “Cái tạo nên bản chất sự vật làm cho sự vật này khác sự vật kia” [51, tr.321]. Đó là tổng hợp các yếu tố, điều kiện tham gia vào quá trình hình thành chất lượng để thoả mãn nhu cầu nào đó trong đời sống xã hội và con người. Trong lĩnh vực giáo dục, với đặc trưng của sản phẩm là con người, có thể hiểu chất lượng là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các giá trị phẩm chất nhân cách và giá trị sức lao động, hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp. Chất lượng giáo dục còn được thể hiện ở mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp.
  • 17. 15 Theo các tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp: “Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo”[15]. Tác giả Trần Khánh Đức đưa ra quan niệm: “Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”[15]. Từ các cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng chất lượng dạy nghề là tổng hoà chất lượng các yếu tố của quá trình đào tạo, được biểu hiện tập trung ở kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân cách mà người học có được trong quá trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đã xác định. Như vậy, chất lượng dạy nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Chất lượng dạy nghề phụ thuộc vào các yếu tố: Chất lượng đầu vào (nguyện vọng, trình độ văn hoá, khả năng nhận thức, sức khoẻ,... của người học nghề); chất lượng quá trình đào tạo: (mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề); đội ngũ GV, phương pháp dạy nghề; đội ngũ CBQL (phẩm chất, năng lực); cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy nghề;... Chất lượng dạy nghề phản ánh chất lượng người lao động được đào tạo theo mục tiêu và chương trình đào tạo cho các lĩnh vực, các đối tượng khác nhau. Đó không phải là những con số đơn thuần cộng lại về giá trị của các yếu tố hợp thành, mà là sự tích hợp một cách tự giác, chủ động, sáng tạo tổng hoà của các yếu tố; là phẩm chất nhân cách, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề nghiệp mà người học có được thông qua quá trình đào tạo. Chất lượng dạy nghề được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động thực tiễn của người lao động tại các cơ sở sản xuất, có sự biến đổi theo thời gian, không gian và chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
  • 18. 16 Dạy nghề cho NKT nhằm giúp họ có phẩm chất và năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng [27, tr.27]. Chấtlượng dạynghềcho NKT được tạo thành thông qua quá trình dạy và học nghề, đó là sự phát triển cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hành nghềmà NKT có được phù hợp với dạng tật và đáp ứng thực tiễn hoạt động tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Theo quan niệm chung nhất: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [41, tr.326]. Quản lý giáo dục là một bộ phận trong quản lý xã hội, được thể hiện ở hai cấp độ chủ yếu, đó là vĩ mô và vi mô. Quản lý vĩ mô tương ứng với khái niệm quản lý một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lý vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường. Theo tác giả Trần Kiểm, ở cấp vĩ mô quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và định hướng của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm đạt mục đíchquản lý nhất định. Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục - đào tạo của cơ sở đào tạo nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách của người học theo mô hình, mục tiêu giáo dục - đào tạo. Quản lý chất lượng giáo dục là nội dung quan trọng, bảo đảm cho sản phẩm giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo; phù hợp nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục; quản lý
  • 19. 17 chất lượng giáo dục là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế bảo đảm chất lượng để sản phẩm giáo dục đạt được các tiêu chuẩn xác định. Như vậy, quản lý chất lượng giáo dục là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản phẩm giáo dục có bảo đảm được các thông số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không. Quản lý chất lượng giáo dục là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quản lý đào tạo nghề là một trong những vấn đề cụ thể của quản lý giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề; đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo nghề phát triển, vận hành theo đúng đường lối, chủ trương và thực hiện những yêu cầu của xã hội để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý đào tạo nghề bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng là quản lý chất lượng đào tạo nghề. NKT là đối tượng đặc biệt, họ có quyền bình đẳng như các thành viên khác trong xã hội; hiện nay các cơ sở dạy nghề cho NKT và số NKT học nghề ngày càng tăng lên. Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT đã và đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Từ cách tiếp cận trên đây cho thấy, Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào quá trình đào tạo nhằm nâng caochất lượng trang bị kiến thức, phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng nghề và bồi dưỡng thái độ hành vi cho người học góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo. Thực chất quản lý chất lượng dạy nghềcho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM, là quản lý chất lượng quá trình dạy nghề của GV, học
  • 20. 18 nghề của HV, quản lý các yếu tố bảo đảm cho quá trình đào tạo nghề của Trung tâm đạt được chất lượng cao đáp ứng với mục tiêu đào tạo đã xác định. Mục đích quản lý chất lượng dạy nghềcho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là nhằm bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm đạt tới mục tiêu đào tạo đã xác định. Cụ thể là: Đảm bảo cho NKT được hưởng những quyền lợi cơ bản, đặc biệt là quyền được giáo dục, được học nghề; giúp người học có năng lực thực hành nghề phù hợp với độ tuổi, mức độ khuyết tật và khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống, hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Được học nghề, tiến tới hoàn thiện kỹ năng nghề để có một nghề hay một công việc có thu nhập và có cơ hội cống hiến cho xã hội. Đồng thời, góp phần cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng cơ thể và hạn chế chức năng tinh thần do khiếm khuyết hoặc tổn thương về tâm lý, trí tuệ. Nội dung quảnlý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM bao gồm quản lý toàn bộ các thành tố của quá trình đào tạo, từ tư vấn phân loại dạng tật của người học đến quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy nghề, quản lý chất lượng bảo đảm cơ sở vật chất, quản lý kết quả dạy nghề,... Chủ thể quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là những cá nhân và tổ chức được phân cấp theo quy định của Luật Dạy nghề; Quyết định của Ủy ban Nhân dân TPHCM về việc thành lập "Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM" và Quy định về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm đã được phê duyệt; trách nhiệm cụ thể được xác định như sau: Cấp uỷ đảng và Ban Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn diện mọi mặt hoạt động của Trung tâm; trong đó, nhiệm vụ chính trị trung tâm là bảo đảm chất lượng dạy nghề cho NKT.
  • 21. 19 Phòng tư vấn - quản lý dạy nghề có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Trung tâm các nội dung liên quan đến dạy nghề, quản lý quá trình dạy nghề. Trực tiếp điều hành tổng thể chương trình, kế hoạch dạy nghề cho tất cả các đối tượng HV, chỉ đạo tổ GV, các bộ môn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung dạy nghề cho NKT. Tổ GV và các bộ môn dạy nghề là lực lượng sư phạm chủ yếu và trực tiếp giảng dạy, quản lý nội dung, chương trình môn học, tiến hành các hoạt động dạy nghề, quản lý chất lượng học nghề của HV. Ban giám thị là lực lượng trực tiếp quản lý con người, quản lý hoạt động học tập và sinh hoạt của HV ngoài giờ học. Tuy là lực lượng quản lý “hoạt động sư phạm ngoài giảng đường” nhưng họ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho người học. Các bộ phận trên hợp thành chủ thể quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Đối tượng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là chất lượng hoạt động dạy nghề, hoạt động học nghề của toàn bộ HV, tập thể HV. HV vừa là khách thể tiếp nhận các tác động, chịu sự điều khiển, định hướng theo các quyết định của chủ thể quản lý; vừa là chủ thể tự quản lý, tự tổ chức, tự điều khiển thực hiện quá trình học tập và là nhân tố quyết định chất lượng học nghề của bản thân. Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCMđược thực hiện bởinhững cáchthức, biện pháp tác độngcủađội ngũ CBQLcác cấp và GVcủa Trung tâm đến toàn bộ quá trình dạy nghề cho NKT. 1.1.3. Khái niệm biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho ngwời khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm đạt được mục đích đề ra. Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý, thông qua các chức năng quản lý để tác động vào
  • 22. 20 đối tượng quản lý hay vào các yếu tố cấu thành của nó, đó chính là thực hiện biện pháp quản lý. Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Biện pháp quản lý là theo dõi sát sao mọi công việc, kiểm tra kịp thời, thanh tra để uốn nắn..., tổ chức tốt tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ chuyên môn là biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất”. Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM cần phải có những cách thức, biện pháp tác động cụ thể, khoa học thì mới mang lại kết quả theo mong muốn. Như vậy, biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảotrợ người tàn tật TPHCM là hệ thống những cách thức tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến các nhân tố của quá trình đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Biện pháp quảnlý chất lượng dạynghề cho NKT là tổng hợp những cách thức, biện pháp tác động được thực hiện thông qua các hành động của chủ thể quản lý các cấp, dướisựlãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng, Ban Giám đốc Trungtâm và hướng dẫn, chỉ đạo củacác cơ quanchức năng. Việc tác động tới HV được thực hiện bằng nhiều biện pháp quản lý, nhiều con đường khác nhau, nhưng chủyếu là thông quahoạt độngdạynghề và phát huy ảnh hưởng từ môi trường đào tạo ở Trung tâm, cũng như vai trò tự quản lý của HV. Mục đích của biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là nhằm làm nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT; giúp họ có cơ hội làm công việc yêu thích và có điều kiện hoà nhập với cộng đồng. Phạm vi tác động của các biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM mang tính toàn diện, tác động vào từng nhân tố và tác động vào tất cả các nhân tố của của quá trình
  • 23. 21 dạy nghề: (tác động vào mục tiêu, chương trình, nội dung, nhân lực, vật lực và tài lực,…) của quá trình dạy nghề. Đối tượng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là chất lượng hoạt động dạy nghề và hoạt động học nghề. Với NKT, mỗi người học có những sự khác nhau về mức độ khuyết tật, về đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức,... Vì thế, biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT vừa phù hợp với quá trình dạy nghề nói chung, vừa phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể; thông qua các con đường, cách thức, biện pháp quản lý khác nhau. 1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Nội dung quản lý chất lượng dạy nghề tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT thực chất là quản lý các thành tố cấu thành chất lượng dạy nghề cho đối tượng này. Đây là nội dung quan trọng trongtoàn bộ côngtác quản lý của Trung tâm nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm cao nhất, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM bao gồm: - Quản lý chất lượng đầu vào Quản lý chất lượng đầu vào là cơ sở, tiền đề của quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT ở Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Quản lý chất lượng đầu vào để dạy nghề cho NKT có sự khác biệt so với tuyển chọn để đào tạo các đối tượng khác. Đối với NKT, nếu họ có nhu cầu được học nghề thì cơ sở dạy nghề không được phép từ chối. Vì thế, quản lý chất lượng đầu vào bao gồm việc tiếp nhận, phân loại, tư vấn lựa chọn nghề,... để NKT được đào tạo một nghề cụ thể phù hợp mức độ khuyết tật của họ.
  • 24. 22 Việc quản lý chất lượng đầu vào được tiến hành cả về khả năng nhận thức, phân loại mức độ khuyết tật cụ thể, phù hợp với nguyện vọng, xu hướng và khả năng phát triển nghề của NKT thì sẽ nâng cao chất lượng quá trình dạy nghề. Quản lý chất lượng đầu vào là quản lý chặt chẽ từng khâu và sự phối hợp giữa các khâu, các hình thức tuyển chọn đầu vào. Để quản lý chất lượng đầu vào tốt cần kết hợp chặt chẽ các biện pháp tuyển chọn về y tế với biện pháp trắc nghiệm tâm lý cần thiết và khả năng tư duy, ngôn ngữ, năng khiếu phát triển tay nghề của NKT; thông quá đó các chủ thể quản lý và GV có biện pháp tác động phù hợp với từng người trong quá trình dạy nghề. Quản lý chất lượng đầu vào được thực hiện ngay từ đầu khoá học và trong cả quá trình dạy nghề; cùng với việc tư vấn lựa chọn nghề từ đầu khoá cần thực hiện sàng lọc, phân loại trong quá trình dạy nghề để thực hiện cá biệt hoá tác động sư phạm phù hợp với đối tượng cụ thể, bảo đảm sự ổn định và phát triển tay nghề của HV. Quản lý chất lượng đầu vào trong dạy nghề cho NKT cần bảo đảm sự phù hợp về quy mô, khả năng đào tạo của Trung tâm với số lượng HV có nguyện vọng được học nghề. - Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT Mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề là những thành tố quan trọng, có vai trò định hướng các thành tố khác và quyết định chất lượng dạy nghề cho NKT. Theo quan điểm Đại hội Đảng toàn quốc là thứ XI, để "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" thì trước hết phải “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”[8, tr.206]. Theo đó, quản lý tốt mục tiêu, chương trình, nội
  • 25. 23 dung dạy nghề sẽ thúc đẩy việc đổi mới toàn diện quá trình dạy nghề, đồng thời đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy nghề của Trung tâm. Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT ở Trung tâm là quá trình quán triệt, cụ thể hoá quan điểm, tư tưởng, chương trình, kế hoạch dạy nghề của Đảng, Nhà nước và của cơ quan chức năng cấp trên, triển khai xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung dạy nghề của Trung tâm. Thực chất quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT là định hướng, điều khiển việc xác lập và thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật; nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng. Quản lý mục tiêu dạy nghề cho NKT được thực hiện thông qua quản lý chương trình, kế hoạch dạy nghề; đây không đơn thuần chỉ là quản lý mô hình dự kiến hoặc quản lý sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy nghề, mà là quản lý cả quá trình thực hiện mục tiêu dạy nghề cho NKT. Vì vậy, quản lý quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT ở Trung tâm là nội dung quan trọng nhất của quản lý mục tiêu dạy nghề. Nội dung quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề cho NKT ở Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM bao gồm: Quản lý khâu thiết kế mục tiêu (cả mục tiêu chung và mục tiêu dạy nghề cho từng nghề cụ thể); xây dựng chương trình (cả chương trình khung và quản lý chương trình môn học), kế hoạch dạy nghề cho NKT. Quản lý quá trìnhtổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy nghề, trong đó trọng tâm là quản lý việc cụ thể hoá mục tiêu, chương trình đào tạo thành các nội dung dạy nghề cụ thể. Khi chương trình đào tạo đã được phê duyệt, giám đốc Trungtâm, các cơ quan chức năng, tổ GV và các bộ môn dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch theo quy chế, quy định.
  • 26. 24 Quản lý kế hoạch dạy nghề bao gồm quản lý việc xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch ngắn hạn: (kế hoạch cho bài học, từng mô-đun nghề,...); kế hoạch trung hạn (kế hoạch cho cho từng môn nghề, nhóm nghề,...); kế hoạch dài hạn (kế hoạch của từng khoá học, từng giai đoạn đào tạo); kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề của Trung tâm. - Quản lý hoạt động dạy nghề cho NKT Quản lý hoạt động dạy nghề cho NKT về thực chất là quản lý việc thực hiện nội dung, phươngpháp và hình thức dạy nghề của GV. Quản lý hoạt động dạy nghề cho NKT được thực hiện bởiđộingũ CBQL, bao gồm Ban Giám đốc, phòngtư vấn - quảnlý dạynghề, tổ GV và chính bản thân GV tự quản lý mình. Quản lý hoạt độngdạynghề của GV, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy nghề cho NKT. Hoạt động dạy nghề của GV là sự định hướng có tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng và kỹ xảo đến HV một cáchhợp lý khoa học. Vai trò chủ đạo của GV trong hoạt động dạy nghề được biểu hiện thông qua việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy nghề phù hợp để chuyển tải nội dung kiến thức, kỹ năng thực hành nghề đến người học. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề bao gồm quản lý việc thực hiện các nội dung dạy nghề theo chương trình cho từng đối tượng; quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV, về kiến thức, kinh nghiệm, đổi mới, sử dụng phương pháp, hình thức giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT. Quản lý hoạt động dạy nghề còn bao gồm cả quản lý về số lượng đội ngũ GV, chất lượng giảng dạy, cách thức tổ chức thực hiện các khâu, các bước của quá trình dạy nghề. - Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của HV là nội dung trọng tâm của hoạt động quản lý chất lượng dạy nghề. Xét đến cùng, chất lượng của các hoạt động khác như: hoạt động dạy nghề, điều kiện cơ sở vật chất,... dù có tốt
  • 27. 25 đến bao nhiêu nhưng quản lý hoạt động học lỏng lẻo thì chất lượng của quá trình dạy nghề sẽ không thể cao. Thực chất quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT là quản lý quá trình học tập và chất lượng học nghề của HV, thông qua sự tác động của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình học tập của người học bảo đảm cho chất lượng học nghề của người học đạt được chất lượng cao, đáp ứng với mục tiêu đào tạo đã xác định. Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của HV bao gồm: quản lý chất lượng xây dựng động cơ, trách nhiệm, thái độ học tập của người học; quản lý chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập trên lớp, kế hoạch tự học; quản lý hoạt động giáo dục ý thức chấp hành và quy định, quy chế trong học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả; quản lý chất lượng kết quả học tập các nội dung trong chương trình dạy nghề của người học Quản lý chất lượng hoạt động học nghề của NKT được thực hiện bởi hệ thống các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch theo chức năng của các chủ thể quản lý đến người học, nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động học tập được thực hiện đúng kế hoạch, đạt chất lượng hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu từng môn học và mục tiêu, yêu cầu dạy nghề của Trung tâm. - Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhằm phát huy tính năng, tác dụng, hiệu quả của các yếu tố đó để đạt tới mục tiêu dạy nghề ở mức độ cao nhất. Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho quá trình dạy nghề bao gồm quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, kỹ thuật dạy nghề, khả năng huy động các nguồn lực phục vụ cho quá trình dạy nghề; quản lý việc sử dụng kinh phí, xây dựng cơ bản, mua sắm các loại máy móc,
  • 28. 26 trang bị, thiết bị kỹ thuật, việc sửa chữa, bảo quản cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ dạy nghề và các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của NKT. Đồng thời, phát huy trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia quản lý, đặc biệt nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dạy nghề. - Quản lý hoạt động đánh giá kiểm tra kết quả dạy nghề cho NKT Kết quả dạy nghề phản ánh mục tiêu, chất lượng của quá trình dạy nghề cho NKT. Việc quản lý kết quả dạy nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó những tác động của kiểm tra, đánh giá, bảo đảm chất lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn bộ các yếu tố của quá trình dạy nghề và tác động trực tiếp đến động cơ, mục đích, thái độ hoạt động dạy nghề của GV và hoạt động học nghề của HV. Nếu kiểm tra đánh giá chính xác, khách quan, khoa học thì chất lượng dạy nghề cho NKT sẽ được nâng cao và ngược lại. Do vậy, để quản lý kết quả dạy nghề cho NKT của Trung cần phải xác định mục đích rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, công khai; đây vừa là yêu cầu, vừa là nguyên tắc trong quản lý chất lượng dạy nghề. Quá trình kiểm tra, đánh giá cần loại bỏ các yếu tố chủ quan mà phải dựa vào các tiêu chí đã được xác định, phải có thái độ nghiêm túc, công tâm; xem xét đánh giá toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề nghiệp của NKT; khả năng thích ứng và đáp ứng trong thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý chất lượng nói chung, quản lý chất lượng dạy nghề nói riêng là vấn đề phức tạp, hiện có nhiều mô hình quản lý chất lượng khác nhau về vấn đề này; có thể sử dụng mô hình quản lý chất lượng đầu vào, quản lý chất lượng đầu ra, quản lý chất lượng tổng thể,... Để bảo đảm tính khách quan, chính xác trong đánh giá về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM, chúng tôi dựa vào hệ thống nhóm tiêu chí đánh giá chất
  • 29. 27 lượng dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH gắn với đặc thù trong quản lý dạy nghề cho NKT để xây dựng bộ tiêu chí với những nhóm tiêu chí cơ bản sau: * Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề cho NKT Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau: Thiết kế mục tiêu đào tạo từng loại nghề cho NKT; Cụ thể hoá mục tiêu dạy nghề thành mục tiêu các môn học chính xác, rõ ràng, khả thi, phù hợp với đối tượng NKT; Cấu trúc của chương trình, nội dung dạy nghề phù hợp với từng loại dạng tật, mang tính mềm dẻo, linh hoạt, khoa học, hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội; Bảo đảm sự hợp lý giữa lý thuyết và thực hành trong từng môn học; Từng nội dung dạy nghề có giáo trình và tài liệu tham khảo bảo đảm cho quá trình dạy nghề và học nghề; Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nội dung và điều chỉnh chương trình, nội dung dạy nghề kịp thời. * Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy nghề Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau: Xây dựng được các loại kế hoạch dạy nghề phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm và mục tiêu dạy nghề cho NKT; Sự kế hoạch hoá hoạt động dạy nghề và phân bổ GV hợp lý, mang tính khả thi; Tổ chức hoạt động dạy nghề chặt chẽ, nghiêm túc; kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết; Hệ thống bảo đảm chất lượng dạy nghề vận hành linh hoạt, hiệu quả. * Nhóm tiêu chí đánh giá về đội ngũ GV, CBQL và chất lượng dạy nghề cho HV Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:
  • 30. 28 Tình yêu, niềm tin nghề nghiệp của người GV và CBQL trong dạy nghề cho NKT; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp; Số GVvà CBQL đạt chuẩn, được đào tạo, bồidưỡng về dạy nghề cho NKT; Tính hiệu quả, phù hợp của việc sử dụng các phương pháp dạy nghề cho NKT; Sự linh hoạt trong sử dụng các hình thức dạy nghề cho người học; Số lượng đội ngũ GV, CBQL so với sự phát triển của nhiệm vụ dạy nghề cho NKT. Chủ trương, giải pháp phát triển đội ngũ GV và CBQL. * Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng học nghề của HV và kết quả dạy nghề Nhóm tiêu chí này bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau: Tư vấn, tuyển chọn, tiếp nhận người học và phân loại dạng tật để tổ chức lớp học nghề. Tinh thần học tập, rèn luyện của HV; Mức độ nắmkiến thức và khả năng thực hành nghề nghiệp của người học; Khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc tại các cơ sở sản xuất. Kế hoạch kiểm tra đánh giá dạy nghề. Sổ sách lưu trữ kết quả dạy nghề. * Nhóm tiêu chí đánh giá về quản lý điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình dạy nghề Thư viện theo quy chuẩn, có hệ thống cung ứng tài liệu hiện đại, khoa học, đáp ứng chương trình dạy nghề từng môn; Số lượng và chất lượng phòng học đáp ứng với chương trình dạy nghề và số lượng HV, phù hợp với NKT; Thiết bị trong các phòng học phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của hoạt động dạy và thực hành nghề;
  • 31. 29 Chính sách ưu đãi đối với HV và GV dạy nghề cho NKT; Quản lý tài chính, cơ sở vật chất theo quy định. * * * Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã bổ sung, phát triển làm phong phú hơn cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT, bao gồm các khái niệm: chất lượng dạy nghề, quản lý chất lượng dạy nghề và biện pháp quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT. Để công tác quản lý ngày càng tốt hơn, chúng tôi cũng đã xác định các nội dung quản lý và xây dựng tiêu chí đánh giá quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM. Qua nghiên cứu cho thấy, trong công tác quản lý, nếu thật sự coi trọng phát triển lý luận quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT; trên cơ sở đó chỉ rõ những yếu tố tác động và đánh giá chính xác, khách quan thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM; giúp cho họ có kỹ năng nghề vững vàng, có ý thức, thái độ và niềm tin vào chính mình và là động lực để họ vượt qua mặc cảm, những rào cản do sự khuyết tật mang đến để hòa nhập cộng đồng, được làm công việc mình yêu thích, tự lực trong cuộc sống.
  • 32. 30 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm, nhiệm vụ và những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam hiện có trên 5,3 triệu NKT, chiếm 6,4% dân số; trong đó số NKT ở độ tuổi lao động từ 16 - 55 (đối với nữ) và từ 16 - 60 (đối với nam) chiếm khoảng 70%. Đa số NKT sống cùng với gia đình và có mức sống nghèo hoặc trung bình. Pháp lệnh về người tàn tật (năm 1998) được ban hành đã tạo điều kiện cho NKT được học nghề ngày càng tăng, giai đoạn 1999 - 2004 có gần 19.000 người, giai đoạn 2005 - 2008 có khoảng 24.000 người. Hiện nay hệ thống cơ sở giáo dục người khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV cho giáo dục người khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục người khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Hiện tại trong cả nước có 260 cơ sở dạy nghề, trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho NKT. Theo số liệu thống kê, hiện nay TPHCM có khoảng 15.000 NKT trong độ tuổi lao động; tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% số đó tìm được việc làm và có công việc ổn định với mức thu nhập bình quân chỉ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do NKT chưa được đào tạo nghề một cách có hệ thống.
  • 33. 31 Thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT, Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được thành lập theo Quyết định số 4060/QĐ-UB-VX ngày 07/8/1998 và Quyết định bổ sung nhiệm vụ số 1743/QĐ-UB ngày 09/5/2003 của Ủy ban Nhân dân TPHCM. Theo đó, chức năng nhiệm vụ cơ bản của Trung tâm là: Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa bàn Thành phố, bao gồm: - Cắt uốn tóc nam - nữ - Chăm sóc da mặt - Kỹ thuật làm móng - Cắm hoa - Thêu - Kết cườm - May dân dụng - Công nghiệp - Hội họa - In lụa - Điện dân dụng - Công nghiệp - Điện tử dân dụng - Sửa xe gắn máy - Thiết kế quảng cáo - Sửa chữa điện thoại di động - Tin học - Trang điểm thẩm mỹ - chải bới - nối mi Tổ chức lao động sản xuất gắn với công tác dạy nghề để tạo việc làm cho người tàn tật. Phối hợp với các ban - ngành, quận - huyện, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố để giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật. Hỗ trợ các tổ nhóm, cơ sở sản xuất của người tàn tật trong việc xin thành lập, tạo nguồn vốn, nguồn hàng gia công, nơi tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Nhà nước. Tổ chức giảng dạy chương trình xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho người tàn tật trên địa bàn TPHCM theo đúng chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố. Hỗ trợ nơi ăn ở cho người tàn tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn (có xác nhận và đề nghị của chính quyền địa phương) trong thời gian học nghề tại Trung tâm.
  • 34. 32 Về cơ cấu tổ chức, Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM là đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố. Trung tâm có Chi bộ đảng, Ban giám đốc, 06 phòng ban chuyên môn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Bảo trợ; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Tư vấn - Quản lý dạy nghề; Phòng Tư vấn - Giới thiệu việc làm; Phòng Bổ túc văn hóa; Ban Giám thị - Quản trị thiết bị, Bảo vệ. GV dạy nghề cho NKT được tổ chức thành tổ giáo viên, các bộ môn, có nhiệm vụ tổ chức dạy nghề cho HV theo chương trình của từng chuyên ngành cụthể. Nhìn chung, nhiệm vụ của Trung tâm khá đa dạng, tính chất hoạt động phức tạp, bao gồm: dạy nghề, dạy bổ túc văn hoá, tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, chăm sóc bảo trợ NKT,... Với chức năng là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Trung tâm đã tổ chức thực hiện bảo trợ các điều kiện về vật chất, tinh thần cho NKT nhằm tạo điều kiện tốt nhất giúp họ có thể tham gia học tập, lao động, phát triển các kỹ năng để hội nhập xã hội; tư vấn hướng nghiệp để NKT xác định được nghề nghiệp thích hợp, tham gia học nghề, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng hội nhập phù hợp với điều kiện của NKT; tổ chức dạy bổ túc văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT, giúp HV khuyết tật nâng cao trình độ văn hóa, khả năng tiếp thu các kỹ năng nghề nghiệp; tổ chức sản xuất, dịch vụ gắn liền với công tác dạy nghề, tạo thêm việc làm cho NKT... Tất cả các nhiệm vụ trên đều được quán triệt với mục tiêu cao nhất là "giáo dục - phục vụ NKT".
  • 35. 33 2.1.2. Những yếu tố tác động đến quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyếttật tại Trungtâm Bảotrợngười tàntật ThànhphốHồChí Minh 2.1.2.1. Sự tác động từ mức độ quan tâm của xã hội đối với người khuyết tật Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến giáo dục kiến thức, dạy nghề cho NKT. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những chủ trương, chính sách đó đã tạo điều kiện cho các hội, nhóm và các câu lạc bộ tự lực của NKT ngày càng phát triển. Hiện nay Luật NKT đã có hiệu lực thi hành, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để NKT có cơ hội phát triển và hoà nhập với cộng đồng. Vì vậy, cơ hội được giáo dục, học nghề và tạo việc làm phụ thuộc vào cách nhìn, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và của bản thân NKT. Trong xã hội hiện nay có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về NKT, mỗi cách nhìn khác nhau đều có những giá trị nhất định; xét trên bình diện tổng thể đều có sự tác động đến giáo dục, tạo cơ hội việc làm và mức độ quan tâm về vật chất, tinh thần đối với NKT. Về mặt tích cực, do được sự quan tâm của xã hội nên đời sống, việc làm của NKT đã được cải thiện, NKT ngày càng có cơ hội việc làm để khắc phục một phần khó khăn về kinh tế và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của một số chính sách chưa cao, một số chủ trương, chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện để NKT hòa nhập với cộng đồng vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Những định kiến xã hội và nhận thức sai lệch về NKT như: họ không đủ trình độ, thiếu sức khỏe và năng lực làm việc,... đã làm ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm, sự mặc cảm, mức độ phát triển kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp của NKT. Mặt khác, do các thành viên trong gia đình dành quá nhiều tình thương dẫn đến NKT thường có tâm lý thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động xã hội,
  • 36. 34 trong đó có cả quá trình học nghề. Bên cạnh đó, các yếu tố cần thiết của xã hội dành cho NKT như: phương tiện giao thông, các khu vui chơi, sinh hoạt tập thể; các cơ sở dạy nghề cho NKT thiếu định hướng nghề nghiệp và tư vấn nội dung, chương trình đào tạo phù hợp,... tác động đến quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT. Ngay ở địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cán bộ quản lý giáo dục còn băn khoăn khi NKT được đưa vào các chương trình giáo dục hoà nhập tại các trường học, thế nhưng các trường này lại chưa chuẩn bị tốt tâm lý để đón nhận. Có những nơi, lãnh đạo nhà trường rất có thiện chí và nhiệt tình nhận trẻ khuyết tật vào học ở trường mình nhưng GV trong trường lại chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý cũng như chuyên môn. Cá biệt có trường còn xếp HV khuyết tật ngồi riêng khiến HV mặc cảm dẫn tới bỏ học, các em thiếu kiến thức văn hoá cơ sở sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình học nghề. Một thực tế đáng buồn là NKT được đến trường tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, rất ít khi được học ở các bậc cao hơn. Do không được trang bị hệ thống kiến thức phổ thông nên quá trình dạy nghề vừa phải kết hợp dạy văn hoá với dạy nghề, trong khi đó thời gian quy định học nghề có hạn đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học nghề của NKT. Việc tạo môi trường học tập thân thiện và sự can thiệp sớm trong dạy kiến thức phổ thông sẽ cho phép NKT không chỉ phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân mà còn cơ hội học nghề, tạo việc làm trong tương lai. Trong hoàn cảnh đó, ngoài sự quan tâm của toàn xã hội, NKT cần có những chính sách, cơ chế và cả các chế tài cụ thể, hiệu quả hơn. Những biểu hiện của một số cơ sở, doanh nghiệp không muốn nhận NKT vào làm việc đã tác động tiêu cực đến chất lượng dạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT của Trung tâm.
  • 37. 35 2.1.2.2. Sựtác động từ chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Trung tâm Đội ngũ GV dạy nghề và CBQL giữ vai trò quyết định, là động lực, là một nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng dạy nghề nói chung, dạy nghề cho NKT nói riêng. Chất lượng đội ngũ GV và CBQL được biểu hiện ở phẩm chất và năng lực của họ;trong đó năng lực GV là điều kiện quan trọnggóp phần đảmbảo chất lượng của một cơ sở đào tạo. GV có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tay nghề cao, khả năng sư phạm tốt và có tư duy khoa học sáng tạo sẽ hình thành ở HV kiến thức vững vàng, năng lực tự học và khả năng thích ứng tốt với công việc. Bên cạnh đó, vai trò của người đứng đầu và phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL có tác động rất lớn đến việc đảm bảo chất lượng dạy nghề cho NKT. Người quản lý biết tổ chức xây dựngmột chương trình đào tạo hợp lý, phát huy tốiđa khả năng của GV, có sự đầu tư về cơ sở vật chất, nắm được thực lực của đơn vị để khắc phục những khó khăn,… tạo nên một bộ máy hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT. Đặc thù dạy nghề cho NKT là "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn các em nhiều lần một việc tạo thành thói quen nên mất nhiều thời gian. Khi mới vào học nghề, các em thường sống khép nép, tự ti, lo sợ,... do HV ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhận thức, giao tiếp hạn chế, tiếp nhận kiến thức chậm chạp nên GV, CBQL phải vừa dạy; vừa động viên khích lệ. Vì thế, để các em nhanh chóng hòa nhập được với tập thể, CBQL, GV phải là những người rất tâm huyết trong việc chăm sóc, hiểu tâm lý HV, tránh làm tổn thương; nhiệt tình, trách nhiệm trong dạy chữ, dạy ngôn ngữ ký hiệu, dạy kỹ năng sống, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho các em. Bên cạnh đó, quá trình dạy nghề cho NKT, GV cũng phải kiên trì đứng lớp hướng dẫn, tạo cho HV niềm yêu thích, hứng thú đối với môn học mới thành công.
  • 38. 36 2.1.2.3. Tácđộng từ đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, mức độ thực hành nghề của người khuyết tật NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn [29, tr.3]. Do bị suy giảm chức năng hoặc thiếu hụt một hay nhiều bộ phận trên cơ thể nên gặp khó khăn trong quá trình nhận thức, đồng thời phản ứng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của NKT. Mối liên hệ này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về thể chất, tâm lý và khả năng học nghề của NKT. NKT là đối tượng đặc thù, mỗi dạng tật thường chỉ phù hợp với một hoặc vài nghề nhất định, vì thế dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường. Mặt khác, NKT thường hay có sự mặc cảm với bản thân, có biểu hiện xa lánh người khác,... Trong một lớp dạy nghề, các HV có nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ văn hóa, khả năng giao tiếp,... khác nhau nên mức độ tiếp thu kiến thức và thành thạo tay nghề cũng rất khác nhau. Những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều cơ hội xin được việc làm thì rất ít NKT có khả năng theo học hoặc có theo học thì chất lượng thấp, khó đạt được các kỹ năng nghề ở mức độ cần thiết cũng như các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm. Đối với những ngành thủ công đơn giản có nhiều người theo học thì cơ hội việc làm dành cho NKT thấp bởi tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, đại bộ phận NKT có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hoá thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều NKT vẫn không tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm. Một số khó khăn khác như: gia đình NKT, không khuyến khích con, em đi học nghề mà muốn giữ ở nhà; những trở ngại về khoảng cách địa lý, NKT thường thiếu sự tự tin,... Những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học nghề, khả năng thực hành nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM.
  • 39. 37 2.1.2.4. Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho quá trình dạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật Việc đầu tư cơ sở vật chất để dạy nghề và mức độ quan tâm về tạo điều kiện công ăn việc làm, thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy nghề cho NKT. Về phương tiện giảng dạy, đó là những vật mang thông tin nội dung dạy nghề, được sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy nghề để chuyển biến nội dung hướng đến mục tiêu dạy nghề. Trong mối quan hệ giữa các thành tố tham gia quá trình dạy nghề, phương tiện chở nội dung từ GV theo một phương pháp giảng dạy nào đó. Với NKT, phương tiện kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trongquá trìnhdạy nghề cho HV. HV bị khuyết tật cầncó sự hỗ trợ các phương tiện giáo dục đặc biệt như: chữ nổi, sách nói, ngôn ngữ khiếm thính… Về máy móc, trang thiết bị thực hành cũng là một trong những yếu tố rất quan trọnggóp phầnnâng cao chấtlượng đào tạo củamột cơ sở đào tạo, đặc biệt là các nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Trang thiết bịlạc hậu, không đủ hoặc không phù hợp sẽlà trở ngại rất lớn cho việc giảng dạy cũng như học tập, rèn luyện kỹ năng nghề. Để đào tạo NKT có kỹ năng nghề vững chắc, thì Trung tâm phải luôn đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật, đổi mới trang thiết bị thực hành. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nơi đào tạo nghề có phù hợp với NKT không, đặc biệt là dạng khuyết tật vận động như không có đường cho xe lăn di chuyển, nhiều bậc tam cấp, nhà vệ sinh không tiếp cận được... Điều cần lưu ý khi đào tạo nghề cho NKT là phải sắp xếp chỗ ăn, ở thích hợp do NKT hạn chế trong việc di chuyển. 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương
  • 40. 38 pháp: điều tra khảo sát; quan sát quá trình giảng dạy; toạ đàm, trao đổi; nghiên cứu sản phẩm dạy nghề;... đối với HV đang theo học tại Trung tâm; HV đã ra trường; GV, CBQL đang tham gia giảng dạy và công tác tại Trung tâm; CBQL về dạy nghề có liên quan đến khuyết tật; các cơ sở, doanh nghiệp đã nhận HV của Trung tâm sau khi hoàn thành khóa học và các GV đang dạy nghề tại một số trường trung cấp, cao đẳng nghề trên địa bàn Thành phố. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được thể hiện trên các nội dung sau: 2.2.1. Thực trạng chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh * Những ưu điểm và kết quả đạt được Trong những năm qua, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT tại Trung tâm Bảo trợ người tàn tật TPHCM được đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở đến chính sách trợ giúp NKT tham gia học nghề. Cụ thể là: Số lượng NKT đượchọc nghềtạiTrung tâm hàngnămtănglên đáng kể. Thực hiện Luật Dạy nghề, hàng năm Thành phố đã dành một khoản ngân sách để giúp NKT phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn định đời sống. Số ngành nghề do Trung tâm đào tạo đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hoá với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức xã hội và cá nhân những người hảo tâm.
  • 41. 39 Bảng 2.1. Kết quả đào tạo nghề các năm từ 2008 - 2012 Đơn vị tính: Lượt người TT Năm Số lượt HV đào tạo Ghi chú Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % Nam Nữ 1 2008 900 1040 115.56 792 248 2 2009 950 1056 111.16 569 487 3 2010 950 1225 128.95 839 386 4 2011 1000 1295 129.5 871 424 5 2012 1000 1304 130.4 879 425 Tổng cộng 4800 5920 123.3 3950 1970 Nhờ thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề cho NKT; số NKT được dạy nghề tại Trung tâm hàng năm đã tăng lên đáng kể. Trong 5 năm trở lại đây số lượng HV học nghề tại Trung tâm đều vượt mức so với kế hoạch được giao từ 111,16% đến 130,4%. Kết quả đào tạo nghề từ năm 2008 - 2012 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Kế hoạch Thực hiện
  • 42. 40 Chấtlượng dạynghềcho NKT từng bước được nâng cao. Với mục tiêu giúp NKT có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống; Trung tâm đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng: Phòng Tư vấn - Quản lý dạy nghề, tổ GV, các bộ môn dạy nghề tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy nghề cho NKT. Chú trọng phát triển đào tạo các ngành nghề phù hợp đặc điểm của NKT và nhu cầu việc làm của HV sau khi HV kết thúc khoá học như: nghề thiết kế quảng cáo, sửa chữa điện thoại di động, tin học;... Hoạt động dạy nghề của Trung tâm luôn chú trọng gắn lý thuyết với thực hành, gắn dạy nghề với giới thiệu việc làm cho NKT sau khi tốt nghiệp các khóa học. Tỷ lệ HV là NKT học nghề tại Trung tâm tìm được việc làm ổn định có chiều hướng tăng lên. HV là NKT của Trung tâm được Bộ LĐ- TB&XH chọn tham gia đoàn Việt Nam tham dự Hội thi tay nghề dành cho NKT Thế giới lần thứ 8 tại Hàn Quốc được đánh giá cao. Cùng với dạy nghề, Trung tâm đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn theo chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT. Các phản hồi từ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đều đánh giá cao tinh thần ham học hỏi, chịu khó lao động của NKT do Trung tâm đào tạo. Chấtlượng đội ngũ GV và CBQL giáodục cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ dạy nghề của Trung tâm; ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tận tâm, yêu nghề và thường xuyên được tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngôn ngữ và tâm lý giao tiếp với NKT. Công tác dạynghềluôn gắn chặt với tổ chức việc làm cho NKT. Trong những năm qua, Trung tâm luôn đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn - định hướng nghề nghiệp, dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm nhằm giúp HV khuyết tật lựa chọn được ngành học, công việc phù hợp với sở thích, trình độ và sức khỏe của bản thân. Qua đó, giúp HV khuyết tật có thể tiếp thu kiến
  • 43. 41 thức, kỹ năng nghề một cách thành thạo. Theo kết quả thống kê, năm 2012 Trung tâm đã giới thiệu việc làm cho 1.201 người NKT và tư vấn việc làm cho 2.129 người khuyết tật thông qua các hình thức tư vấn giới thiệu việc làm tại Trung tâm và thông qua Hội chợ việc làm. Cùng với sự hỗ trợ của Thành phố, Trung tâm đã huy động các nguồn lực tài chính để bảo đảm kinh phí đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT, những HV có kết quả học tập tốt được xem xét hỗ trợ dụng cụ học tập, phương tiện đi lại và một phần sinh hoạt phí. * Những hạn chế về chất lượng dạy nghề cho NKT Mặc dù công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT đã được quan tâm, tuy nhiên, số lượng HV học nghề ở Trung tâm chỉ đáp ứng được khoảng trên 12% tổng số NKT của Thành phố có nhu cầu học nghề. Do số lượng NKT có nhu cầu học nghề cao; trong khi điều kiện cơ sở vật chất có hạn, số lượng GV dạy nghề ít,... đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho NKT. Chất lượng dạy nghề cho NKT chưa thật sự bền vững Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối tượng là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Đa số NKT học nghề tại Trung tâm có trình độ văn hóa còn thấp, theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2010, số NKT chưa học hết trung học cơ sở trở xuống là 44,56% (trong đó chưa học hết tiểu học là 9,78%; học hết tiểu học là 16,30% và chưa học hết trung học cơ sở là 18,48%). Số lượng NKT chưa được đến trường trước khi vào học nghề ở Trung tâm vẫn còn nhiều, do hạn chế về kiến thức văn hoá cơ sở nên khả năng tư duy và tiếp thu kiến thức nghề của các em rất chậm. Cùng với đó, do ảnhhưởng củatật bệnh, nhiều dạng tật có tâm sinh lý bất thường nên mộtsố NKT rất khó khăn trong nhận thức, lâu nhớ, nhanh quên. Kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng dạynghề cho thấy mức độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng củamột số HV chưa chắc chắn. Khi được hỏi về vấn đề này, có 17,8% GV và CBQL đánh giá kết quả học tập so với mục tiêu môn học ở mức độ trung bình. Có 15,00% số NKT được hỏi cho rằng kiến thức lý thuyết quá
  • 44. 42 khó vì vậy không hiểu được nội dung và có đến 50,00% số HV được hỏi cho rằng họ khó hiểu nội dung bài giảng lý thuyết là do trình độ học vấn của bản thân hạn chế. Điều đó cho thấy mức độ hạn chế về kiến thức phổ thông đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học nghề của NKT. Về khả năng thực hành kỹ xảo, kỹ năng nghề của một bộ phận HV, khi được hỏi về mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng giải quyết công việc tại các cơ sở sản xuất, có 13,30% số học viên đã tốt nghiệp nghề may tại Trung tâm cho rằng chưa đạt yêu cầu, 20,00% đánh giá ở mức đạt yêu cầu. Có 20,00% ý kiến của các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình, 10,00% cho rằng chất lượng hoàn thành công việc được giao của NKT chưa tốt. Như vậy, vấn đề chất lượng đào tạo dạy nghề với thực tế làm việc của NKT vẫn còn có khoảng cách. Việc dung hòa lợi ích giữa lao động là NKT với doanh nghiệp, khi mà người lao động khuyết tật có trình độ tay nghề còn chưa cao, thiếu tự tin cần phải được xem xét và giải quyết hài hoà. Cũng ở nội dung này, có 10,7% GV và CBQL của Trung tâm đánh giá kỹ năng làm việc theo mẫu của học viên học nghề may ở mức độ trung bình. Một bộ phận HV xác định động cơ học tập chưa rõ ràng, còn có những biểu hiện ỷ lại vào GV và gia đình. 10,7% GV và CBQL của Trung tâm cho rằng thái độ học tập của các em ở mức bình thường. Việc tự học, tự quản lý của HV còn nhiều hạn chế; đa số HV không thể xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến một số HV chưa thực sự quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, chưa tự khẳng định mình, tự ý bỏ học, bỏ việc... Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của một bộ phận CBQL và GV chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT Hiện tại Trung tâm chưa có GV chuyên trách dạy nghề cho đối tượng này chủ yếu là GV kiêm nhiệm, chưa có thiết bị dạy nghề chuyên biệt. Những khuyết điểm, hạn chế chủ yếu của GV là phương pháp giảng dạy, khả năng