SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

THÁI THỊ LOAN
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

THÁI THỊ LOAN
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH VĂN HỌC
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ
VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13
1.1 Các khái niệm cơ bản 13
1.2 Thực trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, hệ lụy và nguyên nhân 25
Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, DỰ BÁO TÌNH
TRẠNG BỎ VIỆC, CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN
NGĂN NGỪAVÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ
VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
52
2.1 Những yếu tố tác động và dự báo tình trạng bỏ việc của
giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
52
2.2 Các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình
trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh 57
2.3 Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 96
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát biểu tại lớp học chính trị của các giáo viên vào ngày 13/9/1958
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “… Chúng ta phải đào tạo ra những công dân
tốt và những cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các
nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm
nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm
vụ…” [18, tr.168]. Từ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá
trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo, Đảng ta luôn đề cao vai trò của đội
ngũ giáo viên. Vì thế Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. [7, tr.41]
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng
với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến sáu tuổi,
đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức,
là tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức và nhất là sự phát triển nhân cách cho trẻ
sau này. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục mầm non, việc
xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non có đủ về số lượng, đáp ứng đủ mọi yêu
cầu về phẩm chất và năng lực là một yêu cầu cấp thiết.
Quán triệt quan điểm, chủ trương và quyết tâm phát triển sự nghiệp
giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, trong những năm qua Thành phố
Hồ Chí Minh đã quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực cho phát
triển các trường mầm non công lập, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
công lập và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước sự
phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị, xã hội tại Thành phố Hồ Chí
4
Minh, do cơ chế thị trường tác động và do nhiều nguyên nhân khác cùng với
sự bùng nổ dân số về mặt cơ học đã làm gia tăng áp lực lên giáo dục mầm
non. Số trường mầm non công lập hiện có đã không đáp ứng được nhu cầu
học tập của lứa tuổi này, đồng thời số giáo viên mầm non đang công tác trong
các trường mầm non công lập cũng không kịp gia tăng mà ngược lại còn có
nguy cơ sụt giảm vì hiện tượng bỏ việc của đội ngũ này ngày càng trở nên
trầm trọng hơn trước sự phát triển và thay đổi của xã hội.
Khi đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế sâu rộng với quốc tế như hiện
nay đã tác động mạnh đến lực lượng giáo viên mầm non trẻ tuổi, đồng thời
tạo cho đội ngũ này nhiều cơ hội mới, nhiều lựa chọn mới để thay đổi cuộc
sống còn quá nhiều khó khăn nếu cứ bám trụ trong ngành mầm non. Những
yếu tố đầy thu hút của các ngành nghề khác đã khiến cho một số đông giáo
viên còn non trẻ này nhất quyết dứt áo sư phạm mầm non ra đi để tìm cho bản
thân mình một công việc có thu nhập tốt hơn với cuộc sống có chất lượng cao
được xã hội tôn vinh, trọng vọng, không quá tải liên tục, không nhọc nhằn cơ
cực và tránh được áp lực từ nhiều nguồn tác động khi công tác trong ngành
mầm non. Ngoài ra một số lượng giáo viên đã công tác lâu năm trong ngành
mầm non cũng bỏ nghề không ít, vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng căn bản
nhất vẫn là bài toán thu nhập của giáo viên mầm non không tương xứng với
công sức đã bỏ ra, vì đồng lương không đủ sống, không đủ lo cho bản thân và
phụ giúp gia đình. Mặt khác, thời gian công tác trực tiếp tại trường lại luôn
luôn quá tải so với các ngành nghề khác từ 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Nghiêm trọng hơn, đối tượng rời bỏ vị trí công tác trong ngành mầm non hiện
nay không chỉ là những giáo viên mà còn lan rộng ra đội ngũ cán bộ quản lý
(ban giám hiệu) đang công tác trong các trường mầm non công lập trên khắp
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc cán bộ quản lý, giáo viên ngành mầm non tại Thành phố Hồ Chí
Minh bỏ việc hiện là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục mầm non
5
Thành phố cũng như của toàn xã hội. Lãnh đạo các cấp của Thành phố và
ngành giáo dục mầm non cũng đã có những biện pháp nhằm ngăn ngừa tình
trạng bỏ việc của giáo viên mầm non. Nhưng có lẽ sự vào cuộc của lãnh đạo
và của ngành giáo dục mầm non chưa thực sự quyết liệt, những biện pháp
ngăn ngừa tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non chưa thật hữu hiệu, vì
vậy chưa chặn đứng được tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập.
Số lượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập năm sau vẫn cao hơn năm
trước. Năm 2012 có đến hơn 500 giáo viên mầm non bỏ việc. Đây thực sự là
vấn đề báo động, một yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải được giải quyết để đảm
bảo cho giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu
gửi trẻ của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục mầm non và phát triển
giáo viên mầm non nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu thấu đáo về
tình trạng bỏ việc và ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non, chỉ có một số bài báo đề cập đến vấn đề này nhưng mới dừng lại ở
chỗ đưa ra số liệu bỏ việc của giáo viên mầm non và những kiến nghị khắc
phục. Vì vậy, cần có sự xem xét, đánh giá đúng tình trạng bỏ việc của giáo
viên mầm non công lập, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cả về
mặt lý luận lẫn thực tiễn, đề xuất các biện pháp khả thi để góp phần chấm dứt
tình trạng này trong những năm về sau. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả
lựa chọn vấn đề “Biện pháp ngăn ngừa và khắcphục tình trạng bỏ việc của
giáoviên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ sự thụ hưởng các quyền cơ bản
của người dân luôn ở mức cao như trong thời kỳ đổi mới và những thành tựu
của công cuộc đổi mới đã giúp nước ta thoát khỏi sự trì trệ của thời quan liêu
6
bao cấp mà nền giáo dục quốc dân cũng bị ảnh hưởng không ít. Nhờ định
hướng đúng đắn, sau 10 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã phát triển và đạt
kết quả đáng kể. Quy mô giáo dục ở tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học không ngừng
được mở rộng.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước, giáo dục mầm
non đã nhận được sự quan tâm nhiều của cộng đồng xã hội. Những chuyển
biến trong nhận thức, sự quan tâm và đầu tư của xã hội dù chưa ở mức độ cao
nhưng đã góp phần giúp cho giáo dục mầm non dần đi vào nề nếp với chất
lượng không ngừng được cải tiến và đã huy động được nhiều thành phần,
nhiều lực lượng kinh tế khác nhau trong xã hội tham gia.
Kết quả vấn đề nghiên cứu của tác giả Dương Thị Thanh Huyền về
“Thực trạng xã hội hóa giáo dục mầm non” đã chỉ rõ: Khi Nghị quyết
05/2005/NQ-CP ra đời với chủ trương xã hội hóa giáo dục mầm non. Các
trường mầm non tư thục, mầm non quốc tế, nhóm trẻ gia đình lần lượt ra đời
nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất
đã tháo gỡ khó khăn và cung ứng chỗ học mầm non cho một bộ phận không
nhỏ người dân có nhu cầu gửi con để yên tâm lao động, công tác và tránh làm
xáo trộn mọi hoạt động trong xã hội [38, số 11/2000]. Ngoài ra nghiên cứu
còn đề cập đến kế hoạch phát triển giáo viên, tổ chức các phong trào có liên
quan trực tiếp đến giáo dục mầm non trong khi thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục mầm non, mức cung không kịp
đáp ứng nhu cầu đã làm phát sinh thêm những nhóm trẻ chui không phép khi
hoạt động, giáo viên không có chuyên môn nuôi dạy trẻ, không có cơ sở vật
chất đáp ứng tối thiểu nhu cầu cần có của một cơ sở nuôi dạy trẻ mầm non và
hậu quả xấu là khó tránh khỏi. Nhất là vào những năm 2007-2011 là thời
điểm mà hiện tượng làm tử vong trẻ, bạo hành trẻ gia tăng từ những cơ sở tư
7
nhân này; điển hình là chuyện bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ngược đãi trẻ ở
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai từng làm xôn xao dư luận khắp cả nước.
Những mâu thuẫn về phát triển ngành học mầm non nhằm đáp ứng với
nhu cầu phát triển của xã hội với hiện tượng thiếu hụt giáo viên mầm non về
mặt chất lượng và số lượng trong thời hội nhập đã khiến cho những người
quan tâm đến giáo dục mầm non phải giật mình bởi quy trình đào tạo giáo
viên ở bậc học này không kịp đổi mới so với thực tiễn tiến bộ của xã hội Việt
Nam và so với một số nền giáo dục các nước trong khu vực cũng như các
nước tiên tiến trên thế giới. Công trình của tác giả Cao Đức Tiến với vấn đề
“Về đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non” [39, số
30/2002] đã làm nổi bật những vấn đề lý luận của việc đổi mới phương pháp
dạy học cho sinh viên sư phạm mầm non trong trường sư phạm và nêu ra
phương hướng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.
Với nghiên cứu “Vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non và yêu cầu với
giáo viên mầm non” tác giả Trần Thị Ngọc Trâm [39, số 182/2008] đã luận
giải những vấn đề như:
Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong các trường
mầm non gồm thiết kế tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục, đổi mới tổ
chức môi trường, tạo sự khích lệ tích cực sáng tạo và phát triển của giáo viên
mầm non;
Đổi mới, xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận tích cực, lấy trẻ
làm trung tâm, xem trọng việc bảo đảm an toàn, nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc
sức khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần;
Đề xuất một số yêu cầu với giáo viên mầm non nhằm thích ứng với bậc
giáo dục mầm non… Đó là những yêu cầu về nắm vững sự phát triển của trẻ,
nắm vững chương trình giáo dục, chủ động lựa chọn những vấn đề phù hợp
với trẻ, biết xây dựng kế hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục,
8
biết phối hợp nhiều hình thức đánh giá, biết xây dựng môi trường giáo dục,
biết phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng, biết hợp tác chia sẻ
với đồng nghiệp…
Những nghiên cứu về giáo dục mầm non trong các tạp chí giáo dục của
một số tác giả nêu trên cùng với một số nghiên cứu khác đã cho thấy vai trò
của giáo viên mầm non rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm, sinh lý
của trẻ. Nhưng cho đến nay giáo viên mầm non chưa bao giờ đáp ứng đủ cho
nhu cầu nuôi dạy trẻ trong cả nước nói chung và trong các trường mầm non
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cho đến nay những chế độ
chính sách cho nền giáo dục quốc dân vẫn còn mang tính chất dàn trải, phân
bổ đều theo ngân sách Nhà nước là chính. Dù đã có những giải pháp đột phá
như cải tổ về mục tiêu, chương trình, phương pháp… để xây dựng nền giáo
dục nước nhà cho phù hợp với xu thế và thời đại, hội nhập với nền giáo dục
của một số nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản… và một số nước
có nền giáo dục đã phát triển tốt như Anh, Pháp, Hoa kỳ. Nhưng thực chất với
một nền giáo dục luôn bị chi phối bởi các chỉ tiêu theo từng hạng mục, từng
địa phương thì sự nghiệp giáo dục dù được xác định là quốc sách hàng đầu
vẫn chưa tạo được những thay đổi có tính chất bước ngoặt. Cuộc sống của
những người trong ngành giáo dục nói chung và giáo viên mầm non nói riêng
là lực lượng còn rất nhiều khó khăn. Mọi chính sách về chế độ ưu đãi, lương
tiền cho những người làm công tác giáo dục ở bậc học thấp nhất này vẫn phải
theo đúng lộ trình kết hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài
chính ban hành. Chưa có những ưu đãi đặc thù nào nhằm thu hút người tài
vào lĩnh vực giáo dục mầm non công lập ngoài chế độ ưu tiên cho các sinh
viên thi vào ngành sư phạm được miễn học phí toàn phần cho đến khi ra
trường kèm theo yêu cầu phải phục vụ trong ngành một thời gian quy định
như ở Thành phố Hồ Chí Minh.
9
Trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với tình trạng thiếu giáo viên
trầm trọng từ bậc trung học phổ thông trở xuống thì những làn gió mát thổi
vào nước ta từ cơ chế đổi mới đã bắt đầu tạo thêm nhiều cơ hội và nhiều sự
lựa chọn công việc mới với mức thu nhập tương xứng ở những ngành nghề
khác trong xã hội. Điều này đã làm lung lay tư tưởng bám trường, bám lớp
của những giáo viên có nhiều khả năng nổi trội khác về kiến thức, trình độ,
bằng cấp. Bản thân lực lượng này yêu nghề có năng lực sư phạm nhưng muốn
thoát nghèo trong thời kinh tế thị trường nên sẵn sàng bỏ việc ở những trường
lớp chính quy công lập để đầu quân cho những trường tư thục, trường quốc tế,
những trung tâm ngoại ngữ hay những cơ quan, đơn vị, những ngành nghề
mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân họ. Những sự thật đắng lòng như vừa
nêu trên, tồn tại ở mọi nơi, trong mọi cấp học từ mầm non đến phổ thông, đại
học nhất là đối với lực lượng giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tư tưởng nhảy việc, bỏ nghề đã tạo thành những cơn sốt với một tỷ lệ
không nhỏ theo quy luật cung - cầu nhân sự của xã hội trong thời kinh tế thị
trường, nhất là vào những năm 2008 - 2009 và kéo dài cho đến tận thời điểm
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý giáo
viên mầm non công lập, đề xuất các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc
phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh góp phần phát triển bậc học này trong sự nghiệp phát triển giáo dục
đào tạo của Thành phố.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý giáo viên mầm non công lập.
Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
10
Đề xuất các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ
việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp cơ bản ngăn
ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Với đối tượng là giáo viên khác của các trường bán
công, tư thục, đề tài chỉ có tính chất tham khảo.
Về đối tượng khảo sát: Khảo sát đội ngũ giáo viên mầm non các trường
công lập tại các quận: Quận Tân Phú, Quận 1, Quận 3, Quận 10 ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Các số liệu điều tra tính từ năm 2008 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc vào nhiều vấn đề, là việc làm
khó khăn, phức tạp không thể giải quyết một sớm một chiều. Nhưng nếu thực
hiện có hiệu quả và đồng bộ các vấn đề như: phát huy sức mạnh tổng hợp của
cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị các cấp và của nhân dân trong ngăn
chặn tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập; nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và vị thế xã hội cho giáo viên mầm non công lập; đổi mới
cơ chế quản lý của các cấp từ Thành phố đến quận (huyện), phường (xã);
nâng cao chất lượng tuyển chọn đào tạo và tuyển dụng giáo viên mầm non
11
công lập; tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực sư phạm cho giáo viên
mầm non công lập; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong việc
nắm bắt tình hình hoạt động của các trường mầm non và của giáo viên mầm
non về mọi mặt thì có thể ngăn ngừa và khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ
việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới
hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời đề tài còn vận
dụng các quan điểm hệ thống – cấu trúc, lô gic – lịch sử và quan điểm thực
tiễn để xem xét, đánh giá, phân tích các vấn đề có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành những công trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của khoa học
giáo dục như:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa các tài liệu chuyên ngành về giáo dục mầm non và quản lý giáo viên
mầm non các trường công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh; các nghị quyết
lãnh đạo; các văn bản có liên quan đến giáo dục mầm non và quản lý giáo dục
mầm non; các tài liệu tổng kết, các báo cáo về giáo dục mầm non và quản lý
giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh…để xây dựng cơ sở
lý luận của các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo
viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
12
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý của đội ngũ cán bộ các cấp, của các tổ chức, các cơ quan ở các quận tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý giáo viên mầm non công lập.
Điều tra xã hội học đối với một số cán bộ quản lý, cán bộ ở một số tổ
chức đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên các trường
mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với ban giám hiệu một số trường
mầm non và với cán bộ quản lý giáo viên mầm non công lập ở một số quận tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra những kinh
nghiệm trong quản lý giáo viên và trong việc khắc phục tình trạng bỏ việc của
giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sửdụng phươngpháp thốngkê toánhọc để xử lý các số liệu saukhảo sát.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đóng góp những vấn đề lý luận cho việc ngăn ngừa và khắc phục tình
trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ
việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ, cơ quan
quản lý giáo dục mầm non và giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong việc ngăn chặn tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu, Phần nội dung (2 chương 5 tiết), Phần kết luận, kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN
MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm trường mầm non công lập
Theo Điều lệ Trường mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo: Trường mầm non công lập là trường do cơ quan Nhà nước thành lập,
đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Chức năng, nhiệm vụ trường mầm non
Trường mầm non có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ
03 tháng đến 06 tuổi theo quy chuẩn, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổ chức đón, trả trẻ; chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường; quản lý sức khỏe và an toàn cho trẻ.
Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động; hoạt động ăn nghỉ
của trẻ (đối với trường bán trú).
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong độ tuổi mầm non.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội để thực
hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
cho các bậc cha mẹ và cộng đồng; về huy động các nguồn lực của cộng đồng
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
14
Kinh phí hoạt động
Trường mầm non công lập là loại hình trường học do Nhà nước đầu tư
toàn bộ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các phương tiện cần
thiết cho mọi hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Bậc học mầm non trực tiếp được giải ngân từ ngân sách tài chính cấp
quận. Việc duyệt và chi cho các trường mầm non theo dự toán hàng năm của
hiệu trưởng nhà trường gồm các phần sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, tiền lương, phụ cấp, khen thưởng lao động tiên tiến, chiến sĩ thi
đua…có liên quan đến mọi hoạt động và nhân sự của toàn trường.
Cơ sở vật chất giáo dục
Cơ sở vật chất giáo dục của trường mầm non công lập do Nhà nước đầu
tư toàn bộ kinh phí xây dựng và quản lý thông qua giám sát của ngành dọc là
Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện.
Các nhu cầu xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất có liên quan đến hoạt
động giáo dục, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi … phục
vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ được hiệu trưởng dự toán
vào quý 3 hằng năm cho năm học sau tùy theo nhu cầu thực tế của nhà trường.
1.1.2. Khái niệm giáo viên mầm non công lập
Giáo viên trường mầm non công lập là viên chức Nhà nước. Luật Viên
chức được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2010 có quy định chặt chẽ, cụ thể
những vấn đề liên quan đến viên chức, trong đó có cả hệ thống giáo viên
trường cônglập như các chínhsách: tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, nâng bậc,
chế độ tiền lương của giáo viên, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật… Giáo viên
mầm non muốn được tuyển dụng vào các trường công lập để trở thành viên
chức Nhà nước phải được đào tạo từ bậc trung cấp đến cao đẳng và đại học.
Giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức
tuyển dụng chặt chẽ theo ngạch bậc qua các đợt thi viên chức hoặc tuyển dụng
15
tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được chính thức
tuyển dụng vào làm việc trong các trường mầm non công lập, giáo viên mầm
non được giao một công việc với nhiệm vụ cụ thể và phải có nghĩa vụ hoàn
thành nhiệm vụ đó trong thời gian làm việc tại trường mầm non. Khi chưa có
quyết định rời khỏi trường mầm non thì người giáo viên đó vẫn phải thực hiện
công việc của mình trong thời gian làm việc được pháp luật quy định.
Có thể hiểu: Giáo viên mầm non là những người được đào tạo từ các
hệ trung cấp, cao đẳng và đạihọc trong các trường sư phạm trên phạm vi cả
nước và chính thức được tuyển dụng vào biên chế, trở thành viên chức Nhà
nước đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các trường mầm
non công lập.
Chuẩn giáo viên mầm non trong các trường được quy định ở mức
trung cấp. Tuy nhiên trước tiến trình hội nhập hiện nay, nhiều giáo viên mầm
non đã tự nâng chuẩn đào tạo của mình lên các bậc cao đẳng, đại học và sau
đại học cho phù hợp với xu thế mới, việc tự nâng chuẩn đào tạo của mình lên
đồng nghĩa với việc bậc lương của giáo viên mầm non sẽ được điều chỉnh lên
theo sự thay đổi của hệ đào tạo. Đó cũng là một trong những hướng phấn đấu
của những giáo viên mầm non yêu nghề, bám trụ với nghề tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh được phân
công cụ thể công tác từ khi chính thức được tuyển dụng theo cấp độ quản lý
nhân sự từ trên xuống dưới gồm: Sở Giáo dục Thành phố, Phòng Giáo dục
(cấp quận/huyện), ban giám hiệu trường mầm non.
Chế độ làm việc của giáo viên mầm non công lập được quy định bởi
Thông tư số 48/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 10
năm 2011. Thông tư quy định thời gian làm việc trong một năm của giáo viên
mầm non công lập là 42 tuần. Thời gian nghỉ hàng năm gồm:
16
Thời gian nghỉ hè 8 tuần được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ
cấp khác (nếu có);
Một số ngày nghỉ khác (lễ, tết,...) được thực hiện theo quy định của Bộ
Luật lao động và các quy định hiện hành.
Ngoài ra các quyđịnh về giờ dạy, chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số
hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy cũng được quy định trong Thông tư.
Về chế độ đãi ngộ, giáo viên mầm non công lập là người chấp nhận làm
việc trong các trường mầm non công lập do Nhà nước quản lý theo chế độ
“thuận thì nhận”; tức là khi đã hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy
định của pháp luật ban hành và qua đợt thi tuyển hoặc xét tuyển của ngành
dọc (Sở Giáo dục và Đào tạo) nếu giáo viên chấp thuận thì nhận quyết định
về nhiệm sở công tác. Mọi chế độ làm việc và đãi ngộ của giáo viên mầm non
không phải là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
như trong Luật lao động quy định mà giáo viên mầm non là viên chức hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước, đó là chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
theo thang bậc và thâm niên công tác.
Nguồn ngân sách Nhà nước chính là tiền thuế của dân đóng góp, đây là
mấu chốt giúp phân biệt lương của giáo viên công lập khác với lương của
giáo viên ngoài công lập, giáo viên trường tư thục, giáo viên trường quốc tế,
giáo viên các trung tâm... Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
hiện nay, tiền lương là thước đo giá trị sức lao động và hiệu quả công việc
theo quy trình cạnh tranh cùng mối quan hệ cung - cầu ở các cơ sở không
thuộc Nhà nước quản lý nói chung và trong các trường mầm non ngoài công
lập nói riêng.
Lương của giáo viên trường công lập được tính bởi 3 nguồn là: lương
tối thiểu theo quy định của Nhà nước, thang bảng lương, các chế độ phụ cấp
khác theo quy định của ngành dọc và tài chính kết hợp. Trong các lĩnh vực do
17
tư nhân quản lý, tiền lương và thu nhập của người lao động được điều chỉnh
theo nhu cầu về lợi nhuận của đôi bên cung và cầu cùng sự dao động của
nguồn nhân lực. Do đó trong thực tiễn, khi chỉ số giá sinh hoạt của xã hội
biến động theo cơ chế thị trường thì thu nhập của giáo viên trường công lập
thường thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của giáo viên khu vực giáo dục tư
nhân. Đây chính là một trong những nguyên nhân dịch chuyển nguồn nhân
lực từ khu vực giáo dục công lập sang khu vực giáo dục tư nhân, đặc biệt là
những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực thực sự
nhưng chưa được khu vực công đánh giá đúng về giá trị lao động của họ.
Ngoài ra căn cứvào các quy định của Nhà nước, giáo viên mầm non công
lập còn được đãi ngộ về bảo đảm vĩnh viễn những phúc lợi xã hội tương ứng
như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương hưu, tiền
lương trongnhững ngày nghỉ phép cố định 2 tháng/năm học (theo Thông tư số
48/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011).
Tuy nhiên nếu so sánh giữa hai lĩnh vực công - tư thì nguồn giáo viên
trong lĩnh vực giáo dục công lập vẫn được hưởng một số chế độ chăm lo cố
định do Nhà nước quy định, mà trong lĩnh vực tư nhân vẫn chưa được thực
hiện do nhu cầu lợi nhuận của chủ trường hoặc chủ doanh nghiệp như chế độ
nghỉ phép hè 2 tháng có hưởng lương, đó cũng là một đãi ngộ chỉ có trong hệ
thống giáo dục quốc dân và được duy trì trong các trường công lập. Bên cạnh
những đặc điểm về chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ vừa nêu, công việc của
giáo viên mầm non công lập còn được điều chỉnh bởi những văn bản pháp
luật liên quan khác như các nghị định, thông tư, quy chế ngành mầm non,
chuẩn giáo viên mầm non,...
Môi trường làm việc của giáo viên mầm non công lập
Môi trường làm việc là mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của
con người từ thấp đến cao là: nhu cầu ăn, mặc, ở của riêng mỗi cá nhân; nhu
18
cầu an toàn của bản thân; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tôn trọng và được tôn
trọng với những người xung quanh trong khi làm việc; cuối cùng là nhu cầu
tự thể hiện để hoàn thiện bản thân. Trong các nhu cầu vừa nêu thì nhu cầu
cuối cùng là nhu cầu cao nhất của người lao động nhằm tự bộc lộ tài năng
phẩm giá, phát huy thế mạnh của cá nhân mình để phát triển nghề nghiệp
hoặc năng lực chuyên môn ở mức độ cao nhất.
Trước kia khi chưađổimới và cơ chế bao cấp đóngvaitrò chủ lực thì làm
việc trong môi trườngNhà nước là lựa chọnhàng đầu củangười lao độngvì tính
ổn định và mức độ an toàn cao. Nhưngtừ khi nước ta mở cửa cùng với việc phát
triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì cơ hội lựa chọn môi trường
làm việc của người lao động đã có nhiều thay đổi vì sự xuất hiện các khu vực
ngoài Nhà nước với những việc làm hấp dẫn và có thu nhập cao. Giáo dục cũng
không nằm ngoài những thay đổi có tính quy luật đó, tại Thành phố Hồ Chí
Minh, một bộ phận giáo viên mầm non công lập đang diễn ra hiện tượng “bỏ
việc” ở các trường công lập để đầu quân cho những trường ngoài công lập với
khối lượng công việc không còn là gánh nặng hằng ngày và mức thu nhập cao
hơn nhiều so với khi làm việc trong trường công lập do Nhà nước quản lý.
Năng lực của giáo viên mầm non công lập
Năng lực là khả năng làm việc của một người nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất về mặt chất lượng công việc, thu được nhiều lợi nhuận sau khi hoàn
thành công việc và được đánh giá cao bởi những người quản lý trực tiếp.
Trong phạm vi giáo dục, ngoài những kiến thức cơ bản về ngành học được
thu thập trong suốt quá trình học tập ở các trường sư phạm, năng lực của giáo
viên sẽ được định hình khi trực tiếp giảng dạy trên lớp. Đó là khả năng bao
quát học sinh khi đứng lớp, kỹ năng truyền thụ kiến thức, biết cách lồng ghép
các kiến thức mang tính lý thuyết trong sách giáo khoa với kinh nghiệm thực
tế cuộc sống để làm học sinh hứng thú khi học tập. Riêng trong bậc học mầm
19
non năng lực của giáo viên mầm non chính là sự phong phú trong các hoạt
động nuôi dạy trẻ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên với nhau để
tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động (theo hướng đổi mới của giáo dục
mầm non, hiện nay các giờ học, chơi, ăn, ngủ… của trẻ mầm non được gọi là
hoạt động chung, hoạt động ngoài trời…). Đây là vấn đề cơ bản quan trọng
nhất để làm cơ sở đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người khai
tâm mở trí cho các thế hệ học sinh nhỏ nhất trong các bậc học đồng thời cũng
là nền tảng đánh giá chất lượng của người giáo viên mầm non nói riêng và
nền giáo dục theo xu thế mới hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Hiện nay những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá năng lực của giáo viên
mầm non được thể hiện ở một số yêu cầu sau:
Có kiến thức về giáo dục mầm non, có năng lực sư phạm gồm khả năng
bao quát và xử lý tình huống trong khi đứng lớp.
Có kiến thức về tâm sinh lý của trẻ và kiến thức nuôi dạy trẻ.
Biết tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ, biết múa hát, kể chuyện, …
lôi cuốn trẻ.
Có sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Bảng 1.1. Trình độ giáo viên mầm non công lập tại TP HCM
Chức danh
Tổng số Trình độ chuyên môn Trình độ
chính trị
Tổng Nữ
Đạt
chuẩn
Cao
đẳng
Đại
học
Sau
đại
học
Trung
cấp
Cao
cấp
Cán bộ
quản lý
(Ban giám
hiệu)
1.144 1.140 1.140 162 946 08 27 521
Giáo viên 8.466 8.444 8.436 3.604 2.784 o 04 343
(Nguồn:Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố HC M, tháng 8/2012)
20
Phẩm chất đạo đức
Đạo đức là phẩm chất tối cần thiết của bất kỳ người lao động chân
chính nào trong công việc, nhưng riêng đối với những người làm công tác
giáo dục thì yếu tố đạo đức luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc
đánh giá năng lực toàn diện của một nhà giáo. Nhà giáo phải là người có đạo
đức tốt thì mới có đầy đủ vị thế truyền đạt những kiến thức, những kỹ năng,
những kinh nghiệm sống đến học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển
nhân cách. Đặc trưng của giáo dục là nơi truyền đạt những tinh hoa của văn
hóa nhân loại, do đó yếu tố đạo đức phải là chuẩn đầu tiên của bất kỳ ai nếu
muốn đứng trong hàng ngũ những người làm công tác giáo dục, đồng thời
phải luôn duy trì, phát huy, rèn luyện phẩm chất tốt đẹp này để mãi là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Giáo dục mầm non cũng là một bậc học đòi hỏi khắc nghiệt phẩm chất
này ở các thầy, cô giáo. Khi chấp nhận vào ngành mầm non, các tố chất cần
thiết nhất cho người công tác ở bậc học này là lòng yêu nghề, yêu người, là sự
kiên trì nhẫn nại, giàu đức hy sinh, sẵn sàng bỏ thời gian, công sức, thậm chí
cả tiền bạc cho sự nghiệp giáo dục trẻ như lời Bác Hồ đã từng nói với lớp đào
tạo cán bộ mẫu giáo năm 1955 “…Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.
Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải
bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây
non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau
này các cháu thành người tốt… Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức.
Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để
các cháu noi theo” [17, tr.263].
Đạo đức của người giáo viên mầm non được quy định trong “Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non” Ban hành kèm Quyết định số 2/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
21
và được đánh giá hàng năm sau khi có hiệu lực thi hành để giúp những người
làm công tác giáo dục ở cấp học này luôn phấn đấu vươn lên bằng những tiêu
chí sau:
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo;
có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sống trung thực, lành mạnh,
giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý;
tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khỏe; không có biểu
hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ; không vi phạm
các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm.
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận
tình phục vụ nhân dân và trẻ; trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo
dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; đoàn kết với
mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em; chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình thương
yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.
Ngoài những yêu cầu cơ bản trên trong quy định của chuẩn giáo viên
mầm non, phẩm chất đạo đức còn được quy định thêm bởi những nội quy,
quy chế riêng của từng địa phương, từng trường học tùy theo điều kiện và tình
hình thực tế ở mỗi nơi.
1.1.3. Khái niệm bỏ việc của giáo viên mầm non công lập
Bỏ việc là hiện tượng xảy ra đối với một cá nhân nào đó khi đang làm
công việc trong lĩnh vực này nhưng không còn quan tâm đến công việc đó
nữa, không giữ lại công việc đó cho bản thân mình, đồng thời không còn
chịu sự chi phối bởi những mối quan hệ về mặt quản lý đối với các cá nhân
khác có liên quan đến những công việc cũ đã làm của mình mà chuyển sang
22
làm việc ở một ngành, một lĩnh vực khác, với một công việc mới so với
công việc cũ.
Bỏ việc của giáo viên mầm non
Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo viên là người trực tiếp đứng
lớp, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh mầm non.
Có thể hiểu: giáo viên mầm non công lập bỏ việc là hiện tượng những
người đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non công lập của Thành
phố nhưng không tiếp tục công việc đó nữa mà chuyển sang làm những công
việc khác.
Như vậy có thể hiểu, giáo viên mầm non bỏ việc xảy ra trong những
trường hợp sau:
Tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở các ngành
nghề khác.
Tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở các trường
mầm non ngoài công lập.
Xin thôi đứng lớp, không trực tiếp làm việc nuôi dạy trẻ mà chuyển
sang làm những công việc khác trong ngành giáo dục mầm non nói riêng hoặc
trong ngành giáo dục nói chung.
Bỏ việc của giáo viên mầm non được nghiên cứu như là một hiện
tượng xã hội, có nguyên nhân chính và trực tiếp từ những tác động của xã
hội. Còn những hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập có
nguyên nhân từ gia đình hoặc nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân chỉ được
nghiên cứu để tham khảo.
Do áp lực công việc hoặc do không thích hợp với việc nuôi dạy trẻ, một
số giáo viên mầm non công lập đã lợi dụng các mối quan hệ hoặc chạy chọt
để chuyển sang những vị trí khác như làm cán bộ quản lý giáo dục ở trường, ở
các quận, huyện. Một số giáo viên mầm non công lập cũng xin chuyển sang
23
các trường mầm non công lập ở những địa phương khác - những nơi có cơ sở
vật chất tốt hơn, có những ưu đãi tốt hơn. Sự dịch chuyển này, tuy số giáo
viên đó vẫn công tác trong ngành giáo dục mầm non nhưng vẫn tạo nên hiện
tượng thiếu ảo (nơi cần thì thiếu, nơi tạm đủ thì thừa)
Để dạy trẻ tốt thì phải có một đội ngũ giáo viên mầm non thật đầy đủ
về chất lượng và ổn định về số lượng nhưng trong tình hình thực tế hiện nay,
đội ngũ giáo viên mầm non ngày càng bị giảm về số lượng và từ sự thiếu hụt
đó chất lượng của giáo viên mầm non trong chăm sóc nuôi dạy trẻ cũng bị
ảnh hưởng nhiều. Tìm lời giải cho vấn đề này để đưa vị thế của giáo viên
mầm non trở lại đúng thiên chức của người mẹ thứ hai như Bác Hồ đã răn dạy
là một vấn đề cấp thiết.
1.1.4. Khái niệm biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ
việc của giáo viên mầm non công lập
Theo Từ điển Tiếng Việt thì ngăn ngừa là “phòng trước để cản lại một
việc xấu”[40, tr.589]; khắc phục là “thắng những khó khăn để đạt mục đích
của mình” [40, tr.450]. Như vậy có thể hiểu: ngăn ngừa và khắc phục tình
trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tìm ra những cách thức để
giáo viên mầm non công lập yên tâm với nghềnghiệp, công việc nuôi dạy trẻ.
Tạo những điều kiện vật chất và tinh thần tốt hơn cho cuộc sống của họ để họ
không thôi việc chuyển sang những ngành nghề, công việc khác.
Theo Từđiển Tiếng Việt, biện pháp là “cáchhànhđộng, lựa chọnsao cho
phù hợp với mục đích”[40, tr.70]còntheo ĐạiTừ điển Tiếng Việt “biện pháp là
cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [24, tr.161].
Từ các khái niệm trên, có thể thấy nghĩa chung nhất của biện pháp là
cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt mục đích đặt ra.
Theo các cáchtiếp cận trên, có thể quan niệm: Biện pháp ngănngừa và
khắc phụctình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tổng hợp các
24
cách thức tác động đến giáo viên mầm non một cách có mục đích, có tổ chức
và có kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế xã hội
của giáo viên mầm non công lập, giúp họ tổ chức tốt cuộc sống cá nhân, rèn
luyện phẩm chất, năng lực sư phạm, yên tâm gắn bó lâu dài với nghề nghiệp
và công việc nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non công lập.
Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non công lập là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, thao tác và cả những
chế độ chính sách, cơ chế quản lý tác động đến giáo viên mầm non và tập thể
giáo viên mầm non.
Mục đích của biện pháp: khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non công lập là tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như: cải
thiện đời sống cho giáo viên trường mầm non công lập, bồi dưỡng cho họ
những phẩm chất, lòng yêu nghề, yêu trẻ và những kỹ năng nuôi dạy trẻ. Trên
cơ sở đó giúp cho người giáo viên mầm non công lập có điều kiện chăm sóc
gia đình và bản thân, đồng thời nâng cao vị thế xã hội của họ để họ sống được
bằng nghề, gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ.
Chủ thể của những tác độnglà: cấp ủy chínhquyền các cấp;các đoànthể
chínhtrị xã hội; các cơ quan chức năng; các cơ quan quản lý giáo dục các cấp;
cộng đồng xã hội và chính bản thân đội ngũ giáo viên các trường mầm non.
Giáo viên các trường mầm non công lập vừa là đối tượng tác động lại
vừa là chủ thể của những tác động. Bởi vì bỏ việc đối với một cá nhân nói
chung và những người làm công tác giáo dục mầm non nói riêng không đơn
giản là một hành động nhất thời mà là cả một quá trình đấu tranh, giằng co
nội tâm. Đặc biệt đối với giáo viên yêu nghề, yêu trẻ thì bỏ việc nuôi dạy trẻ
là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ. Nhưng có thể do họ quá khó
khăn về cuộc sống, bị áp lực của công việc, thậm chí bị cám dỗ bởi danh
vọng, bởi vật chất nên đã bỏ nghề. Bỏ việc của giáo viên mầm non công lập ở
25
nhiều người không phải vì những động cơ xấu cho nên để ngăn ngừa, khắc
phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập thì chính đội ngũ
giáo viên mầm non công lập phải tự vượt lên, tự đấu tranh để khắc phục khó
khăn trong cuộc sống, trong công việc, yên tâm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ.
Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên
mầm non công lập rất phong phú và đa dạng bởi đối tượng của những biện
pháp này là con người hoạt động ở lĩnh vực giáo dục. Mặt khác nguyên nhân
bỏ việc cũng đa dạng, có nhiều vấn đề tế nhị liên quan trực tiếp đến cuộc sống
của bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên nếu các biện pháp ngăn ngừa và khắc
phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập phù hợp với đối
tượng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ, giải quyết được những khó
khăn cho họ thì sẽ có tính thiết thực và khả thi cao
1.2. Thực trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay, hệ lụy và nguyên nhân
1.2.1 Thực trạng bỏ việc của giáoviên mầm non công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh
Ngay trong năm đầu tiên thành lập ngành học mẫu giáo 1975-1976,
toàn Thành phố đã có 1920 lớp với 1973 giáo viên nuôi dạy 62.260 trẻ . Sau
đó vào cuối năm 1975 đã có thêm 10 nhà trẻ thu nhận 878 trẻ lứa tuổi nhà trẻ
với 106 cô nuôi dạy trẻ. Cuối năm 1976 số lượng nhà trẻ đã tăng lên 106 cơ
sở với 613 cô chăm sóc nuôi dạy 5.010 trẻ. Trong những năm này, việc tuyển
chọn giáo viên mầm non các trường công lập khá chặt chẽ, đa số là những
người tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có kỹ năng nuôi dạy trẻ tốt nên rất ít
người bỏ việc.
Đến năm học 1984-1985 số trẻ học mẫu giáo đã tăng lên 114.780 trẻ
và số trẻ đến nhà trẻ đã tăng gấp 10 lần với 564 nhà trẻ, 4.850 cô nuôi dạy
31.089 cháu.
26
Trong thời kỳ này, tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức quốc tế, Thành
phố đã xây dựng được 5 nhà trẻ có quy mô nuôi dạy từ 100 đến 300 cháu như:
- UIPE (Union International de Protection des enfants) giúp xây nhà trẻ
ở số 4 Trần Quốc Thảo, quận 3) thu nhận 300 cháu.
- UNICEF giúp xây 4 nhà trẻ quy mô 100 trẻ mỗi trường gồm: Nhà trẻ
Nguyễn Tất Thành (quận 4), nhà trẻ 19/5 (quận 8), nhà trẻ Hữu Nghị (quận
11), nhà trẻ Bông Hồng (huyện Củ Chi).
- Tổ chức FCD (Fonds Cooperatin de Development) của Bỉ giúp xây
nông trại Tân Thắng (phường 16, quận Tân Bình) để cung cấp thịt, cá, trứng,
rau xanh cho các cháu nhà trẻ. Các cháu có cha mẹ làm việc ở nông trại có
một nhà trẻ riêng.
- Tổ chức PI (Protection International) và một số Việt kiều hảo tâm đã
giúp đỡ tiền, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho các nhà trẻ.
Trong những năm 80, tuy số trường mầm non tăng nhanh nhưng lượng
giáo viên không thiếu nhiều nhưng cũng từ những năm này bắt đầu có hiện
tượng giáo viên trường mầm non công lập bỏ việc và nhảy việc.
Những năm 1990- 1995 là giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục, đây là
thời điểm có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển giáo dục. Thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V (tháng 10/1991) Thành phố đã xác lập và
quyết định đầu tư thêm kinh phí để sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng nuôi dạy trẻ, vận động thêm phụ huynh đóng góp vào xây dựng trường.
Cũng trong thời điểm này chủ trương hợp nhất nhà trẻ và trường mẫu giáo
thành trường mầm non theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều
kiện cho hệ thống giáo dục mầm non Thành phố thay da đổi thịt, tạo sức hút
rất nhiều đối với phụ huynh và trẻ mầm non. Khi mô hình nhà trẻ và trường
mẫu giáo không còn hoạt động riêng lẻ nữa mà kết hợp lại thành trường mầm
27
non thì số trẻ mầm non đã tăng vọt lên 138.041 trẻ. Các trường mầm non
công lập đã không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân trong thành
phố. Giáo viên trường mầm non công lập thiếu nhiều và hiện tượng bỏ việc
của giáo viên mầm non công lập đã xảy ra ở nhiều trường nhưng chưa thành
hiện tượng phổ biến.
Năm học 2004-2005 là giai đoạn hồi sinh của ngành mầm non
Thành phố Hồ Chí Minh. Số trẻ đi học mầm non toàn Thành phố đã tăng
lên 175.558 học sinh gồm 30.391 học sinh nhà trẻ và 145.167 học sinh mẫu
giáo theo học trong 497 trường mầm non gồm 337 trường công lập, 47
trường bán công và 113 trường dân lập tư thục, trong số đó trường công lập
nuôi dạy 62% tổng số học sinh [53, ngày 18/8/2004]. Nhưng cũng bắt đầu
từ giai đoạn này đã xảy ra tình trạng mà kéo dài đến tận ngày nay vẫn chưa
có cách khắc phục đó là Thành phố Hồ Chí Minh liên tục “sốt” nhà giữ trẻ
và trường mầm non nhưng giáo viên mầm non lại liên tục “hạ nhiệt trầm
trọng” theo nghịch lý “nhu cầu gửi trẻ càng tăng thì giáo viên mầm non
càng giảm” nhất là trong hệ thống giáo dục công lập. Đến năm 2008 - 2009
là năm số trẻ trong tuổi mầm non đi học tăng vọt ở tỷ lệ hơn 66% khiến
cho các trường công lập và giáo viên mầm non của Thành phố Hồ Chí
Minh bị rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Số lượng trẻ từ 03 tháng tới
2 tuổi đến trường, lớp, nhóm trẻ gia đình tăng bình quân trên 4.000
trẻ/năm. Tính từ năm 2001-2008 số trẻ trong độ tuổi này từ 20.992 trẻ đã
tăng lên 44.511 trẻ (tăng 23.519 trẻ); trẻ từ 3-5 tuổi từ 128.998 trẻ tăng lên
209.358 trẻ (tăng 80.360 trẻ). Thế nhưng năm học 2008 - 2009 có 431 giáo
viên mầm non nghỉ việc, toàn Thành phố thiếu 1000 giáo viên mầm non
công lập. Chỉ tính riêng năm 2008 có 256 giáo viên mầm non công lập nghỉ
việc, một số giáo viên mầm non trong số đó chuyển qua làm việc ở trường
quốc tế [52, ngày 26/5/2008].
28
Đến năm 2010-2011 số trường mầm non công lập và ngoài công lập
không tăng lên mà giảm đi chỉ còn còn 759 trường và 988 nhóm, lớp cả công
lập và tư thục. Số trường lớp công lập vào thời điểm này chiếm tỷ lệ trên 57%
với 406 trường và chỉ đáp ứng nuôi dạy khoảng 70% trên tổng số 293.000 trẻ
mầm non toàn Thành phố, số trẻ còn lại thì theo học tại các trường tư thục,
nhóm lớp. Với hơn 10.000 giáo viên nhưng phải chăm sóc giáo dục trẻ ở
9.066 lớp học mầm non vì thế trung bình chỉ có 1,19 giáo viên quản lý một
lớp. Mặc dù trong năm 2011 đã có thêm 6 trường mầm non được công nhận
đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 71 trường và
trường chuẩn quốc gia có mặt ở khắp 24/24 quận huyện của Thành phố nhưng
thực trạng làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ
Chí Minh là đến năm 2011, chỉ vì thiếu giáo viên mà Thành phố vẫn còn 13
phường chưa có trường mầm non công lập và số phường này tập trung ở các
quận 4, 6, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức. [52, ngày 28/10/2011]
Đến năm 2011 số cán bộ quản lý và giáo viên bậc mầm non nghỉ việc
là 442 người đã tăng lên 538 người vào năm 2012 [54, ngày 21/10/2012].
Theo thống kê cuối năm học 2011-2012 cả nước còn thiếu 22.800 giáo viên
mầm non thì tại Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu 1258 - 2000 giáo viên
trong khi nguồn tuyển giáo viên mầm non đã cạn kiệt. [55, ngày 22/6/2013].
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng Giáo dục đào tạo Quận 3 cho biết:
“bậc học mầm non Quận thiếu khoảng 40 giáo viên. Nhiều giáo viên đến nhận
nhiệm sở ngày đầu, hôm sau bỏ đi không một lời từ biệt, lý do chính là công
việc vất vả, nhất là ở trường có nhiều điểm lẻ”.
Áp lực chồng chất áp lực, trẻ tăng nhưng cô không tăng trong năm học
này về sau là tình trạng kéo dài cho hiện tượng bỏ nghề của giáo viên mầm
non tại Thành phố Hồ Chí Minh mà con số giáo viên, cán bộ quản lý mầm
non nghỉ việc hàng năm là minh chứng cụ thể nhất và hiện nay thiếu từ 2.000
29
đến 3.000 giáo viên mầm non (theo thống kê từ Sở Giáo dục Thành phố Hồ
Chí Minh) cho phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi.
Một số giáo viên mầm non nghỉ việc và mở trường, mở nhóm trẻ hoặc
mầm non tư thục có yếu tố quốc tế trong giảng dạy nhằm tránh áp lực trong
công việc nhất là về mặt chuyên môn. Khi mở trường hoặc mở nhóm lớp,
những giáo viên này đã nhẹ bớt gánh nặng chăm sóc nuôi dạy các cháu và có
thể vừa dùng kinh nghiệm về ngành mầm non để quản lý cơ sở của mình vừa
trông nom, chăm sóc thêm cho gia đình. Hoặc ở những giáo viên mầm non
gia đình có kinh tế thuộc loại khá giả sau một thời gian ngắn vào nghề đã bỏ
việc để phụ giúp gia đình quản lý công ty thuộc các lĩnh vực kinh tế khác.
Có nhiều giáo viên mầm non có giọng đọc thơ hay, kể chuyện diễn
cảm; sau khi được phát hiện và giới thiệu bởi các biên tập viên của các đài
truyền hình, đài phát thanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã dứt khoát từ bỏ
công việc giảng dạy mầm non, chuyển sang làm thuyết minh phim, lồng tiếng
với mức thu nhập khá cao so với công việc thực tế của giáo viên mầm non.
Giáo viên mầm non sẵn sàng bỏ nghề đi làm tạp vụ trong nhà hàng, khách
sạn, nhân viên văn phòng, bán hàng, thậm chí tiếp thị bia, mở quán ăn đang là
thực trạng đáng buồn đối với ngành giáo dục. [55, ngày 29/10/2011]
Do đặc thù của ngành mầm non khác với những ngành nghề khác khi
có sự điều động, thuyên chuyển nhân sự ở cấp quản lý phải điều động người
có chuyên môn của ngành mầm non; nếu điều động cán bộ quản lý có trình
độ cao ở các bậc học khác mà thiếu chuyên môn của ngành mầm non thì
việc quản lý sẽ gặp nhiều trở ngại cho cả hai phía là người quản lý và những
người được quản lý. Vì vậy một số giáo viên trong ngành mầm non được đề
bạt lên ban giám hiệu làm công tác quản lý thay cho số cán bộ quản lý nghỉ
hưu theo chế độ quy định và chuyển công tác cũng khiến cho số lượng giáo
viên bị hụt đi.
30
Công việc quá tải, tổng thu nhập của giáo viên mầm non bình quân là
1,8 - 2,4 triệu đồng/người/tháng nhưng trên thực tế thời gian lao động của đội
ngũ này tùy theo tình hình công tác thậm chí vào đợt cao điểm có lúc kéo dài
hơn 12 tiếng (từ 6giờ 30 đến 19 giờ).
Từ thực tế quá tải sức lao động của giáo viên nên mới đầu năm học
2011-2012 số cán bộ quản lý và giáo viên bậc mầm non nghỉ việc đã tăng lên
442 người (54, ngày 21/10/2011).
Tại các quận trung tâm Thành phố như quận 1, quận 3, quận 10; mức
độ bỏ việc của giáo viên mầm non từng năm đều tăng lên rất nhiều, tình trạng
giáo viên mầm non bỏ việc ngày càng trầm trọng. Trong năm học 2012 –
2013 do Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh không tuyển đủ số giáo viên
mầm non còn thiếu cho các trường nên phải chấp nhận phương án để các
Quận, các trường tự tuyển số giáo viên mầm non ở các tỉnh, thành trong cả
nước đang tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quận 5 thiếu khoảng 25 GV.
- Quận 3 thiếu khoảng 40 người. Ở những trường có nhiều điểm lẻ
(quận 3 có 3 trường mầm non có 5 điểm lẻ/ trường) khả năng tuyển giáo
viên cũng rất nhiêu khê, có những giáo viên đến nhận nhiệm sở ngày hôm
trước, hôm sau bỏ đi. Trường Mầm non 9 đang xây dựng cũng có nguy cơ
thiếu giáo viên.
- Quận Tân Phú thiếu 60 giáo viên, phỏng vấn 25 hồ sơ và cuối cùng
chỉ nhận được 2 hồ sơ giáo viên thuộc dạng KT3, hoàn toàn không tuyển
được giáo viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
31
Bảng 1.2.1: Thống kê số trường và số giáo viên mầm non còn thiếu
Năm học
Trường mầm non Giáo viên mầm non
Hiện có Còn thiếu Nghỉ việc Hiện có Còn thiếu
2007-2008 639 75 256 11.537 854
2008-2009 654 67 431 10.000 834
2009-2010 669 64 543 8.718 799
2010-2011 721 51 442 8.529 800
2011-2012 759 39 538 7.618 1.258–2.000
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố HCM, tháng 8/2012)
Thực trạng vừa nêu trên đã phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng
của tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc, đó là một quá trình kéo dài từ năm
này đến năm khác như một thách thức lớn dành cho các nhà quản lý giáo dục
của nước ta nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đến nay
việc tuyển dụng giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh phải mở rộng
ra những giáo viên thuộc diện hộ khẩu KT3 nhưng nguồn giáo viên này cũng
không đủ để đáp ứng nhu cầu cần có nên lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào
tạo cũng như ban giám hiệu của một số trường mầm non phải hợp đồng với
những giáo viên không có hộ khẩu và giáo viên có hộ khẩu ở các tỉnh thậm
chí buộc phải tuyển cả bảo mẫu để có người trông trẻ.
1.2.2 Hệ lụy của tình trạng giáo viên mầm non công lập bỏ việc tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Đối với gia đình trẻ và trẻ
Thời vàng son của ngành mầm non từ năm 2008 đến nay cũng là thời
gian “cô thiếu - cháu thừa” trong hệ thống trường mầm non công lập. Khi các
trường công lập thiếu và quá tải thì các trường mầm non tư thục, các nhóm trẻ
gia đình do tư nhân quản lý phát sinh rất nhiều nhằm thỏa mãn nhu cầu gửi
32
con của người lao động. Nhưng chất lượng nuôi dạy trẻ ở hệ thống ngoài công
lập rất thấp; các cơ sở mầm non ngoài công lập chỉ nhằm trông giữ trẻ để cha
mẹ các cháu đi làm, người giữ trẻ trong các nhóm trẻ gia đình tự phát này
hoàn toàn không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, không hiểu biết tâm, sinh
lý trẻ, không đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dạy trẻ như giáo viên trong các
trường công lập nên ở các mô hình tự phát này tình trạng trẻ mầm non bị bạo
hành và tai nạn rất nhiều, gây bức xúc trong dư luận tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng như trên cả nước.
Khi không gửi được trẻ ở trường mầm non nên gia đình phải tự trông
giữ trẻ do vậy công việc và thời gian lao động của phụ huynh học sinh bị ảnh
hưởng rất nhiều vì các cháu ở lứa tuổi mầm non chưa hoàn thiện tâm sinh lý,
chưa đủ khả năng để tự đảm bảo an toàn và tự phục vụ cho bản thân. Mặt
khác, khi thiếu giáo viên mầm non, thiếu lớp, thiếu trường mầm non dẫn đến
tình trạng quá tải của các trường mầm non đang hoạt động. Theo quy chuẩn, 2
giáo viên mầm non trông 1 lớp thì đa số ở các trường mầm non chỉ có trung
bình 1,19 giáo viên. Từ đó dẫn đến việc các cháu không được nuôi dạy một
cách đầy đủ. Nhiều vấn nạn thương tâm xảy ra không phải do giáo viên thiếu
trách nhiệm, không yêu trẻ, không quan tâm đến trẻ mà do không bao quát
được hết lớp vì sĩ số quá đông. Nhiều giờ học, buổi học không thực hiện hết
quy trình, không phát huy được năng lực sáng tạo của trẻ cũng chỉ vì số lượng
trẻ vượt quá quy chuẩn. Các gia đình khi gửi con em đến trường, họ mong
muốn con em của mình được hưởng thụ tính ưu việt của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa từ phương pháp chăm sóc, dạy dỗ đến tiện nghi dành cho trẻ.
Nhưng do thiếu giáo viên, nguyện vọng thiết thực, xác đáng đó đôi khi không
thực hiện được.
Giáo viên mầm non công lập bỏ việc cho thấy có sự lãng phí thời
gian, tiền của do người thân của đội ngũ đó đã cố công nuôi con em mình
33
ăn học (ít nhất hai năm nếu là giáo viên hệ trung cấp) trong một thời gian
dài, đến khi ra trường thì lại bỏ việc, càng làm thiếu hụt trầm trọng lực
lượng này nhiều hơn nữa.
Đối với nhà trường
Sĩ số lớp tại nhiều trường luôn cao hơn so với quy định chỉ có từ 15 đến
35 trẻ/lớp mẫu giáo tùy theo cấp tuổi (mầm: 3 tuổi - chồi: 4 tuổi - lá: 5 tuổi)
thậm chí có nơi không đủ lớp, thiếu giáo viên; ban giám hiệu buộc lòng phải
tăng sĩ số trẻ lên 50-60 trẻ/lớp/2 giáo viên ở khu vực nội thành và ở ngoại
thành là 40-45 trẻ/lớp/2 giáo viên. Quận 8 có 2 trường mầm non mới, nhưng
vẫn chưa tuyển được giáo viên. Thậm chí trong năm học 2011-2012 trước đó
Quận có một trường mầm non vẫn chưa sử dụng hết công suất cũng do thiếu
giáo viên.
Tình trạng thíếu giáo viên sẽ tạo nhiều áp lực lên trách nhiệm của ban
giám hiệu trường mầm non trong việc quản lý, điều phối nhân sự; thậm chí
hiện tượng giáo viên bỏ việc có lúc phá vỡ toàn bộ kế hoạch năm học, kế
hoạch tài chính, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra hàng năm của nhà trường.
Do thiếu giáo viên nên cấp quản lý trực tiếp là ban giám hiệu, phòng
Giáo dục và Đào tạo tại các quận, huyện phải bằng mọi giá tìm cho được
nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát sinh, có khi phải tuyển
dụng cả những người chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm, chỉ đào tạo cấp
tốc theo mô hình vừa học vừa làm nhằm thế chỗ cho những giáo viên mầm
non công lập đã bỏ việc. Giáo viên mầm non công lập bỏ việc đã làm đảo lộn
những kế hoạch dự kiến trong tương lai, phát sinh nhiều vấn nạn thương tâm
(trẻ mầm non tử vong do bị hóc sặc, bị chấn thương do giáo viên tạm tuyển,
hoặc bảo mẫu chưa qua đào tạo, thiếu hiểu biết cơ bản về tâm sinh lý trẻ …).
Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình nuôi dạy trẻ nhưng do thiếu giáo viên
nên tiếp xúc giữa nhà trường và phụ huynh học sinh không được thường
34
xuyên, đầy đủ. Nhiều thông tin không đến được với phụ huynh của trẻ, nhiều
vướng mắc của phụ huynh cũng không được giải đáp. Dưới áp lực của công
việc, do có quá nhiều vấn đề phải quan tâm trong cùng một thời điểm nên đôi
khi có hiện tượng giáo viên không giữ được cách giao tiếp nhẹ nhàng với trẻ,
tất cả những vấn đề đó dồn nén lại gây ra bức xúc ở phụ huynh của trẻ, thậm
chí nảy sinh những mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhà trường. Nhà trường
phải mất nhiều công sức, thời gian mới có thể hàn gắn những rạn nứt này.
Những vấn đề đó đã làm giảm vị thế xã hội của giáo viên trường mầm non
công lập, giảm vị thế của nhà trường mầm non nói riêng và ngành mầm non
nói chung.
Đối với giáo viên
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 trường đào tạo giáo viên mầm non là Đại
học Sư phạm, Đại học Sài Gòn và Cao đẳng Sư phạm TW Thành phố Hồ Chí
Minh. Hàng năm nếu các trường đào tạo hết công suất cũng chỉ cung ứng
không đầy 1.000 giáo viên mầm non. Số lượng giáo viên này cũng không thể
đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo viên mầm non cho các trường công lập trong
Thành phố. Có những trường bị thiếu giáo viên, một cô giáo cùng một cô bảo
mẫu phải nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục một lớp ghép đủ 3 cấp tuổi mầm -
chồi - lá với số lượng trên 50 cháu. Do đó lãnh đạo giáo dục mầm non Thành
phố Hồ Chí Minh phải chọn giải pháp thay thế số giáo viên mầm non còn
thiếu này bằng cách tuyển dụng bảo mẫu cho các trường. Mặc dù trình độ và
nghiệp vụ của bảo mẫu không đòi hỏi cao như giáo viên nhưng với 7.253 bảo
mẫu còn thiếu cho tất cả các trường trên toàn Thành phố thì ngành giáo dục
mầm non vẫn phải đau đầu để tìm mọi cách bù đắp số giáo viên, bảo mẫu
thiếu quá nhiều cho bậc học này. Như vậy, bảo mẫu - những người chưa được
đào tạo nghiệp vụ sư phạm, không được trang bị phương pháp nuôi dạy trẻ
phải làm giáo viên một cách “bất đắc dĩ”. Một số bảo mẫu nhanh chóng hòa
35
nhập được với nhà trường, trưởng thành dần trong quá trình nuôi dạy trẻ, đảm
nhiệm tốt công việc này. Nhưng cũng có những bảo mẫu không thể thực hiện
tốt chức năng của người giáo viên mầm non. Những trường mầm non có
những bảo mẫu như vậy đã làm cho phụ huynh của trẻ không hài lòng với nhà
trường với cách nuôi dạy của những bảo mẫu - giáo viên này.
Thống kê cho thấy, kể từ ngày thành lập ngành mầm non tại Thành phố
Hồ Chí Minh cho đến nay, tình hình trẻ ở bậc học này không ngừng gia tăng
nhưng so với nhu cầu thực tế số lượng trường mầm non công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh còn thiếu quá nhiều, giáo viên mầm non công lập nghỉ việc
lại gia tăng liên tục khiến cho ngành giáo dục bậc học mầm non phải tự bơi
trong quỹ đạo bất cập “giáo viên mới được đào tạo về trường nhận công tác
thay cho giáo viên cũ xin nghỉ việc”. Đó là một quy trình khép kín chưa tìm
được lối thoát của ngành mầm non Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non đôi khi như một căn bệnh
truyền nhiễm có tính lây lan, làm ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của
ngành mầm non ở các trường có giáo viên bỏ việc. Ngoài ra lòng tin của phụ
huynh học sinh đối với ngành và giáo viên mầm non cũng bị giảm sút. Chưa
có một minh chứng xác thực nào về những thiệt hại cụ thể do giáo viên bỏ
việc gây ra nhưng xét về lâu về dài thì hiệu ứng xã hội của tình trạng bỏ việc
ở giáo viên mầm non là hiện tượng diễn ra ngấm ngầm, âm ỉ và có sức công
phá rất lớn vì những hệ lụy từ hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non có
liên quan dây chuyền đến công tác của những người trong trường mầm non.
Sự thiếu hụt giáo viên mầm non khiến công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ mầm non đang theo học trong trường là một gánh nặng rất lớn làm suy
giảm tinh thần và sức khỏe của những giáo viên còn lại đang cố gắng bám trụ
với nghề “giáo viên mầm non”.
36
Đối với địa phương
Tình trạng tuyển sinh bậc học mầm non vẫn còn thực hiện theo cơ chế
phân bổ chỉ tiêu nhận trẻ của từng địa phương dưới sự quản lý của ngành dọc
và sự gia tăng dân số về mặt cơ học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên
cơn sốt tìm trường mầm non công lập vào mỗi đầu năm học của phụ huynh có
con ở lứa tuổi này. Năm học 2011- 2012 toàn Thành phố có 13 phường chưa
có trường mầm non công lập [52, 16/10/2011] hoặc ở những địa phương có
trường công lập nhưng lại thiếu phòng học, thiếu giáo viên nên không thể
chiêu sinh theo nguyện vọng của người dân tại địa phương. Hiện tượng vào
đầu năm học các bậc phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo để tìm trường học
cho con đã trở nên phổ biến. Người dân phải chấp nhận đóng góp mức phí
cao để trẻ học trái tuyến, trái lớp đã không còn là cá biệt. Hiện tượng chạy
trường, chạy lớp cho trẻ vào trường mầm non công lập có thể dẫn đến tham
nhũng, tiêu cực gây bức xúc ở địa phương.
Giáo viên mầm non nghỉ việc cộng với tình trạng thiếu giáo viên cố
hữu của ngành mầm non không những làm đảo lộn kế hoạch phát triển hệ
thống trường mầm non mà còn tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Nhiều quận, huyện không mở được trường mầm
non nhưng nhu cầu gửi trẻ thì càng ngày càng tăng lên. Chính vì thế các
nhóm, lớp tự phát trông trẻ mầm non phát triển. Các địa phương đã không
thể kiểm soát được các “nhà trẻ, trường mầm non” tự phát. Các cơ sở tư
nhân này thực chất chỉ là nơi giữ trẻ, không phải nơi dạy trẻ, không làm tốt
được chức năng nuôi dạy trẻ và không đảm bảo các chuẩn như quy định
của Điều lệ Trường mầm non. Những vấn đề trên gây nhức nhối cho nhân
dân địa phương, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng không thể giải quyết
một sớm một chiều nếu không khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên,
thiếu trường mầm non công lập.
37
Đối với xã hội
Hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo nên nhiều xáo trộn trong xã hội vì có sự dịch chuyển nguồn nhân
lực từ cơ quan, ngành nghề này sang cơ quan, ngành nghề khác. Những hệ lụy
của tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc xét về mặt vật chất, tinh thần, thời
gian, hay tiền bạc khó có thể đo đếm cụ thể nhưng đó là một hiện tượng xã
hội nhức nhối đối với những người làm công tác quản lý giáo dục và quản lý
xã hội tại các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh vì đã không đủ tài lực
để giữ chân đội ngũ này, khiến cho việc giáo viên mầm non công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh không ổn định. Luôn có sự di động giáo viên mầm
non từ trường công lập sang các trường tư thục, các trường mầm non quốc tế
hoặc ở các lĩnh vực khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì ngoài một số chế độ
đãi ngộ cao của các ngành nghề khác đã tuyển dụng và giữ chân giáo viên
mầm non công lập thì với mức lương khá hấp dẫn cùng với sự hoàn thiện về
cơ sở vật chất của hệ thống các trường tư thục, trường quốc tế cũng như sức
khỏe và tâm lý làm việc không bị áp lực nhiều đã lôi kéo giáo viên mầm non
công lập bỏ việc từ hệ thống giáo dục quốc dân chuyển sang trường tư thục,
trường quốc tế.
Mức cung không đủ cầu trong bậc học mầm non: số trẻ đến tuổi đi học
mầm non thì nhiều nhưng số lớp và số giáo viên để đảm bảo công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chỉ có giới hạn do đó các trường sư phạm phải
phát huy tối đa năng lực đào tạo để duy trì cho bậc học mầm non số lượng
giáo viên đủ phẩm chất và năng lực nhằm phục vụ cho nhu cầu đó. Nhưng
hiện tượng giáo viên mầm non bỏ việc quá nhiều đã khiến cho quá trình đào
tạo giáo viên mầm non tại các trường sư phạm không theo kịp với nhu cầu
của xã hội. Sự thiếu hụt giáo viên mầm non đã qua đào tạo chính quy sư phạm
ngày càng trầm trọng hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên sự hao hụt thời
38
gian, công sức của người dạy và người học trong quá trình đào tạo, từ đó gây
lãng phí rất lớn cho xã hội. Tình trạng giáo viên mầm non công lập bỏ việc
dẫn đến sự thiếu hụt giáo viên triền miên trong bậc học này là một vòng luẩn
quẩn chưa có hướng ra.
1.2.3. Nguyên nhân bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng
Giáo viên mầm non công lập bỏ việc khởi nguồn từ việc chưa có sự
quan tâm thích đáng của các nhà quản lý Nhà nước về vật chất, tinh thần dành
cho đội ngũ này. Lương của giáo viên mầm non công lập chỉ dao động từ 1,8
đến 2,4 triệu đồng/tháng. Đồng lương thực lĩnh đó chưa tương xứng với công
sức bỏ ra của giáo viên mầm non công lập. Mức lương của giáo viên mầm
non công lập thấp nhất trong hệ thống thang bảng lương so với giáo viên các
cấp học khác trong ngành giáo dục. Ngoài chế độ lương và phụ cấp 35% theo
quy định của ngành ra, không có bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào khác dành
cho giáo viên mầm non công lập trong khi thời gian công tác một ngày của
giáo viên mầm non có lúc lên đến hơn 12 tiếng. Công sức bỏ ra của giáo viên
bậc học này luôn vuợt khung quy định làm việc 8 tiếng/ngày của Nhà nước.
Lương ít, thời gian làm việc nhiều, các tiêu chuẩn phúc lợi khác như nhà ở, an
dưỡng định kỳ dành cho các giáo viên có sức khỏe hạn chế khi khá lớn tuổi,
hoặc khi có bệnh hiểm nghèo hoàn toàn nằm ngoài chế độ ưu tiên. Trong khi
làm việc ở các trường mầm non tư thục hoặc quốc tế, lương của giáo viên
mầm non cao hơn, số lượng trẻ cũng đạt chuẩn quy định theo cấp lớp và lứa
tuổi nên áp lực của nghề không nặng nề như trong quá trình công tác tại các
trường công lập.
Một số giáo viên mầm non công lập khi sinh con do nhiều hoàn cảnh,
nhất là do lương thấp, không có khả năng nuôi người giúp việc hoặc gửi con ở
39
nhà trẻ tư nhân nên buộc phải chấp nhận xin nghỉ việc để nuôi con mọn sau
khi chấm dứt chế độ nghỉ hộ sản 4 tháng. Đó là một trong những nguyên nhân
bỏ việc rất đau lòng và không đáng có của đội ngũ này.
Bất cập trong hệ thống giáo dục mầm non vẫn chưa có lời giải và
những bất cập đó luôn làm đắng lòng những người quản lý khi nhắc đến cấp
học nhỏ nhất này. Để tháo gỡ tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên mầm non,
lãnh đạo các Phòng giáo dục và Đào tạo tại một số quận trong Thành phố Hồ
Chí Minh đã tuyển thêm bảo mẫu cho các trường nhưng do cơ chế của ngành
không có định biên chức danh bảo mẫu trong hệ thống giáo dục mầm non nên
việc tuyển thêm bảo mẫu chỉ rải rác ở một số trường trong nội thành Thành
phố có nguồn tài chính dự chi hàng năm đáp ứng được nhu cầu hạch toán của
nhà trường nên việc thiếu giáo viên vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói
mãi”. Tuy nhiên với mức lương thấp, mọi chế độ ưu đãi không có ngoài
lương theo hợp đồng, áp lực công việc nặng, thời gian làm việc nhiều nên
cũng rất khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân sự tự do bên ngoài cho
chức danh này của các trường mầm non.
Sau những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt với việc gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước ta vào năm 2006, nền kinh tế -
xã hội của nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có
nhiều thay đổi về cơ cấu xã hội và định hướng phát triển trong tương lai.
Những đổi thay đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến tư tưởng của giáo
viên mầm non đang công tác trong các trường công lập. Có thể nói trong thời
kinh tế thị trường đã xuất hiện các công việc mới với đa dạng hóa các ngành
nghề trong xu thế mở rộng hoạt động và sự phát triển của các thành phần kinh
tế trong thời đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác trong đội
ngũ giáo viên mầm non trường công lập có tiềm năng về trình độ, kinh tế, sức
40
khỏe, tuổi đời. Do đó một trong những nguyên nhân bỏ việc của các giáo viên
trường mầm non công lập là do tác động của quy luật kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế. Đây là quy luật mang tính chất vĩ mô về mặt kinh tế nên tạo ra
rất nhiều biến đổi của xã hội, mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh chất xám trong
các cơ quan Nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng như
trong lĩnh vực giáo dục mầm non công lập và giáo dục mầm non tư thục.
Sau khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực và ngành
nghề khác cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại thì kể từ năm 2005,
ngành mầm non Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều trường mầm non tư
thục và trường mầm non quốc tế được thành lập với quy mô khá lớn về cơ sở
vật chất trường lớp. Có trường lớp chất lượng tốt thì phải có nguồn nhân lực
đáp ứng tương đương với quy mô đã mở. Trong trường hợp này cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế đã đòi hỏi và làm phát sinh thị trường lao động
trong ngành giáo dục mầm non. Nhu cầu nhân sự của lĩnh vực giáo dục mầm
non đã phát sinh, đòi hỏi rất quyết liệt về số lượng, chất lượng và thời gian.
Để đào tạo nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng cho nhu cầu cấp bách này các
trường sư phạm chuyên đào tạo giáo viên mầm non dù có đào tạo hết công
suất vẫn không thể nào bổ sung kịp thời cho mức cầu quá lớn của thời hội
nhập trong khi nhiệm vụ hàng đầu của các trường sư phạm này là phải đào tạo
và phân bổ nhân sự cho các trường công lập chính quy trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Do đó, các trường trường mầm non tư thục, trường mầm non
quốc tế đã tìm mọi cách để thu hút những giáo viên mầm non có tay nghề cao,
có nhiều kinh nghiệm ở khối trường công lập về đầu quân cho trường mình
bằng những chính sách đãi ngộ khá cao về lương bổng, về điều kiện làm việc
và nhiều chế độ khác khiến cho giáo viên mầm non công lập bấy lâu nay chỉ
quen với sự bao bọc của Nhà nước về các khoản lương bổng, chế độ bỗng
bừng tỉnh và có sự so sánh nhằm lựa chọn cho mình một môi trường làm việc
mới tương xứng với công sức bỏ ra hàng ngày.
41
Những đãi ngộ cao của các trường tư thục, trường mầm non quốc tế
hoặc những ngành nghề khác về mặt kinh tế, thời gian, môi trường làm việc
cũng là một lực hút rất mạnh cho hiện tượng bỏ nghề của Giáo viên mầm non
công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi muốn có một giáo viên mầm
non phải mất ít nhất 2 năm đào tạo ở hệ trung cấp, 3 năm cho hệ cao đẳng.
Còn nếu ở bậc đại học thì tình trạng đầu ra của sinh viên sư phạm mầm non
cũng tương đương với các ngành khác của trường đại học nhưng lương lại
thấp nên sinh viên không mặn mà lắm với ngành học mầm non khi nhìn vào
thực trạng hiện nay của bậc học này. Do tâm lý cùng một thời gian đào tạo
trong trường đại học, nếu học và tốt nghiệp sư phạm mầm non mà sau này lại
không theo nghề thì phải mất tiền bạc và thời gian học lại ngành nghề khác
nên trong vài năm trở lại đây số sinh viên thi vào khoa mầm non của các
trường đại học rất ít. Từ đó phát sinh một nghịch lý là số lượng sinh viên tốt
nghiệp của khoa mầm non bậc đại học đã ít nhưng lại không về trường mầm
non nhận nhiệm sở mà thường chạy vào các vị trí công tác thuộc cấp Sở,
Phòng Giáo dục và đào tạo hoặc các cơ quan, ngành nghề khác.
Hiện nay nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế cả về mặt giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non
nên rất cần một lực lượng giáo viên mầm non có tâm huyết, có trình độ, có
kinh nghiệm để phục vụ cho phát triển giáo dục. Do đó nhiệm vụ của ngành
giáo dục là đào tạo một đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có
chất lượng tốt kịp thời phục vụ cho sự nghiệp đó càng nhanh càng tốt. Tuy
nhiên không thể hô hào suông bằng những khẩu hiệu mang đầy tính kinh điển
để duy trì đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong khi có biết bao cơ hội mở
ra tiềm năng về kinh tế khiến giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ
Chí Minh luôn đặt mình trong tình trạng báo động đỏ, sẵn sàng nghỉ việc khi
có điều kiện thuận lợi phù hợp với các yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hòa đi
42
kèm theo nhằm tìm cho họ cơ hội thăng tiến cao, có thu nhập tương xứng với
công sức bỏ ra và nhất là được sự nhìn nhận về mặt xã hội khi làm công việc
khác ngoài nghề giáo viên mầm non. Đây là thực trạng đáng buồn cho ngành
giáo dục nói chung và cho bậc học mầm non nói riêng và cần lắm những tháo
gỡ kịp thời, những điều chỉnh mang tính quy mô, đồng bộ để hạn chế ở mức
thấp nhất tình trạng giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
bỏ việc trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, áp lực về công việc và thời gian
Giáo viên mầm non trường công lập không thể gánh nổi áp lực công
việc ngày càng nặng nhọc - vừa làm giáo viên đồng thời vừa phải làm bảo
mẫu cách nhật theo đổi mới của ngành. Áp lực sĩ số luôn quá tải trong một
lớp mà lương bổng không đủ để phục hồi lại sức khỏe bị hao hụt sau một
ngày làm việc nên số giáo viên công lập nghỉ việc để qua trường tư thục làm
việc vì ít bị áp lực về sĩ số trong lớp.
Một trường mầm non công lập được xây mới có thể xóa từ 3 đến 5
nhóm lớp tư thục và đồng nghĩa với việc chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
cũng được nâng lên rất nhiều so với các trường, lớp, nhóm trẻ ngoài công lập.
Nhưng trường công không được xây thêm hoặc xây mới cho phù hợp với
công tác chăm sóc nuôi dưỡng các cháu mầm non trong khi nhóm lớp tư thục
ngày càng dôi ra, và số trường công lập hiện có cũng không đáp ứng đủ nhu
cầu đến lớp của học sinh. Đây cũng là thực trạng khiến cho giáo viên mầm
non bị tăng áp lực khi chăm sóc, nuôi dạy trẻ và là một trong những nguyên
nhân chính khiến cho đối tượng này bỏ việc dù trong số đó vẫn có những giáo
viên rất yêu nghề, mến trẻ.
Đối với giáo viên mầm non, đã có rất nhiều văn bản quy định cụ thể về
thời gian làm việc, số tiết dạy trên lớp, các chế độ liên quan đến quyền lợi của
đội ngũ này nhưng trên thực tế giáo viên mầm non thường phải làm việc quá
43
giờ, không được trả lương tương xứng với công sức và thời gian làm việc.
Thực trạng này tồn tại công khai, phổ biến đến mức có thể cho là việc bình
thường, đó chính là hiện tượng “quá tải sức lao động” của giáo viên mầm non.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước ta đã
khiến cho xu thế mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế khác bén rễ,
đồng thời tạo nhiều cơ hội thay đổi việc làm của người dân, nhất là xu hướng
quốc tế hóa trong giáo dục mầm non và trước tình hình mức cung không đủ
nhu cầu cần thiết của bậc học mầm non nên hiện tượng giáo viên mầm non bỏ
việc trong trường công lập để chuyển sang làm việc tại các trường tư thục
hoặc các trường mầm non quốc tế có thu nhập cao hơn và đỡ áp lực công việc
hơn. Nhưng ngay ở các trường mầm non tư thục có thu nhập cao hơn ở các
trường công lập, tình trạng giáo viên bỏ việc cũng rất phổ biến. Vì với cùng
đồng lương theo quy định của nhà nước, thời gian lao động của các ngành
nghề khác là 8 tiếng/ngày; còn giáo viên mầm non có lúc phải làm trên 12
tiếng/ngày, tối về nhà phải chuẩn bị học cụ cho buổi dạy hôm sau. Công việc
chuyên môn đòi hỏi quá nhiều công sức và chiếm hầu hết thời gian trong
ngày, không còn sức lực và thời gian cho các nhu cầu khác của bản thân như
chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi, giải trí … nên tình trạng giáo viên mầm non bỏ
việc là hệ quả tất yếu bởi những nghịch lý đã tồn tại từ nhiều năm qua cho đến
nay vẫn chưa được giải quyết.
Có những hiện tượng khá phổ biến xảy ra là một số giáo viên mầm non
có tuổi đời còn khá trẻ, chưa có gia đình đang làm việc trong ngành nhưng do
đến với nghề không có yếu tố tâm huyết với trẻ mầm non, cộng với áp lực
trong công việc nhất là phải vệ sinh cho lứa tuổi này luôn quá tải nên những
giáo viên này chán nản bỏ việc cũng là điều dễ hiểu. Một số giáo viên mầm
non khá lớn tuổi dù đã qua đào tạo cơ bản nhưng sự phấn đấu vươn lên của họ
không cao, không theo kịp với sự phát triển của đổi mới ở bậc học mầm non,
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ

More Related Content

What's hot

Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Nguyen Hanh
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenHoa Sen University
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreadsGoogle
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Hoa Sen University
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (15)

Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải PhòngQuản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
 
Tap san 17.11.2020 export-spreads
Tap san 17.11.2020   export-spreadsTap san 17.11.2020   export-spreads
Tap san 17.11.2020 export-spreads
 
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCMLuận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
Luận án: Chính sách xã hội và vai trò phát triển giáo dục tại TPHCM
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
 
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
 

Similar to Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ (20)

LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợLuận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
Luận văn: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đPhát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, 9đ
 
Tiểu luận về phòng chống bạo lưc học đường.doc
Tiểu luận về phòng chống bạo lưc học đường.docTiểu luận về phòng chống bạo lưc học đường.doc
Tiểu luận về phòng chống bạo lưc học đường.doc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAYĐề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  THÁI THỊ LOAN BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  THÁI THỊ LOAN BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH VĂN HỌC HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Thực trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, hệ lụy và nguyên nhân 25 Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, DỰ BÁO TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC, CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN NGĂN NGỪAVÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 52 2.1 Những yếu tố tác động và dự báo tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh 52 2.2 Các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh 57 2.3 Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96
  • 4. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát biểu tại lớp học chính trị của các giáo viên vào ngày 13/9/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “… Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và những cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ…” [18, tr.168]. Từ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo, Đảng ta luôn đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên. Vì thế Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. [7, tr.41] Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng với nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến sáu tuổi, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức, là tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức và nhất là sự phát triển nhân cách cho trẻ sau này. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục mầm non, việc xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non có đủ về số lượng, đáp ứng đủ mọi yêu cầu về phẩm chất và năng lực là một yêu cầu cấp thiết. Quán triệt quan điểm, chủ trương và quyết tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực cho phát triển các trường mầm non công lập, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non công lập và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị, xã hội tại Thành phố Hồ Chí
  • 5. 4 Minh, do cơ chế thị trường tác động và do nhiều nguyên nhân khác cùng với sự bùng nổ dân số về mặt cơ học đã làm gia tăng áp lực lên giáo dục mầm non. Số trường mầm non công lập hiện có đã không đáp ứng được nhu cầu học tập của lứa tuổi này, đồng thời số giáo viên mầm non đang công tác trong các trường mầm non công lập cũng không kịp gia tăng mà ngược lại còn có nguy cơ sụt giảm vì hiện tượng bỏ việc của đội ngũ này ngày càng trở nên trầm trọng hơn trước sự phát triển và thay đổi của xã hội. Khi đất nước mở cửa, hội nhập kinh tế sâu rộng với quốc tế như hiện nay đã tác động mạnh đến lực lượng giáo viên mầm non trẻ tuổi, đồng thời tạo cho đội ngũ này nhiều cơ hội mới, nhiều lựa chọn mới để thay đổi cuộc sống còn quá nhiều khó khăn nếu cứ bám trụ trong ngành mầm non. Những yếu tố đầy thu hút của các ngành nghề khác đã khiến cho một số đông giáo viên còn non trẻ này nhất quyết dứt áo sư phạm mầm non ra đi để tìm cho bản thân mình một công việc có thu nhập tốt hơn với cuộc sống có chất lượng cao được xã hội tôn vinh, trọng vọng, không quá tải liên tục, không nhọc nhằn cơ cực và tránh được áp lực từ nhiều nguồn tác động khi công tác trong ngành mầm non. Ngoài ra một số lượng giáo viên đã công tác lâu năm trong ngành mầm non cũng bỏ nghề không ít, vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng căn bản nhất vẫn là bài toán thu nhập của giáo viên mầm non không tương xứng với công sức đã bỏ ra, vì đồng lương không đủ sống, không đủ lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Mặt khác, thời gian công tác trực tiếp tại trường lại luôn luôn quá tải so với các ngành nghề khác từ 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Nghiêm trọng hơn, đối tượng rời bỏ vị trí công tác trong ngành mầm non hiện nay không chỉ là những giáo viên mà còn lan rộng ra đội ngũ cán bộ quản lý (ban giám hiệu) đang công tác trong các trường mầm non công lập trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc cán bộ quản lý, giáo viên ngành mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh bỏ việc hiện là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục mầm non
  • 6. 5 Thành phố cũng như của toàn xã hội. Lãnh đạo các cấp của Thành phố và ngành giáo dục mầm non cũng đã có những biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non. Nhưng có lẽ sự vào cuộc của lãnh đạo và của ngành giáo dục mầm non chưa thực sự quyết liệt, những biện pháp ngăn ngừa tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non chưa thật hữu hiệu, vì vậy chưa chặn đứng được tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập. Số lượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập năm sau vẫn cao hơn năm trước. Năm 2012 có đến hơn 500 giáo viên mầm non bỏ việc. Đây thực sự là vấn đề báo động, một yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải được giải quyết để đảm bảo cho giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục mầm non và phát triển giáo viên mầm non nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu thấu đáo về tình trạng bỏ việc và ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, chỉ có một số bài báo đề cập đến vấn đề này nhưng mới dừng lại ở chỗ đưa ra số liệu bỏ việc của giáo viên mầm non và những kiến nghị khắc phục. Vì vậy, cần có sự xem xét, đánh giá đúng tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, đề xuất các biện pháp khả thi để góp phần chấm dứt tình trạng này trong những năm về sau. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Biện pháp ngăn ngừa và khắcphục tình trạng bỏ việc của giáoviên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ sự thụ hưởng các quyền cơ bản của người dân luôn ở mức cao như trong thời kỳ đổi mới và những thành tựu của công cuộc đổi mới đã giúp nước ta thoát khỏi sự trì trệ của thời quan liêu
  • 7. 6 bao cấp mà nền giáo dục quốc dân cũng bị ảnh hưởng không ít. Nhờ định hướng đúng đắn, sau 10 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã phát triển và đạt kết quả đáng kể. Quy mô giáo dục ở tất cả các bậc học từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học không ngừng được mở rộng. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước, giáo dục mầm non đã nhận được sự quan tâm nhiều của cộng đồng xã hội. Những chuyển biến trong nhận thức, sự quan tâm và đầu tư của xã hội dù chưa ở mức độ cao nhưng đã góp phần giúp cho giáo dục mầm non dần đi vào nề nếp với chất lượng không ngừng được cải tiến và đã huy động được nhiều thành phần, nhiều lực lượng kinh tế khác nhau trong xã hội tham gia. Kết quả vấn đề nghiên cứu của tác giả Dương Thị Thanh Huyền về “Thực trạng xã hội hóa giáo dục mầm non” đã chỉ rõ: Khi Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ra đời với chủ trương xã hội hóa giáo dục mầm non. Các trường mầm non tư thục, mầm non quốc tế, nhóm trẻ gia đình lần lượt ra đời nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã tháo gỡ khó khăn và cung ứng chỗ học mầm non cho một bộ phận không nhỏ người dân có nhu cầu gửi con để yên tâm lao động, công tác và tránh làm xáo trộn mọi hoạt động trong xã hội [38, số 11/2000]. Ngoài ra nghiên cứu còn đề cập đến kế hoạch phát triển giáo viên, tổ chức các phong trào có liên quan trực tiếp đến giáo dục mầm non trong khi thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục mầm non, mức cung không kịp đáp ứng nhu cầu đã làm phát sinh thêm những nhóm trẻ chui không phép khi hoạt động, giáo viên không có chuyên môn nuôi dạy trẻ, không có cơ sở vật chất đáp ứng tối thiểu nhu cầu cần có của một cơ sở nuôi dạy trẻ mầm non và hậu quả xấu là khó tránh khỏi. Nhất là vào những năm 2007-2011 là thời điểm mà hiện tượng làm tử vong trẻ, bạo hành trẻ gia tăng từ những cơ sở tư
  • 8. 7 nhân này; điển hình là chuyện bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa ngược đãi trẻ ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai từng làm xôn xao dư luận khắp cả nước. Những mâu thuẫn về phát triển ngành học mầm non nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội với hiện tượng thiếu hụt giáo viên mầm non về mặt chất lượng và số lượng trong thời hội nhập đã khiến cho những người quan tâm đến giáo dục mầm non phải giật mình bởi quy trình đào tạo giáo viên ở bậc học này không kịp đổi mới so với thực tiễn tiến bộ của xã hội Việt Nam và so với một số nền giáo dục các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới. Công trình của tác giả Cao Đức Tiến với vấn đề “Về đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non” [39, số 30/2002] đã làm nổi bật những vấn đề lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm mầm non trong trường sư phạm và nêu ra phương hướng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. Với nghiên cứu “Vấn đề đổi mới của giáo dục mầm non và yêu cầu với giáo viên mầm non” tác giả Trần Thị Ngọc Trâm [39, số 182/2008] đã luận giải những vấn đề như: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non gồm thiết kế tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục, đổi mới tổ chức môi trường, tạo sự khích lệ tích cực sáng tạo và phát triển của giáo viên mầm non; Đổi mới, xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, xem trọng việc bảo đảm an toàn, nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần; Đề xuất một số yêu cầu với giáo viên mầm non nhằm thích ứng với bậc giáo dục mầm non… Đó là những yêu cầu về nắm vững sự phát triển của trẻ, nắm vững chương trình giáo dục, chủ động lựa chọn những vấn đề phù hợp với trẻ, biết xây dựng kế hoạch, thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục,
  • 9. 8 biết phối hợp nhiều hình thức đánh giá, biết xây dựng môi trường giáo dục, biết phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng, biết hợp tác chia sẻ với đồng nghiệp… Những nghiên cứu về giáo dục mầm non trong các tạp chí giáo dục của một số tác giả nêu trên cùng với một số nghiên cứu khác đã cho thấy vai trò của giáo viên mầm non rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Nhưng cho đến nay giáo viên mầm non chưa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi dạy trẻ trong cả nước nói chung và trong các trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cho đến nay những chế độ chính sách cho nền giáo dục quốc dân vẫn còn mang tính chất dàn trải, phân bổ đều theo ngân sách Nhà nước là chính. Dù đã có những giải pháp đột phá như cải tổ về mục tiêu, chương trình, phương pháp… để xây dựng nền giáo dục nước nhà cho phù hợp với xu thế và thời đại, hội nhập với nền giáo dục của một số nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản… và một số nước có nền giáo dục đã phát triển tốt như Anh, Pháp, Hoa kỳ. Nhưng thực chất với một nền giáo dục luôn bị chi phối bởi các chỉ tiêu theo từng hạng mục, từng địa phương thì sự nghiệp giáo dục dù được xác định là quốc sách hàng đầu vẫn chưa tạo được những thay đổi có tính chất bước ngoặt. Cuộc sống của những người trong ngành giáo dục nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng còn rất nhiều khó khăn. Mọi chính sách về chế độ ưu đãi, lương tiền cho những người làm công tác giáo dục ở bậc học thấp nhất này vẫn phải theo đúng lộ trình kết hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành. Chưa có những ưu đãi đặc thù nào nhằm thu hút người tài vào lĩnh vực giáo dục mầm non công lập ngoài chế độ ưu tiên cho các sinh viên thi vào ngành sư phạm được miễn học phí toàn phần cho đến khi ra trường kèm theo yêu cầu phải phục vụ trong ngành một thời gian quy định như ở Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 10. 9 Trong khi ngành giáo dục đang loay hoay với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng từ bậc trung học phổ thông trở xuống thì những làn gió mát thổi vào nước ta từ cơ chế đổi mới đã bắt đầu tạo thêm nhiều cơ hội và nhiều sự lựa chọn công việc mới với mức thu nhập tương xứng ở những ngành nghề khác trong xã hội. Điều này đã làm lung lay tư tưởng bám trường, bám lớp của những giáo viên có nhiều khả năng nổi trội khác về kiến thức, trình độ, bằng cấp. Bản thân lực lượng này yêu nghề có năng lực sư phạm nhưng muốn thoát nghèo trong thời kinh tế thị trường nên sẵn sàng bỏ việc ở những trường lớp chính quy công lập để đầu quân cho những trường tư thục, trường quốc tế, những trung tâm ngoại ngữ hay những cơ quan, đơn vị, những ngành nghề mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân họ. Những sự thật đắng lòng như vừa nêu trên, tồn tại ở mọi nơi, trong mọi cấp học từ mầm non đến phổ thông, đại học nhất là đối với lực lượng giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tư tưởng nhảy việc, bỏ nghề đã tạo thành những cơn sốt với một tỷ lệ không nhỏ theo quy luật cung - cầu nhân sự của xã hội trong thời kinh tế thị trường, nhất là vào những năm 2008 - 2009 và kéo dài cho đến tận thời điểm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý giáo viên mầm non công lập, đề xuất các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh góp phần phát triển bậc học này trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của Thành phố. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý giáo viên mầm non công lập. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
  • 11. 10 Đề xuất các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp cơ bản ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với đối tượng là giáo viên khác của các trường bán công, tư thục, đề tài chỉ có tính chất tham khảo. Về đối tượng khảo sát: Khảo sát đội ngũ giáo viên mầm non các trường công lập tại các quận: Quận Tân Phú, Quận 1, Quận 3, Quận 10 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: Các số liệu điều tra tính từ năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc vào nhiều vấn đề, là việc làm khó khăn, phức tạp không thể giải quyết một sớm một chiều. Nhưng nếu thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các vấn đề như: phát huy sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị các cấp và của nhân dân trong ngăn chặn tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế xã hội cho giáo viên mầm non công lập; đổi mới cơ chế quản lý của các cấp từ Thành phố đến quận (huyện), phường (xã); nâng cao chất lượng tuyển chọn đào tạo và tuyển dụng giáo viên mầm non
  • 12. 11 công lập; tăng cường bồi dưỡng phẩm chất và năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non công lập; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của các trường mầm non và của giáo viên mầm non về mọi mặt thì có thể ngăn ngừa và khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời đề tài còn vận dụng các quan điểm hệ thống – cấu trúc, lô gic – lịch sử và quan điểm thực tiễn để xem xét, đánh giá, phân tích các vấn đề có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành những công trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục như: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu chuyên ngành về giáo dục mầm non và quản lý giáo viên mầm non các trường công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh; các nghị quyết lãnh đạo; các văn bản có liên quan đến giáo dục mầm non và quản lý giáo dục mầm non; các tài liệu tổng kết, các báo cáo về giáo dục mầm non và quản lý giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh…để xây dựng cơ sở lý luận của các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 13. 12 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp, của các tổ chức, các cơ quan ở các quận tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý giáo viên mầm non công lập. Điều tra xã hội học đối với một số cán bộ quản lý, cán bộ ở một số tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên các trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với ban giám hiệu một số trường mầm non và với cán bộ quản lý giáo viên mầm non công lập ở một số quận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm trong quản lý giáo viên và trong việc khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sửdụng phươngpháp thốngkê toánhọc để xử lý các số liệu saukhảo sát. 7. Ý nghĩa của đề tài Đóng góp những vấn đề lý luận cho việc ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ, cơ quan quản lý giáo dục mầm non và giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc ngăn chặn tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập. 8. Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu, Phần nội dung (2 chương 5 tiết), Phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm trường mầm non công lập Theo Điều lệ Trường mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường mầm non công lập là trường do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Chức năng, nhiệm vụ trường mầm non Trường mầm non có chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 03 tháng đến 06 tuổi theo quy chuẩn, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Tổ chức đón, trả trẻ; chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; quản lý sức khỏe và an toàn cho trẻ. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động; hoạt động ăn nghỉ của trẻ (đối với trường bán trú). Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong độ tuổi mầm non. Phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội để thực hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng; về huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
  • 15. 14 Kinh phí hoạt động Trường mầm non công lập là loại hình trường học do Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các phương tiện cần thiết cho mọi hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Bậc học mầm non trực tiếp được giải ngân từ ngân sách tài chính cấp quận. Việc duyệt và chi cho các trường mầm non theo dự toán hàng năm của hiệu trưởng nhà trường gồm các phần sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tiền lương, phụ cấp, khen thưởng lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua…có liên quan đến mọi hoạt động và nhân sự của toàn trường. Cơ sở vật chất giáo dục Cơ sở vật chất giáo dục của trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và quản lý thông qua giám sát của ngành dọc là Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện. Các nhu cầu xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất có liên quan đến hoạt động giáo dục, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi … phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ được hiệu trưởng dự toán vào quý 3 hằng năm cho năm học sau tùy theo nhu cầu thực tế của nhà trường. 1.1.2. Khái niệm giáo viên mầm non công lập Giáo viên trường mầm non công lập là viên chức Nhà nước. Luật Viên chức được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2010 có quy định chặt chẽ, cụ thể những vấn đề liên quan đến viên chức, trong đó có cả hệ thống giáo viên trường cônglập như các chínhsách: tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, nâng bậc, chế độ tiền lương của giáo viên, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật… Giáo viên mầm non muốn được tuyển dụng vào các trường công lập để trở thành viên chức Nhà nước phải được đào tạo từ bậc trung cấp đến cao đẳng và đại học. Giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức tuyển dụng chặt chẽ theo ngạch bậc qua các đợt thi viên chức hoặc tuyển dụng
  • 16. 15 tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được chính thức tuyển dụng vào làm việc trong các trường mầm non công lập, giáo viên mầm non được giao một công việc với nhiệm vụ cụ thể và phải có nghĩa vụ hoàn thành nhiệm vụ đó trong thời gian làm việc tại trường mầm non. Khi chưa có quyết định rời khỏi trường mầm non thì người giáo viên đó vẫn phải thực hiện công việc của mình trong thời gian làm việc được pháp luật quy định. Có thể hiểu: Giáo viên mầm non là những người được đào tạo từ các hệ trung cấp, cao đẳng và đạihọc trong các trường sư phạm trên phạm vi cả nước và chính thức được tuyển dụng vào biên chế, trở thành viên chức Nhà nước đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập. Chuẩn giáo viên mầm non trong các trường được quy định ở mức trung cấp. Tuy nhiên trước tiến trình hội nhập hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã tự nâng chuẩn đào tạo của mình lên các bậc cao đẳng, đại học và sau đại học cho phù hợp với xu thế mới, việc tự nâng chuẩn đào tạo của mình lên đồng nghĩa với việc bậc lương của giáo viên mầm non sẽ được điều chỉnh lên theo sự thay đổi của hệ đào tạo. Đó cũng là một trong những hướng phấn đấu của những giáo viên mầm non yêu nghề, bám trụ với nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh được phân công cụ thể công tác từ khi chính thức được tuyển dụng theo cấp độ quản lý nhân sự từ trên xuống dưới gồm: Sở Giáo dục Thành phố, Phòng Giáo dục (cấp quận/huyện), ban giám hiệu trường mầm non. Chế độ làm việc của giáo viên mầm non công lập được quy định bởi Thông tư số 48/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011. Thông tư quy định thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non công lập là 42 tuần. Thời gian nghỉ hàng năm gồm:
  • 17. 16 Thời gian nghỉ hè 8 tuần được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp khác (nếu có); Một số ngày nghỉ khác (lễ, tết,...) được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Ngoài ra các quyđịnh về giờ dạy, chế độ giảm giờ dạy và quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy cũng được quy định trong Thông tư. Về chế độ đãi ngộ, giáo viên mầm non công lập là người chấp nhận làm việc trong các trường mầm non công lập do Nhà nước quản lý theo chế độ “thuận thì nhận”; tức là khi đã hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật ban hành và qua đợt thi tuyển hoặc xét tuyển của ngành dọc (Sở Giáo dục và Đào tạo) nếu giáo viên chấp thuận thì nhận quyết định về nhiệm sở công tác. Mọi chế độ làm việc và đãi ngộ của giáo viên mầm non không phải là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động như trong Luật lao động quy định mà giáo viên mầm non là viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, đó là chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo thang bậc và thâm niên công tác. Nguồn ngân sách Nhà nước chính là tiền thuế của dân đóng góp, đây là mấu chốt giúp phân biệt lương của giáo viên công lập khác với lương của giáo viên ngoài công lập, giáo viên trường tư thục, giáo viên trường quốc tế, giáo viên các trung tâm... Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, tiền lương là thước đo giá trị sức lao động và hiệu quả công việc theo quy trình cạnh tranh cùng mối quan hệ cung - cầu ở các cơ sở không thuộc Nhà nước quản lý nói chung và trong các trường mầm non ngoài công lập nói riêng. Lương của giáo viên trường công lập được tính bởi 3 nguồn là: lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước, thang bảng lương, các chế độ phụ cấp khác theo quy định của ngành dọc và tài chính kết hợp. Trong các lĩnh vực do
  • 18. 17 tư nhân quản lý, tiền lương và thu nhập của người lao động được điều chỉnh theo nhu cầu về lợi nhuận của đôi bên cung và cầu cùng sự dao động của nguồn nhân lực. Do đó trong thực tiễn, khi chỉ số giá sinh hoạt của xã hội biến động theo cơ chế thị trường thì thu nhập của giáo viên trường công lập thường thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của giáo viên khu vực giáo dục tư nhân. Đây chính là một trong những nguyên nhân dịch chuyển nguồn nhân lực từ khu vực giáo dục công lập sang khu vực giáo dục tư nhân, đặc biệt là những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực thực sự nhưng chưa được khu vực công đánh giá đúng về giá trị lao động của họ. Ngoài ra căn cứvào các quy định của Nhà nước, giáo viên mầm non công lập còn được đãi ngộ về bảo đảm vĩnh viễn những phúc lợi xã hội tương ứng như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương hưu, tiền lương trongnhững ngày nghỉ phép cố định 2 tháng/năm học (theo Thông tư số 48/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011). Tuy nhiên nếu so sánh giữa hai lĩnh vực công - tư thì nguồn giáo viên trong lĩnh vực giáo dục công lập vẫn được hưởng một số chế độ chăm lo cố định do Nhà nước quy định, mà trong lĩnh vực tư nhân vẫn chưa được thực hiện do nhu cầu lợi nhuận của chủ trường hoặc chủ doanh nghiệp như chế độ nghỉ phép hè 2 tháng có hưởng lương, đó cũng là một đãi ngộ chỉ có trong hệ thống giáo dục quốc dân và được duy trì trong các trường công lập. Bên cạnh những đặc điểm về chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ vừa nêu, công việc của giáo viên mầm non công lập còn được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật liên quan khác như các nghị định, thông tư, quy chế ngành mầm non, chuẩn giáo viên mầm non,... Môi trường làm việc của giáo viên mầm non công lập Môi trường làm việc là mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người từ thấp đến cao là: nhu cầu ăn, mặc, ở của riêng mỗi cá nhân; nhu
  • 19. 18 cầu an toàn của bản thân; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu tôn trọng và được tôn trọng với những người xung quanh trong khi làm việc; cuối cùng là nhu cầu tự thể hiện để hoàn thiện bản thân. Trong các nhu cầu vừa nêu thì nhu cầu cuối cùng là nhu cầu cao nhất của người lao động nhằm tự bộc lộ tài năng phẩm giá, phát huy thế mạnh của cá nhân mình để phát triển nghề nghiệp hoặc năng lực chuyên môn ở mức độ cao nhất. Trước kia khi chưađổimới và cơ chế bao cấp đóngvaitrò chủ lực thì làm việc trong môi trườngNhà nước là lựa chọnhàng đầu củangười lao độngvì tính ổn định và mức độ an toàn cao. Nhưngtừ khi nước ta mở cửa cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì cơ hội lựa chọn môi trường làm việc của người lao động đã có nhiều thay đổi vì sự xuất hiện các khu vực ngoài Nhà nước với những việc làm hấp dẫn và có thu nhập cao. Giáo dục cũng không nằm ngoài những thay đổi có tính quy luật đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một bộ phận giáo viên mầm non công lập đang diễn ra hiện tượng “bỏ việc” ở các trường công lập để đầu quân cho những trường ngoài công lập với khối lượng công việc không còn là gánh nặng hằng ngày và mức thu nhập cao hơn nhiều so với khi làm việc trong trường công lập do Nhà nước quản lý. Năng lực của giáo viên mầm non công lập Năng lực là khả năng làm việc của một người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về mặt chất lượng công việc, thu được nhiều lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc và được đánh giá cao bởi những người quản lý trực tiếp. Trong phạm vi giáo dục, ngoài những kiến thức cơ bản về ngành học được thu thập trong suốt quá trình học tập ở các trường sư phạm, năng lực của giáo viên sẽ được định hình khi trực tiếp giảng dạy trên lớp. Đó là khả năng bao quát học sinh khi đứng lớp, kỹ năng truyền thụ kiến thức, biết cách lồng ghép các kiến thức mang tính lý thuyết trong sách giáo khoa với kinh nghiệm thực tế cuộc sống để làm học sinh hứng thú khi học tập. Riêng trong bậc học mầm
  • 20. 19 non năng lực của giáo viên mầm non chính là sự phong phú trong các hoạt động nuôi dạy trẻ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên với nhau để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động (theo hướng đổi mới của giáo dục mầm non, hiện nay các giờ học, chơi, ăn, ngủ… của trẻ mầm non được gọi là hoạt động chung, hoạt động ngoài trời…). Đây là vấn đề cơ bản quan trọng nhất để làm cơ sở đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người khai tâm mở trí cho các thế hệ học sinh nhỏ nhất trong các bậc học đồng thời cũng là nền tảng đánh giá chất lượng của người giáo viên mầm non nói riêng và nền giáo dục theo xu thế mới hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Hiện nay những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá năng lực của giáo viên mầm non được thể hiện ở một số yêu cầu sau: Có kiến thức về giáo dục mầm non, có năng lực sư phạm gồm khả năng bao quát và xử lý tình huống trong khi đứng lớp. Có kiến thức về tâm sinh lý của trẻ và kiến thức nuôi dạy trẻ. Biết tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ, biết múa hát, kể chuyện, … lôi cuốn trẻ. Có sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Bảng 1.1. Trình độ giáo viên mầm non công lập tại TP HCM Chức danh Tổng số Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Tổng Nữ Đạt chuẩn Cao đẳng Đại học Sau đại học Trung cấp Cao cấp Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) 1.144 1.140 1.140 162 946 08 27 521 Giáo viên 8.466 8.444 8.436 3.604 2.784 o 04 343 (Nguồn:Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố HC M, tháng 8/2012)
  • 21. 20 Phẩm chất đạo đức Đạo đức là phẩm chất tối cần thiết của bất kỳ người lao động chân chính nào trong công việc, nhưng riêng đối với những người làm công tác giáo dục thì yếu tố đạo đức luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá năng lực toàn diện của một nhà giáo. Nhà giáo phải là người có đạo đức tốt thì mới có đầy đủ vị thế truyền đạt những kiến thức, những kỹ năng, những kinh nghiệm sống đến học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Đặc trưng của giáo dục là nơi truyền đạt những tinh hoa của văn hóa nhân loại, do đó yếu tố đạo đức phải là chuẩn đầu tiên của bất kỳ ai nếu muốn đứng trong hàng ngũ những người làm công tác giáo dục, đồng thời phải luôn duy trì, phát huy, rèn luyện phẩm chất tốt đẹp này để mãi là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục mầm non cũng là một bậc học đòi hỏi khắc nghiệt phẩm chất này ở các thầy, cô giáo. Khi chấp nhận vào ngành mầm non, các tố chất cần thiết nhất cho người công tác ở bậc học này là lòng yêu nghề, yêu người, là sự kiên trì nhẫn nại, giàu đức hy sinh, sẵn sàng bỏ thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc cho sự nghiệp giáo dục trẻ như lời Bác Hồ đã từng nói với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo năm 1955 “…Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt… Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo” [17, tr.263]. Đạo đức của người giáo viên mầm non được quy định trong “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non” Ban hành kèm Quyết định số 2/2008/QĐ- BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • 22. 21 và được đánh giá hàng năm sau khi có hiệu lực thi hành để giúp những người làm công tác giáo dục ở cấp học này luôn phấn đấu vươn lên bằng những tiêu chí sau: Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý; tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khỏe; không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ; không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo không được làm. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ; trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em; chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo. Ngoài những yêu cầu cơ bản trên trong quy định của chuẩn giáo viên mầm non, phẩm chất đạo đức còn được quy định thêm bởi những nội quy, quy chế riêng của từng địa phương, từng trường học tùy theo điều kiện và tình hình thực tế ở mỗi nơi. 1.1.3. Khái niệm bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Bỏ việc là hiện tượng xảy ra đối với một cá nhân nào đó khi đang làm công việc trong lĩnh vực này nhưng không còn quan tâm đến công việc đó nữa, không giữ lại công việc đó cho bản thân mình, đồng thời không còn chịu sự chi phối bởi những mối quan hệ về mặt quản lý đối với các cá nhân khác có liên quan đến những công việc cũ đã làm của mình mà chuyển sang
  • 23. 22 làm việc ở một ngành, một lĩnh vực khác, với một công việc mới so với công việc cũ. Bỏ việc của giáo viên mầm non Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo viên là người trực tiếp đứng lớp, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh mầm non. Có thể hiểu: giáo viên mầm non công lập bỏ việc là hiện tượng những người đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non công lập của Thành phố nhưng không tiếp tục công việc đó nữa mà chuyển sang làm những công việc khác. Như vậy có thể hiểu, giáo viên mầm non bỏ việc xảy ra trong những trường hợp sau: Tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở các ngành nghề khác. Tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc để chuyển sang làm việc ở các trường mầm non ngoài công lập. Xin thôi đứng lớp, không trực tiếp làm việc nuôi dạy trẻ mà chuyển sang làm những công việc khác trong ngành giáo dục mầm non nói riêng hoặc trong ngành giáo dục nói chung. Bỏ việc của giáo viên mầm non được nghiên cứu như là một hiện tượng xã hội, có nguyên nhân chính và trực tiếp từ những tác động của xã hội. Còn những hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập có nguyên nhân từ gia đình hoặc nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân chỉ được nghiên cứu để tham khảo. Do áp lực công việc hoặc do không thích hợp với việc nuôi dạy trẻ, một số giáo viên mầm non công lập đã lợi dụng các mối quan hệ hoặc chạy chọt để chuyển sang những vị trí khác như làm cán bộ quản lý giáo dục ở trường, ở các quận, huyện. Một số giáo viên mầm non công lập cũng xin chuyển sang
  • 24. 23 các trường mầm non công lập ở những địa phương khác - những nơi có cơ sở vật chất tốt hơn, có những ưu đãi tốt hơn. Sự dịch chuyển này, tuy số giáo viên đó vẫn công tác trong ngành giáo dục mầm non nhưng vẫn tạo nên hiện tượng thiếu ảo (nơi cần thì thiếu, nơi tạm đủ thì thừa) Để dạy trẻ tốt thì phải có một đội ngũ giáo viên mầm non thật đầy đủ về chất lượng và ổn định về số lượng nhưng trong tình hình thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non ngày càng bị giảm về số lượng và từ sự thiếu hụt đó chất lượng của giáo viên mầm non trong chăm sóc nuôi dạy trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Tìm lời giải cho vấn đề này để đưa vị thế của giáo viên mầm non trở lại đúng thiên chức của người mẹ thứ hai như Bác Hồ đã răn dạy là một vấn đề cấp thiết. 1.1.4. Khái niệm biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Theo Từ điển Tiếng Việt thì ngăn ngừa là “phòng trước để cản lại một việc xấu”[40, tr.589]; khắc phục là “thắng những khó khăn để đạt mục đích của mình” [40, tr.450]. Như vậy có thể hiểu: ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tìm ra những cách thức để giáo viên mầm non công lập yên tâm với nghềnghiệp, công việc nuôi dạy trẻ. Tạo những điều kiện vật chất và tinh thần tốt hơn cho cuộc sống của họ để họ không thôi việc chuyển sang những ngành nghề, công việc khác. Theo Từđiển Tiếng Việt, biện pháp là “cáchhànhđộng, lựa chọnsao cho phù hợp với mục đích”[40, tr.70]còntheo ĐạiTừ điển Tiếng Việt “biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể” [24, tr.161]. Từ các khái niệm trên, có thể thấy nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt mục đích đặt ra. Theo các cáchtiếp cận trên, có thể quan niệm: Biện pháp ngănngừa và khắc phụctình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tổng hợp các
  • 25. 24 cách thức tác động đến giáo viên mầm non một cách có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và vị thế xã hội của giáo viên mầm non công lập, giúp họ tổ chức tốt cuộc sống cá nhân, rèn luyện phẩm chất, năng lực sư phạm, yên tâm gắn bó lâu dài với nghề nghiệp và công việc nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non công lập. Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, thao tác và cả những chế độ chính sách, cơ chế quản lý tác động đến giáo viên mầm non và tập thể giáo viên mầm non. Mục đích của biện pháp: khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập là tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như: cải thiện đời sống cho giáo viên trường mầm non công lập, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất, lòng yêu nghề, yêu trẻ và những kỹ năng nuôi dạy trẻ. Trên cơ sở đó giúp cho người giáo viên mầm non công lập có điều kiện chăm sóc gia đình và bản thân, đồng thời nâng cao vị thế xã hội của họ để họ sống được bằng nghề, gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ. Chủ thể của những tác độnglà: cấp ủy chínhquyền các cấp;các đoànthể chínhtrị xã hội; các cơ quan chức năng; các cơ quan quản lý giáo dục các cấp; cộng đồng xã hội và chính bản thân đội ngũ giáo viên các trường mầm non. Giáo viên các trường mầm non công lập vừa là đối tượng tác động lại vừa là chủ thể của những tác động. Bởi vì bỏ việc đối với một cá nhân nói chung và những người làm công tác giáo dục mầm non nói riêng không đơn giản là một hành động nhất thời mà là cả một quá trình đấu tranh, giằng co nội tâm. Đặc biệt đối với giáo viên yêu nghề, yêu trẻ thì bỏ việc nuôi dạy trẻ là một việc làm hết sức khó khăn đối với họ. Nhưng có thể do họ quá khó khăn về cuộc sống, bị áp lực của công việc, thậm chí bị cám dỗ bởi danh vọng, bởi vật chất nên đã bỏ nghề. Bỏ việc của giáo viên mầm non công lập ở
  • 26. 25 nhiều người không phải vì những động cơ xấu cho nên để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập thì chính đội ngũ giáo viên mầm non công lập phải tự vượt lên, tự đấu tranh để khắc phục khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, yên tâm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ. Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập rất phong phú và đa dạng bởi đối tượng của những biện pháp này là con người hoạt động ở lĩnh vực giáo dục. Mặt khác nguyên nhân bỏ việc cũng đa dạng, có nhiều vấn đề tế nhị liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Tuy nhiên nếu các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập phù hợp với đối tượng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của họ, giải quyết được những khó khăn cho họ thì sẽ có tính thiết thực và khả thi cao 1.2. Thực trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, hệ lụy và nguyên nhân 1.2.1 Thực trạng bỏ việc của giáoviên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngay trong năm đầu tiên thành lập ngành học mẫu giáo 1975-1976, toàn Thành phố đã có 1920 lớp với 1973 giáo viên nuôi dạy 62.260 trẻ . Sau đó vào cuối năm 1975 đã có thêm 10 nhà trẻ thu nhận 878 trẻ lứa tuổi nhà trẻ với 106 cô nuôi dạy trẻ. Cuối năm 1976 số lượng nhà trẻ đã tăng lên 106 cơ sở với 613 cô chăm sóc nuôi dạy 5.010 trẻ. Trong những năm này, việc tuyển chọn giáo viên mầm non các trường công lập khá chặt chẽ, đa số là những người tâm huyết với nghề, yêu trẻ và có kỹ năng nuôi dạy trẻ tốt nên rất ít người bỏ việc. Đến năm học 1984-1985 số trẻ học mẫu giáo đã tăng lên 114.780 trẻ và số trẻ đến nhà trẻ đã tăng gấp 10 lần với 564 nhà trẻ, 4.850 cô nuôi dạy 31.089 cháu.
  • 27. 26 Trong thời kỳ này, tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức quốc tế, Thành phố đã xây dựng được 5 nhà trẻ có quy mô nuôi dạy từ 100 đến 300 cháu như: - UIPE (Union International de Protection des enfants) giúp xây nhà trẻ ở số 4 Trần Quốc Thảo, quận 3) thu nhận 300 cháu. - UNICEF giúp xây 4 nhà trẻ quy mô 100 trẻ mỗi trường gồm: Nhà trẻ Nguyễn Tất Thành (quận 4), nhà trẻ 19/5 (quận 8), nhà trẻ Hữu Nghị (quận 11), nhà trẻ Bông Hồng (huyện Củ Chi). - Tổ chức FCD (Fonds Cooperatin de Development) của Bỉ giúp xây nông trại Tân Thắng (phường 16, quận Tân Bình) để cung cấp thịt, cá, trứng, rau xanh cho các cháu nhà trẻ. Các cháu có cha mẹ làm việc ở nông trại có một nhà trẻ riêng. - Tổ chức PI (Protection International) và một số Việt kiều hảo tâm đã giúp đỡ tiền, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho các nhà trẻ. Trong những năm 80, tuy số trường mầm non tăng nhanh nhưng lượng giáo viên không thiếu nhiều nhưng cũng từ những năm này bắt đầu có hiện tượng giáo viên trường mầm non công lập bỏ việc và nhảy việc. Những năm 1990- 1995 là giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục, đây là thời điểm có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển giáo dục. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V (tháng 10/1991) Thành phố đã xác lập và quyết định đầu tư thêm kinh phí để sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, vận động thêm phụ huynh đóng góp vào xây dựng trường. Cũng trong thời điểm này chủ trương hợp nhất nhà trẻ và trường mẫu giáo thành trường mầm non theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho hệ thống giáo dục mầm non Thành phố thay da đổi thịt, tạo sức hút rất nhiều đối với phụ huynh và trẻ mầm non. Khi mô hình nhà trẻ và trường mẫu giáo không còn hoạt động riêng lẻ nữa mà kết hợp lại thành trường mầm
  • 28. 27 non thì số trẻ mầm non đã tăng vọt lên 138.041 trẻ. Các trường mầm non công lập đã không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của người dân trong thành phố. Giáo viên trường mầm non công lập thiếu nhiều và hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập đã xảy ra ở nhiều trường nhưng chưa thành hiện tượng phổ biến. Năm học 2004-2005 là giai đoạn hồi sinh của ngành mầm non Thành phố Hồ Chí Minh. Số trẻ đi học mầm non toàn Thành phố đã tăng lên 175.558 học sinh gồm 30.391 học sinh nhà trẻ và 145.167 học sinh mẫu giáo theo học trong 497 trường mầm non gồm 337 trường công lập, 47 trường bán công và 113 trường dân lập tư thục, trong số đó trường công lập nuôi dạy 62% tổng số học sinh [53, ngày 18/8/2004]. Nhưng cũng bắt đầu từ giai đoạn này đã xảy ra tình trạng mà kéo dài đến tận ngày nay vẫn chưa có cách khắc phục đó là Thành phố Hồ Chí Minh liên tục “sốt” nhà giữ trẻ và trường mầm non nhưng giáo viên mầm non lại liên tục “hạ nhiệt trầm trọng” theo nghịch lý “nhu cầu gửi trẻ càng tăng thì giáo viên mầm non càng giảm” nhất là trong hệ thống giáo dục công lập. Đến năm 2008 - 2009 là năm số trẻ trong tuổi mầm non đi học tăng vọt ở tỷ lệ hơn 66% khiến cho các trường công lập và giáo viên mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh bị rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Số lượng trẻ từ 03 tháng tới 2 tuổi đến trường, lớp, nhóm trẻ gia đình tăng bình quân trên 4.000 trẻ/năm. Tính từ năm 2001-2008 số trẻ trong độ tuổi này từ 20.992 trẻ đã tăng lên 44.511 trẻ (tăng 23.519 trẻ); trẻ từ 3-5 tuổi từ 128.998 trẻ tăng lên 209.358 trẻ (tăng 80.360 trẻ). Thế nhưng năm học 2008 - 2009 có 431 giáo viên mầm non nghỉ việc, toàn Thành phố thiếu 1000 giáo viên mầm non công lập. Chỉ tính riêng năm 2008 có 256 giáo viên mầm non công lập nghỉ việc, một số giáo viên mầm non trong số đó chuyển qua làm việc ở trường quốc tế [52, ngày 26/5/2008].
  • 29. 28 Đến năm 2010-2011 số trường mầm non công lập và ngoài công lập không tăng lên mà giảm đi chỉ còn còn 759 trường và 988 nhóm, lớp cả công lập và tư thục. Số trường lớp công lập vào thời điểm này chiếm tỷ lệ trên 57% với 406 trường và chỉ đáp ứng nuôi dạy khoảng 70% trên tổng số 293.000 trẻ mầm non toàn Thành phố, số trẻ còn lại thì theo học tại các trường tư thục, nhóm lớp. Với hơn 10.000 giáo viên nhưng phải chăm sóc giáo dục trẻ ở 9.066 lớp học mầm non vì thế trung bình chỉ có 1,19 giáo viên quản lý một lớp. Mặc dù trong năm 2011 đã có thêm 6 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 71 trường và trường chuẩn quốc gia có mặt ở khắp 24/24 quận huyện của Thành phố nhưng thực trạng làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh là đến năm 2011, chỉ vì thiếu giáo viên mà Thành phố vẫn còn 13 phường chưa có trường mầm non công lập và số phường này tập trung ở các quận 4, 6, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức. [52, ngày 28/10/2011] Đến năm 2011 số cán bộ quản lý và giáo viên bậc mầm non nghỉ việc là 442 người đã tăng lên 538 người vào năm 2012 [54, ngày 21/10/2012]. Theo thống kê cuối năm học 2011-2012 cả nước còn thiếu 22.800 giáo viên mầm non thì tại Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu 1258 - 2000 giáo viên trong khi nguồn tuyển giáo viên mầm non đã cạn kiệt. [55, ngày 22/6/2013]. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng Giáo dục đào tạo Quận 3 cho biết: “bậc học mầm non Quận thiếu khoảng 40 giáo viên. Nhiều giáo viên đến nhận nhiệm sở ngày đầu, hôm sau bỏ đi không một lời từ biệt, lý do chính là công việc vất vả, nhất là ở trường có nhiều điểm lẻ”. Áp lực chồng chất áp lực, trẻ tăng nhưng cô không tăng trong năm học này về sau là tình trạng kéo dài cho hiện tượng bỏ nghề của giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh mà con số giáo viên, cán bộ quản lý mầm non nghỉ việc hàng năm là minh chứng cụ thể nhất và hiện nay thiếu từ 2.000
  • 30. 29 đến 3.000 giáo viên mầm non (theo thống kê từ Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh) cho phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi. Một số giáo viên mầm non nghỉ việc và mở trường, mở nhóm trẻ hoặc mầm non tư thục có yếu tố quốc tế trong giảng dạy nhằm tránh áp lực trong công việc nhất là về mặt chuyên môn. Khi mở trường hoặc mở nhóm lớp, những giáo viên này đã nhẹ bớt gánh nặng chăm sóc nuôi dạy các cháu và có thể vừa dùng kinh nghiệm về ngành mầm non để quản lý cơ sở của mình vừa trông nom, chăm sóc thêm cho gia đình. Hoặc ở những giáo viên mầm non gia đình có kinh tế thuộc loại khá giả sau một thời gian ngắn vào nghề đã bỏ việc để phụ giúp gia đình quản lý công ty thuộc các lĩnh vực kinh tế khác. Có nhiều giáo viên mầm non có giọng đọc thơ hay, kể chuyện diễn cảm; sau khi được phát hiện và giới thiệu bởi các biên tập viên của các đài truyền hình, đài phát thanh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã dứt khoát từ bỏ công việc giảng dạy mầm non, chuyển sang làm thuyết minh phim, lồng tiếng với mức thu nhập khá cao so với công việc thực tế của giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non sẵn sàng bỏ nghề đi làm tạp vụ trong nhà hàng, khách sạn, nhân viên văn phòng, bán hàng, thậm chí tiếp thị bia, mở quán ăn đang là thực trạng đáng buồn đối với ngành giáo dục. [55, ngày 29/10/2011] Do đặc thù của ngành mầm non khác với những ngành nghề khác khi có sự điều động, thuyên chuyển nhân sự ở cấp quản lý phải điều động người có chuyên môn của ngành mầm non; nếu điều động cán bộ quản lý có trình độ cao ở các bậc học khác mà thiếu chuyên môn của ngành mầm non thì việc quản lý sẽ gặp nhiều trở ngại cho cả hai phía là người quản lý và những người được quản lý. Vì vậy một số giáo viên trong ngành mầm non được đề bạt lên ban giám hiệu làm công tác quản lý thay cho số cán bộ quản lý nghỉ hưu theo chế độ quy định và chuyển công tác cũng khiến cho số lượng giáo viên bị hụt đi.
  • 31. 30 Công việc quá tải, tổng thu nhập của giáo viên mầm non bình quân là 1,8 - 2,4 triệu đồng/người/tháng nhưng trên thực tế thời gian lao động của đội ngũ này tùy theo tình hình công tác thậm chí vào đợt cao điểm có lúc kéo dài hơn 12 tiếng (từ 6giờ 30 đến 19 giờ). Từ thực tế quá tải sức lao động của giáo viên nên mới đầu năm học 2011-2012 số cán bộ quản lý và giáo viên bậc mầm non nghỉ việc đã tăng lên 442 người (54, ngày 21/10/2011). Tại các quận trung tâm Thành phố như quận 1, quận 3, quận 10; mức độ bỏ việc của giáo viên mầm non từng năm đều tăng lên rất nhiều, tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc ngày càng trầm trọng. Trong năm học 2012 – 2013 do Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh không tuyển đủ số giáo viên mầm non còn thiếu cho các trường nên phải chấp nhận phương án để các Quận, các trường tự tuyển số giáo viên mầm non ở các tỉnh, thành trong cả nước đang tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Quận 5 thiếu khoảng 25 GV. - Quận 3 thiếu khoảng 40 người. Ở những trường có nhiều điểm lẻ (quận 3 có 3 trường mầm non có 5 điểm lẻ/ trường) khả năng tuyển giáo viên cũng rất nhiêu khê, có những giáo viên đến nhận nhiệm sở ngày hôm trước, hôm sau bỏ đi. Trường Mầm non 9 đang xây dựng cũng có nguy cơ thiếu giáo viên. - Quận Tân Phú thiếu 60 giáo viên, phỏng vấn 25 hồ sơ và cuối cùng chỉ nhận được 2 hồ sơ giáo viên thuộc dạng KT3, hoàn toàn không tuyển được giáo viên có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 32. 31 Bảng 1.2.1: Thống kê số trường và số giáo viên mầm non còn thiếu Năm học Trường mầm non Giáo viên mầm non Hiện có Còn thiếu Nghỉ việc Hiện có Còn thiếu 2007-2008 639 75 256 11.537 854 2008-2009 654 67 431 10.000 834 2009-2010 669 64 543 8.718 799 2010-2011 721 51 442 8.529 800 2011-2012 759 39 538 7.618 1.258–2.000 (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố HCM, tháng 8/2012) Thực trạng vừa nêu trên đã phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc, đó là một quá trình kéo dài từ năm này đến năm khác như một thách thức lớn dành cho các nhà quản lý giáo dục của nước ta nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đến nay việc tuyển dụng giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh phải mở rộng ra những giáo viên thuộc diện hộ khẩu KT3 nhưng nguồn giáo viên này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu cần có nên lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như ban giám hiệu của một số trường mầm non phải hợp đồng với những giáo viên không có hộ khẩu và giáo viên có hộ khẩu ở các tỉnh thậm chí buộc phải tuyển cả bảo mẫu để có người trông trẻ. 1.2.2 Hệ lụy của tình trạng giáo viên mầm non công lập bỏ việc tại Thành phố Hồ Chí Minh Đối với gia đình trẻ và trẻ Thời vàng son của ngành mầm non từ năm 2008 đến nay cũng là thời gian “cô thiếu - cháu thừa” trong hệ thống trường mầm non công lập. Khi các trường công lập thiếu và quá tải thì các trường mầm non tư thục, các nhóm trẻ gia đình do tư nhân quản lý phát sinh rất nhiều nhằm thỏa mãn nhu cầu gửi
  • 33. 32 con của người lao động. Nhưng chất lượng nuôi dạy trẻ ở hệ thống ngoài công lập rất thấp; các cơ sở mầm non ngoài công lập chỉ nhằm trông giữ trẻ để cha mẹ các cháu đi làm, người giữ trẻ trong các nhóm trẻ gia đình tự phát này hoàn toàn không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, không hiểu biết tâm, sinh lý trẻ, không đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dạy trẻ như giáo viên trong các trường công lập nên ở các mô hình tự phát này tình trạng trẻ mầm non bị bạo hành và tai nạn rất nhiều, gây bức xúc trong dư luận tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước. Khi không gửi được trẻ ở trường mầm non nên gia đình phải tự trông giữ trẻ do vậy công việc và thời gian lao động của phụ huynh học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều vì các cháu ở lứa tuổi mầm non chưa hoàn thiện tâm sinh lý, chưa đủ khả năng để tự đảm bảo an toàn và tự phục vụ cho bản thân. Mặt khác, khi thiếu giáo viên mầm non, thiếu lớp, thiếu trường mầm non dẫn đến tình trạng quá tải của các trường mầm non đang hoạt động. Theo quy chuẩn, 2 giáo viên mầm non trông 1 lớp thì đa số ở các trường mầm non chỉ có trung bình 1,19 giáo viên. Từ đó dẫn đến việc các cháu không được nuôi dạy một cách đầy đủ. Nhiều vấn nạn thương tâm xảy ra không phải do giáo viên thiếu trách nhiệm, không yêu trẻ, không quan tâm đến trẻ mà do không bao quát được hết lớp vì sĩ số quá đông. Nhiều giờ học, buổi học không thực hiện hết quy trình, không phát huy được năng lực sáng tạo của trẻ cũng chỉ vì số lượng trẻ vượt quá quy chuẩn. Các gia đình khi gửi con em đến trường, họ mong muốn con em của mình được hưởng thụ tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa từ phương pháp chăm sóc, dạy dỗ đến tiện nghi dành cho trẻ. Nhưng do thiếu giáo viên, nguyện vọng thiết thực, xác đáng đó đôi khi không thực hiện được. Giáo viên mầm non công lập bỏ việc cho thấy có sự lãng phí thời gian, tiền của do người thân của đội ngũ đó đã cố công nuôi con em mình
  • 34. 33 ăn học (ít nhất hai năm nếu là giáo viên hệ trung cấp) trong một thời gian dài, đến khi ra trường thì lại bỏ việc, càng làm thiếu hụt trầm trọng lực lượng này nhiều hơn nữa. Đối với nhà trường Sĩ số lớp tại nhiều trường luôn cao hơn so với quy định chỉ có từ 15 đến 35 trẻ/lớp mẫu giáo tùy theo cấp tuổi (mầm: 3 tuổi - chồi: 4 tuổi - lá: 5 tuổi) thậm chí có nơi không đủ lớp, thiếu giáo viên; ban giám hiệu buộc lòng phải tăng sĩ số trẻ lên 50-60 trẻ/lớp/2 giáo viên ở khu vực nội thành và ở ngoại thành là 40-45 trẻ/lớp/2 giáo viên. Quận 8 có 2 trường mầm non mới, nhưng vẫn chưa tuyển được giáo viên. Thậm chí trong năm học 2011-2012 trước đó Quận có một trường mầm non vẫn chưa sử dụng hết công suất cũng do thiếu giáo viên. Tình trạng thíếu giáo viên sẽ tạo nhiều áp lực lên trách nhiệm của ban giám hiệu trường mầm non trong việc quản lý, điều phối nhân sự; thậm chí hiện tượng giáo viên bỏ việc có lúc phá vỡ toàn bộ kế hoạch năm học, kế hoạch tài chính, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra hàng năm của nhà trường. Do thiếu giáo viên nên cấp quản lý trực tiếp là ban giám hiệu, phòng Giáo dục và Đào tạo tại các quận, huyện phải bằng mọi giá tìm cho được nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát sinh, có khi phải tuyển dụng cả những người chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm, chỉ đào tạo cấp tốc theo mô hình vừa học vừa làm nhằm thế chỗ cho những giáo viên mầm non công lập đã bỏ việc. Giáo viên mầm non công lập bỏ việc đã làm đảo lộn những kế hoạch dự kiến trong tương lai, phát sinh nhiều vấn nạn thương tâm (trẻ mầm non tử vong do bị hóc sặc, bị chấn thương do giáo viên tạm tuyển, hoặc bảo mẫu chưa qua đào tạo, thiếu hiểu biết cơ bản về tâm sinh lý trẻ …). Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình nuôi dạy trẻ nhưng do thiếu giáo viên nên tiếp xúc giữa nhà trường và phụ huynh học sinh không được thường
  • 35. 34 xuyên, đầy đủ. Nhiều thông tin không đến được với phụ huynh của trẻ, nhiều vướng mắc của phụ huynh cũng không được giải đáp. Dưới áp lực của công việc, do có quá nhiều vấn đề phải quan tâm trong cùng một thời điểm nên đôi khi có hiện tượng giáo viên không giữ được cách giao tiếp nhẹ nhàng với trẻ, tất cả những vấn đề đó dồn nén lại gây ra bức xúc ở phụ huynh của trẻ, thậm chí nảy sinh những mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhà trường. Nhà trường phải mất nhiều công sức, thời gian mới có thể hàn gắn những rạn nứt này. Những vấn đề đó đã làm giảm vị thế xã hội của giáo viên trường mầm non công lập, giảm vị thế của nhà trường mầm non nói riêng và ngành mầm non nói chung. Đối với giáo viên Thành phố Hồ Chí Minh có 3 trường đào tạo giáo viên mầm non là Đại học Sư phạm, Đại học Sài Gòn và Cao đẳng Sư phạm TW Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm nếu các trường đào tạo hết công suất cũng chỉ cung ứng không đầy 1.000 giáo viên mầm non. Số lượng giáo viên này cũng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo viên mầm non cho các trường công lập trong Thành phố. Có những trường bị thiếu giáo viên, một cô giáo cùng một cô bảo mẫu phải nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục một lớp ghép đủ 3 cấp tuổi mầm - chồi - lá với số lượng trên 50 cháu. Do đó lãnh đạo giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh phải chọn giải pháp thay thế số giáo viên mầm non còn thiếu này bằng cách tuyển dụng bảo mẫu cho các trường. Mặc dù trình độ và nghiệp vụ của bảo mẫu không đòi hỏi cao như giáo viên nhưng với 7.253 bảo mẫu còn thiếu cho tất cả các trường trên toàn Thành phố thì ngành giáo dục mầm non vẫn phải đau đầu để tìm mọi cách bù đắp số giáo viên, bảo mẫu thiếu quá nhiều cho bậc học này. Như vậy, bảo mẫu - những người chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, không được trang bị phương pháp nuôi dạy trẻ phải làm giáo viên một cách “bất đắc dĩ”. Một số bảo mẫu nhanh chóng hòa
  • 36. 35 nhập được với nhà trường, trưởng thành dần trong quá trình nuôi dạy trẻ, đảm nhiệm tốt công việc này. Nhưng cũng có những bảo mẫu không thể thực hiện tốt chức năng của người giáo viên mầm non. Những trường mầm non có những bảo mẫu như vậy đã làm cho phụ huynh của trẻ không hài lòng với nhà trường với cách nuôi dạy của những bảo mẫu - giáo viên này. Thống kê cho thấy, kể từ ngày thành lập ngành mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay, tình hình trẻ ở bậc học này không ngừng gia tăng nhưng so với nhu cầu thực tế số lượng trường mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu quá nhiều, giáo viên mầm non công lập nghỉ việc lại gia tăng liên tục khiến cho ngành giáo dục bậc học mầm non phải tự bơi trong quỹ đạo bất cập “giáo viên mới được đào tạo về trường nhận công tác thay cho giáo viên cũ xin nghỉ việc”. Đó là một quy trình khép kín chưa tìm được lối thoát của ngành mầm non Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non đôi khi như một căn bệnh truyền nhiễm có tính lây lan, làm ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của ngành mầm non ở các trường có giáo viên bỏ việc. Ngoài ra lòng tin của phụ huynh học sinh đối với ngành và giáo viên mầm non cũng bị giảm sút. Chưa có một minh chứng xác thực nào về những thiệt hại cụ thể do giáo viên bỏ việc gây ra nhưng xét về lâu về dài thì hiệu ứng xã hội của tình trạng bỏ việc ở giáo viên mầm non là hiện tượng diễn ra ngấm ngầm, âm ỉ và có sức công phá rất lớn vì những hệ lụy từ hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non có liên quan dây chuyền đến công tác của những người trong trường mầm non. Sự thiếu hụt giáo viên mầm non khiến công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non đang theo học trong trường là một gánh nặng rất lớn làm suy giảm tinh thần và sức khỏe của những giáo viên còn lại đang cố gắng bám trụ với nghề “giáo viên mầm non”.
  • 37. 36 Đối với địa phương Tình trạng tuyển sinh bậc học mầm non vẫn còn thực hiện theo cơ chế phân bổ chỉ tiêu nhận trẻ của từng địa phương dưới sự quản lý của ngành dọc và sự gia tăng dân số về mặt cơ học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên cơn sốt tìm trường mầm non công lập vào mỗi đầu năm học của phụ huynh có con ở lứa tuổi này. Năm học 2011- 2012 toàn Thành phố có 13 phường chưa có trường mầm non công lập [52, 16/10/2011] hoặc ở những địa phương có trường công lập nhưng lại thiếu phòng học, thiếu giáo viên nên không thể chiêu sinh theo nguyện vọng của người dân tại địa phương. Hiện tượng vào đầu năm học các bậc phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo để tìm trường học cho con đã trở nên phổ biến. Người dân phải chấp nhận đóng góp mức phí cao để trẻ học trái tuyến, trái lớp đã không còn là cá biệt. Hiện tượng chạy trường, chạy lớp cho trẻ vào trường mầm non công lập có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực gây bức xúc ở địa phương. Giáo viên mầm non nghỉ việc cộng với tình trạng thiếu giáo viên cố hữu của ngành mầm non không những làm đảo lộn kế hoạch phát triển hệ thống trường mầm non mà còn tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều quận, huyện không mở được trường mầm non nhưng nhu cầu gửi trẻ thì càng ngày càng tăng lên. Chính vì thế các nhóm, lớp tự phát trông trẻ mầm non phát triển. Các địa phương đã không thể kiểm soát được các “nhà trẻ, trường mầm non” tự phát. Các cơ sở tư nhân này thực chất chỉ là nơi giữ trẻ, không phải nơi dạy trẻ, không làm tốt được chức năng nuôi dạy trẻ và không đảm bảo các chuẩn như quy định của Điều lệ Trường mầm non. Những vấn đề trên gây nhức nhối cho nhân dân địa phương, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều nếu không khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, thiếu trường mầm non công lập.
  • 38. 37 Đối với xã hội Hiện tượng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên nhiều xáo trộn trong xã hội vì có sự dịch chuyển nguồn nhân lực từ cơ quan, ngành nghề này sang cơ quan, ngành nghề khác. Những hệ lụy của tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc xét về mặt vật chất, tinh thần, thời gian, hay tiền bạc khó có thể đo đếm cụ thể nhưng đó là một hiện tượng xã hội nhức nhối đối với những người làm công tác quản lý giáo dục và quản lý xã hội tại các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh vì đã không đủ tài lực để giữ chân đội ngũ này, khiến cho việc giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh không ổn định. Luôn có sự di động giáo viên mầm non từ trường công lập sang các trường tư thục, các trường mầm non quốc tế hoặc ở các lĩnh vực khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì ngoài một số chế độ đãi ngộ cao của các ngành nghề khác đã tuyển dụng và giữ chân giáo viên mầm non công lập thì với mức lương khá hấp dẫn cùng với sự hoàn thiện về cơ sở vật chất của hệ thống các trường tư thục, trường quốc tế cũng như sức khỏe và tâm lý làm việc không bị áp lực nhiều đã lôi kéo giáo viên mầm non công lập bỏ việc từ hệ thống giáo dục quốc dân chuyển sang trường tư thục, trường quốc tế. Mức cung không đủ cầu trong bậc học mầm non: số trẻ đến tuổi đi học mầm non thì nhiều nhưng số lớp và số giáo viên để đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chỉ có giới hạn do đó các trường sư phạm phải phát huy tối đa năng lực đào tạo để duy trì cho bậc học mầm non số lượng giáo viên đủ phẩm chất và năng lực nhằm phục vụ cho nhu cầu đó. Nhưng hiện tượng giáo viên mầm non bỏ việc quá nhiều đã khiến cho quá trình đào tạo giáo viên mầm non tại các trường sư phạm không theo kịp với nhu cầu của xã hội. Sự thiếu hụt giáo viên mầm non đã qua đào tạo chính quy sư phạm ngày càng trầm trọng hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên sự hao hụt thời
  • 39. 38 gian, công sức của người dạy và người học trong quá trình đào tạo, từ đó gây lãng phí rất lớn cho xã hội. Tình trạng giáo viên mầm non công lập bỏ việc dẫn đến sự thiếu hụt giáo viên triền miên trong bậc học này là một vòng luẩn quẩn chưa có hướng ra. 1.2.3. Nguyên nhân bỏ việc của giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh Một là, chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng Giáo viên mầm non công lập bỏ việc khởi nguồn từ việc chưa có sự quan tâm thích đáng của các nhà quản lý Nhà nước về vật chất, tinh thần dành cho đội ngũ này. Lương của giáo viên mầm non công lập chỉ dao động từ 1,8 đến 2,4 triệu đồng/tháng. Đồng lương thực lĩnh đó chưa tương xứng với công sức bỏ ra của giáo viên mầm non công lập. Mức lương của giáo viên mầm non công lập thấp nhất trong hệ thống thang bảng lương so với giáo viên các cấp học khác trong ngành giáo dục. Ngoài chế độ lương và phụ cấp 35% theo quy định của ngành ra, không có bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào khác dành cho giáo viên mầm non công lập trong khi thời gian công tác một ngày của giáo viên mầm non có lúc lên đến hơn 12 tiếng. Công sức bỏ ra của giáo viên bậc học này luôn vuợt khung quy định làm việc 8 tiếng/ngày của Nhà nước. Lương ít, thời gian làm việc nhiều, các tiêu chuẩn phúc lợi khác như nhà ở, an dưỡng định kỳ dành cho các giáo viên có sức khỏe hạn chế khi khá lớn tuổi, hoặc khi có bệnh hiểm nghèo hoàn toàn nằm ngoài chế độ ưu tiên. Trong khi làm việc ở các trường mầm non tư thục hoặc quốc tế, lương của giáo viên mầm non cao hơn, số lượng trẻ cũng đạt chuẩn quy định theo cấp lớp và lứa tuổi nên áp lực của nghề không nặng nề như trong quá trình công tác tại các trường công lập. Một số giáo viên mầm non công lập khi sinh con do nhiều hoàn cảnh, nhất là do lương thấp, không có khả năng nuôi người giúp việc hoặc gửi con ở
  • 40. 39 nhà trẻ tư nhân nên buộc phải chấp nhận xin nghỉ việc để nuôi con mọn sau khi chấm dứt chế độ nghỉ hộ sản 4 tháng. Đó là một trong những nguyên nhân bỏ việc rất đau lòng và không đáng có của đội ngũ này. Bất cập trong hệ thống giáo dục mầm non vẫn chưa có lời giải và những bất cập đó luôn làm đắng lòng những người quản lý khi nhắc đến cấp học nhỏ nhất này. Để tháo gỡ tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên mầm non, lãnh đạo các Phòng giáo dục và Đào tạo tại một số quận trong Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển thêm bảo mẫu cho các trường nhưng do cơ chế của ngành không có định biên chức danh bảo mẫu trong hệ thống giáo dục mầm non nên việc tuyển thêm bảo mẫu chỉ rải rác ở một số trường trong nội thành Thành phố có nguồn tài chính dự chi hàng năm đáp ứng được nhu cầu hạch toán của nhà trường nên việc thiếu giáo viên vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tuy nhiên với mức lương thấp, mọi chế độ ưu đãi không có ngoài lương theo hợp đồng, áp lực công việc nặng, thời gian làm việc nhiều nên cũng rất khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân sự tự do bên ngoài cho chức danh này của các trường mầm non. Sau những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước ta vào năm 2006, nền kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều thay đổi về cơ cấu xã hội và định hướng phát triển trong tương lai. Những đổi thay đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến tư tưởng của giáo viên mầm non đang công tác trong các trường công lập. Có thể nói trong thời kinh tế thị trường đã xuất hiện các công việc mới với đa dạng hóa các ngành nghề trong xu thế mở rộng hoạt động và sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác trong đội ngũ giáo viên mầm non trường công lập có tiềm năng về trình độ, kinh tế, sức
  • 41. 40 khỏe, tuổi đời. Do đó một trong những nguyên nhân bỏ việc của các giáo viên trường mầm non công lập là do tác động của quy luật kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đây là quy luật mang tính chất vĩ mô về mặt kinh tế nên tạo ra rất nhiều biến đổi của xã hội, mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh chất xám trong các cơ quan Nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng như trong lĩnh vực giáo dục mầm non công lập và giáo dục mầm non tư thục. Sau khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực và ngành nghề khác cho phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại thì kể từ năm 2005, ngành mầm non Thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều trường mầm non tư thục và trường mầm non quốc tế được thành lập với quy mô khá lớn về cơ sở vật chất trường lớp. Có trường lớp chất lượng tốt thì phải có nguồn nhân lực đáp ứng tương đương với quy mô đã mở. Trong trường hợp này cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã đòi hỏi và làm phát sinh thị trường lao động trong ngành giáo dục mầm non. Nhu cầu nhân sự của lĩnh vực giáo dục mầm non đã phát sinh, đòi hỏi rất quyết liệt về số lượng, chất lượng và thời gian. Để đào tạo nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng cho nhu cầu cấp bách này các trường sư phạm chuyên đào tạo giáo viên mầm non dù có đào tạo hết công suất vẫn không thể nào bổ sung kịp thời cho mức cầu quá lớn của thời hội nhập trong khi nhiệm vụ hàng đầu của các trường sư phạm này là phải đào tạo và phân bổ nhân sự cho các trường công lập chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, các trường trường mầm non tư thục, trường mầm non quốc tế đã tìm mọi cách để thu hút những giáo viên mầm non có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm ở khối trường công lập về đầu quân cho trường mình bằng những chính sách đãi ngộ khá cao về lương bổng, về điều kiện làm việc và nhiều chế độ khác khiến cho giáo viên mầm non công lập bấy lâu nay chỉ quen với sự bao bọc của Nhà nước về các khoản lương bổng, chế độ bỗng bừng tỉnh và có sự so sánh nhằm lựa chọn cho mình một môi trường làm việc mới tương xứng với công sức bỏ ra hàng ngày.
  • 42. 41 Những đãi ngộ cao của các trường tư thục, trường mầm non quốc tế hoặc những ngành nghề khác về mặt kinh tế, thời gian, môi trường làm việc cũng là một lực hút rất mạnh cho hiện tượng bỏ nghề của Giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi muốn có một giáo viên mầm non phải mất ít nhất 2 năm đào tạo ở hệ trung cấp, 3 năm cho hệ cao đẳng. Còn nếu ở bậc đại học thì tình trạng đầu ra của sinh viên sư phạm mầm non cũng tương đương với các ngành khác của trường đại học nhưng lương lại thấp nên sinh viên không mặn mà lắm với ngành học mầm non khi nhìn vào thực trạng hiện nay của bậc học này. Do tâm lý cùng một thời gian đào tạo trong trường đại học, nếu học và tốt nghiệp sư phạm mầm non mà sau này lại không theo nghề thì phải mất tiền bạc và thời gian học lại ngành nghề khác nên trong vài năm trở lại đây số sinh viên thi vào khoa mầm non của các trường đại học rất ít. Từ đó phát sinh một nghịch lý là số lượng sinh viên tốt nghiệp của khoa mầm non bậc đại học đã ít nhưng lại không về trường mầm non nhận nhiệm sở mà thường chạy vào các vị trí công tác thuộc cấp Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo hoặc các cơ quan, ngành nghề khác. Hiện nay nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế cả về mặt giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non nên rất cần một lực lượng giáo viên mầm non có tâm huyết, có trình độ, có kinh nghiệm để phục vụ cho phát triển giáo dục. Do đó nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo một đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có chất lượng tốt kịp thời phục vụ cho sự nghiệp đó càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên không thể hô hào suông bằng những khẩu hiệu mang đầy tính kinh điển để duy trì đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong khi có biết bao cơ hội mở ra tiềm năng về kinh tế khiến giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn đặt mình trong tình trạng báo động đỏ, sẵn sàng nghỉ việc khi có điều kiện thuận lợi phù hợp với các yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hòa đi
  • 43. 42 kèm theo nhằm tìm cho họ cơ hội thăng tiến cao, có thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra và nhất là được sự nhìn nhận về mặt xã hội khi làm công việc khác ngoài nghề giáo viên mầm non. Đây là thực trạng đáng buồn cho ngành giáo dục nói chung và cho bậc học mầm non nói riêng và cần lắm những tháo gỡ kịp thời, những điều chỉnh mang tính quy mô, đồng bộ để hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng giáo viên mầm non công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh bỏ việc trong giai đoạn hiện nay. Hai là, áp lực về công việc và thời gian Giáo viên mầm non trường công lập không thể gánh nổi áp lực công việc ngày càng nặng nhọc - vừa làm giáo viên đồng thời vừa phải làm bảo mẫu cách nhật theo đổi mới của ngành. Áp lực sĩ số luôn quá tải trong một lớp mà lương bổng không đủ để phục hồi lại sức khỏe bị hao hụt sau một ngày làm việc nên số giáo viên công lập nghỉ việc để qua trường tư thục làm việc vì ít bị áp lực về sĩ số trong lớp. Một trường mầm non công lập được xây mới có thể xóa từ 3 đến 5 nhóm lớp tư thục và đồng nghĩa với việc chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng được nâng lên rất nhiều so với các trường, lớp, nhóm trẻ ngoài công lập. Nhưng trường công không được xây thêm hoặc xây mới cho phù hợp với công tác chăm sóc nuôi dưỡng các cháu mầm non trong khi nhóm lớp tư thục ngày càng dôi ra, và số trường công lập hiện có cũng không đáp ứng đủ nhu cầu đến lớp của học sinh. Đây cũng là thực trạng khiến cho giáo viên mầm non bị tăng áp lực khi chăm sóc, nuôi dạy trẻ và là một trong những nguyên nhân chính khiến cho đối tượng này bỏ việc dù trong số đó vẫn có những giáo viên rất yêu nghề, mến trẻ. Đối với giáo viên mầm non, đã có rất nhiều văn bản quy định cụ thể về thời gian làm việc, số tiết dạy trên lớp, các chế độ liên quan đến quyền lợi của đội ngũ này nhưng trên thực tế giáo viên mầm non thường phải làm việc quá
  • 44. 43 giờ, không được trả lương tương xứng với công sức và thời gian làm việc. Thực trạng này tồn tại công khai, phổ biến đến mức có thể cho là việc bình thường, đó chính là hiện tượng “quá tải sức lao động” của giáo viên mầm non. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước ta đã khiến cho xu thế mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế khác bén rễ, đồng thời tạo nhiều cơ hội thay đổi việc làm của người dân, nhất là xu hướng quốc tế hóa trong giáo dục mầm non và trước tình hình mức cung không đủ nhu cầu cần thiết của bậc học mầm non nên hiện tượng giáo viên mầm non bỏ việc trong trường công lập để chuyển sang làm việc tại các trường tư thục hoặc các trường mầm non quốc tế có thu nhập cao hơn và đỡ áp lực công việc hơn. Nhưng ngay ở các trường mầm non tư thục có thu nhập cao hơn ở các trường công lập, tình trạng giáo viên bỏ việc cũng rất phổ biến. Vì với cùng đồng lương theo quy định của nhà nước, thời gian lao động của các ngành nghề khác là 8 tiếng/ngày; còn giáo viên mầm non có lúc phải làm trên 12 tiếng/ngày, tối về nhà phải chuẩn bị học cụ cho buổi dạy hôm sau. Công việc chuyên môn đòi hỏi quá nhiều công sức và chiếm hầu hết thời gian trong ngày, không còn sức lực và thời gian cho các nhu cầu khác của bản thân như chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi, giải trí … nên tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc là hệ quả tất yếu bởi những nghịch lý đã tồn tại từ nhiều năm qua cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Có những hiện tượng khá phổ biến xảy ra là một số giáo viên mầm non có tuổi đời còn khá trẻ, chưa có gia đình đang làm việc trong ngành nhưng do đến với nghề không có yếu tố tâm huyết với trẻ mầm non, cộng với áp lực trong công việc nhất là phải vệ sinh cho lứa tuổi này luôn quá tải nên những giáo viên này chán nản bỏ việc cũng là điều dễ hiểu. Một số giáo viên mầm non khá lớn tuổi dù đã qua đào tạo cơ bản nhưng sự phấn đấu vươn lên của họ không cao, không theo kịp với sự phát triển của đổi mới ở bậc học mầm non,