SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THU HÀ
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THU HÀ
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN
GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
MÃ SỐ: 60.31.02.04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TỐNG ĐỨC THẢO
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả thu
hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các công
trình khác. Tôi cũng xin khẳng định luận văn đã được trích dẫn đầy đủ, cụ thể chính
xác kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
1. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã cho tôi thêm
những kiến thức khoa học để tôi có thể nâng cao trình độ của mình trong con đường
học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tống Đức Thảo - Người đã
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này. Thầy đã thường xuyên động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi, tiếp thêm cho tôi nghị lực và niềm tin để tôi cố gắng
tiếp tục học tập và nghiên cứu.
3. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân
tộc - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - nơi tôi công tác, đã luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào quá trình
học tập và làm Luận văn.
4. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy giáo, Cô giáo đã
quan tâm giúp đỡ tôi trên hành trình khoa học. Xin cảm ơn những người mà tôi
chưa hề gặp mặt, nhưng những tư tưởng, công trình nghiên cứu của họ đã có sự tác
động mạnh mẽ và sâu sắc tới tôi, tới quá trình nghiên cứu của tôi, giúp tôi có niềm
tin và động lực để hoàn thành công trình khoa học này.
5. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lời biết ơn sâu sắc
đã cổ vũ, khích lệ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện bản Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 3
3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 6
5.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7
6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 7
7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 7
7.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 7
8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7
Chương 1: MỘT SỐ NỘIDUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ....................................................................... 8
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và vai trò của nền giáo dục mới ... 9
1.1.1. Mục tiêu của giáo dục ..................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của giáo dục ......................................................................15
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền giáo dục mới ................. 26
1.2.1. Xây dựng nền giáo dục mang tính nhân dân ................................26
1.2.2. Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc ...................................30
1.2.3. Xây dựng nền giáo dục mang tính khoa học .................................33
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, phương pháp giáo dục và phát
triển đội ngũ giáo viên .................................................................................35
1.3.1. Nộidung giáodục toàn diện .........................................................35
1.3.2. Phươngphápgiáodụctoàn diện ..................................................42
1.3.3. Pháttriển đội ngũ giáo viên .....................................................49
Tiểu kết Chương 1.............................................................................55
Chương 2: Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐỐI
VỚI ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN
NAY........................................................................................................56
2.1. Yêu cầu của đổimới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay 56
2.1.1. Nguyên nhân đổimới ...............................................................56
2.1.2. Nộidung đổi mới giáo dục .......................................................60
2.2. Ý nghĩa lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổimới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam....................................................67
2.2.1.. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dụclà cơ sở lý luận quan trọng để
đổi mới giáo dụcthành công..............................................................67
2.2.2. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tạo cơ sở xây dựng triết lý giáo
dục Hồ Chí Minh nói riêng và triết lý giáo dụcViệt Nam thời đại Hồ Chí
Minh nói chung.................................................................................69
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay................................72
2.3.1. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ đạo nhân dân ta xây
dựng thành công nền giáo dụcmới.....................................................72
2.3.2. Nângcaonhận thức về mục tiêu và vai trò của giáo dụcđối với sự
pháttriển đấtnước theo hướng bền vững ...........................................77
2.3.3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáodụcnhằm phát
triển toàn diện con người...................................................................81
2.3.4. Nângcaochất lượng đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý giáo dục
nhằm đáp ứng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáodục .............87
Tiểu kết Chương 2.............................................................................91
KẾT LUẬN.............................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những đánh giá cả tổ chức UNESCO khi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, có một khía cạnh rất đáng quan tâm đó là sự đóng
góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Hồ Chí Minh là số ít trong các lãnh tụ trên
thế giới quan tâm đến giáo dục từ khi bắt đầu bước chân vào con đường hoạt động
cách mạng, thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt đến tận cuối đời. Di sản Hồ
Chí Minh về giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và bước
đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến thắng lợi, và đang tiếp tục soi sáng
sự nghiệp đổi mới giáo dục của chúng ta ngày nay.
Trong những năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về giáo dục,
phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế xã hội của Đảng. Đại hội lần thứ
VII của Đảng khẳng định: “Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà
nước và năng lực lãnh đạo của Đảng” [12, tr.187]. Sau đó Đảng ta đã xây dựng sứ
mạng của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Về
đầu tư, Đảng coi “đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển,
tạo động lực và đòn bẩy thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế - xã hội” [13, tr.380]. Nhưng
nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ
trong hành động. Vì vậy giáo dục chưa thực sự có chuyển biến: chất lượng giáo dục
kém, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách cho giáo dục
còn chậm đổi mới... Tình trạng yếu kém, lạc hậu về giáo dục đang là nỗi bức xúc
của xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển
kinh tế nói chung do chưa đáp ứng được yêu cầu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
cao để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt đặt giáo dục
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy
biến động, nhiều cơ hội và thách thức, dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những
yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh... Vì
vậy sứ mạng và mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong 10, 15 năm tới là gì? Tất
1
nhiên phải tiếp thu, kế thừa những giá trị đã có nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, bổ
sung để có một xác định cụ thể, đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới.
Xuất phát từ tình hình trên, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 29-
NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
được ban hành. Nghị quyết đã nêu ra thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân
của việc thực hiện nghị quyết Trung ương II khóa VIII và các chủ trương của Đảng,
Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện;
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị
của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Với mục tiêu tổng
quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học
tập của nhân dân. Giáo dục con người toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt
và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt,
học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã
hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa,
dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo
dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục không thể thành công nếu
thiếu nghiên cứu thấu đáo và có hệ thống cả về cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực
tiễn, thiếu sự chỉ đạo nhất quán. Cơ sở lý luận đúng đắn sẽ định hướng cho hoạt
2
động giáo dục tránh khỏi tình trạng mò mẫm, tự phát. Cơ sở lý luận càng đúng đắn,
phù hợp thì càng có ý nghĩa to lớn làm cơ sở khoa học để xác định đường lối, chiến
lược giáo dục cũng như các nội dung cụ thể, càng định hướng cho hoạt động giáo
dục một cách đúng đắn và hiệu quả. Theo tôi, Nghị quyết số 29-NQ/TW cơ bản là
sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Bởi
vậy, trong lúc Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, thì việc trở lại với
những luận điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là việc làm không
chỉ có ý nghĩa trong việc hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” mà còn có ý nghĩa tạo cơ sở lý luận cho công cuộc đổi mới
giáo dục Việt Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục nói riêng luôn là cơ sở lý luận vững chắc để Đảng, Nhà nước ta,
nhân dân ta tiến hành hiện thực hóa những mục tiêu cách mạng nước nhà. Đổi mới
toàn diện, căn bản giáo dục nước ta hiện nay, việc bám sát, vận dụng sáng tạo
những tư tưởng cốt lõi về giáo dục của Người là một nguyên tắc. Với những lý do
trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa
trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay” làm luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài
Để thấy được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong công cuộc
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam thì trước hết ta cần tìm hiểu những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, có rất
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi vậy,
các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân loại như sau:
- Các công trìnhnghiêncứu toàn diệnvề tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục
Người khởi đầu cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phải
kể đến GS. Nguyễn Lân với cuốn sách “Hồ Chủ tịch - Nhà giáo dục vĩ đại”. Tác
3
phẩm nghiên cứu những luận điểm lớn, ý kiến lớn của Hồ Chí Minh về giáo dục
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau này có một số cuốn sách như: “Hồ Chí Minh với ngành giáo dục” của
Nguyễn Vũ (tuyển chọn), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của Lê Văn Yên
(chủ biên), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường” của Nhà xuất
bản Lao động… Các cuốn sách này trích dẫn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh
về giáo dục và tập hợp các bài nghiên cứu khá sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục: nguồn gốc hình thành, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục thanh niên, bồi dưỡng chăm lo thế hệ
cách mạng cho đời sau.
Gần đây có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
và sự vận dụng vào phát triển giáo dục - đào tạo như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”
của TS. Nguyễn Văn Chung. Cuốn sách phân tích toàn diện về tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục với cách tiếp cận khá mới mẻ. Tác giả trình bày từ nguồn gốc, quá
trình hình thành và phát triển, nội dung cơ bản và sự vận dụng, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Còn có cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh
vể giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” của TS. Hoàng Anh (chủ
biên). Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người cũng như đất nước. Cuốn sách phân tích tương đối toàn diện, có hệ
thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo
đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học
hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào
tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay.
4
- Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Bên cạnh những công trình nghiên cứu toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục thì còn có những cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu chuyên sâu về một
vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục như: Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” của TS. Ngô
Văn Hà đã trình bày vai trò của người thầy giáo với giáo dục, yêu cầu về phẩm chất
đạo đức và năng lực đối giáo viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó có
những vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ giảng biên đại học hiện nay.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” của TS. Đoàn
Nam Đàn trình bày những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thanh niên, việc vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của
Người trong điều kiện hiện nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát
huy năng lực của thanh niên phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Ngoài ra còn có Báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục” của GS.VS. Phạm Minh Hạc. Báo cáo đã trình bày sâu sắc
nội dung và cơ sở triết học của hai vấn đề mang tính cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục là: học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và luận điểm “ai
cũng được học hành”.
Gần đây, khi giáo dục Việt Nam đứng trước nhiều thách thức mới, khái niệm
“triết lý giáo dục” được đưa ra nghiên cứu, đánh giá, tranh luận rất nhiều. Và một
lần nữa, chúng ta lại quay trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có “triết lý giáo
dục Hồ Chí Minh”. Đây là một vấn đề mới nên chỉ có một số bài viết đi vào tìm
hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh như: “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” của Phạm
Minh Hạc trong cuốn “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam”, “Đôi nét về triết lý
giáo dục của Bác” của Nguyễn Thị Hài (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), “Mấy
nét về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS. Phạm Xuân Nam, “Từ
một số ý kiến của Hồ Chí Minh về giáo dục, từ triết lý giáo dục của thời
5
đại, suy nghĩ về giáo dục Việt Nam hiện nay” của PGS. Lê Khánh Bằng, “Triết lý
giáo dục Hồ Chí Minh” của GS. Song Thành. Các bài viết này nhìn chung đã bước
đầu nghiên cứu mang tính chất khái lược, định hướng và đề xuất nghiên cứu về nội
dung của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh.
Như vậy cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về toàn diện cũng
như chuyên khảo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tuy nhiên theo tinh
thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 thì chưa có công trình
nào nghiên cứu về vấn đề giá trị cốt lõi, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục để công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có thể vận dụng và phát triển.
Bản luận văn này hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo cơ sở lý luận định
hướng xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và ý
nghĩa trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
- Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của những nội dung cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lý luận về những nội dung cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó rút ra ý nghĩa trong công cuộc đổi mới giáo
dục hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn này được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta về giáo dục.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịchsử - logic,
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh… để hoàn thành mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Những đóng góp của đề tài
- Khẳng định lại những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục.
- Góp phần hình thành nên hệ thống những luận điểm của triết lý giáo dục
Hồ Chí Minh.
- Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa
trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.
- Góp phần tạo cơ sở lý luận để xây dựng triết lý giáo dục cho Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề lý luận liên quan thuộc chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương và 6 tiết:
7
Chương 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam, từ giáo dục dân chủ
nhân dân tiến lên giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là tư tưởng về vai trò, vị trí, mục
tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục là hệ thống những quan điểm, lý luận về giáo dục Việt Nam của
Người gắn liền với quá trình cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục được vận dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, làm cho
giáo dục nước ta ngày một lớn mạnh và cũng góp phần làm cho tư tưởng của Người
được phong phú và phát triển.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói
riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX - thời kỳ có nhiều biến động với những bước chuyển sâu sắc trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lớn lên trên một mảnh đất giàu truyền
thống văn hóa và tinh thần hiếu học, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã sớm được tiếp thu
những truyền thống văn hóa đậm tính nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc của
dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được kế
thừa, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông (đặc biệt là tư tưởng của Nho, Lão,
Phật), tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên.
Quan trọng hơn cả đó là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nâng tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục lên một trình độ mới mang tầm vóc thời đại. Bằng năng
lực và hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã xây dựng ở Việt Nam một nền
giáo dục mới - nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - mà ở đó con người được phát triển
toàn diện.
8
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và vai trò của nền giáo dục mới
1.1.1. Mục tiêu của giáo dục
1.1.1.1. Xây dựng động cơ đúng đắn cho người học
Giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ loài người, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng động cơ học
tập đúng đắn cho người học là hết sức quan trọng bởi nó sẽ tạo hứng thú cho người
học, làm cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với Hồ Chí Minh,
động lực, mục tiêu của sự học là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tư tưởng học
để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Hồ Chí Minh được thể hiện nhất quán
thông qua những chỉ thị, những lời căn dặn và hành động thực tiễn của Người.
Trong thực tế lịch sử xã hội, mỗi một thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau tùy
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức, con người ta đề cao sự học
không giống nhau. Dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến đã từng ảnh hưởng
bởi quan niệm "học nhi ưu tắc sĩ" (học để làm quan), cái học đó đã đào tạo ra một
tầng lớp quan lại bằng con đường khoa bảng, và xã hội nông nghiệp đề cao cái học
để "vinh thân phì gia", để một người làm quan cả họ được nhờ. Trước Hồ Chí Minh,
thân phụ và các bậc tiền bối của Người ít nhiều đã chịu ảnh hưởng sự học đó. Đến
Hồ Chí Minh, Người nhận thức được lợi ích của việc học lớn hơn nhiều. Học để
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân tức là làm việc, là lãnh nhận sứ mệnh trước
quốc dân, đồng bào, là cống hiến, đặt cái lợi nhân quần của Tổ quốc nhân dân lên
hết thảy. Đó là ý nghĩa đích thực của sự học của quan điểm khoa học và cách mạng,
tiến bộ và nhân văn. Ở cương vị chủ tịch Đảng, chủ tịch nước, đi nhiều, hễ có dịp là
Hồ Chí Minh dạy nhân dân về lợi ích của sự học mới, về ý nghĩa của sự học cao cả
ấy.
Trong lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc trung
ương, Người viết: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn
thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [44, tr.208]. Phát biểu trong Hội
nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, năm 1950, Hồ Chí
Minh, đặt câu hỏi: học để làm gì? và Hồ Chí Minh đã nói nhiều về mục đích của sự
9
học, song đúc kết lại vẫn là cái học để làm việc, để phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Nói chuyện tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc, 1956, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
"Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học
tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn
hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo” [48, tr.291]. Trong thư gửi
các học sinh trường Sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp trường khai giảng, năm
1955, Người viết: "Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần
vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý
của chúng ta” [47, tr.375]. Trong Thư gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học
ở Moscow, Người căn dặn: "Các cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ
mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học ngành nào cũng cần phải
căn cứ vào nhu cầu của Tổ quốc, của nhân dân mà định, không thể tùy theo sở thích
của riêng mình” [48, tr.48]. Trong một lần khác, nói chuyện tại lớp đào tạo hướng
dẫn viên các trại hè cấp I năm 1956, Người nói: "Mục đích của giáo dục bây giờ là
phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc...” [48, t.48]. Có thể thấy, xuyên suốt tư tưởng
Hồ Chí Minh không có sự học nào hơn là sự học là để làm người, giúp đời, phụng
sự Tổ quốc và Nhân dân. Đó cũng chính là sự học của người cách mạng, của đạo
đức xã hội chủ nghĩa, của những con người thấm đẫm trong mình lý tưởng cộng
sản.
Tiếp thu tinh thần hiếu học của cha ông, song đến lượt mình, ở Hồ Chí Minh,
sự học của dân tộc Việt Nam, của người Việt Nam đã mang nội dung ý nghĩa mới,
học không phải chăm chắm trong bầu trời cá nhân chật hẹp "vinh thân phì gia", mũ
cao áo dài, cân đai võng lọng mà học có một mục đích ý nghĩa cao đẹp, tràn đầy lý
tưởng nhân văn cao cả, để làm người phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm lợi
cho dân, cho nước. Chính thấm nhuần cái lý tưởng học đó mà hàng vạn thanh niên
trí thức dưới chế độ mới, kể cả những trí thức được đào tạo ở Pháp (chế độ thực dân
cũ) đã ra sức phấn đấu học hỏi, nắm bắt khoa học kỹ thuật phục vụ sự nghiệp kháng
chiến và xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhiều người đã từ bỏ trời Tây hoa lệ, trở về
sống đồng cam cộng khổ cùng nhân dân phụng sự sự nghiệp kháng chiến kiến quốc,
10
tiêu biểu như bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Kỹ sư Phạm Quang Lễ (anh hùng Trần Đại
Nghĩa) và nhiều trí thức dưới chế độ cũ đã sẵn sàng ra tay giúp nước như Tiến sỹ
Nho học Huỳnh Thúc Kháng, nhân sĩ Vũ Đình Hòe...
Không chỉ dừng lại ở tư tưởng chỉ đạo, Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng
về việc nỗ lực học tập để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh ra đi từ
buổi nhân dân, đất nước còn đắm chìm trong đêm đen nô lệ, Người không có điều
kiện để nuôi chí học hành, sau này khi nói chuyện với sinh viên quốc tế họp tại Việt
Nam năm 1961, Người thổ lộ "Về văn hóa: Tôi chỉ học hết lớp tiểu học". Người
sớm dấn thân vào lao động và tranh đấu, nhưng bản thân Người đã có ý thức học tập
từ rất sớm. Sau này, Người đã từng kể lại: "...Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã
được nghe những từ Pháp : tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với
văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy", và đó cũng là
nguyên nhân Người đi về phía trời Tây để học hỏi, tìm con đường khả dĩ cứu nước,
cứu dân. Trong hoàn cảnh lao động kham khổ, thiếu thốn, có những lúc bị tù đày,
Người luôn có ý thực tự học tự bồi dưỡng, từ ngoại ngữ, đến các tri thức văn hóa,
khoa học. Đi đến đâu, Hồ Chí Minh đều học và sử dụng được ngoại ngữ, thông hiểu
văn hóa để hòa nhập và hoạt động. Bản thân Người không được đào tạo một cách
bài bản, chính thống qua trường lớp, cấp học, nhưng những tri thức người có được
hết sức sâu sắc và toàn diện. Người còn căn dặn cán bộ phải học ở trường, học ở
sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Chính nhờ học qua sách báo, qua bè bạn,
Hồ Chí Minh đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã được giác ngộ và tìm
thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc: "Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Từ đó, Người tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ Ba, vì đã chỉ ra cho Người con đường tranh đấu cho độc lập tự do của
dân tộc mình.
Tinh hoa của sự học của Hồ Chí Minh được thẩm thấu và tỏa ra ở cốt cách
văn hóa thanh cao, lịch thiệp, trong trí thông minh xuất chúng, ở lối ứng xử tinh tế,
hấp dẫn. Tất cả nhờ Người luôn ý thức tự học và hành. Hồ Chí Minh luôn tâm đắc
câu nói của Lênin: học nữa, học mãi, và chính Người cho rằng, học để tiến bộ mãi!
11
Chính nhờ cái học thấu đáo, năng lực tự học xuất chúng đó, đã làm cho Hồ Chí
Minh hội tụ được những tinh túy văn hóa Đông, Tây, đem hết tài học, lực học, kiến
học phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc của nhân dân.
1.1.1.2. Phát triển hoàn toàn con người
Con người là phạm trù trung tâm trong triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Cơ sở
phương pháp luận của vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là triết lý giáo dục phương Đông. Con người là trung tâm của vũ trụ,
là cầu nối của trời và đất:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức tính: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người. [44, tr.117]
Hồ Chí Minh quan niệm bản chất con người là những phẩm chất bên trong
mà cụ thể là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thiếu một phẩm chất thì không thành người.
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề
con người. Đồng thời, Người cũng rất coi trọng vai trò của giáo dục đến sự phát
triển của con người. Quá trình giáo dục phát triển toàn diện con người có quan hệ
biện chứng với quá trình thực hiện các mục tiêu của cách mạng xã hội. Mục tiêu
phát triển toàn diện con người phải tương thích với mục tiêu phát triển của xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tiếp thu sáng tạo các luận điểm về phát triển
toàn diện con người của Mác, Ăng ghen và Lênin, dựa trên sự phân tích đặc điểm xã
hội và con người Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu, nội dung, con đường,
biện chứng giáo dục con người Việt Nam phát triển hoàn toàn.
Khi bàn về giáo dục con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh thường
dùng thuật ngữ “con người phát triển hoàn toàn” và thuật ngữ “giáo dục toàn diện”.
Ngay trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt
Nam độc lập, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết: “Từ giờ phút này trở đi, các
12
cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam..., một nền giáo dục
nó sẽ đào tạo các cháu nên những công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền
giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu” [42, tr.34].
Có thể coi đây như bản tuyên ngôn của một nền giáo dục mới, “nền giáo dục làm
phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của người học.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã viết: cán bộ phải
biết gắn lý luận với thực tiễn mới là “người cán bộ hoàn toàn”, trí thức phải biết
thực hành mới là “người trí thức hoàn toàn”. Trong nhiều bài nói và viết khác nhau
về giáo dục, Hồ Chí Minh thường sử dụng thuật ngữ phát triển hoàn toàn.
Trong điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, mục tiêu của nền giáo dục
mới, nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam chỉ nên đặt ra mức độ phát triển hoàn toàn
con người. Bởi vì, theo quan điểm của Mác và Lênin thì con người phát triển toàn
diện phải là sản phẩm của một chế độ xã hội phát triển ở trình độ cao. Dựa theo
quan điểm đó, chúng ta dễ dàng thấy rằng xã hội Việt Nam chưa đủ điều kiện để đặt
ra mục tiêu phát triển toàn diện con người. Trong bài nói chuyện ở lớp đào tạo
hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12 tháng 6 năm 1956, Hồ Chí Minh đã nhắc
ngành giáo dục rằng: “Kháng chiến phải mấy năm. Vội không được. Giáo dục cũng
phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm, nhưng vội không được. Từ đây ra
cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai, rồi thứ ba mới là
bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước” [48, tr.345]. Luận
điểm này của Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với luận điểm của Lênin trong tác
phẩm “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, khi phê phán sự nóng vội
trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục phát triển hoàn toàn con người, trước
hết là phát triển những năng khiếu, những tố chất sẵn có của người đi học. Phát triển
hoàn toàn con người khác với phát triển toàn diện. Con người phát triển toàn diện
không chỉ phát triển những khả năng sẵn có, những tố chất bẩm sinh mà còn được
phát triển về mọi mặt, biết làm mọi việc. Dưới chủ nghĩa cộng sản, sự phát triển cao
của sản xuất xã hội sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt đẹp tác động vào con người,
13
làm cho con người có thể phát triển cả những phẩm chất mà bản thân cá nhân con
người đó không có năng khiếu hay tố chất. Khi đó người ta sẽ chuyển sang giáo
dục, huấn luyện, đào tạo những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về
mọi mặt và biết làm mọi việc. Đó là con người phát triển toàn diện.
Giáo dục phát triển hoàn toàn con người, còn được hiểu là giáo dục phải huy
động hết mọi tiềm năng có thể của cá nhân và xã hội cho sự phát triển của con
người. Phát triển hoàn toàn con người, nghĩa là con người đó và xã hội đó có khả
năng đến đâu phải sử dụng bằng hết và phải sử dụng một cách hiệu quả nhất trong
công tác giáo dục. Điều đó chỉ có chế độ xã hội mới với quan hệ xã hội bình đẳng,
quan hệ tốt đẹp giữa người với người thì mới thực hiện được.
Giáo dục phát triển hoàn toàn con người, nghĩa là quá trình giáo dục phát
triển con người phải phù hợp với nhịp độ phát triển của xã hội, phải hướng tới các
mục tiêu là cho con người tốt đẹp hơn. Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội,
trong những điều kiện xã hội lịch sử khác nhau thì mục tiêu giáo dục phát triển hoàn
toàn con người cũng khác nhau.
Năm 1945, khi mới giành được chính quyền, bên cạnh việc thực hiện nhiệm
vụ chống thù trong, giặc ngoài, củng cố chính quyền, Hồ Chí Minh cùng Trung
ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những nhu cầu cấp thiết của nhân dân như
chống giặc đói, giặc dốt, coi việc thực hiện các nhiệm vụ đó cũng cấp thiết như
chống giặc ngoại xâm. Mục tiêu của giáo dục lúc bấy giờ chủ yếu là xóa nạn mù
chữ, làm cho người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Từ sau năm 1954, khi miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, chuẩn bị các
bước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mục tiêu phát triển hoàn toàn con người
đã có bước phát triển mở rộng hơn. Trong thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc,
tháng 3 năm 1955, Hồ Chí Minh đã viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của
người thầy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt,
người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [47, tr.388]. Như vậy, con người
mới được phát triển hoàn toàn trong một nền giáo dục mới, một chế độ xã hội mới
là “người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của
14
nước nhà”. Đó là nấc thang tiến tới mục tiêu phát triển toàn diện con người dưới chế
độ cộng sản.
Khi bàn về giáo dục con người phát triển hoàn toàn, Hồ Chí Minh không phủ
định quan điểm giáo dục con người phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh gắn vấn đề
giáo dục con người phát triển toàn diện là một mục tiêu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa: Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không
giống với các cuộc cách mạng trước đó, nó không chỉ thay chế độ xã hội này bằng
chế độ xã hội khác mà nó phải tiếp tục giải phóng hoàn toàn con người. Cách mạng
xã hội chủ nghĩa không chỉ giải phóng con người thoát khỏi sự áp bức của kẻ thù
ngoại xâm và kẻ thù giai cấp mà còn giải phóng con người khỏi giặc dốt, khỏi sự
ràng buộc của các lễ nghi phong kiến và các phong tục, tập quán lạc hậu. Dựa theo
quan điểm khoa học về bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thì
giải phóng hoàn toàn con người có nghĩa là phải cải tạo, xóa bỏ nhưng mỗi quan hệ
xã hội cũ đã lỗi thời, lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức, trong cách nghĩ, cách làm
của con người, xây dựng những mối quan hệ xã hội mới bình đẳng, tốt đẹp tạo co
hội cho con người phát triển hoàn toàn. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu và nhiệm vụ
của cách mạng là giải phóng hoàn toàn con người, là phải trả lại cho con người
những khả năng đích thực để vươn lên tự khẳng định mình, làm chủ xã hội, làm chủ
tự nhiên. Như vậy, giải phóng hoàn toàn con người còn chứa đựng một mục tiêu cao
hơn nữa, đó là tạo cơ hội cho con người phát triển hoàn toàn. Tư tưởng về giáo dục
con người phát triển hoàn toàn là sự tiếp nối của tư tưởng về giải phóng hoàn toàn
con người, là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa
rằng, mục tiêu giáo dục phát triển hoàn toàn con người vừa là mục tiêu chiến lược
của giáo dục, vừa là mục tiêu chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Vai trò của giáo dục
1.1.2.1. Nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Giáo dục giữ vai trò quan trọng mang tính quyết định trong việc nâng cao
dân trí, tạo nên sức mạnh của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: Một dân tộc dốt là một dân
15
tộc yếu, tức là nói đến vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao dân trí. Trong thực
tiễn chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt nhiệm vụ diệt giặc dốt ngang hàng với
nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm. Bởi vì diệt giặc dốt là con đường nâng cao dân trí,
tạo nên sức mạnh của dân tộc để diệt ngoại xâm. Người chỉ ra: “Muốn giữ vững nền
độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu thì mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức để tham gia vào công
cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ” [42, t.40].
Người đã chỉ rõ mối quan hệ giữa giặc dốt là kẻ thù bên trong với giặc ngoại xâm là
kẻ thù bên ngoài: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm.
Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chính sách ngu dân. Địch dốt nát
dựa vào địch thực dân để đưa nước ta vào nơi mù quáng” [43, t.469]. Trong điều
kiện đất nước còn vô vàn những khó khăn cần giải quyết nhưng Hồ Chí Minh vẫn
chủ trương ưu tiên cho giáo dục, đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong thực
tiễn, phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ đã được lan tỏa khắp các thôn
làng trên phạm vi toàn quốc. Các lớp học không chỉ có tác dụng nâng cao dân trí mà
còn góp phần tuyên truyền cho chính sách của một chính quyền mới, chế độ xã hội
mới. Đó là động lực cho sự củng cố chính quyền cách mạng, phát triển xã hội.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các cơ quan lãnh đạo của Đảng và
Chính phủ, nhiều trường học phải sơ tán trong rừng nhưng Hồ Chí Minh vẫn quyết
tâm phát triển giáo dục kháng chiến kiến quốc, tạo thành phong trào “Thi đua diệt
giặc dốt” ngay trong điều kiện chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí
Minh đã kêu gọi: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.
Trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt của cuộc kháng chiến nhưng giáo dục vẫn
vươn lên tự khẳng định mình, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội.
Quyết tâm và hành động đó đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quốc sách
hàng đầu của giáo dục.
Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng
đầu. Giáo dục là phương tiện xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, là nhân tố
16
quyết định việc thực hiện mục tiêu xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn” sau ngày chiến thắng.
Bên cạnh vai trò nâng cao dân trí, theo Hồ Chí Minh, giáo dục còn góp phần
xây dựng nền văn hóa Việt Nam, giáo dục là bộ phận trọng yếu của cách mạng tư
tưởng - văn hóa. Cách mạng tư tưởng - văn hóa là sự biến đổi trước hết về bản chất
của tư tưởng và văn hóa nhằm xác lập hệ tư tưởng mới với đạo đức và lối sống mới,
xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa ở Việt Nam là giáo dục hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân; nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển
khoa học, kỹ thuật, công nghệ; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
trong cách mạng tư tưởng - văn hóa.
Thực chất cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa là cuộc cách mạng về con
người. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có
con người xã hội chủ nghĩa, muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã
hội chủ nghĩa...” [50, tr.11]. Luận điểm này đã được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần
và trở thành một chiến lược của Đảng ta về xây dựng chủ nghĩa xã hội và về giáo
dục. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là lĩnh vực ngang hàng với chính trị, kinh
tế, xã hội, có mối quan hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, xã hội. Chính trị, xã hội có
được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường
cho văn hóa phát triển. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát
triển văn hóa. Kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, cơ
sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết thì văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều
kiện để phát triển. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng ở trong kinh tế và
chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực tư tưởng - văn hóa lại có những đặc thù riêng, có những
đòi hỏi riêng, ở đây không chỉ có khoa học mà phải kết hợp khoa học với nghệ
thuật, không thể dùng sức mạnh quyền lực mà phải thông qua còn đường giáo dục.
17
Khẳng định giáo dục là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng - văn
hóa bởi vì chỉ có thông qua giáo dục mới có thể làm thay đổi tư tưởng, lối sống và
hình thành những nét văn hóa của con người. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong
việc giúp con người xóa bỏ tán dư của hệ tư tưởng cũ, lỗi thời, lạc hậu, xây dựng hệ
tư tưởng mới, con người mới. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng cũ, lỗi thời, lạc hậu
với hệ tư tưởng mới cách mạng, khoa học là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu
dài, không thể dùng sức mạnh vũ trang để cưỡng bức mà phải thông qua con đường
giáo dục, nâng cao dân trí để mỗi người dân phải tự ý thức, tự thay đổi tư duy của
chính mình.
Giáo dục là con đường chủ yếu để tác động vào nhận thức, tư tưởng, làm đổi
mới tư duy. Giáo dục là con đường chủ yếu để truyền thụ những luận điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin đến các thế hệ người dân. Trong thực tiễn cách mạng,
Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua con
đường giáo dục với nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Giáo dục không chỉ trang bị
kiến thức mà còn giúp con người nâng cao nhận thức, hướng dẫn cách thức chuyển
hóa kiến thức hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin thành niềm tin, thành quan điểm
và thái độ. Đó là cơ sở nền tảng tri thức, phương pháp luận cho sự hình thành con
người mới, tư tưởng mới.
1.1.2.2. Tạo nguồn nhân lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có giáo dục,
không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [48,tr.345]. Khi miền
Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một vấn đề có tính
quy luật là: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con
người là nhân tố quyết định của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc vào trình độ được giáo dục, đào tạo của
con người. Giáo dục là con đường chủ yếu để hình thành nên các phẩm chất đạo
đức, nhân cách của con người theo chuẩn mực giá trị của xã hội. Giáo dục mang lại
cho con người tri thức, sự hiểu biết, trí thông minh. Giáo dục rèn luyện cho con
18
người kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp. Nhờ có giáo dục mà con người có
được các phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành nguồn nhân lực chất lượng
cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng việc cần thiết khi cả nước bắt tay vào công cuộc
khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội là: “phải đào tạo cán bộ, cán bộ phải có
văn hóa làm gốc. Nếu ta muốn dùng máy móc mà máy móc ngày một thêm tinh
xảo, thì công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư, phải
biết tính toán nhiều” và ngày nay, “nông dân có ruộng đất, lại có tổ đổi công cho
nên nông dân phải biết văn hóa, như có quyển sổ, phải ghi tổ có mấy người, không
biết chữ thì không làm được, rồi phải biết chia công chấm điểm, lại càng phải có
văn hóa” [48, tr.388]. Người khuyên mọi người có nhiệm vụ giúp đồng bào chưa
biết chữ dạy cho biết chữ rồi học thêm. Cho nên chúng ta “phải học thêm nữa để
dạy nữa. Dân tộc tiến lên, cán bộ cũng phải tiến lên. Cán bộ phải tiền trước để đưa
dân tộc tiến lên mãi” [48, tr.371], phải đào tạo ra những “thầy thuốc để săn sóc sức
khỏe cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hóa và đào tạo cán bộ; cần có kỹ sư
để xây dựng kinh tế,... Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây
dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang” [48,
tr.376].
Hồ Chí Minh đã gắn tương lai của dân tộc với phát triển giáo dục: “Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em” [42, tr.35]. Từ đó, Hồ Chí Minh khuyên các
nhà giáo, cán bộ “phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự
túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại...phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải
tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội” [50, tr.266].
Với tư tưởng này, giáo dục đã thực sự không chỉ góp phần nâng cao dân chí mà còn
góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
19
1.1.2.3. Là cơ sở đảm bảo sự công bằng trong xã hội
Về nền giáo dục Việt Nam trước khi nước năm 1945: ở Việt Nam tồn tại rất
lâu nền giáo dục phong kiến mà cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiến
(được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám thành lập năm 1076. Đối tượng
giáo dục của nền giáo dục phong kiến chỉ là một bộ phận nhỏ dân số trong xã hội:
kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ không có quyền được học. Mục đích
của nền giáo dục phong kiến là đào tạo và tuyển chọn quan lại trong bộ máy chính
quyền từ trung ương đến địa phương. Khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược,
chúng xây dựng ở Việt Nam nền giáo dục thực dân nhưng không nhằm mở mang trí
tuệ, “khai hóa văn minh” cho nhân dân ta, mà thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề
cai trị. Đó là nền giáo dục đồi bại, xảo trá, nhồi sọ và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh chủ trương
xây dựng nền giáo dục mới mà ở đó dân chúng ai cũng được học hành. Nha Bình
dân học vụ được lập ra để huy động tất cả nhân dân không phân biệt giá trẻ, gái trai,
thành phần giai cấp trong xã hội vào công cuộc xóa mù chữ, nâng cao dân trí. Đây
là một trong những cơ sở quan trọng để tạo ra sự bình đẳng trong xã hội mà các nền
giáo dục trước đó không thực hiện. Đặc biệt, theo Hồ Chí Minh: “Phụ nữ lại càng
cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam
giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước” [42, tr.41]. Học tập để nâng
cao trình độ văn hoá sẽ giúp chị em nắm được những vấn đề lịch sử, địa lý, khoa
học, tự nhiên, xã hội, chính trị, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Có văn hoá một
mặt chị em sẽ tự tin vươn lên làm chủ về mọi mặt một cách vững chắc, thoát khỏi
sự lệ thuộc của những tư tưởng phong kiến hà khắc trói buộc, đồng thời có thể cống
hiến tài năng, trí tuệ cho nhân loại và đất nước. Mặt khác, nâng cao trình độ văn hoá
cho phụ nữ cũng nhằm giải thoát phụ nữ khỏi những ảnh hưởng của thần quyền, của
những thành kiến, những phong tục tập quán sai lầm, hủ lậu… Bình đẳng giới trong
giáo dục là cơ sở để nữ giởi bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện, để xóa
bỏ những hủ tục trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến trước đây bởi: nếu phụ
20
nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng, nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Tất cả những vấn đề trên được cụ
thể hoá trong Hiến pháp năm 1946: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về
mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; và Hiến pháp năm 1959 bổ sung cụ
thể hoá ở Điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳng
với nam giới về sinh hoạt văn hoá”, Điều 33: “có quyền học tập”, Điều 34: “Quyền
tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động
văn hoá khác”. Giáo dục trở nên là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự tiến bộ của
một chế độ chính trị, sự tiến bộ của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng phụ
nữ.
Giáo dục là cơ sở để đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc. Sinh thời, Hồ Chí
Minh cũng rất quan tâm đến giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi: Trước hết, Người
khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường
hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều
là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của
chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có "NHA DÂN
TỘC THIỂU SỐ" để săn sóc cho tất cả các đồng bào” [42, tr.249] bởi “...miền núi
có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta...
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh để
thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần
xứng đáng của mình” [51, tr.458]. Muốn làm cho “miền ngược tiến kịp miền xuôi”,
giáo dục phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào, “Phải biết
đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được” [51, tr.95]. Hồ Chí Minh xác định mục
tiêu của giáo dục dân tộc là nâng cao dân trí và văn hóa cho đồng bào, góp phần xây
dựng đất nước, trong bài nói chuyện với cán bộ và học sinh trường sư phạm miền
núi Nghệ An (năm 1961), Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ của các cháu học sinh
là cố gắng học tập mà “trở về giúp đỡ đồng bào”, “thi đua học tập để sau này góp
21
phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu
quý của chúng ta” [47, tr.375].
Xác định rõ tính đặc thù của vùng dân tộc, Hồ Chí Minh đã đưa ra những
biện pháp nhằm phát triển giáo dục dân tộc thông qua quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và phát triển giáo
dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng, làm sao có được một chính sách mang tính
chiến lược, nhằm tạo nguồn đào tạo nhân lực tại chỗ, nguồn cán bộ khoa học có
trình độ cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đặc thù. Để nhanh
chóng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số,
ngay từ những năm đầu giải phóng, Đảng, Nhà nước đã chủ trương xây dựng và
thành lập hệ thống trường Thiếu nhi rẻo cao để thu hút thanh thiếu niên là con em
đồng bào các dân tộc thiểu số vào học tập, rèn luyện. Năm 1985, Bộ Giáo dục đã ra
Quyết định số 661 về: “Chuyển trường Thiếu nhi rẻo cao, Thiếu nhi dân tộc ở Miền
Bắc và trường Phổ thông nội trú ở Tây Nguyên thành trường Phổ thông dân tộc nội
trú”. Tên gọi của loại hình trường này được giữ nguyên cho tới ngày nay.
Hồ Chí Minh còn khuyến khích phát triển mô hình trường thanh niên dân tộc
vừa học vừa làm. Đây là loại hình trường lớp hết sức phù hợp vào điều kiện hoàn
cảnh nước ta trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số. Sự ra đời và
phát triển loại hình trường lớp ấy đã phát huy được vai trò to lớn trong việc đào tạo
đội ngũ cán bộ trẻ cho vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí vùng
dân tộc. Hiện nay, hoàn cảnh đất nước đã có nhiều thay đổi, giáo dục dân tộc đã
không ngừng lớn mạnh và phát triển nên loại hình trường thanh niên dân tộc vừa
học vừa làm đã không còn phù hợp nữa. Như vậy, giáo dục là cơ sở để thực hiện
bình đẳng giữa các dân tộc, kéo dần khoảng cách chênh lệch dân trí giữa các vùng
miền.
Tư tưởng giáo dục là cơ sở bảo đảm công bằng trong xã hội của Hồ Chí
Minh là điểm khác nhau căn bản giữa nền giáo dục mới với nền giáo dục thực dân
22
phong kiến trước đây. Nó không chỉ thể hiện được tính ưu việt, tiên tiến của xã hội
mới mà còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả, vì con người của Hồ Chí Minh.
1.1.2.4. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người
Phát triển con người là một mục tiêu không thể tách rời các mục tiêu phát
triển kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Khi bàn về vai trò của giáo dục với sự
phát triển xã hội, Hồ Chí Minh đã hàm ý chỉ ra trong đó chứa đựng cả vai trò của
giáo dục đối với sự phát triển con người.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành,
phát triển nhân cách. Con người ta trở nên như thế nào phần nhiều là do giáo dục
mà thành. Người nói:
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Luận điểm này đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối
với sự hình thành, phát triển nhân cách. Vấn đề này Hồ Chí Minh hoàn toàn thống
nhất với luận điểm của C. Mác về bản chất con người. C. Mác đã chỉ ra rằng: “Bản
chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của một cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội”. Từ luận điểm về bản chất người, C. Mác đã chỉ ra con đường hình thành, phát
triển bản chất của con người là thông qua giáo dục và tổ chức các loại hình hoạt
động nhằm cải tạo thực tiễn xã hội và cải tạo chính bản thân.
Tiếp tục phát triển tư tưởng của C. Mác, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải kết
hợp giáo dục với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tạo tiền đề cho việc hình
thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Như vậy, giáo dục đã mang
tính cách mạng, giáo dục hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách phải gắn
với cách mạng xóa bỏ chế độ xã hội đã sản sinh ra các mối quan hệ bất bình đẳng
làm méo mó nhân cách; đồng thời phải xây dựng chế độ xã hội mới với các quan hệ
xã hội tốt đẹp làm cho nhân cách được phát triển hoàn toàn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành, phát
triển nhân cách cũng hoàn toàn thống nhất với lí luận giáo dục hiện đại. Khi khẳng
23
định giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách,
Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa giáo dục mà muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh
giáo dục, cùng với giáo dục còn những yếu tố khác như bẩm sinh, di truyền; hoạt
động thực tiễn của cá nhân; môi trường tự nhiên, xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm
rằng: môi trường có vai trò rất quan trọng đến sự hình thành, phát triển nhân cách,
nhưng môi trường không phải là cái gì bất biến, người ta có thể tác động cải tạo môi
trường làm cho môi trường có chức năng định hướng phát triển nhân cách theo mục
tiêu giáo dục và phù hợp với chuẩn mực giá trị xã hội. Vì vậy, trong quá trình chỉ
đạo và tổ chức giáo dục, Hồ Chí Minh rất coi trọng cải tạo môi trường, xóa bỏ chế
độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới với những quan hệ tiến bộ, tạo điều kiện
cho sự phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Một yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách là hoạt
động của cá nhân. Là một nhà hoạt động thực tiễn cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh
rất coi trọng vai trò của hoạt động cá nhân trong quá trình hình thành, phát triển
nhân cách. Từ phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, Hồ
Chí Minh chủ trương đưa con người vào hoạt động để giáo dục. Giáo dục trong nhà
trường dù có tốt đến mấy cũng không được tách rời giáo dục trong thực tiễn. Hồ Chí
Minh đưa ra phương thức giáo dục trong thực tiễn, giáo dục bằng thực tiễn, đồng
thời yêu cầu phải tổ chức các loại hình hoạt động thực tiễn sao cho mang tính giáo
dục.
Hồ Chí Minh đề cao vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành, phát
triển nhân cách nhưng không tuyệt đối hóa giáo dục. Luận điểm cho rằng “Hiền dữ
phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” là nhấn mạnh vai trò của giáo
dục trong mối quan hệ với các thành tố khác. Giáo dục có thể thâm nhập và tác
động vào tất cả các thành tố cấu thành quá trình hình thành phát triển nhân cách,
định hướng cho sự phát triển của các thành tố đó theo mục đích xác định, thông qua
giáo dục mà hình thành nhân cách trở thành nguyên lý phát triển.
Giáo dục can thiệp vào các tố chất bẩm sinh, di truyền, phát hiện ra những tố
chất tích cực và những tố chất có ảnh hướng tiêu cực đến quá trình hình thành, phát
24
triển nhân cách, trên cơ sở đó có biện pháp tác động giáo dục thích hợp. Hồ Chí
Minh quan niệm rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết
làm cho phần tốt ở mỗi trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị
mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật
xấu, trừ hạng người phản bội lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ
bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ
không phải đập cho tơi bời” [53, tr.672].
Giáo dục có thể can thiệp vào môi trường tự nhiên và xã hội, làm thay đổi
môi trường tự nhiên và xã hội theo hướng tích cực cho sự hình thành, phát triển
nhân cách. Giáo dục có thể đưa con người vào môi trường tự nhiên, xã hội mới hoàn
toàn thuận lợi cho sự phát triển các tố chất tốt đẹp của mỗi cá nhân.
Giáo dục có thể định hướng hoạt động của con người. Căn cứ vào đặc điểm
lứa tuổi và những phẩm chất cá nhân mà tổ chức cho con người tham gia vào các
loại hình hoạt động thích hợp. Thông qua đó mà giáo dục định hướng quá trình hình
thành và phát triển các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định.
Bởi vì trong quá trình hoạt động tác động vào hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh thì
người ta cũng đồng thời cải tạo chính bản thân mình.
Như vậy, vai trò chủ đạo của giáo dục có thể can thiệp vào tất cả các thành tố
khác của quá trình hình thành và phát triển nhân cách, định hướng các thành tố đó
phát triển phù hợp với chuẩn mực giá trị của xã hội. Các thành tố khác phát huy
được tác dụng đến đâu tùy thuộc vào mức độ can thiệp của giáo dục. Luận điểm về
vai trò chủ đạo của giáo dục trong quá trình hình thành phát triển nhân cách có thể
được xem xét dưới góc độ lô gic của quá trình giáo dục. Theo đó, có thể hiểu giáo
dục là con đường chủ yếu để nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và hình thành
thói quen hành vi đạo đức cho con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và
con người là một tư tưởng chiến lược mang tính thời đại. Ngày nay nhiều quốc gia
đã xác định giáo dục là công cụ để cạnh tranh tạo tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân
sự của quốc gia, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đúc kết kinh nghiệm
25
phát triển của các quốc gia, các chuyên gia của UNESCO đã rút ra một quy luật
rằng, không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách rời khỏi sự tiến bộ và
thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của
quốc gia đó.
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền giáo dục mới
Giáo dục là một bộ phận quan trọng của văn hóa, bởi vậy một nền giáo dục
mới cũng phải mang tính chất của nền văn hóa mới. Ngay từ năm 1943, Đảng ta đã
đưa bản Đề cương văn hóa Việt Nam nêu lên ba tính chất của nền văn hóa mới là:
dân tộc, khoa học, đại chúng. Theo đó, Sắc lệnh số 146/SL ngày 10-8-1946 do Hồ
Chí Minh ban hành đã quy định ba tính chất căn bản của nền giáo dục mới là: đại
chúng hóa, dân tộc hóa và khoa học hóa. Ba tính chất này góp phần xây dựng nền
văn hóa mới khác biệt hoàn toàn so với nền giáo dục cũ mang tính chất phong kiến,
thực dân.
1.2.1. Xây dựng nền giáo dục mang tính nhân dân
Tư tưởng dân chủ hóa giáo dục của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở
quan điểm triết học “lấy dân làm gốc”. Người cho rằng, trong bầu trời này không có
gì quý bằng nhân dân; trong thế giới này không có sức mạnh nào to lớn bằng sức
mạnh của nhân dân. Nhân dân chính là con người, là trung tâm của vũ trụ, là nhân
tố quyết định mọi vấn đề trong thế giới hiện thực.
Nền giáo dục mang tính dân tộc là tiền đề cho việc xây dựng nền giáo dục
dân chủ nhân dân. Trong tư tưởng xây dựng nền giáo dục mang tính chất dân tộc đã
chứa đựng các vấn đề về xây dựng nền giáo dục mang tính dân chủ nhân dân.
Thứ nhất, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền giáo dục ai cũng được học hành, nền
giáo dục cho mọi người. Luận điểm “Ai cũng được học hành” là một tư tưởng lớn
phản ánh tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh về mối quan hệ của giữa giáo dục
và cách mạng Việt Nam. Đồng thời đó cũng là luận điểm phản ảnh nghệ thuật tài
tình của Hồ Chí Minh trong chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam. Luận điểm này
trước hết được xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam vào thời kỳ lịch sử lúc bấy
26
giờ. Một dân tộc mà có đến 2 triệu người chết vì đói và trên 95% người dân mù chữ
thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm cho dân có ăn, có mặc, dân được học hành.
“Ai cũng được học hành” là giải pháp giải quyết tình huống cấp bách của xã hội lúc
bấy giờ. Luận điểm này đã trở thành khẩu hiệu để tập hợp lực lượng quần chúng đi
theo cách mạng.
“Ai cũng được học hành” là một mục tiêu của cách mạng. Mục tiêu đầu tiên
của cách mạng Việt Nam là “Nước ta được độc lập, dân ta được tự do”. Nhưng
không dừng lại ở đó mà cách mạng phải mang lại cho con người có cơm ăn, áo mặc
và được học hành. Chỉ có giành độc lập dân tộc thì mới thực hiện được ước mơ “ai
cũng được học hành”. Suy rộng ra, luận điểm này là một mục tiêu phấn đấu cho sự
bình đẳng xã hội. Như chúng ta đã biết, giáo dục vốn là bình đẳng, giáo dục là của
mọi người. Giáo dục chỉ bị phân hóa, người lao động chỉ bị mất quyền được học
hành từ khi xã hội có giai cấp và giai cấp thống trị nắm lấy giáo dục như một công
cụ để thống trị nắm lấy giáo dục như một công cụ để thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích
của mình. Do đó luận điểm “Ai cũng được học hành” là mục tiêu của cách mạng
giải phóng dân tộc đồng thời cũng là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và
của chủ nghĩa cộng sản.
“Ai cũng được học hành” là nhu cầu phát triển của cá nhân và cũng là nhu
cầu phát triển của xã hội. Một dân tộc mà người dân không được học hành là một
dân tộc dốt và cũng là một dân tộc không có sức mạnh. Như vậy, “Ai cũng được
học hành” là quyền con người và là động lực của sự phát triển xã hội, là cơ sở lý
luận cho sự hình thành các quan điểm về xã hội học tập. Trong thực tiễn hoạt động
cách mạng, suốt đời Hồ Chí Minh đã phấn đấu cho mục tiêu “nước ta được độc lập,
dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Khi chưa có chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh tích cực đấu tranh với thực dân
Pháp đòi quyền tự do học hành của nhân dân Đông Dương. Khi có chính quyền
cách mạng, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải “phổ thông giáo dục”, “phải nâng cao dân
trí”, thậm chí phải “cưỡng bách học chữ quốc ngữ”. Hồ Chí Minh đã phát động
chiến dịch “Diệt giặc dốt”, xóa nạn mù chữ và phát động phong trào “Bình dân học
27
vụ”, tạo thành một xã hội học tập làm cho dân ta “Ai cũng được học hành”. Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, thu hút mọi tầng
lớp con em nhân dân lao động vào học. Đồng thời mở rộng các hình thức tổ chức
dạy học để mọi người dân đều được học. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các ngành, các
cấp chính quyền phải tạo ra cơ hội, thời cơ tốt nhất để mọi người được đi học và có
thể học được.
Thứ hai, lực lượng tham gia vào giáo dục chính là nhân dân.
Đỉnh cao của nền giáo dục dân chủ, nhân dân là tổ chức cho quần chúng
nhân dân tham gia vào giáo dục. Ý tưởng xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân
đã được nhiều người đề cập đến trong những thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng chỉ
đến Hồ Chí Minh thì ý tưởng đó mới trở thành hiện thực. Hồ Chí Minh đã xây dựng
một nền giáo dục mà mọi người dân đều có quyền được tham gia và hưởng thụ. Đây
là sự cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn cho nền giáo dục
cách mạng Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ sở tiền đề cho các chủ trương, chính
sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, nhân dân của Hồ Chí
minh đã trở thành một cuộc canh tân trong lĩnh vực giáo dục. Tư tưởng này được xã
hội đón nhận dễ dàng và được tổ chức thực hiện thành công trong thực tiễn. Trước
hết, tư tưởng đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng của tầng lớp trí thức ngay từ những
ngày tiền khởi nghĩa, đã có tác dụng định hướng cho tầng lớp trí thức, khích lệ họ cả
hai tư cách, tư cách là người công dân của một dân tộc đang bị kẻ thù ngoại bang đô
hộ và tư cách người trí thức - nhà khoa học, một tầng lớp tiên tiến của xã hội đang
đứng trước vận mệnh mới của dân tộc. Cả hai tư cách đó, người trí thức chỉ có thể
chọn một con đường đó là con đường hướng về cách mạng, tham gia cách mạng
bằng chính nghề nghiệp của mình, với tất cả khả năng của mình. Xây dựng nền giáo
dục dân tộc, dân chủ, nhân dân vừa là mục tiêu cách mạng xã hội, vừa là con đường
tự giải phóng của tầng lớp trí thức dân tộc. Vì lẽ đó, nhiều nhà trí thức dân tộc đã
tham gia vào các phong trào cách mạng dưới những hình thức đấu tranh khác nhau.
28
Từ khi chính quyền cách mạng được thành lập, tư tưởng xây dựng một nền
giáo dục đại chúng, dân chủ nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên một cấp
độ mới và tổ chức thực hiện rất sáng tạo trong thực tiễn. Ngay từ những ngày đầu
tiên của chính quyền cách mạng, trường lớp và các phương tiện dạy học vô cùng
khó khăn, giáo viên chưa có, kinh phí và các điều kiện đảm bảo của Chính phủ chưa
có nhưng Hồ Chí Minh đã dựa vào dân để phát động tổ chức thực hiện thành công
phong trào toàn dân tham gia diệt giặc dốt. Những nơi chưa có trường học thì dùng
nhà dân làm lớp học, mỗi nhà, mỗi làng, mỗi xã đều tận dụng mọi điều kiện cho
việc học tập. Không có thầy giáo thì mọi người tự dạy cho nhau, anh dạy cho em,
chồng dạy cho vợ, những người biết chữ thì dạy cho những người chưa biết chữ.
Người dạy là quần chúng nhân dân, người học cũng là quần chúng nhân dân,
phương tiện dạy học được huy động trong dân, kinh phí được huy động từ sự đóng
góp công của, sức lực của dân.
Khi phát triển lên bình dân học vụ và các nhà trường chính quy, ngoài sự đầu
tư của Nhà nước cho giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành phải
cùng với nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của tham gia vào việc xây
dựng trường sở. Người nói, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Các cấp, các
ngành phải tổ chức cho nhân dân tham gia vào quá trình giáo dục bằng cách kết hợp
giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội.
Sự tiếp nhận của quần chúng mà trước hết là các tầng lớp trí thức đã có tác
dụng định hướng cho sự hình thành quan niệm mới của xã hội về văn hóa giáo dục
trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và cả trong thời kỳ kháng chiến. Điều
này làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh vượt lên hơn hẳn tư tưởng canh tân giáo dục của
các nhà Nho học và Tây học trước đó. Tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân
chủ nhân dân của Hồ Chí Minh không còn giới hạn ở các tầng trên của xã hội mà đã
tiếp tục sứ mệnh lật sâu, đào sâu xuống các nền tảng của đại chúng, nhằm làm cho
giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của quần chúng nhân dân và lôi kéo quần
chúng tham gia vào giáo dục đề được hưởng các quyền lợi từ gióa dục. Chính nhờ
vào các kết quả thực hiện tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ nhân
29
dân của Hồ Chí Minh mà ngày sau năm 1945 và thời kỳ kháng chiến, nền giáo dục
Việt Nam đã tạo được một chuyển biến nhanh chóng như vậy. Đó là tiền để để nền
giáo dục Việt Nam vươn lên tự khẳng định bản sắc của mình trước khi vươn ra hội
nhập, hợp tác quốc tế trong tình hình hiện nay.
1.2.2. Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc
Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc là quy luật phát triển của tất cả các
nền dân tộc trên thế giới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng nền giáo dục
mang tính dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc được
Người ấp ủ ngay từ ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước. Khi đến nước Pháp, bên
cạnh hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục, thường xuyên
đấu tranh lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Người phê phán nền giáo
dục ngoại lai của thực dân Pháp, đó là nền giáo dục chỉ “dạy cho thanh niên yêu một
Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình” [39, tr.424]. Quá
trình đấu tranh phê phán nền giáo dục của thực dân Pháp đã hàm chứa trong đó tư
tưởng của Hồ Chí Minh về một nền giáo dục mới của người Việt Nam. Đó là nền
giáo dục của người bản xứ, nền giáo dục mang tính dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục mang tính dân tộc nhưng đồng thời cũng
phải mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Luận điểm xây dựng nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa này được hình thành
trên cơ sở lý luận về sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Một
trong những di sản quý báu nhất và cũng là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ
Chí Minh là kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Đây là luận điểm gốc định
hướng cho việc xây dựng tính dân tộc của nền giáo dục Việt Nam. Luận điểm này
được dựa trên quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, giai cấp và
thời đại; dựa trên sự phân tích xu thế của thời đại; sự phân tích, tiếp thu có chọn lọc
những bài học kinh nghiệm của cách mạng các nước trên thế giới và phong trào yêu
nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX.
30
Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân
chính là động lực lớn của đất nước. Dựa trên sự phân tích thực trạng kinh tế và giai
cấp ở Đông Dương, chỉ ra sự khác biệt so với phương Tây, ngay từ năm 1924, Hồ
Chí Minh đã kết luận rằng ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực
lớn của đất nước. Đặc trưng cơ bản của nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa là nền
giáo dục mang tính chất dân tộc, đồng thời mang bản chất giai cấp công nhân, phải
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Xây dựng nền giáo dục dân tộc xã hội chủ
nghĩa là phải thống nhất giữa tính dân tộc với tính xã hội chủ nghĩa trong nội dung
và hình thức tổ chức. Nội dung giáo dục xã hội chủ nghĩa phải chứa được chưa
đựng trong hình thức giáo dục mang cốt cách dân tộc.
Tuy nhiên, trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng phải căn cứ vào diễn biến của
tình hình thời cuộc mà xác định nguyên tắc và tính chất của nền giáo dục cho thích
hợp. Tính dân tộc, được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng thuật ngữ “đặc tính dân tộc”,
“cốt cách dân tộc”, để nhấn mạnh cái tinh túy bên trong, cái đặc trưng của văn hóa
dân tộc.
Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh
đã chỉ đạo: Phải xây dựng nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và
dân tộc về hình thức. Tiếp theo tư tưởng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
của Đảng đã xác định: nền văn hóa mới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới
của đất nước. Tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, thống nhất với nhau.
Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục mang tính dân tộc là nền giáo
dục “hoàn toàn Việt Nam”. Luận điểm này hoàn toàn thống nhất với luận điểm về
con đường cách mạng Việt Nam. Khi nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và kinh nghiệm thực tiễn của cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh đã rút ra
kết luận rằng, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười
Nga, nhưng không hoàn toàn giống với cách mạng Tháng Mười Nga. Trên cơ sở đó,
Hồ Chí Minh đã vận dụng trong lĩnh vực giáo dục là xây dựng nền giáo dục xã hội
31
chủ nghĩa hoàn toàn Việt Nam. Đó là nền giáo dục mang bản chất xã hội chủ nghĩa
nhưng lại mang màu sắc riêng của dân tộc Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hoàn toàn Việt Nam
được thể hiện tập trung ở mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ
chức hệ thống nhà trường. Nhà trường do người Việt Nam tự lập ra nhằm giáo dục,
đào tạo thanh, thiếu niên Việt Nam thành những người công dân tốt, người lao động
tốt, người cán bộ tốt, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nội dung,
chương trình đào tạo của nhà trường là những giá trị văn hóa, đạo đức của con
người Việt Nam, truyền thống, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung giáo
dục xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện trong các hình thức tổ chức mang cốt cách
dân tộc. Ngôn ngữ sử dụng trong nhà trường là tiếng mẹ đẻ. Tổ chức trong quá trình
học tập phù hợp với đặc điểm logic nhận thức của con người Việt Nam.
Hồ Chí Minh yêu cầu các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo phải dạy cho
học sinh truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, phải biết tự hào, giữ gìn và tiếp
tục tô thắm truyền thống đó:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tưởng gốc tích nước nhà Việt Nam. [41, tr.255]
Người đặc biệt coi trọng việc dùng tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường. Đồng
thời Hồ Chí Minh thường phê phán cách dạy và học “xính chơi chữ”, dùng tiếng
nước ngoài không đúng lúc, đúng chỗ...
Nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” không đồng nhất với tư tưởng dân tộc
hẹp hòi, khép kín trong vòng vây văn hóa của một quốc gia riêng biệt. Nền giáo dục
“hoàn toàn Việt Nam” là muốn khẳng định một nền giáo dục độc lập của một quốc
gia độc lập, nền giáo dục ấy mang những giá trị của dân tộc Việt Nam có thể sánh
vai cùng các cường quốc khác trên phạm vi toàn thế giới. Nền giáo dục “hoàn toàn
Việt Nam” nhưng phải đặt trong mối quan hệ với các nền giáo dục của các quốc gia
khác trong khắp năm châu, bốn bể.
Xây dựng một nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam”, nền giáo dục mang tính
dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là mơ ước của người dân mà còn là
32
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM

Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...
Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...
Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...jackjohn45
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thểTổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
 
Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...
Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...
Luận văn: Tổ chức dạy học nhóm chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển th...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh XuânLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THU HÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THU HÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học MÃ SỐ: 60.31.02.04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TỐNG ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả thu hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các công trình khác. Tôi cũng xin khẳng định luận văn đã được trích dẫn đầy đủ, cụ thể chính xác kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./. Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thu Hà
  • 4. LỜI CẢM ƠN 1. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã cho tôi thêm những kiến thức khoa học để tôi có thể nâng cao trình độ của mình trong con đường học tập và nghiên cứu khoa học. 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tống Đức Thảo - Người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này. Thầy đã thường xuyên động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi, tiếp thêm cho tôi nghị lực và niềm tin để tôi cố gắng tiếp tục học tập và nghiên cứu. 3. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - nơi tôi công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể toàn tâm, toàn ý tập trung vào quá trình học tập và làm Luận văn. 4. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy giáo, Cô giáo đã quan tâm giúp đỡ tôi trên hành trình khoa học. Xin cảm ơn những người mà tôi chưa hề gặp mặt, nhưng những tư tưởng, công trình nghiên cứu của họ đã có sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới tôi, tới quá trình nghiên cứu của tôi, giúp tôi có niềm tin và động lực để hoàn thành công trình khoa học này. 5. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lời biết ơn sâu sắc đã cổ vũ, khích lệ và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 3 3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 6 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 6 5.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7 6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 7 7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 7 7.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 7 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 7 8. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7 Chương 1: MỘT SỐ NỘIDUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ....................................................................... 8 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và vai trò của nền giáo dục mới ... 9 1.1.1. Mục tiêu của giáo dục ..................................................................... 9 1.1.2. Vai trò của giáo dục ......................................................................15 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền giáo dục mới ................. 26 1.2.1. Xây dựng nền giáo dục mang tính nhân dân ................................26 1.2.2. Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc ...................................30 1.2.3. Xây dựng nền giáo dục mang tính khoa học .................................33 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, phương pháp giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên .................................................................................35 1.3.1. Nộidung giáodục toàn diện .........................................................35 1.3.2. Phươngphápgiáodụctoàn diện ..................................................42
  • 6. 1.3.3. Pháttriển đội ngũ giáo viên .....................................................49 Tiểu kết Chương 1.............................................................................55 Chương 2: Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................................56 2.1. Yêu cầu của đổimới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay 56 2.1.1. Nguyên nhân đổimới ...............................................................56 2.1.2. Nộidung đổi mới giáo dục .......................................................60 2.2. Ý nghĩa lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổimới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam....................................................67 2.2.1.. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dụclà cơ sở lý luận quan trọng để đổi mới giáo dụcthành công..............................................................67 2.2.2. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tạo cơ sở xây dựng triết lý giáo dục Hồ Chí Minh nói riêng và triết lý giáo dụcViệt Nam thời đại Hồ Chí Minh nói chung.................................................................................69 2.3. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay................................72 2.3.1. Tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã chỉ đạo nhân dân ta xây dựng thành công nền giáo dụcmới.....................................................72 2.3.2. Nângcaonhận thức về mục tiêu và vai trò của giáo dụcđối với sự pháttriển đấtnước theo hướng bền vững ...........................................77 2.3.3. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáodụcnhằm phát triển toàn diện con người...................................................................81 2.3.4. Nângcaochất lượng đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáodục .............87 Tiểu kết Chương 2.............................................................................91 KẾT LUẬN.............................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................94
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những đánh giá cả tổ chức UNESCO khi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, có một khía cạnh rất đáng quan tâm đó là sự đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Hồ Chí Minh là số ít trong các lãnh tụ trên thế giới quan tâm đến giáo dục từ khi bắt đầu bước chân vào con đường hoạt động cách mạng, thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt đến tận cuối đời. Di sản Hồ Chí Minh về giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng, kháng chiến và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đến thắng lợi, và đang tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới giáo dục của chúng ta ngày nay. Trong những năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về giáo dục, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế xã hội của Đảng. Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và năng lực lãnh đạo của Đảng” [12, tr.187]. Sau đó Đảng ta đã xây dựng sứ mạng của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Về đầu tư, Đảng coi “đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển, tạo động lực và đòn bẩy thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế - xã hội” [13, tr.380]. Nhưng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động. Vì vậy giáo dục chưa thực sự có chuyển biến: chất lượng giáo dục kém, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách cho giáo dục còn chậm đổi mới... Tình trạng yếu kém, lạc hậu về giáo dục đang là nỗi bức xúc của xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triển kinh tế nói chung do chưa đáp ứng được yêu cầu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt đặt giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và thách thức, dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh... Vì vậy sứ mạng và mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong 10, 15 năm tới là gì? Tất 1
  • 8. nhiên phải tiếp thu, kế thừa những giá trị đã có nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, bổ sung để có một xác định cụ thể, đầy đủ, phù hợp với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới. Xuất phát từ tình hình trên, ngày 04 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 29- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ban hành. Nghị quyết đã nêu ra thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện nghị quyết Trung ương II khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Với mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục không thể thành công nếu thiếu nghiên cứu thấu đáo và có hệ thống cả về cơ sở lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn, thiếu sự chỉ đạo nhất quán. Cơ sở lý luận đúng đắn sẽ định hướng cho hoạt 2
  • 9. động giáo dục tránh khỏi tình trạng mò mẫm, tự phát. Cơ sở lý luận càng đúng đắn, phù hợp thì càng có ý nghĩa to lớn làm cơ sở khoa học để xác định đường lối, chiến lược giáo dục cũng như các nội dung cụ thể, càng định hướng cho hoạt động giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả. Theo tôi, Nghị quyết số 29-NQ/TW cơ bản là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Bởi vậy, trong lúc Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, thì việc trở lại với những luận điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là việc làm không chỉ có ý nghĩa trong việc hưởng ứng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà còn có ý nghĩa tạo cơ sở lý luận cho công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng luôn là cơ sở lý luận vững chắc để Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta tiến hành hiện thực hóa những mục tiêu cách mạng nước nhà. Đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục nước ta hiện nay, việc bám sát, vận dụng sáng tạo những tư tưởng cốt lõi về giáo dục của Người là một nguyên tắc. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liênquan đến đề tài Để thấy được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam thì trước hết ta cần tìm hiểu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi vậy, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân loại như sau: - Các công trìnhnghiêncứu toàn diệnvề tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục Người khởi đầu cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phải kể đến GS. Nguyễn Lân với cuốn sách “Hồ Chủ tịch - Nhà giáo dục vĩ đại”. Tác 3
  • 10. phẩm nghiên cứu những luận điểm lớn, ý kiến lớn của Hồ Chí Minh về giáo dục trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau này có một số cuốn sách như: “Hồ Chí Minh với ngành giáo dục” của Nguyễn Vũ (tuyển chọn), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của Lê Văn Yên (chủ biên), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục trong nhà trường” của Nhà xuất bản Lao động… Các cuốn sách này trích dẫn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về giáo dục và tập hợp các bài nghiên cứu khá sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: nguồn gốc hình thành, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục thanh niên, bồi dưỡng chăm lo thế hệ cách mạng cho đời sau. Gần đây có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng vào phát triển giáo dục - đào tạo như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới” của TS. Nguyễn Văn Chung. Cuốn sách phân tích toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với cách tiếp cận khá mới mẻ. Tác giả trình bày từ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, nội dung cơ bản và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong tình hình mới. Còn có cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh vể giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” của TS. Hoàng Anh (chủ biên). Nội dung cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như đất nước. Cuốn sách phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. 4
  • 11. - Các công trình nghiên cứu chuyên khảo về nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Bên cạnh những công trình nghiên cứu toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thì còn có những cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục như: Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” của TS. Ngô Văn Hà đã trình bày vai trò của người thầy giáo với giáo dục, yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực đối giáo viên trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó có những vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ giảng biên đại học hiện nay. Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” của TS. Đoàn Nam Đàn trình bày những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, việc vận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của Người trong điều kiện hiện nay và những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy năng lực của thanh niên phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra còn có Báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” của GS.VS. Phạm Minh Hạc. Báo cáo đã trình bày sâu sắc nội dung và cơ sở triết học của hai vấn đề mang tính cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là: học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và luận điểm “ai cũng được học hành”. Gần đây, khi giáo dục Việt Nam đứng trước nhiều thách thức mới, khái niệm “triết lý giáo dục” được đưa ra nghiên cứu, đánh giá, tranh luận rất nhiều. Và một lần nữa, chúng ta lại quay trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có “triết lý giáo dục Hồ Chí Minh”. Đây là một vấn đề mới nên chỉ có một số bài viết đi vào tìm hiểu triết lý giáo dục Hồ Chí Minh như: “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” của Phạm Minh Hạc trong cuốn “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam”, “Đôi nét về triết lý giáo dục của Bác” của Nguyễn Thị Hài (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), “Mấy nét về triết lý giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS. Phạm Xuân Nam, “Từ một số ý kiến của Hồ Chí Minh về giáo dục, từ triết lý giáo dục của thời 5
  • 12. đại, suy nghĩ về giáo dục Việt Nam hiện nay” của PGS. Lê Khánh Bằng, “Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh” của GS. Song Thành. Các bài viết này nhìn chung đã bước đầu nghiên cứu mang tính chất khái lược, định hướng và đề xuất nghiên cứu về nội dung của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Như vậy cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về toàn diện cũng như chuyên khảo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục tuy nhiên theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 thì chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề giá trị cốt lõi, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có thể vận dụng và phát triển. Bản luận văn này hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc tạo cơ sở lý luận định hướng xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam trong thời đại mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh và ý nghĩa trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Làm rõ những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. - Rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dưới góc độ lý luận về những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục từ đó rút ra ý nghĩa trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn này được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục. 6
  • 13. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịchsử - logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh… để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Những đóng góp của đề tài - Khẳng định lại những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. - Góp phần hình thành nên hệ thống những luận điểm của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. - Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ý nghĩa trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. - Góp phần tạo cơ sở lý luận để xây dựng triết lý giáo dục cho Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề lý luận liên quan thuộc chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương và 6 tiết: 7
  • 14. Chương 1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam, từ giáo dục dân chủ nhân dân tiến lên giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là tư tưởng về vai trò, vị trí, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là hệ thống những quan điểm, lý luận về giáo dục Việt Nam của Người gắn liền với quá trình cách mạng Việt Nam. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được vận dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, làm cho giáo dục nước ta ngày một lớn mạnh và cũng góp phần làm cho tư tưởng của Người được phong phú và phát triển. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ có nhiều biến động với những bước chuyển sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Về nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lớn lên trên một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và tinh thần hiếu học, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã sớm được tiếp thu những truyền thống văn hóa đậm tính nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn được kế thừa, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông (đặc biệt là tư tưởng của Nho, Lão, Phật), tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên. Quan trọng hơn cả đó là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nâng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lên một trình độ mới mang tầm vóc thời đại. Bằng năng lực và hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã xây dựng ở Việt Nam một nền giáo dục mới - nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - mà ở đó con người được phát triển toàn diện. 8
  • 15. 1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và vai trò của nền giáo dục mới 1.1.1. Mục tiêu của giáo dục 1.1.1.1. Xây dựng động cơ đúng đắn cho người học Giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học là hết sức quan trọng bởi nó sẽ tạo hứng thú cho người học, làm cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với Hồ Chí Minh, động lực, mục tiêu của sự học là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tư tưởng học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Hồ Chí Minh được thể hiện nhất quán thông qua những chỉ thị, những lời căn dặn và hành động thực tiễn của Người. Trong thực tế lịch sử xã hội, mỗi một thời kỳ lịch sử xã hội khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhận thức, con người ta đề cao sự học không giống nhau. Dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến đã từng ảnh hưởng bởi quan niệm "học nhi ưu tắc sĩ" (học để làm quan), cái học đó đã đào tạo ra một tầng lớp quan lại bằng con đường khoa bảng, và xã hội nông nghiệp đề cao cái học để "vinh thân phì gia", để một người làm quan cả họ được nhờ. Trước Hồ Chí Minh, thân phụ và các bậc tiền bối của Người ít nhiều đã chịu ảnh hưởng sự học đó. Đến Hồ Chí Minh, Người nhận thức được lợi ích của việc học lớn hơn nhiều. Học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân tức là làm việc, là lãnh nhận sứ mệnh trước quốc dân, đồng bào, là cống hiến, đặt cái lợi nhân quần của Tổ quốc nhân dân lên hết thảy. Đó là ý nghĩa đích thực của sự học của quan điểm khoa học và cách mạng, tiến bộ và nhân văn. Ở cương vị chủ tịch Đảng, chủ tịch nước, đi nhiều, hễ có dịp là Hồ Chí Minh dạy nhân dân về lợi ích của sự học mới, về ý nghĩa của sự học cao cả ấy. Trong lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc trung ương, Người viết: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [44, tr.208]. Phát biểu trong Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập, năm 1950, Hồ Chí Minh, đặt câu hỏi: học để làm gì? và Hồ Chí Minh đã nói nhiều về mục đích của sự 9
  • 16. học, song đúc kết lại vẫn là cái học để làm việc, để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Nói chuyện tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc, 1956, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo” [48, tr.291]. Trong thư gửi các học sinh trường Sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp trường khai giảng, năm 1955, Người viết: "Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [47, tr.375]. Trong Thư gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học ở Moscow, Người căn dặn: "Các cháu học kỹ thuật và học tiếng Nga cần nhận rõ mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học ngành nào cũng cần phải căn cứ vào nhu cầu của Tổ quốc, của nhân dân mà định, không thể tùy theo sở thích của riêng mình” [48, tr.48]. Trong một lần khác, nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I năm 1956, Người nói: "Mục đích của giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc...” [48, t.48]. Có thể thấy, xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh không có sự học nào hơn là sự học là để làm người, giúp đời, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân. Đó cũng chính là sự học của người cách mạng, của đạo đức xã hội chủ nghĩa, của những con người thấm đẫm trong mình lý tưởng cộng sản. Tiếp thu tinh thần hiếu học của cha ông, song đến lượt mình, ở Hồ Chí Minh, sự học của dân tộc Việt Nam, của người Việt Nam đã mang nội dung ý nghĩa mới, học không phải chăm chắm trong bầu trời cá nhân chật hẹp "vinh thân phì gia", mũ cao áo dài, cân đai võng lọng mà học có một mục đích ý nghĩa cao đẹp, tràn đầy lý tưởng nhân văn cao cả, để làm người phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm lợi cho dân, cho nước. Chính thấm nhuần cái lý tưởng học đó mà hàng vạn thanh niên trí thức dưới chế độ mới, kể cả những trí thức được đào tạo ở Pháp (chế độ thực dân cũ) đã ra sức phấn đấu học hỏi, nắm bắt khoa học kỹ thuật phục vụ sự nghiệp kháng chiến và xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhiều người đã từ bỏ trời Tây hoa lệ, trở về sống đồng cam cộng khổ cùng nhân dân phụng sự sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, 10
  • 17. tiêu biểu như bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Kỹ sư Phạm Quang Lễ (anh hùng Trần Đại Nghĩa) và nhiều trí thức dưới chế độ cũ đã sẵn sàng ra tay giúp nước như Tiến sỹ Nho học Huỳnh Thúc Kháng, nhân sĩ Vũ Đình Hòe... Không chỉ dừng lại ở tư tưởng chỉ đạo, Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về việc nỗ lực học tập để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh ra đi từ buổi nhân dân, đất nước còn đắm chìm trong đêm đen nô lệ, Người không có điều kiện để nuôi chí học hành, sau này khi nói chuyện với sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam năm 1961, Người thổ lộ "Về văn hóa: Tôi chỉ học hết lớp tiểu học". Người sớm dấn thân vào lao động và tranh đấu, nhưng bản thân Người đã có ý thức học tập từ rất sớm. Sau này, Người đã từng kể lại: "...Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp : tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy", và đó cũng là nguyên nhân Người đi về phía trời Tây để học hỏi, tìm con đường khả dĩ cứu nước, cứu dân. Trong hoàn cảnh lao động kham khổ, thiếu thốn, có những lúc bị tù đày, Người luôn có ý thực tự học tự bồi dưỡng, từ ngoại ngữ, đến các tri thức văn hóa, khoa học. Đi đến đâu, Hồ Chí Minh đều học và sử dụng được ngoại ngữ, thông hiểu văn hóa để hòa nhập và hoạt động. Bản thân Người không được đào tạo một cách bài bản, chính thống qua trường lớp, cấp học, nhưng những tri thức người có được hết sức sâu sắc và toàn diện. Người còn căn dặn cán bộ phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Chính nhờ học qua sách báo, qua bè bạn, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã được giác ngộ và tìm thấy con đường cứu nước chân chính cho dân tộc: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!". Từ đó, Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba, vì đã chỉ ra cho Người con đường tranh đấu cho độc lập tự do của dân tộc mình. Tinh hoa của sự học của Hồ Chí Minh được thẩm thấu và tỏa ra ở cốt cách văn hóa thanh cao, lịch thiệp, trong trí thông minh xuất chúng, ở lối ứng xử tinh tế, hấp dẫn. Tất cả nhờ Người luôn ý thức tự học và hành. Hồ Chí Minh luôn tâm đắc câu nói của Lênin: học nữa, học mãi, và chính Người cho rằng, học để tiến bộ mãi! 11
  • 18. Chính nhờ cái học thấu đáo, năng lực tự học xuất chúng đó, đã làm cho Hồ Chí Minh hội tụ được những tinh túy văn hóa Đông, Tây, đem hết tài học, lực học, kiến học phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc của nhân dân. 1.1.1.2. Phát triển hoàn toàn con người Con người là phạm trù trung tâm trong triết lý giáo dục Hồ Chí Minh. Cơ sở phương pháp luận của vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh là triết lý giáo dục phương Đông. Con người là trung tâm của vũ trụ, là cầu nối của trời và đất: Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức tính: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người. [44, tr.117] Hồ Chí Minh quan niệm bản chất con người là những phẩm chất bên trong mà cụ thể là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thiếu một phẩm chất thì không thành người. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề con người. Đồng thời, Người cũng rất coi trọng vai trò của giáo dục đến sự phát triển của con người. Quá trình giáo dục phát triển toàn diện con người có quan hệ biện chứng với quá trình thực hiện các mục tiêu của cách mạng xã hội. Mục tiêu phát triển toàn diện con người phải tương thích với mục tiêu phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tiếp thu sáng tạo các luận điểm về phát triển toàn diện con người của Mác, Ăng ghen và Lênin, dựa trên sự phân tích đặc điểm xã hội và con người Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu, nội dung, con đường, biện chứng giáo dục con người Việt Nam phát triển hoàn toàn. Khi bàn về giáo dục con người phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “con người phát triển hoàn toàn” và thuật ngữ “giáo dục toàn diện”. Ngay trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết: “Từ giờ phút này trở đi, các 12
  • 19. cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam..., một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên những công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu” [42, tr.34]. Có thể coi đây như bản tuyên ngôn của một nền giáo dục mới, “nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của người học. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã viết: cán bộ phải biết gắn lý luận với thực tiễn mới là “người cán bộ hoàn toàn”, trí thức phải biết thực hành mới là “người trí thức hoàn toàn”. Trong nhiều bài nói và viết khác nhau về giáo dục, Hồ Chí Minh thường sử dụng thuật ngữ phát triển hoàn toàn. Trong điều kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam, mục tiêu của nền giáo dục mới, nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam chỉ nên đặt ra mức độ phát triển hoàn toàn con người. Bởi vì, theo quan điểm của Mác và Lênin thì con người phát triển toàn diện phải là sản phẩm của một chế độ xã hội phát triển ở trình độ cao. Dựa theo quan điểm đó, chúng ta dễ dàng thấy rằng xã hội Việt Nam chưa đủ điều kiện để đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện con người. Trong bài nói chuyện ở lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12 tháng 6 năm 1956, Hồ Chí Minh đã nhắc ngành giáo dục rằng: “Kháng chiến phải mấy năm. Vội không được. Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm, nhưng vội không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai, rồi thứ ba mới là bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước” [48, tr.345]. Luận điểm này của Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với luận điểm của Lênin trong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, khi phê phán sự nóng vội trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục phát triển hoàn toàn con người, trước hết là phát triển những năng khiếu, những tố chất sẵn có của người đi học. Phát triển hoàn toàn con người khác với phát triển toàn diện. Con người phát triển toàn diện không chỉ phát triển những khả năng sẵn có, những tố chất bẩm sinh mà còn được phát triển về mọi mặt, biết làm mọi việc. Dưới chủ nghĩa cộng sản, sự phát triển cao của sản xuất xã hội sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt đẹp tác động vào con người, 13
  • 20. làm cho con người có thể phát triển cả những phẩm chất mà bản thân cá nhân con người đó không có năng khiếu hay tố chất. Khi đó người ta sẽ chuyển sang giáo dục, huấn luyện, đào tạo những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc. Đó là con người phát triển toàn diện. Giáo dục phát triển hoàn toàn con người, còn được hiểu là giáo dục phải huy động hết mọi tiềm năng có thể của cá nhân và xã hội cho sự phát triển của con người. Phát triển hoàn toàn con người, nghĩa là con người đó và xã hội đó có khả năng đến đâu phải sử dụng bằng hết và phải sử dụng một cách hiệu quả nhất trong công tác giáo dục. Điều đó chỉ có chế độ xã hội mới với quan hệ xã hội bình đẳng, quan hệ tốt đẹp giữa người với người thì mới thực hiện được. Giáo dục phát triển hoàn toàn con người, nghĩa là quá trình giáo dục phát triển con người phải phù hợp với nhịp độ phát triển của xã hội, phải hướng tới các mục tiêu là cho con người tốt đẹp hơn. Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, trong những điều kiện xã hội lịch sử khác nhau thì mục tiêu giáo dục phát triển hoàn toàn con người cũng khác nhau. Năm 1945, khi mới giành được chính quyền, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, củng cố chính quyền, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những nhu cầu cấp thiết của nhân dân như chống giặc đói, giặc dốt, coi việc thực hiện các nhiệm vụ đó cũng cấp thiết như chống giặc ngoại xâm. Mục tiêu của giáo dục lúc bấy giờ chủ yếu là xóa nạn mù chữ, làm cho người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Từ sau năm 1954, khi miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, chuẩn bị các bước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mục tiêu phát triển hoàn toàn con người đã có bước phát triển mở rộng hơn. Trong thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc, tháng 3 năm 1955, Hồ Chí Minh đã viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy học là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [47, tr.388]. Như vậy, con người mới được phát triển hoàn toàn trong một nền giáo dục mới, một chế độ xã hội mới là “người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của 14
  • 21. nước nhà”. Đó là nấc thang tiến tới mục tiêu phát triển toàn diện con người dưới chế độ cộng sản. Khi bàn về giáo dục con người phát triển hoàn toàn, Hồ Chí Minh không phủ định quan điểm giáo dục con người phát triển toàn diện. Hồ Chí Minh gắn vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện là một mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa: Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không giống với các cuộc cách mạng trước đó, nó không chỉ thay chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác mà nó phải tiếp tục giải phóng hoàn toàn con người. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không chỉ giải phóng con người thoát khỏi sự áp bức của kẻ thù ngoại xâm và kẻ thù giai cấp mà còn giải phóng con người khỏi giặc dốt, khỏi sự ràng buộc của các lễ nghi phong kiến và các phong tục, tập quán lạc hậu. Dựa theo quan điểm khoa học về bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thì giải phóng hoàn toàn con người có nghĩa là phải cải tạo, xóa bỏ nhưng mỗi quan hệ xã hội cũ đã lỗi thời, lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức, trong cách nghĩ, cách làm của con người, xây dựng những mối quan hệ xã hội mới bình đẳng, tốt đẹp tạo co hội cho con người phát triển hoàn toàn. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là giải phóng hoàn toàn con người, là phải trả lại cho con người những khả năng đích thực để vươn lên tự khẳng định mình, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên. Như vậy, giải phóng hoàn toàn con người còn chứa đựng một mục tiêu cao hơn nữa, đó là tạo cơ hội cho con người phát triển hoàn toàn. Tư tưởng về giáo dục con người phát triển hoàn toàn là sự tiếp nối của tư tưởng về giải phóng hoàn toàn con người, là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa rằng, mục tiêu giáo dục phát triển hoàn toàn con người vừa là mục tiêu chiến lược của giáo dục, vừa là mục tiêu chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Vai trò của giáo dục 1.1.2.1. Nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hóa Việt Nam Giáo dục giữ vai trò quan trọng mang tính quyết định trong việc nâng cao dân trí, tạo nên sức mạnh của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: Một dân tộc dốt là một dân 15
  • 22. tộc yếu, tức là nói đến vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao dân trí. Trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt nhiệm vụ diệt giặc dốt ngang hàng với nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm. Bởi vì diệt giặc dốt là con đường nâng cao dân trí, tạo nên sức mạnh của dân tộc để diệt ngoại xâm. Người chỉ ra: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu thì mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ” [42, t.40]. Người đã chỉ rõ mối quan hệ giữa giặc dốt là kẻ thù bên trong với giặc ngoại xâm là kẻ thù bên ngoài: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chính sách ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa nước ta vào nơi mù quáng” [43, t.469]. Trong điều kiện đất nước còn vô vàn những khó khăn cần giải quyết nhưng Hồ Chí Minh vẫn chủ trương ưu tiên cho giáo dục, đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong thực tiễn, phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ đã được lan tỏa khắp các thôn làng trên phạm vi toàn quốc. Các lớp học không chỉ có tác dụng nâng cao dân trí mà còn góp phần tuyên truyền cho chính sách của một chính quyền mới, chế độ xã hội mới. Đó là động lực cho sự củng cố chính quyền cách mạng, phát triển xã hội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nhiều trường học phải sơ tán trong rừng nhưng Hồ Chí Minh vẫn quyết tâm phát triển giáo dục kháng chiến kiến quốc, tạo thành phong trào “Thi đua diệt giặc dốt” ngay trong điều kiện chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt của cuộc kháng chiến nhưng giáo dục vẫn vươn lên tự khẳng định mình, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Quyết tâm và hành động đó đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Giáo dục là phương tiện xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, là nhân tố 16
  • 23. quyết định việc thực hiện mục tiêu xây dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” sau ngày chiến thắng. Bên cạnh vai trò nâng cao dân trí, theo Hồ Chí Minh, giáo dục còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, giáo dục là bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng - văn hóa. Cách mạng tư tưởng - văn hóa là sự biến đổi trước hết về bản chất của tư tưởng và văn hóa nhằm xác lập hệ tư tưởng mới với đạo đức và lối sống mới, xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa ở Việt Nam là giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng tư tưởng - văn hóa. Thực chất cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa là cuộc cách mạng về con người. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa...” [50, tr.11]. Luận điểm này đã được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần và trở thành một chiến lược của Đảng ta về xây dựng chủ nghĩa xã hội và về giáo dục. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là lĩnh vực ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, có mối quan hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, xã hội. Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết thì văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển. Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lĩnh vực tư tưởng - văn hóa lại có những đặc thù riêng, có những đòi hỏi riêng, ở đây không chỉ có khoa học mà phải kết hợp khoa học với nghệ thuật, không thể dùng sức mạnh quyền lực mà phải thông qua còn đường giáo dục. 17
  • 24. Khẳng định giáo dục là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng - văn hóa bởi vì chỉ có thông qua giáo dục mới có thể làm thay đổi tư tưởng, lối sống và hình thành những nét văn hóa của con người. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp con người xóa bỏ tán dư của hệ tư tưởng cũ, lỗi thời, lạc hậu, xây dựng hệ tư tưởng mới, con người mới. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng cũ, lỗi thời, lạc hậu với hệ tư tưởng mới cách mạng, khoa học là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài, không thể dùng sức mạnh vũ trang để cưỡng bức mà phải thông qua con đường giáo dục, nâng cao dân trí để mỗi người dân phải tự ý thức, tự thay đổi tư duy của chính mình. Giáo dục là con đường chủ yếu để tác động vào nhận thức, tư tưởng, làm đổi mới tư duy. Giáo dục là con đường chủ yếu để truyền thụ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đến các thế hệ người dân. Trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông qua con đường giáo dục với nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Giáo dục không chỉ trang bị kiến thức mà còn giúp con người nâng cao nhận thức, hướng dẫn cách thức chuyển hóa kiến thức hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin thành niềm tin, thành quan điểm và thái độ. Đó là cơ sở nền tảng tri thức, phương pháp luận cho sự hình thành con người mới, tư tưởng mới. 1.1.2.2. Tạo nguồn nhân lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội Giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa” [48,tr.345]. Khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một vấn đề có tính quy luật là: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người là nhân tố quyết định của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phụ thuộc vào trình độ được giáo dục, đào tạo của con người. Giáo dục là con đường chủ yếu để hình thành nên các phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người theo chuẩn mực giá trị của xã hội. Giáo dục mang lại cho con người tri thức, sự hiểu biết, trí thông minh. Giáo dục rèn luyện cho con 18
  • 25. người kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nghề nghiệp. Nhờ có giáo dục mà con người có được các phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng việc cần thiết khi cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội là: “phải đào tạo cán bộ, cán bộ phải có văn hóa làm gốc. Nếu ta muốn dùng máy móc mà máy móc ngày một thêm tinh xảo, thì công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư, phải biết tính toán nhiều” và ngày nay, “nông dân có ruộng đất, lại có tổ đổi công cho nên nông dân phải biết văn hóa, như có quyển sổ, phải ghi tổ có mấy người, không biết chữ thì không làm được, rồi phải biết chia công chấm điểm, lại càng phải có văn hóa” [48, tr.388]. Người khuyên mọi người có nhiệm vụ giúp đồng bào chưa biết chữ dạy cho biết chữ rồi học thêm. Cho nên chúng ta “phải học thêm nữa để dạy nữa. Dân tộc tiến lên, cán bộ cũng phải tiến lên. Cán bộ phải tiền trước để đưa dân tộc tiến lên mãi” [48, tr.371], phải đào tạo ra những “thầy thuốc để săn sóc sức khỏe cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hóa và đào tạo cán bộ; cần có kỹ sư để xây dựng kinh tế,... Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang” [48, tr.376]. Hồ Chí Minh đã gắn tương lai của dân tộc với phát triển giáo dục: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [42, tr.35]. Từ đó, Hồ Chí Minh khuyên các nhà giáo, cán bộ “phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại...phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội” [50, tr.266]. Với tư tưởng này, giáo dục đã thực sự không chỉ góp phần nâng cao dân chí mà còn góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 19
  • 26. 1.1.2.3. Là cơ sở đảm bảo sự công bằng trong xã hội Về nền giáo dục Việt Nam trước khi nước năm 1945: ở Việt Nam tồn tại rất lâu nền giáo dục phong kiến mà cơ sở giáo dục đầu tiên của nhà nước phong kiến (được ghi nhận trong sử sách) là Quốc Tử Giám thành lập năm 1076. Đối tượng giáo dục của nền giáo dục phong kiến chỉ là một bộ phận nhỏ dân số trong xã hội: kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ không có quyền được học. Mục đích của nền giáo dục phong kiến là đào tạo và tuyển chọn quan lại trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, chúng xây dựng ở Việt Nam nền giáo dục thực dân nhưng không nhằm mở mang trí tuệ, “khai hóa văn minh” cho nhân dân ta, mà thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Đó là nền giáo dục đồi bại, xảo trá, nhồi sọ và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền giáo dục mới mà ở đó dân chúng ai cũng được học hành. Nha Bình dân học vụ được lập ra để huy động tất cả nhân dân không phân biệt giá trẻ, gái trai, thành phần giai cấp trong xã hội vào công cuộc xóa mù chữ, nâng cao dân trí. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tạo ra sự bình đẳng trong xã hội mà các nền giáo dục trước đó không thực hiện. Đặc biệt, theo Hồ Chí Minh: “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước” [42, tr.41]. Học tập để nâng cao trình độ văn hoá sẽ giúp chị em nắm được những vấn đề lịch sử, địa lý, khoa học, tự nhiên, xã hội, chính trị, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Có văn hoá một mặt chị em sẽ tự tin vươn lên làm chủ về mọi mặt một cách vững chắc, thoát khỏi sự lệ thuộc của những tư tưởng phong kiến hà khắc trói buộc, đồng thời có thể cống hiến tài năng, trí tuệ cho nhân loại và đất nước. Mặt khác, nâng cao trình độ văn hoá cho phụ nữ cũng nhằm giải thoát phụ nữ khỏi những ảnh hưởng của thần quyền, của những thành kiến, những phong tục tập quán sai lầm, hủ lậu… Bình đẳng giới trong giáo dục là cơ sở để nữ giởi bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện, để xóa bỏ những hủ tục trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến trước đây bởi: nếu phụ 20
  • 27. nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Tất cả những vấn đề trên được cụ thể hoá trong Hiến pháp năm 1946: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; và Hiến pháp năm 1959 bổ sung cụ thể hoá ở Điều 24: “Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về sinh hoạt văn hoá”, Điều 33: “có quyền học tập”, Điều 34: “Quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác”. Giáo dục trở nên là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự tiến bộ của một chế độ chính trị, sự tiến bộ của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng phụ nữ. Giáo dục là cơ sở để đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi: Trước hết, Người khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có "NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ" để săn sóc cho tất cả các đồng bào” [42, tr.249] bởi “...miền núi có một địa vị cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta... Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình” [51, tr.458]. Muốn làm cho “miền ngược tiến kịp miền xuôi”, giáo dục phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí cho đồng bào, “Phải biết đọc, biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được” [51, tr.95]. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của giáo dục dân tộc là nâng cao dân trí và văn hóa cho đồng bào, góp phần xây dựng đất nước, trong bài nói chuyện với cán bộ và học sinh trường sư phạm miền núi Nghệ An (năm 1961), Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ của các cháu học sinh là cố gắng học tập mà “trở về giúp đỡ đồng bào”, “thi đua học tập để sau này góp 21
  • 28. phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [47, tr.375]. Xác định rõ tính đặc thù của vùng dân tộc, Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp nhằm phát triển giáo dục dân tộc thông qua quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng, làm sao có được một chính sách mang tính chiến lược, nhằm tạo nguồn đào tạo nhân lực tại chỗ, nguồn cán bộ khoa học có trình độ cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đặc thù. Để nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ngay từ những năm đầu giải phóng, Đảng, Nhà nước đã chủ trương xây dựng và thành lập hệ thống trường Thiếu nhi rẻo cao để thu hút thanh thiếu niên là con em đồng bào các dân tộc thiểu số vào học tập, rèn luyện. Năm 1985, Bộ Giáo dục đã ra Quyết định số 661 về: “Chuyển trường Thiếu nhi rẻo cao, Thiếu nhi dân tộc ở Miền Bắc và trường Phổ thông nội trú ở Tây Nguyên thành trường Phổ thông dân tộc nội trú”. Tên gọi của loại hình trường này được giữ nguyên cho tới ngày nay. Hồ Chí Minh còn khuyến khích phát triển mô hình trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm. Đây là loại hình trường lớp hết sức phù hợp vào điều kiện hoàn cảnh nước ta trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số. Sự ra đời và phát triển loại hình trường lớp ấy đã phát huy được vai trò to lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ cho vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí vùng dân tộc. Hiện nay, hoàn cảnh đất nước đã có nhiều thay đổi, giáo dục dân tộc đã không ngừng lớn mạnh và phát triển nên loại hình trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm đã không còn phù hợp nữa. Như vậy, giáo dục là cơ sở để thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, kéo dần khoảng cách chênh lệch dân trí giữa các vùng miền. Tư tưởng giáo dục là cơ sở bảo đảm công bằng trong xã hội của Hồ Chí Minh là điểm khác nhau căn bản giữa nền giáo dục mới với nền giáo dục thực dân 22
  • 29. phong kiến trước đây. Nó không chỉ thể hiện được tính ưu việt, tiên tiến của xã hội mới mà còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả, vì con người của Hồ Chí Minh. 1.1.2.4. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người Phát triển con người là một mục tiêu không thể tách rời các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Khi bàn về vai trò của giáo dục với sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minh đã hàm ý chỉ ra trong đó chứa đựng cả vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Con người ta trở nên như thế nào phần nhiều là do giáo dục mà thành. Người nói: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên Luận điểm này đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Vấn đề này Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với luận điểm của C. Mác về bản chất con người. C. Mác đã chỉ ra rằng: “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Từ luận điểm về bản chất người, C. Mác đã chỉ ra con đường hình thành, phát triển bản chất của con người là thông qua giáo dục và tổ chức các loại hình hoạt động nhằm cải tạo thực tiễn xã hội và cải tạo chính bản thân. Tiếp tục phát triển tư tưởng của C. Mác, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải kết hợp giáo dục với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tạo tiền đề cho việc hình thành các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Như vậy, giáo dục đã mang tính cách mạng, giáo dục hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách phải gắn với cách mạng xóa bỏ chế độ xã hội đã sản sinh ra các mối quan hệ bất bình đẳng làm méo mó nhân cách; đồng thời phải xây dựng chế độ xã hội mới với các quan hệ xã hội tốt đẹp làm cho nhân cách được phát triển hoàn toàn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách cũng hoàn toàn thống nhất với lí luận giáo dục hiện đại. Khi khẳng 23
  • 30. định giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách, Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa giáo dục mà muốn nhấn mạnh rằng, bên cạnh giáo dục, cùng với giáo dục còn những yếu tố khác như bẩm sinh, di truyền; hoạt động thực tiễn của cá nhân; môi trường tự nhiên, xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm rằng: môi trường có vai trò rất quan trọng đến sự hình thành, phát triển nhân cách, nhưng môi trường không phải là cái gì bất biến, người ta có thể tác động cải tạo môi trường làm cho môi trường có chức năng định hướng phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục và phù hợp với chuẩn mực giá trị xã hội. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo và tổ chức giáo dục, Hồ Chí Minh rất coi trọng cải tạo môi trường, xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới với những quan hệ tiến bộ, tạo điều kiện cho sự phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người. Một yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách là hoạt động của cá nhân. Là một nhà hoạt động thực tiễn cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của hoạt động cá nhân trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Từ phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, Hồ Chí Minh chủ trương đưa con người vào hoạt động để giáo dục. Giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy cũng không được tách rời giáo dục trong thực tiễn. Hồ Chí Minh đưa ra phương thức giáo dục trong thực tiễn, giáo dục bằng thực tiễn, đồng thời yêu cầu phải tổ chức các loại hình hoạt động thực tiễn sao cho mang tính giáo dục. Hồ Chí Minh đề cao vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách nhưng không tuyệt đối hóa giáo dục. Luận điểm cho rằng “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” là nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong mối quan hệ với các thành tố khác. Giáo dục có thể thâm nhập và tác động vào tất cả các thành tố cấu thành quá trình hình thành phát triển nhân cách, định hướng cho sự phát triển của các thành tố đó theo mục đích xác định, thông qua giáo dục mà hình thành nhân cách trở thành nguyên lý phát triển. Giáo dục can thiệp vào các tố chất bẩm sinh, di truyền, phát hiện ra những tố chất tích cực và những tố chất có ảnh hướng tiêu cực đến quá trình hình thành, phát 24
  • 31. triển nhân cách, trên cơ sở đó có biện pháp tác động giáo dục thích hợp. Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở mỗi trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản bội lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” [53, tr.672]. Giáo dục có thể can thiệp vào môi trường tự nhiên và xã hội, làm thay đổi môi trường tự nhiên và xã hội theo hướng tích cực cho sự hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục có thể đưa con người vào môi trường tự nhiên, xã hội mới hoàn toàn thuận lợi cho sự phát triển các tố chất tốt đẹp của mỗi cá nhân. Giáo dục có thể định hướng hoạt động của con người. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi và những phẩm chất cá nhân mà tổ chức cho con người tham gia vào các loại hình hoạt động thích hợp. Thông qua đó mà giáo dục định hướng quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định. Bởi vì trong quá trình hoạt động tác động vào hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh thì người ta cũng đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Như vậy, vai trò chủ đạo của giáo dục có thể can thiệp vào tất cả các thành tố khác của quá trình hình thành và phát triển nhân cách, định hướng các thành tố đó phát triển phù hợp với chuẩn mực giá trị của xã hội. Các thành tố khác phát huy được tác dụng đến đâu tùy thuộc vào mức độ can thiệp của giáo dục. Luận điểm về vai trò chủ đạo của giáo dục trong quá trình hình thành phát triển nhân cách có thể được xem xét dưới góc độ lô gic của quá trình giáo dục. Theo đó, có thể hiểu giáo dục là con đường chủ yếu để nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và hình thành thói quen hành vi đạo đức cho con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và con người là một tư tưởng chiến lược mang tính thời đại. Ngày nay nhiều quốc gia đã xác định giáo dục là công cụ để cạnh tranh tạo tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đúc kết kinh nghiệm 25
  • 32. phát triển của các quốc gia, các chuyên gia của UNESCO đã rút ra một quy luật rằng, không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách rời khỏi sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tính chất của nền giáo dục mới Giáo dục là một bộ phận quan trọng của văn hóa, bởi vậy một nền giáo dục mới cũng phải mang tính chất của nền văn hóa mới. Ngay từ năm 1943, Đảng ta đã đưa bản Đề cương văn hóa Việt Nam nêu lên ba tính chất của nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Theo đó, Sắc lệnh số 146/SL ngày 10-8-1946 do Hồ Chí Minh ban hành đã quy định ba tính chất căn bản của nền giáo dục mới là: đại chúng hóa, dân tộc hóa và khoa học hóa. Ba tính chất này góp phần xây dựng nền văn hóa mới khác biệt hoàn toàn so với nền giáo dục cũ mang tính chất phong kiến, thực dân. 1.2.1. Xây dựng nền giáo dục mang tính nhân dân Tư tưởng dân chủ hóa giáo dục của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở quan điểm triết học “lấy dân làm gốc”. Người cho rằng, trong bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân; trong thế giới này không có sức mạnh nào to lớn bằng sức mạnh của nhân dân. Nhân dân chính là con người, là trung tâm của vũ trụ, là nhân tố quyết định mọi vấn đề trong thế giới hiện thực. Nền giáo dục mang tính dân tộc là tiền đề cho việc xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân. Trong tư tưởng xây dựng nền giáo dục mang tính chất dân tộc đã chứa đựng các vấn đề về xây dựng nền giáo dục mang tính dân chủ nhân dân. Thứ nhất, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền giáo dục ai cũng được học hành, nền giáo dục cho mọi người. Luận điểm “Ai cũng được học hành” là một tư tưởng lớn phản ánh tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh về mối quan hệ của giữa giáo dục và cách mạng Việt Nam. Đồng thời đó cũng là luận điểm phản ảnh nghệ thuật tài tình của Hồ Chí Minh trong chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam. Luận điểm này trước hết được xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam vào thời kỳ lịch sử lúc bấy 26
  • 33. giờ. Một dân tộc mà có đến 2 triệu người chết vì đói và trên 95% người dân mù chữ thì vấn đề quan trọng nhất là phải làm cho dân có ăn, có mặc, dân được học hành. “Ai cũng được học hành” là giải pháp giải quyết tình huống cấp bách của xã hội lúc bấy giờ. Luận điểm này đã trở thành khẩu hiệu để tập hợp lực lượng quần chúng đi theo cách mạng. “Ai cũng được học hành” là một mục tiêu của cách mạng. Mục tiêu đầu tiên của cách mạng Việt Nam là “Nước ta được độc lập, dân ta được tự do”. Nhưng không dừng lại ở đó mà cách mạng phải mang lại cho con người có cơm ăn, áo mặc và được học hành. Chỉ có giành độc lập dân tộc thì mới thực hiện được ước mơ “ai cũng được học hành”. Suy rộng ra, luận điểm này là một mục tiêu phấn đấu cho sự bình đẳng xã hội. Như chúng ta đã biết, giáo dục vốn là bình đẳng, giáo dục là của mọi người. Giáo dục chỉ bị phân hóa, người lao động chỉ bị mất quyền được học hành từ khi xã hội có giai cấp và giai cấp thống trị nắm lấy giáo dục như một công cụ để thống trị nắm lấy giáo dục như một công cụ để thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích của mình. Do đó luận điểm “Ai cũng được học hành” là mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời cũng là mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và của chủ nghĩa cộng sản. “Ai cũng được học hành” là nhu cầu phát triển của cá nhân và cũng là nhu cầu phát triển của xã hội. Một dân tộc mà người dân không được học hành là một dân tộc dốt và cũng là một dân tộc không có sức mạnh. Như vậy, “Ai cũng được học hành” là quyền con người và là động lực của sự phát triển xã hội, là cơ sở lý luận cho sự hình thành các quan điểm về xã hội học tập. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, suốt đời Hồ Chí Minh đã phấn đấu cho mục tiêu “nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Khi chưa có chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh tích cực đấu tranh với thực dân Pháp đòi quyền tự do học hành của nhân dân Đông Dương. Khi có chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải “phổ thông giáo dục”, “phải nâng cao dân trí”, thậm chí phải “cưỡng bách học chữ quốc ngữ”. Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Diệt giặc dốt”, xóa nạn mù chữ và phát động phong trào “Bình dân học 27
  • 34. vụ”, tạo thành một xã hội học tập làm cho dân ta “Ai cũng được học hành”. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, thu hút mọi tầng lớp con em nhân dân lao động vào học. Đồng thời mở rộng các hình thức tổ chức dạy học để mọi người dân đều được học. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền phải tạo ra cơ hội, thời cơ tốt nhất để mọi người được đi học và có thể học được. Thứ hai, lực lượng tham gia vào giáo dục chính là nhân dân. Đỉnh cao của nền giáo dục dân chủ, nhân dân là tổ chức cho quần chúng nhân dân tham gia vào giáo dục. Ý tưởng xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân đã được nhiều người đề cập đến trong những thời điểm lịch sử khác nhau, nhưng chỉ đến Hồ Chí Minh thì ý tưởng đó mới trở thành hiện thực. Hồ Chí Minh đã xây dựng một nền giáo dục mà mọi người dân đều có quyền được tham gia và hưởng thụ. Đây là sự cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn cho nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ sở tiền đề cho các chủ trương, chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, nhân dân của Hồ Chí minh đã trở thành một cuộc canh tân trong lĩnh vực giáo dục. Tư tưởng này được xã hội đón nhận dễ dàng và được tổ chức thực hiện thành công trong thực tiễn. Trước hết, tư tưởng đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng của tầng lớp trí thức ngay từ những ngày tiền khởi nghĩa, đã có tác dụng định hướng cho tầng lớp trí thức, khích lệ họ cả hai tư cách, tư cách là người công dân của một dân tộc đang bị kẻ thù ngoại bang đô hộ và tư cách người trí thức - nhà khoa học, một tầng lớp tiên tiến của xã hội đang đứng trước vận mệnh mới của dân tộc. Cả hai tư cách đó, người trí thức chỉ có thể chọn một con đường đó là con đường hướng về cách mạng, tham gia cách mạng bằng chính nghề nghiệp của mình, với tất cả khả năng của mình. Xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, nhân dân vừa là mục tiêu cách mạng xã hội, vừa là con đường tự giải phóng của tầng lớp trí thức dân tộc. Vì lẽ đó, nhiều nhà trí thức dân tộc đã tham gia vào các phong trào cách mạng dưới những hình thức đấu tranh khác nhau. 28
  • 35. Từ khi chính quyền cách mạng được thành lập, tư tưởng xây dựng một nền giáo dục đại chúng, dân chủ nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên một cấp độ mới và tổ chức thực hiện rất sáng tạo trong thực tiễn. Ngay từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, trường lớp và các phương tiện dạy học vô cùng khó khăn, giáo viên chưa có, kinh phí và các điều kiện đảm bảo của Chính phủ chưa có nhưng Hồ Chí Minh đã dựa vào dân để phát động tổ chức thực hiện thành công phong trào toàn dân tham gia diệt giặc dốt. Những nơi chưa có trường học thì dùng nhà dân làm lớp học, mỗi nhà, mỗi làng, mỗi xã đều tận dụng mọi điều kiện cho việc học tập. Không có thầy giáo thì mọi người tự dạy cho nhau, anh dạy cho em, chồng dạy cho vợ, những người biết chữ thì dạy cho những người chưa biết chữ. Người dạy là quần chúng nhân dân, người học cũng là quần chúng nhân dân, phương tiện dạy học được huy động trong dân, kinh phí được huy động từ sự đóng góp công của, sức lực của dân. Khi phát triển lên bình dân học vụ và các nhà trường chính quy, ngoài sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành phải cùng với nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của tham gia vào việc xây dựng trường sở. Người nói, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Các cấp, các ngành phải tổ chức cho nhân dân tham gia vào quá trình giáo dục bằng cách kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội. Sự tiếp nhận của quần chúng mà trước hết là các tầng lớp trí thức đã có tác dụng định hướng cho sự hình thành quan niệm mới của xã hội về văn hóa giáo dục trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và cả trong thời kỳ kháng chiến. Điều này làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh vượt lên hơn hẳn tư tưởng canh tân giáo dục của các nhà Nho học và Tây học trước đó. Tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ nhân dân của Hồ Chí Minh không còn giới hạn ở các tầng trên của xã hội mà đã tiếp tục sứ mệnh lật sâu, đào sâu xuống các nền tảng của đại chúng, nhằm làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của quần chúng nhân dân và lôi kéo quần chúng tham gia vào giáo dục đề được hưởng các quyền lợi từ gióa dục. Chính nhờ vào các kết quả thực hiện tư tưởng xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ nhân 29
  • 36. dân của Hồ Chí Minh mà ngày sau năm 1945 và thời kỳ kháng chiến, nền giáo dục Việt Nam đã tạo được một chuyển biến nhanh chóng như vậy. Đó là tiền để để nền giáo dục Việt Nam vươn lên tự khẳng định bản sắc của mình trước khi vươn ra hội nhập, hợp tác quốc tế trong tình hình hiện nay. 1.2.2. Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc Xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc là quy luật phát triển của tất cả các nền dân tộc trên thế giới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng nền giáo dục mang tính dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc được Người ấp ủ ngay từ ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước. Khi đến nước Pháp, bên cạnh hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giáo dục, thường xuyên đấu tranh lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Người phê phán nền giáo dục ngoại lai của thực dân Pháp, đó là nền giáo dục chỉ “dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình” [39, tr.424]. Quá trình đấu tranh phê phán nền giáo dục của thực dân Pháp đã hàm chứa trong đó tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nền giáo dục mới của người Việt Nam. Đó là nền giáo dục của người bản xứ, nền giáo dục mang tính dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục mang tính dân tộc nhưng đồng thời cũng phải mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Luận điểm xây dựng nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa này được hình thành trên cơ sở lý luận về sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Một trong những di sản quý báu nhất và cũng là luận điểm trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Đây là luận điểm gốc định hướng cho việc xây dựng tính dân tộc của nền giáo dục Việt Nam. Luận điểm này được dựa trên quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, giai cấp và thời đại; dựa trên sự phân tích xu thế của thời đại; sự phân tích, tiếp thu có chọn lọc những bài học kinh nghiệm của cách mạng các nước trên thế giới và phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX. 30
  • 37. Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính là động lực lớn của đất nước. Dựa trên sự phân tích thực trạng kinh tế và giai cấp ở Đông Dương, chỉ ra sự khác biệt so với phương Tây, ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã kết luận rằng ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Đặc trưng cơ bản của nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa là nền giáo dục mang tính chất dân tộc, đồng thời mang bản chất giai cấp công nhân, phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Xây dựng nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa là phải thống nhất giữa tính dân tộc với tính xã hội chủ nghĩa trong nội dung và hình thức tổ chức. Nội dung giáo dục xã hội chủ nghĩa phải chứa được chưa đựng trong hình thức giáo dục mang cốt cách dân tộc. Tuy nhiên, trong thực tiễn chỉ đạo cách mạng phải căn cứ vào diễn biến của tình hình thời cuộc mà xác định nguyên tắc và tính chất của nền giáo dục cho thích hợp. Tính dân tộc, được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng thuật ngữ “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”, để nhấn mạnh cái tinh túy bên trong, cái đặc trưng của văn hóa dân tộc. Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: Phải xây dựng nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức. Tiếp theo tư tưởng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã xác định: nền văn hóa mới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước. Tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục mang tính dân tộc là nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam”. Luận điểm này hoàn toàn thống nhất với luận điểm về con đường cách mạng Việt Nam. Khi nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm thực tiễn của cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận rằng, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, nhưng không hoàn toàn giống với cách mạng Tháng Mười Nga. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng trong lĩnh vực giáo dục là xây dựng nền giáo dục xã hội 31
  • 38. chủ nghĩa hoàn toàn Việt Nam. Đó là nền giáo dục mang bản chất xã hội chủ nghĩa nhưng lại mang màu sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Đặc trưng cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hoàn toàn Việt Nam được thể hiện tập trung ở mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống nhà trường. Nhà trường do người Việt Nam tự lập ra nhằm giáo dục, đào tạo thanh, thiếu niên Việt Nam thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường là những giá trị văn hóa, đạo đức của con người Việt Nam, truyền thống, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung giáo dục xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện trong các hình thức tổ chức mang cốt cách dân tộc. Ngôn ngữ sử dụng trong nhà trường là tiếng mẹ đẻ. Tổ chức trong quá trình học tập phù hợp với đặc điểm logic nhận thức của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh yêu cầu các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo phải dạy cho học sinh truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, phải biết tự hào, giữ gìn và tiếp tục tô thắm truyền thống đó: Dân ta phải biết sử ta Cho tưởng gốc tích nước nhà Việt Nam. [41, tr.255] Người đặc biệt coi trọng việc dùng tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường. Đồng thời Hồ Chí Minh thường phê phán cách dạy và học “xính chơi chữ”, dùng tiếng nước ngoài không đúng lúc, đúng chỗ... Nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” không đồng nhất với tư tưởng dân tộc hẹp hòi, khép kín trong vòng vây văn hóa của một quốc gia riêng biệt. Nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” là muốn khẳng định một nền giáo dục độc lập của một quốc gia độc lập, nền giáo dục ấy mang những giá trị của dân tộc Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc khác trên phạm vi toàn thế giới. Nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” nhưng phải đặt trong mối quan hệ với các nền giáo dục của các quốc gia khác trong khắp năm châu, bốn bể. Xây dựng một nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam”, nền giáo dục mang tính dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là mơ ước của người dân mà còn là 32